BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
___________________
Trần Thị Thu Thuỷ
DẠY HỌC TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12
VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA WEBSITE
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
___________________
Trần Thị Thu Thuỷ
DẠY HỌC TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12
VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA WEBSITE
Chuyên ngành : Lý luận và phươn
204 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1925 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Dạy học truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ Văn 12 với sự hỗ trợ của website, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g pháp dạy học môn Ngữ văn
Mã số : 60.14.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học :
TS. NGUYỄN THÀNH THI
Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn sâu sắc TS. Nguyễn Thành Thi đã
tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành
luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường THPT Long Thới,
trường THPT Lương Văn Can nơi tác giả đang công tác đã tạo điều kiện
thuận lợi để tác giả hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với gia đình,
bạn bè, đồng nghiệp đã dành tình cảm, động viên và giúp đỡ trong những
ngày học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
MỤC LỤC
Trang bìa lót
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các hình vẽ, các bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC
NGỮ VĂN THEO HƢỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH
CỰC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC XÂY
DỰNG VÀ SỬ DỤNG WEBSITE HỖ TRỢ
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học Ngữ văn theo hướng phát
huy tính tích cực của học sinh ................................................................... 8
1.1.1. Quan niệm và đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực ........ 8
1.1.2. Vấn đề cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống theo
quan điểm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của
học sinh ....................................................................................... 13
1.1.3. Tổ chức hoạt động đọc văn như là một hình thức dạy học
Ngữ văn theo phương pháp tích cực ........................................... 16
1.2. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng Website hỗ trợ dạy học
Ngữ văn ................................................................................................... 17
1.2.1. Cơ sở lý luận của việc sử dụng máy vi tính làm phương tiện
dạy học ........................................................................................ 17
1.2.2. Sử dụng mạng máy tính và Internet trong dạy học Ngữ văn ...... 20
1.2.3. Tình hình ứng dụng CNTT vào dạy học Ngữ văn nói riêng ở
các trường THPT hiện nay ......................................................... 30
Chƣơng 2 : XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG WEBSITE HỖ TRỢ DẠY
HỌC TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM TRONG
CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12.
2.1. Ưu thế của việc sử dụng Website hỗ trợ dạy học ................................... 33
2.1.1. Website dạy học ............................................................................ 33
2.1.2. Ưu thế của việc sử dụng Website hỗ trợ dạy học Ngữ văn .......... 34
2.1.3. Những khó khăn và hạn chế của việc sử dụng Website hỗ trợ
dạy học Ngữ văn ........................................................................... 35
2.2. Sử dụng Website hỗ trợ dạy học truyện hiện đại Việt Nam trong
chương trình Ngữ văn 12 nhằm góp phần đổi mới phương pháp
dạy học. .................................................................................................. 37
2.2.1. Sử dụng Website làm công cụ hỗ trợ hoạt động dạy học môn
Ngữ văn cho giáo viên .................................................................. 37
2.2.2 Sử dụng Website làm công cụ hỗ trợ học tập môn Ngữ văn cho
học sinh ......................................................................................... 38
2.2.3. Sử dụng Website để kiểm tra, đánh giá kiến thức và kết quả
học tập môn Ngữ văn của học sinh ............................................... 40
2.3. Xây dựng và sử dụng Website hỗ trợ dạy học truyện hiện đại Việt
Nam trong chương trình Ngữ văn 12 ...................................................... 41
2.3.1. Nguyên tắc xây dựng và sử dụng Website hỗ trợ dạy học ......... 41
2.3.2. Xây dựng Website hỗ trợ dạy học truyện hiện đại Việt Nam
trong chương trình Ngữ văn 12 .................................................. 43
2.3.3. Sử dụng Website hỗ trợ dạy học truyện hiện đại Việt Nam
trong chương trình Ngữ văn 12. ................................................ 66
2.4. Tiến trình dạy học từng tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam trong
chương trình Ngữ văn 12 theo hướng phát huy tính tích cực của học
sinh với sự hỗ trợ của Website. .............................................................. 68
2.4.1. Sử dụng Website trong chuẩn bị bài dạy học truyện hiện đại
Việt Nam ..................................................................................... 68
2.4.2. Sử dụng Website trong giờ dạy đọc tác phẩm truyện hiện đại
Việt Nam .................................................................................... 69
2.4.3. Hướng dẫn sử dụng Website sau giờ học, việc kiểm tra
đánh giá ....................................................................................... 71
2.4.4. Tiến trình bài học ........................................................................ 71
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ................................... 96
3.2. Đối tượng và phương pháp thực nghiệm sư phạm ................................... 96
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm ................................................ 96
3.2.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ........................................... 97
3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm ................................................................. 98
3.3.1. Nhận xét về tiến trình dạy học .................................................... 98
3.3.2. Kiểm tra kiến thức và đánh giá kết quả học tập của học sinh
sau các bài học .......................................................................... 101
3.3.3. Những kết quả của việc sử dụng Website hỗ trợ dạy học
truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 12 ....... 103
KẾT LUẬN ................................................................................................. 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 110
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 115
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGĐT : Bài giảng điện tử
CNTT : Công nghệ thông tin
DH : Dạy học
DHNV : Dạy học Ngữ văn
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
GQVĐ : Giải quyết vấn đề
LLDH : Lí luận dạy học
MVT : Máy vi tính
PPDH : Phương pháp dạy học
PTDH : Phương tiện dạy học
QTDH : Quá trình dạy học
SGK : Sách giáo khoa
SGV : Sách giáo viên
THPT : Trung học phổ thông
TNSP : Thực nghiệm sư phạm
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1 : Trang chủ Website dạy học Ngữ văn ....................................... 50
Hình 2.2 : Trang “Giới thiệu” ................................................................... 51
Hình 2.3 : Trang “Tin tức” ......................................................................... 52
Hình 2.4 : Trang “Diễn đàn” ..................................................................... 53
Hình 2.5 : Trang “Giáo án điện tử” ............................................................ 54
Hình 2.6 : Trang “Giáo án điện tử” tác phẩm Vợ nhặt .............................. 55
Hình 2.7 : Trang “Phiếu học tập” .............................................................. 55
Hình 2.8 : Trang “Phiếu học tập” tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa .......... 56
Hình 2.9 : Trang “Các tác giả”................................................................... 56
Hình 2.10 : Trang về “Nhà văn Tô Hoài” ................................................... 57
Hình 2.11 : Trang “Nhiệm vụ về nhà” ......................................................... 58
Hình 2.12 : Trang “Nhiệm vụ về nhà” tác phẩm Vợ chồng A phủ .............. 58
Hình 2.13 : Trang “Đề tự luận” ................................................................... 59
Hình 2.14 : Trang “Đề tự luận” của tác phẩm Rừng xà nu .......................... 59
Hình 2.15 : Trang “Bài tập trắc nghiệm” .................................................... 60
Hình 2.16 : Trang “Đề thi tham khảo” ........................................................ 61
Hình 2.17 : Trang “Tác phẩm truyện Việt Nam” ....................................... 62
Hình 2.18 : Trang “Video” .......................................................................... 63
Hình 2.19 : Trang “Hình ảnh” ..................................................................... 64
Hình 2.20 : Trang “Download” ................................................................... 64
Hình 2.21 : Trang “Thư giãn” ..................................................................... 65
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 : Kết quả bài dạy thực nghiệm Vợ nhặt (Kim Lân) ......................... 101
Bảng 3.2 : Kết quả bài dạy thực nghiệm đối chứng Vợ nhặt (Kim
Lân) .................................................................................................. 102
Bảng 3.3 : Kết quả bài dạy thực nghiệm Chiếc thuyền ngoài xa
(Nguyễn Minh Châu) ...................................................................... 102
Bảng 3.4 : Kết quả bài dạy thực nghiệm đối chứng Chiếc thuyền
ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) ...................................................... 102
Bảng 3.5 : Xếp loại, đánh giá kết quả bài thực nghiệm và thực
nghiệm đối chứng ............................................................................ 102
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội ngày càng phát triển thì người ta ngày càng quan tâm và cũng
càng đòi hỏi nhiều ở giáo dục. Phát triển giáo dục và đổi mới phương pháp
dạy học là nhiệm vụ cấp thiết nhằm tạo ra những con người phát triển toàn
diện, có phẩm chất và năng lực đáp ứng được yêu cầu của sự công nghiệp
hoá, hiện đại hoá thúc đẩy đất nước phát triển nhanh và bền vững.
1.1. Từ việc đổi mới mục tiêu, phương pháp giáo dục
Mục tiêu giáo dục ở nước ta hiện nay không dừng lại ở việc truyền thụ
cho học sinh những kiến thức, kỹ năng loài người đã tích lũy được mà còn
đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng cho họ những năng lực sáng tạo, năng
lực giải quyết vấn đề. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo
Quyết định số 16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo cũng đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng
học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự
học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác
động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho
học sinh” [39, tr.21]. Nét nổi bật của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay
là áp dụng những thành tựu của khoa học, kỹ thuật và công nghệ thông tin vào
quá trình dạy học nhằm thực hiện mục đích giáo dục với hiệu quả cao.
1.2. Từ sự phát triển của công nghệ thông tin
Trong thời đại thông tin, khối lượng tri thức mà con người phải tiếp nhận
là rất lớn, những tri thức đó con người cũng phải tiếp nhận từ nhiều nguồn
(nhà trường, trong gia đình, ngoài xã hội) ngày càng cao hơn.
Trong khi đó ở các bậc học không thể cung cấp cho người học một khối
lượng tri thức đủ để họ sử dụng trong suốt cuộc sống và lao động. Thay vì
2
vậy, nhà trường chỉ có thể trao cho họ cách thức truy nhập thế giới, tri thức vô
tận đó. Có nghĩa là việc giảng dạy không còn đơn thuần là cung cấp tri thức
nữa mà phải dạy cả khả năng khám phá và nghiên cứu để phục vụ việc học
tập liên tục cả đời.
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay, máy vi tính
thâm nhập vào nhà trường được sử dụng như là một phương tiện dạy học hiện
đại, hỗ trợ cho thầy và trò trong quá trình dạy học để nâng cao chất lượng
truyền thụ và lĩnh hội tri thức, tạo ra hiệu quả tích cực cho quá trình dạy học.
Việc triển khai nối mạng Internet đến các trường phổ thông đã tạo điều kiện
thuận lợi cho giáo viên và học sinh khai thác và sử dụng nguồn thông tin để
phục vụ cho việc dạy và học. Chất lượng dạy học với sự hỗ trợ của Website
đã được khẳng định về mặt lý luận và thực tiễn nhưng cho đến nay những
công trình nghiên cứu, tài liệu … bàn về phương pháp dạy học với sự hỗ trợ
của Website như thế nào để nâng cao chất lượng, đảm bảo nắm vững kiến
thức và phát huy tính sáng tạo của học sinh trong dạy học nói chung và dạy
học Ngữ văn nói riêng còn rất hạn chế.
Bên cạnh đó, thực tế giảng dạy tồn tại nhiều khuynh hướng phương pháp
giảng dạy khác nhau: khuynh hướng cung cấp kiến thức có sẵn; khuynh
hướng mô tả lịch sử phát sinh, coi tác phẩm văn chương như một hiện tượng
lịch sử xã hội, một hiện tượng tĩnh; khuynh hướng tách rời tác phẩm văn
chương với ngôn ngữ…và như vậy việc khai thác tác phẩm văn chương sẽ
phiến diện, lệch lạc. Và nếu nội dung bài học chỉ được truyền tới người học
dưới dạng văn bản thì người học có thể sẽ kém hứng thú. Nếu chỉ truyền tin
theo một chiều, không có sự hỏi đáp thì thông tin thu được của người học có
thể không đầy đủ hoặc bị biến dạng, có khi dẫn đến việc hiểu sai nội dung.
Vậy làm thế nào để giúp học sinh cảm thụ tốt tác phẩm, phát huy tính tích
cực, tự lực và sáng tạo của học sinh thông qua khả năng thể hiện những bài
luận một cách khoa học và sáng tạo. Học sinh không bị thụ động, có nhiều
3
thời gian nghe giảng để đào sâu suy nghĩ, nhiều đối tượng học sinh được dự
và nghe giảng bài của nhiều giáo viên giỏi.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả chọn đề tài: “Dạy học truyện
hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 12 với sự hỗ trợ của
Website”. Với mong muốn sử dụng máy vi tính làm phương tiện hiện đại góp
phần đổi mới phương pháp dạy học, đồng thời cung cấp cho HS kho tàng tư
liệu phục vụ cho việc học tập bộ môn Ngữ văn. Đặc biệt là thể loại truyện
hiện đại Việt Nam nói riêng, bởi những bài giảng sinh động, sự tương tác hai
chiều được thiết lập, học sinh được giải phóng khỏi những công việc thủ công
vụn vặt, tốn thời gian, dễ nhầm lẫn, nên có điều kiện đi sâu vào bản chất của
bài học. Trang Web hỗ trợ cho việc dạy học này là:
2. Lịch sử vấn đề
Giáo trình Phương pháp dạy – học văn chương theo hướng tích cực –
hiện đại ở nhà trường phổ thông trung học (Trịnh Xuân Vũ) bàn về phương
pháp dạy học văn theo hướng mới so với các phương pháp truyền thống bấy
lâu.[57] Tài liệu Đổi mới dạy học tác phẩm văn chương ở trường THPT
(Nguyễn Đức Ân) là tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên văn
THPT, trình bày lý luận chung về đổi mới dạy học tác phẩm văn chương và
cụ thể một biện pháp thể hiện đổi mới là đọc sáng tạo.[3] Luận văn về đề tài
Giảng dạy truyện hiện đại Việt Nam (Nguyễn Thị Việt Hoa) thể hiện lý luận
chung về dạy học văn và phương pháp giảng dạy truyện hiện đại Việt
Nam.[24] Tài liệu Bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo
khoa (Bộ giáo dục) có phần nội dung về CNTT góp phần đổi mới phương
pháp dạy học hiện nay.[10] Những thiết kế và bài viết cụ thể về phân tích tác
phẩm truyện khá sâu sắc thể hiện rõ giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác
phẩm, giúp cho người giáo viên có cái nhìn sâu rộng hơn về nội dung của tác
phẩm. Nhìn chung, những công trình nghiên cứu, bài viết về phương pháp dạy
4
học văn đều đem đến cho giáo viên những lý luận về dạy học văn chương, so
sánh các phương pháp để chọn ra phương pháp dạy học mới là phát huy tính
tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh; đồng thời nêu lên một số biện pháp
cụ thể để thực hiện các phương pháp đó. Song vấn đề là làm thế nào để thể
hiện phương pháp mới đạt hiệu quả cao góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục. Bởi những công trình nghiên cứu, bài viết phần lớn thường chỉ đi vào lý
luận chung của việc nghiên cứu phương pháp dạy học văn và dạy học truyện
hiện đại hoặc chỉ đi vào trình bày chi tiết về phương pháp dạy học một tác
phẩm truyện cụ thể, mà chưa đưa ra được một mô hình cụ thể cho phương
pháp dạy học văn nói chung dạy học truyện hiện đại Việt Nam trong chương
trình Ngữ văn 12 nói riêng theo hướng mới. Vì vậy, trên tinh thần học tập, kế
thừa thành tựu nghiên cứu của những người đi trước, người viết luận văn này
cố gắng đưa ra một biện pháp cụ thể góp phần tích cực vào quá trình dạy và
học của giáo viên và học sinh.
Thêm vào đó, những công trình về ứng dụng công nghệ thông tin trong
dạy học hiện nay đã đóng góp nhiều thành tựu đáng kể đối với nhiều môn
học. Hiện nay, về lĩnh vực CNTT các trang Web phục vụ cho việc dạy của
GV và việc học của HS cũng đã phong phú và đa dạng. Có thể kể đến một số
trang Web phổ biến như trang Web này cung cấp các bài
giảng, giáo án, giáo án điện tử, tư liệu, hình ảnh rất đa dạng và phong phú cho
tất cả các môn học. Trang Web này được xem là nguồn tài nguyên hữu ích
cho GV. Ngoài ra, còn có các trang Web khác như là
Hai trang Web này, cung cấp những bài giảng của nhiều giáo
viên, giảng viên dành cho các môn học; giúp HS có thể tự học, tự ôn tập thêm
ở nhà.
Song đối với bộ môn Ngữ văn, việc ứng dụng này, cụ thể hơn là sử dụng
Web trong dạy học còn rất hạn chế. Đề tài này chưa được nhiều người khai
5
thác mà đặc biệt biệt là đối với thể loại truyện hiện đại được dạy với sự hỗ trợ
của Website lại còn hạn chế hơn.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài của luận văn được triển khai nhằm thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc dạy học Ngữ văn nhằm phát huy tính
tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh; Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc sử
dụng công nghệ thông tin trong dạy học và dạy học Ngữ văn.
- Tìm hiểu và khảo sát các phương pháp dạy học kiến thức tác phẩm
truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 12 hiện nay:
+ Tìm hiểu các truyện, đoạn trích truyện hiện đại Việt Nam trong
chương trình Ngữ văn 12.
+ Xác định dung lượng kiến thức và phương pháp dạy học cụ thể cho thể
loại truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 12 nhằm tìm ra
một hướng đi thích hợp nhất, một cách thức hiệu quả nhất phù hợp với đặc
trưng loại thể và thực trạng dạy, học để đáp ứng được yêu cầu đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học
sinh.
- Bước đầu xây dựng các tiến trình dạy học từng tác phẩm truyện hiện
đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 12 với sự hỗ trợ của Website. Góp
phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học theo khuynh hướng đổi mới.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận được dùng khi nghiên cứu các văn
kiện, các tài liệu về giáo dục, cơ sở lý luận của việc dạy học và dạy học Ngữ
văn.
- Phương pháp so sánh được sử dụng khi so sánh, nhận xét các bài viết
về phương pháp dạy học một tác phẩm truyện cụ thể.
- Phương pháp khảo sát và tìm hiểu:
6
Khảo sát hiện trạng và tìm hiểu cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và
học bộ môn Ngữ văn ở nhà trường.
Trao đổi và thu nhận các ý kiến đóng góp từ các đồng nghiệp và các
nhà quản lý giáo dục thông qua việc sử dụng Website dạy học ở trường
THPT.
Quan sát và đánh giá tính khả thi của việc sử dụng Website trong quá
trình tổ chức hoạt động học tập của học sinh và điều chỉnh lại các tiến trình
nếu cần thiết.
- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm:
Xây dựng và sử dụng Website Dạy học truyện hiện đại Việt Nam trong
chương trình Ngữ văn 12.
Xây dựng tiến trình dạy học từng truyện hiện đại Việt Nam cụ thể trong
chương trình Ngữ văn 12.
Chọn mẫu và thực nghiệm sư phạm ở trường THPT.
5. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn này là hoạt động dạy và học
của giáo viên và học sinh nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của
học sinh khi sử dụng Website hỗ trợ dạy học tác phẩm truyện hiện đại Việt
Nam trong chương trình Ngữ văn 12.
6. Phạm vi đề tài nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
dạy học một số tác phẩm thể loại truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình
Ngữ văn 12 nhằm kích thích và tạo hứng thú, tích cực hóa hoạt động nhận
thức của học sinh.
Thực nghiệm sư phạm ở một số lớp 12 để đánh giá khả năng vận dụng
của đề tài tại trường THPT Lương Văn Can, Quận 8, Tp Hồ Chí Minh.
7
7. Đóng góp của luận văn
Với hướng giải quyết của đề tài, luận văn sẽ góp một phần nhỏ vào việc
thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học Ngữ văn nói
riêng, đó cũng chính là nhu cầu cấp thiết mà xã hội đang đặt ra.
8. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm ba phần với các chương cụ thể như sau:
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học Ngữ văn theo hướng
phát huy tính tích cực của học sinh thông qua việc xây dựng và sử dụng
Website hỗ trợ.
Ở chương này, người viết trình bày về một số vấn đề về lí luận và thực
tiễn dạy học Ngữ văn theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh bằng
việc sử dụng Website dạy học.
Chương 2: Xây dựng và sử dụng Website hỗ trợ dạy học truyện hiện đại
Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 12.
Trong chương này, người viết vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn để
triển khai dạy học một số tác phẩm thuộc thể loại truyện trong chương trình
Ngữ văn 12 với sự hỗ trợ của Website.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
8
Chƣơng 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC NGỮ VĂN
THEO HƢỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
THÔNG QUA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG WEBSITE HỖ TRỢ
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học Ngữ văn theo hƣớng phát
huy tính tích cực của học sinh
1.1.1. Quan niệm và đặc trƣng của phƣơng pháp dạy học tích cực
1.1.1.1. Quan niệm về phƣơng pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực là thuật ngữ rút gọn, để chỉ các phương
pháp nhằm đề cao vai trò tự giác, tích cực, độc lập nhận thức của người học
dưới vai trò tổ chức, định hướng của người dạy. Như vậy, phương pháp dạy
học tích cực theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học,
nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
Thuật ngữ này được sử dụng một số năm gần đây tại nhiều nước trên
thế giới. Tích cực trong phương pháp dạy học tích cực được dùng với nghĩa là
hoạt động, chủ động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không
dùng trái nghĩa với tiêu cực.
Phương pháp dạy học tích cực (Active Teaching and Learning) hướng
tới tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung phát
huy tính tích cực của người học chứ không chỉ tập trung hoạt động tích cực
hóa của người dạy. Với phương pháp dạy học tích cực, người dạy đóng vai trò
chủ đạo – người học đóng vai trò chủ động chiếm lĩnh tri thức.
Như chúng ta đã biết, muốn đổi mới cách học, trước tiên phải đổi mới
cách dạy. Trong quá trình dạy học, cách thức, con đường dạy chỉ đạo cách
thức con đường học. Người học muốn chủ động sáng tạo trong học tập sẽ đòi
hỏi bản thân người dạy phải luôn động não, tích cực tổ chức các hoạt động,
9
đưa người học vào trong các tình huống sư phạm khác nhau và để tự các em
giải quyết các tình huống đó.
Trong việc đổi mới PPDH phải luôn có sự hợp tác của người dạy và
người học, sự phối hợp giữa hoạt động dạy và hoạt động học. Theo quan điểm
này, phương pháp dạy học tích cực đề cập đến Dạy và Học tích cực. Như vậy,
thuật ngữ này hàm chứa cả phương pháp dạy và phương pháp học.
Phương pháp dạy học tích cực là một xu thế đổi mới PPDH trong các
loại hình nhà trường hiện nay. Ở đây, người học được chiếm lĩnh tri thức
thông qua các hoạt động dưới vai trò tổ chức, chỉ đạo, định hướng của người
dạy. Nó đi ngược lại với xu thế dạy học truyền thống lâu nay: Thầy đọc – Trò
chép; hay nói cách khác, người học bị động trong quá trình chiếm lĩnh tri
thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo.
1.1.1.2. Đặc trƣng của phƣơng pháp dạy học tích cực.[26]
Thứ nhất, dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của
ngƣời học
Khi sử dụng phương pháp dạy học tích cực, người học là khách thể của
học động dạy nhưng là chủ thể của hoạt động học. Họ được tích cực tham gia
vào các hoạt động học tập dưới vai trò tổ chức của người dạy. Ở đây, người
học được đặt vào trong các tình huống có vấn đề, tự mình khám phá tri thức,
được trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề theo suy
nghĩ của bản thân, động não tư duy các phương án giải quyết khác nhau trong
một thời gian nhất định… Từ đó, không những nắm được tri thức, kỹ năng,
kỹ xảo mà còn nắm được cách thức và con đường đi tới tri thức, kỹ năng, kỹ
xảo đó.
Thứ hai, dạy và học chú trọng rèn luyện phƣơng pháp tự học
Rèn luyện phương pháp tự học là mục tiêu, nhiệm vụ và là cách thức,
con đường của phương pháp dạy học tích cực. Không đi theo con đường của
cách dạy học truyền thống, mang tính nhồi nhét tri thức cho người học, mà
10
tiếp cận với cách dạy học hiện đại – tự bản thân người học tìm kiếm, khám
phá tri thức thông qua các kênh thông tin đa dạng hóa khác nhau.
Trong sự bùng nổ thông tin của khoa học – công nghệ và khoa học xã
hội, xu thế dạy học truyền thống mang tính áp đặt tri thức từ phía người dạy
không còn phát huy hiệu quả tích cực, thì phương pháp tự học được coi là
phương pháp học tập cơ bản. Người học là một kênh tự thông báo các thông
tin khác nhau, thu nạp từ nhiều nguồn và bước đầu tự xử lí, chọn lọc các đơn
vị tri thức, nhằm phục vụ cho mục đích của bản thân.
Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học là tạo cho người học động cơ
hứng thú học tập, rèn kỹ năng, thói quen ý chí tự học để từ đó khơi dậy nội
lực vốn có trong mỗi người, chất lượng và hiệu quả học tập sẽ được nâng cao.
Thứ ba, tăng cƣờng học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác
Dưới góc độ lý thuyết của lý luận dạy học, nguyên tắc đảm bảo tính
vừa sức chung và tính vừa sức riêng luôn được thực hiện trong quá trình dạy
học. Theo nguyên tắc dạy học này, tri thức truyền tải phải nằm trong vùng
ngưỡng phát triển trí tuệ của người học, tức là không quá thấp và không quá
cao (Vưgốtxki). Trong khi đó, trình độ nhận thức của người học trong một lớp
là không đồng đều cũng như tư duy luôn có sự khác biệt, do vậy khi áp dụng
phương pháp dạy học tích cực phải tính đến sự phân hóa về cường độ, tiến độ
hoàn thành nhiệm vụ học tập với các bài học được thiết kế thành một chuỗi
các thao tác độc lập.
Các bài tập, các tình huống được thiết kế trong bài học phải tuân theo
nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức chung và riêng. Tính vừa sức chung đối với
số đông người học (đại trà), còn tính vừa sức riêng đối với từng cá nhân học
sinh. Áp dụng phương pháp dạy học tích cực ở trình độ càng cao thì sự phân
hóa này càng lớn. Việc sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin trong
nhà trường sẽ đáp ứng yêu cầu cá thể hóa hoạt động học tập của người học.
11
Tuy vậy, trong quá trình dạy học, hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo,
hoạt động sáng tạo và thái độ cũng như chuẩn mực hành vi đều được hình
thành bằng các hoạt động độc lập, cá nhân. Giảng đường và lớp học là môi
trường giao tiếp sư phạm, giao tiếp giữa người dạy và người học, giữa người
học với nhau, tạo nên mối quan hệ tương tác trong quá trình chiếm lĩnh nội
dung bài học. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, các giờ xeminer
trên giảng đường… ý kiến của mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bị
bác bỏ, thể hiện trình độ nhận thức của từng người, từ đó người học tự nâng
cao trình độ của bản thân lên mức độ cao hơn. Như vậy, thông qua việc học
tập của từng cá nhân trong một tập thể, sự phối hợp học tập hợp tác cho thấy
bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi người học, của
cả lớp chứ không phải chỉ dựa trên nguồn tri thức của người dạy và các tài
liệu học tập có liên quan.
Trong các loại hình nhà trường hiện nay, phương pháp học tập hợp tác
được tổ chức theo nhóm đôi, nhóm nhỏ (4 – 6 người), nhóm lớn hơn (8 – 10
người), theo lớp hoặc trường. Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả và chất
lượng của giờ học, đặc biệt khi phải giải quyết các vấn đề phức tạp, khó hiểu.
Lúc này xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các thành viên trong nhóm
để hoàn thành yêu cầu, nhiệm vụ chung đề ra.
Trong hoạt động nhóm, các thành viên phải ý thức không nên ỷ lại; tính
cách, năng lực tổ chức dần được bộc lộ; tình cảm bạn bè, tinh thần hỗ trợ
được phát huy… Chính mô hình hợp tác này sẽ giúp cho các thành viên làm
quen dần với sự phân công hợp tác trong đời sống xã hội.
Đất nước ta đang hội nhập một cách mạnh mẽ vào nền kinh tế thị trường,
có sự hợp tác trên nhiều lĩnh vực với các nước trên thế giới, vì vậy năng lực
hợp tác phải trở thành nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường, chuẩn bị bước
đường tương lai cho người học.
12
Thứ tƣ, kết hợp đánh giá của ngƣời dạy với tự đánh giá của ngƣời
học
Kiểm tra – đánh giá là một khâu không thể thiếu của quá trình dạy
học. Nó giúp cho người dạy điều chỉnh quá trình dạy, còn người học tự điều
chỉnh quá trình học của bản thân; từ đó mở ra một chu trình dạy học tiếp theo.
Trong quá trình dạy học, kiểm tra là phương tiện để đánh giá. Theo quan
điểm dạy học truyền thống, người dạy giữ độc quyền đánh giá người học.
Điều này dẫn đến, nhiều khi người học không hiểu tại sao mình được điểm số
như vậy. Ý nghĩa giáo dục trong đánh giá bị giảm sút đáng kể.
Theo lý thuyết của phương pháp dạy học tích cực, người dạy tổ chức
hướng dẫn cho người học phát triển các kỹ năng tự đánh giá; tự điều chỉnh
hoạt động học. Ở đây, người dạy cần tạo điều kiện thuận lợi để người học
được tham gia tương tác, đánh giá lẫn nhau. Tự đánh giá đúng bản thân để từ
đó điều chỉnh hành vi, hoạt động của mình là yếu tố cần thiết trong cuộc sống.
Phẩm chất này của mỗi người sẽ dần được hình thành thông qua việc dạy và
học tích cực trong nhà trường.
Theo định hướng của phương pháp dạy học tích cực, nhằm đào tạo
những con người năng động, sáng tạo, dễ hòa nhập và thích nghi với đời sống
xã hội, thì việc kiểm tra – đánh giá không chỉ dừng lại ở mức độ, yêu cầu tái
hiện các tri thức đã học mà phải kích thích khả năng tìm kiếm của ._.người học
các thách thức thông qua các bài toán nhận thức, các tình huống có vấn đề,
các yêu cầu mang tính sáng tạo điển hình.
Ngày nay, với sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học hiện đại cũng như
các phương thức đánh giá mới đang ngày được cập nhật và sử dụng, nhà sư
phạm có nhiều lựa chọn các cách đánh giá khác nhau nhằm mang lại thông tin
phản hồi (feed – back) tích cực từ phía người học. Có thể kể tên một trong các
cách đánh giá mới hiện nay trong các loại hình nhà trường là việc đánh giá kết
13
quả học tập của người học bằng trắc nghiệm khách quan có sử dụng một số
phần mềm công cụ.
Từ phương pháp dạy học truyền thống (Traditional Methods), mang tính
thụ động, áp đặt tri thức với người học chuyển dịch sang phương pháp dạy
học tích cực mang tính chủ động, độc lập và sáng tạo của người học là cuộc
cách mạng và một bước tiến dài trong lịch sử giáo dục nước nhà. Nó hoàn
toàn phù hợp với sự thay đổi mạnh mẽ của xã hội, nhằm giúp làm ra các sản
phẩm của giáo dục thích ứng được với hoàn cảnh và cuộc sống của xã hội
hiện hành.
1.1.2. Vấn đề cải tiến các phƣơng pháp dạy học truyền thống theo
quan điểm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh
a) Trong việc đổi mới PPDH, ta không phủ nhận vai trò của các phương
pháp truyền thống. Ở một mức độ nào đó, ta phải xem xét các phương pháp
này theo quan điểm mới, theo hướng tích cực hóa họat động học tập của HS,
Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Chuyển từ phương
pháp nặng về sự diễn giảng của giáo viên sang phương pháp tổ chức cho học
sinh tích cực hoạt động để tự lực chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng.
b) Tăng cường sử dụng PPDH “Vấn đáp tìm tòi”. Trong vấn đáp tìm tòi,
bằng những câu hỏi rõ ràng, có tính chất gợi ý nêu vấn đề người thầy có thể
tạo điều kiện cho mọi HS phải động não, tư duy để tích cực tham gia vào quá
trình chiếm lĩnh tri thức. Kết quả là HS vừa lĩnh hội thêm được kiến thức mới
đồng thời biết được cách thức đi đến kiến thức đó. Tạo ra các cuộc tranh luận
cho HS hoạt động độc lập, tranh luận là đặt câu hỏi mở, tức là một câu hỏi có
nhiều cách trả lời. Đối với loại câu hỏi này, HS phải vận dụng trí nhớ về kiến
thức đã học đồng thời phải tư duy để giải quyết vấn đề, nó đòi hỏi HS động
não nhiều hơn, chủ động và sáng tạo hơn trong học tập. Trao nhiệm vụ học
tập ngày càng nặng dần cho HS, chuyển dần từ dạy học truyền thụ kiến thức
sang dạy học giải quyết vấn đề. Phối hợp các hình thức tổ chức hoạt động học
14
tập ngoài lớp học để tạo điều kiện cho việc rèn luyện những hoạt động học tập
đa dạng của HS, cần phối hợp nhiều hình thức tổ chức học tập ngoài lớp học,
trong đó chuyển dần từ dạy học truyền thụ kiến thức sang dạy học giải quyết
vấn đề. Chẳng hạn như : Tổ chức và hướng dẫn cho HS tự học môn Ngữ văn
ở nhà, nghiên cứu, học tập, viết báo tường, sinh họat xêmina khoa học, tham
quan, ngoại khóa, thi đố vui. Tăng cường học tập cá nhân, phối hợp một cách
hài hòa với học tập hợp tác. Theo PPDH mới, hình thức học tập cá nhân vẫn
là hình thức học tập cơ bản, có hiệu quả nhất nhưng HS phải có tinh thần học
tập một cách tự giác, chủ động. Học tập hợp tác là hình thức học tập bổ trợ có
tác dụng rèn luyện người học tinh thần hợp tác lao động, chia sẻ kinh nghiệm,
học hỏi lẫn nhau, ý thức trách nhiệm với công việc chung. Phối hợp chặt chẽ
những nỗ lực cá nhân trong tự học với việc học tập hợp tác trong nhóm.
c) Sử dụng kết hợp đa dạng PPDH: không có PPDH nào phù hợp với
mọi mục tiêu, nội dung dạy học. Mỗi PPDH có những ưu điểm và những hạn
chế riêng. Vì vậy, việc áp dụng đa dạng các PPDH trong quá trình dạy học là
một yêu cầu quan trọng trong việc phát huy tính tích cực, nâng cao chất lượng
dạy học.
d) Vận dụng dạy học GQVĐ, là con đường quan trọng nhất để phát huy
tính tích cực nhận thức, phát triển năng lực nhận biết và giải quyết vấn đề của
HS. Dạy học GQVĐ có thể áp dụng trong tất cả các hình thức dạy học, các
loại hình bài học ở những mức độ khác nhau.
e) Sử dụng đa phương tiện và CNTT trong dạy học: Đa phương tiện và
CNTT có nhiều khả năng ứng dụng trong dạy học. Nó vừa là nội dung dạy
học, vừa là phương tiện dạy học hiện đại. Sử dụng phương tiện dạy học mới
cũng đòi hỏi phải có PPDH mới.
f) Bồi dưỡng phương pháp tự học cho HS: Phương pháp tự học, học tập
một cách tự lực, đóng vai trò quan trọng trong việc tích cực hóa, phát huy tính
sáng tạo của HS. Cần rèn luyện cho HS phương pháp thu thập, xử lý thông
15
tin, phương pháp tổ chức cách học tập, làm việc, phương pháp làm việc theo
nhóm.
g) Khả năng nhận thức của học sinh phụ thuộc vào mức độ ham thích
hoạt động nhận thức của họ. Sự ham thích nhận thức lại do nhiều yếu tố xác
định như động cơ học tập, sự thích thú với những điều học hỏi được, tác động
từ các yếu tố bên ngoài, nghị lực của từng học sinh.
h) Việc học tập của học sinh có bản chất hoạt động, thông qua hoạt động
của bản thân mà chiếm lĩnh kiến thức, hình thành và phát triển năng lực trí tuệ
cũng như quan điểm đạo đức, thái độ. Như vậy, dạy học là dạy hoạt động.
Trong quá trình dạy học, học sinh là chủ thể nhận thức, giáo viên có vai trò tổ
chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học tập của học sinh theo một chiến
lược hợp lý sao cho học sinh tự chủ chiếm lĩnh, xây dựng tri thức. Quá trình
dạy học các tri thức thuộc một môn khoa học cụ thể được hiểu là quá trình
hoạt động của giáo viên và của học sinh trong sự tương tác thống nhất biện
chứng của ba thành phần trong hệ dạy học bao gồm: Giáo viên, học sinh và tư
liệu hoạt động dạy học.
i) Hoạt động học của học sinh bao gồm các hành động với tư liệu dạy
học, sự trao đổi, tranh luận với nhau và sự trao đổi với giáo viên. Hành động
học của học sinh với tư liệu hoạt động dạy học là sự thích ứng của học sinh
với tình huống học tập đồng thời là hành động chiếm lĩnh, xây dựng tri thức
cho bản thân mình. Sự trao đổi, tranh luận giữa học sinh với nhau và giữa học
sinh với giáo viên nhằm tranh thủ sự hỗ trợ xã hội từ phía giáo viên và tập thể
học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Thông qua các hoạt động của học
sinh với tư liệu học tập và sự trao đổi đó mà giáo viên thu được những thông
tin liên hệ ngược cần thiết cho sự định hướng của giáo viên đối với học sinh.
j) Hoạt động của giáo viên bao gồm hành động với tư liệu dạy học và sự
trao đổi, định hướng trực tiếp với học sinh. Giáo viên là người tổ chức tư liệu
hoạt động dạy học, cung cấp tư liệu nhằm tạo tình huống cho hoạt động của
16
học sinh. Dựa trên tư liệu hoạt động dạy học, giáo viên có vai trò tổ chức,
kiểm tra, định hướng hoạt động của học sinh với tư liệu học tập và định
hướng sự trao đổi, tranh luận của học sinh với nhau. Chúng ta có thể hình
dung diễn biến của hoạt động dạy học như sau:
Giáo viên tổ chức tình huống (giao nhiệm vụ cho học sinh): học sinh
hăng hái đảm nhận nhiệm vụ, gặp khó khăn, nảy sinh vấn đề cần tìm tòi giải
quyết. Dưới sự chỉ đạo của giáo viên, vấn đề được diễn đạt chính xác hoá, phù
hợp với mục tiêu dạy học và các nội dung cụ thể đã xác định.
Học sinh tự chủ tìm tòi giải quyết vấn đề đặt ra. Với sự theo dõi, định
hướng, giúp đỡ của giáo viên, hoạt động học của học sinh diễn ra theo một
tiến trình hợp lí, phù hợp với những đòi hỏi phương pháp luận.
Giáo viên chỉ đạo sự trao đổi, tranh luận của học sinh, bổ sung, tổng
kết, khái quát hóa, thể chế hóa tri thức, kiểm tra kết quả học tập phù hợp với
mục tiêu dạy học các nội dung cụ thể đã xác định.
1.1.3. Tổ chức hoạt động đọc văn nhƣ là một hình thức dạy học Ngữ
văn theo phƣơng pháp tích cực
Dạy đọc – hiểu văn bản văn học về căn bản khác với giảng văn. Việc
dạy học tác phẩm, đoạn trích văn học không gọi là giảng văn, mà gọi là đọc –
hiểu văn bản văn học. Chủ trương này được thực hiện từ THCS, và đã ghi cụ
thể vào phần chuẩn kiến thức, kĩ năng của Chương trình Giáo dục phổ thông
môn Ngữ văn năm 2006. Đọc và viết, nói và nghe là các hoạt động cơ bản của
HS trong môn học Ngữ văn. Các hoạt động này được GV tổ chức cho HS
thực hiện trên lớp và trong các hoạt động học tập.
Đọc là hoạt động cơ bản của HS trong bài học tác phẩm văn học đã
đem lại sự thay đổi nhận thức và quan niệm trong việc dạy học tác phẩm văn
học. Bài học tác phẩm văn học không là bài để GV giảng và bình, mà để cho
HS đọc. GV sử dụng công cụ lời giảng vào việc hướng dẫn cho HS đọc. GV
dạy HS kiến tạo nội dung ý nghĩa bài văn bằng cách tổ chức cho HS soạn bài,
17
phát biểu, thảo luận, đối thoại trên lớp, trao đổi nhóm, sau đó GV tổng kết,
nâng cao, đưa ra kết luận cuối cùng trong tiết học. Đọc bắt đầu từ kênh chữ,
từ đọc hiểu từ ngữ, câu văn, biểu đạt mà suy ra nội hàm hình tượng và ý
nghĩa. Văn bản văn học thường được lạ hoá, để làm chậm sự cảm thụ của
người đọc. GV cần khai thác các hiện tượng lạ hoá của văn bản để HS chú ý
giải mã, hình thành kĩ năng đọc. Yêu cầu HS phát hiện câu văn hay, câu văn
đa nghĩa, câu văn khó hiểu trong văn bản. Trên cơ sở HS chú ý văn bản GV
mới dạy cho HS phân tích văn bản để nắm bắt ý nghĩa.
Vấn đề ở đây là ứng dụng phương pháp dạy học tích cực, tức là tổ chức
hoạt động đọc văn như thế nào cho phù hợp với đặc trưng môn Văn và thật sự
có hiệu quả.
1.2. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng Website hỗ trợ dạy học
Ngữ văn
1.2.1. Cơ sở lý luận của việc sử dụng máy vi tính làm phƣơng tiện
dạy học
Vào những năm gần đây, các thành tựu của khoa học, CNTT đặc biệt là
MVT đang dần dần trở thành công cụ hữu ích đối với tất cả các lĩnh vực trong
xã hội, MVT đã làm thay đổi khá lớn đến hình thức, nội dung các hoạt động
kinh tế, văn hoá và đời sống xã hội loài người. Ứng dụng của MVT ngày càng
trở nên đa dạng và phong phú. Do vậy, đối với nước ta hiện đang trong giai
đoạn đổi mới và hội nhập, ý nghĩa và tầm quan trọng của MVT lại càng trở
nên bức thiết hơn bao giờ hết. Đối với ngành giáo dục, việc ứng dụng MVT
lại càng có ý nghĩa đặc biệt.
MVT là phương tiện kỹ thuật có nhiều điểm mạnh để phục vụ cho những
hoạt động khác nhau của con người. Những điểm mạnh này đã và đang được
khai thác để hỗ trợ quá trình dạy học trong trường phổ thông. Sau đây là
những ưu điểm nổi bật có thể khai thác trong quá trình dạy học.
18
1.2.1.1. Chức năng lƣu trữ, xử lý và cung cấp thông tin
Nhờ những chức năng có thể tạo ra, lưu trữ và hiển thị lại một khối
lượng thông tin vô cùng lớn dưới nhiều hình thức khác nhau như: văn bản
(text), đồ họa (graphic), hình ảnh (image), âm thanh (sound), hoạt cảnh phim
(video clip), giáo viên sẽ xây dựng được bài giảng sinh động thu hút sự tập
trung người học, dễ dàng thể hiện được các phương pháp sư phạm: phương
pháp dạy học tình huống, phương pháp dạy học nêu vấn đề, thực hiện đánh
giá và lượng giá học tập toàn diện, khách quan ngay trong quá trình học…
tăng khả năng tích cực chủ động tham gia học tập của người học. Chức năng
này có ý nghĩa lớn lao trong quá trình học tập, bởi lẽ học tập chính là quá
trình thu thập xử lý và lưu trữ thông tin. Ngoài việc cho phép lưu trữ thông
tin, MVT còn cho phép xử lý theo ý muốn của GV, sửa đổi, tìm kiếm, sắp
xếp, phân loại, chọn lọc, kiểm tra, phóng to, thu nhỏ, làm chậm, làm nhanh,
dừng lại quá trình đang diễn ra hay chuyển sang nghiên cứu quá trình khác.
Trên cơ sở đó, HS có điều kiện tốt hơn để đưa ra các phán đoán, nhận định
trong khi giải quyết các vấn đề học tập trên hệ thống cơ sở dữ liệu tri thức.
Đối với môn Ngữ văn kho tư liệu là điều kiện cần thiết và đặc biệt quan
trọng. Nhưng hiện nay ở môn học này, các đồ dùng trực quan hầu như không
có, tranh ảnh minh họa trong sách giáo khoa không nhiều. Chính vì vậy bản
thân giáo viên phải tự xây dựng nguồn tư liệu để phục vụ tốt cho công tác
giảng dạy.
- Trước đây giáo viên tự tìm kiếm tư liệu bằng cách đọc, tham khảo tài
liệu, sách, báo và chép lại những thông tin cần thiết vào sổ tích lũy chuyên
môn.
- Hiện nay, với việc sử dụng mạng Internet người giáo viên tìm kiếm tư
liệu được thuận lợi, phong phú, khoa học hơn và không mất nhiều thời gian
như trước đây. Việc khai thác tư liệu có thể lấy từ các nguồn:
19
+ Khai thác thông tin, tranh, ảnh, tư liệu bài giảng từ mạng Internet
+ Khai thác tranh ảnh từ sách, tài liệu, báo chí, tạp chí ...
+ Khai thác từ băng hình, phim video, các phần mềm, tranh ảnh, bản
đồ, hình vẽ... thông qua chức năng cung cấp thông tin của máy tính
Ví dụ: Khai thác các đoạn phim về các tác giả văn học, các tác phẩm
văn học được chuyển thể thành phim hoặc bài hát, khúc ngâm …
1.2.1.2. Chức năng điều khiển, điều chỉnh, kiểm tra và luyện tập
Việc học tập trên MVT có tác dụng cá biệt hóa cao người học. MVT tự
động lưu giữ đánh giá kết quả học tập của mỗi cá nhân, kịp thời đưa ra những
thông tin phản hồi bao gồm các yêu cầu, những hướng dẫn, những nội dung
hay câu hỏi kiểm tra phụ. Nhờ vậy HS có thể kịp điều chỉnh hoạt động học
tập của mình cho phù hợp và mỗi cá nhân sẽ được học tập theo đúng khả năng
của mình. Với sự trợ giúp của MVT học sinh có thể xác định nhanh chóng và
đúng đắn những kiến thức cần phải ôn tập, những kiến thức cần được bổ sung.
Ngoài ra MVT có thể đề xuất một tiến trình học tập phù hợp với từng đối
tượng HS sao cho họ có thể đạt được kết quả học tập tốt nhất. Từ đó, việc tổ
chức dạy học có thể được tiến hành theo những hình thức khác mà ngày nay
đang được phổ biến và áp dụng rộng rãi đó là : Dạy học từ xa, Dạy học thông
qua Inetrnet với Website, E-Learning. Trong kiểm tra đánh giá, MVT có thể
đưa ra các câu hỏi tương tác thông qua nhấn chuột tới các liên kết Website
hay các chương trình lập trình sẵn sẽ cho ra kết quả đánh giá mang tính khách
quan và chính xác.
Như vậy thông qua việc cung cấp thông tin, việc kiểm tra liên tục, lưu
trữ và xử lý các kết quả kiểm tra mà MVT được xem là một phương tiện kiểm
tra có nhiều thế mạnh hơn các phương tiện truyền thông khác, luôn luôn đảm
bảo mối quan hệ tương tác thuận và nghịch giữa người sử dụng với MVT dẫn
20
đến có thể điều khiển và điều chỉnh kịp thời hoạt động học tập của HS. Ngoài
ra MVT được sử dụng để liên lạc trao đổi giữa GV và HS thông qua thư điện
tử Email, diễn đàn. Đây là chức năng phổ biến trong dạy học ngày nay giúp
người dạy và người học rút ngắn khoảng cách, rút ngắn thời gian, các bài học,
các bài tập hay các bài kiểm tra có thể gởi nhận nhanh chóng.
Ngày nay với sự phát triển không ngừng của CNTT về phần cứng và
phần mềm đa dạng, đã tạo điều kiện cho các nhà lập trình trong và ngoài
ngành giáo dục quan tâm và tạo ra các chương trình ứng dụng hỗ trợ cho việc
dạy và học. Nhiều chương trình và Website đã xây dựng nhằm hỗ trợ cho việc
tự học, tự ôn tập của học sinh như và ... trong
đó các yếu tố kích thích hứng thú, phát huy tính tích cực cũng như phát triển
trí tuệ của HS được hết sức chú trọng.
1.2.1.3. Chức năng minh hoạ, trực quan hoá
Giúp cho việc nhận thức các đối tượng đó thuận lợi mang lại hiệu quả
lớn tiết kiệm thời gian chuẩn bị của GV và HS. HS được xem nhiều hình ảnh
về tác giả đang tìm hiểu. Xem phim minh hoạ về nội dung bài học. Điều này
được thể hiện rõ khi tìm hiểu tác phẩm Vợ chồng A Phủ và tác phẩm Vợ
nhặt…
1.2.2. Sử dụng mạng máy tính và Internet trong dạy học Ngữ văn
1.2.2.1. Khái niệm mạng máy tính và Internet
Internet là hệ thống các mạng thông tin của máy tính được liên kết với
nhau trên phạm vi toàn thế giới, nhờ đó người sử dụng có thể liên lạc với
nhau để trao đổi, dùng chung khai thác các thông tin trên mạng. Các nhà khoa
học có thể sử dụng Internet để tìm kiếm tài liệu và thảo luận với nhau. GV và
HS có thể tìm kiếm các tài liệu, phần mềm phục vụ cho việc dạy và học, giải
trí. Các nhà kinh doanh thì sử dụng Internet như một phương tiện quảng cáo,
giao dịch thương mại, mua bán hàng hóa.[19]
21
Tiền thân của mạng Internet ngày nay là mạng ARPANET. Vào năm
1960 khi một cơ quan của Bộ Quốc phòng Mỹ, cơ quan quản lý dự án nghiên
cứu phát triển (ARPA) đề nghị liên kết 4 địa điểm đầu tiên vào tháng 7 năm
1968. Bốn địa điểm đầu tiên đó là Viện Nghiên cứu Stanford, Trường Đại học
tổng hợp California ở Los Angeles, Úc - Santa Barbara và trường Đại học
tổng hợp Utah. Đó là mạng liên khu vực (Wide area Network) hay mạng Wan
đầu tiên được xây dựng. Bốn địa điểm trên được nối thành mạng vào năm
1969 đã đánh dấu sự ra đời của Internet ngày nay: mạng được biết đến dưới
cái tên ARPANET đã hình thành.
Nếu xét về thời gian thì thuật ngữ Internet xuất hiện lần đầu vào khoảng
năm 1974. Lúc đó mạng vẫn được gọi là ARPANET. Năm 1983, giao thức
TCP/IP chính thức được coi như một chuẩn đối với ngành quân sự Mỹ, và tất
cả các máy tính nối với ARPANET phải sử dụng chuẩn mới này.
Giao thức TCP/IP ngày càng thể hiện rõ các điểm mạnh của mình, quan
trọng nhất là khả năng liên kết các mạng khác với nhau lại một cách dễ dàng.
Chính điều này cùng với các chính sách mở cửa đã cho phép các mạng dùng
cho nghiên cứu và thương mại kết nối được với ARPANET, thúc đẩy việc tạo
ra một siêu mạng (SuperNetwork). Nhưng năm 1980 ARPANET được đánh
giá là mạng trụ cột của mạng Internet. Mốc lịch sử quan trọng của Internet
được chọn vào giữa thập kỷ 1980, khi tổ chức khoa học quốc gia Mỹ NSF
thành lập mạng liên kết các trung tâm máy tính lớn với nhau gọi là NSFNET.
Nhiều doanh nghiệp đã chuyển từ ARPANET sang NSFNET và do đó sau
gần 20 năm hoạt động, ARPANET không còn hiệu quả nữa và đã ngừng hoạt
động vào khoảng năm 1990.
Sự hình thành mạng backbone của NSFNET và những mạng vùng khác
đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của Internet. Tới năm
1995, NSFNET thu lại thành một mạng nghiên cứu còn Internet thì vẫn tiếp
tục phát triển. Với khả năng kết nối mở như thế, Internet đã trở thành một
22
mạng lớn nhất trên thế giới, mạng của các mạng. Nếu trong năm 1990, trên
thế giới chỉ có khoảng 200.000 máy tính kết nối Internet thì đến năm 1992 đã
có khoảng 1.000.000 máy tính được kết nối, và đến nay thì số lượng máy tính
được kết nối Internet đã lớn hơn rất nhiều.
Ngày nay chúng ta thấy Internet xuất hiện trong mọi lĩnh vực : thương
mại, chính trị, quân sự, nghiên cứu, giáo dục, văn hoá, xã hội ... và cũng từ đó
các dịch vụ trên Internet không ngừng phát triển tạo ra cho nhân loại một kỷ
nguyên mới: Kỷ nguyên thương mại điện tử trên Internet.
Mạng Internet là của chung điều đó có nghĩa là không ai thực sự sở hữu
nó với tư cách cá nhân. Mỗi phần nhỏ của mạng được quản lý bởi các tổ chức
khác nhau nhưng không ai, không một thực thể nào cũng như không một
trung tâm máy tính nào nắm quyền điều khiển mạng. Mỗi phần của mạng
được liên kết với nhau theo một cách thức nhằm tạo nên một mạng toàn cầu.
Những tài nguyên, những thông tin, những lợi nhuận mà mạng máy tính
và Internet mang lại là vô cùng quý giá và vô cùng tận. Đó là các tin tức nóng
bỏng được cập nhật từng giây. Đó là các nguồn tri thức cực kỳ bổ ích cho sự
phát triển của con người, những bài học kinh nghiệm, những tài liệu về các
môn khoa học, là nơi giải trí thượng lưu với trò chơi, âm nhạc, hình ảnh sống
động như thật, là nơi để mua sắm mà không phải mất công đi một đường xa
đến cửa hàng với các sản phẩm được tùy chọn theo ý thích, đồng thời là nơi
để đăng ký và học trực tuyến.
Hiện nay việc chuyển văn bản và ảnh chụp thông qua máy vi tính là
chuyện bình thường. Theo các tuyến điện thoại, ngày nay có thêm mạng
không dây (Wifi) có thể trao đổi dữ liệu với các máy vi tính khác. Khi mở
máy vi tính, nó sẽ thu nạp thông tin nhập vào nó từ bất kỳ những bộ phận bên
trong lẫn bên ngoài, ngay cả khi ta vắng nhà hoặc trực tuyến (online). Chúng
ta có trao đổi thư tín, nhận tin từ các ngân hàng dữ liệu cực lớn, nối mạng với
các cuộc trao đổi, hội nghị đông đảo người tham gia do các chủ máy vi tính tổ
23
chức mà không cần ra khỏi nhà, mua sắm và thanh toán các tài khoản ngân
hàng.
Các máy vi tính nối mạng bao gồm các thông tin phổ cập, các khối lượng
kiến thức rộng lớn có thể vận dụng thực tế cho bất kỳ hoạt động nào, các cuộc
tiến trình hội nghị tranh luận trao đổi ý kiến và thông tin (forum: diễn đàn). Ví
dụ, chúng ta đặt ra câu hỏi và trong vài giây, ta nhận được câu trả lời của
những người cùng tham gia diễn đàn, cho dù là họ có mặt ở các lục địa khác
nhau.
Nhiều nhà bác học thường giữ mối liên hệ với nhau qua Internet, bởi vì
điều đó cho phép họ phổ biến nhanh chóng các công trình khoa học và kết quả
nghiên cứu. Ngày nay giáo viên có thể giảng bài qua Internet (E-learning). Họ
đưa bài giảng lên mạng kèm theo các hình ảnh đồ họa sinh động minh họa,
còn học sinh thì ngồi tại nhà lĩnh hội, nghiên cứu tài liệu mới, các thắc mắc
chưa hiểu có thể phản hồi trực tiếp với giáo viên thông qua Email hoặc diễn
đàn lập tức các câu hỏi đó sẽ được hồi đáp trả lời có khi ngay lập tức hoặc vài
ngày, vài tuần, thậm chí vài tháng sau mới có người trả lời vấn đề của bạn,
hoặc có những chỉ dẫn tìm kiếm trên mạng thông qua công cụ tìm kiếm hoặc
các liên kết Website, và điều này cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vô số các
học sinh khác.
Website là một tập hợp các trang Web có một địa chỉ duy nhất trên dịch
vụ mạng (Internet) dùng để định rõ vị trí của nó, trong đó các trang Web đóng
vai trò chính, liên kết với nhau và cùng tồn tại trên một máy chủ nào đó. Việc
xem một Website luôn luôn bắt đầu với trang chủ (home page), trang giao
diện đầu tiên mang tính hướng dẫn giới thiệu người xem vào sâu hơn các
trang Web bên trong. Hầu hết các Website chứa hàng chục, hàng trăm, hay
hàng ngàn trang Website.[19]
Website là những kho tài liệu chứa các trang Web. Các trang này không
những chứa văn bản mà còn có thể bao gộp các hình ảnh, âm thanh, video... là
24
phương tiện liên lạc mạnh và hiệu quả nhất trên Internet. Các trang Web này
sử dụng ngôn ngữ HTML (HyperText Markup Language) để mô tả thông tin.
Các tài liệu này được lưu trữ thành tập tin dạng văn bản có phần mở rộng là
HTML hay HTM.
Chúng ta có thể hiểu Website như một mạng chằng chịt với hằng hà sa
số các trạm thông tin dùng chung một ngôn ngữ liên lạc và một hệ thống ghi
số địa chỉ. Nhờ đó, những trạm này có thể liên kết (Link) với nhau, cho phép
người dùng “đi” từ chỗ này qua chỗ khác chỉ với một cú trỏ chuột và nhấp
chuột. Hàng triệu người trên khắp thế giới có thể truy cập Website nhìn thấy
nó chứ không giới hạn trong phạm vi lãnh thổ nào cả. Đối với ngành giáo dục
Website là một lớp học của trường học nào đó trên mạng Internet. Website
bao gồm toàn bộ thông tin, dữ liệu, hình ảnh, phương pháp cung cấp cho các
môn học, để phục vụ và truyền đạt tới người truy cập Internet. Với vai trò
quan trọng như vậy, có thể coi Website là công cụ hỗ trợ đắc lực cho giáo
viên tổ chức hoạt động dạy học trên lớp đồng thời nó là kho dữ liệu khổng lồ
cho học sinh nghiên cứu và tự học để đào sâu và mở rộng kiến thức. Để truy
cập thông tin của các Website khác nhau, mỗi Website phải có địa chỉ phân
biệt với nhau. WWW (World Wide Web) sử dụng cách đánh địa chỉ của riêng
nó, gọi là URL (Uniform Resource Locator – Mã định vị tài nguyên).
1.2.2.2. Tiềm năng của mạng máy tính và Internet trong dạy học
Ngữ văn
Các phương tiện thông tin cùng với hệ thống mạng toàn cầu Internet làm
thay đổi cách con người tiếp cận tri thức: Không chỉ đọc để biết mà còn nghe,
thấy, cảm nhận sự kiện xảy ra ở xa như đang diễn ra trước mắt. Chính những
điều này đã làm cho tri thức và thông tin trở thành không biên giới, đưa mọi
hoạt động vượt ra khỏi quốc gia và mang tính toàn cầu. Ngoài ra CNTT và
Internet đang đóng vai trò là một cánh cửa góp phần rút ngắn khoảng cách
25
trong giáo dục giữa các vùng miền, là phương tiện để đi tới một “xã hội học
tập”.
1.2.2.3. Khai thác Internet trong dạy học Ngữ văn
Hiện nay, mọi loại thông tin, số liệu âm thanh, hình ảnh đều có thể được
đưa về dạng kỹ thuật số để bất kỳ máy tính nào cũng có thể lưu trữ, xử lý và
gởi chuyển tiếp cho nhiều người. Mạng máy tính và Internet đang ngày càng
trở thành một công cụ phổ biến, tác động mạnh mẽ vào mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội, giáo dục và tác động lên chính bản thân mỗi người chúng ta.
Một trong các điều kiện quan trọng nhất để tăng cường hiệu quả giáo dục
và chất lượng dạy học môn Ngữ văn là tìm kiếm nguồn tư liệu, hình ảnh, phần
mềm phù hợp để bổ sung và mở rộng những nội dung quy định trong sách
giáo khoa. Mạng máy tính và Internet là nguồn tư liệu vô tận sẽ giúp giáo
viên và học sinh đáp ứng yêu cầu đó.
Những tư liệu được lựa chọn sẽ làm cho bài giảng trở nên phong phú,
sống động, hấp dẫn hơn, HS sẽ tiếp thu bài giảng một cách tự nhiên. Internet
là một thành tựu có tính đột phá của nhân loại cuối thế kỷ XX mà lịch sử ghi
nhận. Muốn truy cập thông tin trên các trang Web, thì máy tính phải có một
chương trình để thực hiện quản lý truy cập thông tin gọi là trình duyệt Web.
Hiện nay có nhiều trình duyệt của các hãng phần mềm khác nhau như: Opera,
Mozilla Firefox, Netscap…, nhưng phổ biến nhất là trình duyệt Internet
Explorer với phiên bản mới nhất là 7.0.
1. Truy cập các Website
Để truy cập các Website bất kỳ ta gõ trực tiếp địa chỉ URL của nó vào
thanh địa chỉ. Khi nhập địa chỉ Website, không cần gõ “http://”, các trình
duyệt Web tự động hiểu là bạn đang muốn dùng giao thức http. Ngoài ra, với
thiết lập tùy chọn thích hợp, đối với những địa chỉ có dạng
bạn chỉ cần đánh xxx là đủ.
26
Khi đang ở một trang Web bạn có thể nhấp chuột trên một liên kết có sẵn
trong trang đang được trình bày để đi tiếp đến các trang khác.
Trong quá trình truy cập các Website nếu thấy một trang Web hay, bạn
muốn lưu giữ lại để lần sau truy cập, bạn có thể lưu giữ trong Favorites bằng
cách nhấp chuột trên nút Add Favorites đối với trình duyệt Internet Explorer
hay nút Add Boomark đối với trình duyệt Mozilla Firefox.
2. Internet – Nguồn tƣ liệu vô tận
Về dung lƣợng: Những số liệu, báo cáo thống kê cho thấy cho đến cuối
thế kỷ XX, Internet đã trở thành kho thông tin khổng lồ và phong phú nhất
trong lịch sử nhân loại với hàng trăm triệu Websites liên quan đến mọi lĩnh
vực, ngõ ngách của đời sống xã hội. Có nhà nghiên cứu đã từng khẳng định
rằng xét về khối lượng, thông tin trên Internet đã vượt qua rất xa so với tổng
khối lượng thông tin được in thành sách của loài người kể từ khi phát minh ra
chữ viết cho đến năm 1990. Khối lượng đó lại được tăng lên với tốc độ chóng
mặt hàng năm.
Về khả năng truy cập: Internet có ưu thế tuyệt đối, trừ một số ít thông
tin được bảo vệ nhằm mục đích thương mại hoặc bí mật, mỗi người sử dụng
Internet đều có thể truy cập bất kỳ một thông tin nào trên Internet dù thông tin
đó được đặt ở Mỹ, Nga, Châu Âu, Châu Phi, Nhật Bản hay Việt Nam mà
không phải rời khỏi bàn làm việc của mình. Đó là điều không thể mơ ước đối
với các nguồn tin khác như thư viện, các bộ sưu tập hay thậm chí cả báo chí.
Về loại hình: Internet cung cấp thông tin ở dạng văn bản, hình ảnh, âm
thanh hay thậm chí là cả dạng phim tư liệu hay video. Khả năng này cho phép
khai thác và bổ sung những tư liệu một cách phong phú hơn rất nhiều so với
thông tin được in trên giấy thuần túy bằng văn bản.
Về nội dung: Tính đa dạng, phong phú và dễ truy cập tạo cơ hội cho
người giáo viên có thể chọn lọc những tư liệu thích hợp, cô đọng và phù hợp
nhất với nội dung, mục đích của từng bài giảng mà không bị lặp lại hay nhàm
27
chán. Vấn đề chọn lọc tư liệu phù hợp sẽ được đề cập sâu hơn trong mục tiếp
theo.
3. Lựa chọn công cụ tìm kiếm
Internet là một kho tài liệu khổng lồ với hàng tỉ tài liệu, phần mềm, hình
ảnh trên mạng. Việc tìm kiếm một tài liệu cần tham khảo là một công việc
không đơn giản và có thể mất nhiều thời gian nếu không có công cụ hỗ trợ.
Hiện nay trên Internet có một số Website hỗ trợ trong việc tìm kiếm thông tin.
Các Website này thường được gọi là công cụ tìm kiếm (Search Tool). Các
công cụ này dò tìm trên Internet những tài nguyên có chứa từ khóa mà bạn
cung cấp. Chúng có thể dò tìm dựa vào nội dung, URL hay tiêu đề của các tài
nguyên. Kết quả trả về cho bạn thường là một trang Web chứa đựng URL,
hình ảnh tiêu đề và có thể cùng với một vài mô tả chính yếu về nguồn tài
nguyên có liên quan đến từ khóa (Keyword).
4. Cách làm việc với một công cụ tìm kiếm
- Dùng trình duyệt (Internet Explorer) mở trang bắt đầu của trang công
cụ tìm kiếm.
- Nhập từ khóa bạn muốn tìm vào ô Search và nhấn Enter.
- Trang công cụ sẽ trả về kết quả là các liên kết tới các trang có liên quan
tới từ khóa cần tìm. Nếu thấy có một liên kết chứa URL mong muốn thì nhấp
chuột trên liên kết đó để xem.
Hiện nay trên Internet có rất nhiều công cụ tìm kiếm khá phổ biến. Mỗi
công cụ được thiết kế với những tính năng riêng, có thể chọn một trong số các
công cụ này để tìm kiếm thông tin trên Internet.
28
Đây là một dịch vụ hỗ trợ việc tìm kiếm thông tin, hình ảnh, tin tức,
video... nhưng nó lại không phải là một bộ máy tìm kiếm như Yahoo! hay
Google mà đây là một trang Web trung gian, liên kết với 37 bộ máy tìm kiếm
khác nhau, từ những “đại gia” như Google, Google Images, Youtube... cho
đến những chàng nhỏ bé hơn như Newsvine, Reddit... Sputtr.com sẽ đem đến
cho bạn cả một nguồn dữ liệu khổng lồ. Nhập từ khoá tìm kiếm vào trang này
rồi chọn bộ máy tìm kiếm để tra cứu. Có thể nhấn vào liên kết Customize this
page để thêm hoặc xóa các bộ máy tìm kiếm, hoán đổi vị trí các bộ máy tìm
kiếm để dễ dùng hơn.[43]
Hầu hết các người truy cập mạng trên thế giới đa phần sử dùng tìm kiếm
truy vấn trên Web thực hiện qua Google. Kết quả cho thấy Google là dịch vụ
tìm kiếm tốt nhất về văn bản, tập tin, video, hình ảnh, tin tức, hay thông tin
địa phương rất chính xác, thông minh và cập nhật nhất.
5. Giới thiệu một số trang Web, diễn đàn về Ngữ văn
Cùng với những bộ môn khoa học khác, Ngữ văn góp mặt trên Internet
thông qua nỗ lực của những cá nhân, tập thể có kỹ năng tin học và am ._.…………………………………………………………………
15. Bé Heng được thể hiện qua những chi tiết nào?
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Phiếu học tập 3
Tìm hiểu về nghệ thuật của tác phẩm
16. Hãy nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm?
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
17. Rừng xà nu là một truyện ngắn tiêu biểu cho đặc điểm nào sau đây của
văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 và đặc điểm đó cũng là đặc điểm
nổi bật trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Trung Thành ?
A. Tính dân tộc đậm đà và tính nhân dân sâu sắc.
B. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
C. Yêu nước gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội.
D. Khuynh hướng sử thi và tính dân tộc đậm đà.
18. Nhà văn Nguyên Ngọc từng tâm sự: “Rừng xà nu là truyện một đời và
được kể trong một đêm. Đó là cái đêm dài như cả một đời.” Theo anh/ chị,
về thể loại tác phẩm tự sự, “được kể trong một đêm” được gọi là thời gian
gì?
A. Thời gian trần thuật.
B. Thời gian của truyện.
168
C. Thời gian kể chuyện.
D. Thời gian sự kiện.
19. Theo Nguyên Ngọc, nếu ông viết Rừng xà nu vào cái thời viết Đất
nước đứng lên (1955) thì ông sẽ không viết nổi cái truyện ngắn ấy. Nghe
có vẻ nghịch lí nhưng lại rất hợp lí. Ông quan niệm, viết truyện ngắn
không dễ, muốn viết nhà văn phải :
A. Có sự hiểu biết sâu sắc về đặc trưng nghệ thuật của truyện ngắn.
B. Có vốn sống phong phú, sự trải nghiệm sâu sắc về cuộc sống.
C. Có vốn sống phong phú, sự trải nghiệm sâu sắc, hiểu biết về cuộc sống.
D. Có vốn sống phong phú, sự trải nghiệm sâu sắc về cuộc sống và con
người Tây Nguyên.
3. Công cụ hỗ trợ
- Máy vi tính nối mạng, máy chiếu, Website dạy học bao gồm: Phiếu học
tập, bài giảng điện tử…
- Các phim tư liệu.
4. Phương pháp: Thảo luận nhóm, đặt vấn đề, đàm thoại.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Trắc nghiệm đầu giờ
3. Bài mới
GV: Sử dụng Website để tổ chức hoạt động dạy học trên lớp.
Lời vào bài: Tây Nguyên – vùng đất mà cách nay gần nửa thế kỉ con xa lạ
với mọi người, trong đó có cả các nhà văn nhưng với Nguyễn Trung Thành
(Nguyên Ngọc) thì đấy lại là nơi ông gắn bó mật thiết, để có những tác phẩm
như Đất nước đứng lên, Rừng xà nu đi vào lịch sử văn học Việt Nam, đi vào
kí ức người đọc về một nhà văn được xem là người viết hay nhất về Tây
169
Nguyên và cũng chính những tác phẩm viết về Tây Nguyên đã làm nên phần
hay nhất, tiêu biểu nhất trong sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trung
Thành.
HOẠT ĐỘNG CỦA
GV
HOẠT ĐỘNG
CỦA HS
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Hướng
dẫn HS tìm hiểu những
yếu tố ngoài văn bản
- Tổ chức cho học sinh
thảo luận và trình bày
nội dung tìm hiểu vài
nét về tác giả và tác
phẩm
GV: Đặt câu hỏi các
nhóm thảo luận và làm
việc.
1. Nêu một vài nét chính
về tác giả Nguyễn Trung
Thành?
2. Kể tên một số tác
phẩm tiêu biểu của ông?
GV: Mở trang Web giới
thiệu cho HS.
GV: Cung cấp cho HS
sử dụng các trang Web
Trang tác giả Nguyễn
- HS dựa vào phần
chuẩn bị trước bài
học để trao đổi với
bạn.
- HS trả lời vào
A. Tìm hiểu vài nét về tác
giả, tác phẩm
I. Tác giả
1. Nguyễn Trung Thành
(1932)
- Tên thật là Nguyễn Văn
Báu, sinh năm 1932, tỉnh
Quảng Nam.
- 1950 Nguyễn Trung Thành
gia nhập quân đội, sống và
hoạt động ở Tây Nguyên.
- 1954 tập kết ra Bắc.
- 1962 trở lại chiến trường
miền Nam.
- Khi hòa bình lập lại 1975,
ông công tác tại Tạp chí văn
nghệ quân đội và chuyển
sang Hội nhà văn Việt Nam.
- Nguyễn Trung Thành gắn
bó mật thiết với chiến trường
Tây Nguyên trong cả hai
170
Trung Thành, Tác phẩm
truyện “Rừng xà nu” và
trang Bài giảng điện tử
để HS tự tìm hiểu và
nghiên cứu.
Hoạt động 2: Tổ chức
cho học sinh tìm hiểu
hoàn cảnh sáng tác và
ý nghĩa nhan đề tác
phẩm
GV: Nêu hoàn cảnh sáng
tác - xuất xứ tác phẩm?
phiếu học tập câu
hỏi 1, 2.
- HS trình bày
hoàn cảnh sáng
tác-xuất xứ tác
phẩm, đưa ra ý
kiến đánh giá của
cá nhân về tác
phẩm.
cuộc kháng chiến, là nhà văn
của Tây Nguyên.
2. Tác phẩm tiêu biểu: Đất
nước đứng lên (1954), Rẻo
cao (1961), Trên quê hương
những anh hùng Điện Ngọc
(1969)…
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Tác phẩm ra đời năm 1965,
khi Mỹ đổ quân ào ạt vào
miền Nam. Tất cả những
nhân vật, chi tiết, diễn biến
sự việc đều tuôn chảy theo
dòng cảm xúc dâng trào của
Nguyên Ngọc. Nó đến một
cách tất yếu, đến từ trong
tiềm thức mà chưa bao giờ
Nguyên Ngọc nghĩ đến. Nó
được dồn tụ từ lâu rồi bộc
phát đột ngột, tình cờ.
- Tác phẩm ra đời trong
những ngày sôi sục, quyết
liệt, hào hùng của dân tộc và
độ chín về tài năng của tác
giả.
171
GV: Cho biết ý nghĩa về
nhan đề Rừng xà nu?
GV: Nêu kết luận về
nhan đề.
- Các nhóm làm
việc thảo luận, cử
đại diện trình bày
ý nghĩa của nhan
đề.
- HS trả lời vào
phiếu học tập câu
hỏi 3, 4.
- Tác phẩm đạt giải thưởng
Văn nghệ Nguyễn Đình
Chiểu.
- Lần đầu tiên tác phẩm được
in trên tạp chí Văn nghệ quân
giải phóng miền Trung Trung
Bộ, sau khi in chung trong
tập truyện Trên quê hương
những anh hùng Điện Ngọc.
2. Nhan đề
- Nhan đề Rừng xà nu đã
chứa đựng nhiều cảm xúc của
nhà văn và linh hồn tư tưởng
chủ đề của tác phẩm.
- Rừng xà nu còn ẩn chứa khí
chất của đất rừng Tây
Nguyên gợi lên vẻ đẹp hùng
tráng man dại – một sức sống
bất diệt của cây và của con
người Tây Nguyên.
=> Rừng xà nu mang nhiều
tầng ý nghĩa: ý nghĩa thực và
ý nghĩa tượng trưng. Hai lớp
ý nghĩa này xuyên suốt, thấm
vào nhau toát lên hình tượng
sinh động của xà nu, đưa lại ý
nghĩa Tây Nguyên rất đậm đà
172
Hoạt động 3: Tổ chức
cho học sinh tìm hiểu về
hình tượng rừng xà nu.
Cho HS đọc đoạn văn
mở đầu: “Làng ở trong
tầm đại bát của đồn giặc.
[…] Đứng trên đồi xà nu
ấy trông ra xa, đến hết
tầm mắt cũng không
thấy gì khác ngoài
những đồi xà nu nối tiếp
tới chân trời.” Và đoạn
kết truyện: “Tnú lại ra
đi. Cụ Mết và Dít đưa
anh ra đến cửa rừng xà
nu gần con nước lớn.
[…] Ba người đứng ở
đấy nhìn ra xa. Đến hút
tầm mắt cũng không
thấy gì khác ngoài
những rừng xà nu nối
tiếp chạy đến chân
trời…”
GV: Cảm nhận của anh/
- HS tiếp nhận vấn
đề lắng nghe và
theo dõi.
- HS mở trang tác
cho tác phẩm.
B. Đọc – hiểu văn bản
I. Tìm hiểu chi tiết
1. Hình tượng rừng xà nu
a. Rừng xà nu là biểu tượng
của đời sống.
+ Xà nu có mặt trong đời
sống hàng ngày, gắn bó mật
thiết với dân làng Xôman.
+ Chày trong mỗi bếp nhà.
+ Cháy trong đống lửa nhà
ưng, nơi tập hợp dân làng.
+ Lập lòe trên ngọn đuốc.
+ Lũ trẻ làng lem luốc khói
xà nu.
+ Khói xà nu quét đen bảng
cho anh Quyết dạy Tnú nà
Mai học.
+ Xà nu tham dự vào những
sự kiện trọng đại của làng.
+ Đêm đêm làng thức dưới
ánh đuốc xà nu mài vũ khí.
+ Giặc đốt mười ngón tay
Tnú bằng giẻ tẩm dầu xà nu.
+ Đuốc xà nu cháy sáng trên
tay cụ Mết và dân làng trong
173
chị về hai đoạn văn vừa
được nghe?
GV: Cây xà nu được nhà
văn miêu tả như thế nào?
GV: Sức sống của cây
xà nu được miêu tả như
thế nào? Miêu tả để
nhằm mục đích gì?
phẩm truyện, tìm
hiểu, trả lời.
- HS trả lời câu hỏi
5 vào phiếu học
tập.
- HS căn cứ vào
văn bản trả lời.
- HS trả lời câu hỏi
6, 7 vào phiếu học
tập.
đêm đồng khởi.
+ Lửa xà nu soi rõ xác những
tên lính bị giết trong đêm
đồng khởi.
b. Rừng xà nu là biểu tượng
của con người Tây Nguyên.
+ Cây xà nu sinh sôi nảy nở
rất khỏe, tượng trưng cho sức
sống mãnh liệt, khát vọng tự
do của đồng bào Tây Nguyên
“nó phóng lên rất nhanh để
tiếp lấy ánh nắng”.
+ Cây mẹ gục gã, cây con
mọc lên như sự tiếp nối của
dân làng Xôman.
+ Cây xà nu mang ý nghĩa
biểu trưng cho từng con
người ở làng Xôman.
+ Cây xà nu là hình ảnh của
Tnú “có những cây vượt lên
được đầu người, cành lá sum
sê như những con chim đã đủ
lông mao, lông vũ. Đạn đại
bác không giết nổi chúng,
những vết thương của chúng
chóng lành như trên thân thể
cường tráng. Chúng vượt lên
174
Hoạt động 4: Tổ chức
cho học sinh tìm hiểu về
hình tượng nhân vật
Tnú.
GV: Cảnh ngộ gia đình
Tnú được nhà văn miêu
tả như thế nào?
- HS trả lời cá
nhân.
- HS trả lời câu hỏi
rất nhanh thay thế những cây
đã ngã…”
+ Cái chết của mẹ con Mai
như cái chết của những cây
xà nu “có những cây con vừa
lớn ngang tầm ngực người lại
bị đại bác chặt làm đứt đôi. Ở
những cây đó nhựa còn trong,
chất dầu còn loãng, vết
thương không lành lại được,
cứ loét mãi ra, năm mười
hôm thì cây chết”.
+ Cụ Mết như một cây đại
thụ “ưỡn tấm ngực lớn của
mình ra che chở cho làng”.
+ Dít kiên cường, mạnh mẽ
như “những cây mới nhú
khỏi mặt đất, nhọn hoắt như
những mũi lê”.
2. Hình tượng nhân vật Tnú
a. Cảnh ngộ gia đình
- Cha mẹ mất sớm, dân làng
Xôman nuôi Tnú.
- Vợ con bị giết.
b. Cảnh ngộ bản thân
- Bản thân: không cứu sống
175
8 vào phiếu học
tập.
- HS tiếp nhận vấn
đề lắng nghe và
theo dõi.
- HS mở trang
SGK điện tử.
- Các nhóm làm
việc thảo luận, cử
đại diện trả lời
được mẹ con Mai.
- Bị giặc bắt, tra tấn dã man,
bị đốt mười đầu ngón tay.
- Dân làng Xôman cứu sống
anh.
=> Tnú phải gánh chịu nhiều
bất hạnh đau đớn.
c. Bản chất
- Lời nói của cụ Mết: “đời nó
khổ nhưng bụng nó sạch như
nước suối làng ta.” => Tâm
hồn trong sáng.
d. Vẻ đẹp của nhân vật Tnú
* Giàu tình cảm yêu thương
- Đối với cánh rừng xà nu:
+ Sau khi từ đơn vị về thăm
làng, Tnú đứng hồi lâu ngắm
nhìn.
+ Phát hiện ra vẻ đẹp của
rừng cây và vai trò của nó.
+ Trước khi chia tay đứng
lặng hồi lâu ngắm nhìn rừng
xà nu.
=> Đối với Tnú, cánh rừng
xà nu gắn bó mật thiết với
anh, là đối tượng để thương
176
GV: Nêu những hành
động và lời nói của Tnú
khi còn nhỏ và rút ra nét
tính cách của anh.
- Hs trả lời câu hỏi
9 vào phiếu học
tập.
- Các nhóm làm
việc thảo luận, cử
đại diện trả lời
- Trả lời các câu
hỏi 10, 11, 12.
để nhớ trong lòng anh.
- Đối với dân làng Xôman:
+ Anh gọi tên, nhận mặt từng
người, thăm hỏi từng người.
+ Cụ Mết “quắc thước như
xưa, ngực căng như một cây
xà nu lớn”.
=> Đối với bà con dân làng,
anh gắn bó sâu nặng.
- Đối với vợ con:
+ Xé tấm đồ của mình ủ ấm
cho con.
+ Khi vợ con bị giặc tra tấn,
lao vào che chở cho me con
Mai.
=> Thương vợ thương con,
sẵn sàng xả thân vì vợ con.
* Là một người anh hùng gan
dạ.
- Lúc nhỏ: trước hành dộng
tra tấn dã man của kẻ thù
(treo cổ anh Xút, giết bà
Nhan), Tnú vẫn làm liên lạc
cho anh Quyết
- Lúc bị tra tấn:
+ Anh cắn răng chịu đựng,
177
GV: Nêu nhận xét của
bản thân về nhân vật
Tnú.
Hoạt động 5: Tổ chức
cho học sinh tìm hiểu về
hình tượng nhân vật cụ
- HS thảo luận
nhóm (2 bàn/ 1
nhóm) để đưa ra
nhận xét về nhân
vật.
không kêu lên: “người cộng
sản không thèm kêu van...
Tnú sẽ không kêu! Không”.
+ Tnú nhắm mắt lại, rồi mở
mắt ra, trừng trừng.
- Sau khi bị giặc tra tấn, mỗi
ngón tay chỉ con 2 đốt => gia
nhập bộ đội giải phóng.
=> Tấm lòng trung thành với
cách mạng, kiên cường bất
khuất trước kẻ thù.
* Là người chiến sĩ có tính kỉ
luật cao.
- Tuy nhớ nhà, nhớ quê
hương nhưng phải được cấp
trên cho về mới về, chỉ về
đúng một ngày theo quy định.
=> Tnú là người con chung
của dân làng Xôman, của dân
tộc Strá. Nhân vật Tnú tỏa
sáng chủ nghĩa anh hùng Việt
Nam thời chống Mĩ.
3. Hình tượng nhân vật cụ
Mết
- Là già làng, sáu mươi tuổi
vẫn còn khỏe mạnh: “Ông cụ
vẫn quắc thước như xưa...,
178
Mết.
Có thể cho HS đọc đoạn
văn: “Tiếng ông cụ Mết
vẫn trầm và nặng. […]
Nhớ lấy, ghi lấy. Sau
này tau chết rồi, bay còn
sống phải nói lại cho con
cháu: chúng nó đã cầm
súng, mình phải cầm
giáo!...” để tạo không
khí, làm cơ sở phân tích.
GV: Chân dung nhân vật
cụ Mết được tác giả phác
thảo bằng những chi tiết
nào?
- HS tiếp nhận vấn
đề lắng nghe và
theo dõi.
- HS suy nghĩ và
trình bày cá nhân.
- HS nhận xét và
trả lời câu 13 vào
phiếu học tập.
mắt vẫn sáng và xếch
ngược..., ngực căng như một
cây xà nu lớn”, tiếng nói “vẫn
ồ ồ, dội vang trong lòng
ngực”.
- Là người có uy tín với dân
làng, được mọi người kính
trọng: khi cụ Mết kể câu
chuyện của Tnú, dân làng
lắng nghe trong không khí
trang nghiêm, xúc động; mỗi
lời nói của cụ Mết có tác
động lớn đến dân làng.
- Là cầu nối giữa truyền
thống và hiện đại, giữa Đảng
và đồng bào Tây Nguyên:
+ Cụ Mết có ý thức giáo dục
truyền thống cho dân làng, kể
cho dân làng nghe câu
chuyện bi hùng của Tnú để
nhắc nhở mọi người “Người
Strá ai có cái tai, ai có cái
bụng thương núi, thương
nước, hãy lắng mà nghe mà
nhớ. Sau nay tau chết rồi,
chúng mày phải kể lại cho
con cháu nghe...”.
179
GV: Những tình tiết
miêu tả hành động và
ngôn ngữ của cụ Mết
cho thấy tính cách cụ
Mết như thế nào? Vai trò
của nhân vật này?
- Các nhóm làm
việc thảo luận, cử
đại diện trả lời
+ Cụ tin tưởng tuyệt đối vào
cách mạng: “Cụ Mết nói: cán
bộ là Đảng, Đảng còn, núi
nước mày còn”.
- Là người chỉ huy vũ trang
của dân làng:
+ Cụ chỉ ra cho dân thấy con
đường sống duy nhất là phải
đánh giặc bằng vũ khí “Nhớ
lấy, ghi lấy. Sau này tau chết
rồi, bay còn sống phải nói lại
cho con cháu: chúng nó đã
cầm súng mình phải cầm
giáo!”.
+ Cụ cùng dân làng chuẩn bị
vũ khí, cụ chỉ huy dân làng
nổi dậy, mệnh lệnh của cụ
phát ra đơn giản và chắc
nịch: “Thế là bắt đầu rồi. Đốt
lửa lên!”
+ Kêu gọi mọi người đoàn
kết đứng lên giết giặc bằng
bất cứ vũ khí gì: “Tất cả
người già, người trẻ, người
đàn ông, người đàn bà, mỗi
người phải tìm lấy một cây
giáo, một cây mác, một cây
180
Hoạt động 6: Tổ chức
cho học sinh tìm hiểu về
hình tượng nhân vật
Dít.
GV: Nêu một số chi tiết
nghệ thuật mà nhà văn
miêu tả nhân vật Dít.
GV: Qua những chi tiết
miêu tả ấy, anh/ chị cảm
nhận về Dít như thế nào?
- HS căn cứ vào
văn bản trả lời.
- HS trình bày cảm
nhận riêng của bản
thân.
- HS trả lời câu hỏi
14 vào phiếu học
tập.
dụ, một cây rựa. Ai không có
thì vót chông”.
=> Cụ Mết là linh hồn của
dân làng, là cây xà nu cổ thụ
tiêu biểu cho sức mạnh tinh
thần, vật chất, cho tính cách
quật cường của đồng bào Tây
Nguyên.
4. Hình tượng nhân vật Dít
- Lúc nhỏ:
+ Lanh lẹ, tham gia nuôi giấu
dân làng mài vũ khí chuẩn bị
chiến đấu.
+ Gan dạ, dũng cảm (bị giặc
bắt, bắn súng doạ, quần áo tả
tơi nhưng Dít không khóc,
nhìn thẳng vào giặc bình thản
lạ lùng).
+ Kiên quyết, rắn rỏi, kiềm
nén những đau thương mất
mát (không khóc khi Mai mất
trong khi cả làng đều khóc).
- Lúc trưởng thành:
+ Là người giữ chức vụ cao
nhất làng: Bí thư chi bộ, kiêm
chính trị viên xã hội.
+ Có uy tín trong làng (qua
181
Hoạt động 7: Tổ chức
cho học sinh tìm hiểu về
hình tượng nhân vật bé
Heng.
GV: Nhân vật bé Heng
được thể hiện như thế
nào?
- HS suy nghĩ và
trình bày cá nhân.
- HS trả lời vào
phiếu học tập câu
hỏi 15
lời nói của bé Heng và cụ
Mết).
+ Có tính kỉ luật (hỏi giấy
phép Tnú).
+ Giàu tình cảm (bùi ngùi khi
Tnú ra đi).
-> Dít là cô gái trẻ giàu nghị
lực, đầy bản lĩnh và trưởng
thành mau chóng trong phong
trào chống Mĩ.
5. Nhân vật bé Heng
- Thông minh, lanh lẹ, làm
giao liên, nhớ kĩ từng hố
chông, từng chỗ ngụy trang
ngăn giặc.
- Có ý thức chấp hành kỉ luật
(luôn nghe theo lời chị Dít
dặn).
- Hồn nhiên, chân chất (trang
phục ngộ nghĩnh, mang súng
như những anh bộ đội).
-> Bé Heng là hình ảnh của
một cây xà nu lớn, ngọn xanh
rờn hứa hẹn một sự tiếp nối
xứng đáng các thế hệ đi
trước.
II. Tìm hiểu nghệ thuật văn
182
Hoạt động 8: Tổ chức
cho học sinh trình bày và
thảo luận về nghệ thuật
đặc sắc của tác phẩm.
GV: Nêu khái quát nghệ
thuật đặc sắc của tác
phẩm?
Hoạt động 9: Tổng kết
bài học. Giao nhiệm vụ
về nhà.
- Căn cứ vào văn
bản đã tìm hiểu,
HS khái quát nghệ
thuật.
- Trả lời câu hỏi
16, 17, 18, 19 ở
phiếu học tập.
bản
- Khuynh hướng sử thi thể
hiện đậm nét ở tất cả các
phương diện: đề tài, chủ để,
hình tượng, hệ thống nhân
vật, giọng điệu.....
- Cách thức trần thuật: kể
theo hồi tưởng qua lời kể của
cụ Mết
- Cảm hứng lãng mạn thể
hiện ở cảm xúc của tác giả
bộc lộ trong lời trần thuật, thể
hiện ở việc đề cao vẻ đẹp
thiên nhiên và con người
trong sự đối lập với tàn bạo
của kẻ thù.
Ghi nhớ SGK
Sử dụng Website trang “Bài tập: Tự luận, trắc nghiệm” để về nhà làm bài tập.
183
Tiến trình dạy học : Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)
Nguyễn Thi
I. Mục tiêu và yêu cầu
Kiến thức
- Hiểu được tâm trạng đau thương, đầy hi sinh gian khổ nhưng rất đỗi
anh dũng, kiên cường, bất khuất của nhân dân miền Nam trong những năm
chống Mĩ cứu nước. Sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình và tình yêu
nước, tình cách mạng, giữa truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh
thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong kháng chiến
chống Mĩ .
- Hiểu được giá trị nghệ thuật của thiên truyện: nghệ thuật trần thuật đặc
sắc, khắc hoạ tính cách và miêu tả tâm lí sắc sảo, ngôn ngữ gốc cạnh và đậm
chất Nam Bộ.
Kỹ năng
- Nâng cao kĩ năng đọc – hiểu truyện ngắn hiện đại.
- Rèn luyện kĩ năng tự đọc, tự học một cách chủ động, sáng tạo.
Tư tưởng, thái độ
- Biết trân trọng, yêu thương và cảm phục những con người bình thường mà
giàu lòng trung hậu, vô cùng dũng cảm đã đem xương máu để giữ gìn, bảo vệ
đất nước .
II. Chuẩn bị cho bài học
Đối với mỗi nhóm HS:
- Vào trang Web để tìm hiểu nội dung, chuẩn bị kiến thức cho bài học.
Đối với GV:
NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH
184
1. Tài liệu tham khảo
- Sách giáo khoa điện tử Ngữ văn 12.
- Website dạy học Ngữ văn 12 các tác phẩm: Những đứa con trong gia đình.
- Internet
2. Phiếu học tập
Phiếu học tập 1
Vài nét về tác giả, tác phẩm
1. Nêu những nét tiêu biểu về tiểu sử của nhà văn Nguyễn Thi?
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
2. Nhà văn Nguyễn Thi sáng tác những thể loại nào?
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
3. Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Thi?
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
4. Tác phẩm Những đứa con trong gia đình ra đời trong hoàn cảnh nào? In
ở tập truyện nào?
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
5. Nêu ý nghĩa nhan đề của tác phẩm?
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
185
Phiếu học tập 2
Đọc – hiểu văn bản
6. Tình huống độc đáo của truyện là gì?
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
7. Những thành viên trong gia đình Việt có đặc điểm, nét tính cách như
thế nào?
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
8. Tính cách của nhân vật chú Năm được bộc lộ qua những chi tiết nào?
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
9. Nhận xét của anh, chị về nhân vật chú Năm?
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
10. Cho biết vai trò của chú Năm trong gia đình Việt?
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
11. Tác giả miêu tả gián tiếp hình ảnh người mẹ qua liên tưởng má với chị
Chiến của Việt; anh/ chị thử phác thảo chân dung và tính cách của má
Việt?
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
12. Nhận xét của anh, chị về hình tượng người mẹ trong đoạn trích?
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
186
13. Nhân vật Chiến có những nét nào đáng quí?
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
14. Anh, chị cảm nhận thế nào về nhân vật Chiến?
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………....
15. Anh, chị thích nét nào nhất ở nhân vật Việt? Tại sao?
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
16. Nhân vật Chiến và Việt có những điểm giống và khác nhau như thế
nào?
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Phiếu học tập 3
Tìm hiểu về nghệ thuật của tác phẩm
17. Hãy nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích?
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
18. Từ đó nêu lên những giá trị tư tưởng nghệ thuật của truyện?
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
19. Đoạn trích đã thể hiện được những giá trị nghệ thuật nào của truyện
ngắn Những đứa con trong gia đình?
A. Nghệ thuật trần thuật, miêu tả tâm lí nhân vật một cách tinh tế, sâu
sắc.
B. Nghệ thuật trần thuật, miêu tả tâm lí nhân vật một cách sắc sảo, độc
187
đáo.
C. Nghệ thuật diễn tả tâm lí, khắc hoạ tính cách nhân vật qua hành vi,
ngôn ngữ.
D. Nghệ thuật diễn tả tâm lí nhân vật, tính cách nhân vật một cách sinh
động.
20. Đoạn văn thuật lại việc hai chị em Chiến khiêng bàn thờ má sang gửi
nhà chú Năm (từ “Cúng mẹ và cơm nước xong” đến “lội hết đồng này
sang bưng khác”) thuộc loại lời văn nào dưới đây?
A. Lời trữ tình ngoại đề của tác giả.
B. Lời người kể chuyện.
C. Lời nhân vật.
D. Lời nhân vật kết hợp với lời người kể chuyện.
3. Công cụ hỗ trợ
- Máy vi tính nối mạng, máy chiếu, Website dạy học bao gồm: Phiếu học
tập, bài giảng điện tử…
- Các phim tư liệu.
4. Phương pháp: Thảo luận nhóm, đặt vấn đề, đàm thoại.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Trắc nghiệm đầu giờ
3. Bài mới
GV: Sử dụng Website để tổ chức hoạt động dạy học trên lớp.
Lời vào bài: Nguyễn Thi là người Bắc (Hải Hậu – Nam Định) nhưng 15 tuổi
đã vào Sài Gòn vừa tự học vừa đi làm để kiếm sống. Nguyễn Thi rất am hiểu
đất và người phương Nam. Trong những năm đánh Mĩ, Nguyễn Thi đã sống ở
những vùng đất rất ác liệt. Hi sinh trong cuộc tổng tiến công Mậu thân 1968 ở
tuổi 40 nhưng Nguyễn Thi đã để lại cho nền văn học Việt Nam những tác
188
phẩm có giá trị trong đó có Những đứa con trong gia đình. Nguyễn Thi được
coi là nhà văn của người nông dân Nam Bộ trong công cuộc chống Mĩ cứu
nước vĩ đại. Đọc Những đứa con trong gia đình, chúng ta sẽ hiểu sâu sắc
thêm điều đó.
HOẠT ĐỘNG
CỦA GV
HOẠT ĐỘNG
CỦA HS
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Hướng
dẫn HS tìm hiểu những
yếu tố ngoài văn bản
- Tổ chức cho học sinh
thảo luận và trình bày
nội dung tìm hiểu vài
nét về tác giả và tác
phẩm.
GV: Đặt câu hỏi các
nhóm thảo luận và làm
việc.
1. Nêu một vài nét chính
về tác giả Nguyễn Thi?
2. Kể tên các tác phẩm
chính của Nguyễn Thi?
GV: Mở trang Web giới
thiệu cho HS.
GV: Cung cấp cho HS
- HS tiếp nhận yêu
cầu câu hỏi của
GV, HS mở trang
A. Tìm hiểu vài nét về tác
giả, tác phẩm
I. Tác giả
1. Nguyễn Thi
- Tên khai sinh: Nguyễn
Hoàng Ca, bút danh khác
Nguyễn Ngọc Tấn ( 1928-
1968)
- Quê quán: Nam Định
- Mồ côi cha sớm, mẹ đi
bước nữa, sống nhờ họ hàng,
vất vả, tủi cực từ nhỏ.
- Năm 1943 vào Sài Gòn
cùng người anh, vừa đi làm
kiếm sống vừa tự học.
- Năm 1945 tham gia cách
mạng rồi gia nhập lực lượng
vũ trang
-Trong kháng chiến chống
Pháp, làm công tác tuyên
189
sử dụng các trang Web
Trang tác giả Nguyễn
Thi, Tác phẩm truyện
Những đứa con trong
gia đình và trang Bài
giảng điện tử để HS tự
tìm hiểu và nghiên cứu.
Hoạt động 2: Tổ chức
cho học sinh trình bày
SGK điện tử tìm
hiểu và thảo luận
để trình bày.
- HS dựa vào phần
chuẩn bị trước bài
học để trao đổi với
bạn.
- HS trả lời vào
phiếu học tập câu
hỏi 1,2,3
huấn, vừa chiến đấu, vừa hoạt
động văn nghệ.
- Năm 1954 tập kết ra Bắc
công tác ở toà soạn tạp chí
Văn nghệ Quân Đội.
- Năm 1962 tình nguyện trở
lại chiến trường miền Nam,
công tác tại Cục chính trị
Quân giải phóng miền Nam,
một trong những thành viên
sáng lập và phụ trách “Tạp
chí Văn nghệ Quân giải
phóng” .
- Năm 1968 hi sinh trong
cuộc tổng tiến công nổi dậy
tết Mậu thân tại Sài Gòn.
- Năm 2000 được tặng giải
thường Hồ Chí Minh về Văn
học nghệ thuật.
2. Sự nghiệp sáng tác:
-Sáng tác nhiều thể loại: Bút
kí, truyện ngắn, tiểu thuyết…
- Trăng sáng (1960), Đôi bạn
(1962), Nguyễn Ngọc Tấn -
Nguyễn Thi toàn tập …
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác:
190
hoàn cảnh sáng tác và
ý nghĩa nhan đề tác
phẩm.
GV: Nêu hoàn cảnh sáng
tác - xuất xứ tác phẩm?
GV: Cho biết ý nghĩa
nhan đề truyện?
GV: Nêu kết luận về
nhan đề.
- HS trình bày xuất
xứ tác phẩm, đưa
ra ý kiến đánh giá
của cá nhân về tác
phẩm.
- HS thảo luận,
đưa ra nội dung.
- Trả lời câu hỏi 4
ở phiếu học tập.
- HS trình bày cá
nhân và trả lời câu
hỏi 5 ở phiếu học
tập.
Viết ngay trong những ngày
chiến đấu ác liệt khi ông đang
công tác ở Tạp chí Văn nghệ
Quân giải phóng.
2. Ý nghĩa nhan đề:
Truyện viết về những đứa
con của một gia đình có
truyền thống cách mạng, là
hình ảnh thu nhỏ của cả miền
Nam đau thương, anh dũng
trong thời chống Mĩ, gánh
chịu tang tóc do đế quốc Mĩ
gây ra, đồng thời cũng lập
được chiến tích lẫy lừng .
Hình ảnh thu nhỏ của cả dân
tộc Việt Nam, muôn người là
một, đoàn kết chiến đấu giải
phóng quê hương, xây dựng
đất nước.
191
Hoạt động 3: Tổ chức
cho học sinh tìm hiểu về
tình huống truyện
- Trong mục hoạt động
này được tổ chức như
hoạt động 2
GV: Qua cốt truyện, hãy
cho biết tác giả đã xây
dụng tình huống truyện
như thế nào?
Hoạt động 3: Tổ chức
cho học sinh tìm hiểu về
những thành viên
trong gia đình
GV dẫn dắt: Chân dung
một gia đình cách mạng,
hình ảnh nhân dân Nam
Bộ trong kháng chiến
chống Mĩ.
GV: Nêu phẩm chất
chung của các nhân vật
trong gia đình này?
- HS tiếp nhận vấn
đề lắng nghe và
theo dõi.
- HS mở trang tác
phẩm truyện, tìm
hiểu, trả lời.
- HS thảo luận,
trình bày và trả lời
câu hỏi 6 vào
phiếu học tập.
- HS trình bày cá
nhân và trả lời câu
hỏi 7 vào phiếu
học tập.
B. Đọc – hiểu văn bản
I. Tìm hiểu chi tiết
1. Tình huống truyện
- Đây là câu chuyện của gia
đình anh giải phóng quân tên
Việt. Nhân vật nay rơi vào
một tình huống đặc biệt:
Trong một trận đánh, anh bị
thương nặng phải nằm lại
giữa chiến trường, nhiều lần
ngất đi tỉnh lại. Truyện được
kể theo dòng nội tâm của
nhân vật khi đứt, khi nối
(ngất đi, tỉnh lại).
2. Những thành viên trong
gia đình
- Gan góc, dũng cảm, khao
khát được chiến đấu giết
giặc.
- Căm thù giặc sâu sắc.
- Giàu tình nghĩa, rất mực
thuỷ chung, son sắt với quê
hương và cách mạng.
Mỗi nhân vật có một nét
độc đáo riêng biệt.
192
GV: Nhân vật chú Năm
là người như thế nào?
GV: Suy nghĩ của anh,
chị về má Việt?
- HS thảo luận,
trình bày và trả lời
câu hỏi 8, 9, 10
vào phiếu học tập.
- HS thảo luận,
trình bày và trả lời
câu hỏi 11, 12 vào
phiếu học tập.
a. Nhân vật chú Năm:
- Ghi lại tất cả những sự kiện
diễn ra trong gia đình
Kết tinh đầy đủ truyền
thống của gia đình.
- Là người lao động chất
phác nhưng rất đỗi giàu tình
cảm, cũng dạt dào cảm xúc
khi cất lên điệu hò và Việt
chính là hiện thân, là nơi gởi
gắm những câu hò của chú
Năm.
- Chú Năm chính là khúc
thượng nguồn trong “dòng
sông truyền thống” của gia
đình Việt.
b. Nhân vật má Việt:
- Cũng là hiện thân của
truyền thống, nhân vật phụ
nữ mang đậm tính cách của
Nguyễn Thi.
- Rất gan góc, căm thù giặc
sâu sắc.
- Rất mực thương chồng,
thương con, đảm đang, tháo
vát, nén chặt nỗi đau thương
để nuôi con, đánh giặc.
193
GV: Cho biết những nét
đáng quí của nhân vật
Chiến? Cô mang những
nét tiêu biểu nào của
người mẹ?
GV: Nét tính cách của
Việt được biểu hiện như
thế nào qua đoạn trích?
GV đúc kết: Tính cách
nhân vật Việt và Chiến
- Hs trình bày cá
nhân và trả lời câu
hỏi 13, 14 vào
phiếu học tập.
- HS thảo luận,
trình bày và trả lời
câu hỏi 15, 16 vào
phiếu học tập.
Một người mẹ suốt đời vất
va, lam lũ nhưng rất đỗi kiên
cường, cao cả.
c. Nhân vật Chiến:
- Trải qua hoàn cảnh bi
thương, sớm trưởng thành,
già dặn trước tuổi.
- Mang những nét đẹp của
mẹ: gan góc, đảm đang, tháo
vát, căm thù giặc sâu sắc
- Có một tính cách rất đa
dạng: là cô gái mới lớn, tính
khí còn trẻ con, biết nhường
nhịn em, trừ việc đi “bộ đội”,
thực hiện lời thề như “dao
chém đá”: Nếu giặc còn thì
tao mất .
Chiến mang nét tiêu biểu
của phụ nữ thời chiến, đương
đầu với hoàn cảnh bi thương,
vươn lên mạnh mẽ để chiến
đấu anh dũng.
d. Nhân vật Việt :
- Đứa con tiêu biểu trong gia
đình.
- Tính tình dễ mến, trẻ con,
hiếu động, hay giành phần
194
đã làm rõ sự tiếp nối
truyền thống gia đình
của những người con.
Hoạt động 6: Tổ chức
cho học sinh trình bày và
thảo luận về nghệ thuật
đặc sắc của tác phẩm.
GV: Nêu khái quát giá trị
nghệ thuật của tác phẩm?
- HS suy nghĩ và
trình bày cá nhân.
hơn với chị.
- Vô tư, trong sáng, mọi việc
đều phó thác cho chị “lăn
kềnh ra ván cười khì khì …
chụp con đom đóm úp trong
lòng tay”.
- Yêu quý đồng đội nhưng
giấu việc có chị, giấu chị
“như giấu của riêng vì sợ mất
chị”.
- Chững chạc trong tư thế
chiến sĩ trẻ, dũng cảm, kiên
cường, gan góc, quả cảm,
không khuất phục trước quân
thù.
- Luôn trong tư thế chiến đấu
với giặc.
* Nhân vật Việt tiêu biểu
mang đầy đủ phẩm chất của
người Việt Nam: kiên cường,
bất khuất, không sợ hi sinh…
II. Tìm hiểu nghệ thuật văn
bản
- Truyện đặt trong bối cảnh
đặc biệt, hoàn cảnh khác
thường.
- Giọng văn trần thuật đặc
195
Hoạt động 6: Tổng kết
bài học. Giao nhiệm vụ
về nhà.
- HS trả lời câu hỏi
17, 18, 19, 20 ở
phiếu học tập
sắc, khắc hoạ miêu tả tâm lí
sắc sảo. Ngôn ngữ phong
phú, chọn lọc, giàu chất tạo
hình và đậm chất Nam Bộ …
Ghi nhớ: SGK
Sử dụng Website trang “Bài tập: Tự luận, trắc nghiệm” để về nhà làm bài tập.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA7543.pdf