LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay hội nhập vào xu thế chung của thế giới, ngành du lịch ngày càng phát triển nhanh, chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn.
Trong hoạt động kinh doanh du lịch thì hoạt động lữ hành, đặc biệt hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế hết sức quan trọng. Trong những năm qua do những chính sách mở cửa nền kinh tế cùng với những chính sách, biện pháp của Đảng và Nhà nước nhằm thúc đẩy nền kinh tế đi lên đã tạo điều kiện phát triển
61 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1382 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đẩy mạnh hoạt động khai thác Thị trường khách du lịch Mỹ tại Công ty indochina Travel Serveices, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
du lịch lữ hành quốc tế vào Việt Nam và lượng khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài. Tuy nhiên, lượng khách quốc tế đến Việt Nam còn quá thấp so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Sự kém phát triển này là do sản phẩm du lịch của Việt Nam còn nghèo nàn, chưa hấp dẫn du khách, các công ty lữ hành quốc tế còn yếu về kinh nghiệm quản lý, chưa xây dựng được sản phẩm đặc trưng, các chương trình du lịch chưa đa dạng phong phú; đồng thời chưa đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường, tổ chức quảng cáo khuếch trương sản phẩm còn hạn chế. Tình hình đó đã đặt ra cho các công ty lữ hành quốc tế Việt Nam một loạt vấn đề cần giải quyết cho sự tồn tại và phát triển của chính bản thân mình. Giống như các Công ty lữ hành quốc tế khác, công ty Indochina Travel Services cũng gặp những thách thức lớn khi hoạt động trên thương trường.
Sau thời gian học tập và tìm hiểu tại công ty Indochina Travel Services, xuất phát từ những suy nghĩ và bằng kiến thức thu được trong quá trình học tập và thực tế hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế của công ty Indochina Travel Services, em đã chọn đề tài "Đẩy mạnh hoạt động khai thác thị trường khách du lịch Mỹ tại công ty Indochina Travel Services" làm chuyên đề tốt nghiệp, nhằm thử nghiệm phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh hoạt động khai thác thị trường khách du lịch Mỹ của công ty.
Kết cấu của chuyên đề ngoài lời nói đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, gồm ba chương:
Chương I: Cơ cở lý luận về hoạt động khai thác thị trường khách du lịch của một doanh nghiệp lữ hành.
Chương II: Thực trạng hoạt động khai thác thị trường khách du lịch Mỹ tại công ty Indochina Travel Services.
Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động khai thác thị trường khách du lịch Mỹ tại công ty Indochina Travel Services.
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động khai thác thị trường khách du lịch của một doanh nghiệp lữ hành
1.1. Một số khái niệm cơ bản.
1.1.1 Khái niệm du lịch.
Thực tế hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Ngay trong thời kỳ cổ đại với các nền văn hóa lớn như Ai Cập, Hy Lạp đã xuất hiện hình thức đi du lịch tuy đó chỉ là hoạt động mang tính tự phát, đó chỉ là các cuộc hành hương về các thánh địa, đất thánh, đền chùa, các nhà thờ Kitô giáo, các cuộc du ngoạn của các vua chúa và quý tộc… Đến thế kỷ XVII, thời kỳ phục hưng ở các nước châu Âu, kinh tế - xã hội phát triển, các lĩnh vực như thông tin, giao thông vận tải theo đó phát triển nhanh chóng, điều đó càng thúc đẩy du lịch phát triển mạnh mẽ.
Đến thời kỳ hiện đại cùng với sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, sự ra đời của các phương tiện giao thông mới, du lịch có điều kiện để phát triển mạnh, con người có thể đi từ nơi này đến nơi khác trong thời gian ngắn. Sống trong không gian “bê tông”, “máy tính”, tác phong công nghiệp đã quá mệt mỏi, con người nảy sinh nhu cầu trở về với thiên nhiên, về với cội nguồn văn hóa dân tộc hay chỉ đơn giản là để nghỉ ngơi sau những quãng thời gian lao động.
Như vậy du lịch đã dần trở thành một hoạt động quen thuộc trong đời sóng của con người và càng phát triển phong phú cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Theo Tổ chức du lịch Thế giới thì năm 1998 khách du lịch toàn cầu là 625 triệu lượt người, thu nhập là 448 tỷ đô la Mỹ; năm 2000 là 698 triệu lượt người, thu nhập là 467 tỷ đô la Mỹ; năm 2002 lượng khách là 716,6 triệu lượt, thu nhập là 474 tỷ đô la Mỹ. Và dự báo đến năm 2010 lượng khách là 1.006 triệu lượt với thu nhập là 900 tỷ đô la Mỹ.
Vậy từ đó ta đặt ra câu hỏi du lịch là gì?
Mặc dù hoạt động du lịch đã có nguồn gốc hình thành từ rất lâu và phát triển với tốc độ nhanh như vậy, song cho đến nay khái niệm “du lịch” được hiểu rất khác nhau tại các quốc gia khác nhau và từ nhiều góc độ khác nhau.
Theo định nghĩa của Kuns, người Thụy Sỹ cho rằng: “Du lịch là hiện tượng những người ở chỗ khác, ngoài nơi ở thường xuyên, đi đến bằng các phương tiện giao thông và sử dụng các xí nghiệp du lịch”.
Theo định nghĩa của hai vị giáo sư, tiến sỹ Hunziker và Krapf: “Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không liên quan đến hoạt động kiếm lời”.
Định nghĩa trong Từ điển Bách khoa về Du lịch (Viện hàn lâm):
“Du lịch là tập hợp các hoạt động tích cực của con người nhằm thực hiện một dạng hành trình, là một công nghiệp liên kết nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch…Du lịch là cuộc hành trình mà một bên là người khởi hành với mục đích đã được chọn trước và một bên là những công cụ làm thỏa mãn các nhu cầu của họ”.
Định nghĩa của Đại học kinh tế Praha (Cộng hòa Séc):
“Du lịch là tập hợp các hoạt động kỹ thuật, kinh tế và tổ chức liên quan đến cuộc hành trình của con người và việc lưu trú của họ ngoài nơi ở thường xuyên với nhiều mục đích khác nhau, loại trừ mục đích hành nghề và thăm viếng có tổ chức thường kỳ”.
Ngược lại với những định nghĩa trên, ông Michael Coltman (Mỹ) đã đưa ra một định nghĩa rất ngắn gọn về du lịch: “Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền địa phương nơi đón khách du lịch”. Có thể thể hiện mối quan hệ đó bằng sơ đồ sau:
Chính quyền địa phương nơi đón khách du lịch
Du khách
Dân cư sở tại
Nhà cung ứng dịch vụ du lịch
Định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế giới.
“Du lịch bao gồm tất cả các hoạt động của một cá nhân đi đến là lưu trú tại những điểm ngoài nơi ở thường xuyên của họ trong thời gian không dài hơn một năm với muc đích nghỉ ngơi, công vụ và mục đích khác”
Ở Việt Nam, khái niệm du lịch được nêu trong Pháp lệnh du lịch như sau:
“Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyêncủa mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
Từ các định nghĩa trên cho ta thấy du lịch là một hoạt động liên quan đến một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức đi ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của họ bằng các cuộc hành trình ngắn ngày hoặc dài ngày ở một nơi khác với mục đích chủ yếu không phải là kiếm lời. Quá trình đi du lịch của họ được gắn với các hoạt động kinh tế, các mối quan hệ, hiện tượng ở nơi họ đến.
1.1.2 Nhu cầu du lịch.
1.1.2.1 Khái niệm nhu cầu du lịch.
Người ta đi du lịch với mục đích “sử dụng” tài nguyên du lịch mà nơi ở thường xuyên của mình không có. Muốn “sử dụng” tài nguyên du lịch ở nơi nào đó người ta pahỉ mua sắm và tiêu dùng các hàng hóa, dịch vụ khác phục vụ cho chuyến hành trình của mình. Trong sự phát triển không ngừng của nền sản xuất xã hội du lịch đã trở thành một đòi hỏi tất yếu của con người. Du lịch đã trở thành nhu cầu của con người khi trình độ kinh tế, xã hội và dân trí đã phát triển .
Vậy thế nào là nhu cầu du lịch?
Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con người, nhu cầu này được hình thành và phát triển trên nền tảng của nhu cầu sinh lý (sự đi lại) và các nhu cầu tinh thần (nhu cầu nghỉ ngơi, tự khẳng định, nhận thức, giao tiếp). Nhu cầu du lịch phát sinh là kết quả tác động của lực lượng sản xuất trong xã hội và trìng độ sản xuất xã hội. Trình độ sản xuất xã hội càng cao, các mối quan hệ xã hội càng hoàn thiện thì nhu cầu du lịch của con người càng trở nên gay gắt. “Du lịch là một hoạt động cốt yếu của con người cà của xã hội hiện đại. Bởi một lẽ du lịch đã trở thành một hình thức quan trọng trong việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của con người đồng thời là phương tiện giao lưu trong mối quan hệ giữa con người với con người” (Tuyên bố La Hay về du lịch). Ngành du lịch ngày nay phát triển là vì nhu cầu du lịch của con người ngày càng phát triển. Sự phát triển đó của nhu cầu du lịch là do các nguyên nhân sau:
+ Đi du lịch đã trở thành phổ biến với mọi người.
+ Xu hướng dân số theo kế hoạch hóa gia đình do vậy tạo điều kiện đi du lịch dễ dàng hơn.
+ Cơ cấu về độ tuổi.
+ Khả năng thanh toán cao.
+ Phí tổn du lịch giảm.
+ Mức độ giáo dục cao hơn.
+ Cơ cấu nghề nghiệp đa dạng.
+ Đô thị hóa.
+ Các chương trình bảo hiểm, phúc lợi lao động do chính phủ tài trợ, du lịch trả góp.
+ Thời gian nhàn rỗi nhiều.
+ Du lịch vì mục đích kinh doanh.
+ Phụ nữ có điều kiện đi du lịch.
+ Du lịch là tiêu chuẩn của cuộc sống.
+ Mối quan hệ thân thiện – hòa bình giữa các quốc gia.
1.1.2.2 Phân loại nhu cầu du lịch.
Tổng quát lại từ việc nghiên cứu những nhu cầu nói chung và những mục đích, động cơ đi du lịch nói riêng của con người các chuyên gia về lĩnh ực du lịch đã phân chia nhu cầu du lịch thành 3 nhóm cơ bản sau:
- Nhu cầu cơ bản (thiết yếu) gồm: Đi lại, lưu trú, ăn uống.
- Nhu cầu đặc trưng: Nghỉ ngơi, giải trí, tham quan, tìm hiểu, thưởng thức cái đẹp, tự khẳng định, giao tiếp…
- Nhu cầu bổ sung: Thẩm mỹ, làm đẹp, thông tin, giặt là…
Trên thực tế khó có thể xếp hạng phân thứ bậc các loại nhu cầu của khách du lịch. Các nhu cầu đi lại, lưu trú, ăn uống là các nhu cầu thiết yếu và quan trọng không thể thiếu được để con người cũng như khách du lịch tồn tại và phát triển. Tuy nhiên nếu đi du lịch mà không có cái gì để gây ấn tượng, giải trí tiêu khiển, không có dịch vụ để thỏa mãn các nhu cầu thì không thể gọi là đang đi du lịch được. Trong cùng một chuyến đi ta thường kết hợp để đạt được nhiều mục đích khác nhau, do vậy các nhu cầu cần được thỏa mãn đồng thời.
Thỏa mãn nhu cầu thiết yếu để con người tồn tại và phát triển để tiếp tục thỏa mãn các nhu cầu tiếp theo. Nhu cầu đặc trưng là nguyên nhân quan trọng nhất có tính chất quyết định thúc đẩy con người đi du lịch. Nếu nhu cầu này được thỏa mãn thì coi như đã đạt được mục đích chuyến đi. Và việc thỏa mãn nhu cầu bổ sung là làm dễ dàng và thuận tiện hơn trong hành trình đi du lịch của khách.
1.1.3. Khách du lịch, phân loại và các yếu tố ảnh hưởng đến khách du lịch.
1.1.3.1 Khái niệm khách du lịch.
Ngành du lịch muốn hoạt động và phát triển thì đối tượng “khách du lịch” là nhân tố quyết định. Nếu khong có “khách du lịch” thì các nhà kinh doanh du lịch không thể kinh doanh được, không có “khách du lịch” thì hoạt động của các nhà kinh doanh du lịch trở nên vô nghĩa.
Nếu xét trên góc độ thị trường thì “khách du lịch” chính là “cầu thị trường”, còn các nhà kinh doanh du lịch là “cung thị trường”. Vậy “khách du lịch” là gì ?
Để nghiên cứu một cách đầy đủ và có cơ sở tin cậy cần tìm hiểu và phân tích một số định nghĩa về “khách du lịch” được đưa ra từ các Hội nghị quốc tế về du lịch hay của các tổ chức quốc tế có quan tâm đến các vấn đề về du lịch. Sau đây là một số định nghĩa về khách du lịch:
Định nghĩa của Liên hiệp các quốc gia (League of Nations) về khách du lịch nước ngoài: “Bất cứ ai đến thăm một đất nước khác với nơi cư trú thường xuyên của mình trong khoảng thời gian ít nhất là 24h”.
Định nghĩa của Liên hiệp Quốc tế của các Tổ chức Chính thức về Du lịch (IUOTO):
Năm 1950 IUOTO đưa ra định nghĩa về khách du lịch quốc tế có 2 điểm khác với định nghĩa trên là: “Sinh viên và những người đến học ở các trường cũng được coi là khách du lịch” và “Những người quá cảnh không được coi là khách du lịch trong 2 trường hợp, hoặc là họ hành trình qua một nước không dừng lại trong thời gian vượt quá 24h, hoặc là họ hành trình trong khoảng thời gian dưới 24h và có dừng lại nhưng không với mục đích du lịch”.
Định nghĩa về khách du lịch có tính chất quốc tế đã hình thành tại Hội nghị Roma do Liên hợp quốc tổ chức vào năm 1963: “Khách du lịch quốc tế là người lưu lại tạm thời ở nước ngoài và sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong thời gian 24h hay hơn”
Định nghĩa của hội nghị quốc tế về Du lịch tại Hà Lan năm 1989: “Khách du lịch quốc tế là những người đi thăm một đất nước khác, với mục đích tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, thăm hỏi trong khoảng thời gian nhỏ hơn 3 tháng, những người khách này không được làm gì để được trả thù lao và sau thời gian lưu trú ở đó du khách trở về nơi ở thường xuyên của mình”.
Định nghĩa về khách du lịch của Việt Nam:
Trong Pháp lệnh du lịch của Việt Nam ban hành năm 1999 có nói: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”.
1.1.3.2 Phân loại khách du lịch.
Sau khi đã nhận thức về định nghĩa khách du lịch thì việc phân loại khách du lịch có ý nghĩa rất quan trọng. Đó là điều kiện cho viẹc nghiên cứu, thống kê các chỉ tiêu về du lịch.
Ngày 4 - 3 – 1993 theo đề nghị của Tổ chức du lịch thế giới (WTO), Hội đồng thống kê Liên hợp quốc (United Nations Statistical Commission) đã công nhận những thuật ngữ sau để thống nhất việc soạn thảo thống kê du lịch:
Khách du lịch quốc tế (International Tourist) bao gồm:
Khách du lịch quốc tế đến (Inbound Tourist): gồm những người từ nước ngoài đến du lịch một quốc gia.
Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (Outbound Tourist): gồm những gười đang sống trong một quốc gia đi du lịch ra nước ngoài.
Khách du lịch trong nước (Internal Tourist): gồm những người là công dân của một quốc gia và những người nước ngoài đang sống trên lãnh thổ của quốc gia đó đi du lịch trong nước.
Khách du lịch nội địa (Domestic Tourist): gồm khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế đến.
Khách du lịch quốc gia (National Tourist): gồm khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế ra nước ngoài.
Theo Pháp lệnh du lịch của Việt Nam ban hành năm 1999: Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế.
Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
Ngoài ra còn có các cách phân loại khác:
+ Phân loại khách du lịch theo nguồn gốc dân tộc: Qua việc phân loại này các nhà kinh doanh du lịch nắm được nguồn gốc khách, hiểu được mình đang phục vụ ai?, khách thuộc dân tộc nào? nhận biết được văn hóa của khách để phục vụ khách tốt hơn.
+ Phân loại theo độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp: Các nhà kinh doanh sẽ nắm bắt được cơ cấu khách, các yêu cầu cơ bản và đặc trưng tâm lý về khách du lịch.
+ Phân loại khách theo khả năng thanh toán: Việc xác đinh khả năng thah toán của khách du lịch sẽ là điều kiện để các nhà kinh doanh cung cấp các dịch vụ một cách tương ứng thích hợp khả năng chi trả của từng đối tượng khách.
Trên đây chỉ là một số tiêu thức phân loại khách du lịch thường dùng. Mỗi tiêu thức đều có ưu nhược điểm riêng vì vậy khi nghiên cứu khách du lịch cần kết hợp nhiều cách phân loại. Việc phân loại khách du lịch một cách đầy đủ, chính xác sẽ tạo tiền đề cho việc hoạch định các chiến lược, chính sách kinh doanh từ đó việc kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hơn.
1.1.4 Ý nghĩa của việc nghiên cứu nguồn khách.
Đối với bất cứ một ngành sản xuất hàng hóa nào thì việc sản xuất ra hàng hóa là để bán cho người tiêu dùng. Trong ngành du lịch cũng vậy việc bán được nhiều sản phẩm, dịch vụ cho khách du lịch làm cho các doanh nghiệp du lịch ngày càng phát triển, còn nếu ít khách hoặc không có khách thì hoạt động của doanh nghiệp bị đình trệ thất thu. Vì vậy chứng tỏ khách du lịch là nhân tố quyết định trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch. Muốn kinh doanh có hiệu quả các nhà kinh doanh phải chú trọng hơn nữa đến khách du lịch, phải nghiên cứu một cách đầy đủ chính xác về các đặc điểm của khách, thông tin về nguồn khách mà mình hướng tới, xác định được vị trí của khách trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngày nay trong sự cạnh tranh gay gắt của thị trường để bán được nhiều sản phẩm, dịch vụ các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu tìm hiểu rõ nguồn khách, nắm bắt được nhu cầu, sở thích của khách du lịch, các đặc điểm về giới tinh, độ tuổi, văn hóa, đực điểm tâm lý của khách… Qua đó doanh nghiệp đề ra các chiến lược, chính sách cho phù hợp, đưa ra các sản phẩm dịch vụ thỏa mãn được nhu cầu của khách du lịch.
Vì vậy nghiên cứu nguồn khách luôn là một hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng đối với các doanh nghiệp du lịch, là yếu tố dẫn đến sự thành công trong kinh doanh
1.2 Kinh doanh lữ hành, công ty lữ hành.
1.2.1 Khái niệm kinh doanh lữ hành.
Theo nghĩa rộng: “Kinh doanh lữ hành là việc đầu tư để thực hiện một, một số hoặc tất cả các công việc trong quá trình chuyển giao sản phẩm thực hiện giá trị sử dụng hoặc làm gia tăng giá trị của nó để chuyển giao sang lĩnh vực tiêu dùng du lịch với mục đích lợi nhuận”. Kinh doanh lữ hành được thực hiện bởi các doanh nghiệp.
Theo nghĩa hẹp: Luật du lịch Việt Nam định nghĩa: “Lữ hành là việc xây dựng, bán, tổ chức thực hiện các chương trình du lịch nhằm mục đích sinh lợi”, đồng thời quy định rõ kinh doanh lữ hành nội địa và kinh doanh lữ hành quốc tế. Như vậy theo khái niệm này kinh doanh lữ hành ở Việt Nam được hiểu theo nghĩa hẹp và được xác định một cách rõ ràng về sản phẩm là các chương trình du lịch trọn gói.
1.2.2 Khái niệm về công ty lữ hành.
Nói về khái niệm công ty lữ hành thì đã có khá nhiều khái niệm khác nhau. Xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau trong việc nghiên cứu về công ty lữ hành. Mặt khác, nếu xét về thời gian và đặc thù của từng giai đoạn thì lại có những quan điểm khác nhau.
Một cách định nghĩa phổ biến hơn là căn cứ vào hoạt động tổ chức các chương trình du lịch trọn gói của công ty lữ hành. Trong cuốn từ điển quản ly du lịch, khách sạn và nhà hàng: công ty lữ hành được định nghĩa rất đơn giản là các tác nhân, tổ chức và bán các chương trình du lịch. Còn như ở Việt Nam có quy định: doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Bất cứ doanh nghiệp nào được pháp luật cho phép và có thực hiện kinh doanh lữ hành đều được gọi là doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.
Theo cách phân loại của tổng cục du lịch Việt Nam thì các công ty lữ hành được phân thành hai loại, công ty lữ hành quốc tế và Công ty lữ hành nội địa, được quy định như sau: theo quy chế quản lý lữ hành - TCDL 29/04/1995.
Công ty lữ hành quốc tế: có trách nhiệm xây dựng bán các chương trình du lịch trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách đề trực tiếp thu hút khách đến Việt Nam và đưa công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài, thực hiện các chương trình du lịch đã bán hoặc ký hợp đồng uỷ thác từng phần, trọn gói cho lữ hành nội địa.
Công ty lữ hành nội địa: có trách nhiệm xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch nội địa, nhận uỷ thác để thực hiện dịch vụ chương trình cho khách nước ngoài đã được các Công ty lữ hành quốc tế đưa vào Việt Nam.
Do yếu tố đặc thù và phát triển theo thời gian, ban đầu các công ty lữ hành chỉ tập trung vào hoạt động trung gian, làm đại lý bán sản phẩm của các nhà cung cấp. Sau đó các công ty lữ hành đã tự tạo ra các sản phẩm của mình bằng cách tập hợp các sản phẩm riêng lẻ lại để trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh và bán cho khách với mức giá gộp. Ngày nay, các công ty lữ hành không chỉ là người bán, người mua sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch mà trở thành người sản xuất trực tiếp ra các sản phẩm du lịch.
Tóm lại ta có thể định nghĩa về công ty lữ hành như sau:
Công ty lữ hành là một loại hình doanh nghiệp du lịch đặc biệt kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho các khách du lịch. Ngoài ra Công ty lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khách đảm bảo phục vụ các nhu cầu của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.
1.2.3 Nội dung hoạt động của một công ty lữ hành.
Bất cứ công ty nào trong nền kinh tế hàng hóa hoạt động theo cơ chế thị trường thì họat động cơ bản để kinh doanh của công ty đó bao gồm bốn hoạt động chính: Hoạt động sản xuất, marketing, tài chính, nhân sự. Tuy nhiên, đối với các công ty kinh doanh lữ hành các bộ phận chính mang tính đặc trưng để phân biệt với các công ty trong lĩnh vực khác đó là marketing, điều hành và hướng dẫn.
1.3 Các hoạt động nhằm khai thác khách du lịch của công ty lữ hành.
Sơ đồ quy trình hoạt động khai thác khách du lịch của công ty lữ hành:
Khách du lịch
Các công ty,đại lý lữ hành gửi khách
Các tổ chức hỗ trợ khác
Nghiên cứu thị trường
Thiết lập mối quan hệ với thị trường khách
Thực hiện Marketing và bán sản phẩm
Tổ chức thực hiện chương trình
Các hoạt động hậu bán hàng
1.3.1 Hoạt động nghiên cứu thị trường.
Đứng trên giác độ kinh doanh du lịch thì thị trường du lịch được hiểu là một nhóm khách hàng hay một tập hợp khách hàng đang tiêu dùng hay đang có nhu cầu, có sức mua sản phẩm nhưng chưa được đáp ứng. Các doanh nghiêph kinh doanh lữ hành cần luôn phải quan tâm đến hoạt động nghiên cứu thị trường từ đó đề ra những chính sách cho phù hợp với thị trường. Để làm được điều đó doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường ở cả hai mặt: cung du lịch và cầu du lịch.
Nghiên cứu cầu trong du lịch tức là nghiên cứu các mặt: thói quen tiêu dùng, đặc điểm tâm lý, tính cách sở thích, văn hóa, khẩu vị ăn uống… của các đối tượng khách khác nhau. Vì đây là những nhân tố có tác động đến nhu cầu đi du lịch của khách du lịch, từ đó là cơ sở để hình thành các chương trình du lịch thu hút được nhiều khách. Khi nghiên cứu thị trường các công ty lữ hành cần phải phân chia thị trường thành các phân đoạn thị trường khác nhau. Công ty phải nghiên cứu kỹ nhu cầu riêng của từng phân đoạn thị trường: mục đích đi du lịch của khách, thời gian rỗi, khả năng thanh toán của khách để xác định rõ độ dài và các dịch vụ của chương trình… Bên cạnh đó công ty lữ hành phải luôn tìm hiểu, chú ý đền sự thay đổi của “mốt du lịch qua từng thời kỳ, để có thể tạo ra các sản phẩm dịch vụ phù hợp trong từng giai đoạn.
Nghiên cứu cung trong du lịch cũng có tầm quan trọng đáng kể. Cung du lịch được hình thành dựa trên các yếu tố: tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật, những dịch vụ hàng hóa phục vụ khách du lịch. Tất cả các yếu tố này lại là cơ sở cho việc xây dựng các chương trình du lịch – sản phẩm chính của các công ty lữ hành. Việc nghiên cứu kỹ các yếu tố tạo nên cung du lịch sẽ giúp ích cho doanh nghiệp trong việc tạo ra một chương trình du lịch tốt nhất đáp ứng nhu cầu của khách. Ngoài ra các công ty lữ hành còn phải đánh giá về vị trí, điều kiện, khả năng của chính công ty mình xem có thể đáp ứng được những phân đoạn thị trường nào? Từ đó lựa chọn ra đoạn thị trường mà công ty hướng tới – thị trường mục tiêu của công ty.
Công tác nghiên cứu thị trường của các công ty lữ hành được thực hiện tốt sẽ là tiền đề cho các hoạt động tiếp theo của công ty. Các công ty lữ hành có hoạt động mạnh thường có quan hệ với nhiều hãng lữ hành gửi khách và nhận khách quốc tế vì đây là đối tượng cung cấp khách du lịch tương đối ổn định của công ty. Bộ phận nghiên cứu thị trường của các công ty này rất được quan tâm đầu tư, điều đó tạo nên sự thành công của công ty.
1.3.2 Hoạt động thiết lập mối quan hệ với thị trường.
Trong nền kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay, một doanh nghiệp đơn lẻ khó có thể đứng vững trên thương trường nếu như không thiết lập được cho mình các mối quan hệ.
Hoạt động này có thể chia ra làm 2 phần: Thiết lập mối quan hệ với các công ty lữ hành khác và thiết lập mối quan hệ với các cơ quan tổ chức có ảnh hưởng đến hoạt động khai thác khách của công ty.
Thiết lập mối quan hệ với các công ty lữ hành khác
Việc thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các công ty, đại lý lữ hành khác, công ty sẽ có nhiều nguồn khách hơn. Hoạt động này có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức: tham gia các hội chợ, hội nghị du lịch mà công ty có thể tìm hiểu, đàm phán, ký kết các hợp đồng hợp tác; thông qua trang Web, mail, fax công ty chào bán sản phẩm của công ty với các đối tác, khi có tín hiệu phản hồi thì tiến hành đàm phán; ngoài ra còn thiết lập quan hệ thông qua các quan hệ của ban lãnh đạo công ty, các phòng trong công ty, các tour leader…
Thiết lập mối quan hệ với các cơ quan tổ chức có ảnh hưởng đến hoạt động khai thác khách của công ty
Để sản phẩm có thể dễ dàng được thực hiện thì vai trò của các tổ chức công như : đại sứ quán, hãng hàng không, hội hữu nghị,…là rất quan trọng. Với công ty lữ hành, việc thiết lập quan hệ với các tổ chức khác như : đại sứ quán các nước tại Việt Nam, đại sứ quán Việt Nam tại các nước, hãng hàng không (Vietnam Airline, và các hãng hàng không các nước), hội hữu nghị giữa Việt Nam và các nước… đây là các cơ quan trợ giúp cho công ty trong các vấn đề như thủ tục hải quan, các vấn đề về vận chuyển (vé máy bay), các thông tin liên quan đến an toàn, dịch bệnh, hiểm hoạ, cũng như có được sự hỗ trợ trong các hoạt động tham gia các hội chợ du lịch, Festival, các hội thảo du lịch tầm quốc gia và quốc tế, từ đó tạo thuận lợi cho công ty đẩy mạnh khai thác thị trường khách du lịch.
Tóm lại việc tạo lập được một mối quan hệ tốt với các đối tác để từ đó xây dựng một ê-kíp hoạt động đồng bộ, hỗ trợ lẫn nhau thì hoạt động khai thác khách của công ty sẽ ngày càng phát triển. Tuy nhiên việc tạo lập và xây dựng các mối quan hệ đó đều phải dựa trên quan hệ bình đẳng đôi bên cùng có lợi có như vậy mối quan hệ mới bền vững lâu dài.
1.3.3 Các hoạt động Marketing hỗn hợp.
Chính sách sản phẩm:
Đối với hoạt động kinh doanh lữ hành thì sản phẩm chủ yếu được tạo ra đó chính là các chương trình du lịch. Các chương trình du lịch có nội dung độc đáo, hấp dẫn, có mức giá hợp lý và tính khả thi cao đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp lữ hành. Chính vì lẽ đó thị trường kinh doanh du lịch trọn gói bao giờ cũng sôi động và khốc liệt.
Chương trình du lịch phải đảm bảo những yêu cầu chủ yếu như tính khả thi, phù hợp với nhu cầu của thị trường, đáp ứng những mục tiêu của công ty lữ hành có sức lôi cuốn khách du lịch quyết định mua chương trình
Chính sách sản phẩm là phương thức kinh doanh có hiệu quả trên cơ sở thoả mãn nhu cầu của thị trường và thị hiếu của khách hàng trong từng thời kỳ kinh doanh. Trong chính sách sản phẩm thì chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của khách. Chính sách sản phẩm là làm cho sản phẩm của doanh nghiệp luôn có sức sống trên thị trường, hấp dẫn được thị trường.
Chính sách sản phẩm của công ty thường bao gồm ba chính sách: chính sách chủng loại, chính sách hoàn thiện và đổi mới sản phẩm, chính sách đổi mới chủng loại.
- Chính sách chủng loại sản phẩm: trong kinh doanh các doanh nghiệp thường không kinh doanh một loại sản phẩm mà kinh doanh hỗn hợp nhiều loại sản phẩm khác nhau, lựa chọn chủng loại sản phẩm thích hợp với thị trường, đáp ứng được nhu cầu nhiều đối tượng khách hàng.
- Chính sách hoàn thiện và đổi mới sản phẩm: mỗi một chủng loại sản phẩm đều có một chu kỳ sống riêng. Một sản phẩm khi đã vượt qua đỉnh cao của chu kỳ sống thì nó bắt đầu có sự suy thoái, khi đó chúng ta phải đổi mới sản phẩm. Còn từ khi giới thiệu sản phẩm trên thị trường doanh nghiệp ngày càng phải hoàn thiện sản phẩm hơn để tạo sự hấp dẫn đối với khách hàng. Việc đổi mới và hoàn thiện sản phẩm sẽ làm cho sản phẩm thoả mãn tốt hơn nhu cầu của thị trường, kéo dài được chu kỳ sống của sản phẩm. Trong đó việc đổi mới và hoàn thiện sản phẩm phải đổi mới, hoàn thiện chất lượng và hình dáng của sản phẩm.
- Chính sách đổi mới chủng loại: chính sách này hướng vào việc phát triển một số sản phẩm, dịch vụ mới cho thị trường hiện tại hay phát triển một số sản phẩm,dịch vụ mới cho thị trường mới. Việc đổi mới, cải tiến sản phẩm dịch vụ bám sát nhu cầu khách hàng thường làm cho khối lượng tiêu thụ tăng, có nhiều khách tiêu thụ hơn, giữ được thị phần và có khả năng mở rộng thị trường mới.
Chính sách giá:
Giá là một trong các nhân tố tác động mạnh đến tâm lý của khách hàng cũng như nhu cầu của khách hàng về sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Nó quyết định chủ yếu đến mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được. Do đó khi xây dựng một chiến lược kinh doanh cần phải định ra một chính sách giá phù hợp.
Có nhiều loại giá trong kinh doanh lữ hành.
- Giá trọn gói: Giá bao gồm hầu hết các loại dịch vụ và hàng hoá phát sinh trong quá trình đi du lịch. Đây là hình thức chủ yếu cảu các chương trình du lịch do các công ty lữ hành tổ chức.
- Giá cơ bản: Bao gồm giá của một số dịch vụ chủ yếu trong chuyến đi.
- Mức giá tự chọn: Khách du lịch tuỳ ý lựa chọn các cấp độ phục vụ khác nhau với các mức giá khác nhau. Cấp độ chất lượng phụ thuộc vào thứ hạng của sản phẩm lưu trú và thứ hạng của các sản phẩm lưu trú và thứ hạng của các sản phẩm vận chuyển và chất lượng của bản thân hàng hoá cụ thể.
Tuỳ theo chu kỳ sống của sản phẩm, những thay đổi về mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, tuỳ theo sự vận động của thị trường, và chi phí kinh doanh, tuỳ theo thời vụ của mùa du lịch và tuỳ theo chính sách giá của các đối thủ cạnh tranh mà doanh nghiệp đưa ra chính sách giá của mình, sử dụng từng mức giá phù hợp với từng giai đoạn kinh doanh cụ thể để lôi cuốn khách hàng. Các công ty lữ hành có thể lựa chọn những chính sách giá sau:
- Giá tính theo chi phí: Nghĩa là tính trên tổng chi phí để tạo ra sản phẩm (gồm cả chi phí cố định và biến đổi). Đây là phương pháp xác định giá cơ bản nhất, nó được áp dụng cho mọi ngành kinh tế, mọi cơ sở sản phẩm. Giá sản phẩm dịch vụ được xây dựng theo phương pháp này được coi là giá chuẩn chính thức của cơ sở. Xây dựng giá theo phương pháp này chúng ta nắm rõ được cơ cấu giá. Đây là điều hết sức quan trọng để có biện pháp tác động thích hợp và những phần nhất định trong cơ cấu giá nhằm giảm những chi phí bất hợp lý, giá này là giá gốc mà để căn cứ vào đó công ty thay đổi theo chiến thuật riêng của mình phù hợp với thị trường và điều kiện và cạnh tranh.
- Định giá dựa vào cạnh tranh: Theo phương pháp này chi phí cá biệt không được quan tâm tới mà chỉ căn cứ vào giá trên thị trường của đối thủ cạnh tranh để định giá của mình.
- Đối với sản phẩm mới
+ Định giá cao (hớt váng sữa): Khi tung ra sản phẩm mới sáng chế ra thị trường, công ty khác biệt với các sản phẩm khác trên thị trường, sau khi mức bán ban đầu giảm, công ty hạ giá xuống để l._.ôi kéo khách hàng kế tiếp vốn nhạy cảm với giá. Trong kinh doanh du lịch, khi quan hệ cung cầu chênh lệch cầu quá nhiều trong khi cung quá hạn hẹp, chính sách này thường được áp dụng.
+ Định giá thấp nhằm thâm nhập thị trường. Do là thị trường mới do đó công ty sử dụng chính sách này để thu hút lượng khách lớn. (tăng khối lượng)
- Các chiến lược điều chỉnh giá:
+ Chiết giá: dành cho những khách hàng quen thuộc hoặc cho khách hàng thanh toán nhanh, bao gồm: chiết giá do thanh toán nhan; chiết giá theo kênh phân phối; chiết giá theo mùa; trợ giá quảng cáo.
+ Thặng giá (theo mùa, theo đối tượng khách và theo tiêu dùng cụ thể của khách trong chương trình). Thặng giá nhằm mục đích khai thác tối đa thị trường cũng như nhằm tăng uy tín của chương trình du lịch. Trong du lịch, giá trị của chương trình du lịch là do cảm nhận của khách du lịch, đồng thời các chương trình du lịch khác nhau đối với tất cả những đoàn khách nên chiến lược thặng giá có thể thực hiện một cách dễ dàng có hiệu quả.
+ Định giá phân biệt: Định giá khác nhau cho các đối tượng khách du lịch khác nhau nhằm khai thác triệt để các đoạn thị trường khác nhau.
Chính sách phân phối
Đây là một trong những hoạt động cơ bản nhất và đóng vai trò quyết định để đạt được mục đích kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành. Cần lựa chọn các phương pháp và phương tiện tối ưu nhằm tiêu thụ được khối lượng sản phẩm tối đa với chi phí tối thiểu.
Các doanh nghiệp lữ hành có thể chọn các kênh tiêu thụ sản phẩm cho phù hợp với từng thị trường mục tiêu.
Kênh phân phối trong du lịch được hiểu là một hệ thống tổ chức dịch vụ nhằm tạo ra các điểm bán hoặc cách tiếp cận sản phẩm thuận tiện cho khách du lịch, ở ngoài địa điểm diễn ra quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm. Việc lựa chọn các kênh phân phối có ý nghĩa rất quan trọng, nó sẽ giúp công ty cung cấp sản phẩm của mình đến khách hàng một cách hiệu quả nhất. Tùy từng phân đoạn thị trường khác nhau mà công ty lữ hành lựa chọn kênh phân phối trực tiếp hoặc gián tiếp. Thông thường có các kiểu kênh sau:
Công ty gửi khách
Công ty
lữ hành
Đại lý du lịch bán buôn
Đại lý du lịch bán lẻ
Khách du
lịch
Đối với kênh tiêu thụ trực tiếp doanh nghiệp trực tiếp giao dịch với khách hàng mà không qua bất cứ trung gian nào. Doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực của mình để phân phối sản phẩm đến tận tay khách hàng.
Kênh tiêu thụ gián tiếp là loại kênh trong đó quá trình mua – bán được ủy nhiệm cho các doanh nghiệp lữ hành khác làm đại lý tiêu thụ hoặc với tư cách là các doanh nghiệp lữ hành gửi khách. Đối với các kênh tiêu thụ gián tiếp, chủ thể hoạt động với tư cách là người mua cho khách hàng của họ. Họ là những doanh nghiệp kinh doanh độc lập, họ có quyền hạn và chiến lược kinh doanh riêng, trong nhiều trường hợp quan điểm của các doanh nghiệp lữ hành gửi khách, các đại lý lữ hành rất khác với quan điểm của các doanh nghiệp lữ hành nhận khách. Vì vậy để tiêu thụ được nhiều chương trình du lịch doanh nghiệp lữ hành nhận khách cần dành nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp lữ hành gửi khách, các đại lý lữ hành.
Hoạt động quảng cáo:
Tất cả các hoạt động quảng cáo đều nhằm khơi dậy nhu cầu của khách du lịch với các sản phẩm của công ty lữ hành. Các sản phẩm quảng cáo phải tạo ra sự phù hợp giữa các chương trình du lịch với nhu cầu, mong muốn, nguyện vọng của khách du lịch.
Các công ty lữ hành thường áp dụng các hình thức quảng cáo sau:
+ Quảng cáo bằng các ấn phẩm: tập gấp, áp phích…
+ Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng: báo, truyền hình, radio, thư điện tử, website…
+ Các hoạt động khuếch trương: tổ chức các buổi tối quảng cáo, các hội chợ…
+ Quảng cáo trực tiếp: gửi các sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng.
+ Các hình thức khác.
Đối với kinh doanh lữ hành quốc tế thì có các hình thức quảng cáo sau để thu hút nhiều khách du lịch:
+ Quảng cáo các chương trình du lịch trên mạng.
+ Quan hệ với các đối tác là các đại lý lữ hành, các công ty lữ hành quốc tế.
+ Quảng cáo các tour du lịch đặc biệt có sức hấp dẫn du khách quốc tế.
+ Lập các văn phòng đại diện ở nước ngoài để quảng cáo trực tiếp với khách du lịch.
+ Tham gia các tổ chức du lịch quốc tế, các triển lãm, hội chợ du lịch quốc tế.
Các hình thức quảng cáo trên đều đòi hỏi chi phí lớn, trình độ tổ chức cao. Các doanh nghiệp lữ hành ở Việt Nam chưa có đủ khả năng thực hiện, điều này làm giảm đi khả năng thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng khai thác thị trường khách du lịch Mỹ tại công ty lữ hành Indochina Travel Services
2.1. Giới thiệu về công ty lữ hành Indochina Travel Services
2.1.1. Quá trình ra đời và phát triển của công ty
2.1.1.1 Giai đoạn thành lập công ty Indochina Travel Services.
Công ty Indochina travel services.
Thành lập ngày: 02/03/1995
Số đăng ký: 0032/2002/ TCDL-GPLHQT by Vietnam Administration of Tourism
Trụ sở chính của công ty: số 5 ngách 71/7-Linh Lang-Cống Vị-Ba Đình-Hà Nội
Điện thoại: (04)7668014
Fax: (04)7668015
Website: http:// www.itsvietnam.com
Các chi nhánh của công ty:
+ Chi nhánh tại Đà Nẵng. 76 Lê Lợi- ĐT: 84 511 828652 – Fax: 84 511 828651
+ Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. 28/1/45A Phan Đình Giót, khu 2, Tân Bình. ĐT: 84 8 083642- Fax: 84 8 083641
Hoạt động chính của công ty Indochina là chuyên kinh doanh về lữ hành và các dịch vụ có liên quan, thực hiện chế độ hạch toán từng phần, được công ty mở tài khoản phụ bằng ngoại tệ và tiền Việt Nam tại ngân hàng.
Công ty thực hiện việc khai thác và trao đổi khách du lịch với các tổ chức trong nước và nước ngoài về các mặt lữ hành, vận chuyển và các dịch vụ khác có liên quan đến hoạt động lữ hành.
Ngoài ra Công ty còn tham mưu cho Giám đốc công ty quản lý công tác lữ hành, nghiên cứu thị trường, tuyên truyền quảng cáo... Từ đó công ty có những chính sách, chiến lược kinh doanh du lịch cho phù hợp trong từng giai đoạn.
Cơ cấu tổ chức của Công ty:
Ban lãnh đạo Công ty: Giám đốc công ty 1 và 2 phó giám đốc.
Công ty được chia thành các phòng ban, mỗi phòng ban thực hiện một chức năng và nhiệm vụ được giao.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm:
GĐ
PGĐ
P. Thị trường trong nước
P. Thị trường quốc tế
P. Vé máy bay
Tổ kế toán tổng hợp
- Tổ chức :
+ Phòng thị trường trong nước: Tổ chức các hoạt động du lịch nội địa đưa công dân Việt Nam đi du lịch nước ngoài (outbound), du lịch cho người nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức các hoạt động tiếp thị, tuyên truyền quảng cáo, xây dựng các chương trình du lịch nội địa, chương trình du lịch cho công dân Việt Nam đi du lịch nước ngoài và xây dựng giá bán cho các sản phẩm; tổ chức công tác điều hành và hướng dẫn du lịch (outbound), thực hiện các chương trình tour đã bán.
Có 6 cán bộ công nhân viên. Gồm các bộ phận: Outbound, nội địa, khách tự do, điều hành, hướng dẫn.
+ Phòng thị trường quốc tế: Tổ chức cho người nước ngoài vào Việt Nam du lịch (Inbound). Tổ chức các hoạt động tiếp thị tuyên truyền quảng cáo, xây dựng các chương trình du lịch theo các tuyến điểm du lịch trong nước và xây dựng giá bán các sản phẩm; tổ chức công tác điều hành và hướng dẫn du lịch (Inbound), thực hiện các chương trình tour đã bán, làm dịch vụ Visa...
Có 9 cán bộ và nhân viên. Gồm các bộ phận: Inbound, thị trường, điều hành, hướng dẫn, visa...
+ Phòng vé máy bay: Tổ chức việc bán vé máy bay cho mọi đối tượng khách, là đầu mối liên hệ với hãng hàng không Việt Nam và các hãng hàng không khác để có chính sách ưu đãi đối với khách do công ty và trung tâm khai thác.
Có 3 cán bộ nhân viên.
+ Tổ kế toán - tổng hợp: Thực hiện công tác kế hoạch, tài chính kế toán, lao động tiền lương, thủ quỹ, hành chính, lễ tân...
Có 3 người: 2 kế toán và 1 thủ quỹ.
2.1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty.
Công ty Lữ hành Indochina Travel Services là đơn vị hạch toán kinh tế có tư cách pháp nhân không đầy đủ, hạch toán kinh tế phụ thuộc trực thuộc công ty mẹ là Tổng công ty du lịch Hà Nội; được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản chuyên thu, chuyên chi, và tài khoản ủy quyền tại ngân hàng.
Công ty lữ hành Indochina Travel Services chuyên kinh doanh và cung cấp các dịch vụ về các lĩnh vực: Lữ hành, khách sạn, vận chuyển du lịch, nhà hàng...Công ty có nhiệm vụ chủ yếu là:
- Công ty có nhiệm vụ sử dụng hiệu quả và phát triển nguồn vốn kinh doanh được giao thực hiện mục tiêu kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ về các khoản nợ phải thu phải trả trong bảng cân đối ngân sách.
- Có trách nhiệm kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký kinh doanh.
- Chịu trách nhiệm trước nhà nước, Tổng công ty du lịch Hà Nội về kết quả kinh doanh của đơn vị mình.
- Xây dựng các chiến lược phát triển dài hạn.
- Thực hiện mọi nghĩa vụ với người lao động theo quy định của bộ luật lao động do nhà nước ban hành.
- Chịu trách nhiệm nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính theo quy định của nhà nước.
- Thực hiện chế độ quy định về kế toán, kiểm toán, chịu trách nhiệm về tính xác thực về hoạt động tài chính của công ty.
2.1.1.3 Các hoạt động chủ yếu của công ty.
+ Tổ chức chuyên nghiệp các chương trình du lịch, hội nghị, hội thảo... cho các đoàn khách du lịch hoặc các khách du lịch riêng lẻ cả ở trong nước và quốc tế.
+ Tư vấn du lịch, đặt các dịch vụ riêng lẻ, đặt phòng khách sạn, vé máy bay trong nước và quốc tế, vé tàu - thuyền, cho thuê xe ô tô, hướng dẫn viên du lịch.
+ Tổ chức các dịch vụ trọn gói về đám cưới, nghỉ tuần trăng mật, đám cưới vàng.
+ Kinh doanh khách sạn, nhà hàng.
+ Cho thuê xe vận chuyển khách phục vụ tham quan, du lịch, lễ hội...
Công ty lữ hành Indochina Travel Services hợp tác với nhiều khách sạn từ 2 đến 5 sao như: Khách sạn Sofitel Metropole, khách sạn Hilton Hanoi Hotel, khách sạn Hòa Bình...Ngoài ra công ty còn có thể liên hệ với các đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty du lịch Hà Nội: Khách sạn Hoàn Kiếm, khách sạn Dân chủ, khách sạn Bông Sen, nhà hàng 30A Lý Thường Kiệt, đoàn xe du lịch Hà Nội, xí nghiệp xây dựng và dịch vụ du lịch...
2.1.2. Tổ chức lao động trong công ty.
2.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty:
GĐ
PGĐ1
PGĐ2
PGĐ3
P. Nội địa
P. NC & PT
P. Inbound
P. ĐH & HD
P. TC & HC
P. Outbound
C.nhánh Đà Nẵng
C.nhánh TPHCM
P. TC - KT
P. Thị trường
2.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận.
Để nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, bộ máy quản lý của công ty được bố trí theo mô hình quản lý trực tuyến chức năng. Chức năng và nhiệm vụ của các thành viên trong công ty như sau:
- Giám đốc công ty:
+ Điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của công ty.
+ Lập ra chính sách, mục tiêu cho công ty và tạo điều kiện để thực hiện chúng khi đã đề ra.
+ Điều hành các cuộc họp trong công ty, kí các văn bản có liên quan.
+ Phân công nhiệm vụ cho các phó giám đốc và các trưởng phòng.
+ Theo dõi, kiểm tra các hoạt động trong công ty.
+ Ngoài ra giám đốc còn quản lý phòng tài chính kế toán và phòng thị trường.
- Phó giám đốc công ty:
+ Tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý kinh doanh. Chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động về lĩnh vực tổ chức hành chính, nhân sự, đào tạo. Trực tiếp chỉ đạo một số phòng ban nghiệp vụ theo sự phân công của giám đốc. Được quyền ký một số văn bản theo chức năng được giao. Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty và trước pháp luật về những quyết định của mình.
+ Chịu trách nhiệm quản lý mọi hoạt động của chi nhánh của công ty tại Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Báo cáo với giám đốc về tình hình của chi nhánh, thực hiện các nhiệm vụ khác khi giám đốc giao.
- Phòng tổ chức - hành chính:
Phòng tổ chức hành chính trực tiếp quản lý và thực hiện các công tác sau: Hợp đồng lao động, chế độ chính sách cho người lao động trong công ty(tiền lương, BHXH, BHYT...); quản lý lao động, kỷ luật lao động, thi đua khen thưởng, đào tạo tuyển mộ lao động, quản lý trang thiết bị dụng cụ hành chính, vệ sinh công cộng, ban hành các văn bản tới các đối tượng liên quan và theo dõi việc thực hiện; thực hiện chế độ báo cáo hoặc cung cấp thông tin theo quy định.
- Phòng tài chính - kế toán:
Phòng tài chính - kế toán thực hiện hạch toán kế toán; cân đối sổ sách, phân tích và lập kế hoạch tài chính hàng năm, các dự án đầu tư và phát triển; kiểm tra hóa đơn, chứng từ thu chi, việc thanh quyết toán tour một cách đầy đủ chính xác kịp thời và trực tiếp thanh toán trong công ty và khách hàng; phân tích lỗ, lãi trong kinh doanh, đề xuất các biện pháp quản lý tài chính doanh nghiệp; thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định; thực hiện các nhiệm vụ khác mà giám đốc giao.
- Phòng nghiên cứu phát triển thị trường:
Nghiên cứu thị trường trong nước và ngoài nước, xây dựng và quản lý hệ thống thông tin, mạng nội bộ, xây dựng quản lý nội dung trang Web, tuyên truyền quảng cáo, quan hệ công chúng.
- Phòng thị trường quốc tế (Inbound):
Thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch. Tổ chức khai thác nguồn khách, bán các chương trình du lịch, dịch vụ du lịch cho khách du lịch vào Việt Nam và nối các chương trình du lịch sang các nước khác (nếu có).
- Phòng du lịch nước ngoài (Outbound):
Triển khai thực hiện kế hoạch hàng tháng. Tổ chức khai thác và thực hiện các chương trình du lịch đưa người Việt Nam, người nước ngoài cư trú và làm việc tại Việt Nam đi du lịch nước ngoài.
- Phòng du lịch nội địa:
Tổ chức khai thác và thực hiện các chương trình du lịch cho người Việt Nam, người nước ngoài cư trú và làm việc tại Việt Nam đi du lịch trong nước, tổ chức chương trình du lịch kết hợp tổ chức hội nghị hội thảo trong nước.
- Phòng điều hành hướng dẫn:
Tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đúng theo lịch điều tour do các phòng gửi, đảm bảo chất lượng tốt nhất và dịch vụ đúng như yêu cầu của khách và hợp đồng với các đơn vị cung cấp dịch vụ. Cung cấp hướng dẫn viên cho các phòng có liên quan để phục vụ các đoàn khách du lịch.
- Phòng bán vé máy bay:
Đại lý bán vé máy bay cho hãng hàng không quốc gia Việt Nam và một số hãng hàng không khác.
2.1.3. Điều kiện kinh doanh.
Vốn chủ sở hữu của công ty Indochina travel services năm 2007 là 3,699,6 (1000.đ) đến năm 2008 vốn chủ sở hữu dự kiến sẽ tăng lên thành 3,699,6 (1000.đ).
Đội ngũ lao động trong công ty đến nay là 42 người, được phân chia:
+ Trụ sở tại Hà Nội: 23 người.
+ Chi nhánh tại Đà Nẵng: 7 người.
+ Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh: 12 người.
Về điều kiện cơ sở vật chất và công nghệ:
+ Đội xe của công ty có đủ loại phục vụ vận chuyển khách du lịch: 4 chỗ, 16 chỗ, 30 chỗ, 45 chỗ…
+ Tại các phòng ban của công ty đều được trang bị máy in,hệ thống điện thoại liên lạc, máy vi tính của các phòng đèu được nối mạng nội bộ và nối mạng Internet phục vụ nhu cầu thông tin, giao dịch của các phòng, công ty còn có 1 máy fax, 1 máy photocopy. Tại phòng bán vé máy bay là đại lí của hãng hàng không có máy xuất vé máy bay, điện thoại của tổng đài…
+ Công ty hiện tại đã có trang Web riêng với tên miền: www.itsvietnam.com, phục vụ nhu cầu thông tin cho khách hàng và sau này sẽ phát triển thêm các dịch vụ qua mạng.
+ Các tài liệu phục vụ cho hoạt động kinh doanh luôn được quan tâm: sách báo, tạp chí…
Nhìn chung điều kiện kinh doanh của công ty ngày càng được cải thiện để đáp ứng tốt hơn việc kinh doanh. Tuy nhiên khi công ty mở rộng quy mô hoạt động thì cần đầu tư nhiều hơn.
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh.
Công ty Indochina Travel Services được thành lập từ năm 1995 nhưng công ty đã có những thành tích đáng kể:
+ Công ty lữ hành có doanh số mua vé máy bay cao nhất khu vực miền Bắc của hãng hàng không quốc gia Việt Nam các năm 1999, 2000, 2001, 2003.
+ Topten du lịch Việt Nam các năm 1999, 2000, 2001, 2003 do Tổng cục du lịch bình chọn.
+ Giải nhất hội thi hướng dẫn viên du lịch giỏi Đất Phương Nam năm 1999; giải nhất và giải ba hội thi hướng dẫn viên du lịch giỏi toàn quốc năm 2000 do Tổng cục du lịch tổ chức.
+ Năm 2003 đạt giải đặc biệt xuất sắc tại Liên hoan du lịch quốc tế Hà Nội; công ty được tặng cờ thi đua xuất sắc của UBND thành phố Hà Nội.
Kết quả hoạt động kinh doanh từ 2005 – 2007
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Doanh thu
Tr.đ
68182
75000
72225
2
Lợi nhuận
Tr. đ
4182
4600
1050
3
Tổng số khách
Khách
18754
20629
19898
3.1
Khách nội địa
Khách
6112
6723
6122
3.2
Khách Inbound
Khách
5134
5466
6213
3.3
Khách Outbound
Khách
7508
8440
7563
(Nguồn: Phòng TC – KT)
Nhìn trên bảng thống kê ta có thể thấy :
Doanh thu kinh doanh lữ hành của công ty có nhiều biến động, từ năm 2005 doanh thu của công ty là 6818,2 triệu đồng đến năm 2006 doanh thu là 75000 triệu đồng tăng 6818 triệu đồng, trong khi đó sang năm 2007 thì doanh thu lại giảm 2775 triệu đồng. Do sự biến động về doanh thu làm cho lợi nhuận của công ty cũng biến động theo năm 2005 là 4182 triệu đồng sang năm 2006 là 4600 nhưng đến năm 2007 lại giảm xuống còn 1050 triệu đồng
Sở dĩ tổng doanh thu năm 2007 lại giảm so với năm 2006 là vì tổng lượt khách của công ty năm 2007 giảm so với 2006 do nhiều nguyên nhân: dịch cúm gia cầm bùng phát làm cho lượng khách du lịch giảm; một số thiên tai xảy ra làm số khách du lịch Outbound cũng có xu hướng giảm… Sự giảm sút trong nguồn khách Outbound và nội địa của công ty, trong khi tổng lượt khách Inbound tăng không đủ bù đắp sự giảm sút của số lượt khách outbound và nội địa dẫn tới sự kết quả trên.
Bảng đánh giá kết quả kinh doanh năm 2007
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kế hoạch 2006
Thực hiện 2006
Kế hoạch 2007
SS KH 2007/TH 2006(%)
I
Tổng doanh thu
tr.đ
1
Kinh doanh lữ hành
tr.đ
60000
72225
50000
69.23
2
Giá vốn
65003
45060
69.32
II
Tổng chi phí
tr.đ
6272
4646
73.34
1
Chi phí trực tiếp
tr.đ
5199
4126
78.34
2
Chi phí quản lý
tr.đ
1073
520
49.11
III
Lợi nhuận trước thuế
tr.đ
1000
1050
394
35.79
IV
Lao động bình quân
Người
95
92
90
97.83
V
Tổng quỹ lương
tr. Đ
2000
2586
796
39.89
1
Lương BQ/ng/tháng
1000đ
1800
2000
900
45
2
Đơn giá tiền lương
730
730
730
VI
Tổng nộp ngân sách
tr.đ
1480
1345
900
66.91
1
Thuế GTGT
tr.đ
1400
1220
800
65.57
- Nộp tại HN
tr.đ
1200
780
- Nộp ngoài HN
tr.đ
20
20
2
Thuế khác
tr.đ
80
125
100
VII
Vốn chủ sở hữu
1000đ
5699617
6699617
VIII
Khách do cơ sở LH phuc vụ
1
Khách
khách
13400
19898
12600
63.32
2
Ngày – khách
Ng-khách
75900
97046
59510
61.32
(Nguồn: Phòng TC – KT)
Nhìn chung có thể nói công ty Indochina Travel Services luôn thực hiện vượt chỉ tiêu đặt ra trong kế hoạch kinh doanh. Cụ thể: doanh thu từ hoạt động kinh doanh lữ hành năm 2006 đạt 7225 triệu đồng vượt kế hoạch 20,4%; lợi nhuận trước thuế vượt kế hoạch 5%; tổng quỹ lương dự kiến ước chừng 2 tỷ đồng thì thực tế đã tăng lên 2 tỷ 586 triệu đồng; số khách du lịch theo kế hoạch là 13400 khách đã thưc hiện phục vụ được 19898 khách tăng 48,5% so với kế hoạch, tổng số ngày khách thực hiện là 97046 ngày – khách tức là tăng 27,9% so với kế hoạch; trong khi đó công ty đã tinh giảm được biên chế lao động theo kế hoạch là 45 người nhưng thực tế chỉ cần 42 người. Điều này chứng tỏ công ty hoạt động rất có hiệu quả. Xứng đáng là một trong những lá cờ đầu của ngành du lịch Hà Nội.
2.2. Thực trạng thị trường khách du lịch Mỹ của công ty Indochina Travel Services.
1.2.1 Số lượng, doanh thu thị trường khách du lịch Mỹ của công ty:
Năm
Tổng số khách
Chênh lệch (so với năm liền trước)
Tổng số ngày khách
Chênh lệch (so với năm liền trước)
Số ngày khách bình quân
Chênh lệch (so với năm liền trước)
Khách
(%)
NK
(%)
NK
(%)
2005
328
1540
5,56
2006
425
97
52,54
1874
734
65,96
6,15
0,69
15,94
2007
598
173
63,23
3523
1549
80,61
7,87
0,78
18,98
(Nguồn: Phòng Inbound – công ty Indochina Travel Services)
Theo số liệu thống kê về số lượng khách Mỹ trong 3 năm 2005, 2006 và 2007 mà công ty đón được là 328 người vào năm 2005, đến năm 2006 tăng lên là 425 khách và đến năm 2007 là 598 khách. Mặc dù lượng khách Mỹ của công ty chiếm thị phần không cao chỉ có 6,44% vào năm 2005, 7,95% vào năm 2006 và 9,02% năm 2007, nhưng doanh thu từ nguồn khách này lại cao, thể hiện năm 2005 công ty thu được 23680 USD/ngày, năm 2006 là 35600 USD/ngày/khách, đến năm 2007 là 61792 USD/ngày. Qua số liệu này ta thấy lượng khách Mỹ của công ty năm 2006 tăng 1,43 lần so với năm 2005, năm 2007 tăng 1,53 lần so với năm 2006, còn nếu tính trong 2 năm từ năm 2005 đến 2006 con số này tăng lên là 2,18 lần. Tốc độ tăng trưởng về khách luôn cao trên dưới 50%. Tổng số ngày khách cũng tăng liên tục với tốc độ tăng trưởng cao trên 60%.
Khách du lịch Mỹ đến Việt Nam chủ yếu là khách đi bằng đường hàng không và hoạt động du lịch của họ chủ yếu là diễn ra ở miền Nam thông qua các chương trình Tour ở miền Nam. Tuy vậy thì lượng khách du lịch Mỹ của công ty đã tăng lên đáng kể. Nếu như năm 2005, lượng khách Mỹ của công ty là 328 người, doanh thu là 23680 USD/ngày, thì năm 2007 đã tăng lên hơn so với năm 2004 cả về số khách lẫn doanh thu. Đây có thể coi là một nỗ lực rất đáng khen của công ty.
Như vậy có thể nói thị trường khách du lịch Mỹ là một thị trường đầy tiềm năng của công ty. Điều đó càng thể hiện rõ kể từ khi Mỹ dần dần bình thường hóa quan hệ với Việt Nam thì lượng khách du lịch Mỹ vào Việt Nam không ngừng tăng lên. Năm 2006 số lượng khách Nhật của công ty chiếm tỉ trọng 1,06% tổng số khách du lịch Mỹ đến Việt Nam,còn đến năm 2007 con số đó là 1,08%. Tuy nhiên số lượng khách du lịch Mỹ của công ty vẫn còn quá nhỏ so với số lượng khách vào Việt Nam. Điều đó cho thấy công ty còn chưa khai thác được nhiều về thị trường khách này.
2.2.2 Cơ cấu khách du lịch Mỹ.
Qua nghiên cứu về thị trường khách du lịch Mỹ của công ty Indochina Travel Services trong những năm qua ta thấy một số điểm nổi bật sau:
- Về độ tuổi của khách du lịch Mỹ: thị trường khách du lịch Mỹ tập trung chủ yếu ở độ tuổi 30-60 chiếm 47% tổng số khách Mỹ đến công ty tiếp đến là độ tuổi trên 60 chiếm 30% và 23% thuộc các độ tuổi khác.
- Về giới tính: khách du lịch Mỹ của công ty là nam giới chiếm tỉ lệ 57% còn nữ giới có tỉ lệ ít hơn chiếm 43%. Tỉ lệ này chưa phản ánh đúng xu hướng chung của giới nữ đang gia tăng việc đi du lịch nước ngoài của thị trường khách du lịch Mỹ.
- Xét theo nghề nghiệp của khách du lịch Mỹ: ta nhận thấy rằng khách Mỹ đi du lịch với nhiều mục đích, động cơ khác nhau, nghề nghiệp có ảnh hưởng rất lớn tới mục đích chuyến đi của họ. Mục đích của chuyến đi có thể là nghỉ hè, nghỉ lễ (60%), giao dịch làm ăn (30%). Theo thống kê sơ bộ của công ty thì tỷ lệ khách du lịch Mỹ trong những năm qua là: khách du lịch công vụ chiếm 30% tổng số khách của công ty, khách du lịch là trí thức chiếm 10%, số còn lại thường là những cựu chiến binh muốn về thăm lại chiến trường xưa và những người về hưu. Ngoài ra còn có một số khách đi hưởng tuần trăng mật.
- Thời gian du lịch của khách Mỹ: chủ yếu khách du lịch Mỹ đến với công ty tập trung nhiều trong các tháng 11, 12, 1, 2, 3 (quý I và quý IV) và thưa dần vào các tháng 5, 6, 7, 8, 9. Đặc biệt là hai tháng 6 và 7 lượng khách vào công ty rất ít, bởi vì do thời tiết, khí hậu vào những tháng này ở nước ta rất nóng, có mưa bão bất thường...Khách du lịch Mỹ của công ty thường đi theo các chương trình du lịch có độ dài lưu trú bình quân từ 8 - 10 ngày.
2.2.3 Đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch Mỹ .
Mỹ là nước có số công dân chi tiêu nhiều nhất cho du lịch ra nước ngoài chiếm 16,05% số chi tiêu du lịch của thế giới. Chi tiêu trung bình của một khách Mỹ của công ty khoảng 200USD một ngày. Dịch vụ lưu trú là dịch vụ luôn chiếm tỷ lệ cao trong chi tiêu của một chuyến du lịch (chiếm 44%), khách du lịch Mỹ thường ở khách sạn dịch vụ 5 sao. Khách sạn phải có những trang thiết bị tiện nghi, sang trọng, trang hoàng đẹp, có các dịch vụ bổ sung tại phòng, dịch vụ thẩm mỹ (beauty salon, fitness centre)…Dịch vụ ăn uống cũng rất được quan tâm trong chi tiêu của khách Mỹ (chiếm 21%), họ thường ăn với mức ăn DELUXE. Trong ăn uống khách du lịch Mỹ yêu cầu phải tuyệt đối sạch sẽ, họ không thích những thức ăn nóng quá, thích uống nước lọc đã khử trùng hay nước khoáng tinh khiết hơn là các loại nước ngọt, thích các món ăn Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp. Dịch vụ vận chuyển chiếm tỷ trọng là 15% trong chi tiêu của khách Mỹ. Phương tiện giao thông thường sử dụng của khách du lịch Mỹ là ô tô du lịch đời mới và phải đảm bảo an toàn. Khách du lịch My rất ưa chuộng đi dạo phố ngắm cảnh bằng xích lô. Dịch vụ vui chơi giải tri chiếm 13% trong chi tiêu, với các dịch vụ vui chơi giải trí tại điểm du lịch khách Mỹ thường thích thể loại du lịch biển, môn thể thao lặn biển, tennis, bơi lội…Khách du lịch Mỹ cũng rất thích mua sắm (chiếm 7%), những chiếc mũ “tai bèo”, những đôi dép cao su, bộ quần áo du kích, các kỷ vật của chiến trường xưa… rất được khách Mỹ ưa chuộng.
Nhìn chung chi tiêu của khách du lịch Mỹ chưa phải là nhiều so với khả năng chi trả của họ. Diều này cũng là hợp lý vì thực ra trong chuyến hành trình du lịch chưa có các dịch vụ bổ sung, vui chơi giải trí hấp dẫn được khách, chưa có nhiều dịch vụ kích thích khách du lịch tiêu dùng nhiều hơn. Tuy vậy chi tiêu của khách du lịch Mỹ là cao so với khách du lịch các nước khác như Trung Quốc, Thái Lan…
2.3. Thực trạng hoạt động khai thác khách du lịch Mỹ của công ty Indochina Travel Services.
Cũng như các công ty lữ hành khác công ty Indochina Travel Services cũng áp dụng quy trình khai thác thị trường khách du lịch Mỹ như sau:
Khách du lịch Mỹ
Các công ty,đại lý lữ hành gửi khách Mỹ
Các tổ chức hỗ trợ khác
Nghiên cứu thị trường
Thiết lập mối quan hệ với thị trường khách Mỹ
Thực hiện Marketing và bán sản phẩm
Tổ chức thực hiện chương trình
Các hoạt động hậu bán hàng
2.3.1 Hoạt động nghiên cứu thị trường.
Hoạt động này chủ yếu do phòng nghiên cứu thị trường của công ty đảm nhận. Đây là một hoạt động tất yếu nhằm nắm bắt nhu cầu của khách du lịch và các điều kiện để phát triển các tour du lịch, từ đó làm cơ sở để xây sựng chương trình du lịch cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Hàng năm, công ty thường xuyên cử cán bộ, nhân viên tiến hành đi khảo sát thực tế: kiểm tra, xem xét tình hình chất lượng đường xá, ghi chép kỹ càng các thông tin cần thiết về các tuyến điểm du lịch mà công ty đang hoạt động và các tuyến điểm dự định sẽ xây dựng chương trình du lịch. Các địa danh mang giá trị tự nhiên nguyên sơ, giá trị văn hoá, lịch sử, giá trị bản sắc dân tộc... được đặc biệt chú ý. Hoạt động này luôn đựoc lãnh đạo công ty quan tâm thực hiện một cách nghiêm túc để các chương trình du lich có các dịch vụ tốt hơn.
Bên cạnh đó, công ty còn sử dụng phương pháp nghiên cứu thị trường bằng việc thu thập thông tin qua các nguồn tài liệu khác nhau như:
+ Thông tin qua sách báo, ấn phẩm về du lịch, các phương tiện thông tin đại chúng. Các thông tin mà công ty thường quan tâm chủ yếu là: xu thế đi du lịch của khách du lịch, lượng khách du lịch đến Việt Nam... nhằm nắm bắt được tình hình chung về hoạt động kinh doanh lữ hành của thị trường khách du lịch.
+ Thông tin từ các bạn hàng, các đối thủ cạnh tranh: các tập quảng cáo của các công ty du lịch, các chương trình khuyến mại, giá cả... để lựa chọn các giải pháp, chiến lược chính sách kinh doanh cho phù hợp.
+ Các qui định, quyết định, thống kê của các ban ngành hữu quan.
+ Thông tin từ báo cáo của hướng dẫn viên sau các cuộc hành trình: hướng dẫn viên chính là người tiếp xúc với khách nhiều nhất do đó có cơ hội tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu của khách du lịch một cách thuận lợi nhất. Do đó, hướng dẫn viên là người hỗ trợ đắc lực cho công tác nghiên cứu thị trường.
+ Thông tin từ những bảng hỏi, từ sự phỏng vấn trực tiếp khách du lịch sau mỗi chuyến hành trình du lịch. Công ty thường dùng hình thức khuyến mại như tặng quà lưu niệm: áo, mũ có in logo của công ty…, do đó đã gây được sự nhiệt tình tham gia của khách.
Ưu điểm: hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty đã được tiến hành theo đúng phương pháp của nghiên cứu thị trường, các nguồn thông tin khai thác được có mức độ chính xác cao điều này tạo cơ sở vững chắc cho việc triển khai các hoạt động tiếp theo.
Hạn chế:
+ Do khoảng cách về mặt địa lý và do nguồn lực của công ty còn hạn chế khiến cho hoạt động nghiên cứu thị trường còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là hoạt động nghiên cứu thị trường sơ cấp. Công ty chưa có được một kế hoạch lâu dài để nghiên cứu thị trường khách Mỹ; mặt khác việc nghiên cứu thị trường thứ cấp là các công ty, đại lý lữ hành gửi khách chưa được quan tâm đúng mức; việc nghiên cứu đặc điểm của các công ty, đại lý lữ hành còn nhiều thiếu sót, điều này gây khó khăn trong việc thiết lập mối quan hệ với đối tượng này.
+ Hệ thống cung cấp thông tin trực tiếp của công ty chưa hoàn thiện, trang Web của công ty mới đang được thử nghiệm, giao diện tiếng Anh chưa được hoàn chỉnh do đó việc cung cấp thông tin và nhận thông tin với đối tác gặp nhiều khó khăn.
+ Đội ngũ nhân lực trong phòng nghiên cứu thị trường còn rất ít (mới chỉ có 2 nhân viên), chi phí cho hoạt động nghiên cứu thị trường còn hạn hẹp, phòng nghiên cứu thị trường còn kiêm nhiệm nhiều công việc khác chưa thực sự chuyên sâu vào các hoạt động chính.
2.3.2 Chính sách sản phẩm.
Các chương trình du lịch của công ty:
STT
CHƯƠNG TRÌNH
THỜI GIAN
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
Hà Nội City Tour
Hà Nội - Đền Đầm - Đền Đại Lộ - Đền Chữ Đồng Tử - Bát Tràng
Hạ Long - Tuần Châu
Trà Cổ - Móng Cái - Đông Hưng
Lạng Sơn - Hữu Nghị - Bằng Tường
Hồ Ba Bể
Mai Châu - Hòa Bình
Lào Cai – SaPa
Hòa Bình- Mai Châu - Sơn La - Điện Biên Phủ - Lai Châu - Sapa
Cửa Lò - Quê Bác
Ngã Ba Đồng Lộc - Phong Nha
Cố Đô Huế
Đà Nẵng - Hội An - Huế
Đà Nẵng - Hội An - Bà Nà - Mỹ Sơn
Nha Trang
Nha Trang – Đà Lạt
Pleiku – Kon Tum – Buôn Mê Thuật
TP. Hồ Chí Minh – Phan Thiết
TP.HCM - Củ Chi - Tây Ninh - Phan Thiết- Mũi Nũi - Hòn Rơm
TP.HCM - Phú Quốc
Huế - Đà Nẵng - Hội An - Nha Trang - Đà Lạt - TP. HCM - Mỹ Tho
-TP.HCM - Củ Chi - Tây Ninh - Vũng Tàu
1 ngày
1 ngày
2 ngày - 1 đêm
3 ngày - 2 đêm
2 ngày - 1 đêm
3 ngày - 2 đêm
2 ngày - 1 đêm
3 ngày - 3 đêm
7 ngày - 6 đêm
3 ngày - 2 đêm
3 ngày - 2 đêm
5 ngày - 4 đêm
6 ngày - 5 đêm
6 ngày - 5 đêm
6 ngày - 5 đêm
8 ngày - 7 đêm
6 ngày - 5 đêm
5 ngày - 4 đêm
5 ngày - 4 đêm
5 ngày - 4 đêm
10 ngày - 9 đêm
13 ngày - 12._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7292.doc