Đấu tư phát triển ngư nghiệp tỉnh Nghệ An

Mục lục Lời nói đầu chương I Những lý luận chung về đầu tư và đầu tư phát triển ngành ngư nghiệp I-Những lý luận chung về đầu tư và đầu tư phát triển 1- Những Khái niệm chung 6 1.1-Khái niệm về đầu tư 6 1.2-Vốn đầu tư và hoạt động đầu tư vốn 7 2-Phân loại hoạt động đầu tư 8 3-Vai trò của đầu tư phát triển 11 3.1-Trên giác độ nền kinh tế 12 3.2-Đối với các cơ sở 13 II-vai trò của đầu tư phát triển đối với ssự phát triển của ngành thuỷ sản 1-Đặc điểm kỹ thuật của ngành

doc88 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1566 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đấu tư phát triển ngư nghiệp tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuỷ sản 14 2.1-Vai trò của ngành thuỷ sản đối với nền kinh tế 16 2-Vai trò của đầu tư 18 2.1 Đặc thù của đầu tư vào ngành thuỷ sản 18 2.2-Vai trò của đầu tư đối với phát triển ngư nghiệp Việt Nam 19 III-phương thức đầu tư và các phương thức đánh giá hiệu quả đầu tư cho ngành thuỷ sản 1-Phương thức đầu tư trong ngành thuỷ sản 22 2-Các chỉ tiêu đánh giá 23 2.1-Hiệu quả tài chính 24 2.2-Hiệu quả kinh tế xã hội 26 chương II đánh giá thực trạng đầu tư phát triển ngư nghiệp Nghệ An trong thời gian qua. I-Tổng quan về ngư nghiệp Nghệ An 28 II-thực trạng phát triển của ngư nghiệp Nghệ An trong thời gian qua 1-Đánh bắt hải sản 33 2-Nuôi trồng thuỷ sản 37 3-Chế biến thuỷ sản 41 4-Dịch vụ hậu cần 42 III-phân tích tình hình đầu tư phát triển ngư nghiệp nghệ an trong thời gian qua 1- Đối với nuôi trồng thuỷ sản 44 1,1-Nuôi trồng nước ngọt 47 1.2-Nuôi trồng nước lợ 50 1.3-Đánh giá hiệu quả đầu tư nuôi trồng 52 2-Đánh bắt hải sản 53 2.1-Đánh bắt gần bờ 54 2.2-Đánh bắt xa bờ 56 2.3-Đánh giá hiệu quả đầu tư cho khai thác 59 3-Chế biến thuỷ sản 60 4-Dịch vụ hậu cần 62 IV-hiệu quả của đầu tư phát triển ngư nghiệp Nghệ An chương III phương hướng và giải pháp I-thuận lợi và khó khăn 68 1-Tiềm năng nguồn lực cho phát triển 68 2-Những khó khăn 69 3-Dự báo thị trường 69 II-phương hướng đầu tư phát triển ngư nghiệp Nghệ An 1- Quan điểm và định hướng phát triển 71 2-Một số chương trình cơ bản 3-Nhu cầu vốn đầu tư 4-Phương án cân đối vốn đầu tư 5-Các dự án ưu tiên đầu tư III-một số giải pháp 77 1-Đường lối chung 77 2-Những giải pháp cụ thể 77 2.1 - Giải pháp trước mắt 77 2.2- Những giải pháp lâu dài 79 Lời nói đầu Nghệ An là một tỉnh thuộc vùng thuộc duyên hải miền trung, nằm trên tuyến giao thông kinh tế xã hội Bắc -Nam, với diện tích đất tự nhiên là 16370 km2,dân số bình quân năm 1998 là 2854000 người, có ba vùng kinh tế là đồng bằng ven biển, trung du và miền núi là điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp toàn diện .Ngoài những thế mạnh như điều kiện vị trí đại lý,nguồn lao động, thị trường....thì Ngư Nghiệp cũng là một thế mạnh rất lớn của tỉnh Nghệ An trong quá trình đầu tư củng cố và xây dựng nền kinh tế và ngành ngư nghiệp cũng góp phần rất lớn vào trong công cuộc công nghiệp hoá -hiện đại hoá nền kinh tế xã hội của tỉnh. Với 82 km chiều dài bờ biển, 6 cửa lạch và 4320 hải lý vuông vùng lãnh hải thuộc đặc quyền kinh tế của tỉnh cùng với 14747,3 ha diện tích mặt nước ngọt và 2200 ha diện tích mặt nước mặt lợ có thể phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản thì Nghệ An có một tiềm năng rất lớn trong đầu tư phát triển ngành thuỷ sản .Vùng biển Nghệ An có nhiều loài cá có trữ lượng lớn và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là vùng ngoài khơi có độ sâu từ 40m nước trở ra .Trong những năm qua ngành thuỷ sản Nghệ An đã đóng góp một phần rất lớn vào quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế xã hội của tỉnh.Tổng giá trị sản xuất của ngành thuỷ sản Nghệ An năm 1996 là 224250 triệu đồng, năm 1997 là 253173 triệu đồng và năm 1998 là 280729 triệu đồng.Trong những năm qua công nghiệp chế biến thuỷ sản đã không ngừng được tăng cường đặc biệt là chế biến xuất khẩu đã tạo ra một thị trường lớn trong nước và nước ngoài cho sản phẩm thuỷ sản Nghệ An nói riêng và cho các sản phẩm khác nói chung đồng thời nó cũng thu về một lượng ngoại tệ lớn phục vụ cho quá trình đầu tư phát triển của nền kinh tế xã hội của tỉnh. Mức đóng góp của ngành thuỷ sản vào tổng giá trị sản phẩm của toàn tỉnh năm 1998 là 6,81% (tương đương với 166327 triệu đồng) kim ngạch xuất khẩu của ngành cũng không ngừng tăng lên từ 5000000USD năm 1996 lên 7200000USD năm 1998. Bên cạnh đó ngành thuỷ sản đã tạo công việc làm và thu nhập cho hàng vạn lao động từ đó góp phầm ổn định nền kinh tế xã hội và ngày càng nâng cao mức sống của người lao động, từng bước dịch chuyển cơ cấu kinh tế ngành và cơ cấu kinh tế xã hội hợp lý và hiệu quả. Việc đầu tư phát triển ngành thuỷ sản còn góp phầm rất lớn trong quá trình bảo vệ an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ. Tuy nhiên với những tiềm năng to lớn của mình thì hiệu quả của công cuộc đầu tư phát triển ngành ngư nghiệp Nghệ An trong thơì gian qua đem lại hiệu quả kinh tế xã hội chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng to lớn của tỉnh, bên cạnh đó trong quá trình thực hiện đầu tư khai thác các nguồn lợi thuỷ sản của tỉnh Nghệ An trong thời gian qua còn có nhiều khó khăn hạn chế và ảnh hưởng đến sự phát triển bềm vững lâu dài của các nguồn lợi và môi trường sinh thái như Các nguồn lợi ngoài khơi có trữ lượng lớn và giá trị kinh tế cao chưa được khai thác là bao trong khi việc khai thác các nguồn lợi vùng ven bờ đã vượt quá mức cho phép làm ảnh hưởng đế sự phát triển của các nguồn lợi và môi trường sinh thái.Trong công tác nuôi trồng thuỷ sản thì chỉ mới chú trọng đến việc tăng diện tích nuôi trồng mà chưa đẩy mạnh việc nuôi thâm canh, bán thâm canh tăng năng suất. Bên cạnh đó việc đầu tư thiếu đồng bộ giữa các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần đã gây lãng phí rất lớn các nguồn lực và không nưng cao được hiệu quả của đầu tư trong lĩnh vự đầu tư của ngành thuỷ sản. Đứng trước thực trạng đó thì một yêu cầu bức xúc được đặt ra là với những tiềm năng to lớn đó thì chúng ta phải đầu tư phát triển ngành thuỷ sản như thế nào để vừa khai thác các nguồn lợi một cách có hiệu quả phụ vụ cho quá trình CNH-HĐH nền kinh tế xã hội của tỉnh vừa bảo đảm sự phát triển bền vững của các nguồn lợi và bảo vệ môi trường sinh thái...Đây là một yêu cầu rất cần thiết trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế ngành thuỷ sản nói riêng và của nền kinh tế tỉnh Nghệ An nói chung, vì vậy tôi chọn đề tài "Đấu tư phát triển ngư nghiệp Nghệ An "để nghiên cứu mong góp một phần bé nhỏ vào trong quá trình xây dựng nền kinh tế tỉnh nhà. Đề tài gồm ba phầm lớn: I-Những lý luận chung về đầu tư và đầu tư phát triển ngư nghiệp II-Thực trạng đầu tư phát triển ngư nghiệp Nghệ An III-Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư cho ngành thuỷ sản Nghệ An trong thời gian tới. Nghiên cứu lĩnh vực đầu tư phát triển ngư nghiệp là một lĩnh vực khá phức tạp,cần có nhiều kiến thức tổng hợp và sự hiểu biết về nhiều ngành nghề, lĩnh vực có tính đặc thù. Nhưng được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy giáo Nguyễn Hồng Minh và các chú, các cô phòng Tổng hợp kế hoạch Sở kế hoạch và Đấu tư Nghệ An đã hướng dẫn, cung cấp tài liệu cho tôi hoàn thành bài viết này. Xin chân thành cảm ơn và tỏ lòng biết ơn với sự giúp đỡ quý báu đó. Tuy nhiên, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng đây là một đề tài khá phức tạp tài liệu tham khải không nhiều, trình độ lý luận và kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế nên bài viết này không tránh khỏi những thiếu sót và hại chế, vì vậy rất mong được sự hướng dẫn chỉ bảo của thầy giáo và các chú, các cô. Xin chân thành cảm ơn ! chương I những lý luận chung về đầu tư và đầu tư phát triển ngư nghiệp I- lý luận chung về đầu tư và đầu tư phát triển 1- những khái niệm chung 1.1:Khái niệm về đầu tư : Đầu tư hiểu theo nghĩa chung nhất là bỏ ra, sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành một hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực bỏ ra có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ.. . Những kết quả đạt được có thể là các mục tiêu kinh tế như sự tăng lên của các tài sản tài chính, tài sản vật chất, có thể là mục tiêu chính trị, văn hoá xã hội và các nguồn lực có đủ điều kiện để làm việc có năng suất hơn trong nền sản xuất xã hội. Trong các kết quả đạt được do quá trình đầu tư mang lại, những kết quả trực tiếp của sự hi sinh các nguồn lực là các tài sản vật chất,tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực tăng thêm có vai trò quan trọng trong mọi lúc, mọi nơi, không chỉ đối với người bỏ vốn đầu tư mà cả đối với toàn bộ nền kinh tế. Đối với từng cá nhân, đơn vị, đầu tư mà cả đối với toàn bộ nền kinh tế. Đối với từng cá nhân, đơn vị, đầu tư là sự quyết định sự ra đời,tồn tại và tiếp tục phát triển mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Đối với nền kinh tế, đầu tư quyết định sự phát triển nền sản xuất xã hội,là chìa khoá của sự tăng trưởng của nền kinh tế. Tuỳ thuộc vào từng chủ thể và đối tượng đầu tư cụ thể mà các mục tiêu đầu tư được chú trọng khác nhau và vì vậy trong một điều kiện cụ thể thì các chủ thể đầu tư khác nhau sẽ chọn những phương pháp đầu tư khác nhau nhằm đạt được mục tiêu cao nhất có thể. Hiện nay dựa vào quá trình sở hữu và sử dụng vốn đầu tư, người ta chia hoạt động đầu tư thành hai hình thức là đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp Đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư mà chủ thể đầu tư trực tiếp tham gia vào hoạt động quản lý các hoạt đọng đầu tư. Trong hình thức đầu tư này, người đầu tư trực tiếp điều hành các hoạt động đầu tư và chịu trách nhiệm trực tiếp đối với các kết quả do hoạt động đầu tư mang lại. - Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư mà chủ thể đầu tư chuyển quyền sử dụng vốn đầu tư cho người khác mà không trực tiếp tham gia vào hoạt động quản lý các hoạt động đầu tư. ở trong hình thức này chủ thể đầu tư chỉ hưởng một phần lãi suất nhất định mà không trực tiếp chịu trách nhiệm về hiệu quả của hoạt động đầu tư. Hiệu quả mang lại của một hoạt động đầu tư là rất phong phú và đa dạng, tuỳ vào từng đối tượng cụ thể mà đánh giá giá trị cũng như tầm quan trọng của những hiệu quả đó.Tuy nhiên đứng trên giác độ quản lý vĩ mô thì không phải mọi hoạt động bỏ vốn ra để tiến hành các hoạt động đều đem lại lợi ích cho nền kinh tế và đều được coi là đầu tư của nền kinh tế. - Đối với từng cá nhân hoặc đơn vị cơ sở thì mọi hoạt động bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ đều được coi là các hoạt động đầu tư vì nó đem lại giá trị mới tăng thêm cho các cá nhân, đơn vị đầu tư từ những hoạt động bỏ tiền đó. - Đối với nền kinh tế thì những hoạt động bỏ vốn ra tiến hành các hoạt động đầu tư mà tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế thì mới được gọi là hoạt động đầu tư phát triển. Các tài sản mới tăng tày có thể là : Máy móc nhà xưởng mới tạo ra, là sức lao động mới tăng thêm... Như vậy đầu tư phát triển là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm tạo ra các tài sản mới cho nền kinh tế. Các hoạt động mua bán, phân phối lại, chuyển giao tài sản hiện có giữa các cá nhân tổ chức không phải là đầu tư phát triển của nền kinh tế. Nhưng xét trên một tổng thể thì đầu tư thì đầu tư dịch chuyển (đầu tư tài chính, đầu tư thương mại ) không tự nó vận động và tồn tại nếu không có đầu tư phát triển và ngược lại đầu tư phát triển có thể đạt được trên quy mô lớn nếu có sự tham gia của các hình thức đầu tư trên. 1.2. Vốn đầu tư và hoạt động đầu tư vốn a-Vốn đầu tư : Là tiền tích luỹ của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, là tiền tiết kiệm của dân, và huy động từ các nguồn vốn khác được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì những tiềm lực sẵn có,và tạo những tiềm lực mới cho nền sản xuất xã hội Vốn đầu tư được sử dụng : -Tái sản suất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định nhằm duy trì các hoạt động của các cơ sở vật chất, kỹ thuật mới được bổ sung hoặc mới được đổi mới -Tạo ra các tài sản lưu động để duy trì sự hoạt động của các tài sản cố định mới tăng thêm. b- Hoạt động đầu tư vốn: Hoạt động đầu tư vốn là quá trìng sử dụng vốn đầu tư vào các hoạt động kinh tế xã hội nhằm đạt được các mục đích đã định với hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất. Do đó đối với nền kinh tế hoạt động đầu tư là quá trình tạo ra các tài sản mới cho nền kinh tế nhằm duy trì những hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có và tạo ra các tài sản vật chất mới. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ thì hoạt động đầu tư là mộ bộ phận trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các tiềm lực của đơn vị cơ sở đó. Như vậy hoạt động đầu tư là quá trình sử dụng các nguồn đã được tích luỹ trong quá khứ vào quá trình sản xuất kinh doanh, quá trình tái sản xuất xã hội nhằm tạo ra tiềm lực lớn hơn về mọi mặt của đời sống kinh tế xã hôị. Hoạt động đầu tư là một đòi hỏi khách quan của sự tồn tại và phát triển xã hội trong mọi nề sản xuất khác nhau, là yếu tố quyến định sự tăng trưởng là chìa khoá của sự phát triển của nề kinh tế xã hội. 1.3. Các đặc trưng của hoạt động đầu tư. - Hoạt động đầu tư là hoạt động bỏ vốn nên quyết định đàu tư thường là những quyết định tài chính.Vốn được hiểu là các nguồn lực được tích luỹ trong quá khứ đem sử dụng nhằm mục đích sinh lời vì vậy các quyết định đầu tư thường được xem xét từ phương diện tài chính (nguồn vốn, chi phí, doanh thu, lợi nhuận...). Trên thực tế các quyết định đầu tư thường được cân nhắc bởi sự hạn chế của ngân sách và luôn được xem xét từ các khía cạnh tài chính. - Hoạt động đầu tư là hoạt động có tính chất lâu dài, khác với hoạt động thương mại và các hoạt động chi tiêu tài chính khác, đây là một đặc trưng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đầu tư vì với tính chất lâu dài của mình thì hoạt động đầu tư sẽ chịu rất nhiều tác động bất ổn định và không thể đoán trước của điều kiện ngoại cảnh. - Hoạt động đầu tư là hoạt động luôn được cân nhắc giữa các lợi ích trước mắt vvà lợi ích lâu dài, lợi ích cá nhân và lợi ích tệp thể cũng như giữa các mục tiêu và lợi ích của hoạt động đầu tư đó. - Hoạt động đầu tư là hoạt động mang nặng tính rủi ro, hoạt động đầu tư hoạt động trong một môi trường rộng lớn và chịu tác động của rất nhiều yếu tố bất định cùng với tính chất lâu dài của hoạt động đầu tư nên các kết quả trong thu được trong tương lai chỉ là những dự đoán. 2-Phân loại hoạt động đầu tư - Theo bản chất đối tượng đầu tư :bao gồm đầu tư :bao gồm đầu tư cho các đối tượng vật chất (đầu tư cho tài sản vật chất hoặc tài sản thực như nhà xưởng, máy móc, thiết bị.. . ) Cho các đối tượng tài chính( đầu tư mua cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán.. . )và đầu tư cho các tài sản phi vật chất ( đầu tư tài sản trí tụê, nguồn nhân lực.. .) - Theo cơ cấu tái sản suất có thể phân chia hoạt động đầu tư thành đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu. Trong đó đầu tư theo chiều rộng cần vốn lớn, nằm kê đọng lâu, thời gian thực hiện đầu tư và thời gian cần để thu hồi vốn đầu tư dài, tính chất kỹ thuật phức tạp, độ rủi ro và mạo hiểm cao. Còn đầu tư theo chiều sâu đòi hỏi vốn ít, thời gian ngắn và độ mạo hiểm không cao bằng đầu tư theo chiều rộng. - Theo phân cấp quản lý hoạt động đầu tư, điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng theo Nghị Định 42/CP ngày 16 tháng 7 năm 1996, phân thành ba nhóm A, B và C tuỳ theo từng tính chất và qui mô của dự án. Trong đó nhóm A do Thủ Tướng Chính Phủ quyết định, nhóm B,C do bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương quyến định - Theo lĩnh vực hoạt động trong xã hội của các kết quả đầu tư, có thể chia các hoạt động đầu tư thành, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển khao học kỹ thuật, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội.. . Các hoạt động đầu tư này có quan hệ tương hỗ lẫn nhau. - Theo đặc điểm của hoạt động đầu tư, các hoạt động đầu tư được chia thành: +Đầu tư cơ bản nhằm tài sản xuất các tài sản cố định +Đầu tư vần hành nhằm tái sản xuất các tài sản lưu động cho các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ mới hình thành, tăng thêm tài sản lưu động cho các cơ sở hiện có. Đầu tư cơ bản quyết định quy mô tính chất của đầu tư vận hành, đầu tư vận hành tạo điều kiện cho các kết quả của đầu tư cơ bản phát huy tác dụng. trong đó đầu tư cơ bản thuộc đầu tư dài hạn, đặc điểm kĩ thuật phức tạp, đòi hỏi vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu còn đầu tư vận hành chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng vốn đầu tư, đặc điểm kỹ thuật của quá trình thực hiện đầu tư kông quá phức tạp. - Theo giai đoạn hoạt động của các kết quả đầu tư trong quá trình tái sản xuất xã hội, có thể phân chia hoạt động đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh thành đầu tư thương mại và đầu tư sản xuất. Đầu tư thương mại là loại đầu tư mà thời gian thực hiện và thời gian thu hồi vốn nhanh, độ mạo hiểm không cao vốn lưu chuyển nhanh và dễ chuyển đổi vốn cũng như hình thức đầu tư. Nhưng xét trong phạm vi một nước thì hoạt động đầu tư này không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế mà chỉ luân chuyển giá trị sử dụng từ người này sang người khác. Đầu tư sản xuất là loại đầu tư dài hạn vốn lớn, thời gián thực hiện lâu, yêu cầu kỹ thuật của quá trình thực hiện đầu tư phức tạp, vốn nằm ứ đọng chậm luân chuyển thời gian thu hồi vốn dài, độ rủi ro cao phải chịu tác động của nhiều yếu tố bất định trong tương lai. Hoạt động đầu tư này là điều kiện tiên quyết để tạo ra những năng lực sản xuất mới cho nền kinh tế. Do đó trên giác đọ điều tiết vĩ mô, nhà nước thông qua các cơ chế chính sách của mình làm sao để hướng được các nhà đầu tư không chỉ đầu tư vào các lĩnh vực thương mại mà vào cả lĩnh vực sản xuất, theo các định hướng và mục tiêu đã định trước trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của cả nước - Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng để thu hồi đủ vốn đã bỏ ra của các kết quả đầu tư có thể chia hoạt động đầu tư thành đầu tư ngắn hạn và đầu tư dài hạn. - Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư, hoạt động đầu tư được chia thành đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp + Đầu tư gián tiếp là loại hình đầu tư trong đó chủ đầu tư không trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện và vận hành các kết quả đầu tư dưới các hình thức như hỗ trợ không hoàn lại, hỗ trợ với lãi suất thấp giữa các chính phủ, là hoạt động đầu tư tài chính của các cá nhân các đơn vị và các tổ chức kinh tế + Đầu tư trực tiếp là loại hình đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý điều hành quá trình thực hiện và vận hành các kết của đầu tư : đầu tư trực tiếp lại được chia thành hai loại là đầu tư dịch chuyển và đầu tư phát triển Đầu tư dịch chuyển là loại đầu tư trong đó người đầu tư bỏ tiền ra mua lại một số cổ phiếu đủ lớn để nắm quyền chi phối và điều hành công ty. Trong trường hợp này đầu tư không làm tăng tài sản của công ty mà chỉ chỉ thay đổi quyền sở hữu các cổ phần của doanh nghiệp. Theo nguồn vốn đầu tư : +Vốn huy động trong nước ( Vốn tích luỹ từ ngân sách,của doanh nghiệp, tiết kiệm của dân cư ) + Vốn huy động từ nước ngoài ( Vốn đầu tư gián tiếp (ODA) vốn đầu tư trực tiếp (FDI) - Theo vùng lãnh thổ (theo tỉnh và theo vùng kinh tế của đất nước) cách phân chia này phản ánh cơ cấu đầu tư theo vùng kinh tế của đất nước, ảnh hưởng của vốn đầu tư đối với tình hình phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương. Ngoài ra, trong thực tế, để đáp ứng yêu cầu quản lý và nghiên cứu kinh tế, người ta còn chia đầu tư theo quan hệ sở hữu, theo qui mô và theo các tiêu thức khác nữa. 3-Vai trò của đầu tư phát triển 3.1. Trên giác độ nền kinh tế: 3.1.1 Đầu tư vừa tác động đến tổng cung, vừa tác động đến tổng cầu của nền kinh tế. *Về mặt tổng cầu : Đầu tư là một yếu tố chiếm trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế. Theo số liệu của Nghân hành Thế giới, đầu tư thường chiếm 24-28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới. Đối với tổng cầu, tác động của đầu tư là ngắn hạn. Với tổng cung chưa kịp thay đổi, sự tăng lên của đầu tư tổng cung chưa kịp thay đổi, sự tăng lên của đầu tư làm cho đường tổng cầu tăng (đường D0 dịch chuyển sang D1 ) kéo sản lượng cân bằng từ Q0-Q1 và giá cả của các đầu vào từ P0-P1. Điểm cân bằng dịch chuyển từ E0-E1. * Về mặt cung : Khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào hoạt động thì tổng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng lên (đường S dịch chuyển sang S') kéo theo sản lượng tiềm năng tăng từ Q1-Q2và do đó giá cả sản phẩm giảm từ P1-P2.Sản lượng tăng, giá cả giảm cho phép tăng tiêu dùng từ đó khuyến khích hơn nữa sản xuất phát triển. Sản xuất phát triển là nguồn gốc cơ bản để tăng tích luỹ, phát triển kinh tế xã hội, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội (xem hình dưới) P P1 E1 P0 E0 P2 E2 0 Q0 Q1 Q2 3.1.2 Đầu tư tác động đến sự ổn định kinh tế Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư đối với tổng cầu và đối với tổng cung của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư, dù tăng hay giảm đều cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì sự ổn định vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế của mọi quốc gia 3.1.3 Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế. Kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy : muốn giữ tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt được từ 15-25% so với GDP tuỳ thuộc vào ICOR của mỗi nước. Vốn đầu tư ICOR= Mức tăng GDP Từ dố suy ra: Vốn đầu tư Mức tăng GDP = ICOR Nếu ICOR không đổi thì, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư. Đối với các nước đang phát triển, phát triển về bản chất được coi là vấn đề bảo đảm các nguồn vốn đầu tư đủ để đạt được một tỷ lệ tăng thêm sản lượng quốc dân dự kiến. Thực vậy, ở nhiều nước đầu tư đóng vai trò như một cái hích ban đầu, tạo đà cho sự cất cánh của nề kinh tế Đối với Việt Nam, để đạt được mục tiêu đến năm 2000 tăng gấp đôi tổng sản phẩm quốc nội theo dự tính của các nhà kinh tế thì cần một khối lượng vốn đầu tư gấp 3,5 lần so với năm 1992, tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP đạt 24,7% 1.1.4 Đầu tư và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế : Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy con đường tất yếu có thể nhanh tốc độ mong muốn (từ 9-10%) là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển tạo ra sự phát triển nhanh ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đối vớ các ngành nông, lâm, ngư nghiệp do những hạn chế về đất đai và các khả năng sinh học, để đạt được tốc độ tăng trưởng từ 5-6% là rất khó khăn. Như vậy, chính sách đầu tư quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các quốc gia nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh ở toàn bộ nền kinh tế. Về cơ cấu lãnh thổ, đầu tư cố tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, chính trị, kinh tế.. ..của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn, là bàn đạp thúc đẩy những vùng khác cùng phát triển. 1.1.5 Đầu tư với việc tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước. Công nghiệp là trung tâm của công nghiệp hoá. Đầu tư là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng tăng cường khả năng công nghệ của đất nước ta hiện nay Theo đánh giá của các chuyên gia công nghệ, trình độ công nghệ của Việt Nam lạc hậu nhiều thế hệ so với khu vực và thế giới. Theo UNIDO, nếu chia quá trình phát triển công nghệ thế giới thành 7 giai đoạn thì Việt Nam năm 1990 đang ở giai đoạn 1 và 2. Việt Nam đang là một trong 90 nước kém nhất về công nghệ. Với trình độ công nghệ lạc hậu này, quá trình CNH-HĐH đất nước sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu không đề ra được một chiến lược đầu tư phát triển công nghệ nhanh và vững chắc 3.2 Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ Đầu tư quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở.như xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị, nguyên liệu, vốn lưu động.. .. Đối với các tổ chức, cơ sở vô vị lợi (hoạt động không để thu lợi nhuận cho bản thân mình) đang tồn tại thì để duy trì sự hoạt động, ngoài tiến hành sửa chữa lớn định kỳ các cơ sở vật chất kỹ thuật còn phải thực hiện các chi phí thường xuyên. Tất cả những hoạt động chi phí này đều là hoạt dộng đầu tư II- sự cần thiết phải đầu tư phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam là một quốc gia có dân số đông, mật độ dân số cao đặc biệt là vùng thành thị và vùng đồng bằng ven biển, nhìn chung nước ta vẫn đang là một nước nông nghiệp lạc hậu, cơ sở hạ tầng kinh tế kĩ thuật nghèo nàn thiếu thốn do đó mặc dù nước ta có nhiều tài nguyên phong phú nhưng chúng ta đã không đầu tư khai thác các nguồn lực đó một cánh có hiệu quả cao, đặc biệt là các nguồn lực đòi hỏi vốn đầu tư lớn trình độ kĩ thuật công nghệ cao.Với điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn và lạc hậu thì trong những năm qua vùng đồng bằng ven biển của Việt Nam chủ yếu vẫn tập trung vào đầu tư phát triển nông nghiệp với hình thức phát triển hộ gia đình là chủ yếu do đó quy mô xản xuất nhỏ hẹp giá trị sản phẩm hàng hoá không cao, bân cạnh đó đất nông nghiệp ngày một thu hẹp do sự phát triển không ngừng của các ngành công nghiệp và dịch vụ trong khi dân số vẫn không ngừng tăng trưởng với một tỷ lệ khá cao đã tạo áp lực lớn đối với ngành nông nghiệp và tỷ lệ lao động thất nghiệp ở vùng đồng bằng ven biển ngày một cao. Từ khi Đảng và Nhằ nước ta thực hiện đường lối mở cửa nền kinh tế, nền kinh tế xã hội không ngừng tăng trưởng về mọi mặt, nguồn vốn đầu tư không ngừng được tăng cường (cả về vốn ngân sách, vốn tín dụng, vốn huy động trong dân và vốn đầu tư của nước ngoài) là một điều kiện rất thuận lợi để chúng ta đầu tư khai thác các nguồn lực lớn có giá trị kinh tế cao nhưng đỏi hỏi vốn lớn và yêu cầu kĩ thuật cao mà trước đây chúng ta chưa thể tiến hành đầu tư đúng mức và có hiệu quả cao được.Trong đó việc tiến hành đầu tư phát triển ngành thuỷ sản là một trong những ưu tiên hàng đầu trong quá trình đầu tư phát triển kinh tế xã hội của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay. Như đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã xác định "Ngành kinh tế thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế, việc đầu tư phát triển ngành thuỷ sản một cách có hiệu quả có vai trò rất lớn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước". Thuỷ sản là một trong những nguồn lực rất lớn trong quá trình đầu tư xây dựng và phát triển nền kinh tế xã hội của nước ta. Với 3260km chiều dài bờ biển và hơn 1 triệu km2 vùng biển đặc quyền kinh tế, biển có nhiều loài hải sản có trữ lượng lớn và giá trị kinh tế cao, cùng với hàng trăm ngàn ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản cả mặn lợ và nước ngọt. Nhưng đặc điểm của đầu tư phát triển ngành thuỷ sản là yêu cầu một lượng vốn lớn, kĩ thuật phức tạp và độ rủi ro cao do phải chịu tác động rất lớn của điều kiện thời tiết rự nhiên do đó trong những năm trước do khó khăn của nền kinh tế nên chúng ta chưa đầu tư phát triển ngành thuỷ sản chưa đúng mức, việc khai thác các tiềm năng thuỷ sản còn hạn chế và lãng phí. Ngành thuỷ sản là một ngành có phạm vi hoạt động rộng lớn và đa dạng về loại hình hoạt động như nuôi trồng khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần. Mỗi loại hình hoạt động của ngành thuỷ sản có một vai trò quan trong trong qúa trình phát triển của ngành cũng như trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.Từng loại hình của hoạt động sản xuất kinh doanh thuỷ sản có những yêu cầu và đặc điểm kĩ thật khác nhau; như trong nuôi trồng thường yêu cầu lượng vốn đầu tư ít vốn, đầu tư quay vòng nhanh và yêu cầu về kĩ thuật không cao đặc biệt là nuôi trồng nước ngọt còn trong khai thác và chế biến hải sản thì lại yêu cầu một lượng vốn lớn và đòi hỏi kĩ thuật cao, ngược lại hoạt động khai thác và chế biến hải sản mang tính chất sản xuất hàng hoá cao hơn và có giá trị kinh tế cao hơn nuôi trồng. Tuỳ thuộc vào từng thời điểm và điều kiện cụ thể của nền kinh tế mà các loại hình này được ưu tiên phát triển khác nhau, như trong điều kiện của nước ta hiện nay bên cạnh việc khuyến khích đầu tư phát triển nuôi trồng với hình thức phát triển nghề cá nhân dân thì chúng ta không ngừng đầu tư phát triển khai thác hải sản nhằm tạo ra một lượng nguyên liệu lớn phục vụ cho công nghiệp chế biến và chế biến xuất khẩu,trong khi điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất kĩ thật còn thiếu thốn lạc hậu thì ưu tiên hàng đầu trong thời kì này vẫn là đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản và khai thác các nguồn lợi hải sản , trong khai thác các nguồn lợi hải sản thì bên cạnh việc đầu tư cho khai thác xa bờ cũng cần phải có những biện pháp tích cực nhằm khai thác hợp lý các nguồn vùng ve bờ vừa bảo đảm cho sự phát triển bền vững của các nguồn lợi. Sau khi hai lĩnh vực này đã phát triển đủ mạnh thì yêu cầu lúc này là phát triển các ngành còn lại như chế biến và dịch vụ hậu cần,tất nhiên trong quá trình đầu tư phát triển thì các quá trình này phông thể tách rời nhau nhưng trong điều kiện hiện nay thì chúng ta phải xác định được hướng ưu tiên chiến lược dựa vào những đặc điểm kĩ thuật của từng loại hình cụ thể. 1- Đặc điểm kỹ thuật của ngành ngư nghiệp: * Ngành ngư nghiệp là một ngành vừa mang tính chất công nghiệp vừa manh tính nông nghiệp, thương mại dịch vụ; Về công nghiệp nó liên quan trực tiếp đến công nghiệp chế biến, đặt biện là chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu, từ đó nó liên quan đến thương mại và dich vụ. Còn trong nông nghiệp thì phương thức phát triển nghề cá nhân dân nó vẫn phát triển dưới hình thức nông nghiệp * Là một ngành mà kết quả hoạt động phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, do đó hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành ngư nghiệp cũng có độ rủi ro cao. * Là ngành có năng suất lao động tự nhiên cao, có tác dụng tới tái sản xuất mởi rộng. các đối tượng tham gia sản xuất rất đa dạng ;nhà máy, xí nghiệp, hộ gia đình, HTX.. . * Là ngành có liên quan đến việc sử dụng diện tích mặt nước cũng như khai thác các nguồn lợi có liên quan đến mặt nước. Các sản phẩm của ngành đáp ứng tốt nhu cầu về thục phẩm tươi sống, hàng đặc sản và cho chế biến xuất khẩu. * Ngành thuỷ sản yêu cầu về vốn đầu tư lớn nhưng việc đầu tư đồng bộ và hiệu quả thì thu hồi vốn nhanh và có hiệu quả kinh tế xã hội rất cao. Ví dụ như để đầu tư cho một ha diện tích nuôi tôm thì cần lượng vốn đầu tư ban đầu khoảng 130 triệu đồng, nhưng chỉ sau hai mùa thu hoạch tốt đã thu được vốn và có lãi. * Hoạt động sản xuất kinh doanh nghề cá diễn ra trên một phạm vi rộng lớn, có nhiều hình thức kinh doanh đa dạng như; nuôi trồng khai thác chế biến và dịch vụ hậu cần. * Là ngành trực tiếp khai thác một ngoùun lực rất lớn tài nguyên thiên nhiên của đất nước cả về diện tích mặt nước, mặt đất và các nguồn lợi thuỷ sản * Đầu tư phát triển ngư nghiệp cò góp phần rất lớn vào công cuộc giữ gìn an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ. 1. 2. Vai trò của ngành thuỷ sản đối với nền kinh tế Trong 15 năm qua tốc độ ._.phát triển kinh tế nhanh chóng về sản lượng và giá trị xuất khẩu, ngành kinh tế thuỷ sản ngày càng được xác định rõ là ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những hướng ưu tiên chủ yếu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước hiện nay. Các kết quả trong quá khứ đã cho thấy nghề đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản có vai trò như thế nào trong việc tạo công ăn việc làm, ổn định và nâng cao mức sống của ngư dân vùng nông thôn và ven biển, nó cũng chứng minh tiềm năng của ngành thuỷ sản trong việc thu hút ngoại tệ và thương mại quốc tế. Những năm qua là những năm tăng trưởng liên tục của ngành thuỷ sản trên mọi mặt từ việc đầu tư phát triển lực lượng sản xuất đến tạo nguyên liệu và tiếp thị. Năng lực sản xuất hiện có đã tạo cho nghề cá nhân dân truyền thống của nước ta trong quá trìng đổi mới có mức tăng tổng sản lượng là 2,5 lần. Giá trị sản phẩm ngành thuỷ sản cả nước đã đạt 1,2 tỷ USD chiếm 7%GDP của Việt Nam, đó là một tỷ lệ không cao của ngành thuỷ sản trong GDP nhưng được bù đắp bởi hoạt động xuất khẩu phát triển mạnh mẽ. Các xí nghiệp thuộc ngành thuỷ sản nằm trong các xí nghiệp được hưởng ích lợi đầy đủ từ việc Chính Phủ tự do hoá các doanh nghiệp nhà nước, điều này dẫn đến việc hình thành một trong những ngành xuất khẩu năng động nhất Việt Nam. Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam chủ yếu là tôm và một số loài mực như mực ống, mực nang, là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam năm 1996 ( sau gạo và dầu khí) khoảng 150000tấn, giá trị 670 triệu USD, được xuất khẩu vào năm 1996, vào năm 2000 phấn đấu đưa giá trị xuất khẩu hàng thuỷ sản lên 1 tỷ USD. Xuất khẩu thuỷ sản có tốc độ nhanh nhất trong cả nước thời gian qua Ngành thuỷ sản cũng là một ngành thu hút lực lượng lao động lớn, góp phần giải quyết tình trạng thiếu công ăn việc làm ở các vùng đồng bằng ven biển. Với dân số cả nước khoảng 76 triệu người voà năm 1996 toàn ngành đã thu hút 3030000 lao động vào sản xuất kinh doanh chưa kể tạo thêm hàng triệu việc làm cho các ngành dịch vụ liên quan. Trong đó riêng đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản đã bảo đảm việc làm ổn định cho1,2 triệu người, tương đương với 2,9% tổng số lực lượng lao động. Đánh bắt và nuôi trồng còn tạo việc làm không thường xuyên và thu nhập cho trên dưới 20 triệu người. Gần 95% khối lượng thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản được tiêu thụ tại chỗ, trong số các sản phẩm thuỷ sản được tiêu thụ tại chỗ thì 50 % được chế biến thành nước mắm, cá bột, cá khô và các loại thực phẩm, 25% được nuôi và phơi khô, còn lại 25% được tiêu thụ ở dạng tươi sống.Năm 1994, ngành thuỷ sản cung cấp trung bình khoảng 8-9 kg các sản phẩm thuỷ sản cho tiêu thụ 1 người trong 1 năm, chiếm khoảng 30% toàn bộ nguồn cung cấp đạm động vật cho người dân việt nam. Ngành thuỷ sản còn có vai trò quan trọng trong việc phát triển tổng thể kinh tế xã hội miền biển cũng như các vùng khác của đất nước trong việc góp phần mở rộng thị trường nông thôn gắn nghề cá nối riêng và nông lâm ngư nghiệp nói chung với công nghiệp và dịch vụ nhằm góp phần chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá -hiện đại hoá. Một vai trò cũng rấn quan trọng trong việc phát triển ngư nghiệp là việc bảo vệ an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ vùng biển khơi thuộc chủ quyền của nước ta là nơi có nhiều tàu thuyền nước ngoài thường vào khai thác trái phép và có những mưu đồ xấu. Việc tiến hành phát triển chương trình khai thác hải sản xa bờ là đòi hỏi bức xúc và có tính chiến lược, không chỉ để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống ngư dân mà còn góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ. 2-Vai trò của đầu tư phát triển ngư nghiệp ở Việt Nam 2.1. Đặc thù của đầu tư và ngành thuỷ sản. Với những đặc điểm riêng của ngành ngư nghiệp nên quá trình đầu tư phát triển vào ngành ngư nghiệp cũng có những đặc thù riêng: +Trước hết đầu tư vào lĩnh vực ngư nghiệp là một hình thức đầu tư phát triển vì nó tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, như tạo ra tư liệu sản xuất ( tàu thuyền, máy móc, kho tàng, bến bãi...) tạo ra sức lao động mới cho nền kinh tế như đội ngũ lao động tay nghề cao được đào tạo.. . + Đầu tư vào ngành thuỷ sản nhìn chung có hiệu quả kinh tế cao.Với tiền năng lớn, là mộ ngành kinh tế quốc dân nếu có những chính sách đầu tư đúng đắn đáp ứng được nhu cầu phát triển rẽ trở thành một trong những ngành kinh tế mĩu nhọn. +Đầu tư vào ngành ngư nghiệp đáp ứng được đường lối của đảng và Nhà nước là phát triển kinh tế kết hợp với xây dụng an ninh quốc phòng và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Đồng thời nó cũng giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường và sự mất cân bằng sinh thái của mặt nước nói riêng và của môi trường sống nói chung. +Do kết của hoạt động sản xuất kinh doanh ngành thuỷ sản phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên nên đầu tư vào lĩnh vực này cũng có độ mạo hiểm và rủi ro cao. +Đầu tư vào ngành thuỷ sản yêu cầu một khối lượng vốn đầu tư và toàn diện trên tất cả các mặt ; nuôi trồng, khai thác, chế biến và dịch dụ hậu cần, thi trường, đội ngũ cán bộ, công nhân có trình độ tay nghề cao và cần có một cơ cấu đầu tư thích hợp cho các hạ mục trên. Đầu tư vào ngành ngư nghiệp có những lĩnh vực thu hồi vốn nhanh như nuôi trồng thuỷ sản và chế biến,nhưng cũng có những lĩnh vực cần lượng vốn đầu tư lớn và thời gian thu hồi vốn dài như :đóng tàu khai thác hải sản xa bờ, xây dựng các kho tàng bến bãi, cầu cảng... +Nghề cá Việt Nam là nghề cá nhân dân vì vậy là hướng chiến lược là làm sao thu hút được vốn đầu tư trong dân để đầu tư phát triển, tuy nhiên những lĩnh vực yêu cầu lượng vốn đầu tư lớn kỹ thuật hiện đại và phức tạp thì cần có sự hỗ trợ, đầu tư của nhà nước, đồng thời không ngừng tạo ra những môi trường và chính sách phù hợp nhằm thu hút nhuồn vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển ngành ngư nghiệp. Đầu tư phát triển ngành ngư nghiệp là một chương trình lớn đối với công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đòi hỏi phải có sự phối hợp, nỗ lực với tinh thần trách nhiệm cao của nhiều cấp, nhiều ngành có liên quan, và mọi tầng lớp dân cư nhằm đầu tư phát triển ngành có hiệu quả cao nhất góp phần vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước 2.2. Vai trò của đầu tư đối với phát triển ngư nghiệp Việt Nam. Tình hình đầu tư vào ngành thuỷ sản: Vốn đầu tư vào ngành thuỷ sản giai đoạn 1986-1998 (ĐVT : Tr. đồng) Chỉ tiêu Giai đoạn 1985-1990 Giai đoạn 1991-1995 Giai đoạn 1996-1998 Tổng 1986-1998 Tổng mức đầu tư Trong nước: + Ngân sách +Tín dụng +Huy động Nước ngoài + ODA + FDI + Doanh ngiệp tự vay Theo lĩnh vực: Nuôi trồng Khai thác Chế biến - Dịch vụ hậu cần - Giáo dục đào tạo Nghiên cứu Lĩnh vực khác 853200 614310 41420 - 572890 238890 30650 98685 109555 853200 226098 237364 255956 115320 3532 12660 2266 2829340 2352350 257620 236730 1840000 476990 111200 320290 45500 2829340 850490 891896 7353570 311110 5020 32650 2824 4112700 3546857 656857 2130000 760000 565843 183700 368765 13378 4112700 899299 1327103 1075382 785000 7660 15080 3176 7795240 6513517 973897 2366730 3172890 1281723 325550 787740 168433 7795240 1975887 2456363 2066692 1211430 16212 60390 8266 ( Nguồn : Vụ kế hoạch đầu tư - Bộ thuỷ sản ) Qua biểu vốn đầu tư cho ngành thuỷ sản giai đoạn 1986-1998 ta thấy : Mặc dù còn nhiều khó khăn tồn tại trong đầu tư phát triển, song ngành thuỷ sản đã đổi mới cơ cấu đầu tư như tự cân đối tự trang trải, lấy nguồn thu trong xuất khẩu thuỷ sản và trong sản xuất kinh doanh để nhập khẩu và khơi nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành, áp dụng công nghệ mới, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Cùng với sự quan tâm hỗ trợ của nhà nước, trong những năm qua nguồn vốn đầu tư cho ngành thuỷ sản không ngừng được tăng lên và có cơ cấu ngày càng hợp lý. Nếu trong 5 năm đầu tổng mức đầu tư là 853200 triệu đồng thì trong 5 năm 1991-1995, tổng mức đầu tư tăng lên 3,31 lần. Nếu tính trung bình năm, mức đầu tư rõ ràng và khác biệt qua 3 giai đoạn : giai đoạn 1986-1990, mức tăng bình quân năm là 170640 triệu đồng, giai đoạn 1991-1995 tương ứng là 565866 triệu đồng và giai đoạn 1996-1998 là 1370900 triệu đồng., tăng 803,38 % so với bình quân năm giai đoạn 1986-1990. Trong những năm qua cùng với việc tăng vốn đầu tư trong nước thì việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài của ngành thuỷ sản cũng không ngừng tăng lên, trong đó hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài có mức tăng trưởng nhanh nhất, đây cũng là một thành công của ngành ngư nghiệp. Trong cơ cấu vốn đầu tư thì đã có sự dịch chuyển đáng kể từ nuôi trồng sang đầu tư khai thác và chế biến hải sản, đây là một bước tiến tích cực nhằm khai thác các nguồn lợi hải sản xa bờ và đẩy mạnh chế biến xuất khẩu. Thực tế hơn 10 năm qua cho thấy, đầu tư vào ngành thuỷ sản là đầu tư có hiệu quả và thời gian thu hồi vốn tương đối nhanh nhưng còn có độ ruỉ ro mạo hiểm cao không chỉ có rủi ro của tự nhiên mà còn rủi ro về giá cả thị trường, nhưng tỷ trọng vốn đầu tư thuộc vốn tập trung của nhà nước cho phát triển thuỷ sản chưa tương xứng với yêu cầu phát triển và tiềm năng to lớn của ngành từ đó chưa tạo được sự quan tâm và lòng tin của các thành phần kinh tế khác trong đầu tư phát triển thuỷ sản. Đầu tư của ngân sách nhà nước hàng năm cho hạ tầng nghề cá chỉ chiếm từ 0,83% đến 1,25% tổng vốn đầu tư của nhà nước cho toàn xã hội và chỉ mới đáp ứng được 16-25% yêu cầu của ngành. Trung bình trong 12 năm ( 1986-1998) vốn ngân sách đầu tư cho ngành thuỷ sản là 973897 triệu đồng, chỉ chiếm 12, 49 % Tổng vốn đầu tư cho toàn ngành, vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước là 2366730 triệu đồng chiếm 30,36%, vốn tín dụng trung và dài hạn ít. Như vậy trong thời gian tới yêu cầu để phát triển ngành thuỷ sản một cách toàn diện và đồng bộ cần một lượng vốn đầu tư rất lớn. Để đáp ứng yêu cầu đó chúng ta phải khơi thông tất cả các nguồn vốn có thể bằng các cơ chế chính sách và biện pháp hữu hiệu. Về bản thân ngành thuỷ sản phải đẩy mạnh chế biến xuất khẩu để tạo ra ngoại tệ mua sắm các yếu tố vật chất kỹ thuật cần thiết. Về phía nhà nước cần có những ưu đãi nhất định đối với sự phát triển của ngành đặc biệt là từ nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn để giúp ngư dân tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu. b-Vai trò của đầu tư. Tuy trong những năm qua, đầu tư cho ngành thuỷ sản còn nhỏ bé so với yêu cầu và tiềm năng to lớn của ngành nhưng nó có tác động và vai trò quyết định đến sự phát triển của ngành nó là cơ sở và điều kiện đầu tiên cho ngành thuỷ sản tồn tại và phát triển. Cũng như vai trò và tác động đối với các ngành kinh tế nói chung, đầu tư có vai trò to lớn trong quá trình xây dựng và phát triển của ngành thuỷ sản: * Đầu tư phát triển là yếu tố quyết định để tạo ra tài sản cố định, cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành thuỷ sản được duy trì và hoạt động liên tục và không ngừng được mở rộng phát triển như việc đầu tư cải tiến đóng mới tàu thuyền, xây dựng mới và nâng cấp các cơ sở chế biến thuỷ sản, các hạ mục hạ tầng cơ sở nghề cá... * Đầu tư phát triển đóng vai trò tích cực trong việc dịch chuyển cơ cấu nghề cá nhằm xây dựng một cơ cấu kinh tế nghề cá đồng bộ và hiệu quả nhất, đó là sự điều hoà giữa các lĩnh vực khác nhau của ngành thuỷ sản như nuôi trồng, khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá...Cũng như trong từng lĩnh vực cụ thể như khai thác gần bờ- khai thác xa bờ, giữa nuôi trồng nước ngọt - nước lợ và tạo con giống... * Đầu tư tác động đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế nói chung và tác động đế cung cầu của nghề cá nói riêng. Về cầu đó là cầu về cơ sở vật chất kỹ thuật cầu về tư liệu nguyên liệu sản xuất chế biến. Cung là kết quả của các hoạt động sản xuất kinh doang không ngừng được tăng lên do kết quả của các hoạt động đầu tư mang lại. *Đầu tư quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh nghề cá nói riêng và các cơ sở kinh tế nói chung. Ngoài ra đầu tư phát triển còn tạo ra một đội ngũ cán bộ, lực lượng lao động có trình độ tay nghề cao phục vụ cho yêu cầu của sự phát triển nghề cá, tạo ra các cơ sở hạ tầng và môi trường kinh tế thuận lợi và tích cực cho nghề cá phát triển Từ những hoạt động đầu tư tích cực và không ngừng được tăng cường, trong thời gian qua tạo ra năng lực sản xuất, cơ sở vật chất cho nghề cá phát triển. Thể hiện trong giai đoạn 1986-1998 như sau: Chỉ tiêu ĐVT Năm 1986 năm 1998 Tăng thêm A-Năng lực và cơ sở vật chất Tàu thuyền máy + Số lượng +Công suất Diện tích mặt nước +Trong đó nuôi trồng Nhà máy chế biến +Công suất B-Kết quả đạt được 1- Sản lượng thuỷ sản 2- Xuất khẩu thuỷ sản +Kim ngạch xuất khẩu 3-Thu hút lao động chiếc CV Ha Ha Nhà máy Tấn/ngày Tấn Tấn 1000USD 1000 người 31860 537503 384621 190000 41 210 840538 24890 109235 1270 71800 180000 626330 326330 196 1841 166853 115000 858600 3320 39940 134247 241709 136330 155 1631 827992 90110 749365 2050 (Nguồn : Vụ kế hoạch và đầu tư bộ thuỷ sản) III-phương thức đầu tư và các tiêu thức đánh giá hiệu quả đầu tư cho ngành thuỷ sản 1- Phương thức đầu tư trong ngành thuỷ sản Nghề cá Việt Nam mang tính chất là nghề cá nhân dân vì vậy phương thức đầu tư chủ đạo trong quá trình đầu tư phát triển ngành là ; Huy động mọi nguồn lực trong xã hội phục vụ quá trình đầu tư phát triển, đặc biệt là việc khuyến khích nhân dân bỏ vốn đầu tư. Đây là một chiến lược phát triển ngành lâu dài, đòi hỏi phải có những chính sách, môi trường phù hợp để khuyến khích người dân, việc đẩy mạnh nguồn vốn đầu tư trong dân không chỉ khai thác được một nguồn lực lớn của xã hội vào phục vụ qúa trình phát triển kinh tế xã hội nói chung phát triển của ngành thuỷ sản nói riêng mà còn gắn liền hiệu quả thực hiện đầu tư và hiệu quả sản xuất kinh doanh với lợi ích trực tiếp của người dân từ đó khuyến khích người dân tích cực sáng tạo và tự chủ hơn trong công việc... Bên cạnh đó thì có những công trình yêu cầu vốn đầu tư lớn, kĩ thật công nghệ hiện đại, những công trình có hiệu quả kinh tế thấp nhưng hiệu quả kinh tế xã hội lại rất cao và là điều kiện cần thiết cho sự phát triển của ngành thì cần có sự đầu tư hỗ trợ của nhà nước, Đây là hai nguồn vốn đầu tư cơ bản cho ngành thuỷ sản phát triển trong đó khuyến khích nguồn vốn đầu tư từ dân kết hợp với các phương thức đầu tư hiện hành như : Đầu tư tư nhân, đây là loại hình đầu tư mà các hộ gia đình các cá thể tự bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trong ngành thuỷ sản. Lợi thế của hình thức đầu tư này là gắn chặt lợi ích kinh tế với chủ đầu tư từ đó khuyến khích được tính năng động sáng tạo của nhân dân, đồng thời do đây là hình thức kinh doạnh nhỏ nên rất linh động và dễ thích nghi với môi trường kinh doanh. Đầu tư giới hình thức liên doanh ( có liên doang với nước ngoài và hợp doanh giữa các công ty trong nước), đầu tư phát triển của nhà nước, đầu tư nước ngoài dưới dạng 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và hợp đồng hợp tác kinh doanh ngoài hai nguồn vốn trên thì trong thời gian qua chúng ta không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài ngằm thu hút nguồn vốn lớn từ đầu tư nước ngoài. Đầu tư dưới hình thức các hợp tác xã, đây là hình thức phát triển chủ đạo của nghề cá vì nó vừa khai thác được các nguồn lực trong dân vừa thực hiện được chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình quản lý của các cấp ngành có liên quan. Trong ngành thuỷ sản thì bao gồm nhiều lĩnh vức như nuôi trồng, khai thác, chế biến, dịch vụ hậu cần trong đó các lĩnh vực có quan hệ chặt chẽ với nhau, lĩnh vực này là tiền đề cho các lĩnh vực khác phát triển, trong đó đầu tư phát triển nuôi trồng là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của ngành vì vậy để có một môi trường hoạt động hiệu quả thì trước hết người ta cần đầu tư phát triển hai lĩnh vực này tạo nguyên liệu cho các lĩnh vực khác như chế biến và dịch vụ hậu cần phát triển đồng thời phải xây dựng các lĩnh vực chế biến và dịch vụ đồng bộ và đủ mạnh để đáp ứng được như cầu phát triển. 2-Các tiêu thức đánh giá hiệu quả đầu tư cho thuỷ sản. 2.1. Hiệu quả tài chính. Đối với mọi công cuộc đầu tư thì hiệu quả tài chính là một chỉ tiêu quan trong nhất để xem xét dự án, ra quyết định đầu tư và đánh giá hiệu quả của quá trình quản lý thực hiện đầu tư, Nó so sánh một cách trực tiếp các nguồn lực mà chủ đầu tư đã phải hy sinh với các kết quả đã đạt được từ hoạt động đầu tư mang lại. Trong tiêu thức này người ta chỉ xem xét hiệu quả thực hiện đầu tư ở trên giác độ tài chính dự án mà chưa xét đến các hiệu quả kinh tế xã hội. Để đánh giá theo tiêu thức này người ta có các chỉ tiêu sau đây. Trong quá trình đánh giá hiệu quả tài chính của các dự án đầu tư trong ngành thuỷ sản người ta thường sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận thuần của hoạt động đầu tư (NPV).Trong đó NPV được tính bằng tổng daonh thu của dự án tính chuyển về thời kì hiện tại trừ đi tổng chi phí của dự án thu về thơì kì hiện tại Ngoài ra người ta còn sử dụng các chỉ tiên sau: *Các chỉ tiêu hiệu quả trực tiếp : Phản ánh tương quan giữa các kết quả trực tiếp do hoạt động đầu tư đem lại so với vốn đầu tư đã sử dụng, đó là các chỉ tiêu; +Tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư, còn gọi là hệ số thu hồi vốn đầu tư. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ lợi nhuận thuần thu được từ một đơn vị vốn đầu tư kí hiệu là RR -Nếu tính cho từng năm hoạt động thì: Wipv Rri = Iv0 Trong đó: Wipv là lợi nhuận năm thứ tính theo mặt bằng hiện tại Iv0 Tổng số vốn đầu tư thực hiện tính ở thời điểm hiện tại -Nếu tính cho toàn bộ công cuộc đầu tư thì tính chỉ tiêu mức thu nhập thuần cho toàn bộ công cuậoc đầu tư là : n-1 NPV ồ WiPV npv= hay: npv = i=0 IV0 IV0- SVPV Trong đó ; NPV là tổng thu nhập thuần của cả đời dự án đầu tư tíng ở mặt bằng thời gian khi các kết quả đầu tư bắt đầu phát huy tác dụng. n-1 ồ WiPV là tổng lợi nhuận thuần của cả đời dự án i=0 SVPV là giá trị thanh lý tính theo mặt bằng thời gian khi dự án bắt đầu phát huy tác dụng . RRi và npv càng lớn càng tốt npv >= 1 +Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời vốn tự có : vón tự có là một bộ phận của vốn đầu tư, là một yếu tố cơ bản để xem xét tiềm lực tài chính cho việc tiến hành các công cuộc đầu tư của các cơ sở không được ngân sách tài trợ. Nếu tính cho từng năm ta có Wi rE = Ei Nếu tính cho toàn bộ một công cuộc đầu tư : NPV npvE = Epv Trong đó: Ei là vốn tự có bình quân năm i +Chỉ tiêu số lần quay vòng vốn lưu động : vốn lưu động là một bộ phận của vốn đầu tư vốn lưu động quay vòng càng nhanh càng cần ít vốn và do đó càng tiết kiệm được vốn đầu tư và trong điều kiện khác không đổi thì thì tỷ suât sinh lời của vốn sẽ càng cao, công thức : Oi Lwci = Wci Trong đó :Oi là doanh thu thuần năm i Wci là vốn lưu động bình quân năm i Hoặc : Oi Lwci = WcPV Trong đó :Oi là doanh thu thuần bình quân năm cả thời kỳ nghiên cứu WcPV là vốn lưu động bình quân năm cả thời kỳ nghiên cứu. LwC và LwCi càng lớn càng tốt. *Chỉ tiêu thời hạn thu hồi vốn đầu tư : là thời hại mà các kết quả của quá trình đầu tư cần hoạt động để có thể thu hồi được vốn đã bỏ ra từ lợi nhuận thuần thu được Ivo T = Wpv Trong đó : Wpv là lợi nhuận thuần thu được bình quân 1 năm hoặc: T ồ Wipv >= Ivo i = 0 *Chỉ tiêu chi phí thấp nhất trong điều kiện các điều kiện khác như nhau. +Tính cho toàn bộ công cuộc đầu tư IV0 +CPV T đ min Trong đó: Cpv là chi phí hoạt động trung bình năm tính theo giá trị ở mặt bằng khi đưa dự án vào hoạt động T đời hoạt động của công cuộc đầu tư *Chỉ tiêu hệ số hoàn vốn nội bộ IRR :là tỷ suất lợi nhuận mà nếu được sử dụng để tính chuyển các thu chi của toàn bộ công cuộc đầu tư về cùng một mặt bằng thời gian thì sẽ làm cho tổng thu bằng với tổng chi. Công cuộc đầu tư được coi là có hiệu quả khi IRR>= IRR định mức Bản chất của IRR được thể hiện trong công thức sau: n-1 n-1 ồthui 1 - ồ chii 1 i=0 (1+IRR)i i=0 (1+IRR)i *Chỉ tiêu điểm hoà vốn: Chi tiêu này cho thấy só sản phẩm cần sản xuất hoặc tổng doanh thu cần thu được do bán sản phẩm đó để đủ hoàn laị số chi phí đã bỏ ra từ đầu đời dư án. 2.2 Hiệu quả kinh tế xã hội Trong điều kiện kinh tế thị trườngcó sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tronh đó có hoạt động đầu tư phải được xem xét trên hai góc độ, người đầu tư và nền kinh tế. Trên giác độ nhà đầu tư là một doanh nghiệp, mục tiêu cụ thể có nhiều, nhưng mục tiêu quyết định nhất là lợi nhuận. Khả năng sinh lợi là thước đo chủ yếu quết định sự chấp nhận thực hiện một việc làm mạo hiểm của nhà đầu tư. Khả năng sinh lợi càng cao thì càng hấp dẫn nhà đầu tư. Tuy nhiên, không phải mọi hoạt động đầu tư có khả năng sinh lợi cao đều tạo ra mhững ảnh hưởng tốt đẹp đối với nền kinh tế và xã hội. Do đó trên giác độ quản lý vĩ mô phải xem xét mặt kinh tế xã hội của đầu tư xem xét những lợi ích kinh tế xã hội do thực hiện đầu tư đem lại. Điều này giữ vai trò quyết định để các cấp có thẩm quyền chấp nhận cho phép đầu tư, các định chế tài chính quốc tế, các cơ quan viện trợ song phương và đa phương tài trợ cho hoạt động đầu tư Lợi ích kinh tế xã hôi của đầu tư là chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế xã hội thu được so với các đóng góp mà nền kinh tế xã hội phải bỏ ra khi thực hiện đầu tư : * Các tiêu chuẩn đánh giá Đối với mọi quốc gia, mục tiêu chủ yếu của nền sản suất xã hội là tối đa hoá phúc lợi. Mục tiêu này thường được thể hiện trong các chủ trương chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước. Các kế hoạch dài hạn đề ra phương hướng chỉ đạo mục tiêu phải đạt được trong thời gian 10 năm trở lên. Các kế hoạch trung hạn đề ra những bước đi tương đối cụ thể trong thời gian từ 5- 10 năm nhằm điều chỉnh kịp thời những sai lệch cũng chư bổ sung những khiếm khuyết phát hiện trong quá trình thực hiện kế hoạch. ở các nước đanh phát triển các mục tiêu chủ yếu được đề cập đến trong kế hoạch là : +Nâng cao mức sống xủa dân cư thể hiện gián tiếp qua các số liệu cụ thể về mức gia tăng sản phẩm quốc dân, mức tăng tích luỹ vốn, mức tăng đầu tư tốc độ phát triển, tốc độ tăng trưởng. + Phân phối lại thu nhập thể hiện qua sự đóng góp của công cuộc đầu tư vào việc phát triển các vùng kinh tế kém phát triển, nâng cao mức sống của các tầng lớp dân cư. +Mức gia tăng số lao động có việc làm. Đây là một trong những mục tiêu chủ yếu của chiến lượng phát triển kinh tế xã hội của các nước thừa lao động thiếu việc làm. +các mục tiêu kế hoạch kinh tế quốc dân khác là : -Tận dụng hay khai thác các nguồn tài nguyên chưa được khai thác hay mới được phát hiện -Phát triển các ngành công nghiệp múi nhọn có tác dụng gây ảnh hưởng dây chuyền thúc đẩy phát triển các ngành nghề khác -Phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương nghèo, các vùng xa xôi dân cư thưa thớt nhưng có nhiều triển vọng về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế. chương II thực trạng Đầu tư phát triển ngư nghiệp Nghệ An trong thời gian qua I- tổng quan về ngư nghiệp Nghệ An Nghệ An là một tỉnh thuộc vùng duyên hải miền Trung, nằm trên tuyến giao lưu kinh tế -xã hội Bắc Nam, có diện tích tự nhiên 16370 km2. Dân số trung bình năm 1998 là 2854000 người, về quy mô diện tích và dân số Nghệ An đứng thứ ba toàn Quốc, có ba vùng: Ven biển, đồng bằng trung du và miền núi, là đIều kiện thuận để phát triển nông nghiệp toàn diện. Với hơn 82 km chiều dài bờ biển, hải phận Nghệ An có 4230 hảI lý vuông. Từ độ sâu 40 m trở vào là vùng có đáy tương đối bằng phẳng vùng phía ngoài có nhiều đá ngầm và chướng ngại vật, cồn cát, nơi tập trung nhiều loài cá có giá trị khinh tế cao.Vùng biển có nhiều loài động vật phù du là nguồn thức ăn tốt cho các đàn cá sinh sống và phát triển, khả năng sinh sản của cá rất mạnh, hầu hết là các loài không di cư xa mà chỉ di cư theo tầng và thời gian trong ngày. Với chiều dài bờ biển là 82 km, có 6 cửa lạch, tổng trữ lượng cá khoảng 83000 tấn ( số liệu cũ) khả năng khai thác khoảng 35000-37000 tấn hải sản các loại với nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Hiện nay toàn tỉnh mới chỉ khai thác được 24000 tấn, dự kiến năm 2000 có thể khai thác được 29000 tấn.Như vậy nếu làm tốt công tác bảo vệ nguồn lợi hải sản thì khả năng khai thác cho phép khoảng 600 tấn nữa chưa kể việc di chuyển ngư trường ra ngoài tỉnh và ngoài lãnh hải. Theo điều tra của viện Nghiên cứu hải sản, trữ lượng cá tập trung nhiều ở đáy và ngoài khơi, nhưng lượng cá nổi có khả năng khai thác dễ hơn. Cá biển có tới 267 loài, tập trung ở các loài lớn như: các trích, (chiếm 30-35%)cá nục ( chiếm 15-20%) cá cơm 10-15%. Tôm biển có đến 8 loài, các loài chính như: tôm he, rảo, sắt, hùng.. .tập trung ở vùng nước nông từ 30 m trở vào, tôm he có khả năng khai thác lớn, chiếm 30% tỏng trữ lượng tôm, có hai bãi tôm chính: Bãi Lạch Quèn có diện tích 305 hải lý vuông, trữ lượng 250-300 tấn khả năng khai thác 50-60%, Bãi Diễn Châu có 425 hải lý vuông trứ lượng 360-380 tấn, khả năng khai thác 50%. Mực cũng có nhiều loài, nhiều nhất là mực ống, mực nang, mực cơm tập trung ở ở gần bờ thuận lợi cho việc khai thác, trứ lượng mực khoảng 2400-2900 tấn, khả năng khai thác 1200-1500 tấn. Ngoài ra còn có nhiều loài cá nhúm, moi biển rắn biển, sò biển... cũng có giá trị kinh tế cao. Tổng trữ lượng các loài hải sản khoảng 84000 tấn, khả năng khai thác 52000 tấn. Tuy những năm gần đây đã có sự đầu tư rất lớn để chuyển đổi đội tàu thuyền đánh bắt hải sản xa bờ nhưng nhìn chung kết quả thực hiện còn rất hại chế,việc chuyển đổi còn chậm, các đội tàu khai thác xa bờ hoạt động còn chưa có hiệu quả.Trong ba năm qua là những năm chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu đội tàu thuyền theo hướng giảm dần thuyền nhỏ tăng thuyền có công suất lớn nhằm phát triển khai thác hải sản xa bờ và giảm áp lực của việc khai thác quá mức nguồn lợi hải sản ven bờ. So với năm 1993 thì thuyền loại nhỏ dưới 12 cv giảm từ 1900 chiếc xuống 894 chiếc, thuyền thủ công giảm từ 449 chiếc xuống còn 99 chiếc loại trên 33 cv tăng từ 62 chiếc lên 948 chiếc ( trong đó > 62cv chiếm 115 chiếc). Tổng số tàu thuyền giảm từ 3814 chiếc xuống còn 2805 chiếc nhưng tổng công suất tăng từ 46571cv lên 63300cv. Tuy nhiên chương trình khai thác hải sản xa bờ của tỉnh Nghệ An cho đến nay vẫn chưa có hiệu quả kinh tế do còn yếu kém về nhiều mặt như:phương tiện kỹ thuật dịch vụ hậu cần, lao động có trình độ tay nghề cao.... ngoài ra việc khai thác các nguồn hải sản một cánh bừa bãi như dùng xung điện, chất nổ còn nhiều đã ảnh hưởng rất lớn đến các nguồn lợi hải sản của Nghệ An. Nhìn chung nguồn hải sản của Nghệ An rất lớn tuy nhiên việc khai thác còn có nhiều khó khăn và hạn chế bở chế độ gió bão, hải triều, đặc biệt là thiếu vũng, vịnh, đảo nhỏ để thuyền bè có thể trú ẩn, do đó làm hạn chế khả năng khai thác của ngư dân. muốn nâng cao sản lượng khai thác thì phải ra khơi, kể cả ngư trường của các tỉnh bạn. Ngoài tiền năng khai thác tự nhiên, khả năng về nuôi trồng thuỷ sản của Nghệ An cũng có nhiều triển vọng : cả tỉnh có khoảng 2200 Ha diện tích mặt nước lợ có thể nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, đã khai thác và đưa vào sử dụng khoảng 66% nhưng trong đó diện tích được thả giống còn hại chế. Việc nuôi trồng hải sản yêu cần vốn đầu tư ban đầu lớn ( một Ha nuôi tôm cần vốn đầu tư ban đầu khoảng 130 triệu đồng) kỹ thuận nghiêm ngặt kết hợp với kinh nghiệm truyền thống nên việc đầu tư vào nuôi trồng thuỷ sản của Nghệ An trong thời gian qua đặc biệt là nuôi nước lợ đang ở mức thử nghiệm cầm chừng. Về nuôi trồng thuỷ sán nước ngọt cũng là một tiềm năng rất lớn của Nghệ An. Với diện tích mặt nước tự nhiên có thể sử dụng vào phát triển nuôi trồng thuỷ sản cả tỉnh là hơn 14000 Ha, cùng với truyền thống lâu đời về nuôi trồng thủy sản của nhân dân thì nuôi trồng thủy sản nước ngọt của Nghệ An còn có nhiều tiềm năng để phát triển, tuy nhiên trong những năm qua lĩnh vực này chưa được quan tâm đầu tư đúng mức cả về con giống cũng như kỹ thuật nuôi trồng và khai thác Đến nay diện tích mặt nước được đầu tư đưa vào sử dụng mới chỉ đạt 10383 Ha diện tích nước ngọt, 1440 Ha diện tích nước lợ ( có 970 Ha được thả giống). Hơn nữa hình thức nuôi trồng thuỷ sản Nghệ An còn trong tình trạng quảng canh cải tiến, mật độ và năng suất còn thấp hơn nhiều so với cả nước ( ví dụ mật độ nuôi tôm của tỉnh là 0.6 con /m2và năng suất 100 kg/ ha so với mật độ 20 con / m2 và năng suất 1000 kg ở tỉnh Bình Thuận ). Đây chính là nguồn lợi có thể phát triển sản lượng thuỷ sản chính yêusau này. Trong lĩnh vực chế biến hải sản của nghệ An trong thời gian qua cũng có nhiều chuyển biến tích cực, trong việc phát triển nghề cá nhân dân thì chế biến thuỷ sản nghệ an đã có từ rất lâu đời với những phương pháp chế biến thuỷ sản truyền thống như chế biến nước mắm, cá khô... chủ yếu phục vụ cho nhu cầu trong tỉnh với năng suất thấp và chất lượng không cao thì trong thơì gian gần đây đã có nhiều phương pháp cải tiến nhằm nâng cao năng suất và chất lượng, đặc biệt là sự phát triển của chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu đã đem lại giá trị kinh tế cao cho ngành thuỷ sản Nghệ An, kim nghạch suất khẩu tăng từ 4 triệu USD năm 1995 lên 5 triệu USD năm 1996và 5,6 triệu USD năm 1997so với các tỉnh khác thì xuất khẩu chính nghạch của Nghệ An thấp hơn nhưng xuất khẩu tiểu nghạch lại cao hơn nhiều và tính ổn định của các công ty XNK thuỷ sản Nghệ An cao hơn. Ngoài ra các lĩnh vực dịch vụ hậu cần như : đóng sửa tàu thuyền, sản xuất đá lạnh, xây dựng cảng cá, xây dựng các kho bảo quản...và đào tạo đội ngũ lao động có trình độ tay nghề cao nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển của các lĩnh vực nuôi ytồng, khai thác và chế biến thuỷ sản của tỉnh. II-thực trạng phát triển của ngành thuỷ sản nghệ an trong thời gian qua Tháng 6 năm1991 Đại hội lần thứ VII của Đảng họp, quyết định những nhiệm vụ lớn trong 5 năm 1991- 1995 với mục tiêu tổng quát là " vượt qua khó khăn thử thách, ổn định và phát triển kinh tế xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công trong xã hội"Trong đó Đại hội đã khẳng định : ngư nghiệp là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, sự đầu tư phát triển ngành thuỷ sản một cách đồng bộ và vó hiệu quả cố tác động rất lớn đến quá trình CNH_HĐH đất nước Đại hội đã thông qua nghị quyết về tiếp tục xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và đổi mớ._.ng giá nguyên liệu còn biến động nhiều. Về cơ cấu sản phẩm cá tươi, cá ướp đá và sống vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tiêu thụ nội địa, các sản phẩm cchế biến theo phương thức công nghiệp ngày càng có nhu cầu lớn và sử dụng phổ biến ở các thành phố và khu công nghiệp, xuất khẩu tại chỗ rẽ gia tăng trong thời gian tới, thị trường vùng đô thị rẽ có thể thay đổi lớn về chủng loại và yêu cầu chất lượng, thị trường vùng nông thôn, niền núi vẫn chủ yếu là hàng tươi sống, ướp đá và sơ chế nhưng yêu cầu chất lượng ngày càng cao. II-phương hướng đầu tư phát triển ngư nghiệp Nghệ An 1-Quan điểm và định hướng phát triển : 1.1. Quan điểm : +Đẩy mạnh củng cố và dây dựng quan hệ sản xuất nghề cá và đặc biệt là khu vực kinh tế nhà nước và hợp tác, thực hiện đường lối CNH-HĐH nghề cá, tích cực và chủ động trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, lấy xuất khẩu làm mũi nhọn và phục vụ nhu cầu nội địa là quan trọng. Đầu tư dịch chuyển cơ cấu ngành hợp lý và đồng bộ, vừa khai thác các nguồn lợi một cách có hiệu quả vừa bảo đảm cân bằng môi trường sinh thái và sự phát triển bền vững của các nguồn lợi thuỷ sản +Huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể giữ vai trò chủ đạo, khuyến khích tư nhân bỏ vốn đầu tư, tích cực ứng dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật vào nghề cá, không ngừng năng cao năng suất chất lượng sản phấm thuỷ sản. +Phát triển kinh tế thuỷ sản gắn liền với xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng cơ sở kinh tế xã hội và giải quyết những vấn đề nông thôn, vên biển và hải đảo, tạo nhiều công việc làm tăng thu nhập, nâng cao dân trí đồng thời giữ vững an ninh trật tự, xây dựng làng cá giàu đẹp văn minh. +Phát triển kinh tế thuỷ sản gắn liền với bảo vệ an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, tạo ra những hậu cứ an toàn, phòng tránh thiên tai 1.2. Các mục tiêu lâu dài : + Khai thác hiệu quả các tiềm năng to lớn của ngành, đầu tư dịch chuyển, xây dựng cơ cấu ngành đồng bộ, hợp lý và hiệu quả. Tăng cường khả năng thu ngoại tệ cho đất nước. Đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu thực phẩm nội đại góp phần giữ vững an toàn thực phẩm. + Đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở làng cá, tăng cường khả năng thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, góp phần cùng các vùng khác trong nước phát triển và tăng cường khả năng hợp tác đấu tranh giữ vững an ninh chủ quyền của đất nước. + Nâng cao mức sống của cộng đồng dân cư nghề cá, giải quyết các tệ nạn xã hội của làng cá, nâng cấp và từng bước hiện đại hoá cơ sở hạ tầng dịch vụ hậu cần nghề cá, xây dựng nông thôn làng cá giàu đẹp văn minh. 1.3. Các định hướng phát triển : Trên cơ sở chiến lược ổn định và phát triển KT-XH Việt Nam đế năm 2020; Định hướng phát triển kinh tế thuỷ sản của các tỉnh Duyên hải miền Trung thời kỳ 1994-2000 ; Quy hoạch phát triển ngành thuỷ sản Nghệ an thời kỳ 1996-2010 ; trên tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng lận thứVIII và nghị quyết Đại hội Đảng tỉnh Nghệ An khoá 14; Định hướng phát triển ngành thuỷ sản Nghệ An thời kỳ 2001-2005 là: -Tiếp tục đẩy mạnh khai thác hải sản vùng khơi,chuyển đổi cơ cấu vùng lộng kết hợp với bảo vệ phát triển nguồn lợi hải sản, bảo đảm phát triển nghề cá ổn định bền vững. Mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài để du ngập công nghệ mới. Xây dựng dịch vụ hậu cần nghề cá lớn mạnh. -Đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thuỷ sản là hướng chiến lược, đậc biệt là nuôi trồng mặn lợ,bãi triều và biển. Coi nuôi trồng là giải pháp lâu dài để tăng sản lượng thuỷ sản. Tăng diện tích nuôi trồng thâm canh và bán thâm canh, kết hợp với trồng rừng ngập mặn bảo vệ môi trường.tập trung nguồn lực để nghiên cứu, du nhập tạo ra con giống và phương pháp nuôi trồng có năng suất và giá trị cao. -Phát triển công nghiệp chế biến theo hướng chiến lược và định hướng thị trường, chú trọng chế biến xuất khẩu, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn nguyên liệu, hết sức coi trọng công tác bảo quản sau thu hoạch, quy hoạch lại, đầu tư theo chiều sâu khu vực chế biến. Đầu tư nghên cứu thị trường phát triển những mặt hàng mới tăng cường và hoàn thiện hệ thống kiểm tra chất lượng vệ sinh thuỷ sản. -Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và dịch vụ vùng ven biển để đáp ứng nhu cầu hậu cần của đội tàu khai thác và nuôi trồng. - Tiếp tục xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất, đặc biệt là khối kinh tế nhà nước và HTX. - Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và quản lý chuyên ngành trong lĩnh vực thuỷ sản. Một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2001-2005: Danh Mục ĐVT Năm 2000 Năm 2001 Năm 2005 Giá trị tổng sản phẩm Tốc độ tăng trưởng Tổng sản lượng thuỷ sản trong đó: -Khai thác : +Vùng lộng + Vùng khơi -Nuôi trồng +Nước lợ + Biển +Nước ngọt giá trị xuất khẩu Tr. đ % Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn USD 265000 37000 29000 17.400 11.600 8.000 150 7.750 8.000000 285000 7,5 39.000 30.500 17.000 13500 8.500 200 8.300 8.500.000 340000 7 46.000 34000 16000 18000 12000 800 11200 15000000 (Nguồn Sở kế hoạch và đầu tư Nghệ An) 2- Một số chương trình đầu tư cơ bản Khai thác : Trọng tâm chính của chương trình này là chuyển đổi cơ cấu tàu thuyền để tăng nhanh sản lượng vùng khơi khắc phục tình trạng vùng ven bờ bị khai thác quá mức như hiện nay. Đồng thời đưa sản lượng khai thác hiện nay lên 29000 tấn năm 2000 và 34000 tấn năm 2005. Để đạt được cơ cấu này trong năm 5 tới phải đóng thêm 100 chiếc tàu có công suất từ 150-600cv, 100 chiếc từ 60-90cv. Đồng thời thay thế củng cố nghề lộng nhằm giảm loại tàu 12cv trở xuống. Chú ý đặc điểm luồng lạch để phát triển đội tàu khơi. Các vùng không có các cửa sông lớn thì phát triển loại tàu trung bình như vùng Diễn Châu, Quỳnh Lưu,các vùng như Nghi Lộc, Cửa Hội có thể phát triển loại tàu to hơn, đồng thời chú ý truyền thống nghề nghiệp của ngư dân từng vùng để phát triển cho phù hợp với kĩ năng. -Nuôi trồng: Đẩy nhanh việc thay đàn cá bố mẹ để cải thiện chất lượng con giống tránh tình trạng thoái hoá do tạp giao cận huyết như hiện nay. Đưa công nghệ nuôi thâm canh vào diện tích ao nhỏ nhằm nâng năng suất lên 2 tấn/1 ha. Thả giống tôm xuống vịnh Diễn Châu nhằm tái tạo nguồn lợi Nuôi công nghiệp 300 ha diện tích mặn lợ. phát triển nuôi nhuyễn thể ở bãi biển và lồng bè trên sông. Trồng 600 ha diện tích rừng ngập mặn. Chế biến: - Tiếp tục xây dựng hệ thống kho lạnh ở các cửa lạch còn thiếu - Sau khi nâng cấp nhà máy 38A, tách nhà máy này thành đơn vị kinh tế độc lập. phát triển thêm nhà máy đông lạnh tại Diễn Châu khi đủ điều kiện về nguyên liệu. Hệ thống nhà máy này sẽ cùng với các đơn vị khác và lực lượng xuất khẩu tiểu ngạch đảm bảo thu mua chế biến khối lượng sản phẩm xuất khẩu 6000 tấn, giá trị đạt 15 triệu USD, trong đó chính ngạch đạt 10 triệu USD vào năm 2005 - Phát triển chế biến nhân dân, chú trọng các mặt hành truyền thống. - Khuyến ngư và bảo vệ môi trường . - Chuyển giao công nghệ nuôi thâm canh, bán thâm canh, công nghệ bảo quản sau thu hoạch và khai thác có lựa chọn. Thành lập trung tâm giống nuôi trồng thuỷ sản để nghiên cứu, du nhập, lai tạo bảo tồn quỹ gen. Thành lập các trạm kiểm dịch thú y thuỷ sản, trạm kiểm ngư tại các cửa lạch -Xây dựng bến cá nhân dân tại các cửa lạch còn thiếu, xây dựng các làng cá tại các cửa lạch. -Nâng cấp một đơn vị đóng sửa tàu để có thể đóng loại tàu trên 600cv... 3- Nhu cầu vốn đầu tư -Khai thác: Đóng mới 100 chiếc tàu khai thác vùng khơi có công suất từ 150- 600cv: 150 tỷ đồng +Thay thế củng cố nghề lộng : 60 tỷ đồng -Nuôi trồng : +Mặn lợ: Xây dựng đê, cống phụ và cải tạo nội đầm : 16 tỷ đồng Vốn cho dân vay để nuôi thâm canh, bán thâm canh : 75 tỷ đồng Vốn trồng rừng ngập mặn : 600ha 6tỷ đồng +Nuôi nước ngọt : Cải tạo 12000 ha mặt nước : 18 tỷ đồng Thả 500 tấn cá giống xuống hồ đập thuỷ lợi và tự nhiên : 1 tỷ đồng Nâng cấp trại giống cá 1-2 : 5 tỷ đòng Chế biến : + Xây dựng nhà máy đông lạnh tại Diễn Châu: 15 tỷ đồng + Xây dựng xí nghiệp chế biến thức ăn thuỷ sản 1 tỷ đồng + Đầu tư cho doanh nghiệp chế biến ngoài quốc doanh : 10 tỷ đồng + Mở rộng các xí nghiệp quốc doanh chế biến nội địa 6 tỷ đồng Cơ sơ hạ tầng và dịch vụ hậu cần + Xây dựng bến cá nhân dân : 33 tỷ đồng + Nâng cấp xí nghiệp đóng tàu: 8 tỷ đồng +Nâng cập, tăng thêm máy đá, dịch vụ hậu cần : 10 tỷ đồng - Kinh phí đào tạo, huấn luyện, giáo dục, tuyên truyền, nâng cấp thiết bị, cơ quan văn phòng quản lý nhà nước về thuỷ sản : 4 tỷ đồng Tổng cộng: 418 tỷ đồng Dự kiến vốn đầu tư giai đoạn 2001-2005 STT Chỉ tiêu Vốn đầu tư (tỷ.đ) Cơ cấu (%) I 1 2 3 4 II 1 2 3 4 5 Tổng mức đầu tư Nguồn vốn đầu tư Ngân sách vốn tín dụng vốn huy động liên doanh Cơ cấu vốn đầu tư chia theo từng lĩnh vực Khai thác hải sản Nuôi trồng thuỷ sản +nước lợ +nước ngọt Chế biến thuỷ sản Hạ tầng dịch vụ đào tạo nhân lực 418 11,5 314,2 87,2 5,1 210 121 97 24 32 51 4 100 2,75 75,18 20,1 1,97 50,02 28,95 80,2 19,8 7,4 12,2 0,96 (Nguồn: Sở kế hoạch Đầu tư Nghệ An ) 4- Phương án cân đối vối: Vốn khai thác vùng khơi : Vốn tự có : 10% Vốn vay dài hạn :90% Vốn đầu tư khai thác vùng lộng : Vốn tự có :30-40 % Vốn vay trung hạn : 30-40% Vốn vay ngắn hạn : 20-30% -Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, dịch vụ : Vón vay ngoại tệ 70% Vốn ngân sách cấp : 10 % Vốn liên doanh :10 % Vốn tự có : 10 % -Vốn đầu tư chế biến xuất khẩu: Vốnvay dài hạn : 90% Vốn Tự có 10% -Vốn đầu tư chế biến nội địa Vốn Tự có :30-40% Vốn vay : 60-70% -Vốn đầu tư nuôi trồng ; +Vốn đầu tư cải tạo Vốn vay trung hạn : 70-80% Vốn tự có : 20-30 % +Vốn nuôi : Vốn tự có : 30-40% Vốn vay ngắn hạn : 60-70% +nâng cấp trịa giống và thả cá xuống hồ đập: vốn ngân sách cấp: 60% Vốn vay : 40% 5-Các dự án ưu tiên đầu tư: + Dự án tiếp nối triển khai : - Cảng Cá Cửa Hội Bến cá Lạch Quèn Bến cá Lạch Vạn Khai thác vùng khơi Chuyển đổi cơ cấu vùng lộng Nâng cấp các đơn vị chế biến Cải tạo, công nghiệp hoá nghề nuôi +Dự án mới: Xí nghiệp chế biế thức ăm thuỷ sản - Bến cá Lạch Cờn - Xây dựng nhà máy đông lạnh tại Diễn Châu III-Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển ngư nghiệp Nghệ An 1-Đường lối chung : Đẩy mạnh khai thác các tiềm năng thuỷ sản, bảo đảm vừa khai thác các tiềm năng một cách có hiệu quả vừa bảo đảm sự phát triển bền vững của các ngồn lợi và bảo vệ môi trường sinh thái. Đẩy mạnh đầu tư theo chiều sâu kết hợp với đầu tư theo chiều rộng nhằm tăng năng suất, chất lượng và số lượng các sản phẩm thuỷ sản. Kết hợp chặt chẽ giữa đầu tư phát triển kinh tế ngành thuỷ sản với việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế xã hội, thực hiện thành công công cuộc CNH-HĐH nghề cá nói riêng và nền kinh tế xã hội của tỉnh nói chung, hết hợp chặt chẽ với an ninh quốc phòng và bảo vệ chủ quyền quốc gia. Xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt quy hoach tổng thể phát triển kinh tế xã hội thuỷ sản giai đoạn 2001-2005 và2010. Trên cơ sở đó để xây dựng chương trình dự án cụ thể cho từng lĩnh vực. Xây dựng và đề xuất các chính sách nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước và các nguồn tài tợ khác của tư nhân và cácc tổ chức phi chính phủ. Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành các cấp nhằm quản lý quá trình thực hiện đầu tư trên toàn tỉnh nói chung và đầu tư vào ngành thuỷ sản nói riêng có hiệu quả kinh tế xã hôi cao và phù hợp với mục tiêu quy hoạch tổng thể đã đề ra. 2-Những giải pháp cụ thể: 2-1. Giải pháp trước mắt: Đứng trước thực trạng của quá trình phát triển và hiệu quả tài chính cũng như hiệu quả kinh tế xã hội của quá trình thực hiện đầu tư vào ngành thuỷ sản trong những năm vừa qua mang lại thì yêu cầu đặt ra trước mắt đối với các cấp các ngành có liên quan là: * Đối với bản thân ngành thuỷ sản của tỉnh thì yêu cầu trước mắt là phải nâng cao hiệu quả đầu tư khai thác các cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có vì trong những năm qua chúng ta đã chú trong rất lớn trong việc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật mà chưa chú trọng nhiều đến hiệu quả của các hoạt động đầu tư do đó hiệu qủa đầu tư của ngành trong thời gian qua còn thấp (được thể hiện qua các bảng phân tích hiệu quả đầu tư của các lĩnh vực) từ đó nó ảnh hưởng rất lớn đến quắ trình phát triển ngành như quá trình tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng, khả năng vay vốn của ngân hành của các hộ hay các dự án, không khuyến khích được người dân mạnh dạn bỏ vốn đầu tư, khả năng thực hiện các chủ trương chính sách của nhà nước và của tỉnh còn hạn chế… Vì vậy yêu cầu tăng hiệu quả đầu tư khai thác các có sở vật chất hiện có là một yêu cầu khách quan cần thiết. Để thực hiện được yêu vầu đó thì ngành thuỷ sản phải thực hiện được các vấn đề sau: - Đối với nuôi trồng thuỷ sản, thì cần thành lập các trung tâm nhân giống đủ lớn với đội ngũ kĩ sư đủ mạnh để có thể tạo ra con giống có chất lượng tốt phục vụ cho người dân, vì như trên đã nói cho đến nay hầu hết giống của người dân vân đang phải nhập từ trong nam nên gía rất cao do cho phí vận chuyển và bảo quản khi vận chuyển, bên cạnh đó thì việc vận chuyển con giống đi xa từ nơi này sang nơi khác đã ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng của con giống. Bên cạnh đó cần phải cung cấp, phổ biến những thông tin kiến thức cần thiết cho người dân đặc biệt là nuôi trồng thuỷ sản nước mặn lợ vì lĩnh vực này đòi hỏi kĩ thuật rất cao. Đồng thời phải nâng cao diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh thay thế cho hình thức nuôi quảng canh như hiện nay và tăng diện tích được thả giống và mật độ con giống. - Đối với đánh bắt thuỷ sản: Để nâng cao hiệu quả trong khai thác hải sản trong thời gian tới thì nhệm vụ trước mắt là xây dựng hệ thống dịch vụ hậu cần tốt cho khai thác nói chung và cho khai thác hải sản xa bờ nói riêng, như trên đã nêu lên sự yếu kém của dịch vụ hậu cần đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả khai thác , đặc biệt là khai thác hải sản xa bờ, trong việc xây dựng dịch vụ hậu cần cho khai thì vấn đề tạo đầu ra ổn định cho sản phẩn là vấn đề phải được ưu tiên hành đầu. Bên cạnh đó thì cần có những chính sách thích hợp trong việc áp dụng giá cho xăng dầu vì cho đến nay thì xăng dầu mà ngư dân mua vẫn phải đóng phí giao thông kèm theo trong giá. - Đối với lĩnh vực chế biến thuỷ sản: Trong chế biến nhân dân cần phổ biến những quy trình và công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong chế biến xuất khẩu cần không ngừng nâng cao chất lượng và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm để đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của thị trường các nước có tiềm năng lớn nhưng khó tính như Bắc Mỹ và Châu Âu. * Đối với tỉnh và nhà nước thì để nâng cao hiệu quả khai thác các nguồn lực hiện có thì trong thời gian tới cần có những giải pháp sau: - Cần tiếp tục hỗ trợ vốn đầu tư cho người dân, trong thời gian qua do việc khai thác các nguồn lực không được hiệu quả nên vấn đề vay vốn của người dân gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là việc làm việc với các ngân hàng, do không thể trả nợ đúng kỳ hạn nên không những chỉ người vay đó không được tiếp tục vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh mà ngay cả các hộ khác trong huyện cũng khó vay vốn vì vốn ở đây được cắap theo các huyện. - Cần có những ưu đãi cho việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhất là trong quá trình đầu tư phát triển công nghệ nuôi trồng và phát triển con giống, hợp tác đầu tư nhằm tiêu thụ sản phẩm… 2-2. Những giải pháp lâu dài a-Tiếp tục củng cố và xây dựng quan hệ sản xuất Trên tinh thần tiếp cận cổ phần hoá một cách chắc chắn, sau năm 2000 rẽ tiến hành cổ phần hoá 5-6 doanh nghiệp nhà nước nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư nhàn rối của các thành phần kinh tế khác voà hoạt động đầu tư cho ngành thuỷ sản một cách có hiệu quả Đối với khai thác với tính chất hợp tác cao ngay trong bản chất của nghề nghiệp, cần tác động hướng dẫn cho ngư dân tiến dần từ hợp tác đơn giản lên hợp tác ở mức cao hơn và chặt chễ hơn, từ hợp tác từng phần lên hợp tác toàn diện. Gắn qúa trình đầu tư phát triển lực lượng sản xuất với quá trình củng cố và xây dựng kinh tế hợp tác. Khuyến khích mô hình kết hợp kinh tế khai thác- nuôi trồng- chế biến dịch vụ. Phấn đấu đến năm 2005 sản phẩm khai thác của thành phần kinh tấ hợp tác chiếm trên 50%. Trong nuôi trồng lấy mô hình kinh tế hộ gia dình là cơ bản, khuyến khích mô hình trang trại tổng hợp. Quy hoạch lại, chia lại diện tích mặn lợ cho phù hợp với quy mô quản lývà dễ áp dụng kỹ thuật mới. Tích cực đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở cả về kỹ thuật, pháp luật và quản lý... b-Giải pháp cho đầu tư phát triển sản xuất: b.1-Giải pháp cho khai thác hải sản : *Đối với khai thác xa bờ: -Tiếp tục đầu tư đóng mới 100 chiết tàu có công suất từ 150-600cv và 100 chiếc tàu từ 60-90cv nhằm tăng thêm năng lực sản xuất cho khia thác hải sản xa bờ, phấn đấu đưa sản lượng khai thác lên 30500 tấn năm 2001 và 34000 tấn năm 2005 -Đẩy mạnh công tác dịch vụ hậu cần phục vụ cho các phương tiện khai thác hải sản xa bờ nhằm nâng cao hiệu quả của các phương tiện khai thác hiện có.Cần xây dựng thêm một số cảng cá mới ở các vùng như Diễn Châu, Quỳng Lưu bên cạnh việc mở rộng các cảng cá Cửa Hội, Cửa Lò để vừa thuận tiện cho các tàu đánh cá ra vào thuận tiện vừa là nơi trú ẩn an toàn của tàu thuyền, bên cạnh việc đầu tư củng cố các dịch vụ trên bờ cần xúc tiến đầu tư các dịch vụ dưới nước đặc biệt là tạo nguồn vốn đầu tư để xây dựng dịch vụ ngay ngoài khơi cho các đội tàu đánh cá xa bờ cả về dịch vụ cung cấp các nguyên liệu và thu mua các sản phẩm tạo điều kiện cho các đội tàu đánh cá xa bờ có khả năng bám biển dài ngày, giảm bớt chi phí đi lại và mằm chờ ở các cảng dài ngày của các tàu. Dự kiến vốn đầu tư cho dự án này khoảng 120 tỷ đồng trong đó vốn hỗ trợ của nhà nước là 30%,vốn tín dụng 60% và vốn tự có là 10%. -Tăng cường đầu tư nghiên cứu cho khoa học công nghệ và môi trường, nhằm vừa tăng lượng thông tin cần thiết về số lượng, chủng loại, nơi cư trú, và chu kì phát triển của các đàn cá,vừa nghiên cứu phát minh, du nhập các công nghệ tiên tiến, hiện đaị phục vụ cho việc khai thác đạt hiệu quả cao hơn. -Chú trọng công nghệ bảo quản sau thu hoạch ngay trên biển : bên cạnh xây dựng một số đội tàu thu mua trên biển thì các tàu thai thác phải có những biện pháp để bảo quản các sản phẩm sau thu hoạch một cách tốt nhất -Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước có nghề cá tiên tiến, sử dụng các khả năng công nghệ, vốn để liên doanh kh, hợp tác khai thác tốn các nguồn tài nguyên ngoài khơi cũng nnhư gần bờ. * Đối với khai thác gần bờ: -Tiếp tục đầu tư dịch chuyển cơ cấu tàu thuyền khai thác gần bờ, phấn đấu đến năm 2005 sẽ không còn thuyền thủ công khai thác bừa bãi vùng ven bờ.số lượng tàu thuyền có công suất dưới 12cv sẽ tiếp tục giảm xuống 56 chiếc cho phù hợp với khả năng cho phép khai thác của vùng ven bờ như hiện nay. -Củng cố lại các hợp tác xã đánh cá ven bờ, nhằm đưa công tác khai thác vùng vên bờ vào quy củ, dễ quản lý, tránh tình trạng tự phát và khai thác tràn lan như hiện nay. -Đầu tư xây dựng cơ sở vậ chất hạ tầng kỹ thuật xã hội vùng ven biển,cho ngư dân ven biển vay vốn tín dụng ưu đãi nhằm mở thêm các ngành nghề mới nhất là các ngành nghề truyền thống như trồng dâu nuôi tằm...Quan tâm cải thiện đời sống văn hoá xã hội của ngư dân ven biển, Giáo dục ý thức trách nhiệm của người dân về việc bảo vệ sự phát triển bền vững của các nguồn lợi thuỷ sản và sự tác động của môi trường sinh thái. Để thực hiện được các kế hoạch trên, trong thời gian tới cần ưu tiên tập trung các nguồn vốn trung và dài hạn với lãi suất ưu đãi cho các chương trình đóng tàu khai thác xa bờ và đầu tư các dịch vụ trên biển b.2-Giải pháp cho nuôi trồng thuỷ sản : +Đẩy mạnh đầu tư phát triểm nuôi trồng thuỷ sản, coi nuôi trồng là nguồn cung cấp sản phẩp thuỷ sản chủ yếu trong thời gian tới, phấn đấu đưa sản lượng nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt từ 11200tấn năm 1998 lên 18000tấn và sản lượng nuôi trồng nước lợ từ 800 tấn năm 1998 lên 1500tấn năm 2005. Để thực hiện được các chỉ tiêu đó thì cần thực hiện một số công việc sau: -Tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích nuôi trồng phấn đấu đến năm 2005 sẽ đưa diện tích nuôi trồng nước ngọt từ 8679 ha lên 11600ha và diện tích nuôi trồng nước lợ từ 1440 ha lên 1800ha vào năm 2005. -Bên cạnh đầu tư mở rộng diện tích nuôi trồng thì cần hại chế diện tích nuôi quảng canh đẩy mạnh việc đầu tư tăng diện tích nuôi quảng canh cải tiến, nuôi thâm canh và bán thâm canh, nâng cao diện tích nuôi trồng nước lợ được thả giống lên 1340ha,đồng thời với việc tăng mật độ con giống trên một m2 từ 5-7 con /m2(bình quân của cả nước hiện nay là 20con/m2) -Nhanh chóng quy hoạch và đầu tư các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung có quy mô lớn với công nghệ tiên tiến theo mô hình sinh thái bền vững tại các vùng trọng điểm như Diễn Châu, Quỳnh Lưu và Cửa Lò, chú trọng các hình thức đầu tư thông qua các cơ sở chếa biến thuỷ sản, lấy cơ sở chế biến làm đầu mối quy hoạch đầu tư vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung. -Tăng cường trình độ khoa học công nghệ, phương pháp nhân tạo giống và kiểm dịch con giống ở các đơn vị cơ sở,xúc tiến việc xây dựng một số trạm nhân giống có quy mô lớn ở Bắc Diễn Châu và ở Nghi Lộc, đặc biệt chú trọng đầu tư cho công nghệ, phương pháp nuôi trồng và tạo giống cho nuôi trồng nước lợ,mặn phấn đấu đưa năng suất nuôi trồng từ 100kg/ha như hiện nay lên 270kg/ha vào năm 2005. -Đẩy mạnh diện tích nuôi trồng xen canh cây lúa vì đây là một thế mạnh của tỉnh chưa được khai thác và là một phương pháp nuôi trồng cần ít vốn đầu tư và có nhiều lợi ích khác. -Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi tập trung, hỗ trợ vốn tín dụng trung và dài hạn cho các hộ nuôi quy mô lớn, chó trọng các chương trình bảo vệ môi trường ở các vùng trọng điểm, quan tâm cải thiện điều kiện làm việc, đời sống văn hoá xã hội của người dân, truyền bá kiến thức nuôi trồng, khai thác và giáo dục trách nhiệm với lợi ích của cộng đồng. *Trong chế biến và dịch vụ hậu cần: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án 38A và 38B, đồng thời quy hoạch lại các làng nghề chế biến truyền thống, tăng cường khả năng khoa học công nghệ hướng dẫn các hộ gia đình chế biến nhỏ lẻ những phương pháp chế biến khoa học nhằm nâng cao năng suất và chất lượng các sản phẩm chế biến truyền thống. -Đầu tư chuyển giao công nghệ có trình độ khoa học kỹ thuật cao nhằm tạo ra một số loại đặc sản thuỷ sản chế biến làm mũi nhọn phá vỡ những định mức trước đây tạo đà cho lĩnh vực công nghiệp chế biến thuỷ sản phát triển mạnh mẽ và có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. -Đầu tư xây dựng thêm một số kho lạnh vùng Cửa Hộivà Bắc Diễn Châu đồng thời với việc quy hoạch lại hệ thống các nhà máy sản xuất đá lạnh, giảm bớt số lượng nhà máy và tăng công suất của mỗi nhà máy lên tạo điều kiện thuận tiện cho các tàu cá. c-Tăng cường công tác đối ngoại, phát huy nội lực để có bước phát triển nhanh và vững chắc: Phát huy thắng lợi trong công tác đối ngoại trong những năm qua, thắt chặt và mở rộng mối quan hệ đối ngoại để tranh thủ nguồn vốn và khoa học công nghệ, đặc biệt trong quản lý công nghệ khai thác, chế biến. nuôi trồng, trong quy hoạch khảo sát nguồn lợi mổi trường.Chú trọng cả quan hệ hợp tác với nước ngoài lẫn các tỉnh, các viện, các trường trong nước.Thiết lập văn bản và cơ chế quy định để tổ chức thực hiện và quản lý tốt các dự án đầu tư và liên doanh. Có chính sách phù hợp để khuyến khích nhân dân tự đầu tư, liên doanh cũng như trong việc tạo mặt hàng mới hay phục hồi nghề, sản phẩm truyền thống,khuyến khích sản xuất sản phẩm dùng nguyên liệu, công nghệ và lao động địa phương. d-Nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước và quản lý chuyên ngành: Hiệu lực quản lý của nhà nước và quản lý chuyên ngành thể hiện ở sự tự giác, tự nguyện chấp hành của cơ sở cà nhân dân. Muốn vậy, Trước hết ngành phải thông báo, công bố rộng rãi các quy định, quy chế, pháp luật của nhà nước cho nhân dân hiểu và thực hiện một cách đơn giản nhất. Hai là: cần đẩy mạnh công tác quy hoạch, kế hoạch, phải xây dựng được quy hoạch phát triển tổng thể dài hạn của ngành phải xây dựng và xác định mục tiêu phát triển lâu dài từ đó xây dựng cá hế hoạch trung và ngắn hạn, vừa phù hợp với lợi ích của người lao động vừa đạt được các mục tiêu đã đề ra. Ba là: hiện đại hoá công tác văn phòng, đặc biệt là chế độ thông tin, thống kê. Bước sang năm 2000 phải thông tin hoá chế độ quản lý tàu thuyền, lao động nghề cá cũng như sản lượng thuỷ sản. Cần đặc biệt coi trọng 2 lĩnh vực khuyến ngư và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, bởi đâylà hai lĩnh vực bảo đảm sự phát triển nhanh va bền vững hay không của ngành thuỷ sản khi đã có quy hoạch và kế hoạch. e-Giải pháp về khoa học và công nghệ Tiềm năng thuỷ sản của Nghệ An khá lớn nhưng còn lãng phí,năng suất nuôi trồng, khai thác và chế biến còn thấp và bất hợp lý.Để đảm bảo phát triển nhanh và bền vững cần đẩy mạnh công tác khoa học công nghệ. Bên cạnh việc áp dụng nhãng kỹ thuật công nghệ phù hợp với trình độ dân trí, nguồn vốn đầu tư và quy mô sản xuất, cấn ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến mang tính mũi nhọn để đẩy nhanh tốc độ, đặc biệt trong công nghiệp chế biến. Khi ứng dung khoa học công nghệ cần quan tâm đến yếu tố tác động môi trường,ví dụ như nuôi tăng sản kết hợp với trồng rừng ngập mặn, khai thác có lựa chọn và qoanh vùng khai thác.... Công nghệ ứng dụng phải được thông qua hội đồng khoa học công nghệ ngành, chi cục bảo vệ nguồn lợi để từ đó giao cho trung tâm khuyến ngư ứng dụng xây dựng mô hình sau đó đánh giá lại mới phổ biến rộng rãi. f-Đào tạo nhân lực: Để đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch 5 năm 2001-2005, công tác giáo dục, đào tạo nhân lực phải được thực hiện ngay từ bây giờ. Thứ nhất, phải trẻ hoá đội ngữ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ kỹ thuật và cán bộ khuyến ngư. Bên cạnh việc đào tạo, trang bị kiến thức quản lý cần đặc biệt coi trong đào tạo kỹ thuật chuyên ngành (đại học và sau đại học) Thứ hai:Tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở để đến năm 2001-2002các cơ sở đều có cán bộ đạt trình độ trung cấp,đại học, cần có những chính sách ưu tiên khuyến khích học, xoá nạn mù chữ đối với ngư dân nghề cá. Trong các hình thức giáo dục cần luôn luôn coi trọng hình thức giáo dục khuyến ngư, bởi đây là hình thức giáo dục hiệu quả nhất đối với ngư dân. g-Giải pháp về chính sách Để thực hiện tốt kế hoạch 2001-2005, trước hết cần phải đề ra những cơ chế chính sách trong những năm trước mắt, ngoài ra cần tiếp tục nghiên cứu để đề ra trong những năm tiếp theo,đó là: +Đề nghị nhà nước thành lập ngân hàng thuỷ sản. +Đề nghị nhà nước ban hành luật bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. +Nghiên cứu và tiếp cận "luật đánh bắt thuỷ sản có trách nhiệm" đang hiện hành trên thế giới. +Nghiên cứu cà tiếp cận phương thức khai thác, quản lý nguồn lợi thuỷ sản có sự tham gia của cộng đồng.Tức là phân vùng khai thác, chia quyền sở hữu biển cho cộng đồng dân cư quản lý khai thác. +Hình thành quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. kết luận Trong những năm qua, ngành kinh tế thuỷ sản đã có những đóng góp đáng kể vào công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An nói riêng và của nền kinh tế đất nước nói chung. Đầu tư phát triển ngành thuỷ sản đã góp phầm vào việc dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động vùng nông thôn và ven biển. giải quyết được một số vấn đề bức xúc của xã hội và vấn đề môi trường. Đồng thời nó cũng là một nguồn xuất khẩu có giá trị kinh tế cao đang được thị trường thế giới đang ưa chuộng. Đối với tỉnh Nghệ An :Nghệ An là một tỉnh có điều kiện tự nhiên và xã hội rất thuận cho việc đầu tư phát triển ngành kinh tế thuỷ sản. Trong điều kiện tự nhiên Nghệ An có bờ biển dài và các nguồn tài nguyên phong phú đa dạng và có giá trị kinh tế cao, trong nuôi trồng thì Nghệ An có diện tích và truyền thống nuôi trồng thuỷ sản đặc biệt là thuỷ sản nước ngọt lâu đời và Thuỷ sản cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy nhiên quá trình đầu tư phát triển ngành ngư nghiệp Nghệ An trong thời gian qua còn có nhiều tồn tại và hại chế ;Các nguồn tài nguyên vùng ven bờ đã bị khai thác đến mức báo động với những hình thức và phương pháp khai thác phi khoa học như dùng xung điện và chất nổ, gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của các nguồn lợi và môi trường sinh thái, tronh khi các nguồn lợi ngoài khơi có khối lượng và giá trị kinh tế cao lại chưa được khai thác là bao, Việc đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh trong thời gian qua hầu như chỉ chú trọng đến việc tăng diện tích nuôi trồng và phương pháp nuôi quảng canh là chủ yếu mà chưa quan tâm đến việc thâm canh và bán thâm canh tăng năng suất, chất lượng sản phẩm cũng như con giống.Bên cạnh đó do việc quy hoạch dài hạn chưa được quy hoạch và xây dựng một cách cụ thể đã dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, không đồng bộ giữa các lĩnh vực như nuôi trồng, khai tthác và chế biến đã gây lãng phí và ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đầu tư phát triển ngành thuỷ sản Nghệ An trong thời gian qua. Đứng trước thực trạng đó thì một yêu cầu cần thiết được đặt ra là phải đẩy mạnh hơn nữa việc đầu tư cho ngành thuỷ sản kết hợp với việc tổ chức lại cơ cấu đầu tư nằm tạo ra sự đồng bộ giữa cãc lĩnh vực của ngành thuỷ sản sao cho hiệu quả của công cuộc đầu tư có hiệu quả cao nhất. Đầu tư phát triển ngành thuỷ sản ngoài sự nỗ lực của ngành và tỉnh thì cần có sự ủng hộ, đồng tình của người dân và sự hướng dẫn của Đảng và Nhà nước cùng các cơ quan, bộ ngành có liên quan mới thực sự tạo điều kiện cho quá trình đầu tư phát triển ngành thuỷ sản Nghệ An trong thời gian tới đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao hơn Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Hồng Minh và các chú, các cô phòng tổng hợp kế hoạch của Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bài viết này. Xin chân thành cảm ơn! Tài liệu tham khảo 1-Giáo trình kinh tế đầu tư 2-Lịch sử phát triển kinh tế thuỷ sản Nghệ An 3-Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Nghệ An thời kỳ 1996-2000 4-Kế hoạch phát triển kinh tế ngành thuỷ sản Nghệ An nằm 1999 5-Kế hoạch phát triển kinh tế ngành thuỷ sản Nghệ An giai đoạn 2001-2005 6-Tạp chí cộng sản các số của năm 1996-1999 7-Niên giám thống kê của tỉnh Nghệ An năm 1998 8-Những số liệu cơ bản kinh tế - xã hội Nghệ an-cục thống kê Mục Lục ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29813.doc
Tài liệu liên quan