Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Campuchia

phần 1 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài 1-/ Đầu tư và hình thức đầu tư Trong điều kiện của nền kinh tế sản xuất hàng hoá, để tiến hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, vấn đề đặt ra là cần phải có vốn đầu tư và thực hiện hoạt động đầu tư. Vốn đầu tư dùng để xây dựng nhà xưởng, mua sắm hoặc bổ sung trang thiết bị, tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm nguyên vật liệu, trả lương cho người lao động. Vốn đó dù có sự khác nhau về quy mô hay cơ cấu song là cần thiết đối với mọi quá trìn

doc79 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1620 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Campuchia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h sản xuất, với các quốc gia, nhất là đối với những cơ sở mới bắt đầu hình thành và với những quốc gia còn ở trình độ lạc hậu chưa hoàn thành quá trình công nghiệp hoá, trong đó có Vương Quốc Campuchia. Vốn đầu tư trong nền sản xuất hàng hoá là tiền được tích luỹ của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, là tiền tiết kiệm của dân, là vốn huy động từ các nguồn khác được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo ra của cải lớn hơn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt xã hội và từng gia đình. Vốn đầu tư có thể được huy động từ trong nước, hoặc từ nước ngoài. Trong điều kiện quốc tế hoá đời sống kinh tế phát triển mạnh như ngày nay thì nguồn vốn từ nước ngoài ngày càng trở thành phổ biến hơn và có vai trò không nhỏ. Mặc dù về lâu dài vốn đầu tư trong nước luôn giữ vai trò chủ yếu, nhưng không mất đi tính chất quan trọng của nguồn vốn nước ngoài. Vốn đầu tư được sử dụng để phục vụ cho những mục tiêu phát triển nhất định. Xét về bản chất thì việc sử dụng đó chính là quá trình thực hiện việc chuyển hoá vốn tiền tệ thành các yếu tố của quá trình tái sản xuất, được gọi là hoạt động đầu tư. Hoạt động đầu tư bao giờ cũng dựa trên những điều kiện vật chất và mục tiêu cụ thể, trước mắt và lâu dài ở tầm vĩ mô hoặc vi mô. Tuy nhiên, hiện nay còn có khá nhiều định nghĩa khác nhau về đầu tư, trong đó có mấy khái niệm tiêu biểu sau đây: - Đầu tư (Investment) là việc sử dụng vốn vào quá trình tái sản xuất xã hội nhằm tạo ra năng lực vốn lớn hơn. Vốn đầu tư là phần tích luỹ xã hội của các ngành, các cơ sở sản xuất kinh doanh, là tiền tiết kiệm của dân và huy động từ các nguồn khác, được đưa vào tái sản xuất xã hội. Trên bình diện doanh nghiệp, đầu tư là việc di chuyển vốn vào một hoạt động nào đó nhằm mục đích thu lại khoản tiền lớn hơn. - Đầu tư là hoạt động sử dụng tiền vốn, tài nguyên trong một thời gian tương đối dài nhằm thu lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế - xã hội. Đặc điểm của đầu tư là nó xảy ra trong một thời gian tương đối dài, thường từ 2 năm trở lên đến 50 - 70 năm hoặc lâu hơn nữa. Những hoạt động kinh tế ngắn hạn thường trong vòng 1 năm không nên gọi là đầu tư. - Đầu tư (kinh tế) là việc bỏ vốn vào một doanh nghiệp, một công trình xây dựng hay một sự nghiệp bằng nhiều biện pháp như cấp phát ngân sách, vốn tự có, liên doanh hoặc vay dài hạn để mua sắm thiết bị, xây dựng mới, hoặc thực hiện việc hiện đại hoá, mở rộng xí nghiệp nhằm thu doanh lợi hay phát triển phúc lợi công cộng. Những cách diễn đạt trên không có sự khác biệt lớn. Theo đó, một hoạt động được coi là đầu tư phải đảm bảo các đặc trưng là: - Sử dụng vốn vào việc phát triển kinh tế - xã hội; - Có tính sinh lợi - Với thời gian kéo dài - Nhằm mục đích thu lại khoản tiền (hoặc mục đích xã hội) lớn hơn; - Là hoạt động tài chính (bỏ vốn thu lợi nhuận), vốn đầu tư có thể là tiền tệ, là tư liệu sản xuất, là tài nguyên, hoặc sức lao động, hoặc các dạng vật chất khác như: công nghệ thông tin, nhãn hiệu, bằng phát minh, biểu tượng, uy tín hàng hoá và các phương tiện đặc biệt khác như cổ phiếu, hối phiếu, vàng bạc đá quý v.v... Như vậy có thể nói khái quát: đầu tư là hoạt động kinh tế gắn với việc sử đụng vốn dài hạn nhằm mục đích sinh lợi. Đầu tư có thể được phân ra nhiều loại tuỳ theo giác độ nghiên cứu. Đầu tư có thể được phân loại theo những tiêu thức chính sau đây: - Phân loại theo mức độ tham gia quản lý của chủ đầu tư vào đối tượng mà mình bỏ vốn: + Phân loại theo mục tiêu đầu tư; + Phân loại theo nội dung kinh tế; + Phân loại theo thời gian sử dụng; + Phân loại theo lĩnh vực đầu tư; - Phân loại theo nội dung nghiên cứu: đầu tư được chia thành 3 loại: + Đầu tư vào lực lượng lao động: nhằm mục đích tăng về lượng và chất, là các yếu tố quan trọng nhất của quá trình kinh doanh. Đó là sức lao động, thông qua tuyển mộ, thuê mướn và đào tạo chuyên gia, cán bộ quản lý và công nhân. + Đầu tư vào tài sản lưu động: nhằm đảm bảo sự hoạt động liên tục nhịp nhàng của quá trình sản xuất kinh doanh. Đó là: tư liệu sản xuất giá trị nhỏ, nguyên vật liệu, tiền tệ phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. + Đầu tư xây dựng cơ bản: nhằm tạo ra hoặc nâng cao mức độ hiện đại tài sản cố định của doanh nghiệp thông qua việc xây dựng mới nhà xưởng, các công trình hạ tầng và đầu tư cho thiết bị máy móc, công nghệ bằng phát minh, mua bản quyền, bí quyết công nghệ. Đầu tư xây dựng cơ bản đóng vai trò quyết định, gắn liền với việc nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đòi hỏi một khoản vốn lớn và cần được tính toán một cách chuẩn xác, nếu không sẽ dẫn đến sự lãng phí tiền của rất lớn. - Phân tích theo mục tiêu đầu tư: theo tiêu thức này đầu tư được chia thành: + Đầu tư mới- Là hình thức đầu tư đưa toàn bộ vốn đầu tư vào xây dựng một đơn vị kinh doanh có tư cách pháp nhân riêng. + Đầu tư mở rộng- Là hình thức đầu tư nhằm mở rộng công trình cũ đang hoạt động để nâng cao công suất của công trình cũ hoặc tăng thêm mặt hàng, tăng thêm khả năng phục vụ cho nhiều loại đối tượng so với nhiệm vụ ban đầu. Đầu tư này gắn liền với việc mua sắm thiết bị mới, xây dựng các phân xưởng mới hoặc mở rộng các phân xưởng chính hiện có, xây dựng thêm các công trình phụ trợ và phục vụ mới. + Đầu tư cải tạo công trình đang hoạt động: đầu tư này gắn với việc trang bị lại và tổ chức lại toàn bộ hoạt động hay một bộ phận doanh nghiệp đang hoạt động, được thực hiện theo một thiết kế duy nhất, không bao gồm việc xây dựng mới hay mở rộng các bộ phận sản xuất chính đang hoạt động hoặc có thể là xây dựng mới hoặc mở rộng các công trình phục vụ hay phụ trợ. + Đầu tư hiện đại hoá công trình đang sử dụng: gồm các đầu tư nhằm thay đổi cải tiến các thiết bị công nghệ và các thiết bị khác đã bị hao mòn cả hữu hình và vô hình trên cơ sở kỹ thuật mới, nhằm nâng cao các thông số kỹ thuật của các thiết bị đó. Việc hiện đại hoá có thể tiến hành mọi cách độc lập, hoặc tiến hành đồng thời với việc cải tạo. Thông thường hiện đại hoá và cải tạo tiến hành đồng thời. Vì vậy tính toán đầu tư thường chỉ xem trong 3 trường hợp: đầu tư mới, đầu tư mở rộng và đầu tư cải tạo, hiện đại hoá. - Phân loại theo thời gian (hoạt động) sử dụng: theo tiêu thức này đầu tư chia thành 3 loại: + Đầu tư ngắn hạn, + Đầu tư trung hạn, + Đầu tư dài hạn, - Phân loại theo lĩnh vực hoạt động: theo tiêu thức này đầu tư được chia thành: đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đầu tư cho sản xuất, đầu tư cho quản lý. - Phân loại đầu tư theo mức độ tham gia quản lý của chủ đầu tư vào đối tượng mà mình bỏ vốn: theo tiêu thức này đầu tư chia thành: + Đầu tư gián tiếp (Foreign Indirect Investment- FII): là đầu tư mà người bỏ vốn và người sử dụng vốn không phải là một. Loại đầu tư này còn được gọi là đầu tư tài chính vì đầu tư này được thực hiện bằng cách mua các chứng chỉ có giá như cổ phiếu, chứng khoán, trái khoán... để được hưởng lợi tức. Với phương thức này, người bỏ vốn không trực tiếp tham gia quản lý các công cuộc kinh doanh. Trong đầu tư gián tiếp có thể thực hiện theo cách cho vay dài hạn. Cho vay dài hạn (tín dụng): là hình thức đầu tư dưới dạng cho vay kiếm lời qua lãi suất tiền cho vay. + Đầu tư trực tiếp ( Foreign Direct Investment- FDI ): là hình thức đầu tư mà người bỏ vốn và người sử dụng vốn là một chủ thể, là người đầu tư đồng thời là người quản lý đầu tư. Trong đầu tư trực tiếp, người có vốn có thể bỏ vốn vào để làm tăng thêm năng lực sản xuất hoặc tạo ra những năng lực sản xuất mới, song cũng có thể mua lại một số cổ phần để hy vọng thu được lợi tức cổ phần. Trong đầu tư trực tiếp, người bỏ vốn ra có thể là người trong nước và cũng có thể là người nước ngoài và đều được luật pháp của nước chủ nhà cho phép. Trong trường hợp người có vốn là người nước ngoài thì hoạt động đầu tư trực tiếp đó là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Như vậy, đầu tư trực tiếp nước ngoài là dạng đầu tư trực tiếp do nguồn vốn từ bên ngoài; chủ thể của nó là tư nhân hay nhà nước, hoặc các tổ chức quốc tế được nước chủ nhà cho phép đầu tư vào những ngành hoặc những lĩnh vực nào đó của một nước nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định. Nếu đầu tư trực tiếp bằng vốn trong nước (vốn của nhà nước, vốn của tư nhân...) thì phải tuân theo các luật lệ hiện hành về đầu tư của Nhà nước, trong đó đáng chú ý nhất và cũng phức tạp nhất là các luật lệ về đầu tư xây dựng cơ bản. Đầu tư trực tiếp lại được chia thành: + Đầu tư dịch chuyển: là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn mua lại một số cổ phần đủ lớn để nắm được quyền chi phối hoạt động của doanh nghiệp. Trong hình thức đầu tư này chỉ có sự thay đổi về quyền sở hữu tài sản được dịch chuyển từ tay người này sang tay người khác, không có sự gia tăng tài sản của các doanh nghiệp. + Đầu tư phát triển: là hình thức đầu tư trong đó tạo dựng nên những năng lực mới (về lượng hay về chất) cho các hoạt động sản xuất, dịch vụ để làm phương tiện sinh lời. Đầu tư phát triển còn gọi là đầu tư xây dựng cơ bản; nó bao gồm các hình thức đầu tư xây dựng mới, mở rộng cải tạo và hiện đại hoá cơ sở sẵn có. Nó là biểu hiện cụ thể của tái sản xuất mở rộng, là biện pháp chủ yếu để cung cấp việc làm cho người lao động, là tiền đề để đầu tư tài chính và đầu tư dịch chuyển. 2-/ Sự hợp tác đầu tư quốc tế và việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài 2.1-/ Khái niệm và ý nghĩa Như trên đã phân tích, vốn đầu tư là một yếu tố cần thiết cho việc mở rộng quy mô và đổi mới kỹ thuật của hoạt động kinh tế - xã hội. Thực tế cho thấy tất cả các quốc gia đang phát triển đều thiếu và cần vốn đầu tư. Không có một nước nào có thể vươn lên mạnh, nếu không thu hút được vốn đầu tư của nuớc ngoài, bởi vì nếu không có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao thì không thể khai thác triệt để các lợi thế so sánh của đất nước. Sự hợp tác đầu tư quốc tế giữa hai bên và nhiều bên là xu hướng có tính quy luật trong điều kiện tăng cường việc quốc tế hoá đời sống kinh tế quốc tế, tuy rằng trên thực tế kẻ mạnh vẫn tìm cách thu được nhiều lợi ích hơn. Sự thật là nhiều quốc gia đã từng rất dè dặt trong việc mở cửa đón nhận đầu tư nước ngoài, nhưng cho đến những năm gần đây cũng lần lượt ban hành các luật lệ thích hợp để mở rộng quy mô và nâng cao tốc độ thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. Sự hợp tác đầu tư quốc tế là một qúa trình kinh tế, trong đó hai nước hay nhiều nước thoả thuận cùng nhau góp vốn (thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân hay sở hữu hỗn hợp) để đầu tư vào việc xây dựng các công trình mới, hiện đại hoá và mở rộng các xí nghiệp hiện có, nhằm đem lại lợi ích cho cả các bên. Dĩ nhiên quá trình hợp tác này không đơn giản mà trái lại luôn chứa đựng những sự đấu tranh không kém phần gay gắt. Song dù sao thì trong sự hợp tác đầu tư, lợi ích của các bên tham gia cũng khá gắn liền với nhau. Nhận thức rõ tính chất của xu hướng này và sử dụng nó một cách khôn ngoan là một trong những sự bảo đảm cho thành công của con đường phát triển trong giai đoạn hiện nay của mỗi nước. Thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, các nước đang phát triển không những chỉ nhằm nhận được vốn khi đang thiếu mà còn nhằm các mục đích khác để phát triển kinh tế lâu dài, vững chắc bằng thu hút công nghệ mới, giải quyết công ăn việc làm, học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến, nhanh chóng thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, cải thiện cơ cấu nền kinh tế của mình lên hiện đại và tiến bộ. Đối với những nước đang phát triển thì phổ biến là cần thu hút vốn đầu tư của các nước ngoài trên quy mô lớn. Đây là một giải pháp có ý nghĩa sâu sắc nhằm thúc đẩy sự phát triển để hình thành các khu vực có công nghệ cao cũng như để biến đổi căn bản cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia. Tuy nhiên để đạt được các mục đích trên đây không phải dễ dàng, lúc nào cũng suôn sẻ, trái lại các nước đang phát tiển cần tìm cho mình các chủ trương thích hợp, các biện pháp khôn khéo, thu hút được vốn đầu tư vào các ngành và các lĩnh vực cần thiết tạo thuận lợi cho mình hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. Cần nhận rõ hiệu quả của việc thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, có thể xảy ra khác nhau. Chẳng hạn, khi nhận vốn đầu tư của nước ngoài sẽ phát sinh nợ nước ngoài, nhất là khi nhận đầu tư gián tiếp dưới hình thức tín dụng. Trên thực tế đã có những nước chịu gánh nặng nợ nần rất lớn do việc thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, mặc dù không phải mọi gánh nặng nợ nần đều là do việc thu hút vốn đầu tư cả. Cũng có không ít trường hợp việc nhận đầu tư đi liền với sự du nhập những công nghệ thứ yếu, công nghệ phế thải mang theo chất thải ô nhiễm. Mặt khác, có thể còn chịu ảnh hưởng ý đồ của người đầu tư trong việc xác lập cơ cấu kinh tế, trong việc sử dụng sức lao động và tài nguyên và sẽ đưa đến tình trạng phát triển không đồng đều giữa các vùng trong nước tạo ra sự phân hoá giữa các tầng lớp dân cư. Đành rằng các nước đang phát triển phải chấp nhận có sự phân hoá đó, nhưng có mức giới hạn. Rõ ràng đây là lĩnh vực đa dạng và phức tạp, luôn luôn có sự đấu tranh giữa các lợi ích với nhiều phương sách và thủ đoạn khác nhau, mặc dù chính sự phát triển về hợp tác và đầu tư lại là một xu hướng khách quan. Vấn đề là phải tính toán chu đáo về các mặt kinh tế, kỹ thuật và xã hội của từng dự án cũng như toàn bộ chương trình hợp tác đầu tư với nước ngoài để khai thác triệt để các mặt tích cực, hạn chế các mặt tiêu cực có thể xảy ra. 2.2-/ Đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp nước ngoài Trong sự hợp tác đầu tư quốc tế thường có nhiều nguồn vốn khác nhau. Vốn của các chính phủ và của các tổ chức quốc tế có thể là viện trợ không hoàn lại, vốn cho vay dài hạn với lãi suất ưu đãi, cho vay với lãi suất thông thường. Vốn của các tổ chức xã hội (các tổ chức phi chính phủ) thường là các khoản tiền viện trợ mang tính chất nhân đạo cho các hoạt động y tế, giáo dục, khắc phục hậu quả thiên tai và nói chung là nó được tính riêng và không phụ thuộc vào vốn hợp tác đầu tư. Tư nhân gồm người nước ngoài và người Campuchia ở nước ngoài cũng góp vốn để đầu tư trực tiếp vào một dự án cụ thể. Trong sự hợp tác đầu tư quốc tế, để phục vụ cho việc quản lý và sử dụng vốn, người ta thường chia ra hai loại hình là đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp. 2.2.1. Đầu tư gián tiếp nước ngoài Đầu tư gián tiếp nước ngoài là những khoản đầu tư được thực hiện thông qua các hoạt động cho vay và viện trợ mà nguồn vốn thường là của các chính phủ và của các tổ chức quốc tế. Một bộ phận đáng kể của đầu tư gián tiếp là các khoản tài trợ phát triển chính thức như ODA (Official Development Assistance) do các tổ chức liên hiệp quốc như UNDP, FAO, FAM, UNICEF, UNFPA..., các tổ chức chính phủ và phi chính phủ đóng góp. Phần quan trọng hơn đó là các khoản cho vay của chính phủ các nước và của các tổ chức kinh tế khác (như IMF, WB, ADB...) tiến hành. Đặc điểm của vốn đầu tư gián tiếp là vốn thường đi kèm với các điều kiện ưu đãi và các điều kiện khác, cho nên có thể tập trung vào các dự án có mức vốn đầu tư tương đối lớn, thời gian thu hồi vốn tương đối dài, chẳng hạn như các dự án về năng lượng, giao thông vận tải hay xây dựng các yếu tố kết cấu hạ tầng khác. Chính vì vậy mà đầu tư gián tiếp có tác dụng thúc đẩy, khuyến khích và tạo điều kiện cho việc thu hút đầu tư trực tiếp. Tuy nhiên loại hình đầu tư này cũng có những sự hạn chế nhất định, vì nó gắn chặt với thái độ chính trị của các chính phủ nước ngoài và của các tổ chức kinh tế quốc tế. Mặt khác, đầu tư gián tiếp là cho vay, nên hiệu quả sử dụng nguồn vốn đó phụ thuộc vào cơ chế quản lý và trình độ tổ chức kinh doanh của chủ nhà và thực tế thì hiệu quả này đạt được thường không cao như mong muốn. 2.2.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài là những khoản đầu tư do các tổ chức kinh doanh và cá nhân người nước ngoài đưa vào một nước để sản xuất kinh doanh hoặc liên doanh với tổ chức và cá nhân trong nước theo quy định của luật đầu tư nước ngoài của nước sở tại. Để hiểu rõ hơn chúng ta có thể căn cứ vào mấy khía cạnh: - Một là, đầu tư trực tiếp không chỉ đưa vốn vào nước tiếp nhận mà cùng với vốn có thể có cả kỹ thuật, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, sản xuất kinh doanh, năng lực marketing. Chủ đầu tư khi đưa vốn vào đầu tư là đã tiến hành tổ chức sản xuất kinh doanh và sản phẩm làm ra phải được tiêu thụ ở thị trường nước chủ nhà hoặc thị trường lân cận. Do vậy phải đầu tư kỹ thuật nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. - Hai là, việc tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài không gây nên tình trạng nợ nần cho nước chủ nhà, trái lại nước chủ nhà còn có điều kiện để phát triển tiềm năng trong nước. - Ba là, chủ thể của đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu là các công ty xuyên quốc gia. Các công ty này chiếm tới 90% khối lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài của thế giới. - Bốn là, đầu tư nước ngoài tồn tại dưới nhiều hình thức, song những hình thức cơ bản là chủ đầu tư bỏ vốn vào thành lập xí nghiệp 100% vốn của mình, mua lại toàn bộ hoặc một phần xí nghiệp của nước chủ nhà, cùng góp vốn với các đối tác nước chủ nhà với những tỷ lệ khác nhau để cùng thành lập xí nghiệp liên doanh, bỏ vốn xây dựng công trường vận hành. Sau một thời gian hoạt động quy định có thể chuyển giao cho nước chủ nhà nếu đó là hợp đồng dạng “xây dựng- kinh doanh- chuyển giao (Build-Operate-Transfer - BOT)”. Mỗi hình thức nêu trên đây đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. ở thế giới, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã từng xuất hiện ngay từ thời tiền tư bản. Các công ty của Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha là những công ty đi đầu trong lĩnh vực này dưới hình thức đầu tư vốn vào các nước Châu á để khai thác đồn điền, khai thác khoáng sản nhằm cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp ở chính quốc. Khi chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn mới, đánh dấu bằng sự kiện “Công xã Pari” thì hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các nước công nghiệp phát triển càng có quy mô to lớn hơn. ở đây các công ty tư bản đã thực hiện việc đầu tư vào các yếu tố tư bản bất biến (C), tư bản khả biến (V) trong đó xây dựng kết cấu hạ tầng tối thiểu để thực hiện có hiệu quả quá trình khai thác các tài nguyên trong lòng đất để đưa về chính quốc. Trong ngành khai khoáng phải kể đến các công ty dầu mỏ như Royal Deutch Shell, BP, EXXON, Mobil oil, Gulf oil... của Anh, Hà Lan, Mỹ và chúng thực hiện từ lâu quá trình đầu tư trực tiếp vào các nước ở Châu á, Mỹ La Tinh, Châu Phi... để khai thác nguồn tài nguyên này. Từ sau chiến tranh thế giới 2, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có sự thay đổi rõ rệt với sự đầu tư ồ ạt của các nhà đầu tư Mỹ vào Châu Âu theo kế hoạch Marshall (1945 - 1948) để vực dậy phần lục địa bị chiến tranh tàn phá nặng nề này. Và sau đó là sự đầu tư lẫn nhau giữa các nước Châu Âu thực hiện sự liên minh tư bản để tăng cường khả năng kinh tế chống độc quyền của các xí nghiệp ở Mỹ. Cũng từ đó việc đầu tư trực tiếp nước ngoài trở nên thưòng xuyên hơn và nó được sử dụng phối hợp với các hình thức xuất khẩu tư bản khác, trở thành vũ khí lợi hại của các nước phương Tây trong việc thực hiện chủ nghĩa thực dân mới, nhất là đối với các nước thuộc địa hoặc các nước đang phát triển. Ngày nay đầu tư trực tiếp nước ngoài trở thành một tất yếu trong điều kiện quốc tế hoá sản xuất, lưu thông và được tăng cường mạnh mẽ. Có thể nói trong thời đại ngày nay không một quốc gia nào dù lớn hay nhỏ, dù phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa hay định hướng xã hội chủ nghĩa, lại không cần đến nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài và coi đó là nguồn lực quốc tế cần khai thác để từng bước hoà nhập vào cộng đồng quốc tế. Mặt khác dưới tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ như hiện nay, ngay cả những nước có tiềm lực kinh tế, khoa học kỹ thuật như Mỹ, Nhật và các nước cộng đồng Châu Âu (EU) cũng không thể tự mình giải quyết có hiệu quả tất cả những vấn đề đã, đang và tiếp tục đặt ra trên lĩnh vực khoa học công nghệ và vốn. Do vậy chỉ có con đường hợp tác, trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài là một loại hình đầu tư hợp tác mới đưa lại hiệu quả mong muốn. Do vậy, trên thực tế không một nước nào lại bỏ qua hình thức đầu tư này. Nhìn chung đầu tư trực tiếp có những đặc trưng và thế mạnh riêng. Thứ nhất, đầu tư trực tiếp, mặc dù vẫn chịu sự chi phối của chính phủ, nhưng có phần ít lệ thuộc vào mối quan hệ chính trị giữa hai bên hơn là so với đầu tư gián tiếp.Thứ hai, bên nước ngoài trực tiếp tham gia quản lý sản xuất- kinh doanh nên mức độ khả thi của dự án khá cao, đặc biệt là trong tiếp cận thị trường quốc tế để mở rộng xuất khẩu. Thứ ba, với quyền lợi gắn chặt với dự án, người nước ngoài quan tâm đến hiệu quả kinh doanh, nên thường lựa chọn công nghệ thích hợp, nâng cao dần trình độ quản lý và tay nghề của công nhân. Song cũng phải thấy rõ hoạt động đầu tư trực tiếp diễn ra theo cơ chế thị trường trong khi người đầu tư nước ngoài có nhiều kinh nghiệm, sành sỏi trong việc ký kết hợp đồng, còn phía chủ nhà thì lại thiếu kinh nghiệm, kém sành sỏi trong việc ký kết hợp đồng đó, nên phía chủ nhà không hoàn toàn chủ động trong việc bố trí đầu tư theo ngành cũng như vùng lãnh thổ hoặc bị sơ hở gây nên thiệt hại cho mình. 2.2.3.Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài Trong đời sống kinh tế quốc tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng to lớn, thể hiện như sau: 2.2.3.1) Đầu tư trực tiếp nước ngoài - nguồn đầu tư phát triển kinh tế Đối với tất cả các nước, kể cả các nước phát triển và các nước đang phát triển luôn cần vốn đầu tư vì thường trong nước không đủ vốn phát triển. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc: - Bù đắp vốn thiếu hụt cho đầu tư do khả năng tích luỹ vốn trong nước bị giới hạn; - Cần cải thiện cán cân thương mại; - Cải thiện mức thâm hụt ngân sách của chính phủ. Dòng vốn được tạo ra từ đầu tư trực tiếp nước ngoài rất đa dạng, nhưng chủ yếu là thông qua các hình thức liên doanh và thành lập các công ty 100% vốn nước ngoài. Theo nghiên cứu gần đây của UNCTAD UNCTAD - United Nations Conference on Trade and Development (Hội nghị Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển). , đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp phần đáng kể vào nguồn vốn đầu tư tại các nước. Kết quả của công trình nghiên cứu này cho biết: thông qua tỷ trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tổng số vốn đầu tư cơ bản trong các nước cho thấy rõ sự gia tăng đáng kể của dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào cả các nước phát triển và các nước đang phát triển ở thập kỷ 80. Bảng 1 - Dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước phát triển và các nước đang phát triển Đơn vị tính: % Các nước được lựa chọn 1971 - 1975 1976 - 1980 1981 - 1985 1986 - 1990 1991 - 1998 1. Các nước phát triển - EC - Bỉ 7,1 5,8 7,6 16,0 15,2 - ý 1,8 0,8 1,1 2,0 2,0 - Hà Lan 6,1 4,5 6,1 12,3 11,3 - Anh Quốc 7,3 8,4 5,4 14,4 12,2 - Mỹ 0,9 2,0 3,0 5,6 7,8 - Nhật Bản 0,1 0,05 0,1 0,1 1 2. Các nước đang phát triển - Malaysia 15,2 11,9 10,8 9,7 8,5 - Thái Lan 3,0 1,5 3,1 6,3 5,1 - Hàn Quốc 1,9 0,4 0,5 1,1 0,6 - Singapore 15,0 16,6 17,4 29,4 20,7 3. Mỹ La Tinh và Châu Phi - Mê Hi Cô 3,5 3,6 2,7 7,0 8,5 - Brazil 4,2 3,9 1,3 1,7 7,1 Nguồn: Báo cáo của UNCTAD năm 1998. Xu hướng gia tăng của đầu tư trực tiếp nước ngoài quốc tế từ 1971 đến năm 1988 so với tốc độ trung bình hàng năm từ 1960 - 1973 đạt 12,6%. Từ giữa những năm 1970, đầu tư quốc tế tăng với tốc độ cao hơn, đạt mức cao nhất vào năm 1981 và thấp nhất vào năm 1985. Tỷ trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tổng số vốn thuần tuý vào các nước đang phát triển đạt 12% năm 1987 và 37% vào năm 1994 (theo UNCTAD 1995). Luồng đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào các nước đang phát triển trong năm 1988 khoảng 30 tỷ USD, tăng lên 35,9 tỷ USD vào năm 1991 (xem bảng số 2 ở phụ lục). Bảng 2 cho biết sự phân bố của FDI vào các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi. Theo tính toán của ngân hàng thế giới, FDI chảy vào Trung Quốc chiếm một tỷ trọng khá lớn, đạt 33,8 tỷ USD năm 1994. Trong khi đó, FDI chảy vào các quốc gia độc lập và Trung Đông Âu cùng năm chỉ đạt có 15 tỷ USD, bằng tổng FDI của Thái Lan và Malaysia. Bảng 2 - Luồng FDI chảy vào các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi phân theo khu vực : Đơn vị tính: % của thế giới Khu vực Tỷ trọng FDI Nam á 7 Châu Mỹ La Tinh và vùng Caribe 26 Sahara Châu Phi 9 Trung Đông và Bắc Phi 9 Trung Đông Âu, các quốc gia độc lập 15 Trung Quốc 13 Các nước khu vực Đông á khác 21 Tổng số: 100 Nguồn: Báo cáo phát triển ngân hàng thế giới năm 1996. Trong đó tổng FDI từ 1990 - 1995 là 1.640 tỷ USD. Sự tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định của các nền kinh tế ASEAN trên hai thập kỷ qua đã cho thấy chiến lược hướng ngoại mà các nước này theo đuổi (bao gồm chính sách ngoại thương, chính sách đầu tư rất cởi mở) đã góp phần đáng kể vào thành tựu kinh tế mà các nước đạt được. Thực hiện các chính sách khuyến khích FDI không những giúp các nước này huy động được lượng vốn cho phát triển mà còn thu được nhiều lợi ích khác như chuyển giao công nghệ, nâng cao kỹ năng cho người lao động, sử dụng tốt hơn các nguồn vốn khan hiếm và tăng khả năng tiếp cận với thị trường xuất khẩu và hòa nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Theo bảng 3 và 4, luồng FDI vào các nước đang phát triển có chiều hướng tăng dần từ những năm 80, nhưng chảy vào các nước phát triển lại giảm đi đáng kể. Bảng 3 - Đầu tư trực tiếp nước ngoài của cộng đồng Châu âu và các nước khác vào ASEAN, 1987 Tên nước Indonesia Malaysia Philippines Singapore Thái Lan Triệu USD % Triệu USD % Triệu USD % Triệu USD % Triệu USD % EC 92,1 26 25,6 24 23,4 21 114,4 24 38,5 98 Anh 46,1 13 10,4 10 10,2 9 20,1 4 12,8 32 Đức 16,5 5 4,0 4 0,7 1 42,9 9 17,4 44 Hà Lan 23,3 6 8,0 7 33,7 7 2,9 7 Mỹ 153,8 43 24,3 23 36,0 33 258,1 54 30,8 78 Hồng Kông 9,6 3 11,0 10 27,7 25 -66,9 -170 Các nước khác 17,3 5 31,1 29 3,1 3 8,4 2 3,9 11 Tổng số 358,7 100 106,4 100 109,1 100 477,6 100 39,4 100 Nguồn: Báo cáo hàng năm của ngân hàng Indonesia 1986/1987; FDI vào ASEAN, 1990. Báo cáo hàng năm của ban phát triển kinh tế 1987/1988. Bảng 4 - Dòng FDI ra và vào các nước phát triển và các nước đang phát triển giai đoạn 1987 - 1992 Đơn vị tính: tỷ USD 1987 1988 1989 1990 1991 1992 Các nước phát triển Dòng vào 109 132 167 172 108 86 Dòng ra 132 162 203 225 177 145 Các nước đang phát triển Dòng vào 25 30 29 31 39 40 Dòng ra 2 6 10 9 5 5 Tất cả các nuớc Dòng vào 134 162 196 203 147 126 Dòng ra 134 168 213 234 182 150 Nguồn: UNCTAD; Báo cáo đầu tư thế giới 1993: tính toán sơ bộ. 2.2.3.2) Chuyển giao công nghệ Một trong những vai trò quan trọng của đầu tư trực tiếp FDI là chuyển giao công nghệ mang một hàm ý rộng, bao gồm không chỉ từ nhập khẩu công nghệ đơn thuần mà còn vận hành công nghệ đó, sửa chữa, bảo hành, nắm vững các nguyên lý, mô phỏng và phát triển nó. Những hoạt động được coi là chuyển giao công nghệ thường được thực hiện như: - Chuyển giao quyền sở hữu hoặc sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích hoặc các đối tượng sở hữu công nghệ khác; - Chuyển giao các bí quyết hoặc kiến thức kỹ thuật chuyên môn dưới dạng phương án công nghệ, tài liệu thực tế, công thức thông số kỹ thuật kèm theo hoặc không kèm theo thiết bị. - Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và tư vấn công nghệ kể cả đào tạo và thông tin v.v... Các phương thức chuyển giao công nghệ hết sức đa dạng và không đồng nhất. Chẳng hạn, thông qua các hiệp định về cấp bằng sáng chế, viện trợ kỹ thuật, nhập khẩu trang thiết bị chuyên dụng đi cùng với FDI, trong đó FDI chiếm một tỷ trọng lớn. Thông qua các hình thức của FDI, giữa các nước đã có sự chuyển giao công nghệ và bổ sung công nghệ cho nhau. Đối với các nước đang phát triển, trình độ công nghệ lạc hậu, thấp kém thì FDI được coi là một phương tiện hữu hiệu để nhập công nghệ có trình độ cao hơn từ bên ngoài. Hầu hết các nước đều đạt được mục tiêu này với các mức độ khác nhau, ở các lĩnh vực khác nhau. Đối với các nước phát triển thì FDI thường giúp bổ sung và hoàn thiện công nghệ. Thông qua FDI, các nước phát triển có điều kiện để thực hiện xuất khẩu trung gian và truyền thống, hoặc chuyển giao công nghệ đã có phần lạc hậu so với trong nước. Các hình thức chuyển giao công nghệ thường có lợi cho cả hai bên: bên chuyển giao và bên nhận công nghệ. Qua đó, các kinh nghiệm sản xuất tiên tiến, các bằng sáng chế, các bí quyết về kỹ thuật, nhãn hiệu hàng hoá mới, kiểu dạng công nghiệp đã được chuyển giao giữa các bên. Phần lớn các nước đang phát triển có nhu cầu đổi mới về công nghệ và do đó đã có những biện pháp và chính sách cởi mở nhằm đẩy mạnh FDI và muốn nhập những ngành công nghiệp mới với công nghệ mới, tiên tiến. Nhiều nước đã rất thành công trong việc chuyển giao và du nhập những công nghệ mới, lấy đó làm cơ sở và tiền đề cho những bước phát triển tiếp theo về công nghệ (như Nhật bản, Hàn Quốc), nhưng cũng có nước chưa thật thành công về lĩnh vực này. Một vấn đề quan trọng của FDI liên quan đến chuyển giao công nghệ là FDI d8iẫn đến thay đổi về cơ cấu ngành trong nội bộ nền kinh tế của mỗi nước. Chẳng hạn, các nước công nghiệp mới ( New Industrialiged Countries-Nics ) chuyển sang sản xuất hàng hoá xuất khẩu trong những năm 1970. Cùng thời gian đó, Nhật Bản chuyển sang đầu tư nhiều hơn vào các ngành công nghiệp chế tạo và dịch vụ, giảm dần đầu tư vào khai thác tài nguyên và cơ sở hạ tầng. Tại Việt Nam, sau khi luật đầu tư nước ngoài ra đời năm 1987, một loạt các dự án đã thực hiện và đã xuất hiện một số ngành hoàn toàn mới như ngành điện tử, lắp ráp, sản xuất ô tô, xe máy. Ngoài ảnh hưởng đến cơ cấu công nghiệp, FDI còn có tác động tích cực đến cán cân thương mại của các nước. Ví dụ: Trong năm 1975, có khoảng 70% hàng chế tạo và 84% tổng giá trị xuất khẩu của Singapore được tạo ra từ các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các nhà hoạch định chính sách của Singapore cho rằng, nước này có thể đạt được tốc độ tăng trưởng thực tế 8 - 10% trong những năm 1980 trên cơ sở tăng năng suất lao động 6 - 8% bằng cách nỗ lực tiếp thu và ứng dụng các công nghệ mới thông qua đầu tư cho nguồn nhân lực, tăng cường cơ giới hoá, tự động hoá và tin học hoá. ở Hàn Quốc, năm 1978 có khoảng 19,5% sản lượng công nghiệp chế tạo và 22,7% giá trị xuất khẩu là do chi nhánh của các công ty đa quốc gia nước ngoài tạo ra. Một đặc điểm c._.ủa các nước ở Châu á là: thông qua FDI để có được các công nghệ mới cho sản xuất hàng hoá dịch vụ trong nước và xuất khẩu. Qúa trình này diễn ra khác với các nước phát triển, ở đó sản xuất hàng hoá có giá trị cao cho xuất khẩu thu được bằng cách sử dụng các yếu tố đầu tư vào nước ngoài. Các nước công nghiệp mới ở Châu á ngày càng tăng kim ngạch xuất khẩu chủ yếu do lắp ráp các máy móc hoặc các thiết bị từ phụ tùng, linh kiện nhập khẩu (bảng 5). Bảng 5 - Tỷ lệ xuất khẩu so với tổng sản phẩm quốc dân ở một số nước Châu á năm 1988 Đơn vị tính: % Hàn Quốc 40,4 Đài Loan 49,0 Thái Lan 29,0 Malaysia 66,8 Nguồn: Thông báo của Uỷ ban đầu tư của Thái Lan 1988. ở các nước phát triển, thông qua FDI có thể tạo ra các ngành công nghiệp mới. Chẳng hạn, tập đoàn General Motors (Mỹ) đã liên doanh với 6 công ty hoạt động trên lĩnh vực sản xuất máy móc thiết bị nhằm tiếp thu công nghệ của ngành sản xuất này. Công ty Motorola chấp thuận chuyển giao công nghệ chất bán dẫn cho Toshiba (Nhật Bản) và Toshiba đã giúp công ty này thâm nhập được vào thị trường Nhật Bản. 2.2.3.3) Chuyển giao kinh nghiệm và kỹ năng quản lý Thông qua xí nghiệp liên doanh, các nước đã tạo ra môi trường và điều kiện tốt để tiếp thu những kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và nhân viên những kỹ năng quản lý tiên tiến, kinh nghiệm xây dựng, đánh giá dự án, kinh nghiệm điều hành xí nghiệp, quản lý tài chính, kế toán, quản lý công nghệ, kinh nghiệm nghiên cứu thị trường, nghệ thuật tiếp thị, thông tin quảng cáo, chào hàng, tổ chức mạng lưới dịch vụ v.v... Khi làm việc trong các công ty có vốn nước ngoài, đội ngũ cán bộ quản lý được đào tạo bồi dưỡng qua các khoá học ngắn hạn do các công ty nước ngoài tổ chức. Nhờ vậy mà tiếp cận được với những phương pháp, kỹ năng quản lý mới, tiếp thu và nâng cao trình độ quản lý, đáp ứng nhu cầu mới của các nước ngoài và làm việc có hiệu quả hơn. Đối với các nước phát triển, thông qua FDI các nhà quản lý các công ty đa và xuyên quốc gia cũng tiếp thu được những công nghệ mới, nâng cao được trình độ trong việc quản lý được các ngành công nghiệp mới, các lĩnh vực sản xuất mới mà công ty hoặc một nước có được thông qua FDI. Theo điều tra của 112 hàng xuất khẩu của Hàn Quốc cho thấy những kinh nghiệm mà các cá nhân thu được thông qua việc đi làm ở nước ngoài trước đây được xem là quan trọng hơn việc được cấp bằng sáng chế và viện trợ kỹ thuật. Một trong những thành công của Nhật Bản là khả năng tiếp thu công nghệ, mô phỏng công nghệ của các nước tiên tiến, trong đó có phần tiếp thu kỹ năng, quản lý công nghệ v.v... của các chuyên gia Nhật Bản thông qua các hình thức FDI, hoặc của các công ty nước ngoài hoạt động trên đất Nhật Bản hay các công ty Nhật Bản ở nước ngoài. Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organisation for Economic Cooporation and Development - OECD) 1982, thì các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước đã rất thành công trong việc mô phỏng và phát triển hơn nữa công nghệ nhập khẩu thông qua chuyển giao công nghệ và chuyển giao kỹ năng quản lý từ FDI. 2.2.3.4) Khai thác sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên tốt hơn, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động Mục tiêu đầu tư ở nước ngoài của các công ty đa và xuyên quốc gia là thu lợi nhuận và tìm thị trường mới, củng cố chỗ đứng và duy trì thế cạnh tranh của công ty trên thị trường quốc tế. Các công ty này thường có tiềm năng về vốn và muốn thâm nhập vào thị trường các nước có nguồn nguyên vật liệu dồi dào, có thị trường tiêu thụ hoặc sản xuất cho xuất khẩu. Họ đặc biệt chú trọng đến việc tận dụng nguồn lao động rẻ ở các nước đang phát triển. ở các nước này thường thừa lao động, trình độ lao động thấp, giá lao động rẻ. Do vậy, FDI là một trong những phương tiện để các nước đang phát triển giải quyết lao động thừa. Đối với các nước công nghiệp mới ở Châu á và các nền kinh tế chuyển đổi, nhà nước tập trung xây dựng và khai thác ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu sử dụng nhiều lao động, khác với nước phát triển là sản xuất hàng xuất khẩu bằng việc tập trung vốn. Chính sách này khá thành công ở một số nước như Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc v.v... Các ngành sản xuất hàng xuất khẩu đều được xây dựng trên cơ sở FDI và tạo ra một số lượng việc làm lớn cho nền kinh tế. Theo số liệu của Bộ kế hoạch và đầu tư Việt Nam năm 1996 dự tính dự án FDI được thực hiện ở Việt Nam từ 1988 đến 1995 đã tạo thêm được 90.000 chỗ làm việc trực tiếp và khoảng 100.000 chỗ làm việc gián tiếp. Bảng 6 cho biết số việc làm được tạo ra trong năm 1988 ở Thái Lan do FDI từ các nước đầu tư chính là Nhật Bản, Mỹ, Anh, Đài Loan và Hồng Kông đầu tư vào. Nói chung, số việc làm mà do FDI tạo ra tại các nước ASEAN có tỷ lệ trung bình cao hơn các nước đang phát triển khác. Theo báo cáo của ngân hàng thế giới năm 1987, trong khi ở các nước đang phát triển chỉ có 1% dân số ở độ tuổi lao động có việc làm do các công ty đa quốc gia tạo ra thì ở các nước ASEAN tỷ lệ này lớn hơn nhiều: 6,8% ở Indonesia (1977); 5,9% ở Malaysia (1975); 8,6% ở Philippines (1976) và 54,6% ở Singapore (1982). Bảng 6 - Đầu tư trực tiếp nước ngoài và số việc làm được tạo ra trong năm 1988-trường hợp Thái Lan Tên nước Số các dự án Tổng việc làm Nhật Bản 264 69.108 Mỹ 104 37.202 Anh 43 9.189 Đài Loan 30 75.671 Hồng Kông 86 32.784 Nguồn: Thông báo của ủy ban đầu tư của Thái Lan 1988. Song song với việc tạo thêm việc làm và tạo thêm thu nhập cho người lao động, FDI góp một phần quan trọng vào đào tạo đội ngũ công nhân, giúp đội ngũ này có được cơ hội tiếp cận với kỹ thuật công nghệ mới và được đào tạo về kỹ năng để vận hành máy móc thiết bị. Nhờ có FDI mà trình độ kỹ năng của người lao động trong các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi đã được nâng cao, rút ngắn khoảng cách về trình độ của người lao động giữa các nước phát triển và đang phát triển. Ngoài các vai trò chính như đã trình bày ở trên, FDI còn đóng góp tích cực vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế như thông tin liên lạc, đường xá, kho tàng, bến cảng, sân bay và góp phần vào hiện đại hoá các cơ sở sản xuất trong nước. Sản phẩm của các hình thức đầu tư nước ngoài thường có chất lượng cao trên thị trường nội địa và có thể phục vụ thay thế hàng nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước. Hơn nữa, các hình thức đầu tư FDI đã kích thích thị trường nội địa phát triển, tạo môi trường cạnh tranh trong nước giữa các nhà kinh doanh. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó bao gồm khung khổ luật pháp và chính sách phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước. Qua trình bày trên đây có thể tóm tắt vai trò đầu tư trực tiếp nước ngoài là: - Tạo nguồn vốn bổ xung hay phát triển ban đầu cho nền kinh tế của một nước, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong nước; - ổn định và tạo đà phát triển kinh tế cho nước đó, cải tạo và hoàn thiện cơ cấu ngành nghề công nghiệp; - Với các nước đang phát triển, FDI còn tạo điều kiện hoà nhập với nền kinh tế thế giới; - Tiếp thu được công nghệ tiên tiến qua đường chuyển giao công nghệ trong đầu tư (tiếp thu kinh nghiệm sản xuất tiên tiến, thu được các kiến thức và sáng chế bí quyết kỹ thuật); -Tạo thuận lợi về thương mại như cải thiện cán cân thương mại, tăng sản xuất công nghiệp, phát triển dịch vụ; -Tạo điều kiện phát triển thị trường cũ và tìm thị trường mới; - Tiếp thu được kinh nghiệm và kỹ năng quản lý kinh tế, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên của đất nước.... phần 2 Tình hình và các kinh nghiệm về đầu tư trực tiếp của một số nước Do nhận thức, đánh giá vai trò của FDI và thực trạng của mỗi nước khác nhau nên mỗi nước có những chính sách khác nhau để khuyến khích, thu hút và thúc đẩy FDI vào nước mình. Không thể có một chính sách FDI chung để áp dụng cho tất cả các nước. Nhìn chung chính phủ các nước đang phát triển đã có sự quan tâm đặc biệt và cố gắng rất nhiều để đưa ra những chính sách cởi mở nhất nhằm thu hút FDI và cạnh tranh lẫn nhau trong việc thu hút FDI khi dựa vào đặc điểm về kinh tế, văn hoá, mức độ phát triển v.v... của nước mình. Tuy nhiên, chính sách FDI của các nước đang phát triển lại có những mặt làm hạn chế FDI, đó là sự không nhất quán và hay thay đổi của chính sách do ảnh hưởng của sự thay đổi về thể chế. Giai đoạn 1950 - 1960, phần lớn các nước đang phát triển có nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu v.v ... và thiếu vốn trầm trọng. Chính sách FDI của các nước trong thời kỳ này thể hiện sự ưu đãi và nhân nhượng đối với các công ty nước ngoài như cho thuê đất dài hạn, cho phép tồn tại sở hữu nước ngoài trên đất nước mình. Đến thập kỷ 70, các nước đang phát triển bước sang giai đoạn phát triển mới. Với những kinh nghiệm mà họ thu được về quản lý cũng như tích luỹ về vốn, chính sách của các nước trong thời kỳ này được thực hiện dựa trên nguyên tắc của mối quan hệ cùng phụ thuộc lẫn nhau và giảm bớt sự phụ thuộc vào vốn đầu tư nước ngoài. Lúc này chính phủ các nước đã bắt đầu nuôi dưỡng các nhà đầu tư trong nước và tạo thế cạnh tranh với các công ty nước ngoài. Có một số chính phủ đã thực hiện quốc hữu hoá các công ty nước ngoài trong một số ngành khai thác phát triển vì muốn nắm phần lợi nhuận do giá tài nguyên tăng. Trong thập kỷ 80, đa số các nước đang phát triển đã thực hiện chiến lược hướng vào xuất khẩu.. Do ảnh hưởng của những cuộc khủng hoảng kinh tế của các nước phát triển, luồng FDI vào các nước đang phát triển giảm xuống nhanh chóng, đã buộc các nước phải xem xét lại chính sách và nơi lỏng kiểm soát đối với FDI, ví dụ, các nước đang phát triển ở Châu á đưa ra những điều kiện đặc biệt hấp dẫn để thu hút các công ty nào muốn đầu tư vào các khu chế xuất, chẳng hạn giảm các loại thuế và dùng các biện pháp khác. Trong những năm gần đây, FDI tăng rõ rệt ở các nước thuộc khu vực Đông Nam á và giảm ở Châu Mỹ La Tinh do môi trường đầu tư thuận lợi và tốc độ phát triển kinh tế nhanh ở khu vực này. Đặc điểm chung của chính sách FDI của các nước đang phát triển thời kỳ này là phát triển thêm một số hình thức đầu tư mới, mềm dẻo hơn, hình thành các thoả thuận hợp tác giữa các công ty trong nước và nước ngoài, tạo cho đối tác trong nước có một phạm vi kiểm soát rộng hơn, đồng thời giảm sự lạm dụng của các công ty nước ngoài. Sau đây sẽ trình bày kinh nghiệm về chính sách đầu tư nước ngoài ở một số nước đang phát triển và chuyển đổi: 1-/ Singapore, Thái Lan và Malaysia Từ giữa những năm 1980, Singapore, Thái Lan, Malaysia đã chứng tỏ khả năng phát triển mạnh mẽ nền kinh tế dựa trên chiến lược kinh tế phát triển hàng xuất khẩu và thúc đẩy đầu tư. Mặc dù Singapore luôn luôn được liệt vào số “những con rồng nhỏ” của Châu á, nước này vẫn khác các nước công nghiệp hoá mới ở chỗ hướng phát triển hàng xuất khẩu của họ không dựa vào các nhà sản xuất hay tư bản trong nước mà dựa vào đầu tư của các công ty xuyên quốc gia. Về khía cạnh này, Singapore có những nét chung khác với Malaysia và Thái Lan. Giữa 3 nước tuy có điểm tương đồng nhưng vẫn có những điểm khác biệt. Những điểm khác biệt đó là điểm yếu và mạnh của từng nước trong thu hút các công ty xuyên quốc gia đầu tư vào nước mình. Trong những năm 1960, khi Singapore tiếp nhận một lượng đầu tư lớn của các công ty xuyên quốc gia - đây là thời kỳ mà vấn đề về các công ty xuyên quốc gia vẫn còn là một câu hỏi - Malaysia và Thái Lan vẫn có thị trường trong nước khá rộng lớn và có chiều hướng đi theo chiến lược công nghiệp hoá ngành thay thế nhập khẩu. Đến giữa những năm 1980, hai nước này mới đi theo một chiến lược mới. Về nhân công lao động và mức lương ở các nước này Lực lượng lao động dồi dào và trình độ công nghiệp cùng với tay nghề cao của Singapore đã thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư. Nhưng tình trạng thiếu nhân công của nước này đã làm cho các nhà đầu tư chuyển bớt sang Malaysia và Thái Lan, là những nước có nguồn nhân công phong phú và rẻ hơn. Một lực lượng có tay nghề cao của ba nước này đã là yếu tố thu hút sự chú ý của các công ty xuyên quốc gia. Các cán bộ điều hành của các công ty xuyên quốc gia đều tỏ ra rất hài lòng với chất lượng của lực lượng lao động Singapore ở tất cả mọi cấp. Hầu hết các công ty xuyên quốc gia đều tăng số lượng người Singapore trong các trụ sở của mình, có nơi chỉ còn một hoặc hai cán bộ điều hành là người của công ty xuyên quốc gia. Đặc điểm nổi bật của người lao động Singapore là có sự công nhận của các nhà quản lý và chuyên gia nước ngoài. Cùng với việc thực hiện chính sách cởi mở, chính phủ Singapore đã cho phép các công ty xuyên quốc gia đưa các chuyên gia, nhân viên và cán bộ quản lý sang nước họ, nhưng vẫn có sự kiểm soát chặt chẽ của Singapore. Nhưng do tình trạng thiếu nhân công của Singapore buộc các nhà đầu tư phải chuyển bớt sang Thái Lan và Malaysia, nên giữa Singapore và Thái Lan có một khoảng cách rất lớn về lực lượng lao động. Trong khi Singapore thiếu nhân công thì Thái Lan có một nguồn lao động dồi dào khó có thể bị ảnh hưởng trong những năm trước mắt. Một điểm quan trọng cần lưu ý nữa là so với Singapore mức lương của công nhân, cán bộ và quản lý Thái Lan trong các lĩnh vực đều thấp. Hầu hết các công ty đều thực hiện cơ cấu lương tối thiểu đối với các nhà điều hành sản xuất của mình. ở Băng Cốc, mức lương là khoảng 76 bạt một ngày (1 bạt khoảng 0,028 USD), ở các khu vực xa trung tâm lương còn thấp hơn. Nói chung, các công ty xuyên quốc gia của Mỹ ở Thái Lan có xu hướng trả lương ở mức cao hơn một ít để thu hút những công nhân lành nghề. Tuy vậy, cả Thái Lan và Malaysia cần phải chú ý hơn vào việc đào tạo công nhân và kỹ thuật viên lành nghề nếu như họ muốn thu hút đầu tư nhiều hơn nữa vào các ngành công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp điện tử. Sự phát triển cơ sở hạ tầng Chất lượng của cơ sở hạ tầng cũng là một yếu tố quan trong trong việc thu hút đầu tư của các công ty xuyên quốc gia bao gồm: cơ sở hạ tầng và hệ thống viễn thông, cơ sở đất đai và tài sản công nghiệp, sân bay và hệ thống giao thông. Nói chung, Singapore, Malaysia và Thái Lan đều có cơ sở hạ tầng tương đối tốt cho các hoạt động đầu tư của các công ty xuyên quốc gia. Chính quyền Singapore đã dành một khối lượng tài chính khá lớn để mở rộng và nâng các tuyến đường giao thông, giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thông ở các thành phố lớn. Thái Lan đã có những kế hoạch tương đối lớn nhằm phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển khu vực cảng miền Đông (Eastern Sea Beard Area) rộng khoảng13km2 với tổng số vốn đầu tư là 6 tỷ USD. Các khu vực kinh tế cũng đang được phát triển, như đồng bằng hồ Songkhla ở miền Nam và Chiềng Mai ở Tây Bắc. Bên cạnh đó, năm dự án phát triển “năm trung tâm thành thị khu vực” cũng đang được thực hiện ở các ngành khác. ở Malaysia hầu hết các mặt, các điều kiện cơ sở hạ tầng đều tương đối thích hợp. Nhìn chung, có thể nói rằng mỗi nước đều nhận thấy yêu cầu cần phải có một cơ sở hạ tầng có hiệu quả để tạo nên môi trường có sức hấp dẫn đối với các công ty xuyên quốc gia. Và để có được một môi trường có sức hấp dẫn như vậy, chính phủ các nước này đã có sự đầu tư tài chính thích đáng. Chiến lược phát triển kinh tế của Singapore, Thái Lan và Malaysia Quan hệ của các nước Đông Nam á với các công ty nước ngoài có quan hệ từ xa xưa, thời kỳ thực dân Anh và Hà Lan xâm lược và thống trị các nước Đông Nam á. Đối với Singapore và Malaysia, công ty British East India đã có quan hệ kinh tế từ thế kỷ XVIII. Mặc dù không bị chủ nghĩa đế quốc thống trị, nhưng Thái Lan vẫn có nhiều kinh nghiệm trong quan hệ với các công ty nước ngoài. Sau khi giành được độc lập, các nước Đông Nam á đã đề ra các chiến lược phát triển kinh tế của mình. ở đây chủ yếu tập trung vào các chiến lược mà ba nước ASEAN đã thông qua để thúc đẩy đầu tư trực tiếp và thu hút các công ty xuyên quốc gia xây dựng các nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu tại các nước này. 1.1-/ Singapore - nước đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá ở Đông Nam á Ngay sau khi tách khỏi Malaysia năm 1965, đường lối công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu của Singapore đã dần dần dẫn tới quốc tế hoá các hoạt động kinh tế của nước này. Chiến lược chủ yếu của Singapore là tập trung củng cố một cách mạnh mẽ đầu tư trực tiếp để hoàn thành nhanh chóng việc công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu. Đây là bước đi có thể nói là “ táo bạo” vào thời kỳ đó. Vì chưa hề được thử nghiệm ở bất kỳ nơi nào nên tác động lâu dài của chiến lược này vào lúc đó được khẳng định. Những cơ sở pháp lý và thể chế cho chính sách này đã được nhanh chóng vạch ra trong vài năm đầu. Đạo luật thúc đẩy phát triển kinh tế (The Economic Expansion Incentives) đưa ra vào năm 1967 đã cung cấp một cơ cấu về động lực tài chính cho các nhà đầu tư nước ngoài, động lực chủ yếu được nhắc đến là thời gian miễn thuế (For tax holiday) có thể lên tới 10 năm hoạt động có tính chất “ mở đường”. Các cơ quan Nhà nước sau khi được điều chỉnh đều có thể tiến hành thu hút đầu tư từ nước ngoài, xây dựng cơ sở hạ tầng và các phương tiện cho các công ty xuyên quốc gia. Đồng thời, các chính sách thay thế nhập khẩu trước đây đều được nhanh chóng loại bỏ và các hàng rào thuế quan cũng không còn tồn tại. Chính sách công nghiệp hoá của Singapore từ năm 1967 đã bước vào thời kỳ phát triển mạnh do kết quả của sự đầu tư to lớn, có hiệu quả của các công ty xuyên quốc gia và sự điều hành, quản lý khoa học và năng động của Nhà nước. Trong 5 năm (1969 - 1973), giá trị hàng chế tạo tăng 22% một năm. Cuối năm 1972, tỷ lệ thất nghiệp từ 12,4 % giảm xuống còn 4,7%. Mặc dù trong năm 1974 - 1975 chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng dầu lửa, nền kinh tế Singapore vẫn tiếp tục phát triển mạnh vào nửa cuối những năm 1970. Trong thời kỳ này, chính phủ Singapore nắm bắt được những yếu tố cần thiết để sử dụng một cách hiệu quả hơn lực lượng lao động. Các chương trình giáo dục và đào tạo được chú ý, đầu tư phát triển, các ngành khoa học kỹ thuật được quan tâm và phát triển. Từ năm 1979, Singapore bắt đầu thực hiện một chiến lược kinh tế mới tập trung phát triển các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao. Chiến lược này được mở đầu bằng chính sách “sửa đổi lương” trong ba năm. Mục đích của chính sách này là nhằm cơ cấu lại hoạt động của những công ty xuyên quốc gia có hướng đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất cần nhiều sức lao động và trình độ thấp. Đồng thời, chính sách này cũng nhằm ngăn chặn tình trạng lao động, nhân công nước ngoài có trình độ thấp đổ vào Singapore. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu, phát triển khoa học kỹ thuật cũng được đẩy mạnh. Đầu những năm 1980, một loạt các ngành công nghiệp và kỹ thuật mới ra đời: đó là các ngành công nghiệp hoá (bao gồm cả các ngành hoá dầu và dược phẩm), các ngành công nghệ chính xác như công nghệ sản xuất các bộ phận về quang học và các bộ phận thép có sức chịu đựng cao; các ngành công nghệ điện tử cao cấp, kỹ thuật vi sinh, kỹ thuật điện tử - quang học. Chính phủ Singapore cũng tiến hành một chương trình tổng thể để xoá nạn mù máy tính. Chính sách và hoạt động này đã đưa đến GDP tiếp tục tăng mặc dù các công ty xuyên quốc gia phải chịu sức ép về mức lương tăng. Trong thời kỳ1984 - 1986, do những biện pháp cứng rắn trong việc cơ cấu lại, Singapore có suy thoái, nhưng bước vào những năm 1990 Singapore đã đạt được những thắng lợi trong việc đưa kỹ thuật cao vào nền kinh tế. 1.2-/ Thái Lan Ngay từ kế hoạch phát triển lần thứ nhất (thời kỳ 1961-1966), Chính phủ Thái Lan đã cố gắng thúc đẩy đầu tư tư nhân trong lĩnh vực chế tạo. Tuy nhiên, mục đích của việc này là để nhằm bảo hộ cho các nhà sản xuất trong nước. Cho đến kế hoạch lần thứ ba (1972- 1976), việc tập trung cho các ngành xuất khẩu mới được chú ý. Phải đến giai đoạn 1982 - 1986, đầu tư của nước ngoài đối với ngành chế biến mới bắt đầu có ảnh hưởng. Mô hình thay thế nhập khẩu của Thái Lan, trong giai đoạn những năm 1960 và đầu 1974 đã thành công trong việc giảm nhập khẩu hàng tiêu dùng, nhưng không ngăn cản được nhập khẩu nguyên liệu thô và dầu thô. Thực tế thì việc thay thế nhập khẩu của Thái Lan chỉ đạt kết quả rất ít. Điều này thể hiện tương đối rõ trong nền kinh tế Thái Lan đầu những năm 1980. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đẩy mức tăng GNP của Thái Lan lên mức 8% / năm từ sau năm 1987. Cũng giống như Singapore và Malaysia, các nhà lãnh đạo Thái Lan đã đưa ra một loạt những chính sách khuyến khích để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Những chính sách đó bao gồm giảm thuế trong 8 năm liền cùng với những đặc ân khác. Từ năm 1988, Ban đầu tư Thái Lan (The Thai Board of Investment - BOI) đã tiếp nhận 2.115 dự án đầu tư. Tuy vậy, sự bùng nổ đầu tư ở Thái Lan đã phản ánh những hạn chế to lớn về cơ sở hạ tầng của nước này. 1.3-/ Malaysia Chính sách kinh tế mới và các công ty xuyên quốc gia - Nhìn chung, sự phát triển kinh tế - xã hội của Malaysia đã trải qua ba giai đoạn. Trong những năm 1960, nền kinh tế Malaysia chủ yếu dựa vào xuất khẩu cao su và thiếc. Những năm tiếp theo Malaysia đã có nhiều cố gắng để đa dạng hoá nền kinh tế và củng cố các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu. Trong những năm 1970, Malaysia thực hiện chính sách kinh tế mới (New Economy Policy - NEP) với tư tưởng chủ đạo là nhằm điều chỉnh vấn đề mất cân bằng trong thu nhập giữa người Malaysia và các dân tộc thiểu số khác. Trong suốt những năm 1970, giá hàng tiêu dùng cao và việc xuất khẩu các sản phẩm dầu lửa ngày càng tăng đã đem lại thặng dư thương mại cho đất nước này. Xuất khẩu hàng hoá chế tạo trong thời kỳ này tăng một phần là do những chính sách hạn chế các ngành công nghiệp dựa vào nông nghiệp. Một nguyên nhân nữa là các công ty điện tử của Singapore đứng trước tình hình thiếu nhân công lao động, đã bắt đầu xây dựng các nhà máy ở Malaysia, chủ yếu là Penang. Năm 1982 là thời kỳ có những biến động đối với nền kinh tế Malaysia. Giá hàng tiêu dùng chững lại và môi trường bên ngoài khó khăn đã làm lộ rõ những điểm yếu cơ bản trong nền kinh tế Malaysia. Bên cạnh sự giảm sút của nông nghiệp, các cơ sở công nghiệp cũng bộc lộ những hạn chế. Lúc này, một kế hoạch công nghiệp (IMP) chủ chốt đã được đề xuất để vạch ra chiến lược công nghiệp hoá mới. Chiến lược này được hoàn tất vào năm 1985 dự định tiến hành công nghiệp hoá trong thời gian 15 năm. Kế hoạch công nghiệp (IMP) cũng đề cập vấn đề sử dụng lao động kém hiệu quả của Malaysia. Bản kế hoạch này dự đoán rằng số kỹ sư và kỹ thuật viên sẽ tăng từ 12.000 lên đến 47.000 trong năm 1995. Nhưng kế hoạch đào tạo các kỹ sư và kỹ thuật viên thì lại chưa đáp ứng được mục tiêu này. Kế hoạch này đã chỉ ra rằng ở Malaysia thiếu hẳn lực lượng được đào tạo có khả năng tiếp nhận hay tiếp thu kỹ thuật như Nhật Bản và các nước công nghiệp mới. Những phát triển hiện nay cùng với cú sốc do cuộc khủng hoảng kinh tế trong năm 1985 - 1986 đã đưa đến những thay đổi trong chính sách kinh tế mới: đó là quyền sở hữu bất động sản. Trước đây, tất cả các dự án đầu tư được thông qua đều phải có 30% sở hữu của những người chủ đất thì nay những dự án do người nước ngoài hoàn toàn sở hữu được phép thực hiện đầu tư nếu như 80% sản phẩm được xuất khẩu. Chính sách này đã đưa đến một kết quả to lớn là đến cuối năm 1990, một khối lượng đầu tư lớn từ Nhật Bản và Đài Loan đã được đưa vào Malaysia. Những ưu tiên này cũng giống như chính sách khuyến khích do Singapore đưa ra. Trong hai năm 1988 - 1989, khối lượng đầu tư đã tăng lên đến 4 tỷ đôla Malaysia. Năm 1982, khối lượng sản phẩm chế tạo chiếm 23% của GDP, chiếm gần 24% mục tiêu đặt ra của NEP. Tháng 6 - 1991, chính phủ Malaysia đã đưa ra chính sách phát triển mới (New Development Policy - NDP) nhằm giải quyết những vấn đề còn laị mà NEP chưa làm xong. Nói chung, đầu tư của các công ty xuyên quốc gia vào ba nước trên đã tạo ra sự phát triển mạnh mẽ trong các ngành chế tạo hàng xuất khẩu, là nền tảng thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh chóng trong những năm gần đây. Mức tăng trưởng kinh tế của Thái Lan và Malaysia đã vượt cả Singapore. Tuy vậy, đối với Singapore thì mức tăng ổn định là 8%, mà một trong những nguyên nhân cũng là biết thu hút đầu tư của các công ty xuyên quốc gia. 2-/ Hàn Quốc Do việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu các loại hàng hoá chế tạo truyền thống, do đó Hàn Quốc không phụ thuộc vào vốn và kỹ thuật của nước ngoài. Cho đến năm 1971, chính phủ Hàn Quốc đã nhận thấy tầm quan trọng của FDI để cung ứng vốn cho các dự án phát triển. FDI tăng mạnh từ 45 triệu USD năm 1971 lên 110 triệu USD năm 1972 và 265 triệu USD năm 1975. Năm 1973, chính phủ đã ban hành Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài với mục tiêu khuyến khích FDI phù hợp với mục tiêu phát triển của đất nước, đồng thời hạn chế sự tham gia của nước ngoài vào các xí nghiệp mới. Cùng lúc đó chính phủ cũng thiết lập một bộ máy hành chính có hiệu quả để thúc đẩy FDI và để đạt được mục tiêu đề ra. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng tăng trong khu vực với các nước đang phát triển ở Châu á về hàng hoá sử dụng nhiều lao động và những đòi hỏi của nền kinh tế đối với phát triển khoa học kỹ thuật năm 1981 chính phủ Hàn Quốc đã cho ra đời một chính sách hỗ trợ cho đạo luật khuyến khích FDI. Chính sách này có một số nội dung chính sau: - Cho phép FDI tham gia vào một nửa số các ngành công nghiệp của Hàn Quốc, trong đó khu vực chế biến chiếm khoảng 75% số các ngành công nghiệp mà nhà nước cho phép đầu tư. - Các ngành nhà nước dự định đầu tư thì cho phép đầu tư 100% vốn nước ngoài còn các ngành khác cao nhất là 50%. - Các công ty tuân thủ theo luật khuyến khích đầu tư nước ngoài sẽ được nhà nước đảm bảo chuyển toàn bộ gốc và lợi nhuận về nước. Những hướng dẫn về đầu tư này phản ánh tiêu chuẩn, lợi ích của quốc gia: đầu tư chỉ được chấp nhận nếu như nó củng cố lợi ích của Hàn Quốc trong lĩnh vực thu ngoại hối hay chuyển giao kỹ thuật. Khía cạnh lý thú trong việc quản lý đầu tư nước ngoài của Hàn Quốc là chính phủ đã có một nền tảng hành chính rộng lớn để kiểm soát đầu tư của nước ngoài: các nguyên tắc đã được áp dụng một cách linh hoạt nên chính phủ đã có quyền quyết định theo ý mình nội dung các dự án. Ví dụ, nếu như các dự án nào được coi là gắn liền với các vấn đề của quốc gia như: phát triển kinh tế, phúc lợi xã hội hay tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế. Bộ tài chính có quyền thông qua các dự án này ngay cả khi dự án đó không được đề cập trong hướng dẫn chung. Đồng thời, chính phủ Hàn Quốc cũng khuyến khích đầu tư vào liên doanh có tầm quan trọng đặc biệt. Ví dụ, nếu một dự án nào đó được coi là nhằm chuyển giao công nghệ thì việc thông qua dự án sẽ được áp dụng linh hoạt mà không tính đến tiền nộp tuỳ thuộc vào tài sản của đối tác trong nước. Các công ty nước ngoài liên doanh với các công ty cỡ vừa và nhỏ của Hàn Quốc đã có lợi từ những ưu tiên này. Đầu những năm 1980, để thu hút mạnh hơn nữa nguồn vốn, chính phủ Hàn Quốc đã xem xét lại đạo luật khuyến khích đầu tư của nước ngoài (The Foreign Capital Inducement Act - FCIA), trong đó có những ưu đãi thực sự cho đầu tư nước ngoài trực tiếp, đặc biệt là trong hình thức liên doanh. Các điều khoản cơ bản đã nới rộng các cơ hội đầu tư cho các công ty nước ngoài vào Hàn Quốc. Lần đầu tiên danh mục về dự án “tiêu cực” được đưa ra, theo đó những ngành công nghiệp không nằm trong danh sách này sẽ nhanh chóng được phép đầu tư. Những dự án không được phép thường là những dự án gây hậu quả xấu cho lĩnh vực y tế, môi trường, trật tự công cộng, hay đạo đức xã hội. Còn có dự án sẽ mặc nhiên được công nhận nếu theo đúng các mức tiêu chuẩn sau: 1) Vốn của nước ngoài chiếm cao nhất là 50%. 2) Một khi vốn đó vượt 50%, một tỷ lệ hàng hóa nhất định (thường dự định là 70%) phải dành cho xuất khẩu. 3) Không tìm cách có các nhân nhượng về thuế. Do có ấn tượng tốt đối với khả năng phát triển kinh tế của Hàn Quốc và cơ sở hạ tầng thích hợp, với hệ thống luật cởi mở đối với đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài đã coi Hàn Quốc là một nơi có sức lôi cuốn. Tuy vậy, sự phụ thuộc quá nhiều vào các công ty xuyên quốc gia cũng không đảm bảo lợi ích lâu dài của Hàn Quốc. Cần thấy rằng, những chính sách theo hướng tự do hoá cũng chỉ là một phần trong cố gắng của chính phủ nhằm làm dịu bớt những cảm nghĩ về chủ nghĩa bảo hộ đang tăng lên ở nước ngoài. Một đặc điểm của việc khuyến khích đầu tư nước ngoài là chính phủ đã cố gắng để kiểm soát việc đầu tư thông qua bộ máy hành chính có hiệu quả của mình và chính phủ được quyền quyết định nội dung của dự án theo ý của mình gắn liền với mục tiêu phát triển và lợi ích quốc gia trong lĩnh vực thu hút ngoại hối hay chuyển giao công nghệ. Nói chung, trong quan hệ với chính phủ Hàn Quốc, các nhà đầu tư nước ngoài đã phải công nhận rằng họ đang phải đương đầu với một hệ thống hành chính “cứng rắn” và đang hoạt động có hiệu quả. Chính phủ Hàn Quốc đã đảm nhận một vai trò lớn hơn, áp đặt hơn và quyết đoán hơn trong quan hệ với các nhà đầu tư nước ngoài. Chính phủ chỉ chấp nhận các dự án đầu tư khi nào những khả năng thắng lợi tương đối chắc chắn rõ ràng. Các hoạt động của nước ngoài tiếp tục bị kiểm soát và điều tiết theo cách thức phù hợp với lợi ích quốc gia. Những điều khoản rộng rãi trong kinh doanh cũng như những khả năng to lớn cho phép sử dụng các biện pháp quyền lực cần thiết trong việc quản lý đầu tư nước ngoài thể hiện sự can thiệp của cơ cấu hành chính luôn theo ý muốn của chính phủ. Chính phủ Hàn Quốc khá thực tế và linh hoạt trong khi thực hiện các chính sách của mình. Đối với các nhà hoạch định chính sách, vốn nước ngoài và kỹ thuật được coi là những yếu tố sống còn đối với sự phát triển lâu bền của đất nước và chính phủ sẵn sàng thương lượng với các nhà đầu tư nước ngoài để đạt được giải pháp cho những lĩnh vực đó. Hơn thế nữa, phạm vi quyền lực và biện pháp mà chính phủ Hàn Quốc thi hành cho thấy nhiều lỗi lầm và xung đột giữa nước chủ nhà với các công ty xuyên quốc gia có thể được loại bỏ bởi những cố gắng tăng cường trao đổi thông tin một cách cởi mở và trong quan hệ bình đẳng, thẳng thắn và tin cậy. 3-/ Indonesia Indonesia đất nước nằm giữa phần đất liền của khu vực Đông Nam á và Châu úc, là một quần đảo lớn nhất trên thế giới (hơn 13 nghìn hòn đảo), nơi sinh sống của hơn 180 triệu người. Từ thập kỷ 70 trở lại đây, Indonesia trở thành một điểm thu hút khối lượng lớn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thế giới các nước đang phát triển. Dưới con mắt của các nhà đầu tư nước ngoài, Indonesia là đất nước có._.còn mang tính chất tự nhiên, xuất phát chủ yếu từ sự quan tâm hay gợi ý của các nhà đầu tư nước ngoài và từ công tác điều hành cụ thể chủ quan của cơ quan quản lý về đầu tư trực tiếp nước ngoài và các ngành, các địa phương có liên quan. Tuy nhiên, cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong nhiều trường hợp, chưa theo đúng định hướng về quy hoạch ngành với lãnh thổ. Đầu tư vào nông nghiệp, vào các tỉnh miền núi hoặc vùng xa còn quá ít. Tình hình này đã làm hạn chế tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế của Campuchia. Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là do chưa có quy hoạch chi tiết về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và do định hướng còn chung chung, nhiều điểm không phù hợp với tình hình thực tế đã có nhiều thay đổi. Mặt khác, các chính sách ưu đãi có phân biệt chưa đủ hấp dẫn, lôi kéo được đầu tư trực tiếp nước ngoài theo sự sắp xếp của nước chủ nhà. Về phía các đối tác nước ngoài, họ cũng muốn Campuchia có một quy hoạch chi tiết về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để họ khỏi bị mất nhiều thời gian và hao phí vật chất khi đã xác định được cơ hội đầu tư, chuẩn bị hồ sơ dự án đầu tư đầy đủ nhưng vẫn bị từ chối do không phù hợp với chủ trương chính trị của Campuchia. Nhiều trường hợp, bản thân cơ quan quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài và các bộ ngành có liên quan không thống nhất được chủ trương dự án. 1.3-/ Hình thức và các đối tác đầu tư Về hình thức đầu tư Luật đầu tư tại Campuchia quy định đầu tư nước ngoài có 3 hình thức đầu tư chủ yếu là: xí nghiệp liên doanh; xí nghiệp 100% vốn nuớc ngoài; hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng và hình thức ký hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (Build - Operate - Tranfer- BOT) với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc xí nghiệp đầu tư nào đó của Campuchia. Tính đến năm 1999, hình thức xí nghiệp liên doanh chiếm 55,4% số dự án và 67,3% số vốn đầu tư; xí nghiệp vốn 100% nước ngoài chiếm 25,1% số dự án và 15,3% số vốn đầu tư hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng chiếm 19,5% số dự án và 17,4% số vốn đầu tư. Trong số các dự án đã được cấp giấy phép mới chỉ có 3 dự án được thực hiện theo hình thức BOT. Các hình thức đầu tư tại Campuchia Nguồn: Conclusions paper of the first Roundtable with the Goverment of Cambodian - Phnom Penh - June, 1996 - Appendix III. Hình thức xí nghiệp liên doanh: tổng số các xí nghiệp liên doanh đã được cấp giấy phép đầu tư tư tính đến năm 1999 là 464 dự án với tổng số vốn đăng ký là 3912.8 triệu USD. Đây là hình thức đầu tư được các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng nhiều nhất trong thời gian qua, bởi các lý do sau: - Thông qua hợp tác liên doanh với đối tác Campuchia, các nhà đầu tư nước ngoài tranh thủ được sự hỗ trợ và những kinh nghiệm của các đối tác Campuchia trên thị trường mà họ chưa quen biết trong quá trình làm ăn của họ tại Campuchia. - Môi trường đầu tư của Campuchia còn nhiều bất trắc, các nhà đầu tư nước ngoài không muốn gánh chịu mọi rủi ro mà muốn các đối tác Campuchia cùng chia sẻ rủi ro với họ nếu có. Liên doanh với một đối tác ở bản địa, các nhà đầu tư sẽ yên tâm và mạnh dạn hơn trong kinh doanh vì họ đã có một người bạn đồng hàng. - Bước đầu kinh doanh ở Campuchia, khi chưa hiểu biết nhiều về thị trường, hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài còn hạn chế số vốn đầu tư để còn thăm dò thị trường, nhưng khi kinh doanh có kết quả họ đều muốn mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Hình thức xí nhiệp liên doanh có khả năng thuận lợi để mở rộng phạm vi và lĩnh vực hoạt động kinh doanh hơn so với hình thức 100% vốn nước ngoài. Đối với các doanh nghiệp trong nước, chính phủ Campuchia cũng khuyến khích và hỗ trợ họ đầu tư phát triển theo chiều sâu. Chính phủ tạo điều kiện và giúp đỡ các doanh nghiệp trong nước liên doanh với nước ngoài nhằm sử dụng có hiệu quả mặt bằng, nhà xưởng và máy móc thiết bị hiện có. Gần đây các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng giảm dần sự quan tâm đến hình thức xí nghiệp liên doanh và số dự án 100% vốn nước ngoài tăng lên. Điều này thể hiện qua việc gia tăng tỷ trọng số dự án của các xí nghiệp 100% vốn nước ngoài trong tổng số các dự án đã được cấp giấy phép. Ví dụ: năm 1995 tỷ trọng này là: 246.818 triệu USD (trong tổng số vốn đăng ký là 1.949 triệu USD chiếm 12.66%. Năm 1998 là 162.3 triệu USD (trong tổng số vốn đăng ký là 417.5 triệu USD) chiếm 38.87%. Xu hướng này hình thành do các nguyên nhân chủ yếu sau đây: Sau một thời gian tiếp xúc với thị trường Campuchia, các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các nhà đầu tư Châu á đã hiểu rõ hơn về luật pháp, chính sách và các quy định khác của Campuchia. Thậm chí họ còn hiểu rõ về phong tục tập quán và thói quen tiêu dùng của người Campuchia cũng như cách thức kinh doanh của các doanh nghiệp Campuchia. Các nhà đầu tư nước ngoài muốn được tự chủ trong điều hành quản lý doanh nghiệp, họ không muốn bị lệ thuộc vào ý kiến của các đối tác nước chủ nhà nữa. Vì trên thực tế đã xuất hiện nhiều tranh chấp trong việc quản lý điều hành xí nghiệp liên doanh mà một phần do sự yếu kém về trình độ của bên Campuchia. Khả năng tham gia liên doanh của các đối tác Campuchia ngày càng bị hạn chế vì thiếu cán bộ, thiếu vốn đóng góp. Từ năm 1994-1999, trong số 464 xí nghiệp liên doanh đã được cấp giấy phép, bên Campuchia chỉ đóng góp được 34,2% vốn pháp định (1338.17 triệu USD trên tổng số 3912.8 triệu USD) trong đó có tới 90% là giá trị quyền sử dụng đất, 8 - 9% là giá trị nhà xưởng, tài sản hiện có, chỉ có 1 - 2% được đóng góp bằng tiền, nhưng ngay khoản đóng góp này cũng thường rất khó khăn trong việc thực hiện. Hình thức xí nghiệp 100% vốn nước ngoài: các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được thành lập theo hình thức 100% vốn nước ngoài, ngay từ năm 1995 đã nhiều (khoảng 73 dự án trong tổng174 dự án), đến năm 1998 con số này là 87 dự án trong tổng số 142 dự án. Nhưng xu hướng gia tăng các dự án đầu tư theo hình thức này ngày càng mạnh mẽ; hình thức 100% vốn nước ngoài được các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lựa chọn ngày càng nhiều vì nó có phần dễ thực hiện và thuận lợi hơn cho họ. Nhưng về hình thức này, phía nước nhận đầu tư thường chỉ nhận được các lợi ích trước mắt, về lâu dài hình thức đầu tư này không hứa hẹn những lợi ích tốt đẹp, mà thậm chí nước nhận đầu tư còn phải gánh chịu nhiều hậu quả khó lường. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business Cooperation Contract - BCC): đây là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, theo đó bên nước ngoài và bên Campuchia cùng nhau thực hiện một hợp đồng được ký giữa hai bên, quy định rõ trách nhiệm, quyền lợi và nghiã vụ của mỗi bên trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mà không thành lập một pháp nhân mới; trong quá trình hợp tác kinh doanh, mỗi bên giữ nguyên tư cách pháp nhân của mình. Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài này đã xuất hiện từ sớm ở Campuchia, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa hoàn thiện được các quy định pháp lý cho hình thức này. Điều đó đã gây không ít khó khăn cho việc giải thích, hướng dẫn và vận dụng vào thực tế tình hình ở Campuchia. Ví dụ như có sự nhầm lẫn giữa hợp đồng hợp tác kinh doanh với các dạng hợp đồng khác không thuộc phạm vị điều chỉnh của luật đầu tư tại Campuchia (như hợp đồng gia công sản phẩm, hợp đồng mua thiết bị trả chậm, hợp đồng thuê mua thiết bị, thuê người nước ngoài quản lý kinh doanh.....). Lợi dụng sở hở này, một số nhà đầu tư nước ngoài đã trốn tránh sự quản lý của chính phủ, đầu tư chui vào Campuchia. Hoặc khi thực hiện dự án lớn, các bên hợp doanh thường gặp khó khăn trong việc phối hợp điều hành dự án. Một số hợp doanh đã đề xuất thành lập ban điều hành chung và đề nghị tổ chức ban điều hành đó như là một pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài dễ thực hiện và có ưu thế lớn trong việc phối hợp sản xuất các sản phẩm kỹ thuật cao đòi hỏi có sự kết hợp thế mạnh của nhiều công ty ở nhiều quốc gia khác nhau. Đây cũng sẽ là xu hướng hợp tác sản xuất kinh doanh trong một tương lai gần, xu hướng của sự phân công lao động, chuyên môn hoá sản xuất trên phạm vi quốc tế. ã Về đối tác đầu tư trong và ngoài nước Đối tác Campuchia: theo quy định của luật đầu tư thì mọi tổ chức kinh tế Campuchia được hợp tác trực tiếp với nước ngoài. Nhưng trên thực tế thì trong thời gian qua hầu như chỉ có một số doanh nghiệp có quy mô lớn tham gia hợp tác kinh doanh với nước ngoài, trong các hợp đồng hợp tác kinh doanh và trong các xí nghiệp liên doanh đang hoạt động, các doanh nghiệp có quy mô lớn tham gia 89% số dự án và 96% tổng vốn đầu tư, các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ không đáng kể so với tổng vốn đầu tư. Tình hình này phản ánh tình trạng thực tế của các doanh nghiệp tư nhân của Campuchia còn nhỏ bé, trình độ sản xuất và năng lực quản lý kinh doanh còn yếu kém chưa đủ khả năng tham gia hợp tác kinh doanh với nước ngoài. Vấn đề đặt ra là phải có chính sách thích hợp để khuyến khích phát triển doanh nghiệp tư nhân và đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của chính phủ đối với các doanh nghiệp tư nhân. Vì các doanh nghiệp này là bộ phận quan trọng của nền kinh tế, ngày càng đóng góp vai trò to lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Campuchia và chính họ cũng sẽ là đối tượng được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhiều trong những năm tới. Đối tác nước ngoài: thời kỳ đầu khi mới thực hiện luật đầu tư nước ngoài, chủ yếu là các công ty nhỏ, thậm chí cả công ty môi giới đầu tư vào Campuchia. Phần lớn các dự án do các công ty thuộc khu vực Đông á - Thái Bình Dương và Tây Bắc Âu thực hiện. Sau 6 năm (1994 - 1999) thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài các đối tác đầu tư nhiều nhất vào Campuchia đó là: Bảng 8 - Các đối tác nước ngoài có số vốn đầu tư lớn nhất (1994 - 1999) Đơn vị tính: triệu USD TT Tên đối tác Số dự án (%) Tổng số vốn đầu tư 1 Malaysia 31.83 1.850 2 Đài Loan 7.23 420 3 Mỹ 7.15 415 4 Trung Quốc 4.43 257 5 Hồng Kông 4.00 232 6 Singapore 3.86 224 7 Hàn Quốc 3.45 200 8 Pháp 3.43 199 9 Thái Lan 3.06 177 10 Anh 1.36 79 Tổng số 69.8 4.053 Nguồn: Analysis of Capital by Country (Projects Approved from 1994 to 1999) - Cambodian Investment Board (CIB). Như vậy, từ năm 1994 đến tháng 11/1999, đã có 10 nước và lãnh thổ ở bảng trên, đã đầu tư vào Cam pu chia với tổng số vốn là 4.053 triệu USD chiếm 69.8% tổng số vốn đầu tư của tất cả các dự án đang thực hiện ở Campuchia. Khoảng 20 nước còn lại với số vốn 1760 triệuUSD chiếm 31.2% các dự án này chủ yếu do các công ty loại nhỏ thực hiện. Từ đầu năm 1999 bắt đầu xuất hiện các công ty lớn, thậm chí đã có một vài tập đoàn tầm cỡ quốc tế vào làm ăn ở Campuchia. Như vậy từ năm 1994 tính đến hết năm 1999 đã có hơn 838 công ty thuộc 30 nước và vùng lãnh thổ tham gia hợp tác đầu tư, trong đó có nhiều tập đoàn lớn, có năng lực về vốn và công nghệ như: Siemen, Sanyo, National của Nhật Bản, Thysen của Đức, Samsung, Goldtar, Daewoo của Hàn Quốc... Tính đến đầu năm 1999 các công ty và cá nhân của Malaysia, Đài Loan, Mỹ, Trung Quốc, Hồng Kông đang đứng đầu về số vốn đầu tư đăng ký đã được cấp giấy phép và cùng với Hàn Quốc, Anh, Thái lan chiếm tới 69.8% trong tổng số vốn đầu tư trực tiếp vào Campuchia. Tình hình này phản ánh mức độ hội nhập của nền kinh tế Campuchia vào khu vực. Nó cho thấy triển vọng của Campuchia trong việc nhập vào đội hình tăng trưởng theo kiểu “làn sóng” đang diễn ra mạnh mẽ tại khu vực Châu á - Thái Bình Dương. Thời gian qua cũng đã có một số công ty của Mỹ đầu tư vào Campuchia, nhịp độ đầu tư của các công ty Mỹ tăng nhanh, với nhiều dự án quy mô lớn. Tính đến hết năm 1999 các công ty của Mỹ đã đầu tư vào Campuchia với tổng vốn là hơn 415 triệu USD và được xếp vào hàng thứ 3 trong bảng xếp hạng các nước có vốn đầu tư vào Campuchia. Nhưng vị trí này chưa tương xứng với khả năng về vốn và công nghệ của một nước công nghiệp phát triển như nước Mỹ. Trong thời gian tới, để thực hiện chủ trương đa dạng hoá hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài chính phủ Campuchia cần phải có những điều chỉnh thích hợp nhằm thu hút được vốn và công nghệ tiên tiến của các công ty, tập đoàn có tiềm lực tài chính và khả năng kỹ thuật ở các quốc gia công nghiệp lớn như Mỹ, Nhật và các nước ở Tây âu. Trong hoàn cảnh hiện nay, khi mà trên thế giới đang diễn ra cuộc cạnh tranh giữa các nước đi đầu nhằm giành và giữ thị trường, thì Campuchia có nhiều cơ hội để thực hiện mục tiêu của mình thông qua việc chủ động tìm đối tác đầu tư sao cho vừa tranh thủ được tiềm năng về vốn, vừa khai thác những khả năng về công nghệ - kỹ thuật tiên tiến trên thế giới. 2-/ Kết quả thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài Những kết quả của đầu tư nước ngoài vào Campuchia được thể hiện: ã Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Campuchia tăng khá đều đặn qua các năm (kể từ 1994 đến 1999). Tính đến năm 1999 Vương Quốc Campuchia đã có 838 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với gần 5.814 triệu USD tổng số vốn đầu tư. Trong đó có trên 419 dự án đầu tư đối với lĩnh vực công nghiệp nặng, khai thác dầu khí, xây dựng cơ sở hạ tầng, du lịch,công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm với tổng số vốn đăng ký hơn 2.907 triệu USD. Nghĩa là gần 50% số dự án và gần 50% số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp. Điều này cho thấy thị trường công nghiệp nhẹ và dịch vụ- du lịch Campuchia là một thị trường đầu tư có triển vọng hơn so với thị trường các ngành khác. Đồng thời, bước đầu cũng đã có một số khu công nghiệp và khu chế xuất được cấp giấy phép hoạt động. ã Quy mô trung bình của các dự án tăng lên. Từ những dự án có số vốn hàng chục triệu đô la, đã xuất hiện những dự án có số vốn hàng trăm triệu đô la. Những dự án này là những dự án có sức hút mạnh đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực có khả năng sinh lời cao như lĩnh vực thông tin liên lạc viễn thông, khu đô thị mới.... Quy mô các dự án đầu tư lớn tạo điều kiện khai thác tốt hơn các nguồn lực trong nước. Nhiều dự án đầu tư định hướng vào lĩnh vực xây dựng và lĩnh vực kinh doanh bất động sản là những lĩnh vực ít được chú ý trước đây. Bảng 9 - Việc thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghiệp ở Campuchia kể từ 1994 đến 4 / 1998 Ngành Tổng số vốn triệu USD Số dự án Sản xuất xi măng 403 6 Sản xuất thực phẩm 255 25 Dệt may 259 219 Điện lực 122 7 Chế biến thực phẩm 113 40 ã Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo điều kiện chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Vương Quốc Campuchia. Đây là một trong những mục tiêu quan trọng của việc đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Những dự án quan trọng trong lĩnh vực chế tạo máy nông nghiệp, bao bì, chế tạo vật liệu trong ngành dệt may và trong ngành xây dựng.... là những khâu trung gian chuyển giao công nghệ tiến bộ vào Campuchia có hiệu quả. ã Đầu tư trực tiếp nước ngoài để góp phần khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Campuchia, tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động. Hiện nay, trong các dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Campuchia thu hút 469.982 lao động (từ năm 1994 đến năm 1999) và hàng chục vạn người làm các công việc phục vụ khác. Mục tiêu giải quyết công ăn việc làm và cải thiện thu nhập cho người lao động mà Chính phủ Hoàng Gia Campuchia đưa ra đã được thực hiện được phần nào. ã Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu do dòng vốn đầu tư trực tiếp di chuyển vào Campuchia và hoạt động xuất khẩu được mở rộng. Năm 1995, tổng kim ngạch ngoại thương của Campuchia đạt 1.458,2 triệu USD; năm 1996 là 1.353,3 triệu USD; năm 1998 là 794,9 triệu USD. ã Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần hoàn thiện môi trường thể chế ở Campuchia, đặc biệt là hệ thống luật pháp. Việc ban hành các văn bản dưới luật, cơ chế quản lý kinh tế theo hướng chuyển đổi thủ tục hành chính được cải tổ từng bước và đang có triển vọng để tạo ra tác phong giải quyết các loại thủ tục theo hướng nhanh chóng, trung gian gọn nhẹ và tương ứng với cơ chế mới của Vương Quốc Campuchia trong điều kiện hội nhập vào nền kinh tế thế giới và phân công lao động quốc tế. ã Đẩy mạnh hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là cơ sở để đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, cán bộ kỹ thuật, công nhân... giúp họ nắm được những hiệp ước, hiệp định của ASEAN bao gồm cả việc tham gia khu vực mậu dịch tự do của ASEAN (AFTA) để thực hiện hiệp định về ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) khi mà Campuchia tham gia là thành viên chính thức của các nước Đông Nam á (ASEAN). ã Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo điều kiện cho nền kinh tế và các doanh nghiệp tại Vương Quốc Campuchia, các nhà hoạch định chính sách quản lý, cũng như đội ngũ doanh nhân Campuchia có dịp thử nghiệm và đánh giá được khả năng thực tế của mình rút ra những bài học cần thiết cho việc hoạch định chính sách đầu tư trong giai đoạn tiếp theo. Đầu tư trực tiếp nước ngoài còn tạo ra những tác động tích cực trong việc hình thành tác phong kinh doanh năng động, nhạy bén, sáng tạo trong cơ chế thị trường cho đội ngũ cán bộ quản lý Campuchia. 3-/ Hạn chế Bên cạnh những mặt tích cực được đề cập ở trên, đầu tư trực tiếp nước ngoài của Vương Quốc Campuchia đã bộc lộ những hạn chế. 3.1. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao vào Campuchia công nghệ lạc hậu với giá cả cao. Theo kết quả báo cáo thẩm định các dự án đầu tư được công bố, chỉ có lĩnh vực vô tuyến viễn thông ..., công nghệ được chuyển giao được đánh giá là công nghệ tiên tiến. Còn trong các lĩnh vực khác như công nghiệp cơ khí, xi măng, thuốc lá... phần lớn công nghệ chuyển giao vào Campuchia chưa phải là công nghệ tiên tiến. Cá biệt có trường hợp công nghệ được chuyển giao vào Campuchia là công nghệ của những năm trước chiến tranh thế giới lần thứ hai. Chính phủ Hoàng gia Campuchia vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để có thể thu hút được những công nghệ "gốc". Các công nghệ này vừa gây thua thiệt về hiệu quả kinh tế vừa gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. 3.2. Thị trường đầu tư chưa quy hoạch nhất quán, chưa gắn chặt trực tiếp và có hiệu quả với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Công tác quy hoạch chưa được quy hoạch tổng thể ở từng khu vực địa phương trong cả nước, gây khó khăn trong việc cấp đất, giải phóng mặt bằng và mở rộng hoạt động kinh doanh cho các nhà đầu tư. 3.3. Trách nhiệm của cán bộ trực tiếp quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa được coi trọng, thủ tục hành chính chưa tinh gọn và chồng chéo. Các loại qui định về thủ tục xin giấy phép đầu tư, sử dụng đất, xây dựng doanh nghiệp, tín dụng, ngân hàng, thuế, chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ đối với khu vực có vốn đầu tư cần có sự bổ sung, hoàn chỉnh. Việc cải cách thủ tục hành chính đang làm phát sinh nhiều vấn đề mới phải tiếp tục tháo gỡ, đặc biệt là phân cấp thẩm định dự án cho các dự án có vốn đầu tư nước ngoài cho các địa phương còn nhiều hạn chế. 3.4. Việc triển khai dự án gặp nhiều khó khăn, không đúng hạn, vi phạm luật của Chính phủ Hoàng gia Campuchia. Nguyên nhân chính là do thị trường đầu tư của Campuchia chưa phải là thị trường có sức mua lớn, thu nhập dân cư còn thấp (nước kém phát triển). Vì vậy tính kinh tế theo qui mô của hoạt động đầu tư thấp, khả năng sinh lợi của đồng vốn đầu tư không cao, không có triển vọng lâu dài. Mặt khác là tình hình đầu tư quốc tế trên thế giới và trong khu vực có những chuyển biến phức tạp, nhanh chóng do đó khó có thể dự báo chính xác, nên việc sửa đổi hệ thống luật pháp, chính sách, khó có thể theo kịp được với những thay đổi nhanh chóng của thực tiễn kinh doanh. Bên cạnh đó, tình trạng cạnh tranh gay gắt để thu hút vốn đầu tư nước ngoài của các nước trong khu vực đặc biệt là Thái Lan, Malaysia, Singapore, Trung Quốc, Việt Nam... đã làm ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Campuchia. Trong một số trường hợp do tình hình chính trị..., việc nhà đầu tư nước ngoài không thiện chí đầu tư và làm ăn lâu dài ở Campuchia là nguyên nhân làm cho các dự án đầu tư không thể triển khai, hoặc triển khai không có kết quả. 3.5. Đồng vốn đầu tư nước ngoài cho Campuchia chủ yếu tập trung vào các thành phố và tỉnh lớn như Phnôm Pênh, tỉnh Kanđal, và dọc Quốc lộ số 4 (từ Phnôm Pênh đến Thành phố Cảng Sihanuk ville), tỉnh Kampongspư,...v.v.. những thành phố, tỉnh này chiếm khoảng 80% về số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Campuchia. Như vậy trong việc xây dựng lại đất nước và tiến triển nền kinh tế, Campuchia rất cần thiết phải có sự xem xét đầy đủ và toàn dân hơn nữa vai trò của việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đồng thời cần áp dụng các giải pháp có hiệu quả để huy động tốt hơn nữa các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Phần 4 Kết luận và kiến nghị Trong điều kiện hiện nay đối với Vương Quốc Campuchia, các giải pháp chủ yếu được coi trọng là : 1. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư theo xu thế cạnh tranh với các nước trong khu vực. Mặc dù môi trường đầu tư của Chính phủ Hoàng gia Campuchia đưa ra có những bước tiến đáng kể Như bảo đảm công bằng và thoả đáng cho người đầu tư vốn và tài sản của người đầu tư không bị trưng dụng hoặc bị tịch thu bằng những phương pháp hành chính; cho phép nhân viên nước ngoài chuyển vốn, lợi nhuận và mọi khoản tiền khác thuộc quyền sở hữu ra nước ngoài. Ưu đãi về thuế lợi nhuận là 9%, trong các ngành khai thác kinh doanh tài nguyên thiên nhiên : gỗ, dầu khí, mỏ vàng- đá quý ...v.v đã có luật riêng quy định; có thể miễn thuế lợi nhuận trong thời gian 8 năm với những lĩnh vực được chính phủ ưu tiên đầu tư... , tuy nhiên so với các nước trong khu vực, môi trường đầu tư nước ngoài vào Campuchia vẫn còn nhiều nhược điểm phải hoàn thiện theo xu hướng phát triển chung của việc thu hút vốn đầu tư của các nước trên thế giới. Dưới góc độ cạnh tranh, môi trường đầu tư phải có độ hấp dẫn cao hơn hoặc phải có tính khác biệt lớn hơn so với các nước có điều kiện tương tự để có thể thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Theo cách xem xét đó, để đuổi kịp sự phát triển của các nước trong khu vực, cần phải có phương án cải thiện môi trường đầu tư theo xu hướng cạnh tranh với các nước trong khu vực cả trong ngắn hạn và dài hạn, khi xây dựng luật pháp, và các loại chính sách để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vừa phải phù hợp với Campuchia, vừa phải so sánh, đối chiếu với các nước trong khu vực để tạo ra độ hấp dẫn cao hơn, hệ thống này, khi xây dựng cần chú trọng đến các yếu tố có tính chất quyết định như rõ ràng, hấp dẫn, tính ổn định và mức độ khuyến khích đối với các nhà đầu tư trong tương quan với các nước trong khu vực. 2. Quan tâm bảo hộ nền sản xuất trong nước một cách hợp lý và coi trọng những việc bảo hộ đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất khẩu khối lượng lớn. Bản chất của việc bảo hộ trong nước là hết sức cần thiết do hàng hoá nước ngoài đang cạnh tranh gay gắt với hàng nội địa và loại dần một số hàng nội địa ra khỏi thị trường. Trong điều kiện như vậy, việc bảo hộ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu khối lượng lớn là phương hướng chính sách mà Chính phủ Hoàng gia Campuchia quan tâm. Mục đích của việc làm này là nhằm bảo đảm vừa thúc đẩy xuất khẩu, vừa bảo hộ được sản phẩm quan trọng của nền kinh tế. Nhờ được bảo hộ, các doanh nghiệp xuất khẩu khối lượng lớn sẽ có điều kiện để tiếp thu công nghệ hiện đại và có phương án để khuyếch trương hoạt động nghiên cứu thị trường, tăng cường cạnh tranh quốc tế và đẩy mạnh khai thác các lợi thế có hiệu quả. Bảo hộ cũng là cơ sở để xác định phương hướng bảo hộ trong điều kiện Campuchia đang từng bước tham gia vào các liên kết kinh tế khu vực và các tổ chức quốc tế. Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan được loại trừ dần, phải tuân thủ nghiêm túc các thông lệ quốc tế. 3. Chú ý cải cách hệ thống kinh doanh tiền tệ và ngân hàng, phát triển thị trường tài chính. Để xác định phương hướng cải cách hệ thống này, chính phủ cần chú trọng đến việc tìm thị trường đầu tư của ngân hàng và nâng cao vai trò tư vấn của ngân hàng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường kinh doanh thường xuyên biến đổi. Mở rộng hợp tác đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng là yếu tố quan trọng để cải tiến hệ thống ngân hàng. Việc cải tổ hệ thống ngân hàng cần thực hiện theo hướng phát huy vai trò của hệ thống ngân hàng đối với các hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế. Hạn chế tối đa việc dùng tiền mặt trực tiếp trong lưu thông, thực hiện chế độ tín dụng ưu đãi đối với hoạt động đầu tư để xuất khẩu, gắn việc cải cách hệ thống ngân hàng là việc phát triển thị trường vốn, đặc biệt là thị trường chứng khoán. Đây là điều kiện cực kỳ quan trọng để các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành các hoạt động đầu tư một cách đa dạng vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có lĩnh vực tài chính, ngân hàng và từng bước hình thành thị trường vốn ở Campuchia. 4. Cần đào tạo đội ngũ cán bộ. Đào tạo đội ngũ cán bộ là một giải pháp cực kỳ quan trọng trong giai đoạn hiện nay, khi hoạt động đầu tư nước ngoài đang từng bước đi vào chiều sâu và mức độ cạnh tranh giữa các nhà đầu tư ngày càng lớn hơn đối với Vương quốc Campuchia. Để thực hiện tốt công tác đào tạo đội ngũ cán bộ cần xuất phát từ mục đích, nội dung, thực trạng của việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để hình thành tư chất đội ngũ cán bộ trong khi đang mở rộng nền kinh tế quốc gia ; Trước hết xét về cơ cấu cán bộ, các cán bộ hiện nay không chỉ có cán bộ quản lý kinh tế mà còn có cả các cán bộ kỹ thuật công nhân lành nghề. Xét về chất lượng cán bộ các cán bộ cần có đủ kiến thức, kinh nghiệm trong các lĩnh vực kinh doanh, hiểu biết luật pháp trong nước và quốc tế, có khả năng thích nghi với cạnh tranh và giỏi ngoại ngữ. Các cán bộ này đồng thời phải là những người có khả năng tập hợp tổ chức liên kết và điều hành tốt công việc. Để có đội ngũ này, cần chủ động xây dựng, môi trường đào tạo và rèn luyện cán bộ theo cơ chế cạnh tranh. 5. Chú trọng tăng cường phát triển các mối quan hệ quốc tế. Việc chú trọng ký kết các hiệp định liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát triển các mối quan hệ với các nước các tổ chức quốc tế, phát triển các mối quan hệ với các công ty đa quốc gia, khai thông quan hệ với các thiết chế tài chính quốc tế khu vực và toàn cầu là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt. Đây là quá trình hình thành khung pháp lý quốc tế, tạo hành lang rộng lớn cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việc phát triển các mối quan hệ quốc tế theo phương châm chú trọng hiệu quả và chất lượng sẽ tạo điều kiện tốt để mở rộng các mối quan hệ giữa chính phủ Campuchia với các nước, mở rộng quan hệ giữa các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế Campuchia với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nước ngoài tạo ra các quan hệ kinh tế từ trong ra ngoài và từ ngoài vào trong với quy mô và cường độ lớn hơn để thu hút có hiệu quả hơn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Campuchia. Mục lục Phần mở đầu Bảng số 1 Phụ lục - Bảng luồng FDI tư nhân thuần tuý từ các nước tiên tiến vào các nước đang phát triển thời kỳ 1961 - 1988 Năm Từ tất cả các nước tiên tiến (Triệu USD) Từ Mỹ Từ Nhật Bản Triệu USD % trong tất cả các nước tiên tiến Triệu USD % trong tất cả các nước tiên tiến 1961 1.833,6 828 45,2 98,4 5,4 1962 1.945,2 566,0 37,9 68,4 4,6 1963 1.603,0 745,0 46,5 76,7 4,8 1964 1.571,5 683,0 43,4 39,3 2,5 1965 2.468,3 1.271,0 51,5 87,4 3,5 1966 2.179,3 110,0 50,9 86,8 4,0 1967 2.105,0 1.060,0 50,4 66,4 3,2 1968 3.151,5 1.747,0 55,4 110,3 3,5 1969 2.918,6 1.363,0 46,7 144,1 4,9 1970 3.563,2 1.742,0 48,9 261,5 7,3 1971 3.874,3 2.010,0 51,9 222,4 5,7 1972 4.443,1 1.976,0 44,5 204,0 4,6 1973 6.710,6 2.887,0 43,0 1.301,1 19,4 1974 7.060,1 3.788,0 53,7 705,4 10,0 1975 10.493,8 7.241,0 69,0 222,7 2,1 1976 7.823,9 3.119,0 39,9 1.084,2 13,9 1977 9.498,9 4.866,0 51,2 724,4 7,6 1978 11.153,3 5.619,0 50,4 1.318,3 11,8 1979 12.945,3 7.986,0 61,7 690,6 5,3 1980 8.896,2 3.367,0 37,8 906,0 10,12 1981 15.377,0 6.475,0 42,2 2.426,0 15,8 1982 10.385,0 5.451,0 52,5 364,0 3,5 1983 7.791,0 2.340,0 30,0 433,0 5,6 1984 10.909,0 4.419,0 40,5 1.489,0 13,6 1985 6.488,0 930,0 14,3 1.046,0 16,1 1986 10.968,0 3.107,0 28,3 2.761,0 25,2 1987 20.895,0 8.061,0 8.190,0 35,2 Tổng cộng: 1961 - 1970 1971 - 1980 1981 - 1987 23.339,2 82.899,5 82.813,0 10.115,0 42.859,0 30.783,0 48,6 51,7 37,1 1.039,3 7.379,1 16.709,0 4,5 8,9 19,3 Nguồn: OECD, Tạp chí Hợp tác phát triển, các số khác nhau và OECD năm 1987 Bảng số 2 Phụ lục - Analysis of capital by country Projects Approved from 1994 to 1999 Regions Countries Investment (USD) Fixed Assets (USD) (%) Amerecas 87,126,977 478,083,860.96 8.22% United States 34,052,077 415,894,871.00 7.15% Canada 52,774,900 415,894,871.00 1.07% Argentina 300,000 61,943,604.96 0.00% Asean 1,830,148,200 245,385.00 39.58% Malaysia 1,509,233,000 1,850,198,051.75 31.83% Singapore 161,977,100 224,143,868.23 3.86% Thailand 112,817,100 177,596,856.88 3.06% Indonesia 44,995,000 48,099,578.25 0.83% VietNam 1,126,000 1,117,069.64 0.02% Cambodia 833,235,951 1,546,168,992.13 26.60% Cambodia 833,235,951 1,546,168,992.13 26.60% Europe 172,833,000 325,539,498.42 5.60% France 35,984,300 199,494,652.78 3.43% United Kingdom 113,870,100 79,317,630.74 1.36% Netherlands 3,100,000 13,578,000.00 0.23% Sweden 3,000,000 12,041,880.00 0.21% Switzerland 8,000,000 11,781,595.00 0.20% Portugal 5,550,000 4,264,722.40 0.07% Belgique 600,000 1,860,000.00 0.03% Russia 1,500,000 1,800,550.00 0.03% Bulgaria 250,000 520,777.50 0.01% Israel 500,000 392,100.00 0.01% Norway 350,000 245,630.00 0.00% Germany 118,800 230,690.00 0.00% New Zealand 9,800 11,270.00 0.00% Other Asia Pacific 759,045,983 1,162,310,577.74 19.99% Taiwan 294,090,970 420,111,188.34 7.23% China 218,648,381 257,729,100.56 4.43% Hong Kong 110,138,252 232,567,948.64 4.00% Korea 84,608,000 200,670,332.80 3.45% Australia 40,766,500 32.966,868.60 0.57% Japan 8,314,200 15,736,058.80 0.27% Macau 1,829,680 1,909,080.00 0.03% India 400,000 340,000.00 0.01% Sri Lanka 250,000 280,000.00 0.00% Total 3.682,390,112 5,813,258,354 100% Nguồn: Cambodian Investment Board (CIB) ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0036.doc
Tài liệu liên quan