LỜI MỞ ĐẦU
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thế giới hiện nay. Đối với mỗi quốc gia đầu tư trực tiếp ra nước ngoài mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nó không chỉ tạo ra nguồn thu thứ cho nền kinh tế mà còn góp phần giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tránh các rào cản thuế quan và phi thuế quan, mở rộng thị trường... Nhận thức được tầm quan trọng đó trong thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương chính sách nhằm khai thác
43 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam. Thực trạng & Giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lợi ích của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Tuy nhiên hiện nay hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam mới chỉ ở những bước đi chập chững đầu tiên. Đồng thời hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đã bộc lộ nhiều hạn chế như: vốn đầu tư ít, không có chiến lược đầu tư dài hạn, các doanh nghiệp thì thiếu kinh nghiệm kinh doanh trên thương trường quốc tế... thêm vào đó cơ chế chính sách của Nhà nước tuy đã có nhiều đổi mới nhưng vẫn còn nhiều rào cản, thiếu chính sách thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Trên cơ sở thực trạng của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, em xin mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam. Thực trạng và giải pháp”.
Chương I: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở các nước đang phát triển.
I. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở các nước đang phát triển.
1. Khái niệm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Theo Luật Đầu tư Việt Nam 2005 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2006): Ðầu tư trực tiếp ra nước ngoài là việc nhà đầu tư đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác từ Việt Nam ra nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
2. Các hình thức đầu tư ra nước ngoài ở các nước đang phát triển.
Có thể nói FDI được thực hiện thông qua hai kênh chủ yếu là: Đầu tư mới (GI) và Liên minh và sáp nhập (M&A).
Đầu tư mới là hình thức các chủ đầu tư thực hiện đầu tư ở nước ngoài thông qua một doanh nghiệp mới. Đây là kênh đầu tư truyền thống và thường gặp ở các nước đang phát triển.
M&A là hình thức mà chủ đầu tư tiến hành thông qua mua lại, liên minh và sáp nhập các doanh nghiệp hiện có ở nước ngoài. Kênh đầu tư này chủ yếu được thực hiện ở các nước phát triển.
So với doanh nghiệp ở các nước phát triển thì doanh nghiệp ở các nước đang phát triển khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có các đặc diểm khác sau:
- Về quy mô vốn: Trong khi doanh nghiệp ở các nước phát triển khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thường là các dự án với quy mô khá lớn thì đa số hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp đều có quy mô nhỏ, số vốn nhỏ bé. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thì các dự án có quy mô lớn rất khiêm tốn, dự án lớn nhất mà Việt Nam tham gia chỉ có quy mô khoảng trên 200 triệu USD.
- Trình độ khoa học công nghệ của các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển là khá thấp so với doanh nghiệp ở các nước phát triển nên, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở các nước đang phát triển chủ yếu tập trung vào những ngành, những lĩnh vực không yêu cầu trình độ công nghệ quá cao, sử dụng nhiều lao động.
- Các tập đoàn , các doanh nghiệp ở các nước phát triển chủ yếu đầu tư ra nước ngoài qua hình thức 100% vốn nước ngoài, còn các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển thì do trình độ lao động kém, khả năng quản lý còn nhiều yếu kém, khả năng tài chính còn hạn chế... nên chủ yếu đầu tư qua hình thức liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh... rất ít dự án 100% vốn nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cũng rất ít có dự án 100% vốn của Việt Nam, các dự án 100% vốn Việt Nam thì quy mô vốn rất nhỏ bé.
Ở các nước đang phát triển hiện nay, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thường được thực hiện thông qua kênh GI, với những hình thức thường được áp dụng phổ biến là:
2.1. Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Đây là hình thức mà hai hay nhiều bên hợp tác kinh doanh với nhau dựa trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh. Hình thức này có đặc điểm:
Không thành lập pháp nhân mới.
Hoạt động dựa trên văn bản ký kết giữa các bên. Khi hết thời hạn hiệu lực thì các bên không còn ràng buộc về mặt pháp lý.
2.2. Hình thức doanh nghiệp liên doanh.
Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập do một hoặc nhiều chủ đầu tư nước ngoài góp vốn chung với doanh nghiệp tại nước sở tại trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Đặc điểm:
Thành lập doanh nghiệp có tư cách pháp nhân.
Các bên cùng tham gia điều hành doanh nghiệp, chia lợi nhuận và chịu rủi ro theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên
2.3. Hìn thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Đây là hình thức doanh nghiệp do chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ vốn để thành lập. Đặc điểm:
Chủ đầu tư nước ngoài có quyền điều hành toàn bộ doanh nghiệp theo quy định của pháp luật nước sở tại. Doanh nghiệp hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của tổ chức cá nhân nước ngoài và do bên nước ngoài tự thành lập, quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.
Doanh nghiệp là một pháp nhân của nước nhận đầu tư.
2.4. Hình thức hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao (BOT).
Là văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của nước sở tại với nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian. Hết thời hạn nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn hoặc với một giá tượng trưng công trình đó cho nước sở tại.
Các hình thức biến tướng của BOT là BT và BTO.
BTO là văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà nước sở tại và nhà đầu tư nước ngoài về việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, sau khi xây dựng xong nhà đầu tư nước ngoài sẽ chuyển giao cho nước sở tại. Chính phủ nước sở tại sẽ cùng với nhà đầu tư nước ngoài khai thác công trình đó trong một khoảng thời gian nhất định để thu hồi vốn và đảm bảo có lãi.
BT là hình thức văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà nước sở tại và nhà đầu tư nước ngoài về xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng song nhà đầu tư nước ngoài sẽ chuyển giao cho nước sở tại. Chính ohủ nước sở tại tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý.
II. Doanh nghiệp ở các nước đang phát triển với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
1. Sự cần thiết phải đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cuả các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển.
1.1. Giúp doanh nghiệp ở các nước đang phát triển làm quen và thích nghi với thị trường thế giới.
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài mà các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang thực hiện không những góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam mà còn giúp doanh nghiệp thâm nhập thị trường thế giới và tìm kiếm nguồn lợi nhuận. Đây là điều rất quan trọng giúp cho doanh nghiệp tự tin không những trong đầu tư trực tiếp ra nước ngoài mà cả trong giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc đón nhận việc mở cửa thị trương trong nước.
Bên cạnh đó doanh nghiệp còn học được nhiều bài học trong đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cũng như việc hoạt động trong nền kinh tế thế giới, từ đó có thể tạo ra động lực và niềm tin cho các doanh nghiệp trong nước cùng nhau đoàn kết để mang lại chiến thắng tromg cuộc cạnh tranh ngay trên sân nhà.
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một lĩnh vực chứa đựng nhiều khó khăn thử thách, song cũng là một cơ hội rất lớn nếu các doanh nghiệp biết nắm bắt để tạo ra khả năng mới cho nền kinh tế.
1.2. Giúp doanh nghiệp ở các nước đang phát triển tiếp cận với những tiến bộ khoa học công nghệ.
Trong thời đại bùng nổ khoa học và công nghệ thông tin thì đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một trong những phương thức mà các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển có thể áp dụng để tiếp cận với khoa học công nghệ cao, đồng thời học hỏi những ứng dụng trong công nghệ thông tin.
Ngày nay khoa học công nghệ và công nghệ thông tin đang biến đổi và phát triển từng giây từng phút, những áp dụng của nó có vai trò vô cùng quan trọng đối với kinh tế và trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống. Khi thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở các nước tiên tiến có khoa học công nghệ phát triển cao thì Việt Nam có cơ hội được tiếp cận trực tiếp với những ứng dụng khoa học công nghệ ở các nước này. Hơn nữa khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thì các doanh nghiệp có thể đem những tiến bộ khoa học công nghệ cao mà trong nước chưa có điều kiện áp dụng để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, tạo ra những sảm phẩm mới, thị trường mới có sức cạnh tranh cao tại các nước phát triển.
1.3. Giúp các doanh nghiệp san sẻ rủi ro trong đầu tư và kinh doanh.
Rủi ro luôn luôn là người bạn đồng hành của nhà đầu tư. Một trong những biện pháp để san sẻ, phòng tránh rủi ro là thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, đa dạng hóa các danh mục đầu tư nhằm thu được lợi nhuận, củng cố hoạt động kinh doanh bền vững, ổn định và sự phát triển của các doanh nghiệp: Nhằm giảm thiểu rủi ro về lạm phát, rủi ro về tỷ giá...Mặt khác đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn tạo ra các khoản thu bằng ngoại tệ cho các doanh nghiệp góp phần làm tăng ngoại tệ của đất nước, giúp cho cán cân thanh toán được ổn định và phát triển theo chiều hướng tốt.
1.4. Tạo điều kiện để doanh nghiệp đổi mới cơ cấu sản xuất, tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp các doanh nghiệp đổi mới cơ cấu sản xuất, tạo điều kiện để áp dụng các công nghệ sản xuất mới, tăng cường tính năng động và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.5. Giúp các doanh nghiệp phát huy được lợi thế của mình.
Mỗi doanh nghiệp đều có điểm mạnh, lợi thế riêng của mình, việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp các doanh nghiệp tận dụng tối da được lợi thế đó, phát huy được điểm mạnh về sản phẩm của doanh nghiệp đặc biệt là các sản phẩm truyền thống riêng có cuả quốc gia
2. Những điều kiện để các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển có thể đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
2.1. Các điều kiện về phía bản thân các doanh nghiệp.
Tuy các nước đang phát triển có thể nói là rất thiếu vốn để đầu tư phát triển đất nước. Nhưng họ vẫn mong muốn mang nguồn vốn của mình ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư nhằm tìm kiếm nơi cho khả năng sinh lời cao hơn trong nước. Để có thể tiến hành được các hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, thì các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển cần các điều kiện sau:
- Có tiềm lực tài chính đủ mạnh.
Vốn là một yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ một doanh nghiệp nào, để có thể đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thành công thì các doanh nghiệp phải có một nguồn tài chính dồi dào, đủ để thực hiện đầu tư nhanh chóng nhằm chớp cơ hội trên thị trường và thu lợi nhuận cao. Nhưng muốn có tiềm lực tìa chính vững vàng thì doanh nghiệp phải có một quá trình tích tụ và tập trung vốn, đây là một quá trình lâu dài. Và quá trình này là kết quả của cạnh tranh trên thị trường.
- Trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ của doanh nghiệp phải đạt tới mức có thể cạnh tranh trên thị trường nước nhận đầu tư, hay phải có những bí quyết kỹ thuật riêng, kỹ năng riêng.
- Các doanh nghiệp phải có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.
Với một năng lực cạnh tranh mạnh mẽ sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tồn tại và chiến thắng ở những nơi mà doanh nghiệp tiến hành đầu tư sản xuất kinh doanh. Và khả năng cạnh tranh là điều kiện cần thiết cho doanh nghiệp tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
- Các doanh nghiệp phải có một đội ngũ nhân viên đủ năng lực đầu tư.
Đội ngũ cán bộ phải có năng lực, am hiểu, để có thể phân tích tình hình. Đặc biệt phải có đội ngũ cán bộ am hiểu lĩnh vực mà mình định đầu tư, biết khai thác triệt để mọi nguồn lực trong doanh nghiệp và tận dụng triệt để mọi cơ hội đầu tư.
2.2. Về phía Nhà nước.
Có thể nói chính sách của Nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp.
- Đầu tiên, Nhà nước phải có chính sách để thúc đẩy, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Trước hết phải có khung hành lang pháp lý hoàn chỉnh và đồng bộ cho hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Đồng thời phải có các hoạt động để thúc đẩy hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, như: Ký các hiệp định đầu tư song phương và đa biên; Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, cung cấp các thông tin về môi trường đầu tư ở nước ngoài...
Bên cạnh đó, chính phủ có thể khuyến khích hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thông qua việc thành lập trung tâm xúc tiến đầu tư ở nước ngoài, phát triển các dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư, hỗ trợ về tiếp cận nguồn vốn... Đó là các hoạt động cung cấp thông tin thị trường, thông tin đối tác, cơ hội và kinh nghiệm kinh doanh, thông tin về môi trường đầu tư ở nước ngoài....
- Bên cạnh đó, các chính sách kinh tế vĩ mô trong nước ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, như các chính sách về tiền tệ, xuất nhập khẩu, quản lý ngoại hối...
Sự thay đổi chính sách tiền tệ từ thắt chặt sang nới lỏng hoặc ngược lại hoặc hồn hợp sẽ tác dộng mạnh mẽ đến lãi suất thực tế, từ đó làm tăng hoặc giảm khả năng tạo lợi nhuận của các nhà đầu tư.
Chính sách nới lỏng hay thắt chặt quản lý ngoại hối ở các nước đầu tư có tác động mạnh đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Khi quản lý ngoại hối theo hướng tự do hoá thị trường vốn thì các nhà đầu tư được quyền tự do chuyển vốn ra nước ngoài, từ đó đẩy mạnh hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Chương II. Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1989 đến nay.
I. Quan điểm của Nhà nước Việt Nam đối với doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
- Nhà nước coi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp là một hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng, thúc đẩy nền kinh tế phát triển và phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới.
- Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài chịu nhiều rủi ro đặc trưng mà hoạt động đầu tư trong nước không có hoặc không trực tiếp chịu tác động. Do đó Nhà nước có các biện pháp và chính sách để hỗ trợ và khuyến khích thích hợp với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
- Bảo vệ lợi ích quốc gia trong việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
- Triệt để khai thác thế mạnh của đối tác đầu tư ở nước ngoài để tăng cường khả năng của doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế. Tận dụng cơ hội để nâng cao khả năng công nghệ, khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp Việt Nam.
II. Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
1. Tình hình chung của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án đầu tiên của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài là vào năm 1989 với số vốn 563.380 triệu Đôla Mỹ nhưng đáng tiếc dự án này đã không được thực hiện. Từ thời điểm năm 1989 - 1998, mỗi năm có vài ba dự án, năm nhiều nhất có năm dự án (1993) đầu tư ra nước ngoài nhưng vốn thực hiện còn thấp, có năm không giải ngân được đồng nào. Có những năm không có dự án nào cả như các năm 1995, 1996, 1997. Điều này có thể lý giải là do trong giai đoạn này chúng ta tập trung tất cả nguồn lực trong nước để phát triển đất nước, đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, hơn nữa khi đó chúng ta vẫn chưa có một văn bản quy phạm pháp luật chính thức về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Tính đến năm 1998 chúng ta đã có tổng số 18 dự án với tổng số vốn đăng ký khoảng 13,9 triệu USD, trong đó vốn điều lệ khoảng 13,3 triệu USD, bên Việt Nam đóng góp khoảng 7,2 triệu USD.
Kể từ năm 1999, khi Chính phủ ban hành Nghị định 22 về một số biện pháp khuyến khích đầu tư ra nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu có sự tăng trưởng ổn định. Đây được coi như là cú hích rất mạnh vào hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam.
Năm 1999 có 10 dự án với quy mô vốn trung bình một dự án là 1.233.779 USD, năm 2000 tăng lên 15 dự án, năm 2001 là 13 dự án với tổng vốn đăng ký là 7.696.452 USD. Năm 2002 có 15 dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp giấy phép với số vốn đăng ký đạt gần 172 triệu USD, vốn pháp định 134,5 triệu USD nhưng vốn thực hiện chỉ đạt 1,7 triệu USD. Năm 2003 là 25 dự án, năm 2004 là 17 dự án.
Trong năm 2005 việc Luật đầu tư chung chính thức có hiệu lực, đồng thời năm 2006 Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 78/2006/NĐ-CP quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thay thế Nghị định 22/1999/NĐ-CP với nhiều điểm thông thoáng hơn trong hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nên hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài năm 2005 và 2006 có những tăng trưởng mạnh mẽ. Trong năn 2005 có 37 dự án với tổng vốn đăng ký là 368.452.598 USD cao hơn tổng vốn đăng ký các năm trước cộng lại, quy mô vốn trung bình gần 10 triệu USD cao gấp 5 lần quy mô vốn của các năm trước. Sang năm 2006 chúng ta có 35 dự án với tổng vốn đăng ký là 349.006.156 USD, quy mô vốn trung bình một dự án là 9.971.604 USD.
Bảng 1: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn 1989-2006
Năm
Số dự án
Vốn đăng ký (USD)
Vốn bình quân/Dự án (USD)
1989
1
563.380
563.380
1990
1
-
-
1991
3
4.000.000
1.333.333
1992
3
5.282.051
1.760.684
1993
5
690.831
138.166
1994
3
1.306.811
435.604
1998
2
1.850.000
925.000
1999
10
12.337.793
1.233.779
2000
15
6.865.370
457.691
2001
13
7.696.452
592.035
2002
15
171.959.576
11.463.972
2003
25
27.309.485
1.092.379
2004
17
12.463.114
733.124
2005
37
368.452.598
9.958.178
2006
35
349.006.156
9.971.604
Tổng số
185
969.783.617
5.242.074
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Trong vòng từ năm 1999 đến năm 2006, chúng ta đã có tất cả khoảng 185 dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký vào khoảng 969 triệu USD, quy mô vốn trung bình một dự án vào khoảng 5 triệu USD.
Trong Năm 2007, với việc Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, và mới đây Cục Đầu tư nước ngoài đã xây dựng đề án khuyến khích đầu tư ra nước ngoài, một thông tin thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp. Tính riêng trong 7 tháng đầu năm nay, có 32 dự án do các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đầu tư trên 200 triệu USD. Thống kê từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho thấy, các dự án đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam tập trung trong lĩnh vực công nghiệp (chiếm 39,6% số dự án và 64% tổng vốn đầu tư), tiếp theo là lĩnh vực nông nghiệp (chiếm 21,2% số dự án và 22,6% tổng vốn đầu tư), số còn lại là các dự án đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ. Trong số 217 dự án đầu tư ra nước ngoài thì các doanh nghiệp Việt Nam tập trung đầu tư tại một số nước như Lào (76 dự án, tổng vốn đầu tư là hơn 555 triệu USD, chiếm tương ứng 35% số dự án và 47% vốn đầu tư). Angieri có 1 dự án với tổng vốn đầu tư là 243 triệu USD, chiếm 20,6% về vốn đầu tư. Campuchia có 22 dự án với tổng vốn đầu tư là 80,7 triệu USD (chiếm 10% số dự án và 6,9% tổng vốn đầu tư).
Ta thấy tuy các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ, khối lượng vốn thực hiện ít. Một trong những nguyên nhân khiến dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam khó thực hiện, nhất là những dự án do doanh nghiệp Nhà nước làm chủ đầu tư là do các dự án này được thành lập nhằm thực hiện cam kết của Chính phủ hai nước. Nhưng khi tình hình quốc tế thay đổi, những ưu đãi trước đây cho việc thực hiện dự án không còn, việc kinh doanh không thuận lợi như trước nên việc dự án không thực hiện được cũng là điều dễ hiểu. Trường hợp Iraq là một ví dụ điển hình. Tuy nhiên khối lượng vốn đăng ký và vốn thực hiện qua các năm lại có xu hướng tăng quy mô vốn trung bình của một dự án ngày càng lớn.
2. Đầu tư ra nước ngoài phân theo đối tác đầu tư chủ yếu.
Hiện nay các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam được triển khai trên khoảng 32 nước và vùng lãnh thổ. Điều này thể hiện rõ những kết quả tích cực mà Việt Nam đạt được trong quan hệ quốc tế và hội nhập kinh tế thế giới. Đồng thời nó cũng thể hiện sức mạnh ngày càng to lớn của Việt Nam, và quyết tâm không bỏ qua những cơ hội đầu tư tốt trên thị trường thế giới của chúng ta.
Các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài chủ yếu sang các nước: Lào, Campuchia, Hoa Kỳ, Malayxia và Singapore. Trong đó, có một số dự án có số vốn tương đối lớn như: Dự án đầu tư vào khai thác dầu khí ở Angiêri của Tổng công ty dầu khí Việt Nam (208 triệu USD), dự án Trung tâm Thương mại Việt Nam tại Nga (35 triệu USD), dự án thăm dò và khai thác dầu khí tại Singapore (22 triệu USD), dự án trồng cây tại Lào (13 triệu USD), dự án xây dựng Bệnh viện Chợ Rẫy tại Phnômpênh (Cămpuchia) (10,5 triệu USD)… Lào là thị trường thu hút được nhiều dự án đầu tư nước ngoài của Việt Nam nhất với 63 dự án, thứ hai là Hoa Kỳ với 19 dự án. Về vốn đăng ký thì Lào là nước đứng đầu về vốn đăng ký với tổng số 420 triệu USD, thứ hai là Iraq với số vốn đăng ký là 100 triệu USD, thứ ba là CHLB Nga với số vốn đang ký là 73 triệu USD. Hiện tại, nhiều dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam đang chờ được cấp giấy phép đầu tư tại Lào như: Thuỷ điện XEKAMAN 3 (273 triệu USD), dự án trồng 1000 ha cao su (24 triệu USD)…
Bảng 2: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp giấy phép trong giai đoạn 1989 - 2006 phân theo đối tác đầu tư chủ yếu
Số dự án
Vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ)
Tổng số
Trong đó: Vốn điều lệ
Tổng số
Chia ra
Nước ngoài góp
Việt Nam góp
An-giê-ri
1
243.0
243.0
208.0
35.0
Cô-oét
1
1.0
1.0
1.0
Căm-pu-chia
15
30.1
25.2
13.1
12.1
Cộng hòa Séc
2
1.9
0.3
0.3
CHLB Đức
4
4.8
3.5
2.5
0.9
Hàn Quốc
3
1.3
1.3
0.2
1.0
Đặc khu hành chính Hồng Công (TQ)
5
1.8
1.6
0.7
0.9
Hoa Kỳ
21
14.4
14.1
7.0
7.1
In-đô-nê-xi-a
2
9.4
9.4
9.4
I-rắc
1
100.0
100.0
100.0
Lào
64
422.2
182.6
49.0
133.6
Liên bang Nga
14
73.3
32.2
11.8
20.5
Ma-lai-xi-a
4
18.7
18.7
0.7
18.1
Nam Phi
1
1.0
1.0
1.0
Nhật Bản
5
2.1
1.6
0.6
1.0
Xin-ga-po
14
27.0
27.3
24.2
3.1
Tát-gi-ki-xtan
2
3.5
3.5
1.4
2.1
CHND Trung Hoa
3
3.5
2.6
0.6
1.9
U-crai-na
5
4.3
4.3
0.4
3.9
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Việc Lào trở thành điểm đến hàng đầu của các nhà đầu tư Việt Nam là điều hoàn toàn dễ hiểu, vì hai nước có vị trí địa lý gần nhau, hơn nữa thị trường Lào lại tương đối dễ tính.
Nga cũng là thị trường ưa thích của các doanh nghiệp Việt Nam, với 14 dự án và tổng vốn đăng ký là 73,3 triệu USD (chiếm 7,3%về số dự án, và 75,6% về tổng vốn đầu tư) do chúng ta đã sớm có mối quan hệ kinh tế với Liên Bang Nga, hơn nữa cộng đồng người Việt ở Liên Bang Nga rất đông, đây là một lợi thế không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Việc đầu tư vào hai thị trường Lào và Nga là hướng đi đúng đắn cho của các doanh nghiệp Việt Nam, vì đây là hai thị trường quen thuộc với Việt Nam hơn nữa, hai thị trường này đã quen với hàng hóa Việt Nam.
Ngoài rót vốn vào thị trường truyền thống như Lào, Campuchia, thời gian tới Việt Nam sẽ mở rộng sang nhiều thị trường tiềm năng như Trung Đông, châu Phi và Mỹ. Theo đó, trước hết các doanh nghiệp sẽ hướng đến một số nước SNG vốn có nhiều người Việt sinh sống và làm việc để tận dụng hiểu biết và mối làm ăn của cộng đồng này, doanh nghiệp Việt Nam có nhiều lợi thế khi đầu tư ở khu vực này, đặc biệt với các ngành hàng tiêu dùng, may mặc, giày da, dịch vụ thương mại... Khu vực Trung Đông với các quốc gia như Qatar, Kuwait, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) cũng là một điểm đầu tư quan trọng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời, châu Phi cũng được xác định là điểm đầu tư mới. Tuy nhiên, đến nay các doanh nghiệp Việt Nam và châu Phi đều thiếu thông tin về nhau và điều kiện vận tải tại khu vực này vẫn chưa thuận lợi.
3. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo ngành kinh tế.
Bảng 3: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp giấy phép trong giai đoạn 1989 - 2006 phân theo ngành kinh tế
Số dự án
Vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ)
Tổng số
Trong đó: Vốn điều lệ
Tổng số
Chia ra
Nước ngoài góp
Việt Nam góp
Nông nghiệp và lâm nghiệp
13
109.8
84.3
41.3
43.0
Thủy sản
4
8.7
8.7
4.6
4.0
Công nghiệp khai thác mỏ
15
379.0
376.3
210.8
165.5
Công nghiệp chế biến
69
102.2
80.8
37.6
43.1
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước
1
273.1
69.2
69.2
Xây dựng
5
7.8
4.8
1.9
2.9
Thương nghiệp; Sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình
20
10.2
8.9
3.7
5.2
Khách sạn và nhà hàng
8
2.7
2.1
1.1
1.0
Vận tải; kho bãi và thông tin liên lạc
13
6.3
6.0
3.3
2.7
Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn
38
57.9
27.9
11.5
16.4
Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội
1
10.5
10.5
7.4
3.2
Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng
3
1.5
1.5
1.2
0.2
Nguồn: Tổng cục Thống Kê
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam diễn ra trên cả ba lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp. Tuy nhiên ngành công nghiệp dẫn đầu trong đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam với 90 dự án và tổng số vốn đăng ký là 762,1 triệu USD (chiếm 47,36% tổng số dự án và 78,6% vốn đăng ký). Trong ngành công nghiệp thì ngành thăm dò và khai thác dầu khí xây dựng nhà máy điện, sản xuất chế biến hàng gia dụng, vật liệu xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất. Trong nganh công nghiệp đáng chú ý là lĩnh vực dầu khí, số dự án ít nhưng số vốn đăng ký lại chiếm tỷ trọng cao. Tuy nhiên, hai ngành công nghiệp nhẹ và xây dựng tuy vốn đăng ký ít nhưng lại có tỷ lệ thực hiện cao (công nghiệp nhẹ là 37,63% trên tổng vốn đăng ký). Có thể nói tỷ lệ thực hiện các dự án trong ngành công nghiệp và xây dựng là tương đối thấp. Quy mô trung bình mỗi dự án trong ngành công nghiệp và xây dựng là 8,47 triệu USD, cao hơn ngành nông nghiệp và dịch vụ.
Tiếp đến là ngành nông nghiệp với 17 dự án và 118,5 triệu USD vốn đăng ký (chiếm 8,9% số dự án, và 12,22% tổng vốn đăng ký). Với 13 dự án vào ngành nông-lâm nghiệp còn lại 4 dự án là vào ngành thủy sản, nhưng ngành thủy sản số vốn và số dự án tuy chiếm tỷ lệ thấp nhưng lại là ngành có tỷ lệ thực hiện rất cao. Quy mô vốn trung bình mỗi dự án là 6,97 triệu USD.
Nghành dịch vụ với 8 dự án và tổng vốn đăng ký là 56,9 triệu USD ( chiếm 43,68% số dự án và 5,86% tổng vốn đăng ký). Quy mô vốn trung bình mỗi dự án là 7,11 triệu USD Trong ngành dịch vụ thì các ngành giao thông vận tải, bưu điện là hai lĩnh vực đáng lưu tâm, điều này là hoàn toàn dễ hiểu bởi hai lĩnh vực này chủ yếu do các công ty Nhà nước có năng lực tài chính vững vàng thực hiện.
4. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo hình thức đầu tư.
Về hình thức đầu tư ra nước ngoài thì trong thời gian đầu, Việt Nam chủ yếu đầu tư dưới dạng hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) trong các lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí và dựa vào quan hệ với các quốc gia mà Chính phủ Việt Nam có quan hệ hữu hảo. Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 22/1999/NĐ - CP thì hoạt động ĐTTT ra nước ngoài của Việt Nam chuyển sang 2 hình thức chủ yếu là doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn với số lượng các dự án ngày càng gia tăng nhưng tỷ lệ vốn đầu tư không lớn và chủ yếu là đầu tư sang các nước đang và kém phát triển như Lào, Campuchia… Từ năm 2004, các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu đầu tư sang các nước phát triển như Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Anh, Pháp…
Tóm lại, trong thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu đầu tư ra nước ngoài dưới 3 hình thức và tỷ trọng như sau: 48% số dự án 100% vốn với 107,6 triệu USD; 34% số dự án liên doanh với 57 triệu USD và 16% số dự án BCC với số vốn đầu tư đạt trên 200 triệu USD. Đến 90% các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam là các doanh nghiệp nhà nước, số lượng các doanh nghiệp tư nhân đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn rất hạn chế.
II. Đánh giá tình hình hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam từ năm 1989 đến nay.
1. Những thành tựu đã đạt được.
- Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài không ngừng gia tăng về vốn đăng ký. Theo đà tăng trưởng kinh tế của đất nước, hoạt động đầu tư ra nước ngoài đã và đang có xu hướng tăng mạnh.
Năm 2004, cả nước có 17 dự án được cấp phép với tổng vốn đầu tư đăng ký 11 triệu USD. Tính đến đầu năm 2005, đầu tư ra nước ngoàicủa các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang thực hiện 113 dự án tại 29 nước, vùng lãnh thổ với tổng vốn 225,9 triệu USD.
Năm 2006, tính chung cả cấp mới và nâng vốn, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoàivới tổng số vốn 347 triệu USD. Mức này chỉ xấp xỉ bằng năm 2005, nhưng được ghi nhận là rất tích cực vì trong năm 2005, vốn tăng đột biến là do có dự án thuỷ điện Xekaman 3 tại Lào với tổng đầu tư 273 triệu USD được cấp phép. Năm 2006, không có các dự án lớn nhưng số dự án lại tăng lên đáng kể. Trong tổng số dự án đầu tư ra nước ngoài, có 33 dự án được cấp mới với số vốn 136,5 triệu USD. Có 4 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng đầu tư là 211,2 triệu USD.
Tính đến tháng 5/2007, có 15 dự án do DN Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu là công nghiệp và xây dựng như thăm dò, khai thác dầu khí, sản xuất chế biến hàng gia dụng, vật liệu xây dựng, chiếm tới 41% dự án và 16,7% vốn đăng ký.
So với một dự án duy nhất (vào năm 1989), con số trung bình mỗi năm tăng dần lên tới 36,37 dự án (2006) là những tín hiệu tích cực.
- Thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam được mở rộng, trải khắp trên 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài các đại bàn truyền thống như Lào, Capuchia, Liên Bang Nga... chúng ta đã mở rộng thị trường sang nhiều quốc gia khác như Mỹ, và khu vực Mỹ- Latinh .“Tham vọng” mở rộng thị trường sang Mỹ La-tinh đang được hiện thực hoá thông qua các hợp đồng thăm dò, khai thác dầu khí trên cơ sở các thoả thuận khung về hợp tác đầu tư với Venezuela, Cuba trong chuyến thăm của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh.
- Các dự án đầu tư đã thu được những kết quả khả quan ban đầu và hứa hẹn triển vọng phát triển (tiêu biểu là dự án thăm dò và khai thác dầu khí tại Algieria của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam).
- Các dự án đã không còn tập trung vào một số lĩnh vực như trước đây mà đã trải rộng ra trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là tập trung vào ngành công nghiệp và xây dựng.
2. Những khó khăn vướng mắc còn gặp phải.
Nhìn chung, số lượng dự án và quy mô vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đã tăng lên theo thời gian, do ngày càng có thêm các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng tài chính và quan tâm mở rộng địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế:
- Số liệu tính đến hết năm 2006 về lượng dự án và quy mô vốn cho thấy đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nhỏ, do năng lực tài chính và kinh nghiệm đầu tư còn hạn chế. Quy mô vốn đầu tư trung bình của một dự án c._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B0224.doc