Lời nói đầu
Ngày nay, du lịch đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, một ngành công nghiệp “không ống khói” mang lại lợi nhuận cao trên toàn thế giới. Thông qua du lịch, một đất nước có thể xuất khẩu tại chỗ những nguồn lực mà mình sẵn có, đồng thời có thể giới thiệu nền văn hoá nước mình với du khách đến từ các nước trên thế giới.
Tuy nhiên để có thể phát triển được ngành du lịch và thu hút được nhiều du khách đòi hỏi một đất nước phải đầu tư rất nhiều, không chỉ trong du lịch mà còn ở cá
36 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1509 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đầu tư nước ngoài vào du lịch Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c lĩnh vực bổ trợ khác, đặc biệt là các cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, thông tin liên lạc, dịch vụ vui chơi giải trí…
Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, có nhiều tiềm năng về du lịch nhưng thiếu vốn và công nghệ thì kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài là một giải pháp tốt để thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch. Thực tế cũng đã chứng minh, trong những năm vừa qua các dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du lịch, khách sạn ở Việt Nam đã có những hiệu quả nhất định làm thay đổi về cơ bản bộ mặt các khu du lịch, tạo ra các sản phẩm du lịch có chất lượng cao…
Là một trong những khu du lịch trọng điểm của Việt Nam, Quảng Ninh đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư nước ngoài. Nhất là sau khi Hạ Long được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, các dự án đầu tư nước ngoài vào du lịch ngày càng nhiều hơn. Vậy đâu là nguyên nhân chính làm gia tăng các hoạt động đầu tư này? Đầu tư nước ngoài đã có những tác động gì đối với du lịch Quảng Ninh nói riêng và tình hình kinh tế xã hội của tỉnh nói chung? Quảng Ninh có những giải pháp gì để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào du lịch trong thời gian tới?
Tất cả các vấn đề trên sẽ được làm rõ trong đề án môn học kinh tế đầu tư “ Đầu tư nước ngoài vào du lịch Quảng Ninh".
Do thời gian có hạn nên đề án của em không tránh khỏi sai sót. Mong thầy cô và các bạn góp ý kiến để em rút kinh nghiệm.
Phần I
Những vấn đề lý luận chung
I. Lý luận chung về đầu tư nước ngoài và du lịch.
1. Lý luận chung về đầu tư nước ngoài.
1.1. Khái quát về đầu tư nước ngoài
Đầu tư nước ngoài thực chất là một quá trình kinh doanh trong đó vốn đầu tư được di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác với mục đích sinh lời .
Yếu tố nước ngoài trong Đầu tư nước ngoài thể hiện ở chỗ các bên hợp tác đầu tư có quốc tịch khác nhau, vì vậy mới có sự di chuyển vốn giữa các quốc gia mà các bên mang quốc tịch. Đầu tư nước ngoài là một quá trình diễn ra trong một thời gian dài, có thể từ 5 đến 20 năm và có thể lên tới 50 năm hoặc lâu hơn . Vốn Đầu tư nước ngoài có thể được biểu hiện dưới nhiều hình thức, có thể là tiền mặt, giấy tờ có giá trị, máy móc thiết bị , nguyên vật liệu, quyền sử dụng đất, bằng phát minh, sáng chế, bí quyết kỹ thuật hay nhãn hiệu hàng hoá, kinh nghiệm quản lý hay danh tiếng của công ty, v.v… Lợi ích mà hoạt động Đầu tư nước ngoài đem lại cũng rất đa dạng, không chỉ là lợi ích kinh tế mà còn có cả lợi ích chính trị văn hoá - xã hội , lợi ích về môi trường. Đầu tư nước ngoài được chia ra thành hai loại hình đầu tư cơ bản: Đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp.
1.2. Tác động của đầu tư nước ngoài tới tăng trưởng phát triển kinh tế.
Kinh nghiệm phát triển hiện đại ở một số nước Đông á cho thấy rằng đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của quốc gia này. Vấn đề hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nước ngoài tuỳ thuộc chủ yếu vào cách thức huy động và quản lý sử dụng nó tại nước tiếp nhận đầu tư chứ không chỉ ở ý đồ của người đầu tư.
Đối với Việt Nam, sau hơn 10 năm thực hiện chính sách mở cửa, nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp phần bổ sung vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, tăng cường tiềm lực để khai thác nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước như dầu khí, điện… Tính từ năm 1988 đến hết năm 2000, trên phạm vi cả nước đã có 3251 dự án được cấp phép với tổng số vốn đăng ký là 44.587 triệu USD. Cho đến nay Việt Nam đã thu hút được 65 quốc gia vùng lãnh thổ đưa vốn vào đầu tư.
Không những là nguồn vốn bổ sung quan trọng, đầu tư nước ngoài còn đóng góp vào việc bù đắp thâm hụt các tài khoản vãng lai và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Theo đánh giá, tỷ trọng đóng góp đầu tư nước ngoài vào GDP có xu hướng tăng dần qua các năm, Năm 1992 là 2% thì năm 1996 đã là 7.9% và đến năm 1999 là 10.3 %.
Đóng góp cho ngân sách nhà nước của các khu vực đầu tư nước ngoài cũng rất đáng kể. Đặc biệt nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần tích cực vào việc hoàn chỉnh ngày càng đầy đủ và tốt hơn hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, bưu chính viễn thông…Bước đầu hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao góp phần thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá và đô thị hoá các khu vực phát triển, hình thành các khu dân cư mới, tạo việc làm cho hàng vạn lao động tại địa phương
2. Lý luận chung về du lịch
2.1. Khái niệm du lịch
Pháp lệnh du lịch Việt Nam ban hành tháng 2/1999 có quy định tại điều 10 như sau: Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu thăm quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định.
2.2. Phân loại du lịch
Có rất nhiều cách phân loại du lịch
_ Theo phạm vi địa lý của chuyến đi có:
+ Du lịch quốc tế: là loại hình du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến du lịch của khách nằm trên hai hoặc nhiều nước khác nhau.
Đối với một nước, loại hình du lịch tổ chức cho khách quốc tế vào du lịch gọi là du lịch quốc tế chủ động, cho khách ra nước ngoài du lịch gọi là du lịch quốc tế thụ động
+ Du lịch nội địa: là loại hình du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến của khách nằm trên địa bàn một quốc gia
_ Theo hình thức tổ chức chuyến đi có:
+ Du lịch không thông qua tổ chức.
+ Du lịch thông qua tổ chức
_ Theo động cơ du lịch.
+ Đi du lịch với mục đích nghỉ dưỡng.
+ Đi du lịch kết hợp với công việc.
+ Đi tham quan tìm hiểu.
+ Đi du lịch để giao lưu.
_ Theo phương tiện vận chuyển: có khách đi theo đường sông, đường thuỷ, đường bộ.
_ Du lịch bền vững, du lịch sinh thái.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài vào du lịch.
3.1. Cải thiện môi trường đầu tư
3.1.1. Sở hữu và đảm bảo đầu tư
An toàn vốn đầu tư là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư ra nước ngoài. Vì vậy, để các nhà đầu tư ra nước ngoài yên tâm, nước chủ nhà luôn cam kết không tịch thu, quốc hữu hoá tài sản hợp pháp của họ. Mặt khác, mức tỷ lệ sở hữu nước ngoài thường được nước chủ nhà quy định để kiểm soát chủ động đầu tư nước ngoài, điều chỉnh lợi ích giữa các chủ thể đầu tư và khuyến khích đầu tư nước ngoài tăng cường xuất khâủ, chuyển giao công nghệ hiện đại. Nhìn chung, quy định tỷ lệ sở hữu nước ngoài ngày càng được nới lỏng ở nhiều nước. Tại Việt Nam, không hạn chế mức góp vốn tối đa của các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng mức tối thiểu không được nhỏ hơn 30%.
3.1.2. Phê duyệt và quản lý dự án đầu tư
Để có giấy phép đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài phải ra các khâu thẩm định, phê duyệt của nước chủ nhà.ở nhiều nước, công việc thẩm định phê duyệt của các dự án đầu tư nước ngoài do nhiều cơ quan chức năng cùng thực hiện. Gần đây, nhằm giảm bớt các phiền hà cho các nhà đầu tư nước ngoài, nhiều nước áp dụng chính sách "một cửa" hoặc phân quyền cho các địa phương thẩm định cấp giấy phép đầu tư. ở Việt Nam, các dự án lớn, có ảnh hưởng quan trọng đối với đời sống kinh tế xã hội (nhóm A) do thủ tướng chính phủ phê duyệt. Các dự án còn lại (nhóm B và C) thuộc quyền thẩm định, phê duyệt của Bộ Kế hoạch đầu tư, các tỉnh ban nghành chức năng.
3.1.3. Khuyến khích tài chính
Để tăng hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài, nước chủ nhà thường đưa ra các ưu đãi về tài chính như điều chỉnh các mức thuế đầu tư hợp lý theo các lĩnh vực hạng mục khuyến khích đầu tư; kéo dài thời gian miễn giảm thuế; tăng ưu đãi tín dụng; giảm tỷ lệ các loại phí các dịch vụ đầu tư và cho phép thời gian khấu hao nhanh. Các ưu đãi về tài chính thường được điều chỉnh theo thời gian tuỳ thuộc vào định hướng ưu tiên phát triển và khả năng cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài của từng nước. ở Việt Nam, các ưu đãi tài chính được coi là hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
3.2. Điều kiện cơ sở hạ tầng
Điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng quan trọng đến chi phí và rủi ro của các hoạt động đầu tư. Vì vậy nhiều nước đã chú trọng xây dựng hệ thống giao thông và các dịch vụ cơ sở hạ tầng đủ tốt để đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài. ở Việt Nam, công việc này thực hiện còn chậm và chủ yếu dựa vào nguồn vốn ODA.
3.3. Môi trường du lịch
3.3.1. Môi trường sinh thái
Tài nguyên du lịch tự nhiên là các đối tượng và hiện tượng trong môi trường tự nhiên bao quanh chúng ta, nó bao gồm địa hình, khí hậu, nguồn nước và dộng thực vật.
Tài nguyên du lịch tự nhiên được chia làm 3 loại tài nguyên cơ bản là: tài nguyên du lịch biển và sông nước, tài nguyên du lịch rừng núi và tài nguyên du lịch ở các khu bảo tồn.
3.3.2. Môi truờng văn hoá
Đặc điểm phát triển văn hoá xã hội của nước chủ nhà được coi là hấp dẫn đầu tư nước ngoài nếu có trình độ giáo dục cao và nhiều sự tương đồng về ngôn ngữ, tôn giáo, các phong tục tập quán đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Các đặc điểm này không chỉ giảm được chi phí đào tạo nguồn nhân lực cho các nhà đầu tư nước ngoài mà còn tạo điều kiện cho họ hoà nhập vào cộng đồng nước sở tại.
Môi trường văn hoá bao gồm cả tài nguyên du lịch nhân văn do con người tạo ra, nó là đối tượng, hiện tượng được tạo ra một cách nhân tạo. Đây là nguyên nhân khiến tài nguyên du lịch nhân văn có sự khác biệt với tài nguyên du lịch tự nhiên.
Có 3 loại tài nguyên du lịch nhân văn cơ bản: di tích lịch sử, văn hoá, kiến trúc nghệ thuật; lễ hội; các tài nguyên khác như làng nghề truyền thống, món ăn dân tộc…
3.3.3. Môi trường pháp luật
Các nhà đầu tư nước ngoài rất cần một môi trường pháp lý hợp lý và ổn định của nước chủ nhà. Môi trường này gồm các chính sách, quy định đối với đầu tư nước ngoài và tính hiệu lực của chúng trong thực hiện. Đây không chỉ là những căn cứ pháp lý quan trọng không chỉ để đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư nước ngoài mà còn là những cơ sở cần thiết cho họ tính toán làm ăn lâu dài ở nước chủ nhà.
3.4. Xúc tiến đầu tư
Để giới thiệu, quảng cáo cơ hội đầu tư với bên ngoài, nước chủ nhà thường tổ chức các đoàn thăm quan, khảo sát nước ngoài, tham gia, tổ chức các hội tổ chức các hội thảo khoa học, diễn đàn đầu tư, kinh tế khu vực và quốc tế. Đồng thời họ tích cực sử dụng các phương tiện truyền thống, xây dựng mạng lưới văn phòng các đại diện ở nước ngoài để cung cấp các thông tin nhanh chóng và giúp đỡ kịp thời các nhà đầu tư nước ngoài tìm hiểu cơ hội đầu tư ở nước mình. ở Việt Nam, các hoạt động xúc tiến đầu tư còn đơn điệu và ít chủ động.
II. Giới thiệu chung về Quảng Ninh
1. Vị trí địa lý
Quảng Ninh là tỉnh nằm ở địa đầu Đông Bắc tổ quốc, có một vị trí chiến lược cả về kinh tế lẫn an ninh quốc phòng. Đây là cửa ngõ quan trọng nối Việt Nam với các nước vùng Đông Bắc á như Hồng Kông, Nhật Bản… bằng đường biển và đặc biệt là có đường biên giới đất liền với Trung Quốc dài hơn 70 km.
2. Tiềm năng du lịch
2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tự nhiên đã ưu đãi đặc biệt cho kinh tế biển Quảng Ninh trong đó du lịch biển đóng một vai trò rất quan trọng.
Với hơn 250 km bờ biển, Quảng Ninh có rất nhiều những bãi tắm lớn nhỏ. Ngoài những bãi tắm đẹp, thì đảo cũng là một tiềm năng lớn của du lịch Quảng Ninh.
Tiềm năng lớn nhất cho du lịch Quảng Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung là Vịnh Hạ Long. Hạ Long- nơi huyền thoại của đá và nước, nơi mà cả thế giới đã phải hai lần nghiên mình công nhận là Di Sản thiên nhiên 1994 và Di sản ngoại hạng về giá trị địa chất năm 2000.
Quảng Ninh không chỉ có tài nguyên du lịch biển mà tài nguyên du lịch rừng núi cũng là một thế mạnh lớn. Quảng Ninh còn có suối khoáng nóng Quang Hanh rất có giá trị đối với sức khoẻ của con người.
Tóm lại với sự đa dạng của các điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch thiên nhiên đã tạo ra một tiềm năng du lịch hết sức phong phú cho Quảng Ninh. Đó là điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch khác nhau như thăm quan nghỉ dưỡng, tắm biển, nghiên cứu khoa học, sinh thái, thể thao…
2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Quảng Ninh không chỉ nổi tiếng bởi Hạ Long , Trà Cổ, bởi các vẻ đẹp tự nhiên hùng vĩ, Quảng Ninh còn có nét đẹp trong nền văn hoá của các dân tộc anh em sinh sống trong tỉnh qua các di tích văn hoá, lịch sử, các lễ hội…
Vào mùa xuân ở Quảng Ninh có rất nhiều những lễ hội, đây là loại hình sinh hoạt văn hoá phản ánh sinh động bản sắc dân tộc, một sản phẩm du lịch độc đáo và hấp dẫn. Cũng như bao miền quê khác của đất nước ở Quảng Ninh cũng tồn tại những làng nghề.
Như vậy, cùng với những tài nguyên du lịch tự nhiên thì tài nguyên du lịch nhân văn ở Quảng Ninh cũng rất giàu có. Khai thác được những tài nguyên này không chỉ để phát triển du lịch mà còn là để duy trì và bảo tồn chúng qua thời gian.
Phần II
Thực trạng đầu tư nước ngoài vào
du lịch Quảng Ninh
I. Bức tranh đầu tư nước ngoài tại Quảng Ninh.
Nằm trong tam giác tăng trưởng kinh tế miền Bắc ( Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh). Trong những năm vừa qua, cùng với quá trình mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài của cả nước, Quảng Ninh cũng là một điểm được các nhà đầu tư chú ý đặc biệt. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và sự quan tâm của nhà nước, đầu tư nước ngoài ở Quảng Ninh đã có những bước khởi sắc đáng kể.
Tính đến hết năm 1999, tại Quảng Ninh, số dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực pháp lý là 35 dự án và 7 chi nhánh của 18 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng số vốn đầu tư gần 900 triệu USD. Đã có 24/35 số dự án này đã triển khai vốn đầu tư với số vốn khoảng 160 triệu USD, 15 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh phát huy từ 60%-80% công suất thiết kế. Rất nhiều các dự án đã triển khai tích cực và có hiệu quả như: công ty dầu thực vật Cái Lân, công ty ngọc trai Hạ Long, công ty Vina Takaoka …
Có thể nói hoạt động đầu tư nước ngoài trong những năm qua đã đóng góp một phần quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội Quảng Ninh. Năm 1999, tổng doanh thu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt trên 103 triệu USD tăng hơn 2 lần so với năm 1998, trong đó giá trị công nghiệp đạt 100 triệu USD, đóng góp quan trọng trong việc tăng giá trị công nghiệp toàn tỉnh.
Trong năm 1999, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh đã đóng góp cho ngân sách nhà nước trên 8,8 triệu USD, tăng 3 lần so với năm 1998. Về mặt xã hội, các dự án có vốn đầu tư nước ngoài không chỉ giải quyết việc làm cho hơn 3000 nghìn lao động trực tiếp mà còn kích thích và tạo việc làm gián tiếp cho hàng nghìn lao độnh khác từ các doanh nghiệp, dịch vụ cung ứng và tăng thu nhập cho nhười lao động.
Cùng với những đóng góp đáng kể của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp, 12 công ty liên doanh trong lĩnh vực du lịch đã đi vào hoạt động góp phần tích cực vào diện mạo của ngành du lịch Quảng Ninh. Cơ sở hạ tầng của các công viên, khách sạn, nhà hàng, đội ngũ nhân viên du lịch đang tong bước được hiện đại hoá, thêm nhiều phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế là những điểm thu hút khách du lịch.
Du lịch Quảng Ninh đang trở thành mảnh đất màu mỡ cho các nhà đầu tư nước ngoài. Cùng với đà phát triển của ngành du lịch, chắc chắn trong những năm tới sẽ có nhiều dự án nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này.
II. Hoạt dộng đầu tư nước ngoài vào du lịch Quảng Ninh.
1. Giai đoạn 1986 – 1994
Có thể nói rằng, mặc dù giai đoạn 1986 – 1994, khi nhà nước ta dã thực hiện chính sách mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước trên thế giới nhưng nên kinh tế vẫn mang nặng tính bao cấp. Đặc biệt là đối với ngành du lịch. Các cơ sở du lịch trên toàn quốc chủ yếu là phục vụ cho các đoàn khách của Đảng, nhà nước, các đoàn ngoại giao, tổ chức quốc tế, các chuyên gia, vận động viên nước bạn… Các đoàn khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chủ yếu từ các nước Đông Âu và Liên Xô cũ được ký kết theo các hiệp định về hợp tác trao đổi chính trị, kinh tế, văn hoá theo giá ưu đãi của chính phủ.
Ngành du lịch Quảng Ninh cũng chịu chung “số phận” đó. Hằng năm, các đoàn khách quốc tế đến Hạ Long vẫn chỉ là các đoàn khách truyền thống Đông Âu và Liên Xô cũ. Hoạt động kinh doanh du lịch lúc đó rất buồn tẻ, chỉ mùa hè khu du lịch Bãi Cháy mới có khách còn đến mùa đông lại trở thành một khu vực vắng vẻ, quạnh hiu.
Các cơ sở lưu trú lúc đó rất nghèo nàn. Một số khách sạn như Vườn Đào, Bạch Đằng, Hạ Long… của nhà nước với số lượng buồng phòng hạn chế, trang thiết bị lạc hậu. Còn các nhà khách của các nghành như Công Đoàn, Than, Điện Lực … lại chỉ chuyên phục vụ cho cán bộ công nhân viên đến nghỉ dưỡng mỗi năm một lần.
Hầu như không tồn tại bất cứ một khu vui chơi giải trí nào cho khách. Các dịch vụ bổ trợ như ăn uống, thông tin liên lạc, y tế… đều rất thiếu thốn và lạc hậu. Chính vì thế mà động lực để phát triển nghành du lịch là nhỏ. Không có một sự đầu tư cần thiết cho nghành du lịch đặc biệt là đầu tư nước ngoài . Mặc dù là từ năm 1987 luật đầu tư nước ngoài đã ra đời ở Việt Nam nhưng các nhà đầu tư nước ngoài lúc đó còn quá e dè và chưa thấy hết tiềm năng to lớn của du lịch Quảng Ninh. Cùng với những khó khăn cơ bản về cơ sở hạ tầng, về chính sách đầu tư, về thị trường du lịch... cũng là trở ngại đáng kể trong quyết định của các nhà đầu tư nước ngoài.
Bước sang những năm đầu của thập kỷ 90, tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam tăng nhanh. Thời kỳ này Việt Nam trở thành một điểm du lịch mới lạ và hấp dẫn ở khu vực Đông Nam á, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch với nhiều mục đích khác nhau. Phần lớn trong số họ (40% - 50%) đến Việt Nam để tham quan du lịch, tham quan một đất nước có nhiều danh lam thắng cảnh, có nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Hạ Long là một trong những điểm hấp dẫn được nhiều du khách nhất khi đến Việt Nam . Có người nói: “ Đến Việt Nam mà không đến Hạ Long thì coi như chưa đến”.
Thời kỳ này du lịch Quảng Ninh bắt đầu có những khởi sắc đáng kể. Một loạt các nhà khách, nhà nghỉ của các bộ ngành đoàn thể đã được chuyển thành khách sạn. Cùng với chủ trương khuyến khích phát triển đa dạng các thành phần kinh tế, hàng loạt các nhà nghỉ, khách sạn tư nhân ra đời như nấm sau mưa. Chỉ trong vòng 2 đến 3 năm khu vực Bãi Cháy đã mọc lên vài chục khách sạn tư nhân phục vụ cho nhu cầu lưu trú của khách.
Mặc dù các khách sạn mọc lên rất nhiều nhưng cái thiếu của nghành du lịch Quảng Ninh chính là những khách sạn qui mô, có tầm cỡ và tiêu chuẩn quốc tế. Hầu hết các khách sạn ở Quảng Ninh lúc bấy giờ đều có qui mô nhỏ dẫn đến tình trạng phải thường xuyên xé lẻ các đoàn khách.
Đầu những năm 90 cũng là thời kỳ khách du lịch thương mại đến Việt Nam nói chung và Quảng Ninh nói riêng rất nhiều. Họ đến để kìm kiếm cơ hội kinh doanh tại một đất nước mới thực hiện chính sách mở cửa. Với các vị khách này thì nhu cầu về nơi ở, nghỉ ngơi, giải trí là rất cao. Trong khi đó các cơ sở lưu trú ở Quảng Ninh chưa thể đáp ứng được hết những đòi hỏi của đối tượng khách này. Chính vì vậy cần phải có một nguồn vốn lớn, đặc biệt là nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này. Nhưng mặc dù từ năm 1991 – 1994 có rất nhiều các đoàn khách quốc tế dến tham quan và tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Quảng Ninh nhưng các nhà đầu tư vẫn tỏ ra e ngại đối với lĩnh vực du lịch. Bởi vì, du lịch Quảng Ninh lúc đó thiếu tầm nhìn chiến lược, không có một hoạt động quảng bá nào về những thế mạnh của mình cũng như hoạch định một sự phát triển bền vững trong tương lai. Đồng thời cơ sở hạ tầng của các khu du lịch vẫn còn quá yếu kém, vấn đề điện, nước vào mùa hè ( mùa có đông khách du lịch nhất) luôn làm đau đầu các nhà kinh doanh.
Đó là trong lĩnh vực khách sạn, còn trong lĩnh vực vui chơi giải trí cũng không có gì khả quan hơn. Du khách đến Hạ Long sau một buổi ngồi trên thuyền ngắm cảnh vịnh khi lên bờ cũng chảng biết đi đâu, vui chơi gì vào ban đêm.
Như vậy trong suốt giai đoạn 1986 – 1994 cả ngành du lịch Quảng Ninh không nhận được bất cứ một dự án đầu tư nước ngoài nào.
2. Giai đoạn từ năm 1994 đến nay
Có thể nói rằng giai đoạn từ năm 1994 đến nay là giai đoạn cất cánh của du lịch Quảng Ninh. Kể từ khi vịnh Hạ Long được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới năm tháng 12-1994, khách du lịch đến Quảng Ninh tăng nhanh, năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt là vào tháng 11-2000 khi Hạ Long được đăng quang di sản thế giới lần thứ 2 với giá trị ngoại hạng về địa chất thì lại càng khẳng định vị thế của mình như một trung tâm du lịch lớn trên toàn quốc.
Bảng 2. Số lượng khách du lịch đến Quảng Ninh giai đoạn 1997-2000
Đơn vị : lượt người
Năm
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
Tổng số khách
357.868
384.736
1.116.000
1.500.856
(% tăng)
8%
190%
34%
Khách quốc tế
150.582
151.826
441.739
553.000
(% tăng)
1%
191%
25%
Khách nội địa
207.286
232.910
674.261
947.856
(% tăng)
12%
189%
41%
Nguồn: Báo cáo tổng kết du lịch Quảng Ninh năm 1997, 1998…
Tốc độ tăng trưởng khách du lịch đến Quảng Ninh trong những năm qua quả thật là những con số ngoài mong ước, tốc độ tăng trung bình hằng năm là hơn 30% trong đó khách du lịch quốc tế đến Quảng Ninh ngày càng nhiều. Chỉ tính 3 tháng đầu năm 2001 số lượng khách du lịch đến Quảng Ninh đã là 670.878 lượt người, vượt 57% so với cùng kỳ năm 2000. Với đà này con số khách du lịch tới Quảng Ninh sẽ vượt qua con số 2 triệu lượt người.
Tất cả những kết quả đạt được ở trên là do sự nỗ lực của ngành du lịch Quảng Ninh, của các cơ sở kinh doanh du lịch đã tạo được niềm tin nơi khách du lịch. Đường xá, cầu cống, cơ sở hạ tầng đã được cải thiện cơ bản, cộng vào đó là cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du khách của các doanh nghiệp cũng được nâng cấp và xây dựng mới khá nhiều, trong đó phải kể đến một phần đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này.
Kể từ khi Hạ Long được công nhận là di sản thế giới năm 1994 đến nay đã có 12 Quảng Ninh dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du lịch tại Quảng Ninh với tổng vốn đầu tư là trên 180 triệu USD. Hầu hết các dự án này đã triển khai đây dựng cơ bản với tổng số vốn là 35.443.282 USD tập trung tại các trung tâm du lịch nổi tiếng của tỉnh như: Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, thị xã Móng Cái…
Bảng 3. Các dự án đầu tư nước ngoài vào du lịch Quảng Ninh
( giai đoạn 1994 đến nay )
Stt
Tên dự án
Địa điểm
Tổng vốn
Chủ đầu tư nớc ngoài
đầu tư (USD)
1
Khách sạn
Móng Cái
10.000.000
Profit Come E,D
Hải Ninh- Lợi Lai
( Trung Quốc)
2
Khách sạn
Hạ Long
751
Công ty mậu dịch Bắc Hải (Trung Quốc)
Hồng Hải
Công ty Mỹ Lai
3
Công ty liên doanh quốc tế Hoàng Gia
Hạ Long
39.000.000
Đài Loan
Khách sạn
Orient Vacations
4
Haritage - Hạ Long
Hạ Long
4.000.000
Pte.ltd ( Singapore)
Khách sạn
Siam Infinity
5
Hạ Long - Plaza
Hạ Long
11.000.000
Import-Export (Pháp)
Công ty liên doanh Hạ Long- Dream
SKR International Co
6
Khách sạn
Hạ Long
11.000.000
INTOURDECO
Gor Hock Guan
7
Công ty TNHH
Hạ Long
68.000.000
( Hàn Quốc)
Ngôi sao của Vịnh
Hạ Long Resort
8
Công ty tập đoàn Vinh Cơ
Hạ Long
22.136.800
Development Pte.Ltd
Công ty ĐT và PT
Công ty XNK tp
9
khách sạn Móng Cái
Móng Cái
5.000.000
Phòng Thành (TQ)
Công ty du lịch
Panford Development
10
hồ Yên Trung
Móng Cái
26.830.000
Ltd ( Hong Kong)
Ông Juan Cheng I
11
Uông Bí
5.000.000
( Đài Loan)
Nguồn: Sở du lịch Quảng Ninh
Trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên thì chỉ có công ty du lịch hồ Yên Trung là hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài còn tất cả đều là hình thức liên doanh. Bên Việt Nam tham gia góp vốn chủ yếu dưới dạng đất đai. Các đối tác nước ngoài tham gia hầu hết đều là các công ty của Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore…bởi vì đây là những thị trường gửi khách chính đến Quảng Ninh, do đó các liên doanh có thể nắm bắt được tâm lý, tập quán và sở thích của khách thông qua đó đáp ứng được những nhu cầu của họ trong quá trình nghỉ ngơi, tham quan, giải trí…
2.1 Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực khách sạn
Đây là lĩnh vực đầu tư chính của các nhà đầu tư nước ngoài đối với du lịch Quảng Ninh .
Kể từ khi Hạ Long được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới lần thứ nhất thì lượng khách đến Quảng Ninh tăng không ngừng và nhu cầu lưu trú do đó cũng tăng theo. Chính vì vậy mà hệ thống khách sạn của Quảng Ninh không đã không đủ để đáp ứng những nhu cầu đó. Lần lượt đã có rất nhiều những nhà đầu tư nước ngoài nhảy vào lĩnh vực này. Kết quả là hàng loạt các khách sạn liên doanh có qui mô lớn, hiện đại ra đời góp phần đáp ứng cho nhu cầu của một lượng khách lớn và những đối tượng khách cao cấp.
Hiện tại năng lực lưu trú thực tế tại khu vực Bãi Cháy tập trung tại 6 khách sạn lớn với tổng số phòng là 800 trong đó có 2 khách sạn liên doanh tiêu chuẩn cao là Haritage-Hạ Long và Hạ Long-Plaza chiếm gần 400 phòng hiện đại. Đây là 2 liên doanh về khách sạn hoạt động sớm nhất ở Quảng Ninh và bước đầu hoạt động đã đạt được những thành công nhất định.
Khách sạn Haritage-Hạ Long là khách sạn liên doanh giữa tổng công ty than Việt Nam và công ty Orient Vacations Pte.Ltd của Singapore với tổng vốn đầu tư là 7,5 triệu USD. Khách sạn được bắt đầu xây dựng từ cuối năm 1994 và chính thức hoạt động từ tháng 10-1995 với 30 phòng. Hiện nay, sau khi hoàn thành khách sạn cao 8 tầng với 101 phòng nghỉ hiện đại, tiện nghi, đạt tiêu chuẩn quốc tế, tất cả đều nhìn ra vịnh Hạ Long kỳ vĩ. Khách sạn thật nổi bật nhờ kiến trúc riêng biệt, độc đáo giữa một khu vực có mật độ khách sạn dày đặc nhất khu du lịch Bãi Cháy. Khách sạn Haritage-Hạ Long là khách sạn đầu tiên ở Quảng Ninh được tổng cục du lịch Việt Nam xếp hạng 4 sao và được đánh giá cao về cơ sở vật chất và dịch vụ. Khách sạn có hai nhà hàng Âu, á với tổng số 250 chỗ luôn sẵn sàng phục vụ những món đặc sản biển, một phòng họp quốc tế 300 chỗ trang thiết bị hiện đại đáp ứng được các cuộc họi thảo quốc tế, trung tâm chăm sóc phục hồi sức khoẻ, vip bar… đã tạo được sự đa dạng, thu hút khách đến nghỉ ngơi, vui chơi giải trí…
Trong quá trình hoạt động của mình khách sạn cũng đã gặp không ít những khó khăn. Ngay từ những năm đầu khi mới đi vào hoạt động khách sạn đã phải những trở ngại đầu tiên đó là cuộc khủng hoảng tiền tệ châu á năm 1997. Khách du lịch đến Quảng Ninh giảm sút khiên công suất sử dụng buồng phòng quá thấp, khách sạn bị thua lỗ triền miên. Trong 2 năm 1998 và 1999 khách sạn đã phải cắt giảm ngày công lao động, tiền lương của một vài bộ phận nhân viên, nợ tiền điện, tiền thưởng của người lao động tới 3 tháng. Ngoài nguyên nhân do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng thì cũng do “ông chủ” người nước ngoài quá cứng nhắc khi ban hành cơ chế, giá cả đặt ra xa vời với thực tế thị trường. Trong khi các khách sạn nhà nước vẫn có khả năng thu hút được một lượng khách lớn thì Haritage-Hạ Long vẫn “vườn không nhà trống”. Bắt đầu từ năm 2000, sau khi Haritage-Hạ Long có vị giám đốc mới là người Việt Nam thì khách sạn bắt đầu “ăn nên làm ra”. Doanh thu trong năm đạt gần 1,45 triệu USD, tăng 25% so với năm 1999; công suất sử dụng buồng phòng đạt 68,5% tăng 47%. Khách sạn đã nộp ngân sách nhà nước 1,64 tỷ đồng, bước đầu có lãi là 311 triệu đồng và tạo ra thu nhập khá ổn định cho 165 nhân viên. Có được kết quả này là do khách sạn đã bám sát thị trường, áp dụng giá cả linh hoạt, ưu tiên khách Việt Nam nên thu hút đợc đông đảo khách nội địa. Theo dự tính đến hết năm 2001, khách sạn sẽ đón được 45.000 lượt khách, công suất sử dụng buồng phòng trên 70%.
Mặc dù là một khách sạn liên doanh với nước ngoài nhưng tại Haritage-Hạ Long đang tồn tại một chi bộ Đảng và tổ chức công đoàn. Đây là một điểm sáng hiếm có trong các liên doanh nước ngoài tại Việt Nam. Tổ chức công đoàn của khách sạn rất quan tâm bảo vệ đời sống cho người lao động. Khách sạn không những mua bảo hiển y tế và đóng bảo hiểm xã hội mà còn mua cả bảo hiểm thân thể cho người lao động.
Hiện nay, khách sạn đang áp dụng phương pháp quản lý mới phù hợp trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh, với mục tiêu đạt hiệu quả cao trongkinh doanh và đạt chất lượng dịch vụ quốc tế ngang tầm khu vực và thế giới.
Có thể nói, khách sạn Haritage-Hạ Long hiện nay đang là một đại diện tiêu biểu trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực khách sạn của ngành du lịch Quảng Ninh.
Trong khi Haritage-Hạ Long khá vất vả trong những bước đi đầu thì khách sạn liên doanh Hạ Long-Plaza lại đạt được những thành công đáng kể. Khách sạn Hạ Long-Plaza là liên doanh giữa công ty ĐTPTSX Hạ Long với đối tác Siam Infinity Import-Export của Pháp với tổng vốn đầu tư là 11 triệu USD. Khách sạn được bắt đầu khởi công xây dựng từ năm 1996 và đi vào kinh doanh từ năm 1998. Ngay từ năm đầu kinh doanh, khách sạn đã có lãi và nộp ngân sách nhà nước đầy đủ. Trong năm 2000, khách sạn đã đạt được tổng doanh thu hơn 1 triệu USD trong đó lãi 1,6 tỷ đồng và nộp cho ngân sách nhà nước 1,4 tỷ đồng. Công suất sử dụng buồng phòng ở Hạ Long-Plaza khá cao trên 70%, chủ yếu phục vụ cho đối tượng khách cao cấp với giá phòng trung bình trên 50 USD một đêm. Nằm ở một vị trí đẹp khách sạn Hạ Long-Plaza nổi bật với chiều cao 11 tầng gồm gần 200 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế, trang bị hiện đại; là nơi thường xuyên được tổ chức các hội thảo quốc tế về Hạ Long. Các dịch vụ bổ trợ như nhà hàng, khu thể thao, vui chơi giải trí của khách sạn luôn làm thỏa mãn những vị khách khó tính nhất. Đội ngũ nhân viên phục vụ tại khách sạn đều là những người có tay nghề cao bao gồm 145 nhân viên, đời sống được quan tâm chu đáo. Các dịp lễ tết của Việt Nam khách sạn đều có những mức thưởng xứng đáng.
Đây có thể coi là một điển hình kinh doanh có hiệu quả của các liên doanh tại Quảng Ninh trong lĩnh vực du lịch.
Bên cạnh 2 khách sạn liên doanh trên, một số khách sạn khác cũng đã đi vào hoạt động như: khách sạn Hải Ninh-Lợi Lai tại thị xã Móng Cái là liên doanh giữa công ty ngoại thương Hải Ninh và công ty Profit Come E,D của Thượng Hải, Trung Quốc; khách sạn Hồng Hải tại thành phố Hạ Long là liên doanh giữa công ty du lịch dịch vụ Hòn Gai với đối tác là công ty mậu dịch Bắc Hải, Trung Quốc… ngoài ra còn khá nhiều liên doanh khách sạn khác đang trong quá trình xây dựng: khách sạn Intuordeco thành phố Hạ Long giữa công ty xuất nhập khẩu Quảng Ninh và Gor Hock Guan của Hàn Quốc có vốn đầu tư lớn nhất vào du lịch Quảng Ninh là 68 triệu USD; 1 khách sạn 5 sao vừa mới được khởi công ở Móng Cái ngày 4/11/2000 là kết quả của sự hợp tác giữa công ty đầu tư và phát triển khách sạn Móng Cái và công ty PanFord của Hồng Kông với tổng vốn đầu tư là 26,8 triệu USD, là một trong 3 công trình có vốn đàu tư nước ngoài vào du lịch lớn nhất tại Quảng Ninh; một khách sạn nổi liên doanh với Hồng Kông dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 12 năm nay tại Tuần Châu… Ngoài ra, trong kho “dự trữ” c._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- B0159.doc