Lời mở đầu
Nông nghiệp nông thôn luôn là vấn đề trọng yếu của mỗi quốc gia, kể cả những nước đã đạt đến trình độ phát triển cao. Nó là khu vực sản xuất chủ yếu, đảm bảo việc làm và đời sống cho xã hội, là thị trường rộng lớn (cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm) của nền kinh tế, nguồn nhân lực và nguồn tích luỹ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Kinh nghiệm của Mỹ, Nhật Bản tuy đã đạt đến trình độ cao, cũng như các nước trở thành nước công nghiệp mới, trong những thập niên gần đâ
78 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1784 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 1996 - 2005: Thực trạng & Giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y vẫn rất coi trọng phát triển sản xuất nông nghiệp.
ở nước ta, nền kinh tế vẫn còn mang tính thuần nông, GDP từ nông nghiệp còn lớn, năng suất khai thác từ ruộng đất và năng suất lao động còn thấp thì vấn đề phát triển sản xuất nông nghiệp lại càng quan trọng, như ông cha ta từng nói: "Nông suy bách nghề bại" - Nông nghiệp phát triển là tiền đề để phát triển các ngành còn lại trong nền kinh tế. Điều đó chứng tỏ rằng, việc đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng nhưng cũng rất khó khăn và phức tạp, đòi hỏi phải là sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân.
Trải qua các thời kỳ cách mạng, Đảng ta luôn luôn khẳng định vai trò to lớn của nông nghiệp. Trong công cuộc đổi mới, Đảng cũng lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu và là khâu đột phá nhằm ổn định đời sống kinh tế- xã hội, đưa đất nước vượt qua những giai đoạn cực kỳ khó khăn và tạo điều kiện để đẩy mạnh Công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước. Song nông nghiệp không thể tự mình phát triển, mà phải có sự tác động mạnh của các ngành công nghiệp, dịch vụ và hơn hết là phải có đầu tư thích hợp.
Nghệ An là một tỉnh nông nghiệp, hội tụ đầy đủ những mặt mạnh, mặt yếu của nền nông nghiệp nước ta; có nhiều tiềm năng và thế mạnh trong sự nghiệp đổi mới, đã từng bước phá thế độc canh, tăng cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi để phát triển hàng hoá. Tuy nhiên, kinh tế Nghệ An vẫn là nền kinh tế nông nghiệp mang tính tự cấp tự túc, trình độ thâm canh còn thấp, giá trị sản phẩm về cây công nghiệp và chăn nuôi còn ít, chưa tạo được nguồn nguyên liệu có quy mô tập trung và ổn định. Vì vậy, vấn đề đầu tư để phát triển sản xuất nông nghiệp càng hết sức quan trọng, đặt tỉnh Nghệ An đứng trước thử thách trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội
Đứng trước vấn đề này, là một người con được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất xứ Nghệ - tôi đã mạnh dạn chọn đề tài "Đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An thực trạng và giải pháp" để làm chuyên đề thực tập của mình.
Phạm vi nghiên cứu: Nông nghiệp nói chung bao gồm Nông - Lâm- Ngư nghiệp, còn nông nghiệp theo nghĩa hẹp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi. Trong phạm vi chuyên đề của mình tôi chỉ phân tích một số vấn đề liên quan đến trồng trọt và chăn nuôi.
Phương pháp nghiên cứu: tổng hợp, phân tích các số liệu thống kê, và tham khảo ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực liên quan để đánh giá thực trạng đầu tư vào nông nghiệp trong giai đoạn 1996-2005 và định hướng, giải pháp thực hiện đầu tư năm 2006-2010.
Kết cấu chuyên đề: Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm có 3 chương:
-Chương I: Một số vấn đề lý luận về đầu tư và đầu tư phát triển nông nghiệp
-Chương II: Thực trạng đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 1996-2005
-Chương III: Định hướng và giải pháp đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006-2010
Do thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế, nên đề tài này không tránh khỏi những sai sót, tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của thầy, cô cùng tất cả các bạn quan tâm đến đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn: Nguyễn Thị ái Liên và các chú, bác trong phòng Kế hoạch Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này
Đầu tư phát triển t nông nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 1996 -2005: Thực trạng và giải pháp
Chương I:
Một số vấn đề về đầu tư và
đầu tư phát triển nông nghiệp
I. Lý luận về đầu tư
1.Khái niệm
Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Nguồn lực đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ.
Những kết quả đó có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường xá...), tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn, khoa học kỹ thuật,...) và nguồn lực có đủ điều kiện để làm việc có năng suất trong nền sản xuất xã hội.
Tuy nhiên, nếu xét trên toàn bộ nền kinh tế, thì đầu tư là sự hy sinh giá trị hiện tại gắn liền với việc tạo ra các tài sản mới cho nền kinh tế. Các hoạt động này được gọi là đầu tư phát triển.
Như vậy, đầu tư phát triển là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ ra để tiến hành các hoạt động nhằm taọ ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống mọi người dân trong xã hội. Đó chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và các kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ và bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội.
2.Vai trò của đầu tư
Từ việc xem xét khái niệm, bản chất của đầu tư phát triển và các lý thuyết kinh tế chúng ta có thể nhận thấy rằng đầu tư phát triển là nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế, là chìa khoá của sự tăng trưởng. Vai trò này của đầu tư được thể hiện ở các mặt sau đây:
2. 1.Đầu tư vừa tác động đến tổng cung, vừa tác động đến tổng cầu
-Về mặt cầu: Đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, đầu tư thường chiếm khoảng 24-28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới. Đối với tổng cầu, tác động của đầu tư là ngắn hạn. Với tổng cung chưa kịp thay đổi, sự tăng lên của đầu tư làm cho tổng cầu tăng kéo sản lượng cân bằng tăng.
-Về mặt cung: Khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào hoạt động thì tổng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng lên, kéo theo sản lượng tiềm năng tăng và do đó giá cả sản phẩm giảm -điều đó cho phép tăng tiêu dùng. Tăng tiêu dùng đến lượt mình lại tiếp tục kích thích sản xuất hơn nữa hơn nữa - là nguồn cơ bản để tăng tích luỹ, phát triển kinh tế xã hội, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống cho mọi thành viên trong xã hội.
2. 2.Đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế.
Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư đối với tổng cầu và đối với tổng cung của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư, dù là tăng hay giảm đều cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì sự ổn định vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế của mọi quốc gia.
Khi tăng đầu tư, cầu của các yếu tố của đầu tư tăng làm cho giá của hàng hoá có liên quan tăng (giá chi phí vốn, giá công nghệ, lao động, vật tư,...) đến một mức độ nào đó dẫn đến tình trạng lạm phát. Đến lượt mình, lạm phát làm cho nền sản xuất đình trệ, đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn do tiền lương ngày càng thấp hơn, thâm hụt ngân sách, kinh tế phát triển chậm lại. Mặt khác, tăng đầu tư làm cho cầu của của các yếu tố có liên quan tăng, sản xuất các ngành này phát triển, thu hút thêm lao động, giảm tình trạng thất nghiệp, nâng cao đời sống người lao động, giảm tệ nạn xã hội. Tất cả các tác động này tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế.
Khi giảm đầu tư cũng dẫn đến tác động hai mặt, nhưng theo chiều hướng ngược lại so với các tác động trên đây. Vì vậy, trong điều hành vĩ mô nền kinh tế, các nhà hoạt động chính sách cần thấy hết tác động hai mặt này để đưa ra các chính sách nhằm hạn chế các tác động xấu, phát huy tác động tích cực, duy trì được sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế.
2.3.Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế:
Kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy: muốn giữ tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt được từ 15-25% so với GDP tuỳ thuộc và ICOR của mỗi nước.
ICOR = vốn đầu tư/mức tăng GDP
Nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư.ở các nước phát triển, ICOR thường lớn, từ 5-7 do thừa vốn, thiếu lao động, vốn được sử dụng nhiều để thay thế cho lao động, do sử dụng công nghệ hiện đại có giá trị cao. Còn ở nước chậm phát triển, ICOR thấp từ 2-3 do thiếu vốn, thừa lao động nên có thể và cần phải sử dụng lao động rẻ để thay thế vốn, do sử dụng công nghệ kém hiện đại, giá rẻ. Chỉ tiêu ICOR của mỗi nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thay đổi theo trình độ phát triển và cơ chế chính sách trong nước. Kinh nghiệm các nước cho thấy, chỉ tiêu ICOR phụ thuộc mạnh vào cơ cấu kinh tế và hiệu quả đầu tư trong các ngành, vùng lãnh thổ cũng như phụ thuộc vào hiệu quả của chính sách kinh tế nói chung. Thông thường, ICOR trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp, ICOR trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế chủ yếu do tận dụng năng lực sản xuất. Do đó, ở các nước phát triển, tỷ lệ đầu tư thấp thường dẫn đến tốc độ tăng trưởng thấp.
2.4.Đầu tư và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy con đường tất yếu có thể tăng trưởng nhanh tốc độ mong muốn (từ 9 đến 10%) là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển nhanh ở các khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đối với các ngành nông, lâm, ngư nghiệp do những hạn chế về đất đai và các khả năng sinh học, để đạt được tốc độ tăng trưởng từ 5-6% là rất khó khăn. Như vậy, chính sách đầu tư quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các quốc gia nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh tế.
Về cơ cấu lãnh thổ, đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị ... của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy những vùng khác cùng phát triển.
2..5.Đầu tư với việc tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước
công nghệ là trung tâm của công nghiệp hoá. Đầu tư là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ của nước ta hiện nay.
Theo đánh giá của các chuyên gia công nghệ, trình độ công nghệ của Việt Nam lạc hậu nhiều thế hệ so với khu vực và trên thế giới. Với trình độ công nghệ lạc hậu này, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu không đề ra được một chiến lược đầu tư phát triển công nghệ nhanh và vững chắc.
Chúng ta biết rằng có hai con đường cơ bản để có công nghệ là tự nghiên cứu phát minh ra công nghệ và nhập công nghệ từ nước ngoài. Dù là tự nghiên cứu hay nhập từ nước ngoài cần phải có vốn đầu tư. mọi phương án đổi mới công nghệ không gắn với nguồn vốn đầu tư sẽ là những phương án không khả thi.
3.Nguồn vốn đầu tư
Vốn đầu tư là tiền tích luỹ của xã hội, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, là tiền tiết kiệm của dân và vốn huy động từ các nguồn khác được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo ra tiềm lực lớn hơn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ; sinh hoạt xã hội và sinh hoạt trong mỗi gia đình.
Như vậy, hoạt động đầu tư là quá trình sử dụng vốn đầu tư nhằm duy trì tiềm lực sẵn có hoặc tạo ra tiềm lực lớn hơn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt đời sống.
Vốn đầu tư của đất nước nói chung được hình thành từ hai nguồn cơ bản: đó là vốn huy động trong nước và vốn huy động từ nước ngoài.
-Vốn đầu tư trong nước được hình thành từ các nguồn sau:
+Vốn tích luỹ từ ngân sách
+Vốn tích luỹ từ các doanh nghiệp
+Vốn tiết kiệm của dân
-Vốn huy động từ nước ngoài bao gồm vốn đầu tư trực tiếp và vốn đầu tư gián tiếp.
+Vốn đầu tư trực tiếp là vốn của các doanh nghiệp, các cá nhân người nước ngoài đầu tư sang các nước khác và trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý quá trình sử dụng và thu hồi vốn đã bỏ ra.
+Vốn đầu tư gián tiếp là vốn của các Chính phủ, tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, tư nhân người nước ngoài được thực hiện dưới các hình thức viện trợ không hoàn lại, cho vay ưu đãi với thời hạn dài và lãi suất thấp, vốn viện trợ phát triển chính thức của các nước công nghiệp phát triển (ODA), vay tư nhân với lãi suất thường
Các nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp
-Nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước.
-Nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp
-Vốn đầu tư của dân cư
+Vốn đầu tư từ bản thân nông dân
+Nguồn vốn đầu của những người sống ở đô thị vào nông thôn
+Nguồn vốn đầu tư từ kiều bào
-Nguồn vốn đầu tư nước ngoài
+Nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI)
+Nguồn vốn ODA
-Nguồn vốn tín dụng
+Nguồn vốn tín dụng từ các chương trình của Chính phủ
+Nguồn tín dụng từ các tổ chức quốc tế
.
4.Kết quả và hiệu quả của đầu tư
4.1.Kết quả của hoạt động đầu tư
Kết quả của hoạt động đầu tư được thể hiện ở khối lượng vốn đầu tư đã được thực hiện, ở các tài sản cố định được huy động hoặc năng lực sản xuất kinh doanh phục vụ tăng thêm.
4.1.1.Khối lượng vốn đầu tư thực hiện
khối lượng vốn đầu tư thực hiện bao gồm tổng số tiền đã chi để tiến hành các hoạt động của các công cuộc đầu tư, bao gồm các chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư, xây dựng nhà cửa và các cấu trúc hạ tầng, mua sắm thiết bị máy móc, để tiến hành các công tác xây dựng cơ bản và chi phí khác theo quy định của thiết kế dự toán và được ghi trong dự án đầu tư được duyệt.
4.1.2.Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm
-Tài sản cố định huy động là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập (làm ra sản phẩm, hàng hoá hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ cho xã hội đã được ghi trong dự toán đầu tư) đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng, có thể đưa vào hoạt động được ngay.
-Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất phục vụ các tài sản cố định đã được huy động và sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ theo quy định được ghi trong dự án đầu tư.
4.2.Hiệu quả của hoạt động đầu tư.
Hiệu quả của hoạt động đầu tư được xem xét trên hai góc độ là hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội.
4.2.1.Khái niệm
-Hiệu quả tài chính (Et c) của hoạt động đầu tư là mức độ đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và nâng cao đời sống của người lao động trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên cơ sở số vốn đầu tư mà cơ sở đã sử dụng so với các chu kỳ khác, các cơ sở khác hoặc so với định mức chung. Chúng ta có thể biểu diễn khái niệm này thông qua công thức sau:
Etc=các kết quả cơ sở thu được do thực hiện đầu tư / số vốn đầu tư mà cơ sở đã thực hiện để tạo ra kết quả trên
Etc được coi là có hiệu quả khi Etc >Etc0
Trong đó, Etc0 là chỉ tiêu hiệu quả tài chính định mức, hoặc của các kỳ khác mà cơ sở đã đạt được chọn làm cơ sở so sánh, hoặc của đơn vị khác đã đạt tiêu chuẩn là hiệu quả
Để phản ánh hiệu quả tài chính một cách cụ thể, chính xác người ta dùng một số chỉ tiêu: NPV, IRR, RR...
-Hiệu quả kinh tế xã hội của đầu tư là chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế xã hội thu được so với cấc đóng góp mà nền kinh tế xã hội phải bỏ ra khi thực hiện đầu tư.
Những lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng của đầu tư đối với việc thực hiện các mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế. Những sự đáp ứng này có thể được xem xét mang tính chất định tính như đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, phục vụ việc thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước, góp phần chống ô nhiễm môi trường, cải tạo môi sinh..., hoặc đo lường bằng các tính toán định lượng như mức tăng thu cho ngân sách, mức gia tăng số người có việc làm, mức tăng thu ngoại tệ.
Chi phí mà xã hội gánh chịu khi một công cuộc đầu tư được thực hiện bao gồm toàn bộ các tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất sức lao động mà xã hội dành cho đầu tư thay vì sử dụng các công việc khác trong tương lai không xa.
4.2.2.Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế- xã hội.
4.2.2.1.Các tiêu chuẩn đánh giá
Để xác định các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế- xã hội, phải dựa vào các tiêu chuẩn sau:
-Nâng cao mức sống của dân cư được thể hiện gián tiếp qua các số liệu cụ thể về mức gia tăng sản phẩm quốc dân, mức gia tăng tích luỹ vốn, mức gia tăng đầu tư, tốc độ phát triển tốc độ tăng trưởng.
-Phân phối lại thu nhập thể hiện qua sự đóng góp của công cuộc đầu tư vào việc phát triển các vùng kinh tế kém phát triển, nâng cao đời sống các tầng lớp dân cư.
-Gia tăng số lao động có việc làm
-Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ
-Các mục tiêu kế hoạch kinh tế quốc dân khác là:
+Tận dụng hay khai thác tài nguyên chưa được quan tâm hay mới phát hiện.
+Phát triển các ngành công nghiệp chủ đạo có tác dụng gây phản ứng dây chuyền thúc đẩy phát triển các ngành nghề khác.
+Phát triển kinh tế- xã hội ở các địa phương nghèo, các vùng xa xôi dân cư thưa thớt nhưng có nhiều triển vọng về tài nguyên để phát triển kinh tế.
4.2.2.2.Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế- xã hội của đầu tư ở tầm vĩ mô
-Tổng giá trị sản xuất (GO) là tổng sản phẩm vật chất và dịch vụ tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) do lao động trong các ngành của nền kinh tế quốc dân tạo ra.
GO = ồGOi (ồGOi là tổng giá trị sản xuất ngành i)
ồGOi= GDP+ồICi (ồICi là tổng giá trị trung gian ngành i)
-Tổng sản phẩm trong nước (GDP): là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng trong hệ thống chỉ tiêu quốc gia, phản ánh toàn bộ kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm) đó là giá trị gia tăng của tất cả các ngành kinh tế trong một vùng lãnh thổ hay một quốc gia.
-Chỉ tiêu số lao động có việc làm do thực hiện dự án và số lao động có việc làm tính trên một đơn vị giá trị vốn đầu tư: Số lao động có việc làm ở đây bao gồm số lao động có việc làm trực tiếp và số lao động có việc làm gián tiếp ở dự án liên đới.
-Chỉ tiêu mức giá trị gia tăng của mỗi nhóm dân cư (những người làm công ăn lương, những người có vốn hưởng lợi tức, nhà nước thu thuế...) hoặc vùng lãnh thổ.
-Chỉ tiêu ngoại hối ròng (tiết kiệm ngoại tệ): chỉ tiêu này cho biết mức độ đóng góp của dự án vào cán cân thanh toán của nền kinh tế đất nước.
-Các chỉ tiêu khả năng cạnh tranh quốc tế: Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm do dự án sản xuất ra trên thị trường quốc tế.
-Những tác động khác của dự án:
+Những ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng: sự gia tăng năng lực phục vụ của những kết cấu hạ tầng sẵn có, bổ sung năng lực phục vụ mới của kết cấu hạ tầng mới.
+Tác động đến môi trường: đây là những ảnh hưởng của các đầu vào, đầu ra của dự án đến môi trường.
+Nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất, trình độ nghề nghiệp của người lao động, trình độ quản lý của những nhà quản lý, nâng cao năng suất lao động, nâng cao thua nhập của người lao động.
+Những tác động về xã hội, chính trị và kinh tế khác (tận dụng và khai thác tài nguyên chưa được quan tâm hay mới phát hiện, tiếp nhận được công nghệ mới nhằm hoàn thiện cơ cấu sản xuất, những tác động đến các ngành, lĩnh vực khác, tạo thị trường mới, tham gia phân công lao động quốc tế, phát triển các địa phương yếu kém, các vùng xa xôi có tiềm năng về tài nguyên...)
-Ngoài ra, có thể sử dụng các chỉ tiêu sau để phân tích hiệu quả của các hoạt động đầu tư:
+Chỉ tiêu tỷ lệ GO (hay GDP) tăng thêm so với vốn đầu tư thực hiện của kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc.
Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa kết quả đầu ra (GO hay GDP tăng thêm) so với vốn đầu tư của năm đó hay thời kỳ đó).
ý nghĩa: chỉ tiêu này cho thấy một đồng vốn đầu tư thực hiện (đã thực sự đem vào sản xuất kinh doanh) sẽ tạo ra giá trị đầu ra là bao nhiêu.
+Chỉ tiêu tỷ lệ GO (hay GDP) tăng thêm so với vốn đầu tư
Chỉ tiêu này cho thấy một đồng vốn đầu tư tăng thêm làm tăng thêm được bao nhiêu giá trị đầu ra (GO hay GDP). Chỉ tiêu này lớn chứng tỏ nền kinh tế mạnh, kết quả đầu tư đạt tỷ lệ cao, tạo cơ sở vững chắc cho nền kinh tế.
+Chỉ tiêu tỷ lệ GDP/GO.
ý nghĩa: Nếu chỉ tiêu này cao điều đó thể hiện giá trị trung giam là nhỏ và giá trị gia tăng càng lớn (vì GDP= ồGOi - ồICi). Tức là hiệu quả thực sự của vốn đầu tư đem lại càng cao.
+Chỉ tiêu tình hình thực hiện vốn đầu tư: chỉ tiêu này có thể tính cho từng năm hoặc cho từng thời kỳ để phản ánh tốc độ thực hiện đầu tư. Nếu tỷ lệ này lớn chứng tỏ tình trạng tràn lan trong đầu tư được khắc phục.
II/ đầu tư phát triển Nông nghiệp
1.Vị trí của nông nghiệp trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam
Nông nghiệp là ngành sản xuất giữ vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của mọi quốc gia - cho dù quốc gia đó là nước có nền kinh tế phát triển hay đang phát triển. sở dĩ như vậy vì nông nghiệp là ngành sản xuất và cung cấp cho con người những sản phẩm tối cần thiết của cuộc sống, đó là lương thực và thực phẩm - những sản phẩm mà với trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật ngày nay, chưa một ngành nào có thể thay thế được. Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên của sự tồn tại và phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước. Các nhà kinh tế học thuộc nhiều trường phái khác nhau đều thống nhất rằng "điều kiện tiên quyết cho sự phát triển là tăng cung lương thực cho nền kinh tế , cho đời sống con người". Cácmac đã khẳng định: "con người trước hết phải có cái ăn rồi sau đó mới nói đến các hoạt động khác. ông cho rằng: "nông nghiệp là ngành cung cấp tư liệu sinh hoạt cho con người..." mà "việc sản xuất ra tư liệu sinh hoạt là điều kiện đầu tiên của sự sống của họ và của mọi lĩnh vực sản xuất nói chung..."
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người càng được nâng cao thì nhu cầu của con người về lương thực và thực phẩm cũng ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng và chủng loại. Sự tăng lên này do hai yếu tố:
-Do sự tăng lên không ngừng của dân số
-Do sự tăng lên của nhu cầu bản thân từng con người
chỉ có một nền nông nghiệp phát triển ở trình độ cao mới có hy vọng đáp ứng được những nhu cầu tăng lên thường xuyên đó.
Nông nghiệp giữ vị trí quan trọng trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào cho công nghiệp và khu vực thành thị. điều này được thể hiện chủ yếu ở các mặt sau:
Thứ nhất, nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp của các nước đang phát triển, là khu vực cung cấp lao động cho sự phát triển của công nghiệp và đô thị. Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, một mặt nó tạo ra nhu cầu rất lớn về lao động, mặt khác - nhờ đó mà năng suất lao động trong nông nghiệp không ngừng tăng lên, lực lượng lao động lại được giải phóng từ nông nghiệp ngày càng nhiều. Số này lại chuyển dịch vào công nghiệp và thành phố - nhà kinh tế học Lewis coi đây là quá trình tạo ra tiết kiệm, thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, việc chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang khu vực công nghiệp còn khắc phục được tình trạng lạc hậu về kinh tế - đây là một xu hướng có tính quy luật của mọi quốc gia trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp như thế nào đó là bài toán mỗi quốc gia phải nghiên cứu để giải quyết cho phù hợp với điều kiện cụ thể của quốc gia mình.
Thứ hai, nông nghiệp là khu vực cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn và quý báu cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị của sản phẩm nông nghiệp được nâng lên nhiều lần. Điều này vừa góp phần tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm, vừa tăng thu nhập cho người lao động và tăng nguồn tài chính cho quốc gia.
Nông nghiệp và nông thôn là thị trường tiêu thụ rộng lớn của công nghiệp.ở hầu hết các nước đang phát triển, sản phẩm nông nghiệp bao gồm tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, chủ yếu dựa vào thị trường trong nước mà trước hết là khu vực nông nghiệp và nông thôn. sự thay đổi về cầu trong khu vực nông nghiệp và nông thôn sẽ có tác động trực tiếp đến sản xuất ở khu vực phi nông nghiệp. Phát triển mạnh nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho dân cư nông thôn, từ đó tăng sức mua của khu vực nông thôn là điều kiện hết sức quan trọng làm tăng nhu cầu đối với các sản phẩm công nghiệp - tạo điều kiện thuận lợi cho công nghiệp phát triển nhanh và ổn định.
Nông nghiệp giữ vị trí khá quan trọng trong việc sản xuất và xuất khẩu sản phẩm trên thị trường thế giới. đối với những nước có lợi thế về đất đai, thời tiết, khí hậu thì sản phẩm nông nghiệp có khả năng cạnh tranh lớn trên thị trường thế giới - đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Nông nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn đối với sự phát triển bền vững của môi trường. Nếu nông nghiệp sử dụng quá nhiều hoá chất, nhất là phân hoá học, thuốc trừ sâu... sẽ làm ô nhiễm đất và nguồn nước, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người. Vì thế, trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, cần phải tìm những giải pháp để duy trì và tạo ra sự phát triển bền vững của môi trường.
Ngoài ra, phát triển nông nghiệp gắn liền với kinh tế nông thôn là cơ sở quan trọng để bảo đảm ổn định chính trị, xã hội, phát triển kinh tế bền vững, củng cố và tăng cường quốc phòng an ninh.
Nhận thức được vai trò to lớn của ngành nông nghiệp, trong những năm cuối của thế kỷ XX, ở hầu hết các nước, sự phát triển nông nghiệp nông thôn ngày càng được chú ý hơn và trở thành chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. ở nước ta, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định rõ nông nghiệp nông thôn có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống các ngành kinh tế quốc dân. ngay từ khi đất nước thống nhất, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (1976) đã khẳng định: "...ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước trở thành một cơ cấu công - nông nghiệp". Vai trò của nông nghiệp tiếp tục được khẳng định qua các kỳ Đại hội V (1981), Đại hội VI (1986), Đại hội VII (1991), Đại hội VIII (1996), và với kỳ đại hội IX (2001) có ý nghĩa hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội đất nước những năm đầu thế kỷ XXI, Đảng ta tiếp tục khẳng định con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội của nước ta là con đường duy nhất đúng với "Chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp", và nông nghiệp nông thôn vẫn tiếp tục được ưu tiên đầu tư phát triển: "Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn theo định hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hoá lớn"...
Trên thực tế ở Việt Nam, có 80% dân số sống ở nông thôn, hơn 70% lực lượng lao động toàn xã hội làm việc ở khu vực này (trong đó có 63,11% lao động làm việc ở khu vực nông - lâm nghiệp - vào thời điểm năm 2000). Ngành nông nghiệp Việt Nam cung cấp xấp xỉ 1/4 GDP của đất nước, tạo ra trên 1/3 kim ngạch xuất khẩu. Mặc dù tỷ trọng của ngành đã giảm dần do các hộ nông dân tiếp tục đa dạng hoá sản xuất sản phẩm của mình, nhưng gạo vẫn chiếm gần 1/2 tổng giá trị sản lượng nông nghiệp. Các loại cây lương thực khác chiếm 15%, cây công nghiệp chiếm 16%, chăn nuôi chiếm 17%. Sản lượng nông nghiệp đạt mức cao kỷ lục vào năm 1998 và 1999 với tổng sản lượng lương thực tăng 2 triệu tấn mỗi năm, đạt 34 triệu tấn quy thóc vào năm 1999. Việt Nam đã chuyển từ một nước nhập khẩu lương thực vào giữa những năm 80 sang trở thành một nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới (sau Thái Lan). Xuất khẩu gạo đã tăng từ 1,4 triệu tấn năm 1989 lên 4,5 triệu tấn năm 1999.
Mặc dù nền kinh tế quốc dân chững lại gần đây nhưng ngành nông nghiệp vẫn đang hoạt động tốt. Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm trong vòng 5 năm qua là khoảng 4-5%, được tiếp sức bởi việc đa dạng hoá sang những cây trồng có giá trị gia tăng cao do có những thế mạnh về khí hậu, đất đai, lao động rẻ, chi phí cơ hội thấp như cà phê, hạt điều, cao su, gạo... Do vậy, thu nhập nông nghiệp tăng 61% từ năm1993 đến năm 1998, đã trở thành nguồn giảm nghèo chính ở nông thôn.
Chính phủ Việt Nam nhận thức vai trò quan trọng của nông nghiệp trong sự phát triển bền vững của đất nước và là động lực để giảm nghèo và tăng thu nhập trên cơ sở rộng rãi. đặc biệt, Chính phủ coi chế biến nông sản và các hoạt động dịch vụ phi nông nghiệp ở nông thôn là phương tiện để đạt được các mục tiêu phát triển dài hạn.
2.Những đặc điểm nông nghiệp
2.1.Đặc điểm chung
Sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm riêng mà các ngành sản xuất khác không thể có được, đó là:
1> Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên một địa bàn rộng lớn, phức tạp và còn lệ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt.
Có thể nói ở đâu có đất đai và lao động thì ở đó có thể tiến hành sản xuất nông nghiệp.ở mỗi vùng, mỗi quốc gia có điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu và thuỷ văn rất khác nhau. Lịch sử hình thành các loại đất, quá trình đầu tư, khai thác và sử dụng đất cũng khác nhau. Vì thế, sản xuất nông nghiệp diễn ra trên từng địa bàn cụ thể không thể nào giống nhau.
Đặc điểm này đòi hỏi trong quá trình tổ chức chỉ đạo sản xuất nông nghiệp cần hết sức lưu ý các vấn đề sau:
-Tổ chức tốt điều tra các nguồn tài nguyên nông nghiệp của đất nước cũng như mỗi vùng để có sự quy hoạch, bố trí các loại cây trồng, các con vật nuôi thích hợp.
-Việc xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phải được tiến hành phù hợp với đặc điểm sinh học của từng loại cây trồng, từng con vật nuôi, cũng như phải phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế cụ thể của mỗi vùng.
-Cần có chính sách phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng khu vực nhất định. đặc biệt là chính sách ruộng đất, chính sách đầu tư và chính sách thuế.
2>Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được.
Đất đai là điều kiện cần thiết cho tất cả các ngành sản xuất, nhưng nội dung kinh tế của nó lại rất khác nhau. Trong công nghiệp và các ngành kinh tế khác, đất đai chỉ là nền móng để xây dựng các công xưởng, trụ sở phục vụ cho việc sản xuất - kinh doanh. Trái lại, trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, không thể thay thế được và nó là loại tư liệu sản xuất đặc biệt vì nó hạn chế về mặt diện tích, cố định về mặt vị trí và sức sản xuất của nó không có giới hạn. chính vì vậy, cần phải tích cực mở rộng diện tích đất nông nghiệp bằng khai hoang, tăng vụ. Đẩy mạnh đầu tư chiều sâu, thâm canh sản xuất - coi thâm canh là con đường chủ yếu phát triển sản xuất nông nghiệp.
3>Sản xuất nông nghiệp gắn liền với cơ chế sống
Cây trồng và vật nuôi -đối tượng sản xuất của nông nghiệp là những cơ thể sống, chúng sinh trưởng và phát triển theo những quy luật sinh học nhất định. Là ._.cơ thể sống do đó chúng rất nhạy cảm với môi trường tự nhiên; mỗi sự thay đổi về thời tiết, khí hậu, về sự chăm sóc của con người đều tác động trực tiếp đến quá trình phát sinh và phát triển của chúng, và đương nhiên là ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của sản xuất.
Các cây trồng và con vật nuôi với tư cách là tư liệu sản xuất đặc biệt, được tái sản xuất trong bản thân nông nghiệp bằng cách sử dụng trực tiếp sản phẩm thu được ở chu trình sản xuất trước làm tư liệu sản xuất cho chu trình sản xuất sau. Bởi vậy, để đảm bảo chất lượng giống cây trồng và con vật nuôi ngày càng tốt hơn đòi hỏi phải tập trung đầu tư chọn lọc và nghiên cứu các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện cụ thể của từng vùng sinh thái.
4>Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ cao
Sự không trùng khớp giữa thời gian lao động và thời gian sản xuất đã đẻ ra tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp. Để giảm bớt tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp cần lưu ý các vấn đề: Thực hiện chuyên môn hoá sản xuất kết hợp với phát triển tổng hợp; tạo ra các giống cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn để có thể làm nhiều vụ trong năm; mở mang các ngành nghề, các hoạt động sản xuất kinh doanh khác trong nông thôn để thu hút lao động; bố trí cơ cấu cây trồng, con vật nuôi hợp lý để sử dụng tối đa lực lượng lao động và sử dụng có hiệu quả các loại vật tư kỹ thuật.
2.2.Đặc điểm của nông nghiệp Việt Nam
Ngoài những đặc điểm trên, nông nghiệp Việt Nam còn có những đặc điểm sau:
2.2.1.Nông nghiệp Việt Nam là một nền nông nghiệp lạc hậu
Đến nay, nhiều nước đã có nền nông nghiệp phát triển ở trình độ cao, mọi hoạt động trong sản xuất nông nghiệp đã được cơ giới hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, hoá học hoá. Trong khi đó, nông nghiệp nước ta đang ở trình độ rất thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật của nông nghiệp lạc hậu; lao động đại bộ phận tập trung trong nông nghiệp; sản xuất nông nghiệp còn mang tính tự cấp tự túc; thu nhập nông dân thấp, đời sống mọi mặt của họ còn hết sức khó khăn.
2.2.2.Nền nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới có pha trộn tính chất ôn đới, nhất là ở miền Bắc
Đặc điểm này đem lại cho nông nghiệp nước ta một số thuận lợi khá cơ bản:
-Chúng ta có nguồn nước phong phú, nguồn ánh sáng dư thừa nhờ đó có thể tiến hành sản xuất nông nghiệp quanh năm.
-Tập đoàn cây trồng và con vật nuôi của ta phong phú đa dạng (cả nhiệt đới và ôn đới), nhờ đó rất có điều kiện sản xuất những nông sản có giá trị kinh tế cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, đặc điểm này cũng mang lại cho nông nghiệp nước ta những khó khăn không nhỏ, đó là thường xuyên bị sâu bệnh phá hoại. Ngoài ra, bình quân đất nông nghiệp trên một đầu người của nước ta thấp cũng là một khó khăn đáng kể.
Bởi thế, trong quá trình phát triển nền nông nghiệp nước nhà theo hướng sản xuất hàng hoá, hiện đại, chúng ta tìm cách phát huy cao độ những mặt thuận lợi và hạn chế đến mức tối đa những mặt khó khăn của nó, bảo đảm cho nông nghiệp nước ta có sự phát triển nhanh và vững chắc.
3.Điều kiện để đầu tư phát triển nông nghiệp
Xuất phát từ đặc điểm của nền sản xuất nông nghiệp - chúng ta thấy rằng để sản xuất nông nghiệp phát triển một cách nhanh chóng và bền vững thì cần phải có những điều kiện sau:
3.1.Điều kiện tự nhiên
Nông nghiệp là lĩnh vực sản xuất có những nét đặc thù, là ngành gắn với đối tượng là sinh vật (cây trồng và vật nuôi), bị chi phối bởi quy luật sinh học, điều kiện ngoại cảnh (đất đai, thời tiết, khí hậu). Chính vì vậy, sự sản xuất nông nghiệp phát triển trước hết phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên. Mỗi một loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng điều kiện tự nhiên nhất định. Nắm bắt được vấn đề này để người nông dân lựa chọn loại cây trồng, vật nuôi thích hợp với điều kiện tự nhiên nơi mình sản xuất.
3.2.Nhân tố thị trường
Thị trường là một yếu tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Bởi vì, thị trường là đầu ra và cũng là đầu vào của quá trình sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, thị trường còn có chức năng hướng dẫn người sản xuất thông qua hệ thống thông tin, quảng cáo về nhu cầu người tiêu dùng đối với các mặt hàng nông sản, giá cả và khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường -từ đó khuyến khích người lao động nông nghiệp sản xuất ra nhiều nông sản hàng hoá với chất lượng ngày càng tốt hơn, chủng loại ngày càng phong phú hơn. Một thị trường thông thoáng thì sản xuất ngày càng có điều kiện phát triển nhanh.
3.3.Vốn và sử dụng vốn
Vốn là điều kiện cần thiết và không thể thiếu được để thực hiện quá trình sản xuất nông nghiệp. Do đặc điểm đặc thù của ngành (là ngành sản xuất sinh học, phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên), vốn có vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, để đầu tư vốn cho nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao thì phải nắm chắc các đặc điểm hoạt động của vốn, các hình thức đầu tư vốn cho nông nghiệp. Cũng giống như vai trò hoạt động của vốn, đặc điểm hoạt động của vốn và các hình thức đầu tư vốn chịu sự chi phối rất lớn bởi các đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
3.4.áp dụng rộng rãi tiến bộ Khoa học kỹ thuật
Những kết quả của cuộc cách mạng Khoa học kỹ thuật mang lại nhằm thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của cơ sở vật chất kỹ thuật. Chính vì vậy, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa rất to lớn:
-Nó quyết định trực tiếp sự nhảy vọt về năng suất cây trồng, năng suất sản phẩm gia súc, năng suất ruộng đất và năng suất lao động nông nghiệp.
-Nó thúc đẩy quá trình phân công lao động và chuyên môn hoá sản xuất. Trên cơ sở đó, sự hiệp tác lao động, sự kết hợp xã hội trong quá trình lao động sản xuất cũng như quá trình trao đổi được diễn ra với quy mô ngày càng to lớn hơn. Đó là cơ sở khách quan đòi hỏi không ngừng xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất với quy mô và phạm vi rộng lớn hơn và hình thức quản lý phức tạp hơn.
-Nó cải tạo triệt để tâm lý và tập quán sản xuất của nông dân
Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật vẫn diễn ra nhanh chóng trên thế giới. Vì vậy, để đưa nền nông nghiệp đất nước phát triển bắt kịp với nhịp độ tăng trưởng của thế giới đòi hỏi phải áp dụng rộng rãi tiến bộ khoa học kỹ thuật.
3.5.Hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước
Hệ thống các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước có một vai trò vô cùng to lớn với chức năng điều tiết của việc quản lý Nhà nước đối với nông nghiệp, thúc đẩy hữu hiệu nền nông nghiệp hàng hoá nhiều thành phần phát triển theo đúng định hướng. Bất kỳ một nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá nào cũng lấy thị trường làm chỗ dựa. Việc kinh doanh nông nghiệp chịu sự tác động của các quy luật của thị trường cả về mặt tích cực cũng như tiêu cực. Các chính sách kinh tế có khả năng hạn chế mặt tiêu cực của thị trường bằng cách kích thích những người kinh doanh nông nghiệp hoạt động theo hướng đã đề ra không những vì lợi ích của toàn bộ nền kinh tế quốc đân mà còn vì lợi ích thiết thân đối với họ. Vì vậy, Nhà nước phải thực hiện hàng loạt chính sách kinh tế để thực thi có hiệu quả việc quản lý Nhà nước đối với nông nghiệp. Đó là điều vô cùng quan trọng không thể thiếu được đối với bất kỳ chế độ xã hội nào.
3.6.Mở rộng thị trường quốc tế theo hướng kinh tế mở
Quan hệ trao đổi các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường quốc tế là một bộ phận cấu thành không thể thiếu được của quan hệ quốc tế nói chung và có tính chất sống còn của mỗi quốc gia. Bởi vì chỉ có thông qua thị trường quốc tế mới có thể mở rộng khả năng tiêu thụ và tiêu dùng của mỗi nước về các loại nông sản phẩm, mới có thể cho phép một nước tiêu thụ và tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp với số lượng nhiều hơn mức có thể tiêu thụ và tiêu dùng so với khả năng sản xuất của nước đó trong nền sản xuất tự cấp tự túc.
Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, sự phát triển tiềm lực xuất khẩu nói chung, xuất khẩu nông sản nói riêng được coi là xung lực mạnh để làm tăng trưởng nhanh nền kinh tế, tăng thu nhập quốc dân, sử dụng tính hơn hẳn của phân công lao động quốc tế, bù đắp những chi phí sản xuất và công sức đầu tư vào lĩnh vực này. Phải sử dụng xuất khẩu để đẩy nhanh sự phát triển, là công cụ đáng tin cậy để vươn ra giới hạn tiến bộ của thế giới.
4.Kinh nghiệm một số nước về đầu tư cho nông nghiệp
Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất giữ vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của mọi quốc gia trên thế giới bất kể nước đó thuộc nước phát triển hay kém phát triển. Chính vì vậy, để đưa đất nước phát triển một cách vững chắc thì cần phải đầu tư vào nông nghiệp. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới cho thấy, mặc dù phương thức đầu tư vào nông nghiệp rất đa dạng song để có được thành công trong sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng thì sự điều chỉnh chính sách đầu tư cho nông nghiệp đặc biệt quan trọng.
ở Inđonesia, trừ một khối lượng nhỏ phần tổng hợp còn tất cả phân hoá học đều được lưu thông qua tổ chức kinh doanh độc quyền Nhà nước (gọi là Pusri- thành lập năm 1979) Pusri nhận phân bón từ các nhà máy sản xuất trong nước cũng như nhập khẩu, sau chuyển về tỉnh bán và bán cho các nhà buôn. việc điều hoà lương thực ở Inđonesia được giao cho cơ quan hậu cần lương thực (được gọi là Bulog). Bulog được giao nhiệm vụ ổn định giá cả, bảo vệ lợi ích của nông dân và người tiêu dùng. Bulog quy định giá sàn và giá trần thống nhất trên phạm vi cả nước theo hướng khuyến khích lúa gạo để đảm bảo an toàn lương thực quốc gia. Phần lỗ của các Bulog do Nhà nước bù, trích từ ngân sách đầu tư cho nông nghiệp. Bên cạnh đó, ở Inđônêsia còn quan tâm đến đầu tư cho nghiên cứu, triển khai mời chuyên gia đến trao đổi kinh nghiệm, nhập nội các giống tốt và công nghệ tiên tiến, hình thành ban khuyến nông -năm 1988 có 20.000 cán bộ khuyến nông và cứ 817 hộ thì có 1 cán bộ khuyến nông, các khoản chi cho công tác khuyến nông chiếm 21% tổng ngân sách chi hàng năm của Bộ Nông nghiệp.
ở Thái Lan, để khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, Chính phủ rất quan tâm đến bù giá vật tư nông nghiệp. Mỗi năm, nước này sử dụng khoảng 2,1 triệu tấn phân hoá học trong sản xuất nông nghiệp, trong đó 27% qua khu vực công cộng, 73% qua kênh tư nhân. Hiện nay, tất cả các mặt hàng do nông dân sản xuất ra đều được miễn thuế. Chủ trương này nhằm tạo điều kiện nâng cao mức sống của nông dân, hạn chế dòng người đang bỏ nông thôn ra thành thị. Ngay đối với xuất khẩu gạo cũng không phải chịu thuế xuất khẩu nhằm tạo cho gạo Thái Lan có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới (Thái Lan hiện là nước đứng đầu về xuất khẩu gạo). ngoài ra, hàng năm Vụ khuyến nông thuộc Bộ nông nghiệp sử dụng 1.358 triệu bạt (54 triệu USD) cho công tác khuyến nông.
Trung Quốc là nước nông nghiệp lớn, sau thời kỳ "Cách mạng văn hoá", "công xã nhân dân" nước này bước vào thời kỳ cải cách và mở cửa. Một trong những thành tựu đáng ghi nhận của Trung Quốc là phát triển công nghiệp hương trấn, thực hiện "Li nông bất ly hương", chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, từ đó tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra chính sách đầu tư rất hợp lý, một mặt tăng đầu tư cho công nghiệp nông thôn, mặt khác tăng vốn đầu tư trực tiếp cho nông nghiệp để tạo ra những tiền đề vật chất cho việc tăng trưởng. Ngoài nguồn vốn trong nước, Nhà nước Trung Quốc còn dành các nguồn vốn vay nước ngoài để đầu tư cho nông nghiệp. Tính từ năm 1980 đến 1986 số vốn này đã lên tới 164 triệu USD. Từ năm 1989, Trung Quốc dành 1/4 số tiền của Ngân hàng Thế giới cho vay để đầu tư cho nông nghiệp, trước hết là để xây dựng công trình thuỷ lợi, mở rộng sản xuất lương thực, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, nghiên cứu và ứng dụng giống cây, con mới vào sản xuất nhất là lúa, ngô, bông.
ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ như Canađa,Mỹ, Pháp, Phần Lan, CHLB Đức...tuy nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong GDP nhưng vẫn được quan tâm đầu tư thoả đáng về vốn và kỹ thuật.
Chính phủ Mĩ đặc biệt quan tâm đầu tư cho nông nghiệp qua việc nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trong năm 1984, Chính phủ Mĩ đã đầu tư 40,5 triệu USD cho lĩnh vực này. Tính từ năm 1966 đến năm 1985, đầu tư cho khoa học kỹ thuật nông nghiệp tăng từ 560 triệu USD lên 2.248 triệu USD và đó chính là điều kiện vật chất để đưa năng suất lao động nông nghiệp nước này đứng hàng đầu thế giới trong nhiều năm. Hiện nay, một lao động nông nghiệp ở Mĩ sản xuất đủ lương thực, thực phẩm nuôi sống trên 60 người trong năm.
Chương II
Thực trạng đầu tư phát triển
nông nghiệp tỉnh Nghệ An
I.Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội tỉnh Nghệ An
1.Vị trí địa lý
Tỉnh Nghệ An nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, trên tuyến giao lưu kinh tế- xã hội bắc nam, phía tây giáp CHDNND Lào, phía nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, phía đông giáp biển Đông. Có toạ độ địa lý 18033'- 20001' vĩ độ Bắc, 103052'-105048' kinh độ Đông. Chiều dài lớn nhất từ Bắc vào Nam khoảng 132 km, chiều rộng lớn nhất từ đông sang tây khoảng 200 km.
Nghệ An có diện tích tự nhiên 16.487 km2, dân số tính đến năm 2005 là 3.506.000 người. Về diện tích và dân số đứng thứ 3 trong cả nước. Có các vùng ven biển, đồng bằng, trung du, miền núi thấp, miền núi cao là điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp toàn diện.
Nghệ An có mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường không tiện lợi và quan trọng, tạo thế mạnh trong giao lưu, phát triển kinh tế- văn hoá- xã hội của tỉnh.
Phía đông có bờ biển dài 82 km và 6 cửa sông là một thuận lợi để xây dựng và phát triển kinh tế biển và kinh tế đối ngoại trong giai đoạn mới
Phía tây giáp nước CHDCND Lào, với đường biên giới 419 km. Hai nước đã có lịch sử đoàn kết và hữu nghị lâu đời, là điều kiện thuận lợi để mở rộng hợp tác quốc tế và khai thác tiềm năng phát triển của nước bạn Lào.
Các dòng sông hẹp và dốc chẳng những không thuận lợi cho phát triển vân tải thuỷ mà còn hạn chế khả năng điều hoà nguồn nước mặt trong mùa phục vụ cho sản xuất nông -lâm nghiệp. Vùng đồng bằng có diện tích nhỏ, xen kẽ đồi núi hạn chế việc mở rộng diện tích canh tác nông nghiệp.
Về khí hậu, nằm trong vùng có nhiều đặc thù phân dị rõ rệt trên toàn lãnh thổ và theo các mùa, tạo điều kiện cho nhiều loại cây trồng phát triển, song khí hậu có phần khắc nghiệt, đặc biệt là lũ lụt, bão và gió tây nam.
Nghệ An có 19 huyện, thành phố, thị xã. Huyện có diện tích lớn nhất là Tương Dương 306.000 ha. Thành phố Vinh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh, ở vị trí trung độ giữa hai thành phố lớn là Thủ đô Hà Nội và thành phố Huế. Thị xã Cửa lò cách Vinh 25 km là đô thị du lịch và kinh tế biển.
Tài nguyên thiên nhiên: Nghệ An là một trong những tỉnh có nguồn tài nguyên phong phú nhất nước ta: có rừng, có biển và những mỏ khoáng sản có chất lượng cao và quý hiếm. Tuy nhiên, có thể nói tài nguyên đất ở đây là một trong những lý do tạo cho vùng đất này có một nét đặc trưng là một tỉnh nông nghiệp thuần tuý
Theo số liệu tổng kiểm kê quỹ đất năm 2004, đã được UBND tỉnh phê duyệt, ta có:
Biểu 1.1: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Nghệ An năm 2004
Loại đất
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
Tổng diện tích tự nhiên
1.648.729
100
1.Đất nông nghiệp
195.944,4
11,80
-Đất cây hàng năm
142.333,5
+Đất lúa
98.987.0
-Đất cây lâu năm
12.400,88
2.Đất Lâm nghiệp
684.398,3
41,57
3.Đất chuyên dùng
59.221,08
3,59
4.Đất ở
14.893,51
0,90
5.Đất chưa sử dụng
693.166,46
42,04
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An)
Theo nguồn gốc phát sinh, có thể phân đất đai Nghệ An thành 2 nhóm chính: Đất thuỷ thành và đất địa thành.
Đất thuỷ thành:247.774 ha chiếm gần 16% diện tích thổ nhưỡng toàn tỉnh; đất này phân bố tập trung chủ yếu ở các huyện đồng bằng ven biển và bao gồm 4 nhóm đất: Đất phù sa, đất mặn, đất nâu vàng, đất lúa vùng đồi núi. Chiếm vị trí quan trọng trong số này là đất phù sa có 189.000 ha; đất phù sa bao gồm 2 loại chính sau:
Đất cát biển: 21.400 ha (tập trung ở vùng ven biển) đất có thành phần giới thô, không có kết cấu, dung tích hấp thụ thấp. Các chất dinh dưỡng như mùn, đạm, lân đều nghèo, kali tổng số cao nhưng kali trao đổi thấp. đây là loại đất thích hợp cho cây trồng hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày... lúc sử dụng cần hết sức chú ý phát triển cây họ đậu, cây phân xanh, triệt để áp dụng phương thức xen canh, gối vụ.
Đất phù sa thích hợp với cây lúa nước và màu: Đất phù sa được bồi hàng năm, đất phù sa không được bồi, đất phù sa có sản phẩm Feralit. Nhóm này có diện tích khoảng 144.500 ha, trong đó đất phù sa không được bồi hàng năm khoảng 60%. Nhìn chung, so với đất sông Hồng và phù sa đất Cửu Long thì đất phù sa ở Nghệ An có chất lượng kém hơn nhiều: đất thường bị chia cắt mạnh, nghiêng dốc và lồi lõm, quá trình rửa trôi diễn ra liên tục cả về bề mặt và chiều sâu, độ dày tầng canh tác mỏng, dung tích hấp thụ thấp. Đất thường chua, các chất dinh dưỡng nói chung là nghèo, đặc biệt là lân (riêng phù sa được bồi đắp hàng năm giàu dinh dưỡng hơn, nhưng sản xuất còn bấp bênh do hàng năm bị sói lở, ngập lụt theo mùa).
Đất phù sa chủ yếu tập trung ở đồng bằng, đây là địa bàn sản xuất lương thực chính của tỉnh, với ưu thế là chủ động tưới tiêu hơn so với vùng khác. Phần lớn trong nhóm đất này là diện tích trồng lúa nước (75.000 ha). Các dải đất, bãi bồi ven sông và đất phù sa cũ có địa hình cao thường trồng cây hoa màu lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày.
Đất địa thành: 1.324.892 ha chiếm 84% diện tích thổ nhưỡng. Đất này tập trung chủ yếu ở vùng núi (74,2%) và bao gồm các đất sau: đất Feralit đỏ vàng vùng đồi; đất sói mòn trơ sỏi đá; đất đen; đất Feralits đỏ vàng trên núi thấp; đất mùn vàng; đất mùn trên núi cao.
Tóm lại: Nghệ An nằm vào vị trí địa lý thuận lợi có nguồn tài nguyên đa dạng đảm bảo phát triển một nền kinh tế toàn diện. Trong những nguồn lực tự nhiên đó thì đất đai và khí hậu là nguồn lực cơ bản, tạo cho Nghệ An một tập đoàn sinh vật phong phú, phát triển nhanh. Đặc biệt Nghệ An có thể phát triển mạnh một số cây công nghiệp đặc thù như: chè, cao su, cà phê, mía, lạc, vừng và cây ăn quả. Tuy nhiên điều kiện tự nhiên của Nghệ An cũng còn có những hạn chế thách thức không nhỏ. Bên cạnh sự phong phú của thiên nhiên, Nghệ An lại thiếu một nguồn lực cơ bản, với số lượng và ý nghĩa kinh tế lớn để tạo cho Nghệ An có ngành kinh tế mũi nhọn mang tính đột phá, làm cơ sở phát huy thế mạnh của các ngành kinh tế khác trong tỉnh. Khí hậu Nghệ An đã tạo ra cho tỉnh điều kiện để phát triển một số cây trồng có giá trị kinh tế cao, nhưng lại bị phân dị phức tạp, nhiều khi gây khó khăn và thiệt hại cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
2.Thực trạng phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 1996-2005
Nhờ có đường lối đổi mới của Đảng, trong 10 năm qua Tỉnh uỷ và UBND tỉnh đã cụ thể hoá bằng nhiều Nghị quyết và cơ chế chính sách để phát triển kinh tế- xã hội thời kỳ 1996-2004, cùng với toàn Đảng toàn dân có quyết tâm cao, khắc phục khó khăn, ưu tiên cho đầu tư phát triển Nông -Lâm -Ngư nghiệp, dịch vụ và kết cấu hạ tầng; sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh sâu sát và có hiệu quả nên đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh; được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp bộ, ngành trung ương và các tổ chức quốc tế trong việc thu hút nguồn lực phát triển của thời kỳ 1996-2004; khí hậu thời tiết trong 10 năm qua không có đột biến xấu là điều kiện thuận lợi cho phát triến sản xuất đặc biệt là sản xuất Nông -Lâm -Ngư nghiệp. Nên kinh tế trong 10 năm đổi mới có bước phát triển khá.
+Tốc độ tăng bình quân GDP (1996-2004) là 8%
Trong đó: giai đoạn 1996-2000 là 8,7%
Giai đoạn 2001-2004 là 7,27%, -Tổng sản phẩm trong tỉnh GDP tăng từ 2926,6 tỷ đồng năm 1995 lên 4448,6 tỷ đồng năm 2000 và 6317,9 tỷ đồng năm 2004, đưa mức bình quân GDP đầu người tăng từ 151,5 USD năm 1995 lên 207 USD năm 2000 và 281 USD năm 2004.(Mức thu nhập bình quân năm 2000 bằng 75% mức bình quân chung cả nước; trong khi đó năm 1996 mức thu nhập bình quân của cả tỉnh chỉ bằng 60% mức bình quân chung của cả nước)
-Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm dần tỷ trọng Nông - Lâm - Ngư nghiệp, tăng tỷ trọng Công nghiệp - xây dựng và các ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế.
+Nông - Lâm - Ngư nghiệp giảm từ 60,9% năm 1990 xuống 49,09% năm 1996 và 44,27% năm 2004.
+Công nghiệp - Xây dựng tăng từ 12,2% năm 1990 lên 14,23% năm 1996 và 18,62% năm 2004.
+Dịch vụ tăng từ 26,89% năm1990 lên 36,68% năm 1996 và 37,10% năm 2004.
Biểu 1.2: Một số chỉ tiêu kinh tế- xã hội thực hiện 10 năm
Các chỉ tiêu
Đơn vị
Thực hiện qua các năm mốc
Tốc độ phát triển bình quân các thời kỳ
1990
1996
2004
10 năm
1996-2004
5 năm
1996-2000
5 năm
2000-2004
1.Dân số trung bình
1000 người
2498,2
2715,0
2906,0
1,52
1,68
1,37
2.GDP (giá 1994)
Tỷ đồng
2927,0
4448,6
6317,9
8,00
8,73
7,27
Nông-Lâm- Ngư
"
1671,0
2156,8
2793,3
5,27
5,24
5,31
Công nghiệp-XD
"
383,0
644,7
1203,7
12,13
10,98
13,3
Dịch vụ
"
873,0
1647,1
2320,9
10,27
13,54
7,10
3.GDP (giá thực tế)
Tỷ đồng
1004,7
5087,5
7935,6
Nông-Lâm- Ngư
"
611,9
2497,2
3513,2
Công nghiệp- XD
"
122,6
724,0
1477,7
Dịch vụ
"
270,2
1866,3
2944,7
4.Cơ cấu kinh tế
%
100
100
100
Nông-Lâm- Ngư
"
60,90
49,09
44,27
Công nghiệp- XD
"
12,21
14, 23
18, 62
Dịch vụ
"
26, 89
36, 68
37,11
5.GDP bình quân đầu người (theo giá 1994)
1000 đồng
1171,6
1638,5
2174,1
-Theo USD
USD
148,0
207,0
281,0
6.Thu NS trên địa bàn
Tỷ đồng
371,2
379,4
-Tỷ lệ so với GDP
%
7,3
4, 8
7.Tổng kim ngạch XK
Triệu USD
2, 2
21, 1
27
8.Tỷ lệ hộ đói nghèo
%
36, 0
19, 0
(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An thời kỳ 1996 - 2010 -Sở kế hoạch và Đầu tư Nghệ An)
Nguồn nhân lực
1,Dân số: Nghệ An tính đến năm 2004 có 3.506.000 người (trong đó nữ chiếm 51%). Trên 85% dân số là dân tộc kinh, 15% dân tộc thiểu số (có 6 dân tộc thiểu số là: Thái, HơMông, Khơmú, Thổ, Ơđu, Vân kiều).
2,Lao động:
Tổng lao động trong độ tuổi có:1.430.000 người chiếm 49,2% dân số.
Trong đó: lao động có việc làm thường xuyên: 1..317.000 người (chiếm 92,1% tổng số lao động trong độ tuổi)
Phân theo ngành kinh tế như sau:
-Lao động Nông Lâm Ngư nghiệp: 932.436 người chiếm 70,8%, riêng Nông nghiệp chiếm 64,300%
-Lao động Công nghiệp - xây dựng: 155.400 người chiếm 11,8%
-Lao động dịch vụ- thương mại: 229.164 người chiếm 17,4%
Lao động thiếu việc làm thường xuyên: 113.000 người (chiếm 7,9% tổng số lao động trong độ tuổi)
* Chất lượng lao động năm 2004:
+Tổng số lao động qua đào tạo: 249.820 người (chiếm 18,9% so với tổng số lao động có việc làm thường xuyên
+Tổng số lao động phổ thông:1.067.180 người (chiếm 81,1% so với tổng số lao động có việc làm thường xuyên)
Với số lượng và tỷ lệ lao động qua đào tạo trên chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Do đó, cần được đặc biệt quan tâm đến việc phát triển nguồn nhân lực trên cơ sở ưu tiên đào tạo hợp lý lao động có trình độ kỹ thuật trong các ngành kinh tế- xã hội trong thời kỳ đổi mới, nhằm đưa Nghệ An mau chóng thoát khỏi tỉnh nghèo, tụt hậu về kinh tế, từng bước nâng cao đời sống dân cư và trình độ dân trí.
Những mặt còn yếu kém:
-Tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm so với tiềm năng và yêu cầu phát triển (Đặc biệt là thời kỳ 1996-2000). Nhiều mục tiêu quy hoạch và mục tiêu của Đại hội tỉnh Đảng bộ khoá 14 đề ra về phát triển kinh tế- xã hội đạt thấp, GDP bình quân đầu người năm 2000 mới bằng 75% mức bình quân cả nước.
-Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp còn chiếm tỷ trọng thấp trong GDP (năm 2000 giá trị GDP ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt759,7 tỷ /7935,6 tỷ đồng, chiếm 9,6% tổng GDP của tỉnh theo giá thực tế). Chất lượng sản phẩm còn thấp, khó cạnh tranh trên thị trường, tiêu thụ chậm, hiệu quả kinh doanh đạt thấp, sức mua của thị trường nội tỉnh còn hạn chế. Các doanh nghiệp Nhà nước chưa giữ được vai trò tổ chức và định hướng thị trường, nhiều doanh nghiệp Nhà nước còn kinh doanh thua lỗ kéo dài để lại gánh nặng ngân sách tỉnh.
-Kinh tế đối ngoại và xuất nhập khẩu, tuy có tiến bộ, song vẫn là tỉnh yếu kém. Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài còn ít, đến nay mới có 9 dự án liên doanh với nước ngoài, quy mô dự án không lớn (trừ dự án liên doanh mía đường NAT&L, tổng vốn đầu tư 90 triệu USD, công suất 6.000 tấn mía/ngày và 80.000 tấn đường/năm).
-Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt thấp (bình quân đầu người năm 2004 là 9 USD/người, cả nước bình quân trên 160 USD/người.
-Thu chi ngân sách chưa đảm bảo (thu mới bằng 40-50% chi thường xuyên)
+Tỷ lệ thu ngân sách bình quân so với tổng GDP còn thấp, mới đạt 8,1% trong lúc đó cả nước là 18%, hiện tượng thất thu còn nhiều.
+Chi ngân sách: tốc độ tăng chi ngân sách thường xuyên hàng năm lớn (14,5%- riêng tổng chi ngân sách năm 2004 là 1182 tỷ đồng gấp 3,12 lần so với thu ngân sách trên địa bàn)
-Năng lực và trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn chưa theo kịp với yêu cầu mới. Trình độ tiếp thị yếu, thiếu thông tin về thị trường, nên chưa gắn được sản xuất với nhu cầu thị trường trong tỉnh, trong nước và ngoài nước.
-Lao động thiếu việc làm còn nhiều (trên 12 vạn người); tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao (19% theo tiêu chí mới); một số tệ nạn xã hội nhất là tệ nạn ma tuý có chiều hướng gia tăng.
-Mức sống bình quân chung của cả tỉnh còn thấp, GDP bình quân đầu người chưa đạt 1USD/ngày và bằng 75% bình quân chung của cả nước.
Nguyên nhân yếu kém:
-Điểm xuất phát về kinh tế của tỉnh thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đáp ứng nhu cầu phát triển. Năng lực sản xuất tăng thêm hàng năm chưa nhiều, tích luỹ từ nội bộ còn yếu; kinh tế trung ương trên địa bàn tỉnh còn chiếm tỷ trọng nhỏ (19% giá trị sản xuất Công nghiệp trên địa bàn tỉnh).
-Hậu quả của nhiều năm khai thác nguồn tài nguyên không hợp lý, nên đã bị suy giảm nghiêm trọng như: tài nguyên đất, rừng và nguồn lợi thuỷ sản. Do đó, yêu cầu phục hồi và tái tạo lại để đảm bảo cân bằng sinh thái và phát triển bền vững là một vấn đề khó khăn và lâu dài.
-Quy mô dân số lớn, luôn là một áp lực lớn đối với việc làm và nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội.
-Là một tỉnh đất rộng người đông, địa hình phức tạp có 10 huyện miền núi và dân tộc (trên tổng số 19 huyện, thành phố và thị xã) chiếm 83% về diện tích, 36% về dân số. Toàn tỉnh có 466 xã, trong đó có 114 xã đặc biệt khó khăn, có 6 dân tộc ít người, tập quán canh tác và sinh hoạt còn lạc hậu. Do đó, nhu cầu về kết cấu hạ tầng và đảm bảo các chính sách xã hội để phát triển sản xuất và cải thiện đời sôngs cho đồng bào các dân tộc là rất lớn, đòi hỏi phải có điều kiện và thời gian.
-Sự chỉ đạo điều hành giữa các cấp, các ngành còn chồng chéo. Thủ tục hành chính còn phiền hà, quan hệ phối hợp trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh chưa chặt chẽ và chưa ngang tầm với yêu cầu đổi mới.
Nhìn chung, nền kinh tế- xã hội tỉnh Nghệ An sau 10 năm đổi mới (1996-2005) tiếp tục phát triển trên nhiều lĩnh vực, sản xuất Nông -Lâm -ngư nghiệp tăng bình quân với tốc độ cao (5,27%), bước đầu đã có một số sản phẩm hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường trong tỉnh và xuất khẩu. Công nghiệp chế biến Nông, lâm, thuỷ sản, sản xuất vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng... phát triển nhanh, sử dụng lao động và nguyên liệu tại chỗ góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho khu vực nông thôn. Tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề ở nông thôn phát triển và từng bước được khôi phục. Các ngành dịch vụ như: thương mại, du lịch... phát triển tạo chuyển biến lớn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Kết cấu hạ tầng được cải thiện khá, năng lực sản xuất được nâng lên tạo tiền đề để phát triển cho thời kỳ 2001-2010. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên một bước. Tình hình chính trị, an ninh quốc phòng, trật tự và an toàn xã hội được giữ vững, môi trường sinh thái được cải thiện một bước.
II/Thực trạng đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 1996 – 2004.
1.Một số cơ chế chính sách đầu tư đối với sản xuất nông nghiệp
Đầu tư cho tăng trưởng và phát triển kinh tế là vấn đề hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế đang được nhiều nước quan tâm, nhất là đối với các nước đang phát triển. Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của mỗi nước. Sự tăng trưởng trong nông nghiệp có tác động lớn đến quy mô và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Song muốn có tăng trưởng phải có những điều kiện nhất định, trong đó 1 điều kiện vô cùng quan trọng là phải có chính sách đầu tư thoả đáng cho phát triển nông nghiệp nông thôn.
Mục đích của chính sách đầu tư trong nông nghiệp là tái tạo và nâng cao năng lực sản xuất của tài sản cố định trong nông nghiệp, thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp và nông thôn, trước hết là nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm của trồng trọt, chăn nuôi...
Chính sách đầu tư và mức độ đầu tư cho nông nghiệp được hình thành trên cơ sở lý luận về tương quan giữa đầu tư và phát triển cũng như yêu cầu cụ thể của từng nước, từng vùng trong từng giai đoạn cụ thể của tiến trình phát triển kinh tế. Dù hình thức, phương pháp và mức độ đầu tư cho nông nghiệp có khác nhau giữa nước này với nước khác, giữa vùng này với vùng khác, giữa thời gian này với thời gian khác của mỗi nước, mỗi vùng- song mục tiêu, đối tượng và nội dung đầu tư vẫn thống nhất. Một chính sách đầu tư đúng sẽ lập hành lang pháp lý cho việc sử dụng có hiệ quả vốn đầu tư cho mục tiêu đã định trên cơ sở năng lực sản xuất kinh doanh của từng đơn vị cơ sở và toàn ngành nông nghiệp.
1.1.Các chính sách của Đảng và Nhà nước
Nghị quyết 10/NQ/TW của Bộ chính trị (Khoá VI) ngày 5-4-1988 "Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp là bước quan trọng mở đầu thời kỳ đổi mới". Để thể hiện và đưa những quan điểm của Nghị quyết này vào cuộc sống, hàng loạt chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã được ban hành.
1>Chính sách đầu tư và tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn
-Chính sách và chủ trương đầu tư Phát triển nông nghiệp nông thôn
Chính phủ đã có nhiều chính sách mới trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Kể từ năm 1993 trở lại đây, chính sách đầu tư của Nhà nước nói chung và đối với nông nghiệp nói riêng đã được điều chỉnh đáng kể theo hướng Nhà nước tậ._.ừng bước cơ khí hoá các khâu làm đất, thu hoạch, chế biến, nhằm giảm nhẹ sức lao động đồng thời tăng hiệu quả kinh tế. Phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong nông nghiệp. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn đáp ứng sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư, thực hiện xoá đói giảm nghèo, từng bước nâng cao mức sống nông dân.
Với mục tiêu: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm 8 -9%, GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 400-500 USD tăng gấp 1,4 -1,5 lần so với năm 2004 (đạt mức 80 -84% so với mức bình quân GDP của cả nước). Để có được kết quả trên thì tốc độ tăng giá trị sản xuất hàng năm của ngành sản xuất nông nghiệp là 4,5 -5,5% trong đó tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp là 33 -35%.
Sản lượng lương thực có hạt đạt 88 -90 vạn tấn; mía 120 -130 vạn tấn; lạc 50 -55 ngàn tấn...
Hướng bố trí sản xuất chủ yếu
1.1.Trồng trọt
So với năm 2004, diện tích gieo trồng năm 2005 tăng 31.067 ha, trong đó cây hàng năm tăng 10.429 ha và cây lâu năm tăng 20.638 ha. Trong cơ cấu cây hàng năm, cây lương thực giảm 11.429 ha (chủ yếu tăng diện tích lạc, vừng, mía...). Cây lâu năm tăng chủ yếu là diện tích cây cà phê chè 4.215 ha, diện tích Chè công nghiệp 5.000 ha, cây ăn quả 9000 ha, còn lại là các cây trồng khác. Cụ thể:
-Cây lương thực: Tập trung chủ yếu là Lúa và Ngô (Lúa ổn định 18 vạn ha; Ngô 4,0 vạn ha)
+Cây lúa: Thâm canh cao độ trên diện tích lúa được tưới tiêu chủ động ăn chắc với diện tích ổn định 14 vạn ha (Đông Xuân 7,2 vạn ha; Hè thu 4,3 vạn ha; Mùa 2,4 vạn ha). Phấn đấu năng suất bình quân lúa cả năm 43 -44 tạ /ha, đặc biệt tập trung thâm canh cao 2 vùng trọng điểm lúa phải đạt năng suất bình quân 55-58 tạ/ha. Sử dụng bằng giống ưu thế Lai ở những vùng trọng điểm thâm canh đạt 40 -45% diện tích. Đưa diện tích lúa lai Trung Quốc lên 5 - 6 vạn ha năm 2005. Đồng thời, từng bước tiếp cận với Khoa học công nghệ để đưa sản xuất các giống cây trồng có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Phấn đấu đạt sản lượng lúa, ngô 89 - 90 vạn tấn trong tổng số 1 triệu tấn lương thực quy thóc.
+Cây Ngô: Đưa diện tích 3,8-4,0 vạn ha sử dụng giống ngô lai trên 80% diện tích để đạt sản lượng Ngô trên 10 vạn tấn. Đặc biệt phát triển mạnh diện tích ngô vụ Đông từ 1,8 vạn ha năm 1999 lên 2,5 vạn ha năm 2005 và chuyển một phần diện tích lúa xuân cấy cưỡng sang trồng ngô vụ xuân đưa tổng diện tích ngô vụ xuân lên xấp xỉ 1,0-1,3 vạn ha (hiện nay diện tích ngô xuân đã đạt 1 vạn ha). Phấn đấu năng suất bình quân 34-35 tạ/ha, sản lượng trên 100 ngàn tấn.
-Cây công nghiệp ngắn ngày:
+Cây lạc: bố trí từ 3,5 vạn ha (tăng thêm 0,5 vạn ha từ đất cấy lúa cưỡng vùng ven biển và đất đồi vệ rừng miền núi; thực hiện thâm canh, đưa nhanh giống mới năng suất cao, đảm bảo tưới và tiêu cho vùng tập trung ven biển. Phấn đấu năng suất đạt trên 16 tạ/ha, đạt sản lượng 55-56 ngàn tấn tăng gần 20 ngàn tấn so với năm 2000, đáp ứng một phần nguyên liệu cho chế biến, tiêu dùng và xuất khẩu.
+Cây mía: Để đảm bảo nguyên liệu cho 3 nhà máy đường, đổi mới giống mía và tập trung thâm canh để có năng suất đạt 60 -70 tấn/ ha, ổn định diện tích tập trung 20-22 ngàn ha, trong đó vùng Phủ Quỳ 14-15 ngàn ha, vùng Sông Con 5,5 ngàn ha, vùng Anh Sơn-Con Cuông 1,5 ngàn ha. Sản lượng mía đạt 1,25-1,32 triệu tấn mía.
-Cây công nghiệp dài ngày:
+Cây chè: Phấn đấu đến năm 2005 có 10.000 ha chủ yếu trồng tập trung ở Thanh Chương, Anh Sơn, diện tích kinh doanh đế năm 2005 đạt 6500 ha, năng suất tươi đạt 60-70 tạ/ha, sản lượng chè búp khô 8000 tấn, tham gia xuất khẩu 6000-7000 tấn. Chú ý phát triển giống chè tuyết chất lượng cao ở Kỳ Sơn, Quế Phong.
+Cây cà phê chè: Trồng mới 4.215 ha để cuối năm 2005 có 7000 ha, trong đó diện tích cà phê kinh doanh 3.300 ha, năng suất cà phê nhân 14 tạ/ha, sản lượng cà phê nhân 5200 tấn.
+Cây Cao su: Hiện có 3.170 ha, trong đó kinh doanh 470 ha. Tập trung đầu tư chăm sóc diện tích cao su KTCB (Trồng theo chương trình 327/CP trong vài năm đầu của kỳ kế hoạch. Thanh lý xong diện tích cao su già cỗi (trên 35 năm). Năm 2005 ổn định ở mức 4.000 ha (trồng thêm khoảng 1.000 ha, chủ yếu ở Quế Phong, Quỳ Châu), sản lượng cao su mủ khô hàng năm đạt 2000-2200 tấn.
+Cây ăn quả các loại: Quy hoạch các vùng cây ăn quả tập trung gắn với cải tạo vườn tạp, phát triển vườn đồi trang trại trồng cây ăn quả: Cây cam; ưu tiên đầu tư phát triển vườn cam ở Tân Kỳ, Nghĩa Đàn (đảm bảo diện tích 5000 ha); phục tráng giống cam Xã Đoài (chuyển đổi đất ruộng bố trí 500 ha cam Xã Đoài, 500 ha cam Vinh, Nghi Lộc). Sản lượng cam chanh 30-35 ngàn tấn. Khuyến khích các loại cây ăn quả khác như chuối, hồng, chanh...Tổng diện tích cây ăn quả đạt 15.000 ha. Phát triển dưa chuột, dứa, chuối gắn với đầu tư các cơ sở bảo quản chế biến.
1.2.Chăn nuôi
Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi để từng bước trở thành ngành sản xuất chính, phấn đấu để tỷ trọng thu nhập từ chăn nuôi chiếm 35-36% so với tổng giá trị sản xuất nông nghiệp vào năm 2005. Muốn vậy, cần điều chuyển chăn nuôi từ tự cung tự cấp, chăn nuôi tận dụng, chăn nuôi kiêm dụng sang chăn nuôi chuyên dụng. Chăn nuôi vừa tạo ra hàng hoá để xuất khẩu, vừa đáp ứng nhu cầu thị trường cao trong nước. Để đạt được điều đó, chăn nuôi phải được tổ chức trong môi trường "thú y" sạch, tổ chức theo mô hình kinh tế trang trại vừa và nhỏ để qua đó áp dụng nhanh, nhiều các tiến bộ kỹ thuật và phát triển chăn nuôi một cách toàn diện.
Các mục tiêu cần đạt được là:
+Về đàn Lợn: phấn đấu đạt tỷ lệ tăng đàn ở mức 3%/năm để đạt tổng đàn là 1 triệu con. Tăng tỷ lệ lợn nái Móng Cái lên 15% tổng đàn để dư giống sản xuất lợn sữa (Trong đó: nái ngoại thuần hướng nạc chiếm 15%, nái Móng Cái thuần 85% tổng đàn để sản xuất Lợn sữa). Lợn nhỡ phục vụ nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu (hàng năm có từ 200-400 nghìn con lợn sữa; 180-200 nghìn con lợn nhỡ). Lợn thịt là Lợn lai kinh tế đạt 93% tổng đàn lợn thịt.
+Về đàn bò: Phấn đấu đạt tỷ lệ tăng đàn hàng năm là 2,5-2,7%/năm để đến năm 2005 tổng đàn đạt 314 nghìn con, trong đó bò lai Sind chiếm 43-44% và đến năm 2005 có 800-1000 con Bò vắt sữa thường xuyên. Bò sinh sản giống sữa từ 1.500-1.800 con và 3.480 con Bò, Bê giống sữa, phấn đấu có sản lượng sữa 2.500 tấn/năm.
+Về đàn Trâu: Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng đàn trong năm là 1,6% để đến năm 2005 có tổng đàn Trâu là 286 nghìn con (trong đó đàn Trâu kéo là 65% và Trâu sinh sản là 35% tổng đàn). Sử dụng kỹ thuật lai chéo dòng đực giống để chống suy hoá và đồng huyết đàn Trâu.
1.3.Thuỷ lợi:
+Về công tác tưới tiêu: Trên cơ sở các công trình thuỷ lợi đã được đầu tư sữa chữa, khôi phục, nâng cấp và xây dựng mới, tổ chức quản lý khai thác tốt hơn nữa các công trình thuỷ nông nhằm phát huy và nâng cao hiệu qủa năng lực thiết kế đã có để phục vụ sản xuất nông nghiệp, phấn đấu đến năm 2005 tưới cho 145.200 ha/ 178.000 ha diện tích gieo trồng (đạt (81,5%- tăng 5.500 ha) trong đó vụ chiêm xuân tưới lúa: 74.900/77.000 ha diện tích gieo trồng (đạt 97,1%- tăng 4.900 ha). Đảm bảo tưới ổn định cho lúa từ 89% năm 2000 lên 95% năm 2005, nhằm phục vụ tốt cho các vùng trọng điểm thâm canh lúa, đồng thời tạo nguồn tưới tiêu cho cây màu và cây công nghiệp từ 17.000 ha năm 2000 lên 21.000 năm 2005 (tăng 4.000 ha).
+Tập trung chỉ đạo và thực hiện thắng lợi Nghị quyết 02 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh uỷ về đề án Thuỷ lợi cho cây công nghiệp, cây ăn quả, cây màu. Tiếp tục đẩy mạnh chương trình kiên cố hoá kênh mương với số lượng và tập trung ở một số vùng trọng điểm như: 5.000 ha cà phê chè ở Nghĩa Đàn; 3.000 ha chè ở Thanh Chương và Anh Sơn; 2.500 ha cam ở Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳ Hợp; 3.500 ha lạc ở Diễn Châu,Quỳnh Lưu, Nghi Lộc và cho gần 60.000 ha cây trồng các loại, kết hợp tưới cho cây mía ở những nơi có điều kiện nhằm cùng các biện pháp thâm canh khác tăng năng suất cây trồng
+Về chương trình kiên cố hoá kênh mương: Toàn tỉnh cần kiên cố hoá 4.338 km, đến hết năm 2000 đã kiên cố được 1.520 km còn lại 2.818 km. Trước mắt trong 3 năm (2001-2003) tập trung ưu tiên để hoàn thành kiên cố 2.173 km với tổng vốn đâu tư 474 tỷ đồng, chủ yếu là kênh loại I, loại II và loại III thuộc những vùng trọng điểm lúa của các huyện, bằng nhiều nguồn vốn vay ưu đãi và nhân dân góp... còn lại trên 600 km kênh loại III sẽ tiếp tục kiên cố trong những năm sau 2003.
2.Nhu cầu vốn đầu tư:
Nhu cầu vốn cho nông nghiệp là hết sức cấp bách và đòi hỏi nguồn vốn rất lớn. Để thực hiện được phương hướng, kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn 2006-2010, thì đòi hỏi phải có một lượng vốn đầu tư thoả đáng. Dựa vào những kết quả đã thực hiện trong giai đoạn 1996-2004, tỉnh Nghệ An đã tính toán, tổng hợp và đưa ra số vốn đầu tư giai đoạn 2001-2005 như sau: (Thể hiện ở Biểu 18: Kế hoạch vốn đầu tư phát triển nông nghiệp 2006-2010)
-Tổng số vốn đầu tư: 462.300 triệu đồng(Chưa kể thuỷ lợi)
Trong đó:
+Vốn ngân sách: 87.620 triệu đồng (chiếm 18,953%)
+Vốn vay: 287.080 triệu đồng (chiếm 62,098%)
+Vốn của dân: 87.600 triệu đồng (chiếm 18,949%).
Nhu cầu vốn đầu tư vào Thuỷ lợi giai đoạn 2006-2010:
Tổng số vốn đầu tư: 1.872.928 triệu đồng
Trong đó: +Ngân sách trung ương: 701.450 triệu đồng (chiếm 37,93%)
Ngân sách địa phương:479.053 triệu đồng (chiếm 25,5%)
+Vay nước ngoài 128.024 triệu đồng (chiếm 6,84%)
+Vay tín dụng: 200.000 triệu đồng (chiếm 10,68%)
+Dân góp: 290.321 triệu đồng (chiếm 15,5%)
III/Những giải pháp
1.Về cơ chế chính sách
Để tạo ra nhịp độ tăng trưởng kinh tế nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng, Tỉnh cần ban hành những cơ chế chính sách hấp dẫn thông thoáng, vừa kích thích sản xuất trong tỉnh vừa thu hút nguồn lực bên ngoài.
-Tiếp tục thực hiện các chính sách như khuyến nông, đầu tư cho công tác nghiên cứu, ứng dụng, khảo nghiệm các giống cây trồng, giữ gìn quỹ gen cho đàn nái nền Móng Cái, thực hiện một bước dự án nâng cao tỷ lệ nạc cho đàn lơn, Sind hoá đàn bò để cải tạo đàn bò vàng ở Nghệ An.
- Tăng Ngân sách cho công tác nghiên cứu và triển khai nông nghiệp, coi khoản chi này là đầu tư dài hạn dưới dạng hỗ trợ kỹ thuật. Đối với Nghệ An trong điều kiện Ngân sách còn nghèo song hàng năm đã đầu tư cho công tác triển khai (khuyến nông) 3-4,5% Ngân sách. Đây là con số thấp cần phải biết tập hợp và khai thác nhiều nguồn đầu tư cho công tác này như taì trợ của các tổ chức Quốc tế, các tổ chức kinh tế xã hội , các tổ chức tư nhân trong và ngoài nước, thu một phần giá trị sản phẩm tăng thêm do áp dụng khuyến nông của nông dân, sử dụng một phần kinh phí bảo hiểm cây trồng, vật nuôi vào công tác này, kết hợp vốn vay của ngân hàng.
Hình thành hệ thống tổ chức khuyến nông từ tỉnh, huyện, xã và định hướng nội dung khuyến nông theo hướng:
+ Nghiên cứu có hệ thống đất đai canh tác để thiết lập quy trình sản xuất có hiệu quả nhất với các loại cây trồng khác nhau để nông dân lựa chọn.
+ Nghiên cứu, thuần dưỡng và phổ biến các loại giống cây trồng và gia súc cao sản.
+ Triển khai các dịch vụ bảo vệ thực vật và thú y đến từng thôn xóm với từng loại gia súc gia cầm.
+ Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ chế biến và bảo quản nông sản, đơn giản phù hợp với điều kiện gia đình ở nông thôn và có hiệu quả cao.
+ Nghiên cứu tổ chức trình diễn kinh nghiệm sản xuất giỏi ở từng vùng, từ đó chuyển giao kinh nghiệm sản xuất , kinh doanh, giúp đỡ các hộ nghèo vươn lên khá.
+ Hướng dẫn tiếp thị với hộ nông dân đã và đang bắt đầu sản xuất hàng hoá qua trao đổi thông tin về thị trường, giá cả, khả năng liên kết liên doanh.
- Thành lập quỹ khuyến nông dựa trên 4 nguồn: Ngân sách Nhà nước, tài trợ nước ngoài, đóng góp của các ngành kinh tế liên quan đến nông nghiệp, đóng góp các hộ nông dân đã có sản xuất hàng hoá.
- Tổ chức các trung tâm hoặc địa điểm khuyến nông cố định đối với những vùng đông dân cư và tập trung theo địa bàn xã, hoặc liên xã, vùng sâu, vùng xa thưa dân, áp dụng hình thức tuyên truyền lưu động.
Tiếp tục thực hiện các chính sách trợ giá giống cây trồng đã được UBND tỉnh quyết định (trợ giá lúa lai, ngô lai và phát triển chăn nuôi, chính sách phát triển cây công nghiệp ngắn và dài ngày theo quyết định số 88/QĐ-UB, 27/QĐ-UB, 153/QĐ-UB), nhằm khuyến khích nguồn lực đầu tư của nhân dân, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất thâm canh.
-Khối lượng các dự án trồng cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả còn lớn so với mục tiêu năm 2004 (đã được UBND tỉnh phê duyệt) đòi hỏi cần được ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho các dự án này. Trước hết là nguồn ngân sách cho công tác tạo giống, nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi trung hạn và dài hạn; nguồn vốn ngân sách cấp chênh lệch lãi suất vay ngân hàng cho trồng mới, chăm sóc thâm canh và đổi mới dây chuyền công nghệ chế biến sau thu hoạch, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, nhất là những sản phẩm xuất khẩu như Chè, Cao su, Cà phê.
-Có chính sách cụ thể để ổn định quy hoạch sử dụng đất cho cây dài ngày, giao đất lâu dài cho hộ nông dân và các doanh nghiệp nhà nước, mỗi hộ từ 1-2 ha, thời gian sử dụng đất để trồng chè, cao su, cà phê, cây ăn quả ít nhất là một chu kỳ kinh tế.
-Ban hành các chính sách mới để phát triển các vùng sản xuất mía giống phục vụ cho trồng mới, đảm bảo cân đối giữa các giống chín sớm, chín trung bình, chín muộn để kéo dài thời gian ép cho các nhà máy đường.
-Xây dựng và cũng cố quan hệ sản xuất theo hướng phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế quốc doanh và hợp tác xã phải đáp ứng được vai trò nòng cốt. Đồng thời phải có chính sách khuyến khích kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển bằng các giải pháp về cho vay vốn nhằm thu hút được lao động còn dồi dào trong nông thôn, thúc đẩy sự phân công lao động hợp lý trong nông nghiệp và nông thôn hiện nay.
- Mức độ hiệu quả sử dụng ruộng đất (thể hiện qua năng suất cây trồng, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích) phải trở thành tiêu chuẩn để khuyến khích mở rộng diện tích hoặc ưu tiên mở rộng đầu tư. Đối với những vùng đất mới, vùng còn hoang hoá cần có chính sách khuyến khích mạnh mẽ để nông dân đầu tư khai hoang, phục hoá đưa vào sản xuất. Những vùng này không giới hạn quy mô sử dụng đất, không phân biệt các thành phần kinh tế và được phép mở trang trại, thuê mướn nhân công
2.Nguồn lực đầu tư
Trong 5 năm 2001-2005 cần ưu tiên, tăng cường đầu tư hơn nữa cho phát triển sản xuất nông nghiệp.
-Nguồn vốn đầu tư của Ngân sách Nhà nước luôn là nguồn lực quan trọng: trong những năm vừa qua, vốn đầu tư của ngân sách nông nghiệp và kinh tế nông thôn, tập trung chủ yếu trên các lĩnh vực sản xuất lương thực, trồng cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi. Tuy vậy, vốn đầu tư cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp còn rất ít so với nhu cầu sự phát triển. Vì vậy, những năm tới Nhà nước cần tăng cường đầu tư vốn ngân sách cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là trợ giá, trợ cước, đầu tư vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng...)
-Nguồn vốn đầu tư của bản thân nông thôn: Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp phát triển, đời sống của nông dân được cải thiện, nhiều hộ nông dân đã có tích luỹ. Do vậy, huy động tối đa mọi nguồn vốn tồn đọng trong dân vào sự phát triển của nền kinh tế thị trường là hướng quan trọng. Khuyến khích nông dân tự bỏ vốn, sức lao động cùng Nhà nước tiến hành cải tạo đồng ruộng và xây dựng hệ thống kênh mương, hệ thống giao thông nông thôn để thoả mãn nhu cầu vận chuyển sản phẩm nhanh và giảm thất thoát. Tích tụ ruộng đất là yêu cầu khách quan của quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp vận động theo cơ chế thị trường, nhưng đây không phải là một vấn đề đơn giản mà rất nhạy cảm đối với nông dân. Do đó trong quá trình này không thể tiến hành nóng vội, áp đặt mệnh lệnh mà phải tiến hành từng bước, phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế, dịch vụ ở nông thôn và toàn xã hội.
-Nguồn lực của các tổ chức tín dụng: Hệ thống tín dụng phục vụ nông nghiệp đã từng bước khôi phục và phát triển. Hệ thống này đã góp phần không nhỏ vào việc giải quyết nhu cầu cho sản xuất ở nông thôn. Trong những năm tới nếu có chính sách đúng đắn, chắc chắn hệ thống này sẽ có những đóng góp to lớn hơn trong sự nghiệp cung ứng vốn đầu tư cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Cụ thể là cần phải cải tiến thủ tục cho vay đến hộ nông dân, sử dụng nhiều hình thức đảm bảo tiền vay đối với những nhóm tín dụng nhỏ, mở rộng khả năng, cho vay tín dụng nhỏ không cần thế chấp.
+Khuyến khích nông dân vay vốn trung và dài hạn để phát triển sản xuất kinh doanh.
+Phát triển đa dạng các hình thức tín dụng nông thôn, khai thác mọi nguồn lực, mọi hình thức tín dụng hỗ trợ vốn cho nông dân. Có chính sách cho các hộ nông dân nghèo vay vốn (nay đã có Ngân hàng nghèo) tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục cho họ.
+Sử dụng hệ thống các tổ chức quần chúng, các hợp tác xã, các hội hiện có ở nông thôn làm đại lý tín dụng để đưa vốn về tận tay người nông dân, trên cơ sở chế độ hoa hồng thoả đáng và được kiểm soát chặt chẽ. Khuyến khích và hướng dẫn các hình thức huy động vốn và cho vay trong nông thôn như : Tổ tín dụng, các hình thức tín dụng truyền thống trong nhân dân như: phường , hội, có nội dung lành mạnh hỗ trợ nhau, loại trừ tình trạng cho vay nặng lãi trong nông thôn.
-Vốn nước ngoài: Do điều kiện kết cấu hạ tầng còn yếu kém, lĩnh vực nông nghiệp kém hấp dẫn, nên thời gian qua vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này còn ít. Trước mắt cần tiếp cận và khuyến khích nước ngoài đầu tư vào công nghiệp chế biến, xây dựng kết cấu hạ tầng... Vì vậy, cần có chính sách ưu đãi về thuế đất, thuế sử dụng đất...nhằm khuyến khích các nước đầu tư vào địa bàn của tỉnh.
3.Tổ chức chỉ đạo thực hiện
-Sản xuất lương thực phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm, thương xuyên trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh, một mặt phải chủ động an toàn lương thực trong mọi tình huống, mặt khác coi trọng giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích theo hướng sản xuất hàng hoá. Tập trung chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng thưo hướng vừa đảm bảo lương thực, thực phẩm vừa đáp ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, cho xuất khẩu vừa tăng giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích.
-Tiếp tục cũng cố quan hệ sản xuất trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Trước hết, tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại. Khuyến khích các hộ nông dân, các trang trại, các gia đình và các thành phần kinh tế liên kết với nhau hình thành đa dạng các hình thức hợp tác để mở rộng sản xuất, phân công lại lao động, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đặc biệt giúp đỡ hộ nghèo cùng phát triển. Đồng thời, tiếp tục chuyển đổi hợp tác xã theo luật và tăng cường vai trò của kinh tế Nhà nước trong sản xuất nông nghiệp.
-Quản lý chặt chẽ công tác khảo nghiệm, kiểm nghiệm giống cây, con trên phạm vi toàn tỉnh. Tiến hành xử phạt nghiêm đối với những tổ chức, cá nhân kinh doanh giống không đảm bảo chất lượng quy định của Nhà nước và chưa được phép mở rộng quy mô trên địa bàn.
-Tổ chức hướng dẫn quy trình quy phạm, thiết kế kỹ thuật, chỉ tiêu kế hoạch hướng dẫn và pháp lệnh, nhằm quán triệt đầy đủ những giải pháp để tổ chức thực hiện có hiệu quả có những mục tiêu sản xuất đã đề ra.
-Tổ chức theo dõi giám sát, quản lý điều hành các chính sách nhà nước đã ban hành, chương trình, các dự án đã được phê duyệt.
-Nhà nước phải tập trung vào những khâu chủ yếu để thúc đẩy sản xuất phát triển theo đúng kế hoạch, đặc biệt quan trọng là đổi mới công nghệ chế biến sau thu hoạch và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông dân (Chè, Cà phê, Cao su, Thịt đông lạnh xuất khẩu, thức ăn gia súc...)
-Tăng cường đào tạo, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ (nhất là cán bộ kỹ thuật), đáp ứng được yêu cầu phát triển của sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn mới.
4.Về khoa học công nghệ
-Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, tập trung nghiên cứu ứng dụng triển khai là hướng đi chủ yếu để nhanh chóng tạo ra thành quả khoa học - công nghệ phục vụ nông nghiệp - nông thôn. Trước mắt, tập trung nghiên cứu, khảo nghiệm các giống cây, giống con, công nghệ chế biến sau thu hoạch và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao công nghệ cho dân.
-ứng dụng nhanh các thành quả của Khoa học - Công nghệ vào sản xuất, trước hết là các giống lúa có năng suất, chất lượng cao (như lúa lai Trung Quốc, lúa thuần Trung Quốc...; ngô lai các loại...). Những tiến bộ về Sind hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn, các giống mía mới có năng suất cao như: F134, ROC10, MI55-14; các giống như Sen Nghệ An 75-23, V79, các giống chè có năng suất cao như PH1, chất lượng tốt như 777, LDP1 và LDP2; các giống cà phê chè như Ctimor; các giống Cao su GT1, PV235, RIM600. Đồng thời tưới tiêu khoa học cho cây lúa, cây lạc, cây mía, cà phê để đạt năng suất cao, chất lượng tốt sử dụng phân bón theo tỷ lệ N, P, K hợp lý và cân đối cũng là một giải pháp quan trọng góp phần đảm bảo mục tiêu lương thực trên từng địa bàn.
-Thâm canh cao diện tích các loại cây lương thực, nhằm tăng nhanh năng suất và sản lượng lương thực trong đó ưu tiên cho sản xuất lúa và ngô. Đặc biệt quan tâm và nâng cao phẩm chất hạt giống của những giống chủ lực đang gieo cấy hiện nay, đồng thời tiếp cận nhanh những tiến bộ kỹ thuật ở trong nước và trên thế giới để đưa nhanh các giống mới có năng suất cao, thích nghi với từng vùng sinh thái, đưa ra sản xuất trên diện rộng.
-Xác định cơ cấu giống lúa, ngô thích hợp cho các mùa vụ, các vùng sinh thái khác nhau. Chủ trương tăng nhanh các giống cây ngắn ngày có năng suất cao, thích ứng rộng, giảm tối đa các giống dài ngày.
-Quản lý chặt chẽ diện tích lúa theo quy định của pháp luật, với những diện tích năng suất lúa đạt thấp, bấp bênh được chuyển sang cây trồng khác có hiệu quả hơn. Đồng thời, tiếp tục mở rộng đất trồng lúa ở những nơi có điều kiện và có hiệu quả.
5.Xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ:
-Nâng cao năng lực và trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý điều hành các cấp là yêu cầu cấp bách, trước mắt ưu tiên cho đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã làm sao để nhanh chóng đào tạo cũng cố và phát huy cho đội ngũ này gắn với địa bàn cụ thể, có sức thuyết phục và tập hợp được đông đảo nhân dân, triển khai thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách đối với cộng đồng. Song song với việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ cấp xã cần đào tạo phát triển cán bộ chuyên môn như: Cán bộ bảo vệ thực vật, cán bộ khuyến nông để có thể tiếp cận và tuyên truyền phổ cập tiến bộ kỹ thuật về nông nghiệp cho nông dân, với mục tiêu mỗi xã có một cán bộ thú y, một cán bộ khuyến nông.
-Cần đưa vào kế hoạch hàng năm về đào tạo bồi dưỡng, tập huấn theo từng vùng và từng địa bàn để có thể thu hút đông đảo mọi người có điều kiện tham gia học tập rộng rãi thông qua chương trình khuyến nông với mục tiêu cần đạt được là:"Đến năm 2010, 100% số lao động có độ tuổi dưới 50 đều được tập huấn khuyến nông".
-Tiếp tục dành ưu tiên đầu tư đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ đang quản lý chỉ đạo điều hành trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, để đội ngũ cán bộ này có thêm kiến thức, năng lực về quản lý vĩ mô, quản trị kinh doanh, khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế - hành chính - pháp luật, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn trước mắt cũng như lâu dài
-Cần có chính sách thu hút nhân tài và đào tạo cán bộ chuyên sâu và cán bộ đầu đàn cho lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn trước mắt cũng như lâu dài
Kiến nghị
Thông qua việc nghiên cứu tình hình thực hiện đầu tư phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 1996-2004và các định hướng, chiến lược phát triển gắn với các giải pháp đồng bộ; để thực hiện có hiệu quả hơn công tác đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2006-2010, tôi có một số kiến nghị sau:
1> Cần ưu tiên hỗ trợ nguồn vốn chuẩn bị đầu tư cho công tác điều tra cơ bản nhằm đánh giá cụ thể về tiềm năng tài nguyên, quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, xác định cụ thể về cơ cấu cây trồng vật nuôi theo vùng sinh thái và gắn với địa bàn lãnh thổ của Huyện. Quy hoạch lập các dự án đầu tư về xây dựng, nâng cấp, tu sữa các công trình thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
2> Căn cứ vào Nghị quyết Đại hội của Tỉnh đảng bộ lần thứ XIV và XV đã chỉ rõ: ưu tiên phát triển cây công nghiệp và chăn nuôi trong tỷ trọng nông nghiệp tỉnh, trong những năm qua mặc dù đã được ưu tiên song chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất. Chính vì vậy, tôi cho rằng trong những năm tới cần đầu tư nhiều hơn nữa vào lĩnh vực này, không chỉ chờ sự trợ giúp của ngân sách Nhà nước qua các chính sách trợ giá trợ cước mà cần phải làm cho người nông dân hiểu được quy hoạch, định hướng mà tỉnh đề ra và lợi ích của họ được gắn liền trong đó, để họ mạnh dạn hơn trong vấn đề thâm canh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng con vật nuôi.
4> Đề nghị UBND tỉnh nghiên cứu và ban hành cơ chế, chính sách cụ thể và ổn định phù hợp với lợi ích, quyền lợi và nghĩa vụ của người nông dân, đồng thời tăng cường chỉ đạo, tổ chức thực hiện đặc biệt là huy động mọi nguồn lực để các hộ nông dân vay vốn với lãi suất ưu đãi để cùng nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng và mua sắm máy móc thiết bị, thực hiện chương trình tiến bộ kỹ thuật trong nông thôn để phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá tốt hơn.
4> Cần phải nhanh chóng đầu tư xây dựng các mô hình để tiếp nhận và ứng dụng, triển khai các loại giống cây trồng vật nuôi có chất lượng cao để từ đó nhân rộng ra, đặc biệt chú trọng xây dựng cơ sở sản xuất các loại giống cây công nghiệp trọng điểm của tỉnh như: lạc, mía, chè, cao su, Cà phê và cây ăn quả để phát huy thế mạnh vùng đồi núi của Nghệ An đặc biệt phải có chính sách và đầu tư khôi phục giống Cam xã Đoài - đây là một đặc sản quý báu không một nơi nào có được.
5> Việc ban hành các chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp cần phải đi liền với công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức cho nông dân hiểu được nội dung của các chính sách đó thì mới khai thác được hết tính ưu việt của nó.
6> Công tác khuyến nông cần tổ chức linh hoạt, phù hợp với từng điều kiện xã hội, tâm lý và dân trí từng vùng, song phải có địa điểm và cơ sở vật chất cụ thể, nghĩa là từng xã hoặc từng cụm xã trong nông thôn phải có trụ sở, có địa điểm hướng dẫn rộng rãi các tầng lớp dân cư ở nông thôn, giúp nông dân có kiến thức để chuyển sang kinh doanh các hoạt động phi nông nghiệp.
7>Cần phải có chính sách thị trường và bảo trợ sản xuất: Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, bảo trợ trực tiếp sản xuất là yêu cầu tất yếu đối với kinh tế nông nghiệp nói chung và nông dân nói riêng. Xuất phát từ đặc thù vốn có của nông nghiệp, chu kỳ sản xuất của một số cây trồng, vật nuôi, những sản phẩm của nông nghiệp lại trực tiếp đảm bảo sự tồn tại và phát triển của con ngươì. Bởi vậy, yêu cầu của sự ổn định sản phẩm nông nghiệp phải được đặt lên hàng đầu, nhất là đối với những sản phẩm thiết yếu.
Khó khăn của sản xuất nông nghiệp hiện nay là giá bán thấp, hàng bị ế đọng, nông dân thua thiệt, do đó vấn đề quan trọng hàng đầu là tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng có lợi cho nông dân.
Trước mắt cần tập trung ưu tiên và nỗ lực phát triển thị trường tiêu thụ nông sản, khuyến khích phát triển chợ nông thôn, từng bước hình thành các trung tâm buôn bán ở các thị trấn, thị tứ.
- Xây dựng, tổ chức và đầu tư thích đáng cho công tác dự báo thị trường gồm cả trong và ngoài nước, trong tỉnh, tỉnh lân cận, cả thị trường vật tư phục vụ sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường thông tin thị trường cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia vào dịch vụ nông dân để họ chủ động bố trí cơ cấu cây trồng, con nuôi theo hướng dự báo có lợi nhất, tránh tình trạng ế thừa sản phẩm hay thiếu vật tư.
- Đấu tranh chống các tệ nạn buôn lậu, làm hàng giả kém phẩm chất, lừa gạt nông dân.
- Khuyến khích mở rộng thị trường ngoài tỉnh, ngoài nước, trước mắt định hướng thị trường cho các sản phẩm có khối lượng lớn, giá trị hàng hoá cao như lạc, ớt, chè, dâu tằm, thịt lơn, trâu bò, nhung hươu, cam bưởi...
- Để ổn định và phát triển các vùng hàng hoá nông sản tập trung, cần thực hiện chính sách bảo trợ một số mặt hàng nông sản quan trọng, trước mắt là lúa, một số mặt hàng cây công nghiệp: lạc, chè, dâu tằm, mía, đường.
Hình thức bảo trợ có thể thực hiện các biện pháp như:
- Tổ chức thu mua sản phẩm của nông dân với giá bảo trợ, đảm bảo cho người sản xuất không bị thua thiệt lớn khi thị trường biến động bất lợi (giá thấp, khó tiêu thụ).
- Xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là đường giao thông và tổ chức tốt các khâu đối với phục vụ sản xuất nông sản nhằm giảm giá thành sản xuất.
- Đối với vật tư và tư liệu sản xuất nông nghiệp chủ yếu, hướng chính là ổn định giá cả, số lượng thông qua hỗ trợ nhập khẩu dự trữ, tạo hệ thống kho đem bán ra với giá hợp lý (Đảm bảo cho nông dân không bị thiệt) khi thị trường khan hiếm vật tư và giá tăng).
Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu đề tài, tôi nhận thấy rằng đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp là một nội dung quan trọng hàng đầu của quá trình phát triển nông nghiệp Nghệ An theo hướng Công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Giai đoạn 1996-2004, Đảng bộ và nhân dân Nghệ An đã có nhiều biện pháp thực hiện đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp và thu được một số kết quả nhất định, bước đầu chuyển nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá, đáp ứng được nhu cầu lương thực, thực phẩm cho xã hội, giải quyết phần nào nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản cho xã hội. Tuy nhiên, nền nông nghiệp Nghệ An vẫn còn nhiều mặt yếu kém mang tính thuần nông, tự túc tự cấp, hiệu quả kinh tế- xã hội thấp đời sống nông dân còn nhiều khó khăn. Nguyên nhân chínhlà do cơ chế quản lý kinh tế còn nhiều hạn chế và điểm xuất phát của Nghệ An thấp so với cả nước.
Đứng trước những cơ hội và thách thức, tỉnh Nghệ An cần phải nỗ lực đâu tư phát triển sản xuất nông nghiệp hơn nữa, phát huy những mặt mạnh và khắc phục những điểm yếu góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2006-2010; thực hiện chiến lược phát triển theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn đưa đất nước tiến nhanh, tiến vững chắc trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn cùng các chú, bác trong Sở Kế hoạch và Đầu tư đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- G0050.doc