Lời Mở đầu
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đánh dấu sự chuyển mình của nền kinh tế Việt Nam. Đất nước ta chuyển đổi cơ chế quản lí kinh tế từ cơ chế hành chính, tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quẩn lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo cơ chế mới này tất cả các thành phần kinh tế đều được tự do phát triển, tự mình tìm thị trường kinh doanh, tự hạch toán kinh doanh, mở rộng thị trường của mình. Nếu doanh nghiệp nào làm ăn có lãi, có chỗ đứng trên t
90 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1282 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hị trường thì sẽ tồn tại, nếu doanh nghiệp nào làm ăn thua lỗ thì sẽ bị đào thải khỏi thị trường.
Khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, môi trường kinh doanh luôn biến động không ngừng cùng với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học kĩ thuật thì các doanh nghiệp luôn phải tìm cách tự đổi mới, hoàn thiện mình cả về trình độ, năng lực, kinh nghiệm và hiện đại hoá công nghệ. Do đó, hoạt động đầu tư nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp đã trở thành mối ưu tiên quan trọng trong định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà là một doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động trong lĩnh vực tư vấn giám sát, khảo sát thiết kế xây dựng, phục vụ thi công những công trình thuỷ điện, thuỷ lợi và các công trình xây dựng công cộng. Sản phẩm của công ty là các bản vẽ thiết kế kĩ thuật của các công trình, các hạng mục công trình và các con số khảo sát, đặc điểm về chất đất, các kết luận thí nghiệm…. Đây là những sản phẩm chứa hàm lượng chất xám lớn, sản phẩm có chính xác, có phù hợp với thiết kế kĩ thuật hiện đại hay không đều phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, năng lực, kinh nghiệm của cán bộ công nhân viên làm công tác khảo sát, thí nghiệm, thiết kế, tư vấn của công ty cùng với độ chính xác , hiện đại của trang thiết bị máy móc thí nghiệm khảo sát. Do đó, đầu tư nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ ở công ty có vai trò quan trọng trong chiến lược sản xuất kinh doanh.
Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà, được sự hướng dẫn tận tình của cô Phạm Thị Thêu-GVC bộ môn Kinh tế đầu tư cùng sự giúp đỡ của các cô, các anh, chị trong phòng Dự án và tư vấn đấu thầu, đã giúp em nhận thức được tầm quan trọng của việc đầu tư nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp và lựa chọn đề tài: “Đầu tư nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh ở công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà”
Trên cơ sở nghiên cứu của chuyên nghành Kinh tế đầu tư và các tài liệu tham khảo khác. Chuyên đề của em đã phân tích và đánh giá thực trạng công tác đầu tư nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh tại công ty CP tư vấn xây dựng Sông Đà, từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động đầu tư của công ty.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết câu chuyên đề gồm 3 chương:
*ChươngI: Lí luận chung về đầu tư, đầu tư phát triển và sự cần thiết phải đầu tư trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
*ChươngII: Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của công ty CP tư vấn xây dựng Sông Đà.
*ChươngIII: Mục tiêu và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư tại công ty CP tư vấn xây dựng Sông Đà.
Do trình độ nhận thức còn có hạn, thời gian thực tập tại công ty không nhiều, những thiếu sót xuất hiện trong chuyên đề này là điều không tránh khỏi. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô cùng các cô, chú và các anh, chị trong công ty để chuyên đề này được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 7 tháng 5 năm 2005.
Sinh viên thực hiện
Hoàng Tuấn Khanh
Nội dung
Chương I: Lí luận chung về đầu tư, đầu tư phát triển và
sự cần thiết phải đầu tư trong hoạt động sản xuất
kinh doanh
I- Đầu tư và đầu tư phát triển :
1. Đầu tư:
Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Như vậy, mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư là đạt được các kết quả lớn hơn so với những hy sinh về nguồn lực mà người đầu tư phải gánh chịu khi tiến hành đầu tư.
Các nguồn lực phải hy sinh cho hoạt động đầu tư có thể là tiền , tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ của con người.
Những kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất( nhà xưởng, đường xá, bệnh viện, trường học…), tài sản trí tuệ( trình độ văn hoá, chuyên môn, quản lí, khoa học kĩ thuật...) và nguồn nhân lực có đủ điều kiện làm việc với năng suất lao động cao hơn trong nền sản xuất xã hội.
Trong những kết quả đạt được trên đây, những kết quả trực tiếp của sự hy sinh các tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực tăng thêm có vai trò quan trọng trong mọi lúc mọi nơi, không chỉ với người bỏ vốn mà cả đối với toàn bộ nền kinh tế. Những kết quả này không chỉ người đầu tư mà cả nền kinh tế xã hội được thụ hưởng. Chẳng hạn một nhà máy được xây dựng, tài sản vật chất của người đầu tư trực tiếp tăng thêm, đồng thời tài sản vật chất, tiềm lực sản xuất của nền kinh tế cũng được tăng thêm.
Lợi ích trực tiếp do sự hoạt động của nhà máy này đem lại cho người đầu tư là lợi nhuận còn cho nền kinh tế là thoả mãn nhu cầu tiêu dùng (cho sản xuất và cho sinh hoạt) tăng thêm của nền kinh tế, đóng góp cho ngân sách , giải quyết việc làm cho lao động....
Trình độ nghề nghiệp, chuyên môn của người lao động tăng thêm không chỉ có lợi cho chính họ (trong việc có thu nhập cao và địa vị cao trong xã hội) mà còn bổ sung nguồn lực có kĩ thuật cho nền kinh tế để có thể tiếp nhận công nghệ ngày càng hiện đại, góp phần nâng cao trình độ công nghệ và kĩ thuật của nền sản xuất quốc gia.
Loại đầu tư đem lại các kết quả không chỉ cho người đầu tư mà cả nền kinh tế xã hội được hưởng thụ trên đây, không chỉ trực tiếp làm tăng tài sản của người chủ đầu tư mà cả của nền kinh tế xã hội chính là đầu tư phát triển. Ngoài ra, còn có các loại hình đầu tư khác mà chỉ làm tăng tài sản, lợi ích của cá nhân người đầu tư và không làm tăng tài sản và lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế, đó chính là đầu tư tài chính và đầu tư thương mại. Tuy nhiên, do đặc điểm của đầu tư phát triển nên đây cũng là loại đầu tư quyết định trực tiếp sự phát triển của xã hội, là chìa khoá của sự tăng trưởng, là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời, tồn tại và tiếp tục phát triển của mọi cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ.
2. Đầu tư phát triển:
Đầu tư phát triển chính là một phạm trù hẹp của đầu tư chỉ những hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại, nhằm đem lại cho nền kinh tế xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó. Nghĩa là, người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội. Đó chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và các kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, lắp đặt chúng trên bệ và bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội. Xét trong phạm vi quốc gia thì đó là những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để trực tiếp làm tăng các tài sản vật chất, nguồn nhân lực và tài sản trí tuệ, hoặc duy trì sự hoạt động của các tài sản và nguồn nhân lực sẵn có.
Trên giác độ tài chính thì đầu tư phát triển chính là quá trình chi tiêu để duy trì sự phát huy tác dụng của vốn cơ bản hiện có và bổ sung vốn cơ bản mới cho nền kinh tế, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng và phát triển xã hội trong dài hạn.
II- Phân loại và tác động của các hoạt động đầu tư phát triển trong sản xuất kinh doanh:
Có nhiều cách phân loại hoạt động đầu tư tuỳ theo bản chất , phạm vi lợi ích do hoạt động đầu tư đem lại, tuỳ theo thời hạn đầu tư, phương thức đầu tư.
1. Theo bản chất và phạm vi lợi ích do đầu tư đem lại chúng ta có thể phân biệt đầu tư thành các dạng sau:
1.1. Đầu tư tài chính:
Là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền cho vay hoặc mua các chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất định trước ( gửi tiết kiệm, mua trái phiếu Chính phủ) hoặc lãi suất tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát hành( mua cổ phiếu hoặc trái phiếu công ty). Đầu tư tài sản tài chính không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế quốc dân( nếu không xét đến quan hệ quốc tế trong lĩnh vực này) mà chỉ làm tăng giá trị tài sản tài chính của tổ chức, cá nhân đầu tư (đánh bạc, đánh đề...cũng là một hình thức đầu tư tài chính nhưng không được pháp luật cho phép do gây nên các tệ nạn xã hội). Với sự hoạt động của hình thức đầu tư tài chính, vốn bỏ ra đầu tư được lưu chuyển dễ dàng, khi cần có thể rút ra một cách nhanh chóng (rút tiết kiệm, chuyển nhượng trái phiếu, cổ phiếu cho người khác). Điều đó khuyến khích người có tiền bỏ ra để đầu tư. Để giảm độ rủi ro, họ có thể đầu tư vào nhiều nơi, mỗi nơi một ít tiền. Đây là nguồn cung cấp vốn quan trọng cho đầu tư phát triển.
1.2. Đầu tư thương mại:
Là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra để mua hàng hoá và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch giá khi mua và khi bán. Loại hình đầu tư này cũng không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế (nếu không xét đến ngoại thương), mà chỉ làm tăng tài sản của người đầu tư trong quá trình mua đi bán lại, chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá giữa người bán và người đầu tư và người đầu tư với khách hàng của họ. Tuy nhiên, đầu tư thương mại có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông của cải vật chất do đầu tư phát triển tạo ra, từ đó thúc đẩy đầu tư phát triển, tăng thu cho ngân sách, tăng tích luỹ vốn cho phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ nói riêng và nền sản xuất xã hội nói chung( Chúng ta cần lưu ý là đầu cơ trong kinh doanh cũng thuộc đầu tư thương mại xét về bản chất, nhưng bị pháp luật cấm vì gây ra tình trạng thừa thiếu hàng hoá một cách giả tạo, gây khó khăn cho việc quản lí lưu thông phân phối, gây mất ổn định cho sản xuất, làm tăng chi phí của người tiêu dùng).
1.3. Đầu tư tài sản vật chất và sức lao động:
Là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo ra việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội. Đó là việc bỏ tiền ra xây dựng, sửa chữa nhà cửa và các kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, lắp đặt chúng trên nền bệ và bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội. Loại đầu tư này được gọi chung là đầu tư phát triển.
Trên giác độ tài chính thì đầu tư phát triển là quá trình chi tiêu để duy trì sự phát huy tác dụng của vốn cơ bản hiện có và bổ sung vốn cơ bản mới cho nền kinh tế, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội trong dài hạn.
2. Theo thời hạn đầu tư, hoạt động đầu tư phát triển được phân thành các loại sau:
2.1. Đầu tư dài hạn:
Là kế hoạch đầu tư mang tính chất lâu dài, định hướng sự phát triển của công ty, thường kế hoạch đầu tư dài hạn có thời gian đầu tư từ 10 năm trở nên và có quy mô thường to lớn. Do có thời hạn đầu tư dài và mang ý nghĩa định hướng lâu dài trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp nên đầu tư dài hạn có khối lượng tài sản số lượng lao động huy động là rất lớn.
Đầu tư dài hạn là hoạt động chủ yếu nhằm xây dựng cơ sở vật chất lâu dài cho nền kinh tế, cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Đồng thời dựa trên các mục tiêu kế hoạch của đầu tư dài hạn, doanh nghiệp, nền kinh tế sẽ đào tạo xây dựng được một đội ngũ cán bộ công nhân viên kĩ thuật, cán bộ quản lí có trình độ cao hơn. Thông qua các kế hoạch dài hạn, doanh nghiệp sẽ có chiến lược mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu cho mình. Kế hoạch đầu tư dài hạn đòi hỏi những người lập kế hoạch đầu tư dài hạn của công ty phải rất cẩn thận và có tầm nhìn chiến lược thật tốt nếu không sẽ làm cho kế hoạch đầu tư không được thành công và kéo theo là sự sụp đổ của doanh nghiệp hoặc làm cho doanh nghiệp không thể phát triển được. Do thời hạn của đầu tư dài hạn là rất dài so với sự thay đổi của tình hình phát triển của nền kinh tế thị trường nên bên cạnh các kế hoạch đầu tư dài hạn có tính chất định hướng, doanh nghiệp còn luôn luôn phải đề ra những kế hoạch ngắn hạn nhằm từng bước hiện thực hoá kế hoạch đầu tư dài hạn, tránh sự phát triển lệch lạc và bám sát hơn với sự phát triển của nền kinh tế.
2.2. Đầu tư ngắn hạn:
Là kế hoạch đầu tư có thời gian đầu tư ngắn, thường là dưới 10 năm. Đầu tư ngắn hạn có tác dụng tạo lực đẩy cho sự phát triển của công ty tuỳ theo mỗi thời kì ngắn. Là cách mà doanh nghiệp có thể bổ trợ, củng cố kế hoạch dài hạn. Thông qua đầu tư ngắn hạn, doanh nghiệp sẽ có đối sách tốt hơn, phản ứng nhanh nhạy hơn với sự biến động của thị trường. Đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp sẽ sớm thu hồi vốn và lợi nhuận hơn so với đầu tư dài hạn. Đầu tư ngắn hạn không yêu cầu phải huy động một khối lượng vốn đầu tư lớn và một số lượng nhân lực nhiều nhưng đòi hỏi những nhà quản lí của doanh nghiệp phải có một cái nhìn, một phản ứng nhanh nhạy đối với thị trường trong mỗi sự biến động của thị trường.
Đầu tư ngắn hạn và đầu tư dài hạn bổ sung những khuyết điểm của nhau và tạo cho sự phát triển thông thoáng nhanh nhạy của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường đầy biến động. Các kế hoạch đầu tư tạo cho doanh nghiệp hoạt động một cách trơn tru và phản ứng tốt với biến động của thị trường.
III- Vai trò của hoạt động đầu tư :
Từ việc xem xét bản chất của đầu tư phát triển, các lí thuyêt kinh tế, cả lí thuyết kinh tế kế hoạch hoá tập trung và lí thuyết kinh tế thị trường đều coi đầu tư phát triển là nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế, là chìa khoá của sự tăng trưởng.
1. Tác động của đầu tư phát triển trên giác độ toàn bộ nền kinh tế của đất nước :
Đối với một nền kinh tế, hoạt động đầu tư có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó không chỉ đóng vai trò trong quá trình tái sản xuất của xã hội mà còn tạo ra những cú hích cho sự phát triển của nền kinh tế ở những nước đang phát triển thoát khỏi vòng luẩn quẩn của nợ nần và nghèo đói, tạo ra sự phát triển của các nền kinh tế phát triển.
a.Đầu tư vừa tác động đến tổng cung, vừa tác động đến tổng cầu:
- Về mặt cầu:
Đầu tư là một yếu tố chiếm tỉ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, đầu tư thường chiếm khoảng 24% -28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới. Đối với tổng cầu, tác động của đầu tư là ngắn hạn. Với tổng cung chưa kịp thay đổi, sự tăng lên của đầu tư làm cho tổng cầu tăng (đường D dịch chuyển sang D’) kéo sản lượng cân bằng tăng theo từ Q0 -Q1 và giá cả của các đầu vào của đầu tư tăng từ P0-P1. Điểm cân bằng dịch chuyển từ E0-E1.
-Về mặt cung:
Khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào hoạt động thì tổng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng lên( đường S dịch chuyển sang S’), kéo theo sản lượng tiềm năng tăng từ Q0-Q1 và do đó giá cả sản phẩm giảm từ P0-P1. Sản lượng tăng, giá cả giảm cho phép tăng tiêu dùng. Tăng tiêu dùng đến lượt mình lại tiếp tục kích thích sản xuất hơn nữa. Sản xuất phát triển là nguồn gốc cơ bản để tăng tích luỹ, phát triển kinh tế xã hội, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội.
b. Đầu tư tác động đến sự ổn định của nền kinh tế theo 2 mặt:
Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư đối với tổng cầu và đối với tổng cung của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư, dù là tăng hay giảm đều cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì sự ổn định vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế của mọi quốc gia.
Chẳng hạn, khi tăng đầu tư, cầu của các yếu tố của đầu tư tăng làm cho giá của các hàng hoá có liên quan tăng( giá chi phí vốn, giá công nghệ, lao động, vật tư) đến một mức độ nào đó dẫn đến tình trạng lạm phát. Đến lượt mình, lạm phát làm cho sản xuất đình trệ, đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn do tiền lương ngày càng thấp hơn, thâm hụt ngân sách, kinh tế phát triển chậm lại. Mặt khác, tăng đầu tư làm cho cầu của các yếu tố có liên quan tăng, sản xuất của các nghành này phát triển, thu hút thêm lao động, giảm tình trạng thất nghiệp, nâng cao đời sống của người lâo động, giảm tệ nạn xã hội. Tất cả các tác động này tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế.
Khi giảm đầu tư( như Việt Nam thời kì 1982-1989) cũng dẫn đến tác động 2 mặt, nhưng theo chiều hướng ngược láio với tác động trên đây. Vì vậy, trong điều hành vĩ mô nền kinh tế, các nhà hoạch định chính sách cần thấy hết tác động hai mặt này để đưa ra các chính sách nhằm hạn chế các tác động xấu, phát huy tác động tích cực, duy trì được sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế.
c. Đầu tư tác động đến sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế:
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy con dường tất yếu có thể tăng trưởng nhanh tốc độ mong muốn ( từ 9-10% ) là tăng trưởng đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đối với các nghành nông, lâm, ngư nghiệp do những hạn chế về đất đai và các khả năng sinh học, để đạt được tốc độ tăng trưởng từ 5-6% là rất khó khăn. Như vậy, chính đầu tư quyết định quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế ở các nước nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh tế.
Về cơ cấu lãnh thổ, đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kếm phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị... những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy những vùng khác cùng phát triển.
d. Đầu tư làm tăng khả năng khoa học và công nghệ của đất nước :
Công nghệ là trung tâm của công nghiệp hoá, đầu tư là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ của nước ta hiện nay. Theo đánh giá của các chuyên gia công nghệ, trình độ công nghệ của Việt Nam lạc hậu nhiều thế hệ so với thế giới và khu vực. Theo UNIDO, nếu chia quá trình phát triển công nghệ thế giới thành 7 giai đoạnthì Việt Nam đang là một trong 90 nước kém nhất về công nghệ. Với trình độ công nghệ lạc hậu này, quá trình công nghiệp hoá của Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu không đề ra được một chiến lược đầu tư phát triển công nghệ nhanh và vững chắc.
Chúng ta đều biết rằng có 2 con đường cơ bản để có công nghệ là tự nghiên cứu phát minh ra công nghệ và nhập công nghệ từ nước ngoài. Dù là sự nghiên cứu hay nhập từ nước ngoài đều cần phải có tiền, cần phải có vốn đầu tư. Mọi phương án đổi mới công nghệ không gắn với nguồn vốn đầu tư sẽ là những phương án không khả thi.
f. Đầu tư tác động đến sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế:
Kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy: Muốn giữ tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt từ 15-20% so với GDP tuỳ thuộc vào ICOR của mỗi nước.
Vốn đầu tư Vốn đầu tư
ICOR = -------------------------- = ----------------
GDP do vốn tạo ra GDP
Từ đó suy ra:
Vốn đầu tư
Mức tăng GDP = ----------------
ICOR
Nếu ICOR không đổi, mức tăng trưởng của GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư.
ở các nước phát triển, ICOR thường lớn, từ 5-7 do thừa vốn, thiếu lao động, vốn được sử dụng nhiều để thay thế cho lao động, do sử dụng công nghệ hiện đại có giá cao. Còn ở các nước chậm phát triển ICOR thấp từ 2-3 do thiếu vốn, thừa lao động nên có thể và cần phải sử dụng lao động để thay thế cho vốn do sử dụng công nghệ kém hiện đại, giá rẻ.
Chỉ tiêu ICOR của mỗi nước phụ thuộc vào nhiều nhân tố, thay đổi theo trình độ phát triển kinh tế và cơ chế chính sách trong nước. Số liệu thống kê trong những năm qua của các nước và lãnh thổ về ICOR như sau:
Chỉ tiêu ICOR của các nước
Các nước
Thời kì 1963-1973
Thời kì 1973-1981
Thời kì 1981-1988
Hồng Kông
3,6
3,4
3,9
Hàn Quốc
2,0
4,0
2,8
Singapo
3,1
5,0
7,0
Đài Loan
1,9
3,7
2,8
Nguồn : Bela Balassa, Policy Choices in the Newly Industrializing Contries . Working papers of the Wold Bank WPS 432.1990,tr.5
2. Đầu tư tác động đến các cơ sở sản xuất kinh doanh:
Đối với mỗi doanh nghiệp thì đầu tư có vai trò quyết định dến cả sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở. Khi tạo dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho sự ra đời của bất kì cơ sở nào cũng cần phải xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm và lắp đặt thiết bị máy móc trên nền bệ, tiến hành công tác xây dựng cơ bản và thực hiện các chi phí khác gắn liền với sự hoạt động trong một chu kì của các cơ sở vật chất kĩ thuật vừa được tạo tạo ra. Các hoạt động này chính là hoạt động đầu tư. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ đang tồn tại sau một thời gian hoạt động, các cơ sở vật chất kĩ thuật của các cơ sở này đã hao mòn, hư hoảng. Để duy trì dc sự hoạt động bình thường cần định kì tiến hành sửa chữa lớn hoặc thay mới để thích ứng với điều kiện hoạt động mới của sự phát triển khoa học kĩ thuật và nhu cầu tiêu dùng của nền sản xuất xã hội, phải mua sắm các trang thiết bị mới thay thế cho các trang thiết bị cũ đã lỗi thời, cũng có nghĩa là phải đầu tư.
3. Đối với các cơ sở vô vị lợi ( hoạt động không thể thu lợi nhuận cho bản thân mình) :
Để duy trì sự hoạt động, ngoài tiến hành sửa chữa lớn định kì các cơ sở vật chất- kĩ thuật còn phải thực hiện các chi phí thường xuyên. Tất cả những hoạt động và chi phí này đều là những hoạt động đầu tư.
Như vậy, hoạt động đầu tư có vai trò quan trọng và tác động đến mọi đối tượng kinh tế của xã hội. Hoạt động đầu tư phát triển là động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, duy trì và phát triển cơ sở vật chất của nền kinh tế.
IV- Vốn đầu tư và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư:
1. Vốn đầu tư:
Vốn đầu tư là khái niệm dùng để chỉ các nguồn lực hiện tại chi dùng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu về một nguồn lực mới có khối lượng và giá trị lớn hơn nguồn lực đã bỏ ra. Đối với đầu tư phát triển nói riêng thì vốn đầu tư chính là các khoản tiền, khoản của cải vật chất, nguyên nhiên vật liệu và hàng hoá chi dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh để thu về khoản lợi nhuận lớn hơn trong tương lai.
Đối với một doanh nghiệp thì vốn đầu tư xuất hiện từ khi doanh nghiệp còn chưa hình thành và sẽ tiếp tục phát triển đến khi nào doanh nghiệp dừng hoạt động. Hiện nay, vốn đầu tư là một trong những nhân tố tiên quyết trong sự phát triển của bất kì một doanh nghiệp nào
2. Nguồn vốn đầu tư :
Nguồn vốn đầu tư là thuật ngữ dùng để chỉ các nguồn tập trung và phân phối cho đầu tư phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu chung của Nhà nước và của xã hội. Nguồn vốn đầu tư bao gồm nguồn vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài.
Xét về bản chất thì nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tiết kiệm hay tích luỹ mà nền kinh tế có thể huy động được để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội.
3. Các nguồn huy động vốn:
3.1. Vốn trong nước :
a. Nguồn vốn Nhà nước:
Bao gồm nguồn vốn của ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước .
-Nguồn vốn ngân sách Nhà nước: Đây chính là nguồn chi của ngân sách Nhà nước cho đầu tư. Đó là một nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia. Đây chính là nguồn vốn dùng để đầu tư xây dựng các công trình công cộng, các hạng mục công trình an ninh quốc phòng và đầu tư cho các cơ sở phúc lợi xã hội... Nguồn vốn này được hình thành chủ yếu từ nguồn thu của ngân sách Nhà nước thông qua việc thu thuế, bán tài nguyên, thu lệ phí...
-Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước: Nền kinh tế đất nước càng phát triển thì vốn tín dụng của Nhà nước càng đóng vai quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Nguồn vốn này có tác dụng tích cực trong việc giảm đáng kể sự bao cấp vốn trực tiếp của Nhà nước. Với cơ chế này, các đơn vị sử dụng phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay, vì vậy đòi hỏi các chủ đầu tư phải cân nhắc kĩ hiệu quả đầu tư, sử dụng vốn tiết kiệm hơn. Thông qua nguồn vốn này, Nhà nước thực hiện việc quản lí và điều tiết kinh tế vĩ mô, thực hiện việc khuyến khích phát triển kinh tế của các ngành, các vùng, miền. Góp phần tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá.
-Vốn đầu tư từ các doanh nghiệp Nhà nước: Các doanh nghiệp Nhà nước là thành phần chủ đạo trong nền kinh tế nước ta, do vậy, các doanh nghiệp Nhà nước vẫn nắm giữ một khối lượng lớn vốn. Đây chính là nguồn vốn có vai trò quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế theo định hướng của Đảng và Nhà nước. Hiện nay, với chủ trương tiếp tục dổi mới doanh nghiệp Nhà nước, hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế này ngày càng được khẳng định, tích luỹ của các doanh nghiệp Nhà nước ngày càng gia tăng và đóng góp đáng kể vào tổng quy mô vốn đầu tư của toàn xã hội.
b. Nguồn vốn từ khu vực tư nhân:
Bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích luỹ của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã. theo đánh giá sơ bộ, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh vẫn sở hữu một lượng vốn tiềm năng rất lớn mà chưa được huy động triệt để. Hiện nay, do tập tính tiêu dùng của dân cư nước ta là tiết kiệm dành những khi gặp rủi ro, nên lượng vốn này tích luỹ trong dân còn chưa được khai thác triết để, chưa được huy động một cách tích cực để bù đắp nhu cầu về vốn của nền kinh tế đất nước. Mấy năm gần đây, khi nền kinh tế có những bước phát triển khả quan, các doanh nghiệp tư nhân càng ngày càng được tự do hơn trong hoạt động nên hoạt động đầu tư trong khu vực tư nhân ngày càng gia tăng, vốn trong dân cũng được sử dụng một cách có hiệu quả hơn.
c.Thị trường vốn:
Thị trường vốn có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của các nước có nền kinh tế thị trường. Đây là kênh bổ sung chủ yếu các nguồn vốn trung và dài hạn cho các chủ đầu tư bao gồm cả Nhà nước và các loại hình doanh nghiệp, là cái van điều tiết hữu hiệu các nguồn vốn từ nơi sử dụng kém hiệu quả sang nới sử dụng có hiệu quả hơn. Trên thị trường vốn, bất kì các khoản vốn sử dụng nào cũng đều phải trả gia, vì vậy các chủ đầu tư muốn sử dụng vốn phải cân nhắc kĩ lưỡng về hiệu quả đầu tư và việc sử dụng tiết kiệm các nguồn vốn huy động từ thị trường vốn.
3.2. Nguồn vốn nước ngoài:
- Vốn ODA là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và các chính phủ nước ngoài cung cấp với mục tiêu tài trợ các nước đang phát triển. Đây chính là nguồn vốn mang tính ưu đãi nhiều nhất đối với các nước đi vay, ngoài các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay dài, khối lượng vốn lớn, bao giờ ODA cũng có thêm yếu tố không hoàn lại đạt ít nhất 25%.
- Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại, tuy không có lãi suất ưu đãi và dễ dàng như nguồn vốn ODA, nhưng nó lại có ưu điểm là không gắn với các ràng buộc về chính trị xã hội. Vì lãi suất cao và không dễ dàng để có thể vay nguồn vốn này nên nguồn vốn này thường chỉ được sử dụng trong việc đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu và thường là ngắn hạn. Đối với nguồn vốn này hiện nay đối với Việt Nam vẫn còn khá hạn chế.
- Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI ) là nguồn vốn quan trọng cho đầu tư và phát triển không chỉ đối với các nước nghèo mà kể cả các nước công nghiệp phát triển. Đây là nguồn vốn mà việc tiếp nhận không phát sinh nợ đối với các nước tiếp nhận, thay vì nhận lãi suất trên vốn, nhà đầu tư sẽ được nhận phần lợi nhuận thích đáng khi dự án đi vào hoạt động có hiệu quả. Bên cạnh đó, nguồn vốn này còn mang theo toàn bộ tài nguyên kinh doanh vào nước nhận vốn nên nó có thể thúc đẩy phát triển nghành nghề mới, đặc biệt là các dây chuyền công nghệ đòi hỏi kĩ thuật cao hay cần nhiều vốn.Vì vậy, nguồn vốn này có vai trò cực kì quan trọng đối với quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận.
- Thị trường vốn quốc tế: Với xu hướng toàn cầu hoá nhanh chóng hiện nay, mối liên kết ngày càng tăng của các thị trường vốn quốc gia vào hệ thống tài chính quốc tế đã tạo nên vẻ đa dạng về các nguồn vốn cho mỗi quốc gia và làm tăng khối lượng vốn lưu chuyển trên phạm vi toàn thế giới. Đối với nước ta hiện nay, để thúc đảy kinh tế phát triển nhanh chóng và bền vững, nhằm mục tiêu công nghiệp hoá và hiện đại hoá, Nhà nước rất coi trọng việc huy động mọi nguồn vổntong và ngoài nước để đầu tư phát triển sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. Trong đó, nguồn huy động qua thị trường vốn cũng được chính phủ rất quan tâm, tuy rằng đây là một nguồn vốn còn mới mẻ và rất phức tạp đối với Việt Nam.
4.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư:
Hiệu quả đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa các kết quả kinh tế-xã hội đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phải bỏ ra để có được các kết quả đó trong một thời kì nhất định. Có nhiều cách đánh giá theo các chỉ tiêu đánh giá khác nhau về hiệu quả đầu tư tuỳ theo tính chất và kết quả cuối cùng của hoạt động đầu tư đem lại cho nhà đầu tư.
4.1. Đánh giá hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư:
Hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư là mức độ đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và nâng cao đời sống của người lao động trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên cơ sở số vốn đầu tư mà cơ sở đã sử dụng so với các kì khác, các cơ sở khác hoặc so với định mức chung.
Các kết quả mà cơ sở thu được do thực hiện đầu tư
Etc=---------------------------------------------------------------------------------
Số vốn đầu tư mà cơ sở đã thực hiện để tạo ra các kết quả trên
Etc được coi là hiệu quả khi Etc Etc0
Trong đó: Etc - Chỉ tiêu hiệu quả tài chính định mức, hoặc của các kì khác mà cơ sở đã đạt được chọn làm cơ sở so sánh, hoặc của đơn vị khác đã đạt tiêu chuẩn hiệu quả.
4.1.1.Để đánh giá hiệu quả tài chính của một dự án người ta sử dụng hệ thống chỉ tiêu sau:
a. Chỉ tiêu lợi nhuận thuần, thu nhập thuần của dự án:
Đây là các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tuyệt đối của dự án đầu tư, chỉ tiêu lợi nhuận thuần tính cho từng năm của đời dự án, phản ánh hiệu quả hoạt động trong từng năm của đời dự án, hoặc hiệu quả hoạt động của toàn bộ công cuộc đầu tư.
b. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư ( hệ số thu hồi vốn):
Chỉ tiêu này phản ánh mức lợi nhuận thu được từng năm trên một đơn vị vốn đầu tư và mức thu nhập thuần được tính cho 1 đơn vị vốn đầu tư .
Trong đó:
Ivo- Vốn đầu tư tại thời điểm._. hiện tại( dự án bắt đàu hoạt động).
Wipv- Lợi nhuận thuần năm i tính chuyển về thời điểm hiện tại.
NPV- Thu nhập thuần tính chuyển về thời điểm hiện tại.
c. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời vốn tự có (rE):
Chỉ tiêu này phản ánh mức lợi nhuận thuần từng năm tính trên 1 đơn vị vốn tự có bình quân của năm đó.
rE=
Trong đó: rE- Tỷ suất sinh lời vốn tự có.
Ei-Vốn tự có bình quân năm i.
Wi- Lợi nhuận thuần năm i.
Nếu tính cả đời dự án(npvE) chỉ tiêu này phản ánh mức thu nhập thuần của cả đời dự án tính cho một đơn vị vốn tự có bình quân năm của cả đời dự án.
NpvE =
d. Chỉ số vòng quay của vốn lưu động:
Vốn lưu động là một bộ phận của vốn đầu tư, vốn lưu động quay vòng càng nhanh, càng cần ít vốn và trong điều kiện khác không đổi thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao.
LWci =
Trong đó: Oi- Doanh thu thuần năm i
Wci- Vốn lưu động bình quân nămi của dự án.
Hoặc:
Trong đó: - Doanh thu thuần bình quân năm i của dự án.
- Vốn lưu động bình quân của cả đời dự án.
e. Chỉ tiêu tỷ số lợi ích- chi phí ( B/C ):
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ số giữa lợi ích thu được với chi phí phải bỏ ra, dự án có hiệu quả khi B/C 1. Dự án không có hiệu quả khi B/C 1.
f. Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư ( T ):
Chỉ tiêu này cho biết thời gian mà dự án cần hoạt động để thu hồi vốn đầu tư đã bỏ ra từ lợi nhuận và khấu hao thu được hàng năm. Dự án có hiệu quả khi T tuổi thọ của dự án hoặc T T định mức. Thời gian thu hồi vốn càng ngắn thì hiệu quả của dự án càng cao.
g. Chỉ tiêu hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR):
Hệ số hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất nếu dùng nó làm tỷ suất chiết khấu để tính chuyển các khoản thu, chi của dự án về mặt bằng thời gian hiện tại thì tổng thu cân bằng với tổng chi. Dự án có hiệu quả khi IRR r giới hạn và ngược lại. Tỷ suất giới hạn được xác định căn cứ vào các nguồn vốn huy động của dự án.
h. Chỉ tiêu điểm hoà vốn:
Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ để trang trải các khoản chi phí phải bỏ ra. Điểm hoà vốn được biểu hiệ bằng chỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêu giá trị. Nếu sản lượng hoặc doanh thu của cả đời dự án lớn hơn sản lượng hoặc doanh thu hoà vốn thì dự án có lãi và ngược lại. Điểm hoà vốn càng nhỏ càng tốt, mức an toàn của dự án càng cao, thời gian thu hồi vốn càng ngắn.
4.1.2.Đối với doanh nghiệp:
a.Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư:
+ Tính cho từng năm:
RRi = =
Trong đó: Wj - Lợi nhuận thuần của dự án j
với j=1,2,...,m -lợi nhuận thuần của các DA hoạt động năm i.
Ivb- Vốn đầu tư thực hiện nhưng chưa phát huy tác dụng ở đầu năm của doanh nghiệp.
Ivr- Vốn đầu tư thực hiện trong năm của doanh nghiệp.
Ive- Vốn đầu tư chưa phát huy tác dụng ở cuối năm của doanh nghiệp.
+ Tính bình quân:
=
- Vốn đầu tư được phát huy tác dụng bình quân năm của thời kì nghiên cứu được tính theo cùng mặt bằng với lợi nhuận thuần.
- Lợi nhuận bình quân năm của kỳ nghiên cứu tính theo giá trị ở mặt bằng hiện tại của tất cả các dự án hoạt động trong kì.
b. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời tăng thêm của vốn tự có của doanh nghiệp do đầu tư từng năm () hoặc bình quân năm thời kì nghiên cứu ().
=(rEi- rEi-1)K > 0
=( - )K >0
Trong đó: K- hệ số mức ảnh hưởng của đầu tư.
I - Năm nghiên cứu
i-1 - Năm trước năm nghiên cứu
t - Thời kí nghiên cứu
t-1 - Thời kì trước thời kì nghiên cứu.
c. Chỉ tiêu số lần quay vòng tăng thêm của vốn lưu động từng năm(LWCi) hoặc bình quân năm () thời kì nghiên cứu:
LWci=( -)K > 0
=( -)K > 0
d. Chỉ tiêu thời hạn thu hồi vốn đầu tư giảm kỳ nghiên cứu(t ) so với kỳ trước( t-1):
= (Tt - Tt-1)K < 0
e. Chỉ tiêu mức hoạt động hoà vốn giảm:
= < 0
f. Chỉ tiêu tăng năng suất lao động của doanh nghiệp từng năm hoặc bình quân năm thời kì ngiên cứu so với trước thời kì do đầu tư:
ELi = (ELi - ELi-1)K > 0
= (-)K > 0
Trong đó:
- Mức tăng năng suất lao động bình quân năm thời kì t so với thời kì trước (t-1).
ELi - Mức tăng năng suất lao động năm i so với năm i-1
V- Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp:
1. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp:
Đối với một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, môi trường bên ngoài tác động trực tiếp đến sự tồn vong và phát triển của doanh nghiệp.
1.1. Môi trường pháp lí:
Môi trường pháp lí bao gồm các luật và các văn bản dưới luật. Mọi quy định về kinh doanh đều tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Môi trường pháp lí tạo ra sân chơi để các doanh nghiệp cùng tham gia hoạt động kinh doanh, vừa cạnh tranh vừa hợp tác lẫn nhau. Mọi định hướng, mục tiêu của doanh nghiệp khi đưa ra đều dựa trên cơ sở các luật định của Nhà nước, các doanh nghiệp hoạt động dưới sự định hướng của Nhà nước thông qua các luật định. Do vậy, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp trong mỗi thời kì hoạt động nên dựa trên quy định của các văn bản pháp luật, tuỳ theo định hướng phát triển kinh tế của đất nước để đề ra phương hướng cho đầu tư của doanh nghiệp mình.
Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng, nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản là rất lớn, do vậy Nhà nước cũng có nhiều những chính sách, những văn bản pháp luật tạo có tính chất thông thoáng hoặc ưu tiên cho các doanh nghiệp xây dựng trong nước có nhiều điều kiện để phát triển. Đây chính là một thuận lợi rất lớn mà môi trường pháp lí mang lại cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng như công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà. Tuy nhiên, chính môi trường pháp lí đôi khi vẫn còn có những hiện tượng quan liêu, chồng chéo lên nhau cộng với sự tha hoá của một số cán bộ làm công tác quản lí Nhà nước đã trở thành rào cản rất lớn đối với quá trình giải ngân vốn đầu tư hoặc giải phóng mặt bằng xây dựng làm cho các công ty xây dựng nhiều khi bị ứ đọng vốn tại các công trình, tạo ra sự thất thoát lớn về vốn. Đây chính là những điều kiện bất lợi mà môi trường pháp lí có thể gây ra cho các công ty xây dựng, vấn đề này cần phải được giải quyết sớm thì mới tạo sức hút đầu tư đối với các nhà đầu tư xây dựng và các công ty xây dựng nói riêng.
1.2. Môi trường kinh tế:
Các nhân tố kinh tế có vai trò quyết định trong việc hoàn thiện môi trường kinh doanhvà ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp. Môi trường kinh tế là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung và hoạt động đầu tư nói riêng. Môi trường kinh tế vừa tạo ra các cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp, vừa có thể là nhân tố đầu tiên và chủ yếu trong việc chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp nếu định hướng và hoạt động của doanh nghiệp không tuân theo quy luật phát triển của nó. Đây chính là nhân tố tác động trực tiếp nhất đến định hướng kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp. Do đó, khi đưa ra một chiến lược đầu tư cho doanh nghiệp mình, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đều phải phân tích kĩ càng các biến động của môi trường kinh tế mà doanh nghiệp mình tham gia.
1.3. Môi trường khoa học công nghệ:
Sự thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ trên thế giới làm cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngày càng phải đầu tư thay đổi mới công nghệ mới. Sự thay đổi nhanh chóng đó đã làm cho tuổi thọ của các thiết bị kĩ thuật ngày càng phải rút ngắn do công nghệ kĩ thuật của chúng theo thời gian ngày càng không đáp ứng đáp ứng được với đòi hỏi của thị trường và thời đại. Vì vậy trong định hướng đầu tư của doanh nghiệp phải có sự suy xét chu đáo, lựa chọn các loại máy móc sao cho vừa phù hợp với trình độ phát triển và yêu cầu của thời đại vừa phù hợp với kế hoạch phát triển và ngân sách đầu tư có thể cho phép của doanh nghiệp.
2. Các nhân tố thuộc môi trường bên trong:
2.1. Lực lượng lao động bên trong công ty:
Do sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ và khoa học trên thế giới, nhân tố con người ngày càng trở nên quan trọng, là nhân tố đảm bảo sự thành công của đơn vị. Các doanh nghiệp muốn thành công thì cùng với sự đầu tư về máy móc thì doanh nghiệp cũng cần phải đầu tư cho yếu tố con người. Trong bất cứ thời đại nào thì nhân tố con người cũng luôn là nhân tố quan trọng nhất trong mỗi khâu sản xuất. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, khi công nghệ khoa học kĩ thuật ngày càng hiện đại thì việc nâng cao trình độ, kinh nghiệm của đội ngũ nhân lực cho phù hợp với trang thiết bị hiện đại trong mỗi doanh nghiệp càng trở lên quan trọng hơn hết. Do đó, trong chiến lược đầu tư của bất kì một doanh nghiệp nào, nhân tố con người cũng phải được đưa lên hàng đầu. Cùng với các biện pháp đào tạo lại, đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên tại doanh nghiệp thì doanh nghiệp cũng cần phải xây dựng các chính sách, đề ra các biện pháp thu hút nhân tài cho sự phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần có các chính sách đãi ngộ , thưởng phạt rõ ràng đối với người lao động để họ gắn bó và đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của doanh nghiệp.
2.2. Khách hàng :
Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế, tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt xoay quanh việc giành khách hàng- nhân tố quyết định đến doanh thu của bất kì một doanh nghiệp nào. Trong chính sách đầu tư của các doanh nghiệp, đầu tư mở rộng thị trường, chế độ chính sách thu hút khách hàng đến với sản phẩm của doanh nghiệp mình luôn được chú trọng đầu tư phát triển. Đối với bất kì các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào, việc thu hút chăm sóc khách hàng đã trở thành nhân tố quyết định sự sống còn của chính doanh nghiệp. Vì vậy, khách hàng chính là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến các kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp, là nhân tố định hướng cho việc đầu tư của doanh nghiệp.
2.3. Cơ sở vật chất của doanh nghiệp:
Cơ sở vật chất của doanh nghiệp là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động của mỗi doanh nghiệp, là nền tảng cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng với thời gian và sự phát triển mạnh mẽ của nền khoa học kĩ thuật hiện đại, cơ sở vật chất của doanh nghiệp cũng ngày càng bị mài mòn, hỏng hóc hoặc không phù hợp để chế tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thời đại. Do đó, doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất và hiện đại hoá sản phẩm của doanh nghiệp mình thì trong chiến lược đầu tư phải chú trọng cả việc hiện đại hoá và mở rộng cơ sở vật chất kĩ thuật phù hợp với định hướng sản xuất kinh doanh.
2.4. Các mục tiêu phát triển của doanh nghiệp:
Trong một môi trường kinh tế phát triển mạnh và luôn biến động như hiện nay, các doanh nghiệp luôn luôn bị đe doạ bởi các nguy cơ tiềm ẩn từ môi trường kinh tế, doanh nghiệp nào biết cách làm chủ những biến động đó thì sẽ hoạt động an toàn hơn và có nhiều cơ hội tồn tại, phát triển hơn so với các doanh nghiệp khác. Việc xây dựng các kế hoạch, mục tiêu phát triển của các doanh nghiệp chính là phương thức hữu hiệu để loại bỏ bớt các yêú tố rủi ro do môi trường kinh tế đem lại. Vì vậy, bất kì doanh nghiệp nào đi vào hoạt động đều có các mục tiêu, chiến lược và các định hướng phát triển, chúng là nhân tố chủ quan chính ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp trong từng thời kì tác động đến việc đầu tư của doanh nghiệp, hoạt động đầu tư phải dựa vào định hướng phát triển của doanh nghiệp. Đây chính là cơ sở cho việc đầu tư của doanh nghiệp, các kế hoạch đầu tư được xây dựng dựa trên mục tiêu phát triển, các kế hoạch đầu tư chính là việc hiện thực hoá dần các mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp.
2.5. Đặc điểm về quản trị doanh nghiệp:
Đội ngũ các nhà quản trị mà đặc biệt là các nhà quản trị cấp cao lãnh đạo doanh nghiệp có vai trò quan trọng đối với sự thành đạt của doanh nghiệp. Các nhà quản trị là người hoạch định chính sách, chiến lược phát triển cho doanh nghiệp trong từng thời kì khác nhau, do vậy phẩm chất và năng lực của các nhà quản trị có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào phần lớn đặc điểm quản trị doanh nghiệp của các nhà quản trị.
Chương II : Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà.
I- Giới thiệu về công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà:
1.Tên giao dịch trụ sở, nghành nghề kinh doanh chủ yếu:
1.1. Tên công ty cổ phần:
Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà.
1.2. Tên giao dịch quốc tế:
SONG DA CONSTRUCTION CONSULTING JOINT STOCKS COMPANY
1.3. Tên viết tắt: SDCCC
1.4. Trụ sở chính: Nhà G9- Phường Thanh Xuân Nam- Quận Thanh Xuân- Hà Nội
- Điện thoại: 04.8542209
- Fax: 04.8545855
Email: tksongda@fpt.vn
1.5. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu:
Công ty Tư vấn Xât dựng Sông Đà hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 111517 do Sở kế hoạch và đàu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 16 tháng 12 năm 1996 với những nghành nghề kinh doanh chính như sau:
- Khảo sát thiết kế công trình công nghiệp công cộng.
- Tư vấn dịch vụ xây dựng, trang trí nội thất.
- Khảo sát địa hình địa chất công trình và địa chất thuỷ văn các công trình xây dựng.
- Thí nghiệm để xác định các chỉ tiêu cơ lý của đất, đá, nền móng và vật liệu xây dựng cho các công trình xây dựng.
- Lập quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết các công trình dân dụng, công nghiệp và công trình kỹ thuật hạ tầng đo thị đến nhóm A
- Lập dự án đầu tư, thẩm định dự án đầu tư các công trình dân dụng, công nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ điện, các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị đến nhóm A.
- Thiết kế đường dây và trạm biến áp đến cấp điện áp 500 kv.
-Tư vấn lập hồ sơ mời thầu xây lắp, hồ sơ mời thầu thiết bị các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ điện, các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị đến nhóm A.
- Tư vấn giám sát xây dựng và lắp đặt thiết bị các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ điện, các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị đến nhóm A.
- Xác định hiện trạng và đánh giá các nguyên nhân sự cố các công trình xây dựng, khoan phun và xử lý nền móng các công trình xây dựng.
- Kinh doanh bất động sản, kinh doanh khai thác các dịch vụ về nhà ở, khu đô thị, khu công nghiệp và các dịch vụ khác.
- Các nghành nghề kinh doanh khác phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty tư vấn xây dựng Sông Đà là doanh nghiệp Nhà nước-đơn vị thành viên của Tổng công ty Sông Đà, tiền thân là Trung tâm thiết kế được thành lập theo Quyết định số 97/BXD-TCLD ngày 24/1/1986 của Bộ trưởng Bộ xây dựng. Trụ sở tại thị xã Hoà Bình, tỉnh Hà Sơn Bình.
Nhiệm vụ chính của Trung tâm thiết kế là phối hợp với chuyên gia Liên Xô lập các biện pháp thi công, thiết kế tổ chức thi công chi tiết, nghiên cứu bổ sung và đề xuất các biện pháp thi công hợp lí phù hợp với điều kiện, năng lực thi công thực tế trên công trường thuỷ điện Hoà Bình đảm bảo chất lượng, đẩy nhanh tiến độ thi công, tiết kiệm nguyên vật liệu, hạ giá thành công trình.
Cùng với sự phát triển của Tổng công ty xây dựng Sông Đà, trải qua gần 30 năm kể từ khi thành lập đến nay, Công ty đã không ngừng được củng cố và phát triển đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ Tổng công ty và mở rộng địa bàn hoạt động tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Ngày 03 tháng 6 năm 1996 Bộ xây dựng đã ra quyết định số 594/QĐ- BXD về việc thành ập công ty tư vấn và khảo sát thiết kế đồng thời ra quyết định đổi tên thành Công ty Tư vần xây dựng Sông Đà theo quyết định 1040/QĐ-BXD ngày 13/06/2001.
Từ cơ cấu tổ chức chỉ có 4 phòng nghiệp vụ và 4 đơn vị sản xuất (giai đoạn 1990) với nhiệm vụ chính là lập các biện pháp thi công, thiết kế tổ chức thi công chi tiết, thiết kế khu phụ trợ và lập dự án thi công xây lắp công trình thuỷ điện Hoà Bình đến thời điểm tháng 9 năm 2004, cơ cấu tổ chức của công ty gồm có năm phòng chức năng và 9 đơn vị trực thuộc.
3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp và cơ cấu tổ chức của công ty:
3.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh tư vấn xây dựng :
Sau những năm thực hiện chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế mới, cúng như tất cả các nghành khác trong cả nước, nghành tư vấn xây dựng ngày một thích nghi phát triển. Với mục tiêu hiện đại hoá, cơ khí hoá, ngành tư vấn, khảo sát thiết kế xây dựng lại càng ngày càng khẳng định được vị trí của mình, được Đảng và Nhà nước quan tâm nhiều hơn.
Do tính chất đặc thù của nghành Tư vấn, khảo sát xây dựng là nghành sản xuất chất xám, có vai trò quan trọng trong việc tư vấn xây dựng, đổi mới phong cách thiết kế cho phù hợp với kĩ thuật hiện đại và mang tính chất của nghành sản phẩm là những con số khảo sát, đặc điểm về chất đất làm nền tảng thiết kế ra những công trình có giá trị mang những đặc điểm riêng biệt so với sản phẩm của các nghành khác. Vì vậy, mà hoạt động đầu tư nâng cao năng lực hoạt động kinh doanh ở công ty tư vấn xây dựng Sông Đà có những nét đặc trưng cơ bản sau đây:
- Sản phẩm Tư vấn thiết kế là những bản vẽ thiết kế kĩ thuật của các công trình, hạng mục công trình, kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian xuất bản ra phải giám sát kĩ thuật cho đến khi thi công đưa vào bàn giao và sử dụng ... Vì vậy, trước khi tiến hành thiết kế phải có khảo sát, thí nghiệm chất đất ở nơi đặt nền móng công trình để có số liệu cơ bản làm nền tảng cho bản vẽ thiết kế kĩ thuật và thiết kế thi công của công trình.
- Sản phẩm Tư vấn thiết kế không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết nắng mưa, chỉ phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm của cán bộ làm công tác tư vấn thiết kế và cán bộ làm công tác thí nghiệm khảo sát. Đồng thời, độ chính xác và hiện đại của máy móc khảo sát thiết kế cũng có vai trò rát quan trọng trong sự chính xác của các kết quả tư vấn thiết kế.
- Sản phẩm tư vấn thiết kế, khảo sát, thí nghiệm không chỉ yêu cầu độ chính xác cao mà còn đòi hỏi phải hoàn thành đúng tiến độ bàn giao từ khâu khảo sát thí nghiệm đến khâu kết thúc là làm ra được các bản vẽ thiết kế kĩ thuật và thiết kế thi công kịp thời phục vụ tiến độ thi công của công trình.
- Sản phẩm tư vấn xây dựng không nhập kho mà lại phải trải qua những khâu kiểm duyệt ngặt nghèo theo đúng quy trình quy phạm của xây dựng do một hội đồng thẩm định thiết kế duyệt từng phương án, chi tiết sau đó mới mang những bản vẽ lập nên dự toán và thẩm định dự toán. Giá cả của sản phẩm tư vấn do Nhà nước quy định.
-Sản phẩm khảo sát tư vấn thiết kế xây dựng là những sản phẩm mang hàm lượng chất xám và độ chính xác cao. Do vậy, hoạt động đầu tư nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh ở các công ty tư vấn thiết kế xây dựng chủ yếu tập trung vào việc nâng cao trình độ và kinh nghiệm của cán bộ làm công tác tư vấn thiết kế, khảo sát thí nghiệm, cũng như độ chính xác và hiện đại của máy móc thiết bị phục vụ các công tác đó. Ngoài ra, các công ty tư vấn thiết kế xây dựng cũng là nhưng doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường vì vậy việc đầu tư nâng cao năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng bao gồm cả hoạt động đầu tư nâng cao năng lực quản lí trong doanh nghiệp, đầu tư mở rộng thị trường, đầu tư nâng cao đời sống văn hoá, xã hội của cán bộ công nhân viên của công ty.
Sản phẩm khảo sát thiết kế có những đặc thù riêng như đã nói trên cho nên hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, các công trình không do Nhà nước chỉ định thầu mà phải đấu thầu nên công ty tư vấn phải nâng cao chất lượng các bản vẽ đáp ứng đúng và đầy đủ yêu cầu kĩ thuật chủ đầu tư đặt ra, đảm bảo tiến độ tránh tình trạng thi sông xong mới có bản vẽ, đúng thời gian nộp bản vẽ vì bản vẽ là sản phẩm cuối cùng của một cơ quan thiết kế.
3.2. Đặc điểm quy trình công nghệ hoạt động tư vấn khảo sát thiết kế xây dựng :
Theo như sự phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy rằng hoạt động tư vấn được tiến hành trong điều kiện không phụ thuộc vào thiên nhiên mà phụ thuộc vào trình độ và kinh nghiệm của người làm công tác này cùng với độ chính xác và hiện đại của máy móc thi công, phương tiện thí nghiệm và thời gian thi công. Mặt khác, nó có đặc điểm riêng là phải tuân theo một quy trình công nghệ xây dựng cơ bản nhất định. Đối với công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng Sông Đà thì bất cứ sản phẩm nào cũng không phải mang đi trao đổi trên thị trường như các sản phẩm hàng hoá khác. Vì vậy nó chỉ được tiến hành sau khi đã kí kết hợp đồng kinh tế giữa các bên và phải trải qua một quy trình sau:
Quy trình tư vấn thiết kế:
Kí hợp đồngkinh tế
Khảo sát địa hình địa chất
Khoan, thí nghiệm các mẫu địa chất
Thiết kế kĩ thuật
Thẩm định thiết kế kĩ thuật
Thiết kế tổ chức thi công
Lập tổng dự toán
Giám sát thiết kế cho đến khi bàn giao công trình
Trên quy trình công nghệ chung đó, mỗi công trĩnh lại có thiết kế riêng và lập dự toán riêng. Sản phẩm của tư vấn xây dựng được sản xuất theo đơn đặt hàng của Nhà nước hay của tập thể kinh tế hoặc một tư nhân nào đó.
3.3. Bộ máy tổ chức và quản lí của công ty và sơ đồ tổ chức hoạt động:
Về hình thức hoạt động, công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng Sông Đà là doanh nghiệp Nhà nước, có tư cách pháp nhân đầy đủ hạch toán kinh tế độc lập, được Nhà nước giao vốn và các nguồn lực khác, co trách nhiệm sử dụng hiệu quả, bảo tồn và phát triển vốn được giao, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệmvề hoạt động kinh doanh trong phạm vi vốn Nhà nước do Tổng công ty Sông Đà quản lí.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty được thể hiện trên sơ đồ sau:Ban kiểm soát
Phòng dự án và tư vấn đấu thầu
Phòng tổ chức hành chính
Phòng tài chính kế toán
Phòng kinh tế kế hoạch
Phòng quản lí kĩ thuật
Đại hội đồng cổ đông
Ban giám đốc
Hội đồng quản trị
Phòng TVGS chất lượng
Chi nhánh Quảng Trị
Chi nhánh Tây Bắc
Chi nhánh Tuyên Quang
Chi nhánh miền Trung
Trung tâm tư vấn xây dựng I
Trung tâm tư vẫn xây dựngII
Xí nghiệp thiết kế cơ điện
Xí nghiệp khảo sát xây dựng
Trung tâm thí nghiệm Sông Đà
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban và các trung tâm chi nhánh của công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà:
a. Các phòng chức năng:
Các phòng ban công ty có trách nhiệm thực hiện các công việc được giao theo chức năng nhiệm vụ của từng phòng.
* Phòng quản lí kĩ thuật: Là phòng chức năng giúp việc cho hội đồng quản trị và Tổng giám đốc công ty về các lĩnh vực quản lí kĩ thuật , chất lượng, công tác bảo hộ lao động, quản lí tiến độ các công trình, ứng dụng công nghệ mới và tiến bộ khoa học vào sản xuất.
* Phòng kinh tế kế hoạch: Là phòng chức năng giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc công ty về các lĩnh vực quản lí công tác kế hoạch, hợp đồng kinh tế, công tác đầu tư, công tác kinh tế và thu hồi vốn của công ty.
*Phòng tài chính kế toán: Là phòng giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc công ty về việc tổ chức chỉ đạo công tác Tài chính tín dụng cảu toàn công ty theo đúng quy chế tài chính và điều lệ của công ty, giúp Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc công ty trong công tác thanh toán, đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh và chấp hành quy định về tài chính- tín dụng của Nhà nước cũng nhu của Tổng công ty.
*Phòng tổ chức hành chính: Là phòng chức năng giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc công ty trong các lĩnh vực : Công tác tổ chức, công tác cán bộ, công tác quản lí hành chính, công tác đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, giải quyết các chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty, thực hiện công tác lưu trữ và cung cấp các tài liệu cho các phòng ban và các đơn vị có liên quan và các công việc về hành chính khác.
*Phòng dự án và tư vấn đấu thầu: Có chức năng nhiệm vụ chính là giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Công ty trong các lĩnh vực : Theo dõi giám sát trong công tác quản lí các dự án đầu tư, công tác tiếp thị, đấu thầu, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi, lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu các dự án dân dụng, công nghiệp, lập báo cáo chuyên đề dánh giá tác động môi trường và di dân tái định cư các dự án thuỷ điện, lập và quản lí các dự án đầu tư của Công ty, lập dự toán thiết kế và tham gia tính toán kinh tế các dự án.
b.Các đơn vị sản xuất:
*Trung tâm tư vấn xây dựng I:
- Lĩnh vực hoạt động:
+ Lập báo cáo NCTKT, báo cáo NCKT các dự án thuỷ điện, thuỷ lợi.
+Lập thiết kế kĩ thuật các dự án thuỷ điện, thuỷ lợi.
+Lập thiết kế BVTC các hạng mục phức tạp các công trình thuỷ điện.
*Trung tâm tư vấn xây dựng II:
-Lĩnh vực hoạt động :
+ Tính toán quy mô, quy hoạch chi tiết và thiết kế các hạng mục phụ trợ, lán trại, công trình công cộng, các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+Thiết kế kĩ thuật và thiết kế BVTC các công trình công nghiệp.
+Thiết kế TKTC các công trình dân dụng và hạ tầng cơ sở khác.
+Thiết kế kĩ thuật và thiết kế BVTC hầm của các nhà máy thuỷ điện, giao thông...
* Xí nghiệp thiết kế cơ điện:
-Lĩnh vực hoạt động :
+Thiết kế điện, cơ khí các công trình dân dụng, công nghiệp, thuỷ điện, thuỷ lợivà hạ tầng cơ sở.
+Lập hồ sơ mời thầu thiết bị, phân tích đánh giá Hồ sơ dự thầu thiết bị cho các dự án thuỷ điện và các dự án công nghiệp khác.
+Quản lí và đào tạo về tư vấn giám sát lắp đặt thiết bị, cơ khí, điện.
*Xí nghiệp khảo sát xây dựng:
-Lĩnh vực hoạt động :
+Đảm nhận toàn bộ công tác khảo sát địa hình, địa chất, thuỷ văn các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi, các công trình công nghiệp và dân dụng,...
+Thực hiện công tác khoan phun xử lí và gia cố nền móng công trình xây dựng dan dung, công nghiệp, thuỷ lợi thuỷ điện và các công trình kĩ thuật, hạ tầng đô thị.
*Trung tâm thí nghiệm Sông Đà:
-Lĩnh vực hoạt động : Thực hiện công tác thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lí của đất, đá, vật liêu xây dựng và thí nghiệm phục vụ quản lí chất lượng thi công các công trình xây dựng trong và ngoàoàTongr công ty theo nhiệm vụ được giao, xác định hiện trạng và đánh giá nguyên nhân sự cố các công trình.
* Chi nhánh Miền Trung:
- Lĩnh vực hoạt động :
+Thiết kế các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp , thuỷ lợi, thuỷ điện loại nhỏ.
+Thực hiện công tác thiết kế khu phụ trợ, lán trại, công trình công cộng, hệ thống giao thông, hệ thống điện nước, ...phục vụ thi công các công trình thuỷ điện.
+Thiết kế BVTC công trình tạm, một số hạng mục công trình chính các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi vừa và lớn.
-Địa bàn hoạt động : Địa bàn hoạt động chủ yếu của Chi nhánh Miền Trung là thực hiện các công tác tư vấn thiết kế các công trình thuộc khu vực Miền Trung-Tây Nguyên.
* Chi nhánh Tuyên Quang:
- Lĩnh vực hoạt động :
+Thực hiện công tác thiết ké khu phụ trợ, lán trại, công trình công cộng, hệ thống giao thông, hệ thống điện nước, ... phục vụ thi công các công trình thuỷ điện.
+ Thiết kế KTTC công trình tạm và thiết kế BVTC một hạng mục công trình chính các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi loại vừa và lớn.
+Thiết kế các công trình xây dựng công nghiệp, thuỷ lợi loại nhỏ.
+ Giám sát thi công xây dựng và giám sát tác giả công trình.
-Địa bàn hoạt động : Địa bàn hoạt động chủ yếu của chi nhánh Tuyên Quang là thực hiện công tác thực hiện công tác tư vấn xây dựng các công trình thuỷ điện tại Tuyên Quang, Lai Châu và một số tỉnh Phía Bắc.
* Chi nhánhTây Bắc:
- Lĩnh vực hoạt động :
+ Thực hiện công tác thiết kế khu phụ trợ, lán trại, công trình công cộng, hệ thống giao thông, hệ thống điện nước, ...phục vụ thi công tại công trường.
+Thiết kế BVTC công trình tạm, một số hạng mục công trình chính các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi loại vừa và lớn.
+Thiết kế các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, thuỷ lợi loại nhỏ.
- Địa bàn hoạt động :
Địa bàn hoạt động chủ yếu của Chi nhánh Tây Bắc là thực hiện công tác tư vấn xây dựng các công trình thuỷ điện tại Sơn La và các tỉnh phía Bắc.
* Chi nhánh Quảng Trị:
- Lĩnh vực hoạt động :
+Thực hiện công tác thiết kế khu phụ trợ, lán trại, công trình công cộng, hệ thống giao thông, hệ thống điện nước, ...phục vụ thi công tại CHDCND Lào.
+Thực hiện công tác TVGS các công trình phụ trợ, lán trại... các công trình tại Lào.
+Thực hiện công tác TVGS công trình chính, GSTG công trình chính theo nhiệm vụ được phân công.
* Phòng tư vấn giám sát chất lượng:
- Lĩnh vực hoạt động :
+Thực hiện công tác giám sát tác giả, giám sát thi công các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi, công trình công nghiệp, dân dụng khác,...
+Thực hiện công tác thiết kế hiện trường, quản lí chuyên gia nước ngoài tại công trình theo sự phân công nhiệm vụ.
II- Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực hoạt động kinh doanh tư vấn ở công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà:
1Tình hình đầu tư nâng cao năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng Sông Đà:
Tổng hợp kết quả đầu tư của công ty trong thời gian qua chúng ta có thể nhận thấy rằng kinh phí cho hoạt động đầu tư tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà luôn được duy trì ở mức phát triển năm sau cao hơn năm trước khoảng 15% mỗi năm, đặc biệt, trong năm 2004, do công ty đảm nhận thêm một khối lưọng công việc rất lớn nên mức đầu tư đã tăng vọt lên so với năm trước là 39,06%. Đây chính là giai đoạn đầu cho sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới của công ty, vì vậy để đáp ứng nhu cầu chung của công việc công ty cần có kế hoạch đầu tư một cách phù hợp sát với tình hình thực tế để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác đầu tư.
Tổng hợp kinh phí đầu tư trong giai đoạn 2000-20004
Năm
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
Giá trị (106đ)
Tỷ trọng %
Giá trị (106đ)
Tỷ trọng %
Giá trị (106đ)
Tỷ trọng %
Giá trị (106đ)
Tỷ trọng %
Giá trị (106đ)
Tỷ trọng %
Tổng đầu tư
Trong đó:
3785,424
100
4402,411
100
5033,653
100
6030,681
100
8386,765
100
1.Cơ sở vật chất
670,425
17,71
839,405
19,07
922,46
18,33
1335,6
22,15
2858,765
34
2.Máy móc thiết bị
2652,039
70,06
3033,006
68,89
3497,663
69,49
3988,131
66,13
4696,5
56
3.Nguồn nhân lực
462,96
12,23
530
12,04
613,53
12,18
706,95
11,72
831,5
9,914
4.Mở rộng thị trường
Tốc độ tăng(%)
Năm2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Tổng đầu tư
Trong đó:
16,30
14,34
19,81
39,06
1.Cơ sở vật chất
25,204
9,8946
44,786
114,05
2.Máy móc TB
14,36
15,32
14,02
17,76
3.Nhân lực
14,48
15,76
15,23
17,62
4.Mở rộng thị trường
Nguồn: Tổng hợp kinh phí đầu tư trong giai đoạn2000-2004
Từ tình hình đầu tư thực tế trên đây chúng ta có thể thấy rõ được rằng lượng vốn mà công ty đầu tư cho máy móc thiết bị trong những năm qua luôn chiếm tỷ trọng lớn, thường chiếm tỷ trọng từ 65-70% trong tổng mức đầu tư của toàn công ty trong các năm qua. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi đặc thù của nghành tư vấn t._.
65
67
69
69
1
Trình độ trên ĐH
2
2
3
4
4
2
Trình độ đại học
61
61
62
63
63
3
Trình độ trung cấp
3
2
2
2
2
II
CB KH kĩ thuật
429
451
463
476
489
1
Trình độ trên ĐH
2
3
5
4
4
2
Trình độ ĐH
326
347
357
373
386
3
Trình độ cao đẳng
20
20
20
18
18
4
Trình độ trung cấp
75
75
75
75
75
5
Trình độ sơ cấp
6
6
6
6
6
B
CN kĩ thuật
171
174
182
185
192
1
Lái xe
16
16
16
16
16
2
Công nhân khảo sát
18
18
20
22
24
3
Công nhân khoan
24
24
26
27
27
4
CN thí nghiệm
113
116
120
120
125
Tổng cộng(A+B)
666
690
712
730
750
Nguồn: Kế hoạch đầu tư 5 năm (2005-2009)- Định hướng phát triển của công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà.
Ngoài ra, trong thời gian thực hiện kế hoạch và các mục tiêu trên, nếu tình hình phát triển của công ty thay đổi hoặc có những sự thay đôi do môi trường kinh tế thay đổi thì công ty cũng có sự thay đổi một cách linh động kế hoạch đầu tu của mình cho phù hợp với tình hình cụ thể trong mỗi thời kì. Tuỳ theo quy mô và đặc điểm của công ty trong giai đoạn này mà ban lãnh đạo công ty có sự thay đổi cho phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của Tổng công ty nói riêng và của đất nước nói chung.
II. Các giải pháp:
1. Giải pháp về thị trường:
Thoát khỏi nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp, các doanh nghiệp Nhà nước được tự do phát triển, tự do tìm kiếm khách hàng và thị trường phát triển cho riêng mình, tự hạch toán kinh doanh một cách độc lập, không còn phụ thuộc nhiều vào sự phân phối của Nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó các doanh nghiệp Nhà nước cũng gặp phải không ít khó khăn trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, khi mà thị trường và khách hàng không còn được Nhà nước bao cấp, phân phối, không còn được Nhà nước hỗ trợ vốn khi làm ăn thua lỗ nữa…Do đó, khi chế độ bao cấp bị xoá bỏ đã có không ít các doanh nghiệp Nhà nước bị phá sản hoặc rơi vào tình trang nợ nần chồng chát do không tìm được khách hàng, không thể cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong việc mở rộng thị trường hoạt động của mình. Nhận thức được tầm quan trọng chiến lược của công tác thị trường đó, trong thời gian qua, công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà đã không ngừng đầu tư cho công tác mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng, đồng thời thắt chặt hơn nữa mối quan hệ làm ăn lâu dài với các khách hàng truyền thống của công ty từ trước tới nay. Trong thời gian tới, công ty cũng đã đề ra kế hoạch cụ thể cho công tác thị trường, coi đây là vấn đề then chốt, trọng yếu trong chiến lược phát triển của mình bên cạnh việc nâng cao năng lực khảo sát, thí nghiệm và tư vấn giám sát. Trong thời gain tới, ngoài việc nghiên cứu thị trường trong nước để tiếp thị, nhận thầu tư vấn xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thuỷ lợi và hạ tầng cơ sở khác, công tác thị trường cũng được nâng cao thêm một bước nữa, cụ thể là phải tiến hành liên danh, liên kết với một số đơn vị trong nước và nước ngoài để tăng sức mạnh cạnh tranh trong lĩnh vực tư vấn xây dựng nhận khảo sat, thiết kế các công trình trong nước và khu vực.
Trong mỗi lĩnh vực cụ thể, mỗi ngành nghề hoạt động cụ thể khác nhau, công ty cũng đề ra các chiến lược thị trường khác nhau. Trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, ngoài việc tư vấn thiết kế các công trình do Tổng công ty đầu tư và Tổng công ty được giao thầu thi công, công ty tiếp tục mở rộng thị trường tại Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc thông qua việc tiếp xúc và giới thiệu năng lực công ty với các cơ quan chức năng để được chỉ định thầu từ khâu lập dự án, khảo sát, thiết kế các công trình xây dựng dân dụng, công trình giao thông( đặc biệt là công tác thiết kế hầm), công trình thuỷ lợi và hạ tầng cơ sở.
Trong lĩnh vực khảo sát thí nghiệm, công ty tiếp tục thực hiện công tác khảo sát thí nghiệm các công trình do công ty thiết kế và tiếp thị đảm nhận công tác thí nghiệm các công trình do các đơn vị thi công trong Tổng công ty thi công. Ngoài ra, đơn vị còn mở rộng công tác thí nghiệm sang các lĩnh vực giao thông, thuỷ lợi và hạ tầng cơ sở khác, đặc biệt là công tác thí nghiệm tính chất và các thông số kĩ thuật của đường giao thông.
2. Giải pháp về quản lí kĩ thuật, kinh tế tài chính:
Về công tác quản lí kĩ thuật và kinh tế tài chính, Đại hội cổ đông và Hội đồng quản trị công ty đã xây dựng và ban hành các văn bản quy định các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm các điều khoản sau đây:
Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần.
Quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị công ty cổ phần.
Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát công ty cổ phần.
Quy chế tuyển dụng, bổ nhiệm, kí kết và chấm dứt hợp đồng lao động.
Hợp đồng lao động mẫu của công ty cổ phần.
Quy định về sử dụng xe con, điện thoại, văn phòng phẩm Công ty cổ phần.
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban nghiệp vụ của công ty cổ phần.
Quy định về đơn giá, định mức tiền lương, xây dựng kế hoạchct cổ phần và các đơn vị trực thuộc.
Quy định về hợp đồng kinh tế công ty cổ phần.
Quy định về quản lí chất lượng sản phẩm công ty cổ phần.
Quy chế lập dự án và quản lí đầu tư,dự án công ty cổ phần.
Quy chế quản lí tài chính công ty cổ phần.
Quy chế về tiền lương công ty cổ phần.
Quy định về quản lí vật tư, thiết bị công ty cổ phần.
Bên cạnh đó, công tác tư vấn giám sát thi công là một công tác mà thường xuyên có thể phát sinh các tiêu cực do sự tha hoa đạo đức của cán bộ công nhân viên thực hiện công tác này. Vì vậy, công ty cũng cần xây dựng chính sách khen thưởng và xử phạt một cách rõ ràng, cụ thể và hợp lí nhằm kịp thời khen thưởng các cá nhân, đơn vị hoạt động tích cực, đem lại lợi nhuận cho công ty và xử lí thích đáng các cán bộ tha hoá, biến chất về đạo đức, làm trong sạch hàng ngũ cán bộ của công ty, nâng cao uy tín của công ty.
3. Giải pháp về lao động, tiền lương:
Để phục vụ cho việc thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn tới cũng như sự phát triển lâu dài của công ty cổ phần cần phải xây dựng và phát triển nguồn nhân lực con người đủ về số lượng và mạnh về chất lượng, đáp ứng kịp thời với yêu cầu của thời kì đổi mới và hội nhập. Đây là nhiệm vụ chiến lược, nó có vai trò quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển mọi mặt của công ty. Tuy nhiên công tác đào tạo phải được phân loại và chọn lọc tập trung vào các hướng như sau: Bên cạnh việc đào tạo cán bộ công nhân viên cũ còn phải có chính sách thu hút và tuyển dụng lao động mới có trình độ, có tay nghề cao phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
-Gắn tiền lương, tiền thưởng với chất lượng và hiệu quả kinh doanh, xây dựng định mức đơn giá tiền lương phù hợp theo hướng giảm chi phí và tăng mức thu nhập của người lao động.
-Làm tốt công tác quy hoạch nhân lực, xác định tiêu chuẩn cán bộ, phân loại cán bộ công nhân viên để xác định lao động dôi dư, kém hiệu quả, giải quyết theo chế độ hiện hành.
4. Giải pháp về đời sống, văn hoá xã hội :
-Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, sự tiên phong của các Đảng viên trong sự phát triển của công ty. Kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền với các tổ chức quần chúng như: Công đoàn, Đoàn thanh niên, Ban nữ công để phát động phong trào thi đua nâng cao năng suát chát lượng hiệu quả công trình.
-Thường xuyên chăm lo cải thiện đời sống vật chất tinh thần, tạo điều kiện cho người lao động có cuộc sống và thu nhập ổn định lâu dài với công ty.
-Thực hiện tốt công tác xã họi tương trự giúp đỡ nhau, quan tâm giúp đỡ các gia đình có công trong sự nghiệp xây dựng và phát triển của công ty và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
-Thực hiện tốt công tác an toàn, bảo hộ lao động, giải quyết kịp thời, đầy đủ các chế độ chính sách đối với người lao động.
-Có chính sách đãi ngộ xứng đáng với cán bộ kĩ thuật, kĩ sư kinh tế theo hiệu quả đóng góp cho sản xuất, tạo điều kiện làm việc để cán bộ kĩ thuật phát huy năng lực sáng tạo.
-Thường xuyên tổ các hoạt động phong trào thể thao, văn nghệ, vui chơi, giải trí lành mạnh cho CBCNV.
-Có chế độ khuyến khíchcán bộ làm việc ở những công trình trọng điểm, xa đô thị.
- áp dụng các cơ chế khen thưởng cho cá nhân, tập thể có kết quả sản xuất tốt. Có chế độ về thu nhậpvà đào tạo để thu hút các cán bộ có tài năng về làm việc tại công ty.
Kết luận và kiến nghị:
I- Kết luận:
Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đa là một doanh nghiệp Nhà nước- đơn vị thành viên của Tổng công ty Sông Đà, tiền thân là Trung tâm thiết kế được thành lập theo quyết định số 97/ BXD- TCLĐ ngày 24/1/1986 của Bộ xây dựng. Trải qua 30 năm xây dựng và trưởng thành, công ty đã đạt được nhiều thành tích đáng tự hào, góp phàn vào thành công của Tổng công ty Sông Đà, trở thành một công ty hàng đầu của nước ta trong lĩnh vực tư vấn thiết kế xây dựng. Dưới sự chỉ đạo của Tổng công ty, công ty đã tham gia đảm nhận nhiệm vụ thiết kế, khảo sát và giám sát thi công nhiều công trình trọng điểm của cả nước như thuỷ điện Nậm Chiến, thuỷ điện Tuyên Quang, đường Hồ Chí Minh... và còn tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ khảo sát, thiết kế, thí nghiệm,... trên nhiều công trình trọng điểm của quốc gia trong thời gian tới. Để có được thành công đó, phải kể đến một đội ngũ cán bộ công nhân viên có tay nghề vững vàng và trình độ cao, được đào tạo bài bản của công ty, một khối lượng lớn máy móc thiết bị và cơ sở vật được đầu tư hiện đại hoá liên tục của công ty.
Trong thời gian qua, công ty đã không ngừng đầu tư trang bị mới các máy móc, công nghệ hiện đại, mở rộng cơ sở vật chất và đào tạo được một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ và kinh nghiệm cao. Thông qua công tác đầu tư đó, năng lực của công ty ngày càng được nâng cao và củng cố, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của công ty trên thị trường tư vấn thiết kế ngày càng phát triển của nước ta. Hiện nay, công ty đã hoàn thành chỉ tiêu trang bị cho mỗi cán bộ làm công ty thiết kế, tư vấn mỗi người có một máy vi tính, trang bị cho các xưởng thiết kế đầy đủ các loại máy photocopy, máy in cỡ lớn (khổ A0 đến A3) để phục vụ công tác thiết kế. Về công tác thí nghiệm, công ty cũng đã trang bị mới thêm một số thiết bị thí nghiệm mới, hiện đại, tăng khả năng thực hiện các phép thử thí nghiệm khó khi thí nghiệm tính chất vật liệu xây dựng, thử nghiệm tính chất đường giao thông, độ lún và trượt của chân móng các công trình mà công ty đảm nhận giám sát thi công. Cả hai phòng thí nghiệm của công ty đều được Bộ xây dựng công nhân đủ khả năng thực hiện công tác thí nghiệm trong 11 lĩnh vực thử nghiệm với 95 phép thử khác nhau, đồng thời có khả năng thực hiện các phép thử của các tiêu chuẩn tương đương khác như: ASTM, AASHTO, BS, NF...
Về lực lượng cán bộ của công ty, hầu hết các kĩ sư của công ty có tuổi đời còn rất trẻ, vì vậy trong những năm qua, công ty đã có các kế hoạch đầu tư cho đào tạo, nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên công ty thông qua các lớp ngắn hạn, trung hạn do bộ xây dựng tổ chức. Đồng thời, công ty cũng không ngừng nâng cao đời sống của CBCNV công ty, làm cho người lao động thực sự gắn bó với công ty và giảm thiểu những tiêu cực xảy ra do đời sống không được đảm bảo, nâng cao chất lượng các công trình mà công ty đảm nhận.
Nhìn chung về công tác đầu tư của công ty chúng ta có thể thấy được những hiệu quả to lớn của công tác đầu tư, góp phần lớn trong sự phát triển của công ty và ngày càng có vai trò to lớn trong sự phát triển này. Trong thời gian tới, công ty sẽ phải tiếp tục không ngừng đầu tư nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, dựa trên những bài học kinh nghiệm và những thành công của quá trình đầu tư trước đây để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác đầu tư. Trong thời gian tới, công ty cần có các kế hoạch đầu tư dài hạn và ngắn hạn cụ thể cho từng thời kì phát triển, chủ động hơn nữa trong việc đầu tư chứ không cần chờ đến khi yêu cầu đòi hỏi mới đầu tư để không bỏ mất cơ hội trong quá trình sản xuất kinh doanh.
II- Kiến nghị:
1. Nhóm kiến nghị về cơ chế chính sách:
Trong bất kì một nền kinh tế nào, Nhà nước luôn giữ một vai trò quan trọng trong việc điều tiết sự hoạt động của nền kinh tế. Bất kì một điều chỉnh nào của Nhà nước đều có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, Nhà nước dùng các chính sách và hệ thống văn bản pháp luật, các văn bản dưới luật để điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp Nhà nước thì sự điều tiết của Nhà nước càng chiếm một vị trí quan trọng và tác động trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, trong định hướng phát triển kinh tế xã hội, Nhà nước cần có những chính sách kinh tế, các quy định pháp luật sao cho phù hợp để các doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển.
Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty Sông Đà, hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thiết kế xây dựng. Nhiệm vụ của công ty phần lớn là đảm nhận những công việc mà Tổng công ty giao, đảm nhận các công việc thiết kế, giám sát thi công và thí nghiệm khảo sát phục vụ thi công cho các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi và giao thông lớn của đát nước như: Thuỷ điện Nậm Chiến, thuỷ điện Sơn La, thuỷ điện Bình điền, đường Hồ Chí Minh... Chính vì vậy các chính sách, định hướng phát triển của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Để công ty có thể tồn tại, phát triển và đóng góp nhiều cho sự phát triển của đất nước thì trong thời gian tới, Nhà nước cần có những chính sách đầu tư thông thoáng hơn, tạo điều kiện cho công ty có thể đảm nhận các công trình xây dựng của Nhà nước, đặc biệt là các công trình xây dựng trong lĩnh vực thuỷ điện, thuỷ lợi, hầm giao thông... là thế mạnh của công ty.
Hiện nay, công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà đang trong quá trình đảm nhận thiết kế khảo sát, giám sát thi công của hàng loạt các công trình xây dựng lớn của quốc gia như: Thuỷ điện Sơn La, thủy điện Tuyên Quang, thuỷ điện Nậm Chiến, thuỷ điện Bản Vẽ, thuỷ điện Bình Điền... Đây chính là quá trình mà công ty đang rất cần có được các nguồn vốn đầu tư để có thể đầu tư trang bị thêm trang thiết bị phục vụ công tác khảo sát, thiết kế và tư vấn, thí nghiệm, giám sát. Do vậy, để thuận lợi cho việc hoàn thành nhiệm vụ của công ty, bên cạnh việc tự tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư từ các đối tác, các khoản vay bên ngoài thì Nhà nước cũng cần có những chính sách hỗ trợ cần thiết về vốn cho công ty, chỉ đạo ban quản lí các dự án đầu tư trên nhanh chóng giải ngân các hạng mục đã hoàn thành hoặc ứng trước về vốn cho công ty để công ty có thể tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm tư vấn của mình. Đối với các khoản vay ngân hàng của công ty, Nhà nước có thể chỉ đạo các ngân hàng nhanh chóng giải quyết các thủ tục cho vay, giảm bớt sự chồng chéo về các thủ tục hành chính, đảm bảo cho công ty có thể nhận được vốn đầu tư một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, do sự chậm trễ trong thanh toán của các dự án Nhà nước, công ty cũng đề nghị các ngân hàng có thể kéo dài thời hạn trả nợ cho công ty, tạo điều kiện cho quá trình đầu tư nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của công ty.
Nghành nghề tư vấn xây dựng là một nghành nghề mới xuất hiện ở nước ta, vì vậy, hiện nay còn nhiều người chưa coi trọng công tác tư vấn thiết kế, các công ty tư vấn đang rất khó khăn trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường. Bên cạnh đó, định mức chi phí cho công tác tư vấn trong dự toán các công trình còn thấp so với giát trị của công tác này, gây khó khăn trong việc giải quyết nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên công ty. Chính vì vậy, trong thời gian tới, công ty cũng kiến nghị với Nhà nước nâng cao định mức, giá thành của công tác tư vấn, đảm bảo cho sự phát triển của công ty và sự ổn định trong đời sống của cán bộ công nhân viên công ty.
2. Nhóm kiến nghị với công ty:
Đặc thù của nghành tư vấn thiết kế mà công ty tham gia là các sản phẩm có hàm lượng chất xám lớn, có những công việc mà máy móc không thể thay thế được, do vậy yếu tố con người trong các công ty tư vấn thiết kế là rất quan trọng. Do vậy trong thời gian tới, công ty cần phải chú trọng đến công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ có chuyên môn giỏi đồng thời với việc đào tạo cán bộ quản lí để có thể có được một đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất và nang lực để tham gia thực hiện các công trình lớn của đất nước mà công ty tham gia đảm nhận. Đối với công tác đầu tư nâng cao năng lực, trình độ, kinh nghiệm của cán bộ công nhân viên công ty cần phải có một kế hoạch, định hướng rõ ràng và cụ thể cho từng giai đoạn phát triển của công ty. Dựa trên các đặc điểm cụ thể của từng thời kì đó, công ty có thể mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngay tại công ty, tại các chi nhánh để tranh thủ được thời gian cho cán bộ công nhân viên vừa đi học vừa tham gia vào các công việc của công ty. Hoặc cũng có thể gửi cán bộ, kĩ sư của công ty tham gia các lớp nâng cao nghiệp vụ do các trung tâm như Viện KHCN Bộ xây dựng tổ chức. Ngoài ra, công tác khảo sát, thí nghiệm, tư vấn thiết kế là một công tác đòi hỏi phải có nhiêu kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình sản xuất, vì vậy, công ty có thể tổ chức thêm hình thực kèm cặp, trao đổi kinh nghiệm giữa các thế hệ kĩ sư của công ty, đảm bảo cho sự trưởng thành nhanh chóng của đội ngũ cán bộ kĩ sư trẻ. Trong quá trình làm việc, liên doanh, liên kết của công ty với các đối tác nước ngoài cũng tạo điều kiện cho cán bộ công nhân được cọ sát họ hỏi kinh nghiệm làm việc của các chuyên gia nước ngoài, làm quen với các tiến bộ khoa học kĩ thuật của thế giới. Bên cạnh đó, để khai thác một cách có hiệu quả nguồn lao động của mình, công ty cần phải có các chính sách kiện toàn lại bộ máy tổ chức quản lí và sản xuất, đảm bảo cho việc phân công lao động một cách hợp lí, không gây ra lãng phí nguồn nhân lực, mà vẫn đạt năng suất lao động cao. Đồng thời, khuyến khích người lao động hăng say làm việc thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao lành mạnh, đây chính là một trong những hình thức đầu tư nhằm nâng cao năng suất lao động của cán bộ công nhân viên công ty. Để mở rộng quy mô sản xuất công ty cũng cần xây dựng những chính sách thu hút nhân tài từ bên ngoài vào làm việc cho công ty, hợp tác với các chuyên gia giỏi trong nghành khi tham gia thi công những công trình lớn, đòi hỏi phức tạp.
Về đầu tư trang thiết bị máy móc, công ty cững cần xây dựng một chính sách đầu tư hợp lí hơn nữa nhằm đảm bảo sự đồng bộ, phù hợp của các thiết bị mới đầu tư với các thiết bị đang sử dụng của công ty, đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả, và ổn định lâu dài. Khi tiến hành mua sắm, trang bị máy móc, công ty cần tham khảo ý kiến của cán bộ công nhân viên, ý kiến của các chuyên gia trong cùng lĩnh vực và tham khảo giá cả trên thị trường một cách kĩ lưỡng để hoạt động đầu tư được tiến hành một cách có hiệu quả. Đối với các máy móc còn phù hợp với công nghệ hiện tại thì chưa cần thiết phải thay thế, còn các máy móc đã quá cũ, không thể phù hợp với yêu cầu hiện tại thì nên tiến hành thanh lí và đầu tư mua sắm mới lại, đảm bảo cho các máy móc mới thay thế đó có thời gian khấu hao vô hình và hữu hình dài lâu. Công ty cần có kế hoạch sử dụng, điều tiết nguồn lực máy móc và lao động một cách hiệu quả, tiết kiệm khi thi công các công trình mà công ty đảm nhận.
Về vốn đầu tư, trong thời gian tới, do công ty phải đảm nhận thi công nhiều công trình lớn của Nhà nước liền một lúc, do đó nhu cầu đầu tư nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của công ty là rất lớn. Việc thu hút vốn đầu tư đối với công ty đã trở thành một vấn đề cần phải giải quyết nhanh chóng. Để thu hút thêm nguồn vốn đầu tư, công ty cần tăng cường hợp tác liên danh, liên kết với các đối tác khác trong nghành nhằm tăng cường khả năng huy động vốn, tăng số vốn đầu tư của công ty. Nhanh chóng thu hồi các khoản nợ của các đối tác mà công ty đã hoàn thành bàn giao sản phẩm, khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình mà công ty đang đảm nhận, để tập trung nguồn lực cho các công trình trọng điểm. Ngoài ra, công ty cũng cần nhanh chóng giải trình các kế hoạch đầu tư một cách rõ ràng để có thể nhanh chóng nhận được vốn vay của các ngân hàng, kịp thời tiến hành các hoạt động đầu tư.
Khi đảm nhận tư vấn thiết kế các công trình trọng điểm của Tổng công ty và các hợp đồng kí với đối tác nước ngoài, chúng ta phải chủ động trong việc thực hiện tiến độ thiết kế. Thiết kế là một sản phẩm có tính đặc thù riêng nó quyết định rất lớn đến hiệu quả của công trình, vì vậy vấn đề chất lượng hồ sơ thiết kế phải được đặt lên hàng đầu.
Trong các dự án: Công trình thuỷ điện Ryninh 2 công suất 8100KW, công trình thuỷ điện Cần Đơn công suất 72 MW, công ty tham gia từ khâu lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kĩ thuật và lập bản vẽ thi công, lập hồ sơ mời thầu tư vấn thiết bị. Có thể nói rằng đây là một bước trưởng thành của công ty, qua 2 dự án này đội ngũ cán bộ thiết kế của công ty đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm thiết kế từ các chuyên gia thiết kế trong và ngoài nước. Đến nay, bước đầu công ty đã hình thành lên đội ngũ cán bộ, chuyên gia thiết kế tư vấn có thể thực hiện được 70% công việc thiết kế các công trình quy mô cấp II.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình kinh tế đầu tư-Bộ môn kinh tế đầu tư- NXB Thống kê
2. Định hướng và phương án phát triển sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà.
3. Dự án đầu tư thiết bị phục vụ công tác tư vấn công trình thuỷ điện Nậm Chiến-Tháng 3 năm 2004- Phòng dự án và tư vấn đấu thầu- Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà.
4. Dự án đầu tư thiết bị thí nghiệm cho các trạm thí nghiệm- Tháng 9 năm 2004- Phòng Dự án và tư vấn đấu thầu- Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà.
5. Danh mục các công trình thi công 5 năm ( 2005-2009) của công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà.
6. Kế hoạch đầu tư 5 năm (2005-2009).
7. Kế hoạch chỉ tiêu tài chính từ 2005 đến 2009.
8. Kế hoạch nhân lực tư 2005 đến 2009.
9. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam đến năm 2010- Nhà xuất bản Thống kê- 2003.
10. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư –Nhà xuất bản Thống kê-Hà Nội.
11. Tổng hợp kinh phí đầu tư giai đoạn 2000-2004- Phòng Kinh tế kế hoạch.
12. Và một số tài liệu tham khảo khác....
Mục lục
Lời nói đầu...........................................................................................1
Nội dung...............................................................................................3
Chương I: Lí luận chung về đầu tư, đầu tư phát triển và sự cần thiết phải đầu tư trong hoạt động sản xuất kinh doanh..............3
I- Đầu tư và đầu tư phát triển ....................................................................3
II- Phân loại và tác động của các hoạt động đầu tư phát triển trong sản xuất kinh doanh..........................................................................................5
1. Theo bản chất và phạm vi lợi ích do đầu tư đem lại chúng ta có thể phân biệt đầu tư thành các dạng sau...........................................................5
2. Theo thời hạn đầu tư, hoạt động đầu tư phát triển được phân thành các loại sau.......................................................................................................6
III- Vai trò của hoạt động đầu tư ..............................................................8
1. Tác động của đầu tư phát triển trên giác độ toàn bộ nền kinh tế của đất nước ..........................................................................................................8
2. Đầu tư tác động đến các cơ sở sản xuất kinh doanh............................12
3. Đối với các cơ sở vô vị lợi ( hoạt động không thể thu lợi nhuận cho bản thân mình) :..............................................................................................12
IV- Vốn đầu tư và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư:.........12
1. Vốn đầu tư:...........................................................................................12
2. Nguồn vốn đầu tư :...............................................................................13
3. Các nguồn huy động vốn......................................................................13
4.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư:.....................................16
V- Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp:.........20
1. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp:....................................................20
2. Các nhân tố thuộc môi trường bên trong:.............................................22
Chương II : Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà..............................................................................................................25
I- Giới thiệu về công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà:.....................25
1.Tên giao dịch trụ sở, nghành nghề kinh doanh chủ yếu:.......................25
2. Quá trình hình thành và phát triển:......................................................26
3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp và cơ cấu tổ chức của công ty...............................................................................................................27
II- Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực hoạt động kinh doanh tư vấn ở công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà:...............................................35
1. Tình hình đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của công ty:.........................35
2. Tình hình đầu tư trang thiết bị máy móc:.............................................42
3. Đầu tư nâng cao năng lực của cán bộ công nhân viên của công ty:.............................................................................................................53
4. Đầu tư mở rộng thị trường nâng cao khả năng cạnh tranh:..................58
III- Đánh giá chung về tình hình đầu tư của công ty :..............................59
1. Những thành tựu đã đạt được và những hạn chế cần phải khắc phục:..59
2. Thuận lợi và khó khăn của công ty:......................................................63
Chương III: Mục tiêu và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà..............................................................................................................68
I. Mục tiêu trong giai đoạn tới:.................................................................68
1. Định hướng phát triển trong giai đoạn 2005-2009:..............................68
2. Mục tiêu phát triển trong giai đoạn tới:………………………………68
II. Các giải pháp:......................................................................................75
1. Giải pháp về thị trường:.......................................................................75
2. Giải pháp về quản lí kĩ thuật, kinh tế tài chính:...................................76
3. Giải pháp về lao động, tiền lương:......................................................77
4. Giải pháp về đời sống, văn hoá xã hội :..............................................78
Kết luận và kiến nghị:................................................................79
I- Kết luận:...............................................................................................79
II- Kiến nghị:...........................................................................................80
1. Nhóm kiến nghị về cơ chế chính sách:................................................80
2. Nhóm kiến nghị với công ty:...............................................................82
Tài liệu tham khảo...................................................................................86
Nhận xét của công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà trong thời gian thực tập tại công ty của sinh viên Hoàng Tuấn Khanh
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Cháu xin chân thành cảm ơn các cô chú, các anh các chị tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng Sông Đà, đặc biệt là các cô, các anh các chị tại phòng Dự án tư vấn đấu thầu đã tạo điều kiện và giúp đỡ cháu hoàn thành chuyên đề này.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 23648.doc