Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội: thực trạng và giải pháp

LỜI NÓI ĐẦU Trong xu thế hội nhập kinh tế như hiện nay, đặc biệt là khi Việt Nam đã ra nhập WTO thì việc phát triển cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở hạ tầng đô thị nói riêng một cách đồng bộ, đạt trình độ tiên tiến, tiêu chuẩn hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, vừa là điều kiện vừa là một nội dung cơ bản của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước và tạo cơ sở quan trọng cho sự nghiệp đổi mới và phát triển bền vững nền kinh tế đất nước. Nó là động lực để phát triển kinh tế, hội nhập kinh

doc87 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1349 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội: thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế quốc tế và rút ngắn khoảng cách với bên ngoài. Hệ thống cơ sở hạ tầng tiên tiến và đồng bộ tạo điều kiện phát triển đồng đều giữa các địa phương, các vùng lãnh thổ, làm giảm sự chênh lệch về mức sống và dân trí giữa các khu vực dân cư. Tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng, dân số đô thị cũng tăng lên với tốc độ chóng mặt, điều này sẽ đồng nghĩa với sự gia tăng các nhu cầu. Một trong những nhu cầu đó là nhu cầu tiêu thụ nước sạch ở đô thị. Để giải quyết vấn đề trên thì yêu cầu đặt ra là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước. Do vậy, vấn đề về vốn để đầu tư cho cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị là rất lớn, cần phải đa dạng hóa các nguồn vốn cho việc đầu tư phát triển. Nhưng khi mà các nguồn vốn Ngân sách nhà nước, nguồn vốn ưu đãi quốc tế như ODA có xu hướng giảm thì việc đẩy mạnh thu hút đầu tư tư nhân đang ngày càng trở nên có vai trò quan trọng hơn.Cũng là lý do vì sao em chọn đề tài : “ Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội: thực trạng và giải pháp” Đề tài được trình bày trong 2 chương : Chương 1: Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội Chương 2: Một số giải pháp tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Dân số Hà Nội qua các năm 22 Bảng 2 : Dự báo dân số Hà Nội đến năm 2020 23 Bảng 3: Diện tích, dân số trung bình và mật độ dân số Hà Nội 25 Bảng 4 : Nhu cầu nước đô thị phân theo khu vực địa lý 28 Bảng 5 : Tỷ lệ cấp nước 29 Bảng 6 : Vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị giai đoạn 2002-2007 31 Bảng 7 : Số dự án và cơ cấu dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị phân theo nguồn vốn giai đoạn 2001- 2007 34 Bảng 8: Quy mô tốc độ tăng định gốc và liên hoàn giai đoạn 2001- 2007 37 Bảng 9: Tỷ trọng vốn đầu tư phát triển CSHT CNĐT 39 giai đoạn 2001 – 2007 39 Bảng 10: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển Cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị giai đoạn 2001- 2007 41 Bảng 11: Vốn và cơ cấu vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị Hà Nội phân theo nội dung đầu tư giai đoạn 2001 – 2007 47 Bảng 12 : Quy mô và cơ cấu dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị giai đoạn 2001- 2007 49 Bảng 13 : Mức tăng công suất cấp nước đô thị tăng thêm giai đoạn 2001-2007 57 Bảng 14: Kết quả cấp nước đô thị Hà Nội 59 Bảng 15 : Dự kiến nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị giai đoạn 2008-2015 71 Bảng 16: Dự kiến cấp nước đô thị Hà Nội 78 CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG CẤP NƯỚC ĐÔ THỊ TẠI HÀ NỘI 1.1. Cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị, vai trò và mô hình cung cấp nước đô thị điển hình: 1.1.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng và cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị: 1.1.1.1. Cơ sở hạ tầng: Khái niệm: Cơ sở hạ tầng là tổ hợp các công trình vật chất kỹ thuật có chức năng phục vụ trực tiếp dịch vụ sản xuất đã sống của dân cư, được bố trí trên một phạm vi lãnh thổ nhất định. Chúng ta có thể thấy có hai loại ý kiến khác nhau xuất phát từ hai quan niệm theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp về cơ sở hạ tầng. Theo nghĩa hẹp, cơ sở hạ tầng được hiểu là tập hợp các ngành phi sản xuất vật chất thuộc lĩnh vực lưu thông bao gồm các công trình vật chất kỹ thuật phi sản xuất và các tổ chức dịch vụ có chức năng bảo đảm những điều kiện chung cho sản xuất, phục vụ những yêu cầu phổ biến của sản xuất và đời sống xã hội, theo cách hiểu này cơ sở hạ tầng chỉ bao gồm các công trình giao thông, cấp thoát nước, cung ứng điện, hệ thống thông tin liên lạc…và các đơn vị bảo đảm duy trì các công trình này. Tuy nhiên, quan niệm cơ sở hạ tầng theo nghĩa hẹp không cho chúng ta thấy mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận vốn không cùng tính chất nhưng lại có mối liên quan mật thiết với nhau trong một hệ thống thống nhất. Theo nghĩa rộng, cơ sở hạ tầng là tổng thể các công trình và nội dung hoạt động có chức năng đảm bảo những điều kiện “ bên ngoài” cho việc sản xuất và sinh hoạt của dân cư. Cơ sở hạ tầng là một phạm trù gần nghĩa với “môi trường kinh tế” bao gồm các phân hệ : Phân hệ kỹ thuật: đường, giao thông, cầu cảng, sân bay, năng lượng, bưu chính viễn thông…, phân hệ tài chính: hệ thống tài chính, tín dụng…, phân hệ thiết chế: pháp luật…, phân hệ xã hội: giáo dục, y tế…. Theo cách hiểu này thì cơ sở hạ tầng rất rộng, nó bao gồm toàn bộ khu vực dịch vụ. Theo nghĩa rộng thì cơ sở hạ tầng không có sự đồng nghĩa và lẫn lộn giữa phạm trù “ khu vực dịch vụ” hoặc là “ môi trường kinh tế” bởi cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho các khu vực kinh tế khác nhau phát triển. Như vậy, cơ sở hạ tầng là tổng hợp các công trình vật chất kỹ thuật có chức năng phục vụ trực tiếp cho sản xuất và đời sống của nhân dân, được bố trí trên phạm vi lãnh thổ nhất định. Các công trình vật chất kỹ thuật ở đây rất đa dạng như các công trình giao thông vận tải: đường xá, cầu cống, sân bay…; các công trình của ngành bưu chính - viễn thông: hệ thống đường cáp quang, các trạm, vệ tinh…hay các công trình của ngành điện:đường dây, nhà máy phát điện… Các công trình này có vị trí hết sức quan trọng, nó phục vụ trực tiếp và gián tiếp cho các hoạt động của xã hội. Khi lực lượng sản xuất chưa phát triển quá trình tiến hành các hoạt động chỉ là sự kết hợp giản đơn giữa 3 yếu tố đó là lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động chưa có sự tham gia của cơ sở hạ tầng. Nhưng khi lực lượng sản xuất đã phát triển đến trình độ cao thì để sản xuất có hiệu quả cần có sự tham gia của cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật được phát triển mạnh mẽ gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19. Bên cạnh đó, chính vì sự phát triển mạnh mẽ của cơ sở hạ tầng kỹ thuật mà nó thúc đẩy sự phát triển của cơ sở hạ tầng xã hội từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Hiện nay, chúng ta đang tiến hành phát triển cơ sở hạ tầng ở giai đoạn 3. Giai đoạn vừa phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật vừa phát triển cơ sở hạ tầng xã hội. Như vậy, khi khoa học kỹ thuật ngày càng được nâng cao thì cơ sở hạ tầng càng phát triển. Phân loại cơ sở hạ tầng Để có thể nhận biết và có biện pháp tạo lập vốn phù hợp đối với từng loại sơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển cơ sở hạ tầng, có thể phân chia cơ sở hạ tầng theo nhiều tiêu thức khác nhau: * Theo tiêu thức ngành kinh tế quốc dân: Dựa vào tiêu thức phân loại này, cơ sở hạ tầng được chia thành : Cơ sở hạ tầng kinh tế : bao gồm cơ sở hạ tầng công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông…; Cơ sở hạ tầng xã hội: bao gồm cơ sở hạ tầng giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao… Theo đó, Cơ sở hạ tầng kinh tế là cơ sở hạ tầng phục vụ lĩnh vực kinh tế, đó là hệ thống vật chất kỹ thuật cho sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực kinh tế như cơ sở hạ tầng của ngành công nghiệp, nông nghiệp, hệ thống giao thông vận tải; mạng lưới chuyên tải và phân phối năng lượng điện; hệ thống công trình và phương tiện thông tin liên lạc, bưu điện, viễn thông, cấp thoát nước… Cơ sở hạ tầng phục vụ lĩnh vực xã hội ( Cơ sở hạ tầng xã hội) : Đó là toàn bộ hệ thống vật chất kỹ thuật phục vụ cho các hoạt động văn hoá, xã hội đảm bảo cho việc thoả mãn và nâng cao trình độ dân trí, văn hoá tinh thần cho dân cư, cho quá trình tái sản xuất sức lao động của xã hội như các cơ sở, thiết bị và công trình phục vụ giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, các cơ sỏ y tế phục vụ chăm sóc sức khỏe…nó thường gắn với đời sống của các điểm dân cư, góp phần ổn định nâng cao đời sống dân cư trên lãnh thổ Sự phân chia này chỉ là tương đối vì trên thực tế, ít loại cơ sở hạ tầng nào hoàn toàn chỉ phục vụ kinh tế mà không phục vụ hoạt động xã hội và ngược lại. Chẳng hạn như hệ thống mạng lưới điện mở rộng đến nông thôn, đến vùng sâu, vùng xa giúp cho việc phát triển sản xuất nhưng đồng thời nó còn phục vụ cho đời sống, ở những nơi có điện, người dân có thể sử dụng các phương tiện hiện đại như đài, ti vi… để tiếp cận với những thông tin văn hóa xã hôi, nâng cao trình độ dân trí. Sự phân chia này cho phép chúng ta xác định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng ngành cụ thể, đồng thời xác lập mối quan hệ liên kết và phối hợp đồng bộ giữa các ngành trong quá trình xây dựng kế hoạch huy động vốn đầu tư một cách cân đối và hợp lý. * Theo khu vực lãnh thổ: Cơ sở hạ tầng ở mỗi ngành , mỗi lĩnh vực hoặc liên ngành, liên lĩnh vực hợp thành một tổng thể hoạt động, phối hợp hài hòa nhằm phục vụ sự phát triển của tổng thế kinh tế - xã hội-an ninh - quốc phòng trên từng vùng và cả nước. Sự phát triển kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội trên một vùng lãnh thổ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mà mỗi vùng lãnh thổ riêng biệt lại có cơ sở hạ tầng riêng biệt, do đó phải có cơ sở hạ tầng phù hợp. Theo tiêu thức phân loại này, Cơ sở hạ tầng được phân chia thành: Cơ sở hạ tầng đô thị và Cơ sở hạ tầng nông thôn. * Theo cấp quản lý và đối tượng quản lý Căn cứ vào tiêu chí này, Cơ sở hạ tầng được chia thành : Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội do trung ương quản lý, hệ thống cơ sở hạ tầng do địa phương quản lý Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội do trung ương quản lý bao gồm những tài sản quan trọng, có giá trị lớn, có chiến lược quốc gia gồm : hệ thống đường quốc lộ, đường sắt, sân bay, bưu chính viễn thông, điện, các trung tâm y tế, giáo dục lớn … Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội do địa phương quản lý, đó là những tài sản được nhà nước giao cho địa phương quản lý như : đường giao thông liên tỉnh, các trạm bơm tưới tiêu, hệ thống cơ sở vật chất các ngành giáo dục, y tế, văn hoá xã hội của địa phương. Cách phân loại này cho phép chúng ta xác định rõ trách nhiệm của từng cấp chính quyền trong việc quản lý, khai thác và sử dụng các công trình cơ sở hạ tầng. Trên cơ sở đó để xây dựng kế hoạch huy động các nguồn vốn đầu tư theo quy hoạch, kế hoach đã đề ra. Xét ở góc độ nào thì cơ sở hạ tầng cũng là một yếu tố, một chỉ số của sự phát triển. Hiện nay, xu thế hội nhập đang diễn ta mạnh mẽ thì tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng ngày càng tăng lên, cơ sở hạ tầng là nền tảng trong đó diễn ra các quá trình phát triển mà thiếu nó ( ví dụ như: hệ thống thông tin viễn thông hiện đại, hệ thống giao thông vận tải, văn hóa, xã hội…) thì sự phát triển khó có thể diễn ra trôi chảy. Chính vì điều đó mà việc xây dựng cơ sở hạ tầng trở thành một nội dung quyết định của sự phát triển, nó đem lại sự thay đổi lớn về điều kiện vật chất của toàn bộ sinh hoạt trong kinh tế xã hội. 1.1.1.2. Cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị: Cơ sở hạ tầng cấp nước là một bộ phận cấu thành cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm một hệ thống các công trình kiến trúc và các phương tiện vật chất kỹ thuật mang tính nền móng cho sự phát triển của cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị, có chức năng phục vụ nhu cầu nước cho sản xuất và sinh hoạt của xã hội bao gồm hệ thống ống dẫn, các trạm bơm, các nhà máy nước…cùng với các cơ sở vật chất khác phục vụ cho người dân. Xét về phạm vi lãnh thổ, nó gồm có cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị và cơ sở hạ tầng cấp nước nông thôn. Cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị là một bộ phận cấu thành nên cơ sở hạ tầng cấp nước. Nó bao gồm một hệ thống các công trình, nhà máy, đường ống, hệ thống ống dẫn, các trạm bơm…cùng những cơ sở vật chất khác ( hệ thống máy đếm nước…) phục vụ cho các đối tượng dân cư đô thị và đảm bảo cho họ được tham gia vào hệ thống cấp nước đô thị hoạt động một cách an toàn, thông suốt và liên tục. Đa dạng hóa nguồn lực cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị là chủ trương được triển khai dựa trên những căn cứ khoa học và khách quan. Điều đó được phân tích dựa trên những góc độ sau: Xét dưới góc độ sở hữu : Như trên đã trình bày, sản phẩm của cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị là hàng hóa công cộng. Mà hàng hóa công cộng cũng như hàng hoá thông thường, cũng có thể tách ra thành quá trình sản xuất và tiêu dùng. Tuy nhiên hàng hóa công cộng khác hàng hóa thông thường ở chỗ, hàng hóa thông thường được sản xuất để cá nhân tiêu dùng, còn hàng hóa công cộng được sản xuất ra cho cả cộng đồng sử dụng. Hàng hóa thông thường được sản xuất ra sau đó đem bán ra thị trường trao đổi nhằm kiếm lợi nhuận, phần lợi nhuận này lại được dùng để quay vòng sản xuất hay tái sản xuất mở rộng. Còn với hàng hóa công cộng, không thể bán ngay được mà để phục vụ chung cho cộng đồng. Chính vì vậy, nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị chủ yếu là từ nguồn tài chính công và từ sự đóng góp của xã hội hay nói cách khác là sự đa dạng hóa nguồn vốn trong phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị. Xét dưới góc độ sử dụng: Cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị có đặc điểm là được sử dụng chung, phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của người dân khu vực đô thị. Do vậy, dẫn đến mâu thuẫn đó là: Ai là việc khơi mào đầu tư, bỏ vốn, sửa chữa, quản lý... điều đó sẽ phức tạp nếu không giải thoát bằng một biện pháp có tính nguyên tắc đó là : cả xã hội tham gia đầu tư và cộng đồng sử dụng. Xét về khả năng huy động vốn : Trong năm 2005, trong số vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị thì 30% nguồn vốn Ngân sách và gần 40% vốn ODA còn lại là một lượng lớn nguồn vốn được huy động từ các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, như vậy trên thực tế cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị đã thu hút được toàn xã hội tham gia. Cho dù tiếp cận theo cách nào đi chăng nữa thì cũng có thể khẳng định rằng, muốn xây dựng cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị một cách nhanh chóng thì phải có sự góp sức của cả xã hội Xét về khía cạnh công bằng trong nghĩa vụ và quyền lợi của người dân: Trong thời gian vừa qua, việc xây dựng và hưởng thụ cơ sở hạ tầng cấp nước ở hai khu vực đô thị và nông thôn có sự khác biệt rất lớn. Các cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị được xây dựng với quy mô lớn, hiện đại, ở nông thôn thì các công trình này thường có quy mô nhỏ hơn đặc biệt là các vùng miền núi. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị thường là vốn Ngân sách nhà nước, còn cơ sở hạ tầng cấp nước nông thôn thì thường được huy động từ người dân, người dân ở khu vực thành thị thường không phải đóng góp cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng cấp nước mà họ chỉ việc đóng góp cho khối lượng nước mà mình sử dụng, người dân ở khu vực nông thôn ngoài việc đóng góp cho khối lượng nước mà mình sử dụng phải bỏ ra tiền bạc, công sức để xây dựng. Vì vậy, vấn đề đặt ra là việc huy động vốn và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cấp nước phải đảm bảo được sự công bằng xã hội 1.1.2. Khái niệm và vai trò của việc đầu tư phát triển cơ sở hạ cấp nước đô thị: Khái niệm về đầu tư phát triển Đầu tư là một hoạt động cơ bản tồn tại tất yếu và nó có vai trò quan trọng trong bất kì nền kinh tế xã hội nào. Nói về khái niệm đầu tư, có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau. Theo nghĩa rộng, đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả đó. Nguồn lực đó có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động hay công nghệ. Những kết quả đó có thể là sự tăng thêm của các tài sản tài chính : tiền vốn; tài sản vật chất: nhà máy, đường sá, các của cải vật chất khác…; tài sản trí tuệ : trình độ văn hoá, chuyên môn, khoa học kỹ thuật…và nguồn nhân lực có đủ điều kiện làm việc với năng suất cao hơn cho xã hội Theo nghĩa hẹp, đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế - xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được kết quả đó. Như vậy, xét theo bản chất có thể chia hoạt động đầu tư trong nền kinh tế ra làm 3 loại : Đầu tư tài chính là hình thức đầu tư mang lại lợi nhuận trực tiếp cho người bỏ tiền ra để cho vay hay mua bán các chứng chỉ có gia mà không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế. Đầu tư thương mại đây là hình thức mà nhà đầu tư bỏ tiền ra để mua hàng hoá và sau đó bán với giá cao nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch giá khi mua và khi bán. Trong đó, đầu tư phát triển tài sản vật chất là hình thức đầu tư mà các nhà đầu tư bỏ tiền và tài sản để tiến hành các hoạt động nhằm duy trì và tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, góp phần tạo nên việc làm, nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội. Trong đầu tư tài sản vật chất, có đầu tư các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, kiến trúc, thông tin, dịch vụ tài chính, tạo nền tảng cho các hoạt động kinh tế - xã hội ; đầu tư sức lao động bao gồm đầu tư công sức và đầu tư trí tuệ của người lao động. Đầu tư phát triển là một chuỗi các hoạt động chi tiêu, hao phí các nguồn lực : nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất đất đai, máy móc, thiết bị, nguyên nhiện vật liệu… nguồn lực lao động và trí tuệ. Phương thức tiến hành các hoạt động đầu tư : xây dựng mới, sửa chữa nhà cửa và cấu trúc hạ tầng. mua sắm máy móc thiết bị và lắp đặt…, bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực… Kết quả đầu tư : hoạt động đầu tư không chỉ mang lại lợi ích cho chủ đầu tư nói riêng : doanh thu, lợi nhuận… mà còn đem lại lợi ích cho toàn xã hội. Đầu tư được tiến hành trong hiện tại và kết quả của nó được thu về trong tương lai. Từ những khái niệm về đầu tư phát triển ở trên thì đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội là bỏ ra một lượng tiền vào việc tạo mới hay tăng 11cường cơ sở vật chất, các điều kiện kỹ thuật, phương tiện, thiết chế, tổ chức làm nền tảng cho kinh tế - xã hội phát triển. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị Như đã nêu ở trên, đầu tư phát triển là khái niệm rất rộng, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn em xin tập trung đi sâu vào nghiên cứu đầu tư về vốn để tăng thêm tài sản vật chất cho phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị là hình thức đầu tư cho việc khôi phục, nâng cấp, bảo dưỡng hay xây dựng mới các nhà máy nước, hệ thống đường ống và năng lực cấp nước cho người dân nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất cho người dân ở khu vực đô thị Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị là một hoạt đồng đầu tư phát triển của Nhà nước, của các đơn vị kinh tế tư nhân hay của các địa phương vào các công trình cấp nước Như vậy đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị bao gồm: - Đầu tư xây dựng cơ bản: là các khỏan đầu tư làm mới, mở rộng, cải tạo và nâng cấp các nhà máy nước, hệ thống đường ống… khoản đầu tư này làm tăng năng lực cấp nước cho người dân - Đầu tư (chi) thường xuyên : là đầu tư cho công tác duy trì, bảo dưỡng hệ thống cấp nước… tuy không làm gia tăng năng lực cấp nước nhưng nó giúp phục hồi năng lực đã mất do tình trạng xuống cấp của hệ thống ống dẫn… Đặc điểm của đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nói chung và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị nói riêng (là ngành sản xuất đặc biệt ), do nó có những đặc điểm khác với các ngành sản xuất vật chất khác. Đó là : Đặc điểm về vốn và sử dụng vốn cho đầu tư CSHT cấp nước đô thị: So với đầu tư vào cơ sở hạ tầng khác ( Ví dụ như : hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt… đầu tư vào hệ thống cấp nước có nhu cầu vốn không lớn song vốn thường sử dụng không tập trung. Nhu cầu vốn đầu tư cho hệ thống cấp nước tập trung chủ yêu vào các nhà máy lọc nước, các công nghệ xử lý nước, hệ thống đường dẫn…mà khi đầu tư vào đây thì có đặc điểm là vốn được đầu tư rộng khắp, từ nơi xử lý nước đến hộ tiêu dùng có một khoảng cách rất xa. Đặc điểm về hình thức đầu tư Đầu tư vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị ở đây đầu tư để duy trì năng lực hoạt động và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ nước, đầu tư mở rộng mạng lưới cung cấp, đầu tư nâng cao năng lực hoạt động, đầu tư tạo nguồn nước đảm bảo chất lượng cung cấp nước…do vậy cần phải đa dạng hóa các hình thức đầu tư. Hiệu quả đầu tư gắn liền với hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngành nước Nếu ngành hoạt động kinh doanh có hiệu quả, khi đó chi phí hoạt động ngành thấp, hay chi phí của các đối tượng sử dụng nước thấp cũng như lợi nhuận kinh doanh của ngành tăng, mang lại hiệu quả cho nền kinh tế Hiệu quả đầu tư ở đây còn được biểu hiện ở số lượng và chất lượng dịch vụ. Chất lượng và số lượng dịch vụ ở đây phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Yếu tố chủ quan ở đây xuất phát từ chính doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nước; yếu tố khách quan xuất phát từ tính đồng bộ trong công tác quy hoạch nước, thái độ của đối tượng sử dụng nước… Cơ sơ hạ tầng phát triển sẽ đảm bảo đáp ứng đủ và trên quy mô rộng cho các nhu cầu khác: Việc phát triển cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ dựa trên cơ sở quy hoạch tổng thể, quy hoạch đô thị và cơ sở hạ tầng đô thị sẽ góp phần giảm thiểu chi phí cho người tiêu dùng cũng như chi phí cho nhà kinh doanh nước sạch. Cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở hạ tầng cấp nước nói riêng phát triển là yếu tố cần thiết tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư phát triển: Cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị là điều kiện cho quá trình hình thành và phát triển đô thị. Nó là một trong những yếu tố cấu thành cơ sở hạ tầng đô thị , cung cấp những dịch vụ cơ bản, thiết yếu nhất cho các đô thị và phản ánh trình độ phát triển của từng đô thị, trình độ văn minh của đô thị Có thể nói, đối với các đô thị thì cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị còn được coi là bộ mặt của đô thị, hơn thế nữa nó còn là bộ mặt của đất nước. Do vậy chúng ta không thể không quan tâm đến cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị. Cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị là một trong những cơ sở hạ tầng rất quan trọng, đáp ứng nhu cầu cần thiết của đời sống hàng ngày, quyết định việc đảm bảo chất lượng vệ sinh môi trường sống cho người dân và góp phần tích cực phát triển và hiện đại hoá đô thị. 1.1.3. Mô hình cung cấp đô thị điển hình: Tại địa bàn tỉnh Hải Dương, công ty TNHH một thành viên KDNS Hải Dương hiện đang quản lý hạ tầng cấp nước trên địa bàn thành phố, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược phát triển công ty giai đoạn 2006 – 2010 là bao phủ dịch vụ cấp nước tất cả các thị trấn trong tỉnh và định hướng phát triển giai đoạn sau 2010 sẽ tiến tới cấp nước cho các thị tứ. Hiện nay, tổng công suất thiết kế của các nhà máy xử lý nước trog toàn công ty là 68.900 m³/ng. + bao gồm: - Địa bàn thành phố Hải Dương, công suất thiết kế 49.000 m³/ng.đ. + XNSX nước Cẩm Thượng (nước mặt): 35.000m³/ng.đ + XNSX nước Việt Hà (nước ngầm):14.000m³/ng.đ - Địa bàn thị trấn, thị tứ các huyện, công suất thiết kế : 19.000m³/ng.đ\ Hiện nay, công ty đang triển khai các dự án cấp nước cho 5 thị trấn còn lại của tỉnh, công suất thiết kế 8200 m³/ng.đ, gồm thị trấn Thanh Miện 1200 m³/ng.đ, Thanh Hà 1000 m³/ng.đ, Gia Lộc 2500 m³/ng.đ, Minh Tân – Phú Thứ 3500 m³/ng.đ. Trước 2003, công ty chỉ quản lý cấp nước trên địa bàn thành phố Hải Dương và thị trấn Phú Thái. Năm 2003 UBND thành phố giao cho công ty tiếp nhận các trạm nước thị trấn trong toàn tỉnh. Năm 2008, công ty lập đề án thí điểm sáp nhập trạm cấp nước xã Đồng Lạc, huyện Chí Linh do trung tâm nước sạch – VSNT Hải Dương làm chủ đầu tư. Nhìn chung công ty đã thành công trong việc tiếp nhận và quản lý, có những két quả đạt được như sau: Chất lượng nước luôn được kiểm soát đảm bảo chất lượng theo quy định, tỷ lệ thất thoát nước trung bình từ 35% giảm xuống còn 12,5%, chi phí sản xuất cho 1 m³ nước thương phẩm giảm đáng kể. Tuy nhiên để trạm cấp nước hoạt động ổn định có hiệu quả cần có lộ trình và thời gian nhất định. Hiện nay một số xí nghiệp hoạt động có hiệu quả tốt như XNKD số 1 và số 2 đã hoạch toán chi phí, trích khấu hao đầy đủ và có lãi đáng kể. Điển hình là trạm KDNS thị trấn Cẩm Giàng từ 2000 m³/ng.đ lên 4000 m³/ng.đ , năm 2009 công ty đã nâng công suất lên 7000 m³/ng.đ, Trạm Phú Thái công suất từ 1000 m³/ng.đ lên 2500 m³/ng.đ. XNKDNS số 3 và số 4 hoạt động ổn định tuy chưa có lãi nhưng cơ bản hạch toán đáp ứng chi phí sản xuất và trích khấu hao theo quy định trong một thời gian không xa các xí nghiệp này chắc chắn tự chủ trong SXKD và hạch toán sẽ có lãi. Kết quả hoạt động SXKD của 8 trạm bơm nước năm 2008 như sau: - Tổng khách hàng: 23.619 - Số lượng nước thương phẩm: 2.204.482 m³ - Tỷ lệ thất thoát nước: 12,5% - Tổng doanh thu: 10,1 tỷ đồng Đối với trạm cấp nước xã Đông Lạc: được đánh giá dù còn nhiều khó khăn về công tác huy động vốn đầu tư, những năm đầu hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả còn thấp nhưng về lâu dài sẽ có hiệu quả và giúp công ty mở rộng phạm vi cấp nước để tiến tới thống nhất quản lý dự án cấp nước ở thị tứ trong tỉnh. 1.2. Sự cần thiết phải đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị: Nhu cầu nước sạch là một trong những nhu cầu cơ bản của con người, trong quá trình phát triển nhu cầu của con người như nhu cầu ăn, mặc, nhu cầu uống… Nước là một nhu cầu thiết yếu của con người. Cơ thể con người chiếm tới 70% là nước. Con người có thể sống một tuần mà không ăn nhưng không thể sống quá ba ngày nếu không có nước uống. Vì vậy nước có thể coi là yếu tố không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của con người. Chỉ tiêu người dân được cung cấp nước sạch là một trong các chỉ tiêu phản ánh mức độ cải thiện chất lượng cuộc sống con người trong quá trình phát triển. Việt Nam hiện nay có 708 đô thị với dân số 21,59 triệu người ( chiếm 26,3% dân số toàn quốc). Cơ sở hạ tầng cấp nước sạch sinh hoạt có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của thành phố Hà Nội. Trước hết để biết được vai trò của cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị, ta tìm hiểu thế nào là nước sạch cũng như vai trò của nước sạch trong đời sống và trong sản xuất. Nước sạch là nước phải trong, không có màu, không có mùi vị, không chứa các mầm bệnh và các chất độc hại. Chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt phải đảm bảo theo quy chuẩn vệ sinh nước ăn uống do Bộ trưởng Bộ Y Tế ban hành( Theo quyết định số 1329/2002/BYT/QĐ ngày 18/04/2002 của Bộ trưởng Bộ Y Tế). Nước sạch phải đảm bảo chất lượng theo quy định trên toàn hệ thống từ sau công trình xử lý đến người trực tiếp sử dụng Trong đời sống sinh hoạt cũng như trong sản xuất, nước sạch có vai trò vô cùng quan trọng, nó đáp ứng nhu cầu số lượng và chất lượng cho sinh họat và sản xuất Nhu cầu nước sạch trong đời sống sinh hoạt: Nước là tài nguyên, là tư liệu thiết yếu cho cuộc sống con người. Không có nước thì không có sự sống. Chúng ta cần nước cho sinh hoạt, bảo vệ sức khoẻ và vệ sinh. Nước sạch có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống của con người. Nó đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người : ăn, uống. Trong cơ thể con người chiếm tới 70% là nước, chúng ta có thể không ăn trong một tuần nhưng không thể sống không quá ba ngày mà không có nước. Hàng ngày mỗi người cần tối thiểu 60 – 80 lít, tối đa tới 150 – 200 lít nước dùng cho sinh hoạt ; riêng lượng nước ăn uống vào cơ thể ít nhất cũng tới 1,5-2 lít mỗi ngày. Ngoài ra, nước dưới đất còn chứa 60 nguyên tố đa lượng, vi lượng rất cần thiết cho sự sống. Nhu cầu nước sạch trong sản xuất: Nước sạch không chỉ dùng trong ăn uống, sinh hoạt cho con người mà nó càn rất cần cho sản xuất nông nghiệp (đảm bảo tưới tiêu nước đi đôi với cải tạo đất lầy thụt, chua phèn, nhiễm mặn, bạc mầu, phục vụ thâm canh, tăng vụ), thuỷ sản, công nghiệp (góp phần quan trọng, bảo đảm các điều kiện để phát triển ngành công nghiệp với nhịp độ cao, mở rộng quy mô và phân bố lại các lĩnh vực sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại), du lịch và các ngành kinh tế khác. Nước còn cần cho phát triển thuỷ điện và giao thông thuỷ. Xu hướng sử dụng nước sạch trong quá trình CNH – HĐH: Tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng nhanh, theo cùng tốc độ đó thì dân cư đô thị ngày một tăng lên. Mặc dù tốc độ tăng dân số tự nhiên ở các vùng đô thị thấp hơn so với ở nông thôn nhưng tốc độ tăng dân số cơ học của các vùng đô thị lại cao hơn, do một bộ phận dân số chuyển từ các vùng nông thôn ra thành thị tìm việc làm. Do đó đòi hỏi nhu cầu về hệ thống cấp nước ngày càng cấp thiết. Thực tế cho chúng ta thấy, dân cư đô thị có nhu cầu chất lượng cao hơn những vùng khác. Sở dĩ có những điều đó là do dân cư đô thị có mức sống cao hơn so với dân cư khu vực nông thôn, do đó đòi hỏi về nước sạch cũng như mức độ sẵn sàng chi trả cho dịch vụ nước sạch của dân cư đô thị so với dân cư nông thôn cũng cao hơn. Nhu cầu tiêu thụ nước sạch trên địa bàn Hà Nội phục vụ được dự báo trên cơ sở các nhân tố dự báo về dân số, các mục tiêu như định mức tiêu thụ nước, nhu cầu nước sinh hoạt, thất thoát cơ học và các nhân tố khác. 1.2.1. Tốc độ tăng trưởng dân số của người dân Hà Nội trong những năm qua: Dân số Hà Nội năm 1990 là 2.051.900 người trong đó dân đô thị chiếm 50%. Đến năm 1995 dân số là 2.335.400 người, trong đó có 1.221.200 dân đô thị, chiếm 52,3%. Năm 1996 dân số là 2.395.900 người với số dân đô thị 1.291.600, chiếm 53,9%. Năm 1997 dân số là 2.467.200 người, dân đô thị là 1.384.200 người, chiếm 56,1%. Năm 1998 dân số là 2.539.400 người, dân đô thị là 1.477.500 người, chiếm 58,2%. Tuy nhiên tốc độ tăng dân số của Hà Nội tăng rất nhanh, ta có thể thấy tốc độ tăng dân số của Hà Nội những năm gần đây như sau: Bảng 1: Dân số Hà Nội qua các năm Năm 2005 2006 2007 Cả nước 83106.3 84155.8 85154.9 ĐB sông Hồng 18028.3 18207.9 18400.6 Thủ đô Hà Nội 3149.8 3216.7 3289.3 Nguồn: Tổng cục Thống kê (TCTK), Niên giám thống kê 2007. Năm 2005, dân số Hà Nội là 3149,8 tăng 27,66 lần so với năm 1999. Theo kết quả sơ bộ cuộc điều tra dân số, tính đến ngày 01/4/1999 dân số Hà Nội có 2.672.122 người, trong đó dân thành thị 1.538.905 người, chiếm 57,6%. Theo dự báo, đến năm 2010 dân số Hà Nội sẽ khoảng 3.350.000 người, trong đó dân đô thị chiếm gần 80%. Quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực phụ thuộc vào quy mô và tốc độ tăng dân số. Năm 1990 nguồn lao động có 1.193.600 người, năm 1995 có 1.331.000 người, năm 1996 có 1.366.000 người, năm 1999 có 1.504.260 người. Dự báo nguồn lao động thủ đô các năm 2000, 2005, 2010 tương ứng là: 1.561.000, 1.802.500, 2.016.000 người. Trong thời gian qua, dân số Hà Nội vẫn tăng lên nhưng tăng chậm hơn mức tăng dân số của cả nước. Do mức sinh giảm, tỷ lệ số người trong độ tuổi lao động so với tổng số dân đang có xu hướng tăng lên. Dự báo dân số Hà Nội đến năm 2020 là khoảng 4,8 triệu người (bảng 1.1), trong đó số dân trong phạm vi cấp nước đô thị là 4,044 triệu người. Trong khi đó, dự báo dân số đô thị trong Điều chỉnh Quy hoạch chung năm 1998 là 2,5 ._.triệu người và con số này cũng đã được lấy làm cơ sở cho dự báo của Quyết định số 50. Nhu cầu nước đến năm 2020 được dự báo vào khoảng 1,690 triệu m3/ngđ, cao hơn 19% so với dự báo của Quyết định số 50 là 1,419 triệu m3/ngđ. Bảng 2 : Dự báo dân số Hà Nội đến năm 2020 Đơn vị: Nghìn tỷ 2003 Dự báo đến năm 2020 Dân số Xu hướng QHTT 1998 Đề xuất TP Hà Nội 3,008 4,899 3,579 4,800 Nội thành cũ 1,053 1,390 785 950 Ba Đình 221 340 130 250 Hoàn Kiếm 175 193 130 140 Hai Bà Trưng 301 399 270 280 Đống Đa 358 458 255 280 Nội thành mới 827 1,750 1,001 1,250 Tây Hồ 102 316 120 150 Thanh Xuân 185 322 180 250 Cầu Giấy 158 335 203 250 Hoàng Mai 209 499 203 300 Long Biên 172 278 295 300 Ngoại thành 1127 1759 1793 2600 Từ Liêm 239 619 207 800 Thanh Trì 154 220 189 250 Sóc Sơn 259 309 258 350 Đông Anh 276 333 826 900 Gia Lâm 201 278 313 300 Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư Hà Nội là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa - khoa học kỹ thuật, là đầu mối giao lưu kinh tế của cả nước, là nơi hội tụ các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các tổ chức nghiên cứu khoa học và đào tạo đầu đàn. Hiện nay ở Hà Nội có 37 trường đại học và cao đẳng, 34 trường trung học chuyên nghiệp, 41 trường dạy nghề, 112 viện nghiên cứu chuyên ngành, ngoài ra còn có các tổ chức quốc tế, các công ty nước ngoài hoạt động trong các ngành công nghiệp tiên tiến, mũi nhọn... Đây chính là yếu tố vật chất ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến chất lượng nguồn lao động, đến việc phân bổ, sử dụng lao động trên địa bàn Hà nội, tạo điều kiện cho Hà Nội có cơ hội hoà nhập vào quá trình phát triển năng động của các nước trong khu vực và trở thành động lực phát triển của cả nước. Vì vậy mà mật độ dân số ở Hà Nội rất cao: Bảng 3: Diện tích, dân số trung bình và mật độ dân số Hà Nội Tỉnh/ thành phố Diện tích Dân số Trung bình (người) Mật độ dân số (người/km2) Cả nước 331.211,6 85.154,9 257 ĐB sông Hồng 14.862,4 18.400,6 1.238 Thủ đô Hà Nội 921,8 3.289,3 3.568 Nguồn: Tổng cục Thống kê (TCTK), Niên giám thống kê 2007. Với vị trí là Thủ đô của cả nước, Hà Nội có điều kiện thuận lợi trong giao lưu và hợp tác quốc tế, nhanh chóng được tiếp cận với những thành tựu khoa học kỹ thuật và tinh hoa văn hoá của thế giới, đây là cơ hội lớn cho người lao động Thủ đô tiếp thu và bắt kịp với trình độ quản lý và sử dụng các công nghệ hiện đại của thế giới.  Hà Nội là vùng đất “địa linh nhân kiệt, trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ, với lịch sử ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ và giao thoa các giá trị truyền thống của dân tộc. Người dân Hà Nội thanh lịch, có truyền thống văn hoá lâu đời, có nhiều ngành nghề truyền thống, tiếp thu nhanh nhạy cái mới, có thể tạo ra những giá trị kinh tế và văn hoá, tinh thần cao. Mật độ dân số Hà Nội cao ảnh hưởng lớn đến việc cung cấp nước sinh hoạt cho người dân. Vậy tiêu chuẩn dùng nước và cấp nước của người dân như thế nào ? 1.2.2. Tiêu chuẩn dùng nước, cấp nước và nhu cầu dùng nước của người dân Hà Nội: + Hiện nay thành phố có 11 nhà máy nước lớn, năm 2001 nhà máy nước Cáo Đỉnh công suất 30.000m³/ng đưa vào hoạt động nâng tổng công suất nhà máy nước lên 460.000m³/ng² phục vụ các quận nội thành + Đáp ứng nhu cầu cấp ước của nhà máy nước mặt như sau: - Giai đoạn 1: Trục đường Nam Thăng Long và vành đai 3 của thành phố cấp bổ sug nước cho các quận huện nội thành (chủ yếu các quận như: Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng) và cấp cho các huyện Từ Liêm, Thanh Trì. - Giai đoạn 2: Theo vành đai 4 của thành phố cấp cho các khu vực phát triển giữa vành đai 3 và 4 thành phố khu vực phía bắc sông Hồng. Ngày 11/3/2009, tin từ Công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội (KDNSHN) cho hay, hiện năng lực sản xuất của công ty đã đạt chỉ tiêu cấp nước sạch cho đô thị 120 lít/người/ngày. Chủ yếu do công suất khai thác của các nhà máy tăng thêm khoảng 42.000 m3/ngày-đêm. Đây là nguồn nước khai thác từ 9 giếng Thượng Cát (xây dựng hết hơn 131 tỉ đồng, bổ sung công suất cho nhà máy nước Mai Dịch tăng từ 45.000 - 70.000 m3/ngày-đêm). Ngoài ra, nhà máy nước Gia Lâm và Bắc Thăng Long cũng được khoan bổ sung 2 giếng khác, nên từ cuối tháng 8/2008, công suất bình quân các nhà máy này cũng tăng thêm 8.000 m3. Công ty này cho biết thêm, vấn đề còn lại để 120 lít nước sạch có đến được với mỗi người dân hay không phụ thuộc vào việc cải tạo lại đường ống cũ và lắp đặt đường ống mới. Hè năm nay, việc cấp nước sạch còn phụ thuộc vào mực nước ngầm của Hà Nội. Mực nước này có xu hướng ngày càng hạ thấp (năm 2008 hạ thấp đến 1m), chưa kể năm 2009 bị nhuận 1 tháng vào đúng dịp hè, dễ có nguy cơ giảm lượng mưa, xảy ra khô hạn. Theo dự báo, các khu vực Nhật Tân, Quảng An, Phú Thượng (thuộc quận Tây Hồ); Xuân La (quận Cầu Giấy); Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế, thị trấn Cầu Diễn (huyện Từ Liêm); một số khu vực khác thuộc các quận Đống Đa, Hai Bà Trưng, tình hình nước sẽ ổn định. Riêng khu vực Khương Trung và Khương Đình (quận Thanh Xuân) vẫn sẽ xảy ra tình trạng nước yếu. Ngoài ra, các khu tập thể cao tầng, các khu di dân và khu vực mạng lưới đường ống chưa được cải tạo sẽ được chú trọng khi cấp nước hè. Trong trường hợp có sự cố đột xuất về nước, các bệnh viện, trường học, UBND các phường có thể làm thủ tục xin cấp nước bằng xe stéc, liên hệ trực tiếp với các xí nghiệp KDNS quản lý địa bàn. Vẫn tin từ Công ty KDNSHN, đơn vị này đang lên phương án về tăng giá nước sạch, tuy nhiên chưa có kết quả cuối cùng. Việc tăng giá nước là do giá điện đã tăng thêm 8,92% từ ngày 1/3 (chi phí tiền điện chiếm khoảng 30% giá thành sản xuất nước sạch). Nhu cầu tiêu thụ : Dự báo tổng nhu cầu nước sạch năm 2010 ước tính khoảng 1,13 triệu m3/ngđ và năm 2020 là khoảng 1,69 triệu m3/ngđ. Nhu cầu tiêu thụ nước được tính toán cho ba khu vực chính là Tây Nam Hà Nội (hữu ngạn sông Hồng), Đông Nam Hà Nội (tả ngạn sông Hồng và Gia Lâm) và Bắc Hà Nội (tả ngạn sông Hồng, Đông Anh, Sóc Sơn). Trong tổng nhu cầu nước năm 2020, 67% nhu cầu nước tập trung tại Tây Nam Hà Nội, 16% tại Đông Nam Hà Nội và 17% sẽ tập trung tại Bắc Hà Nội. Bảng 4 : Nhu cầu nước đô thị phân theo khu vực địa lý đơn vị : 1000 m3/ngđ Khu vực 2003 2020 Nam Hà Nội 631 1.402,7 Bắc Hà Nội 137 287,3 Tổng số 768 1.690 Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư Tỷ lệ nhu cầu người dân phía Nam Hà Nội là 80% trong năm 2003, phía bắc Hà Nội nhu cầu sử dụng nước chỉ chiếm 20%, theo địh hướng phát triên vùng và dân cư dự tính năm 2020 nhu cầu sử dụng nước phía Nam Hà Nội cao là 83% và ở phía Bắc Hà Nội có 17%. Chứng tỏ rằng trong tương lai vẫn tập trug dân cư, xí nghiệp, nhà máy ở phía Nam Hà Nội. 1.2.3. Tình hình cung cấp nước đô thị tại Hà Nội: Về nguồn nước, hiện nay nguồn nước khai thác chủ yếu là nguồn nước ngầm, một số thị xã khai thác kết hợp nguồn nước ngầm và nước mặt. Chất lượng nước một số đô thị còn chưa được đảm bảo, có khu vực chưa được khử trùng trước khi phát vào mạng phân phối. Tỷ lệ nước bị hao hụt, rò rỉ còn khá cao ảnh hưởng đến hiệu quả cấp nước. Bảng 5 : Tỷ lệ cấp nước Đơn vị : % Phân vùng 2005 2010 2015 2020 Đô thị 100 100 100 100 Ngoại thành 70 85 90 95 Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư Hầu hết dân đô thị như: thành phố Hà Nội, các thị xã Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Yên, Phúc Yên đã có hệ thống cấp nước sạch tập trung. Công suất khai thác còn hạn chế so với nhu cầu sử dụng của người dân, chỉ đạt 45% dân đô thị được cấp nước sạch với tiêu chuẩn cấp nước của toàn vùng từ 80-120lít/người/ngày. Hệ thống mạng lưới đường ống chưa được phủ đầy đủ đến các khu vực dân sinh sống. Sau khi bổ sung thêm 11 giếng khoan, công suất của các nhà máy nước trên địa bàn Hà Nội đã tăng lên đáng kể, có thể cung cấp nước sạch đô thị đạt mức 120 lít/người/ngày. Phần còn lại phụ thuộc vào các đường ống dẫn triển khai xuống khu dân cư. Ngày 11/3, tin từ Công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội (KDNSHN) cho hay, hiện năng lực sản xuất của công ty đã đạt chỉ tiêu cấp nước sạch cho đô thị 120 lít/người/ngày. Chủ yếu do công suất khai thác của các nhà máy tăng thêm khoảng 42.000 m3/ngày-đêm. Đây là nguồn nước khai thác từ 9 giếng Thượng Cát (xây dựng hết hơn 131 tỉ đồng, bổ sung công suất cho nhà máy nước Mai Dịch tăng từ 45.000 - 70.000 m3/ngày-đêm). Ngoài ra, nhà máy nước Gia Lâm và Bắc Thăng Long cũng được khoan bổ sung 2 giếng khác, nên từ cuối tháng 8/2008, công suất bình quân các nhà máy này cũng tăng thêm 8.000 m3. Công ty này cho biết thêm, vấn đề còn lại để 120 lít nước sạch có đến được với mỗi người dân hay không phụ thuộc vào việc cải tạo lại đường ống cũ và lắp đặt đường ống mới. Hè năm nay, việc cấp nước sạch còn phụ thuộc vào mực nước ngầm của Hà Nội. Mực nước này có xu hướng ngày càng hạ thấp (năm 2008 hạ thấp đến 1m), chưa kể năm 2009 bị nhuận 1 tháng vào đúng dịp hè, dễ có nguy cơ giảm lượng mưa, xảy ra khô hạn. Theo dự báo, các khu vực Nhật Tân, Quảng An, Phú Thượng (thuộc quận Tây Hồ); Xuân La (quận Cầu Giấy); Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế, thị trấn Cầu Diễn (huyện Từ Liêm); một số khu vực khác thuộc các quận Đống Đa, Hai Bà Trưng, tình hình nước sẽ ổn định. Riêng khu vực Khương Trung và Khương Đình (quận Thanh Xuân) vẫn sẽ xảy ra tình trạng nước yếu. Ngoài ra, các khu tập thể cao tầng, các khu di dân và khu vực mạng lưới đường ống chưa được cải tạo sẽ được chú trọng khi cấp nước hè. Trong trường hợp có sự cố đột xuất về nước, các bệnh viện, trường học, UBND các phường có thể làm thủ tục xin cấp nước bằng xe stéc, liên hệ trực tiếp với các xí nghiệp KDNS quản lý địa bàn. Vẫn tin từ Công ty KDNSHN, đơn vị này đang lên phương án về tăng giá nước sạch, tuy nhiên chưa có kết quả cuối cùng. Việc tăng giá nước là do giá điện đã tăng thêm 8,92% từ ngày 1/3 (chi phí tiền điện chiếm khoảng 30% giá thành sản xuất nước sạch). 1.3. Thực trạng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội: 1.3.1. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị Để không ngừng nâng cao chất lượng và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nước sạch ở đô thị, ngành kinh doanh nước sạch đô thị đã chú trọng quan tâm đặc biệt đến việc huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư. Kết quả thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị được phản ánh ở bảng sau: Bảng 6 : Vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị giai đoạn 2002-2007 Đơn vị : Tỷ đồng,% 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Vốn ĐTPT CSHTĐT Quy mô 24498 33887 44474 55606 69500 79600 Tốc độ tăng liên hoàn 16,78 16,33 18,73 21,82 17,46 14,53 Vốn ĐTPT CSHTCNĐT Quy mô 2198 2631 3200 4500 3900 4600 Tốc độ tăng liên hoàn 17,91 19,69 21,62 40,62 -13,33 17,94 Tỷ trọng vốn ĐTPT CSHTCNĐT/ vốn ĐTPT CSHTĐT 8,97 7,76 7,19 8,09 5,61 5,80 Nguồn :, Bộ kế hoạch và đầu tư Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển của đất nước, cơ sở hạ tầng đô thị có những bước phát triển đáng kể đóng góp vào sự phát triển chung của toàn xã hội. Trong giai đoạn 2002 – 2007, nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng đô thị có tốc độ tăng dần qua các năm, tốc độ tăng bình quân vốn đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đạt 17,5%, năm 2002 vốn đầu tư vào đây là 24498 tỷ đồng nhưng đến năm 2007 đã lên đến 79600 tỷ đồng, tức là tăng 55102 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng thêm là 224,92%, sở dĩ nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng đô thị tăng nhanh là do tốc độ đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ trong thời gian qua, do đó kéo theo nhu cầu về sử dụng cơ sở hạ tầng đô thị nói chung ngày càng tăng. Cải tạo đường ống cấp nước. Từ số liệu thống kê ở bảng 1.6 cũng cho thấy, nhìn chung vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị có xu hướng tăng dần qua các năm, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2002-2007 về nguồn vốn cho cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị là 7,23%, so với tốc độ tăng bình quân của cơ sở hạ tầng đô thị thì tốc độ tăng này nhỏ hơn 8,27%. Năm 2004, vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị là 3200 tỷ đồng, so với năm 2002 tăng 1002 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng thêm là 45,58%. Năm 2005 tăng thêm 2302 tỷ đồng so với năm 2002, tăng 104,73%. Năm 2007 số vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị là 4600 tỷ đồng, so với năm 2002 tăng 2402 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 10,92%. Vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị năm sau so với năm trước có tốc đô tăng tương đối đều, tuy nhiên so với năm 2005 thì năm 2006 tốc độ này lại có xu hướng giảm, năm 2006, tổng vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị là 3900 tỷ đồng, giảm 700 tỷ đồng so với năm 2005 hay là giảm 13,33%. Nguyên nhân của tình hình này sẽ được làm rõ ở phân tích sau. 1.3.2. Tình hình thực hiện các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội: Trong năm nay, Công ty Nước sạch Hà Nội sẽ triển khai một loạt các dự án từ phát triển nguồn nước đến mở rộng hệ thống mạng đường ống trên toàn địa bàn thành phố: Bảng 7 : Số dự án và cơ cấu dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị phân theo nguồn vốn giai đoạn 2001- 2007 Đơn vị :Số dự án, % Dự án nhóm A Dự án nhómB Dự án nhóm C Tổng Tổng số 85 190 431 703 Tỷ trọng 100 100 100 100 1. Vốn NSNN - 21 55 76 Tỷ trọng - 11,05 12,76 10,81 2. Vốn tín dụng ĐTPT 35 62 121 218 Tỷ trọng 41,17 32,63 28,07 31,01 3. Vốn đầu tư nước ngoài 41 68 126 235 Tỷ trọng 48,23 35,79 29,23 33,03 4. Vốn đầu tư tư nhân 9 39 129 177 Tỷ trọng 10,50 20,52 29,94 25,15 Nguồn : Vụ kết cấu hạ tầng và đô thị Trong đó, về phát triển nguồn nước, công ty này sẽ hoàn thành dự án bãi giếng nhà máy nước Bắc Thăng Long (giai đoạn II) trong quý II/2009, nâng công suất của nhà máy này lên mức 50.000m3/ngày đêm. Đồng thời, hoàn thiện Nhà máy nước Đông Anh trong quý III bằng việc khoan 5 giếng, tăng thêm cho nhà máy 9.000m3/ngày đêm. Ngoài ra, Công ty NSHN cũng mở rộng hệ thống mạng đường ống. Ở khu vực phía Nam thành phố sẽ xây dựng hệ thống cấp nước cho xã Đông Ngạc (huyện Từ Liêm), thôn Trù 2 và tổ dân phố Phú Minh (xã Cổ Nhuế, Từ Liêm). Vẫn trong khu vực này, sẽ tiến hành cải tạo mạng lưới cấp nước khu vực đường Nguyễn Phong Sắc, Trần Quốc Hoàn và Phạm Văn Thưởng. Tại khu vực phía Bắc, công ty sẽ xây dựng hệ thống cấp nước cho các phường: Cự Khối, Giang Biên, Phúc Lợi (quận Long Biên) với khoảng 131.552m đường ống; xây dựng hệ thống cấp nước cho xã Kiêu Kỵ (huyện Gia Lâm) và các xã: Kim Chung, Đại Mạch, Võng La (huyện Đông Anh). Những dự án này sẽ được hoàn thành vào dịp cuối năm nay. Ở khu vực Tây Nam, Công ty NSHN sẽ bàn giao cho Công ty Viwaco gồm các địa bàn: Thanh Xuân, Phương Liệt, Mễ Trì, Trung Hoà - Nhân Chính, Từ Liêm để công ty này lên kế hoạch cấp nước cho 60.000 hộ dân. Ngoài ra, Công ty NSHN cũng đang lập dự án để kết nối hệ thống cấp nước giữa Hà Nội cũ và Hà Đông, cũng như việc cấp nước cho khu vực hai bên đường Láng - Hoà Lạc. Được biết, Hà Nội đang phấn đấu đưa tỉ lệ hộ dân đô thị được sử dụng nước sạch lên khoảng 97%, với mức độ dịch vụ cấp nước là 120 lít/người/ngày. 1.3.3. Nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị tại Hà Nội: 1.3.3.1. Tổng quan về nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị : Trong những năm qua, tình hình cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị ở nước ta đã được cải thiện đáng kể. Hầu hết các thành phố, thị xã trong toàn quốc đều đã có được các dự án đầu tư cải tạo mở rộng và xây dựng mới các hệ thồng cấp nước. Kể từ năm 2000 đến nay, Việt Nam đã đầu tư xây dựng khoảng 1 tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị với mức độ đầu tư khác nhau, tính tổng cộng trên toàn quốc có khoảng 240 nhà máy nước. Hầu hết các thành phố, thị xã trong toàn quốc đều đã có được các dự án đầu tư cải tạo mở rộng và xây dựng mới các hệ thống cấp nước. Các dự án cấp nước được đầu tư chủ yếu từ nguồn vốn Ngân sách nhà nước, vốn ODA, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ các doanh nghiệp. Chất lượng và số lượng cấp nước được thực hiện bởi các dự án này đã đáp ứng phần nào nhu cầu nước sạch cho sản xuất và sinh hoạt của người tiêu dùng. Bảng 8: Quy mô tốc độ tăng định gốc và liên hoàn giai đoạn 2001- 2007 Đơn vị : tỷ đồng, % Nguồn vốn Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Vốn ngân sách nhà nước Tốc độ tăng Định gốc - 20.33 44.21 55.56 41.84 -17.26 63,12 Liên hoàn - 20.33 19.84 7.87 -8.18 -41.67 97,14 Vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước Tốc độ tăng Định gốc - 278.26 747.83 1713.04 3717.39 4847.83 7986,95 Liên hoàn - 278.26 124.14 113.85 110.55 29.61 63,44 Vốn ODA Tốc độ tăng Định gốc - 0.45 7.66 20.95 29.28 27.48 2,11 Liên hoàn - 0.45 7.17 12.34 6.89 -1.39 -19.9 Vốn đầu tư tư nhân Tốc độ tăng Định gốc - 206.98 355.81 497.67 1411.63 730.23 702.3 Liên hoàn - 206.98 48.48 31.12 152.92 -45.08 -3,36 Nguồn : Vụ kết cấu hạ tầng và đô thị _ Bộ kế hoạch và đầu tư Qua bảng số liệu trên, ta có thể rút ra nhận xét. Trong 4 năm từ năm 2001 đến năm 2004, hầu như có sự gia tăng đồng thời của các nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị, nhưng giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2007 lại có sự biến động khác nhau giữa các nguồn vốn (có nguồn vốn tiếp tục tăng song có nguồn vốn lại giảm đi ), cụ thể như sau: Trong 4 năm 2001- 2004, quy mô của 4 nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị đều tăng, vốn ngân sách nhà nước tăng từ 423 tỷ đồng vào năm 2001 và tăng lên đến 658 tỷ đông vào năm 2004 tương ứng với tốc độ tăng là 55,56%, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có quy mô vốn 23 tỷ đồng ở năm 2001, đến năm 2004 thì quy mô nguồn vốn này là 878 tỷ đồng, tức là tăng 3717,39% so với năm 2001… Đến năm 2005, riêng chỉ có quy mô nguồn vốn Ngân sách nhà nước là giảm so với năm 2004, nguồn vốn này giảm từ 658 tỷ đồng vào năm 2004 xuống chỉ còn 600 tỷ đồng vào năm 2005, tương ứng với giảm 8,18% . Còn các nguồn vốn khác vẫn tiếp tục tăng, nên tổng nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị vẫn tiếp tục tăng. Tiếp đến năm 2006, ta thấy quy mô và tốc độ tăng của nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị lại giảm xuống chỉ còn 3900 tỷ đồng, tức là giảm 600 tỷ đồng so với năm 2005, tương ứng với tốc độ giảm là 13,33%. Sở dĩ trong năm 2006 quy mô và tốc độ tăng vốn có xu hướng chậm lại là do khi cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị đã đạt đến một trình độ nhất định thì vấn đề đặt ra là cơ sở hạ tầng cấp nước nông thôn vì hiện nay cở sở hạ tầng cấp nước nông thôn còn lạc hậu và thiếu thốn nhiều, trước chủ trương đa dạng hóa các nguồn vốn cho cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị thì đến năm 2005 cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị đã thu hút được nguồn vốn lớn từ tư nhân. Vì vậy sau năm 2005, với sự ra đời của một loạt các nghị định, văn bản mới thì nguồn vốn Ngân sách nhà nước và vốn ODA có sự chuyển dịch sang cơ sở hạ tầng cấp nước nông thôn. Thực tế hai nguồn vốn này chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn . Do đó khi hai nguồn vốn này chuyển sang cơ sở hạ tầng cấp nước nông thôn thì đó là nguyên nhân chính dẫn đến việc giảm sút về tổng nguồn vốn cho cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị . Nhưng đến năm 2007, do chính sách huy động của Nhà nước trong việc thu hút vốn đã phát huy hiệu quả, nên nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển tăng với quy mô và tốc độ rất cao, do đó nó đóng góp lớn vào việc tăng quy mô tổng nguồn vốn cho cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị. Việc mở rộng quy mô và gia tăng thêm tốc độ của vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị là do kết qủa đa dạng hóa các nguồn vốn. Tỷ trọng vốn đầu tư tư nhân trong tổng vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị như thế nào ta xem xét bảng sau: Bảng 9: Tỷ trọng vốn đầu tư phát triển CSHT CNĐT giai đoạn 2001 – 2007 Đơn vị : % Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng số 100 100 100 100 100 100 100 Vốn Ngân sách Nhà nước 22,69 23,61 23,19 20,56 13,33 8,97 15 Vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước 1,24 3,96 7,41 13,04 19,51 29,18 40,43 Vốn ODA 71,46 60,87 54,50 50,34 38,27 43,54 29.57 Vốn đầu tư tư nhân 4,61 12,01 14,90 16,06 28,89 18,31 15 Nguồn : Vụ kết cấu hạ tầng và đô thị _ Bộ kế hoạch và đầu tư So sánh với tốc độ tăng của nguồn vốn cho thấy, trong giai đoạn 2001- 2007, nguồn vốn tín dụng là có tốc độ tăng cao nhất. So với năm 2001, năm 2002 tốc độ tăng là 278,26%, năm 2007 tốc độ tăng là 7986,95%. Tiếp đến là đến tốc độ tăng của vốn đầu tư tư nhân. So với năm 2001, thì năm 2002 tốc độ tăng là 206,98%, đến năm 2005 tốc độ tăng còn đạt đến 1411,63%. Sau đó là đến tốc độ tăng của vốn Ngân sách nhà nước và vốn ODA. Điều này cũng phản ánh đúng chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc đa dạng hóa và tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư ngòai Ngân sách nhà nước cho cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị . Dựa vào bảng ta thấy nguồn vốn đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị nhìn chung là tăng dần lên qua các năm, năm 2001 nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị còn rất thấp, mới chỉ đầu tư 86 tỷ đồng, năm 2002 tăng lên 264 tỷ đồng tức là tăng 178 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng 206,98% (so với năm 2001), và con số này liên tục tăng vào các năm 2003, năm 2004. Đến năm 2005, số vốn đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị đạt mức 1300 tỷ đồng, tức là gấp gần 15 lần so với năm 2001, và tăng 786 tỷ đồng so với năm 2004, tương ứng với mức tăng 152,925%. Sở dĩ có sự tăng nhanh vậy là do trong năm này chính sách xã hội hóa đầu tư được triển khai khá tốt, mở rộng về quy mô các kênh như phát hành trái phiếu, việc phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khóan vì vậy đã thu hút được một nguồn lực đáng kể cho đầu tư, đã có một số dự án lớn được triển khai như dự án cấp nước của nhà máy nước Bình An, nhà máy nước Thủ Đức… Tuy nhiên, đến năm 2006, nguồn vốn đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị lại giảm, so với năm 2005 số vốn đầu tư tư nhân giảm xuống chỉ còn 714 tỷ đồng, tức là giảm 45, 08 % . Và đến năm 2007 nguồn vốn này lại giảm so với năm 2006 là 3,36%. Nguyên nhân là do việc đa dạng hóa các nguồn vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị mới bắt đầu thực hiện, do đó có một số hạn chế trong việc thực thi. Tuy trong 2006 và năm 2007, nguồn vốn này có xu hướng giảm đi, nhưng cũng không thể khẳng định là xu hướng trong thời gian tới nguồn vốn này lại tiếp tục giảm xuống tiếp vì với những chính sách mà Chính phủ đưa ra như việc chuyển bớt đầu tư bằng vốn Ngân sách nhà nước cho cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị sang cơ sở hạ tầng cấp nước nông thôn, đồng thời sự giảm đi của nguồn vốn ODA, xu hướng nguồn vốn đầu tư tư nhân có thể sẽ tăng lên, có thể nó còn vượt xa con số 1300 tỷ đồng của năm 2005. Bảng 10: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển Cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị giai đoạn 2001- 2007 Đơn vị: tỷ đồng, % Tổng vốn Tỷ trọng (%) Tổng số 22893 100 Vốn Ngân sách Nhà nước 3840 16.78 Vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước 4598 17.29 Vốn ODA 10495 45.85 Vốn đầu tư tư nhân 3960 20.08 Nguồn : Vụ kết cấu hạ tầng và đô thị _ Bộ kế hoạch và đầu tư Qua các năm, chúng ta xem xét xu hướng biến động của các nguồn vốn này dựa vào hình: Hình 1.17 : Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị năm từ 2001 – 2007: Nguồn : Vụ kết cấu hạ tâng và đô thị. Bộ kế hoạch và đầu tư Dựa vào bảng và hình trên, ta thấy nhìn chung tỷ trọng vốn đầu tư tư nhân so với tổng vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị có xu hướng tăng, con số này năm 2002 là 12,01%, đến năm 2004 tăng lên 16,06%, tăng thêm 4,05% và tăng cao nhất vào năm 2005, chiếm tới 28,89%. Hai năm tiếp theo ( năm 2006 và năm 2007), tỷ trọng nguồn vốn này có sự giảm sút, năm 2006 chiếm 18,3%, giảm 10,59% so với năm 2005, đến năm 2007 tỷ trọng lại giảm xuống mức 15%, so với năm 2006 thì giảm đi là 3,3%. Nguyên nhân có sự biến động đó như đã phân tích ở trên, đó là do cơ chế chính sách của Nhà nước trong việc thu hút đầu tư tư nhân còn kém hiệu quả, bên cạnh đó còn do đặc điểm hoạt động kinh doanh và đầu tư trong ngành nước . Qua bảng số liệu trên cho thấy, vốn đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị là 22893 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ODA chiếm tỷ trọng cao nhất là 45,85 %, vốn Ngân sách Nhà nước là 20.08%, vốn tín dụng đầu tư phát triển là 17,29%, vốn đầu tư tư nhân là 16,68%. Cụ thể tỷ trọng số vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị là : Trong 4 năm đầu từ năm 2001 đến năm 2004 hai nguồn vốn Ngân sách Nhà nước và vốn ODA là hai nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn, còn hai nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và các nguồn vốn của các doanh nghiệp, tư nhân …chiếm tỷ trọng rất nhỏ, nhưng đến mấy năm gần đây từ năm 2005 đến năm 2007, hai nguồn vốn này giảm dần, ngược lại hai nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và các nguồn vốn của các doanh nghiệp, tư nhân… có xu hướng tăng dần. Như vậy có thể thấy được sự chuyển biến về cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị. Qua bảng và qua biểu đồ trên ta quan sát thấy tỷ trọng của vốn ODA ngày càng giảm dần, năm 2001 nguồn vốn này chiếm 71,46% về tỷ trọng nhưng đến năm 2007 nó giảm rất nhanh xuống còn 29,57%. Nguồn vốn ngân sách cũng giảm nhanh, từ 22,69% vào năm 2001, giảm xuống còn 15% vào năm 2007. Nhưng nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước và các nguồn vốn của các doanh nghiệp tư nhân thì lại khác. Năm 2001, tổng hai nguồn vốn nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước và các nguồn vốn của các doanh nghiệp, tư nhân là 109 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 5,68%, tỷ trọng này rất nhỏ. Nhưng đến năm 2007 tổng hai nguồn vốn này đã lên tới 2550 tỷ đồng chiếm 55,43% tổng số vốn. Có thể dự đoán xu hướng hai nguồn vốn này còn tiếp tục tăng nữa do chính sách xã hội hóa đầu tư, cùng với việc chuyển dịch vốn Ngân sách và vốn ODA về cho vùng nông thôn. Việc đầu tư của tư nhân vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, mỗi hình thức thì hiệu quả thu được là khác nhau, tiếp theo ta xem xét xem thực trạng thu hút vốn đầu tư ra sao? và hiệu quả đạt được từ việc thu hút thêm vốn đầu tư như thế nào? 1.3.3.2. Nguồn vốn ngân sách Nhà Nước: Vốn đầu tư được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau: nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngòai. Đối với cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị mà nói, vốn đầu tư bao gồm từ những nguồn vốn chủ yếu sau : vốn ngân sách Nhà nước, vốn ODA, vốn tín dụng đầu tư phát triển và nguồn vốn tư nhân, Vốn Ngân sách Nhà nước Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị được coi là một lĩnh vực đầu tư công ích. Do đó, nguồn vốn Ngân sách Nhà nước có ý nghĩa quan trọng. Nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước là tất cả các khoản Ngân sách dùng để làm tăng thêm tài sản quốc gia, đối với hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị thì đó là các khoản đầu tư cho việc xây dựng mới, mở rộng, nâng cấp các nhà máy nước sạch và các hệ thống đường ống dẫn nước… Ở các nước đang phát triển như nước ta, nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia nói chung và cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị nói riêng. Nó có tác dụng làm đòn bảy phát triển kinh tế và là nguồn vốn đối ứng để thu hút các nguồn vốn đầu tư khác. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước bao gồm : Vốn ngân sách Trung ương và Vốn ngân sách địa phương Theo Luật ngân sách hiện nay, việc cung cấp tài chính cho các hệ thống cấp nước đô thị thuộc trách nhiệm của các Uỷ ban nhân dân tỉnh. Tuy nhiên, trong thực tế thì ngân sách tỉnh không đủ để đáp ứng những nhu cầu nâng cấp cần thiết, do đó chính phủ trung ương phải hỗ trợ cung cấp vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị. 1.3.3.3. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước: Tín dụng nhà nước về thực chất có thể coi như một khoản chi của ngân sách nhà nước cho vay theo lãi suất ưu đãi ( lãi suất cho vay thường thấp hơn lãi suất trên thị trường tín dụng ), Nhà nước dành ra một phần ngân sách trợ cấp bù lãi suất. Song tín dụng nhà nước có những ưu thế riêng, phát triển hoạt động tín dụng nhà nước là đi liền với giảm bao cấp về chi ngân sách nhà nước trong điều kiện ngân sách còn hạn hẹp, đồng thời nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người sử dụng vốn.  Cơ chế của tín dụng là đi vay có hoàn trả kèm lãi suất, nên dưới áp lực này buộc các đối tượng vay vốn phải tăng cường hạch toán kinh tế, giám sát chặt chẽ việc sử dụng các khoản vay để bảo đảm khả năng thanh toán nợ. Bên cạnh đó, khả năng điều tiết nền kinh tế của Nhà nước sẽ ngày càng được cải thiện khi các khoản vay được hoàn trả thay vì việc cấp phát không hoàn lại như trước đây, cho nên đầu tư của Nhà nước vào các ngành then chốt, các vùng trọng điểm, các vùng khó khăn...tăng lên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội của toàn bộ nền kinh tế. 1.3.3.4. Vốn ODA Vốn ODA là vốn hỗ trợ phát triển của các đối tác tài trợ nước ngoài dành cho các nước nhận viện trợ, thường là các nước đang phát triển. Vốn ODA giữ vai trò rất quan trọng trong việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị, nó là nguồn chủ yếu cho đầu tư phát triển hệ thống cấp nước đô thị. Vốn ODA bao gồm tất cả các khoản viện trợ không hoàn lại và các khoản tín dụng ưu đãi ( cho vay với lãi suất thấp…). Một khoản vay được coi là vốn ODA khi nó thỏa mãn các tiêu thức sau : một là, nó phải do chính phủ hoặc các tổ chức điều hành trực thuộc chính phủ cung cấp. Hai là, mục tiêu chủ yếu là thúc đẩy phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội các nước đang phát triển. Ba là, với hình thức ODA cho vay ưu đãi phải có thành phần viện trợ không hoàn lại không dưới 25 % giá trị khoản vay. Việc huy động vốn ODA cho đầu tư phát triển chịu ảnh hưởng của những nhân tố như : quan hệ song phương và đa phương giữa Việt Nam và các bên tài trợ, việc thực hiện các điều kiện ràng buộc như giải ngân… Các nhà cung cấp ODA cho cấp nước đô thị là Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), các tổ chức DANIDA ( Thụy Điển), JICA ( Nhật Bản)… 1.3.3.5. Vốn từ doanh nghiệp,tư nhân và vốn khác: Bên cạnh nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển và nguồn vốn ODA thì vốn đầu tư tư nhân cũng đóng một vai trò rất lớn vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị. Nguồn vốn này có một tiềm năng rất lớn nó bao gồm vốn của dân cư, vốn của các doanh nghiệp, tổ chức... trong nước cũng như là Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hiện nay nó cũng góp phần rất lớn vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21299.doc
Tài liệu liên quan