LỜI MỞ ĐẦU
Bước vào Thế kỷ 21 ngành Giáo dục Việt Nam đã trải qua hơn 15 năm đổi mới và thu được những thành quả quan trọng về mở rộng quy mô, đa dạng hóa các hình thức giáo dục và nâng cấp cơ sở vật chất cho nhà trường, trình độ dân trí được nâng cao, chất lượng giáo dục có những chuyển biến bước đầu. Đảng và nhà nước ta luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục là nền tảng, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp h
61 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1412 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đầu tư phát triển ngành giáo dục bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam từ năm 2001 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
óa, hiện đại hóa, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện cho mọi người, ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học tập thường xuyên, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục.Trước đây, khi còn trong chế độ bao cấp, ngành giáo dục nước ta chủ yếu chịu sự quản lý và đầu tư của nhà nước, từ sau Đại hội VIII Đảng và Nhà nước khuyến khích mở cửa trong đầu tư giáo dục, xã hội hóa giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu đầu tư của ngành, giảm gánh nặng đầu tư cho nhà nước, nâng cao hiệu quả trong đầu tư. Để đánh giá được tầm quan trọng và hiệu quả của vốn ngân sách nhà nước đầu tư phát triển ngành giáo dục trong thời gian qua, và vai trò của vốn NSNN cho giáo dục trong thời gian tới, đề tài được nghiên cứu trong chuyên đề tốt nghiệp đó là: “Đầu tư phát triển ngành giáo dục bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam từ năm 2001 đến nay”. Nội dung chính của đề tài bao gồm 3 phần chính:
Chương 1: Những vấn đề chung về đầu tư phát triển ngành giáo dục bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Nội dung chính của chương nhằm tìm hiểu những vấn đề chung nhất về đầu tư phát triển ngành giáo dục, vai trò của đầu tư phát triển ngành giáo dục, vị trí nguồn vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư phát triển ngành giáo dục.
Chương 2: Đánh giá tình hình đầu tư phát triển ngành giáo dục bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước năm 2001 đến năm 2008. Nội dung chính của chương xây dựng hình ảnh tổng quan về hiên trạng ngành giáo dục Việt Nam qua đó đánh giá tình hình đầu tư phát triển ngành giáo dục từ nguồn vốn ngân sách nhà nước từ năm 2001 đến nay.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển ngành giáo dục bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trong thời gian tới. Nội dung chính của chương đề cập đến chiến lược đầu tư phát triển ngành giáo dục đến năm 2020 của Đảng và nhà nước, trên cơ sở đó cùng với tình hình đầu tư phát triển ngành giáo dục đã đề cập đến ở chương 2, xây dựng nên một số giải pháp nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển ngành giáo dục bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trong thời gian tới.
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIÁO DỤC BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1. Những vấn đề lý luận chung về đầu tư phát triển ngành giáo dục bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước
1.1.1. Khái niệm và vai trò của đầu tư phát triển ngành giáo dục
1.1.1.1. Khái niệm đầu tư phát triển ngành giáo dục
Đầu tư phát triển ngành giáo dục là hoạt động sử dụng các nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để xây dựng sửa chữa nhà cửa kiến trúc hạ tầng mua sắm trang thiết bị, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở hạ tầng của ngành Giáo dục đang tồn tại và tạo và nâng cao chất lượng đào tạo của ngành giáo dục.
1.1.1.2. Vai trò của đầu tư phát triển ngành giáo dục
Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001 đến 2010 là : “Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa”. Để thực hiện được nghị quyết mà Đảng và Nhà nước đã đề ra cần tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội cho giáo dục, đầu tư giáo dục đào tạo ra những con người có đạo đức, tri thức, tay nghề. Để tạo ra được những bước nhảy vọt đó giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ có vai trò quyết định bởi ngành giáo dục giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế
1.1.1.2.1. Góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình hoàn thiện hạ tầng xã hội, hạ tầng sản xuất, thượng tầng kiến trúc của đất nước, một cách hoàn chỉnh và phục vụ tốt nhất cho đời sống của con người. Hạ tầng xã hội là các công trình công cộng, được xây dựng để phục vụ, nâng cao đời sống của cộng đồng, hạ tầng sản xuất là hệ thống các máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất, tạo ra sản phẩm của đất nước, kiến trúc thượng tầng là toàn bộ quan điểm chính trị, pháp luật, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật,… cùng với đó là những thể chế tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể,… được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định. Mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa là xây dựng nước ta thành nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Như vậy, công nghiệp hóa không phải là chỉ phát triển nền công nghiệp, mà là phát triển mọi lĩnh vực từ sản xuất vật chất và dịch vụ của nền kinh tế, cho đến các khâu trang thiết bị, phương pháp quản lý, tác phong lao động, kỹ năng sản xuất. Để làm được điều này, cần phải có đội ngũ nguồn nhân lực được qua đào tạo tỷ mỉ bài bản, trau chuốt từ đạo đức đến những kỹ năng nghề nghiệp. Lao động là một yếu tố đầu vào của sản xuất. Trước đây, chúng ta chỉ quan niệm lao động là yếu tố vật chất đầu vào giống như yếu tố vốn và được xác định bằng số lượng nguồn lao động mỗi quốc gia (có thể ước tính bằng đầu người hay thời gian lao động). Những mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại gần đây đã nhấn mạnh đến yếu tố phi vật chất của lao động gọi là vốn nhân lực đó là nguồn nhân lực chất lượng cao, các lao động có kỹ năng sản xuất, lao động có thể vận hành được máy móc thiết bị phức tạp, những lao động có sáng kiến và phương pháp mới trong hoạt động kinh tế. Việc hiểu yếu tố lao động theo yếu tố lao động theo hai nội dung có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phân tích lợi thế và và vai trò quan trọng của nhân tố này trong tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển. Hiện nay, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung được đóng góp nhiều bởi quy mô, số lượng lao động, yếu tố vốn nhân lực còn có vị trí chưa cao do trình độ và chất lượng lao động ở các nước đang phát triển còn thấp. Ngành giáo dục phát triển, đào tạo ra những thế hệ con người có đạo đức, có trình độ sẽ thúc đẩy cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa diễn ra nhanh và đúng hướng. Con người được đào tạo, có khả năng tiếp thu thành tựu khoa học kỹ thuật, từ đó ứng dụng vào thực tiễn điều kiện ở Việt Nam, và phát huy được cơ sở vật chất đầu tư, nếu đơn thuần chỉ đầu tư đổi mới trang thiết bị với những máy móc hiện đại nhưng lực lượng lao động không có khả năng sử dụng, thì việc đầu tư đó không hiệu quả và cũng không được coi là quá trình công nghiệp hóa.
1.1.1.2.2. Góp phần phát triển và nâng cao trình độ công nghệ của đất nước
Công nghệ kỹ thuật được quan niệm là nhân tố tác động ngày càng mạnh mẽ đến tăng trưởng trong điều kiện kinh tế hiện đại. Yếu tố kỹ thuật cần được hiểu theo đầy đủ hai dạng: thứ nhất, đó là những thành tựu kiến thức, tức là nẵm bắt kiến thức khoa học, nghiên cứu đưa ra những nguyên lý , thử nghiệm về cải tiến sản phẩm , quy trình công nghệ hay thiết bị kỹ thuật; thứ hai, là sự áp dụng phổ biến các kết quả nghiên cứu, thử nghiệm vào thực tế nhằm nâng cao trình độ phát triển chung của sản xuất. Yếu tố công nghệ khi được xét trên khía cạnh toàn diện như trên công nghệ được xem như là “chiếc đũa thần tăng them sự giàu có của cải xã hội”. Nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của công nghệ kỹ thuật, nguồn nhân lực được đào tạo, trang bị đầy đủ kiến thức cần thiết để tiếp cận với công nghệ hiện đại của thế giới và có điều chỉnh phù hợp với nền sản xuất trong nước, tạo điều kiện nâng cao và phát triển nền công nghệ trong nước. Hệ thống giáo dục đồng bộ, hoàn thiện sẽ tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao.
1.1.1.2.3. Góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Mục tiêu của giáo dục là tạo ra con người có đạo đức, tri thức và kỹ năng; đào tạo là là hình thức dậy dỗ nhằm tạo ra con người thành thạo kỹ năng nghề nghiệp. Giáo dục cũng đồng thời cung cấp kỹ năng để con người xây dựng cuộc sống hạnh phúc, văn minh, nhưng vẫn giữ gìn được văn hóa truyền thống của dân tộc. Nền giáo dục nước ta cũng đang tìm ra những biện pháp để đạt được những mục tiêu trên. Nước ta có lịch sử lâu đời, đạo đức con người Việt Nam được hình thành từ sự đấu tranh sinh tồn với thiên nhiên, tạo nên sức mạnh cộng đồng yêu thương bảo vệ nhâu mà còn tiếp thu được nhiều nguồn tư tưởng và đạo đức của loài người trong đó có thể kể đến: Phật giáo dậy cho con người có lòng từ bi, vị tha, yêu thương mọi sinh linh…, Nho giáo dậy cách cư xử mối quan hệ giữa người với người, quan hệ với cha mẹ, với cộng đồng quốc gia và các mối quan hệ xung quanh khác, hình thành nên hệ thống đạo đức “lễ, nghĩa, liêm, sỉ, nhân, trí, tín, dũng”…, Thiên Chúa giáo và đạo Tin lành dậy lòng bắc ái, yêu tự do…, tư tưởng của Karl Marx dậy sự bình đẳng, yêu thương, bênh vực quyền lợi của những người ít của cải trong xã hội, đứng về phía quyền lợi người nghèo khó... Trong các luồng tư tưởng và đạo đức của loài người quy tụ đến Việt Nam đã được con người Việt Nam tiếp thu và chọn lọc, hình thành nên đạo đức tư tưởng văn hóa Việt Nam. Hơn 30 năm kể từ ngày độc lập, Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân, cùng với quá trình hội nhập kinh tế thế giới không chỉ là hội nhập về kinh tế mà còn cả về mặt văn hóa. Vì vậy, giáo dục đào tạo sẽ mang tính định hướng cho lớp trẻ có được những nhận thức đúng đắn, hiểu biết về những nét văn hóa mạng tính truyền thống của dân tộc, để tự bản thân có được nhận thức và hình thành những lối sống hiện đại nhưng vẫn duy trì được nét văn hóa của người Việt Nam. Việc giáo dục cho từng cá nhân trong xã hội có được nhận thức, lối sống tốt là điều kiện để Việt Nam có thể “hòa nhập nhưng không hòa tan”.
1.1.1.2.4. Góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp
Nguồn nhân lực là một trong những tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp. Đây là một loại tài sản vô hình, không thể xác định được đặc điểm vật chất của chính nó nhưng lại có giá trị lớn và có khả năng sinh ra lợi nhuận. Nó là thước đo hiệu quả kinh doanh, sức cạnh tranh và khả năng phát triển của doanh nghiệp trước mắt và trong tương lai. Các loại tài sản hữu hình nói chung, việc sử dụng tài sản đồng nghĩa với việc làm cho giá trị tài sản giảm đi, tuy nhiên, đối với tài sản trí tuệ, phạm vi và đối tượng sử dụng của tài sản càng rộng thì giá trị tài sản càng lớn. Ngày nay, bằng việc xây dựng, phát triển và sở hữu các tài sản trí tuệ có chất lượng tốt, uy tín và vị trí của doanh nghiệp luôn được củng cố và mở rộng; khả năng cạnh tranh và thị phần của doanh nghiệp được nâng cao. Chất lượng nguồn nhân lực không chỉ là tài sản mà còn là nguồn vốn của doanh nghiệp. Vốn trí tuệ tiềm ẩn trong mỗi con người, sau khi được đào tạo qua trường lớp thì những kỹ năng kiến thức của con người sẽ càng ngày càng hoàn thiện hơn. Nếu như hệ thống giáo dục ngay từ khi còn là học sinh phổ thông biết được vai trò cũng như tầm quan trọng của vốn trí tuệ nhằm định hướng cho học sinh phát huy khả năng tư duy, sáng tạo, năng lực tiềm ẩn trong chính bản thân mình, trở thành một đội ngũ nhân lực là tài sản cũng là nguồn vốn quý giá nhất của doanh nghiệp.
1.1.2. Đặc điểm và vị trí của nguồn vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư phát triển ngành giáo dục
1.1.2.1. Đặc điểm của nguồn vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư phát triển ngành giáo dục
Nguồn vốn ngân sách nhà nước, đây chính là nguồn chi của ngân sách nhà nước cho đầu tư, là nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này thường được dùng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của nhà nước, chi cho công tác lập và thực hiện các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn. Trong những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng nói chung của nền kinh tế, quy mô tổng thu ngân sách nhà nước không ngừng gia tăng nhờ mở rộng nhiều nguồn thu khác nhau (huy động qua thuế, phí, tài nguyên, bán hay cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước..). Đi cùng với sự mở rộng quy mô ngân sách, mức chi cho đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước cũng gia tăng đáng kể, đặc biệt phần ngân sách giành cho ngành Y tế và Giáo dục đào tạo. Ngành giáo dục là một ngành mang tính chất khá đặc thù, không giống như các ngành đầu tư vào phát triển sản xuất khác. Việc bỏ vốn đầu tư vào Giáo dục đào tạo, không thể đo đếm hiệu quả bằng các chỉ tiêu kinh tế như doanh thu, lợi nhuận; hiệu quả của hoạt động đầu tư phải sau một thời gian dài mới thấy được hiệu quả. Chính vì vậy, đặc điểm đầu tiên của nguồn vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư phát triển ngành giáo dục đó là thành quả của hoạt động đầu tư phát triển không thể lượng hóa bằng các con số về lợi nhuận một cách cụ thể, mà chỉ được nhận thấy qua các chỉ tiêu về số trường lớp được xây dựng mới, tỷ lệ trẻ lên lớp, số học sinh giỏi trong năm học, số giải đạt được trong các kỳ thi học sinh giỏi toàn quốc và quốc tế, tỷ lệ gia tăng về quy mô học sinh, sinh viên hàng năm…
Nguồn vốn ngân sách nhà nước là nguồn vốn chủ yếu của quá trình đầu tư phát triển ngành giáo dục, các nguồn vốn khác chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng vốn đầu tư phát triển ngành giáo dục. Quan điểm “giáo dục là quốc sách hàng đầu” của Đảng và Nhà nước chưa được nhân thức một cách đầy đủ, giáo dục vẫn được xem là công việc riêng của ngành giáo dục, chưa tạo ra một sự liên kết, phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp và các nguồn lực trong xã hội, để phát triển sự nghiệp giáo dục một cách đúng mức.
Nguồn vốn ngân sách nhà nước giành cho đầu tư phát triển giáo dục đào tạo ngày càng có xu hướng gia tăng, điều này đã thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với sự nghiệp Giáo dục và đào tạo, sự đáp ứng kịp thời với nhu cầu cần phải đầu tư mới, đầu tư mở rộng, nâng cao chất lượng đào tạo của ngành giáo dục trong thời kỳ mới.
1.1.2.2.Vị ví của nguồn vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư phát triển ngành giáo dục
Ngân sách nhà nước là nguồn tài chính chủ yếu yế của ngành giáo dục. Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục trong tương quan với các ngành khác. Trong văn kiện Đại hội IX của Đảng đã tiếp tục khẳng định trên cơ sở nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc; trong thời gian từ nay đến năm 2010 đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để đi tắt đón đầu từ một đất nước kém phát triển thì vai trò của giáo dục đào tạo lại càng có tính chất quyết định. Giáo dục đào tạo phải đi trước một bước, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài để thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Ở nước ta, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa được tiến hành trong điều kiện tồn tại nhiều hình thức sử hữu, nhiều thành phần kinh tế, vận hành theo cơ chế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa. Sản xuất hàng hóa phát triển làm cho thị trường lao động được mở rộng, nhu cầu học tập tăng lên; mặt khác, cũng thay đổi quan niệm về giá trị, ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành nghề, động cơ học tập, các quan hệ trong nhà trường và ngoài xã hội. Tự do cạnh tranh làm phân hóa giàu nghèo, làm tăng thêm sự cách biệt về cơ hội học tập giữa các tầng lớp dân cư. Xã hội tạo điều kiện cho giáo dục phát triển, đồng thời cũng đòi hỏi giáo dục phục vụ đắc lực cho xã hội, kịp thời điều chỉnh cơ cấu và quy mô, nâng cao trình độ đào tạo đáp ứng các nhu cầu đa dạng thực tiễn, tăng hiệu quả giáo dục, nhạy bén và thích ứng nhanh với những buến động của nhu cầu nhân lực. Giáo dục đào tạo giúp định hướng quan niệm về giá trị, bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách mới, năng lực mới và đảm bảo công bằng về cơ hội học tập ở mọi cấp bậc học và trình độ đào tạo cho mọi tầng lớp nhân dân. Với tầm quan trọng như trên, vì vậy, tỷ lệ ngân sách giành cho giáo dục đào tạo ngày cang được nâng cao từ 15% năm 2000 lên 18 % năm 2005 và sẽ là trên 20% vào năm 2010. Giáo dục đào tạo là một ngành khá nhạy cảm, đây không phải là ngành kinh tế khi đưa tiền vào đầu tư sẽ ngay lập tức thu hồi được vốn và có lãi, chính vì hiệu quả kinh tế không phát huy tác dụng trong thời gian ngắn, và lợi ích khi đầu tư vào giáo dục mang lại cũng không thể cụ thể hóa bằng những con số như doanh thu, chi phí như trong các lĩnh vực khác. Chính vì vậy, đầu tư vào giáo dục đào tạo đặc biệt là những khu vực khó khăn đều phải sử dụng đến ngân sách nhà nước. Nguồn vốn ngân sách nhà nước tập trung nhiều hơn cho các bậc giáo dục phổ cập, cho vung nông thôn miền núi, cho đào tạo trình độ cao, cho những ngành khó thu hút đầu tư ngoài ngân sách nhà nước. Có những chính sách đảm bảo bảo điều kiện học tập cho con em gia đình nghèo và diện chính sách, cơ hội học tập cho con em gia đình nghèo.
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển ngành giáo dục bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước
1.2.1. Cơ chế chính sách và trình độ quản lý
Nguồn vốn ngân sách nhà nước là nguồn vốn chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, tuy nhiên không phải khi Nhà nước quản lý ở tất cả mọi mặt thì nguồn vốn đó sẽ phát huy tác dụng một cách tốt nhất. Trong giai đoạn phát triển hiện nay, để nguồn vốn ngân sách phát huy hiệu quả trong hoạt động đầu tư phát triển giáo dục đào tạo thì việc đổi mới cơ bản về tư duy và phương thức quản lý đầu tư giáo dục theo hướng mâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, phân cấp mạnh mẽ nhằm phát huy tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các địa phương của các cơ sở giáo dục, giải quyết một cách có hiệu quả các vấn đề bức xúc, ngăn chặn và đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động đầu tư. Phân chia nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, ban ngành chịu trách nhiệm rõ ràng về các vấn đề được giao. Việc xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển giáo dục, xây dựng cơ chế chính sách và quy chế quản lý nội dụng và chất lượng đào tạo, tổ chức thanh tra kiểm tra, và hệ thống các chỉ tiêu kiểm tra chất lượng của hoạt động đầu tư xây dựng. Vì vậy, để đảm bảo cho nguồn vốn đầu tư được bố trí hợp lý cần phải tăng cường chất lượng của công tác lập kế hoạch, tiến hành dự báo thường xuyên và tăng cường cung cấp thông tin về lượng vốn cần thiết cho đầu tư phát triển.
1.2.2. Đăc trưng của ngành giáo dục trong thời kỳ mới
Với quan điểm chỉ đạo “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, phát triển giáo dục là nền tảng, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, vì vậy nhà nước giành sự quan tâm rất lớn trong phát triển ngành giáo dục.Cuộc cách mạng khoa học công nghệ sẽ tiếp tục phát triển với những bước nhảy vọt trong thế kỷ 21, đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức, đồng thời tác động tới tất cả các lĩnh vực, làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Khoảng cách giữa các phát minh khoa học công nghệ và áp dụng vào thực tiễn ngày càng rút ngắn, kho tàng kiến thức nhân loại ngày càng đa dạng phong phú, tăng theo cấp số nhân. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan, vừa là quá trình hợp tác để phát triển vừa là quá trình đấu tranh của các nước đang phát triển để bảo vệ lợi ích của quốc gia. Sự cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia sẽ ngày càng quyết liệt hơn đòi hỏi phải tăng năng suất lao đông, nâng cao chất lượng hàng hóa và đổi mới công nghệ một cách nhanh chóng. Các phương tiện truyền thông, mạng viễn thông , Internet tạo thuận lợi cho giao lưu và hội nhập văn hóa, đồng thời cũng dang diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt để bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, sự phát triển năng động của nền kinh tế, quá trình hội nhập và toàn cầu hóa dang làm cho việc rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa các nước trở nên hiện thực hơn và nhanh hơn. Khoa học công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội. Giáo dục là nêng tảng của sự phát triển khoa học – công nghệ, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại và đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiện và năng lực của các thế hệ hiện nay và mai sau. Đây là đòi hỏi khách quan cần có sự quan tâm và đầu tư phát triển ngành Giáo dục. Đổi mới giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Bối cảnh trên đã tạo nên những thay đổi sâu sắc trong giáo dục, từ những quan niệm về chất lượng giáo dục, xây dựng nhân cách người học đến cách tổ chức quá trình và hệ thống giáo dục. Nhà trường từ chỗ khép kín chuyển sang mở cửa rộng rãi, đối thoại với xã hội, gắn bó chặt chẽ với nghiên cứu khoa học – công nghệ và ứng dụng ; nhà giáo thay vì chỉ truyền đạt tri thức, chuyển sang cung cấp cho người học phương pháp thu nhận thông tin một cách có hệ thống, có tư duy phân tích và tổng hợp. Đầu tư cho giáo dục từ chỗ được xem là phúc lợi xã hội chuyển sang đầu tư cho phát triển. Nguồn vốn giành cho đầu tư giáo dục cũng có những chuyển biến về cơ cấu, hiện nay phần lớn nguồn vốn đầu tư cho giáo dục là từ ngân sách nhà nước, nhưng trước những thay đổi của bối cảnh quốc tế, cơ cấu nguồn vốn thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng nguồn vốn ngân sách nhà nước, gia tăng tỷ trọng nguồn vốn của các cá nhân tổ chức trong nước và ngoài nước, giảm gánh nặng của nhà nước và tăng chất lượng đào tạo, đổi mới hệ thống cơ sở vật chất .
1.2.3. Các nhân tố về kinh tế xã hội
Do đặc điểm kết cấu của cơ sở hạ tầng giáo dục của Việt Nam, các trường đại học phân bố không đồng đều, thường tập trung ở các thành phố lớn, vì vậy mà nguồn vốn giành cho đầu tư phát triển ngành giáo dục đạo tạo cũng có sự phẩn bổ không đồng đều giữa các tỉnh, thành phố trong cả nước. Nguồn vốn ngân sách hàng năm giành cho các ngành tăng giảm phụ thuộc rất nhiều vào tổng thu ngân sách nhà nước hàng năm. Nếu tổng thu ngân sách nhà nước hàng năm lớn thì phần ngân sách giành để đầu tư phát triển cho ngành Giáo dục nói riêng và các ngành khác nói chung sẽ có xu hướng tăng lên. Các khoản thu ngân sách nhà nước bao gồm: thu từ kinh tế Nhà nước, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thu phí, lệ phí,…các khoản thu này chịu ảnh hưởng rất nhiều của các nhân tố kinh tế như: tăng trưởng kinh tế hàng năm, lạm phát, điều kiện kinh tế thế giới…
1.2.4. Một số nhân tố khác
Quan điểm phát triển của nhà nước, đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến các định hướng phát triển của các ngành nói chung và của ngành giáo dục nói riêng. Quan điểm phát triển của nhà nước sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu, định hướng phát triển, cơ cấu nguồn vốn đầu tư. Điều này có thể thấy rất rõ ràng khi xét quan điểm đầu tư của nhà nước đối với an ninh quốc phòng và các ngành kinh tế, dịch vụ đặc biệt là ở khu vực tư nhân. An ninh quốc phòng là ngành chỉ có sự tham gia của nguồn vốn của nhà nước, nhà nước có những quy định rất chặt chẽ để quản lý hiệu quả sử dụng của nguồn vốn. Đối với các ngành kinh tế dịch vụ thì cơ cấu nguồn vốn rất phong phú và đa dạng có thể có sự góp mặt của rất nhiều các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển, đối với những ngành này nhà nước chỉ chỉ đạo về chủ trường, quy hoạch, không trực tiếp quản lý đến cách thức sử dụng nguồn vốn. Theo từng thời kỳ, Nhà nước có quản điểm phát triển khác nhau phù hợp với điều kiện khách quan và sự phát triển của đất nước. Hiện nay, với quan điểm xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện công bằng trong giáo dục, tạo cơ hội bình đẳng để ai cũng được học hành. Nhà nước xây dựng cơ chế, chính sách giúp đỡ người nghèo học tậo, khuyến khích những người học giỏi phát triển tài năng. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe và thẩm mỹ, phát triển được năng lực của cá nhân, đào tạo những người lao động có kỹ năng nghề nghiệp, năng động sáng tạo. Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học – công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh, đảm bảo sự hợp lý về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vung miền; mở rộng quy mô trên cơ sở đảm bảo chất lượng và hiệu quả, kết hợp giữa đào tạo và sử dụng. Thực hiện nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiến, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội. Với quan điểm phát triển như trên, Nhà nước đang ngày càng khuyến khích sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào đầu tư phát triển ngành Giáo dục và Đào tạo toàn diện.
Đặc điểm đầu tư vào ngành giáo dục, đầu tư phát triển giáo dục đào tạo không giống với đầu tư phát triển các ngành sản xuất. Hiệu quả của quá trình đầu tư chỉ có thể thấy được sau một quá trình rất dài. Có thể thấy, việc bỏ ra chi phí để đào tạo một con người bắt đầu tư khi cho trẻ đi học mẫu giáo rồi trải qua các bậc học tiểu học, trung học, đại học; sau các bậc học này mới có thể thấy người công dân đó cống hiến được những gì cho xã hội; và những cống hiến này cũng rất khó để lượng hóa được thành các con số doanh thu, lợi nhuận, NPV…để đánh giá xem dự án đầu tư đó có hiệu quả hay không hiệu quả. Vì đặc trưng này nên rất ít các tổ chức, cá nhân muốn tham gia vào đầu tư phát triển, nguồn vốn chủ yếu cho phát triển của ngành hiện nay chủ yếu là nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn đi vay viện trợ nước ngoài.
1.3. Nội dung đầu tư phát triển ngành giáo dục bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước
1.3.1. Đầu tư theo cấp học
Hệ thống giáo dục của Việt Nam tương đối hoàn chỉnh, thống nhất và đa dạng hóa được hình thành với đầy đủ các cấp học từ giáo dục mầm non, giáo dục trung học, giáo dục thường xuyên, giáo dục đại học và cao đẳng, giáo dục chuyên nghiệp. Với những đặc thù của từng bậc học, nhà nước cũng đã có những phương hướng, nội dung cụ thể để đầu tư hoàn thiện các cấp học, cụ thể:
Đối với giáo dục mầm non, nhà nước đã có những quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non làm căn cứ để các giáo viên và các cơ sở giáo dục thực hiện, ban hành chiến lược đầu tư đổi mới trong giáo dục mầm non, ban hành chính sách mới về giáo dục mầm non như quy hoạch đất đai, hỗ trợ giáo viên ngoài công lập, mua sắm trang thiết bị, đồ chơi; xây dựng trường chuẩn quốc gia, bồi dưỡng chuyên môn chi đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên. Trong thời gian vừa qua, đầu tư GDMN không chỉ hướng đến đổi mới phương thức giảng dạy, đầu tư thêm đồ chơi, khuôn viên trong trường học, mà đầu tư GDMN đã được chú trọng đến vấn đề ứng dụng CNTT trong các cơ sở GDMN, đến nay đã có 4.821 trường (đạt 39%) được trang bị máy vi tính và các phần mền vui chơi, dinh dưỡng, quản lý. Quy mô học sinh mầm non ngày càng gia tăng, đặc biệt tỷ lệ học sinh đi học ngoài công lập chiếm một tỷ lệ lớn khoảng trên 70 %.
Đối với giáo dục tiểu học, nhà nước không trực tiếp quản lý mà đã tăng cường giao quyền chủ động cho các địa phương, các nhà trường, và các giáo viên trong việc xây dựng các kế hoạch dạy học, thực hiện chương trình, sách giáo khoa, soạn giáo án và chịu trách nhiệm về chất lượng giảng dậy và học tập. Các địa phương đac tiếp tục chỉ đạo đầu tư đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học mua sắm hoặc tự làm, đã có những buổi phụ đạo cho học sinh yếu kém từng tuần, từng tháng, từng học kỳ. Số học sinh học 2 buổi một ngày có xu hướng tăng, kết quả của học sinh học 2 buổi / ngày cao hơn hắn những học sinh chỉ học 1 buổi / ngày. Với sự đầu tư đổi mới cơ sở vật chất, xây dựng biên soạn mơi sách giáo khoa, đổi mới phương pháp giảng dậy, chất lượng dạy học ở tiểu học tương đối ổn định và ngày càng vững chắc, trong năm học 2007 – 2008 kết quả học tập 2 môn Tiếng Việt và Toán như sau: loại giỏi môn tiếng Việt đạt 38,32 %, môn Toán đạt 46,18%; loại yếu môn Tiếng Việt là 6,65 %. Ngành giáo dục đang nỗ lực thực hiện phổ cập giáo dục, các địa phương tiếp thục triển khai công tác Xóa mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học. Đến tháng 7 năm 2008, đã có 42 / 64 tỉnh đạt chuẩn phổ cập GDTH đúng độ tuổi. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học của 22 tỉnh còn gặp rất nhiều khó khăn, cần phải có sự quan tâm đầu tư, tập trung chỉ đạo tích cực từ trung ương đến địa phương.
Đối với giáo dục trung học (THCS & THPT), các sở GD & ĐT đã chú ý chỉ đạo áp dụng các phương pháp dạy học tiên tiến, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm tiện ích vào dạy học, đổi mới hình thức thức kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng đòi hỏi hiểu bài, biết vận dụng kiến thức, hạn chế chỉ học thuộc lòng, xét cho lên lớp đúng tiêu chuẩn. Trong học kỳ II năm học 2007 – 2008, Bộ GD & ĐT chỉ đạo đánh giá toàn diện chương trình và sách giáo khoa mới ở tất vả các môn học, tất cả các lớp từ lớp 1 đến lớp 11. Trên cơ sở những ý kiến đóng góp, Bộ đã tiến hành khắc phục những thiếu sót, bất cập của các cấp học theo hướng bố trí kế hoạch thời gian năm học phù hợp với điều kiện thực tế và tiếp tục chỉ đạo thực hiện chương trình, sách giáo khoa trên qui mô toàn quốc và ở các vùng, miền khác nhau. Đối với cấp THCS và THPT, việc đầu tư tiếp tục đổi mới chương trình sách giáo khoa và tổ chức phân ban lớp 10 bắt đầu triển khai đại trà ở lớp 11, công việc này được chỉ đạo nghiêm túc, trong tất cả các khâu tập huấn giáo viên, trang bị sách giáo khoa và đồ dùng học tập , theo dõi, kiểm tra, hội giảng rút kinh nghiệm.
Đối với giáo dục thường xuyên (GDTX), trong những năm vừa qua các địa phương đã chú trọng việc quản lý và cấp phát chứng chỉ ngoại ngữ, tin học; đầu tư thiết bị dạy học tối thiểu, tăng cường cơ sở vật chất, trang bị thêm phòng học máy vi tính cho các trung tâm GDTX; các trung tâm giáo dục thường xuyên là nơi có giáo viên giảng dậy không ổn định, hầu hết là các giáo viên từ các trường THPT tr._.ong địa phương, vì vậy cần có những chính sách để thu hút các giáo viên dậy ở các trung tâm GDTX. Sau một thời gian thực hiên đề án “xây dựng xã hội học tập”, một số mục tiêu trong đề án đã được thực hiện và đem lại hiệu quả rõ rệt như: phát triển, mở rộng hệ thống GDTX, trung tâm GDTX và trung tâm học tập cộng đồng; đa dạng hóa nội dung, chương trình giáo dục ngày cang đáp ứng được nhu cầu học tập của nhiều đối tượng trong xã hội thiết thực phục vụ sự phát triển kinh tế trong các lĩnh vực nông nghiệp, y tế, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, truyền thông và dịch vụ.
Đối với giáo dục cao đẳng, đại học: nhằm đáp ứng được yêu cầu của xã hội và nhu cầu của người học, nhà nước tăng cường đầu tư phát triển cho đào tạo đại học, cao đẳng; xây dựng thêm các trường mới, mở rộng quy mô giảng dậy, xây dựng và cải tạo thêm các công trình phục trợ như: nhà tập thể thao, xây dựng và cải tạo mới thư viện, xây dựng thêm các khu ký túc xá đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho sinh viên. Đối với đào tạo sau đại học, nhằm nâng cao trình độ của cán bộ giảng viên trong các trường ĐH, CĐ và TCCN. Với mục tiêu phân đấu đào tạo 20.000 tiến sĩ vào năm 2020 nhiều cơ sở đào tạo tiến sĩ thạch sĩ đã tích cực đầu tư trang thiết bị, tăng cường đội ngũ giảng viên có học hàm, học vị để mở thêm chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ.
Đối với giáo dục chuyên nghiệp (GDCN), đây là bậc đào tạo được giành nguồn lực đầu tư ít hơn so với các bậc học khác, vốn đầu tư chủ yếu được dùng đầu tư nâng cao chất lượng giảng dậy, tăng cường cơ sở vật chất. Trong bậc đào tạo này thời lượng đào tạo thực hành chiếm từ 50 đến 75 % tổng thời lượng của toàn bộ chương trình, chính vì vậy trong thời gian qua, nhiều trường TCCN thuộc các ngành kỹ thuật đã mời doanh nghiệp tham gia xây dựng và đóng góp ý kiến về chương trình đào tạo.
1.3.2. Đầu tư theo nhiệm vụ
Vốn ngân sách nhà nước giành cho Giáo dục và Đào tạo hàng năm được chia theo nhiệm vụ cụ thể: Chi đầu tư xây dựng cơ bản, Chi thường xuyên, Chi cho các chương trình mục tiêu quốc gia, và hợp tác đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật nước ngoài. Trong đó:
Chi đầu tư xây dựng cơ bản thường chiếm khoảng 23,8 % trong tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước hàng năm, được sử dụng để đầu tư xây dựng mới như Trung tâm đào tạo Trường Đại học Kinh tế quốc dân, trường Đại học Tây Bắc, trung tâm giáo dục quốc phòng…, dự án môi trường, dự án công cộng, dự án thể dục thể thao, các dự án theo mục tiêu.
Chi thường xuyên là phần chi lớn nhất trong tổng vốn đầu tư ngân sách nhà nước giành cho Giáo dục và Đào tạo, thường chiếm trên 50%. Bao gồm: chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục, được chi cho các bậc học giáo dục mầm on, trung học, đào tạo đại học, cao đẳng, sau đại học, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, các nhiệm vụ toàn ngành và chỉ đạo chuyên môn toàn ngành: Tổ chức kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế, các nhiệm vụ thi cử (hỗ trợ thi THPT, học sinh giỏi quốc gia, cải tiến thi tuyển sinh ĐH, CĐ và kiểm định chất lượng giáo dục các bậc học, thi học sinh giỏi quốc tế), chi vốn đối ứng các dự án vay nợ, viện trợ…; chi sự nghiệp nghiên cứu khoa học; chi sự nghiệp đảm bảo xã hội; chi sự nghiệp kinh tế: chi điều tra cơ bản, thực hiện điều tra cơ bản, quy hoạch ở các lĩnh vực cấp thiết của lĩnh vực cấp thiết của ngành nhằn phục vụ, chỉ dạo, quản lý và xậy dựng chính sách, chi thực hiện các chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, án toàn lao đông, chi xúc tiến hợp tác giáo dục, nghiên cứu các chính sách đầu tư nước ngoài và mô hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; chi sự nghiệp bảo vệ môi trường; chi quản lý hành chính…
Chi chương trình mục tiêu quốc gia, phần chi này thường chiếm khoảng 5,83% trong tổng ngân sách nhà nước giành cho giáo dục và đào tạo. Bao gồm: Chi chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo: Đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa và tài liệu giảng dậy (hoàn thiện sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu dậy học tự chọn…), đào tạo cán bộ tin học, đưa tin học vào nhà trường (tăng cường năng lực đào tạo cán bộ tin học, đào tạo giáo viên, mua sắm thiết bị, phần mềm, tài liệu tham khả cho dạy tin học một số khoa công nghệ thông tin của các trường đại học, cao đẳng nhằm tiếp tục thực hiện Chương trình phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin…), đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục, hỗ trợ giáo dục miêng núi, vùng dân tộc thiểu số và vùng có nhiều khó khăn, tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học (cải tạo, sửa chữa, xây dựng, tăng cường trang thiểt bị - đầu tư theo chiều sâu), chi cho một số chương trình mục tiêu quốc gia khác (chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, dự án phòng chống ma túy trong trường học, chương trình phòng chống tội phạm…).
Chương trình hợp tác đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật nước ngoài chiếm khoảng 10 % tổng ngân sách nhà nước giành cho giáo dục. Đây là khoản chi mới phát sinh trong những năm gần đây bao gồm chi đào tạo cho lưu học sinh nước ngoài, chi quản lý trong nước, đào tạo phối hợp, bồi dưỡng ngoại ngữ…
Chương 2: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIÁO DỤC BẰNG NGUỒN VỐN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2008
2.1.Tổng quan tình hình đầu tư phát triển ngành giáo dục từ năm 2001 đến năm 2008
2.1.1. Hiện trạng hệ thống giáo dục của Việt Nam
2.1.1.1. Những thành tựu
Trải qua gần 20 năm đổi mới, ngành giáo dục và đào tạo đã thu được những thành quả quan trọng về mở rộng quy mô, đa dạng hóa các hình thức giáo dục và nâng cấp cơ sở vật chất cho nhà trường, trình độ dân trí được nâng cao, chất lượng giáo dục đã có những cải thiện đáng kể.
Hiện nay, Việt Nam đã có một hệ thống giáo dục quốc dân tương đối hoàn chỉnh thống nhất và đa dạng hóa được hình thành với đầy đủ các cấp học và trình độ đào tạo từ mầm non đến sau đại học. Mạng lưới các trường phổ thông được xât dựng rộng khắp trên toàn quốc. Các tỉnh và nhiều huyện miền núi có trường nội trú và bán trú cho con em các dân tộc ít người. Các trường, lớp và trung tâm dậy nghề phát triển dưới nhiều hình thức, các lớp dậy nghề ngắn hạn phát triển mạnh. Các trường đại học cao đẳng được thành lập ở hầu hết các khu dân cư lớn của cả nước, các vùng, các địa phương. Cơ sở vật chất kỹ thuạt các trường được nâng cấp, cải thiện. Số trường lớp được xây dựng theo chuẩn quốc gia ngày càng tăng. Hệ thống giáo dục đã bước đầu được đa dạng hóa cả về loại hình, phương thức và nguồn lực…từng bước hòa nhập với xu thế chung của giáo dục thế giới. Từ một hệ thống chỉ có các trường công lập và chủ yếu là loại hình chính quy đến nay đã có nhiều trường ngoài công lập, có nhiều loại hình không chính quy, có các trường mở, có phương thức đào tạo từ xa, phương thức liên kết đào tạo với nước ngoài.
Quy mô giáo dục tăng nhanh, bước đầu đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội, hang năm quy mô đào tạo tăng trung bình 5% một năm, phấn đấu đến năm 2010 tổng quy mô đào tạo đại học, cao đẳng đạt khoảng 200 sinh viên / 1 vạn dân. Các ngành công nghệ thông tin và một số ngành kỹ thuật – công nghệ trọng điểm khác quy mô đã có những chuyển biến đáng kể đáp ứng các yêu cầu định hướng chiến lược của Đảng và Nhà nước.
Yêu cầu về công bằng xã hội trong giáo dục cơ sở về cơ bản đã được dảm bảo, giáo dục ở các vùng miền núi và dân tộc thiểu số có những chuyển biến tích cực, đã thành lập hon 260 trường dân tộc nội trú và hơn 120 trường ban trú. Cả nước đã hoàn thành công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và đang thực hiện phổ cập trung học cơ sở. Gần 96% dân cư từ 15 tuổi trở lên biết chữ, số năm trung bình đi học đạt 7,5 %. Về cơ bản nước ta đã đạt được sự bình đẳng nam nữ trong giáo dục. Công tác xã hội hóa giáo dục đã đem lại kết quả bước đầu, các lực lượng xã hội tham gia ngày càng tích cực vào việc huy động trẻ đến trường, xây dựng cơ sở vật chất trường học, đầu tư mở trường đóng góp kinh phí cho giáo dục dưới nhiều hình thức khác nhau. Tỷ trọng nguồn kinh phí xã hội đóng góp cho giáo dục ngày càng tăng đạt khoảng gần 30% năm 2007.
Chất lượng giáo dục có chuyển biến trên một số mặt. Trình độ hiều biết, năng lực tiếp cận tri thức mới của bộ phận học sinh, sinh viên được nâng cao; giáo dục trung học phổ thông chuyên đạt trình độ cao của khu vực và trên thế giới, số học sinh phổ thông đạt các giải quốc gia và quôc tế ở một số môn học ngày càng tăng. Số đông sinh viên tốt nghiệp đại học và cao đẳng có hoài bão lập thân, lập nghiệp và có tinh thần tự lập, năng động sáng tạo trong công việc. Chất lượng đào tạo của một số ngành khoa học cơ bản và khoa học công nghệ được nâng cao một bước. Giáo dục đại học đã từng bước hoàn thiện về chất lượng và phương pháp giảng dậy, đào tạo được một đội ngũ đông đảo cán bộ khoa học kỹ thuật từ cử nhân, thạc sĩ cho đến tiến sĩ, đã và đang công tác và có những cống hiến quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế.
2.1.1.2. Những yếu kém
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nhìn chung, ngành giáo dục nước ta còn yếu về chất lượng, mất cân đối về cơ cấu , hiệu quả giáo dục chưa cao; giáo dục chưa gắn bó chặt chẽ với thực tiễn, đào tạo chưa gắn với sử dụng, đội ngũ giáo viên còn yếu, cơ sở vật chất còn thiếu, chương trình, giáo trình, phương pháp giáo dục và công tác quản lý chậm đổi mới, một số hiện tượng tiêu cực, thiếu kỷ cương chậm được khắc phục.
Chất lượng giáo dục nói chung còn thấp một mặt chưa tiếp cận được với trình độ tiến tiến trong khu vực và trên thế giới, mặt khác chưa đáp ứng được với các ngành nghề trong xã hội. Học sinh, sinh viên tốt nghiệp còn hạn chế về tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng thích ứng với nghề nghiệp, kỷ luật lao động, khả năng làm việc nhóm, các kỹ năng mềm như: tinh thần hợp tác, khả năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm, khả năng tự tổ chức công việc… còn hạn chế.
Hiệu quả hoạt động giáo dục chưa cao. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cuối cấp so với số lượng học sinh nhập học đầu năm còn thấp, nhất là ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn thấp; còn nhiều học sinh sinh viên sau khi tốt nghiệp chưa có việc làm. Cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền đã được khắc phục nhưng vẫn bị mất cân đối. Công tác chỉ đạo cũng như tâm lý xã hội vẫn còn nặng nề về đào tạo đại học, chưa chú trọng đúng mức đến đào tạo nghề, đặc biệt là đào tạo nghề ở trình độ cao. Việc tăng quy mô đào tạo trong những năm gần đây chủ yếu vẫn diễn ra ở bậc đại học, tỷ lệ học sinh, sinh viên cao đẳng kỹ thuật công nghệ và trung học chuyên nghiệp và học nghề còn thấp và tăng chậm. Công tác dự báo, quy hoạch định hướng ngành nghề đào tạo chưa tốt, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu về ngành nghề của xã hội. Cơ sở giáo dục, nhất là giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp tập trung quá nhiều vào các thành phố lớn, khu công nghiệp lớn. Giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn rất khó khắn. Chưa chú trọng đúng mức đến các hình thức giáo dục không chính quy bên ngoài nhà trường, đặc biệt là các hình thức giáo dục giành cho người đang lao động.
Đội ngũ nhà giáo thiếu về số lượng và nhìn chung thấp về chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu vừa phải tăng nhanh quy mô vừa phải đảm bảo nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Đặc biệt là đội ngũ giảng viên các trường đại học ít có điều kiện thường xuyên tiếp cận, cập nhật tri thức và thành tựu khoa học công nghệ mới của thế giới. Cơ sở vật chất của nhiều nhà trường còn thiếu thốn, chưa giải quyết triệt để tình trạng các lớp học 3 ca, vẫn còn những lớp học tranh tre nứa lá ở các vùng sâu, vùng xa; thư viện, trang thiết bị phục vụ giảng dậy và học tập còn rất thiếu thốn và lạc hậu.
Chương trình, giáo trình, phương pháp giáo dục chậm đổi mới, chậm hiện đại hóa. Chương trình giáo dục còn mang nặng tính lý thuyết, nặng về thi cử, chưa thực sự chú trọng đến tính sáng tạo, phát triển năng lực thực hành và hướng nghiệp, chưa gắn bó chặt chẽ với nhu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội cũng như nhu cầu của người học, chưa gắn bó hiệu quả với nghiên cứu khoa học – công nghệ triển khai ứng dụng. Giáo dục trí lực chưa kết hợp hữu cơ với giáo dục phẩm chất đạo đức, nhân cách công dân, trách nhiệm với xã hội, ý thức tự tôn dân tộc…các hình thức thi cử còn lạc hâu, cách tuyển sinh đại học còn nặng nề và tốn kém.
Công tác quản lý giáo dục còn kém hiệu quả. Một số hiện tượng tiêu cực, thiếu kỷ cương trong giáo dục đào tạo chưa được ngăn chặn kịp thời. Các hiện tượng thương mại hóa giáo dục như mua bằng, bán điểm, tuyển sinh vượt chỉ tiêu, thu chi sai nguyên tắc làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường, của các giáo viên. Hiện tượng gian lận trong kiểm tra, thi cử của học sinh, sinh viên ảnh hưởng xấu đến nhân cách và thái độ lao động của người học sau này. Nhìn chung, chất lượng và hiệu quả nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của đất nước trong giai đoạn phát triển mới.
2.1.2. Tình hình về vốn đầu tư vào giáo dục từ năm 2001 đến năm 2008
Đầu thế kỉ XXI, nền giáo dục của loài người có những bước tiến lớn với nhiều thành tựu mọi mặt. Hầu hết các quốc gia nhận thức sự cần thiết và cấp bách phải đầu tư cho giáo dục, đầu tư cho giáo dục được coi là đầu tư có lãi lớn nhất cho tương lai mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng, mỗi gia đình và mỗi cá nhân. Trong 5 năm cuối thể kỷ XX và 5 năm đầu thế kỷ XXI tất cả các tỉnh, thành phố, vùng miền trên cả nước đã đầu tư mạnh mẽ cho giáo dục. Đơn cử như Yên Bái là một tỉnh miền núi nghèo , có nhiều vùng đặc biệt khó khăn, song đã đầu tư tới 248,4 tỷ VNĐ để xóa phòng học tạm, trong đó có tới 54 tỉ VNĐ là ngân sách của địa phương. Tính đến năm 2006 có 89 % phòng học được kiên cố hóa và từng bước xây dựng hệ thống trường đạt chuẩn quốc gia, hiện nay có 28 trường đạt chuẩn quốc gia, và nhiều tỉnh thành có điều kiện kinh tế khó khăn nhưng những hoạt động đầu tư cho giáo dục đào tạo của địa phương luôn được đặt lên hàng đầu. Ở phạm vi gia đình cũng vậy, có rất nhiều gia đình nông dân thu nhập không cao hoặc các gia đình công chức bình thường không dư dật về kinh tế nhưng vẫn cố gắng đầu tư cho con, cháu học hành. Nhiều dòng họ lập quỹ khuyến học, trợ giúp và khen thưởng con em khi đạt được thành tích cao trong học tập. Đối với Đảng và Nhà nước luôn giành một lượng vốn khoảng 20% vốn ngân sách nhà nước hàng năm để đầu tư phát triển ngành giáo dục. Nhưng với 20% vốn ngân sách hàng năm không đủ để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của ngành giáo dục. Ngoài vốn ngân sách, nhà nước luôn đổi mới cơ chế chính sách cho phù hợp với điều kiện mới nhằm thu hút các nguồn vốn khác giành cho đầu tư phát triển ngành giáo dục như vốn ODA, FDI, nguồn vốn cho vay từ ngân hàng thế giới WB,…Đặc biệt là nguồn vốn ODA đóng góp phần lớn vào việc đáp ứng nhu cầu đầu tư của ngành giáo dục. Thống kê cho thấy nguồn vốn ODA chiếm 5% tổng vốn ngân sách nhà nước giành cho giáo dục, với tỷ lệ trên nguồn vốn này hàng năm đã đóng góp một phần đáng kể vào cải thiện chất lượng giáo dục, có thể thấy ngân sách nhà nước giành cho bậc cao đẳng đại học chiếm 9 % tổng ngân sách nhà nước giành cho giáo dục, nếu không có sự đóng góp của nguồn vốn này thì nguồn vốn ngân sách nhà nước không đủ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở bậc học được coi là tạo ra nguồn lực phát triển đát nước. Để duy trì được những nguồn vốn này chúng ta cần phải sử dụng thật sự có hiệu quả, hiệu quả cảu việc thực hiện các dự án giáo dục vốn vay ODA không chỉ nhìn nhận ở góc độ giải ngân, mà quan trọng nhất là học sinh được nhận được gì từ những cơ sở vật chất do đầu tư xây dựng mang lại.
Đánh giá tình hình đầu tư phát triển ngành giáo dục từ nguồn vốn ngân sách nhà nước từ năm 2001 đến nay
2.2.1. Những kết quả đã đạt được
2.2.1.1. Tổng quan về vốn đầu tư qua các năm
Tổng chi NSNN giành cho giáo dục đào tạo ngày càng có xu hướng tăng năm 2008 lượng vốn này ước khoảng 79.004 tỷ đồng đạt 20% tổng chi NSNN.
Bảng 2.1: NSNN chi cho ngành giáo dục giai đoạn 2001 – 2008
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Ước tính 2009
Tổng chi NSNN giành cho Giáo dục
13.752
15.814
18.312
29.298
40.140
58.369
68.802
79.004
92.370
Nguồn: Tổng cục Thống Kê
Ngân sách của nhà nước giành cho ngành giáo dục ngày càng tăng, năm 2001 so với năm 2002 là 15,8 % và các năm tiếp theo là 16,4 %; 17,8 % đến năm 2008 là 20% và con số này sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Tuy nhiên, so với nhu cầu phát triển chung của ngành và các địa phương thì lượng vốn này mới chỉ đáp ứng được một phần, chủ yếu là thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, trọng tâm của ngành: chương trình đổi mới sách giáo khoa, chương trình kiên cố hóa trường, lớp học, tăng cường cơ sở vật chất các cơ sở giáo dục đào tạo, tạo điều kiện cho việc mở rộng quy mô, góp phần trực tiếp cho việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Theo cơ chế phân cấp ngân sách của từng địa phương, vẫn còn một số Sở GD- ĐT không được thông báo vốn đầu tư XDCB của ngành trên địa bàn, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc tham gia quản lý, điều hành và đánh giá thực hiện vốn đầu tư hàng năm, cũng như việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất cho toàn ngành
Biểu đồ 2.1: Tổng chi NSNN giành cho giáo dục giai đoạn 2001 - 2008
2.1.2. Phân bổ vốn đầu tư theo địa phương, theo các cấp học
Bảng 2.2: Phân bổ vốn ngân sách giáo dục đào tạo qua các năm
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Ước tính 2009
Tổng chi cho GD – ĐT địa phương
10086
13054
13574
23787,7
32740
33210
53264
60271
62901
Tổng chi cho GD – ĐT trung ương
5033
6526
7815
8190,3
74000
13410
16538
18730
21899
Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Vụ Đầu Tư – Bộ Tài chính về vốn NSNN giành cho giáo dục giai đoạn từ năm 2000 đến nay
Cơ cấu phân bổ vốn cho Giáo dục đào tạo của cho các địa phương và trung ương khá hợp lý, và được điều chỉnh một cách hợp lý theo các chương trình, mục tiêu cần đạt được trong năm. Trong các năm vừa qua tổng vốn NSNN giành cho giáo dục có xu hướng ngày càng tăng, vì vậy nhìn chung ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo địa phương cũng có xu hướng tăng, đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục đào tạo ở các địa phương nói chung và toàn quốc nói riêng. Lượng vốn ngân sách nhà nước giành cho các địa phương không phải được phân chia đều cho 64 tỉnh thành phố trong cả nước mà được phân chia theo các tiêu chí như: nhu cầu về vốn của từng địa phương, các chương trình dự án quan trọng cần phải thực hiện, các khu vực có hoàn cảnh điều kiện kinh tế xã hội khó khăn (miền núi, vùng dân tộc ít người). Do sự phân bố của các trường đại học cao đẳng ở Việt Nam không đồng đều. Các trường đại học cao đẳng lớn tập trung hầu hết ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…, những trường đại học tập trung ở các thành phố lớn là những trường đại học trọng điểm, là trường đi đầu trong quá trình hội nhập với nền giáo dục đại học cao đẳng của các nước trong khu vực và quốc tế, vì vậy mà các địa phương này được phân bổ lượng vốn ngân sách nhiều hơn so với các tỉnh thành phố còn lại. Với mục tiêu thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và tạo cơ hội học tập ngày càng tốt hơn cho tất cả các tầng lớp nhân dân trong xã hội, người dân ở tất cả các vùng miền trong cả nước. Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc ít người, vùng khó khăn, đặc biệt là đối với các tỉnh mới thành lập cơ sở vật chất còn hết sức khó khăn như: Lai Châu, Đắc Nông, Hậu Giang, trong đó đặc biệt quan tâm đến hệ thống trường nội trú và cụm xã. Vốn đầu tư giành cho hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc ít người và vùng có nhiều khó khăn thường chiếm 10 – 11 % ngân sách giành cho giáo dục địa phương. Phần kinh phí này chủ yếu đầu tư xây dựng các trường, đổi mới trang thiết bị giảng dạy, tập trung đầu tư cho hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú các cấp: trường, lớp học, chỗ ở cho học sinh nội trú, hệ thống thư viện, sách truyện…
Thực hiện đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, đẩy mạnh giáo dục toàn diện trong tất cả các cấp học. Đồng thời với việc tăng cường chất lượng và hiệu quả, tiếp tục mở rộng quy mô các cấp học và trình độ đào tạo phù hợp:
Đối với cấp học mầm non: Với mục tiêu đến năm 2010 hầu hết trẻ em đều được chăm sóc, giáo dục bẳng những hình thức thích hợp, tạo điều kiện phát triển tòan diện về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ. Tăng tỷ lệ trẻ dưới 3 tuổi đến trường từ 12% năm 2000 lên 15 % năm 2005 và 18% năm 2010, trẻ từ 3 – 5 tuổi tăng tỷ lệ đến trường, lớp mẫu giáo từ 50% năm 2000 lên 58 % năm 2005 và 67 % vào năm 2010, riêng trẻ em 5 tuổi tăng tỷ lệ huy động đến mẫu giáo để chuẩn bị vào lớp 1 từ 81 % năm 2000 lên 85 % vào năm 2005 và 95 % năm 2010; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non xuống dưới 20 % vào năm 2005, dưới 15% vào năm 2010.
Đối với cấp học phổ thông: Thực hiện giáo dục toàn diện về đạo đức, cung cấp học vấn phổ thông cơ bản, hệ thống và có tính hướng nghiệp, tiếp cận trình độ các nước phát triển trong khu vực, xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo, lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Bậc tiểu học, tăng tỷ lệ huy động học sinh đến trường từ 95 % năm 2000 lên 97% năm 2005 và 99 % năm 2010, bổ sung cơ sở sở vật chất cho hoạt động dạy và học cho giáo viên và học sinh trong trường, nhằm hỗ trợ dự án đổi mới nội dung sách giáo khoa. Đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở ở các thành phố, đô thị, vùng kinh tế phát triển vào năm 2005, và cố gắng đến năm 2010 đạt phổ cập trong cả nước. Tăng tỷ lệ học sinh trung học cơ sở trong độ tuổi từ 74 % năm 2000 lên năm 80% năm 2005 và 90 % vào năm 2010. Thực hiện chương trình phân ban hợp lý nhằm đảm bảo cho học học sinh có học vấn phổ thông trung học, cơ bản theo một chuẩn thống nhất, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát huy năng lực của mỗi học sinh, giúp học sinh có những hiểu biết về kỹ thuật, chú trọng hướng nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân luồng sau trung học phổ thông, để học sinh chọn ngành nghề phù hợp sau khi tốt nghiệp, tăng tỷ lệ học sinh trong độ tuổi vào trung học phổ thông từ 38% năm 2000 lên 45% năm 2005 và 50 % vào năm 2010.
Đối với bậc học đại học cao đẳng, đây là bậc học có lượng vốn đầu tư lớn nhất so với các bậc học khác, đây là bậc học đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trình độ cao, phù hợp với cơ cấu kinh tế - xã hội của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh và hợp tác bình đẳng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc, tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng giáo dục sau trung học thông qua việc đa dạng hóa chương trình đào tạo trên cơ sở xây dựng một hệ thống liên thông phù hợp với cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền của nhân lực và năng lực của các cơ sở đào tạo. Tăng cường năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội, năng lực tự tạo việc làm cho mình và cho người khác. Nâng tỷ lệ sinh viên trên một vạn dân từ 118 năm học 2000 – 2001 lên 200 vào năm 2010, tăng quy mô đào tạo thạc sĩ từ 11.727 học viên năm 2000 lên 18.504 năm 2008, và ước đạt 38.000 học viên năm 2010..
2.1.3. Nội dung đầu tư:
Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục, khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư cho giáo dục, NSNN phải giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn vốn đầu tư.
Về phát triển quy mô giáo dục và đào tạo.
Giáo dục mầm non: Từ sau khi có quyết định 161/ 2002/ QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ, giáo dục mầm non đã có bước phát triển, cơ bản đã giải quyết được khó khăn cho các xã trắng về giáo dục mầm non, mạng lưới và loại hình trường, nhất là mầm non dân lập và tư thục được mở rộng, số trẻ huy động đến trường, lớp mầm non ngày càng gia tăng, nhất là mẫu giáo 5 tuổi. Trong năm học 2004 – 2005 chỉ còn 13 xã trắng về giáo dục mầm non tập trung ở các tỉnh miền núi khó khăn như Hà Giang, Lai Châu, Bình Định… trong năm học này có 514.200 cháu nhà trẻ, tăng 24,3 % so với năm học 2003 – 2004; 2.499.000 học sinh mẫu giáo tăng 12,7 % so với năm học 2003 – 2004; đến năm học 2007 - 2008 con số này là 481.909 cháu nhà trẻ và 2.596.768 số học sinh mẫu giáo.
Giáo dục phổ thông, trong đó quy mô học sinh tiểu học tiếp tục giảm và đang dần đi vào ổn định, năm học 2004 – 2005 có 7.947.600 học sinh, giảm 402, 5 nghìn so với năm học 2003 – 2004, năm học 2007- 2008 là 6.871.795 học sinh . Đối với bậc trung học cơ sở , số học sinh THCS chưa ổn định, năm học 2004 – 2005 có 6.972.000 học sinh THCS tăng 2,7 % so với năm học 2003 – 2004, năm học 2007 – 2008 là 5.858.484 học sinh giảm 3% so với năm học 2006 – 2007, tỷ lệ huy động đi học trong độ tuổi tăng đạt 92 %. Tuy đang trong giai đoạn thực hiện phổ cập nhưng số học sinh THCS giảm do ảnh hưởng giảm hàng năm của số học sinh lớp 5, hiệm tượng giảm đã dừng và tăng dần trở lại tiếp cân với số dân số của độ tuổi sau khi cả nước đạt được phổ cập giáo dục đúng độ tuổi. Đối với bậc trung học phổ thông, các tỉnh thuộc vùng kinh tế phát triển vẫn giữ được mức tuyển sinh vào lớp 10 ổn định, năm học 2004 – 2005 có 2.847.300 học sinh phổ thông tăng 8,8 % so với năm học 2003 – 2004, năm học 2007 – 2008 là 3.070.023 học sinh tăng 0,5 % so với năm học 2005 - 2006.
Giáo dục đại học cao đẳng, trong thời gian qua giáo dục đại học tăng nhanh về số lượng và chất lượng giảng dậy, hàng năm đều đạt được các chỉ tiêu về quy mô như kế hoạch, các chỉ tiêu tăng thêm chủ yếu là do có thêm các trường đại học, cao đẳng mới thành lập, nên số chỉ tiêu tăng thêm chủ yếu dành cho các trường này.
Về phát triển mạng lưới trường lớp
Bảng 2.3: Số lượng trường của các cấp học giai đoạn 2001 – 2008
Đơn vị: trường
Năm học 2001-2002
Năm học 2002-2003
Năm học 2003-2004
Năm học 2004-2005
Năm học 2005-2006
Năm học 2006-2007
Năm học 2007-2008
Tổng số trường học
35.192
35.973
36.945
37.293
37.185
37.743
37.895
1. Mầm non
9.528
9.715
10.104
10.400
10.730
10.658
10.790
Nhà trẻ
251
157
129
135
125
100
98
Trường mẫu giáo
3.165
3.117
2.872
2.890
2.732
2.689
2.676
Trường mầm non
6.112
6.441
7.103
7375
7873
7871
8016
2. GD phổ thông
25.221
25.881
26.359
26.364
26.479
26.465
26.753
Trường tiểu học
13.897
14.163
14.346
14.350
14.420
14.502
14.573
Trường PTCS
1.270
1.197
1.139
1.156
1.162
1.201
1.212
Trường THCS
8.092
8.396
8.734
8.741
8.776
8.617
8.781
Trường TH cấp 2-3
569
523
455
398
378
347
315
Trường THPT
1.393
1.532
1.685
1.701
1.743
1.798
1.872
3.Trường THCN
252
245
286
290
302
310
327
4.Trường CĐ và ĐH
191
202
214
239
274
310
325
ĐH, trường ĐH, học viện
77
81
87
105
120
125
145
Trường CĐ
114
121
127
134
154
185
180
Nguồn: Kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mạng lưới trường học phát triển theo xu hướng phù hợp với nhu cầu đào tạo của xã hội, số lượng các nhà trẻ và trường mẫu giáo có xu hướng giảm và dần thay thế là các trường mầm non với cơ sở vật chất khang trang, đảm bảo đủ khuân viên vui chơi, học tập cho các học sinh mầm non. Số lượng các trường tiểu học, phổ thông cơ sở, trung học cơ sở cũng có xu hướng tăng và phân bố đồng đều ở các địa phương, phường, xã, đảm bảo nhu cầu học của từng phường, xã quận, tránh tình trạng các trường cấp học phổ thông bị quá tải, học sinh phải học trái phường. Các trường đại học cao đẳng được thành lập mới chủ yếu là các trường ở các địa phương, và là trường dân lập, không tập trung xây dựng ở các khu đô thị lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, điều này nhằm giảm sự quá tải ở các thành phố lớn, và giảm chi phí ăn ở, đi lại cho người học.
Chi đầu tư xây dựng cơ bản: Trong giai đoạn 2001 đến năm 2008 vốn đầu tư xây dựng cơ bản được bố trí tăng qua các năm, điêu này có thể thấy thông qua bảng sau:
Bảng 2.4: Vốn chi đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN năm 2001 đến năm 2008
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Ước tính 2009
Vốn đầu tư XDCB
4.165
5.647
5.746
4.900
8.027
11.385
14.584
18.844
21.320
Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Vụ Đầu Tư – Bộ Tài chính về vốn NSNN giành cho giáo dục giai đoạn từ năm 2000 đến nay
Biểu đồ 2.2: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN năm 2001 đến năm 2008
Đơn vị: Tỷ đồng
Việc phân bổ vốn đầu tư cho các dự án được thực hiện từ ngay đầu năm kế hoạch theo đúng quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước của Thủ tướng chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính; được thực hiện công khai, đúng quy định, theo hướng dẫn; các đơn vị, dự án đều thực hiện kế hoạch vốn đầu tư được giao đúng nội dung, địa điểm và đúng cơ cấu vôn đầu tư, các dự án hoàn thành được sử dụng có hiệu quả phát huy tác dụng đối với nhiệm vụ giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học
Trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2008, chỉ riêng khu vực giáo dục chuyên nghiệp và đại học cả nước đã thành lập 192 cơ sở mới với 63 trường đại học, 92 trường cao đẳng và 37 trường trung cáp chuyên nghiệp. Nếu năm 2000 cả nước có 97 trường đại học, 104 trường cao đẳng và 246 trường trung cấp chuyên nghiệp thì năm 2007 số lượng các trường đại học là 158, 196 trường cao đẳng và 279 trường trung cấp chuyên nghiệp. Ngoài ra, còn có hàng chục trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề mới được hình thành. Số các cơ sở đào tại ngoài công lập cũng tăng nhanh (từ 22 trường đại học và cao đẳng ngoài công lập năm 2000, đến nay cả nước đã có 60 trường đại học và cao đẳng tư thục với 36 trường đại học và 24 trường cao đẳng). Vốn ngân sách đã được thực hiện đầu tư phát triển các trường đại học có trọng điêmr (Đại học Huế, Đaị học Thái Nguyên, Đại học Đà Nẵng, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ), các trường sư phạm (Trường đại học Quy Nhơn, Đại học sư phạm Đồng Tháp, Cao đẳng sư phạm Trung Ương 3, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, Đại học sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh) và các trường thuộc khu vực kinh tế khó khắn (Đại học Tây Bắc, Đại học Tây Nguyên).Trong đó, nguồn vốn sẽ được tập trung vào các công trình sẽ được đưa vào sử dụng theo đúng kế hoạch và chú trọng hỗ trợ phát triển cho các vùng dân tộc, vung khó khăn nhằm đảm bảo cho việc tăng quy mô đào tạo tai chỗ cho các vùng này; đã đưa vào sử dụng 231.060,5 m2 nhà lớp học, thư viện, nhà luyện tập và thi đấu._. đẳng, trường cao đẳng cộng đồng.
Phân bổ mạng lưới trường đại học cao đẳng theo vùng. Các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ là các trung tâm đào tạo, có nhiều trường đại học, cao đẳng. Trong các vùng kinh tế khác số lượng trường đại học, cao đẳng cũng có xu hướng ngày càng gia tăng. Lượng sinh viên, mạng lưới các trường được phân bố theo 3 vùng kinh tế trong điểm.
Vùng kinh tế trọng điển phía Bắc (gắn với vùng đồng bằng sông Hồng): điều chỉnh giảm dần tỷ lệ sinh viên của vùng chiếm từ 43 % vào năm 2005 xuống còn 42 % vào năm 2010 và 40% vào năm 2020 so với tổng quy mô sinh viên của cả nước. Thu hút đầu tư thành lập một số trương đại học 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh, liên kết trong nước và nước ngoài
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (gắn với vung duyên hải Nam Trung Bộ): thành lập mới thêm một số trường đại học, cao đẳng, trong đó ưu tiên thành lập ở khu vực Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định nhằm đáp ứng yêu cầu nhân lưch cho công nghiệp hóa hiện đại hóa của các tỉnh miền Trung. Điều chỉnh tăng dần tỷ lệ sinh viên của vùng từ 8,3% vào năm 2005 tăng lên 10% vào năm 2010 và đạt 15 % vào năm 2020 so với tổng quy mô sinh viên của cả nước.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (gắn với vùng Đông Nam Bộ): điều chỉnh giảm dần tỷ lệ sinh viên của vung chiếm từ 26% hiện nay xuống còn 25% vào năm 2010 và 24% vào năm 2020 so với tổng quy mô sinh viên của cả nước. Thu hút đầu tư thành lập một số trường đại học 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh, liên kết trong nước và nước ngoài.
3.1.2. Nhu cầu vốn đầu tư ngân sách nhà nước phát triển ngành giáo dục
Sự bất cập giữa tốc độ tăng số lượng các cơ sở đào tạo và kết quả đầu tư đã làm cho các trường đại học chuyên nghiệp, trung cấp và dạy nghề (kể cả trường trung ương và trường địa phương) lâm vào tình trạng nghèo nàn, yếu kém và tụt hậu về hạ tầng kỹ thuật, cũng như các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo như hiện nay. Chỉ xét riêng về khía cạnh đất đai, khuân viên và môi trường sư phạm, diện tích đất bình quân chung / 1 sinh viên đại học cao dẳng của cả nước hiện nay chỉ vào khoảng 37,1 m2, vùng đồng bằng sông Hồng khoảng 12,8 m2, thấp hơn rất xa so với tiêu chuẩn xây dựng trường học Việt Nam. Một số trường ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh bình quân dưới 1 m2 (Trường Đại học Xây dựng: 0,84 m2, Trường ĐH Luật Hà Nội: 0,67 m2, Trường ĐH Lao động Xã hội: 0,65 m2, Trường Đại học Thương mại và Trường Đại học Ngoại thương là 1,08 m2 và 1,1 m2, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân: 2,97 m2, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội: 4,9 m2…). Diện tích đất đai khuân viên chật chội nên diện tích khu học tập, thư viện, thực hành thí nghiệm đều thấp. Bình quân diện tích khu học tập / 1 sinh viên vùng Đồng bằng sông Hồng chỉ xấp xỉ 0,92 m2, thư viện 0,04 m2 và khu vực thực hành , thí nghiệm 0,13m 2. Vì vậy, yêu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cơ sở đào tạo đặt ra trong thời gian tới là phải đồng bộ, bao gồm cả đất đai, nhà cửa và các công trình kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị, phòng thí nghiệm, thực hành, thực tập, phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý, phát triển chương trình đào tạo. Theo tính toán, riêng về đất đai đối với giáo dục đào tạo, giai đoạn 2008 – 2010 các cơ sở đào tạo đại học của cả nước có nhu cầu bổ sung 4.020 ha để vừa đáp ứng yêu cầu thành lập cơ sở mới, vừa mở rộng khuân viên các trường hiện có bảo đảm mữa bình quân 45 m2 / 1 sinh viên giai đoạn 2010 -2015 cần bổ sung khoảng 12.848 ha và giai đoạn 2015 -2020 cần bổ sung khoảng 13.925 ha. Tính chung từ nay đến năm 2016 và tần nhìn đến năm 2020, quỹ đát bổ sung cho giáo dục đại học cần khoảng 30.800 ha. Ngoài ra, còn cần khoảng 20.00 ha để bổ sung cho các cơ sở đào tạo trung cấp chuyên, dạy nghề dài hạn và ngắn han. Về vốn đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo, bao gồm vốn giải phóng mặt bằng, vốn xây dựng các công trình kiến trúc và vốn mua sắn trang thiết bị, giai đoạn đến năm 2010 cần khoảng 450.520 tỷ đồng (giáo dục đại học khoảng 320.520 tỷ đồng, giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề khoảng 130.000 tỷ đồng); giai đoạn 2010 -2015 cần khoảng 1.655.00 tỷ đồng (giáo dục đại học 973.569 tỷ đồng, giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề khoảng 681.000 tỷ đồng); giai đoạn 2015 – 2020 cần khoảng 3.008.266 tỷ đồng (giáo dục đại học khoảng 1.504.133 tỷ đồng, giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề khoảng 1.504.133 tỷ đồng). Tính chung nhu cầu vấn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các cơ sở đào tạo cho cả 3 giai đoạn từ nay đến năm 2015 và tầm nhìn 2020 khoảng 5.113.788 tỷ đồng (giáo dục dại học: 2.798.222 tỷ đồng, giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề: 2.315.566 tỷ đồng). Đây thực sự lad một khối lượng vốn rất lớn, cho dù ngân sách nhà nước giành cho Giáo dục và Đào tạo có thể tiếp tục tăng trong những năm sắp tới nhưng chắc chắn sẽ không đủ để đáp ứng yêu cầu đã tính toán như trên. Vì vậy, tình trạng bất cập về trang thiết bị, xưởng thực hành, cơ sở vạt chất kỹ thiật nhà trường của cả hệ thống đào tạo hiện nay vẫn còn kéo dài nếu không có một cơ chế huy động vốn đầu tư linh hoạt hơn. Để có thể đảm bảo vốn trong những năm tới, dự kiến từ năm 2010 – 2015, ngành giáo dục sẽ cần đến 1.2070 triệu USD vốn vay ODA thông qua 11 dự án. Trong đó lần đầu tiên sẽ thực hiện 2 chương trình, dự án dành cho giáo dục mầm non với tổng số vốn vay khoảng 150 triệu USD, nhưng nhiều nhất vẫn là giáo dục đại học với 6 dự án có tổng số vốn vay dự kiến hơn 700 triệu USD.
3.2. Một số giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển ngành giáo dục bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước
3.2.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách
Quá trình đầu tư phát triển ngành giáo dục bằng nguồn vốn ngân sách nhà được quản lý bởi một hệ thống luật khá chặt chẽ, như Luật Đầu tư, Luật đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật Ngân sách. Trong đó, các dự án chịu quản lý trực tiếp của các nghị định về đầu tư như nghị định 52, nghị định 16, nghị định 12, nghị định 112; các nghị định về đấu thầu như nghị định 14, nghị định 58… Tuy nhiên, cơ chế chính sách của các bộ Luật và các Nghị định chưa đồng bộ, thống nhất, một số quy định trong các bộ Luật chưa có những quy định rõ ràng về chức năng nhiệm vụ của các tổ chức có liên quan dẫn đến việc nhiệm vụ thực hiện bị chồng chéo. Vì vậy, trong thời gian gian tới cần phải tiếp tục hoàn chỉnh bổ sung các điều luật, các thông tư, nghị định theo hướng: nâng cao trách nhiệm của người sử dụng vốn, cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư, có những văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể sao cho ngày càng đơn giản, dễ hiểu, dễ làm, xác định rõ trách nhiệm của các cá nhân; cụ thể như:
Những văn bản cũ cần phải sửa đổi, thay thế: Thông tư số 81 / 2003/TTLT/ BTC – BGD & ĐT ngày 14/ 08/2003 của liên tịch Bộ Tài Chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn nội dung, mức chi quản lý kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo đến năm 2005, thông tư hướng dẫn này đã không còn phù hợp với điều kiện mới, cần có thông tư thay thế hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục đào tạo đến năm 2010, thông tư số 87/2001/TT – BTC ngày 30/10/1001 của Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung, mức chi xây dựng chương trình khung cho các ngành đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học. Các mức chi này đến nay là quá thấp, không còn phù hợp, không khuyến khích được các giáo sư, nhà giáo giỏi tham gia biên soạn chương trình và giáo trình.
Những văn bản cần nghiên cứu để ban hành: Chế độ cử tuyển vào học tại các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; thực hiện Nghị định số 134/ 2006/ NĐ – CP ngày 14/ 11/2006 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 13/ 2008 / TTLT – BGDĐT –BLĐTBXH –BTC-BNV – UBDT ngày 07 /04/ 2008, tuy nhiên cần những hướng dẫn cụ thể thêm trong việc xác định chi phí trả cho cơ sở đào tạo hầu hết các cơ sở đào tạo đều yêu cầu mức phí đào tạo cao hơn mức học phí hiện hành (theo quyết định số 70/1998/ QĐ – TTg ngày 31 / 03/ 1998 của Thủ tướng Chính phủ) , điều này là thực tế vì học phí hiện nay chỉ bù đắp được một phần chi phí đào tạo. Phối hợp nghiên cứu xây dựng cơ chế tài chính đặc thù (định mức cấp ngân sách nhà nước, quản lý thu và sử dụng học phí…) đối với 04 trường Đại học cao đẳng cấp quốc tế, trong đó trường Đại học Việt Đức sẽ tuyển sinh khóa đầu tiên từ năm học 2008 -2009. Phối hợp nghiên cứu xây dựng chính sách tài chính cho các trường THPT chuyên tại các địa phương. Để đẩy mạnh hoạt động của các trường THPT chuyên nhằm đào tạo nguồn nhân tài của địa phương, cần thiết phải có một cơ chế tài chính thích hợp (chế độ đối với học sinh, giáo viên, định mức ưu tiên phân bổ ngân sách …). Bộ Tài chính chử trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng văn bản hướng dẫn việc thu và sử dụng đối với các khoản đóng góp tự nguyện của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cho các cơ sở giáo dục đào tạo; xây dựng cơ chế tài chính đối với cá trường đại học giảng dậy và học tập theo các chương trình tiên tiến; xây dựng chính sách hỗ trợ đối với các trường phổ thông bán trú tại miền núi, vùng dân tộc, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
Tích cực xây dựng kế hoạch trung hạn, kế hoạch năm có chất lượng cao, tính khả thi cao, đẩy nhanh tiến độ xây dựng khuôn khổ chỉ tiêu trung hạn của ngành Giáo dục và đào tạo làm cơ sở cho việc khai thác nguồn vốn ODA của các nhà tài trợ quốc tế theo hình thức Hỗ trợ ngân sách nhằm giảm thiểu các chi phí quản lý, chi phí giao dịch, tiến tới quản lý nguồn vốn ODA theo cơ chế quản lý ngân sách nhà nước và quản lý theo kết quả đầu ra. Tích cực tham gia quá trình vận động đàm phám các chương trình theo tinh thần chủ động xây dựng phù hợp với nhu cầu, điều kiện thực tế của ngành giáo dục.
3.2.2. Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước
Nhà nước thực hiện việc kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập, nhằm đảm bảo cho các cơ sở này phải tuân thủ các quy định của nhà nước. Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm sử dụng kinh phí giáo dục đúng mục đích, có hiệu quả. Từng bước thực hiện kiểm toán tài chính hàng năm đối với các cơ sở giáo dục đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo phải chỉ đạo các địa phương xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục phổ thông và phối hợp với Bộ Xây dựng quy hoạch xây dựng hệ thống các mục tiêu, trong điểm; tránh đầu tư vào các ngành , lĩnh vực mà nhu cầu xã hội không cao, hoặc khu vực kinh tế tư nhân có thể làm tốt. Để tăng cường hiệu quả thì cơ chế quản lý nhà nước cần thay đổi trên các nội dung sau:
Bộ Giáo dục Đào tạo cần có ý kiến thẩm tra khi phê duyệt dự án đầu tư cho các sử đào tạo trực thuộc các Bộ, ngành trung ương. Các Bộ ngành thực hiện chế độ báo cáo cho Bộ Giáo dục và Đào tạo để có thông tin kiểm tra, giám sát kế hoạch phát triển giáo dục đào tạo. Hoàn thiện cơ chế quản lý chung đối với các dự án ODA của ngành, tăng cường hoạt động giám sát của cơ quan quản lý nhà nước đối với các ban quản lý, ban điều phối dự án nhằm ngăn chặn những hành vi tiêu cực trong quá trình thực hiện các dự án và những vi phạm các quy định trong công tác mua sắm, đấu thầu.
Cơ quan quản lý giáo dục của địa phương (ở cấp tỉnh, thành phố là Sở Giáo dục và Đào tạo, ở cấp quận, huyện là Phòng Giáo dục và Đào tạo) cần có ý kiến thẩm định đối với các hoạt động đầu tư phát triển giáo dục ở địa phương. Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan đầu mối cấp tỉnh thực hiện tổng hợp kế hoạch và ngân sách giáo dục đào tạo ở địa phương để báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Xây dựng thống nhất bộ tiêu chuẩn quản lý tài chính giáo dục trong các cơ sở giáo dục và đào tạo và quy định báo cáo về tài chính của toàn bộ hế thống giáo dục cũng như của từng cơ sở.
Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ quản lý tài chính giáo dục. Trong đó quy định rõ chức năng nhiệm vục ủa các Bộ, ngành trung ương, của các địa phương trong việc phối hợp quản lý, kiểm tra, giám sát và báo cáo với Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp tục tăng cường phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng cho địa phương, các trường đại học, cao đẳng, cùng với đó các định trách nhiệm cụ thể của các đơn vị trong quá trình xây dựng và triển khai cáca dự án đặc biệt là các dự án ODA.
Đại diện phụ huynh học sinh ở các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông, đại diện học sinh, sinh viên và đại diện giáo viên, giảng viên ở các cơ sở đào tạo nghề chuyên nghiệp có quyền và trách nhiệm giám sát sử dụng kinh phí của cơ sở giáo dục đào tạo theo quy chế hoạt động của trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3.2.3. Giải pháp về đổi mới cơ chế tài chính
Bộ Tài chính cần có những bước đổi mới trong phương thức xây dựng và giao kế hoạch ngân sách, cơ cấu lại chi ngân sách cho ngành giáo dục theo hướng lập kế hoạch và giao trần ngân sách trung hạn (3 năm), giúp ngành giáo dục có thể chủ động sắp xếp, bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ chính sách phù hợp với trần ngân sách nhà nước giao, đồng thời có giải pháp huy động thêm nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ ưu tiên của ngành theo sự chỉ đạo của Chính phủ. Nhà nước cam kết dành đầu tư thỏa đáng và ngày càng tăng cho giáo dục và đào tạo, ngân sách Nhà nước đóng vai trò quyết định trong việc cung cấp nguồn lực thực hiện phổ cập giáo dục cho thực hiện phổ cập mẫu giáo 5 tuổi, phổ cập tiểu học và trung học cơ sở, mở rộng dần quy mô trung học phổ thông. Thực hiện phổ cập có sự đóng góp theo khả năng của người học. Ngân sách nhà nước đầu tư cho các cơ sở giáo dục đào tạo công lập đảm bảo đạt mức chất lượng tối thiểu ở các cấp học và trình độ đào tạo. Các địa phương có thể quy định mức chất lượng tối thiểu cao hơn, tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội của mình. Ở những trường mầm non và phổ thông công lập cung cấp dịch vụ giáo dục cao hơn mức chất lượng chuẩn. Thực hiện phân cấp quản lý tài chính cho các cơ sở tài chính cho các cơ sở giáo dục nhằm tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng ngân sách, tài chính, tài sản của các cơ sở theo tinh thần Nghị định 43/2006/NĐ – Cp ngày 25/ 04/ 2006 của Chính phủ, các cơ sở giáo dục xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để tăng cường quản lý và điều hành thu chi tài chính. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước theo hướng giảm bao cấp tràn lan; cải tiến phương pháp phân bổ kinh phí theo chương trình mục tiêu (chương trình phát triên, dự án đầu tư) và trực tiếp cho người thụ hưởng một cách công bằng, không phân biệt dân lập hay tư thục. Thực hiện 3 công khai trong các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập để người học và xã hội giám sát, đánh giá: công khai chất lượng đào tạo, công khai các điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, công khai thu, chi tài chính, thực hiện 4 kiểm tra: kiểm tra việc phân bổ và sử dụng ngân sách giáo dục, đào tạo, kiểm tra việc thu và sử dụng học phí trong các nhà trường, kiểm tra việc sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của người dân và các tổ chức cho nhà trường, kiểm tra việc thực hiện chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và xây dựng nhà công vụ cho giáo viên.
Nhà nước cần xây dựng cơ chế thích hợp để huy động các nguồn lực cho giáo dục, có chính sách khuyến khích sự đóng hóp của xã hội cho giáo dục theo khả năng của hộ gia đình, của các nhà hảo tâm, ban hành những quy định để cơ sở giáo dục dễ dàng nhận và sử dụng có hiệu quả các khoản tài trợ của các doanh nghiệp. Khuyến khích thành lập và phát triển các cơ sở giáo dục đào tạo ngoài công lập, trong đó có các trường ngoài công lập chất lượng cao, chi phí cao nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ cao của đất nước và nhu cầu được giáo dục của con em gia đình có thu nhập cao. Ngân sách nhà nước hỗ trợ các cơ sở giáo dục ngoài công lập, hôc trợ đào tạo giảng viên có trình độ cao, thực hiện các chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, cấp bù học phí (với mức chi phí của các trường công lập trong vùng) cho con em các đối tượng chính sách học ở các trường mầm non, phổ thông ngoài công lập.
Để có thể đảm bảo tạo ra sự công bằng trong giáo dục và phục vụ theo yêu cầu học của xã hội, bộ tài chính cần phân bố ngân sách nhà nước giành cho giáo dục theo hướng tập trung hỗ trợ cho vùng khó khăn, đào tạo các ngành nghề khoa học cơ bản, ngành nghề mới, công nghệ cao, đi tắt đón đầu và các ngành/nghề liên quan đến văn hoá dân tộc, ngành/nghề có chi phí đào tạo cao nhưng nhu cầu xã hội thấp. Xây dựng khuôn khổ pháp lý và quy định cụ thể nhằm thu hút sự tham gia và tăng nhanh vai trò của cộng đồng các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế để đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở đào tạo. Thực hiện nguyên tắc chia sẻ kinh phí giữa nhà nước, doanh nghiệp và người học. Xây dựng quỹ tín dụng ưu đãi cho cơ sở đào tạo vay để xây dựng cơ sở hạ tầng, không phân biệt công lập hay tư thục. Ưu tiên thu hút các nguồn vốn ODA và FDI để xây dựng cơ sở hạ tầng cơ sở đào tạo; đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục đại học để huy động các nguồn lực xã hội và cộng đồng. Nhà nước đi vay nước ngoài và các tổ chức quốc tế để trực tiếp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cơ sở đào tạo hoặc cho cơ sở vay lại theo lãi xuất ưu đãi để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhà nước bảo lãnh cho cơ sở đào tạo được trực tiếp vay vốn của nước ngoài, các tổ chức tín dụng quốc tế.
3.2.4. Nâng cao năng lực của các tổ chức điều hành
Kết quả của các dự án đầu tư nói chung và từ nguồn vốn ngân sách nhà nước nói riêng chịu ảnh hưởng rất nhiều của các tổ chức điều hành liên quan đến quá trình ban hành cơ chế chính sách, quá trình quản lý dự án đầu tư: chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, vận hành khai thác kết quả đầu tư. Vì vậy, một dự án muốn thực hiện đảm bảo chất lượng, thời gian tiến độ thực hiện, chi phí thực hiện hợp lý cần:
Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về đầu tư. Chất lượng của quy hoạch, kế hoạch xây dựng và thực hiện dự án của Việt Nam hiện nay còn rất thấp. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng đầu tư dàn trải không có trọng điểm, vì vậy cần phải có những biện pháp nâng cao chất lượmg của quy hoạch và kế hoạch cho chương trình, dự án đầu tư phát triển ngành giáo dục của Việt Nam trong thời gian tới như: tổ chức các buổi hội thảo về vấn đề xây dựng kế hoạch, quy hoach, tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn cho các đối tượng trực tiếp thực hiện lập quy hoạch, kế hoạch cho các chương trình dự án. Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước là đội ngũ trực tiếp liên quan đến kế hoạch phân bổ vốn đầu tư, chất lượng của cơ chế chính sách, cách thức điều hành và quản lý nguồn vốn trong dự án. Quá trình quản lý nguồn vốn trong dự án từ lúc hình thành dự án đến khi dự án được đưa vào vận hành khai thác là một quá trình bao gồm rất nhiều chủ thể tham gia, để đảm bảo cho quá trình đó vận hành đúng theo tiến trình đã đề ra và thực sự có chất lượng hiệu quả, phát huy được tác dụng của công trình đó thì đội ngũ cán bộ quản lý phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm để thích ứng xử lý khi cần có điều chỉnh đảm bảo sự hợp lý nguồn vốn cho các dự án. Tuy kế hoạch phân bổ vốn là kế hoạch dài hạn nhưng trong quá trình thực hiện các dự án nếu dự án nào thực hiện đúng quy trình và có hiệu quả nhưng còn thiếu vốn thực hiện thì có thể cắt giảm vốn từ dự án được cấp vốn nhưng dự án đó thực hiện không có hiệu quả, điều này sẽ đảm bảo thời gian giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và đảm bảo cho dự án được đầu tư có chất lượng cao.
Nâng cao năng lực của các tổ chức tư vấn trong nước. Sau khi gia nhập WTO Việt Nam chịu tác động rất nhiều ảnh hưởng từ những biến động của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế trong nước không chỉ đơn thuần bao gồm các doanh nghiệp trong nước hoạt động và cạnh tranh với nhau mà đã xuất hiện rất nhiều thành phần kinh tế nước ngoài tham gia vào quá trình hoạt động kinh tế, chính vì vậy việc ban hành chính sách ngày càng đòi hỏi có sự khách quan đảm bảo quyền lợi của tất cả các thành phần kinh tế, không những vậy cơ chế chính sách của Việt Nam cần phải có yếu tố kích thích sự phát triển của các thành phần kinh tế. Việc hoạch định chính sách tổng quát đến những quy trình cụ thể để thực hiện các công việc cần có sự tham gia của rất nhiều bộ ngành, các tổ chức tư vấn đặc biệt là các tổ chức tư vấn uy tín của nước ngoài. Trong quá trình thực hiện giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, tổ chức tư vấn đóng vai trò quan trọng nhất là giai đoạn tư vấn về việc phân bổ vốn cho các ngành, các địa phương hợp lý, đầu tư trọng điểm, tránh dàn trải gây thất thoát, lãng phí nguồn vốn.
Nâng cao năng lực của các nhà thầu: Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của ngành giáo dục nói riêng và các dự án đầu tư xây dựng cơ bản nói chung thì chủ đầu tư không đủ năng lực để thực hiện dự án, mà thường tiến hành lựa chọn một hoặc nhiều nhà thầu để thực hiện toàn bộ công trình hoặc từng phần của công trình theo Quy định trong Luật Đấu thầu đối với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Hoạt động mua sắm thông qua cách thức đấu thầu không những có vai trò quan trọng với bên mời thầu mà còn có tác động tích cực với các nhà thầu, hoạt động này đáp ứng được mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Như vậy, thời gian hoàn thành và chất lượng công trình phụ thuộc rất lớn vào năng lực của nhà thầu. Năng lực của nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu sẽ đảm bảo được tiến độ công trình và tiến độ giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, ngược lại nếu năng lực của nhà thầu được chọn không thực sự đáp ứng được yêu cầu của gói thầu sẽ dẫn đến khi công trình được thực hiện có chất lượng kém, làm tăng nhiều chi phí phát sinh: chi phí quản lý giám sát, chi phí sửa lại lỗi sai…Điều này sẽ làm kéo dài tiến độ thi công công trình và chất lượng công trình không được đảm bảo.
Nâng cao năng lực của nhà cung cấp thiết bị, nguyên vật liêu đầu vào. Nhà cung cấp thiết bị nguyên vật liệu đầu vào và cung cấp thiết bị ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của công trình xây dựng. Đối với các nguyên vật liệu và thiết bị trong nước, các doanh nghiệp cần phải luôn luôn có những biện pháp cải tiến sản phẩm để ngày càng có những sản phẩm chất lượng cao đáp ứng yêu cầu chất lượng và giá thành của các dự án xây dựng. Đối với nguyên vật liệu và máy móc thiết bị nhập khẩu từ nước ngoài, các nhà cung cấp thiết bị cần phải có khả năng kiểm định, kiểm tra, đánh giá chất lượng và mẫu mã sản phẩm một cách nghiêm túc và chính xác.
3.2.5. Giải pháp về tạo vốn ngân sách nhà nước giành cho đầu tư phát triển ngành giáo dục
Đảng và nhà nước cần có những chính sách nhằm khuyến khích, huy động tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục. Hoàn thiện cơ sở lý luận, thực tiễn, cơ chế chính sách và các giải pháp xã hội hóa giáo dục, nhằm tạo sự nhất trí cao trong xã hội về nhận thức và tổ chức thực hiện, bổ sung và hoàn thiện những văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách vĩ mô khuyến khích mạnh mẽ các tổ chức kinh tế - xã hội, các cá nhân đầu tư cho phát triển giáo dục, tạo điều kiện vừa nâng cao chất lượng đào tạo của hệ thống các trường ngoài công cập, các hình thức giáo dục ngoài nhà trường và các trung tâm giáo dục cộng đồng. Hoàn thiện các cơ sở pháp lý chính sách để phát triển hệ thống các trường ngoài công lập. Phát triển các trường ngoài công lập, chuyển một số trường công lập thành trường ngoài công lập khi có đủ điều kiện thích hợp để lượng vốn ngân sách nhà nước có thể tập trung vào các trường, các địa phương có điều kiện khó khăn. Mở rộng các quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ giáo dục, khuyến khích cá nhân và tập thể đầu tư phát triển giáo dục; đổi mới chế độ học phí của các trương đại học, cao đẳng công lập và ngoài công lập theo hướng đảm bảo tương xứng với chất lượng các dịch vụ giáo dục mà trường có thể cung cấp, phù hợp với khả năng của người học, đồng thời hỗ trợ và tiến hành miễn giảm học phí cho các đối tượng chính sách, gia đình có công và người nghèo
Các đơn vị chịu trách nhiệm lập kế hoạch về phân bổ vốn đầu tư các năm, quy hoạch trường lớp, định hướng phát triển ngành học cần mở rộng và tăng cường các mối quan hệ của nhà trường với các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội… tạo điều kiện để xã hội có thể đóng góp xây dựng cơ sở vật chất, góp ý kiến cho quy hoạch phát triển nhà trường, điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ đào tạo, hỗ trợ kinh phí cho người học và tiếp nhận người tốt nghiệp, giám sát các hoạt động giáo dục và tạo lập môi trường giáo dục lành mạnh. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục nhằm huy động nguồn lực từ hợp tác quốc tế để tăng cường trang thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục phổ thông, đặc biệt ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Tăng số dự án viện trợ, vốn vay để đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu về chuyển dịch cơ cấu lao động và xuất khẩu lao động. Hợp tác đầu tư xây dựng một số trung tâm công nghệ cao trong các cơ sở đào tạo đại học, nhập trang thiết bị thí nghiệm khoa học tiên tiến để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Phát triển các dự án hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu giáo dục nói riêng của cơ sở đào tạo đại học, các viện, các trung tâm chuyên nghiên cứu về giáo dục, trao đổi thông tin, tổ chức các hội thảo, hội nghị quốc tế , tham gia các hoạt động của các cơ quan Liên hiệp quốc, tổ chức các nước sử dụng Tiếng Pháp, các tổ chức thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương, tổ chức Á Âu và các tổ chức khác. Khuyến khích các chủ đầu tư nước ngoài có kinh nghiệm, tiềm lực, truyền thống và trình độ tiên tiến thành lập các cơ sở giáo dục 100% vốn ngoài hoặc liên doanh với các đối tác Việt Nam để đào tạo đại học, dạy nghề, giáo dục từ xa, mở các khóa học bồi dưỡng ngắn hạn có trình độ khu vực và quốc tế tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Các địa phương quy hoạch đất đai, xây dựng trường sở, phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện hiện đại, ký túc xá sinh viên, khu văn hoá thể thao, các công trình dịch vụ để đáp ứng những yêu cầu trước mắt và tạo lập các điều kiện phát triển trong tương lai. Thành lập Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Giáo dục Đào tạo để tạo kênh thu hút vốn độc lập hỗ trợ cơ sở đào tạo đầu tư . Phân cấp phê duyệt dự án đầu tư cho cơ sở đào tạo. Trường đại học công lập phê duyệt dự án đến 100 tỷ đồng. Khuyến khích tổ chức kinh tế, doanh nghiệp trong nước và ngoài nước xây dựng cơ sở vật chất tập trung cho cơ sở đào tạo hoặc cho thuê lại, không phân biệt công lập hay tư thục, có những chính sách ưu đãi về thuế các doanh nghiệp khi doanh nghiệp đầu tư vào giáo dục đào tạo. Khuyến khích các địa phương xây dựng các công trình phục vụ sinh viên ở các khu đại học tập trung, ácc thành phố lớn có nhiều cơ sở dào tạo.
Các cơ sở đào tạo tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ; ký kết các hợp đồng nghiên cứu khoa học và công nghệ; đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ; đăng ký tham gia tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; thành lập các tổ chức nghiên cứu và phát triển, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ, doanh nghiệp trực thuộc theo qui định của Pháp luật. Cơ sở đào tạo được hợp tác, liên doanh, nhận tài trợ của tổ chức, cá nhân góp vốn bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ để tiến hành các hoạt động khoa học và công nghệ và hoạt động sản xuất, kinh doanh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao, chuyển nhượng kết quả hoạt động khoa học và công nghệ; công bố kết quả hoạt động khoa học và công nghệ và các quyền khác theo qui định của pháp luật. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ ở các trường đại học; từng bước hình thành các trung tâm, viện nghiên cứu khoa học, công nghệ mạnh ở các trường đại học; xây dựng một số phòng thí nghiệm quốc gia trong các trường đại học trọng điểm, đầu ngành; giao nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản cho các trường đại học phù hợp. Nghiên cứu để tiến tới sáp nhập một số viện nghiên cứu khoa học cơ bản và nghiên cứu khoa học chuyên ngành vào trường đại học. Từng bước hỗ trợ để hình thành các cơ sở thực nghiệm về công nghệ trong các trường cao đẳng. Nguồn thu tài chính của cơ sở đào tạo thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghề và lao động sản xuất chiếm khoảng 30-40% tổng thu nhập hàng năm. Thực hiện chính sách ưu tiên cho thuê đất, chính sách vay vốn ưu đãi của Nhà nước, chính sách khuyến khích giáo viên các trường công lập chuyển sang tư thục; chính sách đào tạo đội ngũ giảng viên cho các trường tư....theo quy định của nghị định số 53/2006/NĐ-CP của Chính phủ.
KẾT LUẬN
Quá trình đổi mới giáo dục đào tạo ở Việt Nam diễn ra trong bối cảnh tình hình chính trị - xã hội của đất nước ổn định, an ninh quốc phòng được tăng cường, hệ thống chính trị được giữ vững, Việt Nam hội nhập ngày càng sâu hơn vào kinh tế thế giới, vị thế và uy tín của nước ta ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Cùng với bối cảnh trong nước và xu hướng trên thế giới, nền giáo dục của nước ta đã có những bươc tiến lớn: một hệ thống giáo dục quốc dân tương đối hoàn chỉnh, thống nhất và đa dạng hóa đã được hình thành với đầy đủ các cấp học và trình độ đào tạo từ xa từ mầm non đến sau đại học, quy mô đào tạo của các cấp học tăng đều và ổn định qua hàng năm, thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia: phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ và tiến hành phổ cập giáo dục trung học cơ sở, tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học, hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc ít người và vùng có nhiều khó khăn, đổi mới chương trình nội dung sách giáo khoa cho các lớp từ lớp 1 đến lớp 12… Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, đầu tư phát triển ngành giáo dục bằng ngân sách nhà nước vẫn còn một số hạn chế như nguồn vốn giành cho đầu tư giáo dục dàn trải chưa tập trung dẫn đến tiến độ giải ngân chậm, ảnh hưởng đến chất lượng công trình; vốn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư của của ngành, vấn đề quy hoạch của các công trình chưa hiệu quả chưa chủ động. Để nâng cao hiệu quả đầu tư cần phải tăng cường hiệu quả đầu tư của nhà nước, đổi mới cơ chế tài chính, đổi mới phương thức xây dựng và giao kế hoạch ngân sách, cơ cấu lại chi ngân sách cho ngành giáo dục theo hướng lập kế hoạch, giao trách nhiệm cụ thể cho các đơn vị, địa phương, để các địa phương chủ động và sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước với hiệu quả cao, tránh lãng phí, thất thoát trong quá trình đầu tư sử dụng vốn.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21693.doc