Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam. Thực trạng và giải pháp

Mục lục Mở đầu Với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn vốn vô cùng qua trọng đối với quá trình phát triển kinh tế, nó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước đồng thời tạo điều kiện khai thác các lợi thế so sánh, mở ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới, nâng cao năng lực quản lý và trình độ công nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu, tao thêm nhiều việc làm…. Xu hướng của nguồn vốn nước ngoài hiện nay đang đ

doc39 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1763 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam. Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổ vào các nước đang phát triển. Chính vì vậy, mà việc nghiên cứu vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là tất yếu để tạo sự pát triển kinh tế đất nước. Trong các nước có vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, thì Trung Quốc là một nước có nền kinh tế phát triển không ngừng, liên tục; có nguồn công nghệ phù hợp với trình độ phát triển của Việt Nam thêm vào đó Trung Quốc lại là nước láng giềng của chúng ta. Do đó, cần có những hoạt động nghiên cứu, thu thập các số liệu về vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc vào Việt Nam, từ đó nhận xét, đánh giá thực trạng nay để tìm ra nguyên nhân, những thuận lợi và khó khăn gặp phải. Quan trọng là đưa ra được các kiến nghị và các giải pháp để tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư này. Vì vậy, em đã chọn đề tài “Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam. Thực trạng và giải pháp”. Và đề tài nghiên cứu của em sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau: phương pháp duy vật biện chứng; phương pháp thống kê, dự đoán, phương pháp phân tích…Nội dung chính của đề tài được kết cấu như sau: Phần I: Thực trạng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam Phần II: Giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam Phần I Thực trạng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam trong thời gian qua 1. Tổng quan về tình hình tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung của Việt Nam từ 1988 đến nay So sánh năm 2004 với năm 2003 ta thấy rằng chỉ số FDI đã có sự tăng cao và đạt mức kỷ lục kể từ khủng hoảng tài chính năm 1997. Trong năm 2004, Việt Nam tiếp nhận 5.130 dự án đầu tư với vốn đầu tư thực hiện đạt gần 27 tỷ USD, tăng 7,5% so với năm 2003 và vượt kế hoạch đề ra. Doanh thu của khu vực đạt khoảng 18 tỷ USD, tăng 20%. Còn trong 8 tháng đầu năm 2005, dòng vốn FDI vào nước ta tiếp tục đà tăng trưởng của năm 2004. Tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 3,46 tỷ USD tăng 42,9% so với cùng kỳ năm trước và là mức cao nhất kể từ năm 1999 kể lại đây. Quy mô dự án cấp mới trong 8 tháng đầu năm 2005 tăng so với năm trước (4,5 triệu USD/ dự án), so với quy mô trung bình của dự án cấp mới năm 2004 (3,0 triệu USD/ dự án). Tính từ khi Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành 29/12/1987 đến hết tháng 8/2005, cả nước cấp giấy phép đầu tư cho hơn 6.600 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn cấp mới hơn 62 tỷ USD, trong đó có 5.627 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 48,15 tỷ USD, vốn thực hiện đạt gần 26 tỷ USD. (Nếu tính cả các dự án hết hiệu lực thì vốn thực hiện đạt gần 32 tỷ USD). Chiếm tỷ trọng lớn nhất là lĩnh vực công nghiệp và xây dựng 3.798 dự án (chiếm 67,6%) với vốn cấp mới 28,99 tỷ USD (chiếm 60,2%). Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ với 1.072 dự án (chiếm 19,08%) vốn cấp mới 15,55 tỷ USD (chiếm 32,2%); và cuối cùng là lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp có 747 dự án (chiếm 13,3%) với vốn cấp mới là 3,61 tỷ USD (chiếm 7,5%) (xem phụ lục 1). Mặc dù sự phân bố vốn đầu tư trực tiếp theo vùng lãnh thổ có sự chuyển biến ngày càng cân đối nhưng các thành phố lớn, có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi thuộc vùng kinh tế trọng điểm vẫn là những địa phương dẫn đầu thu hút đầu tư nước ngoài. Đứng đầu là TP.Hồ Chí Minh chiếm 30,8% về số dự án; 24,5% tổng vốn đăng ký và 22,8% tổng vốn thực hiện. Hà Nội chiếm 10,6% về số dự án; 18,26% tổng vốn đăng ký và 12,1% tổng vốn thực hiện. Tiếp đến là Đồng Nai chiếm 11,8% về số dự án; 17,1% tổng vốn đăng ký và 13,2% tổng vốn thực hiện. Và Bình Dương chiếm 18 % về số dự án; 9,86 % tổng vốn đăng ký và 6,9 % tổng vốn thực hiện (xem phụ lục 2). Riêng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước, Long An) chiếm 58,2 % tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký và 49,6% vốn thực hiện của cả nước. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hà Tây, Bắc Ninh) chiếm khoảng 26% tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký và 28,7% vốn thực hiện của cả nước. Hiện nay, các dự án đầu tư nước ngoài đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất (không kể các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp) còn hiệu lực chiếm 33,8% về số dự án và 33,4% tổng vốn đầu tư của cả nước. Hiện nay, có 71 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư ở Việt Nam trong đó các nước Châu á chiếm 76,5% về số dự án và 69,8% vốn đăng ký; các nước Châu âu chiếm 10% số dự án và 16,7% vốn đăng ký; các nước Châu Mỹ chiếm 6% về số dự án và 6% vốn đăng ký, riêng Hoa Kỳ chiếm 4,25% số dự án và 2,9% vốn đăng ký; số còn lại là các nước ở khu vực khác. Riêng 5 nền kinh tế đứng đầu trong đầu tư vào Việt Nam là Đài Loan, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và Hồng Kông chiếm 63,7% về số dự án và 61,4% tổng vốn đăng ký. Việt kiều từ 15 nước khác nhau chủ yếu là từ CHLB Đức, Liên bang Nga và Pháp đầu tư 96 dự án với vốn đầu tư đăng ký 290,5 triệu USD, chỉ bằng 0,6% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước. Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam chỉ đứng thứ 15 (xem phụ lục 3) và đầu tư chủ yếu vào ngành công nghiệp mà chủ yếu là công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ. Còn đối với ngành nông, lâm nghiệp và dịch vụ có các dự án đầu tư nhưng với số lượng ít hơn nhiều. Theo hình thức đầu tư thì chủ yếu là hình thức 100% vốn nước ngoài và liên doanh, không có hình thức BOT, BTO hay BT. Và đầu tư chủ yếu ở các thành phố lớn như: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh. Bảng 1.1: Tình hình FDI và Việt Nam giai đoạn 1988 đến nay Đơn vị: Triệu USD Năm Số dự án Vốn đầu tư Đăng ký Thực hiện Thời kỳ 88-90 201 1.556 Thời kỳ 91-95 1.140 16.754,4 6.063 1996 302 8.140,9 2.353 1997 252 5.213,6 2.489 1998 167 2.333,9 2.109 1999 218 1.441,9 2.235 2000 259 697,1 2.121 2001 451 1.783,2 2.344 2002 683 1.619 2.347 2003 651 1.275 2.500 2004 806 5.122 2.172 2005/1-8 490 2.233 2.140 Tổng 5.620 48.150 28.912 Nguồn: Cục ĐTNN – MPI Nhìn vào bảng trên ta thấy rằng tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước ta ngày càng tăng theo các giai đoạn: Thời kỳ đầu 88-90 là khi bắt đầu luật đầu tư nước ngoài được thực thi ở Việt Nam, giai đoạn này mới chỉ là thăm dò nên số dự án còn ít 201 dự án với quy mô trung bình 4,6 triệu USD/dự án. Thời kỳ tăng trưởng nhanh nhất và có sự thay đổi lớn về số lượng cũng như chất lượng (1991-1996) số dự án đạt 1442 với quy mô đầu tư trung bình là 5,34 triệu USD/dự án. Thời kỳ năm 1997-1998 lại có sự giảm sút mạnh cả về chất và lượng. Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở các nước Châu á khởi đầu từ sự phá giá đồng Bath của Thái Lan tháng 7/1997, cuộc khủng hoảng này đã tác động tiêu cực đến luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Vốn đầu tư trung bình cho một dự án chỉ còn 4,94 triệu USD Và từ 1999 đến nay đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng với quy mô lớn hơn như năm 2004 trung bình 6,35 triệu USD/dự án. 2. Quy mô và tốc độ đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam từ 1991 đến nay Hoạt động đầu tư trực tiếp của Trung Quốc bắt đầu trở lại Việt Nam là từ khi quan hệ chính trị Việt Nam và Trung Quốc được bình thường hoá (tháng 11-1991). Trung Quốc là một cường quốc lớn trên thế giới đồng thời lại là nước láng giềng của Việt Nam. Từ khi mở cửa , một mặt Trung Quốc ra sức thu hút nhiều đầu tư trực tiếp của nước ngoài đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển để thực hiện công cuộc hiện đại hoá, mặt khác, Trung Quốc cũng tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài với khối lượng và quy mô khiêm tốn, trong đó có Việt Nam nước láng giềng ở phía nam. Bởi Việt Nam là một thị trường tương đối rộng lớn với hơn 80 triệu dân, có nguồn tài nguyên thiên nhiên tương đối phong phú, nguồn lao động dồi dào với giá rẻ, nhân dân có nhu cầu lớn đối với các sản phẩm công nghiệp và hàng tiêu dùng,…. Ngay từ trước tháng 11-1991, trong giới doanh nghiệp Trung Quốc cũng đã có ý kiến và nhận thức cho rằng so sánh với các nước khác Trung Quốc có nhiều ưu thế hơn trong buôn bán và hợp tác kinh tế với Việt Nam, vì: Việt Nam luôn mong muốn khôi phục, củng cố và phát triển quan hệ hợp tác và buôn bán với Trung Quốc; thêm vào đó là Trung Quốc hiện đang có khối lượng hàng công nghiệp dồi dào, giá rẻ, kỹ thuật lại phù hợp với nhu cầu của Việt Nam; cuối cùng khá quan trọng là trước kia Trung Quốc đã từng giúp đỡ Việt Nam xây dựng nhiều hạng mục công nghiệp ở phía Bắc, bao gồm đường sắt, cầu cống, nhà máy gang thép, dệt, vật liệu xây dựng,phân hoá học mà hiện nay mà các nhà máy này đang cần thay thế và đổi mới trang thiết bị. Do cả hai phía đều có nhu cầu với nhau, cho nên ngay sau khi quan hệ hai nước được bình thường hoá thì sự hợp tác Việt Nam-Trung Quốc, trong đó hoạt động đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Trung Quốc sang Việt Nam được thực hiện dựa trên những hiệp định hợp tác kinh tế và đầu tư mà Chính phủ hai nước ký kết kể từ tháng 11-1991 trở đi. Ngay từ cuối tháng 11-1991, hạng mục đầu tư liên doanh đầu tiên giữa một doanh nghiệp Việt Nam với một doanh nghiệp Trung Quốc đã được phía Việt Nam cấp giấy phép ngày 25-11-1991 cho hoạt động tại thủ đô Hà Nội, đó là nhà hàng “Hoa Dong” (tại phố Hàng Trống – Hà Nội). Trong những năm tháng tiếp theo, số hạng mục đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Trung Quốc được phía Việt Nam cấp giấy phép cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam ngày càng nhiều lên. Dưới đây là những con số cụ thể phản ánh sự diễn biến và phát triển của đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam trong thời gian từ tháng 11-1991 đến nay. Bảng 1.2: Tình hình đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam từ tháng 11- 1991 đến nay. Đơn vị: USD Thời gian Tổng số dự án Tổng kim ngạch đầu tư theo giấy phép Tínhđến tháng 12-1991 1 200.000 Tính đến tháng 12-1992 10 3.044.143 Tính đến tháng 12-1994 22 24.000.000 Tính đến tháng 12-1995 33 60.000.000 Tính đến tháng 12-1998 61 Gần 120.000.000 Tính đến tháng 12-1999 76 130.000.000 Tính đến tháng 12-2000 92 148.000.000 Tính đến tháng 12-2001 110 221.000.000 Tính đến tháng 8-2005 346 710.477.762 Nguồn: Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc Từ khi bình thường hoá quan hệ thì đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam có sự tăng trưởng với tốc độ vừa phải, năm 1995 tăng gấp 3,3 lần về số dự án đầu tư và gần 20 lần về số kim ngạch đầu tư so với năm 1992; tính đến năm 2001 tăng gấp hơn 3,33 lần về số dự án đầu tư, và hơn 3,68 lần về tổng kim ngạch đầu tư so với năm 1995; đến tháng 8-2005 tăng gấp hơn 3,1 lần về số dự án đầu tư, hơn 3,2 lần về tổng kim ngạch đầu tư so với năm 2001. Đến nay Trung Quốc đứng hàng thứ 15 trên tổng số 71 quốc gia và vùng lãnh thổ nước ngoài có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam. Mặc dù vậy, tính đến nay, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam còn ít cả về số lượng dự án lẫn tổng kim ngạch đầu tư như đã nêu trong bảng trên, ít hơn rất nhiều so với đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại các nước Đông Nam á khác trong cùng thời gian. Điển hình như Campuchia với diện tích bằng một nửa còn số dân bằng 1/10 của Việt Nam nhưng tính đến năm 1999 Trung Quốc đầu tư vào nước này với 129 dự án đầu tư với tổng kim ngạch đầu tư là 260 triệu USD nhưng cùng thời gian đó tại Việt Nam chỉ có 76 dự án với tổng kim ngạch đầu tư là 130 triệu USD. Quy mô các dự án đầu tư trực tiếp của Trung Quốc đã thực hiện tại Việt Nam trong những năm qua nói chung là nhỏ bé,tính trung bình khoảng 2 triệu USD cho một dự án đầu tư, nhỏ hơn nhiều so với các dự án đầu tư của các nước ngoài khác tại Việt Nam. 3. Cơ cấu đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam 3.1. Cơ cấu FDI theo ngành Qua nhiều năm, với sự điều chỉnh hợp lý thì đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp của Trung Quốc nói riêng vào Việt Nam đã có những chuyển biến quan trọng phù hợp yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Những năm đầu vốn FDI chủ yếu tập trung vào xây dựng khách sạn, văn phòng cho thuê, nhưng trong những năm gần đây đã đa dạng hoá hơn các lĩnh vực. Trung Quốc đã đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh: khách sạn, nhà hàng,sản xuất lắp ráp đồ điện dân dụng, sản xuất phụ tùng và lắp ráp xe máy, thuốc trừ sâu, gia công gương kính, da giầy, sản xuất máy đếm tiền và thiết bị liên quan đến ngành ngân hàng, chế biến sản phẩm lâm nghiệp, nuôi trồng hải sản, chế biến thực phẩm và rau quả, sản xuất thức ăn gia súc, sản xuất đầu lọc thuốc lá, giấy vệ sinh, đồ chơi trẻ em, sản xuất gạch men gốm sứ phục vụ dân sinh, đen chiếu sáng, thuốc đông y, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu chế xuất (khu chế xuất Linh Trung tại thành phố Hồ Chí Minh) xây dựng siêu thị (chợ sắt Hải Phòng)….Nhìn chung, đây là những lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà Việt Nam có nhu cầu phát triển trong thời kỳ xây dựng công nghiệp hoá đất nước, cũng là lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà phía các doanh nghiệp Trung Quốc có ưu thế cạnh tranh tương đối, nhất là về giá cả sản phẩm. Bảng 1.3: Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam phân theo ngành (tính tới ngày 22/8/2005 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực) STT Chuyên ngành Số dự án TVĐT Vốn pháp định Đầu tư thực hiện I Công nghiệp 247 423.834.860 263,079,850 103,807,073 CN nhẹ 65 99.335.452 74,306,375 21,168,398 CN nặng 136 238.367.917 139.793.324 56.273.331 CN thực phẩm 20 23.573.718 14.899.718 8.540.636 Xây dựng 26 62.557.773 34.080.433 17.824.708 II Nông, lâm nghiệp 54 95.682.033 5.,992.940 34.096.850 Nông-Lâm nghiệp 41 66.108.506 42.455.077 25.501.129 Thủy sản 13 29.573.527 13.537.863 8.595.721 III Dịch vụ 45 190.960.869 84.927.037 43.242.557 GTVT-Bưu điện 7 7.360.000 4.552.029 1.392.400 Khách sạn-Du lịch 6 46.388.448 19.569.048 4.532.340 Tài chính-Ngân hàng 1 15.000.000 15.000.000 - Văn hóa-Ytế-Giáo dục 13 10.778.000 6.777.000 3.908.264 XD Văn phòng-Căn hộ 3 40.000.000 14.100.000 12.616.214 XD hạ tầng KCX-KCN 1 55.500.000 17.000.000 20.067.014 Dịch vụ khác 14 15.934.421 7.928.960 726.325 Tổng số 346 710.477.762 403.999.827 181.146.480 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam được thực hiện ở hầu khắp các lĩnh vực của nền kinh tế tập trung chủ yếu vào 3 nhóm ngành: Công nghiệp (gồm CN nặng, CN nhẹ, CN thực phẩm) và xây dựng có 247 dự án với vốn đầu tư đăng ký 423,83 triệu USD, chiếm 71,4% số dự án và 50,9% tổng vốn đầu tư. Các ngành nông lâm nghiệp với 54 dự án và 95,68 triệu USD tổng vốn đăng ký, chiếm tương ứng 13,5% và 34,6% số dự án và tổng vốn đầu tư. Các ngành dịch vụ có 45 dự án và 190,96 triệu USD vốn đăng ký, tức 15,1% số dự án và 14,5% tổng vốn đầu tư. 3.2. Cơ cấu FDI theo địa phương Nhìn chung, tình hình đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam theo vùng lãnh thổ đã có sự chuyển hướng cân đối hơn. Trong những năm đầu, nguồn vốn đầu tư trực tiếp này chủ yếu được rót vào các tỉnh phía Nam như TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai…nhưng về sau nó có xu hướng chảy ra các tỉnh phía Bắc. Với sự phát triển không ngừng thì rõ ràng các tỉnh phía Bắc đang ngày càng có nhiều cơ hội thu hút nguồn vốn đầu tư từ Trung Quốc điển hình là các tỉnh: Lào Cai, Thái Nguyên, Lạng Sơn…Tuy nhiên, tính đến tháng 8 năm 2005, thì nguồn vốn Trung Quốc đầu tư trọng điểm vẫn là : đứng đầu là Hà Nội với 55 dự án và tổng vốn đầu tư đạt hơn 78 triệu USD, tiếp theo là TP. Hồ Chí Minh với 33 dự án và tổng vốn thì lên đến hơn 97 triệu USD, Hải Phòng với 27 dự án và tổng vốn đầu tư là hơn 73 triệu USD, Quảng Ninh với 25 dự án và tổng vốn đầu tư là hơn 70 triệu USD…. Khi xem xét trên góc độ quy mô dự án thì thấy rằng các dự án ở Hà Nội có quy mô 1,44 USD/dự án, nhỏ hơn quy mô đầu tư các dự án ở TP. Hồ Chí Minh 2, 94 USD/dự án. Và như vậy cả nước tính đến thời điểm này có 44 tỉnh, thành phố nhận được nguồn vốn đầu tư của Trung Quốc (xem phụ lục 4). 3.3. Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư Theo luật đầu tư nước ngoài ban hành thì Việt Nam có 4 hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài đó là: doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng BCC, hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) và các hình thức phái sinh của nó (BTO, BT). Tuy nhiên, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam chỉ có 3 hình thức đầu tư đó là: hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh. Bảng 1.5: Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam theo hình thức đầu tư (tính tới ngày 22/8/2005 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực) Hình thức đầu tư Số dự án TVĐT Vốn pháp định Đầu tư thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh 30 45.680.589 41.637.925 17.621.491 100% vốn nước ngoài 194 308.408.273 196.408.755 74.085.731 Liên doanh 122 356.388.900 165.953.147 89.439.258 Tổng số 346 710.477.762 403.999.827 181.146.480 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Các dự án đầu tư mà Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam chủ yếu theo hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài là chính với 194 dự án (chiếm 56,4%) và tổng vốn đầu tư là 308,4 triệu USD (chiếm 43,4%). Hình thức này được các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các nhà đầu tư Trung Quốc nói riêng lựa chọn vì nó là hình thức có nhiều thuận lợi nhất: nhà đầu tư được quyền quyết mọi hoạt động theo pháp luật của nước sở tại. Nhưng đối với nước tiếp nhận thì hình thức này gây bất lợi nếu không có sự quản lý phù hợp. Còn hình thức doanh nghiệp liên doanh có số lượng dự án là 122 (chiếm 35,8 %) với tổng vốn đầu tư là 356,4 triệu USD (chiếm 50,1%). Hình thức đầu tư này có ưu điểm là nhà đầu tư có thể tranh thủ được sự hỗ trợ của đối tác Việt Nam trên thị trường mà họ chưa quen. Mặt khác, họ muốn cùng đối tác Việt Nam chia sẻ rủi ro nếu có….Nhưng theo nhận định thì các nhà đầu tư có xu hướng lựa chọn hình thức 100% vốn nước ngoài bởi họ muốn tự chủ trong điều hành quản lý doanh nghiệp.Bởi khi tham gia liên doanh đôi khi Nhà nước lại can thiệp quá sâu vào hoạt động của doanh nghiệp…. Đối với hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức dễ thực hiện và có ưu thế rất lớn trong việc phối hợp hoạt động sản xuất kỹ thuật cao đòi hỏi có sự kết hợp thế mạnh của nhiều công ty ở các quốc gia khác nhau. Hình thức này các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài ký một hợp đồng không ra đòi hỏi pháp nhân mới. Đây cũng là hình thức hợp tác sản xuất trong tương lai gần, xu hướng của phân công lao động và hợp tác quốc tế. Trung Quốc đầu tư hình thức này cũng rất ít với 30 dự án (chiếm 7,8%) và tổng vốn đầu tư là 45,7 triệu USD (chiếm 6,5%). Nguyên nhân là do Việt Nam đang trong giai đoạn hoàn thiện hành lang pháp lý nên có rất nhiều bất cập, mặc dù Chính phủ đã có nhiều biện pháp sửa đổi luật cho phù hợp. Ngoài ra, cũng có một số phương thức mới cũng được bổ sung vào Luật như: đầu tư vào Khu công nghiệp – Khu chế xuất, Khu công nghệ cao. Điển hình là dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu chế xuất Linh Trung tại TP. Hồ Chí Minh. 4. Đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam thời gian qua 4.1. Những ưu điểm Đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể nói là một nguồn vốn quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của một nước đang phát triển như Việt Nam. Trong đó Trung Quốc là một đối tác cũng tương đối lớn đã đóng góp nhiều vào sự phát triển của Việt Nam. Nguồn vốn đầu tư này đóng góp vào sự tăng lên của GDP, giúp vốn đầu tư toàn xã hội tăng lên, tạo điều kiện cho quá trình chuyển giao công nghệ để cải thiện chất lượng hàng hoá tăng khả năng xuất khẩu, tạo thêm việc làm giảm thiểu thất nghiệp…. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và mở rộng trao đổi quốc tế, đồng thời tiến tới công nghiệp hoá hiện đại hoá. Bảng 1.6: Đóng góp của khu vực FDI vào GDP Đóng góp của khu vực FDI 2001 2002 2003 2004 Tỷ trọng trong GDP (%) 13,1 13,9 14,3 14,8 Nộp ngân sách (triệu USD) 373 459 500 510  Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài - MPI Tỷ lệ đóng góp của khu vực đầu tư nước ngoài trong tổng sản phẩm quốc nội cũng tăng dần qua các năm. Năm 2001 đóng góp 373 triệu USD với tỷ trọng trong GDP là 13,1%; năm 2002 đóng góp 459 triệu USD với tỷ trọng trong GDP là 13,9%; năm 2003 đóng góp 500 triệu USD với tỷ trọng trong GDP là 14,3%; và năm 2004 đóng góp 510 triệu với tỷ trọng trong GDP là 14,8%. Như vậy giai đoạn 2001- 2004 khu vực kinh tế có vốn FDI đã đóng góp vào 18, 42 tỷ USD. Và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong đó có Trung Quốc vào Việt Nam đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, là nguồn bù đắp quan trọng cho thâm hụt cán cân vãng lai, cải thiện cán cân thanh toán. Thông qua vốn FDI nhiều nguồn lực trong nước được đưa vào sử dụng, đồng thời Nhà nước cũng chủ động hơn trong bố trí cơ cấu đầu tư, dành nhiều vốn ngân sách cho kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Có thể nói đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo “ cú huých” từ bên ngoài, ban đầu mở đường cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam cùng vốn đầu tư của các nước khác cũng tạo điều kiện cho quá trình chuyển giao công nghệ, các nhà đầu tư chuyển những công nghệ tương đối hiện đại đến Việt Nam để tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh.Về chất lượng công nghệ đưa vào Việt Nam, nhìn chung, phần lớn các trang thiết bị là đồng bộ, có trình độ bằng hoặc cao hơn các thiết bị tiên tiến đã có trong nước và thuaộc loại phổ cập ở các nước công nghiệp trong khu vực. Một số thiết bị qua sử dụng đã được nâng cấp trước khi đưa vào Việt Nam. Điều này đã làm cho các sản phẩm tăng sức cạnh tranh trên thị trường Việt Nam do các mặt hàng phong phú hơn chát lượng của hàng hoá được cải thiện rất nhiều so với thơì kỳ chưa mở cửa. Bên cạnh đó, đầu tư nước ngoài đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế, nâng cao năng lực xuất khẩu của Việt Nam. Một vấn đề quan trọng nữa là đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam cũng hình thành các doanh nghiệp mới từ đó góp phần giải quyết việc làm cho người lao động tăng thu nhập cho người dân (lương bình quân 80 – 85 USD/tháng cao hơn bình quân chung của các doanh nghiệp trong nước). Tính đến hết năm 2004, khu vực FDI nói chung đã tạo ra 800.000 lao động trực tiếp và hơn 1 triệu lao động gián tiếp khác như xây dựng, cung ứng các dịch vụ liên quan…. Nhiều lao động được đào tạo nâng cao tay nghề, tiếp thu kỹ năng, công nghệ tiên tiến, rèn luyên tác phong công nghiệp và thích ứng dần với cơ chế mới. Đội ngũ cán bộ làm việc trong lĩnh vực FDI ngày một trưởng thành và tích luỹ được kinh nghiệm quản lý. Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam góp phần mở rộng kinh tế thương mại của Việt Nam và Trung Quốc. Với vị trí là các nước láng giềng của nhau, có những điều kiện về địa lý tương tự nhau tạo điều kiện cho hai nước hiểu nhau hơn đồng thời thêm yếu tố đầu tư càng thúc đẩy mạnh mối quan hệ này. Việt Nam có thể mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá sang Trung Quốc tức là dù trực tiếp hay gián tiếp thì qua các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản phẩm của Việt nam có điều kiện xâm nhập vào thị trường đông dân nhất thế giới của Trung Quốc thúc đẩy tăng trưởng trong nước và ngược lại sản phẩm của Trung Quốc cũng xâm nhập vào Việt Nam để đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước, do đó đảm bảo nguồn nguyên vật liệu với giá cả phải chăng. Điều đó chứng tỏ rằng đầu tư trực tiếp và ngoại thương có quan hệ tác động hỗ tương. Đầu tư tạo điều kiện thay đổi bộ mặt đất nước và nâng cấp cơ sở hạ tầng. Bởi vì, khi muốn thu hút đầu tư thì Chính phủ phải có chiến lược đổi mới, xây dựng thêm cơ sở hạ tầng: giao thông vận tải, nhà cửa, …Thêm và đó, Trung Quốc còn tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu chế suất điển hình là khu chế xuất Linh Trung ở TP Hồ Chí Minh. Nhờ các dự án mà Việt Nam mới có cơ hội sớm được tiếp nhận nhiều cái mới về cải thiện cơ sở hạ tầng, cùng với nó là sự xuất hiện của nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, tạo môi trường và điều kiện tốt để các nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư, từ đó tạo khả năng mở rộng xuất khẩu, thông qua các khu chế xuất, khu công nghiệp. 4.2. Những tồn tại Bên cạnh những ưu điểm đạt được do nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và nguồn vốn đầu tư trực tiếp của Trung Quốc nói riêng vào Việt Nam thì vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục. Điều đó sẽ gây khó khăn cho việc xây dựng một chính sách phù hợp, có thể bỏ lỡ các dự án đầu tư, tạo môi trường đầu tư kém thu hút. Với thực trạng hiện nay, nguồn vốn của Trung Quốc vào Việt Nam còn ít so với tiềm lực của Trung Quốc và mối quan hệ của hai bên do đó xác định được những tồn tại để có biện pháp khắc phù một cách hợp lý. Trong những năm qua, các nhà đầu tư của Trung Quốc đến Việt Nam đầu tư trực tiếp, tuyệt đại đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiền vốn có hạn, kỹ thuật và công nghệ sản xuất chưa thật tiên tiến và hiện đại, do đó sức cạnh tranh yếu, sản xuất kinh doanh gặp khó khăn. Đến nay, chưa thấy xuất hiện tại Việt Nam những dự án đầu tư trực tiếp quy mô tương đối lớn của các công ty và tập đoàn kinh tế lớn của Trung Quốc. Cơ cấu đầu tư tuy đã có nhiều cải tiến tích cực, nhưng vẫn còn nhiều điều bất hợp lý, hiệu quả kinh tế – xã hội của khu vực đầu tư này chưa cao. Trung Quốc chủ yếu đầu tư khai thác các ngành công nghiệp nói chung đặc biệt là công nghiệp nặng trong khi đó ngành nông lâm nghiệp mặc dù có nhiều ưu đãi, lại có nhiều tiềm năng nhưng nguồn vốn cho khu vực này thấp. Chính vì vậy gây ra sự mất cân đối trong phát triển các ngành kinh tế, không tạo được hiệu quả cao trong đầu tư. Thêm vào đó vốn đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào các địa phương có điều kiện thuận lợi như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, trong khi đó vốn đầu tư vào các địa bàn có điều kiện khó khăn thì hạn hẹp, làm cho chênh lệch kinh tế - xã hội giữa các vùng ngày càng lớn. Từ đó gây ra hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh trong việc thu hút FDI của các địa phương khiến cho các dự án đầu tư kém hiệu quả do chỉ tập trung thu hút mà thực hiện thì yếu kém. Hệ thống pháp luật, chính sách đang trong quá trình hoàn thiện nên thiếu tính đồng bộ, ổn định, chưa đảm bảo tính rõ ràng và dự đoán trước được gây khó khăn cho nhà đầu tư trong triển khai dự án. Công tác quản lý Nhà nước còn yếu nhiều mặt, vừa buông lỏng lại vừa can thiệp quá sâu vào hoạt động của doanh nghiệp (quá tâp trung vào khâu cấp giấy phép đầu tư, buông lỏng khâu quản lý sau cấp giấy phép nên không nắm chắc được tình hình, kết quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI). Chất lượng lao động Việt Nam còn yếu kém. Một số cán bộ được cử vào làm việc trong liên doanh thiếu kiến thức chuyên môn, không nắm vững luật pháp, không thành thạo ngoại ngữ…. Đội ngũ lao động còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp về lao động có trình độ tay nghề cao, kỷ luật kém, năng suất lao động thấp, do đó thế mạnh của chúng ta về lao động bị suy yếu dần. Bên cạnh đó, còn nhiều hạn chế trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ: có những công nghệ chuyển giao đã cũ kỹ, lạc hậu, hoạt động kém hiệu quả; công nghệ chuyển giao không đồng bộ và định giá không đúng…. Từ đó dẫn đến sản phẩm làm ra có tính cạnh tranh chưa cao và còn gây ô nhiễm môi trường. Chi phí đầu tư ở Việt Nam cao hơn một số nước khác trong khu vực, như: giá điện ở Việt Nam cao hơn gấp 2 lần tại Bangkok – Thái Lan, lương công nhân Việt Nam cao gấp 1,6 lần tại Jakata – Indonexia và thuế thu nhập cá nhân cao hơn cả Thượng Hải. 4.3. Nguyên nhân Lượng vốn đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam còn ít do Trung Quốc vẫn đang trên đà phát triển, thiếu vốn (Trung Quốc có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài rất mạnh mẽ), lại đâng tiến hành xây dựng “Bốn hiện đại hoá” trên quy mô lớn cần thu hút nhiều đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Những lĩnh vực mà phía Việt nam muốn thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài, nhưng ở Trung Quốc, những lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đó vẫn đang cần đầu tư và có nhiều triển vọng phát triển, cho nên các doanh nghiệp Trung Quốc chưa có nhu cầu cấp bách đầu tư ra nước ngoài trong đó có Việt Nam. Do nhận thức về đầu tư trực tiếp nước ngoài chưa thông suốt, nhất quán; một mặt do chúng ta đang thiếu vốn trầm trọng nên một mặt, muốn khuyến khích thu hút vốn đầu tư nước ngoài để xây dựng đất nước; mặt khác, lại sợ sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ngay trong lòng nước ta mà ta không khống chế được, nên lại tìm cách ngăn chặn. Việc “đóng”, “mở” thất thường sẽ làm cho các nhà đầu tư ngần ngại, không muốn đầu tư lớn và lâu dài ở nước ta.Lại thêm ở Việt Nam có một số người không thích thú lắm với đầu tư trực tiếp của Trung Quốc, cho rằng kỹ thuật và công nghệ sản xuất của Trung Quốc chưa tiên tiến hiện đại bằng các nước tư bản chủ nghĩa phát triển khác, do đó, khi các doanh nghiệp Trung Quốc sang Việt Nam đầu tư sản xuất kinh doanh cò gặp nhiều khó khăn trở ngại. Do môi trường đầu tư của Việt Nam chưa dủ sức hấp dẫn. Việt Nam là một nước có dân số tương đối lớn nhưng thị trường lại hạn hựp, lợi thế so sánh mất đi, chính sách về thuế,quản lý ngoài hối thường thay đổi quá nhanh, cơ sở hạ tầng yếu kém. Điển hình như xây dựng khu công nghiệp với mục đích là địa phương mình cũng có khu công nghiệp chứ không phải xuất phát từ nhu cầu của các nhà đầu tư hoặc có địa phương không thuận tiên trong việc giao thông vận tải, không gần trung tâm kinh tế nhưng vẫn đầu tư các khu công nghiệp để chờ các nhà đầu tư nước ngoài, Thiếu một hệ thống luật pháp về đầu tư hoàn chỉnh. Hiện nay, nước ta mới đang tiến tới xây dựng một hệ thống luật đầu tư chung cho cả trong nước và nước ngoài. Còn luật đầu tư nước ngoài ra đời năm 1987 đã qua nhiều lần sửa đổi và bổ sung nhưng vẫn thiếu sự đồng bộ và nhất quán, chưa đảm bảo tính rõ ràng. Khâu quy hoạch thu hút đầu tư nước ngoài còn nhiều yếu kém, dẫn đến việc cấp giấy phép đầu tư cho một số ngành hàng, lĩnh vực vượt quá nhu cầu, gây lãnh phí thiệt hại cho dất nước, làm các nhà đầu tư mất niềm tin. Còn thiếu một đội ngũ cán bộ có đủ tài đức để tham gia quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và một đội ngũ công nhân lành nghề. Phần II Giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam Những định hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc 1.1. Những lợi ích trong đầu tư trực tiếp ra nước ngoài củ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8361.doc
Tài liệu liên quan