Tài liệu Đẩy mạnh hoạt động bán hàng qua mạng Internet tại Công ty TNHH đầu tư - Thương mại - dịch vụ Minh Anh: Mục lục
Danh mục bảng biểu, sơ đồ
Sơ đồ 1: Quy trình thanh toán trực tuyến sử dụng thẻ tín dụng 21
Sơ đồ 2: sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty TNHH đầu tư – thương mại – dịc vụ Minh Anh 28
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Công ty TNHH đầu tư – thương mại – dịch vụ Minh Anh trong các quí năm 2007 38
Bảng 2.2: Doanh thu bán hàng qua mạng theo quí của Công ty TNHH đầu tư – thương mại – dịch vụ Minh Anh trong năm 2007 40
Bảng 2.3: Lợi nhuận bán hàng qua mạng và tổng lợi nhuận năm 2007 41
Bảng ... Ebook Đẩy mạnh hoạt động bán hàng qua mạng Internet tại Công ty TNHH đầu tư - Thương mại - dịch vụ Minh Anh
57 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1495 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đẩy mạnh hoạt động bán hàng qua mạng Internet tại Công ty TNHH đầu tư - Thương mại - dịch vụ Minh Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2.4: Chi phí bán hàng qua mạng và tổng chi phí năm 2007 42
Lời mở đầu
Bước sang thế kỷ 21, thế giới được chứng kiến sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin, và đặc biệt là mạng internet. Điều này mở ra một thời kỳ mới, một hình thức mới trong kinh doanh, hình thức kinh doanh thương mại điện tử. Đến nay, hình thức kinh doanh này đã rất phổ biến tại các nước phát triển. Còn Việt Nam, hình thức kinh doanh này mới chỉ ở hình thức thấp là bán hàng qua mạng internet, tuy nhiên đây là hình thức kinh doanh đang được rất nhiều các doanh nghiệp Việt Nam tập trung phát triển vì nó hứa hẹn mang lại thành công rất cao.
Công ty TNHH đầu tư - thương mại - dịch vụ Minh Anh là một doanh nghiệp kinh doanh bỏn hàng qua mạng internet. Trong thời gian qua Công ty đã thu được những kết quả nhất định, hiệu quả hoạt động kinh doanh bán hàng qua mạng ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên với vị thế là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc áp dụng thương mại điện tử vào kinh doanh bán hàng qua mạng Công ty vẫn gặp phải những khó khăn nhất định. Xuất phát từ nhận thức của mình và trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH đầu tư - thương mại - dịch vụ Minh Anh em đã chọn đề tài “đẩy mạn hoạt động bán hàng qua mạng internet tại Công ty TNHH đầu tư - thương mại - dịch vụ Minh Anh” làm đề tài chuyên đề thực tập thực tập tốt nghiệp.
Nội dung của chuyên để thực tập của em được chia làm ba chương:
Chương I - Lý luận chung về hoạt động bán hàng qua mạng của doanh nghiệp thương mại.
Chương II: Thực trạng kinh doanh tại công ty TNHH đầu tư - thương mại - dịch vụ Minh Anh.
Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động bán hàng qua mạng tại công ty TNHH đầu tư – thương mại – dịch vụ Minh Anh.
Do hạn chế về thời gian, kiến thức và kinh nghiệm thực tế nên bài chuyên đề thực tập của em không thể tránh khỏi những thiếu sót trong nội dung lý luận, cũng như thực tiễn bài viết này. Vậy kính mong sự giúp đỡ của các thầy, cô và cô chú anh chị trong Công ty TNHH đầu tư - thương mại - dịch vụ Minh Anh để bài Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Chương I - Lý luận chung về hoạt động bán hàng qua mạng của doanh nghiệp thương mại
1.1. Tổng quan về bán hàng qua mạng của doanh nghiệp thương mại
1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của kinh doanh bán hàng qua mạng của doanh nghiệp thương mại
1.1.1.1. Khái niệm bán hàng qua mạng
Bán hàng qua mạng là một phương thức kinh doanh mới của các doanh nghiệp thương mại tại Việt Nam. Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về bán hàng qua mạng, nhưng nhìn chung, có thể hiểu “bán hàng qua mạng là việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và các mạng viễn thông, đặc biệt là máy tính và internet”. Theo cách hiểu này, các doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử và mạng internet để mua bán hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp mình. Các giao dịch có thể giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), hoặc giữa doanh nghiệp với khách hàng cá nhân (B2C), hoặc cá nhân với nhau (C2C), ví dụ: alibaba.com, amazon.com, ebay.com,…
Bán hàng qua mạng là bước khởi đầu của thương mại điện tử. Thương mại điện tử bắt đầu bằng việc mua bán hàng hóa, dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, các doanh nghiệp tiến tới ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi hoạt động của mình, từ bán hàng, marketing, thanh toán, đến mua sắm , sản xuất, đào tạo, phối hợp hoạt động với nhà cung cấp, đối tác và khách hàng. Theo UNCTAD, E-commerce development 2003, thương mại điện tử phát triển qua năm giai đoạn chủ yếu như sau:
Giai đoạn 1: Thông tin. Đây là giai đoạn các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng máy tính, email, khai thác thông tin trên web để giao dịch với khách hàng và nhà cung cấp.
Giai đoạn 2: Hiện diện qua website. Các doanh nghiệp bắt đầu đăng kí vào các sàn giao dịch, cổng thương mại điện tử. Ngoài ra, doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ sau bán, hỗ trợ khách hàng thông qua website và internet.
Giai đoạn 3: Mạng nội bộ. Ứng dụng các phần mềm quản trị doanh nghiệp về tài chính, nhân sự và chia sẻ thông tin trong doanh nghiệp.
Giai đoạn 4: Tự động hóa giao dịch. Đến giai đoạn này, các doanh nghiệp thực hiện tự động hóa các giao dịch thương mại điện tử và ứng dụng thanh toán điện tử.
Giai đoạn 5: Mạng Extranet-thương mại điện tử tích hợp cấp độ cao. Các doanh nghiệp tiến hành liên kết hệ thống thông tin của doanh nghiệp với đối tác, triển khai các hệ thống thông tin tổng thể như ERP, SCM, CRM.
Như vậy, thương mại điện tử ở Việt Nam mới chỉ phát triển trong ba giai đoạn đầu. Nhưng trên thực tế thì sự phát triển này không lần lượt đi theo trình tự trên. Ở Việt Nam hiện nay, hình thức chủ yếu mới chỉ là bán hàng qua mạng.
1.1.1.2. Đặc trưng của bán hàng qua mạng
Bán hàng qua mạng phụ thuộc công nghệ và trình độ công nghệ thông tin của người sử dụng. Để phát triển bán hàng qua mạng cần phải xây dựng và không ngừng nâng cao trình độ công nghệ thông qua phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật như mạng máy tính và khả năng tiếp nối của mạng với cơ sở dữ liệu thông tin ngoài doanh nghiệp. Cùng với cơ sở mạng, bán hàng qua mạng cần phải có đội ngũ nhân viên không chỉ thành thạo về công nghệ mà còn có kiến thức và kĩ năng về quản trị kinh doanh nói chung, về thương mại nói riêng.
Bán hàng qua mạng có tốc độ nhanh. Nhờ áp dụng kỹ thuật số nên tất cả các bước của quá trình giao dịch đều được tiến hành thông qua mạng máy tính. Ngôn ngữ của công nghệ thông tin cũng cho phép rút ngắn độ dài của các “văn bản” giao dịch. Các dịch vụ phần mềm ngày càng hoàn hảo, tốc độ đường truyền nhanh cho phép rút ngắn thời gian soạn thảo, giao tiếp, kí kết các văn bản giao dịch điện tử. Tất cả các điều này làm cho bán hàng qua mạng đạt tốc độ nhanh nhất trong các phương thức giao dịch, tạo nên tính cách mạng trong giao dịch thương mại.
Bán hàng qua mạng phụ thuộc mức độ số hóa ( thương mại số hóa). Tùy thuộc vào mức độ số hóa của nền kinh tế mà bán hàng qua mạng có thể đạt được các cấp độ từ thấp đến cao, từ sử dụng thư điện tử điện tử, internet để tìm kiếm thông tin đến đặt hàng trực tuyến và dịch vụ trực tuyến, xây dựng các website cho hoạt động kinh doanh.
1.1.2. Sự khác biệt giữa bán hàng qua mạng và bán hàng truyền thống
So với các hoạt động Thương mại truyền thống, thương mại điện tử có một số điểm khác biệt cơ bản sau:
Thứ nhất là: Các bên tiến hành giao dịch trong bán hàng qua mạng không nhất thiết phải tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước. Trong Thương mại truyền thống, các bên thương gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành giao dịch. Các giao dịch được thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc vât lý như chuyển tiền, séc hóa đơn, vận đơn, gửi báo cáo. Các phương tiện viễn thông như: fax, telex, .. chỉ được sử dụng để trao đổi số liệu kinh doanh. Tuy vậy, việc sử dụng các phương tiện điện tử trong thương mại truyền thống chỉ để chuyển tải thông tin một cách trực tiếp giữa hai đối tác của cùng một giao dịch.
Bán hàng qua mạng cho phép mọi người cùng tham gia từ các vùng xa xôi hẻo lánh đến các khu vực đô thị lớn, tạo điều kiện cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi đều có cơ hội ngang nhau tham gia vào thị trường giao dịch toàn cầu và không đòi hỏi nhất thiết phải có mối quen biết với nhau.
Thứ hai là: Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn bán hàng qua mạng được thực hiện trong một thị trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu). bán hàng qua mạng trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu. Bán hàng qua mạng càng phát triển, thì máy tính cá nhân trở thành cửa sổ cho doanh nghiệp hướng ra thị trường trên khắp thế giới. Với bán hàng qua mạng , một doanh nhân dù mới thành lập đã có thể kinh doanh ở Nhật Bản, Đức và Chilê ..., mà không hề phải bước ra khỏi nhà, một công việc trước kia phải mất nhiều năm.
Thứ ba là: Trong hoạt động giao dịch bán hàng qua mạng có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực. Trong bán hàng qua mạng, ngoài các chủ thể tham gia quan hệ giao dịch giống như giao dịch thương mại truyền thống đã xuất hiện một bên thứ ba đó là nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực… là những người tạo môi trường cho các giao dịch bán hàng qua mạng. Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi, lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch bán hàng qua mạng, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch bán hàng qua mạng.
Thứ tư là: Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với bán hàng qua mạng thì mạng lưới thông tin chính là thị trường. Thông qua bán hàng qua mạng, nhiều loại hình kinh doanh mới được hình thành. Ví dụ: các dịch vụ gia tăng giá trị trên mạng máy tính hình thành nên các nhà trung gian ảo làm các dịch vụ môi giới cho giới kinh doanh và tiêu dùng; các siêu thị ảo được hình thành để cung cấp hàng hóa và dịch vụ trên mạng máy tính.
Các trang Web khá nổi tiếng như Yahoo! America Online hay Google đóng vai trò quan trọng cung cấp thông tin trên mạng. Các trang Web này đã trở thành các “khu chợ” khổng lồ trên Internet. Với mỗi lần nhấn chuột, khách hàng có khả năng truy cập vào hàng ngàn cửa hàng ảo khác nhau và tỷ lệ khách hàng vào hàng ngàn các cửa hàng ảo khác nhau và tỷ lệ khách hàng vào thăm rồi mua hàng là rất cao. Người tiêu dùng đã bắt đầu mua trên mạng một số các loại hàng trước đây được coi là khó bán trên mạng. Nhiều người sẵn sàng trả thêm một chút tiền còn hơn là phải đi tới tận cửa hàng. Một số công ty đã mời khách may đo quần áo trên mạng, tức là khách hàng chọn kiểu, gửi số đo theo hướng dẫn tới cửa hàng (qua Internet) rồi sau một thời gian nhất định nhận được bộ quần áo theo đúng yêu cầu của mình. Điều tưởng như không thể thực hiện được này cũng có rất nhiều người hưởng ứng. Các chủ cửa hàng thông thường ngày nay cũng đang đua nhau đưa thông tin lên Web để tiến tới khai thác mảng thị trường rộng lớn trên Web bằng cách mở cửa hàng ảo.
1.2. Cơ sở hạ tầng của bán hàng qua mạng
1.2.1 Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội
Hạ tầng cơ sở của bán hàng qua mạng là một tổng hòa nhiều vấn đề có liên quan đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, trong đó hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của phương thức bán hàng qua mạng. Hạ tầng kinh tế - xã hội của bán hàng qua mạng được hiểu là toàn bộ các nhân tố, các điều kiện cơ bản về kinh tế - xã hội nhằm tạo ra môi trường cho sự hình thành và phát triển của bán hàng qua mạng. Như vậy, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội bao gồm hai nhóm yếu tố chính là nhóm yếu tố kinh tế và nhóm yếu tố xã hội. Trong đó, nhóm yếu tố xã hội lại bao gồm nhiều yếu tố nhỏ như tiềm năng của nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng và thay đổi cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân, lạm phát và khả năng kiềm chế lạm phát của nền kinh tế quốc dân,… Và nhóm yếu tố xã hội cũng bao gồm nhiều yếu tố như phong tục, tập quán tiêu dùng, thói quen mua sắm,…
Quá trình thực hiện hoạt động bán hàng qua mạng trước hết là quá trình con người sử dụng hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật của nền kinh tế để thực hiện các hành vi thương mại. Đối với phương thức bán hàng qua mạng, một khi các hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội chưa có hoặc không đầy đủ thì không thể thực hiện được các nội dung của bán hàng qua mạng. Để bán hàng qua mạng có thể phát triển được tại Việt Nam, về mặt xã hội cần phải có sự thay đổi nếp sống, nếp suy nghĩ, nối làm việc công nghiệp, không nên tiếp tục tư duy mua bán nhất thiết phải trải qua các công đoạn nhìn nếm, thử,…
1.1.2. Cơ sở hạ tầng pháp lý
Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, đặc biệt là hình thức thấp của nó là phương thức bán hàng qua mạng trong những năm gần đây đã đặt ra một yêu cầu cấp thiết phải có khuôn khổ pháp lý để điều chỉnh các vấn đề nảy sinh liên quan đến giao dịch bán hàng qua mạng. Khuôn khổ phấp lý điều chỉnh thương mại truyền thống hiện tại không đủ để đáp ứng yêu cầu của kinh doanh bán hàng qua mạng, hệ thống luật hiện tại dựa trên cơ sở sử dụng văn bản chứng thực bằng giấy tờ và chữ ký tay làm cơ sở pháp lý là những trở ngại lớn cho việc phát triển bán hàng qua mạng. Để phát triển hình thức bán hàng qua mạng internet phát triển, trước hết cần có một hệ thống pháp luật và chính sách vững vàng, tạo môi trường thuận lợi cho các giao dịch bán hàng qua mạng. Điều này sẽ khuyến khích các doanh nghiệp, cơ quan và tổ chức tham gia vào thương mại điện tử với hình thức thấp là bán hàng qua mạng.
Bán hàng qua mạng với đặc trưng là công nghệ phát triển rất nhanh, do đó xây dựng cơ sở pháp lý cho việc bán hàng qua mạng không những phải đạt được mục tiêu tạo thuận lợi cho các hoạt động bán hàng qua mạng, mà còn phải mang tính mở để tạo điều kiện ứng dụng công nghệ mới cho bán hàng qua mạng ngày càng phát triển hơn.
Xây dựng cơ sở pháp lý cho thương mại điện tử nói chùng và bán hàng qua mạng phải giải quyết được những vấn đề chính sau:
Thứ nhất là: Thừa nhận giá trị pháp lý cho tất cả những giao dịch được thự hiện thông qua các phương tiện điện tử. Điều này sẽ đảm bảo cho các doanh nghiệp khi tham gia bán hàng qua mạng, trong khuôn khổ cho phép, tính hợp pháp khi thực hiện những hoạt động bán hàng qua mạng.
Thứ hai là: Hài hòa giữa các qui định có liên quan của pháp luật đến hoạt động bán hàng qua mạng. Ngoài việc thừa nhận giá trị pháp lý cho các giao dịch bán hàng qua mạng, các vấn đề liên quan như giá trị văn bản, vấn đề bản gốc, vấn đề chữ ký và con dấu,… mà trong luật chung hoặc luật chuyên ngành yêu cầu đối với các giao dịch truyền thống, phải được qui định cụ thể đối với bán hàng qua mạng.
Thứ ba là: Có chính sách để tạo ra môi trường cạnh tranh nhất để phát triển những nền tảng cho việc bán hàng qua mạng như chính sách đầu tư và phát triền đối với thị trường ICT, chính sách ưu tiên và ứng dụng côn nghệ ICT vào hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp,…
Thứ tư là: Có chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ người tiêu dùng.
Hiện nay, việc xây dựng cơ sở pháp lý cho thương mại điện tử nói chung và bán hàng qua mạng nói riêng đang rất được quan tâm trên cả phạm vi quốc tế và phạm vi quốc gia. Chẳng hạn như UNCITRAL - ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại Quốc tế đi đầu trong việc đưa ra luật mẫu về thương mại điện tử năm 1996, WTO nghiên cứu vấn đề giải quyết các vấn đề liên quan đến rào cản thương mại điện tử quốc tế, còn Mỹ thì đưa ra Luật giao dịch điện tử thống nhất UETA (Uniform Elictronic Transactions Act),…
1.2.3. Cơ sở mạng
Bán hàng qua mạng là những giao dịch thương mại được thực hiện chủ yếu thông qua máy tính và mạng internet. Do đó, để hoạt động bán hàng qua mạng có thể phát triển được, yêu cầu về hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông là không thể thiếu. Các yếu tố trong hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông bao gồm: ngành công nghiệp thiết bị ICT (máy tính, thiết bị mạng,…), ngành công nhiệp phần mềm, ngành viễn thông (các hệ thống dịch vụ viễn thông cố định, di động,…), internet và các dịch vụ dựa trên internet, bảo mật và an ninh mạng.
Xây dựng hạ tầng mạng để việc bán hàng qua mạng phát triển phải đạt được những yêu cầu sau: Cho phép người dân và các tổ chức, doanh nghiệp có thể sử dụng các thiết bị mạng và các thiết bị xử lý; Cho phép người dân và các tổ chức, doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng dịch vụ viễn thông cơ bản và internet với giá rẻ; Ngoài việc đầu tư mới cho các thiết bị, việc nâng cấp các hệ thống thiết bị hiện thời là điều không thể thiếu, vì các ứng dụng thương mại điện tử ngày càng phức tạp hơn, dụng lương dữ liệu cần truyền tải ngày càng lớn, do đó, yêu cầu về mặt thiết bị và công nghệ cũng cao hơn.
1.3. Các qui trình bán hàng qua mạng của các doanh nghiệp thương mại
1.3.1. Qui trình đặt hàng trong bán hàng qua mạng
Thông thường, muốn đặt hàng qua mạng, khách hàng cần thực hiện các bước sau:
Bước thứ nhất: Việc đầu tiên khách hàng cần làm là truy cập vào địa chỉ website của nhà cung cấp, sau đó khách hàng sẽ tìm kiếm sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình. Trên website của tất cả các nhà cung cấp đều có công cụ tìm kiếm để khách hàng có thể tìm thấy sản phẩm cần mua một cách nhanh nhất. Khi cần tìm kiếm một sản phẩm nào đó, khách hàng chỉ cần gõ từ khóa của sản phẩm đó vào ô tìm kiếm trên website của nhà cung cấp, ngay lập tức các sản phẩm có chứa từ khóa mà khách hàng muốn tìm sẽ xuất hiện, và khách hàng có thể click vào từng sản phẩm để xem các thông tin về mặt hàng như giá cả, màu sắc, thời gian bảo hành,… từ đó khách hàng có thể lựa chọn được sản phẩm phù hợp với mình nhất. Tại bước này, khách hàng có thể lựa chọn mẫu mã, màu sắc và số lượng sản phẩm mà mình muốn mua.
Bước thứ hai: Sau khi lựa chọn được các sản phẩm muốn mua, khách hàng sẽ cho sản phẩm đó vào giỏ hàng điện tử của mình. Trong bước này, khách hàng có thể kiểm tra lại giỏ hàng của mình để chắc chắn về thông tin giỏ hàng của mình như sản phẩm đã đúng chủng loại chưa? Số lượng đặt mua đã đúng chưa?... Khi đã kiểm tra lại giỏ hàng của mình, khách hàng cách nhấp chuột vào các nút nhất định trên website , đơn đặt hàng sẽ tự động chuyển đến để khách hàng tiến hành đăng kí mua hàng.
Bước thứ ba: Khi đơn đặt hàng được tự động chuyển đến, khách hàng sẽ phải điền đầy đủ các thông tin của mình vào theo mẫu đơn đặt hàng để sau đó hệ thống tự động trên website sẽ gửi đơn hàng đó đến cho nhà cung cấp. Tại bước này, tùy theo các hình thức thanh toán mà nhà cung cấp chấp nhận, khách hàng tiến hành đăng ký thanh toán theo hình thức thuận tiện cho mình nhất. Thông thường sẽ có hai hình thức thanh toán là thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán trực tuyến.
Bước thứ tư: Sau khi đã điền đầy đủ, chính xác các thông tin yêu cầu, khách hàng nhấn nút để gửi thông tin cho nhà cung cấp. Các thông tin này sẽ nhanh chóng được nhà cung cấp phân loại và liên hệ trong vòng thời gian ngắn nhất.
Mặc dù được chia thành nhiều bước khác nhau để khách hàng có thể hoàn thành được một quy trình đặt hàng thông thường, nhưng trên thực tế, các bước này cực kỳ đơn giản. Khách hàng có thể ở nhà và mua sắm bằng cách nhấp chuột để liên hệ với nhà cung cấp. Đây là quy trình đặt hàng dành cho các hàng hóa hữu hình, còn đối với hàng hóa vô hình, các sản phẩm được số hóa như: ca nhạc, game, phần mềm tin học, ebook… quy trình đặt hàng, nhận hàng và thanh toán gần như liên tiếp nhau vì khách hàng có thể thanh toán trực tuyến.
1.3.2. Quy trình giao nhận
Sau khi nhận được đơn hàng trên website, công ty sẽ sử dụng các hệ thống phần mềm để tiến hành phân tích và kiểm tra tính xác thực của đơn hàng. Nếu đủ căn cứ, công ty sẽ chuẩn bị hàng và tiến hành giao hàng cho khách hàng theo đúng địa chỉ và thời gian được ghi trong đơn hàng.
Đối với các đơn hàng trong cùng một quốc gia hoặc trong phạm vi gần, qui trình giao hàng khá đơn giản. Doanh nghiệp chỉ cần làm thủ tục xuất kho hàng hóa nếu hàng có trong danh mục lưu kho hoặc sẽ trực tiếp lấy hàng của đơn vị khác và gửi cho khách hàng trong thời gian ngắn nhất.
Đối với các đơn hàng mà khách hàng ở quốc gia khác với quốc gia mà doanh nghiệp có hoạt động bán hàng qua mạng có trụ sở, qui trình giao nhận phức tạp hơn, người bán và người mua trở thành người xuất khẩu và người nhập khẩu. Hàng hóa có thể được chuyển theo đường biển, đường hàng không hoặc đường bộ. Cùng với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của phương thức bán hàng qua mạng, các hoạt động thương mại truyền thống trong đó có việc chuyên chở hàng hóa bằng đường biển cũng chịu tác động lớn từ các phương tiện điện tử và internet. Vận đơn điện tử ra đời nhằm khắc phục vấn đề chậm chễ từ khi vận đơn được phát hành đến khi vận đơn đến tay người nhập khẩu để họ đi lấy hàng và bên cạnh đó là chi phí tốn kém của việc phát hành vận đơn bằng giấy.
Hệ thống Bolero là nỗ lực gần đây nhất để phát triển vận đơn điện tử và đảm bảo được chức năng ba chức năng quan trọng nhất của vận đơn truyền thống (chức năng biên lai nhận hàng để chở, bằng chứng của hợp đồng vận tải, chứng từ sở hữu đối với hàng hóa) và đảm bảo khả năng chuyển nhượng vận đơn thông qua các phương tiện điện tử. Toàn bộ quy trình gao nhận thông qua hệ thống Bolero.net trong đó bao gồm cả quy trình phát hành vận đơn điện tử, chuyển quyền sở hữu từ người xuất khẩu sang người nhập khẩu, đến quá trình xuất trình cho đại lý người chuyên chở tại nước nhập khẩu để nhận hàng được minh họa qua 15 bước cụ thể như sau:
Bước 1: người nhập khẩu đăng nhập vào Bolero.net và đặt hàng, thông điệp được trung tâm xử lý và chuyển đến cho người xuất khẩu.
Bước 2: Người xuất khẩu đăng nhập vào Bolero.net và nhận đơn đặt hàng của người nhập khẩu. (Trong các quy trình, việc đăng nhập đều được thực hiện để các bên có thể truy cập vào Hệ thống xử lý thông điệp điện tử của trung tâm Bolero, việc tạo lập và gửi thông điệp được sử dụng chữ ký số hóa để đảm bảo an toàn trong mọi giao dịch).
Bước 3: Người nhập khẩu gửi cho người xuất khẩu một thông điệp yêu cầu các chứng từ cần xuất trình sau khi giao hàng để được thanh toán. Nội dung thông điệp này tương tự như Yêu cầu mở thư tín dụng trong giao dịch truyền thống.
Bước 4: Người xuất khẩu gửi chấp nhận cho người nhập khẩu.
Bước 5: Người nhập khẩu gửi tiếp thông điệp đến ngân hàng mở LC.
Bước 6: Ngân hàng mở LC thông báo cho người xuất khẩu thông qua Bolero.net (không cần thông qua ngân hàng của người xuất khẩu như trong truyền thống).
Bước 7: Người xuất khẩu gửi các yêu cầu lấy các chứng từ cần thiết đến các cơ quan như chứng nhận kiểm dịch, chứng nhận xuất xứ, chứng nhận chất lượng, vận đơn đường biển, bảo hiểm đơn…
Bước 8: Các chứng từ điện tử được chuyển đến cho người xuất khẩu thông qua Bolero.net
Bước 9: Người xuất khẩu gửi bộ chứng từ cho SURF (Settlement Utility for Managing risk and Finance)
Bước 10: SURF kiểm tra các chứng từ với LC, thông báo cho người xuất khẩu và ngân hàng của người nhập khẩu.
Bước 11: Người nhập khẩu thanh toán cho ngân hàng nhập khẩu, bộ chứng từ được chuyển cho người nhập khẩu.
Bước 12: Ngân hàng của người nhập khẩu thanh toán cho ngân hàng của người xuất khẩu.
Bước 13: Hàng đến cảng. Đại lý của người chuyên chở thông báo hàng đã đến cảng cho người nhập khẩu.
Bước 14: người nhập khẩu xuất trình vận đơn điện tử để đổi lấy lệnh giao hàng.
Bước 15: người nhập khẩu dùng lệnh giao hàng để nhận hàng từ người vận tải.
1.3.3. Qui trình thanh toán
Trên thị trường, các doanh nghiệp chấp nhận rất nhiều các hình thức thanh toán như: tiền mặt, chuyển khoản qua bưu điện & qua ngân hàng, chuyển khoản qua Western Union, thẻ thanh toán, thẻ thông minh, ví điện tử, séc điện tử, thẻ mua hàng, thư tín dụng điện tử, thanh toán tại các kiot bán hàng, qua điện thoại di động… Không chỉ các doanh nghiệp thương mại truyền thống mới chấp nhận phương thức thanh toán tiền mặt trực tiếp mà còn có cả các doanh nghiệp có hoạt động bán hàng qua mạng.
Thanh toán bằng tiền mặt
Khách hàng có thể trả tiền mua hàng bằng tiền mặt khi đến mua hàng trực tiếp tại công ty hoặc thanh toán cho người giao hàng. Nếu địa điểm thanh toán và địa điểm giao hàng trùng nhau thì công ty giao hàng và nhận tiền thanh toán cùng lúc. Nếu địa điểm giao hàng và địa điểm thanh toán khác nhau thì công ty có thể thu tiền trước khi giao hàng. Khách hàng sẽ được yêu cầu cho biết cụ thể các nội dung thanh toán khi vào đặt hàng.
Đây là hình thức thanh toán phổ biến ở nước ta hiện nay, tuy nhiên trong thời gian tới khi bán hàng qua mạng phát triển và các vấn đề về pháp lý, kỹ thuật sẽ làm thay đổi thói quen của người tiêu dùng. Khi đó, tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt sẽ giảm dần. Như vậy, các doanh nghiệp sẽ áp dụng các phương thức thanh toán khác để góp phần tăng hiệu quả kinh doanh của mình.
Thanh toán trực tuyến
Hiện nay, có nhiều phương thức thanh toán trực tuyến như: thẻ thanh toán, thẻ thông minh, ví điện tử, tiền điện tử, thanh toán qua điện thoại di động, thanh toán điện tử qua các kiốt bán hàng, séc điện tử, thẻ mua hàng, thư tín dụng điện tử, chuyển tiền điện tử… Trong đó, thẻ thanh toán được coi là phương tiện phổ biến nhất, đặc biệt là thẻ tín dụng do tính tiện lợi và phổ dụng của nó. Ba loại thẻ thanh toán phổ biến là: thẻ tín dụng (credit card), thẻ ghi nợ (debit card) và thẻ mua hàng (charge card). Trong 3 loại trên, thanh toán bằng tẻ tín dụng chiếm khoảng 90% tổng giá trị các giao dịch qua internet. Có 2 cách thanh toán bằng thẻ tín dụng là:
Thanh toán có xuất trình thẻ: khách hàng mua sắm tại các địa điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng khi thanh toán sẽ xuất trình thẻ tín dụng cho nhân viên thanh toán. Thẻ tín dụng được nhận diện bằng máy để kiểm tra khả năng thanh toán. Khách hàng chỉ cần ký vào biên lai là hoàn thành nghĩa vụ thanh toán.
Thanh toán không xuất trình thẻ (còn gọi là thanh toán trực tuyến): Khách hàng lựa chọn hàng hóa, dịch vụ qua mạng Internet, sau đó thanh toán bằng cách nhập các thông tin có liên quan về thẻ tín dụng vào trang web của người bán mà không cần phải xuất trình thẻ.
Ở Việt Nam hiện nay mới chỉ bước đầu sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán, chủ yếu là các giao dịch có xuất trình thẻ, mới chỉ có 1 số ít nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ chấp nhận thanh toán trực tuyến qua internet.
Sơ đồ 1: Quy trình thanh toán trực tuyến sử dụng thẻ tín dụng
Người mua
Ngân hàng phát hành
Ngân hàng mở TK
Người bán
Quy trình thanh toán bằng thẻ tín dụng trực tuyến trải qua các bước sau:
Người mua hàng sau khi lựa chọn sản phẩm, quyết định mua hàng sẽ nhập các thông tin thẻ tín dụng lên trang web của người bán.
Các thông tin của thẻ tín dụng được gửi thẳng tới ngân hàng mở merchant account (hoặc bên cung cấp dịch vụ thanh toán) mà không lưu lại máy chủ của người bán.
Ngân hàng mở merchant account gửi các thông tin thẻ tín dụng tới ngân hàng cấp thẻ tín dụng.
Ngân hàng cấp thẻ tín dụng sau khi kiểm tra các thông tin sẽ phản hồi lại cho ngân hàng mở merchant account. Phản hồi có thể là chấp nhận thanh toán (ghi Có vào tài khoản của người bán) hoặc từ chối.
Dựa trên phản hồi của ngân hàng cấp thẻ tín dụng, người bán sẽ thực hiện đơn hàng hoặc từ chối.
Toàn bộ quá trình trên chỉ diễn ra trong vài giây và do đó người mua sẽ bị trừ tiền trên tài khoản đồng thời người bán cũng sẽ nhận được khoản thanh toán trong vài giây.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động bán hàng qua mạng
Bán hàng qua mạng ra đời ảnh hưởng tới rất nhiều mặt trong đời sống xã hội. Mặt khác, nó cũng chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau. Để bán hàng qua mạng có thể phát triển thì cần phải có được sự hội tụ của những yếu tố này.
Thứ nhất, hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông. Bán hàng qua mạng được thực hiện chủ yếu thông qua máy tính và mạng internet. Do đó, để bán hàng qua mạng có thể phát triển được, yêu cầu về hạ tầng công nghệ thông tin là không thể thiếu. Các yếu tố trong hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông bao gồm: ngành công nghiệp thiết bị máy tính, thiết bị mạng… đây là các yếu tố thuộc phần cứng trong đầu tư cho bán hàng qua mạng; ngành công nghiệp phần mềm; ngành viễn thông, internet và các dịch vụ gia tăng dựa trên nền internet. Kỹ thuật internet phải đủ nhanh, mạnh để đảm bảo truyền tải đầy đủ các nội dung thông tin. Chi phí kết nối và sử dụng internet phải rẻ để đảm bảo số lượng người dùng lớn. Hiện nay, ở Việt Nam đã có các nhà cung cấp internet tốc độ cao như FPT, Viettel… với giá cả tương đối rẻ và chất lượng đường truyền đảm bảo khiến cho số lượng người kết nối internet ngày càng nhiều. Ngoài ra, yếu tố quan trọng không thể thiếu là bảo mật, an toàn và an ninh mạng để chống lại các cuộc tấn công với mục đích lấy cắp thông tin, bảo đảm tính bảo mật, tính toàn vẹn và tính sẵn sàng của thông tin.
Thứ hai, hạ tầng pháp lý. Phải có luật về bán hàng qua mạng công nhận tính pháp lý của các giao dịch điện tử, phải có luật sở hữu trí tuệ để bảo vệ sự riêng tư, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và để điều chỉnh các giao dịch qua mạng. Trong thời gian qua, các cơ quan nhà nước đã tích cực xây dựng, hoàn chỉnh và bổ xung, các qui định pháp luật liên quan đến thương mại điện tử. Trong đó, điển hình là việc cho ra đời Luật giao dịch điện tử (có hiệu lực từ 01/03/2006). Luật giao dịch ra đời được đánh giá là có ý nghĩa to lớn trong việc tạo điều kiện phát triển bán hàng qua mạng ở Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, trong các Bộ luật và Luật khác, các hoạt động liên quan đến bán hàng qua mạng cũng được đề cập và qui định cụ thể hơn như: Bộ luật dân sự, Luật thương mại, Luật hải quan, Luật công nghệ thông tin,…
Thứ ba, nhân lực: bán hàng qua mạng liên quan đến việc sử dụng và ứng dụng công nghệ cao vào các giao dịch thương mại. Do đó, phải có chính sách về tuyên tryền và đào tạo nguồn nhân lực am hiểu kinh doanh, công nghệ thông tin, bán hàng qua mạng để triển khai tiếp thị, quảng cáo, xúc tiến, bán hàng và thanh toán qua mạng.
Thứ tư, phải có cơ sở thanh toán điện tử an toàn bảo mật. Một trong những khâu cơ bản trong qui trình thực hiện bán hàng qua mạng là khâu thanh toán. Để được thành công thì cơ sở hạ tầng của việc thanh toán phải được công nhận rộng hơn, môi trường pháp lý đầy đủ, bảo đảm quyền lợi cho cả khách hàng và doanh nghiệp, công nghệ áp dụng phải đồng bộ ở các ngân hàng cũng như ở các tổ chức thanh toán. Ngoài ra, thanh toán điện tử phải đảm bảo an toàn và bảo mật cho các giao dịch tài chính qua các mạng mở như internet, vì đây sẽ là mục tiêu cho các tội phạm, những kẻ sử dụng thẻ tín dụng trái phép, các hacker,… do các dịch vụ trên internet hiện nay được cung cấp với mọi tiện ích cho khách hàng. Chính vì vậy phải hiện đại hóa hệ thống thanh toán, nhưng phải đảm bảo chống lại được sự tấn công để tìn kiêm thông tin mật, thông tin cá nhân hoặc điều chỉnh thông tin, thông điệp được truyền gửi.
Thứ năm, phải có hệ thống cơ sở chuyển phát nhanh chóng, kịp thời, tiên lợi. Đặc trưng của bán hàng qua mạng là sự nhanh chóng trong mỗi giao dịch hàng hóa. Muốn thành công trong hoạt động bán hàng qua mạng, các doanh nghiệp cần xây dựng một hệ thống giao nhận hàng hóa nhanh gọn và kịp thời.
Thứ sáu, hệ thống đảm bảo an toàn cho mỗi giao dịch: Trong kinh doanh bán hàng qua mạng, ngoài những rủi ro về phần cứng do bị mất căp hay bị phá hủy các thiết bị (máy tí._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11522.doc