MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI MỞ ĐẦU
Tam Nông là huyện miền núi nằm ở phía Đông nam tỉnh Phú Thọ. Huyện Tam Nông có một vị trí địa kinh tế rất quan trọng của tỉnh Phú Thọ gần các trung tâm động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, gần thủ đô Hà Nội. Trong những năm đổi mới hoạt động ĐTPT của huyện tuy đã đem lại nhiều hiệu quả KT - XH. Tuy nhiên, nhìn chung kinh tế Tam Nông còn chậm phát triển, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, ở một số xã tỷ lệ hộ đói
81 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1604 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đầu tư phát triển huyện Tam Nông: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghèo còn cao. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Do đó việc nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng ĐTPT của huyện Tam Nông trong thời gian qua là một đòi hỏi khách quan và cấp thiết.
Nhận thức được vấn đề này trong thời gian thực tập tại phòng tài chính kế hoạch huyện Tam Nông em đã quyết định đi sâu nghiên cứu đề tài : "ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HUYỆN TAM NÔNG: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP " . Nội dung của đề tài tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển KT - XH huyện và hoạt động ĐTPT huyện từ đó nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ĐTPT góp phần phát triển KT - XH.
Em xin chân thành cảm ơn Ts. Nguyễn Hồng Minh đã giúp đỡ em trong quá trình xây dựng và hoàn thành đề tài./.
Chương 1 : THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HUYỆN TAM NÔNG GIAI ĐOẠN 2001-2007
1.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1.1 Vị trí, chức năng phòng TC - KH huyện Tam Nông
Phòng tài chính kế hoạch huyện Tam Nông là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Tam Nông, có chức năng tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực: Tài chính, tài sản, kế hoạch và đầu tư, đăng ký kinh doanh, tổng hợp thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và thực hiện 1 số nhiệm vụ khác theo sự phân công của UBND huyện. Phòng tài chính kế hoạch chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức biên chế và công tác của UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của sở tài chính và sở kế hoạch đầu tư.
1.1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của phòng TC - KH huyện Tam Nông
Hàng năm căn cứ vào quyết định giao dự toán của UBND tỉnh, phòng TC - KH tham mưu cho UBND huyện lập dự toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách huyện ( bao gồm ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã, thị trấn) trình HĐND huyện phê duyệt. Trên cơ sở nghị quyết của HĐND phòng TC - KH tham mưu cho UBND huyện ban hành quyết định giao nhiệm vụ thu chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn. Phối hợp với các ngành liên quan để tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm trình HĐND huyện phê duyệt. Tham mưu cho UBND huyện ban hành quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước cho các xã, thị trấn, các cơ quan đơn vị trên địa bàn huyện.
Trình UBND huyện về chủ trương, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính Nhà nước về công tác tài chính ngân sách, kế hoạch, đầu tư, đăng ký kinh doanh, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân… Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về công tác tài chính, kế hoạch đầu tư và các kế hoạch sau khi được phê duyệt. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực tài chính, đầu tư.
Thực hiện và chịu trách nhiệm về thẩm định, đăng ký cấp giấy phép kinh doanh trong phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của phòng theo qui định của pháp luật. Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về công tác tài chính kế hoạch, kế toán, công tác đầu tư đối với cơ quan, đơn vị xã, thị trấn trên địa bàn quản lý.
Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, xây dựng hệ thống thông tin lưu trữ phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ của phòng nhằm nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công tác. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với UBND huyện, sở tài chính, sở kế hoạch và đầu tư.
Tổ chức kiểm tra về công tác tài chính, kế hoạch, đầu tư và kinh doanh đối với các tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật. Giải quyết kịp thời những khiếu nại và tố cáo liên quan đến công tác tài chính, tài sản, đầu tư và kinh doanh theo quy định của pháp luật và phân công của UBND huyện.
Bảo quản và quản lý chặt chẽ tài sản do UBND huyện giao; thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của UBND huyện.
1.1.3. Công tác – hoạt động chính của phòng TC - KH
1.1.3.1 Về công tác tài chính ngân sách
Phòng đã tham mưu cho UBND huyện thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về công tác tài chính ngân sách. Chấp hành nghiêm luật ngân sách, luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí từ khâu lập dự toán, phân bổ dự toán, giao dự toán, công khai dự toán và thực hiện điều hành dự toán. Do vậy kết quả thực hiện dự toán ngân sách các năm đều thu được kết quả tốt.
Phối hợp với các cơ quan liên quan và UBND các xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các xã, thị trấn quản lý chặt chẽ, khai thác triệt để các nguồn thu trên địa bàn và đôn đốc các doanh nghiệp và các đối tượng nộp thuế thu nộp vào ngân sách kịp thời, nên kết quả thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn qua các năm luôn cao hơn so với dự toán được giao. Một số chỉ tiêu thu đạt tỷ lệ cao so với dự toán được giao như: lệ phí trước bạ, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất, thu từ quỹ đất công ích và quỹ đất công tại xã…vv.
Thường xuyên phối hợp với sở Tài chính để cấp bổ sung kịp thời kinh phí cho ngân sách huyện đảm bảo nguồn kinh phí duy trì hoạt động của các cơ quan đơn vị, các xã, thị trấn cũng như phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện và các nhiệm vụ đột xuất khác. Trong quá trình điều hành chi ngân sách huyện cơ bản điều hành theo dự toán đã được duyệt đáp ứng nhu cầu hoạt động của các đơn vị dự toán và các xã, thị trấn.
Tổ chức công tác thẩm định và xét duyệt quyết toán quý, năm cho các đơn vị và các xã, thị trấn theo đúng quy định của luật ngân sách. Duy trì chế độ giao ban quý đối với các xã, thị trấn. Phối hợp với sở Tài chính tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ kế toán máy các xã, thị trấn.
Phối hợp với Thanh tra sở Tài chính thanh tra công tác ngân sách xã Quang Húc, Hùng Đô, Dị Nậu, Hương Nộn, Hùng Đô; thanh tra ngân sách các đơn vị dự toán sự nghiệp giáo dục và các đơn vị dự toán trên địa bàn huyện.
Phối hợp với Uỷ ban kiểm tra Huyện uỷ kiểm tra việc thanh lý tài sản và tiền thu hoa lợi công sản tại các xã.
Phối hợp với Thanh tra huyện thanh tra công tác ngân sách xã , giải quyết đơn khiếu nại , thanh tra ngân sách các đơn vị dự toán sự nghiệp giáo dục
1.1.3.2. Về công tác đăng ký kinh doanh- công tác kế hoạch và đầu tư
Thẩm định và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh cho các tổ chức và cá nhân đảm bảo đúng quy định, kịp thời.
Tham mưu cho UBND huyện trong công tác xây dựng kế hoạch, giao kế hoạch và tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội theo Nghị quyết của HĐND huyện và tỉnh giao.
Thường xuyên theo dõi tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về phát triển kinh tế - xã hội của các xã, thị trấn các cơ quan đơn vị để tham mưu cho UBND huyện trong việc chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện do đó các chỉ tiêu KT - XH đều đảm bảo hoàn thành và hoàn thành vượt mức so với kế hoạch.
Tổ chức thực hiện tốt công tác tham mưu cho UBND huyện trong công tác đầu tư xây dựng. Thẩm định và trình duyệt các hạng mục công trình đầu tư XDCB trên địa bàn.
Đánh giá, giám sát đầu tư, hướng dẫn các chủ đầu tư thực hiện đầy đủ các trình tự thủ tục theo quy định về đầu tư XDCB.Thẩm định nguồn vốn đầu tư trước khi có chủ trương đầu tư các công trình trên địa bàn, do đó các công trình đầu tư trên địa bàn đều đảm bảo nguồn vốn thanh toán.
Thẩm định quyết toán vốn đầu tư các công trình XDCB hoàn thành trình UBND huyện phê duyệt kịp thời theo đúng quy định của Nhà nước.
Thực hành tiết kiệm, tránh lãng phí trong đầu tư XDCB. Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư của cấp trên, tiết kiệm chi thường xuyên để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất do vậy cơ sở vật chất trên địa bàn huyện ngày càng được tăng cường.
Phối hợp với các phòng liên quan và UBND các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong năm đã tổ chức 8 phiên đấu giá tại các xã, thị trấn.
Tham gia Hội đồng định giá tài sản theo yêu cầu của UBND huyện và các ngành liên quan theo chức năng và nhiệm vụ của phòng.
Tham gia thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng xây dựng các công trình đảm bảo đúng trình tự, thủ tục quy định. Thực hiện công tác thẩm định và trình duyệt kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng đảm bảo đúng chế độ, chính sách, tổ chức chi trả đầy đủ, kịp thời. Tham mưu cho UBND huyện giải quyết kịp những kiến nghị, thắc mắc của dân trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng do vậy trong năm không có khiếu kiện phức tạp về công tác BTGPMB.
1.1.3.3. Công tác giám sát, đánh giá đầu tư
Về cơ chế quản lý đầu tư: tổ chức quản lý tăng cường phân cấp, ủy quyền trong quản lý đầu tư, giám sát trực tiếp hoạt động của chủ đầu tư, các cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn, gắn với việc quản lý, sử dụng tài sản sau đầu tư. Về bố trí kế hoạch: tiến hành xây dựng kế hoạch, danh mục đầu tư từ các nguồn vốn tập trung , các dự án, công trình thiết yếu; bố trí các dự án quan trọng như xây dựng cơ sở hạ tầng trường học, trạm y tế, nhà trẻ, nhà mẫu giáo. Việc bố trí danh mục đầu tư đảm bảo yêu cầu, không dàn trải.
Công tác chuẩn bị đầu tư: đóng góp xây dựng quy hoạch ngành, quy hoạch địa phương, trực tiếp lập những dự án cần thiết.
Công tác thực hiện đầu tư: tổng hợp báo cáo các đơn vị thực hiện đầu tư, thực hiện đánh giá tiến độ, phát hiện những sai phạm vướng mắc trong quá trình đầu tư, tổ chức các đoàn giám sát hoạt động đầu tư, kịp thời trình lên UBND huyện. Tiến hành đánh giá hiệu quả các dự án sau khi được đưa vào hoạt động; tiến hành tổng kết rút kinh nghiệm.
Nhìn chung dưới sự chỉ đạo, giám sát quản lý của UBND huyện công tác giám sát, đánh giá đầu tư đã được thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND xã, thị trấn quan tâm hơn, do vậy công tác giám sát, đánh giá đầu tư đã có những chuyển biến tích cực. Tại các cơ quan, đơn vị xã, thị trấn đã thành lập các đơn vị đầu mối hoặc giao nhiệm vụ cho các bộ phận thực hiện công tác này. Một số đơn vị đã ban hành các quy định cụ thể về việc thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư ở địa phương mình. Hoạt động giám sát, đánh giá đầu tư của các cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn đang dần đi vào nề nếp.
Tiến hành công tác bồi dưỡng cán bộ ở các đơn vị, các xã. Đối với cấp huyện, ngoài việc cử cán bộ tham dự các lớp tập huấn do tỉnh tổ chức; huyện còn tự tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và phổ biến kịp thời các quy định mới về quản lý đầu tư và xây dựng.
1.2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN HUYỆN TAM NÔNG - TỈNH PHÚ THỌ
1.2.1 Vị trí địa lý
Tam Nông là một huyện miền núi, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Phú Thọ; có toạ độ địa lý 21013’ đến 21024’ vĩ Bắc và từ 105009’ đến 105021’ kinh Đông. Địa giới hành chính của huyện như sau:
Phía Bắc giáp Thị xã Phú Thọ, với ranh giới tự nhiên là phân thuỷ giữa sông Thao.
Phía Tây Bắc giáp huyện Thanh Ba, với ranh giới tự nhiên là sông Thao.
Phía Nam giáp huyện Thanh Thuỷ và Thanh Sơn.
Phía Đông Nam giáp huyện Ba Vì (nay là Hà Nội) ranh giới tự nhiên là sông Đà
Phía Đông Bắc giáp huyện Lâm Thao với ranh giới là phân thuỷ giữa sông Thao.
Phía Tây giáp huyện Cẩm Khê và huyện Yên Lập.
Huyện có vị trí khá thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội vì gần tỉnh Việt Trì, thị xã Phú Thọ; Có hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ thuận tiện nối liền với các tỉnh miền núi phía Bắc và Thủ đô Tỉnh, là đầu mối giao thông quan trọng trong việc trung chuyển hàng hoá và nối liền hệ thống kinh tế giữa các tỉnh Trung du miền núi Bắc Bộ với Tỉnh Tỉnh.
Huyện có diện tích tự nhiên 15.596,92 ha, chiếm 4,43% diện tích tự nhiên của tỉnh Phú Thọ. Huyện lỵ đặt tại Thị trấn Hưng Hoá. Toàn huyện có 20 đơn vị hành chính, trong đó có 19 xã và 1 thị trấn: Vực Trường, Hiền Quan, Hương Nha, Xuân Quang, Thanh Uyên, Tam Cường, Văn Lương, Tứ Mỹ, Phương Thịnh, Hùng Đô, Quang Húc, Tề Lễ, Cổ Tiết, Hương Nộn, Dị Nậu, Thọ Văn, Dậu Dương, Thượng Nông, Hồng Đà và thị trấn Hưng Hoá.
1.2.2 Tài nguyên thiên nhiên
1.2.2.1 Tài nguyên đất
Địa hình của huyện Tam Nông tương đối đa dạng, thể hiện những nét đặc trưng của một vùng bán sơn địa. Đất đai có núi, đồi, ruộng, đồng, sông, ngòi, hồ, đầm. Dạng địa hình chính của huyện Tam Nông theo hướng nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Nhìn chung địa hình, địa mạo của huyện chia làm 2 dạng chính.
Địa hình đồng bằng phù sa: Đây là dải đất tương đối bằng phẳng được bồi đắp bởi sông Hồng, sông Đà và sông Bứa; Tập trung ở ven sông gồm các xã, thị trấn: Vực Trường, Hiền Quan, Hương Nha, Thanh Uyên, Tam Cường, Hương Nộn, thị trấn Hưng Hoá, Dậu Dương, Thượng Nông, Hồng Đà, Quang Húc, Hùng Đô và Tứ Mỹ. Độ dốc thường dưới 30, còn một phần là dải đất phù sa cổ có địa hình lượn sóng, ruộng dộc có độ dốc từ 3 - 50
Địa hình đồi, núi thấp: Tập trung ở các xã: Dị Nậu, Thọ Văn, Phương Thịnh, Văn Lương, Xuân Quang, Cổ Tiết và Tề Lễ. Địa hình, chủ yếu là đồi núi, độ dốc thấp có độ cao trung bình từ 30 - 40 m so với mặt nước biển
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 15.596,92 ha. Trong đó: Diện tích đất nông nghiệp là 11.315,24 ha, chiếm 72,55%; đất phi nông nghiệp là 3.888,40 ha, chiếm 24,93%; đất chưa sử dụng là 393,28 ha, chiếm 2,52%. Do đặc điểm vị trí là nơi tiếp giáp giữa miền núi và đồng bằng nên đất đai của huyện Tam Nông tương đối phong phú và đa dạng, bao gồm một số loại đất chính như: Đất vàng đỏ phát triển trên nền đá sa thạch và phiến thạch, đất đỏ vàng phát triển trên nền đá phiến Mica và Gnai, đất xám vàng phát triển trên nền phù sa cổ, đất phù sa không được bồi hàng năm và đất phù sa được bồi hàng năm của sông Hồng, sông Đà, sông Bứa, đất thung lũng dốc tụ, đất đồi núi bậc thang bạc mầu và đất lầy thụt.
Hiện trạng sử dụng đất năm 2007 của huyện: Tổng diện tích tự nhiên 15.596,92 ha. Trong đó đất nông nghiệp 11.319,32 ha, chiếm 72,5%; đất phi nông nghiệp 3.884,32 ha, chiếm 24,91%; đất chưa sử dụng 393,28 ha, chiếm 2,52%.
Bảng 1.1 Tình hình sử dụng đất đai của giai đoạn 2001 - 2007
(ĐV: Ha)
STT
Mục đích sử dụng đất
Năm 2001
Năm 2007
2007 - 2001
1
2
4
5
(6) = (4)-(5)
Tổng diện tích đất tự nhiên
15.551,34
15.596,92
45,58
1
Đất nông nghiệp
9.313,25
11.315,24
2.001,99
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
6.239,58
7.133,50
893,92
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm
4.686,50
4.966,27
279,77
1.1.1.1
Đất trồng lúa
3.562,73
3.680,70
117,97
1.1.1.2
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
28,32
28,76
0,44
1.1.1.3
Đất trồng cây hàng năm khác
1.095,45
1.256,81
161,36
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
1.553,08
2.167,23
614,15
1.2
Đất lâm nghiệp
2.933,56
3.604,47
670,91
1.2.1
Đất rừng sản xuất
2.535,57
2.877,97
342,40
1.2.2
Đất rừng phòng hộ
397,99
726,50
328,51
1.3
Đất nuôi trồng thuỷ sản
139,38
576,54
437,16
1.4
Đất nông nghiệp khác
0,73
0,73
0,00
2
Đất phi nông nghiệp
4.446,00
3.888,40
-557,60
3
Đất chưa sử dụng
1.792,09
393,28
-1.398,81
Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường
1.2.2.2 Tài nguyên nước
Trên địa bàn huyện có 3 dòng sông chảy qua là: sông Hồng, sông Đà và sông Bứa. Sông Thao chảy qua 11 xã với chiều dài 34km. Lưu lượng dòng chảy vào mùa mưa rất lớn, tháng 8 có lưu lượng lớn nhất là 2.960m3/s và ngược lại mùa khô rất thấp, tháng 3 có lưu lượng là 296m3/s. Do chảy qua hầu hết các xã trên địa bàn huyện nên sông Thao có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân; đồng thời cũng cung cấp một lượng phù sa mới cho đồng ruộng góp phần vào việc cải thiện độ phì của đất. Sông Đà có chiều dài 4,1km, đây cũng chính là đoạn hợp lưu của sông Đà vào sông Thao thành sông Hồng; Sông Bứa có chiều dài 12km. Lưu lượng dòng chảy trong mùa mưa cao nhất vào tháng 9 là 89,4m3/s và trong mùa khô thấp nhất là tháng 3 có 9,88m3/s. Sông Bứa cũng góp phần tích cực vào việc tưới, tiêu và bồi đắp phù sa cho đồng ruộng. Tuy nhiên, do dòng sông hẹp và chảy qua địa hình đồi núi, độ dốc cao nên vào mùa mưa lũ lớn xảy ra từ 2 - 3 lần/năm. Tam Nông còn có rất nhiều suối, ao, hồ, đập. Đây là những nguồn nước tự nhiên phục vụ cho sản xuất nông nghiệp
Nhìn chung các nguồn nước cung cấp đủ để nuôi trồng thuỷ sản, nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho nhân dân. Ngoài nguồn nước được cung cấp bởi các dòng sông thì các ao hồ, kênh mương cũng góp phần tích cực trong việc phục vụ sản xuất và điều tiết nguồn nước vào mùa mưa cũng như mùa khô trên địa bàn.
1.2.2.3 Tài nguyên khoáng sản
Hiện nay, trên địa bàn huyện có 9 loại mỏ khoáng sản và điểm quặng trong đó có 2 mỏ lớn vừa, 3 mỏ nhỏ và 4 điểm quặng gồm có: Than bùn tại Cổ Tiết 2 mỏ, trữ lượng khoảng 456.000 tấn. Mica tại Thọ Văn 01 mỏ, trữ lượng khoảng 5.000 tấn. Ngoài ra còn có 01 mỏ khác tại xã Dị Nậu, nhưng chưa được thăm dò trữ lượng của mỏ. Caolin - Fenpats tại Dị Nậu có trữ lượng Caolin khoảng 3.319.000 tấn, Fenpats khoảng 2.991.000 tấn. Cát xây dựng tại các dòng sông trữ lượng khoảng 3,5 triệu m3. Cuội Sỏi tại Cổ Tiết, có trữ lượng khoảng 12.748.800 m3.
Khoáng sản ở của huyện Tam Nông về số lượng và chủng loại không nhiều, nhưng khá tập trung và trữ lượng cao, lộ thiên dễ khai thác.
1.2.2.4 Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng của huyện Tam Nông hiện nay đang được phục hồi và ngày càng phát triển. Theo số liệu thống kê đất đai năm 2007, tổng diện tích đất rừng là 3.604,47 ha chiếm 23,11% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Trong đó: Rừng trồng sản xuất 2.877,97ha, chiếm 18,45%; Rừng trồng phòng hộ chiếm 4,66%. Tài nguyên rừng đã góp phần giữ nước đầu nguồn, hạn chế quá trình xô lũ, cải thiện cảnh quan môi trường và cung cấp các loại gỗ nguyên liệu cho công nghiệp và chất đốt cho nhân dân.
1.2.3 Dân số
Người Kinh chiếm 99% dân số, cư trú ở hầu hết các xã, thị trấn. Nhân dân có kinh nghiệm canh tác trên đồi, núi, ruộng trũng, đất phù xa, kết hợp sản xuất nông nghiệp với lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, trồng cây bản địa và cây công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rau quả vùng nhiệt đới. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm, năm 2001 là 0,92% và năm 2007 còn 0,89%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân hàng năm thấp hơn 1%.
Tình hình phân bố dân cư giữa các xã, thị trấn không đều, đông nhất là xã Hương Nộn, Hiền Quan, Thị trấn Hưng Hoá, xã Hồng Đà, thưa dân cư nhất là xã Tề Lễ, Dị Nậu, Thọ Văn. Mật độ dân số trung bình là 527 người/km2.
Bảng 1.2 Thực trạng phát triển dân số qua các năm 2001 - 2007
Chỉ tiêu
Đơn vị
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
1. Tổng số dân
người
79.522
79.201
80.187
80.838
81.525
81.908
82.183
2. Tỷ lệ tăng tự nhiên
%
0,92
0,72
0,87
0,77
0,78
0,73
0,89
3. Theo giới tính
%
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
Nam giới
%
48,5
48
48,2
48,3
48,5
48,5
48,5
Nữ giới
%
51,2
52
51,8
51,7
51,5
51,5
51,5
4. Theo khu vực
%
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
Khu vực đô thị
%
5
5,1
5
5,4
5,3
5,3
5,3
Khu vực nông thôn
%
95
94,9
95
94,6
94,7
94,7
94,7
1.3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN TAM NÔNG
Trong phát triển kinh tế huyện thì nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo, cơ cấu kinh tế ngày càng được chuyển biến. Các ngành tiểu thủ công nghiệp cũng được chú trọng đầu tư và phát triển. Từ năm 2001-2007, nền kinh tế của huyện tiếp tục ổn định và phát triển đồng đều ở tất cả các ngành, các lĩnh vực. Sản xuất nông, lâm, thuỷ sản tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, từng bước nâng cao chất lượng, giá trị và hiệu quả kinh tế. Nông nghiệp - nông thôn có sự chuyển dịch cơ cấu các loại hình, các thành phần kinh tế; công nghiệp - xây dựng tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng; năng lực sản xuất của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực tăng cao. Các ngành dịch vụ tiếp tục có chuyển biến, quy mô thị trường tiếp tục được mở rộng; Cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Nhìn chung: hiện nay kinh tế của huyện chủ yếu vẫn là kinh tế nông nghiệp, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế tuy chưa đạt mức theo yêu cầu nhưng đã có dấu hiệu chuyển đổi tích cực.
1.3.1 Thực trạng phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
Giai đoạn 2001-2007 sản xuất nông, lâm, thuỷ sản của huyện đã có những bước phát triển khá toàn diện, hiệu quả, đã đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, ngoài ra còn sản xuất hàng hoá cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Nhiều mô hình sản xuất mới trong nông nghiệp cho năng suất cao, hiệu quả cao đã được đưa vào áp dụng và nhân rộng. Nông nghiệp ngày càng phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, cơ cấu kinh tế nông nghiệp có sự chuyển dịch mạnh, từ độc canh cây lúa sang phát triển đa dạng hoá các sản phẩm, việc chuyển đổi diện tích trồng trọt kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản đang được tích cực triển khai, phát triển chăn nuôi đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho sản xuất.
1.3.1.1 Ngành trồng trọt
Việc sản xuất trong ngành trồng trọt hiện nay diễn ra chủ yếu trên qui mô cá thể hộ gia đình do đó việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cơ giới hoá gặp rất nhiều khó khăn. Trong cơ cấu ngành trồng trọt vẫn tập trung chủ yếu vào các cây lương thực. Về sản xuất lương thực: Diện tích đất sản xuất lương thực tăng 5,22% trong khi mặt bằng đất canh tác giảm 146 ha, diện tích tăng chủ yếu là do tăng vụ. Do trong sản xuất nông nghiệp đã tích cực triển khai đưa nhiều giống cây trồng mới có năng suất cao vào sản xuất, nên đã đưa năng suất lúa từ 41,5 tạ/ ha năm 2001, lên 44,0 tạ/ ha năm 2007. Lương thực bình quân đầu người từ 321 kg năm 2001 lên 355 kg vào năm 2007, so với năm 2001 đã tăng 34,0 kg và gấp 1,1 lần.
Đối với sản xuất lúa: đã chuyển dịch mạnh cơ cấu các trà lúa, giống lúa. Ở vụ Đông xuân, trà xuân muộn đã chiếm trên 56% diện tích sản xuất lúa toàn huyện. Vụ đông được chú trọng chỉ đạo mở rộng qua các năm, đến nay đã là vụ sản xuất chính, diện tích cây vụ đông từ 1.389,5 ha năm 2001 lên 1.490,1 ha năm 2007, góp phần nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích. Sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao. (theo số liệu điều tra năm 2007 huyện đã xây dựng 43 mô hình, trong đó có 33 mô hình đạt tiêu chí thu nhập cao).
Cây công nghiệp dài ngày như cây sơn, diện tích trồng sơn năm 2007 là 445 ha, tăng 317,9 ha so với năm 2001, sản lượng nhựa sơn tăng 3,5 lần (tăng bình quân mỗi năm 21%), giá trị tăng 3,1 lần (tăng bình quân mỗi năm 21%), đặc biệt là giai đoạn 2004 - 2006 mỗi năm tăng bình quân 34,7% giá trị. Diện tích trồng sơn tăng mạnh: năm 2001 là 127,1 ha tới năm 2007 đã đạt tới 450 ha, GTSX cây sơn đạt 9,11 tỷ đồng. Tính trên mỗi ha trồng sơn cho hiệu quả kinh tế gấp 1,2 lần trồng lúa. So với các cây trồng khác cây sơn mang lại hiệu quả rất cao. Trồng một ha sơn trên đất đồi trung bình hàng năm chỉ cần cho thu 300 kg nhựa đã tương đương với 8 - 8,5 tấn thóc trong khi đó trồng sắn, cây ăn quả, trồng bạch đàn hiện nay mới đạt 4-5 tấn thóc/ha/năm, nhưng không ổn định. Đây là hướng đi phát triển mới ngành trồng trọt huyện. Nhằm chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp trên địa bàn, phát triển theo hướng sản xuất tập trung, tạo ra khối lượng sản xuất hàng hoá lớn có giá trị kinh tế huyện đang triển khai dự án ĐTPT cây sơn nhựa trên địa bàn từ 2004 - 2010. Với ưu thế về điều kiện tự nhiên thiên nhiên rất thuận lợi cho việc trồng, sản xuất sơn trên diện rộng, dự án được triển khai hiệu quả, bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân trồng sơn.
Cây công nghiệp ngắn ngày chủ yếu là lạc, đậu tương: diện tích trồng tương đối ổn định khoảng 900 ha, tuy nhiên do có sự đầu tư thâm canh và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nên sản lượng năm 2007 so với năm 2001 tăng 1,37 lần, giá trị sản lượng tăng 3,7 lần.
Bảng 1.3 GTSX ngành trồng trọt năm 2007
Các chỉ tiêu
Sản lượng
(tấn )
Đơn giá
(nghìn đồng)
GTSX
(tỷ đồng)
Giá CĐ
Giá TT
Giá CĐ
Giá TT
A) Cây lương thực
46,516
93,460
1) Lúa
19545,0
1.600
3.200
31,272
62,544
2) Ngô hạt khô
7477,9
1.570
3.200
11,740
23,929
3) Khoai lang tươi
814,9
500
1.200
0,407
0,977
4) Sắn tươi
5859,0
520
1.000
3,046
5,859
5) Cây chất bột khác
100,0
500
1.500
0,05
0,150
B) Rau đậu các loại
5344,6
940
2000
5,023
10,689
C) Cây CN hàng năm
4,475
13,864
1) Đỗ tương
140,6
3.500
10.000
0,492
1,406
2) Lạc vỏ khô
1203,2
3.200
10.000
3,850
12,032
3) Mía
360,0
210
900
0,075
0,324
4) Cây CN hàng năm khác
57,120
0,102
D) Cây CN lâu năm
2,003
10,772
1) Cây chè
376,8
1.500
2.800
0,565
1,656
2) Cây sơn
115,4
9.000
79.000
1,438
9,116
E) Cây ăn quả lâu năm
28,311
31,668
1) Cây cam, quýt
81,4
3.400
9.000
0,276
0,732
2) Cây dứa
157,3
1.000
1.200
0,157
0,189
3) Cây chuối
3150
1.300
1.000
4,095
3,150
4) Cây bưởi
206,4
1.600
3.000
0,330
0,619
5) Nhãn, vải, xoài
1402,4
11.000
9.200
15,426
12,902
6) Cây chanh
120,1
2.500
11.000
0,300
1,321
7) Cây táo
144,9
1.300
2.000
0,188
0,290
8) Cây ăn quả khác
2261
2.830
4.500
6,398
10,174
9) Các loại cây khác
1,138
2,290
G) Sản phẩm phụ trồng trọt
1,296
1,832
Tổng cộng
87,626
162,285
Phân tích cơ cấu ngành trồng trọt năm 2007 ta có thể thấy rõ cây lương thực vẫn chiếm tỷ trọng chính trong cơ cấu GTSX (57,4% ), riêng sản xuất lúa chiếm tới 38,2 % trong GTSX ngành trồng trọt. Các cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm vẫn chiếm tỷ trọng thấp.
1.3.1.2 Ngành chăn nuôi
Năm 2007 tổng GTSX lĩnh vực chăn nuôi đạt 48,95 tỷ đồng (giá cố định). Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, lĩnh vực chăn nuôi chiếm tỷ trọng 33,2%. Trong đó: Chăn nuôi gia súc chiếm tỷ trọng 59% toàn lĩnh vực chăn nuôi, chăn nuôi gia cầm chiếm 16% và sản phẩm chăn nuôi khác chiếm 14%. Tổng đàn bò là 18.216 con, so với năm 2001 tăng 1,73 lần, đàn trâu có xu hướng giảm, với tổng đàn là 3.212 con giảm 0,102 lần; Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng tăng 1,16 lần, sản lượng trứng gia cầm tăng 1,04 lần so với năm 2001, riêng chăn nuôi gia cầm biến động không lớn về tổng đàn, nhưng có xu hướng giảm số hộ nuôi và tăng qui mô chăn nuôi trong mỗi nông hộ.
Trong cơ cấu vật nuôi : chăn nuôi lợn chiếm tỷ trọng chính trong GTSX ngành chăn nuôi (56,3%). Qui mô chăn nuôi nhỏ lẻ, chủ yếu là tận dụng các sản phẩm từ ngành trồng trọt do đó nên hiệu quả kinh tế không cao. Ngành chăn nuôi trong những năm vừa qua chưa được chú trọng đầu tư đúng mức nên tốc độ phát triển chậm. Về chuyển đổi cơ cấu giống: Tỷ lệ lợn ngoại và lợn lai hướng nạc đạt 14% tổng đàn (năm 2007); đàn lợn nái ngoại chiếm 14,3% tổng đàn lợn nái (năm 2007); tỷ lệ đàn bò lai sind đến năm 2007 đạt 18% tăng 3 lần so với năm 2001.
Bảng 1.4 GTSX ngành chăn nuôi năm 2007
Các chỉ tiêu
Sản lượng
(tấn )
Đơn giá
(nghìn đồng)
GTSX
(tỷ đồng)
Giá CĐ
Giá TT
Giá CĐ
Giá TT
A) Gia súc gia cầm
38,753
87,724
1) Lợn
2756,9
8.000
18.000
22,055
49,424
2) Trâu
200
6.330
25.000
1,266
5,000
3) Bò
634
8.300
25.000
5,262
15,850
4) Gà, vịt, ngan ngỗng
590
13.000
25.000
7,670
14,750
5) Chăn nuôi khác
2,500
2,500
B) S.phẩm không qua giết mổ
5,690
10,800
1) Trứng các loại (1000 quả)
8114,0
670
1.200
5,436
9,736
2) Mật ong
19,0
13.400
56.000
0,254
1,064
C) Săn bắt thuần dưỡng
3,500
3,500
D) Các s.phẩm phụ
1,009
3,107
Tổng số
48,954
101,623
Nhìn chung việc phát triển ngành chăn nuôi trong những năm qua gặp rất nhiều khó khăn, từ năm 2005 - 2007 GTSX ngành chăn nuôi không có xu hướng tăng. Sản xuất chăn nuôi ở địa bàn đều ở qui mô cá thể hộ gia đình, tuy qui mô chăn nuôi mỗi hộ trong những năm gần đây có xu hướng tăng nhưng đây thực sự là một rào cản đối với sự phát triển của ngành chăn nuôi trong những năm qua. Trên địa bàn không có cơ sở sản xuất chăn nuôi qui mô lớn, tập trung, mô hình trang trại, chăn nuôi tập trung chưa được phát triển, nhân rộng. Việc sản xuất chăn nuôi ở qui mô nhỏ gây khó khăn rất lớn trong việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nâng cao năng suất hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, đặc biệt là việc phòng dịch bệnh. Năm 2007 GTSX sản xuất ngành chăn nuôi sụt giảm so với năm 2006 nguyên nhân chính do việc bùng phát dịch cúm gia cầm và dịch lợn tai xanh gây thiệt hại ở diện rộng, ảnh hưởng lớn tới sản xuất chăn nuôi.
1.3.1.3 Ngành lâm nghiệp
GTSX lâm nghiệp năm 2007 đạt 7,08 tỷ đồng, tăng bình quân 11,3%/năm ở giai đoạn 2001 - 2007. Trồng rừng tập trung mới hàng năm đạt 251,5 ha (năm 2007), trồng cây phân tán bình quân 60.000 -:- 80.000 cây/ năm, nâng tỷ lệ che phủ của rừng lên 24% năm 2007. Năm 2007 diện tích rừng sản xuất trên địa bàn là 2,87 nghìn ha, tăng 342 ha so với năm 2001 tuy nhiên GTSX ngành lâm nghiệp chỉ đạt 7,08 tỷ đồng.
Bảng 1.5 GTSX ngành lâm nghiệp năm 2007
Các chỉ tiêu
Sản lượng
(tấn )
Đơn giá
(nghìn đồng)
GTSX
(tỷ đồng)
Giá CĐ
Giá TT
Giá CĐ
Giá TT
A) Trồng và nuôi rừng
1,200
2,433
1) Trồng rừng tập trung
251,5
2.350
5.600
0,591
1,408
2) Trồng cây phân tán
73,2
2.350
3.500
0,172
0,256
3) Chăm sóc rừng
946,0
450
800
0,425
0,756
4) Khoanh nuôi tái sinh
152,0
80
80
0,012
0,012
B) Khai thác lâm sản
5,800
10,138
1) Gỗ (m3)
4.350,0
450
750
1,957
3,262
2) Tre, luồng (1000cây)
60,8
6.500
10.000
0,395
0,608
3) Lá cọ (1000lá)
2.450,0
128
300
0,313
0,735
4) Củi (m3)
45.080,0
54
95
2,434
4,282
5) Nguyên liệu giấy
2.500,0
280
500
0,700
1,250
C) Thu nhặt s.phẩm từ rừng
0,077
0,077
D) Các dịch vụ lâm nghiệp
0,25
0,25
Tổng cộng
7,329
12,899
Diện tích rừng sản xuất chủ yếu trồng bạch đàn để lấy gỗ phục vụ sản xuất giấy và làm nhiên liệu. Do không được đầu tư, không có chiến lược phát triển cụ thể, sản xuất rừng mang tính tự phát trên qui mô nhỏ lẻ, cá thể nên hiệu quả kinh tế trong rừng sản xuất đạt rất thấp, so với ngành trồng trọt thì hiệu quả kinh tế tính trên mỗi ha ngành lâm nghiệp chỉ bằng 1/7. Trong cơ cấu ngành lâm nghiệp khai thác lâm sản chiếm tỷ trọng chính chiếm 78,1 % GTSX ngành lâm nghiệp. 42 % GTSX trong việc khai thác rừng là khai thác rừng làm củi nên hiệu quả kinh tế trong trồng và khai thác rừng là rất thấp.
1.3.1.4 Ngành thuỷ sản
Tốc độ tăng trưởng ngành thuỷ sản giai đoạn 2001-2007 đạt trung bình 17,2%/năm. Những năm gần đây phát triển thuỷ sản vẫn giữ được mức tăng trưởng cao. Do hình thức sản xuất và nuôi trồng thuỷ sản đã được chuyển từ quảng canh, phân tán sang tập trung và thâm canh, bước đầu đưa các giống có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Đã có 27 trang trại nuôi trồng thuỷ sản chiếm 49% tổng số trang trại trên địa bàn, trong đó kh._.oảng 19 trang trại có doanh thu trên 50 triệu đồng/năm. Tuy qui mô các trang trại còn nhỏ nhưng sản xuất đã đạt được hiệu quả kinh tế cao. Năm 2007, sản lượng ngành thuỷ sản đạt 1.678,8 tấn (trong đó nuôi trồng 1.366,8 tấn), GTSX lĩnh vực thuỷ sản đạt 12,82 tỷ đồng (giá cố định 1994), tăng bình quân 15,49%/năm. Trong cơ cấu GTSX thuỷ sản, tỷ trọng nuôi trồng chiếm 90,6%, tỷ trọng khai thác tự nhiên giảm xuống còn 9,4%. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng nhanh năm 2007 đã đạt diện tích nuôi trồng đạt 998,5 ha, có thể thấy ngành thuỷ sản huyện còn rất nhiều tiềm năng để phát triển tăng năng suất, hiệu quả kinh tế. Diện tích ao hồ tuy lớn nhưng chưa được sử dụng khai thác triệt để. Năm 2005 huyện triển khai chương trình phát triển thủy sản trong đó tập trung vào công tác nghiên cứu triển khai ứng dụng TBKT vào sản xuất bước đầu đã đạt kết quả tốt. Các giống thuỷ sản mới có giá trị được nuôi thử nghiệm và từng bước mở rộng sản xuất như Tôm càng xanh nuôi trên ruộng, Cá chép lai 3 máu, rô phi đơn tính và đang đã được triển khai nhân rộng trên địa bàn huyện.
Bảng 1.6 GTSX ngành thuỷ sản năm 2007
Các chỉ tiêu
Sản lượng
(tấn )
Đơn giá
(nghìn đồng)
GTSX
(tỷ đồng)
Giá CĐ
Giá TT
Giá CĐ
Giá TT
A) Giá trị thuỷ sản khai thác
312,0
1,450
1,871
B) Giá trị nuôi trồng thuỷ sản
1366,8
8.000
17.000
10,935
23,235
C) Giá trị dịch vụ thuỷ sản
0,440
0,531
Tổng cộng
12,825
25,637
Những năm tới huyện cần xây dựng qui hoạch phát triển ngành thuỷ sản cụ thể, từ đó từng bước đầu tư, đưa các giống thuỷ sản mới vào sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế ngành thuỷ sản. Vấn đề nổi bật hiện nay mà ngành thuỷ sản đang phải giải quyết là tình trạng ô nhiễm ao hồ sông ngòi. Một phần do không có sự quản lý giám sát của nhà nước, ý thức người dân chưa cao nên chất thải của dân cư và các nhà máy xí nghiệp đã được thải trực tiếp ra sông hồ, ao ngòi. Một phần ô nhiễm cũng do quá trính chăn nuôi thuỷ sản chưa chú trọng đúng mức tới vấn đề sử lý chất thải trong chăn nuôi. Ô nhiễm môi trường bước đầu đã có ảnh hưởng trực tiếp tới việc sản xuất thuỷ sản trên địa bàn, nếu tình trạng này không được giải quyết triệt để và kịp thời thì sẽ rất khó để phát triển ngành thuỷ sản 1 cách bền vững và hiệu quả.
1.3.2 Thực trạng phát triển ngành công nghiệp và xây dựng:
1.3.2.1 Ngành công nghiệp - TTCN
Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng đã có bước phát triển khá. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chưa thật sự đảm bảo ổn định và bền vững, hiệu quả sản xuất thấp, giá trị gia tăng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chưa cao, cơ sở hạ tầng công nghiệp thiếu và chưa đồng bộ, chưa khai thác được lợi thế về địa kinh tế của huyện.
Phát triển sản xuất công nghiệp là vấn đề hàng đầu mà huyện đang phải đối mặt trong việc phát triển KT - XH. Tuy có mức tăng trưởng cao trong giai đoạn 2001 - 2007 nhưng mức tăng này có đóng góp phần lớn của ngành xây dựng do những năm gần đây huyện được tỉnh và trung ương đầu tư rất lớn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Năm 2007 ngành xây dựng có mức tăng đột biến do chương trình xây dựng bê tông hoá đường giao thông nôn thôn với sự đóng góp phần lớn của người dân. Hiện trạng phát triển sản xuất công nghiệp của huyện là không tìm được hướng phát triển chính. Sự gia tăng sản xuất ngành công nghiệp trong giai đoạn 2001-2007 chủ yếu trên diện mở rộng qui mô các ngành sản xuất thủ công, kém hiệu quả. Trong ngành công nghiệp thì ngành khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng như cát sỏi và chế biến đồ gỗ da dụng, chiếm tỷ trọng chính nhưng hầu hết đều ở qui mô nhỏ. Sản phẩm được sản xuất ra đều là những sản phẩm đơn giản, thủ công chủ yếu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân địa phương. Năm 2007, còn 1.129 cơ sở sản xuất CN, TTCN, trong đó hộ sản xuất tư nhân và gia đình có 1.105 cơ sở tham gia sản xuất chủ yếu là sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác cát, làm đồ mộc, xay sát lương, may mặc, rèn, sửa chữa phương tiện vận tải, chiếm 93,38%. Về sản phẩm công nghiệp, có 11 nhóm sản phẩm chính
Bảng 1.7 Quy mô và tốc độ tăng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu
Loại sản phẩm
Đơn vị
2001
2003
2005
2007
Tăng BQ
1. Khai thác cát
1.000 m3
60
77
87
94
7,77
2. Khai thác Caolin thô
Tấn
50
80
1.200
4.000
107,58
3. Gạch ngói
1.000v
10.121
18.789
17.532
24.640
15,99
4. Xay xát lương thực
Tấn
21.000
24.500
32.253
38.730
10,74
5. SX đậu phụ
Tấn
450
835
940
956
13,38
6. Nấu rượu
1.000 lít
350
551
620
970
18,52
7. May đo quần áo
1.000 c
7,4
17,3
20
22
19,91
8. Công cụ cầm tay
1.000 c
28
34
40
42,5
7,20
9. Giường, tủ, bàn, ghế
SP
1.100
4.377
4.950
6.285
33,71
10. Gỗ xẻ
M3
339
631
1.125
2.925
43,21
11. Đan sọt, rổ, rá
SP
12.000
25.000
47.000
40.245
22,35
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Nông
Công nghiệp chế biến phát triển nhanh trong những năm qua, trong đó tập trung chủ yếu là chế biến gỗ, sản phẩm làm từ gỗ, tre, nứa... Công nghiệp chế biến chủ yếu mang tính chất gia công, không có cơ sở lớn, sản phẩm không có tính cạnh tranh.
Công nghiệp khai thác khoáng sản, mỏ đã và đang được đầu tư khai thác. Hiện nay, đã có 2 cơ sở khai thác Caolin, Fenpats với diện tích 15,32 ha và nhà xưởng tuyển quặng với diện tích 1.620 m2 nhà xưởng tại xã Dị Nậu, khai khác Thạch Anh tại xã Thọ Văn.
Về phát triển làng nghề, làng có nghề: Phát triển làng nghề và làng có nghề là một chủ trương lớn của Nhà nước và một trong những hướng đi quan trọng giúp tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân. Năm 2004, UBND tỉnh đã công nhận làng nghề mộc Minh Đức - xã Thanh Uyên. Đồng thời hỗ trợ vốn để phát triển nghề mây tre đan tại xã Tam Cường, Dậu Dương, Thượng Nông và thị trấn Hưng Hoá, phát triển nghề sơn mài truyền thống tại xã Thọ Văn. Nhưng do đây là ngành nghề mới nên việc triển khai nhân rộng còn gặp nhiều khó khăn.
Khu công nghiệp Tam Nông thuộc địa bàn các xã Cổ Tiết, Tam Cường, Văn Lương, Thanh Uyên với quy mô 450 ha hiện đang hoàn thiện các thủ tục quy hoạch, trình Chính phủ phê duyệt. Khu công nghiệp Tam Nông đã thu hút được 3 dự án đầu tư là xây dựng Nhà máy sản xuất cồn, rượu, Nhà máy may và Nhà máy sản xuất gốm xây dựng vốn đầu tư ước đạt trên 100 tỷ VNĐ. Tuy nhiên, hiện nay việc quy hoạch, đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp mới chỉ thực hiện tại khu công nghiệp Trung Hà. Còn khu công nghiệp Tam Nông và Khu đô thị, du lịch sinh thái và thể thao Tam Nông đang trong quá trình quy hoạch, cơ sở hạ tầng đang từng bước được đầu tư.
Công nghiệp không tìm được hướng đi, không thu hút được lao động phổ thông gây áp lực lao động trở lại đối với ngành nông nghiệp. Năm 2007 số lao động trong khu vực nông nghiệp là 26,9 nghìn người, số lao động trong khu vực công nghiệp là 3,5 nghìn người và trong khu vực dịch vụ là 6,8 nghìn người.
Thực hiện chủ trương CNH - HĐH của Đảng và Nhà nước, huyện chủ trương phát triển công nghiệp trong đó lấy ngành công nghiệp chế các sản phẩm nông nghiệp và các ngành tiểu thủ công nghiệp làm mũi nhọn. Nhưng việc qui hoạch và phát triển gặp rất nhiều khó khăn do không huy động thu hút được nguồn vốn. Các dự án công nghiệp triển khai chính trong những năm qua như dự án mây tre đan xuất khẩu, dự án sản xuất chế biến sơn của tỉnh … tuy đạt được 1 số hiệu quả ở tầm dự án nhưng không tạo được sự phát triển bền vững, hiệu quả. Công nghiệp không được quan tâm đầu tư đúng mức, qui hoạch phát triển các ngành công nghiệp của huyện chưa được xây dựng, dẫn tới tình trạng phát triển công nghiệp vừa thiếu vốn, thiếu qui hoạch, thiếu sự quản lý.
1.3.2.2 Ngành xây dựng
Trong những năm gần đây, do điều kiện phát triển kinh tế, thu nhập và mức sống của người dân được nâng lên là cơ sở thúc đẩy nhu cầu xây dựng ngày càng cao. Số lượng các doanh nghiệp, đội xây dựng trên địa bàn huyện tăng mạnh, thu hút 1.144 lao động năm 2007. Sự phát triển của ngành xây dựng mang tính tự phát nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng của nhân dân, chưa có sự tổ chức khoa học, đầu tư đúng mức. Các công trình xây dựng đều là những công trình dân dụng, lao động mang nặng tính phổ thông. Tốc độ tăng trưởng GTSX ngành xây dựng giai đoạn 2001 - 2007 là 24,14%. Cũng nhờ sự phát triển vượt bậc này đã giúp cho tỷ trọng ngành xây dựng trong GTSX trên địa bàn huyện ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của huyện, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động địa phương, tăng thu nhập cho người dân và góp phần ngày càng lớn trong phát triển kinh tế của huyện. Nhưng do hạn chế về nhiều mặt các công ty xây dựng trên địa bàn chỉ có thể thi công được những công trình đơn giản, phổ thông do đó rất khó có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng cao như trong thời gian qua. Những năm gần đây cùng với sự sụt giảm về nhu cầu xây dựng của người dân và hạn chế vốn đầu tư xây dựng đường xá trong khu vực đầu tư công ngành xây dựng đang gặp nhiều khó khăn.
1.3.3 Thực trạng phát triển các ngành dịch vụ - thương mại:
Số cơ sở dịch vụ và lao động kinh doanh dịch vụ năm 2007 có 2.229 cơ sở, trong đó số hộ kinh doanh cá thể là 1.964 hộ, chiếm 88,11%. Số lao động kinh doanh dịch vụ là 6.844 lao động.
Lĩnh vực thương mại của huyện mới chỉ dừng lại ở mức phát triển mạng lưới chợ, hệ thống cửa hàng lớn, nhỏ phân bố đều trong các xã, thị trấn đã đảm bảo được lưu thông hàng hoá, cung cấp các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân. Bước đầu đã hình thành các điểm bán hàng hoá tập trung như Thị trấn Hưng Hoá, xã Cổ Tiết, xã Tứ Mỹ và dần hình thành điểm trung chuyển hàng hoá đến các xã, thị trấn trong toàn huyện. Các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, quảng bá, giới thiệu tiềm năng của huyện đã được quan tâm.
Hoạt động của hệ thống nhà hàng, khách sạn bước đầu đã có hiệu quả. Hệ thống các cửa hàng ăn tập trung chủ yếu ở điểm đông người và trung tâm xã, thị trấn. Các khách sạn đã được đầu tư xây dựng, nhưng hiện nay mới có 2 khách sạn quy mô nhỏ tại xã Cổ Tiết.
Hoạt động vận tải hàng hoá, vận tải hành khách trong những năm qua đã đạt được những kết quả tốt, năm 2007, số cơ sở tham gia hoạt động vận tải là 265 cơ sở, với 384 lao động. Khối lượng hàng hoá vận chuyển là 650.000 tấn, vận tải hành khách đạt 600.000 khách, GTSX ngành vận tải đạt 12,29 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 - 2007 đạt 22,77%.
Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển tương đối nhanh, đến năm 2007 đã có 7,2 máy điện thoại/ 100 dân, tăng 6 lần so với năm 2001, thông tin liên lạc trong và ngoài huyện nhanh chóng thuận tiện. Việc xây dựng hệ thống mạng lưới thông tin nội bộ được chú trọng, tích cực góp phần thực hiện công tác cải cách hành chính trong các cơ quan đơn vị.
Cơ sở vật chất cho ngành thương mại, dịch vụ đã được đầu tư, hệ thống chợ nông thôn, chợ đầu mối đã được đầu tư tốt về cơ sở hạ tầng như chợ Trung tâm thị trấn Hưng Hoá, chợ Cổ Tiết, mạng lưới giao thông được cải tạo, nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông thương hàng hoá.
Dịch vụ tài chính, ngân hàng phát triển đã góp phần thúc đẩy sản xuất - kinh doanh phát triển. Ngân hàng, tín dụng đã bám sát chương trình, dự án phát triển KT - XH, mở rộng diện cho vay hộ tạo điều kiện cho nhân dân, doanh nghiệp có nhu cầu vốn được vay vốn để ĐTPT.
1.4 THỰC TRẠNG ĐTPT HUYỆN TAM NÔNG
1.4.1 Thực trạng lập kế hoạch ĐTPT của huyện
1.4.1.1 Qui trình xác định ngân sách đầu tư
Nguồn chi của ngân sách nhà nước cho ĐTPT là một phần trong chi ngân sách hàng năm. Do là một huyện miền núi nghèo chi cho ĐTPT hàng năm chỉ chiếm trung bình 10% chi ngân sách huyện, còn lại là chi thường xuyên cho các hoạt động của bộ máy chính quyền. Ngân sách cho ĐTPT hàng năm chủ yếu dựa vào nguồn vốn của tỉnh và trung ương. Trình tự xác định, quản lý thu chi phân bổ ngân sách huyện (bao gồm cả ngân sách chi thường xuyên và ĐTPT hàng năm cho các đơn vị, xã thị trấn) gồm 11 bước như sau :
Bảng 1.8 Sơ đồ quản lý thu chi ngân sách
Đơn vị thực hiện
Nội dung công việc thực hiện
Bước 1
- UBND huyện
- Phòng tài chính kế hoạch
Hướng dẫn lập dự toán thu chi ngân sách
Bước 2
- Các đơn vị sử dụng NS
- UBND các xã, thị trấn
Lập dự toán thu chi của đơn vị
Bước 3
- Phòng tài chính kế hoạch
- Chi cục thuế huyện
- UBND tỉnh
- Tổng hợp dự toán thu chi ngân sách
- Tỉnh giao dự toán thu chi ngân sách
Bước 4
- UBND huyện
- Phòng tài chính kế hoạch
- Chi cục thuế huyện
- HĐND huyện
- Dự kiến phân bổ thu chi ngân sách
- Phê chuẩn phân bổ dự toán thu chi ngân sách huyện
Bước 5
- UBND huyện
Giao dự toán thu chi ngân sách cho các huyện, các đơn vị sử dụng, chi cục thuế
Bước 6
- Các đơn vị sử dụng ngân sách, UBND xã… (HĐND phê duyệt)
- UBND huyện
- Phòng tài chính kế hoạch
- Lập dự toán chi tiết theo
dự toán được giao
- Thẩm định
Bước 7
- Các đơn vị sử dụng ngân sách
- UBND các xã, thị trấn
- Kho bạc nhà nước
Thực hiện thu chi theo dự toán
và báo cáo quyết toán định kỳ
Bước 8
- Chi cục thuế tỉnh
- Chi cục thuế huyện
- Người nộp thuế
- kho bạc nhà nước
- Đăng ký nộp thuế
- Quản lý người nộp thuế
- Thanh tra kiểm tra thuế
- Theo dõi người nộp thuế
Bước 9
- Phòng tài chính kế hoạch
- Chi cục thuế huyện
- UBND huyện
- Kho bạc nhà nước huyện
Tổng hợp báo cáo thu chi
ngân sách địa phương năm
Bước 10
- HĐND huyện phê duyệt
- Sở tài chính tỉnh thẩm định
Phê duyệt
Bước 11
- Phòng tài chính kế hoạch
- UBND huyện
- Các đơn vị sử dụng NS
- UBND các xã, thị trấn
Lưu hồ sơ
Diễn giải sơ đồ quản lý thu, chi ngân sách :Bước 1. Tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo lập dự toán thu, chi NSNN:
- Thời gian tháng 7 năm trước, UBND huyện chỉ đạo Phòng Tài chính hướng dẫn cụ thể cho các đơn vị sử dụng NS và UBND các xã, thị trấn về việc lập dự toán NS năm sau, chi NS theo khung hướng dẫn kế hoạch của Tỉnh.
- Các đơn vị lập dự toán thu, chi NS theo các Biểu mẫu quy định của Bộ Tài chính, của UBND tỉnh và của Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Chi cục thuế lập dự toán thu NSNN.Bước 2. Lập dự toán thu, chi NSNN:
Tháng 8 năm trước, các đơn vị sử dụng NS Huyện và UBND các xã, thị trấn tiến hành lập dự toán thu, chi NS thuộc nhiệm vụ thu, chi được phân cấp, nhiệm vụ chuyên môn được giao.
- Chi cục thuế lập dự toán thu NSNN trên địa bàn và thuyết minh cơ sở tính toán cho từng nguồn thu báo cáo cho UBND Huyện, Phòng TC và phòng KH-KT.
Bước 3. Tổng hợp các báo cáo dự toán thu, chi NSNN:
Phòng TC tổng hợp dự toán thu, chi NSNN trên địa bàn Huyện, báo cáo UBND Huyện, HĐND Huyện, UBNDTỉnh , Sở Tài chính, Sở KH-ĐT.
Bước 4. Dự kiến phân bổ dự toán thu, chi NSNN:
Khi có dự toán thu, chi NS được UBND Tỉnh giao, căn cứ định mức, chỉ tiêu theo dự toán do các đơn vị lập, Phòng Tài chính tham mưu cho UBND Huyện phân bổ dự toán thu, chi năm kế hoạch cho Chi cục thuế, UBND các xã, thị trấn, các đơn vị sử dụng NS trình HĐND Huyện phê chuẩn tại kỳ họp tháng 12 của năm báo cáo.
Xây dựng kế hoạch thu thuế: Trên cơ sở dự toán được giao, căn cứ vào tài liệu theo dõi số thu nộp ngân sách các năm trước, dự báo tốc độ phát triển trên địa bàn từng xã, thị trấn, từng khu vực sản xuất kinh doanh theo từng sắc thuế; tham mưu cho UBND Huyện ra quyết định giao dự toán thu cho các đơn vị quản lý thu và các đơn vị được ủy nhiệm thu trước 31/12 trước năm kế hoạch. Chi cục Thuế báo cáo về việc xây dựng chi tiết dự toán thu và đăng ký mức phấn đấu với Cục Thuế Tỉnh Tỉnh và báo cáo với HĐND Huyện phê duyệt.
Bước 5 Giao dự toán thu, chi Ngân sách cho các xã, thị trấn, các đơn vị sử dụng, Chi cục Thuế
Sau khi được HĐND Huyện phê chuẩn việc phân bổ dự toán thu, chi NSNN, UBND Huyện giao dự toán thu, chi NSNN cho Chi cục thuế, các đơn vị sử dụng NS, UBND các xã, thị trấn chậm nhất sau 10 ngày kể từ khi có quyết định giao dự toán của tỉnh.
Phòng Tài chính tham mưu cho UBND huyện thực hiện việc công khai phân bổ dự toán ngân sách theo quy định của Bộ Tài chính.
Bước 6 Lập dự toán chi tiết theo dự toán đã được giao
Lập dự toán: Tháng 1 các đơn vị sử dụng NS và UBND các xã, thị trấn sẽ tiến hành lập dự toán chi tiết thu, chi kinh phí tại đơn vị chuyển phòng Tài chính thẩm định, Kho bạc Nhà nước huyện Tam Nông làm cơ sở thực hiện dự toán giao.
Đối với UBND các xã, thị trấn căn cứ dự toán thu, chi được UBND huyện giao thực hiện phân bổ dự toán chi theo các nhiệm vụ chi được phân cấp trình HĐND xã, thị trấn phê chuẩn; sau khi được phê chuẩn UBND xã, thị trấn có Quyết định phân bổ dự toán thu, chi ngân sách báo cáo UBND huyện, gửi cho cơ quan tài chính và kho bạc nhà nước làm cơ sở thực hiện dự toán.
Bước 7 Thực hiện thu, chi theo dự toán và báo cáo quyết toán định kỳ
Căn cứ dự toán chi tiết, hàng quý đơn vị rút dự toán về chi thường xuyên, chi không thường xuyên; cuối quý lập báo cáo quyết toán thu, chi kinh phí theo các chế dộ định mức chi quy định của Nhà nước và Bộ Tài chính.
Bước 8 Thực hiện thu thuế, quản lý thu thuế
* Đăng ký nộp thuế:
Chi cục thuế căn cứ hồ sơ đăng ký thuế của các tổ chức, cá nhân kinh doanh tiến hành đăng ký mã số thuế cho đối tượng nộp thuế theo Thông tư 85/2007/TT-BTC ngày 18/7/2007 của Bộ TC hướng dẫn việc đăng ký thuế theo Luật Quản lý thuế.
* Quản lý người nộp thuế:
Sau khi thực hiện đăng ký mã số thuế, các tổ chức, cá nhân kinh doanh sẽ thực hiện kê khai nộp thuế theo qui định của Luật quản lý thuế, các Luật thuế hiện hành;Chi cục thuế phối hợp với chính quyền cơ sở, các cơ quan chức năng, các tổ chức đoàn thể để quản lý , giám sát, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kê khai nộp thuế của các đối tượng này.
Trên cơ sở hồ sơ kê khai thuế của các tổ chức, các nhân kinh doanh, bằng nghiệp vụ thuế, Chi cục thuế đấu tranh ấn định mức thuế phải nộp đối với các trường hợp chưa kê khai sát với thực tế kinh doanh.
* Thanh tra, kiểm tra thuế:
Chi cục thuế thông qua việc quản lý kê khai đăng ký thuế, nộp thuế của các tổ chức, cá nhân kinh doanh phát hiện những dấu hiệu vi phạm về thuế (làm giảm số thuế phải nộp, tăng số thuế được hoàn) sẽ thực hiện việc thanh tra , kiểm tra thuế đối với các đối tượng vi phạm theo Luật quản lý thuế, Quyết định 898/QĐ-TCT ban hành Quy trình thanh tra, kiểm tra chấp hành nhiệm vụ công vụ của cơ quan thuế.
Chi cục thuế thông qua việc quản lý kê khai đăng ký thuế, nộp thuế của các tổ chức, cá nhân kinh doanh nếu có vi phạm xử lý theo Luật quản lý thuế, Nghị định 98/2007/NĐ-CP, Thông tư 61/2007/TT-BTC hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về thuế .
Chi cục thuế phối hợp với kho bạc nhà nước trong việc theo dõi thu nộp tiền thuế của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn Huyện thông qua Quy chế phối hợp giữa Thuế, Kho bạc và Tài chính; Kết nối mạng thông tin theo dõi số thu từng ngày , từng tháng .
Hàng tháng Chi cục thuế phải đối chiếu số thu NS trên địa bàn huyện với kho bạc nhà nước , làm cơ sở để lập các báo cáo thu NS theo biểu mẫu quy định gửi Cục thuế Tỉnh .
Bước 9. Tổng hợp, báo cáo chi NSNN:
Sau khi thực hiện xong công tác khóa sổ cuối ngày 31/12 hàng năm, số liệu trên sổ sách kế toán phải đảm bảo cân đối và khớp đúng với số liệu của KBNN về tổng số và chi tiết, các đơn vị dự toán tiến hành lập báo cáo quyết toán năm.
Vào tháng 1 năm sau, các đơn vị được sử dụng NS và UBND các xã, thị trấn lập báo cáo quyết toán thu, chi kinh phí năm trước gửi Phòng TC để thẩm định, tổng hợp quyết toán thu, chi NSNN trên địa bàn.
Cơ quan Tài chính căn cứ quyết toán thu, chi của các đơn vị lập và căn cứ báo cáo quyết toán thu, chi NSNN trên địa bàn của Kho bạc nhà nước , thực hiện tổng hợp quyết toán NSNN trên địa bàn huyện báo cáo UBND huyện trước ngày 30/4 .
Bước 10 Phê duyệt quyết toán NSNN:
Cơ quan Tài chính gửi báo cáo quyết toán thu, chi NSNN địa phương đến Sở Tài chính Tỉnh để thẩm định quyết toán theo thẩm quyền, HĐND Huyện; HĐND huyện phê chuẩn quyết toán NSNN địa phương vào kỳ họp tháng 7 hàng năm.
Sau khi được HĐND phê chuẩn, Sở Tài chính thẩm định bằng văn bản, phòng Tài chính tham mưu cho UBND huyện thực hiện việc công khai quyết toán ngân sách theo quy định của Bộ Tài chính.
Bước 11. Lưu hồ sơ
Sau khi quyết toán ngân sách năm báo cáo được HĐND Huyện phê chuẩn, Phòng TC-KH và Văn phòng UBND Huyện có trách nhiệm lưu hồ sơ quyết toán NSNN theo đúng qui định của Pháp luật.
1.1.4.2 Xác định nội dung ĐTPT
Chi ĐTPT là một phần trong dự toán chi ngân sách hàng năm của huyện. Do nguồn vốn chi cho ĐTPT của huyện hàng năm dựa phần lớn vào nguồn vốn của tỉnh và trung ương (chiếm trên 60% tổng nguồn vốn chi cho ĐTPT của cả huyện) nên công tác xác định nội dung phần lớn cũng căn cứ vào chỉ tiêu KT - XH và chỉ tiêu đầu tư mà tỉnh giao cho huyện. Trong quá trình lập thu chi ngân sách hàng năm, tỉnh tiến hành phân bố vốn ĐTPT cho huyện kèm theo các chỉ tiêu về ĐTPT. Huyện căn cứ vào các chỉ tiêu này tiến hành xác định nội dung đầu tư và phân bổ nguồn vốn xuống cấp xã. Hàng năm các phòng ban thuộc UBND huyện tuỳ vào lĩnh vực chuyên môn mình phụ trách lập báo cáo tổng kết năm và phương hướng nhiệm vụ năm tới. Đây cũng là một căn cứ để tiến hành xác định nội dung đầu tư hàng năm. Phòng tài chính kế hoạch với chức năng là cơ quan tham mưu cho chủ tịch UBND huyện tổng hợp các báo cáo trình lên chủ tịch phê duyệt. Sau đó báo cáo được đưa ra HĐND góp ý kiến sửa đổi.
Bên cạnh đó một số nội dung ĐTPT do cơ sở cấp dưới căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương mình tiến hành lập dự án trình UBND huyện xét duyệt. Nội dung đầu tư ở cơ sở cấp xã, thị trấn và các đơn vị sử dụng ngân sách huyện được xác định thông qua quá trình lập, thẩm định, phê duyệt thu chi ngân sách hàng năm. Theo đó dựa trên hướng dẫn thu chi ngân sách của huyện các đơn vị, xã phường thị trấn sử dụng vốn ngân sách tiến hành lập kế hoạch thu chi ngân sách của đơn vị mình. Một số nội dung đầu tư được giao cho cấp cơ sở lập nảy sinh rất nhiều bất cập xảy ra tình trạng dàn trải và kém hiệu quả, thất thoát trong đầu tư. Nguyên nhân chính được đánh giá là do yếu kém về trình độ của cán bộ cấp cơ sở trong công tác lập và quản lý hoạt động đầu tư.
Do là một huyện nghèo nên thu từ ngân sách rất hạn chế nên các dự án đầu tư từ ngân sách đều dành ưu tiên cho các công trình giáo dục, y tế và các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn do không huy động được nguồn vốn. Nguồn vốn tư trung ương và tỉnh mấy năm gần đây có xu hướng giảm, trong khi nguồn vốn NS địa phương và nguồn vốn ngoài quốc doanh không đều. Nên việc triển khai các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng gặp rất nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó huyện với chức năng quản lý của mình cũng trực tiếp lập và quản lý một số các dự án đầu tư. Các dự án này sử dụng vốn đầu tư xây dựng của tỉnh - trung ương giao cho huyện trực tiếp quản lý và các dự án sử dụng vốn ODA. Các dự án đầu tư này tuỳ theo tính chất dự án sẽ được giao cho các ban ngành theo chức năng của mình lập triển khai dự án và quản lý trong quá trình vận hành. Phòng tài chính kế hoạch huyện thực hiện chức năng giám sát chung về tài chính trong quá trình thẩm định dự án, kiểm tra giám sát, phân bổ, giải ngân nguồn vốn. Hoặc UBND huyện sẽ ra quyết định thành lập 1 ban quản lý dự án riêng để phụ trách quản lý dự án, hình thức quản lý này thường áp dụng cho các dự án ODA do đòi hỏi của nhà tài trợ.
1.1.4.3 Công tác lập dự án ĐTPT
Sau khi xác định được nội dung đầu tư, thu chi ngân sách hàng năm UBND huyện giao cho các công ty tư vấn xây dựng tiến hành lập dự án đầu tư bao gồm các công tác : khảo sát thực tế, lập dự án, lập dự toán kinh phí. Năm 2007 toàn huyện tổng cộng 131 công trình đầu tư XDCB được giao cho 3 công ty : Công ty Cổ phần tư vấn và xây dựng An Giang; Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại số 3 Hoà Bình và Công ty TNHH Tự Lập chịu trách nhiệm tư vấn, lập dự án đầu tư.
Sau khi dự án, dự toán kinh phí được lập, căn cứ vào tình hình cụ thể, đặc điểm của từng công trình, dự án phòng tài chính kế hoạch huyện thay mặt UBND huyện tiến hành đấu thầu hoặc chỉ định thầu để xác định chủ dự án. UBND huyện căn cứ vào kế hoạch đã được phê duyệt tiến hành giao chỉ tiêu kế hoạch nhà nước về đầu tư cho các chủ dự án, tổng kinh phí dự kiến cấp, tiến hành phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật cho các công trình, giá trị phê duyệt dự toán.
1.1.4.4 Nội dung công tác giám sát ĐTPT
Tình trạng thất thoát lãng phí trong đầu tư công là một thực trạng xảy ra ở rất nhiều địa phương trong nhiều năm nay và vẫn chưa được giải quyết triệt để. Nguyên do là những lỏng lẻo trong quá trình quản lý hoạt động đầu tư công. Nội dung công tác quản lý hoạt động đầu tư ở cấp huyện bao gồm: giám sát công tác chuẩn bị đầu tư, giám sát quá trình thực hiện đầu tư, đánh giá sau khi hoàn thành dự án đầu tư. Cụ thể như sau :
a) Giám sát chuẩn bị đầu tư
Công tác chuẩn bị đầu tư gồm các nội dung lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật dự án đầu tư được thực hiện theo đúng quy định.
Giám sát chuẩn bị đầu tư được thực hiện từ việc theo dõi, kiểm tra của cơ quan quản lý cấp trên đối với cấp dưới về quá trình chuẩn bị và ra quyết định đầu tư của dự án. Giám sát, đánh giá chuẩn bị đầu tư được thực hiện trong quá trình nghiên cứu, khảo sát lập dự án đến khi có quyết định đầu tư, gồm các nội dung sau:
- Kiểm tra sự đảm bảo các quy định về pháp lý trong việc chuẩn bị đầu tư. Kiểm tra nội dung quyết định đầu tư theo quy định nêu tại Điều 30 Nghị định 52/CP; đánh giá sự phù hợp của quyết định đầu tư với quy hoạch, kế hoạch, chương trình đầu tư của ngành, địa phương; thẩm quyền và trình tự ra quyết định đầu tư đối với từng dự án.
- Đánh giá tính khả thi của quyết định đầu tư theo những yếu tố chủ yếu của dự án như mục tiêu, quy mô, công nghệ, tiến độ, vốn, nguồn vốn, môi trường và hiệu quả đầu tư.
- Đánh giá về năng lực của Chủ đầu tư.
Trong quá trình kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh những sai sót trong công tác chuẩn bị đầu tư, đảm bảo các công trình đầu tư đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả cao, phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
b) Giám sát quá trình thực hiện dự án đầu tư:
Việc thực hiện đầu tư bao gồm việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, tổng dự toán, chỉ thầu, đấu thầu được UBND huyện giao cho phòng chuyên môn thực hiện theo đúng quy định. Quá trình quản lý giám sát quá trình thực hiện dự án đầu tư đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ của rất nhiều các ban ngành. Các công việc cụ thể trong công tác giám sát, đánh giá quá trình thực hiện dự án đầu tư gồm:
- Công tác theo dõi, kiểm tra thường xuyên quá trình thực hiện dự án, gồm:
+ Việc chấp hành các quy định về lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế, tổng dự toán, dự toán; công tác đấu thầu; điều kiện khởi công xây dựng,....
+ Việc bố trí kế hoạch huy động và sử dụng vốn của dự án; việc thanh toán trong quá trình thực hiện dự án.
+ Việc thực hiện tiến độ, tổ chức quản lý dự án.
- Đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu: khối lượng, tiến độ, chất lượng, giải ngân trong quá trình thực hiện đầu tư.
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị người có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc cơ quan liên quan xem xét, giải quyết các vấn đề khó khăn vướng mắc trong quá trình đầu tư để đảm bảo tiến độ đầu tư theo đúng thời gian quy định.
Trong quá trình đầu tư, thực hiện thi công công trình, UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát công tác đầu tư XDCB. Đối với những đơn vị thi công không đúng quy định, không đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình, yêu cầu chủ đầu tư cho dừng thi công để khắc phục những sai phạm trong xây dựng. Khi đơn vị thi công đã khắc phục xong, được cơ quan chuyên môn kiểm tra, đảm bảo yêu cầu mới được tiếp tục thực hiện thi công. UBND huyện giao các phòng TC-KH quản lý dự án trên phương diện tài chính, các phòng ban chuyên môn trực tiếp kiểm tra, nhắc nhở các công trình xây dựng thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình.
c) Giám sát của cộng đồng
Bên cạnh việc giám sát thường xuyên, trực tiếp của của các cơ quan quản lý nhà nước, chủ đầu tư các chương trình, các dự án đầu tư (kể cả dự án của tư nhân) sau khi quyết định đầu tư đã công bố công khai nội dung quyết định đầu tư, chương trình kế hoạch đầu tư (tên dự án, quy mô xây dựng, phạm vi sử dụng đất, vốn đầu tư, nguồn vốn, chủ đầu tư, tiến độ thực hiện,...) tại địa điểm thực hiện đầu tư. Và thực hiện báo cáo với HĐND cùng cấp và địa phương nơi triển khai thực hiện dự án.
Ngoài việc giám sát đầu tư của chủ đầu tư, BQL, các cơ quan chuyên môn. Còn có sự giám sát của cộng đồng theo Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg, ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hàng quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng, góp phần làm cho việc thực hiện dự án đúng quy định, tiết kiệm, có hiệu quả. Cứ 6 tháng UBND huyện phải tiến hành tổng kết, thẩm tra, lập báo cáo công tác giám sát đánh giá hoạt động đầu tư trên địa bàn huyện trình HĐND và sở kế hoạch đầu tư tỉnh.
1.4.2 Thực trạng huy động vốn
Do tích cực khai thác, huy động các nguồn vốn đầu tư, tổng vốn đầu tư 7 năm 2001 - 2007, đạt khoảng 269,35 tỷ đồng, bình quân đầu tư trên 53 tỷ đồng/năm, trong đó, vốn đầu tư của Ngân sách tỉnh và TW chiếm 60,75%, còn lại là Ngân sách huyện, xã, thị trấn và nhân dân đóng góp. Việc thu hút vốn ĐTPT trên địa bàn huyện chủ yếu là nguồn vốn Ngân sách Nhà nước, việc thu hút vốn đầu tư tại chỗ còn hạn chế.
Về cơ bản cơ cấu kinh tế huyện trong những năm vừa qua chưa được cải thiện, công nghiệp - dịch vụ không được đầu tư đúng mức. Các nguồn vốn từ trung ương tỉnh và ngân sách địa phương chủ yếu tập trung vào công tác XDCB nhằm cải tạo cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng của địa phương đã được cải thiện đáng kể, hệ thống giao thông thuỷ lợi đã được xây dựng 1 cách khá đồng bộ. Trong phát triển kinh tế các dự án được triển khai sử dụng vốn ngân sách cũng tập trung vào chủ yếu vào lĩnh vực nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Các dự án này được triển khai đã có tác dụng nhanh chóng cải thiện đời sống của người dân. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước rất hạn chế nên việc sử dụng nguồn vốn ngày vào phát triển công nghiệp là điều rất khó khăn. Bên cạnh đó công tác huy động vốn chưa được huyện chú trọng, chưa có những chính sách phù hợp, thực tế nhằm thu hút nguồn vốn tư nhân trong phát triển kinh tế.
Bảng 1.9 Bảng vốn ĐTPT huyện Tam Nông giai đoạn 2001-2007
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Trung ương + tỉnh
17,789
29,56._.át triển kinh tế
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi Bắc Bộ đến 2010 sẽ tập trung phát triển thuỷ điện, khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến nông lâm sản, phát triển du lịch, xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu. Xác định các thành phố lớn của các tỉnh như thành phố: Việt Trì, Thái Nguyên, Yên Bái, Lạng Sơn, Điện Biên Phủ, Lào Cai là những trung tâm kinh tế - thương mại của vùng. Đây là cơ hội để huyện có nhiều cơ hội hơn trong thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng công nghiệp để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Công cuộc đổi mới và phát triển của cả nước đang đi vào chiều sâu, nên Đảng ta đã quyết định đưa đất nước chuyển mạnh sang thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam về cơ bản trở thành nước công nghiệp. Dự báo đến 2010 và 2020 trên lãnh thổ Việt Nam, nhất là các tỉnh có thuận lợi về giao thông, đất đai, nguồn nước, lao động sẽ xuất hiện nhiều khu công nghiệp, dịch vụ lớn sẽ có ảnh hưởng nhiều đến lãnh thổ xung quanh về tiêu thụ nông lâm thủy sản, hàng hóa và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến v.v... Tam Nông liền kề Hà Nội và địa bàn trọng điểm kinh tế Bắc Bộ, lại thuận tiện về giao thông nên chủ động đón thời cơ để phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ nông lâm thuỷ sản, thu hút đầu tư, phát triển khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ giải trí. Nằm trong chủ trương qui hoạch phát triển vùng kinh tế Tây Bắc Bộ, và để khai thác lợi thế vốn có của địa phương dự kiến trong năm 2008, UBND tỉnh Phú Thọ sẽ cấp giấy phép đầu tư dự án xây dựng Nhà máy sản xuất Ethanol cho Công ty cổ phần Hóa dầu và Nhiên liệu sinh học dầu khí (trực thuộc PV Oil). Nhà máy có tổng vốn đầu tư 80 triệu đô la Mỹ, được xây dựng tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ trên diện tích 50 héc ta, với công suất thiết kế 100 ngàn m3/năm. Nhà máy sẽ sản xuất cồn ethanol tuyệt đối phục vụ cho việc sản xuất nhiên liệu xăng ethanol. Để đảm bảo cho nhà máy hoạt động ổn định, vùng trồng sắn và mía nguyên liệu nguyên liệu chính với diện tích 35.000 ha đuợc đặt ngay tại Phú Thọ. Dự kiến khi đi vào hoạt động trong quí IV-2009, nhà máy sẽ giải quyết được công ăn việc làm cho khoảng 23 ngàn lao động nông nghiệp địa phương, giúp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội vùng dự án ổn định, bền vững. Hiện tại (5/2009) UBND huyện Tam Nông đã tiến hành xong quá trình đến bù và giải phóng mặt bằng và dự án đã chuyển sang giai đoạn san nền. Dự án được triển khai thành công sẽ thực sự tạo động lực phát triển kinh tế không chỉ cho địa phương mà cho cả vùng kinh tế Tây Bắc Bộ
2.2.1.4 Threats - Nguy cơ
a) Cạnh tranh trong thu hút nguồn vốn
Sự cạnh tranh của các địa phương khác trong công tác thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế. Trong những năm vừa qua các khu công nghiệp được xây dựng, qui hoạch một cách tràn lan. Thủ tướng Chính Phủ đã cho phép thành lập và đầu tư Khu công nghiệp Trung Hà, tỉnh Phú Thọ tại văn bản số 655/TTg-CN ngày 27/5/2005. Nằm trong qui hoạch của tỉnh và trung ương nhưng khu công nghiệp Trung Hà gặp rất nhiều khó khăn trong công tác thu hút vốn đầu tư trong những năm vừa qua. Sau 2 năm mới có 2 nhà máy qui mô nhỏ mới đang trong quá trình xây dựng do không cạnh tranh được với các khu công nghiệp ở Sơn Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên.. Các địa phương đó có vị trí địa lý thuận lợi hơn cùng với nhiều các ưu đãi về đầu tư bên cạnh đó lại có sơ sở hạ tầng kinh tế hoàn chỉnh.
b) Tụt hậu trong quá trình phát triển
Cùng với những thời cơ do sự phát triển kinh tế xã hội và hội nhập của nước ta là những thách thức không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Nếu không được qui hoạch phát triển cụ thể, quản lý tốt các nguồn vốn đầu tư không những kinh tế xã hội huyện sẽ không phát triển bền vững mà còn gây ra tổn thất lãng phí. Trong những năm sắp tới nhiều nhà máy gây ô nhiễm môi trường sẽ bắt buộc phải tiến hành di dời khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính. Nếu công tác đầu tư phát triển không được quản lý tốt thì các khu công nghiệp trên địa bàn huyện sẽ trở thành "bãi rác thải các công nghệ lạc hậu". Điều này chắc chắn sẽ phá hoại sự phát triển bền vững của địa phương. Với xuất phát điểm là một huyện miền núi nghèo, đa phần người dân là lao động trong khu vực nông nghiệp nên nhận thức, trình độ còn rất nhiều hạn chế; tỷ lệ lao động qua đào tạo có trình độ cao rất nhỏ. Bên cạnh đó còn có các hạn chế về khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, cơ sở hạ tầng kinh tế ….. Đặc biệt là công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển. Tuy những năm gần đây phòng tài chính kế hoạch luôn được bổ xung nhân sự và ưu tiên các chỉ tiêu biên chế nhưng do khối lượng công việc rất lớn nên bước đầu đã xuất hiện tình trạng quá tải trong xử lý công việc. Trong xu thế phát triển chung những năm sắp tới địa phương sẽ đón nhận rất nhiều nguồn vốn đầu tư phát triển từ khu vực tư nhân. Khối lượng và áp lực công việc trong công tác quản lý sẽ tăng lên rất nhiều. Nếu không kịp thời nghiên cứu, xây dựng cơ chế quản lý thích hợp, các cơ quan quản lý nhà nước khó có thể theo kịp được tốc độ phát triển trong những năm tới. Những hạn chế, tồn tại nếu không được giải quyết kịp thời sẽ gây cản trở, khó khăn tạo ra nguy cơ tụt hậu trong quá trình phát triển kinh tế so với các địa phương khác.
2.2.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả ĐTPT huyện Tam Nông
Giải pháp huy động vốn ĐTPT
- Xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư về thuế, tiền thuê đất ….
- Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư
- Xây dựng các dự án khả thi,hiệu quả
- Tăng cường công tác giám sát, thực thi hệ thống luật, tạo môi trường cạnh tranh tự do, công bằng.
- Áp dụng phương pháp gọi vốn thích hợp trong công tác XDCB
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
- Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính
- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, pháp luật.
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ công chức, cán bộ quản lý kinh tế.
- Đào tạo phát triển nguồn nhân lực
-Tiến hành qui hoạch tổng thể KT-XH huyện, qui hoạch phát triển các ngành CN - DV
2.2.2.1 Các giải pháp huy động vốn
Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Tam Nông đặt ra, nhu cầu vốn đầu tư được tính toán trên cơ sở mức giá trị gia tăng trên địa bàn và tỷ suất đầu tư - tăng trưởng để ước tổng nhu cầu vốn đầu tư trong cả thời kỳ quy hoạch và từng giai đoạn.
Để đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội, tổng nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2008 - 2020 toàn huyện khoảng 20.308 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 2008 - 2010 khoảng 4.614 tỷ đồng, giai đoạn 2011- 2015 khoảng 9.451 tỷ đồng và giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 6.243 tỷ đồng.
Bảng 2.2 Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư từ 2008 - 2020
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Nhu cầu vốn đầu tư
2008 - 2020
Giai đoạn
2008 - 2010
Giai đoạn
2011 - 2015
Giai đoạn
2016 - 2020
Tổng cộng
20.308
4.614
9.451
6.243
1. Công nghiệp - xây dựng
12.038
3.053
6.118
2.868
Tỷ trọng %
59,3
66,2
64,7
45,9
2. Thương mại -Dịch vụ
6.722
1.036
2.708
2.978
Tỷ trọng %
33,1
22,4
28,7
47,7
3. Nông lâm thuỷ sản
1.548
525
626
397
Tỷ trọng %
7,6
11,4
6,6
6,4
Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bao gồm cả vốn ODA), trong đó cả từ ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh dành chủ yếu cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, đáp ứng được khoảng 20 - 25% nhu cầu vốn đầu tư; nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp và từ dân khoảng 60 - 65% vốn đầu tư; vốn tín dụng và liên doanh, liên kết với các địa phương ngoài tỉnh (kể cả đầu tư nước ngoài) dự kiến sẽ đáp ứng được 10 - 15% tổng nhu cầu vốn đầu tư.
a) Đối với vốn đầu tư thuộc lĩnh vực kinh tế
+ Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và các nguồn vốn từ địa phương khác đầu tư vào dự án phát triển kinh tế, đặc biệt là các cụm, khu công nghiệp của huyện, của tỉnh và vào các ngành sản xuất sản phẩm có tiềm năng. Muốn thu hút được nguồn vốn này, cần tạo các điều kiện thuận lợi về giá thuê đất và chính sách sử dụng đất đai, giải phóng mặt bằng, cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính... cho các nhà đầu tư vào huyện. Bên cạnh đó huyện cần tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư quảng bá quy hoạch, giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh của huyện, đặc biệt là tiềm năng về phát triển công nghiệp. Đối với các dự án sử dụng ngân sách địa phương, huyện cần chú trọng công tác lập dự án, đảm bảo dự án sát với các yêu cầu thực tế, có căn cứ khoa học, tính khả thi cao để tranh thủ các nguồn vốn qua các công trình của Nhà nước, tỉnh và các tổ chức quốc tế. Các dự án được triển khai và hoạt động hiệu quả mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao sẽ đóng góp lại cho nguồn thu ngân sách hàng năm của địa phương, tạo ra sự phát triển bền vững và hiệu quả.
+ Vốn đầu tư từ các doanh nghiệp và dân cư: huyện cần có chính sách thích hợp để huy động nguồn vốn này. Khu vực kinh tế tư nhân ngày càng lớn mạnh, đây sẽ là nguồn vốn có ý nghĩa quyết định lâu dài và chiếm tỷ trọng ngày càng cao cho thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Việc cạnh tranh thu hút nguồn vốn tư nhân giữa các địa phương đã diễn ra một cách khá gay gắt nhiều khi mang tới những tiêu cực. Các biện pháp được các địa phương sử dụng phổ biến hiện nay là các ưu đãi về thuế, tiều thuê đất. Các giải pháp nâng cao khả năng huy động nguồn vốn này là: Thực hiện nghiêm túc và phổ biến rộng rãi Luật Doanh nghiệp, luật Đầu tư, đảm bảo các điều luật được thực hiện nghiêm minh, triệt để giúp tạo môi trường đầu tư minh bạch cho các nhà đầu tư. Các chính sách kinh tế, những ưu đãi về đầu tư được công khai minh bạch sẽ giúp xây dựng niềm tin của doanh nghiệp; giúp nhà đầu tư nhanh chóng nắm bắt được cơ hội kinh doanh, giảm tình trạng tiêu cực tham ô nhũng nhiễu trong bộ máy quản lý nhà nước. Bên cạnh đó cũng cần phải có các chính sách khuyến khích tư nhân xây dựng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các khu, cụm công nghiệp của huyện. Ngoài những ưu đãi về thuế và tiền thuê đất huyện cần có những biện pháp tích cực giúp đỡ nhà đầu tư giải quyết các thủ tục hành chính hay trong quá trình đền bù giải phóng mặt bằng. Để huy động hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi từ khu vực dân cư huyện cần sớm hình thành và phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, cùng với hệ thống ngân hàng huy động vốn để đa dạng hoá các hình thức huy động vốn; Thực hiện xã hội hoá, khuyến khích dân tham gia các hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm. Từ đó giảm dần tỷ trọng vốn ĐTPT chi cho công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt các công trình giáo dục, y tế; tập trung nguồn vốn ĐTPT cho các dự án phát triển kinh tế giúp nhanh chóng thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.
- Trong việc xã hội hoá hoạt động ĐTPT cơ sở hạ tầng cần tuỳ theo từng tính chất của dự án đầu tư mà có những hình thức gọi vốn linh hoạt:
+ Đối với các chợ, hình thức huy động vốn là kêu gọi vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh theo hình thức BOT hoặc BTO, BT từng phần, từng hạng mục, góp vốn hoặc huy động vốn từ nhân dân. Các hình thức BOT, BTO đã được áp dụng cho một số công trình hạ tầng trong thời gian qua đã đem lại những hiệu quả kinh tế rõ rệt, giúp cho cơ sở hạ tầng địa phương được nhanh chóng cải thiện, giảm tình trạng thất thoát lãng phí, nợ đọng vốn trong ĐTPT. Do vậy cần tích cực nghiên cứu để có thể áp dụng những mô hình này vào những công trình hạ tầng khác.
+ Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ, vốn đầu tư chủ yếu của các cơ sở này là dưới hình thức vốn cho vay. Để các cơ sở này nâng cao năng lực kinh doanh, cần có chính sách cho vay hợp lý khuyến khích các cơ sở tự đầu tư. Những ưu đãi về lãi suất cho những cơ sở sản xuất đem lại hiệu quả cao trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế. Những nguồn vốn vay này thường được sử dụng một cách rất hiệu quả.
b) Đối với đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông
+ Thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, đóng góp tiền theo tỷ lệ quy định để xây dựng đường làng, ngõ xóm, lát vỉa hè, cấp thoát nước, điện chiếu sáng nội bộ khu dân cư. Tăng tính chủ động từ các khu dân cư, thôn, xóm, xã, thị trấn trong việc giải phóng mặt bằng xây dựng các công trình giao thông. Thực hiện đổi đất lấy cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện để có nhiều nhà đầu tư tham gia ĐTPT công trình giao thông công cộng.
+ Tạo các nguồn vốn để triển khai quy hoạch giao thông trên địa bàn huyện, trong đó triển khai xây dựng các tuyến trục đường giao thông chính như đã đề xuất, nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước là chủ yếu. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách Nhà nước còn eo hẹp, trong khi đó nhu cầu chi đầu tư lại rất lớn và hầu như lĩnh vực nào cũng cấp bách. Do vậy, cần tìm các nguồn vốn khác (đấu giá quyền sử dụng đất, cho thuê mặt bằng, tài sản…) để tăng ngân sách và ưu tiên nguồn vốn đó cho triển khai xây dựng đường giao thông.
+ Tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương và tỉnh, vận dụng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để triển khai xây dựng các dự án có quy mô lớn, giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội của huyện và các dự án trọng điểm về giao thông, thuỷ lợi, cấp thoát nước, các dự án phát triển giao thông bền vững…
c) Đối với dự án y tế, giáo dục
Nâng cao công tác xã hội hoá và đa dạng hoá các hình thức thu hút vốn để tạo nguồn vốn để xây dựng hệ thống cơ sở y tế, giáo dục. Khuyến khích phát triển các cơ sở y tế tư nhân, đề xuất báo cáo UBND tỉnh cho các nhà đầu tư xây dựng, phát triển các cơ sở y tế ngoài công lập. Để đẩy nhanh tốc độ xây dựng các trường học trên địa bàn huyện, cần thiết phải huy động vốn từ 2 nguồn: Vốn ngân sách và vốn ngoài ngân sách. Trong đó vốn ngân sách chiếm tỷ trọng chủ yếu. Để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, đồng thời đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục - đào tạo của Đảng và Nhà nước ta. Đề nghị tỉnh có cơ chế, chính sách khuyến khích cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, phát triển các trường ngoài công lập
UBND huyện tăng cường công tác tổ chức thực hiện, quản lý, đề xuất cơ chế, chính sách để phát triển hệ thống y tế, giáo dục theo quy hoạch.
2.2.2.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả ĐTPT
a) Tiến hành qui hoạch phát triển KT-XH huyện
Mặc dù đã có định hướng phát triển Kinh tế - Xã hội 5 năm qua các Nhiệm kỳ Đại hội và Hội đồng nhân dân nhưng đây cũng chỉ là những định hướng ngắn hạn và trung hạn dựa trên các yếu tố có sẵn về bố trí không gian lãnh thổ trong địa phương; cơ cấu ngành, cơ cấu sản xuất vẫn là của một huyện nông nghiệp, điểm xuất phát thấp; việc tổ chức sản xuất vẫn thực hiện theo lối chỉ đạo truyền thống về nông nghiệp và theo hướng tự túc, tự cấp có sự hỗ trợ định hướng của nhà nước. Về cơ bản sản xuất tự phát và nhân dân tự cân đối các sản phẩm mà mình sản xuất ra nên hiệu quả không cao, cần có một sự sắp xếp, thay đổi cơ cấu sản xuất một cách toàn diện cho phù hợp và hiệu quả hơn.
Trên cơ sở tình hình, thực trạng phát triển KT-XH; xu thế phát triển bởi các lợi thế so sánh của huyện trên địa bàn chung của tỉnh. Qui hoạch tổng thể phát triển KT-XH của huyện Tam Nông phải đạt được mục tiêu: Phân tích đánh giá, khách quan tình hình và thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực thời gian qua; qua đó xác định rõ điểm mạnh, cơ hội và những thuận lợi; đồng thời khẳng định rõ điểm yếu, hạn chế, vướng mắc và thách thức đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Xây dựng qui hoạch phát triển các ngành kinh tế, các lĩnh vực chủ yếu nhằm khai thác có hiệu quả cao các tiềm năng, lợi thế của huyện, đưa huyện Tam Nông thành một huyện có kinh tế phát triển mạnh của tỉnh Phú Thọ.
Trên cơ sở nghiên cứu toàn diện, mọi mặt về Kinh tế - Xã hội của huyện. Qui hoạch tổng thể phát triển KT - XH huyện Tam Nông phải đạt được những yêu cầu sau:
- Bố trí hợp lý về mặt không gian, sử dụng hợp lý về mặt đất đai, phân bố cơ cấu sản xuất, cơ cấu ngành có hiệu quả kinh tế cao theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; dịch vụ thương mại; phát triển nông lâm ngư nghiệp một cách hợp lý trên cơ sở giải quyết tốt vấn đề an ninh lương thực. Bố trí mở rộng quy hoạch trên cơ sở có sẵn các khu vực dân cư nông thôn, đô thị; gắn việc quy hoạch đô thị dân cư mới đối với các khu công nghiệp, du lịch, thương mại; bảo đảm an sinh xã hội; phát triển nguồn lực và bền vững về môi trường.
- Tuỳ theo yêu cầu của thị trường cần định hướng một cách chủ động việc tổ chức sản xuất của từng cơ cấu, từng ngành cho phù hợp, bảo đảm phát triển kinh tế nhanh và vững chắc.
- Định hướng tốt cho các loại sản phẩm của các ngành sản xuất để không chuyển các lợi thế so sánh thành nguy cơ và thách thức khác trong thời kỳ qui hoạch và các năm sau.
- Qui hoạch phải có căn cứ khoa học và tính khả thi cao, phù hợp với thực tế và khả năng phát triển chung của Tỉnh đồng thời làm căn cứ để huy động các nguồn lực; sự ưu tiên theo định hướng và mục tiêu đã đề ra.
- Đề xuất được những ưu tiên đầu tư ngành, lĩnh vực then chốt tạo ra điểm bứt phá làm trung tâm để thúc đẩy sự phát triển của ngành và các lĩnh vực khác.
- Ổn định chính trị, đảm bảo an ninh và trật tự an toàn xã hội.
Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của huyện phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, còn thụ động trong việc triển khai xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Huyện chưa có quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội nên việc định hướng phát triển kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tam Nông là cần thiết và rất quan trọng để đánh giá đúng xuất phát điểm hiện nay của huyện, nhìn nhận một cách khoa học về các tiềm năng, các cơ hội và triển vọng phát triển từ đó đưa ra được hệ thống các giải pháp chủ yếu để huyện có thể đạt được tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh, mạnh và bền vững, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ.
b) Tăng cường công tác cải cách hành chính
Nội dung cải cách hành chính chủ yếu là cải tiến các thủ tục và trình tự, thời gian thực hiện các thủ tục hành chính; nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ công chức trong thực thi công vụ. Những cải tiến đó cần hướng tới mục tiêu vừa để làm lành mạnh, minh bạch hoá các hoạt động hành chính, vừa tạo điều kiện để thu hút các nguồn ngoại lực, vừa để phát huy tốt nguồn nội lực cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Nắm bắt được các thông tin kinh tế - xã hội cơ bản và cung cấp kịp thời những thông tin đó để có thể quảng bá, giới thiệu những tiềm năng, thế mạnh, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện để thu hút đầu tư. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, phát huy quyền tự do, dân chủ của trong đội ngũ cán bộ, công chức. Thực hiện nghiêm túc các quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị về đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức theo quy định. Chú trọng tới các biện pháp giáo dục cán bộ, công chức về thẩm quyền và trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân, ý thức tận tuỵ với công việc, góp phần nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật của đội ngũ cán bộ, công chức.
Trên cơ sở quy hoạch tổng thể các các quy hoạch chi tiết, đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất và giao thông, cần nhanh chóng hoàn thiện và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, bao gồm cả đất sản xuất nông nghiệp, đất xây dựng công cộng và đất ở. Tập trung vào việc giải phóng mặt bằng để sớm bàn giao địa điểm cho các nhà đầu tư. Kiên quyết xử lý các trường hợp lấn chiếm đất đai nhằm phát huy nguồn lực đất đai cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
Bên cạnh đó cần từng bước bảo đảm trang thiết bị và điều kiện làm việc cơ bản, tương đối hiện đại cho cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước phù hợp với tốc độ phát triển công nghệ thông tin của tỉnh. Nâng cấp và làm mới trụ sở làm việc của chính quyền cấp xã, thị trấn, phấn đấu đến năm 2010 có 100% trụ sở làm việc của cấp xã được kiên cố hoá.
Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động y tế, giáo dục, văn hoá thông tin, thể dục thể thao. Thực hiện cơ chế tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công. Đẩy mạnh phong trào làm giao thông nông thôn, thuỷ lợi, phân công giao trách nhiệm quản lý, duy tu, bảo dưỡng thường xuyên các công trình giao thông, thuỷ lợi cho các ban ngành địa phương. Tiến hành phân cấp quản lý triệt để từ đó làm giảm áp lực công việc trong công tác quản lý hoạt động đầu tư của huyện. Với những dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách cần nghiên cứu, ban hành quy định về định mức chi phí giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định để đảm bảo công tác giám sát, đánh giá đầu tư đạt hiệu quả cao. Xây dựng thành một hệ thống các chỉ tiêu, qui trình giúp nâng cao hiệu quả và thuận lợi trong công tác quản lý, giám sát các hoạt động ĐTPT.
c) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đội ngũ cán bộ, công chức
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng từng loại cán bộ, công chức, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức làm việc ở bộ phận “một cửa” về phong cách làm việc, các kỹ năng nghiệp vụ cụ thể, đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức của huyện với số lượng, cơ cấu hợp lý, chất lượng chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức tốt, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Xây dựng quy hoạch, thực hiện tốt việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức với việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ. Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực để hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Đổi mới quy trình, nâng cao chất lượng tiếp dân và giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân.
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, phát huy quyền tự do, dân chủ của trong đội ngũ cán bộ, công chức. Thực hiện nghiêm túc các quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị về đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức theo quy định.
Tăng cường các biện pháp giáo dục cán bộ, công chức về thẩm quyền và trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân, ý thức tận tuỵ với công việc, góp phần nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật của đội ngũ cán bộ, công chức.
Tăng cường đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước cấp huyện và cấp xã. Coi đây là một nhiệm vụ trong tâm trong giai đoạn quy hoạch.
Thực hiện tốt đề án giải quyết việc làm giai đoạn 2008 - 2010 đã được phê duyệt. Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động được cung cấp thông tin và tiếp cận với các cơ hội việc làm.
Triệt để thực hiện chủ trương xã hội hoá trong đào tạo nghề, huy động sự đóng góp của tất cả các thành phần kinh tế và các tổ chức xã hội, kịp thời tạo nghề cho người lao động mất đất hoặc chưa có việc làm do chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện. Đề nghị với các cấp có thẩm quyền đẩy nhanh việc đầu tư xây dựng trường cao đẳng nghề trên địa bàn huyện, phối hợp với nhiều loại hình đào tạo khác để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo đội ngũ lao động của địa phương; phát triển hình thức đào tạo nghề tại chỗ, vừa học vừa làm tại các cơ sở sản xuất kinh doanh.
Thực hiện chính sách cử, gửi người địa phương trong quy hoạch đi học, đào tạo cao học có tài trợ học phí, học bổng và các điều kiện khác khuyến khích học tập, nâng cao trình độ và định hướng cam kết khi học xong trở về địa phương làm việc.
Thực hiện cơ chế tuyển dụng linh hoạt thông qua chính sách ưu tiên những người có trình độ cao về địa phương làm việc; khuyến khích các đơn vị sử dụng lao động có cơ chế tuyển dụng theo thị trường lao động để khuyến khích người lao động để người lao động có khả năng được hưởng mức thu nhập cao.
Khuyến khích người lao động nâng cao trình độ, phù hợp với chuyên môn đang làm và nhu cầu của thị trường thông qua hình thức đơn vị sử dụng lao động hỗ trợ học phí cho người học thông qua các cơ sở đào tạo.
d) Về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
Chủ động phối hợp với các viện nghiên cứu, các trường đại học, các cơ quan quản lý ở Trung ương và tỉnh để ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ , tập trung trước hết vào một số lĩnh vực như chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành các vùng chuyên canh với quy mô hợp lý, vùng sản xuất hàng hoá bảo đảm chất lượng theo yêu cầu tiêu dùng: vùng trồng hoa, cây cảnh…
Đề xuất cơ chế ưu tiên cho các cơ sở và hộ dân áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ mới trong việc phát triển kinh tế trang trại và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, các cơ sở chuyển đổi phương hướng sản xuất kinh doanh. Tập trung ở các nội dung: cho vay vốn ưu đãi, miễn giảm thuế, ưu tiên xét duyệt đầu tư, cấp đất xây dựng và đất sản xuất…
Ứng dụng công nghệ sinh học trong việc cải tạo giống, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng tốt phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp. Chủ động phòng chống dịch bệnh, sản xuất các chế phẩm sinh học vảo bảo vệ cây trồng, vật nuôi.
Áp dụng hệ thống các biện pháp kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất, xây dựng các mô hình chuyển dịch cơ cấu sản xuất hiệu quả, bền vững.
Ứng dụng các công nghệ sản xuất thực phẩm an toàn. Tiếp thu và phổ biến các công nghệ an toàn thực phẩm trong bảo quản rau, hoa quả tươi, thuỷ sản, các sản phẩm chăn nuôi, ứng dụng các chất bảo quản sinh học, chất có nguồn gốc tự nhiên, không có độc tính cao. Tiếp cận và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ về thuỷ lợi, cơ giới hoá nông nghiệp.
Xây dựng mô hình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng cụm dân cư, thị trấn, thị tứ; Xây dựng mô hình làng sinh thái.
Thực hiện tốt công tác dồn đổi ruộng đất, phát triển giao thông nội đồng kết hợp thuỷ lợi là yếu tố quan trọng cho việc áp dụng tiến bộ khoa học và cơ giới hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn.
e) Về lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Những biện pháp trước mắt có thể triển khai như : tích cực phổ biến ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến, công nghệ cao trong chế biến, bảo quản nông sản thực phẩm, tập trung vào nhóm sản phẩm lương thực, rau quả, lâm sản, sơn nhựa cho các hộ dân. Đóng góp tích cực ủng hộ việc sử dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất vật liệu xây dựng truyền thống, vật liệu mới, công nghiệp dệt may, khai thác và chế biến khoáng sản… Ứng dụng các công nghệ tự động hoá, cơ điện tử thích hợp trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Nghiên cứu phát triển đa dạng hoá các sản phẩm hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ, gắn với vùng nguyên liệu và các làng truyền thống.
Về lâu dài huyện cần nhanh chóng xây dựng qui hoạch cụ thể phát triển ngành công nghiệp. Trên cơ sở phân tích đánh giá một cách khoa học và tổng quát, xác định được hướng đi rõ ràng cho phát triển công nghiệp trong 10-20 năm sắp tới, xác định rõ các ngành công nghiệp mũi nhọn của huyên. Từ đó mới có thể đề ra những chính sách, giải pháp phù hợp, cụ thể nhằm từng bước xây dựng nền công nghiệp địa phương phát triển. Công tác tiến hành qui hoạch phát triển ngành công nghiệp là một việc rất quan trọng và khó khăn, đòi hỏi sự nghiên cứu phân tích một cách khoa học và chuyên sâu. Qui hoạch phát triển được xây dựng hợp lý, phù hợp là điều kiện tiên quyết trong con đường phát triển KT-XH. Do vậy trong quá trình nghiên cứu qui hoạch ngoài đòi hỏi sự phối hợp của tất cả các ban ngành cần có sự đóng góp ý kiến của những chuyên gia.
f) Về lĩnh vực tài nguyên - môi trường
Thống kê và báo cáo hàng năm các yếu tố khí tượng và tự nhiên gắn với các vùng sinh thái phục vụ dự báo phòng tránh thiên tai, bão lụt, cháy rừng, xói lở bờ sông, bồi lấp cửa sông, hạn hán…ứng dụng công nghệ sinh học trong việc kiểm soát, xử lý chất thải rắn, khí thải và bảo vệ đa dạng sinh học.
Phối hợp tiến hành đánh giá hiện trạng môi trường đối với toàn bộ các khu, cụm, điểm công nghiệp hiện có, các cơ sở sản xuất; đánh giá tác động đến môi trường của các nhà máy theo thẩm quyền sẽ xây dựng, nhất là đối với những nhà máy đã được cấp giấy phép đầu tư xây dựng nhưng chưa có đánh giá tác động môi trường. Giám sát đầu tư hệ thống xử lý nước thải tại các KCN, cụm công nghiệp tập trung đảm bảo môi trường theo cam kết.
Quy hoạch, quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả quỹ đất, tài nguyên và bảo vệ môi trường trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, các cụm công nghiệp.
KẾT LUẬN
Huyện Tam Nông đã đạt được rất nhiều thành tựu nổi bật trong công tác phát triển KT - XH trong những năm vừa qua, đặc biệt là công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, xoá đói giảm nghèo. Nhưng kinh tế huyện vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong những năm gần đây, khi công nghiệp và dịch vụ chưa có sự phát triển cụ thể, bền vững. Qua quá trình nghiên cứu phân tích có thể thấy rõ được những tồn tại nổi bật trong quá trình phát triển kinh tế của huyện trong những năm qua, đó là yếu kém trong sự việc qui hoạch phát triển kinh tế và những tồn tại trong XDCB. Thực hiện qui hoạch phát triển KT - XH, đặc biệt là qui hoạch chiến lược phát triển công nghiệp - dịch vụ là một đòi hỏi cấp thiết nhằm tìm ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, tạo điều kiện đảm bảo an sinh xã hội. Trong công tác đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư rất khó để đưa ra một kết luận cụ thể, mỗi vùng miền đều có những đặc trưng địa lý - kinh tế - xã hội khác nhau, trong thực tế nhiều dự án đầu tư mục tiêu chính trị xã hội được đặt lên trên mục tiêu hiệu quả kinh tế. Trong công tác ĐTPT tuy còn rất nhiều mặt hạn chế cần giải quyết nhưng khi so sánh các chỉ số với cả nước và khu vực kinh tế Tây Bắc, ĐTPT của huyện Tam Nông trong giai đoạn 2001-2007 đã đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
Cuối cùng em xin cảm ơn T.s Nguyễn Hồng Minh và cán bộ phòng tài chính kế hoạch, phòng thống kê huyện Tam Nông đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình xây dựng và hoàn thành đề tài này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Từ Quang Phương, PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt, Giáo trình Kinh tế đầu tư, Nxb ĐH KTQD, năm 2007
2. Tạp chí Kinh tế Phát triển – số tháng 12/2009.3.Website của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, www.mpi.gov.vn4.Website của Tổng cục thống kê, www.gso.gov.vn5. Nghị định 58/CP của Chính phủ, Quản lý Nhà nước về đấu thầu.6. Báo điện tử Phú Thọ - www.baophutho.org.vn
7. Trang thông tin kinh tế tỉnh Phú Thọ - www.dpi.phutho.gov.vn
8. Cục thống kê tỉnh Phú Thọ - Phòng thống kê huyện Tam Nông : Niên giám thống kê huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ từ năm 2001 đến 2007.
9. Phòng Tài chính kế hoạch huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ : Báo cáo tổng kết phát triển KT - XH huyện từ năm 2001 đến năm 2007.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22147.doc