Mục lục
Lời nói đầu………………………………………………………………………3
Chương 1: Thực trạng hoạt đồng đầu tư tại công ty cổ phần Sông Đà 1………4
Khái quát chung về Công ty Cổ phần Sông Đà 1……………………….4
Sự hình thành và phát triển……………………………………....4
Cơ cấu tổ chức của công ty…………………………………….....5
Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty………………………8
Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của công ty xây dựng….14
Năng lực thiết bị thi công, tình hình
tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp……………………...14
Năng
58 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1289 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Sông Đà 1 trong những năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lực cán bộ chuyên môn và trình độ
công nhân kỹ thuật của Công ty cổ phần Sông Đà 1……………16
Năng lực tài chính của doanh nghiệp...........................................17
Tình hình hoạt động đầu tư của Công ty cổ phần Sông Đà 1………….20
Đầu tư nâng cao năng lực máy móc thiết bị
của công ty trong một số năm gần đây………………………….20
Đầu tư vào nguồn nhân lực...........................................................24
Đầu tư vào tài sản vô hình............................................................26
Đầu tư vào công ty con, công ty liên kết......................................27
Đánh giá tính hiệu quả công tác đầu tư
của Công ty xây dựng Sông Đà...............................................................28
Về hiệu quả đầu tư vào máy móc thiết bị
nâng cao năng lực thi công của đơn vị.........................................28
Hoạt động đầu tư tác động trình độ
năng lực cán bộ công nhân viên…………………………………37
Kết quả của hoạt động đầu tư tới tốc độ phát triển
và thị phần của Công ty cổ phần Sông Đà 1.................................40
Chương 2: Phương hướng và giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tại Công ty cổ phần Sông Đà 1…………...44
Nhóm giải pháp liên quan tới đầu tư vào máy móc
trang thiết bị, tài sản cố định……………………………………………..44
Nhóm giải pháp liên quan tới đầu tư vào nguồn nhân lực………………44
Nhóm giải pháp liên quan tới đầu tư vào tài sản vô hình………………..45
Nhóm giải pháp liên quan tới đầu tư tài chính…………………………..45
Lời kết…………………………………………………………………………...47
Nhận xét của đơn vị thực tập……………………………………………………48
Tài liệu tham khảo………………………………………………………………49
Phụ lục…………………………………………………………………………..50
Lời nói đầu
Trong quá trình học tập tại trường đại học, thời gian đi thực tập thực tế là rất quan trọng, khoa Đầu tư thuộc trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng tạo điều kiện cho sinh viên năm thứ 4 có được một kì thực tập giúp sinh viên có được cơ hội tốt tìm hiểu điều kiện làm việc thực tế trước khi ra trường.
Với đề tài: “Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần Sông Đà 1 trong những năm gần đây”, tôi mong muốn được tìm hiều về thực tế hoạt động đầu tư phát triển tại doanh nghiệp từ đó từng bước hoàn thiện các kĩ năng và các kiến thức cơ bản đã được tích lũy trong suốt gần 4 năm học chuyên ngành Đầu tư tại trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Chuyên đề thực tập được hoàn thành gồm hai phần:
Chương 1: Thực trạng hoạt đồng đầu tư tại công ty cổ phần Sông Đà 1.
Chương 2: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tại Công ty cổ phần Sông Đà 1.
Được sự hướng dẫn tận tình của TS. Đinh Đào Ánh Thủy và sự giúp đỡ vô cùng quý báu của quý Công ty Cổ phần Sông Đà 1, bước đầu tôi đã có được những hiểu biết nhất định về hoạt động đầu tư tại quý công ty và từ đó hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp này.
Do kiến thức thực tế và chuyên môn còn hạn hẹp, tôi vẫn chưa đáp ứng được trọn vẹn yêu cầu của quá trình thực tập và do đó rất mong nhận được sự thông cảm và giúp đỡ từ Giáo viên hướng dẫn và quý công ty.
Sinh viên
Thiệu Việt Phương
Chương 1: Thực trạng hoạt đồng đầu tư tại
công ty cổ phần Sông Đà 1
Khái quát chung về Công ty Cổ phần Sông Đà 1
Sự hình thành và phát triển
Tên công ty:
Công ty Cổ phần Sông Đà 1
Tên giao dịch quốc tế: SongDa No1 Joint Stock Company.
Tên viết tắt: Sông Đà 1
Địa chỉ trụ sở chính:Số 18/165 đường Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Ngành nghề kinh doanh của công ty
Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng.
Xây dựng, khai thác và kinh doanh các nhà máy thủy điện.
Xây dựng các công trình giao thông.
Xuất nhập khẩu máy móc thiết bị và vật liệu xây dựng.
Xây dựng đường dây và trạm điện.
Khai thác và chế biến khoáng sản.
Xử lý nền móng.
Nhận ủy thác đầu tư của các cá nhân và tổ chức.
Sản xuất kinh doanh vật tư vật liệu xây dựng.
Kinh doanh bất động sản.
Kinh doanh hạ tầng dô thị và khu công nghiệp.
Kinh doanh dịch vụ bất động sản.
Tư vấn và quản lý bất động sản.
Khoan, khai thác mỏ lộ thiên.
Sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để nổ mìn khai thác khoán sản và thì công công trình.
Lịch sử hình thành doanh nghiệp:
Quyết định số 130A/BXD-TCLD ngày 26/3/1993 của Bộ trưởng bộ xây dựng: thành lập công ty xây dựng Sông Đà 1.
Quyết định số 285/QĐ-BXD ngày 11/3/2002 của bộ trưởng bộ Xây dựng về việc chuyển đổi công ty xây dựng Sông Đà 1 thành công ty TNHH nhà nước một thành viên Sông Đà 1.
Quyết định số 1446/QĐ-BXD ngày 4/12/2007 về việc chuyển đổi công ty TNHH nhà nước một thành viên Sông Đà 1 thành Công ty cổ phần Sông Đà 1.
Cơ cấu tổ chức của công ty.
.Đại hội đồng cổ đông.
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết hoặc người được cổ đông có quyền biểu quyết uỷ quyền. Đại hội đồng cổ đông có các quyền sau:
Thông qua sửa đổi, bổ sung Điều lệ.
Thông qua định hướng phát triển của Công ty, kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn của Công ty, thông qua báo cáo tài chính kiểm toán hàng năm, các báo cáo của Ban kiểm soát, của Hội đồng quản trị.
Quyết định số lượng thành viên của Hội đồng quản trị.
Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
Các quyền khác được quy định tại Điều lệ.
Hội đồng quản trị.
Số thành viên HĐQT của Công ty gồm 04 thành viên. HĐQT là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty, trừ những thẩm quyền thuộc ĐHĐCĐ. HĐQT có các quyền sau:
Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty.
Thông qua chiến lược, định hướng phát triển, kế hoạch trung hạn và kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách nhà nước.
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giám sát hoạt động của Ban Giám đốc và các cán bộ quản lý Công ty.
Đề xuất việc tái cơ cấu lại hoặc giải thể Công ty.
Các quyền khác được quy định tại Điều lệ.
Ban kiểm soát.
BKS do ĐHĐCĐ bầu ra gồm 03 thành viên để thực hiện giám sát HĐQT, Giám đốc Công ty trong việc quản lý và điều hành Công ty. BKS chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ và pháp luật về những công việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, bao gồm:
Kiểm tra, thẩm định các báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm, sáu tháng và hàng quý, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị và đệ trình lên Đại hội đồng cổ đông.
Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.
Các quyền khác được quy định tại Điều lệ.
Tổng giám đốc.
Tổng Giám đốc do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị và Đại hội đồng Cổ đông về điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Phó Tổng Giám đốc có trách nhiệm giúp đỡ Tổng Giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Ban Giám đốc có nhiệm vụ:
Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty đã được Hội đồng quản trị và Đại hội cổ đông thông qua.
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.
Thực thi kế hoạch kinh doanh hàng năm được Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị thông qua.
Đề xuất những biện pháp nâng cao hoạt động và quản lý của Công ty.
Chuẩn bị các bản dự toán dài hạn, hàng năm và hàng tháng của Công ty phục vụ hoạt động quản lý dài hạn, hàng năm và hàng tháng của Công ty theo kế hoạch kinh doanh. Bản dự toán hàng năm cho từng năm tài chính sẽ phải được trình để Hội đồng quản trị thông qua và phải bao gồm những thông tin quy định tại các quy chế của Công ty.
Các nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ.
Các phòng ban công ty.
Phòng tổ chức hành chính.
Phòng tài chính kế toán.
Phòng kinh tế - kế hoạch.
Phòng quản lý kĩ thuật – thiết bị.
Phòng dự án – đầu tư. (đây là phòng tiếp nhận thực tập). Chức năng nhiệm vụ của phòng dự án – đầu tư là tham mưu giúp việc tổng giám đốc và ban lãnh đạo công ty các công việc sau:
Nghiên cứu cập nhật các thông tin về cơ chế, chính sách và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Cập nhật các thông tin về giá cả vật tư, vật liệu, máy móc thiết bị thi công phục vụ công tác đấu thầu góp phần tạo ra sự cạnh tranh và mang lại hiệu quả.
Nghiên cứu lập trình duyệt các dự án đầu tư.
Quản lý các dự án đầu tư do công ty thực hiện (từ chuẩn bị tới thực hiện và thanh quyết toán đầu tư).
Chủ động tiếp thị, tổ chức thực hiện công tác đấu thầu, tìm kiếm việc làm cho công ty nhằm đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Tham gia thương thảo, kí kết hợp đồng về đầu tư, các hợp đồng công ty thắng thầu.
Các đơn vị trực thuộc công ty.
Chi nhánh công ty tại Hà Nội.
Chi nhánh công ty tại Quảng Ninh.
Chi nhánh công ty tại Sơn La.
Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần Sông Đà 1
Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty.
Đặc điểm về sản phẩm.
1.1.3.1.1.Sản xuất thiếu tính ổn định, có tính lưu động cao theo lãnh thổ.
Công ty Cổ phần Sông Đà 1 thi công các công trình như: Năm 2001-2002, Chung cư 1 Bip- 1 Kép Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà cao tầng Nơ 2 Linh Đàm, Quốc lộ 18 gói R1 đoạn Nội Bài – Bắc Ninh, Quốc lộ 10 gói R1 đoạn Hải Phòng – Quảng Ninh, Năm 2003- 2006, Thi công nhà ở cao tầng CT 2B khu đô thị Văn Quán- Yên Phúc, Năm 2004-2008, khu nhà ở Đô Thị - Thống Nhất Quảng Ninh, Năm 2005-2008,Thi công xây lắp các hạng mục thuộc dự án Thủy điện Sơn La…
Đặc điểm này kéo theo một loạt các tác động gây bất lợi sau:
Thiết kế có thể thay đổi theo yêu cầu của chủ đầu tư về tính công dụng hoặc trình độ kỹ thuật, các vật liệu.
Các phương án công nghệ và tổ chức xây dựng phải luôn luôn biến đồi phù hợp với thời gian và địa điểm xây dựng (phương pháp tổ chức sản xuất và biệnpháp kỹ thuật cũng luôn thay đổi cho phù hợp với mỗi công trình xây dựng).
1.1.3.1.2.Thời gian xây dựng công trình dài, chi phí sản xuất lớn.
Công ty thi công các hạng mục của dự án Thủy điện Sơn La trong 4 năm với tổng giá trị hợp đồng là 133,33 tỷ đồng, Tòa nhà cao tầng hỗn hợp CT4 Văn Khê- Hà Đông trong 4 năm với giá trị hợp đồng là 328,744 tỷ đồng, Nhà máy xi măng thuộc Tổng công ty Sông Đà trong 4 năm với tổng giá trị hợp đồng là 310,66 tỷ đồng…
Đặc điểm này gây nên các tác động sau:
Làm cho vốn đầu tư xây dựng của chủ đầu tư và vốn sản xuất của tổ chức xây dựng thường bị động lâu tại công trình.
Các tổ chức xây dựng dễ gặp phải các rủi ro ngẫu nhiên theo thời gian và thời tiết, chịu ảnh hưởng của sự biến động giá cả.
1.1.3.1.3.Quá trình sản xuất mang tính tổng hợp, cơ cấu sản xuất phức tạp các công việc xen kẽ và ảnh hưởng lẫn nhau.
Quá trình sản xuất xây dựng thường có nhiều đơn vị tham gia xây lắp một công trình. Do đó công tác tổ chức quản lý trên công trường rất phức tạp, thiếu ổn định nên coi trọng công tác điều độ thi công, có tinh thần và trình độ tổ chức phối hợp cao giữa đơn vị tham gia xây dựng công trình.
Tại công trình Thủy điện Sơn La do EVN là chủ đầu tư có hợp đồng xây lắp giá trị 13.408 tỷ đồng, Tổ hợp nhà thầu do Tổng Cty Sông Đà làm tổng thầu, cùng các nhà thầu Licogi, Lilama, Tổng Cty XD Trường Sơn. Trong đó Sông Đà thực hiện 9.267 tỷ, Lilama 1.112 tỷ, Licogi 1.849 tỷ, Trường Sơn 1.197 tỷ đồng.
1.1.3.1.4.Sản xuất xây dựng nói chung thực hiện ở ngoài trời nên chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện thiên nhiên tới các hoạt động lao động.
Các biện pháp có thể làm giảm mức độ ảnh hưởng của yếu tố này là:
Khi lập kế hoạch xây dựng phải đặc biệt chú ý đến yếu tố thời tiết và mùa màng trong năm, có các biện pháp tranh thủ mùa khô và tránh mùa mưa bão, áp dụng các loại kết cấu lắp ghép chế tạo sản một cách hợp lý, nâng cao trình độ cơ giới hoá xây dựng độ giảm thời gian thi công ở hiện trường.
Phải đảm bảo độ bền chắc và độ tin cậy của các thiết bị, máy móc xây dựng.
Phải chú ý cải thiện điều kiện lao động cho người lao động.
Phải quan tâm phát triển phương pháp xây dựng trong điều kiện khí hậu nhiệt đới tìm ra các biện pháp thi công hợp lý, phối hợp các công việc thi công trong nhà và ngoài trời. Kịp thời điều chỉnh tiến độ thi công bằng các phương pháp kỹ thuật hiện đại trong quản lý.
1.1.3.1.5.Sản phẩm của ngành Xây dựng thường sản xuất theo phương pháp đơn chiếc, thi công công trình thường theo đơn đặt hàng của chủ đầu tư.
Doanh nghiệp phải nhận được đơn đặt hàng trước khi sản xuất nghĩa là doanh nghiệp đã biết trước khách hàng và có quan hệ với khách hàng của mình, để có được hợp đồng thì doanh nghiệp phải tạo niềm tin, được khách hàng chấm điểm cao bằng chính năng lực thi công và uy tín của mình.
Đặc điểm này gây nên một số tác dộng đến quá trình sản xuất xây dựng như:
Sản xuất xây dựng của các tổ chức xây dựng có tính bị động và rủi ro cao vì nó phụ thuộc vào kết quả đấu thầu.
Việc thống nhất hoá, điển hình hoá các mẫu sản phẩm và công nghệ chế tạo sản phẩm xây dựng gặp nhiều khó khăn.
Không thể xác định thống nhất giá cả cho một đơn vị sản phẩm cuối cùng.
Ngoài ra, ở Việt Nam và cũng là tình hình chung của công ty cũng tồn tại những đặc điểm khác xuất phát từ hoàn cảnh kinh tế xã hội tác động không nhỏ tới công tác tổ chức sản xuất:
Lực lượng xây dựng nước ta rất đông đảo, song còn phân tán manh mún, thiếu công nhân lành nghề.
Trình độ trang bị máy móc thiết bị tiên tiến còn rất hạn chế.
Trình độ tổ chức thi công và quản lý xây dựng kém.
Đặc điểm về quy trình xây dựng công trình
Việc thi công các công trình ở công ty gần giống nhau cho mọi dự án và nó được thiết kế trước khi giao cho các đội thực thi, hoặc do tự các đội thiết kế rồi công ty duyệt thông qua. Mô hình tổng quát quy trình thực hiện công trình có thể biểu diễn qua sơ đồ sau:
Sơ đồ : Quy trình thực hiện công trình xây dựng
6.Thanh quyết toán và bảo hành
5.Tổ chức nghiệm thu và bàn giao
4.Tổ chức thi công xây lắp
3.Lập dự án khả thi và lựa chọn
2.Khảo sát thiết kế công trình
1. Công tác đấu thầu
Ở mỗi bước và tùy vào đặc tính của từng công trình mà có sự tham gia của mỗi phòng ban vào quy trình xây dựng, điều này phụ thuộc vào chức năng nhiệm vụ được giao của từng phòng ban mà nó sẽ có những đóng góp nhất định trong quy trình thực hiện công trình.
Phòng Dự án đầu tư: Tổ chức thực hiện công tác đấu thầu từ việc mua hồ sơ mời thầu, lập hồ sơ dự thầu, thương thảo trong quá trình đấu thầu, ký kết hợp đồng kinh tế khi trúng thầu với các đối tác. Cập nhật các thông tin về cơ chế, chính sách và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; Cập nhật các thông tin về giá cả vật tư vật liệu, máy móc thiết bị thi công phục vụ công tác đấu thầu tạo ra sức cạnh tranh và mang lại hiệu quả kinh tế cho Công ty.
Phòng Kinh tế kế hoạch: Tham gia xây dựng và theo dõi thực hiện các định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá nội bộ, dự toán thi công. Quản lý chi phí, giá thành các công trình, sản phẩm và dự án đầu tư của Công ty. Nắm vững, quản lý đầy đủ các đơn giá, định mức của Bộ, ngành, các địa phương trong cả nước, các chế độ chính sách, các thông tư hướng dẫn điều chỉnh lập dự toán để chủ động lập dự toán thiết kế, xác định đầu thu. Kiểm tra dự toán để lập kế hoạch về vật tư, nhân công, năng lực máy móc thiết bị, kế hoạch vốn đảm bảo việc đầu tư vốn hiệu quả theo từng giai đoạn tác nghiệp. Xác lập và thanh lý các hợp đồng kinh tế.
Phòng quản lý kĩ thuật: Kết hợp với các đơn vị trực thuộc được giao nhiệm vụ thi công lập thuyết minh, bản vẽ BPTCTC đấu thầu dự án. Bóc tách, so sánh khối lượng trong hồ sơ dự thầu. Kết hợp với phòng QLCG tham mưu cho ban Tổng giám đốc ứng dụng khoa học công nghệ, sử dụng những máy móc tiên tiến nhằm giảm giá chào thầu. Phối hợp với đơn vị thi công xây dựng phương án tổ chức thi công. Đề xuất các giải pháp kỹ thuật thi công nhằm tiết kiệm về chi phí vật tư, thiết bị, nhân công và phát hiện những khiếm khuyết của thiết kế (nếu có), đề xuất biện pháp khắc phục đảm bảo tổ chức thi công đem lại hiệu quả cao nhất. Quản lý khối lượng hoàn thành, xác nhận khối lượng để tạm ứng, thanh toán vốn cho các đơn vị thi công. Phối hợp với các phòng ban chức năng công ty tham gia trong. Giám sát các đơn vị, công trường trực thuộc công ty trong quá trình thi công công trình, tham gia giải quyết các vướng mắc về kỹ thuật, tiến độ, chất lượng của công trình theo yêu cầu của đơn vị. Lập, giám sát kiểm tra đôn đốc các đơn vị về tiến độ thi công.
Phòng quản lý cơ giới: Quản lý toàn bộ số lượng và chất lượng phương tiện, xe, máy thi công của Công ty. Lập báo cáo cân đối xe máy. Tổ chức điều động xe máy, thiết bị, phương tiện trong nội bộ Công ty.
Phòng tài chính- kế toán: Đàm phán, dự thảo các hợp đồng tín dụng. Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch tín dụng theo tháng quý năm. Đảm bảo vốn thực hiện thi công các dự án.
Đặc điểm về lao động.
Do đặc điểm của sản phẩm cộng với điều kiện sản xuất luôn thay đổi, điều kiện sinh hoạt của người lao động cũng không ổn định. Do đó, Công ty duy trì bộ máy quản lý gọn nhẹ với các cán bộ được đào tạo chuyên môn, những công nhân lành nghề có kinh nghiệm lâu năm trong ngành xây dựng trong biên chế lao động kết hợp với lực lượng lao động theo hợp đồng thời vụ. Đây là đặc trưng về cách sử dụng lao động tại các công ty xây dựng tại Việt Nam trong những năm gần đây, thay vì phải quản lý một số lượng lớn công nhân trực tiếp trong biên chế công ty cố định như thời kì trước đó.
Đặc điểm về cơ sở vật chất kĩ thuật, tài sản cố định.
Cơ sở vật chất kĩ thuật, tài sản cố định của các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng có các đặc điểm nổi bật như sau:
Tài sản cố định như: Máy thi công, phương tiện vận tải cơ giới chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị tài sản của doanh nghiệp, tỷ lệ khấu hao hàng năm cao hơn so với các loại tài sản cố định khác như: văn phòng, nhà xưởng…
Các phương tiện máy móc thường có giá trị lớn, đắt tiền nhưng hoạt động lộ thiên ngoài công trường nơi có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nên ngoài chi phí nhiên liệu, chi phí bảo dưỡng, khắc phục sự cố xảy ra thường xuyên và chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị thiết bị.
Vì giá trị của tài sản cố định lớn nên nguồn vốn đầu tư cho loại tài sản này thường là vay thương mại.
Đặc điểm về thị trường.
Sản phẩm xây dựng có tính cá biệt cao, giá trị lớn, sản xuất đơn chiếc theo đơn đặt hàng, không có thời gian lưu kho chờ bán.
Quá trình mua bán sản phẩm trong xây dựng diễn ra trước quá trình sản xuất, và thông qua việc đấu thầu, ký hợp đồng. Sau đó quá trình mua bán này còn tiếp diễn thông qua các đợt thanh toán trung gian cho tới khi bàn giao và quyết toán công trình.
Việc tiêu thụ sản phẩm được tiến hành trực tiếp giữa người bán và người mua không qua khâu trung gian.
Người mua (chủ đầu tư) thường là các chủ đơn vị sản xuất và dịch vụ, do đó họ chưa phải là người tiêu dùng ở cấp cuối cùng, chỉ trừ người mua công trình chỉ để phục vụ cho sinh hoạt chứ không phải để sản xuất - kinh doanh (như nhà ở).
Số người tham gia quá trình mua bán sản phẩm xây dựng thường nhiều. Ý định của người mua quyết định chất lượng, giá cả của sản phẩm và quyết định của người bán sản phẩm xây dựng. Người mua phải tạm ứng trước một số tiền cho người bán để tiến hành sản xuất sản phẩm.
Quy luật cạnh tranh trong thị trường xây dựng xảy ra phổ biến dưới hình thức đấu thầu.
Quá trình cung cầu trong xây dựng xảy ra tương đối không liên tục như các ngành khác, vì vậy việc xây dựng các công trình chỉ xảy ra một cách gián đoạn và phụ thuộc vào chu kỳ khủng hoảng kinh tế. Thị trường xây dựng phụ thuộc vào thị trường đầu tư, nhất là lãi suất vay tín dụng để đầu tư và vào mức thu lợi đạt được của đầu tư.
Trong xây dựng không có giá thống nhất cho sản phẩm toàn vẹn. Chiến lược và chính sách giá cả của các nhà thầu xây dựng khó linh hoạt. Có ý kiến cho rằng vai trò của chiến lược giá cả trong xây dựng không quan trọng bằng các ngành khác.
Marketing trong xây dựng được tiến hành cá biệt cho từng trường hợp tranh thầu và không tiến hành hằng loạt. Quảng cáo xây dựng được tiến hành chủ yếu thông qua các thành tích đã đạt được của các chủ thầu xây dựng trong việc xây dựng các công trình.
Vai trò của Nhà nước đối với ngành xây dựng tương đối lớn hơn so với các ngành khác, vì xây dựng có liên quan đến vấn đề sử dụng đất đai, bảo vệ môi trường và nguồn vốn đầu tư của Nhà nước cho các công trình phục vụ công cộng tương đối lớn.
Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của công ty xây dựng.
Năng lực thiết bị thi công, tình hình tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp.
Khác với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như: ngân hàng, bảo hiểm, phân phối hàng hóa, cung cấp dịch vụ…tỷ trọng tài sản cố định (mà phần lớn giá trị là các máy móc thiết bị thi công) trong tổng tài sản của các doanh nghiệp xây dựng thường chiếm tỷ phần cao dao động từ 30% tới 50%.
Đối với một doanh nghiệp xây dựng hiện đại thì hồ sơ năng lực máy móc thiết bị thi công luôn chiếm một vị trí quan trọng trong hồ sơ năng lực nhà thầu của đơn vị. Trong quá trình thi công xây dựng, vật liệu mà các nhà thầu sử dụng thường có giá trị và chất lượng tương đương, tuy nhiên biện pháp thi công, thời gian hoàn thành, chất lượng công trình lại phụ thuộc đặc biệt vào các máy móc mà từng nhà thầu sử dụng.
Với các dự án khai thác đá nổ mìn, xây dựng cao ốc, nhà máy thủy điện…thì sức người không thể đánh đổi bằng năng suất của máy xúc, vận thăng, máy trộn bê tông… hay sự chính xác của thiết bị quan trắc, đo đạc.
Chính vì giá trị máy móc thiết bị thi công có giá trị lớn, thường xuyên họat động không tập trung tại một địa điểm nên thông thường tại các doanh nghiệp xây dựng có thành lập phòng quản lý thiết bị cơ giới. Đây chính là bộ phận quản lý thiết bị, sắp xếp cân đối nhu cầu máy móc phục vụ cho họat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tổng hợp tóm tắt từ Báo cáo chi tiết kiểm kê tài sản cố định của doanh nghiệp vào ngày 31 tháng 12 năm 2008 ta có các con số như sau:
TT
Tên loại TSCĐ
Giá trị theo sổ sách kế toán (đv: trđ)
Nguyên giá
Khấu hao 1 năm
Giá trị còn lại
1
Nhà cửa vật kiến trúc
8.312
536
7.278
2
Máy móc thiết bị
88.192
12.148
26.319
Tổng
96.504
12.684
33.597
Bảng đánh giá giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp (tổng hợp từ Báo cáo kiểm kê định kì tài sản cố định vào ngày 31 tháng 12 năm 2008).
Nguồn: Phòng quản lý thiết bị cơ giới – Công ty cổ phần Sông Đà 1.
Năng lực cán bộ chuyên môn và trình độ công nhân kỹ thuật của công ty.
Công ty là doanh nghiệp xây dựng đã được thành lập từ năm 1993, mặt khác đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty đều được rèn luyện và trưởng thành từ Tổng công ty xây dựng Sông Đà- một doanh nghiệp lớn của nhà nước, đơn vị đứng đầu ngành xây dựng với bề dày kinh nghiệm qua các công trình lịch sử: Thủy điện Hòa Bình,Yaly, Vĩnh Sơn – Sông Hinh, sân vận động quốc gia Mỹ Đình… Do đó, đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty đều có bề dày thành tích và kinh nghiệm.
Với đặc thù sản phẩm của ngành xây dựng như: sản xuất ở ngoài trời, có tính lưu họat cao theo lãnh thổ, thời gian sản xuất kéo dài có khi lên tới nhiều năm…Do vậy để thích ứng với các điều kiện đó, công ty đã sử dụng một lực lượng lao động theo thời vụ của địa phương, số lượng và loại hình lao động theo thời vụ như vậy tùy thuộc vào loại hình và khối lượng công việc. Cách thức sử dụng thêm loại hình lao động như vậy có những ưu điểm và hạn chế như sau:
Ưu điểm:
Tạo ra tính linh hoạt trong quá trình sản xuất: số lượng công nhân biến thiên tùy theo tình hình và chu kì sản xuất kinh doanh của đơn vị, dễ dàng điều động công nhân, đáp ứng nhu cầu công nhân tại các công trình ở xa (Sơn La, Tuyên Quang...).
Nhược điểm:
Phần lớn lao động thuê ngoài tới từ các vùng nông thôn do đó vào những thời kì mùa vụ nông nghiệp, các dịp lễ tết... thì trong nhiều trường hợp doanh nghiệp không thể huy động được số lượng công nhân cần thiết, do vậy dễ dàng dẫn tới tình trạng chậm tiến độ công trình.
Lao động thuê ngoài bên cạnh trình độ tay nghề còn hạn chế mà ý thức lao động chấp hành kỉ luật nội quy cũng kém, dễ dàng vi phạm hợp đồng lao động, vi phạm các hình thức bảo hộ an toàn lao động.
Năng lực tài chính của doanh nghiệp.
Theo số liệu của 4 năm gần đây, doanh nghiệp năm nào cũng đạt lợi nhuận dương, tuy nhiên sự tăng trưởng lợi nhuận là không đều, có thể nói là chưa bền vững.
TT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
Tổng tài sản
189,2
256
302,2
333,1
2
Tổng nợ phải trả
182,2
247,3
285,5
309,1
3
Vốn chủ sở hữu
7
7,8
15,9
24,1
4
Vốn lưu động thường xuyên
-36,7
-41,2
-20,25
-91,6
5
Doanh thu
104
184,9
204,8
249,3
6
Lợi nhuận trước thuế
5,920
5,7
2,7
5,1
7
Lợi nhuận sau thuế
5,92
4,13
2
2,63
Bảng tổng kết một vài số liệu tài chính qua các năm tại Công ty cổ phần Sông Đà 1
(đơn vị tỷ đồng Việt Nam). Nguồn: Phòng tài chính- kế toán qua các năm.
Như vậy, tổng tài sản của đơn vị trong 4 năm đã tăng 143,9 tỷ đồng, tính trung bình tốc độ tăng tài sản là: 19%/năm. Tuy nhiên, đi kèm vào đó là tốc độ tăng nợ phải trả cũng tương đương xấp xỉ 18%/năm.
Vốn chủ sở hữu có sự gia tăng đáng kể vào cuối năm 2007 thời điểm doanh nghiệp chuyển đổi chính thức từ công ty TNHH nhà nước chuyển sang mô hình doanh nghiệp doanh nghiệp cổ phần. (Vào thời điểm 31 tháng 12 năm 2007, vốn cổ phần là 15 tỷ đồng và thặng dư vốn cổ phần là 9 tỷ đồng). Như vậy với việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đã tăng lên gấp 3 lần trước đó. Việc gia tăng vốn chủ sở hữu góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vì công ty là một doanh nghiệp trong ngành xây dựng nên đòi hỏi một lượng vốn lớn để đầu tư cho tài sản cố định, hơn nữa vốn chủ sở hữu tăng cũng làm tăng hạn mức tín dụng của doanh nghiệp trong quan hệ vay mượn với ngân hàng.
Vốn lưu động thường xuyên được tính bằng hiệu số của nguồn vốn dài hạn và Tài sản dài hạn. Vốn lưu động thường xuyên nhận giá trị <0 phản ánh nguồn vốn dài hạn không đủ đầu tư cho TSCĐ. Doanh nghiệp phải đầu tư vào TSCĐ bởi một phần nguồn vốn ngắn hạn, Tài sản lưu động không đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán của doanh nghiệp mất cân bằng nghiêm trọng (năm 2008 đã tới -91,6 tỷ đồng), doanh nghiệp phải dùng một phần Tài sản cố định để thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn trả. Trong trường hợp như vậy giải pháp của doanh nghiệp là tăng cương huy động vốn ngắn hạn hoặc giảm quy mô đầu tư dài hạn. Và nhiệm vụ chủ yếu của doanh nghiệp năm 2009 được đặt ra là thu hồi vốn và công nợ, cải thiện tình hình vốn căng thẳng như hiện nay.
Doanh thu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã tăng 245,3 tỷ trong 4 năm, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu hàng năm trung bình là 35%/năm. Tuy nhiên, việc tăng trưởng doanh thu với tốc độ cao như vậy lại không đi kèm với lợi nhuận tăng. Quan hệ giữa tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng lợi nhuận không gắn kết mật thiết. Con số lợi nhuận trước thuế hàng năm khoảng 5 tỷ đồng (cá biệt năm 2007, lợi nhuận chỉ là 2,7 tỷ).
STT
Chỉ tiêu
Cách tính
A
Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán
1
Hệ số thanh toán ngắn hạn
TSLĐ/Nợ ngắn hạn
0,66
2
Hệ số thanh toán nhanh
(Tiền + Phải thu)/Nợ ngắn hạn
0,31
B
Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính
3
Hệ số nợ tổng tài sản
Nợ phải trả/Tổng tài sản
0,92
4
Hệ số nợ vốn cổ phần
Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu
12,9
5
Hệ số khả năng thanh tóan lãi vay
(Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay)/Lãi vay
1,34
6
Hệ số cơ cấu tài sản
TSCĐ/Tổng tài sản
0,38
7
Hệ số cơ cấu nguồn vốn
Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn
0,07
C
Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động
8
Vòng quay hàng tồn kho
Giá vốn hàng bán/hàng tồn kho bq
2,29
9
Vòng quay vốn lưu động
Doanh thu thuần/TSLĐ bq
1,21
10
Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Doanh thu thuần/ TSCĐ bq
2,93
11
Hiệu suất sử dụng Tổng tài sản
Doanh thu thuần/Tổng tài sản bq
0,75
12
Kỳ thu tiền bình quân (đv: ngày)
Các khoản phải thu/doanh thu bq ngày
116
D
Nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận
13
Hệ số sinh lợi /doanh thu
LN sau thuế/doanh thu thuần
0,01
14
ROA
(LN sau thuế+Lãi phải trả)/∑ TS
0,053
15
ROE
LN sau thuế/Vốn chủ sở hữu
0,108
16
EBITDA (đơn vị: tỷ đồng)
EBITDA = doanh thu - các khoản chi phí (trừ tiền trả lãi, thuế, khấu hao)
33,1
Bảng tính một số chỉ tiêu phân tích tài chính của công ty cổ phần Sông Đà 1
Tình hình hoạt động đầu tư của Công ty cổ phần Sông Đà 1 trong những năm gần đây
Đầu tư nâng cao năng lực máy móc thiết bị.
Đối với quá trình đầu tư ở một doanh nghiệp xây dựng, đầu tư cho tài sản cố định đặc biết là đầu tư vào máy móc thiết bị nâng cao năng lực thi công luôn giữ vị trí trung tâm và chiếm giữ tỷ trọng rất cao so với các lĩnh vực khác (đầu tư vào nguồn nhân lực, đầu tư vào tài sản vô hình, đầu tư vào công ty liên doanh liên kết…). Khoản tiền đầu tư cho máy móc thiết bị ở các đơn vị trong ngành xây dựng thường chiếm 90% tổng đầu tư hàng năm.
Tình hình thực hiện các dự án đầu tư nâng cao năng lực thi công của đơn vị được thống kê trong bảng sau:
Năm
Đơn vị
Kế hoạch
Thực hiện
% thực hiện
2002
Triệu đ
45.517
9.449
20,8%
2003
Triệu đ
13.200
13.200
100%
2004
Triệu đ
24.655
4.016
16,3%
2005
Triệu đ
18.350
2.444
13,3%
2006
Triệu đ
14.647
11.746
80,2%
2007
Triệu đ
9.000
4.115
45,72%
2008
Triệu đ
37.600
7.967
21,2%
Bảng thống kê tình hình thực hiện và kế hoạch đầu tư các năm của Công ty cổ phần Sông Đà 1 từ năm 2002 tới năm 2008. (Nguồn: Báo cáo thực hiện đầu tư. Phòng Kinh tế - Kế hoạch, Công ty cổ phần Sông Đà 1).
Như vậy, trong thời kì 7 năm từ năm 2002 tới năm 2008 chỉ duy nhất có năm 2003 doanh nghiệp thực hiện được 100% kế hoạch đầu tư nâng cao năng lực thiết bị thi công đã được lên kế hoạch và đây cũng là năm có giá trị thực hiện đầu tư cao nhất là 13,2 tỷ đồng, các năm còn lại đều không đạt kế hoạch. Chính vì vậy, như trên đã phân tích tình hình năng lực tài sản cố định và thiết bị thi công của đơn vị so với các doanh nghiệp cùng xây dựng cùng ngành khác các chỉ số TSCĐ/Nguyên giá ; TSCĐ/Tổng tài sản đều rất thấp. Chính việc đầu tư thấp không đạt được các mục tiêu như kế hoạch đã dẫn tới tình trạng năng lực thiết bị của đơn vị ngày một yếu hơn so với các đơn vị xây dựng khác. Điều này ảnh hưởng rất xấu tới năng lực cạnh tranh và tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Con số Tổng giá trị thực hiện đầu tư nâng cao năng lực thi công so với Tổng kế hoạch trong 7 năm là 32,4%. Đây là con số rất thấ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2168.doc