Tài liệu Đầu tư phát triển hệ thống Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội. Thực trạng và giải pháp: ... Ebook Đầu tư phát triển hệ thống Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội. Thực trạng và giải pháp
62 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1596 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đầu tư phát triển hệ thống Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội. Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I:GIỚI THIỆU VỀ CỤC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TRUNG TÂM CHỮA BỆNH GIÁO DỤC - LAO ĐỘNG XÃ HỘI
I. CHỨC NĂNG ,NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI 3
1.Chức năng 3
2. Nhiệm vụ 3
3. Cơ cấu , tổ chức của Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội 5
II. HỆ THỐNG TRUNG TÂM CHỮA BỆNH GIÁO DỤC- LAO ĐỘNG XÃ HỘI 6
1. Vai trò , nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội 6
2. Điều kiện thành lập của trung tâm 11
III .SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TRUNG TÂM CHỮA BỆNH – GIÁO DỤC – LAO ĐỘNG XÃ HỘI .
1. Thực trạng tình hình tệ nạn mại dâm và nghiện ma túy hiện nay
1.1 Thực trạng nghiện ma túy 12
a. Về số lượng người nghiện ma túy . 12
b. Đặc điểm tình hình nghiện ma túy 12
c. Tình hình buôn bán ma túy vẫn diễn ra hết sức phức tạp 13
1.2 Thực trạng tệ nạn mại dâm 14
a. Tình hình 14
b. Đặc điểm người bán dâm 15
2. Sự cần thiết phải tiến hành đầu tư phát triển hệ thống Trung tâm Giáo dục - Lao động Xã hội . 16
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TRUNG TÂM GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI
I. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI 17
1. Cơ sở pháp lý 17
2. Mục tiêu 25
3. Nguồn vốn 25
4 . Đăc điểm các dự án đầu tư Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hôi 28
5. Nội dung đầu tư 29
5.1 Tình hình đầu tư vào mạng lưới Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục –Lao động xã hội 29
5.2 Vốn đầu tư 33
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG 39
1. Những thành tựu đạt được 39
2. Những tồn tại và nguyên nhân 44
2.1. Nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn ………………………………… 44
2.2. Về phía các Trung tâm……………………………………………45
2.3. Về công tác phòng chống mại dâm và cai nghiện phục hồi trong trung tâm 46
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TRUNG TÂM GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI TỪ NAY ĐẾN 2015
I. ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ 52
1. Dự báo tình hình nghiện ma túy giai đoạn 2009 -2015 52
2. Một số quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước 53
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TRUNG TÂM GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI TỪ NAY ĐẾN 2015 55
1. Nguồn vốn và sử dung vốn 56
2.Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng 57
3. Khuyến nghị về cơ chế ,chính sách 57
Kết luận
Tài liệu tham khảo
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nhng n¨m gÇn ®©y, ë níc ta t×nh h×nh tÖ n¹n x· héi, nhÊt lµ tÖ m¹i d©m, ma tuý ph¸t triÓn rÊt nhanh chãng vµ trë thµnh quèc n¹n. Theo ®¸nhgi¸ cña c¸c bé, ngµnh trùc tiÕp tham gia vµo c«ng t¸c phßng chèng tÖ n¹n ma tuý nh: C«ng an, toµ ¸n, viÖn kiÓm s¸t, Bé Lao ®éng - Th¬ng binh v µ X· héi… th× t×nh h×nh nghiÖn hót ma tuý trong x· héi, còng nh téi ph¹m ma tuý cho ®Õn nay vÉn gia tăng vÒ mÆt sè lîng vµ ®ang diÔn biÕn víi tÝnh chÊt ngµy cµng phøc t¹p. Do ®ã viÖc thùc thi c¸c biÖn ph¸p phßng chèng tÖ n¹n ma tuý, m¹i d©m trong ®ã cã sù ®Èy m¹nh hiÖu qu¶ ho¹t ®éng cña c¸c C¬ së ch÷a bÖnh nh»m ng¨n chÆn sù ph¸t triÓn tÖ n¹n x· héi lµ mét ®åi hái kh¸ch quan vµ v« cïng cÇn thiÕt.
Vai trß cña c¸c cơ sở chữa bệnh trong viÖc lo¹i trõ dÇn ®èi tîng nghiÖn hót lµ quan träng vµ mang tÝnh quyÕt ®Þnh. ChÝnh v× vËy, sù tån t¹i vµ ph¸t triÓn c¸c C¬ së ch÷a bÖnh trong giai ®o¹n hiÖn nay lµ mét tÊt yÕu kh¸ch quan. §ång thêi, còng theo kÕt qu¶ tÝnh to¸n dù b¸o th× dï cã t¨ng c«ng suÊt cai nghiÖn cña toµn bé c¸c cơ sở chữa bệnh trong c¶ níc lªn 2 lÇn, cïng víi gi¶i ph¸p ®ång bé kh¸c th× còng ph¶i 20 n¨m n÷a chóng ta míi cã thÓ gi¶i quyÕt c¬ b¶n t×nh tr¹ng nghiÖn hót ma tuý. Vì vậy, việc tăng cường đầu tư phát triển hệ thống Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội là cần thiết .
Xuất phát từ những vấn đề mang tính thời sự của tệ nạn xã hội trên cơ sở những kiến thức đã hoc cùng với nhứng kiến thức trong khuôn khổ tài liệu cho phép , em xin trình bày đề tài :“ Đầu tư phát triển hệ thống Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội .Thực trạng và giải pháp ”.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Thu Hà cùng toàn thể các thầy cô trong khoa Kinh tế đầu tư đã giúp em hoàn thành chuyên đề này .
Kết cấu của chuyên đề : ngoài lời mở đầu, lời cảm ơn và kết luận, kết cấu của chuyên đề dự kiến gồm 3 chương như sau:
Chương 1:Giới thiệu về cục phòng chống tệ nạn xã hội và sự cần thiết phải tiến hành đầu tư phát triển hệ thống Trung tâm Chữa bênh – Giáo dục – Lao động xã hội .
Chương 2: Thực trạng đầu tư phát triển hệ thống Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục –Lao động xã hội
Chương 3: Một số khuyến nghị đầu tư phát triển hệ thống Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục –Lao động xã hội .
CHƯƠNG I:GIỚI THIỆU VỀ CỤC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TRUNG TÂM CHỮA BỆNH - GIÁO DỤC - LAO ĐỘNG XÃ HỘI
CHỨC NĂNG ,NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI .
1 . Chức năng
Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội là đơn vị thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phòng, chống tệ nạn mại dâm; cai nghiện ma túy và phòng, chống HIV/AIDS thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ trên phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.
2 . Nhiệm vụ
Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội có nhiệm vụ
Nghiên cứu, xây dựng trình Bộ
a) Chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hàng năm, dự án, đề án về phòng, chống tệ nạn mại dâm; cai nghiện ma túy và phòng, chống HIV/AIDS;
b) Các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn mại dâm; cai nghiện ma túy và phòng, chống HIV/AIDS;
c) Chương trình, kế hoạch, chế độ, chính sách và giải pháp:
- Phòng ngừa tệ nạn mại dâm;
- Cai nghiện, phục hồi và quản lý người sau cai nghiện ma túy tại các cơ sở tập trung và cộng đồng;
- Phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS cho các đối tượng theo quy định;
- Hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về;
d) Quy hoạch và hướng dẫn quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục lao động xã hội ( cơ sở quản lý người nghiệm ma tuý, người bán dâm, người sau cai nghiện ma tuý);
đ) Điều kiện thành lập, tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục lao động xã hội; thủ tục nhận đối tượng vào cơ sở giáo dục lao động xã hội và từ cơ sở giáo dục lao động xã hội về gia đình, cộng đồng;
e) Thẩm định việc cấp, thu hồi giấy phép của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện;
g) Quy trình, nội dung, chương trình giáo dục, dạy nghề; tạo việc làm, lao động sản xuất; hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng, phòng, chống tái nghiện, tái phạm cho các đối tượng;
h) Chính sách xã hội hóa hoạt động cai nghiện ma túy.
Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quy định của Nhà nước, của Bộ về hỗ trợ hoà nhập cộng đồng; phòng, chống tệ nạn mại dâm; cai nghiện ma túy và phòng, chống HIV/AIDS; tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về theo phân công của Bộ.
Thông tin, tuyên truyền, vận động, phổ biến, giáo dục pháp luật theo sự phân công của Bộ.
Giúp Bộ thực hiện nhiệm vụ Thường trực về lĩnh vực phòng, chống tệ nạn mại dâm của Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm; thực hiện nhiệm vụ thường trực về công tác phòng chống HIV/AIDS và công tác phòng chống tội phạm của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
Tham gia xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch viên chức chuyên ngành, chế độ chính sách đối với cán bộ công chức, viên chức trong lĩnh vực được phân công; tiêu chí xếp hạng, định mức biên chế đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quản lý;
Tổ chức cập nhật, thống kê đối tượng quản lý theo sự phân công của Bộ.
Thực hiện hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học; tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo phân công của Bộ.
Sơ kết, tổng kết, đánh giá, nhân rộng các phong trào, mô hình tiên tiến; báo cáo định kỳ và đột xuất trong lĩnh vực được phân công.
Quản lý cán bộ, công chức, viên chức; cơ sở vật chất, tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ giao.
3. Cơ cấu tổ chức của Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội
Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng giúp việc;
Các phòng chức năng và đơn vị trực thuộc gồm:
- Phòng Chính sách 05;
- Phòng Chính sách 06;
- Phòng Tuyên truyền;
- Phòng Tổ chức cán bộ;
- Văn phòng.
HỆ THỐNG TRUNG TÂM CHỮA BỆNH - GIÁO DỤC- LAO ĐỘNG XÃ HỘI
1 .Vai trò, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội .
1.1 Vai trò ,nhiệm vụ .
Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội là đơn vị được thành lập và tổ chức hoạt động theo Nghị định số 135/2004/NĐ - CP ngày 10/6/2004 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh;
Học viên đang cai nghiện, chữa trị tại Trung tâm mắc lao, nhiễm HIV hoặc mắc STD không bị phân biệt đối xử; được giữ bí mật về bệnh tật; được quản lý, chăm sóc, tư vấn và chữa trị phù hợp với điều kiện tổ chức, quản lý của Trung tâm
Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội là nơi chữa trị, học tập và lao động phục hồi đối với người nghiện ma túy, người bán dâm bị xử lý bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh; người nghiện ma túy và người bán dâm là người chưa thành niên và người nghiện ma túy, người bán dâm tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh để cai nghiện, chữa trị.
Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội có chức năng, nhiệm vụ:
- Tiếp nhận, phân loại, tổ chức chữa trị, phục hồi sức khoẻ cho người vào Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội; tổ chức lao động trị liệu, lao động sản xuất cho người vào Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội; tổ chức học tập, giáo dục, dạy nghề; bảo đảm các điều kiện vật chất, sinh hoạt tinh thần cho họ.
- Nghiên cứu thực nghiệm mô hình, quy trình chữa trị, cai nghiện, phục hồi; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức và nhân viên của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội.
- Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí theo quy định; giữ gìn an ninh trật tự an toàn xã hội tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để tổ chức quản lý, chữa bệnh, giáo dục, lao động, dạy nghề và hướng nghiệp cho người vào Trung tâm.
1.2 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội bao gồm:
Ban giám đốc gồm có: Giám đốc; Các Phó giám đốc.
Tùy theo quy mô tổ chức, số lượng, đặc điểm, tính chất của người bị đưa vào Trung tâm và đặc thù của từng địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế cần thiết
Phân khu trong Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội
Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tổ chức khu vực dành riêng cho những đối tượng sau:
a) Phụ nữ;
b) Người mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm;
c) Người đã tái phạm nhiều lần hoặc có hành vi gây rối trật tự;
d) Người chưa thành niên.
Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội phải có nơi tiếp nhận đối tượng, nơi khám, chữa bệnh, học tập, dạy nghề, lao động, nơi ăn ở, sinh hoạt văn hoá thể thao đảm bảo vệ sinh, an toàn cho người bị đưa vào Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội.
Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội có phòng kỷ luật để giáo dục những đối tượng có hành vi chống đối người thi hành công vụ và các hành vi vi phạm nghiêm trọng khác.
Các cấp độ của hệ thống Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục Lao động xã hội
Hệ thống Trung tâm tại Việt Nam bao gồm các cấp độ như sau:
+ Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội (Cơ quan quản lý Nhà nước ) chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với toàn bộ hệ thống Trung tâm đảm bảo tính thống nhất, hiệu quả trên phạm vi toàn quốc .
+ Các Trung tâm tại 60 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ 3 tỉnh, thành phố trên);
2. Điều kiện thành lập của trung tâm .
Thành lập, giải thể Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội
Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội được thành lập theo địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chịu sự quản lý trực tiếp của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập, giải thể Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội. Việc thành lập, giải thể phải báo cáo bằng văn bản về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Những địa phương có số lượng ít người nghiện ma túy, người bán dâm có thể gửi đối tượng đến Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội của địa phương khác trên cơ sở thoả thuận giữa địa phương nơi gửi và nơi nhận .
III .SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TRUNG TÂM CHỮA BỆNH – GIÁO DỤC – LAO ĐỘNG XÃ HỘI .
1. Thực trạng tình hình tệ nạn mại dâm và nghiện ma túy hiện nay
1.1 Thực trạng nghiện ma túy .
a. Về số lượng người nghiện ma túy .
Theo thống kê báo cáo của các địa phương, tính đến hết tháng 8/2008 cả nước có 132.651 người nghiện có hồ sơ quản lý tăng 69.323 người (49%) so với năm 2000 (chưa tính 30.049 người nghiện tại các Trại giam, Cơ sở Giáo dục, Trường Giáo dưỡng hiện do Bộ Công an quản lý, từ năm 2001 đến nay các trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng đã tổ chức 624 lớp điều trị, cai nghiện cho 30.136 đối tượng nghiện ma tuý. Ngoài việc thực hiện tốt công tác chăm sóc y tế, nâng đỡ cơ thể, tuyên truyền giáo dục cho số đối tượng nghiện, đã tổ chức 1.387 lớp học khai báo tố giác do 42.625 đối tượng và đã thu được 8.312 nguồn tin có giá trị phục vụ có hiệu quả công tác quản lý, giáo dục phòng, chống ma tuý trong các trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng và đấu tranh phòng chống ma tuý ngoài xã hội. Tuy nhiên, số phạm nhân, trại viên nghiện ma tuý vào các trại giam, cơ sở giáo dục ngày càng tăng nhanh, phần lớn cơ thể bị suy kiệt, phát sinh nhiều bệnh tật nguy hiểm như: Bệnh lao, bệnh viên gan B, C... Đặc biệt tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS rất cao “trên 80%”).
Đến nay, toàn bộ 63/63 tỉnh, thành phố, 90% quận, huyện và 58% xã, phường, thị trấn có người nghiện ma tuý. Một số địa phương có số người nghiện tính trên 100.000 dân rất cao như Điện Biên 1.120 người, Lai Châu 1.173 người, Sơn La 916 người, Thái Nguyên 574 người….
b. Đặc điểm tình hình nghiện ma tuý:
- Người nghiện ma túy có độ tuổi ngày càng trẻ, năm 2005 số người nghiện dưới 30 tuổi chiếm 45%, năm 2008 là 60,7% nay tăng lên 68,3%. Tỷ lệ nữ nghiện ma túy đang có xu hướng gia tăng, năm 2005 chiếm 3,1% trong tổng số ngưòi nghiện, năm 2001 chiếm 4,5% và đến nay là 5,6%. Trong số phụ nữ nghiện ma túy có 60% thường xuyên hoạt động mại dâm và 50% nhiễm HIV đang là một trong những nguyên nhân làm lây truyền HIV/AIDS ra cộng đồng xã hội.
- Tỷ lệ người nghiện ma tuý sử dụng qua đường tiêm chích ngày một tăng (năm 1996 chỉ có 7,6% trong tổng số người nghiện, năm 2001 là 46,4% và đến nay đã tăng lên 86,3%, đây là nguyên nhân chủ yếu làm lây truyền HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm khác. Một số địa phương có tỷ lệ tiêm chích ma tuý rất cao như Hải Phòng 91%, Hải Dương 78%, Quảng Ninh 82%…)
- Người nghiện ma tuý, người bán dâm 35- 40% tiền án, tiền sự (có cơ sở 50 - 60%); đối tượng nhiễm HIV/AIDS từ 30 - 40% có Trung tâm lên tới 60% đa số sức khoẻ yếu phát sinh nhiều bệnh cơ hội: lao, viêm gan B, zô-na, tim mạch, hô hấp, tiêu hoá, tiết niệu, thần kinh, xương khớp,… 20 - 30% đã chuyển sang giai đoạn AIDS; từ 65 - 70% học viên là người trẻ dưới 30 tuổi, đặc biệt có tới 5% dưới 18 tuổi như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Sơn La, Phú Thọ, Nghệ An, Thanh Hoá...; trình độ học vấn thấp (thậm chí mù chữ), tiếp thu chậm, khả năng nhận thức hạn chế, trí nhớ giảm, qua khảo sát có từ 35 - 42% rối loạn tâm thần (Tổ chức Y tế thế giới xem người nghiện ma tuý là bệnh mãn tính làm thay đổi hành vi và dẫn đến sao nhãng những thói quen, tập tính tốt đẹp của con người). Do vậy, ý thức học tập rèn luyện kém, chống đối chấp hành nội quy, kỷ luật, thậm chí né tránh lao động.
c. Tình hình buôn bán ma tuý vẫn diễn ra hết sức phức tạp:
Do lợi nhuận cao, các đường dây buôn bán, vận chuyển ma tuý xuyên quốc gia, liên tỉnh cũng như mạng lưới bán lẻ ma tuý, tổ chức sử dụng ma tuý vẫn chưa bị triệt phá cơ bản. Bên cạnh đó, các loại ma tuý tổng hợp xuất hiện ngày một nhiều, bọn buôn bán ma tuý dùng mọi thủ đoạn lôi kéo, dụ dỗ thanh, thiếu niên cũng như người nghiện sau cai ma tuý vào con đường nghiện hoặc tái nghiện, thậm chí tiếp tay buôn bán lẻ ma túy để có tiền mua ma túy sử dụng.
2. Thực trạng tệ nạn mại dâm .
a. Tình hình .
Trong những năm qua, mặc dù các bộ ngành và địa phương đã có nhiều nỗ lực trong công tác phòng, chống mại dâm nhưng tệ nạn này vẫn diễn ra phức tạp, có thể nêu lên một số điểm chính như sau:
- Hiện nay, số người bán dâm có hồ sơ quản lý là 15.315 người, số ước tính 35.000 người, mại dâm hoạt động trên tất cả các tỉnh, thành phố, các khu vực, trong đó tập trung ở địa bàn đô thị, khu du lịch.
- Mại dâm hoạt động dưới nhiều hình thức, gái mại dâm chào mời khách ở nơi công cộng, khiêu gợi tình dục, môi giới mại dâm trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ, các cơ sở lưu trú, gái mại dâm đi theo các tour du lịch trong và ngoài nước. Hiện tượng mại dâm nơi công cộng có chiều hướng giảm nhưng mại dâm trong các khách sạn liên doanh nước ngoài gia tăng thông qua các đường dây có tổ chức từ khâu bố trí sẵn tiếp viên khêu gợi tình dục với khách, môi giới, thu xếp phòng ngủ đến cách phân chia lợi ích và tạo chứng cứ ngoại phạm. Hình thức hoạt động phổ biến là môi giới mại dâm tại các cơ sở karaoke, vũ trường, và hẹn hò bán dâm tại các cơ sở lưu trú như nhà khách, nhà nghỉ, khách sạn. Gần đây, hiện tượng bán dâm thông qua các đường dây gái gọi sử dụng điện thoại di động, lập các trang web đang trở thành cách thức thuận lợi và rất khó kiểm soát. Hàng năm, lực lượng Công an ở các cấp triệt phá trên 1.300 vụ hoạt động mại dâm có tổ chức và xử lý tránh nhiệm hình sự. Hiện còn tồn tại gần 200 tụ điểm mại dâm công cộng tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn.
b. Đặc điểm người bán dâm:
Trong những năm gần đây, độ tuổi người bán dâm có xu hướng trẻ hơn trước, số dưới 18 tuổi năm 1997 là 12%, năm 2007 là 17,5%. Trình độ văn hóa của người bán dâm có tăng lên, năm 2001 là 5,9% người có văn hóa cấp 3, năm 2007 là 8%. Nhìn chung, trình độ văn hóa thấp, khoảng 80% văn hóa cấp 1 và cấp 2, 10% mù chữ. Phụ nữ bán dâm xuất thân từ thành phố có xu hướng gia tăng, trước năm 2005 khoảng 25%, năm 2007 – 2008 là 40%. Trên 50% đã bị bắt từ 2 – 4 lần trở lên. Số phụ nữ không có nghề nghiệp trước khi bán dâm có xu hướng giảm, các năm 2000 – 2003 là 70%, đến nay là 50%. Số có nghề trước khi bán dâm có 15% làm ruộng, buôn bán nhỏ là 18,5%, công nhân 8,6%.... Động cơ làm mại dâm để kiếm được nhiều tiền hơn có chiều hướng tăng thay vì trước năm 2000 chủ yếu do nghèo đói (theo điều tra 200 đối tượng năm 2007 tại thành phố Hồ Chí Minh, 74% cho rằng bán dâm do dễ kiếm tiền hơn nhiều công việc khác). Hầu hết người bán dâm có thu nhập trên 2 triệu đồng/ tháng, một số có thu nhập cao hơn.
Trong số đối tượng vào Trung tâm chiếm tới 30% nghiện ma túy và nhiễm HIV. Hầu hết đều mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs). Số đã có con chiếm 39%. Trên 70% đối tượng cho rằng sẽ từ bỏ mại dâm nếu có việc làm ổn định, kinh tế không còn khó khăn và có tổ ấm gia đình. Hầu hết người bán dâm đều coi bán dâm không phải là công việc xấu, dự định làm một số năm rồi bỏ. Hầu hết đều có tâm trạng không ổn định, phần đông đối tượng bán dâm từ 4 – 6 năm, sau đó một số ít trở thành môi giới, chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ có liên quan đến mại dâm, buôn bán nhỏ.
2. Sự cần thiết phải tiến hành đầu tư phát triển hệ thống Trung tâm Giáo dục - Lao động Xã hội .
Thứ nhất là tình hình tệ nạn ma túy ,mại dâm ngày càng phát triển nhanh chóng và trở thành quốc nạn .Ở Việt Nam tính trung bình trong 12 năm qua số người nghiện ma túy tăng 5.6% (Năm 1996 la 65.000 người nghiện ,năm 2008 là 169.000 người nghiện ), tệ nạn mại dâm vẫn diễn ra phức tạp ,số người bán dâm ước tính là 35.000 người .Trước tình hình đó thì các Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục – Lao động Xã hội với chức năng là nơi chữa trị, học tập và lao động phục hồi đối với người nghiện ma túy, người bán dâm đóng vai trò ngày càng quan trọng .
Thứ hai là tình hiệu quả của các Trung tâm Chữa bệnh . Ở nước ta cũng như nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, mặc dù có nhiều hình thức, phương pháp cai nghiên khác nhau nhưng hệ thống Trung tâm cai nghiện , đặc biệt là các Trung tâm cai nghiện bắt buộc của nhà nước luôn luôn đóng vai trò chủ đạo trong mỗi quốc gia .
Việc tăng tỉ lệ người được cai nghiện ở các Trung tâm cai nghiện, ngoài các lý do như công suất hệ thống Trung tâm cai nghiện được nâng lên nhanh chóng, chính sách nhà nước mở rộng đối tượng cai nghiện ở Trung tâm (cai bắt buộc, cai tự nguyện, cai cả đối tượng từ 12-18 tuổi (bổ sung so với trước đây)… thì nguyên nhân quan trọng nhất chính là vị trí, vai trò và tầm quan trọng của hệ thống Trung tâm cai nghiện trong hệ thống các hình thức cai nghiện ngày càng được khẳng định.
Thứ ba là mạng lưới các trung tâm chữa bệnh chưa đáp ứng đủ về chất lượng do chưa được đầu tư nâng cấp . Hiện nay, Chương trình phòng chống ma tuý là chương trình mục tiêu, không phải là Chương trình Quốc gia, kinh phí hỗ trợ cho công tác cai nghiện, phục hồi được đưa vào nhiệm vụ chi thường xuyên nên kinh phí dành cho cai nghiện của các tỉnh gặp nhiều khó khăn. Chưa có cơ chế đầu tư, chính sách đặc thù dành cho đối tượng và cán bộ làm công tác cai nghiện .Về tình trạng nhà cửa thì ngoài một số Trung tâm được xây dựng mới đảm bảo quản lý tốt đối tượng như Thanh Hoá, Nghệ An,… còn lại số Trung tâm nhà cửa xuống cấp, kiến trúc bất hợp lý do được chuyển giao mục đích sử dụng từ khu chăn nuôi, bảo trợ xã hội, trại giam…, không có điều kiện phân khu riêng biệt cho từng loại đối tượng, không đủ diện tích cho đối tượng ở và công tác quản lý. Về trang thiết bị dạy nghề ,lao động sản xuất ,y tế cũng được đầu tư ít . Điều kiện ở, trang thiết bị thiếu dẫn đến cai nghiện, chữa trị đạt hiệu quả không cao.Rõ ràng việc tăng cướng đầu tư phát triển hệ thống Trung tâm Chữa bệnh là thực sự cần thiết ,mang tính khách quan .
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TRUNG TÂM CHỮA BỆNH - GIÁO DỤC - LAO ĐỘNG XÃ HỘI
I. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÁC TRUNG TÂM CHỮA BỆNH GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI
1. Cơ sở pháp lý
+ Quyết định 156/2007/QĐ-TTg ngày 25/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống tệ nạn ma túy đến năm 2010.
Mục tiêu của chương trình:
a) Mục tiêu tổng quát:
- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các ngành, các cấp, các tầng lớp nhân dân về công tác đấu tranh phòng, chống ma tuý và tác hại của tệ nạn ma tuý để tự phòng, chống, làm giảm tệ nạn ma tuý trong đời sống xã hội;
- Đấu tranh làm giảm tội phạm ma tuý và nguồn cung cấp chất ma tuý;
- Kiềm chế và giảm người nghiện ma tuý;
- Từng bước đẩy lùi và xoá bỏ tệ nạn ma tuý ra khỏi đời sống xã hội, tạo môi trường lành mạnh, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội vì cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân.
b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2010:
- Giảm từ 20 đến 30% số người nghiện ma tuý so với năm 2005, khống chế tỷ lệ người nghiện ma tuý dưới 0,1% dân số; kiềm chế tốc độ gia tăng người nghiện mới, giảm tỷ lệ tái nghiện; 100% số xã, phường, thị trấn, khu dân cư đăng ký xây dựng xã, phường, thị trấn, khu dân cư lành mạnh, không có tệ nạn ma tuý, phấn đấu đến năm 2010 cả nước có 60% xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma tuý;
- Ngăn chặn có hiệu quả nguồn ma tuý từ nước ngoài vào Việt Nam; xoá bỏ cơ bản các tổ chức, đường dây, tụ điểm sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các chất ma tuý; tăng tỷ lệ phát hiện, điều tra, bắt giữ tội phạm ma tuý ở khu vực biên giới;
- Xoá bỏ cơ bản và bền vững việc trồng và tái trồng cây có chất ma tuý;
- Kiểm soát và quản lý chặt chẽ việc lưu thông, sử dụng các loại tiền chất, chất gây nghiện, chất hướng thần.
+ Quyết định bổ sung quyết định số 108/2007/ QĐ-TTG ngày 17 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia phòng ,chống một số bệnh Xã hội ,bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010 .
+ Thông tư liên tịch bộ Lao động –Thương binh và Xã hội số 32/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT hướng dẫn phong chống lao,HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục tại trung tâm Chữa bệnh –Giáo dục –Lao động Xã hội .
Phòng , chống lao ,HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục (sau đây gọi tắt là STD)
- Đối với Trung tâm
a) Tổ chức các hoạt động truyền thông phòng, chống bệnh lao, HIV/AIDS và STD thông qua các hình thức như panô, áp phích, tờ rơi, sách mỏng, nói chuyện chuyên đề, thi sáng tác, hội diễn văn nghệ;
b) Giáo dục về nếp sống văn minh, lành mạnh, ý thức phòng bệnh trong sinh hoạt, vệ sinh hàng ngày tại Trung tâm;
c) Giáo dục nâng cao kiến thức về bệnh lao, HIV/AIDS và STD, bao gồm kiến thức về nhóm bệnh, nguồn lây, các triệu chứng lâm sàng, biến chứng, cách phòng tránh bệnh lao, nhiễm HIV và mắc STD;
d) Giáo dục nâng cao kỹ năng thực hiện các hành vi an toàn về phòng, chống bệnh lao, nhiễm HIV và mắc STD;
đ) Giáo dục pháp luật về phòng, chống bệnh lao, HIV/AIDS và STD;
e) Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy chế về dự phòng bệnh lao, nhiễm HIV và mắc STD;
g) Xử lý các đồ dùng, chất thải có dính máu, dịch tiết, kể cả đồ dùng (chăn, ga, gối, đệm...) trước khi cấp cho học viên khác sử dụng theo đúng quy định của Bộ Y tế.
- Đối với cán bộ của Trung tâm
a) Không phân biệt đối xử với người mắc bệnh lao, nhiễm HIV và mắc STD; thường xuyên gần gũi, an ủi, động viên, giúp đỡ họ để họ an tâm chữa trị, cai nghiện tại Trung tâm;
b) Tuân thủ các quy định của pháp luật về giữ bí mật thông tin liên quan đến phòng, chống bệnh lao, HIV/AIDS và STD;
c) Tuân thủ các biện pháp dự phòng lây nhiễm bệnh lao, HIV và STD theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
d) Hướng dẫn học viên thực hiện các quy định về vệ sinh phòng bệnh của Trung tâm.
- Đối với học viên đang cai nghiện, chữa trị tại Trung tâm
Trong thời gian cai nghiện, chữa trị tại Trung tâm, học viên phải thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh lao, nhiễm HIV và STD cho bản thân và mọi người như sau:
a) Tích cực rèn luyện sức khỏe để nâng cao sức đề kháng bệnh;
b) Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về vệ sinh phòng bệnh tại Trung tâm:
- Giữ vệ sinh chung, không khạc nhổ, vứt rác bừa bãi;
- Các vật dụng có dính máu, dịch tiết như quần áo, chăn màn, ga, gối... phải được ngâm nước xà phòng hoặc nước javen 30 phút trước khi giặt;
- Các chất thải có dính máu, dịch tiết như bông, băng vết thương, băng vệ sinh (đối với phụ nữ)... phải được gom và để vào đúng nơi quy định;
- Không dùng chung các vật dụng cá nhân như quần áo, chăn, màn, ga, gối, bàn chải đánh răng, dao cạo râu...;
+ Quyết địnhsố 96/2007/QĐ-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý ,chăm sóc .tư vấn ,điều trị cho người nhiễm HIV và phòng lây nhiễm tại các cơ sở giáo dục ,trương giáo dưỡng ,cơ sở chữa bệnh ,cơ sở bảo trợ Xã hội ,trai giam ,trại tạm giam .
Kinh phí thực hiện công tác quản lý, chăm sóc, tư vấn, điều trị cho người nhiễm HIV và hỗ trợ chi phí mai táng khi họ chết tại các cơ sở được bố trí:
- Trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn pháp luật có liên quan;
- Các nguồn đóng góp, tài trợ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
- Các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
+ Nghị định số 114/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp đối với cán bộ, viên chức làm việc tại các cơ sở quản lý người nghiện ma tuý, người bán dâm và người sau cai nghiện ma tuý.
Phụ cấp thu hút đặc thù:
a) cán bộ, viên chức được hưởng phụ cấp thu hút đặc thù, mức tối thiểu 500.000 đồng/người/tháng.
b) mức phụ cấp thu hút đặc thù cụ thể áp dụng đối với từng trung tâm (một mức phụ cấp chung cho tất cả cán bộ, viên chức hoặc các mức phụ cấp khác nhau để ưu tiên cho một số chức danh hoặc nhóm chức danh có chuyên môn đào tạo phù hợp), do chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định trên cơ sở những căn cứ sau:
- khả năng ngân sách của địa phương;
- điều kiện làm việc khó khăn gian khổ, tính chất công việc phức tạp, nguy hiểm, nguy cơ lây nhiễm và rủi ro cao;
- địa bàn làm việc của cán bộ, viên chức tại trung tâm (vùng đồng bằng, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn);
- nội dung công việc, chuyên môn, nghiệp vụ cần khuyến khích, động viên và thu hút cán bộ, viên chức yên tâm làm việc tại trung tâm.
Phụ cấp ưu đãi y tế:
Phụ cấp ưu đãi y tế gồm 06 mức 70%, 60%, 50%, 40%, 35%, 30% được thực hiện như sau:
a) cán bộ, viên chức chuyên môn y tế trực tiếp khám, điều trị, chăm sóc (phục vụ, cho ăn, uống thuốc), xét nghiệm đối với người nghiện ma túy, người bán dâm bị bệnh aids tại các trung tâm có phân khu riêng biệt:
- theo phân loại lâm sàng giai đoạn iv, được hưởng mức 70%;
- theo phân loại lâm sàng giai đoạn iii, được hưởng mức 60%.
việc phân loại lâm sàng bệnh aids giai đoạn iv, giai đoạn iii thực hiện theo quy định tại quyết định số 06/2005/qđ-byt ngày 07 tháng 3 năm 2005 của bộ trưởng bộ y tế về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nhiễm hiv.
trường hợp trung tâm chưa phân khu riêng biệt theo giai đoạn lâm sàng thì thực hiện phụ cấp theo quy định tại điểm b khoản 2 này.
b) cán bộ, viên chức trực tiếp làm chuyên môn y tế (khám, chữa bệnh, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc, tư vấn phục hồi tâm lý, thay đổi hành vi cho người nghiện ma túy, người bán dâm bị nhiễm hiv/aids) và cán bộ, viên chức trực tiếp làm công việc trông coi, bảo vệ, vận chuyển, phục vụ người nghiện ma túy, người bán dâm bị nhiễm hiv/aids (bao gồm cả vi._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21573.doc