Đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm phần mềm Kế toán Fast accounting tại Công ty Cổ phần phần mêm quản lý doanh nghiệp (Fast)

MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ 3 LỜI MỞ ĐẦU 4 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN MỀM QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP FAST 5 I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY 5 1. Tên công ty 5 2. Địa chỉ giao dịch 5 3. Hình thức pháp lý 5 4. Ngành nghề kinh doanh 6 5. Thông tin khác 6 II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 6 1. Quá trình hình thành 6 2. Quá trình phát triển 7 III. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN MỀM QUẢN L

doc58 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1949 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm phần mềm Kế toán Fast accounting tại Công ty Cổ phần phần mêm quản lý doanh nghiệp (Fast), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ý DOANH NGHIỆP FAST MỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY 9 1. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty một số năm gần đây 9 2. Nhận xét 11 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ ẢN PHẨM PHẦN MỀM KẾ TOÁN FAST ACCOUTING TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN MỀM QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP FAST 13 I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KĨ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM PHẦN MỀM KẾ TOÁN FAST ACCOUNTING 13 1. Đặc điểm về sản phẩm 13 2. Đặc điểm về thị trường khách hàng và đối thủ cạnh tranh 15 3. Đặc điểm về nhân sự 18 4. Đặc điểm về trang thiết bị và công nghệ 21 5. Đặc điểm về Marketing 26 6. Đặc điểm về quy trình kinh doanh 28 7. Đặc điểm về tổ chức bộ máy 31 8. Đặc điểm về tài chính 33 II. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM PHẦN MỀM KẾ TOÁN FAST ACCOUNTING CỦA CÔNG TY MỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY 34 1. Kết quả tiêu thụ một số năm gần đây 34 2. Tình hình tiêu thụ theo khách hàng 36 3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khu vực địa lý 38 III. ĐÁNH GIÁ 39 1. Thành công và nguyên nhân 39 2. Hạn chế và nguyên nhân 42 CHUƠNG III. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM PHẦN MỀM KẾ TOÁN FAST ACCOUTING TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN MỀM QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP FAST 44 I. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC 44 1. Cơ hội 44 2. Thách thức 45 II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY NHỮNG NĂM TỚI 46 1. Mục tiêu 46 2. Phương hướng phát triển của công ty 46 III. KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM PHẦN MỀM KẾ TOÁN FAST ACCOUNTING TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN MỀM QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP FAST 46 1. Kiến nghị ở tầm vi mô 46 2. Kiến nghị ở tầm vĩ mô 54 KẾT LUẬN 56 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 57 DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu tài chính 3 năm gần đây 9 Biểu 1.1. Biểu đồ tăng trưởng doanh thu qua các năm 11 Biểu 2.1. Tỷ lệ đánh giá của khách hàng về các phần mềm kế toán hiện có trên thị trường. 14 Biểu 2.2. Biểu đồ phát triển khách hàng qua các năm 16 Bảng 2.1. Cơ cấu khách hàng của doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp năm 2008 17 Biểu 2.3. Biểu đồ phát triển số lượng nhân viên qua các năm 18 Biểu 2.4. Phân bố nhân viên tại các văn phòng công ty 19 Biểu 2.5. Phân bố nhân viên theo các phòng ban chức năng 19 Bảng 2.2. Cơ cấu lao động theo trình độ 21 Biểu 2.6. Cơ cấu nhân viên theo giới tính năm 2008 22 Bảng 2.3. Sự biến động của số lượng nhân viên và doanh thu tiêu thụ sản phẩm Fast Accounting 22 Biểu 2.7. Biểu đồ phân bố nhân viên tại các chi nhánh năm 2009 23 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ trình tự các bước bán hàng 28 Bảng 2.4. Quy trình thực hiện dự án 29 Sơ đồ 2.2. Mô hình tổ chức bộ máy của công ty 31 Sơ đồ 2.3. Mô hình tổ chức chi nhánh 32 Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình quản lý và sử dụn vốn 33 Bảng 2.6. Tình hình tiêu thụ sản phẩm phần Fast Accounting của công ty một số năm gần đây 34 Bảng 2.7. Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm Fast Accounting của công ty 35 Bảng 2.8. Tình hình tiêu thụ theo khách hàng giai đoạn 2006 - 2008 36 Bảng 2.9. Cơ cấu tiêu thụ theo khách hàng giai đoạn 2006 - 2008 36 Bảng 2.10. Tổng hợp tình hình tiêu thụ sản phẩm Fast Accounting theo khu vực địa lý…38 Biểu 2.8. Cơ cấu tài sản 3 miền 39 Bảng 3.1. Chi phi quảng cáo trên truyền hình 48 Bảng 3.2. Chi phí quảng cáo trên thời báo kinh tế Việt Nam 48 LỜI MỞ ĐẦU Tiêu thụ là khâu có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Tiêu thụ trực tiếp tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Nhờ hoạt động tiêu thụ mà doanh nghiệp bán được những sản phẩm do mình sản xuất ra từ đó có doanh thu để bù đắp chi phí sản xuất và đầu tư tái sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. Lượng cung trên thị trường ngày một trở nên nhiều hơn, do đó để có thể tiêu thụ được sản phẩm đòi hỏi doanh nghiệp phải kết hợp nhiều yếu tố không chỉ không ngừng nâng cao chất lượng của sản phẩm mà còn phải kết hợp các biện pháp nghiệp vụ bán hàng nhằm gia tăng sản lượng, mở rộng thị trường. Đây thực sự là một thách thức đối với doanh nghiệp. Với việc chiếm trên 60% tỷ trọng doanh thu của công ty, sản phẩm phần mềm kế toán Fast Accounting đang là sản phẩm chủ lực trong kế hoạch tiêu thụ của các chi nhánh. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm này ảnh hưởng quan trọng tới kết quả kinh doanh của toàn doanh nghiệp. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài “ Đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm phần mềm kế toán Fast Accounting tại công ty Cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp (Fast)” làm đề tài thực tập chuyên đề của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn Th.s Nguyễn Thị Hoài Dung đã tận tình hướng dẫn, đồng thời xin cảm ơn các anh chị làm việc tại công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành bài viết này. Bài viết này gồm có 3 phần: - Chương I: Tổng quan về công ty Cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp Fast. - Chương II: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm phần mềm kế toán Fast Accounting tại công ty Cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp Fast. - Chương III: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm phần mềm kế toán Fast Accounting tại công ty Cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp Fast. CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN MỀM QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP (FAST). I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TY 1. Tên công ty Tên tiếng Việt: Công Ty Cổ Phần Phần Mềm Quản Lý Doanh Nghiệp (FAST). Tên tiếng Anh: The Fast Software Company. Tên viết tắt: FAST. Tên thương mại: Fast Software Co. 2. Địa chỉ giao dịch: Trụ sở chính: TP Hà Nội: 18 Nguyễn Chí Thanh, Q. Ba Đình Đt: (04) 3771-5590, Fax: (04) 3771-5591 E-Mail: fhn@fast.com.vn Chi nhánh TP Hồ Chí Minh: 391A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q. 3 Đt: (08) 3848-1001, Fax: (08) 3848-0998 E-Mail: fsg@fast.com.vn Chi nhánh TP Đà Nẵng: 15 Quang Trung, Q. Hải Châu Đt: (0511) 381-0532, Fax: (0511) 381-2692 E-Mail: fdn@fast.com.vn Website: www.fast.com.vn 3. Hình thức pháp lý: – Công ty cổ phần Giấy phép thành lập công ty: Số 3096/GP-UB do UBND TP Hà Nội cấp ngày 11-06-1997. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Số 056067 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 18-06-1997. Người đại diện công ty theo pháp luật: Ông Phan Quốc Khánh Vốn đăng ký kinh doanh vào đầu năm 2008 là 10,000,000,000đ (10 tỷ đồng), được chia thành 1,000,000 cổ phần, trị giá của mỗi cổ phần là 10,000đ 4. Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất kinh doanh các phần mềm máy tính Buôn bán hàng tư liệu tiêu dùng (thiết bị điện tử tin học, máy tính) Dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ Dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ 5. Thông tin khác Logo: Ngày truyền thống công ty: 11/6 Mục tiêu: là công ty hàng đầu tại thị trường Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp phần mềm tài chính kế toán và quản trị doanh nghiệp. Phương châm: Chuyên sâu tạo nên sự khác biệt. Quan điểm phục vụ khách hàng: Cùng khách hàng đi đến thành công. II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 1. Quá trình hình thành Ngày 11-06-1997: Công ty cổ phần phần mềm kế toán Fast được thành lập theo Quyết định số 3096/GP-UB của UBND TP Hà Nội. Tháng 6/2003, Công ty cổ phần phần mềm kế toán Fast được đổi tên thành Công ty cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp (Fast). 2. Quá trình phát triển Công ty Phần mềm Quản lý Doanh nghiệp FAST (Fast Software Company) được thành lập ngày 11 tháng 6 năm 1997 và là công ty đầu tiên ở Việt Nam có định hướng chuyên sâu trong lĩnh vực cung cấp giải pháp phần mềm quản trị doanh nghiệp. FAST được thành lập bởi các chuyên gia đã có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực phần mềm tài chính kế toán, ngân hàng và quản trị doanh nghiệp với mục tiêu kết hợp sự hiểu biết về nghiệp vụ, công nghệ, phương thức hỗ trợ khách hàng và kinh nghiệm thực tế để tạo các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao cho thị trường. Năm 2003 căn cứ vào thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh, để thích ứng với những thay đổi của thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, Công ty cổ phần phần mềm kế toán Fast được đổi tên thành Công ty cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp FAST. Ngày thành lập với đội ngũ nhân viên là: 17 người và sau một năm đầu đi vào hoạt động doanh thu của công ty là 1,45 tỷ đồng thì đến nay, sau hơn mười năm hoạt động số lượng nhân viên đã tăng lên hơn 250 người. Đồng thời doanh thu của công ty cũng đã lên tới trên 31 tỷ đồng (năm 2008). Tốc độ tăng doanh thu năm 2007 so với năm 2006 và năm 2008 so với năm 2007 đều vào khoảng 50%, lợi nhuận của công ty cũng tăng lên không ngừng qua các năm. Đến năm 2008 vốn đăng ký kinh doanh của công ty là 10,000,000,000đ (10 tỷ đồng), được chia thành 1,000,000 cổ phần, trị giá của mỗi cổ phần là 10,000đ. Bên cạnh đó với bề dày hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh phần mềm quản lý doanh nghiệp công ty đã xây dựng được một mạng lưới khách hàng đông đảo hơn 3500 khách hàng, FAST đang là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh phần mềm quản trị doanh nghiệp, phát triển và triển khai ứng dụng phần mềm quản lý toàn diện doanh nghiệp (ERP) và tài chính kế toán cho các doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động Fast đã khẳng định được vị thế của mình trong lĩnh vực kinh doanh phần mềm quản trị doanh nghiệp, được khách hàng tin tưởng vào sản phẩm và dịch vụ của mình thông qua các giải thưởng và bình chọn cho công ty. Các thành tích đạt được : 8 Huy chương vàng hội chợ công nghệ thông tin từ năm 1999 đến năm 2006 Doanh nghiệp duy nhất đoạt huy chương vàng hội chợ công nghệ thông tin năm 2001-2003 Giải thưởng Sao Khuê 2008, Sao Khuê 2007, Sao Khuê 2005 Giải thưởng BiTCup 2007 dành cho sản phẩm nhiều tính quản trị nhiều người tiêu dùng bình chọn Công ty trong nước Dẫn đầu trong việc triển khai các dự án ERP do tạp chí PCWORLD khảo sát III. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN MỀM QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP (FAST) MỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty một số năm gần đây Bảng 1.1. Một số chỉ tiêu tài chính 3 năm gần đây Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 10, 487, 017, 957 14, 298, 203, 871 22, 268, 479, 583 31,016,665,574 Các khoản giảm trừ 17, 000, 000 0 8, 015, 500 0 Doanh thu thuần về BH và CCDV 10, 470, 017, 957 14, 298, 203, 871 22, 260, 464, 083 31,016,665,574 Lợi nhuận gộp về BH và cc DV 10, 470, 017, 957 14, 298, 203, 871 22, 260, 464, 083 31,016,665,574 Doanh thu hoạt động tài chính 0 5, 671, 233 2, 955, 210 697,367,705 Chi phí tài chính 0 0 0 697,367,705 Chi phí BH và quản lý doanh nghiệp 9, 979, 839, 433 13, 563, 005, 952 16, 150, 737, 807 25,636,688,970 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 490, 178, 524 740, 869, 152 6, 112, 681, 486 6,070,366,228 Thu nhập khác 18, 710, 782 28, 052, 384 111, 282, 765 17,880,641 Chi phí khác 5, 951, 868 59, 620, 095 40, 847, 838 66,629,228 Lợi nhuận khác 12, 758, 914 (31, 567, 711) 70, 434, 927 (48,748,587) Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 502, 937, 438 709, 301, 441 6, 183, 116, 413 6,021,617,641 Chi phí thuế TNDN hiện hành 1, 958, 377 35, 465, 072 312, 778, 820 459,870 ,495 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 500, 979, 061 673, 836, 369 5, 870, 337, 593 5,561,747,146 (Nguồn: Báo cáo tài chính 2005, 2006, 2007 – Phòng kế toán ) Nhìn vào báo cáo kết quả kinh doanh cho ta thấy doanh thu của doanh nghiệp đã tăng dần qua các năm. Năm 2006 tăng hơn 30% so với 2005 và đến năm 2007 con số này đã gấp đôi 2005 và tăng hơn 50% so với 2006. Năm 2008 tăng 39% so với năm 2007. Mặc dù năm 2006 doanh thu tăng hơn 30% tuy nhiên lợi nhuận chỉ tăng thêm khoảng 20% không tương xứng với phần tăng của doanh thu. Nhưng năm 2007 con số rất ngạc nhiên lợi nhuận đã tăng lên gần gấp 10 lần so với 2006 là hơn 5 tỷ. Kết quả này đạt được có nguyên nhân là do doanh nghiệp đã quản lý tốt chi phí sản xuất kinh doanh của mình. Mặc dù doanh thu tăng hơn 50% năm 2007 so với 2006, nhưng chi phí sản xuất của doanh nghiệp chỉ tăng hơn 20% đây chính là nguyên nhân tạo nên lợi nhuận lớn như vậy với công ty. Sang năm 2008 mặc dù doanh thu của doanh nghiệp tăng hơn 39% so với năm 2007, nhưng lợi nhuận của công ty lại chỉ bằng 94,7% so với năm 2007. Nguyên nhân chính là do chi phí của doanh nghiệp đã tăng 63% so với năm trước. Sự gia tăng chi phí này có thể là do công ty đầu tư vào một số hoạt động mà trước mắt chưa dêm lại doanh thu mà sẽ mang lại lợi ích trong tương lai. Đây có thể là bước đệm để năm 2009 công ty phát triển tốt hơn. Ví dụ : việc thành lập bộ phận Marketing năm 2008, thời gian đầu sẽ phải đầu tư nhiều chi phí mà chưa thể ngay lập tức đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Một nguyên nhân khách quan nữa là do sự ảnh hưởng của lạm phát và suy giảm kinh tế khiến hoạt động tiêu thụ hàng hoá của công ty khó khăn hơn. Để có thể tiêu thụ được đòi hỏi công ty phải đầu tư vào các chi phí như quảng cáo, giới thiệu sản phẩm… do đó làm tăng chi phí lên. Việc doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên không chỉ đem lại lợi ích cho chính bản thân doanh nghiệp mà mặt khác nó còn góp phần làm tăng ngân sách của nhà nước thông qua việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước. Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy số thuế đóng góp vào ngân sách nhà nước liên tục tăng qua các năm. Đặc biêt năm 2007 tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp mà doanh nghiệp nộp cho ngân sách nhà nước là 312,778,820 (đồng) tăng 800% so với năm 2006, sang năm 2008 số thuế nộp ngân sách là 459,870,495. Điều này cho thấy cùng với sự phát triển của bản thân mình, Fast đang đóng góp rất tích cực cho sự phát triển chung của nền kinh tế. Biểu 1.1. Biểu đồ tăng trưởng doanh thu qua các năm (Đơn vị: Tỷ đồng) Tỷ đồng năm (Nguồn: Phòng Kinh doanh) 2. Nhận xét Qua những số liệu trên đây ta có thể thấy được hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp đang tiến triển tốt, doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng lên rõ rệt qua các năm. Có được kết quả trên là do một số nguyên nhân sau: Thứ nhất, là do sự phát triển của công nghệ thông tin dẫn đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực quản lý doanh nghiệp. Các doanh nghiệp ngày càng quan tâm hơn tới việc ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất kinh doanh, điều này góp phần mở ra thị trường với Fast. Và với việc tận dụng được cơ hội này đã làm cho doanh thu của công ty tăng lên một cách đáng kể. Thứ hai, là do các sản phẩm, dịch vụ của công ty có chất lượng tốt, đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng. Thông qua các giải thưởng và danh hiệu do chính người tiêu dùng bình chọn cho doanh nghiệp đã khẳng định sản phẩm và dịch vụ mà công ty mang lại cho khách hàng rất được khách hàng ưa thích, vì thế mà đã góp phần làm cho doanh thu tăng lên. Thứ ba, là đội ngũ nhân viên của công ty được tuyển chọn một cách kĩ lưỡng và chuyên nghiệp nhờ vậy mà đã tìm ra đựơc những người phù hợp với các vị trí trong công ty. Song song với việc sử dụng nhân lực thì công ty cũng rất quan tâm tới công tác đào tạo, với việc cho nhân viên đi học thêm các lớp học đã làm cho trình độ của nhân viên tăng lên qua đó làm cho năng suất và hiệu quả làm việc tăng lên. Nhân viên được trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết để phục vụ cho công việc của mình. Mỗi nhân viên phòng kinh doanh được trang bị một máy tính xách tay, và các tài liệu hỗ trợ cho hoạt động của mình là một yếu tố nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên. Công tác nghiên cứu triển khai được đầu tư hợp lý góp phần tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao. Thứ tư - yếu tố chủ quan: Trong năm 2007 với sự tăng đột biến về doanh thu đối với các dòng sản phẩm đặc biệt là dòng sản phẩm Fast Business.NET. Kết hợp với sự tiết giảm chi phí phù hợp cùng với chiến lược kinh doanh hợp lý đã giúp cho lợi nhuận sau thuế của công ty tăng đột biến so với năm 2006. Các công ty có xu hướng sử dụng các phần mềm kế toán máy để giúp cho đơn giản hơn trong quản lý đã làm cho tốc độ tiêu thụ sản phẩm này tăng lên rất nhanh. Sản phẩm chủ đạo của công ty là phần mềm kế toán Fast accounting 2006.f chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp có doanh số rất cao làm cho doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên đáng kể. CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM PHẦN MỀM KẾ TOÁN FAST ACCOUTING TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHẦN MỀM QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP FAST I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KĨ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM PHẦN MỀM KẾ TOÁN FAST ACCOUNTING 1. Đặc điểm về sản phẩm Fast Accounting là dòng sản phẩm phần mềm kế toán của công ty Cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp (Fast). Fast Accounting (FA) là một dòng sản phẩm gồm các phiên bản nâng cấp qua các năm ( Fast 9700-9701->FA 2000.f->FA2002.f->FA2003.f->FA2004.f->FA2005.f->FA2006.f->FA2008.f-> chuẩn bị FA2010.f) FA là dòng sản phẩm có số lượng khách hàng đông nhất (chiếm 80% tỷ trọng khách hàng của toàn công ty), chiếm 60% doanh số hàng năm của FAST, FA hiện được coi là sản phẩm chủ lực trong kế hoạch ký kết của các chi nhánh. Sản phẩm được lập trình trên ngôn ngữ truyền thống là Visual Foxpro và cơ sở dữ liệu Foxpro. Đặc điểm của ngôn ngữ này là dễ lập trình, dễ triển khai và chi phí bảo trì thấp. Dẫn đến thời gian triển khai FA nhanh, trong vòng 1 tuần đến 1 tháng là có thể kết thúc việc triển khai. Còn đối với các dự án lớn nhiều điểm cài đặt hoặc nhiều yêu cầu chỉnh sửa đặc thù thì cho là 1 dự án và thời gian triển khai thường <3 tháng. (Ngược lại với các dự án FB, FF rất mất thời gian và chi phí) FA là sản phẩm chính của FAST từ trước đến thời điểm này với các tính năng được xây dựng mang tính chất chuyên sâu về kế toán SXKD. Với đầy đủ tất cả các phân hệ nghiệp vụ kế toán liên quan đến việc hạch toán và kế toán của doanh nghiệp. Fast Accounting được tổ chức theo các phân hệ nghiệp vụ. Có các phân hệ: kế toán tổng hợp, kế toán vốn bằng tiền, kế toán bán hàng và công nợ phải thu, kế toán mua hàng và công nợ phải trả, kế toán hàng tồn kho, kế toán tài sản cố định, kế toán CCLĐ, kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, công trình xây lắp, kế toán chủ đầu tư, báo cáo thuế và phân hệ các báo cáo quản trị. Trong số các phần mềm kế toán hiện có trên thị trường Việt Nam, Fast Accounting là phần mềm được khách hàng đánh giá cao nhất. Fast được bình chọn là “công ty đứng đầu về phần mềm kế toán doanh nghiệp’’. Điều này mang đến cho công ty một lợi thế rất lớn trên thị trường. Góp phần làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, đồng thời nâng cao vị thế của doanh nghiệp. Biểu 2.1. Tỷ lệ đánh giá của khách hàng về các phần mềm kế toán hiện có trên thị trường (Đơn vị: %) Bình chon của www.kiemtoan.com.vn 2. Đặc điểm về thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh Thị trường Hiện nay trên thị trường Việt Nam, Fast là công ty đứng đầu về phần mềm kế toán doanh nghiệp và là doanh nghiệp lớn thứ hai về phần mềm quản lý doanh nghiệp. FAST mới chỉ dừng lại ở thị trường trong nước, chưa vươn ra thị trường quốc tế. Công ty có chi nhánh tại cả 3 miền : miền Bắc (tại Hà Nội), miền Nam (tại Thành phố Hồ Chí Minh) và miền trung (tại Đà Nẵng). Tuy nhiên hiện nay thị trường chính của công ty là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh – nơi tập trung nhiều doanh nghiệp. Hiện Hà Nội chiếm 72% doanh thu của thị trường miền Bắc và thành phố Hồ Chí Minh chiếm 65% thị trường miền Nam. Trong các công ty phần mềm quản lý doanh nghiệp thì công ty Fast là một trong những công ty thiết kế nội địa; Lượng khách hàng của công ty cũng không ngừng tăng qua các năm, đặc biệt tăng mạnh từ năm 2002 trở lại đây. Như trên đã phân tích, đây là một điều tất yếu mà công ty có được sau một loạt nỗ lực nghiên cứu phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường, và quản lý kinh doanh hiệu quả hơn. Đối thủ cạnh tranh Trong quá trình sản xuất và kinh doanh FAST đã gặp phải nhiều đối thủ cạnh tranh trực tiếp, trong đó phải kể đến các đối thủ: - Đối thủ mạnh xuất thân từ Fast: như Bravo, Asiansoft, Vaff, Sis, Sas, Cads, Cybersoft. - Các đối thủ bên ngoài: Trong nước có : Misa, Effect, ACsoft, IT-Soft, FBS, Sara, Lacviet-Accnet, Lemon Three, ESoft, Advansystem, Eyesoft, AZ Solution, Vnes, Vietsoft, Brosoft, AScom… Nước ngoài: Oracle, Sunsystem, Sap, Exact, 1C của Nga, TaskHub ERP của Công ty Synergix Singapore. Đây là lĩnh vực kinh doanh rất hấp dẫn vì vậy ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường, đồng thời mỗi đối thủ cạnh tranh lại có những điểm mạnh riêng do đó việc cạnh tranh trên thị trường rất gay gắt. Khách hàng Trên cơ sở các mảng sản phẩm đa dạng và đa tính năng, kết hợp với quan điểm phục vụ khách hàng “Cùng khách hàng đi đến thành công”, công ty đã phát triển được một hệ thống trên 3.500 khách hàng với quy mô hầu hết là các mô hình tổng công ty, công ty mẹ con và các công ty liên doanh, công ty nước ngoài. Biểu 2.2. Biểu đồ phát triển khách hàng qua các năm (Đơn vị : doanh nghiệp) Khách hàng năm (Nguồn: Phòng kinh doanh) Nguồn khách hàng của công ty cũng hết sức đa dạng bao gồm tất cả các loại hình doanh nghiệp, tuy nhiên hiện nay khách hàng chiếm đông đảo nhất vẫn là các doanh nghiệp cổ phần do số lượng của các doanh nghiệp này là khá nhiều (xu hướng cổ phần hoá doanh nghiệp). Đồng thời các doanh nghiệp cổ phần thường có quy mô vừa và lớn, do đó giá trị kí kết mỗi hợp đồng là khá lớn, vì thế đây là đối tượng khách hàng chính của công ty. Khách hàng là các công ty nước ngoài và liên doanh chiếm một tỷ lệ khá nhỏ, tuy nhiên lại là những doanh nghiệp lớn vì vậy đóng góp rất nhiều vào doanh thu của doanh nghiệp. Trong thời gian tới, công ty sẽ tập trung hướng tới đối tượng khách hàng này nhiều hơn. Bảng 2.1 : Cơ cấu khách hàng của doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp năm 2008 (Đơn vị : %) Loại hình Cổ phần TNHH Nhà nước Nước ngoài, LD Tổng % 47.02 29.78 4.02 19.18 100 (Nguồn: Phòng kinh doanh) Ta thấy số lượng khách hàng của công ty liên tục tăng qua các năm. Việc có được một mạng lưới khách hàng rộng lớn cho thấy sản phẩm của doanh nghiệp đã và đang được khách hàng tín nhiệm trên thị trường. Đây là cơ sở để doanh nghiệp có thể đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm của mình đặc biệt là sản phẩm phần mềm kế toán Fast accounting. Bởi các lý do sau : Thứ nhất : như chúng ta biết, sản phẩm luôn luôn phải đổi mới để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng. Trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp liên tục có những thay đổi từ chính bên trong bản thân doanh nghiệp (thay đổi hình thức kinh doanh, mở rộng quy mô hoạt động…), tới các thay đổi bên ngoài ( do chính sách của nhà nước liên quan đến kế toán, tài chính…) điều này sẽ làm doanh nghiệp cần tới những sản phẩm mới ưu việt hơn. Đặc biệt là đối với lĩnh vực công nghệ thông tin, do sự phát triển rất nhanh của công nghệ làm cho sản phẩm phần mềm liên tục được cải tiến, đổi mới với những tính năng tốt hơn. Do đó khi đã xây dựng được một mạng lưới khách hàng rộng lớn thì khi họ có nhu cầu nâng cấp, bổ sung phần mềm đang dùng thì họ sẽ lại tìm đến công ty. Thứ hai, việc xây dựng mạng lưới khách hàng đông đảo sẽ góp phần quảng bá thương hiệu cũng như các dòng sản phẩm của doanh nghiệp đến với khách hàng. Qua đó sẽ góp phần làm tăng doanh số tiêu thụ các dòng sản phẩm của công ty nói chung cũng như làm tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm phần mềm kế toán Fast accounting nói riêng. Trong thời gian tới dự báo nhu cầu về sản phẩm phần mềm kế toán của các doanh nghiệp sẽ tiếp tục tăng, do các nguyên nhân sau: Sự phát triển của nền kinh tế, ngày càng có nhiều các doanh nghiệp được thành lập, điều đó sẽ mở ra thị trường cho doanh nghiệp vì mỗi doanh nghiệp thành lập sẽ lại cần có những phần mềm quản lý, phần mềm kế toán. Xu hướng ứng dụng tin học vào quản lý doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. 3. Đặc điểm về nhân sự a) Công tác tuyển dụng, bố trí nhân sự Chính sách tuyển dụng của công ty được xây dựng với mục đích tuyển dụng được những ứng viên phù hợp với sứ mệnh, giá trị cốt lỗi, văn hóa của công ty và dựa vào trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, tính cách và khả năng đóng góp vào mục đích chung của công ty và yêu cầu của công việc. Công tác tuyển dụng luôn được lập kế hoạch trước và được thực hiện trong mức tuyển dụng đã được phê duyệt. Trong trường hợp tuyển dụng thêm cần có sự phê duyệt của Ban giám đốc. Nguồn tuyển dụng: Tuyển dụng qua Internet, báo chí, liên kết với các trường đại học, sinh viên thực tập, thông qua giới thiệu của các nhân viên trong công ty … Chuyên ngành học: Công nghệ thông tin, tài chính kế toán, quản trị kinh doanh, thương mại, ngoại ngữ... những ứng viên được tuyển dụng thường có hiểu biết về tài chính kế toán, năng động nhiệt tình, có trình độ cao và được đào tạo chuyên nghiệp phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Biểu 2.3. Biểu đồ phát triển số lượng nhân viên qua các năm Đơn vị: người người Năm (Nguồn: Phòng nhân sự) Biểu 2.4. Phân bố nhân viên tại các văn phòng công ty ( Đơn vị: %) (Nguồn: Hồ sơ năng lực - Phòng nhân sự) Theo sơ đồ phân bố tại các văn phòng công ty ta thấy nhân sự của công ty tập trung chủ yếu ở chi nhánh tại Hà Nội-FHN (48%) và chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh-FSG (28%), ở chi nhánh Đà nẵng chiếm một phần nhỏ hơn (12%) điều này hoàn toàn hợp lý vì thị trường của công ty tập trung chính ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh - hai trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước. Biểu 2.5. Phân bố nhân viên theo các phòng ban chức năng ( Đơn vị: %) (Nguồn: Phòng nhân sự) Phòng Kinh doanh của công ty lại bao gồm các thành viên trẻ tuổi năng động, phù hợp với công việc tìm kiếm khách hàng và chăm sóc khách hàng. Phòng tổng hợp - FHO và trung tâm phát triển sản phẩm-FRD tuy chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng là hai bộ phận có vai trò đắc biệt quan trọng. b) Học tập, đào tạo Với việc xác định công nghệ và các yêu cầu của khách hàng liên tục thay đổi và thay đổi rất nhanh, cạnh tranh, đáp ứng ngày càng tốt hơn và nhiều hơn các nhu cầu của khách hàng, phát triển cá nhân là những yếu tố bắt buộc chúng ta phải liên tục học tập. Mục tiêu của công ty là từng bước xây dựng công ty trở thành một tổ chức luôn học tập – Learning Organization. Hàng năm tất cả các nhân viên cùng với người quản lý trực tiếp của mình đánh giá kết quả làm việc và định hướng phát triển trong đó nêu rõ các nhu cầu đào tạo của nhân viên. Công ty lập kế hoạch đào tạo của nhân viên một cách linh hoạt, luôn quan tâm và thấu hiểu hoàn cảnh của nhân viên. Nhu cầu đào tạo và phát triển cá nhân sẽ được lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá theo kế hoạch đào tạo của phòng ban gắn liền với mục tiêu của công ty. Thông qua các hình thức đào tạo như : Công ty tổ chức các buổi xeminar, các buổi học do công ty tổ chức, tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn bên ngoài, tham gia các khóa đào tạo nội bộ, tự học. Ví dụ : đối với nhân viên muốn nâng cao trình độ như nhân viên chưa có trình độ Đại học muốn học tiếp Đại học sẽ được công ty hỗ trợ học phí cho mỗi năm 3 suất. Hoặc mỗi năm sẽ tài trợ 1 suất học phí cho những nhân viên học cao học. Cở sở dữ liệu tri thức, học tập, đào tạo gồm có: - Cơ sở dữ liệu tri thức www.fast.com.vn/wiki - Thi trắc nghiệm trực tuyến: www.fast.com.vn/e-learning c) Lương, thưởng Mức lương của mỗi nhân viên được xác định trên cơ sở thỏa thuận, đàm phán giữa nhân viên và cán bộ phụ trách theo quyền hạn quy định của bộ phận/chi nhánh và sau đó được duyệt bởi giám đốc bộ phận/chi nhánh. Việc xác định mức lương dựa vào các tiêu chí sau : trình độ chuyên môn, trình độ quản lý bộ phận (nhóm, phòng, trung tâm, bộ phận), dự án, sản phẩm, các kiến thức, kỹ năng, năng khiếu mà công ty đang thiếu. Mức lương ứng với bậc của từng vị trí công việc được xác định theo thị trường lao động ở mỗi khu vực. Các nhân viên tại một bậc có thể có sự khác nhau ít nhiều về trình độ và kết quả công việc. Chênh lệch này sẽ được điều chỉnh bằng lương mềm và thưởng định kỳ theo kết quả. Bảng 2.2. Cơ cấu lao động theo trình độ (Đơn vị : %) Trình độ học vấn 2006 2007 2008 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Cao học 2 1.11 2 0.83 2 0.69 Đại học 134 74.44 190 79.17 206 79.17 Cao đẳng 15 8.33 20 8.33 23 9.03 Trung cấp 20 11.11 19 7.92 20 7.64 TT đào tạo 4 2.22 4 1.67 4 1.39 PTTH 5 2.78 5 2.08 5 2.08 Tổng 180 100 240 100 260 100 (Nguồn: Hồ sơ năng lực – phòng nhân sự) Qua bảng trên ta có thể thấy được gần 90% số nhân viên trong công ty có trình độ đại học, cao đẳng. Số lượng nhân viên của công ty liên tục tăng qua các năm và đặc biệt số lượng nhân viên tăng lên chủ yếu là có trình độ đại học, còn nhân viên có trình độ trung cấp, trung tâm đào tạo hay phổ thông trung học thì không hề tăng. Có được điều này là do chính sách tuyển dụng nhân sự của công ty trong những năm gần đây đó là chỉ tiếp nhận các nhân viên tốt nghiệp Đại học, cao đẳng chính quy, chuyên ngành tài chính, kế toán, quản trị kinh doanh … do đó những ứng viên không đủ điều kiện trên sẽ không được tiếp nhận vì vậy đã làm cho lượng nhân viên có trình độ dưới cao đẳng không hề tăng. Điều này có tác động rất tích cực tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, bởi các nhân viên có trình độ cao, được đào tạo bài bản từ trường học sẽ làm cho hiệu quả công việc tăng lên. Tuổi đời trung bình của nhân viên công ty khoảng 27 tuổi, điều này rất hợp lý do đặc thù lĩnh vực kinh doanh công nghệ thông tin, cần có những người trẻ tuổi, nhanh nhẹn, có khả năng tiếp cận nhanh với công nghệ thông tin. Biểu 2.6. Cơ cấu nhân viên theo giới tính năm 2008 Đơn vị : % (Nguồn : Phòng nhân sự) Cơ cấu nhân viên của công ty theo giới tính gồm 72% nhân viên trong công ty là nam (tập trung chủ yếu phòng kinh doanh và phòng lập trình, nghiên cứu phát triển sản phẩm), 28% nhân viên là nữ ( tập trung chủ yếu ở các bộ phận như kế toán, lễ tân, tư vấn, bảo hành). Phòng kinh doanh và phòng lập trình của công ty có 100% nhân viên nam. Do công việc kinh doanh đòi hỏi phải đi lại nhiều, đồng thời nam giới có khả năng tiếp cận với công nghệ thông tin tốt hơn nữ giới. Bảng 2.3. Sự biến động của số lượng nhân viên và doanh thu tiêu thụ sản phẩm Fast accounting Năm ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1906.doc
Tài liệu liên quan