Đầu tư phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam

Đầu tư phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC I_Một số khái niệm nguồn nhân lực 1_Một số khái niệm nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là nguồn lực về con người và được nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh.Trước hết là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội,bao gồm toàn bộ dân cư có cơ thể phát triển bình thường(không bị khuyến khuyết hay di tật bẩm sinh ). Nguồn nhân lực với tư cách là một yếu tố của sự phát triển kinh tế _xã hội là k

doc64 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1727 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đầu tư phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hả năng lao động của xã hội hiểu theo nghĩa hẹp hơn,bao gồm nhóm dân cư trong độ tuôỉ lao động có khả năng lao động.Với cách hiểu nay nguồn nhân lực được hiểu là nguồn lao động. Nguồn nhân lực còn có thể hiêu là tổng hợp cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động,là tổng thể các yếu tố về thể chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động.Với cách hiểu này nguồn nhân lực bao gồm những người từ giới hạn dưới độ tuổi lao động trở lên(ở nước ta là 15 tuổi) Các cách hiểu trên chỉ khác nhau về việc xác định quy mô nguồn nhân lực ,song đều nhất trí với nhau đó là nguồn nhân lực nói lên khả năng lao động của xã hội. Cũng như các nguồn nhân lực khác,số lượng và đặc biệt là chất lượng của nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội. 2_Vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội Nguồn nhân lực là nguồn lực con người ,và là một trong nhưng nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế xã hội.Vai trò đó bắt nguồn từ vai trò yếu tố con người. _ Con người là động lực của sự phát triển Bất cứ một sự phát triển nào cũng đều phải có một động lực thúc đẩy.Phát triển kinh tế xã hội được dựa trên nhiều nguồn lực:nhân lực(nguồn lực con người),vật lực(nguồn lực vật chất:công cụ lao động, đối tượng lao động…),tài lực(nguồn lực về tà chính tiền tệ)…Xong chỉ có nguồn lực con người mới tạo ra sự phát triển,những nguồn lực khác muốn phát huy được tác dụng chỉ có thể thông qua nguồn lực con người.Từ thời kì xa xưa con người bằng lao động thủ công và nguồn lực do chinh bản thân mình tao ra đã sản xuấ ra san phẩm thoả mãn nhu cầu của bản thân.Sản xuất ngày càng phát triển,phân công lao động ngày càng chi tiết,hợp tác ngày càng được chặt chẽ tạo cơ hội để chuyển dân hoạt động của con người cho máy móc thiết bị thực hiện(các động cơ phát lực) làm thay đổi tính chất của lao động từ lao động thủ công chuyển thành lao động cơ khí và lao động trí tuệ.Nhưng ngay cả trong điều kiện đạt được tiến độ khao học kĩ thuật hiện đại như hiện nay thì cũng không thể tách rời nguồn lực con người bởi lẽ chính con người đã tạo ra máy móc thiết bị hiện đại,nếu thiếu sự điều khiển kiểm tra của con người(tức là tác động của con người) thì chúng chỉ là vật chất.Chỉ có tác động của con người mới phát động chúng và đưa chúng vào hoạt động. Vì vậy,nếu xem xét nguồn lực là tổng thể năng lực(cơ năng và trí năng) của con người được huy động vào quá trình sản xuất, thì nguồn lực đó là nội lực của con người.Trong phạm vi xã hội, đó là một trong những nguồn nội lực quan trọng cho sự phát triển. Đặc biệt đối với những nước có nền kinh tế đang phát triển,như nước ta có dân số đông,nguồn nhân lực dồi dào đã trở thành một nguồn nội lực quan trọng nhất.Nếu biết khai thac nó sẽ tao nên một động lực to lớn cho sự phát triển. 2.2_ Con người là mục tiêu của sự phát triển Phát triển kinh tế xã hội suy cho cùng là nhằm mục tiêu phục vụ con người,làm cho cuộc sống con người ngay càng tốt hơn,xã hội ngày càng văn minh.Nói khác đi,con người là lực lượng tiêu dùng của cải vật chất và tinh thần của xã hội và như vậy nó thể hiện rõ nét nhất mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng.Mặc dù mức độ phát triển của sản xuất quyết định mức độ tiêu dùng,song nhu cầu tiêu dùng của con người lại tác động mạnh mẽ tới sản xuất, định hướng phát triển sản xuất thông qua quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị truờng.Nếu trên thị trường nhu cầu tiêu dùng của một loại hàng hoá nào đó tăng lên, lập tức thu hút lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó và ngược lại. Nhu cầu con người vô cùng phong phú, đa dang và thường xuyên tăng lên, nó bao gồm nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần, về số lượng và chủng loại hàng hoá ngày càng phong phú va đa dạng, điều đó tác động tới quá trình phát triển kinh tế và xã hội. 2.3 Yếu tố con người trong phát triển kinh tế xã hội Con người không chỉ là mục tiêu động lực của sự phát triển,thể hiện mức độ chế ngự thiên nhiên,bắt thiên nhiên phục vụ cho nhu cầu của con người ma còn tạo ra những điều kiện để hoàn thiện cính bản thân con người. Lịch sử phát triển của loài người đã chứng minh rằng trải qua quá trinh lao động hàng triệu năm mới trở thành con người ngay nay và trong quá trình đó,mỗi giai đoạn phát triến của con người lại làm tăng thêm sức chế ngự tự nhiên,tăng thê động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội. Như vậy động lực ,mục tiêu của sự phát triển và tác động của sự phát triển bản thân con người cũng nằm trong chính bản thân con người. Điều đó lí giải tại sao con người được coi là nhân tố năng động nhất,quyết định nhất của sự phát triển. 3 _ Các chỉ tiêu đánh giá nguồn nhân lực Chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện qua một hệ thống các chỉ tiêu, trong đó có các chỉ tiêu chủ yếu sau: 3.1_Chỉ tiêu phản ánh tình trạng sức khoẻ cuả dân cư Sức khỏe là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần chứ không phải đơn thuần là không có bệnh tật. Sức khỏe là tổng hòa nhiều yếu tố tạo nên giữa bên trong và bên ngoài, giữa thể chất và tinh thần. Có nhiều chỉ tiêu biểu hiện trạng thái về sức khỏe, bộ y tế nước ta quy định có 3 loại: Thể lực tốt, loại không có bệnh tật gì Trung bình Yếu, không có khả năng lao động 3.2_ Chỉ tiêu biểu hiện trình độ văn hóa của người lao động Trình độ văn hóa của dân số hay của nguồn nhân lực là một chỉ tiêu hết sức quan trọng phản ánh chất lượng của nguồn nhân lực và có tác động mạnh mẽ tới quá trình phát triển kinh tế xã hội. Trình độ văn hóa cao tạo khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn. 3.3 _ Chỉ tiêu biểu hiện trình độ chuyên môn kĩ thuật Trình độ chuyên môn là sự hiểu biết, khả năng thực hành về chuyên môn nào đó, nó biểu hiện trình độ được đào tạo ở các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học, có khả năng chỉ đạo quản lý một công việc thuộc một chuyên môn nhất định. Do đó, trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực được đo bằng: Tỉ lệ cán bộ tổ chức Tỉ lệ cán bộ cao đẳng, đại học Tỉ lệ cán bộ trên đại học Trong mỗi chuyên môn có thể phân chia thành những chuyên môn nhỏ lại như Đại học bao gồm: kỹ thuật, kinh tế, ngoại ngữ, thậm chí trong từng chuyên môn lại chia thành những chuyên môn nhỏ nữa. ` Trình độ kỹ thuật của người lao động thường dùng đó chỉ trình độ của người được đào tạo ở các trường kỹ thuật, được trang bị kiến thức nhất định, những kỹ năng thực hành về công việc nhất định. Trình độ kỹ thuật thường được biểu hiện qua các chỉ tiêu: Số lao động được đào tạo và lao động phổ thông Số người có bằng kỹ thuật và không có bằng Trình độ tay nghề theo bậc thợ Trình độ chuyên môn và kỹ thuật thường kết hợp chặt chẽ với nhau, thông qua chỉ tiêu số lao động được đào tạo và không được đào tạo trong từng tập thể nguồn nhân lực. 3.4_ Chỉ số phát triển con người HDI Chất lượng nguồn nhân lực còn được thể hiện thông qua chỉ số phát triển con người (HDI) Chỉ số này được tính bởi 3 chỉ tiêu chủ yếu: Tuổi thọ trung bình Thu nhập trung bình đầu người (GDP/1 người) Trình độ học vấn ( tỉ lệ biết chữ và số còn đi học trung bình của dân cư) Như vậy chỉ số HDI không chỉ đánh giá sự phát triển con người về mặt kinh tế mà còn nhấn mạnh đến chất lượng cuộc sống và sự công bằng tiến bộ xã hội 3.5_ Chỉ tiêu khác Ngoài những chỉ tiêu có thể lượng hóa được như trên người ta còn xem xét chỉ tiêu năng lực phẩm chất của người lao động. Chỉ tiêu phản ánh mặt định tính mà khó có thể định lượng được. Nội dung của chỉ tiêu này được xem xét thông qua các mặt: Truyền thống dân tộc bảo vệ tổ quốc Truyền thống về văn hóa văn minh dân tộc Phong tục tập quán, lối sống Nhìn chung chỉ tiêu này nhấn mạnh đến ý chí, năng lực tinh thần của người lao động. II_ Vấn đề đầu tư phát triển nguồn nhân lực 1 Quan điểm về đầu tư phát triển nguồn nhân lực Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư,là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhăm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất(nhà xưởng,thiết bị…)và tài sản trí tuệ(tri thức,trí năng…),gia tăng năng lực sản xuất,tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển. Đầu tư phát triển bao gồm: đầu tư những tài sản vật chất(tài sản thực) và đầu tư phát triển nhũng tài sản vô hình.Và đầu tư phát triển nguồn nhân lực là một trong nhưng nội dung của đầu tư phát triển những tài sản vô hình. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực bao gồm những nội dung cơ bản sau: đầu tư cho hoạt động đào tạo(chính quy,không chính quy,dài hạn ,ngắn hạn,bồi dưỡng nghiệp vụ…)đội ngũ lao động; đầu tư cho công tác chăm sóc sức lẽ đó trong suốt mấy chục năm qua Đảng và nhà nước ta luôn coi sự khoẻ,y tế; đầu tư cải thiện môi trường, điều kiện làm việc của người lao động;trả lương đúng và đủ cho người lao động 2_ Nội dung đầu tư phát triển nguồn nhân lực Bước sang thế kỷ 21, giáo dục VN đứng trước những thử thách và nhiệm vụ : Sự thay đổi công nghệ diễn ra nhanh chóng; toàn cầu hóa và yêu cầu phát triển kinh tế - xă hội, đất nước đ̣i hỏi giáo dục phải cung cấp cho xă hội một đội ngũ lao động có chất lượng cao, thái độ làm việc tốt, có sức khỏe, đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của kinh tế cũng như quá tŕnh tự do hóa, di chuyển lao động. Là một nước mới chuyển đổi đang phát triển ở tŕnh độ thấp nên có nhiều hạn chế về nguồn lực tài chính Nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của bất kì một quốc gia nào trên thế giới.Riêng với Việt Nam với những lợi thế của mình về nguồn nhân lực,hiện nay vấn đề đầu tư phát triển nguồn nhân lực đang là một trong những mục tiêu hàng đầu của Việt Nam. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực bao gồm nhưng nội dung chủ yếu sau: 2.1_ Đầu tư giáo dục đào tạo nguồn nhân lực Từ những năm còn trong chiến tranh,Bác và Đảng ta đã luôn xác định rằng chúng ta phải chiến đấu với ba loại giặc: giặc đói ,giặc dốt và giặc ngoại xâm.Từ đó có thể thấy rằng Người đã coi trọng sự nghiệp giáo dục đến mức nào,Người còn giao nhiệm vụ cho các thế hệ trẻ nước nhà mai sau:”Non sông Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai cùng với các cường quốc năm châu được hay không.Chính là nhờ một phần ở công học tập ở các cháu”. Vì nghiệp giáo dục là quốc sách hàng đầu.Hiểu rõ vai trò quan trọng của giáo dục con người nên ngân sách đầu tư cho giáo dục không nhỏ.Hàng năm con số đầu tư đó lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng,trường lơp có mặt ở khắp xã thôn,cơ sơ hạ tầng hàng năm đều được quan tâm.Vì lẽ đó hiện nay tỉ lệ người bíêt chữ đã lớn hơn 95%.Đây cũng chính là con số mà những năm trước đây là tỉ lệ dân mù chữ của nước ta.Những năm gần đây tỉ lệ học sinh các cấp đều tăng,cả về số lượng và chất lượng giáo dục đều được nâng cao qua các năm.Nền kinh tế tri thức đã được nhân dân ta quan tâm đúng mức. Đào tạo nguồn nhân lực là quá trình trang thiết bị nhất định về chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động,để họ có thể đảm nhận được một công việc nhất định.Phát triển nguồn nhân lực bao gồm các hoạt động học tập trang thiết bị kiến thức kĩ năng để cho người lao động làm công việc khó khăn phức tạp hơn và để phát triển sự nghiệp của mình.Để hoàn thành tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực cần phải có sự đầu tư kĩ lưỡng về mọi mặt.Việc đầu tư cho giáo dục được thể hiện qua các mặt chính sau: 2.1.1_ Về chương trình giảng dạy: Chương trình giảng dạy thể hiện những nội dung sẽ được đưa vào nhà trường nhằm nâng cao tri thức của mỗi người tham gia khóa học.Vì vậy chương trình giảng dạy cần được coi trọng.Hiện nay ở Việt Nam thì chương trình học được thể hiện rõ nét trong sách giáo khoa. Sách giáo khoa là loại sách cung cấp kiến thức, được biên soạn với mục đích dạy và học.Thuật ngữ sách giáo khoa còn được hiểu là một loại sách chuẩn cho ngành học.Sách giáo khoa được phân loại theo đối tượng sử dụng hoặc chủ đề của sách.Việc xuất bản sách giáo khoa thường dành cho các nhà xuất bản chuyên ngành.Biên soạn một sách giáo khoa có giá trị cả một kì công.Ngày nay bên cạnh dạng sách in ,nhiều sách giáo khoa có thể được tham khảo trực tuyến. Ở cấp phổ thông,sách giáo khoa là sự thể hiện những nội dung cụ thể của chương trình phổ thông.Trên thé giới có nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau cùng biên soạn cho cùng một môn học.Tại Việt Nam,hiện tại chỉ tồn tại một bộ sách duy nhất cho một môn học. Kiến thức trong sách giáo khoa là một hệ thống kiến thức khoa học, chính xác,theo một trình tự logic chặt chẽ, được gia công về mătj sư phạm cho phù hợp với trình độ học sinh và thời gian học tập.Ngoài phần kiến thức,sách giáo khoa còn có một phần về rèn luyện các kĩ năng và các phương pháp giảng dạy môn học. Hầu như có sự đồng tình rộng rãi phải cải tiến mạnh mẽ chương trình giảng dạy của các loại trường ở tất cả các cấp, nhưng cải tiến như thế nào để không đi vào vết xe của những đợt cải cách, cải tiến đã thực hiện trong 20 năm qua, thì chưa được bàn tới một cách triệt để, thực tế là đang còn có nhiều ý kiến khác nhau. Trên báo chí, nhiều học giả Việt Nam sống trong nước và ở ngoài nước đã giới thiệu nhiều mô hình khác nhau của các nước có nền giáo dục tiên tiến (Phần Lan, Anh, Đan Mạch, Bỉ, New Zealand, Úc…). Như vậy cải cách giáo dục đang trở thành vấn đề thời sự ở nhiều nước, chứ không riêng gì nước ta, đương nhiên mỗi nước có những vấn đề riêng của mình. Điểm giống nhau là không nước nào dám khoanh tay ngồi yên.Vì lí do đó và sự cần thiết của giáo dục đào tạo nên nhà nước ta đang có những chính sách đầu tư phát triển nguồn nhân lực. 2.1.2 _ Về đội ngũ giáo viên và phương pháp dạy,học Đào tạo giáo dục đang trở thành vấn đề hết sức quan trọng và được đặt lên hàng đầu ở hầu hết các nước và Việt Nam cũng không ngoại lệ.Vậy để làm thế nào để có hiệu quả,chất lượng tốt đảm bảo đáp ứng yêu cầu đặt ra.Trước hết cần có đôị ngũ gião viên nhiệt tình, giàu kinh nghiêm và có trình độ chuyên môn cao. Phương pháp giáo dục (hay còn gọi là phương pháp dạy học, phương pháp giảng dạy, giáo dục học, sư phạm) là cách thức sử dụng các nguồn lực trong giáo dục như giáo viên, trường lớp, dụng cụ học tập, các phương tiện vật chất để giáo dục người học. Hiện nay đã hình thành và phát triển nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau như: Phương pháp giáo dục truyền thống: Giáo viên độc thoại, chủ động truyền đạt kỹ năng còn người học tiếp thu một cách thụ động. Giáo viên làm mẫu còn học viên làm theo. Phương pháp giáo dục hiện đại: Giáo viên là người thiết kế tổ chức còn bản thân học viên tự tìm kiếm tri thức, tự hoạt động theo cách riêng độc lập và sáng tạo. Phương pháp giáo dục thụ động: Giáo viên truyền đạt kiến thức, độc thoại, phát vấn hay đặt câu hỏi, giáo viên áp đặt kiến thức có sẵn, còn học viên thì học thuộc lòng và nhớ máy móc. Giáo viên độc quyền đánh giá cho điểm. Phương pháp giáo dục tích cực: Học viên tự tìm ra kiến thức bằng hành động thao tác... giáo viên đối thoại với học viên, giáo viên hợp tác và trao đổi với học viên và giáo viên khảng định kiến thức do hoc viên tìm ra. Học sinh học cách học, cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, cách sống và trưởng thành. Học sinh tự đánh giá và điều chỉnh làm cơ sở cho giáo viên cho điểm cơ động. Đổi mới phương pháp giảng dạy là một trong những điều kiện quyết định đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước hiện nay. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Nhà nước ta rất quan tâm tới việc bồi dưỡng, cập nhật, vận dụng các phương pháp giảng dạy mới trong nhà trường. 2.1.3_ Chất lượng nhà trường nước ta: Việt Nam đang trên con đường phát triển với nhiều biến đổi cả về chất và lượng.Một trong những những nguyên nhân đó là do đặc điểm nguồn nhân lực Việt Nam.Nhà nước ta đã đầu tư rất nhiều ngân sách cho công tác giáo dục.Một trong những nội dung đầu tư đó là đầu tư cho cơ sở hạ tầng giáo dục.Mà ở đây chúng ta sẽ xét đến cơ sở nhà trường_nơi diễn ra quá trình đào tạo nguồn nhân lực. Trong hệ thống quốc dân thì nhà trường được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và được tổ chức theo các loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục.Hiện nay thì nước ta đã có các cấp bậc như:mầm non,tiểu học,trung học cơ sở.trung học phổ thômg,phổ thong cơ sở,cao đẳng, đại học,trên đại học Ngoài ra còn có cả viện và viện nghiên cứu cũng đã được triển khai rộng rãi..Các hình thức triển khai cũng rất phong phú.Việt Nam có các loai nhà trường thuộc loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục đều chịu sự quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý giáo dục theo sự phân công, phân cấp của Chính phủ. Nhà nước tạo điều kiện để trường công lập giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục quốc dân; có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân mở trường dân lập, tư thục đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội Ngoài ra còn có nhà trường của cơ quan hành chính nhà nước, của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Nhà trường của lực lượng vũ trang nhân dân có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và công nhân quốc phòng; bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý nhà nước về nhiệm vụ và kiến thức quốc phòng, an ninh. Nhà nước ta còn xây dựng cả các loại trường chuyên biệt như trường phổ thông dân tộc nội trú; trường phổ thông dân tộc bán trú; trường dự bị đại học;trường chuyên, trường năng khiếu;trường, lớp dành cho người tàn tật;trường giáo dưỡng. Nhà trường có những nhiệm vụ và quyền hạn sau: - Tổ chức giảng dạy ,học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu,chương trình giáo dục; - Quản lý nhà giáo , cán bộ ,nhân viên; - Tuyển sinh và quản lý người học; - Quản lý ,sử dụng đất đai ,trường sở ,trang thiet bị và tài chính theo quy định của pháp luật; - Phối hợp với gia đình người học , tổ chức , cá nhân trong hoạt động giáo dục; - Tổ chức cho nhà giáo ,cán bộ ,nhân viên và người học tham gia các hoạt động xã hội; - Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật; Đặc điểm chung nhất cho các loại trường từ tiểu học cho đến đại học , các học , viện nghiên cứu ở nước ta là: nhiều trường , nhiều trường lớn và đông, chất lượng nhìn chung thấp. Có thể thấy nhà nước ta rất quan tâm đến việc đầu tư naxây dựng cơ sở giảng dạy . 2.2 _ Đầu tư y tế chăm sóc sức khỏe Chăm sóc sức khỏe là một ngành dịch vụ trong đó người cung ứng và người sử dụng quan hệ với nhau thông qua giá dịch vụ. Tuy nhiên, không giống các loại dịch vụ khác, chăm sóc sức khỏe có một số đặc điểm riêng1, đó là: Mỗi người đều có nguy cơ mắc bệnh và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ở các mức độ khác nhau. Chính vì không dự đoán được thời điểm mắc bệnh nên thường người ta gặp khó khăn trong chi trả các chi phí y tế không lường trước được. Dịch vụ y tế là loại hàng hoá mà người sử dụng (người bệnh) thường không tự mình lựa chọn được mà chủ yếu do bên cung ứng (cơ sở y tế) quyết định. Nói một cách khác, ngược lại với thông lệ “Cầu quyết định cung” trong dịch vụ y tế “Cung quyết định cầu”. Cụ thể, người bệnh có nhu cầu khám chữa bệnh nhưng điều trị bằng phương pháp nào, thời gian bao lâu lại do bác sĩ quyết định. Như vậy, người bệnh, chỉ có thể lựa chọn nơi điều trị, ở một chừng mực nào đó, bác sĩ điều trị chứ không được chủ động lựa phương pháp điều trị. Dịch vụ y tế là loại hàng hoá gắn liền với sức khoẻ, tính mạng con người nên không giống các nhu cầu khác, khi bị ốm, mặc dù không có tiền nhưng người ta vẫn phải mua (khám chữa bệnh) đây là đặc điểm đặc biệt không giống các loại hàng hóa khác. Có ba loại dịch vụ y tế: dịch vụ y tế công cộng (public good), dịch vụ y tế cho các đối tượng cần chăm sóc ưu tiên (merit good) và dịch vụ y tế cá nhân (private good): Dịch vụ y tế công cộng là các dịch vụ mà lợi ích của những dịch vụ này không chỉ giới hạn ở việc cung ứng trực tiếp (dịch vụ khám chữa bệnh) cho người sử dụng mà còn cung ứng gián tiếp cho cộng đồng như các dịch vụ phòng bệnh, giáo dục y tế. Dịch vụ y tế cho các đối tượng cần chăm sóc ưu tiên sẽ được dành cho một số đối tượng đặc biệt như người nghèo, bà mẹ - trẻ em, người có công với cách mạng... Dịch vụ y tế cá nhân là các dịch vụ y tế chỉ cung ứng trực tiếp cho người sử dụng dịch vụ. Trong lĩnh vực y tế, có năm loại thị trường bao gồm: thị trường bảo hiểm y tế tư nhân, thị trường dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, thị trường dịch vụ bệnh viện, thị trường thuốc-vật tư y tế và thị trường nhân lực y tế Trong cơ chế thị trường, nhà đầu tư để có lợi nhuận tối đa, sẽ căn cứ vào nhu cầu và giá cả trê thi trường để quyết định sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai. Thông qua cơ chế thị trường, các nguồn lực của nền kinh tế tự phân bổ một cách tối ưu. Tuy nhiên, để cơ chế thị trường thực hiện tốt được chức năng của mình, thì thị trường phải có môi trường cạnh tranh hoàn hảo, thông tin đẩy đủ và không bị ảnh hưởng bởi các thông tin ngoại lai…. Trong lĩnh vực y tế, cơ chế thị trường. Thị trường y tế không phải là thị trường tự do. Trong thị trường tự do, giá của một mặt hàng được xác định dựa trên sự thỏa thuận tự nguyện giữa người mua và người bán. Trong thị trường dịch vụ y tế không có sự thỏa thuận này, giá dịch vụ do người bán quyết định. Không thể vận dụng một cách hiệu quả. Các nhà phân tích y tế đã thừa nhận trong thị trường y tế luôn tồn tại các yếu tố: “thất bại thị trường” cụ thể là: Dịch vụ y tế là một ngành dịch vụ có điều kiện, tức là có sự hạn chế nhất định đối với sự gia nhập thị trường của các nhà cung ứng dịch vụ y tế. Cụ thể, muốn cung ứng dịch vụ y tế cần được cấp giấy phép hành nghề và cần đảm bảo những điều kiện nhất định về cơ sở vật chất. Nói một cách khác, trong thị trường y tế không có sự cạnh tranh hoàn hảo. Bất đối xứng thông tin giữa bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ. Như trên đã trình bày, trên thực tế, bệnh nhân hiểu biết rất ít về bệnh tật và các chỉ định điều trị, do vậy hầu như người bệnh hoàn toàn phải dựa vào các quyết định của thầy thuốc trong việc lựa chọn các dịch vụ y tế (cầu do cung quyết định). Nếu vấn đề này không được kiểm soát tốt sẽ dẫn tới tình trạng lạm dụng dịch vụ từ phía cung ứng, đẩy cao chi phí y tế. Dịch vụ y tế là các dịch vụ có đặc điểm “hàng hóa công cộng ” và mang tính chất “ngoại lai”. Đặc điểm “ngoại lai” của các dịch vụ này là lợi ích không chỉ giới hạn ở những người trả tiền để hưởng dịch vụ mà kể cả những người không trả tiền (Ví dụ: các dịch vụ y tế dự phòng, giáo dục sức khỏe). Chính điều này không tạo ra được động cơ lợi nhuận cho nhà sản xuất, làm việc cung ứng các dịch vụ đó thấp. Lúc này, để đảm bảo đủ cung đáp ứng cho cầu cần có sự can thiệp hỗ trợ của Nhà nước trong cung ứng các dịch vụ y tế mang tính công cộng. Đối với thị trường bảo hiểm y tế tư nhân, các yếu tố thất bại thị trường là “lựa chọn ngược” có nghĩa là chỉ những người có bệnh mới tham gia mua bảo hiểm y tế và tâm lí “phó mặc”- tức là một khi đã có bảo hiểm y tế, người dân sẽ không có ý thức tự bảo vệ sức khỏe hoặc công ty bảo hiểm tư nhân chỉ lựa chọn những người khỏe mạnh ít nguy cơ để bán bảo hiểm y tế ( hành vi “hớt váng”). Vì thế, ngay tại các nước có nền kinh tế thị trường phát triển mạnh, nguồn tài chính từ các công ty bảo hiểm y tế tư nhân vẫn không phải là nguồn tài chính chủ yếu trong tổng nguồn tài chính của xã hội dành cho y tế (nguồn chi cho y tế từ các quỹ BHYT tư nhân bằng 6% tổng chi phí y tế của các nước OECD). Chính vì những đặc điểm trên của ngành y tế mà việc đầu tư phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe phải được quan tâm một cách đặc biệt để phát triển nguồn nhân lực hoạt động một cách có hiệu quả. Đầu tư vào lĩnh vực y tế đứng trên góc độ của một nền kinh tế bao gồm những lĩnh vực sau: 2.2.1 _ Đầu tư vào cơ sở vật chất (bệnh viện): Thực hiện quy hoạch nhằm xây dựng hệ thống bệnh viện một cách hợp lý, phù hợp với sự phát triển kinh tế văn hóa xã hội của từng địa phương, từng vùng lãnh thổ và cả nước, thực hiện mục tiêu công bằng, chất lượng, hiệu quả trong công tác khám chữa bệnh theo định hướng chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Với những mục tiêu chung như: Đảm bảo cho mọi người dân tiếp cân một cách thuận lợi với các dịch vụ chăm sóc chất lượng tại các bệnh viện; đến năm 2010 đạt tỷ lệ 18-20 giường bệnh trên 10.000 dân. Đảm bảo tính hệ thống và liên tục trong điều trị chuyên môn theo bậc thang điều trị và sự phát triển cân đối, hợp lý giữa các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa theo chuyên ngành sâu. Làm cơ sở để xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng, cải tao và nâng cấp hệ thống bệnh viện tính toán khả năng cung cấp ngân sách, quản lý và đào tạo cán bộ, nhằm từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống bệnh viện, cả về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và phát triển chuyên môn kỹ thuật ngang tầm với các nước trong khu vực. Việc đầu tư xây dựng bệnh viên tổ chức tuyến điều trị theo ba cấp độ chuyên môn như sau: Tuyến 1( tuyến chăm sóc sức khỏe cơ bản ban đầu hay tuyến huyện): thực hiện các kỹ thuật chăm sóc sức khỏe cơ bản, mang tính đa khoa; Tuyến 2( tuyến tỉnh ): chăm sóc sức khoẻ với các kỹ thuật phức tạp hơn, mang tính chuyên khoa chuyên ngành; là tuyến kỹ thuật cao hơn Tuyền 1 và tiếp nhận người bệnh do Tuyến 1 chuyên đến. Tuyến 3( tuyến trung ương ): tuyến cuối cùng trong bậc thang điều trị, thực hiện các kỹ thuật chuyên khoa sâu và tiếp nhận người bệnh từ tuyến dưới chuyển đến. Theo vùng lãnh thổ: Vùng I - Đồng bằng Sông Hồng: Hà Nội. Hải Phòng, bao gồm một số BVĐK và chuyên khoa thuộc Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng và một số BV của Hà Nội; một số BV của Hải Phòng (Việt - Tiệp, Phụ Sản, Nhi); Vùng II - Đông Bắc: Thái Nguyên và Quảng Ninh, bao gồm BVĐK TW Thái Nguyên, BVĐK Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí và BVĐK tỉnh Quảng Ninh; Vùng III - Tây Bắc : Hạt nhân là BVĐK tỉnh Sơn La; Vùng IV- Bắc Trung Bộ : Hạt nhân là BVTW Huế thuộc Bộ Y tế; Vùng V - Nam Trung Bộ : TP Đà Nẵng, TP Quy Nhơn, thành phố Nha Trang; Vùng VI - Tây Nguyên: Hạt nhân là BVĐK tỉnh Đắk Lắk; Vùng VII: Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm các BV thuộc Bộ Y tế (Chợ Rẫy, Răng Hàm Mặt, Thống nhất) và một số BVĐK và chuyên khoa của thành phố Hồ Chí Minh: Phụ Sản Từ Dũ, Nhi đồng, Ung bướu, Chấn thương - Chỉnh hình, Viện Tim, Mắt...; Vùng VIII: Cần Thơ, bao gồm BVĐK tỉnh Cần Thơ và các bệnh viện chuyên khoa của khu vực sẽ hình thành (Phụ Sản, Nhi, Ung bướu, Tim mạch...). Ngoài các bệnh viện công lập như trên còn phải khuyến khích việc hình thành và phát triển các bệnh viện theo hướng đa dạng hóa các loại hình khám chữa bệnh, khuyến khích thành lập các bệnh viện bán công, dân lập, tư nhân có vốn đầu tư nước ngoài nhưng bệnh viện công vân giữ vai trò chủ đạo. Nhất là BV chuyên khoa nhằm thực hiện chính sách xã hội hoá và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ y tế. Tuy nhiên, hệ thống BV công vẫn đóng vai trò chủ đạo, đặc biệt là phát triến các kỹ thuật cao, đảm bảo cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. 2.2.2_ Trang thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe : Trang thiết bị y tế bao gồm các loại thiết bị, dụng cụ, vật tư, phương tiện vận chuyển chuyên dụng phục vụ cho hoạt động chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân. Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, nhu cầu chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân đòi hỏi chất lượng ngày càng cao. Trang thiết bị y tế là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả, chất lượng của công tác y tế, hỗ trợ tích cực cho người thầy thuốc trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh. Do vậy, lĩnh vực trang thiết bị y tế cần được tăng cường đầu tư cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo tính khoa học và hiệu quả. Việc đầu tư trang thiết bị y tế cần phải chú y những nội dung sau: Trang thiết bị y tế là lĩnh vực chuyên dụng và rất đắt tiền đòi hỏi nhiều yêu cầu khắt khe về kỹ thuật cao, chính xác, an toàn và ổn định. Nhu cầu kinh phí để trang bị mới cũng như duy trì hoạt động liên tục của trang thiết bị đã có là rất lớn Đầu tư trang thiết bị y tế phải có trọng tâm, trọng điểm nhằm đạt được tính hiệu quả, khoa học và kinh tế. Xây dựng kế hoạch đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ sản xuất trang thiết bị y tế mà trong nước có ưu thế. Trước hết tập trung sản xuất các thiết bị y tế thông dụng phục vụ y tế cơ sở, chương trình dân số - kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc sức khỏe ban đầu, dụng cụ sử dụng một lần và các trang thiết bị phục vụ y tế học đường và gia đình, người lao động. Xây dựng quy chế nhằm tạo môi trường hấp dẫn cho các doanh nghiệp, các cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ thuộc các ngành, các địa phương tham gia sản xuất trang thiết bị y tế. Khuyến khích dùng trang thiết bị y tế sản xuất trọng nước, giảm dần nhập khẩu, đến năm 2010 chỉ nhập khẩu những thiết bị y tế chưa sản xuất được trong nước. Từng bước xây dựng và đệ trình Nhà nước xem xét ban hành các chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế trong nước. Có chính sách ưu tiên thích đáng trong việc cử cán bộ đi đào tạo về nghiên cứu sản xuất trang thiết bị trong nước. Thống nhất quản lý Nhà nước về kinh doanh , xuất nhập khẩu trang thiết bị y tế từ trung ương đến địa phương. Thiết lập hệ thống thanh tra, kiểm tra và giám sát chất lượng trang thiết bị y tế đang lưu hành trên thị trường. Có chính sách hỗ trợ về vốn và kỹ thuật cho các cơ sở thuộc thành phần kinh tế nhà nước nhằm phát huy vai trò chủ đạo trong lĩnh vực kinh doanh trang thiết bị y tế. Tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế có thể tham gia hoạt động kinh doanh trang thiết bị y tế theo quy định của Nhà nước và hướng dẫn của Bộ y tế. Bộ Y tế thành lập cơ sở nghiên cứu với sự tham gia của các cơ quan trực thuộc Bộ Y tế, các cơ sở khoa học công nghệ, các nhà khoa học để nghiên cứu khả năng ứng dụng những trang thiết' bị y tế, các phương pháp điều trị và chẩn đoán mới xuất hiện trên thế giới để áp dụng có chọn lọc vào Việt Nam. Có chính sách khuyến khích các nhà khoa học, các cơ sở khoa học và công nghệ trong và ngoài ngành tham gia nghiên cứu chế tạo, khai thác sử dụng và thực hiện dịch vụ kỹ thuật về trang thiết bị y tế. 2.2.3_ Cán bộ y tế: Cán bộ y tế là lực lượng chủ chốt trọng nghành y. Dù máy móc, thiết bị có hiện đại đến đâu đi chăng nữa thì vẫn cần phải có những bác sĩ có trình độ chuyên môn để khám và chuẩn đoán bệnh. Chính vì vậy mà việc đầu tư cho cán bộ y tế là rất cần thiết. Đầu tư cho hệ thống giáo dục đào tạo các y bác sĩ ngay từ trong nhà trường. Việc đào._. tạo phải được kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, đầu tư trang bị các dụng cụ học tập phục vụ giảng dạy, sinh viên phải được tiếp xúc với các loại bệnh tật ngay khi còn ở trên ghế nhà trường. Muốn trò giỏi thì đội ngũ giáo viên phải là những người có chuyên môn và kinh nghiểm giảng dạy cũng như thực hành trong thực tế. Tổ chức các chương trình du học, cấp học bổng cho các sinh viên y khoa có trình độ giỏi đi du học nước ngoài để nâng cao tầm hiểu biết và kinh nghiệm. Tuy nhiên đi kèm với nó phải có sự thỏa thuận về công ăn việc lam sau khi học xong tránh tình trang chảy máu chất xám cũng như thất nghiệp sau khi về nước. Đội ngũ y, bác sĩ phải được quan tâm, phụ cấp phải phù hợp với trình độ và hơn thế nữa là tránh hiện tượng lương được chi trả không đáp ứng được những chi tiêu thiết yếu của cuộc sống. 2.2.4_ Mô hình bệnh tật: Cần phải có một mô hình bệnh tất nhất định để có thể tìm ra một số yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe và bệnh tật cho nhân dân nói chung và người lao động nói riêng, trên cơ sở đó đưa ra luận cứ khoa học cho công tác phòng và chống bệnh hữu hiệu bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, người lao động. Trong mô hình bệnh tật thì có: Mô hình bệnh tật tử vong Các bệnh mắc cao nhất Các bệnh có tỷ lệ chết cao nhất …… Các mô hình bệnh tật la thay đổi theo từng vùng và địa phương chính vì vậy mà việc đầu tư nghiên cứu mô hình bệnh tật là rất tốn kém và cần phải được chú trọng đầu tư. Vấn đề về bảo hiểm y tê và bảo hiểm xã hội: Bảo hiểm y tê: Chủ lao động đóng 2% còn người lao động dóng 1% trên tổng số lương. Trong bảo hiểm y tế thì có bảo hiểm y tế tự nguyện và bảo hiểm y tế bắt buộc Theo nghị định 63/2005 của Chính Phủ ban hành ngày (1/7): Nội dung nghị định nêu rõ, bệnh nhân được hỗ trợ một phần chi phí để thanh toán các dịch vụ kỹ thuật cao như chẩn đoán hình ảnh, can thiệp tim mạch, được thanh toán các chi phí điều trị do tai nạn giao thông xét theo nguyên nhân bị tai nạn và được chi phí về phục hồi chức năng trong thời gian điều trị, khám chữa bệnh. Những người nghèo (theo tiêu chí người nghèo do nhà nước ban hành), người có công với cách mạng, người đang sinh sống hoặc công tác ở vùng sâu, vùng xa được thanh toán chi phí vận chuyển khi chuyển tuyến điều trị. Ngoài ra, người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh (trừ các dịch vụ kỹ thuật cao) thay vì chỉ được thanh toán 80% tổng chi phí điều trị như hiện nay. Đồng thời, sẽ có nhiều phương thức thanh toán bảo hiểm y tế, tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia bảo hiểm và chủ động cho các cơ sở khám chứa bệnh, trong đó có phương thức thanh toán theo phí dịch vụ, theo định suất, thanh toán từng nhóm bệnh... Bảo hiểm xã hội: Chủ lao động đóng 15% và người lao động đóng 5% trên tổng số lương. Bảo hiểm xã hội bắt buộc: chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp kí hợp đồng lao động với nhân viên với thời hạn hợp đổng từ ba tháng trở lên hoặc vô thời hạn không kể quy mô doanh nghiệp. Tóm lại, nhà nước và doanh nghiệp khi đầu tư vào y tế cần tập trung vao các vấn để kể trên, cần phải vận dụng và kết hợp sao cho phù hợp với điều kiện của các doanh nghiệp và cuộc sống của người lao động. 2.3 _ Đầu tư cải thiện môi trường làm việc của người lao động Trong thời đại CNH-HĐH đất nước, muốn đạt được mục tiêu phát triển bền vững phải xây dựng được chuẩn mực về bền vững môi trường trong mối quan hệ con người-thiên nhiên-môi trường. Điều kiện sống và các hoạt động SXKD thân thiện với môi trường sẽ tạo nên cuộc sống hài hoà giữa con người và thiên nhiên, giúp phát triển kinh tế bền vững. Muốn thực hiện được kỳ vọng đó, mọi người dân - trong đó có nguồn lao động - cần phải nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình về bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Chúng ta sẽ nghiên cứu các vấn đề chính là: Vấn đề bảo hộ lao động Vấn đề điều kiện lao động Vấn đề tai nạn lao động Bệnh nghề nghiệp. 2.3.1 _ Bảo hộ lao động Bảo hộ lao động là tổng hợp tất cả các hoạt động trên các mặt luật pháp, tổ chức, hành chính, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật… nhằm mục đích cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người lao động. Nội dung chủ yếu của Bảo hộ lao động là an toàn lao động, vệ sinh lao động. Bởi vậy, trong nhiều trường hợp người ta dùng cụm từ "an toàn và vệ sinh lao động" để chỉ công tác Bảo hộ lao động. Trong trường hợp nói đến Bảo hộ lao động, chúng ta hiểu đó là bao gồm cả an toàn lao động, vệ sinh lao động và cả những vấn đề về chính sách đối với người lao động như: vấn đề lao động và nghỉ ngơi, vấn đề lao động nữ, vấn đề bồi dưỡng độc hại 2.3.2 _ Điều kiện lao động Trong hoạt động sản xuất, người lao động phải làm việc trong một điệu kiện nhất định, gọi chung là điều kiện lao động. Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kinh tế được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao động, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp, bố trí chúng trong không gian và thời gian, sự tác động qua lại của chúng trong mối quan hệ với người lao động tại chỗ làm việc, tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động. Tình trạng tâm sinh lý của người lao động trong khi lao động tại chỗ làm việc cũng được coi như một yếu tố gắn liền mới điều kiện lao động Việc đánh giá, phân tích điều kiện lao động cần phải tiến hành đồng thời trong mối quan hệ tác động qua lại của các yếu tố nói trên và sự ảnh hưởng, tác động của chúng đến người lao động như thế nào? Từ đó mới có thể có được những kết luận chính về điều kiện lao động ở cơ sở đó và có các biện pháp phù hợp nhằm cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ sức khoẻ người lao động. 2.3.3 _ Tai nạn lao động Là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động do kết quả của sự tác động đột ngột từ bên ngoài của các yếu tố nguy hiểm có thể gây chết người hoặc làm tổn thương hoặc làm phá huỷ chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó trên cơ thể. Khi người lao động bị nhiễm độc đột ngột một lượng lớn chất độc gây chết người hoặc huỷ hoại chức năng hoạt động của một bộ phận cơ thể ( nhiễm độc cấp tính) cũng được coi là tai nạn lao động. Tai nạn lao động được chia làm 3 loại : Tai nạn lao động chết người, Tai nạn lao động nặng,Tai nạn lao động nhẹ.Tai nạn lao động không chỉ ảnh hưởng đến tài sản vật chất mà còn ảnh hưởng đến tinh thần của người lao động, gián tiếp ảnh hưởng đến năng suất của doanh nghiệp.Từ đó nhà nước và các doanh nghiệp cần có những biện pháp thích hợp để hạn chế tối đa việc xảy ra tai nạn lao động. 2.3.4 _ Bệnh nghề nghiệp Là bệnh phát sinh do ảnh hưởng và tác động thường xuyên, kéo dài của các yếu tố có hại phát sinh trong sản xuất lên cơ thể người lao động. Đây là hiện trạng bệnh lý mang tính chất đặc trưng nghề nghiệp hoặc liên quan đến nghề nghiệp. Những người làm việc trong môi trường độc hại, ô nhiễm thường mắc phải “bệnh nghề nghiệp”. Để hạn chế vấn đề này nhà nước và các doanh nghiệp cần tổ chức tốt công tác bảo hộ cho người lao động và có những chính sách ưu đãi phù hợp đối với những đối tượng này 2.4 _ Vấn đề tiền lương Lao động là điều kiện đầu tiên, cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, là yếu tố căn bản nhất, quyết định nhất trong quá trình sản xuất. Để quá trình tái sản xuất xã hội nói chung và quá trình tái sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp nói riêng được diễn ra thường xuyên thì một vấn đề thiết yếu là phải tái sản xuất sức lao động, nghĩa là sức lao động mới của con người bỏ ra pahỉ được bồi thường dưới dạng thù lao lao động. Trong nền kinh tế hàng hoá, thù lao lao động được hiểu là bằng thước đo giá trị và được gọi là tiền lương (TL). Như vậy, TL là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động theo thời gian, khối lượng công việc mà người lao động cống hiến cho doanh nghiệp. Hay nói một cách đơn giản, TL là số tiền mà người sử dụng lao động ( người mua sức lao động ) trả cho người lao động ( người bán sức lao động ) Mặt khác do tính chất đặc biệt của loại hàng hoá sức lao động mà TL không chỉ thuần tuý là vấn đề kinh tế mà còn là một vấn đề xã hội rất quan trọng liên quan đến đời sống và trật tự xã hội ( VD: như trả lương không đúng và đủ cho người lao động có thể gây ra đình công…) Mức lương tối thiểu hiện nay ở nước ta như thế nào? Nó đã đáp ứng đựơc nhu cầu thiết yếu của người lao động? Thực trạng của việc thực hiện các công việc liên quan tới tiền lương trong các doanh nghịêp cũng như trong toàn bộ nền kinh tế đang được triển khai như thế nào? Những thụân lợi, cũng như hạn chế mà ta đẫ nhận được là gì? Bên cạnh đó là những giải pháp để hoàn chỉnh vấn đề tiền lương …Tất cả được trình bày lần lượt ở các mục sau: Đối với người lao động, tiền lương là thu nhập từ quá trình lao động của họ, phần thu nhập chủ yếu đối với đại đa số lao động trong xã hội. Phấn đấu nâng cao TL là mục đích của hết thảy mọi người lao động. Mục đich này tạo ra động lực để người lao động phát triển trình độ và khả năng lao động của mình. Còn đối với doanh nghiệp, TL là một phần chi phí cấu thành chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Tiền lương phải trả cho người lao động là một yếu tố cấu thành nên giá trị sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp toạ ra. Các doanh nghiệp sử dụng tiền lương để làm đòn bẩy kinh tế khuyến khích tinh thần tích cực lao động, là nhân tố thúc đẩy để phát triển năng suất lao động. Để có được cơ chế trả lương xứng đáng cho người lao động cũng như phù hợp với từng doanh nghiệp thì cần co nhiều sự điều chỉnh xuyên suốt từ các cấp cao đến từng cấp ngành cơ sở, địa phương. CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIÊT NAM I_ Thực trạng đầu tư phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam 1_ Đầu tư giáo dục – Đào tạo nguồn nhân lực Lâu nay những người am hiểu về giáo dục nước nhà vẫn thường nhắc đến một khái niệm không hề có trong từ điển là "giáo dục ảo" để nói về thực trạng giáo dục nước ta hiện nay. Vậy phải chăng "giáo dục ảo" chính là yếu tố tạo nên cái "thực" của chất lượng giáo dục hiện nay? Giáo sư Phạm Minh Hạc khi bàn về vấn đề chất lượng giáo dục đã nhấn mạnh: "Chất lượng giáo dục là vấn đề số một của sự nghiệp giáo dục. Hiện ở Việt Nam nhiều người quan tâm đến chất lượng giáo dục và cũng có nhiều quan niệm khác nhau, trong đó có không ít quan niệm ảnh hưởng không tốt tới việc dạy và học của nhà trường, tác dụng xấu đến toàn bộ công việc quản lý sự nghiệp giáo dục - đào tạo". Đầu tư giáo dục chất lượng còn chưa cao, coi trọng bằng cấp, chưa coi trọng nhân công kỹ thuật trong khi nhu cầu ngày càng tăng. Theo thống kê của Bộ GDĐT, có 63% tổng số sinh viên tốt nghiệp ra trường không có việc làm. Trong số 37% sinh viên có việc làm, thì cũng không đáp ứng được công việc, không ít công ty phải mất 1-2 năm đào tạo lại. Bằng cấp đào tạo chưa được thị trường lao động quốc tế thừa nhận, tốt nghiệp đại học ở Việt Nam chưa hẳn ở nước ngoài đã được trả lương theo văn bằng. Chất lượng đào tạo nghề hiện nay: chúng ta đang vướng phải một số tồn tại về nội dung, chương trình đào tạo chưa theo kịp sự phát triển của sản xuất kinh doanh, chưa đổi mới bắt nhịp được với chuẩn mực đào tạo nghề của các nước phát triển, trang bị kiến thức mới và đào tạo kỹ năng thực hành còn hạn chế…. Thực trạng sách giáo khoa : vừa lãng phí, vừa di hại. Đó là đầu đề một bài viết trên Tuổi Trẻ ngày 19.10. Một trong những nguyên nhân của tình trạng đó là sự độc quyền của nhà xuất bản Giáo dục. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa quyết định thanh tra tình tình này. Một trong những tệ nạn lớn nhất của ngành giáo dục VN, như nhiều nhà giáo, phụ huynh học sinh đã phản ánh khá thường xuyên trên báo chí trong nước, là tình hình sách giáo khoa vô cùng tệ hại, nội dung liên tục bị thay đổi không dựa trên một cơ sở kiến thức bền vững nào, sai xót đầy dẫy trong soạn thảo và in ấn, nhưng mỗi năm phụ huynh học sinh vẫn phải è cổ ra mua sách mới cho con em, không được dùng lại sách của năm trước đã phải mua cho đứa con lớn hơn v.v. Việc nhà xuất bản Giáo dục được giao độc quyền xuất bản sách giáo khoa đã bị tố cáo hàng chục năm trời như một nguyên nhân chủ yếu của tình trạng đó, nhưng vẫn không hề được thay đổi. Giáo sư Nguyễn Xuân Hãn, trường đại học quốc gia Hà Nội từng làm con tính cho thấy chỉ riêng việc thay một cuốn sách cho một môn học, ở một lớp, đã mang lại cho NXB Giáo dục món lãi hàng triệu đô la. Với hơn 150 triệu bản mỗi năm, sách giáo khoa đang chiếm 80 % thị phần xuất bản sách. Theo ông Hãn, doanh số của NXB Giáo dục mỗi năm thu 100 triệu đôla chỉ từ việc bán sách giáo khoa. Tình trạng đó có thể được thay đổi trong một tương lai không xa ? Ít ra đó là điều người ta có thể hi vọng khi đọc trên các báo trong nước những ngày 16-17.10 : Ngày 13/10, Văn phòng chính phủ có công văn 5877/VPCP-V.I truyền đạt ý kiến của thủ tướng về những vấn đề bất cập trong in ấn và xuất bản sách giáo khoa tại nhà xuất bản Giáo dục (thuộc bộ GD-ĐT). Và tiếp theo công văn, phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đã yêu cầu Thanh tra chính phủ chủ trì, phối hợp với bộ GD-ĐT, bộ Tài chính và các cơ quan liên quan « tiến hành thanh tra tài chính và công tác xuất bản sách giáo khoa phục vụ đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông tại Nhà xuất bản Giáo dục ». Chủ trương giảm tải đã được ngành giáo dục đề ra từ nhiều năm qua, nhiều bộ SGK đã được biên soạn với yêu cầu giảm tải nhưng hiệu quả vẫn chưa được như mong muốn. Có lẽ trong lúc xây dựng chương trình mới, chúng ta vẫn còn chịu ảnh hưởng của chương trình cũ. Việc xác định mức độ yêu cầu kiến thức vẫn cùng lúc tuân thủ nhiều nguyên tắc mà trong đó giảm tải chỉ là một nguyên tắc, khiến những người biên soạn chương trình chưa thật sự mạnh dạn thể hiện được triệt để yêu cầu cải tiến, giảm tải. Những người tham gia xây dựng chương trình cũng chưa hoàn toàn tiếp cận với phương pháp, phương thức xây dựng chương trình mới để có thể tạo ra thay đổi đáng kể trong chương trình, SGK mới. Mặt khác,vai trò của người giáo viên (GV) trực tiếp giảng dạy trên lớp, chuyển tải chương trình, kiến thức đến người học rất quan trọng trong việc thực hiện giảm tải, nhưng hiện nay đóng góp của đội ngũ GV vào mục tiêu này chưa được rõ nét. Đổi mới nội dung chương trình phải gắn liền với đổi mới phương pháp giảng dạy mới thật sự đem lại hiệu quả. Phải thay đổi cơ bản phương pháp giáo dục nhằm khắc phục kiểu truyền thụ một chiều, nặng lý thuyết, ít khuyến khích tư duy sáng tạo, bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự giải quyết vấn đề, phát triển năng lực thực hành sáng tạo cho người học. Ngoài ra thực trạng in lậu trở thành vấn nạn,trong đó SGK chiếm 80%..Tình trạng phát hành 1 số xuất bản phẩm không rõ nguồn gốc,tăng chi phí,giảm giá sách một cách bất hợp lý,phá giá thị trường. 1.2 _ Đội ngũ giáo viên và phương pháp giảng dạy Chúng ta phải thừa nhân một điều : đội ngũ GV là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo chất lượng giáo dục. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục, muốn đổi mới giáo dục cần nhiều yếu tố, nhưng người GV, với ba yêu cầu trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy và đạo đức, vẫn là yếu tố đầu tiên đảm bảo cho sự thành công. Chúng ta cũng phải thừa nhận một thực tế là chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội, đa số vẫn chạy theo lối dạy cũ, nặng về truyền đạt lý thuyết, ít chú ý đến phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành của người học. Tất nhiên còn vai trò của các cấp quản lý giáo dục ở đâu? Đổi mới phương pháp giảng dạy đã được ngành xác định là một yêu cầu bức thiết để đổi mới giáo dục nhưng tại sao nó vẫn chưa “thấm” đến từng giáo viên, để người giáo viên coi đổi mới phương pháp như một yêu cầu cấp thiết cần phải thực hiện? Đó là trách nhiệm của các cấp quản lý giáo dục, do còn thiếu sự quyết liệt trong chỉ đạo như phải đưa vào chỉ tiêu thi đua, có chính sách động viên, khuyến khích kịp thời... Song song với điều đó, chúng tôi cũng cho rằng chương trình giáo dục phổ thông cần tiếp tục điều chỉnh và giảm hợp lý nội dung, chương trình cho phù hợp với tâm lý, sinh lý của học sinh, nhất là cấp tiểu học và THCS. Hiệu quả đổi mới phương pháp giảng dạy chưa cao vì nhiều yếu tố, trong đó thiếu thiết bị dạy học cũng là một yếu tố. Thiết bị dạy học thường đi sau trong khi đây là một yếu tố hỗ trợ giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy. Gần đây, cùng với việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, thiết bị dạy học được ưu tiên đầu tư nhưng lại đầu tư không đồng bộ, nhiều nơi có thiết bị nhưng thiếu phòng thí nghiệm khiến hiệu quả sử dụng chưa cao. Nhưng yếu tố quan trọng nhất trong đổi mới phương pháp giảng dạy là vai trò của người giáo viên. Trong khi đó, dường như ý thức và sự nhiệt tình đổi mới phương pháp giảng dạy chưa đến được từng giáo viên, chưa được giáo viên thực hiện thường xuyên, liên tục. Dường như giáo viên mới chỉ chú ý đến những giờ có dự giờ, kiểm tra, dạy mẫu... Tính bình quân chung mỗi trường dạy nghề công lập và ngoài công lập có từ 30-34 giáo viên. Từ năm 1992 trở lại đây, do yêu cầu của thị trường lao động; tác động của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập lao quốc tế, đội ngũ giáo viên của các trường đã được bổ sung, đào tạo lại, bồi dưỡng kiên thức, kỹ năng, phương pháp đào tạo mới. Do đó chất lượng của đội ngũ giáo viên dạy nghề được nâng cao hơn, đặc biệt là trong các trường có sự hợp tác đầu tư của quốc tế đã tạo ra bước chuyển mới về nâng cao chất lượng của công tác đào tạo nghề. Kết quả có hơn 63% giáo viên đạt tiêu chuẩn. Gần đây có nhiều tiếng nói trên báo chí thẳng thắn phê phán tình trạng chất lượng thầy dạy nhìn chung trong cả nước là thấp; không hiếm trường hợp thầy, cô giáo đứng nhầm bục dạy; dạy theo giáo án tủ, giáo án mượn; dạy theo theo lối mài chữ, chép chữ; tình trạng các trường thiếu thầy… 1.3 _Chất lượng nhà trường Trước hết ta phải kể đến đó là vấn đề ngân sách, điều kiện không thể thiếu để nâng cao chất lượng giáo dục , cụ thể là nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, nhà trường ,điều kiện trực tiếp để nâng cao chất lượng giáo duc đào tạo. Mấy năm trở lại đây đầu tư cho giáo dục - đào tạo đã đạt tới tỷ lệ 15% tổng ngân sách nhà nước. Riêng năm 2003 là 16,5% và dự kiến năm 2004 sẽ nâng lên 17,5% và đến năm 2010 là 20% tổng chi ngân sách nhà nước hàng năm. Nhưng thực tế, theo ông Trần Đình Nuôi (chuyên viên cao cấp Bộ Kế hoạch - Đầu tư) thì 90% ngân sách này đã chi trả cho lương giáo viên, còn lại mới chi cho các hoạt động giáo dục khác. Trước thực trạng giáo dục hiện nay về cơ bản còn thiếu rất nhiều trường lớp ở mọi bậc học do ngân sách đầu tư của nhà nước có hạn mặc dù chính phủ đã dành nhiều ưu tiên cho lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường học nhưng trước tình hình dân số gia tăng cùng với chất lượng cuộc sống được nâng cao thì số lượng trường lớp hiện có là chưa đủ để đáp ứng nhu cầu. Hơn thế nữa với truyền thống hiếu học và tâm lý của tất các bậc phụ huynh đều mong muốn đầu tư cho con cái mình được tiếp thu những kiến thức hiện đại để đảm bảo cuộc sống sau này. Theo cuộc khảo sát gần đây chỉ tính riêng một quận của thành phố Hà Nội có 31 nhà trẻ - mẫu giáo, 31 trường tiểu học và trung học cơ sở và 8 trường phổ thông trung học. Nhìn chung mạng lưới hạ tầng xã hội còn chưa đủ so với nhu cầu chỉ tiêu theo quy chuẩn còn quá thấp còn nhiều trường chưa đảm bảo điều kiện học tập cho học sinh. Vì vậy cần có sự đầu tư cơ sở vật chất theo chiều sâu. Thực tế ở các trường , kể cả trường chuyên , cơ sở vật chất cực kỳ thiếu thốn : thiếu sân chơi bãi tập , nhà đa năng, phòng học bộ môn, thư viện, phòng đọc, phòng thí nghiệm ,thực hành và thiết bị giáo dục. Đa số các trường đào tạo nghề còn thiếu về số lượng, chất lượng trang thiết bị lạc hậu. Qua khảo sát của Bộ lao động – Thương binh xã hội, 50% số trang thiết bị của các cơ sở đào tạo nghề được sản xuất trước năm 1995 và 6% sản xuất trước năm 1975; số trang thiết bịi hiện đại, đáp ứng tốt cho công tác dạy nghề chỉ đạt 20%. Đặc biệt là trang thiết bị đào tạo các nghề trong các nghành: hoá chất, luyện kim, sửa chữa thiết bị chính xác, in ấn…quá lạc hậu so với công nghệ đang đựơc áp dụng trên thế giới. 1.4_ Chính sách của nhà nước: Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp của các trường năm 2007, kinh phí năm 2008 sẽ bố trí trên cơ sở mức độ đảm bảo chi thường xuyên từ nguồn tự chủ của các trường. Đối với các trường, đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, không ổn định, Bộ GDĐT sẽ phân bổ kinh phí đảm bảo chi tiền lương, các khoản có tính chất lượng và chi giảng dạy học tập của nhà trường. -Đối với các trường có nguồn thu sự nghiệp cao, ổn định, bộ hỗ trợ một phần chi thường xuyên. Cụ thể, các trường có nguồn thu sự nghiệp từ 65% trở lên trong tổng kinh phí hoạt động năm 2007 sẽ được Bộ GDĐT định hướng tiến tới tự chủ 100% sau năm 2010. Với các trường này, ngân sách hỗ trợ 50%-70% tiền lương và các khoản có tính chất lương. Trên thực tế, theo phản ánh của nhiều trường ĐH, kinh phí chi thường xuyên chỉ dành khoảng 20- 30% cho hoạt động hỗ trợ đào tạo. Ông Bùi Văn Ga - Hiệu trưởng Trường ĐH Đà Nẵng - cho biết: Trường phải chi 40- 45% tổng ngân sách chi thường xuyên để bù lương, khoảng 30% hỗ trợ việc miễn giảm học phí cho đối tượng chính sách, chỉ còn 30% hỗ trợ đào tạo. - Với cơ cấu phân bổ này, khó có thể nâng chất lượng đào tạo. Chỉ tính riêng tiền bù giờ cho GV, với mức 23.000đồng/giờ/GV, trường đã phải "gánh" 19.000đ, ngân sách chỉ đủ chi 4.000đ/giờ/GV. Đại diện một số trường cho rằng: Bộ kêu gọi "tự chủ" thì cần có cơ chế thông thoáng hơn để các trường thực hiện các giải pháp tăng nguồn thu. Với cơ chế tài chính hiện nay, các trường "khó cựa" để có thể "tự chủ". Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Bộ GDĐT đã ký phân cấp vừa qua cho 10/14 trường ĐH trọng điểm. Cơ chế tài chính với ĐH sẽ cởi mở hơn. Sắp tới sẽ thí điểm thực hiện việc cho phép hiệu trưởng quyết định mức lương trả cho GV. Trường có khả năng tài chính, có thể trả lương cao để thu hút GV giỏi 2_ Thực trạng đầu tư phát triển của ngành y tế Trong thời gian hơn 10 năm trở lại đây, tốc độ phát triển kinh tế của nước ta tăng cao, những theo điều tra khảo sát thì bên cạnh những con số tăng trưởng kinh tế đáng vui mừng đó thì cũng có những con số tăng trưởng đáng lo ngại. Đó là tỷ lệ tăng số người tử vong cũng như các loại bệnh tật do ô nhiễm gây ra như: Viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản, phổi và viêm họng ( 40.26%). Để đảm bảo sức khỏe cho người lao động và giảm thiểu khả năng mắc bệnh nghề nghiệp của người lao động chúng ta cần có một hệ thống chăm sóc y tế, sức khỏe cho người lao động. Vậy thực tế ở nước ta việc đầu tư cho bộ máy y tế sức khỏe hiện nay như thế nào chúng ta sẽ cùng xem xét theo các tiêu chí sau: 2.1_ Bệnh viện: Trong những năm qua, hệ thống mạng lưới nghành y tế không ngừng được cải thiện củng cố và phát triển. Các cơ quan quản lý nhà nước về y tế, hệ thống y tế dự phòng tỉnh, đơn vị sản xuất kinh doanh, trường trung học y tế, đơn vị truyền thông giáo dục sức khỏe được hoàn thiện và phát triển theo quy định của bộ y tế. Hệ thống bệnh viện đã được quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp và bổ sung ngày càng hoàn chỉnh đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng. Theo số liệu của tổng cục thống kê thì ta có: Thống kê của bộ y tế cũng cho biết, có 100% số bệnh viện trung ương và 90% bệnh viện tuyến tỉnh đã chuyển sang tự chủ về tài chính ở những mức độ khác nhau; đồng thời chủ động vay vốn từ các tổ chức tín dụng, các nhà đàu tư, cán bộ, nhân viên bệnh viện để phát triển các loại hình dịch vụ y tế hiện đại, đáp ứng nhu cầu điều trị của người bệnh. Nhiều bệnh viện công đã vay vốn từ vài chục đến hơn 100 tỷ đồng để đầu tư mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ công tác khám chữa bệnh cho nhân dân. Bên cạnh đó, hoạt động liên doanh, liên kết đầu tư lắp đặt thiết bị y tế tại các bệnh viện công được thực hiện rộng rãi và phổ biến. Tiêu biểu như bệnh viện Bạch Mai, K, Trung Ương huế, chợ Rẫy, phụ sản từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay bệnh viện sản Từ Dũ triển khai hai dự án xây dựng khu nội trú, khu khám bệnh trị giá gần 200 tỷ đồng với nguồn vốn vay ưu đãi từ các dự án kích cầu đầu tư xây dựng cơ bản địa phương. Bên cạnh hệ thống bệnh viện công lập, hệ thống y tế tư nhân cũng chuyển biến tích cực với hơn 30 nghìn cơ sở trong đó có 66 bệnh viện tư, 300 phòng khám đa khoa, 87 nhà hộ sinh …đã góp phần giảm tải cho y tế công lập chủ yếu tại các thành phố lớn. Ngoài ra ngay trong các doanh nghiệp kinh doanh như đóng tầu, hóa chất, xây dựng… hay ngay trong các trường học cũng có các cơ sở khám chữa bệnh cho ngườio động và học sinh. Ngoài những thuận lợi trên thì việc đầu tư vào xây dựng bệnh viện cũng gặp phải không ít khó khăn như: Các bệnh viện được đầu tư chậm, thiếu đồng bộ đặc biệt là sau khi kiện toàn lại tổ chức y tế của tỉnh theo nghị định 171 và 172 của Chính Phủ. Các đơn vị y tế tuyến tỉnh, huyện mới thành lập đều gặp khó khăn như thiếu cán bộ, thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc, cán bộ y tế còn thiếu và yếu về trình độ chuyên môn; công tác quản lý, điều hành, xây dựng, giám sát hoạt động của một số cơ sở còn nhiều hạn chế, hệ thống thông tin y tế chậm chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra … Theo đánh giá của bộ y tế, hiện quy mô tốc độ phát triển xã hội hóa y tế diễn ra vân còn chậm, không đồng đều giữa các vùng, chỉ tập trung tại các thành phố thị xã; trong quá trình triển khai chủ trương xã hội hóa y tế đẫ bộc lộ nhiều bất cập khi chính sách quản lý chưa theo kịp tốc độ phát triển của các cơ sở y tế trong và ngoài công lập về cơ chế hạch toán tài chính, đầu tư liên doanh, ưu đãi về vốn, thuế, đâò tạo nhân lực… Hiện nay, việc tìm kiếm các nguồn tài chính đầu tư cho y tế đang ngày càng khó khăn khi mức viện phí vẫn chưa được sửa đổi theo hướng tính đúng, tính đủ các chi phí điều trị đã ảnh hưởng không nhỏ đến bảo đảm tự chủ về tài chính cho các bệnh viện công lập. Trong khi các bênh viện ngoài công lập cũng gặp không ít khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng, đất đai, hưởng các ưu đãi về thuế… Dù đầu tư vào lĩnh vực khám, chữa bệnh nhưng bệnh viện vẫn phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức 28% thay vì mức ưu đãi 10%. 2.2_ Trang thiết bị y tế: Ðược sự quan tâm của Ðảng và Nhà nước, trong hơn mười năm thực hiện đổi mới vừa qua, Ngành Y tế đã đầu tư nâng cấp trang thiết bị cho các cơ sở thuộc các lĩnh vực: y tế dự phòng, khám chữa bệnh, y dược học cổ truyền, đào tạo nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc và trang thiết bị y tế. Ðặc biệt các Trung tâm y tế chuyên sâu tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, sử dụng nhiều phương tiện hiện đại trong khám, chữa bệnh, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân. Chất lượng trang thiết bị y tê ngày một nầng cao.Các cơ sở y tế dần hoàn thiện về trang thiết bị. Việc quan tâm đầu tư trang thiết bị y tế cũng được chú trọng hơn. Thống kê chưa đầy đủ của Bộ Y tế, giai đoạn 2005-2007, nguồn vốn xã hội hóa y tế được huy động lên đến hơn 2.200 tỷ đồng, trong đó các BV tuyến trung ương là khoảng 1.000 tỷ đồng, khối địa phương là 1.200 tỷ đồng. Các bệnh viện trong cả nước được trang bị hơn 100 hệ thống CT Scanner các loại, 20 hệ thống cộng hưởng từ (MRI), bốn hệ thống dao mổ tia Gamma, 11 thiết bị tán sỏi ngoài cơ thể...  Các loại thiết bị phẫu thuật chuyên khoa mắt, nội soi, siêu âm mầu, xét nghiệm sinh hóa... khi được triển khai đã giúp các BV vừa có thêm nguồn thu vừa đáp ứng kịp thời nhu cầu điều trị của người bệnh. Ví dụ như bệnh viện K Hà Nội hai năm qua đã huy động được gần 140 tỷ đồng để mua 25 máy móc trang thiết bị hiện đại phục vụ chuẩn đoán và điều trị các bệnh ung thư và thời ngắn hơn rất nhiều so với việc triển khai bằng vốn ngân sách nhà nước. Từng bước đổi mới công tác quản lý, sắp xếp và tổ chức lại hệ thống Công ty, Xí nghiệp thiết bị y tế, các Viện nghiên cứu và Trường đào tạo, bước đầu lập lại trật tự trong lĩnh vực kinh doanh, xuất nhập khẩu trang thiết bị y tế. Một số nhà máy, xí nghiệp sản xuất trang thiết bị y tế đã được đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ. Những trang thiết bị y tế thông thường, thiết bị nội thất bệnh viện sản xuất trong nước đã được tăng cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của ngành Y tế và bước đầu xuất khẩu. Tại các bệnh viện tỉnh, các khoa chủ yếu như: chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm sinh hoá, phòng mổ và hồi sức cấp cứu đã được trang thiết bị một số thiết bị cơ bản: máy X-quang cao tần - tăng sáng truyền hình, máy siêu âm, máy nội soi, máy xét nghiệm sinh hoá nhiều chỉ số, máy huyết học, máy gây mê, máy thở, máy sốc tim, máy theo dõi bệnh nhân v.v... Tại 61 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều được trang bị đủ trang thiết bị để sàng lọc phát hiện bệnh nhân bị nhiễm HIV, viêm gan, một yêu cầu đặc biệt quan trọng trong công tác truyền máu an toàn. Các Trung tâm y tế huyện đã được trang bị những thiết bị chẩn đoán thiết yếu, hầu hết đã có máy X-quang với công suất phù hợp, máy siêu âm chẩn đoán và xe Ô tô cứu thương. Các trạm y tế xã đã được cung cấp các thiết bị, dụng cụ cần thiết để phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu và thực hiện các dịch vụ về dân số và kế hoạch hoá gia đình. Bên cạnh đó việc đầu tư cho trang thiết bị y tế vẫn còn nhiều khó khăn.: Trang thiết bị y tế của Việt Nam hiện nay nhìn chung còn thiếu, chưa đồng bộ và lạc hậu so với các nước trong khu vực. Hầu hết trang thiết bị y tế đang sử dụng tại các cơ sở y tế chưa được định kỳ kiểm chuẩn, bảo dưỡng và sửa chữa, không đủ nguồn vốn để đầu tư và đổi mới, nhiều địa phương không có đủ kinh phí để mua vật tư tiêu hao. Trình độ của đội ngũ cán bộ chuyên môn y tế chưa đủ để khai thác hết công suất trang thiết bị hiện có. Năng lực của cán bộ kỹ thuật trang thiết bị y tế chưa đáp ứng kịp những đổi mới về kỹ thuật và công nghệ. Chất lượng đào tạo, bố trí sử dụng nhân lực chuyên sâu về kỹ thuật thiết bị y tế còn thấp so với yêu cầu. Nhiều bệnh viện tỉnh chưa có phòng quản lý Vật tư - thiết bị y tế. Các xí nghiệp sản xuất trang thiết bị y tế còn ít, chủng loại nghèo nàn, chất lượng sản phẩm chưa cao. Hệ thống kinh doanh, xuất nhập khẩu chưa hoàn chỉnh, thiếu vốn, thiếu thông tin, thiếu cán bộ có nghiệp vụ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24918.doc
Tài liệu liên quan