Đầu tư trực tiếp nước ngoài với vấn đề tạo việc làm cho người lao động Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hoá

LỜI NÓI ĐẦU: Trong bối cảnh vừa gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, kinh tế nước ta đang hứa hẹn sẽ có những bước phát triển nhanh cả về quy mô nền kinh tế lẫn chuyển đổi cơ cấu các ngành nghề theo hướng tích cực. Trong những nhân tố đóng góp cho sự phát triển đó, có thể kể đến vai trò ngày càng lớn của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng số vốn đăng ký đang có xu hướng tăng nhanh qua các năm, nhiều dự án đã và đang được triển khai có vốn đầu tư lên tới hang tỉ đô la chắc

doc25 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1195 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài với vấn đề tạo việc làm cho người lao động Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chắn sẽ mang lại một giá trị không nhỏ cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, với đa số các dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, thành phần kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn góp phần quan trọng giải quyết một vấn đề kinh tế - xã hội đang đặt ra ngày càng cấp thiết đối với nước ta, đó là vấn đề giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Vì vậy, em chọn đề tài nghiên cứu “Đầu tư trực tiếp nước ngoài với vấn đề tạo việc làm cho người lao động Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hoá” với mong muốn tổng kết tình hình thực tế, từ đó đưa ra những giải pháp tận dụng những yếu tô có lợi và khắc phục những mặt còn hạn chế để nâng cao hiệu quả của thành phần kinh tế này trong việc tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho người lao động nước ta. Đối tượng nghiên cứu của đề án sẽ bao gồm: đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tạo việc làm,mối quan hệ giữa FDI với tạo việc làm và tiến trình toàn cầu hoá. Mục đích nghiên cứu được đặt ra là: thứ nhất, thống nhất cơ sở lý luận và thực tiễn về mối lien hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với tạo việc làm, làm cơ sở cho việc nghiên cứu tình hình cụ thể ở Việt Nam; thứ hai, đi vào phân tích thực trạng tạo việc làm trong khu vực FDI để cuối cùng đề suất những giải pháp có hiệu quả để giải quyết các vấn đề còn tồn tại. Đề án sẽ sử dụng các số liệu nghiên cứu trong phạm vi từ năm 1996 đến năm 2007.Phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháp thống kê, quan sát thực tiễn, qua đó so sánh, tổng hợp và phân tích để đưa ra kết luận và các giải pháp. Kết cấu đề tài bao gồm 3 phần: -Phần I: Cơ sở lý luận và thực tiễn. -Phần II: Phân tích, đánh giá thực trạng tạo việc làm cho người lao động Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hoá. -Phần III: Giải pháp nâng cao hiệu quả của việc tạo việc làm cho người lao động Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hoá. Phần thứ nhất: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.Các khái niệm: Trước khi đi vào nghiên cứu cụ thể từng vấn đề đã nêu trên, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu những khái niệm: 1.1 Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Tổ chức thương mại thế giới WTO đưa ra định nghĩa như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài sảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước ( nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Tuy nhiên ta có thể thấy hiểu theo cách này chưa nêu rõ được bản chất và chưa rõ rang bằng khái niệm sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một loại hình của đầu tư quốc tế, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn” . nguồn (6), trang 32 Đầu tư trực tiếp nước ngoài khác với các loại hình đầu tư quốc tế khác ở đặc điểm chủ đầu tư trực tiếp tham gia quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, họ không chỉ sử dụng lao động của nước được đầu tư mà còn đem đến đây công nghệ và tác phong quản lý của mình. Đấu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong thực tế bao gồm những hình thức sau: + Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh: hai bên (doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài) thoả thuận với nhau bằng hợp đồng, hình thành một pháp nhân mới và hai bên được đối xử độc lập với nhau về thuế và pháp lý. +Các doanh nghiệp lien doanh: đây là hình thức đầu tư phổ biến nhất, trong đó các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn theo một tỉ lệ nhất định và cùng tham gia điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. +Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: thực chất là việc các công ty mở them chi nhánh ở nước khác để tận dụng các yếu tố thuận lợi. toàn bộ quyền quản lý, điều hành và ra quyết định thuộc về nhà đầu tư. Ngoài ba hình thức phổ biến trên, trong thực tiễn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn có thể thực hiện dưới dạng hợp đồng li-xăng (cấp giấy phép sử dụng bản quyền), hợp đồng xây dựng, chuyển giao… Đối với các quốc gia, đặc biệt là nước đang phát triển, đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng một vai trò không nhỏ trong nền kinh tế với những đóng góp không nhỏ vào giá trị sản lượng công nghiệp, thúc đẩy sản xuất hàng hoá, thúc đẩy xuất khẩu, mở rộng thị trường,cải thiện cán cân thanh toán, đóng góp vào ngân sách nhà nước và giải quyết việc làm cho người lao động. 1.2 Tạo việc làm: Riêng khái niệm về việc làm đã có nhiều quan điểm rất khác nhau, nhưng khái niệm về tạo việc làm được thống nhất như sau: “Tạo việc làm là tạo ra số lượng và chất lượng sức lao động và các điều kiện kinh tế - xã hội khác để kết hợp tư liệu sản xuất và sức lao động” Cơ chế tạo việc làm là cơ chế 3 bên: phải có sự tham gia và phối hợp giữa người lao động, nhà nước và người sử dụng lao động: + Thứ nhất: Người lao động chính là đối tượng của tạo việc làm, để có thể tìm kiếm được một công việc phù hợp với năng lực, yêu cầu, sở thích…và có thu nhập tốt, bản than người lao động phải tích cực rèn luyện, tham gia vào các lớp học, các khoá đào tạo, rèn luyện kỹ năng, tích luỹ kinh nghiệm bản than … để nâng cao giá trị sức lao động mà mình cung cấp. + Thứ hai, người sử dụng lao động: họ phần lớn là những nhà đầu tư, bỏ vốn ra để thu hút lao động về đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình. Để có thể tìm được những người lao động phù hợp với công việc, người sử dụng lao động cần có các biện pháp giúp nắm được những thông tin đầy đủ về cung - cầu trên thị trường lao động, qua đó lọc ra những yếu tố cần thiết, chọn lọc người mà doanh nghiệp, tổ chức của mình đang cần. Bằng việc mở rộng quy mô sản xuât, họ có thể góp phần tạo them nhiều việc làm cho người lao động. + Cuối cùng là nhà nước: tuy không trực tiếp tham gia vào quá trình tạo việc làm nhưng nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi để kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất thong qua việc tạo hành lang luật pháp, các chính sách lien quan… Giải quyết việc làm cho người lao động đang là một vấn đề cấp thiêt đặt ra cho các nước đang phát triển, nhất là những nước có quy mô dân số trong độ tuổi lao động cao như nước ta. Trước khi có thể tìm ra những giải pháp thích hợp, cần phải xem xét đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm: + Điều kiện tự nhiên, vốn và công nghệ: là nhóm nhân tố tiên quyết ảnh hưởng đến tạo việc làm. Cùng với sức lao động thì đây chính là những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Cầu về lao động bắt nguồn từ cầu sản xuất, mà muốn mở rộng quy mô sản xuất thì phải có được các điều kiện về vốn, công nghệ… +Các nhân tố thuộc về sức lao động: người lao động muốn tìm được việc làm như mong muốn thì phải tích cực rèn luyện, nâng cao thể lực cũng như trí lực, trình độ chuyên môn…để có thể đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động. Đứng trên tầm vĩ mô, trình độ người lao động của một quốc gia càng cao đến đâu thì các giải pháp tạo việc làm càng có hiệu quả đến đó. +Cơ chế chính sách KT – XH ảnh hưởng đến tạo việc làm: gồm có những cơ chế chính sách của chính phủ, của chính quyền điạ phương và các quyết định của doanh nghiệp. Đây là nhân tố rất quan trọng tác động đến tạo việc làm cho người lao động. Các cơ chế chính sách của chính phủ lien tục được ban hành tạo ra một hành lang pháp lý, góp phần giải quyết những khó khăn để điều tiết cung - cầu trên thị trường lao động. Các quyết định của doanh nghiệp là yếu tố trực tiếp tác động đến việc tạo them hay giảm bớt việc làm cho người lao động. 1.3 Toàn cầu hoá: Theo bách khoa từ điển wikipedia, toàn cầu hoá được định nghĩa như sau: “Toàn cầu hoá là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối lien kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, cá tổ chức hay cá nhân ở góc độ văn hoá, kinh tế… trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hóa hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hoá thương mại hay “tự do thương mại” nói riêng “. Thuật ngữ “toàn cầu hoá” bắt đầu xuất hiện vào những năm 50 của thế kỷ XX, gắn liền với sự phổ biến các phương tiện vận tải có động cơ dẫn đến sự gia tăng trao đổi thương mại giữa các quốc gia. Bắt đầu từ những năm 1990, nó được nhắc đến và sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, chính trị và văn hoá của thế giới. Ảnh hưởng của “ toàn cầu hoá trở nên ngày càng sâu rộng đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế: Thứ nhất, quyền lực sẽ dần dần chuyển từ tay các “tổ chức quốc gia” sang các “tổ chức đa phương” như WTO, thong qua các hiệp ước đa phương nhằm hạ thấp hoặc nâng cao hàng rào thuế quan hoặc điều chỉnh thương mại quốc tế, thúc đẩy tự do hoá thương mại giữa các quốc gia. Thứ hai, “toàn cầu hoá” làm trầm trọng them tình trạng “chảy máu chất xám” từ quốc gia này sang quốc gia khác, cụ thể là tình trạng “săn đầu người”. Các nước phát triển, với tiềm lực giàu mạnh về kinh tế sẵn sàng bỏ ra các khoản tiền lớn để thu hút nhân tài, đặc biệt là nguồn chất xám dồi dào đến từ các nước đang phát triển. Kết quả là ở những nước này, đã khan hiếm vốn và công nghệ lại thiếu những bộ óc sang tạo và quản lý, dẫn đến khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển ngày một gia tăng. 2. Tác động của toàn cầu hoá đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Cùng với những ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế của mỗi quốc gia, toàn cầu hóa cũng tác động làm thay đổi tình hình đầu tư từ quốc gia này sang quốc gia khác, mà biểu hiện rõ nhất là trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp. Một khi đã tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, hay gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, các nước sẽ phải dần dần dỡ bỏ hàng rào thuế quan, xoá bỏ nguyên tắc ứng xử “tối huệ quốc”, “đãi ngộ quốc gia”… Đây là điều kiện thuận lợi để các công ty hay tập đoàn đa quốc gia tìm đến những vùng đất mới, có những yếu tố nguyên liệu đầu vào rẻ hơn. Mặt khác, toàn cầu hoá cũng tác động làm cho việc thong thương diễn ra thuận lợi hơn, có thể dễ dàng di chuyển các yếu tố vốn và công nghệ, cũng như đưa sản phẩm đến nơi tiêu thụ. Cùng với nhiều tác động khác, quá trình toàn cầu hoá đã góp phần thúc đẩy sự gia tăng đầu tư trực tiếp từ quốc gia này sang quốc gia khác, mà cụ thể hiện nay là xu hướng đầu tư từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, với mục đích tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào và nhân công giá rẻ. 3.Tác động của toàn cầu hóa đến giải quyết việc làm cho người lao động: Đối với một quốc gia, việc tham gia vào quá trình toàn cầu hoá tất yếu sẽ dẫn đến sự đa dạng hoá các ngành nghề, kèm theo là việc mở rộng quy mô các ngành nghề, kèm theo là việc mở rộng quy mô các ngành hàng sản xuất và dịch vụ, xuất nhập khẩu. Hệ quả của nó là nhu cầu về lao động cũng tăng lên, nếu cung lao động có thể đáp ứng kịp ở khía cạnh số lượng cũng như chất lưọng, thì sẽ tạo them được rất nhiều việc làm cho nền kinh tế. “Tham gia WTO có tác động lớn đến việc tạo mở việc làm trong tất cả các lĩnh vực, khu vực kinh tế có trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào các quá trình sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu “ nguồn (12) . Vì vậy, các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển, nếu biết tận dụng cơ hội này thì sẽ giải quyết được nhiều việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động. Mối quan hệ giữa FDI và tạo việc làm: FDI thực chất là việc các công ty mở rộng quy mô sản xuất, tận dụng nguồn vốn và công nghệ của mình, cùng với những yếu tố đầu vào rẻ hơn của các quốc gia khác. Do đó, tại các nước nhận đầu tư sẽ có them nhiều nhà máy mới được xây dựng, xuất hiện thêm nhiều dây chuyền công nghệ mới. Đê vận hành những dây chuyền này và vận hành bộ máy sản xuất, các công ty sẽ thuê thêm nhiều nhân công tại nước đó và chỉ cử một số lượng nhỏ người bản xứ sang điều hành công việc. Vậy ta có thể thấy việc gia tăng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một quốc gia, sẽ làm cầu lao động ở quốc gia đó tăng lên và tạo them được nhiều việc làm mới. Đặc biệt, trong xu thế hiện nay, các công ty ở những nước phát triển đang tận dụng nguồn nhân công giá rẻ ở những nước đang phất triển bằng những dự án đầu tư sản xuất, thuê nhiều lao động phổ thông. Đây là một thuận lợi để các nước đang phát triển có quy mô dân số đông có thể giải quyết được vấn đề việc làm đặt ra ngày một cấp thiết hơn. Phần II: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH TOÀN CẦU HOÁ 1. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) vào Việt Nam những năm qua: Trải qua 20 năm chuyển đổi nền kinh tế, kinh tế Việt Nam đã có những biến chuyển rõ rệt. Trong đó lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng có những đóng góp không nhỏ. Luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được xây dựng và chính thức ban hành từ năm 1988. Từ đó đến nay, luồng vốn FDI đỏ vào nước ta có sự biến đổi lien tục qua các năm, chia làm các giai đoạn sau: - Từ năm 1988 – 1990 là thời kỳ ban hành và thử nghiệm luât. Do nền kinh tế mới thoát khỏi bao cấp nên môi trường đầu tư còn nhiều hạn chế, cơ sở hạ tầng thấp kém,…chưa thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài, nên FDI chưa có tác động rõ rệt đến nền kinh tế nước ta. Trong 3 năm n ày, tổng số vốn đăng ký là 1.709 USD, trong đó vốn thực hiện chiếm tỷ trọng còn thấp (25%). - Từ năm 1991-1997, tình hình kinh tế - xã hội ở Việt Nam có nhiều thay đổi, các nhà đầu tư nhạy cảm bắt đầu nắm bắt được các cơ hội từ giá nguyên liệu đầu vào rẻ mạt, giá bất động sản thấp và th trường còn bỏ ngỏ. Thời kỳ này, có trên 1000 đoàn khách quốc tế đã đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư, nhiều dự án xếp hàng chờ được thẩm định trong khi các nhà máy, xưởng sản xuất liên tiếp được khởi công xây dựng. “Từ năm 1991-1997, dòng vốn FDI vào Việt Nam tăng lên cả về số dự án, vốn đăng ký và vốn thực hiện. Năm 1995 và 1996 vốn đầu tư đạt lần lượt là 6.607 triệu USD và 8.640 triệu USD[94], cao nhất cho đến nay sau đó lại giảm xuống hoặc tăng chậm  hơn do ảnh hưởng của nhiều nhân tố như khủng hoảng tài chính khu vực, sự cạnh tranh của Trung Quốc,  ASEAN và một số tồn tại của môi trường đầu tư” Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2006 . Đây là giai đoạn tăng vọt của luồng vốn FDI vào nước ta, đóng góp một phần quan trọng vào thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội. - Sau thời kỳ tăng trưởng nóng, giai đoạn 1998 – 2000 là thời kỳ suy thoái của dòng vốn FDI. Do tác động của cuộc khủng hoảng tiền tệ thế giới năm 1997, dẫn đến suy giảm kinh tế ở nhiều quốc gia phát triển đã làm cho nhu cầu đầu tư sang các nước đang phát triển giảm xuống. - Giai đoạn 2001 – 2005 đánh dấu sự phục hồi chậm của dòng vốn FDI. Các nhà đầu tư bắt đầu quay trở lại và các dự án đầu tư cũng như tổng vốn đầu tư tăng dần lên sau 4 năm. -Từ năm 2006 đến nay: do những nguyên nhân khác nhau như sự khởi sắc của nền kinh tế thế giới, Việt Nam gia nhập WTO và môi trường đầu tư ngày một thông thoáng, dòng vốn FDI đổ vào nước ta đã có sự biến chuyển rõ rệt. “Năm 2006 được coi là năm bội thu về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam khi nguồn FDI đạt 10.2 tỷ USD” nguồn (12) . Các dự án đáng chú ý của năm có vốn đầu tư lên tới trên 1 tỷ USD như : công ty thép Posco ( 1.126 tỷ USD) 100% vốn đầu tư của Hàn Quốc, công ty TNHH Intel Producs Việt Nam ( 1 tỷ USD) của tập đoàn điện tử và linh kiện máy tính Mỹ Intel. [nguồn ] Nếu như tính đến hết năm 2004, tổng vốn thực hiện mới đạt con số hơn 28 tỷ USD thì chỉ tính riêng năm 2005 đã đạt 10.2 tỷ USD, chứng tỏ năm 2006 đánh dấu một sự tăng trưởng mới của nguồn vốn này. Năm 2007, theo số liệu từ nguồn (6), đến tháng 5/2007 " đã có 40 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn lên tới 35 tỷ USD đang chuẩn bị vào Việt Nam". "Điều đáng nói là những dự án này đều có số vốn khổng lồ từ 1 tỷ USD trở lên". Tiêu biểu là các dự án : " Dự án xây dựng khu công nghệ kỹ thuật cao của tập đoàn Foxconn ( Hondai) Đài Loan, với số vốn lên đến 5 tỷ USD ở Bắc Ninh và Bắc Giang", "dự án thép với tổng mức dự kiến khoảng 3.75 tỷ USD tại Hà Tĩnh", "dự án nhà máy Nhiệt điện than Vân Phong - Khánh Hoà do tập đoàn Sumimoto, Nhật Bản đầu tư lên đến 3.5 tỷ USD". Nếu như giai đoạn 1998 - 2004, các quốc gia như Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc dẫn đầu về lượng đầu tư vào Việt Nam thì từ năm 2006 đến nay, do có những biện pháp thông thoáng cơ chế và mở rộng thị trường, Việt Nam đã thu hút được một khoản đầu tư đáng kể từ Mỹ và các nuớc châu Âu. Số lượng các quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam ngày một tăng lên, “Đến cuối tháng 9.2007 đã có thêm 7 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam so với cuối tháng 8/2007. Đó là: Phần Lan, New Zeanland, Campuchia, Cayman Island, British West Indies, Pakistan và Nam Phi”.(Nguồn: Báo cáo Đầu tư trực tiếp nước ngoài tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2007)   Các thành phố dẫn đầu về thu hút đầu tư nước ngoài vẫn là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai,...,các lĩnh vực thu hút vốn nhiều nhât thay đổi tuỳ từng năm. Ví dụ năm 2004 lĩnh vực công nghiệp và xât dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất, chuyển sang năm 2006 thì ngành bất động sản lại là điểm sáng trong năm...”  Trong 9 tháng đầu năm 2007, tuy vốn đầu tư đăng ký tiếp tục tập trung vào lĩnh vực công nghiệp (50,4%) nhưng đã có sự chuyển dịch tích cực vào lĩnh vực dịch vụ, chiếm 47,6% (tăng thêm 2,4% so với tỷ lệ tính đến cuối tháng 8/2007)” Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2006 *Mặt tích cực -         Môi trường đầu tư - kinh doanh không ngừng được cải thiện, phù hợp với cam kết quốc tế của Việt Nam. Nước ta đang ngày càng trở thành một địa điểm hấp dẫn đầu tư ở châu Á, nhận đươc sự đánh giá cao của cộng đồng doanh nghiệp quốc tế về môi trường kinh doanh (đứng sau Trung Quốc và Thái Lan). -         Luật Đầu tư được sửa đổi, áp dụng thống nhất đối với cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài đã tạo nên một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp. Các loại hình doanh nghiệp được mở rộng, ngày càng đa dạng hơn khiến cho các nhà đầu tư có thể dễ dàng lựa chọn loại hình phù hợp với ý định kinh doanh và khả năng hiện có của mình. -         Việc tăng cường phân cấp đã giúp cho các địa phương chủ động trong việc vận động thu hút và quản lý hiệu quả hoạt động ĐTNN. Việc cải cách thủ tục hành chính tiếp tục được triển khai đồng bộ trong bộ máy quản lý hoạt động đầu tư ở các địa phương theo cơ chế liên thông một cửa và đã đạt kết quả bước đầu.     -         Nhìn chung, tình hình hoạt động SX-KD của khu vực các doanh nghiệp có vốn FDI vẫn giữ mức tăng trưởng, nhiều số doanh nghiệp FDI đã triển khai tích cực ngay sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong những tháng đầu tiên của năm 2007.   * Hạn chế -         Hầu hết các lĩnh vực đầu tư có điều kiện cũng như điều kiện của các dự án đầu tư chưa có văn bản quy định các điều kiện cụ thể làm căn cứ để thẩm tra, gây lúng túng cho cơ quan quản lý đầu tư ở các địa phương cũng như nhà đầu tư khi quyết định đầu tư. -         Việc chưa chuẩn bị sẵn sàng về đất đai (đặc biệt đối với các dự án lớn cần mặt bằng sản xuất rộng) cũng như việc giải phóng mặt bằng, đền bù, di dời và tái định cư dân khu vực đầu tư còn nhiều bất cập đã hạn chế việc tiếp nhận các dự án mới cũng như đẩy nhanh tiến độ của các dự án đã được cấp Gíâý chứng nhận đầu tư. -         Việc xử lý về quan điểm, đặc biệt về sự phù hợp với quy hoạch của một số ngành đối với một số dự án lớn còn lúng túng, kéo dài gây nên ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cũng như tiếp nhận đầu tư của các địa phương . -         Về luật pháp, chính sách: nhiều vấn đề hiện nay chưa được hướng dẫn đầy đủ hoặc chưa được sửa đổi phù hợp như đầu tư gián tiếp, trình tự, thủ tục mở chi nhánh, thanh lý, giải thể, chế độ báo cáo thống kê… cũng làm giảm tiến độ tiếp nhận, triển khai dự án. -         Ngoài ra, nhiều trở ngại khác cũng ảnh hưởng tới hoạt động FDI như cạnh tranh gay gắt do thị trường mở cửa theo lộ trình cam kết quốc tế, nguồn nhân lực hạn chế, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, công nghiệp phụ trợ còn hạn chế, chi phí đầu vào (giá nguyên, vật liệu tăng, giá nhân công.v.v ) tăng, thời tiết khắc nghiệt (nắng nóng kéo dài, hạn hán dẫn tới thiếu nước và điện phục vụ sản xuất), việc giảm thuế nhập khẩu đối với linh kiện điện, điện tử, về thủ tục pháp lý và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn nhiều vướng mắc; điều kiện sinh sống của người lao động tại các khu công nghiệp còn khó khăn, thiếu thốn mà chưa được khắc phục… 2. Thực trạng tạo việc làm ở Việt Nam: Nước ta là một nước có quy mô dân số lớn, số dân ở độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao, tuy nhiên nền kinh tế còn chưa phát triển, vì vậy bài toán giải quyết việc làm và đảm bảo mức sống cho người lao động luôn đặt ra đòi hỏi chúng ta phải tìm ra hướng giải quyết phù hợp nhất. Tình hình việc làm cho người lao động nước ta thời gian qua như sau: - Số người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm thường xuyên: Năm Tổng số Nữ Thành thị Nông thôn 1996 34907.06 17350.5 6463.0 28444.0 1997 34716.4 17453.9 6858.9 27857.4 1998 36018.3 18079.9 7222.4 28795.9 1999 35731.1 17716.9 7923.8 27807.2 2000 36205.5 17931.5 8185.9 28019.6 2001 37677.4 18638.9 8718.9 28958.5 2002 39289.6 - 9195.5 30094.1 2003 39585.0 - 9533.6 30051.4 2004 40792.6 19604.0 10140.7 30651.9 2005 41562.4 20648.1 11065.9 30496.5 2006 42103.2 21156.2 12089.5 30013.7 2007 42925.6 21935.7 12672.6 30253.0 - Cơ cấu lao động chia theo nhóm ngành kinh tế: 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Nông-lâm-ngư nghiệp 62.61 62.76 61.64 58.35 57.90 56.80 55.4 Công nghiệp-xây dựng 13.10 14.42 15.05 19.96 17.40 17.9 18.2 Dịch vụ 24.28 22.82 23.81 24.69 24.70 25.3 26.4 - Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế: 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Kinh tế nhà nước 9.3 9.6 9.9 10.0 9.7 9.6 9.7 Kinh tê ngoài nhà nước 90.1 89.4 88.8 88.5 88.8 88.9 88.6 Khu vực ĐTNN 0.6 1.1 1.3 1.3 1.6 1.6 1.7 nguồn (1), trang 7,8 - Khu vực nông nghiệp, nông thôn: “giai đoạn 2001 – 2005 đã giải quyết việc làm cho trên 5 triệu lao động, có trên 1.4 triệu hộ tham gia sản xuất trong các ngành nghề nông nghiệp và thủ công” nguồn (1), trang 20 - Khu vực kinh tế tư nhân: ngày càng giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Đến năm 2004, các doanh nghiệp tư nhân đã tạo ra số lượng việc làm gần bằng tổng số lao động trong các doanh nghiệp nhà nước. “Doanh nghiệp ngoài quốc doanh góp phần giải quyết khoảng 1.6 đến 2 triệu việc làm, trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm 96% tổng số doanh nghiệp ngoài quốc doanh) đã thu hút 49% việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn, khoảng 25-26% lực lượng lao động cả nước” ,8 nguồn (1), trang 20 - Khu vực đầu tư nước ngoài cũng gốp phần đáng kể cho tạo việc làm. "Từ năm 2000 đến 2004, số lượng lao động được tạo việc làm tăng liên tục trong khu vực này: năm 2006 là 397000 người, năm 2001 là 450000 người, năm 2002 là 590000 ng ười, năm 2003 là 665000 người, năm 2004 là 739000 người" 3.Thực trạng mối quan hệ giữa FDI và tạo việc làm ở Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hóa: Việc tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO đã mang lại cho chúng ta rất nhiều cơ hội và thử thách cũng không nhỏ .Riêng đối với lĩnh vực đầu tư nước ngoài ,'' tham gia vào WTO tạo điều kiện thuận lợi hơn cho di chuyển vốn và công nghệ vào nước ta ,do đó thu hút vốn đầu tư tăng lên, tạo ra khả năng phát triển nhanh các khu công nghiệp ,các doanh nghiệp FDI “. 3.1 Thực trạng trình độ của người lao động Việt Nam trong các doanh nghiệp FDI: Xét trên mặt bằng chung cả nước, cơ cấu lao động của nước ta phần lớn là lao động giản đơn chưa qua đào tạo, những người đã qua đào tạo thì trình còn nhiều hạn chế. Lao động trong các doanh ngiệp FDI cũng không là ngoại lệ . Theo số liệu khảo sát năm 2007: '' quá nửa lao động chưa qua đào tạo ( chỉ có 40% qua đào tạo nghề , còn lại là lao động phổ thông, có 44% doanh nghiệp FDI thực hiện đào tạo lại lao động với các mức độ khác nhau trong khoảng 30% sô lao động )''. Tình trạng này có thể được giải thích do những nguyên nhân sau: thứ nhất, các doanh ngiêpọ FDI đầu tư vào Việt Nam phần lớn thuộc nhóm nghành sản xuất. Để tận dụng nguồn nhân công giá rẻ ,cầu lao động của họ phần lớn là lao động phổ thông, các cấp bậc quản lý thường do người nước ngoài đảm nhiệm. Bên cạnh đó, do lao động phôt thông chủ yếu xuất thân từ nông thôn chưa được đào tạo nên các công ty này thực hiện đào tạo lại cho họ để phủ hợp với thực tế công việc. Cùng với đó là tinh thần làm việc và kỉ luật lao động cuả người Việt Nam cũng là điều làm cho các doanh nghiệp FDI chưa hài lòng . 3.2 Tình hình lao động Việt Nam trong khu vực FDI: Theo các số liệu nghiên cứu năm 2007 trong khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài số lao động có việc làm ổn định chỉ chiếm 74% , 22% không có việc làm ổn định và 4% thiếu việc làm. Không những thế người lao động trong các doanh ngiệp phải làm việc với cường độ cao thời gian kéo dài nhưng đồng lương nhận được thấp. Các số liệu cho thấy thu nhập của họ chỉ dừng lại ở mức 800 000 đông đến 1000000 đồng / tháng , như vậy là quá thấp so với mặt bằng thu nhập của lao động trong các loại hình doanh nghiệp khác. Mức thu nhập cũng có sự chênh lệch rất lớn ( từ 5 đến 10 lần ) giữa nhóm lao động kĩ thuật và những người quản lí doanh nghiệp. Tình trạng vi phạm hợp đồng cũng là một vấn đề không nhỏ 3.2% số lao động làm việc từ 11 đến 15 năm vẫn chỉ được kí hợp đồng lao động miệng, 1.6% kí hợp đồng lao động thời hạn dưới 1 năm .Những lao động làm việc tại doanh nghiệp từ 6 đến 10 năm chỉ có 71% được kí hợp đồng lao đông không xác định thời hạn tỷ lệ này thấp hơn nhiều ở những lao động lam việc trong doanh nghiệp từ 1 đến 3 năm . Từ những thực trạng trên có thể thấy người lao động Việt Nam, còn gặp nhiều khó khăn khi làm việc trong các daonh nghiệp FDI, đòi hỏi Nhà nước cần đưa ra nhiều biện pháp bảo vệ quyền lợi cho họ trong thời gian tới. 3.3 Vai trò của FDI trong việc tạo việc làm cho người lao động Việt Nam những năm vừa qua : Tổng hợp các số liệu từ internet cho thấy: Trong giai đoạn 2000 - 2005 số việc làm được tạo ra bởi các doanh nghiệp FDI tăng trung bình 24.4%/ năm ( tăng gấp 3 lần về mặt tuyệt đối từ 227000 người năm 2000 lên 667000 người năm 2005 ), bỏ xa khu vực nhà nước và tư nhân ( lần lượt là 3.3% và 2.3% ) .Kết quả là tỷ trọng lao động việc; làm được tạo ra bởi các doanh ngiệp FDI đã tăng từ 0.6% / năm lên 1.6%/ năm ở Việt Nam. Như vậy lĩnh vực FDI đã ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho người lao động nước ta. Vấn đề là ta phải làm thế nào để có thể tận dụng nó vừa tạo thêm việc làm vừa tăng thêm, thu nhập , mà vẫn đảm bảo tiền lương chính đáng của người lao động trước các nhà quản lý nước ngoài . Phần III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH TOÀN CÂÙ HOÁ Trước thực trạng đã nêu trên, chúng ta nhận thấy để có thể nâng cao được hiệu quả của việc tạo việc làm cho người lao động trong khu vực FDI, không chỉ cần thực hiện rất nhiều biện pháp mà các biện pháp này còn phải đồng bộ với nhau 1.Nhóm giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam: 1.1. Để có thể thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, nhà nước phải có những nỗ lực làm thông thoáng thị trường, tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư nước ngoài theo hướng hình thành một mặt bằng pháp lý chung cho đầu tư trong nước và nước ngoài, toạ them nhiều thuận lợi, đảm bảo tính minh bạch và dễ tiên đoán, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế. 1.2. Tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch, dỡ bỏ một số hạn chế đầu tư, hoàn chỉnh danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài, bổ xung các dự án có quy mô lớn kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài. 1.3. Tiếp tục nghiên cứu và thực hiện cá biệ pháp đổi mới, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác vận động, xúc tiến đầu tư nước ngoài theo một chương trình chủ động, có hiệu quả phối hợp với từng địa bàn, doanh nghiệp. Ngoài ra phải chú trọng cải tiến quy trình thẩm định dự án, theo hướng mở rộng diện đăng ký cấp phép đầu tư, rút ngắn thời hạn thẩm định. 1.4. Một giải pháp quan trọng rất cần được chú ý thực hiện trong thời gian tới là việc xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng. Một quốc gia muốn phát triển kinh tế trước hết phải cố gắng xây dựng cơ sở hạ tầng để theo kịp trình độ phát triển và đòi hỏi của nền kinh tế. Hiện nay nhiều nhà đầu tư vẫn còn e ngại khi đầu tư vào thị trường Việt Nam một phần cũng là do cơ sửo hạ tầng, hệ thống đường xá còn yếu kém. Trong thời gian tới chúng ta cần chú ý tới các biện pháp nhằm thu hút các đối tượng này. 1.5. Trong hai năm trở lại đây, tuy chúng ta đã dành được sự chú ý của nhiều nhà đầu tư quốc tế, số vốn đăng ký ngày một tăng lên đem lại những dự báo rất đáng mừng. Tuy nhiên, để tránh tình trạng như những năm trước: tổng số vốn đăng ký rất lớn nhưng vốn thực hiện lại chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, nhà nước cần phải thực hiện các biện pháp đẩy mạnh hơn nữa chất lượng nguồn vốn FDI như khuyến khích các đối tượng đàu tư là những công ty lớn, xuyên quóc gia, có tiềm lực về tài chính và công nghệ, khuyến khích các dự án có ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao của nước ngoài. 2. Nhóm giải pháp tăng số lượng việc làm trong khu vực FDI: 2.1. Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các nghành nghề cần nhiều lao động như dệt may, chế tạo linh kiện… bằng cách tạo điều kiện và hỗ trợ xây dựng các khu công nghiệp, nhà máy, phân xưởng… với quy mô lớn. 2.2. Hoàn thiện cơ chế pháp lý, hướng các doanh nghiệp FDI đến mục tiêu tạo nhiều việc làm và phải đảm bảo tính ổn định của việc làm cho người lao động. 2.3. Do nguồn vốn FDI đổ vào nước ta ngày một tăng và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đang giữ một vai trò không nhỏ trong việc tạo việc làm cho người lao động nước ta. Ngoài các giải pháp ở tầm vĩ mô, để tăng số lượng việc làm trong khu vực này cũng cần phải có những biến chuyển tích cực từ phía người lao động, cụ thể hơn là việc nâng cao trình độ tay nghề, nâng cao ý thức kỷ luật, trách nhiệm và tinh thần lao động. 3. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Với số lượng gần 50 triệu người, chiếm tỷ lệ hơn 50% dân số, lại phần lớn xuất than từ các vùng nông thôn, tỷ lệ đã được qua đào tạo không lớn, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam từ lâu đã là một bài toán mà chúng ta phải ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docN0129.doc
Tài liệu liên quan