Đẩy mạnh hoạt động cung ứng dịch vụ vận tải quốc tế của Công ty TNHH Thương mại và vận tải quốc tế VINAFCO (VINAFCO-IFTC)

LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và các anh chị trong phòng kinh doanh của công ty VINAFCO-IFTC. Những thông tin, dữ liệu, số liệu đưa ra trong chuyên đề được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc. Những số liệu thu thập và tổng hợp của cá nhân đảm bảo tính khách quan và trung thực. Sinh viên Bùi Cao Thắng Mục lục Lời mở đầu Phần I: Tổng quan về Công ty TNHH Thương mại và vận tải quốc tế VINAFCO(VINAF

doc86 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1965 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Đẩy mạnh hoạt động cung ứng dịch vụ vận tải quốc tế của Công ty TNHH Thương mại và vận tải quốc tế VINAFCO (VINAFCO-IFTC), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CO-IFTC) I. Thông tin chung về Công ty TNHH Thương mại và vận chuyển quốc tế VINAFCO(VINAFCO-IFTC) II. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển III. Cơ cấu tổ chức của Công ty IV. Một số đặc điểm kinh tế kĩ thuật của Công ty VINAFCO-IFTC Về sản phẩm dịch vụ vận tải 2. Đặc điểm khách hàng và thị trường 3. Quy trình cung ứng dịch vụ vận tải 3.1. Xác định nhu cầu thị trường 3.2 Tạo lập các mối quan hệ với khách hàng 3.3. Lập kế hoạch vận chuyển hàng hóa của công ty 3.4. Tổ chức thực hiện kế hoạch 4. Nguồn vốn 5. Trình độ trang thiết bị công nghệ 6. Lao động Chương II: Thực trạng hoạt động cung ứng dịch vụ vận tải của công ty trong những năm qua I. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty VINAFCO-IFTC trong những năm qua 1. Sản lượng vận tải 2. Doanh thu và lợi nhuận II. Phân tích tình hình cung ứng dịch vụ vận tải của công ty Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cung ứng dịch vụ vận tải của Công ty VINAFCO-IFTC Nhân tố chủ quan 1.1. Trình độ, kiến thức, kinh nghiệm của cán bộ công nhân viên chức trong công ty 1.2. Trang thiết bị của công ty Nhân tố khách quan 2.1. Chính trị và luật pháp 2.2. Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế và khoa học công nghệ . Môi trường cung ứng vận tải quốc tế . Vị trí địa lý 2.5. Sự cạnh tranh giữa các công ty kinh doanh lĩnh vực vận tải IV. Đánh giá chung về tình hình cung ứng dịch vụ vận tải của Công ty VINAFCO-IFTC Điểm mạnh 2. Khó khăn . 3. Nguyên nhân Phần III: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cung ứng dịch vụ vận tải quốc tế của công ty VINAFCO-IFTC I. Định hướng phát triển vận tải biển đến năm 2010 của Công ty VINAFCO-IFTC. 1. Xu thế phát triển của vận tải biển trong khu vực và trên thế giới. 1.1. Xu thế phát triển chủ yếu của vận tải biển trong khu vực, trên thế giới và những ảnh hưởng. 1.2. Dự báo về thị trường hàng hải đến năm 2010. 2. Định hướng phát triển vận tải biển đến năm 2010 của Công ty VINAFCO-IFTC. 2.1. Mục tiêu hoạt động chung của công ty VINAFCO-IFTC 2.2. Mục tiêu và định hướng hoạt động của công ty đến năm 2010. Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động cung ứng dịch vụ vận tải quốc tế của công ty VINAFCO-IFTC Huy động vốn đầu tư để mua các phương tiện vận tải Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của công ty Phát triển các dịch vụ trước và sau khi cung ứng dịch vụ vận tải 4. Mở rộng thị trường của công ty VINAFCO-IFTC 5. Đầu tư và nâng cấp các phương tiện vận tải 6. Đẩy mạnh các hoạt động marketing, quảng bá thương hiệu công ty 7. Xây dựng thương hiệu, chữ tín trong kinh doanh III. Một số kiến nghị với các cơ quan Nhà nước 1.Kiến nghị với nhà nước Kiến nghị với Bộ giao thông vận tải Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 1 Các khoản nợ của công ty trong 3 năm gần nhất 27 Bảng 2 Các chỉ tiêu tài chính của công ty qua 3 năm gần nhất 28 Bảng 3 Một số máy móc chính của công ty tính đến 31/12/2007 30 Bảng 4 Cơ cấu lao động theo trình độ của công ty 31 Bảng 5 Tốc độ tăng sản lượng vận tải của công ty 33 Bảng 6 Kết quả kinh doanh vận tải của công ty VINAFCO-IFTC 34 Bảng 7 Cơ cấu sản lượng hàng hóa vận chuyển theo khu vực thị trường 39 Bảng 8 Cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển theo khách hàng ở ba miền 40 Bảng 9 Khối lượng mặt hàng vận chuyển xuât nhập khẩu 42 Bảng 10 Giá cho thuê tàu định hạn 53 Bảng 11 Kế hoạch về hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2007-2010 65 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Tên sơ đồ, biểu đồ Trang Sơ đồ 1 Cơ cấu tổ chức của công ty VINAFCO-IFTC 15 Sơ đồ 2 Trình tự vận chuyển hàng hóa của công ty 25 Biểu đồ 1 Sản lượng vận chuyển của công ty 32 Biểu đồ 2 Tốc độ tăng trưởng doanh thu của công ty 35 Biểu đồ 3 Tỷ lệ % Lợi nhuận trên doanh thu của công ty 35 Lời mở đầu Sau hơn 20 năm bước vào công cuộc đổi mới. Nền kinh tế nước ta đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, ngành ngoại thương đang phát triển cùng với sự phát triển của đất nước, giao lưu quốc tế có xu hướng ngày càng mở rộng, vai trò của vận tải hàng hóa càng được khẳng định. Là một đất nước đang phát triển, Việt nam rất cần nguồn vốn lớn cùng công nghệ hiện đại của các nước phát triển để mở rộng, thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng và phát triển các ngành nghề có thế mạnh, do vậy vận tải quốc tế sẽ đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước, các công ty kinh doanh trong lĩnh vực vận tải quốc tế như công ty VINAFCO–IFTC đã đóng góp một phần không nhỏ đối với ngành ngoại thương cũng như cho sự phát triển của đất nước. Là một trong những công ty con trực thuộc Tổng công ty VINAFCO, công ty TNHH Thương mại & Vận tải Quốc tế VINAFCO (viết tắt là ‘VINAFCO– IFTC’) chuyên hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ vận tải thương mại quốc tế. Đây là một trong những đơn vị điển hình với tính chuyên môn hóa cao trong việc cung cấp dịch vụ door–door vàcung ứng cácdịch vụ vận tải. Trong thời gian thực tập tại Công ty VINAFCO-IFTC, nhận thức rõ được vai trò của nghiệp vụ cung ứng vận tải hàng hóa bằng đường biển không chỉ ảnh hưởng tới công ty mà còn ảnh hưởng tới cả hoạt động ngoại thương của đất nước nên em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Đẩy mạnh hoạt động cung ứng dịch vụ vận tải quốc tế của Công ty TNHH Thương mại và vận tải quốc tế VINAFCO (VINAFCO-IFTC)” để nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu đề tài: Đề tài nhằm đưa ra một số giải pháp để đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả hoạt động cung ứng dịch vụ vận tải ở công ty VINAFCO-IFTC. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đồi tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài là mọi hoạt động vận tải của công ty VINAFCO-IFTC trong gian đoạn năm (2002- 2007) từ đó làm cơ sở đề ra các giải pháp phát triển công ty trong thời gian tới. Phương pháp nghiên cứu của đề tài: Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp duy vật biện chứng, tư duy logic, bên cạnh đó còn sử dụng các phương pháp phân tích dựa trên số liệu và mô hình, các phương pháp nghiên cứu kinh doanh: nghiên cứu báo cáo, diễn giải, mô tả, đánh giá tổng hợp tình hình cung ứng dịch vụ vận tải của công ty VINAFCO-IFTC. Để đảm bảo việc nghiên cứu có hiệu quả, bài nghiên cứu này em chia làm 3 phần: Phần 1: Tổng quan về Công ty TNHH Thương mại và vận tải quốc tế VINAFCO (VINAFCO-IFTC) Phần 2: Thực trạng hoạt động cung ứng dịch vụ vận tải quốc tế của công ty VINAFCO-IFTC Phần 3: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động cung ứng dịch vụ vận tải quốc tế của Công ty VINAFCO-IFTC Mặc dù đã rất cố gắng song do sự hạn hẹp về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế và thời gian nên bài nghiên cứu này em thực hiện không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ phía cô giáo, các anh, chị trong Công ty. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của cô giáo Trần Thị Phương Hiền đã giúp em hoàn thành bài chuyên đề tốt nghiệp này. Em cũng xin cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu của tập thể Ban lãnh đạo công ty VINAFCO-IFTC, đặc biệt là sự hướng dẫn, giúp đỡ của các anh chị trong phòng Kinh doanh của công ty VINAFCO-IFTC. Phần I: Tổng quan về Công ty TNHH Thương mại và vận tải quốc tế VINAFCO (VINAFCO-IFTC) I. Thông tin chung về Công ty TNHH Thương mại và vận chuyển quốc tế VINAFCO(VINAFCO-IFTC) -Tên Công ty: Công ty TNHH Thương mại và vận chuyển quốc tế VINAFCO(VINAFCO-IFTC) -Tên tiếng Anh: VINAFCO INT’L FREIGHT FORWARDING AND TRADING CO. -Tên viết tắt: VINAFCO - IFTC -Vốn điều lệ hiện tại: 10.562.758.000 đồng (mười tỷ năm trăm sáu mươi hai bảy trăm năm mươi tám nghìn đồng. Công văn xác nhận số 559/TVKT ngày 10/11/2005 của Công ty Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán- AASC) -Trụ sở chính: Tầng 3, Tòa nhà VINAFCO, số 36 đường Phạm Hùng, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. -Điện thoại: (84.4) 7684475/76/79/80 -Fax: (84.4) 7684482 -Website: www.vinafco-iftc.net - Email: vinafco.iftc@fpt.vn - Giấy CNĐKKD: Số 0103000245 đăng ký lần đầu ngày 12/02/2001, đăng ký thay đổi lần thứ 13 ngày 28/10/2005 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Công ty VINAFCO- IFTC được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghia Việt Nam khoá X kì họp thứ IV thông qua ngày 20/2/2001. Các hoạt động của Công ty tuân thủ Luật doanh nghiệp, các Luật khác có liên quan và Điều lệ Tổng công ty cổ phần VINAFCO thông qua ngày 29 tháng 02 năm 2005. Công ty được thành lập theo luật định và chịu trách nhiệm về các kết quả hoạt động của mình. Điều đó được thể hiện ở mục đích, nội dung, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi hoạt động của công ty. Mục đích hoạt động của công ty là thực hiện chức năng của một tổ chức cung ứng vận tải quốc tế. Cụ thể là tổ chức chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, bằng đường bộ, tiến hành các dịch vụ vận tải, giao nhận gom hàng, tổ chức chuyên chở hàng hóa nước ngoài quá cảnh lãnh thổ Việt nam, nâng cao các phương thức vận tải hợp lý trên lãnh thổ Việt nam. Ngoài ra còn mở rộng quan hệ liên doanh, liên kết trong nước và nước ngoài trong công tác cung ứng vận tải, nhận ủy thác xuất khẩu, làm đại lý cho các hàng tàu nước ngoài theo hợp đồng đại lý… bảo đảm thực hiện đúng chính sách và pháp luật Nhà nước, đảm bảo tính hiệu quả trong kinh doanh. Phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty: Tổ chức phối hợp với các tổ chức khác ở trong nước và nước ngoài để tổ chức chuyên chở, giao nhận hàng hóa xuất nhập khâu… Nhận ủy thác các dịch vụ vận chuyển, thuê và cho thuê kho, bãi, thêu các phương tiện vận tải.. bằng các hợp đồng trọn gói từ của đến cửa và thực hiện các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa như thủ tục hải quan, mua bảo hiểm hàng. Nhận ủy thác xuất nhập khẩu hoặc kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp hàng hóa trên cơ sở giấy phép xuất nhập khẩu của Bộ thương mại cấp cho công ty Tiến hành làm dịch vụ giao nhận, vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam và ngược lại bằng container. Làm đại lý cho các hãng tàu nước ngoài và đại lý phục vụ cho tàu biển nước ngoài vào cảng Việt Nam. Liên kết, liên doanh với các tổ chức kinh tế trong nước và ngoài nước trong lĩnh vực vận chuyển, kho bãi… Nhiệm vụ của công ty là: Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp theo quy chế hiện hành nhằm thực hiện mục đích và phạm vi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như đã nêu ở trên. - Đảm bảo việc bảo toàn vốn trên cơ sở tự tạo vốn, đảm bảo tự trang trải về tài chính, sử dụng hợp lý theo đúng chế độ và có hiệu quả các nguồn vốn đó, làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước. Mua sắm, xây dựng bổ sung và thường xuyên cải tiến, hoàn thiện các phương tiện vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp hoặc thông qua các liên doanh, liên kết để thực hiện việc giao nhận, chuyên chở hàng hóa bằng các phương thức tiên tiến, hợp lý trên các luồng, các tuyến vận tải, cải tiến việc chuyên chở, đảm bảo an toàn cho hàng hóa thuộc phạm vi trách nhiệm của công ty. Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm các nguồn hàng, giá cước của các tổ chức vận tải có liên quan theo quy chế hiện hành, đề ra các biện pháp thích hợp bảo đảm quyền lợi giữa đôi bên khi ký kết hợp đồng nhằm thu hút khách hàng đem lại thu hút các khách hàng đem công việc đến củng cố nâng cao tín nhiệm của doanh nghiệp trên thương trường quốc tế. Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ quản lý tài chính, tài sản, các chế độ chính sách cán bộ và quyền lợi của người lao động theo cơ chế tự chủ, gắn việc trả công với hiệu quả lao động bằng các hình thức lương khoán, chăm lo đời sống, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý nghiệp vụ, chuyên môn, ngoại ngữ cho các cán bộ cán bộ công nhân viên của công ty để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh ngày càng cao. Quyền hạn của công ty: Công ty được chủ động đàm phán ký kết, thực hiện các hợp đồng với các tổ chức trong nước và ngoài nước về các lĩnh vực thuộc phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty mình. Được liên kết, liên doanh, hợp tác với các tổ chức că nhân trong nước và nước ngoài về các lĩnh vực kinh doanh trong phạm vi của công ty. Tham gia các hoạt động của các tổ chức vận tải quốc tế về những vấn đề liên quan tới kinh doanh và tham gia các hoạt động như các hội chợ, hoạt động hội thảo khoa học nghiệp vụ… Được chủ động xây dựng các phương án trả lương cho người lao động trên cơ sở hiệu quả công việc, gắn việc trả lương với hiệu quả cuối cùng. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty: - Vận tải hàng hoá bằng đường biển, đường sông, ôtô trong và ngoài nước; - Đại lý vận tải hàng hoá; - Giao nhận kho vận quốc tế; - Dịch vụ vận tải quốc tế, trong đó có vận tải hàng hoá quá cảnh; - Đại lý vận tải tàu biển và môi giới hàng hải; - Nhận uỷ thác đại lý giao nhận, nhận uỷ thác vận tải đường bộ; - Kinh doanh vận tải và xếp dỡ, bảo quản các loại hàng hoá; - Kinh doanh kho bãi, bãi container và thu gom hàng hoá; - Nhận uỷ thác xuất nhập khẩu, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá cho các chủ hàng; - Kinh doanh nhập khẩu phương tiện thiết bị giao thông vận tải; trang thiết bị máy móc, nguyên liệu cho các đơn vị thành viên. - Đại lý mua bán ký gửi hàng hoá; - Xuất khẩu và phân phối sản phẩm từ mà các công ty thành viên trong Tổng công ty VINAFCO sản xuất. - Cung cấp cho khách hàng các sản phẩm thương mại, các dịch vụ trọn gói trong chuỗi dịch vụ mà VINAFCO có thế mạnh như dịch vụ logistics, kho bãi, trung tâm phân phối hàng hóa. - Điểm thông quan ngoài cửa khẩu, dịch vụ vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển với mạng lưới đại lý ở nhiều nước trên thế giới II. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển Gần 20 năm đã trôi qua, Công ty dịch vụ vận tải VINAFCO-IFTC đã vượt qua biết bao khó khăn, thăng trầm để tồn tại và phát triển vững chắc. Một đơn vị kinh doanh trực thuộc Tổng công ty VINAFCO ra đời với hai bàn tay trắng, qua nhiều năm đã dần lớn mạnh, đang trên đà phát triển với nhiều tiềm năng. Sau thời gian dài phấn đấu gian khổ ấy, nay nhìn lại chính mình để đề ra chiến lược, chiến thuật cho phù hợp nhằm phát triển toàn diện hơn nữa, chắc chắn hơn nữa, nhanh hơn nữa trong thời gian tới. Sau đại hội lần thứ 6 Đảng cộng sản Việt nam năm 1986 cả nước bắt tay vào công cuộc đổi mới toàn diện, trong đó có đổi mới quản lý kinh tế, xoá bỏ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đảng lãnh đạo Nhà nước quản lý với nhiều thành phần kinh tế khác nhau có sự điều tiết của nhà nước. Công ty VINAFCO-IFTC đã cùng Tổng công ty VINAFCO bước vào giai đoạn mới, một giai đoạn có thể đem lại cho công ty sự phát triển cũng như thất bại nhanh chóng. Trong giai đoạn đó thật là khó khăn cho công ty kinh doanh vận tải như công ty VINAFCO-IFTC, luôn vấp phải những khó khăn về vốn và nguồn khách hàng vì lưu lượng khách hàng có nhu cầu vận chuyển còn ít nên công ty luôn gặp khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua nổi. Tuy nhiên nhờ vào tài trí cũng như sự đồng lòng đoàn kết của cán bộ nhân viên công ty đã dần đưa công ty vượt qua mọi khó khăn, dần dần phát tiển. Cho đến năm 1992, Công ty đã nhanh chóng phát triển với quy mô, thành lập thêm Xí nghiệp trực thuộc, đầu tư mua thêm tàu biển. Trong giai đoạn 1995 - 1998, Công ty đã liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước, tăng cường đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh như ký hợp đồng đại lý cho hãng DANZAS của Thụy Sỹ, liên doanh với Công ty Điện tử Hà Nội (HANEL) và 2 đối tác của Nhật mới thành lập Công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long (DRACO). Giai đoạn 1999 - 2002, Công ty luôn gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của các công ty hoạt động dịch vụ vận tải quốc tế ngày càng phát triển nhanh, đa dạng và chất lượng ngày càng cao. Trước tình hình đó, Công ty đã đầu tư đổi mới công nghệ, cơ sở vật chất, nhanh chóng mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng dịch vụ. Trong giai đoạn này, tổng vốn đầu tư của Công ty lên tới hơn 7 tỷ đồng để đầu tư thêm kho bãi, mua các xe container, mua tàu chở container... Công ty mới khi mới thành lập có vốn điều lệ là 1,83 tỷ đồng trong đó vốn Tổng công ty là 1,5 tỷ đồng, khi mới thành lập với quy mô nhỏ bé, mọi hoạt động đều phụ thuộc vào Tổng công ty nhưng nhờ vào khả năng của mình, cán bộ công nhân viên công ty đã cùng nhau vượt qua khó khăn để đưa công ty có chỗ đứng trên thị trường trong nước và quốc tế. Cho đến nay công ty đã bước đầu ổn định và đang bước vào giai đoạn phát triển. Hiện tại công ty đã có nhiều đại lý ở nhiều quốc gia trên thế giới như Nga, Trung quốc , Lào, Campuchia, Anh, pháp, Mỹ… để có thể vận chuyển hàng hóa từ Việt nam sang các nước bạn và từ các nước bạn vận chuyển hàng hóa về Việt Nam. Trước sự phát triển của nền kinh tế Việt nam hiện nay, cán bộ công nhân viên công ty đang ra sức phấn đấu đưa công ty ngày càng phát triển, tạo niềm tin với Tổng công ty, với cán bộ công nhân viên công ty, cùng nhau đưa Công ty ngày càng vững mạnh tạo ra cơ sở vững chắc để phát triển thị trường ra các nước khác trên thế giới, để đưa Việt nam hội nhập với nền kinh tế thế giới mạnh mẽ hơn, bên cạnh đó tạo ra một thương hiệu mạnh, thương hiệu VINAFCO trong lòng bạn bè thế giơi. Trong quá trình hoạt động, Công ty đã liên tục tăng vốn điều lệ, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, lợi nhuận sau thuế liên tục tăng qua các năm; giá trị đóng góp cho ngân sách Nhà nước ngày càng tăng và đời sống người lao động liên tục được cải thiện. Từ khi thành lập đến nay, Công ty đã được nhiều thành tích, được nhiều bằng khen của Bộ Giao thông vận tải, của Tổng công ty VINAFCO và của các ban ngành khác trong xã hôi trao tặng. III. Cơ cấu tổ chức của Công ty Phòng Kinh Doanh Giám Đốc Phó Giám Đốc 1 Phó Giám Đốc 2 Phòng Tổng hợp Phòng Hành Chính Nhân Sự Phòng Kế toán Tài chính Sơ đồ 1 : Cơ cấu tổ chức của Công ty VINAFCO-IFTC Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban: Phòng Giám Đốc: Giám đốc có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động công ty. Giám đốc là người đại diện theo uỷ quyền và là người điều hành cao nhất mọi hoạt động của công ty, thực hiện công tác quản lý hoạt động của công ty trong phạm vi cấp quản lý, phù hợp với các quy chế của Công ty và Tổng Công ty. Giám đốc chi nhánh phải chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc và Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần VINAFCO và trước pháp luật về hoạt động kinh doanh, về các mục tiêu nhiệm vụ, về kết quả kinh doanh của Công ty VINAFCO-IFTC. Phòng Phó Giám Đốc: Là các cá nhân chịu trách nhiệm điều hành các phòng ban trong công ty, tham mưu cho Giám đốc, giúp Giám Đốc điều hành và đặt dưới sự kiểm soát và điều hành của Giám Đốc, báo cáo tình hình hoạt động và các vấn đề phát sinh trong công ty cho Giám Đốc, nhận nhiệm vụ cũng như nhận sự ủy quyền của Giám Đốc để thay mặt Giám Đốc làm các công viêc khác khi Giám Đốc có việc đột xuất hoặc đi công tác, trong công ty có hai Phó Giám Đốc chịu trách nhiệm điều hành các phòng ban được trình bày ở sơ đồ trên Các phòng ban nghiệp vụ: Các phòng, ban nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Giám đốc, trực tiếp điều hành theo chức năng chuyên môn và chỉ đạo của Ban Giám đốc. Công ty hiện có 4 phòng nghiệp vụ với chức năng được quy định như sau: Phòng Tổng hợp: Theo dõi 2 mảng hoạt động chính là Nghiên cứu thị trường đối với lĩnh vực kinh doanh mới, thị trường và theo dõi việc thực hiện kế hoạch hàng năm;; theo dõi các hợp đồng kinh tế; xây dựng và quảng bá thương hiệu...) và Tổ chức cán bộ, lao động tiền lương (Nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức của Công ty cho phù hợp; xây dựng quy hoạch cán bộ và các quy định có liên quan; xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định của Công ty; theo dõi công tác tiền lương, công tác thi đua khen thưởng, thanh tra). Phòng Kế toán - Tài chính: có chức năng chính là kế toán thanh toán; kế toán tổng hợp; tìm nguồn vốn, cân đối nguồn vốn phục vụ đầu tư và sản xuất kinh doanh; quản lý và sử dụng hiệu quả vốn và phân tích tài chính, hoạch định kế hoạch tài chính; tham mưu về các hợp đồng vay vốn và theo dõi triển khai các hợp đồng này; quản lý kho bãi; kiểm toán nội bộ; kiểm tra các đơn vị thành viên; tìm hiểu và là đầu mối cung cấp thông tin Phòng Hành Chính Nhân Sự: Tham mưu cho giám đốc trong việc thực hiện chủ trương, chính sách chế độ của nhà nước và của ngành về tổ chức cán bộ, lao động và tiền lương, bảo hiểm xã hội đối với người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh của công ty, có chức năng theo dõi các vấn đề về hồ sơ cán bộ; giải quyết các chế độ chính sách đối với người lao động; văn thư, lưu trữ, quản lý con dấu, đánh máy; quản lý mua sắm tài sản trang thiết bị khối văn phòng; và các nhiệm vụ khác về các thủ tục hành chính của Công ty. Phòng Kinh Doanh: Có chức năng chính là nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng có nhu cầu vận chuyển, ký kết các hợp đồng kinh doanh, tổ chức các công việc như điều lệnh bến bãi cảng biển, tàu biển, container và các hoạt động giao hàng tới khách hàng IV. Một số đặc điểm kinh tế kĩ thuật của Công ty VINAFCO-IFTC Về sản phẩm dịch vụ vận tải Nền kinh tế không chỉ đơn thuần với các sản phẩm vật chất cụ thể mà bên cạnh đó còn có các sản phẩm dịch vụ, giữa hai loại sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ đều có những điểm khác biệt mà các tổ chức, cá nhân khi kinh doanh phải lưu ý để có chương trình hành động, chiến lược sao cho phù hợp. Ở các quốc gia phát triển ngành dịch vụ chiếm khoảng 60-70% tổng tài sản quốc nội, điều đó cho thấy khi nền kinh tế hàng hóa phát triển thì lĩnh vực dịch vụ cũng sẽ phát triển theo. Cũng giống như đặc điểm của các loại hình dịch vụ khác thì đặc điểm của dịch vụ vận tải của công ty có những đặc điểm chung sau: Thứ nhất: Dịch vụ vận tải của công ty là sản phẩm vô hình.. Dịch vụ vận tải không hiện hữu dưới dạng vật chất cụ thể. Dịch vụ vận tải mà công ty cung cấp thì không thể xác định một cách cụ thể bằng các tiêu chuẩn kỹ thuật. Khách hàng cảm nhận được mình đang sử dụng dịch vụ vận tải là ở các phương tiện đáp ứng dịch vụ tới khách hàng, thái độ của nhân viên cung cấp dịch vụ hay các chương trình khuyến mại của công ty dành cho khách hàng. Thứ hai: Chất lượng dịch vụ vận tải rất khó đánh vì chịu nhiều yếu tố tác động như người cung cấp dịch vụ, người sử dụng dịch vụ và cả thời điểm thực hiện dịch vụ đó. Dịch vụ vận tải không định lượng dược, không đủ tiêu chuẩn hóa được do vậy không thể đăng ký bảo hộ, chỉ có thể đăng ký biểu tượng hay biểu trưng của nó. Chất lượng dịch vụ vận tải phụ thuộc vào chất lượng cuộc tiếp xúc giữa những người cung ứng và những người nhận dịch vụ, điều này tạo nên sự khác biệt giữa công ty với các công ty sản xuất, nếu như các công ty sản xuất cần 4P ( prodcut, price, promotion, place) thì công ty cần 5P ( bao gồm 4P trên và 1P nữa là people) trong hoạt động Marketing của mình. Thứ ba: Dịch vụ vận tải của công ty không thể dự trữ, vì dịch vụ vận tải là sản phẩm vô hình thì việc cung ứng và tiêu thụ diễn ra đồng thời, do vậy không có dịch vụ vận tải nào có thể dự trữ được. Thứ tư: Là sản phẩm vô hình như vậy có sự khác biệt về chi phí so với các sản phẩm vật chất. Đối với sản phẩm vật chất thì sản xuất có thể định mức và thông kê được tổng chi phí để tạo ra sản phẩm. Còn việc định giá dịch vụ vận tải ở công ty khó khăn hơn nhiều, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: quãng đường vận chuyển, cung đường vận chuyển, thời gian vận chuyển, giá vận chuyển của đối thủ cạnh tranh trên cùng một cung đường… Bên cạnh đó dịch vụ vận tải của công ty mang tính thời vụ thể hiện rõ rệt. Hầu như công ty đều hoạt động thực sự trong khoảng thời gian từ 6 đến 9 tháng, nguyên nhân như vậy là tính thời vụ của hàng xuất trong nước, tính thời vụ của tự nhiên và trang thiết bị vận chuyển của công ty còn nhỏ bé, chưa hiện đại, không thể đi lại trong điều kiện phức tạp của thời tiết, hầu như các tháng đầu năm công ty nhận không được nhiều hợp đồng vận chuyển thì tới các tháng cuối năm công ty luôn phải làm trong điều kiện căng thẳng vì có nhiều hàng hóa cần được vận chuyển, công việc đôi khi đòi hỏi cán bộ công nhân viên công ty làm thêm giờ. Bên cạnh đó là các bạn hàng lớn chưa có nên việc kinh doanh ở nước ngoài gặp nhiều khó khăn, và sự khác biệt về ngôn ngữ và phong tục tập quán làm cho hoạt động cung ứng dịch vụ gặp nhiều khó khăn. 2. Đặc điểm khách hàng và thị trường - Khách hàng: Trong lĩnh vực cung ứng vận tải, hiện nay VINAFCO-IFTC có lượng khách hàng ổn định khá lớn trong nước hoạt động ở nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Có thể kể đến như: Công ty sứ vệ sinh INAX, Nhà máy bia Hà Tây, Công ty sữa NESTLE Việt Nam,VINAFCO-IFTC còn cung cấp dịch vụ cho thuê văn phòng tạm thời và dịch vụ lưu kho hàng hoá tại hệ thống kho của công ty, Công ty sữa FOREMOST Việt Nam, Công ty TNHH Crown Vinalimex, Nhà máy Phân đạm Hà Bắc, Công ty Phân lân Văn Điển, công ty VIFONACECOOK, Công ty Ford Việt Nam, Công ty Unilever Việt Nam, Công ty MIWON Việt Nam, Công ty YAMAHA… Ngoài ra còn có rất nhiều công ty thuộc các lĩnh vực khác nhau như chế biến thức ăn gia súc, gạo, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may…. ở nhiều tỉnh thành trên cả nước cũng có quan hệ và sử dụng dịch vụ của VINAFCO-IFTC. Tuy nhiên mức độ phục vụ không được đồng đều, bởi vì thường vào đầu năm thì các doanh nghiệp hầu hết là duy trì sản xuất ở mức độ thấp nên nhu cầu vận tải của khách hàng thấp. Ngược lại vào cuối năm thì công ty phải huy động hết công suất để phục vụ nhu cầu vận chuyển của khách hàng. - Thị trường : Hiện tại thì thị phần của VINAFCO-IFTC chiếm từ 15% - 20% thị trường vận tải biển của Việt Nam. Thị trường của VINAFCO-IFTC phân bố khá đồng đều ở cả ba miền và cơ cấu doanh nghiệp cũng đều không chỉ có doanh nghiệp lớn mà cả những doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên công ty cũng đã có sự phân đoạn thị trường rõ nét nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn, những phân đoạn thị trường mà công ty tập chung là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, các công ty là bạn hàng lâu đời của công ty VINAFCO-IFTC. Mức độ cạnh tranh trong thị trường vận tải là khá cao và khốc liệt chưa kể sắp tới có sự góp mặt khá nhiều những tên tuổi nổi tiếng đến từ các nước trong khu vực và trên thế giới:`China Shiping Conatainer Line, Maersk lines, APL, Linfox, Semcorp, Gagawa, Longitem… Một dặc điểm nữa về thị trường vận tải của nước ta đó là mức độ tăng trưởng là không ổn định, nó phụ thuộc khá nhiều vào vị trí địa lý địa hình, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, đặc biệt là sự biến động của thị trường dầu mỏ trong những năm gần đây. Trong một vài năm trở lại đây VINAFCO-IFTC đã vươn xa ra nhiều quốc gia trên thế giới. Các thị trường chủ yếu của công ty là các thị trường chủ yếu của các công ty cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa quốc tế ở Việt nam hiện nay: + Khu vực Đông Nam Á: Lào, Campuchia, Singapore, Malaixia, Philipines + Khu vực Đông Bắc Á: Trung Quốc, Nhật bản, Hàn Quốc, Đài Loan + Khu vực châu Âu: Séc, Ba Lan, Anh, Pháp + Khu vực Châu Mỹ: Hoa Kỳ, Brazin, Chi Lê + Khu vực Nam Á và Tây Á: Ấn Độ, Pakistan, các Tiểu vương quốc Ả Rập thông nhất, 3. Quy trình cung ứng dịch vụ vận tải 3.1. Xác định nhu cầu thị trường Khi bắt đầu hoạt động hay đang tiến hành hoạt động kinh doanh thì bất kỳ một công ty nào cũng phải tiến hành hoạt động nghiên cứu xác định nhu cầu của thị trường, khi nghiên cứu thị trường sẽ tạo điều kiện giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định chính sách trong việc đưa ra các chiến lược xâm nhập thị trường, hình thành các cung đường, các tuyến vận tải đường biển hợp lý và hoạt động lâu dài. Nghiên cứu nhu cầu thị trường vận tải là công việc thu thập thông tin có liên quan tới thị trường vận tải, các thông tin về thị trường này có nhiều loại và có những nội dung khác nhau, có nội dung chân thật, tốt nhưng có những thông tin ảo làm ảnh hưởng tới thời gian công sức tiền bạc cho việc nghiên cứu những thông tin đó, do đó cần phải có sự sàng lọc, phân tích những thông tin có ích cho công ty. Công ty cần phải nghiên cứu về tình hình cung cầu, giá cả, các yếu tố từ thị trường.tù những thông tin thu được từ các phương tiện của công ty như: hệ thống máy vi tính có truy cập mạng internet, từ các mối quan hệ khách hàng lâu năm, và từ các mối quan hệ, thông tin đại chúng khác. Phân tích cung cầu thị trường: + Cung: Xác định số lượng số lượng các công ty cung cấp dịch vụ vận tải, đặc biệt là cung cấp dịch vụ vận tải quốc tế bằng đường biển Giá trung bình vận chuyển hàng hóa trên các cung đường vận tải của mình và các tuyến đường vận tải khác. Các tuyến đường hiện có và các tuyến đường tiềm năng có thể mở rộng. + Cầu: Xác định khối lượng các loại hàng hóa có thể vận chuyển bằng các loại tàu biển Tính mùa vụ lưu chuyển hàng hóa Điều kiện thị trường: Công ty cần xác định các yếu tố khách quan xuát phát từ bên ngoài liên quan tói các hoạt động thương mại như: + Pháp lý như các qui chế về giá cước vận tải chung, các qui định về hoạt động vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu, + Tài chính như là thuế VAT, Tiêu thụ đặc biệt…, các khoản hoa hồng + Con người: trình độ chuyên môn và kinh nghiệm công tác của nhân viên công ty, bên cạnh đó là tâm lý muốn sử dụng nhu cầu vận tải của khách hàng + Kĩ thuật: các phương tiện chuyên chở nhu: container, tàu biển, kho bãi, các trang thiết bị khác. Giá cước vận chuyển: Giá cước vận chuyển phản ánh quan hệ cung cầu trên thị trường. Công ty cần phải đánh giá, phân tích giá cước hiện tại trên thị trường ở các khu vực, ở các tuyến đường vận tải.. để có thể hoạch định giá chính xác, hiệu quả, dự đoán xu hướng biến động của nó. Để có thể dự đoán chính xác cần phải dựa vào các thông tin từ bên ngoài và các kết quả nghiên cứu, dự đoán tình hình thị trường của từng loại hàng hóa Giá cước vận chuyển hàng hóa phụ thuộc vào các yếu tố như chất lượng dịch vụ, độ an toàn cho hàng hóa, tù đó nó ảnh hưởng tói tâm lý sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng hóa của khách hàng. Chính vì thế công ty cần phải đưa ra chất lượng phục vụ tốt và giá cả phải chăng, đáp ứng nhu cầu sử dụng vận tải của khách hàng và lợi nhuận của công ty. 3.2 Tạo lập các mối quan hệ với khách hàng Tất cả các hoạt động kinh doanh khi đã tạo lập được các mối quan hệ kinh doanh với khách hàng, khách hàng có nhu cầu vận chuyển hàng hóa đều được thiết lập bởi một hợp đồng ký kết giữa hai bên để đảm bảo lợi ích hai bên tránh tình trạng xảy ra tranh chấp gây ảnh hưởng tới uy tín từng bên. Hợ._.p đồng giao dịch phải đảm bảo phải có đầy đủ nội dung sau: Tên, địa chỉ chủ hàng Phương tiện vận chuyển Thời gian vận chuyển Tên chủng loại hàng hóa Các khoản mục về chi phí, cảng xếp dỡ, thưởng phạt, thời gian. Trách nhiệm, nghĩa vụ của từng bên. Điều khoản khác. Khi các hợp đồng đã ký kết thì hai bên phải có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ và quyền lọi cảu mình, nếu có xảy ra sự cố, tranh chấp thì dựa trên hợp đồng mà tiến hành và nếu quá căng thẳng thì cần có sự phán quyết của bên thứ ba, có thể là tòa án. Hiện nay công ty đang tiến hành các hợp đồng dịch vụ vận tải như: Hợp đồng vận tải dài hạn: vận chuyển hàng hóa trong thời gian dài, tạo nên mối quan hệ làm ăn lâu dài, ổn định Hợp đồng ngắn hạn: tổ chức vận chuyển hàng hóa theo chuyến, trả tiền theo chuyến và chỉ làm ăn theo thời vụ. 3.3. Lập kế hoạch vận chuyển hàng hóa của công ty - Xác định nhu cầu vận chuyển hàng hóa của khách hàng, xác định khối lượng vận chuyển và số km vận chuyển hàng hóa, xác định khối lượng hàng hóa luân chuyển (tấn.km). khối lượng hàng hóa vận chuyển kỳ kế hoạch được tính bằng: Qvc = Q1S1+ Q2S2+……+ QnSn (S là quãng đường vận chuyển, Qi là khối lượng hàng hóa thứ I vận chuyển) - Xác định nơi vận chuyển đến ( đến cảng biển rồi qua tàu biển đến các nước khác hay là từ cảng trở về các kho hàng của khách hàng). - Xác định khả năng vận chuyển của công ty dựa trên các phương tiện cũng như con người đáp ứng nhu cầu vận chuyển (dùng các loại phương tiện nào, các tàu nào, có trọng tải bao nhiêu để thực hiện vận chuyển tối ưu nhất, và cần có bao nhiêu người thì đủ trong hoạt động vận tải). - Lựa chọn đúng đắn các phương tiện vận tải, sử dụng tối đa công suất các phương tiện vận tải. - Dựa vào giá cước vận tải, giá cước bốc dỡ hàng hóa Từ các yếu tố trên làm cơ sở cho việc lập kế hoạch vận chuyển hàng hóa cho phù hợp với khả năng công ty, tránh tình trạng lãng phí nguồn lực của công ty, hoạt động không hiệu quả, kế hoạch lập ra không sát với thực tế hoặc kế hoạch lập ra không thực hiện được vì bản kế hoạch đưa ra quá khả năng thực hiện của công ty hoặc thấp hơn so với khả năng thực hiện của công ty làm lãng phí nguồn lực. Các bản kế hoạch tác nghiệp sẽ được trình bày trong phụ lục 3.4. Tổ chức thực hiện kế hoạch - Trước khi gửi hàng hóa cần phải làm tốt công tác chuẩn bị hàng hóa. Tiến hành kiểm tra, phân loại, để đảm bảo hàng hóa được gửi đi đúng loại về số lượng và chất lượng. Tiến hành đóng gói cẩn thận, đúng yêu cầu của khách hàng, đảm bảo hàng hóa không thiếu sót, rơi vãi, hư hỏng. Hàng hóa phải được sắp xếp đúng chỗ, tránh nhầm lẫn. Chuẩn bị giấy tờ gửi đi theo hàng hóa: hóa đơn, giấy bảo đảm, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa… Chuẩn bị các phương tiện vận tải, việc chọn phương tiện phải phù hợp với chủng loại, trọng lượng và đặc điểm hàng hóa. Cần kiểm tra các phương tiện vận chuyển đê xem các phương tiện có đủ điều kiện đảm bảo an toàn khi vận chuyển. Bên cạnh đó cần chuẩn bị các phương tiện xếp dỡ hàng hóa từ container lên tàu hay ngược lại. Trình tự vận chuyển hàng hóa của công ty đối với khách hàng trong nước sang nước ngoài và ngược lại như sau: Sơ đồ 2: Trình tự vận chuyển hàng hóa của công ty Hàng hóa của khách hàng trong nước Cảng biển, kho hàng ở Việt nam Hàng hóa của khách hàng nước ngoài Cảng biển, kho hàng ở nước ngoài container ô tô tàu biển container, tàu nhỏ ô tô Hàng hóa của khách hàng trong nước sang nước ngoài + Tập hợp hàng hóa từ kho hàng từ khách hàng, kiểm tra lưu lượng hàng hóa, chủng loại hàng hóa, các giấy tờ liên quan đến hàng hóa, thu 50% tiền vận chuyển trước + Bốc xếp hàng hóa lên contarner, ô tô và vận chuyển ra cảng. + Xếp dỡ hàng hóa xuống và đưa lên tàu + Đưa các giấy tờ có liên quan cho các thuyền trưởng, thuyền viên của tàu thủy, kiểm tra lại lần cuối hàng hóa, và vận chuyển hàng hóa đến nới khách hàng yêu cầu. + Công ty gửi một bản thông tin hàng hóa cho đại lý của mình bên nước ngoài( chủng loại, khối lượng, giá cước thanh toán…) + Hàng tới đại lý bên nước ngoài sẽ có công ty vận tải bên nước ngoài đảm trách nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa tới tay người khách hàng bên nước ngoài + Nhận nốt số tiền còn lại khi hàng hóa đưa tới tay người nhận bên nước ngoài từ tay người gửi. Hàng hóa của khách hàng nước ngoài về Việt nam: + Bốc dỡ hàng hóa từ tàu biến xuống các container, kiểm tra hàng hóa, so sánh thông tin vê hàng hóa tù bên nước ngoài vói hàng hóa từ trên tàu xuống. + Vận chuyển hàng hóa về tới tay người nhận, bốc dỡ xuống vào nhà kho và kiểm tra lần cuối hàng hóa. + Gửi thông tin tới đại lý bên nước ngoài về hàng hóa đã tới tay người nhận và đề nghị nhận tiền vận chuyển. + Đại lý bên nước ngoài kiểm tra thông tin và gủi tiển vận chuyển cho công ty + Nhận tiền và có thể ký kết các hợp đồng làm ăn lâu dài. 4. Nguồn vốn Dưới đây là các bảng số liệu về tình hình tài chính công ty trong ba năm từ năm 2005 đến năm 2007 Bảng 1: Các khoản nợ của công ty trong 3 năm gần nhất Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Nợ ngắn hạn 21.562 21.897 22.871 Vay ngắn hạn 11.214 10.457 11.754 Nợ ngắn hạn đến hạn trả 5.417 5.642 5.541 Người mua trả tiền trước 3.686 4.013 3.856 Các khoản phải trả 1.245 1.785 1.72 Nợ dài hạn 11.546 10.426 12.213 Nợ khác 1.246 1.451 1.142 Tổng 34.354 33.774 36.226 Nguồn: Tham khảo báo cáo tài chính qua các năm của công ty Bảng 2: Các chỉ tiêu tài chính của công ty qua 3 năm gần nhất Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 năm 2007 Chỉ tiêu về khả năng thanh toán Hệ số thanh toán ngắn hạn 0.65 0.7 0.74 Hệ số thanh toán nhanh 0.55 0.61 0.65 Chỉ tiêu về cơ cấu vốn Hệ số nợ/ Tổng tài sản 0.54 0.52 0.55 Hệ số nợ/ Vốn chủ sở hữu 3.35 3.06 3.02 Chỉ tiêu về vòng quay Vòng quay tổng tài sản(vòng) 1.41 1.67 1.71 vòng quay các khoản phải trả(vòng) 1.52 1.74 1.85 Chỉ tiêu về khả năng sinh lời Hệ số lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần 3.26% 3.47% 3.92% Hệ số lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản 3.26% 3.47% 3.92% Hệ số lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu 20.37% 20.38% 21.42% Nguồn: Tham khảo báo cáo tài chính qua các năm của công ty 5. Trình độ trang thiết bị công nghệ Đây là vấn đề tương đối khó khăn đối với công ty, và việc khắc phục điểm yếu này có thể cần một thời gian khá dài. Trang thiết bị cũ kĩ, thiếu thốn và tuổi thọ sử dụng quá lâu, mặc dù mấy năm gần đây được Nhà nước chú ý đầu tư nhưng chưa có sự chuyển biến đáng kể. Năng lực của các cảng biển , bến đổ còn thấp và yếu kém ở cơ sở vật chất, phương tiện vận chuyển. Hiện nay, các máy móc, phương tiện chủ yếu của Công ty là hai loại tàu VINAFCO 18 và VINAFCO 25, đội xe và các rơ moóc vận tải, hệ thống container... Tàu VINAFCO 18 với trọng tải 240 TEUs, giá trị còn lại trên sổ sách khoảng 23 tỷ đồng. Tàu 18 đã được 19 tuổi, trọng tải còn hơi thấp nhưng vừa qua đã được Công ty đầu tư, bảo dưỡng, đã dần đáp ứng được tối đa lịch tàu. Tàu VINAFCO 25 với trọng tải 252 TEUs, giá trị còn lại trên sổ sách khoảng 23 tỷ đồng. Tàu 25 mới 10 tuổi nên các điều kiện kỹ thuật đều tốt. Trong thời gian gần đây, với cố gắng của đội ngũ khai thác, hai loại tàu của Công ty đều hoạt động gần đạt tới trọng tải tối đa. Công ty cũng đặt ra kế hoạch nâng cấp và đổi mới đội tàu, đầu tư mua tàu với trọng tải lớn và hiện đại hơn để tăng khả năng cạnh tranh. Bảng 3: Một số máy móc thiết bị chính của công ty tính đến 31/12/2007 TÊN TÀI SẢN Nguyên giá KH luỹ kế Giá trị còn lại %Còn lại Ô tô HYUNDAI XG30 702.570.631 81.966.570 620.604.061 88.33% Ô tô TOYOTA VOIS1.5 375.025.909 35.716.752 339.309.157 90.48% Container TEC AX 2029901 214.412.930 208.290.826 6.122.104 2.86% Container TEC AX 2029902 214.412.930 208.290.826 6.122.104 2.86% Tầu biển Vinafco 18 34.001.906.160 14.332.830.000 19.669.076.160 57.85% Tầu biển Vinafco 25 40.284.104.703 15.878.701.348 24.405.403.35 60.58% Đầu kéo Intl 16H 8154 336.454.191 42.057.000 294.397.191 87.50% Rơmoóc 40' 16R 0332 136.133.000 34.041.000 102.092.000 74.99% 6. Lao động Trình độ nghề nghiệp và kinh nghiệm quản lý còn thấp, số người làm việc chưa được đào tạo vẫn còn chiếm số đông nên năng suất lao động cón thấp, mức thu nhập hàng tháng khoảng 2 triệu đồng. Số lượng cán bộ công nhân viên được đào tạo ở cấp độ đại học, trên đại học chiếm một lượng nhỏ, còn lại được đào tạo ở cấp độ khác và cũng được đào tạo nghề nghiệp khi tiến hành công việc ở công ty. Lực lượng lao động của công ty tăng dần từng năm như năm 2005 số lượng lao động trong công ty chỉ có 42 người nhưng đến tháng 12/2007, tổng số lao động của Công ty là 53 lao động. Số lượng lao động của công ty được phân chia theo trình độ được thể hiện trong bảng sau: Bảng 4: Cơ cấu lao động theo trình độ của công ty Trình độ Số lượng( người) Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Trên đại học 1 2 3 Đại học, Cao đẳng 12 15 21 Trung học 8 9 10 Công nhân kỹ thuật 11 11 12 Lao động phổ thông 10 9 7 Tổng 42 46 53 Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của công ty VINAFCO-IFTC Chương II: Thực trạng cung ứng dịch vụ vận tải của công ty trong những năm qua I. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty VINAFCO-IFTC trong những năm qua 1. Sản lượng vận tải Sản lượng vận chuyển hàng hóa năm 2007 do đội tàu của công ty VINAFCO-IFTC thực hiện là 4.522.890 tấn và luân chuyển 13.255.874.700 ngàn tấn.km. Trong những năm qua tốc độ tăng trưởng sản lượng của công ty khá nhanh so với tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn Tổng công ty (12%). Mặc dù sản lượng hàng hóa vận chuyển của VINAFCO-IFTC tăng mạnh trong những năm vừa qua nhưng so với nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt nam hiện nay và tương lai thì khả năng vận chuyển là còn có hạn chế. Trong khi đó nhu cầu vận chuyển ngoại thương của nước ta tăng tử 18 - 20%, trong khi đó đội vận tải biển của nước ta chỉ mới đảm nhận được khoăng 17%, phần còn lại là các công ty vận chuyển của nước ngoài. Biều đồ 1: Sản lượng vận chuyển của công ty Bảng 5: Tốc độ tăng sản lượng vận tải của Công ty Năm Sản lượng Tốc độ tăng trưởng (%) Tấn Tấn.Km 2002 1.922.560 5.622.452.140 2003 2.581.240 7.548.575.640 134,23 2004 3.020.120 8.957.456.540 117 2005 3.451.150 9.542.580.000 114 2006 3.850.000 11.589.658.320 111,55 2007 4.522.890 13.255.874.700 117,47 Tốc độ tăng trưởng bình quân 118,6 (Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của công ty VINAFCO-IFTC) Như vậy tốc độ tăng trưởng sản lượng vận chuyển hàng hóa của công ty có tăng nhanh từ 11% - 34% nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ với nhu cầu vận chuyển hàng hóa trên thị trường. 2. Doanh thu và lợi nhuận Từ năm 2000 cho tới nay mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng VINAFCO-IFTC vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng tốt. Hằng năm đều hoàn thành chỉ tiêu vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Doang thu năm sau tăng hơn năm trước từ 3 đến 8 tỷ. Khoản ngân sách tăng đều hàng năm, tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu có tăng có giảm theo từng năm, nguyên nhân của sự biến động nỳ xuất phát ở công tác quản lý, các khoản ngân sách khá cao và chí phí lại tăng, giá dịch vụ lại giảm do cạnh tranh mà chi lại tăng để đáp ứng tố hơn về chất lượng cho khách hàng. Tất cả đều được trình bày ở trong bảng và sơ sơ đồ sau: Bảng 6: Kết quả kinh doanh vận tải công ty VINAFCO-IFTC Đơn vị: triệu đồng STT Chi tiêu Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007 1 Tổng giá trị tài sản 60.124 61.451 62.451 64.145 64.784 65.487 2 Vốn chủ sở hữu 9.854 9.985 10.154 10.254 11.023 11.987 3 Doanh thu 32.145 35.254 42.895 48.546 56.410 61.985 4 Nộp ngân sách 5.254 5.623 6.542 6.985 7.421 8.986 5 Lợi nhuận 1.325 1.458 1.680 2.089 2.246 2.568 6 Số lượng lao động (người) 21 28 35 40 46 52 7 Số lượng tàu biển (chiếc) 3 4 4 5 5 6 8 LN/DT (%) 4.12 4.13 3.91 4.3 3.98 4.14 (Nguồn: Báo cáo hàng năm của VINAFCO-IFTC (2002-2007) 2002 2003 2004 2005 2006 2007 0 10 20 30 40 50 60 70 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Biểu đồ 2: Tốc độ tăng trưởng Doanh thu của Công ty VINAFCO-IFTC Biểu đồ 3: Tỷ lệ % Lợi nhuận trên Doanh thu của Công ty VINAFCO-IFTC Trong hai năm 2006 và 2007, nền kinh tế Việt nam chịu nhiều biến động của nền kinh tế thế giới, giá dầu, giá thép lên cao, sự mất ổn định chính trị đã ảnh hưởng rất lớn tới các ngành nghề như thương mại, xuất nhập khẩu, du lịch… làm giảm doanh thu của các công ty nhưng với ngành kinh doanh vận tải biển vẫn tăng tương đối ổn định, giá thuê và mua tàu vẫn ở mức cao. Việc công ty vẫn có được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định là nhờ vào các hoạt động mang tính chiến lược của công ty như: - Công ty đầu tư mua các tàu biển với trọng tải lớn thay thế các tàu có trọng tải nhỏ, có thể xuất cảng đi các nước trên thế giới - Công ty chú trọng vào tạo các mối quan hệ làm ăn tốt đẹp lâu dài với các đối tác. - Giá cước cho các tuyến vận tải nước ngoài có xu hướng tăng lên và hiện nay bước sang năm 2008 giá cước cũng có tăng lên một chút. Bên cạnh đó công ty còn cho thuê các loại tàu nhỏ khi công ty không có được mối làm an với khách hàng mà công ty khác muốn thuê tàu, công ty vẫn tạo điều kiện cho việc cho thuê tàu, để đảm bảo tăng doanh thu. Tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận và tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu của công ty đều có xu hướng tăng, tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng nhanh qua các năm và chưa có dấu hiệu dừng lại, trong khi đó tỷ lệ tăng doanh thu trên lợi nhuận tăng không đồng đều, có năm tăng nhưng có năm lại giảm xuống như năm 2003 (4,13%) tăng so với năm 2002 (4,12%) nhưng đến năm 2004 lại giảm xuống còn 3,91%, đến năm 2005 lại tăng lên 4,3% và năm 2006 lại giảm so với năm 2005, đến năm 2007 có tăng nhưng không bằng năm 2005. Điều này chứng tỏ tốc độ tăng doanh thu không tạo ra sự cân xứng với tốc độ tăng của lợi nhuận. Do tính chất cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường, để tăng doanh thu và lợi nhuận công ty phải có những biện pháp tích cực trong việc cải tiến các hình thức kinh doanh cho thích nghi với thị trường. Công ty đã nhanh chóng cho các biện pháp chuyển hướng kinh doanh như làm đại lý cho các hãng vận tải ở nước ngoài trong việc chuyên chở hàng hóa bằng container từ cảng vào đất liền và giao tới tay khách hàng và công ty cũng làm điều ngược lại như chuyên chở hàng hóa từ Việt nam sang nước ngoài bằng container và tàu biển của công ty, giao hàng cho đại lý ở bên nước ngoài có trách nhiệm giao hàng tới tay của người nhận, bên cạnh đó công ty còn tiến hành gửi các bộ có năng lực đi học và đào tạo nghiệp vụ ở nước ngoài để nâng cao kiến thức về phục vụ công ty. Cũng trong giai đoạn này công ty cũng liên doanh với một số đối tác ở nước ngoài trong lĩnh vực giao nhận và vận tải hàng hóa bước đầu đem lại hiệu quả. II. Phân tích tình hình cung ứng dịch vụ vận tải của công ty Trải qua quá trình phát triển chung của công ty, trình độ chuyên môn và các cơ sở vật chất khác để kinh doanh dịch vụ vận tải cũng dần hoàn thiện. Các dịch vụ vận tải của VINAFCO- IFTC cung cấp rất đa dạng, bao quát gần hết các loại dịch vụ mà thông thường người giao nhận cung cấp. Nghiệp vụ VINAFCO-IFTC chủ yếu là vận tải hàng hoá bằng đường biển. Ngoài ra liên quan đến cung cấp có một số dịch vụ như: Đại lý vận tải, đại lý môi giới tàu biển, làm thủ tục thông quan cho các chủ hàng, môi giới hàng hải; đại lý tàu biển; cho thuê kho bãi, container; dịch vụ xếp dỡ hàng hoá, dịch vụ giao nhận vận chuyển quốc tế; làm thủ tục hải quan; kinh doanh kho bãi; dịch vụ tư vấn XNK cho các chủ hàng; quản lý kho hàng. Làm các thủ tục xuất, nhập hàng cho các chủ hàng (khai báo hải quan cho hàng xuất - nhập, lập bộ chứng từ, phát hành vận đơn, mở L/C …) Nhận hàng từ chủ hàng ,chuyển giao cho người vận tải, nhận hàng từ người vận tải và giao cho chủ hàng Kinh doanh xếp dỡ, đóng gói, bảo quản hàng hoá cho chủ hàng Thay mặt chủ hàng, lưu cước/ lưu khoang với người chuyên chở Tư vấn cho chủ hàng về phương thức vận tải, tuyến đường, hành trình chuyên chở phù hợp với đích đến của hàng hoá. Thường xuyên giám sát việc vận chuyển hàng hoá trên đường từ nơi người gửi đến nơi người nhận hàng, cung cấp thông tin kịp thời cho chủ hàng trong trường hợp cần thiết. Làm đại lý vận tải biển, vận tải hàng không và môi giới hàng hoá. Dịch vụ vận tải hàng hoá quốc tế, trong đó có cả hàng quá cảnh. Kinh doanh kho bãi, bãi container, thu gom hàng hoá Tình hình cung ứng dịch vụ vận tải của công ty được đánh giá trên các phương diện sau: Cung ứng theo thị trường và khách hàng: Trong quá trình cung ứng dịch vụ vận tải của công ty, sản lượng hàng hóa công ty vận chuyển tới các khu vực là khác nhau và theo từng năm cũng khác nhau. Dưới đây là bảng cơ câu sản lượng hàng hóa vận chuyển của công ty theo từng khu vực thị trường và khách hàng. Bảng 7: Cơ cấu sản lượng hàng hóa vận chuyển theo khu vực thị trường Đơn vị: ngàn tấn Năm Khu vực Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 SL % SL % SL % SL % Vận chuyển hàng xuất khẩu ASEAN 483,6 24 600,29 24,9 549,55 21,4 654,48 23,5 Đông Bắc Á 429,195 21,3 680,18 28,2 734,45 28,6 807,65 29 Đông Âu 554,125 27,5 612,65 25,4 672,82 26,2 877,28 31,5 TT Khác 548,08 27,2 518,58 21,5 611,18 23,8 445,6 16 Tổng 2.015 100 2.412 100 2.568 100 2.785 100 Vận chuyển hàng nhập khẩu ASEAN 254,265 25,3 274,3 26,4 346,14 27 496,78 28,6 Đông Bắc Á 322,605 32,1 356,38 34,3 441,01 34,4 564,53 32,5 Đông Áu 270,345 26,9 243,13 23,4 269,22 21 441,2 25,4 TT Khác 157,785 15,7 165,2 15,9 225,63 17,6 234,5 13,5 Tổng 1.005 100 1.039 100 1.282 100 1.737 100 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty VINAFCO-IFTC Bảng 8: Cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển theo khách hàng ở ba miền Năm Khu vực Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Vận chuyển hàng hóa xuất khẩu Miền Bắc 826,15 1013,04 1001,5 1364,7 Miền Trung 302,25 385,9 359,52 501,3 Miền Nam 886,6 1013,.06 1207 919,05 Vận chuyển hàng hóa nhập khẩu Miền Bắc 445,2 467,55 615,36 889,34 Miền Trung 140,7 187,02 233,32 265,76 Miền Nam 419,1 384,43 433,32 581,9 Đơn vị tính: ngàn tấn Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty VINAFCO-IFTC Nhìn vào hai bảng số liệu trên ta thấy khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu mà công ty đảm nhận khâu vận chuyển có sự thay đổi theo từng năm và theo từng khu vực thị trường, khách hàng. Cụ thể: đối với hàng hóa xuất khẩu sang các nước ở ASEAN năm 2004 là 483,6 ngàn tấn thì ở năm 2005 là 600,59 ngàn tấn, năm 2006 là 549,55 ngàn tấn, năm 2007 là 654,48 ngàn tấn. Tại khu vực Đông Bắc Á và Đông Âu, hàng hóa công ty vận chuyển tói các nước này có xu hướng ngày càng tăng như khu vực Đông Bắc Á năm 2004 là 429,195 ngàn tấn, năm 2005 là 680 ngàn tân, năm 2006 734,45 ngàn tấn, năm 2007 là 807,65 ngàn tấn. Đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước ngoài về Việt nam cũng có chung sự biến động về khối lượng hàng hóa vận chuyển, có năm tại một khu vực như Đông Âu khối lượng hàng hóa mà công ty vận chuyển vê Việt nam có chiều hướng tăng giảm không rõ rằng, có năm tăng như năm 2006 so với năm 2005 nhưng năm 2005 lại giảm mạnh so với năm 2004, hay tại khu vực ASEAN, Đông Bắc Á các năm từ 2004 đến năm 2007 khối lượng hàng hóa công ty vận chuyển đều có xu hướng tăng dần. Cũng tương tự, hàng hóa được vận chuyển ở trên cả ba miền có sự thay đổi qua các năm nhưng nhìn chung đều thấy rằng khối lượng hàng hóa xuất khẩu đi hay nhập khẩu về ở cả ba miền có sự khác biệt rõ rằng về khối lượng vận chuyển, khối lượng vận chuyển của công ty đều tập trung vào hai miền: miền Nam và miền Bắc, còn miền Trung khối lượng vận chuyển thấp hơn, có sự chênh lệch như vậy nguyên nhân chủ yếu do điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng kinh tế của khu vực miền Trung chưa phát triển bằng hai miền trên. Cung ứng theo sản phẩm: các sản phẩm công ty vận chuyển chủ yếu như là hàng điện tử- điện lạnh, thực phẩm dinh dưỡng, may mặc vải, sợi, hàng công nghiệp( máy móc, trang thiết bị, thép, dầu thô, than, quặng sắt...). Các loại sản phẩm này đều có những kích cỡ và trọng lượng khác nhau, do đó quá trình đóng gói và vận chuyển cũng khác nhau, đòi hỏi phải có kinh nghiệm trong nghể. Dưới đây là bảng số liệu về khối lượng các mặt hàng mà các công ty vận chuyển trong những năm qua. Bảng 9: Khối lượng vận chuyển mặt hàng xuất nhập khẩu Đơn vị: nghìn tấn Năm Mặt hàng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Vận chuyển các mặt hàng nhập khẩu Hàng điện tử- điện lạnh 100,5 124,68 169,22 272,71 Thực phẩm dinh dưỡng 185,93 212,995 246,14 321,35 May mặc (vải, sợi…) 152,76 151,694 199,99 303,98 Hàng công nghiệp( máy móc, trang thiết bị, thép…) 466,32 494,564 623,05 802,49 Mặt hàng khác 99,495 55,067 43,588 36,477 Năm Mặt hàng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Vận chuyển các mặt hàng xuất khẩu Dầu thô, than, quặng sắt 306,28 289,44 338,98 409,4 Thủ công mỹ nghệ, đồ gốm sứ 249,86 323,208 493,06 515,23 Hàng may mặc (vải, sợi…) 398,97 545,112 400,61 428,89 Hàng lương thực - thực phẩm ( gạo, đông lạnh…) 981,31 1148,112 1248 1314,5 Mặt hàng khác 78,585 106,128 87,312 116,97 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty VINAFCO-IFTC Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy khối lượng hàng hóa vận chuyển xuất khẩu có xu hướng tăng theo tùng năm ở từng mặt hàng: hàng điện tử- điện lạnh, thực phẩm dinh dưỡng, hàng công nghiệp, bên cạnh đó các mặt hàng còn lại có năm tăng có năm giảm như may mặc năm 2004 khối lượng hàng hóa vận chuyển là 152,76 ngàn tấn nhưng đến năm 2005 có giăm đi một ít, đến hai năm 2006, 2007 đều tăng và tăng rất mạnh từ 152,76 ngàn tấn(2004) lên 303,98 ngàn tấn(2007). Chính sự tăng giảm không đồng đều theo từng năm dẫn đến khối lượng các mặt hàng khác trong tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển có sự giảm dần theo các năm: năm 2004 là 99,495 ngàn tấn, năm 2005 là 55,067 ngàn tấn, năm 2006 là 43,588 ngàn tấn, năm 2007 là 36,477 ngàn tấn, nguyên nhân chủ yếu của sự giảm sút như vậy là do khả năng đáp ứng nhu cầu của công ty còn có hạn nên khi, khối lượng các mặt hàng tăng lên thì các mặt hàng còn lại sẽ só xu hướng không đáp ứng được hết hoặc nhỏ hơn. Tình hình cung ứng dịch vụ vận tải theo mùa: trong 12 tháng của năm thì những tháng đầu năm từ tháng 1 đến tháng 3, nhu cầu vận chuyển của các khách hàng có xu hướng giảm nên khả năng sử dụng hết công suất các nguồn lực còn thấp, lãng phí nguồn lực. Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 12, đặc biệt các tháng cuối năm, nhu cầu vận chuyển của khách hàng ngày càng tăng, nguyên nhân chung của tình trạng trên là do tính thới vụ của từng loại sản phẩm, tính thới vụ của tự nhiên…ví dụ như các loại hoa quả xuất khẩu, hầu hết từ tháng 5 trở đi các loại hoa quả này mới kết quả và khi đó nhu cầu vận chuyển mới dần tăng lên, hoạt động buôn bán mới nhộn nhịp trở lại. Để vận chuyển các loại hàng hóa trên, công ty thiết lập lên một đội xe vận tải bao gồm nhiều loại xe có trọng tải khác nhau và đội xe bồn chuyên dụng để chở khí hoá lỏng và các phương tiện xếp dỡ khác. Ngoài ra, công ty sở hữu 2 loại tài biển là: tàu VINAFCO 18 và tàu VINAFCO 25, với trọng tải mỗi tàu là 10.000 tấn, tương đương 250 TEU; và còn nhiều loại container kích cỡ và chủng loại khác nhau, phục vụ cho việc vận tải hàng hoá cũng như cho các đơn vị khác thuê. Tuy nhiên, trên thực tế, vai trò của VINAFCO-IFTC khi làm giao nhận với tư cách là người chuyên chở trực tiếp không phổ biến, mà hoạt động chuyên chở với các cơ sở vật chất của chính công ty thường hoạt động riêng, do các đơn vị phụ trách về vận tải cung cấp. Như vậy, tình hình cung cấp các dịch vụ vận tải của công ty có sự biến động qua từng năm, khối lượng hàng hóa mà công ty vận chuyển đều tăng qua các năm nhưng các mặt hàng xuất nhập khẩu đều thay đổi không theo một xu hướng nhất định, chính sự thay đổi khối lượng các mặt hàng đó đã làm ảnh hưởng tới hoạt động sinh lợi nhuận của công ty. Sự thay đổi khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố dưới đây. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cung ứng dịch vụ vận tải của Công ty VINAFCO-IFTC 1. Nhân tố chủ quan 1.1. Trình độ, kiến thức, kinh nghiệm của cán bộ công nhân viên chức trong công ty Các kinh nghiệm về kiến thức luật pháp và các thủ tục thương mại quốc tê, nghiệp vụ nhận và gửi giao hàng cho khách hàng. Sự yếu kém trong công tác thực hiện nghiệp vụ, ký kết các hợp đồng sẽ làm cho công ty lâm vào tình trạng khó khăn, có thể bị bồi thường không đáng có. Do đó công tác đào tạo nghiệp vụ, nâng cao nghiệp vụ là hết sức cần thiết, bên cạnh đó cũng đòi hỏi công tác quản lý từ cấp trên đối với các nhân viên, có sự giám sát chặt chẽ đối với nhân viên. Công tác quản lý nhân viên và hoạt động kinh doanh yếu kém làm mất lòng tin từ nhân viên, kiềm chế sự năng động phát triển của nhân viên thì làm ảnh hưởng tới năng suất công việc của nhân viên và từ đó làm ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của công ty và ngược lại sẽ là cơ hội phát triển bản thân nhân viên và công ty luôn làm ăn tốt, có hiệu quả cao. Trong công ty phải có sự đoàn kết, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt công việc được giao, phải có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, không chồng chéo, mọi người phải hiểu nghề nghiệp, tuân thủ nội quy đặt ra, tạo ra nhịp điệu công việc thông suốt, nhịp nhàng, tạo không khí thuận lợi trong sự phát triển sẽ tạo cho công ty luôn đứng vững trước những khó khán, vươn lên phát triển, cạnh tranh mạnh mẽ. Điểm lai các nhận tố đã nêu trên, đem đối chiếu với với tình hình hoạt động kinh doanh của công ty VINAFCO-IFTC thì có thể thấy thuận lợi không nhiều nhưng các yếu tố khó khăn lại không ít, những yếu tố thuận lợi và khó khăn sẽ được nêu ở phần dưới đây. Đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển nói chung, công ty VINAFCO-IFTC nói riêng đã đóng góp vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển kinh tế thế giới, lĩnh vực kinh doanh dịch vụ vận tải biển giống như cầu nối thế giới thế giới với nền kinh tế Việt nam. Sản phẩm là các hoạt động dịch vụ vận tải nên đòi hỏi hết sức chuẩn xác về mặt thời gian, tiến độ, địa điểm, thủ tục giao nhận, ký kết hợp đồng… Nó đòi hỏi phải có được hệ thống kết cấu hạ tầng của xã hội và cơ sở vật chất, trang thiết bị của công ty. Trước đây nền kinh tế của nước ta là cơ chế đóng, hoạt động của các đơn vị kinh tế chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường quốc tế. Ngày nay xu thế khu vực hòa và quốc tế hóa nền kinh tế thế giới là xu hướng có tính chất khách quan. Việt nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường theo hướng mở cửa và hội nhập, nền kinh tế nước ta trở thành một phân hệ của hệ thống lớn là khu vực và thế giới. hoạt động kinh doanh vận tải của công ty VINAFCO-IFTC bị chi phối rất nhiều bởi nền chính trị thế giới. Các nhân tố chủ yếu phản ánh thay đổi chính trị thế giới là các quan hệ chính trị hình thành trên thế giới và ở từng khu vực như vấn đề toàn cầu hóa, hình thành, mở rộng hay phá bỏ các hiệp ước liên minh đa phương và song phương, giải quyết các mâu thuẫn cơ bản thế giới và từng khu vực. Các nhân tố này tác động tích cực và tiêu cực đến công ty kinh doanh trong ngành vận tải biển nói chung và công ty VINAFCO-IFTC nói riêng. Tuy nhiên xu hướng và mức độ tác động của chúng tới các hoạt động kinh doanh của từng công ty lại không giống nhau. 1.2. Trang thiết bị của công ty Các bến cảng, phương tiện bốc xếp, đội tàu biển, các phương tiện chuyên chở khác như container, ô tô, mặt bằng kho bãi… là các nhân tố tác động lớn tới hiệu quả hoạt động của công ty. Việc sử dụng hiệu quả các yếu tố trên sẽ góp phần vào việc tăng doanh thu, giảm các chi phí khấu hao, sửa chữa, tận dụng tối đa khả năng hoạt động các loại máy móc, thiết bị. Đối với các công ty kinh doanh lĩnh vực vận tải biển như công ty VINAFCO-IFTC thì phương tiện vận tải chiếm tới phần lớn tổng tài sản. Phương tiện chính là công cụ lao động, nó trực tiếp tạo ra doanh thu vận tải, và chính các hệ thống phương tiện vận tải của công ty là phương tiện quảng cáo hữu hiệu nhất đối với khách hàng khi tiếp xúc. Bởi khi tới với công ty thì cái mà khách hàng chú ý tới chính là hệ thống các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Chất lượng phương tiện tải của công ty không chỉ góp phần thu hút khách hàng, tạo ra cảm tình trong lòng khách hàng mà còn là yếu tố làm giảm khấu hao máy móc, nhiên liệu, giảm chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, hạn chế tai nạn. Tất cả các yếu tố trên ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Cơ sở vật chất của công ty không chỉ là các phương tiện vận tải mà còn là các máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh, các cơ sở vật chất này góp phần làm tăng giá trị dịch vụ cung ứng ra thị trường của công ty. Trong kinh doanh dịch vụ vận tải hiện nay một hệ thống máy vi tính và thông tin phục vụ hoạt động vận tải sao cho thuận tiện và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên việc đổi mới và nâng cao chất lượng các phương tiện vận tải phải mất một khoản hết sức lớn do đó cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng và phải phụ thuộc vào việc xác định chiến lược của công ty. Nhân tố khách quan 2.1. Chính trị và luật pháp Chính trị và luật pháp ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của các công ty vận tải. Với một đất nước như Việt nam là một đất nước đang phát triển mạnh mẽ, môi trường chính trị ổn định, hệ thống luật pháp đang được bở sung và hoàn thiện cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế Việt nam và cùng với sự phát triển của thế giới. Thành tựu mà Việt nam đạt được trong những năm gần đây là hết sức khả quan: GDP tăng 8.5%, tỷ lệ GDP đóng góp trong ngành dịch vụ tăng lên và ngành công nghiệp và nông nghiệp giảm xuống dần dần. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2007 tăng so với năm 2006, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và ODA tăng mạnh. Các hệ thống đường xá, cầu cống ngày càng được củng cố và hoàn thiện Ngày 7/11/2006 Việt nam đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO đã đánh dấu bước ngoặt lớn trong quá trình hội nhập nền kinh tế việt nam vào nên kinh tế thế giới. khi đó hàng hóa Việt nam vào các nước sẽ được đối xử bình đẳng có nhiều ưu đãi lớn so với trước đây. Do vậy khi nền kinh tế Việt nam đã bước vào ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7800.doc