I. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước đang phát triển rất cần vốn cho công nghiệp hoá hiện đại hoá. Hơn 10 năm đổi mới nền kinh tế, phù hợp với xu thế quốc tế hoá nền kinh tế thế giới, Việt nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tính đến ngày 19/10/1998, Việt nam đã cấp giấy phép đầu tư cho các nhà đầu tư của trên 50 nước và khu vực với tổng vốn đăng ký 3223,5 triệu USD.
Cùng với việc gia nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, Việt nam đã trở thành thành v
35 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1355 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đầu tư trực tiếp của các nước ASEAN vào Việt Nam - Thực trạng & triển vọng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên chính thức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á ASEAN từ ngày 28/07/1995, tham gia Diễn đàn Châu á - Thái Bình Dương APEC từ ngày 17/11/1998 và gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á có 10 quốc gia: Brunây, Campuchia, Mianma, Lào, Malaixia, Philippin, Xinhgapo, Thái Lan, Indonêxia và Việt Nam. Việc gia nhập ASEAN và khối mậu dịch tự do ASEAN (The Free Trade Area -AFTA) là một cố gắng của Việt Nam trong việc hội nhập với nền kinh tế thế giới, qua đó cải thiện môi trường đầu tư thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước ASEAN vào Việt Nam phát triển rất nhanh chóng, hiện đang đóng một vai trò nhất định đối với sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Không chỉ các nước tư bản phát triển mà các nước ASEAN đều nhận thấy Việt Nam là một điạ chỉ khá hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Có thể thấy rằng, Việt nam là một thị trường đông dân, có tài nguyên khá phong phú, nguồn nhân công dồi dào, chi phí lao động rẻ hơn các nước ASEAN khác.
Tuy rằng, qua quá trình thực hiện các dự án đã bộc lộ sự hạn chế về năng lực tài chính và công nghệ của các nhà đầu tư ASEAN. Đây là một yếu tố khách quan. Bản thân các nhà đầu tư ASEAN cũng đang ở trên nấc thang thứ ba của quá trình công nghiệp hoá của Châu á nên cũng là những nước kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài. Chính vì thế, để tạo dựng lợi thế thu hút vốn FDI không loại trừ việc từ đó các quốc gia thành viên ASEAN tích cực đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Việt Nam có tiềm năng rất lớn về đất đai, tài nguyên, lao động và thị trường. Môi trường chính trị - kinh tế - xã hội khá ổn định. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế, năng xuất lao động xã hội, cơ sở hạ tầng còn thấp kém so với các nước thành viên ASEAN khác. Đề tài “Đầu tư trực tiếp của các nước ASEAN vào Việt nam - thực trạng và triển vọng” do em thực hiện nhằm tìm ra những ưu điểm, những hạn chế, những lĩnh vực - ngành nghề... có khả năng thu hút vốn FDI của các nước ASEAN để có thể xây dựng các danh mục khuyến khích các nhà đầu tư ASEAN theo năng lực sẵn có khi đầu tư trực tiếp vào Việt nam.
Do khả năng, trình độ và thời gian có hạn nên bài viết chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, em mong được lượng thứ. Em xin chân thành cám ơn thầy giáo hướng dẫn Từ Quang Phương đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề án này.
II. Giải quyết vấn đề
1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt nam.
a. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt nam.
a.1. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài( 100% foreign-owned capital ).
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vốn tại Việt nam, tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình trước pháp luật Việt nam.
a.2. Doanh nghiệp liên doanh ( Joint-Venture ).
Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai hay nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký kết giữa chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ nước ngoài hoặc là do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Doanh nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân, tự chủ về quản lý tài chính theo pháp luật, vốn pháp định do các bên liên doanh đóng góp, lợi nhuận và rủi ro phân chia theo lượng vốn đóng góp.
a.3.Hợp đồng hợp tác kinh doanh ( Business Cooperation Contract - BCC)
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa các bên ( hai hay nhiêu bên ) để cùng nhau tiến hành một hoặc nhiều hoạt động của các bên nhận đầu tư trên cơ sở qui định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập một xí nghiệp liên doanh hoặc bất cứ một pháp nhân mới nào. Các bên đều phải làm nghĩa vụ với nhà nước và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh và bản hợp đồng đã ký.
Ngoài ra còn có một số dạng thực hiện đầu tư 100% vốn nước ngoài đặc biệt:
+ Hợp đồng xây dựng, vận hành, chuyển giao.
Hợp đồng xây dựng, vận hành, chuyển giao là văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn đủ để thu hồi vốn và một lượng lãi nhất định. Hết thời hạn đó, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nhà nước Việt Nam.
+ Hợp đồng xây dựng, chuyển giao, vận hành ( BTO ).
Hợp đồng xây dựng, chuyển giao, vận hành là văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nhà nước Việt Nam. Chính phủ Việt Nam giành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định đủ để thu hồi vốn và lợi nhuận hợp lý.
+Hợp đồng xây dựng, chuyển giao ( BT ).
Hợp đồng xây dựng, chuyển giao là văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam. Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.
b. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam thời gian qua:
b.1. Thực trạng:
Tính đến hết năm 1997, tổng số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép là 2257 triệu USD, với tổng số vốn đăng ký là 31.438 triệu USD. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng một vai trò quan trọng vào công cuộc đổi mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Cụ thể là đầu tư vào lĩnh vực sản xuất chiếm 80% tổng vốn đầu tư, vào nhiều ngành kinh tế như bưu điện, viễn thông, thăm dò và khai thác dầu khí, điện, điện tử, hoá chất, sản xuất và lắp ráp xe máy, ôtô, ứng dụng công nghệ sinh học trong trông trọt và chăn nuôi... Đóng góp của đầu tư nướcngoài vào GDP ngày càng tăng: năm 1993 là 5,6 %, năm 1994 là 7,5%, năm 1995 là 8,3 %, năm 1996 là 10 %, năm 1997 là 13 %. Ngoài ra các dự án FDI thu hút hơn 27 vạn lao động Việt Nam vào công việc và tạo ra hàng chục vạn việc làm khác có liên quan. Điều này đã kích thích và năng cao chất lượng cũng như cường độ lao động Việt Nam. Đầu tư nước ngoài còn tăng cường khả năng xuất nhập khẩu và đổi mới công nghệ của Việt Nam.
Tính đến ngày 19/10/1998 các dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang hoạt động có tổng số vốn đăng ký là 3223,5 triệu USD và riêng 10 tháng đầu năm 1998 đã có 1,81 tỷ USD đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.
Sau đây là 10 nước và lãnh thổ đứng đầu về FDI tại Việt Nam.
Nước, vùng lãnh thổ
Số dự án
Vốn
đầu tư
Tỷ trọng (%)
Vị trí
Singapo
181
6447
20
1
Đài loan
309
4268
13,3
2
Hồng kông
184
3734
11,6
3
Nhật bản
213
3500
11,4
4
Hàn quốc
191
3154
9,8
5
Pháp
96
1465
4,6
6
Malayxia
59
1370
4,3
7
Mỹ
70
1230
3,8
8
Thái lan
78
1109
3,4
9
BV.island Anh
55
1089
3,3
10
Nguồn: SCCI Bộ Kế hoạch đầu tư.
Thực tế cho thấy, số vốn đầu tư được cấp giấy phép qua các năm nhìn chung gia tăng nhưng giảm sút ở năm 1997 đặc biệt là năm 1998. Vốn thực hiện, doanh thu, kim ngạch xuất khẩu và chỉ tiêu nộp ngân sách của các dự án FDI gia tăng hàng năm, nhưng đến năm 1998, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nên giảm sút rất nhiều.
Bảng: Tình hình thực hiện đầu tư FDI tại Việt Nam 1988 - 1998
Đơn vị tính: Triệu USD
Chỉ tiêu
91
92
93
94
95
96
97
1-5/98
Vốn thực hiện
206
380
1112
1939
2672
2607
3250
921
Doanh thu
149
208
449
956
1869
2450
3266
1100
Xuât khẩu
52
112
257
352
440
786
1500
689
Nộp NSNN
128
195
263
315
130
Số dự án được cấp giấy phép năm 1997 giảm so với năm 1996 ( từ 501 dự án xuống còn 479 dự án ), vốn đăng ký giảm mạnh ( từ 9212 triệu USD xuống còn 5548 triệu USD ) và hết tháng 10 năm 1998 mới thu hút được 1,81 tỷ USD vốn đầu tư.
b.2. Đánh giá:
Tính từ năm 1997 trở về trước, số dự án được cấp giấy phép cũng như số vốn đầu tư đăng ký và thực hiện đều tăng. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ diễn ra nửa cuối năm 1997 nên chưa ảnh hưởng trực tiếp tới các dự án năm 1997 nhưng sang đến năm 1998 số dự án và số vốn giảm sút đột ngột, các hậu quả của khủng hoảng đã bắt đầu có những ảnh hưởng. Nhiều dự án đầu tư đã được cấp giấy phép gặp khó khăn trong triển khai, có nguy cơ đổ bể, nhiều dự án bị đổ bể do thiếu vốn, thiếu nguyên liệu, do thị trường đã bão hoà. Hàng loạt các chi nhánh, văn phòng đại diện ở Việt Nam buộc phải đóng cửa, rút về nước để tập trung chống đỡ, khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng.
Các dự án FDI chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, tỷ trọng đầu tư FDI vào các ngành nông ,lâm ,ngư nghiệp còn rất thấp. Vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng là những nơi có cơ sở hạ tầng phát triển tốt, còn những vùng kinh tế tiềm năng cần vốn đầu tư để phát triển thì mức độ thu hút vốn đầu tư FDI lại rất thấp. Theo số liệu của Bộ kế hoạch đầu tư thì hình thức liên doanh chiếm 70 %, hình thức doanh nghiệp 100 % vốn nước ngoài chiếm trên 20 % và hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm gần 10 % tổng vốn đầu tư đăng ký. Về cơ cấu vốn đầu tư FDI, nguồn vốn đầu tư từ các nước Châu á - Thái Bình Dương chiếm tỷ trọng 71,53 % tổng vốn đầu tư vào Việt Nam (779858 nghìn USD so với 1582646 nghìn USD ) trong khi đó nguồn vốn đầu tư từ các nước công nghiệp phát triển khác như Đức, Anh, Mỹ còn chiếm tỷ trọng thấp. Chính với cơ cấu thu hút vốn đầu tư như vậy mà cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của các nước trong khu vực Châu á đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động đầu tư FDI tại Việt Nam.
Nguyên nhân của tình hình này rất nhiều. Trước hết, đó là ảnh hưởng lan tràn “ hiệu ứng đôminô” của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở các nước Châu á, làm cho tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giảm sút đáng kế. Đồng thời với môi trường thu hút đầu tư chưa thực sự hấp dẫn, chưa thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài, lại bị cạnh tranh gay gắt với các nước trong khu vực như ấn Độ, Trung Quốc. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thay đổi ba lần kể từ khi ban hành ( 1987 đến nay) sự thay đổi mới đây nhất có phần “thông thoáng “ hơn nhưng lại “chặt chẽ “ thậm chí còn “ cản trở “ các nhà đầu tư. Thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, tình trạng quan liêu và phân biệt đối xử còn khá phổ biến. Mặt khác, những lĩnh vực được coi là đầu tư hấp dẫn ở Việt Nam lại đang bão hoà như: khách sạn, xây dựng văn phòng, xi măng...
2. Quan hệ kinh tế giữa Việt nam và các nước thành viên ASEAN.
a. Khái quát về hiệp hội các quốc gia Đông Nam á ( viết tắt là ASEAN ).
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á -ASEAN thành lập tại Bangkok năm 1967 gồm 6 nước thành viên: Brunây, Indonêxia, Malayxia, Philipin, Singapo và Thái Lan với mục tiêu là đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội, phát triển văn hoá trong khu vực, tăng cường sự hợp tác giúp đỡ lẫn nhau về hoà bình và ổn định khu vực. Ngày 28 tháng 7 năm 1995 Việt Nam đã được kết nạp làm thành viên chính thức của ASEAN. Mới đây tháng 4 năm 1999 tại Hà Nội đã tổ chức kết nạp Vương quốc Campuchia làm thành viên đầy đủ của ASEAN, hoàn thành ý tưởng về một ASEAN gồm tất cả 10 quốc gia khu vực.
Khu vực ASEAN được coi là khu vực kinh tế năng động nhất trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao và duy trì trong một thời gian dài. Tỷ trọng của ASEAN trong GDP thế giới đã tăng từ 2,4 % vào năm 1970 lên trên 5 % năm 1995 và dự báo sẽ đạt 5,7 % năm 2000. Vị trí của ASEAN trong thương mại quốc tế tăng liên tục: từ 1,8 % trong xuất khẩu và 2,2 % trong nhập khẩu của thế giới tăng lên tương ứng 6,1 % và 4 % năm 1995. Con số dự báo cho năm 2000 là 8 % trong xuất khẩu và 6 % trong nhập khẩu. Đầu tư trực tiếp nước ngoài có một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá và phát triển kinh tế của ASEAN. Năm 1979, chỉ có 4 % đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước phát triển là chảy vào các nước ASEAN. Con số này đã tăng lên 10,9 % năm 1980, 22,8 % năm 1995 và dự kiến là 26,6 % năm 2000.
Tuy nhiên, sau hai năm cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra, nền kinh tế ASEAN suy thoái trầm trọng. Theo đánh giá mới nhất của Ngân hàng phát triển Châu á ( ADB ), tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của ASEAN năm 1998 là -6,9 %, mức thấp nhất trong 30 năm qua. Đặc biệt, điều nghịch lý xảy ra đối với nhóm các nước ASEAN vốn trước đây được coi là những nền kinh tế năng động nhất lại chính là những nước có tốc độ tăng trưởng thấp nhất hiện nay. Chỉ xét riêng năm 1998, tốc độ tăng trưởng của Inđônêxia là -15,3 %, Thái Lan là -0,8 %, Xingapo và Philipin là -0,2 %. Tiếp đến là những thành viên khác, tuy không rơi vào tình trạng tồi tệ nhưng so với năm 1997, tốc độ tăng trưởng cũng giảm sút đáng kế như Myanma là 6 %, Brunây là 4,5 % và Lào là 6,9 % và Việt nam là 6,5 %. Sự giảm sút về tốc độ tăng trưởng kinh tế của ASEAN liên quan đến sự giảm sút của các chỉ số kinh tế cơ bản khác. Sang năm 1999, kinh tế ASEAN đã bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu phục hồi dù vẫn còn mờ nhạt. Tốc độ tăng trưởng GDP của Thái Lan năm 1999 sẽ ở mức -0,2 %, Philipin là 2,6%, Malayxia là -0,1 %, Xingapo là 1,9 %, Inđônênxia là -5 %. Tỷ lệ lạm phát ở Inđônêxia sẽ giảm từ 70 % xuống 15 %, Thái Lan từ 8 % xuống 3 %, Malayxia, Philipin từ 8 % xuống 4 %, Brunây, Myanma, Lào giảm từ 23 % xuống 14,5 %.
b. Quan hệ thương mại - đầu tư Việt Nam và ASEAN.
Quan hệ buôn bán giữa Việt Nam với các nước thành viên ASEAN vốn hình thành từ lâu đời, tuy có lúc thăng trầm nhưng nhìn chung vẫn ngày càng phát triển. Kể từ khi Việt nam ban hành luật đầu tư nước ngoài (năm1987 ) với chính sách mở cửa nền kinh tế thị trường, cả quan hệ thương mại lẫn quan hệ hợp tác và đầu tư giữa nước ta và các nước ASEAN đang được nâng lên cao hơn. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt nam với ASEAN, nếu năm 1990 mới đạt 871,5 triệu USD thì năm 1996 đã lên tới 4651,1 triệu USD bằng 533,7 % tức là bình quân mỗi năm tăng 32,2 %. Về xuất khẩu, tổng kim ngạch của Việt Nam vào ASEAN nếu năm 1990 mới được 339,4 triệu USD thì đến năm 1996 đã đạt 1677,7 triệu USD bằng 494,3 % tức là bình quân mỗi năm tăng 30,5 %. Về nhập khẩu, tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam vào ASEAN nếu năm 1990 mới đạt 532,1 triệu USD thì đến năm 1996 đã đạt 2973,4 triệu USD bằng 558,8 %, bình quân mỗi năm tăng 33,2 %. Đầu tư trực tiếp của các nước ASEAN vào Việt Nam với khối lượng lớn và chiếm tỷ trọng khá so với tổng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào nước ta. Tính hết năm 1997, các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam 376 dự án, với tổng vốn đăng ký là 8687,3 triệu USD, chiếm 16,4 % tổng số dự án và 27,5 % tổng số vốn đăng ký đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Bình quân vốn đăng ký của một dự án là 23,1 triệu USD, cao gấp rưỡi mức bình quân chung 14,2 triệu USD. ASEAN có 5 nước nằm trong danh sách 20 nước và khu vực trên thế giới có qui mô đầu tư trực tiếp lớn nhất tại Việt Nam, trong đó Singapo là nước đứng đầu cả khối và đứng đầu thế giới. Như vậy ASEAN là bạn hàng lớn và là chủ đầu tư quan trọng của Việt Nam, góp phần tích cực vào tốc độ tăng trưởng khá cao của Việt Nam trong thời gian qua. Cho dù cuộc khủng hoảng đã gây nhiều tác hại song nó sẽ dịu đi, các nước ASEAN sẽ phục hồi và tăng trưởng với nhịp độ không còn như trước nhưng sẽ bền vững hơn.
c. Khu vực AFTA.
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - AFTA được các nước ASEAN thoả thuận thành lập tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư ( 1992) ở Singapo. AFTA có ba mục tiêu chủ yếu như sau:
+ Thực hiện tự do hoá thương mại ASEAN bằng việc giảm và loại bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong nội bộ khu vực.
+ Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ASEAN bằng việc tạo dựng ASEAN thành một thị trường thống nhất và hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế.
+ Làm cho ASEAN thích ứng với các xu hướng và các điều kiện quốc tế thường xuyên biến đổi.
Tham gia AFTA, các nước thành viên sẽ có hàng hoá có khả năng cạnh tranh cao hơn, khả năng thâm nhập sâu hơn vào thị trường thế giới. Mặt khác, liên kết kinh tế khu vực sẽ làm tăng đầu tư nội bộ các nước ASEAN cũng như đầu tư nước ngoài vào khu vực. Mức độ hấp dẫn đối với đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài tăng lên, các chi nhánh hiện có của họ trong khu vực sẽ có cơ hội bành trướng nhanh chóng sang các thành viên khác.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước ASEAN
vào Việt Nam thực trạng và triển vọng.
a. Thực trạng
* Trước khi Việt Nam ra nhập ASEAN.
Vào những năm 80 quan hệ giữa Việt Nam và các nước ASEAN mới được thiết lập trở lại chủ yếu là quan hệ thương mại. Sau khi Việt Nam ban hành luật đầu tư nước ngoài năm 1997, các nước ASEAN mới tham gia đầu tư tuy còn dè dặt. Trừ Singapo và Malayxia, các nước còn lại tham gia vào những lĩnh vực chưa phải là những lĩnh vực được ưu tiên. Các dự án thường nhỏ cả về qui mô và chậm về tiến độ.
Với việc ban hành luật đầu tư nước ngoài tháng 12/1987, dòng vốn đầu tư quốc tế từ nhiều khu vực, dưới nhiều hình thức đã chảy mạnh vào thị trường Việt Nam. Điều đó dẫn đến việc Việt Nam trở thành một thị trường đầu tư hấp dẫn cả về qui mô cả về lợi thế so sánh khác như lao động và tài nguyên...
Nhiều quốc gia ASEAN đã có vị trí đáng kể trong số 10 quốc gia và lãnh thổ đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Tính đến tháng 1/1995, Singapo đứng vào hàng thứ ba và là quốc gia ASEAN có tổng dự án và vốn lớn nhất trong đầu tư trực tiếp của ASEAN vào Việt Nam. Các nhà đầu tư Singapo có mặt trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, 29 dự án công nghiệp, 1 dự án thăm dò, khai thác dầu khí, 11 dự án nông - lâm - ngư, 14 dự án xây dựng khách sạn, 8 dự án giao thông, bưu điện, còn lại là các lĩnh vực khác. Singapo chủ yếu đầu tư vào một số địa bàn có cơ sở hạ tầng tương đối tốt như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Sông Bé, số còn lại triển khai trên 18 tỉnh, thành khác. Ngoài 6 dự án giải thể do hoạt động không có hiệu quả, còn lại 98 dự án với số vốn đăng ký 1,37 tỷ USD, chủ yếu là hình thức liên doanh 84 %, hình thức đầu tư 100 % vốn nước ngoài chiếm 10 %, còn lại là hình thức hợp doanh 6 %. Gần 60 dự án triển khai, đưa 180 triệu USD vào thực hiện, chiếm 12 % tổn vốn đăng ký, tạo việc làm cho 7 ngàn lao động. Các dự án của Singapo có tỷ suất bình quân xấp xỉ 14,5 triệu USD cho một dự án, số dự án đã cấp giấy phép có vốn đầu tư lớn tăng dần theo từng năm. Nếu năm 1990 và 1991chỉ có hai dự án lớn ở thành phố Hồ Chí Minh thì từ năm 1992 đến tháng 6/1995, số dự án đã tăng theo cấp số nhân, chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng khách sạn, văn phòng cho thuê và sân golf. Có thể kể ra như: Khách sạn Chains Caravelle vốn đầu tư 23,3 triệu USD, khách sạn Amara Saigon vốn đầu tư 30,11 triệu USD, liên doanh Đại Dương vồn đầu tư 45 triệu USD, trung tâm Mê Linh vốn đầu tư 35,72 triệu USD. Tại Hà Nội xuất hiện nhiều dự án có vốn đầu tư lớn như: Tháp trung tâm Hà Nội - HASIN International - vốn đầu tư 33,2 triệu USD, khách sạn và căn hộ cho thuê tại số 3 phố Phó Đức Chính vốn đầu tư xấp xỉ 50 triệu USD, Trấn Sông Hồng vốn đầu tư 25 triệu USD, vườn Hoàng gia - Quảng Bá vốn đầu tư trên 50 triệu USD. Số dự án trên khi đi vào hoạt động sẽ không chỉ góp phần làm thay đổi bộ mặt của riêng từng thành phố, mà còn góp phần cho việc phát triển kinh tế của đất nước. Trong 5 tháng đầu năm 1995 số dự án và vốn đầu tư được cấp giấy phép tăng gấp đôi so với 6 tháng đầu năm 1994. Các công trình của Singapo đầu tư hầu hết vào các lĩnh vực của nền kinh tế Việt nam nhưng lớn nhất là vào lĩnh vực kinh doanh khách sạn, nhà ở và văn phòng cho thuê. Riêng lĩnh vực này có 33 dự án với tổng vốn đầu tư 965 triệu USD, chiếm 27 % tổng số dự án và 51 % tổng vốn đầu tư của Singapo tại Việt Nam. Nhìn chung các dự án đầu tư của Singapo vào lĩnh vực khách sạn - du lịch đều triển khai khá nhanh và có hiệu quả. Tuy nhiên cũng có một số dự án còn vướng mắc trong khâu thủ tục như liên doanh Phú Thọ Enterprise ( Thành phố Hồ Chí Minh ) hoặc tiến độ triển khai chậm như dự án Trấn Sông Hồng.
Malayxia là nước đứng thứ hai trong khối ASEAN đầu tư vào Việt nam với 43 dự án vốn đăng ký là 607,23 triệu USD. Họ chú trọng đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp của nền kinh tế Việt nam với 23 dự án ( chiếm 53 % so vơi tổng số dự án được cấp giấy phép ) Malayxia chỉ có 5 dự án đầu tư khách sạn với số vốn đăng ký trên 108 triệu USD, 5 dự án trong nông nghiệp với vốn đăng ký trên 6 triệu USD còn lại là các dự án trong ngành dịch vụ, giao thông, bưu điện ... Vốn đầu tư của Malayxia chủ yếu đầu tư vào tỉnh Đồng Nai, trên 256 triệu USD với 6 dự án. Nhìn chung các dự án hoạt động đều tốt, số dự án đi vào sản xuất kinh doanh đã có doanh thu 15 triệu USD đem lại công việc cho gần 900 lao động.
Thái Lan có 64 dự án, vốn đăng ký xấp xỉ 300 triệu USD. Các dự án của Thái Lan đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến. Nhìn chung các dự án này có vốn đầu tư nhỏ, suất đầu tư bình quân cho một dự án là 4 triệu USD, chỉ có một vài dự án có vốn đầu tư lớn như sân golf Kings Valley tại Hà Tây vốn đầu tư 21,875 triệu USD, khách sạn SAS tại Hà Nội vốn đầu tư 42,75 triệu USD. Không kể một số dự án nuôi tôm hết thời hạn hoạt động không có hiệu quả đã bị thu hồi giấy phép trước thời hạn, chiếm tỷ lệ 25 % chủ yếu trong lĩnh vực khai thác, chế biến hải sản. So với cùng kỳ năm 1994, 5 tháng đầu năm 1995 số dự án của Thái Lan bị giảm hơn 50 %, vốn đầu tư giảm gần 78 %. Các dự án đi vào sản xuất đã đem lại doanh thu là 25 triệu USD, tạo việc làm cho1600 lao động.
Inđônêxia là nước đứng thứ tư trong các nước ASEAN đầu tư tại Việt Nam. Trong 9 dự án đang hoạt động tính đến thời điểm tháng 5/1995, trong lĩnh vực công nghiệp có 3 dự án, 2 dự án chế biến gỗ và trồng hoa, còn lại là 4 dự án xây dựng khách sạn, dịch vụ, giao thông vận tải và ngân hàng. Nhìn chung các dự án triển khai “ trục trặc “ do nhiều nguyên nhân như thay đổi cơ chế xuất khẩu gỗ làm dự án chế biến gỗ tại Đắc Lắc ngừng hoạt động. Trong tổng vốn đăng ký 112 triệu USD, Inđônêxia đã đưa vào 25 triệu USD chiếm khoảng 22%, tạo việc làm cho 300 lao động.
Philipin là nước đứng cuối trong số các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam, đã có 13 dự án với vốn đầu tư 74 triệu USD được cấp giấy phép. Chỉ có 2 dự án có vốn đầu tư lớn là liên doanh sản xuất ôtô Hoà Bình 33 triệu USD và dự án United Pharma 7,5 triệu USD. Số dự án còn lại có số vố đầu tư nhỏ, chủ yếu trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp.
Hầu hết các quốc gia đều đã ký với Việt Nam các hiệp định về xóa bỏ sự cấm đoán về đầu tư vào Việt Nam, hiệp định tránh đánh thuế hai lần và hiệp định bảo hộ đầu tư...Tuy nhiên phần lớn các dự án đầu tư của họ đều tập trung vào các ngành công nghiệp phục vụ tiêu dùng nội địa, chế biến nông - lâm hải sản, khách sạn và du lịch ... vì mục đích khai thác các nguồn tài nguyên sẵn có và lao động rẻ của Việt Nam. Những lĩnh vực đầu tư đó chính là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước ASEAN sang các nước kém phát triển hơn theo logic của sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế toàn cầu. Các nước ASEAN dù là nền kinh tế hàng đầu trong khu vực như Singapo vẫn không thể vượt trội hơn các đối thủ có nhiều điểm tương đồng của “ công nghệ á Đông “ ở từng nấc phát triển cao hơn như Nhật Bản, NIES Đông á. Trong điều kiện quốc tế cho phép thực hiện “ mô hình phát triển rút ngắn “, Việt Nam không thể chỉ tiếp nhận các công nghệ trung bình mà Việt Nam còn tiếp nhận những công nghệ tiên tiến mà các quốc gia ASEAN chưa có hoặc chưa đủ mạnh. Do đó, tuy có vị trí đáng kể trong cơ cấu đầu tư của nước ngoài ở Việt Nam các quốc gia ASEAN thời kỳ này vẫn phải nhường chỗ cho các nhà đầu tư Châu Âu, Nhật Bản ...
Nhìn chung đầu tư trực tiếp của các nước ASEAN vào Việt Nam thời kỳ nay vẫn mang tính chất tiếp cận, thăm dò hợp theo khả năng vốn có hơn là việc hoạch định các chiến lược đầu tư lớn, cụ thể và mang tính dài hạn.
* Sau khi Việt Nam ra nhâp ASEAN.
Nếu tính đến đầu năm 1990, các nước ASEAN mới đầu tư được hơn 16 dự án với số vốn 35 triệu USD, thì sang năm 1991 đã tăng được 28 dự án với số vốn 186 triệu USD.Tính đến tháng 2 năm 1992 số dự án đã tăng lên gấp hai lần so với năm 1991 và đạt tổng số vốn 218 triệu USD. Trong hai năm tiếp theo số dự án và số vốn đầu tư của các nước ASEAN vẫn tiếp tục tăng lên với 147 dự án với tổng vốn đầu tư 1260 triệu USD đến cuối tháng 4 năm 1994.
Nhưng chỉ sau khi Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của Hiệp hội ASEAN năm 1995, đầu tư trực tiếp của các nước này vào Việt Nam đã tăng vọt lên tới 244 dự án với số vốn đầu tư 3265 triệu USD vào đầu năm 1996, chiếm 14% tổng số dự án và 17,9 % tổng FDI của cả nước. Đến cuối năm 1996 các nước ASEAN đã đầu tư vào Việt nam 292 dự án với tổng vốn đầu tư 4666 triệu USD. Đến tháng 12 năm 1997 đầu tư trực tiếp của các nước ASEAN đã lên tới 362 dự án với vốn đầu tư 8634 triệu USD, chiếm 15,6 % tổng dự án và 27,6 % tổng số vốn FDI của cả nước.
Sau đây là tổng số dự án đầu tư đang hoạt động tại việt Nam ( tính từ 1/1/1989 đến 13/9/1997 ).
Chỉ tiêu
Tổngsố
Singapo
Thái Lan
Malayxia
Philippin
Inđônêxia
Số dự án
322
163
75
55
16
13
Tổng vốn đầu tư
8160,5
5352,3
1044,6
1191,9
238,7
333
Vốn pháp định
2722,2
1715,4
406,8
370,8
104,8
124,4
Vốn thực
hiện
2240,7
909,5
257,8
921,8
78
73,6
Tổng doanh thu
673,33
74,05
161,4
268,06
156,26
13,56
Tổng số lao động
27671
5051
10164
7519
4536
401
+ Singapo hiện vẫn đang là nước dẫn đầu về số dự án đầu tư: 163 dự án, trong đó:
Dự án 100 % vốn nước ngoài là 30 dự án có tổng vốn đầu tư 354,4 triệu USD vốn thực hiện đạt 85,15 % ( 301,6 triệu USD ). Trong 30 dự án này có tới 50 % số dự án mới được cấp phép, 4 dự án đã được đưa vào hoạt động đó là dự án sản xuất ngọc trai Khánh Hoà, dự án chế biến thực phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh, dự án sản xuất sơn Nipon, dự án sản xuất đá Granit Bình Dương ... Các dự án còn lại tập trung vào sản xuất hàng tiêu dùng như nhôm, nhựa, kẹo...ngoài ra còn có một số dự án tập trung vào sản xuất vật liệu xây dựng như xi măng, sắt, thép, ngói... Các dự án này bước đầu thu hút được 1593 lao động.
Với dự án liên doanh hiện có 122 dự án trong số đó có 56 dự án đã đưa vào hoạt động và có doanh thu. Trong số 56 dự án có 15 dự án đạt hiệu quả cao, chủ yếu trong các lĩnh vực dịch vụ, khách sạn và sản xuất bìa catton để làm bao bì hàng hoá. Hiện nay còn 30 dự án đang được triển khai ở giai đoạn đầu xây dựng cơ bản. Số dự án còn lại chưa được triển khai hoặc mới được cấp giấy phép hoặc thủ tục hành chính còn thiếu.
Với dự án hợp doanh: gồm 11 dự án, các dự án thuộc diện này mới chỉ được đưa vào hoạt động 20 %, số còn lại xin gia hạn và tiếp tục hoàn thành thủ tục hành chính.
Singapo tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa, chế xuất nông - lâm sản, khách sạn và du lịch, đặc biệt từ năm 1996 trở lại đây các dự án của Singapo đã đầu tư vào lĩnh vực máy tính, hàng điện tử, sản xuất ôtô và linh kiện phụ tùng ôtô.
+Thái Lan là nước đứng thứ hai về số dự án đầu tư trực tiếp vào Việt Nam trong các nước ASEAN.
Trong 27 dự án 100 % vốn nước ngoài, 14 dự án có số vốn đầu tư từ 5 triệu USD trở lên, trong số đó có 3 dự án đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng hiện hoạt động có hiệu quả còn lại 11 dự án tập trung vào chăn nuôi, cây trồng, chế biến thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc, lắp ráp hàng điện tử, máy tính ... 13 dự án với số vốn nhỏ hơn 5 triệu USD tập trung vào chế biến hoa quả, chế tác kim loại và trồng hoa xuất khẩu...
Trong 45 dự án liên doanh, 19 dự án có số vốn đầu tư trên 5 triệu USD, các dự án này tập trung vào khai thác dầu khí, khai thác vàng và chế tác đá quí, số dự án còn lại chủ yếu tập trung vào lĩnh vực dịch vụ, khách sạn ( 60 % dự án).
3 dự án hợp doanh tập trung vào sản xuất giống ngô lai, băng hình và sản phẩm điện cơ với tổng số vốn của 3 dự án là 2,17 triệu USD.
+ Malayxia là nước đứng thứ ba trong năm nước đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.
Hiện có 2 dự án lớn nhất trong số 14 dự án có vốn đầu tư 100 % vốn nước ngoài đó là dự án Hualon Corporation Việt Nam, kéo sợi, dệt và nhuộm vải Đồng Nai với số vốn đầu tư 428 triệu USD, hiện nay đã góp vốn 20 % và đã có doanh thu từ cuối năm 1996, tiếp đến là dự án sản xuất dây điện và cáp điện thông tin với số vốn đầu tư 93,8 triệu USD, 4 dự án đã có doanh thu, đạt hiệu quả cao, 8 dự án còn lại tập trung vào lĩnh vực sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến hải sản, thực phẩm ...
Trong 37 dự án liên doanh đã có 14 dự án đi vào sản xuất kinh doanh, và 2/14 dự án này có doanh thu cao là liên doanh vận chuyển, hướng dẫn khách du lịch tại Hà Nội và liên doanh sản xuất hương trừ muỗi Mosfly.
Về dự án hợp doanh, có 4 dự án trong đó 2 dự án đầu tư vào lĩnh vực dầu khí.
+ Philipin.
Hiện có 8 dự án đầu tư 100 % vốn nước ngoài, trong đó 3/8 dự án tập trung vào chế biến hàng thủ công mỹ nghệ và sản xuất mây tre đan với tổng vốn đầu tư 9,425 triệu USD. Một dự án 7,5 triệu USD đầu tư cho ngành dược tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong 8 Dự án này có tới 6/8 dự án được thực hiện tại Khánh hoà và thành phố Hồ Chí Minh, chỉ có một dự án về thiết bị giặt được thực hiện tại Hà nội.
Dự án liên doanh hiện có 8 dự án trong đó có 3 dự án có vốn đầu tư trên 50 triệu USD là dự án sản xuất ôtô Hoà bình với số vốn đâù tư 580 triệu USD, dự án khách sạn đại lộ Kim liên - Hà Nội - với số vốn đầu tư 71,9 triệu USD, dự án chế biến đường ở Ninh bình với số vốn đầu tư 60 triệu USD, 40 % dự án còn lại tập trung vào du lịch - khách sạn và chế biến thực phẩm.
+ Inđônêxia có tổng số 13 dự án.
Trong đó có 4 dự án 100 % vốn nước ngoài. Dự án lớn nhất với số vốn 52,6 triệu USD đầu tư sản xuất phim Fuji và máy ảnh.
Trong 8 dự án liên doanh có 2 dự án có số vốn trên 50 triệu USD là liên doanh Hotel Horison và dự án xí nghiệp liên hợp thực phẩm Vũng tàu. 3/8 dự án thuộc dự án liên doanh đầu tư vào sản xuất, còn lại tập trung vào vận chuyển tầu biển và vận chuyển hành khách, dịch vụ ngân hàng và khách sạn.
Một dự án hợp doanh với số vốn đầu tư 27 triệu USD ở Quảng Ninh về khai thác than.
+ Brunây có 1 dự án đầu tư vào Việt Nam với số vốn 10 triệu USD, đứng cuối cùng trong các nước ASEAN đầu tư trực tiếp vào Việt Nam và đứng thứ tư trong số các quốc gia và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Tuy nhiên bước sang năm 1998, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực và xuất hiện nhiều cản trở của môi trường đầu tư trong nước, FDI c._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B0173.doc