LỜI MỞ ĐẦU
Công nghiệp hóa hiện đại hóa đang là xu thế tất yếu của đất nước ta trong quá trình phát triển kinh tế và hội hập toàn cầu, chủ trương này đã được nhà nước và chính phủ triển khai ở khắp các địa phương trên cả nước. Hòa theo xu thế chung này các địa phương vùng đồng bằng sông Hồng đã nhanh chóng đi đầu trong việc phát triển các khu công nghiệp và khu chế xuất.
Sau hơn 15 năm hình thành và phát triển các khu công nghiệp đã đem lại những thành tựu to lớn cho khu vực làm gia tăng giá t
45 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1683 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đầu tư vào các khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng. Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rị sản xuất công nghiệp đáng kể cũng như đóng góp lớn cho ngân sách địa phương, không những tạo nên sự phát triển kinh tế mà các khu công nghiệp còn tạo đà cho việc xây dựng kết cấu hạ tâng đô thị theo hướng hiện đại hóa.
Nhận thấy vai trò to lớn của các khu công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các tỉnh phía bắc em đã quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Đầu tư vào các khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng thực trạng và giải pháp”.
Đề tài gồm 3 chương :
Chương I: Các vấn đề lí thuyết về khu công nghiệp
Chương II: Thực trạng thu hút đầu tư và hoạt động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp vùng đồng bằng sông hồng
Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp
Xin chân thành cảm ơn T.S Đinh Đào Ánh Thủy đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT VỀ KHU CÔNG NGHIỆP
I. Khái niệm và đặc điểm của khu công nghiệp
a. Khái niệm
Theo nghĩa rộng thì khu công nghiệp (KCN) bao gồm tất cả các khu vực được chính phủ nước sở tại cho phép chuyên môn hóa sản xuất công nghiệp, nó là khu biệt lập có chế độ mậu dịch và thuế quan riêng, không phụ thuộc vào chế độ thuế quan và mậu dịch phổ thông của nước đó. theo quan niệm này thì KCN bao gồm các khu cảng tự do, các khu vực mậu dịch tự do, các khu vực phi thuế quan, các khu vực công nghiệp tự do và các khu vực ngoại thương
Theo ngị định số 36/CP quy định về khu công nghiệp và khu chế xuất của chính phủ ban hành ngày 24/4/1997 thì “ khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lí xác định, không có dân cư sinh sống. Trong khu công nghiệp có thể có các khu chế xuất
b. Đặc điểm của các khu công nghiệp
Hiện nay các khu công nghiệp phát triển mạnh mẽ ở các quốc gia đặc biệt là các nước đang phát triển và có sự khác nhau về quy mô địa diểm và phương thức xây dựng nhưng các khu công nghiệp đều mang các đặc điểm chủ yếu sau:
- Về tính chất hoạt động: Là nơi tập trung các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và các dịch vụ công nghiệp mà không có dân cư. KCN là nơi thu hút các đơn vị sản xuất các sản phẩm công nghiệp hoặc các đơn vị kinh doanh dịch vụ gắn liền với sản phẩm công nghiệp
- Về cơ sở hạ tầng : Các KCN đều xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh như đường xá, điện nước…
- Vể tổ chức quản lí : Mỗi khu công nghiệp đều thành lập các ban quản lí từ trung ương đến địa phương. Các ban quản lí trung ương do các bộ tham gia quản lí, các cơ quan quản lí địa phương nằm tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
II. Sự cần thiết của các khu công nghiệp đối với sự phát triển của quốc gia nói chung và vùng đồng bằng Sông Hồng nói riêng
1. Vai trò của các khu công nghiệp đối với nền kinh tế
Là một mô hình quản lý kinh tế hiện đại, mang ý nghĩa chiến lược như một phương kế chủ lực để đưa đất nước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) ở Việt Nam ra đời cùng với việc thực hiện đường lối đổi mới của Đảng.
Mục tiêu phát triển các KCN là tạo đà cho tăng trưởng công nghiệp, tạo nguồn hàng xuất khẩu, tạo việc làm và từng bước phát triển công nghiệp theo quy hoạch, tránh tự phát, phân tán, tiết kiệm đất, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư phát triển hạ tầng, hạn chế ô nhiễm do chất thải công nghiệp gây ra. Phát triển các KCN cũng để thúc đẩy các cơ sở sản xuất dịch vụ cùng phát triển, làm cơ sở cho việc phát triển các khu đô thị, phân bố hợp lý lực lượng sản xuất. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển các khu công nghiệp đã ngày càng khẳng định vai trò to lớn của mình trong các lĩnh vực tạo nên sự tăng trưởng kinh tế
a. Tăng cường khả năng thu hút đầu tư, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế
Hầu hết các nước đang trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đều gặp phải một thực trạng nan giải là tình trạng thiếu vốn. Thông qua những ưu đãi đặc biệt so với sản xuất trong nước thì các khu công nghiệp có được môi trường đầu tư hấp dẫn hơn, vì vậy nó có khả năng thu hút vốn đầu tư đặc biệt là vốn FDI. Theo ngân hàng thế giới cho đến năm 2004 các dự án đầu tư nước ngoài được thực hiện trong khu công nghiệp khá cao, do vậy khu công nghiệp đã đóng góp đáng kể trong việc thu hút FDI
b. Phát triển khu công nghiệp thúc đẩy chuyển dịch kinh tế
Xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế là chủ trương chiến lược đang được Chính phủ tích cực triển khai để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ một nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp với mục tiêu phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.
c. KCN là cơ sở để tiếp cận với kĩ thuật và công nghệ hiện đại, học hỏi phương thức quản lí mới và nâng cao năng lực cạnh tranh
- Tạo diều kiện tiếp cận với khoa học công nghệ:
Cùng với sự phát triển của các KCN, KCX, một số lượng không nhỏ các công nghệ tiên tiến đã được chuyển giao và ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Tuy nhiên, một đặc điểm nổi rõ về mặt công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam là tồn tại một sự hỗn hợp các trình độ công nghệ khác nhau (lạc hậu, trung bình, tiên tiến) trong các ngành, trong các doanh nghiệp của cùng một ngành và thậm chí ngay trong một doanh nghiệp. Chuyển giao công nghệ của khu vực FDI tới doanh nghiệp trong nước được nhìn nhận là có ảnh hưởng lâu dài, đóng góp tích cực vào việc tăng năng suất trong các ngành công nghiệp của Việt Nam. Có thể thấy một xu hướng đang từng bước nổi rõ là việc mở rộng thu hút FDI đi liền với sự đổi mới và chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của nhiều tổ chức trong và ngoài nước, mức độ chuyển giao công nghệ của FDI tới doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua còn rất hạn chế và chưa đáp ứng được mong muốn .
KCN, KCX là khu vực có những điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng cùng với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư được áp dụng. Đây chính là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư, trong đó có đầu tư nước ngoài. Một số công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới cùng trình độ quản lý cao của đội ngũ cán bộ doanh nghiệp, trình độ tay nghề của công nhân theo các chuẩn mực quốc tế đã được áp dụng tại Việt Nam. Đây cũng là những nhân tố quan trọng góp phần để nước ta thực hiện việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
KCN là nơi tiếp nhận công nghệ mới, tập trung những ngành nghề mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Cùng với dòng vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh trong KCN, các nhà đầu tư còn đưa vào Việt Nam những dây chuyền sản xuất với công nghệ tiên tiến, hiện đại, trong đó có cả những dự án công nghiệp kỹ thuật cao
- Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước
d. KCN tạo thêm việc làm cho người lao động và nâng cao trình độ của lực lượng lao động trong nước
Các doanh nghiệp trong KCN, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã góp sức đào tạo được đội ngũ lao động công nghiệp sử dụng và vận hành thành thạo các trang thiết bị phục vụ quản lý và sản xuất, nắm vững công nghệ, có tác động lan toả và nâng trình độ tay nghề của đội ngũ lao động Việt Nam lên một bước. Một lượng đáng kể người lao động Việt Nam được đảm nhận các vị trí quản lý doanh nghiệp, được tiếp xúc với phương thức quản trị doanh nghiệp tiên tiến, hiện đại, kỹ năng marketing, quản lý tài chính, tổ chức nhân sự... Việc được trực tiếp làm việc trong môi trường có kỷ luật cao, yêu cầu tay nghề cao, đã rèn luyện được những kỹ năng và bản lĩnh làm việc giúp người lao động Việt Nam thích ứng với một nền công nghiệp tiên tiến, hiện đại.
e. Vai trò của KCN, KCX trong việc hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng
Nhiều KCN đã và đang đóng vai trò quan trọng và tạo ra một khí thế phát triển mới cho nền kinh tế cả nước. Tại các vùng hay địa phương có các KCN hoạt động mạnh thì mức độ tăng trưởng kinh tế ở đó cao hơn những nơi KCN chưa phát triển
Việc phát triển các KCN trong thời gian qua không những thúc đẩy các ngành dịch vụ phát triển, thúc đẩy CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, mà còn đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, góp phần đáng kể vào việc hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN. Điều này được thể hiện qua một số khía cạnh sau:
- Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng các KCN có tác dụng kích thích sự phát triển kinh tế địa phương, góp phần rút ngắn sự chênh lệch phát triển giữa nông thôn và thành thị, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
- Cùng với các chính sách ưu đãi về tài chính và công tác quản lý thuận lợi của nhà nước, có thể nói việc thu hút nguồn vốn để đầu tư xây dựng hoàn thiện và đồng bộ các kết cấu hạ tầng trong KCN có vai trò quyết định trong việc thu hút đầu tư. Việc các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế (doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài quốc doanh) tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN không những tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong KCN hoạt động hiệu quả, mà còn tạo sự đa dạng hóa thành phần doanh nghiệp tham gia xúc tiến đầu tư góp phần tạo sự hấp dẫn trong việc thu hút doanh nghiệp công nghiệp vào KCN.
2. Tầm quan trọng của các khu công nghiệp đối với vùng đồng bằng Sông Hồng
a. Giới thiệu chung về vùng đồng bằng Sông Hồng
Đồng bằng sông Hồng rộng gần 1,3 triệu ha, chiếm 3,8% diện tích toàn quốc với một vùng biển bao quanh ở phía Đông và Đông Nam. Số dân của đồng bằng là 14,8 triệu người (1999), chiếm 19,4% số dân của cả nước.
Hiện tại cũng như trong tương lai, đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng có ý nghĩa then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương : Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Tây; có vị trí trung tâm giao lưu giữa các vùng Đông Bắc - Tây Bắc - Trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ; là cửa ngõ thông thương đường biển và hàng không của các tỉnh miền Bắc; có Thủ đô Hà Nội, trung tâm chính trị, kinh tế, thương mại, văn hóa, khoa học kỹ thuật của cả nước.
Đồng bằng sông Hồng là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất trong cả nước. Việc dân cư quá tập trung ở đồng bằng làm cho mật độ dân số trung bình đã lên tới 1180 người/km2 (1999). Mật độ này cao gấp 5 lần mật độ trung bình của toàn quốc; gấp gần 3 lần so với đồng bằng sông Cửu Long; gấp 10 lần so với khu vực miền núi và trung du Bắc Bộ; gấp 17,6 lần so với Tây Nguyên. Những nơi dân cư đông nhất là Hà Nội (2883 người/km2), Thái Bình (1183 người/km2), Hải Phòng (1113 người/km2), Hưng Yên (1204 người/km2 – 1999). Ở các nơi khác, chủ yếu thuộc khu vực rìa phía Bắc và Đông Bắc của châu thổ, dân cư thưa hơn. Sự phân bố dân cư quá đông ở đồng bằng sông Hồng liên quan tới nhiều nhân tố. Nền nông nghiệp thâm canh cao với nghề trồng lúa nước là chủ yếu đòi hỏi phải có nhiều lao động. Trong vùng còn có nhiều trung tâm công nghiệp quan trọng và một mạng lưới các đô thị khá dày đặc. Ngoài ra, đồng bằng sông Hồng đã được khai thác từ lâu đời và có các điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho hoạt động sản xuất và cư trú của con người. Ở đồng bằng sông Hồng, dân số gia tăng vẫn còn nhanh. Vì vậy, tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội. Điều này gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đồng bằng.
b. Sự cần thiết của các khu công nghiệp đối với quá trình phát triển của vùng
Là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của cả nước đồng bằng Sông Hồng đã được đầu tư phát triển KCN từ rất sớm và các khu công nghiệp này đang dần phát huy vai trò của mình đối với kinh tế vùng
- KCN đã mang lại mức tăng trưởng cao cho các tỉnh, thành phố trong khu vực, dần đem lại mức sống cao cho người dân ở đây, mặt khác các KCN đã thu hút một lượng FDI khổng lồ để phát triển kinh tế vùng, đưa đồng bằng Sông Hồng từ thuần nông trở thành vùng có nền công nghiệp phát triển
- KCN đã đem lại một khối lượng lớn việc làm cho người dân nơi đây, giải quyết được vấn đề dư thừa lao động do sức ép dân số gây nên
- Sự phát triển của KCN đã kéo theo sự phát triển cơ sở hạ tầng như giao thông và các đô thị
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Tổng quan về các khu công nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam
Về quy mô hoạt động
Tính đến cuối tháng 7/2008, cả nước có 186 KCN, KCX đã được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 45.042 ha, trong đó diện đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 29.469 ha, chiếm 66.6% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, 110 KCN, KCX đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 26.115 ha và 76 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 18.926 ha. Các KCN, KCX phân bố ở 54 tỉnh, thành phố trên cả nước, tập trung ở 3 vùng kinh tế trọng điểm với tổng diện tích đất tự nhiên chiếm trên 60% tổng diện tích các KCN trong cả nước. Trong thời gian qua, phân bố các KCN đã dần dịch chuyển theo hướng giảm bớt mật độ các KCN ở các Vùng kinh tế trọng điểm, ưu tiên thành lập các KCN ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, 48 tỉnh, thành phố đã thành lập KCN, tuy nhiên, phân bố các KCN vẫn tập trung ở ba Vùng kinh tế trọng điểm. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tập trung nhiều KCN nhất với 65 KCN với tổng diện tích tự nhiên 16.228 ha, chiếm 55,2% tổng diện tích đất tự nhiên các KCN cả nước. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có 25 KCN với tổng diện tích đất tự nhiên 4.601 ha, chiếm 15,7% tổng diện tích tự nhiên các KCN cả nước và Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung có 10 KCN với tổng diện tích đất tự nhiên 2.395 ha, chiếm 8,1% tổng diện tích đất tự nhiên các KCN cả nước. Cụ thể:
- Vùng Đông Nam Bộ có 75 KCN với tổng diện tích 22.352 ha
- Vùng Đồng bằng sông Hồng có 42 KCN với tổng diện tích 10.046 ha
- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 28 KCN với tổng diện tích 5.027 ha.
Qua kết quả thành lập mới và mở rộng KCN trong năm 2007, có thể thấy rằng mặc dù sự phân bố KCN đã được điều chỉnh theo hướng tạo điều kiện cho một số địa bàn đặc biệt khó khăn ở Tây Bắc (Yên Bái, Tuyên Quang, Hòa Bình), Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng), Tây Nam Bộ (Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng…) phát triển KCN để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, song các KCN vẫn tập trung ở các địa phương thuộc ba Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Đến cuối tháng 12/2007, với 133 KCN và tổng diện tích đất tự nhiên 35.346 ha, ba Vùng kinh tế trọng điểm chiếm tới 72,7% tổng số KCN và 80,9% tổng diện tích đất tự nhiên các KCN cả nước, trong đó Vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ có 87 KCN với tổng diện tích đất tự nhiên 24.198 ha.
Theo các Vùng kinh tế trọng điểm, tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của các KCN Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đạt 57,7%; Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đạt 71%; Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đạt 53,9%.
Ở một số địa phương có thế mạnh về thu hút vốn đầu tư như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, ... số KCN đạt tỷ lệ lấp đầy 100% tương đối cao. Tính đến cuối tháng 12/2007, các KCN cả nước thu hút được trên 3020 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 29.872 triệu USD và 3070 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 197.382 tỷ đồng, chưa kể 31 dự án FDI và 152 dự án đầu tư trong nước đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN với tổng vốn đầu tư 1.872 triệu USD và 57.600 tỷ đồng.
Bảng 1: Quy mô các khu công nghiệp trong cả nước
vùng
Diện tích các khu công nghiệp(ha)
Lao động Việt Nam
Đất tự nhiên
Đất KCN có thể cho thuê
Đất KCN đã cho thuê
Diện tích
So với đất có thể cho thuê(%)
Đồng bằng sông Hồng
4570
3018
1617
35,58
105.806
Đông bắc
1252
815
136,72
16,78
3.386
Bắc trung bộ
606
400
159
39,75
8.908
Duyên hải nam trung bộ
2104
1462
956
65,39
81.523
Tây Nguyên
462,3
310
80
25,81
4.722
Đông nam bộ
16023
10558
6461,75
61,62
612,503
ĐB sông Cửu Long
3645
2415,64
778,32
32,22
32.873
Tổng cả nước
28662,3
18978,64
10188,79
53,69
849.721
Nguồn: tổng cục thống kê
Về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Bất chấp những khó khăn của tình hình kinh tế vĩ mô, các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN trên cả nước vẫn đạt được những kết quả tương đối khả quan. Trong 6 tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp hoạt động tại các KCN trong cả nước đạt khoảng 14 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2007. Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN đạt khoảng 7 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2007. Một số tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ tăng trưởng cao là: Hà Nội, Cần Thơ, Thái Bình, ... Trong 6 tháng đầu năm 2008, tổng giá trị nhập khẩu của các doanh nghiệp KCN ở Hà Nội đạt 697,3 triệu USD – tăng 26%, tổng giá trị xuất khẩu đạt 943,4 triệu USD – tăng 32,2%, tổng doanh thu đạt 1,04 tỷ USD – tăng 7,6%, nộp ngân sách Nhà nước 25,31 triệu USD – tăng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Các doanh nghiệp KCN Cần Thơ đạt tổng doanh thu 875,5 triệu USD – tăng 169% so với năm 2007 trong đó giá trị sản xuất công nghiệp đạt 368,4 triệu USD – tăng 136,7%, giá trị dịch vụ đạt 507,10 triệu USD – tăng 200%, nộp ngân sách Nhà nước đạt 660,9 tỷ đồng – tăng 66,89%. Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp KCN tỉnh Thái Bình đạt 1.248 tỷ đồng – tăng 22% so với cùng kỳ năm 2007. Ngoài ra, Đồng Nai - một trong các tỉnh dẫn đầu về thu hút vốn ĐTNN cũng như vốn ĐT trong nước vào các KCN cũng đạt tỷ lệ tăng trưởng khá. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm, tổng giá trị hàng nhập khẩu đạt 2,04 tỷ USD – tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái, tổng doanh thu đạt 3,03 tỷ USD – tăng 10%, nộp ngân sách Nhà nước 94,2 triệu USD – tăng 7%.
Trong năm 2006, tính chung cả vốn đầu tư nước ngoài cấp mới và tăng thêm vào các KCN, KKT đạt 5.682 triệu USD, chiếm khoảng 56% tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm của cả nước và tăng gần 2 lần so với năm 2005.
Tính đến cuối tháng 12/2006, các KCN đã thu hút được 2.433 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 21,79 tỷ USD. Trong đó, trên 1.700 dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh và 380 dự án đang xây dựng nhà xưởng. Tổng vốn đầu tư thực hiện luỹ kế đến cuối năm 2006 đạt 11,37 tỷ USD, chiếm khoảng 52% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Năm 2006, các KCN trên cả nước thu hút được trên 300 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đạt trên 15.000 tỷ đồng. Luỹ kế đến cuối tháng 12/2006, các KCN cả nước thu hút được 2.623 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 135,69 nghìn tỷ đồng. Trong đó, trên 1.720 dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh và còn gần 500 dự án đang xây dựng nhà xưởng. Tổng vốn đầu tư thực hiện luỹ kế đến cuối năm 2006 đạt khoảng 78 nghìn tỷ đồng, chiếm xấp xỉ 58%.
-Giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN cả nước năm 2006 ước đạt khoảng 16,8 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2005 và chiếm khoảng 29-30% tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước.
-Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN cả nước năm 2006 ước đạt khoảng 8,3 tỷ USD, tăng trên 22% so với năm 2005 và chiếm trên 21% so với tổng giá trị xuất khẩu cả nước năm 2006 (kể cả dầu thô).
-Giá trị nhập khẩu của các doanh nghiệp KCN cả nước năm 2006 ước đạt khoảng 12,5 tỷ USD, tăng gần 50% so với năm 2005.
Nhìn vào các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh nêu trên, có thể thấy đóng góp của KCN, KKT vào giá trị sản xuất công nghiệp và xuất khẩu của cả nước ngày càng lớn.
Năm 2006, các doanh nghiệp KCN nộp ngân sách khoảng 880 triệu USD, tăng 35,4% so với năm 2005.
Đến cuối năm 2006, các KCN đã giải quyết việc làm cho trên 918.000 lao động trực tiếp
Nhìn trên biểu đồ ta có thể nhận thấy sự đóng góp của các khu công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng chỉ đứng thứ hai cả nước sau các khu công nghiệp tập trung ở Đông Nam Bộ với giá trị đóng góp rất lớn, thực trạng trên đã chứng tỏ vai trò to lớn của các khu công nghiệp tập trung tại vùng đồng bằng Sông Hồng
I. Quá trình hình thành khu công nghiệp vùng đồng bằng Sông Hồng
Theo chủ trương công nghiệp hóa hiện đại hóa được chính phủ đề ra, hàng loạt các khu công nghiệp- khu chế xuất đã được hình thành trên khắp cả nước và tập trung chủ yếu vào 3 khu vực chính: bắc bộ, nam bộ và trung bộ
Giữ vai trò là đầu tầu kinh tế của khu vực miền bắc, đồng bằng Sông Hồng đã nhanh chóng thiết lập được khu vực kinh tế tập trung với các cụm khu công nghiệp được thành lập theo quyết định Số: 677/TTg của chính phủ ban hành ngày 3-4-1997 nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế khu vực:
1. Xây dựng vùng đồng bằng sông Hồng trở thành một trong những vùng động lực phát triển công nghiệp và nông nghiệp của cả nước.
2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân chung của cả nứơc khoảng 1,2 - 1,3 lần.
3. Lực lượng sản xuất đạt trình độ tương đối hiện đại, về cơ bản điện khí hóa toàn vùng.
4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong GDP.. Xây dựng vùng đồng bằng sông Hồng trở thành một trong những vùng động lực phát triển công nghiệp và nông nghiệp của cả nước.
5. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong GDP.
- Phát triển công nghiệp với tốc độ cao để làm động lực thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế trong vùng;
- Ưu tiên phát triển công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, kết hợp sản xuất hàng thay thế nhập khẩu bằng nguyên liệu trong nước với chất lượng cao; giảm xuất khẩu nguyên liệu và bán thành phẩm, tăng xuất khẩu thành phẩm (trên 70% qua chế biến có giá trị cao);
- Phát triển mạnh các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Khuyến khích các ngành sản xuất tư liệu sản xuất; đổi mới công nghiệp cơ khí; phát triển công nghiệp điện tử, đưa tin học vào các hoạt động kinh tế, quản lý và xã hội; phát triển có chọn lọc các ngành công nghiệp ít gây ô nhiễm môi trường;
- Bố trí không gian công nghiệp : hình thành ba cụm công nghiệp và các hành lang phát triển công nghiệp chính : cụm Hà Nội, cụm Hải Phòng, cụm phía Nam của vùng (gồm Nam Định, Phủ Lý, Ninh Bình và Tam Điệp); các khu công nghiệp trên các hành lang quốc lộ 1, quốc lộ 5, quốc lộ 18, quốc lộ 21A và quốc lộ 10;
- Hình thành một mạng lưới đô thị gồm các cấp : thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố tỉnh lỵ, thị xã, thị trấn, thị tứ phân bố đều trên toàn vùng với các đô thị trung tâm : Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định. Mạng lưới đô thị nêu trên là cơ sở để phát triển đô thị hóa, hiện đại hóa các điểm dân cư nông thôn trong vùng.
Sau hơn 10 năm hình thành và phát triển khu công nghiệp đồng bằng sông Hồng đã bước đầu thực hiện được các mục tiêu đề ra với những thành quả đáng kể
II. Thực trạng về các khu công nghiệp tập trung của vùng đồng bằng Sông Hồng
1. Các đánh giá tổng quan về quy mô và hoạt động của các khu công nghiệp
Đồng bằng sông Hồng gồm 12 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Ninh Bình và Thái Bình. Đây là vùng tập trung khá nhiều KCN, KCX và đang có những dấu hiệu bứt phá trong thu hút đầu tư vào KCN, KCX trong thời gian gần đây. Các KCN, KCX vùng Đồng bằng sông Hồng được xây dựng và thành lập về cơ bản phù hợp với quy hoạch được duyệt, đã có 34 KCN được thành lập, trong đó có 23 KCN đang hoạt động và 11 KCN đang trong thời kỳ triển khai xây dựng cơ bản. Tổng diện tích đất quy hoạch phát triển KCN đã thành lập đạt 6.455 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê chiếm 66,3%. So với cả nước, tổng diện tích đất quy hoạch phát triển KCN của vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm 20,5%. Nhìn chung, việc sử dụng đất của các nhà đầu tư thuê đất trong các KCN đã đi vào hoạt động trong vùng phù hợp với mục đích sử dụng, thời gian sử dụng đã được phê duyệt. Tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp cho thuê của các KCN đã vận hành đạt 72,4%, tương đương mức trung bình của cả nước.
Tất cả các KCN này đều có trong Quy hoạch phát triển các KCN đến năm 2000 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại các Quyết định số 519/TTg ngày 6/8/1996, số 713/TTg ngày 30/8/1997 và số 194/1998/QĐ-TTg ngày 01/10/1998; Quy hoạch phát triển KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1107/2006/QĐ-TTg ngày 21/8/2006; hoặc đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương bổ sung vào Quy hoạch phát triển các KCN cả nước. Nhìn chung, các KCN đã được thành lập đều phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất 5 năm và hàng năm của các địa phương được thể hiện trong bảng sau
Bảng 2: Cơ cấu sử dụng đất tại các địa phương
Đơn vị: %
Tổng diện tích
Trong đó
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất chuyên dùng
Đất ở
Đồng bằng sông Hồng
100.0
50.9
8.5
15.9
8.0
Hà Nội
100.0
41.1
5.2
23.0
14.3
Vĩnh Phúc
100.0
43.5
24.0
14.3
6.3
Bắc Ninh
100.0
55.8
0.7
17.9
11.8
Hà Tây
100.0
50.9
7.4
18.0
7.9
Hải Dương
100.0
55.0
5.4
16.5
8.3
Hải Phòng
100.0
34.4
14.5
14.6
8.5
Hưng Yên
100.0
60.6
0.0
17.0
10.1
Thái Bình
100.0
61.8
1.3
15.4
8.1
Hà Nam
100.0
54.0
8.6
14.7
6.0
Nam Định
100.0
58.5
2.6
14.3
6.2
Ninh Bình
100.0
45.4
19.7
11.6
3.9
Nguồn: Tổng Cục thống kê
Theo kết quả cuộc kiểm tra tình hình triển khai quy hoạch KCN, KCX vùng đồng bằng sông Hồng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2007 thì tổng mức đầu tư đăng ký của 34 dự án phát triển kết cấu hạ tầng KCN thuộc vùng đồng bằng sông Hồng đạt 9.625 tỷ đồng và 489 triệu USD. Vốn đầu tư thực hiện kể từ khi khởi công đạt 3.560 tỷ đồng và 317 triệu USD. Như vậy, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng đã thực hiện được trên 50% tổng vốn đầu tư với khoảng 53% tổng diện tích đất công nghiệp đã hoàn thành đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng xong cơ sở hạ tầng.
Nhiều địa phương triển khai thu hút đầu tư nhanh chóng, không chỉ lấp đầy nhanh diện tích đất công nghiệp của các KCN mà còn thu hút được những dự án có quy mô lớn, có hàm lượng công nghệ cao vào KCN.
Một số KCN đã cơ bản hoàn thành việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư đạt tỷ lệ lấp đầy cao gồm: KCN Nomura, Nam Sách, Đại An, Phúc Điền, Tiên Sơn, Đồng Văn I, Khai Quang, Hoà Xá, Nguyễn Đức Cảnh, Thăng Long, Sài Đồng B.
Các dự án đầu tư vào KCN trong vùng tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp như dệt may, chế biến thực phẩm, sản xuất ôtô, xe máy và phụ tùng, cơ khí chính xác, sản phẩm thép, vật liệu xây dựng, điện-điện tử, linh kiện nhựa... Các KCN đã quan tâm nhiều hơn đến cơ cấu đầu tư vào KCN, có sự lựa chọn nhà đầu tư theo hướng ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao; thu hút một số nhà đầu tư có uy tín vào KCN như: Canon, Orion-Hanel, Sumitomo Bakelite, Rorze Robotech, Brother Industries, Sumidenso…
Các KCN thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng đã thu hút được 447 dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 3.767 triệu USD (chiếm 17,7% về số dự án và 16% về số vốn đầu tư của các dự án đầu tư nước ngoài trong các KCN cả nước) và 519 dự án đầu tư trong nước còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư 33,46 nghìn tỷ đồng (chiếm 19,2% về số dự án và 22,4% về số vốn đầu tư của các dự án đầu tư trong nước trong các KCN cả nước).
Các KCN vùng Đồng bằng sông Hồng đạt giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN trong vùng năm 2006 đạt gần 3,5 tỷ USD (chiếm khoảng 21% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN cả nước). Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN trong vùng năm 2006 ước đạt khoảng 2 tỷ USD (chiếm 24% tổng giá trị xuất khẩu của các KCN cả nước). Giá trị nhập khẩu của các doanh nghiệp KCN trong vùng năm 2006 ước đạt khoảng 1,2 tỷ USD. Năm 2006, các doanh nghiệp KCN trong vùng nộp ngân sách khoảng 101 triệu USD (chiếm 7% so với tổng số nộp ngân sách của các KCN cả nước). Đến cuối năm 2006, các KCN trong vùng đã thu hút được trên 142 ngàn lao động trực tiếp (chiếm 15% tổng số lao động trực tiếp trong các KCN cả nước).
Bảng 3: Mức đóng góp sản lượng công nghiệp của khu công nghiệp các tỉnh thuộc đồng bằng Sông Hồng
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Đồng bằng sông Hồng
72944.7
86529.1
118436.9
154942.2
194722.3
248606.8
Hà Nội
26495.2
37054.1
50751.0
64390.9
77496.5
96395.8
Vĩnh Phúc
7306.0
9613.4
12849.1
16129.5
21209.3
29815.4
Bắc Ninh
3449.5
4555.4
6816.1
8740.2
12995.4
16263.6
Hà Tây
4533.3
5735.7
7580.0
10937.1
13432.7
15966.8
Hải Dương
4188.9
5623.4
7288.5
8895.1
11706.9
14590.3
Hải Phòng
9817.3
12449.9
15635.0
20858.2
25293.4
33065.8
Hưng Yên
10289.5
3739.1
7112.8
10890.6
13481.3
18289.8
Thái Bình
2097.4
2381.4
2930.2
4444.8
5485.2
7002.5
Hà Nam
1614.3
1836.3
2487.1
2937.9
3558.3
4302.0
Nam Định
2322.5
2664.2
3485.7
4676.7
6711.3
8785.0
Ninh Bình
830.8
876.2
1501.4
2041.2
3352.0
4129.8
Nguồn: vụ quản lý khu công nghiệp- khu chế xuất
Bảng 4: Tỷ trọng đóng góp sản lượng công nghiệp của khu công nghiệp các tỉnh thuộc đồng bằng Sông Hồng
Đơn vị: %
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Hà Nội
40.43
42.82
42.85
41.55
39.79
38.77
Vĩnh Phúc
10.2
11.11
10.85
10.41
10.89
11.99
Bắc Ninh
4.72
5.26
5.75
5.64
6.67
6.54
Hà Tây
6.21
6.63
6.40
7.06
6.89
6.42
Hải Dương
5.74
6.63
6.15
5.74
6.01
5.87
Hải Phòng
13.46
14.39
13.20
13.46
12.99
13.30
Hưng Yên
14.10
4.32
6.00
7.03
6.92
7.35
Thái Bình
2.87
2.75
2.47
2.86
2.81
2.82
Hà Nam
2.21
2.12
2.09
1.89
1.83
1.73
Nam Định
3.18
3.08
2.94
3.02
3.44
1.52
Ninh Bình
1.14
1.01
1.27
1.31
1.72
1.66
Nguồn: Niên giám thống kê 2006
2. Đánh giá chi tiết về các khu công nghiệp của từng địa phương
2.1 Các khu công nghiệp tập trung quy mô lớn
Với lợi thế về vị trí địa lý, nguồn nhân lực và chính sách khuyến khích đầu tư, các KCN trong vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ni._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22439.doc