LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
ĐTRNN là vấn đề mang tính chất toàn cầuầu và là xu thế của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Đầu tư ra nước ngoàiĐTRNN đã và đang phát huy lợi thế của mình trong việc mở rộng thị trường sản xuất, tận dụng các nguồn tài nguyên,.. đồng thời cũng giúp các nước hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Trong những năm gần đây, không chỉ có các nước phát triển mà đã có sự xuất hiện dòng ĐTRNN của các nước đang phát triển như Trung Quốc, H
136 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1695 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 1989 - 2008 trong thời gian qua. Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àn Quốc, Singapore...... Malaysia, Thái Lan….
Việt Nam đi lên từ một nền kinh tế kém phát triển và trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, . Việt Nam cũng đã có những chính sách không chỉ thu hút ĐTNN mà còn còn có các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam ĐTRNN. Trong 20 năm qua, ĐTRNN của Việt Nam cũng đã có nhiều thay đổi, và có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên ĐTRNN của Việt Nam vẫn còn có những yếu kém và chưa thực sự phát huy hết năng lực của nó. Vậy thực trạng của tình hình ĐTRNN của Việt Nam trong những năm vừa qua là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến tình hình đó? Và có những giải pháp gì để thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của họat động ĐTRNN của Việt Nam trong thời gian sắp tới.
Với mục tiêu gắn liền lí luận với thực tiễn về họat hoạt động ĐTRNN của các nước và ở Việt Nam, qua quá trình thực tập tại Phòng Đầu tư ra nước ngoài thuộc Cục Đđầu tư nước ngoài – Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư, đồng thời có sự góp ý tận tình của Phó Giáo Sư – Tiến Sĩ GS.TS Từ Quang Phương em đã chọn đề tài “Đầu tư ra nứơc nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 1989 - 2008trong thời gian qua. Thực trạng và giải pháp” với mong muốn có một bức tranh tổng quan về tình hình ĐTRNN của Việt Nam trong thời gian qua, và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của họat hoạt động ĐTRNN Việt Nam trong thời gian sắp tới..
Mục đích nghiên cứu.
Chuyên đề hệ thống hóa về những vấn đề cơ bản về lý luận về sự cần thiết cũng như những điều kiện về họat hoạt động ĐTRNN của các nước đang phát triển. Trên cơ sở đó khóa luận đã đi sâu vào phân tích thực trạng họat động ĐTRNN của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian vừa qua. Từ cơ sở đó đánh giá về tình hình ĐTRNN của các doanh nghiệp như những kết quả đạt được, những thành tựu và hạn chế, chuyên đề đã đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy họat hoạt động ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian sắp tới.
3. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu các nội dung hoạt động ĐTRNN của các nước đang phát triển nói chung và họat hoạt động ĐTRNN của Việt Nam nói riêng. Từ đó rút ra những mặt hạn chế, nêu lên những giải pháp nhằm tăng hiệu quả của hoạt động ĐTRNN của Việt Nam trong thời gian sắp tới.
Về thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động ĐTRNN của Việt Nam từ năm 1989 đến nayđến 2008.
4. Đối tượng nghiên cứu.
Là các vấn đề thực tiễn có liên quan đến họat động ĐTRNN trên các khía cạnh như tình hình đầu tư, hình thức đầu tư, những kết quả đạt được của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian vừa qua.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu : phương pháp thống kê, phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp trên cơ sở các số liệu điều tra thống kê, các báo cáo, các nghiên cứu.
6. Kết cấu chuyên đề.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục sơ đồ bảng biểu, danh mục các từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm có 2 chương:
Chương I: Thực trạng hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 1989 – 2008.
Chương II: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy họat động đầu tư ra nước ngoài của các Việt Nam trong thời gian tới.giai đoạn 2010 – 2015.
Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên chuyên đề thực tập của em không thể tránh khỏi thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô để chuyên đề của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Từ Quang Phương cùng các cô chú, anh chị tại Phòng Đđầu tư ra nước ngoài – Cục Đđầu tư nước ngoài òai – Bộ Kế hoạch và Đđầu tư đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
y.
Em xin trân trọng cảm ơn!
CCHƯƠNG I
THỰC TRẠNG HỌAT ĐỘNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUAGIAI ĐOẠN 1989 -2008
.
I. TỔNG QUAN VỀ ĐTRNN VÀ HOẠT ĐỘNG ĐTRNN CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN.Tổng quan về ĐTRNN và họat động ĐTRNN ở các nước đang phát triển.
1. Tổng quan về ĐTRNN.
1.1 Khái niệm.
Đầu tư nước ngoài là sự dịch chuyển tài sản như vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý… từ nước này sang nước khác để kinh doanh nhằm thu lợi nhuận cao trên phạm vi toàn cầu. Có nhiều hình thức đầu tư nước ngoài, tuy nhiên nếu xét theo tính chất quản lý thì hoạt động ĐTNN gồm hai loại: Đầu tư trực tiếp và Đầu tư gián tiếp. Trong phạm vi chuyên đề sẽ nghiên cứu chủ yếu là hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp.
Theo Luật Đầu tư Việt Nam 2005: “ Đầu tư trực tiếp ra nước ngoàiĐTRNN là việc nhà đầu tư đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác từ Việt Nam ra nước ngoài để tiến hành hoạt dộng đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư”
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài hoàn toàn vì mục đích lợi nhuận. Nhà đầu tư trực tiếp tham gia quản lý quá trình sử dụng vốn đầu tư, do đó họ trực tiếp chịu trách nhiệm trước sự thành công hay thất bại trong quyết định đầu tư của mình. Trong quá trình hợp tác đầu tư, quyền lợi của các bên tham gia phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp, tỷ lệ mỗi bên đầu tư vào dự án.
1.2 Các nguyên nhân cơ bản của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Trong lịch sử thế giới, ĐTNN đã từng xuất hiện ngay từ thời tiền tư bản. Các công ty của Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha là những công ty đi đầu trong lĩnh vực này dưới hình thức vốn ĐTNN vào các nước châu Á để khai thác đồn điền, khai thác khoáng sản…và từ đó cũng hình thành các tập đòan chính, các công ty xuyên quốc gia. Có thể nói việc hình thành họat động ĐTRNN là do những nguyên nhân sau :
Thứ nhất là do sự chênh lệch về trình độ phát triển và tốc độ phát triển giữa các nước. Sự chênh lệch về trình độ phát triển này dẫn dẫn đến việc hình thành sự chênh lệch về quan hệ cung - cầu vốn giữa các nước và khu vực. Các nước công nghiệp phát triển có thu nhập cao thuộc các tổ chức như tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế ( OECD) thường dư thừa vốn và việc sử dụng nguồn vốn trong nước đã bão hòa, trong khi đó các nước đang phát triển thường thiếu vốn. Hơn nữa các nước dư thừa vốn thường có xu hướng sử dụng vốn kém hiệu quả hơn so với các nước thiếu vốn. Và chính sự chênh lệch này tạo nên sự di chuyển dòng vốn từ nơi dư thừa vốn sang nơi khan hiếm nhằm tối đa hóa lợi nhuận, và mở rộng thị trường..
Thứ hai do quá trình cạnh tranh quốc tế phát triển. Quá trình này đã kích thích việc hình thành các TNCs có quy mô lớn về tài chính, công nghệ và có thị trường mở rộng ở các nước. Vì thế các công ty, các quốc gia đưa vốn đầu tư ra nước ngoàiĐTRNN hình thành các công ty đa quốc giacác TNCs có những lợi thế đặc thù để thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường. Các công ty này tận dụng những lợi thế của mình như vốn, công nghệ đầu tư ra các nước sẵn có nguồn nguyên liệu, giá công nhân rẻ ở các nước sở tại để khẳng định vị trí của mình trên thế giới.
Thứ ba là do xu thế bảo hộ ngày càng phát triển với những biện pháp kiểm soát tinh vi như các hàng rào thuế quan, hàng rào bảo hộ hàng hóa trong nước. Và ĐTRNN là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp nhiều nhà sản xuất tìm cách đầu tư sản xuất sang thị trường cần chiếm lĩnh để tránh xung đột thương mại song phương. Một ví dụ điển hình là trường hợp của Nhật Bản hay bị Mỹ và các nước Tây Âu phàn nàn do Nhật Bản có thặng dư thương mại còn các nước kia bị thâm hụt thương mại trong mối quan hệ song phương. Và để đối phó với việc này, Nhật Bản đã tăng cường đầu tư trực tiếp vào các thị trường đó. Nhật Bản sản xuất và bán ô tô, máy tính ngay tại Mỹ và châu Âu, để giảm xuất khẩu các sản phẩm này từ Nhật Bản sang và cũng thực hiện đầu tư trực tiếp vào các nước thứ ba, và từ đó xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ và châu Âu
Thứ tư là xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế xã hội. Đây chính là, kết quả của quá trình phân công lao động xã hội mở rộng trên phạm vi toàn thế giới đã lôi kéo tất cả nước và các vùng lãnh thổ từng bước hòa nhập vào nền kinh tế thế giới. Trong xu hướng đó hệ thống luật pháp của các nước và điều ước quốc tế ngày càng hoàn thiện hơn, theo hướng đảm bảo cho các họat động ĐTRNN của các nứơc, doanh nghiệp thuận lợi hơn.
1.3 Các hình thức ĐTTTRNN.
Hình thức ĐTTTNN được thực hiện chủ yếu theo hai kênh chủ yếu : Đầu tư mới và Liên minh và sát nhập
- Đầu tư mới (GI): là hình thức các chủ đầu tư thực hiện ĐT ở nướcứơc ngoài thông qua việc xây dựng một doanh nghiệp mới. Đây là kênh đầu tư trực tiếp truyền thống và thường gặp ở các nứơc đang phát triển.
- Liên minh sát nhập (M&A) : là hình thức mà chủ đầu tư tiến hành thông qua mua lại, liên minh và sát nhập các doanh nghiệp hiện có ở nước ngoài. Đây là kênh chủ yếu được thực hiện ở những nước phát triển, các nước công nghiệp mới và là hình thức đầu tư phổ biến đối với luồng vốn đầu tư quốc tế trong thế kỷ 20.
Đây là hai hình thức phổ biến nhất của họat động ĐTRNN của các doanh nghiệp ở các nước. Phụ thuộc vào điều kiện tình hình của các doanh nghiệp của các nước như : về tiềm lực tài chính, khả năng mở rộng thị trường ….các doanh nghiệp ở các nước có thể lựa chọn hình thức đầu tư thích hợp. Với các nước đang phát triển, họat động ĐTTTRNN được thực hiện chủ yếu theo kênh GI và với những hình thức được áp dụng phổ biến như :
- Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh : hình thức mà hai hay nhiều bên hợp tác kinh doanh trên cơ sở ký kết giữa hai hay nhiều bên để tiến hành họat động đầu tư ở nước sở tại, trong đó quy định trách nhiệm phân chia kinh doanh cho mỗi bên.
Đây là hình thức mà không thành lập pháp nhân mới, họat động của các bên chỉ dựa trên văn bản ký kết giữa các bên, và không ràng buộc về pháp lý khi hết thời gian hiệu lực.
- Hình thức doanh nghiệp liên doanh được thành lập do một hay nhiều chủ ĐTNN góp chung vốn với doanh nghiệp nước sở tại trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Trong hình thức này, ở nứơc nhận đầu tư sẽ hình thành một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân , các bên cùng tham gia điều hành doanh nghiệp, chia sẻ lợi nhuận, chịu rủi ro theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên.
- DN 100% nước ngoài : là doanh nghiệp do chủ đầu tư nứơc ngoài đầu tư toàn bộ để thành lập. Chủ đầu tư có quyền điều hành tòan bộ doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của tổ chức cá nhân nước ngoài, do bên nước ngoài tự thành lập và chịu trách về kết quả kinh doanh.
Ngòai ra còn có hình thức hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao (BOT) và các hình thức biến tướng của BOT là BT và BTO. Thông thường những là:
BT: Hợp đồng xây dựng- chuyển giao
BTO: Hợp đồng xây dựng- chuyển giao- kinh doanh
Những dạng hợp đồng ( BOT, BT, BTO) thường được áp dụng đối với các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật. .
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, chính phủ nước nhận đầu tư còn lập ra các khu vực ưu đãi đầu tư trong lãnh thổ nước mình như: khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, đặc khu kinh tế...
Tóm lại, ĐTTTNN được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và mỗi hình thức đều có mặt mạnh, mặt hạn chế của nó nên cần phải đa dạng hoá các hình thức đầu tư nhằm đem lại hiệu quả cao đáp ứng mục tiêu phát triển đất nước.
1.4 Các nhân tố thúc đẩy họat động ĐTRNN.
Hiện nay trên thị trường đầu tư quốc tế đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà đầu tư có nguồn vốn lớn cũng như phụ giữa các nước tiếp nhận đầu tư. Dòng vốn thực hiện họat động ĐTRNN của các quốc gia phụ thuộc vào các yếu tố sau đây :
Thứ nhất là chính sách của các quốc gia. Đối với chính sách của nước xuất khẩu vốn. Khi xem xét chính sách của nứơc xuất khẩu vốn tác động tới họat động ĐTTTNN chúng ta phải đi tìm hiểu các chính sách của quốc gia có tạo điều kiện thuận lợi cho dòng vốn di chuyển ra khỏi quốc gia hay không. Chính sách thúc đẩy xuất khẩu dòng vốn phụ thuộc vào nền kinh tế của các quốc gia đó. Một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, GDP trên đầu người lớn, chính phủ của các nước này thường có chính sách thúc đẩy vốn sang các nước khác và ngược lại. Bên cạnh đó sự cạnh tranh gay gắt của thị trường nội địa cũng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy ĐTRNN.dẫn tới chính phủ ban hành chính sách khuyến khích xuất khẩu vốn với khu vực và quốc gia nhập khẩu vốn. Ngoài ra chính sách của chính phủ cũng hướng luồng vốn xuất khẩu vào các khu vực khác nhau tùy thuộc vào mối quan hệ chính trị, ngoại giao của của quốc gia xuất khẩu vốn với khu vực và quốc gia nhập khẩu vốn.
Các chính sách của nước nhập khẩu vốn cũng đóng một vai trò quan trọng thúc đẩy họat động ĐTRNN, và có Hơn nữa còn có các chính sách của nước nhập khẩu vốn. Các chính sách của quốc gia nhập khẩu vốn tác động rất lớn tới quyết định đầu tư của chủ ĐTNN trong đó bao gồm : chính sách khuyến khích ĐTTTNN, chính sách về quản lý ngoại tệ, các quy định về hạch toán kế toán, chính sách thương mại… Ngoài ra còn có các chính sách như chính sách thuế, chính sách ưu đãi và các chính sách vĩ mô khác cũng ảnh hưởng tới sự di chuyển vốn ĐTTTNN vào một số quốc gia. Tùy thuộc vào mức độ hợp lý của các chính sách mà có thể tạo ra những thuận lợi hay là rào cản lớn đối với họat động ĐTNN. Vì vậy các quốc gia cần kết hợp một cách hài hòa giữa các họat động quản lý nhằm tạo sự thống nhất trong việc đề ra chính sách và thực hiện các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thu hút ĐTTTNN.
Thứ hai là sự thích nghi của sản phẩm và công nghệ của chủ đầu tư đối với thị trường nội địa. Mỗi quốc gia đều có những nét riêng biệt đặc thù về văn hóa, trình độ phát triển kinh tế và khoa học công nghệ…..cũng như sự khác bịêt về lối sống, phong tục tập quán, sẽ dẫn tới nhu cầu khác nhau về sản phẩm của các quốc gia. Vì thế các chủ đầu tư khi thực hiện ĐTRNN cần phải nghiên cứu kỹ về thị trường định đầu tư, cũng như khả năng thâm nhập vào thị trường nước ngoài. Chủ đầu tư cần phải nghiên cứu về sự thích nghi sản phẩm và công nghệ khi đem đi đầu tư với thị trường sở tại để đảm bảo hiệu quả vững chắc nhất cho họat động đầu tư của mình.
Thứ ba là khả năng của công ty khi đầu tư. Một công ty tham gia kinh doanh quốc tế đòi hỏi phân tích kỹ lưỡng môi trường bên ngoài và môi trường bên trong doanh nghiệp để từ đó quyết định chiến lược kinh doanh quốc tế, quyết định phương thức thâm nhập thị trường một cách có hiệu quả. Xem xét khả năng của công ty khi đầu tư là xem xét những yếu tố về nguồn lực như vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của công ty cũng như các công tác về quản lý, marketing, quản trị nhân lực, kế tóan tài chính…. Việc đánh giá khả năng của công ty có quyết định quan trọng trong việc khẳng định công ty có đi đầu tư hay không và đầu tư vào thị trường nào để đạt lợi nhuận tối ưu với khả năng vốn có của công ty.
Thứ tư là sức hấp dẫn của thị trường nước tiếp nhận đầu tư. Một trong những mục đích của các nhà đầu tư khi tiến hành ĐTTTRNN clà khai thác những lợi thế so sánh của thị trường nước tiếp nhận đầu tư. Thị trường ở mỗi nước có khác nhau có sức hấp dẫn khác nhau đối với các chủ đầu tư khi tiến hành ĐTRNNnước ngoài như các chính sách về luật pháp của nước sở tại và, các rào cản thâm nhập thị trường, cũng như sự phát triển của các nước sở tại, hạ tầng cơ sở kỹ thuật….Những yếu tố này có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên sức hấp dẫn của thị trường đầu tư, và có ảnh hưởng trong việc khuyến khích hay tạo rào cản cho họat động đầu tư.
Dòng vốn ĐTTTRNN chịu tác động của rất nhiều nhân tố như: chính sách của các quốc gia, sự thích nghi của sản phẩm, công nghệ của chủ đầu tư với thị trường nội địa, sự hấp dẫn của thị trường nước tiếp nhận đầu tư…. Vì vậy các nhà đầu tư khi tiến hành thực hiện ĐTRNN cần tìm hiểu kỹ và kết hợp của các yếu tố như thị trường, luật pháp, khả năng của sản phẩm…để họat động đầu tư được thực hiện một cách hiệu quả nhất.
2. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với các nước đang phát triển.
2.1 Tính tất yếu của họat động ĐTRNN của các nước đang phát triển.
Đầu tư trực tiếp nước ngoàiĐTTTRNN là một xu hướng tất yếu khi mà các nền kinh tế hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Trong những năm trở lại đây, hoạt động ĐTTTRNN không chỉ có sự tham gia của các nước phát triển mà còn có sự tham gia của các nước đang phát triển. Tính tất yếu của hoạt động ĐTTTRNN của các nước đang phát triển xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, sự phát triển kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới là không đồng đều, khả năng khai thác các lợi thế vốn có của các quốc gia là không giống nhau. Các quốc gia phát triển đã và đang khai thác các thế mạnh của mình; còn các quốc gia đang phát triển sau một thời gian dài học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia phát triển trong lĩnh vực đầu tư đã tiến hành đầu tư sang các nước có trình độ kinh tế phát triển kém hơn và thậm chí là đầu tư trở lại các nước phát triển. Các quốc gia đang phát triển đã tận dụng các lợi thế của mình để đầu tư vào những lĩnh vực mà ở nước tiếp nhận đầu tư còn bỏ ngỏ hay lợi nhuận biên cao hơn so với khi thực hiện ở chính quốc, hay tận dụng những lợi thế của tình hình kinh tế thế giới. Hay. Đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu như hiện nay, trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu như hiện nay, giá trị của đồng đôla sụp giảm, cũng đã và đang tạo một cơ hội thuận lợi cho các công ty ở các nước đang phát triển đẩy mạnh họat động ĐTRNN nhằm mua lại các công ty nước ngoài có công nghệ tiên tiến và thương hiệu nổi tiếng trong khi đó chí phí đầu tư tại một số nước cũng giảm đi rất nhiều.
Thứ hai các quốc gia đang phát triển đang từng bước lớn mạnh về mọi mặt., Ccác quốc gia đang phát triển trước đây phần lớn trình độ kinh tế còn thấp, trong những giai đoạn gần đây nhờ sự nỗ lực của chính bản thân quốc gia và nguồn vốn nước ngoài mà các quốc gia này đã dần vươn lên về mọi mặt để có thể thực hiện đầu tư, phát triển các lợi thế của mình ở trong và ngoài nước. Vốn là yêu cầu tối thiểu nhà đầu tư cần phải có khi tiến hành hoạt động đầu tư. Trước đây, các nước đang phát triển có tỷ lệ tiết kiệm thấp, nghèo nàn, lạc hậu do đó không thể tiến hành ĐTRNN thì nay các nước này đã có sự phát triển vượt bậc và trở thành các quốc gia có tiềm lực kinh tế rất mạnh như Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc…Hơn nữa với xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế xã hội, và tư tưởng hướng ngoại - chiến lược kinh doanh không chỉ còn nằm trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mà vươn ra bên ngoài. Trung Quốc là một trong các quốc gia đang phát triển và trong những năm gần đây Trung Quốc cũng đã có những xu hướng hướng ngoại thúc đẩy họat động ĐTRNN và đã vươn lên trở thành một quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng mạnh. Tính đến cuối năm 2008, Trung Quốc có khoảng 12.000 doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào hơn 170 nước và khu vực trên thế giới và kim ngạch ĐTTTRNN của Trung Quốc đã đạt gần 56 tỷ USD.
Thứ ba, bối cảnh nền kinh tế hiện nay là các quốc gia vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoàiĐTTTRNN thể hiện rất rõ thực trạng này. Khi các quốc gia tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, mỗi quốc gia đảm nhiệm một vai trò mà mình có thế mạnh và để tận dụng được tối đa các lợi thế của các nước lại thì họ liên kết: đó là hợp tác. Và trong quá trình phát triển các quốc gia cũng cạnh tranh với nhau để sao cho nước mình thu được nhiều lợi ích nhất.
Vì vậy, ĐTRNN là xu thế tất yếu khách quan và cần thiết để các quốc gia đang phát triển tham gia vào nền kinh tế toàn cầu, đồng thời khai thác có hiệu quả hơn các lợi thế của mình trên con đường phát triển đất nước.
2.2 Điều kiện để các doanh nghiệp các nước đang phát triển thực hiện ĐTTTRNN.
2.2.1 Đối với các doanh nghiệp.
Để có thể ĐTTTRNN các doanh nghiệp các nước đang phát triển cần phải đáp ứng một số điều kiện sau:
Các doanh nghiệp cần có tiềm lực tài chính đủ mạnh để tiến hành hoạt động ĐTTRNN và vốn, công nghệ là một trong các yếu tố không thể thiếu. Trong bất kỳ môi trường kinh doanh nào doanh nghiệp cũng cần phải có tiềm lực tài chính đủ mạnh và đặc biệt là trong môi trường kinh doanh, đầu tư ở nước ngoài. Bởi trong môi trường nước ngoài doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức hơn và nếu vượt qua những thách thức này thì doanh nghiệp sẽ thu được lợi ích kinh tế lớn hơn so với đầu tư ở trong nước.
Doanh nghiệp tiến hành hoạt động đầu tư phải có thế mạnh của doanh nghiệp như công nghệ sản xuất, bí quyết kỹ thuật, kỹ năng sản xuất sản phẩm vượt trội. Đôi khi trong môi trường khách quan như nhau nhưng doanh nghiệp nào nắm trong tay bí quyết, công nghệ sản xuất sản phẩm nào đó thì sẽ làm cho chi phí sản phẩm sản xuất thấp hơn mặt bằng chung và chất lượng bằng hoặc cao hơn thì doanh nghiệp đó sẽ đạt được lợi ích cao hơn các doanh nghiệp còn lại.
Các doanh nghiệp phải có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện ở giá trị của sản phẩm, khả năng thâm nhập vào thị trường của sản phẩm trong hiện tại cũng như tương lai đối với người tiêu dùng. Nếu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mạnh sẽ cho phép doanh nghiệp không chỉ khẳng định vị trí của doanh nghiệp ở trong nước mà còn tạo tiền đề cho việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp.
Chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý, nguồn nhân lực cũng là một yêu cầu. Con người có thể sáng tạo ra sản phẩm, tổ chức quản lý kinh doanh. Do vậy, nếu doanh nghiệp có nguồn nhân lực đảm bảo đủ năng lực thì việc sử dụng các nguồn lực cũng như các thế mạnh của doanh nghiệp sẽ hiệu quả và được khai thác tối đa.
2.2.2. Về phíaVề phía Nnhà nước
Trong hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, nếu chỉ mình doanh nghiệp cố gắng thôi thì chưa đủ, hoạt động này cũng cần sự phối hợp, tạo điều kiện từ phía nhà nước. Nhà nước có vai trò như một người hỗ trợ tạo một môi trường về pháp lý thuận lợi thúc đẩy họat động ĐTRNN của các doanh nghiệp.
Sự thay đổi chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước. Sự thay đổi các chính sách vĩ mô của nhà nước (chính sách tài chính tiền tệ, chính sách xuất khẩu, chính sách quản lý ngoại hối) có ảnh hưởng mạnh tới việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoàiĐTTTRNN của doanh nghiệp. Bởi một khi các chính sách này có sự thay đổi thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, khả năng xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
Hoạt động thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của chính phủ. Hoạt động thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của nước đầu tư chủ yếu bao gồm: các hiệp định đầu tư song phương và đa phương, hiệp định tránh đánh thuế 2 lần, trợ giúp về tài chính trong các hoạt động xúc tiến đầu tư, bảo hiểm đầu tư, cung cấp các thông tin về môi trường đầu tư... Các hoạt động này tạo ra cơ sở pháp lý, tiền đề cần thiết cho nhà đầu tư ở nước ngoài.
2.2.4. Xu hướng gia tăng dòng đầu tư ra nước ngoài của các nước đang phát triển
Lượng vốn đầu tư ra nước ngoài của các nước đang phát triển ngày một gia tăng trong những năm gần đây. Theo số liệu báo cáo của Untacd năm 2006 cho biết, lượng vốn ĐTRNN của các nước đang phát triển trong tổng lượng vốn FDI toàn cầu đã tăng từ 8% lên 15% trong 25 năm qua. Riêng trong năm 2005, các nước đang phát triển đã đầu tư khoảng 117 tỷ USD, tăng 4% so với năm 2004, chiếm 17% so với tổng lượng vốn FDI toàn cầu. Xu hướng này ngày càng phát triển do việc tăng cường thương mại và đầu tư trong nội bộ khu vực ngày một tăng lên. Tuy nhiên, các nhà đầu tư đến từ các nước đang phát triển chủ yếu đầu tư vào các nước cùng khu vực địa lý và mang tính chất chuyển giao một số ngành, cơ sở kinh tế sang các nền kinh tế kém phát triển hơn. Số lượng vốn FDI đầu tư ngược trở lại các nước phát triển chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Một số nước đang phát triển giờ đây đã trở thành những nhà đầu tư quốc tế có uy tín như Trung Quốc, Singapore, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc,...Chính phủ các nước này cũng đã đưa ra nhiều chính sách khuyến khích hoạt động ĐTRNN như giảm thuế lợi tức gửi về nước, khấu trừ chi phí đầu tư dự án ( Malayxia) hay miễn thuế thu nhập 3 năm đối với các nhà đầu tư địa phương khi đầu tư ra nước ngoài ( Hàn Quốc),... Có thể nói đây là một trong số những động thái khuyến khích đầu tư ra nước ngoài từ phía chính phủ dành cho các nước doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài.
Hoạt động ĐTRNN nói chung hay ĐTTTRNN nói riêng của các nước đang phát triển đang có chiều hướng gia tăng. Nó thể hiện các nước đang phát triển giờ đây đã và đang nỗ lực phát triển muốn được góp tiếng nói của mình vào lãnh vực đầu tư quốc tế mà xưa nay vẫn chỉ dành cho các nước phát triển.
II . Thực trạng họat động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam trong thời gian qua giai đoạn từ năm 1988 – 2009.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐTRNN CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1989 – 2008.
Sự cần thiết của phải đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam.
Đầu tư nước ngoài mà trước hết là ĐTRNN đã trở thành nhu cầu phát triển tất yếu khi mà các nền kinh tế hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Trong những năm gần đây, hoạt động ĐTRNN đã bắt đầu phát triển ở các nước đang phát triển và . Và trong những năm gần đây, Việt Nam cũng đã bắt đầu tham gia vào hoạt động đó này, chính bởi vì sự cần thiết của nó trong quá trình phát triển.
Thứ nhất ĐTRNN giúp các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường hàng hóa, làm quen và thích nghi dần với thị trường khu vực và thị trường thế giới.
Với các doanh nghiệp Việt Nam việc thực hiện họat động ĐTRNN không chỉ giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận với thị trường thế giới, mở rộng những cơ hội mới mà còn tạo ra sự tự tin cho các doanh nghiệp Việt Nam thích nghi thị trường thế giới và việc tự do hóa thương mại, đặc biệt là trong việc thực hiện cam kết tự do thương mại với ASEAN và những cam kết tự do hóa thương mại với WTO. Doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ nhận thấy rằng việc thị trường thế giới cũng không quá khó để xâm nhập, và tìm kiếm nguồn lợi nhuận. Hơn nữa trong quá trình thực hiện ĐTRNN cũng giúp các doanh nghiệp học hỏi được nhiều kinh nghiệm và bài học hơn trong lĩnh vực ĐTRNN, từ đó cũng tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển mình.
Thứ hai ĐTRNN mở rộng thị trường xuất khẩu, giúp các doanh nghiệp Việt Nam tránh được hàng rào thương mại của các nước.
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều sử dụng các hàng rào như thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu và các hình thức phi thuế quan khác để kiểm soát việc nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Thông thường chính phủ các nước thường thực hiện việc kiểm soát với mục đích nhằm bảo hộ cho ngành công nghiệp và hàng hóa trong nước của họ. Trong các trường hợp như vậy, hoạt động ĐTRNN là một trong các biện pháp hữu hiệu. Thay vì xuất khẩu hàng hóa, các doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu tư bản để giảm chi phí vận chuyển và các hàng rào thuế quan. Vì thế doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội hơn trong việc xâm nhập vào thị trường nước ngoài, làm quen được với thị trường nước sở tại, và từ đó sẽ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu.
Thứ ba hoạt động ĐTRNN còn giúp các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với khoa học công nghệ cao, đồng thời học hỏi những ứng dụng trong CNTT, từ đó nâng cao năng lực của mình.
KHCN & CNTT ngày nay đang biến đổi và từng bước phát triển và những ứng dụng của nó có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế cũng như trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống. Là một nước đang phát triển, khi thực hiện họat động ĐTRNN vào các nước tiên tiến có KHCN & CNTT phát triển cao như Mỹ, Anh…. Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận với những thực tế ứng dụng của các thành tựu này. Hơn nữa, doanh nghiệp cũng có thể triển khai những tiến bộ KHCN mà trong nước không có cơ hội áp dụng sang các nước mới, thị trường mới để tạo ra một thị trường có sức cạnh tranh cao so với các sản phẩm khác.
Thứ tư họat động ĐTRNN giúp các doanh nghiệp san sẻ rủi ro trong đầu tư và trong kinh doanh.
Rủi ro trong kinh doanh là điều không thể tránh khỏi, và các doanh nghiệp là những người luôn hiểu rõ được điều đó. Vì vậy các nhà đầu tư thường thực hiện đa dạng hóa họat động đầu tư để phòng tránh, san sẻ rủi ro. Và mộtMột trong những giải pháp hiệu quả nhất đó là thực hiện họat động ĐTRNN, đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm tìm kiếm những lợi ích, và những cơ hội không có trong nước để giảm thiểu rủi ro trong đầu tư. Doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận, củng cố họat động kinh doanh bền vững, ổn định và sự phát triển của các doanh nghiệp đồng thời cũng hạn chế được rủi ro về lạm phát, rủi ro về tỷ giá…..Hơn nữa họat động này sẽ góp phần làm tăng ngoại tệ của đất nước, giúp cho cán cân thanh toán được ổn định, và phát triển theo chiều hướng tốt.
Thứ năm họat động ĐTRNN giúp các doanh nghiệp học hỏi được kinh nghiệm quản lý của các nước, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện đổi mới cơ cấu sản xuất doanh nghiệp, tạo điều kiện áp dụng các công nghệ sản xuất mới, tăng cường tính năng động và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Hệ thống pháp luật của Việt Nam về họat động ĐTRNN trong thời gian qua giai đoạn từ năm 1999 - 2009
Giai đoạn từ năm 1999 đến trước năm ban hành Luật đầu tư chung 2005.
Hoạt động ĐTRNN của Việt Nam bắt đầu diễn ra vào những năm đầu thập niên 90, và đi tiên phong trong ĐTRNN là một số doanh nghiệp tư nhân của một số địa phương tại vùng biên giới với một số nước bạn ( Lào, Campuchia) đã thực hiện dự án đầu tư tại nước bạn theo thoả thuận hợp tác song phương giữa chính quyền hai nước.
Trước thực tế đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 quy định ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam để hướng dẫn và quản lý hoạt động ĐTRNN. Như vậy, sau hơn 10 năm thực thi Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam pháp luật về ĐTRNN tại Việt Nam đã bắt đầu hình thành, mở đường cho các hoạt động ĐTRNN sau này. Mặc dù hành lang pháp lý cho ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam mới được ban hành đầu năm 1999, thế nhưng trước thời điểm này một số doanh nghiệp Việt Nam đã tiến hành hoạt động ĐTRNN. Theo Nghị định 22/1999/NĐ-CP thì cũng đã nêu rõ: " Đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp VN là việc doanh nghiệp Việt Nam đưa vốn bằng tiền, tài sản khác ra nước ngoài để đầu tư trực tiếp ở nước ngoài". Theo đó các doanh nghiệp Việt Nam được thành lập theo Luật DNNN, Luật công ty, Luật DNTN, hợp tác xã có đủ điều kiện như trong Nghị định đã nêu: Dự án ĐTRNN có tính khả thi; Doanh nghiệp không nợ nghĩa vụ tài chính, thuế với nhà nước sẽ được thực hiện ĐTRNN. Trong đó tại điều 6 cũng có nêu: " Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhưng có vốn đầu tư ra nước ngoài có giá trị từ 1 triệu đô la Mỹ trở lên phải tuân thủ quy định xin phép đầu tư ra nước ngoài". Như vậy một dự án khi muốn ĐTRNN, hai đối tượng nêu trên phải gửi bộ hồ sơ đầu tư ra nước ngoài dến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xin đ._.ược xét duyệt cấp giấy phép đầu tư; còn đối với những doanh nghiệp không thuộc hai đối tượng nêu trên thì chỉ cần đăng ký tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Thời hạn xét duyệt để chấp nhận đăng ký đầu tư hoặc cấp phép đầu tư ra nước ngoài là 30 ngày.
Để triển khai Nghị định 22/1999/NĐ-CP, các Bộ, ngành liên quan đã ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam. Các văn bản pháp lý điều chỉnh trực tiếp hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam đó là:
Thông tư số 01/2001/TT- NHNN ngày 19/01/2001 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hướng dẫn quản lý ngoại hối đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam.
Quyết định số 116/2001/QĐ- TTg ngày 02/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ về một số ưu đãi khuyến khích đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực hoạt động dầu khí.
Thông tư số 05/2001/TT- BKH ngày 30/8/2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn hoạt động ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam.
Thông tư số 97/2002/TT- BTC ngày 24/10/2002 hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với doanh nghiệp Việt Nam ĐTRNN.
Thông tư sửa đổi, bổ sung khoản 6, mục III Thông tư số 01/2001/TT-NHNN ngày 19/01/2001 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam về hướng dẫn quản lý ngoại hối đối với ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam.
Ngoài ra, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam còn chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp lý sau:
Quyết định số 158 QĐ- CTN ngày 26/01/1994 của Chủ tịch nước về việc phê chuẩn Công ước thành lập tổ chức Đảm bảo đầu tư đa biên ( MIGA).
Công ước thành lập tổ chức Đảm bảo đầu tư đa biên ( MIGA).
Nghị định số 63/1998- NĐ/CP ngày 17/08/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối.
Thông tư số 01/1999 TT/ NH- NN ngày 16/04/1999 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam hướng dẫn thi hành Nghị định số 63/1998- NĐ/CP ngày 17/08/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối.
Nghị định số 05/2001/NĐ- CP ngày 17/01/2001 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63/1998 NĐ-CP ngày 17/08/1998 của Chính phủ về quản lý ngoại hối.
Quyết định số 61/2001/QĐ-TTg ngày 25/04/2001 của Thủ tướng Chính phủ về nghĩa vụ bán và quyền mua ngoại tệ của người cư trú là tổ chức.
Thông tư số 05/2001 TT/ NH- NN ngày 31/05/2001 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam hướng dẫn thi hành Quyết định số 61/2001/ QĐ- TTg ngày 25/04/2001 của Thủ tướng chính phủ về nghĩa vụ bán và quyền mua ngoại tệ cảu người cư trú là tổ chức.
Quyết định số 10/76/2001/QĐ/NH-NN ngày 27/08/2001 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam về việc bổ sung, sửa đổi một số điểm tại Thông tư số 05/2001/TT/NH-NN ngày 31/05/2001 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam hướng dẫn thi hành Quyết định số 61/2001/QĐ- TTg ngày 25/04/2001 của Thủ tướng chính phủ về nghĩa vụ bán và quyền mua ngoại tệ của người cư trú là tổ chức.
Nghị định số 05/2001/NĐ-CP ngày 03/03/2000 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
Ngoài ra còn một số văn bản khác liên quan đến hoạt động xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam do Bộ công an và Bộ ngoại giao ban hành.
Sự ra đời của các văn bản trực tiếp điều chỉnh hoạt động ĐTTTRNN đã tạo ra một khung pháp lý cần thiết cho hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời tạo môi trường ổn định, thông thoáng nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài.
Một số văn bản pháp lý đưa ra điều chỉnh hoạt động ĐTTTRNN một mặt nhằm kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực này như tại Thông tư số 05/2001/TT-BKH ngày 30/08/2001 của Bộ KHĐT hướng dẫn hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam có quy định: đối với những dự án đầu tư ra nước ngoài mà chủ đầu tư không thuộc thành phần kinh tế nhà nước và có vốn đầu tư dưới 1 triệu đô la Mỹ được quy định tại khoản 2 điều 6 Nghị định 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 của chính phủ, doanh nghiệp Việt Nam phải lập hồ sơ dự án theo quy trình đăng ký cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư; còn đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài (không phân biệt quy mô và mục đích đầu tư) và các dự án đầu tư của các thành phần kinh tế khác có vốn đầu tư từ 1 triệu đô la Mỹ trở lên phải lập hồ sơ dự án theo quy trình thẩm định cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài gửi Bộ KHĐT. Tại Nghị định 63/1998/NĐ-CP ngày 17/08/1998 của chính phủ về quản lý ngoại hối tại chương IV các giao dịch vốn có nêu rõ: " Nhà đầu tư Việt Nam được chuyển vốn ra nước ngoài để đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam về đầu tư ra nước ngoài. Vốn đầu tư ra nước ngoài bằng tiền phải chuyển qua tài khoản mở tại ngân hàng". Theo thông tư số 01/2001/TT-NHNN ngày 19/01/2001 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam quy định về việc mở và sử dụng tài khoản. Để thực hiện dự án đầu tư ra nước ngoài doanh nghiệp phải mở một tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối. Mọi giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài và vào Việt Nam liên quan đến hoạt động ĐTRNN của doanh nghiệp phải thực hiện thông qua tài khoản này; đồng thời trường hợp doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư hoặc kéo dài thời hạn đầu tư ở nước ngoài thì sau khi có văn bản chấp thuận của BKHĐT doanh nghiệp phải đăng ký với chi nhánh ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hàng năm trong thời hạn 6 tháng kể từ khi kết thúc năm tài chính của nước tiếp nhận đầu tư, doanh nghiệp phải gửi cho chi nhánh ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính ( trong đó có bảng tổng kết tài sản và kết quả kinh doanh lãi- lỗ của doanh nghiệp) có chứng nhận của cơ quan kiểm toán hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư.
Bên cạnh đó, Các Bộ trực thuộc Chính phủ cũng đưa các văn bản pháp lý về một số ưu đãi nhằm khuyến khích các doanh nghiệp ĐTRNN như Thông tư số 97/2002/TT-BTC của bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với doanh nghiệp Việt Nam ĐTRNN. Kể từ 08/11/2002 các loại máy móc, thiết bị, bộ phận rời, vật tư, nguyên liệu xuất khẩu ra nước ngoài của dự án đầu tư tại nước ngoài khi thanh lý hoặc kết thúc dự án và được nhập khẩu trở lại vào Việt Nam, được miễn thuế nhập khẩu và thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng. Còn đối với thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước ngoài, khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam ĐTRNN được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài hoặc đã được đối tác nước tiếp nhận đầu tư trả thay ( kể cả đối với tiền lãi cổ phần) nhưng số thuế được trừ không vượt quá số thuế thu nhập tính theo quy định của Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam.
Riêng đối với lĩnh vực dầu khí, theo Quyết định số116/2001/QĐ-TTg ngày 2/8/2001 của Thủ tướng chính phủ về một số ưu đãi, khuyến khích đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực hoạt động dầu khí. Chính phủ áp dụng một số ưu đãi, khuyến khích đối với hình thức đầu tư 100% vốn hoặc góp vốn theo tỷ lệ tham gia trong lĩnh vực hoạt động dầu khí bao gồm: tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí; kể cả các hoạt động phục vụ trực tiếp cho các hoạt động dầu khí và khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam đối với các dự án dầu khí ĐTRNN, doanh nghiệp được trừ số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp ở nước ngoài hoặc đã được nước tiếp nhận đầu tư trả thay ( có chứng từ hợp lệ).
Các văn bản này đã tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cho các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời nó cũng khơi thông một dòng chảy mới về vốn đầu tư. Song, do được ban hành ngay sau cuộc khủng hoảng tài chính khu vực trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang giảm sút, pháp luật về ĐTRNN nhìn chung mang tính thận trọng, tính kiểm soát hơn là tính khuyến khích các doanh nghiệp ĐTRNN, cụ thể là:
Trong giai đoạn này, Nghị định số 22/1999/NĐ-CP là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất quy định về hoạt động ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam; chủ trương khưyến khích ĐTRNN chưa được ghi nhận trong các văn kiện của Đảng và pháp luật. Chính vì vậy, nội dung chính của Nghị định số 22/1999/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành là quy định về các trình tự thủ tục để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước.
Thủ tục hành chính trong việc cấp phép ĐTRNN tương đối phức tạp, kéo dài nhất là đối với trường hợp sử dụng vốn nhà nước. Mặc dù Nghị định số 22/1999/NĐ-CP quy định quy trình đăng ký và thẩm định cấp giấy phép đầu tư nhưng phạm vi áp dụng quy trình thẩm định rất rộng; nhiều trường hợp phải trình thủ tướng chính phủ trước khi cấp giấy phép đầu tư.
Ngoại trừ một số quy định liên quan đến nguyên tắc tránh đánh thuế trùng và chính sách ưu đãi ĐTRNN trong lĩnh vực hoạt động dầu khí, pháp luật về ĐTRNN không quy định chính sách khuyến khích và hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam khi ĐTRNN.
Trong giai đoạn này, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc chuyển vốn ra nước ngoài để thực hiện đầu tư cũng như việc chuyển lợi nhuận về nước. Đối với những doanh nghiệp muốn đầu tư ra nước ngoài nhưng hạn chế về nguồn vốn thì lại chưa có một cơ chế nào quy định về việc cho vay ngoại tệ để đầu tư ra nước ngoài.
Đối tượng được phép đầu tư ra nước ngoài chỉ bao gồm các doanh nghiệp Việt Nam; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tuy không bị cấm ĐTRNN nhưng không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 22/1999/NĐ-CP mà theo quy định riêng của chính phủ. Tuy nhiên trên thực tế, Chính phủ cũng không ban hành bất cứ một văn bản pháp lý nào quy định về việc ĐTRNN của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Khung pháp luật của Việt Nam trong giai đoạn này mới bước đầu tạo ra một khung pháp lý bao quát được những vấn đề xung quanh hoạt động ĐTRNN, và trong giai đoạn mà số lượng các dự án ĐTRNN còn ít, quy mô chưa lớn. Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới, từ năm 2001, Đại hội Đảng IX đã xác định chủ trương “ Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp và cá nhân Việt Nam ĐTRNN”. Theo đó Nhà nước cso trách nhiệm trong việc “tạo ra khuôn khổ pháp lý nhằm khuyến khích hoạt động ĐTRNN để phát huy lợi thế so sánh của đất nước”. Tuy nhiên trong quá trình này các văn bản bộc lộ nhiều yếu kém, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện ĐTRNN, và cũng gây khó khăn cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý các vấn đề về đầu tư.
2.2. Giai đoạn từ năm 2005 đến nay
Trước những khó khăn của các doanh nghiệp đang gặp phải cũng như công tác quản lý của nhà nước không được đảm bảo. Năm 2005 Luật đầu tư được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/07/2005, thay thế Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Luật Đầu tư đã dành hẳn một chương quy định về hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Đến năm 2006, nhằm kế thừa và phát huy có chọn lọc những mặt tích cực và khắc phục hạn chế của hệ thống luật hiện hành về ĐTRNN và nâng cao quyền tự chủ, tự do kinh doanh của doanh nghiệp, Nghị định 78/2006/NĐ-CP quy định về ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam được Chính phủ ban hành ngày 09/8/2006 ( thay thế Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999) với mục tiêu chính là:
Phù hợp với thực tiễn hoạt động và yêu cầu của hoạt động ĐTRNN; cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia vào hoạt động ĐTRNN bình đẳng như các doanh nghiệp Việt Nam.
Quy định rõ ràng, cụ thể và minh bạch hơn các vấn đề liên quan đến thủ tục đầu tư theo hướng giảm thiểu sự can thiệp của nhà nước và tăng quyền chủ động cho doanh nghiệp;
Tăng cường hiệu quả của quản lý nhà nước và xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ĐTRNN.
Tinh thần chung của Nghị định 78/2006/NĐ-CP là quy định các nhà đầu tư và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bao gồm cả doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, đều có quyền ĐTRNN, có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, được lựa chọn hay thay đổi hình thức tổ chức quản lý nội bộ, hình thức đầu tư thích ứng với yêu cầu kinh doanh và được pháp luật Việt Nam bảo hộ; giảm thiểu các quy định mang tính "xin - cho" hoặc "phê duyệt" bất hợp lý, trái với nguyên tắc tự do kinh doanh, gây phiền hà cho hoạt động đầu tư, nhưng có tính đến lộ trình cam kết trong các thoả thuận song phương và đa phương trong hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là các nguyên tắc đối xử quốc gia và tối huệ quốc.
Như vậy, khuôn khổ pháp lý của hoạt động ĐTRNN đã dần được hoàn thiện hơn thông qua ban hành Luật Đầu tư năm 2005 và Nghị định số 78/2006/NĐ-CP. Thủ tục ĐTRNN được hướng dẫn cụ thể, rõ ràng tại Quyết định số 1175/2007/QĐ-BKH ngày 10/10/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2006/NĐ-CP, ngày 21/12/2006, Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành thông tư số 10/2006/TT- NHNN hướng dẫn các tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để ĐTTTRNN nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam. Các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối được cho vay để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài với điều kiện: dự án đầu tư không thuộc danh mục các lĩnh vực bị cấm, hạn chế đầu tư trực tiếp ra nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ quy định; có vốn chủ sở hữu ( bao gồm: vốn của chủ sở hữu, các quỹ và lợi nhuận chưa phân phối) tham gia vào tổng mức vốn đầu tư của dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo quy định của tổ chức tín dụng. Các tổ chức tín dụng cũng được xem xét, quyết định cho khách hàng vay vốn để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trên cơ sở có bảo đảm hoặc không có bảo đảm theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trường hợp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của khách hàng vay hoặc bên thứ ba ở nước ngoài, tài sản của pháp nhân được hình thành từ dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thì các bên thực hiện theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư ( nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam); tổ chức tín dụng nhận bảo đảm bằng tài sản ở nước ngoài phải có khả năng quản lý tài sản trong quá trình cho vay, xử lý được tài sản đó để thu hồi nợ, khi khách hàng vay không trả được nợ.
Ngày 25/7/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 121/2007/NĐ-CP quy định về ĐTTTRNN trong hoạt động dầu khí. Có thể nói đây là một trong các thế mạnh của Việt Nam. Theo đó, Thủ tướng chấp thuận đầu tư với các dự án dầu khí sử dụng vốn Nhà nước từ 1000 tỷ đồng trở lên hoặc vốn của các thành phần kinh tế khác từ 3000 tỷ đồng trở lên. Các dự án dầu khí không thuộc quy định trên do đại diện chủ sở hữu hoặc nhà đầu tư quyết định.
Ngày 16/2/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 17/09/NĐ-CP về sửa đổi một số điều trong NĐ 121/2007/NĐ-CP ngày 25/7/2007 của Chính phủ quy định ĐTRNN trong họat động dầu khí. Nghị định mới bổ sung định nghĩa người điều hành phải là doanh nghiệp do Nhà nước đầu tư thành lập để triển khai dự án dầu khí ở nước ngoài.
Thẩm quyền chấp thuận và quyết định đầu tư của TTCP được quyết định với các dự án dầu khí hình thành thông qua ký kết họat động dầu khí có sử dụng vốn Nhà nứơc từ 3000 tỷ đồng trở lên hoặc vốn của các thành phần kinh tế từ 5000 tỷ đồng trở lên. Ngoài ra các dự án dầu khí được hình thành thông qua chuyển nhượng quyền lợi tham gia vào họat động dầu khí chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ công ty có sử dụng vốn Nhà nước từ 5000 tỷ đồng trở lên hoặc vốn của các thành phần kinh tế từ 8000 tỷ đồng trở lên cũng phải đựơc Thủ tướng chấp thuận đầu tư và ra quyết định đầu tư. Để chuẩn bị đầu tư hoặc thực hiện họat động hình thành dự án dầu khí hoặc triển khai dự án, nhà đầu tư phải thành lập hoặc tham gia thành lập doanh nghiệp mới tại Việt Nam, nước tiếp nhận đầu tư hoặc ở nước thứ ba theo quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp nhà đầu tư ủy quyền cho người điều hành triển khai dự án dầu khí người điều hành được ghi tên trong giấy chứng nhận đầu tư cấp cho nhà đầu tư. Người điều hành được phép sử dụng giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh để phục vụ các họat động liên quan đến triển khai dự án. Nếu dự án đăng ký không có khả năng thu hồi chi phí, nhà đầu tư được phép phân bổ phần chi phí đó vào chi phí sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư trong thời gian không quá 5 năm kể từ ngày kết thúc dự án.
Với việc ban hành, sửa đổi bổ sung một số văn bản đã tạo ra khung pháp luật thông thoáng hơn, từng bước một chú trọng sát với thực tế, mở rộng hành lang pháp lý hơn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam vững bước vươn ra thị trường khu vực và thế giới.
2. Tổng quan về tình hình đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam giai đoạn từ năm 1989 – 20089.
2.1 Quy mô vốn và dự án của dự án ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ 1989 – 20089.
Năm 1989, Việt Nam bắt đầu tiến hành hoạt động ĐTRNN với duy nhất một dự án là dự án giữa đối tác Việt Nam và một đối tác của Nhật Bản với số vốn đăng ký là 56338 USD. Dự án đó đã mở đường cho hoạt động ĐTRNN của Việt Nam. Ngày 14/4/1999 nước ta đã chính thức ban hành Nghị định quy định về họat động ĐTRNN cho các nhà đầu tư Việt Nam. Trong những năm đầu tiên, ĐTRNN của Việt Nam chỉ mang tính chất thăm dò, vì thế mà số dự án cấp mới cũng như số vốn đăng ký không nhiều. Tuy nhiên trong những năm sau, họat động ĐTRNN của Việt Nam đã tăng lên cả về số dự án và vốn đăng ký.
Bảng 1.1: Vốn ĐTRNN của Việt Nam trong giai đoạn từ 1989 -– 2008.
Giai đoạn
Đơn vịDự án
(DA)1989 - 1998
1999-2005VĐK
(triệu USD)
VTH
(triệu USD)2006-2008
TổnQuy mô vốn BQ
(triệu USD)g
Tổng số
Tỷ trọng %
Tổng số
Tỷ trọng %
Tổng số
Tỷ trọng %
Số dự án1989 -1998
18DA
5,621
13,6133
0,33
4,8
0,4221
0,67375
Tỷ trọng số DA1999 – 2005
132%
35,475.6
731,435.47
17,82
59,96
4,9958.93
5,58100
Vốn đăng ký2006 – 2008
218Triệu
USD
58,9313,6
3360731,4
81,85
1135,2
94,63360
15,24105.0
Tỷ trọng VĐKTổng
%368
1000.33
439017.82
100
1200
10081.85
-100
Vốn thực hiện
USD
4.80
51.2
Tỷ trọng VTH
%
100
Quy mô vốn bình quân 1 DA
Triệu
USD/ 1 DA
0.76
5.58
15.2
-
Nguồn : Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ kế họach đầu tư – Tổng hợp của sinh viên
23.2 Quy mô vốn của các dự án ĐTRNN của Việt Nam : được chia làm 3 giai đoạn
Giai đoạn đầu thứ nhất từ năm 1989 -1998.
Trong thời kỳ này họat động ĐTRNN mới chỉ trong giai đoạn thăm dò, các nhà đầu tư của Việt Nam bắt đầu xuất hiện xu hướng tìm kiếm cơ hội ĐTRNN. Số dự án cũng như vốn đăng ký trong kỳ này ở giai đoạn này rất thấp, chỉ có khoảng 18 dự án với tổng số vốn 13,6 triệu USD. Mỗi năm chỉ có một vài dự án thực hiện, thậm chí trong các năm từ 1995 – 1997 không có dự án nào được thực hiện. Thời điểm này Việt Nam cũng chưa có một văn bản pháp luật nào được ban hành để hướng dẫn cụ thể về họat động ĐTRNN , và vì thế các doanh nghiệp đầu tư vẫn còn khá khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường, các dự án đầu tư chủ yếu mang tính chất thăm dòchủ yếu mang tính chất thăm dò. Hơn nữa trong giai đoạn này những vấn đề khó khănNhững vấn đề khó khăn về mặt chính trị ảnh hưởng rất lớn đến họat động ĐTRNN của các doanh nghiệp Việt Nam như vấn đề với Campuchia, vấn đề Mỹ thực hiện lệnh cấm vận đối với Việt Nam. , cHơn nữa cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 cũng ảnh hưởng và là một trong những trở ngại cho doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ này thực hiện họat động ĐTRNN. cũng đang ảnh hưởng tới các nước và cũng gây những khó khăn cho họat động ĐTRNN của Việt Nam.
Giai đoạn thứ hai từ năm 1999 – 2005.
Giai đoạn này được đánh dấu bằng sự ra đời của Nghị định 22/1999/ ND – CP ban hành ngày 14/4/1999 quy định về ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam. Cùng với Nghị định này cũng có rất nhiều các Thông tư, văn bản hướng dẫn thực hiện của Chính phủ đã tạo ra một động lực thúc đẩy hoạt động ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam một cách mạnh mẽ.Tổng số dự án trong giai đoạn này đã lên tới 131 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt 731.4 triệu USD, gấp 7 lần về số dự án và 53 lần về tổng số vốn đăng ký so với giai đoạn 1989 – 1998, quy mô vốn bình quân là 5.58 triệu USD/ dự án. Các dự án của doanh nghiệp Việt Nam đã mở rộng trên 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, đồng thời cũng tiến hành kinh doanh trên hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực.
Sự gia tăng nguồn vốn ĐTRNN của các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là trong năm 2002 và năm 2003. Cụ thể trong năm 2002, Việt Nam đã có 15 dự án ĐTTTRNN với tổng số vốn đăng ký lên tới 150.9 triệu USD. Trong đó đáng chú ý là dự án dầu khí ở Iraq và Angiêri với tổng số vốn đầu tư lên tới 120 triệu USD. Đây là dự án ĐTTTRNN với quy mô lớn nhất từ trước đến nay, và tổng công ty dầu khí Việt Nam đã tiến hành đàm phán với một số nước Trung Đông, Lybya, Sudan, Angiêri về tìm kiếm thăm dò dầu khí, và triển khai một số dự án nhằm giải quyết vấn đề năng lượng của quốc gia. Đồng thời cuối tháng 10/2002, Bộ kế hoạch đầu tư đã cấp giấy phép ĐTTTRNN cho công ty Thạch Bàn – Hà Nội với tổng số vốn đầu tư 15 triệu USD để thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Liên Bang Nga chuyên sản xuất gạch ốp lát Granit. Đây là một trong các công ty đi tiên phong trong số các doanh nghiệp Việt Nam ĐTTT vào Nga trong lĩnh vực vật liệu xây dựng. Trong năm 2002 cũng đánh dấu hướng đi mới cho doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh khi thực hiện ĐTRNN. Đi đầu là Công ty TNHH điện tử - tin học – tư vấn xây dựng phương nam đầu tư 955.000 USD vào thị trường Mỹ, và một khoản đầu tư 943.000 vào thị tường Singapore, công ty TNHH Phi Long chuyển 902.000 USD đầu tư vào Singapore, công ty cổ phần Công Nghệ Thông Tin (EIS) chuyển 160.000 USD, công ty TNHH Thương Mại Việt Thái Sinh chuyển 100.000 USD vào thị trường Mỹ….
Năm 2003 số dự án của doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục tăng vọt về số dự án đầu tư. Tính riêng 5 tháng đầu năm 2003, Bộ kế hoạch đầu tư đã cấp giấy phép cho 10 dự án của các doanh nghiệp Việt Nam ĐTTTRNN với tổng số vốn đầu tư 3.76 triệu USD tại Ucraina, Lào, Uzbekistan, Hàn Quốc, Singapore. Sau đó, trong tháng 10, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư 4 dự án tại Indonesia và Lào với tổng số vốn đầu tư đạt gần 11.4 triệu USD. Trong đó Tổng công ty dầu khí Việt Nam đầu tư 2 dự án trị gía 9.4 triệu USD để nghiên cứu địa chấn và địa vật lý nhằm mục đích thăm dò dầu khí tại Indonexia…..
Tuy nhiên trong năm 2004, ĐTRNN của các doanh nghiệp Việt Nam lại có xu hướng giảm sút chỉ còn 17 dự án được cấp phép với tổng số vốn đăng ký trên 11 triệu USD, bằng 68% về số dự án và bằng 40.6% về vốn đăng ký so với năm 2003. Trong đó, các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp có tổng vốn đầu tư chiếm 80%, số còn lại thuộc lĩnh vực dịch vụ. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2004 tập trung chủ yếu vào các nước Liên Bang Nga, Lào, Campuchia, Indonexia. Trong năm này do ảnh hưởng của biến động trên thị trường thế giới như những biến động bất ổn về giá dầu tăng cao, tình hình tăng trưởng mạnh của Trung Quốc và một số nước vì thế các doanh nghiệp Việt Nam cũng tập trung chủ yếu vào một số nước quen thuộc.
Như vậy trong giai đoạn này này, họat động ĐTRNN của Việt Nam cũng đã có những tăng trưởng vựơt bậc so với giai đoạn trước, và đã mở ra thời kỳ mới cho dòng vốn ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam. Các dự án được thực hiện chia thành 3 loại : đầu tư 100% vốn tại nước ngoài (gồm 55 dự án với tổng vốn đầu tư gần 60 triệu USD), doanh nghiệp Việt Nam liên doanh với nước ngoài (gồm 43 dự án tổng số vốn góp của Việt Nam là khoảng 30 triệu USSD), và hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia sản phẩm (gồm 16 dự án, với tổng số vốn góp bên Việt Nam là 125.9 triệu USD). Các DNNN chiếm 42% số các dự án và trên 90% vốn ĐTRNN, phần còn lại là của DNTN.
Giai đoạn từ thứ ba năm 2006 – 2008. :
Đây là giai đoạn họat động ĐTRNN của Việt Nam có nhiều sự đột phá tăng trưởng vựơt bậc. Vì trong giai đoạn này Việt Nam có rất nhiều thuận lợi hơn so với các thời kỳ khác:
Thứ nhất là trong năm 2006 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, đây là bước ngoặt quan trọng tạo nhiều thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam vươn ra nước ngoài. Việt Nam có cơ hội được mở rộng thị trường và hàng hóa thâm nhập vào thị trường khổng lồ này cũng không gặp phải bất cứ rào trở ngại nào miễn là chúng ta không vi phạm những quy chế và cam kết đã ký. Việt Nnam cũng sẽ nâng cao được vị thế trong các mối quan hệ quốc tế, và bình đẳng với các quốc gia thành viên của WTO.
Thứ hai là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra trong năm 2007 và bùng nổ vào năm 2008 đã làm giảm giá trị của đồng đôla, và làm cho chi phí đầu tư vào một số nơi cũng rẻ đi. Điều này cũng tạo ra một cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp hay các nhà đầu tư của Việt Nam có tiềm lực tài chính đủ mạnh có đủ cơ hội mua lại các thương hiệu nổi tiếng và công nghệ tiên tiến của các nước hoặc có các có cơ hội ĐTRNN thành lập các công ty 100% vốn nước ngoài với chi phí rẻ hơn rất nhiều.
Thứ ba cùng với sự phát triển của nền kinh tế và những biến đổi của nền kinh tế thế giới khuôn khổ pháp luật của Việt Nam về họat động ĐTRNN cũng ngày một hoàn thiện hơn. Chính phủ đã ban hành Luật đầu tư có hiệu lực từ 1/7/2006 đã quy định về họat động ĐTRNN của Việt Nam, bên cạnh đó cũng có văn bản hướng dẫn cụ thể hơn về ĐTRNN lĩnh vực dầu khí.
Trong giai đoạn này cả nước có 221 dự án ĐTRNN với tổng số vốn đăng ký đạt 3.36 tỷ USD, tăng 59.3% về số dự án và gấp 4.5 lần về vốn đầu tư đăng ký so với giai đoạn 1999 – 2005. Quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 15,2 triệu USD/ dự án cao hơn nhiều so với các thời kỳ trước. Năm 2006 doanh nghiệp Việt Nam đã ĐTTTRNN 33 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 136.5 triệu USD, với 4 dự án điều chỉnh tăng vốn tăng thêm 211,2 triệu USD, trong đó đáng chú ý là dự án hợp đồng thăm dò, khai thác dầu khí tại Angeria của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tăng thêm 208 triệu USD. Các năm 2007, 2008 cũng là những năm thành công cho ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt trong năm 2008 tổng số vốn đầu tư đã lên tới 502.7 triệu USD, quy mô vốn đầu tư trung bình đạt 9,66 triệu USD/dự án với nhiều dự án có quy mô lớn như Công ty cổ phần hợp tác kinh tế Việt – Lào đầu tư xây dựng nhà máy thuỷ điện Nậm Mô (Lào) với tổng vốn đầu tư 142,09 triệu USD.
Cùng với sự phát triển của các năm 2006 – 2008, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã đạt những bước tiến nổi bật trong năm 2009 với
Năm 2009 Việt Nam đã có 81 dự án ĐTRNN được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đầu tư là 1.79 tỷ USD. Quy mô vốn đầu tư đăng ký trung bình cho một dự án đạt trên 22.1 triệu USD. Ngoài ra trong năm 2009, có 9 lượt dự án đầu tư đăng ký vốn với tổng số vốn đăng ký tăng thêm đạt khoảng 200 triệu USD.
Các dự án ĐTRNN của các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn này cũng có những bước thay đổi. Điểm đến cho đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam không chỉ là các thị trường quen thuộc mà còn mở sang cả những quốc gia vốn là các nhà đầu tư lớn của Việt Nam như Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore… phần lớn các doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài đã triển khai thực hiện dự án, trong đó có nhiều doanh nghiệp đã đi vào hoạt động và đạt được kết quả cao.
Bảng 1.2 : Vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam phân theo năm cấp phép
giai đoạn từ 1989 – 20089
Đơn vị : USD
STT
Năm cấp phép
Số dự ánDA
Tổng vốn đăng kýVĐK
Vốn thực hiệnTổng VTH
VTH/ VĐK
1
1989
1
563.380
-
-
2
1990
1
-
-
-
3
1991
3
4.000.000
2.000.000
50
4
1992
3
5.282.051
1.300.000
24,61
5
1993
5
690.831
-
6
1994
3
1.306.811
-
7
1998
2
1.850.000
1.500.000
81,08
8
1999
10
12.337.793
138.752
1,12
9
2000
15
7.165.370
1.231.142
17,18
10
2001
13
7.696.452
2.622.000
34,07
11
2002
15
191.459.576
37.618.572
19,65
12
2003
25
62.390.970
8.743.252
14,01
13
2004
17
12.463.114
4.761.752
38,21
14
2005
37
437.905.179
4.853.946
1,11
15
2006
36
349.106.156
-
16
2007
80
911.819.885
110.000
0,01
17
2008
1025
2 .081.600.000
208.160.00079.310.999
10.003.81
Tổng
375368
4.396.300.0004.087.631.568
144.190.415273.039.416
-4.05
Nguồn : Cục đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch đầu tư- Tổng hợp của sinh viên
2.1.22.3 Quy mô dự ánTình hình tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp ĐTRNN của các doanh nghiệp Vịêt Nam trong giai đoạn từ năm 1989 – 2008.
Cùng với sự gia tăng trong tổng vốn đăng ký, nhiều dự án mới sau khi họat động có hiệu quả đủ mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tăng thêm vốn đầu tư, nhất là từ năm 2002 trở lại đây. Quy trình vốn đầu tư mở rộng sản xuất chia làm các giai đoạn theo xu hướng của quá trình phát triển của nền kinh tế cùng với việc ngày càng hoàn thiện hơn của hệ thống pháp luật quy định cho họat động ĐTRNN.
Giai đoạn đầu từ năm 1989 đến năm 1998: trong giai đoạn việc tăng vốn đầu tư hầu như là chưa có, Việt Nam vừa mới thực hiện cải cách kinh tế, chuyển từ chế độ bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn khó khăn cùng với cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 1997, số lượng dự án ĐTRNN còn ít vì thế lượng tăng vốn trong thời kỳ này chưa có.
Giai đoạn thứ hai từ năm 1999 đến năm 2005: giai đoạn này số lượng vốn tăng thêm bắt đầu tăng cùng với số lượng dự án cũng tăng thêm. Tuy nhiên, chỉ có tới năm 2002 là bắt đầu có sự gia tăng về số lượng dự án cũng như vốn, mặc dù số lượng vốn tăng thêm là không nhiều cũng như số dự án. Trong giai đoạn số vốn tăng thêm nhiều nhất so với vốn đăng ký lớn nhất là trong năm 2004. Số vốn tăng thêm trong giai đoạn này chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, các dự án trồng rừng chủ yếu tại Lào, Campuchia, Liên Bang Nga.
Giai đoạn thứ ba từ năm 2006 đến 2008: trong những năm này họat động ĐTRNN của Việt Nam đã khởi sắc hơn so với các năm trước. Thị trường đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam đã được mở rộng sang các nước khác cũng như cơ cấu đầu tư cũng thay đổi từ lĩnh vực nông nghiệp sang các ngành khác như dầu khí, công nghiệp nặng, và các ngành dịch vụ. Số vốn tăng thêm cũng chiếm tỷ trọng cao hơn so với các giai đoạn trước.
Bảng 1.3: Vốn ĐTRNN của Việt Nam phân theo năm với lượt
các dự án tăng thêm vốn
Ngành
Số DA
VĐK
(USD)
Số lượt DA TT
VTT
(USD)
VTT/ VĐK
%
1989
1
563.380
1990
1
-
1991
3
4.000.000
1992
3
5.282.051
1993
5
690.831
1994
3
1.306.811
1998
2
1.850.000
1999
10
12.337.793
2000
15
7.165.370
2001
13
7.696.452
2002
15
191.459.576
1
200.000
0.10
2003
25
62.390.970
4
2.688.848
4.31
2004
17
12.463.114
2
650.000
5.21._.n khai các hiệp định bảo hộ đầu tư, hiệp định tránh đánh thuế 2 lần, hiệp định hỗ trợ tư pháp, hiệp định đầu tư,…nhằm tạo môi trường bên ngoài thuận lợi và an toàn cho các doanh nghiệp.
- Nhanh chóng tham gia hợp tác đầu tư giữa các cấp: chính phủ- chính phủ, địa phương- địa phương để tranh thủ nguồn tài nguyên của nước nhận đầu tư, đặc biệt là đối với một số nước như Lào, Campuchia nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tiến hành thực hiện dự án đầu tư.
- Chủ động tham gia các hoạt động kinh tế quốc tế để các nước biết đến môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam qua đó tạo điều kiện cho các doanh nghiêp tìm hiểu cơ hội đầu tư kinh doanh tại nước.
- Xây dựng Website cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoàiĐTTTRNN. Trên đó các doanh nghiệp quan tâm có thể tìm được: thông tin thị trường, thông tin đối tác, thông tin về yêu cầu kỹ thuật như đối với ngành thuỷ sản, thông tin về môi trường đầu tư ( các quy định pháp lý, thủ tục xuất nhập khẩu, các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm,...), văn hoá, thị hiếu người tiêu dùng.
- Nâng cao vai trò của các đại sứ, lãnh sứ quán, và phòng thương vụ Việt Nam ở nước ngoài cần quán triệt quan điểm gắn kết ngoại giao với kinh tế. Cần đẩy mạnh hơn nữa việc tìm kiếm cơ hội đầu tư, hỗ trợ cho các doanh nghiệp khi đầu tư vào một quốc gia như cung cấp hộ chiếu, xin visa, đảm bảo an ninh tài sản và an toàn cá nhân...hướng dẫn thủ tục đầu tư. Các đại sứ, tham tán cần cung cấp chính xác, liên tục về thực trạng cũng như biến động về kinh tế của quốc gia khu vực cho chính phủ, các cơ quan thương mại và doanh nghiệp để lựa chọn nơi đầu tư thích hợp.
- Xây dựng cơ chế khuyến khích và hỗ trợ thành lập các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài, tiến tới thành lập hiệp hội đầu tư ra nước ngoài ở từng khu vực và từng nước, các hiệp hội ngành hàng như hiệp hội cà phê, hiệp hội thủy sản,... Các hiệp hội hoạt động tích cực sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện đầu tư cũng như quá trình sản xuất kinh doanh ở nước ngoài.
- Tổ chức thường xuyên các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc định kỳ giữa chính phủ, doanh nghiệp, các đại sứ, lãnh sự quán, thương vụ nước ngoài để nắm được tình hình cũng như là các khó khăn mà doanh nghiệp phải đối mặt. Thông qua đó, Chính phủ ngoài việc nắm bắt tình hình hoạt động của các dự án ở nước ngoài để xây dựng và ban hành các chính sách phù hợp và thiết thực đồng thời giải quyết các vướng mắc hỗ trợ kịp thời cho nhà đầu tư.
- Hỗ trợ, tư vấn về thủ tục đầu tư cho doanh nghiệp. Tiến hành thu thập, dịch thuật và in ấn các văn bản pháp luật, các hướng dẫn thực hiện như về thủ tục đầu tư, đăng ký lao động, chuyển vốn, thủ tục hải quan, các loại thuế... để cung cấp cho doanh nghiệp.
- Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư, xây dựng thương vụ ở nước ngoài, mở các lớp đào tạo xúc tiến và quản lý họat động ĐTRNN.
- Tiếp tục kết hợp các họat động xúc tiến đầu tư kết hợp các chuyến thăm và làm việc tại các nước của lãnh đạo cấp cao của Đảng, Quốc hội, Chính phủ nhằm quảng bá môi trường đầu tư Việt Nam. Phối hợp chặt chẽ và nâng cao hiệu quả họat động xúc tiến đầu tư – thương mại – du lịch.
1.5 Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động ĐTRNN của cơ quan quản lý Nhà nước.
Nhà nước cần xác định và phân công rõ trách nhiệm của từng cơ quan : các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương, các cơ quan đại diện ngoại giao, thương mại và đầu tư ở nước ngoài trong việc hỗ trợ, hướng dẫn, tạo điều kiện bảo hộ cho doanh nghiệp ĐTRNN, phù hợp với pháp luật trong nước và quốc tế.
Nhà nước cần tăng cường các chế độ báo cáo thống kê định kỳ của doanh nghiệp để có cơ sở đánh giá tình hình thực hiện các dự án ĐTRNN. Hạn chế tình trạng hiện nay là các cơ quan quản lý hầu như không nắm được tình hình đầu tư của các doanh nghiệp. Nhà nước cần lập các bộ phận chuyên trách đảm nhận việc cấp giấy chứng nhận đầu tư trực tiếp ra nước ngoàiĐTTTRNN và quản lý hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp, tăng cường công tác tổng hợp kịp thời tình hình, kịp thời xử lý các vướng mắc . Bộ phận này có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất những văn bản, quy định pháp lý liên quan đến họat động ĐTRNN. Đồng thời, đâyĐây cũng là đầu mối giải quyết những vướng mắc mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình tiến hành thực hiện dự án ở nước ngoài. Ngoài ra, nhà nước cũng cần đề xuất các giải pháp tăng cường chế tài đối với doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động ĐTRNN.
Việt Nam cũng nên thành lập các hiệp hội ĐTRNN của các doanh nghiệp Việt Nam để bảo vệ quyền lợi và giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam giải quyết các vướng mắc. Việt Nam cũng nên thành lập quỹ hỗ trợ ĐTRNN của Việt Nam với mục đích nhằm tài trợ tài chính cho các dự án ĐTTTRNN và bảo đảm lợi ích và bảo vệ các doanh nghiệp trước những rủi ro về chính trị hoặc các rủi ro khác mà các công ty bảo hiểm thường không thể cung cấp dịch vụ đó. Đồng thời chính phủ cũng nên cung cấp dịch vụ bảo hiểm giúp các doanh nghiệp hạn chế được những tác động rủi ro về chính trị, luật pháp có thể gặp trong quá trình đầu tư ở nước ngoài.
1.6. Mở rộng quan hệ hợp tác của Việt Nam với các quốc gia trên thế giớiĐẩy mạnh quá trình đổi mới phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế và phát triển của các doanh nghiệp, xu hướng luân chuyển dòng vốn hoạt động ĐTRNN của các doanh nghiệp đã trở thành một xu thế tất yếu. Tăng cườngThiết lập mối quan hệ tốt đẹp với các nước, mối quan hệ với các nước, cũng như các tổ chức trên thế giới, cũng là một cơ sở tạo điều kiệnthúc đẩy cho hoạt động ĐTRNN của Việt Nam sang các nước trên thế giới. Một số công tác cần tiến hành nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước trong lĩnh vực đầu tư như :
Đổi mới phát triển kinh tế chính là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, giá cả….Việc phát triển kinh tế không chỉ tạo ra cơ hội cho họat động đầu tư mà còn tăng thu nhập mở rộng nhu cầu. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà ĐTNN nhằm vào sản phẩm phục vụ thị trường Việt Nam. Việc thúc đẩy họat động ĐTNN cũng tạo ra sự cạnh tranh thị trường trong nước, giúp các doanh nghiệp trong nước nâng cao khả năng cạnh tranh của mình về tài chính, vốn. Và khi tích lũy một lượng vốn đủ lớn về tiềm lực tài chính, khoa học công nghệ, và khi thị trường trong nước đã bắt đầu bão hòa sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp tìm kiếm sang thị trường nước ngoài để mở rộng thị trường sản phẩm trên trường quốc tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế cũng là một trong những vấn đề thiết thực cùng với đổi mới phát triển kinh tế. Hội nhập kinh tế đã và đang tạo ra những mối quan hệ mới của Việt Nam với các nước trên thế giới, và các tổ chức quốc tế. Trong những năm đầu tiên của thập kỷ 21 này, Việt Nam cũng đang chú trọng nhiều hơn đến việc thúc đẩy quan hệ ngoại giao với các quốc gia trên thế giới với phương châm “Việt Nam làm bạn với tất cả các nước”. Hơn nữa việc hội nhập vào thế giới Việt Nam có cơ hội hoàn thiện hơn thị trường tài chính, đặc biệt là việc cải tổ hệ thống tài chính, ngân hàng, luật tài chính, luật ngân hàng phù hợp hơn với thị trường thế giới.
Việt Nam cần đàm phán, ký kết các hiệp định đầu tư đa biên nhằm tăng cường khả năng bảo vệ các doanh nghiệp và tạo cơ chế pháp lý ổn định để giải quyết các tranh chấp có thể nảy sinh khi thực hiện ĐTRNN. Trước hết, Việt Nam cần tham gia đầy đủ các công ước quốc tế liên quan đến ĐTNN như công ước Washington năm 1965, các công ước của WTO… ngoài ra Việt Nam còn cần quan tâm đến hiệp định đầu tư khu vực bởi mục đích của hiệp định là thúc đẩy dòng lưu chuyển vốn giữa các nước tham gia ký kết và tăng cường thu hút vốn quốc tế từ các nước thứ ba vào khu vực.
Việt Nam cũng cần tăng cường mối quan hệ song phương, đa phương, tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với các nước, để hai nước có thể tìm hiểu về nhau, cùng hợp tác ký kết các các hiệp định đàm phán, tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư giữa hai nước. Các hiệp định đầu tư song phương sẽ tạo cơ chế bảo vệ cho các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư sang các nước đó và nâng cao khả năng tạo lợi nhuận của các doanh nghiệp khi triển khai dự án ở nước ngoài.
Ngoài ra, Việt Nam cần tích cực tham gia đàm phán ký kết các hiệp định tránh đánh thuế hai lần và nâng cao hiệu quả triển khai của các hiệp định đã ký để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của việc thu thuế trùng, đồng thời khuyến khích dòng luân chuyển vốn quốc tế. Hầu hết các nước hiện nay đều ký kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần với các hình thức đa biên hoặc song phương. Với Việt Nam, sau hơn 10 năm kiên trì và tích cực đàm phán, đã ký được 43 hiệp định với hầu hết các đối tác đầu tư lớn và quan trọng trên thế giới, tạo điều kiện thúc đẩy họat động ĐTTTRNN.Đối với một số quốc gia Lào, Campuchia…. Việt Nam đã có mối quan hệ lâu dài với các nước, nên thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ, trao đổi, giữa Chính phủ Việt Nam với chính phủ các nước đánh giá về các hoạt động đầu tư, chỉ ra các vướng mắc trong hoạt động đầu tư. Từ đó tiến tới việc ký kết các hiệp định đàm phán giúp cho hoạt động đầu tư ngày càng thông thoáng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho cả hai bên.
2. Giải pháp vi môCác giải pháp vi mô
2.1 Doanh nghiệp nên thay đổi nhận thức về hoạt động ĐTRNN.
Doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức, nhìn nhận vấn đề đầu tư trực tiếp ra nước ngoàiĐTTTRNN mang tính toàn cầu hơn. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoàiĐTTTRNN như một chiến lược kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp. Với những thế mạnh của Việt Nam các doanh nghiệp có thể khai thác trong rất nhiều lĩnh vực như chế biến hàng nông sản, chăn nuôi, thuỷ sản, hay ngành hàng như trồng rừng tạo nguồn gỗ . Khi tiến hành hoạt động đầu tư ở bên ngoài sẽ giúp cho doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tránh được hàng rào bảo hộ của nước nhập khẩu, tạo cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng khả năng sản xuất với các chi phí giảm hơn. Hơn nữa trong khi tại môi trường bên ngoài các nước như Lào, Campuchia đang có những chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư nên tạo điều kiện rất nhiều cho doanh nghiệp và chi phí nhân công ở các nước này cũng rẻ hơn ở Việt Nam. Ngoài ra, khi doanh nghiệp có khả năng đầu tư vào những quốc gia mạnh như Hoa kỳ, Australia,.. thì doanh nghiệp có cơ hội học hỏi kinh nghiệm cũng như phương thức quản lý tiến tiến của các nước này.
2.2 Tăng cường năng lực tài chính và khoa học công nghệ cho doanh nghiệp.
Để thúc đẩy hiệu quả hoạt động ĐTRNN, bên cạnh những chính sách khuyến khích, tạo môi trường đầu tư trong nước và nước sở tại, thì chính nhận thức, nỗ lực trong bản thân mỗi doanh nghiệp về vấn đề này cũng đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Đó là sự nhanh nhạy trong việc cập nhật thông tin, chọn lựa nước đầu tư và ngành đầu tư hiệu quả với thế mạnh của doanh nghiệp, tăng cường trình độ quản lý, tích lũy nguồn lực và sử dụng hiệu quả đội ngũ lao động. Do đó, để hoạt động ĐTRNN có hiệu quả cao hơn, các doanh nghiệp Việt Nam cần không ngừng nâng cao năng lực tài chính cũng như khoa học công nghệ.
Thứ nhất để tăng cường năng lực tài chính cho mình, doanh nghiệp cần có những giải pháp sau :
- Doanh nghiệp thực hiện các biện pháp cơ cấu lại bộ máy quản lý, thực hiện phương châm liên kết, và hợp tác hình thành các nhóm, tập đoàn kinh tế hoạt động hiệu quả hơn, đa dạng các ngành nghề kinh doanh trong đó vẫn chú trọng đến ngành nghề chính của doanh nghiệp để tăng nguồn thu, tiếp cận đến những nguồn tín dụng ưu đãi.
- Doanh nghiệp cũng cần quan tâm nhiều hơn đến hoạt động nâng cao chất lượng cho sản phẩm sản xuất của mình khi đầu tư ra nước ngoài ĐTRNN. Doanh nghiệp cần có các biện pháp giảm chi phí sản xuất sản phẩm để có thể cạnh tranh về giá bằng cách nâng cao năng suất lao động, áp dụng các quy trình hợp lý đúng kỹ thuật, về mẫu mã sản phẩm, cũng như chất lượng sản phẩm, đầu tư vào các chương trình quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, xây dựng kênh phân phối để sản phẩm tiếp cận dễ dàng đến người tiêu dùng.
- Quản lý hiệu quả nguồn tài chính của doanh nghiệp, từng bước gia tăng qui mô vốn thông qua nguồn lợi nhuận trích lại.
- Nhà nước cần thúc đẩy sự phát triển của thị trừơng vốn (phát triển hệ thống các ngân hàng thương mại, thị trường chứng khoán, …) phát triển các công cụ tài chính để tăng việc huy động và luân chuyển vốn trên thị trường.
- Nhà nước cũng cần tập trung vào phát triển các công ty nhà nứơc theo hướng hình thành các tập đoàn kinh tế lớn theo hình thức sắp xếp, đẩy mạnh công tác cổ phần hóa hoặc đa dạng hóa hình thức sở hữu của các doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước cần nâng cao năng lực tài chính cũng như về khoa học công nghệ vì đây là những đầu tàu của nền kinh tế, vừa là nòng cốt thực hiện ĐTRNN để khai thác thị trường quốc tế, và đóng vai trò là người đi tiên phong tạo khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế. Nhà nước cần xây dựng và lựa chọn lọai hình và cơ cấu tập đoàn kinh tế phù hợp và xây dựng các chính sách hợp lý về hệ thống pháp luật tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển của các tập đoàn kinh tế.
Thứ hai về nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp cần có những biện pháp cụ thể như :
- Không ngừng học hỏi cập nhật những tiến bộ về khoa học công nghệ trên thế giới, để có thể làm chủ công nghệ cũng như quản lý tốt hệ thống công nghệ.
- Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ của các doanh nghiệp vào sản xuất kinh doanh để nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
- Nhà nước mở rộng các kênh chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam. Mở rộng hoạt động nghiên cứu triển khai, gắn trường đại học, viện nghiên cứu với doanh nghiệp.
- Có chính sách thu hút, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý công nghệ.
- Doanh nghiệp cần quan tâm đến chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên. Nguồn nhân lực có trình độ đóng vai trò quan trọng trong thời buổi cạnh tranh hiện nay. Với nguồn nhân lực có trình độ doanh nghiệp sẽ sử dụng tối đa được các nguồn lực, tạo ra được các sản phẩm có tính cạnh tranh, hạ giá thành sản phẩm. Doanh nghiệp cần tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên và có chính sách ưu đãi khen thưởng thoả đáng cho nhân viên để giữ nhân tài.
2.3 Tăng cường tìm hiểu môi trường đầu tưxúc tiến đầu tư khi ĐTRNNcho họat động ĐTRNN trước hết tập trung vào những lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế so sánh..
Muốn thực hiện hoạt động đầu tư hiệu quả, doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu về môi trường đầu tư như môi trường vĩ mô, vi mô của nước nhận đầu tư, tập quán, phong tục của từng nước để từ đó thấy được những cơ hội cũng như khả năng thâm nhập vào thị trường của doanh nghiệp mình để từ đó đưa ra quyết định đầu tư một cách hiệu quả. Để thực hiện được điều đó cần có những biện pháp sau :
Doanh nghiệp cần tích cực tham gia các hiệp hội ngành nghề, hiệp hội, các câu lạc bộ giám đốc, các tổ chức chuyên môn, cũng như các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài để kịp thời thông tin về tình hình đầu tư, những khó khăn vướng mắc trong quá trình đầu tư ra nước ngoài , chủ động hơn trong việc tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại do hiệp hội ngành nghề tổ chức qua đó tìm hiểu các cơ hội đầu tư bên ngoài. Doanh nghiệp cần sang thị trường dự định đầu tư để tìm hiểu kỹ về môi trường đầu tư ( vấn đề pháp lý, thị trường tiêu thụ, điều kiện kinh doanh, quỹ đất, nguồn lao động địa phương…) qua đó có sự nhìn nhận chính xác về cơ hội đầu tư và tính hiệu quả khi tiến hành dự án.
Doanh nghiệp cần phải thực hiện nghiêm túc công tác báo cáo kế toán về cơ quan quản lý Việt Nam để cơ quan quản lý có thể nắm được tình hình hoạt động của dự án, và thông qua các đại sứ quán, lãnh sự quán phản ánh các khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp để có sự trợ giúp kịp thời từ phía nhà nước Việt Nam.
Khi thực hiện ĐTRNN các doanh nghiệp phải tìm hiểu rõ về môi trường đầu tư, tập quán sinh họat, và tiêu dùng của người dân, khả năng thâm nhập vào thị trường, cũng như các lợi thế so sánh so với nước nhận đầu tư. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện ĐTRNN đều tìm hiểu thị trường thế giới thông qua các họat động xuất nhập khẩu, giao dịch thương mại, hay họat động đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam. Đây chính là nguyên nhân chính khiến cho họat động ĐTRNN của Việt Nam vẫn còn ít. Thực tế hiện nay cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam có một số lợi thế so sánh và nếu đầu tư vào đó thì khả năng thành công là rất lớn. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể tập trung vào Lào phát triển nguồn năng lượng, chế biến thực phẩm, hay đầu tư vào Myama trong một số lĩnh vực chế biến gỗ, chế tạo máy nông nghiệp….Vì vậy để thúc đẩy hơn nữa họat động ĐTRNN, Nhà nước cũng như các doanh nghiệp cần thực hiện biện pháp sau:
- Chính phủ cần chỉ đạo Bộ kế hoạch đầu tư phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Thương Mại….tổ chức thường xuyên các diễn đàn, hội thảo đánh giá lợi thế của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập. Chính phủ cũng cần tổ chức các đoàn công tác với sự tham gia của các cơ quan trên tất cả các lĩnh vực luật pháp, kinh tế, tài chính, cùng với các doanh nhân đi thăm dò, tìm kiếm và khai thác tình hình thực tế các nước trong khu vực và trên thế giới, tìm kiếm cơ hội đầu tư theo từng lĩnh vực, ngành nghề, sau đó phổ biến cho các doanh nghiệp trong nước. Đây là một trong những hình thức thực hiện xúc tiến đầu tư hiệu quả nhất vừa tạo ra các lợi thế cho các doanh nghiệp, vừa giúp cho các doanh nghiệp tìm hiểu thông tin về thị trường một cách kỹ lưỡng hơn trước khi quyết định ĐTRNN.
- Doanh nghiệp cần tích cực tham gia các hiệp hội ngành nghề, hiệp hội, các câu lạc bộ giám đốc, các tổ chức chuyên môn, cũng như các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài để kịp thời thông tin về tình hình đầu tư, những khó khăn vướng mắc trong quá trình đầu tư ra nước ngoài , chủ động hơn trong việc tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại do hiệp hội ngành nghề tổ chức qua đó tìm hiểu các cơ hội đầu tư bên ngoài. Doanh nghiệp cần sang thị trường dự định đầu tư để tìm hiểu kỹ về môi trường đầu tư (vấn đề pháp lý, thị trường tiêu thụ, điều kiện kinh doanh, quỹ đất, nguồn lao động địa phương…) qua đó có sự nhìn nhận chính xác về cơ hội đầu tư và tính hiệu quả khi tiến hành dự án.
- Doanh nghiệp cần phải thực hiện nghiêm túc công tác báo cáo kế toán về cơ quan quản lý Việt Nam để cơ quan quản lý có thể nắm được tình hình hoạt động của dự án, và thông qua các đại sứ quán, lãnh sự quán phản ánh các khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp để có sự trợ giúp kịp thời từ phía nhà nước Việt Nam
3. Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy họat động ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam trong những năm sắp tới.
3.1 Đối với cơ quan nhà nước
Thứ nhất Chính phủ, ngân hàng, bộ tài chính cần kết hợp đưa ra những quy định rõ ràng hơn trong họat động quản lý nguồn tiền vay cho các doanh nghiệp họat động ĐTRNN của các ngân hàng thương mại. Bởi một trong các lý do gây khó khăn cho các doanh nghiệp hiện nay là không có một ngân hàng thương mại nào chấp nhận cho doanh nghiệp vay ngoại tệ để ĐTRNN. Vì họ không có cơ chế để quản lý nguồn tiền vay của các doanh nghiệp như là hiệu quả của họat động ĐTRNN của các doanh nghiệp. Bởi vậy Nhà nước cần đưa ra những cơ chế phù hợp để có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngân hàng thương mại với các thương vụ tại các đại sứ quán của ta ở nước ngoài để là cầu nối làm ăn với doanh nghiệp và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp một cách thuận lợi trong việc vay vốn để thực hiện ĐTRNN
Thứ hai là Ngân hàng nhà nước cần có các quy định về quản lý đồng tiền ĐTRNN khi cho vay, và cũng cần có những giám sát chặt chẽ trong việc chuyển tiền về nước ngoài thông qua hình thức thuế của các doanh nghiệp Việt Nam.
Ngân hàng nhà nước cần quy định một cách rõ ràng về lợi nhuận chuyển về tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư. Hơn nữa ngân hàng nhà nước cũng cần đơn giản hóa các vần đề về thủ tục thực hiện khi chuyển tiền ra nước ngoài và chuyển lợi nhuận từ nước ngoài về Việt Nam để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp.
Thứ ba là các chính sách bảo hộ đầu tư đối với các doanh nghiệp ĐTRNN cũng cần phải được Nhà nước nghiên cứu, và đưa ra cho hợp lý. Bởi vì một thực tế hiện nay là có rất nhiều dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam sang một số thị trường kém phát triển hơn, luôn phải đối mặt với những rủi ro pháp lý cũng như sự hợp tác thiếu minh bạch, thiếu nhất quán của không ít các nhà đầu tư nước sở tại. Đã có những dự án mà nhà đầu tư Việt Nam góp vốn chung với nhà đầu tư nước sở tại gặp khó khăn, do đối tác tuỳ tiện trong hoạt động, không tuân thủ hợp đồng. Thậm chí, có DN cho biết, đối tác của họ đã sang nhượng cổ phần cho bên thứ ba, nhưng không hề có bất kỳ thông báo nào cho đối tác là các DN Việt Nam. Hiện tại, cùng với những quy định về cơ chế phối hợp thông tin, bảo vệ nhà đầu tư của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài..., vấn đề hỗ trợ giải quyết tranh chấp hầu như đang bị để ngỏ và vì thế, DN buộc phải tự xử thông qua các quan hệ cá nhân của mình.
3.2 Đối với các doanh nghiệp
Thứ nhất doanh nghiệp cần nhanh nhạy nắm bắt thông tin về các chính sách thu hút đầu tư, luật pháp, chính sách liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tình hình kinh tế ở các nước sở tại. Ngoài ra thông tin về các tiềm năng, cơ hội đầu tư trong một số ngành, lĩnh vực; các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài của các nước; các dự án đầu tư đã được chính phủ 2 nước kí thỏa thuận...Các chỉ số kinh tế vĩ mô tại các nước sở tại, thông tin về thị trường tiêu thụ cũng là các yếu tố doanh nghiệp cần quan tâm trước khi quyết định thực hiện dự án đầu tư. Trong thời điểm hiện nay, trong thời kỳ khủng hoảng của nền kinh tế thế giới, một số nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi những biến động kinh tế, các doanh nghiệp nên tận dụng cơ hội, sự tăng giá nguyên nhiên liệu để đẩy mạnh đầu tư sang một số thị trường như Hoa Kỳ, Nga, Lào...
Thứ hai để họat động ĐTRNN của Việt Nam mang tính hiệu quả cao hơn và có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Nhà nước cần xây dựng củng cố các doanh nghiệp Nhà nước theo hướng hình thành các tập đoàn kinh tế - đây sẽ là những đầu tàu, là nòng cốt xương sống của nền kinh tế, thực hiện vai trò là những “người tiên phong” cho việc thực hiện họat động ĐTRNN. Trước tiên Nhà nước cần lựa chọn đưa ra các loại hình và cơ cấu tập đoàn kinh tế ở Việt Nam như quy mô lớn, kinh doanh đa ngành nghề, tiềm lực tài chính mạnh, có các công ty tài chính hoặc ngân hàng để thực hiện điều phối sử dụng vốn. Tiếp đến Việt Nam cần xây dựng một hệ thống luật pháp tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế. Đây là mô hình mới mẻ ở Việt Nam vì thế cần xây dựng một hệ thống pháp luật hòan chỉnh cho sự ra đời của chúng.
Thứ ba song song với khâu nghiên cứu thị trường, một trong những điều tối quan trọng mà doanh nghiệp Việt Nam cần làm là nắm vững pháp luật của nước sở tại và tôn trọng những nguyên tắc pháp luật đó. Trên thực tế, tuy không nhiều, nhưng không phải chưa từng có những doanh nghiệp vi phạm pháp luật của nước sở tại, dẫn tới làm mất uy tín của các nhà đầu tư Việt Nam. Doanh nghiệp cũng cần xây dựng được quan hệ liên kết để tăng sức mạnh của tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đối với các cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại. Hiện nay chính phủ các nước tiếp nhận đầu tư cơ bản đều khuyến khích, kêu gọi đầu tư nước ngoài (thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại một số nền kinh tế, chẳng hạn như CHLB Nga rất đơn giản); quan hệ giữa Việt Nam với một số nền kinh tế là những quan hệ kinh tế và chính trị đặc biệt nên nhận được sự ủng hộ của chính phủ hai bên. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư của một số nền kinh tế đang trong quá trình sửa đổi, hoàn thiện nên có nhiều thay đổi, không thống nhất, có trường hợp thiếu minh bạch và khó tiếp cận. Đại diện một doanh nghiệp của Việt Nam đang có dự án tại Lào cho biết, chính sách ưu đãi miễn thuế thu nhập doanh nghiệp của nước này được áp dụng trên toàn quốc nhưng có địa phương vẫn thu thêm thuế thu nhập... Sự khác biệt về ngôn ngữ và thiếu hụt nhân lực chất lượng cao cũng là những trở ngại lớn khác mà doanh nghiệp cần có kịch bản đối phó trước khi quyết định đầu tư vốn ra nước ngoài.
Thứ tư doanh nghiệp cần chú trọng đến công tác quản lý, sử dụng lao động cần được đặc biệt chú trọng với các nước có trình độ thấp như Lào, Campuchia., bởi vì hầu hết một số nước nguồn lao động tại chỗ còn hạn chế về trình độ chuyên môn, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư cả về số lượng và chất lượng. Việc người lao động địa phương tự ý nghỉ việc hoặc làm việc chỉ ba tiếng một ngày là chuyện bình thường. Doanh nghiệp cũng phải làm quen dần việc trả lương hàng ngày cho người lao động ở đây. Việc phải đưa lao động từ Việt Nam sang hay đưa lao động Lào sang Việt Nam đào tạo đã làm tăng thêm chi phí đầu tư của doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, đầu tư quốc tế trở thành một họat động mang lại nhiều hiệu quả không chỉ cho các doanh nghiệp đầu tư cũng như cho nước tiếp nhận đầu tư. Và trong tiến trình hội nhập này không chỉ có sự đặc quyền của các quốc gia có nền kinh tế phát triển, có tiềm lực mạnh về tài chính, khoa học công nghệ, trình độ quản lý cao mà đã có sự tham gia tích cực của các quốc gia đang phátt triển với tư cách là nước đầu tư. Việt Nam không nằm ngoài trong xu thế chung đó, và cũng đang nỗ lực thúc đẩy và xúc tiến họat động ĐTRNN.
Trong gần 20 năm thực hiện ĐTRNN, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã từng bước tiếp cận được với thị trường thế giới, học hỏi và cũng đã đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên do là một nước mới thực hiện ĐTRNN các doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp không ít những khó khăn, thách thức do những hạn chế về vốn, công nghệ, kinh nghiệm sản xuất ở nước ngoài, hạn chế trong tìm hiểu môi trường của nước nhận đầu tư. Bên cạnh đó vẫn còn một số khó khăn trong những tồn tại về cơ chế, chính sách, những hỗ trợ thiếu hiệu quả từ phía nhà nước dành cho các doanh nghiệp thực hiện họat động ĐTRNN. Trong những năm sắp tới, với sự phát triển của nền kinh tế, và trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay ngày càng có nhiều cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam, Việt Nam cũng đang tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách, xúc tiến họat động ĐTRNN của các doanh nghiệp, do đó hứa hẹn sự mở rộng đầu tư nước ngoài sẽ ngày càng phát triển trong quan hệ ngoại thương quốc tế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ - Tiến sĩ Nguyễn Hồng Minh – Đại học Kinh tế quốc dân.
Giáo trình Thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài – PGS. TS Đinh Trọng Thịnh – Học viện Tài Chính.
Tạp chí thông tin & dự báo kinh tế xã hội.
Giáo trình văn bản pháp luật về Đầu tư – Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Báo cáo tình hình đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam tính đến hết năm 2008. – Cục đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch đầu tư.
Các tạp chí nghiên cứu kinh tế, Tạp chí tài chính, Tạp chí Kinh tế và dự báo, Tạp chí phát triển kinh tế, Tạp chí những vấn đề Kinh tế thế giới năm 2006, 2007, 2008, 2009.
Số liệu tổng hợp về đầu tư ra nước ngoài của Cục đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch đầu tư.
Thời báo kinh tế Sài Gòn online.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
A Tiếng Việt
Chữ viết tắt
Nghĩa đầy đủ
VĐK
Vốn đăng ký
VTH
Vốn thực hiện
ĐTRNN
Đầu tư ra nước ngoài
ĐTNN
Đầu tư nước ngoài
BKH&ĐT
Bộ Kế hoạch & Đầu tư
GTVT
Giao thông vận tải
KHCN
Khoa học công nghệ
CNH – HĐH
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
VTT
Vốn tăng thêm
DA
Dự án
GTGT
Giá trị gia tăng
LĐTB –XH
Lao động thương binh – xã hội
B Tiếng Anh
Chữ viết tắt
Nghĩa Tiếng Anh
Nghĩa đầy đủ
WTO
World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới
TNCs
Trans – National Cooperation
Công ty đa quốc gia
BOT
Build – Operate – Tranfer
Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao
BT
Build – Tranfer
Hợp đồng xây dựng – chuyển giao
BTO
Build – Tranfer – Operate
Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh.
USD
United State of Dolla
Đồng đô la Mỹ
ASEAN
The Association of South East Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Vốn ĐTRNN của Việt Nam trong giai đoạn từ 1989 – 2008. 12
Bảng 1.2 : Vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam phân theo năm cấp phép 17
giai đoạn từ 1989 – 2008 17
Bảng 1.3: Vốn ĐTRNN của Việt Nam phân theo năm với lượt 19
các dự án tăng thêm vốn 19
Bảng 1.4: Cơ cấu ĐTRNN của Việt Nam phân theo ngành đầu tư 20
tính đến thời điểm 31/12/2008. 20
Bảng 1.5 : Cơ cấu ĐTRNN của Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng
giai đoạn 1989 – 2008 22
Bảng 1.6 : Cơ cấu ĐTRNN của các doanh nghiệp Việt Nam vào lĩnh vực dịch vụ 23
giai đoạn 1989 – 2008 23
Bảng 1.7 : Cơ cấu ĐTRNN của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực 24
nông – lâm – ngư nghiệp giai đoạn 1989 – 2008 24
Bảng 1.8 : Cơ cấu đầu tư của các doan nghiệp Việt Nam ra nước ngòai 24
phân theo đối tác đầu tư giai đoạn từ 1989 – 2008. 24
Bảng 1.9 : Các quốc gia có quy mô dự án và số vốn đầu tư nhiều nhất 25
của các doanh nghiệp Việt Nam tính đến năm 2008 25
Bảng 1.10: ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam vào một số thị trường của các nước phát triển khác 28
Bảng 1.11 : Vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam phân theo hình thức đầu tư 29
thời kỳ 1989 – 2008. 29
Bảng 1.12: Tình hình giải ngân vốn của một số dự án lớn của Việt Nam khi thực hiện ĐTRNN tính đến hết năm 2008. 31
Bảng 1.13: Một số dự án đầu tư lớn của Việt Nam đã được triển khai thành công ở nước ngoài 41
Bảng 1.14 : Những thành tựu đạt được của Tập đòan dầu khí Việt Nam trong năm 2009 thông qua hoạt động ĐTRNN. 43
Bảng 1.15 : Những thành tựu đạt được của Viettel thông qua hoạt động ĐTRNN trong năm 2009. 44
Bảng 1.16 : Năm nước dẫn đầu trong đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tại Lào 45
Bảng 1.17: Trình độ khoa học công nghệ của doanh nghiệpVịêt Nam và một số nước trong khu vực. 55
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26822.doc