Đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng nền kinh tế độclập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp

Tóm tắt công trình A. Lời mở đầu . B. Nội dung . Chương I : Khái quát chung về quyền chiếm hữu theo quy định của pháp luật dân sự . Khái niệm quyền chiếm hữu : - Trong luật cổ . - Thời pháp thuộc - Thời XHCN Các đặc điểm của quyền chiếm hữu trong quyền sở hữu Quá trình hình thành quyền chiếm hữu trong pháp luật dân sự Việt nam : - Thời phong kiến - Thời thực dân phong kiến - Thời kỳ từ cách mạng tháng tám đến nay. Chương II : Nội dung và các hình thưc chiếm hữu trong bộ luật dâ

doc62 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1480 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng nền kinh tế độclập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n sự. Điều kiện và nội dung quyền chiếm hữu . Đặc trưng pháp lí của quyền chiếm hữu . Các hình thức chiếm hữu và ý nghĩa của các hình thức chiếm hữu đối với chủ sở hữu. Mối liên hệ giữa chiếm hũu pháp lý và chiếm hữu thực tế . Chương III : Thực trạng thực hiện quyền chiếm hữu trên thực tế . Những vướng mắc trong việc giải quyết những tranh chấp về quyền chiếm hữu tại ngành toà án nhân dân và các giải pháp hoàn thiện các quy định về quyền chiếm hữu trong BLDS 1995. 1. Thực trạng thực hiện quyềnchiếm hửu trên thực tế. 2. Quyền chiếm hữu và việc giải quyết những tranh chấp về quyền chiếm hữu tại nghành Toà án nhân dân . 3. Các giải pháp hoàn thiện các quy định về quyền chiếm hữu trong BLDS 1995. C . Kết luận. Các ký hiệu dùng trong đề tài CNXH : Chủ nghĩa xã hội BLDS : Bộ luật dân sự NXB : Nhà xuất bản TAND : Toà án nhân dân BLHS : Bộ luật Hình sự UBND : Uỷ ban nhân dân A - Lời mở đầu . 1. Tính cấp thiết của đề tài . Vấn đề chiếm hữu , đặc biệt là chiếm hữu về tư liệu sản xuất là một trong những vấn đề quan trọng bậc nhất của bất kì nhà nước nào trên thế giới , nó là vấn đề hàng đầu, vấn đề cơ bản của hệ thống quan hệ sản xuất trong các hình thái kinh tế xã hội khác nhau ở nước ta , chiếm hữu đang là một vấn đề nhạy cảm trong công cuộc đổi mới toàn diện, đang là nguyện vọng và lợi ích của các tầng lớp nhân dân. Thực tiễn của công cuộc đổi mới, đặc biệt là đổi mới về kinh tế đã chứng minh tinh đúng đắn của Đảng và Nhà Nước ta, đòi hỏi phải có sự xem xét và giải quyết đúng đắn vấn đề chiếm hữu đặc biệt là chiếm hữu tư nhân. Hơn nữa, nền kinh tế mà chúng ta đang xây dựng đòi hỏi phải có những người chủ chiếm hữu cụ thể, những chủ chiếm hữu đó không chỉ là Nhà nước, tập thể mà còn là cá nhân công dân. Đặc biệt là theo tinh thần của văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng về đường lối phát triển kinh tế xã hội là: “ Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độclập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp... “ Đồng thời chủ trương của Đảng, nhà nước ta là phát triển nền kinh tế thị trường, đặt con người vào vị trí trung tâm, phát huy sức mạnh của từng cá nhân con người và cũng tất cả vì con người. Do đó, cần phải chú trọng nghiên cứu xây dựng hệ thống pháp luật nhất là pháp luật Dân sự về quyền chiếm hữu và ý nghĩa của các hình thức chiếm hữu trong giao lưu Dân sự và sử dụng tài sản . 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài . Đề tài bước đầu làm rõ khái niệm quyền chiếm hữu trong BLDS, ý nghĩa của nó trong giao lưu dân sự và sử dụng tài sản từ đó mà đặt ra nhiệm vụ bảo vệ quyền chiếm hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Để đạt được mục đích này, đề tài có nhiệm vụ: - Phân tích khái niệm chiếm hữu và quyền chiếm hữu, phân tích các đăc điểm của quyền chiếm hữu trong quyền sở hữu. Trình bày lịch sử hình thành và phát triển của quyền chiếm hữu trong pháp luật Dân sự Việt Nam. - Phân tích nội dung và đặc điểm của các hình thức chiếm hữu, mối liên hệ giữa chiếm hữu pháp lý và chiếm hữu thực tế. - Trình bày một cách hệ thống phương thức bảo vệ quyền chiếm hữu của nhà nước thông qua trình tự hình sự, hành chính và dân sự, trong đó tập trung phân tích các phương thức khởi kiện của vụ án dân sự do đương sự thực hiện để bảo vệ quyền chiếm hữu hợp pháp của mình. Phân tích thực trạng của pháp luật về quyền chiếm hữu, thực tiễn giải quyết tranh chấp và những vướng mắc đặt ra. Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật về chiếm hữu và các hình thức chiếm hữu. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài. Quyền chiếm hữu và các hình thức chiếm hữu là vấn đề rất rộng và phức tạp. Vì vậy, trong khuôn khổ một đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản xung quanh quyền chiếm hữu của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp được quy định chủ yếu trongBộ luật dân sự (BLDS), từ đó trình bày phương thức bảo vệ của nhà nước đối với quyền chiếm hữu của cá nhân và các phương thức kiện Dân sự do bản thân người chiếm hữu hợp pháp chủ động thực hiện. ý nghĩa và những kết quả đạt được. Những kết quả nghiên cứu của đề tài là những bổ xung vào lý luận về quyền sở hữu nói chung và quyền chiếm hữu của người chiếm hữu hợp pháp nói riêng. Những đề xuất và kiến nghi trong đề tài có thể đóng góp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện pháp luật, xây dựng các quy định phù hợp cho việc bảo vệ quyền chiếm hữu của người chiếm hữu hợp pháp 3. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và các danh mục tai liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương với 11 mục. B.nội dung Chương i:KHái QUáT CHUNG Về QUYềN CHiếM HữU THEO QUY ĐịNH CủA PHáP LUậT DÂN Sự . 1.Khái niệm quyền chiếm hữu : 1.1Chiếm hữu với tư cách là một phạm trù kinh tế . Sở hữu nói chung và chiếm hữu nói riêng là một trong những vấn đề quan trọng có tính thời sự đối với bất cứ quốc gia nào. Để sinh sống và tồn tại, để tiến hành sản xuất và tái sản xuất ra của cải vật chất, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của mình con người luôn luôn tìm cách chinh phục tự nhiên, chiếm hữu những cái có sẵn trong tự nhiên. Đó là mối quan hệ giữa con người và tự nhiên mà ở thời nào cũng có. Ngay từ thời kỳ nguyên thuỷ con người đã phải chiếm hữu tự nhiên, chiếm hữu những vùng đất để sinh sống. Cuộc sống của người nguyên thuỷ hoàn toàn lệ thuộc vào tự nhiên, vào sự săn bắt và hái lượm. Sau này đến các xã hội tiếp theo : xã hội nô lệ, xã hội phong kiến, xã hội tư bản chủ nghĩa, con người vẫn tồn tại dựa trên cơ sở chiếm hữu tự nhiên và chiếm hữu của cải vật chất của xã hội. Do vậy, chiếm hữu trước hết là chiếm hữu tự nhiên luôn gắn liền với sự tồn tại và phát triển của con người, là phạm trù vĩnh viễn của lịch sử nhân loại, là điều kiện khởi đầu của sở hữu. Sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất là một tất yếu khách quan. Sự biến đổi đó có nguồn gốc từ người lao động, vì người lao động vừa là người sáng tạo ra công cụ, vừa là người sử dụng công cụ, do vậy người lao động là lực lượng sản xuất hàng đầu. Con người ngày càng phát triển về thể lực và trí lực, ngày càng có nhận thức đúng đắn về thế giới tự nhiên và xã hội, ngày càng tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong lao động đã tạo tiền đề làm thay đổi các phương thức sản xuất và đòi hỏi khách quan việc phân công lao động. Trong giai đoạn thấp, loài người chỉ sản xuất trực tiếp đáp ứng sự tiêu dùng của bản thân mình, của cải dư thừa rất ít.Đến giai đoạn giữa ( nghề chăn nuôi tách ra khỏi trồng trọt ) nghề chăn nuôi phát triển mạnh, từ đó đã xuất hiện những của cải dư thừa trong xã hội dẫn đến tâm lý của một số người muốn chiếm hữu của cải dư thừa ấy. Xã hội bắt đầu có sự phân hoá giữa người giàu với người nghèo. Nền sản xuất phát triển, năng xuất lao động tăng, nhiều ngành nghề mới xuất hiện, nhu cầu trao đổi và sản xuất hàng hoá ra đời dẫn đến sự xuất hiện của thương nghiệp. Sự phân công lao động này đẻ ra một lớp người không trực tiếp tham gia vào sản xuất, mà chỉ làm công việc trao đổi sản phẩm, đó là tầng lớp thương nhân. Thương nghiệp và thương nhân phát triển mạnh mẽ kéo theo sự ra đời của đồng tiền. Cùng với đồng tiền là sự cho vay nặng lãi .. . Tất cả những thứ đó làm cho sự tích tụ, tập trung của cải vào tay một số người và sự bần cùng hoá đám đông dân nghèo tăng lên. Như ta đã biết, lao động sản xuất là đặc trưng riêng của con người. Khi lao động sản xuất, con ngưòi phải tham gia quan hệ chiếm hữu, tham gia việc chinh phục, cải tạo tự nhiên nhằm tạo ra của cải phục vụ cho mình. Đồng thời trong quá trình sản xuất này, con người phải liên kết với nhau để có được sức mạnh tổng hợp chinh phục tự nhiên. Quyền chiếm hữu – một phạm trù lịch sử. Chiếm hữu có quá trình hình thành và phát triển lâu dài,thay đổi theo mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử - trình độ kinh tế xã hội. Nên nó còn là một phạm trù lịch sử. Trong quá khứ,khi Nhà nước và pháp luật chưa ra đời,đã tồn tại chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất(chế độ cộng sản nguyên thuỷ).Tuy còn giản đơn và sơ khai, nhưng quan hệ chiếm hữu đã phản ánh được mối quan hệ giữa con người với nhau trong việc chiếm giữ các sản phẩm xã hội. Khi Nhà nước ra đời,vấn đề chiếm hữu có vai trò rất quan trong, nó khẳng định địa vị của mỗi con người, mỗi gia đình và khẳng định quyền lực của nhà nước thông qua quan hệ chiếm hữu.Như vậy, về bản chất, chiếm hữu là quan hệ giữa người với người đói với cuả cải vật chất trong xã hội.Quan hệ giữa người với vật tự nhiên phát sinh là do quan hệ giữa người với người trong sản xuất, từ đó mới có quan hệ chiếm hữu. Chiếm hữu là phạm trù lịch sử, thay đổi cùng với sự thay đổi của các hình thái xã hội trong lịch sử. Quyền chiếm hữu _một phạm trù pháp lý. Khi nhà nước và pháp luật ra đời thì quyền chiếm hữu được điều chỉnh bằng pháp luật và trở thành quan hệ pháp luật. Quyền chiếm hữu là một trong ba quyền năng của quyền sở hữu, là một chế định pháp luật vừa mang tính chủ quan, vừa mang tính khách quan bởi vì nó vừa là sự ghi nhận của nhà nước, đồng thời là sự phản ánh những quan hệ kinh tế phát sinh từ quá trình sản xuất.Như vậy, chiếm hữu với tư cách là một phạm trù pháp lý, nó là sản phẩm của sự kết hợp giữa yêu cầu chủ quan và yêu cầu khách quan, trong đó yêu cầu khách quan giữ vai trò quyết định đối với bản chất, nội dung của pháp luật. Các hình thức chiếm hữu khác nhau trong nền kinh tế luôn luôn có sự vận động, sự chuyển hoá lẫn nhau. 1.2 Khái niệm quyền chiếm hữu. 1.2.1 Quyền chiếm hữu trong luật cổ. Nghiên cứu về luật pháp thời kỳ La Mã, Mác và Ăng ghen đã đánh giá rất cao về trình độ lập pháp thời kỳ này. Hai ông cho rằng những người La Mã chính là những người đầu tiên khởi xướng ra luật tư hữu , luật trừu tượng và luật tư pháp và họ đã đạt đến trình độ cao ở trình độ lập pháp. Tuy vậy, các luật gia La Mã đã không để lại một khái niệm về quyền chiếm hữu. Qua nghiên cứu về quyền sở hữu trong luật La Mã, chúng tôi có thể khái niệm về quyền chiếm hữu trong luật La Mã như sau: Chiếm hữu(Possessio) là: Thực tế nắm giữ, quản lý tài sản và coi tài sản đó là của mình mà không phụ thuộc vào ý chí của người khác. 1.2.2 Quyền chiếm hữu trong thời kỳ phong kiến. Pháp luật thời kỳ phong kiến Viêt Nam có nhiều quy định về quyền sở hữu nhất là quyền đối với ruộng đất.Nhà vua là người có quyền tối cao đối với ruộng đất, có toàn quyền ban cấp ruộng đất cho các tầng lớp quan lại. Chế độ sở hữu-chiếm hữu trong xã hội phong kiến là quyền sở hữu ruộng đất thuộc toàn quyền của công xã, các cá nhân chỉ có quyền chiếm hữu. Như vậy, quyền chiếm hữu ở thời kỳ này bị hạn chế và luôn ở trạng thái thụ động, theo đó quyền chiếm hữu đất đai của cá nhân luôn bị chi phối bởi quyền sở hữu của nhà vua-người có quyền tối cao về ruộng đất 1.2.3 Quyền chiếm hữu trong thời kỳPháp thuộc. Pháp luật về chiếm hữu trong thời kỳ này đã thừa nhận quyền sở hữu của Nhà nước và của làng xã đối với các tài sản như cù lao, bãi bồi, tài sản vô chủ, di sản không có người thừa kế.Quyền sở hữu tư nhân đươc pháp luật quy định là quyền tuyệt đối miễn là không vi phạm vào điều pháp luật cấm. Quyền chiếm hữu là quyền của chủ sở hữu đối với một tài sản, có quyền hưởng dụng tất cả các vật của nó sinh ra hoặc các vật phụ thuộc theo nó hoăc do tư nhiên mà có, hoặc tự mình làm ra, quyền đó gọi là quyền phụ thiêm(Dựa theo Điều 465 Dân luật Bắc kỳ và Điều 479 Hoàng Việt trung kỳ hộ luật) 1.2 4 Quyền chiếm hữu trong thời kỳ xã hội chủ nghĩa(thời đổi mới) - Hiến pháp năm 1946: Mặc dù không quy định trực tiếp thế nào là chiếm hữu nhưng tại Điều 12 quy định: "quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được ghi nhận và bảo đảm". Như vậy, Hiến pháp năm 1946 đã tạo cơ sở pháp lý bảo đảm quyền chiếm hữu tài sản riêng của công dân được thực hiện. - Hiến pháp năm 1959 đã có sự tách biệt tài sản tư hữu (cá thể, tự sản) với tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân (cá nhân). Theo quy định tại Điều 18 thì: Tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân bao gồm: "Của cải thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở và các thứ vật dụng riêng khác". Cùng với sự thừa nhận quyền sở hữu tư nhân, Hiến pháp năm 1959 còn bảo hộ quyền thừa kế tài sản tư hữu của công dân (Điều 19). Trên cơ sở xác nhận các hình thức chiếm hữu, pháp luật dưới chế độ xã hội chủ nghĩa cũng luôn coi trọng phát triển kinh tế quốc doanh và tập thể theo nguyên tắc: "Tài sản công cộng là thiêng liêng bất khả xâm phạm". - Hiến pháp năm 1980 có những quy định ưu tiên bảo vệ sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, hạn chế quyền sở hữu cá nhân đối với tư liệu sản xuất (Điều 19). Quyền chiếm hữu của công dân chỉ là quyền thực tế chiếm hữu (nắm giữ) các loại ruộng đất. Vì vậy, người sử dụng tư liệu sản xuất nói chung và sử dụng đất đai nói riêng có thái độ thụ động đối với các loại tài sản đó nên hiệu quả lao động thấp, đời sống nhân dân rất khó khăn. - Hiến pháp năm 1992 đã thừa nhận sự tồn tại của hình thức chiếm hữu tư nhân, cho phép sở hữu tư nhân phát triển dưới mọi hình thức. Nhà nước chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 1.2.5. Khái niệm quyền chiếm hữu trong BLDS 1995. Quyền chiếm hữu được hiểu là khả năng của chủ sở hữu tự mình nắm, giữ, quản lý tài sản thuộc sở hữu của mình, đồng thời có quyền kiểm soát, chi phối tài sản theo ý chí của mình, không bị hạn chế, gián đoạn về thời gian. Thông thường, chủ sở hữu tự mình thực hiện quyền chiếm hữu đối với tài sản như nắm giữ tài sản trong phạm vi kiểm soát vật của mình hoặc thực hiện quyền kiểm soát sự tồn tại của tài sản, tiến hành kiểm kê, định giá… Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chủ sở hữu có thể trao quyền chiếm hữu này cho người khác thông qua một hợp đồng dân sự phù hợp với ý chí của họ như cho thuê, cho mượn tài sản. Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu chấm dứt khi họ từ bỏ hoặc chuyển giao quyền sở hữu của mình. Trong thực tế có những người không phải là chủ sở hữu vẫn chiếm hữu tài sản một cách hợp pháp. Chiếm hữu hợp pháp là hình thức chiếm hữu phù hợp với những căn cứ do pháp luật quy định. Những căn cứ này được quy định cụ thể trong BLDS, đó là: - Được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản, được uỷ quyền thực hiện quyền chiếm hữu trong phạm vi, thời hạn do chủ sở hữu xác định (Điều 192 - BLDS). - Được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với ý chí của chủ sở hữu (Điều 192 - BLDS). Người được giao tài sản phải thực hiện quyền chiếm hữu phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch. Người được giao quyền chiếm hữu tài sản có quyền sử dụng tài sản và chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác nếu được chủ sở hữu đồng ý. - Chiếm giữ các tài sản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định. Ngoài ra, việc người không phải là chủ sở hữu mà lại chiếm hữu tài sản tuy không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, chiếm hữu liên tục (Điều 195, Điều 196 - BLDS), chiếm hữu công khai (Điều 197 - BLDS) trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản (Điều 255 - BLDS) thì cũng được coi là chiếm hữu hợp pháp. Quyền chiếm hữu với ý nghĩa nắm giữ tài sản là một tiền đề quan trọng để thực hiện các quyền năng còn lại trong quyền sở hữu. 2. Các đặc điểm của quyền chiếm hữu trong quyền sở hữu. Quyền chiếm hữu là một trong ba quyền năng trong quyền sở hữu (Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt). - Quyền chiếm hữu là quyền của chủ sở hữu nắm giữ, quản lý tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Trong trường hợp chủ sở hữu tự mình chiếm hữu tài sản thuộc sở hữu của mình, thì chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý tài sản, miễn là không làm phương hại đến lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Việc chiếm hữu của chủ sở hữu là chiếm hữu có căn cứ pháp luật và không bị hạn chế, gián đoạn về thời gian… - Người không phải là chủ sở hữu cũng có quyền chiếm hữu tài sản trong trường hợp chủ sở hữu chuyển giao hoặc do pháp luật quy định. Trong trường hợp người không phải là chủ sở hữu chiếm hữu tài sản thì phải kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp của sự chiếm hữu đó. Chiếm hữu hợp pháp là chiếm hữu phù hợp với những căn cứ do pháp luật quy định. Căn cứ đó là: Quyền chiếm hữu của người chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản (Điều 192-BLDS). Khi chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản cho người khác, thì người được uỷ quyền thực hiện quyền chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định. Quyền chiếm hữu của người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự (Điều 193-BLDS). Khi chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nội dung không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu thì người được giao phải thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch. Người được giao tài sản có quyền sử dụng tài sản được giao, được chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác, nếu được chủ sở hữu đồng ý. Quyền chiếm hữu tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu (Điều 194-BLDS). Người phát hiện tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm, phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu, nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật. Việc chiếm hữu tài sản được thực hiện trong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về tài sản đó là chiếm hữu liên tục, kể cả khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu (Điều 196-BLDS).Việc chiếm hữu được coi là công khai khi thực hiện một cách minh bạch, không giấu giếm; tài sản đang chiếm hữu được sử dụng theo tính năng, công dụng và được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản của chính mình (Điều 197). - Quyền chiếm hữu hợp pháp của người không phải là chủ sở hữu cũng thuộc đối tượng tôn trọng và bảo vệ của pháp luật. Trong trường hợp không phải là chủ sở hữu chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong một thời hạn do luật định thì hết thời hạn đó, có thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản đó trừ tài sản thuộc sở hữu toàn dân. * ý nghĩa của quyền chiếm hữu đối với chủ sở hữu trong giao lưu dân sự và sử dụng tài sản: Khi trình độ phát triển tiến bộ xã hội càng cao, các quyền dân chủ, tự do dành cho cá nhân càng lớn, sinh hoạt, đời sống của mỗi cá nhân càng đa dạng, phong phú và phức tạp thì yêu cầu bức xúc là làm sao đảm bảo sự ổn định, trật tự của phát triển xã hội mà không ảnh hưởng đến các quyền của cá nhân trong sinh hoạt cộng đồng. Phương thức cơ bản đảm bảo thỏa mãn nhu cầu này là chuẩn mực hóa các giao lưu, các quan hệ xã hội, tạo ra những mô hình, quy tắc làm chuẩn mực cho mỗi cá nhân. Bộ luật dân sự có chế định quyền chiếm hữu và các hình thức chiếm hữu có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn, trong giao lưu dân sự và sử dụng tài sản, đã phần nào đáp ứng được những yêu cầu trên. - Quy định về quyền chiếm hữu trong BLDS tạo cho các giao lưu dân sự, mọi cam kết và thỏa thuận của các chủ thể có được một không gian, một hành lang an toàn cho sự vận hành. - Quy định về quyền chiếm hữu trong BLDS là một chuẩn mực pháp lý cho tổ chức, cá nhân trong tham gia quan hệ dân sự nhằm tăng cường quản lý các sinh hoạt xã hội bằng pháp luật theo định hướng xã hội chủ nghĩa. BLDS quy định quyền chiếm hữu đã đáp ứng yêu cầu bức xúc trên, đảm bảo cho các giao lưu dân sự đang trở nên sôi động, có độ an toàn, đáng tin cậy pháp lý cao. - Quy định về quyền chiếm hữu trong BLDS trực tiếp tạo ra cơ chế thông thoáng, an toàn cho giao lưu dân sự và sử dụng tài sản để mọi cá nhân, tổ chức an tâm, tin cậy khi thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự, nâng cao vai trò của hợp đồng làm căn cứ chủ yếu làm phát sinh quyền, nghĩa vụ cụ thể của các chủ thể, khuyến khích phát triển các loại hợp đồng dân sự tương ứng: Bảo lãnh, cho vay, cho thuê tài sản, dịch vụ, gia công… - Góp phần hạn chế tranh chấp tiêu cực trong các quan hệ dân sự, làm lành mạnh các quan hệ sinh hoạt, bảo đảm tính dân chủ, công bằng, giữ vững ổn định trong giao lưu dân sự và sử dụng tài sản, phát huy tinh thần đoàn kết trong nội bộ nhân dân, mỗi người vì cộng đồng và cộng đồng vì mỗi người. Chế định quyền chiếm hữu trong BLDS bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mỗi cá nhân, tổ chức, lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng. 3.Quá trình hình thành quyền chiếm hữu trong pháp luật dân sự Việt Nam 3.1 Thời kỳ phong kiến Việt Nam. 3.1.1. Nhà Lê: Đây là thời kỳ phát triển rực rỡ của chế độ phong kiến trung ương tập quyền và nội chiến phân liệt đến khi thống nhất đất nước. Thời Hậu Lê (thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XIX). Triều Lê là một triều đại phong kiến có lịch sử tồn tại lâu dài (từ năm 1428 đến năm 1788). Trong thời gian đó, triều Lê đã trải qua những biến đổi thăng trầm về chính trị. Nhưng nhìn chung pháp luật nhà Lê rất chú trọng đến quyền sở hữu (trong đó có quyền chiếm hữu và các hình thức chiếm hữu), nhất là quyền chiếm hữu ruộng đất. Chế độ Lộc điền và Quân điền là chính sách nổi bật đặc trưng mà nhà Lê áp dụng để củng cố quyền lực nhà vua đối với ruộng đất. Nhà vua là người có quyền tối cao về ruộng đất, có toàn quyền ban cấp ruộng đất cho các tầng lớp quan lại từ Thân vương đến Tòng tứ phẩm và người thân thích trong hoàng tộc. Nhà Lê thừa nhận chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ phong kiến, thừa nhận sự tồn tại của điền trang tư nhân của quý tộc quan lại. Với chính sách Lộc điền, mỗi công thần được phong thưởng từ 400 đến 500 mẫu ruộng đã làm xuất hiện một loạt địa chủ quý tộc của nhà Lê với nhiều điền trang rộng lớn. Ngoài ra, với chính sách khai khẩn ruộng đất, nhà Lê cho phép người nông dân bỏ công, bỏ của khai phá ruộng đất hoang hóa và cho phép họ có quyền sở hữu đối với ruộng đất đã khai phá đó. Pháp luật nhà Lê cho phép thừa kế, mua bán, chuyển nhượng tài sản và đất đai. Để bảo vệ quyền tư hữu đất đai và tài sản, pháp luật nhà Lê quy định các hành vi xâm chiếm hoặc bán trộm ruộng đất đều bị Nhà nước trừng phạt nghiêm khắc. Sản phẩm có giá trị cao nhất trong hệ thống pháp luật thời Lê là bộ Quốc triều hình luật hay Lê triều hình luật (còn gọi là Bộ luật Hồng Đức), được ban hành vào năm 1483 trên cơ sở sưu tập, san định và bổ sung những luật lệ đã được ban hành từ nhiều năm trước với 772 điều, điều chỉnh khá toàn diện, gần như mọi mặt của đời sống xã hội. Bộ luật được giới nghiên cứu trong và ngoài nước đánh giá cao không chỉ vì nó có quy mô lớn, có nội dung phong phú, phức tạp mà còn có giá trị tư tưởng mang tính dân tộc, tính nhân đạo và sự tiến bộ. Tóm lại: Thời Hậu Lê là thời kỳ phát triển rực rỡ của chế độ phong kiến trung ương tập quyền Việt Nam. Những quy định trong bộ Quốc triều hình luật cũng như trong nhiều văn bản khác tập trung bảo vệ quyền thống trị duy nhất, độc tôn của giai cấp địa chủ phong kiến mà người đại diện cao nhất là vua. Pháp luật về chiếm hữu thời Hậu Lê đạt được đỉnh cao của pháp luật phong kiến Việt Nam. Chế độ sở hữu - chiếm hữu của Nhà nước vẫn luôn giữ địa vị thống trị, bên cạnh đó pháp luật khẳng định sự phát triển phong phú của chế độ chiếm hữu tư nhân; nó đã phát huy ảnh hưởng không chỉ trong xã hội đương thời mà còn là di sản pháp luật quý giá đối với hiện tại và cả tương lai. 3.1.2 Thời kỳ nhà Nguyễn (1802 - 1858) Thời Nguyễn là thời đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, tồn tại từ năm 1802 đến 1945. Tuy nhiên, trên thực tế nhà Nguyễn chỉ tồn tại một cách độc lập trong nửa thời gian đầu thế kỷ XIX (từ 1802 đến 1858). Từ khi thực dân Pháp sang xâm lược Việt Nam (1858) trở đi, nhà Nguyễn từ chỗ chần chừ, do dự, thiếu kiên quyết tiến hành kháng chiến đã đi đến việc chấp nhận sự thỏa hiệp và lùi bước dần trước thực dân Pháp. Do vậy, từ 1858 đến 1945, nhà Nguyễn chỉ tồn tại trên danh nghĩa còn thực chất quyền lực nhà nước thuộc hệ thống chính quyền do thực dân Pháp thiết lập ở Việt Nam. Nội dung pháp luật ban hành dưới triều Nguyễn có những nét cơ bản sau đây: Sau khi lên ngôi năm 1802, vua Gia Long đã ra chỉ dụ cho các quan đại thần xem xét lại luật Hồng Đức và luật Đại Thanh để soạn một bộ luật thích hợp. Năm 1812, bộ Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là Bộ luật Gia Long) được biên soạn và năm 1815 được in thành sách để phân phát cho các quan cai trị. Các quy định của pháp luật về tài sản và quyền sở hữu, trong đó có quyền chiếm hữu trong Hoàng Việt luật lệ rất hạn chế, nhưng nhà Nguyễn còn ban hành rất nhiều các văn bản pháp luật khác như chiếu, chỉ và đặc biệt là Đạo dụ của nhà vua để quy định một số vấn đề cụ thể như việc lập văn khế bán ruộng đất, vấn đề tài sản của người vô tự, quy định về hôn nhân… Giống như Bộ luật Hồng Đức của triều Lê, Bộ luật Gia Long bảo vệ chế độ chiếm hữu tư nhân về tài sản và ruộng đất, quy định chính sách tự do mua bán ruộng đất, quy định những tội xâm phạm quyền tư hữu tài sản bị trừng trị rất nặng. Tuy nhiên, quyền chiếm hữu, tư hữu ruộng đất dưới triều Nguyễn cũng bị hạn chế, bị quyền sở hữu tối cao của nhà nước chi phối. Ví dụ: Nội dung phép chia ruộng ở tỉnh Bình Định được quy định như sau: "Những thôn ấp nào có ruộng tư nhiều hơn ruộng công (645/678 đơn vị) thì ruộng công vẫn để nguyên, ruộng tư cắt lấy 59% gộp với số ruộng công có từ trước sung làm công điền quân cấp…" (Đại Nam thực lục chính biên, NXB Sử học, Hà Nội, 1963). Qua đây đã khẳng định tính chất không trọn vẹn, không đầy đủ của quyền chiếm hữu - sở hữu tư nhân về ruộng đất ở Việt Nam. Quyền lực nhà nước thuộc quyền chiếm hữu - sở hữu tối cao của nhà vua không chỉ chi phối quyền chiếm hữu tư nhân về ruộng đất mà còn bao trùm cả chế độ chiếm hữu - sở hữu nhà nước và sở hữu làng xã, Nhà nước xuất hiện với tư cách như một chủ sở hữu thực sự. Một số ruộng đất thuộc quyền quản lý trực tiếp của nhà Nguyễn bao gồm tịch điền, quan điền, quan trại và đồn điền. Đối với chiếm hữu - sở hữu làng xã, một mặt Nhà nước ra lệnh cấm không được bán đứt hay cầm cố ruộng đất công; lệnh cấm năm 1803 nêu rõ: "Theo lệnh cũ thì công điền, công thổ cho dân gian, quân cấp đem bán riêng là có tội…" mặt khác, xuất phát từ chủ trương lấy sở hữu - chiếm hữu ruộng đất làng xã làm nền tảng kinh tế - xã hội cho mình. Nhà nước đã đưa ra biện pháp khai hoang và trong một vài trường hợp tước đoạt một bộ phận ruộng tư sang làm công điền. Tóm lại, dưới thời nhà Nguyễn, cho dù dưới hình thức chiếm hữu - sở hữu nào (tư nhân - làng xã - nhà nước) thì quyền lực Nhà nước vẫn bao trùm và phát triển, được cụ thể hóa bằng những chế định có tính pháp lý. Còn quyền lực làng xã, quyền chiếm hữu tư nhân dù vẫn được thừa nhận nhưng đã bi thu hẹp, bị hạn chế rất nhiều. 3.2. Thời kỳ Pháp thuộc (Thời kỳ Phong kiến -Thực dân) (1858 - 1945). Chế định quyền chiếm hữu trong thời kỳ Pháp thuộc, công trình nghiên cứu căn cứ chủ yếu vào ba bộ luật lớn ở ba kỳ, đó là Bộ Dân luật giản yếu Nam Kỳ 1883; Bộ Dân luật Bắc kỳ 1931 và Bộ Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật 1936. Bộ Dân luật giản yếu Nam kỳ được áp dụng tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng. Thực chất Bộ Dân luật giản yếu Nam kỳ đã sao chép một cách máy móc Bộ luật dân sự Napoleon của Pháp nên không phản ánh được thực trạng của xã hội Việt Nam và những phong tục truyền thống của người Việt. Do vậy ảnh hưởng của Bộ luật trên thực tế là rất hạn chế. Bộ Dân luật Bắc kỳ thi hành trên toàn bộ Bắc kỳ từ ngày 1 tháng 7 năm 1931 đã bước đầu phản ánh các tục lệ truyền thống của người Việt Nam. Đối với các tỉnh thuộc Trung kỳ, các quy định về pháp luật dân sự tuân theo Bộ Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật được ban hành từng quyển một. Về thực chất Bộ luật này đã sao chép Bộ Dân luật Bắc kỳ và có sửa đổi bổ sung một số điều. Mặc dù ba Bộ luật áp dụng cho ba kỳ khác nhau, nhưng tựu chung lại trong ba bộ luật đều thừa nhận quyền chiếm hữu, sở hữu của Nhà nước và của làng xã đối với các tài sản như cù lao, bãi bồi, tài sản vô chủ, di sản không có người thừa kế: "Những cù lao lớn nhỏ, bãi phù sa nổi lên giữa hai bên bờ sông hoặc bằng đất, bùn, cát và đá sỏi, hoặc vì khúc sông bên lở bên bồi mà thành, các con sông lớn sông nhỏ…" (Điều 475 Dân luật Bắc kỳ và Điều 490 Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật) và "Những bãi bồi ở Duyên Hải" (Điều 476 Dân luật Bắc kỳ và Điều 491 Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật) đều là tài sản thuộc chiếm hữu - sở hữu của Nhà nước. "Những tài sản bỏ không và vô chủ, di sản không có người thừa kế, trừ trường hợp pháp luật quy định khác…" là tài sản thuộc chiếm hữu - sở hữu nhà nước (Điều 464 Bộ dân luật Bắc kỳ và Điều 475 Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật). Điều 475 Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật còn quy định: "Một bất động sản mà cá nhân xin bỏ quyền chiếm hữu, sở hữu của mình để khỏi phải nộp thuế thì bất động sản ấy thuộc quyền chiếm hữu - sở hữu của làng sở tại và nhập vào hạng công điền, công thổ". Trong 3 Bộ luật trên, quyền chiếm hữu - sở hữu tư nhân được pháp luật quy định là quyền tuyệt đối miễn là không vi phạm vào những điều mà pháp luật cấm (Điều 462 Bộ dân luật Bắc kỳ và Điều 476 Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật). Người chủ sở hữu chiếm hữu một động sản hoặc một bất động sản có quyền được hưởng tất cả các vật của nó sinh ra hoặc các vật phụ thuộc theo nó, hoặc do tự nhiên mà có, hoặc tự mình làm ra, quyền đó gọi là quyền phụ thêm (Điều 465 Bộ dân luật Bắc kỳ và Điều 479 Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật). Đối với bất động sản, người chiếm hữu trong vòng 15 năm liên tiếp trở thành sở hữu chủ. Việc chiếm hữu phải ngay thẳng, công nhiên, không gián đoạn, không ám muội. Nếu người chiếm hữu không có văn tự chính đáng làm bằng hoặc có văn tự nhưng xét ra người ấy gian dối thì thời hiệu trở thành chủ sở hữu là 30 năm (Điều 554 Bộ dân luật Bắc kỳ và Điều 569 Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật). Đối với động sản, nếu một người chiếm hữu một động sản hữu hình một cách chính đáng, ngay tình thì tức khắc trở thành chủ sở hữu đối với vật đó (Điều 553 Bộ dân luật Bắc kỳ và Điều 570 Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật). Để bảo vệ quyền chiếm hữu của của chủ sở hữu, pháp luật có những quy định chặt chẽ. Điều 554 Bộ dân luật Bắc kỳ và Điều 571 Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật quy định: Người nào đánh mất hay bị ăn trộm một động sản, trong một năm kể từ ngày mất mà thấy vật ấy ở tay một người nào khác cũng có thể đòi lại, người chiếm hữu ._.có quyền kiện người đã trao vật ấy cho mình. Điều 505 đến Điều 509 Dân luật Bắc kỳ và từ Điều 520 đến Điều 527 Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật quy định: Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản là bất động sản phải đăng ký tài sản đó vào sổ địa bạ hoặc sổ bảo tồn điền trạch theo quy định của pháp luật. Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu tài sản khi có tranh chấp xảy ra. 3.3. Thời kỳ từ cách mạng tháng Tám 1945 đến nay. 3.3. 1. Chế định quyền chiếm hữu qua bản Hiến pháp 1946. Cách mạng tháng Tám thành công ngày 19 tháng 8 năm 1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Nhà nước công nông kiểu mới đầu tiên ở Đông Nam á đã ra đời. Nhận thức rõ được vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa đặc biệt của pháp luật nói chung và pháp luật Dân sự nói riêng, ngày 10 tháng 10 năm 1945 Hồ Chủ tịch đã ký Sắc lệnh số 90/SL quy định việc tạm thời sử dụng các luật lệ cũ hiện hành ở Việt Nam (bao gồm Bộ luật giản yếu Nam Kỳ ban hành năm 1883, Bộ Dân luật Bắc kỳ ban hành năm 1931 và Bộ Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật ban hành năm 1936). Ngày 9 tháng 11 năm 1946, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thông qua bản Hiến pháp mới - Hiến pháp 1946. Như ta đã biết, quyền chiếm hữu là một trong ba quyền năng của quyền sở hữu. Điều 12 - Hiến pháp 1946 ghi nhận: "Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được ghi nhận và đảm bảo". Như vậy, có thể hiểu Hiến pháp 1946 đã tạo cơ sở pháp lý và từ đây quyền sở hữu, quyền chiếm hữu tài sản riêng của công dân đã trở thành quyền hiến định. Bên cạnh Hiến pháp 1946, Nhà nước ta đã ban hành các văn bản pháp luật nhằm bảo vệ quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp của công dân. Điều 12, Sắc lệnh số 97/SL quy định: Người ta chỉ được hưởng dụng và sử dụng các vật thuộc quyền sở hữu, chiếm hữu của mình một cách hợp pháp và không gây thiệt hại đến quyền lợi của nhân dân. 3.3.2. Hiến pháp 1959. Hiến pháp năm 1959 cũng không có một điều khoản nào quy định riêng về quyền chiếm hữu mà quyền chiếm hữu vẫn nằm trong quyền sở hữu. Hiến pháp năm 1959 thừa nhận trong thời kỳ quá độ ở nước ta tồn tại các hình thức sở hữu sau đây về tư liệu sản xuất: Đó là sở hữu nhà nước, sở hữu hợp tác xã, sở hữu của người lao động riêng lẻ và sở hữu của tư sản dân tộc, trong đó sở hữu nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu, quyền chiếm hữu ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác của các hộ nông dân cá thể, tư sản dân tộc và những người lao động riêng lẻ khác. Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của công dân về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở. Nhà nước nghiêm cấm việc sử dụng tài sản tư hữu để làm rối loạn kinh tế xã hội, tài sản công cộng thiêng liêng. 3.3.3. Hiến pháp năm 1980. Hiến pháp 1980 khẳng định sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu của công dân là 3 hình thức sở hữu được phép tồn tại trong xã hội. Nhà nước kiên quyết xóa bỏ những cơ sở kinh tế của địa chủ phong kiến và tư sản mại bản. Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của công dân về thu nhập hợp pháp của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt và những công cụ sản xuất dùng trong những trường hợp được phép lao động riêng lẻ. Nhằm cụ thể hóa Hiến pháp 1980, các văn bản pháp luật về sở hữu, chiếm hữu trong những năm đầu của thập kỷ 80 tiếp tục thực hiện chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa. Pháp luật về chiếm hữu giai đoạn này quy định rõ các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu trong các trường hợp cụ thể; đã xử lý đúng đắn vấn đề lợi ích nên đã trở thành động lực thúc đẩy giao lưu dân sự trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đó là: Pháp lệnh về thừa kế ban hành ngày 10 tháng 9 năm 1990; Pháp lệnh về nhà ở ban hành ngày 26 tháng 3 năm 1991… 3.3.4.Hiến pháp năm 1992 Hiến pháp năm 1992 xác nhận sự tồn tại khách quan của nhiều hình thức sở hữu và khẳng định: "Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Một điều rất mới so với Hiến pháp 1980 là ở Hiến pháp 1992 đã thừa nhận sự tồn tại của hình thức sở hữu, chiếm hữu tư nhân, cho phép sở hữu - chiếm hữu tư nhân phát triển dưới mọi hình thức, không hạn chế về quy mô và lĩnh vực hoạt động theo quy định của pháp luật" (Điều 21 của Hiến pháp 1992). Nhìn lại những quy định của pháp luật về chiếm hữu từ 1975 đến trước khi ban hành Bộ luật Dân sự, thấy rằng pháp luật về chiếm hữu nói riêng và pháp luật về dân sự nói chung ở Việt Nam đã có những bước phát triển vững chắc. Pháp luật về chiếm hữu ổn định, có giá trị pháp lý cao sẽ là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng và nước ta đã trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các nước ASEAN. 3.3.5. Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - năm 1995. Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, cả nước tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện trên tất cả các mặt đời sống xã hội; Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để điều chỉnh các quan hệ dân sự phù hợp với từng giai đoạn cách mạng cụ thể. Tuy nhiên, so với nhu cầu của các giao lưu dân sự trong xã hội cho thấy không ít những vấn đề có ý nghĩa cơ bản trong các quan hệ dân sự chưa được pháp luật điều chỉnh đầy đủ như: các quan hệ về sở hữu, chiếm hữu tài sản, nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự… Bên cạnh đó, do sự chuyển đổi cơ chế quản lý mới, nhiều quy định trong các văn bản pháp luật về dân sự hiện hành không còn phù hợp. Đó là vấn đề gây ra không ít khó khăn cho việc bảo vệ các quyền dân sự và lợi ích chính đáng của cá nhân, pháp nhân cũng như các chủ thể khác trong quan hệ pháp luật dân sự… Vì vậy, sau 50 năm ra đời của Nhà nước Việt Nam mới, sau hơn 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới, việc ban hành Bộ luật Dân sự là đòi hỏi cấp thiết của lịch sử và bước đầu đáp ứng sự mong đợi của xã hội. Sau Hiến pháp 1992, ngày 28/10/1995 Quốc hội thông qua BLDS với 7 chương, 113 điều luật từ Điều 172 đến Điều 284, BLDS đã thừa nhận các tài sản, tư liệu sản xuất không những thuộc về nhà nước, tập thể mà còn thuộc về cá nhân công dân. Trong đó có 9 điều (từ Điều 189 đến Điều 197) quy định riêng về quyền chiếm hữu và các hình thức chiếm hữu. Hệ thống quan điểm về quyền chiếm hữu và các hình thức chiếm hữu không hình thành ngay từ đầu như một thứ có sẵn mà là sản phẩm của một quá trình tìm tòi kiên trì, công phu trên cơ sở huy động trí tuệ tập thể của cán bộ, nhân dân bằng những phương thức thực sự dân chủ, khoa học, vừa truyền thống, vừa hiện đại; là sự cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp 1992 xét trên nhiều nguyên tắc, chế định; là sự kế thừa, tiếp thu các quy định của pháp luật dân sự Việt Nam phát triển trong suốt lịch sử 50 năm tồn tại, trưởng thành và phát triển của Nhà nước ta. chương II: nội dung và các hình thức chiếm hữu trong blds 1.Nội dung và điều kiện quyền chiếm hữu Nội dung của quyền chiếm hữu trong quyền sở hữu về bản chất là quá trình chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp thực hiện quyền chiếm hữu (có cả thực hiện nghĩa vụ), tự do kinh doanh và quyền tự chủ của mình trong khuôn khổ pháp luật và nhân danh lợi ích của mình; Là quyền chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp nắm giữ, quản lý tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Quyền tự chủ và tự do kinh doanh là động lực phát triển thúc đẩy cá nhân hành động, nhưng suy cho cùng, đó cũng là động lực cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản của họ, đồng thời tôn trọng lợi ích của cả cộng đồng, quá trình thực hiện quyền sở hữu nói chung và quyền chiếm hữu nói riêng cần phải quán triệt các điều kiện sau: 1.1Đối với người chiếm hữu hợp pháp 1.Người chiếm hữu hợp pháp tài sản được thực hiện mọi hành vi trong quyền chiếm hữu theo ý chí của mình đối với tài sản, nhưng không được làm thiệt hại và ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước, lơi ích công cộng: quyền lợi ích hợp pháp của người khác. Đây là điều kiện và nguyên tắc quan trọng có tính khái quát khẳng định tính độc lập, tự do ý chí của người chiếm hữu hợp pháp trong khi thực hiện quyền chiếm hữu của mình. Nguyên tắc này cũng giới hạn quyền của người chiếm hữu hợp pháp là không làm thiệt hại và ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng và lợi ích người khác. 2..Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền chiếm hữu đối với ts của mình. Một khi quyền của một cá nhân hay một chủ thể nào khác đã được pháp luật công nhận thì quyền đó không thể bị tước đoạt và bị hạn chế. Những người khác có nghĩa vụ tôn trọng và không được xâm phạm, cản trở quyền của người chiếm hữu hựop pháp 3. Quyền chiếm hữu phải được xác lập và chấm dứt theo những căn cứ do BLDS quy định 4.Người chiếm hữu hợp pháp có quyền chiếm hữu tài sản của mình theo quy định của pháp luật. Đồng thời trong trường hợp người chiếm hữu là chủ sở hữu tài sản thì có thể uỷ quyền, giao cho người khác chiếm hữu sử dụng và định đoạt tài sản của mình. Với những điều kiện trên, người chiếm hữu hợp pháp hoàn toàn có thể linh hoạt tự mình thực hiện các quyền của người chiếm hữu hoặc uỷ quyền cho người khác (nếu là chủ sở hữu tài sản ) thay mình thực hiện quền chiếm hữu , sử dụng và định đoạt tài sản. Người chiếm hữu hợp pháp tài sản có thể độc lập quyết định việc tự mình thực hiện quyền chiếm hữu tài sản, quyền khai thác lợi ích vật chất của tài sản để phục vụ lợi ích cho chính mình. 1.2. Đối với người chiếm hữu bất hợp pháp (chiếm hữu không có căn cứ pháp luật) Chiếm hữu bất hợp pháp là chiếm hữu của một người đối với một tài sản mà không dựa trên cơ sở của pháp luật. Nhưng căn cứ vào ý chí chủ quan của chủ thể, cùng là chiếm hữu bất hợp pháp nhưng pháp luật Dân sự phân biệt thành hai hình thức: chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình và chiếm hữu bất hợp pháp không ngay tình Đối với chiếm hữu bất hợp pháp không ngay tình: người chiếm hữu được quyền chiếm hữu tài sản từ thời điểm vật có trong tay đến thời điểm trả lại lại cho chủ sở hữu hoặc khi giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm) Và "có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo quy định của pháp luật " (khoản 2, Điều 200-BLDS) Điều kiện trên của pháp luật thể hiện tính nhân đạo của pháp luật Dân sự Việt Nam, vừa bảo vệ quyền lợi của người chiếm hữu hợp pháp, chủ sở hữu vừa bảo vệ quyền lợi cho người chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình trong một số trường hợp, vì xét về bản chất,họ không hề có lỗi trong việc chiếm hữu bất hợp pháp tài sản. Đối với chiếm hữu bất hợp pháp không ngay tình: trong mọi trường hợp, người chiếm hữu bất hợp pháp không ngay tình không được pháp luật bảo vệ, họ không có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt vật. Họ phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp. Ngoài ra, những người này còn “phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm chiếm hữu, sử dụng tài sản,được lợi về tài sản không có căn cứ về pháp luật(khoản 1, điều 606-BLDS) Tóm lại, với mỗi hình thức chiếm hữu, pháp luật dân sự có những điều kiện riêng nhưng tựu chung lại đều bảo vệ quyền, lời ích hợp pháp của người chiếm hữu hợp pháp. Trong một số trường hợp cụ thể pháp luật có bảo vệ quyền lợi của người chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình, kiên quyết trừng trị và nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đén các quyền của người chiếm hữu hợp pháp. 2. Đặc trưng pháp lý của quyền chiếm hữu . Chiếm hữu đối với tài sản có ý nghĩa trong lớn với mọi mặt của đời sống xã hội , nó là nền tảng, là tiền đề tài sản cho phát triển sản xuất , kinh doanh và thực hiện các yêu cầu khác về vật chất, văn hoá tinh thần của con người. Chỉ khi nào sở hữu được tài sản thì chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp mới có thể đem đầu tư và tiến hành sản xuất kinh doanh và thực hiện các mục đích của bản thân. Đặc trưng quan trọng nhất của quyền chiếm hữu là chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tự mình chiếm giữ, quản lý tài sản thuộc sở hữu của mình không một tổ chức hay cá nhân nào có quyền hạn chế, can thiệp hay cản trở chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp thực hiện quyền năng đó, trừ khi pháp luật có quy định. Người chiếm hữu hợp pháp có thể loại trừ bất cứ hành vi của người nào đó có sự can thiệp, chi phối làm ảnh hưởng đến tài sản thuộc quyền của mình. Đây là quyền năng đặc biệt mà các chủ thể khác không phải là người chiếm hữu hợp pháp không có được. Quyền chiếm hữu là tiền đề cơ sở để thực hiện hai quyền tiếp theo của chủ sở hữu Đặc trưng thứ ba là quyền chiếm hữu là một loại vật quyền mang tính tuyệt đối. Quyền chiếm hữu buộc các chủ thể khác phải tôn trọng quyền của người chiếm hữu, không được cản trở hoặc xâm phạm việc thực hiện quyền của người chiếm hữu. Điều 58 hiến pháp 1992 ghi nhận: “Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân”. Điều đó cũng có nghĩa là sự bảo hộ của nhà nước đối với quyền chiếm hữu hợp pháp tài sản cũng được khẳng định. Nhà nước khuyến khích việc khai thác tài sản hợp pháp để thu lợi và làm giàu chính đáng, nhà nước có chính sách bảo hộ quyền lợi của người sản xuất và tiêu dùng.Đồng thời, nhà nước sẽ sử lý thật nghiêm khắc với các hành vi phá hoại nền kinh tế, xâm phạm đến lợi ích và tài sản của nhà nước, của tập thể, quyền lợi ích hợp pháp của công dân. 3. Các hình thức chiếm hữu và ý nghĩa của các hình thức chiếm hữu đối với chủ sở hữu . Trong thực tế, chủ sở hữu thường tự mình bằng hành vi của bản thân để thực hiện quyền chiếm hữu tài sản hay còn gọi là chiếm hữu thực tế. Trong một số trường hợp chủ sở hữu chuyển quyền này cho người khác thông qua một hợp đồng dân sự theo ý chí của họ, hoặc không theo ý chí của họ như: bị đánh rơi, bị bỏ quên, thất lạc, chôn giấu chưa tìm thấy... thì chủ sở hữu vẫn có quyền chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản đó. Nghĩa là pháp luật vẫn công nhận quyền chiếm hữu của chủ sở hữu, dù rằng người đó không trực tiếp nắm giữ và chi phối. Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu chỉ chấm dứt hoàn toàn khi chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình, như bán, đổi, tặng, cho v.v..hoặc theo các căn cứ được qui định từ điều 260 đến điều 262 BLDS Như vậy, trong đời sống thường xảy ra trường hợp: có những người không phải là chủ sở hữu nhưng vẫn chiếm hữu tài sản đó. Vấn đề phải xem xét là: sự chiếm hữu của người đó có hợp pháp hay không? Vì vậy BLDS biết rõ hai loại chiếm hữu sau: 3.1 Chiếm hữu hợp pháp Là hình thức chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp luật . Sự chiếm hữu được coi là hợp pháp trước hết đó là sự chiếm hữu tài sản của một chủ sở hữu. Người không phải là chủ sở hữu mà chiếm hữu, thì chỉ được coi là chiếm hữu hợp pháp khi có những căn cứ sau: - Người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản (Điều 192-BLDS) Khi chủ sở hữu uỷ quyền thực hiện quyền chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định trong văn bản uỷ quyền. - Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với ý chí của chủ sở hữu (Điều 193-BLDS). Trong trường hợp này người được chuyển giao phải thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch Ví dụ : Hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng mượn tài sản... - Người được giao tài sản có quyền sử dụng tài sản được giao, được quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó, cho người khác, nếu được chủ sở hữu đồng ý. (Ví dụ: trong hợp đồng thuê nhà ở, bên thuê có quyền cho người khác thuê lại, nếu được chủ sở hữu nhà đồng ý) - Người phát hiện và giữ các tài sản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm trong phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định (điều 194-BLDS). Người phát hiện những tài sản trên được chiếm hữu tài sản đó từ thời điểm phát hiện đến thời điểm trả lại cho chủ sở hữu hoặc đến thời điểm giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Các trường hợp khác do pháp luật quy định như: + Chiếm hữu trên cơ sở một số mệnh lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền do pháp luật quy định có quyền đương nhiên chiếm hữu vật Ví dụ:cơ quan công an, viện kiểm sát nhân dân, toà án nhân dân, theo chức năng và thẩm quyền có quyền thu giữ và chiếm hữu tang vật trong quá trình điều tra và truy tố xét xử. + Các tài sản là di sản không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối quyền hưởng di sản thì tài sản đó được xác lập quyền chiếm hữu, quyền sở hữu của nhà nước theo thời hiệu được quy định tại BLDS. (Điều 1- công văn số 537/TC-QLCS ngày 28/2/1998) của bộ tài chính + Các tài sản là bất động sản mà chủ sở hữu của đã từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản thì được xác lập quyền chiếm hữu,sở hữu nhà nước (điều 1- quy chế quản lý và xử lý tài sản khi có quyết định tịch thu xung quỹ nhà nước và được xác lập quyền sở hữu nhà nước Việc chiếm hữu có căn cứ pháp luật là chiếm hữu hợp pháp 3.2 Chiếm hữu bất hợp pháp (chiếm hữu không có căn cứ pháp luật ) Là việc chiếm hữu của một người đối với một tài sản mà không dựa trên những cơ sở của pháp luật . Cụ thể là những trường hợp mà người chiếm hữu một tài sản nhưng không phải là chủ sở hữu hoặc không chiếm hữu theo những căn cứ do BLDS đã quy định cụ thể tại các điều luật nêu trên. Trong chiếm hữu bất hợp pháp thường xảy ra hai khả năng sau: 3.2.1 Chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình Là một dạng của chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng chiếm hữu không biết và không thể biết mình chiếm hữu không dựa trên cơ sở của pháp luật 3.2.2 Chiếm hữu bất hợp pháp không ngay tình Là một dạng của chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng người chiếm hữu biết (hoặc pháp luật buộc phải biết) là mình chiếm hữu trên cơ sở của pháp luật nghĩa là tuy không biết nhưng pháp luật buộc phải biết rằng người dịch chuyển tài sản cho mình không có quyền chuyển dịch. Như vậy BLDS đã phân chia ra các hình thức chiếm hữu khác nhau để từ đó xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong giao lưu dân sự và sử dụng tài sản. Nhưng bên cạnh đó BLDS cũng quy định quy chế pháp lý đối với các loại tài sản khác nhau. Theo thông lệ và tập quán quốc tế, trong BLDS đã chia tài sản thành bất động sản và động sản trên cơ sở của phương pháp loại trừ. Để phân biệt hai loại tài sản chủ yếu trong BLDS, BLDS dựa vào thuộc tính tự nhiên của tài sản có thể chuyển được bằng cơ học hay không? Trên cơ sở những nguyên tác này, điều 181 BLDS quy định như sau: 1. Bất động sản là tài sản không di dời được bao gồm đất đai nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai kể cả tài sản gắn liền với nhà ở , công trình xây dựng đó, tài sản khác gắn kiền với đất đai và các tài sản khác do pháp luật quy định 2.Động sản là những tài sản không phải là những bất động sản Với cách phân loại trên đã đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn, bất động sản chủ yếu là đất đai (không thể dịch chuyển bằng cơ học )nhà ở công trình xây dựng các tài sản gắn liền với đất đai . Theo BLDS đây là một loại tài sản cần được đăng ký để có cơ sở pháp lý khẳng định chứng minh quyền sở hữu chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản điều 174 BLDS cũng quy định : “những tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì phải được đăng ký” Quy định trên cũng nhằm đảm bảo quyền kiểm tra giám sát những cơ quan nhà nước có thẩm quyền. BLDS còn có những quy chế pháp lý riêng đối với những tài sản trong một số trường hợp. Ngoài ra khoản 1 Điều 181 BLDS chỉ liệt kê một số tài sản là bất động sản theo thuộc tính tự nhiên mà không liệt kê toàn bộ. Vì rằng hiện nay trong luật dân sự một số nước trên thế giới coi bất động sản không hoàn toàn dựa trên thuộc tính này mà dựa theo yếu tố công dụng và giá trị của tài sản Luật dân sự một số nước coi máy bay tầu biển là những bất động sản dù rằng chúng có thể di dời cơ học trong không gian. Do đó để BLDS tránh được tính chất máy móc và khuôn cứng, điểm d khoản 1 Điều 181 đã quy định: "các tài sản khác do pháp luật quy định." Đối với động sản BLDS không có một điều luật nào qui định riêng về quy chế pháp lý cả. Nhưng điều 174 BLDS chỉ quy định chung “những tài sản mà pháp luật quy định đăng ký quyền sở hữu thì phải được đăng ký”. ở đây ta phải hiểu là tuỳ từng trường hợp, tuỳ từng thời gian mà pháp luật đã quy định cụ thể cho phù hợp với thực tế cửa đời sống. Những thông thường tài sản là động sản do đặc tính và công dụng của động sản là rất đa dạng và phong phú, thường xét về giá trị và tầm quan trọng thường ít hơn so với bất động sản nên không phải đăng ký quyền sở hữu và chiếm hữu hợp pháp của chủ sở hữu. Về căn cứ xác lập quyền chiếm hữu hợp pháp, quyền sở hữu bất động sản và động sản. BLDS cũng quy định khác nhau “trong trường hợp vật không xác định ai là sở hữu là động sản thì sau một năm kể từ ngày không báo công khai, mà vẫn không xác định được ai là chủ sở hữu, thì động sản đó thuộc sở hữu của người phát hiện theo quy định của pháp luật, nếu vật là bất động sản thì sau 5 năm kể từ ngày thông báo công khai vẫn chưa xác định được ai là sở hữu thì bất động sản đó là của nhà nước (Điều 247 BLDS ) Như vậy chúng ta thấy rằng cùng là tài sản nhưng quy chế pháp lý giữa chiếm hữu bất động sản và chiếm hữu động sản được pháp luật quy định khác nhau cũng là sự chiếm hữu bất hợp pháp nhưng căn cứ vào ý chí chủ quan của chủ thể, pháp luật phân biệt thành hai hình thức. chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình và chiếm hữu bất hợp pháp không ngay tình. Sự phân biệt này có một ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn nhằm bảo vệ quyền của chủ sở hữu và việc lựa chọn phương thức kiện bảo vệ quyền sở hữu trong giải quyết các án kiện dân sự. Người chiếm hữu hợp pháp trong mọi trường hợp đều được pháp luật dân sự bảo vệ quyền lợi của người chủ tài sản(nếu chủ tài sản tuân thủ đầy đủ những quy định của pháp luật ) Trong trường hợp chủ sở hữu tự mình chiếm hữu tài sản thuộc sở hữu của mình thì chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ quản lý tài sản nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội (Điều 191 BLDS) Trong trường hợp người chiếm hữu hợp pháp không còn nắm giữ tài sản trên thực tế không theo ý chí của họ như bị đánh rơi, bỏ quên, thất lạc,chôn giấu... Nếu phát hiện thấy một cá nhân (hay tổ chức) nào đó đang chiếm hữu bất hợp pháp tài sản của mình thì có quyền sử dụng các phương thức kiện dân sự trước toà để yêu cầu người chiếm hữu bất hợp pháp trả lại tài sản cho mình “chủ sở hữu người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc tài sản của mình tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng những biện pháp theo quy định của pháp luật “ . Điều 263 BLDS. Người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người khác chấm dứt hành vi cản trở hoặc có quyền yêu cầu ngăn chặn khi chủ sở hữu chiếm hữu hợp pháp thực hiện quyền chiếm hữu đối với tài sản hoặc người chiếm hữu hợp pháp có thể đòi người khác phải bồi thường những thiệt hại về tài sản nếu người đó có hành vi xâm phạm đến quyền chiếm hữu của mình. Về nguyên tắc, pháp luật dân sự chỉ bảo vệ việc chiếm hữu hợp pháp tuy nhiên trong một số trường hợp cụ thể nhất định pháp luật cũng bảo vệ quyền lợi cho những người chiếm hữu bất hợp pháp nhưng ngay tình -Trong phương thức kiện dân sự: nếu người thứ ba kiện đòi lại vật thì người chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình có quyền yêu cầu người đã dịch chuyển tài sản cho mình phải trả lại những gì họ đã nhận. Người chiếm hữu bất hợp pháp nhưng ngay tình cũng "có quyền khai thác công dụng hưởng hoa lợi tức từ tài sản theo quy định của pháp luật"( khoản 2 điều 200 BLDS) -Trong trường hợp người phát hiện và giữ tài sản vô chủ , tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên,bị chôn giấu, bị chìm đắm thì sau một thời gian nhất định kể từ ngày công báo công khai (trên các phương tiện công nghệ thông tin đại chúng, với cơ quan nhà nước có thẩm quyền) thì được xác lập quyền sở hữu đối với vật đó. Cụ thể người phát hiện vật vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đó, đối với vật không xác định được ai là chủ sở hữu: nếu là động sản thì sau một năm kể từ ngày công báo công khai mà vẫn không xác định được ai là chủ sở hữu thì động sản đó thì thuộc sở hữu của người phát hiện theo quy định của pháp luật (Điều 247 BLDS ). Đối với vật bị chôn giấu, chìm đắm được tìm thấy mà không có hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu, nếu vật đó tìm thấy là cổ vật là di tích lịch sử văn hoá thì thuộc nhà nước, người tìm thấy vật đó được một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật Nếu tìm thấy không phải là cổ vật ,di tích lịch sử văn hoá mà có giá trị lớn thì người tìm thấy được hưởng 50% cổ vật phần còn lại thuộc về nhà nước và nếu vật có gía trị nhỏ thì thuộc sở hữu của người tìm thấy (Điều 248 BLDS ) Đối với vật do người khác đánh rơi bỏ quên sau một năm kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được ai là chủ sở hữu không đến nhận thì vật đó thuộc sở hữu của người nhận được (điều 249 BLDS) Đối với gia súc bị thất lạc, nếu "sau sáu tháng kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận, thì gia súc đó thuộc sở hữu của người bắt được. Nếu gia súc bắt được là gia súc thả rông theo tập quán thì thời hạn này là một năm … " (Điều 250 – BLDS). Còn đối với gia cầm thì thời hạn quy định là một tháng (Điều 251 - BLDS) - Ngoài ra, trong những điều kiện nhất định: Liên tục (Điều 169 - BLDS), công khai (Điều 197 - BLDS) và trong một khoảng thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản, thì người chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình còn được hưởng quyền xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu. Họ có thể trở thành chủ sở hữu các tài sản đó kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu (Trừ trường hợp tài sản đó thuộc sở hữu toàn dân - Điều 255 - BLDS). Đối với trường hợp chiếm hứu bất hợp pháp không ngay tình trong mọi trường hợp không được pháp luật bảo vệ, người chiếm hữu bất hợp pháp không ngay tình buộc phải trả lại tài sản cho người chíếm hữu hợp pháp, chủ sở hữu. Vì thực chất họ có lỗi trong việc chiếm hữu tài sản, tài sản họ chiếm hữu được là do trộm cắp, cướp, lừa đảo mà có hoặc biết tài sản đó là của gian nhưng vẫn mua … ngoài việc trả lại tài sản những người này còn “phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật ” (Khoản 1- Điều 606 - BLDS). Thậm chí, tuỳ theo cách thức chiếm đoạt và giá trị của tài sản, người chiến hữu bất hợp pháp không ngay tình có thể bị xử phạp theo luật hình sự (ví dụ tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ..) Tóm lại: Dựa vào thực tế đời sống và ý chí của chủ sở hữư mà BLDS Việt Nam đã phân biệt rõ hai hình thức chiếm hữu là chiếm hữu hợp pháp và chiếm hữu bất hợp pháp. Trong chiếm hữu bất hợp pháp lại chia thành chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình và chiếm hữu bất hợp pháp không ngay tình để từ đó xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong giao lưu dân sự và sử dụng tài sản. Nhưng quy chế pháp lý đối với các loại tài sản cũng khác nhau, BLDS đã phân chia tài sản thành bất động sản và động sản. Sự phân biệt này có một ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn nhằm bảo vệ quyền của chủ sở hữu, việc lựa chọn phương thức kiện bảo vệ quyền sở hữu trong giải quyết các án kiện dân sự và là căn cứ để quy định các loại thời hiệu. 4. Mối liên hệ giữa chiếm hữu pháp lý và chiếm hữu thực tế. . 4.1. Trong thực tế, chủ sở hữu thường tự mình bằng các hành vi của bản thân mình để thực hiện quyền chiếm hữu tài sản.Trong trường hợp này, người chiếm hữu thực tế tài sản đồng thời là người chiếm hữu pháp lý.Chủ sở hữu tự mình thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý tài sản,để phục vụ lợi ích cho chính bản thân mình, nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội. Việc chiếm hữu này không bị hạn chế, gián đoạn về thời gian. 4.2. Vì khi người chiếm hữu hợp pháp là chủ sở hữu, họ có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình. Nên trong một số trường hợp chủ sở hữu chuyển quyền chiếm hữu cho người khác thông qua một hợp đồng dân sự theo ý chí của họ (ví dụ hợp đồng cho thuê, hợp đồng gửi giữ …) hoặc không theo ý chí của họ như : bị đánh rơi, bị bỏ quên, thất lạc, chôn giấu chưa tìm thấy … thì chủ sở hữu vẫn có quyền chiếm hữu pháp lý đối với tài sản đó. Nghĩa là pháp luật vẫn công nhận quyền chiếm hữu của chủ sở hữu, dù rằng người đó không trực tiếp nắm giữ và chi phối. Người trực tiếp năm giữ và chi phối tài sản trong trường hợp này là người chiếm hữu thực tế đối với vật. ở đây lại chia làm hai trường hợp 4.2.1.Trường hợp người chiếm hữu thực tế vật là người chiếm hữu hợp pháp tức là người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản hoặc người đựơc chuyển giao quyền chiếm hữu thông quan giao dịch dân sự phù hợp với ý chí của chủ sở hữu (ví dụ hợp đồng cho thuê, hợp đồng gửi giữ tài sản) - Điều 190 – BLDS. Trong trường hợp này người chiếm hữu thực tế được quyền thực hiện quyền chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu, người chiếm hữu pháp lý xác định và phải phù hợp với mục đích nội dung của giao dịch. Người chiếm hữu thực tế tài sản chiếm hữu, sử dụng tài sản vì lơi ích của mình và của cả chủ sở hữu, được hưởng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó. Ví dụ: Trong hợp đồng thuê nhà để ở và kinh doanh, bên thuê sử dụng ngôi nhà để ở và kinh doanh vì lợi ích của chính mình và vì cả lợi ích của bên cho thuê (người chiếm hữu pháp lý), phải bảo quản ngôi nhà của chủ sở hữu như nhà của chính minh, bên thuê (người chiếm hữu thực tế) có quyền được hưởng những thành quả do hoạt động buôn bán kinh doanh của mình. Trong trường hợp người chiếm hữu thực tế tài sản là người được chủ sở hữu hay người chiếm hữu pháp lý giao tài sản thông qua một giao dịch dân sự, người chiếm hữu thực tế có quyền sử dụng tài sản được giao, chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác nếu được chủ sở hữu (người chiếm hữu pháp lý đồng ý) 4.2.2 Trường hợp người chiếm hữu thực tế vật là người chiếm hữu bất hợp pháp tức là người chiếm hữu thực tế vật không phải là chủ sở hữu. Vật đã rời khỏi chủ sở hữu không theo ý chí của họ. Người chiếm hữu thực tế vật trong trường hợp này là chiến hữu không có căn cứ pháp luật, họ không có quyền chiếm hữu vật. Tuy nhiên nếu người thực tế chiếm hữu vật là người chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình thì họ “ có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi tức phát sinh từ tài sản theo quy định của pháp luật” (Khoản 2 Điều 200 - BLDS) vì xét về bản chất h._.ội đó. Việc bảo vệ bằng biện pháp hình sự mang tính chất trừng trị và răn đe như: Người nào xâm phạm sở hữu của công dân (theo Điều 151 đến Điều 163 BLHS), thì phải chịu trách nhiệm pháp lý tùy theo mức độ phạm tội. Ví dụ, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 157 BLHS). Ngành Luật Dân sự bảo vệ quyền sở hữu bằng việc quy định những phương thức kiện dân sự trước Toà án để người chiếm hữu hợp pháp có thể thông qua đó mà đòi lại tài sản của mình đang bị người khác chiếm giữ bất hợp pháp; yêu cầu người khác chấm dứt hành vi cản trở hoặc có quyền yêu cầu ngăn chặn khi chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp thực hiện quyền chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản; hoặc người chiếm hữu hợp pháp có thể đòi người khác phải bồi thường những thiệt hại về tài sản nếu người đó có hành vi xâm phạm đến quyền chiếm hữu của mình. Như vậy, mỗi ngành Luật đều có những vai trò quan trọng của nó trong việc bảo vệ quyền chiếm hữu hợp pháp. Nhưng mỗi ngành Luật đó không bảo vệ quyền chiếm hữu một cách hoàn toàn tách biệt mà nó luôn có sự phối hợp, bổ sung lẫn nhau. Trong thực tế nhiều khi phải áp dụng cùng một lúc những quy phạm của hai hay nhiều ngành Luật để điều chỉnh và bảo vệ quyền của người chiếm hữu hợp pháp khi bị xâm phạm. Một trong những phương thức bảo vệ quyền chiếm hữu hợp pháp được pháp luật dân sự quy định đó là: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng những biện pháp theo quy định của pháp luật” (Điều 263 - BLDS). Phương thức bảo vệ quyền chiếm hữu theo trình tự dân sự có vai trò quan trọng và mang nhiều đặc điểm riêng. Đặc trưng của phương thức này là lấy sự chủ động của đương sự với nguyên tắc tự quyết, tự định đoạt lấy số phận tài sản cũng như quyền và lơị ích hợp pháp của họ làm cơ sở tố tụng đồng thời lấy tính toàn vẹn của tài sản làm mục tiêu. Giá trị thực tiễn của các biện pháp này thể hiện ở chỗ chúng giúp khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản trước khi bị xâm hại. Quyền tự bảo vệ của người chiếm hữu hợp pháp gắn liền với việc ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền chiếm hữu hợp pháp của mình. Người chiếm hữu hợp pháp còn được quyền truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng không có căn cứ pháp luật. Khi người chiếm hữu hợp pháp không thể “tự mình” bảo vệ quyền chiếm hữu hợp pháp nếu có sự xâm hại, thì họ “có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại” (Điều 263 - BLHS). Bộ luật Dân sự ghi nhận và phân biệt nhiều phương thức kiện dân sự khác nhau để bảo vệ quyền sở hữu. Sự đa dạng của cuộc sống cho chúng ta thấy rằng, sự xâm phạm đến quyền chiếm hữu khác nhau cùng với những tình tiết khác nhau. Vì vậy, vấn đề lựa chọn phương thức nào cho phù hợp với mức độ và tình tiết cụ thể của vụ việc. Trong nội dung nhỏ hẹp của công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên, công trình nêu một vài phương thức sau: 2.1. Kiện đòi lại tài sản. Kiện đòi lại tài sản là việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp yêu cầu Toà án buộc người có hành vi chiếm hữu bất hợp pháp phải trả lại tài sản cho mình. Đòi lại tài sản là một trong những phương thức bảo vệ quyền của người chiếm hữu hợp pháp. Điều 264 – BLDS quy định: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc thuộc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó…”. Tuy nhiên, đối với những tài sản được chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai và đã được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu, thì không áp dụng việc đòi lại tài sản (theo quy định tại khoản 1Điều 255 BLDS). Phương thức kiện đòi lại tài sản đỏi hỏi đương sự và cơ quan tiến hành tố tụng phải tuân thủ các điều kiện sau: a. Đối với chủ thể quyền khởi kiện. Người khởi kiện đòi lại tài sản là người chủ sở hữu, chiếm hữu hợp pháp tài sản đang tranh chấp, phải chứng minh được quyền chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản đang bị người bị kiện (bị đơn) chiếm giữ bất hợp pháp. Trong trường hợp người khởi kiện (nguyên đơn) là người chiếm hữu hợp pháp thông qua hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng phù hợp với ý chí của chủ sở hữu thì người đó phải chứng minh: mình là người có quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đang bị bị đơn chiếm giữ bất hợp pháp. Về nguyên tắc chung: vật đang bị bị đơn chiếm giữ bất hợp pháp đã rời khỏi người chiếm giữ hợp pháp ngoài ý chí của những người này. Khi sử dụng phương thức kiện đòi lại tài sản, yêu cầu của người khởi kiện sẽ được Toà án chấp nhận. Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật và không ngay tình phải trả lại tài sản cho người chiếm hữu hợp pháp. Người chiếm hữu hợp pháp không phải bồi thường một khoản tiền nào, trừ trường hợp người chiếm giữ bất hợp pháp phải bỏ ra chi phí hợp lý để sửa chữa tài sản, bảo đảm cho tài sản trong trạng thái bình thường. Cách giải quyết sẽ khác đi đối với người chiếm hữu bất hợp pháp nhưng ngay tình, tức là người không biết và không thể biết việc mình chiếm hữu tài sản là không có căn cứ pháp luật. Trong trường hợp này người chiếm hữu bất hợp pháp vẫn phải trả lại tài sản nhưng quyền lợi của họ được bảo đảm bằng việc: Cho phép người ngày được kiện đòi bồi thường thiệt hại đối với người đã chuyển dịch tài sản cho mình. điều 147 BLDS quy định: “Trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu, nhưng tài sản giai đoạn dịch đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình, thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực; nếu tài sản giao dịch bị tịch thu, xung quỹ Nhà nước hoặc trả lại cho người có quyền nhận tài sản đó, thì người thứ ba có quyền yêu cầu người xác lập giao dịch với mình bồi thường thiệt hại”. b. Đối với người bị kiện (bị đơn). Người bị kiện là bị đơn trong vụ án, là người đang thực tế chiếm hữu bất hợp pháp tài sản của người khác. Người bị kiện phải trả lại tài sản là người đang thực tế chiếm hữu vật bất hợp pháp. Nếu bị đơn là người chiếm hữu bất hợp pháp không ngay tình, tức là đang chiếm giữ trái phép, có thể do trộm cắp, lừa đảo mà có hoặc biết rõ tài sản đó là của gian, nhưng vẫn tìm cách chiếm hữu hoặc nhặt được tài sản do chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đánh rơi, bỏ quên… nhưng đã không giao nộp cho cơ quan công an hoặc UBND xã, thì người chiếm hữu bất hợp pháp phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp. Trong trường hợp người chiếm hữu tài sản mà không có căn cứ pháp luật nhưng đã giao tài sản cho người thứ ba thì người thứ ba cũng có nghĩa vụ hoàn trả tài sản đó nếu người chiếm hữu hợp pháp yêu cầu hoàn trả (Điều 607 BLDS). Quyền lợi của người chiếm hữu bất hợp pháp không ngay tình không được pháp luật bảo vệ. Khoản 1, Điều 606 – BLDS quy định: Ngoài việc trả lại tài sản, người chiếm hữu bất hợp pháp không ngay tình còn “phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật”. Nếu bị đơn là người chiếm hữu bất hợp pháp nhưng ngay tình tức là người không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật như: thông qua một giao dịch theo ý chí của người chiếm hữu bất hợp pháp của chủ sở hữu. Nghĩa là: người thuê, người mượn… tài sản của chủ sở hữu đã bán, đổi, tặng, cho…tài sản của chủ sở hữu mà không được chủ sở hữu uỷ quyền định đoạt. Người khởi kiện vụ án đòi lại tài sản chỉ được đòi lại tài sản từ tay người chiếm hữu bất hợp pháp nhưng ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu tài sản nhận được tài sản đó theo các giao dịch không mang tính chất đền bù như:tặng, cho, thừa kế. Cách tiếp cận này đảm bảo không gây thiệt hại về mặt vật chất cho người chiếm hữu bất hợp pháp nhưng ngay tình. Còn trong tất cả các trường hợp khác, người chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình được pháp luật bảo vệ nếu giao dịch dân sự vô hiệu. Trong một số trường hợp, tài sản giao dịch đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình, thì giao dịch dân sự với người thứ ba vẫn có hiệu lực. Người thứ ba còn có quyền yêu cầu người đã xác lập giao dịch với mình phải bồi thường thiệt hại nếu tài sản bị tịch thu sung quỹ Nhà nước hoặc trả lại cho người có quyền nhận tài sản đó (Điều 177- BLDS). Có quan điểm cho rằng, người thứ ba ngay tình “có thể” được pháp luật bảo vệ khi tài sản rời khỏi chủ sở hữu theo ý chí của người này sang người chiếm hữu hợp pháp, tài sản lại rời người chiếm hữu hợp pháp sang người thứ ba ngay tình theo ý chí của người này. Trong quan hệ pháp luật này, lợi ích vật chất của người chiếm hữu hợp pháp và người đang thực tế chiếm giữ vật là người chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình đều được pháp luật bảo vệ thoả đáng. c. Đối tượng của vụ kiện đòi lại tài sản. Là vật đặc định và vật này đang còn trong tay người chiếm hữu hợp pháp. Đây là điều kiện quan trọng đối với phương thức kiện đòi lại tài sản, vì người chiếm hữu hợp pháp khi khởi kiện phải căn cứ vào thực tế, tài sản của họ là còn tồn tại trong thực tế, chưa bị huỷ hoại, còn nguyên trạng. Nhờ có đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, tính năng tác dụng mà người chiếm hữu hợp pháp phát hiện ra nó khi đang bị người khác chiếm giữ trái pháp luật. Hơn nữa, tài sản tranh chấp trong vụ án là loại vật đặc định, đang còn trên thực tế sẽ là vật chứng để người chiếm hữu hợp pháp chứng minh quyền chiếm hữu của mình đối với tài sản đó. Đây chính là cơ sở thực tiễn, là chứng cứ không thể thiếu chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của đương sự. Tóm lại, trong việc kiện đòi lại tài sản theo quy định tại Điều 264 BLDS, người chiếm hữu hợp pháp được lấy lại tài sản khi có đủ các yếu tố sau đây: - Vật rời khỏi người chiếm hữu hợp pháp ngoài ý chí của họ. - Người thực tế đang chiếm giữ vật là người chiếm giữ bất hợp pháp - Vật hiện đang còn trong tay người chiếm hữu bất hợp pháp. 2.2. Kiện yêu cầu ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền chiếm hữu hợp pháp , quyền sở hữu. Người chiếm hữu hợp pháp có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình, có quyền khai thác lợi ích vật chất của tài sản để thoả mãn các nhu cầu trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật (không được làm thiệt hại và ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền lợi hợp pháp của người khác). Để thực hiện các quyền năng hợp pháp này, BLDS cho phép người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ “yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó”. Ngoài ra, Điều 265 BLDS còn quy định: Nếu người có hành vi cản trở trái pháp luật không tự nguyện chấm dứt thì người chiếm hữu hợp pháp còn có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền khác áp dụng các biện pháp ngăn chặn và buộc người có hành vi cản trở phải chấm dứt hành vi cản trở đó. Phương thức kiện này nhằm đảm bảo để người chiếm hữu hợp pháp được sử dụng và khai thác công dụng của tài sản một cách bình thường. Việc sử dụng phương thức kiện này cần phải hội tụ các yếu tố sau: - Chủ thể khởi kiện phải là người chiếm hữu hợp pháp đang nắm giữ tài sản trong tay và đang bị người khác gây khó khăn cho việc thực hiện quyền chiếm hữu hợp pháp của mình. - Người bị kiện trong vụ án là người có hành vi trái pháp luật, xâm phạm vào các quyền của người chiếm hữu hợp pháp, không thực hiện các nghĩa vụ ứng xử tương ứng làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền chiếm hữu hợp pháp của người khác. - Yêu cầu mà đương sự đề ra trong đơn khởi kiện là ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi trái pháp luật đang cản trở người chiếm hữu hợp pháp thực hiện các quyền của mình. Trong thực tế, loại án kiện này thường xảy ra giữa những người có bất động sản liền kề như nhà ở, công trình xây dựng .v.v… Chính vì vậy, mà quyền của chủ thể này muốn được tôn trọng thì đòi hỏi chủ thể kia phải thực hiện nghĩa vụ tương ứng. Trong số những nghĩa vụ đó cần phải kể đến: - Nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản như: Không ai được lấn chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cản giữa các bất động sản liền kề. Dù xây dựng, trồng cây cũng trong khuôn viên đất thuộc quyền của mình theo ranh giới xác định - Nghĩa vụ tôn trọng nguyên tắc xây dựng - Nghĩa vụ bảo đảm an toàn đối với công trình xây dựng liền kề - Hạn chế việc trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện - Quyền yêu cầu sửa chữa, phá dỡ bất động sản liền kề khi có nguy cơ sập đổ. - Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề để đảm bảo các nhu cầu về lối đi, cấp thoát nước và các nhu cầu khác một cách hợp lý. Các nghĩa vụ trên chính là các quy tắc ứng xử của các thành viên trong xã hội tham gia vào các quan hệ dân sự nói chung và quan hệ sở hữu mà cụ thể là chiếm hữu hợp pháp nói riêng. Trong thực tế còn có một số trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng khi giải quyết vụ án đã phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, hoặc để đảm bảo an toàn cho công tác thi hành án đã tiến hành biện pháp kê biên tài sản của đương sự trong vụ án, trong đó có cả phần quyền chiếm hữu hợp pháp của các chủ thể khác đi đôi với tài sản bị kê biên (như tài sản bị kê biên là tài sản chung của nhiều người). Do đó, xuất hiện một loại các án kiện yêu cầu giải toả tài sản đang bị kê biên. Trong trường hợp này, chủ thể có quyền khởi kiện là người chiếm hữu hợp pháp tài sản đang bị kê biên, bản thân họ không phải là đương sự trong vụ án có tài sản bị kê biên, nên khi khởi kiện để yêu cầu Toà án công nhận phần quyền chiếm hữu của họ đối với tài sản bị kê biên, từ đó yêu cầu Toà giải toả, trả lại tài sản bị kê biên để họ thực hiện quyền chiếm hữu của mình. Còn người bị kê biên trong trường hợp này là đương sự trong vụ án trước là người có tài sản đang bị kê biên và cơ quan ra quyết định kê biên tài sản. Để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình, người khởi kiện phải có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh quyền chiếm hữu hợp pháp của mình trong khối tài sản chung đã bị kê biên đó. Nếu không có đủ chứng cứ thuyết phục thì yêu cầu khởi kiện giải toả niêm phong phải trả lại tài sản sẽ bị Toà án bác bỏ. 2.3. Kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại (kiện trái quyền) Điều 266 Bộ luật Dân sự đã quy định: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu pháp có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình bồi thường thiệt hại”. Quy định trên chỉ được áp dụng khi: Người chiếm hữu hợp pháp hoặc bất hợp pháp đã bán tài sản cho người khác mà không tìm thấy người mua nữa hoặc tài sản đã bị tiêu huỷ… trong trường hợp này, chủ sở hữu không thể lấy lại được tài sản của mình và luật pháp cho phép người chiếm hữu hợp pháp lựa chọn phương thức kiện đòi bồi thường thiệt hại (bồi thường thiệt hại phải đây nghĩa là thanh toán cho người chiếm hữu hợp pháp giá trị của tài sản bằng một khoản tiền nhất định). Trong những trường hợp nhất định, theo quy định tại Điều 147 BLDS, nếu tài sản giao dịch bị tịch thu sung quỹ Nhà nước hoặc buộc phải trả lại cho người có quyền thì người thứ ba ngay tình cũng có quyền yêu cầu người xác lập giao dịch với mình phải bồi thường thiệt hại. Tóm lại: Phương thức bảo vệ quyền chiếm hữu hợp pháp bằng biện pháp dân sự có một vai trò quan trọng và ưu thế đặc biệt. Phương thức này được áp dụng một cách rộng rãi so với các biện pháp khác, vì trong nhiều trường hợp không có những khả năng và điều kiện để áp dụng các biện pháp khác. Phương thức này còn tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng cho người có quyền dân sự bị xâm phạm tự mình chủ động bằng phương thức giản đơn đề xuất và yêu cầu Toà án bảo vệ quyền lợi cho mình; tạo khả năng khắc phục những thiệt hại vật chất cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, phôi phục lại tình trạng tài sản như lúc ban đầu khi chưa bị vi phạm, ngăn chặn chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với quyền chiếm hữu ngay từ khi mới manh nha xuất hiện, bình thường hoá trở lại quan hệ cần có giữa các bên trong các giao dịch dân sự. 3. Các giải pháp hoàn thiện các quy định về quyền chiếm hữu trong BDS 1995 3.1. Nhu cầu khách quan của việc hoàn thiện pháp luật về quyền chiếm hữu của công dân trong giai đoạn hiện nay. Việc hoàn thiện pháp luật về quyền chiếm hữu của công dân là nhu cầu khách quan, bức thiết trong giai đoạn hiện nay. Quá trình phát triển khách quan của các quan hệ xã hội luôn đặt ra những vấn đề mới cần phải giải quyết và pháp luật với vai trò phản ánh các quan hệ xã hội đó, điều chỉnh chúng cũng phải thay đổi thích ứng. Đến lượt nó, việc hoàn thiện pháp luật về quyền chiếm hữu của công dân cũng là để tạo cơ sở pháp lý cho sự phát triển xã hội, bảo đảm “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng – dân chủ – văn minh” vì tự do và hạnh phúc của con người. Sự phát triển kinh tế – xã hội là căn cứ và là mục tiêu của điều chỉnh và hoàn thiện pháp luật về quyền chiếm hữu. Do đó, hoàn thiện pháp luật về quyền chiếm hữu của công dân là cơ sở xác định chế độ pháp lý của mỗi chủ thể trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội. Việc hoàn thiện pháp luật về quyền chiếm hữu còn xuất phát từ sự phát triển nội tại của hệ thống pháp luật hiện hành, nhằm đổi mới hệ thống pháp luật đó phù hợp với cơ chế quản lý mới, đáp ứng yêu cầu, điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội và các quan hệ tài sản trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, việc hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật về chiếm hữu nói riêng là một đòi hỏi khách quan vì quyền chiếm hữu trong quan hệ sở hữu là nền tảng của các quan hệ kinh tế khác, nếu không giải quyết được các vấn đề cấp bách của quyền chiếm hữu thì không giải quyết được các vấn đề khác phát sinh từ phạm trù này. Vì vậy, các giải pháp hoàn thiện chính sách và pháp luật về quyền chiếm hữu và các hình thức chiếm hữu tập trung vào các vấn đề sau đây: 3.2. Về xây dựng pháp luật. 3.2.1. Cần tiếp tục hoàn thiện các quy định của Bộ luật Dân sự. BLDS được Quốc hội thông qua ngày 28/10/1995 và có hiệu lực từ ngày 1/7/1996 là BLDS đầu tiên pháp điển hoá các văn bản quy phạm pháp luật về quyền sở hữu nói chung và quyền chiếm hữu nói riêng về hợp đồng Dân sự, về bồi thường thiệt hại, về thừa kế… và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Việc hoàn thiện BLDS đã tạo ra cơ sở pháp lý chặt chẽ và hệ thống hơn các các quan hệ lưu thông hàng hoá, cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Có thể nói chưa bao giờ hệ thống pháp luật Dân sự ở nước ta lại đồng bộ như bây giờ. Hệ thống quan phạm pháp luật trong BLDSđã quy định tương đối rõ về quyền chiếm hữu, các hình thức chiếm hữu cùng các vấn đề khác. Để áp dụng có hiệu quả và dễ dàng hơn các quy định pháp luật về Dân sự cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành BLDS như hướng dẫn về cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản. Khi ban hành các văn bản hướng dẫn cần bảo đảm tính thống nhất giữa các quy định của Bộ luật với các quy định hướng dẫn và nên có các giải pháp giải quyết những vướng mắc xảy ra trong thực tế. Sau khi có BLDS, đòi hỏi rất bức xúc hiện nay là cần có sự giải thích pháp luật một cách chính thức đối với các quy định trong BLDS để có nhận thức thống nhất khi vận dụng vào thực tế. Theo thẩm quyền hiện nay, công việc giải thích pháp luật thuộc uỷ ban thường vụ Quốc hội – nhưng trước mắt để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, Toà án nhân dân tối cao nên xây dựng các tập án lệ về tài sản và quyền sở hữu. Ngoài ra, các phương tiện thông tin đại chúng luôn đến với mọi người dân một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất, vì thế cần phổ biến và giải thích từng điều khoản thi hành BLDS trên các phương tiện phát thanh, truyền hình để mọi người dân ai ai cũng hiểu được các quy định của pháp luật hiện hành về Dân sự nói chung và về quyền chiếm hữu nói riêng. Nguyên tắc áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật cũng được BLDS đề cập đén. Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thoả thuận thì có thể áp dụng tập quán hoặc quy định tương tự của pháp luật. Nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong Bộ luật. Vấn đề đặt ra hiện nay là tập quán được áp dụng như thế nào và cần có các điều kiện gì. Các cơ quan có thẩm quyền cần tổ chức nghiên cứu và trên cơ sở nghiên cứu đó mà có hướng dẫn cho các cơ quan bảo vệ pháp luật về việc áp dụng tập quán trong lĩnh vực Dân sự theo định hướng hợp lý, tiến bộ, vì lợi ích của mọi công dân và không trái với đạo đức xã hội. 3.2.2. Cần xây dựng các thiết chế cần thiết cho việc thực hiện các quy định của BLDS như thành lập cơ quan đăng ký tài sản… 3.3. Về giải quyết tranh chấp. 3.3.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các cơ quan tài phán và thành lập cơ quan thừa phát lại, một chế định quan trọng bảo vệ quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp củng cố các toà chuyên trách, các cơ quan trọng tài, cơ chế thi hành các bản án cũng như các phán quyết của trọng tài. Một nền kinh tế thực sự phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa là mục tiêu mà Đảng, Nhà Nước và nhân dân ta đang hướng tới. Nhưng nếu không khuyến khích được mọi cá nhân làm ăn lớn, không thể phát triển được nền kinh tế. Nếu chúng ta thiếu cơ chế bảo vệ có hiệu quả đối với quyền chiếm hữu cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của từng cá nhân. Vì vậy, các Toà chuyên trách như Toà dân sự, toà kinh tế .v.v… phải thật sự đủ mạnh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Hiện nay hệ thống các cơ quan tài phán có nhiều bất cập, làm giảm sút tác dụng trong việc giải quyết các tranh chấp. Một vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay là khi chúng ta đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế, đang từng bước hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới, từng bước tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), diễn đàn hợp tác kinh tế châu á - Thái Bình Dương (APEC) và đang tiến tới trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và đặc biệt là khi nước ta và Hoa Kỳ đã ký hiệp định thương mại thì chúng ta không thể duy trì cơ chế kém hiệu quả như hiện nay là bỏ ngỏ việc cưỡng chế thi hành bản án cũng như phán quyết của các trọng tài trong nước cũng như trọng tài quốc tế. Bộ luật Dân sự nước ta ra đời đã tạo ra những chuẩn mực pháp lý quan trọng, đã xác định những nguyên tắc cơ bản nhất trong giao lưu dân sự là tuân thủ pháp luật, là tôn trọng lợi ích xã hội và tôn trọng quyền cũng như lợi ích hợp pháp đặc biệt là quyền chiếm hữu hợp pháp của mỗi cá nhân… Những nguyên tắc này đòi hỏi mỗi cá nhân phải hành động tự giác và phải chủ động trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình ngăn ngừa các vi phạm có thể xảy ra. Nhà Nước cần tạo ra cơ chế để mỗi cá nhân tự do chủ động trong các giao dịch dân sự cũng như giải quyết tranh chấp. Để thực hiện các ý tưởng trên đây Nhà Nước cần xem xét để tổ chức cơ quan thừa phát lại vốn đã từng tồn tại ở nước ta dưới thời pháp thuộc và thời trước năm 1975 ở miền Nam hoặc như ở một số nước trên thế giới. Việc thành lập, tổ chức thừa phát lại ở nước ta là một nhu cầu khách quan tất yếu đáp ứng các yêu cầu sau đây: - Hỗ trợ cá nhân trong việc bảo vệ quyền chiếm hữu hợp pháp cũng như quyền – lợi ích hợp pháp khác, trong các giao dịch hợp đồng, chống lại các hành vi xâm phạm quyền chiếm hữu hợp pháp… - Giảm các vụ việc tranh chấp, xét xử tại Toà án, vì rằng với các chứng thư, biên bản do thừa phát lại thực hiện đã ghi lại các sự kiện đúng thời gian, địa điểm và kịp thời. Điều này có nghĩa là thừa phát lại giúp các bên nhận thức ra được quyền và nghĩa vụ của họ để từ đó họ tự thương lượng để giải quyết vụ án, không phải khởi kiện ra toà. - Giúp đỡ cá nhân trong việc đốc thúc các cơ quan Nhà Nước thực hiện đúng pháp luật như đốc thúc Toà án hay cơ quan thi hành án nếu để vụ việc quá lâu không giải quyết thì các cá nhân công dân có quyền yêu cầu thừa phát lại xác minh lập vi bằng để đôn đốc các cơ quan này thực hiện đúng pháp luật, đúng tiến độ… Cần sớm ban hành luật chống cạnh tranh bất hợp pháp để bảo vệ quyền chiếm hữu hợp pháp cũng như các quyền lợi hợp pháp khác của công dân. Trong nền kinh tế thị trường phải có tự do cạnh tranh, nhưng cạnh tranh phải lành mạnh, phải theo một “luật chơi” thống nhất và chặt chẽ. Do đó, nhu cầu hình thành khuôn khổ pháp lý cho một môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp, văn minh ngày càng trở nên cấp bách. Ngoài ra, để hạn chế tranh chấp dân sự, trước hết phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật thật rộng rãi trong cán bộ và nhân dân, đặc biệt đối với Bộ luật Dân sự. Việc tuyên truyền, phổ biến phải là công việc thường xuyên, có hệ thống. Tổ chức biên soạn tài liệu hướng dẫn thực hiện Bộ luật Dân sự , bình luận từng điều của Bộ luật và xây dựng các loại hợp đồng mẫu. Chủ động trong công tác đào tạo cán bộ thi hành pháp luật nhất là thẩm phán chuyên xét xử án dân sự cùng với kiểm sát viên, chấp hành viên về các quy định của Bộ luật Dân sự. Đồng thời nhanh chóng củng cố các tổ chức hoà giải tại cơ sở. Kết luận Quyền chiếm hữu có vị trí vô cùng quan trọng, là tiền đề để thực hiện hai quyền tiếp theo của quyền sở hữu. Mà sở hữu là yếu tố quyết định của quan hệ sản xuất, quan hệ sản xuất với tính cách là hạ tầng cơ sở lại quyết định thượng tầng kiến trúc, cho nên chiếm hữu là một vấn đề thuộc nền tảng của đời sống xã hội, chiếm hữu có tác dụng quyết định không nhỏ đến chế độ xã hội. Xét về mặt lý luận cũng như thực tiễn thì chiếm hữu luôn luôn là một vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội. Cách mạng về chính trị bao giờ cũng phải đi đến cách mạng về kinh tế mà cách mạng về kinh tế phải có cải biến về chiếm hữu để đưa ra năng suất lao động cao hơn tạo nên thắng lợi của một trật tự xã hội mới. Bởi vậy, các nhà lý luận kinh tế của chủ nghĩa Mác – Lênin đã rất đúng khi nói rằng một cuộc cách mạng dẫu có được tuyên bố hàng trăm lần đi chăng nữa cùng hoàn toàn chẳng có ý nghĩa gì đối với sự phát triển thực tế, đối với việc xây dựng một xã hội mới, nếu nó không trực tiếp động chạm đến vấn đề sở hữu. Mà quyền chiếm hữu trong quyền sở hữu được xác định rõ ràng nhất trên thực tế. Thực tiễn 15 năm vừa qua đã chứng minh tính đúng đắn của đường lối kinh tế do Đảng, Nhà Nước ta khởi xướng và lãnh đạo, đó là phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các hình thức chiếm hữu đang tồn tại ở nước ta có mối quan hệ tác động qua lại đan xen với nhau trong một ngôi nhà chung là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, có sự quản lý của Nhà Nước. Nhờ giải quyết và xử lý đúng đắn vấn đề chiếm hữu, đất nước đã bước ra khỏi cuộc khủng hoảng, nền kinh tế phát triển. Toàn Đảng, toàn dân ta ra sức thực hiện nghị quyết Đại hội VI trong năm 5 (1996 -> 2000) đất nước ta đã thu được những thành tựu quan trọng: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng bình quân hàng năm 7%. Nông nghiệp phát triển liên tục, đặc biệt là sản xuất lương thực… Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hằng năm tăng 13,5%… các ngành dịch vụ, xuất khẩu và nhập khẩu đều phát triển. Năm 2000 đã chặn được giảm sút mức tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt hoặc vượt mức kế hoạch đề ra… (Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX). Như vậy, vấn đề chiếm hữu ở nước ta hiện nay vẫn là một hình thức giao tiếp cần thiết ở một trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất, là điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất ra đời sống trực tiếp của nhân dân. Vì vậy, nghiên cứu quyền chiếm hữu, các hình thức chiếm hữu và ý nghĩa của các hình thức chiếm hữu là chủ đề chính, xuyên suốt toàn bộ đề tài. Đề tài đã giải quyết được những vấn đề chủ yếu sau đây: 1. Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về quyền chiếm hữu 2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của chế định quyền chiếm hữu và các phương thức bảo vệ quyền chiếm hữu trong pháp luật Việt Nam. 3. Phân tích nội dung và đặc điểm của các hình thức chiếm hữu và mối liên hệ giữa chiếm hữu pháp lý và chiếm hữu thực tế. 4. Nhà Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam luôn luôn quan tâm đến việc bảo vệ quyền chiếm hữu hợp pháp của cá nhân, coi đó là một nhiệm vụ quan trọng của Nhà Nước. Bằng các phương thức của các ngành Luật khác nhau như Luật Hình sự, Luật Hành chính, Luật Dân sự … Nhà Nước đã tác động đến các hành vi xử sự của con người, ngăn chặn những hành vi xâm phạm đến quyền chiếm hữu hợp pháp và khắc phục những thiệt hại vật chất do chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản. 5. Trên cơ sở thực trạng pháp luật về chiếm hữu cá nhân và thực tiễn vi phạm quyền chiếm hữu hợp pháp, đề tài đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về chiếm hữu cá nhân cũng như xây dựng thiết chế cần thiết cho việc thi hành pháp luật nhằm bảo đảm an toàn cho quyền chiếm hữu của công dân. Tài liệu tham khảo 1 Luận án tiến sỹ : Quyền sở hữu cá nhân và phương thức bảo vệ - Hoàng Ngọc Thỉnh - Đại học luật Hà Nội 2 Bình luận khoa học một số vấn đề cơ bản của BLDS – NXB Chính trị Quốc Gia- Hà Nội 1997 3 Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX – NXB Chính trị quốc gia- Hà Nội 2001 4 Quá trình hình thành và phất triển pháp luật về sở hữu ở Việt Nam – Nguyễn Huy Anh – NXB, chính trị quốc gia – Hà Nội 1998 5 Báo cáo tổng kết nghành toà án nhân dân từ năm 1998 đến 2002 – Toà án nhân dân tối cao. 6 Bình luận một số án dân sự và hôn nhân gia đình - NXB, Chính trị Quốc Gia – Hà nội 2001. 7 Giáo trình luật dân sự – NXB, Công an nhân dân. 8 Giáo trình luật La Mã- NXB, Công an nhân dân. 9 Quy chế quản lý và xử lý tài sản khi có quyết định tịch thu xung quỹ nhà nước và được xác lập quyền sở hữu nhà nước. 10 Quy chế xử lý tài sản không cần dùng và không còn sử dụng được các cơ quan hành chính sự nghiệp(ban hành kèm theo Quyết định số 1163/TC-QLTS ngày 21-12-1996) 11 Công văn của Bộ tài chính số 537/TC-QLTS ngày 28-2-1998 về việc hướng dẫn quy chế quản lý và sử lý tài sản khi có quyết định tịch thu sung quỹ nhà nước và được xác lập quyền sở hữu nhà nước. 12 .Tạp chí luật học-2000 số 3 -Phương thức bảo vệ quyền sở hữu cá nhân- Hoàng ngọc Thỉnh 13. Tạp chí luật học-1996 số 5-Sở hữu tư nhân và các hình thức biểu hiện của nó-Phùng trung Tập 14 .Mác-Ph.Ăngghen tuyển tạp-Tập - NXB, Hà nội-1979 15 Hiến pháp 1946,1959,1980,1992 16 .Bộ luật dân sự nước CHXHCNVN. 17. Bộ luật hình sự nước CHXHCNVN. 18. Bình luận khoa hoc BLDS -công trình:Tài sản và quyền sở hữu - NXB chính trị quốc gia. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33880.doc