Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả của Tổng Công ty rau quả nông sản Việt Nam: thực trạng và giải pháp

LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế hội nhập của thế giới hiện nay, quan hệ giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển ngày càng được tăng cường chặt chẽ. Cả hai phía đều thúc đẩy hợp tác quan hệ kinh tế để tận dụng mọi lợi thế. Các nước đang phát triển có nguồn tài nguyên dồi dào, nguồn nhân công với gía rẻ, là thị trường tiềm năng lớn đối với các nước phát triển. Ngược lại các nước phát triển có công nghệ hiện đại và nguồn vốn lớn cũng chính là đối tượng theo đuổi của các nước đang phát triển .

doc82 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1367 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả của Tổng Công ty rau quả nông sản Việt Nam: thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuy nhiên với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật công nghệ thì chỉ với một lượng nhỏ hơn rất nhiều nguồn nguyên liệu đầu vào so với trước đây, các công nghệ hiện đại có thể sản xuất một lượng sản phẩm nhiều hơn trước. Việt Nam là nước đang phát triển, xu hướng trên cũng có ảnh hưởng không tốt đối với nước chuyên xuất khẩu các sản phẩm thô như nước ta do giá sản phẩm thô trên thị trường thế giới giảm xuống. Ngoài việc nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu giảm, việc nhập khẩu các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng từ nước ngoài cũng sẽ mất rất nhiều ngoại tệ hơn. Thực hiện chính sách công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hướng ra xuất khẩu thì khả năng phát triển mạnh công nghiệp chế biến sản phẩm ở một số nước nông nghiệp như nước ta là hợp lý. Tăng cường khầu chế biến sản phẩm thô sẽ làm tăng đáng kể giá trị hàng hoá xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho đất nước. Đầu tư cho công nghiệp chế biến hiện nay đang là lĩnh vực được Đảng và Nhà nước rất coi trọng trong đó đầu tư cho công nghiệp chế biến rau quả là một lĩnh vực vô cùng quan trọng bởi nó phù hợp với tình hình sản xuất cũng như điều kiện tự nhiên của đất nước ta hiện nay. Trước tình hình đó, Tổng công ty Rau quả nông sản Việt Nam- đơn vị đầu mối chuyên kinh doanh và sản xuất rau quả của đất nước ta trong nhứng năm qua đã không ngừng đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả. Mặc dù với ưu thế là nguồn nguyên liệu dồi dào do điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nguyên liệu chế biến nhưng do những hạn chế nhất định về công nghệ chế biến cũng như tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cao trên thị trường thế giới mà ngành công nghiệp chế biến rau quả trong những năm qua của Tổng công ty vẫn gặp nhiều khó khăn và chưa phát huy hết được lợi thế của mình. Trước thực tế đó cộng với được thực tập tại Tổng công ty Rau quả nông sản Việt Nam em đã mạnh dạn viết đề tài: “ Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả của Tổng công ty Rau quả nông sản Việt Nam : Thực trạng và giải pháp”. Bố cục đề tài gồm 2 phần chính: Chương 1: Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả ở Tổng công ty Rau quả nông sản Việt Nam Chương 2: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả ở Tổng công ty Rau quả nông sản Việt Nam. Em xin gửi lời chân thành cảm ơn đến các chú trong phòng Đầu tư và Xúc tiến thương mại đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Đặc biệt, em xin cảm ơn cô giáo Th.S - Nguyễn Thị Ái Liên đã tận tình chỉ bảo cho em trong đợt thực tập này. Do kiến thức vẫn còn hạn chế nên trong bài viết không tránh được sự thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của tất cả các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn. Chương 1: Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả ở Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam 1.1. Tổng quan về Tổng công ty( TCT) rau quả- nông sản Việt Nam . 1.1.1. Khái quát chung về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT. TCT rau quả nông sản Việt Nam được thành lập từ năm 1960 nhiệm vụ chính là tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu rau quả tươi và rau quả qua chế biến, tồn tại mô hình này nhiều năm trong giai đoạn phát triển nền kinh tế Xã Hội Chủ Nghĩa , đến năm 1988 theo sự phát triển chung của nền kinh tế thị trường, theo chủ trương chung của Nhà nước TCT rau quả Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 63 NN- TCCB/ QĐ ngày 11/2/1988 của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trên cơ sở hợp nhất 5 tổng công ty (gồm TCT XNK Rau quả Vegetexco, Công ty Rau quả Trung ương, Liên hiệp đồ hộp I, Liên hiệp đồ hộp II và Liên hiệp các xí nghiệp nông- công nghiệp Phủ Quỳ), đến năm 2003 Tổng công ty rau quả Việt Nam tiếp tục được Nhà nước sáp nhập với Tổng công ty xuất nhập khẩu nông sản và chế biến ( VINAFIMEX), theo quyết định số66/2003/QĐ – BNN – TCCB ngày 11/6/2003 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Với bề dày hoạt động sản xuất chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu của Tổng công ty đến nay đã trên 40 năm. Hoạt động sản xuất và kinh doanh của TCT rau quả nông sản Việt Nam có thể được tính từ năm 1988 ( Là thời kỳ xoá bỏ bao cấp sang nền kinh tế thị trường), và có thể được chia làm 3 thời kì: 1. Từ năm 1988 đến năm 1990 là thời kỳ hoạt động theo cơ chế bao cấp. Sản xuất kinh doanh rau quả thời gian này đang nằm trong chương trình hợp tác rau quả Việt- Xô( 1986-1990) mà TCT được Chính phủ giao cho làm đầu mối. Vật tư chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông- công nghiệp đều do Liên Xô cung cấp. Sản phẩm rau quả tươi và rau quả chế biến được xuất khẩu sang Liên Xô là chính ( chiếm 97,7% kim ngạch xuất khẩu). 2. Từ năm 1991 đến 1995 là thời kỳ cả nước bước vào hoạt động theo cơ chế thị trường. Hàng loạt chính sách mới của Nhà nước ra đời và tiếp tục được hoàn thiện. Nền kinh tế của đất nước bắt đầu tăng trưởng từ nông nghiệp, công nghiệp, kinh doanh xuất nhập khẩu (XNK) và đầu tư phát triển, đã tạo cơ hội và môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển của TCT. Nhưng chúng ta cũng gặp phải rất nhiều khó khăn: - Trước đây, TCT được Nhà nước giao cho làm đầu mối tổ chức nghiên cứu, sản xuất, chế biến và xuất khẩu rau quả, nay do cơ chế thị trường, nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế cũng đã tích cực đầu tư và kinh doanh xuất nhập khẩu rau quả. Hơn nữa, nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng đầu tư 100% vốn vào lĩnh vực sản xuất và chế biến rau quả, tạo thế cạnh tranh quyết liệt với TCT. - Sự hụt hẫng đột ngột về thị trường do Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu tan vỡ đã ảnh hưởng nằng nề tới sản xuất kinh doanh và XNK của TCT. Cùng với việc chuyển hoạt động từ bao cấp sang cơ chế thị trường đã gây cho chúng ta nhiều bỡ ngỡ lúng túng. Trong bối cảnh đó, toàn thể TCT đã trăn trở, dồn tâm sức tìm những giải pháp, những bước đi thích hợp để trụ lại, ổn định và từng bước phát triển. 3. Từ năm 1996 đến nay là thời kỳ hoạt động theo mô hình “ Tổng công ty 90” Bước vào thời kỳ này TCT có những thuận lợi cơ bản sau: - Từ những bài học khởi đầu của 5 năm chập chững bước vào kinh tế thị trường. từ những thành công và cả những thất bại trong sản xuất kinh doanh, TCT đã tìm cho mình một hướng đi vững chắc hơn. - Hoạt động trong mô hình mới lại được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm chỉ đạo xây dựng và phê duyệt định hướng phát triển TCT giai đoạn 1998-2000 và 2010, Chính phủ phê duyệt đề án phát triển rau quả và hoa cây cảnh thời kỳ 1999-2010, đã tạo cho TCT cơ hội phát triển mới về chất. Tuy vậy, thời kỳ này chúng ta cũng gặp không ít khó khăn: - Khủng hoảng tài chính của các nước trong khu vực, sự giảm gía liên tục hàng nông sản trên thị trường thế giới đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh, đặc biệt là xuất khẩu của TCT. - Hết năm 1999, chính phủ chấm dứt giao kế hoạch trả nợ Nga cho TCT, sự bao cấp cuối cùng về thị trường không còn nữa . - Sự không cân đối trong đầu tư cùng với thời tiết thất thường và thiên tai liên tục, lại bị cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn của các đơn vị ngoài TCT, làm cho chúng ta không đủ nguyên liệu sản xuất, đẩy giá nguyên liệu lên cao, tăng giá thành chế biến, giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. - Nước ta đã chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Việc gia nhập WTO mang lại cho TCT rất nhiều cơ hội cho hoạt động sản xuất kinh doanh tuy nhiên bên cạnh đó cũng đặt ra rất nhiều thách thức và khó khăn khiến cho TCT cần phải có những chiến lược kinh doanh và đầu tư đúng hướng mới đảm bảo cho TCT đứng vững trên thị trường quốc tế. 1.1.2. Hệ thống tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong TCT. Sơ đồ : Cơ cấu tổ chức của TCT. Ban kiểm soát Hội đồng quản trị Tổng Giám Đốc Các phó TGĐ 5 phòng chức năng: 1.Phòng tổ chức- hành chính. 2. Phòng kế toán- tài chính. 3. Phòng kế hoạch- tổng hợp. 4. Phòng tư vấn đầu tư và xúc tiến thương mại. 5. Trung tâm KCS. Đơn vị phụ thuộc: 1.Cty vegetexco 2.Cty chế biến XNK điều Bình Phước 3. Cty giống rau quả 4. Các chi nhánh 5. Các vp đại diện. Các cty con Các cty liên kết 1.Cty cp chế biến TPXK Đồng Giao. 2.Cty cp XNK rau quả I. 3.Cty XNK NS thực phẩm I Hà Nội. 4.Cty cp XNK điều và NS TP HCM. 5.Cty cp rau quả Tiền Giang. 6. Cty cp vận tải và thương mại 7. Cty cp giao nhận và XNK Hải Phòng. 8. Cty cp XNK rau quả Thanh Hoá. 9. Cty cp vật tư và XNK 10.Cty cp sản xuất và dịch vụ XNK rau quả Sài Gòn. 11.Cty cp chế biến TPXK Tiền Giang. 12.Cty cp TP XK Hưng Yên. 13.Cty cp XNK rau quả Tam Điệp. 14.Cty cp rau quả Hà Tĩnh . 15.Cty cp xây dựng và sản xuất vật liệu XD. 16.Cty cp Vian. 17.Cty cp XNK rau quả II Đà Nẵng. 18.Cty cp đầu tư XNK nông lâm sản Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn. 19.Cty cp vật tư công nghiệp và thực phẩm. 20.Cty XNK nông sản và TPCB Đà Nẵng. 21.Cty liên doanh TNHH Crơn Hà Nội. 22.Cty liên doanh TNHH Luveco. 23.Cty hộp sắt Tovecan. 24. Cty TP và nước giải khát Dona-newtower 25.Cty liên doanh Vinaharris Cty cp thực phẩm XK Tân Bình Cty cp XNK rau quả Cty cp NK bao bì Mỹ Châu Cty cp cảng rau quả Cty cp XNK NS và TP Sài Gòn Cty cp CB phẩm Bắc Giang 1.1.2.1 Văn phòng Chức năng: văn phòng có chức năng tham mưu giúp việc cho lãnh đạo TCT trong lĩnh vực quản lý hành chính, quản trị , kinh doanh kho của cơ quan văn phòng TCT Nhiệm vụ: 1/Tổ chức thực hiện công tác quản lý hành chính, văn thư, lưu trữ , bảo mật 2/ Tổ chức thực hiện các chế độ về quản lý tài sản của cơ quan văn phòng, mua sắm, sửa chữa trang thiết bị và phương tiện làm việc 3/ Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ tài sản của cơ quan, phòng cháy, chữa cháy. 4/ Quản lý và điều hành xe ô tô phục vụ cho lãnh đạo và CBCNV đi công tác kịp thời, an toàn. 5/ Phục vụ công tác bảo vệ sức khoẻ cho CBCNV cơ quan văn phòng. 6/ Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các nội quy quy chế của cơ quan. 7/ Thường trực hội đồng thi đua cơ quan TCT. 8/ Tổng hợp, viết báo cáo sơ kết, tổng kết hoạt động kinh doanh cơ quan TCT. 9/ Quản lý kinh doanh kho thuộc cơ quan văn phòng TCT. 1.1.2.2 Phòng tổ chức cán bộ. Chức năng: Phòng tổ chức cán bộ có chức năng tham mưu, giúp việc cho lãnh đaọ TCT trong lĩnh vực tổ chức cán bộ, lao động, chính sách chế độ và thanh tra. Nhiệm vụ : 1/ Xây dựng đề án hoàn thiện tổ chức TCT; đề án thành lập, tách, nhập, giải thể các đơn vị thành viên TCT. 2/ Xây dựng phương án tổ chức bộ máy quản lý và kinh doanh của TCT 3/ Tổ chức thẩm định và trình Tổng giám đốc phương án thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị trực thuộc các đơn vị thành viên do giám đốc các đơn vị thành viên trình. Làm các thủ tục triển khai khi Tổng giám đốc quyết định. 4/ Tổ chức thẩm định điều lệ tổ chức và hoạt động của các đơn vị thành viên do giám đốc đơn vị thành viên trình. 5/ Xây dựng các quy chế về tổ chức, cán bộ, lao động, tiền lương của TCT. 6/ Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch cán bộ 7/ Đề xuất và làm các thủ tục theo quy định đối với việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật cán bộ. 8/ Đề xuất hình thức trả lương phù hợp với TCT. 9/ Giải quyết chế độ chính sách. 10/ Làm các thủ tục ký hợp đồng và theo dõi việc thực hiện hợp đồng lao động đối vơí cán bộ công nhân viên cơ quan TCT. 11/ Thừa lệnh Tổng giám đốc để kiểm tra các đơn vị thành viên trong việc thực hiện công tác tổ chức, cán bộ, lao động, tiền lương. 12/ Thống kê tình hình tổ chức cán bộ và lao động của toàn TCT 13/ Tổ chức và làm thủ tục cho các đoàn đi công tác ở nước ngoài 14/ Tổ chức công tác thanh tra trong đoàn TCT. 15/ Lập các báo cáo về tổ chức, cán bộ, lao động, tiền lương , thanh tra theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền. 1.1.2.3. Phòng kế hoạch tổng hợp. Chức năng: Phòng kế hoạch tổng hợp có chức năng tham mưu giúp việc cho lãnh đạo TCT trong công tác kế hoạch sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, thống kê, hợp tác quốc tế, xây dựng cơ bản, pháp chế. Nhiệm vụ: 1/ Công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh: Dự thảo xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn, hàng năm và dài hạn của TCT; Theo dõi sơ kết quý, sáu tháng, tổng kết năm của TCT. 1.1/ Dự thảo các văn bản giao kế hoạch cho các đơn vị. 1.2/ Tham gia xây dựng quy hoạch vùng nguyên liệu. 1.3/ Theo dõi, nắm vững tình hình sản xuất, chế biến, kinh doanh xuất nhập khẩu rau quả, nông sản của các địa phương trong cả nước. 1.4/ Theo dõi, tập hợp các chính sách chế độ của Nhà nước liên quan đến kinh doanh của TCT. 1.5/ Giải quyết các thủ tục vướng mắc trong công tác xuất nhập khẩu. 1.6/ Tìm hiểu các văn bản của Nhà nước về xuất nhập khẩu để hướng dẫn các đơn vị. 2/ Quản lý công tác xây dựng cơ bản. 2.1/ Lập kế hoạch xây dựng cơ bản hàng năm. 2.2/ Lập kế hoạch xin vốn cho các dự án đã được phê duyệt 2.3/ Hướng dẫn, kiểm tra và làm thủ tục để trình duyệt các dự án về thíêt kế, dự toán các hạng mục công trình được đầu tư . 2.4/ Tham gia duyệt quyết toán và nghiệm thu công trình xây dựng cơ bản sau khi hoàn thành. 2.5/ Quản lý đất đai trong toàn TCT. 3/ Quản lý số liệu và thông tin kinh tế. 3.1/ Thống kê phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của TCT, lập các báo cáo thống kê trình lãnh đạo TCT hàng tuần, tháng.. năm. 3.2/ Theo dõi và thống kê tình hình sản xuất kinh doanh rau quả, nông sản trong cả nước. 3.3/ Theo dõi các chính sách và quy định của Nhà nước về những mặt hàng TCT kinh doanh. 3.4/ Lưu trữ và bảo vệ bí mật số liệu sản xuất kinh doanh của TCT. 4/ Công tác Hợp tác quốc tế, liên doanh kiên kết. 4.1/ Theo dõi hoạt động của các liên doanh trong TCT. 4.2/ Đầu mối giao dịch với các cơ quan chức năng để giải quyết các thủ tục cần thiết cho liên doanh. 4.3/ Đầu mối giao dịch đàm phán với khách nước ngoài và trong nước về lĩnh vực đầu tư hợp tác liên doanh,liên kết, vay vốn nước ngoài, trực tiếp làm thủ tục cần thiết cho khách nước ngoài đến TCT làm việc. 4.4/ Tổng hợp báo cáo hàng năm về các liên doanh gửi các Bộ liên quan. 5/ Công tác pháp chế. 5.1/ Tham gia dự thảo, theo dõi kiểm tra tình hình ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế của Cơ quan TCT và hợp đồng đầu tư của TCT. 5.2/ Quản lý, đối chiếu quyết toán giấy uỷ quyền hàng quý và năm. 5.3/ Đầu mối giải quyết các tranh chấp khiếu nại phát sinh trong qúa trình thực hiện hợp đồng. 5.4/ Theo dõi tập hợp các văn bản, chính sách của Nhà nước để tư vấn hướng giải quyết các vướng mắc trong công tác pháp chế cho các đơn vị. 1.1.2.4. Phòng kỹ thuật. Chức năng: Phòng kỹ thuật có chức năng tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo TCT trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật về sản xuất, chế biến những sản phẩm của TCT. Nhiệm vụ: 1/ Xây dựng quy trình trồng, chăm sóc cụ thể cho các loại cây trồng. 2/ Xây dựng quy trình công nghệ bảo quản sau thu hoạch, chế biến các sản phẩm trong TCT. 3/ Chỉ đạo việc thực hiện và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong từng lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến trong các đơn vị thành viên. 4/ Theo dõi kiểm tra, quản lý và hướng dấn sử dụng các loại thiết bị trong các cơ sở sản xuất. 5/ Tổ chức, nghiên cứu chế biến sản phẩm mới và chuyển giao công nghệ cho các đơn vị. 6/ Thực hiện công tác khoa học kỹ thuật và công nghệ. 7/ Thực hiện công tác tiêu chuẩn- đo lường- chất lượng sản phẩm. 1.1.2.5. Phòng kế toán tài chính. Chức năng: Giúp Tổng giám đốc thực hiện quản lý tài chính kế toán trong TCT và cơ quan văn phòng TCT theo chế độ hiện hành; đôn đốc, kiểm tra giám sát về tài chính kế toán của TCT. Nhiệm vụ: 1/ Đối với công tác quản lý tài chính, kế toán của TCT. Phản ánh kịp thời toàn diện, cụ thể: Tổng hợp kiểm kê. Lập kế hoạch tài chính năm. - Tổng hợp báo cáo ước lượng thực hiện tháng, quý, 6 tháng, năm, tổng hợp báo cáo quyết toán quý, 6 tháng, năm. - Tổng hợp báo cáo nhanh các chỉ tiêu tài chính cho lãnh đạo và các ban ngành có liên quan. Hướng dẫn chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị chấp hành chế độ tài chính kế toán theo quy định hiện hành. - Hướng dẫn các đơn vị phân tích hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị mình; tổng hợp, phân tích hoạt động tài chính của từng đơn vị và toàn TCT. 1.2. Kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán tài chính, kiểm tra báo cáo quyết toán hàng năm của các đơn vị. 1.3. Đề xuất việc huy động, điều động và kinh doanh vốn; việc xử lý vốn, tài sản công nợ và tồn tại tài chính trong TCT. 1.4. Tham gia vào kiểm tra các phương án kinh doanh, dự án đầu tư. 1.5. Chủ trì quyết toán các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. 1.6. Đề xuất việc bảo lãnh vốn cho các đơn vị thành viên và kiểm tra, báo cáo quá trình thực hiện công tác này. 2/ Đối với công tác quản lý kế toán tài chính của cơ quan TCT. 2.1. Tổ chức hạch toán kế toán 2.2. Báo cáo kịp thời cho lãnh đạo những thông tin cần thiết phục vụ cho sản xuất kinh doanh. 2.3. Lập kế hoạch tài chính và báo cáo quyết toán theo chế độ quy định. 2.4. Phản ánh hiệu quả theo từng dịch vụ, từng phòng và phân tích hoạt động kinh tế. 2.5. Lập báo cáo, đề xuất xử lý kiểm kê và phối hợp với các phòng có liên quan giải quyết các tồn tại. 2.6. Theo dõi, kiểm tra hướng dẫn và đôn đốc các phòng trong việc thực hiện chính sách chế độ tài chính, kế toán hiện hành. 2.7. Thanh quyết toán khoán cho các phòng. 2.8. Đề xuất việc huy động vốn và thực hiện việc kinh doanh tài chính. 2.9. Kiểm tra, đề xuất việc thực hiện các phương án kinh doanh có hiệu quả. 1.1.2.6. Phòng tư vấn đầu tư phát triển Chức năng: Tham mưu giúp việc cho lãnh đạo TCT trong việc xác định chiến lược đầu tư phát triển TCT. Nhiệm vụ: 1/ Nghiên cứu, đề xuất và xây dựng phương hướng, chủ trương về chiến lược đầu tư phát triển của TCT. 2/ Chủ trì xây dựng các chương trình dự án tổng thể mang tính định hướng, các dự án tiền khả thi và các dự án khả thi. 3/ Tham gia triển khai các dự án khả thi đã được phê duyệt. 4/ Tư vấn và dịch vụ về đầu tư phát triển ngành rau quả nông sản. 1.1.2.7. Phòng xúc tiến thương mại. Chức năng: Tham mưu giúp việc cho lãnh đạo TCT về công tác thị trường. Nhiệm vụ: 1/ Nắm vững thị trường ,xây dựng chiến lược thị trường của TCT và kế hoạch khai thác thị trường . 2/ Tìm kiếm thị trường mới và các mặt hàng kinh doanh có tiềm năng . 3/ Đề xuất các giải pháp để phát triển và mở rộng thị phần, thị trường. 4/ Khai thác các nguồn thông tin để phục vụ kịp thời cho công tác quản lý kinh doanh, xúc tiến thương mại. 5/ Đầu mối thực hiện công tác quảng cáo tiếp thị, triển lãm. 6/ Nghiên cứu và thực hiện thiết kế nhãn hiệu sản phẩm của TCT. 1.1.2.8. Trung tâm KCS Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu: 1/ Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận chất lượng hàng hoá 2/ Kiểm tra các vật tư, nguyên liệu, hàng hoá chuyên dùng phục vụ cho sản xuất kinh doanh của ngành. 3/ Tham gia về công tác quản lý chất lượng sản phẩm, xây dựng tiêu chuẩn ngành. 4/ Than gia nghiên cứu chế biến sản phẩm mới. 5/ Có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kiểm tra chất lượng sản phẩm ở các đơn vị thành viên. 1.1.2.9. Các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu: 1/ Kinh doanh các mặt hàng được ghi trong giấy đăng kí kinh doanh của TCT. 2/ Tham gia xây dựng chiến lược mở rộng thị trường của TCT. 3/ Tham gia tiêu thụ sản phẩm cho các đơn vị thành viên và của ngành; tham gia giúp các đơn vị thành viên về nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu. 4/ Chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh của phòng. 1.2. Tình hình đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả của TCT. 1.2.1. Sự cần thiết phải đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả của TCT. Trong xu thế hội nhập của thế giới hiện nay, quan hệ giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển ngày càng được tăng cường chặt chẽ. Cả hai phía đều thúc đẩy hợp tác quan hệ kinh tế để tận dụng mọi lợi thế. Các nước đang phát triển có nguồn tài nguyên dồi dào, nguồn nhân công giá rẻ, là thị trường tiềm năng lớn đối với các phát triển. Ngược lại các nước phát triển có công nghệ hiện đại và nguồn vốn lớn cũng chính là đối tượng theo đuổi của các nước đang phát triển. Tuy nhiên với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ thì chỉ với một lượng nhỏ hơn rất nhiều nguồn nguyên liệu đầu vào so với trước đây, các công nghệ hiện đại có thể sản xuất một lượng sản phẩm nhiều hơn trước. Bên cạnh đó sự giảm nhanh chóng nguồn nguyên liệu tự nhiên và ngày càng nhiều chất liệu nhân tạo được sử dụng đã làm giảm đáng kể vai trò nguồn nguyên liệu thô đầu vào mà các nước đang phát triển cung cấp. Điều này cũng có nghĩa là giá sản phẩm thô trên thị trường thế giới có xu hướng ngày càng giảm xuống và thay vào đó là các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, chất lượng tốt với giá thấp hơn hẳn sản phẩm chỉ sử dụng nguồn nguyên liệu thô như trước. Việt Nam là nước đang phát triển, xu hướng trên cũng có ảnh hưởng không tốt đối với nước chuyên xuất khẩu các sản phẩm thô như nước ta do giá sản phẩm thô trên thị trường thế giới giảm xuống. Ngoài việc nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu giảm, việc nhập khẩu các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng từ nước ngoài cũng sẽ mất nhiều ngoại tệ hơn. Thực hiện chính sách công nghiệp hoá, hiện đại hoá hướng sản xuất ra xuất khẩu thì khả năng phát triển mạnh công nghiệp chế biến sản phẩm ở một số nước nông nghiệp như nước ta là hợp lý. Tăng cường khâu chế biến sản phẩm thô sẽ làm tăng đáng kể giá trị hàng hoá xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho đất nước. 1.2.1.1. Tình hình sản xuất rau quả hiện nay trong nước và trên thế giới Việt Nam nằm ở vùng Đông- Nam châu Á, đất nước có chiều dài trên 15 vĩ độ, với mấy ngàn km giáp biển Đông, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa- có mùa đông lạnh (phía Bắc và miền núi), cùng với địa hình từ núi cao đến đồng bằng, đã tạo nên những lợi thế về địa lý- sinh thái so với nhiều nước khác. Các hệ thống giao thông đường bộ, đường biển và hàng không thuận tiện cho phát triển thương mại, giao lưu hàng hoá quốc tế và khu vực. Rau quả ở nước ta được trồng rất sớm từ mầy ngàn năm nay trong quá trình phát triển nông nghiệp . Điều kiện tự nhiên cho phép trồng được rất nhiều loại rau quả nhiệt đới, Á nhiệt đới và một số rau quả gốc ôn đới, mùa vụ thu hoạch kế tiếp nhau nhiều tháng trong năm. Rau quả ở nước ta có mặt ở hầu khắp các tỉnh, thành phố với quy mô, chủng loại khác nhau. Trải qua quá trình sản xuất lâu dài, đã hình thành những vùng rau quả có tập quán sản xuất và kinh nghiệm truyền thống, trong các điều kiện sinh thái khác nhau. Mặt khác sự ra đời của hệ thống nhà máy chế biến rau quả (ltừ năm 1960) và sự phát triển sản xuất rau quả nhất là những năm 1980-1990 trong chương trình hợp tác rau quả Việt- Xô đã thúc đẩy sản xuất ở nhiều vùng trong nước. Tuy nhiên trình độ sản xuất rau quả ở nước ta vẫn còn rất lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới:sản xuất rau quả vẫn mang tính tự phát, sản xuất nhỏ, phân tán, theo tập quán. Ruộng đất phân chi nhỏ từng hộ nông dân, vốn liếng ít ỏi, nhất là ở phía Bắc, càng ngại rủi ro, chưa dám mạnh dạn đầu tư và chưa thích ứng kịp với sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường- Do vậy có những trường hợp nông dân bị tác động bởi giá cao hơn, không đảm bảo chữ tín hợp đồng, đây là một nhược điểm và trở ngại trong tổ chức sản xuất rau quả cho xuất khẩu và chế biến hiện nay. Vì vậy đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả trong đó đầu tư vào tổ chức sản xuất nguyên liệu cho chế biến là một yếu tố cần thiết đối với sự phát triển của sản xuất rau quả ở Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó nhiều đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất và chế biến rau quả trong khu vực và trên thế giới đặc biệt là Trung Quốc, Mỹ… vì vậy sản phẩm của Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt ở những thị trường này. Do đó đầu tư phát triển công nghiệp chế biến ở nước ta là một tất yếu trong giai đoạn hiện nay. 1.2.1.2. Tình hình tiêu thụ rau quả chế biến hiện nay trên thị trường trong và ngoài nước. Trong những năm trước đây rau quả ở nước ta chủ yếu là tiêu thụ trong nước phần huy động cho chế biến và xuất khẩu chiếm tỷ lệ nhỏ. Gần đây tình hình tiêu thụ rau quả chế biến ở nước ta cũng như nhu cầu tiêu thụ rau quả chế biến trên thế giới tăng mạnh. Đối với thị trường nội địa, nhu cầu tiêu dùng rau quả ngày càng gia tăng cả về số lượng và những đòi hỏi cao về chất lượng. Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, việc sử dụng các sản phẩm rau, quả chế biến cũng dần được người tiêu dùng chấp nhận thông qua hệ thống thương mại siêu thị đang phát triển mạnh ở các đô thị, các khu công nghiệp. Đối với thị trường thế giới, nhu cầu rau quả chế biến ngày càng tăng mạnh đặc biệt là thị trường Mỹ và EU. Ở châu Âu, Đức được coi là thị trường rau quả thứ hai trên Thế giới và đây cũng là một trong những thị trường khó tính. Gần đây , thị trường Trung Quốc đang nổi lên và trở thành thị trường tiêu dùng lớn thứ ba thế giới. Nga đang xếp ở vị trí thứ tư và tiếp theo là thị trường Pháp. Nhìn chung thị trường tiêu thụ rau quả chế biến rất phân tán và đa dạng. Đối với thị trường các nước đang phát triển như khu vực châu Á Thái Bình Dương, ngành công nghiệp chế biến rau quả đang trở lên sôi động. Khu vực Bắc Mỹ và Đông Âu vẫn là những thị trường truyền thống và ít có nhiều thay đổi. Mặc dù có những gia tăng đáng kể ở khu vực thị trường châu Âu, song khu vực thị trường này vẫn còn rất phân tán. Trong khu vực châu Âu, ngoài các tập đoàn lớn, rất ít các công ty có quan tâm đến việc kinh doanh thế giới, họ chủ yếu tập trung phát triển và đáp ứng thị trường nội địa. Các công ty như Eckes- Grannini và PepsiCo với thương hiệu Tropicana đang khuếch trương sự ảnh hưởng và mở rộng thị trường. Tuy nhiên ngành công nghiệp nước quả châu Âu vẫn thiếu một sự gắn kết chặt chẽ. Một trong những nguyên nhân là cơ sở hậu cần vận chuyển vẫn còn yếu kém. Bên cạnh đó châu Âu nói chung là một thị trường định hướng giá trị, những áp lực về giá cả và lợi nhuận biên khiến cho việc mở rộng và liên kết ngành công nghiệp này gặp nhiều khó khăn. 1.2.2. Đặc điểm đầu tư công nghiệp chế biến rau quả. Đầu tư công nghiệp chế biến rau quả là một hoạt động đầu tư mang tính chất chiến lược của TCT. Bên cạnh những hoạt động đầu tư khác như đầu tư vào sản xuất rau quả tươi phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, đầu tư vào sản xuất các loại hoa, cây cảnh, đầu tư vào các mặt hàng nông sản khác thì đầu tư công nghiệp chế biến rau quả chiếm một tỷ trọng rất lớn và quan trọng đối với hoạt động đầu tư cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn TCT. Hoạt động đầu tư vào công nghiệp chế biến rau quả có một số đặc điểm sau: - Giống như các hoạt động đầu tư khác, đầu tư vào công nghiệp chế biến rau quả có những đặc điểm sau: + Đầu tư vào công nghiệp chế biến rau quả đòi hỏi một số vốn rất lớn, thường thì một dự án đầu tư công nghiệp chế biến có số vốn đầu tư lên tới hàng vài chục ngàn tỷ đồng có dự án lên tới hàng trăm ngàn tỷ đồng. Số vốn này nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư và phải sau vài năm dự án mới hoàn lại được số vốn ban đầu. + Thời gian cần hoạt động để có thể thu hồi đủ vốn đã bỏ ra đối với các cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc, trang thiết bị như nhà xưởng, máy móc, dây chuyền thiết bị phục vụ chế biến, các công trình kỹ thuật, các hạng mục chính và các hạng mục phụ trợ sản xuất là rất lâu do đó không thể tránh khỏi sự tác động hai mặt tích cực và tiêu cực của các yếu tố không ổn định về tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế… Hơn nữa đầu tư vào công nghiệp chế biến còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện tự nhiên vì nguyên liệu cho chế biến là các loại cây trồng ( rau, quả), các cây trồng này đều phải trồng ở những nơi thích hợp, phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu để đảm bảo khả năng sinh trưởng và phát triển tốt thì mới đảm bảo cung cấp đầy đủ nguyên liệu cho chế biến . + Quy mô các nhà máy, xí nghiệp chế biến được xây dựng nên phụ thuộc rất lớn vào các điều kiện về địa lý, địa hình tại chính nơi mà nó xây dựng nên. Ví dụ như quy mô đầu tư dây chuyền nước dứa cô đặc tại công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao là đầu tư dây thêm dây chuyền nước dứa cô đặc với công suất 10 tấn nguyên liệu/giờ trên cơ sở các hạng mục công trình đã có như nhà xưởng, máy móc thiết bị khác, các hạng mục công trình điện nước và trên cơ sở vùng nguyên liệu dứa của vùng Nam Ninh Bình và Bắc Thanh Hoá và vị trí của Công ty TPXK Đồng Giao trong quy hoạch tổng thể của TCT rau quả Việt Nam. + Để đảm bảo cho mọi công cuộc đầu tư đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao đòi hỏi phải làm tốt công tác chuẩn bị. Sự chuẩn bị này được thể hiện trong việc soạn thảo các dự án đầu tư. Việc soạn thảo các dự án có tốt (có nghĩa là công tác chuẩn bị dự án có kỹ lưỡng, xem xét tính toán toàn diện các khía cạnh thị trường, kinh tế, kỹ thuật, kinh tế tài chính, điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội pháp lý… có liên quan có chu đáo) thì mới đảm bảo cho sự thành công của công cuộc đầu tư. - Bên cạnh đó hoạt động đầu tư vào công nghiệp chế biến có một số đặc điểm riêng: + Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến bao gồm rất nhiều loại hình đầu tư như đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, đầu tư phát triển nguồn nhân lực vì vậy nên hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp chế biến chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố và để đảm bảo cho công cuộc đầu tư phát triển công nghiệp chế biến đạt hiệu quả cao thì cần phải giải quyết tốt tất cả các yếu tố tác động đến các loại hình đầu tư trên, kết hợp hài hoà và phân bổ vốn hợp lý cho từng loại hình đầu tư. + Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến chịu ảnh hưởng rất nhiều của điều kiện tự nhiên vì để phát triển công nghiệp chế biến thì rất cần đến nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất. Các nguyên liệu này là các cây trồng nông nghiệp, sự sinh trưởng và phát triển của chúng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết và khí hậu. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên thì lại rất khó dự đoán và khó khắc phục được, vì vậy hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp chế biến đôi khi không ổn định ảnh hưởng xấu đến hiệu quả của công cuộc đầu tư. 1.2.3. Nội dung đầu tư vào công nghiệp chế biến rau quả. Như đã trình bày ở trên, hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp chế biến chế biến bao gồm các nội dung đầu tư sau: - Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất ví dụ như : đầu tư vào việc xây dựng nhà máy, đầu tư xây dựng hệ thống điện nước phục vụ sản xuất … - Đầu tư vào việc lắp đặt ._.mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất. - Đầu tư vào hoạt động phát triển sản xuất bao gồm: đầu tư phát triển vùng nguyên liệu phục vụ chế biến, đầu tư vào quá trình chế biến sản phẩm - Đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật: nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, mua các bí quyết hay bản quyền công nghệ để áp dụng vào thực tiễn của công ty mình. - Đầu tư vào nguồn nhân lực: Tự tổ chức đào tạo cán bộ về nghiệp vụ, cử cán bộ đi tham quan thực tế và học hỏi kinh nghiệm nước ngoài….. - Đầu tư vào hoạt động xúc tiến thương mại: Quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường, tích cực liên doanh liên kết với nước ngoài….. Tất cả các nội dung đầu tư trên đều được TCT chú ý đầu tư đúng mức và hợp lý tuỳ từng giai đoạn cụ thể. Có thể trong thời kỳ này thì lĩnh vực đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng cho sản xuất là quan trọng hàng đầu vì cơ sở hạ tầng cho sản xuất còn yếu kém chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu cho sản xuất nhưng trong giai đoạn khác thì lĩnh vực đầu tư cho hoạt động xúc tiến thương mại lại là quan trọng nhất vì một khi sản xuất sản phẩm tương đối được ổn định thì việc tìm kiếm thị trường là rất cần thiết và quan trọng để tiêu thụ sản phẩm lúc đó đầu tư cho hoạt động xúc tiến thương mại là rất phù hợp 1.2.4. Khái quát về hoạt động đầu tư phát triển của TCT. TCT rau quả- nông sản hiện nay vẫn là một TCT lớn. Như các TCT khác hoạt động đầu tư phát triển có vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của TCT. Hoạt động đầu tư phát triển của TCT bao gồm các lĩnh vực đầu tư: đầu tư vào nông nghiệp (bao gồm hoạt động sản xuất nông nghiệp rau quả tươi phục vụ tiêu dùng và rau quả chế biến), đầu tư vào công nghiệp (bao gồm công nghiệp chế biến rau quả và công nghiệp chế biến các đồ hộp bao bì phục vụ công nghiệp chế biến.), đầu tư vào phát triển hệ thống thương mại dịch vụ trong nước, đầu tư cho nghiên cứu đào tạo (đầu tư vào nguồn nhân lực, đầu tư việc nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật…). Vốn đầu tư phát triển hiện nay của TCT khá lớn trung bình mỗi năm TCT đầu tư hàng hơn10 tỷ đồng cho hoạt động đầu tư phát triển. Năm 2004 tổng đầu tư của TCT là 13,921 triệu đồng, năm 2005 tổng vốn đầu tư của TCT giảm chỉ còn 9,014 tỷ đồng, năm 2006 tổng vốn đầu tư của TCT tăng lên đến 20,200 tỷ đồng. Cơ cấu đầu tư của TCT trong những năm gần đây được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1.1:Cơ cấu đầu tư phát triển của TCT Đơn vị: tỷ đồng Lĩnh vực đầu tư 2003 2004 2005 2006 Quy mô % Quy mô % Quy mô % Quy mô % Tồng vốn đầu tư 12,209 100 13,921 100 9,014 100 20,200 100 Nông nghiệp 2,011 16,47 2,250 16,16 1,542 17,11 3,220 15,94 Công nghiệp 8,064 66,05 9,004 64,68 3,458 38,36 12,880 63,76 Xúc tiến thương mại 1,232 10,09 1,596 11,46 2,777 30,81 3,000 14,85 Khoa học kỹ thuật 0,902 7,39 1,070 7,69 1,237 13,72 1,100 5,45 (Nguồn: Phòng Tư vấn đầu tư) Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng vốn dành cho hoạt động đầu tư phát triển của TCT khá lớn. Năm 2003 tổng vốn đầu tư của TCT là 12,209 tỷ đồng, đến năm 2004 tổng vốn đầu tư của TCT tăng lên 13,921 tỷ đồng. Năm 2005 tuy giảm xuống chỉ còn 9,014 tỷ đồng nhưng năm 2006 tổng vốn đầu tư của TCT lại tăng lên tận 20,200 tỷ đồng. Trong đó cơ cấu đầu tư dành cho công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tính trung bình tỷ trọng vốn đầu tư phát triển dành cho công nghiệp là 60% tổng vốn đầu tư phát triển của toàn TCT (riêng năm 2005 vốn đầu tư dành cho hoạt động đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chỉ chiếm 40% tổng vốn đầu tư phát triển của toàn TCT). Bao gồm đầu tư vào công nghiệp chế biến rau quả và đầu tư vào công nghiệp phụ trợ và cơ sở hạ tầng. Tỷ trọng vốn dành cho hoạt động đầu tư vào nông nghiệp trung bình hàng năm chiếm khoảng 16% tổng vốn đầu tư phát triển của toàn TCT. Bao gồm các lĩnh vực đầu tư: đầu tư cho vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, đầu tư cho vùng chuyên canh rau quả xuất khẩu tươi, đầu tư về giống rau quả , đầu tư cho sản xuất rau sạch. Tỷ trọng vốn đầu tư cho xúc tiến thương mại hàng năm cũng gần bằng tỷ trọng vốn đầu tư cho nông nghiệp. Riêng năm 2005 tỷ trọng vốn đầu tư dành cho hoạt động xúc tiến thương mại cao hơn hẳn tỷ trọng vốn đầu tư cho hoạt động nông nghiệp. Vốn đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật chiếm tỷ trọng nhỏ nhất. Năm 2003 tỷ trọng này là 7,39%, năm 2004 là 7,69%, năm 2005 là 13,72%, năm 2006 là 5,45%. 1.2.5. Quy mô và tốc độ tăng vốn đầu tư phát triển công nghiệp chế biến. Vốn đầu tư đóng vai trò quan trọng trong mỗi công cuộc đầu tư. Nó chính là nguồn lực đầu tiên cho mỗi quá trình đầu tư, là mồi lửa đầu tiên châm cho những nguồn lực khác (lao động, đất đai, công nghệ…) phát huy tác dụng. Bởi vậy để phát triển thi phải đầu tư và sự quan tâm đầu tư được thể hiện ở lượng vốn bỏ ra và hơn thế nữa là hiệu quả của việc sử dụng đồng vốn đó. Nền kinh tế nước ta trong những năm qua đã có những tiến triển tốt đẹp thể hiện ở giá trị sản lượng toàn xã hội ngày càng tăng, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước và được coi là nước thứ 2 ở châu Á có mức tăng trưởng dương. Khi nền kinh tế phát triển ở mức cao thì đời sống của con người theo đó cũng được cải thiện. Mức sống tăng lên và theo đó nhu cầu tiêu dùng cũng tăng cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu mặt hàng. Hàng rau quả chế biến cũng không loại trừ trong số đó, càng ngày nhu cầu tiêu thụ hàng rau quả chế biến càng tăng cao, thị trường cho sản phẩm rau quả chế biến ngày càng mở rộng cả trong và ngoài nước. Do đó đầu tư vào công nghiệp chế biến cũng ngày càng được cải thiện và nâng cao. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua bảng số liệu sau: Bảng 1.2: Vốn đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả của TCT: Các chỉ tiêu Đơn vị Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Bình quân Số vốn đầu tư Triệu Đ 8.064 9.004 3.458 12.880 8.351,5 Tốc độ phát triển liên hoàn % - 11,65 -61,59 272,47 74,18 Tốc độ phát triển định gốc % - 11,65 -57,12 59,72 4,75 ( Nguồn: Phòng tư vấn đầu tư ) Qua bảng số liệu ta thấy nhìn chung quy mô vốn đầu tư dành cho công nghiệp chế biến rau quả qua các năm là tăng. Như đã nói điều này là phù hợp với sự phát triển của mức sống xã hội ngày càng cao hiện nay. Bình quân hàng năm TCT dành 8.351,5 tỷ đồng dành cho hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả. Đây là một con số rất lớn và thực tiễn đã chứng tỏ việc dành số vốn lớn này cho hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp chế biến không phải là lãng phí. - Xét theo tốc độ phát triển liên hoàn thì từ bảng số liệu ta thấy từ năm 2003 đến năm 2004 quy mô vốn đầu tư dành cho hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp chế biến cuả TCT tăng 11,65%., theo số liệu thống kê của TCT thì giá trị sản lượng công nghiệp chế biến năm 2004 tăng 5% so với năm 2003. Năm hầu hết các sản phẩm rau quả chế biến như dứa, vải, dưa chuột đều tăng so với cùng kỳ và đạt mức cao nhất trong những năm trước. Năm 2004 sản phẩm dứa chế biến đạt trên 12.000 tấn trong đó dứa hộp 7.325 tấn tăng 27% so với năm 2003, dứa cô đặc 3.808 tấn tăng 72% so với năm 2003, dứa lạnh đông IQF 1.051 tấn tăng 86% so với năm 2003. Năm 2005 số vốn đầu tư cho công nghiệp chế biến giảm 61,59% so với năm 2004. Nguyên nhân chính là do thiếu vốn để đầu tư cũng như để sản xuất kinh doanh, vay vốn khó và lãi suất trong năm này lại tăng cao. Chi phí đầu vào của sản xuất kinh doanh đều tăng như vật tư (hộp sắt, phân bón, điện, xăng dầu,…), cước phí vận chuyển, đơn giá lao động. Tuy nhiên theo báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2005 của TCT thì mặc dù vốn đầu tư cho công nghiệp chế biến giảm nhưng trong năm này sản phẩm rau quả chế biến vẫn tăng 3% so với cùng kỳ năm 2004, trong đó nhóm đồ hộp khác tăng 28% , cô đặc và puree quả tăng 15%, sấy muối tăng 17%, nước quả tăng 12%. Năm 2006, vốn đầu tư dành cho công nghiệp chế biến rau quả tăng mạnh từ 3.458 triệu đồng năm 2005 đến 12.880 triệu đồng năm 2006 (tăng 272,47%). Nguyên nhân là do nước ta có những thành công trong việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới, chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tiếp tục được cải thiện. Nhu cầu tiêu thụ rau quả chế biến có xu hướng tiếp tục tăng. Sản phẩm rau quả chế biến tăng 2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó nhóm đồ hộp khác tăng 16%, đông lạnh tăng 11%, sấy muối tăng 9%, nước uống các loại tăng 4%, duy chỉ có sản phẩm dứa chế biến giảm nhanh, chỉ bằng 67% năm 2005. So với cùng kỳ, dứa hộp, nước dứa cô đặc chỉ bằng 50-52%, nước dứa tươi bằng 107%, dứa đông lạnh bằng 123%. - Xét theo tốc độ phát triển định gốc, tốc độ tăng vốn đầu tư bình quân so với năm 2003 là 4,75%. Trong đó năm 2004, vốn đầu tư tăng 11.65% so với năm 2003, năm 2005 vốn đầu tư giảm 57,12% so với năm 2003, năm 2006 vốn đầu tư cho công nghiệp chế biến rau quả tăng 59,72% so với năm 2003. Tóm lại, việc tăng vốn đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả của TCT là phù hợp với xu thế phát triển của TCT trong thời đại ngày nay. Trong xu thế hội nhập hiện nay, môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp của TCT cải thiện và mở rộng tuy nhiên song song với nó là mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường thế giới. Vì vậy cùng với việc gia tăng vốn cũng như quy mô đầu tư cho công nghiệp chế biến rau quả, TCT cần có những biện pháp đầu tư mang tính chiến lược đảm bảo cho hoạt động đầu tư có hiệu quả cao nhất, khai thác tối đa hiệu quả của mỗi đồng vốn đầu tư mà TCT đã bỏ ra. 1.2.6. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư. Trong giai đoạn đổi mới, nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp chế biến của TCT được huy động đa dạng bao gồm: vốn liên doanh trong nước, vốn liên doanh nước ngoài, vốn vay tín dụng theo các dự án được duyệt, vốn đề nghị ngân sách cấp, vốn tự có của TCT . Sự đa dạng hoá này khác hẳn so với thời kỳ bao cấp chủ yếu là vốn ngân sách và vốn kinh tế tập thể. Tuy nhiên vốn liên doanh trong và ngoài nước chiếm một tỷ lệ rất nhỏ bé. Các nguồn vốn này được khuyến khích đầu tư vào công nghiệp chế biến rau quả thể hiện qua bảng sau: Bảng 1.3: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư của TCT Năm 2003 2004 2005 2006 Bình quân Cơ cấu VĐT Tỷ Đ % Tỷ Đ % Tỷ Đ % Tỷ Đ % Tỷ Đ % Liên doanh nước ngoài 0,735 9,12 0,859 9,54 0,354 10,24 1,591 12,35 0,885 10,60 Vay tín dụng 5,151 63,88 5,595 62,14 2,024 58,52 6,564 50,96 4,8335 57,88 Vốn ngân sách 1,597 19,8 1,800 20,00 0,736 21,27 3,163 24,56 1,824 21,84 Vốn tự có 0,580 7,2 0,749 8,32 0,345 9,97 1,562 12,13 0,809 9,69 (Nguồn: Phòng tư vấn đầu tư) Qua bảng cơ cấu nguồn vốn của TCT ta thấy, vốn vay tín dụng chiếm tỷ lệ nhiều nhất. Trung bình hàng năm vốn vay tín dụng là 0,885 tỷ đồng chiếm 57,58% tổng nguồn vốn đầu tư của TCT, vốn liên doanh nước ngoài và vốn tự có chiếm tỷ lệ ít nhất, trung bình hàng năm vốn liên doanh nước ngoài chiếm 10,60%, vốn tự có chiếm 9,69%. Xét về tốc độ tăng giảm nguồn vốn đầu tư ta thấy: - Vốn liên doanh nước ngoài có xu hướng ngày càng tăng. Tỷ trọng vốn liên doanh nước ngoài trong tổng vốn đầu tư năm 2003 là 9,12%; năm 2004 là 9,54%; năm 2005 là 10,24%; năm 2006 là 12,35%. Nguồn vốn này có xu hướng tăng là do TCT ngày càng có nhiều công ty liên doanh với nước ngoài với tỷ lệ vốn góp của bên nước ngoài ngày càng nhiều. Ví dụ như gần đây, gần đây, TCT đã ký được 5 hợp đồng liên doanh với nước ngoài đó là: * Công ty hộp sắt TOVECAN là liên doanh giữa TCT Rau quả Việt Nam và 2 công ty của nước ngoài ( Công ty TOMEN của Nhật và Công ty TONYL của Đài Loan). Với tổng vốn đầu tư là : 6.000.000 USD Vốn pháp định là : 3.200.000 USD Trong đó:Phía nước ngoài góp : 2.475.520 USD ( 77,36%). Phía Việt Nam góp : 724.480 USD ( 22,64%) * Công ty thực phẩm và nước giải khát DONA NEWTOWER: Là công ty liên doanh giữa TCT với công ty Tân Đồng Đạt Hồng Kông ( nay là Công ty TNHH Golden Sino và công ty TNHH quốc tế Hosan ). Với tổng vốn đầu tư là : 7.551.850 USD Vốn pháp định là : 5.423.850 USD Trong đó:Phía nước ngoài góp: 3.500.000 USD ( 64%) Phía Việt Nam góp : 1.923.850 USD ( 36%) * Công ty TNHH LUVECO: là công ty liên doanh giữa nhà máy thực phẩm xuất khẩu Nam Hà và Tập đoàn LULU Trung Quốc. Trong đó: Tổng vốn đầu tư : 4.450.000 USD. Vốn pháp định : 2.550.000 USD Trong đó : Phía nước ngoài : 55% Phía Việt Nam góp: 45% - Vốn vay tín dụng chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong tổng nguồn vốn đầu tư của TCT nhưng dần dần nguồn vốn này có xu hướng giảm thay vào đó là các nguồn vốn khác có xu hướng tăng lên. Tỷ trọng vốn vay tín dụng trong tổng các nguồn vốn đầu tư trong năm 2003 là 63,88%; năm 2004 là 62,14%; năm 2005 là 58,52%; năm 2006 là 50,96%. - Tỷ trọng vốn ngân sách cấp có xu hướng ngày càng tăng qua các năm. Năm 2003 là 19,8%; năm 2004 là 20%; năm 2005 là 21,27%; năm 2006 là 24,56%. Điều này cho thấy nhà nước ngày càng quan tâm và dành nhiều ưu đãi hơn đối với hoạt động đầu tư của TCT. Gần đây nhà nước rất quan tâm đến việc sản xuất nông nghiệp ở những vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến như việc trợ giá nhập khẩu chồi giống dứa, đầu tư các trung tâm giống, cơ sở hạ tầng… - Tỷ trọng vốn tự có trong tổng các nguồn vốn của TCT trong các năm qua cũng có xu hướng tăng. Năm 2003 tỷ trọng này là 7,2%; năm 2004 là 8,32%; năm 2005 là 9,97% ; năm 2006 lên đến 12,13%. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất hoạt động cũng như hoạt động đầu tư của TCT ngày càng có hiệu quả. Hàng năm một phần lãi do hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra được đưa vào vốn đầu tư của TCT. Ta có thể thấy rõ điều này qua số liệu về lợi nhuận trước thuế của TCT trong những năm qua. Bảng 1.4: Lợi nhuận trước thuế của TCT Năm Đơn vị 2003 2004 2005 2006 Bình quân Lợi nhuận trước thuế Tỷ Đ 100,5 119,6 129,6 142,4 123,025 Tốc độ tăng năm sau so với năm trước % - 19 8,36 9,88 12,4 ( Nguồn: Phòng tư vấn đầu tư ) Qua bảng số liệu ta thấy lợi nhuận trước thuế của TCT ngày càng tăng, mức tăng bình quân năm sau so với năm trước là 12,4%. Đây là một con số cũng tương đối lớn chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động đầu tư của TCT ngày càng có triển vọng. Theo báo cáo kết quả sản xuất của TCT hàng năm thì nhìn chung các chỉ tiêu chủ yếu của các năm sau hầu như cao hơn năm trước, đó là các chỉ tiêu: sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, kinh doanh xuất nhập khẩu, tài chính (tổng doanh thu, lợi nhuận trước thuế, nộp ngân sách, tổng vốn đầu tư, thu nhập bình quân). Các chỉ tiêu này sẽ được xét cụ thể hơn ở các phần sau. 1.2.7. Các lĩnh vực đầu tư. 1.2.7.1. Đầu tư sản xuất nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến rau quả. Nguyên liệu là nhân tố không thể thiếu cho công nghiệp chế biến. Từ khi thành lập TCT đã chú trọng vào lĩnh vực đầu tư vì nó là một lĩnh vực hoạt động không thể thiếu của TCT. Hoạt động sản xuất nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến của TCT được thể hiện rõ qua các giai đoạn như sau: a/ Thời kỳ 1988-1990 Thời kỳ này hầu hết các vườn cây lâu năm của các nông trường đã ở giai đoạn cuối của chu kỳ kinh tế (nhất là cây ăn quả có múi, cà phê...), cùng với ảnh hưởng tiêu cực cuối thời kỳ bao cấp làm cho người công nhân không gắn bó với vườn cây, vốn đầu tư của Nhà nước lại hạn chế và giảm dần, làm cho diện tích và sản lượng của nhiều loại cây trồng có xu hướng giảm sút. Trong bối cảnh đó, Tổng công ty đã chủ trương tập trung chăm sóc và trồng mới cây trồng chính, đặc biệt là dứa để đảm bảo nguyên liệu cho các nhà máy chế biến và xuất khẩu tươi. Kết quả lớn nhất của của nông nghiệp thời kỳ này là đã bước đầu tạo ra vùng nguyên liệu dứa có quy mô diện tích và sản lượng lớn nhất so với những năm trước đó: sản lượng dứa năm 1990 đã đạt 21.709 tấn, tăng 77% so với năm 1987 (trước khi thành lập Tổng công ty). b/ Thời kỳ 1991-1995 Liên Xô tan vỡ, thị trường xuất khẩu của Tổng công ty đột ngột giảm sút đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp: dứa không có đầu ra đã buộc các nông trường phải giảm nhanh về diện tích và sản lượng. Được Nhà nước đầu tư theo chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc (327,733) các nông trường đã đẩy mạnh việc trồng mới cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày (cà phê, cao su,...), thực hiện giao khoán đất đai, vườn cây cho hộ gia đình cán bộ công nhân viên (CBCNV) theo Nghị định 01. Các Nông trường Đồng Giao I, Đồng Giao II đã năng động tranh thủ thời cơ chuyển dần diện tích dứa sang trồng mía giống cung cấp cho các địa phương (để thực hiện chương trình 1 triệu tấn đường của Chính phủ) đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho đơn vị và tăng thu nhập cho người lao động. Bằng các giải pháp trên, các nông trường đã từng bước vượt qua thời kỳ khó khăn, hầu hết các đơn vị sản xuất kinh doanh có lãi, đời sống CBCNV tuy không cao nhưng ổn định. Nếu so sánh các chỉ tiêu thực hiện năm 1994 (vì năm 1995 đã bàn giao 20 nông trường về địa phương) với thực hiện năm 1990 (năm cuối cùng của thời kỳ bao cấp) và năm 1991 (năm đầu tiên đầy sóng gió của thời kỳ bắt đầu chuyển sang cơ chế thị trường), ta càng thấy rõ sự cố gắng vượt lên của các nông trường trong thời kỳ này: So với 1990 so với 1991 - Giá trị tổng sản lượng đạt 32,620 tỷ đồng, tăng 24,4% và 16,9% - Diện tích gieo trồng 19.490 ha, tăng 27,4% và 22,7% - Doanh thu đạt 46,447 tỷ đồng, tăng 80,1% - Lợi nhuận đạt 1.246 tr đồng, (Năm 1991 lỗ 146 trđ) (Trong tổng số 28 nông trường có 22 NT lãi, 2 hoà, 4 lỗ) - Nộp ngân sách đạt 7.277 tr đồng, tăng 142,5% Các sản phẩm chủ yếu: trừ dứa, còn hầu hết đều tăng khá - Cam đạt 5.890 tấn, tăng 36,8% và 72,3% - Lương thực quy thóc đạt 3.935 tấn, tăng 156,2% và 108,8% - Chè búp khô đạt 520 tấn, tăng 15,5% và 23,8% - Cao su đạt 1.425 tấn, tăng 12,9% và 9,1% - Cà phê nhân đạt 235 tấn, tăng 2,1% và 74,1% c/ Thời kỳ 1996-2002 Bằng việc bàn giao tiếp 3 nông trường vùng Quảng Nam- Đà Nẵng năm 1996 và Nông trường Châu Thành năm 1998, chúng ta đã kết thúc việc bàn giao 24 nông trường theo chủ trương của Chính phủ và quyết định của Bộ. Năm 1998 chúng ta đã tiếp nhận nông trường 25/3 Quảng Ngãi và Lâm trường Kỳ Anh Hà Tĩnh. Như vậy, đến nay chúng ta có 6 đơn vị có quản lý đất nông lâm nghiệp, với tổng diện tích đất nông nghiệp là 5.655 ha. Việc bàn giao hầu hết các nông trường về địa phương đã gây khó khăn lớn cho Tổng công ty, không còn đất để sản xuất nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến, nhất là từ năm 1998 đến nay, khi công nghiệp được đầu tư tăng năng lực chế biến thêm 62.500 tấn/năm. Chủ trương của Tổng công ty thời kỳ này là: - Tiếp tục giao khoán triệt để đất đai, vườn cây đến hộ gia đình CBCNV. - Chuyển nhanh diện tích mía, diện tích cây ngắn ngày sang trồng dứa. - Đổi mới công tác giống: Đưa nhanh giống dứa Cayen có năng suất cao, chất lượng phù hợp với yêu cầu thị trường vào thay thế dần giống dứa Queen. Tranh thủ thành tựu về giống của các nước, nhập nội các giống có năng suất cao, đáp ứng nhu cầu chế biến xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. - Đẩy mạnh việc hợp đồng liên kết đầu tư với các địa phương để tạo vùng nguyên liệu dứa, cà chua, dưa chuột, sắn... Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước cho sản xuất nguyên liệu (trợ giá nhập khẩu chồi giống dứa, đầu tư các trung tâm giống, cơ sở hạ tầng...); sự phối hợp đầy trách nhiệm của nhiều địa phương (đặc biệt trong việc hỗ trợ đầu tư và tổ chức vùng nguyên liệu); sự năng động, sáng tạo của các đơn vị; bảy năm qua, nhất là hai năm gần đây, nông nghiệp đã có nhiều tiến bộ trong việc chuyển trọng tâm sang sản xuất nguyên liệu cho chế biến công nghiệp. d/ Từ năm 2002 đến nay. Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước TCT cùng các đơn vị lãnh đạo tiếp tục phát triển vùng nguyên liệu rau và quả. Trong năm 2004 TCT đã tổ chức nhiều hội nghị làm việc với các đơn vị, với sở nông nghiệp và phát triển nông thôn và lãnh đạo các địa phương để quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu, thống nhất các giống cây trồng ( cà chua, ngô rau, ngô ngọt). Đặc biệt, TCT đã phối hợp với Bộ tổ chức hội nghị toàn quốc chuyên đề về công tác phát triển nguyên liệu dứa, cà chua với sự tham gia của hầu hết các doanh nghiệp sản xuất chế biến, các địa phương cung cấp nguyên liệu để tìm các giải pháp về đầu tư phát triển vùng nguyên liệu. Năm 2005 và 2006, để giải quyết khó khăn cho nguyên liệu chế biến, lãnh đạo TCT cùng lãnh đạo nhiều đơn vị phía Bắc đã phối hợp tốt với các địa phương để phát triển vùng nguyên liệu rau vụ xuân, vụ đông như dưa chuột, ớt, cà chua, ngô rau, ngô ngọt… đưa vụ xuân, vụ đông thành vụ sản xuất chính với diện tích năm 2005 là 1.700, năm 2006 là 2.078 ha tăng 22,23% so với năm 2005, khối lượng nguyên liệu năm 2005 là trên 13.000 tấn, khối lượng nguyên liệu năm 2006 là trên 20.000 tấn tăng 53,85% so với năm 2005. Với những công cuộc đầu tư đó, quy mô vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp trong những năm gần đây như sau: Bảng 1.5: Vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất nguyên liệu. Năm Đơn vị 2003 2004 2005 2006 Bình quân Vốn đầu tư cho sản xuất nguyên liệu Triệu Đ 2.011 2,250 1,542 3,220 2.255,75 Tốc độ tăng liên hoàn % - 11,88 -31,47 108,82 29,74 Tốc độ tăng định gốc % - 11,88 -23,32 60,12 16,23 ( Nguồn: Phòng tư vấn đầu tư ) Qua bảng số liệu ta thấy, tổng số vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp phục vụ công nghiệp chế biến trung bình hàng năm là 2.255,75 triệu đồng. Quy mô vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến qua các năm nhìn chung có xu hướng tăng. Mặc dù tốc độ đô thị hoá nông thôn hiện nay ngày càng có xu hướng tăng nhưng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến rau quả là không thể thiếu vì vậy Đảng, nhà nước và lãnh đạo TCT vẫn quan tâm rất nhiều đến việc đầu tư cho vùng nguyên liệu chế biến. - Xét theo tốc độ phát triển liên hoàn thì năm 2004 vốn đầu tư dành cho sản xuất nguyên liệu tăng 11,88% so với năm 2003. Theo số liệu báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2004 thì giá trị tổng sản lượng nông nghiệp tăng 10% so với năm 2003 và tăng 3% so với kế hoạch. Năm 2005 vốn đầu tư dành cho sản xuất nguyên liệu giảm 31,47% so với năm 2004. Như trên ta đã biết cũng năm này vốn đầu tư dành cho công nghiệp chế biến cũng giảm so với năm 2004 nguyên nhân là do thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp, rét, khô hạn kéo dài, ảnh hưởng của các cơn bão số 6,7,8. Vì vậy dứa và các loại cây trồng khác phát triển chậm, tuy vậy giá trị tổng sản lượng vẫn tăng 8% so với năm 2004. Khối lượng dưa bao tử cung cấp cho các nhà máy chế biến tăng. Năm 2006 vốn đầu tư dành cho sản xuất nguyên liệu tăng 108,82% so với năm 2005, khối lượng nguyên liệu chế biến tăng 53,85% so với năm 2005. Chất lượng các nguyên liệu nói chung tốt hơn năm 2005. - Xét theo tốc độ phát triển định gốc thì bình quân hàng năm vốn đầu tư dành cho sản xuất nguyên liệu phục vụ chế biến của TCT tăng 16,23%. Năm 2004 tăng 11,88% so với năm 2003, năm 2005 giảm 23,32% so với năm 2004, năm 2006 tăng 60,12% so với năm 2005. 1.2.7.2. Xây dựng nhà máy. Việc thiết kế, xây dựng mỗi nhà máy là dựa trên yêu cầu công nghệ dây chuyền sản xuất, các điều kiện vệ địa chất, thuỷ văn, vị trí và kích thước của mỗi lô đất nơi đặt nhà máy trên nguyên tắc tận dụng tối đa và hợp lý diện tích, có điều kiện mở rộng sản xuất khi cần thiết kế tổng thể và thiết kế nhà máy được thực hiện thông qua hợp đồng với đơn vị thiết kế chuyên nghiệp kết hợp với tham khảo ý kiến và trợ giúp kỹ thuật của đối tác cung cấp thiết bị chính. Để đảm bảo cho hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp chế biến ngày càng có hiệu quả và trở thành thế mạnh của TCT, hàng năm TCT đã đầu tư xây dựng và cải tạo nhiều nhà máy, xí nghiệp cũng như các công ty con phù hợp với quy hoạch của từng năm và từng vùng. Tình hình đầu tư xây dựng các nhà máy của TCT qua các năm như sau: Bảng 1.6: Vốn đầu tư cho xây dựng nhà máy của TCT qua các năm: Năm Đơn vị 2003 2004 2005 2006 Bình quân Vốn đầu tư xây dựng nhà máy Triệu Đ 3.750 5.420 1.200 1.405 2.943,75 Tốc tăng liên hoàn % - 44,53 -77,86 17,08 Tốc độ tăng định gốc % - 44,53 -68 -62,53 -28,67 ( Nguồn: Phòng tư vấn đầu tư ) Qua bảng số liệu ta thấy vốn đầu tư cho việc xây dựng các nhà máy của TCT bình quân mỗi năm là 2.943,75 triệu đồng. Nhìn chung xu hướng đầu tư xây dựng các nhà máy của TCT là giảm. Nếu theo tốc độ tăng liên hoàn thì năm 2004 vốn đầu tư dành cho xây dựng nhà máy tăng 44,53% so với năm 2003, năm 2005 vốn đầu tư dành cho xây dựng nhà máy giảm 77,86% so với năm 2004, năm 2006 vốn đầu tư dành cho xây dựng nhà máy tăng 17,08%. Nếu xét theo tốc độ tăng định gốc thì chỉ riêng năm 2004 là có tốc độ tăng định gốc ( so với năm 2003) là dương là 44,53%, năm 2005 vốn đầu tư cho xây dựng nhà máy giảm 68%, năm 2006 giảm 28,67%. Vốn đầu tư dành cho xây dựng nhà máy có xu hướng giảm không có nghĩa là việc đầu tư cho công nghiệp chế biến rau quả có xu hướng giảm mà là do TCT tập trung nhiều hơn vào việc đầu tư cho công nghệ thiết bị (ở phần sau chúng ta sẽ thấy rõ hơn điều này). 1.2.7.3. Đầu tư vào công nghệ máy móc thiết bị . Để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng rau quả chế biến, hàng năm TCT đã đầu tư rất nhiều vào việc xây dựng các qui trình công nghệ cao cho chế biến và đa dạng hoá sản phẩm, phát triển nhiều mặt hàng mới nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và thị trường thế giới. TCT đã nhập khẩu các dây chuyền thiết bị đồng bộ sản xuất sản phẩm với công nghệ cao từ các nước phát triển như: dây chuyền thiết bị chế biến nước dứa cô đặc, dây chuyền thiết bị lạnh đông nhanh rau quả IQF… Tình hình đầu tư cho công nghệ máy móc thiết bị của TCT trong những năm qua như sau: Bảng 1.7: Vốn đầu tư cho công nghệ máy móc thiết bị Năm Đơn vị 2003 2004 2005 2006 Bình quân Vốn đầu tư cho công nghệ máy móc, thiết bị Triệu Đ 4.314 3.504 2.250 11.475 5.385,75 Tốc độ tăng liên hoàn % - -18,78 -35,79 410 Tốc độ tăng định gốc % - -18,78 -48,84 165,99 32,79 ( Nguồn: Phòng tư vấn đầu tư ) Qua bảng vốn đầu tư cho công nghệ máy móc thiết bị ta thấy, hàng năm TCT dành một số vốn rất lớn cho việc đầu tư vào công nghệ máy móc thiết bị cho công nghiệp chế biến rau quả của TCT. Nguyên nhân là do thị trường tiêu thụ rau quả chế biến ngày càng đựơc mở rộng, nhu cầu của con người về thực phẩm chế biến ngày càng tăng cao cả về số lượng và chất lượng. Nước ta có tiềm năng về sản xuất nông nghiệp nhưng trước đòi hỏi cao của thị trường trong và ngoài nước như vậy chúng ta không thể duy trì mãi việc sản xuất nông nghiệp đơn thuần mà cần có giải pháp phù hợp hơn đối với sự phát triển của thời đại, đầu tư cho công nghiệp chế biến rau quả là một giải pháp đúng hướng tuy nhiên công nghệ máy móc thiết bị của nước ta còn quá lạc hậu so với thế giới. Vì vậy để tận dụng triệt để nguồn nguyên liệu dồi dào trong nước TCT cần có những biện pháp nhập khẩu công nghệ máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại của nước ngoài. - Từ bảng số liệu ta thấy bình quân vốn đầu tư cho công nghệ máy móc thiết bị của TCT trung bình hàng năm của TCT là 5.385,75 triệu đồng. Năm 2004 vốn đầu tư cho công nghệ máy móc thiết bị của TCT giảm xuống chỉ còn 3.504 triệu đồng ( giảm 18,78% so với năm 2004 ). Trong năm này TCT đầu tư 3 dự án : dây chuyền IQF nhà máy đồ hộp Duy Hải Công ty XNK Rau quả III, dây chuyền sản xuất hộp sắt Công ty Luveco, dự án nâng cấp cải tạo trại giống rau Thường Tín- Hà Tây- Công ty giống Rau quả. Năm 2005, vốn đầu tư cho công nghệ máy móc thiết bị của TCT giảm xuống chỉ còn 2.250 triệu đồng ( giảm 35,79% so với năm 2004). Trong năm này TCT đã đầu tư 2 dự án: đầu tư thiết bị cho dự án Nhà máy chiên chân không Hưng Yên thuộc Công ty vận tải & Đại lý vận tải , thiết bị cho dự án nâng cấp cải tạo trụ sở 58 Lý Thái Tổ- Hà Nội thành khách sạn. Năm 2006, vốn đầu tư cho công nghệ máy móc thiết bị của TCT tăng mạnh đến 11.475 triệu đồng ( tăng 410% so với năm 2005). Nguyên nhân là do trong năm này TCT đầu tư vào rất nhiều dự án. Trong đó có 2 dự án lớn là: Công ty cổ phần In & Bao bì Mỹ Châu đã đầu tư trên 450.000 USD mua máy móc thiết bị (hệ thống xử lý nước thải, máy hàn thân lon bán tự động, máy quấn màng căng palet), Công ty liên doanh Luveco đã đầu tư trên 350.000 USD lắp đặt dây chuyền sản xuất nắp lọ thuỷ tinh công suất 50.000 nắp/ ngày, hệ thống thanh trùng liên tục, máy rót lọ thuỷ tinh tự động, máy dán nhãn tự động. Ngoài ra các công ty khác cũng đầu tư vào máy móc thiết bị như: Công ty CP TPXK Bắc Giang đã đầu tư hệ thống lọc nước, hệ thống thanh trùng ống,máy dò kim loại. Công ty CP Rau quả Thanh Hoá đầu tư dây chuyền sản xuất dưa chuột lọ thuỷ tinh. Công ty CP XNK Rau quả đầu tư hệ thống xử lý nước thải. Công ty CP Vật tư & xuất nhập khẩu đầu tư dây chuyền sản xuất bao bì carton sóng. Công ty CP Vinalimex HCM đầu tư nhà đóng gói, nhà văn phòng tại nhà máy Sacafa; xây dựng nhà kho và sân phơi tại nhà máy Chi nhánh Daknong. Công ty CP Vian đầu tư trạm biến áp 630 KVA… 1.2.7.4. Đầu tư vào nguồn nhân lực. Nếu như tài sản cố định là nhân tố quan trọng quyết đinh năng lực sản xuất của doanh nghiệp thì nguồn nhân lực là nhân tố quyết định việc vận hành quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đã có nhà xưởng, có máy móc thiết bị hiện đại, có nguyên vật liệu đầy đủ cho sản xuất mà không có người lao động thì quá trình sản xuất cũng không thể diễn ra được. Tóm lại, trong hoạt động sản xuất kinh doanh, người lao động là yếu tố quan trọng, quyết định sự phát huy đồng bộ và có hiệu quả của các yếu tố khác. Vì vậy trong chiến lược phát triển, các doanh nghiệp không thể không chú trọng đến vấn đề đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Với đặc thù của mỗi công ty khác nhau thì yêu cầu về trình độ lao động phải khác nhau. Trong 15 năm qua, TCT và hầu hết các đơn vị thành viên đã trải qua 3 thế hệ lãnh đạo, trong diền Bộ và TCT quản lý đã có 336 cán bộ được bổ nhiệm, trong đó: Tổng giám đốc: 3; Phó Tổng giám đốc: 10; Giám đốc đơn vị thành viên: 70; Phó giám đốc đơn vị thành viên: 109; trưởng phó phòng TCT: 80; kế toán trưởng TCT:3, kế toán trưởng đơn vị thành viên: 44 Do có quy hoạch và đào tạo, từ năm 1999 đến nay 100% cán bộ được bổ nhiệm có trình độ đại học trở lên. Về phần lao động, từng công ty, nhà máy phải tự tuyển lao động cho hoạt động của công ty nhà máy mình. Ví dụ dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tinh bột sắn Bá Thước- Thanh Hoá: Yêu cầu về nhân s._.ĐắcLắc 30 10.000 XD mới giống cây ăn quả, rau - Thái Nguyên 12 Biên Hoà 30 10.000 XD mới giống cây ăn quả, rau 13 Long An 30 10.000 XD mới giống cây ăn quả, rau 14 Bến Tre 30 10.000 XD mới giống cây ăn quả, rau 15 Cần Thơ 30 10.000 XD mới giống cây ăn quả, ( Nguồn: Phòng tư vấn đầu tư ) 2.2.3.3.2. Về nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến. Bảng 2.6: Quy mô sản xuất các loại rau quả nguyên liệu cần xây dựng vùng chuyên canh đến năm 2010. TT Loại rau quả Diện tích canh tác Năng suất (tấn/ha/vụ) Sản lượng ( tấn) Tổng số 30.320 - 450.000 A Rau các loại 9.620 - 70.000 1 Dưa chuột (DC) 520 - 15.000 DC Phú Thịnh ( nhỏ) 120 25 6.000 DC bao tử 300 5 3.000 DC muối ( quả to) 100 30 6.000 2 Cà chua 600 31 37.000 3 Ngô rau 7.500 1,2 18.000 B Quả các loại 21.700 - 380.000 4 Dứa 12.000 40 248.000 Dứa Queen 4.000 24 48.000 Dứa Cayene 8.000 50 200.000 5 Cam quýt 6.000 13,5 80.000 6 Vải 1.200 15 18.000 7 Mơ ( Nhật) 1.000 10 10.000 8 Thanh Long 600 20 12.000 9 Đu đủ 200 30 6.000 10 Na 700 8,6 6.000 ( Nguồn: Phòng tư vấn đầu tư ) 2.2.3.3.3. Về nghiên cứu đào tạo Bảng 2.7 : Dự kiến đầu tư cho nghiên cứu và đào tạo ( vốn ngân sách) Hạng mục ĐT Tông ĐT ( tr. Đ) Giai đoạn 2004-2006 Giai đoạn 2007-2010 2004 2005 2006 T.số Tổng số 110.000 13.000 15.000 25.000 53.000 57.000 1. Đầu tư xây dựng Viện NC rau quả 95.000 10.000 10.000 20.000 40.000 55.000 2. Đào tạo 15.000 3.000 5.000 5.000 13.000 2.000 Trong đó: - Viện rau quả 5.000 1.000 2.000 2.000 5.000 - - Các đơn vị khác 10.000 2.000 3.000 3.000 8.000 2.000 ( Nguồn: Phòng tư vấn đầu tư ) 2.2.3.3.4. Về vốn. Bảng 2.8: Tổng hợp dự kiến đầu tư phát triển thời kỳ 2007-2010. TT Hạng mục Tổng số ( triệu đồng) Tổng vốn đầu tư 693.599 Trong đó - Vốn ngân sách 133.299 - Vốn đầu tư XDCB 560.300 I Đầu tư về Công nghiệp 340.000 1 Đầu tư XDCB 22 nhà máy chế biến rau quả 310.000 2 Đầu tư XDCB các nhà máy bao bì, kho cảng 30.000 II Đầu tư về nông nghiệp 284.599 * Vốn ngân sách 130.299 Gồm: - Khuyến nông 107.289 - XD,nâng cấp CSHT 23.010 * Vốn đầu tư XDCB 154.300 1 Vùng rau quả nguyên liệu chế biến 90.520 2 Vùng chuyên canh rau quả cho XK tươi 69.529 3 Đầu tư XD các đơn vị sản xuất giống rau quả - 4 Hỗ trợ sản xuất giống rau quả 95.250 5 Đầu tư sản xuất rau sạch 29.300 III Đầu tư XDCB các đơn vị dịch vụ thương mại ( mới) 12.000 IV Đầu tư cho nghiên cứu và đào tạo 57.000 ( Nguồn: Phòng tư vấn đầu tư ) 2.2.3.3.5. Về xây dựng. Bảng 2.9: Phát triển các nhà máy chế biến rau quả đến năm 2010 TT Nhà máy Công suất ( Tấn/năm) Ghi chú Tổng số 250.000 1 Đồng Giao 30.000 Mở rộng và xây dựng mới 2 Lục Ngạn 20.000 Xây dựng mới 3 Kiên Giang 20.000 Mở rộng và xây dựng mới 4 Quảng Ngãi 20.000 Xây dựng mới trên cơ sở đã có 5 Cần Thơ 20.000 Xây dựng mới ( LD với liên tỉnh) 6 Quảng Bình 15.000 Xây dựng mới ( LD với liên tỉnh) 7 Vĩnh Phúc 10.000 Nâng cấp và mở rộng 8 Hưng Yên 10.000 Nâng cấp và thêm dây chuyền cà chua cô đặc 9 Tân Bình ( TP.HCM) 10.000 Nâng cấp và mở rộng 10 Duy Hải ( TP.HCM) 10.000 Chuyển địa điểm, nâng cấp, mở rộng 11 Sơn La 10.000 Xây dựng mới ( LD với tỉnh) 12 Nha Trang 10.000 -nt- 13 Đồng Tháp 10.000 -nt- 14 Cửu Long 10.000 -nt- 15 Lào Cai 8.000 -nt- 16 Lạng Sơn 6.000 -nt- 17 Hà Nội 6.000 Nâng cấp ( Nguồn: Phòng tư vấn đầu tư ) Để đạt được công suất như trên, nhu cầu và tiến độ đầu tư xây dựng như sau: Bảng 2.10: Dự kiến đầu tư xây dựng cơ bản các nhà máy chế biến rau quả giai đoạn 2007-2010 Nhà máy Vốn đầu tư ( Tỷ Đ) Công suất ( ngàn tấn/năm) Tổng số 310 250 1.Đồng Giao 50 30 2. Lục Ngạn 40 20 3. Kiên Giang 30 20 4. Quảng Ngãi 30 20 5.Cần Thơ 60 20 6. Quảng Bình 30 15 7. Vĩnh Phúc - 10 8. Hưng Yên - 10 9. Tân Bình - 10 10. Duy Hải 25 10 11. Sơn La 30 10 12. Nha Trang - 10 13. Đồng Tháp - 10 14. Cửu Long - 10 15. Lào Cai 15 7 16. Lạng Sơn - 5 17. Hà Nội - 5 18. XĐCT2 - 1 19. XĐCT3 - 1 20. XĐ Ch. Th - 1 ( Nguồn: Phòng tư vấn đầu tư ) Chú thích : dấu (- ) thể hiện đã đầu tư giai đoạn trước. - Ngoài ra TCT còn dự kiến đầu tư xây dựng cơ bản các nhà máy bao bì và kho cảng khác như: Trong giai đoạn tiếp theo dự kiến đầu tư xây dựng nhà máy bao bì hộp sắt phía Bắc với tổng vốn đầu tư là 15 tỷ đồng, đầu tư Kho Thọ Quang CT2 với tổng vốn đầu tư là 5 tỷ đồng. 2.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả của TCT rau quả Rau quả- nông sản Việt Nam. 2.3.1. Giải pháp về nguyên liệu. 2.3.1.1. Giải pháp quy hoạch vùng nguyên liệu Mỗi nhà máy tốt nhất cần có vùng nguyên liệu riêng để phục vụ cho sản xuất chế biến của chính nhà máy mình. Vì vậy trước khi đặt địa điểm xây dựng nhà máy cần xem xét kỹ lưỡng nhiều yếu tố trong đó nguyên liệu là yếu tố cực kỳ quan trọng. Ví dụ như nguyên liệu dứa, dự kiến đến năm 2010 diện tích dứa có 25,6 ngàn ha, tăng 8,1ngàn ha so với hiện trạng (tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2004-2010 là 6,5%/năm); sản lượng ước đạt hơn 1000 ngàn tấn. tăng 538,2 ngàn tấn so với hiện trạng (tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2004-2010 là 13,2%/năm), diện tích tập trung ở tỉnh Ninh Bình (3,2 ngàn ha), Nghệ An (3 ngàn ha), Đồng Nai (3 ngàn ha), Tiền Giang (3,5 ngàn ha), Kiên Giang (3 ngàn ha). Vì vậy các vùng nguyên lịêu này phải được quy hoạch một cách có khoa học để đảm bảo diện tích dứa trồng đạt được đúng so mục tiêu đề ra, đảm bảo cung cấp đủ dứa phục vụ nhu cầu chế biến của các nhà máy. Việc quy hoạch vùng nguyên liệu cho từng loại rau quả khác nhau phải dựa vào đặc điểm sinh trưởng của từng loại rau quả đó. Ví dụ như cam sành, việc lựa chọn vùng đất thích hợp để trồng là đất phù sa có thành phần cơ giới nặng- màu gan gà. Vùng trồng cam cho năng suất và chất lượng cao là: huyện Tam Bình, Trà Ôn- Vĩnh Long, Vũng Liêm- Trà Vinh, Càng Long- Trà Vinh,Châu Thành- Hậu Giang. Từ các vùng nguyên liệu cũ, mở rộng diện tích vùng nguyên liệu đến mức có thể để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về nguyên liệu cho các nhà máy. 2.3.1.2. Giải pháp đầu tư giống. - Lựa chọn giống tốt, giống phù hợp với từng loại đất trồng. - Cần có các cơ sở nhân giống, biện pháp nhân giống đối với từng loại cây trồng. Bình tuyển và nhân giống sạch bệnh, đạt chất lượng cao từ cây đầu dòng cung cấp trực tiếp cho các nhà vườn, nên giao cho chủ hộ có cây đầu dòng hoặc các cơ sở nhân giống được công nhận là địa chỉ xanh. Ví dụ như dứa cần có biện pháp nhân giống bằng nom thân( chẻ dọc, cắt khoanh), bằng chồi ngọn và huỷ đỉnh sinh trưởng, mỗi vùng nguyên liệu tập trung cần xây dựng một khu vực nhân giống với quy mô bình quân 50 ha (đối với 1 vùng nguyên liệu 1000 ha) để tiến hành nhân nhanh giống dứa Cayen cung cấp cho vùng sản xuất. Mật độ dứa Cayen: 5-5,5 vạn chồi/ha (các tỉnh miền Bắc), 6-6,5 vạn chồi/ha (các tỉnh miền Trung), các tỉnh ĐBSCL mật độ 3-3,3 vạn chồi/ha (hệ số sử dụng đất là 50-60%). Vải thì cần duy trì các giống vải thiều Thanh Hà, vải thiều Lục Ngạn, và một số giống vải lai giống mới. - Hoàn thiện qui trình thâm canh cho từng giống cây thích hợp với từng tiểu vùng sinh thái . - Cần tiếp tục nghiên cứu để chọn ra được giống mới có thời kỳ thu hoạch rải vụ như vải phục vụ chế biến gồm các giống chín sớm, chính vụ, chín muộn nhằm hạn chế tác động của thị trường khi cung vượt quá cầu. 2.3.2. Giải pháp đầu tư cho khoa học kỹ thuật Trong những năm tới, công tác nghiên cứu về rau quả bao gồm các khâu: nông nghiệp, chế biến và quản lý sẽ tập trung vào giải quyết những vấn đề cấp bách và thiết thực nhất phục vụ cho sản xuất và kinh doanh, nhất là : giống, công nghệ mới trong trồng trọt, phòng trừ sâu bệnh, công nghệ sau thu hoạch, chế biến sản phẩm mới, bao bì, kiểm tra chất lượng sản phẩm… Trong nghiên cứu , đặc biệt coi trọng việc tiếp nhận và ứng dụng khoa học công nghệ tiến bộ của thế giới vào điều kiện nước ta, tranh thủ lợi thế của nước đi sau. Chỉ nghiên cứu mới những vấn đề cần thiết và đặc thù ở Việt Nam. Mọi nghiên cứu đều phải gắn với sản xuất hàng hoá, thông qua các hợp đồng gắn trách nhiệm và lợi ích của đơn vị và cán bộ nghiên cứu với hiệu quả thực tế sau khi áp dụng vào sản xuất. Đơn vị chuyên trách chính là Viện nghiên cứu rau quả. Những vấn đề cần nghiên cứu tại các vùng sinh thái khác nhau, sẽ bố trí tại các đơn vị của hệ thống giống rau quả và các đơn vị thích hợp trong TCT trên cơ sở hợp đồng giao đề tài. Nhu cầu đầu tư xây dựng trong các năm tới tập trung chủ yếu là Viện rau quả. Về đào tạo, trong những năm tới bao gồm: đào tạo bổ túc và đào tạo mới đội ngũ cán bộ chuyên ngành rau quả phục vụ cho nghiên cứu đào tạo và sản xuất trồng trọt, chế biến, quản lý, quản trị kinh doanh, để có thể đủ khả năng tiếp cận và làm việc thành thạo với các thiết bị và công nghệ mới, hiện đại. Đồng thời đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh rau quả. Tổng kinh phí đào tạo trong nước dự tính là 15 tỷ đồng 2.3.3. Giải pháp về vốn. 2.3.3.1. Các nhóm giải pháp về tạo vốn. Nguồn vốn của TCT hiện nay được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau: - Vốn ngân sách cấp. - Vốn vay tín dụng. - Vốn liên doanh nước ngoài. - Vốn tự có. * Vốn ngân sách cấp: Đây là một nguồn vốn quan trọng trong cơ cấu các nguồn vốn của TCT. Qua phân tích ta thấy nguồn vốn này chiếm tỷ trọng không lớn trong cơ cấu các nguồn vốn của TCT. Vì vậy trong những năm tới TCT cần đề nghị Nhà nước cấp thêm vốn ngân sách cho các hoạt động đầu tư. Ngoài ra TCT có thể cùng các ban ngành, địa phương ở các nhà máy, các xí nghiệp, các công ty con của TCT đề nghị cấp thêm ngân sách để cải tạo cơ sở hạ tầng của khu vực dân cư xung quanh. Điều này sẽ giúp cải thiện đời sống nhân dân và cũng là có lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT sau này. * Vốn vay tín dụng: Như đã phân tích ở trên, nguồn vốn vay tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư của công ty. Đối với nguồn vốn này thì triển vọng huy động trong tương lai của TCT là rất cao vì hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT đang có hiệu quả cao. Tuy nhiên TCT cũng cần phải chú trọng trả đúng hạn các khoản nợ trong quá khứ để nâng cao uy tín, đồng thời thiết lập các mối quan hệ bền vững với các ngân hàng truyền thống để đảm bảo nguồn cung cấp đáng tin cậy. Ngoài ra TCT cũng cần tìm những nguồn tài trợ khác an toàn và hiệu quả hơn để tiết kiệm được chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. * Vốn liên doanh với nước ngoài: Thiết bị lạc hậu và thiếu vốn đầu tư là khó khăn lớn nhất của TCT trong thời đại hiện nay. Thực hiện chủ trương của nhà nước về mở rộng thu hút đầu tư, liên doanh liên kết với nước ngoài, trong những năm tới, TCT cần có những biện pháp tích cực hơn để thu hút vốn đầu tư của nước ngoài bằng cách tăng cường liên doanh liên kết, xây dựng tốt mối quan hệ với các đối tác liên doanh, đảm bảo hài hoà lợi ích của cả hai bên để công tác liên doanh liên kết có hiệu quả hơn. * Vốn tự có: Nguồn vốn này như đã phân tích ở trên chiếm tỷ lệ không lớn trong tổng cơ cấu các nguồn vốn của TCT. Nguồn vốn này chủ yếu là lợi nhuận để lại và vốn khấu hao. Nguồn vốn này trong những năm qua chiếm chưa đến 10% tổng cơ cấu các nguồn vốn của TCT. Tỷ lệ này là khá thấp, do vậy trong thời gian tới TCT có những biện pháp để tăng tỷ lệ nguồn vốn tự có của TCT. Theo phân tích ở chương I ta cũng thấy rằng về số tuyệt đối lượng vốn tự có của TCT trong các năm qua liên tục tăng, đây là một điều đáng mừng vì nó đã chứng tỏ rằng TCT đang hoạt động có hiệu quả, có tích luỹ tăng vốn. Để nguồn vốn này, có thể tiếp tục tăng trưởng thì TCT cần phải có biện pháp tích cực nâng cao hiệu quả sử dụng và tỷ suất sinh lời vốn đầu tư, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm , gia tăng lợi nhuận, từ đó tăng lợi nhuận trích ra để tái đầu tư. Một biện pháp nữa để tăng nguồn vốn tự có của TCT là có thể tiến hành trích khấu hao tài sản cố định ở mức cao mà vẫn đảm bảo có lãi. Theo qui định hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước có thể trích khấu hao cơ bản tài sản cố định tới 20% và được giữ toàn bộ khấu hao tài sản cô định thuộc nguồn vốn Nhà nước để tái đầu tư, thay thế, đổi mới tài sản cố định. TCT phải cân nhắc mức trích khấu hao tài sản cố định sao cho giá cả sản phẩm của TCT vẫn phải cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác đặc biệt là các công ty khác trên thế giới. Đối với nguồn vốn là lợi nhuận thì TCT phải tích cực khai thác tối đa năng lực sản xuất hiện có để tăng doanh thu đồng thời tăng lợi nhuận… Ngoài ra TCT cần phải thực hiện các biện pháp giảm chi phí trong quá trình sản xuất cũng như tăng cường khả năng tiêu thụ sản phẩm để tăng lợi nhuận. Vốn khấu hao cũng là một nguồn vốn rất quan trọng. TCT cần phải đánh giá lại chính xác gía trị tài sản của mình và có phương pháp khấu hao phù hợp để tránh tình trạng khấu hao quá ít thì sẽ gây lãng phí vốn còn nếu quá nhiều thì sẽ gây tăng gía thành khiến quá trình tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn. 2.3.3.2. Nhóm giải pháp về quản lý và sử dụng vốn. - Đánh giá lại vốn của TCT để nhanh chóng đưa vốn vào hoạt động. Xin phép được thanh lý, chuyển đổi các tài sản không sử dụng, tồn kho đã lâu - Đánh gía lại giá trị thương hiệu và lợi thế kinh doanh của TCT làm cơ sở cho việc hợp tác, liên doanh sắp tới với các đối tác trong tương lai. - Vay vốn từ quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển, các tổ chức ngân hàng để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT. - Tạo cơ chế quản lý vốn tập trung và linh hoạt. Nắm và quản lý chặt chẽ các quỹ như phúc lợi, quỹ khen thưởng … để đảm bảo cho việc lập, trích và sử dụng các quỹ này đúng và đủ tránh lãng phí. Ngoài ra TCT cần giao trách nhiệm cụ thể cho kế toán trưởng quản lý quỹ tiền mặt của TCT để tránh thất thoát. - Xác định nhu cầu vốn thực sự cho hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó lập kế hoạch sử dụng vốn một cách khoa học và phù hợp với thực tế, tránh tình trạng lúc thừa lúc thiếu, tránh thất thoát, dàn trải. Cần nâng cao khả năng hoạch định, nghiên cứu thị trường cũng như lập kế hoạch trong tất cả các khâu của cán bộ trong TCT. - Công tác chuẩn bị đầu tư, thủ tục xin phép đầu tư phải làm nhanh gọn, tránh rườm rà qua nhiều khâu xét duyệt, dễ gây mất cơ hội đầu tư. - Công tác giải phóng mặt bằng chuẩn bị thực hiện đầu tư cần phải làm nhanh gọn để khỏi mất thời gian thi công dự án và bỏ dở dự án. TCT cần lập ra phòng đầu tư để việc quản lý mọi hoạt động đầu tư được thống nhất hơn. - Đẩy nhanh việc thanh quyết toán với các dự án đầu tư đã hoàn thành. - Đẩy mạnh công tác giám sát tiến độ thực hiện các dự án để hoàn thành dự án đúng tiến độ và không khê đọng vốn. 2.3.4. Giải pháp về con người. Yếu tố con người là rất quan trọng trong mọi lĩnh vực sản xuất. Để nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao TCT cần phải thực hiện một số giải pháp sau: 2.3.4.1. Đối với công tác tuyển dụng lao động. TCT cần chú trọng hơn nữa đến công tác tuyển dụng, tổ chức thông báo rộng rãi hơn về thông tin tuyển dụng để có thể thu hút được nhiều ứng viên tham gia, tổ chức tuyển công khai thông qua hình thức thi tuyển đảm bảo có thể lựa chọn đúng người, đúng việc. Công tác tuyển chọn cần thực hiện chặt chẽ và khách quan ngay từ đầu, phải dựa trên trình độ và năng lực của con người dự tuyển để đánh giá và lựa chọn. Làm tốt công tác tuyển chọn đầu vào sẽ đảm bảo trình độ và chất lượng nguồn nhân lực của TCT, giảm chi phí đào tạo và đào tạo lại không cần thiết sau này. Đây là một trong những tiền đề để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận, tăng tích lũy vốn để tái đầu tư sau này. Tình trạng nhận các đối tượng là con em vào các doanh nghiệp nhà nước hiện nay là khá phổ biến, nhiều khi doanh nghiệp nhận những người không đủ năng lực để làm việc mà vẫn phải trả lương, đó cũng là một sự thất thoát lãng phí lớn. TCT cần chú ý xem xét vẫn có thể ưu tiên nhận các đối tượng là con em trong công ty nhưng phải có năng lực thật sự. Nếu như vậy người lao động vừa có sự gắn bó vừa có thể đóng góp cho sự phát triển của TCT. Trong công tác tuyển dụng phải chú ý đảm bảo một cơ cấu lao động hoàn chỉnh. Đó là việc phải cân đối giữa tỷ lệ các trình độ đại học- cao đẳng- trung cấp- công nhân kĩ thuật, cân đối giữa tỷ lệ công nhân bậc thấp với công nhân bậc cao… 2.3.4.2. Đối với công tác đào tạo. Đẩy mạnh việc đào tạo mới và đào tạo lại để bổ sung lực lượng lao động có kĩ thuật, nghiệp vụ lành nghề đáp ứng nhu cầu ngày càng cao nhu cầu của sản xuất. Đối với những lao động hiện tại của các công ty trực thuộc TCT, để nâng cao tay nghề hơn nữa và có thể sử dụng được máy móc thiết bị hiện đại thì TCT phải tổ chức đào tạo lại bằng cách ký hợp đồng đào tạo ở các trường đại học có liên quan trong nước và gửi đi đào tạo ở nước ngoài. Kinh phí đào tạo sẽ được TCT hỗ trợ một phần, còn lại học viên tự lo. TCT cần dựa trên nhu cầu hoạt động để xác định nhu cầu đào tạo của cả năm, công bố chương trình đào tạo và chỉ tiêu đào tạo rộng rãi cho toàn thể cán bộ công nhân viên. TCT phải xây dựng cụ thể kế hoạch đào tạo và có kế hoạch điều động lao động hợp lý tạo điều kiện cho người lao động trong các công ty con vừa tham gia lao động sản xuất đảm bảo thu nhập, vừa có thể tham gia học tập nâng cao tay nghề. Đối với công tác đào tạo công nhân là những người lao động trực tiếp cần thường xuyên mở các lớp đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, tiến hành kiểm tra, đánh giá thường xuyên tay nghề của công nhân để có các lớp đào tạo mới, đào tạo lại cho phù hợp, đảm bảo mặt bằng chung tay nghề, tổ chức thi nâng bậc cho công nhân. Đối với công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý cần phải được đào tạo có bài bản, có hệ thống về các kiến thức quản lý kinh doanh , phải được trang bị đầy đủ các kiến thức pháp luật. Trên thực tế đội ngũ lãnh đạo ở các doanh nghiệp Nhà nước chủ yếu đi dần lên từ công nhân, không phải là họ không có năng lực mà thực tế là họ không được đào tạo một cách bài bản các kỹ năng quản lý kinh doanh, trong khi đó yêu cầu của thực tiễn rất cần các bộ quản lý có thể tiến hành dưới hình thức học tập trung dài hạn các lớp cao học, đại học hoặc tham gia học tập thường xuyên tại các lớp ngắn hạn, tham quan học tập tìm hiểu kinh nghiệm phương pháp quản lý ở các doanh nghiệp điển hình cả trong và ngoài nước. 2.3.5. Giải pháp về công nghệ và máy móc thiết bị phục vụ công nghiệp chế biến. Thực trạng công nghệ máy móc thiết bị phục vụ công nghiệp chế biến của TCT so với thế giới là vẫn còn lạc hậu, TCT chưa có được những máy móc thiết bị tiên tiến nhất. Lí do rất đơn giản do nguồn vốn đầu tư của TCT có hạn nên TCT chọn giải pháp mua lại những thiết bị đã qua sử dụng, giá trị còn lại khoảng từ 80- 90%. Vì vậy các giải pháp đặt ra là: - TCT cần phải đổi mới dần dần, đồng bộ hoá từng phần chứ không thể hiện đại hoá, đồng bộ hoá tất cả các máy móc thiết bị ngay được vì như vậy sẽ cần một lượng vốn quá lớn vượt qúa khả năng của TCT. Bên cạnh hoạt động đầu tư theo chiều rộng TCT cũng phải tính đến các hoạt động đầu tư theo chiều sâu, đầu tư các thiết bị tiên tiến nhất để phục vụ chiến lược phát triển lâu dài của TCT. - Để tiết kiệm vốn đầu tư, TCT có thể tìm kiếm những thiết bị đã qua sử dụng, giá những thíêt bị này rẻ hơn rất nhiều thiết bị mua mới. Tuy nhiên để tránh trở thành bãi thải công nghệ của các nước tiên tiến, phải thận trọng tránh những thiết bị quá cũ, lạc hậu. Phải tiến hành đánh giá lại giá trị còn lại của thiết bị hết sức cẩn thận và khoa học. Trước khi mua phải điều tra kĩ càng về các thông tin liên quan đến thiết bị cần mua, hãng bán và lí do vì sao họ bán. TCT cần có những biện pháp chỉ đạo cho các công ty con thường xuyên làm công tác đánh gía tình hình biến động và sử dụng máy móc thiết bị, từ đó lập kế hoạch đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới, có kế hoạch sửa chữa máy móc đảm bảo cho hệ thống máy móc thiết bị luôn đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài ra TCT cũng phải áp dụng hình thức đầu thẩu rộng rãi trong mua sắm, đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ. Hình thức đấu thầu có rất nhiều ưu điểm, nó đảm bảo một sự cạnh tranh công khai và công bằng giữa các nhà thầu cung cấp máy móc thiết bị và công nghệ. Chỉ những nhà thầu có năng lực trình độ công nghệ đáp ứng được yêu cầu mới có khả năng thắng thầu. Thông qua đấu thầu mua sắm máy móc thiết bị, TCT có thể có được những thiết bị công nghệ tiên tiến hiện đại của các hãng nổi tiếng trên thế giới với mức giá hợp lý, tránh tình trạng phải trả giá cao cho những thiết bị kém phẩm chất, đồng thời sẽ tránh được những tiêu cực sẽ phát sinh trong quá trình mua sắm thiết bị thường xảy ra. Đầu tư máy móc thiết bị hiện đại đảm bảo cho TCT có khả năng sản xuất ra những sản phẩm ngày càng có chất lượng cao đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường. Qua đó uy tín và vị thế của TCT cũng như sức cạnh tranh của TCT ngày càng lớn trên thị trường quốc tế. 2.3.6. Giải pháp về thị trường. 2.3.6.1. Dự báo nhu cầu thị trường trong những năm tiếp theo. a/Trong nước: Dân số Việt Nam trong những năm gần đây khoảng 84 triệu người và có khoảng 3 triệu người nước ngoài có mặt ở Việt Nam ( tính trung bình / năm), tổng số là 87 triệu người. Nếu tính nhu cầu tiêu thụ ở mức trung bình là mỗi người 100kg rau và 60kg quả/ năm thì mỗi năm cần 8,7 triệu tấn rau và 5,2 triệu tấn quả. Năm 2010 dân số tăng lên, nhu cầu tiêu thụ bình quân đầu người cũng tăng lên, có thể cần tới 10 triệu tấn rau và 8 triệu tấn quả. Đây là một thị trường lớn không những yêu cầu về khối lượng rau quả, mà cả về chất lượng, chủng loại và thị hiếu, sẽ đòi hỏi đa dạng hơn khi kinh tế phát triển, nước ta chuyển dần thành một nước công nghiệp có mức sống tăng cao. Dự báo một số xu hướng sau sẽ tiếp tục phát triển: - Nhu cầu tiêu thụ rau quả tươi sẽ tăng nhanh. Các loại rau quả cần trao đổi Bắc- Nam như: Xoài, nho, chôm chôm… (từ phía Nam ra ); khoai tây, vải, nhãn, hoa đào, quất cảnh…(từ phía Bắc vào), nếu được tổ chức tốt sẽ cung ứng với khối lượng lớn, giá TCT thành hạ có lợi cho cả người tiêu dùng lẫn người sản xuất. Ngoài ra, vẫn cần nhập khẩu một số loại hoa quả Ôn đới như: táo tây, nho, đào, mận, hoa… mà trong nước không sản xuất được. Nếu phát triển trồng cam quýt trong nước với chất lượng tốt sẽ tự túc được và không cần nhập cam quýt Trung Quốc qua biên giới. - Các loại nước giải khát từ quả thiên nhiên sẽ được tiêu thụ ngày càng mạnh, do tác dụng bổ dưỡng sức khoẻ, cần sản xuất nhiều với chất lượng tốt và giá cả phải chăng, để thay dần các đồ uống pha chế công nghiệp. Các sản phẩm rau quả chế biến, đóng hộp, lọ và các loại rau quả tươi thái sẵn để nấu ăn, sẽ được tiêu thụ ngày càng nhiều, do nhịp độ cuộc sống thay đổi theo hướng công nghiệp. Nhu cầu rau sạch đã bắt đầu tăng ở các thành phố. b/ Ngoài nước. Nước ta không ngừng mở rộng quan hệ quốc tế, hội nhập với khu vực và thế giới. Việt Nam đã là thành viên của ASEAN và WTO và các tổ chức quốc tế khác, đồng thời thiết lập và mở rộng quan hệ với tất cả các nước. Đó là những thuận lợi cơ bản cho kinh doanh kinh tế đối ngoại, thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam, trong đó có rau quả. Song thách thức gay gắt nhất là nền kinh tế nước ta xuất phát từ cơ sở thấp kém, lại phải đi lên trong môi trường cạnh tranh quyết liệt. Theo các tài liệu của FAO, trong mấy thập kỷ gần đây, nhu cầu tiêu thụ rau quả thế giới tăng nhanh, đã thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu. Trong khi đó, hàng rau quả Việt Nam tiêu chuẩn chất lượng, mẫu mã còn thấp, giá thành cao, khối lượng còn rất nhỏ bé so với thế giới, nhưng lại phải cạnh tranh với rau quả của nhiều nước xuất khẩu truyền thống. Tuy nhiên, hiện nay vẫn thường xuyên có nhiều khách hàng nước ngoài đặt vấn đề mua rau quả Việt Nam với khối lượng lớn như chuối tươi, vải, đồ hộp dứa và nhiều sản phẩm rau quả khác. Song ta chưa đáp ứng thực sự đáp ứng hết yêu cầu của họ. Dự báo sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới, sẽ tạo lập thêm các hành lang thương mại mới cho ngành rau quả . Tổng hợp dự báo thị trường xuất khẩu rau quả thời gian tới như sau: - Khu vực Đông Bắc Á và Châu Á – Thái Bình Dương: Trung Quốc, Viễn Đông Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Úc, New Zealand… - Trung cận đông và một số nước châu Phi. - Tây Bắc Âu, Mỹ và một số nước Châu Mỹ, Đông Âu. 2.3.6.2. Giải pháp để đáp ứng nhu cầu thị trường trên. - Từng bước xây dựng chiến lược thị trường và chiến lược sản phẩm cho các mặt hàng xuất khẩu. Coi trọng thị trường truyền thống (Đông Âu, SNG, đặc biệt là Nga), Đông Bắc á (Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan...) và ASEAN (Singapo...), đồng thời mở rộng thị trường Trung Quốc, Mỹ, thị trường Tây Âu và các thị trường khác. Nâng cao tỷ trọng hàng rau quả xuất khẩu trong tổng kim ngạch XK. - Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại: Trên cơ sở định hướng thị trường để xây dựng kế hoạch xúc tiến thương mại có mục tiêu, nâng cao năng lực kinh doanh và xúc tiến thương mại qua mạng Internet (bố trí đủ cán bộ có năng lực, trang bị đủ phương tiện...). Nắm bắt kịp thời các quy định mới (hàng rào phi quan thuế) của từng thị trường để giảm thấp các tranh chấp khiếu kiện. - Xây dựng quy chế thống nhất thương hiệu sản phẩm chung của Tổng Công ty. Chỉ đạo thống nhất về giá, nhãn hiệu sản phẩm vào từng thị trường, trước hết là những thị trường chủ lực của Tổng công ty. - Phát triển hệ thống dịch vụ- thương mại thành mạng lưới rộng khắp trong cả nước. Tăng cường hoạt động tiếp thị, khuyến mãi, làm cho người tiêu dùng ở Việt Nam sớm quen thuộc và tin dùng sản phẩm của TCT rộng rãi ở khắp nơi - Thực hiện liên doanh liên kết trong và ngoài nước để đẩy mạng tiêu thụ sản phẩm, giảm những cạnh tranh không cần thiết, thu hút mọi đơn vị thuộc các thành phần kinh tế khác nhau tự nguyện tham gia Hiệp hội rau quả, nhằm: hỗ trợ nhau, tăng sức mạnh và khả năng cạnh tranh, nhất là trong xuất khẩu cần thống nhất chiến lược thị trường, giá cả… Kết luận Công nghiệp chế biến rau quả là một lĩnh vực hoạt động không thể thiếu của TCT và đầu tư cho công nghiệp chế biến rau quả là hoạt động đầu tư quan trọng của TCT. Nó không những mang lại rất nhiều tác động tích cực cho các loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh khác của TCT, mang lại rất nhiều lợi ích cho TCT mà nó còn có tác động tích cực đến toàn bộ nền kinh tế, đến đời sống xã hội của dân cư. Nó phù hợp với chiến lược phát triển của Đảng và Nhà nước đã đề ra và trong những năm qua đầu tư cho công nghiệp chế biến đã được TCT không ngừng củng cố và đẩy mạnh. Với những cố gắng và nỗ lực đó hoạt động đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả của TCT đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng kể, mang lại cho TCT một doanh số ổn định về số lượng sản phẩm rau quả chế biến phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Tuy nhiên bên cạnh những thành công đó không thể không kể đến những khó khăn và hạn chế trong công cuộc đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả. Vì vậy, để tăng cường hiệu qủa đầu tư phát triển mặt hàng này trong thời gian tới Tổng công ty cần phải kịp thời đề ra các chiến lược, các sách lược kinh doanh mới phù hợp hơn. Tin tưởng rằng với sự đổi mới trong kinh doanh cùng với các tiềm năng sẵn có của đất nước, Tổng công ty rau quả, nông sản sẽ đạt được mục tiêu đầu tư, kinh doanh của mình, tiến tới trở thành một doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu rau quả hàng đầu của đất nước và khẳng định thương hiệu vững chắc trên thị trường thế giới. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Kinh tế đầu tư. Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt- TS Từ Quang Phương. 2. Giáo trình lập và quản lý dự án. Chủ biên PGS.TS, Nguyễn Bạch Nguyệt. 3. Dự án phát triển của TCT Rau quả Vịêt Nam đến năm 2010. TCT Rau quả nông sản Việt Nam 4. Báo cáo tổng kết công tác các năm: 2003, 2004, 2005, 2006. TCT Rau quả nông sản Việt Nam 5. Báo cáo tổng kết 15 năm hoạt động của TCT 1988-2002. TCT Rau quả nông sản Việt Nam 6. Các dự án đầu tư của TCT. TCT Rau quả nông sản Việt Nam 7. Báo cáo thực hiện xuất khẩu của TCT đến tháng 7/2006 của TCT. TCT Rau quả nông sản Việt Nam 8. Bản tin thị trường của TCT các năm 2003, 2004, 2005, 2006. TCT Rau quả nông sản Việt Nam 9. Đề tài: Nghiên cứu, tuyển chọn, phát triển giống, giống Vải không hạt, Lạc tiên và bảo quản chế biến sản phẩm phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. TCT Rau quả nông sản Việt Nam 10. Đề tài: Đánh gía hiệu quả đầu tư của dự án xây dựng dây chuyền nước dứa cô đặc tại công ty Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao- TCT Rau quả nông sản Việt Nam. TCT Rau quả nông sản Việt Nam 11. Các tạp chí về nông nghiệp và báo đầu tư . 12. Luận văn viết về TCT các khoá 43,44. 13. Trang web của TCT: www. Vegetexcovn.com.vn MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Sơ đồ : Cơ cấu tổ chức của TCT. 6 Bảng 1.1:Cơ cấu đầu tư phát triển của TCT 20 Bảng 1.2: Vốn đầu tư phát triển công nghiệp chế biến rau quả của TCT: 21 Bảng 1.3: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư của TCT 24 Bảng 1.4: Lợi nhuận trước thuế của TCT 26 Bảng 1.5: Vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất nguyên liệu. 30 Bảng 1.6: Vốn đầu tư cho xây dựng nhà máy của TCT qua các năm: 32 Bảng 1.7: Vốn đầu tư cho công nghệ máy móc thiết bị 33 Bảng 1.8: Thu nhập bình quân của người lao động của TCT . 36 Bảng 1.9: Vốn đầu tư cho hoạt động xúc tiến thương mại 38 Bảng 1.10: Các vùng sản xuất rau, quả truyền thống chủ yếu trong nước. 41 Bảng 1.11: Tình hình xuất khẩu rau quả 49 Bảng 2.1: Dự kiến công suất chế biến rau quả theo vùng 57 Bảng 2.2: Về sơ chế, bảo quản quy mô nhỏ trong dân. 57 Bảng 2.3: Mục tiêu phát triển của TCT đến năm 2010 59 Bảng 2.4: Dự kiến thị trường xuất khẩu rau quả đến năm 2010 60 Bảng 2.5 : Dự kiến phát triển các đơn vị sản xuất giống rau quả 60 Bảng 2.6: Quy mô sản xuất các loại rau quả nguyên liệu cần xây dựng vùng chuyên canh đến năm 2010. 61 Bảng 2.7 : Dự kiến đầu tư cho nghiên cứu và đào tạo ( vốn ngân sách) 62 Bảng 2.8: Tổng hợp dự kiến đầu tư phát triển thời kỳ 2007-2010. 62 Bảng 2.9: Phát triển các nhà máy chế biến rau quả đến năm 2010 63 Bảng 2.10: Dự kiến đầu tư xây dựng cơ bản các nhà máy chế biến rau quả giai đoạn 2007-2010 64 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TCT: Tổng công ty CBCNV: Cán bộ công nhân viên XNK: Xuất nhập khẩu TPXK: Thành phẩm xuất khẩu SP: Sản phẩm TT: Thị trấn XD: Xây dựng NC: Nghiên cứu XDCB: Xây dựng cơ bản CSHT: Cơ sở hạ tầng ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4922.doc
Tài liệu liên quan