Đầu tư phát triển ngành thương mại Hà Nội. Thực trạng và giải pháp

LỜI MỞ ĐẦU Trong sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn đổi mới thì cơ cấu kinh tế cũng có sự chuyển biến, giảm tỷ trọng của các ngành nông lâm nghiệp, tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ. Vì vậy có thể thấy rằng thương mại dịch vụ đóng góp một phần rất lớn đối với sự phát triển của đất nước nói chung và Hà Nội nói riêng. Vì thế tình hình đầu tư vào ngành thương mại là một trong những vấn đề đang rất được quan tâm hiện nay. Do đó tôi chọn đề tài “Đầu tư phát

doc117 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1476 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đầu tư phát triển ngành thương mại Hà Nội. Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển ngành thương mại Hà Nội. Thực trạng và giải pháp” làm chuyên đề thực tập của mình. Trong phạm vi chuyên đề thực tập này tôi xin nêu lên thực trạng đầu tư vào ngành thương mại đồng thời cũng xin trình bày những ý kiến của mình về một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực thương mại tại Hà Nội. Kết cấu chuyên đề thực tập gồm hai chương: Chương 1: Thực trạng đầu tư phát triển ngành thương mại Hà Nội giai đoạn 2005- 2008 Chương 2: Giải pháp phát triển ngành thương mại Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG ĐẨU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG MẠI HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2005-2008 1.1. Các điều kiện, yếu tố tác động đến phát triển ngành thương mại Hà Nội 1.1.1. Các nhân tố tác động trực tiếp đến phát triển ngành thương mại Hà Nội 1.1.1.1. Vị trí địa lý Hà Nội có vị trí địa lý- chính trị quan trọng, có lợi thế đặc biệt để phát triển thương mại so với các địa phương khác trong cả nước. Nghị quyết 15NQ/TW của Bộ chính trị ngày 15/12/2000 đã xác định Hà Nội “ là trái tim của cả nước, đầu não chính trị- hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế ”. Là trung tâm đầu não chính trị- hành chính quốc gia; là trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế nên tập trung các cơ quan sứ quán nước ngoài và các tổ chức quốc tế; có nhiều đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và hàng không, thuận lợi cho giao thông với bên ngoài. Cơ sở vật chất kỹ thuật đã tạo dựng vào loại khá trong cả nước. Đó là các yếu tố đảm bảo không chỉ cho liên kết của thị trường Hà Nội với thị trường cả nước và thế giới, mà còn cho phép Hà Nội tiếp cận nhanh với những cơ hội thương mại, phát huy được sức mạnh trong thu hút, điều phối và phân phối các dòng hàng hoá và dịch vụ để phát triển thương mại ở cả thị trường trong nước và nước ngoài, phục vụ và thúc đẩy quá trình tham gia phân công lao động quốc tế, khu vực và hội nhập vào thị trường thế giới của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Là trung tâm lớn nhất ở Bắc Bộ, Hà Nội có sức hút và khả năng thúc đẩy, lôi kéo sự phát triển thương mại của vùng đồng bằng sông Hồng và trung du miền núi Bắc Bộ, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nhờ thị trường tiêu thụ lớn về hàng hoá, các ngành dịch vụ phát triển thuận lợi, mạng lưới phân phối có khả năng liên kết chặt chẽ với các nguồn cung ứng hàng hoá trong vùng. Trong vùng Thủ đô, Hà Nội cũng có vị trí hạt nhân là thành phố trung tâm của vùng, đầu mối giao thông chính, trung tâm của các ngành dịch vụ nên có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thương mại mang tầm khu vực Đông Nam Á. Hà Nội là trung tâm hàng đầu về khoa học- công nghệ, có điều kiện thuận lợi thu hút đội ngũ khoa học trong và ngoài nước, trong điều kiện đó, ngành thương mại Hà Nội cũng có nhiều thuận lợi để tăng cường trình độ công nghệ hiện đại, đáp ứng các mục tiêu phát triển. Với vị trí Thủ đô của đất nước, Hà Nội có đủ các điều kiện và yếu tố thuận lợi để phát triển ngành thương mại, phát huy vai trò trung tâm giao lưu và phân phối hàng hoá, trung tâm kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. 1.1.1.2. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên và tài nguyên - Hà Nội nằm hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú. Với vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi, dân cư đông đúc từ lâu đời, đó là những yếu tố thuận lợi cho phát triển thương mại. - Khí hậu Hà Nội mang đặc trưng của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa, với 2 mùa chủ yếu trong năm, mùa nóng và mùa lạnh. Hàng năm Hà Nội chịu ảnh hưởng trực tiếp của 4-5 cơn bão, bão thường trùng với mùa nước sông Hồng lên cao có ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của nhân dân và trở ngại cho hoạt động thương mại của thành phố. - Hiện nay diện tích đất ngoại thành chiếm 80,6%, nội thành chỉ có 19,4%. Các vùng như huyện Sóc Sơn, Đông Anh, Từ Liêm…là vùng đất có tiềm năng lớn để phát triển kết cấu hạ tầng của ngành thương mại. Nội thành Hà Nội, phần lớn diện tích đất đai được đánh giá là không thuận lợi cho xây dựng do có hiện tượng tích nước ngầm, nước mặt, sụn lút, nứt đất, sạt lở, cấu tạo nền đất yếu…Một số diện tích nội thành là vùng đất trũng lầy thụt do quá trình đầm lầy hoá. Đó là những yếu tố hạn chế cho phát triển của ngành thương mại, bởi làm tăng chi phí đầu tư phát triển của ngành, làm giảm hiệu quả sử dụng quỹ đất của ngành. - Hà Nội có đa dạng tài nguyên sinh vật, sinh thái và du lịch Hà Nội còn có nhiều ao, hồ, đầm là vết tích của con sông Hồng trước đây đã đi qua. Ở huyện Thanh Trì và Hoàng Mai có nhiều hồ lớn và nông, trong đó có hồ Linh Đàm và hồ Yên Sở. Do có nhiều ao hồ, nên có tên Thanh Trì (ao xanh). Trước khi đắp đê, sông Hồng hay đổi dòng chảy, khiến cho một số đoạn sông bị cắt riêng ra thành hồ lớn và sâu. Tiêu biểu cho loại hồ này là Hồ Tây. Hồ Hoàn Kiếm từng là một hồ rất rộng, nhưng thời thuộc Pháp đã bị lấp tới hơn một nửa. Các hồ Giảng Võ, hồ Ngọc Khánh, hồ Thủ Lệ trước kia thông nhau, nay bị lấp nhiều chỗ và bị chia cắt thành các hồ riêng biệt. Ngoài các sông lớn như sông Hồng (đoạn đi qua Hà Nội gọi là Nhĩ Hà), sông Đà, sông Tích, sông Đáy còn có các sông nhỏ như sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét, sông Nhuệ, v.v... Các sông này bị tình trạng lấn chiếm, đổ phế thải hai bên bờ, cũng như bùn đất theo nước thải chảy xuống làm cho hẹp lại và nông. Hiện Hà Nội đang thực hiện các dự án "xanh hóa" các con sông của mình với các biện pháp như kè bờ, nạo vét, xây dựng hệ thống lọc nước thải trước khi đổ xuống sông. Có con sông đã mất hẳn, như sông Ngọc Hà từng chảy qua Hoàng thành. Hà Nội có tài nguyên du lịch phong phú, đặc sắc, có nhiều thuận lợi để phát triển ngành du lịch, nhờ vậy cũng hỗ trợ cho sự phát triển của ngành thương mại. 1.1.1.3. Các yếu tố về con người và nguồn nhân lực Đến năm 2008, dân số trung bình của Hà Nội là 6,1 triệu người, mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 2.881 người/km2, tỷ lệ đô thị hoá 61,3%. Đó là những yếu tố tạo nên nhu cầu sử dụng dịch vụ để phát triển ngành thương mại. Tuy nhiên, dân cư Hà Nội phân bố không đều giữa các lãnh thổ hành chính và giữa các vùng sinh thái. Phân bố dân cư giữa nội và ngoại thành chênh lệch lớn, mật độ trung bình ở nội thành 19.163 người/km2, riêng quận Hoàn Kiếm- trung tâm thương mại của thành phố có mật độ dân số là 37.265 người/km2, còn ở ngoại thành mật độ dân số là 1.721 người/km2. Điều đó gây khó khăn cho việc phân bố cơ cấu của ngành thương mại. Di dân cơ học không ngừng gia tăng, di dân đến Hà Nội chủ yếu là những người ở các tỉnh lân cận, lao động phổ thông, trong đó độ tuổi lao động hàng năm khoảng 112.000 người. Bên cạnh yếu tố tích cực bổ sung thêm lực lượng lao động vào ngành thương mại, thì sức ép về việc bố trí địa điểm, diện tích kinh doanh cho họ ở các chợ cũng tăng thêm. Lao động trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 54,2% dân số. Tỷ lệ lực lượng lao động có kỹ thuật chiếm 50,75% tổng số lao động. Chất lượng lao động khá nhất trong cả nước. Những yếu tố đó vừa thuận lợi cho việc thu hút lao động vào ngành thương mại, vừa tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện chuyên nghiệp hoá và hiện đại hoá của ngành thương mại. Tuy nhiên, tỷ trọng lao động chưa qua đào tạo còn cao, chiếm khoảng 52% số lao động, đặc biệt ở khu vực nông thôn, số lao động không có chuyên môn kỹ thuật còn chiếm gần 82%; Hiện tượng thiếu chuyên gia đầu đàn, các nhà quản lý cấp cao…. đang là những yếu tố gây trở ngại cho phát triển của ngành thương mại. 1.1.2. Các yếu tố trong nước và quốc tế tác động đến phát triển ngành thương mại Hà Nội 1.1.2.1. Các yếu tố trong nước a) Các phương hướng phát triển thành phố Hà Nội * Quyết định số 1749/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội ngày 31/10/2008 Quyết định đã chỉ rõ tầm nhìn Thủ đô năm 2020, những mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển đến năm 2010. Đây là yếu tố có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự phát triển của Ngành Thương mại Hà Nội trong thời kỳ từ nay đến năm 2020. - Tầm nhìn Thủ đô đến năm 2020: Hà Nội trở thành đô thị văn minh, hiện đại, thành phố du lịch hấp dẫn của khu vực: phát huy tốt vai trò là trung tâm lớn về văn hoá, khoa học- công nghệ, giáo dục, đào tạo, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Cùng với việc hình thành và phát triển các hành lang kinh tế phía Bắc và Tây Bắc, Đông và Đông Bắc với các tỉnh phía nam Trung Quốc, không gian kinh tế- xã hội của Hà Nội được mở rộng hợp lý và phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu; các vùng ven nội, vùng ngoại thành được khai thác, khu vực đô thị Bắc sông Hồng phát triển mạnh. Dịch vụ chất lượng cao trình độ cao đóng vai trò trọng yếu trong nền kinh tế Thủ đô. GDP bình quân đầu người dự kiến trên 6.000USD, mức thu nhập của người dân tăng lên khoảng 3 lần so với hiện nay. Hà Nội phấn đấu đi trước 5 năm, góp phần thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. - Mục tiêu phát triển đến năm 2010: Thành phố đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá và hội nhập kinh tế quốc tế; phát triển kinh tế- văn hoá- xã hội toàn diện, bền vững; đẩy nhanh tiến độ xây dựng nền tảng vật chất- kỹ thuật và văn hoá của Thủ đô XHCN giàu đẹp, văn minh, hiện đại; nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; thực hiện vai trò “đầu não chính trị- hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế lớn của cả nước”. - Phương hướng phát triển: Coi trọng chất lượng phát triển, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; đẩy mạnh tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế dịch vụ- công nghiệp- nông nghiệp, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của kinh tế Thủ đô, giữ vững và mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, phát triển đồng bộ các loại thị trường và các định chế hỗ trợ thị trường, tăng cường tính minh bạch, bình đẳng, dân chủ và độ mở của kinh tế Thủ đô phù hợp với các cam kết quốc tế. Thúc đẩy xã hội hoá, tăng cường sự hợp tác, gắn kết giữa các doanh nghiệp, các ngành, các thành phần kinh tế, tạo làn sóng đầu tư phát triển mới. Đầu tư phát triển vùng ngoại thành; chủ động mở rộng và củng cố quan hệ hợp tác giữa Hà Nội với các Tỉnh, Thành phố; phát huy vai trò trung tâm kinh tế trình độ cao tạo động lực phát triển kinh tế- xã hội của vùng Thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước. * Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 Nghị quyết đã xác lập những nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội chủ yếu của vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 như sau: - Mục tiêu đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 là: Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kinh tế- xã hội hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển thời kỳ CNH- HĐH. Phấn đấu đạt mục tiêu cơ bản trở thành vùng công nghiệp trước năm 2020. - Nhiệm vụ chủ yếu: Về kinh tế, đưa nhịp độ tăng GDP bình quân năm đạt 10-11%( trong đó công nghiệp- xây dựng tăng 14,3- 15,3%, dịch vụ 10- 11%, nông- lâm- ngư nghiệp tăng 3,5- 4,0%). Phát triển mạnh công nghiệp theo hướng công nghiệp phần mềm, thiết bị tin học, tự động hoá ngành công nghiệp mũi nhọn; Phát triển mạnh một số ngành công nghiệp chủ lực như: công nghiệp chế tạo máy, thép, điện tử, đóng tàu, khai thác than, sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng cao cấp, dược phẩm, chế biến nông- lâm- hải sản, dệt, da, may mặc, công nghiệp phụ trợ. Tập trung phát triển các ngành thương mại. dịch vụ, du lịch để nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, hình thành các trung tâm thương mại, khu du lịch….hiện đại, chất lượng cao, ngang tầm khu vực và quốc tế mà hạt nhân là thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long- Quảng Ninh. Hình thành các vùng sản xuất hàng hoá nông nghiệp sinh thái sạch, công nghệ cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; Phát triển mạnh các làng nghề. Phát triển các tiểu vùng: + Tiểu vùng Bắc sông Hồng- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hình thành các trung tâm kinh tế lớn gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, xây dựng khu kinh tế tổng hợp Vân Đồn, thành phố Móng Cái- Quảng Ninh và các vùng sản xuất hàng hoá lớn khác là hạt nhân của vùng. + Tiểu vùng Nam đồng bằng sông Hồng: Chuyển nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, chuyển đổi sang nuôi trồng các loại thuỷ, đặc sản. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhất là các làng nghề có sản phẩm tinh xảo, hình thành các khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ gắn với phát triển dịch vụ, du lịch. + Tiểu vùng kinh tế biển và ven biển: Phát triển các ngành đóng tàu, dầu khí, dịch vụ vận tải biển. Đẩy mạnh nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thuỷ, hải sản. Hình thành các trung tâm thương mại, du lịch, vui chơi giải trí… + Hình thành và phát triển có hiệu quả các hành lang, vành đai kinh tế với các tỉnh phía nam Trung Quốc, như hành lang Côn Minh( Trung Quốc)- Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng và hành lang Nam Ninh( Trung Quốc)- Móng Cái- Hạ Long- Hải Phòng- Đồ Sơn. Đầu tư xây dựng hệ thống giao thông và kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển đô thị và nông thôn văn minh, hiện đại. Từ những yếu tố trên cho thấy, các cơ hội phát triển của ngành thương mại Hà Nội từ nay đến năm 2020 và tới năm 2030 sẽ rất thuận lợi, thể hiện qua các mặt sau đây: - Trước hết, cơ hội phát triển của ngành thương mại Hà Nội không chỉ từ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hà Nội nói riêng, của Vùng Thủ đô, mà còn là của cả Vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với thành phố Hà Nội là hạt nhân…Một mặt, nhờ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ mang đến nhiều hơn nhu cầu của các ngành sản xuất về sử dụng dịch vụ phân phối chuyên nghiệp cho nghành thương mại Hà Nội ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu; Mặt khác, tạo nên quỹ hàng hoá có sức cạnh tranh cao, tạo điều kiện thuận lợi để ngành thương mại cung ứng các dịch vụ phân phối chuyên nghiệp. Đồng thời, qua liên kết chặt chẽ với các nhà sản xuất trong các Vùng mà ngành thương mại Hà Nội có khả năng phát huy vai trò chỉ đạo và dẫn dắt các liên kết dọc định hướng theo nhu cầu thị trường, hình thành chuỗi cung ứng có giá trị gia tăng cao và bền vững cho các sản phẩm có lợi thế trong vùng, vừa thúc đẩy và tạo điều kiện để thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng một cách bền vững, vừa tạo nên những rào chắn hữu hiệu bảo vệ các nhà sản xuất trong vùng trước những làn sóng hàng hoá từ thị trường thế giới thâm nhập vào vùng theo tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. - Thứ hai, cơ hội phát triển của ngành thương mại Hà Nội xuất phát từ việc mở rộng không gian thị trường Hà Nội, với quy mô dân số của thành phố Hà Nội khoảng 6,1 triệu người, có thu nhập và mức sống cao. Điều đó cho thấy, nhu cầu sử dụng dịch vụ phân phối của dân cư ở Hà Nội nói riêng và ở các Vùng mà thành phố Hà Nội là hạt nhân nói chung sẽ gia tăng nhanh chóng không chỉ về số lượng, mà cả về chất lượng và trình độ của nhu cầu, tạo nên những cơ hội thuận lợi để ngành thương mại Hà Nội phát triển nhanh và bền vững hơn. - Thứ ba, nhờ sự gia tăng các làn sóng thu hút đầu tư nước ngoài, phát huy vai trò hạt nhân của Hà Nội trong hợp tác với các tỉnh trong các Vùng, một mặt làm gia tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ phân phối của các ngành sản xuất của dân cư và khách vãng lai, mặt khác tạo điều kịên thuận lợi cho quá trình cải cách cơ cấu của ngành thương mại Hà Nội theo hướng chuyên nghiệp hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá. Cũng như hệ thống giao thông và kết cấu hạ tầng được hoàn chỉnh sẽ tạo nhiều điều kiện và địa điểm thuận lợi cho phát triển mạng lưới các loại hình thương mại quy mô lớn và hiện đại. Quá trình đô thị hoá nhanh chóng với việc xuất hiện nhiều khu đô thị lớn, khu công nghiệp và khu dân cư, cũng như những dòng du lịch sẽ thúc đẩy nhu cầu sử dụng các dịch vụ phân phối theo hướng hiện đại hoá, tạo cơ sở cho phát triển thương mại hiện đại, bền vững. Các nguồn lực được thu hút theo hướng xã hội hoá cũng tạo điều kiện để phát triển hệ thống phân phối các doanh nghiệp thương mại Hà Nội. Vì vậy, cần khai thác được những cơ hội phát triển theo những tác động cụ thể của mỗi nhân tố bên trong để có định hướng đúng nhằm khai thác được các lợi ích thương mại từ những cơ hội này cho tăng của ngành. Bên cạnh đó, cũng thấy rõ hơn những thách thức xuất phát từ thực trạng của ngành thương mại so với các yêu cầu phát triển ngành thương mại Hà Nội trong những năm tới, đặc biệt là với việc thực hiện các mục tiêu về giá trị tăng thêm của ngành thương mại trong khu vực dịch vụ, tỷ trọng thương mại hiện đại trong tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ, giá trị gia tăng của ngành thương mại trong tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá, doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng/người…Điều đó đòi hỏi sự đổi mới cả về cơ cấu, số lượng, tốc độ và chất lượng tăng trưởng của ngành trong từng thời kỳ, cũng như bổ sung những giải pháp để vượt qua thách thức với chi phí thấp nhất. b) Môi trường trong nước ảnh hưởng đến xuất khẩu Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta đang tạo ra những thuận lợi và thách thức cho hoạt động xuất khẩu của Hà Nội: - Trở thành thành viên chính thức của WTO, chúng ta thực sự được tham dự vào sân chơi lớn, thị trường lớn- thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn và có được những cơ chế tự vệ hữu hiệu trong các vụ tranh chấp thương mại, giảm thiểu các vụ kiện bán phá giá…Nếu biết khai thác thì đây sẽ là thời cơ lớn để chúng ta mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu. - Trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, một yếu tố đặc thù thuận lợi cho phát triển xuất khẩu của Hà Nội là xu hướng liên kết hợp tác giữa các thủ đô, thành phố lớn trong khu vực: mạng lưới hợp tác citynet của các Thành phố Châu Á, hợp tác giữa Hà Nội và hơn 60 thành phố và thủ đô các nước. Với vị thế Thủ đô, là trung tâm chính trị- kinh tế- văn hoá lớn của cả nước, Hà Nội có thể tập trung khai thác vị thế để tạo nên môi trường đầu tư có sức hấp dẫn cao, tiếp tục thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài; tạo dựng và phát triển một số ngành hàng mũi nhọn quan trọng có hàm lượng chất xám và công nghệ cao; phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ trong nước và xuất khẩu( dịch vụ du lịch, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ tư vấn công nghệ, tư vấn pháp lý và thị trường, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh…). Môi trường chính trị, xã hội trong nước tiếp tục được duy trì ổn định; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng được hoàn thiện; những cải cách quan trọng về cơ chế, chính sách điều hành các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng theo hướng thông thoáng hơn, phù hợp hơn với những chuẩn mực quốc tế tiếp tục được thực hiện là những điều kiện thuận lợi giúp phát huy được sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế trong các hoạt động kinh tế nói chung, xuất khẩu nói riêng. Song bên cạnh đó, còn tồn tại những khó khăn trong nước chưa thể khắc phục ngay làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Hà Nội như: + Năng lực cạnh tranh quốc gia chưa được cải thiện rõ rệt. Năng lực cạnh tranh quốc gia, hay chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có sự giảm sút trong những năm gần đây. + Lợi thế so sánh về chi phí nhân công thấp đang giảm dần. + Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu còn nhiều hạn chế. + Thủ tục hải quan và thuận lợi hoá xuất khẩu mặc dù đã được cải thiện song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu trở thành một tác nhân quan trọng để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. Bối cảnh kinh tế vùng mà Hà Nội là hạt nhân phát triển Công cuộc đổi mới đã tạo cho Thủ đô thế mới, lực mới, bộ mặt mới. Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế- xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng đồng bằng sông Hồng; quyết định của Chính phủ triển khai xây dựng và thực hiện quy hoạch Vùng Thủ đô, tăng cường phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ tạo điều kiện mới cho sự phát triển, đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu rất cao đối với Thủ đô Hà Nội. Sự hình thành và phát triển “ 2 hành lang, 1 vành đai” kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho các doanh nghiệp Hà Nội xây dựng được chuỗi liên kết, đồng thời dễ dàng mở rộng thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, kinh tế Hà Nội nói chung và xuất khẩu nói riêng vẫn còn không ít những khó khăn lớn: kinh tế còn đang ở tình trạng kém phát triển và thường xuyên chịu tác động của thị trường quốc tế, khoa học- công nghệ còn ở trình độ thấp, tốc độ đô thị hoá mạnh ở Hà Nội và các tỉnh lân cận đang gây áp lực lớn đến sự phát triển kinh tế- xã hội của Thủ đô…. c) Môi trường trong nước ảnh hưởng đến thương mại nôi địa - Nhận thức về vai trò của thương mại trong CNH, HĐH được nâng cao, tạo khả năng thu hút nhiều hơn các nguồn lực cho phát triển ngành thương mại của cả nước. - Các chiến lược và đề tài phát triển thương mại nội địa và xuất khẩu hàng hoá, hội nhập kinh tế quốc tế của Chính phủ đang được thực hiện, trong đó có xác lập các quan điểm, mục tiêu, định hướng và giải pháp phát triển ngành thương mại cả nước, tạo thuận lợi cho phát triển ngành thương mại ở các Tỉnh, Thành phố nói chung và Hà Nội nói riêng. - Kinh tế phát triển, thu nhập của người dân được nâng cao là cơ sở kinh tế để phát triển ngành thương mại cả nước nói chung và ngành thương mại Hà Nội nói riêng. Xu hướng tiêu dùng, đặc biệt là của thanh niên ở các thành phố đã bắt đầu theo kịp xu hướng tiêu dùng trong khu vực. Cơ cấu dân số trẻ, năng động, có học vấn cao với ý thức mua sắm hàng hoá thời trang, sử dụng các dịch vụ phân phối văn minh, hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại…sẽ tạo nhiều cơ hội cho sự phát triển ngành thương mại. - Một số nhà phân phối lớn trong nước đang gấp rút xây dựng và mở rộng mạng lưới phân phối hiện đại đến các tỉnh và thành phố cả nước, tạo cơ hội phát triển các cơ cấu hiện đại của ngành thương mại. - Hội nhập kinh tế của Việt Nam vào khu vực và thế giới ngày càng sâu và rộng hơn, một mặt tạo sức ép cạnh tranh buộc các ngành sản xuất phải thực hiện và tham gia vào phân công lao động xã hội, nhờ vậy mở rộng được nhu cầu sử dụng dịch vụ phân phối hàng hoá của các ngành sản xuất, tạo cơ sở phát triển cho ngành thương mại nói chung và ngành thương mại Hà Nội nói riêng với lợi thế không chỉ về dung lượng thị trường hàng hoá mà còn nhờ vị trí phát luồng bán buôn trong vùng và trung tâm giao dịch quốc tế; Mặt khác, tạo khả năng thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển các cơ cấu thương mại hiện đại cho Hà Nội như các trung tâm thương mại và mua sắm lớn, đại siêu thị, chuỗi siêu thị và cửa hàng, cửa hàng bách hóa lớn, kho bán buôn…. - Xuất khẩu hàng hoá ngày càng được các ngành kinh tế quan tâm phát triển nên cũng tạo thêm nhiều cơ hội xuất khẩu dịch vụ phân phối cho ngành thương mại Hà Nội. - Sự thâm nhập của nhiều dòng hàng hóa từ thị trường thế giới vào Việt Nam, một mặt cũng tạo nhiều cơ hội cho ngành thương mại Hà Nội tìm kiếm được giá trị gia tăng khi tham gia cung ứng các dịch vụ phân phối những mặt hàng hoá này trên thị trường nôi địa; mặt khác làm phong phú các nguồn cung ứng hàng hoá, tạo thêm nguồn lực phát triển cho ngành. - Những dòng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam với số lượng dự báo trên 5 triệu người/năm cùng với những nhu cầu mua sắm của họ cũng tạo cơ hội cho phát triển ngành thương mại của Hà Nội, với ưu thế là một trong những thành phố du lịch hấp dẫn của cả nước và khu vực. - Những dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam với dự báo gia tăng nhanh cũng sẽ tạo nhiều cơ hội phát triển cho ngành thương mại Hà Nội khi tham gia cung ứng các dịch vụ phân phối hàng hoá nguyên liệu và sản phẩm của đầu tư nước ngoài. - Cơ sở hạ tầng trong nước phát triển nhanh sẽ tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng lưu thông và phân phối hàng hoá của ngành thương mại Hà Nội đến các vùng, khu vực trong cả nước và ra thị trường thế giới. - Các ngành dịch vụ tài chính, khoa học - công nghệ, ngân hàng, bưu chính - viễn thông, vận tải…phát triển nhanh và chất lượng hơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các dòng lưu chuyển hàng hoá, nhờ vậy thúc đẩy nâng cao năng suất lao động và giảm chi phí lưu thông, tạo giá trị gia tăng cao hơn cho ngành thương mại Hà Nội. - Cải cách hành chính nhà nước và vai trò, chức năng của Chính phủ được thực hiện tốt hơn cũng sẽ tạo nhiều thuận lợi cho sự phát triển của ngành thương mại Hà Nội. Bên cạnh đó, những thách thức đối với sự phát triển của ngành thương mại Hà Nội trước những cơ hội phát triển từ môi trường trong nước cũng tập trung vào những điểm yếu của ngành, như chưa có chiến lược phát triển ngành, cơ cấu chưa được xây dựng và phát triển hợp lý, quy mô nhỏ bé, phân bố tự phát, trình độ chuyên nghiệp hoá và hiện đại hoá thấp, kết cấu hạ tầng của ngành thiếu thốn và lạc hậu, hệ thống thông tin trong ngành chưa được xây dựng hoàn thiện, sự hỗ trợ của Nhà nước chưa thật tích cực và chưa có hiệu quả… Sức ép cạnh tranh từ quá trình mở cửa thị trường dịch vụ phân phối của Việt Nam khi đã là thành viên của tổ chức WTO ngày càng gay gắt. Sự hiện diện của các nhà phân phối chuyên nghiệp nước ngoài sẽ tạo áp lực cạnh tranh cho các nhà phân phối trong nước, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và các hộ kinh doanh. Điều đó đòi hỏi lỗ lực của cả cộng đồng doanh nghiệp phân phối trong nước, cũng như sự hỗ trợ của Nhà nước. 1.1.2.2. Những yếu tố bên ngoài a) Môi trường quốc tế ảnh hưởng đến xuất khẩu Nền kinh tế thế giới đang có những vận động mạnh mẽ theo xu hướng chuyển dịch từ Tây sang Đông, đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược phát triển kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, từ chỗ chỉ chiếm gần 21% tỷ trọng thương mại quốc tế vào năm 1990, đến nay đã được coi là khu vực phát triển sôi động nhất thế giới và chiếm tới trên 30% thị phần trong xuất nhập khẩu toàn cầu. Trong đó, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đang nổi lên trở thành những quốc gia có vị thế và tầm ảnh hưởng không nhỏ trong nền kinh tế thế giới. Nằm trong khu vực năng động này, hoạt động ngoại thương của Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng sẽ được hưởng những ngoại ứng tích cực. Tăng trưởng kinh tế thế giới giai đoạn 2009 -2015 có nhiều khả năng sẽ tăng (Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB) và đi kèm theo đó là nhu cầu nhập khẩu hàng hoá của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả những quốc gia bạn hàng nhập khẩu lớn của Việt Nam, sẽ tiếp tục tăng. Đây là yếu tố thuận lợi để các nước có hoạt động xuất khẩu trong đó có Việt Nam, có thể đẩy mạnh công tác phát triển xuất khẩu của mình. Tuy nhiên, những bất ổn khó lường về an ninh – chính trị - xã hội ( như chiến tranh, khủng bố, thiên tai, dịch bệnh) đều là những nguy cơ tiềm ẩn và hoàn toàn có thể dẫn đến những khủng hoảng ở quy mô khu vực hay thế giới. Nếu điều đó xảy ra sẽ có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến kết q xuất nhập khẩu của Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng. Xu hướng ký kết các Hiệp định thương mại tự do, nhất là giữa các nước và các khu vực với nhau ( FTA, RTA…) là một thách thức lớn đối với các nước không tham gia Hiệp định. Và ngay trong số các nước tham gia Hiệp định thì các nền kinh tế kém phát triển hơn cũng thường phải chịu thiệt thòi nhiều hơn. Dưới sức ép của toàn cầu hoá kinh tế, cạnh tranh ngày càng gay gắt và ngày càng xuất hiện nhiều hình thức rào cản thương mại mới tinh vi hơn, như áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm hay các biện pháp chống bán phá giá,… Những yếu tố trên của tình hình thế giới trong thời gian tới sẽ có tác động đến sự phát triển kinh tế nước ta và Hà Nội, đặc biệt là tác động tới hoạt động xuất khẩu, đòi hỏi chúng ta phải hạn chế những tác động tiêu cực, đồng thời tranh thủ các yếu tố thuận lợi như xu thế tăng trưởng kinh tế thế giới, gia tăng nhập khẩu tại một số nước và khu vực để thúc đẩy xuất khẩu. b) Môi trường quốc tế ảnh hưởng đến thương mại nội địa Thị trường dịch vụ bán lẻ của Việt Nam được đánh giá có sức hấp dẫn đứng thứ 3 trên thế giới, vì vậy được nhiều tập đoàn công ty thương mại bán buôn và bán lẻ trên thế giới nhắm tới, trong đó thị trường Hà Nội với lợi thế riêng sẽ thu hút được nhiều đối tác, điều đó vừa tạo thêm những yếu tố thuận lợi để phát triển ngành thương mại, vừa báo hiệu những xung đột sẽ xảy ra giữa các doanh nghiệp thương mại của Hà Nội và các nhà phân phối nước ngoài. Cần có những định hướng về phân công và hợp tác giữa các cơ cấu này để khai thác mặt thuận lợi và khắc phục những xung đột có thể xảy ra. Những cam kết của Việt Nam về mở rộng thị trường dịch vụ phân phối trong nước sẽ gia tăng những tác động của thị trường dịch vụ phân phối thế giới đến sự phát triển của ngành thương mại Hà Nội. Đến năm2008, Việt Nam đã mở cửa thị trường phân phối gồm cả 4 ngành (đại lý uỷ quyền, bán buôn, bán lẻ, nhượng quyền kinh doanh) theo cam kết gia nhập WTO. Trong năm 2009 sẽ thực hiện mở cửa hoàn toàn thị trường dịch vụ phân phối. Hiện nay, một số tập đoàn, công ty thương mại bán buôn và bán lẻ của Đức, Pháp, Nhật Bản… đã có mặt ở Việt Nam và ở Hà Nội. Như vậy, cùng với quá trình thực thi các cam kết của Việt Nam, sự tham gia của các nhà phân phối bán buôn bán lẻ hàng đầu thế giới như Mỹ, Nhật ,Đức, Pháp, Anh, Hà Lan và sau là Trung Quốc, Singapore… sẽ có mặt ở Hà Nội vừa tạo cơ hội hợp tác giữa các nhà phân phối trong nước với đối tác này, vừa cải thiện cơ cấu thương mại hiện đại, đồng thời tạo sức ép cạnh tranh gay gắt hơn trong ngành, đòi hỏi quy hoạch phát triển ngành thương mại của Hà Nội phải phát huy được những tác động tích cực, hạn chế được những tác động tiêu cực từ những ảnh hưởng nêu trên thông qua những định hướng phát triển, phân bố cơ cấu ngành và các giải pháp phát triển thương mại trên địa bàn. Xu hướng phát triển ngành dịch vụ phân phối của thế giới với những đặc trưng như mức độ tập trung hơn (nổi lên các ngành thương mại lớn, hoặc nhất thể hoá sản xuất - bán buôn – bán lẻ để tạo mạng lưới phân phối rộng rãi), các cửa hàng nhỏ truyền thống được thay thế bằng cửa hàng bách hoá lớn hơn, quy mô trung bình của một cửa hàng tăng lên cả về doanh thu và lao động, mật độ phân bố cửa hàng bán lẻ giảm xuống, cửa hàng bán lẻ tham gia vào chuỗi cửa hàng hoặc hoạt động theo kiểu nhượng quyền của các công ty lớn hướng tới các phân đoạn chuyên biệt ._.hơn trên thị trường; Vai trò của các nhà bán buôn truyền thống suy giảm, nhất là trên thị trường hàng tiêu dùng không bền, do các nhà sản xuất tự kiểm soát việc phân phối hoặc các nhà bán lẻ mở rộng buôn bán tận gốc, nhưng vai trò của các nhà bán buôn hiện đại tăng lên, nhất là đối với việc cung cấp trọn gói hàng tiêu dùng có giá trị cao, hàng vật liệu và sản phẩm có số lượng lớn; Thị trường dịch vụ phân phối có xu hướng cạnh tranh cao; Tác động của thương mại điện tử đến sự thay đổi toàn diện lĩnh vực phân phối, đặc biệt là sự xuất hiện các cửa hàng, siêu thị ảo hoặc giao dịch giữa các doanh nghiệp; Xu hướng cạnh tranh trong ngành để giảm chi phí chủ yếu bằng quy mô phân phối lớn, trình độ chuyên nghiệp hoá cao và tiêu chuẩn hoá mạng lưới phân phối… Những xu hướng này sẽ có tác động và chi phối nhiều đến cơ cấu của từng phân ngành cũng như đến tầm quan trọng của từng ngành trong ngành dich vụ phân phối. Quá trình phát triển ngành thương mại Hà Nội cần được định hướng phù hợp theo những xu hướng phát triển ngành dịch vụ phân phối của thế giới để chủ động hội nhập vào thị trường dịch vụ phân phối toàn cầu. Những xu hướng phát triển này cũng cho thấy rõ hơn thách thức của ngành thương mại Hà Nội trong thời gian tới, đặc biệt là những thách thức trong việc cải cách các nhà buôn bán truyền thống sang các doanh nghiệp bán hàng, mạng lưới bán hàng, các nhà cung cấp dịch vụ phân phối chuyên nghiệp; trong việc giải quyết những xung đột giữa các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ trong nước và các tập đoàn, công ty phân phối nước ngoài; trong việc tạo môi trường cạnh tranh công bằng cho ácc nhà phân phối trên thị trường Hà Nội; trong việc bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. 1.1.3. Đặc điểm của hoạt động đầu tư vào ngành thương mại Để làm rõ được đặc điểm của hoạt động đầu tư vào ngành thương mại, chúng ta xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm của ngành thương mại. Sản phẩm của ngành thương mại có sự khác biệt so với sản phẩm của ngành khác là ở chỗ sản phẩm của ngành thương mại có tính vô hình. Tính vô hình này được thể hiện ở chỗ khách hàng không được nhận sản phẩm thực của hoạt động thương mại mà thường chỉ là một sự thưởng thức, trải qua. Do đó, sản phẩm mà ngành thương mại tạo ra không thể cất giữ, trải qua. Mặt khác, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của ngành thương mại được diễn ra đồng thời, không thể tách rời nhau. Chính vì có sự khác biệt về sản phẩm của ngành thương mại so với những sản phẩm của các ngành khác nên hoạt động đầu tư vào ngành thương mại cũng có những điểm khác biệt. Hoạt động đầu tư vào ngành thương mại có những nét đặc trưng khác biệt so với hoạt động đầu tư vào những ngành khác như: đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư vào công nghiệp, giao thông…. Đầu tư vào ngành thương mại không làm gia tăng số lượng sản phẩm mà chỉ làm gia tăng giá trị sản phẩm. Đây là hoạt động diễn ra sau quá trình sản xuất sản phẩm được hoàn thành, nó giúp gia tăng những dịch khi sản phẩm đến tay khách hàng, tạo ra những kênh lưu thông hàng hoá trên thị trường sản phẩm. Đầu tư vào hoạt động thương mại bao gồm hai nội dung chính là đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng và đầu tư vào hoạt động kinh doanh thương mại. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng ngành thương mại cũng giống như đầu tư xây dựng cơ bản là việc bỏ vốn nhằm duy trì và tạo ra những năng lực sản xuất mới để thu được một kết quả nào đó về phương diện kinh tế, chính trị, xã hội. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của ngành thương mại là hoạt động đầu tư xây dựng các công trình như văn phòng, nhà ở, khách sạn, nhà hàng, các yếu tố góp phần tạo nên hoạt động của ngành thương mại như điện, đường, điện thoại, công nghệ thông tin…Đầu tư vào cơ sở hạ tầng của ngành thương mại có đặc trưng là vốn đầu tư lớn, thời gian tiến hành đầu tư lâu dài, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, mang tính rủi ro cao, thời gian thu hồi vốn lâu dài. Ngoài ra sản phẩm xây dựng có tính chất cố định trước, trong và sau quá trình sản xuất, giá trị lớn, chu kỳ sản xuất dài. Do đó, vấn đề đặt ra đối với những người quản lý hoạt động đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng của ngành thương mại là phải lựa chọn dự án đầu tư hợp lý, có tính khả thi cao, trong quá trình thực hiện đầu tư phải quản lý vốn đầu tư chặt chẽ, tránh thất thoát vốn trong đầu tư, thực hiện dự án đúng tiến độ. Trong giai đoạn vận hành kết quả đầu tư phải nâng cao năng suất dự án, rút ngắn thời gian thu hồi vốn đầu tư, kéo dài tuổi thọ dự án, giảm thiểu những chi phí phát sinh trong quá trình vận hành. Đầu tư vào hoạt động kinh doanh thương mại là việc bỏ vốn vào việc vận hành, thực hiện các dự án kinh doanh thương mại. Vốn cho hoạt động đầu tư kinh doanh thương mại rất linh hoạt, tuỳ thuộc vào quy mô của dự án, tuỳ thuộc vào giai đoạn của dự án, có thời điểm cần nhiều vốn, có thời điểm cần ít vốn. Do tính linh hoạt của hoạt động đầu tư vào kinh doanh thương mại nên công tác quản lý đầu tư cũng đòi hỏi phải linh hoạt. Vốn bỏ ra phải đúng lúc, nhanh chóng, hợp lý, đủ về số lượng, tránh lãng phí. Việc quản lý vốn cũng cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc và chặt chẽ để tránh tình trạng lãng phí vốn. Giai đoạn kinh doanh thương mại là giai đoạn vận hành kết quả đầu tư, vì vậy có thể nói hiệu quả đầu tư của giai đoạn này có ảnh hưởng rất lớn đến hiện quả kinh tế của dự án đầu tư. Nếu giai đoạn này thực hiện không thu được lợi nhuận lớn thì dự án không thành công. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng và đầu tư vào kinh doanh thương mại là hai nội dung lớn trong hoạt động đầu tư vào thương mại. Ngoài ra còn một số nội dung khác nữa như đầu tư vào nguồn nhân lực, đầu tư vào xuất nhập khẩu… 1.2. Thực trạng đầu tư vào ngành thương mại Hà Nội giai đoạn 2005-2008 1.2.1. Thực trạng huy động vốn vào ngành thương mại Hà Nội 1.2.1.1. Xét về số lượng vốn đầu tư Trong những năm qua, tình hình đầu tư vào ngành thương mại Hà Nội đã có những chuyển biến rất tốt, thể hiện rõ rệt thông qua sự gia tăng về vốn đầu tư vào ngành thương mại. Vài năm gần đây ngành thương mại đã thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư, qua đó, tỷ trọng vốn đầu tư vào ngành thương mại trong tổng số vốn đầu tư của toàn thành phố đã được tăng lên rõ rệt qua các năm từ 2005 đến nay. Bảng 1 : Vốn đầu tư vào ngành thương mại Hà Nội 2005 2006 2007 2008 Vốn đầu tư huy động( tỉ đồng) 5.927 6.750 7.305 7.979,3 Tốc độ tăng liên hoàn (%) 1,13 1,08 1,09 Nguồn: Sở Kế hoạch- Đầu tư Hà Nội Theo thống kê của Sở Kế hoạch- Đầu tư thì vốn đầu tư của toàn ngành sẽ còn tăng trong những năm tới. Như ta đã biết để thực hiện được các mục tiêu phát triển thương mại, đòi hỏi phải có một số lượng lớn vốn đầu tư kể cả vốn cố định và vốn lưu động. Vì vậy, thành phố Hà Nội cần có những chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư hấp dẫn hơn nhằm thu hút đầu tư vào thành phố mình. Muốn xác định được vốn đầu tư phải căn cứ vào giá trị tăng thêm của GDP thương mại do đầu tư mới và tỷ trọng suất đầu tư ( hệ số ICOR). Với những mục tiêu mà thành phố Hà Nội đã đề ra từ nay tới 2020 của ngành thương mại thì ta có thể dự báo được lượng vốn đầu tư cần thiết cho việc phát triển ngành thương mại. Theo dự báo, tổng vốn đầu tư của toàn ngành thương mại từ nay đến năm 2015 sẽ vào khoảng 55.430,1 tỷ đồng. Tuy nhiên, có một thực tế là những năm gần đây vốn đầu tư vào ngành thương mại đã có xu hướng chững lại, tốc độ giảm dần. Điều này có thể do hai nguyên nhân. Một là, do sự xuất hiện của các trung tâm thương mại mới cạnh tranh với Hà Nội về khả năng huy động vốn. Các thành phố này đã có những chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư hấp dẫn hơn nhằm thu hút đầu tư vào thành phố mình. Hai là, do tình hình suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính tiền tệ của các nước châu Á đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình thu hút vốn Việt Nam nói chung và vào ngành thương mại nói riêng. Vì vậy, nếu các cơ quan chức năng của Hà Nội không nhìn nhận vấn đề này một cách đúng đắn thì trong những năm tới đây vốn đầu tư vào ngành thương mại còn có xu hướng giảm. 1.2.1.2. Xét về cơ cấu nguồn vốn Để đạt được mức tăng trưởng GDP thương mại hiện tại và hiện đại hoá cơ sở vật chất của ngành thương mại, tổng vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh và xây dựng các công trình thương mại là rất lớn, vì vậy cần huy động vốn đầu tư từ các nguồn khác nhau. Xét về cơ cấu vốn, hiện nay vốn đầu tư vào ngành thương mại chủ yếu xuất phát từ ngân sách nhà nước, từ dân cư và các doanh nghiệp, vốn tín dụng và các nguồn vốn khác chiếm tỉ lệ nhỏ. Xét về tương quan giữa vốn ngân sách và ngoài ngân sách thì vốn ngân sách còn chiếm tỉ lệ tương đối lớn, cho thấy khả năng tự vận động về vốn của ngành thương mại còn khá hạn chế, còn trông chờ ỷ lại vào sự bao cấp của Nhà nước. Tuy nhiên cũng có những dấu hiệu khả quan là tỉ trọng vốn cấp từ ngân sách Nhà nước hiện nay đã có xu hướng giảm một cách rõ rệt, thể hiện qua bảng sau: Bảng 2: Tỷ trọng vốn đầu tư vào ngành thương mại xét theo nguồn vốn Đơn vị: % 2005 2006 2007 2008 Vốn ngân sách 45,2 42,6 39,4 37,3 Vốn tư nhân và doanh nghiệp 30,5 33,0 31,5 32,1 Vốn tín dụng và nguồn khác 24,3 23,4 28,1 30,6 Nguồn: Sở Kế hoạch- Đầu tư Hà Nội Từ số liệu thống kê trên đây, ta có thể nhận thấy rằng vốn từ tín dụng và các nguồn vốn khác chiếm tỷ lệ chưa cao, cho thấy cơ chế chích sách của thành phố chưa tạo được động lực thúc đẩy doanh nghiệp vay vốn để kinh doanh, cơ chế cho vay còn gây nhiều khó khăn cho nhà đầu tư khiến họ chưa tự giác vay vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh. Do vậy, quy mô đầu tư vào các dự án của ngành thương mại không lớn. Trong tương lai các nhà hoạch định chính sách cần có những cơ chế chính sách phù hợp để kích thích các nhà đầu tư mở rộng kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thương mại và tín dụng ngân hàng cũng là một trong những công cụ hữu hiệu để thực hiện chủ trương chính sách này của thành phố. Dự kiến đến năm 2020 ngành thương mại sẽ huy động nguồn vốn với tương quan giữa các nguồn vốn ở mức hợp lý nhất với xu thế phát triển, tỉ lệ vốn huy động từ ngân sách vào khoảng 32%, dân cư và doanh nghiệp 35%, tín dụng 15%, các nguồn khác 18%. Sự điều chỉnh nguồn vốn này sẽ phần nào định hướng tốt hơn cho sự phát triển của ngành thương mại, nâng cao tính tự chủ của các doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư vào thương mại, hạn chế thói quen trông chờ ỷ lại vào Nhà nước, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp và của cả ngành thương mại Hà Nội. 1.2.1.3. Xét về cơ cấu vốn trong và ngoài nước Ngành thương mại Hà Nội trong những năm gần đây do có sự đẩy mạnh hợp tác kinh tế với nước ngoài nên vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh chóng. Hà Nội hiện đang có quan hệ hợp tác với rất nhiều nước trên thế giới, trong đó có những đối tác làm ăn lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia…, ngoài ra tạo được những quan hệ rất tốt với những quốc gia phát triển như Mỹ, Nga, Anh, Pháp…Với những chuyển biến tốt trong quan hệ hợp tác kinh tế đã tạo ra được những thuận lợi cho các doanh nghiệp thương mại khi tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu. Với những cơ chế chính sách kích thích đầu tư nước ngoài mà Hà Nội đã và đang tạo ra để thu hút đầu tư nước ngoài đã làm cho lượng vốn đầu tư nước ngoài vào thành phố ngày càng gia tăng. Có thể nói đây là một yếu tố rất quan trọng trong sự phát triển của thành phố nói chung và của ngành thương mại nói riêng. Vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận quan trọng trong tổng số vốn đầu tư huy động của thành phố. Sự gia tăng của vốn đầu tư nước ngoài kéo theo sự tăng lên của vốn đầu tư toàn thành phố và góp phần nào đó kích thích sự các doanh nghiệp trong nước tăng vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh thương mại. Tuy vốn nước ngoài đã tăng khá nhanh trong những năm qua nhưng nhìn chung về số lượng vốn đầu tư của ngành thương mại thì ta thấy rằng tỷ trọng yếu tố vốn nước ngoài chỉ đạt một tỷ lệ rất khiêm tốn, bình quân qua các năm từ 2004 đến nay, vốn đầu tư trong nước chiếm tỉ lệ bình quân là 84,1% còn lại vốn đầu tư nước ngoài chiếm 15,9%. Cụ thể như sau: Bảng 3 : Tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài trong tổng số vốn đầu tư vào ngành thương mại Hà Nội Năm Tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài(%) 2004 8 2005 9,1 2006 13,4 2007 16 2008 19,7 Nguồn: Sở Kế hoạch- Đầu tư Hà Nội Điều này cho thấy khả năng huy động vốn nước ngoài của thành phố vẫn chưa được khai thác một cách triệt để, tiềm năng về vốn của thành phố vẫn còn ở phía trước. Như vậy ngành thương mại Hà Nội còn rất nhiều việc phải làm để khơi dậy nguồn lực đó. Song một điều quan trọng là trong khi tiến trình hội nhập và phát triển, cần luôn luôn phải lấy nội lực làm chủ yếu, ngoại lực chỉ là yếu tố quan trọng, không được trông chờ ỷ lại vào nguồn vốn nước ngoài, như vậy mới tạo được thế và lực cho thương mại nội địa. Như ta vẫn biết kinh tế nước ta nói chung và thương mại Hà Nội nói riêng so với các nước khác trên thế giới vẫn ở một trình độ kém phát triển. Nước ta do hạn chế về công nghệ kỹ thuật, trình độ kinh nghiệm quản lý, do đó nếu chúng ta không huy động được vốn thì chúng ta rất khó tìm được đối tác nước ngoài hợp tác đầu tư, hoặc nếu chúng ta ít vốn thì sẽ bị thua thiệt rất lớn so với doanh nghiệp nước ngoài. Như vậy chúng ta sẽ bị đánh bại ngay trên thị trường nước nhà. Với chủ trương vốn nội lực là chủ yếu, ta sẽ giữ vững được lợi thế nước chủ nhà và thu được lợi từ việc hợp tác đầu tư với nước ngoài. Đây là một bài học lớn trong công tác quản lý đầu tư vào ngành thương mại Hà Nội trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. 1.2.2. Tình hình sử dụng vốn đầu tư vào ngành thương mại Hà Nội Trong những năm gần đây, đầu tư vào ngành thương mại Hà Nội có chiều hướng ngày càng tăng so với những năm trước, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng số lượng vốn đầu tư vào Hà Nội. Do đó việc sử dụng vốn như thế nào cũng là một vấn đề được các cơ quan chức năng quan tâm, đặc biệt là những cơ quan quản lý vốn đầu tư thương mại. Việc quản lý việc sử dụng vốn đầu tư thương mại nhằm đảm bảo vốn được sử dụng một cách hợp lý nhất, đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp và cho xã hội. Xét một cách khái quát nhất, việc sử dụng vốn đầu tư thương mại được triển khai theo những nội dung sau: 1.2.2.1. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành Nội dung đầu tư vào cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành thương mại bao gồm đầu tư vào xây dựng mới cơ sở vật chất của ngành như chợ, khách sạn, các văn phòng, văn phòng cho thuê, sửa chữa tái tạo cơ sở vật chất đã có, mua sắm trang thiết bị của ngành… Trong những năm từ 2004 đến nay, ngành thương mại đã rất chú trọng công tác đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành nhằm tạo nên một diện mạo mới cho ngành thương mại, xây dựng và phát triển ngành thương mại theo hướng một ngành thương mại hiện đại, văn minh, thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Nhìn một cách tổng quát, đầu tư vào cơ sở vật chất của ngành từ năm 2004 luôn có xu hướng gia tăng, điều này chứng tỏ rằng ngành đã dành một sự quan tâm lớn cho nội dung đầu tư này. Vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số vốn đầu tư sử dụng của toàn ngành ( trung bình khoảng 40- 45%). Trên thực tế khoảng 30% vốn đầu tư vào cơ sở vật chất của ngành thương mại dành cho việc sửa chữa, tái tạo những cơ sở vật chất sẵn có; còn lại 70% dành để xây dựng mới. Ta thấy tỷ lệ này là chưa hợp lý, nó phản ánh một thực tế rằng cơ sở vật chất của ngành được xây dựng với một chất lượng không cao, sau một vài năm đưa vào sử dụng thì phải sửa chữa, thay thế, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh thương mại, tốn kém về thời gian và chi phí; Hoặc cũng có thể khi xây dựng cơ sở vật chất thì chưa tính toán đến yếu tố hao mòn vô hình của tài sản nên khi tuổi thọ của sản phẩm chưa hết thì tài sản đã trở nên lỗi thời, không đảm bảo yếu tố cạnh tranh của ngành, vì vậy phải đầu tư thêm để nâng cấp, sửa chữa. Đây là một thực tế đang diễn ra trong hoạt động đầu tư vào cơ sở vật chất của ngành thường mại trong những năm gần đây. Nó phản ánh hiệu quả đầu tư không cao, chất lượng của các công trình cần được xem xét lại nhằm giảm thiểu một cách tối đa những chi phí phát sinh trong quá trình đầu tư. Vốn đầu tư dành để sửa chữa, thay thế chỉ nên dừng ở mức 14- 16% là hợp lý, nhằm đạt được hiệu quả đầu tư cao. Trong hoạt động đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành thương mại, yếu tố công nghệ thông tin đang được ứng dụng một cách phổ biến, rộng rãi. Theo thống kê, 96% các cơ sở mới của ngành thương mại được lắp đặt các thiết bị công nghệ hiện đại, nhằm khai thác tối đa những ứng dụng của công nghệ thông tin trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của ngành thương mại Hà Nội lại có sự khác biệt. Nhìn một cách tổng thể thì trình độ công nghệ thông tin của ngành chỉ ở mức trung bình so với thế giới, điều này làm giảm sự cạnh tranh của ngành trong hoạt động đầu tư quốc tế, đồng thời không theo kịp những biến động nhanh chóng của tốc độ phát triển công nghệ thông tin trên thế giới. Mặt khác, các doanh nghiệp nhà nước có mức độ trang bị công nghệ thông tin ở trình độ thấp hơn so với các doanh nghiệp tư nhân. Điều này cho thấy các doanh nghiệp tư nhân nhạy bén hơn trong việc nắm bắt công nghệ thông tin. Tuy nhiên doanh nghiệp tư nhân lại bị hạn chế về vốn đầu tư nên không có điều kiện tốt nhất để cạnh tranh với các doanh nghiệp tỉnh khác và trên thế giới. Đây là một thực tế khá phổ biến trong ngành thương mại, nó phản ánh một sự trái ngược trong ngành, một bên là các doanh nghiệp nhà nước thì được sự hỗ trợ lớn từ phía nhà nước về vốn thì trình độ công nghệ thông tin thấp, hiệu quả sử dụng vốn không cao, một bên là các doanh nghiệp tư nhân có khả năng nắm bắt những thành quả tiến bộ của công nghệ thông tin thì lại thiếu vốn. Chính điều này đã một phần nào đó kìm hãm sự hiện đại hoá của ngành thương mại Hà Nội. Vì vậy các cơ quan quản lý hoạt động đầu tư vào ngành thương mại Hà Nội cần quan tâm tới vấn đề cân đối giữa đầu tư của các thành phần kinh tế với khả năng phát triển kinh tế của các bên. Tình hình sử dụng vốn đầu tư của ngành thương mại trong hoạt động đầu tư được cụ thể hoá qua một số dự án mà ngành đã và đang triển khai trong thời gian qua để đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật. Bảng 4: Dự án trọng điểm của ngành thương mại thành phố Hà Nội Quận, Huyện Dự án Địa điểm Quy mô(m2) 1 Q.Hoàn Kiếm TT mua sắm Chợ Cửa Nam Chợ Cửa Nam 1.229,9 TTTM và giới thiệu sản phẩm Phố Lý Thường Kiệt 3.200 2 Q.Ba Đình TT mua sắm Chợ Châu Long Trên nền chợ cũ( P.Trúc Bạch) 2.200 TT mua sắm Chợ Cống Vị Cống Vị 2.000 TTTM- văn phòng 172 Ngọc Khánh 3.964 3 Q.Hai Bà Trưng TT mua sắm Chợ Mơ Phố Bạch Mai 14.715 TT mua sắm Chợ Hôm Phố Huế- Trần Xuân Soạn 11.211 TTTM Cửu Long Minh Khai 80.000 4 Q. Đống Đa TT mua sắm Chợ Ngã Tư Sở Chợ Ngã Tư Sở 6.000 TTTM- văn phòng cho thuê 47 Cát Linh 8.577 TTTM- văn phòng cho thuê 102 Thái Thịnh 6.077 5 Q.Long Biên TT mua sắm Chợ Ngọc Lâm Trên nền chợ cũ( P.Ngọc Lâm) 4.751 TT mua sắm Chợ Vĩnh Hưng Trên nền chợ cũ 5.091 TT mua sắm Chợ Thạch Bàn Trên nền chợ cũ( P.Thạch Bàn) 2.294 6 Q.Cầu Giấy TTTM- văn phòng 173 Xuân Thuỷ 9.203 TTTM Paragon Dịch Vọng 8.200 TTTM- dịch vụ Đường Phạm Hùng 1.000 TT mua sắm Chợ Trung Hoà P.Trung Hoà 2.800 7 Q.Tây Hồ TTTM- Tài chính Khu đô thị mới Tây Hồ Tây 50.000-100.000 TTTM- văn phòng 3/191 Lạc Long Quân 5.474,4 TT mua sắm Ciputra HN Mall Khu đô thị Ciputra 73.000 8 Q.Hoàng Mai TT mua sắm Chợ Trương Định Trên nền chợ cũ( P. Tân Mai) 3.445 TT mua sắm Đền Lừ Khu đô thị Đền Lừ 2.500 9 Q.Thanh Xuân TTTM- dịch vụ Khương Đình Khương Trung 5.600 TTTM- văn phòng Phố Vũ Trọng Phụng 5.600 10 Q.Hà Đông TTTM- dịch vụ đầu mối Yên Nghĩa 24.400 TTTM- dịch vụ tổng hợp Mê Linh Plaza Hà Động Hà Cầu 17.700 TTTM- tài chính và các công trình phụ trợ Mỗ Lao 55.000 TTTM- dịch vụ Ga Hà Đông Phú Lương 170.500 TTTM các làng nghề truyền thống Vạn Phúc 5.200 TTTM- văn phòng HESCO Văn Quán 21.200 TT mua sắm Chợ Hà Đông P.Nguyễn Trãi 19.200 TT mua sắm Chợ Bông Đỏ La Khê 4.475 TT mua sắm Chợ Văn La Văn Khê 3.500 11 TX.Sơn Tây TT mua sắm Chợ Nghệ P.Quang Trung 12.500 TT mua sắm Chợ Cổ Đông Xã Cổ Đông 9.000 TT mua sắm Chợ Xuân Khanh Xã Xuân Khanh 3.000 12 H.Thanh Trì TT mua sắm Thanh Trì Ngũ Hiệp 10.000 TTTM Cầu Bưu Cửa hàng TM số 6, Cầu Bưu 4.165,7 TTTM Văn Điển Cửa hàng TM số 1, Văn Điển 3.767,4 13 H.Từ Liêm TT mua sắm Chợ Cầu Diễn TT Cầu Diễn 7.240 TT mua sắm Chợ Nhổn Xã Xuân Phương 3.600 TT mua sắm Chợ Phùng Khoang Xã Trung Văn 9.800 14 H.Gia Lâm TT bán buôn cấp vùng đầu cầu Phù Đổng 200.000 15 H. Đông Anh TT mua sắm Hải Bối Chợ đầu mối nông sản cũ 25.000 TTTM Xã Tiên Dương 100.000 TTTM Kim Chung 70.000 TT mua sắm Chợ thị trấn Số 1 khu B thị trấn Đông Anh 1.773,8 TT mua sắm Chợ Tó Xã Uy Nỗ 13.273 16 H.Sóc Sơn TT bán buôn cấp vùng Khu vực Nỷ hoặc Phủ Lỗ 200.000 TTTM thị trấn Sóc Sơn TT Sóc Sơn 5.500 TTTM sân bay Nội Bài Sân bay Nội Bài 15.000 TT mua sắm Chợ Phủ Lỗ Xã Phủ Lỗ 9.240 17 H.Ba Vì TT mua sắm Chợ Quảng Oai TT. Tây Đằng 10.000 18 H.Chương Mỹ TT bán buôn cấp vùng Xã Đông Phương Yên 200.000 TT mua sắm Chợ Xuân Mai TT Xuân Mai 15.000 TT mua sắm Chợ Chúc Sơn TT Chúc Sơn 10.000 19 H. Đan Phượng TT mua sắm cấp vùng Tân Lập 50.000 TT mua săm chợ Phùng Chợ Phùng cũ 8.000 TT mua sắm Việt Đức Bến xe Phùng cũ 8.000 TT mua sắm 24h đầu cầu Phùng 10.000 20 H.Hoài Đức TTTM- dịch vụ Trạm Trôi TT Trạm Trôi 60.000 TTTM- dịch vụ An Khánh An Khánh 290.700 TT mua sắm Chợ Trôi Giang 10.000 TT mua sắm Dương Liễu Chợ Sìu cũ 10.000 21 H.Mê Linh TTTM Mê Linh Plaza mở rộng 52.000 TTTM Vạn Niên Xã Tiền Phong 10.000 22 H. Mỹ Đức TT mua sắm Chợ Tế Tiêu TT Đại Nghĩa 8.000 TT mua sắm Đục Khuê Xã Hương Sơn 6.500 TT mua sắm Chợ Kinh Đào Xã An Mỹ 8.000 23 H.Phú Xuyên TTTM Phú Xuyên TT Phú Xuyên 10.000 TT mua sắm Chợ Lim TT Phú Xuyên 5.460 TT mua sắm Chợ Khang Xã Khai Thái 4.674 24 H.Phúc Thọ TT mua sắm Chợ thị trấn Phúc Thọ TT Phúc Thọ 10.000 TT mua sắm Chợ Võng Xuyên Xã Võng Xuyên 5.000 25 H.Quốc Oai TTTM Metrople Bắc Quốc Oai 170.580 TT mua sắm Chợ Phủ TT Quốc Oai 3.200 TT mua sắm Chợ Thày Xã Sài Sơn 5.000 26 H.Thanh Oai TT mua sắm Chợ Kim Bài TT Kim Bài 10.000 TT mua sắm Chợ Bình Đà Xã Bình Minh 3.000 27 H.Thạch Thất TT bán buôn cấp vùng Xã Yên Bình 200.000 TTTM và dịch vụ Vitaco(Sunny City) 32.000 TTTM- dịch vụ tổng hợp Tiến Xuân Xã Tiến Xuân 110.000 TT mua sắm Chợ Săn TT Liên Quan 10.000 TT mua sắm Chợ Bình Phú Xã Bình Phú 5.000 28 H.Thường Tín TT bán buôn cấp vùng Xã Vạn Minh 200.000 TT mua sắm Chợ Vồi Xã Hà Hồi 12.000 TT mua sắm Chợ Tía Xã Tô Hiệu 8.000 TT mua sắm Nhị Khê Xã Nhị Khê 6.000 29 H. Ứng Hoà Chợ đầu mối nông sản tổng hợp Vân Đình TT Vân Đình 30.000 TT mua sắm Chợ Ba Thá Xã Viên An 5.000 TT mua sắm Chợ Ngăm Xã Đại Cương 5.000 Nguồn: Sở Kế hoạch- Đầu tư Hà Nội 1.2.2.2. Đầu tư vào nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của ngành thương mại nói riêng. Hà Nội có tiềm năng rất lớn về nguồn lực này, do đó đầu tư vào nguồn nhân lực là để khai thác một cách tốt nhất những lợi thế mà nguồn lực này đem lại. Trong những năm qua, ngành thương mại Hà Nội đã có những sự đầu tư khá lớn để đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề của người lao động, của các cán bộ nhân viên hoạt động kinh doanh thương mại. Vốn đầu tư để đào tạo nhân lực cho ngành thương mại đã tăng 19- 20% so với những năm 2000-2001, tuy nhiên vẫn còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng vốn đầu tư sử dụng khoảng ( khoảng 22%). Một điều nhận thấy rằng người lao động là những người trực tiếp tạo ra những của cải cho xã hội, nhưng tỷ lệ vốn đầu tư vào nguồn nhân lực chỉ dừng lại ở một con số rất khiêm tốn, điều này cho thấy nguồn lực này chưa được quan tâm một cách đúng mực và chưa được khai thác một cách tối đa. Điều này được chứng minh qua thực tế. Trong các năm từ 2004 đến nay, đã có hơn 615.000 lao động được đào tạo mới, 10.200 cán bộ nhân viên hoạt động trong ngành thương mại được đưa đi đào tạo ở nước ngoài để nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp thu những tiến bộ mới nhất của kinh tế thế giới. Đây là những con số cũng khá lớn, nhưng trên thực tế tiềm năng của ngành thương mại Hà Nội vẫn chưa được khai thác một cách triệt để. Vốn đầu tư vào nguồn nhân lực có tăng nhưng quá trình đào tạo chưa bài bản, nên khả năng vận dụng vào thực tiễn nền kinh tế Hà Nội còn hạn chế. Mặt khác, nguồn lao động được đào tạo ở nước ngoài với những thành quả của công nghệ hiện đại, nhưng do sự tụt hậu của Việt Nam so với những nước khác về công nghệ kĩ thuật nên không có điều kiện để ứng dụng những những điều đã được học tập. Thực tế đó cho thấy sự khập khiễng giữa quá trình đào tạo và khả năng vận dụng vào thực tế nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành thương mại Hà Nội nói riêng. Từ đó dẫn tới hoạt động đầu tư vào nguồn nhân lực không đạt được hiệu quả rõ rệt.Song song với những hạn chế còn tồn tại thì cũng phải thừa nhận một thực tế là trình độ tay nghề của người lao động, cán bộ công nhân viên đã được nâng lên một cách khá tốt. Theo thống kê, 90% người lao động trong các doanh nghiệp thương mại đã được trang bị những kỹ năng về công nghệ mới, hiện đại và đã dần dần làm chủ được những công nghệ đó. 82% người lao động được đào tạo lại theo một quy trình cụ thể của ngành. Đây là những tiến bộ mà ngành thương mại đã đạt được trong những năm gần đây, nhằm giải quyết được những vấn đề hạn chế do sự yếu kém về kinh nghiệm, chuyên môn của đội ngũ lao động. 1.2.2.3. Đầu tư vào hoạt động kinh doanh của ngành thương mại Có thể nói đây là một hoạt động đầu tư quan trọng nhất của ngành thương mại, nó giúp duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh thương mại của ngành. Hoạt động đầu tư vào ngành kinh doanh thương mại là đầu tư vào hoạt động lưu thông hàng hoá, đầu tư vào việc phát triển thị trường hàng hoá, đầu tư phát triển xuất nhập khẩu của thành phố. Trong những năm từ 2004 đến nay, hoạt động đầu tư vào kinh doanh thương mại của ngành thương mại Hà Nội đã có chuyển biến tích cực, vốn đầu tư vào kinh doanh thương mại tăng trung bình 2,0 lần qua các năm, từ đó cho thấy ngành thương mại nói chung và các doanh nghiệp trong ngành đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của hiệu quả kinh doanh thương mại đối với sự tồn tại và phát triển của ngành nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực vẫn còn một số hạn chế trong công tác đầu tư vào hoạt động kinh doanh thương mại như sau: + Tỷ trọng vốn đầu tư vào ngành kinh doanh thương mại so với tổng vốn đầu tư của ngành thương mại còn chiếm tỷ lệ tương đối ít, chưa tương xứng với tầm quan trọng của hoạt động này, trung bình khoảng 35- 38%. Sự hạn chế về số lượng vốn dẫn tới hiệu quả thấp trong hoạt động kinh doanh thương mại, năng suất của dự án không cao, khả năng thu hồi vốn kém và một loạt những ảnh hưởng tiêu cực khác nữa. Sự không tương xứng giữa vốn đầu tư vào cơ sở vật chất và vốn đầu tư vào kinh doanh thương mại dẫn đến tình trạng vốn đầu tư quá nhiều nhưng không thu hồi được vốn, hoạt động kinh doanh thương mại không sôi nổi. + Hoạt động đầu tư vào kinh doanh thương mại thường diễn ra một cách manh mún, không có tính chủ động. Các doanh nghiệp khi nào thấy cần thiết phải đầu tư thì mới bỏ vốn vào hoạt động đầu tư này chứ không chứ không chủ động bỏ vốn kinh doanh thương mại ngay từ đầu. Do đó hiệu quả kinh doanh thương mại của ngành không cao. Các doanh nghiệp không làm chủ được tình hình kinh doanh của mình mà thường chịu những ảnh hưởng rất lớn từ những biến động của thị trường. + Vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh thương mại thường rất nhỏ giọt, do đó dẫn tới sự thất thoát rất lớn về vốn đồng thời hoạt động kinh doanh thương mại thì không được đáp ứng đủ nhu cầu về vốn. Thực tế này làm cho hiệu quả kinh doanh của ngành thương mại thường khá thấp. Một nội dung quan trọng trong hoạt động đầu tư vào kinh doanh thương mại đó là đầu tư vào hoạt động xuất nhập khẩu. Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất nhập khẩu của Hà Nội đang tăng rất nhanh, kéo theo nó là vốn đầu tư vào xuất nhập khẩu cũng tăng nhanh. 1.2.3. Công tác quản lý hoạt động đầu tư thương mại 1.2.3.1. Trình tự quản lý dự án đầu tư ngành thương mại Một dự án đầu tư trong lĩnh vực thương mại được xây dựng và thực hiện theo những trình tự nhất định được quy định trong quy chế đầu tư áp dụng đối với các dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn thành phố. Theo đó các dự án đầu tư thương mại trước khi được thực hiện phải được trình lên Sở Kế hoạch- Đầu tư là cơ quan quản lý chung đối với tất cả các dự án đầu tư. Khi xem xét những dự án đầu tư thương mại, Sở Kế hoạch- Đầu tư sẽ xin ý kiến thẩm định từ Sở Công Thương. Sau khi Sở Công Thương có ý kiến bằng văn bản về việc cho phép hay không cho phép đầu tư, Sở Kế hoạch- Đầu tư sẽ là cơ quan quản lý cuối cùng quyết định có hay không phê duyệt dự án đầu tư. Khi thực hiện dự án đầu tư, Sở Công Thương là cơ quan chuyên trách quản lý đối với các dự án thương mại. Trong quá trình quản lý này, Sở Công Thương Hà Nội giao cho phòng quản lý đầu tư và dịch vụ thương mại quản lý về mảng đầu tư thương mại. Phòng quản lý đầu tư và dịch vụ thương mại là nơi xem xét và đưa ra những quyết định có hay không cho phép nhập khẩu nguyên vật phục vụ cho dự án. Bên cạnh đó còn có những phòng ban khác giúp cho giám đốc Sở quản lý hoạt động đầu tư về những khía cạnh khác như tài chính, xuất nhập khẩu, tổ chức…Doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư phải thực hiện theo những quy chế chung của luật đầu tư do Sở Kế hoạch- Đầu tư quản lý đồng thời phải thực hiện những quy chế riêng trong lĩnh vực thương mại do Sở Công Thương quản lý. Sơ đồ trình tự quản lý hoạt động đầu tư vào ngành thương mại * Giai đoạn thẩm định dự án đầu tư: Quản lý hoạt động đầu tư ở cấp doanh nghiệp: xem xét tính khả thi của dự án, sau đó lập dự án đầu tư trình lên Sở Kế hoạch- Đầu tư xin cấp giấy phép đầu tư Sở Kế hoạch- Đầu tư là cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư. Đối với những dự án đầu tư thương mại Sở KH-ĐT chuyển hồ sơ s._.oanh nghiệp thương mại cần xây dựng chiến lược, kế hoạch mở rộng quy mô phân phối nhằm tăng lợi nhuận, bảo đảm việc làm, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên, tăng các khoản nộp ngân sách và tích luỹ vốn để tái đầu tư, mở rộng kinh doanh của đơn vị. - Đầu tư mở rộng mạng lưới kinh doanh cần có phương án cụ thể trên cơ sở nguyên tắc hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. Phương án mở rộng kinh doanh phải đề cập tới các yếu tố như nguồn vốn đầu tư, thời hạn thu hồi vốn, thị trường tiêu thụ, yếu tố cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, phương án trả gốc và lãi( nếu tiền đầu tư là tiền đi vay) tránh rủi ro, tổn thất về tài chính cho doanh nghiệp - Thường xuyên xem xét đánh giá lại toàn bộ tài sản của doanh nghiệp để có biện pháp khai thác hiệu quả hơn các nguồn vốn của đơn vị. Đồng thời, áp dụng biện pháp tăng nhanh vòng quay vốn lưu động, áp dụng các phương thức bán hàng văn minh, thuận tiện nhằm tiêu thụ nhanh hàng hoá, hồi vốn nhanh, hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng hàng hoá tồn đọng vừa gây đọng vốn, vừa phải chi phí cho bảo quản, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh chung của doanh nghiệp. - Áp dụng các biện pháp tránh thất thoát vốn, nợ khó đòi, chiếm dụng vốn của doanh nghiệp bằng cách thanh toán kịp thời tiền bán hàng. Thiết lập quan hệ bạn hàng trên cơ sở tín nhiệm lẫn nhau nhưng phải có biện pháp nắm tình trạng tài chính của khách hàng để có phương thức bán hàng thích hợp. - Chấn chỉnh qui chế quản lý tài chính trong nội bộ doanh nghiệp theo đúng chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước. - Để tạo vốn đầu tư phát triển kinh doanh cần tăng cường liên doanh, liên kết, thu hút vốn từ các thành phần kinh tế khác. Muốn vậy cần xây dựng được cơ cầu đầu tư hợp lý có khả năng thu hút đối tác trong và ngoài nước góp vốn liên doanh xây dựng mạng lưới thương mại như trung tâm thương mại, siêu thị, chợ…dưới các hình thức thành lập công ty cổ phần để kêu gọi vốn của các cổ đông; hợp tác đầu tư xây dựng và phân chia diện tích sử dụng của công trình thương mại. 2.2.3.2. Giải pháp thu hút vốn nước ngoài - Cần tranh thủ nguồn vốn ODA, vốn viện trợ để sử dụng đầu tư phát triển các kết cấu hạ tầng thương mại trọng điểm của Hà Nội, nhất là đối với các công trình có khả năng chậm thu hồi vốn. - Cần có chính sách ưu đãi, thông thoáng và tổ chức xúc tiến đầu tư của Thành phố để thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành thương mại Hà Nội. Trên cơ sở Luật đầu tư, thành phố cần có những chính sách ưu đãi khác để thu hút các Tập đoàn, công ty phân phối hàng đầu thế giới của Đức, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Hà Lan, Nhật… vào đầu tư kinh doanh các loại hình bán buôn, bán lẻ quy mô lớn và hiện đại theo lộ trình mở cửa thị trường dịch vụ phân phối của nước ta. - Công khai và phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về quy hoạch phát triển ngành thương mại và quy hoạch mạng lưới thương mại của thành phố Hà Nội để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. 2.2.4. Đầu tư vào nguồn nhân lực 2.2.4.1. Khuyến khích thu hút các nhà quản trị kinh doanh trong và ngoài nước vào ngành thương mại Thực tiễn cho thấy, vai trò của đội ngũ quản trị chuyên nghiệp là vô cùng quan trọng. Để doanh nghiệp thương mại phát triển trên thị trường, đòi hỏi phải có biện pháp nâng cao năng lực của các nhà quản trị doanh nghiệp để từng bước tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thương mại. Thực tế hiện nay, ngoài những điểm yếu như vốn, công nghệ, nguồn nhân lực ….thì một trong những mặt còn hạn chế của các doanh nghiệp thương mại Hà Nội là trình độ chuyên nghiệp của đội ngũ quản trị kinh doanh. Ngoài một số doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài có trình độ chuyên nghiệp cao về quản trị doanh nghiệp, còn hầu hết các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ, trong đó có cả các doanh nghiệp thương mại nhà nước của Hà Nội trình độ quản trị kinh doanh còn thấp và chưa đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Để khắc phục tình trạng này, các doanh nghiệp thương mại có quy mô lớn cần mở rộng tìm kiếm nguồn nhân lực quản trị cấp cao từ nước ngoài. Để thực hiện được cần có sự khuyến khích của Nhà nước thông qua các kênh tư vấn và những ưu đãi đặc biệt. Đồng thời Thành phố cần công khai mời gọi, chiêu mộ Việt kiều từ các nước là những nhân tài hiểu biết về thị trường của các nước phát triển về làm việc, cộng tác hoặc tư vấn cho các doanh nghiệp thương mại của Hà Nội. Doanh nghiệp cần có cơ chế đãi ngộ phù hợp nhằm thu hút các nhà quản trị kinh doanh giỏi, có tư duy mới, có tầm nhìn toàn cầu, có khả năng, trình độ quản lý doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh quốc tế. Để thu hút và duy trì nguồn nhân lực, đòi hỏi các doanh nghiệp thương mại phải tạo ra thương hiệu tốt trên thị trường; phải đề ra quy trình sử dụng nhân lực minh bạch, dựa trên năng lực thực tế để bố trí sử dụng và có chính sách đãi ngộ về lương và thưởng, về cơ hội thăng tiến, về môi trường làm việc phù hợp. Các nhà quản trị kinh doanh giỏi phải được tạo điều kiện để cống hiến, để chứng tỏ khả năng và được công nhận, để họ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Thành phố cần có chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút những sinh viên, nghiên cứu sinh của các trường Đại học kinh tế có uy tín trong và ngoài nước để cung cấp nguồn nhân lực quan trọng cho ngành thương mại của Hà Nội. 2.2.4.2. Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực trong ngành thương mại Hà Nội Hiện nay, cần phải coi trọng bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực của ngành thương mại Hà Nội. Các doanh nghiệp thương mại đến nay cũng đã ý thức được cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau thực chất cho cùng là cạnh tranh về mặt nhân lực. Vì vậy, Thành phố cần có chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho ngành thương mại để khuyến khích phát triển tiềm năng cho các nhà kinh doanh, thúc đẩy nâng cao trình độ công nghệ kinh doanh, tăng cường khả năng ứng dụng công nghệ mới trong quản lý kinh doanh. Những chức danh như các loại giám đốc của tổng công ty, công ty, doanh nghiệp, chủ nhiệm hợp tác xã thương mại phải được đào tạo ở cấp cao, đảm bảo thực hành công nghệ quản lý hiện đại và đáp ứng yêu cầu đổi mới. - Xuất phát từ thực trạng hiện nay của đội ngũ lao động trong ngành thương mại Hà Nội, các lớp đào tạo, bồi dưỡng cần được tổ chức để trang bị về những kiến thức cần thiết trước hết cho các doanh nhân, như: + Chuẩn bị để trở thành một doanh nhân + Bắt đầu nghề kinh doanh + Lập kế hoạch kinh doanh và chiến lược kinh doanh + Kế toán đơn giản cho các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ + Quản lý tài chính và các nguồn vốn + Tăng cường kỹ năng và kiến thức bán lẻ hàng hoá hiện đại + Cải thiện hình ảnh, thiết kế và cách bố trí cửa hàng + Phát triển mô hình cửa hàng bán lẻ hiện đại + Sử dụng công nghệ hiện đại vào kinh doanh + Phổ biến kiến thức cho các doanh nghiệp nhượng quyền kinh doanh mới và kiến thức cho các doanh nghiệp nhận quyền kinh doanh + Kiến thức và kỹ năng quản lý các chuỗi cung ứng hàng hoá + Đào tạo về thương mại điện tử cho doanh nghiệp thương mại: giới thiệu về Internet và thương mại điện tử, lập kế hoạch kinh doanh thương mại điện tử, an ninh thương mại điện tử… - Khuyến khích, tạo điều kiện cho các nhà quản lý được tham quan, học tập kinh nghiệm ở các cơ sở trong nước và nước ngoài.. - Thành phố cần hỗ trợ kinh phí cho tổ chức các lớp học để nâng cao kiến thức và kỹ năng quản lý, các chương trình tư vấn về kinh doanh, phát triển thương hiệu…dành cho các doanh nghiệp thương mại tư nhân. - Cần có kế hoạch và biện pháp cụ thể trong việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của hội nhập thương mại khu vực và quốc tế. + Cần kết hợp giữa đào tạo và đào tạo lại, đào tạo ở trường lớp và đào tạo tại doanh nghiệp, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức khu vực và quốc tế, khuyến khích các nhà phân phối nước ngoài chuyển giao kinh nghiệm và công nghệ quản trị cho các doanh nghiệp thương mại Hà Nôi. + Bồi dưỡng kiến thức pháp luật, phổ biến rộng rãi các quy định của Nhà nước như các quy định về điều kiện tham gia kinh doanh, trách nhiệm dân sự, các ràng buộc pháp luật pháp luật khác,…cho các doanh nghiệp và hộ kinh doanh thương mại. + Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức khu vực và quốc tế để đào tạo nguồn nhân lực quản lý các loại hình tổ chức thương mại hiện đại, như các đị siêu thị, trung tâm mua sắm và trung tâm thương mại, sàn giao dịch… 2.2.5. Đổi mới phương thức và tăng cường năng lực quản lý nhà nước đối với thương mại trên địa bàn thành phố Theo Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT/BTM- BNV ngày 8 tháng 4 năm 2005 Hướng dẫn chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp UBND quản lý Nhà nước về thương mại ở địa phương. Sở Thương mại là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, tham mưu, giúp UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn thành phố, bao gồm lưu thông hàng hoá trong nước xuất khẩu, nhập khẩu, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thương mại điện tử, quản lý thị trường, quản lý cạnh tranh, chống độc quyền, chống bán phá giá, xúc tiến thương mại, hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế, quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành thương mại trên địa bàn thành phố; Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND thành phố và theo quy định của pháp luật. Với những nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Thương mại hiện nay, đòi hỏi cần phải tăng cường năng lực quản lý của Sở trên rất nhiều phương tiện mà hiện nay còn hạn chế, như: - Bảo vệ người tiêu dùng - Xây dựng chính sách và cơ chế quản lý thương mại hàng hoá và dịch vụ trong địa phương - Quản lý chiến lược và quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển ngành thương mại của đia phương - Xây dựng và phát triển các hệ thống thị trường hàng hoá trên địa bàn - Tổ chức thực hiện và hoàn thiện các chế độ quản lý thương mại của Chính Phủ - Thúc đẩy trình độ kinh doanh hiện đại của ngành - Phối hợp đồng bộ và tổng hợp giữa nội thương và ngoại thương để tăng cường hệ thống thị trường thống nhất phù hợp với tiến trình mở cửa thị trường và đảm bảo trình độ tổ chức cao - Phối hợp liên ngành để thích ứng với những điều kiện của ngành kinh tế thị trường… Vì vậy, các giải pháp nhằm tăng cường năng lực quản lý của Sở Thương mại và của các phòng kinh tế Quận, Huyện cần tập trung vào việc tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiền thức và kỹ năng để nâng cao trình độ chuyên nghiệp cho từng cán bộ; Xây dựng và vận hành quy trình tác nghiêp thống nhất trong tổ chức đồng thời với tăng cường trang thiết bị máy móc và thiết bị công nghệ hiện đại; Thực hiện phân công và phân cấp trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng cho từng cấp quản lý; Thường xuyên tổ chức nghiên cứu và học tập, trao đổi kinh nghiệm với các cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại của các Thủ đô và các thành phố lớn của các nước trong khu vực và trên thế giới; Có cơ chế lựa chọn và sử dụng nhân tài đúng đắn, công khai, thúc đẩy tính năng động sáng tạo của mỗi cán bộ; Tranh thủ sự ủng hộ và tham gia của đội ngũ chuyên gia và tư vấn trong nước và nước ngoài… Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh việc thực hiện cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về thương mại trên địa bàn Thủ đô; Từng bước tách dần chức năng quản lý hành chính với chức năng cung cấp dịch vụ công; Phân định và làm rõ các quy chế phối hợp giữa các Sở, Ban, Ngành, các cấp chính quyền đảm bảo tính thống nhất theo mục tiêu phát triển ngành thương mại của thành phố và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp thương mại; Thực hiện tốt việc phân cấp quản lý thương mại và giao quyền chủ động cho chính quyền các phường – xã của thành phố đi đôi với công tác kiểm tra, thanh tra, hậu kiểm đối với các doanh nghiệp đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng. Để nâng cao hiệu quả phối hợp liên ngành quản lý đối với thương mại của thành phố Hà Nội, trước mắt cần đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn, hợp chuẩn và tăng cường kiểm tra thực hiện các quy định về tiêu chuẩn của ngành thương mại. Trong đó, cần chú trọng đảm bảo sự phối hợp giữa Sở Thương mại, Sở Kế hoạch- Đầu tư, Sở Xây dựng và Sở Kiến trúc về ban hành và thực hiện thống nhất các tiêu chuẩn cho các loại hình thương mại ở thành thị và nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội. 2.2.6. Đầu tư phát triển thị trường Đẩy mạnh liên kết giữa thị trường Hà Nội với thị trường các tỉnh khác và với thị trường nước ngoài trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh là một trong những giải pháp quan trọng để tạo điều kiện ổn định thị trường một cách vững chắc trong bối cảnh nền kinh tế thị trường luôn biến động. Thực hiện tốt giải pháp này sẽ vừa tạo khả năng cho Hà Nội nâng cao trình độ phát triển các quan hệ thị trường, vừa thu được những lợi ích kinh tế lớn và bền vững hơn. Liên kết của Hà Nội với các tỉnh, thành trong nước và với thị trường nước ngoài cần triển khai theo các hướng chủ yếu sau: 2.2.6.1. Thúc đẩy và nâng cao hiệu quả liên kết thị trường Hà Nội với thị trường các địa phương khác trong nước Đối với thị trường trong nước, Hà Nội cần ưu tiên hàng đầu cho việc thiết lập các mối quan hệ liên kết thương mại với các vùng, các tỉnh. - Quan hệ liên kết giữa Hà Nội với các địa phương khác trước hết hướng vào việc cung ứng và tiêu thụ các hàng hoá là những sản phẩm đặc sản và có lợi thế phát triển của mỗi tỉnh. Hà Nội cần khai thác tối đa lợi thế của mình để tăng cường các quan hệ trao đổi hàng hoá. - Liên kết giữa thị trường Hà Nội với các thị trường các địa phương có thể được thực hiện thông qua việc thúc đẩy các doanh nghiệp thương mại lớn và vừa của Hà Nội tổ chức các quan hệ liên kết chặt chẽ với các tổ chức kinh doanh trong nước để hình thành các hệ thống phân phối hàng hoá hiệu quả. Qua đó cung ứng hàng hoá cho khách hàng với chi phí thấp nhất trong sự thoả mãn tối đa nhu cầu sử dụng dịch vụ phân phối của họ. - Phát triển các kiên kết giữa các thương nhân Hà Nội với các doanh nghiệp sản xuất của các tỉnh theo ngành sản phẩm chủ lực và các liên kết theo chiều ngang giữa các doanh nghiệp thương mại của Hà Nội và các tỉnh để đẩy mạnh quá trình tập trung hoá nguồn lực và mạng lưới kinh doanh hình thành tập đoàn phân phối chuyên doanh hoặc tập đoàn thương mại tổng hợp. Để mở rộng quan hệ liên kết thương mại với địa phương khác, Hà Nội cần thực hiện tốt một số biện pháp sau: + Tổ chức nghiên cứu thị trường và hoạt động xúc tiến thương mại với các thị trường trọng điểm, thị trường các tỉnh lân cận để xác định lợi thế so sánh và khả năng giao lưu thương mại để có hướng điều chỉnh phù hợp với cơ cấu sản xuất và thương mại của Thủ đô. + Nghiên cứu đưa ra các điều kiện ưu đãi cho các địa phương có mối quan hệ liên kết thương mại với Thủ đô Hà Nội. Các điều kiện ưu đãi có thể áp dụng như cho vay tín dụng ưu đãi, bán hàng trả chậm, sử dụng đất và địa điểm kinh doanh.. + Tiến hành trao đổi, ký kết các thoả thuận cấp tỉnh giữa Hà Nội và các địa phương khác về mua bán sản phẩm hàng hoá, có thể là cung ứng nguyên vật liệu và nhận tiêu thụ lại một phần sản phẩm, hay những cam kết xây dựng quan hệ bạn hàng ổn định, lâu dài và đảm bảo chữ tín trong kinh doanh. + Trong giai đoạn trước mắt, liên kết của Hà Nội trong vùng thành phố Hà Nội sẽ được chú trọng hơn vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá. Do đó, khi phê duyệt các dự án đầu tư, Hà Nội và các tỉnh trong vùng cần chú trọng tới cấp độ công nghệ và xuất xứ công nghệ theo hướng sản phẩm tạo ra phải đạt tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với một hay vài thị trường xuất khẩu hay sẽ được ưu đãi mậu dịch do xuất xứ công nghệ mang lại. Hoặc liên doanh sản xuất và bao tiêu sản phẩm của phía nước ngoài… Để thực hiện tốt quá trình liên kết với các tỉnh trong vùng thành phố Hà Nội, Hà Nội cần chú trọng đến các vấn đề lợi ích và điều kiện liên kết vừa có quan hệ thương thích về mức độ, vừa có quan hệ khống chế nhau giữa các liên kết. Tuy vậy, mối quan hệ giữa các loại lợi ích cũng như giữa các lợi ích và điều kiện liên kết phụ thuộc vào tính chất của quan hệ liên kết… Vì vậy, trong vấn đề phát triển các mối liên kết thị trường, cần phải xây dựng được những tiêu chuẩn xem xét trên cơ sở cân đối tổng thể và triển vọng dài hạn hay nói cách khác là có “tầm nhìn xa trông rộng”. Tăng cường liên kết để xây dựng các điều kiện, các tiêu chuẩn cho thị trường vùng thành phố Hà Nội trên cơ sở yêu cầu của các hoạt động kinh tế thương mại trong cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc trong giai đoạn chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, cũng như vì trình độ quản lý thị trường thấp kém ở nước ta hiện nay nói chung và ở thành phố Hà Nội nói riêng. Ý nghĩa của vấn đề này là tạo ra sự vận động thông thoáng trên thị trường của mọi hoạt động kinh tế và tạo bước tiêu chuẩn hoá công tác quản lý thị trường, giảm bớt những can thiệp hành chính không cần thiết, gây cản trở trên thị trường. Theo hướng này, Hà Nội liên kết với các tỉnh cần tập trung trên các phương diện sau: - Tạo lập môi trường pháp lý: Những vấn đề đã có luật định cần phải được xây dựng và phát triển trong khuân khổ của hành lang pháp lý; những vấn đề phát sinh chưa được luật hoá cần phải có sự xem xét thấu đáo để đưa ra những quy định tạm thời trong quyền hạn của các Uỷ ban nhân dân thành phố, tỉnh và kiến nghị với Nhà nước; Việc soạn thảo và ban hành các quy định trong phạm vi chức trách địa phương cần phải có tầm xa, hạn chế những quy định tạm thời, ngắn hạn và có sự thống nhất trong toàn vùng. Tăng cường hơn nữa tính pháp lý đối với việc ban hành và thi hành các tiêu chuẩn đo lường, chất lượng hàng hoá kinh doanh trên thị trường, quy định về các giao dịch mua bán hàng hoá, quy định về các loại hình buôn bán, bán buôn, bán lẻ, đại lý và nhượng quyền thương mại…. - Xây dựng mạng lưới thông tin: Tổ chức hệ thống thông tin trong vùng đảm bảo và cung cấp thông tin về thị trường trong và ngoài vùng, trong nước và ngoài nước; nâng cao chất lượng các thông tin đã qua xử lý phục vụ cho yêu cầu ứng xử với những biến động thường xuyên của thị trường; hình thành các tổ chức có chức năng cung cấp thông tin thị trường, tư vấn cho các doanh nghiệp thương mại trong vùng, nhất là dịch vụ tư vấn về nội dung marketing cho các doanh nghiệp thương mại trong vùng… - Về phương diện khuyến khích phát triển cầu của thị trường: không ngừng nâng cao trình độ dân trí, trình độ hiểu biết các kiến thức về kinh tế thị trường, về tiêu dùng cho dân cư thông qua các hình thức như: giáo dục cộng đồng, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hình thành các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng… - Nghiên cứu xây dựng bộ phận hay trung tâm xúc tiến thương mại của vùng thành phố Hà Nội có quan hệ chặt chẽ với hệ thống xúc tiến thương mại trong cả nước. Nhiệm vụ hàng đầu của Trung tâm này là xúc tiến các hoạt động thương mại với các thị trường lớn trong nước, giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong vùng có thể tiếp cận được các thị trường trong và ngoài nước, cung cấp thông tin và các dịch vụ tư vấn về thị trường, chất lượng và giá cả các sản phẩm đối với các doanh nghiệp sản xuất trong vùng. - Hà Nội cần giữ vai trò tổ chức và điều phối quá trình liên kết để xây dựng các hệ thống thị trường hàng hoá trong vùng, tạo điều kiện và yếu tố cho sự phát triển các hệ thống phân phối hiện đại trong vùng - Tăng cường liên kết giữa thành phố Hà Nội với các tỉnh Vùng thành phố Hà Nội trong việc xây dựng và thực hiện Quy hoạch phát triển ngành thương mại và các Quy hoạch mạng lưới thương mại trong vùng, đảm bảo hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thương mại trong vùng trên cơ sỏ phân công và hợp tác cùng cạnh tranh. Theo đó, Sở thương mại Hà Nội, Sở Kế hoạch- Đầu tư thường xuyên tổ chức trao đổi thông tin về quy hoạch phát triển thương mại, quản lý quy hoạch phát triển ngành, thu hút đầu tư để hỗ trợ lẫn nhau, tránh trùng lặp và lãng phí trong đầu tư. - Hiện nay sự phát triển của ngành thương mại ở các tỉnh, thành phố trong vùng có đặc điểm chung là cơ cấu lạc hậu( 85- 90% là truyền thống lạc hậu); quy mô nhỏ là chủ yếu của các hộ kinh doanh, các cửa hàng kinh doanh, tiệm tạp hoá; phân bố tự phát, không có sự liên kết nên manh mún; sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước còn thấp do có nhiều nguyên nhân…Trong đó, ở Hà Nội đã có những yếu tố và điều kiện thuận lợi hơn để phát triển ngành thương mại và có vị thế chủ động để dẫn dắt liên kết với các tỉnh trong vùng cùng phát triển thương mại. Do vậy việc liên kết giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong vùng để xây dựng và tổ chức thực hiện Quy hoạch mạng lưới thương mại trong vùng thành phố Hà Nội cần được xem là nội dung liên kết trước hết và quan trọng nhất. 2.2.6.2. Thúc đẩy liên kết giữa thị trường Hà Nội với các thị trường có tính chiến lược Đối với thị trường ngoài nước có tính chiến lược của Hà Nội, thành phố cần chủ động trong việc tạo các mối liên kết song phương với nhiều cấp độ và hình thức khác nhau. + Trên cơ sở các hiệp định cấp quốc gia, các văn bản thoả thuận đã được ký kết từ các cuộc đàm phán cấp Chính phủ giữa Việt Nam với các nước khác, thành phố cần triển khai nghiên cứu các điều khoản chi tiết, trong đó chú ý vận dụng thích hợp các điều kiện của Hà Nội, tìm cách tiếp cận nhanh nhất với các thị trường nước ngoài, từ đó, trực tiếp thông qua các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu lớn để tiến hành giao dịch thương mại. + Tăng cường liên kết và xúc tiến hoạt động hợp tác khu vực ASEAN để hình thành tập đoàn thương mại đa quốc gia của khu vực dưới sự bảo trợ của Chính phủ các nước thành viên ASEAN. Các tập đoàn này vừa phát triển mạng lưới kinh doanh tại các nước trong khu vực và toàn cầu vừa làm nòng cốt thúc đẩy tiến trình hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN trong tầm nhìn đến năm 2020. + Có chế độ chính sách khuyến khích thoả đáng các hoạt động môi giới, trợ giúp tiếp cận thâm nhập thị trường mới. + Khuyến khích khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tập đoàn phân phối lớn của nước ngoài liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp của thủ đô, xây dựng và phát triển hệ thống phân phối hiện đại, từ đó tăng cường khả năng mở rộng thị trường ra thế giới cho các hàng hoá và dịch vụ có lợi thế của Hà Nội. + Về khía cạnh doanh nghiệp của Hà Nội: cần chủ động trong việc tìm kiếm và khai thác thị trường; Xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh quốc tế; Coi trọng chữ tín; Liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau trong việc tìm kiếm thị trường và thiết lập các văn phòng đại diện, chi nhánh ở nước ngoài để thâm nhập thị trường. 2.2.7. Đầu tư nhằm hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật ngành thương mại Đầu tư nhằm hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành thương mại gồm những nội dung như đầu tư vào việc phát triển thông tin thương mại, thương mại điện tử. Việc phát triển thương mại điện tử là con đường tạo ra cho Hà Nội nhiều triển vọng và cơ hội phát triển thương mại. Thực tế cho thấy ở Hà Nội các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ứng dụng công nghệ thông tin nhiều hơn so với doanh nghiệp Nhà nước. Mặt khác, số doanh nghiệp có máy tính và sử dụng mạng nội bộ, kết nối Internet cũng như đầu tư vào lập các website riêng và tham gia giao dịch điện tử còn chưa nhiều. Để giúp các doanh nghiệp nhận thức rõ hơn vai trò động lực của ngành thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Hà Nội cần sớm thực hiện những giải pháp sau: + Có chính sách đào tạo cụ thể nguồn nhân lực cho thương mại điện tử thông qua việc liên kết đào tạo với các cơ sở trong và ngoài nước. + Tổ chức đào tạo và thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về thương mại điện tử. + Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ cho thương mại điện tử thông qua việc xây dựng kết cấu hạ tầng viễn thông tương thích với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế, khuyến khích phát triển công nghệ phần mềm và nhanh chóng thiết lập hệ thống thanh toán điện tử. Các vấn đề về thị trường, thông tin và xúc tiến thương mại luôn luôn là vấn đề quan trọng đối với hoạt động thương mại. Để đảm bảo hoạt động thương mại trên địa bàn thành phố có hiệu quả, Sở Công Thương cần thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau: + Thu thập và phổ biến thông tin về thị trường một cách kịp thời cho các chủ thể kinh doanh, đồng thời làm tốt công tác dự báo để định hướng cho sản xuất, phát triển các mặt hàng mới. + Hoạch định chiến lược phát triển thị trường trong một tầm nhìn dài hạn, đảm bảo đồng thời các yếu tố như tốc độ phát triển, cơ cấu thị trường và cơ cấu mặt hàng. + Tổ chức thị trường và xúc tiến thương mại. Việc hoạch định một chiến lược tổng thể về thị trường có tầm quan trọng hàng đầu. Để xây dựng chiến lược về thị trường, Sở Công Thương và hệ thống chi nhánh thương mại của thành phố phải nắm rõ được năng lực và hiện trạng của hoạt động sản xuất trong thành phố cũng như đặc điểm, tính chất, thể chế của từng thị trường các địa phương khác cũng như nước ngoài để xác định mặt hàng trao đổi, trên cơ sở đó sẽ xác định tốc độ phát triển cho từng thị trường. Thông tin kinh tế nói chung và thông tin thương mại nói riêng là một bộ phận không thể thiếu được trong quá trình chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc đảm bảo kịp thời và chính xác về thị trường, mặt hàng, giá cả và các đối thủ cạnh tranh là yếu tố hàng đầu đảm bảo thành công trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thành phố cũng như đảm bảo cho việc định hướng đúng đắn sự phát triển và điều chỉnh các quyết định cho phù hợp với thị trường của các cơ quan quản lý của thành phố. Để nâng cao chất lượng thông tin thương mại, đáp ứng kịp thời các yêu cầu quản lý Nhà nước và định hướng kinh doanh cho các doanh nghiệp, cần tổ chức tốt các hoạt động thông tin thị trường và thương mại theo các hướng sau: + Đầu tư vào việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị hiện đại phục vụ công tác thông tin như hệ thống điện thoại, fax, máy tính nối mạng trong và ngoài nước. + Đầu tư phát triển Trung tâm thông tin thương mại để cập nhật kịp thời, chính xác tình hình thị trường và hoạt động thương mại, trước hết là của thành phố và thị trường các tỉnh lân cận. +Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin. Tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ xử lý thông tin và sử dụng các phương tiện thông tin hiện đại. + Đối với các doanh nghiệp cần có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của thông tin đối với các hoạt động kinh doanh để hàng năm có sự phân bổ kinh phí thoả đáng cho việc mua và xử lý thông tin. 2.2.8. Tổ chức triển khai thực hiện các nội dung qui hoạch phát triển ngành thương mại của Hà Nội Cần tăng cường công tác điều tra và thông tin phục vụ cho việc quản lý quy hoạch, tích cực liên kết và phối hợp với các cấp, các ngành và các quận, huyện trong việc xây dựng và triển khai quy hoạch phát triển thương mại. Sở Công Thương cần đề nghị UBND thành phố Hà Nội thành lập ban chỉ đạo thực hiện Quy hoạch phát triển ngành thương mại thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 để tập trung , thống nhất trong chỉ đạo tổ chức thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển ngành trong từng giai đoạn. Trên cơ sở Quy hoạch phát triển thương mại thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, để đảm bảo mạng lưới kết cấu hạ tầng thương mại và các phân ngành bán buôn và bán lẻ của ngành thương mại phát triển hài hoà, phân bố hợp lý, hoạt động hiệu quả, tránh cạnh tranh quá mức, Sở Công Thương Hà Nội cần phối hợp với UBND các Quận, Huyện xây dựng và thực hiện các Quy hoạch phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng của ngành và mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên từng địa bàn, từ đó có các biện pháp và chính sách để thực hiện. KẾT LUẬN Ngành thương mại là một ngành đã xuất hiện khá lâu trong nền kinh tế của thành phố Hà Nội. Do đó hoạt động đầu tư vào ngành thương mại Hà Nội đã và đang được các cấp các ngành của thành phố rất quan tâm nhằm phát triển ngành tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Trong quá trình hình thành đề tài “Đầu tư phát triển ngành thương mại Hà Nội. Thực trạng và giải pháp”, tôi đã nêu lên những nét thực của hoạt động đầu tư vào ngành thương mại Hà Nội, với những chuyển biến tích cực song vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Để các giải pháp đầu tư phát triển ngành thương mại của Hà Nội đạt hiệu quả cao, Hà Nội cần phát huy được thế mạnh, áp dụng các chính sách nhất quán và lâu dài. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.TS Trần Xuân Hải, Minh Long ( 2007), Bài “ 10 bài học kinh nghiệm từ thực tiễn Thủ đô thời kỳ đổi mới”. 2. Quy hoạch phát triển ngành thương mại đến năm 2010 của Sở Kế hoạch- Đầu tư Hà Nội. 3. Bổ sung điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành thương mại Hà Nội đến năm 2020 của Sở Kế hoạch- Đầu tư Hà Nội. 4. Niên giám thống kê năm 2006, 2007. 5. Cục thống kê Hà Nội ( 2007). 6. Web: www.hanoi.gov.vn www.hapi.gov.vn MỤC LỤC DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT UBND : Uỷ ban nhân dân GDP : Sản phẩm nội địa XHCN : Xã hội chủ nghĩa CNH : Công nghiệp hoá HĐH : Hiện đại hoá TT : Trung tâm TTTM : Trung tâm thương mại TNHH : Trách nhiệm hữu hạn DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Bảng 1 : Vốn đầu tư vào ngành thương mại Hà Nội 20 Bảng 2: Tỷ trọng vốn đầu tư vào ngành thương mại xét theo nguồn vốn 22 Bảng 3 : Tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài trong tổng số vốn đầu tư vào ngành thương mại Hà Nội 23 Bảng 4: Dự án trọng điểm của ngành thương mại thành phố Hà Nội 27 Bảng 5: Đến năm 2008, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 335 cửa hàng kinh doanh xăng dầu, được phân loại như sau: 41 Bảng 6: Cơ cấu tổng sản phẩm nội địa( GDP) thành phố Hà Nội 43 Bảng 7: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội Hà Nội giai đoạn 2005-2008 44 Bảng 8: Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội Hà Nội giai đoạn 2005-2008 45 Bảng 9: Tổng mức và cơ cấu lưu chuyển hàng hoá bán buôn Hà Nội giai đoạn 2005-2008 46 Bảng 10: Kim ngạch và cơ cấu xuất khẩu giai đoạn 2005-2008 48 Bảng 11: Tình hình phát triển thị trường xuất khẩu của Hà Nội giai đoạn 2005- 2008 50 Bảng 12: Kim ngạch và cơ cấu nhập khẩu giai đoạn 2005-2008 54 Bảng 13 : Định hướng cơ cấu thị trường xuất khẩu của Hà Nội theo các khu vực đến năm 2010 và 2020 65 Bảng 14: Định hướng thị trường xuất khẩu trọng điểm của Hà Nội đến năm 2010 và 2020 65 Biểu 1: Xuất nhập khẩu của Hà Nội 2007- 2008 55 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2170.doc