LỜI NÓI ĐẦU
Hoạt động đầu tư phát triển đối với 1 Doanh nghiệp là vô cùng quan trọng vì nó quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, phải làm sao cho hoạt động đầu tư của Doanh nghiệp trở nên có hiệu quả cao nhất không phải là 1 điều đơn giản đối với tất cả các doanh nghiệp. Cho đến nay khái niệm đầu tư phát triển không còn gì xa lạ với những doanh nghiệp sản xuất cũng như kinh doanh sản phẩm dịch vụ, song việc nhìn nhận, thực hiện có hiệ quả các nội dung của
57 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đầu tư phát triển tại Công ty cổ phần Sông Đà 1, Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạt động đầu tư phát triển trong Doanh nghiệp đối với mọi doanh nghiệp không phải là dễ dàng.
Được thành lập từ năm 1993, với hơn 17 năm phát triển Công ty cổ phần Sông Đà I đã có những kinh nghiệm và tiềm lực cần thiết để cạnh tranh trong thời kì hội nhập kinh tế. Trong 17 năm qua, Công ty với tư cách là công ty con của Tổng công ty Sông Đà, đã hoạt động độc lập trong các lĩnh vực tư vấn xây dựng, thi công công trình,…. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động đầu tư phát triển, trong giai đoạn 2004 - 2008 vừa qua, công ty đã tập trung các nguồn lực tài chính, vật chất, nhân lực cho đầu tư phát triển. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế trong hoạt động đầu tư phát triển của công ty. Trong thời gian thực tập tại công ty và qua quá trình tìm hiểu hoạt dộng đầu tư phát triển tại công ty và những kiến thức trong quá trình học tập, em đã chọn đề tài: "Đầu tư phát triển tại Công ty Cổ phần Sông Đà I, Thực trạng và giải pháp".
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Thạc sĩ Hoàng Thị Thu Hà, Phòng Kinh tế kế hoạch và Đầu tư của Công ty đã giúp em hoàn thành tốt đề tài này. Do thời gian thu thập số liệu còn nhiều hạn chế nên đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong sự góp ý của thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!.
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ I
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY
Tên tiếng việt : CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ I
Tên viết tắt : SONG DA I
Tên trong giao dịch quốc tế: Song Da I joint stock company
Địa chỉ : 18/165 đường Cầu Giấy - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại : 04.7671764
Fax : 04.7671772
Vốn điều lệ : 15.000.000.000.000 đồng
Cơ cấu sở hữu : Nhà nước 51,05%; cổ đông trong ngoài công ty 48,95%.
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Sông Đà I
1.1.1.1. Quá trình hình thành
Công ty cổ phần Sông Đà I trước đây có tên gọi là công ty Sông Đà I đây là Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty xây dựng Sông Đà, được thành lập theo quyết định 130A/BXD-TCLĐ ngày 26/03/1993 của Bộ Xây dựng, có chứng chỉ hành nghề số 120 và Đăng ký kinh doanh số 108231.
Từ ngày thành lập đến nay, công ty đã có những lần thay đổi tên như sau:
- Từ năm 1993 - 2005: Công ty Sông Đà I
- Từ năm 2005 - 2007: Công ty TNHH nhà nước một thành viên Sông Đà I.
- Từ năm 2007 đến nay: Công ty Cổ phần Sông Đà I.
1.1.1.1.2. Quá trình phát triển
Sự trưởng thành và phát triển của Công ty trong 17 năm qua có thể chia thành 2 giai đoạn sau:
- Thời kỳ 1993 - 2005: Đổi mới, hội nhập và phát triển
Tháng 3/1993, Bộ xây dựng quyết định thành lập Công ty Sông Đà I trực thuộc Tổng Công ty Sông Đà. Thời điểm này, công ty kiện toàn tổ chức sản xuất, mạnh dạn đầu tư thiết bị mới, tuyển chọn đội ngũ cán bộ có phẩm chất, có năng lực chuyên môn nghiệp vụ tốt, có sự năng động sáng tạo thích ứng với cơ chế thị trường, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển trong điều kiện mới.
Những công trình thi công đạt chất lượng cao của Công ty trong thời kỳ này tiêu biểu như: Công trình nhà máy Xi Măng Hạ Long, công trình thuỷ điện Sơn La, công trình thuỷ điện Hội Quảng, công trình Nhà máy Xi măng Nghi Sơn và thuỷ điện Nho Quế, công trình thuỷ điện Nậm Chiến…
Với hàng chục công trình đạt huy chương vàng chất lượng và sự tin tưởng của khách hàng trong và ngoài nước là bằng chứng khẳng định vị trí và sự phát triển của Công ty trong thời kỳ mới.
- Thời kỳ 2005 - nay: Chuyển đổi hoạt động sang hình thức Công ty Cổ phần:
Ban đầu mới thành lập Công ty chỉ gần với 30 cán bộ công nhân viên, chỉ hoạt động trên cơ sở một đội ngũ xây dựng địa bàn Thành phố Hà Nội. Đến tháng 12 năm 2005 thực hiện chủ trương mới, đổi mới doanh nghiệp của Nhà nước, công ty đã được Bộ Xây dựng quyết định đổi tên thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Sông Đà I theo quyết định số 2387/QĐ-BXD ngày 28/12/2005. Đây là tiền đề để thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp, một chủ trương lớn, đúng đắn của Đảng và Nhà nước về việc sắp xếp và đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước.
Sau đó thực hiện quyết định số 1446/QĐ-BXD về việc chuyển đổi Công ty TNHH nhà nước một thành viên thành Công ty Cổ phần. Ngày 04/12/2007, Công ty TNHH chính thức chuyển dổi sang Công ty Cổ phần với tên gọi mới là Công ty Cổ phần Sông Đà I. Trực thuộc tổng Công ty Sông Đà.
Công ty chính thức hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần từ ngày 24/12/2007 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103021471 do Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 24/12/2007.
Trong những năm qua, thành tích của tập thể các thế hệ cán bộ công nhân viên Công ty CP Sông Đà I được hội tụ trong phần thưởng cao quý cuủaĐảng, Nhà nước và Bộ xây dựng trao tặng:
- 01 Huân chương Độc lập Hạng Nhì
- 01 Huân chương Độc lập Hạng Ba
- 02 Đồng chí được tuyên dương anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, nhiều chiến sỹ thi đua, tập thể lao động giỏi…
1.1.2. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY VÀ CÁC PHÒNG BAN
* Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Sông Đà I
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TGĐ
KỸ THUẬT
PHÓ TGĐ
THI CÔNG
PHÓ TGĐ
KINH TẾ
PHÓ TGĐ
QUẢN LÝ CƠ GIỚI
PHÒNG
KINH TẾ
KẾ HOẠCH
PHÒNG
VẬT TƯ
CƠ GIỚI
PHÒNG
TÀI CHÍNH
KẾ TOÁN
PHÒNG
QUẢN LÝ
KỸ THUẬT
PHÒNG
DỰ ÁN ĐẦUTƯ
PHÒNG
TỔ CHỨC
HÀNH CHÍNH
Bộ máy quản lý điều hành:
* Chức năng nhiệm vụ của công ty
Chức năng
Công ty cổ phần Sông Đà I hoạt động thực hiện chức năng sản xuất, kinh doanh xây dựng theo quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành xây dựng của ngành, của nhà nước bao gồm những lĩnh vực:
- Nhận thầu và nhận thi công công trình xây dựng, lắp đặt máy, trang trí nội ngoại thất các công trình dân dựng, công nghiệp và các công trình kỹ thuật cơ sở hạ tầng khác.
- Khoan nổ mìn, khai thác mỏ lộ thiên, khai thác và chế biến khoáng sản; khoan tạo lỗ, khoan cộc nhồi và xử lý nền móng các công trình xây dựng.
- Thiết kế, tư vấn thiết kế các công trình đầu tư xây dựng trong và ngoài nước.
- Kinh doanh bất động sản, nhà ở, dịch vụ phát triển nhà.
- Kinh doanh vật liệu xây dựng, phục vụ thi công công trình.
Nhiệm vụ:
Công ty cổ phần Sông Đà I là một công ty trực thuộc Tổng công ty Sông Đà hoạt động trong nhiều lĩnh vực trong đó quan trọng nhất là lĩnh vực xây dựng, có nhiệm vụ:
- Tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực được Nhà nước giao, kế thừa các quyền, nghĩa vụ đối với vốn, tài sản, các khoản nợ phải thu, phải trả lao dộng, quyền sử dụng đất, các hợp đồng đã ký kết của công ty Sông Đà I tại thời điểm chuyển đổi để phát triển sản xuất, kinh doanh theo nhiệm vụ đã được giao.
* Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trực thuộc công ty.
Phòng kinh tế kế hoạch:
Phòng kinh tế kế hoạch công ty là phòng chức năng tham mưu giúp Giám đóc công ty trong các khâu xây dựng kế hoạch, kiểm tra thực hiện kế hoạch, tổng hợp báo cáo thống kê. Các tác hợp đồng kinh tế, định mức đơn giá, giá thành; công tác sản xuất, công tác sản xuất, công tác xuất nhập khẩu của Công ty.
- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, hàng quý của Công ty.
- Lập và trình duyệt các kế hoạch định hướng của Công ty 5 năm, 10 năm nhằm làm cơ sở cho công tác chỉ đạo sản xuất kinh doanh và phát triển của Công ty.
- Quản lý các định mức kinh tế kỹ thuật, chính sách của Nhà nước và Tổng công ty, công ty để các đơn vị trực thuộc hạch toán sản xuất kinh doanh. Xây dựng giá thành sản phẩm, giá thành công trình đáp ứng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh toàn công ty đảm bảo hạch toán có lãi trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.
- Hướng dẫn các đơn vị trong việc xây dựng các định mức và đơn giá mới từ đó áp dụng để đưa vào tính toán trong các dự toán thu hồi vốn theo chức năng của phòng.
- Tìm kiến mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, lựa chọn chủng loại vật tư, thiết bị phù hợp với yêu cầu thi công công trình của công ty và tổng công ty để có kế hoạch triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao về chất lượng và giá thành, có hiệu quả và có khả năng cạnh tranh cao với các đối tác.
Phòng tài chính kế toán:
Giúp Giám đóc công ty tổ chức bộ máy tài chính, kế toán từ công ty tới các đơn vị trực thuộc. Tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác tài chính, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế, hạch toán kế toán theo đúng điều lệ tổ chức kế toán và pháp lệnh kế toán thống kê của nhà nước được cụ thể hoá bằng điều lệ hoạt động của công ty và những quy định của tổng công ty về quản lý kinh tế tài chính. Giúp giám đốc công ty kiểm tra, kiểm soát công tác tái chính kế toán, công tác phân tích hoạt động kinh tế của công ty và các đơn vị trực thuộc.
- Dựa vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty để lựa chọn đề ra hình thức tổ chức bộ máy kế toán phù hợp, xây dựng trình tự lập, duyệt và luân chuyển chứng từ kế toán trong đơn vị một cách khoa họch, hợp lý theo đúng quy định.
- Tổ chức hệ thống kế toán, tạo điều kiện cho việc điều hành và quản lý kinh tế tài chính của đơn vị công tác một cách chặt chẽ và có hiệu quả.
- Tổ chức tuàn hoàn luân chuyển vốn, thu hồi vốn, thu hồi công nợ và thanh toán cho các đơn vị kịp thời đúng chế độ quy định.
- Xây dựng các kế hoạch tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, tổ chức thực hiện các kế hoạch tín dụng để phục vụ cho sản xuất kịp thời có hiệu quả ngày càng cao.
- Kiểm tra kế toán trong đơn vị xác định tính trung thực khách quan của báo cáo tài chính và báo cáo quản trị của đơn vị. Đánh giá đúng tình hình tài chính của đơn vị tại thời điểm báo cáo.
- Tổ chức phân tích hoạt động kinh tế thường xuyên để đánh giá đúng đắn kết quả đã đạt được, rút kinh nghiệm để tổ chức sản xuất và quản lý kinh tế tốt hơn cho các kỳ sau.
- Tổ chức công bố công khai về tài chính theo đúng quy định.
- Tổ chức bồi dưỡng đào tạo cán bộ tài chính kế toán nâng cao trình độ cho cán bộ nhân viên trong phòng làm công tác kế toán tài chính ở các đơn vị trực thuộc công ty.
Phòng tổ chức hành chính
Là phòng chức năng giúp ban Giám đốc công ty trong công tác:
- Tổ chức thực hiện các phương án cải tiến tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng quản lý và điều phối sử dụng lao động hợp lý trong công ty, tổ chức thực hiện đúng đắn các chế độ chính sách của Nhà nước đối với cán bộ công nhân viên.
- Nghiên cứu và tổ chức thực hiện các phương án sắp xếp, cải tiến tổ chức sản xuất kinh doanh đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ tình hình thực tế và phù hợp với định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn mới.
- Nghiên cứu xây dựng, đề xuất, tổ chức thực hiện công tác quy hoạch cán bộ tại công ty.
- Đề xuất, thực hiện công tác đề bạt, thăng chức cán bộ theo đúng tiêu chuẩn và quy chế của tổng công ty.
- Thực hiện công tác quản lý hợp lý lao động trong công ty đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
- Đề xuất và lập kế hoạch, chương trình đào tạo lại nghề mới, đào tạo nâng cao bậc thợ cho công nhân đề phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.
Phòng quản lý kỹ thuật:
- Quản lý xây lắp, thực hiện các quy định và chính sách của nhà nước xây dựng cơ bản đối với tất cả các công trình mà công ty thi công và đầu tư xây dựng cơ bản.
- Áp dụng những công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hiện đại, sáng kiến cải tiễn kỹ thuật trong xây dựng công trình.
- Kiểm tra giám sát kỹ thuật, chất lượng và khối lượng công trình mà Công ty nhận thầu, đầu tư xây dựng.
- Hướng dẫn, kiểm tra các Đơn vị trong công ty việc thực hiện các quy định về kỹ thuật.
- Xác định khối lưọng thực hiện của công trình để làm căn cứ thực hiện tốt hơn các công trình.
- Quản lý việc thi công theo quy hoạch kiến trúc xây dựng, thiết kế kỹ thuật đã được Tổng công ty phê duyệt đối với các dự án đầu tư xây dựng thuộc Công ty quản lý.
- Thiết kế, dự toán, quyết toán công trình, trình Giám đốc công ty phê duyệt đối với các công trình trong dự án đầu tư xây dựng.
- Lập hồ sơ đấu thầu, giải pháp thi công và các thủ tục xây dựng cơ bản khác.
Phòng vật tư cơ giới:
- Giúp Giám đốc Công ty trong công tác quản lý thiết bị xây dựng, thiết bị dây truyền sản xuất công nghiệp.
- Quản lý kỹ thuật tài sản thiết bị cơ giới của công ty bằng số tổng hợp tài sản cố định theo mẫu quy định.
- Thực hiện việc điều động tài sản trong nội bộ Công ty đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác sản xuất kinh doanh, thi công xây dựng công trình.
- Cùng với các phòng ban khác có liên quan tổ chức lập kế hoạch sửa chữa lớn, tái đầu tư các phương tiện, kiểm tra các phương tiện khi đưa vào sửa chữa tái đầu tư, phục hồi. Lập biên bản nghiệm thu các tài sản sau khi sửa chữa để đưa vào hoạt động.
Phòng dự án đầu tư.
Phòng đàu tư là phòng chức năng giúp Giám đốc Công ty về công tác lập kế hoạch đầu tư các dự án thuộc lĩnh vực: xây lắp, SXCN, đầu tư trang thiết bị máy móc, ..vv… kể cả tái đầu tư của Công ty và các đơn vị trực thuộc.
- Nghiên cứu sự biến động của thị trường để tìm kiếm cơ hội đầu tư, thu thập thông tin xây dựng các kế hoạch đầu tư năm và 5năm trong toàn Công ty và các công ty thành viên.
- Lập báo cáo giám sát và đánh giá kết quả đầu tư của Nhà nước về khuyến khích đầu tư trong nước, quy chế quản ý đầu tư và xây dựng… từ đó phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý hoạt động đầu tư.
- Lập báo cáo cơ hội đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc chủ trì thuê Công ty tư vấn có đủ năng lực lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Thẩm định các dự án do các đơn vị trực thuộc lập trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết định đầu tư.
- Tham gia quyết toán các dự án do Công ty làm chủ đầu tư và lập các thủ tục trình Tổng công ty phê duyệt quyết toán vốn đầu tư.
- Lập kế hoạch đấu thầu cho từng dự án đầu tư của công ty trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Chịu trách nhiệm trong công tác đấu thầu mua sắm thiết bị thuộc dự án đầu tư mà Công ty Sông Đà I làm chủ đầu tư: lập hồ sơ mời thầu, trình duyệt hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn xét thầu, tổ chức đấu thầu.
1.1.3. Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
- Về xây dựng: Xây dựng các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi, công trình công nghiệp, dân dụng, xây dựng các công trình ngầm, xây lắp đồng bộ các hệ thống đường dây đến 500KV và trạm cao, trung, hạ thế các hệ thống điện công nghiệp và dân dụng.
- Xây dựng công nghiệp: Lắp đặt các hệ thống thiết bị công nghệ của công trình công nghệ, thuỷ điện, xây dựng các công trình giao thông: Cầu, đường bộ, sân bay, bến cảng….
- Lĩnh vực đầu tư: Sản xuất công nghiệp, sản xuất kinh doanh điện thương phẩm, xi măng, sắt thép, may mặc và các sản phẩm công nghiệp, dân dụng khác, Chế tạo, lắp đặt thiết bị thuỷ điện, thuỷ lợi và các kết cấu cơ khí xây dựng, vận tải đường thuỷ, đường bộ: Các thiết bị siêu trường, siêu trọng và các sản phẩm hàng hoá khác.
- Tư vấn đầu tư: Tư vấn xây dựng, tư vấn đầu tư các dự án, khảo sát địa hình, địa chất, thuỷ văn các dự án đầu tư, thiết kế các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi, công nghiệp, dân dụng, thiết kế trạm biến áp và đường dây dđện có cấp điện áp đến 500KV, thẩm định thiết kế kỹ thuật các công trình công nghiệp, dân dụng, lập quy hoạch dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, kỹ thuật hạ tầng đô thị, tư vấn, giám sát thi công các công trình thuỷ điện, công nghiệp, dân dụng, giao thông…
- Nghiên cứu đào tạo: Các ngành nghề kinh doanh và các dịch vụ khác phù hợp với quy định của pháp luật.
1.2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY
1.2.1. Sự cần thiết phải tăng cường hoạt động đầu tư phát triển tại công ty.
Đầu tư phát triển nói chung là bộ phận cơ bản của đầu tư là việc xử dụng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất, những tài sản trí tuệ, gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển.
Trong doanh nghiệp, đầu tư phát triển là việc chi dung vốn cùng với các nguồn lực vật chất nhằm duy trì sự hoạt động và tăng them tài sản cho doanh nghiệp, tạo them việc làm và nâng cao đời sống cho các thành viên trong doanh nghiệp. Hoạt động đầu tư phát triển là hoạt động không thể thiếu trong sự r đời, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bất cứ một doanh nghiệp để tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự gia đời của mình đều phải tiến hành các công tác xây dựng cơ bản như nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm và lắp đặt máy móc, các thiết bị gắn với hoạt động cơ sở vật chất, kỹ thuật vừa tạo ra. Ngoài ra đối với bất kỳ cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ đang tồn tại, sau một thời gian do ảnh hưởng của nhiều nhân tố dẩn đến sự hao mòn, hư hỏng. Để duy trì sự hoạt động bình thường trở lại cũng như mở rộng, phát triển sản xuất, cần tiến hành các hoạt động sửa chữa các cơ sở vật chất kỹ thuật đã hư hỏng hoặc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị để thích ứng với điều kiện hoạt động mới của doanh nghiệp.
Đầu tư phát triển giúp cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất, đổi mới và nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ. Vì thế đầu tư phát triển giữ vai trò quyết định trong sự nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng các hoạt động khác. Đầu tư phát triển cũng tạo điều kiện để doanh nghiệp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giảm giá thành, tăng lợi nhuận, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp.
Như vậy có thể thấy rằng đầu tư phát triển là rất quan trọng, nó quyết định sự ra đời và là cơ sở duy trì phát triển năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Hoạt động đầu tư phát triển được thực hiện tại công ty cổ phần Sông Đà I là rất cần thiết, do nhiều nguyên nhân:
Thứ nhất, căn cứ vào vai trò của ngành xây dựng đối với các ngành kinh tế khác và tiềm năng để phát triển nó.
Đất nước chúng ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, một điều rất cần thiết tạo nền móng cho nền kinh tế phát triển là phải xây dựng một cơ sở hạ tầng đáp ứng được yêu cầu phát triển đó. Chính vì vậy ngành xây dựng có vai trò đặc biệt quan trọng và cần thiết. Ngành xây dựng mà sản phẩm của mình là các công trình như nhà ở, nhà xưởng, nhà máy thủy điện, công trình giao thông, …vv, phục vụ cho rất nhiều mặt của đời sống xã hội. Sự phát triển của ngành xây dựng sẽ là nền móng quan trọng cho sự phát triển của các ngành khác trong xã hội. Khi nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển những ngành công nghiệp, thủy lợi, giao thông, cơ sở hạ tầng nông thôn, …càng phát triển thì nhu cầu các sản phẩm của ngành xây dựng càng lớn hơn. Đầu tư phát triển ngành xây dựng là đầu tư cơ sở hạ tầng cho các ngành của nền kinh tế quốc dân. Khi các ngành đó phát triển nó sẽ tác động trở lại đố với sự phát triển của nganh xây dựng. Với vai trò và tiềm năng phát triển của ngành xây dựng là rất lớn như vậy nên hoạt động đầu tư phát triển tại công ty là rất cần thiết, đúng đắn, hứa hẹn đem lại hiệu quả cao trong tương lai.
Thứ hai, căn cứ vào thực trạng ngành xây dựng của Việt Nam. Tại Việt Nam tuy những năm qua chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ trong lĩnh vực xây dựng nhưng nhìn chung vẫn còn kém phát triển. Chúng ta có nhiều công ty xây dựng nhưng sự phát triển còn manh muốn, những công trình lớn chủ yếu do nhà thầu nước ngoài đảm nhiêm. Những thiết bị cũng như công nghệ của chúng ta còn lạc hậu so với các nước trong khu vực và thế giới. Vì vậy, hoạt động đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao năng lực công nghệ, … là một hướng đầu tư đúng đắn, có tính khả thi cao.
Thứ ba, căn cứ vào tình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua. Công ty cổ phần Sông Đà I nhờ có các nổ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, thỏa mản nhu cầu đa dạng của thị trường , chính vì vậy mà công ty đã xây dựng dược cho mình uy tín vững chắc. Bước sang giai đoạn mới sản xuất của công ty ngày càng được mở rộng và phát triển. Nhu cầu đầu tư, mở rộng năng lực sản xuất là một tất yếu để phất triển công ty và nó cũng phù hợp với xu thế phát triển chung của kinh tế xã hội.
Thứ tư, căn cứ vào nhu cầu của thị trường, tình trạng máy móc thiết bị, công nghệ hiện tại của công ty.
Nhu cầu sản phẩm xây dựng ngày càng tăng cao trên thị trường, theo như mục tiêu phát triển nền kinh tế của đảng và nhà nước ta phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. vai trò của ngành xây dựng với sự phát triển kinh tế xã hội và sự tăng trưởng của các ngành kinh tế khác là rất lớn. Các công trình xây dựng ngày càng có quy mô lớn hơn, để giảm thời gian thi công đòi hỏi các đơn vị thi công phải xây dựng được cho mình một đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu kinh nghiệm, thiết bị hiện đại đáp ứng các biện pháp thi công tiên tiến và đáp ứng được nhu cầu thị trường xây dựng. Tuy nhiên hiện nay khả năng và năng lực sản xuất của thiết bị máy móc của công ty là rất hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu đó. Chính vì vậy việc đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất là rất cần thiết.
1.2.2. Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển tại công ty cổ phần Sông Đà I.
1.2.2.1. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển của công ty
Trong những năm vừa qua tình hình đầu tư tại công ty cổ phần Sông Đà I có sự phát triển rất lớn, điều này được thể hiện rất rõ qua các số liệu bảng sau:
Bảng 1: Tình hình thực hiện vốn đầu tư so với kế hoạch
giai đoạn 2004 - 2008
STT
Năm
Chỉ tiêu
Đơn vị
2004
2005
2006
2007
2008
1
Vốn đầu tư kế hoạch
Triệu đồng
217.455
250.680
228.155
232.626
183.073
2
Vốn đầu tư thực hiện
Triệu đồng
116.621
173.596
166.325
177.172
165.315
3
Tỷ lệ thực hiện/kế hoạch (%)
%
53,63%
69,25%
72,9%
76,16%
90,3%
(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính)
Trong giai đoạn 2004 – 2008, vốn đầu tư thực hiện của công ty liên tục tăng từ 116.621 triệu đồng năm 2004 lên 177.172 triệu đồng năm 2007, chỉ có năm 2008 do kinh tế thế giới gặp cuộc đại khủng hoảng có anh hưởng rất nhiều đến kinh tế Việt Nam chính vì vậy mà tình hình đầu tư có sự giảm suốt chỉ còn 165.315 triệu đồng. Cũng trong giai đoạn này ta nhận thấy vốn đầu tư thực hiện luôn thấp hơn so với vốn đầu tư theo kế hoạch. Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện so với vốn đầu tư kế hoạch vào khoảng 54% - 91% . Nguyên nhân là do tình trạng thiếu vốn nên công ty không thể thực hiện được các kế hoạch đặt ra như đầu tư các hạng mục công trình như dự tính. Ngoài ra còn có những tác động bên ngoài cũng ảnh hưởng đến tình hình thực hiện đầu tư của công ty như giá cả biến động.
Tuy có sự chênh lệch của vốn đầu tư thực hiện so với vốn đầu tư kế hoạch nhưng tỷ lệ này có sự tăng dần theo các năm phản ánh tình hình đầu tư ngày càng sát với tình hình thực tế.Điều này được thể hiện qua các số liệu sau:
Bảng 2: Quy mô và tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện
Giai đoạn 200 4 - 2008
Năm
Chỉ tiêu
Đơn vị
2004
2005
2006
2007
2008
1. Tổng vốn đầu tư
Triệu đồng
116.621
173.596
166.325
177.172
165.315
2. Lượng Tăng tuyệt dối liên hoàn
Triệu đồng
56.975
-7.271
10.847
-11.857
3. Tốc dộ tăng liên hoàn
%
49
-4,2
6,5
-6,7
4. Tốc độ tăng định gốc
%
49
42,6
51,92
41,75
(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính)
Trong giai đoạn 2004 – 2008 tổng vốn đầu tư của công ty cổ phần Sông Đà I tăng rất nhanh , từ 116.621 triệu đồng năm 2004 lên 165.315 triệu đồng năm 2008 tức đã tăng 48.694 triệu đồng, tương ứng đã tăng 41,8% so với năm 2004. Điều này cho thấy công ty không ngừng mở rộng các hoạt động đầu tư phát triển. Có thể nói vốn đầu tư của công ty liên tục tăng trong giai đoạn này, năm 2005 vốn đầu tư là 173.596 triệu đồng tăng 56.975 triệu đồng tức 49% so với năm 2004. Năm 2006 tuy có giảm xuống 166.325 triệu đồng nhưng vẩn ở mức cao so với 116.621 triệu đồng năm 2004. Năm 2007 vốn đầu tư tăng mạnh mẽ lên đến 177.172 triệu đồng tức tăng 60.551 triệu đồng. Đây là năm mà lượng vốn tăng cao nhất, nguyên nhân do công ty thực hiện đầu tư liên tục các hạng mục mới, lớn, công ty đầu tư nhiều vào thiết bị thi công công trình. Năm 2008 vốn đầu tư của cong ty có sự giảm suốt cũng là do tình hình chung của các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng do tình hình kinh tế thế giới đi xuống.
1.2.2.2. Vồn đầu tư phát triển của công ty phân theo nguồn vốn.
Để thực hiện các dự án đầu tư công ty cổ phần Sông Đà I thường huy động vốn từ các nguồn như : Vốn chủ sở hữu bao gồm các quỹ đầu tư phát triển, vốn vay ngân hàng, ngoài ra còn có vốn khấu hao để lại qua các năm, tuy nhiên được chia thành 2 nguồn vốn chủ yếu đó là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Được thể hiện ở bảng sau :
Bảng 3: Nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2004 - 2008
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
1. Tổng vốn đầu tư
116.621
173.596
166.325
177.172
165.315
2. Vốn chủ sở hữu
8.722
8.501
7.959
8.672
9.475
3. Nợ phải trả
107.899
165.095
158.366
168.500
155.840
(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính)
Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2004 - 2008
Đơn vị: %
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
1. Tổng vốn đầu tư
100
100
100
100
100
2. Vốn chủ sở hữu
7,48
4,9
4,8
4,9
5,7
3. Nợ phải trả
92,52
95,1
95,2
95,1
94,3
(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính)
Như vậy cùng với sự tăng trưởng của lượng vốn đầu tư cho đầu tư phát triển của công ty giai đoạn 2004 – 2008 lượng vốn huy động cũng tăng liên tục, trong đó nguồn vốn chủ yếu cho đầu tư phát triển chủ yếu là nguồn vốn vay, bao gồm vay ngắn hạn và vay dài hạn. Nguồn vốn Nợ luôn chiếm hơn 92% vốn cho đầu tư phát triển của công ty qua các năm. Tăng từ 92,52% năm 2004 lên 95,1% năm 2005 và liên tục giữ ở mức này. Trong nguồn vốn nợ của công ty thì nguồn vốn vay ngân hàng luôn chiếm tỷ lệ cao nhất. Năm 2004 nguồn vốn vay mới chỉ là 107.899 triệu đồng sang năm 2005 vốn này đã tăng lên 165.095 triệu đồng như vậy đã tăng 47.941 triệu đồng tương đương tăng 44,43%. Bước sang năm 2006 tuy vốn này tuy có giảm nhưng vẩn ở mức cao là 158.366 triệu đồng, năm 2007 vốn này tăng đột ngột là 168.500 triệu đồng do năm này công ty phải thực hiện các dự án đổi mới máy móc thiết bị công nghệ hiện đại và có các dự án xây dựng mới có tầm quan trọng, và khối lượng thi công lớn nên vốn đầu tư tăng mạnh. Để tăng vốn đầu tư thực hiện bên cạnh việc tăng vốn chủ sở hữu công ty cũng phải tăng cường vay vốn từ ngân hàng. Năm 2008 công ty tiếp tục đầu tư vào nhiều dự án nhưng do tình hình kinh tế có nhiều biến động, giá cả vật tư đầu có nhiều biến đổi nên việc đầu tư của công ty có nhiều ảnh hưởng, lượng vốn đầu tư không còn nhiều như một năm trước đó, đồng thời vốn huy động tư bên ngoài cũng có sự giảm suốt chỉ còn 155.840 triệu đồng chiếm 94,3%.
1.2.3. Vốn đầu tư phát triển của công ty phân theo các nội dung đầu tư.
Đối với bất cứ một doanh nghiệp nào cũng vậy, hoạt động đầu tư phát triển là vô cùng quan trọng, đối với một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng như công ty cổ phần Sông Đà I lại càng quan trọng hơn. Nhận thức được điều này những năm qua ban lãnh đạo công ty luôn chú trọng rất nhiều đến hoạt động đầu tư phát triển ở công ty. Trong giai đoạn 2004 – 2008 do nhu cầu của hoạt động kinh doanh công ty đã đẩy mạnh hoạt động đầu tư như: sửa chữa, mua săm máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất và phương tiện vận tải; đầu tư sửa chữa, nâng cấp và xây dựng hệ thống nhà xưởng, công trình kiến trúc; đầu tư phát triển nguồn nhân lực; hệ thống thông tin; đầu tư cho mở rộng thị trường; và một số hoạt động khác.
Có tình hình vốn đầu tư thực hiện theo nội dung đầu tư tại công ty cổ phần Sông Đà I như sau:
Bảng 5: Tình hình thực hiện vốn đầu tư phân theo các nội dung đầu tư
giai đoạn 2004 - 2008
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng vốn đầu tư
116.621
173.596
166.325
177.172
165.315
Vốn đầu tư cho thiết bị, cho dự án đầu tư
111.373
159.222
148.112
155.539
148.569
Vốn đầu tư cho hệ thống nhà xưởng
2.239
9.322
12.890
15.680
13.787
Vốn đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực
968
1.597
1.830
2.091
1.405
Vốn đầu tư cho hệ thống thông tin
1.236
1.962
1.979
2.286
678
Vốn đầu tư khác
805
1.493
1.514
1.576
876
(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính)
Trong giai đoạn 2004 – 2008 thì ngoài việc vốn đầu tư thực hiện tăng một cách đáng kể thì đầu tư cho mỗi nội dung đầu tư đều tăng lên. Năm 2004 vốn đầu tư cho thiết bị, cho dự án đầu tư chỉ là 111.373 triệu đồng nhưng nó đã tăng lên là 155.539 triệu đồng năm 2007 và có hơi giảm xuống chút ít vào năm 2008. Vốn đầu tư cho hệ thống nhà xưởng, đào tạo nguồn nhân lực, hệ thống thông tin, vốn khác đều có tăng đều đặn từng năm trong giai đoạn 2004 – 2007 và giảm xuống vào năm 2008, điều này cho thấy công ty đã có sự chú trọng nhất định vào tất cả các nội dung của hoạt động đầu tư phát triển. Việc giảm suốt đầu tư vào năm 2008 là tất yếu nhưng sẽ tăng lên trong những năm sắp tới.
Dưới đây là tỷ lệ vốn đầu tư phân theo nội dung đầu tư.
Bảng 6: Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện theo các nội dung đầu tư
giai đoạn 2004 - 2008
Đơn vị: %
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng vốn đầu tư
100
100
100
100
100
Vốn đầu tư cho thiết bị, cho dự án đầu tư
95,5
91,72
89,05
87,79
89,87
Vốn đầu tư cho hệ thống nhà xưởng
1,92
5,37
7,75
8,85
8,34
Vốn đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực
0.83
0,92
1,10
1,18
0,85
Vốn đầu tư cho hệ thống thông tin
1,06
1,13
1,19
1,29
0,41
Vốn đầu tư khác
0,69
0,86
0,91
0,79
0,53
(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài chính)
Ta có thể nhận thấy rằng vốn đầu tư dành cho hoạt động đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, công nghệ, cho dự án đầu tư chiếm tỷ trọng cao nhất. Như năm 2004 vốn đầu tư dành cho lĩnh vực này chiếm 95,5% còn đầu tư cho các nội dung khác chỉ chiếm 4,5%. Vào các năm tiếp theo vốn đầu tư cho lĩnh vực này có tăng nhưng tỷ lệ giảm xuống, Năm 2007 chỉ còn 87,79%, còn tỷ lệ vốn đầu tư cho các lĩnh vực khác tăng lên điều này cho thấy công ty ngày càng đa dạng hơn trong hoạt động đầu tư của mình, dần quan tâm nhiều hơn đến đầu tư những lĩnh vực khác đáp ứng hoạt động trong nền kinh tế thị trường mà cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay.
1.2.3.1. Đầu tư xây dựng công trình, sửa chữa, mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị, công nghệ và phương tiện vận tải.
Đầu tư xây dựng công trình, sửa chữa, mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị, công nghệ … là hình thức của hoạt động đầu tư phát triển của công ty hoạt động xây dựng nhằm thay thế hiện đại hóa dây chuyền công nghệ, trang thiết bị, tăng năng lực hoạt động của công ty. Trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay thì công ty ngày càng phải đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại, tăng sản lượng sản xuất và tăng năng suất lao động nhằm đáp ứng được nhu cầu ng._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21577.doc