PHẦN MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ và trở thành một xu thế phổ biến trên thế giới, biểu hiện rõ nét của xu thế này chính là việc ra đời của các liên kết khu vực và quốc tế như ASEAN, EU, WTO,… mục tiêu là thúc đẩy tự do hoá thương mại quốc tế, giảm dần và tiến đến xoá bỏ các hàng rào bảo hộ do các quốc gia áp đặt nhằm cản trở tự do hoá thương mại. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó, với việc gia nhập hiệp hội ASEAN, ký kết hiệp định thương mạ
69 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1693 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng Công ty cổ phần dệt may Nam Định. Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i song phương với Hoa Kỳ và gần đây nhất là sự kiện nước ta chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO đã đánh dấu quá trình hội nhập đầy đủ của Việt Nam vào kinh tế thế giới, đây vừa là cơ hội và thách thức cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng.
Dệt may là một trong những lĩnh vực được mở cửa mạnh nhất sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp dệt may là đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, quyết liệt hơn. Các doanh nghiệp dệt may trong nước sẽ phải đối mặt với các sản phẩm dệt may từ nước ngoài và các sản phẩm dệt may sản xuất trong nước do các doanh nghiệp nước ngoài sản xuất và cả sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp trong nước. Để giành thế chủ động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp cần cải tổ cơ cầu một cách mạnh mẽ để nâng cao khả năng cạnh tranh, hoạt động hiệu quả, góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh.
Một trong những doanh nghiệp tiêu biểu cho sự cải cách là tổng công ty dệt may Nam Định. Đứng trước những vận hội và thách thức mới, công ty đã tìm ra hướng đi riêng để xây dựng thương hiệu có chỗ đứng trên thị trường, tạo ra ưu thế cạnh tranh trước khi các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước. Rõ ràng việc đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh đã đang và sẽ là yêu cầu cấp thiết để các doanh nghiệp tìm đươc chỗ đứng trong nền kinh tế thị trưòng và tổng công ty dệt may Nam Định cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Sau một thời gian thực tập tại tổng công ty dệt may Nam Định, em quyết định lựa chọn đề tài “Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định. Thực trạng và giải pháp”.
Kết cấu của đề tài gồm 2 chương:
Chương I: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY NAM ĐỊNH TRONG THỜI GIAN 2004-2007
Chương II: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY NAM ĐỊNH THỜI GIAN TỚI
Do hạn chế về kinh nghiệm thực tế nên chắc chắn chuyên đề thực tập của em sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự thông cảm và những ý kiến chỉ bảo của các thầy cô giáo và đóng góp của các bạn sinh viên để bài viết của em hoàn thiện hơn nứa.
Em xin chân thành cảm ơn Tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định và Tiến sĩ Trần Mai Hương đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN
DỆT MAY NAM ĐỊNH TRONG THỜI GIAN 2004-2007
1.Khái quát về Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Định
1.1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp.
Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp: Công ty cổ phần Dệt may Nam Định có tiền thân là nhà máy Sợi Nam Định thành lập năm 1889, đến năm 1954 được Nhà nước tiếp quản và tổ chức lại sản xuất gọi tên là Nhà máy Liên Hợp Dệt Nam Định.
Tháng 06 năm 1995, Nhà máy Liên Hợp Dệt Nam Định được đổi tên thành Công ty Dệt Nam Định theo quyết định số 831/CNn-TCLĐ ngày 14/06/1995 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ.
Tháng 07 năm 2005, Công ty Dệt Nam Định được chuyển thành Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Dệt Nam Định theo Quyết định số 185/2005/QĐ-TTg ngày 21/07/2005 của Thủ Tướng Chính phủ, là doanh nghiệp hạch toán dộc lập trực thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam (VINATEX), nay là tập đoàn Dệt may Việt Nam.
Ngày 13/02/2007 Bộ Trưởng Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 547/QĐ-BCN chuyển Công ty trách nhiệm Nhà nước một thành viên Dệt Nam Định thành Công ty cổ phần, hoạt động theo Luật doanh nghiệp
Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Định là Công ty cổ phần từ ngày 01/01/2008, hoạt động theo Luật doanh nghiệp và các quy định của pháp luật.
Tên giao dịch trong nước: Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Nam Định
Tên giao dịch nước ngoài: Nam Dịnh textile garment joint stock corporation.
Tên viết tắt: Vinatex Nam Dinh
Địa chỉ: Số 43-Tô Hiệu, P. Ngô Quyền, Tp. Nam Định-Tỉnh Nam Định
Điện thoại: 0350 3849749
Fax: 0350 3849750
Email: Vinatexnamdinh@hn.vnn.vn
Website: www.vinatexnamdinh.com.vn
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần.
1.2. Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
- Sản xuất, gia công, mua bán vải, sợi len, chỉ khâu, chăn, khăn bông, quần áo may sẵn và các sản phẩm từ giấy và bìa.
- Mua bán nguyên vật liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, linh kiện điện tử viễn thông và điều khiển, phụ tùng máy móc thiết bị ngành dệt may.
- Kinh doanh bất động sản, siêu thị; cho thuê văn phòng, nhà ở, nhà phục vụ mục đích kinh doanh thương mại (kiốt, trung tâm thương mại).
- Xây dựng công trình công nghiệp dân dụng, giao thông, thủy lợi; sản xuất mua bán vật liệu xây dựng, cho thuê thiết bị xây dựng, lắp đặt trang thiết bị cho các công trình xây dựng.
- Khai thác nước sạch phục vụ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt.
- Đại lý vận tải, vận tải hành khách theo hợp đồng, vận chuyển hàng hoá bằng ô tô, bằng xe container, dịch vụ kho vận, xếp dỡ hàng hoá, bến bãi đỗ xe ô tô.
- Kinh doanh khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, dịch vụ ăn uống, du lịch lữ hành nội địa và các dịch vụ du lịch khác.
- Dạy nghề ngắn hạn (dưới 1 năm).
- Mua bán máy tính, máy văn phòng, phần mềm máy tính. Các hoạt động có liên quan đến máy tính, thiết kế các hệ thống máy tính, các dịch vụ có liên quan đến máy tính, bảo dưởng, sữa chữa, cài đặt máy tính, máy văn phòng, đại lý dịch vụ bưu chính viển thông.
- Kinh doanh dịch vụ văn hoá thể thao và các hoạt động thể thao giải trí khác.
1.3. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
(TỔNG CÔNG TY MẸ)
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
CÁC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG
CÁC VĂN PHÒNG ĐẠI DIÊN, CHI NHÁNH
CÁC ĐƠN VỊ HẠCH TOÁN PHỤ THUỘC
CÁC CÔNG TY LIÊN KẾT
CÁC CÔNG TY CON
Tổng công ty cổ phần Dệt May Nam Định dự kiến sẽ được tổ chức theo hình thức nhóm công ty: “Công ty mẹ-công ty con” theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
1.3.1. Công ty mẹ
Công ty mẹ là Tổng công ty cổ phần có vốn góp của Nhà Nước, bao gồm bộ máy quản lý, các phòng ban chức năng, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc. Công ty mẹ thực hiện chức năng kinh doanh độc lập, đầu tư vốn vào các Công ty con, các Công ty liên kết và có quyền lợi, nghĩa vụ đối với các Công ty này theo điều lệ của Công ty mẹ và tuân thủ các quy định của pháp luật.
a. Bộ máy lãnh đạo Công ty mẹ
* Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Tổng công ty cổ phần, có toàn quyền nhân danh Tổng Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Tổng Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị gồm 05 thành viên, nhiệm kỳ 05 năm. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm hoặc không kiêm Tổng giám đốc Tổng Công ty thời hạn không quá nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị.
* Ban kiểm soát
Ban kiểm soát bao gồm 03 thành viên, được đề cử theo Điều lệ của Tổng Công ty cổ phần và được Đại hội đồng Cổ đông bầu. Ban kiểm soát chịu trách nhiệm giám sát mọi mặt hoạt động của Công ty mẹ theo quy định tại Điều lệ của công ty mẹ. Để đảm bảo tính độc lập trong công tác quản lý và giám sát hoạt động của doanh nghiệp, Trưởng Ban Kiểm soát dự kiến không thuộc nhóm cổ đông nắm giữ chức danh chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc trong ban Tổng giám đốc và Kế toán trưởng.
* Ban Tổng giám đốc.
Bao gồm Tổng giám đốc; các Phó Tổng giám đốc, Giám đốc điều hành. Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị Công ty mẹ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm. Tổng giám đốc là đại diện theo pháp luật của Tổng Công ty và điều hành hoạt động của Tổng Công ty.
b. Các phòng ban chức năng trực thuộc Công ty mẹ
Các phòng ban gồm: Phòng Kỹ thuật đầu tư, Phòng Xuất nhập khẩu, Phòng Kinh doanh-thị trường, Phòng Kế toán, Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Khám đa khoa, Phòng bảo vệ-quân sự. Thực hiện các nhiệm vụ và chiến lược phát triển kinh doanh của Tổng Công ty theo sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị và Ban Tổng đốc.
c. Các văn phòng đại diện trong và ngoài nước Công ty mẹ
Các văn phòng đại diện ở trong và ngoài nước được thành lập và thực hiện các nhiệm vụ do ban lãnh đạo Tổng Công ty giao.
d. Các đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty mẹ
Các đơn vị, các chi nhánh hạch toán phụ thuộc gồm: Nhà máy Sợi, Nhà máy Dêt, Nhà náy May II, Xí nghiệp phục vụ đời sống và các Chi nhánh chuyên thực hiện hoạt đông sản xuất kinh doanh theo phân công của Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc. Ngoài các đơn vị hiện tại, Tổng Công ty sẽ thành lập các đơn vị mới dựa trên nhu cầu phát triển và mở rộng.
1.3.2. Công ty con
Công ty mẹ nắm giữ tỷ lệ 51% trở lên và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Dự kiến, Tổng Công ty cổ phần Dệt may Nam Định sẽ thành lập 09 Công ty con, gồm:
+ Chuyển đổi Xí nghiệp Dịch vụ thương mại thành lập Công ty cổ phần Dịch vụ Thương mại Dệt Nam Định.
+ Dự kiến chuyển các đơn vị phụ thuộc hiện tại của Tổng công ty thành Công ty con sau:
Nhà máy Nhuộm thành Công ty cổ phần Nhuộm
Nhà máy Động Lực thành Công ty cổ phần Động Lực
Nhà máy Chăn thành Công ty cổ phần Chăn Len
Xí nghiệp May 3 thành Công ty cổ phần May III
Xí nghiệp May 4 thành Công ty cổ phần May IV
Xí nghiệp Cung ứng Dịch vụ thành Công ty cổ phần Sản xuất kinh doanh Tổng hợp`
+ Dự kiến thành lập mới 02 công ty:
Công ty cổ phần Dệt Mỹ Thuận: Xã Mỹ Thuận-Huyện Mỹ Lộc-Tỉnh Nam Định
Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng cụm đô thị Dệt Nam Định: Số 43 Tô Hiệu-thành phố Nam Định, theo quy hoạch khu đô thị Dệt Nam Định đã được Tỉnh Nam Định phê duyệt nhằm khại thác quỹ đất thực hiện Dự án di dời Công ty Dệt Nam Định ra Khu Công nghiệp Hoà Xá thành phố Nam Định.
1.3.3. Công ty liên kết, đầu tư khác
Công ty liên kết và đầu tư khác là công ty mà Tổng công ty cổ phần Dệt may Nam Định chỉ đầu tư nắm giữ tỷ lệ sở hữu vốn dưới 50% và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
Dự kiến các công ty liên kết gồm:
+ Chuyển 02 công ty phụ thuộc gồm:
Công ty cổ phần May I-Dệt Nam Định, tại số 309 Đường Trần Nhân Tông thành phố Nam Định
Công ty cổ phần Bông miền Bắc, tại số 06 Đường Nguyễn Công Trứ thành phố Hà Nội
+ Dự kiến tham gia đầu tư mới 06 công ty:
Công ty Dệt Tiến Lợi: Huyện Nam Trực-Tỉnh Nam Định
Công ty cổ phần Dệt may Hồng Việt: Huyện Xuân Trường-Tỉnh Nam Định
Công ty Dệt may Vạn Diệp: Huyện Nam Trực-Tỉnh Nam Định
Công ty Dệt may Hải Dương: Huyện Nam Trực-Tỉnh Nam Định
Công ty Dệt may Thanh An: Huyện Nam Trực-Tỉnh Nam Định
Công ty cổ phần đầu tư VINATEX: Huyện Vụ Bản-Tỉnh Nam Định
Sơ đồ tổ chức sản xuất của các nhà máy sản xuất:
GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG
TỔ CHỨC
PHÒNG
TÀI CHÍNH
PHÒNG
KẾ HOẠCH
PHÒNG
KỸ THUẬT
CÁC XƯỞNG SẢN XUẤT
CÁC TỔ SẢN XUẤT
CÁC CA SẢN XUẤT
1.4. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Dệt may Nam Đinh trong giai đoạn 2004-2007
Trong các năm từ 2004 đến 2007, đặc biệt là giai đoạn từ tháng 07 năm 2005 đến nay, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNNHH một thành viên Dệt Nam Định luôn ổn định và có bước phát triển khá về quy mô sản xuất kinh doanh, luôn đạt mức tăng trưởng về doanh thu, kim ngạch xuất khẩu và thực sự trở thành đơn vị sản xuất kinh doanh hàng dệt may lớn ở khu vực miền Bắc.
Bảng 1: Tình hình sản lượng sản phẩm chủ yếu:
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
- Giá trị sản xuất công nghiệp (tỷ đồng)
602,813
615,308
630,950
675,741
- Sản lượng sản phẩm chủ yếu
+ Sợi (tấn)
10.308
8.918
8.782
9.575
+ Vải (1.000 m²)
30.831
24.334
28.967
30.987
+ Khăn (1.000 cái)
57.783
62.091
22.595
19.745
+ Quần áo (1.000 cái)
1.368
1.474
1.641
1.352
( Nguồn : Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2004 - 2007 )
Về thị trường tiêu thụ sản phẩm: Thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước chiếm 80% và thị trường xuất khẩu chiếm 20% với thị trường xuất khẩu chủ yếu là Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Malaysia và EU.
Về tình hình đầu tư: Do phải di dời ra khu công nghiệp nên trước mắt công ty chưa có đủ điều kiện cần thiết để đầu tư mở rông sản xuất theo kế hoạch. Hiện nay, công ty đang xúc tiến đầu tư phát triển mở rộng sản xuất hai lĩnh vực sản xuất chính là: Sản xuất, gia công, mua bán vải, sợi len, chỉ khâu, chăn, khăn bông, quần áo may sẵn, các sản phẩm từ len sợi… và Mua bán nguyên vật liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, linh kiện điện tử, viễn thông, điều khiển, phụ tùng máy móc, thiết bị ngành dệt may… đặc biệt là việc đầu tư trang bị hiện đại cho hệ thống thiết bị của công đoạn kéo sợi và công đoạn may với tổng vốn đầu tư trong năm 2006 là 32,606 tỷ đồng.
Bảng 2: Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu:
TT
CHỈ TIÊU
ĐVT
2004 (BCTC đã kiểm toán)
2005 (BCTC đã kiểm toán)
2006 (BCTC đã kiểm toán)
2007 (BCTC đã kiểm toán)
1
Tổng tài sản
Tr. đồng
492.079
465.955
459.901
518.296
2
Vốn Nhà Nước
Tr. đồng
138.501
134.751
129.339
136.197
3
Doanh thu
Tr. đồng
581.715
552.767
573.676
631.434
4
Kim ngạch XK
1000 USD
7.862
7.016
3.779
5.637
5
LN trước thuế
1000 đồng
195.040
87.456
359.539
2.560.662
6
Nộp ngân sách
Tr. đồng
11.595
11.097
20.540
70.529
7
Nợ phải trả
Tr. đồng
586.343
333.675
329.742
381.873
8
Nợ phải thu
Tr. đồng
80.060
77.498
81.988
69.659
9
Tổng LĐ bq
Người
7.336
5.263
4.503
4.065
10
Thu nhập bq
đồng/ng/th
717.290
907.214
1.119.473
1.440.000
( Nguồn : Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2004 - 2007)
Qua số liệu trên ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của công ty tăng dần qua các năm. Tổng doanh thu của công ty tăng trưởng đều đặn từ năm 2005 đến năm 2007. Nếu như năm 2006 tổng doanh thu của công ty tăng trưởng ở con số 4% thì năm 2007 mức tăng trưởng đạt được là 10%. Do thị trường của công ty chủ yếu là thị trường nội địa nên doanh thu xuất khẩu chiếm tỷ trọng không cao trong tổng doanh thu. Nếu như năm 2004, 2005 tỷ lệ doanh thu xuất khẩu trong tổng doanh thu là 22% thì năm 2006 tỷ lệ này là 11% và năm 2007 là 15%. Lợi nhuận trước thuế của công ty có sự tăng trưởng ổn định, đặc biệt năm 2007, lợi nhuận trước thuết tăng đột biến gấp 6 lần năm 2006. Nhìn vào các con số ta thấy nợ phải trả chiếm tỷ lệ cao trong tổng doanh thu đặc biệt năm 2004 nợ phải trả lớn hơn doanh thu, nhưng đến những năm sau các khoản nợ phải trả đã giảm xuống về cả con số và tỷ lệ. Công ty có mức đóng góp vào ngân sách nhà nước khá cao, tăng đều qua các năm, đến năm 2007 tỷ lệ đóng góp ngân sách nhà nứơc chiếm 12%tổng doanh thu. Bắt đầu từ năm 2004, công ty đã tiến hành cơ cấu lại tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc tinh giảm bộ máy sản xuất và quản lý hành chính theo hướng gọn nhẹ và hiệu quả hơn, nhiều cán bộ, nhân viên thực hiện về hưu sớm theo chế độ 41, thể hiện ở việc giảm tỷ lệ lao động bình quân từ năm 2004 đến năm 2007. Thu nhâp bình quân người lao động cũng được cải thiện dần.
Bảng 3: Các khoản đầu tư tài chính dài hạn có đến 01/01/2007
Các khoản đầu tư
Tỷ lệ VĐT (%)
Thời gian đầu tư
Số vốn thực tế đầu tư
Vốn điều lệ các công ty
Vào công ty con:
- Công ty CP DVTM Dệt Nam Định
52,52
2005
2.836.200.000
5.400.000.000
Vào công ty liên kết:
- Công ty CP May 1
41,82
2005
2.007.500.000
4.800.000.000
Đầu tư khác:
- Công ty CP Bông miền Bắc
11,11
2005
402.040.000
4.500.000.000
( Nguồn : Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2004 - 2007)
2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của tổng công ty dệt may Nam Định
2.1. Nguồn lực tài chính và vật chất
2.1.1. Giá trị doanh nghiệp và giá trị phần vốn góp Nhà Nước:
Năng lực tài chính của một doanh nghiệp là khả năng đảm bảo về vốn kinh doanh cho doanh nghiệp. Để thành lập một doanh nghiệp và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là điều kiện không thể thiếu, nó phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Các nguồn vốn chủ yếu của một doanh nghiệp bao gồm: nguồn vốn chủ sở hữu doanh nghiệp, vốn vay, tín dụng thương mại (xuất phát từ việc doanh nghiệp chiếm dụng tiền hàng của nhà cung cấp hay trả chậm).
Sức mạnh tài chính của doanh nghiệp không chỉ do tiềm lực tài chính của chủ sở hữu mà ở mức độ lớn hơn, do uy tín của doanh nghiệp đối với các tổ chức tài chính, ngân hàng quy định; không chỉ dừng ở việc huy động vốn với chi phí sử dụng vốn thấp mà còn bao gồm cả việc sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn ấy. Bên cạnh đó, đi kèm với các khoản vay các tổ chức tài chính luôn đòi hỏi tài sản thế chấp dựa vào việc xác định giá trị của công ty
Theo Quyết định số 2192/QĐ-BCN ngày 27 tháng 6 năm 2007 Bộ Trưởng Bộ Công Nghiệp về xác định giá trị công ty :
- Giá trị thực tế của Công ty TNHH Nhà Nước một thành viên Dệt Nam Định tại thời điểm cổ phần hoá ( ngày 01/01/2007) là: 465.667.049.679 đồng, trong đó: Giá trị phần vốn góp nhà nước tại doanh nghiệp là: 135.105.946.158 đồng
Như vậy, công ty dệt may Nam Định cũng là một doanh nghiệp có tiềm lực lớn, có đủ tiềm lực cạnh tranh với các doanh nghiệp dệt may khác trên thị trường
Để cạnh tranh có hiệu quả, vấn đề năng lực tài chính của doanh nghiệp có tính chất quan trọng, một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao là doanh nghiệp có quy mô lớn về vốn đầu tư và vốn kinh doanh. Một quy mô vốn lớn là nền tảng đảm bảo cho doanh nghiệp tiến hành các hoạt động hướng tới lợi nhuận cao nhất, đầu tư được công nghệ tiên tiến làm cho chi phí trên một đơn vị sản phẩm giảm. Khi doanh nghiệp tham gia thị trường với quy mô nhỏ thì phải chấp nhận bất lợi về chi phí, do vậy khó có thể cạnh tranh với các đối thủ.
Bảng 4: Nguồn vốn kinh doanh của công ty
TT
Chỉ tiêu
Thành tiền (đồng)
I
Phân theo cơ cấu vốn
465.667.049.679
1
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
234.473.460.049
2
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
231.193.589.630
II
Phân theo nguồn vốn
465.667.049.679
1
Nợ phải trả
329.742.812.530
2
Nguồn vốn chủ sở hữu
135.105.946.158
(Nguồn: Phương án cổ phần hoá của Công ty TNHH nhà nước một thành viên Dệt Nam Định)
- Tài sản không tính vào giá trị doanh nghiệp: 6.869.739.149 đồng
Trong đó:
+ TSCĐ hữu hình không cần dùng: 2.467.112.818 đồng
+ Công nợ không có khả năng thu hôì: 4.402.626.331 đồng
(Chi tiết như Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp)
2.1.2. Tình hình tài sản chủ yếu của doanh nghiệp
a. Tình hình về đất
Tổng diện tích đất đai đang dùng cho hoạt động SXKD: 300.657,83 m², Trong đó:
+ Diện tích dùng cho nhà xưởng đang được sử dụng: 210.460,50 m²
+ Diện tích dùng cho công trình phục vụ và kho tàng: 50.283,30 m²
+ Diện tích dùng cho phục vụ văn hoá thể thao: 39.914,03 m²
Bảng 5: Tình hình đất đai của công ty
Lô đất
Diện tích (m²)
Ghi chú
1/ Tại khu vực 43 Tô Hiệu TP Nam Định (trụ sở chính)
288.725,13
Được kế thừa từ chủ Pháp, năm 1954 Nhà Nước tiếp quản giao cho công ty sử dụng theo hiện trạng đến nay; hàng năm nộp tiền thuê đất về Kho Bạc Nhà Nước; công ty đang làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2/ Tại 26/ Lê Đại Hành/Hà Nội
3/ Ngõ 22 Lĩnh Nam
260,90
74,20
Nhận lại của công ty Da Giày năm 2000, 2005, hàng năm nộp tiền thuê đất về Kho Bạc Nhà Nước; công ty đang làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
4/ Tại Thị xã Phủ Lý
11.556
Hợp đồng thuê đất số 276/HĐTĐ ngày 23/06/2006 với Sở TNMT tỉnh Hà Nam; thời hạn thuê 50 năm
5/ Tại TP Hải Phòng (ngõ 22/83- Lạc Viên- TP Hải Phòng)
41,6
Được Nhà Nước giao đất sử dụng lâu dài; hàng năm nộp tiền thuê đất về Nhà Nước. Công ty đang làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
* Ghi chú giải: Tại mục 1 biểu trên đây, trong tổng số 288.725,13 m² có 255.795,13 m² đã được phê duyệt quy hoạch để chuyển nhượng quyền sử dụng đất lấy nguồn tiền để thực hiện Dự án Di Dời Công ty ra khu Hoà Xá – TP. Nam Định theo Quyết định 167/QĐ- TTg ngày 13/02/2004 của Thủ tướng Chính Phủ và Quyết định số 3182/QĐ- BCN ngày 17/11/2005 của Bộ Công Nghiệp về việc phê duyệt Dự án đầu tư Di Dời Công ty Dệt Nam Định ra khu Hoà Xá – TP. Nam Định, Quyết định số 1689/2005- QĐ- UBND ngày 24/5/2005 phê duyệt quy hoạch chi tiết 1: 1000 khu đô thị của công ty Dệt Nam Định để làm thủ tục di dời. Ngày 20/10/2006, Sở Xây Dựng tỉnh Nam Định đã phê duyệt quy hoạch chia lô khu đất này.
Tổng diện tích đất tại khu công nghiệp Hoà Xá TP. Nam Định là 300.000 m², công ty đã có Quyết định giao đất; đất này dùng để thực hiện Dự án di dời Công ty theo Quyết định số 167/QĐ- TTg ngày 13/02/2004 của Thủ tướng Chính Phủ; Quyết định số 3182/QĐ- BCN ngày 17/11/2005 của Bộ Công Nghiệp về việc phê duyệt Dự án đầu tư di dời Công ty Dệt Nam Định ra khu Hoà Xá – TP. Nam Định. Hiện nay Công ty đang thực hiện san lấp mặt bằng.
b. Tài sản chủ yếu
Bảng 6: Giá trị tài sản vật chất của công ty
Chỉ tiêu
Nguyên giá (đồng)
Giá trị còn lại (đồng)
- Nhà cửa vật kiến trúc
75.083.010.664
27.470.660.019
- Máy móc, thiết bị
544.702.577.772
180.622.019.241
Gồm: Nhà máy kéo Sợi
246.431.537.796
74.696.666.154
Nhà máy Dệt Vải
158.740.766.094
58.432.161.596
Nhà máy Nhuộm
97.152.483.285
28.340.846.906
Xí nghiệp may 2
14.422.492.856
6.395.648.493
Xí nghiệp may 3
2.999.121.887
2.077.199.748
Xí nghiệp may 4
5.671.353.147
3.217.085.742
Nhà máy Chăn Len
6.912.418.753
2.502.296.486
Nhà máy Động Lực ( cung cấp Điện, Hơi, Nước)
6.795.303.163
3.199.138.539
Khác
5.577.100.791
1760.975.577
- Phương tiện vận tải
2.346.079.570
1.110.041.559
- Tài sản cố định khác
1.803.397.577
563.488.696
- Bất động sản đầu tư
7.710.983.328
6.411.239.071
( Nguồn số liệu: Giá trị đánh giá lại tại thời điểm 01/01/2007 trong Bảng kiểm kê và xác định giá trị tài sản kèm theo Biên Bản xác định giá trị doanh nghiệp)
2.2. Nguồn nhân lực
Nhân lực là yếu tố then chốt đối với sự phát triển của mỗi công ty. Lao động là yếu tố quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó tác động, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ và tinh thần lao động của người lao động là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên trong hoàn cảnh chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp thì việc đầu tư vào đào tạo và phát triển nhân lực hiện có tại doanh nghiệp lại không được chuẩn bị tốt. Nhiều doanh nghiệp chưa có chiến lược phát triển nhân lực trong ngắn hạn và dài hạn, nhiều khi do theo đuổi một mục tiêu hoạt động doanh nghiêp sẵn sàng cắt giảm hoạt động đào tạo cho nhân viên. Trong khi đó công tác đào tạo của doanh có vai trò không chỉ giúp doanh nghiệp bù đắp sự thiếu hụt nhân lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện có mà còn giúp doanh nghiệp thu hút được nguồn nhân lực tiềm năng.
Đầu tư cho công tác đào tạo nguồn nhân lực sẽ đem lại hiệu quả lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển doanh nghiệp cả về chất và lượng về mọi mặt, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chính vì thế công ty đã rất chú trọng từ khầu tuyển dụng cho đến khâu đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên phù hợp với yêu cầu công việc
Bảng 7: Cơ cấu lao động của công ty cổ phần dệt may Nam Định
(tại thời điểm 31/12/2008) đơn vị: người
TT
ĐƠN VỊ
LAO ĐỘNG
TÔNG SỐ
NỮ
GT-PV
1
Nhà máy Sợi
1.064
772
26
2
Nhà máy Dệt
794
515
28
3
Nhà máy Nhuộm
193
60
28
4
Nhà máy Động lực
85
11
13
5
Xí nghiệp May II
615
452
39
6
Xí nghiệp May III
538
434
34
7
Xí nghiệp May 4
314
236
29
8
Nhà máy Chăn
156
81
12
9
Phòng TC-HC
14
6
9
10
Phòng Kế toán TC
9
7
9
11
Phòng Kinh doanh
20
8
8
12
Phòng XNK
4
2
4
13
Phòng Kỹ thuật
10
3
9
14
Phòng Bảo vệ QS
27
15
Phòng Y tế
7
7
7
CỘNG
3.850
2.594
255
1
X.N C.Ư Dịch vụ
104
66
12
2
C.N c.ty tại Hà Nội
6
3
4
3
C.N Hà Nam
47
29
7
4
Văn hoá thể thao
58
42
4
Cộng
215
140
27
Tổng cộng
4.065
2.734
282
Qua số liệu ở bảng 7 ta thấy, số lượng lao động của công ty không chỉ lớn mà còn rất đa dạng về ngành nghề. Lao động trong nhà máy sợi, nhà máy dệt và các xí nghiệp may chiếm số lượng đông nhất. Xét tổng thể cơ cấu lao động của công ty có sự cân bằng về số lao động nam và nữ. Do đặc thù từng ngành, lao động nữ chiếm tỷ lệ cao ở các doanh nghiệp sợi, dệt, may với tỷ lệ trên 70%.
Bảng 8: Cơ cấu trình độ lao động
TT
Chỉ tiêu
Số lao động (người)
Tỷ trọng (%)
1
Tổng số
4.065
100
2
Đại học
202
4,96
3
Cao đẳng
151
3,71
4
Trung cấp
194
4,77
5
Công nhân kỹ thuật
3.518
86,54
So với các doanh nghiệp khác trong lĩnh vực dệt may, công ty có lực lượng lao động có trình độ khá cao. Lao động có trình độ đại học của công ty chủ yếu làm việc trong công tác quản lý hành chính. Công ty luôn tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên được học tập nâng cao trình độ ở mọi cấp độ, vị trí. Đối với lực lượng cán bộ kỹ thuật bên cạnh việc tổ chức các cuộc thi thợ giỏi để động viên tinh thần lao động, nâng cao năng suất, công ty còn quan tâm xây dựng bậc lương cùng với các hình thức khen thưởng cho nhân viên có bậc thợ cao. Bên cạnh đó, hàng năm công ty đều tổ chức đào tạo nâng bậc cho công nhân công nghệ các ngành sơi, dệt, may và công nhân tu sửa thiết bị ngành cơ, ngành điện. Đối với cán bộ quản lý, công ty luôn quan tâm cho đi học các lớp bổi dưỡng nghiệp vụ quản lý và nâng cao nhận thức chính trị.
Công ty luôn cố gắng xây dựng đội ngũ lãnh đạo giỏi cả chuyên môn, nghiệp vụ và đội ngũ nhân viên giỏi tay nghề, nhiệt tình và sáng tạo trong công việc đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh
Hàng năm công ty có tổ chức tuyển dụng công nhân, kỹ sư bổ sung cho hoạt động công ty. Kế hoạch tuyển dụng của công ty được công bố rộng rãi trên truyền hình và báo đài địa phương.
Về chính sách đồi với người lao động: công ty thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà Nước về chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và bảo hộ lao động,.. công ty cũng đầu tư ứng dụng tiêu chuẩn SA 8000.
Tiêu chuẩn SA 8000 là một tiêu chuẩn trách nhiêm xã hội, trong đó đưa ra các khái niệm và tiêu chí đánh giá về trách nhiệm xã hội đối với lao động trong tổ chức. SA 8000 được xây dựng và phát triển bởi tổ chức SAI (Social Accountability International), một tổ chức phi chính phủ và phi lợi nhuận của Mỹ. Đó là một hệ thống quản lý, dựa theo mô hình ISO 9000, liệt kê 9 yếu tố thúc đẩy quyền con người dựa trên các nguyên tắc của các công ước về quyền con người như sau:
Lao động trẻ em: không được tuyển công nhân dưới 15 tuổi và biện pháp khắc phục nếu phát hiện có trẻ em đang làm việc.
Lao động cưỡng bức: không được ràng buộc về nợ và lao động khổ sai, tổ chức và các nhà thầu, nhà gia công của tổ chức không được giữ tiền đặt cọc và giấy tờ tùy thân của người lao động.
An toàn và sức khoẻ: cung cấp một môi trường làm việc an toàn và bảo đảm sức khoẻ, thực hiện phòng ngừa tai nạn lao động, đào tạo công nhân về an toàn và bảo đảm sức khoẻ, có đầy đủ nhà tắm, nhà vệ sinh, nước uống cho người lao động.
Quyền tự do hội họp và thoả ước tập thể: Tôn trọng quyền thành lập công đoàn và gia nhập công đoàn, không đe doạ, ngăn cản hội họp công đoàn.
Sự phân biệt đối xử: không phân biệt đối xử với các lý do sắc tộc, đẳng cấp, nguồn gốc, tôn giáo, giới tính, tổ chức chính trị, tuổi tác, không quấy rối tình dục.
Kỷ luật: không dùng nhục hình, đàn áp về tinh thần, thể xác hoặc lăng mạ.
Giờ làm việc: tuân theo luật hiện hành, nhưng không được nhiều hơn 48h/tuần. Làm 7 ngày được nghỉ 1 ngày. Thời gian tăng ca không quá 12h/tuần.
Đền bù: tiền lương hàng tuần (hoặc hàng tháng) phải đáp ứng các yêu cầu của luật pháp và phải trang trải đủ những nhu cầu cơ bản của công nhân và gia đình; không được trừ lương vì lý do vi phạm kỷ luật.
Hệ thống quản lý bao gồm: Có chính sách trách nhiệm xã hội, phải tổ chức họp lãnh đạo định kỳ để xem xét tình hình thực hiện hệ thống trách nhiệm xã hội, phải có người đại diện để quản lý hệ thống trách nhiệm xã hội, phải kiểm soát các nhà cung cấp/nhà thầu phụ, thực hiện khắc phục và phòng các điểm không phù hợp.
2.3. Máy móc thiết bị
Là doanh nghiệp lớn của ngành dệt may Việt Nam, công ty luôn chú trọng đầu tư mua sắm máy móc thiết bị. Công ty luôn chọn các công nghệ sản xuất tiên tiến và tiến hành các hoạt động chuyển giao công nghệ để có thể sử dụng máy móc thiết bị một cách tốt nhất.
Danh mục các thiết bị dệt tại thời điểm 31/12/2008
Bảng 9: Danh mục thiết bị máy dệt
TT
Tên thiết bị
Số lượng
Xuất xứ
Năm
sử dụng
Hãng sx
Nước sx
1
Máy dệt kiếm Bỉ
100
GAMMA
Bỉ
1999
2
Máy dệt thoi điện
508
TQ
1977
3
Máy dệt thoi cơ
421
TQ
1956
4
Máy kiếm NTT
10
SHINKWANG
HQ
1992
5
Máy kiếm Ý
24
VAMATEX
Ý
1993
6
Máy kiếm khăn
32
Hoa Hồng
TQ
2004
7
Máy thoi NTT
50
SHINKWANG
HQ
1990
8
Máy dệt CTB
20
LX
1990
9
Máy dệt CTB
20
LX
1991
10
Máy thổi khí
2
JAI SI90-TN
Nhật
1994
11
Máy dệt thổi khí
16
Nhật
2007
Bảng 10: Danh mục thiết bị máy hồ lờ
TT
Tên thiết bị
Số lượng
Xuất xứ
Năm sử dụng
Hãng sx
Nước sx
1
Máy Hồ Đức
1
KARLMAYER
Đức
2001
2
Máy Hồ Ý
1
ROTAL
Ý
1993
3
Máy Hồ Nhật
1
KAWAMOTO
Nhật
1992
4
Máy Hồ TQ
2
TQ
1968
5
Máy Lờ Đức
1
KARLMAYER
Đức
2001
6
Máy Lờ Ý
1
ROTAL
Ý
1993
7
Máy Lờ Ý
1
SLAFOOX
Ý
1993
8
Máy Lờ PBăng
1
AG-KU
Nhật
1991
9
Máy Lờ TQ
2
TQ
1971
(Báo cáo: Số lượng máy móc của phòng kỹ thuật đầu tư)
Bảng 11: Damh mục thiết bị Nhuộm-in hoa-hoàn tất tại thời điểm 31/12/2008
TT
Tên thiết bị
Số lượng
Xuất xứ
Năm sx
Năm
sử dụng
Hãng sx
Nước sx
I
Thiết bị công nghệ
1
Thiết bị tiền xử lý
1.1
Máy đốt lông vải
1
KYODO
Nhật
1993
1995
1.2
Máy nấu tẩy
1
MEFALAL
Ấn Độ
1984
1985
1.3
Máy nấu tẩy
1
KYODO
Nhật
1993
1995
1.4
Máy làm bóng
1
BRUGMAN
Hà Lan
2000
2001
2
Thiết bị nhuộm
2.1
Máy Hotflue
1
KYODO
Nhật
1993
1995
2.2
Máy Thermofix
1
KYODO
Nhật
1993
1995
2.3
Máy Padsteam
1
KYODO
Nhật
1993
1995
2.4
Máy Jeeger
1
HENIKSEN
Hà Lan
2002
2003
2.5
Máy Jeeger
1
HENIKSEN
Hà Lan
2002
2003
2.6
Máy dạng lỏng HQ
2
Đông Á
HQ
1989
1991
2.7
Máy dạng lỏng ĐL
1
ĐL
1995
1996
2.8
Máy Zet 2 họng
3
ĐL
1968
1993
2.9
Dây truyền nhuộm Bô bin Nhật
1
HISAKA
Nhật
1968
1989
2.10
Dây truyền nhuộm Bô bin Đài Loan
1
TUNGWO
ĐL
1992
1993
3
Hoàn tất
3.1
Máy sấy Ấn Độ
1
MAFKAL
Ân Độ
1984
1986
3.2
Máy sấy định hình
1
I-L SUN
HQ
1990
1991
3.3
Máy sấy định hình
1
I-L
ĐL
1992
1993
3.5
Máy Comfit
1
KIKO
Nhật
1992
1993
4
In hoa
1
STOMAC
Ấn Độ
1985
1986
5
Thiết bị phụ trợ
5.1
Lò dầu tải nhiệt đốt than
3
TQ
2006
2007
._.
5.2
Lò hơi đốt than
2
ĐL
2006
2006
5.3
Lò hơi đốt than cải tiến
1
Đức-VN
2008
2008
II
Thiết bị thí nghiệm
1
Thí nghiệm nhuộm
ROACHES
Anh
2000
2001
2
Máy so mầu
MINOLTA
Nhật
2000
2001
II
Thiết bị Nhuộm len
1
Máy nhuộm sơ
1
Nhật
1996
2
Máy nhuộm len guồng
1
TQ
2004
3
Máy sấy sợi xoắn
1
TQ
2004
4
Lò hơi đốt than
1
VN
2006
(Báo cáo: Số lượng máy móc của phòng kỹ thuật đầu tư)
Bên cạnh đó công ty còn sơ hữu nhiều máy may đời mới sử dụng trong các xí nghiệp may.
Danh mục máy móc thiết bị của công ty rất đa dạng phong phú, không những đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất mà còn đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường. Vời hệ thống máy móc hiện đại, đồng bộ là lợi thế rất lớn của công ty so với các đối thủ cạnh tranh.
2.4. Uy tín của Tổng công ty
Tổng công ty dệt may Nam Định là doanh nghiệp có nền tảng hoạt động vững chắc với hơn một trăm năm tuổi. Doanh nghiệp đã bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực dệt may từ năm 1889, trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, tổng công ty luôn đóng góp lớn vào sự phát triển cả về kinh tế và xã hội của tỉnh Nam Định. Với thâm niên hoạt động đó, công ty đã tạo dựng được uy tín đối với các bạn hàng quốc tế cũng như trong nước. Các sản phẩm của công ty ngày càng đạt chất lượng tiêu chuẩn cao hơn đáp ứng yêu cầu khắt khe của các doanh nghiệp Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc,… Trong những năm gần đây cùng với việc áp dụng thành công tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001-2000, công ty cũng đầu tư rất nhiều máy móc thiết bị hiện đại đồng bộ để sản xuất ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao hơn đem về nguồn doanh thu, lợi nhuận lớn hơn cho công ty. Do đặc thù của ngành dệt may đòi hỏi sự đầu tư lớn về máy móc thiết bị, do máy móc thiết bị không chỉ phải hiện đại bắt kịp với các công nghệ mới nhất về dệt may mà còn đòi hỏi sự đồng bộ về dây chuyền sản phẩm, nhưng tổng công ty luôn nỗ lực đầu tư, chứng tỏ vai trò đầu tàu của dệt may miền bắc, sản xuất ra những sản phẩm vải, sợi đạt tiêu chuẩn cao nhất cung cấp cho các doanh nghiệp may trong nước gia tăng sản xuất may mặc xuất khẩu. Uy tín của công ty không chỉ thể hiện qua việc đóng góp vào sự phát triển kinh tế của tỉnh, của ngành dệt may mà còn thể hiện ở việc đóng góp vào sự phát triển về mặt xã hội, thể hiện đảng bộ của tổng công ty chính là đảng bộ đầu tiên của thành phố, luôn có sự đóng góp tích cực vào sự phát triển chính trị của đảng uỷ thành phố, đồng thời với việc tạo công ăn việc làm cho lượng lớn công nhân, công ty luôn có sự đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ chính trị cho cán bộ công nhân viên đóng góp vào sự nghiệp của đảng uỷ thành phố
2.5. Chất lượng sản phẩm
Công ty luôn quan tâm đến công tác quản lý chất lượng sản phẩm và đã xây dựng quy trình quản lý chất lượng cho từ khâu nhập đầu vào sản xuất đến khâu tiến hành sản xuất và trước khi xuất bán sản phẩm
Quy trình quản lý chất lượng sản phẩm dọc tuyến theo mô hình tổ chức
Phòng kỹ thuật
Tổng công ty
Phòng kỹ thuật-đầu tư
Bộ phận kỹ thuật công nghệ
Bộ phận KCS
Công ty con và công ty liên kết
Các đơn vị sản xuất
Bộ phận kỹ thuật, công nghệ phụ trách việc thiết kế mặt hàng mới, xây dựng quy trình công nghệ và kiểm soát việc thực hiện quy trình này.
Bộ phận KCS phụ trách việc kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào (bông xơ, hoá chất, thuốc nhuôm) và sản phẩm chuyển tiếp của từng công đoạn trong quá trình sản xuât (sợi, vải mộc, vải thành phẩm) và đầu ra (khăn ăn, khăn tắm các loại, sản phẩm may).
Công ty cổ phần Dệt May Nam Định sản xuất và kinh doanh 4 chủng loại mặt hàng chính sau: Sợi các loại, vải các loại, khăn bông, quần áo may mặc được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
Hàng hoá được sản xuất theo tiêu chuẩn khách hàng đặt, tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn cơ sở công ty ban hành.
Công ty đã công bố áp dụng tiêu chuẩn hàng hoá cho 20 nhóm mặt hàng được chi cục đo lường tỉnh Nam Định tiếp nhận.
Về ghi nhãn hàng hoá thực hiện tốt quy định 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính Phủ.
Công ty áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 cho công đoạn Nhuộm hoàn tất.
Bảng 12: Báo cáo các tiêu chuẩn áp dụng tại Công ty
TT
Mã tiêu chuẩn
Tên tiêu chuẩn
Thời gian
ban hành
Hiệu quả
ứng dụng
1
24TCN 85-2002
Sợi bông đơn chải thô - yêu cầu kỹ thuật
6-2002
Tốt
2
TCVN 4540-1994
Khăn bông
1994
Tốt
3
TCVN 6054-1995
Quần áo may mặc thông dụng
1995
Tốt
4
TCCS/ĐNĐ-01/2006
Sợi thành phẩm
8/2006
Tốt
5
TCCS/ĐNĐ- 02/02006
Vải mộc
8/2006
Tốt
6
TCCS/ĐNĐ- 03/2006
Vải thành phẩm
8/2006
Tốt
Áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001-2000 nhằm để:
+ Chứng tỏ khả năng cung cấp sản phẩm đồng nhất đáp ứng yêu cầu của khách hàng và các yêu cầu pháp lý khác.
+ Nâng cao sự thoã mãn khách hàng qua việc áp dụng có hiệu lực hệ thống này, xây dựng các quy trình để cải tiến thường xuyên và phòng ngừa các lỗi sai.
2.6. Hệ thống phân phối
Hệ thống phân phối của công ty do phòng kinh doanh đảm trách các đơn hàng trong nước, phòng xuất nhập khẩu phụ trách các đơn hàng nước ngoài. Kênh phân phối chủ yếu là trực tiếp bán cho khách hàng, một số đơn hàng xuất khẩu được bán qua hệ thống của vinatex, đơn hàng trong nước chủ yếu là các xĩ nghiệp may một phần trực tiếp, một phần thông qua các đại lý của công ty.
Sơ đồ hệ thống phân phối của công ty:
Tổng công ty
Đại lý
Bán lẻ
Bán lẻ
Người tiêu dùng
Hiên công ty có hai đại lý là:
- Doanh nghiêp tư nhân kinh doanh thương mại Kim Thanh tại thành phố Hồ Chí Minh
- Công ty đầu tư thương mại Hồng Ngọc tại thành phố Hồ Chí Minh
Hệ thống cửa hàng bán lẻ công ty gồm 4 cửa hàng bán lẻ
- Cửa hàng số 1 tại đường Trần Nhân Tông-TP Nam Định
- Cửa hàng số 2 tại đường Nguyễn Văn Trỗi- TP Nam Định
- Cửa hàng số 3 tại đường Nguyễn Văn Trỗi- TP Nam Định
- Cửa hàng số 4 tại đường Trần Phú-TP Nam Định
Công ty có 4 chi nhánh kinh doanh buôn bán vải, sợi làm các thủ tục xuất nhập cảnh:
- Tại Hà Nội: Cơ sỏ 1-26 Lê Đại Hành
Cơ sở 2-22 Lĩnh Nam
- Tại Hải Phòng: ngõ 22/83- Lạc Viên- TP Hải Phòng
- Tại thị xã Phủ lý-Hà Nam
Ngoài hệ thống phân phối trên, công ty còn chào bán sản phẩm may mặc của mình tại hệ thống siêu thị Vinatexmarrk.
Hàng năm, công ty còn tham gia các hội chợ triển lãm hàng Việt Nam chất lượng cao, hội chợ triển lãm hàng may mặc Việt Nam,… để giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm bạn hàng ơ thị trường trong và ngoài nước.
3. Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định
3.1. Quy mô vốn đầu tư và số dự án
3.1.1.Quy mô vốn đầu tư
Để nâng cao năng lực cạnh tranh thì công ty thường xuyên tiến hành các hoạt động đầu tư. Trong giai đoạn 2004-2008, công ty đã tiến hành các dự án lớn nâng cao năng lực sản xuất nên lượng vốn đầu tư trong thời gian này tương đối cao.
Bảng 13: Quy mô vốn đầu tư công ty giai đoạn 2004-2008
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Vốn đầu tư kế hoạch
10,123
13,247
15,245
145,842
31,261
Vốn đầu tư thực hiện
8,876
11,584
9,30
77,214
31,261
% hoàn thành kế hoạch
87.6
87.4
61
52.95
100
(Nguồn: Báo cáo đầu tư của phòng kỹ thuật đầu tư)
Nhìn vào bảng 13, ta thấy vốn đầu tư kế hoạch cũng như vốn đầu tư thực hiện của công ty tăng liên tục từ năm 2004 đến năm 2007 đều đặn, đặc biệu năm 2007 lượng vốn đầu tư của công ty tăng đột biến từ 15,245 tỷ đồng lên 145,842 tỷ đồng do tình hình sản xuất kinh doanh của công ty năm 2007 khá thuận lợi cùng với việc công ty bắt đầu triển khai dự án lớn di dời tổng công ty ra khỏi thành phố ra khu công nghiệp. Năm 2008, lượng vốn đầu tư sụt giảm do sự khó khăn chung của tình hình kinh tế trong nước và thế giới ảnh hưởng đến nguồn vốn cho hoạt động đầu tư, nhưng lượng vốn đầu tư vẫn ở mức cao so với những năm trước đó.
Không chỉ tăng quy mô vốn đầu tư, công ty luôn cố gắng hoàn thành kế hoạch đầu tư, nếu như năm 2006, 2007 phần trăm hoàn thành kế hoạch sụt giảm do lượng vốn đầu tư tăng cũng như công ty phải thực hiện nhiều dự án đầu tư cùng lúc đã ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành kế hoạch. Năm 2008 con số này là 100%, nhờ có sự phấn đấu của cán bộ đầu tư cũng như tập thể cán bộ toàn công ty
3.1.2. Số dự án
Với tầm vóc doanh nghiệp lớn trong ngành dệt may và cũng là một doanh nghiệp lớn của tỉnh, công ty luôn thực hiện các dự án đầu tư có tầm cỡ lớn. Song song với các dự án đầu tư mua sắm máy móc thiết bị hiện đại, trong thời gian này công ty đang thực hiện hai dự án lớn thuộc nhóm A là dự án di dời công ty dệt Nam Định và dự án xây dựng nhà máy xư lý nước thải và nước cấp tại khu công nghiệp của tỉnh.
Bảng 14: Dự án đầu tư năm 2007 (đơn vị: tỷ đồng)
TT
Danh mục dự án thực hiện trong năm
Điạ điểm xây dựng
Tổng mức đầu tư-Tổng dự toán
Thời gian KC-HT
Công suất thiết kế
Vốn đầu tư đã thực hiện đến 2006
Ước vốn đầu tư thực hiện 2007
Tổng cộng
6,27471
76,7644
A
DA NHÓM A
711,762
4,9697
9,3804
Dự án di dời Công ty Dệt Nam Định
KCN Hoà Xá TP NĐ
71,762
2005-2007
4,9697
9,3804
Khởi công mới
51,4546
0,2025
9,3804
1
Hạng mục san lấp mặt bằng giai đoạn 1 khu công nghiệp Hoà Xá
KCN Hoà Xá TP NĐ
15,5254
2006-2007
0,2025
9,206
2
Hạng mục Xây dựng nhà máy xử lý nước thải và nước cấp tại khu CN Hoà Xá
KCN Hoà Xá TP NĐ
35,9292
2007-2008
0,1744
B
DA NHÓM C
94,38821
1,30501
67,834
I
Dự án năm trước chuyển qua
36,16715
1,30501
27,1081
1
Di chuyển địa điểm chi nhánh Hà Nam
Cụm CN Phủ lý-Hà Nam
3,81881
2005-2007
Di chuyển địa điểm
0,99801
2,8208
2
Dự án đầu tư bổ xung máy thô TQ cho n/m Sợi
Nhà máy Sợi
8,61034
2006-2007
BX thiết bị
0,307
7,5013
3
Dự án đầu tư 16 máy dệt thổi khí tại nhà máy Dệt
Nhà máy Dệt
18,058
2006-2007
BX thiết bị
11,8156
4
Dự án đầu tư lò dầu tải nhiệt đốt than cho nhà máy nhuộm
Nhà máy Nhuộm
1,97
2006-2007
BX thiết bị
1,71575
5
Dự án đầu tư lò hơi đốt than công suất 6 tấn hơi/h tại nhà máy Động lực
Nhà máy Động lực
3,71
2006-2007
BX thiết bị
3,24463
II
Dự án năm 2007
58,22106
40,7259
1
Dự án đầu tư tiết kiệm điện tại các xí nghiệp may
Các xí nghiệp may
0,97
2007
Tiết kiệm điện
0,84756
2
Dự án đầu tư cải tạo thay thế thiết bị dây bông chải sợi 2 nhà máy sợi
+ 4 máy chải Đức
+ Hệ thống lọc bụi
Nhà máy Sợi
11,9276
2007
BX thiết bị
11,1811
3
Dự án đầu tư 06 máy ghép Chầu Âu tại nhà máy Sợi
Nhà máy Sợi
6,79153
2007
BX thiết bị
6,56846
4
Đầu tư bổ xung 02 máy ghép Đức
Nhà máy Sợi
2,956
2007-2008
BX thiết bị
5
Dự án đầu tư tại n/m Dệt gồm:
+ Máy ống TQ
+ Máy khám TQ
+Máy suốt TQ
+ Máy nối Đức
Nhà máy Dệt
1,26503
2007
BX thiết bị
0,44715
1,1734
6
Dự án đóng trần và cải tạo hệ thống thông gió buồng PICANOL
Nhà máy Dệt
0,85
2007
BX thiết bị
0,74727
7
Dự án bổ xung cho n/m Dệt:
+ xe chở trục, vải
+ xe chở thùng sợi
+ máy sâu go bán tự động TQ
Nhà máy Dệt
0,25
2007
BX thiết bị
0,24008
8
Dự án đầu tư bổ xung máy khám cuộn TQ tại nhà máy Dệt
Nhà máy Dệt
0,40
2007
BX thiết bị
0,38728
9
Dự an đầu tư 36 máy dệt thổi khí đã qua sử dụng
Nhà máy Dệt
19,4274
2007
BX thiết bị
12,960
10
Đầu tư 34 máy dệt thổi khí đã qua sử dụng
Nhà máy Dệt
7,711
2007-2008
BX thiết bị
3,0304
11
Đầu tư 01 máy xộp, 01 nồi nhuộm bobbin 30kg/mẻ và 01 nồi 50kg/ mẻ
Nhà máy Nhuộm
2,5487
2007
BX thiết bị
1,7079
12
Dự án đầu tư máy biến áp 1500 KVA tai n/m Động lực
Nhà máy Động lực
0,40
2007
BX thiết bị
0,38328
13
Đầu tư bổ xung máy ủi đã qua sử dụng tại nhà máy Động lực
Nhà máy Động lực
0,31
2007
BX thiết bị
0,29333
14
Lò hơi đốt than công suất 50kghơi/h tại xn May 2
Xí nghiệp May 2
0,244
2007
BX thiết bị
0,20538
15
Máy vi tính giác mẫu May 3
Xí nghiệp May 3
0,6904
2007
BX thiết bị
0,19854
16
Đầu tư lò hơi đốt than công suất 300kghơi/h cho x/n May 4
Xí nghiệp May 4
0,276
2007
BX thiết bị
0,2415
17
Máy vi tính giác mẫu May 4
Xí nghiệp May 4
0,7124
2007
BX thiết bị
0,20422
18
Đầu tư 01 máy đầu cho chi nhánh Hà Nam
Chi nhánh Hà Nam
0,491
2007
BX thiết bị
0,3607
Bảng 15: Dự án đầu tư năm 2008
(đơn vị : tỷ đồng)
TT
Danh mục
dự án
thực hiện
trong năm
Địa điểm
xây dựng
Tổng mức đầu tư-Tổng dự toán
Thời gian
KC-HT
Công suất
thiết kế
Vốn đầu tư
đã
thực hiện
đến 2007
Ước vốn
đầu tư
t/h 2008
Tổng cộng
738,831467
15,43458
31,26155
A
DA NHÓM A
711,762
Dự án di dời công ty Dệt Nam Định
KCN
Hoà Xá
TP NĐ
711,762
2005-
2011
12,43458
9,90473
I
Hoàn thành
35,27152
9,90473
1
San lấp giai đoạn 1
KCN
Hoà Xá
TP NĐ
15,5254
II
Khởi công mới
1
Hạng mục xây dựng nhà máy xử lý nước thải và nước cấp tại khu CN Hoà Xá
KCN
Hoà Xá
TP NĐ
17,98152
11/2007-
5/2009
400m3/ngđ
3,000
2
Xây dựng tuyến đường ống dẫn nước từ trạm xử lý nước Sapan ra khu công nghiệp Hoà Xá
KCN
Hoà Xá
TP NĐ
17,290
6/2008-
5/2009
300m3/ngđ
B
NHÓM C
27,069467
21,35682
I
Dự án năm trước chuyển qua
19,471467
14,99245
1
Đầu tư bổ xung 02 máy ghép Đức
Nhà máy Sợi
2,956
2007-
2008
BX
thiết bị
2,30652
2
Đầu tư 34 máy dệt thổi khí đã qua sử dụng
Nhà máy Dệt
7,711
2007-
2008
BX
thiết bị
4,43293
3
Máy vi tính giác mẫu May 3
Xí nghiệp
May 3
0,6904
2007-
2008
BX
thiết bị
0,41357
4
Máy vi tính giác mẫu May 4
Xí nghiệp
May 4
0,7124
2007-
2008
BX
thiết bị
0,425
5
Đầu tư bổ xung và mở rộng sản xuất dây chuyền kéo sợi len
Nhà máy
Chăn
7,092
2007-
2008
BX và
mở rộng
sản xuất
7,10458
II
Dự án năm 2008
7,598
6,36437
1
Đầu tư 03 máy đánh ống nối vê đã qua sử dụng
Nhà máy
Sợi
2,095
2008
BX
thiết bị
1,72437
2
Đầu tư 01 máy đậu, 08 máy xe đã qua sử dụng
Nhà máy
Sợi
2,161
2008
BX
thiết bị
1,78
3
Đầu tư 05 máy con TQ 516 cọc/máy
Nhà máy
Sợi
2,618
2008
BX
thiết bị
2,18
4
Đầu tư cải tạo lò hơi dót dầu FO thành lò hơi đốt than
Nhà máy
Động lực
0,724
2008
Cải tạo
0,68
3.2. Cơ cấu đầu tư
3.2.1. Cơ cấu đầu tư theo ngành
Bảng 16: Cơ cấu đầu tư theo ngành
Ngành
Thực hiện năm 2006
Thực hiện năm 2007
Thực hiện năm 2008
Tổng mức (tỷ đồng)
Tỷ lệ % so với kế hoạch
Tổng mức (tỷ đồng)
Tỷ lệ % so với kế hoạch
Tổng mức (tỷ đồng)
Tỷ lệ % so với kế hoạch
Sợi
8,766
57,5
30,285
83,38
7,99
100
Dệt
0
0
47,956
63,3
4,43
100
Nhuộm
1,968
12,9
4,518
75,77
0
0
May
0
0
2,892
57,1
0,838
100
Chăn
0,521
3,5
0
0
7,104
100
Động lực
3,98
26,1
4,42
88,72
0,68
100
Chi nhánh Hà Nam
0
0
4,306
73,9
0
0
(Nguồn: Báo cáo đầu tư của phòng kỹ thuật đầu tư)
Nhìn vào bảng 16, ta thấy nhà máy sợi luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn đầu tư của tổng công ty do đặc thù các máy sợi luôn đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Đặc biệt trong năm 2007, công ty đã đầu tư rất lớn về máy móc thiết bị cho hai nhà máy sợi và nhà máy dệt. Nhà máy sợi cũng là đơn vị có mức hoàn thành kế hoạch cao so với các đơn vị khác.
Năm 2008, cùng với sự cố gắng của cán bộ đầu tư và toàn thể cán bộ của công ty, tất cả các đơn vị thành viên đều hoàn thành 100% kế hoạch đầu tư của tổng công ty.
3.2.2. Cơ cấu đầu tư theo nội dung đầu tư
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường dệt may trong và ngoài nước, công ty đã tập trung vốn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đầu tư hoạt động Marketing và các hoạt động đầu tư khác nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 17: Vốn đầu tư của tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định phân theo nội dung đầu tư
(đơn vị: tỷ đồng)
STT
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
1
Tổng vốn đầu tư
10,123
13,247
15,245
145,842
31,261
2
- Đầu tư vào MMTB, CN và xây lắp
8,548
11,876
13,564
142,646
30,148
3
- Đ.tư phát triển nguồn nhân lực
0,234
0,457
0,678
1,648
0,548
4
- Đ.tư cho hoạt động marketing
0,387
0,485
0,584
1,064
0,324
5
- Đầu tư khác
0,954
0,429
0,419
0,484
0,241
(Nguồn: Báo cáo đầu tư của phòng kỹ thuật đầu tư)
Nhìn vào bảng ta thấy vốn đầu tư của công ty trong giai đoạn 2004-2008 tập trung chủ yếu vào đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng. Lượng vốn đầu tư vào mua sắm máy móc thiết bị và xây dựng nhà xưởng đạt khối lượng lớn nhất là 142,646 tỷ đồng vào năm 2007 do nhu cầu mua sắm đồng bộ dây chuyển máy sợi và dệt hiện đại, đồng thời hai dự án lớn di dời công ty ra khu công nghiệp và dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải nước cấp được khởi công. Vốn đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực và đầu tư cho hoạt động marketing của công ty cũng có mức tăng trưởng đều đặn và đạt khối lượng cao nhất cũng vào năm 2007. Tuy nhiên, trong giai đoạn này vốn đầu tư cho các lĩnh vực ngoài mua sắm máy móc thiết bị và xây lắp tăng, giảm giao động không đáng kể trong khoảng 200-500 triệu do nhu cầu đầu tư không lớn.
Để tìm hiểu và phân tích sâu hơn, ta nhìn vào bảng tỷ trọng vốn đầu tư cho từng nội dung sau đây
Bảng 18: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển của tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định phân theo các lĩnh vực(đơn vị: %)
STT
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
1
Tổng vốn đầu tư
100
100
100
100
100
2
- Đầu tư vào MMTB, CN và xây lắp
84,44
89,65
88,97
97,8
96,4
3
- Đ.tư phát triển nguồn nhân lực
2,31
3,44
4,44
1,15
1,75
4
- Đ.tư cho hoạt động marketing
3,75
3,66
3,83
0,7
1,03
5
- Đầu tư khác
9,5
3,25
2,76
0,35
0,82
(Nguồn: Báo cáo đầu tư của phòng kỹ thuật đầu tư)
Đầu tư vào máy móc thiết bi, xây lắp vào máy móc thiết bị và xây dựng nhà xưởng là lĩnh vực được công ty chú trọng nhất với tỷ trọng vốn dành cho lĩnh vực này luôn nằm trong khoảng từ 80% đến hơn 90%, Điều này cho ta thấy chiến lược cạnh tranh của công ty là dựa vào hệt thống máy móc thiết bị hiện đại. Trong nền kinh tế thị trường, làm vừa lòng khách hàng là điều công ty luôn quan tâm để không chỉ tồn tại và phát triển, mà còn chứng tỏ vị thế của một doanh nghiệp lớn. Trước yêu cầu của thị trường bây giờ không chỉ là giá cả mà chất lượng mới là yếu tố hàng đầu nên nếu công ty sử dụng một công nghệ cũ kỹ, lạc hậu không thể cho ra những sản phẩm bảo đảm được đòi hỏi của thị trường. Bên cạnh đó, công nghệ, máy móc lạc hậu còn khiến cho công ty làm ra những sản phẩm với chất lượng kém nhưng lại có giá thành cao hơn so với đối thủ cạnh tranh. Tất cả những điều đó khiến cho năng lực cạnh tranh của công ty suy giảm và tất yếu dẫn đến việc doanh nghiêp biến mất khỏi thị trường, do vậy đầu tư đổi mới công nghệ là một hoạt động hết sức cần thiết đối với công ty và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư hàng năm . Nhờ có công nghệ hiện đại công ty luôn khẳng định được chỗ đứng trong thị trường, những đơn hàng lớn xuất hiện, làm gia tăng nhu cầu xây dựng nhà xưởng, kho bãi để đáp ứng yêu cầu khách hàng. Do nhận thức được sự cũ kỹ mau chóng của công nghệ và những đòi hỏi thường xuyên biến đổi của thị trường, hàng năm công ty đều có những tính toán cân đối đầu tư một cách hợp lý giữa nhu cầu đầu tư mở rộng và đầu tư chiều sâu.
Vốn đầu tư cho các hoạt động khác của công ty chủ yếu là đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm. Để đảm bảo các yêu cầu khắt khe về hàng xuất khẩu đối với các sản phẩm may công ty không chỉ phải đầu tư mua sắm máy móc thiết bi, cải tiến công nghệ sản xuất mà còn đầu tư cải thiện nhiều khâu trong hoạt động của doanh nghiệp. Ngay từ đầu vào để đảm bảo chất lượng sản phẩm, công ty luôn ưu tiên lựa chọn những đầu vào có chất lượng tốt. Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh công ty xây dựng cho mình những quy trình, tiêu chuẩn không chỉ để đáp ứng đòi hỏi của luật pháp mà còn cả thị trường. Những quy trình tiêu chuẩn đạt được đảm bảo chất lượng sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp không chỉ có chất lượng tốt mà còn liên quan đến các vấn đề khác như vấn đề bảo vệ môi trường, các tiêu chuẩn xã hội đối với doanh nghiệp. Hai tiêu chuẩn ISO 9001-2000 và SA 8000 là niềm tự hào của công ty mà không phải doanh nghiệp dệt may nào cũng đạt được.
Vốn đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn chiếm tỷ trọng chỉ đứng sau mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng cho thấy sự quan tâm của công ty đối với nguồn vốn con người. Trong mọi hoạt động của mình, công ty luôn coi con người là yếu tố chủ chốt trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy công ty luôn nhận thức nhân viên là tài sản quan trọng nhất. Trải qua bao sóng gió trong kinh doanh, công ty thể hiện khả năng cạnh tranh được trên thị trường chính là nhờ ở trình độ, phẩm chất của nhân viên. Do vậy để đảm bảo khai thác sử dụng có hiêu quả nguồn nhân lực, công ty đã xây dựng nhiều chương trình đào tạo liên kết với các công ty, doanh nghiệp khác, với các trường đại học, cao đẳng và trung cấp dạy nghề để nâng cao trình độ tay nghề và chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên. Bên cạnh đó công ty cũng quan tâm đầu tư chăm sóc sức khoẻ cho người lao động, đầu tư cải thiện môi trường làm việc kèm theo đó việc trả lương đúng và đủ làm gia tăng lòng nhiệt tình và trách nhiêm của người lao động với công việc.
Hoạt động marketing là một trong những hoạt động quan trọng của công ty nên công ty cũng không tiếc công sức đầu tư. Đầu tư cho hoạt động marketing bao gồm các hoạt động xây dựng thương hiệu, phát triển các kênh phân phối sản phẩm, quảng cáo và xúc tiến thương mại. Công ty luôn tâm niệm thương hiệu chính là yếu tố đại diện cho hình ảnh doanh nghiêp trên thị trường, sức mạnh thương hiệu chính là sức cạnh tranh của doanh nghiệp cho nên công ty thường xuyên đăng quảng bá hình ảnh công ty trên các tờ báo địa phương và đài truyền hình địa phương, đồng thời luôn tổ chức tham gia các hội nghị, hội chợ để quảng bà hình ảnh doanh nghiệp. Nhờ có thương hiêu nổi tiếng và uy tín, công ty luôn được khách hàng quan tâm, xem xét khi quyết định mua hàng và khi khách hàng quyết định mua hàng của công ty có nghĩa là doanh thu và lợi nhuận sẽ tăng và kèm theo đó là sự suy giảm của các đối thủ cạnh tranh. Trong một nền kinh tế ngày càng mở rộng, đường biên giới không còn ngăn cản dòng luân chuyển của sản phẩm, công ty luôn quan tâm xây dựng một hệ thống các kênh phân phối hợp lý không chỉ trong khu vực, trong phạm vi một nước mà còn mở rộng ra toàn cầu, đây mới chính là thị trường chính đem lại những khoản lợi nhuận khổng lồ cho doanh nghiệp.
3.3. Kết quả, hiệu quả đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh
3.3.1. Doanh thu
Doanh thu là số tiền mà doanh nghiệp thu được khi bán hàng hoá hoặc dịch vụ. Bởi vậy mà doanh thu có thể được coi là một chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh. Căn cứ vào chỉ tiêu doanh thu qua từng thời kỳ ta có thể đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh là tăng hay giảm, theo chiều hướng tốt hay xấu. Nhưng để đánh giá được hoạt động kinh doanh đó có mang lại hiệu quả hay không ta phải xét đến những chi phí đã hình thành nên doanh thu đó. Nếu doanh thu và chi phí của doanh nghiệp đều tăng lên qua các năm nhưng tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá là tốt, doanh nghiệp đã biết phân bổ và sử dụng hợp lý yếu tố chi phí, bởi một phần chi phí tăng thêm đó được doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh, đầu tư mua sắm trang thiết bị và xây dựng cơ sở hạ tầng khác
Chỉ tiêu doanh thu phản ánh kết quả của hoạt động đầu tư của công ty được thể hiện ở biểu đồ sau:
Doanh thu của Công ty qua các năm: (đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu doanh thu tăng đều đặn trong các năm. Năm 2007 doanh thu của công ty đạt được lên tới 631,434 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2006. Sự gia tăng này cho thấy hoạt động đầu tư của công ty đã thu được những kết quả nhất định
3.3.2. Lợi nhuận
Lợi nhuận là phần dôi ra của doanh thu sau khi đã trừ đị các chi phí dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận được coi là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi vì nếu doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao chứng tỏ doanh nghiệp có doanh thu cao và chi phí thấp. Nếu lợi nhuận cao thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cao và hoạt động kinh doanh được đánh giá tốt
Quy mô của lợi nhuận được thể hiện ở biểu đồ dưới đây:
Lợi nhuận công ty qua các năm
(đơn vị: 1000 đồng)
Mặc dù năm 2005 lợi nhuận của công ty giảm sút so với năm 2004 do sự đi xuống trong hoạt độn kinh doanh của công ty nhưng bắt đầu từ năm 2006 lợi nhuận của công ty đã tăng trở lại đạt 359,539 triệu đồng gấp đôi năm 2004 và gấp 4 lần năm 2005. Đặc biệt năm 2007, lợi nhuận công ty tăng đột biến đạt 2,6 tỷ đồng gấp 7 lần năm 2006. Lợi nhuận thu được cao chứng tỏ hiệu quả đầu tư của công ty cao. Dự kiến trong tương lai, khi công ty hoàn thành công tác di dời ra khu công nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh đi vào ổn định sẽ đem lại mức lợi nhuận cao hơn nữa.
3.3.3. Thu nhập bình quân người lao động.
Công ty luôn quan tâm chăm lo đời sống người lao động. Công ty luôn quan tâm trả lương cao và có các hình thức thưởng động viên giúp nâng cao đời sống cán bộ, công nhân. Bên cạnh đó tổ chức nấu ăn công nghiệp cho cán bộ công nhân viên, tổ chức khám bệnh cho công nhân tại trạm xá của công ty.
Biểu dưới đây cho thấy mức thu nhập bình quân của người lao động qua các năm:
Thu nhập bình quân người lao động qua các năm
(đơn vị: đồng/người/tháng)
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy sự gia tăng thu nhập bình quân của người lao động trong công ty. Nếu như năm 2004 thu nhập bình quân người lao động còn ở mức khà thấp là 717.290 đồng thì đến năm 2007 thu nhập bình quân người lao động đã tăng lên 1.440.000 đồng gấp 2 lần con số năm 2004. Kết quả của hoạt động đầu tư của công ty phát huy tác dụng đã cải thiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty kéo theo đó công ty có điều kiện nâng cao mức lương, cải thiện đời sống người lao động
3.4.4. Thị phần.
Xuất phát từ việc so sánh doanh thu của các doanh nghiệp với nhau, ta có thể sử dụng chỉ tiêu thị phần để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Thị phần được hiểu là phần thị trường mà doanh nghiệp chiếm giữ trong tổng doanh thu thị trường.
Doanh thu của doanh nghiệp
Thị phần của doanh nghiệp =
Doanh thu toàn ngành
Chỉ tiêu thị phần càng lớn nói lên mức độ chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp càng tốt, đồng thời cho biết doanh nghiệp có ưu thế nhất định trên thị trường. Ngược lại, chỉ số thị phần thấp phản ánh tình trạng doanh nghiệp đang bị chén ép bởi các đối thủ cạnh tranh.
Tổng công ty cổ phần dệt may Nam Định là một doanh nghiệp có truyền thống lâu đời, luôn chiếm giữ thị phần cao trong lĩnh vực dệt may ở thị trường nội địa. Vì sản phẩm may mặc chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng doanh thu của tổng công ty nên khi so sánh thị phần của công ty ta chỉ quan tâm đến những doanh hoạt động cùng lĩnh vực có sản phẩm chính là sợi và vải.
Ta quan sát biểu sau để thấy được sự so sánh giữa doanh thu của công ty dệt Nam Định và các doanh nghiệp khác hoạt động cùng trong lĩnh vực dệt may có năng lực tương đương;
Bảng 19: Doanh thu của công ty so với các công ty khác
(đơn vị: Tỷ đồng)
Tên công ty
Hano-
simex
PhongPhu
textile.co
Thanh Cong
textile.co
Nam Đinh
textile.co
Thang Loi textile.co
Viet Thang textile.co
Nha Trang textile.co
Doanh thu bình quân hàng năm
970
1400
1000
600
500
500
400
(Nguồn: Báo cáo phân tích thị trường của Tập đoàn dệt may Việt Nam)
Từ bảng doanh thu trên ta thấy được sự so sánh tương quan giưa công ty dệt Nam Định với 6 công ty lớn khác trong lĩnh vực dệt may. Đây có thể coi là các công ty lớn nhất trong thị trường sợi vải miền Bắc và Nam, các công ty còn lại chủ yếu hoạt động mua bán vải sợi chứ không sản xuất vải sợi, nên phần thị trường còn lại không đáng kể. Ta xây dựng biểu thị phần để thấy rõ hơn.
Biểu đồ thị phần các công ty dệt may
Nhìn vào biểu đồ trên , ta thấy thị phần của công ty chiếm khá cao 11%, đứng thứ hai ở miền Bắc sau Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội chiếm16%. Còn lại những đối thủ cạnh tranh khác của công ty chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động ỏ thành phố Hồ Chí Minh như dệt Phong Phú, dệt Thành công, dệt Thắng Lợi,… Tuy nhiên với nền tảng hoạt động kinh doanh dài trên trăm năm, công ty luôn chứng tỏ vị thế của mình là không hề thua kém so với các doanh nghiệp dệt may kia.
3.2. Những vấn đề tồn tại trong hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Dệt may Nam Định.
Trong hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty đã đạt được những thành tựu nhất định và tạo được uy tín trên thị trường nhưng thực tế vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:
- Sự thiếu hụt vốn đầu tư: Do mới thực hiện cổ phần hoá trong năm 2007, thực tế vốn Nhà Nước vẫn chiếm 51%, cổ phiếu công ty mới chỉ bán cho công nhân và một số nhà đầu tư ngoài. Chinh vì thế việc thu hút vốn đầu tư phục vụ cho các hoạt động đầu tư của công ty còn gặp rất nhiều hạn chế. Trong những năm gần đây công ty vay vốn chủ yếu để thực hiên sản xuất, chứ vay để đầu tư còn rất hạn chế do công ty phải tập trung vốn để thực hiện dự án di dời toàn bộ công ty ra khỏi thành phố.
- Công nghệ máy móc thiết bị của công ty tuy được chú trọng đầu tư song vẫn còn tồn tại rất nhiều máy móc thiết bị cũ, lạc hậu mà công ty chưa có điều kiện nâng cấp. Điều nay đã hạn chế việc nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm của công ty.
- Hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng đạt kết quả, hiệu quả không cao do sản xuất có những bộ phận chưa chấp hành triệt để quy trình công nghệ sản xuất, việc theo dõi giám sát của các phòng ban chuyên ngành, của cán bộ quản lý không thường xuyên, chặt chẽ đã dẫn đến sản phẩm làm ra không đạt yêu cầu chất lượng gây nên hiệu quả thấp, thiệt hại cho công ty cả về thời gian, chi phí lẫn uy tín. Do phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài nên công ty thường rơi vào thế bị động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Mặc dù công ty đã xây dựng một chiến lược đa dạng về mặt hàng nhưng doanh thu của công ty vẫn phụ thuộc chủ yếu và các mặt hàng sợi và vải. Doanh thu của mặt hàng may mặc chiếm tỷ lệ rất thấp.
- Nguồn nhân lực của công ty chưa đảm bảo chất lượng. Do mức lương và những ưu đãi của công ty không thật sự được như các doanh nghiệp cùng ngành ở Nam Định nên công ty gặp khó khăn trong việc tuyển dụng và giữ chân nhân viên.
- Hoạt động marketing, quảng bá giới thiệu thương hiệu công ty còn khá hạn chế, công ty vẫn chưa chính thức có website riêng. Bên cạnh đó hệ thống kênh phân phối sản phẩm còn hạn chế với 2 đại lý chính và một số cửa hàn._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21633.doc