Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

A – Lời mở đầu Tất cả các nước trên thế giới đều muốn chỉ số GDP của mình cao, và nền kinh tế của mình phát triển, và một trong những con đường làm cho nền kinh tế phát triển đó là thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước mình ( FDI ) . Nước ta là một nước phong kiến đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, hơn nữa Việt Nam còn phải trải qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ.Do vậy nền kinh tế còn lạc hậu so với các nước trên thế giới. Do vậy sau khi giành được độc lập hoàn toàn Việt Nam bắt tay

doc40 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1611 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vào việc xây dựng đất nước, làm cho kinh tế đất nước phát triển , và một trong những chính sách của Việt Nam là thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam . Đặc biệt là trong nghị quyết đại hội lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam , được khuyến khích phát triển lâu dài, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Thu hút và sử dụng có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài là chủ trương nhất quán và lâu dài nhằm góp phần khai thác các nguồn lực trong nước, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế , tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ cho sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá . Nhưng trong một vài năm trở lại đây. Nguồn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có xu hướng giảm một cách nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế , là một nhà kinh tế tương lai của đất nước, em cảm thấy cần phải có trách nhiệm tới sự phát triển kinh tế của nước nhà . Do vậy em đã chọn đề tài “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam ’’ . Để có thể tìm hiểu cặn kẽ hơn về vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam . Thấy được những mặt làm được , những vấn đề đang còn tồn đọng để tìm ra những biện pháp để khắc phục được những vấn đề đó . Do những hiểu biết còn nhiều hạn chế , trong quá trình nghiên cứu còn nhiều thiếu sót em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo . Em xin trân thành cảm ơn! B- Giải quyết vấn đề I . Quan niệm về đầu tư trực tiếp và vai trò của nó : 1. quan niệm về đầu tư trực tiếp . Theo quan điểm của LêNin: Đầu tư là một hình thức cơ bản của quan hệ kinh tế đối ngoại .Nó là quá trình trong đó hai hay nhiều bên(có quốc tịch khác nhau) cùng góp vốn để xây dựng và triển khai một dự án đầu tư quốc tế nhằm mục đích sinh lợi. Còn đầu tư trực tiếp là một hình thức đầu tư mà quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn của người đầu tư thống nhất với nhau tức là người có vốn đầu tư trực tiếp tham gia vào việc tổ chức , quản lý và điều hành dự án đầu tư , chịu trách nhiệm về kết quả , rủi ro trong kinh doanh và thu lợi nhuận . Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) nói chung là việc tham gia nước ngoài và đưa vốn , kỹ năng quán lý và công nghệ đầu tư ra nước ngoài và khống chế nguồn vốn đầu tư trong quá trình quản lý kinh doanh lĩnh vực đầu tư đó . Mục đích chung nhất của FDI là truy tìm lợi nhuận đầu tư cao . Đi vào cụ thể ở các góc độ : Tranh đoạt thị trường của nước sở tại . Những nhà đầu tư vì mục đích này là chủ yếu, thường có tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu thấp . Nhằm thu lợi nhuận cao cho các nước sở tại có lợi so sánh về nguồn lao động , tài nguyên , môi trường đầu tư so với bản quốc và các nước khác, những nhà đầu tư vì mục đích này là chủ yếu , thường có tỷ lệ xuất khẩu cao . Trong thực tế cũng có khi nhà đầu tư kết hợp cả hai hoặc tuỳ từng thời gian có sự chuyển hoá qua lại giữa hai hướng đó . 2. Vai trò của đầu tư a . Đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn vốn quan trọng là một trong nhữnh điều kiện tiên quyết để Việt Nam thực hiện và đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Đối với một nền kinh tế có qui mô như của nước ta thì bình quân 1111,75 triệu USD/Năm là một lượng vốn đầu tư không nhỏ , nó thực sự là nguồn vốn góp phần tạo ra sự chuyển biến không chỉ về qui mô đầu tư mà điều quan trọng hơn nguồn vốn có vai trò như “ chất xúc tác - điều kiện ’’ để việc đầu tư của ta đạt hiệu quả nhất định . Vốn đầu tư nước ngoài là nguồn vốn bổ sung quan trọng giúp Việt Nam phát triển một nền kinh tế cân đối , bền vững theo yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước . Về định tính , sự hoạt động của đồng vốn có nguồn gốc từ đâù tư trực tiếp nước ngoài là một trong những động lực gây phản ứng dây chuyền làm thúc đẩy sự hoạt động của đồng vốn trong nước. b. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần tạo ra những năng lực sản xuất mới , nghành nghề mới , sản phẩm mới , công nghệ mới , phương thức sản xuất – kinh doang mới làm cho nền kinh tế nước ta chuyển biến theo hướng kinh tế thị trường hiện đại . Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài luôn có chỉ số phát triển cao hơn chỉ số phát triển của các thành phần kinh tế khác và cao hơn hẳn chỉ số phát triển chung của cả nước.Năm 1998 chỉ số phát triển của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là 116,88% thì chỉ số phát triển chung của cả nước là 105,88% … tỷ trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong tổng sản phẩm trong nước cũng có xu hướng tăng lên tương đối ổn định năm1997 bằng 9,07% , năm 1998 bằng 10,12% , năm 1999 bằng 10,3% . Đối với nghành công nghiệp : Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không chiếm tỷ trọng cao mà có xu hướng tăng lên đáng kể trong tổng giá trị sản xuất của toàn nghành . Khu vức có vốn đầu tư nước ngoài luôn tạo ra hơn 25% giá trị sản xuất của toàn nghành công nghiệp . Trong nghành công nghiệp khai thác các doanh nghiệp có vốn đâù tư nước ngoài đang có vị trí hàng đầu , với tỷ trọng 79% giá trị sản xuất của toàn nghành … Đối với nghành nông nghiệp : Tính đến nay , còn 221 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động trong nghành nông nghiệp với tổng số vốn đăng ký hơn 2 tỷ USD.Đầu tư nước ngoài đã góp phần đáng kể nâng cao năng lực sản xuất cho nghành nông nghiệp . Vốn đầu tư nước ngoài c òn góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – lâm nghiệp theo yêu cầu của nền kinh tế công nghiệp hoá- hiện đại hoá . c. Hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo ra một số lượng lớn chỗ làm việc trực tiếp và gián tiếp có thu nhập cao , đồng thời góp phần hình thành cơ chế thúc đẩy việc nâng cao năng lực cho nngười lao động Việt Nam .Tính đến ngày 31/12/1999 các doang nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra cho Việt Nam 296000 chỗ làm việc trực tiếp và khoảng một triệu lao đọng gián tiếp . Thu nhập bình quân của lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 70USD/1tháng tương đương 480000 đồng . d. Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đấy quá trình mở cửa và hội nhập của nền kinh tế việt Nam với thế giới , nó là một trong những phương thức đưa hành hoá sản xuất tại Việt Nam xâm nhập thị trường nước ngoài một cách có lợi nhất . Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giúp Việt Nam mở rộng hơn thị phần ở nước ngoài , vô hình chung đã biến các bạn hàng truyền thống của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thành bạn hàng của Việt Nam . Nhờ đó mà tốc độ tăng kim nghạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn tốc độ tăng kim nghạch xã hội của cả nước và các doang nghiệp trong nước. e. Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy tăng trưởng kinh tế , nâng cao năng lực sản xuất và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu . Sự xuất hiện của các doang nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đương nhiên đặt các doanh nghiệp Việt Nam trong hoàn cảnh bắt buộc tham gia vào cuộc cạnh ttranh về mọi mặt để xác định khả naưng tồn tại hay phá sản. Để có thể tồn tại được , các doang nghiệp Việt Nam phải thay đổi cách căn bản từ cộng nghệ , tiếp thu công nghệ mới , học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến . Khi đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động , phát huy hệu quả không những sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh thuận lợi , cùng với các yếu tố hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong nước bỏ vốn đầu tư sản xuất vào Việt Nam . Thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, giảm khoảng cách tụt hậu của nước ta đối với các nước khác . Đồng thời nó còn làm cho chất lượng sản xuất sản phẩm ngày càng tăng lên và thúc đẩy xuất khẩu . II. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam từ năm 1988 đến nay Kể từ khi ban hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (21/12/1987) đến nay , cả nước đã thu hút được 4883 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) , với ttổng số vốn đăng ký là 43,497 triệu USD, trong đó vốn đầu tư thực hiện đạt 26,892 triệu USD Bảng1 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam từ năm 1988 đến ngày30/6/2003 Năm Số dự án Vốn đăng ký (triệu USD ) Vốn thực hiện (Triệu USD ) 1988-1990 1991-1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 6 tháng đầu năm 2003 214 1397 365 348 275 311 379 523 760 311 1.582 16.244 8.640 4.649 3.897 1.568 2.018 2.536 1.567 797 100 7.154 2.914 3.215 2.369 2.535 2.413 2.450 2.591 1250 Cộng 4.883 43.497 26.892 Nguồn :vụ quản lý dự án ,Bộ kế hoạch và đầu tư Tính đến hết tháng 6 năm 2003 , trừ các dự án kết thúc đúng hạn và giải thể trước hạn , cả nước co 4036 dự án còn có hiệu lực với ttổng số vốn đăng ký là 39315triệu USD ( kể cả vốn tăng thêm trong đó thực hiện được 22920 triệu USD. Nhịp độ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của ta có xu hướng tăng nhanh từ năm 1988đến năm 1995 kể cả vốn dự án cũng như vốn đăng ký . Riêng năm 1996 sở dĩ có số lượng vốn tăng vọt là do có hai dự án đầu tư vào lĩnh vực phát triển đô thị ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được phê duyệt với qui mô dự án lớn ( hơn 3tỷ USD/2dự án ) Như vậy , xét trong qui mô dự án lớn suốt cả thời kỳ 1998-1999 thì năm 1995 có thể được xem là năm đỉnh cao về thu hút đấu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam ( kể cả về số dự án , vốn đăng ký , cũng như qui mô dự án .) Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong mấy năm gần đây liên tục giảm sút, đặc biệt từ năm 1997 đến nay. Nhất là các năm 1998-1999 thì xu hướng giảm càng rõ rệt hơn . So với năm trước vốn đăng ký cấp mới năm 1997 giảm 49%, năm 1998 giảm 16% ,năm 1999 giảm 60% , sang năm 200 có xu hướng tăng lên nhưng vẫn còn hạn chế tăng 25% và những năm gần đây đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã có những bứơc chuyển biến mới .Điều này phần nào có thể do sự tác động của khủng hoảng kinh tế – tài chính khu vực đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam ( khi mà khoảng 70% đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là xuất phát từ các nhà đầu tư Châu á ) và nguyên nhân khác cũng không kém phần quan trọng đó là sự giảm sút về khả năng hấp dẫn do điều kiện nội tại của nền kinh té Việt Nam đối với các nhà đấu tư nước ngoài . Nguồn vốn đầu tư : Phần lớn số vốn đầu tư nước ngoài đên từ các nước Châu á . Trong đó đầu tư nước ngoài của Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản , Singapore , Hàn Quốc , Malaixia và Thái lan chiếm khoảng 60% về vốn đăng ký và 63% về vốn thực hiện phần còn lại là đầu tư của các nước Châu Âu ( khoảng 20%) , Châu Mỹ khoảng 13% và châu đại dương khoảng 3%. Luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Kể cả vốn đăng ký và vốn thực hiện ) vào nước ta giảm đáng kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính- tìn tệ khu vực mà lớn nhất từ các nước Châu á : Hồng Kông , Nhật Bản , Singapore, Hàn Quốc , Malaixia , Thái Lan và Đài Loan đây là nước chiếm tỷ trọng lớn về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Bảng 2: Nguồn vốn đầu tư nước ngoài tính đến tháng 12-2000 Nền kinh tế Số dự án Vốn đăng ký Vốn thực hiện Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) Singapore 256 5776,3 15,0 2124,7 10,6 Đài Loan 712 5027,8 13,0 2537,4 12,6 Nhật Bản 339 3576,1 9,3 2828,5 14,1 Hồng Công 332 3367,1 8,7 1630,7 8,1 Hàn Quốc 319 3167,3 8,2 1992,4 9,9 Pháp 161 2189,8 5,7 697,6 3,5 Quần đảo Virgin-Anh 102 1801,7 4,7 943,0 4,7 Anh Quốc 44 1721,7 4,5 960,0 4,8 Liên Bang Nga 65 1577,6 4,1 854,1 4,3 Hoa Kỳ 127 1350,6 3,5 607,8 3,0 Malayxia 92 1102,5 2,9 986,8 4,9 Thái Lan 132 1029,9 2,7 518,6 2,6 Australia 101 1025,5 2,7 585,8 2,9 Các nước khác 506 5889,9 15,3 2797,7 13,9 Tổng số 3288 38603,8 100,0 20065,2 100,0 Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư Hiện nay có 71 nước và vùng lãnh thổ đầu tư FDI tại Việt Nam , trong đó có 12 đối tác trên1tỷUSD, đó là Singapore 7.375 triệu USD, Đài Loan 5.533Triệu USD , Nhật Bản 4.383 triệu USD , Hàn Quốc 3.885 triệu USD , Hồng Kông 3.010 triệu USD, Hà Lan 1.698 triệu UISD , Thái Lan 1.383 triệu USD , Anh 1.196 triệu USD , Hoa Kỳ 1.164 triệu USD , Malaixia 1.093 triệu USD . Các đối tác đầu tư FDI vào việtNam đến từ khắp các châu lục : Châu á chiến 69,7% tổng vốn FDI . Trong đó Nhật Bản và các nước NIC chiếm 42,3% , ASEAN chiếm 26,2% các nước châu á khác chiếm 1,2% châu chiếm 25,7% , châu Mĩ chiếm 3,1% , châu úc 1,3% , châu phi 0,1% Theo nghành đầu tư . Tỷ trọng vốn đầu tư vào nghành nông lâm nghịêp còn quá nhỏ so với tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và chỉ bằng 10% so với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công nghiệp . Tăng dần tỷ trọng công nghiệp nặng vào công nghiệp chế biến . Trong giai đoạn đầu mở cửa , phần lớn số vốn đầu tư đổ vào nghành dầu khí ,GTVT – bưu điện , khách sạn du lịch , dịch vụ tư vấn , giải trí quảng cáo . Tuy nhiên vốn đầu tư nước ngoài đã dần chuyển sang các hoạt động thuộc nghành công nghỉệp chế tạo , kể cả nghành sử dụng nhiều lao động như dệt may , da giày và những ngày sử dụng nhiều vốn như lắp ráp ô tô , phân bón , hoá chất , hoá dầu Bảng 3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành 1988-2002 (tính tới ngày 03-05-2002, chỉ tính các dự án còn hiệu lực) TT Chuyên ngành Số dự án TVĐT(USD) Vốn pháp định Đầu tư thực hiện I Công nghiệp CN dầu khí CN nhẹ CN thực phẩm CN nặng Xây dựng 2131 30 881 842 175 203 2.119.683.356 3.205.715.748 4.610.483.329 7.851.151.441 2.399.030.952 3.130.201.886 9.688.441.871 2.188.689.687 2.069.149.781 3.224.167.269 1.013.261.499 1.193.173.435 12.436.500.825 3.109.423.552 2.269.529.599 3.835.333.727 1.382.798.092 1.839.415.855 II Nông, lâm nghiệp Nông, lâm nghiệp Thuỷ sản 393 323 70 2.181.429.758 198.630.439 195.299.319 1.057.568.074 961.125.296 96.442.778 1.234.548.736 1.132.828.276 101.720.460 III Dịch vụ GTVT-Bưu điện Khách sạn du lịch TC – NH VH – Ytế – GD XD khu đô thị mới XD VP – căn hộ XD KCX – KCN Dịch vụ khác 702 97 123 47 111 3 110 15 196 14.902.825.811 2.883.535.220 3.257.675.61 547.200.000 557.654.860 2.446.674.000 3.662.145.217 806.502.046 721.438.797 6.804.565.133 2.343.641.263 1.060.901.468 512.450.000 240.073.688 675.183.000 1.297.098.669 276.236.009 398.981.006 5.989.931.096 959.352.576 1.972.449.564 516.478.070 172.593.223 394.618 1.692.481.740 467.857.361 208.323.944 Tổng số 3.226 38.280.828.925 17.550.574.887 19.660.980.657 Nguồn: Vụ QLDA – Bộ kế hoạch và đầu tư Bảng 4: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam từ năm 1988 đến ngày 30/6/2003 Năm Số dự án Vốn đăng ký ( triệu USD ) Vốn thực hiện (triệu USD) 1988-1990 1991-1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 6 tháng đầu 2003 214 1397 365 348 275 311 379 523 760 311 1.582 16.244 8.640 4.649 3.897 1.568 2.018 2.536 1.567 797 100 7.154 2.914 3.215 2.369 2.535 2.413 2.450 2.591 1250 Cộng 4.883 43.497 26.892 Nguồn: Vụ QLDA, Bộ kế hoạch và đầu tư Theo hình thức đầu tư Loại hình liên doanh luôn được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm chiếm 50% trong tổng số vốn FDI vào Việt Nam . Điều này thể hiện lựa chọn giải pháp an toàn cho vốn luôn là mối quan tâm hành đầu của các nhà đầu tư nước ngoài Bảng 5: Phân theo hình thức đầu tư Hình thức đầu tư Số dự án Vốn đăng ký Vốn thực hiện Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ Lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) BOT 6 0,15 1.333 3,39 684 2,98 Hợp đồng HTKD 151 3,74 3.869 9,84 4.756 20,75 100% Vốn nước ngoài 2.744 67,99 16.047 40,82 7.838 34,20 Liên doanh 1.135 28,12 18.067 45,95 9.642 42,07 Tổng 4.036 100,00 39.315 100,00 22.920 100,00 Nguồn: Vụ QLDA, Bộ kế hoạch và đầu tư Theo vùng lãnh thổ Phân bổ các dự án không đồng đều , phần lớn tập chung vào các tỉnh thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh , Hà Nội .. Đồng Lai , Bà Rịa – vũng Tàu , Bình Dương , các miền kinh tế trọmg điểm thu hút trên 50% tổng số vốn dăng ký trong cả nước Bảng6: Phân theo vùng lãnh thổ Vùng Số dự án Vốn đăng ký Vốn thực hiện Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng (triệu USD) Tỷ lệ (%) Số lượng (triệu USD) Tỷ lệ (%) Vùng KTTĐ phía nam Các tỉnh phía nam khác Vùng KTTĐ phía bắc Các tỉnh phía bắc khác Miền trung và tây nguyên 2.538 652 376 234 236 62,88 16,15 9,32 5,80 5,85 22.804 1.572 10,222 1.572 3.145 58 4 26 4 8 13.523 1.146 5,501 1.146 1.640 59 5 24 5 7 Tổng 4.036 100,00 39.315 100,00 22.920 100,00 Nguồn: Vụ QLDA, Bộ kế hoạch đầu tư ( số liệu làm tròn ); KTTĐ: kinh tế trọng điểm Tình hình đàu tư trực tiếp nước ngoài vào việt Nam tư năm 1988 dến năm 1996 Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong hơn một thập kỷ qua có thể được nhìn nhận qua hai giai đoạn vơí hai xu hướng phát triển khác biệt với mốc là năm 1996 . Từ năm 1988 đến năm 1996 , đầu tư trực tiếp nước ngoài liên tục gia tăng cả về số dự án và vốn đầu tư , đạt mức kỷ lục là 8,6 tỷ USD , về tổng số vốn đăng ký vào năm 1996 . Trong giai đoạn này tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt khoảng 50% /năm . Đầy tư nước ngoài đã tăng đáng kể từ mức 37 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký 342triệu USD năm 1998 lên 326 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 8640 triệu USD năm 1996 . Tuy nhiên từ năm 1997 đến nay và đặc biệt là kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực , vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam liên tục giảm . Trong giai đoạn 1997-200 , vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giảm đáng kể từ mức vốn đầu tư đăng ký khoảng 8,6 tỷ USD năm 1996 xuống còn 1,9 tỷ USD năm 2000. Ngoài ra trong giai đoạn này còn có một xu hướng khác rất đáng lo ngại đó là số dự án và vốn đầu tư giải thể tăng cao hơn nhiều so với giai đoạn trước . Tổng số vốn đầu tư giai đoạn 1997-2000 khoảng 5,26 tỷ USD so với 2,69 tỷ USD của tám năm trước đó cộng lại Biểu đồ : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 1991 – 2000 1995 6000 7000 0 1000 2000 3000 4000 5000 8000 9000 1991 1992 1993 1994 2000 1996 1997 1999 1998 Vốn đăng ký Vốn còn hiệu lực Vốn thực hiện Vốn FDI (triệu USD) Sau một vài năm chững lại và suy giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực , do cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài và những hạn chế của môi trường đầu tư , từ năm 2000 đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đã có dấu hiệu phục hồi đặc biệt là trong hai tháng đầu năm 2001 đã có 35 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép với tổng số vốn 71,3 triệu USD tăng 16,7% về số dự án tăng 16,1 % về vốn so với cùng kỳ năm 2000. Như vậy cho thấy đã có dấu hiệu của tăng trưởng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam . Năm 2002 chưa phải là một năm thành công của việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam . Trong năm , cả nước có 715 dự án đầu tư được cấp giấy phép với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1,432 triệu USD , so với năm 2001 thì số dự án được cấp giấy phép tăng 52%, nhưng số vốn đầu tư đăng ký lại chỉ bằng 58,1% . Tính chung , cả số vốn đầu tư được cấp mới và điều chỉnh bổ sung thêm thì cả năm 2002 cũng chỉ đạt khoảng 2.351 triệu USD , giảm 23% so với năm 2001, Trong 9 tháng đầu năm 2003 trên phạm vi cả nước đã có thêm 476 dự án FDI mới được cấp giấy phép voứi tổng vốn đầu tư đăng ký trên 1194 triệu USD ; đồng thời còn có 266 lượt dự án đang hoạt động sản xuất kinh doanh được tăng vốn , với tổng số vốn đăng ký tăng thêm là 623,4triệu USD . Như vậy trong 9 tháng đầu năm 2003 nước ta đã thu hút thêm được khối lượng vốn FDI trị giá khoảng 1817,7 triệu USD , đạt khoảng 75,5% kết quả của cả năm 2002 . Như vậy từ năm 2000 đến nay tốc độ đầu tư đã có dấu hiệu phục hồi và tiếp tục giữ được đà tăng trưởng nhưng chưa mạnh. III. kết quả đạt được 3.1đầu tư nước ngoài đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế của Việt Nam Tính đến năm 2001 tổng số vốn đầu tư nước ngoài đã thực hiện được khoảng 21 tỷ USD . Tính riêng thời kỳ 1996 –2000 vốn đầu tư thực hiện đạt 12,8tỷ USD, chiếm 24% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội . Luồng vốn đầu tư nước ngoài thuần tuý chiếm khoảng 8,6% GDP ( tính theo giá hiện hành) trong thập kỷ qua ). Nguồn vốn này đã gó phần tích cực trong việc hình thành mở rộng và hiện đại hoá các nghành , lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế như dầu khí hoá dầu , bưu chuính viễn thông … Lĩnh vực do đầu tư nước ngoài tạo ra đã góp phần năng cao khả năng cạnh tranh của hành hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế, thay thế hàng nhập khẩu , đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá , tạo ra thế và lực mới cho phát triển kinh tế . Như vậy từ con số không , đến nay FDI là một trong ba nguồn vốn đầu tư toàn xã hội , luôn chiếm tỷ trọng lớn khoảng 1/5 đến 1/3 tổng vốn đầu tư toàn xã hội Bảng7: Cơ cấu vốn đầu tư xã hội giai đoạn 1995-2002 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Vốn nhà nước Vốn ngoài quốc doanh Vốn FDI 42,0 27,6 30,4 49,1 24,9 26,0 49,4 22,6 28 55,5 23,7 20,8 58,7 24,0 17,3 57,5 23,8 18,7 58,1 23,6 18,3 52,4 28,8 18,8 Cộng 100 100 100 100 100 100 100 100 Nguồn: Thời báo kinh tế việt nam, kinh tế 2002-2003 3.2 Hoạt động đầu tư nước ngoài đã góp phần quan trọng cho sự tăng trưởng của kinh tế . Tính bình quân từ năm 1991đến năm2000 vốn đầu tư nước ngoài chiếm 25% tổng đầu tư toàn xã hội . Tính riêng thời kỳ 1996-200 tốc độ tăng GDP cuả khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn 2,5 lân so với tốc độ tăng GDP của nền kinh tế . Tỷ lệ đóng góp của khu vực đầu tư nước ngoài trong GDP tăng dần qua các năm : Năm 1992 :2.6%, năm1993: 6.5 %, năm 1994:6.8%, năm 1995: 8.8% , năm1996 : 7.4% , năm 1997 : 9,1% , năm 1998: 10% , năm 1999: 12.2% , năm 2000 : 13.3%, năm 2001: 13.7% , năm 2002: 13.9%, 6 tháng đầu năm2003 là 13% . Nguồn thu ngân sách từ khu vực đầu tư nước ngoài liên tục tăng , năm 1995 đạt 195 triệu USD đến năm 1998 đạt 316 triệu USD , từ năm 1998 đến hết năm 2002 khu vực kinh tế này đã đóng góp cho ngân sách nhà nước khoảng 2.3tỷ USD. Đầu tư nước ngoài cũng có tác độg tích cực đến các cân đối lớn của nền kinh tế như cân đối ngân sách , cải thiện cán cân vãng lai , cán cân thanh toán thông qua luồng vốn chuyển vào Việt Nam và mở rộng nguồn thu ngoại tệ gián tiếp . 3.3 Đầu tư nước ngoài đã góp phần tích cực vào phát triển lực lượng sản xuất chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Trong những năm qua , cơ cấu đầu tư đã chuyển dịch dần theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Giai đoạn 1996-2000 vốn FDI đầu tư vào nghành công nghiệp và xây dựng tăng 31.9% so với giai đoạn 1991-1995 . Trong hai năm 2001, 2002 và 6 tháng đầu năm 2003, các dự án FDI tập trung chủ yếu vào các nghành công nghiệp và xây dựng chiếm 80% số dự án và 67% vốn đầu tư FDI . FDI đã góp phần tạo thêm nhiều nghành nghề mới , nhiều sản phẩm mới , làm tăng đáng kể năng lực các nghàng công nghiệp Việt Nam . Hiện FDI chiếm 100% sản lượng nghành dầu khí , 60% sản lượng thép tấm, 76% thiết bị y tế , thông qua FDI Việt Nam đã hình thành hệ thống Các khu công nghiệp , khu chế xuất , góp phần phân bổ công nghệ một cách hợp lý hơn. FDI còn góp phần làm cho cơ cấu kinh tế vùng , lãnh thổ ngày càng thêm cân đối. Từ chỗ FDI chỉ có mặt ở những khu vực kinh tế trọng điểm , nay đã có mặt ở cả 61 tỉnh thành phố, mặc dầu một số địa phương, số dự án FDI và số vốn đăng ký còn quá bé 3.4 Góp phần phá thế bao vây cấm vận , mở rộng thị trường , mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại , tăng cường thế và lực của nướca ta trong tình hình hội nhập kinh tế với khu vực , đẩy mạnh xuất khẩu và tăng thu ngoại tệ cho đất nước . Thông qua hoạt độnh FDI, các mối quan hệ kinh tế song phương và đa phương của Việt Nam với nhiều nước đã được thiết lập và cũng cố .Tính đến nay 714 nước và lãnh thổ ở cả năm châu lục có đầu tư FDI tại Việt Nam . Chính hoạt động FDI đã giúp chúng ta nhanh chóng tìm kiếm được bạn hàng mới ở thị trường khu vực sau khi chủ nghhĩa xã hội ở liên xô và đông âu sụp đổ … Giá trị kim nghạch xuất khẩu của khu vực FDI liên tục tăng từ năm 1996 đến nay . Bảng8: Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của khu vực FDI tại Việt Nam từ năm 1996 đến nay Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 6 tháng đầu 2003 Giá trị KNXK (tỷ USD) Tỷ Trọng (%) trong tổng KNXK 0,92 12,8 1,79 19,7 1,98 21,3 2,59 22 3,32 23 3,60 24 4,50 25 7,50 27,4 Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam, kinh tế 2002-2003, tr.43,44 ( Báo đầu tư số ra ngày 24-9-2003,KNXK: kim ngạch xuất khẩu ) 3.5 Đầu tư nước ngoài đã nâng cao năng lực công nghệ của nền kinh tế . Các doang nghiệp đầu tư nước ngoài có trình độ công nghệ cao , xử lý môi trường tốt và đạt trình độ phổ cập ở các nước trong khu vực .Đầu tư nước ngoài đã đem lại mô hình quản lý tiên tiến , phương thức kinh doanh hiện đại trong nền kinh tế, thúc đẩy các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước đổi mới công nghệ , nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thi trường trong và nước ngoài . Và đồng thời nó còn góp phần đào tạo , bồi dưỡng nguồn nhân lực… Một số đáng kể người lao động đã được đào tạo , nâng cao năng lực quản lý , trình độ khoa học công nghệ đủ sức thay thế chuyên gia nước ngoài , có thể thấy vái trò đó qua bảng sau . Bảng 9: Tỷ lệ lao động được đào tạo tại doanh nghiệp (DN) của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam. Loại hình DN Tỷ lệ LĐ được đào tạo lại tại DN Trong đó, theo hình thức đào tạo đào tạo mới đào tạo lại đào tạo nâng cao DN FDI (1998) 14,42 27,35 0,8 71,81 DN nhà nước cổ phần hoá (2000) 29,50 19,72 7,5 72,78 DN nhà nước nói chung (1999) 10,69 49,00 6,7 44,30 Nguồn: Điều tra của viện khoa học lao động và các vấn đề xã hội 3.6 FDI góp phần giải quyết việc làm , tăng thu nhập , tham gia phát triển nguồn lực và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động . Nếu như năm 1991, lực lượng này mới chiếm 0,04% lực lượng lao động cả nước thì đến năm 1996 đã chiếm tới 0,6% ( 22 vạn lao động ) và năm 2000 là 0,83% 37 vạn lao động . Tính đến cuối tháng 6 năm 2003 số lao động trực tiếp khu vực FDI khoảng 62 vạn người chiếm khoảng1,5% lực lượng lao động của cả nước . Như vậy khu vực này đã tạo ra tư 1,5 đến 2 triệu chỗ làm việc mới cho lực lượng lao động Việt Nam 3.7 Khu vực đầu tư nước ngoài hiện tạo ra gần 40% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước . Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực này đạt trung bình 21,8% trên một năm và góp phần đưa tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước lên 13% trên một năm trong thời kỳ 1996-2000 IV . Những vấn đề đặt ra Hoạt động đầu tư nước ngoài thời gian qua đã đặt ra nhiều vấn đề bức bách cần phải có những biện pháp giải quyết cụ thể nhằm nầng cao vai trò và tác động tích cực của đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế 4.1. Từ năm 1997 trở lại đây nhịp độ thu hút FDI giảm sút và không ổn đinh Tác động của khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực và sự cạnh tranh khốc liệt trong thu hút FDI ở trên thế giới . Nhất là khi Trung Quốc trở thành thành viên của TWO , sdự phục hồi của nền kinh tế Đông Nam á , làm tăng mức độ cạnh tranh về đầu tư nước ngoài cùng với những ảnh hưởng của chiến tranh I-răc, và dịch bệnh SARS là những nhân tố làm cho nhịp độ thu hút FDI của Việt Nam từ năm 1997 trở lại đây bị giảm sút và không ổn định . Năm 1997, vốn đăng ký cấp mới giảm 46% so với năm 1996 , năm 1998 giảm 16% so với năm 1997 , năm 1999 giảm 66% so với năm 1998 năm 2000và 2001 có tăng đôi chút so với năm 1999 nhưng đến năm 2002 lại tụt xuống ngangn mức năm 1999 và mức năm 2003 cũng chỉ bằng mức năm 2002. Điều đáng lo ngại nữa là số dự án FDI bị giải thể trước hạn ngày càng gia tăng , nhất là trong những năm gần đây . Bảng10: Số dự án bị giải thể trước hạn từ năm 1998 đến nay Giai đoạn Số dự án bị giải thể trước hạn Số vốn đăng ký (triệu USD) 1998-1999 6 24 1999-2000 236 1.468 2000-2001 400 6.159 2001-6/2003 246 3.718 Nguồn: Tạp chí nghiên cứu kinh tế, tháng 8/2003, tr.7 Vốn thực hiện giảm sút liên tục , tình trạng trên nếu tiếp tục kéo dài thì vai trò của khu vực FDI đối với sự nghiệp Công Nghiệp Hoá - Hiện Đại Hoá đất nước sẽ giảm sút 4.2 Đầu tư nước ngoài được lợi trong việc bảo hộ khỏi cạnh tranh trong và ngoài nước trong các lĩnh vực lắp ráp ô tô, xe máy , hoá chất , xi măng, sắt thép , điện tử. Hiện có một câu hỏi không dễ dàng giải quyết đó là liệu mức đầu tư như những năm qua trong các nghành này sẽ tiếp tục hay không nếu như không có sự bảo hộ này . 4.3 Cơ cấu đầu tư FDI tuy có những cải thiện tích cực , song vẫn còn nhiều bất cập . Về cơ cấu đầu tư FDI theo nghành : Cơ cấu vốn đầu tư nhìn chung còn nhiều bất hợp lý, thực tế hoạt động FDI trong những năm qua cho thấy vốn đầu tư vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào nghành dễ thu được lợi nhuận , thời gian thu hồi vốn ngắn như : các nghành sản xuất chất tẩy rửa , lắp ráp ô tô…Còn các dự án thuộc lĩnh vực nông , lâm , thuỷ sản … chiếm tỷ lệ rất thấp cả về số lượng dự án và vốn đầu tư . Điều này không chỉ gây sức ép đối với sản xuất trong nước , mà còn dẫn đến sự giải thẻ trước hạn của nhiều dự án . Về cơ cấu đầu tư FDI theo vùng : Mặc dù đến nay cả 61 tỉnh thành đều đã có dự án FDI nhưng chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh , Hà Nội…Và các vùng kinh tế trọng điểm (chiếm 58% số vốn đăng ký và 59% vốn thực hiện ) Đầu tư nước ngoài có tác động hạn chế đến các tỉnh miền núi phía Bắc , miền trung…Tỷ lệ thất bại của các dự án ở các địa bàn này khó khăn cao hơn các vùng khác. Về đối tác đầu tư nước ngoài : Khoảng 60% luồng vốn đầu tư nước ngoài dưới hình thức liên doanh và 10% dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doang với các doanh nghiệp trong nước .Trong khi đó có doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chỉ khoảng 30% vốn đầu tư nước ngoài . Kinh nghiệm của các nhà đầu tư nước ngoài cho thấy rằng các doanh nghiệp Việt Nam ít linh hoạt và các nhà đầu tư nước ngoài khi lỉên daonh với các doanh nghiệp tư nhân trong nước . Đầu tư trực tiếp nước ngoài phần lớn là các công ty xuyện quốc gia …gần 70% vốn FDI là từ các nước châu á ( trong đó riêng các nước ASEAN là 26% Nhật và các nước NIC là 42% ) .Vốn từ các nước có tiềm lực kinh tế tây âu rất hạn chế ( vốn đầu tư đăng ký của Mỹ hơn 1tỷ USD , vốn thực hiện nửa tỷ USD ) chủ trương đa phương hoá nguồn đầu tư nước ngôài còn chưa thực hiện tốt. Vốn đầu tư nước ngoài từ các nước Châu á khi đó đầu tư nước ngoài từ Tây âu, Bắc âu, Bắc mỹ còn thấp. Do vậy, đầu tư nước ngoài ở nước ta có thể bị ảnh hưởng lớn khi các nước xung quanh lâm vào khủng hoảng 4.4 Mục tiêu tiế._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33889.doc
Tài liệu liên quan