Đầu tư phát triển tại Công ty Cổ phần Sara Window: thực trạng và giải pháp

LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm gần đây, hoà nhập với sự biến đổi lớn lao của nền kinh tế ngành công nghiệp xây dựng nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, ngành đã thu hút hàng triệu lao động tham gia trong các hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh khác nhau thuộc mọi thành phần kinh tế. Đối với mọi doanh nghiệp thì hoạt động đầu tư phát triển là vô cùng quan trọng bởi đầu tư phát triển quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Cho đến nay, khái niệm đầu tư p

doc113 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đầu tư phát triển tại Công ty Cổ phần Sara Window: thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hát triển không còn xa lạ đối với các doanh nghiệp nữa. tuy nhiên nhìn nhận và thực hiện có hiệu quả các nọi dung của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp không phải là việc dễ dàng. Công ty cổ phần Sara Window là một đơn vị chuyên sản xuất kinh doanh cửa nhựa cao cấp uPVC. Được thành lập đầu năm 2007, cho đến nay công ty đã đạt được những kết quả đáng kể, có được kết quả đó là do công ty đã chú trọng nhiều cho lĩnh vực đầu tư phát triển. Đứng trước những khó khăn cũng như vận hội của nghành sản xuất kinh doanh sản phẩm từ vật liệu mới công ty đã khéo lẽo tận dụng những lợi thế cũng như khắc phục những khó khăn để khẳng định thương hiệu là một trong những thương hiệu có lớn về cửa nhựa cao cấp Sara Window. Công ty đã tiến hành đầu tư nhiều công trình, trong đó có nhiều công trình tầm cỡ lớn mức khu vực với số vốn đầu tư lên hàng triệu USD. Với mục tiêu luôn đảm bảo cung cấp ổn định, thoả mãn nhu cầu của khách hàng với chất lượng cao, dịch vụ hoàn hảo và an toàn, sự phát triển của công ty dựa trên chính sách không ngừng đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm chất lượng lao động, trình độ quản lý của đội ngũ lãnh đạo là nền tảng trong sự phát triển của công ty trong thời gian vừa qua. Nhận thức được tầm quan trọng của đầu tư phát triển đối với công ty, công ty đã tập trung mọi nguồn lực vật chất, nhân lực, tài chính cho hoạt động đầu tư phát triển.Tuy vậy, cũng không trách khỏi những thiếu sót vì thế công ty cần xem xét quan tâm hơn để đạt được hiệu quả đầu tư cao nhất. Trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần Sara Window cùng với kiến thức thu được từ quá trình học tập tôi đã quyết định chọn đề tài chuyên đề thực tập là: “ Đầu tư phát triển tại Công ty Cổ phần Sara Window: Thực trạng và giải pháp “. Em xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Thạc sỹ Nguyễn Thu Hà trong quá trình em hoàn thành đề tài này. Do thời gian và kiến thức còn nhiều hạn chế nên đề tài còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, Em xin chân thành cảm ơn ! CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ I. THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SARA WINDOW. Khái niệm về đầu tư Đầu tư trên giác độ nền kinh tế là sự hi sinh giá trị hiện tại gắn với việc tạo ra giá trị tài sản mới cho nền kinh tế. Khái niệm về đầu tư phát triển Là quá trình chuyển hoá vốn bằng tiền thành vốn hiện vật nhằm tạo ra những yếu tố cơ bản của sản xuất kinh doanh dịch vụ, đời sống, tạo ra những tài sản mới, năng lực sản xuất mới cũng như duy trì những tiềm lực sẵn có cho nền kinh tế. 3. Đầu tư trong doanh nghiệp 3.1. Khái niệm về đầu tư trong doanh nghiệp. Đầu tư trong doanh nghiệp là một bộ phận đầu tư phát triển, là hoạt động chi dùng vốn và các nguồn lực khác trong hiện tại nhằm làm tăng thêm các tài sản của doanh nghiệp, tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao đời sống của các thành viên trong doanh nghiệp. Có nhiều quan điểm khác nhau về hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp: Quan điểm về kết hợp lợi ích lâu dài với lợi ích trước mắt của doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tư, kết hợp giữa lợi ích của nhà nước và lợi ích của doanh nghiệp. Quan điểm về mục tiêu của đầu tư: Lợi nhuận tối đa, tăng chất lượng sản phẩm, tăng thị phần, cải thiện đời sống, điều kiện lao động cho cán bộ công nhân viên. Mục đích này có thể là ngắn hạn hay trong dài hạn. Quan điểm về giải pháp hay chiến lược đầu tư: Xác định nên đầu tư chiều rộng hay đầu tư chiều sâu, xây dựng mới hay cải tạo cơ sở vật chất hiện có, nên đi vào hướng chuyên môn hoá hay đa dạng hoá doanh nghiệp. Tóm lại, đầu tư trong doanh nghiệp là việc doanh nghiệp chi dùng vốn và các nguồn lực khác trong hiện tại để tiến hành một hoạt động nào đó nhằm thu về kết quả trong tương lai lớn hơn chi phí đã bỏ ra. 3.2. Lĩnh vực của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp. 3.2.1. Đầu tư vào máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, cơ sở hạ tầng, xây dựng. Đầu tư vào việc tái tạo tài sản cố định đóng vai trò quan trọng nhất trong hoạt động đầu tư của doanh nghiệp vì: Thứ nhất, chi phí cho các hạng mục chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn đầu tư Thứ hai, đó là bộ phận cơ bản tạo ra sản phẩm - hoạt động chính của mỗi doanh nghiệp. Như vậy, hoạt động đầu tư vào TSCĐ đóng vai trò quan trọng nhất nếu không muốn nói là quyết định đối với phần lợi nhuận thu được của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường tăng cường thêm tài sản cố định khi họ thấy những cơ hội có lợi để mở rộng sản xuất, hoặc vì họ có thể giảm bớt chi phí bằng cách chuyển sang phương pháp sản xuất dùng nhiều vốn hơn. Trước hết, ta xem xét đầu tư vào cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà xưởng. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là một trong những hoạt động thực hiện đầu tiên của mỗi công cuộc đầu tư (trừ trường hợp đầu tư chiều sâu). Hoạt động đó bao gồm các hạng mục xây dựng nhằm tạo điều kiện và đảm bảo cho dây chuyền thiết bị sản xuất, công nhân hoạt động được thuận lợi và an toàn. Để thực hiện tốt các hạng mục này, trước tiên phải tính đến các điều kiện thuận lợi, khó khăn của vị trí địa lý, địa hình, địa chất... đồng thời phải căn cứ vào yêu cầu của đặc tính kỹ thuật của máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, cách tổ chức điều hành, nhu cầu dự trử, số lượng công nhân...các hạng mục được chia thành các nhóm cơ bản ví dụ như: Các phân xương sản xuất chính phụ, hệ thống điện nước, hệ thống xử lý chất thải và bảo vệ môi trường, hệ thống thông tin liên lạc... Đối với mỗi hạng mục công trình phải xem xét, cân nhắc và quyết định: diện tích xây dựng, đặc điểm kiến trúc, kích thước và chi phí... Cùng với sự phát triển cơ sở hạ tầng doanh nghiệp nào cũng cần phải chú ý đầu tư vào máy móc thiết bị dây chuyền công nghệ và các tài sản cố định khác. Đây là bộ phận chiếm tỷ trọng vốn lớn trong hoạt động đầu tư của doanh nghiệp xây lắp cũng như doanh nghiệp sản xuất. Mặt khác, trong điều kiện sự phát triển của khoa học công nghệ nên có nhiều tầng công nghệ, nhiều cơ hội để lựa chọn máy móc thiết bị phù hợp về nhiều mặt. Với lý do đó, việc đầu tư cho máy móc thiết bị dây chuyền công nghệ phải tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh cao, khai thác và sử dụng có hiệu quả lợi thế của doanh nghiệp. Ngoài ra đổi mới công nghệ còn là nhân tố đóng vai trò quan trọng quyết định đối với sự phát triển của các doanh nghiệp. Đổi mới công nghệ là một hình thức của đầu tư phát triển nhưng nội dung đi sâu vào mặt chất của đầu tư. Mục tiêu của đổi mới công nghệ là việc tạo ra các yếu tố mới của công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh trạnh của sản phẩm hàng hoá dịch vụ. Đầu tư đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp được thực hiện theo cách như cải tiến, hiện đại hoá công nghệ truyền thống hiện có, tự nghiên cứu, phát triển ứng dụng công nghệ mới, nhập công nghệ mới tiên tiến từ nước ngoài thông qua mua sắm trang thiết bị và chuyển giao công nghệ. Công nghệ nào cũng có chu kỳ phát triển: Xuất hiện- tăng trưởng- bảo hoà. Chu kỳ ấy được gọi là “vòng đời công nghệ”. Đầu tư đổi mới công nghệ cũng phải căn cứ vào vòng đời này để chọn thời điểm đầu tư thích hợp. 3.2.2. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Lực lượng sản xuất là nhân tố quyết định và thể hiện trình độ văn hoá văn minh của nền sản xuất xã hội. Mác đã từng nói rằng trình độ sản xuất của một nền kinh tế không phải là xã hội đó sản xuất cái gì mà xã hội đó đã dùng cái gì để sản xuất. Cùng với việc đề cao vai trò của lực lượng sản xuất, Lênin khẳng định rằng lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động. Trong thực tế người lao động là một bộ phận quan trọng của lực lượng sản xuất. Trong quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm cho xã hội, người lao động không chỉ là một yếu tố của quá trình đó mà còn là yếu tố quan trọng, tác động có tính chất quyết định vào việc phát huy đồng bộ và có hiệu quả các yếu tố khác. Nếu chúng ta có nhà xưởng, có nguyên vật liệu, có máy móc thiệt bị nhưng thiếu bàn tay con người thì cũng không thể có sản phẩm cung cấp cho xã hội. Hoạt động quản lý nhân lực của doanh nghiệp bao gồm các hoạt động tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, đào tạo lại, đào tạo nâng cao... Các hoạt động này có thể xen kẻ, có thể tách biệt, tuỳ vào đặc điểm nghề nghiệp quy mô của doanh nghiệp. Thứ nhất là công tác tuyển dụng: Công tác này không đòi hỏi nhiều chi phí nhưng lại đòi hỏi khâu chuẩn bị hết sức kỹ càng, tỷ mỉ bởi mức độ ảnh hưởng của nó đến tương lai của doanh nghiệp. Thứ hai là công tác đào tạo: Đây là một trong những hoạt động quan trọng nhất của hoạt động đầu tư nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Đào tạo quyết định phẩm chất chính trị, năng lực quản lý, trình độ tay nghề. Đào tạo của doanh nghiệp có thể đào tạo bên ngoài do các tổ chức đào tạo chuyên nghiệp tổ chức hoặc đào tạo nội bộ. Về đối tượng đào tạo có thể chia làm ba đối tượng: Một là đào tạo cho lực lượng cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn. Hai là đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học công nghệ. Ba là đào tạo nâng cao tay nghề cho người công nhân. Thứ ba, là công tác sử dụng: Đây là hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp biết sử dụng đúng người đúng việc làm phát huy hết khả năng của người lao động thì chắc chắn sẽ đem lại kết quả tốt. Ngược lại doanh nghiệp sẽ không phát huy được lợi thế về nguồn nhân lực thậm chí chịu tác động ngược chiều đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể nói rằng lực lượng cán bộ quản lý trong doanh nghiệp không đông về mặt số lượng nhưng lại có tính chất quyết định đối với sự thành bại của doanh nghiệp. Trước đây một quan niệm đã ăn sâu vào xã hội đó là: cán bộ quản lý là những người đi lên từ công nhân, người lao động; chỉ những người có tích luỹ kinh nghiệm mới quản lý được. Quản lý không phải là một nghề. Đó là một quan niệm lỗi thời đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, người quản ký trong mỗi doanh nghiệp không chỉ thực hiện những công việc “thành tên” mà còn phải năng động sáng tạo trong những công việc “không tên”, những tình huống khó khăn, nhạy cảm. Do đó, nếu người quản lý không học tập, không nâng cao trình độ thì khó có thể đứng vững và đi lên được trong nền kinh tế thị trường. Việc đầu tư cho đào tạo cán bộ quản lý thông qua các chi phí cho tham gia hội thảo, tham quan thực tế, đào tạo ngắn hạn, dài hạn nghiệp vụ quản lý... đấy là những chi phí không lớn nhưng hết sức quan trọng. Đào tạo cho cán bộ nghiên cứu khoa học kỹ thuật: Việc đào tạo đầu tư cho cán bộ khoa học ứng dụng là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Họ sẽ là người đem trí thức mới và đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh góp phần không ngừng nâng cao sự lớn mạnh của doanh nghiệp. Đào tạo tay nghề cho công nhân. Đây là lực lượng chịu ảnh hưởng lớn mạnh của công tác đào tạo cả về chất lượng lẫn số lượng. Đào tạo công nhân có thể diễn ra ở trường đào tạo, cũng có thể đào tạo ngay khi lao động sản xuất. Ngày nay khoa học công nghệ ngày càng phát triển một cách nhanh chóng thì đòi hỏi tay nghề của người công nhân phải vững và thích ứng được với trình độ khoa học công nghệ. Điều dó đòi hỏi quá trình đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao tay nghề của người công nhân là một yếu tố khách quan. 3.2.3. Đầu tư cho tài sản vô hình khác. Khác với tài sản hữu hình, tài sản vô hình là các tài sản không có hình thái cụ thể, tuy nhiên nó có đóng góp quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Các tài sản vô hình có thể là uy tín của doanh nghiệp, bầu không khí làm việc, sự nổi tiếng của nhãn mác... đầu tư cho nguồn nhân lực của doanh nghiệp cũng được coi là đầu tư cho tài sản vô hình của doanh nghiệp. Các tài sản vô hình không trực tiếp làm ra sản phẩm nhưng nó gián tiếp làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra nhanh hơn. Đầu tư hợp lý vào tài sản vô hình đồng nghĩa với việc thúc đẩy vị thế, danh tiếng của doanh nghiệp và do đó tăng lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai. 4. Phân loại đầu tư trong doanh nghiệp theo lĩnh vực đầu tư. Ta có thể phân loại đầu tư thành các loại sau: - Đầu tư vào ngành công nghệp, đầu tư vào ngành nông nghiệp, đầu tư vào thương mại và dịch vụ. - Đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu. Đầu tư theo chiều rộng: là đầu tư cải tạo mở rộng, xây dựng mới cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có với trình độ công nghệ không thay đổi. Đầu tư theo chiều sâu: Là đầu tư cải tạo, mở rộng hiện đại hoá, đồng bộ hoá cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có hoặc đầu tư một dây chuyền công nghệ mới với kỹ thuật công nghệ hiện đại hơn. - Đầu tư vật chất và đầu tư phi vật chất. Đầu tư vật chất: Là đầu tư nhằm tăng thêm những vật thể có tính chất hữu hình. Đầu tư phi vật chất là đầu tư cho các hoạt động tiếp thị, quảng cáo nâng cao tay nghề của người lao động, đầu tư cho đổi mới công nghệ… thực hiện các hoạt động kinh doanh. 5. Vốn và nguồn vốn đầu tư trong doanh nghiệp. 5.1. Vốn đầu tư. Vốn đầu tư là phạm trù kinh tế chiếm vị trí quan trọng trong các hệ thống lý luận và thực tế của nền kinh tế thị trường hiện đại. Một doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh, thực hiện các mục tiêu của mình tất yếu phải có nguồn lực như đất đai, nhà xưởng trang thiết bị vật chất...Để có được những nguồn lực này, doanh nghiệp phải có lượng vốn ban đầu để mua sắm trang thiết bị cơ sở vật chất này. Như vậy ta có thể hiểu vốn đầu tư là toàn bộ những giá trị ứng ra ban đầu và trong quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo của doanh nghiệp nhằm đem lại giá trị thặng dư. 5.2. Các nguồn huy động vốn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường được quyền tự chủ về tài chính, tự do huy động vốn sản xuất kinh doanh bằng nhiều nguồn, phương thức đa dạng phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. Về cơ bản, các nguồn vốn doanh nghiệp huy động nằm trong các loại sau: 5.2.1. Nguồn vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu là vốn đầu tiên cơ bản của doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu cho các doanh nghiệp Nhà nước trước hết là vốn cấp để mua đất đai, nhà cửa, máy móc trang thiết bị, các điều kiện để hoạt động và đền bù thiệt hại trong kinh doanh. Ngoài ra vốn chủ sở hữu còn có chức năng điều chỉnh các hoạt động của doanh nghiệp, đáp ứng các yêu cầu pháp lý quy định trong sản xuất kinh doanh. Vốn chủ sở hữu còn góp phần duy trì khả năng trả nợ bằng cách cung cấp các tài sản dự trử để doanh nghiệp không bị đe doạ bởi sự thua lỗ để có thể tiếp tục hoạt động. Ưu điểm của sử dụng vốn chủ sở hữu là doanh nghiệp được chủ động trong việc huy động các nguồn vốn, không chịu sự kiểm soát khống chế của các chủ nợ. Khi thành lập các doanh nghiệp cần có một lượng vốn ban đầu là cơ sở pháp lý cung cấp cơ sở vật chất ban đầu để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông thường vốn này do các thành viên sáng lập doanh nghiệp góp cổ phần. Tại các doanh nghiệp nhà nước vốn ban đầu do Nhà nước cấp để doanh nghiệp quản lý sử dụng. Trong quá trình hoạt động kinh doanh nếu có lãi, lợi nhuận để tiếp tục được bổ sung vào vốn chủ sở hữu để doanh nghiệp tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Nếu có nhu cầu doanh nghiệp có thể tiến hành phát hành cổ phiếu mới hoặc Nhà nước cấp bổ sung để phát triển vốn chủ sở hữu. Như vậy, Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có thể chia làm 4 hình thức: Nguồn vốn Nhà nước cấp. Số vốn này Nhà nước cấp cho doanh nghiệp quản lý và sử dụng trên cơ sở bảo toàn và phát triển vốn. Vốn được xác định trên cơ sở biên bản giao nhận vốn giữa chủ thể sở hữu và doanh nghiệp. Nguồn vốn phát hành cổ phiếu. Nguồn vốn khấu hao: Được tích luỹ từ quỹ khấu hao. Quỹ khấu hao của các doanh nghiệp được trích theo hàng tháng hoặc trích theo hàng quý nhằm khấu hao cho các tài sản cố định. Nó được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. - Nguồn lợi nhuận sau thuế. Trong quá trình sản xuất kinh doanh doanh nghiệp có một phần lợi nhuận sau thuế. Ngoài một phần được chia cho các cổ đông dưới dạng tổ chức (nếu có) phần lợi nhuận được giữ lại là nguồn vốn quan trọng làm tăng vốn sở hữu của doanh nghiệp. Nguồn này cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc huy động các nguồn năng lực khác nhưng doanh nghiệp chỉ có vốn từ nguồn này nếu doanh nghiệp thực sự làm ăn có hiệu quả. 5.2.2. Vốn vay trên thị trường vay nợ. Vay nợ là cách tài trợ sẵn có và linh hoạt nhất cho các doanh nghiệp, nguồn vốn vay nợ có một ưu điểm lớn nhất, đó là: Do phần thanh toán lãi vay được khấu trừ làm giảm thu nhập chịu thuế và do các nhà đầu tư thường chịu ít rủi ro hơn nên chi phí vốn vay nợ thường thấp hơn chi phí cổ phần. Tuy nhiên, ở khía cạnh khác việc sử dụng nhiều nợ có thể dẫn đến rủi ro thanh toán của doanh nghiệp. Ngoài ra khi tình hình tài chính của công ty không vững mạnh công ty cũng phải thanh toán nợ, điều này có thể khiến công ty gặp khó khăn trầm trọng hơn về mặt tài chính, có thể đi đến phá sản. Có nhiều loại thị trường nợ với các đặc điểm và ưu thế riêng. Một doanh nghiệp nếu có một tình hình tài chính mạnh sẽ có khả năng tiếp cận rộng rãi tới nhiều thị trường khác nhau và có thể đạt được các điều kiện vay nợ tốt hơn. Trên thị trường tài chính, các doanh nghiệp có thể tiến hành vay nợ bởi các trung gian tài chính, vay trên thị trường chứng khoán bằng cách phát hành chứng khoán. Tóm lại, vốn là điều kiện cần của doanh nghiệp, là mạch máu của doanh nghiệp. Để có vốn đầu tư, các doanh nghiệp cũng khônmg khó khăn trong việc tiến hành vay mượn, nhưng quan trọng là doanh nghiệp phải biết đầu tư có hiệu quả. 6. Vai trò của đầu tư trong doanh nghiệp. Trong phần này ta chỉ xét đến đầu tư phát triển- là việc bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đầu tư phát triển đối với nền kinh tế là chìa khoá cho sự tăng trưởng. Còn đối với doanh nghiệp, đầu tư quyết định cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở. Từ việc tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự ra đời của doanh nghiệp, mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh đều cần phải xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm và lắp đặt máy móc thiết bị, thực hiện công tác xây dựng cơ bản và thực hiện các chi phí khác gắn liền với sự hoạt động trong một chu kỳ của các cơ sở vật chất kỹ thuật vừa mới tạo ra. Sau đó để duy trì hoạt động bình thường của các cơ sở sản xuất này cần phải tiến hành sửa chữa lớn thường xuyên hoặc thay mới các cơ sở sản xuất đã hao mòn hư hỏng. Đổi mới để thích ứng với yêu cầu của khoa học kỹ thuật và thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng, đặc biệt là hiện nay nước ta đang đứng trước yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế thì vai trò của đầu tư trong doanh nghiệp là phải làm sao để nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế của doanh nghiệp để doanh nghiệp nước ta có thể đứng vững trong thị trường nội địa và vươn ra thị trường quốc tế với những nội dung sau: Đầu tư tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh trạnh của doanh nghiệp. Khả năng cạnh tranh là nhân tố thiết yếu để doanh nghiệp tiếp tục dấn bước trên con đường hội nhập kinh tế. Các chính sách đầu tư cho sản phẩm, đầu tư mới máy móc thiết bị ... là những nhân tố quan trọng đi đầu để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đầu tư tạo điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ: để có được chất lượng sản phẩm ngày càng cao hoặc đổi mới hàm lượng công nghệ trong sản phẩm, phải có sự đầu tư chi dùng vốn cho việc nghiên cứu sáng tạo ra những sản phẩm ngày càng cao để đáp ứng nhu cầu đa dạng hoá của con người. Đầu tư góp phần đổi mới công nghệ, trình độ khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Nhờ có đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ, con người sẽ không phải làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tỷ trọng lao động giản đơn giảm, thay vào đó là lao động phức tạp, lao động mang nhiều yếu tố chất xám, từ đó nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm. Đầu tư góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Nhờ có đầu tư phát triển doanh nghiệp nguồn lao động ngày càng được nâng cao trình độ tay nghề, phương pháp quản lý để phù hợp với trình độ máy móc thiết bị và công nghệ. 7. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp để tiến hành một hoạt động đầu tư, thông thường người ta căn cứ vào rất nhiều yếu tố khác nhau, cụ thể bao gồm các yếu tố sau: Tỷ suất sinh lời vốn đầu tư: Tỷ suất sinh lời vốn đầu tư hay còn gọi là lợi nhuận thuần thu từ hoạt động đầu tư. Đầu tư và lợi nhuận thuần thu được từ hoạt động đầu tư có mối quan hệ đồng biến. Các nhà đầu tư sẽ gia tăng quy mô đầu tư nếu như lợi mhuận thu được từ hoạt động tăng và ngược lại, nếu như lợi nhuận thu được giảm hay nói cách khác mức gia tăng lợi nhuận giữa các năm giảm thì các nhà đầu tư giảm dần quy mô đầu tư. Tỷ lệ lãi suất thực tế. Khi các doanh nghiệp vay vốn để đầu tư thì lãi suất thực tế sẽ phản ánh giá của các khoản vay mượn đó. Chính vì thế quyết định có nên đầu tư hay không sẽ phải căn cứ vào mức lãi suất đi vay để tiến hành hoạt động đầu tư đó. r IO Có thể biễu diễn mối quan hệ giữa đầu tư và lãi suất bằng sơ đồ sau: Qua sơ đồ trên ta thấy lãi suất thực tế luôn tỷ lệ nghịch với đầu tư. Lãi suất cao hơn so với tỷ suất lợi nhuận bình quân thì các nhà đầu tư sẽ giảm quy mô đầu tư, lãi suất vốn vay càng thấp thì mức đầu tư càng tăng lên. Lợi nhuận kỳ vọng: là mức lợi nhuận mà nhà đầu tư hy vọng đạt được trong tương lai nếu tiến hành đầu tư. Các nhà đầu tư hy vọng vào tương lai chắc chắn sẽ đạt được lợi nhuận cao thì họ sẽ đầu tư với quy mô tăng và ngược lại. Lợi nhuận kỳ vọng rất khó xác định nhưng nó lại là nhân tố kích thích các nhà đầu tư đầu tư thêm, nhất là các nhà đầu tư ưa thích mạo hiểm. Trên đây là các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp quyết định đầu tư hay hạn chế đầu tư là tuỳ thuộc vào những nhân tố đó. Để hoạt động đầu tư có hiệu quả cao thì cần phải căn cứ vào các nhân tố trên. 8. Đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp. Hiệu quả đầu tư là một khái niệm rộng, một phạm trù kinh tế khách quan. Trên giác độ nền kinh tế đó là mức độ thoả mãn nhu cầu phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người lao động. Trên giác độ từng ngành, từng địa phương, cơ sở, từng giải pháp kinh tế kỹ thuật thì đó là mức độ dáp ứng những nhiệm vụ kinh tế chính trị xã hội đã đề ra cho ngành, địa phương, doanh nghiệp, cho từng giải pháp kỹ thuật khi thực hiện đầu tư. Căn cứ vào bản chất hiệu quả, người ta chia hiệu quả thành hai loại: hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội. 8.1. Hiệu quả tài chính. Hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư là mức độ đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và nâng cao đời sống của người lao động trong các cơ sở sản xuất , kinh doanh dịch vụ trên cơ sở vốn đầu tư mà cơ sở đã sử dụng so với các kỳ khác, các cơ sở khác hoặc định mức chung . Để tính toán hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư, có thể sử dụng các nhóm chỉ tiêu sau: 8.1.1. Chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư Tỷ suất sinh lời của VĐT = DLN Ivo Trong đó : + DLN là lợi nhuận gia tăng của năm t so với năm (t-1) + Ivo là vốn đầu tư năm t Chỉ tiêu này phản ánh lợi nhuận thu được trên một đồng vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả tài chính càng cao và càng chứng tỏ rằng hoạt động đầu tư của doanh nghiệp là tốt, là có hiệu quả. 7.1.2. Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và khả năng sinh lời của vốn cố định Thứ nhất, chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh: (E) E = Tổng doanh thu Tổng vốn kinh doanh Hệ số (E) phản ánh doanh thu thu được trên một đơn vị vốn kinh doanh. Thứ hai, chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của vốn cố định: (H) H= Tổng vốn cố định Tổng lợi nhuận Hệ số này phản ánh tổng vốn cố định phải bỏ ra để thu được một đơn vị lợi nhuận. 8.1.3. Chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng doanh thu Chỉ tiêu này cho biết trong 1000 đồng doanh thu thì có nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng lớn càng tốt nó phản ánh đầu tư của doanh nghiệp có hiệu quả. 8.1.4. Chi tiêu đánh giá tiềm lực tài chính của DN - Hệ số vốn tự có (vốn chủ sở hữu) so với vốn vay, hệ số này phải lớn hơn bặc bằng 1. Đối với dự án có triển vọng, hiệu quả thu được là rõ ràng thì hệ số này có thể nhỏ hơn 1, vào khoảng 2/3 thì dự án thuận lợi. - Tỷ trọng vốn tự có (vốn chủ sở hữu) có trong tổng vốn đầu tư phải >= 50%. Đối với dự án có triển vọng, hiệu quả rõ ràng thì tỷ trọng này có thể là 40%, thì dự án thuận lợi. - Tỷ lệ giữa TSLĐ có so với TSLĐ nợ = 2/1 hoặc 4/1 thì dự án thuận lợi. - Tỷ lệ giữa vốn lưu động và nợ ngắn hạn >= 1 phản ánh khả năng thanh toán của công ty trong ngắn hạn. - Tỷ lệ giữa tổng thu từ lợi nhuận thuần và khấu hao so với nợ đến hạn phải trả (tỷ lệ này phải >= 1) Hai chỉ tiêu đầu nói lên tiềm lực tài chính đảm bảo cho mọi dự án thực hiện được thuận lợi, ba chỉ tiêu sau nói lên khả năng đảm bảo thanh toán các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp. 8.2. Hiệu quả kinh tế xã hội. Hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động đầu tư là chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế và xã hội thu được với các chi phí mà nền kinh tế và xã hội đã bỏ ra khi thực hiện đầu tư. Xuất phát từ góc độ doanh nghiệp, lợi ích kinh tế xã hội của hoạt động đầu tư được thể hiện qua các chỉ tiêu sau: Mức đóng góp ngân sách. Số chỗ làm việc tăng thêm từ hoạt động đầu tư. Số ngoại tệ thu được từ hoạt động đầu tư. Mức tăng năng suất lao động sau khi đầu tư so với trước đầu tư. Mức nâng cao trình độ nghề nghiệp của người lao động. Các tác động đến môi trường. - Các tác động khác. II. VÀI NÉT TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN SARA VIỆT NAM. Tập đoàn Sara là tập đoàn được đầu tư vốn của tập đoàn C.P.R Nhật Bản có trụ sở tại: 4 – 102 Higasshinobousue, Himeji, Hyogo, 670-9065, JAPAN – Tel: ( 079 ) 288-8009 – Fax: ( 079 ) 288 8660. Hiện tại, Sara Group đã phát triển thành tập đoàn gồm 16 công ty thành viên hoạt động đa lĩnh vực trên khắp thế giới tại: Hồng Kông, Mỹ, Đức, Nga, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Việt Nam,… Mỗi công ty của SARA hoạt động chuyên nghiệp trong từng lĩnh vực như sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ về: Công nghệ thong tin ( phần mềm, máy tính, thiết bị ngoại vi, thương mại điện tử, đào tạo …); Điện tử viễn thông ( sản xuất điện thoại di động; cung cấp các dịch vụ gia tăng trên mạng di động …); Đầu tư tài chính, bất động sản; Sản xuất vodka Nga; Sản xuất sản phẩm nhựa SaRawindow, sản xuất bột nhang, sản xuất cà phê, may mặc thời trang… Tập đoàn SaRa có đội ngũ cán bộ nhân viên trên 1.000 người có trình độ từ cao đẳng, đại học và trên đại học, cùng đội ngũ công nhân có tay nghề cao. Qua nhiều năm hoạt động trên trường quốc tế Tập đoàn SaRa đã tạo được giá trị thương hiệu cũng như uy tín tuyệt đối đối với khách hang và đối tác. TRỤ SỞ CỦA SARA GROUP TẠI CÁC NƯỚC : + Trụ sở tại Hồng Kông: Phòng 1708, Toà nhà Thương Mại Kai Tak 317 – 319 Des Voeux Road, Central, Hồng Kông Điện thoại : ( 00852 ) 2852 1823 Fax : ( 00852 ) 2851 1826 Tổng giám đốc: Mr.YANG MING Giám đốc điều hành: Mr. LÊ NGỌC HÀ ( MBA ) Thư ký: PANOCEAN + Hàn Quốc: 3 FS INDORICO Bldg 514 – Yatap-dong, Bundang-gu, Seongnam, Kyougki-do Korea. Tel: + 82-31-709-7215 Fax: +82-31-709-7219 + Thái Lan: 317- Đường Bừng Cần - Bừng Càn - Tỉnh Noong Khai – Thái Lan Điện thoại: 006681061685 Fax: 042.491323 Website: + Lào: Km 14 - Đường Thang Ồn (Ngã ba Đon Đủn ) – Thành phố Viêng Chăn – Lào Điện thoại: 00856 207777768 Email: saralao@sara.com Website: www.saralao.com + Đức: Friendenstrasse 7 – 06420 Rothenburg – Germany Điện thoại: 0049 – 15118167539 Email: ha.le@sara.vn + Việt Nam: Hồ Chí Minh : 554 Lê Quang Định - Phường 1 - Quận Gò Vấp Điện thoại: 08 – 5886492 Fax: 08 – 588455 Website: www.sara.net.vn Hà Nội : 908 – Phòng 205, Nhà A5, Đại Kim, Định Công Điện Thoại: 04-2811237 Fax: 04-2811078 Website: www.sarajp.vn www.sara.com.vn Miền Trung : Km số 2, đại lộ Lê Nin, Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An Điện thoại: 0383-595-888 Fax: 0383-594-176 Website: www.sarajsc.vn Số 161 đường Trần Phú , Thành Phố Hà Tĩnh Điện Thoại: 039 897 897 + Các công ty thành viên tại Việt Nam: Sara Group – Central Hong Kong Công ty Cp SARA Việt Nam ( SARA VIETNAM ) – Hà Nội Công ty CP truyền thông SARA ( SARA MEDIA ) – Hà Nội Công ty Cp SARA Hà Nội – Hà Nội Công ty Cp thiết bị máy tính văn phòng SARA ( SARA ECOM ) – Hà Nội Công ty Cp SARA ( SARA JSC ) – TP Vinh Công ty Cp đầu tư và phát triển CNTT SARA ( SARA INTECOM ) – Hà Tĩnh Công ty Cp Viễn thông SARA ( SARA TELECOM ) – TP. HCM Công ty Cp Đầu tư CK SARA ( SARA INVEST ) – Hà Nội Công ty CP đầu tư xây dựng thương mại SARA (SARA TRACINCO) – Hà Nội Công ty CP SARA Lào Công ty CP SARA Thái Việt Công ty CP SARAJP ( SARA WINDOW ) – Hà Nội Công ty CP SARA 425 – TP. Vinh Công ty CP công nghệ cao ( SARA HITECH ) – TP. Vinh Công ty cổ phần Vinawine Sài Gòn GIỚI THIỆU VỀ CÔNG CỔ PHẦN SARA WINDOW. 1. Thông tin chung 1.1. Quá trình hình thành. Trên nhu cầu ngày càng cao của xã hội về lĩnh vực xây dựng – kiến trúc và đặc biệt là phát triển theo chiều hướng ngày càng tân tiến và hiện đại hơn trong vấn đề xây dựng các khách sạn – văn phòng – nhà ở - trung tâm thương mại…do nhu cầu, thu nhập, trình độ và thói quen tiêu dùng của người dân ngày càng cao đòi hỏi tính chuyên nghiệp, và chất lượng dịch vụ ngày càng cao hơn. Đồng thời với trình trạng khai thác, chặt phá rừng bừa bãi và nạn cháy rừng ngày càng gia tăng khiến nguồn tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt vì thế chính sách của nhà nước cũng khuyến khích sản xuất các sản phẩm thay thế . Đứng trước các cơ hội và nắm bắt chính sách của nhà nước tập đoàn SARA GROUP – hoạt động đa lĩnh vực trên lãnh thổ Việt Nam và quốc tế đã nghiên cứu và đầu tư thành lập công ty SARA JP ( SARA WINDOW ) hoạt động sản xuất và kinh doanh mặt hàng cửa sổ , cửa đi và vách ngăn làm bằng vật liệu uPVC cao cấp có lõi thép gia cường theo tiêu chuẩn chất lượng và công nghệ Châu Âu, được thiết kế phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam.Công ty được cấp giấy phép kinh doanh số 0103004132 ngày 12/04/2007. 1.2. TÊN CÔNG TY: Công ty cổ phần SARA WINDOW Tên giao dịch: SARA JP JSC Tên viết tắt: SARA JP Website: www.sarawindow.vn Email: tiennt@sara.vn Địa chỉ trụ sở chính: Phòng 205, nhà A5, Khu Đại Kim, Định Công, Hà Nội Tel: 043.2811237 Fax: 043.2811078 1.3. Vốn điều lệ: 1.2._.00.000.000 vnđ (Một tỷ hai trăm triệu Việt Nam đồng chẵn) Tổng số vốn điều lệ của công ty được chia thành 12.000 cổ phần với mệnh giá là 100.000 đồng / 1 cổ phần. 1.4. Danh sách cổ đông sáng lập. STT Tên cổ đông Số cổ phần Số tiền tương ứng ( vnđ ) 1 Trần Khắc Hùng 5100 510.000.000 2 Trần Thị Hương 4700 470.000.000 3 Nguyễn Trọng Tiến 200 22.000.000 1.5. Người đại diện theo pháp luật. Chức danh : Tổng giám đốc Họ và tên: Bà Trần Thị Hương Giới tính: Nữ Sinh ngày : 05/06/1974 Dân tộc : Kinh Quốc tịch : Việt Nam Chứng minh thư nhân dân số : 013039233 Do công an Hà Nội cấp ngày 18/02/200 Nơi đăng ký hộ khẩu trường trú:Phòng 205,A5, Đô thị Đại Kim,Phường Định Công,Quận Hoàng Mai - TP Hà Nội. Chỗ ở hiện tại: Phòng 205,A5, Đô thị Đại Kim,Phường Định Công,Quận Hoàng Mai – TP Hà Nội. Số điện thoại: 0904.102.789 Cơ cấu tổ chức. Phòng kế hoạch phối hợp với các cá nhân và phòng ban khác và chịu trách nhiệm chính công tác quản lý và thực hiện đầu tư trong công ty. TỔNG GIÁM ĐỐC PHÒNG TCKT PHÒNG QC & PTTH PHÒNG KẾ HOẠCH PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KĨ THUẬT PHÒNG VT XNK NHÀ MÁY BP KDPP BP KDDA BAN N.THU XƯỞNG P.L ĐẶT P.QLCL KHO BP Thiết kế BP Tính giá PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC 2 PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC 1 PHÒNG HCNS BP HCKD BAN ĐỊNH GIÁ Các showroom Ghi chú: Quan hệ quản lý trực tiếp Quan hệ phối hợp trong công việc 1.7. Chức năng, nhiệm vụ các cá nhân phòng ban 1.7.1. Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là bộ phận có thẩm quyền cao nhất của Công ty và tất cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu đều được tham dự. Đại hội đồng cổ đông Thường niên được tổ chức mỗi năm một lần. 1.7.2. Hội đồng quản trị: Là bộ phận có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định , thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị gồm 7 thành viên: 1, Trần Khắc Hùng – chủ tịch hội đồng quản trị 2, Trần Thị Hương 3, Nguyễn Trọng Tiến 4, YangMing 5, Ngô Đức Nam 6, Lê Ngọc Hà 7, Trần Phương Hiền 8, Trần Khắc Chắt 1.7.3. Ban giám đốc 1, Trần Thị Hương – Tổng giám đốc 2, Nguyễn Tiến Dũng – Phó tổng giám đốc 3, Trần Khắc Hùng – Phó giám đốc 4, Phạm Đỗ Diệu Thư – Trợ lý tổng giám đốc 1.7.4. Ban kiểm soát Trưởng ban kiểm soát: Nguyễn Thu Lan 1.7.5. Công nhân và công đoàn Tổng giám đốc điều hành sẽ phải lập kế hoạch để Hội đồng quản trị thông qua về các vấn đề liên quan đến việc tuyển dụng, lao động, buộc thôi việc, lương bổng, bảo hiểm xã hội, phúc lợi, khen thưởng và kỷ luật đối với cán bộ quản lý và người lao động cũng như những mối quan hệ của Công ty với các tổ chức công đoàn được công nhân theo các chuẩn mực, thông lệ và chính sách quản lý tốt nhất, những thông lệ và chính sách quy định tại Điều lệ này, các quy chế của Công ty và pháp luật. 1.7.6. Phòng kế toán Kế toán trưởng : Bà Lê Thị Thúy Hà 1.7.7. Phòng kinh doanh Trưởng phòng: Bùi Thúy Hương 1.7.8. Phòng Hành chính – Nhân sự : Trưởng phòng : Trần Thị Thanh Nga Nhiệm vụ : - Quản trị nhân sự: - Công tác trợ lý, thư ký: - Công tác quản trị văn phòng: + Hành chính và văn thư lưu trữ: + Quản trị chất lượng hệ thống (iso): - Công tác an ninh và dịch vụ toà nhà: 1.7.9. Phòng kỹ thuật : Phó giám đốc kỹ thuật : Nguyễn Vĩnh Thanh. - Nhiệm vụ: + Kỹ thuật công nghệ sản xuất, lắp đặt và thiết bị: + Thiết kế kỹ thuật + Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới: + Giám sát, nghiệm thu kỹ thuật lắp đặt và bảo hành sản phẩm: 1.7.10. Nhà máy sản xuất: - Giám đốc : Trần Hữu Trọng - Ban chỉ huy công trường - Các tổ các đội thi công - Đội xe - Bộ phận giám sát chất lượng 1.7.11 Phòng vật tư – xuất nhập khẩu: Trưởng phòng: Nguyễn Quang Quyết - Nhiệm vụ: +Nhập khẩu hàng hóa: +Mua hàng trong nước: 1.7.12: Phòng quảng cáo và phát triển thương hiệu: Trưởng phòng : Nguyễn Hải Hà 1.7.13. Nhân viên Quản trị Web: - Mảng website: - Hỗ trợ công tác tổ chức event: 1.7.14. Phòng kế hoạch: Trưởng phòng Nguyễn Chí trung 1.8. Trụ sở chính: Phòng 205, nhà A5, Khu Đại Kim, Định Công , Hà Nội Tel: 043.2811237 Fax: 043.2811078 Email: tiennt@sara.vn Website: www.sarajp.vn Hệ thống showroom: Showroom 1: Số 55 Trường Chinh – Thanh Xuân – Hà Nội. Showroom 2: Số 1 Cầu Diễn - Từ Liêm – Hà Nội. Showroom 3: Km số 2 - Đại Lộ V.I .Lênin – TP. Vinh - Nghệ An. Showroom 4: 554 A Lê Quang Định – Gò Vấp – TP. HCM. Nhà máy 1: Đường TS11, Khu CN Tiên Sơn, Tiên Du, Bắc Ninh. Nhà máy 2: Khu CN Nam Cấm, Khu kinh tế Đông Nam, TP Vinh - Nghệ An. Nhà Máy 3: Lô A – 5D – CN , Đường D3, Khu Công Nghiệp Bàu Bàng, Bình Dương. 1.9. Ngành nghề sản xuất kinh doanh Công ty cổ phần SARA JP ( Sarawindow) là thành viên của Sara Group. Chuyên sản xuất các loại cửa sổ, cửa đi, vách ngăn bằng vật liệu uPVC cao cấp có lõi thép gia cường và kính hộp theo chất lượng Châu Âu. Đặc biệt sản phẩm của SARA WINDOW có chủng loại phong phú, kích thước và mẫu mã được thiết kế theo yêu cầu của khách hàng rất tiện ích cho người sử dụng. Các sản phẩm Sarawindow được sản xuất trên dây chuyền công nghệ đồng bộ, hiện đại từ châu Âu, đảm bảo các công đoạn kiểm tra chặt chẽ, tuân thủ yêu cầu của nhà sản xuất, khách hàng và tiêu chuẩn Việt Nam. Sản phẩm có nhiều ưu điểm hơn các loại cửa bằng vật liệu truyền thống như gỗ, nhôm, sắt về tính cách âm, cách nhiệt, khả năng chịu lực cao, chống tia cực tím, không cong vênh co ngót, bề mặt bóng đẹp, phù hợp với đặc tính khí hậu và không gian kiến trúc riêng biệt... Phần khuôn cửa và khung cánh được cấu tạo bởi thanh profile trong có lõi thép gia cường nhập từ hãng Rehau (Đức). Thành profile dầy 2,5 đến 3 mm được liên kết với thép bên trong nhằm tăng độ cứng, tăng khả năng chịu lực cho bộ cửa. Profile khuôn cửa được thiết kế nhiều rãnh cho phép kết nối với các thanh profile khác và tăng độ bền liên kết khi lắp đặt. Rãnh cũng là nơi lắp đặt các gioăng cao su chuyên dụng bảo đảm độ kín khít cách âm cách nhiệt và độ vững chắc cao. Các góc nối của cửa nhựa được hàn gia nhiệt và tạo thẩm mỹ bằng dây chuyền công nghiệp tự động, có sự chính xác, ộ ổn định và kín khít cao. Rãnh còn là nơi lắp các phụ kiện kim khí đảm bảo cho cửa đạt độ vững chắc an toàn. Các góc nối của cửa nhựa được hàn gia nhiệt và tạo thẩm mỹ. Hệ gioăng nhập từ Đức có thêm phụ gia chống lão hóa, đã được nhiệt đới hóa phù hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, có thể chịu được thời tiết khắc nghiệt mà không bị nóng chảy cũng như chai cứng, lão hóa... Sử dụng hệ gioăng kép đảm bảo độ kín khít cho cửa uPVC. Chiếm phần lớn diện tích của cửa là kính an toàn, được cấu tạo bởi hai lớp kính thường hai bên, giữa là lớp keo dẻo đặc chủng hoặc lớp màng PVB, chịu được va đập mạnh, khi vỡ vẫn giữ được nguyên khung cửa nên không gây sát thương. Hộp kính được cấu tạo gồm hai lớp, ghép vào kết cấu khung nhôm định hình mà ở giữa được hút chân không và bơm khí trơ, sau đó hộp kính được bịt kín xung quanh bằng một lớp keo đặc biệt dầy 10-15 mm. Lớp khí trơ có tác dụng hạn chế truyền nhiệt, tiếng ồn, ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc làm mờ hộp kính, giữ cho hộp kính trong suốt trong quá trình sử dụng. Do không bị oxy hóa, lão hóa hay ố vàng trong điều kiện bức xạ mặt trời và mưa axit nên sản phẩm cũng có tuổi thọ cao. Việc sử dụng chất phụ gia và chất ổn định trong công thức phối liệu đã tạo sự thích ứng của vật liệu trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao. Những sản phẩm của Sarawindow bao gồm cửa sổ mở lật vào trong, cửa sổ mở quay vào trong, cửa sổ mở quay ra ngoài, cửa sổ mở hất ra ngoài, cửa sổ mở trượt, cửa đi mở trượt, cửa đi một và hai cánh mở quay, cửa ra ban công, cửa thông phòng... với nhiều kích cỡ và màu sắc Sarawindow thích hợp với các tòa nhà cao tầng, các nơi bị giới hạn không gian mở bên ngoài, giảm nguy cơ gió đập cánh cửa, có thể lắp lưới chống côn trùng phía ngoài. Chế độ mở lật vào trong đảm bảo sự thông thoáng cho căn phòng nhưng không ảnh hưởng đến việc bài trí các đồ đạc gần cửa như rèm cửa, đèn bàn… thuận tiện cho việc lau chùi và bảo dưỡng. Với các sản phẩm trượt, có thể tiết kiệm được khá nhiều không gian khi sử dụng. Dễ dàng cho việc lau chùi, bảo dưỡng. Khi lắp đặt, khuôn cửa được liên kết với tường bằng vít nở dài, phần khe hở liên kết giữa tường và khung cánh được xử lý bằng keo bọt nở nên đảm bảo cửa kín khít, tăng cường tính cách âm cách nhiệt của cửa và tránh việc thẩm thấu nước qua khe cửa với tường. Để đảm bảo tốt nhất, phần nề nên làm gờ móc trước phía trên và gờ chắn nước phía dưới trên và gờ chắn nước phía dưới bên trong khuôn cửa. 1.10. Năng lực của công ty. Trên cơ sở chính sách mở cửa , hội nhập và tiếp thu khoa học phát triển thê giới của Nhà nước trong hoạt động kinh tế đa thành phần, công ty đã nhập khẩu dây chuyền công nghệ Châu Âu và một số nguyên liệu cao cấp từ Châu Âu và các nước phát triển như : + Thanh Profile uPVC của sản phẩm SARA WINDOW được sản xuất theo công nghệ Đức của các hãng REHAU, VEKA – hãng sản xuất thanh Profile chất lượng hàng đầu tại CHLB Đức. Các loại thanh Profile này đang được sử dụng rỗng rãi tại nhiều nước trên thế giới. + Phụ kiện kim khí của SARA WINDOW được sản xuất từ các hợp kim không rỉ, được nhập khẩu từ Siegenia – AUBI, hãng sản xuất phụ kiện kim khí hàng đầu của CHLB Đức. Với chốt đa điểm, bản lề 3D chuyên dụng, phụ kiện kim khí thông thường như : giúp cửa luôn kín khít, đống mở đa chiều, đảm bảo tính chính xác và thẩm mỹ,… Dây chuyền sản xuất từ CHLB Đức : dây chuyền sản xuất cửa sổ, cửa đi, vách ngăn ; dây chuyền cắ và sản xuất hộp kính. SARA WINDOW có hệ thống phân phối sản phẩm chuyên nghiệp, hiện đại trong và ngoài nước, thuận tiện trong việc đưa sản phẩm đến với khách hàng. 1.11. Năng lực sản xuất 200.000 m^2 cửa / năm 1.12. Lao động kỹ thuật Trình độ đại học và trên đại học : 150 người Trung cấp các nghành : 240 người Công nhân lành nghề : 500 người 1.12. Giới thiệu về quy trình công nghệ và đặc tính sản phẩm Các sản phẩm Sarawindow được sản xuất trên dây chuyền công nghệ đồng bộ, hiện đại, đảm bảo các công đoạn kiểm tra chặt chẽ nghiêm nghặt, tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của nhà sản xuất, khách hang và TCVN 7451, 7452:2004. Sarawindow không những đạt tiêu chuẩn về kỹ thuật mà còn là sản phẩm có tính cạnh tranh cao trên thị trường bởi nó phù hợp với nhiều cấp độ của người tiêu dùng trên thị trường Việt Nam. Cửa nhựa uPVC mới được đưa vào nghành xây dựng cách đây hơn 3 thập niên, loại cửa tiên tiến này đang dần thay thế các loại cửa truyền thống (là cửa gỗ và cửa nhôm) với các đặc tính vượt trội của nó. Cửa nhựa uPVC không những đang là loại cửa được sử dụng chính tại Châu Âu và Châu Mỹ mà còn đang được sử dụng rộng rãi tại nhiều nước Châu Á như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc và gần đây là Việt Nam. Với tính năng vượt trội, cửa nhựa đã dần chiếm lĩnh trong khâu thiết kế, kiến trúc xây dựng nhà. Tính ưu việt của sản phẩm. - Độ ổn định cao so với các loại cửa thông thường Với cửa gỗ truyền thống thường bị cong vênh, co ngót, nứt lẻ trong điều kiện khí hậu nóng ẩm khắc nghiệt ở Việt  Nam.  Cửa  nhựa  uPVC  của  Sara Window  thanh Profile được sản xuất từ vật liệu tổng hợp kết hợp với các chất phụ gia khác, bên trong có lõi thép gia cường giúp  cho  cửa  nhựa uPVC Sara không bị   cong  vênh,  co ngót độ ổn định cao. - Cách âm cách nhiệt tốt Thanh Profile uPVC có cấu trúc đa khoang kết hợp với kính hộp và hệ gioăng kín làm tăng độ cách âm cách nhiệt. Cửa nhựa uPVC tạo không gian yên tĩnh cho ngôi nhà của bạn, luôn ấp áp vào mùa đông mát mẻ vào mùa hè và tiết kiệm điện khi sử dụng điều hòa. - Khả năng chống cháy Thanh Profile được sản xuất từ vật liệu polymer và chất phụ gia chống cháy, nên ngay cả ở nhiệt độ gần 1000 oC thanh Profile không bị phân hủy thành các thành phần dễ cháy khác, không bắt lửa nhờ đó mà loại bỏ hẳn việc phát tán ngọn lửa. - Không bị ôxi hóa, độ bền cao. Nhờ có thêm các chất phụ gia mà thanh Profile uPVC có tuổi thọ rất cao, không bị ôxi hóa, không bị lão hóa hay ố  vàng  trong  điều  kiện  bức  xạ  mặt  trời  và  mưa  axit. Thực  tế  chứng  minh  tại  một  số  nước  châu  á  như: Singapore, Malaysia, Thái Lan hay Trung Quốc tuổi thọ của thanh Profile đạt được từ 30 - 50 năm. - Khả năng chịu va đập, chống đột nhập. Nhựa  uPVC  là  Polyvinyl  Chloride  khác  với  những  loại nhựa  thông thường  là  đạt  được  độ  cứng  cao,  Acrylic Polymers tạo cho nhựa bền chắc, chịu được đập mạnh và chịu áp lực gió tốt. Cửa  nhựa  Sara Window sử  dụng  hệ  phụ  kiện  kim  khí  có nhiều điểm chốt khóa độ bền cao; sử dụng kính an toàn hoặc kính tôi cường lực với nẹp kính bên trong hạn chế việc đột nhập vào nhà. Với việc khai thác rừng bừa bãi cùng với nạn cháy rừng khiến nguồn tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt thì sự ra đời của cửa uPVC đóng vai trò tích cực trong việc giữ gìn môi trường sinh thái. Sản phẩm cửa uPVC được sản xuất nhằm dần dần thay thế cửa gỗ truyền thống vốn quen dùng trong đại bộ phận dân cư Việt Nam. Hiện nay, vấn đề bảo đảm môi trường sống lành mạnh cho con người được coi trọng hơn bao giờ hết. Các sản phẩm công nghiệp đều được sản xuất bằng công nghệ sạch, không gây tác hại đến môi trường sinh thái cũng như chủ động ngăn chặn những ảnh hưởng xấu của môi trường công nghiệp tác động đến con người. - Bước đột phá về kiến trúc. Cửa  nhựa  Sarawindow mang  đến  cho  ngôi  nhà  của  bạn một phong cách kiến trúc Châu Âu hiện đại với những đường  nét  đơn  giản  nhưng  hài  hòa,  một  không  gian sáng thoáng nhưng vẫn thể hiện tính sang trọng trong phong cách kiến trúc. rừng góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. - Bảo vệ môi trường Việc sản xuất nhựa uPVC nằm trong ngành công nghiệp hóa dầu ngày càng phát triển. Thanh nhựa uPVC là sản phẩm thân thiện với môi trường về mặt bảo tồn năng lượng  cũng  như  bảo  tồn  các  nguồn  tài  nguyên,  nhựa uPVC  cũng  có  thể  tái  chế.  Sản  phẩm  cửa  nhựa  uPVC được thay thế dần cửa gỗ hạn chế việc chặt phá. - Hiệu quả kinh tế cao khi sử dụng So  với  một  số  loại  cửa  truyền  thống  thì  cửa  nhựa Sara Window không  mất  chi  phí  bảo  dưỡng  định  kỳ,  tiết kiệm điện năng khi sử dụng, độ bền cao thời gian sử dụng  lâu  dài.  Hiệu  quả  kinh  tế  nhờ  tiết  kiệm  chi  phí phát sinh trong quá trình sử dụng, nhờ đó mà cửa nhựa uPVC sẽ đem lại hiệu qủa kinh tế cao hơn, bù đắp chi phí đầu tư ban đầu 1.13. Năng lực chuyên môn nhân sự Sarawindow đã xây dựng và đào tạo được đội ngũ cán bộ nhân viên đông đảo, có trình độ chuyên môn cao và tâm huyết với nghề. Tất cả đều đã được thử thách và trải nghiệm thực tế qua rất nhiều công trình và làm vừa lòng những khách hang khó tính nhất. Vì thế mà Sarawindow luôn nhận được sự ủng hộ và sự tín nhiệm tuyệt đối của khách hang và đối tác. Sarawindow hiện có hơn 1000 cán bộ công nhân viên trên khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam. Bảng 1: Trình độ chuyên môn nhân sự Sarawindow. Đơn vị: người STT Cán bộ chuyên môn Số lượng I Cán bộ chuyên môn kỹ thuật 1 Kiến trúc sư 45 2 Kỹ sư xây dựng 40 3 Kỹ sư cơ khí ( Bách khoa ) 20 4 Cử nhân kinh tế xây dựng 13 5 Cử nhân kinh tế tài chính 27 6 Cử nhân quản trị kinh doanh 20 7 Cử nhân kinh tế đối ngoại 19 8 Cử nhân môi trường 16 II Công nhân lành nghề 1 Trình độ cao đẳng, trung cấp 240 2 Lao động có tay nghề 260 3 Lao động phổ thông 250 4 Lao động thời vụ tuỳ theo từng giai đoạn ( 50 - 100 ) Nguồn: phòng hành chính nhân sự năm 2008 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần SaraWindow. 2.1. Những kết quả đã đạt được: Công ty từ lúc thành lập đến nay có nhiều biến động, có sự thay đổi về nhân sự, cơ cấu, vốn, nguồn vốn… Công ty từ lúc mới thành lập gặp rất nhiều khó khăn song đến nay đã đi vào ổn định và tăng trưởng mạnh mẽ. 2.1.1. Vốn và nguồn vốn của công ty. - Vốn của công ty hiện nay: + Vốn điều lệ hiện nay: 12 .000.000.000 đồng + Vốn góp của các cổ đông tăng lên đáng kể trong đó có một số cổ đông mới, cụ thể như sau: Bảng2: Đối chiếu biến động của vốn chủ sở hữu Đơn vị : triệu đồng TT Tên Địa chỉ Vốn góp của các cổ đông 1 Trần Thị Hương Định Công – Hà Nội 6.000 2 Trần Khắc Hùng Cầu Giấy – Hà Nôi 5.800 3 Võ Văn Nghĩa Trung Hoà – Hà Nội 100 4 Bùi Hương Hoàng Mai – Hà Nội 100 Nguồn : Phòng tài chính kế toán - Việc huy động vốn của công ty hiện nay: Từ khi ra đời với một số vốn khiêm tốn 1,2 tỷ đồng công ty luôn có kế hoạch huy động vốn khi cần thiết. Công ty liên doanh với công ty khác trong Trong tập đoàn Sara khi cần có thể huy động số vốn lên 500 tỷ đồng , ngoài ra có thể huy động vốn từ các ngân hàng lúc cần. Mặt khác để đảm bảo nguồn thu hàng năm công ty thúc đẩy phát triển các ngành nghề kinh doanh theo giấy đăng kí kinh doanh.Trong đó chú trọng đẩy mạnh huy động vốn từ các dự án và huy động vốn từ các đối tác kinh doanh trong và ngoài nước. Bảng 3 : Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Đơn vị : Việt Nam đồng Stt Chỉ tiêu Mã Thuyết minh 2007 2008 (1) (2) (3) (4) (5) (6) 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 VI.25 409,242,808 527,374,403 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 0 0 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02) 10 409,242,808 527,374,403 4 Giá vốn hàng bán 11 VI.27 794,748,426 1,012,364,343 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11) 20 (385,505,618) (584,989,940) 6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 280,805 432,767 7 Chi phí tài chính 22 VI.28 298,938,689 324,674,874 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 0 0 8 Chi phí bán hàng 24 300,648,293 699,763,464 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 1,812,982,163 2,344,432,000 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)) 30 (2,797,793,958) (3,925,293,045) 11 Thu nhập khác 31 0 0 12 Chi phí khác 32 0 0 13 Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 0 0 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 50 (2,797,793,958) (3,925,293,045) 15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 51 VI.30 0 0 16 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 52 VI.30 0 0 17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 - 51 - 52) 60 (2,797,793,958) (3,925,293,045) 18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 0 0 ( nguồn : phòng kế toán ) Bảng 4: Bảng cân đối tài sản Công ty Sara Window Đơn vị: Việt Nam đồng STT CHỈ TIÊU Mã Thuyết minh 2007 2008 (1) (2) (3) (4) (5) (6) TÀI SẢN A A - TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+150) 100 951,119,602 8,852,002,548 I I. Tiền và các khoản tương đương tiền (110=111+112) 110 408,951,426 1,850,968,625 1 1. Tiền 111 V.I 408,951,426 1,850,968,625 2 2. Các khoản tương đương tiền 112 V.I 0 0 II II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (120=121+129) 120 0 0 1 1. Đầu tư ngắn hạn 121 V.XI 0 0 2 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) (2) 129 0 0 III III. Các khoản phải thu ngắn hạn (130 = 131 + 132 + 133 + 134 + 135 + 139) 130 821,230 4,585,373,437 1 1. Phải thu khách hàng 131 V.II 821,230 75,344,109 2 2. Trả trước cho người bán 132 0 4,458,029,328 3 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 V.II 0 0 4 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 134 0 0 5 5. Các khoản phải thu khác 135 V.II 0 52,000,000 6 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 139 V.II 0 0 IV IV. Hàng tồn kho (140 = 141 + 149) 140 211,034,005 2,176,897,491 1 1. Hàng tồn kho 141 V.III 211,034,005 2,176,897,491 2 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 0 0 V V. Tài sản ngắn hạn khác (150 = 151 + 152 + 154 + 158) 150 330,312,941 238,762,995 1 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 297,673,205 416,661 2 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 V.IV 29,645,458 199,096,156 3 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 154 2,994,278 2,994,278 5 5. Tài sản ngắn hạn khác 158 0 36,255,900 B B - TÀI SẢN DÀI HẠN (200=210+220+240+250+260) 200 337,530,148 3,191,382,856 I I- Các khoản phải thu dài hạn (210 = 211 + 212 + 213 + 218 + 219) 210 0 0 1 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 V.V 0 0 2 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212 0 0 3 3. Phải thu dài hạn nội bộ 213 0 0 4 4. Phải thu dài hạn khác 218 0 0 5 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 219 0 0 II II. Tài sản cố định (220 = 221 + 224 + 227 + 230) 220 337,530,148 2,349,139,062 1 1. Tài sản cố định hữu hình (221 = 222 + 223) 221 V.VI 5,821,946 2,160,224,416 - - Nguyên giá 222 6,433,946 2,468,030,195 - - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 223 (612,000) (307,805,779) 2 2. Tài sản cố định thuê tài chính (224 = 225 + 226) 224 V.VII 331,708,202 178,914,650 - - Nguyên giá 225 378,805,160 378,805,160 - - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 226 (47,096,958) (199,890,510) 3 3. Tài sản cố định vô hình (227 = 228 + 229) 227 V.III 0 9,999,996 - - Nguyên giá 228 0 15,000,000 - - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 229 0 (5,000,004) 4 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 V.IX 0 0 III III. Bất động sản đầu tư (240 = 241 + 242) 240 V.X 0 0 - - Nguyên giá 241 0 0 - - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 242 0 0 IV IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn (250 = 251 + 252 + 258 + 259) 250 V.XI 0 0 1 1. Đầu tư vào công ty con 251 0 0 2 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 0 0 3 3. Đầu tư dài hạn khác 258 0 0 4 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*) 259 0 0 V V. Tài sản dài hạn khác (260 = 261 + 262 + 268) 260 0 842,243,794 1 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 V.XII 0 842,243,794 2 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 V.XIII 0 0 3 3. Tài sản dài hạn khác 268 0 0 TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200) 270 1,288,649,750 12,043,385,404 NGUỒN VỐN A A - NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 330) 300 112,504,304 2,153,138,575 I I. Nợ ngắn hạn (310 = 311 + 312 + ... + 319 + 320) 310 0 2,153,138,575 1 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 V.XIV 0 0 2 2. Phải trả người bán 312 V.XV 0 788,380,839 3 3. Người mua trả tiền trước 313 V.XV 0 343,022,352 4 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 V.XVI 0 0 5 5. Phải trả người lao động 315 0 146,735,384 6 6. Chi phí phải trả 316 V.XVII 0 0 7 7. Phải trả nội bộ 317 0 0 8 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 318 0 0 9 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 V.XVIII 0 875,000,000 10 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 0 0 II II. Nợ dài hạn (330 = 331 + 332 + ... + 336 + 337) 330 V.XXI 112,504,304 0 1 1. Phải trả dài hạn người bán 331 0 0 2 2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 0 0 3 3. Phải trả dài hạn khác 333 0 0 4 4. Vay và nợ dài hạn 334 112,504,304 0 5 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 0 0 6 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 0 0 7 7.Dự phòng phải trả dài hạn 337 0 0 B B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 + 430) 400 1,176,145,446 9,890,246,829 I I. Vốn chủ sở hữu (410 = 411 + 412 + ... + 420 + 421) 410 1,176,145,446 9,890,246,829 1 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 V.XXI 1,200,000,000 7,249,180,705 2 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 0 0 3 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 0 5,398,957,962 4 4. Cổ phiếu quỹ (*) 414 0 0 5 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 0 0 6 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 0 0 7 7. Quỹ đầu tư phát triển 417 0 0 8 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 0 0 9 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 0 0 10 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 (23,854,554) (2,757,891,838) 11 11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 421 0 0 II II. Nguồn kinh phí và quỹ khác (430=431+432+433) 430 0 0 1 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 431 0 0 2 2. Nguồn kinh phí 432 0 0 3 3. Nguồn kinh phí đó hình thành TSCĐ 433 0 0 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 + 400) 440 1,288,649,750 12,043,385,404 CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG 1 1. Tài sản thuê ngoài 0 0 2 2. Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công 0 0 3 3. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi 0 0 4 4. Nợ khó đòi đã xử lý 0 0 5 5. Ngoại tệ các loại 0 0 6 6. Dự toán chi hoạt động 0 0 7 7. Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện có 0 0 nguồn : phòng kế toán 2.1.2. Các công trình và đối tác tiêu biểu công ty đã hợp tác trong thời gian qua là: Công trình trung tâm thương mại 13.10 thành phố Vinh,Nghệ An Công trình “ Khách Sạn SARA “ km số 2, Đại Lộ Lê – nin, Thành phố Vinh, Nghệ An. Trường trung cấp kỹ thuật Công nghệ Thành phố Vinh, Nghệ An Nhà máy gạch men Bạch Mã – Khu KCN Mỹ Xuân A – Bà Rịa , Vũng Tàu. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc Giang. Hợp đồng với Công ty Cổ phần Vinawine Sài Gòn Hợp đồng với Công ty Cổ phần Hợp Nhất Công trình vệnh viện Bạch Mai mở rộng Ngoài ra là những khách hàng nhỏ lẻ như hộ gia đình 2.1.3. Các hoạt động văn hóa SARA: 1. Tham gia nhiều hoạt động từ thiện , hoạt động đền ơn đáp nghĩa như: ủng 50 triệu tiền mặt và hỗ trợ tiền in sách về lịch sử về khu di tích lịch sử Trường Bồn tại Đô Lương, Nghệ An 2. Tài trợ chương trình “ Ân Tình Xứ Nghệ ’’ vào tháng 8-2008 tại trường đại học Kinh Tế Quốc Dân , Hà Nội 3. Góp phần cùng SARA GROUP xây dựng đội bóng SARA phát triển 2.1.4.Các giải thưởng công ty đạt được : Cúp vàng nhãn hiệu cạnh tranh Cup vàng sản phẩm việt uy tín chất lượng Cup vàng Doanh Nhân Văn Hóa Quả cầu vàng Vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY SARAWINDOW 1 .Tổng quan đầu tư tại công ty Để đánh giá thực trạng quản lý nguồn vốn tại công ty, trước tiên ta đi nghiên cứu tình hình đầu tư của công ty. Sarawindow là một Công ty con trực thuộc Tổng công ty Sara Việt Nam, thời gian đầu chủ yếu là vốn do các cổ đông đóng góp và hỗ trợ của Tổng công ty.Tuy nhiên sau gần 1 năm hoạt động sản xuất – kinh doanh , mở rộng quy mô thì ngoài nguồn vốn tự có Công ty vay các doanh nghiệp tài chính tín dụng và chủ yếu là các ngân hang và các Công ty trực thuộc tập đoàn Sara Việt Nam. Tuy nhiên nguồn vốn tự có vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư. Từ khi ra đời với một số vốn khiêm tốn 1,2 tỷ đồng và đã đạt 12 tỷ đồng năm 2008 công ty luôn có kế hoạch huy động vốn đạt tới 20 tỷ đồng cuối năm 2009. Công ty liên danh với 16 công ty khác khi cần có thể huy động số vốn lên 1000 tỷ đồng , ngoài ra có thể huy động vốn từ các ngân hàng lúc cần. Mặt khác để đảm bảo nguồn thu hàng năm công ty thúc đẩy phát triển các ngành nghề kinh doanh theo giấy đăng kí kinh doanh.Trong đó chú trọng đẩy mạnh huy động vốn từ các dự án và huy động vốn từ các đối tác kinh doanh trong và ngoài nước Các dự án tiêu biểu mà công ty đã và đang tiến hành tham gia đầu tư là: Bảng 5 : Các dự án công ty đã và đang tiến hành tham gia đầu tư Đơn vị : Việt Nam đồng Stt Tên dự án Tổng vốn thực hiện đầu tư của dự án 1 Khách sạn Sara – Tp Vinh - Nghệ An 11.000.000.000 2 Trung tâm thương mại 13-10 – Tp Vinh - Nghệ An 15.000.000.000 3 Trường trung cấp kỹ thuật Công nghệ TpVinh - Nghệ An 17.000.000.000 4 Nhà máy gạch men Bạch Mã – Bà Rịa – Vũng Tàu 15.000.000.000 5 Hợp đồng với Cty Cp Vinawin Sài Gòn 5.000.000.000 6 Cty Cp Hợp Nhất 8.500.000.000 7 Bệnh viện Bạch Mai mở rộng … 8 Dự án xây dựng nhà nghỉ Hà Tĩnh II 9.000.000.000 9 Dự án xây dựng nhà máy gạch Tuynel 14.000.000.000 10 Dự án Cty Cp đầu tư và công nghệ Tân Tạo 6.000.000.000 11 Dự án nhà máy vodka Nga – Nhà máy tại Nghệ An 82.000.000.000 12 Dự án trường Cao đẳng Sara - Lào 31.000.000.000 13 Công viên phần mềm Sara - tại Hà Tây 45.000.000.000 Nguồn : Phòng kế toán Công ty đã tham gia góp vốn đầu tư và tiến hành thi công lắp cửa cho rất nhiều dự án , trong đó một số dự án tiêu biểu như : Khách sạn Sara – Vinh, Nghệ An, Trung tâm thương mại 13-10 – Vinh, Nghệ An, Trường trung cấp kỹ thuật Công nghệ Vinh, Nghệ An, Nhà máy gạch men Bạch Mã – Bà Rịa, Vũng Tàu, Dự án xây dựng nhà máy gạcg Tuynel,…Bên cạnh đó một số dự án đang tiến hành đầu tư như : Bệnh viện Bạch Mai mở rộng do bệnh viện Bạch Mai làm chủ đầu tư, Trường Cao đẳng Sara –Lào do Sara center làm chủ đầu tư, Công ty phần mềm Sara – Hà Tây do Sara Ecom là chủ đầu tư, Dự án nhà máy vodka Nga - Nghệ An do Sara Việt Nam là chủ đầu tư…đấy là chưa kể đến vô số các dự án nhỏ lẻ như xây dựng nhà ở của các hộ gđ, các văn phòng, cửa hàng nhỏ lẻ … Vốn và nguồn vốn : Trong thời gian qua, Công ty Sara Window dù mới thành lập với nhiều khó khăn và bước đầu nhiều trở ngại như về nguồn vốn còn hạn chế, năng lực, kinh nghiệm ,.. và đặc biệt là đây là một lĩnh vực sản xuất kinh doanh còn bước đầu mới mẻ trên thị trường Việt Nam và cũng là lĩnh vực mới - sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng mà Tổng công ty Sara Việt Nam tham gia sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên Công ty Sara Window đã không những bước đầu đứng vững trên trị trường mà đang ngày càng lớn mạnh thêm với phương châm tích cực, chủ động trong mọi công việc, phát huy cao độ nội lực và tiềm năng sẵn có, đồng thời được sự giúp đỡ của từ các chính sách của nhà nước, các Bộ ngành, địa phương Công ty đã có điều kiện thuận lợi để mở rộng sản xuất kinh doanh và thu được những kết quả đáng nể sau hơn 2 năm hoạt đột sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu tỷ trọng đầu tư trên tổng giá trị sản xuất kinh doanh khá cao và tăng dần sau 2 năm hoạt động. Năm 2007 là : 16,7 % và năm 2008 là : 39,9%. Hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả và có tích luỹ phát triển. Chú trọng đầu tư bổ sung cơ sở sản xuất, dây chuyền sản xuất để nâng cao công suất, chất lượng sản phẩm đảm bảo uy tín và dần mở rộng thị trường đặc biệt đã chiếm lĩnh thị trường tiềm năng ở Thành phố Vinh - Nghệ An năm 2008 đã trúng thầu cung cấp thiết bị cửa cho nhiều công trình lớn như: Sara center , trung tâm thương mại 13.10 ,Khách sạn Sara, Trường trung cấp kỹ thuật Công nghệ Thành phố Vinh, Nhà máy gạch men Bạch Mã – Bà._.chức các cuộc họp giao ban định kỳ, họp đột xuất, hội nghị, hội thảo, tiếp khách trong và ngoài nước theo yêu cầu của lãnh đạo. Tiếp nhận, xử lý và trả lời các đơn thư khiếu nại tố cáo theo chỉ thị của chủ tịch và tgđ. Phiên dịch, biên dịch các buổi tiếp khách, làm việc với người nước ngoài và các tài liệu cần thiết theo yêu cầu lãnh đạo. Làm thư ký, văn thư cho chủ tịch, tgđ. Làm các công việc khác khi được phân công. 2.3. Công tác quản trị văn phòng: a. Hành chính và văn thư lưu trữ: Trực tổng đài điện thoại; Tiếp nhận, xử lý, theo dõi và lưu trữ công văn đi, đến. Quản lý con dấu công ty và đóng dấu theo quy định. Cấp giấy đi đường, giấy giới thiệu, soạn thảo công văn đối nội, đối ngoại; chỉnh sửa các công văn của các đơn vị trước khi đóng dấu. Xây dựng quy chế sử dụng, bảo quản các thiết bị văn phòng, phổ biến và đôn đốc thực hiện trong cty. Đánh máy, in ấn, sao chụp tài liệu; in ấn các loại giấy tờ, biểu mẫu, chứng chỉ dùng trong giao dịch và nội bộ. Đôn đốc thực hiện kỷ luật lao động. thực hiện quy chế bảo mật cơ quan. Mua sắm, quản lý và cấp phát vpp theo định mức và theo phê duyệt ngoài định mức. Chuẩn bị tặng phẩm, tổ chức thăm hỏi chúc mừng nhân dịp lễ, tết. Đặt mua sách báo, tạp chí và các ấn phẩm phục vụ cho chuyên môn và phân phối đến các địa chỉ sử dụng hàng ngày. Tổ chức tiếp tân, chiêu đãi, đưa đón khách, làm thủ tục xin cấp hộ chiếu, viza cho cb. b. Quản trị chất lượng hệ thống (iso): Đảm bảo hoạt động xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng (htqlcl) theo iso 9000 của công ty một cách có hiệu lực và hiệu quả; Kiểm soát các tài liệu và hồ sơ của hệ thống chất lượng trong công ty. Đảm bảo các cbcnv của công ty nhận thức vai trò của chất lượng, quản lý chất lượng và thực hiện theo các yêu cầu của iso 9001. Tổ chức và tham gia các cuộc đánh giá chất lượng nội bộ; Giám sát các hoạt động khắc phục, phòng ngừa và cải tiến tại các đơn vị. Tư vấn cho lãnh đạo trong việc thiết lập, kiểm soát việc thực hiện chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng; và định kỳ xem xét hệ thống chất lượng của công ty. 2.4. Công tác an ninh và dịch vụ toà nhà: Đảm bảo công tác an ninh trật tự khu vực cơ quan. Quản lý các trang thiết bị kỹ thuật, hệ thống điều hoà, điện, nước đảm bảo phục vụ tốt cho khối văn phòng. Tổ chức thực hiện công tác đào tạo phòng cháy chữa cháy, vệ sinh an toàn thực phẩm tại văn phòng công ty. Tổ chức nhà ăn tập thể tại văn phòng công ty, đảm bảo các suất ăn theo quy định. 1.7.9. Phòng kỹ thuật : Phó giám đốc kỹ thuật : Nguyễn Vĩnh Thanh Chức năng và nhiệm vụ của phòng kỹ thuật : a. Chức năng: - Nghiên cứu, tổ chức triển khai các hoạt động kỹ thuật, công nghệ của Công ty trong sản xuất, lắp đặt, bảo hành sản phẩm và tiếp nhận chuyển giao công nghệ cùng với các đơn vị khác. - Quản lý, bảo dưỡng máy móc - thiết bị, đề xuất cải tiến nâng cấp thiết bị để đảm bảo hoạt động sản xuất của công ty. - Thiết kế sơ bộ, thiết kế chi tiết cho các công trình theo yêu cầu thiết kế của phòng Kinh doanh (khách hàng). - Nghiên cứu, phát triển các dòng sản phẩm mới. Cải tiến các dòng sản phẩm hiện tại của công ty. - Đề xuất thiết kế nhãn mác hàng hoá cho các sản phẩm mới của Công ty. - Xây dựng và quản lý tiêu chuẩn vật tư đồng thời là đơn vị duy nhất quản lý sự thay đổi về cơ cấu sản phẩm. - Thay mặt công ty làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước về các lĩnh vực chuyên môn được phân công. b. Nhiệm vụ: b1. Kỹ thuật công nghệ sản xuất, lắp đặt và thiết bị: - Biên soạn, biên tập các tài liệu kỹ thuật (tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình công nghệ, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, hướng dẫn vận hành máy…) phục vụ sản xuất, lắp đặt SP và đào tạo kiến thức cho cán bộ công nhân viên. - Đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo bổ sung và nâng cao khi có sản phẩm, vật tư hoặc nhân viên mới. - Tổ chức thi sát hạch tay nghề công nhân (cùng với phòng HC-NS công ty và các đơn vị). - Xây dựng các cơ cấu nguyên vật liệu sao cho sản phẩm đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đã đề ra. - Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng các phần mềm chuyên dụng và xây dựng cơ sở dữ liệu. - Kiểm soát kỹ thuật sản xuất - lắp đặt tại các nhà máy và triển khai đào tạo, chuyển giao công nghệ sản xuất, lắp đặt sản phẩm. - Chỉ đạo thực hiện các công việc liên quan đến kiếm định, đo lường các thiết bị đo và thiết bị áp lực toàn công ty. - Nghiên cứu - phát triển các thiết bị cho mở rộng sản xuất. Đề xuất nâng cấp, cải tạo các thiết bị tại các nhà máy, ứng dụng và kiểm soát ứng dụng. b2. Thiết kế kỹ thuật - Thực hiện thiết kế kỹ thuật (sơ bộ) các sản phẩm từ khi có thông tin yêu cầu thiết kế kỹ thuật (bản CAD) từ phòng Kinh doanh (khách hàng) đến thiết kế chi tiết trên phần mềm chuyên dụng phục vụ sản xuất và tính giá. - Hỗ trợ tư vấn kỹ thuật cho nhân viên kinh doanh khi tiếp thị, triển khai các công trình dự án và các công trình sử dụng sản phẩm mới. b3. Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới: - Tổ chức nghiên cứu các sản phẩm mới của Công ty hoặc đề xuất ý tưởng phát triển các sản phẩm mới. - Xây dựng quy trình phát triển sản phẩm mới, trình TGĐ ban hành và tổ chức thực hiện. - Phối hợp với Nhà máy nghiên cứu phương án sản xuất sản phẩm mới được phê duyệt. Phối hợp với phòng Tài chính - Kế toán lên cơ cấu giá; phối hợp với các đơn vị liên quan khác xây dựng phương án phát triển sản phẩm mới khả thi. - Nghiên cứu về qui trình công nghệ, thiết lập công nghệ sản xuất sản phẩm mới và chuyển giao lại cho các nhà máy để triển khai sản xuất. - Tổ chức thiết kế và sản xuất mẫu các sản phẩm mới; Kiểm soát thiết kế và tư vấn kỹ thuật cho các dự án lớn và các công trình sử dụng sản phẩm mới. - Kết hợp cùng phòng Vật tư – Xuất nhập khẩu tìm kiếm vật tư mới thay thế, nghiên cứu cải tiến, nội địa hoá sản phẩm và lập cơ cấu đảm bảo cho sản xuất các sản phẩm mới. - Xây dựng các cơ cấu vật tư cho sản phẩm và cơ cấu phục vụ cho tính giá khi có thay đổi vật tư mới và các sản phẩm mới đưa vào sản xuất kinh doanh. - Phối hợp cùng phòng Kinh doanh, Marketing để đưa ra sản phẩm phù hợp với thị trường. - Tập hợp các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật của các đơn vị, trình ban lãnh đạo Công ty. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công, chỉ đạo của Chủ tịch/ Tổng giám đốc. b4. Giám sát, nghiệm thu kỹ thuật lắp đặt và bảo hành sản phẩm: - Kiểm soát, giám sát và nghiệm thu kỹ thuật lắp đặt sản phẩm tại các công trình. - Theo dõi, phối hợp với bộ phận Lắp đặt của Nhà máy, phòng Kinh doanh để tư vấn giải pháp xử lý các phát sinh trong lắp đặt và bảo hành sản phẩm. Đồng thời có hành động cải tiến đảm bảo chất lượng sản phẩm. 1.7.10. Nhà máy sản xuất: 1. Giám đốc : Trần Hữu Trọng 2. Ban chỉ huy công trường 3. Các tổ các đội thi công 4. Đội xe 5. Bộ phận giám sát chất lượng Chức năng, nhiệm vụ của nhà máy : - Sản xuất các sản phẩm cửa uPVC của công ty theo đúng kế hoạch và tiến độ đã đặt ra - Tập trung vào việc xây dựng các quy trình quản lý chất lượng và kiểm soát thiết bị : + Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm + Quy trình kiểm soát sản xuất + Quy trình bảo dưỡng – sửa chữa thiết bị sản xuất + Nội quy an toàn lao động - Thực hiện việc vận chuyển, lắp đặt sản phẩm tại các công trình - Chịu trách nhiệm bảo quản và lưu trữ các sản phẩm của công ty - Đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của công ty và của khách hàng - Quản lý và chịu trách nhiệm bảo dưỡng thiết bị, dây chuyền sản xuất của công ty - Ban chỉ huy công trường : Ban chỉ huy công trình chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về việc thi công đúng tiến độ, đảm bảo đúng chất lượng và an toàn. Chỉ huy trưởng công trình có đủ thẩm quyền quyết định các công việc liên quan đến sản xuất hàng ngày để đảm bảo công tác thi công an toàn, nhịp nhàng, đạt tiến độ và chất lượng. Chỉ huy trưởng công trình bao quát toàn bộ công trình, phối hợp hoạt động của các bộ phận và chịu trách nhiệm chính về các công việc trên công trường. Theo định kỳ , chỉ huy trưởng công trình báo cáo về Công ty toàn bộ hoạt động trên công trường, căn cứ tiến độ để dự trù vật tư, tài chính và các thiết bị thi công để Công ty có kế hoạch đáp ứng. - Quản lý các tổ , đội thi công : Công nhân tham gia thi công trên công trường được tổ chức thành các tổ, đội chuyên môn theo từng lĩnh vực, như lắp dựng cửa, vách, phụ kiện bao gồm các tổ đội từ số 1 đến số 3. - Quản lý và điều hành bộ phận quản lý giám sát chất lượng : Bộ phận quản lý và giám sát chất lượng có trách nhiệm quản lý, theo dõi toàn bộ quá trình sản xuất, vận chuyển, lắp đặt sản phẩm. Căn cứ bản vẽ thi công được duyệt, theo dõi , hướng dẫn, kiểm tra chất lượng trong suốt quá trình sản xuất và lắp đặt sản phẩm kết hợp với các cán bộ kỹ thuật đưa ra các bản vẽ chi tiết cho từng công việc, tính toán, dự trù vật tư cho các công trình mình giám sát. Nhà máy của SARA WINDOW được xây dựng tại 3 miền : KCN Tiên Sơn , Tỉnh Bắc Ninh ( Miền Bắc ) ; KCN Nam Cấm, TP. Vinh ( Miền Trung ); KCN Mỹ Phước 5 , Tỉnh Bình Dương ( Miền Nam ); Với diện tích mỗi nhà máy hơn 20.000 m ^ 2. Các nhà máy đều được trang bị dây chuyền công nghệ máy móc hiện đại , đồng bộ, có tính tự động hóa cao của các hãng hàng đầu Châu Âu. 1.7.11 Phòng vật tư – xuất nhập khẩu: Trưởng phòng : Nguyễn Quang Quyết 1. Chức năng: Chịu trách nhiệm mua sắm, cung ứng các loại hàng hoá (nhập khâủ và mua trong nước) để phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Các loại hàng hoá, vật tư thuộc trách nhiệm mua sắm, cung ứng cho công ty: bao gồm các loại phục vụ trực tiếp trên dây chuyền sản xuất của nhà máy, như: - Vật tư, nguyên vật liệu các loại như: profile, gioăng, pkkk, keo, kính, film laminate, đinh vít, bọt nở, v.v.. - Dụng cụ phụ tùng, máy móc thiết bị sử dụng trên dây chuyền sản xuất trong nhà máy cũng như lắp đặt, bảo hành sản phẩm, bảo dưỡng tại công trường như: đồng hồ đo, dụng cụ đo, v.v.. - Trang thiết bị bảo hộ lao động dùng cho công nhân sx, vận chuyển, lắp đặt, bảo dưỡng như: khẩu trang, dây an toàn, quần áo và mũ bảo hộ lao động, dây tời hàng, v.v.. 2. Nhiệm vụ: 2.1. Nhập khẩu hàng hóa: Kết hợp với các bộ phận có liên quan (tài chính – kế toán, kinh doanh, nhà máy) lập kế hoạch dự trù nguyên vật liệu cho năm sản xuất; Đăng ký kế hoạch nhập khẩu với cơ quan chức năng (nếu có). Căn cứ theo nhu cầu sản xuất của nhà máy, lập kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu theo tháng, qúy, tiến hành đàm phán, soạn thảo hợp đồng nhập khẩu với đối tác. Kiểm tra, theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương với đối tác nước ngoài. Phối hợp với phòng tc- kt, tiến hành thanh toán tiền mua hàng theo điều khoản thanh toán đã thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế, phù hợp với thông lệ quốc tế. Cùng các bộ phận liên quan tìm hiểu, thu thập thông tin và quản lý dữ liệu về các đối tác nước ngoài cung cấp hàng hoá cho công ty. Thiết lập, xây dựng mở rộng quan hệ với các nhà cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị nước ngoài để chủ động lựa chọn nhà cung cấp trình chủ tịch hđqt, tgđ phê duyệt. Khi nhận được bộ chứng từ hàng nhập khẩu do nhà cung cấp chuyển đến, tiến hành kiểm tra các chứng từ và thủ tục nhập khẩu theo luật định đề làm thủ tục nhập khẩu: - Hợp đồng mua bán ngoại thương; - Chứng từ thanh toán. - Tờ khai hải quan – phụ lục tờ khai hải quan. - Hoá đơn thương mại. - Danh mục đóng gói. - Giấy chứng nhận xuất xứ. - Các chứng từ liên quan khác. Làm thủ tục hải quan, thông quan hàng hoá tại các cửa khẩu. Nắm bắt và thông báo kế hoạch giao hàng cho kế toán nhà máy và phòng vật tư nhà máy để tổ chức tiếp nhận hàng. trong khi giao nhận hàng, nếu phát hiện nguyên liệu, vật tư thừa, thiếu, lập hồ sơ theo qui định trong họp đồng nhập khẩu. Bàn giao toàn bộ giấy tờ, chứng từ nhập khẩu gốc cho phòng tc-kt. Làm đầu mối khiếu nại, kiện tụng khi phát sinh tranh chấp hợp đồng với các đối tác. 2.2. Mua hàng trong nước: 2.2.1 Ttiếp nhận đề nghị mua hàng (theo mẫu) của các bộ phận trong công ty. 2.2.2 Tìm hiểu, thu thập thông tin về hàng hoá cần mua, về nhà cung cấp. xây dựng danh sách các nhà cung cấp sau khi đã lựa chọn và trình tgđ phê duyệt. Tổ chức thực hiện việc mua hàng theo quy định về trình tự, thủ tục mua sắm tài sản, công cụ và vpp (bản chỉnh sửa, đính kèm) trong thời gian tối đa không quá 05 ngày đối với mỗi đơn hàng, với những đơn hàng khẩn cấp phải thực hiện trong thời gian tối đa không quá 03 ngày . Phối hợp với nhà máy và các đơn vị liên quan làm thủ tục giao hàng, nhập kho theo qui định. Tập hợp đầy đủ hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hợp đồng mua hàng, biên bản giao nhận, giấy bảo hành (nếu có), và các giấy tờ liên quan khác chuyển phòng kế toán để làm thủ tục thanh quyết toán.. 1.7.12 : Phòng quảng cáo và phát triển thương hiệu: Trưởng phòng : Nguyễn Hải Hà Chức năng nhiệm vụ của phòng quảng cáo và phát triển thương hiệu : a. Chức năng: Căn cứ vào chiến lược kinh doanh của Công ty, xây dựng mô hình quản lý và thực hiện các công tác Quảng cáo, Truyền thông, Phát triển thương hiệu trong từng giai đoạn, trình Chủ tịch HĐQT, Ban Lãnh đạo phê duyệt. Tổ chức thực hiện, đánh giá các chiến lược Quảng cáo và Phát triển Thương hiệu đã được phê duyệt. Đề xuất các phương án điều chỉnh chiến lược Quảng cáo và Phát triển Thương hiệu của công ty theo đúng mục tiêu của Công ty. Tham mưu cho Ban Lãnh đạo trong việc đề ra các chiến lược Quảng cáo và Phát triển Thương hiệu trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tham mưu cho Ban Lãnh đạo về chế độ lương, thưởng, chi phí đối với nhân viên trong Phòng PR. b. Nhiệm vụ: Xây dựng chiến lược Quảng cáo tổng thể. Lập kế koạch và ngân sách Quảng cáo ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo kế hoạch bán hàng của Công ty. Đề xuất các phương tiện Quảng cáo cần thiết sao cho hiệu quả nhất đối với chiến lược kinh doanh của Công ty. Phối hợp với Phòng Kinh doanh thu thập và cập nhật thông tin về tình hình cạnh tranh, đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở đó, đề xuất các chương trình Quảng cáo và xúc tiến bán hàng. Quản lý chi phí và hiệu quả Quảng cáo theo từng chương trình, giai đoạn của kế hoạch Quảng cáo. Chịu trách nhiệm đối với chi phí và hiệu quả của các chương trình Quảng cáo và xúc tiến bán hàng. Tìm hiểu các chương trình hội trợ, triển lãm và tổ chức tham gia. Xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty, tham gia các giải thưởng chất lượng, các chương trình phát triển thương hiệu Quốc gia. 1.7.13. Nhân viên Quản trị Web: a. Mảng website: Bổ sụng hoặc thay đổi các chức năng, thông tin trên website theo yêu cầu trực tiếp của Chủ tịch HĐQT. Theo dõi và thường xuyên cập nhật các thông tin, biên tập bài viết đưa lên website của công ty (bao gồm cả các thông tin tuyển dụng, các banner quảng cáo,...-> phối hợp với nhân viên PR 2 về truyền thông). Phối hợp với phòng kinh doanh để chụp ảnh các công trình mới để đưa lên website. Cập nhật các banner quảng cáo trên các website như: vnexpress.net, vnn.vn, vneconomy.com.vn,… Theo dõi việc thiết kế các website mới. Quản lý server, tên miền, khắc phục khi xảy ra lỗi. Theo dõi thực hiện hợp đồng quảng cáo trên website của bên mình (nếu có) và thanh toán. b. Hỗ trợ công tác tổ chức event: In ấn, quà tặng và hội chợ: Lập kế hoạch in ấn phẩm Quảng cáo như: tờ rơi, catalogue,.. Làm việc với các công ty in ấn thực hiện hợp đồng. Quản lý việc phát và bảo quản tờ rơi, catalogue, quà tặng khuyến mại. Theo dõi các hợp đồng làm quà tặng như: đồng hồ, bút, ly, biểu tượng,… Phụ trách việc quản lý các hàng mẫu, khung kệ,…dùng cho các hội chợ và triển lãm (khi cần) Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Lãnh đạo Phòng và Ban lãnh đạo Công ty. . Trụ sở chính : Phòng 205, nhà A5, Khu Đại Kim, Định Công , Hà Nội Tel: 043.2811237 Fax: 043.2811078 Email: tiennt@sara.vn Website: www.sarajp.vn Hệ thống showroom: Showroom 1: Số 55 Trường Chinh – Thanh Xuân – Hà Nội. Showroom 2: Số 1 Cầu Diễn - Từ Liêm – Hà Nội. Showroom 3: Km số 2 - Đại Lộ V.I .Lênin – TP. Vinh - Nghệ An. Showroom 4: 554 A Lê Quang Định – Gò Vấp – TP. HCM. Nhà máy 1: Đường TS11, Khu CN Tiên Sơn, Tiên Du, Bắc Ninh. Nhà máy 2: Khu CN Nam Cấm, Khu kinh tế Đông Nam, TP Vinh - Nghệ An. Nhà Máy 3: Lô A – 5D – CN , Đường D3, Khu Công Nghiệp Bàu Bàng, Bình Dương. 1.9. Ngành nghề sản xuất kinh doanh Công ty cổ phần SARA JP ( Sarawindow) là thành viên của Sara Group. Chuyên sản xuất các loại cửa sổ, cửa đi, vách ngăn bằng vật liệu uPVC cao cấp có lõi thép gia cường và kính hộp theo chất lượng Châu Âu. Đặc biệt sản phẩm của SARA WINDOW có chủng loại phong phú, kích thước và mẫu mã được thiết kế theo yêu cầu của khách hàng rất tiện ích cho người sử dụng. Các sản phẩm Sarawindow được sản xuất trên dây chuyền công nghệ đồng bộ, hiện đại từ châu Âu, đảm bảo các công đoạn kiểm tra chặt chẽ, tuân thủ yêu cầu của nhà sản xuất, khách hàng và tiêu chuẩn Việt Nam. Sản phẩm có nhiều ưu điểm hơn các loại cửa bằng vật liệu truyền thống như gỗ, nhôm, sắt về tính cách âm, cách nhiệt, khả năng chịu lực cao, chống tia cực tím, không cong vênh co ngót, bề mặt bóng đẹp, phù hợp với đặc tính khí hậu và không gian kiến trúc riêng biệt... Phần khuôn cửa và khung cánh được cấu tạo bởi thanh profile trong có lõi thép gia cường nhập từ hãng Rehau (Đức). Thành profile dầy 2,5 đến 3 mm được liên kết với thép bên trong nhằm tăng độ cứng, tăng khả năng chịu lực cho bộ cửa. Profile khuôn cửa được thiết kế nhiều rãnh cho phép kết nối với các thanh profile khác và tăng độ bền liên kết khi lắp đặt. Rãnh cũng là nơi lắp đặt các gioăng cao su chuyên dụng bảo đảm độ kín khít cách âm cách nhiệt và độ vững chắc cao. Các góc nối của cửa nhựa được hàn gia nhiệt và tạo thẩm mỹ bằng dây chuyền công nghiệp tự động, có sự chính xác, ộ ổn định và kín khít cao. Rãnh còn là nơi lắp các phụ kiện kim khí đảm bảo cho cửa đạt độ vững chắc an toàn. Các góc nối của cửa nhựa được hàn gia nhiệt và tạo thẩm mỹ. Hệ gioăng nhập từ Đức có thêm phụ gia chống lão hóa, đã được nhiệt đới hóa phù hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, có thể chịu được thời tiết khắc nghiệt mà không bị nóng chảy cũng như chai cứng, lão hóa... Sử dụng hệ gioăng kép đảm bảo độ kín khít cho cửa uPVC. Chiếm phần lớn diện tích của cửa là kính an toàn, được cấu tạo bởi hai lớp kính thường hai bên, giữa là lớp keo dẻo đặc chủng hoặc lớp màng PVB, chịu được va đập mạnh, khi vỡ vẫn giữ được nguyên khung cửa nên không gây sát thương. Hộp kính được cấu tạo gồm hai lớp, ghép vào kết cấu khung nhôm định hình mà ở giữa được hút chân không và bơm khí trơ, sau đó hộp kính được bịt kín xung quanh bằng một lớp keo đặc biệt dầy 10-15 mm. Lớp khí trơ có tác dụng hạn chế truyền nhiệt, tiếng ồn, ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc làm mờ hộp kính, giữ cho hộp kính trong suốt trong quá trình sử dụng. Do không bị oxy hóa, lão hóa hay ố vàng trong điều kiện bức xạ mặt trời và mưa axit nên sản phẩm cũng có tuổi thọ cao. Việc sử dụng chất phụ gia và chất ổn định trong công thức phối liệu đã tạo sự thích ứng của vật liệu trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao. Những sản phẩm của Sarawindow bao gồm cửa sổ mở lật vào trong, cửa sổ mở quay vào trong, cửa sổ mở quay ra ngoài, cửa sổ mở hất ra ngoài, cửa sổ mở trượt, cửa đi mở trượt, cửa đi một và hai cánh mở quay, cửa ra ban công, cửa thông phòng... với nhiều kích cỡ và màu sắc Sarawindow thích hợp với các tòa nhà cao tầng, các nơi bị giới hạn không gian mở bên ngoài, giảm nguy cơ gió đập cánh cửa, có thể lắp lưới chống côn trùng phía ngoài. Chế độ mở lật vào trong đảm bảo sự thông thoáng cho căn phòng nhưng không ảnh hưởng đến việc bài trí các đồ đạc gần cửa như rèm cửa, đèn bàn… thuận tiện cho việc lau chùi và bảo dưỡng. Với các sản phẩm trượt, có thể tiết kiệm được khá nhiều không gian khi sử dụng. Dễ dàng cho việc lau chùi, bảo dưỡng. Khi lắp đặt, khuôn cửa được liên kết với tường bằng vít nở dài, phần khe hở liên kết giữa tường và khung cánh được xử lý bằng keo bọt nở nên đảm bảo cửa kín khít, tăng cường tính cách âm cách nhiệt của cửa và tránh việc thẩm thấu nước qua khe cửa với tường. Để đảm bảo tốt nhất, phần nề nên làm gờ móc trước phía trên và gờ chắn nước phía dưới trên và gờ chắn nước phía dưới bên trong khuôn cửa. 1.10. Năng lực của công ty. Trên cơ sở chính sách mở cửa , hội nhập và tiếp thu khoa học phát triển thê giới của Nhà nước trong hoạt động kinh tế đa thành phần, công ty đã nhập khẩu dây chuyền công nghệ Châu Âu và một số nguyên liệu cao cấp từ Châu Âu và các nước phát triển như : + Thanh Profile uPVC của sản phẩm SARA WINDOW được sản xuất theo công nghệ Đức của các hãng REHAU, VEKA – hãng sản xuất thanh Profile chất lượng hàng đầu tại CHLB Đức. Các loại thanh Profile này đang được sử dụng rỗng rãi tại nhiều nước trên thế giới. + Phụ kiện kim khí của SARA WINDOW được sản xuất từ các hợp kim không rỉ, được nhập khẩu từ Siegenia – AUBI, hãng sản xuất phụ kiện kim khí hàng đầu của CHLB Đức. Với chốt đa điểm, bản lề 3D chuyên dụng, phụ kiện kim khí thông thường như : giúp cửa luôn kín khít, đống mở đa chiều, đảm bảo tính chính xác và thẩm mỹ,… …. Dây chuyền sản xuất từ CHLB Đức : dây chuyền sản xuất cửa sổ, cửa đi, vách ngăn ; dây chuyền cắ và sản xuất hộp kính. SARA WINDOW có hệ thống phân phối sản phẩm chuyên nghiệp, hiện đại trong và ngoài nước, thuận tiện trong việc đưa sản phẩm đến với khách hàng. 1.11. Năng lực sản xuất 200.000 m^2 cửa / năm 1.12. Lao động kỹ thuật Trình độ đại học và trên đại học : 150 người Trung cấp các nghành : 40 người Công nhân lành nghề : 110 người 1.12. Giới thiệu về quy trình công nghệ và đặc tính sản phẩm Các sản phẩm Sarawindow được sản xuất trên dây chuyền công nghệ đồng bộ, hiện đại, đảm bảo các công đoạn kiểm tra chặt chẽ nghiêm nghặt, tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của nhà sản xuất, khách hang và TCVN 7451, 7452:2004. Sarawindow không những đạt tiêu chuẩn về kỹ thuật mà còn là sản phẩm có tính cạnh tranh cao trên thị trường bởi nó phù hợp với nhiều cấp độ của người tiêu dùng trên thị trường Việt Nam. Cửa nhựa uPVC mới được đưa vào nghành xây dựng cách đây hơn 3 thập niên, loại cửa tiên tiến này đang dần thay thế các loại cửa truyền thống (là cửa gỗ và cửa nhôm) với các đặc tính vượt trội của nó. Cửa nhựa uPVC không những đang là loại cửa được sử dụng chính tại Châu Âu và Châu Mỹ mà còn đang được sử dụng rộng rãi tại nhiều nước Châu Á như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc và gần đây là Việt Nam. Với tính năng vượt trội, cửa nhựa đã dần chiếm lĩnh trong khâu thiết kế, kiến trúc xây dựng nhà. Tính ưu việt của sản phẩm. - Độ ổn định cao so với các loại cửa thông thường Với cửa gỗ truyền thống thường bị cong vênh, co ngót, nứt lẻ trong điều kiện khí hậu nóng ẩm khắc nghiệt ở Việt  Nam.  Cửa  nhựa  uPVC  của  Sara Window  thanh Profile được sản xuất từ vật liệu tổng hợp kết hợp với các chất phụ gia khác, bên trong có lõi thép gia cường giúp  cho  cửa  uPVC Sara không bị   cong  vênh,  co ngót độ ổn định cao. - Cách âm cách nhiệt tốt Thanh Profile uPVC có cấu trúc đa khoang kết hợp với kính hộp và hệ gioăng kín làm tăng độ cách âm cách nhiệt. Cửa nhựa uPVCr tạo không gian yên tĩnh cho ngôi nhà của bạn, luôn ấp áp vào mùa đông mát mẻ vào mùa hè và tiết kiệm điện khi sử dụng điều hòa. - Khả năng chống cháy Thanh Profile được sản xuất từ vật liệu polymer và chất phụ gia chống cháy, nên ngay cả ở nhiệt độ gần 1000 oC thanh Profile không bị phân hủy thành các thành phần dễ cháy khác, không bắt lửa nhờ đó mà loại bỏ hẳn việc phát tán ngọn lửa. - Không bị ôxi hóa, độ bền cao. Nhờ có thêm các chất phụ gia mà thanh Profile uPVC có tuổi thọ rất cao, không bị ôxi hóa, không bị lão hóa hay ố  vàng  trong  điều  kiện  bức  xạ  mặt  trời  và  mưa  axit. Thực  tế  chứng  minh  tại  một  số  nước  châu  á  như: Singapore, Malaysia, Thái Lan hay Trung Quốc tuổi thọ của thanh Profile đạt được từ 30 - 50 năm. - Khả năng chịu va đập, chống đột nhập. Nhựa  uPVC  là  Polyvinyl  Chloride  khác  với  những  loại nhựa  thông  thường  là  đạt  được  độ  cứng  cao,  Acrylic Polymers tạo cho nhựa bền chắc, chịu được đập mạnh và chịu áp lực gió tốt. Cửa  nhựa  Sara Window sử  dụng  hệ  phụ  kiện  kim  khí  có nhiều điểm chốt khóa độ bền cao; sử dụng kính an toàn hoặc kính tôi cường lực với nẹp kính bên trong hạn chế việc đột nhập vào nhà. Với việc khai thác rừng bừa bãi cùng với nạn cháy rừng khiến nguồn tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt thì sự ra đời của cửa uPVC đóng vai trò tích cực trong việc giữ gìn môi trường sinh thái. Sản phẩm cửa uPVC được sản xuất nhằm dần dần thay thế cửa gỗ truyền thống vốn quen dùng trong đại bộ phận dân cư Việt Nam. Hiện nay, vấn đề bảo đảm môi trường sống lành mạnh cho con người được coi trọng hơn bao giờ hết. Các sản phẩm công nghiệp đều được sản xuất bằng công nghệ sạch, không gây tác hại đến môi trường sinh thái cũng như chủ động ngăn chặn những ảnh hưởng xấu của môi trường công nghiệp tác động đến con người. - Bước đột phá về kiến trúc. Cửa  nhựa  Austdoor  mang  đến  cho  ngôi  nhà  của  bạn một phong cách kiến trúc Châu Âu hiện đại với những đường  nét  đơn  giản  nhưng  hài  hòa,  một  không  gian sáng thoáng nhưng vẫn thể hiện tính sang trọng trong phong cách kiến trúc. rừng góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. - Bảo vệ môi trường Việc sản xuất nhựa uPVC nằm trong ngành công nghiệp hóa dầu ngày càng phát triển. Thanh nhựa uPVC là sản phẩm thân thiện với môi trường về mặt bảo tồn năng lượng  cũng  như  bảo  tồn  các  nguồn  tài  nguyên,  nhựa uPVC  cũng  có  thể  tái  chế.  Sản  phẩm  cửa  nhựa  uPVC được thay thế dần cửa gỗ hạn chế việc chặt phá - Hiệu quả kinh tế cao khi sử dụng So  với  một  số  loại  cửa  truyền  thống  thì  cửa  nhựa Sara Window không  mất  chi  phí  bảo  dưỡng  định  kỳ,  tiết kiệm điện năng khi sử dụng, độ bền cao thời gian sử dụng  lâu  dài.  Hiệu  quả  kinh  tế  nhờ  tiết  kiệm  chi  phí phát sinh trong quá trình sử dụng, nhờ đó mà cửa uPVC sẽ đem lại hiệu qủa kinh tế cao hơn, bù đắp chi phí đầu tư ban đầu. 1.13. Năng lực chuyên môn nhân sự Sarawindow đã xây dựng và đào tạo được đội ngũ cán bộ nhân viên đông đảo, có trình độ chuyên môn cao và tâm huyết với nghề. Tất cả đều đã được thử thách và trải nghiệm thực tế qua rất nhiều công trình và làm vừa lòng những khách hang khó tính nhất. Vì thế mà Sarawindow luôn nhận được sự ủng hộ và sự tín nhiệm tuyệt đối của khách hang và đối tác. Sarawindow hiện có hơn 1000 cán bộ công nhân viên trên khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam. Bảng 1: Trình độ chuyên môn nhân sự Sarawindow. STT Cán bộ chuyên môn Số lượng I Cán bộ chuyên môn kỹ thuật 1 Kiến trúc sư 45 2 Kỹ sư xây dựng 40 3 Kỹ sư cơ khí ( Bách khoa ) 20 4 Cử nhân kinh tế xây dựng 13 5 Cử nhân kinh tế tài chính 27 6 Cử nhân quản trị kinh doanh 20 7 Cử nhân kinh tế đối ngoại 19 8 Cử nhân môi trường 16 II Công nhân lành nghề 1 Trình độ cao đẳng, trung cấp 240 2 Lao động có tay nghề 260 3 Lao động phổ thông 250 4 Lao động thời vụ tuỳ theo từng giai đoạn ( 50 - 100 ) 2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần SaraWindow. 2.1. Những kết quả đã đạt được: Công ty từ lúc thành lập đến nay có nhiều biến động, có sự thay đổi về nhân sự, cơ cấu, vốn, nguồn vốn… - Công ty từ lúc mới thành lập gặp rất nhiều khó khăn song đến nay đã đi vào ổn định và tăng trưởng mạnh mẽ. 2.1.1. Vốn và nguồn vốn của công ty. - Vốn của công ty hiện nay: + Vốn điều lệ hiện nay: 12 tỷ + Vốn góp của các cổ đông tăng lên đáng kể trong đó có một số cổ đông mới, cụ thể như sau: Bảng : Đối chiếu biến động của vốn chủ sở hữu TT Tên Địa chỉ Vốn ( triệu đồng ) 1 Trần Thị Hương Định Công – Hà Nội 6.000 2 Trần Khắc Hùng Cầu Giấy – Hà Nôi 5.800 3 Võ Văn Nghĩa Trung Hoà – Hà Nội 100 4 Bùi Hương Hoàng Mai – Hà Nội 100 Nguồn : - Việc huy động vốn của công ty hiện nay: Từ khi ra đời với một số vốn khiêm tốn 1,2 tỷ đồng công ty luôn có kế hoạch huy động vốn khi cần thiết. Công ty liên doanh với công ty khác trong Trong tập đoàn Sara khi cần có thể huy động số vốn lên 500 tỷ đồng , ngoài ra có thể huy động vốn từ các ngân hàng lúc cần. Mặt khác để đảm bảo nguồn thu hàng năm công ty thúc đẩy phát triển các ngành nghề kinh doanh theo giấy đăng kí kinh doanh.Trong đó chú trọng đẩy mạnh huy động vốn từ các dự án và huy động vốn từ các đối tác kinh doanh trong và ngoài nước. 2.1.2. Các công trình và đối tác tiêu biểu công ty đã hợp tác trong thời gian qua là: Công trình trung tâm thương mại 13.10 thành phố Vinh,Nghệ An Công trình “ Khách Sạn SARA “ km số 2, Đại Lộ Lê – nin, Thành phố Vinh, Nghệ An. Trường trung cấp kỹ thuật Công nghệ Thành phố Vinh, Nghệ An Nhà máy gạch men Bạch Mã – Khu KCN Mỹ Xuân A – Bà Rịa , Vũng Tàu. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc Giang. Hợp đồng với Công ty Cổ phần Vinawine Sài Gòn Hợp đồng với Công ty Cổ phần Hợp Nhất Công trình vệnh viện Bạch Mai mở rộng Ngoài ra là những khách hàng nhỏ lẻ như hộ gia đình 2.1.3. Các hoạt động văn hóa SARA: 1. Tham gia nhiều hoạt động từ thiện , hoạt động đền ơn đáp nghĩa như: ủng 50 triệu tiền mặt và hỗ trợ tiền in sách về lịch sử về khu di tích lịch sử Trường Bồn tại Đô Lương, Nghệ An 2. Tài trợ chương trình “ Ân Tình Xứ Nghệ ’’ vào tháng 8-2008 tại trường đại học Kinh Tế Quốc Dân , Hà Nội 3. Góp phần cùng SARA GROUP xây dựng đội bóng SARA phát triển 4…. 2.1.4. Các giải thưởng công ty đạt được: Cúp vàng nhãn hiệu cạnh tranh Cup vàng sản phẩm việt uy tín chất lượng Cup vàng Doanh Nhân Văn Hóa Quả cầu vàng Vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu Danh mục tài liệu tham khảo. Nghị định 52/CP ngày 08/07/1999 về việc ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng. Giáo trình Lập và Quản lý dự án đầu tư - Đại học Kinh tế Quốc dân. Quản trị Tài chính doanh nghiệp - Nguyễn Hải Sản - Nhà xuất bản Trẻ. Giáo trình Kinh tế đầu tư - Đại học Kinh tế Quốc dân. Giáo trình Kinh tế các nghành sản xuất vật chất - Đại học Kinh tế quốc dân. Giáo trình Địa lý kinh tế - Đại học Kinh tế Quốc dân. Tạp chí kinh tế và Dự báo số 7/2007 Thời báo Kinh tế Việt Nam số 29 ngày 08/03/2008 Tạp chí Xây dựng ngày 16/03/2007 Thời báo tài chính Việt Nam ngày 03/03/2008 Báo Đầu tư ngày 21/02/2007 Báo cáo tài chính Công ty Sara Window 2007-2008 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2171.doc