Đầu tư phát triển tại Công ty TNHH Long Giang, thực trạng và giải pháp

Lời nói đầu Hệ thống cơ sở hạ tầng có tác động to lớn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước bởi vì đó là nền tảng, là tiền đề khi thực hiện bất cứ một hoạt động đầu tư nào đồng thời cơ sở hạ tầng phát triển sẽ góp phần vào thu hút đầu tư nước ngoài... Vì vậy ngành Xây dựng có vai trò vô cùng quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước và trong nhiệm vụ đóng góp sức lực thì phải huy động sự tham gia của toàn xã hội bao gồm cả Doanh nghiệp của Nhà nước và Doanh ngh

doc73 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1785 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đầu tư phát triển tại Công ty TNHH Long Giang, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệp ngoài Quốc doanh. Công ty TNHH Long Giang là Công ty chuyên thi công xử lý nền móng các công trình giao thông, xây dựng dân dụng và công nghiệp… phục vụ nhu cầu cho sinh hoạt và sản xuất .... Từ khi thành lập đến nay Công ty đã đạt được những thành tựu nhất định, từng bước Công ty đã tự khẳng định mình và chiếm được lòng tin trong ngành xây dựng nhưng bên cạnh đó Công ty cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn cả do bên ngoài và ngay trong nội bộ Công ty. Để tiến hành sản xuất kinh doanh Công ty phải thực hiện đầu tư tạo ra năng lực sản xuất nhưng việc đầu tư và phân bổ vốn đầu tư cho các nguồn lực như thế nào cho phù hợp để đồng vốn đầu tư và công sức bỏ ra phát huy vai trò của nó một cách hiệu quả nhất là một bài toán khó cần có sự nỗ lực của toàn Công ty, có sự so sánh và học hỏi từ các đơn vị khác tuy nhiên hoạt động đầu tư tại Công ty còn nhiều bất cập. Vì vậy qua thời gian thực tập tại Công ty em đã chọn đề tài cho chuyên đề thực tập của em là: “Đầu tư phát triển tại Công ty TNHH Long Giang, thực trạng và giải pháp” Đề tài được chia làm hai phần: - Chương I: Thực trạng đầu tư phát triển tại Công ty TNHH Long Giang. - Chương II: Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển tại Công ty. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo: TS. Nguyễn Hồng Minh và Công ty TNHH Long Giang đã giúp đỡ em rất nhiều để em hoàn thành chuyên đề thực tập của mình. Do trình độ và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên chuyên đề của em khó tránh khỏi sai sót rất mong thầy cô và Công ty đóng góp và sửa chữa để chuyên đề này của em được hoàn thiện hơn. Chương i: thực trạng đầu tư phát triển tại công ty tnhh long giang a. Khái quát chung về Công ty TNHH Long Giang I. Tổng Quan Về Công Ty: 1. Khái quát về công ty: - Tên công ty hiện nay : Công ty TNHH Long Giang - Tên giao dịch quốc tế : Long Giang Company Limited - Tên viết tắt : Long Giang CO.,LTD - Trụ sở chính : Khu công nghiệp tập trung vừa và nhỏ Phú Thị – Gia Lâm, thôn Phú Thị, xã Phú Thị, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà nội. - Điện thoại liên hệ : 04 - 6785072 - Fax : 04 - 6786316 2. Lịch sử hình thành và phát triển : Công ty TNHH Long Giang được thành lập ngày 24 tháng 06 năm 1993, là Công ty TNHH có hai thành viên trở lên. Công ty được thành lập theo luật Công ty và luật Doanh nghiệp khi có chủ trương mở cửa của Nhà nước về phát triển Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh. Công ty được Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà nội cấp giấy phép thành lập số: 044935 ngày 24 tháng 06 năm 1993. Từ khi thành lập đến nay qua 13 năm Công ty đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm sau mỗi công trình, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước trong thời kỳ đổi mới, đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty không ngừng nỗ lực phấn đấu phát huy sức mạnh và sáng tạo của tập thể và cá nhân, mở rộng qui mô và khẳng định năng lực của Công ty đưa Công ty phát triển vững mạnh chiếm được niềm tin của thị trường. Buổi đầu gây dựng Công ty thiếu thốn về mọi mặt cả nguồn lực và vật lực, bắt đầu từ 27 người có nghề tụ họp lại với số vốn ít ỏi 630.300.000 đồng với ngành nghề kinh doanh là xây dựng công trình giao thông sản xuất vật liệu xây dựng đến nay Công ty đã có một đội ngũ cán bộ công nhân viên được thử thách với hơn 500 con người cùng mấy chục tỷ tài sản cố định và lưu động được tích luỹ. Cùng với công cuộc tự giới thiệu và khẳng định mình Công ty cũng bổ sung nhiều ngành nghề kinh doanh phù hợp với năng lực và khả năng của Công ty như ngày 26/10/98 bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh: - Buôn bán hàng tư liệu tiêu dùng; Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hoá; Dịch vụ môi giới nhà cửa. - Xây dựng dân dụng; Sửa chữa nhà ở và trang trí nội thất; Sản xuất vật liệu xây dựng; Chế biến lâm sản, sản xuất đồ gỗ; Buôn bán hàng tư liệu sản xuất; may mặc xuất khẩu; Xử lý nền móng công trình giao thông, xây dựng dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp: cọc nhồi, cọc bê tông cốt thép, cọc cát, bấc thấm; Kinh doanh nhà và bất động sản; xây dựng công nghiệp; xây dựng các công trình giao thông. Hiện nay Công ty đang liên doanh với các Công ty Nhà nước thực hiện 5 dự án các khu đô thị mới, cùng với các đối tác của mình Công ty đang triển khai 2 dự án khu đô thị mới, trong các dự án đều có các nhà chung cư cao tầng từ 9 -12 tầng và các khu biệt thự. 3. Chức năng và nhiệm vụ chính và cơ cấu tổ chức của Công ty 3.1. Chức năng và nhiệm vụ chính của Công ty Là một Công ty xây dựng nhiệm vụ chính của Công ty là tiến hành xây dựng những công trình mà Công ty trúng thầu và những công trình do chính Công ty làm chủ đầu tư, bên cạnh đó Công ty cũng thực hiện nhiệm vụ là tự sản xuất những công cụ, dụng cụ, nguyên vật liệu đáp ứng yêu cầu thi công. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty được thể hiện thông qua những ngành nghề mà Công ty đang hoạt động, cho đến nay ngành nghề chính của Công ty bao gồm: + Xây dựng dân dụng, công nghiệp, công trình giao thông. + Xử lý nền móng các công trình giao thông. + Sản xuất vật liệu xây dựng. + Trang trí nội ngoại thất. + Kinh doanh bất động sản. + Sản xuất và kinh doanh đồ gỗ. 3.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Sơ đồ tổ chức: Hội đồng thành viên Chủ tịch hội đồng thành viên Giám đốc Phó Giám đốc PHó GIáM ĐốC (giám đốc cn) Phòng Vật tư Phòng TC-KT Phòng Dự án Phòng HC-NS-TL Phòng Cơ giới Chi nhánh TP. HCM Cán bộ văn phòng Cán bộ công trường Bộ máy công trường Ghi chú: : Mối quan hệ quản lý cấp trên. : Mối quan hệ quản lý ngang cấp. Chi nhánh TP. HCM Giám đốc CN Phòng Vật tư Phòng TC-KT Phòng Dự án Phòng HC-NS-TL Phòng Cơ giới Cán bộ văn phòng Cán bộ công trường Bộ máy công trường Ghi chú: : Mối quan hệ quản lý cấp trên. : Mối quan hệ quản lý ngang cấp. Toàn bộ công ty có 5 phòng ban và 7 Bộ máy công trường. Bộ máy lãnh đạo của công ty gồm: 1 chủ tịch hội đồng thành viên, 1 giám đốc, 2 phó giám đốc, các trưởng phòng và các chỉ huy công trường. Chức năng, nhiệm vụ của ban giám đốc và các phòng ban, bộ máy công trường như sau: Ban giám đốc: - Giám đốc Công ty : + Là người có thẩm quyền và là đại diện pháp nhân của công ty. + Là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty và đề xuất chỉ đạo lập phương án, kế hoạch sản xuất, kinh doanh. - Phó giám đốc 1. Là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ việc thực hiện kế hoạch sản xuất và công tác kỹ thuật, kinh doanh và công tác kinh doanh và cũng là người chỉ huy trực tiếp các công tác trên. - Phó giám đốc 2 kiêm Giám đốc chi nhánh TP. HCM Là người chịu trách nhiệm quản lý chi nhánh TP. HCM và cũng là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ việc thực hiện kế hoạch sản xuất và công tác kỹ thuật, kinh doanh và công tác kinh doanh và cũng là người chỉ huy trực tiếp các công tác trên. Các phòng ban: - Phòng Vật tư: Có nhiệm vụ tìm nguồn hàng, đảm bảo đủ chủng loại, số lượng, chất lượng và tiến độ cung cấp các loại vật tư cho Bộ máy công trường và chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc và phó Giám đốc. - Phòng TC – KT: Là bộ phận tham mưu giúp giám đốc quản lý toàn bộ nguồn tài chính của Công ty và thực hiện toàn bộ công tác tài chính, kế toán. - Phòng Dự án: Là bộ phận tham mưu giúp giám đốc quản lý toàn bộ các dự án mà Công ty trúng thầu cũng như các dự án mà Công ty làm chủ đầu tư. - Phòng HC-NS-TL: Là bộ phận tham mưu của Giám đốc, thực hiện công tác tổ chức nhân sự và hành chính. - Phòng cơ giới: Có nhiệm vụ điều hành và cung cấp máy móc, trang thiết bị phương tiện thi công cơ giới cho các dự án các công trình của Công ty sao cho phù hợp với tình hình, tiến độ thi công và có trách nhiệm bảo toàn củng cố trang thiết bị này. Nguồn nhân lực Công ty Human resources Cán bộ chủ chốt trong Công ty The most important officer TT Họ và tên Chức danh Trình độ Quá trình quản lý 1 Nguyễn Cương Chủ tịch HĐTV Cử nhân kinh tế Trên 12 năm 2 Trần Ngọc Tuấn Giám đốc Công ty Kỹ sư xây dựng Trên 12 năm 3 Lê Hà Giang Phó Giám đốc Công ty Kỹ sư xây dựng Trên 12 năm 4 Lưu Vĩnh Phúc Phó Giám đốc Công ty & Giám đốc CN TP. HCM Kỹ sư xây dựng Trên 10 năm 5 Trần Ngọc Đôn Phó Giám đốc CN TP. HCM Kỹ sư xây dựng Trên 10 năm 6 Nguyễn Hoàng Giang Phó Giám đốc Công ty & Trưởng phòng Dự án Kỹ sư xây dựng Trên 8 năm 7 Nguyễn Giáp Vĩnh Phó phòng Dự án Kỹ sư xây dựng Trên 6 năm 8 Luyện Thanh Hà Phó phòng Dự án Kỹ sư xây dựng Trên 9 năm 9 Phan Thu Hằng Trưởng phòng Tài chính Kế toán Cử nhân kinh tế Trên 10 năm 10 Phùng Thắng Ngà Trưởng phòng Vật tư Cử nhân Kinh tế Trên 10 năm 11 Lê Mạnh Hùng Phó phòng Cơ giới Kỹ sư máy xây dựng Trên 5 năm 12 Vũ Kim Thành Trưởng phòng HCNSTL Cử nhân Kinh tế Trên 10 năm Cán bộ chuyên môn kỹ thuật Specialistic officer Trình độ Số lượng Thâm niên 1-5 năm 5-10 năm Trên 10 năm I/ Đại học 72 37 23 12 - Kỹ sư xây dựng 45 25 14 6 - Cử nhân kinh tế 17 7 4 6 - Kỹ sư tin học 2 2 - Kỹ sư thủy lợi 1 1 - Kỹ sư cơ khí 3 1 2 - Kỹ sư điện 4 2 2 II/ Trung cấp 15 2 8 5 - Xây dựng 5 4 1 - Kinh tế 4 2 2 - Cơ khí 6 2 4 Công nhân kỹ thuật Workers TT Trình độ Số lượng Bậc thợ 1 2 3 4 5 6 7 1 Công nhân xây dựng 234 88 31 52 38 20 3 2 2 Công nhân hàn 52 2 2 17 19 8 2 2 3 Công nhân điện 23 4 9 5 5 4 Công nhân vận hành máy nén khí 22 2 8 7 5 5 Công nhân vận hành máy sàng 18 3 12 3 6 Thợ vận hành cẩu 19 8 6 5 7 Thợ sửa chữa máy 15 5 3 4 2 1 8 Thợ lái máy khoan nhồi 46 27 14 5 Tổng cộng 429 90 39 129 104 55 7 5 II. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty Doanh nghiệp xây dựng 1.1 Khái niệm doanh nghiệp - Theo điều 3 luật doanh nghiệp do Quốc Hội thông qua ngày 12/6/1999: Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định được đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. - Như vậy doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được thành lập nhằm thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm cung ứng dịch vụ tên thị trường nhằm mục đích sinh lời. - Có nhiều các phân loại doanh nghiệp, tuỳ theo tiêu chí khác nhau để phân loại nhưng cách phân loại được sử dụng nhiều nhất và có vai trò quan trọng nhất trong nghiên cứu hoạt động của doanh nghiệp là phân loại theo hình thức sở hữu gồm: + Doanh nghiệp quốc doanh (DNNN) + Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: là doanh nghiệp dựa trên lở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất trong đó gồm hình thức sở hữu cá nhân, sở hữu gia đình, sở hữu tập thể và hỗn hợp sở hữu của nhà kinh doanh nước ngoài. DNNQD gồm: * Doanh nghiệp tư nhân * Công ty trách nhiệm hữu hạn * Công ty cổ phần * Hợp tác xã - Chuyển sang nền kinh tế thị trường với sự cùng tồn tại và phát triển của nhiều thành phần kinh tế, trong đó DNQD vẫn giữ vai trò then chốt tuy nhiên DNNQD và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận không thể thiếu và giữ vai trò quan trọng của nền kinh tế. 1.2. Doanh nghiệp ngành Xây dựng Doanh nghiệp ngành Xây dựng là một loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nhằm tạo ra TSCĐ, cơ sở hạ tầng có chính doanh nghiệp mình và cho nền kinh tế với mục đích kiếm lời. Những năm trước đây, trong thời kỳ bao cấp với nền kinh tế tập trung mệnh lệnh, hoạt động xây dựng do các doanh nghiệp của Nhà nước độc quyền cung ứng theo dế hoạch. Đến nay, mặc dù có doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước vẫn còn chiếm tỷ lệ cao trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ xây dựng, nhưng cũng có khá nhiều doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân được thành lập. Đặc biệt là có sự tham gia của các nhà cung ứng dịch vụ nước ngoài do đó mà hiện nay trên thị trường xây dựng cạnh tranh rất khốc liệt. 1.2.1. Vai trò của Doanh nghiệp ngành Xây dựng * Các doanh nghiệp ngành Xây dựng có nhiệm vụ tái sản xuất các tài sản cố định cho mọi lĩnh vực sản xuất và phi sản xuất của đất nước. Có thể nói không ngành sản xuất nào, không một hoạt động văn hoá - xã hội nào là không sử dụng sản phẩm của ngành xây dựng. * Các công trình xây dựng của các doanh nghiệp có vai trò tăng năng lực sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp mình, đồng thời tạo sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và tạo thêm chỗ làm cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. * Các doanh nghiệp ngành xây dựng phải sử dụng một lượng vốn lớn, do đó một sai lầm trong xây dựng có thể dẫn đến lãng phí lớn, rất khó sửa chữa trong nhiều năm. * Hoạt động của các doanh nghiệp ngành xây dựng đóng góp đáng kể vào giá trị tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân. 1.2.2. Đặc điểm và nội dung hoạt động của doanh nghiệp ngành xây dựng. * Doanh nghiệp phải nhận được đơn đặt hàng trước khi sản xuất nghĩa là doanh nghiệp đã biết trước khách hàng và có quan hệ với khách hàng của mình, để có được hợp đồng thì doanh nghiệp phải tạo niềm tin, được khách hàng chấm điểm cao bằng chính năng lực thi công và uy tín của mình. * Tình hình và điều kiện sản xuất trong các doanh nghiệp ngành xây dựng luôn thiếu tính ổn định, luôn biến đổi theo địa điểm xây dựng và giai đoạn xây dựng. Đặc điểm này đòi hỏi các doanh nghiệp phải chú ý tăng cường tính linh động, linh hoạt, gọn nhẹ về mặt trang thiết bị tài sản cố định sản xuất, lựa chọn các hình thức tổ chức sản xuất linh hoạt, phấn đấu giảm chi phí có liên quan đến vận chuyển, lựa chọn vùng hoạt động thích hợp, lợi dụng tối đa lực lượng lao động tại chỗ và liên kết tại chỗ để có thể hoạt động thi công xây dựng một cách hiệu quả nhất. * Thời gian xây dựng các công trình thường dài. Đặc điểm này làm cho vốn đầu tư xây dựng công trình và vốn sản xuất của doanh nghiệp xây dựng thường bị ứ đọng lâu tại công trình đang còn xây dựng dở dang, các doanh nghiệp xây dựng dễ gặp phải rủi ro ngẫu nhiên theo thời gian, các công trình xây dựng xong dễ bị hao mòn vô hình. * Quá trình sản xuất xây dựng rất phức tạp, có những thời điểm đòi hỏi một số đơn vị tham gia xây dựng công trình cùng đến hiện trường thi công để thực hiện phần việc của mình, trong khi diện tích của công trình lại có hạn. Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp xây dựng phải có trình độ tổ chức phối hợp cao trong sản xuất. * Công việc xây dựng phải tiến hành ngoài trời nên chịu người ảnh hưởng của thời tiết, điều kiện làm việc nặng nhọc. Do đó đòi hỏi doanh nghiệp xây dựng phải lập tiến độ thi công hợp lý để tránh thời tiếp xấu. * Sản xuất xây dựng chịu ảnh hưởng của lợi nhuận chênh lệch do điều kiện của địa điểm xây dựng đem lại. Cùng một loại công trình nhưng nếu nó được đặt ở nơi có sẵn nguồn nguyên vật liệu xây dựng, nguồn máy móc cho thuê và sẵn nhân công thì doanh nghiệp sẽ hạ được chi phí do giảm được vận chuyển, giảm xây dựng công trình phụ tạm nhờ đó thu được nhiều lợi nhuận. Từ những đặc điểm trên cho ta thấy những đặc điểm này có ảnh hưởng đến rất lớn đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp ngành xây dựng. Đó là trong vốn đầu tư mà doanh nghiệp thực hiện trong mỗi năm chủ yếu là đầu tư vào máy móc thiết bị và đào tạo nguồn nhân lực để tăng năng lực sản xuất và năng lực điều hành, thi công thêm vào đó Công ty phải đầu tư vào TSVH như hoạt động Marketing, quảng cáo... để tăng uy tín của Công ty trên thị trường xây dựng từ đó nhận được các đơn đặt hàng tạo công ăn việc làm cho người lao động hay đó chính là tăng uy tín và tăng khả năng thắng thầu của Công ty. 2. Đặc điểm về sản phẩm và qui trình xây dựng công trình - Là một Công ty xây dựng sản phẩm của Công ty là các công trình xây dựng vì vậy nó mang đặc điểm của doanh nghiệp xây dựng và sản phẩm của ngành xây dựng. - Quy trình xây dựng công trình Việc thi công các công trình ở công ty gần giống nhau cho mọi dự án và nó được thiết kế trước khi giao cho các đội thực thi, hoặc do tự các đội thiết kế rồi công ty duyệt thông qua. Mô hình tổng quát quy trình thực hiện công trình có thể biểu diễn qua sơ đồ sau: Sơ đồ: Quy trình thực hiện công trình xây dựng Khảo sát, thiết kế công trình Lập dự án khả thi và lựa chọn Tổ chức thi công xây lắp Tổ chức nghiệm thu và bàn giao Thanh quyết toán và bảo hành Thông thường công trình xây dựng hoàn thành phải trải qua các bước tuần tự: khảo sát, thiết kế công trình, lập dự án tiền khả thi, khả thi và lựa chọn, tổ chức thi công xây lắp, tổ chức nghiệm thu và bàn giao và bước cuối cùng là thanh quyết toán công trình và bảo hành công trình. Trên giác độ doanh nghiệp thực hiện thi công xây lắp mà xem xét một công trình một dự án thực sự bắt đầu được xem xét nghiên cứu trước khi hồ sơ mời thầu được gửi đến, trong quá trình xem xét đó các gói thầu nào được xác định để xây dựng hồ sơ dự thầu sẽ được chuẩn bị cho các bước tiếp theo. Đó là hình thành lên bộ máy quản lý dự án trong đó sơ đồ quản lý dự án sẽ gửi đi kèm hồ sơ dự thầu. Ngay sau khi thắng thầu công ty sẽ chỉ định đội để thực thi công trình thông qua các hợp đồng kinh tế nội bộ, hợp đồng khoán. Lúc này ban quản lý đội sẽ cùng công ty lên kế hoạch chuẩn bị điều động xe, máy, vốn đến công trường sau khi đã khảo sát kĩ mặt bằng và có được kế hoạch tổ chức mặt bằng thi công. 3. Đặc điểm về lao động. Do đặc điểm của sản phẩm nên điều kiện sản xuất luôn luôn thay đổi, điều kiện sinh hoạt của người lao động cũng luôn thay đổi do đó người lao động phải thay đổi để thích nghi với điều kiện sản xuất mới. Từ khi ra đời đến nay Công ty luôn duy trì bộ máy quản lý gọn nhẹ, với một nửa là lao động hợp đồng và theo thời vụ Công ty còn kết hợp sử dụng lao động địa phương nơi thi công, huy động mọi lực lượng trong giai đoạn thi công và hoàn thiện công trình một mặt nâng cao hiệu quả của Công ty đồng thời giải quyết được vấn đề lao động nhàn rỗi của địa phương. Về lực lượng lao động, Công ty tuyển dụng các loại thợ mộc, nề, sắt, hàn, bê tông... Với nhiều loại tay nghề, bậc thợ đáp ứng tiến độ thi công công việc và chất lượng công trình. Số lượng công nhân tuyển dụng là con số động tuỳ thuộc và lực lượng công việc. Nhưng bên cạnh đó đây cũng là một khó khăn cho Công ty đó là trình độ của người lao động không đồng bộ, chưa quen công việc và điều kiện làm việc nên hiệu quả công việc nhiều khi chưa đảm bảo, một số công trình chưa đảm bảo về chất lượng... 4. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật, tài sản cố định Là một doanh nghiệp tư nhân Công ty phải tự lực về mọi mặt từ cơ sở vật chất đến máy móc thiết bị để thi công. Do đặc điểm của sản xuất xây dựng đòi hỏi phải có lượng máy móc thiết bị với giá trị lớn phục vụ cho quá trình thi công tại công trường, công tác tại văn phòng. Công ty tự bỏ vốn và vay vốn để mua máy móc thiết bị như máy cẩu bánh xích, máy ủi, máy trộn bê tông, máy khoan cọc nhồi… và các thiết bị văn phòng như máy tính, máy in, máy photocopy, công cụ máy móc nhỏ như: dàn giáo, cột chống, máy đầm...và hàng năm tiến hành mua sắm, sửa chữa và bảo dưỡng máy móc thiết bị để đảm bảo tiến độ và chất lượng thi công. Danh mục thiết bị thi công chính Tên thiết bị Equipment description Số lượng Quantity Đ.V Unit Nước sX Made in Năm SX Y.O.P Tính năng kỹ thuật Technical parameters Gầu đào thủy lực SOILMEC BH12. 1 Chiếc ITALIA 1992 Chiều rộng hố đào: 500-1200mm Chiều dài hố đào: 2000-3000mm Chiều sâu đào tối đa: 50m. Gầu đào thủy lực Masago – MHL 80120 1 Chiếc Nhật 1994 Chiều rộng hố đào: 800-1200mm Chiều dài hố đào: 2000-3000mm Chiều sâu đào tối đa: 50m. Gầu đào thủy lực Masago – MHL 5070 1 Chiếc Nhật 1994 Chiều rộng hố đào: 500-1000mm Chiều dài hố đào: 2000-3000mm Chiều sâu đào tối đa: 50m. Gầu đào cơ LG03 1 Chiếc đài loan 1998 Chiều rộng hố đào: 800-1200mm Chiều dài hố đào: 2000-3000mm Máy khoan cọc nhồi SUMITOMO SD610 1 Chiếc Nhật 1994 Tải trọng nâng: 60 tấn Chiều sâu khoan tối đa: 65m Đường kính lỗ khoan tối đa: 2,5m Máy khoan cọc nhồi SUMITOMO SD507 1 Chiếc Nhật 1996 Tải trọng nâng: 50 tấn Chiều sâu khoan tối đa: 65m Đường kính lỗ khoan tối đa: 2,2m Máy khoan cọc nhồi NIPPON SHARYO ED5500S 1 Chiếc Nhật 1990 Tải trọng nâng: 45 tấn Chiều sâu khoan tối đa: 65m Đường kính lỗ khoan tối đa: 1,7m Máy hoan cọc nhồi NIPPON SHARYO ED5500. 1 Chiếc Nhật 1992 Tải trọng nâng: 45 tấn Chiều sâu khoan tối đa: 65m Đường kính lỗ khoan tối đa: 1,7m Máy khoan cọc nhồi NIPPON SHARYO ED4000 2 Chiếc Nhật 1989 Tải trọng nâng: 30 tấn Chiều sâu khoan tối đa: 53m Đường kính lỗ khoan tối đa: 1,7m Máy khoan SOILMECR10 1 Chiếc italy 1994 Tải trọng nâng: 30 tấn Chiều sâu khoan tối đa: 62m Đường kính lỗ khoan tối đa: 2,5m Máy khoan cọc nhồi NIPPON SHARYO ED4000 2 Chiếc Nhật 1991 Tải trọng nâng: 30 tấn Chiều sâu khoan tối đa: 53m Đường kính lỗ khoan tối đa: 1,7m Máy khoan cọc nhồi NIPPON SHARYO DH350 1 Chiếc Nhật 1987 Tải trọng nâng: 35 tấn Chiều sâu khoan tối đa: 44m Đường kính lỗ khoan tối đa: 1,7m Máy khoan cọc nhồi NIPPON SHARYO DH300 1 Chiếc Nhật 1984 Tải trọng nâng: 30 tấn Chiều sâu khoan tối đa: 44m Đường kính lỗ khoan tối đa: 1,7m Máy khoan cọc nhồi NIPPON SHARYO ED300 2 Chiếc Nhật 1985 Tải trọng nâng: 30 tấn Chiều sâu khoan tối đa: 44m Đường kính lỗ khoan tối đa: 1,7m Máy khoan cọc nhồi HITACHI KH 125-3 1 Chiếc Nhật 1992 Tải trọng nâng: 35 tấn Chiều sâu khoan tối đa: 66m Đường kính lỗ khoan tối đa: 1,7m Máy khoan cọc nhồi HITACHI KH 125-1 1 Chiếc Nhật 1990 Tải trọng nâng: 35 tấn Chiều sâu khoan tối đa: 43m Đường kính lỗ khoan tối đa: 1,7m Máy khoan cọc nhồi HITACHI KH100D 2 Chiếc Nhật 1992 Tải trọng nâng: 30 tấn Chiều sâu khoan tối đa: 52m Đường kính lỗ khoan tối đa: 1,7m Máy khoan cọc nhồi HITACHI KH100-2 1 Chiếc Nhật 1990 Tải trọng nâng: 30 tấn Chiều sâu khoan tối đa: 43m Đường kính lỗ khoan tối đa: 1,7m Máy khoan cọc nhồi HITACHI KH100-2 2 Chiếc Nhật 1992 Tải trọng nâng: 30 tấn Chiều sâu khoan tối đa: 43m Đường kính lỗ khoan tối đa: 1,7m Máy khoan cọc nhồi HITACHI TH55 1 Chiếc Nhật 1992 Tải trọng nâng: 20 tấn Chiều sâu khoan tối đa: 43m Đường kính lỗ khoan tối đa: 1,5m Đầu khoan SOLIMEC RT3-ST. 1 Chiếc Italya 1997 Chiều sâu khoan tối đa: 62m Đường kính lỗ khoan tối đa: 2,5m Cẩu bánh xích HITACHI KH180 1 Chiếc Nhật 1994 Tải trọng nâng tối đa: 50 tấn Cẩu bánh xích SUMITOMO LS118-RHD 1 Chiếc Nhật 1991 Tải trọng nâng tối đa: 50 tấn Cẩu bánh xích NIPPON SHAYO DH 300 1 Chiếc Nhật 1985 Tải trọng nâng tối đa: 30 tấn Máy phát điện DENYO 3 Chiếc Nhật Công suất: 195 KVA Máy phát điện KOHLER 1 Chiếc đức 1994 Công suất: 94 KVA Máy nén khí DENYO 12 Chiếc Nhật Công suất: 5 – 10m3/phút Máy sàng cát IPC-SD1000 12 Chiếc Italya Công suất: 50 – 120m3/phút 5. Đặc điểm về thị trường Trong lĩnh vực để tiến hành sản xuất kinh doanh thì trước hết chúng ta phải nhận được đơn đặt hàng vì vậy trong lĩnh vực xây dựng quá trình mua bán xảy ra trước lúc bắt đầu giai đoạn sản xuất (tức là giai đoạn xây dựng công trình) thông qua đấu thầu và ký kết hợp đồng. Cạnh tranh trong thị trường xây dựng chủ yếu thông qua hình thức đấu thầu, đó chính là một điểm khác biệt so với thị trường hàng hoá thông thường, ở thị trường dựng có khi nhờ vào mối quan hệ, uy tín mà thị trường được mở rộng. Thị trường của Công ty xét theo chức năng và nhiệm vụ chính bao gồm công trình xây dựng trường học, dự án san lấp, xây dựng nhà chung cư, công trình giao thông... Là một công ty tư nhân mới hoạt động được trên 12 năm Công ty phải tự tìm chỗ đứng cho chính mình quá trình khẳng định đó không phải ngày một ngày hai. Chiến lược của Công ty là xây dựng là thị trường trọng điểm cho chính mình rồi mới mở rộng ra các thị trường khác vì vậy thị trường của Công ty còn trong phạm vi nhỏ. Hiện nay trong tiến trình xây dựng việc tham gia dự thầu các công trình từ nhỏ đến lớn đều rất nhộn nhịp từ Nhà nước đến tư nhân và đặc biệt là các Công ty Nhà nước có một quá trình lịch sử lâu dài và cũng đã gặt hái được nhiều thành quả xây dựng được niềm tin của khách hàng thì đối với Công ty đây là khó khăn rất lớn. Công ty liên doanh với Công ty Nhà nước là Công ty kinh doanh và phát triển Nhà Hà nội để được tham gia vào các dự án lớn, mở rộng thị trường đồng thời cán bộ công nhân viên trong Công ty luôn chủ động tìm kiếm việc làm, mở rộng lĩnh vực kinh doanh kết hợp chuyên môn hoá với đa dạng hoá sản phẩm. B: tình hình hoạt động đầu tư của Công ty Trong sự nghiệp phát triển chung của đất nước mỗi cá nhân, mỗi tổ chức hoạt động sản xuất đều phải có kế hoạch đầu tư và biện pháp để thực hiện kế hoạch đầu tư, và sau mỗi giai đoạn thực hiện đó đều phải tổng kết quá trình thực hiện để từ đó đưa ta các đánh giá nhận xét. ở nội dung trên chúng ta đã hiểu về đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty. Để hiểu sâu sắc hơn chúng ta sẽ đi xem xét nội dung và tình hình hoạt động đầu tư của Công ty trong những năm qua. I. Tình hình chung về hoạt động đầu tư của Công ty 1. Nội dung đầu tư trong doanh nghiệp 1.1. Khái niệm đầu tư trong doanh nghiệp Đầu tư trong doanh nghiệp là bộ phận cơ bản của đầu tư, là hoạt động chỉ dùng vốn và các nguồn lực khác trong hiện tại nhằm làm tăng thêm những tài sản cố định của doanh nghiệp, tăng thêm công ăn viêc làm, nâng cao đời sống thành viên trong đơn vị. 1.2. Nội dung đầu tư trong doanh nghiệp Đối với bất kỳ một đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh nào, dù hoạt động ở các ngành nghề, các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế với những đặc thù kinh tế kỹ thuật khác nhau cũng đều phải tiến hành các hoạng động đầu tư để duy trì sự tồn tại và phát triển của cơ sở mình. Nội dung đầu tư bao gồm: 1.2.1. Đầu tư vào mấy móc thiết bị, dây chuyên công nghệ, cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị là tiền đề để thực hiện một hoạt động sản xuất kinh doanh vì vậy đầu tư vào việc tái tạo tài sản cố định đóng vai trò quan trọng nhất trong hoạt động đầu tư, nó quyết định đối với phần lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được. Các doanh nghiệp thường tăng cường thêm tài sản cố định khi họ thấy trước được những cơ hội có lợi để mở rộng sản xuất hoặc họ có thể giảm bớt chi phí bằng cách chuyển sang những phương pháp sản xuất dùng nhiều vốn hơn. - Trước hết là xem xét đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nhà xưởng: đây là hoạt động đươc thực hiện đầu tiên của mỗi công cuộc đầu tư (trừ đầu tư chiều sâu). Xây dựng trụ sở làm nơi giao dịch của Công ty. Xây dựng nhà xưởng để để lắp đặt dây chuyền công nghệ, tạo điều kiện đảm bảo cho dây chuyền thiết bị sản xuất, công nghệ hoạt động được thuận lợi và an toàn, đồng thời là nơi để bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị .Do đó để thực hiện tốt đầu tư này phải xem xét thuận lợi, khó khăn của vị trí địa lý, địa chất... đồng thời phải phù hợp với ngành nghề kinh doanh, đặc tính kỹ thuật của máy móc thiết bị, tổ chức sản xuất điều hành, nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu, số lượng công nhân. Từ đó cân nhắc và quyết định về diện tích xây dựng, đặc điểm kiến trúc, kích thước tối ưu nhất phù hợp với nguồn lực tài chính của đơn vị. - Cùng với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các doanh nghiệp cũng phải chú ý đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ và các tài sản cố định khác. Đây là bộ phận chiếm tỷ trọng vốn lớn trong vốn đầu tư của doanh nghiệp đặc biệt đối với doanh nghiệp chuyên thi công xây lắp. Trong điều kiện hiện nay khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển mạnh mẽ và có nhiều tầng công nghệ thì việc đầu tư máy móc thiết bị có ý nghĩa vô cùng quan trọng, doanh nghiệp có nhiều cơ hội để lựa chọn công nghệ, máy móc thiết bị phù hợp. Việc đầu tư cho máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ phải sản xuất ra sản phẩm có tính cạnh tranh cao, khai thác và sử dụng có hiệu quả lợi thế so sánh của doanh nghiệp của vùng như lao động, nguyên vật liệu... nhưng giá cả và trình độ công nghệ phải phù hợp xu thế phát triển và năng lực của doanh nghiệp. Máy móc thiết bị thường được liệt kê, sắp xếp thành các nhóm như : máy móc thiết bị chính trực tiếp sản xuất, thiết bị phụ trợ, thiết bị vận chuyển bốc xếp, máy móc thiết bị đo lường, kiểm tra chất lượng, máy móc thiết bị cho khối văn phòng... để thuận tiện cho việc quản lý sử dụng và bảo dưỡng sửa chữa. Trong qui trình hoạt động: máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ lạc hậu doanh nghiệp phải tiến hành đầu tư đổi mới... có vai trò quan trọng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp. Đây là hình thức đầu tư nhưng đi sâu vào mặt chất của đầu tư. Mục tiêu của đổi mới công nghệ là tạo ra các yếu tố mới của công nghệ nhằm nâng cao chất lương sản phẩm, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh. Đầu tư đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp được thực hiện theo cách như cải tiến, hiện đại hoá công nghệ truyền thống hiện có, tự nghiên cứu, phát triển ứng dựng công nghệ mới, nhập công nghệ từ nước ngoài thông quá mua sắm chuyển giao công nghệ. Vốn đầu tư cho máy móc thiết bị nếu rất lớn, do vậy khi mua sắm đòi hỏi phải có sự am hiểu nhất định để có thể mua được thiết bị đáp ứng yêu cầu, với giá hợp lý. 1.2.2. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực - Ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, vậy vai trò của con người trong quá trình hoạt động sản xuất còn quan trong không? Đó là câu hỏi được đạt ra và cần có câu trả lời. Như chúng ta đã biết con người không chỉ là người sáng tạo ra công nghệ, máy móc thiết bị mà còn là người điều khiển chúng để chúng phát huy tác dụng. Nếu chúng ta có nhà xưởng, có máy móc thiết bị có nguyên vật liệu nhưng thiếu bàn tay con người thì những các nguồn lực đó không được phối hợp, không phát huy tác dụng và cũng không thể có sản phẩm cung cấp cho xã hội. Như vậy nguồn nhân lực là tài sản quý giá của doanh nghiệp, là bộ phận quyết định sự vận hành qui trình sản xuất kinh doanh. Trong quá trình phát triển, mỗi doanh nghiệp phải phát huy hiệu quả của nguồn nhân lực của mình đồng thời ngày càng nâng cao số lượng cũng như chất lượng nguồn nhân lực đó là một nội dụng của đầu tư của doanh nghiệp. - Trong công tác lao động doanh nghiệp bao gồm; tuyển dụng, đào tạo và sử dụng lao động, các doạt động này có mối quan hệ tác động lẫn nhau. Công tác tuyển dụng mà tỉ mỷ kỹ lưỡng sẽ lựa chọn được người lao động phù hợp với yêu cầu công việc từ đó hiệu quả sử dụng nâng cao... Trong các doạt động thì công tác đào tạo (đào tạo lại, đào tạo nâng cao tay nghề...) là nội dung quan trọng nhất của đầu tư nguồn nhân lực. Về đối tuợng đào tạo doanh nghiệp có thể đào tạo cho ba đối tượng là: lự._.c lượng cán bộ quản lý, đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học công nghệ và đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân. Về phương thức đào tạo doanh nghiệp có thể lựa chọn hai hình thức là đào tạo bên ngoài thông qua việc kết hợp với các trường đại học, trường dạy nghề, do các tổ chức chuyên về đào tạo đảm nhiệm hay tổ chức các khoá đào tạo nội bộ. Trong công tác sử dụng lao động đòi hỏi phải có cán bộ lãnh đạo quản lý nắm bắt sâu, sát năng lực của nhân viên để có thể phân công nhiệm vụ cho phù hợp, tạo môi trường thuận lợi giúp họ phát huy tốt khả năng của mình góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp. Lực lượng cán bộ lãnh đạo trong doanh nghiệp không đông về số lượng nhưng lại có tính quyết định đối với sự thành bại của doanh nghiệp bởi vì quản lý lao động là một công việc không phải bất cứ ai cũng làm được, quản lý vừa là một nghề vừa là một nghệ thuật do đó nếu như người lãnh đạo, quản lý không học tập không nâng cao nhận thức trình độ và không có chính sách mềm dẻo trong quản lý thì khó có thể tồn tại trong nền kinh tế thị trường, hiểu được tâm lý người lao động từ đó tác động đúng hướng để đạt được hiệu quả quản lý cao nhất. Trình độ tri thức và tay nghề của người lao động có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp vì những người có trình độ tri thức, có tay nghề cao, kỹ năng thành tạo, lao động lành nghề sẽ sử dụng tốt các loại thiết bị công nghệ có trình độ cao, phức tạp, tiếp thu áp dụng tốt các thiết bị công nghệ tiên tiến, họ sẽ nhanh chóng tiếp thu được kinh nghiệm của lớp người đi trước đồng thời có thể tự học hỏi tự thực hành để nâng cao trình độ của chính mình để đạt được điều này đòi hỏi quá trình đào tạo (đào tạo lại, đào tạo nâng coa tay nghề của công nhân) là một tất yếu khách quan. 1.2.3. Đầu tư vào tài sản vô hình - Tài sản vô hình là tài sản không có hình thái cụ thể tuy nhiên nó đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Các tài sản vô hình không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng nó gián tiếp tác động làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra nhanh hơn và có hiệu quả hơn. Đầu tư hợp lý vào tài sản vô hình đồng nghĩa với việc thúc đẩy vị thế, danh tiếng của doanh nghiệp tăng lên và có thể làm. - Các TSVH có thể là bằng phát minh sáng chế, bí quyết kỹ thuật, tên hiệu thương mại, uy tín của doanh nghiệp, bầu không khí làm việc, đầu tư cho nguồn nhân lực, hoạt động xúc tiến đầu tư... Đầu tư vào TSVH rất đa dạng nhưng tựu trung lại cái mà doanh nghiệp nào cũng cần đó là uy tín, vị thế của mình trên thị trường, có thể hiểu đó là danh tiếng về tên gọi của doanh nghiệp, của sản phẩm của doanh nghiệp, lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Hiệu quả mà hoạt động đầu tư này đem lại rất khó lượng hóa một cách chính xác nhưng nó góp vai trò quan trọng trong việc thành công của doanh nghiệp. - Chi phí cho hoạt động này bao gồm cho nghiên cứu thị trường, tiếp thị quảng cáo, giao dịch với khách hàng, chi phí cho công tác đối ngoại... đặc biệt là chi phí cho hoạt động quảng cáo thường chiếm một tỷ lệ vốn lớn trong vốn đầu tư của doanh nghiệp. - Quảng cáo là cách thức tốt nhất để mọi người biết đến doanh nghiệp và phương tiện để thực hiện quảng cáo rất đa dạng có thể qua đài, báo chí, truyền hình... Do đó cần có một nguồn vốn để đầu tư, để trang trải chi phí cho hoạt động này. trong chi phí ngiên cứu thị trường phải kể đến hoat động Marketing với 3 chiến lược: khách hàng, cạnh tranh, thích nghi thông qua tiến bộ khoa học kỹ thuật giúp doanh nghiệp rất nhiều trong việc nắm bắt nhu cầu thị trường, tình hình biến động của thị trường và tình hình của đối thủ cạnh tranh, để có chiến lược phát triển phù hợp. - Hoạt động đối ngoại của doanh nghiệp: trong nền kinh tế thị trường với nhiều mối quan hệ phức tạp, công tác đối ngoại ngày càng tỏ rõ vai trò của nó. Đó là mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp vật tư, thiết bị, dịch vụ cho doanh nghiệp, là mối quan hệ với các cơ quan chính phủ, các tổ chức chính quyền... Đây không phải là công tác quan hệ hành chính đơn thuần, công tác này giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng đề xuất những vướng mắc về cơ chế chính sách với các cơ quan có thẩm quyền, phối hợp chặt chẽ với bạn hàng vì lợi ích chung, duy trì được mối quan hệ lâu dài tạo điều hiện thuận lợi và ổn định cho qui trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Ngày nay các doanh nghiệp có xu hướng khuyếch trương TSVH, và đâu tư mạnh mẽ vào TSVH, đây là một xu thế đúng đắn bởi tăng đâu tư cho TSVH sẽ làm tăng đáng kể doanh thu của doanh nghiệp, sản xuất luôn được mở rộng. Uy tín và vị thế của doanh nghiệp đước xác định, doanh nghiệp phát triển một cách vững chắc. Tuy nhiên việc đầu tư vào TSVH rất đa dạng, do đó doanh nghiệp phải có sự lựa chọn để đầu tư một cách hợp lý nhất tránh lãng phí vốn đầu tư. 1.3. Vốn và nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp 1.3.1. Vốn đầu tư Vốn đầu tư là toàn bộ những giá trị ứng ra ban đầu và trong quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo của doanh nghiệp nhằm đem lại lợi nhuận chodh. Một cơ sở muốn tiến hành sản xuất kinh doanh, thì cần phải có những nguồn lực ban đầu như đất đai, nhà xưởng, trang thiết bị, máy móc... Để có được những nguồn lực này thì sản xuất kinh doanh cần phải có lượng vốn ban đầu để tạo dựng, mua sắm, tiếp theo đó để tiến hành sản xuất kinh doanh trên nền tảng đó cần phải có nguyên vật liệu, con người... do đó cũng cần phải có vốn. Như vậy nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh là rất lớn và ở giai đoạn sản xuất nào cũng cần, tuy nhiên mức độ nhu cầu còn phụ thuộc vào từng giai đoạn. 1.3.2. Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đều phải tự lực trong kinh doanh để tồn tại và phát triển, đồng thời cũng tự lực về tại chính. Có vốn có nghĩa là có công nghệ, máy móc thiết bị cũng có nghĩa là có thể cạnh tranh trên thương trường. Vì vậy trong quá trình sản xuất kinh doanh doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để huy động được nhiều nguồn vốn và đa dạng hóa nguồn vốn. Về cơ bản, các nguồn vốn trong doanh nghiệp bao gồm: 1.3.2.1. Nguồn vốn chủ đầu tư - Đây là nguồn vốn đầu tiên cơ bản và được quan tâm nhất trong DN tuỳ thuộc vào loại hình sản xuất kinh doanh mà nguồn vốn này gồm các thành phần cấu tạo khác nhau. *. Đối với DNNN nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm: Vốn do Nhà nước cấp, nguồn vốn phát hành cổ phiếu, nguồn vốn khấu hao và nguồn lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. *. Đối với DN ngoài quốc doanh thông thường nguồn vốn này là đóng góp của các thành viên sáng lập DN, phát hành cổ phiếu, (đối với công ty cổ phần), nguồn vốn khấu hao và nguồn lợi nhuận sau thuế. + Nguồn vốn nhà nước cấp: Đây là vốn do Nhà nước cấp cho doanh nghiệp quản lý và sử dụng trên cơ sở bảo toàn và phát triển vốn. + Nguồn vốn phát hành cổ phiếu: Cổ phiếu là một giấy tờ (chứng khoán) có giá trị cấp cho các cổ đông thể hiệnquyền sở hữu một phần tài sản và thu nhập của doanh nghiệp của cổ đông đó. Số lượngcổ phiếu tối đa mà công ty được phát hành gọi là vốn cổ phần được cấp phép, con số này được ghi trong điều lệ công ty và số lượng cổ phiếu chỉ được thay đổi khi có sự nhất trí của các cổ đông thông qua biểu quyết. + Nguồn vốn khấu hao: được trích từ quỹ khấu hao, Quỹ khấu hao cua rdn được trích hàng tháng hoặc theo hàng quý, hàng năm nhằm khấu hao cho các TSCĐ và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. + Nguồn lợi nhuận sau thuế: Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế, ngoài một phần được chia cho các cổ đông dưới dạng cổ tức, phần lợi nhuận được giữ lại tiếp tục được bổ sung vào vốn chủ sở hữu để doanh nghiệp tái đầu tư mở rộng sản xuất. - Nguồn vốn chủ sở hữu giúp doanh nghiệp chủ động trong việc sử dụng vào hoạt động đầu tư sản xuất, là cơ sở để huy động các nguồn vốn khác, nó cho biết tiềm lực tài chính của doanh nghiệp có mạnh hay không, nguồn vốn này không chịu sự kiểm soát, khống chế của chủ nợ đồng thời duy trì khả năng trả nợ của doanh nghiệp. 1.3.2.2. Vốn vay Vốn vay là một nguồn tài trợ lớn cho hoạt động của doanh nghiệp , nguồn vay rất đa dạng, mỗi nguồn có một ưu thế và đặc điểm riêng, mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào tiềm lực, vào quan hệ, uy tín của mình mà có thể tiếp cận các nguồn ở mức độ khác nhau, nếu tình hình tài chính mạnh, có uy tín sẽ có khả năng tiếp cận rộng rãi tới nhiều thị trường vốn khác nhau và có thể đạt được nhiều điều kiện vay khác nhau. Trên thị trường tài chính các doanh nghiệp có thể tiến hành vay nợ bởi các trung gian tài chính (các tổ chức ngân hàng, cá nhân,) vay trên thị trường chứng khoán bằng cách phát hành chứng khoán. - Vay các ngân hàng: Ngân hàng luôn là nguồn tài trợ vốn quan trọng cho DN. Nhưng để vay được ngân hàng thì doanh nghiệp phải chứng minh được tình hình tài chính và triển vọng của dự án cho vay vốn đầu tư được các điều kiện của ngân hàng hoặc có đủ tài sản thế chấp. - Vay nợ trên thị trường chứng khoán thông qua việc phát hành trái phiếu (chỉ áp dụng đối với DNNN) Thị trường chứng khoán đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thì trường và trong sự phát triển kinh tế, nó là kênh dẫn vốn quan trọng cho doanh nghiệp, cho Nhà nước để tài trợ cho hoạt động của mình. Để vay vốn trung và dài hạn trên thị trường chứng khoán doanh nghiệp chủ yếu phát hành trái phiếu: giấy vay nợ dài hạn và trung hạn xác định nghĩa vụ của tổ chức phát hành phải trả một lượng nợ nhất định tại thời điểm xác định cho người sở hữu trái phiếu, đối với Công ty cổ phần thì có thể phát hành cổ phiếu cho các cổ đông trên thị trường chứng khoán và trả cổ tức hàng tháng cho họ tuỳ thuộc và loại cổ phiếu và hiệu quả đầu tư của Công ty. 1.3.2.3. Tín dụng thuê mua thông qua các tổ chức cho thuê tài chính Đây là hình thức tài trợ bằng tài sản, thảo thuận được xác lập giữa hai hay nhiều bên liên quan đến một hay nhiều tài sản, người cho thuê chuyển giao tài sản cho người thuê độ quyền sử dụng trong một thời gian nhất đình và người thuê phải trả tiền cho chủ tài sản, nhờ có hình thức này mà doanh nghiệp gia tăng năng lực sản xuất trong điều kiện hạn chế vốn đầu tư, có thể hiện đại hoá trang thiết bị theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ mới, rút ngắn thời gian đầu tư đáp ứng kịp thời các cơ hội kinh doanh, tuy nhiên chi phí cho phương thức này cao hơn mức lãi suất vay của hình thức vay vốn, khi đã trả gần hết số tiền thuê doanh nghiệp vẫn chưa được sử dụng tài sản vào mục đích khác. Nguồn vốn vay có ưu điểm rất lớn là nó giúp doanh nghiệp có vốn để hoạt động kinh doanh, chi phí cho vốn được khấu trừ làm giảm thu nhập chịu thuế, do đó tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, tuy nhiên vốn vay là một sức ép cho doanh nghiệp bởi vì việc sử dụng nhiều nợ có thể dẫn đến rủi ro thanh toán của doanh nghiệp, khi tình hình tài chính không tốt doanh nghiệp vẫn phải thanh toán lãi dẫn đến doanh nghiệp càng khó khăn trầm trọng hơn về tài chính, nếu vốn vay được sử không hiệu quả doanh nghiệp có thể lâm vào tình trạng bế tắc dẫn đến phá sản hoặc giải thể. Như vậy vốn đầu tư là điều kiện cần, tiền đề cho các doanh nghiệp, là mạch máu lưu thông của doanh nghiệp. Để có vốn đầu tư doanh nghiệp phải tự chủ bằng vốn của chính mình đồng thời tiến hành vay vốn từ các nguồn thông qua các tổ chức tín dụng, từ cá nhân tổ chức có vốn nhàn rỗi và từ chính cán bộ công nhân viên trong Công ty. Đối với doanh nghiệp đặc biệt là DN ngoài quốc doanh việc huy động vốn đã khó việc sử dụng vốn hiệu quả càng khó hơn, do đó quan trọng là doanh nghiệp phải có kế hoạch sử dụng vốn hợp lý để việc sử dụng vốn có hiệu quả. 2. Vốn và nguồn vốn 2.1. Vốn của Công ty trong thời gian qua Như chúng ta đã biết vốn là mạch máu lưu thông của doanh nghiệp vì vậy Công ty không thể hoạt động nếu như không có vốn, đặc biệt là Công ty hoạt động trong ngành xây dựng với những đặc điểm nổi bật của hoạt động xây dựng như thời gian kéo dài, khối lượng công việc lớn, phức tạp, vốn ứ đọng lớn..., sau khi công trình đã hoàn thành bàn giao nghiệm thu thì Công ty mới được nhận đủ số tiền vì vậy để tiến hành thi công xây dựng được thì Công ty phải ứng trước một số tiền lớn để đầu tư máy móc thiết bị, vật tư, nhân công... để tiến hành thi công. Như vậy vốn và vốn đầu tư có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động kinh doanh của Công ty nếu không muốn nói vốn quyết định sự sống còn của Công ty đặc biệt trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Sự phát triển mạnh mẽ của các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã kéo theo sự gia tăng nguồn vốn huy động để đưa vào sản xuất kinh doanh. Đến thời điểm 30/8/2000 đã có 4.366,8 tỷ đồng vốn được đăng ký kinh doanh bởi các DNNQD ở Hà Nội. Điều này cho thấy luật doanh nghiệp cùng những thay đổi về thủ tục đăng ký kinh doanh tuy mới đi vào cuộc sông nhưng đã phát huy tác dụng tích cực của nó trong việc khơi dậy và huy động các nguồn lực to lớn trong dân vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoà mình vào sự phát triển của nền kinh tế từ khi được thành lập với số vốn đăng ký (vốn điều lệ) ít ỏi khoảng 630 triệu đồng số vốn này tăng dần qua các năm. Tiếp đó vốn chủ sở hữu cũng đánh giá tiềm lực và khả năng của Công ty, vốn chủ sở hữu của Công ty cũng tăng qua các năm. Đến nay vốn đăng ký của Công ty đã tăng lên 30 tỷ đồng, điều này cho thấy Công ty có cơ hội để phát triển. Trong quá trình hoạt động Công ty không thể chỉ dựa vào số vốn ban đầu ít ỏi đó mà Công ty phải huy động từ nhiều nguồn khác nhau để góp phần vào đẩy mạnh hoạt động đầu tư của Công ty và hỗ trợ trong việc nâng cao hiệu quả đồng vốn tự có của mình và giúp Công ty đứng vững trên thị trường như nguồn vốn vay Ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các cá nhân người lao động. Bên cạnh việc tiếp cận các nguồn vốn vay Công ty còn tiến hành liên danh với Công ty kinh doanh phát triển nhà Hà nội vừa tạo việc làm (tham gia vào tiến hành thi công các công trình mà Công ty phát triển Nhà trúng thầu) vừa có được vốn góp của Công ty phát triển Nhà. Với sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo đi sâu đi sát nghiên cứu thị trường, tìm cách tiếp cận với nhiều nguồn vốn, mở rộng lĩnh vực kinh doanh, đến nay Công ty đã có chỗ đứng trên thị trường xây dựng. Đến nay tình hình và năng lực tài chính của Công ty đã có thể tham gia dự thầu những công trình xây dựng ở quy mô trung bình vừa tầm với năng lực của Công ty. Để hiểu rõ về năng lực tài chính được thể hiện qua bảng số liệu sau: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2003 Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Mã số Số tiền * Tổng doanh thu 1 57.626.309.984 Trong đó, doanh thu hàng xuất khẩu 2 * Các khoản giảm trừ 3 Chiết khấu 4 Giảm giá 5 Giá trị hàng bán bị trả lại 7 Thuế doanh thu, thuế XK phải nộp 8 1. Doanh thu thuần 10 57.626.309.984 2. Giá vốn hàng bán 11 38.172.741.470 3. Lợi tức gộp 20 19.453.568.514 4. Chi phí bán hàng 21 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 22 5.686.447.227 6. Lợi tức thuần từ hoạt động tài chính 30 (3.763.968.588) Thu nhập hoạt động tài chính 31 7.060.620 Chi phí hoạt động tài chính 32 3.771.029.208 7. Lợi tức hoạt động bất thường 40 2.747.046.504 Các khoản thu nhập bất thường 41 4.686.480.547 Chi phí bất thường 42 1.939.434.043 8. Lợi tức bất thường 50 9. Tổng lợi tức trước thuế 60 12.750.199.203 10. Thuế VAT phải nộp 70 4.371.355.277 11. Lợi tức sau thuế 80 8.378.843.926 Nguồn: Công ty TNHH Long Giang Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004 Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Mã số Số tiền * Tổng doanh thu 1 90.541.005.252 Trong đó, doanh thu hàng xuất khẩu 2 * Các khoản giảm trừ 3 Chiết khấu 4 Giảm giá 5 Giá trị hàng bán bị trả lại 7 Thuế doanh thu, thuế XK phải nộp 8 1. Doanh thu thuần 10 90.541.005.252 2. Giá vốn hàng bán 11 69.934.507.789 3. Lợi tức gộp 20 20.606.497.463 4. Chi phí bán hàng 21 1.993.755.987 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 22 5.642.947.916 6. Lợi tức thuần từ hoạt động tài chính 30 (5.225.487.399) Thu nhập hoạt động tài chính 31 - Chi phí hoạt động tài chính 32 5.225.487.399 7. Lợi tức hoạt động bất thường 40 - Các khoản thu nhập bất thường 41 - Chi phí bất thường 42 - 8. Lợi tức bất thường 50 - 9. Tổng lợi tức trước thuế 60 11.082.837.257 10. Thuế VAT phải nộp 70 1.056.000.000 11. Lợi tức sau thuế 80 10.026.837.257 Nguồn: Công ty TNHH Long Giang Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005 Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Mã số Số tiền * Tổng doanh thu 1 191.328.925.713 Trong đó, doanh thu hàng xuất khẩu 2 * Các khoản giảm trừ 3 Chiết khấu 4 Giảm giá 5 Giá trị hàng bán bị trả lại 7 Thuế doanh thu, thuế XK phải nộp 8 1. Doanh thu thuần 10 191.328.925.713 2. Giá vốn hàng bán 11 158.825.238.036 3. Lợi tức gộp 20 32.503.687.677 4. Chi phí bán hàng 21 2.399.879.755 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 22 8.040.042.028 6. Lợi tức thuần từ hoạt động tài chính 30 (6.137.183.235) Thu nhập hoạt động tài chính 31 - Chi phí hoạt động tài chính 32 6.137.183.235 7. Lợi tức hoạt động bất thường 40 1.973.173.700 Các khoản thu nhập bất thường 41 10.875.674.112 Chi phí bất thường 42 8.902.500.412 8. Lợi tức bất thường 50 9. Tổng lợi tức trước thuế 60 17.899.756.359 10. Thuế VAT phải nộp 70 2.577.244.563 11. Lợi tức sau thuế 80 15.322.511.796 Nguồn: Công ty TNHH Long Giang Từ bảng số liệu trên chúng ta thấy sản xuất kinh doanh của Công ty luôn đảm bảo viêc kinh doanh có lãi, giá trị tổng sản lượng năm sau cao hơn năm trước. Năm 2004 tổng doanh thu của Công ty đạt 90.541,0 triệu đồng so với năm 2003 đã tăng hơn 1,5 lần, năm 2005 so với năm 2004 cũng tăng hơn 1,5 lần. Lợi nhuận sau thuế của Công ty cũng tăng đều qua các năm, năm 2004 đạt 10.026,8 triệu đồng tăng gấp 1,19 lần so với năm 2003 và đến năm 2005 đã đạt 15.322,5 triệu đồng. Trong đó, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh luôn chiếm tỷ lệ cao, còn lại là từ lợi nhuận hoạt động bất thường. Có được những kết quả như trên là do Ban lãnh đạo Công ty đã có những bước đi đúng đắn trong kinh doanh, xác định đúng mục tiêu chiến lược kinh doanh, mở rộng lĩnh vực kinh doanh. Năng lực tài chính Finance ability Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1. Tổng tài sản Total assets 90.838 102.605 201.802 2. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Current assets & short term investment 77.051 72.169 148.011 3. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Fixed assets & long term investment 13.786 30.435 53.791 4. Nguồn vốn Capital resource 90.838 102.605 201.802 5. Nợ phải trả Tatol liabilities 79.548 89.578 168.871 6. Nguồn vốn chủ sở hữu Total Owners equity 11.290 13.026 32.931 7. Tổng lợi tức trước thuế Total profits before paying taxes 12.750 11.082 17.899 8. Lợi tức sau thuế Total frofits after paying taxes 8.378 10.026 15.322 9. Tổng doanh thu Total sales 57.626 90.541 191.328 2.2. Vốn đầu tư Phần trên là tình hình về vốn nói chung của Công ty, nó cũng cho chúng ta biết về năng lực của Công ty tuy nhiên điều chúng ta quan tâm là vốn mà Công ty đã dành cho hoạt động đầu tư. Về nội dung đầu tư, do đặc điểm của Công ty là thi công do đó Công ty chủ yếu đầu tư vào TSCĐ đặc biệt là máy móc thiết thị để tăng năng lực thi công. Vốn cố định trên tổng vốn đầu tư chiếm tỷ trọng rất lớn và tỷ trọng này tuỳ thuộc vào kế hoạch của Công ty trong từng năm như năm 2001 là 89,02%, năm 2002 là 79,7%, năm 2003 là 81,7% và 2004 là 88,95%. Như vậy trong những năm qua toàn thể Công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty và kế hoạch sử dụng vốn đó một cách có hiệu quả, tuy nhiên trong thương trường rủi ro là rất lớn nó luôn đi song hành. Vì vậy cùng với quá trình huy động nguồn vốn, Công ty phải điều chình cơ cấu nguồn vốn cho phù hợp và lập kế hoạch để sử dụng nguồn vốn đó có hiệu quả nhất trong những năm tới để nâng cao hiệu quả đầu tư của Công ty, đưa công ty lớn mạnh và có thể chiếm được lòng tin trên thị trường đặc biệt trong điều kiện chi phí vốn vay ngày càng cao. 3. Đầu tư nâng cao năng lực của chính Công ty 3.1. Đầu tư vào máy móc thiết bị * Tình hình Máy móc thiết bị và công nghệ của DNNQD (của Công ty trước năm 2001) Trang thiết bị và công nghệ là yếu tố quan trọng trong việc tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và tiến độ thi công giúp Doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường. Điều quan trọng đối với DNNQD (quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, tiềm lực tài chính hạn chế) là lựa chọn và ứng dụng công nghệ thích hợp với khả năng về vốn, trình độ công nhân và trình độ quản lý chứ không nhất thiết phải máy móc công nghệ cao. Vấn đề thiết bị và trình độ công nghệ hiện nay đang là một điểm yếu nhất của DNNQD nói chung và của Công ty nói riêng. Qua khảo sát một số doanh nghiệp cho thấy trang thiết bị hiện nay đang sử dụng lạc hậu nhiều thế hệ không chỉ so với các nước trong khu vực và trên thế giới mà còn so với DNNN hoạt động trong ngành nghề. Thậm chí ở một số doanh nghiệp còn sử dụng thiết bị tự tạo. Điều này khiến cho sản phẩm làm ra có chất lượng thấp, kém khả năng cạnh tranh trên thị trường (đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng chất lượng công trình không đảm bảo là một nguy hiểm rất lớn) mà còn không đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường Mặc dù nhận thức được nhu cầu cấp bách phải nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm song khả năng đổi mới thiết bị công nghệ của các cơ sở tư nhân là hạn chế do thiếu vốn đầu tư. Trong những năm qua, do sức ép của thị trường các DNNQD đã có sự đổi mới công nghệ ở mức độ nhất định song nhìn chung so với DNNN thì trình độ khoa học công nghệ và trang thiết bị ở DNNQD thấp hơn hẳn. Hầu hết sử dụng công nghệ truyền thống, trang thiết bị máy móc công nghệ hiện đại chưa nhiều, thiết bị chủ yếu là ở trong nước, rất ít doanh nghiệp tìm kiếm con đường nhập khẩu. Bên cạnh những khó khăn về tài chính không cho phép doanh nghiệp đổi mới một cách nhanh chóng và mạnh mẽ thiết bị công nghệ, các DNNQD còn gặp khó khăn không nhỏ là thiếu thông tin về công nghệ đặc biệt thông tin về thị trường công nghệ thế giới. Từ khi thành lập (giữa năm 1993), trong những năm đầu cho đến năm 2000 tình hình máy móc thiết bị của Công ty rơi vào tình trạng chung như trên. Trong giai đoạn 1993-1996 Công ty chủ yếu thi công xây dựng các công trình nhỏ đó là các trường tiểu học và trung học (nhỏ hơn 3 tầng), vì vậy số máy móc không yêu cầu ở mức độ cao và số máy móc Công ty đầu tư chỉ đáp ứng yêu cầu của các công trình này. Những năm tiếp theo 1997-1999 Công ty có mua sắm thêm máy móc thiết bị nhưng không đáng kể vì trong thời gian này Công ty chỉ xây dựng những công trình dân dụng bình thường. * Tình hình đầu tư máy móc thiết bị Trong thời kỳ đổi mới đặc biệt là những năm cuối thế kỷ XX để đẩy mạnh quá trình đô thị hoá thủ đô cần phát triển hơn nữa các đô thị mới trên cơ sở Nhà nước tạo được hành lang pháp luật, cơ chế thông thoáng hơn nữa, khuyến khích các chủ đầu tư tổ chức triển khai thực hiện các khu đô thị mới từ khâu tiếp thị, huy động vốn kinh doanh có lãi, nộp Ngân sách Nhà nước và tạo vốn để phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã Hội Chủ nghĩa, tạo điều kiện, môi trường đầu tư cho các chủ đầu tư đưa đồ án vào thực tế. Để có thể góp phần tham gia vào công cuộc xây dựng thủ đô, xây dựng đất nước, đồng thời tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân trong Công ty, từ năm 1997, đặc biệt từ năm 2000 Công ty cần phải và đã nỗ lực tìm việc là đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng nó khác biệt so với lĩnh vực khác là phải tìm được khách hàng trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh mà năng lực về máy móc thiết bị công nghệ, tình độ quản lý, trình độ người lao động là cơ sở để khách hàng chấm điểm và đi đến quyết định ký kết hợp đồng. Do đó Công ty đã huy động các nguồn vốn có thể để mua sắm máy móc thiết bị phục vụ quá trình thi công san lấp, xây lắp. Công ty đã đầu tư với khối lượng và tỷ trọng lớn cho máy móc thiết bị (thường chiếm khoảng 80-90% vốn cố định) có năm tỷ lệ này rất lớn, năm 2002 (96%) gần như vốn chỉ dùng để mua sắm máy móc thiết bị còn vốn cho xây lắp chỉ chiếm khối lượng và tỷ trọng nhỏ, có năm hầu như là không có. Đây là đặc điểm chung của Công ty trong ngành xây dựng chuyên thực hiện thi công thì cần đầu tư chủ yếu vào máy móc thiết bị để tăng năng lực sản xuất, còn xây lắp chủ yếu chỉ là trụ sở, nhà xưởng để bảo quản máy móc lúc chưa sử dụng hoặc để bảo dưỡng. Trong những năm qua Công ty đã đầu tư một số lượng lớn máy móc thiết bị của nước ngoài thêm vào đó Công ty cũng thay thế sửa chữa một số máy móc thiết bị cũ. Tuy nhiên trên thực tế Công ty mua cả máy mới và máy cũ, khi đầu tư mua sắm Công ty không có một kế hoạch mua sắm mà chỉ chủ yếu dựa vào nhu cầu thực tế, lúc nào cần thì mua nhiều khi nhu cầu cần sử dụng đến máy móc đó đã trở nên cấp bách, ngoài ra việc tiếp cận vốn đầu tư còn hạn chế đặc biệt là khoản vay dài hạn do những yêu cầu khắt khe về thế chấp trong khi các doanh nghiệp ít có tài sản cố định để thế chấp làm cho việc đầu tư mua sắm gặp khó khăn. Hiện nay cùng một loại máy nhưng máy cũ (còn khoảng 70-80%) giá chỉ bằng một nửa đầu tư mua máy mới, để đáp ứng tiến độ và đòi hỏi của công trình Công ty phải tiến hành mua máy cũ do đó trong số máy móc thiết bị của Công ty có nhiều máy cũ, thêm vào đó Công ty lại không có những chuyên gia am hiểu về máy móc thiết bị, ít khi cần tư vấn khi mua do đó thường bị mua đắt hơn giá thực tế do người bán nắm bắt được nhu cầu, sự cần thiết của Công ty hơn nữa Công ty còn mua phải máy không đủ tiêu chuẩn về chất lượng, khi những bộ phận của máy bị hòng thì Công ty tìm mua những chi tiết cũ ở những nơi không đáp ứng yêu cầu để lắp giáp vào do đó mà hệ thống máy móc của Công ty chưa đồng bộ nên không phát huy tối đa công suất của máy, hiệu quả và tiến độ thi công nhiều khi còn chậm so với tiến độ ghi trong dự toán. Thực trạng về máy móc thiết bị và nhiều cơ hội tạo việc làm trong quá trình đô thị hoá, một tất yếu của công cuộc Công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước Công ty cần phải tiếp tục đầu tư đổi mới máy móc trang thiết bị và nhà xưởng hơn nữa để nắm bắt được cơ hội phục vụ quá trình thi công sản xuất. 3.2. Đầu tư vào nguồn nhân lực Như chúng ta đã biết con người hoạt động để tồn tại và phát triển, làm việc để phục vụ nhu cầu vật chất còn giải trí là đáp ứng nhu cầu tinh thần, trung quy lại mọi hoạt động là đều vì mục đích cuối cùng là con người. Do đó, con người là nhân tố quan trọng nhất, trung tâm trong sự phát triển của một cộng đồng, một đất nước nói chung và một cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng. Về nguồn nhân lực phải trú trọng đến chất lượng đó chính là trình độ, sự hiểu biết, năng lực tay nghề. Nó quyết định đến vị trí, sự phát triển con người trong xã hội. Tuy nhiên thực tế giai đoạn trước năm 2000 thực trạng nguôn nhân lực của Công ty TNHH Long Giang còn nhiều bất cập do chưa nhận thức hết về vai trò của nguồn nhân lực và đặc biệt quan trọng đối với ngành Xây dựng một ngành nhiều bất chắc và rủi ro, lực lượng lao động trong Công ty từ cán bộ quản lý đến người lao động chưa đảm bảo về chất lượng. Về cán bộ quản lý phần lớn trình độ còn yếu, không được đào tạo kiến thức quản lý kinh doanh, năng lực điều hành còn hạn chế, quen với lối làm việc cũ, kém năng động, chậm thích ứng với cơ chế thị trường. Về trình độ tay nghề người lao động còn thấp, một bộ phận lao động phổ thông khá lớn đang làm việc trong Công ty, lao động chưa được trang bị kiến thức đầy đủ, thiếu kỹ năng lao động. Thêm vào đó việc đầu tư vào việc đào tạo, nâng cao trình độ cho người lao động của Công ty chưa được lập kế hoạch cụ thể và cũng chưa có một ngân sách riêng dành cho công tác này. Đây là một đặc điểm, một hạn chế của loại hình DNNQD nói chung và của Công ty nói riêng trong giai đoạn này. Vì vậy tất cả các doanh nghiệp thuộc loại hình này đều phải xem xét lại để tìm ra nguyên nhân, một trong những nguyên nhân đó có trình độ của người lao động (chất lượng nguồn nhân lực). Trong những năm chuyển sang cơ chế thị trường đặc biệt trong những năm đầu thế kỷ XXI đội ngũ cán bộ, lao động ở Hà nội có nhiều điều kiện để tiếp cận các thành tựu tiến bộ của cách mạng khoa học kỹ thuật thế giới, tiếp cận với thị trường lao động và thị trường hàng hoá của các nước, được mở rộng giao lưu với các nước, các tổ chức quốc tế. Do đó trình độ ngoại ngữ tin học, tay nghề chuyên môn được nâng cao. Với hệ thống các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề hoàn chỉnh vào bậc nhất của đất nước, hàng năm có hàng chục vạn lao động được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ tin học. Hà Nội trở thành trung tâm đào tạo lao động có trình độ cho cả nước đặc biệt là thủ đô. Đó là lợi thế của nguồn lao động Hà nội nói chung trong đó có lao động của Công ty. Nhận thức được nguyên nhân, hạn chế của lao động Công ty mình, vai trò nguồn nhân lực và cơ hội, xu thế phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ đổi mới, Công ty TNHH Long Giang từ năm 2000 đã lập những kế hoạch, ngân sách dành cho đầu tư vào nguồn nhân lực, bằng cách kết hợp với các trường dạy nghề đào tạo các lớp học nghề, mở lớp nâng cao tay nghề công nhân kỹ thuật, kết hợp với các trường đại học đào tạo cán bộ quản lý, thiết kế... Trong hơn 4 năm qua Công ty đã bỏ gần 500 triệu cho công tác đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với mục đích người lãnh đạo quản lý có trình độ trong lập kế hoạch, quản lý bố trí, sắp xếp công việc. Người lao động có tay nghề để vận hành có hiệu quả máy móc thiết bị đã đầu tư. Với ngân sách 490 triệu đồng trong hơn 4 năm dành cho công tác đầu tư vào nguồn nhân lực đây là một số lượng không đáng kể so với chi phí nền kinh tế bỏ ra và so với các doanh nghiệp quốc doanh nhưng là một DNNQD phải tự chủ động về mọi mặt thì đây là một sự nỗ lực rất lớn, một cải cách về nhận thức của ban lãnh đạo Công ty. Nó góp phần rất lớn trong sự phát triển chung của đất nước, sự phát triển của Công ty, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc khẳng định năng lực của Công ty. Từ năm 2000 đến nay lực lượng lao động của Công ty đã tăng mạnh mẽ về số lượng và trình độ tay nghề. Trong thực tế, mỗi cá nhân, mỗi tổ chức hoạt độ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32830.doc