Đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm tại Công ty bánh kẹo Hải Châu

Phần mở đầu Việc chuyển đổi cơ chế thị trường từ cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường đã tạo ra cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội mới cũmg như rất nhiều thử thách mới. Từ chỗ mọi hoạt động từ đầu vào - sản xuất - đầu ra đều thực hiện theo sự chỉ đạo của nhà nước, đến nay các doanh nghiệp phải tự mình tổ chức thự hiện các hoat động trên. Từ sản xuất và bán cái mình có chuyển sang bán cái mà thị trường cần. Để đứng vững và phát triển,vấn đề tiêu thụ sản phẩm đối với các d

doc66 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1493 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm tại Công ty bánh kẹo Hải Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oanh nghiệp sản xuất mang một ý nghĩa rất quan trọng cần được đặt lên hàng đầu . Đặc biệt đối với công ty Bánh Kẹo Hải Châu, vấn đề tiêu thụ sản phẩm lại càng trở nên đặc biệt quan trọng do công ty hoạt động trong một lĩnh vực có sự cạnh tranh rất cao, ngày càng có nhiều đối thủ tham gia hoạt động trong lĩnh vực này Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, hoạt động tiêu thụ tại công ty đã được quan tâm đặc biệt của đội ngũ lãnh đạo, những nhà hoạch đinh chính sách sản xuất kinh đoanh của công ty. Cùng với viiệc đầu tư mở rộng sản xuất hoạt động tiêu thụ của công ty phải được đẩy mạnh để phù hợp với năng lực sản xuất của công ty. Đây không phải là công việc dễ dàng. Hiện nay, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm của công ty đang gặp một số khó khăn nhất định. Sau một thời gian kiến tập và tìm hiểu tình hình thực tế cạnh tranh tổ chức quản lí việc tiêu thụ sản phẩm tại công ty Bánh Kẹo Hải Châu cùng với kiến thức học được tại trường đại học KTQD em đã chọn đề tài: ”Đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty bánh kẹo Hải Châu” để làm chuyên đề thực tập. Chuyên đề của em gồm 3 phần: Chương 1:Tiêu thụ sản phẩm - nhân tố quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Chương 2: Thưc trạng của công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty Bánh Kẹo Hải Châu trong thời gian qua. Chương 3:Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ tại công ty Bánh Kẹo Hải Châu. Chương 1: Khái quát về Tiêu thụ sản phẩm và vai trò của nó đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường I. Khái niệm Nghĩa hẹp ,tiêu thụ là quá trình chuyển giao hàng hoá cho khách hàng và nhận tiền từ họ. Theo đó người có cầu tìm người có cung hàng hoá tương ứng hoặc người có cung hàng hoá tìm người có cầu hàng hoá. Hai bên thương lượng và thoả thuận về điều kiện mua và bán. Khi hai bên thống nhất người bán trao hàng và người mua trả tiền. Quá trình mua bán hàng hoá kết thúc tại đó. Trong điều kiện kinh tế thị trường, hoạt động tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng. Đó là quá trình tự tìm hiểu nhu cầu của khách hàng trên thị trường, tổ chức mạng lưới tiêu thụ, xúc tiến bán hàng với một loạt hoạt động hỗ trợ, tới thực hiện các hoạt động sau bán hàng. Hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp phải đảm bẩo được các yêu cầu sau: - Tăng thị phần của doanh nghiệp, tạo cho phạm vi quy mô thị trường hàng hoá của doanh nghiệp không ngừng được mở rộng - Tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây có thể coi là yêu cầu về mặt kinh tế và biểu hiện về mặt lượng kết quả hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp. -Tăng tài sản tiêu thụ của doanh nghiệp. Đó chính là tăng uy tín của doanh nghiệp nhờ tăng thêm niềm tin đích thực của người tiêu dùng sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra. Xét về lâu dài chính tài sản vô hình sẽ tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của doanh nghiệp. -Phục vụ khách hàng, góp phần thoả mãn các nhu cầu kinh tế xã hội của tất cả các nước. Yêu cầu này thể hiện một chức năng của doanh nghiệp và khẳng định vị trí của doanh nghiệp như là một tế bào của hệ thống kinh tế quốc dân. II. Vai trò và tầm quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. - Tiêu thụ hàng hoá giúp doanh nghiệp kết thúc một vòng luân chuyển đồng vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh: T-H-H’-T’. Trong công thức trên, hoạt động tiêu thụ giúp doanh nghiệp chuyển hoá vốn dưới dạng các sản phẩm hàng hoá do doanh nghiệp sản xuẩt ra (H’) thành tiền mặt và các dạng khác của tiền (H). - Tiêu thụ hàng hoá giúp cho doanh nghiệp tạo ra doanh thu đối với sản phẩm của mình. Đồng thời doanh nghiệp cũng tạo ra được lợi nhuận từ khoản doanh thu đó. Doanh nghiệp càng thu được nhiều lợi nhuận thì nguồn vốn của doanh nghiệp không ngừng được tăng lên, khả năng mở rộng của doanh nghiệp cả về chiều rộng lẫn chiều sâu ngày càng tăng. Doanh nghiệp có nhiều điều kiện không những chỉ đứng vững mà còn phát triển. - Tiêu thụ giúp doanh nghiệp khẳng định được vị thế và uy tín của mình đối với đông đảo người tiêu dùng thông qua những sản phẩm được đưa vào thị trường nhằm đáp ứng một nhu cầu nào đó của người tiêu dùng. - Tiêu thụ hàng hoá giúp doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hoá trong quá trình sản xuất. Trong sản xuất doanh nghiệp luôn luôn gặp mâu thuẫn giữa chất lượng mẫu mã sản phẩm với giá thành của sản phẩm. Chất lượng của hàng hoá phải cao, hình thức mẫu mã phải đẹp song giá bán phải rẻ. Đây là mâu thuẫn mà bất kì một doanh nghiệp nào cũng gặp phải trong quá trình sản xuất. Khi sản phẩm được tiêu thụ, có nghĩa là thị trường đã chấp nhận mối tương quan chất lượng mẫu mã và giá cả. Và khi đó mâu thuẫn trên đã được giải quyết. III. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hoạt động của doanh nghiệp Như ta đã biết , để có thể đưa một sản phẩm vào thị trường, các doanh nghiệp không chỉ mua hàng hoá rồi bán ngay chính hàng hoá đó để kiếm lợi như các doanh nghiệp thương mại thuần tuý, mà các doanh nghiệp mua các hàng hoá, chế biến chúng, sau đó mới bán các sản phẩm đã qua chế biến. Như vậy, hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp không chỉ chịu ảnh hưởng của hoạt động mua, mà còn chịu ảnh hưởng của quá trình sản xuất của chính doanh nghiệp và các hoạt đông khác. 1. Yếu tố thị trường Có thể nói rằng đây là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến quá trình tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp. Việc tìm hiểu chính xác nhu cầu thị trường sẽ xác định nhu cầu thị trường cần khối lượng là bao nhiêu, chất lương như thế nào, màu sắc, mùi vị, hình dáng, kích thước. Đâu là thị trường và khách hàng của doanh nghiệp. Từ nhu cầu về hàng hoá đã được xác định ở hoạt động này, các doanh nghiệp lên kế hoạch và sản xuất. Do các sản phẩm sản xuất xuất phát từ nhu cầu thực tế của thị trường nên việc tiêu thụ sản phẩm cũng là tương đối dễ dàng. Để tìm hiểu được chính xác nhu cầu của thị trường doanh nghiệp cần tìm hiểu những vấn đề sau: +/ Thị hiếu thói quen của người tiêu dùng. +/ Thu nhập. +/ Số tiền mà người tiêu dùng sẵn sàng trả cho sản phẩm và dịch vụ đó trên tổng thu nhập. +/ Văn hoá tiêu dùng 2.Yếu tố đầu vào * Vốn: Vốn điều lệ và vốn tự có của doanh nghiệp. Liệu số vốn của doanh nghiệp có trong tay có đủ để sử dụng khi cần không. Để không phải nói rằng “Cái khó bó cái khôn”. Thường thì vốn chính là cái “Cần câu” để người câu “Kiếm sống” nhất là đối với hoàn cảnh hiện nay của nước ta - nền kinh tế thị trường cạnh tranh hoàn hảo: Có vô số kẻ mua người bán, có thể nói rằng “Mật ít, ruồi nhiều”. Nên vốn cũng là cái rất cần thiết cho doanh nghiệp. * Lao động và chất lượng của lao động: Lao động trong một doanh nghiệp bao gồm cả lao động quản lí và lao động giản đơn. Điều này thể hiện rõ trong cơ cấu tổ chức bộ máy lao động của doanh nghiệp. Việc tổ chức, sắp xếp cơ cấu bộ máy quản lí hợp lí , linh hoạt có năng lực là yếu tố giường cột cho sự chuyền tải công việc trong doanh nghiệp. * Bộ phận lao động quản lí mà linh hoạt, sáng tạo và đầy tài năng sẽ chỉ huy hướng dẫn, tổ chức, lãnh đạo đội ngũ lao động giản đơn hoạt động một cách nhanh chóng, kịp thời, sáng tạo, tiết kiệm và hiệu quả. Như vậy rất có ưu thế trong cạnh tranh. Chương 2: Thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty bánh kẹo hải châu I/ Một số khái quát về Công ty bánh kẹo Hải Châu 1/ Lịch sử ra đời và phát triển: Ngày 2-9-1965, đựơc sự giúp đỡ của hai tỉnh Quảng Châu và Thượng Hải (Trung Quốc). Bộ công nghiệp nhẹ quyết định thành lập nhà máy bánh kẹo Hải Châu. Nhà máy có trụ sở và mặt bằng sản xuất tại đường Minh Khai - Quận Hai Bà Trưng - Hà nội với tổng diện tích là 50.000 m2. Trong đó khu văn phòng là 3000 m2, nhà xưởng là 25.000 m2, phục vụ công cộng là 24.000 m2, kho bãi là 5000 m2. Khi thành lập nhà máy có ba phân xưởng: - Phân xưởng mỳ sợi với sáu dây chuyền sản xuất, công suất 2,5-3 tấn/ca. Sản phẩm chính là mỳ sợi lương thực, mỳ thanh, mỳ hoa. - Phân xưởng kẹo với hai dây chuền sản xuất với công suất 1,5 tấn/ca sản xuất kẹo cứng, kẹo mềm (Cam, Chanh, Cà Fê). - Phân xưởng bánh với một dây chuyền sản xuất với công suất 2,5 tấn/ca chuyên sản xuất bánh quy và lương khô phục vụ quốc phòng. Vào năm 1972, do chiến tranh một phần nhà xưởng máy móc bị hư hỏng, Bộ công nghiệp thực phẩm (cũ) quyết định tách phân xưởng kẹo chuyển về nhà máy miến Tương Mai thành lập nên nhà máy Bánh kẹo Hải Hà ( nay là công ty bánh kẹo Hải Hà thuộc Bộ công nghiệp). Năm 1976 với việc xát nhập nhà máy để chế biến sữa Mẫu Sơn (Lạng Sơn), nhà máy bánh kẹo Hải Châu có thêm dây chuyền sản xuất bột canh công suất 3,5-4 tấn/ngày, dây chuyền sản xuất sữa công suất 2,4-2,5 tấn trong ngày. Do sản phẩm sữa không dược thị trường chấp nhận nên nhà máy đẵ ngừng sản xuất mặt hàng này và chuyển hẳn sang bột canh. Đến nay, sản phẩm bột canh là một trong những sản phẩm đóng góp tỷ trọng lớn vào doanh thu và lợi nhuận của công ty. Năm 1978 thành lập mới phân xưởng mỳ ăn liền với bốn dây chuyền được điều động từ Công ty SAM HOA thành phố Hồ Chí Minh ra. Công suất mỗi dây chuyền 2,5 tấn/ca. Trong thời kỳ này, do bỏ chế độ mỳ sợi thay lương thực, Bộ quyết định thanh lý hệ thống 6 dây chuyền sản xuất mỳ lương thực. Để tận dụng mặt bằng và lao động sẵn có, nhà máy đầu tư 2 lò sản xuất bánh kem xốp với công xuất 120kg/ca (Đây là sản phẩm đầu tiên có mặt tại Miền Bắc). Năm 1990, để tận dụng mặt bằng của phân xưởng sấy phun, nhà máy đã lắp đặt thêm dây chuyền sản xuất bia nhỏ 2000l trong ngày. Dây chuyền này do nhà máy tự lắp đặt, thiết bị không đồng bộ, công nghệ lạc hậu, thuế suất đối với mặt hàng này rất cao nên hiệu quả kinh tế thấp, cho nên đến năm 1996 thì nhà máy ngừng sản xuất mặt hàng này. Năm 1991, nhà máy lắp đặt thêm dây chuyền sản xuất bánh mang tên Hải Châu của Đài Loan với công suất 2,5 đến 2,8 tấn/ca. Đây là dây chuyền hiện đại, sản phẩm có chất lượng cao, hợp với thị hiếu của người tiêu dùng nên đạt hiệu quả cao. Năm 1993 để tạo ra những sản phẩm cao cấp có thể cạnh tranh trên thị trường, nhà máy đã đầu tư thêm dây chuyền kem xốp của CHLB Đức có công suất 1 tấn / ca. Giá trị của dây chuyền là 9 tỷ VNĐ. Đây là dây chuyền sản xuất bánh hiện đại nhất tại Việt Nam. Năm 1994, nhà máy nhập tiếp một dây chuyền sản xuất bánh kem xốp phủ Socola của CHLB Đức có công suất 1,5 tấn / ca. Dây chuyền này trị giá 3,5 tỷVNĐ. Đây là sản phẩm cao cấp nhất của ngành bánh kẹo Việt Nam. Hiện nay hai sản phẩm bánh kem xóp và bánh kem xốp phủ Socola là hai mặt hàng chủ đạo của Công ty. Ngày 29/9/1994, để phù hợp với chức năng và nhiệm vụ kinh doanh trong giai đoạn mới, nhà máy có quyết định đổi tên thành Công ty Bánh Kẹo Hải Châu là doanh nghiệp nhà nước là thành viên Tổng Công ty Mía Đường I, thuộc Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (Nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn). Năm 1995, được sự tài trợ của Oxtraylia- trong chương trình chống biếu cổ - Công ty Bánh Kẹo Hải Châu đã đầu tư dây chuyền sản xuất bột canh Iốt với công suất 3-4 tấn/ca. Năm 1996, một bộ phận của công ty bánh kẹo Hải Châu đã liên doanh với một Công ty của Bỉ thành lập một Công ty liên Donah sản xuất kẹo Sôcôla - Sản phẩm này chủ yếu là để xuất khẩu (70%). Cũng trong năm 1996, Công ty đã đầu tư lắp đặt thêm 2 dây chuyền sản xuất kẹo của CHLB Đức. Dây chuyền sản xuất kẹo cứng có công suất 4 tấn/ ca, dây chuyền sản xuất kẹo mềm có công suất 3 tấn/ca. + Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty được xác định là: - Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bánh kẹo. - Sản xuất và kinh doanh bột canh. - Sản xuất và kinh doanh mỳ ăn liền. - Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nước uống có cồn và không có cồn. - Kinh doanh vật tư nguyên liệu, bao bì của ngành công nghiệp thực phẩm. - Xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng Công ty được phép kinh doanh (theo giấy phép kinh doanh cấp ngày 29/9/1994). Mặt hàng chủ yếu của Công ty bao gồm: Bánh các loại: Bánh Hương Thảo, Hướng Dương, Hải Châu hương cam. Hải Châu hương dừa, bánh Qui kem, Qui bơ, bánh Chocobis, bánh kem xốp các loại, bánh kem xốp phủ Socola các loại, bánh Lương khô. Kẹo các loại: Kẹo Cốm, kẹo sữa dừa, kẹo Socola sữa, kẹo Candi... Bột canh các loại. Mỳ ăn liền các loại. Nước uống các loại: Bia hơi, nước khoáng, rượu. Năm 1996, Công ty liên doanh với Bỉ, thành lập Công ty liên doanh sản xuất Socola phục vụ nhu cầu người tiêu dùng cao cấp trong nước và xuất khẩu (trong đó sản phẩm xuất khẩu chiếm 70%). Cũng trong năm 1996, Công ty đã mua 2 dây chuyền sản xuất kẹo của CHLB Đức. Dây chuyền sản xuất có công suất 24000kg/ca, dây chuyền sản xuất kẹo mềm có công suất 3000kg/ ca. Hai dây chuyền này có trị giá 20 tỷ VNĐ . Công ty trang bị thêm một máy đóng gói trị giá 80Tr VNĐ. Trong những năm gần đây, công ty đã ngừng sản xuất những mặt hàng kém hiệu quả (Mì ăn liền ngừng sản xuất tháng 5/1995; bia hơi ngừng sản xuất tháng 7/1995 ), chú trọng tăng sản lượng của những mặt hàng có uy tín và có sức cạnh tranh cao trên thị trường như các loại bánh quy, bánh kem xốp, bột canh ...Nhờ đó hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh của công ty đã được nâng cao rõ rệt 2/ Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công Ty Bánh Kẹo Hải Châu: 2.1/ cơ cấu tổ chức quản lý của công ty Công ty bánh kẹo Hải Châu là đơn vị thành viên, hạch toán độc lập và trực thuộc Tổng công ty mía đường khu vực I- Bộ nông nghiệp và PTNT. Bộ máy quản lý của Công ty bao gồm: Ban Giám đốc và các phòng, Ban chức năng. 2.1.1- Ban Giám đốc: Ban Giám đốc của Công ty gồm giám đốc và hai phó giám đốc. Giám đốc: Phụ trách chung, quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Các hoạt động cụ thể bao gồm: - Công tác Kế hoạch – Vật tư và tiêu thụ; - Công tác cán bộ, tiền lương, lao động; - Công tác kế toán tài chính, tài vụ; - Công tác kỹ thuật; - Công tác XDCB + Phó Giám đốc Kinh doanh:Giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực: - Kế hoạch, kinh doanh tiêu thụ sản phẩm - Hành chính quản trị, bảo vệ + Phó giám đóc Kỹ thuật: Giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực: - Kỹ thuật: Sửa chữa máy móc, áp dụng công nghệ mới - Bồi dưỡng nâng cao trình độ công nhân, công tác bảo hộ LĐ - Kế hoạch tác nghiệp của các phân xưởng - Kiểm tra chất lượng sản phẩm. 2.1.2 – Các phòng ban: +. Phòng tổ chức: Giúp việc cho giám đốc trong các hoạt động: - Tổ chức cán bộ, lao động tiền lương - Soạn thảo nội quy, quy chế tuyển dụng lao dộng - Điều động, tuyển dụng, đào tạo lao động - Bảo hộ lao động - Giải quyết các chế độ chính sách về lao động - Công tác hồ sơ nhân sự + Phòng Kế hoạch-Vật tư: Giúp việc cho giám đốc trong các hoạt động: - Kế hoạch dài hạn - Kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch tác nghiệp - Kế hoạch điều độ sản xuất hàng ngày - Kế hoạch giá thành - Kế hoạch cung ứng vật tư, nguyên liệu vật liệu - Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm + Phòng Kế toán-Tài vụ: Giúp việc cho giám đốc trong các hoạt động: - Kế toán, thống kê, tài chính - Lập các chứng từ sổ sách thu chi với khách hàng nội bộ - Lập báo cáo về tình hính sản xuất, kinh doanh của Công ty. + Phòng Kỹ thuật : Giúp việc cho giám đốc trong các hoạt động: - áp dụng các tiến bộ kỹ thuật - Quản lý quy trình kỹ thuật và quy trình công nghệ sản xuất - Nghiên cứu sản phẩm mới - Soạn thảo các quy trình, quy phạm kỹ thuật - Giải quyết các sự cố máy móc, công nghệ sản xuất. - Tham gia đào tạo tay nghề công nhân - Kiểm tra chất lượng sản phẩm. + Phòng hành chính quản trị: Giúp việc cho giám đốc trong các hoạt động: - Hành chính quản trị - Công tác đời sống - Ytế, sức khoẻ +Ban bảo vệ: Tham mưu cho giám đốc trong công tác thực hiện nghĩa vụ quân sự và bảo vệ an toàn nội bộ. Như vậy, ta thấy rằng hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Bánh kẹo Hải Châu do tổ tiêu thụ trực thuộc phòng Kế hoạch – vật tư đảm nhận dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phó giám đốc Kinh doanh. Do có quá nhiều chức năng: lo nguyên liệu đầu vào, lo tác nghiệp trong sản xuất, lo công tác tiêu thụ sản phẩm đầu ra, nên tính chuyên môn hoá trong công tác tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Bánh kẹo Hải Châu không cao. Đây là một khó khăn trong công tác tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Bánh kẹo Hải Châu. 2.1.3. Nguồn nhân lực: -Khái quát chung: -Trước năm 1976, lực lượng lao động của Công ty khoảng 850 người. Trong những năm 76_85 lực lưọng lao động tăng lên 1250 người, đến năm 85_90 giảm xuống còn 950 người, sang năm 1994 chỉ còn 700 người, đến năm 95-96 còn 660 người. Nhưng hiện nay, chỉ riêng con số cán bộ của Công ty đã là 705 người. Lao động biên chế của Công ty tập trung chủ yếu ở các phòng ban, tỷ lệ lao động nữ là 70%, biên chế là 14,16 %, trình độ Đại học là 9,15 %, bậc thợ bình quân là 3-5 -Chính sách đào tạo nhân lực : Trong những năm gần đây, Công ty có chủ trương đổi mới đội ngũ cán bộ quản lý trong toàn Công ty. Ngoài ra nhứng công nhân có chí hướng đều được đều được ưu tiên đào tạo Với công nhân- Công ty tổ chức thi tay nghề hàng quý, hàng năm để nâng cao tay nghề cho họ -Phân bổ nguồn nhân lực: Việc phân bổ nguồn nhân lực do phòng tổ chức cán bộ sắp xếp theo yêu cầu công việc mà phòng kế hoạch đã đề ra cả về số lượng và chất lượng lao động- Phòng tổ chức căn cứ vào đó để phân bổ. Hiện nay, Công ty đang phân bổ lực lượng lao động cho các ca sản xuất như sau: . Dây chuyền Trung Quốc 31 người/ca với bậc thợ trung bình 3,5 . Dây chuyền Đài Loan 23 người/ ca bậc thợ bình quân 3,7 . ở phân xưởng bánh- dây chuyền kem xốp 24 người/ca bậc thợ bình quân là 3,85 . Dây chuyền sản xuất bánh kem xốp phủ Sôcôla 11 người/ ca bậc thợ bình quân là 4,2 . ở phân xưởng sản xuất bột canh thì thường là 70 người/ ngày bậc thợ bình quân là 3,3 , dây chuyền sản xuất bột canh Iốt 85 người/ ngày bậc thợ bình quân là 3,3 _ Trả công lao động Công ty thực hiện trả công lao động căn cứ vào bảng chấm công, bảng phân loại thi đua, đơn giá theo lượng thời gian, cấp bậc và theo lượng sản phẩm. Căn cứ vào thực tế của từng phân xuởng, giá thành của từng loại sản phẩm để tính và trả lương cho người lao động, ngoài ra còn có các loại phụ cấp, các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ... _ Mức lương bình quân của các năm cũng được nâng lên như sau: Năm 1993 250.000 đ/ tháng Năm 1994 330.000 đ/ tháng Năm 1995 370.000 đ / tháng Năm 1996 420.000 đ/ tháng Năm 1997 550.000 đ/ tháng Năm 1998 620.000 đ/ tháng Năm 1999 730.000đ/ tháng Nhìn chung mức lương của cán bộ nhân viên trong nhà máy tương đối ổn định và có chiều hướng tăng. Công ty đã có chính sách đào tạo tương đối thích hợp và khuyến khích người lao động . Do đó họ cũng rất gắn bó với Công ty và làm việc hiệu quả hơn 2.1.4 Nguồn cung ứng nguyên liệu: Sản xuất bánh kẹo cần có một số nguyên liệu chính như bột mì, đường kính, dầu ăn, muối và một số nguyên liệu khác. Các loại nguyên liệu này được nhập từ nước ngoài và một số khác có sẵn trong nước. Đối với một số nguyên liệu nhập từ nước ngoài như bột mì, dầu ăn, hương liệu – Công ty phải qua khâu trung gian và chịu ảnh hưởng của khá nhiều biến động ở thị trường nước ngoài. Đối với một số nguyên liệu mua ở trong nước thì Công ty thường mua trực tiếp từ những người sản xuất và ký hợp đồng lâu dài với họ. Nguyên liệu trong nước có tính ổn định cao hơn hàng ngoại nhập 2.2.1 - Đối thủ cạnh tranh của Công ty Có thể nói tình hình cạnh tranh trên thị trường bánh kẹo Việt nam hiện nay khá quyết liệt. Nền kinh tế thị trường với sự tham gia vào lĩnh vực kinh doanh của các thành phần kinh tế đã xuất hiện khá nhiều doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo. Các doanh nghiệp này được thành lập từ tất cả các thành phần kinh tế dưới các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Ngoài ra trên thị trường bánh kẹo Việt Nam hiện nay còn bán rất nhiều loại bánh kẹo được nhập từ nhiều nước ngoài khác nhau. Vì vậy, Công ty bánh kẹo Hải Châu không những phải cạnh tranh với các đối thủ sản xuất bánh kẹo ở trong nước mà còn phải cạnh tranh với các loại bánh kẹo ngoại nhập Với đối thủ trong nước, Công ty bánh kẹo Hải Châu phải cạnh tranh thông qua bảng số liệu dưới đây: Biểu :Sản lượng tiêu thụ của một số Cơ sở bánh kẹo chủ yếu sau: Số TT Công ty Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 SL TP % SL TP % SL TP % SL TP % 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Hải Châu Hải Hà Tràng an Hữu nghị 19_5 Vinabico Lubico Qảngngãi Lam sơn Biên hoà DNkhác 4448 7039 4059 1160 1206 3550 1990 1078 1673 2157 20540 9,37 14,2 8,18 2,34 2,43 7,96 4,01 2,17 3,35 4,35 41,6 4625 10781 4300 14632 1730 4036 2365 1465 1890 2360 19117 8,42 19,5 8,18 2,78 3,29 7,68 4,48 2,79 3,6 4,49 36,2 5900 11000 4500 1600 1800 4300 2500 1700 2300 2700 17700 10,53 19,6 8,03 2,86 3,21 7,69 4,46 3,03 4,1 4,82 31,68 9387 13550 4709 1712 1843 4538 2830 1880 2408 3815 16494 14,86 21,49 7,45 2,71 2,91 7,18 4,48 2,97 3,81 6,03 26,11 Qua bảng số liệu trên ta thấy Công ty bánh kẹo Hải Châu có số lượng tiêu thụ đứng thứ 2 trên thị trường Việt Nam- sau Hải Hà. Mặc dù năm 2001 & 2002 tỷ trọng thị phần của Công ty có tăng nhưng các đối thủ cũng quá mạnh đặc biệt là Hải hà. Nhưng năm 2002, Công ty bánh kẹo Hải Châu Đạt mức tăng cao nhất thể hiện : thị phần tăng 4,5%- sản lượng bánh kẹo tăng 59% tương đương với 3487 tấn Thực tiễn cho thấy trong môi trường cạnh tranh, nếu Công ty thường xuyên đổi mới công nghệ , nâng cao chất lượng và kiểu dáng sản phẩm thì chắc chắn sẽ cạnh tranh được cả sản phẩm trong nước và sản phẩm ngoại nhập. Vậy bài toán đặt ra cho Công ty bánh kẹo Hải Châu là phải biết tận dụng lợi thế so sánh để nâng cao ưu thế và vị thế của mình 2.3 – Dây chuyền công nghệ sản xuất một số sản phẩm chủ yếu sau 2.3.1 – Dây chuyền sản xuất các loại bánh quy: Các loại bánh Hải Châu, Hương Thảo, Quy bơ, Quy ép, Hướng Dương nói chung đều trải qua các quy trình công nghệ sau: 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 1 : Phối trộn nguyên liệu 2 : Cán dầy 6 : Làm nguội 3 : Cán mỏng 7 : Chọn 4 : Định hình 8 : Bao gói, đóng hộp 5 : Nướng, sấy Công suất thiết kế : 2,5 – 3 tấn/ca Công suất thực tế : 1,5 tấn/ca Đặc điểm : Đây là dây chuyền cũ do Trung Quốc sản xuất từ năm 1965 , vận hành thủ công bán cơ khí, nướng bằng lò thủ công 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10 1 : Phối liệu 6: Làm lạnh 2 : Nhào bột 7: Cắt 3 : Nướng vỏ 8: Bao gói đơn 4 : Làm nguội 9: bao gói tổng hợp 5 : Phết kem 10: Đánh kem Các sản phẩm của dây chuyền bao gồm : Bánh kem xốp các loại 125g, 150g, 250g, 500g. Công suất thiết kế : 1 tấn/ ca Công suất thực tế : 0,75tấn/ ca Đặc điểm : Mua dây chuyền của CHLB Đức năm 1993, các công đoạn hoàn toàn tự động , nhưng bao gói bằng tay. 2.3.3 – Dây chuyền sản xuất bánh kem xốp phủ sôcôla 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 1 : Trộn nguyên liệu 2: Phun tạo vỏ 3: Nướng vỏ 4: Phết kem 5: Phủ Sôcôla 6: Bao gói đóng hộp Công suất thiết kế : 0,5 tấn/ ca Công suất thực tế : 0,35 tấn/ ca Đặc điểm : Dây chuyền mua của CHLB Đức năm 1994, các công đoạn hoàn toàn tự động 2.3.4- Dây chuyền sản xuất kẹo a – Kẹo cứng 1- 2 - 3 - - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 1 : Phối trộn nguyên liệu 5: vuốt kẹo 2: Nấu 6: Cắt kẹo 3: Trộn các phụ gia 7: Làm nguội 4: Nhào kẹo 8: Bao gói, đóng hộp _ Công suất thiết kế : 2,4 tấn/ca _ Công suất thực tế :1,5- 2 tấn/ca b_ Kẹo mềm 1- 2- 3 - 4 - 5 - 6 1 : Phối trộn nguyên liệu 2: Nấu 3: Làm nguội 4: Vuốt kẹo 5: Cắt kẹo 6:Bao gói, đóng hộp _ Công suất thiết kế : 3tấn/ca _ Công suất thực tế : 1 tấn/ca _ Đặc điểm : Đây là hai dây chuyền sản xuất hiện đại mới nhập từ CHLB Đức năm 1996, tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất hoàn toàn tự động,riêng công đoạn bao gói đóng hộp là làm thủ công 2.3.5 – Dây chuyền sản xuất bột canh thường, bột canh Iốt a _ Bột canh thường 1- 2 - 3 - 4 - 5 1 :Rang muối 2: Nghiền nhỏ 3: sàng lọc 4: Trộn phụ gia 5 :Bao gói, đóng hộp _ Công suất thiết kế : 15 tấn/ ngày _ công suất thực tế : 10 _ 12 tấn/ngày b _ Bột canh Iốt 1- 2 - 3 - 4 - 5 - 6 1 : Rang muối 2 :Nghiền nhỏ 3 : Sàng lọc 4:Trộn Iốt 5: Trộn phụ gia 6:Bao gói , đóng hộp _ Công suất thiết kế : 2 _ 4 tấn /ca _ Công suất thục tế : 1 _ 2 tấn /ca _ Đặc điểm : Hai dây chuyền này công nghệ đơn giản, chủ yếu là thủ công, riêng chỉ có công đoạn trộn Iốt là dùng máy của Ôxtralia. Nhìn vào dây chuyền công nghệ của một số sản phẩm chủ yếu của Công ty bánh kẹo Hải Châu,ta thấy rằng: các sản phẩm truyền thống của công ty là các loại bámh quy đều được sản xuất bằng các dây chuyền quá cũ và lạc hậu ( dây chuyền do Trung Quốc viện trợ từ năm1965). Như vậy chất lượng và mẫu mã của sản phẩm này không cao và khó đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng cao cấp. Các sản phẩm mới của Công ty như bánh kem xốp các loại được sản xuất trên dây chuyền mới khá hiện đại (dây chuyền này mua của CHLB Đức năm 1993 và năm 1994). Do đó sản phẩm làm ra có chất lượng cao và đây là sản phẩm cao cấp nhất của Công ty. Các dây chuyền sản xuất kẹo đều là dây chuyền mới nhập của CHLB Đức năm 1996, sản phẩm làm ra có chất lượng cao, tuy nhiên giá thành cũng tương đối cao, do đó sản phẩm này cũng khó tiêu thụ tại vùng thị trương có thu nhập thấp. Các dây chuyền sản xuất bột canh đều được làm thủ công, nguyên liệu lại dồi dào và khá rẻ, nên giá thành của sản phẩm tương đối thấp. Việc tiêu thụ của sản phẩm do dó có nhiều thuận lợi. Thực tế đã chứng minh rằng: đây là một sản phẩm có tốc độ tiêu thụ tăng khá nhanh và được người tiêu dùng rất tín nhiệm. 2.4 – Tình hình tài chính của Công ty bánh kẹo Hải Châu Biểu 2 : Một số chỉ tiêu tài chính năm 2000- 2001 Đơn vị: nghìn đồng Chỉ tiêu 2000 2001 Tỷlệ 01/00 (%) 1. Vốn kinh doanh 13.674.883 21.237.417 148,4 Trong đó: Vốn cố định Vốn lưu động Vốn XDCB 7.565.177 6.089.731 19.975 14.809.711 6.407.731 19.975 195,8 105,2 100,0 2- TSLĐ Vốn bằng tiền Đầu tư tài chính ngắn hạn Các khoản nợ phải thu Các khoản nợ khó đòi TSLĐ khác 1.774.592 3.342.247 25.066.306 193.856 501.689 4.416.993 23.610.026 368.532 28,27 132,15 94,19 190,10 3- TSCĐ Nguyên giá tài sản cố định Giá trị hao mòn luỹ kế Đầu ư tài chính dài hạn Chi phí XDCB dở dang 26.183.253 17.522.364 77.522 187.558 52.345.318 22.631.710 1.342.522 187.558 196,43 129,16 1731,79 14,38 4- Nợ ngắn hạn 23.271.630 26.327.356 113,11 5- Nợ dài hạn 15.802.482 14.238.451 90,30 Khả năng tài chính của Công ty cũng có ảnh hưởng lớn tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Nếu một công ty có khả năng tài chính mạnh, nguồn vốn dành cho công tác hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm lớn thì hoạt động tiêu thụ gặp nhiều thuận lơị. Ngược lại, nếu tình hình tài chính yếu không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm mà còn tác động gián tiếp do ảnh hưởng không tốt tới hoạt động sản xuất của Công ty. Từ số liệu tại bảng trên ta thấy rằng : Vốn bằng tiền của Công ty trong năm 2001 giảm sút chỉ bằng 28, 18 % so với năm 2000. Các khoản nợ phải thu của Công ty trong năm 2001 giảm xuống so với năm 2000 trong khi đó,nợ khó đòi của công ty lại tăng mạnh, năm 2001 nợ khó đòi tăng 190,1% so với năm 2000 khiến cho tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng số nợ phải thu tăng từ 0,77% năm 2000 lên 1, 56% (tăng hơn gấp đôi) Nguyên giá TSCĐ tăng mạnh trong năm 2001 = 196,43% so với năm 2000. Mức tăng này là do công ty đầu tư hai dây chuyền sản xuất kẹo mới, được đưa vào sản xuất kinh doanh trong năm 2001 Cơ cấu vay nợ của công ty là không hợp lý. Tổng vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng quá lớn trong vay nợ của công ty. Năm 2000 vốn vay ngắn hạn chiếm 59,7% tông vốn vay. Năm 2001, con số đó là 64,8%. Điều này gây khó khăn cho hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty nói chung và hoạt động tiêu thụ sản phẩm nói riêng. 2.5_ Các nhân tố thuộc về môi trường 2.5.1 _Điều kiện nhiệt độ thời tiết Bánh kẹo hiện nay sản xuất tại công ty bánh kẹo Hải Châu chiếm một lượng rất lớn bột mỳ, sữa, đường, dầu thực vật, đây là những chất gây ra cảm giác khô , nóng khi sử dụng. Do đó, điều kiện nhiệt độ thời tiết có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty. Vào mùa nóng (các tháng 5_10 ) mọi người sử duụng các sản phẩm đem lại cảm giác mát mẻ như các loại hoa quả, người nào có thói quen sử dụng đồ ngọt, họ sẽ chuyển sang sử dụng các loại nước giải khát. Như vậy, việc tiêu thụ sản phẩm trong những tháng này gặp rất nhiều khó khăn. Khi thời tiết chuyển sang mùa lạnh (từ tháng 4_ tháng 11), nhu cầu về sản phẩm của công ty tăng mạnh. Trong những tháng này, việc đảm bảo cung ứng một khối lượng sản phẩm đều đặn, đầy đủ, đung với yêu cầu của các đại lý và khách hàng là rất khó khăn, có lúc đã xảy ra hiện tượng thiếu hụt hàng hoá. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng, các đại lý phải đi tìm nguồn hàng khác, do đó, công ty đã để mất một phần thị trường vào tay các công ty khác. Để có thể đáp ứng được nhu cầu tăng cao vào mùa lạnh, công ty bánh kẹo Hải Châu đã thực hiện việc dự trữ sản phẩm trong suốt mùa nóng, khi mà nhu cầu xuống thấp. Tuy nhiên, bánh kẹo là mặt hàng thuộc lĩnh vực chế biến thực phẩm khó bảo quản lâu trong các điều kiện bình thường, nên chi phí bảo quản tương đối cao, làm sản phẩm trở nên đắt hơn, làm cho việc tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn hơn 2.5.2_Tâm lý tiêu dùng Từ lâu, tại Việt nam, thích tiêu dùng hàng ngoại đã trở thành thói quen của đông dảo nguời tiêu dùng, đặc biệt là ở các thành phố lớn, nơi mà những người tiêu dùng sẵn sàng chấp nhận những sản phẩm có mức giá cao với chất lượng và mẫu mã tương ứng. Như vậy, phân đoạn thị trường có triển vọng nhất đối với việc tiêu thụ sản phẩm đã thuộc về các sản phẩm nhập ngoại, đẩy sản phẩm được sản xuất trong nước về các phân đoạn thị trường khó khăn hơn. Như vây, các công ty sản xuát trong nước nói chung và công ty bánh kẹo Hải Châu nói riêng gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm. 2.5.3 _ Hàng giả, hàng nhái mẫu mã Hiện nay , hiện tượng hàng giả đã gây khó nhiều trong công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty bánh kẹo Hải Châu. Như ta đã biết , công nghệ sản xuất bánh kẹo khá đơn giản có thể làm hoàn toàn bằng thủ công, các loại nguyên liệu kém chất lượng lại tương đối sẵn tại nước ta. Như vậy, việc làm ra sản phẩm kém chất lượng là rất dễ dàng. Để có thể tiêu thụ được khối lượng sản phẩm kém chất lượng này, các cơ sở sản xuất đó đã không ngần ngại dán mác của Công ty bánh kẹo Hải Châu vào sản phẩm của mình, hoặc sử dụng những mẫu mã giống hệt của Công ty. Điều nà._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9399.doc
Tài liệu liên quan