Đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương (TechcomBank) Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU Ngân hàng là một trung gian tài chính, là một kênh dẫn vốn quan trọng cho toàn bộ nền kinh tế. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc hoàn thiện và mở rộng các hoạt động quyết định tính sống còn và phát triển của mỗi ngân hàng. Trong các hoạt động của ngân hàng có hoạt động cho vay, tuy nhiên từ xưa tới nay, các ngân hàng chỉ quan tâm tới cho vay các nhà sản xuất kinh doanh mà chưa quan tâm tới giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất là tiêu dùng. Nếu chỉ cho vay sản

doc83 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1544 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương (TechcomBank) Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất nhiều mà khách hàng không tiêu thụ được do người dân không có nhu cầu về hàng hóa đó hoặc có nhu cầu nhưng lại không có khả năng thanh toán thì tất yếu sẽ dẫn tới cung vượt quá cầu, hàng hóa bị tồn kho và ứ đọng vốn. Các doanh nghiệp rơi vào tình trạng không hoàn trả được các khỏan nợ. Ngân hàng cũng vì đó mà rơi vào tình trạng khó khăn. Bên cạnh đó, thực tế đó cho thấy khi xã hội ngày càng phát triển, không chỉ có các công ty, doanh nghiệp là cần vốn để sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường mà hiện nay, các cá nhân cũng là những người cần vốn hơn bao giờ hết. Cuộc sống ngày càng hiện đại, mức sống của người dân cũng được nâng cao, các nhu cầu ngày càng tăng lên. Giờ dây, tâm lý của người dân coi việc đi vay là muốn sử dụng hàng hóa trước khi có khả năng thanh toán. Quan tâm tới nhu cầu của các cá nhân, các ngân hàng đã phát triển một hoạt động cho vay mới, đó là cho vay tiêu dùng, một mặt vừa tạo thêm thu nhập cho chính ngân hàng, mặt khác giúp đỡ cho các cá nhân có được nguồn vốn để cải thiện cuộc sống của mình, giúp các doanh nghiệp đẩy nhanh vòng quay vốn. Sau một thời gian thực tập, tìm tòi và học hỏi tại Trung tâm phát triển bán và tiếp thị dịch vụ Ngân hàng cá nhân Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam – Techcombank, em nhận thấy Ngân hàng đã bắt đầu quan tâm tới hoạt động cho vay tiêu dùng nhưng hoạt động này vẫn chưa thực sự trở thành hoạt động lớn của Ngân hàng. Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu và đưa ra các giải pháp để phát triển nghiệp vụ cho vay tiêu dùng sẽ có ý nghĩa về phương diện lý luận và thực tiễn đối với sự đa dạng hóa hoạt động của ngân hàng. Do đó, em lựa chọn đề tài “Đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình. Nội dung đề tài bao gồm ba chương: Chương I: Những vấn đề chung về cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần . Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Trunng tâm phát triển bán & tiếp thị dịch vụ Ngân hàng cá nhân Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam. Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam. Để hoàn thiện đề tài này, em đã nhận được sự giúp đỡ vô cùng nhiệt tình và quý báu của cô giáo Th.S.Nguyễn Minh Huệ . Bên cạnh đó, trong thời gian thực tập, em cũng được sự giúp đỡ tận tình của các anh chị phòng phát triển bán & tiếp thị dịch vụ Ngân hàng cá nhân Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam. Em xin chân thành cảm ơn và mong tiếp tục nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô và các anh chị ngân hàng. Chương I: Lý luận chung cho vay tiêu dùng của Ngân hàng TMCP Ngân hàng TMCP. Khái niệm về Ngân hàng TMCP. Là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì một tổ chức nào trong nền kinh tế . Một số định nghĩa khác dựa trên các hoạt động chủ yếu như theo Luật các tổ chức tín dụng của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam “Hoạt động Ngân hàng là hoạt độnh kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền ấy để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”. Vai trò, chức năng của Ngân hàng TMCP trong nền kinh tế quốc dân. Vai trò. Ngân hàng TMCP là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế đóng vai trò điều tiết nền kinh tế quốc dân. Ngân hàng TMCP là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nền kinh tế.Hàng triệu cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế- xã hội đều gửi tiền tại ngân hàng. Ngân hàng đóng vai trò là người thủ quỹ của toàn xã hội, chuyển tiết kiệm thành đầu tư. Giúp cho nền kinh tế vận hành thông suốt. Giải quyết được các vấn đề về tư bản như thiếu tư bản tạm thời hay thừa tư bản tạm thời. Bên cạnh đó thông qua việc chấp hành các quy định của NHNN các ngân hàng TMCP còn là cánh tay trợ giúp đắc lực trong các chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, hỗ trợ Chính phủ trong việc quản lý điều tiết nền kinh tế quốc dân. Chức năng. Trung gian tài chính. Ngân hàng là 1 tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư, đòi hỏi sự tiếp xúc với 2 loại cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế: (1) các cá nhân,tổ chức tạm thời thâm hụt chi tiêu,tức là chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư vượt quá thu nhập và vì thế họ là những người cần bổ sung vốn ; và (2) các cá nhân và tổ chức thặng dư trong chi tiêu, tức là thu nhập của hiện tại của họ lớn hơn các khoản chi tiêu cho hàng hóa dịch vụ và do vậy họ có tiền để tiết kiệm. Sự tồn tại của 2 loại cá nhân và tổ chức trên hoàn toàn độc lập với Ngân hàng. Điều tất yếu là tiền chuyển từ nhóm (2) sang nhóm (1) nếu cả 2 cùng có lợi. Như vậy thu nhập gia tăng là động lực tạo ra mối quan hệ tài chính giữa 2 nhóm. Nếu dòng tiền di chuyển với điều kiện quay lại với một lượng lớn hơn trong một khoảng thời gian ấn định thì đó là quan hệ tín dụng. Nếu không thì là quan hệ cấp phát hoặc hùn vốn. Tuy nhiên, quan hệ trực tiếp bị giới hạn do sự không phù hợp về quy mô, thời gian, không gian... Điều này cản trở quan hệ tín dụng phát triển và là điều kiện nảy sinh trung gian tài chính. Do chuyên môn hóa, trung gian tài chính có thể làm giảm chi phí giao dịch. Nên tăng thu nhập cho người tiết kiệm, giảm phí tổ cho người đầu tư do đó khuyến khích tiết kiệm và đầu tư. Trung gian tài chính dã tập hợp những người tiết kiệm và đầu tư, vì thế giải quyết được mâu thuẫn của tín dụng trực tiếp. Cơ chế hoạt động của trung gian tài chính sẽ phát huy hiệu quả khi nó gánh chịu rủi ro và sử dụng kĩ thuật nghiệp vụ để hạn chế, phân tán rủi ro và giản chi phí giao dịch. Tạo phương tiện thanh toán. Tiền – vàng có một chức năng quan trọng là làm phương tiện thanh toán. Các ngân hàng đã không tạo được tiền kim loại. Các ngân hàng thợ vàng tạo phương tiện thanh toán khi phát hành giấy nợ với khách hàng. Giấy nợ do ngân hàng phát hành với những ưu điểm nhất định đã trở thành phương thức thanh toán rộng rãi được nhiều người chấp nhận. Như vậy ban đầu ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán thay cho tiền kim loại dựa trên số lượng kim loại đang nắm giữ. Với nhiều ưu thế dần dần giấy nợ ngân hàng thay thế tiền kim loại làm phương tiện lưu thông và phương tiện cất trữ, nó trở thành tiền giấy. Việc in tiền mang lại lợi nhuận rất lớn, đồng thời với nhu cầu có đồng tiền quốc gia duy nhất dẫn dến việc Nhà nước tập trung quyền lực phát hành (in) tiền giấy vào một tổ chức hoặc Bộ Tài Chính hoặc Ngân hàng Trung ương. Từ đó chấm dứt việc Ngân hàng Thương mại tạo ra tiền giấy cho riêng mình. Trong điều kiện phát triển thanh toán qua ngân hàng, các khách hàng nhận thấy nếu họ có được số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán, họ có thể chi trả để có được hàng hóa và dịch vụ theo yêu cầu. Khi ngân hàng cho vay số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng lên, khách hàng có thể dùng để mua hàng và dịch vụ. Do đó việc cho vay hay tạo tín dụng các ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán. Trung gian thanh toán. Ngân hàng trở thành trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay ở hầu hết các quốc gia. Thay mặt khách hàng Ngân hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hóa dịch vụ. Để việc thanh toán nhanh chóng thuận tiện và tiết kiện chi phí, ngân hàng đưa ra cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán như thanh toán bằng Séc, ủy nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ …cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử , kết nối các quỹ, cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần.. Ngân hàng còn thực hiện thanh toán bù trừ cho nhau thông qua hệ thống Ngân hàng Trung ương hoặc thông qua các trung tâm thanh toán. Công nghệ thanh toán ngân hàng càng hiệu quả cao khi quy mô sử dụng công nghệ đó ngày càng được mở rộng. Vì vậy công nghệ thanh toán hiện đại qua ngân hàng thường được các nhà quản lý tìm cách áp dụng rộng rãi. Nhiều hình thức thanh toán được chuẩn hóa góp phần tạo tính thống nhất trong thanh toán không chỉ giữa các ngân hàng trong một quốc gia mà còn giữa các ngân hàng trên toàn thế giới. Các trung tâm thanh toán quốc tế được thiết lập đã làm tăng hiệu quả thanh toán qua ngân hàng, biến ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán quan trọng và có hiệu quả, phục vụ đắc lực cho nền kinh tế toàn cầu. Các hoạt động cơ bản của NH TMCP. Hoạt động huy động vốn của NH TMCP. Khái niệm huy động vốn. Là hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng TMCP- đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Đặc điểm huy động vốn. Nghiệp vụ huy động vốn được chia thành nhiều nguồn khác nhau. Nên đặc điểm huy động vốn cũng phụ thuộc rất nhiều các nguồn cung cấp này. Nói đến huy động vốn là ta nghĩ đến hình thức nhận tiền gửi. Đây cũng là hình thức chính của huy động vốn, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng( trên 50%), bên cạnh các hình thức khác như : vay NHNN, vay các tổ chức tín dụng khác, phát hành các giấy tờ nợ,...Vì thế đặc điểm chung của huy động vốn ảnh hưởng rất lớn bởi hình thức nhận tiền gửi. Đặc điểm chung của nguồn tiền gửi là chúng phải được thanh toán khi khách hàng yêu cầu ngay cả khi chúng là tiền gửi có kì hạn nhưng chưa đến hạn nên nguồn tiền gửi thường không ổn định. Tỷ trọng của các nguồn còn lại rất thấp và ngân hàng thường nắm thế chủ động trong các nguồn đó. Đây là nguồn huy động thì đều cần chi phí trả lãi và đều có chi phí trả lãi và duy trì cao Nguồn huy động khá nhạy cảm với các biến động lãi suất , tỉ giá, thu nhâp, chu kì chi tiêu, ổn định vĩ mô…Lãi suất cao là một nhân tố kích thích các tổ chức, doanh nghiệp, dân cư gửi và cho vay. Trong điều kiện lam phát, mọi người đều quan tâm tới lãi suất thực, điều đó có nghĩa là lãi suất thực dương mới thực sự hấp dẫn... Vai trò của hoạt động huy động vốn. Đối với Ngân hàng Huy động vốn đóng vai trò quan trọng mang tính sống còn đối với mỗi ngân hàng, là hoạt động giúp duy trì hoạt động cho vay của ngân hàng.Nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Đối với một thực thể kinh doanh tiền tệ thì nguồn huy động ổn định sẽ giảm được rủi ro thanh khoản cho ngân hàng- rủi ro dễ dẫn đến sụp đổ ngân hàng nhất. Nguồn huy động vốn ổn định giúp ngân hàng có kế hoạch quản lý, sử dụng hợp lý, đem lại lợi nhuận ổn định cho ngân hàng. Đối với khách hàng Huy động vốn trên phương diện tiền gửi sẽ làm tăng lợi nhuận cho khách hàng trên số tiền nhàn rỗi. Đối với nền kinh tế Hoạt động huy động vốn của ngân hàng như đã nói ở trên đem lại lợi nhuận cho khách hàng, cho ngân hàng, cải thiện đời sống dân cư vì thế thúc đẩy kinh tế phát triển. Hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP. Khái niệm cho vay. Cho vay là phương thức tài trợ có tính truyền thống của ngân hàng. Hình thức biểu hiện cụ thể là : Ngân hàng chuyển tiền trực tiếp cho khách hàng sử dụng theo yêu cầu hoặc mục đích tiêu dùng của khách hàng khi khách hàng đáp ứng các yêu cầu của ngân hàng đặt ra. Đặc điểm. Ngân hàng đáp ứng cho tất cả các khách hàng sử dụng vốn nhưng khách hàng phải đáp ứng được các điều kiện ngân hàng đặt ra. Qui mô của các hợp đồng cho vay từ nhỏ đến lớn, với nhu cầu vay nhỏ đến các dự án mức rủi ro cao hay thấp, mức thu hồi thế nào, tài sản thế chấp và uy tín của khách hàng ra sao sẽ ảnh hưởng dến mức lãi suất ngân hàng qui định cụ thể. Ngoài ra thời gian sử dụng vốn khác nhau thì lãi suât cũng sẽ khác nhau. Các hoạt động cho vay mang tính rủi ro rất lớn khi mà các khách hàng không trả đúng hạn, không trả, hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi.Khi thực hiện cho vay một khách hàng cụ thể, ngân hàng không dự kiến là khoàn vay đó có thể tổn thất. Tuy nhiên những khoản cho vay đó luôn hàm chứa rủi ro. Mất nhiều chi phí quản lí và kiểm định. Mang lại lợi nhuận. Vai trò của hoạt động cho vay của NHTM. Đối với ngân hàng: Cho vay là hoạt động chính của ngân hàng, đây cũng là họat động mang lại lợi nhuận chính cho ngân hàng. Cho vay của ngân hàng lớn mà mức dư nợ thấp chứng tỏ ngân hàng làm ăn hiệu quả, uy tín của ngân hàng rất lớn, ngày càng có nhiều người biết đến ngân hàng. Như vậy vấn đề huy động vốn, hoặc huy động nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư gửi vào ngân hàng càng nhiều. Từ đó tạo điều kiện mở rộng mạng lưới của ngân hàng nhờ đó ngày càng phát triển và sẽ ngày càng đa dạng hóa các hình thức cho vay, nâng cao thu nhập cho ngân hàng Đối với khách hàng: Nhờ có ngân hàng cho vay mà khách hàng sẽ có thể thực hiện được những dự tính, dự án của mình. Do vậy mang lại lợi nhuận cho khách hàng hay giải quyết vấn đề mà khách hàng gặp phải trong vấn đề đột xuất, cấp bách. Tuy vậy khách hàng cần phải tính toán đến việc chi trả để việc chi tiêu được hợp lý. Đối với nền kinh tế: Cho vay của ngân hàng làm cho khách hàng thực hiện được các dự án của mình,như vậy rất tốt trong việc thúc đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hầng hóa, tạo thêm công ăn việc làm cho xã hội, tạo khả năng lưu thông vốn nhanh, từ đó thức đẩy nền kinh tế phát triển và tăng trưởng. Các hình thức cho vay của NHTM. Phân loại cho vay là việc sắp xếp các khoản vay theo từng nhóm dựa trên một số tiêu thức nhất định. Việc phân loại cho vay có cơ sở khoa học là tiền đề để thiết lập quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng. Phân loại cho vay dựa vào các căn cứ sau đây : Theo thời hạn cho vay: Cho vay ngắn hạn: Loại cho vay này có thời hạn dưới 12 tháng và được sử dụng dể bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. Cho vay trung hạn: Là các khoản vay có thời hạn từ một năm đến năm năm. Cho vay trung hạn chủ yếu được sử dụng dể đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh. Bên cạnh đầu tư cho tài sản cố định, cho vay trung và dài hạn còn là nguồn vốn lưu động thường xuyên cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập. Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn trên năm năm . Đây là loại hình được cung cấp để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới. Theo mục đích vay: Cho vay kinh doanh: Là loại tín dụng cung cấp cho các nhà doanh nghiệp, các chủ thể kinh doanh để tiến hành sản xuất và lưu động hàng hóa. Cho vay tiêu dùng: Là các loại cho vay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân như mua sắm nhà cửa , xe cộ... Theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng: Cho vay không đảm bảo: Là loại cho vay không có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của người thứ ba mà việc vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng đố. Đối với khách hành tốt, trung thực trong kinh doanh, có khả năng tài chính mạnh, quản trị hiệu qủa thì ngân hàng có thể cấp tín dụng dựa vào uy tín của bản thân kĩ thuật mà không cần một nguồn thu nợ bổ sung thứ hai. Cho vay có bảo đảm: Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm như thế chấp hoặc cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba. Sự bảo đảm này là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm một nguồn thứ hai, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn. Theo đối tượng tham gia quy trình cho vay: Cho vay trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu , đồng thời người vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng. Cho vay gián tiếp: Là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian. Ngân hàng cho vay qua các tổ, đội, hội, nhóm như nhóm sản xuất, hội nông dân, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ...Các tổ chức thường liên kết các thành viên theo một mục đích riêng, song chủ yếu đều hỗ trợ lẫn nhau, bảo vệ quyền lợi cho mỗi thành viên. Ngân hàng có thể chuyển một vài khâu của hoạt động cho vay sang các tổ chức trung gian như thu nợ, phí tiền vay... Tổ chức trung gian cũng có thể đứng ra bảo đảm cho các thành viên vay, hoặc các thành viên trong nhóm bảo lãnh cho một thành viên vay. Điều này rất thuận tiện khi người vay không có hoặc không đủ tài sản thế chấp. Ngân hàng cũng có thể cho vay thông qua người bán lẻ các sản phẩm đầu vào của quá trình sản xuất. Việc cho vay theo cách này sẽ hạn chế người vay sử dụng sai mục đích. Theo phương thức cho vay: Cho vay từng lần: Là hình thức cho vay tương đối phổ biến của ngân hàng đối với các khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi. Một số khách hàng sử dụng vốn chủ sở hữu tín dụng thương mại là chủ yếu, chỉ khi có nhu cầu thời vụ, hay mở rộng sàn xuất đặc biệt mới vay ngân hàng, tức là vốn từ ngân hàng chỉ tham gia vào một số giai đoạn nhất định của chu kỳ sản xuất kinh doanh. Cho vay theo hạn mức: Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân hàng thỏa thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng. Hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kỳ. Đó là số dư tối đa tại thời điểm tính. Hạn mức tín dụng được cấp trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn và nhu cầu vay vốn của khách hàng. Trong kỳ khách hàng có thể vay trả nhiều lần, song dư nợ không vượt quá hạn mức tín dụng. Một số trường hợp ngân hàng quy định hạn mức cuối kỳ, khách hàng phải trả nợ để giảm dư nợ sao cho dư nợ cuối kỳ không vượt quá hạn mức. Cho vay thấu chi: Là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay được chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoàng thời gian xác định. Giới hạn này còn được gọi là hạn mức thấu chi. Dịch vụ. Ngân hàng là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho công chúng và doanh nghiệp. Thành công của doanh nghiệp phụ thuộc vào năng lực xác định các dịch vụ tài chính mà xã hội có nhu cầu, thực hiện nhiệm vụ đó một cách có hiệu quả. Mua bán ngoại tệ. Một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên được thực hiện là trao đổi ngoại tệ- một ngân hàng đứng ra mua bán một loại tiền này lấy một loại tiền khác và hưởng phí dịch vụ. Trong thị trường tài chính hiện nay, việc mua bán ngoại tệ thường chỉ do các ngân hàng lớn thực hiện vì rủi ro là khá cao, yêu cầu phải có trình độ chuyên môn cao. Bảo quản vật có giá. Ngân hàng thực hiện lưu giữ vàng và các vật có giá cho khách hàng trong kho bảo quản. Khách hàng phải trả phí bảo quản cho ngân hàng. Ngày nay dịch vụ này ngày càng phát triển, các vật có giá không chỉ là những vàng, đá quý mà bao gồm cả những giấy tờ quan trong, cần được bảo mật. Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán. Khi các doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng, họ nhận thấy ngân hàng không chỉ bảo quản mà còn thực hiện các lệnh chi trả cho khách hàng của họ. Thanh toán qua ngân hàng đã mở đầu cho thanh toán không dùng tiền mặt, tức là người gửi tiền không cần phải đến ngân hàng để lấy tiền mà chỉ cần viết giấy chi trả cho khách (còn được gọi là Séc), khách hàng mang giấy đến ngân hàng sẽ nhận được tiền. Các tiện ích của thanh toán không dùng tiền mặt( an toàn, nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chi phí). Đã góp phần rút ngắn thời gian kinh doanh, nâng cao thu nhập cho doanh nhân.Khi ngân hàng mở chi nhánh, thanh toán qua ngân hàng được mở rộng phạm vi, tạo nhiều tiện ích cho các doanh nhân. Điều này đã khuyến khích các doanh nhân gửi tiền vào ngân hàng để nhờ ngân hàng thanh toán hộ. Như vậy, một dịch vụ mới, quan trọng nhất được phát triển đó là tài khoản tiền gửi giao dịch( demand deposit) cho phép người gửi tiền viết Séc thanh toán cho việc mua hàng hóa và dịch vụ. Việc đưa ra loại tài khoảnn tiền gửi mới này được xem như là một trong những bước đi quan trọng nhất trong công nghiệp ngân hàng. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều thể thức thanh toán phát triển như: Ủy nhiệm chi, nhờ thu, L/C, thanh toán bằng thẻ... Quản lý ngân quỹ. Các ngân hàng mở tài khoản và giữ tiền của phần lớn các doanh nghiệp và nhiều các nhân. Nhờ đó ngân hàng thường có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều khách hàng. Do có kinh nghiệm trong quản lý ngân quỹ và khả năng trong việc thu ngân, nhiều ngân hàng đã cung cấp dịch vụ quản lý ngân quỹ cho khách hàng, trong đó ngân hàng đồng ý quản lý việc thu chi cho một công ty kinh doanh, và tiến hành đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứng khoán sinh lời và tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán. Tài trợ các hoạt động của chính phủ. Khả năng huy động và cho vay với khối lượng lớn đã trở thành trung tâm chú ý của các chính phủ. Do nhu cầu chi tiêu lớn và thường là cấp bách trong khi thu không đủ, Chính phủ các nước đều muốn tiếp cận với các khoản cho vay của ngân hàng. Trong điều kiện các ngân hàng tư nhân không muốn tài trợ cho Chính phủ vì rủi ro cao, Chính phủ thường dùng một số đặc quyền trao đổi lấy các khoản vay của ngân hàng lớn. Ngày nay, Chính phủ giành quyền cấp phếp hoạt động và kiểm soát các ngân hàng. Các ngân hàng được cấp giấy phép thành lập với điều kiện là họ phải cam kết thực hiện với mức độ nào đó các chính sách của chính phủ và taig trợ cho Chính phủ.Các ngân hàng phải mua trái phiếu của Chính phủ theo một tỷ lệ nhất định trên tổng lượng tiền gửi mà ngân hàng huy động được; hoặc phải cho vay với các điều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp của Chính phủ. Bảo lãnh. Do khả năng thanh toán của ngân hàng cho một khách hàng là rất lớn và do ngân hàng nắm giữ tiền gửi của các khách hàng, nên ngân hàng có uy tín bảo lãnh cho khách hàng. Trong những năm gần đây nghiệp vụ bảo lãnh ngày càng đa dạng và phát triển mạnh. Ngân hàng thường bảo lãnh cho khách hàng của mình mua chịu hàng hóa và trang thiết bị, phát hành chứng khoán, vay vốn của tổ chức tín dụng khác... Cho thuê thiết bị trung và dài hạn. Nhằm để bán được các thiết bị, đặc biệt các thiết bị có giá trị lớn, nhiều hãng sản suất và thương mại đã cho thuê( thay vì bán) các thiết bị. Cuối hợp đồng thuê, khách hàng có thể mua( do vậy còn gọi là hợp đồng thuê mua).Rất nhiều ngân hàng tích cực cho khách hàng kinh doanh quyền lựa chọn thuê các thiết bị máy móc cần thiết thông qua hợp đồng thuê mua, trong đó ngân hàng mau thiết bị và cho khách hàng thuê.Hợp đồng thuê thường phải đảm bảo khách hàng phải trả tới hơn 2/3 giá trị của tài sản cho thuê.Do vậy, cho thuê của ngân hàng cũng có nhiều điểm giống như cho vay, và được xếp vào tín dụng trung và dài hạn. Cung cấp dịch vụ ủy thác và tư vấn. Do hoạt động trong lĩnh vực tài chính các ngân hàng có rất nhiều chuyên gia về quản lý tài chính. Vì vậy, nhiều cá nhân, doanh nghiệp đã nhờ ngân hàng quản lý tài sản và quản lý hoạt đông tài chính hộ.Dịch vụ tài chính ủy thác sang cả ủy thác vay hộ, cho vay hộ, ủy thác phát hành, ủy thác đầu tư... Thậm chí, các ngân hàng đóng vai trò là người được ủy thác trong di chúc, quản lý tài sản của khách hàng đã qua đời bằng cách công bố tài sản, bảo quản các tài sản có giá. Nhiều khách hàng còn coi ngân hàng như một chuyên gia tư vấn tài chính. Ngân hàng sẵn sàng tư vấn về đầu tư, về quản lý tài chính, về thành lập, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán. Nhiều ngân hàng đang phấn đấu cung cấp đủ các dịch vụ tài chính cho phép khách hàng thỏa mãn mọi nhu cầu. Đây là một trong những lý do chính khiến các ngân hàng bán các dịch vụ môi giới chứng khoán, cung cấp khách hàng cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán khác mà không phải nhờ đến kinh doanh chứng khoán. Trong một vài trường hợp, các ngân hàng tổ chức ra các công ty chứng khoán và môi giới chứng khoán. Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm. Từ nhiều năm nay, các ngân hàng đã bán bảo hiểm cho khách hàng, điều đó đảm bảo việc hoàn trả trong trường hợp khách hàng bị chết, bị tàn phế hay gặp rủi ro trong hoạt động, mất khả năng thanh toán. Cung cấp dịch vụ đại lý. Nhiều ngân hàng trong quá trình hoạt động không thể thiết lập chi nhánh hoặc văn phòng ở khắp nơi. Nhiều ngân hàng( thường là ngân hàng lớn) cung cấp dịch vụ ngân hàng đại lý cho các ngân hàng khác như: thanh toán hộ, phát hành hộ các chứng chỉ tiền gửi, làm ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ... Tổng quan về hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng TMCP. Lý do hình thành hoạt động cho vay tiêu dùng. Cho vay tiêu dùng được bắt đầu từ các hãng bán lẻ do nhu cầu đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, hình thức cho vay tiêu dùng của cá hãng là bán trả góp. Nhu cầu cho vay tiêu dùng gia tăng mạnh mẽ gắn liền với nhu cầu về hàng tiêu dùng lâu bền như nhà, xe, đồ gỗ sang trong, nhu cầu du lịch... Đối với lực lượng khách hàng rộng lớn. trong khi khả năng thnah tóan không phải lúc nào cũng sẵn sàng . Nhiều hãng tự tài trợ bằng cách phát hành cổ phiếu và trái phiếu. Nhiều công ty tài chính cạnh tranh với ngân hàng cho vay làm thị phần doanh nghiệp của ngân hàng giảm sút buộc ngân hàng phải mở rộng thị trường cho vay tiêu dùng dể gia tăng thu nhập. Người tiêu dùng có thu nhập dều đặn để trả nợ ngân hàng. Một số trường hợp người tiêu dùng có thu nhập khá cao, thu nhập tương đối ổn định. Vay tiêu dùng giúp họ nâng cao mức sống, tìm kiếm công việc có mức lương thu nhập cao hơn. Giúp luân chuyển hàng hóa tiêu dùng. Các doanh nghiệp tăng doanh thu, nhanh thu hồi vốn, nhanh trả nợ cho ngân hàng Khái niệm cho vay tiêu dùng. Cho vay tiêu dùng là một trong những nghiệp vụ ngân hàng. Cho vay tiêu dùng là một khái niệm chỉ mối quan hệ về kinh tế trong đó Ngân hàng chuyển quyền sử dụng một lượng giá trị (tiền) với những điều kiện mà hai bên thỏa thuận nhằm giúp người tiêu dùng có thể sử dụng hàng hóa, dịch vụ trước khi họ có khả năng chi trả, tạo điều kiện cho họ có thể hưởng một mức sống cao hơn. Đặc điểm cho vay tiêu dùng. Quy mô của từng hợp đồng cho vay thường nhỏ dẫn đến chi phí tổ chức cho vay cao vì vậy lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn cho vay trong lĩnh vực thương mại & công nghiệp . Nhu cầu cho vay tiêu dùng thường phụ thuộc vào chu kì kinh tế. Khi nền kinh tế thịnh vượng, đời sống của người dân được nâng cao thì nhu cầu cho vay tiêu dùng lại càng cao. Vào các dịp lễ tết, nhu cầu mua sắm nhiều thì số lượng các khoản vay cũng tăng lên. Nhu cầu cho vay tiêu dùng của khách hàng phụ thuộc chặt chẽ vào mức thu nhập và trình độ học vấn .Những người có thu nhập khá và tương đối đều sẽ tìm tới cho vay tiêu dùng bởi họ có khả năng trả nợ được. Khách hàng cho vay tiêu dùng thường là cá nhân nên việc chứng minh tài chính thường khó.Nếu các doanh nghiệp có bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh để chứng minh nguồn thu nhập và chi tiêu của mình thì các cá nhân vay tiêu dùng muốn chứng minh tài chính của mình thường phải dựa vào tiền lương, sự suy doán chứ không có bằng chứng rõ ràng. Tư cách, phẩm chất của khách hàng vay thường khó xác định, chủ yếu dựa vào cách đánh giá, cảm nhận và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng. Đây là điều rất quan trọng quyết định sự hoàn trả của khoản vay. Rủi ro cao vì nguồn trả nợ của người vay có thể biến động lớn. Nếu người vay bị ốm, chết, hoặc bị mất việc, ngân hàng sẽ khó thu nợ. Nhiều khoản cho vay với thời hạn dài (mua nhà thế chấp...). Vì vậy nhiều ngân hàng lập quỹ dự phòng cho vay tiêu dùng để chuyên theo dõi các khoản cho vay tiêu dùng. Bên cạnh đó ngân hàng thường xuyên yêu cầu lãi suất cao, yêu cầu người vay phải mua bảo hiểm thất nghiệp, nhân thọ, bảo hiểm hàng hóa đã mau. Phân loại cho vay tiêu dùng. Căn cứ vào hình thức hoàn trả. Cho vay tiêu dùng trả góp: Đây là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó người đi vay trả nợ ( gồm số tiền gốc và lãi) cho ngân hàng nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định ,có giá trị lớn mà thu nhập định kì của người đi vay không đủ khả năng thanh toán hết một lần số nợ vay. Đối với loại cho vay tiêu dùng này, ngân hàng thường chú ý đến một số vấn đề cơ bản có tính nguyên tắc sau: + Loại tài sản được tài trợ: Ngân hàng thường chỉ muốn tài trợ cho những khoản vay mua sắm các đò dùng có giá trị và tính sử dụng lâu bền, với những tài sản như vậy, người tiêu dùng sẽ được hưởng tiện ích từ chúng trong một thời gian dài. + Số tiền trả trước: Thông thường ngân hàng yêu cầu người đi vay thanh toán trước một phần giá trị tài sản cần mua sắm, số còn lại ngân hàng sẽ cho vay. Điều này một phần giúp ngân hàng hạn chế rủi ro, mặt khác tạo cho người vay có trách nhiệm đối với tài sản minh định mua bởi họ cũng đã đóng góp một phần số tiền của minh vào trong đó. Khi khách hàng không trả được nợ, trong nhiều trường hợp ngân hàng phải phát mãi tài sản để thu hồi nợ. Hầu hết các tài sản đã qua sử dụng đều bị giảm giá trị cho nên số tiền trả trước có vai trò vô cùng quan trọng giúp ngân hàng hạn chế rủi ro. Số tiền trước nhiều hay ít phụ thuộc vào: Loại tài sản: Đối với các loại tài sản có mức độ giảm giá nhanh thì số tiền trả trước nhiều và ngược lại, đối với tài sản có mức độ giảm giá chậm thì số tiền trả trước ít hơn. Thị trường tiêu thụ tài sản sau khi sử dụng: Yếu tố này rất quan trọng. Nếu đó là tài sản thuộc loại dễ bán thì số tiền trả trước sẽ ít hơn loại tài sản khó bán sau khi sử dụng. Môi trường kinh tế. Năng lực tài chính của người vay. + Chi phí tài trợ: Là chi phí mà người vay phải trả cho ngân hàng trong việc sử dụng vốn. Chi phí tài trợ chủ yếu là tiền lãi và một số khoản chi phí khác. Chi phí tài trợ phải trang trải dược chi phí vốn tài trợ, chi phí hoạt động, rủi ro và mang lại một phần lợi nhuận thỏa đáng cho ngân hàng. + Điều khoản thanh toán: Số tiền thanh toán mỗi định kì phù hợp về khả năng thu nhập, chi tiêu của khách hàng. Giá trị của tài sản tài trợ không được thấp hơn số tiền tài trợ chưa được thu hồi. Kì hạn trả nợ pjải thuận lợi cho việc trả nợ của khách hàng nhưng không nên quá dài vì nếu quá dài, giá trị của tài sản nợ sẽ giảm mạnh và việc thu hồi nợ có thể gặp rắc rối. Cho vay tiêu dùng phi trả góp: Theo phương thức này, tiền vay được khách hàng thanh toán cho ngân hàng một lần khi đến hạn, áp dụng với các khoản vay có giá trị nhỏ, thời hạn cho vay ngắn. Cho vay tiêu dùng tuần hoàn: Là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loại sec được phép thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai. Theo phương thức này, trong thời hạn được thỏa thuận trước , căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập kiếm được từng kì , khách hàng được Ngân hàng cho phép vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo một hạn mức tín dụng. Căn cứ vào mục đích cho vay. Căn cứ vào mục đích vay, ngân hàng sẽ xếp các khoản vay đó là vay ôtô hay ._.mua nhà, chi phí học hành, mua sắm đồ dùng gia đình... Căn cứ vào nguồn gốc trả nợ. Cho vay tiêu dùng gián tiếp: Cho vay tiêu dùng trực tiếp là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua những khoản nợ phát sinh do những Công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa hay dịch vụ cho người tiêu dùng. Trong trường hợp này Công ty bán lẻ và Ngân hàng kí kết hợp đồng mua bán nợ. Trong hợp đồng, ngân hàng thường đưa ra các điều kiện về đối tượng kĩ thuật được bán chịu, số tiền bán chịu tối đa và loại tài sản bán chịu. Sau đó Công ty bán lẻ và người tiêu dùng kí kết hợp đồng mua bán chịu hàng hóa. Thông thường ngưòi tiêu dùng phải trả trước một phần giá trị tài sản. Công ty bán lẻ sẽ giao tài sản cho người tiêu dùng và bán bộ chứng từ bán chịu hàng hóa cho Ngân hàng. Ngân hàng dựa trên bộ chứng từ đó sẽ thanh toán tiền cho vay công ty bàn lẻ. Cuối cùng người tiêu dùng thanh toán tiền trả góp cho ngân hàng. Cho vay tiêu dùng gián tiếp có một số ưu điểm sau: Cho phép ngân hàng dễ dàng tăng doanh số cho vay tiêu dùng. Giảm được chi phí trong cho vay. Mở rộng quan hệ với khách hàng và các hoạt động ngân hàng khác. Quản lý được việc sử dụng vốn đúng mục đích của người vay. Bên cạnh đó vẫn còn những nhược điểm cần khắc phục: Ngân hàng không tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng đã bán chịu, do đó thông tin về khách hàng đôi khi không chính xác, không tìm hiểu kĩ về khách hàng dễ dẫn tới rủi ro cho Ngân hàng. Thiếu sự kiểm soát của ngân hàng khi công ty bán lẻ thực hiện bán chịu hàng hóa. Kỹ thuật nghiệp vụ cho vay tiêu dùng gián tiếp có tính phức tạp cao. Cho vay tiêu dùng trực tiếp: Là các khoản cho vay trong đó ngân hàng trực tiếp tiếp xúc và cho khách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ từ người này. So với cho vay tiêu dùng gián tiếp, cho vay tiêu dùng trực tiếp có những ưu điểm sau: Cho vay tiêu dùng trực tiếp của ngân hàng thường có chất lượng cao hơn bởi nó được quyết định bởi đội ngũ nhân viên tín dụng giàu kinh nghiệm và được đào tạo chuyên môn tốt của ngân hàng chứ không phải là những nhân viên của công ty bán lẻ. Nhân viên tín dụng ngân hàng có xu hướng chú trọng đến việc tạo ra các khoản vay có chất lượng tốt trong khi các nhân viên của công ty bán lẻ thường chú trọng dến việc bán cho được nhiều hàng nên dễ dẫn đến các quyết định tín dụng vội vàng và có thể nhiều khoản tín dụng được cấp ra không chính đáng. Cho vay tiêu dùng trực tiếp linh hoạt hơn so với cho vay tiêu dùng gián tiếp, ngân hàng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên hiểu rõ khách hàng. Khi khách hàng có quan hệ trực tiếp với ngân hàng, có nhiều lợi thế có thể phát sinh, có khả năng làm thỏa mãn quyền lợi của cả hai phía khách hàng lẫn ngân hàng. Vai trò của cho vay tiêu dùng của ngân hàng TMCP. Đối với ngân hàng. Đối với ngân hàng ngoài những nhược điểm chính là rủi ro và chi phí cao, cho vay tiêu dùng còn có những lợi ích sau : Cho vay tiêu dùng giúp các ngân hàng tăng khả năng cạnh tranh đối với ngân hàng khác, thu hút được đối tưọng khách hàng mới, từ đó mở rộng quan hệ với khách hàng. Bằng cách nâng cao hiệu quả và mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng, số lượng khách hàng đến với ngân hàng sẽ ngay càng nhiều hơn và hình ảnh của ngân hàng sẽ ngày càng đệp hơn trong mắt khách hàng.Trong ý nghĩ của công chúng, ngân hàng không chỉ là tổ chức chỉ biết quan tâm đến các công ty, doanh nghiệp mà ngân hàng còn rất quan tâm tới những nhu cầu nhỏ bé, cần thiết của người tiêu dùng, đáp ứng nguyện vọng cải thiện cuộc sống của người tiêu dùng. Từ đó mà uy tín tăng lên rất nhiều. Cho vay tiêu dùng là một công cụ Marketing rất hiệu quả,nhiều người sẽ biết tới ngân hàng hơn. Ngân hàng sẽ huy động được nhiều nguồn tiền gửi của dân cư bưỏi dân cư sẽ gửi tiền vào ngân hàng khi họ thấy rằng mình có triển vọng vay lại tiền khi cần từ chính ngân hàng đó. Tạo điều kiện mở rộng đa dạng hóa kinh doanh từ đó nâng cao thu nhập, phân tán rủi ro. Đối với người tiêu dùng. Nhờ có cho vay tiêu dùng, người tiêu dùng sẽ được hưởng những điều kiện sống tốt hơn, được hưởng những tiện ích trước khi tích lũy đủ tiền va đặc biệt quan trọng hơn cho những trường hợp khi các cá nhân có chi tiêu đột xuất, cấp bách như nhu cầu chi tiêu cho giáo dục và y tế. Tuy vậy người tiêu dùng cần tính toán để việc chi tiêu được hợp lý, không vượt mức cho phép và đảm bảo khả năng chi trả. Đối với nền kinh tế. Cho vay tiêu dùng để tài trợ cho các chi tiêu hàng hóa và dịch vụ trong nước, có tác dụng rất tốt cho việc kịch cầu. Nhờ cho vay tiêu dùng các doanh nghiệp đã được đẩy nhanh tốc đọ tiêu thụ hàng hóa, doanh nghiệp rút ngắn khoảng thời gian lưu thông, tăng khả năng trả nợ cho ngân hàng, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng. Khái niệm đẩy mạnh cho vay tiêu dùng. Đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng là việc ngân hàng đưa ra các chính sách, giải pháp nhằm gia tăng cả số lượng cũng như chất lượng các khoản vay tiêu dùng đem lại lợi ích cho ngân hàng và khách hàng. Việc đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng có tầm quan trọng không nhỏ trong tình hình kinh tế hiện nay. Khi mà các ngân hàng đang càng ngày càng thấy rõ tầm quan trọng của các khoản vay tiêu dùng. Đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng được đánh giá thông qua nhiều loại chỉ tiêu khác nhau. Các chỉ tiêu đánh giá việc đẩy mạnh cho vay tiêu dùng. Tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay. Chỉ tiêu này cho thấy các khoản vay tiêu dùng chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số cho vay của ngân hàng. Chỉ tiêu này lớn có nghĩa là ngân hàng có thế mạnh trong hoạt động cho vay tiêu dùng, đối tượng khách hàng mà ngân hàng đang hướng tới là các cá nhân và hộ gia đình.Ngược lại, chỉ tiêu này nhỏ thì nó cho thấy tiềm lực trong cho vay tiêu dùng của ngân hàng là thấp, hoặc có thể các khoản cho vay tiêu dùng không nằm trong chính sách cho vay của ngân hàng. Tại những ngân hàng như vậy có thể đối tượng khách hàng mà họ hướng tới là những người đến vay nhằm mục đích kinh doanh. Cơ cấu dư nợ tiêu dùng theo mục đích vay vốn. Chỉ tiêu này giúp ngân hàng xác định được khách hàng đến vay vốn nhằm mục đích gì là nhiều nhất. Nắm bắt được khách hàng, ngân hàng có thể có những chính sách đúng đắn về cho vay tiêu dùng.Chẳng hạn, nếu ngân hàng nhìn vào chỉ tiêu này thấy rằng khách hàng đến vay mua ô tô là chủ yếu thì ngân hàng cần có những chiến lược thích hợp để nâng cao chất lượng sản phẩm cho vay mua ô tô. Đồng thời tiếp tục cải thiện các sản phẩm khác để thu hút khách hàng, tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Tỷ trọng thu lãi từ cho vay tiêu dùng trong tổng thu lãi từ hoạt động cho vay. Nhìn vào chỉ tiêu này, chúng ta thấy được kết quả kinh doanh của hoạt động cho vay tiêu dùng mà ngân hàng đang triển khai. Nếu chỉ tiêu này lớn, đang tăng lên một cách ổn định thì tức là cho vay tiêu dùng đang là hoạt động trọng tâm của ngân hàng, đồng thời kết quả của hoạt động này là rất khả quan.Còn nếu chỉ tiêu này thấp, nghĩa là hạot động cho vay tiêu dùng của ngân hàng đang gặp khó khăn.Cần có những biện pháp kịp thời để ngăn chặn, hạn chế để các khoản nợ cho vay tiêu dùng không trở thành nợ quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Đây là chỉ tiêu phản ánh thực trạng và chất lượng của các khoản cho vay tiêu dùng. Chỉ tiêu này lớn cho thấy sự không hiệu quả trong hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Và cần có biện pháp hợp lý để giải quyết tình trạng đó. Trước hết, ngân hàng cần tìm ra nguyên nhân vì sao hoạt động cho vay tiêu dùng lại có tỷ lệ nợ quá hạn lớn như vậy. Nguyên nhân chủ quan nào, khách quan nào ảnh hưởng tới. Đâu là nguyên nhân chính. Nếu là nguyên nhân do thiếu sót ở khâu thẩm định khách hàng thì cần đưa ra chính sách thẩm định hiệu quả hơn và tiến hành đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cán bộ tín dụng. Còn nếu chỉ tiêu này nhỏ tức là hoạt động cho vay tiêu dùng đang hoạt động rất hiệu quả. . Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng mở rộng cho vay tiêu dùng. . Nhân tố chủ quan. Quy mô và uy tín của ngân hàng có ảnh hưởng tới lượng cho vay tiêu dùng. Ngân hàng có lượng vốn tự có cao hay thấp, có nhiều mạng lưới chi nhánh để thuận tiện giao dịch với khách hàng hay không. Uy tín của ngân hàng cao hay thấp cũng sẽ ảnh hưởng tới lượng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng. Yếu tố góp phần không nhỏ tới thành công của cho vay tiêu dùng là các chính sách, quy dịnh của ngân hàng. Đó là chính sách chăm sóc khách hàng trước và sau khi cho vay có chu đáo hay không, đó là các quy định về lãi suất và phí tín dụng cao thấp, có linh hoạt phù hợp với thu nhập hiện có của người dân hay không, các quy định về thời hạn tín dụng và kì hạn nợ, tài sản bảo đảm, phương thức giải ngân và thanh toán. Thủ tục xin vay vốn có phức tạp hay đơn giản, thời gian thẩm định hồ sơ vay vốn kéo dài bao lâu, nếu thòi gian thẩm định quá dài thì khách hàng sẽ không muốn chờ đợi và tìm tới các ngân hàng khác. Trình độ, thái độ cán bộ tín dụng của ngân hàng cũng mang tính quyết định thành công cho vay tiêu dùng. Cán bộ tín dụng cần có trình độ chuyên môn tốt thì mới thẩm định chính xác khách hàng và dự án vay vốn, Từ đó đưa ra quyết định đúng đắn. Cán bộ tín dụng cần có đạo đức nghề nghiệp, tận tâm với công việc, nhiệt tình giúp đỡ, chỉ báo khách hàng những thủ tục cần thiết. Muốn hoạt động cho vay tiêu dùng được nhiều khách hàng biết đến thì ngân hàng cần có chính sách Marketing phù hợp .Ngân hàng cần tăng cường các hoạt động thông tin quảng cáo trên báo đài, tờ rơi, quảng bá hình ảnh của ngân hàng nói chung cũng như lợi ích, chính sách về cho vay tiêu dùng nói riêng. Công nghệ ngân hàng và khả năng quản lý có tác dụng tới hoạt động cho vay tiêu dùng.Nếu ngân hàng có công nghệ hiện đại sẽ dẫn tới việc giải quyết các thủ tục được nhanh chóng, chính xác, giảm bớt các thủ tục rườm rà cho khách hàng và việc quản lý hồ sơ kháh hàng cũng được thuận tiện hơn. Bên cạnh vấn đề về công nghệ, ngân hàng cần có các quy định, nội quy làm việc thưởng phạt phân minh, quản lý tốt đẻ tạo động lực làm việc cho cán bộ công nhân viên, tác động đến phong cách làm việc của nhân viên. Tất cả các nhân tố vi mô nói trên đều là những nhân tố thuộc về nội tại ngân hàng có tác động đến cho vay tiêu dùng. Ngoài những nhân tố đó còn phải kể đến nhân tố khách quan bên ngoài ngân hàng cũng ảnh hưởng tới cho vay tiêu dùng, đó là đạo đức khách hàng cũng như rủi ro của hoạt động cho vay tiêu dùng. Nếu như khách hàng là người có đạo đức tốt, ý thức trả nợ tốt, rủi ro cho vay tiêu dùng thấp thì sẽ kích thich ngân hàng tiến hành mở rộng hoạt dộng cho vay tiêu dùng, các quy địng cho vay cũng sẽ không quá khắt khe. Ngược lại nếu khách hàng không trả nợ đều, nợ quá hạn quá nhiều thì tất yếu sẽ kìm hãm hoạt động cho vay tiêu dùng. Một ngân hàng muốn phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng thì cần tính tới tất cả cá nhân tố vĩ mô và vi mô kể trên. Nhân tố khách quan. Một số nhân tố vĩ mô có ảnh hưởng dến hoạt động cho vay tiêu dùng như môi trường kinh tế, các chính sách kinh tế của Nhà nước, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng, môi trường pháp lý, lịch sử, yếu tố văn hóa. Trước hết cần phải kể tới các đặc điểm thị trường nơi ngân hàng hoạt động. Nếu đó là thành thị hoặc nơi tập trung đông dân cư, có mức thu nhập khá, trình độ học vấn cao thì nhu cầu vay tiêu dùng sẽ tăng cao hơn so với nông thôn, hẻo lánh- nơi mà những người nông dân chỉ quanh năm ngày tháng biết đến ruộng vườn, thậm chí còn không biết đến hoạt động của ngân hàng. Phải kể đến các thói quen, phong tục tập quán, tâm lý...có ảnh hưởng tới nhu cầu vay tiêu dùng. Người Việt Nam thường có thói quen tiết kiệm rồi khi tích lũy đủ tiền mới mua sắm, tiêu dùng, họ không nghĩ tới việc đi vay, nợ nần để mua sắm cộng với tâm lý ngại tiếp xúc với ngân hàng, sợ các thủ tục hành chính rườm rà. Chính vì thế nhu cầu vay của người dân còn thấp. Môi trường kinh tế chính trị có ảnh hưởng tới cho vay tiêu dùng. Nếu nền kinh tế phát triển tốt, thu nhập bình quân đầu người cao và môi trường chính trị ổn định thì hoạt đông cho vay tiêu dùng cũng sẽ diễn ra thông suốt, phát triển vững chắc và hạn chế những rắc rối có thể xảy ra. Nếu môi trường có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng để giành giật khách hàng thì cho vay tiêu dùng của các ngân hàng cũng sẽ gặp khó khăn. Các quy định pháp lý của ngân hàng Nhà nước và chính phủ có thể khuyến khích và cũng có thể hạn chế cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng. Đó là các quy định của Ngân hàng nhà nước khống chế các ngân hàng thương mại trong việc huy động theo tỷ lệ vốn tự có, quy định tỷ lệ cho vay tối đa đối với một khách hàng trên vốn tự có... Chương II: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Trung Tâm Phát Triển bán & tiếp thị Dịch vụ (TT PT bán & tiếp thị DV) ngân hàng TMCP Techcombank. Tổng quan về TT PT bán & tiếp thị DV NHCN Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Techcombank. Lịch sử hình thành và phát triển Techcombank. Được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Techcombank là ngân hàng thương mại đô thị đa năng, cung cấp sản phẩm tài chính đồng bộ, đa dạng và có tính cạnh tranh cao cho dân cư và doanh nghiệp nhằm các mục đích thoả mãn yêu cầu của khách hàng, tạo giá trị gia tăng cho cổ đông, lợi ích và phát triển cho nhân viên và góp phần vào sự phát triển chung của cộng đồng. Sau một thời gian hoạt động có hiệu quả và có nhiều đóng góp cho nền kinh tế nước nhà, Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam đã cho phép gia hạn lên là 99 năm theo quyết định số 330/QĐ - NH% ngày 8/10/1997. Vốn điều lệ ban đầu: 20 tỷ VND 12/2007: 2,524 tỷ VND Mạng lưới: 128 chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc (31/12/2007) Tổng số nhân viên: trên 2,900 cán bộ (31/12/2007) Tổng tài sản: 39,558 tỷ VND (31/12/2007) Techcombank có các hoạt động chính như sau: Nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của các tổ chức, cá nhân. Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn các tổ chức cá nhân tuỳ theo tính chất và khả năng nguồn vốn của ngân hàng. Thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại hối, chiết khấu thương phiếu, tín phiếu, các chứng từ có giá. Ngoài ra còn cung cấp các dịch vụ khác cho khách hàng mà ngân hàng nhà nước cho phép. Sau gần 15 năm hoạt đồng, ngân hàng TMCP Techcombank đã vươn lên trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn và phát triển mạnh mẽ, Techcombank hiện có hơn 80 điểm giao dịch rộng khắp trên cả nước và sẽ tiếp tục mở rộng tới 200 chi nhánh và điểm giao dịch vào năm 2010. Cơ cấu tổ chức của TT PT bán& tiếp thi DV NHCN Techcombank. Mô hình khối DV NHCN : BAN GIÁM ĐỐC KHỐI TTT & DV TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TT DỊCH VỤ TÀI CHÍNH NHÀ Ở TT DV TÀI CHÍNH VÀ ĐẦU TỦ CÁ NHÂN TT PT BÁN & TIẾP THỊ DV NH CÁ NHÂN TT DV && HỖ TRỢ MẠNG LƯỚI BÁN LẺ TT QUẢN LÝ THU NỢ & KS RỦI RO TÍN DỤNG BÁN LẺ Mô hình TT PT bán & tiếp thị DV NHCN : GĐ TRUNG TÂM P.PT BÁN &TIẾP THỊ SP TD NHÀ ĐẤT P.PT BÁN & TIẾP THỊ SP TRẢ LƯƠNG P.PT BÁN TIẾP THỊ SP TD TIÊU DÙNG P.PT SP BÁN KHU VỰC M.TRUNG P.PT SP BÁN KHU VỰC M.NAM P.BÁN HÀNG QUA ĐIỆN THOẠI P. HỖ TRỢ PT BÁN PGĐ P.TRÁCH PT BÁN M.BẮC & M.TRUNG PGĐ P.TRÁCH PT BÁN M.NAM Tình hình hoạt động của Techcombank.. Trong những năm qua, trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng mạnh mẽ, đặc biệt là sau khi Việt năm ra nhập WTO vào cuối năm 2006, ngân hàng Techcombank từng bước khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế. Bảng 1 : Tình hình hoạt động của ngân hàng Techcombank Đơn vị: tỷ VNĐ Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng tài sản 7667 10666 17326 39558 59069 Vốn điều lệ 413 618 1500 2524 3642 Tổng doanh thu 494 905 1463 2598 7807 Lợi nhuận trước thuế 107 286 356 709 1615 Lợi nhuận sau thuế 96 206 257 504 1183 ( Báo cáo tài chính thường niên Techcombank 2004- 2008) Hầu hết các chỉ tiêu tài chính quan trọng của Techcombank đều tăng nhanh trong những năm qua, thể hiện sự phát triển không ngừng của Techcombank. Trong vòng 5 năm, từ 2004 đến 2008, tổng tài sản vủa ngân hàng Techcombank tăng hơn 7,7 lần. Cuối năm 2008, tổng tài sản tăng gấp rưỡi so với năm 2007. Cùng với tổng tài sản, vốn điều lệ cũng không ngừng được bổ sung, tạo điều kiên mở rộng hoạt động tăng dư nợ tín dụng, các năm sau tăng xấp xỉ gấp đôi năm trước. Doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng là một kết quả khả quan dự báo một sự phát triển vững mạnh trong các năm tiếp theo. Có thể thấy trong những năm qua, quy mô, mức độ tín nhiệm và chất lượng dịch vụ của Techcombank không ngừng được nâng cao. Đặc biệt trong năm 2006, Techcombank trở thành ngân hàng TMCP Việt Nam được xếp hạng bởi Moody’s , một hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới, hiện là hãng xếp hạng tín nhiệm cho chính phủ Việt Nam với kết quả: Tín nhiệm bằng tiền gửi ngoại tệ: B1 Tín nhiệm của tiền gửi tiền đồng: Ba1 Tín nhiệm Nhà phát hành bằng ngoại tệ: Ba2 Tín nhiệm nhà phát hành bằng tiền đồng: Ba1 Sức mạnh tài chính độc lập: D Như vậy tín nhiệm của ngân hàng Techcombank đạt xấp xỉ các ngân hàng hàng đầu Việt Nam đã được đánh giá bởi các tổ chức tín dụng uy tín như Moody’s hay Fitch Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại TT PT bán & tiếp thị DV NHCN Techcombank. Khái quát hoạt động cho vay tại TT PT bán & tiếp thị DV NHCN Techcombank.. Chế độ cho vay tiêu dùng của Techcombank. Điều kiện cho vay vốn. Techcombank chỉ xem xét và quyết định đối với khách hàng có đủ điều kiện sau: Là công dân Việt Nam, cư trú tại Việt Nam, có đủ năng lực pháp lý và năng lực hành vi dân sự, hoặc người nước ngoài cư trú tại Việt Nam và đáp ứng đủ các điều kiện được quy định trong quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước, quy chế cho vay của Techcombank và các quy định của pháp luật Có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh thành phố nơi Techcombank đặt trụ sở hoặc vùng lân cận được ngân hàng chấp nhận. Có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp và phù hợp với định hướng hoạt động tín dụng của Techcombank. Phải có một số vốn tối thiểu nhất định theo quy định của Techcombank. Bên cạnh đó, khách hàng phải có đủ khả năng tài chính đảm bảo thực hiện phương án. Không có nợ khó đòi tại Techcombank và các tổ chức tín dụng khác. Nếu vay vốn bằng ngoại tệ, khách hàng phải đáp ứng được các điều kiện quản lý ngoại hối của Chính phủ, của NHNN và của Techcombank. Thực hiện đầy đủ các điều kiện để đảm bảo tiền vay theo quy đinh của Chính phủ, NHNN va Techcombank. Thời hạn và hạn mức cho vay. Do mỗi khoản vay có mục đích sử dụng khác nhau nên tùy thuộc vào khoản vay mà ngân hàng quyết định thời hạn cho vay đối với khách hàng. Hạn mức cho vay cũng được quy định cụ thể với các khoản vay riêng biệt. Thông thường ngân hàng không cho vay quá 70% tổng chi phí thực hiện phương án phục vụ đời sống của các cá nhân vay vốn. Chỉ số ít trường hợp đặc biệt khi khách hàng có uy tín cao, tài sản đảm bảo lớn, khả năng trả nợ tốt thì tỷ lệ cho vay mới lên 80%. Lãi suất cho vay. Lãi suất cho vay của techcombank được xác định trên cơ sở lãi suất tiết kiệm 12tháng tiết kiệm thường của Techcombank loại lĩnh lãi cuối kỳ cộng với biên độ 0,2-0,35%/tháng tùy theo thời gian cụ thể và mức độ rủi ro của khoản vay. Lãi suất vay được cố định theo nguyên tắc trên đến hết ngày 31/12 của năm mà khoản vay thực hiện. Từ năm thứ hai trở đi, lãi suất được xác định bằng lãi suất tiết kiệm 12tháng loại lĩnh lãi cuối kỳ đang có hiệu lực của ngày 1/1 hàng năm cộng với biên độ quy đinh. Còn với trường hợp Techcombank cho vay bằng ngoại tệ lãi suất được tính trên cơ sở lãi suất nhận tiền gửi quốc tế tại thị trường Sìngapore (SIBOR) 12tháng cộng thêm biên độ 2,5-4%/năm. Lãi suất vay ngoại tệ cũng được cố định theo nguyên tắc trên. Bất cứ trường hợp nào áp dụng lãi suất thấp hơn mức quy định như trên đều phải được trình lên tổng giám đốc xem xét quyết định. Các phương thức hoàn trả. Thông thường, vốn vay được trả định kỳ hàng quý hoặc hàng tháng phù hợp với mức thu nhập khách hàng. Vay ngắn hạn: Khách hàng sẽ trả lãi hàng tháng, lịch trả gốc hai bên thỏa thuận, lãi được tính trên số dư gốc thực tế. Vay trung và dài hạn: Khách hàng trả lãi và gốc hàng tháng hoặc quý. Trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn, khách hàng phải thông báo trước bằng văn bản và sẽ phải chịu mức phí trả trước theo thỏa thuận. Tài sản bảo đảm. Tùy vào từng khoản vay cụ thể mà từng khoản vay khác nhau. Nhưng có ba hình thức chính: Tài sản thế chấp, cầm cố thuộc sở hữu của khách hàng vay vốn ( nhà , quyền sử dụng đất, sổ tiết kiêm... ) Tài sản bảo đảm chính là căn nhà định xây, mua hoặc diện tích đất được chuyển nhượng... Bảo lãnh bằng tài sản bên thứ ba. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng của Techcombank. Nhà mới. Đáp ứng nhu cầu của khách hàng về: Mua mới, xây, sửa nhà, chuyển quyền sử dụng đất Hạn mức vay: Tối đa 70% nhu cầu của khách hàng Thời hạn cho vay: Tối đa 10 năm với xây sửa nhà, Tối đa 15 năm với mua nhà và quyền sử dụng đất Tài sản đảm bảo: Nhà, quyền sử dụng đất, vàng, sổ tiết kiệm của khách hàng vay vốn Căn nhà được xây mua, sửa chữa Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ 3 Nhà, căn hộ đang mua ở khu đô thị mới mà chưa có sổ đỏ. Loại tiền vay: VND USD Ô tô xịn. Đáp ứng nhu cầu mua ô tô của khách hàng cá nhân theo hình thức trả góp. Phục vụ cả mục đích tiêu dùng lẫn kinh doanh. Hạn mức cho vay tối đa: 80% yêu cầu khách hàng. Thời hạn cho vay tối đa: 5 năm. Đặc điểm: + Được sở hữu ngay ô tô khi mới chỉ có 30-40% nguồn tài chính với thời hạn ưu đãi và lãi suất cho vay hấp dẫn, thủ tục nhanh chóng + Techcombank hỗ trợ đến 70 % nhu cầu của khách hàng khi tài sản đảm bảo là nhà và quyền sử dụng đất, thời hạn tối đa là 48 tháng. + Techcombank hỗ trợ 60% nhu cầu khách hàng khi tài sản đảm bảo là chính chiếc xe muốn mua ( xe mới hoàn toàn) và 50% nhu cầu vốn (xe đã qua sử dụng) thời hạn tối đa là 36 tháng. + Trường hợp khách hàng dùng chính chiếc xe để đảm bảo nợ vay, chiếc xe phải được mua bảo hiểm toàn bộ vật chất thân vỏ xe và người thụ hưởng bảo hiểm là Techcombank. + Ngân hàng sẽ cầm bản chính đăng ký xe. Khách hàng sẽ có bản sao đăng ký xe có công chứng và xác nhận của ngân hàng để lưu hành Gia đình trẻ. Sản phẩm trọn gói cung cấp cho khách hàng là gia đình thanh niên nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và gia đình như: mua nhà, ô tô, trang bị đồ dùng gia đình. Thời hạn trả gốc linh hoạt, có tính tới khả năng thăng tiến trong tương lai của khách hàng, giảm bớt sức ép về tài chính đối với khách hàng trong giai đoạn đầu + Cho vay mua nhà chung cư tối đa 80% giá trị với thời hạn cho vay lên tới 20 năm + Cho vay ô tô theo thể lệ chương trình ô tô xịn + Cho vay mua trang thiết bị đồ dùng gia đình lâu bền: điện tử, điện lạnh, đồ nội thất… tối đa 50% + Tận dụng cuộc sống tiện nghi ngay cả khi chưa có khả năng tài chính Du học nước ngoài. Hỗ trợ về mặt tài chính cho khách hàng trong việc trang trải chi phí cho con em đi du học nước ngoài. Khách hàng là thân nhân của người đi du học gồm: bố, mẹ, anh, chị, vợ chồng, người giám hộ hợp pháp, người đỡ đầu… Loại tiền vay: VND hoặc ngoại tệ. Thời hạn và hạn mức vay: hỗ trợ tối đa 70% chi phí của khóa học (bao gồm chi phí ăn ở, học phí bảo hiểm, visa, hộ chiếu, học ngoại ngữ, vé máy bay…) thời hạn tối đa 60 tháng. Du học tại chỗ. Hỗ trợ về mặt tài chính dưới hình thức trả giúp học viên theo học các chương trình cao học tại Việt Nam . Học viên được sự đồng ý(giới thiệu ) của các cơ quan quản lí khóa học . Và khách hàng đáp ứng được các yêu cầu khác về Quy chế tín dụng của nhà nước và của Techcombank . Hạn mức cho vay hỗ trợ tối đa 50% tổng chi phí khóa học với thời hạn vay tối đa 48 tháng . Học viên có thể lụa chọn trả gốc trong hoặc sau khi kết thúc khóa học . Thời gian trả toàn bộ gốc vay không quá 24 tháng kể từ khi kết thúc khóa học . Tài sản đảm bảo : + Bảo lãnh của các cơ quan cử đi học (các tổng công ty 90-91,các doanh nghiệp lớn , các doanh nghiệp nước ngoài co vốn đầu tư lớn ) + Bảo lãnh của các cơ quan quản lý khóa học . + Bảo lãnh của người thứ 3 . + Sổ tiết kiệm , vàng , chứng từ có giá . + Bất động sản . + Tài sản theo quy định của Techcombank . Cho vay học phí. Hình thức cho vay tín chấp . Hỗ trợ việc chi trả học phí cho chính người vay hoặc thân nhân của người vay ( con đẻ , con nuôi ) theo học các khóa học của các đơn vị đào tạo tại Việt Nam . Đơn vị đào tạo phải kí Thỏa thuận hợp tác với Techcombank về triển khai cho vay học phí . Phương thức trả gốc và lãi đều hàng tháng trong trời hạn vay . Điều kiện đối với người vay : + Có giấy báo nhập học /thư mời học tại các trường có kí thỏa thuận với Techcombank . + Có thu nhập ổn định tối thiểu 2 triệu VNĐ/tháng . + Có thời gian công tác tại đơn vị tối thiểu 12 tháng ,thời hạn còn lại trên hợp đồng tối thiểu là 2 năm hoặc quyết định tuyển dụng là công chức . +Là công chức cán bộ nhân viên công tác tại cơ quan nhf nước ,công ty nước ngoài , tổ chức chính trị xã hội , và doanh nghiệp được TCB chấp nhận . Hạn mức tối đa là 70% học phí của khóa học nhưng không quá 200 triệu đồng. Thời hạn cho vay tối đa là 48 tháng Các tr ường đại học đã thỏa thuận hợp tác với TCB + Đại học RMIT + Đại học Nam Colombia + CFVG Vay nhanh bằng cầm cố chứng từ có giá và vàng. Khách hàng được trả gốc cuối kì. Hạn mức cho vay và thời hạn cho vay phụ thuộc vào giá trị và thời hạn còn laị của chứng từ có giá. Tối đa 95% tổng chứng từ có giá nếu là chứng từ có giá do Techcombank phát hành. Tối đa 80-90% tổng giá trị nếu chứng từ có giá do các tổ chức tín dụng khác phát hành Cho vay vàng. Cho vay hoặc VNĐ đảm bảo bằng vàng để thực hiện các mục đích kinh doanh được pháp luật cho phép. Phương thức trả gốc & lãi : trả lãi hàng kì ,trả gốc, vay ngắn hạn do 2 bên thỏa thuận , vay trung dài hạn trả gốc hàng kì . Mức vay tối đa 70% tổng nhu càu vốn. Thời hạn cho vay phụ thuộc vào mục đích , tối đa 3 năm đối với vay đầu tư kinh doanh , tối đa 5năm đối với vay mua , đầu tư bất động sản . Tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng phương tiện thanh toán khác ngoài tiền mặt để kinh doanh, mua nhà /đất , mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải - truyền dẫn , xây dựng trang trại… hoặc các mục đích khác được pháp luật cho phép. Cho vay cổ phần hóa . Tài trợ vốn vay đối với các nhà đầu tư mua cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hóa Dùng số cổ phần được mua làm tài sản đảm bảo . Hạn mức cho vay tối đa 70% tổng mệnh giá CP theo nhu cầu và được phép mua + Nhân viên tối đa 30 triệu VNĐ + Cán bộ cấp phòng trở lên tối đa 50 triệu VNĐ + Ban tổng GĐ, ban GĐ tối đa 100 tr VNĐ Thời hạn cho vay tối đa 5 năm Cho vay kinh doanh chứng khoán . Techcomabank cho nhà đầu tư vay bằng VNĐ để kinh doanh chứng khoán & ứng trước tiền bán chứng khoán đã được khớp lệnh công ty chứng khoán Việc mua bán CK phải được thực hiện thông qua công ty chứng khoán do Techcombank chỉ định. Thời hạn cho vay không quá 6 tháng đối với CK đang niêm yết ,không quá 12 thang đối với CK chưa niêm yết . Các trường hợp vượt quá thời gian quy định phải được tổng GĐ phê duyệt nhưng không được vượt quá 50% thời gian quy định. Mua chứng khoan trên thị trường chứng khoán tập trung cho vay không quá 95% tổng giá trị thị giá CK sẽ mua. Mua CK trên thị trường CK không tập trung cho vay không quá 90% tổng giá trị thị giá CK sẽ mua. Vay đảm bảo bằng chứng khoán niêm yết. Vay vốn đẻ thực hiẹn mục đích tiêu dùng , kinh doanh khi khách hàng có đảm bảo bằng chứng khoán NY. Thời hạn cho vay tối đa 6 tháng Mức cho vay:vay để mua CK đã NY tối đa 95% nhu câu đầu tư Vay với mục đích khác:áp dụng tỷ lệ cho vay so với nhu cầu đầu tư theo quy định hiện hành của techcombank Ứng tiền nhanh. Cung cấp cho hộ KD cá thể Được phép vay trả liên tục trong suốt thời gian còn hiệu lực của hạn mức ứng tiền vay Tài sản đảm bảo là BĐSản + Giấy tờ có giá được Techcombank chấp nhận + Sạp hàng tại chợ của chính khách hàng tuy nhiên dư nợ tối đa đảm bảo sạp hàng là 200Triệu VNĐ Hạn mức cho vay phụ thuộc vào ngành nghề KD + Tối đa 1tỷ đồng với các hộ KD vàng bạc + Tối đa 500tr đồng đối với các hô KD ngành nghề khác Thời hạn cho vay tối đa là 12 tháng Phương thức thực hiên ứng tiền nhanh + Chuyển khoản rút tiền mặt từ ATM + Thanh toán tại các đơn vị chấp nhận thẻ + Chuyển khoản thanh toán rút tiền mặt tại quầy Hỗ trợ KD cá thể. Hỗ trợ các cá nhân hộ gia đình vay vốn để đầu tư hoạt động KD sản xuất mang tính cá thể Đầu tư sản xuất KD Bổ sung vốn lưu động Thực hiện các thương vụ KD Nộp tiền thuê địa điểm KD KD BĐSản Một số mục đích KD cá thể khác Hỗ trợ 70% tổng nhu cầu vốn với thời hạn cho vay tối đa 60 tháng Vay ngắn hạn tối đa 12tháng lịch trả gốc do 2 bên thỏa thuận Vay trung&dài hạn từ 12tháng đến 60 tháng trả gốc hàng kì (tháng ,quý) Cho vay nhanh hộ KD. Cho vay có TSBĐ phương thức trả góp mục đích hỗ trợ các hộ KD trong hoạt động sản xuất KD Thời hạn vay tối đa 36 tháng Hạn mức vay tối đa 85% nhưng không quá 300tr VNĐ Ứng trước tài khoản cá nhân F@stAdvance. Chi vượt quá số tiền hiện tại có trong tài khoản của KH mớ tại TCB Giá trị hạn mức ứng trước phụ thuộc vào đối tượng khách hàng và tài sản đảm bảo Đăng kí 1 lần sử dụng cả năm Tính lãi trên số tngày thực dùng,số tiền thực sử dụng Hai hình thức ứng trước tài khoản cá nhân + Có tài sản đảm bảo F@stAdvance F1 hạn mức 300triệu + Không tài sản đảm bảo F@stAdvance F2 hạn mức 100triệu Cho vay tiêu dùng trả góp. Hạn mức cho vay tối thiểu là 20tr đồng,tối đa là 200triệu đồng Đối tượng áp dụng Giá trị hạn mức Cấp chưyên viên, nhân viên Không quá 100tr đồng tối đa 12tháng lương/thu nhập Cán bộ cáp phòng/ban trở lên Không quá 150tr VNĐ Tối đa 12tháng lương/thu nhập Hạn mức tối đa là 12tháng lương/thu nhập nhưng không quá 200tr đồng được áp dụng cho trường hợp KH là + GĐ,PGĐ các doanh nghiệp,các trung tâm/Viện/Vụ/Cục trực thuộc Bộ/Ngành trở lên + Cán bộ nhân viên tại các công ty 100% vốn nước ngoài,các chi nhánh,văn phòng đại diện của các công ty nước ngoài tại Việt Nam,công ty liên doanh với nướ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21832.doc
Tài liệu liên quan