A. PHẦN MỞ ĐẦU
1/ Sự cần thiết nhu cầu đề tài
Vốn là một mắt khâu quan trọng nhất trong vòng tròn tác động lẫn nhau giữa vốn, kỹ thuật và tăng trưởng.
Với nền kinh tế ở thời điểm xuất phát thấp, kỹ thuật kém, tăng trưởng chưa cao như ở nước ta thì vốn lại càng là vấn đề quan trọng hơn nữa.
Để thực hiện mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế- xã hội, chúng ta cần lượng vốn rẩt lớn. Trong khi coi việc thu hút vốn trong nước là chủ yếu, chúng ta luôn coi việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài là
49 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1450 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam: Kế hoạch 2006 - 2010 & các giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan trọng nhằm bù đắp sự thiếu hụt ban đầu.
Theo giáo trinh kế hoạch hoá phát triển kinh tế- xã hội: Vốn đầu tư là các chi phí bỏ ra để làm tăng quy mô cuả vốn sản xuất.
Theo luật khuyến khích đầu tư: “Vốn đầu tư là tiền Việt Nam, ngoại tệ chuyển đổi được, vàng bạc, đá quý, chứng khoán chuyển nhượng được, nhà xưởng, công trình xây dựng, thiết bị, máy móc, các phương tiện sản xuất khác hoặc giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu công nghệ được sử dụng đầu tư ở Việt Nam.
Trong giáo trình Kinh tế đầu tư: Vốn đầu tư là thuật ngữ dùng để chỉ các nguồn tập trung và phân phối vốn cho đầu tư và phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu chung của nhà nước và xã hội.
Tương ứng với sự phân biệt chức năng của hai loại tài sản: sản xuất và phi sản xuất, vốn đầu tư cũng được chia làm hai loại: vốn đầu tư sản xuất và vốn đầu tư phi sản xuất.
Xét theo nguồn hình thành thì nguồn vốn đầu tư bao gồm nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài:
Nguồn vốn trong nước bao gồm: tiết kiệm chính phủ, tiết kiệm của các công ty, tiết kiệm của dân cư
Nguồn vốn ngoài nước bao gồm: vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI ), nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA ), nguồn vốn các tổ chức phi Chính phủ (NGO ), nguồn vốn tín dụng thương mại.
FDI đóng vai trò ngày càng lớn vào tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam. Nhận thấy sự “nóng ” của vấn đề, em chọn đề tài: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam: Kế hoạch 2006- 2010 và các giải pháp thực hiện.
2/ Đối tượng nghiên cứu
Mục tiêu thu hút và sử dụng có hiệuquả nguồn vốn FDI cho phát triển kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới phải phù hợp với mục tiêu đặt ra trong Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10năm (2001- 2010)
Vốn FDI phải được thu hút từ những công ty, tập đoàn đa quốc gia trên thế giới (TNCs ) tại các nước công nghiệp phát triển như: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nhật Bản, Đức … nhằm tận dụng năng lực về tài chính, công nghệ nguồn và thị phần lớn của các tập đoàn đến từ những quốc gia này.
Mục tiêu sử dụng vốn FDI phải tập trung vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đi đôi với việc giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
3/ Phạm vi nghiên cứu
Kế hoạch và khả năng thu hút vốn đầu tư FDI ở Việt Nam giai đoạn 2001- 2005 và 2006- 2010.
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ HOẠCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI
I/ FDI
1/ Khái niệm
Nguồn vốn FDI là nguồn vốn đầu tư của tư nhân nước ngoài để đầu tư cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận. Đây là một nguồn vốn lớn, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển.
Trong lịch sử thế giới FDI đã tồn tại từ lâu, ngay từ thời tiền tư bản. Các công ty của Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha … là những công ty đi đầu trong lĩnh vực đầu tư FDI dưới hình thức đầu tư vốn vào các nước châu Á để khai thác đồn điền nhằm cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp của chính quốc. Cùng với các ngành khai thác đồn điền là các ngành khai thác khoáng sản, tài nguyên trong lòng đất đưa về chính quốc.
Ngày nay, FDI trở thành một tất yếu kinh tế trong điều kiện quốc tế hoá sản xuất và lưu thông. Không một quốc gia nào, dù lớn hay nhỏ, dù phát triển theo con đường TBCN hay XHCN lại không cần đến nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tất cả đều coi đó là nguồn lực quốc tế quan trọng cần khai thác để từng bước hoà nhập vào cộng đồng quốc tế. Ngay cả những quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh như Mỹ, Nhật, dưới tác động của cách mạng khoa học công nghệ hiện nay cũng không thể tự mình giải quyết được những vấn đề kinh tế, xã hội đã, đang và sẽ tiếp tục đặt ra. Chỉ có con đường hợp tác, trong đó có FDI là loại hình đầu tư, hợp tác có hiệu quả.
2/ Các hình thức đầu tư FDI
Đầu tư FDI tồn tại dưới nhiều hình thức, song hình thức chủ yếu là hợp đồng hợp tác kinh doanh; doanh nghiệp liên doanh; doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiều bên (gọi là bên hợp doanh ) quy định rõ trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư sản xuất kinh doanh ở nước tiếp nhận đầu tư mà không thành một pháp nhân.
Doanh nghiệp liên doanh là loại hình doanh nghiệp do hai bên hoặc các bên nước ngoài hợp tã với nước tiếp nhận đầu tư cùng góp vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ vốn góp. Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài ) do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước tiếp nhận đầu tư, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất, kinh doanh.
3/ Vai trò của nguồn vốn FDI
3.1/ Vai trò của FDI đối với các nước đi đầu tư
- Thông qua đầu tư FDI, các nước đi đầu tư tận dụng được nhữn lợi thế về chi phí sản xuất thấp của các nước nhận đầu tư (giá nhân công rẻ, chi phí khai thác nguyên, vật liệu tại chỗ thấp ) để hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí vận chuyển đối với việc sản xuất hàng thay thế nhập khẩu ở các nước tiếp nhận đầu tư. Nhờ đó, mà nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư.
- Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cho phép các công ty có thể kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm đã được sản xuất và tiêu thụ ở thị trường trong nước. Thông qua FDI, các công ty của các nước phát triển chuyển được một phần các sản phẩm công nghiệp ở giai đoạn cuối của chu kỳ sống sản phẩm sang các nước nhận đầu tư để tiếp tục sử dụng chúng như những sản phẩm mới có ở các nước này, tạo thêm lợi nhuận cho nhà đầu tư.
- Giúp các công ty chính quốc tạo dựng được thị trường cung cấp nguyên, vật liệu dồi dào, ổn định với giá rẻ.
- Cho phép chủ đầu tư bành trướng sức mạnh về kinh tế, tăng cường khả năng ảnh hưởng của mình trên thi trường quốc tế, nhờ mở rộng được thì trường tiêu thụ sản phẩm, lại tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của nước tiếp nhận đầu tư, giảm giá thành sản phẩm, sức cạnh tranh với các hàng hoá nhập từ các nước khác.
3.2/ Vai trò của FDI đối với nước tiếp nhận đầu tư (chủ yếu là các nước đang phát triển ).
- FDI giải quyết tình trạng thiều vốn cho phát triển kinh tế xã hội d tích luỹ nội bộ thấp, cản trở đầu tư và đổi mới kỹ thuật trong điều kiện khoa học, kỹ thuật thế giới phát triển mạnh. Các nước NICs trong gần 30 năm qua, nhờ nhận được trên 50 tỷ USD đầu tư nước ngoài cùng với chính sách kinh tế năng động, hiệu quả đã trở thành những con rồng châu Á.
- Cùng với việc cung cấp vốn, thông qua FDI các công ty nước ngoài đã chuyển giao công nghệ từ nước mình hoặc nước khác sang cho nước tiếp nhận đầu tư, do đó các nước tiếp nhận đầu tư có thể nhận được những công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hiện đại (thực tế có những công nghệ không thể mua được bằng quan hệ thương mại đơn thuần ), những kinh nghiệm quản lý, năng lực marketing, đội ngũ lao động được đào tạo, rèn luyện về mọi mặt (trình độ kỹ thuật, phương pháp làm việc, kỷ luật lao động …).
- Đầu tư FDI làm cho các hoạt động đầu tư trong nước phát triển, thúc đẩy tính năng động và khả năng cạnh tranh trong nước, tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các tiềm năng của đất nước. Điều đó có tác động mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.
- Với việc tiếp nhận FDI, không đẩy các nước vào cảnh nợ nần, không chịu những ràng buộc về chính trị, xã hội. FDI góp phần tăng thu ngân sách nhà nước thông qua việc đánh thuế vào các công ty nước ngoài. Thông qua hợp tác với nước ngoài, nước tiếp nhận đầu tư có điều kiện thâm nhập vào thị trường thế giới. Như vậy các nước có khả năng tốt hơn trong việc huy dộng tài chính cho các dự án phát triển.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của các nước tiếp nhận đầu tư, bên cạnh những ưu điểm thì FDI cũng có những hạn chế nhất định. Đó là, nếu đầu tư voà nơi có môi trường bất ổn về kinh tế và chính trị thì nhà đầu tư nước ngoài dễ bị mất vốn. Còn đối với nước sở tại, nếu không có quy hoạch cho đầu tư cụ thể và khoa học thì sẽ dẫn tới cho đầu tư tràn lan, kém hiệu quả, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức và nạn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
II/ Kế hoạch FDI
1/ Khái niệm
“Kế hoạch khối lượng vốn FDI ” là một bộ phận trong hệ thống kế hoạch phát triển, nó xác định quy mô, cơ cấu tổng nhu cầu vốn FDI xã hội cần có và cân đối với các nguồn bảo đảm nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển trong thời kỳ kế hoạch.
2/ Nhiệm vụ:
- Xác định tổng nhu cầu vốn FDI xã hội cũng như khả năng thu hút của toàn nền kinh tế.
- Cân đối các nguồn tạo nên FDI
- Đưa ra các giải pháp, chính sách khai thác, huy động và sử dụng có hiệu quả FDI kế hoạch
3/ Ý nghĩa:
Đây là bộ phận kế hoạch mang tính biện pháp.
- Có liên quan trực tiếp và là tiền đề quan trọng nhất để thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế
- Là kế hoạch khối lượng tài chính cần thiết để thực hiện kế hoạch tái sản xuất, tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật của nền kinh tế và hiện đại hoá đất nước.
III/ Kinh nghiệm thu hút FDI của một số nước
1/ Thái Lan
Tổng thư ký Uỷ ban đầu tư Thái Lan (BOI ) Somphong nói: "Môi trường hiện giờ rất tốt, chúng tôi sẽ đạt được mục tiêu của mình".
Một số kinh nghiệm thu hút FDI của Thái Lan:
* Môi trường đầu tư không ngừng được cải thiện
Năm 2003, kinh tế Thái Lan tăng trưởng 6,4%, vượt xa những láng giềng Đông Nam Á của mình. Tính đến cuối năm 2003, kim ngạch xuất khẩu Thái Lan đạt 79 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2002. Gần đây Thái Lan được đánh giá có môi trường chính trị ổn định, khả năng thanh toán tốt hơn, xuất khẩu phục hồi nhanh, triển vọng phát triển kinh tế khả quan. Điều này tạo nền tảng cho Thái Lan đề ra mục tiêu tham vọng trên và củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư khi rót tiền vào đây.
Tháng 11/2003, BOI đã thông qua một chương trình tăng cường phát triển kỹ năng, chuyển giao công nghệ và đổi mới, thi hành chính sách đầu tư tập trung cho một số ngành trọng điểm. BOI cũng đề ra chiến lược ưu tiên thu hút đầu tư từ những nước chủ chốt Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, ASEAN và Ấn Độ.
BOI đồng thời bổ sung thêm văn phòng đại diện ở San Francisco, Osaka trong vài năm tới. Tại Bắc Mỹ, BOI nhắm vào những công ty công nghệ cao trong ngành ô tô, công nghệ thông tin liên lạc và dịch vụ. BOI sẽ cố gắng thu hút Delphi, General Motors và Ford. Đối với Nhật Bản và Hàn Quốc, Kansai, Chubu và Kanto đã lọt vào tầm ngắm của BOI với những công ty như Toyota, Honda, Ajinomoto và Sony.
* Đổi mới phong cách quản lý
Bản thân Thủ tướng Thaksin là một nhà kinh doanh thành đạt và luôn muốn áp dụng cách quản lý quốc gia theo kiểu của một chủ tịch hội đồng quản trị (CEO). Theo đó nhiều quyết định dứt khoát kiểu kinh tế được đưa ra chứ không phải quản lý theo những biện pháp quan liêu truyền thống.
Phong cách quản lý này đã được đưa vào chính quyền 76 tỉnh thành ở Thái Lan. Trước đây, những nhà lãnh đạo thường "cai trị" chứ không phải quản lý địa phương mình. Nhưng khi đã trở thành một CEO, nhiệm vụ của họ thay đổi, họ có trách nhiệm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội trong phạm vi tỉnh mình quản lý.
Dựa trên những điều kiện kinh tế và địa lý cụ thể, 75 tỉnh thành (trừ Bangkok) của Thái Lan đã được chia ra thành 19 cụm. Sau đó lãnh đạo tỉnh sẽ hợp tác đưa ra những kế hoạch chiến lược để phát triển cụm của mình. Mặc dù mỗi kế hoạch của từng cụm có mục tiêu và tiêu điểm khác nhau nhưng đều tập trung vào những lĩnh vực chung như thương mại, đầu tư, du lịch, nông nghiệp, công nghiệp và phát triển hạ tầng.
2/ Malaixia
Phát biểu trước báo giới tại Cuala Lămpơ ngày 17/5, Bộ trưởng công thương quốc tế Malaixia, bà Rafidah Azizcho, biết Malaixia tiếp tục là một điểm đến hấp dẫn thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Theo bà Rafidah Aziz, chỉ riêng trong 3 tháng đầu năm 2007, Malaixia đã cấp giấy phép cho 302 dự án đầu tư với tổng số vốn đầu tư lên đến 12,6 tỷ RM (3,7 tỷ USD), trong đó vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài là 7,9 tỷ RM (2,3 tỷ USD). Trong đó, các nước đầu tư chủ yếu vào Malaixia là Hà Lan với 1,4 tỷ RM (410 triệu USD), Xinhgapo: 1,2 tỷ RM (352 triệu USD), Nhật Bản: 1,1 tỷ RM (323 triệu USD), Mỹ: 1 tỷ RM (294 triệu USD), Hàn Quốc: 861 triệu RM (253 triệu USD).
Kinh nghiệm của Malaixia trong việc đẩy nhanh tốc độ đầu tư nước ngoài là: hạ tầng hiện đại, hệ thống chính trị ổn định, đoàn kết dân tộc, có kế hoạch phát triển dài hạn và ngắn hạn với mục tiêu rõ ràng.
Chính phủ Malaixia đã đầu tư đẩy mạnh công nghệ cao trong các ngành cần có nhiều vốn và kỹ năng nhằm đảm bảo cho lĩnh vực sản xuất tiếp tục đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế đất nước. Ngành công nghiệp máy móc và thiết bị đã là mục tiêu trở thành một trong những ngành sản xuất tăng trưởng chủ yếu của Malaixia cần tập trung đầu tư. Hiện trong lĩnh vực máy móc và thiết bị có 613 dự án đang hoạt động với tổng số vốn 5,9 tỷ RM (1,7 tỷ USD) và tạo ra việc làm cho khoảng 36.600 lao động.
Bà Rafidah Aziz kêu gọi các công ty trong và ngoài nước đầu tư vào các máy móc chuyên dụng phục vụ các lĩnh vực công nghiệp cụ thể làm tăng tiềm năng to lớn của Malaixia. Trong năm 2006, Malaixia nhập khẩu 37,4 tỷ RM (11 tỷ USD) trị giá các máy móc và thiết bị, trong đó có 6,9 tỷ RM (hơn 2 tỷ USD) là nhập khẩu các máy móc chuyên dụng phục vụ các lĩnh vực công nghiệp riêng biệt
3/ Trung Quốc
Trung Quốc là một quốc gia thuộc châu Á, trong hơn 2 thập kỷ qua đã thành công về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Những nguyên nhân làm tăng FDI vào Trung Quốc là do:
- Có một thị trường rộng lớn, đặc biệt quy mô thị trường có tầm quan trọng đối với FDI từ Mỹ và Châu Âu.
- Có lợi thế so sánh về nguồn lao động so với các nước khác trong khu vực. Đây là một yếu tố rất quan trọng trong thu hút FDI hướng vào xuất khẩu từ Hồng Công và Đài Loan.
- Cơ sở hạ tầng của Trung Quốc tương đối tốt hơn so với các nước khác trong khu vực.
- Đóng vai trò trung tâm trong việc mở cửa từng bước nền kinh tế đối với các nhà đầu tư nước ngoài và sự khác nhau quan trọng giữa các vùng này với các vùng khác ở Trung Quốc là các khu kinh tế mở. Tại đây đã có sự phân quyền quản lý và cho phép đầu tư vào các vùng kinh tế mở vượt kế hoạch Nhà nước.
Còn một số nguyên nhân khác, trong đó yếu tố văn hóa - dân tộc có vai trò tích cực (50% FDI vào Trung Quốc là từ Hồng Công, Đài Loan và Xingapo, những nơi có nhiều người Hoa sinh sống, do có tương đồng văn hóa và các nhà đầu tư này cũng có lợi trong việc qua được những rắc rối quan liêu và tham nhũng). Đồng thời, yếu tố cơ cấu kinh tế và thể chế chính trị cũng đóng vai trò quan trọng.
Qua kinh nghiệm của một số nước ở trong cùng khu vực chúng ta cũng học hỏi và rút ra cho mình một số bài học kinh nghiệm trong việc thu hút đầu tư nước ngoài nói chung và FDI nói riêng:
- Cần phải cải thiện môi trường đầu tư, cải thiện cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật kết cấu hạ tầng. Môi trường đầu tư cần phải tiến hành cải thiện nhanh chóng và hiệu quả. Còn vất chất kỹ thuật kết cấu hạ tầng chúng ta tiến hành tiến hành cải thiện dần dần một cách hợp lý vì tiềm lực tài chính còn hạn chế.
- Thay đổi phong cách quản lý:Phân công lại các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn các cấp từ trung ương đến địa phương. Công tác quản lý Nhà nước nên tập trung vào việc hướng dẫn kiểm tra, giám sát.
- Tận dụng lợi thế về nguồn lao động dồi dào ở trong nước.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001- 2005 VÀ KẾ HOẠCH THU HÚT FDI 2006- 2010
I/ TÌNH HÌNH CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001- 2005
1/ Đặc điểm tình hình chung của giai đoạn 2001- 2005
1.1/ Thuận lợi
* Trong nước:
- Tình hình kinh tế chính trị xã hội của nước ta tiếp tục ổn định và nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhanh đã tạo ra thể và lực mới cho nền kinh tế Việt Nam. Giai đoạn này, nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao. GDP tăng bình quân 7,4%/ năm, riêng năm 2005 đạt mức tăng trưởng 8,4%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 16,5%, giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng 8,7%, tổng KNXK tăng 20%, tạo thêm được 1,6triệu việc làm mới. Năm 2005, khu vực kinh tế này đóng góp khoảng 15,5% GDP, 37% giá trị sản xuất công nghiệp và 55% KNXK của cả nước.
- Thể chế kinh tế thị trường đang hình thành và vận hành có hiệu quả, nhiều cơ chế, chính sách đi vào cuộc sống. Tiến trình hoàn thiện môi trường pháp lý đang được đẩy nhanh để đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, hấp dẫn.
- Nhiều văn bản pháp luật quan trọng được ban hành trong thời gian gần đây như Luật đầu tư, luật doanh nghiệp áp dụng chung cho cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, Luật đấu thầu; đồng thời Quốc hội sẽ xem xét thông qua một số đạo luật mới.
- Việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng đã tăng lên đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tiến hành các hoạt động kinh doanh.
- Chủ trương tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI tiếp tục được khẳng đinh trong các văn kiện của Đảng, nhất là từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Đặc biệt đầu năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 13/2005/CT- TTg ngày 8/4/2005 về một số giải pháp nhằm tạo chuyển biến mới trong việc thu hút FDI tại Việt Nam.
- Trong năm qua, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tăng cường cải thiện môi trường đầu tư trên cả phương diện pháp lý, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao cơ sở hạ tầng, chống tham nhũng và đào tạo cán bộ.
* Nước ngoài
- Nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương phát triển năng động, Việt Nam có nhiều cơ hội thu hút các nguồn lực quốc tế cho đầu tư phát triển và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
- Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng. Đến nay, Việt Nam đã ký kết Hiệp đinh khuyến khích và bảo hộ đầu tư với 49 nước, Hiệp định tránh đánh thuế trùng với 40 nước. Đặc biệt về cơ bản kết thúc việc đàm phán ra nhập WTO đã tạo ra cơ hội lớn về mở rộng thị trường xuất khẩu và khả năng thu hút FDI của Việt Nam.
- Vốn FDI đã chuyển mạnh sang các nền kinhtế đang phát triển, đặc biệt là các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, và các nền kinh mới nổi để giảm chi phí đầu tư và tiếp cận đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang tăng giá đột biến trên thị trường thế giới để khai thác phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh tại các nền kinh tế đó.
1.2/ Khó khăn
* Trong nước
- Là giai đoạn đầu thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hôi 2001- 2010. Mục tiêu phát triển đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn này khó thực hiện hơn giai đoạn trước vì những yếu tố phát triển nền kinh tế theo chiều rộng đã cạn dần và nền kinh tế đang bước vào giai đoạn phát triển theo chiều sâu.
- Là giai đoạn Việt Nam hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Mức độ cạnh tranh ở thị trường trong nước ngày càng gay gắt, gây bất lợi cho các doanh nghiệp FDI.
- Thiên tai dịch bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp FDI.
- Một số Nghị định của Chính phủ ban hành và có hiệu lực ban hành trong thời gian gần đây gây ra một số khó khăn cho hoạt động FDI như NĐ 181/2004/NĐ- CP, NĐ 16/2005/NĐ- CP, …
* Quốc tế
- Sức ép cạnh tranh quốc tế gia tăng cùng với tiến trình hội nhập là thách thức to lớn đối với nền kinh tế còn yếu về tiềm lực kinh tế và sức cạnh tranh như Việt Nam.
- Biến động bất thường của thị trường thế giới về giá cả một số nguyên liệu nhập khẩt đã ảnh hưởng khá lớn đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp FDI.
Những đặc điểm trên đây cũng ảnh hưởng đồng thời lên hoạt động thu hút và triển khai các dự án FDI ở Việt Nam.
2/ Kết quả thu hút và triển khai các dự án FDI tại Việt Nam
* Chỉ tiêu thu hút mới FDI
Nghị định số 09/2001/NĐ- CP ngày 28/8/2001 về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả FDI giai đoạn 2001- 2005 đã xác định mục tiêu thu hút mới cho giai đoạn này là 12tỷ USD (trung bình mỗi năm thu hút 2,4 tỷ USD ). Trong đó, Bộ Kế hoạch đầu tư xác định vốn FDI thu hút mới trong năm 2005 là 4,5 tỷ USD,
* Kết quả thực hiện thu hút vốn FDI
@Về quy mô và tốc độ thu hút.
Đây là thời kỳ phục hồi chậm chạp của hoạt động FDI tại Việt Nam. Vốn đăng ký (VĐK) năm 2001 bằng 123% so với năm 2000. Hai năm tiếp theo vốn tiếp tục giảm: năm 2002 VĐK chỉ bằng 88% so với năm 2001, năm 2003 chỉ bằng 96,6% so với năm 2002. Chỉ sang năm 2004 FDI mới thực sự bắt đầu phục hồi đạt hơn 4,2tỷ USD nhưng vẫn chưa đạt được con số của năm 1998, và đến năm 2005, FDI tăng gần 40% đạt 5,9tỷ USD nhưng vẫn chỉ xấp xỉ con số của năm 1997 (đây là năm FDI chịu tác động rõ rệt của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực). Giai đoạn 2001- 2005, cả nước đã thu hút được khoảng gần 19,3tỷ USD vốn FDI mới, giảm 24% so với 25,37 tỷ USD giai đoạn 1996- 2000. Trong đó, vốn cấp mới chỉ bằng 60% giai đoạn 1996- 2000, tăng vốn gấp 1,7 lần và vốn giải thế chỉ bằng 75% so với giai đoạn trước. Vốn còn hiệu lực tính chung cho cả thời kỳ2001- 2005 78,5% so với vốn đăng ký. Vốn thực hiện chiếm 66,6% tổng số vốn còn hiệu lực. Nếu tính chung cho cả vốn cấp mới và tăng vốn thì thời kỳ 2001- 2005 chỉ hơn thời kỳ 1996- 2000 có gần 3%. Riêng năm 2005, tổng số vốn đăng ký và cấp mới đã bằng ½ chỉ tiêu đề ra tài NĐ 09/2001/NĐ- CP, nhưng chỉ mới xấp xỉ năm 1997 và còn cách xa so với thời điểm năm 1996 là thời điểm đầu tư nước ngoài đạt đỉnh cao. Sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn FDI năm 2005 tăng 21%, cao hơn mức tăng trưởng chung của công nghiệp cả nước là 16,5%. Thành quả này có được chủ yếu là do thị trường xuất khẩu của một số sản phẩm công nghiệp được mở rộng, giá dầu tho tăng cao và có thêm nhiều doanh nghiệp FDI mới đei vào hoạt động. Kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 2001- 2005 gấp hơn 3lần so với thời kỳ 1996- 2000. Cũng trong giai đoạn này khu vực có vốn FDI xuất siêu khoảng 5,8tỷ USD (riêng năm 2005 xuất siêu khoảng2,8tỷ USD), trong giai đoạn 1996- 2000 nhập siêu hơn 4,7tỷ USD. Tỷ trọng đóng góp của FDI vào GDP bình quân giai đoạn 1996- 2000 đạt 10,2%. Nộp ngân sách giai đoạn 2001- 2005 gấp 2,38 lần giai đoạn 1996- 2000.
Bảng1: Tổng hợp thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài 2001- 2005
Đơn vị: triệu USD
STT
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng cộng 01-05
I
Số DA đăng ký đầu tư mới
Số dự án đầu tư mới
550
802
752
743
922
3769
Số dự án tăng vốn
241
366
416
497
607
2127
Giải thể
94
111
100
15
51
371
Hết hạn
1
3
2
-
-
6
Còn hiệu lực 2001- 2005
-
-
4324
5130
6030
-
II
Vốn đăng ký cấp mới và tăng vốn
3236
2805
3128
4222
5900
19291
Vốn cấp mới
2604
1669
1993
2222
4268
12756
Tăng vốn
632
1136
1135
2000
2070
6973
Giải thể
1437
805
1784
167
858
5051
Hết hạn
3,8
333
9
30,3
23
399,1
Còn hiệu lực 2001- 2005
38513
40197
40794
45917
51018
216457
III
Vốn thực hiện
2430
2591
2651
2850
3300
13822
Vốn đầu tư từ nước ngoài
-
-
-
-
-
-
Vốn của doanh nghiệp nhà nước
185
250
100
150
234
919
IV
Doanh thu
10405
12527
16000
18000
21000
77932
V
Kinh ngạch xuất nhập khẩu
8657
11306
15053
19571
29000
83317
VI
Đóng góp của FDI
Tỷ trọng GDP (%)
13,1
13,9
14,5
14,8
15,5
14,36
Nộp ngân sách
373
459
628
800
1290
3550
VII
Tốc độ tăng trưởng công nghiệp FDI (%)
12,6
14,5
18,3
15,7
21
16,42
Cả nước (%)
14,6
14,5
16
16,5
-
-
VIII
Giải quyết việc làm (nghìn người)
450
590
686
739
900
-
Riêng trong năm 2005, trên địa bàn cả nước có 922 dự án FDI mới được cấp giấy phép đầu tư đăng ký đạt hơn 4tỷ USD, tăng 24% số dự án và 61,2% vốn đầu tư so với năm trước. Đó là sự tăng trưởng đột biến trong việc thu hút FDI của Việt Nam kể từ sau khi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực xảy ra. Trong đó:
Bộ kế hoạch đầu tư và các Bộ ngành Trung ương cấp giấy phép cho 62dự án, vốn đăng ký là 2525 triệu USD (chiếm 63,1% tổng vốn đăng ký cấp mới )
Các địa phương cấp giấy phép cho 466 dự án, vốn đăng ký là 534 triệu USD (chiếm 13,3% tổng vốn đăng ký cấp mới ).
Các ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và ban quản lý khu công nghiệp cao cấp giấy phép cho 270 dự án, vốn đăng ký là 943 triệu USD (chiếm 23,6% tổng vốn đăng ký cấp mới ).
Trong số các dự án cấp mới trong 2005, có một số dự án có quy mô tương đối lớn như: Công ty TNHH thép không rỉ (Samoa ), tổng vốn đầu tư 700 triệu USD; HĐHTKD điện thoại di động CDMA (Luxembourg ) tổng số vốn đầu tư là 655,9 triệu USD, bệnh viện đa khoa Kwang Myung (Hàn Quốc ) có tổng số vốn đầu tư 198,4 triệu USD, công ty công nghiệp cổ phần POUSUNG Việt Nam (HồngKông ) 190 triệu USD, công ty Coralis Việt Nam (Luxembourg )114,6 triệu USD. Còn lại phần lớn các dự án mới có quy mô nhỏ và vừa, với mức vốn bình quân 5triệu USD/ 1 dự án.
@Về cơ cấu đầu tư
- Theo lĩnh vực
Phần lớn các dự án FDI mới tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, chiếm tới gần 67% số dự án và 60,8% vốn đăng ký. Tiếp đến là lĩnh vực dịch vụ, chiếm tới hơn 19,7% số dự án và hơn 31,7% vốn đăng ký mới. Trong thời kỳ 1991- 1995, lĩnh vực dịch vụ tỏ ra hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài nên đã chiếm tới hơn 43% tổng số vốn đăng ký, với nhiều dự án quy mô lớn xây dựng khách sạn, văn phòng cho thuê, nhà ở. Giai đoạn sau giảm xuống còn 22,4% do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực. Sắp tới, việc Việt Nam thực hiện các cam kết song phương fà đa phương trong lĩng vực dịch vụ sản xuất làm cho tỷ trọng vốn đăng ký trong lĩnh vực này sẽ được cải thiện nhanh chóng. Thứ ba là nông lâm ngư nghiệp chiếm hơn 135 số dự án và gần 7,5% vốn đăng ký cấp mới, với số dự án còn nhiều hiệu lực là 789 và 3,775 tỷ USD. Trong đó đầu tư vào ngành nông lâm nghiệp chỉ chiếm hơn 85,5% số dự án với 91,7% vốn đăng ký, đầu tư vào thuỷ sản chỉ chiếm có 14,5% số dự án với hơn 8% vốn đăng ký.
Bảng2: FDI vào Việt Nam theo ngành, lĩnh vực
(Giai đoạn 1988- 2005, chỉ tính cac dự án còn hiệu lực)
STT
Chuyên ngành
Số dự án
Tỷ trọng
Tổng vốn đầu tư(1000 USD)
Tỷ trọng (% )
Vốn pháp định (1000 USD)
I
Công nghiệp
4053
67,21
31.040.965
60,84
13355201
- CN dầu khí
27
0,45
1.891.191
3,71
1.384.191
- CN nhẹ
1.693
28,08
8.470.890
16,6
3.757.445
- CN nặng
1.754
29,09
13.528.255
26,52
5.267.467
- CN thực phẩm
263
4,36
3.139.159
6,15
1.357.851
- Xây dựng
316
5,24
4.011.446
7.86
1.427.350
II
Nông, lâm nghiệp
789
13,08
3.774.878
7,4
1.427.350
- Nông – Lâm nghiệp
675
11,19
3.421.667
6.71
1.478.591
- Thuỷ sản
114
1,89
307.896
0,6
134.177
III
Dịch vụ
1.188
19,7
16.202.102
31,76
7.698.540
- GTVT- bưu điện
166
2,75
2.924.439
5,73
2.317.916
- Khách sạn- Du lịch
164
2.72
2.664.768
5.62
1.247.338
- Tài chính- Ngân hàng
60
1
788.150
1,54
738.895
- Văn hoá- Ytế- Giáo dục
205
3,4
908.212
1,78
384.212
- XD khu đô thị mới
4
0,07
2.551.674
5,0
700.783
- XD văn phòng- Căn hộ
112
1,86
3.936.781
7,72
1.375.208
- XD hạ tầng KCX- KCN
21
0,35
1.025.599
2,01
387.519
- Dịch vụ khác
456
7,56
1.203.267
2,36
500.685
Tổng số
6.030
100
51.017.946
100
22.684.982
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Theo đối tác.
Tính đến hết 31/12/2005, đã có hơn 75 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam. Trong đó có 12 nước có số vốn đầu tư trên 1tỷ USD, và trong số 12nước đó có tới 7 nước là thuộc Châu Á (Đông Nam Á), đứng đầu là 4nước Đài Loan, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông có số vốn đầu tư trên 3,7tỷ trở lên. Đài Loan và Singapore đứng đầu với số vốn đầu tư là trên 7,6tỷ USD. Có thể chia các quốc gia đầu tư vào Việt Nam thành 6nhóm nước sau đây:
Nhóm1: Các quốc gia có số vốn đầu tư >1tỷ USD :12nước
Nhóm2: Các quốc gia có số vốn đầu tư từ 500triệu - <1tỷ USD : 6nước
Nhóm3: Các quốc gia có số vốn đầu tư từ 100triệu - < 500triệu USD: 9nước
Nhóm4: Các quốc gia có số vốn đầu tư từ 10triệu - < 100triệu USD : 26nước
Nhóm5: Các quốc gia có số vốn đầu tư từ 1triệu - < 10triệu USD :14nước
Nhóm6: Các quốc gia có số vốn đầu tư >1triệu USD : 8nước
Trong đó ta thấy, số nước đầu tư >500triệu USD chỉ có 18nước chiếm 24% tổng số nước đã tham gia đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Gần 30% số quốc gia chỉ đầu tư rè rặt dưới 100triệu USD, trong đó có 8nước (chiếm gần 11%) chỉ đầu tư thăm dò với số vốn đăng ký khiêm tốn là < 1triệu USD.
Bảng3: FDI vào Việt Nam theo đối tác đầu tư
(Giai đoạn 1988- 2005, chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
STT
Chuyên ngành
Số DA
Tỷ trọng
Tổng vốn đầu tư (1000 USD)
Tỷ trọng
(% )
Vốn pháp định
(1000 USD)
I
Công nghiệp
4.053
67,21
31.040.965
60,84
13.355.301
- CN dầu khí
27
0,45
1.891.191
3,71
1.384.191
- CN nhẹ
1.693
28,08
8.470.890
16,6
3.757.445
- CN nặng
1.754
29,09
13.528.255
26,52
5.267.467
- CN thực phẩm
263
4,36
3.139.159
6,15
1.357.851
- Xây dựng
316
5,24
4.011.446
7,86
1.427.350
II
Nông, lâm nghiệp
789
13,08
3.774.878
7,4
1.427.350
- Nông- Lâm nghiệp
675
11,19
3.421.667
6,71
1.478.591
- Thuỷ sản
114
1.89
307.896
0,6
134.177
III
Dịch vụ
1.188
19,7
16.202.102
31,76
7.698.540
- GTVT- Bưu điện
166
2,75
2.924.439
5,73
2.317.916
- Khách sạn- Du lịch
164
2,72
2.864.768
5,62
1.247.338
- Tài chính- Ngân hàng
60
1,00
788.150
1,54
738.895
- Văn hoá- Ytế- Giáo dục
205
3,4
908.212
1,78
384.212
- XD khu đô thị mới
4
0,07
2.551.674
5,00
700.683
- XD văn phòng- Căn hộ
112
1,86
3.936.781
7,72
1.357.208
- XD hạ tầng KCX- KCN
21
0,35
1.025.599
2.36
500.685
- Dịch vụ khác
456
7,56
1.203.267
2,36
500.685
Tổng số
6.030
100
51.017.946
100
22.684.982
Nguồn: Cục ĐTNN, Bộ kế hoạch và đầu tư
Đầu tư của các nước G7 vào Việt Nam tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chiếm hơn 50% tổng số vốn đăng ký. Trong đó dầu khí chiếm đến hơn 85%, công nghiệp nặng chiếm hơn 53% và công nghiệp vật liệu xây dựng chiếm khoảng 70%.
Riêng năm 2005, Samoa từ vị trí thứ 14 năm 2004 đã vươn lên vị trí số 2 trong đầu tư vào Việt Nam với số vốn đầu tư là 748,5 triệu USD; Luxembourg từ vị trí số 24 năm 2004 đã vươn lên dẫn đầu trong đầu tư vào
Việt Nam với số vốn đầu tư gần 770,5 triệu USD. Hàn Quốc tụt từ vị trí số 2 xuống vị trí số 3 với 227 dự án và hơn 592 triệu USD vốn đăng ký, Nhật Bản tụt từ vị trí số 3 xuống vị trí số 4 với 107 dự án và 437 triệu USD vốn đầu tư và Hồng Kông tụt từ vị trí số 4 xuống vị trí số 5 với 41 dự án và hơn 407 triệu USD vốn đăng ký. Hoa Kỳ,._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B0203.doc