Đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Bình

LỜI NÓI ĐẦU Những năm gần đây, nhờ chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là chính sách đổi mới về đối ngoại và kinh tế đối ngoại cùng với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng nhanh ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, ngành du lịch Việt Nam nói chung và ngành du lịch của Ninh Bình nói riêng cũng có những bước tiến nhất định và ngày càng có tác động tích cực hơn đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội đất nước. Du lịch được xác định “ là một ng

docChia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1578 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành kinh tế mũi nhọn” trong các ngành kinh tế quốc dân và đang hội nhập với trào lưu phát triển du lịch của khu vực và thế giới. Khách du lịch đến Việt Nam đặc biệt là Ninh Bình đang ngày một tăng. Phát triển du lịch của Ninh Bình là phù hợp với xu thế của thời đại, phù hợp với chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam đặc biệt là chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Với vị trí địa lý và tiềm năng tài nguyên du lịch phong phú, những chính sách phù hợp, thời gian qua du lịch Ninh Bình đã có bước phát triển đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển du lịch của cả nước. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, nhiều tiềm năng du lịch chưa được khai thác hiệu quả, sự phát triển du lịch Ninh Bình chưa tương xứng với tiềm năng và vị trí của mình. Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật của Tỉnh mặc dù đã được cải thiện rất nhiều trong những năm gần đây nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, chất lượng phục vụ còn thấp, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, chưa phong phú. Đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn Tỉnh còn dàn trải và thiếu tập trung, khả năng thu hút vốn từ các nhà đầu tư không được cao. Chính vì thế trong thời gian đi thực tập vừa qua, em đã nghiên cứu và viết báo cáo thực tập, tên đề tài là: “Đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Bình.” Nội dung báo cáo được chia làm 2 chương: Chương I: Thực trạng đầu tư phát triển du lịch Ninh Bình giai đoạn 2006-2009 Chương II: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư vào du lịch Tỉnh Ninh Bình CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2006-2009 I. Những đặc điểm và tình hình kinh tế - xã hội của Ninh Bình ảnh hưởng tới đầu tư phát triển du lịch của tỉnh. 1. Điều kiện tự nhiên 1.1 Vị trí địa lý: Ninh Bình là một tỉnh nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ. Vị trí giới hạn từ 19o50 đến 20o26 vĩ độ Bắc, từ 105o32 đến 106o20 kinh độ Đông. Phía Bắc giáp Hà Nam; phía Đông giáp Nam Định; phía Đông Nam giáp biển Đông; phía Tây và Tây Nam giáp Thanh Hóa; phía Tây giáp Hòa Bình. Nằm cách thủ đô Hà Nội hơn 90 km, nằm trên tuyến đường giao thông đường sắt, đường bộ xuyên Việt, Ninh Bình trở thành một cầu nối giao lưu kinh tế, văn hóa giữa hai miền Nam-Bắc. Ninh Bình lại nằm trong vùng dồi dào năng lượng; có biển và hệ thống sông thông ra biển rất thuận lợi trong việc giao lưu với các tỉnh và quốc tế. Ninh Bình có các quốc lộ đi qua là 1A, 10, 12B, 45, có đường sắt Bắc Nam, có nhiều sông chảy qua (sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Vân, sông Vạc, sông Lạng…). Toàn bộ lãnh thổ của tỉnh nằm ở rìa Tây Nam đồng bằng sông Hồng, giáp với đồng bằng sông Mã qua vùng núi thấp Tam Điệp là phần cuối cùng của vùng núi Tây Bắc, trong khu đệm Hòa Bình – Thanh Hóa và tiếp giáp biển Đông. Do là vùng chuyển tiếp nên địa hình Ninh Bình khá phong phú, đa dạng, bao gồm cả các núi, đồng bằng, bờ biển. Đặc biệt là ở Ninh Bình, dạng địa hình Karst khá phổ biến và đây là dạng địa hình đặc biệt tạo nên các hang động và cảnh quan hấp dẫn, rất có giá trị trong việc thu hút khách du lịch. 1.2. Địa hình: Ninh Bình có một địa hình đa dạng, vừa có đồng bằng, đồi núi, nửa đồi núi và vùng ven biển. Về địa hình có ba vùng khá rõ: Vùng đồi núi, nửa đồi núi với các dãy núi đá vôi, núi nhiều thạch sét, sa thạch, đồi đất đan xen các thung lũng lòng chảo hẹp, đầm lầy, ruộng trũng ven núi, có tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là đá vôi, có nhiều tiềm năng phát triển là phát triển du lịch Vùng đồng bằng trung tâm là vùng đất đai màu mỡ, bãi bồi ven sông, có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ, và sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Vùng ven biển và biển có nhiều điều kiện phát triển nuôi trồng thuỷ sản khai thác các nguồn lợi ven biển. Đồi núi trùng điệp chiếm quá nửa diện tích tự nhiên của tỉnh; các vùng nửa đồi núi tuy không lớn nhưng lại phân bố rải rác, xen kẽ chạy dài từ điểm cực Tây huyện Gia Viễn theo hướng Đông Nam qua huyện Hoa Lư, Yên Mô xuống Kim Sơn và ra tới biển Đông (giáp huyện Nga Sơn - Thanh Hoá). Điểm cao nhất so với mặt biển là đỉnh Mây Bạc trên vườn Quốc gia Cúc Phương cao 656m, điểm thấp nhất so với mực nước biển là xã Gia Trung huyện Gia Viễn (-0,4m). Huyện Gia Viễn, Yên Mô và một phần huyện Hoa Lư là vùng trũng, hay bị úng lụt. Toàn tỉnh có 18 km bờ biển thuộc huyện Kim Sơn, có cửa sông Đáy đổ ra biển tạo ra vùng bãi bồi hàng năm tiến thêm ra biển khoảng 100 - 120m và quĩ đất tăng thêm hàng năm khoảng 140 - 168ha. Với địa hình đa dạng như vậy, Ninh Bình có đủ điều kiện để phát triển một nền kinh tế tổng hợp. Đứng về mặt địa hình, Ninh Bình cần tính tới các phương án khai thác hợp lý lãnh thổ để có sự phát triển tổng hợp, đạt nhịp độ tăng trưởng cao 1.3. Khí hậu: Ninh Bình thuộc vùng tiểu khí hậu của đồng bằng sông Hồng, ngoài ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc, Đông Nam, còn chịu ảnh hưởng của khí hậu ven biển, khí hậu rừng núi và nửa rừng núi. Thời tiết trong năm chia làm hai mùa khá rõ rệt: mùa khô từ tháng 11 - 12 năm trước đến tháng 4 năm sau; mùa mưa từ tháng 5 - tháng 10. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24,2oC và có sự chênh lệch không nhiều giữa các vùng (hơn kém nhau từ 0,3-0,4oC); tháng 7 có nhiệt độ trung bình cao nhất là 29,3oC, tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 17,9oC. Số giờ nắng trung bình mỗi tháng là 117,3 giờ, tháng 6 cao nhất là 187,4 giờ, tháng 2 thấp nhất là 24,3 giờ. Tổng số giờ nắng trung bình năm trên 1.400 giờ. Tổng nhiệt độ năm đạt tới trị số trên 8.500oC, có tới 8-9 tháng trong năm có nhiệt độ trung bình trên 20oC. Độ ẩm trung bình hàng năm là 83% và có sự chênh lệch không nhiều giữa các tháng trong năm: tháng 2 cao nhất là 89%, tháng 11 thấp nhất là 75%; giữa các vùng chênh lệch nhau trên dưới 1%. Lượng mưa rơi trung bình toàn tỉnh đạt từ 1.860 - 1.950 mm, phân bố tương đối đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ của Tỉnh. Trung bình một năm có 125 - 127 ngày mưa. Lượng mưa trung bình mỗi tháng là 238,8 mm; tháng 9 cao nhất là 816 mm, tháng 1 thấp nhất là 8,5 mm. Lượng mưa phân bổ không đều trong năm, thường tập trung vào các tháng từ tháng 5 đến tháng 10 và chiếm từ 86 - 91% tổng lượng mưa trong năm. 1.4 Thuỷ văn Ninh Bình có nhiều sông và đầm hồ. Đây là nguồn nước mặt cung cấp nước cho công nghiệp, nông lâm nghiệp và bồi đắp phù sa cho đồng ruộng. Hàng năm, hệ thống sông ngòi ở Ninh Bình được nuôi dưỡng bằng nguồn nước mưa dồi dào, tạo nên lượng dòng chảy tương đối phong phú (khoảng 30 l/s/km2). Mật độ mạng lưới sông ngòi khoảng 0,6-0,9 km/km2. Các sông lớn thường chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam để đổ ra biển. Ninh Bình có nhiều hồ lớn như hồ Đồng Thái, hồ Yên Thắng, hồ Đồng Chương, hồ Yên Quang, hồ Đầm Cút, đầm Vân Long... Với điều kiện thủy văn như vậy rất thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc tự nhiên từ nhiều miền địa lý khác nhau: nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới. Trên cơ sở đó có thể phát triển nền nông nghiệp đa dạng. Đồng thời cũng là điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp, du lịch và các hoạt động phát triển kinh tế khác. 1.5 Sinh vật Về các hệ động thực vật, nơi lưu giữ được thảm thực vật và động vật rừng có giá trị đối với du lịch tại Ninh Bình là Vườn quốc gia Cúc Phương. Rừng Cúc Phương là loại rừng mưa nhiệt đới điển hình với cấu trúc thảm thực vật nhiều tầng (5 tầng), phong phú về thành phần loài (2.000 loài). Động vật ở Cúc Phương cũng rất phong phú với 233 loài động vật có xương sống, nhiều loài chim và 24 trong số 30 bộ côn trùng có mặt tại Việt Nam. Bên cạnh Vườn quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long là khu bảo tồn sinh cảnh đặc trưng cho hệ sinh thái núi đá ngập nước. Đây cũng là nơi khoanh vùng bảo vệ loài Voọc quần đùi trắng - một loài linh trưởng quý hiếm đã được ghi trong Sách đỏ thế giới. 1.6. Đất đai: Ninh Bình có tổng diện tích tự nhiên là 139.011 ha, trong đó đất cho sản xuất nông nghiệp là 61.959 ha (chiếm 44,57% diện tích tự nhiên), đất lâm nghiệp 27.644 ha (chiếm 19,89% diện tích tự nhiên), đất chuyên dùng 15.197 ha (chiếm 10,93% diện tích tự nhiên), đất khu dân cư 5.346 ha (chiếm 3,85% diện tích tự nhiên) và đất chưa sử dụng 17.094 ha (chiếm 12,3% diện tích tự nhiên). Nhìn chung, tài nguyên đất ở Ninh Bình có độ phì trung bình với ba loại địa hình ven biển, đồng bằng và bán sơn địa nên có thể bố trí được nhiều loại cây trồng thuộc nhóm cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản; đồng cỏ chăn nuôi, cây rừng đa tác dụng. Vùng gò đồi có nhiều tiềm năng để chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển công nghiệp. Đây là một lợi thế của Ninh Bình so với một số tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng. Hiện nay, diện tích đất chưa sử dụng là 17.094 ha trong đó khả năng đưa vào khai thác cho các hoạt động kinh tế (trừ núi đá không rừng cây) còn 12.139 ha chiếm 8,73% diện tích tự nhiên. 1.7. Tài nguyên khoáng sản: Đá vôi: đây là nguồn tài nguyên khoáng sản lớn nhất của Ninh Bình. Với những dãy núi đá vôi khá lớn, chạy từ Hòa Bình qua Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Tam Điệp, Yên Mô ra tới tận Biển Đông dài hơn 40 km; diện tích trên 1,2 vạn ha, với trữ lượng hàng chục tỷ m3 đá vôi, chất lượng tốt. Đất sét: Phân bố rải rác ở các vùng đồi núi thấp thuộc xã Yên Sơn, Yên Bình, thị xã Tam Điệp, các huyện Gia Viễn, Yên Mô, dùng để sản xuất gạch ngói và làm nguyên liệu cho ngành đúc, đảm bảo cho xây dựng các nhà máy sản xuất gạch công suất 20-50 triệu viên/năm, khai thác ổn định trong vài chục năm. Tài nguyên nước khoáng: Nước suối Kênh Gà (Gia Viễn) có vị mặn, trữ lượng lớn, thường xuyên có nhiệt độ tới 53 - 54OC, có thể khai thác đưa vào tắm, ngâm chữa bệnh kết hợp với du lịch rất tốt. Nguồn nước khoáng Cúc Phương dùng để sản xuất nước giải khát và tắm ngâm chữa bệnh, có thành phần magiêbicarbonat cao. Tài nguyên than bùn: có trữ lượng nhỏ (khoảng 2 triệu tấn), phân bố ở Gia Sơn, Sơn Hà (Nho Quan), Quang Sơn (thị xã Tam Điệp)... Một số khoáng sản khác như: cát xây dựng, sét gốm sứ, sét ximăng, gạch ngói trữ lượng nhỏ, phân bố rải rác ven vùng đồi núi thấp ven thị xã Tam Điệp, Gia Viễn, Yên Mô. Bên cạnh đó, Ninh Bình còn nằm gần các nguồn năng lượng lớn của quốc gia ở miền Bắc như: bể than Quảng Ninh; thuỷ điện Hoà Bình; Nhiệt điện Phả Lại... giúp cho Ninh Bình thoả mãn các nhu cầu về than, điện phục vụ cho phát triển sản xuất cũng như nhu cầu dân sinh. 2. Điều kiện dân cư, kinh tế - xã hội: Dân số của Ninh Bình là 936.262 người trong đó số dân trong độ tuổi lao động xấp xỉ 60%, mật độ dân số 659 người/ km2. Dân tộc ngoài dân tộc Kinh và dân tộc Mường chiếm 1,7% dân số thì các dân tộc khác như Tày, Nùng, Thái, Hoa, H’Mông, Dao…mỗi dân tộc có từ trên một chục đến hơn một trăm người. Dân tộc Mường đã định cư khá lâu đời ở các xã thuộc miền núi cao như Nho Quan, Tam Điệp, còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa truyền thống hấp dẫn du lịch. Các dân tộc khác sống rải rác ở các địa phương trong tỉnh, không hình thành cộng đồng dân tộc nhất định, đa số có quan hệ hôn nhân và chịu ảnh hưởng sâu sắc của phong tục tập quán sinh hoạt, sản xuất, truyền thống văn hóa của người Kinh. Trong những năm qua, Ninh Bình đã thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII và XIV đề ra với kết quả năm sau cao hơn năm trước. Kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng được tăng cường, văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân ổn định và được cải thiện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt cao; tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn từ năm 1996-2000 đạt bình quân: 8,12%/ năm; từ năm 2001-2005 bình quân đạt 11,9%/năm; năm 2006 đạt 12,6%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Thu nhập bình quân đầu người năm 1991 đạt 0,51 triệu đồng, năm 2006 đạt 6,42 triệu đồng, tăng 12,5 lần. Thu ngân sách năm 1991 đạt 24,4 tỉ đồng, năm 2006 đạt 878 tỉ đồng, tăng 35,98 lần. Về nông nghiệp: tỉnh đã tập trung chỉ đạo chuyển được gần 9000 ha đất nông nghiệp trồng cây có giá trị thấp sang nuôi trồng các loại cây, con có giá trị kinh tế cao như: nuôi tôm sú, trồng cói ở Kim Sơn, nuôi tôm càng xanh, trồng dứa ở Tam Điệp, Nho Quan, nuôi thả cá chim trắng ở Gia Viễn, Hoa Lư, cấy các giồng lúa đặc sản: tám, nếp, dự... ở Kim Sơn, Yên Khánh.... Cả tỉnh có 294 trang trại mỗi năm doanh thu bình quân từ 20 triệu đồng trở lên. Về công nghiệp: tỉnh đã phê duyệt quy hoạch 22 khu công nghiệp, cụm công nghiệp với diện tích 880 ha trong đó có các khu công nghiệp, cụm công nghiệp lớn như: khu công nghiệp Tam Điệp, khu công nghiệp Ninh Phúc, cụm công nghiệp Gián Khẩu.... Ninh Bình đã ban hành các cơ chế, chính sách như: chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư vào các khu công nghiệp, khu du lịch; chính sách khuyến khích tài năng thu hút nhân tài; quỹ khuyến công ; quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển. Trên địa bàn tỉnh đã khởi công nhiều công trình lớn về giao thông, thuỷ lợi, du lịch, thể thao như: hồ Yên Thắng; dự án phân lũ, chậm lũ Nho Quan và Gia Viễn; sân vận động, Nhà thi đấu trung tâm; Nhà máy cán thép Tam Điệp công suất 36 vạn tấn/ năm; Nhà máy xi măng Tam Điệp công suất 1,4 triệu tấn/ năm....Các công trình đầu tư trên lần lượt đưa vào sử dụng sẽ tạo ra bước chuyển biến mạnh trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Các hoạt động dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, bảo hiểm, tín dụng, du lịch... đều đạt mức tăng trưởng bình quân trên 25%/ năm. Thu ngân sách tăng bình quân trên 20%/ năm. 3.Tài nguyên du lịch 3.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên Với diện tích tự nhiên 1.390,11 km2, tuy là một tỉnh không lớn nhưng Ninh Bình là một tỉnh có địa hình rất đa dạng: có núi, đồng bằng, vùng ven biển, mang đầy đủ sắc thái địa hình Việt Nam thu nhỏ… Đặc điểm về địa hình kết hợp với các thành phần tự nhiên khác như hệ thống thủy văn, lớp phủ thực vật... đã tạo cho Ninh Bình tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú. Thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, nhiều hang động nổi tiếng, quần thể hang động Tràng An, Tam Cốc – Bích Động, vườn quốc gia Cúc Phương với hệ động thực vật phong phú, khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long, khu du lịch sinh thái hồ Yên Thắng, Yên Đồng, Yên Thái với cảnh quan đặc sắc và tính đa dạng sinh học cao… Đây là tiền đề quan trọng cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn như du lịch sinh thái, du lịch vui chơi giải trí, du lịch chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch tham quan… Một số tài nguyên tiêu biểu: Vườn quốc gia Cúc Phương (huyện Nho Quan): Cúc Phương là vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam, thành lập vào 7/7/1962. Vườn quốc gia Cúc Phương có một quần thể hệ động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng và độc đáo. Vườn có diện tích 22.200 ha, trong đó ắ là núi đá vôi cao từ 300 đến 600m so với mặt biển. Tại đây có đỉnh Mây Bạc cao 648,2m. Khí hậu ở Cúc Phương thuộc loại khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm khoảng 24,7ºC. Địa hình phức tạp, rừng ở dạng nguyên sinh chứa nhiều bí ẩn, và cảnh quan độc đáo. Tại đây có rất nhiều hang động với cảnh quan kỳ thú và ẩn chứa những chứng tích văn hoá lịch sử lâu đời như động Trăng Khuyết, động Chúa, động Thuỷ Tiên, động Người Xưa, hang Con Moong, động San Hô... Trong vườn còn có suối nước nóng 38ºC. Hệ thực vật rất phong phú với 1.944 loài thuộc 908 chi và 229 họ. Đặc biệt có cây chò xanh, cây sấu cổ thụ đều trên dưới 1.000 năm tuổi, cao từ 50-70m. Riêng hoa phong lan có tới 50 loài, có loài cho hoa và hương thơm quanh năm. Hệ động vật đa dạng bao gồm 71 loài thú, hơn 300 loài chim, 33 loài bò sát và 16 loài lưỡng cư. Nhiều loài thú quí như: gấu, ngựa, lợn lòi, hổ, báo, chồn, sóc, khỉ... Khu chăn nuôi nửa tự nhiên với các loài hươu sao, nai, khỉ vàng, voọc quần đùi, sóc bay... là nơi phục vụ công tác nghiên cứu của các nhà khoa học và du khách có dịp chiêm ngưỡng như khi sống trong rừng tự nhiên. Cúc Phương còn là quê hương của hàng trăm loài chim, bướm đẹp và lạ. Hiện nay, vườn quốc gia Cúc Phương đã trở thành một trung tâm cung cấp các loài thực vật quý hiếm, có giá trị kinh tế cao phục vụ cho các chương trình trồng rừng trong khu vực và trên cả nước. Nơi đây đã có những khu gây giống tự nhiên đạt kết quả cho các loài chò chỉ, chò xanh, kim giao... Trong tương lai vườn còn xây dựng và mở rộng thêm cơ sở thực nghiệm để cung cấp giống nhiều loài cây thuốc, cây cảnh quý hiếm cho những nơi có nhu cầu. Đến Cúc Phương đẹp nhất vào mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4, khi những cơn mưa rừng dữ dội đã đi qua. Đường tới Vườn Quốc gia Cúc Phương rất thuận tiện. Một khu rừng nguyên sinh với hệ sinh thái rừng nhiệt đới đa dạng, phong phú được bảo vệ nghiêm ngặt lại nằm trên tuyến đường du lịch với những điểm du lịch hấp dẫn như Bích Động, cố đô Hoa Lư, bãi biển Sầm Sơn... đang cuốn hút khách du lịch đến tham quan và các nhà khoa học đến nghiên cứu. Tại vườn còn có một số chương trình du lịch cho khách lựa chọn như đi bộ, du lịch mạo hiểm, leo núi… Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long: Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long là khu bảo tồn sinh cảnh đặc trưng cho hệ sinh thái núi đá ngập nước có diện tích lớn nhất ở vùng đồng bằng sông Hồng (khoảng 2.643 ha). Đây cũng là nơi khoanh vùng bảo vệ loài Voọc quần đùi trắng - một loài linh trưởng quý hiếm đã được ghi trong Sách đỏ thế giới. Vân Long là một vùng đất còn ít được khám phá với cảnh quan đặc biệt hấp dẫn. Du khách từ Hà Nội về xuôi theo quốc lộ 1A xuống phía Nam, đến km 85 rẽ vào đường 12B tới vườn quốc gia Cúc Phương, đến km 6 rẽ phải vào đường Thống Nhất của xã Gia Vân, đi thêm 1 km nữa tới đê Đầm Cút là tới khu bảo tồn Vân Long. Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long nằm trên địa phận 7 xã thuộc huyện Gia Viễn, Ninh Bình là các xã: Gia Hưng, Liên Sơn, Gia Hòa, Gia Vân, Gia Lập, Gia Tân, Gia Thanh ở phía Đông Bắc tỉnh Ninh Bình, cách thị xã Ninh Bình gần 20km về phía Bắc. Địa hình Vân Long bằng phẳng, độ chênh không quá 0,5m nhưng có kiểu hình ô trũng giữa các dòng sông lớn nhất của Ninh Bình, nằm về phía Nam của châu thổ Bắc Bộ. Đất ngập nước với mức sâu khoảng vài mét, đan xen là các dãy núi đá vôi nổi lên cao sàn sàn dưới 300m, đỉnh núi Ba Chon cao nhất tới 428m. Ranh giới giữa chân các dãy núi và cùng đất trũng ngập nước còn xen kẽ một số đồi đá thấp có độ cao không quá 50m. Núi đá vôi và đồi cát chiếm ắ diện tích. Là khu vực có đa dạng sinh học, có HST núi đá vôi là nơi sinh sống của quần thể “Voọc quần đùi” lớn nhất Việt Nam. Rừng Vân Long có 457 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 327 chi, 127 họ. Đặc biệt có 8 loài được ghi trong sách Đỏ Việt Nam (1996) là kiêng, lát hoa, tuế lá rộng, cốt toái bổi, sắng, bách bộ, mã tiền hoa tán… Về động vật có 39 loài, 19 họ, 7 bộ thú; có 12 loài động vật quý hiếm như Voọc quần đùi (với số lượng lớn nhất ở Việt Nam), gấu ngựa, sơn dương, cu li lớn, khỉ mặt đỏ, cày vằn,… Trong các loài bò sát có 9 loài được ghi trong sách Đỏ Việt Nam là rắn hổ chúa, kỳ đà, trăn đất, rắn ráo trâu, rắn ráo thường, rắn sọc đầu đỏ, rắn cạp nong, rắn hổ mang, tắc kè. Điều đáng chú ý là tại khu vực ngập nước Vân Long có loài cà cuống thuộc họ chân bơi, một loài côn trùng quý hiếm, hiện còn rất ít ở Việt Nam. Cà cuống sống được thể hiện sự trong lành của môi trường nước, của không gian cảnh quan xung quanh. Không chỉ là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước, Vân Long còn là nơi có cảnh quan và di tích văn hóa có giá trị. Đây là núi Nghiên, núi Hòm Sách, núi Đá Bàn, núi Mèo cào, kia là núi Cô tiên, núi Voi dựng, núi Cánh cổng… Mỗi trái núi là một huyền thoại hấp dẫn. Khu Vân Long còn có 32 hang động đẹp, nhiều hang rộng có giá trị như hang Cá, hang Bóng, hang Rùa, hang Chanh… ở đây còn có Kẽm Chăn và đền thờ Mẫu, nơi thờ mẹ của bốn tướng Hồng Nương… Non nước Vân Long, một cảnh núi ẩn mây trời, mây che ấp núi. Nước ở đây mênh mông phẳng lặng, không có sóng to gió lớn, mang phong cảnh một miền quê êm ả - một Vịnh Hạ Long không có sóng. Đây chính là một nơi du lịch sinh thái rất tốt, là hiện trường nghiên cứu, học tập cho các nhà khoa học, sinh viên khi muốn nghiên cứu về vùng đất ngập nước nội đồng của Việt Nam. Quần thể khu du lịch hang động Tràng An: Nằm ở thôn Tràng An, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, cách cố đô Hoa Lư khoảng 4km về phía Nam, diện tích trên 1.500ha, với những dải đá vôi, các thung lũng và những dòng sông ngòi đan xen vào nhau tạo nên một không gian huyền ảo và thơ mộng. Sau khi du khách dâng hương tưởng niệm tại hai đền vua Đinh và vua Lê, đến bến thuyền sông Sào Khê. Từ đây những chiếc thuyền nan lướt nhẹ trên mặt nước qua Xuyên Thuỷ Động sẽ đưa du khách vào thăm quần thể hang động Tràng An. Hai bên dòng sông là những phong cảnh sơn thuỷ hữu tình mà thiên nhiên đã ban tặng nơi đây: đây là núi ông Trạng, núi Hòm Sách, núi Mỏ Trả, kia là núi con mèo... Khu du lịch Tràng An có quần thể hang động như: hang Ba Giọt, hang Địa Linh, hang Tối, hang Sáng, hang Ao Trai, hang Seo,.. và các thung lũng như: thung đền Trần, thung Mây, thung Nấu rượu, thung Khống... các hang xuyên thuỷ dài và đẹp mới được khai thác sẽ làm cho du khách ngỡ ngàng. Tất cả dường như hoà quyện vào nhau tạo nên một không gian kỳ thú. Tam Cốc: Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động là một quần thể du lịch, một địa danh nổi tiếng từ xa xưa, thuộc địa phận huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình; cách thủ đô Hà Nội 100 km về phía Nam. Nơi đây vẫn giữ được nét nguyên sơ, thiên tạo, với nhiều hang động, di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng trong và ngoài nước như: đền Thái Vi, Tam Cốc, chùa Bích Động, động Tiên, chùa Linh Cốc… Tam Cốc nghĩa là ba hang: hang Cả, hang Hai và hang Ba ở thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư. Du khách vào thăm Tam Cốc chỉ có một con đường thủy duy nhất, vào ra mất khoảng hơn 1 giờ đồng hồ. Đến đình Các ở thôn Văn Lâm, ra bến sông Ngô Đồng - con đường thủy dẫn vào Tam Cốc. Lúc thuyền luồn vào ba hang, du khách sẽ cảm nhận được làn không khí trong lành, mát lạnh của hương đồng gió nội. Thạch nhũ từ trần hang rủ xuống lô nhô óng ánh như những khối châu ngọc kỳ ảo. Động Địch Lộng: Động thuộc xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn, được nhân dân phát hiện từ năm 1739. Trong động có một nhũ đá giống tượng Phật nên đã lập bàn thờ Phật ở đây. Đến năm 1740 động được nhân dân trong vùng tu bổ thành một ngôi chùa để thờ Phật. Động rộng chừng 10 gian nhà, trong động được bày nhiều tượng Phật, tượng La hán, tượng Hộ pháp đặt trên các bệ đá. Đặc biệt có hai tượng Phật được tạc bằng đá xanh nguyên khối rất đẹp. Động gồm có ba hang nối liền nhau, hang ngoài thờ Phật, rồi đến hang Tối, hang Sáng. Vào động Địch Lộng du khách như đang lạc vào cõi trùng điệp của đá. Nhiều nhũ đá mang hình dáng như voi uống nước, voi chầu, hổ phục, phượng múa, rồng uống nước, khỉ cõng con… Mỗi không gian của vách động, trần động là một bức tranh nghệ thuật, một nét chạm khắc tuyệt với của thiên nhiên, của thời gian trên đá. Một điều độc đáo là nhũ đá trong động thay đổi màu theo ánh sáng mặt trời. Lúc rạng đông có màu hồng, buổi trưa lấp lánh như pha lê, và chuyển màu đỏ thẫm khi hoàng hôn. Trong động còn có lối lên Trời, lối xuống Âm phủ, lối xuống Âm phủ của động đầy huyền bí bởi nước của các nhũ đá đều đặn nhỏ giọt tạo nên một bản nhạc không bao giờ dứt. Cảnh đẹp của Địch Lộng được vua Minh Mạng ban tặng cho 5 chữ khi đến tham nơi đây - “Nam thiên đệ tam động” (Động đẹp thứ 3 Trời Nam). Động Tiên: Động Tiên còn có tên gọi khác là động Móc, ở thôn Đam Khê, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, cách Bích Động gần 1km. Động gồm có ba hang lớn, rộng, và cao vời vợi. Đường vào động phải đi qua một khe hang nhỏ, mấp mô. Trần động là vân đá, nhũ đá rủ xuống lấp lánh nhiều sắc màu. Nhiều khối nhũ đá từ trên trần rủ xuống nền động cao hơn chục mét tựa như những rễ cây đa cổ thụ. Nhiều nhũ đá được đặt tên như: cây tiền, cây thóc, ông tiên, cô tiên, con voi, con hổ, kỳ đà... Xung quanh vách động và trên nền cũng có rất nhiều măng đá, nhũ đá. Những nhũ đá được thiên nhiên chạm trổ vừa phóng khoáng, vừa tinh xảo mà sống động. Đứng từ bên ngoài nhìn vào, dưới ánh sáng kỳ ảo động Tiên như một lâu đài nguy nga tráng lệ trong huyền thoại. Đến thăm động Tiên, du khách sẽ như lạc bước vào chốn bồng lai, tiên cảnh, được khám phá và hoà mình vào khung cảnh tự nhiên kỳ thú. Động Sinh Dược: Động Sinh dược thuộc địa phận thôn Xuân Trì, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, là động xuyên thủy dài gần 2km. Vào động bằng một trong hai cửa, ngồi thuyền mất hơn một giờ đồng hồ, du khách vào cửa động bên này sẽ ra cửa động bên kia. Những dải nhũ đá thiên hình vạn trạng, quyến rũ sức tưởng tượng của du khách. Chỗ này nhũ đá như được gọt dũa một cách tinh tế, chỗ kia như bột dẻo nặn ra rất mềm mại. Có nhiều “con vật” như sống ở thời hồng hoang hiện về. Tùy theo hướng ngồi và ánh sáng chiếu vào, du khách sẽ thấy nhũ đá với những dáng hình khác nhau. Đặc biệt là có chỗ nhũ đá nhỏ li ti, có chỗ nhũ đá chảy dài xuống mặt nước, sống trong nước như san hô. Điều kỳ lạ nữa là rất nhiều nhũ đá ở trên trần hang trắng muốt như dát bạc, như muối trắng phau bao bọc xung quanh. Thành động là những vách đá phẳng dựng đứng, chỗ này như đá xây, chỗ kia đá bào mòn đến trơ trụi, nhẵn bóng. Chắc chắn du khách sẽ bị cuốn hút bởi vẻ đẹp kỳ ảo của động và không thể khám phá hết cái thế giới kỳ thú này chỉ thông qua một chuyến đi. Đèo Tam Điệp: Đèo Tam Điệp còn có tên là đèo Ba Dội đã đi vào trong thơ ca của bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Đèo thuộc thị xã Tam Điệp, cách thị xã Ninh Bình 18km về phía Nam. Nơi đây có 3 dãy núi đá vôi chạy suốt từ Hòa Bình về, ăn ra biển Đông theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Chỗ núi đá hạ thấp xuống gọi là Đèo. Vì có ba đèo liền nhau nên gọi là Tam Điệp. Điều độc đáo ở đây là đèo Tam Điệp có đất đỏ. Từ đây, du khách có thể quan sát cả một vùng rộng lớn. Toàn cảnh đèo là những dãy núi hùng vĩ, hiểm trở, quanh co như những con rồng uốn khúc, đan xen là những thung lũng rộng và nhiều dòng suối trong xanh uốn lượn. Đèo Tam Điệp không chỉ có cảnh đẹp mà còn là một phong tuyến phòng ngự rất lợi hại, mang vị trí chiến lược trong quân sự như bức tường thành thiên nhiên án ngữ con đường thiên lý ra Bắc vào Nam. Vì vậy, từ xa xưa nơi đây đã được chọn là cửa ải (quận Cửu Chân - Thanh Hóa và quận Giao Chỉ - Bắc Bộ). Như vậy, đèo Tam Điệp không chỉ là một thắng cảnh mà còn là một di tích lịch sử nổi tiếng đã đi vào lịch sử, đi vào thơ văn của các thi nhân xưa và nay. Suối nước nóng Kênh Gà: Suối nước nóng mặn Kênh Gà thuộc thôn Kênh Gà, xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn. Du khách đến bến sông ở cống Đồng Trưa trên dòng sông Hoàng Long để bắt đầu hành trình tham quan suối nước nóng Kênh Gà. Thuyền ngược dòng Hoàng Long, du khách thỏa sức ngắm nhìn cảnh trời mây, sông nước. Núi Kênh gà trông xa như hình một con lạc đà đang đi, nơi đây có một nguồn nước suối nóng mặn, vì thế suối có tên là Kênh Gà. Dòng nước từ trong núi chảy ra, trong vắt, chưa bao giờ ngừng. Mạch nước này có từ lâu lắm, nhưng đến năm 1940 người Pháp mới biết tới và bắt đầu nghiên cứu và đưa vào khai thác. Nước khoáng Kênh gà chứa nhiều muối natriclorua, kaliclorua, canxi, magieeclorua và muối Bicacbonat, nước không màu, trong, nhiệt độ ổn định cho quanh năm là 53ºC. Nước khoáng Kênh Gà dùng để tắm hay ngâm mình nhiều lần sẽ khỏi các bệnh như khớp mãn tính, viêm dây thần kinh, các bệnh ngoài da và phụ khoa... Nước suối Kênh gà uống vào có tác dụng kích thích hoạt động của gan, mật, chữa bệnh bướu cổ, và dùng để bào chế thành huyết thanh tiêm tĩnh mạch... Động Vân Trình: Động Vân Trình rộng gần 3.500m2, là một động lớn nhất và đẹp nhất của tỉnh Ninh Bình, sánh ngang với động Thiên Cung ở Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Động nằm trong núi Mõ, thuộc thôn Vân Trình xã Thượng Hòa huyện Nho Quan. Núi Mõ là tên gọi tượng hình của dân gian, còn tên chữ thời xưa gọi là núi Thổ Tích. Theo sách Đại Nam nhất thống chí “núi Thổ Tích cách huyện Gia Viễn 32 dặm về phía Tây, sườn núi có động, động lại chia làm hai, động trước có khe hở ánh sáng thấu suốt, động sau rất sâu, khi vào tất phải dùng đuốc, phần này rộng rãi có thể chứa được vài trăm người; thạch nhũ kết tụ, sắc óng ánh đáng yêu”. Động Vân Trình gồm 2 hang liền nhau, so le một cao một thấp là hang Cả và hang Hai. Trong cả hai hang đều là những nhũ đá đẹp như những “vách gấm”, nhiều khối nhũ đá từ trên nóc động chảy xuống, có khối chạm đến nền hang, như những nhánh rễ cây đa cổ thụ to lớn thả xuống mặt đất. Động Vân Trình còn giữ nguyên được nét đẹp trinh nguyên, tinh khiết của đá. Du khách đến đây không cần phải tưởng tượng về chốn bồng lai tiên cảnh, mà chính hang đã là cảnh thần tiên hiện giữa cõi trần. Hồ Đồng Chương: Một hồ nước trong nằm giữa hai xã Phú Lộc và Phú Long, huyện Nho Quan có tên gọi là Đồng Chương. Xung quanh hồ là những dải đồi thông xanh mướt, nhấp nhô, trùng điệp vây phủ lấy mặt hồ làm cho nước hồ đã xanh lại càng thêm xanh. Gần hồ có thác Ba Tua, và dòng Chín Suối. Đi thăm hồ, rồi leo đồi lên đến đỉnh du khách sẽ gặp được một hồ nước nhỏ gọi là Ao Trời, cũng trong xanh và không lúc nào cạn nước. Du khách đến đây sẽ thấy được vẻ đẹp hòa quyện của thiên nhiên và con người nơi đây, vì thế Đồng Chương được ví như “Đà Lạt” của Ninh Bình. Hồ Đồng Thái: Cách thủ đô Hà Nội 115 km về phía Đông Nam hồ Đoòng Đèn và hồ Đồng Thái trên địa bàn hai xã Đông Sơn (Thị xã Tam Điệp) và Yên Đồng (huyện Yên Mô) có diện tích rộng hơn 380ha được bao bọc bởi dãy núi Tam Điệp hùng vĩ và con đê trải dài hơn 10 km. Hồ có trữ lượng hơn 8.000.000m3 nước với hàng trăm loài thực vật, động vật thủy sinh không chỉ phục vụ cho tưới tiêu nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản mà còn là một điểm du lịch sinh thái lý tưởng. Núi chùa Bái Đính: Ninh Bình là địa phương có nhiều hang động nổi tiếng. Trong đó, có một động được người xưa khẳng định “Nào Địch Lộng, nào Thiên Tôn, Bàn Long, Bích Động xem còn kém đây”, đó là hang động ở núi Bái Đính thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn. Núi Bái Đính đứng độc lập, cao đến hơn 200m, có diện tích khoảng gần 150.000m2, quay hướng Đông, có dáng vòng cung hai bên khép lại tựa tay ngai tạo thành một thung ở dưới rộng khoảng 3ha gọi là thung Chùa. Nhìn theo một góc khác, núi lại trông giống một người khổng lồ ngồi quay lưng ra biển, hai chân duỗi về phía Tây Bắc và Tây Nam. Đứng từ xa nhìn lên thấy cảnh núi ẩn mây trời, mây che ấp núi tạo thành một bức tranh phong cảnh sơn lâm ngoạn mục. Núi Bái Đính hiện còn giữ được cái nguyên sơ của núi rừng xa xưa, c._.ây cối tươi tốt, có nhiều cây cao to bao phủ núi non, xanh mướt một màu dịu mát. Lên thăm động, du khách phải bước lên trên 300 bậc đá. Đi được nửa quãng đường là đến hang Voi Phục, trong hang đặt tượng Đức Ông mặt đỏ - người có nhiệm vụ trông coi toàn bộ cảnh chùa. Tiếp tục leo hết 300 bậc đá, phía bên tay phải là động Sáng - động thờ Phật. Chiều cao của động trên 2m, dài 25m và rộng 15m, nền hang bằng phẳng. Một điều rất kỳ lạ là trần hang không có các nhũ đá chảy xuống mà bằng phẳng, nhẵn lỳ. Chỉ lác đác ở thành hang có nhũ đá. Tương truyền, xưa kia Thiền sư Nguyễn Minh Không (1065-1141) khi đến đây tìm cây thuốc đã phát hiện ra động này và từ đó biến làm động thờ Phật. Đối diện với động Sáng thờ Phật là động Tối thờ Liễu Hạnh - bà chúa Thượng Ngàn. Động Tối cao và rộng hơn gồm 7 hang, mỗi hang có cấu tạo khác nhau, có hang ở trên cao, có hang ở sâu hơn 4m, có hang nền bằng phẳng, có hang nền trũng như lòng chảo nhưng đều thông nhau theo các ngách đá. Hang giữa rộng nhất là nơi thờ bà chúa Thượng Ngàn, tượng bằng đá được sơn son thiếp vàng. Du khách đi thăm quan núi Bái Đính không chỉ thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, mà điều quan trọng là yêu thích khám phá thiên nhiên, tìm thấy sự đồng cảm, sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên, từ đó nâng tâm hồn con người thêm phong phú. Thời kỳ Cách mạng tháng 8 năm 1945, núi chùa Bái Đính là nơi hoạt động bí mật của các chiến sỹ cộng sản. Trong thời gian kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, núi chùa Bái Đính là nơi ở, làm việc của công an, bộ đội, ban tôn giáo vận khu ủy… Nơi đây cũng dùng làm khu vũ khí, kho quân lương, bệnh viện… rất an toàn. Ngày 18/6/1997 Bộ Văn hóa Thông tin đã ra quyết định số 1543, cấp bằng “Di tích lịch sử văn hóa Núi Chùa Bái Đính”. Hiện nay, khu vực núi chùa Bái Đính đã được UBND tỉnh phê duyệt dự án tu bổ tôn tạo lại chùa Bái Đính thành một tổ hợp vui chơi giải trí, văn hóa tín ngưỡng tâm linh vào loại lớn của tỉnh và vùng đồng bằng Sông Hồng. Chùa Bái Đính đã được đầu tư tu bổ, tôn tạo khang trang hơn, với pho tượng Phật ngồi bằng đồng nặng 150 tấn (to nhất khu vực Đông Nam á), 3 pho tượng Tam thế nặng 100 tấn và quả chuông đồng nặng 50 tấn. Ngoài ra, còn có khu vườn tượng với 108 pho tượng các vị la hán được chế tác từ đá xanh Ninh Bình. Khi dự án hoàn thành, nơi đây sẽ là một trung tâm dịch vụ du lịch lịch văn hóa tín ngưỡng hấp dẫn. Ngoài các điểm danh lam thắng cảnh trên, Ninh Bình còn có nhiều vùng cảnh quan khác có giá trị, đặc biệt là hệ thống các hang động karst nằm trải dài dọc theo lãnh thổ của tỉnh Ninh Bình (đáng chú ý là khu vực huyện Yên Mô và Tam Điệp) trong đó đáng chú ý như động Mã Tiên, động Hang Mát, động Trà Tu, động chùa Hang, hang Dơi, hang Bụt... đều là những tài nguyên du lịch có giá trị; cùng với hệ thống các hồ thủy lợi như hồ Yên Thắng, hồ Yên Đồng... bên cạnh việc cung cấp nước cho thủy lợi, sinh hoạt còn sẽ là những điểm tài nguyên du lịch sinh thái hồ có nhiều khả năng hấp dẫn du khách. Hệ sinh thái vùng ven biển: Với 18 km đường bờ biển nơi có cửa sông đổ ra với sự hình thành 2 cồn nổi (Cồn Thoi và Hòn Nẹ), thảm thực vật ngập mặn đã hình thành tạo thành nơi cư trú của nhiều loài sinh vật, đặc biệt là một số loài chim di cư quý hiếm như Cò thìa… Đây cũng là một dạng tài nguyên du lịch tự nhiên có ý nghĩa đối với sự phát triển du lịch của Ninh Bình. 3.2 Những đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán ảnh hưởng tới phát triển ngành du lịch của tỉnh. Tài nguyên du lịch nhân văn là những giá trị vật chất cũng như tinh thần do bàn tay và khối óc của sự đoàn kết của cộng đồng các dân tộc anh em cùng chung sống ở Ninh Bình sáng tạo và gìn giữ trong dòng chảy của cuộc sống. Các tài nguyên này bao gồm những di tích lịch sử - văn hóa, di tích lịch sử - cách mạng, các làng nghề thủ công truyền thống, những giá trị văn hóa phi vật thể như văn nghệ dân gian, lễ hội... thể hiện bẳn sắc văn hóa hết sức đa dạng của nhân dân Ninh Bình và là nguồn lực thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. 3.2.1. Các di tích lịch sử - văn hóa ♦ Cố đô Hoa Lư Cố đô Hoa Lư là kinh đô của nhà nước phong kiến tập quyền ở nước ta, thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, nằm trên một diện tích trải rộng khoảng 400ha. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước là Đại Cồ Việt và chọn Hoa Lư là kinh đô. Kinh đô Hoa Lư tồn tại 41 năm (từ năm 968 đến năm 1009) trong đó 12 năm là triều đại nhà Đinh và 29 năm kế tiếp là triều đại nhà Tiền Lê (người đầu tiên là Lê Hoàn lên ngôi Hoàng Đế hiệu là Lê Đại Hành). Trước khi rời đô về kinh thành Thăng Long, Lý Công Uẩn lên ngôi vua tại Hoa Lư, lấy đế hiệu là Lý Thái Tổ. Hơn ngàn năm trước, Hoa Lư là đế đô thật nguy nga, tráng lệ. Những núi đồi trùng điệp xung quanh vòng đai kinh đô như tấm bình phong; sông Hoàng Long uốn khúc và cánh đồng Hoa Lư Nho Quan, Gia Viễn mênh mông là hào sâu thiên nhiên rất thuận lợi về mặt quân sự. Khu thành Hoa Lư rộng đến 300ha. Thành gồm hai khu là khu trong và khu ngoài, thông với nhau bằng một lối đi nhỏ hẹp và hiểm trở. Mỗi khu gồm có nhiều vòng, nhiều tuyến nhỏ. Theo truyền thuyết, cung điện được xây ở thành ngoài. ở phía Đông có lối đi chính vào thành. Đến năm 1010 Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, từ đó kinh đô Hoa Lư trở thành cố đô. Ngày nay trên nền cung điện năm xưa là hai ngôi đền cách nhau chừng 500m. Một đền thờ Đinh Tiên Hoàng và một đền thờ Lê Đại Hành. Về thăm lại đất Hoa Lư là dịp để chúng ta chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc, những nét đẹp của toàn bộ khu di tích, ghi dấu thời kỳ mở nước huy hoàng, độc lập, tự chủ của đất nước Đại Cồ Việt từ ngàn năm về trước... ♦ Đền vua Đinh (làng Trường Yên Thượng, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư): Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng. Đền toạ lạc trên khuôn viên  diện tích chừng 5 ha, thờ vua Đinh Tiên Hoàng. Đền được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 17, theo kiểu “nội công, ngoại quốc”. Lớp ngoài là Ngọ môn quan (cổng ngoài) có 3 gian lợp ngói. Qua một sân ngắn vào đến lớp thứ hai là đến Nghi môn (cổng trong) 3 gian dựng bằng gỗ lim kiến trúc theo 3 hàng chân cột. Bốn góc ngoài của Nghi môn nội có xây bốn cột trụ cao. Đi hết chính đạo, qua hai cột trụ lớn là đến sân rồng. Giữa sân rồng có một long sàng bằng đá xung quanh chạm nổi, dài 1,8m, rộng 1,4m. Hai bên sập rồng có 2 con nghê đá chầu, được tạc trên hai tảng đá xanh nguyên khối đẹp. Từ sân rồng bước lên là Bái đường 5 gian, kiến trúc độc đáo. Tiếp đến là Thiêu hương, kiến trúc theo kiểu ống muống, nơi thờ tứ trụ triều đình nhà Đinh. Đi hết toà Thiêu hương du khách bước vào chính cung 5 gian. Gian giữa thờ tượng vua Đinh được đúc bằng đồng đặt trên bệ thờ bằng đá xanh nguyên khối. Hai bên bệ đá có hai con rồng chầu bằng đá, tạc theo kiểu yên ngựa. Gian bên phải thờ tượng Đinh Hạng Lang (ngoài), Đinh Toàn (trong) đều quay mặt về phía Bắc, là hai con thứ của vua Đinh Tiên Hoàng. Gian bên trái thờ tượng Đinh Liễn quay mặt về phía nam là con trưởng của vua Đinh Tiên Hoàng. Đền Đinh Tiên Hoàng là một kiến trúc độc đáo trong nghệ thuật chạm khắc gỗ và đá của các nghệ sĩ dân gian Việt Nam ở thế kỷ 17 - 19. Đền vua Đinh nằm giữa các tán cây đại thụ, các vườn cây ăn quả, cây cảnh đan xen nhau càng tạo nên vẻ bề thế, hoành tráng tôn nghiêm của ngôi đền. ♦ Đền vua Lê (làng Trường Yên Hạ, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư): Đền thờ vua Lê Đại Hành cách đền vua Đinh chừng 300m. Đền nằm ở làng Trường Yên Hạ nên còn gọi là đền Hạ. Trước mặt đền là núi Đèn, sau lưng là núi Đìa. Đền có qui mô nhỏ hơn đền vua Đinh. Qua Nghi môn ngoại (cửa ngoài) theo đường chính đạo lát gạch, phía bên trái là một hòn non bộ lớn, cao 3m tượng hình chim phượng múa, mỏ quay vào đền, hai cánh như đang bay. Bên tay phải là nhà Tiền bái, ở mặt tiền có hòn non bộ “Hổ phục” gồm gốc cây duối thân to có 9 núi, tuổi thọ trên 300 năm. Bên trái nhà Tiền bái có hòn non bộ có dáng “voi quỳ” được khắc hai chữ Hán “Bất di”. Qua Nghi môn nội (cửa trong) cũng 3 gian, theo chính đạo kiến trúc đăng đối là hai vườn hoa, tiếp đó là hai dãy nhà vọng. ở giữa vườn hoa bên phải có hai non bộ “Phượng ấp”, bên trái là hòn non bộ “Long Mã”. ở sân rồng gần gian giữa của Bái đường có long sàng bằng đá. Đền có ba toà: toà ngoài là Bái đường; toà giữa là Thiêu hương thờ Phạm Cự Lượng (người có công với vua Lê Đại Hành) và Chính cung nơi đặt tượng vua Lê Đại Hành (gian giữa), tượng thái hậu Dương Vân Nga (bên trái) và tượng Lê Long Đĩnh con thứ 5 của vua Lê (bên phải). Điều đặc biệt ở đền thờ vua Lê Đại Hành là nghệ thuật chạm khắc gỗ ở thế kỷ 17 đã đạt đến trình độ điêu luyện, tinh xảo. Đền được xây dựng để tỏ lòng biết ơn của nhân dân đối với ông vua đã có công lớn lao trong việc xây dựng đất nước vào thế kỷ thứ 10. ♦ Nhà thờ đá Phát Diệm Nhà thờ đá Phát Diệm (thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn): cách Hà Nội 129 km về phía Nam, được xây dựng từ năm 1875 đến năm 1898. Phát Diệm có nghĩa là phát sinh ra cái đẹp, tên Phát Diệm do Nguyễn Công Trứ đặt. Nhà thờ được xây dựng với trình độ kỹ thuật và điều kiện giao thông của những năm cuối thế kỷ 19 thì chỉ việc vận chuyển hàng nghìn tấn đá, có những phiến nặng 20 tấn, hàng trăm cây gỗ lim về tới Phát Diệm để xây nhà thờ cũng là một kỳ công. Kim Sơn vốn là vùng đất mới khai khẩn, trước đây rất lầy lội, để xử lý độ lún của khu đất trước khi xây dựng người ta đã chuyển cả một quả núi nhỏ cách 40km về Phát Diệm, khách về thăm nhà thờ còn thấy núi Sọ, đấy chính là một phần của trái núi đã được dân rời về Phát Diệm. Đây là một quần thể kiến trúc gồm có: Ao hồ, Phương Đình, Nhà thờ lớn, Nhà nguyện kinh thánh Rô Cô, Nhà nguyện kinh trái tim chúa, Nhà nguyện kinh thánh Giu-Se, Nhà nguyện kinh thánh Phê-Rô, ba hang đá nhân tạo, nhà thờ đá. ♦ Đền Thái Vy: Đền Thái Vy được xây dựng theo kiểu “nội công, ngoại quốc”. Trước đền có giếng Ngọc xây bằng đá xanh. Qua nghi môn phía bên phải là gác chuông hai tầng, tám mái, xây theo kiểu chồng diêm. Gác chuông làm bằng gỗ lim, mái lợp ngói mũi hài, các đầu đao cong vút như đuôi chim phượng. Bên hông có quả chuông đúc năm 1698. Từ sân rồng bước theo các bậc đá có độ cao 1,2m là đến Ngũ Đại môn (5 cửa lớn), có 6 cột đá tròn song song đều được chạm khắc nổi chầu và chính điện. Qua 5 cửa lớn là đến Bái Đường 5 gian uy nghi cũng có 6 cột đá vuông chạm khắc câu đối ở mặt ngoài, các mặt khác chạm khắc nổi: long, ly, quy, phượng, cá chép hoá long. Tiếp theo 4 hàng cột, đều được chạm khắc nổi long vân. Qua Trung đường vào 5 gian Chính tẩm cũng có 8 cột đá tròn được chạm khắc nổi: cầm, kỳ, thi, họa. Trong cung khám của Chính Tẩm giữa là tượng Trần Thánh Tông, bên trái là tượng Trần Thái Tông, bên phải là tượng hoàng hậu Thuận Thiên. Ngoài ra, trong Chính Tẩm còn phối thờ Trần Nhân Tông (bài vị thờ), Trần Anh Tông. Hàng năm cứ đến ngày 14 tháng 3 (âm lịch), lễ hội đền Thái Vy được tổ chức, gọi là quốc lễ. Đây là dịp để nhân dân Ninh Bình và nhân dân cả nước tưởng nhớ công lao các vua Trần - những người có công lớn với dân, với nước. Hình thức tổ chức lễ hội gồm hai phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ được tiến hành hai hình thức: rước kiệu và tế. Phần hội ở đền Thái Vy thực sự là phần vui chơi giải trí của nhân dân và những người đến dự với các trò múa lân, múa rồng, đánh cờ người, đấu vật, bơi thuyền... ♦ Đền đức Thánh Nguyễn Đền đức Thánh Nguyễn (đền Nguyễn Minh Không): tọa lạc tại xã Gia Thắng, huyện Gia Viễn, thờ quốc sư Nguyễn Minh Không. Nguyễn Minh Không sinh ngày 15/10 năm ất Tỵ (1065), đời vua Lý Thánh Tông, tại Đàm Xá phủ Trường Yên, tên tự là Chí Thành. Năm 11 tuổi ông xuất giá, thụ giáo đạo Phật với Từ Đạo Hạnh (? - 1117) người làng Yên Lãng (nay thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội) là bậc cao tăng nổi tiếng. Trở thành nhà tu hành với pháp danh Minh Không, ông đã lập ra nhiều chùa và trụ trì nhiều chùa. Trong chùa Quỳnh Lâm ở Quảng Ninh, do Nguyễn Minh Không sáng lập, hiện còn lưu giữ một pho tượng Phật Di lặc bằng đồng cao 6 trượng, được coi là một trong “An Nam tứ đại khí” (Bốn báu vật lớn của Việt Nam). Không chỉ là một nhà tu hành lớn, Nguyễn Minh Không còn là một danh y. Tương truyền, khi vua Lý Thần Tông mắc trọng bệnh, Ngài được mời về cung chữa trị cho vua khỏi bệnh và được vua ban cho hiệu “Quốc sư”, từ đó ngài được gọi là “Lý Quốc sư”. Nguyễn Minh Không còn được suy tôn là ông tổ của nghề đúc đồng. Vua Lý Anh Tông (1138-1175) cho lập đền thờ ở Kinh đô (phố Lý Quốc Sư ngày nay); Ngài còn được thờ ở chùa Keo xã Xuân Hồng huyện Giao Thủy Nam Định; chùa Địch Lộng xã Gia Thanh huyện Gia Viễn Ninh Bình và ở nhiều chùa ở các nơi khác trong cả nước và được tôn là Bậc Thánh. Đền đức Thánh Nguyễn vốn là một ngôi chùa nhỏ do chính ông xây dựng vào khoảng năm 1121. Đền được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc trên một khu đất rộng gần 2 mẫu. Đền quay hướng Nam, trước đền có một con ngòi hình rồng chín khúc (một nhánh của sông Hoàng Long), xa hơn nữa là sông Hoàng Long, rồi đến các dãy núi phía Tây Nam có núi Rồng, núi Rắn, núi Phượng, núi Voi, núi Đính. Bài vị của đức Thánh Nguyễn được thờ ở gian giữa của Chính Tẩm, phía sau bài vị là bát hương và tượng Thánh ở tuổi 40 ngồi xếp bằng trong tư thế thiền định. 3.2.2 Các lễ hội Với lịch sử hình thành lâu đời, là nơi sinh sống của một số dân tộc thiểu số như Mường, Tày, Nùng, Thái, Dao…, lại có truyền thống đấu tranh anh dũng, cần cù lao động, chất phác, thật thà đã tạo nên một sắc thái văn hóa đặc trưng riêng có của Ninh Bình. Các lễ hội như lễ hội Trường Yên, lễ hội đền Thái Vi, lễ hội chùa Bái Đính, lễ hội đền Nguyễn Công Trứ…, các làng nghề truyền thống như làng thêu ren Ninh Hải, làng nghề chiếu cói Kim Sơn, làng chạm khắc đá Ninh Vân… góp phần tạo nên một hệ thống tài nguyên du lịch văn hóa hấp dẫn, có giá trị để phát triển du lịch. * Lễ hội Trường Yên: Hội được tổ chức vào ngày mồng 10 đến 13 tháng 3 âm lịch hàng năm tại xã Trường Yên, Huyện Hoa Lư (Cố đô Hoa Lư) để tưởng nhớ công đức vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành, bao gồm hai phần lễ và hội. Phần Lễ Tổ chức rước nước ở bến Trường Yên (sông Hoàng Long) và được tổ chức tế lễ rất trang nghiêm ở hai đền vua Đinh và vua Lê. Phần Hội: Tổ chức diễn trò “Cờ lau tập trận”, thi viết chữ nho, cờ tướng, múa rồng, kéo chữ... Mùa xuân trẩy hội Trường Yên cũng là dịp du khách đi thăm di tích đền vua Đinh, đền vua Lê, thăm lăng vua Đinh trên đỉnh núi Mã Yên, độ cao khoảng 150m, tưởng nhớ về nguồn cội, tổ tiên - một vùng đất “địa linh nhân kiệt”. * Lễ hội đền Thái Vi: Hội được tổ chức hàng năm từ ngày 14 đến ngày 17 tháng 3 âm lịch tại thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư. Đây là dịp để nhân dân Ninh Bình và nhân dân cả nước tưởng nhớ công lao các vua Trần - những người có công lớn với dân với nước. Phần Lễ được tiến hành dưới hai hình thức: rước kiệu và tế. Rước kiệu ở đền Thái Vi không chỉ có một đoàn, mà là trên 30 đoàn của các xã trong huyện Hoa Lư và trong tỉnh Ninh Bình. Sau phần rước kiệu là đến phần tế. Tế là nghi lễ quan trọng được tổ chức trước đền. Phần Hội ở đền Thái Vi thực sự là phần vui chơi giải trí của nhân dân và những người đến dự hội, gồm các trò: múa lân, múa rồng, đánh cờ người, đấu vật, bơi thuyền ngoạn mục. * Lễ hội đền Địch Lộng: Lễ hội được tổ chức vào hai ngày: mùng 6 và mùng 7 tháng 3 (âm lịch) tại chùa Địch Lộng thuộc huyện Gia Thanh, huyện Gia Viễn. Phần Lễ tổ chức dâng hương và lễ Phật theo nghi thức nhà Phật. Phần Hội cũng tổ chức các trò chơi dân gian như: múa lân, múa rồng, cờ tướng, thi viết chữ nho... * Lễ hội chùa Bái Đính: được tổ chức vào ngày mồng 6 tháng giêng hàng năm tại thôn Sinh Dược xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn. Cũng như các lễ hội khác, hội gồm có hai phần là phần lễ và phần hội. Phần Lễ thường tổ chức dâng hương, tưởng nhớ các vị anh hùng có công với nước với dân. Phần Hội kéo dài từ 3 đến 5 ngày, tổ chức các trò chơi dân gian như: đánh cờ, đấu vật... * Lễ hội Báo bản Nộn Khê: Lễ hội được tổ chức vào ngày 14 tháng giêng (âm lịch) hàng năm tại đình làng Nộn Khê, xã Yên Từ, huyện Yên Mô. Phần Lễ ngoài việc tổ chức tế, dâng hương tôn vinh công đức của các vị tiền bối lập ra làng xã, còn dâng hương tưởng nhớ, tỏ lòng biết ơn các liệt sỹ là con em của làng. Một nét độc đáo của lễ hội Báo bản là kính báo lên Thành Hoàng, các bậc tiên tổ về sự thành đạt, hiếu học của con em dân làng và những thành tích của làng đã đạt được trong năm cũ. Phần Hội cũng có những trò vui chơi giải trí như các lễ hội khác. * Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ: tổ chức vào 3 ngày, từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 11 (âm lịch) tại đền Nguyễn Công Trứ thuộc xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn. Ngày 13 tế yết cáo, ngày 14 tế chính kỵ, ngày 15 tế tạ. Hình thức tế theo phong tục tế lễ như các lễ hội khác. Phần Hội có các trò dân gian như: múa lân, đấu vật, thi bơi trải trên sông Ân... 3.2.3. Các làng nghề truyền thống * Thêu ren Ninh Hải: Tương truyền, từ năm 1285, khi vua Trần Thái Tông tròn 40 tuổi, nhường ngôi cho con lên làm Thái Thượng Hoàng đã về vùng núi Vũ Lâm tu hành (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư), bà Trần Thị Dung là vợ Thái sư Trần Thủ Độ theo triều đình nhà Trần về đây đã truyền dạy cho nhân dân thôn Văn Lâm nghề thêu ren. Như thế, nghề này đến nay đã có trên 700 năm. Hiện nay ở Ninh Hải, gia đình nào cũng có nhiều loại khung thêu, có khung to bằng cả chiếc chiếu nằm, có khung nhỏ chỉ bằng bàn tay. Bằng những sợi chỉ mảnh mai, cùng những miếng vải rộng, hẹp, đủ mọi mầu sắc, với đôi bàn tay khéo léo, người thêu ren đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật. Đường nét thêu ren rất tinh xảo, uyển chuyển, mềm mại, thanh tú, nhưng lại sống động, mịn màng như những nét vẽ. Sản phẩm thêu ren rất phong phú: ga trải giường, rèm cửa, gối, khăn bàn, tranh, ảnh... * Mỹ nghệ cói Kim Sơn: Cây cói xuất hiện ở Kim Sơn mới gần 2 thế kỷ nhưng đã có một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế của huyện. Người dân Kim Sơn đã dùng cây cói làm nhiều sản phẩm như: chiếu, thảm, làn, khay, hộp, đĩa, cốc, tách, túi xách, mũ.... Đặc biệt, khi nói đến nghề mỹ nghệ cói cở Kim Sơn phải nói đến nghề dệt chiếu. Dệt chiếu là cả một quá trình lao động sáng tạo, vất vả, thận trọng từ khâu chọn cói, phơi cói, nhuộm cói sao cho đỏ tươi và bền mầu, sợi đay dệt phải nhỏ và bền, đến khâu đan dệt cải hoa của chiếu. Người cải hoa phải nhanh, uyển chuyển, mềm mại, mắt phải tinh, tay phải chính xác, thuộc từng nét cải để không đan lỗi. Người tạo cói phải nhanh, đặc biệt là phải nhịp nhàng theo người dệt. Sự hài hoà, ăn ý giữa người lao cói và dệt chiếu phải cẩn thận, trau chuốt, tỷ mỉ. * Chạm khắc đá Ninh Vân: Nói đến xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, nhân dân cả nước đều biết đến nghề cổ truyền chạm khắc đá. Từ những hòn đá sù sì, qua bàn tay của người thợ đã thành những tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo. Sản phẩm đá gồm các loại: tượng, chim thú, bể cảnh, bia, thống, chậu hoa, bàn, ghế, sập, hương án, ngai, cầu, cổng, ngưỡng cửa, xà nhà... Ngoài ra còn có các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và những đồ vật bằng đá như: bộ ấm trà, gạt tàn thuốc lá, khóm trúc, bé cưỡi trâu, đĩa, bát, tranh ảnh... Tất cả đều được chạm khắc tinh tế, sống động, đường nét tao nhã, uyển chuyển, mềm mại, dường như có phép lạ ở đôi bàn tay và khối óc của các nghệ nhân. 3.2.4. Ẩm thực Bên cạnh những món ăn của vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ, ẩm thực Ninh Bình có đặc trưng riêng. Đó là: * Tái dê Hoa Lư: Huyện Hoa Lư có những dãy núi đá vôi nên dê thường sống trên đó rất nhiều. Người ta bắt dê núi về làm lông, thui vàng, mổ ra ướp với lá hương nhu hoặc lá cúc tần hơn chục phút, rồi lọc lấy thịt (để cả da) đem nhúng vào nước sôi cho chín tái, sau đó thái nhỏ, mỏng đều (thái ngang xớ). Lấy vừng đã rang giã dập, sả thái nhỏ, lá chanh, gừng, ớt tươi thái nhỏ, nước chanh, bột ngọt đổ vào thịt dê tái đã thái, tất cả trộn đều là thành tái dê. Ăn tái dê phải kèm theo lá sung, chuối xanh, khế, lá mơ và không thể thiếu tương gừng để chấm. Có thêm chén rượu Lai Thành để uống thì quả là điều thú vị. * Nhất hưởng thiên kim (cơm cháy): Cơm cháy được làm từ cơm đã nấu chín, dàn mỏng ra thành hình tròn, để cho nguội và khô, rồi bỏ vào chảo dầu rán cho đến khi giòn vàng lấy ra bẻ thành từng tảng nhỏ để vào bát to. Thịt bò thăn thái lát, tim cật lợn thái mỏng, ướp gia vị cùng với cà chua, cà rốt, hành tây, nấm hương trộn đều, xào cho chín, rồi đổ vào bát cơm cháy. Cơm cháy kêu xèo xèo, bốc khói, toả mùi thơm. Nhai cơm cháy giòn tơi, chứa nhiều hương vị của món ăn thập cẩm nóng sốt, đậm đà, không bao giờ quên được. * Nem Yên Mạc (Yên Mô): Nem chua Yên Mạc có từ lâu lắm rồi, nhưng hiện nay ở Yên Mạc số người làm được loại nem đặc biệt này không nhiều, bởi ngoài bí quyết nhà nghề đòi hỏi phải có niềm đam mê, yêu nghề. Quy trình chế biến phải tuân thủ nghiêm ngặt: nem làm ra bảo đảm phải sạch, thơm ngon, mầu sắc tươi, sợi thái phải đều, để hàng tuần vẫn dùng được và không bị biến chất. Nem Yên Mạc sau thời gian ủ men là ăn được ngay, để từ 5 đến 7 ngày mở ra sắc vẫn hồng, hương vị thơm và ngọt. Dù ăn ngay hay để lâu, khi gỡ nem ra vẫn rời, tơi cho lên đĩa gắp từng dúm nhỏ, lấy lá ổi tầu, lá sung, cùng rau thơm cuộn lại, chấm với nước mắm chanh, tỏi giã nhỏ thêm ớt hoặc hạt tiêu người ăn sẽ cảm nhận đủ vị ngọt, cay, thơm lan toả khắp cơ thể. * Rượu Lai Thành: Lai Thành là miền quê nằm ở cực Nam huyện Kim Sơn, có nhiều đặc sản như gạo tám xoan, dự hương, nếp mùa, nếp hoa cau, chiếu cải.... Nhưng nổi tiếng hơn cả vẫn là thứ rượu được chưng cất từ gạo trồng trên chính đất này. Hạt gạo tròn, thơm, vỡ ra trắng như mầu sữa, thoang thoảng một vị hương dịu ngọt... Mỗi năm, người Lai Thành đều giành một phần quỹ đất để trồng thứ lúa nếp truyền thống đó. Lúa nếp gặt về, phơi khô, sàng sẩy thật kỹ đưa vào chum bảo quản để nấu rượu. ở đây đã có nhiều gia đình hàng chục đời theo nghề nấu rượu, có vài tộc họ chuyên làm men rượu và họ có những bí quyết riêng, nên men của họ dù có để hàng năm vẫn thơm và khô. Để có một loại men quý họ còn dùng cả một vài thứ dược liệu có tác dụng lưu thông khí huyết, diệt khuẩn, nên rượu Lai Thành, khi nấu ra càng để lâu rượu uống càng ngon, càng chắc. Qua những đặc điểm kể trên ta thấy, khách đến với Ninh Bình sẽ được thăm các di tích lịch sử văn hóa, chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên rừng núi trùng điệp các dãy núi đá vôi và hệ thống các hang động karst huyền bí kỳ ảo, thăm vường quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn đất ngập nước đồng bằng Vân Long, tìm hiểu nét văn hóa của cộng đồng các dân tộc anh em, tham gia vào các sinh hoạt tín ngưỡng truyền thống của nhân dân địa phương và thưởng thức các món ăn đặc sản của vùng đất Ninh Bình... Đây có thể coi là nguồn tài nguyên du lịch vô tận của Ninh Bình trong sự nghiệp phát triển du lịch. 4. Đánh giá chung về tiềm năng, nguồn lực phát triển du lịch 4.1. Những lợi thế: Ninh Bình với vị trí địa lý thuận lợi, lại nằm trong vùng tiếp giáp giữa đồng bằng và vùng núi, lại nằm trong một khu vực trũng tiếp giáp Biển Đông, tạo cho Tỉnh có một dạng địa hình đa dạng, có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch du lịch tham quan nghỉ dưỡng, du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch vui chơi giải trí, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - tín ngưỡng tâm linh… Các di tích danh thắng như VQG Cúc Phương, khu du lịch sinh thái Tràng An, khu Tam Cốc-Bích Động, khu suối khoáng Kênh Gà-Vân Trình, khu BTTN đất ngập nước Vân Long, hệ thống các hang động karst như động Tiên, động bà chúa Mát, cảnh quan các vùng hồ thủy lợi… đều có sức hấp dẫn đối với du khách. Với vị trí thuận lợi trong giao thông, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có cả đường sắt và đường bộ chạy qua thuộc hệ thống đường giao thông huyết mạch xuyên suốt Bắc-Nam, có đường Hồ Chí Minh chạy qua…, nếu biết liên kết với các tỉnh, thành phố lớn thuộc vùng đồng bằng sông Hồng (Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây) và các tỉnh thuộc miền núi Tây Bắc và Trung Bộ, Nam Bộ thì sẽ tạo được những tuyến du lịch hấp dẫn, có khả năng đón tiếp cả khách du lịch nội địa lẫn quốc tế. Một trong những yếu tố tạo nên sự độc đáo của du lịch Ninh Bình đó là sự tồn tại của một hệ thống núi đá vôi Karst già với diện tích hàng ngàn ha tập trung ở khu vực phía Bắc và Tây Bắc của tỉnh. Nhiều du khách trong và ngoài nước khi đến thăm Ninh Bình đã ví nơi đây như là “Hạ Long cạn”, đó là quần thể núi đá vôi tại cố đô Hoa Lư, Tam Cốc-Bích Động, và gần đây là khu vực Kênh Gà-Vân Trình, khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long, khu du lịch sinh thái Tràng An… Ngoài ra, khu vực núi đá vôi Trường Yên, khu vực thị xã Tam Điệp huyện Yên Mô, cũng là những vùng cảnh quan đẹp có giá trị cho phát triển du lịch. Tuy nhiên, hiện nay việc khai thác các nguồn tài nguyên tự nhiên để phát triển kinh tế xã hội ở Ninh Bình, đặc biệt là khai thác tài nguyên núi đá vôi cho phát triển công nghiệp chế biến vật liệu xây dựng đã và đang đe dọa đến tài nguyên, môi trường du lịch. 4.2.Những hạn chế và nguyên nhân: Các tài nguyên du lịch của Ninh Bình phần lớn vẫn ở dạng tiềm năng, một số đã được quan tâm nhưng vẫn ở dưới dạng quy hoạch mà chưa triển khai thành các dự án đầu tư cụ thể, hoặc đã lập dự án đầu tư nhưng công tác triển khai còn chậm… nên chưa thể biến tiềm năng thành những sản phẩm du lịch. Là một địa phương nằm trong vùng Bắc Bộ, hoạt động của du lịch Ninh Bình mang tính “mùa vụ” rất rõ nét do chịu ảnh hưởng sâu sắc của đặc điểm khí hậu á nhiệt đới ở khu vực phía Bắc bên cạnh những ảnh hưởng khác mang tính xã hội như “mùa” lễ hội; “mùa” nghỉ hè của học sinh, sinh viên; “mùa” du lịch của khách du lịch quốc tế, đặc biệt từ các nước Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Đại dương. Một số tai biến tự nhiên bất lợi như lũ quét, bão lụt, úng ngập… cùng những tác động tiêu cực của con người như phá rừng, khai thác vật liệu xây dựng bừa bãi… cũng gây ra những cản trở không nhỏ đối với công tác gìn giữ và khai thác tài nguyên du lịch, một số vùng cảnh quan đã bị ô nhiễm và xuống cấp. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch (cấp thoát nước, cấp điện, bưu chính viễn thông…) tuy thời gian gần đây đã được chú trọng đầu tư nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu; một số khu vực vẫn chưa được cấp nước sạch sinh hoạt, một số khu vực chưa có sóng di động… Hệ thống dịch vụ y tế, bảo hiểm, ngân hàng… chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Trình độ dân trí còn thấp, nguồn nhân lực và đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh còn thiếu, lao động nhàn rỗi thiếu việc làm còn nhiều. II. Tình hình đầu tư phát triển Ngành Du lịch Ninh Bình giai đoạn 2006-2009 1.Thực trạng đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành Du lịch Tỉnh Ninh Bình Đầu tư vào cơ sở hạ tầng thường không mang lại những lợi ích kinh tế cụ thể hay thời gian thu được lợi nhuận là rất dài, đồng thời đây là lĩnh vực yêu cầu nguồn vốn khá lớn. Chính vì vậy các nhà đầu tư thường không đủ khả năng hoặc không mong muốn đầu tư vào lĩnh vực này. Nhưng cơ sở hạ tầng lại là yếu tố tiên quyết để phát triển kinh tế - xã hội. Vậy để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết nguồn vốn. Trong thời gian qua, những công trình lớn, trọng điểm đầu tư vào cơ sở hạ tầng thường là do Nhà nước đầu tư. Sự hỗ trợ từ ngân sách, kết hợp cả nguồn vốn địa phương và nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng du lịch của Trung ương thật sự là “xúc tác” góp phần quan trọng trong việc tạo ra môi trường thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Tỉnh Ninh Bình có nguồn tài nguyên du lịch phong phú nhưng với ngân sách địa phương eo hẹp nên những năm trước đây đã không cho phép tỉnh đầu tư phát triển trong lĩnh vực này. Từ năm 2000 đến nay, với nguồn vốn hỗ trợ của Ngân sách Trung Ương nhiều dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ chiến lược phát triển du lịch đã được triển khai. Năm 2004, Chính phủ tiếp tục hỗ trợ 500 tỷ đồng vốn ngân sách cho đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch (tổng số vốn được cấp 4 năm 2001-2004 là 1.596 tỷ đồng), trong đó hơn 70% vốn đầu tư vào các địa phương có khu du lịch Quốc gia. Nguồn vốn trên đã được các địa phương triển khai nghiêm túc, có hiệu quả, làm "mồi" thu hút các nguồn vốn đầu tư khác trong nước và ngoài nước.... Năm 2004, có 18 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực du lịch, với tổng số vốn đăng ký đạt trên 110 triệu USD; nguồn vốn ODA chủ yếu tập trung vào lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực (Dự án EU, Dự án VIE 015), xây dựng Luật Du lịch và phát triển du lịch cộng đồng. Các dự án đào tạo nguồn nhân lực do EU tài trợ với số vốn 11,8 triệu EURO, Dự án "Phát triển du lịch Mêkong" vay của ADB, dự án đào tạo nghiệp vụ Khách sạn do Luxembourg tài trợ.... đã được triển khai. Năm 2006, toàn Tỉnh có 5 dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng được chuyển tiếp từ năm trước vào các khu du lịch với tổng mức đầu tư là 2.879,378 tỷ đồng ( từ nguồn vốn ngân sách TW và ngân sách địa phương). Bao gồm các dự án: Dự án đầu tư xây dựng phát triển tôn tạo, nâng cấp CSHT khu du lịch Tam Cốc- Bích Động: tổng mức đầu tư là 199,850 tỷ đồng. Dự án đường lang nghề truyền thống ( Ninh Thắng, Ninh Hải, Ninh Xuân, Ninh Vân): tổng mức đầu tư là 18,965 tỷ đồng. Dự án nạo vét tuyến giao thông đường thuỷ Bích Động- hang Bụt, Thạch Bích- thung Nắng với tổng mức đầu tư là 50,8 tỷ đồng. Dự án khu du lịch Tràng An, diện tích 1961 ha. Đây là là dự án đầu tư CSHT trọng điểm của tỉnh với tổng mức vốn là 2.572,243 tỷ đồng. Đầu tư vào CSHT khu du lịch sinh thái Vân Long với tổng số vốn đầu tư là 37.520 tỷ đồng. Năm 2007 không có dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mới, 5 dự án chuyển tiếp từ năm trước với tổng số vốn kế hoạch được giao là 399 tỷ đồng ( 100% từ nguồn vốn ngân sách TW). Năm 2008, cơ sở hạ tầng của du lịch Ninh Bình đã được đầu tư 913,2546 tỷ đồng tập trung vào 11 dự án, bằng 29,1% tổng mức đầu tư đã được duyệt. Trong đó vốn đầu tư từ Ngân sách Trung ương là 908,9196 tỷ đồng, riêng khu du lịch Tràng An được xác định là điểm nhấn quan trọng để thu hút khách du lịch đến Ninh Bình. Năm 2009,cơ sở hạ tầng của du lịch Ninh Bình đã được đầu tư là 1.395.124,6 tỷ đồng tập trung vào 9 dự án,bằng 40% tổng mức đầu tư đã được duyệt. Theo kế hoạch, trong năm 2010 các doanh nghiệp sẽ phấn đấu đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật du lịch trên 1.557 tỷ đồng. Tập trung vào những hạng mục của Khu du lịch sinh thái Tràng An, Bái Đính, Tam Cốc - Bích Động, Thạch Bích - Thung Nắng, Khu tắm ngâm Kênh Gà, Khu liên hiệp thể thao sân golf 54 lỗ hồ Yên Thắng… Các công trình kiến trúc văn hoá được chú trọng xây dựng, trùng tu, tôn tạo, bảo tồn như vùng bảo vệ đặc._.c ngành chức năng xây dựng các kế hoạch phát triển cụ thể trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình được phê duyệt. * Thực hiện xã hội hoá phát triển du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch dưới các hình thức khác nhau; thực hiện xã hội hóa đầu tư bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh, các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tư, tạo môi trường thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút các nhà đầu tư. Tạo sự bình đẳng giữa đầu tư trong nước và nước ngoài, giữa tư nhân với Nhà nước; mở rộng các hình thức thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước như các hình thức BOT, BTO, BT... * Vận dụng chính sách và giải pháp tạo và sử dụng vốn phát triển du lịch, huy động các nguồn vốn để giải quyết được nhu cầu đầu tư, đảm bảo tốc độ tăng trưởng trung bình GDP du lịch của tỉnh theo tính toán dự báo, bao gồm: Vay từ các nguồn vốn ODA: các nhà tài trợ chủ chốt có khả năng cung cấp nguồn vốn này là Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu á (ADB), và một số tổ chức quốc tế như UNDP... Dự kiến số vốn có khả năng vay từ nguồn vốn này để đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng du lịch có thể chiếm khoảng 10-15% số còn thiếu sau khi đã có được số vốn tích luỹ đầu tư từ GDP ngành du lịch tỉnh. Thu hút vốn đầu tư trong nước bằng việc tăng cường liên doanh trong nước trên cơ sở Luật Đầu tư để xây dựng khách sạn, nhà hàng, mua sắm các phương tiện vận chuyển... thông qua các dự án đầu tư. Phải thực sự coi việc thu hút vốn đầu tư trong nước là một hướng ưu tiên. Dự kiến số vốn có thể có được do thu hút vốn đầu tư trong nước chiếm khoảng 30% số vốn còn thiếu sau khi có được nguồn vốn từ tích luỹ đầu tư từ GDP du lịch tỉnh. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hoặc liên doanh với nước ngoài. Cần hướng đầu tư nước ngoài và các dự án lớn như xây dựng khách sạn cao cấp quy mô lớn ở các trọng điểm du lịch của tỉnh, phát triển các khu du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế, các cơ sở vui chơi giải trí hiện đại lớn v.v... Dự kiến số vốn từ nguồn này có thể đạt tới 25% số vốn còn thiếu. 2.4. Giải pháp về cơ chế chính sách. Kinh nghiệm thực tế trong những năm qua cho thấy vai trò quan trọng của cơ chế chính sách đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, của từng ngành kinh tế nói riêng trong đó có du lịch. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong điều kiện nền kinh tế thị trường, khi Việt Nam nói chung và Ninh Bình nói riêng đang hội nhập với trào lưu phát triển ở khu vực và trên thế giới. Để đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững của Ninh Bình trong giai đoạn mới với các mục tiêu đã đề ra, ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình cần chỉ đạo các ngành chức năng trong Tỉnh tập trung nghiên cứu xây dựng một số cơ chế chính sách cơ bản sau: Cơ chế chính sách về thuế: Trên cơ sở các chính sách về thuế của Nhà nước, UBND tỉnh Ninh Bình chỉ đạo các ngành chức năng nghiên cứu xây dựng một số cơ chế đặc thù của địa phương có thể áp dụng được. Theo hướng đó có thể đề xuất áp dụng việc ưu tiên miễn giảm thuế (đặc biệt là thuế sử dụng đất ở những vùng sâu vùng xa, nơi mà hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém...); miễn giảm thuế hoặc không thu thuế trong những năm đầu đối với một số lĩnh vực kinh doanh du lịch còn mới mẻ ở Ninh Bình, nhưng có khả năng kéo dài thời vụ du lịch, tăng thời gian lưu trú và khả năng chi tiêu của khách; hoặc đối với những nơi xa các trung tâm đô thị mà tài nguyên du lịch chưa được khai thác... Ngoài ra cũng cần nghiên cứu xây dựng và đề xuất Chính phủ cho phép áp dụng các cơ chế chính sách giảm thuế nhập khẩu đối với một số loại tư liệu sản xuất trong ngành du lịch - khách sạn mà trong nước chưa sản xuất được (các thiết bị vui chơi giải trí, máy điều hòa nhiệt độ, máy bảo quản và chế biến thực phẩm, các phương tiện vận chuyển chuyên dùng v.v...) vì đây được coi là những tư liệu sản xuất trong ngành du lịch để tạo ra những sản phẩm du lịch có chất lượng cao phục vụ khách du lịch. Cơ chế chính sách về huy động vốn đầu tư: Trên cơ sở Luật pháp của Nhà nước và tình hình thực tế của địa phương cần tạo mọi điều kiện thuận lợi và đơn giản hóa các thủ tục hành chính để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Điều chỉnh, bổ sung một số cơ chế ưu đãi đối với các nhà đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh du lịch còn mới ở Ninh Bình mà có khả năng kéo dài thời vụ du lịch, tăng thời gian lưu trú và khả năng chi tiêu của khách (du lịch sinh thái - mạo hiểm, du lịch văn hóa - làng nghề - lễ hội, du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh...); đối với các nhà đầu tư vào các dự án lớn có khả năng tạo dựng “hình ảnh du lịch Ninh Bình” (khu du lịch nghỉ dưỡng Kênh Gà - Vân Trình, khu du lịch sinh thái Vân Long, khu du lịch Linh Cốc - Hải Nham, khu du lịch hang động Tràng An...); đối với các nhà đầu tư vào những khu vực mà cơ sở hạ tầng còn kém phát triển, tài nguyên du lịch chưa được khai thác (vườn quốc gia Cúc Phương, thị xã Tam Điệp...). Một trong những nội dung quan trọng cần nghiên cứu xây dựng của “cơ chế chính sách về huy động vốn đầu tư” là đảm bảo được sự công bằng và điều hòa lợi ích trong quá trình đầu tư khai thác kinh doanh giữa các chủ đầu tư, chủ thể quản lý lãnh thổ hành chính, chủ thể có quyền quản lý sử dụng tài nguyên du lịch, tài nguyên đất, rừng... và cộng đồng dân cư địa phương... Chính sách về khoa học kỹ thuật: Có chính sách khuyến khích và đầu tư thích đáng từ ngân sách Nhà nước (đặc biệt là nguồn Ngân sách dành cho nghiên cứu khoa học thông qua Sở Khoa học - Công nghệ) cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ trong ngành du lịch nhằm thu hút khả năng và trí tuệ của các nhà chuyên môn, các nhà khoa học trong và ngoài ngành du lịch để phục vụ cho quá trình phát triển du lịch Ninh Bình. - Cơ chế chính sách về tổ chức quản lí: Đảm bảo sự quản lí có hiệu quả, sự kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa hệ thống cơ chế chính sách với quá trình tổ chức năng lực thực thi của bộ máy quản lí và đội ngũ công chức địa phương - Cơ chế chính sách về thị trường: Cần phối hợp với các địa phương trong vùng nghiên cứu trình Chính phủ ban hành cơ chế chính sách cải tiến thủ tục xuất nhập cảnh hải quan đối với thị trường tiềm năng là Châu Á Thái Bình Dương và các thị trường khác như Tây Âu, Bắc Mĩ. Đi kèm theo đó là cơ chế chính sách về dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng,… nhằm tạo môi trường thuận lợi nhất đối với khách du lịch quốc tế khi đến Ninh Bình. Đối với thị trường nội địa cần có cơ chế phù hợp nhằm khai thác có hiệu quả thị trường khách ở các đô thị, trước mắt là Hà Nội, khu công nghiệp tập trung nơi có người dân thu nhập cao hơn và thời gian nhàn rỗi nhiều hơn. 2.5 Giải pháp về xúc tiến phát triển du lịch, hợp tác liên kết vùng và tìm kiếm mở rộng thị trường: Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch: Nâng cao nhận thức về du lịch trong các cấp, các ngành và nhân dân; tạo lập và nâng cao hình ảnh của Du lịch Ninh Bình trong khu vực và trên thế giới để qua đó thu hút khách du lịch và nguồn vốn đầu tư vào du lịch. Xây dựng hệ thống các trung tâm hướng dẫn và cung cấp thông tin cho khách du lịch ở những đầu mối giao thông quan trọng; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng, các lực lượng thông tin đối ngoại, đặt các văn phòng xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm; tranh thủ hỗ trợ quốc tế để xúc tiến quảng bá du lịch. Thực hiện các chương trình thông tin tuyên tuyền, công bố những sự kiện thể thao, văn hóa, lễ hội lớn của tỉnh trên phạm vi toàn quốc; tổ chức các chiến dịch xúc tiến, sự kiện quảng bá, phát động thị trường theo chuyên đề; tổ chức và tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch ở trong nước và quốc tế để giới thiệu rộng rãi tiềm năng du lịch tỉnh, kích thích nhu cầu du lịch trong nước và quốc tế. Tăng cường tuyên truyền quảng cáo một cách "có trách nhiệm" trên các phương tiện khác nhau, với các loại hình khác nhau. Tuy nhiên cách quảng cáo tốt nhất vẫn là tự bản thân người khách quảng cáo cho cơ sở du lịch, vì vậy chất lượng môi trường và tài nguyên là một trong những biện pháp quảng cáo xúc tiến du lịch có hiệu quả nhất và bền vững nhất. Hợp tác, liên kết vùng: Du lịch là ngành kinh tế mang tính liên vùng vì vậy phối hợp liên kết vùng là hướng mở phát triển du lịch cho các địa phương nói chung và Ninh Bình nói riêng. Du lịch Ninh Bình là một cực của Trung tâm du lịch Hà Nội - phụ cận, ngoài ra mối quan hệ giữa Du lịch Ninh Bình với du lịch các tỉnh duyên hải Đông Bắc, với các tỉnh miền Trung và miền Nam theo trục quốc lộ 1A... không thể thiếu được trong hướng phát triển du lịch tỉnh trong những năm tiếp theo. Trong mối liên kết vùng của du lịch Ninh Bình thì sản phẩm du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái càng có vai trò đặc biệt. Liên kết vùng được thể hiện trong việc xây dựng tour và sản phẩm du lịch, trong việc phối hợp đào tạo nhân lực du lịch, trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ... Phải tạo thành “sân chơi chung” cho du lịch các tỉnh trong khu vực để vươn lên nhiều mặt. Chính vì vậy, mối liên kết vùng du lịch với các tỉnh duyên hải Đông Bắc, với Hà Nội, với các tỉnh Bắc Trung Bộ... là một trong những giải pháp quan trọng trong việc thực hiện điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình. Tìm kiếm và mở rộng thị trường : Để có được tính hiệu quả cao trong kinh doanh du lịch, cần xem xét lựa chọn chiến lược sản phẩm và thị trường phù hợp với một số phương án sau: * Chiến lược sản phẩm cũ, thị trường cũ: Trong thời gian qua thị trường khách quốc tế của Ninh Bình phần lớn là khách Pháp, Trung Quốc. Mặc dù phần lớn khách thuộc những thị trường này thuộc nhóm khách có yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ và các sản phẩm du lịch. Tuy nhiên, phần lớn trong số họ, đặc biệt là khách Pháp đã phần nào chấp nhận và quen với những sản phẩm du lịch của địa bàn. Với chiến lược này, cần thiết phải có những biện pháp thích hợp và đầu tư thỏa đáng nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch hiện có của địa phương. Ngoài ra cũng cần có những chính sách giá cả phù hợp để khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm du lịch. * Chiến lược sản phẩm cũ, thị trường mới: Theo nghiên cứu đánh giá thị trường mới đây thì tiềm năng thị trường lớn của tỉnh Ninh Bình sẽ là Nhật, Australia, các nước ASEAN. Đa số khách du lịch từ những thị trường này muốn đến Việt Nam nói chung và Ninh Bình nói riêng, để thưởng thức những sản phẩm du lịch truyền thống. Tuy nhiên, chiến lược này sẽ gặp khó khăn bởi thông tin quảng cáo của du lịch Ninh Bình còn nhiều hạn chế. * Chiến lược sản phẩm mới, thị trường cũ: Đây là chiến lược có nhiều khả năng thực thi hơn cả vì chỉ có đa dạng hóa sản phẩm du lịch mới có khả năng hạn chế được sự nhàm chán và giảm sút của thị trường khách truyền thống, đồng thời có sức hấp dẫn thu hút đối với những thị trường khách mới. Trong việc thực hiện chiến lược này cần chú trọng nghiên cứu phát triển những sản phẩm mà thị trường cần. * Chiến lược sản phẩm mới, thị trường mới: Chiến lược này đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn cho việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, cho công tác tuyên truyền quảng cáo để tìm thị trường mới. Trong điều kiện cụ thể hiện nay ở Việt Nam nói chung và ở Ninh Bình nói riêng, chiến lược này ít có khả năng mang lại hiệu quả. Một trong những hạn chế của hoạt động du lịch trong thời gian qua ở Ninh Bình là công tác xúc tiến tuyên truyền quảng cáo. Mặc dù thời gian qua, công tác tuyên truyền quảng bá du lịch đã được chú trọng đẩy mạnh với sự hỗ trợ nhất định của Chương trình Hành động Quốc gia về Du lịch và hoạt động du lịch của địa phương, tuy nhiên, những kết quả đạt được bước đầu này còn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Điều này đã hạn chế đáng kể hiệu quả kinh doanh du lịch của tỉnh. Hiện nay, đa số khách du lịch đến Ninh Bình còn thiếu thông tin về du lịch địa phương. Các nguồn thông tin chính thức được phát hành không được phong phú và hạn chế. Những thông tin không chính thức qua kinh nghiệm và truyền khẩu của khách hiện nay được đánh giá là những nguồn thông tin quan trọng để khách du lịch biết được và đến với Ninh Bình. Để góp phần đẩy nhanh sự phát triển của ngành du lịch nâng cao hiệu quả kinh doanh, trong thời gian tới đây phải có đầu tư công tác xúc tiến tuyên truyền quảng cáo du lịch để công tác này thực sự trở thành một nội dung hoạt động quan trọng. Những nội dung định hướng lớn đối với công tác này bao gồm: - Nhanh chóng phát hành những ấn phẩm có chất lượng và thông tin chính thức về du lịch Ninh Bình để giới thiệu với khách du lịch hình ảnh về con người Ninh Bình; những thông tin cần thiết cho khách như các điểm lưu trú, hệ thống các điểm tham quan du lịch, các nhà hàng, các điểm vui chơi giải trí, giá cả sinh hoạt, đi lại, ăn uống... và địa chỉ Trung tâm thông tin tư vấn cung cấp thông tin cho khách du lịch. Đối với các tờ chỉ dẫn và thông tin sơ lược, có thể kết hợp với các ngành giao thông vận tải cung cấp miễn phí cho khách trên các lộ trình đến với các khu, điểm du lịch trên địa bàn. - Xúc tiến việc xây dựng và phát hành rộng rãi các phim ảnh tư liệu về lịch sử văn hóa, các công trình kiến trúc, di tích, các danh lam, thắng cảnh, các làng nghề, lễ hội... và cả những cơ hội, khả năng đầu tư phát triển Ninh Bình để giới thiệu với du khách trong và ngoài nước. Những thông tin này là hết sức bổ ích không chỉ đối với du khách có mục đích tham quan nghỉ dưỡng mà còn là cần thiết đối với nhiều nhà đầu tư, kinh doanh muốn đến để hợp tác ở địa phương Ninh Bình. - Du lịch Ninh Bình cần tận dụng các cơ hội để tham gia vào các hội nghị, hội thảo và hội chợ du lịch quốc tế để có điều kiện tuyên truyền tiếp thị những sản phẩm đặc sắc của du lịch địa phương mình. - Trong những điều kiện thuận lợi, có thể mở văn phòng đại diện du lịch tại các thị trường phân phối khách như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh để thực hiện các chức năng về dịch vụ lữ hành du lịch và xúc tiến tiếp thị du lịch. Điều này cho phép thực hiện có hiệu quả hơn công tác quan trọng này 2.6. Giải pháp về đào tạo nguồn lực Cũng như đối với mọi ngành kinh tế khác, vấn đề con người, trình độ nghiệp vụ là những vấn đề quan trọng có tính then chốt đối với sự phát triển của ngành du lịch. Du lịch là một ngành kinh tế đòi hỏi có sự giao tiếp rộng và trực tiếp hơn đối với khách, đòi hỏi trình độ nghiệp vụ, phong cách và thái độ giao tiếp của cán bộ, nhân viên trong ngành, đặc biệt là hướng dẫn viên, lễ tân... rất cao. ở Việt Nam nói chung và ở Ninh Bình nói riêng, trong thời gian qua do sự bức xúc trong phát triển cũng như do những tồn tại của lề lối làm ăn bao cấp một thời đã phải tạm thời chấp nhận một đội ngũ cán bộ nhân viên với trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa tương xứng với yêu cầu phát triển. Tuy nhiên, hiện nay do yêu cầu phát triển ngành, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập ASEAN, du lịch Việt Nam đang vươn tới hội nhập với du lịch của các nước trong khu vực và trên thế giới, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngành cần phải được nâng lên để đạt được những chuẩn mực quy định của quốc gia và quốc tế. Để đáp ứng được yêu cầu bức xúc trên, Ninh Bình cần phải có một Chương trình đào tạo toàn diện với những kế hoạch cụ thể về đào tạo mới và đào tạo bổ túc, nâng cao kiến thức và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên hiện đang công tác trong ngành thuộc các khu vực Nhà nước, liên doanh và tư nhân. Những nội dung chính của một Chương trình đào tạo như trên bao gồm: - Tiến hành điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn bộ cán bộ nhân viên và lao động hiện đang công tác và tham gia hoạt động kinh doanh du lịch trong phạm vi toàn tỉnh. Kết quả điều tra cho phép đưa ra kế hoạch đào tạo cụ thể các cấp trình độ chuyên ngành ( bao gồm cả đào tạo lai và đào tạo mới) đáp ứng được yêu cầu phát triển hiện nay của địa phương. - Tiến hành thực hiện chương trình đào tạo lại ( đào tạo bổ túc, tại chức) lao động trong ngành du lịch ở các cấp trình độ khác nhau, chuyên ngành khác nhau. Các lớp đào tạo ngắn hạn theo chương trình được tổ chức định kì phục vụ mọi đối tượng doanh nghiệp du lịch ở địa phương. - Tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ thông qua các chuyến công tác, khảo sát và tham gia hội nghị, hội thảo khoa học ở các địa phương trong nước và các nước có ngành du lịch phát triển .- Kiến nghị TCDL, thông qua Chương trình Hành động Quốc gia về Du lịch giúp Ninh Bình xây dựng và xúc tiến một chương trình đặc biệt nhằm nâng cao hiểu biết về du lịch, về cách ứng xử đối với khách du lịch cho nhân dân trong vùng đặc biệt ở các trọng điểm du lịch của tỉnh như Tam Cốc - Bích Động, Hoa Lư - Tràng An, Cúc Phương, Vân Long… Đây là một chương trình cần thiết để nâng cao dân trí về du lịch. Việc thực hiện chương trình này cần được sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Chỉ đạo Phát triển Du lịch tỉnh Ninh Bình, sự ủng hộ và hợp tác của các ban, ngành có liên quan ở trung ương và địa phương. Kế hoạch cho đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh giai đoạn 2010-2015: - Năm 2010:Tổ chức đào tạo 400 – 500 sinh viên với kinh phí dự tính là: 4,125 tỷ đồng - Năm 2011: Tổ chức đào tạo 500 – 600 sinh viên với kinh phí dự tính là: 4.25 tỷ đồng - Năm 2012 - 2015:Tổ chức đào tạo 900 sinh viên với kinh phí dự tính là: 10.75 tỷ đồng. 2.7 Giải pháp và kiến nghị nhằm bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững: Đối với bất kỳ ngành kinh tế nào, sự phát triển bền vững cũng gắn liền với vấn đề môi trường. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với sự phát triển của ngành du lịch, nơi môi trường được xem là yếu tố sống còn quyết định sự tồn tại của các hoạt động du lịch. Thực trạng môi trường du lịch ở Việt Nam nói chung, ở Ninh Bình nói riêng hiện mặc dù chưa có những vấn đề nghiêm trọng song từng lúc, từng nơi đã có sự suy thoái và ô nhiễm môi trường gây những tác động tiêu cực đến các hoạt động phát triển du lịch. Chính vì vậy, để đảm bảo cho việc ngăn chặn sự suy thoái môi trường và đảm bảo cho sự phát triển bền vững của du lịch trên quan điểm môi trường, cần thiết phải xem xét một số giải pháp cơ bản sau: - Về quy hoạch: Để tránh sự chồng chéo trong khai thác tài nguyên lãnh thổ giữa các ngành kinh tế, dẫn đến tình trạng cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi trường cần có sự lồng ghép về quy hoạch giữa ngành du lịch và các ngành khác có liên quan. Mọi phương án khai thác tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đều phải được cân nhắc kỹ trên cơ sở những luận cứ khoa học vững chắc có tính đến mối quan hệ với các ngành kinh tế có liên quan và các tác động đến môi trường tự nhiên và kinh tế-xã hội của khu vực. Đây sẽ là một giải pháp tương đối toàn diện và có hiệu quả nếu như việc quy hoạch được tiến hành nghiêm túc cũng như việc tổ chức thực hiện quy hoạch được đảm bảo. Hiện nay, thực tế phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh cũng đã có những tác động đến phát triển du lịch, thể hiện sự chưa đồng bộ trong thực hiện quy họach chung - Về luật pháp và chính sách: Đây là một giải pháp có tính chiến lược đảm bảo cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội phải tuân thủ những quy định về môi trường của pháp luật. Luật Môi trường (2005) được ban hành là cơ sở pháp lý cơ bản đối với việc bảo vệ môi trường ở nước ta. Trong lĩnh vực du lịch, hoạt động quản lý đảm bảo môi trường được cụ thể hóa tại Quyết định 02 về BVMT trong lĩnh vực du lịch và Chỉ thị 07 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giữ gìn trật tự trị an và về sinh môi trường tại các địa điểm tham quan du lịch. Tuy nhiên, để thực thi có hiệu quả các quy định có tính pháp lý trên cần thiết phải xây dựng các quy định cụ thể tại từng địa phương và tại các khu điểm du lịch. Mọi hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng xấu đến môi trường đều phải bị xử lý. Quy định bắt buộc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với mọi dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội là biểu hiện tích cực của việc thực hiện giải pháp này. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ thực sự có hiệu quả nếu như thiết lập được hệ thống quản lý và kiểm soát sự biến động môi trường dưới tác động của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Về tổ chức và cơ chế quản lý: Để có thể thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường du lịch trong chiến lược chung của cả nước, một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu là kiện toàn tổ chức và cơ chế quản lý. Một số biện pháp cấp bách bao gồm: + Kiện toàn bộ máy QLNN về du lịch nói chung và môi trường du lịch nói riêng. Gắn mô hình đổi mới tổ chức quản lý với yêu cầu bảo đảm tính hiệu quả, đồng bộ, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ trong nhiệm vụ chung bảo vệ môi trường. + Từng bước hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy về quản lý tài nguyên môi trường du lịch trên cơ sở triển khai Luật bảo vệ môi trường và Luật Du lịch. + Có chính sách ưu đãi trong việc huy động vốn đầu tư phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực bảo vệ và tôn tạo nâng cao chất lượng môi trường du lịch . - Về kỹ thuật: Đây là giải pháp cần thiết nhằm khắc phục có hiệu quả các sự cố về môi trường, sự cố thiên tai (bão lụt, sụt lở, động đất v.v), cháy rừng, các sự cố về môi trường nếu không được kiểm soát và xử lý kịp thời thường sẽ để lại những hậu quả hết sức nặng nề về kinh tế và môi trường sinh thái. Đối với các điểm có tiềm năng du lịch lớn cần thiết phải xây dựng các phương án phòng chống sự cố và khắc phục hậu quả để có thể giảm tối đa những tác động tiêu cực các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và thiên tai đến môi trường. - Về đào tạo: Trong mọi trường hợp, yếu tố con người có vị trí quan trọng hàng đầu nếu không nói là quyết định. Chính vì vậy, để đảm bảo cho một chiến lược phát triển môi trường bền vững, cần thiết phải có chiến lược tuyên truyền giáo dục, nâng cao dân trí, tạo điều kiện để toàn dân biết và tham gia phát triển ngành kinh tế du lịch, đồng thời có chiến lược đào tạo bồi dưỡng để có một đội ngũ cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ có trình độ và hiểu biết cao về các vấn đề môi trường, về mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế - xã hội, pháp luật về du lịch cũng như về các chính sách, quy định của Nhà nước trong việc bảo vệ môi trường. Điều này đòi hỏi việc tổ chức các khoá đào tạo môi trường với sự tham gia của các giảng viên, các nhà khoa học và quản lý môi trường, các chuyên gia có kinh nghiệm nước ngoài trong lĩnh vực môi trường. Lâu dài, cần tiến tới việc tiêu chuẩn hoá trình độ và hiểu biết các vấn về môi trường đối với cán bộ quản lý các cấp. - Về tuyên truyền quảng cáo và giáo dục dân trí: Đây là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao dân trí trong việc bảo vệ môi trường. Bằng các hình thức tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông đại chúng như đài báo, truyền hình, những hiểu biết về lợi ích của việc bảo vệ môi trường đối với đời sống sinh hoạt và sức khoẻ cộng đồng sẽ dần dần được nâng cao trong nhận thức của người dân. Chính những hành động cụ thể, tuy rất nhỏ nhưng có ý thức của người dân về môi trường sẽ là sự đảm bảo hết sức lớn đối với sự phát triển bền vững của môi trường. Bên cạnh những hình thức trên, trong những điều kiện thuận lợi có thể tổ chức những buổi sinh hoạt, nói chuyện chuyên đề môi trường, đặc biệt ở các vùng nông thôn, bản làng dân tộc miền núi. - Về kinh tế: đây là giải pháp có tính xã hội cao và có ý nghĩa quan trọng đặc biệt đối với dân cư ở khu vực có tiềm năng du lịch như vườn quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn Vân Longv.v... Việc nâng cao đời sống cộng đồng và tạo công ăn việc làm của người dân gắn với các hoạt động phát triển du lịch tại các điểm này sẽ là yếu tố đảm bảo để người dân tham gia tích cực vào việc bảo vệ tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường khu vực. 2.8. Giải pháp ứng dụng tiến độ khoa học kĩ thuật và công nghệ Để đảm bảo sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch tiến tới công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành du lịch Việt Nam nói chung, du lịch Ninh Bình nói riêng, tạo khả năng hội nhập với hoạt động phát triển du lịch ở các nước trong khu vực và trên thế giới, việc nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại trong ngành du lịch là hết sức quan trọng và cần thiết. Giải pháp về nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ là giải pháp quan trọng có ý nghĩa chiến lược đối với mỗi ngành kinh tế, trong đó có du lịch, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi hàm lượng khoa học và công nghệ trong mỗi sản phẩm xã hội ngày một cao. Đối với ngành du lịch, các sản phẩm nghiên cứu khoa học sẽ là cơ sở cho công tác quy hoạch phát triển ngành, cho việc hoạch định các chiến lược thị trường, chiến lược đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, cho việc đề xuất các cơ chế chính sách phù hợp và cho công tác quản lý. ở đây việc nghiên cứu ứng dụng các thành tựu mới của công nghệ tin học đóng một vai trò quan trọng không chỉ đối với công tác quản lý mà còn đối với các hoạt động kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực lữ hành. Để thực hiện giải pháp trên có hiệu quả cần đầu tư củng cố nâng cao năng lực nghiên cứu ứng dụng của một số bộ phận chức năng thuộc Sở Du lịch Ninh Bình. Ngoài ra, cần hợp tác chặt chẽ với các đơn vị nghiên cứu chuyên ngành du lịch ở Trung ương và phối hợp với các địa phương lân cận. 3. Nhóm giải pháp hoạt động của doanh nghiệp 3.1. Tăng cường đầu tư mới, nâng cấp cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ khách du lịch, khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch của tỉnh, mở rộng các sản phẩm dịch vụ du lịch đặc trưng của địa phương Ninh Bình mặc dù có tài nguyên du lịch phong phú và độc đáo nhưng vấn đề được đặt ra là làm sao để thu hút được nhiều khách du lịch có đến Ninh Bình, để biến những tiềm năng du lịch thành sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu của du khách. Đây là vấn đề được đặt ra với nhiều doanh nghiệp. Đầu tư, nâng cấp các cơ sở lưu trú là trách nhiệm, là điều kiện cần để doanh nghiệp tồn tại và phát triển và cũng là điều các doanh nghiệp buộc phải hướng tới. Các doanh nghiệp du lịch cần tích cực xây dựng sản phẩm du lịch phong phú, độc đáo, mang sắc thái riêng của Việt Nam nói chung và Ninh Bình nói riêng. Xây dựng các dự án có khả năng thực thi cao nhằm bảo vệ, tôn tạo và khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch của Ninh Bình tại các điểm du lịch và tuyến du lịch với nhiều lọai hình, sản phẩm du lịch đặc sắc và hấp dẫn. Nâng cao chất lượng của sản phẩm hiện có và đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng đến các sản phẩm du lịch văn hóa – lịch sử và sinh thái. 3.2. Chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường Trong bối cảnh hội nhập với khu vực và thế giới, các doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch, giải pháp phát triển để phù hợp với cam kết quốc tế trong du lịch nói riêng và trong hợp tác kinh tế quốc tế nói chung, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, tăng thị phấn trên thị trường truyền thống và khai thông, nâng dần vị thế trên thị trường mói. Thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ du lịch với các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm tranh thủ vốn đầu tư, công nghệ, kĩ thuật, kinh nghiệm quản lí,… vừa tiếp tục tạo lập và nâng cao hình ảnh và vị thế của du lịch Việt Nam ở khu vực và trên thế giới. Trước mắt cần chủ động nâng cao năng lực quản lí và điều hành( áp dụng hệ thống quản lí chất lượng), tìm kiếm thị trường, có giải pháp đồng bộ về vốn, công nghệ, nhân lực, dành đầu tư thỏa đáng cho nghiên cứu và phát triển ( đặc biệt là các sản phẩm du lịch đặc sắc). 2.3. Chia sẻ với Nhà nước trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng kế hoạch marketing du lịch tạo các thị trường tiềm năng. Cùng với Nhà nước, các doanh nghiệp cần chủ động xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực phù hợp với doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách. Tổ chức các lớp đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp, đặc biệt là đội ngũ lao động ở các trọng điểm du lịch. Chú trọng việc đào tạo nghiệp vụ và khả năng giao tiếp cho cộng đồng tham gia vào các hoạt động dịch vụ tại các khu điểm du lịch của tỉnh. Mặt khác, doanh nghiệp cần triển khai các kế hoạch marketing tại các thị trường lớn, trọng điểm, truyền thống, các thị trường có độ thanh khoản cao như Châu Âu, Hoa Kỳ, các nước Đông Bắc Á. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu, nâng cấp cơ sở vật chất, bảo đảm chất lượng dịch vụ, tạo uy tín trong lòng du khách. KẾT LUẬN Như vậy những nội dung đã nghiên cứu ở trên đã cho chúng ta thấy Ninh Bình có tiềm năng du lịch rất lớn, địa hình, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, ...đều rất thuận lợi cho việc phát triển ngành du lịch. Chính vì vậy mà định hướng “phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn” của Ninh Bình là hoàn toàn đúng đắn. Bởi những lợi ích mà du lịch mang lại về mặt kinh tế, xã hội, văn hoá, môi trường…là không thể phủ nhận. Trong những năm vừa qua ngành du lịch Ninh Bình đã đạt được những thành tựu đáng kể, song vẫn chưa thực sự xứng đáng với tiềm năng sẵn có của nó. Vì vậy cùng với nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí, đặc điểm, xu hướng phát triển của du lịch thì Tỉnh cũng như các huyện, xã cần phải có những chính sách, định hướng để ngành du lịch của tỉnh ngày một phát triển vững mạnh hơn nữa, và nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Phát triển du lịch sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành khác và ngược lại. Nhờ đó nền kinh tế Ninh Bình mới có thể phát triển nhanh chóng, xứng đáng với những tiềm năng sẵn có của nó. Là một sinh viên đươc sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Ninh Bình, em thấy mình thật may mắn và hạnh phúc. Em luôn tự hào tự hào về quê hương tươi đẹp của mình và em tin trong tương lai không xa Ninh Bình sẽ có thể sánh vai với các thành phố lớn trong cả nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo điện tử - NinhBinhTourism.com.vn - NinhBinhTrade.gov.vn - Vietbao.vn - Báo Điện tử Đảng Cộng Sản - Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch Việt Nam - Báo Ninh Bình điện tử : baoninhbinh.org.vn 2. Tài liệu giấy - Niên giám thống kê của Tỉnh Ninh Bình các năm 2006, 2007 và bản tóm tắt năm 2008,2009 Cục thống kê Ninh Bình. - Quy hoạch phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2015. - Quy hoạch phát triển khu du lịch Tam Cốc – Bích Động đến năm 2010 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26526.doc