Đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển của ngành Dệt - May Việt Nam

Lời nói đầu Trong những năm qua, sự phát triển của ngành dệt may đã đạt được kết quả đáng khích lệ, đóng góp đáng kể vào việc giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội cho đất nước. Vị trí của ngành dệt may ngày càng được củng cố và nâng cao. Kim ngạch xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 17,1%, giai đoạn năm 2010 dự kiến kim ngạch xuất khẩu đạt 8 tỷ USD, sử dụng 4 triệu lao động. Hoạt động xuất khẩu của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành dệt may luôn chiếm tỷ trọng cao trong

doc87 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1485 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển của ngành Dệt - May Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kim ngạch xuất khẩu của ngành. Đồng thời đây cũng là ngành đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao. Do đó, việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành dệt may đang là vấn đề quan tâm của các cấp, ngành, và của chính phủ. Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về ngành Dệt- May, em chọn đề tài luận văn tốt nghiệp: "Đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển của ngành Dệt- May Việt Nam". Nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài Chương 2: Thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may Việt Nam Chương 3: Triển vọng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Dệt- May Việt Nam Do thời gian cũng như năng lực có hạn nên bài viết không khỏi có những thiếu sót. Em rất mong có được sự góp ý của thầy giáo để bài viết của em được tốt hơn. Qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn Quý Viện Kinh tế thế giới đã tạo điều kiện cho em được thực tập và cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Như Bình đã hướng dẫn em hoàn thành luận văn này. Chương 1 Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1. Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 1.1.1. Khái niệm ở Việt Nam, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ thực sự bắt đầu từ năm 1988, và được định nghĩa như sau: " Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc các cá nhân, tổ chức nước ngoài trực tiếp đưa vốn vào Việt Nam bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh, thành lập xí nghịêp liên doanh hay xí nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của luật này" Giáo trình kinh tế quốc tế, NXB giáo dục FDI về thực chất là loại đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư bỏ vốn để xây dựng hoặc mua phần lớn, thậm chí toàn bộ các cơ sở kinh doanh ở nước ngoài để là chủ sở hữu toàn bộ hay từng phần cơ sở đó và trực tiếp quản lý điều hành hoặc tham gia quản lý điều hành hoạt động của đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư. Đồng thời, họ cũng chịu trách nhiệm theo mức sở hữu về kết quả sản xuất kinh doanh của dự án. FDI thường được thực hiện thông qua các hình thức tuỳ theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài cuả nước sở tại. Các hình thức FDI được áp dụng trên thế giới thường là hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, buôn bán đối ứng, hợp đồng cấp giấy phép công nghệ hay quản lý hợp đồng li xăng, 100% vốn nước ngoài, hợp đồng chia sản phẩm, hợp đồng xây dựng – vận hành – chuyển giao (BOT)...Các hình thức FDI này có thể được thực hiện tại các khu vực đầu tư đặc biệt có yếu tố quốc tế như khu chế xuất, khu công nghệ tập trung, đặc khu kinh tế, thành phố mở...tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể và từng lĩnh vực mà các quốc gia lựa chọn và thành lập các khu vực đầu tư nước ngoài phù hợp trong đó thu hút các hình thức FDI khác nhau. Chắc chắn sẽ có nhiều hình thức cụ thể ra đời để đáp ứng nhu cầu và khả năng thu hút FDI của các quốc gia. 1.1.2. Đặc điểm Từ khái niệm, bản chất thực tiễn của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ta có thể hiểu đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hình thức đầu tư quốc tế chủ yếu và phổ biến nhất hiện nay, trong đó chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay một khối lượng vốn tối thiểu vào các dự án theo quy định của từng quốc gia nhằm tạo lập mới và giành quyền điều hành hoặc tham gia điều hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động này mang tính khả thi và hiệu quả cao, không có những ràng buộc về chính trị, không để lại nợ nần cho nền kinh tế, không gây nợ cho các chủ nhà vì nước ngoài tự bỏ vốn ra, tự thành lập doanh nghiệp riêng hoặc hợp tác với những doanh nghiệp trong nước để cùng kinh doanh. Lợi nhuận của các chủ đầu tư nước ngoài thu được phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lời và lỗ được chia theo tỷ lệ góp vốn pháp định sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho nước chủ nhà. Các chủ đầu tư nước ngoài phải góp một số vốn tối thiểu để tham gia vào việc điều hành quản lý doanh nghiệp. Tuỳ theo quy định của luật đầu tư của mỗi nước, chủ đầu tư nước ngoài chỉ được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong một số lĩnh vực nhất định và chỉ được tham gia liên doanh với số vốn nhất định. ở Việt Nam, chủ đầu tư nước ngoài góp tối thiểu 30% vốn pháp định của dự án. Đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hay từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua cổ phiếu để trở thành thành viên của Công ty với những quyền hành tuỳ thuộc vào số cổ phiếu nắm giữ hay sát nhập các doanh nghiệp với nhau Đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ gắn liền với di chuyển vốn mà còn gắn liền với chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và tạo ra thị trường mới cho cả phía đầu tư và phía nhận đầu tư Đầu tư trực tiếp nước ngoài gắn liền với các hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty đa quốc gia. Các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lý và điều hành dự án mà họ bỏ vốn đầu tư. Quyền quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của chủ đầu tư trong vốn pháp định của dự án. Nếu doanh nghiệp góp 100% vốn trong vốn pháp định thì doanh nghiệp hoàn toàn thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và cũng do họ quản lý toàn bộ. 1.1.3. Các hình thức Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam phân chia hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài thành 3 hình thức sau: a. Doanh nghiệp liên doanh Liên doanh là một hình thức phổ biến nhất của quan hệ hợp tác. Có thể định nghĩa doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập do các chủ đầu tư, tổ chức nước ngoài góp vốn chung với các tổ chức doanh nghiệp trong nước trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Các bên cùng tham gia điều hành doanh nghiệp, chia lợi nhuận và chịu rủi ro theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên. Theo luật Việt Nam, vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư, phần vốn góp của mỗi bên nước ngoài không bị hạn chế mức cao nhất như một số nước khác nhưng không được ít hơn 30% vốn pháp định. Đối với những cơ sở sản xuất quan trọng do chính phủ quyết định, các bên thoả thuận tăng dần tỷ trọng góp vốn của bên Việt Nam trong liên doanh. Hình thức này được nhiều nhà đầu tư, tổ chức nước ngoài lựa chọn trong thời gian đầu khi họ chưa hiểu biết sâu sắc về nước nhận đầu tư. b. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp do chủ đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn tại nước sở tại, có quyền điều hành toàn bộ doanh nghiệp theo luật định của nước sở tại. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là những công ty con của doanh nghiệp đa quốc gia, họ tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh cũng như rủi ro khác. Nước tiếp nhận đầu tư chủ yếu chỉ thu thuế từ hoạt động kinh doanh của loại hình này. Đây là các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành kinh doanh toàn bộ nên không có nhiều mâu thuẫn như hình thức khác. c. Hợp đồng hợp tác kinh doanh Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức chủ đầu tư nước ngoài cung cấp tiền vốn, thiết bị, kỹ thuật, nước sở tại cung cấp tiền vốn, địa điểm, nhà xưởng hiện có, cơ sở trang thiết bị, sức lao động và các dịch vụ lao động khác, hai bên cùng nhau hợp tác hoạt động hoặc cùng hợp tác sản xuất kinh doanh để phân chia lợi nhuận hoặc phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân mới. Ngoài ra, còn có một vài dạng đặc biệt của hình thức đầu tư 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là: hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao -kinh doanh (BTO), hợp đồng kinh doanh - chuyển giao (BT). Đối với hình thức BOT các chủ đầu tư nước ngoài tự chịu trách nhiệm tiến hành xây dựng, kinh doanh công trình trong một thời gian đủ thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý. Sau khi kết thúc dự án, toàn bộ công trình sẽ được chuyển giao cho nước chủ nhà mà không thu bất kỳ một khoản tiền nào. Đối với hình thức BTO, sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình cho nước chủ nhà. chính phủ nước chủ nhà giành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời gian nhất định để thu hồi đủ vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý. Đối với hình thức BT, sau khi xây dựng xong, chủ đầu tư chuyển giao công trình đó cho nhà nước chủ nhà, nước chủ nhà sẽ tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi đủ vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý. 1.1.4. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1.4.1. Đối với nước tiếp nhận đầu tư a. Tác động tích cực * Tạo nguồn vốn bổ sung quan trọng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Vốn đầu tư cho phát triển kinh tế bao gồm nguồn vốn trong nước và vốn nước ngoài. Hầu hết các nước đang phát triển trong giai đoạn đầu đều phải đương đầu với sự khan hiếm vốn. Do vậy, để đạt được sự tăng trưởng ổn định cao nhằm đưa đất nước thoát ra khỏi cảnh đói nghèo lạc hậu thì các nước này phải tìm kiếm nguồn bổ sung từ bên ngoài mà trong đó FDI đóng vai trò quan trọng nhằm tăng cường vốn đầu tư trong nước và bù đắp sự thiếu hụt ngoại tệ ngoài ý nghĩa tăng cường vốn đầu tư nội địa. FDI bổ sung đáng kể nguồn thu ngân sách của chính phủ các nước nhận đầu tư thông qua thuế… Đây là nguồn vốn quan trọng để đầu tư cho các dự án phát triển của nước chủ nhà. * Chuyển giao công nghệ Khi đầu tư vào một nước nào đó chủ đầu tư không chỉ chuyển vào nước đó vốn bằng tiền mà còn chuyển cả vốn hiện vật như máy móc thiết bị… và vốn vô hình như chuyên gia kỹ thuật, bí quyết công nghệ, quản lý…Thông qua tiếp nhận FDI các nước nhận đầu tư có thể tiếp nhận được công nghệ hiện đại sau đó cải tiến và phát triển phù hợp thành công nghệ cho nước mình. * Học tập kinh nghiệm và tiếp cận thị trường mới FDI giúp các nước nhận đầu tư đào tạo kiến thức kinh doanh, quản lý, tay nghề và tiếp cận thị trường thế giới. Thông thường ở các nước nhận đầu tư trình độ quản lý của các cán bộ quản lý, trình độ tay nghề và nhận thức của công nhân còn yếu kém nên khi đầu tư, để tiếp cận công nghệ mới, các chủ đầu tư nước ngoài thường tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công nhân để thực hiện đầu tư theo dự án. Bằng con đường này, kiến thức của công nhân được nâng lên. Hơn nữa, FDI giúp các doanh nghiệp tiếp cận và xâm nhập được vào thị trường thế giới thông qua liên doanh và mạng lưới thị trường rộng lớn của hệ thống các công ty xuyên quốc gia. * FDI là công cụ để kích thích cạnh tranh Chính phủ các nước chủ nhà thường muốn sử dụng FDI như một công cụ để kích thích và liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp trong nước. Các công ty nước ngoài như một đối tượng để cho các doanh nghiệp trong nước tăng tính cạnh tranh của mình, thay đổi tác phong kinh doanh cũ. Mặt khác, các doanh nghiệp nội địa cũng mở rộng được quy mô sản xuất và lĩnh vực kinh doanh nhờ cung cấp các yếu tố đầu vào và tiêu thụ đầu ra cho các công ty nước ngoài. * FDI tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động nước sở tại FDI tạo công ăn việc làm và thu nhập đáng kể cho lực lượng lao động của nước nhận đầu tư, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp và giúp chuyển dịch cơ cấu lao động theo các ngành nghề, lãnh thổ và lĩnh vực theo hướng tích cực. Điều đáng kể hơn là số lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tỏ ra có triển vọng, họ được tiếp tục đào tạo hoặc được nâng cao nghiệp vụ nhờ vào cách bố trí của công ty khi cần thiết. Ngoài ra, hoạt động này còn có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi để khai thác tốt nhất các lợi thế của nước tiếp nhận về tài nguyên thiên nhiên, về vị trí địa lý...; góp phần cải tạo cảnh quan xã hôị tăng năng suất và thu nhập quốc dân, tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao đời sống nhân dân; khuyến khích năng lực kinh doanh trong nước, tiếp cận với thị trường nước ngoài. b. Tác động tiêu cực * Chi phí của việc thu hút FDI Để thu hút FDI, nước nhận đầu tư phải áp dụng một số ưu đãi cho nhà đầu tư như: giảm thuế, miễn thuế trong một thời gian dài cho các dự án đầu tư nước ngoài hoặc tiền thuê đất, nhà xưởng và một số dịch vụ trong nước là rất thấp. Hay trong một số các lĩnh vực họ được nhà nước bảo hộ thuế quan và như vậy đôi khi lợi ích cảu nhà đầu tư có thể vượt xa lợi ích mà nước chủ nhà nhận được. * Hiện tượng chuyển giá Các công ty xuyên quốc gia, các nhà đầu tư thường liên kết chặt chẽ với nhau để tính giá cao cho những nguyên vật liệu đầu vào, bán thành phẩm, máy móc thiết bị mà họ nhập vào để thực hiện đầu tư đồng thời hạ thấp giá bán sản phẩm, thậm chí rất thấp so với giá thành nhằm mang lại lợi ích cho nhà đầu tư, giấu giếm lợi nhuận thực tế thu được nhằm tránh thuế của nước chủ nhà đánh vào lợi nhuận cao của nhà đầu tư từ đó hạn chế đối thủ cạnh tranh khác xâm nhập vào thị trường, hạn chế khả năng và đẩy đối tác Việt Nam trong liên doanh đến phá sản. Hoặc tạo ra chi phí sản xuất cao giả tạo ở nước nhận đầu tư và nước chủ nhà phải mua hàng hoá cho nhà đầu tư nước ngoài sản xuất vơí giá cao hơn. Tuy nhiên, việc tính giá đó thường xảy ra khi nước chủ nhà thiếu thông tin, trình độ quản lý, kiểm soát, yếu chuyên môn hoặc chính sách của nước đó còn nhiều khe hở khiến các nhà đầu tư có thể lợi dụng được. * Chuyển giao công nghệ Các nhà đầu tư thường bị buộc tội là đã chuyển giao công nghệ và kỹ thuật lạc hậu vào nước họ đầu tư. Điều này có thể dẫn đến việc nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường * Sản xuất hàng hóa không thích hợp Các nhà đầu tư nước ngoài còn bị chỉ trích là sản xuất và bán những hàng hoá không thích hợp cho các nước kém phát triển, thậm chí đôi khi lại là những hàng hoá có hại cho con người và gây ô nhiễm môi trường * Những mặt trái khác Trong số các nhà đầu tư nước ngoài cũng có trường hợp vào để hoạt động tình báo, gây rối trật tự, an ninh, chính trị Mục đích của nhà đầu tư là lợi nhuận nên họ chỉ đầu tư vào những nơi, lĩnh vực có lợi nhất. Vì vậy đôi khi lượng vốn nước ngoài đã làm tăng thêm sự mất cân đối giữa các vùng, sự mất cân đối này có thể gây mất ổn định về mặt chính trị. Hoặc FDI cũng có thể gây ảnh hưởng xấu về xã hội như thay đổi lối sống, xâm hại đến các giá trị văn hoá, xã hội,… Các lĩnh vực và địa bàn được đầu tư phụ thuộc vào sự lựa chọn của các nhà đầu tư nước ngoài, mà nhiều khi nó không theo ý muốn của nước tiếp nhận. Điều đó cũng có nghĩa là việc chủ động trong bố trí cơ cấu đầu tư bị hạn chế. Số lượng các doanh nghiệp trong nước sẽ giảm, ảnh hưởng tới cán cân thanh toán của nước tiếp nhận... 1.1.4.2. Đối với nước đi đầu tư a. Tác động tích cực - Chủ đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lý và điều hành dự án nên họ thường có trách nhiệm cao, thường đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ. Từ đó mà có thể đảm bảo hiệu quả của vốn FDI cao - Chủ đầu tư nước ngoài mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm nguyên liệu, cả công nghệ và thiết bị trong khu vực và thế giới - Có thể giảm giá thành sản phẩm do khai thác được nguồn lao động giá rẻ hoặc gần nguồn nguyên liệu hoặc gần thị trường tiêu thụ sản phẩm. Từ đó mà nâng cao hiệu quả kinh tế của vốn FDI, tăng năng suất và thu nhập quốc dân - Tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch và phi mậu dịch của nước sở tại vì thông qua FDI mà chủ đầu tư nước ngoài xây dựng được các doanh nghiệp của mình nằm trong lòng các nước thi hành chính sách bảo hộ b. Tác động tiêu cực - Nếu Chính phủ các nước đi đầu tư đưa ra các chính sách không phù hợp sẽ không khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện đầu tư trong nước. Khi đó các doanh nghiệp lao mạnh ra nước ngoài đầu tư để thu lợi, do đó các quốc gia chủ nhà có xu hướng bị suy thoái, tụt hậu - Đầu tư ra nước ngoài có nguy cơ bị nhiều rủi ro hơn trong nước, do đó các doanh nghiệp này thường áp dụng các biện pháp khác nhau để phòng ngừa, hạn chế rủi ro. 1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Từ sau khi thực hiện chính sách mở cửa năm 1979, kinh tế Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn. Sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu á năm 1997, nền kinh tế Trung Quốc vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng trung bình là khoảng 8%/năm, cao nhất thế giới. Vị thế trên trường quốc tế của Trung Quốc ngày càng được củng cố. Một trong những nhân tố chi phối nền kinh tế Trung Quốc trong suốt 24 năm qua là sự thành công trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong suốt khoảng thời gian từ 1993 - 2001, Trung Quốc luôn đứng thứ hai trên thế giới về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Năm 2002, lần đầu tiên Trung Quốc vượt qua Mỹ trở thành nước thu hút FDI nhiều nhất trên thế giới, đạt mức 50 tỷ USD. Đối với Trung Quốc, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành động lực của sự phát triển và nó chính là nhân tố đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá ở Trung Quốc. Trước năm 1997, hầu hết các ngành kinh tế của Trung Quốc đều đứng trước nhu cầu thiếu vốn trầm trọng, do vậy mà một trong những biện pháp được đưa ra để giải quyết nhu cầu về vốn là kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Để tạo ra sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, Trung Quốc chọn các khu vực có cơ sở hạ tầng phát triển hơn như khu vực ven biển và một số khu vực là quê hương của Hoa kiều có tiềm lực kinh tế làm địa bàn khuyến khích mở cửa với bên ngoài. Giai đoạn đầu, Trung Quốc mở cửa 14 thành phố ven biển, sau đến là các vùng đồng bằng và Châu thổ các sông. Một trong những biện pháp góp phần hướng dẫn các dự án đầu tư là Chính phủ Trung Quốc dùng vốn ngân sách hoặc vốn vay để xây dựng cơ sở hạ tầng theo thứ tự ưu tiên vùng. Trung Quốc chủ trương mở cửa một số địa phương có điều kiện thuận lợi phát triển trước vừa để rút kinh nghiệm, vừa làm mẫu, sau đó phát triển lan ra các địa phương khác. Các chính sách kinh tế nhằm khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài được chính phủ Trung Quốc áp dụng là miễn giảm thuế đối với những ngành vùng được ưu tiên, tiếp tục mở cửa thị trường các dịch vụ cho đầu tư trực tiếp nước ngoài trong đó có cả tài chính, bảo hiểm, viễn thông, du lịch và ngoại thương. Bằng các chính sách và biện pháp hợp lý, Trung Quốc đã tạo ra được một môi trường đầu tư hấp dẫn, do vậy mà chính phủ Trung Quốc đã rất thành công trong việc thu hút các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới đến hoạt động đầu tư và huy động được tối đa các tiềm năng của người Hoa ở nước ngoài phục vụ cho hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây có thể nói là một chính sách đúng đắn trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Trung Quốc. Một số chủ trương, biện pháp lớn mà chính phủ Trung Quốc đang sử dụng đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay: - Tăng cường cải cách thể chế kinh tế trong nước phù hợp với tốc độ mở cửa đối ngoại, tạo điều kiện cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - Lập quy hoạch ngành nghề và vùng lãnh thổ đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài - Tăng cường quản lý tập trung đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, đa dạng hoá các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đối với từng thời kỳ cụ thể, chính phủ Trung Quốc có những chính sách thích hợp đối với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Sự thay đổi về cơ bản là hợp lý, không gây cho các nhà đầu tư tâm lý thiếu ổn định của chính sách. Một mặt, Trung Quốc tiến hành nhiều biện pháp để ngăn chặn sự thụt giảm đầu tư trực tiếp nước ngoài, mặt khác chủ trương thắt dần một số chính sách khuyến khích các nhà sản xuất trong nước mở rộng sự chi phối đối với các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài trong một số lĩnh vực của nền kinh tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là loại hình hoạt động kinh tế hội tụ tương đối đầy đủ tiềm năng của 4 yếu tố: vốn, công nghệ, nguồn nhân lực và cải cáh thể chế. Cho nên, đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động được khuyến khích và có các biện pháp thu hút, thậm chí cạnh tranh với các nước đang phát triển. Do vậy, cần rút ra được một số bài học về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với Việt Nam như sau: - ổn định chính trị, kinh tế là cơ sở để tăng cường thu hút FDI. Khi nhà đầu tư quyết định bỏ vốn đầu tư dài hạn thì ổn định kinh tế, chính trị là vấn đề quan tâm hàng đầu, đặc biệt là các nước mới chuyển đổi như Việt Nam. - Luôn cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam.Cải cách hành chính, thi hành chính sách một cửa có hiệu lực, điều chỉnh có hệ thống giá cả có liên quan đến giảm chi phí cho chủ đầu tư - Phải có chính sách giáo dục đào tạo hợp lý, nâng cao chất lượng lao động bởi xu hướng khi FDI chuyển sang các ngành có hàm lượng vốn và kỹ thuật cao sẽ đòi hỏi trình độ của lực lượng cán bộ và tay nghề của công nhân - Bên cạnh việc mở cửa đẩy mạnh phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại cần chú trọng, nâng cao năng lực nội sinh của dân tộc, điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực…cho phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế - Cần tăng cường vai trò điều tiết của Nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc hoạch định các quy hoạch chiến lược tổng thể phát triển đất nước, trên cơ sở đó bố trí cơ cấu đầu tư hợp lý, thu hút FDI vào những ngành vùng theo định hướng, từ đó sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài như một công cụ để đạt được mục tiêu đề ra. Đây là bài học kinh nghiệm về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung cũng như những biện pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng đối với ngành dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành dệt may còn phải căn cứ vào tình hình thực tế về điều kiện của ngành. Để có được giải pháp tối ưu cho thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trước hết cần phải phân tích thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may Việt Nam trong những năm qua. Chương 2 Thực trạng thu hút FDI vào ngành dệt may 2.1. Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam 2.1.1. Đặc điểm của ngành dệt may * Các lĩnh vực Ngành công nghiệp dệt may được phân thành lĩnh vực dệt, nhuộm và lĩnh vực may Hoạt động cụ thể của lĩnh vực dệt là sản xuất sợi và chỉ. Trong công đoạn gia công, lĩnh vực dệt có nhiều công đoạn gia công quan trọng không chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng của chỉ trong các công đoạn sử dụng sợi ngắn và sợi dài làm chỉ, quản lý chỉ số độ lớn của chỉ, tỷ lệ tạp chất, tỷ lệ co, độ dai mà còn quyết định đến khả năng cung cấp. Lĩnh vực này cần ưu tiên tập trung vốn trong ngành dệt may, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất sợi dài. Đây là lĩnh vực hoạt động mạnh về tính kinh tế quy mô, nên đòi hỏi đầu tư về mặt thiết bị hơn các lĩnh vực khác. Nếu so sánh với lĩnh vực dệt thì lĩnh vực nhuộm tốn nhiều nhân công hơn nhưng có đặc trưng về kỹ thuật và sản xuất đa dạng nhất. Trong sản xuất sợi tổng hợp để chế biến vải, lĩnh vực này cũng đòi hỏi sự đầu tư nhiều về vốn để hoạt động mang tính kinh tế quy mô. Ngoài ra, vấn đề tổ chức sản xuất được diễn ra ở các doanh nghiệp gia công chuyên môn hoá các công đoạn như: nhuộm, hiệu chỉnh, gia công in, hoàn thiện sản phẩm. Tiến hành các công đoạn gia công, sản xuất ra sản phẩm hoàn thiện trong cơ chế phân chia các doanh nghiệp chuyên môn với những kĩ thuật đặc thù. Lĩnh vực may là lĩnh vực cần ít về nhân lực nhất và tính kinh tế quy mô nhỏ nhất. Trừ những người gia công nhuộm, hiệu chỉnh thì đây là lĩnh vực có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ nhất. Khi bắt đầu tiến hành sản xuất lĩnh vực này, vốn đầu tư ban đầu nhỏ, không bị đọng vốn nên lĩnh vực may hiện được đầu tư nhiều ở các nước đang phát triển. Nội dung cơ bản của lĩnh vực này là sản xuất hàng dệt may với công đoạn: cắt, may, hoàn thiện sản phẩm. * Về lao động Ngành dệt may là ngành sản xuất đòi hỏi sử dụng nhiều lao động. Đây cũng là ngành sử dụng được lợi thế so sánh về nguồn lao động của các nước đang phát triển cũng như ở Việt Nam. Đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước là tham gia vào phân công lao động và hợp tác thương mại quốc tế. Theo tính toán, để sản xuất 1 triệu sản phẩm may mặc trong một năm cần từ 700 đến 800 lao động trực tiếp, ngoài ra còn thu hút được một bộ phận không nhỏ lực lượng lao động gián tiếp. * Vốn đầu tư - công nghệ kỹ thuật Vốn đầu tư vào ngành sản xuất hàng dệt may thấp hơn so với vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp khác. Nhà xưởng sản xuất không yêu cầu kỹ thuật cao, máy móc thiết bị không đòi hỏi chi phí lớn. Đặc biệt với ngành may, suất đầu tư tương đối thấp, chỉ khoảng 0,6 - 0,65 triệu USD trên 1 triệu sản phẩm. Như vậy để thành lập một sơ sở may mặc cỡ vừa hoặc nhỏ với năng lực trên dưới 1 triệu sản phẩm một năm thì chỉ cần đầu tư môt lượng vốn khoảng 600.000 $. Hơn nữa, vốn đầu tư sản xuất hàng may mặc có thể quay vòng nhanh do chu kỳ sản xuất ngắn ( 4 - 5 vòng/năm). * Về tiêu thụ Sản phẩm của ngành dệt may là một trong những hàng hoá đầu tiên tham gia vào thị trường. Sản phẩm may có nhu cầu phong phú, đa dạng tuỳ theo đối tượng tiêu dùng. Sản phẩm dệt may luôn đa dạng về kiểu cách, mẫu mã, màu sắc, chất liệu… Cho nên, mỗi thời kỳ sẽ có những mẫu mã, kiểu dáng trang phục khác nhau cho phù hợp với thời đại đó. Vì vậy mà sản phẩm dệt may phải luôn thay đổi để đáp ứng nhu cầu. Nhãn mác sản phẩm cũng có ý nghĩa rất lớn đến khả năng tiêu thụ sản phẩm, giá thành sản phẩm. Người tiêu dùng thường dựa vào nhãn mác để phán xét chất lượng sản phẩm. 2.1.2 Năng lực của ngành dệt may 2.1.2.1. Năng lực sản xuất Doanh nghiệp dệt may được phân làm 3 khu vực: khu vực quốc doanh, khu vực ngoài quốc doanh, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Theo số liệu của Tổng công ty Dệt may Việt Nam, tổng năng lực sản xuất của ngành dệt may Việt Nam năm 2002 được đánh giá: Bảng 1: Năng lực sản xuất một số sản phẩm dệt may Việt Nam năm 2002 Chỉ tiêu Đơn vị Doanh nghiệp trong nước Doanh nghiệp có VĐT nước ngoài Tổng Sợi dệt Tấn 72.000 90.000 162.000 Vải lụa Triệu m2 380 420 800 Dệt kim Triệu sản phẩm 31 8 39 Hàng may sẵn Triệu sản phẩm 280 120 400 Nguồn: Tổng Công ty dệt may Việt Nam 2.1.1.2. Cơ sở sản xuất a. Cơ sở sản xuất trong nước Các cơ sở sản xuất ở trong nước tập trung ở 3 khu vực: Khu vực I: Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận Khu vực II: Thành phố Hà Nội và các vùng lân cận Khu vực III: thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Khánh Hoà * Về trang thiết bị Hiện tại, toàn ngành dệt có khoảng 1.600.000 cọc sợi, trong đó đầu tư mới khoảng 430.000 cọc sợi, sản xuất được 160.000 tấn sợi/năm;15.500 máy dệt thoi các loại, sản xuất được 500 triệu m/năm, 25.000 tấn khăn bông các loại. Cả nước hiện có khoảng 1.540 thiết bị dệt kim, bao gồm cả dệt kim trong và dệt kim phẳng với tổng công suất 70.000 tấn sản phẩm/năm. Các thiết bị nhuộm và hoàn tất vải có thể đạt 380 triệu m/năm, trong đó chỉ có khoảng 15% sản phẩm đạt chất lượng xuất khẩu. Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam Tuy nhiên, phần lớn số thiết bị ngành dệt đều cũ và thiếu sự đồng bộ giữa các khâu. Thiết bị dệt còn quá ít so với thiết bị kéo, phần lớn là máy dệt thoi khổ hẹp, chủng loại nghèo nàn, vải làm ra không đáp ứng được nhu cầu thị trường… Thiết bị kéo sợi cũng có tới 60% là cọc sợi chải thô, chỉ số thiết bị bình quân thấp, chỉ có khoảng 26 - 30% là cọc sợi chải kỹ, chỉ số cao dùng cho dệt kim và vải cao cấp. Dây chuyền nhuộm hoàn tất cũng đã lạc hậu, phần lớn là thiết bị khổ hẹp, tiêu hao nhiều hoá chất, thuốc nhuộm dẫn đến chi phí cao. Trong đó, trang thiết bị ngành may đã tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, nhất là về tính năng công dụng. Số máy chuyên dùng đã tăng lên đáng kể để đáp ứng nhu cầu sản xuất và chủng loại mặt hàng như máy vắt 5 chỉ, máy thùa đính, máy cạp 4 kim, bàn là treo,… Các máy thêu tự động, dây chuyền may đồng bộ, hệ giặt mài đá,… bước đầu đã sử dụng hệ thống máy vi tính trong khâu thiết kế, khâu cắt vải đã sản xuất nhiều sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng phần nào nhu cầu xuất khẩu. * Về công nghệ Trong những năm gần đây đã có một số dây chuyền kéo sợi mới, sử dụng công nghệ bông chải liên hợp tự động cao, các máy ghép tự động khống chế chất lượng, ứng dụng các kỹ thuật vi mạch điện tử vào hệ thống điều khiển tự động và kiểm tra chất lượng. Trong khâu dệt vải bông, nhờ sử dụng các thiết bị xe, hấp, giảm trọng lượng…nên nhiều sản phẩm giả tơ, giả len, sản phẩm từ microfiber bắt đầu được sản xuất và tạo được uy tín trên thị trường. Trong khâu dệt kim, do phần lớn máy móc nhập khẩu từ Nhật, Đài Loan, Đức… thuộc thế hệ mới, nhiều chủng loại được trang bị computer đạt năng suất cao, tính năng sử dụng rộng rãi, song công nghệ và đào tạo chưa được nâng cao tương xứng nên mặt hàng còn đơn điệu, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Công nghệ sử dụng ở lĩnh vực may cũng đã có những chuyển biến khá kịp thời. Các dây chuyền may được bố trí vừa và nhỏ ( 25-26 máy), sử dụng 34-38 lao động cơ động nhanh và có nhân viên kiểm tra thường xuyên, có khả năng chấn chỉnh sai sót cũng như thay đổi mã hàng nhanh. Khâu hoàn tất được trang bị các thiết bị như: đóng túi, súng bắn nhãn, máy dò kim… b. Các cơ sở sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài Từ năm 1995, Mỹ chính thức tháo bỏ cấm vận đối với Việt Nam thì hoạt động đầu tư nước ngoài ngày càng trở nên quan trọng và dần được tăng nhanh. Lĩnh vực sản xuất hàng dệt may là một lợi thế vốn có của Việt Nam nên đã có không ít quốc gia đầu tư vào thị trường Việt Nam. Đối với ngành dệt, tổng số vốn nhận được từ đầu tư nước ngoài đã tăng đến 2 tỷ USD, chủ yếu từ các nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Malaixia. Những nước này đầu tư vaò Việt Nam chủ yếu dưới hình thức 100% vốn nước ngoài, hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng kinh tế dần được thay thế bằng những phương thức linh hoạt hơn. Trong lĩnh vực may mặc, Việt Nam đã nhận được không ít những hỗ trợ cũng như vốn từ các nước như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản…Tổng số vốn đầu tư nước ngoài trong vòng 15 năm trở lại đây là hơn 250 triệu USD. Hình thức chủ yếu là góp vốn liên doanh và đầu tư 100% vốn nước ngoài. Những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong ngành dệt may có nhiều lợi thế hơn rất nhiều so với các doanh nghịêp trong nước do được trang bị những máy móc kỹ thuật hiện đại, được ứng dụng những thành tựu mới nhất của công nghệ. Chính vì vậy đã tạo thuận lợi cho họ có thể nâng cao được năng lực sản xuất, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng trong hoạt động xuất khẩu, đa dạng hoá mẫu mã hàng hoá… 2.1.2.3. Khả năng chiếm lĩnh thị trường a. Thị trường trong nước Vải đang lưu thông trên thị trường của Việt Nam có thể phân làm 4 loại chính: vải nhập khẩu từ Trung Quốc; vải tồn kho, kém chất lượng và vải vụn từ các nhà sản xuất vải Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan; Vải sản xuất trong nước chủ yếu là thành p._.hố Hồ Chí Minh; vải lụa Năm 2003, theo số liệu thống kê sơ bộ, sản xuất của ngành dệt may chỉ đạt được 475,9 triệu mét vải lụa thành phẩm, tức là bình quân tiêu dùng mỗi người chỉ đạt 6 m/năm. Trong khi đó nhu cầu tiêu dùng của người dân lớn hơn nhiều. Để bù lại lượng thiếu hụt này, một số lượng lớn vải đã được nhập khẩu bằng nhiều con đường.Trên thực tế, mặc dù vải sản xuất ra đạt 6 m/người/năm và 50% công suất thiết kế, song vải của ta bán vẫn chậm. Một số doanh nghiệp lượng hàng tồn kho vẫn cao và kinh doanh thua lỗ. Một số lượng lớn không bán được ở thị trường thành phố vì lỗi mốt hoặc chất lượng không cao, nhưng cũng không được tiêu thụ ở nông thôn vì giá đắt… b. Thị trường xuất khẩu Từ sau khi thực hiện chính sách đổi mới, đặc biệt bước vào thập niên 90, ngành dệt may Việt Nam đã có những bước nhảy vọt đáng kể. Các nước Đông á như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản trở thành những nước nhập khẩu hàng dệt may chủ yếu của Việt Nam. Từ sau khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết, quy định hạn ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang EU thì xuất khẩu hàng dệt may tăng nhanh. So với các ngành khác, về lĩnh vực xuất khẩu, ngành đã phát triển rất nhanh và được coi là ngành xuất khẩu mũi nhọn từ những năm đầu của thập niên 90. Đến năm 1998, ngành đã dẫn đầu trong lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam. ở các thị trường có hạn ngạch tiêu biểu là thị trường EU, Việt Nam có nhiều lợi thế do được hưởng một số ưu đãi như số lượng hạn ngạch tăng, mức chuyển đổi giữa các mặt hàng lớn, được sử dụng hạn ngạch dư thừa của ASEAN…nhưng khả năng cạnh tranh ở thị trường này còn yếu do sản phẩm chất lượng cao còn ít doanh nghiệp thực hiện được. Còn thị trường Mỹ thì ưa nhập hàng dệt may theo hình thức FOB, trong khi Việt Nam lại thiên về phương thức gia công, nên khả năng xâm nhập thị trường còn khó khăn. Thị trường SNG và Đông Âu, thị trường này được coi là khá dễ tính, song những năm gần đây đã thay đổi cả về thị hiếu và yêu cầu về chất lượng được nâng dần. Nói chung khả năng cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới chưa cao, nên cần có những biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành dệt may, mà một trong những biện pháp là học tập kinh nghiệm của các nhà đầu tư nước ngoài. Để thực hiện có hiệu quả biện pháp này, ta cần có biện pháp khuyến khích thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. 2.1.3. Thực trạng sản xuất của ngành Dệt - May a. Sản phẩm chủ yếu Trong những năm qua, tình hình sản xuất của ngành dệt may, đặc biệt là ngành may công nghiệp phục vụ xuất khẩu đã có những tiến bộ đáng kể. Sản lượng sợi dệt năm 1997 tăng 73,7% so với năm 1991 và sản lượng hàng may mặc tăng tới 101,1%. Với sự đóng góp đáng kể của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, sản lượng vải lụa các loại cũng tăng lên 7,1%. Trong khi đó sản xuất các sản phẩm dệt kim không mấy phát triển do không kịp đổi mới về thiết bị và công nghệ phù hợp với yêu cầu đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm. Sản phẩm chính của ngành dệt Việt Nam là sợi, vải sệt thoi và dệt kim. Trong đó, sản xuất ở miền Bắc chiếm 35,26%, miền Trung 18,6%, miền Nam chiếm 46,13%. Tình hình sản xuất các sản phẩm chủ yếu ngành may ngày càng được gia tăng. Các mặt hàng như quần áo dệt kim, quần áo may sẵn có xu hướng tăng đều qua các năm; đặc biệt đối với mặt hàng quần áo dệt kim, sản lượng được sản xuất ra năm 2003 là 72,2 triệu cái tăng gần gấp đôi so với năm 1999 là 34,5 triệu cái; sản lượng quần áo may sẵn năm 2003 là 618,6 triệu cái tăng hơn hai lần so với năm 1999 là 302,4 triệu cái. Bảng 2: Tình hình sản xuất một số sản phẩm chủ yếu của ngành dệt may STT Mặt hàng Đơn vị 1998 1999 2000 2001 2002 2003 1 Vải lụa Triệu m 315 322,2 356,4 410,1 440,6 475,9 2 Sợi toàn bộ Tấn 69.076 79.171 129.890 149.425 160.577 173.442 3 Vải bạt các loại Nghìn mét 13.919 20.874 23.516 27.000 29.072 31.400 4 Vải màn các loại Nghìn mét 19.085 23.911 29.974 34.700 31.138 55.000 5 Quần áo dệt kim các loại Triệu cái 29,414 34,456 45,820 53,1 47,6 72,2 6 Quần áo may sẵn Triệu cái 275,0 302,4 337,0 375,6 439,3 618,6 7 Len đan Tấn 2.243 3.406 2.683 2.800 3.275 3.583 8 Khăn các loại Triệu sản phẩm 337 333,5 430,6 435 561 575 Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam Chủng loại vải sợi được đánh giá là chưa cao, hầu hết không đáp ứng được yêu cầu chất lượng sản phẩm, không đáp ứng được nhu cầu của ngành may nên phần lớn phải nhập khẩu. Sản phẩm may mặc ít thay đổi mẫu mã nên không bắt kịp với nhu cầu của thị trường. b. Cơ cấu sản xuất Trong những năm gần đây, sản phẩm dệt may đã dần được đa dạng hoá. Trong khâu sản xuất sợi, tỷ trọng các mặt hàng Polyeste pha bông với tỷ lệ 50/50, 65/35, 83/17…đã tăng nhanh do nhu cầu thị trường tăng, thị hiếu tiêu dùng. Các loại sợi 100% polyeste cũng bắt đầu được sản xuất. Trong khâu dệt vải, nhiều mặt hàng dệt thoi mới, chất lượng cao đã bắt đầu được sản xuất. Các loại vải dày như kaki, simili, hàng tissus pha len, pha cotton,… tuy sản lượng chưa cao nhưng đã bắt đầu được đưa vào sản xuất rộng rãi. Cơ cấu các sản phẩm may công nghiệp đã có những bước biến đổi đáng kể, từ chỗ chỉ may được những loại quần áo bảo hộ lao động, quần áo thường dùng ở nhà thì nay đã có những sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp. Mẫu mã quần áo cũng luôn được thay đổi để có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường như quần áo thể thao, quần jean, … c. Tình hình tăng trưởng giá trị sản xuất Từ năm 1993, sau khi ngành dệt may chuyển hướng và mở rộng thị trường xuất khẩu, giá trị sản lượng của hàng dệt may đã tăng vọt. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng giá trị sản lượng ngành dệt may thấp đã làm cho giá trị tổng sản lượng ngành dệt may thấp hơn tốc độ tăng giá trị tổng sản lượng toàn ngành công nghiệp. Trong lĩnh vực dệt, các doanh nghiệp quốc doanh vẫn chiếm vị trí quan trọng với năng lực sản xuất tập trung trong khu vực này và tốc độ tăng trưởng giá trị tổng sản lượng khá ổn định. Trong lĩnh vực may, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tỏ ra ngày càng có ưu thế với tốc độ tăng trưởng giá trị tổng sản lượng cao hơn hẳn và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Điều này cho thấy một xu hướng trong ngành dệt may là phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc mọi thành phần kinh tế. Chính vì vậy mà Nhà nước có chủ trương nới lỏng quản lý, cho phép các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động xuất khẩu, chủ trương này đã có tác dụng to lớn đến khả năng xuất khẩu của ngành dệt may. 2.1.4. Vị trí của ngành dệt may trong nền kinh tế Việt Nam Ngành dệt may đã có thời gian phát triển mạnh, thu hút được nhiều lao động xã hội, khoảng từ 1,6 triệu lao động, chiếm khoảng 32,7% lao động công nghiệp toàn quốc giải quyết được công ăn việc làm, tạo sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội. Ngành dệt may vẫn đang chiếm một vị trí quan trọng về ăn mặc của nhân dân, an ninh quốc phòng và tiêu dùng trong công nghiệp khác. Nhờ vậy mà trong thời gian qua, ngành đã có bước phát triển và giữ một vai trò quan trọng trong công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Trong thời kỳ đổi mới, ngành dệt may sẽ tiếp tục đóng vị trí quan trọng trong nên kinh tế nước ta, tận dụng lợi thế về lao động để tham gia vào thương mại quốc tế và sẽ tiếp tục là một trong những ngành có đóng góp lớn cho kim ngạch xuất khẩu của đất nước. Đặc biệt là từ năm 1994 đến nay, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may luôn đứng thứ hai về giá trị, chỉ sau dầu thô. Cho đến nay, ngành dệt may đã đạt được thành công đáng kể. Tăng trưởng xuất khẩu đã tăng nhanh từ 140,4 triệu USD năm 1989 lên 3.630,0 triệu USD năm 2003 ( theo Thời báo kinh tế Việt Nam). Theo dự báo của Bộ thương mại, dệt may sẽ dẫn đầu xuất khẩu trong quý II năm 2004. Trong quý I, dầu thô là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao nhất, đạt 1,2 tỷ USD, dệt may đứng thứ hai với 880 triệu USD. Mặc dù tháng 4, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 1,9 tỷ USD ( chưa vượt 2 tỷ USD như dự kiến), khả năng sẽ đạt 6 tỷ USD trong quý II sẽ trong tầm tay khi mà khả năng tiêu thụ hàng hoá Việt Nam của thế giới sẽ lớn hơn, nhất là khi EU đã tăng lên 25 thành viên. Chính vì vậy mà dệt may sẽ là ngành xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất trong quý II năm 2004 với khoảng 1,18 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2003, tiếp theo đó là dầu thô với 1,17 tỷ USD. Như vậy, việc phát triển ngành công nghiệp dệt may cần phải được ưu tiên và đầu tư thích đáng, chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. 2.1.5. Sự cần thiết của việc thu hút FDI vào ngành dệt may Trên thế giới hiện nay, nhu cầu về hàng dệt may ngày càng cao theo xu hướng phát triển của nền kinh tế và mức độ cải thiện đời sống của từng nứơc. Vì điều kiện các nước kinh tế phát triển giá nhân công ngày càng cao nên giá thành hàng may mặc bị đẩy lên làm nó mất khả năng cạnh tranh. Vì vậy mà ngành may các nước đó được chuyển sang các nước đang phát triển, nơi mà có lực lượng lao động dồi đào, giá rẻ. Từ khi chuyển sang kinh tế thị trường, hoạt động thị trường ở trong nước và ngoài nước của Việt Nam còn nhiều hạn chế, chưa có đầu tư thích đáng cho chính sách tiếp thị về thiết kế, tạo mốt, tìm chất liệu mới, chủng loại sản phẩm chưa được phong phú…nên chưa có khách hàng trực tiếp nhập khẩu mà phần lớn phải thông qua nước thứ ba gia công đặt hàng nên chịu nhiều thiệt thòi, giá gia công rẻ, không được hưởng nhiều ưu đãi của các nước khác. Thị trường trong nước chưa được chú trọng đúng mức nên có lúc sản phẩm bị hàng ngoại lấn át. Trang thiết bị phần lớn là đã cũ, năng suất và chất lượng hàng dệt may do vậy mà cũng chưa cao, giá thành sản xuất cao. Hiện tại, vốn đầu tư cho ngành dệt may còn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng sản xuất. Cần tập trung đầu tư phát triển nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành dệt, đầu tư phát triển sản xuất nguyên liệu cho ngành may. Chính vì lẽ đó mà việc tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may của nước ta hiện nay là một đòi hỏi tất yếu, một sự cần thiết rất lớn để không những ta có thể khắc phục được những hạn chế của mình( trang thiết bị, nguồn vốn, kỹ năng, kinh nghiệm…) mà còn có thể phát huy được những lợi thế sẵn có như lao động, giá thành sản xuất, sự ưu đãi của Chính phủ… Không những vậy, ta còn phải có những biện pháp để quản lý có hiệu quả hoạt động đầu tư này. Quá trình chuyển dịch ngành dệt may trong khu vực đang mở ra những cơ hội mới vô cùng to lớn cho sự phát triển ngành dệt may nước ta, góp phần thúc đẩy tính tất yếu phải phát triển ngành này nhằm nắm bắt và khai thác điều kiện trong nước cũng như những cơ hội từ nước ngoài. 2.2. Tình hình thu hút FDI vào ngành dệt may Việt Nam Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may có một số đặc điểm: - Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may đòi hỏi số lượng vốn không lớn nên có nhiều nhà đầu tư có thể tham gia. - Công nghệ sử dụng trong ngành dệt may là những công nghệ phát triển ở mức trung bình. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may chủ yếu sản xuất ở những nước có lợi thế so sánh về sản xuất như lao động rẻ, có nguồn nguyên liệu, có thị trường, … Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam luôn được coi là một bộ phận hữu cơ quan trọng của nền kinh tế và được khuyến khích phát triển. Cùng với việc mở rộng và đa dạng hoá các mối quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế thì hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong những năm qua đã luôn trở thành một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam có được một số thuận lợi như sau: - Hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực vào cuối năm 2001 tạo cơ hội cho xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ và Bắc Mỹ - Trung Quốc gia nhập WTO tạo điều kiện cho hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này nhiều hơn - Nước ta có tình hình kinh tế, chính trị tương đối ổn định, được coi là địa điểm an toàn về đầu tư cũng như có một môi trường pháp lý để đầu tư tương đối hoàn chỉnh - Nước ta có nguồn lao động dồi dào với trình độ kỹ thuật, kỹ năng tay nghề khá, đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh có kinh nghiệm tiếp cận, đàm phán hợp tác với nước ngoài, giá nhân công rẻ 2.2.1. Nhịp độ đầu tư Theo thống kê của Vụ Quản lý dự án đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 6 năm 2003, đã có 630 dự án đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may với tổng số vốn đăng ký hơn 3,26 tỷ USD, thu hút trên 12,3 vạn lao động. Trong đó chỉ có 559 dự án có hiệu lực với số vốn đầu tư hiệu lực là hơn 2,96 tỷ USD và vốn đầu tư thực hiện hơn 1,26 tỷ USD. Có 177 dự án đầu tư vào lĩnh vực dệt với tổng số vốn đăng ký hơn 2,27 tỷ USD; 423 dự án đầu tư vào lĩnh vực may mặc với tổng vốn đăng ký hơn 888,7 triệu USD; 30 dự án đầu tư vào lĩnh vực phụ liệu dệt may với tổng số vốn đăng ký hơn 104,5 triệu USD. Các dự án đem lại doanh thu hơn 4,3 tỷ USD, xuất khẩu hơn 3 tỷ USD. Về tiến độ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành dệt may ta có thể chia thành 4 giai đoạn: - Giai đoạn 1988 - 1991: là giai đoạn khởi đầu. Trong giai đoạn này, đầu tư vào ngành mới chỉ mang tính dò xét và khiêm tốn nên số dự án đầu tư nhỏ, chỉ khoảng 1 -2 dự án - Giai đoạn 1992 - 1996 : là giai đoạn tăng liên tục. Giai đoạn này các nhà đầu tư bắt đầu thích nghi và có thêm thông tin về một trường đầu tư ở Việt Nam, do đó tìm thấy khả năng phát triển ngành dệt may Việt Nam. Số dự án đầu tư liên tục gia tăng. - Giai đoạn 1997 - 1999: giai đoạn suy giảm. Hầu hết các dự án đầu tư vào các ngành đều có xu hướng chững lại và giảm đột ngột - Giai đoạn 2000 - 2003: giai đoạn phục hồi. Số dự án đầu tư vào ngành có xu hướng tăng trở lại, thậm chí tăng cao hơn so với giai đoạn 1992 -1996. Cụ thể: * Đối với ngành may mặc Trong thời gian gần đây số dự án đầu tư trong ngành may mặc đều tăng qua các năm. Do khủng hoảng tài chính Châu á năm 1997 nên có nhiều dự án rút vốn hoặc xin hoãn lại. Năm 1997, số dự án đầu tư chỉ bằng 60,86% so với năm 1996; năm 1998, số dự án đầu tư chỉ bằng 30,43% so với năm 1996. Đến năm 1999, 2000 đầu tư trực tiếp nước ngoài có dấu hiệu khởi sắc. Năm 2002, có 117 dự án được cấp giấy phép đầu tư với tổng số vốn là 170,8 triệu USD, tăng 277% về số dự án so với năm 2000. * Đối với ngành dệt Nhịp độ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của ngành dệt của Việt Nam có xu hướng tăng cao trong năm 1992-1996. Năm 1993, vốn đầu tư vào ngành dệt cao nhất( 636,24 triệu USD), chiếm 31,35% tổng vốn đầu tư vào ngành dệt. Từ năm 1997, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam nói chung và ngành dệt nói riêng có xu hướng chững lại, giảm nhất là năm 1998, 1999. Từ năm 2000 trở lại đây bắt đầu có biến chuyển tốt hơn. Năm 2000, số dự án đầu tư tăng 120% so với năm 1999, vốn đầu tư tăng 240%; năm 2001, số dự án tăng 280%, vốn đầu tư tăng 105% so với năm 1999; năm 2002 số dự án tăng 520%, vốn đầu tư tăng 254%; năm 2003 tổng số vốn đầu tư tăng không đồng đều với tăng tổng số dự án đầu tư vào ngành. Như vậy, giai đoạn 2000- 2003, tăng về số dự án đầu tư nhưng vốn đầu tư không tăng tương ứng. Nhìn chung FDI vào ngành dệt may giảm trong năm 1997-1998. Sự biến động trên phần nào là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Châu á, trong khi phần lớn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là xuất phát từ các nhà đầu tư Châu á ( trong đó ASEAN chiếm gần 25%, các nước và lãnh thổ ở khu vực Đông Bắc á như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc chiếm 31%). Một nguyên nhân quan trọng hơn của sự sụt giảm này là sự giảm sút về khả năng hấp dẫn do điều kiện hiện tại của Việt Nam. 2.2.2 Quy mô dự án Qua các giai đoạn quy mô dự án FDI có sự thay đổi qua các giai đoạn và có sự khác nhau giữa ngành dệt và ngành may. Quy mô dự án trung bình của ngành may là 2,08 triệu USD trong khi ngành dệt là 16,11 triệu USD, cao hơn gấp khoảng 8 lần so với ngành may. Bảng 3: Quy mô dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may theo năm cấp phép giai đoạn 1988-2003 Dệt May Năm cấp phép VĐT So với năm trước Quy mô dự án VĐT So với năm trước Quy mô dự án Đơn vị Tr. USD % Tr.USD/DA Tr.USD % Tr.USD/DA 88-90 29,74 - 14,87 3,5 - 3,50 1991 16,36 55,01 8,18 12,94 369,71 6,47 1992 39,16 239,36 6,53 41,25 318,78 4,58 1993 636,24 1624,72 63,62 32,88 79,71 2,74 1994 170,46 26,79 21,31 48,53 147,60 3,03 1995 389,87 228,72 48,73 63,76 131,38 2,09 1996 246,8 63,30 27,42 65,24 102,32 2,84 1997 254,08 102,95 28,23 36,84 56,47 2,63 1998 57,97 22,82 9,66 38,23 103,77 5,46 1999 18,87 32,55 3,77 13,7 35,84 1,25 2000 64,18 340,12 5,83 39,9 291,24 1,29 2001 38,61 60,16 2,03 97,22 243,66 1,80 2002 66,98 173,48 2,16 170,8 175,68 1,46 Nguồn: vụ quản lý dự án đầu tư nước ngoài-Bộ Kế hoạch & Đầu tư 2003 78,23 116,79 3,13 190 111,24 1,58 * Đối với ngành dệt Qua biểu đồ trên ta thấy giai đoạn 1992-1996 là giai đoạn quy mô dự án vào ngành dệt gia tăng liên tục. Năm 1995 là năm quy mô dự án cao nhất, trung bình 48,73 triệu USD, đây cũng là năm ngành dệt may Việt Nam gặt hái được nhiều thành công nhất định trong việc tạo niềm tin và môi trường đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng từ giai đoạn của cuộc khủng hoảng tài chính Châu á đến nay, quy mô dự án đầu tư vào ngành giảm đi rất nhiều. Quy mô dự án năm 2002 chỉ bằng 4,4% so với năm 1995 và bằng 13,4% so với quy mô trung bình của cả giai đoạn. * Đối với ngành may Qua biểu trên ta cũng thấy vào giai đoạn 1992-1996, quy mô dự án đạt tới 3,07 triệu USD/dự án; năm 1997 -2003 chỉ đạt 1,69 triệu USD/ dự án. 2.2.3. Cơ cấu FDI vào ngành dệt may theo đối tác, địa bàn và hình thức đầu tư a. Theo đối tác Từ khi thực hiện Luật đầu tư nước ngoài có hiệu lực cho đến nay (15 năm), ngành dệt may Việt Nam đã thu hút được 25 nước đầu tư vào. Tuy nhiên, phần lớn các nhà đầu tư lớn vào Việt Nam lại là các nhà đầu tư Châu á như Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan…Với các dự án quy mô vừa và nhỏ, công nghệ thuộc loại trung bình. Trong khi đó các nhà đầu tư lớn với công nghệ hiện đại, vốn đầu tư lớn như Nhật Bản, Mỹ, EU thì số lượng lại rất hạn chế, chưa xứng với tiềm năng. * Ngành dệt Tính đến 31/12/ 2003, ngành dệt của Việt Nam đã có 15 nước và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào. Hầu hết các nhà đầu tư đến từ Châu á với tỷ lệ chiếm 90,47% tổng số dự án và vốn đầu tư đăng ký là 95,92% tổng vốn FDI đăng ký toàn ngành dệt. Trong đó, Hàn Quốc và Đài Loan là hai nhà đầu tư lớn nhất. Đây cũng là những đối tác có nhiều kinh nghiệm trong phát triển ngành dệt may. Do có những lợi thế so sánh về lao động và thị trường đầy tiềm năng nên Việt Nam đã thu hút được các nhà đầu tư lớn . Điều này phù hợp với xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước NICs cho nên họ tích cực đầu tư sang Việt Nam và trở thành những nhà đầu tư nhiều nhất ở Việt Nam ở lĩnh vực dệt. Hai nhà đầu tư lớn này chiếm tới 93,68% tổng vốn đăng ký vào ngành dệt, trong đó Đài Loan chiếm 58,62%. Bảng 4: FDI vào ngành dệt Việt Nam phân theo đối tác đầu tư STT Tên nước Tổng VĐT ( triệu USD) VĐT/DA ( triệu USD) 1 Đài Loan 1189,51 22,28 2 Hàn Quốc 711,63 17,36 3 British West inside 50 50,00 4 Nhật bản 20,5 5,13 5 B.V. Islands 17,83 5,94 6 Hồng Kông 14,33 1,30 7 Trung Quốc 8,69 1,09 8 Channel Islands 4,48 4,48 9 Australia 3,08 3,08 10 CHLB Đức 2,59 1,30 11 Hoa Kỳ 2,5 2,50 12 Thái Lan 1,81 1,81 13 Canada 1,55 1,55 14 Ucraina 0,8 0,80 15 Pháp 0,02 0,02 Nguồn: Vụ quản lý dự án đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư Như vậy, môi trường đầu tư Việt Nam hiện đang thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư Châu á. Trình độ, khả năng, điều kiện của các nhà đầu tư Châu á cũng đang phù hợp với điều kiện, nhu cầu phát triển của Việt Nam trong thời gian tới. Tuy vậy, trong số các nhà đầu tư nước ngoài vào ngành dệt Việt Nam vẫn còn thiếu vắng các tập đoàn kinh tế lớn. Đây là điểm cần lưu ý trong việc lựa chọn các đối tác sắp tới nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam đạt hiệu quả hơn. * Ngành may Số đối tác đầu tư vào ngành may là 15 đối tác, chủ yếu vẫn là các nhà đầu tư từ Châu á, chiếm 84,95% tổng số dự án trong ngành may. Trong đó, Hàn Quốc và Đài Loan là hai nhà đầu tư lớn nhất với tổng số 184 dự án, chiếm 57,68% vốn đầu tư nước ngoài cho ngành may Việt Nam. Bảng 5: FDI vào ngành may Việt Nam phân theo đối tác đầu tư STT Tên nước Tổng VĐT ( Triệu USD) VĐT/DA ( Triệu USD) 1 Đầi Loan 199,37 2,17 2 Hàn quốc 169,65 1,84 3 Hồng Kông 75,01 1,97 4 Nhật Bản 62,03 2,14 5 Liechtenstein 23 23,00 6 B.V Islands 21,19 2,35 7 Malaisia 19 2,38 8 Vương quốc Anh 18,45 3,08 9 Hoa Kỳ 17,26 1,73 10 Singapore 15,56 2,59 11 CHLB Đức 6,95 1,74 12 Pháp 6,55 1,31 13 Liên bang Nga 6,04 3,02 14 Thái Lan 5,69 2,85 15 ấn Độ 4,5 4,5 16 Mauritus 3,65 3,65 17 Trung Quốc 2,5 0,83 18 Philipin 1,9 0,95 19 Italia 1,5 1,50 20 Srilanca 1,5 1,50 21 Guatemala 1,39 1,39 22 Cộng hoà Séc 1 1,00 23 Australia 0,6 0,30 24 Đan Mạch 0,3 0,30 25 Canada 0,2 0,20 Nguồn: Vụ quản lý dự án đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư Năm 2002, Đài Loan đã đầu tư thêm 44 dự án với tổng số vốn đầu tư 102,54 triệu USD; Hàn Quốc tăng 66 dự án với tổng số vốn là 132,21 triệu USD. Năm 2002, Nhật Bản đã từ vị trí từ thứ 2 năm 2001 xuống đứng thứ 4 với 29 dự án và tổng số vốn đầu tư là 62,02 triệu USD. Hồng Kông với số dự án chiếm 11,9% đứng thứ ba. Tuy nhiên, xét về quy mô vốn đầu tư trên một dự án thì Đài Loan và Hàn Quốc không phải là những quốc gia đứng đầu mà là Liechtenstein dẫn đầu với một dự án 23 triệu USD. Thấp nhất là Canada 0,2 triệu USD. Về cơ cấu đối tác, các nước Đông Nam á và các nước Nics vẫn là những đối tác đầu tư chủ yếu vào ngành may Việt Nam. Cũng như trong ngành dệt, ngành may còn thiếu vắng các nhà đầu tư Châu Âu, Châu Mỹ. Các nhà đầu tư này còn dè dặt khi đầu tư vào ngành may Việt Nam, trong khi hầu như sản phẩm may mặc được xuất khẩu sang thị trường EU. Điều này có nghĩa là ngành dệt may đang chuyển dịch vào các nước có nhiều lao động và kinh nghiệm quản lý cũng như trình độ công nghiệp trung bình như Việt Nam. Theo đó, chúng ta cần phải quan tâm hoàn thiện, sửa đổi các chính sách, đặc biệt là xây dựng các mối quan hệ lâu dài với các nước này kết hợp với việc nâng cao chất lượng, mẫu mã phong phú và phù hợp với nhu cầu của thị trường nhằm duy trì và đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu sang Châu Âu, Châu Mỹ. b. Theo địa bàn đầu tư Việc phân bổ các dự án theo vùng lãnh thổ ảnh hưởng lớn đến trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Việc phân bổ này một mặt tạo sự hài hoà giữa các vùng, các địa phương, do đó quyết định đến tăng trưởng chung của cả nước, mặt khác nó cũng tạo khoảng cách phân hoá giàu nghèo, mức độ bình đẳng, ổn định xã hội. Nhà nước đã có quy hoạch để vốn đầu tư vào các vùng, địa phương đảm bảo hài hoà, cân đối. FDI vào ngành dệt may là nguồn vốn có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế, vì vậy mà việc phân bổ nguồn vốn đó như thế nào có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chung của cả nước. * Ngành dệt Hiện nay, các tỉnh miền Nam chiếm 87,3% tổng dự án đầu tư trên tổng số 14 tỉnh thành phố trên cả nước vào ngành theo địa bàn. Trong đó, Đồng Nai là địa phương đứng đầu với 24 dự án, tổng số vốn đầu tư là 1.454,27 triệu USD ( chiếm 19,05% tổng số dự án và 71,66% về tổng vốn đầu tư). Đồng Nai cũng là nơi tập trung các khu công nghiệp lớn và hiệu qủa bậc nhất của nước ta hiện nay. Tiếp đến là Long An, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố có nhiều dự án nhất ( 48 dự án), tuy vậy quy mô vốn trung bình của các dự án là 2,38 triệu USD/dự án, thấp hơn nhiều so với quy mô dự án trung bình ở tất cả các địa bàn. Điều này cho thấy ở thành phố Hồ Chí Minh chỉ tập trung các dự án quy mô vừa và nhỏ với các doanh nghiệp chủ yếu là in, nhuộm và hoàn tất vải. Đây cũng là vùng cung cấp chủ yếu các loại vải để sản xuất áo rét và sơ mi xuất khẩu cho cả nước. Bảng 6: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt Việt Nam phân theo địa bàn đầu tư STT Địa phương Tổng VĐT (triệuUSD) VĐT/DA (triệuUSD) 1 Đồng Nai 1454,27 60,59 2 Long An 171,63 42,91 3 Bình Dương 165,56 6,90 4 TP. Hồ Chí Minh 114,49 2,39 5 Phú Thọ 82,16 20,54 6 Lâm Đồng 15,14 2,52 7 Tây Ninh 7,87 1,97 8 Nam Định 5 5,00 9 Hải Phòng 3,3 1,65 10 Hà Tây 2,63 0,88 11 Hà Nội 2,59 0,86 12 Hưng Yên 1,9 1,90 13 Quảng Ninh 1,55 1,55 14 Vĩnh Phúc 1,23 1,23 Nguồn: Vụ Quản lý dự án đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch & Đầu tư Để thúc đẩy việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may Việt nam chính phủ đã có chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các dự án đầu tư vào những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tuy vậy, cho đến nay đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn được tập trung chủ yếu vào một số địa bàn có điều kiện thuận lợi và kết câú hạ tầng và môi trường kinh tế - xã hội ổn định. Với đặc điểm là các ngành dệt phải tập trung diện tích lớn nên không thể tập trung tại một số vùng đất hẹp mà tập trung chủ yếu ở một số tỉnh có điều kiện tương đối tốt về cơ sở hạ tầng, thoả mãn điều kiện xây dựng các nhà máy dệt quy mô lớn. Đó chính là nguyên nhân mà Đông Nai và các tỉnh phía Nam thu hút được nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhìn chung, về cơ cấu đầu tư theo lãnh thổ, các số liệu trên cho thấy hiện nay đang có sự mất cân đối rõ rệt trong đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt giữa ba miền Bắc, Trung, Nam. Điều này chỉ ra rằng việc kết hợp hoạt động thu hút vốn FDI với khai thác tiềm năng trong nước, đặc biệt là trong ngành dệt hiện nay chưa đạt kết quả cao, chưa toàn diện và đồng bộ. Đây là vấn đề hết sức cấp bách mà Chính phủ đã đưa ra chiến lược phát triển sản xuất với tên gọi " chiến lược tăng tốc phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020" với mục tiêu xây dựng nhanh chóng ngành cung cấp nguyên liệu như vải. Chiến lược này nhằm thúc đẩy trực tiếp sản xuất dựa vào sự đầu tư tích cực cho các ngành thiết yếu là ngành dệt, nhuộm. Mà để thực hiện chiến lược này với các doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn trong điều kiện thiếu vốn của Việt Nam tất yếu phải có các biện pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành. * Ngành may Số lượng các dự án đầu tư vào ngành may Việt nam được phân bố trên 28 địa bàn trong cả nước, số lượng địa bàn đầu tư vào ngành may nhiều hơn 14 địa phương so với ngành dệt. Các dự án về ngành may được đặt khắp các tỉnh miền Bắc, Trung, Nam. Bảng 7: Đầu tư nước ngoài vào ngành may Việt Nam phân theo địa bàn đầu tư STT Địa phương Tổng VĐT (triệu USD) VĐT/DA (riệuUSD) 1 TP. Hồ Chí Minh 276,13 1,72 2 Bình Dương 138,61 2,77 3 Đồng Nai 85,88 3,07 4 Hà Nội 26,62 1,77 5 Long An 22,05 3,68 6 Hải Phòng 18,43 2,05 7 Vĩnh Phúc 18,4 4,60 8 Hải Dương 13,38 2,23 9 Tây Ninh 9,9 1,98 10 Bắc Ninh 9,4 4,70 11 Hưng Yên 8,4 2,80 12 Bắc Giang 7,4 3,70 13 Hà Tây 4,4 2,20 14 Đà Nẵng 3,5 0,88 15 Phú Thọ 3,45 1,73 16 Tiền Giang 3,2 1,60 17 Nam Định 2,77 1,39 18 Khánh Hoà 2,45 0,82 19 Thái Bình 2,4 1,20 20 Quảng Nam 2 1,00 21 Lâm Đồng 1,67 1,67 22 Cần Thơ 1,2 1,20 23 Hà Nam 1 1,00 24 Bà Rịa- Vũng Tàu 0,7 0,35 25 Trà Vinh 0,5 0,50 26 Quảng Ngãi 0,35 0,35 27 Hà Tĩnh 0,3 0,30 28 Quảng Ninh 0,3 0,30 Nguồn: Vụ quản lý dự án đầu tư nước ngoài - Bộ kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế năng động nhất Việt Nam, do đó mà đây cũng là nơi thu hút được nhiều dự án đầu tư nước ngoài nhất. Tổng số dự án đầu tư là 161( chiếm 50,47% tổng số dự án) với tổng số vốn đầu tư là 216,73 triệu USD chiếm 41,54% tổng vốn đầu tư. Tiếp đến là Bình Dương, Đồng Nai. Riêng ba tỉnh thành phố này đã chiếm tới 74,92% tổng số dự án và 75,51% vốn đầu tư cho các địa phương. Hà Nội đứng thứ tư với 15 dự án, tổng số vốn đầu tư là 26,62 triệu USD. Tuy nhiên, các dự án tập trung chủ yêú ở những địa phương này thường với quy mô không lớn. Quy mô vốn đầu tư trên một dự án lớn là ở Bắc Ninh với 4,7 triệu USD/dự án; Vĩnh Phúc là 4,6 triệu USD/ dự án và Long An là 3,68 triệu USD/dự án nhưng số dự án có quy mô lớn chỉ chiếm 3,8% tổng số dự án. ở Việt Nam, rất nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào các ngành may mặc nhưng lại ít các dự án vốn lớn, công nghệ hiện đại. Do đó, cần phải có những biện pháp khuyến khích thu hút những dự án có quy mô lớn. c. Theo hình thức đầu tư Vào những giai đoạn khác nhau, mỗi hình thức đầu tư vào ngành dệt may Việt nam có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Cụ thể như: # Giai đoạn 1988-1991 Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu dưới hình thức liên doanh, chiếm 71,43% số dự án đầu tư. Nguyên nhân là do những thuận tiện mà hình thức liên doanh mang lại cho chủ đầu tư nước ngoài về thủ tục, tuyển dụng lao động, san sẻ rủi ro…Về phía Việt nam hầu hết các đối tác làdoanh nghiệp Nhà nước (chiếm trên 90%). Hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 28,57% số dự án và hợp đồng hợp tác kinh doanh không có dự án nào. # Giai đoạn 1992-2003: Giai đoạn này hình thức 100% vốn nước ngoài tăng nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng cao ( chiếm 82,42% số dự án đầu tư). Điều này chứng tỏ sự tự tin của chủ đầu tư vào môi trường đầu tư ở Việt Nam, tiềm lực của các nhà đầu tư và do hình thức này mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, cần có sự quản lý chặt chẽ hình thức này để tránh hậu quả xấu như sự thao túng của nước ngoài trong ngành, các doanh nghiệp Việt Nam bị chèn ép, không đủ khả năng cạnh tranh, việc thực hiện các quy định về lao động, bảo vệ môi trường. Trong khi đó hình thức liên doanh giảm đi đáng kể, chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ 16,44% do không hiệu quả. Hình thức hợp tác kinh doanh chiếm 1,59%. * Ngành dệt Trong những năm đầu Luật đầu tư nước ngoài có hiệu lực thì hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài thường sử dụng hình thức liên doanh với bên Việt nam. Ví dụ như: năm 1988-1991 hình thức liên doanh chiếm 100% số dự án đăng ký vào ngành dệt. Nguyên nhân là trong thời kỳ đầu, các thủ tục triển khai thực hiện dự án còn đòi hỏi nhiều giấy tờ, thủ tục đăng ký và hoạt động rất phức tạp. Trong khi đó, Việt Nam là một môi trường đ._.nh viên của tổ chức thương mại thế giới WTO hết hiệu lực đang đến gần. Theo khuôn khổ Hiệp định này, đến 31/12/2004, các nước nhập khẩu hàng dệt may sẽ bỏ hạn ngạch cho các nước xuất khẩu là thành viên của WTO. Đây có thể coi là cơn "đại hồng thuỷ" của ngành dệt may, đặc biệt là với Việt Nam - một nước chưa gia nhập WTO. Sau thời điểm 31/12/2004, do Việt Nam vẫn chưa là thành viên của WTO nên vẫn chưa được bỏ hạn ngạch; trong khi đó, một số nước như ấn Độ, Trung Quốc, Campuchia…đã là thành viên của tổ chức này thì sẽ có điều kiện thuận lợi hơn. Do vậy mà dệt may Việt Nam sẽ không có lợi thế ngang bằng với họ, sẽ có nhiều khó khăn hơn là cơ hội. - Nước ta có tình hình kinh tế, chính trị tương đối ổn định, được coi là địa điểm 'an toàn" về đầu tư cũng như có môi trường pháp lý về đầu tư tương đối hoàn chỉnh. Điều này có vai trò rất lớn trong việc thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài vào hoạt động kinh doanh trên thị trường Việt Nam trong các lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và ngành dệt may Việt Nam nói riêng. - Việc Trung Quốc gia nhập WTO đã tạo điều kiện cho hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc nhiều hơn. Trong khi đó, ở trong nước từ khi ban hành luật đầu tư nước ngoài năm 1987 và sau nhiều lần bổ sung, sửa đổi năm 2000 thì ngành dệt may đã có sẵn một số điều kiện cơ bản để thu hút FDI - Nguồn nhân lực: lực lượng lao động dồi dào với trình độ kỹ thuật, kỹ năng tay nghề khá, đáp ứng yêu cầu trình độ kỹ thuật của ngành và đối tác đầu tư nước ngoài. Đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh có kinh nghiệm tiếp cận, đàm phán hợp tác với nước ngoài. Giá nhân công rẻ tương đối so với một số nước trong khu vực. Tuy vậy, trong lĩnh vực dệt may thì ta vẫn phải nhập khẩu tới 70% nguyên liệu, hàng chủ yếu lại gia công, năng suất thấp, giá thành cao… - Việc triển khai các biện pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo tinh thần Nghị quyết 09 của Chính phủ đã và đang góp phần cải thiện môi trường đầu tư cả về môi trường pháp lý và thủ tục hành chính tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc sửa đổi này cũng nhằm mục đích tạo cơ hội cho Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO. Từ đó tạo đà cho sự phát triển ngành dệt may Việt Nam. Việc Việt Nam được là thành viên chính thức của WTO sẽ thúc đẩy xuất khẩu dệt may Việt Nam phát triển, và cũng thu hút được thêm cho mình nhiều nhà đầu tư lớn hơn vào lĩnh vực dệt may. - Nền kinh tế thế giới, nhất là các nước ASEAN đang được phục hồi, cùng với xu hướng tăng cương hội nhập kinh tế quốc tế sẽ góp phần làm tăng luồng vốn đầu tư ra nước ngoài và tạo điều kiện để Việt Nam có thể tăng xuất khẩu sang các nước này Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010 Theo nhuồn tin từ : Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 55/2001/QD-TTg ngày 23 tháng 04 năm 2001 phê duyệt chiến lược phát triển và một số cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện chiến lược phát triển Ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010 với các nội dung sau: 1. Mục tiêu: Phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới. 2. Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010: a) Đối với ngành dệt, bao gồm: sản xuất nguyên liệu dệt, sợi dệt, in nhuộm hoàn tất: - Kinh tế nhà nước làm nòng cốt, giữ vai trò chủ đạo; khuyến khích các thành phần kinh tế, kể cả đầu tư trực tiếp nước ngoài tham gia phát triển lĩnh vực này - Đầu tư phát triển phải gắn với bảo vệ môi trường, quy hoạch xây dựng các cụm công nghiệp sơi, dệt, in nhuộm hoàn tất ở xa các trung tâm đô thị lớn - Tập trung đầu tư trang thiết bị hiện đại, công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến, trình độ chuyên môn hoá cao. Chú trọng công tác thiết kế các sản phẩm dệt mới, nhằm từng bước củng cố vững chắc uy tín nhãn mác hàng dệ Việt Nam trên thị trường quốc tế - Tổ chức lại hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, tạo bước nhảy vọt về chất lượng, tăng nhanh sản lượng các sản phẩm dệt, nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước b) Đối với ngành may - Đẩy mạnh cổ phần hoá những doanh nghiệp may mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển ngành may, nhất là ở các vùng đông dân cư, nhiều lao động - Đẩy mạnh công tác thiết kế mẫu thời trang, kiểu dáng sản phẩm may. Tập trung đầu tư, cải tiến hệ thống quản lý sản xuất, quản lý chất lượng, áp dụng các biện pháp tiết kiệm nhằm tăng nhanh năng suất lao động, giảm giá thành sản xuất và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm may Việt Nam trên thị trường quốc tế c) Đẩy mạnh đầu tư phát triển các vùng trồng bông, dâu tằm, các loại câu có xơ, tơ nhân tạo, các loại nguyên liệu, phụ liệu, hóa chất, thuốc nhuộm cung cấp cho ngành dệt may nhằm tiến tới tự túc phần lớn nguyên liệu, vật liệu và phụ liệu thay thế nhập khẩu d) Khuyến khích mọi hình thức đầu tư, kể cả đầu tư nước ngoài, để phát triển cơ khí dệt may, tiến tới cung cấp phụ tùng, lắp ráp và chế tạo thiết bị dệt may trong nước 3. Các chỉ tiêu chủ yếu Cũng theo nguồn tin từ www.mpi.gov.vn thì Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 55/2001/QD-TTg đã chỉ ra một số chỉ tiêu cần phải đạt được của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010 như sau: a) Sản xuất - Đến năm 2005, sản phẩm chủ yếu đạt: Bông xơ 30.000 tấn; xơ sợi tổng hợp 60.000 tấn; sợi các loại 150.000 tấn; vải lụa thành phẩm 800 triệu m2; dệt kim 300 triệu sản phẩm; may mặc 780 triệu sản phẩm - Đến năm 2010, sản phẩm chủ yếu đạt: Bông xơ 80.000 tấn; xơ sợi tổng hợp 120.000 tấn, sợi các loại 300.000 tấn; vải lụa thành phẩm 1.400 triệu m2; dệt kim 500 triệu sản phẩm; may mặc 1.500 triệu sản phẩm b) Kim ngạch xuất khẩu - Đến năm 2005: 4.000 đến 5.000 triệu USD - Đến năm 2010: 8.000 đến 9.000 triệu USD c) Sử dụng lao động - Đến năm 2005: Thu hút 2,5 đến 3,0 triệu lao động. -Đến năm 2010: Thu hút 4,0 đến 4,5 triệu lao động d) Tỷ lệ giá trị sử dụng nguyên liệu nội địa trên sản phẩm dệt may xuất khẩu - Đến năm 2005: trên 50% - Đến năm 2010: trên 75% e) Vốn đầu tư phát triển - Tổng vốn đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005 khoảng 35.000 tỷ đồng, trong đó Tổng công ty Dệt may Việt Nam khoảng 12.500 tỷ đồng - Tổng vốn đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2006-2010 khoảng 30.000 tỷ đồng, trong đó tổng Công ty Dệt May Việt Nam khoảng 9.500 tỷ đồng - Tổng vốn đầu tư phát triển vùng nguyên liệu trồng bông đến năm 2010 khoảng 1.500 tỷ đồng ố Với chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010 như trên thì Nhà nước đã đề ra một số cơ chế, chính sách để hỗ trợ thực hiện như sau: 1. Nhà nước hỗ trợ nguồn vốn ngân sách, vốn ODA đối với các dự án quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm; đầu tư các công trình xử lý nước thải; quy hoạch các cụm công nghiệp dệt, xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các cụm công nghiệp mới; đào tạo và nghiên cứu của các viện, trường và trung tâm nghiên cứu chuuyên ngành dệt may 2. Các dự án đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất: sợi, dệt, in nhuộm hoàn tất, nguyên liệu dệt, phụ liệu may và cơ khí dệt may: a. Được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, trong đó 50% vay với lãi suất bằng 50% mức lãi suất theo quy định hiện hành tại thời điểm rút vốn, thời gian vay 12 năm, có 3 năm ấn hạn; 50% còn lại được vay theo quy định của Quỹ hỗ trợ phát triển b. Được coi là lĩnh vực ưu đãi đầu tư và được hưởng các ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nứơc 3. Bộ Tài chính nghiên cứu trình Chính phủ đệ trình uỷ ban Thường vụ quốc hội cho phép áp dụng cơ chế đối với vải và phụ liệu may sản xuất trong nước nếu bán cho các đơn vị sản xuất gia công hàng xuất khẩu tại Việt Nam được hưởng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng như đối với hàng xuất khẩu 4. Đối với các doanh nghiệp nhà nước sản xuất sợi, dệt, in nhuộm hoàn tất, nguyên liệu dệt, phụ liệu may và cơ khí dệt may: a. Trong trường hợp cần thiết, được chính phủ bảo lãnh khi mua thiết bị trả chậm, vay thương mại của các nhà cung cấp hoặc tổ chức tài chính trong và ngoài nước b. Được cấp lại tiền thu sử dụng vốn trong thời gian 5 năm ( 2001-2005) để tái đầu tư c. Được ưu tiên cấp bổ sung một lần đủ 30% vốn lưu động đối với từng doanh nghiệp 5. Dành toàn bộ nguồn thu phí hạn ngạch và đấu thầu hạn ngạch dệt may cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu, trong đó có chi phí cho các hoạt động tham gia các Tổ chức dệt may quốc tế, cho công tác xúc tiến thương mại và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may 6. Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ. 3.2. Giải pháp nhằm thu hút FDI vào ngành dệt may Việt Nam Từ các chỉ tiêu mà Đảng và Nhà nước đẫ đề ra đối với sự phát triển của ngành dệt may việt nam đến năm 2010 như trên, cùng với việc nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài có hiệu quả hơn, Nhà nước và ngành dệt may cần quan tâm đến một số vấn đề sau: 3.2.1. Từ phía nhà nước Thứ nhất, Nhà nước cần phải có các biện pháp hoàn thiện môi trường đầu tư Khó khăn lớn nhất hiện nay đối với các ngành kinh tế nói chung và ngành dệtmay nói riêng là vấn đề thiếu vốn. Do vậy, ngành dệt may Việt Nam cần huy động vốn từ mọi thành phần kinh tế để thực hiện chiến lược phát triển tăng tốc ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010. Nên vấn đề đặt ra là cần có giải pháp hữu hiệu nhằm thu hút mạnh hơn nữa đầu tư nước ngoài trong bối cảnh suy giảm vốn đầu tư trên toàn thế giới và sự cạnh tranh của các quốc gia khác trên thị trường đầu tư thế giới Một là, thủ tục xét duyệt và cấp giấy phép cho các dự án FDI Thủ tục hành chính trong xét duyệt và cấp giấy phép còn nhiều phiền hà, phức tạp trong khi chúng ta đang đứng trước cuộc cạnh tranh trên thị truờng đầu tư. Thủ tục đầu tư trực tiếp nước ngoài có ý nghĩa quan trọng đối với việc thu hút đầu tư và quyết định tiến độ thực hiện dự án. Thủ tục rườm rà tạo những khe hở để quan chức địa phương sách nhiễu, gây phiền hà,… đối với nước đầu tư. Kinh nghiệm quốc tế trong những năm qua và thực tế nguyên nhân triển khai thực hiện dự án chậm dẫn đến một số dự án giải thể trong ngành dệt may cho thấy mặc dù thông thoáng về môi trường luật pháp như nhau nhưng ở nước nào có thủ tục đầu tư đơn giản, gọn nhẹ thì ở đó thu hút được đầu tư mạnh hơn. Đối với nước ta, thủ tục đầu tư đã và đang là vấn đề gây trở ngại việc thu hút đầu tư. Tình hình cải thiện hành chính theo chiều hướng đơn giản hoá diễn ra chậm chạp. Thực tế đặt ra là các địa phương còn thiếu cán bộ có đủ trình độ trong xét duyệt và thẩm định các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Điều này dẫn đến tình trạng phổ biến ở nhiều địa phương là đẩy lên cấp cao hơn hoặc là xét duyệt nhưng thiếu sự đánh giá đúng về các dự án dẫn đến bỏ qua những dự án hiệu quả và cấp phép cho những dự án không hiệu quả. Do đó, cần phải đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, tăng cường các biện pháp chống tham nhũng nhằm đơn giản hoá thủ tục hành chính. Hai là, chính sách khuyến khích đầu tư Chính sách khuyến khích đầu tư có mối liên hệ chặt chẽ với việc tạo lập đối tác, lựa chọn đối tác nước ngoài, địa bàn đầu tư và các hình thức thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đây thực sự là một đòn bẩy kinh tế và vai trò của các chính sách kinh tế là ở chỗ nó quyết định trực tiếp tới mức lợi nhuận cuả các nhà đầu tư. Chính sách thuế cởi mở với tỷ suất thuế thấp, giá thuê đất thấp cùng với mức tiền lương hợp lý phù hợp với chất lượng lao động, sẽ làm cho chi phí sản xuất giảm điều này có lợi cho nhà đầu tư Hiện nay, Việt Nam đã đưa ra danh mục các dự án khuyến khích đầu tư, trong đó bao gồm các dự án sử dụng nhiều lao động, các dự án sản xuất hàng xuất khẩu để khuyến khích các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu nhiều sản phẩm. Đồng thời đã có những nỗ lực trong việc xoá bỏ dần cơ chế hai giá áp dụng đối với doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, có những tiến bộ trong việc giảm giá điện, nước, cước viễn thông. Tuy vậy các doanh nghiệp vẫn cho rằng việc duy trì cơ chế hai giá cho đến năm 2005, thuế thu nhập cá nhân qúa cao làm tăng chi phí lao động so với các nước trong khu vực, các chi khác như chi phí vận tải, chi phí điện thoại, chi phí thanh toán chuyển khoản của ngân hàng… quá cao đều dẫn dến làm tăng chi phí và giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Do đó, chính phủ cần nhanh chóng xoá bỏ cơ chế hai giá, đặc biệt là giá máy bay, giá điện, hạ thấp thúê thu nhập cá nhân tương đương mức khu vực Ba là, nâng cao kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật Kết cấu hạ tầng là nhân tố quyết định đến chi phí sản xuất, tiến độ đầu tư và chất lượng sản phẩm. Điều đó tác động trực tiếp đến lợi nhuận của nhà đầu tư. Kết cấu hạ tầng thể hiện ở hệ thống đường bộ, biển, hàng không, hệ thống thông tin liên lạc… thực tế cho thấy, nguồn vốn đầu tư chỉ chảy vào nơi có môi trường đầu tư thuận lợi mà trước hết thể hiện ở hệ thông cơ sở hạ tầng hiện đại. Điều này để giải thích tại sao các nhà đầu tư thích đầu tư các dự án dệt may tại các tỉnh thành phố lớn có cở sở hạ tầng phát triển. So với yêu cầu phát triển cơ sở hạ tàng thì Việt Nam còn yếu kém. Do vậy, trước tiên cần phải đầu tư thích hợp cho việc nâng cao phát triển cơ sở hạ tầng. Nhưng khả năng của ngân sách nhà nước đầu tư vào lĩnh vực này là hạn chế. Vì vậy lượng vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng chủ yếu dựa vào nguồn ODA. Hiện tại, đầu tư trực tiếp thông qua hình thức BOT cũng đang được khuyến khích để thu hút thêm đầu tư nước ngoài cho phát triển cơ sở hạ tầng bao gồm vốn viện trợ, vốn vay, FDI và vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân Bốn là, đối xử công bằng giữa doanh nghiệp Các doanh nghiệp vẫn cho rằng vẫn còn sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, thể hiện qua việc doanh nghiệp nhà nước nhận được sự ưu đãi tài chính qua việc trợ cấp tín dụng, Trong khi doanh nghiệp tư nhân ( bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) thì không được hưởng. Điều này tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các thành phần kinh tế Điều này dẫn đến làm mất đi tính hấp dẫn của thị trường đầu tư Việt Nam. Do đó chính phủ cần hạn chế bảo hộ để tạo sức ép cạnh tranh và phát triển doanh nghiệp lành mạnh, chấm dứt hoạt động các doanh nghiệp kém hiệu quả bằng cách phá sản, bán lại, cổ phần hoá… Năm là, điều chỉnh kịp thời, hoàn thiện môi trường luật pháp Tính hấp dẫn của một quốc gia về lĩnh vực đầu tư trước hết phải thể hiện ở lụât đầu tư. Đối với mọi quốc gia, luật đầu tư nước ngoài là một bằng chứng cụ thể của sự mở cửa và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Cùng với Luật, các văn bản dươí luật trong hệ thống văn bản pháp luật cũng rất quan trọng. Nhưng thực tế thời gian kể từ khi luật hay nghị định của chính phủ ban hành đến khi có đầy đủ hướng dẫn của các bộ, Tổng cục, uỷ ban nhân dân các tỉnh thành phố… thì mất quá nhiều thời gian và nhiều khi các quy định của cấp dưới lại đưa thêm nhiều quy định khác với quy định của cấp trên. Rút ngắn thời gian, đảm bảo sự thống nhất giữa các văn bản từ Trung ương đến địa phương để các quy định của nhà nước đi vào cuộc sống kinh doanh là điều hết sức cần thiết Việc điều chỉnh phải theo tiến độ phù hợp, bám sát chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển ngành dệt may nhằm thu hút đầu tư nước ngoài cân đối theo từng lĩnh vực và vùng lãnh thổ. Việc điều chỉnh và ban hành mới các cơ chế, chính sách nên có sự tham khảo, học hỏi của nước ngoài nhưng có cải tiến phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. .. *Thứ hai, Nhà nước cần có các biện pháp nhằm xây dựng và quy hoạch tổng thể về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may Nhằm nhanh chóng khắc phục tình hình giảm sút đầu tư ào ngành dệt may trong thời gian qua, bên cạnh việc hoàn thiện và tăng tính hấp dẫn của các văn bản thì việc sớm công bố quy hoạch trở nên cấp bách. Quy hoạch này cố gắng đảm bảo độ chuẩn xác cao với tình hình mất cân đối trong thu hút đầu tư về ngành dệt may giữa cac vùng, mất cân đối giữa các hình thức đầu tư. Trong thực tế, thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài theo đúng chiến lược phát triển ngành dệt may và vùng lãnh thổ là mong muốn của không chỉ ngành dệt may mà của cả nền kinh tế. Tuy nhiên, thực hiện lại rất khó. Khi mà đa phần các nhà đầu tư đều đặt mục tiêu lợi nhuận , doanh thu , lợi thế cạnh tranh, thị phần,… lên hàng đầu. Vì vậy, khi lập dự án họ đều có sự lựa chọn rất cẩn thận về môi trường đầu tư, lĩnh vực đầu tư… Do đó, nhà nước cần có chính sách ưu đãi tương xứng hơn với mức độ chênh lệch về các điều kiện kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng…Đồng thời cần phải tìm cách huy động nguồn ODA cùng với vốn ngân sách nhằm chủ động đầu tư vào những vùng, cơ sở hạ tầng, nơi mà có ít hoặc không có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng có khả năng phát triển ngành dệt may. *Thứ ba, việc phát triển khu công nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may Số lượng các KCN, KCX đã được nhà nước phê duyệt trong thời gian qua là 68. Đây là con số lớn , tuy nhiên để nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN, tạo ra sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, trước hết ta phải tập trung hơn cho việc hoàn thành xây dựng cơ bản của các KCN đã được phê duyệt, hình thành một cách cân đối các KCN với quy mô khác nhau. *Thứ tư, phát triển vùng nguyên liệu cung cấp sản phẩm đủ chất lượng cho ngành dệt may Các nhà đầu tư nước ngoài còn chần chừ không dám bỏ vốn ra đầu tư xây dựng các nguồn nguyên liệu lâu dài như trồng bông, cá loại cây lấy xơ cho công nghiệp sợi hoặc nhà máy chế biến dầu thô để tiến tới có thể góp phần giải quyết nguồn nguyên liệu tại chỗ, nâng cao hiệu quả đầu tư cho ngành công nghiệp dệt may nói chung và các dự án thuộc khu vực đầu tư nước ngoài nói riêng Việt Nam là nước được đánh giá có thể trồng được bông. Do vậy phải có chiến lược đồng bộ về cơ chế tổ chức giữa các vùng nguyên liệu và chế biến để các nhà đầu tư thấy hết được các lợi thế đầu tư vào lĩnh vực này Nhà nước cần có các biện pháp đầu tư và quản lý chặt chẽ, áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ để bông xơ của Việt Nam có thể đáp ứng phần lớn nhu cầu của công nghiệp kéo sợi. Để thực hiện được điều đó đòi hỏi phải có quy hoạch các vùng sản xuất tập trung, giải quyết vấn đề giống cây bông và chính sách hỗ trợ đầu tư * Thứ năm, Nhà nước cần ưu tiên hơn trong việc thu hút các nhà đầu tư thuộc các công ty xuyên quốc gia lớn Phần lớn các dự án của các đối tác không phải xuất phát từ công ty mẹ mà xuất phát từ các công ty thuộc chi nhánh công ty nước thứ hai đầu tư vào nước ta, có rất ít các công ty xuyên quốc gia lớn. Do đó, cho đến nay đa phần các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dệt may là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ bắt đầu bộc lộ những bất cập về vốn, công nghệ phát triển ngành dệt may theo hướng công nghiệp hoá, hện đại hoá. Vì vậy cần có những biện pháp để thu hút các công ty xuyên quốc gia lớn đến đầu tư, điều này đòi hỏi không chỉ có sự phát triển lâu dài của ngành mà còn là yếu tố quyêt định sự phát triển ngành trong giai đoạn tới. Một trong những điều kiện có tính chất quyết định khả năng thu hút các công ty xuyên quốc gia lớn là phải có các doanh nghiệp đối tác trong nước đủ mạnh về nhiều mặt như tài chính, công nghệ, quản lý…và để có được doanh nghiệp này nhà nước cần có sự lựa chọn, hỗ trợ, đầu tư, xây dựng tạo cho những điều kiện, cơ hội thử thách và phát triển * Thứ sáu, thực hiện chương trình cổ phần hoá, sắp xếp lại cá doanh nghiệp dệt may Mục đích là nhằm tạo điều kiện cho việc thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp dệt may đang gặp khó khăn, năng lực tài chính của bên Việt Nam trong liên doanh rất hạn chế, nhiều dự án sản xuất vải, sợi tạm ngừng triển khai, nhất là các dự án mà chủ đầu tư thuộc các nước bị khủng hoảng kinh tế. Vì vậy, chính phủ, bộ KH&ĐT cần cho phép những doanh nghiệp lỗ vốn nhiều, mâu thuẫn khó giải quyết được chuyển đổi sang hình thức 100% vốn nước ngoài với điều kiện đảm bảo việc làm cho người lao động và bảo toàn vốn cho phía Việt Nam. Mặt khác, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa giúp các doanh nghiệp tự túc được nguồn vốn kinh doanh và có thể sẽ tạo điều kiện thu hút được vốn đầu tư nước ngoài một cách gián tiếp thông qua việc bán cổ phiếu *Thứ bảy, vấn đề sở hữu trí tuệ Đối với doanh nghiệp dệt may, nhãn mác hàng hóa là vấn đề quan trọng. ở Việt Nam hiện nay, có tình trạng vi phạm nhãn hiệu hàng hoá, thương hiệu của sản phẩm ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm dệt may xuất khẩu trên thị trường quốc tế. Nếu tình trạng này không được cải thiện thì dẫn đến tâm lý e ngại đầu tư vào ngành dệt may. Mặt khác, nạn hàng giả, hàng lậu ảnh hưởng rất nhiều đến các nhà sản xuất. Vì vậy, cần sửa đổi, bổ sung các điều khoản liên quan trong bộ luật dân sự với các quy định hướng dẫn thi hành về bản quyền, nên có nghị định hướng dẫn thông tư riêng cho nhãn hiệu hàng hoá và các quyền liên quan. Đồng thời nhà nước cần phải tăng cường năng lực chống hàng giả, hàng nhập lậu và cho phép thành lập một hiệp hội chống hàng giả, hàng nhập lậu để phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong cuộc đấu tranh chống tệ nạn này. * Thứ tám, tập trung phát triển các ngành sản xuất nguyên phụ liệu và ngành dệt Hàng năm nước ta nhập khẩu khoảng gần 90% nguyên phụ liệu để sản xuất hàng dệt may. Như vậy giá trị làm ra ở trong nước là thấp , đồng thời các nhà đầu tư nước ngoài cũng không tận dụng được nguồn nguyên liệu sản xuất ở trong nuớc. Chất lượng vải dệt và nguyên phụ liệu trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu của ngành dệt may hiện nay nên cũng khiến các nhà đàu tư e dè khi quyết định đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam Một mặt cần đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp kéo sợi, dệt, nhuộm, hoàn tất và sản xuất phụ liệu may. Đồng thời cần chú trọng đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ và học tập kinh nghiệm cũng như nâng cao trình độ kỹ thuật trong công đoạn nhuộm và hoàn tất. Như vậy mới nâng cao giá trị sản xuất trong nước của sản phẩm dệt may và các nhà đầu tư yên tâm về nguồn cung cấp nguyên phụ liệu đối với ngành may và ngành dệt. Hơn nữa, cũng cân khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào việc phát triển các ngành dệt và phụ liệu may 3.2.2. Từ phía doanh nghiệp * Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Yếu tố con người bao giờ cũng là yếu tố quyết định đến mức độ thành công của hoạt động. Trong thời gian vừa qua, chúng ta vẫn chưa dành sự chú ý cho việc tuyển dụng , đào tạo, bồi dưỡng cán bộ …cho hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Để hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài có hiệu quả thì vấn đề quan trọng là cần phải có kế hoạch quy hoạch đào tao cân bộ, công nhân kỹ thuật để đáp ứng kịp thời cho nhu cầu trước mắt, chuẩn bị lâu dài cho sự phát triển kinh tế đất nước Riêng đối với lao động, cần phải thực hiện một số giải pháp: - Đầu tư cơ sở vật chất cho các trường đào tạo cùng với việc thay đổi nội dụng và chương trình đào tạo để theo kịp với các nước khác - Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ - Xây dựng tiêu chuẩn tuyển dụng lao động, đào tạo cơ bản qua trường dạy nghề * Giải pháp về thị trường Thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá là nguồn đầu tư của quá trình sản xuất kinh doanh, thị trưòng là vấn đề hết sức quan trọng mang tính sống còn của các doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh hàng may mặc trước hết phải nghiên cứu thị trường một cách chu đáo Thực tế ở Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may đã vấp phải vấn đề khó khăn đó là thị trường trong nước sức mua thấp lại chịu sự cạnh tranh của hàng nhập lậu giá rẻ. Vì vậy cần có biện pháp đê mở rộng thị trường. Hoạt động nghiên cứu thị trường đòi hỏi phải nắm bắt được những thông tin thiết yếu về nhu cầu, khả năng tiêu thụ cũng như điều kiện thâm nhập thị trường của hàng dệt may. Trên quan điểm đa phương hoá các mối quan hệ quốc tế của ngành nói chung và cá doanh nghiệp dệt may nói riêng, tích cực tìm kiêm thị trường tiêu thu quốc tế, tìm hiểu sở thích, tập quán, khả năng tiêu thụ trên thị trường để có những giải pháp kịp thời và thích hợp sao cho phù hợp với yêu cầu của từng thị trường. Biện pháp mở rộng và phát triển thị trường thành công có vai trò đặc biệt quan trọng đối với đầu ra của các dự án dệt may nên là một trong những biện pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có hiệu quả * Cần huy động vốn bằng mọi hình thức Một trong những nguyên nhân thất bị của liên doanh là do tỷ lệ góp vốn. Nên huy động vốn của bên Việt Nam vào liên doanh đúng tiến độ và tỷ lệ là một trong những vấn đề quan trọng để thực hiện dự án liên doanh có hiệu quả Cần huy động mọi nguồn vốn phục vụ cho đầu tư phát truển của ngành như huy dộng vốn trong dân, các tổ chức kinh tế khác thông qua phát hành trái phiếu, tín phiếu, vốn tự có của doanh nghiệp để khi cần thiết doanh nghiệp muốn đầu tư đổi mới thiết bị hay mở rộng nâng cấp thiết bị thì bên Việt Nam cũng sẵn sàng đáp ứng, tránh tình trạng phải giải thể liên doanh làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư. Hoặc Việt Nam phải bán lại cổ phần cho người nước ngoài thành doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đối với những doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển ngành dêt may * Tăng cường mối quan hệ giữa ngành dệt và ngành may Cần có biện pháp tổ chức và quản lý các doanh nghiệp dệt may sao cho có sự phối hợp giữa ngành dệt và ngành may, đảm bảo thực hiện " may là lối ra cho dệt ", giảm tỷ trọng nhập khẩu nguyên liệu, tăng cường khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp dệt may. Vì vậy , ngành dệt phải tổ chức cải tiến mẫu mã, chất lượng hạ giá thành sản phẩm để sản phẩm của mình có đủ sức cạnh tranh và có chỗ đứng cững chắc ở thị trường trong nước, để khi hàng ngoại rẻ, phong phú về chủng loại tràn vào thì sản phẩm của ngành dệt vẫn trụ vững và là nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho ngành may xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu tại chỗ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất hàng dệt may và thu hút các dự án mới vào ngành công nghiệp dệt may. 3.3. Một số kiến nghị nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành dệt may - Cần phải kết hợp giữa việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài với những biện pháp điều chỉnh hình thức, địa bàn đầu tư cũng như quy định tỷ lệ xuất khẩu cho phù hợp với mục tiêu của chiến lược phát triển ngành - Đảm bảo cung cấp nguyên liệu tại chỗ cho ngành dệt may - Nên cho phép đưa vào những máy móc, thiết bị đã qua sử dụng với điều kiện máy móc đó không gây ô nhiễm môi trường, hoặc có hại cho sức khoẻ người lao động để tận dụng giá trị sử dụng còn lại, tạo thêm việc làm cho các địa phương còn nhiều khó khăn - Tăng cường hỗ trợ đầu tư vốn từ mọi nguồn để đầu tư theo chiều sâu - Nghiên cứu các chính sách trên cơ sở tạo ra sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài - Đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp FDI nhằm tạo nguồn vốn đầu tư và đổi mới quản lý - Tăng cường công tác thị trường - Hỗ trợ các trường đại học, trung tâm dạy nghề để đào tạo cán bộ quản lý theo phương thức hiện đại, theo yêu cầu của ngành dệt may và đào tạo công nhân có tay nghề cao. Kết luận Qua những phân tích trên ta thấy ngành dệt may là ngành công nghiệp truyền thống lâu đời của nhân dân ta và cũng là ngành có nhiều triển vọng trong tương lai. Suất đầu tư của ngành dệt may không lớn nhưng là ngành đòi hỏi nhiều lao động, đây cũng chính là lợi thế của Việt Nam để cùng hợp tác phát triển. Do vậy, phát triển ngành dệt may tạo điều kiện cho việc phát triển chung của đất nước. Tuy nhiên, trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay, đời sống xã hội ngày càng được nâng cao thì đòi hỏi sản phẩm có chất lượng đang là một thách thức lớn cho ngành công nghiệp Việt Nam nói chung và cho ngành dệt may nói riêng. Vì vậy, vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may Việt Nam đang được đặt ra như một vấn đề then chốt để có thể phát triển được ngành dệt may Việt Nam, đưa sản phẩm dệt may Việt Nam lên một tầm cao mới, đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm trên thị trường quốc tế. Để có thể vươn lên, khẳng định đựơc chính mình, cạnh tranh được với thị trường nước ngoài và tiến tới hội nhập vào các tổ chức kinh tế thế giới thì với những đặc điểm kinh tế riêng phù hợp với tình hình kinh tế xã hội nước ta, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam được đánh giá là ngành có triển vọng trong việc phát triển sản xuất và xuất khẩu, đem lại nguồn thu lớn cho nền kinh tế. Do đó mà việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may là một hướng phát triển đúng đắn cho công nghiệp Việt Nam, tạo đà thuận lợi cho nền kinh tế được phát triển vững chắc, hướng tới một thời kỳ mới trong công cuộc xây dựng một nền kinh tế giàu mạnh ngang tầm với các nước trong khu vực. Tài liệu tham khảo 1. Tô Xuân Dân, Giáo trình kinh doanh quốc tế, Trường Đại hoạc kinh tế quốc dân, NXB Giáo dục, Hà Nội 2. PTS. Nguyễn Khắc Trân, PGS.TS. Chu Văn Cấp, Những giải pháp chính trị, kinh tế nhằm thu hút có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 3. Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2010 và quyết định phê duyệt chiến lược và một số cơ chế chính sách hỗ trợ thực hiện chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến 2010 - 55/2001/QĐ-Ttg 4. TS.Bùi Tuấn Anh, Tạo việc làm cho người lao động qua đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, NXB Thống kê 5. TS. Nguyễn Thanh Đức, Hội nhập kinh tế quốc tế (VIEW mạng quốc gia) ngày 03/01/2004:" Việt Nam và WTO: những lợi ích và thách thức khi gia nhập", Viện Kinh tế Thế giới 6. Kim Hoa, Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: thách thức, trở ngại và giải pháp tháo gỡ, Kinh tế dự báo, số 3/01 7. Anh Trung, Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp - hiện trạng và những kiến nghị, tạp chí công nghiệp Việt Nam số 01+2/03 6. Những vấn đề kinh tế thế giới , Số 3, 5 năm 2000 7. Kinh tế Việt Nam và thế giới 2003-2004 8. Thời báo kinh tế Việt Nam số 118/2003 9. Thời báo kinh tế Việt Nam số 201/2003 10. Các website http:// www.Mpi.gov.vn http:// www.mot.gov.vn http:// www.vir.com.vn http:// www.vntextile.com http:// www.vietnam-export-import.com ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0017.doc
Tài liệu liên quan