mục lục
Trang
Lời nói đầu
Chương 1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1 Các chính sách của Nhà nước
1.2. Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực du lịch
Chương 2. Tiềm năng của du lịch Quảng Ninh
2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
2.2 Văn hoá xã hội
2.3 Tiềm năng du lịch
2.3.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
2.3.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
Chương 3. Thực trạng của hoạt động đầu tư nước ngoài
vào du lịch Quảng Ninh
3.1 Bức tranh đầu tư nước ngoài ở Quảng Ninh
3.2 Hoạt
50 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1376 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đầu tư nước ngoài vào du lịch Quảng Ninh giai đoạn từ 1986 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động đầu tư nước ngoài vào du lịch Quảng Ninh
3.2.1 Giai đoạn 1986 – 1994
3.2.2 Giai đoạn 1995 đến nay
3.2.2.1 Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực khách sạn
3.2.2.2 Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giải trí
3.2.3 Nguyên nhân gia tăng đầu tư nước ngoài sau năm 1994
3.3 Tác động của hoạt động đầu tư nước ngoài vào du lịch Quảng Ninh
3.3.1 Tác động tích cực
3.3.2 Tác động tiêu cực
Chương 4. Phương hướng và giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài
vào du lịch Quảng Ninh
4.1 Những tồn tại cần giải quyết và phương hướng thu hút
đầu tư nước ngoài vào du lịch Quảng Ninh
4.2 Giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài vào du lịch Quảng Ninh
Kết luận
Lời nói đầu
Ngày nay, du lịch đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, một ngành công nghiệp “không ống khói” mang lại lợi nhuận cao trên toàn thế giới. Thông qua du lịch, một đất nước có thể xuất khẩu tại chỗ những nguồn lực mà mình sẵn có, đồng thời có thể giới thiệu nền văn hoá nước mình với du khách đến từ các nước trên thế giới.
Tuy nhiên để có thể phát triển được ngành du lịch và thu hút được nhiều du khách đòi hỏi một đất nước phải đầu tư rất nhiều, không chỉ trong du lịch mà còn ở các lĩnh vực bổ trợ khác, đặc biệt là các cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, thông tin liên lạc, dịch vụ vui chơi giải trí…
Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, có nhiều tiềm năng về du lịch nhưng thiếu vốn và công nghệ thì kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài là một giải pháp tốt để thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch. Thực tế cũng đã chứng minh, trong những năm vừa qua các dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du lịch, khách sạn ở Việt Nam đã có những hiệu quả nhất định làm thay đổi về cơ bản bộ mặt các khu du lịch, tạo ra các sản phẩm du lịch có chất lượng cao…
Là một trong những khu du lịch trọng điểm của Việt Nam, Quảng Ninh đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư nước ngoài. Nhất là sau khi Hạ Long được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, các dự án đầu tư nước ngoài vào du lịch ngày càng nhiều hơn. Vậy đâu là nguyên nhân chính làm gia tăng các hoạt động đầu tư này? Đầu tư nước ngoài đã có những tác động gì đối với du lịch Quảng Ninh nói riêng và tình hình kinh tế xã hội của tỉnh nói chung? Quảng Ninh có những giải pháp gì để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào du lịch trong thời gian tới?
Tất cả các vấn đề trên sẽ được làm rõ trong đề án môn học kinh tế du lịch “ Đầu tư nước ngoài vào du lịch Quảng Ninh giai đoạn từ 1986 đến nay” .
Chuyên đề gồm các nội dung chính:
Chương 1. Khái quát về đầu tư nước ngoài.
Chương 2. Giới thiệu về tiềm năng du lịch Quảng Ninh.
Chương 3. Thực trạng của hoạt động đầu tư nước ngoài
vào du lịch Quảng Ninh (giai đoạn 1986 đến nay).
Chương 4. Phương hướng và giải pháp thu hút đầu tư
nước ngoài vào du lịch Quảng Ninh.
Với trình độ và kiến thức còn hạn chế, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến từ thầy cô và các bạn.
Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm cô giáo Trần Thị Hạnh đã giúp đỡ em hoàn thành đề án môn học kinh tế du lịch này.
Hà Nội, tháng 11-2001
Sinh viên
Nguyễn Quang Hiển
chương 1
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.1 Khái quát về đầu tư nước ngoài
Ngày nay, trong quá trình toàn cầu hoá, hoạt động đầu tư không chỉ đơn thuần diễn ra trong phạm vi một quốc gia mà nó đã vươn ra tất cả các nước các khu vực trên thế giới.
Mục đích của các hoạt động đầu tư này là nhằm khai thác một cách trực tiếp lợi thế so sánh yếu tố sản xuất giữa các quốc gia với nhau, thu được lợi nhuận cao trên phạm vi toàn cầu.
2.1.1 Khái niện đầu tư nước ngoài
Có rất nhiều những khái niệm khác nhau về đầu tư nước ngoài, nhưng khái niệm sau được nhiều người thừa nhận :
“ Đầu tư nước ngoài là sự di chuyển tài sản như vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý… từ nước này sang nước khác để kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận cao trên phạm vi toàn cầu”.
Qua khái niệm trên ta thấy bản chất của hoạt động đầu tư nước ngoài là đầu tư, tức là các hoạt động tìm kiếm lợi nhuận bằng con đường kinh doanh của chủ đầu tư. Nhưng chủ sở hữu đầu tư ở đây là nước ngoài và vốn đầu tư là được tính bằng ngoại tệ.
2.1.2 Phân loại đầu tư nước ngoài
Về cơ bản đầu tư nước ngoài được phân làm hai loại là đầu tư đầu tư và đầu tư gián tiếp.
2.1.2.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức chủ đầu tư bỏ ra một lượng tài sản đủ lớn để lập cơ sở kinh doanh mới hoặc mua lại các cơ sở kinh doanh hiện có ở nước ngoài và trực tiếp quản lý các tài sản đó.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ có sự lưu chuyển vốn mà còn thường đi kèm theo công nghệ, kiến thức kinh doanh và gắn với mạng lưới phân phối rộng lớn trên phạm vi toàn cầu. Đối với các nước nhận đầu tư thì đây là hình thức đầu tư có nhiều ưu thế.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện qua hai kênh chủ yếu là: đầu tư mới (GI) và mua lại & sát nhập (M&A).
GI là kênh đầu tư truyền thống, là hình thức chủ đầu tư thực hiện đầu tư ở nước ngoài thông qua việc xây dựng các doanh nghiệp mới.
Còn kênh M&A là chủ đầu tư thực hiện thông qua việc mua lại và sát nhập các doanh nghiệp hiện có ở nước ngoài . Kênh này chủ yêú là được diễn ra ở các nước phát triển và phổ biến trong những năm gần đây.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể được phân làm nhiều loại:
Theo mục đích đầu tư:
+ Đầu tư theo chiều dọc
+ Đầu tư theo chiều ngang
Theo tính chất sở hữu (tỷ lệ sở hữu của nước ngoài trong các dự án đầu tư).
+Doang nghiệp 100% vốn nước ngoài
+ Doang nghiệp liên doanh
+ BOT (xây dựng- kinh doanh- chuyển giao)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu được thực hiện từ khu vực tư nhân và do các công ty xuyên quốc gia thực hiện. Thời gian đầu tư thường là trung hạn và dài hạn.
2.1.2.2 Đầu tư gián tiếp nước ngoài (PFI)
Đầu tư gián tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư bỏ ra tài sản (chủ yếu dưới dạng vốn) để mua các chứng chỉ có giá như cổ phiếu, trái phiếu … của các công ty quốc tế, chính phủ các nước nhằm hưởng lợi tức mà không trực tiếp quản lý tài sản của mình. Thời gian đầu tư thường là ngắn hạn.
Đầu tư nước ngoài gián tiếp chủ yếu được thực hiện qua các kênh :
* Quỹ vốn đầu tư mạo hiểm : đầu tư vào những thị trường, sản phẩm mới có độ mạo hiểm cao nhưng hứa hẹn thu lợi nhuận lớn.
* Quỹ đầu tư cổ phần quốc tế : cung cấp vốn cho các nhà đầu tư vừa và nhỏ đầu tư ra nước ngoài.
* Trái khoán chuyển đổi hoặc có bảo đảm bằng cổ phiếu
ở Việt Nam đầu tư nước ngoài được thực hiện chủ yếu dưới hình thức đầu tư và qua kênh GI. Đây là kiểu đầu tư có vai trò rất quan trọng đối với quá trình tạo ra những cơ sở vật chất để công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
2.1.3 Tác động của đầu tư nước ngoài đối với nước chủ nhà
2.1.3.1 Tăng trưởng kinh tế
Mục tiêu cơ bản trong thu hút đầu tư nước ngoài của nước chủ nhà là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu này được thực hiện thông qua tác động của đầu tư nước ngoài đối với các yếu tố : bổ sung nguồn vốn đầu tư, tiếp nhận chuyển giao công nghệ hiện đại, phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy xuất nhập khẩu…
Vốn là yếu tố có tính chất quyết định đối với tăng trưởng kinh tế của mọi quốc gia. Nguồn vốn bổ sung từ bên ngoài bao gồm viện trợ (ODA), vay nợ và đầu tư nước ngoài. Do đầu tư nước ngoài có ưu thế nổi bật so với các nguồn vốn khác cho nên nó thường chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư xã hội ở nhiều nước.
Công nghệ quyết định tốc độ tăng trưởng, đối với các nước đang phát triển thì vai trò càng rõ ràng. Thông qua đầu tư nước ngoài các nước chủ nhà sẽ tiếp nhận công nghệ hiện đại như công nghệ thiết kế - xây dựng, công nghệ quản lý, công nghệ marketing…nhờ đó khả năng công nghệ của nước chủ nhà được tăng cường, thúc dẩy tăng trưởng.
Phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm cũng là nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bởi vì nhân tố này có ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động sản xuất, các vấn đề xã hội và mức độ tiêu dùng của dân cư. Thông qua đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực y tế, giáo dục… sẽ nâng cao được năng suất và sức khoẻ của người lao động. Đầu tư nước ngoài làm tăng thu nhập của người lao động, tích cực giải quyết các vấn đề xã hội … đây là những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn tới tốc độ tăng trưởng.
Xuất nhập khẩu là yếu tố quan trọng của tăng trưởng kinh tế.
Nhờ có đẩy mạnh xuất khẩu , những lợi thế so sánh của các yếu tố sản xuất ở nước chủ nhà được khai thác một cách hiệu quả hơn trong phân công lao động quốc tế. Bởi thế, khuyến khích đầu tư nước ngoài hướng vào xuất khẩu luôn là ưu đãi đặc biệt trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của các nước chủ nhà.
Thông qua hoạt động đầu tư các nhà đầu tư nước ngoài nhập khẩu máy móc thiết bị và sử dụng công nghệ hiện đại trong các dự án của họ. Đây là yếu tố quan trọng nâng cao năng suất lao động, tính cạnh tranh của sản phẩm, nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nước chủ nhà.
2.1.3.2 Các tác động đặc biệt
Văn hoá xã hội
Đây là lĩnh vực nhậy cảm, mang đậm bản sắc của mỗi quốc gia. Khi tiếp nhận đầu tư nước ngoài, nước chủ nhà đã mở cửa giao lưu với nền văn hoá của các dân tộc trên thế giới. Đầu tư nước ngoài có tác động tích cực đến các mặt quan trọng như : đổi mới tư duy, thái độ nghề nghiệp, lối sống, tập quán, bình đẳng giới … Đồng thời đầu tư nước ngoài còn được coi là nguyên nhân của các vấn đề xã hội : tăng khoảng cách giàu nghèo, băng hoại thuần phong mỹ tục, các tệ nạn ma tuý, lối sống không lành mạnh…Điều này đã đặt ra vấn đề là phải giải quyết như thế nào mối quan hệ giữa giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc và tiếp nhận văn hoá bên ngoài để đảm bảo cho xã hội phát triển lành mạnh…
Chủ quyền và an ninh quốc gia
Đầu tư nước ngoài chủ yếu được thực hiện bởi các TNCs, là các công ty có thế mạnh về tài chính, khoa học công nghệ …Các TNCs giàu có chủ yếu tập trung tại các nước tư bản phát triển như Mĩ, Nhật, Tây âu… vì vậy khó tránh khỏi những tác động không hay đến vấn đề chủ quyền và an ninh quốc gia. Đầu tư nước ngoài có thể thao túng một số ngành sản xuất quan trọng, hàng hoá thiết yếu hoặc đẩy mạnh đầu cơ, buôn lậu…hay vì mục tiêu theo đuổi lợi nhuận cao mà các TNCs có thể can thiệp gián tiếp vào các vấn đề chính trị của nước chủ nhà. Bởi thế, trong quá trình tiếp nhận đầu tư cần phải chủ động kết hợp giữa hợp tác, đấu tranh, phòng ngừa và xây dựng những chính sách phát triển đất nước một cách đồng bộ, ổn định.
2.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào du lịch Việt Nam .
Với chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài và việc ra đời của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đã bổ sung một nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước… Tính đến 20-6-2001 có 2802 dự án đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký là trên 36,75 tỷ USD trong đó có hơn 1300 dự án đã đi vào sản xuất có doanh thu, tổng vốn đầu tư thực hiện của các dự án đang hoạt động trên 18 tỷ USD, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế.
Ngày nay, du lịch đang trở thành một ngành thu được lợi nhuận cao. Nhiều quốc gia coi đây là ngành kinh tế mũi nhọn, là “ con gà đẻ trứng vàng ” và sớm đã có những định hướng cũng như chính sách đúng đắn để thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch. Nghị quyết 45CP của Việt Nam đã khẳng định vị trí quan trọng của ngành du lịch trong nền kinh tế và đã định ra phương hướng , mục tiêu, chủ trương, biện pháp để thực hiện đó là : “ Khai thác triệt để mọi khả năng về vốn, kỹ thuật, tri thức và lao động ở trong và ngoài nước để phát triển du lịch”.
Sự phát triển của đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã đáp ứng một phần yêu cầu đó và tạo động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực du lịch – khách sạn thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định, thu hút một số lượng vốn lớn để khai thác tiềm năng du lịch của nước ta. Các dự án đầu tư nước ngoài đã mang lại cho đất nước một cơ sở hạ tầng quan trọng, các khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế, những khu vui chơi giải trí qui mô…
Trên địa bàn cả nước hiện có 125 dự án đang hoạt động trong lĩnh vực khách sạn du lịch với tổng số vốn đầu tư đăng ký hơn 3,5 tỷ USD bao gồm 85 dự án khách sạn với số vốn đầu tư là 2,15 tỷ USD và 40 dự án kinh doanh sân golf, khu thể thao, vui chơi giải trí với tổng số vốn đầu tư gần 1,4 tỷ USD.
Các dự án đầu tư trong lĩnh vực này tập trung chủ yếu tại Hà Nội, thành phố Hồ CHí Minh và mọt số khu du lịch lớn như Đà Lạt, Vũng Tàu, Huế, Nha Trang, Hạ Long…
ở Hà Nội một loạt các khách sạn mang tầm cỡ quốc tế đã được xây dựng và bước vào kinh doanh như : khách sạn Sofitel Metropole, Daewoo, tháp Hà Nội, Meritus, Hilton, Horison… ở thành phố Hồ Chí Minh chỉ trong vòng vài năm rất nhiều khách sạn đồ sộ mọc lên khắp nơi, trong đó phải kể đến khách sạn New World, Omni, Equatorial, Royal… Dọc miền Trung cũng đã có được những khách sạn tầm cỡ như Century ở Huế, Novotel ở Phan Thiết...
Còn ở những thành phố khác như Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nha Trang… cũng là những nơi thu hút được không ít vốn đầu tư nước ngoài vào kinh doanh du lịch, khách sạn.
Bên cạnh khách sạn, nhiều khu vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch trong nước và nước ngoài cũng đã được xây dựng. Trong đó chủ yếu là xây dựng các sân golf như Đà Lạt, Đồng Mô, Phan Thiết, Thủ Đức… và một số khu vui chơi giải trí: Danica-Suối Vàng (Đà Lạt), câu lạc bộ Láng Hạ (Hà Nội), công viên Hoàng Gia (Hạ Long)…đã tạo nên một bộ mặt kiến trúc độc đáo cho các khu du lịch.
Thời gian gần đây, hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực du lịch – khách sạn gặp nhiều khó khăn, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính ở châu á năm 1997 làm cho số lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng chậm.
Trong giai đoạn 1991- 1996, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng nhanh đã làm cho tình trạng thiếu phòng giường đạt tiêu chuẩn quốc tế để phục vụ nhu cầu của khách là phổ biến, đặc biệt là ở một số trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, Hạ Long, tp Hồ Chí Minh…Trước tình hình đó đã có không ít các dự án đầu tư xây dựng khách sạn được phê duyệt, kinh doanh khách sạn đã trở thành một hoạt động béo bở. Năm 1996 có tổng số 178 dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực kinh doanh du lịch, xây dựng khách sạn, trung tâm thương mại…với tổng số vốn đầu tư là 3,944 tỷ USD thì đến cuối năm 1997 đã có hơn 260 dự án kinh doanh trong lĩnh vực này với tổng số vốn đăng ký lên đến gần 8 tỷ USD. Chính vì vậy mà, một số khách sạn , chỉ vài năm sau khi nhận được giấy phép kinh doanh đã xây dựng xong và đưa vào khai thác. Số lượng khách sạn thời kỳ này tăng rất nhanh.
Bảng 1. Hiện trạng phát triển hệ thống khách sạn cả nước
thời kỳ 1991-1996
Năm
Chỉ tiêu
1991
1992
1993
1994
1995
1996
Khách sạn
383
733
1.462
1.928
2.318
2.540
Số phòng
13.141
15.747
28.989
36.000
42.388
50.000
Số giường
22.060
26.450
60.418
-
79.864
-
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của tổng cục du lịch
Nhưng bắt đầu từ năm 1997 đến nay, tốc độ tăng trưởng của khách du lịch quốc tế bắt đầu chậm lại so với giai đoạn trước do ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính trong khu vực. Số khách quốc tế du lịch thuần tuý tăng không nhiều, các khách du lịch công vụ cũng giảm đáng kể trong khi đó những dự án xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp khách sạn bắt đầu đi vào hoạt động làm cho số lượng khách sạn đủ tiêu chuẩn đón khách quốc tế vẫn tăng. Thay vì tình trạng thiếu giường, phòng khách sạn là những dấu hiệu bão hoà về lượng giường, phòng, đặc biệt là ở các trung tâm du lịch lớn. Chính vì vậy mà từ năm 1997 đã có đến 40 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký gần 3,5 tỷ USD xin tạm ngừng hoạt động. Hầu hết số dự án này thuộc lĩnh vực kinh doanh khách sạn - du lịch. Cho đến cuối năm 1999 khi mà tình kinh tế trong khu vực đã có dấu hiệu ổn định nhưng các dự án này vẫn chưa thấy khởi động lại! Tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia thì đây chỉ là những khó khăn tạm thời.
Theo dự báo của tổng cục du lịch, đến cuối năm 2005, cả nước cần phải có 80.000 phòng khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế và đến năm 2010 cần 130.000 phòng trong đó xây mới giai đoạn 2001-2005 là 17000 phòng và giai đoạn 2006-2010 là 50.000 phòng. Hiện nay, số phòng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dã đưa vào kinh doanh khoảng trên 7.800 (trên tổng số 17.000 phòng theo thiết kế). Nếu như dự báo này là đúng thì trong thời gian tới cần phải tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này. Chính vì thế nhà nước cần phải tạo môi trường thuận lợi hơn để thu hút các nhà đầu tư đến Việt Nam nhằm mở rộng đầu vào cho một kênh quan trọng của ngành du lịch , để du lịch Việt Nam ngày càng phát triển có thể đuổi kịp các nước có ngành du lịch phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Chương 2.
Tiềm năng của du lịch Quảng Ninh
2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Quảng Ninh là tỉnh nằm ở địa đầu Đông Bắc tổ quốc, có một vị trí chiến lược cả về kinh tế lẫn an ninh quốc phòng. Đây là cửa ngõ quan trọng nối Việt Nam với các nước vùng Đông Bắc á như Hồng Kông, Nhật Bản… bằng đường biển và đặc biệt là có đường biên giới đất liền với Trung Quốc dài hơn 70 km.
Tổng diện tích tự nhiên của Quảng Ninh là 5938 km2 , giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang về phía Tây, phía Nam giáp với Hải Dương, Hải Phòng còn phía Đông giáp biển với chiều dài hơn 250 km, địa hình đa phần là trung du và miền núi.
Biển Quảng Ninh giàu có với vô vàn các loại tài nguyên sinh vật có giá trị. Các ngư trường lớn như Cô Tô, ngọc Vừng… là nơi thu hút hàng vạn tàu thuyền đánh cả của các tỉnh đổ về đánh bắt hàng năm. Sản lượng đánh bắt rất lớn, nếu như năm 1994 mới chỉ dưới 14000 tấn thì đến năm 1998 đã là trên 19000 tấn.
Bờ biển Quảng Ninh với rất nhiều đảo đá to nhỏ, nhiều vịnh nước sâu thuận lợi cho tàu thuyền lưu trú. Vì vậy mà kinh tế cảng biển rất phát triển. Các cảng lớn như Hòn Gai, Cửa Ông, Mũi Chùa… là nơi có thể tiếp nhận tàu trọng tải lớn trên 1 vạn tấn. Đặc biệt là cảng Cái Lân, cảng nước sâu lớn nhất miền Bắc. Trong tương lai gần nó sẽ thay thế vai trò chiến lược của cảng Hải Phòng.
Tự nhiên không chỉ ưu đãi cho kinh tế biển Quảng Ninh mà còn ban cho Quảng Ninh một diện tích rừng lớn chiếm 3/4 diện tích toàn tỉnh. Tài nguyên động, thực vật cực kỳ phong phú.
Nhưng nói đến Quảng Ninh đặc biệt hơn cả phải nói đến than. Trữ lượng than cực lớn hàng tỷ tấn, đứng đầu cả nước. Ngành cônh nghiệp khai thác than ở Quảng Ninh đã có từ rất lâu đời. Thời Pháp thuộc, người Pháp đã khai thác và bóc lột ở đây để làm giàu cho cố quốc. Đến thời bình, Đảng và nhà nước đã coi than là “vàng đen”, là nguồn tài nguyên quí giá để làm giàu cho tổ quốc.
Như vậy, tự nhiên đã ban phát cho Quảng Ninh những điều kiện thuận lợi dể phát triển đa dạng các ngành nghề. Đây là tiềm năng lớn của tam giác tăng trưởng kinh tế phía Bắc (Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh).
2.2 Văn hoá xã hội
Có thể coi Quảng Ninh là một trong những cái nôi cư trú đầu tiên của người Việt cổ với việc tìm ra những di chỉ thời kỳ đồ đá từ hàng vạn năm trước trong các hang động Hạ Long. Văn hoá Hạ Long đã được ghi vào lịch sử Việt Nam như là một mốc tiến hoá của nền văn minh người Việt.
Từ xa xưa ở Quảng Ninh đã rất phát triển giao lưu buôn bán. Tàu thuyền buôn từ các nước lân cận đến đây buôn bán rất tấp nập. Từ thế kỷ XI-XVI thương cảng Vân Đồn là nơi mà các nhà buôn của các nước trong khu vực đều biết. Cùng với những thương cảng Hội An, Đà Nẵng, Vân Đồn còn lưu lại nhiều dấu ấn của giai đoạn buôn bán hưng thịnh thời phong kiến.
Cùng với thương mại, phật giáo ở Quảng Ninh cũng rất phát triển. Nơi đây là cội nguồn của Phật giáo Việt Nam, thiền phái Trúc Lâm do nhà vua Trần Nhân Tông sáng lập tại Yên Tử. Đình chùa được xây dựng khắp nơi mà hiện giờ vẫn còn lưu giữ được một phần giá trị của nó.
Hiện nay, dân số Quảng Ninh khoảng hơn 1 triệu người sống tập trung tại các khu đô thị lớn như thành phố Hạ Long, thị xã Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí… gồm 10 dân tộc anh em cùng sinh sống hoà thuận, trong đó đông nhất là dân tộc Kinh chiếm gần 90% dân số, tiếp theo là người Tày và người Dao chiếm khoảng 8% và một số dân tộc khác như Sán Dìu, Nùng, Hoa…
Đây là nguồn nhân lực lớn có thể đáp ứng cho quá trình phát triển kinh tế Quảng Ninh hiện nay và tương lai.
2.3 Tiềm năng du lịch
Có thể nói rằng tự nhiên đã ưu đãi cho Quảng Ninh những tiềm năng du lịch mà không nơi nào có được. Những bãi biển tuyệt đẹp đầy nắng và gió, những hòn đảo yên tĩnh thơ mộng và hơn hết đó là vịnh Hạ Long một kiệt tác của tạo hoá, “kỳ quan thứ 8 của thế giới”.
Cùng với những công trình kiến trúc cổ, những lễ hội truyền thống, những phong tục tập quán mang đầy phong cách á Đông đã tạo nên những thế mạnh cho Quảng Ninh có điều kiện để phát triển du lịch.
2.3.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch tự nhiên là các đối tượng và hiện tượng trong môi trường tự nhiên bao quanh chúng ta, nó bao gồm địa hình, khí hậu, nguồn nước và dộng thực vật.
Tài nguyên du lịch tự nhiên được chia làm 3 loại tài nguyên cơ bản là: tài nguyên du lịch biển và sông nước, tài nguyên du lịch rừng núi và tài nguyên du lịch ở các khu bảo tồn.
Tự nhiên đã ưu đãi đặc biệt cho kinh tế biển Quảng Ninh trong đó du lịch biển đóng một vai trò rất quan trọng.
Với hơn 250 km bờ biển, Quảng Ninh có rất nhiều những bãi tắm lớn nhỏ, độ dốc trung bình 20-30 là một tiềm năng có giá trị cho loại hình du lịch biển. Nhiều bãi biển đẹp đã được khai thác làm nơi nghỉ mát , tắm biển và an dưỡng như Bãi Cháy, Quan Lạn, Trà Cổ… Trong đó bãi biển Trà Cổ là một trong những bãi tắm đẹp nhất cả nước với vẻ đẹp tự nhiên , cát vàng mịn, rất sạch nằm thoai thoải từ bờ ra tận biển xa. Bờ biển Trà Cổ dài gần 17 km, uốn cong như hình một con rồng với mắt là hòn Mũi Ngọc và đuôi là Sa Vĩ. Mũi Sa Vĩ là nơi bắt đầu hình chữ S bờ biển Việt Nam . Vào những ngày hè, Trà Cổ chính là nơi nghỉ dưỡng và thưởng ngoạn lý tưởng cho khách du lịch.
Ngoài những bãi tắm đẹp, thì đảo cũng là một tiềm năng lớn của du lịch Quảng Ninh. ở đây có rất nhiều đảo trong đó có các đảo lớn như Cô Tô , Vân Đồn, Cái Chiên, Tuần Châu… và vô số đảo nhỏ khác là nơi có thể tổ chức cho khách du lịch tới thăm quan. Nơi thu hút du khách hơn cả là đảo Tuần Châu. Đảo Tuần Châu nằm ở phía Tây thành phố Hạ Long khoảng cách theo đường chim bay trên 11 km, cách Bãi Cháy chỉ 4 km.
Đây là nơi rất vinh dự đã được Bác Hồ về thăm 2 lần, năm 1959 và 1962. Nơi bác Hồ dừng chân là một khu gồm 3 ngôi biệt thự, một địa chỉ mà các du khách có thể ghé thăm khi tới Tuần Châu. Nhưng điều thu hút nhất đối với du khách đó là vẻ đẹp tự nhiên và hoang sơ của đảo. Diện tích của đảo là 4,05 km2 được phủ kín bởi một rừng thông. Giữa đảo là một hồ nước ngọt rộng gần 20 ha đã tạo nên một vẻ đẹp thơ mộng cho đảo, nhiều người ví nó đẹp ngang với Đà Lạt.
Truyền thuyết xưa kể rằng, nơi đây khi có giặc ngoại xâm, nhân dân bị áp bức nặng nề, rồng mẹ đã dẫn đàn con bay xuỗng nơi này phun châu, nhả ngọc đánh lại kẻ thù. Vì vậy mà có tên Hạ Long. Châu, ngọc do rồng nhả ra tạo thành hàng ngàn đảo đá hình thù khác nhau. Khi thắng trận rồng mẹ bay về trời đàn con đã bái mẹ mà tạo thành vịnh Bái Tử Long ngay cạnh Hạ Long mà vẻ đẹp của nó cũng rất tuyệt vời.
Tiềm năng lớn nhất cho du lịch Quảng Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung là Vịnh Hạ Long. Hạ Long- nơi huyền thoại của đá và nước, nơi mà cả thế giới đã phải hai lần nghiên mình công nhận là Di Sản thiên nhiên 1994 và Di sản ngoại hạng về giá trị địa chất năm 2000.
Vịnh Hạ Long rộng 1553 km2, có 1969 đảo, trong đó trên 980 đảo chưa có tên. Khu vực được bảo vệ tuyệt đối theo quyết định của UNESCO rộng 434km2 với 788 đảo với những giá trị đặc biệt về cảnh quan, về địa chất, đa dạng sinh học, văn hoá- lịch sử, kinh tế, quốc phòng.
Vẻ đẹp của Hạ Long đã không cầm lòng các thi nhân mặc khách, từ xa xưa họ đã phải thốt lên những lời đẹp đẽ nhất về Hạ Long, coi Hạ Long là “kì quan thứ 8” của thế giới. Đến thăm Hạ Long, ngồi trên thuyền nhẹ lướt trên mặt nước trong xanh của vịnh ta không khỏi ngỡ ngàng bởi sự uy nghi và vẻ đẹp hoàn hảo của di sản thế giới này.
Hàng ngàn đảo đá như những bức tường thành hùng vĩ án ngữ trước mặt, hết lớp này đến lớp khác, có những lúc tưởng chừng như thyuền sẽ đâm thẳng vào núi nhưng đến gần lại thấy xuất hiện một khe nhỏ cho thuyền đi qua. Núi đá ở Hạ Long đều là những tác phẩm có một không hai của tạo hoá. Những công trình kiến trúc bằng đá đồ sộ nằm rải trên khắp mặt vịnh, mỗi tác phẩm có một vẻ đẹp, một hình hài riêng. Đây là hòn gà chọi với một đôi gà đang dang rộng cánh trên mặt biển, hòn ếch, hòn đũa, yên ngựa… tất cả đều được mài dũa một cách hài hoà mang đến đầy sự ngạc nhiên cho du khách.
Khám phá vẻ đẹp của Hạ Long là cả một sự kì công, có thể mất hàng tháng trời ròng rã trên biển ta mới hiểu được phần nào vẻ đẹp và giá trị của nó.
Vịnh Hạ Long có hơn 300 hang động mà còn rất nhiều hang động nữa ta chưa tìm thấy. Các hang động ở Hạ Long đều đẹp và mỗi hang động đều được gắn với những truyền thuyết riêng. Hiện nay, với khả năng có hạn mới chỉ khai thác và cho khách đến tham quan tại bảy hang là: Bồ Nâu, Đầu Gỗ, Sửng Sốt, Thiên Cung, Mê Cung, Tam Cung và Trinh Nữ. Ngoài ra còn rất nhiều các hang động khác như hang Luồn, Trống… là những tiềm năng lớn trong tương lai. Trong các hang động trên, động Thiên Cung tuy mới được phát hiện gần đây trong quần thể khu vịnh nhưng đã được mệnh danh là “Hạ Long đệ nhất động”. Động Thiên Cung là nơi tụ hội của muôn vàn các nhũ đá với đủ các hình thù và màu sắc kì ảo, hấp dẫn, là sản phẩm được hình thành từ hàng triệu năm trước, do quá trình bào mòn của nước mưa và quá trình xâm thực của nước biển. Càng đi sâu vào trong hang động, du khách như bị ngỡ ngàng và quyến rũ của những kiệt tác thiên nhiên. Hang Đầu Gỗ nằm trên lưng chừng núi lại có một vẻ đẹp rất tự nhiên và hoang sơ. Trong lòng hang có 3 ngăn, mỗi ngăn có thể chứa được hàng trăm người. Theo lời người xưa kể lại thì đây là nơi dấu những cọc gỗ của Trần Hưng Đạo trong trận Bạch Đằng lịch sử vì vậy mà có tên gọi là Đầu Gỗ. Còn hang Sửng Sốt lại đem đến hết những ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác cho du khách, thật chẳng khác nào cảnh thần tiên giữa trần thế.
Mỗi hang động Hạ Long đều là một điều kỳ diệu làm mê hoặc du khách.
Đến với Hạ Long du khách còn được ngâm mình dưới làn nước trong xanh, mát lạnh tuyệt vời của vịnh, được phơi nắng trên những bãi cát trắng như TiTốp, Soi Sim… tận hưởng một bầu không khí trong lành từ biển thổi vào tạo những cảm giác nâng nâng khó tả.
Với những giá trị nhiều mặt của mình, vịnh Hạ Long cần được gìn giữ, phát triển và khai thác một cách hiệu quả nhất cho xứng đáng với tầm cỡ của một di tích thắng cảnh của đất nước, một di sản thiên nhiên thế giới đã được công nhận.
Quảng Ninh không chỉ có tài nguyên du lịch biển mà tài nguyên du lịch rừng núi cũng là một thế mạnh lớn. Những địa điểm như hồ Yên Trung, Thác Mơ, Đá Trắng…là nơi có thể khai thác hình thức du lịch sinh thái.
Quảng Ninh còn có suối khoáng nóng Quang Hanh rất có giá trị đối với sức khoẻ của con người. Đây là nguồn tài nguyên có thể khai thác phục vụ mục đích tham quan nghỉ dưỡng, thể dục thể thao và chữa bệnh...
Tóm lại với sự đa dạng của các điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch thiên nhiên đã tạo ra một tiềm năng du lịch hết sức phong phú cho Quảng Ninh. Đó là điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch khác nhau như thăm quan nghỉ dưỡng, tắm biển, nghiên cứu khoa học, sinh thái, thể thao…
2.3.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn do con người tạo ra, nó là đối tượng, hiện tượng được tạo ra một cách nhân tạo. Đây là nguyên nhân khiến tài nguyên du lịch nhân văn có sự khác biệt với tài nguyên du lịch tự nhiên.
Có 3 loại tài nguyên du lịch nhân văn cơ bản: di tích lịch sử, văn hoá, kiến trúc nghệ thuật; lễ hội; các tài nguyên khác như làng nghề truyền thống, món ăn dân tộc…
Quảng Ninh không chỉ nổi tiếng bởi Hạ Long , Trạc Cổ, bởi các vẻ đẹp tự nhiên hùng vĩ, Quảng Ninh còn có nét đẹp trong nền văn hoá của các dân tộc anh em sinh sống trong tỉnh qua các di tích văn hoá, lịch sử, các lễ hội…Cùng trải qua 4000 lịch sử của đất nước, lại nằm ở cửa ngõ tiếp giáp với nước láng giềng Trung Hoa, Quảng Ninh đã chứng kiến và gồng mình nên với những cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước. Nơi đây vẫn còn tồn tại những tàn tích của lịch sử là điểm hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.
Cho đến bây giờ không người dân Việt Nam nào có thể quên được chiến thắng oanh liệt của ông cha ta trên dòng sông Bạch Đằng lịch sử. Với tài cán thao lược của Ngô Quyền hay Trần Hưng Đạo bằng việc tạo ra những bãi cọc trên sông đã dập tắt âm mưu xâm lược của quân Nguyên Mông vào nước ta thế kỷ thứ X và XIII. Đây có thể coi là những chiến công vang dội nhất trong lịch sử Việt Nam. Ngày nay, những bãi cọc ngầm này vẫn tồn tại bất chấp thời gian tại sông Chanh (Yên Hưng), một nhánh lớn của sông Bạch Đằng. Qua hơn 7 thế kỷ do thiên nhiên xâm hại và con người nhiều thời đại khai thác, trận địa cọc đã mai một dần, chỉ còn những phần nhỏ so với trước đây nhưng vẫn là nơi mà du khách có thể thấy được những bằng chứng lịch sử và tinh thần quả cảm, kiên cường để bảo vệ đất nước của người xưa.
Hiện nay, ở Quảng Ninh còn tồn tại rất nhiều những di tích lịch sử thời Trần. Trong đó đáng kể nhất là hai di tích Cửa Ông và Yên Tử. Đền Cửa Ông thờ Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, con trai thứ 3 của người anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Người đã có công bảo vệ vùng biên cương của tổ quốc. Đây là một di tích đã được xếp hạng bảo tồn, một điểm thăm quan có giá trị về lịch sử và văn hoá.
Yên Tử là một điểm du lịch hấp dẫn thứ hai sau vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh . Đây là một quần thể chùa chiền nằm rải trên sườn núi Yên Tử với độ cao hơn 1000 m so với mặt biển. Nơi đây vua Trần Nhân Tông đã giũ bụi trần, tu hành lúc cuối đời và hình thành nên thiền phái phật giáo Trúc Lâm của Việt Nam . Tất cả những ngôi chùa cổ ở đây đều được xây dựng thời Trần và mang những kiến trúc đặc sắc như chùa Hoa Yên, Giải Oan, Một Mái, chùa Đồng… chùa Đồng nằm trên đỉnh cao nhất của Yên Tử quanh năm mây mù bao phủ, được đúc bằng đồng nặng vài tấn. ở Yên Tử còn chứa đựng bao điều kỳ diệu, bao huyền thoại về một vị vua từ xa xưa mà du khách có thể khám phá. Hiện nay, nhà nước đang xúc._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28769.doc