Dây chuyền dệt

Phần I: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ TRÊN CỚ SỞ DIỆN TÍCH NHÀ XƯỞNG CÔNG TY DỆT 19/5 MÁY DỆT 1511 TRANG BỊ ĐẦU MÁY TAY KÉO VÀ HAI MẶT HÀNG TỰ CHỌN 1. Giới thiệu mặt hàng: Sản phẩm của ngành dệt không chỉ để may mặc mà còn được phục vụ cho các ngành công nghiệp và một số nhu cầu khác, đối tượng hướng tới ở đây là ngành công nghiệp đóng giày, sản xuất quần áo bảo hộ lao động và yêu cầu của thị trường , đặc điểm của các ngành này là yêu cầu nguyên liệu có độ bền, mài mòn, có độ cứng n

doc18 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3010 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Dây chuyền dệt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hất định, giữ dáng cho sản phẩm nhưng vẫn phải đảm bảo các yêu cầu vệ sinh cơ thể cũng như độ thông thoáng nhất định khi sử dụng. Vải dệt thoi với chi số sợi tương đối thô có đầy đủ các đặc tính ưu việt và có thể đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật này. Do đó mặc dù thiết kế dây chuyền công nghệ dệt với trang bị các máy dệt Trung quốc 1511 trong đó có một số máy trang bị đầu máy tay kéo cũ nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu công nghệ, đảm bảo chất lượng kỹ thuật, và sản xuất hiệu quả, kinh tế. Trên các cơ sở thiết bị hiện có tại nhà máy dệt 19/5 hiện đang sản xuât em chọn hai mặt hàng là : vải 2050 và 9928 đây là hai mặt hàng được các nhà máy đóng giày, sản xuất quần áo bảo hộ lao động và các đơn vị quân đội sử dụng làm bạt rất được ưa chuộng và thực tế đây là hai mặt hàn truyền thống của công ty từ nhiều năm nay. Nguyên liệu để đảm bảo yêu cầu về độ bền, mài mòn, có độ cứng nhất định ta chọn nguyên liệu 100% cotton. 1.1 Vải 2050: Vải 2050 là loại vải có kiểu dệt vân điểm có kết cấu bền chắc các sợi liên kết với nhau chặt chẽ thường hay làm vải bạt, giày, vải có độ cứng nhất định nhưng vẫn đảm bảo thông thoáng hợp vệ sinh đây là mặt hàng sản xuất truyền thống của nhà máy. 1.2 Vải 9928: Vải 9928 là loại vải có kiểu dệt vân chéo 3/1, hướng chéo S đây là loại vải có độ mềm mại hơn 2050 thoáng mát do đó chủ yếu được sử dụng cho các trường hợp làm quần áo bảo hộ lao động và cũng là loại mặt hàng thường xuyên được sản xuất tại nhà máy. Các thông số kỹ thuật và hình vẽ mắc vải: a. Bảng thông số kỹ thuật vải: Stt Thông số kỹ thuật Vải 2050 Vải 9928 1 Kiểu dệt Vân điểm Vân chéo 3/1 (Z) 2 Chi số sợi dọc Nd (Nm) 39/2 54/2 3 Chi số sợi ngang Nn (Nm) 39/3 54/2 4 Mật độ dọc Pd (sợi/10 cm) 190 420 5 Mật độngangPn(sợi/10 cm) 120 240 6 Khổ rộng vải Bv (cm) 120 120 7 Khổ rộng mắc sợi Bms (cm) 124 124 8 Độ co dọc ad (%) 17 12 9 Kiểu dệt biên Vân điểm Vân điểm Hình vẽ mắc vải: Vải 2050: 4 O X 3 O X 2 O X 1 O X 1 2 2 # # 1 # # 1 2 1 2 Vải 9928: 6 O X X X 5 O X X X 4 O X X X 3 O X X X 2 O O O O X X 1 O O O O X X 1 2 3 4 4 # # # # # # # 3 # # # # # # # 2 # # # # # # # 1 # # # # # # # 1 2 1 2 1 2 3 4 1 2 1 2 2.Tính các chỉ tiêu kỹ thuật vải 2.1 Xác định độ co dọc và độ co ngang của vải: a. Độ co dọc của vải:(ad) Độ co dọc của vải theo số liệu thực tế của công ty Dệt 19/5. Với vải 2050: ad = 17[%]. Với vải 9928: ad = 12 [%]. b.Độ co ngang của vải:(an0 Độ co ngang của vải được tính theo công thức. Trong đó : Bms: Khổ rộng mắc sợi =124 [cm]. Bv: Khổ rộng vải =120 [cm ]. an: Độ co ngang của vải [%]. = 2.2 Xác định số sợi luồn vào một khe khổ: Số sợi dọc luồn vào một khe khổ được chọn sao cho Rappo kiểu dệt chia chẵn cho số sợi dọc luồn vào một khe hoặc ngược lại (mục đích là để lúc luồn sợi đỡ bị nhầm lẫn). Ngoài ra, còn phải phụ thuộc vào một số yếu tố khác như mật độ dọc, số go…Vì vải bạt có chi số thấp, sợi xe bền nên thiết kế mật độ sợi dọc Pnền=Pbiên, vì vậy chọn Zkn =Zkb cho cả hai loại vải. Với vải 2050: có kiểu dệt vân điểm ta chọn số sợi luồn vào một khe khổ là 2 sợi. Zkn=Zkb=2 [sợi/khe khổ]. Với vải 9928: có kiểu dệt nền là vân cheo 3/1, biên là vân điểm nên ta chọn số sợi luồn vào một khe khổ là 4 sợi. Zkn =Zkb =4 [sợi/ khe khổ]. 2.3 Xác định số hiệu khổ:Nk Khổ dệt là chi tiết máy được bắt trặt trên batăng máy dệt. Trên máy dệt, khổ đập sợi ngang vào đường dệt đồng thời có tác dụng tạo mật độ dọc cho vải. Việc tính toán khổ, nhằm xác định số khe khổ, chiều dài cần thiết để dệt loại vải theo yêu cầu. [khe khổ/10cm]. Trong đó: Nk : Chi số khổ [khe khổ/10 cm]. Zk : Số sợi luồn vào một khe khổ [sợi/khe khổ]. Pd : Mật độ dọc của vải [sợi/10cm]. an : Độ co ngang của vải [%]. Với vải 2050: Pd = 190 [sợi/10cm]. Zk =2 [sợi/khe khổ]. an = 3,3[%]. [khe/10cm]. Đối chiếu số hiệu khổ hiện có tại công ty không có Nk=92như tính toán, do đó ta chọn Nk= 90[khe/10cm]. Theo số hệu khổ hiện có tại nhà máy. Do đó ta phải tính lại mật độ sợi dọc theo công thức : [sợi/10cm] Với vải 9928. Pd = 420 [sợi/10cm]. Zk = 4 [sợi/khe khổ]. an = 3,3[ %.]. [khe/10cm]. Đối chiếu số hiệu khổ hiện có tại công ty ta chọnNk=102 [khe/10cm].. 2.4 Xác định số sợi nền và số sợi biên trên khổ vải: a.Số sợi dọc biên: Do yêu cầu độ bền của vải nền là tương đối cao .Với vải 2050 có kiểu dệt vân điểm có liên kết chặt chẽ , bền do vậy ta chọn kiểu dệt biên giống kiểu dệt nền và sợi dọc biên cùng mật độ với sợi dọc nền nên không cần phải tính biên riêng. Với vải 9928 ta chọn kiểu dệt biên là vân điểm với cùng mật độ nền. Nên ta chỉ cần tính biên cho vải 9928. Thông thường ta có chiều rộng 1 biên vải Bb: Bb = (0,5 1,5) % .Bv => lấy: Bb = 1% .Bv Trong đó: Bb: Khổ rộng một biên vải [cm]. Bv: Khổ rộng vải [cm]. Do đó với vải 9928 : Bv=120(cm) Vậy số sợi dọc biên của vải 9928 là: [sợi] . Ta chọn mb=96[sợi], do tổng số sợi biên phải chia chẵn cho 2Zk. b. Tính số sợi dọc nền : Ta có sợi dọc nền được tính bằng công thức sau: Trong đó. mdn : Số sợi nền [sợi]. Pdn : Mật độ dọc vải nền [sợi/10cm]. Bv : Khổ rộng vải [cm]. Bb: Chiều rộng biên vải [cm]. Với vải 2050: Bv = 120 [cm]. Pd=186 [sợi/10cm]. Ta sẽ được : [sợi]. Vì Rd =2 nên chọn mdn = 2232 (sợi). Với vải 9928: Bv = 120 [cm]. Pd= 420 [sợi/10cm]. Ta sẽ được : [sợi]. Do vải có Rd= 4 nên ta chọn mdn=4940 [sợi]. Vậy tổng số sợi dọc của vải là: md= mdn+mb Trong đó: md: Tổng số sợi dọc [sợi]. mdn: Tổng số sợi dọc nền [sợi]. mb: Tổng số sợi dọc biên [sợi]. Với vải 2050: md= 2232[sợi]. Với vải 9928: md= mdn+mb =4940+96= 5036 [sợi]. 2.5 Xác định tổng số khe khổ và chiều rộng khổ. a.Xác định tổng số khe trên khổ: Trong đó: Xk : Tổng số khe trên khổ [khe]. Tk : Số khe khổ dự trữ Tk = 4 12. Chọn Tk = 5. mdn :Tổng số sợi dọc nền. mdb :Tổng số sợi dọc biên. Zkn:Số sợi nền luồn vào một khe khổ. Zkb:Số sợi biên luồn vào một khe khổ. Với vải 2050: mdn = 2232[sợi]. Zkn= Zkb= 2[sợi/khe khổ]. Tk = 5 [khe khổ]. [khe khổ]. Với vải 9928: mdn = 4940 [sợi]. mdb = 96 [sợi]. Zkn= Zkb= 4[sợi/khe khổ].. Tk = 5 [khe khổ]. [khe khổ]. b. Xác định chiều rộng khổ: [cm]. Trong đó: Bk : Chiều rộng khổ [cm]. Nk : Chi số khổ [sợi/10cm]. Xk : Tổng số khe khổ trên toàn bộ chiều dài khổ [khe/khổ]. Với vải 2050: Nk = 90 [sợi/10cm]. Xk = 1121[khe/khổ]. [cm]. Với vải 9928: Nk = 102[sợi/10cm]. Xk = 1270[he/khổ]. [cm]. 2.6 Tính go: a Tính số dây go trên mỗi lá go: Trong đó: mn : Tổng số sợi dọc [sợi]. Ngi : Số dây go trên lá go thứ i. Tg : Số dây go dự trữ trên một lá go. Ci : Số sợi dọc luồn vào khung go thứ i trong phạm vi một rappo mắc go. Lấy Ci = 1. r : Số sợi dọc trong một rappo mắc go. Với vải 2050 m = 2232 [sợi]. Tg = 12 [dây go]. r = 4. [dây go] Lấy Ngi =570 [dây go]. Với vải 9928: m = 5036 [sợi]. Tg = 11 [dây go]. r = 4 [dây go]. Lấy Ngi = 1270 [dây go]. b.Chiều rộng lá go: Bg = Bk + (1 2) [cm]. Trong đó : Bk : Chiều rộng khổ [cm]. Bg : Chiều rộng lá go [cm]. Với vải 2050: Bk = 124,5 [cm]. Bg = Bk + (12) = 124,5 + 1,5 =126 [cm]. Với vải 9928: Bk = 124 [cm]. Bg = Bk + (12) = 124+ 1,5=125,5 [cm]. c Mật độ dây go Pg: Trong đó : Pg : Mật độ dây go [dây go/cm]. md : Tổng số sợi dọc [sợi]. ng : Số lá go. Bg : Chiều rộng lá go [cm]. Với vải 2050: md = 2232 [sợi]. ng = 4. Bg = 126 [cm]. [dây go/cm]. Đối chiếu với điều kiện tiêu chuẩn Pg=4÷6[dây go/cm] (theo tài liệu công nghệ và thiết bị dệt) ta thấy mật độ dây go trên là phù hợp. Với vải 9928: md = 5036[sợi]. ng=4. Bg = 125,5 [cm]. [dây go/cm]. Đối chiếu điều kiện tiêu chuẩn Pg=10÷12[dây go/cm] (theo tài liệu công nghệ và thiết bị dệt) ta thấy mật độ dây go trên là phù hợp. 2.7 Tính mật độ La men: [La men/cm]. Trong đó: Plm : Mật độ La men [La men/cm]. nlm: Số thanh đỡ La men . Bg : Chiều rộng lá go [cm]. md : Tổng số sợi dọc [sợi]. Với vải 2050 nlm = 2. Bg = 126 [cm]. md = 2232[sợi]. [La men/cm]. Theo mật độ tiêu chuẩn Plm = 8÷10 (lamen/cm), vì vậy mật độ lamen tính ở trên là phù hợp. Với vải 9928: nlm = 4. Bg = 125,5 [cm]. m = 5036 [sợi]. [La men/cm]. Đối chiếu với mật độ tiêu chuẩn Plm = 12÷13 [La men/cm].Do đó mật độ lamen ở đây là chấp nhận được. Chọn kích thước lamen theo tiêu chuẩn chi số sợi dọc của cả vải 2050 và vải 9928 ta có thể dùng chung một loại lamen hở có kích thước như hình vẽ và có trọng lượng 1,5g. Hình vẽ Lamen 2.8 Tính khối lượng 1 m2 vải mộc: Việc tính toán khối lượng g/m2 vải dệt thoi nhằm xác định sơ bộ lượng nguyên liệu cần thiết để dệt ra 1 m2 vải mộc. Khối lượng g/m2 có ý nghĩa quan trọng trong việc phân loại vải, là một trong những chỉ tiêu quan trọng để lựa chọn máy dệt. Trong sản xuất, để thuận tiện khi tính toán lượng nguyên liệu, sản lượng dây chuyền sản xuất lớn, ta tính toán trên 100 m vải mộc. a.Khối lượng sợi dọc để dệt 100m vải mộc: [kg]. Trong đó: Gsd: Khối lượng sợi dọc để dệt 100 m vải mộc [kg]. md: Tổng số sợi dọc [sợi]. Nd: Chi số sợi dọc [m/g]. ad : Độ co dọc của vải [%]. Với vải 2050: md = 2232 [sợi]. ad =17 [%]. Nd = 39/2 [m/g]. [kg]. Với vải 9928: md = 5036 [sợi]. ad = 12 [%]. Nd = 54/2 [m/g]. [kg]. b. Khối lượng sợi ngang để dệt 100m vải mộc: [kg]. Trong đó: Bms: Khổ rộng mắc sợi (m). Nn : Chi số sợi ngang [m/g]. Pn : Mật độ ngang của vải [sợi /10cm]. Gsn: Khối lượng sợi ngang để dệt 100m vải mộc [kg]. Với vải 2050: Bms = 1,24 [m]. Nn = 39/3[m/g]. Pn = 120 [sợi/10cm]. [kg]. Với vải 9928: Bms = 1,24[m]. Nn = 54/2[m/g]. Pn = 240 [sợi /10cm]. [kg]. c. Khối lượng sợi biên cần để dệt 100m vải mộc: Trong đó: Gb: Khối lượng sợi biên cần để dệt 100m vải [kg]. ad : Độ co dọc của vải [%]. Nd : Chi số sợi dọc [m/g]. Do sợi biên và sợi nền giống nhau, mật độ cũng giống nhau nên không cần phải tính khối lượng sợi biên riêng. d.Khôi lượng 100m vải. Gmv = Gsd + Gsn [kg]. Trong đó: Gmv: Khối lượng 100m vải [kg]. Gsd : Khối lượng sợi dọc để dệt 100m vải [kg]. Gsn : Khối lượng sợi ngang để 100m vải [kg]. Với vải 2050: Gmv = 13,4 + 11,45 = 24,85 [kg]. Với vải 9928: Gmv = 20,9 + 11,02 = 31,92 [kg]. e.Khối lượng 1m2 vải. [kg /m2]. Trong đó: : Trọng lượng 1m2 vải [kg /m2]. Gmv: Trọng lượng 100m vải [kg]. Bv : Khổ rộng vải [cm]. Với vải 2050: [kg /m2]. Với vải 9928: [kg /m2]. Bảng tổng hợp chỉ tiêu kỹ thuật vải: Tên vải Khổ vải [cm] Chi số sợi [m/g] Mật độ sợi [sợi/10 cm] Tổng số sợi [sợi] Khổ Go Độ co [%] Khối lượng [g/m2] Nd Nn Pd Pn m mb Nk Bk Xk Tk Ngi Bg Tg ad an 1 2 3 4 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 2050 120 39/2 39/3 186 120 2232 90 124,5 1121 5 570 126 12 17 3,3 207 9928 120 54/2 54/2 420 240 5036 96 102 124 1264 5 1270 125,5 11 12 3,3 266 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1Do an.doc
  • doc2.DOC
  • doc3Tính các bán thành ph_m.doc
  • doc4Dinh muc ky thuat.doc
  • doc5Lap ke hoach san xuat.doc
  • doc6Van chuyen TheEnd.doc
Tài liệu liên quan