MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm qua, kể từ khi Khu chế xuất Tân Thuận – Khu chế xuất đầu tiên ở nước ta được thành lập và phát triển vào cuối năm 1991 tại thành phố Hồ Chí Minh, đến nay cả nước đã có 219 Khu công nghiệp; 13 KKT được thành lập (chưa kể những khu công nghệ cao) phân bố trên khắp 42 tỉnh thành.
Thực tiễn phát triển Khu công nghiệp, Khu kinh tế (KKT) đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, chứng tỏ tính chủ động, sáng tạo của địa phương trong việc phát huy
110 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1317 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đầu tư phát triển Khu kinh tế Dung Quất. Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lợi thế, lựa chọn khâu trọng điểm, đột phá phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Khu kinh tế là mô hình mới có tính đột phá cho phát triển kinh tế vùng nhằm khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên, về vị trí địa kinh tế, thí điểm áp dụng những thể chế và chính sách kinh tế mới để huy động tối đa nguồn nội lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, kết hợp phát triển kinh tế với giữ vững an ninh, quốc phòng.
Phát triển có hiệu quả các Khu kinh tế gắn liền với việc thực thi cơ chế chính sách mới đã góp phần ngày càng hoàn thiện môi trường đầu tư của Việt Nam. Đây là giải pháp hữu hiệu nhất để thu hút mạnh vốn đầu tư và công nghệ, nhất là nguồn vốn nước ngoài và công nghệ tiên tiến của các nước phát triển, từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới.
Thật vậy, các Khu kinh tế ngày càng thể hiện rõ vai trò của mình. Đến nay, các Khu kinh tế đã thu hút được 238 dự án đầu tư trong nước và nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký hiện đạt khoảng 9,9 tỷ USD (kể cả các dự án đã được cấp giấy phép từ trước khi thành lập KKT), trong đó có 62 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký 3,1 tỷ USD. Riêng Khu kinh tế Dung Quất đã có 90 dự án đầu tư được cấp phép với tổng vốn đăng ký khoảng 4,4 tỷ USD (kể cả nhà máy lọc dầu). Như vậy, tổng số vốn đầu tư đăng ký tại Khu kinh tế Dung Quất chiếm tới 45% tổng vốn đầu tư đăng ký vào các Khu kinh tế. Không chỉ vậy, Khu kinh tế Dung Quất còn là khu lọc và hóa dầu đầu tiên cả nước, khu tập trung nhiều ngành công nghiệp quy mô lớn, gắn với cảng biển Dung Quất và sân bay quốc tế Chu Lai, là trung tâm kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có ý nghĩa quan trọng về quốc phòng. Có thể khẳng định chắc chắn rằng, với kết quả phát triển ban đầu như hiện nay, trong thời gian tới Dung Quất sẽ phát triển nhanh chóng về kinh tế và trở thành vùng động lực có sửc lan toả và thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ngãi và các tỉnh miền Trung. Do đó, em đã lựa chọn đề tài chuyên đề “Đầu tư phát triển Khu kinh tế Dung Quất. Thực trạng và giải pháp” với mục tiêu là nhằm tìm hiểu sâu hơn thực trạng đầu tư phát triển cũng như đánh giá kết quả trong công tác quản lý, thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Dung Quất. Qua đó phân tích một số tồn tại hiện nay và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy đầu tư phát triển Khu kinh tế Dung Quất trong thời gian tới.
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt - giảng viên khoa Đầu tư, trường đại học Kinh tế quốc dân; Em cũng xin chân thành cảm ơn TS Trần Hồng Kỳ - phó vụ trưởng Vụ quản lý các Khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các cán bộ công tác tại vụ đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong việc hoàn thành đề tài này.
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
KHU KINH TẾ DUNG QUẤT
1.1 Tổng quan về tình hình phát triển các khu kinh tế ven biển ở Việt Nam hiện nay.
1.1.1 Tình hình thành lập các khu kinh tế.
Đến cuối tháng 12/2007 cả nước ta có 10 Khu kinh tế (KKT) gồm: 1 KKT ở vùng đồng bằng sông Hồng là Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh; 8 KKT ở vùng Duyên hải miền Trung là Nghi Sơn tỉnh Thanh Hoá, Đông Nam Nghệ An tỉnh Nghệ An, Vũng áng tỉnh Hà Tĩnh, Chân Mây – Lăng Cô tỉnh Thừa Thiên Huế, Chu Lai tỉnh Quảng Nam, Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi, Nhơn Hội tỉnh Bình Định và Vân Phong tỉnh Khánh Hoà và 1 KKT ở miền Nam là KKT đảo Phú Quốc và cụm đảo nam An Thới tỉnh Kiên Giang với tổng diện tích mặt đất và mặt nước biển của 10 KKT là 541.073 ha.
Ngày 10/1/2008, thủ tướng chính phủ đã ký quyết định số 06/2008/QĐ-TTg cho phép thành lập KKT Đình Vũ – Cát Hải thành phố Hải Phòng. Đồng thời trong năm 2008, thủ tướng chính phủ cũng xem xét việc thành lập KKT Hòn La tỉnh Quảng Bình và KKT Nam Phú Yên tỉnh Phú Yên. Như vậy đến nay thì tổng số KKT được thành lập trên phạm vi cả nước là 13 KKT với tổng diện tích mặt đất và mặt nước biển khoảng 600.000 ha. Theo quy hoạch đến năm 2020 thì nước ta sẽ có 15 KKT, trong đó có 2 KKT là Định An và Năm Căn đang được xem xét thành lập.
Biểu 1.1: Quy hoạch các KKT tại Việt Nam
TT
KKT
Địa phương
Diện tích
(ha)
Quyết định
thành lập
1
Chu Lai
Quảng Nam
27.040
108/2003/QĐ-TTg
253/2006/QĐ-TTg
2
Dung Quất
Quảng Ngãi
10.300
50/2005/QĐ-TTg
3
Nhơn Hội
Bình Định
12.000
141/2005/QĐ-TTg
4
Chân Mây – Lăng Cô
Thừa Thiên Huế
27.108
04/2006/QĐ-TTg
5
Vũng áng
Hà Tĩnh
22.781
72/2006/QĐ-TTg
6
Nghi Sơn
Thanh Hoá
18.611
102/2006/QĐ-TTg
7
Vân Phong
Khánh Hoà
150.000
92/2006/QĐ-TTg
8
Đảo Phú Quốc
Kiên Giang
56.100
38/2006/QĐ-TTg
9
Đông Nam Nghệ An
Nghệ An
15.826
85/2007/QĐ-TTg
10
Vân Đồn
Quảng Ninh
217.133
120/2007/QĐ-TTg
11
Đình Vũ – Cát Hải
Hải Phòng
21.640
145/QĐ-TTg
12
Hòn La
Quảng Bình
10.000
79/2008/QĐ-TTg
13
Nam Phú Yên
Phú Yên
20.730
29/2008/NĐ-CP
14
Định An
Trà Vinh
34.000
Chưa thành lập
15
Năm Căn
Cà Mau
11.000
Chưa thành lập
Tổng diện tích
638.443
Nguồn: Vụ quản lý các Khu kinh tế – Bộ Kế hoạch và Đầu tư,2009.
1.1.2 Tình hình đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng các KKT.
Kể từ khi thành lập đến cuối năm 2008, các KKT đã huy động vốn từ tất cả các nguồn để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội khu kinh tế theo quy hoạch đã được phê duyệt là 35.892 tỷ đồng, trong đó phần vốn ngân sách nhà nước chiếm khoảng 12 %, cụ thể như sau:
Biểu 1.2: Thực hiện vốn đầu tư hạ tầng khu kinh tế từ khi thành lập đến 31/12/2008
TT
Chỉ tiêu
Tổng số (lũy kế)
(triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
TỔNG SỐ
35.892.136
100,00
I
Vốn đầu tư phát triển do địa phương quản lý
34.758.930
96,85
1
Vốn ngân sách nhà nước (trung ương và địa phương)
3.195.264
8,90
2
Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước (kể cả đầu tư hạ tầng của nhà máy lọc dầu Dung Quất)
26.040.270
72,55
3
Vốn đầu tư của dân cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh
3.287.196
9,16
4
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
1.944.600
5,42
5
Các nguồn vốn khác
291.600
0,81
II
Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn do Bộ, Ngành Trung ương quản lý
1.093.206
3,05
Nguồn: Vụ quản lý các Khu kinh tế – Bộ Kế hoạch và Đầu tư,2009.
Kể từ kế hoạch năm 2004, các KKT được hỗ trợ vốn từ ngân sách trung ương để đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật – xã hội và các công trình dịch vụ tiện ích công cộng quan trọng phục vụ chung cho KKT; đầu tư hạ tầng ngoài các khu chức năng, đền bù giải phóng mặt bằng các khu chức năng, xây dựng công trình xử lý nước thải và chất rắn.
Về tình hình hỗ trợ vốn ngân sách trung ương cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các KKT được phân bổ cụ thể qua các năm như sau:
Biểu 1.3: Vốn hỗ trợ ngân sách trung ương đầu tư hạ tầng khu kinh tế
Đơn vị tính: tỷ đồng
Khu kinh tế
2004
2005
2006
2007
Tổng
Chu Lai
110
130
210
150
600
Dung Quất (a)
132
155
333
451
1071
Nhơn Hội
-
-
60
110
170
Chân Mây – Lăng Cô
-
-
-
100
100
Nghi Sơn
-
-
-
60
60
Vũng Áng
-
-
-
90
90
Vân Phong
-
-
-
40
40
Tổng
242
285
603
1001
2131
Nguồn: Vụ quản lý các Khu kinh tế – Bộ Kế hoạch và Đầu tư,2008.
(a) Kể cả vốn trái phiếu chính phủ đường Bình Long – Cảng Dung Quất giai đoạn I trong năm 2006 và 2007.
(*) Không bao gồm vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương cân đối. Đối với 3 KKT khác gồm: Khu đảo Phú Quốc chưa thành lập Ban quản lý vào thời điểm cuối năm 2006; KKT Vân Đồn và KKT Đông Nam Nghệ An mới thành lập năm 2007 nên trong kế hoạch năm 2007 chưa bố trí vốn hỗ trợ ngân sách trung ương đầu tư hạ tầng KKT.
Do nguồn vốn ngân sách trung ương cho mục tiêu này còn hạn chế trong khi số lượng các KKT được thành lập tăng nhanh nên mức vốn hỗ trợ cho các KKT được thành lập trong năm 2006 và 2007 chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu của các địa phương về vốn hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật – xã hội của các KKT.
Các nguồn vốn khác do các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tự đầu tư để phát triển các hạng mục cơ sở hạ tầng như: cấp điện, cấp nước, bưu chính viễn thông, hạ tầng cảng biển và các công trình hạ tầng tiện ích phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là những nguồn vốn đặc biệt quan trọng cho đầu tư xây dựng và phát triển các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật của các KKT.
1.1.3 Kết quả xây dựng và phát triển hạ tầng các KKT.
Do mới được thành lập nên các KKT đang trong giai đoạn đầu của quá trình triển khai các công tác quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết các phân khu chức năng, chuẩn bị lập và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện các dự án quy mô lớn.
Đến nay các KKT Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây – Lăng Cô, Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội và Vân Phong đã hoàn thành công tác quy hoạch chung xây dựng KKT đến năm 2020 hoặc 2025 và đang triển khai công tác quy hoạch chi tiết các phân khu chức năng đồng thời tiến hành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật – xã hội; các KKT Vân Đồn, Đông Nam Nghệ An và KKT đảo Phú Quốc và cụm đảo Nam An Thới hiện đang trong giai đoạn xây dựng quy hoạch chung, hoàn thiện bộ máy và nhân sự, chuẩn bị các điều kiện tiền đề cho việc lập dự án và huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
Một số công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội tại các KKT được đầu tư trong thời gian qua đã hoàn thành và đưa vào sử dụng gồm:
KKT Dung Quất:
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật – xã hội giai đoạn I của KKT Dung Quất đã cơ bản hoàn thành và đưa vào sử dụng đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư gồm:
- Hệ thống giao thông trục chính như tuyến đường Dốc Sỏi - cảng Dung Quất, ngã ba Bình Long – nhà máy lọc dầu - cảng Dung Quất, các tuyến đường trục Khu công nghiệp (KCN) phía Đông, phía Tây và đô thị Vạn Tường.
- Hệ thống cấp điện, thông tin liên lạc, cấp nước, cảng chuyên dùng (đáp ứng nhu cầu vận chuyển thiết bụ siêu trường, siêu trọng của nhà máy lọc dầu và đóng tàu 3 vạn DWT).
- Hạ tầng phân khu công nghiệp Sài Gòn –Dung Quất, các khu dân cư, trường đào tạo nghề (hàng năm đào tạo 1.900 công nhân bạc 3/7 và 500 công nhân ngắn hạn, liên kết đào tạo 340 sinh viên các lớp đại học), trung tâm quan trắc giám sát môi trường, trung tâm văn hóa thể thao, bệnh viện Dung Quất (100 giường), trạm thu phát truyền hình, và khu du lịch dịch vụ...
KKTM Chu Lai:
Một số công trình hạ tầng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng gồm:
- Cầu cảng số 2, luồng vào cảng Kỳ Hà, đường vào nhà ga hàng không Chu Lai, đường An Hà - Quảng Phú, đường ĐT 618 mới, đường Nguyễn Văn Trỗi nối dài.
- Nhà ga hàng không quy mô 300 hành khách; hệ thống cấp điện, cấp nước, hạ tầng 12 khu tái định cư, hạ tầng KCN Tam Địêp, KCN Bắc Chu Lai.
-Cảng hang không Chu Lai đã mở chuyến bay thành phố Hồ Chí Minh – Chu Lai, cảng Kỳ Hà đã đón tàu 7.000 DWT.
KKT Nhơn Hội:
- Đã hoàn thành việc xây dựng tuyến cầu đường Quy Nhơn – Nhơn Hội để kết nối bán đảo Phương Mai với thành phố Quy Nhơn.
- Đang triển khai xây dựng hệ thống giao thông trục chính gồm: Đường nối từ đường trục đến trung tâm xã Nhơn Lý, Đường trục Khu kinh tế và các công trình cấp điện, nước, thông tin liên lạc, hạ tầng khu tái định cư Nhơn Phước giai đoạn I, hạ tầng KCN A và KCN B, cảng biển,...
KKT Chân Mây – Lăng Cô:
Đã hoàn thành bến cảng số 1 để đón tầu 3 vạn DWT; hệ thống đường giao thông phục vụ phát triển du lịch (khoảng 54 Km), hệ thống cấp nước sạch (6.000 m3/ngày đêm); đầu tư hoàn chỉnh 3 khu tái định cư.
KKT Vũng Áng:
Đã hoàn thành cầu cảng số I và số II để đón tàu 1,5 vạn DWT, Quốc lộ 12 đoạn từ Quốc lộ 1A xuống cảng Vũng áng, đang triển khai đầu tư xây dựng hệ thống cấp điện, thông tin liên lạc, cảng dầu khí, hạ tầng KCN Vũng áng, hạ tầng nhà máy nhiệt điện,...
KKT Nghi Sơn:
Một số công trình hạ tầng đang thực hiện gồm:
- Đường Đông Tây 2 và 3, đường vào nhà máy xi măng Công Thanh, đường Bắc – Nam 1B, đường Đông Tây 2 (giai đoạn 2); cầu Đò Dừa 2.
- Hệ thống cấp nước thô, đê chắn sóng cảng Nghi Sơn, hạ tầng các khu tái định cư Hải Bình, Trúc Lâm, Bình Minh, Tĩnh Hải, nạo vét luồng tày giai đoạn 2 cảng Nghi Sơn.
Cảng Nghi Sơn đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, có thể đóng tàu 1 vạN DWT.
KKT Vân Phong:
Chủ yếu tập trung công tác lập quy hoạch chi tiết xây dựng, chuẩn bị xây dựng hệ thống đường bộ, hệ thống cấp nước, rà phá bom mìn, thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng khu tái định cư.
1.1.4 Tình hình thu hút đầu tư vào các KKT.
1.1.4.1 Tình hình chung.
Các KKT đã thu hút được 238 dự án đầu tư trong nước và nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 9,9 tỷ USD (kể cả các dự án được cấp phép từ trước khi thành lập KKT), trong đó có 62 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký 3,1 tỷ USD.
1.1.4.2 Tình hình thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài tại các KKT.
KKT Dung Quất đã có 90 dự án đầu tư được cấp phép với tổng số vốn đăng ký khoảng 4,4 tỷ USD (kể cả nhà máy lọc dầu) trên các lĩnh vực như: lọc, hoá dầu, cơ khí nặng, đóng tàu, luyện cán thép, cảng biển, dịch vụ … Như vậy, tổng số vốn đầu tư đăng ký tại KKT Dung Quất chiếm tới 45 % tổng vốn đầu tư đăng ký vào các KKT. Trong số các dự án đầu tư tại KKT Dung Quất có 7 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký 838 triệu USD. Hiện có 40 dự án đã hoàn thành và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh và 25 dự án đang triển khai thực hiện, các dự án khác đang hoàn thành thủ tục để chuẩn bị thực hiện. Các dự án quan trọng gồm: nhà máy lọc dầu, nhà máy Polypropylene, liên hợp công nghiệp tàu thuỷ, nhà máy cơ khí nặng Doosan, nhà máy luyện cán thép Tycoons, cảng chuyên dùng xuất sản phẩm của nhà máy lọc dầu, bến cảng số 1 Cảng tổng hợp đang khẩn trương triển khai đầu tư và xây dựng.
KKTM Chu Lai đã có 56 dự án đầu tư được cấp phép với tổng vốn đăng ký gần 1,27 tỷ USD trong các lĩnh vực sản xuất và lắp ráp ô tô, kính nổi, vật liệu xây dựng, công nghiệp điện tử, hoá chất, hạ tầng KCN, khu du lịch, khu đô thị,…, trong đó có 24 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký 627 triệu USD.Hiện có 24 dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh, 14 dự án đang triển khai đầu tư xây dựng cơ bản và các dự án khác đang chuẩn bị triển khai.
KKT Nhơn Hội đã có 15 dự án đầu tư trong nước và nước ngoài được cấp phép với tổng vốn đăng ký gần 600 triệu USD trong các lĩnh vực như: hạ tầng KCN, viễn thông, cấp điện, cấp nước, kho tàng, cảng biển, khu du lịch, vật liệu xây dựng, … trong đó có 3 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký 299 triệu USD. Hiện có 9 dự án đang triển khai thực hiện và 6 dự án đang hoàn thành thủ tục để chuẩn bị khởi công.
KKT Chân Mây – Lăng Cô, đã thu hút được 20 dự án đầu tư trong nước và nước ngoài vào lĩnh vực khách sạn, khu du lịch, cơ khí, chế biến dăm gỗ, đóng tàu và cảng biển với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 500 triệu USD, trong đó có 8 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký 376 triệu USD. Hiện có 8 dự án đã đi vào hoạt động, 5 dự án đang triển khai thực hiện và các dự án khác đang chuẩn bị triển khai.
KKT Vân Phong: đã thu hút được 29 dự án đầu tư trong nước và nước ngoài (kể cả các dự án đã được cấp giấy phép từ trước khi thành lập KKT) vào lĩnh vực hạ tầng KCN, công nghiệp, cảng biển, đóng tàu,kho xăng dầu, dịch vụ du lịch, nuôi trồng thuỷ sản với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 500 triệu USD, trong đó có 14 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký 305 triệu USD. Hiện tại đã có 19 dự án sản xuất kinh doanh, 3 dự án đang triển khai đầu tư xây dựng cơ bản và các dự án khác đang chuẩn bị triểnt khai.
KKT Vũng áng: đã thu hút được 16 dự án đầu tư được cấp phép với tổng vốn đăng ký gần 1.363 triệu USD trong các lĩnh vực nhiệt điện, luyện cán thép, kho xăng dầu, cảng biển, trong đó có 3 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký 15,6 triệu USD. Hiện tại 8 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, 6 dự án đang triển khai đầu tư xây dựng cơ bản và các dự án khác đang chuẩn bị triển khai. Dự án nhiệt điện Vũng áng (1.200 MW với tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ USD) đang san lấp mặt bằng để triển khai xây dựng nhà máy.
KKT Nghi Sơn: đã thu hút được 12 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký khoảng 1,2 tỷ USD trong các lĩnh vực như: xi măng, hạ tầng KCN, đóng và sửa chữa tàu biển, nhiệt điện,… trong đó có 3 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký 636 triệu USD. Hiện tại 4 dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh, 7 dự án đang triển khai đầu tư xây dựng cơ bản và 1 dự án đang chuẩn bị triển khai. Ngoài ra, chưa kể tới dự án nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn giai đoạn 1(công suất 800 MW / năm với tổng số vốn 725 triệu USD) được triển khai trong năm 2008. Một số dự án lớn như: nhà máy xi măng Nghi Sơn. cảng Nghi Sơn đã đi vào hoạt động.
Các KKT khác như: Vân Đồn, Đông Nam Nghệ An, Phú Quốc … mới được quyết định thành lập nên đang trong quá trình quy hoạch, chuẩn bị đầu tư nên chưa thu hút được các dự án đầu tư.
1.2 Vị trí địa lý, quy hoạch và quá trình hình thành,của khu kinh tế Dung Quất có ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư phát triển.
1.2.1 Vị trí địa lý của khu kinh tế Dung Quất.
Khu kinh tế Dung Quất nằm trên địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, có diện tích 10.300 ha bao gồm các xã Bình Chánh, Bình Thạnh, Bình Đông, Bình Thuận, Bình Trị, Bình Hải và một phần diện tích đất của các xã Bình Phước, Bình Hoà và Bình Phú của huyện Bình Sơn.KKT Dung Quất nằm trong vùng địa hình đồng bằng, xem kẻ đồi núi thấp và có cả cồn cát ven biển; phía Tây Bắc giáp sân bay Chu Lai, phía Tây giáp quốc lộ 1A, phía Đông và Đông Bắc giáp Biển Đông. Phía Tây Nam giáp Thành phố Quảng Ngãi, phiá Bắc giáp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam; phía Nam giáp các xã: Bình Long, Bình Hiệp, Bình Phú, huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi.
- Cách Hà Nội: 880 km - Cách Tp Hồ Chí Minh: 870 km- Cách Tp Quy Nhơn: 185 km- Cách Tp Đà Nẵng: 100 km- Cách Tp Quảng Ngãi: 25-40 km- Cách sân bay Chu Lai: 13 km- Cách đường hàng hải nội địa: 30 km- Cách đường hàng hải quốc tế: 190 km- Cách các Trung tâm kinh tế lớn nhất của khu vực như: Hồng Kông, Singapore, BangKok khoảng 2000 km.- Toạ độ địa lý: 1080,47’ độ kinh Đông, 150,23’ độ vĩ Bắc.
KKT Dung Quất có nhiều tiềm năng, lợi thế và hội tụ đủ các yếu tố phát triển của một khu kinh tế tổng hợp:
Thứ nhất: Lợi thế về vị trí địa lý:Khu kinh tế Dung Quất có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thông đường bộ, hàng hải cũng như hàng không: bên cạnh Quốc lộ 1A, Đường sắt Bắc - Nam, Quốc lộ 24 nối với Tây Nguyên và các nước thuộc Tiểu Vùng sông Mê Kông. Khu kinh tế Dung Quất là điểm đầu của con đường xuyên Á, nối Lào, Cam-pu-chia và đông - bắc Thái-lan do đó KKT Dung Quất có sức hút với toàn khu vực (một trong 5 tuyến đường ngang của hệ thống đường xuyên Á chạy qua Việt Nam: tuyến Dung Quất-Ngọc Hồi-Paksé-Upon). Về mặt địa lý, Dung Quất có thể được xem là vị trí trung tâm điểm của Việt Nam và của Đông Nam Á. KKT Dung Quất có đô thị mới được quy hoạch phát triển là thành phố công nghiệp, dịch vụ, phát triển theo tiêu chuẩn của một đô thị hiện đại, văn minh. Có chiều dài bờ biển trên 50 km hướng ra biển Đông với nhiều tiềm năng phát triển du lịch, dịch vụ …
Thứ hai: Lợi thế về phát triển cảng biển và các ngành kinh tế gắn cảng: KKT Dung Quất hội tụ các điều kiện lý tưởng để hình thành và phát triển một cảng biển nước sâu lớn: Vịnh Dung Quất, với diện tích mặt nước hữu ích khoảng 4km2, có độ sâu 10-19m. Theo qui hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, Cảng Dung Quất sẽ được xây dựng thành cảng nước sâu và đa chức năng (gồm các cụm cảng dầu khí, cảng tổng hợp và cảng chuyên dùng), có năng lực hàng hoá qua cảng lớn nhất Việt Nam-đến năm 2020 là 30 triệu tấn/năm (chỉ riêng khối lượng hàng hoá qua Cảng của Nhà máy lọc dầu số 1 là 13 triệu tấn/năm giai đoạn I).KKT Dung Quất có điều kiện thuận lợi hình thành Khu bảo thuế và các ngành dịch vụ cảng biển. Đây là yếu tố có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành và phát triển khu kinh tế này.
Thứ ba: Lợi thế về sự hình thành và tác động của các ngành công nghiệp mũi nhọn, quan trọng của nền kinh tế: KKT Dung Quất được xác định là trung tâm phát triển các ngành công nghiệp lọc dầu, hóa dầu – hóa chất, các ngành công nghiệp quy mô lớn như công nghiệp luyện cán thép, cơ khí đóng tàu biển, sản xuất container, ciment, các loại thiết bị nặng …
Thứ tư: Lợi thế về điều kiện hạ tầng được nhà nước quan tâm đầu tư đồng bộ như giao thông, cấp điện, cấp nước, bưu chính viễn thông, các công trình tiện ích xã hội cùng với một số dự án về các ngành kinh tế khác đã được triển khai trước khi có quyết định là khu kinh tế. Đó là điều kiện và động lực tác động thúc đẩy sự phát triển nhanh trong thời kỳ tới.
Như vậy, Dung Quất có những lợi thế so sánh hấp dẫn: nằm ở vị trí trung điểm của Việt Nam và khu vực; có sân bay quốc tế Chu Lai, cảng biển nước sâu; có thành phố mới với đầy đủ hạ tầng tiện ích và dịch vụ chất lượng cao; được hưởng những ưu đãi cao nhất Việt Nam và được áp dụng thể chế, cơ chế quản lý thông thoáng, phù hợp với thông lệ quốc tế và thích ứng với tính chất toàn cầu hoá kinh tế hiện nay… Do đó, Chính phủ đang tập trung ưu tiên đầu tư - hỗ trợ đầu tư để đưa Dung Quất trở thành Khu liên hợp công nghiệp lớn nhất Việt Nam. Chính phủ cũng đã cho phép chuyển Dung Quất thành Khu Kinh tế Tổng hợp trong đó áp dụng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư thực sự vượt trội theo hướng một Khu kinh tế mở.
1.2.2 Qúa trình hình thành của khu kinh tế Dung Quất.
Ngày 11-4-1996, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 207/QĐTTG phê duyệt quy hoạch chung khu công nghiệp (KCN) Dung Quất với quy mô 14.000ha, được xây dựng chủ yếu trên địa bàn huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi, với mong muốn: KCN Dung Quất là KCN lọc và hóa dầu đầu tiên cả nước, là khu tập trung nhiều ngành công nghiệp quy mô lớn, gắn với cảng biển Dung Quất và sân bay quốc tế Chu Lai, là trung tâm kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có ý nghĩa quan trọng về quốc phòng.
Sau 9 năm thành lập và hoạt động, do yêu cầu phát triển nhằm đáp ứng cụ thể công cuộc phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, ngày 11-3-2005, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 50 thành lập và ban hành quy chế hoạt động khu kinh tế (KKT) Dung Quất trên cơ sở KCN Dung Quất. KKT Dung Quất có diện tích 10.300ha, nằm trên địa bàn huyện Bình Sơn: Đây là KKT tổng hợp, vận hành theo mô hình “khu trong khu”, bao gồm các KCN, khu chế xuất, khu bảo thuế, khu cảng chuyên dùng, khu du lịch, dịch vụ, khu dân cư, hành chính, đô thị mới Vạn Tường... cùng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ như đường sắt, đường bộ, sân bay... các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư được áp dụng tại KKT Dung Quất là đặc biệt thông thoáng như với KKT mở. Với phương thức quản lý tập trung và thẩm quyền trực tiếp cho phép KKT Dung Quất có thể thực thi tốt hơn cơ chế “một cửa” trong giải quyết các thủ tục đầu tư. Tại đây sẽ tập trung phát triển các ngành công nghiệp nặng như lọc hoá dầu, luyện cán thép, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất và lắp ráp ô tô,vật liệu xây dựng...
Việc chuyển đổi từ Khu công nghiệp Dung Quất thành KKT không chỉ đơn thuần là thay đổi về hình thức mà về bản chất hoạt động cũng thay đổi. KKT Dung Quất sẽ hoạt động theo hướng đa ngành, thu hút tất cả dự án đầu tư có nhiều tiềm năng.
KKT Dung Quất là KKT tổng hợp, phát triển đa ngành, đa lĩnh vực với trọng tâm là công nghiệp lọc hóa dầu – hóa chất, các ngành công nghiệp nặng quy mô lớn, các ngành sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu... Đến đầu tháng 7-2007, tại KKT Dung Quất có 119 dự án được cấp Chứng nhận đầu tư và chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng vốn đầu tư lên tới 5,48 tỷ USD.
Trong đó có 24 dự án đang đền bù và triển khai xây dựng, 34 dự án đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh, cấp phép... Một số dự án có quy mô lớn như Nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất (vốn đầu tư 2,5 tỷ USD), nhà máy liên hợp công nghiệp tàu thủy 700 triệu USD, bến cảng tổng hợp số 1... Với kết quả này, Quảng Ngãi đã vươn lên vị trí thứ 11 của cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài, trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất miền Trung.
Hiện tại KKT Dung Quất đã cơ bản hoàn thiện hệ thống hạ tầng thiết yếu (100km đường trục chính, trường đào tạo nghề, trung tâm quan trắc…), tiếp tục phát triển hạ tầng, tiện ích chi tiết nhằm đáp ứng đồng bộ và tốt hơn yêu cầu của các dự án đầu tư.
1.2.3 Quy hoạch của khu kinh tế Dung Quất.
1.2.3.1 Quy hoạch chung.
Chức năng: Dung Quất là Khu Kinh tế Tổng hợp, phát triển đa ngành – đa lĩnh vực.
- Phát triển công nghiệp nặng bao gồm công nghiệp lọc-hoá dầu, công nghiệp luyện cán thép, đóng tàu, sản xuất xi măng, chế tạo cơ khí, thiết bị nặng, sản xuất lắp ráp ô tô…
- Phát triển công nghiệp nhẹ, chủ yếu là các ngành điện-điện tử, vật liệu công nghệ cao, dệt may, giày da, chế biến hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu...
- Phát triển dịch vụ công nghiệp; dịch vụ tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; giáo dục đào tạo; nhà ở, vui chơi-giải trí, du lịch... (Gắn liền với thành phố Vạn Tường hiện đại với tính chất là đô thị công nghiệp-dịch vụ).
Biểu 1.4: Bản đồ quy hoạch chi tiết Khu kinh tế Dung Quất.
Qui hoạch sử dụng đất của Khu kinh tế Dung Quất đến năm 2010:Tổng diện tích: 10.300,0 ha được phân theo các tiêu chí sau:
- Theo mục đích sử dụng đất
1. Đất công nghiệp: 2.428,9 ha 2. Đất hạ tầng kỹ thuật: 1.779,1 ha3. Đất dân cư: 1.415,8 ha4. Đất nông nghiệp, đồi núi, mặt hồ, bãi cát: 3.930,2 ha5. Mặt nước: 746,0 ha
- Theo khu chức năng 1. Khu công nghiệp phía Tây (CN nhẹ): 2.100,0 ha 2. Khu công nghiệp phía Đông (CN nặng): 4.316,0 ha3. Thành phố Vạn Tường: 2.400,0 ha4. Cảng Dung Quất: 746,0 ha5. Khu Du lịch Sinh thái Vạn Tường: 438,0 ha6. Khu Bảo thuế: 300,0 ha(Đến năm 2020, dự kiến sẽ mở rộng Khu Kinh tế Dung Quất; với tổng diện tích trên 20.000 ha)
Phân kỳ phát triển:
- Giai đoạn đến 2005: Đầu tư Nhà máy lọc dầu, các Nhà máy hoá dầu, phát triển cảng dầu khí và cảng hàng hoá container cho tàu đến 30.000 DWT, phát triển đô thị Vạn Tường ở diện tích khoảng 200 ha, NM Đóng tàu gđ. 1, NM Cán thép, NM Nghiền clinker, các NM dệt may, giày da, chế biến hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, kho bãi ngoại quan gắn với khu hậu cần dịch vụ cảng...
- Giai đoạn II (2005-2010): Mở rộng công nghiệp hoá dầu, phát triển Cảng giai đoạn II cho tàu dầu đến 50.000 DWT, tàu hàng hoá 50.000 DWT; từng bước phát triển các dự án công nghệ cao, thu hút các dự án qui mô lớn như Nhà máy đóng tàu giai đoạn II, Nhà máy luyện phôi thép...
Biểu 1.5: Dự kiến thu hút đầu tư đến 2010:
TT
Dự án
Vốn đầu tư
(triệu USD)
1
NM Lọc dầu (có mở rộng 50% công suất):
2.000
2
Các NM hoá dầu qui mô lớn (PP, LAB, CB, PS, PE):
600
3
Các NM sau hoá dầu, NM hoá chất:
500
4
Liên hợp công nghiệp tàu thuỷ:
500
5
NM Xi măng:
50
6
NM Cán thép:
50
7
Các NM Công nghiệp nặng khác:
100
8
Dệt may, giày da:
40
9
Các NM Công nghiệp chế biến:
50
10
Các Dự án dịch vụ-du lịch:
50
11
Hạ tầng kỹ thuật:
- KCN (1.600 ha)
100
- Đô thị (400 ha)
27
- Du lịch (200 ha)
7
12
Cảng Dung Quất (2 Bến tổng hợp, 1 Bến chuyên dùng):
70
13
NM nước giai đoạn II:
40
14
Cấp điện giai đoạn II:
30
15
Xử lý nước thải:
30
Tổng cộng
4.240
Nguồn: Vụ quản lý các Khu kinh tế – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2005.
1.2.3.2 Quy hoạch khu kinh tế Dung Quất theo các phân khu chức năng chính.
Biểu 1.6: Thông tin về quy hoạch khu kinh tế
STT
Tên KCN/khu chức năng
Diện tích (ha)
Tổng diện tích quy hoạch
Diện tích đã xây dựng CSHT
Diện tích đã sử dụng
(1)
(2)
(3)
(4)
KHU CÔNG NGHIỆP DUNGQUẤT
I
Khu công nghiệp
3,711.00
101.75
958.25
1
Khu công nghiệp Đông Dung Quất
2,330.00
711.95
2
Khu công nghiệp Tây Dung Quất
1,381.00
101.75
246.30
II
Khu chức năng
6,589.00
0.00
414.93
1
Khu phi thuế quan/khu bảo thuế
362.00
0.00
0.00
2
Khu cảng biển
378.00
20.99
3
Khu đô thị
1,175.00
0.00
156.93
Vạn Tường
1,175.00
156.93
4
Khu dịch vụ - du lịch
1,085.00
0.00
14.27
4.1
Khu du lịch sinh thái Thiên Đàng + Khe hai
286.00
4.2
Lâm viên Vạn Tường
367.00
9.97
4.3
Khu du lịch sinh thái Vạn Tường
432.00
4.30
5
Các khu chức năng khác (…)
3,589.00
0.00
222.74
5.1
Khu tái định cư + làng
497.00
69.60
5.2
Giao thông, công trình đầu mối
622.00
111.50
5.3
Cây xanh, mặt nước
2,040.00
19.17
5.4
Công cộng + kho tàng
300.00
22.47
5.5
Dự trữ phát triển
130.00
Tổng cộng:
10,300.00
101.75
1,373.18
Nguồn: Vụ quản lý các KKT-Bộ kế hoạch và đầu tư, 2008.
THỨ NHẤT: KHU CÔNG NGHIỆP PHÍA ĐÔNG.
Bản đồ quy hoạch phía đông
Tổng diện tích: 5.054 ha.
Chức năng chính: là KCN nặng tập trung các lĩnh vực: lọc - hoá dầu, hoá chất, đóng tàu, luyện - cán thép, sản xuất xi măng, chế tạo thiết bị nặng, lắp ráp ô tô...
Được phân bổ thành 4 cụm công nghiệp:
Cụm 1: Nhà máy lọc dầu và các công trình phụ trợ 417 ha.
Cụm 2: CN hoá dầu và hóa chất 522 ha, sau hoá dầu 124 ha.
Cụm 3: CN có sử dụng mặt biển: luyện-cán thép, đóng tàu, dịch vụ cảng, và CN vật liệu xây dựng, sản xuất lắp ráp ôtô, thiết bị 335 ha.
Cụm 4: Các ngành CN khác 65 ha.
Đất đồi núi, cây xanh, cảnh quan môi trường.
THỨ HAI: KHU CÔNG NGHIỆP PHÍA TÂY.
Tổng diện tích: 2.100 ha Chức năng chính: là KCN nhẹ tập trung các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí sửa chữa; chế biến nông hải sản, hàng dệt may, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu; công nghiệp điện, điện tử; kho bãi trung chuyển quy mô vừa và nhỏ... Đất đô thị Dốc Sỏi; Đất đô thị Dốc Sỏi Khe Hai.
Bản đồ quy hoạch phía tây
THỨ BA: CẢNG DUNG QUẤT Các thông số: 1.158 ha, gồm 458 ha mặt nước hữu ích, 421 ha mặt bằng và kho bãi (thuộc địa phận KCN phía Đông); sâu -19 m. Được thiết kế có đê chắn sóng (kết cấu thân đê: dài 1.600m, cao 27m, rộng 15m), kè chắn cát ở phía Tây dài 1.750 m. Chức năng: Là cảng nước sâu đa chức năng lớn nhất Việt Nam, gồm khu cảng dầu khí, khu cảng chuyên dụng, khu cảng tổng hợp (gồm hàng container, hàng rời...). Có thể tiếp nhận tàu xuất sản phẩm dầu đến 50.000 DWT, tàu hàng 30.000-50.000 DWT. Quy mô và quy hoạch mặt bằng: Khu cảng Dầu khí (phục vụ hoạt động của NMLD Dung Quất) 2 bến cho tàu xuất xăng và diesel, có trọng tải 20.000-25.000 DWT (giai đoạn I) và đến 50.000 DWT 2 bến dự phòng (giai đoạn II). 4 bến cho tàu xuất xăng, diesel, nhiên liệu phản lực, khí hóa lỏng và dầu F.O có trọng tả._.i 3.000-5.000 DWT (giai đoạn I) và đến 30.000 DWT (giai đoạn II). Bến số 1 cho tàu 10.000 DWT (hiện tại đã có thể tiếp nhận tàu 15.000 DWT), phục vụ cho giai đoạn xây dựng NMLD Dung Quất và phục vụ cho công tác bảo dưỡng các công trình biển. Khu cảng tổng hợp được chia thành 2 phân khu cảngPhân khu cảng tổng hợp I: nằm ngay sau khu cảng dầu khí, có 1.000 m đường bờ, chia thành 4 lô cho các tàu trọng tải 10.000-50.000 DWT. Trong giai đoạn đến năm 2005, xây dựng một bến tổng hợp cho tàu có trọng tải đến 20.000 DWT. Phân khu cảng tổng hợp II: nằm ở phía Nam vịnh Dung Quất, sẽ được phát triển sau năm 2010. Khu cảng Container (trung chuyển Quốc tế) Khu Cảng chuyên dụng Nằm liền kề Phân khu cảng tổng hợp II, trước mắt dành cho việc phát triển Khu liên hợp công nghiệp tàu thuỷ, NM Xi măng và NM Cán thép. Trong giai đoạn trước 2005 sẽ xây dựng kè chắn cát và một cảng chuyên dùng với trên 300m đường bờ để nhập vật tư nguyên liệu cho các nhà máy công nghiệp nặng.
THỨ TƯ: KHU BẢO THUẾ
Là khu vực rộng khoảng 300 ha tại KCN phía Đông gắn với Cảng; 200 ha tại KCN phía Tây gắn với sân bay Chu Lai, nằm trong Khu Dung Quất và có cảng xuất, nhập hàng hoá riêng.
Trong Khu bảo thuế có:
Khu chế xuất.
Khu hàng hoá tạm nhập, tái xuất (trung chuyển hàng hoá).
Khu kho dành cho các dự án sản xuất sử dụng nguyên liệu nhập khẩu.
Khu vực kho ngoại quan.
Nội dung Khu Bảo thuế:
Quan hệ giữa khu Bảo thuế với bên ngoài là quan hệ xuất nhập khẩu. Hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu khi nhập vào khu Bảo thuế chưa phải đóng thuế
Lợi ích khu Bảo thuế:
Khu Bảo thuế phát huy tác dụng đặc biệt đối với những Doanh nghiệp sản xuất hàng hoá từ nguyên liệu nhập số lượng lớn và chịu thuế xuất cao (do hàng hoá, nguyên vật liệu trong khu Bảo thuế không phải nộp thuế nhập khẩu).
Hàng hoá trung chuyển hoặc tạm nhập - tái xuất.
Doanh nghiệp chế xuất.
Doanh nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu số lượng lớn nhưng sử dụng trong nhiều tháng.
Những hàng hoá nhập khẩu số lượng lớn một lần và phải chịu mức thuế suất cao như xăng dầu, Clinker, phôi thép, phân bón và vật tư nông nghiệp...
Thời gian hình thành
Đầu năm 2004 bắt đầu giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hình thành kho ngoại quan.
Năm 2005 triển khai đầu tư và vận hành theo phương thức cuốn chiếu.
THỨ NĂM: ĐÔ THỊ VẠN TƯỜNG
Bản đồ quy hoạch TP Vạn Tường:
Diện tích: 2.400 ha, trong đó có Khu du lịch - dịch vụ sinh thái biển 432 ha.
Tính chất: là đô thị công nghiệp, thương mại, tài chính, văn hoá và du lịch - dịch vụ phục vụ cho Khu Kinh tế Dung Quất, được qui hoạch theo tiêu chuẩn hiện đại.
Các khu chức năng trong thành phố:
Một là, Các Khu dân cư: được bố trí liên tục dọc đô thị thành 3 khu vực chính, và 1 khu ven đô:
Khu dân cư - chuyên gia: 178 ha
Khu Trung tâm phía Bắc: 200 ha
Khu Trung tâm phía Nam: 817 ha
Khu Du lịch sinh thái : 432 ha
Khu Lâm viên: 367 ha
Hai là, Khu trung tâm công cộng:
Bố trí xen kẽ giữa các khu dân cư, chủ yếu tập trung thành tuyến trên 2 trục đường hướng ra biển tạo thành 2 trung tâm lớn của thành phố, bao gồm:
Trung tâm hành chính thành phố thuộc Khu trung tâm phía Bắc Vạn Tường gồm các cơ quan quản lý nhà nước về hành chính, chính trị 50 ha.
Trung tâm tài chính, ngân hàng và dịch vụ công cộng thuộc Khu trung tâm phía Nam Vạn Tường: ngân hàng, bưu điện, trung tâm tài chính, văn phòng đại diện, công ty... và các công trình dịch vụ thương nghiệp cấp thành phố 70 ha.
Ba là, Khu công viên cây xanh và thể dục thể thao: 108 ha.
Bốn là, Khu nghiên cứu khoa học, đào tạo và dạy nghề 25 ha.
Năm là, Khu khai thác du lịch: 438 ha.
Sáu là, Đất khác (cây chắn gió, đồi núi, nông nghiệp…): 859 ha.
Về Dân số:
100.000 người vào năm 2010, 200.000 vào năm 2020.
Thành phần dân cư chủ yếu: cán bộ, chuyên gia, công nhân lao động trong Dung Quất và khoảng 20.000 dân địa phương.
1.3 Một số chính sách ưu đãi đầu tư tại Khu kinh tế Dung Quất.
Khu kinh tế Dung Quất được hưởng những cơ chế chính sách ưu đãi như Khu kinh tế mở Chu Lai. Đối với cơ chế tài chính, được để lại toàn bộ nguồn ngân sách thu được trên địa bàn nhằm đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của Khu kinh tế theo các chương trình mục tiêu; mở rộng các hình thức huy động vốn, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng từ nguồn vốn ODA, phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu công trình BOT, BTO, BT và đấu giá quyền sử dụng đất; được quyền cấp phép các dự án đầu tư có quy mô đến 40 triệu USD.
Các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài được quyền lựa chọn thực hiện các dự án đầu tư tại Khu kinh tế Dung Quất (trừ những dự án thuộc danh mục lĩnh vực cấm đầu tư, những dự án có ảnh hưởng xấu về anh ninh quốc gia, văn hóa xã hội, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Các dự án đầu tư vào Khu kinh tế Dung Quất được hưởng các ưu đãi áp dụng với địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn (các huyện Nghĩa Hành, Sơn Tịnh); địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (các huyện Ba Tơ, Trà Bồng, Sơn Tây, Sơn Hà, Minh Long, Bình Sơn, Tây Trà và huyện đảo Lý Sơn) và khu kinh tế theo quy định của Luật đầu tư, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp các pháp luật thuế khác và các ưu đãi khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
Các nhà đầu tư sẽ được hưởng chế độ thuê đất ưu đãi nhất; thực hiện thí điểm việc miễn thu tiền thuê đất có thời hạn. Đối với Khu kinh tế Dung Quất, thời hạn thuê đất đến 70 năm. Trong đó, tiền thuê đất, thuê mặt nước được miễn, giảm như sau: Miễn toàn bộ thời gian đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư. Miễn 15 năm đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư. Miễn 11 năm đối với các dự án đầu tư khác.
Tất cả các dự án đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong KKT Dung Quất được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10 % được áp dụng trong 15 năm, kể từ khi dự án đầu tư bắt đầu hoạt động kinh doanh và được miễn thuế thu nhậph doanh nghiệp trong 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50 % số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo.
Các dự án đầu tư sản xuất trong Khu kinh tế Dung Quất của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài được miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu sản xuất, vật tư, linh kiện và bán thành phẩm mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất không đạt tiêu chuẩn chất lượng trong 5 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất.
Giảm 50 % thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, kể cả người Việt Nam và người nước ngoài làm việc tại KKT Dung Quất.
Ngoài các ưu đãi trên, các dự án đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong KKT Dung Quất thuộc các lĩnh vực công nghệ cao đáp ứng quy định tại khoản 2 điều 5 Nghị định số 99/2003NĐ- CP ngày 28 tháng 8 năm 2003 của chính phủ về việc ban hành quy chế khu công nghệ cao được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10 % trong suốt thời gian thực hiện dự án. Các dự án đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong Khu kinh tế Dung Quất có quy mô lớn và có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển ngành, lĩnh vực hoặc phát triển kinh tế - xã hội của vùng được hưởng thuế suất thu nhập doanh nghiệp 10 % trong suốt thời gian thực hiện dự án sau khi được thủ tướng chính phủ chấp thuận.
Các tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức và cá nhân người nước ngoài được đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu chức năng để cho thuê, cho thuê lại hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã xây dựng hạ tầng trong KKT Dung Quất theo quy định tương ứng của pháp luật về đất đai. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất trong KKT Dung Quất. Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam và các nhà đầu tư nước ngoài được mua nhà ở và được thuê đất ở trong KKT Dung Quất.
Áp dụng chính sách một giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tiền thuê đất cho các tổ chức và cá nhân, không phân biệt trong nước và nước ngoài có hoạt động sản xuất kinh doanh tại KKT Dung Quất.
1.4 Thực trạng đầu tư phát triển của khu kinh tế Dung Quất.
1.4.1 Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển của khu kinh tế Dung Quất phân theo nguồn vốn.
Tính đến 5/3/2009, cả nước đã có 15 khu kinh tế được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập. Các khu kinh tế đều đáp ứng yêu cầu địa lý thuận lợi (gần cảng biển, sân bay), nối kết dễ dàng với các trục giao thông huyết mạch của quốc gia và quốc tế; có điều kiện để đảm bảo về kết cấu hạ tầng, nhất là cung cấp điện, nước, lao động...
KCN Dung Quất được thành lập từ năm 1996, nhưng thực sự đi vào đầu tư - xây dựng từ năm 1999. Năm 2005 theo quyết định, BQL Khu Kinh tế Dung Quất là cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp đối với Khu Kinh tế Dung Quất, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện việc xây dựng và phát triển Khu Kinh tế Dung Quất theo quy hoạch, kế hoạch, tiến độ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và theo Quy chế hoạt động nhằm thực hiện quản lý tập trung thống nhất hoạt động trên các lĩnh vực đầu tư, phát triển kinh tế tại khu kinh tế này.Kinh phí hoạt động của BQL Khu kinh tế Dung Quất do ngân sách Nhà nước cấp theo kế hoạch hàng năm. BQL Khu Kinh tế Dung Quất có quyền lập phương án phát hành trái phiếu công trình, trái phiếu Chính phủ theo quy định về phát hành trái phiếu Chính phủ; lập phương án huy động các nguồn vốn khác nhằm huy động tối đa các nguồn lực, vốn đầu tư cho các dự án hạ tầng quan trọng và yêu cầu phát triển của Khu Kinh tế Dung Quất.
Các phương thức huy động vốn để đầu tư và phát triển KKT Dung Quất bao gồm:
Thứ nhất: Trong thời hạn 15 năm đầu kể từ khi quyết định số 50/2005/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành, ngân sách nhà nước cân đối hàng năm không thấp hơn toàn bộ nguồn thu ngân sách trên địa bàn KKT Dung Quất cho yêu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật – xã hội, các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng quan trọng, phục vụ chung cho KKT Dung Quất theo các chương trình mục tiêu.
Thứ hai: Phát hành trái phiếu chính phủ đối với những dự án đầu tư hạ tầng có quy mô lớn, có vai trò then chốt đối với sự phát triển của KKT Dung Quất theo quy định về phát hành trái phiếu Chính phủ để huy động vốn đầu tư.
Thứ ba: Ưu tiên việc sử dụng các nguồn vốn ODA và vốn tín dụng ưu đãi đầu tư đối với việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật xã hội, các công trình dịch vụ tiện ích công cộng cần thiết của KKT Dung Quất và các trợ giúp kỹ thuật khác.
Thứ tư: Được phép thu hút đầu tư theo các hình thức BOT, BT, BTO và các hình thức khác phù hợp với quy định hiện hành.
Thứ năm: Được phép huy động vốn từ quỹ đất theo quy định của pháp luật về đất đai để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội phục vụ chung cho KKT Dung Quất.
Thứ sáu: Huy động vốn đầu tư trực tiếp của các tổ chức, cá nhân trong nước; vốn ứng trước của các đối tượng có nhu cầu sử dụng hạ tầng, vốn của các doanh nghi ệp có chức năng xây dựng và kinh doanh công trình hạ tầng kỹ thuật. Mở rộng hình thức tín dụng đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng và huy động mọi nguồn vốn dưới các hình thức khác, phù hợp với quy định của pháp luật.
Để đạt được mục tiêu phát triển, tổng vốn cần huy động để cân đối cho việc đầu tư hạ tầng giai đoạn 2006- 2010 của KKT Dung Quất là 7.965,0 tỷ đồng
Gồm: 6.698,0 tỷ đồng.
80,7 triệu USD.
Trong đó: - Vốn ngân sách nhà nước: 2.523 tỷ đồng.
- Vốn quỹ đất : 442 tỷ đồng.
- Vốn trái phiếu chính phủ: 1.142 tỷ đồng.
- Vốn ODA : 56,5 triệu USD.
- Trái phiếu đô thị : 540 tỷ đồng.
-Vốn doanh nghiệp + VND: 676 tỷ đồng.
+ USD:24,2 triệu USD.
- Vốn tín dụng đầu tư : 1.335 tỷ đồng.
- Vốn huy động : 40 tỷ đồng.
Nguồn vốn đầu tư qua các năm được thể hiện như sau:
1.4.1.1 Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu chính phủ, vốn chương trình mục tiêu.
Nguồn vốn ngân sách nhà nước,vốn trái phiếu chính phủ, vốn chương trình mục tiêu dành cho đầu tư xây dựng cơ bản của KKT Dung Quất qua các năm 2005, 2006, 2007, 2008 và dự kiến cho năm 2009 được thể hiện như sau:
Thứ nhất: Năm 2005, Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất được Chính phủ giao chỉ tiêu kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản là 154,9 tỷ đồng gồm: 04 dự án thiết kế qui hoạch; 06 dự án chuẩn bị đầu tư; 17 dự án thực hiện đầu tư (trong đó có 03 dự án khởi công mới. Trong đó giá trị khối lượng vốn đầu tư thực hiện là 209,7 tỷ đồng, giá trị giải ngân là 154,9 tỷ đồng. Như vậy, giá trị khối lượng chưa đủ vốn để thanh toán của năm 2005: là trên 50 tỷ đồng và giá trị khối lượng lũy kế đến năm 2005 chưa thanh toán trên 127 tỷ đồng.
Thứ hai: Năm 2006, Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất được giao chỉ tiêu kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản là 332,99 tỷ đồng gồm:
- 04 dự án thiết kế qui hoạch;
- 02 dự án chuẩn bị đầu tư;
- 16 dự án thực hiện đầu tư; trong đó có 01 dự án khởi công mới là:
+ Dự án thành phần II đoạn Bình Long - Cảng Dung Quất thuộc dự án Xây dựng tuyến đường Trà My – Trà Bồng – Bình Long – Dung Quất (nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ).
Năm 2006, giá trị khối lượng thực hiện hoàn thành là 490 tỷ đồng = 234% so với năm 2005 (490/209 tỷ đồng); so với vốn kế hoạch được cấp năm 2006 = 147% (490/332,99 tỷ đồng).
Cụ thể các nguồn vốn như sau:
Một là: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản:
Giá trị khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện năm 2006 là 357 tỷ đồng, giá trị khối lượng giải ngân là 200 tỷ đồng. Như vậy, Giá trị khối lượng hoàn thành chưa đủ vốn để thanh toán đến năm 2006 nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với các dự án là: 157 tỷ đồng.
Trong vốn đầu tư xây dựng cơ bản gồm:
Vốn thiết kế qui hoạch: Có 04 dự án.
- Hoàn thành các dự án chuyển tiếp năm 2006, hoàn chỉnh các thủ tục và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt:
+ Qui hoạch chi tiết xây dựng Khu công nghiệp Dung Quất phía Đông (điều chỉnh).
+ Qui hoạch chi tiết xây dựng Khu công nghiệp Dung Quất phía Tây (điều chỉnh).
+ Qui hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất.
+ Qui hoạch chi tiết xây dựng Đô thị Vạn Tường (điều chỉnh).
- Các dự án thiết kế qui hoạch triển khai một cách khẩn trương và sớm hoàn thành nhằm phục vụ cho công tác quản lý, định hướng đầu tư và phát triển Khu kinh tế Dung Quất theo tiến độ và phù hợp với xu hướng phát triển chung.
- Dự toán được duyệt: 27,51tỷ đồng.
- Kế hoạch Nhà nước giao: 2,40 tỷ đồng.
- giá trị k.lượng thực hiện năm 2006: 2,40 tỷ đồng.
- giá trị thanh toán cả năm 2006 2,40 tỷ đồng. Đạt 100% kế hoạch vốn năm 2006 và đạt 100% giá trị khối lượng thực hiện năm 2006.
Vốn chuẩn bị đầu tư: Có 02 dự án.
- Hai dự án đầu tư:
+ Dự án đầu tư xây dựng Cảng tổng hợp số 3.
+ Dự án ĐTXD Cụm công nghiệp nặng phía Đông Dung Quất.
- Dự toán được duyệt: 2,199 tỷ đồng.
- Kế hoạch Nhà nước giao: 0,500 tỷ đồng.
- Giá trị k.lượng thực hiện năm 2006: 0,500 tỷ đồng.
- Giá trị thanh toán năm 2006: 0,500 tỷ đồng. Đạt 100% kế hoạch vốn năm 2006 và đạt 100% giá trị khối lượng thực hiện.
Vốn thực hiện dự án:
- Dự toán được duyệt: 1.056,09 tỷ đồng.
- Vốn cấp đến 2006: 575,50 tỷ đồng.
- Kế hoạch Nhà nước giao: 197,10 tỷ đồng.
- Giá trị k.lượng thực hiện năm 2006: 354,10 tỷ đồng.
- Giá trị thanh toán cả năm 2006: 197,10 tỷ đồng. Đạt 100% kế hoạch vốn năm 2006 và đạt 55,7% giá trị khối lượng thực hiện.
Hai là: Vốn Trái phiếu Chính phủ:
Biểu 1.7: Vốn Trái phiếu Chính phủ thực hiện dự án năm 2006
Vốn
Năm 2006
Giá trị k.lượng thực hiện
(tỷ đồng)
Giải ngân
Giải ngân
(tỷ đồng)
So sánh KH vốn
(%)
So sánh với giá trị thực hiện
(%)
Thực hiện dự án
130
130
100
100
Nguồn: Ban quản lý KKT Dung Quất, 2007.
Ba là: Vốn Chương trình mục tiêu (Chương trình 661):
Biểu 1.8: Vốn Chương trình mục tiêu (Chương trình 661) thực hiện dự án năm 2006
Vốn
Năm 2006
Giá trị k.lượng thực hiện
(tỷ đồng)
Giải ngân
Giải ngân
( tỷ đồng)
So sánh KH vốn
(%)
So sánh với giá trị thực hiện
(%)
Thực hiện dự án
2,99
2,99
100
100
Nguồn: Ban quản lý KKT Dung Quất, 2007.
Thứ ba: Năm 2007, Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất được Thủ tướng Chính phủ giao chỉ tiêu kế hoạch là: 450,97 tỷ đồng trong đó:
* Vốn đầu tư NSNN: 267,0 tỷ đồng
* Vốn TPCP: 180,0 tỷ đồng
* Vốn chương trình mục tiêu (661): 13,97 tỷ đồng
Bao gồm:
- 06 dự án thiết kế qui hoạch; trong đó có 02 dự án khởi công mới là:
+ Quy hoạch sử dụng đất chi tiết KKT Dung Quất;
+ Quy hoạch phát triển nông nghiệp KKT Dung Quất;
- 03 dự án chuẩn bị đầu tư;
- 16 dự án thực hiện đầu tư; trong đó có 03 dự án khởi công mới là:
+ Trụ sở làm việc Ban quản lý KKT Dung Quất;
+ Nâng cấp thiết bị môi trường KKT Dung Quất;
+ Đền bù - giải phóng mặt bằng phục vụ cho các dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài (Tycoons và Doosan).
Năm 2007, giá trị khối lượng thực hiện hoàn thành là 536,97 tỷ đồng = 109,6% so với năm 2006 (536,97/490 tỷ đồng); so với vốn kế hoạch được cấp năm 2007 = 119% (536,97/450,97 tỷ đồng).
Cụ thể các nguồn vốn như sau:
Một là:Vốn đầu tư xây dựng cơ bản:
Gía trị vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện là 343 tỷ đồng, khối lượng vốn giải ngân là 267 tỷ đồng. Như vậy, giá trị khối lượng hoàn thành chưa đủ vốn để thanh toán đến năm 2007 nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với các dự án là: 76,0 tỷ đồng.
- Trong vốn đầu tư xây dựng cơ bản gồm:
Vốn thiết kế qui hoạch: Có 06 dự án.
- Triển khai thực hiện 04 dự án chuyển tiếp năm 2006, hoàn chỉnh các thủ tục và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt:
+ Qui hoạch chi tiết xây dựng Khu công nghiệp Dung Quất phía Đông (điều chỉnh).
+ Qui hoạch chi tiết xây dựng Khu công nghiệp Dung Quất phía Tây (điều chỉnh).
+ Qui hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất.
+ Qui hoạch chi tiết xây dựng Đô thị Vạn Tường (điều chỉnh).
- Hoàn chỉnh các thủ tục và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt triển khai thực hiện 02 dự án mới:
+ Quy hoạch sử dụng đất chi tiết KKT Dung Quất;
+ Quy hoạch phát triển nông nghiệp KKT Dung Quất;
- Các dự án thiết kế qui hoạch đang triển khai một cách khẩn trương nhằm phục vụ cho công tác quản lý, định hướng đầu tư và phát triển Khu kinh tế Dung Quất theo tiến độ và phù hợp với xu hướng phát triển chung.
- Dự toán được duyệt: 22,049tỷ đồng.
- Vốn kế hoạch năm 2007: 5,000 tỷ đồng.
- giá trị k.lượng thực hiện năm 2007: 5,000 tỷ đồng.
- giá trị thanh toán cả năm 2007: 5,000 tỷ đồng. Đạt 100% kế hoạch.
Vốn chuẩn bị đầu tư: Có 03 dự án đang tổ chức thực hiện lập dự án đầu tư:
+ Lập dự án đầu tư xây dựng Cảng tổng hợp số 3.
+ Lập dự án xây dựng các tuyến đường trục KCN phía Đông Dung Quất (giai đoạn II).
+ Lập dự án đầu tư đường Trì Bình - cảng Dung Quất.
- Dự toán được duyệt: 5,00 tỷ đồng.
- Vốn kế hoạch năm 2007: 2,00 tỷ đồng.
- giá trị k.lượng thực hiện năm 2007: 2,00 tỷ đồng.
- giá trị thanh toán năm 2007: 2,00 tỷ đồng. Đạt 100% kế hoạch..
Vốn thực hiện dự án:
- Dự toán được duyệt: 1.102,462 tỷ đồng.
- Vốn cấp đến 2007: 710,252 tỷ đồng.
- Vốn kế hoạch năm 2007: 260,000 tỷ đồng.
- giá trị k.lượng thực hiện năm 2007: 336,000 tỷ đồng.
- giá trị thanh toán cả năm 2007: 260,000 tỷ đồng. Đạt 100% kế hoạch vốn năm 2007 và đạt 77,3% giá trị khối lượng thực hiện.
Trong năm 2007 có 11 dự án hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng; trong đó có 05 dự án hoàn thành đã bố trí đủ vốn là: dự án các tuyến đường trục vào KCN Dung Quất - phía Tây dài 18km, vốn đầu tư 141,9 tỷ đồng; dự án Trạm Thu - Phát truyền hình Dung Quất, vốn đầu tư 24,3 tỷ đồng; dự án xây dựng các nghĩa địa trong KKT Dung Quất (giai đoạn I), vốn đầu tư 6,4 tỷ đồng; dự án xây dựng Bệnh viện Dung Quất (giai đoạn I), vốn đầu tư 70,5 tỷ đồng; dự án xây dựng khu xử lý chất thải rắn KCN Dung Quất (giai đoạn I), vốn đầu tư 26,88 tỷ đồng. Ngoài ra, có 06 dự án đã xây dựng hoàn thành nhưng còn nợ vốn cần bố trí tiếp trong kế hoạch năm 2008 để trả nợ khối lượng hoàn thành khoảng 67,4 tỷ đồng là: dự án xây dựng Trung tâm Văn hoá Thể thao thành phố Vạn Tường; dự án xây dựng hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thu gom và xử lý nước thải khu dân cư và chuyên gia Thành phố Vạn Tường; dự án đầu tư xây dựng Phân KCN Sài Gòn - Dung Quất; dự án xây dựng Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật nông nghiệp Dung Quất; dự án xây dựng Lâm viên Thành phố Vạn Tường; dự án xây dựng đường giao thông nối Dung Quất - Sân bay Chu Lai - cảng Kỳ Hà.
Vốn thực hiện dự án theo các ngành kinh tế thuộc vốn XDCB do NSNN cấp (không tính chương trình mục tiêu và vốn TPCP).
Hai là:Vốn Trái phiếu Chính phủ:
Biểu 1.9: Vốn Trái phiếu Chính phủ thực hiện dự án năm 2007
Vốn
Năm 2007
Giá
trị k.lượng thực hiện
(tỷ đồng)
Giải ngân
Giải ngân
(tỷ đồng)
Sosánh KH vốn
(%)
So sánh với giá trị thực hiện
(%)
Thực hiện dự án
180,0
180,0
100
100
Nguồn: Ban quản lý KKT Dung Quất, 2008.
Ba là: Vốn Chương trình mục tiêu (Chương trình 661)
Biểu 1.10: Vốn Chương trình mục tiêu (Chương trình 661) thực hiện dự án năm 2007
Vốn
Năm 2007
Giá trị k.lượng thực hiện
Giải ngân
Giải ngân
So sánh % KH vốn
So sánh với giá trị thực hiện
Thực hiện dự án
13,97
13,97
100
100%
Nguồn: Ban quản lý KKT Dung Quất, 2008.
Như vậy qua 3 năm, ta có vốn thực hiện dự án theo các ngành trong Khu kinh tế Dung Quất được thể hiện qua bảng sau:
Biểu 1.11: Vốn thực hiện dự án theo các ngành qua các năm của Khu kinh tế Dung Quất.
TT
Ngành
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Khối lượng thực hiện
Giải ngân
Khối lượng thực hiện
Giải ngân
Khối lượng thực hiện
Giải ngân
Giải ngân
So với
kế hoạch
(%)
So với KL thực hiện
(%)
Giải ngân
So với
kế hoạch
(%)
So với KL thực hiện
(%)
Giải ngân
So với
kế hoạch
(%)
So với KL thực hiện
(%)
1
Giao thông
96,4
70
100
72,6
135,4
73,0
100
53,9
92,0
78,5
100
85,3
2
Giáo dục đào tạo
10,1
17
100
168,3
18,0
100
2,0
2,0
100
100
3
Y tế, xã hội
15,9
10
100
62,9
43,0
23,0
100
53,5
6,4
20,0
100
312,5
4
Văn hóa – thông tin
9,2
14
100
152,2
6,8
6,8
100
100
19,3
12,5
100
64,8
5
Thể dục - thể thao
15,7
4
100
25,5
32,6
10,3
100
31,6
15,0
10,0
100
70,6
6
Công cộng
31,8
20
100
62,9
66,4
43,0
100
64,8
186,0
115,0
100
65
7
Công nghiệp
20
10
100
50
44,9
16,0
100
35,6
10,0
15,0
100
150
8
Lâm nghiệp
4,7
5
100
106,4
2,0
2,0
100
100
7,9
3,0
100
37,5
9
Nông nghiệp
2
2
100
100
5,0
5,0
100
100
6,3
4,0
100
60,2
10
Vốn đầu tư theo mục tiêu (chương trình 112)
0,4
0,4
100
100
2,99
2,99
100
100
11
Vốn TPCP
130,0
130,0
100
100
Tổng cộng
206,2
152,4
100%
73,9%
487,1
330,1
100%
67,8%
343,0
260,0
100%
75,1%
Nguồn: Ban quản lý KKT Dung Quất,2009.
Thông qua bảng, ta thấy giá trị giải ngân vốn thực hiện dự án theo các ngành so với khối lượng vốn thực hiện năm 2005 đạt 73,9%. Đến năm 2006, giá trị khối lượng thực hiện hoàn thành là 487 tỷ đồng = 147% so với vốn kế hoạch được cấp năm 2006; giá trị thanh toán đạt 100% kế hoạch giao. Như vậy, giá trị khối lượng thực hiện của năm 2006 vượt kế hoạch được giao là trên 157 tỷ đồng và đến năm 2007 giá trị này là 83 tỷ đồng
Thứ tư: Năm 2008, kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Khu kinh tế Dung Quất là 191,5 tỷ đồng; giảm 30% (191,5 tỷ/270,97 tỷ) so với năm 2007 (trong đó, bao gồm cả 50 tỷ đồng đã ứng trong năm 2007 và được Thủ tướng Chính phủ cho phép trả nợ trong năm 2009-2010), cụ thể:
+ Vốn NSNN: 107,0 tỷ đồng;
+ Vốn vay KBNN: 84,5 tỷ đồng;
Bao gồm:
+ 06 dự án thiết kế quy hoạch;
+ 01 dự án chuẩn bị đầu tư;
+ 14 dự án thực hiện đầu tư; trong đó có 03 dự án khởi công mới gồm: (1) Xây dựng các tuyến đường trục KCN Dung Quất phía Đông (giai đoạn II), (2) Cầu cảng cá sông Trà Bồng phục vụ tái định cư, (3) giải phóng mặt bằng, tái định cư tạo quỹ đất sạch 60ha tại Khu công nghiệp Dung Quất phía Đông.
- Ngoài ra, Vốn Trái phiếu Chính phủ ghi từ kế hoạch 2007 được chuyển sang năm 2008 để tiếp tục thanh toán thuộc Dự án Đường Bình Long - cảng Dung Quất là 104,2 tỷ đồng.
Năm 2008, giá trị khối lượng thực hiện hoàn thành là 316,5 tỷ đồng, đạt 107% so với vốn kế hoạch được cấp năm 2008 (316,5/295,7 tỷ đồng). Cụ thể các nguồn vốn như sau:
Một là: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản:
Gía trị khối lượng thực hiện năm 2008 là 216,5 tỷ đồng, giá trị giải ngân là 191,5 tỷ đồng đạt 88,5% so với giá trị thực hiện.
- Trong vốn đầu tư xây dựng cơ bản gồm:
Vốn thiết kế qui hoạch: Có 06 dự án.
- Triển khai thực hiện 05 dự án chuyển tiếp năm 2007, hoàn chỉnh các thủ tục và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt:
+ Qui hoạch chi tiết xây dựng KCN Dung Quất phía Tây (điều chỉnh).
+ Qui hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất.
+ Qui hoạch chi tiết xây dựng Đô thị Vạn Tường (điều chỉnh).
+ Quy hoạch sử dụng đất chi tiết KKT Dung Quất;
+ Quy hoạch phát triển cây trồng, vật nuôi gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm phục vụ KKT Dung Quất giai đoạn 2007-2011;
- Hoàn chỉnh các thủ tục và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt triển khai thực hiện 01 dự án mới.
- Các dự án thiết kế qui hoạch đang triển khai khẩn trương nhằm phục vụ cho công tác quản lý, định hướng đầu tư và phát triển Khu kinh tế Dung Quất theo tiến độ và phù hợp với xu hướng phát triển chung.
+ Dự toán được duyệt: 68,20 tỷ đồng.
+ Vốn kế hoạch năm 2008: 11,50 tỷ đồng.
+ giá trị k.lượng thực hiện năm 2008: 11,50 tỷ đồng.
+ giá trị thanh toán cả năm 2008: 11,50 tỷ đồng; Đạt 100% kế hoạch.
Vốn chuẩn bị đầu tư: Có 01 dự án đang tổ chức thực hiện lập dự án đầu tư: Lập dự án đầu tư đường Trì Bình - cảng Dung Quất.
+ Dự toán được duyệt: 1,65 tỷ đồng.
+ Vốn kế hoạch năm 2008: 1,00 tỷ đồng.
+ giá trị k.lượng thực hiện năm 2008: 0,00 tỷ đồng.
+ giá trị thanh toán năm 2008: 1,00 tỷ đồng. Đạt 100% kế hoạch.
Vốn thực hiện dự án:
+ Dự toán được duyệt: 1.404,55 tỷ đồng.
+ Vốn kế hoạch năm 2008: 191,50 tỷ đồng.
+ giá trị k.lượng thực hiện năm 2008: 215,00 tỷ đồng.
+ giá trị thanh toán cả năm 2008: 191,50 tỷ đồng. Đạt 100% kế hoạch vốn năm 2008 và đạt 89,0% giá trị khối lượng thực hiện.
Trong năm 2008, có 6 dự án xây dựng hoàn thành đã bố trí vốn để trả nợ khối lượng là: (1) Dự án xây dựng Trung tâm văn hoá thể thao Thành phố Vạn Tường; (2) Dự án xây dựng hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thu gom và xử lý nước thải Khu dân cư và chuyên gia Thành phố Vạn Tường; (3) Dự án đầu tư xây dựng Phân KCN Sài Gòn - Dung Quất; (4) Dự án xây dựng Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật nông nghiệp Dung Quất; (5) Dự án xây dựng Lâm viên Thành phố Vạn Tường; (6) Dự án xây dựng đường nối Dung Quất - Sân bay Chu Lai - cảng Kỳ Hà.
Như vậy, năm 2008 kế hoạch về XDCB của Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất đã hoàn thành đầu tư đưa công trình vào sử dụng là 06 dự án; số dự án chuyển tiếp hoàn thành năm 2009 là 04 dự án.
Hai là: Vốn Trái phiếu Chính phủ:
Biểu 1.12: Vốn Trái phiếu Chính phủ năm 2008
Vốn
Năm 2008
Giá trị k.lượng thực hiện
(tỷ đồng)
Giải ngân
Giải ngân
(tỷ đồng)
So sánh KH vốn
(%)
So sánh với giá trị thực hiện
(%)
Thực hiện dự án
100,0
104,2
100
104,2
Nguồn: Ban quản lý KKT Dung Quất, 2009.
Như vây, ta có thể thấy vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Khu kinh tế Dung Quất qua các năm như sau:
Biểu 1.13:Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Khu kinh tế Dung Quất
Vốn
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Giá trị k.lượng thực hiện
(tỷ đồng)
Giải ngân
Giá trị k.lượng thực hiện
(tỷ đồng)
Giải ngân
Giá trị k.lượng thực hiện
(tỷ đồng)
Giải ngân
Giá trị k.lượng thực hiện
(tỷ đồng)
Giải ngân
Giải ngân
(tỷ đồng)
So sánh KH vốn
(%)
So sánh với giá trị thực hiện
(%)
Giải ngân
(tỷ đồng)
So sánh KH vốn
(%)
So sánh với giá trị thực hiện
(%)
Giải ngân
(tỷ đồng)
So sánh KH vốn
(%)
So sánh với giá trị thực hiện
(%)
Giải ngân
(tỷ đồng)
So sánh KH vốn
(%)
So sánh với giá trị thực hiện
(%)
Thiết kế qui hoạch
1,033
01
100
96,6
2,4
2,4
100
100
5,0
5,0
100
100
11,5
11,5
100
115,0
Chuẩn bị đầu tư
2,489
1,5
100
60,3
0,5
0,5
100
100
2,0
2,0
100
100
0,0
1,0
100
Thực hiện dự án
206,2
152,4
100
73,9
354,1
197,1
100
55,7
336,0
260,0
100
77,3
205,0
179,0
100
87,3
Tổng cộng
209,7
154,9
100
73,9
357,0
200,0
100
56
343,0
267,0
100
77,8
216,5
191,5
100
88,5%
Nguồn: Ban quản lý KKT Dung Quất,2009.
Ta có đồ thị về so sánh giữa giá trị khối lượng thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản và giá trị giải ngân qua các năm của Khu kinh tế Dung Quất như sau:
Biểu 1.14: Đồ thị so sánh giữa giá trị thực hiện VĐT XDCB và giá trị giải ngân.
Năm 2007 giá trị giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản là cao nhất đạt 267 tỷ đồng, tuy nhiên giá trị giải ngân so với giá trị thực hiện cao nhất vào năm 2008 và đạt 88.5%.
Ta thấy, giá trị khối lượng thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Khu kinh tế Dung Quất cao nhất là 343 tỷ đồng vào năm 2006. Năm 2006, giá trị khối lượng thực hiện hoàn thành là 487 tỷ đồng = 147% so với vốn kế hoạch được cấp năm 2006; giá trị thanh toán đạt 100% kế hoạch giao. Như vậy, giá trị khối lượng thực hiện của năm 2006 vượt kế hoạch được giao là trên 157 tỷ đồng.
Điều này là do trong năm 2006, nhiều sự kiện quan trọng tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển Khu kinh tế Dung Quất: Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển Khu công nghiệp thành Khu kinh tế Dung Quất với những cơ chế thông thoáng, ưu đãi và rõ ràng. Chức năng, quyền hạn của Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất được nâng cao và đủ thẩm quyền để từng bước giải quyết, quản lý, điều hành có hiệu quả một Khu kinh tế phát triển đa ngành, đa lĩnh vực. Các gói thầu của Nhà máy lọc dầu Dung Quất được triển khai thi công khẩn trương, đồng loạt … đã tạo cho Khu kinh tế Dung Quất thế và lực mới trong đầu tư và phát triển; các công trình hạ tầng từng bước hoàn chỉnh và đang phát huy tác dụng phục vụ tốt cho thu hút đầu tư. Phân khu công nghiệp Sài Gòn – Dung Quất với hạ tầng hoàn chỉnh giai đoạn I, đã từng bước lấp đầy diện tích và đang triển khai đầu tư hạ tầng giai đoạn II để đáp ứng yêu cầu cho các Nhà đầu tư. Hệ thống giao thông, cảng biển tiếp tục hoàn thiện gắn với sự phát triển của Khu kinh tế Dung Quất, Sân bay Chu Lai đi vào hoạt động tạo ra nhiều cơ hội mới cho sự phát triển của 02 Khu kinh tế Dung Quất – Chu Lai. Năm 2006 tiếp tục đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng của đô thị Vạn Tường (giai đoạn I) theo hướng hiện đại có đủ các dịch vụ tiện ích t._.lý chất thải rắn, nước thải cho từng cơ sở sản xuất và toàn Khu kinh tế Dung Quất. Hoàn thành việc xây dựng trung tâm quan trắc – giám sát môi trường. Đầu tư trồng mới khoảng 4.000 ha rừng phòng hộ và tạo cảnh quan môi trường. Xây dựng quy chế và kiểm tra nghiêm ngặt việc bảo vệ môi trường. Xây dựng, tổ chức hệ thống quản lý môi trường gắn với hệ thống quan trắc môi trường quốc gia. Tăng cường năng lực quản lý môi trường; giám sát, quan trắc môi trường trong giai đoạn xây dựng và trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hỗ trợ cácdoanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới công nghệ sản xuất, áp dụng có hiệu quả tiêu chuẩn quốc tế. Thực hiện tốt việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Phát triển các dịch vụ kỹ thuật, tăng cường công tác quản lý nhà nước về đăng ký chất lượng sản phẩm.
2.1.4. Định hướng đầu tư phát triển khu kinh tế Dung Quất đến năm 2020.
Theo diện tích quy hoạch khu kinh tế Dung Quất có 10.300 ha; trong đó diện tích đất giành cho đầu tư phát triển chỉ có 5740,4 ha, theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đến 2010 thì dự kiến đã sử dụng 3975,35 ha đạt 69,3 %. Vì vậy, cần thiết phải quy hoạch mở rộng khu kinh tế Dung Quất để đảm bảo không gian phát triển, quy hoạch kết nối hệ thống hạ tầng và định hướng phát triển các ngành – lĩnh vực của khu kinh tế nhằm tránh sự bị động và hạn chế đến tính chất và hiệu quả đầu tư phát triển của khu kinh tế tổng hợp
2.1.4.1 Định hướng quy hoạch mở rộng về không gian.
Phạm vi quy hoạch mở rộng khu kinh tế Dung Quất là về phía tây giáp với tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi; về phía nam giáp với bờ bắc sông Trà Khúc và về phía đông bao gồm cả huyện đảo Lý Sơn.
2.1.4.2 Định hướng phát triển không gian.
Dự kiến chia làm 2 khu vực chủ yếu
Khu vực 1 (phía Bắc): bao gồm khu kinh tế Dung Quất đã được thủ tướng chính phủ quyết định tại Quyết định số 50 / 2005 / QĐ-TTg là 10.300 ha, phát triển mở rộng về phía Tây và Tây Nam giáp đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, gồm các xã của huyện Bình Sơn như: Bình Thạnh, Bình Chánh, Bình Nguyên, Bình Dương, Bình Long, Bình Đông, Bình Thuận, Bình Trị, Bình Phước, Bình Thới, Bình Hoà, Bình Trung, Bình Hải, thị trấn Châu Ô và huyện đảo Lý Sơn (gồm 3 xã An Vĩnh, An Hải và An Bình)
Khu vực 2 (phía Nam): phát triển mở rộng về phía Nam và Tây Nam giáp bờ bắc song Trà Khúc và đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, bao gồm: khu đô thị mới Đông Bắc sông Trà Khúc, khu du lịch Mỹ Khê, thành cổ Châu Sa, đền thờ Trương Định, khu chứng tích Sơn Mỹ, địa đạo Đám Toái, khu du lịch Ba Làng An (xã Bình Châu), núi Thiên ấn gắn với mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng, vũng neo đậu tàu thuyền Tịnh Hoà, cảng Sa Kỳ và khu công nghiệp Tịnh Phong; gồm các xã Bình Thanh Đông, Bình Thanh Tây, Bình Hiệp, Bình Phú, Bình Tân, Bình Châu thuộc huyện Bình Sơn và các xã Tịnh Thọ, Tịnh Hà, Tịnh Phong, Tịnh ấn Tây, Tịnh ấn Đông, Tịnh thiện, Tịnh Châu, Tịnh Hoà, Tịnh Kỳ, Tịnh Khê, Tịnh Long, Tịnh An và thị trấn Sơn Tịnh thuộc huyện Sơn Tịnh.
2.1.4.3 Quy mô phát triển khu kinh tế Dung Quất đến năm 2020.
Tổng diện tích quy hoạch mở rộng và phát triển dự kiến đến năm 2020 khoảng 50.000 ha; trong đó mặt nước khoảng 10.000 ha, đất sử dụng cho xây dựng và phát triển khoảng 10.000 ha. Tổng diện tích của giai đoạn I là 10.300 ha(theo quy hoạch hiện nay), giai đoạn II mở rộng khoảng 40.000 ha
Quy mô dân số (toàn khu vực quy hoạch mở rộng) phát triển dự kiến đến năm 2020 khoảng 400.000 người; trong đó dân số đô thị khoảng 250.000 người.
2.1.4.4 Tính chất phát triển của khu kinh tế Dung Quất theo quy hoạch mở rộng phát triển đến năm 2020.
Thứ nhất: Trọng tâm của việc xây dựng và đầu tư phát triển khu kinh tế Dung Quất vẫn được xác định theo nội dung Quyết định số 50/2005/ QĐ –TTg ngày 11/3/2005 của thủ tướng chính phủ: là khu kinh tế tổng hợp, phát triển đa ngành, đa lĩnh vực mà trọng tâm là phát triển công nghiệp lọc – hoá dầu và hoá chất (trong đó, nhà máy lọc dầu Dung Quất giữ vai trò chủ đạo); các ngành công nghiệp có quy mô lớn gồm: công nghiệp cơ khí, đóng tàu và sửa chữa tàu biển, luyện cán thép, sản xuất xi măng, container, các ngành sản xuất công nghiệp hàng tiêu dung, chế biến và xuất khẩu; gắn với việc phát triển và khai thác có hiệu quả cảng biển nước sâu Dung Quất, sân bay quốc tế Chu Lai.
Thứ hai: Về không gian kinh tế trên quy mô mở rộng, được xác định hướng đầu tư chủ yếu sau:
Phát triển các ngành dịch vụ, du lịch gắn với việc hình thành các đô thị mới: thành phố công nghiệp dịch vụ Vạn Tường, đô thị Dốc Sỏi, đô thị mới Đông Bắc song Trà Khúc, gắn với thị trấn Sơn Tịnh, nâng cấp thị trấn Châu Ô hình thành đô thị thị xã ; hình thành các khu đô thị tập trung, du lịch sinh thái gắn với các di tích lịch sử văn hoá như Vạn Tường, Khe Hai (Thiên Đàng), núi Thiên ấn, khu du lịch Mỹ Khê, dọc hai bờ sông Kinh Giang, khu du lịch mới ở Ba Làng An; quần thể khu dịch vụ thương mại và du lịch đảo Lý Sơn gắn với an ninh và quốc phòng bảo vệ Đảo, khu thành cổ Châu Sa, đền thờ Trương Định, tượng đài chiến thắng Vạn Tường chứng tích Sơn Mỹ, địa đạo Đám Toái.
Phát triển các khu công nghiệp phụ trợ và các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề trên hai địa bàn 2 huyện Bình Sơn và Sơn Tịnh; cảng neo đậu tàu thuyền trú bão và dịch vụ hậu cần nghề cá Tịnh Hoà, cảng cá Tịnh Kỳ.
Phát triển các công trình kết cấu hạ tầng. Xây dựng các tuyến giao thông nội vùng và liên vùng như đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đường sắt cao tốc Đà Nẵng – Dung Quất, đường Trà Bồng - Dốc Sỏi - cảng Dung Quất, đường ven bỉên Dung Quất – Sa Huỳnh, đường du lịch sinh thái Mỹ Trà - Mỹ Khê, nâng cấp đường quốc lộ 24B, cảng Sa Kỳ và xây dựng hệ thống cáp quang đại dương gắn trạm bờ Tịnh Khê …
2.1.4.5 Dự báo mục tiêu xây dựng và đầu tư phát triển khu kinh tế Dung Quất đến năm 2020.
Thu hút vốn đầu tư đạt khoảng trên 10 tỷ USD.
Gía trị sản xuất công nghiệp đạt gấp hơn 2 lần năm 2010.
Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 400 triệu USD.
Giải quyết việc làm trên 40.000 lao động.
Hàng hoá qua cảng Dung Quất đạt 34 triệu tấn (theo quy hoạch của bộ giao thông vận tải).
2.2 Một số giải pháp thúc đẩy đầu tư phát triển khu kinh tế Dung Quất.
2.2.1. Giải pháp huy động vốn.
Thứ nhất: Khuyến khích các thành phần kinh tế, mọi loại hình doanh nghiệp trong và ngoài nước bỏ vốn ra đầu tư tại khu kinh tế Dung Quất trong các lĩnh vực: đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng đô thị, phát triển công nghiệp, kinh doanh thương mại, tài chính, ngân hàng, dịch vụ, du lịch, vận tải, bảo hiểm, vui chơi giải trí, đào tạo, y tế, nhà ở, cảng biển, xuất khẩu, nhập khẩu và các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết gia nhập.
Sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư và ưu tiên vốn cho những công trình có hiệu quả cao, nhanh chóng thu hồi vốn. Tuyệt đối không đầu tư tràn lan, không đầu tư cho những dự án kém hiệu quả, không thu hồi được vốn hoặc thời gian thu hồi vốn quá dài và khó trả nợ.
Thứ hai: Khai thác và triệt để thực hiện các cơ chế quản lý và chính sách ưu đãi của khu kinh tế Dung Quất đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt và các cơ chế khác đảm bảo cải thiện rõ rệt và có một bước chuyển biến có tính chất đột phá về môi trường đầu tư tại khu kinh tế theo yêu cầu thông thoáng, đơn giản, nhanh chóng, hiệu quả; thực hiện cho được cơ chế “một cửa và tại chỗ ”.
Thứ ba: Khai thác và cho phép huy động mọi nguồn vốn đầu tư để đồng bộ và sớm hoàn thiện hạ tầng, tiện ích của khu kinh tế Dung Quất với tốc độ cao và mang lại hiệu quả thiết thực:
Nguồn vốn ngân sách tập trung và nguồn vốn trái phiếu chính phủ đầu tư các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ tiện ích có tính chất cấp bách và thiết yếu cho yêu cầu phát triển của khu kinh tế Dung Quất đặc biệt là yêu cầu triển khai thi công xây dựng và vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Nguồn thu trên địa bàn cân đối cho yêu cầu đầu tư phát triển khu kinh tế Dung Quất theo chương trình mục tiêu.
Huy động các nguồn vốn:ODA; các hình thức huy động vốn từ quỹ đất, chủ yếu là thông qua đấu giá quyền sử dụng đất đã đầu tư hạ tầng; các nguồn vốn tín dụng ưu đãi hoặc vay tín dụng có lãi suất ưu đãi, trong đó cho phép hỗ trợ bù lãi suất để đầu tư phát triển; vốn đầu tư huy động dưới các hình thức BOT, BT, BTO và các nguồn vốn huy động khác cho đầu tư phát triển …
Nguồn vốn ODA được sử dụng theo hướng:
Vốn hỗ trợ kỹ thuật được các nhà tài trợ cho không hoàn lại dùng để hỗ trợ việc đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ và nhất là nghiên cứu chuẩn bị đầu tư; triển khai các nghiên cứu khả thi …
Vốn vay với điều kiện ưu đãi sẽ sử dụng cho những dự án quan trọng, đem lại hiệu quả cao
Vốn vay với lãi suất thương mại cần có sự lựa chọn rất chặt chẽ cho những dự án thật cần thiết để tránh gánh nợ cho nhà nước và phát huy hiệu quả nguồn vốn này.
Về huy động và sử dụng vốn của các doanh nghiệp. Nguồn vốn từ các doanh nghiệp có thể huy động cho phát triển sản xuất kinh doanh, một phần để phát triển kết cấu hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực
2.2.2. Giải pháp về quản lý nhà nước đối với Khu kinh tế Dung Quất.
Quan trọng nhất và có tính chất quyết định là cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư trên 2 mặt: sự hấp dẫn đầu tư và cơ chế thủ tục một cửa trong việc đầu tư phát triển Khu kinh tế Dung Quất. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, Ban hành áp dụng các cơ chế - chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư:
Gía đất và cơ chế miễn giảm cho các dự án đầu tư vào Khu kinh tế Dung Quất theo hướng ưu đãi và thực sự hấp dẫn so với các khu công nghiệp, khu kinh tế khác.
Chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài; đặc biệt là cán bộ quản lý, cán bộ khoa học,
Hỗ trợ đào tạo nghề, tạo ra lực lượng lao động có tay nghề cho khu kinh tế Dung Quất.
Hỗ trợ xúc tiến đầu tư, quảng bá khu kinh tế Dung Quất đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở cho cán bộ, chuyên gia đến công tác, làm việc và lao động tại Khu kinh tế Dung Quất.
Ban hành cơ chế phối hợp giữa UBND tỉnh và Ban quản lý khu kinh tế Dung Quất trong việc quản lý đầu tư phát triển khu kinh tế Dung Quất. Đặc biệt, xem xét và ban hành cơ chế xử lý công việc chỉ đạo thẩm quyền của tỉnh đối với yêu cầu phát triển Khu kinh tế Dung Quất theo cơ chế trực tiếp và “một cửa”; giảm các thủ tục và các khâu không cần thiết.
Thứ hai, các Bộ, ngành hướng dẫn, uỷ quyền cho Ban quản lý khu kinh tế Dung Quất thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên các lĩnh vực cho yêu cầu đầu tư phát triển Khu kinh tế Dung Quất như: phê duyệt đánh giá tác động môi trường, cấp phép lao động… đồng thời, xem xét điều chỉnh quy hoạch ngành đến năm 2020, phù hợp với các ngành, lĩnh vực cần ưu tiên và đầu tư tại Khu kinh tế Dung Quất theo quyết định số 50/2005/QĐ –TTg của thủ tướng chính phủ.
Thứ ba, Hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển bao gồm:
Một là: Cần tập trung cụ thể hoá các cơ chế chính sách ưu đãi áp dụng cho Khu kinh tế Dung Quất đã được thủ tướng chính phủ quy định tại các Quyết định số 50/2005/QĐ –TTg và số 71/2005 QĐ –TTg bằng các thông tư, hướng dẫn, phân cấp, uỷ uyền của UBND tỉnh Quảng Ngãi và các Bộ - Ngành TW. Đặc biệt là có cơ chế huy động và cân đối các nguồn vốn đầu tư nhằm sớm phát huy trong thực tế với mục tiêu đẩy nhanh việc xúc tiến thu hút đầu tư và phát triển hạ tầng tiện ích để tăng tính hấp dẫn đầu tư của Khu kinh tế Dung Quất
Hai là: Đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất xây dựng và thông qua các Bộ - Ngành, UBND tỉnh Quảng Ngãi để trình thủ tướng chính phủ về một số cơ chế - chính sách thí điểm và điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với yêu cầu phát triển Khu kinh tế Dung Quất trong từng giai đoạn; nhất là về quản lý đầu tư phát triển hệ thống Cảng Dung Quất, các dự án cần áp dụng chính sách ưu đãi đặc biệt; cơ chế chính sách thu hút nhân tài và huy động các nguồn nhân lực cho phát triển Khu kinh tế Dung Quất …
Ba là: Cho phép nhà đầu tư triển khai xây dựng cảng chuyên dùng gắn với các dự án đầu tư công nghiệp nặng có 100% vốn nước ngoài, để phục vụ mục tiêu dự án.Việc xây dựng cảng chuyên dùng, các nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủ trình tự, thủ tục và các điều kiện do pháp luật Việt Nam quy định
Bốn là: Xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ nhà ở đối với chuyên gia và người lao động làm việc tại Khu kinh tế Dung Quất. Cần triển khai đầu tư và hoàn chỉnh các quy hoạch chi tiết các khu chức năng và tiến hành quy hoạch phát triển các lĩnh vực, các ngành để đảm bảo sự phát triển tổng thể và đồng bộ Khu kinh tế Dung Quất.
2.2.3. Giải pháp tạo lợi thế cạnh tranh thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Dung Quất bằng nguồn nhân lực.
Các Khu kinh tế ở nước ta hiện nay đều có những chính sách thu hút đầu tư tương tự nhau và cùng có khó khăn chung là nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu chính là một giải pháp để tạo ra lợi thế cạnh tranh thu hút đầu tư. Để có nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của Khu kinh tế Dung Quất đến năm 2015 thì những giải pháp nhằm cân đối cung - cầu lao động như nghiên cứu nhu cầu về lao động để lập kế hoạch đào tạo và thiết kế chương trình đào tạo phù hợp, tư vấn cho người học lựa chọn ngành nghề phù hợp với nhu cầu và năng lực cá nhân, tổ chức đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp và mở ra nhiều loại hình đào tạo đa dạng và nâng cao vai trò cầu nối của Trung tâm hỗ trợ và giới thiệu việc làm của Khu kinh tế là khả thi và ít tốn kém.
Về nguồn nhân lực – một yếu tố tạo nên lợi thế cạnh trạnh thì hầu như các Khu công nghiệp hay các khu kinh tế ở nước ta chỉ mới khai thác ở góc độ giá lao động rẻ mà chưa chú ý đến chất lượng lao động. Vì vậy, khi các doanh nghiệp đầu tư vào, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghệ cao đều gặp phải trở ngại là rất khó tuyển dụng đủ lao động theo nhu cầu sử dụng của họ. Khu kinh tế Dung Quất cũng không tránh khỏi tình trạng đó.
Như vậy, để tạo lợi thế cạnh tranh thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Dung Quất bằng nguồn nhân lực thì cần thực hiện giải pháp để cân đối cung cầu lao động như sau:
Dung Quất nằm giữa 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. Dân số của 2 tỉnh này hơn 3 triệu người, trong đó hơn 50% trong độ tuổi lao động. Thế nhưng nhu cầu về lao động của các doanh nghiệp đầu tư vào Khu kinh tế trong 2 năm tới chỉ có 31.000 người nhưng vẫn có nguy cơ không thể đủ nguồn cung ứng vì phần lớn trong số người lao động này hoặc chưa qua đào tạo hoặc đã học những ngành nghề không có nhu cầu, thậm chí đã học đúng ngành có nhu cầu nhưng không đạt tiêu chuẩn tuyển dụng. Do vậy, làm cho cung tương thích với cầu có thể được coi như là một giải pháp phát triển nguồn nhân lực hữu hiệu trong 2 năm tới. Việc này đòi hỏi phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa các trường và Ban lao động văn xã của Khu kinh tế - đơn vị chịu trách nhiệm quản lý lao động, việc làm.
Thứ nhất: Tăng cường năng lực các trường dạy nghề trong tỉnh.
Một là: Xây dựng kế hoạch đào tạo và thiết kế chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế.
Đào tạo là loại dịch vụ mà người học thường thiếu thông tin khi ra quyết định chọn ngành học, bậc học, nơi học. Bởi vì cá nhân người học khó có thể có điều kiện nghiên cứu thị trường lao động. Như vậy, Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất cần phải tổ chức nghiên cứu nhu cầu của các nhà đầu tư, xây dựng phương án đào tạo và cung ứng lao động qua các năm cho phù hợp. Phương án này có giá trị định hướng cho các trường trong tỉnh lập kế hoạch đào tạo vì có dự kiến cụ thể số lượng lao động của từng ngành nghề.
Tuy nhiên, để cung tương thích với cầu không đơn giản là phân chia số lượng lao động cần đào tạo cho các cơ sở đào tạo trong tỉnh. Điều quan trọng hơn và khó khăn hơn là làm sao để các doanh nghiệp tiếp nhận những người được đào tạo. Bởi vì có thể có sự tách biệt về trình độ của người tốt nghiệp bậc thợ 3/7 theo tiêu chuẩn Việt Nam và theo tiêu chuẩn của Hàn Quốc hay Đài Loan… Ngay cả với các doanh nghiệp Việt Nam thì vẫn có thể tiêu chuẩn về bậc thợ của họ cũng có khác biệt với tiêu chuẩn của nhà trường. Vì vậy, các trường nên có những nghiên cứu để tìm hiểu yêu cầu của các nhà đầu tư đối với từng bậc học hoặc bậc thợ về kiến thức, kỹ năng, tay nghề…, đồng thời nhà trường cũng cần thu thập những ý kiến đánh giá của doanh nghiệp về những người do trường đào tạo để thiết kế và hiệu chỉnh chương trình cho phù hợp nhằm giảm được sự cách biệt giữa tiêu chuẩn của nhà trường và tiêu chuẩn của các doanh nghiệp, giữa lý thuyết và thực tiễn. Ngoài ra, nhà trường nên thường xuyên giữ mối quan hệ với các doanh nghiệp và Ban lao động văn xã để kịp thời nắm bắt nhu cầu của họ và giới thiệu khả năng đào tạo và cung ứng lao động của mình.
Nhu cầu về lao động của các nhà đầu tư rất đa dạng về ngành nghề nên các trường khó có thể tự đào tạo đủ. Những ngành có nhu cầu ít hoặc đòi hỏi phải có đầu tư lớn thì liên kết đào tạo là một giải pháp khả thi và hiệu quả hoặc không đào tạo mà thu hút ở nơi khác đến. Ngoài ra, đào tạo từ xa là phương thức đào tạo thích hợp cho những người làm việc ở các vùng xa, làm việc theo ca vì có thể học bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào.
Đối với nhu cầu đào tạo liên tục như đào tạo nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ quản lý thì các trường hợp ký hợp đồng đào tạo theo yêu cầu của các doanh nghiệp là cách tốt nhất.
Hai là: Đầu tư nâng cấp các cơ sở đào tạo hiện có và xây dựng các cơ sở đào tạo mới phù hợp với định hướng phát triển của khu kinh tế
Sử dụng nguồn ngân sách nhà nước trung ương và địa phương kết hợp với các nguồn khác (kể cả xã hội hoá) để đầu tư mới, nâng cấp , trang bị thiết bị dạy nghề.
Ba là: Tư vấn cho người học lựa chọn ngành nghề phù hợp với nhu cầu và năng lực cá nhân.
Do trình độ phát triển kinh tế ở nước ta còn thấp, đời sống của người lao động còn khó khăn nên hình thành xu hướng muốn theo học những ngành hiện có thu nhập cao. Những ngành có thu nhập cao phản ánh nhu cầu của xã hội chưa đáp ứng đủ, việc chọn những ngành học này cũng theo đúng nhu cầu nhưng để theo học cần phải có một thời gian nhất định, trong thời gian đó thị trường lao động có thể thay đổi. Điều này người học ít tính đến do thiếu thông tin vì từ trước đến nay thường các trường chỉ thông báo chỉ tiêu tuyển sinh mà không cung cấp những thông tin về nhu cầu tuyển dụng. Mặt khác, khả năng của người học có thể không thích hợp với ngành học đã chọn nên học không đạt yêu cầu hoặc không thể phát triển được khi hành nghề. Nếu các trường đã lập kế hoạch đào tạo và thiết kế chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thì việc tổ chức tư vấn tốt sẽ góp phần cân đối được cung cầu lao động và giảm lãng phí tài nguyên của xã hội.
Thứ hai: Đẩy mạnh hoạt động có hiệu quả đối với Ban lao động văn xã, Trung tâm hỗ trợ việc làm.
Với chức năng quản lý lao động, việc làm trong Khu kinh tế, Ban lao động văn xã có trung tâm hỗ trợ và giới thiệu việc làm. Trung tâm này là đơn vị sự nghiệp có thu, nhằm thực hiện chức năng hỗ trợ và giới thiệu việc làm cho người lao động trong Khu kinh tế Dung Quất. Vì vậy, trung tâm phải thực sự là cầu nối giữa các trường và các doanh nghiệp. Để có đủ nguồn cung ứng cho các doanh nghiệp, Trung tâm nên tích cực chủ động tạo nguồn bằng cách nắm bắt nhu cầu của các doanh nghiệp, tư vấn hoặc đặt hàng cho các trường đào tạo. Thường xuyên giữ liên lạc với người lao động đã cung ứng để kịp thời nhận thông tin phản hồi. Hỗ trợ các trường ký kết những hợp đồng đào tạo theo yêu cầu của các doanh nghiệp. Trung tâm có thể phối hợp với các trường tổ chức những chương trình quảng bá, giới thiệu nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp đầu tư vào Khu kinh tế Dung Quất.
Thứ ba: Xây dựng chính sách khuyến khích thu hút lao động có chất lượng cao vể làm việc tại khu kinh tế
Các chính sách khuyến khích bao gồm chế độ lương ưu đãi, chế dộ học hành nâng cao, một số chế độ khác như phúc lợi về nhà ở, đất đai, đảm bảo cuộc sống gia đình…
2.2.4 Nhóm giải pháp về quản lý quá trình đầu tư phát triển Khu kinh tế Dung Quất.
2.2.4.1 Giải pháp đẩy nhanh tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng.
Thứ nhất: Khẩn trương điều chỉnh, bổ sung chính sách bồi thường hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn tỉnh.
Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các quy định tại Quyết định số 39/2007/QĐ-UBND ngày 31/12/2007 của UBND tỉnh, thể chế hoá các vấn đề liên quan đến đất đai, tài sản phát sinh ngoài quy định mang tính phổ biến vào cơ chế chính sách chung của tỉnh phù hợp với các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do Trung ương quy định, nhất là Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của chính phủ
Thứ hai: Bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện về cơ chế bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì việc xác định đơn giá bồi thường trên 01 đơn vị tài sản bị thu hồi hoặc tài sản bị thiệt hại là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ GPMB. Vì vậy, cần phải tập trung xác định lại đơn giá các loại đất trên địa bàn tỉnh phù hợp với quy định; đơn giá bồi thường cây cối, hoa màu và quy định mật độ cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, tập quán canh tác của người dân tại KKT Dung Quất.
Thứ ba: Tổ chức được giao nhiệm vụ bồi thường hỗ trợ và tái định cư cùng với hệ thống chính trị ở cấp xã nơi có đất bị thu hồi phải thực hiện đầy đủ các quyết định công khai hoá trong công tác bồi thường, phối hợp cùng chủ đầu tư, UBND huyện Bình Sơn và các cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc thu hồi đất trước khi cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường và GPMB.
Thứ tư: Đối với các trường hợp bị thu hồi trên 30 % diện tích đất nông nghiệp được giao phải ưu tiên chọn hình thức đào tạo chuyển đổi ngành nghề; các tổ chức sử dụng đất phải thông báo cụ thể ngành nghề cần tuyển dụng, điều kiện tuyển dụng và ưu tiên tiếp nhận các đối tượng lao động thuộc trường hợp bị thu hồi đất nông nghiệp phải chuyển đổi ngành nghề vào làm việc tại nhà máy (tối thiểu là 60 % lao động phổ thông của một dự án)
Thứ năm: Giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho các hộ dân di dời theo các hướng chủ yếu sau:
Đối với con em các hộ di dời nếu đủ điều kiện (tuổi đời và trình độ văn hoá) thì ưu tiên tuyển thẳng vào đào tạo ở các Trường đào tạo nghề trong Tỉnh và sẽ giải quyết việc làm sau khi ra trường thông qua hợp đồng đào tạo, cung ứng lao động với từng doanh nghiệp; trường hợp không đủ điều kiện thì yêu cầu các chủ đầu tư dự án có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí ngành nghề phù hợp (lao động phổ thông), tạo điều kiện giải quyết việc làm.
Trên cơ sở quy hoạch phát triển cây trồng, vật nuôi & chế biến tiêu thụ sản phẩm được phê duyệt; nhà nước có chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng, đào tạo, hướng dẫn và chuyển giao kỹ thuật, sản xuất cây – con giống … có giá trị kinh tế để người dân có thể phát triển sản xuất, tăng thu nhập trên quỹ đất hạn hẹp do bị thu hồi.
Hướng dẫn các hộ dân được cấp đất tái định cư bố trí quỹ đất thích hợp của mình để xây dựng nhà ở cho công nhân thuê, góp phần tăng thu nhập.
Khuyến khích các hộ dân trong khu tái định cư phát triển các loại hình dịch vụ, thương mại nhỏ, gắn với các khu nhà ở công nhân để cải thiện được cuộc sống và từng bước chuyển đổi ngành nghề.
Đối với những vùng chưa có đất triển khai từ nay đến 2015, tạm thời cho nhân dân được làm dịch vụ trong thời hạn 2-3 năm, khi có dự án thì phải thực hiện bàn giao mặt bằng và không được đền bù (giao cho UBND xã sở tại quản lý, sử dụng đúng mục đích quỹ đất này),
2.2.4.2 Tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư vào Khu kinh tế Dung Quất.
Để có cơ cấu hài hoà các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào KKT Dung Quất, những giải pháp thực hiện như sau:
- Tính toán hợp lý để giảm phí sử dụng hạ tầng KKT:
Phải có sự phối hợp đồng bộ giữa nhà nước, địa phương, nhà đầu tư, đơn vị phát triển hạ tầng...bằng các chính sách ưu đãi ở mức cao nhất, các khoản hỗ trợ từ nguồn vốn đầu tư phát triển, miễn giảm tiền thuê đất...nhằm giảm tối đa các chi phí đầu tư vào KKT, nhất là mức phí sử dụng hạ tầng mà nhà đầu tư phải trả cho các đơn vị đầu tư hạ tầng KKT.
Phí sử dụng hạ tầng có thể xây dựng phù hợp với từng giai đoạn, phù hợp với mức độ hoàn thiện của kết cấu hạ tầng KKT, điều kiện phát triển hạ tầng bên ngoài, trình độ phát triển kính tế xã hội của địa phương. Giai đoạn đầu có thể lấy việc thu hút dự án đầu tư vào KKT là chính, nên mức phí hạ tầng thấp, và tăng dần trong những năm sau. Việc xây dựng khung giá thay đổi phải hợp lý và có quy định rõ khoảng thời gian nhất định để các nhà đầu tư chủ động trong kế hoạch đầu tư. Khung giá tăng dần nhưng không vượt quá khoảng khung giá quy định, tính toán trên cơ sở vốn đầu tư kết cấu hạ tầng, khả năng cho thuê đất và các chi phí khác...
2.2.4.3 Thực hiện thu hút đầu tư có lựa chọn.
Các công ty phát triển hạ tầng, tùy theo điều kiện qui mô, vị trí, điều kiện hạ tầng, khi lập dự án đầu tư trình duyệt phải lập danh mục dự án ưu tiên đầu tư vào KKT của mình theo hướng hạn chế đầu tư các dự án có công nghệ gây ô nhiễm; nhỏ, lẻ, có công nghệ lạc hậu; sử dụng quá nhiều lao động phổ thông. Tăng tỷ trọng đầu tư vào các ngành dịch vụ hỗ trợ sản xuất và giảm tỷ trọng đầu tư vào các ngành mang tính tiêu dùng thông thường. Thu hút những dự án công nghiệp hỗ trợ để phát triển nhanh các ngành công nghiệp mũi nhọn và các ngành công nghiệp chủ lực khác.
Những doanh nghiệp thuê đất trong KKT cần cam kết rõ tiến độ thực hiện. Quá trình thực hiện, nếu có phần diện tích đất dôi dư không sử dụng hết theo đúng tiến độ, dù đã nộp tiền thuê đất vẫn kiên quyết thu hồi lại phần đất dôi dư để bố trí dự án cho các nhà đầu tư khác.
Có chính sách hợp lý khuyến khích các doanh nghiệp KKT đầu tư đổi mới công nghệ hoặc chuyển đổi lĩnh vực sản xuất nhằm đứng vững trong cạnh tranh và cải thiện môi trường.
2.2.4.4 Đẩy mạnh vận động xúc tiến thương mại và đầu tư.
- Nghiên cứu thành lập Tổ chức xúc tiến đầu tư và thương mại chuyên nghiệp thuộc UBND tỉnh. Việc thành lập tổ chức này cho phép chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hoá các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại của tỉnh Quảng Ngãi. Kinh phí cho hoạt động của Trung tâm sẽ bao gồm: Ngân sách của địa phương; Phí và lệ phí tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại; Hợp đồng nghiên cứu và tư vấn đầu tư và thương mại.
- Tiếp cận với nhà tư vấn đầu tư chuyên nghiệp trong nước và quốc tế. Việc sử dụng các nhà tư vấn chuyên nghiệp không chỉ giúp cho nâng cao chất lượng của các dự án gọi đầu tư, gây được lòng tin của các nhà đầu tư mà còn là cơ hội tốt để đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh.
-Tăng cường tiếp cận và liên kết với các Hiệp Hội, phòng Thuơng mại và Công nghiệp của các quốc gia và vùng lãnh thổ tại Việt Nam vì các nhà đầu tư nước ngoài thường thông qua đại diện các Hiệp Hội, phòng Thương mại và Công nghiệp để tìm hiểu cơ hội đầu tư ở Việt Nam.
- Đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các cơ quan trung ương trong thu hút đầu tư vì hiện nay, tuy Chính phủ thực hiện chủ trương phân cấp mạnh cho các địa phương nhưng đối với nhiều nhà đầu tư lớn, khi có ý định đầu tư họ thường tiếp cận với các cơ quan của Chính phủ.
- Hoàn thiện các trang Web (Website) theo hướng tập trung vào xúc tiến đầu tư và thương mại. Ngoài tiếng Việt và tiếng Anh nên sử dụng một số ngôn ngữ khác như tiếng Nhật, Đức, Pháp, Tây Ban Nha và Trung Quốc.
- Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại tại chỗ. Đó là bước tiếp theo trong quá trình xúc tiến đầu tư và thương mại của tỉnh. Các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại cần được gắn kết và lồng ghép với nhau.
KẾT LUẬN
Đầu tư phát triển các Khu kinh tế ở Việt Nam là chủ trương đúng đắn của Nhà nước nhằm thực hiện chiến lược phát triển vùng, lãnh thổ và công nghiệp hóa, hiên đại hóa. Đến nay, ở Việt nam đã có 13 khu kinh tế ven biển được thành lập, ngoài ra còn có một số khu kinh tế cửa khẩu cũng đã được thành lập. Trong số các khu kinh tế ven biển đã thành lập, Dung quất được đánh giá là khu kinh tế bước đầu đạt được những thành công khả quan và có tiềm năng phát triển nhanh. Khu kinh tế Dung Quất bước đầu đã thực sự góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp dịch vụ, tăng trưởng kinh tế, tạo tiền đề hình thành các trung tâm công nghiệp gắn liền với phát triển đô thị, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đồng thời cũng tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, tăng thu ngân sách…Sự thành công này là minh chứng khẳng định chủ trương đúng đắn về phát triển Khu kinh tế Dung Quất và lợi thế so sánh của Quảng Ngãi trong xây dựng và phát triển Khu kinh tế và thu hút đầu tư.
Bên cạnh đó, qua quá trình phát trình của Dung Quất trong thời gian qua cũng đặt nhiều vấn đề cần giải quyết để thúc đẩy Dung quất phát triển nhanh chóng và có hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu đề ra như huy động vốn, cơ chế chính sách, quản lý nhà nước …
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bộ Kế hoạch và Đầu tư (1997), 15 năm xây dựng và phát triển các Khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam (1991- 2006), Long An.
2. Nguyễn Bạch Nguyệt (2005), “Giáo trình lập dự án đầu tư”, nhà xuất bản thống kê.
3. Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất (2005), Những giải pháp và kiến nghị để thực hiện mục tiêu đầu tư và phát triển Khu kinh tế Dung Quất giai đoạn 2006 – 2010.
4.Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất (2006), Báo cáo tình hình thực hiện chỉ tiêu thực hiện kế hoạch nhà nước năm 2005.
5. Quyết định số 139/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội Khu kinh tế Dung Quất đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
6.Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất (2007), Báo cáo tình hình thực hiện chỉ tiêu thực hiện kế hoạch nhà nước năm 2006.
7. Nguyễn Bạch Nguyệt, Từ Quang Phương (2007), “Giáo trình Kinh tế đầu tư”, nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân.
8. Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất (2008), Báo cáo tình hình thực hiện chỉ tiêu thực hiện kế hoạch nhà nước năm 2007.
9. Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất (2009), Báo cáo tình hình thực hiện chỉ tiêu thực hiện kế hoạch nhà nước năm 2008.
10. Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất (2008), Nguồn nhân lực cho sự phát triển Khu kinh tế Dung Quất trong thời kỳ hội nhập, nhà xuất bản Lao động – xã hội.
11. Các trang web:
www.dungquat.com.vn
vietnamnet.vn
vietbao.vn
dantri.com.vn
www.quangngai.gov.vn
www.mientrung.com
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21642.doc