MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
LỜI MỞ ĐẦU
Từ hơn một thập kỷ nay, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá trở thành một xu thế khách quan và diễn ra nhanh chóng, vừa tạo cơ hội cho các nền kinh tế vừa tăng sức ép cạnh tranh. Cạnh tranh là một trong những quy luật kinh tế cơ bản của kinh tế thị trường, là công cụ để thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần hình thành nên các sản phẩm có đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Do vậy, bất kỳ sản phẩ
93 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1571 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m nào muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện hiện nay phải có khả năng cạnh tranh cao. Đặc biệt đối với các sản phẩm trong ngành dệt may, ngành có tốc độ phát triển nhanh chóng , giá trị xuất khẩu sản phẩm dệt may luôn chiếm tỷ trọng lớn và đứng vị trí thứ nhất (trên cả dầu thô) của nước ta, có khả năng thâm nhập không chỉ những thị trường quy định hạn ngạch mà cả những thị trường không có hạn ngạch.
Cùng với việc trở thành viên của WTO, và việc bãi bỏ chế độ bảo hộ bằng hạn ngạch của Hiệp định hàng dệt may (ATC), thương mại thế giới đã bước vào giai đoạn mới- giai đoạn tự do hóa thương mại hàng dệt may, thì cạnh tranh quốc tế giữa các nước xuất khẩu dệt may ngày càng găt gắt. Hơn nữa sức cạnh tranh của phần lớn sản phẩm dệt may Việt Nam còn yếu cả chất lượng và giá cả, hàng dệt may Việt Nam không nên chỉ thể dựa mãi vào các lợi thế so sánh về lao động, chi phí mà cần tạo ra những lợi thế so sánh khác biệt để từng bước khẳng định tên tuổi của sản phẩm Việt Nam. Cánh cửa duy nhất đảm bảo thành công là đầu tư nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế vì đó là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay.
Để thực hiện được mục tiêu sản phẩm dệt may Việt Nam giành thắng lợi trong cạnh tranh trong giai đoạn hiện nay, cần phải đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh đối với sản phẩm dệt may Việt Nam. Đó cũng là lý do mà tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài :
” Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam ”
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được kết cấu làm 3 chương :
Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh sản phẩm và đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt may Việt Nam
Chương 2: Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam giai đoạn 2005-2008
Chương 3: Giải pháp đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may.
Do thời gian nghiên cứu có hạn cùng với nguồn tài liệu tham khảo còn nhiều hạn chế nên chuyên đề tốt nghiệp của tôi chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp để tôi có thể hoàn thiện đề tài của mình hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS.Từ Quang Phương và các cán bộ của Ban nghiên cứu phát triển các ngành sản xuất thuộc Viện chiến lược và phát triển đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
Hà nội, tháng 5 năm 2009
Sinh viên
Khoa Anh Toàn
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM VÀ ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM DỆT MAY VIỆT NAM.
1.1.Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh sản phẩm
1.1.1.Cạnh tranh
Sự trao đổi hàng hoá phát triển rất sớm trong lịch sử phát triển loài người, nhưng chỉ đến khi xuất hiện trao đổi thông qua vật ngang giá là tiền tệ thì cạnh tranh mới xuất hiện. Khi nghiên cứu sâu về nền sản xuất và cạnh tranh Tư bản chủ nghĩa, Mác đã phát hiện ra quy luật cơ bản của sự cạnh tranh là quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận và qua đó đã hình thành nên hệ thống giá cả thị trường. Quy luật này dựa trên sự chênh lệch giữa giá trị và chi phí sản xuất và khả năng có thể bán hàng hoá dưới giá trị của nó nhưng vẫn thu được lợi nhuận. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh vẫn là điều kiện và yếu tố kích thích kinh doanh là môi trường và động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động và sự phát triển của xã hội nói chung.
Thực tế do cách tiếp cận khác nhau, mục đích nghiên cứu khác nhau, nên có rất nhiều những quan niệm khác nhau về cạnh tranh. Tuy nhiên, trong đề tài nghiên cứu này khái niệm cạnh tranh được nhìn nhận và đánh giá dưới góc độ sau: " Cạnh tranh là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các chủ thể hiện đại trên thị trường với nhau nhằm chiếm lĩnh thị trường và khách hàng;giành giật những điều kiện sản xuất thuận lợi và nơi tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ có lợi nhất, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển ".
1.1.2.Năng lực cạnh tranh sản phẩm
Ngày nay thị trường hàng hóa càng phát triển thì sự cạnh tranh càng diễn ra một cách gay gắt, một chủ thể tham gia thị trường phải chịu sức ép cạnh tranh từ nhiều phía trong nền kinh tế. Vì vậy thực tiễn đặt ra cần phải hiểu rõ năng lực canh tranh là gì , các yếu tố nào đáng giá năng lực cạnh tranh. Song trong thực tế có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về cạnh tranh nên khái niệm về năng lực cạnh tranh cũng vì thế được hiểu theo các cách tiếp cận khác nhau: quan điểm của diễn đàn kinh tế thế giới, quan điểm tổng hợp của VarDwer, E.Martin và R.Westgren, quan điểm cổ điển,...Đề tài chọn cách tiếp cận về quan điểm của M.Porter về năng lực cạnh tranh quốc gia.
Theo ông ” khái niệm có ý nghĩa nhất về năng lực cạnh tranh ở cấp quốc gia là năng suất lao động ”, ông cho rằng năng lực cạnh tranh của một nước là một hệ thống gồm nhiều tố liên quan đến nhau, có tác động qua lại và bổ sung lẫn nhau. Do đó ông cho rằng có 4 yếu tố cấu thành nên lợi thế cạnh của một quốc gia và được biết dưới tên ”Mô hình Kim cương ”.
CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
ĐIỀU KIỆN VỀ NHÂN TỐ SẢN XUẤT
Phản ánh vị thế một quốc gia về nguồn lao động được đào tạo, có tay nghề, về tài nguyên, kết cấu hạ tầng, tiềm năng khoa học và công nghệ
ĐIỀU KIỆN VỀ CẦU
Phản ánh bản chất của nhu cầu thị trường trong nước đối với sản phẩm và dịch vụ của một ngành
NGÀNH BỔ TRỢ VÀ NGÀNH CÓ LIÊN QUAN
Hình 1.1 : Mô hình kim cương của M.Porter
Xuất phát từ quan điểm của M.Porter có thể khái quát năng lực cạnh tranh của sản phẩm đó là sức mạnh và khả năng duy trì được vị trí của sản phẩm đó trên thị trường hay nói cách khác là mức độ hấp dẫn của sản phẩm đó đối với khách hàng dựa trên những lợi thế cạnh tranh mà được hình thành và tự củng cố thông qua trước hết là sự cạnh tranh mạnh mẽ trong nước. Sự cạnh tranh mạnh mẽ trong nước sẽ khuyến khích sử dụng các nhân tố đặc biệt mang tính nội tại của địa phương, các sản phầm mới nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường làm kích thích nhu cầu tiêu dùng, đồng thời tạo môi trường liên kết các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp phụ trợ và liên quan theo liên kết dọc và liên kết ngang.
Như vậy có thể thấy để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành hay quốc gia thì điều quan trọng nhất là nâng cao chất lượng sản phẩm và lấy việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm làm nền tảng.
1.2.Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt may
1.2.1.Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài về đầu tư nâng cao năng lực năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam thì để đánh giá tổng quát năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt may với các sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh thì chúng ta xem xét trên các tiêu chí sau : Doanh thu của sản phẩm dệt may, thị phần của sản phẩm trên thị trường, mức độ hấp dẫn của sản phẩm về mẫu mã kiểu cách, giá, chi phí của sản phẩm, chất lượng của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh, giá trị gia tăng sản phẩm tạo ra, mức độ uy tín của sản phẩm.
1.2.1.1 Mức doanh thu và tốc độ tăng trường của sản phẩm trong từng năm
Doanh thu của một sản phẩm nào đó qua các năm là một chỉ tiêu trực tiếp phản ánh sức cạnh tranh của một loại hàng hóa, bởi lẽ số lượng tiêu thụ của hàng hóa thể hiện sức hấp dẫn của nó trong mắt người tiêu dùng. Qua đó người ta có thể đánh giá được năng lực cạnh tranh của sản phẩm này so với sản phẩm khác và được xem xét trên hai góc độ: tốc độ tăng trường sản phẩm tính theo doanh thu và tỷ trọng doanh thu của sản phẩm đó trong tổng doanh thu của doanh nghiệp.
1.2.1.2. Thị phần của sản phẩm trên thị trường
Trong xu hướng cạnh tranh gay gắt như hiện nay, có nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất và đưa ra thị trường cùng một loại sản phẩm, trong dó doanh nghiệp chỉ chiếm một phần thị trường nhất định. Do vậy, để đo lường phần thị trường của doanh nghiệp và sản phẩm hàng hóa mà cụ thể là sản phẩm dệt may so với các đối thủ cạnh tranh trên đoạn thị trường cụ thể, chúng ta sử dụng chỉ tiêu thị phần. Nếu một hàng hóa chiếm được một thị phần cao hơn so với các mặt hàng thay thế cùng loại trên thị trường thì có thể tất yếu khẳng định sức cạnh tranh của hàng hóa đó là rất cao. Ngoài ra nó còn thể hiện ở khả năng thâm nhập và chiếm lĩnh và giữ được vị trí ở nhiều thị trường khác nhau một cách nhanh hơn các đối thủ cạnh tranh.Hiện nay thị phần có thể được hiểu là thị phần trong nước và thị phần chiếm lĩnh trên thế giới. Quy mô thị trường thị phần chính là tỷ lệ số lượng hàng hóa A được tiêu thụ trong tổng số lượng hàng hóa cùng loại được tiêu thụ trên thị trường .
1.2.1.3.Chất lượng của sản phẩm và khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn
Cùng với giá cả, mẫu mã, kiểu cách, chất lượng là một yếu tố quan trọng không thể thiếu làm nên tính cạnh cạnh của sản phẩm đặc biệt là sản phẩm dệt may. Chất lượng hàng hóa không chỉ là sự thỏa mãn các yêu cầu về kỹ thuật, những tiêu chuẩn đã xây dựng mà nó còn là khả năng đáp ứng toàn bộ nhu cầu của người tiêu dụng, của xã hội về nhiều mặt.
Do vậy đối với sản phẩm dệt may, chất lượng sản phẩm được phản ánh thông qua khả năng đáp ứng các hệ thống tiêu chuẩn như : hệ thống tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa được qui định theo ISO9000. hệ thống tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường sinh thái ISO 1400 ,Hê thống tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội SA8000, …nhằm đảm bảo lợi ích cho người tiêu dùng, tránh tình trạng bị sử dụng những hàng hóa kém chất lượng, và đảm bảo bảo vệ môi trường sinh thái. Đây là những hệ thống không có tính bắt buộc nhưng việc đáp ứng nó sẽ nâng cao được uy tín và năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
Ngoài hệ thống tiêu chuẩn trên, khi một sản phẩm xuất khẩu thâm nhập vào thị trường quốc tế còn gặp phải các tiêu chuẩn của quốc gia nhập khẩu.Vì vậy chất lượng sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc khả năng thâm nhập và cạnh tranh của sản phẩm.
1.2.1.4. Mức độ chênh lệch về chi phí sản xuất và giá sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh.
Cạnh tranh bằng chi phí có thể được coi là một xuất phát điểm, một nguyên nhân chính dẫn đến quá trình cạnh tranh trên thị trường. Chi phí được tính ở hầu như tất cả các khâu từ thiết kế, sản xuất, phân phối,….Tuy nhiên chi phí chỉ là điều kiện cần, điều kiện ban đầu để đem lại tiền đề vững chắc nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm.
Trên thị trường hàng hóa thì giá cả được coi là chiến lược để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa.Giá của một sản phẩm trên thị trường được hình thành thông qua quan hệ cung cầu tức là thông qua sự thoả thuận giữa người mua và người bán để đi tới mức giá mà cả hai bên đều thấy có lợi và chấp nhận được. Khách hàng có quyền lựa chọn cho mình sản phẩm tốt nhất và với cùng một loại sản phẩm thì chắc chắn họ sẽ lựa chọn sản phẩm có giá bán thấp hơn. Vì vậy giá cả là công cụ cạnh tranh hữu hiệu trên thị trường. Doanh nghiệp có thể định giá bán thấp, bằng hoặc cao hơn giá thị trường. Để chiếm ưu thế trong cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải có sự lựa chọn các chính sách giá thích hợp cho từng loại sản phẩm từng giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm hay tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng vùng thị trường.
1.2.1.5. Giá trị gia tăng của sản phẩm
Giá trị gia tăng của sản phẩm được hàm chứa trong tất cả các khâu của quá trình ý tưởng thiết kế và sản xuất, phần phối sản phẩm..Giá trị gia tăng đem lại của sản phẩm nó phản ánh khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, Với cùng một mức chi phí nhất định sản phẩm mang lại giá trị gia tăng càng lớn thì sức cạnh tranh của sản phẩm càng cao.
Tiêu chí này được phản ánh ở khả năng tham gia vào các khâu tạo giá trị của sản phẩm của doanh nghiệp hay một nước.Xem xét đối với sản phẩm dệt may dưới góc độ chuỗi giá trị thì bao gồm các khâu ý tưởng thiết kế, khẩu chuẩn bị sản xuất phụ trợ, khâu sản xuất, khâu phân phối và marketing.
Khâu phân
phối sản phẩm
và marketing
Khâu
Sản xuất
(gia công)
Khâu chuẩn bị
sản xuất
phụ trợ
Khâu ý tưởng
và thiết kế
sản phẩm
dệt may
Hình 1.2 : Chuỗi giá trị của sản phẩm dệt may
1.2.1.6. Mức độ hấp dẫn của sản phẩm về mẫu mã, kiểu cách
Chỉ tiêu này một trong yếu tố tác động đến khả năng tiêu thụ sản phẩm. Một doanh nghiệp khi thâm nhập vào một thị trường có thể với một sản phẩm hoặc nhiều sản phẩm. Nếu sản phẩm và cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu thị trường thì sẽ làm tăng sức cạnh tranh các sản phẩm .
Do đó tiêu chí này được đánh giá thông qua số lượng và chủng loại hàng hóa sản phẩm của doanh nghiệp của quốc gia so với các đối thủ cạnh tranh trên thị tường. Việc tiến hành đa dạng hoá sản phẩm không chỉ là để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu thị trường, thu nhiều lợi nhuận mà còn là biện pháp phân tán rủi ro trong kinh doanh khi cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt.
1.2.1.7. Mức độ uy tín và ấn tượng về hình ảnh và nhãn hiệu sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh
Một sản phẩm có uy tín với khách hàng thì đồng nghĩa với việc có được lợi thế trong cạnh tranh. Khách hàng khi đó tin rằng sản phẩm đó có chất lượng cao, dịch vụ sau bán hàng tốt...Tỷ lệ khách hàng chọn một sản phẩm có uy tín thương hiệu sẽ cao hơn một sản phẩm mới và chưa có thương hiệu trên thị trường. Tuy nhiên việc hình thành thương hiệu không phải là việc làm trong ngắn hạn mà được, nó là quá trình xây dựng lòng tin của khách hàng qua chất lượng sản phẩm, dịch vụ bán hàng và sau bán hàng,…Do đó mức độ uy tín của sản phẩm hay thương hiệu của sản phẩm trên thị trường là một chỉ tiêu đóng vai trò quan trọng đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm .
1.2.2. Nội dung đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may
Căn cứ vào các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may, chúng ta có thể đưa ra một cách khái quát các nội dung đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm bao gồm :
Để nâng cao chất lượng, mức độ hấp dẫn của sản cần đầu tư phát triển nguồn nguyên phụ liệu có chất lượng tốt, đầu tư cho khâu ý tưởng và thiết kế sản phẩm và đầu tư cải tiến công nghệ kỹ thuật phù hợp,đầu tư cho hoạt động marketing.
Đối với việc giảm chi phí sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm thì cần đầu tư đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề cao, đầu tư phát triển nguồn nguyên phụ liệu trong nước để giảm chi phí nhập khẩu, đầu tư đổi mới tổ chức và phương thức sản xuất sản phẩm.
Đối với nâng cao uy tín và thương hiệu của sản phẩm tiền hành đầu tư phát triển hệ thống phân phối sản phẩm, các dịch vụ chăm sóc khách hàng từ khâu bán hàng đến sau bán hàng, đầu tư cho việc quảng bá hình ảnh và thương hiệu của sản phẩm.
Như vậy, đối với hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may có sự tương hỗ và mối quan hệ chặt chẽ giữa các nội dung với nhau để hình thành nên sức mạnh tổng thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may. Qua phân tích ở trên thì để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cần chú ý tiền hành đầu tư vào các nội dung
1.2.2.1. Đầu tư nâng cao năng lực thiết kế sản phẩm dệt may
Đầu tư nâng cao trình độ thiết kế sản phẩm được nhìn nhận ở các góc độ :
Thứ nhất: Đối với sản phẩm có mẫu mã kiểu dáng phức tạp vượt quá khả năng thiết kế của các nhà sản xuất trong nước có thể tiến hành mua hoặc thuê bản quyền thiết kế của các doanh nghiệp tiến tiến hơn theo hình thức chuyển giao công nghệ hoặc gia công. Để góp phần tạo nên sức cạnh tranh cho sản phẩm, việc mua bản quyền thiết kế có lợi hơn thuê, nhất là khi doanh nghiệp có khả năng cải tiến thiết kế đó để mang lại bản sắc riêng có của doanh nghiệp. Những sáng tạo thêm sẽ tạo cho sản phẩm của doanh nghiệp một thị trường độc quyền nhờ tính khác biệt của sản phẩm.
Thứ hai: Tiến hành đầu tư nâng cao trình độ nhà thiết kế trong nước, đầu tư xây dựng các trường dạy thiết kế phục vụ nhu cầu sản xuất các sản phẩm mang thương hiệu quốc gia nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm và khẳng định được thương hiệu của sản phẩm.
1.2.2.2. Đầu tư hiện đại hóa máy móc thiết bị và công nghệ
Đầu tư hiện đại hóa thiết bị phải được tiến hành đồng thời cả ở ngành dệt và ngành may một cách tương xướng nhằm đem lại hiệu quả tổng thể cho việc nâng cao năng lực sản phẩm dệt may nói chung:
Thứ nhất : Tiến hành đầu tư vào máy móc thiết bị thông qua việc đầu tư mua sắm mới máy móc thiết bị hiện đại có công nghệ phù hợp với yêu cầu sản xuất bên cạnh đó nâng cấp và sửa chữa máy móc thiết bị hiện có.
Thứ hai : Tiến hành đầu tư phát triển công nghệ thông qua hình thức là tự tiến hành nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng đòi hỏi phải có các cơ sở nghiên cứu mạnh về thiết bị, về nhân lực có trình độ phát minh cao và triển khai nghiên cứu hiệu quả.
1.2.2.3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Với đặc trưng là ngành sử dụng nhiều lao động, đầu tư phát triển nguồn nhân lực ngành dệt may đang là vấn đề rất được quan tâm đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Thứ nhất: Đầu tư phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may trên thị trường là việc tiến hành đầu tư cho việc đào tạo số lượng lao động đủ đáp ứng với nhu cầu lao động của thị trường trước những biến động về sự thay đổi lao động,
Thứ hai : Đầu tư về chất lượng nguồn lao động cụ thể là đầu tư nâng cao tay nghề cho từng loại lao động cụ thể : đối với lực lượng cán bộ quản lý và nghiên cứu ứng dụng phải có trình độ chuyên môn vững vàng và khả năng tiếp thu trình độ khoa học nhanh chóng và ứng dụng hiệu quả, đối với lực lượng công nhân có trình độ tay nghề đáp ứng yêu cầu trong sản xuất,…
Ngoài ra , đầu tư nguồn nhân lực còn việc đầu tư đảm bảo cải thiện điều kiện việc làm như trang thiết bị bảo hộ lao động, thời gian lao động và nghỉ ngơi , … cũng như giải quyết các vấn đề về thù lao cho người lao động.
1.2.2.4. Đầu tư phát triển nguyên phụ liệu tại chỗ đảm bảo nhu cầu sản xuất
Đề nâng cao được chất lượng sản phẩm dệt may thì điều quan trọng cần phải làm đó là tiền hành đầu tư cho các nguyên phụ liệu cho ngành dệt may như bông, sợi, vải các loại,…có chất lượng đáp ứng các tiêu chuẩn về sản phẩm cũng như tiêu chuẩn quốc tế thông qua việc đầu tư nghiên cứu tìm ra các giống hay chủng loại bông,xơ… chất lượng cao, tìm kiếm các nguyên liêu mới thay thế.
Đối với yêu cầu đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu trong nước có thể thấy, Việt Nam có những điều kiện về đất đại khí hậu thuận lợi cho việc trồng bồng đay cũng như sản xuất các loại xơ và tơ PE , do đó phải tiến hành đầu tư xây dựng các vùng nguyên vật liêu đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu trong nước, cần tránh tình trạng phải nhập khẩu các nguyên vật liệu trong khi trong nước có khả năng đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu
1.2.2.5. Đầu tư xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm
Đối với mỗi doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường, sản xuất tốt chưa đủ để khẳng định khả năng tồn tại và phát triển của mình, mà còn phải biết tổ chức mạng lưới bán hàng, đó là tập hợp các kênh đưa sản phẩm hàng hoá từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng sản phẩm ấy. Việc đưa ra các cách thức bao gói sản phẩm, khả năng giao hành linh hoạt và đúng hạn là cách thu hút và hấp dẫn được khách hàng. Do đó để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm cần tiền hành đầu tư đa dạng hóa các kênh phân phối sản phẩm và chọn được các kênh chủ lực, có hệ thống bán hàng rộng khắp, các dịch vụ bán hàng và sau bán hàng hợp lý.
1.2.2.6. Đầu tư phát triển thương hiệu
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm thì trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện này thì sản phẩm không chỉ cần một chất lượng tốt, một giá thành hợp lý, cùng các yếu tố khác đã nêu ở trên mà còn cần phải có uy tín và thương hiệu trên thị trường và chiến lược. Việc đầu tư cho thương hiệu là đầu tư cho hoạt động xây dựng hình thành một nhãn hiệu cho sản phẩm, tiến hành các hoạt động bảo vệ và khuyến trương thương hiệu thống qua các hoạt động quảng cáo sản phẩm : thông qua báo chí, phương tiện truyền thông; xúc tiến bán hàng: thay đổi hính thức sản phẩm,chính sách khuyến khích mua hàng , trưng bày tài liệu tại điểm mua hàng; yểm trợ sản phẩm :các catolog sản phẩm, ấn bản phẩm giới thiệu sản phẩm và xây dựng liên hệ với công chúng: báo chí hoặc các hội trợ triểm lãm trưng bày.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM DỆT MAY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005-2008
2.1.Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam
Ngành sản xuất các sản phẩm dệt may ở Việt Nam là một trong những ngành nghề có truyền thống lâu đời nhất,song trong phần lớn thời gian phát triển ngành vẫn chỉ dừng ở sản xuất thủ công với quy mô phổ biến là các “ làng nghề”.Quá trình chuyển hóa từ sản xuất thủ công lên sản xuất công nghiệp mới chỉ được ghi nhận cách đấy khoảng hơn 1 thế kỷ với tác nhân là sự chuyển gia công nghệ từ Châu Âu.Sự phát triển chính thức của ngành công nghiệp dệt may từ khi khu công nghiệp Dệt Nam Định được thành lập năm 1989.
Và từ đầu những năm 90 đến nay,công cuộc đổi mới nền kinh tế của nước ta đã mở ra thời kỳ phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp dệt may nước ta,đặc biệt là ngành công nghiệp may. Sự phát triển của ngành công nghiệp này được ghi nhận trên nhiều phương diện, trước hết là đổi mới về công nghệ thiết bị, tiếp đến là sự phát triển về quy mô của các doanh nghiệp nhà nước và sự tham gia nhanh chóng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực tư nhân; cuối cùng là sự thâm nhập và phát triển của thị trường xuất khẩu Việt Nam.
2.1.1.Tình hình tăng trưởng của ngành
Theo số liệu tổng hợp của Tổng công ty Dệt May Việt Nam (Vinatex),tính đến 12/2008 tốc độ phát triển của ngành có bước tăng trưởng đáng kể khoảng 20 %, kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 15% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành dệt may năm 2008 tăng 17,5% so với năm 2007.Các sản phẩm chủ yếu đều tăng như sợi toàn bộ tăng 11%; vải lụa thành phẩm tăng 8,9%; sản phẩm quần áo dệt kim tăng 8,8%; quần áo may sẵn tăng 12,6%.
Bảng 2.1. Tăng trưởng Kim ngạch xuất khẩu dệt may giai đoạn 2005-2008
Năm
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may(Triệu USD)
Kim ngạch xuất khẩu cả nước (Triệu USD )
Tỉ trọng của ngành dệt may XK(%)
Tốc độ tăng trưởng dệt may XK so với năm trước(%)
2005
4772.4
32447
14.71%
7.73%
2006
5834.4
39826
14.65%
22.25%
2007
7784
48560
16.03%
33.42%
2008
9120.4
62580
14.57%
17.17%
Nguồn : Bộ Công thương
Giai đoạn 2005-2007 đánh đấu bước tăng trưởng mạnh mẽ của kim ngạch hàng dệt may xuất khẩu, đặc biệt là sự bức phá mạnh mẽ từ 4,77 tỷ USD năm 2005 lên 9,12 tỷ USD vào năm 2008 ( tăng 91.1 % so với năm 2005 ). Sự phát triển ấn tượng của ngành may mặc đã góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong chín nước xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất trong số 153 nước xuất khẩu hàng dệt may trên toàn thế giới. Dệt may đang vươn lên và tham gia vào những mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD của Việt Nam, bên cạnh những mặt hàng khác như dầu thô, giày dép, thuỷ sản v.v. Kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt 9,12 tỷ USD, tuy chưa đạt mục tiêu đề ra là 9,5 tỷ USD nhưng tăng 17,17 % so với năm 2007 nhờ mở rộng thêm thị trường xuất khẩu sang khu vực Đông Âu và Nam Mỹ, Đài Loan,.... Hơn nữa, bắt đầu từ năm 2007, dệt may đã vượt qua dầu thô và trở thành mặt hàng mang lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất.
2.2.2. Thị trường hàng dệt may xuất khẩu
Trong giai đoạn đầu xuất khẩu, sản phẩm dệt may Việt Nam chủ yếu xuất khẩu tại 2 thị trường có hạn ngạch có không có hạn ngạch, trong đó thị trường có hạn ngạch bao gồm EU,Canada,Thổ Nhĩ Kỳ với phần lớn giá trị xuất khẩu là sang thị trường EU (chiếm gần 80% tổng kim ngạch xuất khẩu có hạn ngạch Việt Nam), còn đối với thị trường không có hạn ngạch thì bao gồm Nhật Bản, Châu Á, Châu Mỹ với Nhật Bản và Asean là 2 thị trường chú yếu của hàng dệt may Việt Nam
Trong giai đoạn 2005-2008, thị trường xuất khẩu dệt may đã được mở rộng rất nhiều,có mặt trên 100 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.Việc trở thành viên của tổ chức WTO cùng với sự thay đổi về chính sách hạn ngạch đã đem lại sự phát triển nhanh chóng của hàng dệt may Việt Nam trên các thị trường.Có thể thấy rõ hơn qua cơ cấu tăng trường thị trường qua các năm dưới đây:
Hình 2.1 : Tăng trưởng về cơ cấu thị trường xuất khẩu dệt may Việt Nam 2001-2008
Có thể thấy về cơ cấu thị trường trong giai đoạn 2005-2008 cũng có sự thay đổi lớn trong ở hầu hết các thị trường đặc biệt là ở thị trường Mỹ, trong khi giai đoạn 2001-2004 chiếm 14% thì giai đoạn 2005-2008 đã nâng lên chiếm khoảng 35% ,tăng 21%. Trong đó, năm 2008 kim ngạch xuất khẩu lớn nhất sang thị trường Hoa Kỳ là 5,105740 tỷ USD (chiếm 55,98%); sang Nhật Bản là 820,056 triệu USD (chiếm 8,99%) và sang Đức là 395,473 triệu USD (chiếm 4,34%). Ngoài ra còn các thị trường khác như: Đài Loan, Canada, Hàn Quốc v.v. Đặc biệt sau khi Mỹ đã xóa bỏ hạn ngạch cho hàng may mặc của Việt Nam vào đầu năm 2007 thì hàng may mặc của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ đã tăng mạnh, tăng 46,7% so với năm 2006, lớn hơn nhiều so với hàng Trung Quốc (chỉ tăng 23% so với năm 2006 khi xuất sang thị trường Mỹ).
2.1.3. Chủng loại sản phẩm dệt may Việt Nam
Sản phẩm của ngành may mặc không chỉ được biết đến đơn thuần là các sản phẩm quần áo, mà còn bao gồm những sản phẩm dùng trong các ngành và sinh hoạt như: lều, buồm, chăn, màn, rèm… đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Những sản phẩm may mặc phổ biến thường được xuất khẩu sang các thị trường chính của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản,… Cụ thể là:
Hàng dệt may của Việt Nam vào Mỹ chủ yếu là: sơ mi nam, com lê, áo khoác nam, găng tay đan móc, áo sơ mi đan móc của nữ . Còn các mặt hàng khác như:áo Jacket, bộ quần áo, áo Blu nam nữ cho người lớn, áo nịt nam nữ cho trẻ em, hàng may cho trẻ sơ sinh, váy ngắn, váy dài, đồ ngủ, đồ lót, áo gối , chăn…chỉ ở vị trí khiêm tốn . Còn các sản phẩm dệt kim chưa thâm nhập được vào thị trường Mỹ mà ngược lại còn phải nhập khẩu từ Mỹ.
Về chủng loại hàng xuất khẩu sang EU, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ tập trung vào sản xuất một số sản phẩm, các mã hàng nóng như: áo Jacket, áo sơ mi, quần Âu, áo len , áo dệt kim, quần áo.T.Shirt và Polo Shirt, quần dệt kim, bộ quần áo bảo hộ lao động, áo khoác nam và áo sơ mi nữ …
Các sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản chủ yếu là hàng may mặc như: áo Jacket, quần áo thể thao, quần âu, sơ mi nữ, sơ mi nam, quần áo lót cho nam, nữ, quần áo dệt kim của nam nữ. Còn các mặt hàng khác xuất khẩu sang Nhật Bản vẫn còn hạn chế.
Bảng 2.2: Tình hình xuất khẩu 1 số chủng loại chính của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường năm 2007 – 2008
Chủng loại mặt hàng
2007
2008
2008 so với 2007
triệu USD
Triệu USD
(%)
Quần áo thể thao
104.5
135.6
29.76%
Áo ngủ
67.2
112.9
68.01%
Áo ghi le
28.76
29.13
1.29%
Áo sơmi
462.6
502.8
8.69%
Tổng KNXK
663.06
780.43
17.70%
Nguồn: Tập đoàn Dệt May Việt Nam
Trong năm 2008, các chủng loại mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh là áo jacket, quần, áo sơ mi, áo thun, áo khoác, quần short, quần áo thể thao, váy, quần áo sợi acrylic… và giảm xuất ở một vài mặt hàng như áo len, đồ lót, caravat, khăn, quần áo jacket…Ngành may tuy liên tục đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị và dây chuyền đồng bộ chuyên sản xuất một mặt hàng như dây chuyền may sơ mi, may quần âu, quần Jean, complet, hệ thống giặt là... nhưng cho đến nay vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và những cơ hội lớn của ngành dệt may
2.1.4. Đối thủ cạnh tranh sản phẩm dệt may Việt Nam
Thực tế những năm qua cho thấy, với chính sách và xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường thế giới, các sản phẩm dệt may đang chịu sức ép cạnh tranh gay gắt không chỉ sản phẩm cùng loại ở thị trường nội địa mà còn ở cả thị trường xuất khẩu.
2.1.4.1 Đối thủ cạnh trạnh tại thị trường nội địa
Xét ở trong thị trường nội địa, với hơn 2000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may, các sản phẩm dệt may Việt Nam hiện nay có khả năng đáp ứng gần 80% nhu cầu của thị trường song trên thực tế lợi nhuận thu được từ thị trường nội địa chỉ đạt 25% đến 30%. Đối thủ cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam tại thị trường nội địa bao gồm :
Hàng dệt may nhập khẩu chính thức và và không chính thức từ nhiều nguồn khác nhau trong đó hàng dệt may của Trung quốc xâm nhập mạnh cả thị trường miền Bắc và thị trường miền nam. Nguồn hàng này có ưu thế là chủng loại mẫu mã đa dạng, giá cả phù hợp với túi tiền của đại bộ phận dân cư co nhu cầu trung bình và thấp. Tuy nhiên phần lớn hàng dệt may Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam là hàng chất lượng thấp. Thời gian gần đây hàng dệt may Hàn Quốc xâm nhập mạnh và thị trường Việt Nam với chủng loại và mẫu mã đa dạng cùng chiến lược marketing qua phim ảnh khá hiệu quả đã thu hút đông đảo đối tượng khách hàng trẻ.
Bên cạnh đó các doanh nghiệp dệt may có vốn đầu tư nước ngoài 100% có nhiều lợi thế hơn so với doanh nghiệp dệt may trong nước như: nguồn vốn đầu tư lớn, máy móc thiết bị hiện đại, có kinh nghiệm quản lý sản xuất kinh doanh hơn, thị trường tiêu thụ hàng hóa chủ yếu của hộ là các nước không bị hán chế bởi hạn ngạch.
Ngoài ra ngày 1/1/2006 thuế suất nhập khẩu hàng dệt may từ các nước Asean vào Việt Nam giảm từ 40%-50% xuống còn tối đa 5% nên hàng dệt may của ta phải cạnh tranh quyết liệt với hàng nhập từ các nước trong khu vực có công xuất, sản lượng rất lớn với chủng loại rất phong phú.
2.1.4.2.Đối thủ cạnh tranh ở thị trường nước ngoài
Ngành dệt may Việt Nam đang mất dần lợi thế cạnh tranh vì ngày cạnh có nhiều đối thủ cạnh của Việt Nam có được những điều kiện rất thuận lợi để thâm nhập vào các thị trường lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản.
Đánh dấu bằng sự bãi bỏ chế độ hạn ngạch tồn tại suốt hơn 30 năm qua vào năm 2005 cho tất các các thành viên của WTO, thị trường hàng dệt may trên thế giới có thay đổi lớn nó tạo điều kiện tập trung sản xuất ở một số nước nhất định : các nước có chất lượng sản phảm cao, chi phí sản xuát thấp nhất, các nước thực tốt các quyền của người lao động và các bộ luật ứng xử...Như vậy một số thành viên WTO với ưu thế sẵn có về sản phẩm hàng dệt may như Trung Quốc, Ấn Độ, Banglades,Pakistan,..như giá nhân công rẻ, có kỹ năng, thành thạo về thiết kế,cùng với khả năng cung cấp bông thô, sợi và vải số lượng lớn sẽ có nhiều cơ hội chiếm lĩnh thị trường dệt may thế giới, đặc biệt là Trung Quốc. Như vậy hàng dệt may Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi kinh doan._.h trên cùng thị trường với các nước này.
Ngoài ra trên thị trường EU, thì đang có xu hướng đầu tư và các đơn hàng từ các nước Đông Âu,các nước này được hưởng nhiều ưu đã về thương mai và thuế quan ở thị trường EU.Hơn nữa chi phí gia công ở Đông Âu cao hơn ở Việt Nam không đánh kể trong khi chi phí vận chuyển và thông tin liên lạc lại rất cạnh tranh. Hàng dệt may các nước Campuchia, Banglades,Srilanka, Đông Âu,và cùng Bắc Phi xuất khẩu vào EU được miễn thuế nhập khẩu và không có hạn ngạch.
Do ngành dệt may có tinh thời vụ ngắn nên những nước có vị trí địa lý gần các thị trường chính như Hoa kỳ,Eu.. sẽ được hưởng lợi trực tiếp và ngay lập tực từ việc bỏ hạn ngạch dệt may.Tàu biển từ Mexico sang Hoa Ky chỉ mất 1 ngày trong khi đi từ Châu Á phải mất hơn 28 ngày.
Bên cạnh đó ngành dệt may Việt Nam còn phải cạnh tranh với các nước ASEAN khác.Các nước ngày có lợi thế là có sẵn thị trường tiêu thụ, giá thành sản xuất không cao lắm cùng với tác động cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 làm mất giá đồng tiên bản địa mà sản phẩm dệt may Việt Nam trở nên đắt hơn. Hơn nữa hàng dệt may của các nước này đã có nhiều nhãn hiệu quen thuộc, có uy tín trên thị trường thế giới. Ngay cả Indonesia, kim ngạch xuất khẩu cũng đạt 7-8 tỷ USD/năm.Philipin nổi tiếng thế giới về sản phẩm may mạc có chất lượng cao, giao hàng đúng hạn, giá cả cạnh tranh đặc biệt là quần áo trẻ em và phụ nữ.
2.2. Phân tích thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm dệt may Việt Nam.
2.2.1. Tình hình huy động vốn của ngành dệt may
Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh thì ngành Dệt May phải thường xuyên tiến hành hoạt động đầu tư, do đó cần một khối lượng vốn lớn để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh.
Trong thời gian qua, có thể nói ngành dệt may Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành tựu rất lớn đó là nhờ một khối lượng vốn lớn được đưa vào phục vụ sản xuất, vốn đầu tư liên tục tăng qua các năm
Bảng 2.3 : Vốn đầu tư phát triển ngành dệt may giai đoạn 2005-2008
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
2000-2004
2005
2006
2007
2008
Vốn đầu tư
20861
7852
9428
12,257
15,320
Tốc độ phát triển định gốc(%)
-
-
20.07%
56.10%
95.12%
Tốc độ phát triển liên hoàn (%)
-
-
20.07%
30.01%
24.99%
Nguồn:Bộ Kế Hoạch Đầu tư
Như vậy với số liệu tuyệt đối vốn đầu tư phát triển của ngành dệt may liên tục tăng trong các tăng và đạt mức tăng trưởng ấn tượng ở thời kì hậu hạn ngạch,đặc biệt năm 2007, khối lượng vốn tăng nhanh sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO, được sự quan tâm của Chính phủ với chính sách thu hút vốn không chỉ trong mà còn ngoài nước, vốn đầu tư năm 2007 đạt 12,257 tỷ đồng tăng 56,10% so với năm 2005 và tăng 30.01% so với vốn đầu tư năm 2006. Năm 2007 cũng là năm đầu tiên kim ngạch xuất khẩu của dệt may vươn lên đứng thứ nhất vượt trên xuất khẩu dầu thô. Năm 2008, khối lượng vốn có sự suy giảm về tỷ lệ so với năm 2007 do tình hình kinh thế giới tác động đến kinh tế chung của Việt Nam đạt 24.99%,như vậy nhìn chung khối lượng tăng vốn hằng năm là trên 25%.Và dự tính với các chương trình kế hoạch và dự án được hoạch định từ năm đến năm 2010 thì nhu cầu vốn đầu tư còn tiếp tục tăng, theo tính toán của các chuyên gia trong ngành dệt may thì khối lượng vốn dành cho đầu tư phát triển ngành dệt may từ 2007 đến năm 2010 cần gần 3 tỷ USD nữa.Do đó việc huy động nguồn vốn trong và nước đóng vai trò quan trọng để thực hiện các chiến lược phát triển đã đề ra.
2.2.1.1 Nguồn vốn trong nước
Những năm gần đây, ngành dệt may đang trên tiến trình tăng tốc phát triển nên các nguồn vốn trong nước đóng vai trò là các nguồn vốn “mồi” cho sự phát triển của các doanh nghiệp dệt may chứ không đóng vai trò là nguồn vốn đầu tư cung cấp chủ yếu như trong giai đoạn đầu 2001-2005 nữa. Trong đó nguồn vốn ngân sách nhà nước chiếm tỷ lệ15%-16%, vốn vay thương mại khoảng 50%, ngoài ra từ các nguồn vốn khác như vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước,..
Bảng 2.4: Vốn trong nước đầu tư phát triển dệt may của Vinatex
Đơn vị: Tỷ đồng
2005
2006
2007
2008
Vốn từ NSNN
368.30
442.19
524.81
612.59
Vay thương mại
1014.80
1218.39
1684.20
2079.97
Vốn tự có
355.90
427.30
555.56
694.39
Các nguồn vốn khác
497.90
597.79
777.22
971.45
Nguồn:Tập đoàn dệt may Việt Nam
Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước: Trong thời kỳ bao cấp, nguồn vốn ngân sách chiếm phần lớn trong nguồn vốn của doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là trong các doanh nghiệp dệt may.Nhưng trong giai đoạn hiện nay với quá trình cổ phần hóa được tiến hành ở hầu hết các doanh nghiệp, nguồn vốn có xu hướng giảm dần song vẫn chiếm tỷ lệ cao trong nguồn vốn cho đầu tư của các doanh nghiệp Dệt May nói chung và vẫn một trong những nguồn vốn quan trọng. Điều nay có thể minh chính cụ thể trong quy mô vốn ngân sách nhà nước qua các năm 2005-2008 của Tập đoàn dệt may Việt Nam, năm 2005 là 368.3 tỷ đồng đến năm 2008 là 632,59 tỷ đồng, và tốc độ tăng trưởng vốn có xu hướng giảm năm 2004 tăng 19% so với năm 2003 trong khi năm 2008 chỉ tăng 16% so với năm 2007.
Nguồn vốn vay tín dụng thương mại: Đối với doanh nghiệp hiện nay nói chung thì nguồn vốn tín dụng thương mại là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất, thường chiếm 50% nguồn vốn đầu tư trong nước song nhiều doanh nghiệp dệt may chưa khai thác tốt nguồn vốn này. Đặc biệt ở các doanh nghiệp quốc doanh chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong nguồn vốn đầu tư của công ty.Mặc dù có tăng nhưng nhìn chung là chưa đáng kể.
Nguồn vốn tự có : là một trong nguồn vốn không thể thiếu đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Nhìn vào nguồn vốn này có thể thấy tiềm lực tài chính của doanh nghiệp.Về cơ bản thì nguồn vốn này được trích từ lợi nhuận để tại của doanh nghiệp.Trên thực tế thì nguồn vốn này ở các doanh nghiệp dệt may Việt Nam còn khá nhỏ. Năm 2008, nguồn vốn tự có của Tập đoàn dệt may là 694.39 tỷ đồng chiếm khoảng 17% .Thực tế này là do hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chưa cao, tiềm lực còn nhỏ bé nên mức tính lũy thấp. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải đưa ra biện pháp khắc phục tình trạng này để nâng cao tính thuận lợi và hiệu quả của nguồn vốn cũng như chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn, tránh những rủi ro do vốn mang lại.
2.2.1.2 Nguồn vốn nước ngoài:
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, trong những năm gần đây đã có 534 dự án có vốn đầu tư nước ngoài từ 28 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam với tổng vốn đăng kí là 3,215 tỷ USD. Bảng thống kê cho thấy, Đài Loan đầu tư nhiều nhất về giá trị vào ngành dệt may Việt Nam là 1,690 tỷ USD vốn đăng ký, với 156 dự án. Trong đó, có 45 dự án đầu tư vào ngành dệt, 93 dự án đầu tư vào ngành may, còn lại đầu tư vào ngành phụ liệu. Tiếp đến là Hàn Quốc, mặc dù tính về số dự án là 177 dự án, nhiều hơn Đài Loan, nhưng tính về tổng vốn đăng ký lại đứng sau Đài Loan với 1,003 tỷ USD. Trong đó, đầu tư vào ngành dệt là 40 dự án, ngành may là 122 dự án, còn lại là đầu tư vào ngành phụ liệu. Ở mức độ vốn đăng ký lên trên 100 triệu USD có Hongkong và Nhật Bản, còn lại là dưới mức 100 triệu USD, trong đó Đức và Thái Lan có tổng vốn đăng ký ít nhất với 9 triệu USD. Bảng thống kê cũng cho thấy, số dự án của các nước đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là ngành may, sau đó là ngành dệt, cuối cùng là phụ liệu. Điều này cũng dễ hiểu bởi Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm may mặc, nên các nước tập trung đầu tư vào ngành này. Còn ngành phụ liệu, xu hướng ở Việt Nam chủ yếu là nhập khẩu nguyên vật liệu cho ngành dệt may (trên 80%) nên các nhà đầu tư chưa tập trung mạnh vào lĩnh vực này vì lợi nhuận không cao bằng ngành may.
Trước khi Việt Nam gia nhập WTO, các nhà phân tích từng đưa ra dự báo rằng, Việt Nam sẽ thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có ngành dệt may khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO. Thật vậy, bước vào năm 2007, năm đầu tiên Việt Nam thực hiện các cam kết WTO, hoạt động đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may của Việt Nam đã có những chuyển động tích cực. Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) cho biết, các dự án dệt may lớn đã thu hút được sự quan tâm đầu tư từ phía các đối tác nước ngoài ngay từ đầu năm 2007, cụ thể: Tập đoàn Pamatex Berhad (Malaysia) đã quyết định đầu tư hơn 100 triệu USD vào Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam), Công ty Daewon (Hàn Quốc) đầu tư xây dựng một nhà máy may xuất khẩu trị giá 8 triệu USD tại Khu công nghiệp Hòa Khánh (Đà Nẵng).Những tín hiệu này cho thấy ngành dệt may nội địa đang hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, một số dự án cũng đã đi vào hoạt động ngay từ đầu năm 2007, cụ thể: Sau hơn một năm thi công, cuối tháng 3/2007, tại khu công nghiệp Thuận Yên, thành phố Tam Kỳ, Công ty Intergarment Corporation Đài Loan khánh thành nhà máy may Sportteam với tổng vốn đầu tư 2 triệu USD.Nhà máy may Sportteam xây dựng trên diện tích 2,1 ha, gồm 22 chuyền may với trên 1200 lao động, chuyên sản xuất các sản phẩm hàng dệt kim và dệt thoi gồm áo quần thể thao các loại với năng lực sản xuất 20 triệu sản phẩm/năm. Sản phẩm được xuất trực tiếp sang thị trường các nước EU, Mỹ, Canada và các nước Đông Nam Á. Theo kế hoạch, năm 2008 nhà máy tiếp tục mở rộng giai đoạn 2 của dự án nâng tổng diện tích xây dựng lên 3,7 ha, giải quyết việc làm cho 2.000 lao động.
Các chuyên gia cho biết, nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển ngành dệt may vào khoảng 3 tỷ USD cho giai đoạn từ 2007 đến năm 2010. Trong đó, vốn đầu tư phát triển nguyên liệu dệt khoảng 180 triệu USD; các dự án dệt nhuộm 2,275 tỷ USD; các dự án may 443 triệu USD; các trung tâm thương mại và nghiên cứu triển khai đào tạo vào khoảng hơn 200 triệu USD. Do vậy, người ta trông đợi đến nguồn vốn chính đến từ các nhà đầu tư nước ngoài, ngoài ra có thể là vốn vay từ các quỹ đầu tư, vốn từ quỹ đất khi di dời và một phần vốn từ thị trường chứng khoán.
Bảng 2.5 : Đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam những năm qua
STT
Số dự án
Vốn đăng ký (1000 USD)
Số dự án đầu tư vào ngành
Dệt
May
Phụ Liệu
Tổng
534
3125
378
110
46
Chia theo quốc gia, khu vực kinh tế hoặc vùng lãnh thổ
Đài Loan
156
1690
45
93
18
Hàn Quốc
177
1003
40
122
15
Đặc Khu Hồng Kông
59
112
6
52
1
Nhật Bản
34
111
4
28
2
British Vỉginia
15
61
1
13
1
Anh
7
39
1
5
1
Mỹ
13
26
12
1
Malaysia
10
25
2
7
1
Trung Quốc
16
24
4
9
3
Singapore
6
20
6
Pháp
9
12
3
6
Đức
6
9
1
5
Thái Lan
4
9
1
2
1
Nguồn: Hiệp hội Dệt May Việt Nam
2.2.2. Nội dung đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may
Theo phân tích của chương 1, đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may bao gồm 6 nội dung cơ bản.Thông qua các nội dung trên chúng ta có bức tranh toàn cảnh về hoạt động đầu tư nâng cao sức cạnh của sản phẩm dệt may trong thời gian qua.
2.2.2.1 Đầu tư nâng cao năng lực thiết kế sản phẩm dệt may
Trong chuỗi giá trị của sản phẩm dệt may, ý tưởng thiết kế là khâu đầu tiên tạo giá trị cho sản phẩm dệt may. Và đây cũng là khâu đem lại hàm lượng giá trị cao cho sản phẩm, là nhân tố có vai trò quan trọng tạo nên năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Điều này có thể được minh chứng thông qua sự chênh lệch lợi nhuận giữa một sản phẩm có sự tham gia của thiết kế và không có sự tham gia thiết kế. Ví dụ: một sản phẩm sơ mi thời trang cấp thấp chỉ bao gồm khâu sản xuất và phối có chi phí sản xuất là 40 nghìn đồng và giá bán là 45 nghìn đồng, thu được 5 nghìn/1 sản phẩm,trong khi đó một sản phẩm sơ mi có bao gồm thiết kế, sản xuất, phân phối chi phí sản xuất là 55 nghìn đồng nhưng giá bán là 85 nghìn đồng thu được lợi nhuận là 30 nghìn/1 sản phẩm. Lợi nhuận thu được từ sản phẩm có thiết kế tăng gấp 6 lần so với sản phẩm thô. Bên cạnh đó, các sản phẩm có thiết kế được tiêu dùng nhiều hơn sản phẩm có thiết kế đơn điệu. Như vậy có thể thấy thiết kế đóng vai trò quan trọng việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may.
Song thời gian quan, khâu thiết kế ở Việt Nam được coi là khâu yếu nhất chưa được quan tâm đầu tư một cách thích đáng.
Bảng 2.6: Chi phí cho nâng cao năng lực thiết kế ở VINATEX
ĐV
2006
2007
2008
Chi phí cho tổ chức sự kiện thời trang
Triệu đồng
1430
1870
1919
Chi phí thuê và đào tạo đội ngũ thiết kế
Triệu đồng
650
763
754
Chi phí khác
Triệu đồng
213
346
328
Tổng chi phí cho thiết kế
Triệu đồng
2293
2979
3001
Tỷ lệ so với tổng vốn đầu tư
%
0.069%
0.073%
0.059%
Nguồn: Tập đoàn dệt may Việt Nam và tổng hợp của tác giả
Như vậy có thể thấy chi phí đầu tư hàng năm dành cho việc nâng cao năng lực thiết kế trong tổng vốn đầu tư là không lớn chỉ chiếm gần 1% ,năm 2007 là 0,743% nhưng năm 2008 tuy tổng chi phí tăng đạt trên 3 tỷ đồng nhưng so với tổng vốn đầu tư giảm còn 0.059%, các chi phí đầu tư mới yếu dừng ở việc tổ chức các sự kiện thời trang còn chi phí cho nhân lực thiết kế còn hạn chế.
Xét về cở sở nghiên cứu thiết kế thì hiện nay Tập Đoàn Dệt May mới chỉ có Viện mẫu thời trang (FADIN) là cơ sở nghiên cứu và tạo mẫu mốt sản phẩm dệt may của Tập Đoàn, ngoài ra chỉ có số lượng không lớn các doanh nghiệp có hình thành phòng thiết kế thời trang như các Tổng công ty may Việt Tiến, Phong Phú, Hòa thọ,…Hàng năm Hiệp Hội Dệt May và Tập Đoàn Dệt May Việt Nam cũng tiến hành tổ chức các tuần lễ thời trang: như tuần lễ thời trang xuân hè , tuần lễ thời trang thu đông; năm 2008 Tổ chức cuộc thi thiết kế Aquafina Pure Fashion 2008,… nhằm khuyến khích và nâng cao năng lực thiết kế của các nhà thiết kế trong nước nhưng những hoạt động như vậy hãy còn thưa thớt, và vốn dành cho hoạt động này một phần từ các doanh nghiệp tham gia trình diễn, một phần từ nguồn vốn tài trợ.
Xét về đầu tư đào tạo đội ngũ thiết kế thì nhưng năm gần đây cũng đã xuất hiện khối lượng lớn các nhà thiết kế trẻ có mẫu thiết kế độc đáo, riêng biệt song hầu như mới phần lớn là có tiếng trong nước chưa có tên tuổi trong làng thời trang và thiết kế nước ngoài,chưa tạo được tính liên kết giữa các nhà thiết kế để hình thành các dòng sản phẩm có thiết kế nổi bật riêng của Việt Nam để mang đi cạnh tranh với sản phẩm thế giới.
Về ý tưởng thiết kế thì theo thống kế thì các sản phẩm dệt may Việt Nam chỉ có khoảng chưa đến 30% là thiết kế nội địa, còn lại là việc đi thiết kế theo mẫu mã của nước ngoài, và hầu như các sản phẩm thiết kế nội địa chưa thu hút được người tiêu dùng.
2.2.2.2. Đầu tư hiện đại hóa công nghệ thiết bị
Hội nhập kinh tế quốc tế thường dẫn đến một thực tế là khoa học công nghệ phát triển nhanh và mạnh mẽ. Mỗi quốc gia, ngành kinh tế muốn thúc đẩy phát triển kinh tế và hội nhập vào xu thế chung thì cần đổi mới công nghệ và thiết bị sản xuất và coi đó là một nội dung quan trọng để hội nhập và nâng cao sức cạnh tranh
Hình 2.2: Biểu Vốn đầu tư thiết bị công nghệ giai đoạn 2000-2008
Đơn vị :Tỷ đồng
Nguồn: Tập đoàn dệt may Việt Nam
Như vậy có thể thấy tổng vốn đầu tư giai đoạn 2005-2008 tăng lên nhanh chóng gấp 2.15 lần đạt 44.865 tỷ đồng so với tổng vốn đầu tư 5 năm giai đoạn 2000-2004 là 20.861 tỷ đồng, qua đó nguồn vốn đầu tư cho đổi mới trang thiết bị công nghệ cũng tăng lên 1,88 lần đạt 20.189 tỷ đồng. Tuy vốn đầu tư cho công nghệ tăng lên song xét về tỷ trọng thì vốn đầu tư cho thiết bị công nghệ trong tổng vốn đầu tư giai đoạn 2005-2008 đạt khoảng 46% giảm so với giai đoạn 2000-2004 là 51,28 %. Cho thấy giai đoạn 2005-2008, toàn ngành tập trung vào đầu tư chiều sâu, phát triển các công nghệ phù hợp đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm dệt may, giảm chi phí sản xuất sản phẩm từ đó giảm giá thành bán ra nâng cao tính cạnh tranh sản phầm.
a) Tình hình đầu tư vào thiết bị và công nghệ ngành dệt
Đối với hoạt động đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ ngành dệt nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ngành dệt, thời gian qua toàn ngành đã tiến hành đầu tư mạnh mẽ để thực “ chiến lược tăng tốc” đã đề ra với khối lượng vốn được phê duyệt giai đoạn 2005-2008 trên 3500 tỷ đồng với với gần 20 dự án trọng điểm như: dự án đầu tư dây chuyền sản xuất 300.000 cọc sợi cao cấp ở các khu công nghiệp Đồng Bằng Bắc Bộ, Miền Trung và Đồng Bằng Sông Cửa Long, dự án đầu tư Nhà máy Sản xuất Xơ sợi tổng hợp Polyeste Đình Vũ để sản xuất xơ sợi tổng hợp polyeste làm nguyên liệu cho ngành dệt với công suất 175.000 tấn/năm (tương đương 500 tấn/ngày). Dự án có tổng mức đầu tư trên 320 triệu USD,…Đây có thể nói là dự án đóng vai trò quan trọng quá trình đổi mới công nghệ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm dệt Việt Nam- hiện vẫn đang bị coi sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu các nước nhập khẩu.
Đến nay, nhìn chung đã đổi mới được khoảng 30-40% thiết bị mới, nhiều máy kéo sợ, dệt vải của Trung Quốc, Ấn độ từ nhưng năm 1970-1975 vẫn còn tồn tại. Và ngành dệt đã đẩy mạnh đầu tư trên cả 3 lĩnh vực: đầu tư cải tạo nâng cấp, đầu tư mở rộng chiều sâu và đầu tư đổi mới công nghệ. Chỉ sau hơn 2 năm thực hiện, năng lực sản xuất các sản phẩm sợi đã tăng gấp đôi, từ 1 triệu cọc được nâng lên 2 triệu cọc sợi. Trong đó có những doanh nghiệp đầu tư thiết bị kéo sợi hiện đại như Phong Phú, Công ty 28, Sợi Phú Bài; đầu tư thiết bị sợi của Nhật Bản như Đông Nam, Thành Công, Việt Thắng, Nam Định, Thắng Lợi…Nhưng năm 2008, tình hình đầu tư có phần yến ắng, chủ đầu tư đàm phán xong giá cả nhưng cũng không dám ký hợp đồng, có hợp đồng rồi cũng không dám mở L/c để triển khai sản xuất máy. Việc tiêu thụ sản phẩm của ngành dệt hiện đang khó khăn nên chuyện mua thiết bị mở rộng công suất và đổi mới công nghệ cũng không được doanh nghiệp chú ý. Thêm vào đó, tỷ giá đồng euro tăng cao khiến cho các doanh nghiệp lo ngại trước khả năng trả nợ.
Về thiết bị kéo sợi
Với mức vốn đầu tư trong giai đoạn qua hiện nay ngành dệt có khoảng 2.200.00 cọc sợi đầu tư mới khoảng 400.000 cọc sợi (khoảng 15000 roto) còn lại bao gồm nhiều thế hệ khác nhau và được nhập từ các nước khác nhau, trong đó thiêt bị kéo sợi ở trình độ trung bình chiếm tỷ lệ gần 70%.
Về công nghệ và thiết bị dệt thoi :
Trong toàn ngành số máy dệt mới chiếm 15%, số lượng cải tạo mới chiếm khoảng 55%, còn lại là máy cũ không đạt yêu cầu sử dụng. Các doanh nghiệp đi tiên phong trong lĩnh vực đầu tư đổi mới trong thời gian qua là :Công ty dệt Phong phú, công ty dệt Huế, công ty dệt vải Hà nội. Đặc biệt công ty dệt 8/3 đầu tư 9 máy dệt khổ đổi, 18 máy dệt cao cấp của Thụy sỹ, 2 máy ống EO, dây chuyền 15000 cọc sợi và thiết bị phụ trợ.
Về thiết bị và công nghệ dệt kim
Ngoài 216 máy dệt kim bít tất, ngành dệt kim Việt Nam hiện nay có 1450 máy dệt kim tròn và 250 máy dệt kim dọc, trong đó có 307 máy đầu tư vào giai đoạn trước năm 1985 với trình độ thiết bị công nghệ lạc hậu cung cấp 20-25 % sản lượng vải dệt kim và chủ yếu cho sử dụng nội địa.Các mặt hàng chủ yếu được dệt trên máy dệt kim dọc là tuyn, valide, còn máy dệt kim dọc là Polo_shirt,I_shirt từ sợi Pe/Co và cotton
Về thiết bị khâu hoàn tất
Đối với thiết bị khâu này, theo thống kê của Hiệp hội dệt may Việt Nam thì còn sử dụng các thiết bị đã sử dụng trên 35 năm chiếm tỷ trọng 15% công suất hoàn tất, nhóm thiết bị đã sử dụng trên 20 năm chiếm 20%, thiết bị được đầu tư cách đây 10 chiếm 40% và còn lại là 25% thiết bị có năng lực hoàn tất các sản phẩm có chất lượng cao và có khả năng xuất khẩu.Ngoài ra điều cần lưu ý là việc lựa chọn hóa chất thuộc nhuộm để giảm thiểu môi trường chưa được các ngành dệt chú trọng.
b) Tình hình đầu tư thiết bị và công nghệ ngành may
Đối với việc đầu tư thiết bị và công nghệ sản xuất các sản phẩm may, thì thời gian vừa qua nhiều doanh nghiệp đã chủ động tiến hành chủ động đầu tư cải tiến công nghệ nhằm nâng cao năng suất,chất lượng sản phẩm và cải tiến công nghệ để nâng cao sức cạnh tranh. Và vốn đầu tư cho ngành may trong giai đoạn 2005-2008 khoảng hơn 5000 tỷ đồng và kết quả mang lại là đổi mới gần 95% trang, thiết bị hiện có cả về số lượng và chất lượng, nhất là về tính năng, công dụng như: máy cắt tự động có hút khí trên bàn cắt đảm bảo độ chính xác, máy cắt đẩy tay có lực cắt khỏe, tốc độ cao, máy ép dính của Đức Nhật chất lượng tốt, năng suất cao,ngoài ra các thiết bị chuyên dùng: 2 kim, cuốn ống,may vắt,ziczac, đính bọ, thùa bằng, thùa đầu tròn, máy mổ túi tự động… chiếm tỷ trọng 30%.
Về thiết bị công nghệ toàn ngành có khoảng trên 350.000 thiết bị các loại có thể sản xuất trên 600 triệu sản phẩm/năm .Hầu hết các thiết bị trong ngành may đều là thiết bị mới, số còn lại đầu tư cải tiến các trang thiết bị đã qua sử dụng. Đầu tư cho máy móc ngành may hiện nay dịch chuyển theo hướng tăng cường các sản phẩm cao cấp hướng đến các thị trường chiến lược.
Như vậy, nhìn chung trong thời gian qua, ngành dệt may đã tập trung vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài để đầu tư hiện đại hóa và đổi mới thiết bị công nghệ của ngành.Tuy còn nhiều máy móc thiết bị lạc hậu lỗi thời nhưng bên cạnh đó có máy móc ngang tầm khu vực và thế giới, đây là tiền đề quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm dệt may thao đổi mới mã mới và do đó tính cạnh tranh của sản phẩm dệt may đã được nâng lên.
2.2.2.3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Với mức tăng trưởng trung bình 20% mỗi năm, và đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu, ngành dệt may là ngành có người lao động tham gia làm việc thuộc hàng bậc nhất Việt Nam hiện nay với hơn 2,2 triệu lao động. Và nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm Do vậy, trong giai đoạn vừa qua ngành dệt may cũng có những quan tâm đầu tư nhất định tới nguồn nhân lực của ngành mình nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh toàn ngành.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm dệt may cần thiết phải nâng cao được tay nghề của đội ngũ lao động từ những công nhân trong xí nghiệp dệt may trực tiếp sản xuất sản phẩm đến đội ngũ thiết kế mẫu, đội ngũ nghiên cứu,.. phải được quan tâm đầu tư đào tạo tay nghề.
Bảng 2.7 : Chi phí đào tạo nguồn nhân lực
Năm
2006
2007
2008
Số khoá đào tạo
45
47
43
Số lao động đào tạo tăng thêm(người)
202678
229168
209514
Tổng kinh phí đào tạo (triệu đồng)
3,500
4,200
4,000
Tỷ lệ chi phí lao động/VĐT (%)
0.24%
0.25%
0.23%
Nguồn: Tổng hợp ở một số doanh nghiệp dệt may Việt Nam
Các khóa đào tạo bao gồm các khóa đào tạo tay nghề cho lao động mới, đào tạo nâng cao bồi dưỡng tay nghề trong nước ngoài ra bao gồm các khóa đào tạo ra nước ngoài thông qua hệ thống các trường cao đẳng dạy nghề của Tập Đoàn Dệt May Việt Nam.Và nhìn chung vốn đầu tư cho hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực còn rất thấp, chỉ chiếm khoảng 0.24% vốn đầu tư.
Đầu tư đào tạo đội ngũ nghiên cứu và thiết kế
Việt Nam cũng mới chỉ tiến hành đầu tư 3 trung tâm nghiên cứu phục cho ngành: Viện mẫu thời trang, Viện Dệt May, Viện Nghiên cứu Bông và phát triển Nha Hồ. Các Viện nghiên cứu thuộc tập đoàn Dệt May tuy đã thực hiện rất nhiều đề tài cấp Nhà nước, Bộ và Ngành, góp phần giải quyết các vấn đề bức thiết của ngành về sử dụng nguyên liệu, ứng dụng công nghệ, song trên thực tế công tác nghiên cứu triển khai chưa thực sự đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp, nhất là trong thiết kế mẫu, phát triển các mặt hàng có giá trị là do trình độ đội ngũ nghiên cứu còn hạn chế. Do kinh phí đầu tư cho nghiên cứu đầu tư còn thấp, ngoài dự án đầu tư lớn “Tăng cường năng lực đào tạo và phát triển Viện “ do Bỉ tổ chức với vốn lên tới 14,776 tỷ đồng cho đến nay gần như chưa nhận được nhiều sự đầu tư lớn khác.
Bên cạnh đó việc đào tạo đội ngũ có trình độ thạc sỹ và tiến sĩ cho ngành dệt may chỉ có trường Đại học Bách khoa Hà Nội.Việc cử đi đào tạo trên đại học ở nước ngoài thu hẹp trong thời gian qua.
Đầu tư đào tạo cán bộ kỹ thuật và lao động sản xuất
Bên cạnh đó chính sách đầu tư và đào tạo cán bộ công nghệ cũng chưa được quan tâm đúng mức, ngoài 3 trường đào tạo được xây bằng vốn ngân sách nhà nước là Dự án Dệt May Nam Định với số vốn 6.945 triệu đồng, Trường trung học kỹ thuật may và trung tâm I và II ( nay chuyển thành trường cao đẳng công nghiệp dệt may thời trang Hà Nội và Hồ Chí Minh ) với số vốn 12,885 triệu đồng từ năm 1996 đến nay mới có thêm trường cao đẳng nghề Long Biên và cao đẳng Nguyễn Tất Thành. Do đó số lao động được đào tạo hàng năm không đủ đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực có tay nghề cao của ngành.Điều này ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam, thiếu đội ngũ lao động chất lượng cao khiến các sản phẩm “made in Việt Nam” khó có chỗ đứng trên thị trường quốc tế, và các sản phẩm dệt may của Việt Nam tuy đem lại giá trị cao cho nền kinh tế nhưng chỉ dừng lại ở việc làm gia công.
Thu nhập của người lao động
Các doanh nghiệp dệt may thường trả lương công nhan theo tỷ lệ sản phẩm, hay hiểu 1 cách khác người lao động nhận được lương tùy theo chất lượng sản phẩm.
Bảng 2.8:Thu nhập trung bình tại các doanh nghiệp dệt may 2005-2008
2005
2006
2007
2008
Thu nhập trung bình tại doanh nghiệp dệt may (1000 vnd/tháng)
1208
1436
1615
1723
Thu nhập trung bình tại doanh nghiệp Việt Nam (1000 vnd/tháng)
1713
1969
2168
2298
Tỷ lệ %
70.52%
72.93%
74.49%
74.98%
Nguồn:Hiệp hội dệt may Việt nam
Có thể thấy mặc dù thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tuy có sự gia tăng đạt 1,7 triệu đồng/1 tháng vào năm 2008 nhưng so với mức thu nhập trung bình ở các doanh nghiệp Việt Nam thì chỉ gần bằng 75%, cùng với điều kiện làm việc vất vả thì thu nhập chưa đáp ứng nhu cầu người lao động là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đình công cũng như nhiều công nhân bỏ việc khỏi ngành.Và điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may.
2.2.2.4. Đầu tư phát triển nguyên phụ liệu tại chỗ nhằm giảm chi phí sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh.
Trong quá trình sản xuất sản phẩm dệt may, việc sử dụng các nguyên phụ liệu đặc biệt là các nguyên phụ liệu chính như bông, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm chi phí sản xuất từ đó có thể đưa được mức giá cạnh tranh cho sản phẩm dệt may. Do đó việc đầu tư cho nguồn nguyên phụ liệu đóng vai trò quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm.
Bảng 2.9: Tổng vốn đầu tư cho ngành bông trong giai đoạn 2000-2015
Đơn vị : Tỷ đồng
Giai đoạn 2000-2004
Giai đoạn 2005-2008
Dự kiến giai đoạn 2008-2015
Tổng vốn
1130
1494
3650
Trong đó
Vốn ngân sách
507.3
485
1025
Vốn tự có
240
448.2
984.5
Vốn vay tín dụng
382.7
560.8
1640.5
Nguồn: Tập đoàn dệt may Việt Nam
Có thể thấy vốn đầu tư cho ngành bông tuy có tăng qua các năm nhưng chưa chiếm một tỷ trọng tương xứng với vai trò của nó, chỉ khoảng 3% đến 5% trong tổng vốn đầu tư trong từng giai đoạn. Vốn đầu tư cho phát triển vùng nguyên phụ liệu chủ yếu vẫn là nguồn vốn trong nước, trong đó vốn ngân sách 40% đạt 485 tỷ đồng có xu hướng giảm so với giai đoạn 2000-2004, vốn vay tín dụng ưu đãi khoảng 41% tăng 178,1 tỷ đồng so với giai đoạn 2000-2004, còn lại là vốn tự huy động, hầu như chưa huy động được nguồn vốn từ nước ngoài. Điều này cho thấy tình hình đầu tư cho ngành trồng bông hiện nay được xem là đáng báo động, đặc biệt từ sau khi trở thành thành viên WTO, ngành trồng bông của Việt Nam lại càng ngày gặp nhiều khó khăn do sự thay đổi về chính sách thuê, cũng như các chính sách bảo hộ. Đơn cử : Theo thỏa thuận thì bông vải của Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam sẽ được hưởng thuế xuất nhập khẩu 0% ngay khi Việt Nam gia nhập WTO. Nhưng theo Tiến sĩ Hoàng Ngọc Bình, Trưởng phòng Kế hoạch-Đầu tư của Công ty Bông Việt Nam cho rằng thuế suất không phải là cái đáng lo ngại, bởi hai năm trở lại đây Chính phủ đã áp dụng hạn ngạch trong nhập khẩu bông vải và lượng bông vải nhập khẩu nằm trong hạn ngạch cũng đã được hưởng thuế suất nhập khẩu 0%. Nay không còn hạn ngạch, không chỉ bông vải của Mỹ mà cả của nhiều nước khác cũng sẽ tràn vào nhờ giá rẻ và được sự trợ giá của chính phủ nước họ dành cho nông dân. Còn ở Việt Nam, nông dân trồng bông vải gần như không có sự hỗ trợ gì từ Chính phủ . Do đó nhiều hộ dân sẵn sàng chặt cây bông đi để trồng cây khác.
Bảng 2.10 :Năng lực sản xuất nguyên liệu năm 2008
Loại sợi
Xơ Bông
Xơ sợi tổng hợp
Sợi xơ ngắn
Năng lực sản xuất
6.000 Tấn/năm
50.000 Tấn/năm
260.000 tấn/năm
Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu
5%
30%
60%
Nguồn:Vitas- 2008
Sản lượng và diện tích trồng bông ngày càng bị thu hẹp. Giai đoạn 2007- 2008 cả nước chỉ còn khoảng 6000 ha bông với sản lượng bông xơ khoảng 2,600 tấn, trong khi giai đoạn 2002-2003 sản lượng bông xơ đạt 32000 ha tương đương với 12000 tấn bông xơ, đây có thể xem là sự sụt giảm nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cung cấp nguyên liệu cho ngành dệt may, và làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may. Qua đó hằng năm chúng ta vẫn phải nhập khẩu đến hơn 90% bông các loại do nhu cầu bông đang tăng lên nhanh 200.000 tấn/năm.
Ngoài ra trong năm vừa qua, cũng có rất nhiều dự án phát triển công đoạn chế biến với tổng vốn đầu tư lên tới hơn 220 tỷ đồng, như:
Dự án đầu tư công tác nghiên cứu của Viện Nghiên cứu giống bông với tổng vốn đầu tư 15 tỷ đồng
Dự án nhà máy bông Đồng Nai 12,5 tỷ đồng
Dự án mở rộng nhà máy bông Bình Thuận 10,84 tỷ dồng
Dự án xây xưởng cán bông 2 tỷ đồng
…
Song nhìn chung nguồn vốn giải ngân cho các dự án chậm nên việc đưa các dự án vào vận hành thường kéo dài qua nhiều năm.
Ngoài nguyên liệu chính là bông, dệt may còn có các nguyên , phụ liệu khác như tơ tằm, đay, sợi nhân tạo,…nhưng thực tế cho thấy việc đầu tư vào nguyên phụ liệu vào ngành dệt may Việt Nam còn yếu kém.
2.2.2.5 . Đầu tư xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm dệt may
Đầu tư cho hệ thống phân phối sản phẩm dệt may bao gồm tiến hành: đầu tư xây dựng thiết kế các kênh phân phối sản phẩm, xây dựng các chuỗi cửa hàng đại lý siêu thị phân phối sản phẩm, đầu tư cho quảng cáo, xúc tiến bán hàng,…
Đối với thị trường trong nước, trong thời gian ngành dệt may mà đại diện là Tập đoàn dệt may Việt Nam tiến hành đầu tư :
- Đầu tư xây dựng phát triển chuỗi siêu thị Vinatex : hiện có 55 siêu thị Viantex Mart trên 22 tỉnh thành trong cả nước.
- Đầu tư xây dựng các cửa hàng và đại lý sản phẩm của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dệt May như Tổng công ty Việt Tiến đầu tư hình thành 17 cửa hàng và 600 đại lý bán hàng, với vốn chi hằng năm cho hoạt động này hơn 1 tỷ đồng, hay tổng công ty may Nhà Bè có hơn 100 đại lý,…
- Các doanh nghiệp dệt may hàng năm tiến hành chi hàng trăm cho hoạt động quảng cáo, tìm kiếm thị trường, xúc tiến bàn hàng .
Song việc đầu tư hình thành các chuỗi đại lý trong nước còn gặp các bất cậ._.hỏ để củng cố, cải tiến nâng cao thành công công nghệ nội sinh. Có thể tiến hành điều chuyển tài sản trong nội bộ các doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn Dệt-May Việt Nam sẽ làm giảm bớt sự mất cân đối về năng lực sản xuất của toàn Ngành và dư thừa năng lực sản xuất cục bộ ở từng doanh nghiệp, phù hợp với chủ trương chuyên môn hóa cao. Thậm chí, kể cả trong trường hợp, dù doanh nghiệp đã đầu tư thiết bị và công nghệ để sản xuất một chủng loại mặt hàng nào đó, nhưng trong quá trình sản xuất nhận thấy không hiệu quả so với các doanh nghiệp khác và việc khắc phục là khó có thể thực hiện được thì cũng nên chuyển giao cả thiết bị và công nghệ cho các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả hơn. Lợi ích của cả ngành cần phải được đặt lên trên lợi ích cục bộ của từng địa phương, từng doanh nghiệp.
Thứ ba, Tạo môi trường tốt cho đầu tư và chuyển giao công nghệ:
Cơ sở giải pháp: Những năm qua, đầu tư hiện đại hóa công nghệ ngành Dệt May đã thu được một số kết quả quan trọng, song cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Một trong những hạn chế cơ bản đó là chưa hình thành một môi trường đầu tư và chuyển giao công nghệ phù hợp, thể hiện ở những điểm cơ bản sau:
- Nguồn thông tin về công nghệ thiếu : Khi muốn đầu tư một công nghệ mới, các chủ đầu tư Việt Nam hãy còn dựa nhiều vào sự giới thiệu của các hãng nước ngoài vì sự yếu kém trong khả năng thu thập và xử lý thông tin nên chưa tìm kiếm được thông tin đúng,đủ, phù hợp để so sánh đối chiếu nhằm lựa chọn các công nghệ phù hợp với điều kiện của mình. Chính tình trạng nghèo nàn về thông tin đó đã dẫn đến không ít trường hợp một số thiết bị khi doanh nghiệp nhập về không sử dụng được do thiếu đồng bộ. Ngoài ra, những trường hợp phải mua đắt khoảng 10 đến 15% so với giá trị thực của thiết bị, công nghệ nhập vẫn diễn ra.
-Chưa có lộ trình phát triển khoa học- công nghệ đầy đủ: thiếu một chiến lược tổng thể và một lộ trình khoa học- công nghệ đầy đủ và phù hợp đã làm cho các doanh nghiệp lúng túng trước việc lựa chọn hướng đầu tư. Hầu hết các doanh nghiệp đầu tư đều do sức ép của thị trường chứ không phải theo một kế hoạch chủ động được xây dựng. Đó chính là lí do dẫn tới hiện tượng đầu tư tràn lan, làm dư thừa năng lực. Thêm nữa, cũng đã có hiện tượng một số doanh nghiệp nhập một số thiết bị và công nghệ quá hiện đại, vượt xa với trình độ khoa học – công nghệ hiện tại của ngành trong khi doanh nghiệp không có khả năng tiệp nhận công nghệ nên thiết bị mua về không phát huy được tác dụng.
- Chưa hình thành được một thị trường công nghệ thực sự sôi động.: Đây thực sự không phải là hạn chế của chỉ riêng ngành Dệt-May mà còn xuất hiện ở nhiều ngành kinh tế- kỹ thuật khác của nước ta. Những năm gần đây,ngành mới dần có các hội nghị triển lãm về công nghệ nhưng còn rất ít và chưa đủ tạo nên một thị trường sôi động cung cấp những thông tin về cập nhập công nghệ trên thế giới, hay các doanh nghiệp vẫn phải đi nhập khẩu các thiết bị mà ko biết rằng hoàn toàn có thể mua được trong nước.
Do vậy, từ những hạn chế cơ bản được chỉ ra ở trên, trong thời gian tới, để hoạt động đầu tư đúng hướng và có hiệu quả, cần nhanh chóng tạo lập một môi trường công nghệ thuận lợi, đầu tiên đó là xây dựng dựng lộ trình công nghệ của Ngành cho giai đoạn từ nay đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020, bên cạnh đó hoàn thiện hệ thống thông tin công nghệ và thúc đẩy thị trường công nghệ hoạt động mạnh mẽ hơn
Việc thực thi các giải pháp trên sẽ vừa tăng quyền chủ động cho chủ đầu tư, nhưng đồng thời cũng nâng cao trách nhiệm của người đi đàm phán, kiếm soát được công nghệ nhập và hạn chế được những tổn thất không đáng có hiện nay.
3.3.3.Giải pháp đầu tư tăng cường hoạt động quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm:
Cơ sở giải pháp: Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhất là sau năm 2005, khi hạn ngạch và các hàng rào phi thuế quan khác được bãi bỏ, thị phần của mỗi nước xuất khẩu phụ thuộc phần lớn vào khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Do đó đối với sản phẩm may mắc các biện pháp cạnh tranh “ phi giá cả” trước hết là cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, trong rất nhiều trường hợp trở thành yếu tố quyết định sức cạnh tranh của sản phẩm khi mà người tiêu dùng sử dụng chúng không phải chỉ đơn thuần vì mục đích sử dụng mà còn vì mục đích trang trí. Và khách hàng sẵn sàng trả giá cao khi lựa chọn được sản phẩm có chất lượng, kiểu cách, mẫu mã thỏa mãn nhu cầu. Theo đánh giá trong chương 2 thì hầu hết các doanh nghiệp may đã chú trọng đến công tác quản lý chất lượng, tuy nhiên hoạt động này lại không diễn ra đều khắp ở cả hai ngành Dệt và May, đó cũng lí do căn bản vẫn còn nhiều phán nàn khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm.
Do đó, để tăng cường cho công tác quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm, cần quan tâm tới các lĩnh vực sau:
- Thứ nhất: Đầu tư hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn hóa
Có một bất cập hiện nay trong hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam hiện nay đó là tốn tại nhiều cấp tiêu chuẩn như cấp quốc gia (TCVN), cấp ngành và thậm chí ở cả cấp doanh nghiệp. Việc cùng lúc có nhiều tiêu chuẩn giá chất lượng đã làm thiếu tính thống nhất và đồng đều về chất lượng của các sản phẩm dệt may Việt Nam, mà không phải ai cũng có thể dễ dàng so sánh, đánh giá được và tất yếu người chịu thiệt thòi đầu tiên chính là người tiêu dùng.
Do đó giải pháp mà đề tài đưa ra đó là cần xóa bỏ sự tồn tại song song của nhiều bộ tiêu chuẩn chất lượng như hiện nay chỉ nên giữ lại tiêu chuẩn cấp quốc gia được nghiên cứu thống nhất từ các bộ tiêu chuẩn cấp ngành và doanh nghiệp và được phân cấp theo nhiều cấp chất lượng khác nhau với các tiêu chí rõ ràng theo từng cấp , sẽ được đánh theo thứ tự từ 1 đến 4 hoặc nhiều hơn.
Nếu làm như vậy, ngành sẽ tránh được hiện tượng cùng một loại sản phẩm, cùng một cấp chất lượng nhưng do các doanh nghiệp khác nhau sản xuất thì chất lượng thực tại khác nhau. Bên cạnh đó, việc thống nhất quản lý chất lượng theo một bộ tiêu chuẩn (có nhiều cấp) sẽ giúp cho việc quản lý Ngành sẽ đơn giản và thuận tiện hơn. Qua đó các doanh nghiệp có điều kiện để so sánh, đối chứng, sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất có chất lượng sẽ được khẳng định, góp phần nâng cao thương hiệu sản phầm, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp liên tục cải tiến để đáp ứng yêu cầu.
Về phần các tiêu chuẩn xuất khẩu, thì bộ tiêu chuẩn hoàn toàn phụ thuộc và thay đổi theo từng thị trường, do đó để các sản phẩm dệt may Việt Nam có thể đáp ứng các yêu cầu về chất lượng thì Ngành cần hình thành bộ phận này quản lý chung, theo dõi, cập nhập và cung cấp thông tin về những thay đổi nếu có cho các doanh nghiệp tham gia sản xuất xuất khẩu để có phương án kinh doanh, đặc biệt là việc ở các thị trường xuất khẩu chính với các điều kiện tiêu chuẩn về xuất khẩu khắt khe như Eu và Nhật Bản. Làm được như vậy sẽ tránh được hiện tượng bị khách hàng khiếu nại như đã từng xảy ra đối với các doanh nghiệp địa phương, và tránh được tình trạng các sản phẩm dệt may rơi vào các vụ kiến chống bán phá giá như đang xảy ra với Mỹ.
-Thứ hai: Đầu tư bổ sung và nâng cấp hệ thống kiểm tra chất lượng trong toàn ngành:
Hiện tại, hệ thống kiếm tra chất lượng trong toàn ngành chưa thực sự đồng bộ, một phần do hệ thống tiêu chuẩn khác nhau nhưng chủ yếu là do năng lực của các thiết bị kiểm tra ở các doanh nghiệp khác nhau.Ở nhiều doanh nghiệp vẫn còn tồn tại cách đánh giá chất lượng sản phẩm bằng tay hay mắt.. với cách làm như vậy không thể đảm bảo được về sự đồng đều về chất lượng của sản phẩm.
Từ đó, để khắc phục hiện tượng này, trước hết cần nhanh chóng bổ sung những thiết bị tối thiểu cần thiết cho việc kiểm tra chất lượng ở các doanh nghiệp, xí nghiệp dệt may.
Và tiến tới là thành lập các trung tâm kiểm tra chất lượng theo cấp vùng ở các thành phố chính là Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh,sau đó sẽ tiền hành lan rộng thêm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ. Các trung tâm này phải được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế phục vụ cho công tác kiểm tra, đặc biệt là kiểm tra nguồn nguyên liệu đầu vào(bong xơ, hóa chất… cho dệt và vải,phụ kiện cho may) để đảm bảo các sản phẩm xuất khẩu tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu của bên đặt hàng về nguyên phụ liệu, công nghệ, quy trình sản xuất theo đúng đúng nhãn mạc và tài liệu kỹ thuật bên đặt hàng cung cấp.
Đẩy mạnh quản lý chất lượng sản phẩm ở doanh nghiệp theo mô hình quản lý chất lượng toàn diện hoặc theo tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000 và ISO 8000. Trong lĩnh vực này, để hoạt động có hiệu quả, điều quan trọng trước hết là phải làm tốt công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm trong toàn thể CBCNV, sau đó là quyết tâm cao của lãnh đạo và cuối cùng mới là tìm các nguồn tài chính cho việc thực hiện.
Lợi ích từ việc tiến hành quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9000 sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm dần và tiến tới loại bỏ được việc thử nghiệm lại sản phẩm mà thông thường phải mất khá nhiều thời gian và tốn kém về vật chất. Khi hoạt động quản lý chất lượng đã đi vào nề nếp, có thể thử nghiệm việc cho phép doanh nghiệp tự kiểm tra chất lượng sản phẩm, tự chịu trách nhiệm về những sản phẩm do mình làm ra mà không cần phải thông qua một cơ quan giám định chất lượng nào.
Thứ ba: Mở rộng các mối liên hệ ngược với người tiêu dùng:
Đây được coi là phương pháp hiệu quả nhất và khách quan nhất để xác định nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm nói chung và các sản phẩm dệt may nói riêng.
Phương pháp liên hệ ngược có thể được thực hiện bằng cách phát và thu lại các phiếu thăm dò định kỳ hoặc lấy ý kiến trực tiếp của người tiêu dùng tại các quầy hàng, có hệ thống nhận các yêu cầu khiếu nại của khách hàng…
Từ các kết quả thăm dò, doanh nghiệp sẽ có cơ sở để xác định các yêu cầu về chất lượng, số lượng và kiểu dáng của các sản phẩm do mình sản xuất đang được lưu thông trên thị trường. Hiện nay các doanh nghiệp dệt may chưa thực sự chú ý tới phương thức này đó là lí do tại sao các sản phẩm dệt may Việt Nam chỉ chiếm được trên dưới 30% thị trường nội địa, do đó trong thời gian tới hoạt động này cần được thực hiện phổ biến đẩy mạnh.
Thứ tư : Đầu tư đa dạng hóa hàng may mặc xuất khẩu:
Kinh tế xã hội phát triển kéo theo nhu cầu của người cũng lên cả về chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Sản phẩm có mẫu mã đẹp, có tính thời trang, phù hợp với đặc điểm văn hóa của vùng thị trường bao giờ cũng đạt được sản lượng tiêu thu cao. Chính vì vậy, ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp dệt may Việt nam còn cầu phải đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng cũng như đáp ứng được nhu cầu của từng thị trường.
Trong nhiều năm, hàng may mặc Việt Nam có những thay đổi nhiều về kiểu dáng, mẫu mã, chất liệu, chủng loại hàng nhưng khi hàng may mặc của Việt Nam thay đổi được một phần, hàng may mặc của các đối thủ cạnh tranh đã thay đổi liên tục về kiểu dáng, mẫu mã, chất liệu, chủng loại hàng hóa. Mặt hàng sơ mi, jacket, veston của Việt Nam chỉ thay đổi chút ít về mầu sắc còn chất liệu vải, kiểu dáng thay đổi ít.
Cho nên, trong ngắn hạn từ 2 đến 3 năm tới cần tập trung vào những mặt hàng như sơ mi, jacket, quần âu, quần áo dệt kim, quần áo thể thao tạo sự đa dạng theo hai hướng:
- Đa dạng hóa chất liệu sản phẩm nhờ vào ý tưởng thiết kế. Đa dạng hóa chất liệu sản phẩm cần dựa vào ý tưởng thiết kế của các nhà thiết kế thời trang. Các nhà thiết kế sẽ biết cách sử dụng chất liệu khác nhau cho những sản phẩm khác nhau, dù những chất liệu có thể trong nước sản xuất được hoặc phải nhập khẩu. Ý tưởng thiết kế cần xuất phát từ khả năng sáng tạo của các nhà thiết kế Việt Nam, tránh sao chép hoặc rập khuôn theo mẫu mã của nước ngoài
- Đa dạng hóa chủng loại sản phẩm: Chủng loại sản phẩm hàng may mặc thời gian qua đã tăng đáng kể nhưng chưa theo kịp nhu cầu sử dụng của thị trường thế giới rất đa dạng. Mỗi nhóm khách hàng và mỗi thị trường đều có những yêu cầu khác nhau khi mua hàng may mặc với mục đích sử dụng khác nhau.Thậm chí, những chủng loại hàng khác nhau cần được sản xuất theo nhu cầu của từng khoảng thời gian ngắn theo mùa trong năm nhu hàng may mặc cho đầu hè hoặc cuối mùa hè, đầu mùa thu và cuối mùa thu,.. cần tiến hành có thiết kế hình thành theo bộ sưu tập thời trang theo mùa và thị trường. Và để làm được những hướng phát triển thì điều tiên quyết cần một chiến lược thời trang hóa ngành dệt may Việt Nam, đẩy mạnh hoạt động thiết kế và sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao cùng với việc xây dựng hình ảnh ngành sản xuất dệt may Việt Nam với chất lượng- thời trang- thân thiện với môi trường.
Tóm lại, với ý tưởng thiết kế mang tính thương mại, tức là tạo ra sản phẩm để xuất khẩu và cạnh tranh trên thị trường, thì các sản phẩm dệt may Việt Nam không đơn thuần dừng ở trình diễn trên sân khấu hay tham gia các cuộc thời trang.
Ngoài ra, hướng đa dạng hóa sản phẩm, với nhiều chủng loại hàng may mặc theo thời gian và theo các bộ sưu tập sẽ rất phù hợp với các thực giới thiệu những sản phẩm mà các trung tâm thời trang quốc tế lớn tại Pháp, Đức, Anh, Ý Mang đến khách hàng EU. Dần dần, hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam sẽ trở nên hòa nhập hơn với xu hướng thời trang thế giới, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
3.3.4.Giải pháp đầu tư cho phát triển vùng nguyên liệu và sản xuất phụ liệu:
Chúng ta biết rằng, nguyên- phụ liệu là đầu vào của quá trình sản xuất sản phẩm dệt may.Nó bao gồm hai loại: một loại có nguồn gốc từ thiên nhiên như : bông, đay, lanh, tằm tơ,..một loại có nguồn gốc từ quá trình sản xuất nghiên cứu hóa học như sợi tổng hợp, nhân tạo. Hiện nay trên thế giới, nhiều nước đã biết phát huy lợi thế về từng chủng loại nguyên liệu để phát triển ngành công nghiệp dệt –may như Trung quốc,…nhưng không ít nước nước phải nhập khẩu gần như toàn bộ nguyên liệu thiên nhiên ( bông,len…) nhưng tự túc được nguồn nguyên liệu hóa học nên nền công nghiệp cũng rất phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Hông Kông, Đài Loan,…
Thiếu một nguồn cung cấp nguyên, phụ liệu ổn định, sản xuất không thể phát triển bền vững,do đó phải tăng cường phát triển và củng cố các vùng chuyên cạnh trông bông, trồng dâu nuôi tằm song song với việc đẩy nhanh quá trình xây dựng các khu công nghiệp hóa dầu, làm tiền đề cho việc sản xuất các loại xơ tổng hợp, góp phần tạo thế chủ đồng về nguyên liệu, tăng sức cạnh tranh các sản phẩm dệt may.
Cụ thể là:
Thứ nhất: Đối với cây bông:
Để giải quyết tận gốc vấn đề, cần thống nhất quan điểm là đưa cây bông thành cây công nghiệp chiến lược quan trọng với mục tiêu đến năm 2010, Việt Nam phải tự túc được khoảng 70% nguyên liệu bông cho ngành Dệt- May và năm 2015 là 90% và dần tự túc toàn bộ. Muốn vậy, trước hết cần tập trung đầu tư cho nghiên cứu khoa học nhằm giải quyết khâu giống bông, huy động lực lưỡng cán bộ chuyên gia khoa học kỹ thuật của cơ quan nghiên cứu, các trường đại học để đưa tiến bộ khoa học và khâu gieo trồng. chăm bón và thu hoạch. Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị và nhân lực cho Trung tâm nghiên cứu bông Nha Hố đủ sức hợp tác với các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước thực hiện công tác nghiên cứu phục vụ cho chiến lược phát triển bông gắn với với việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ khoa học kỹ thuật cho toàn ngành trong những năm tới.
Đầu tư một số vùng chuyên canh: xây dựng một số vùng chuyên canh lớn ở những nơi đã có quy hoạch đất đai, thủy lợi và đã có kinh nghiệm trồng bông ở các tỉnh duyên hải Nam trung bộ như Bình Thuận và Ninh Thuận.. để áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào khâu gieo trồng, chăm bón và thu hoạch.
Về vấn đề chất lượng: cần áp dụng các tiêu chuẩn về bông hạt, bông xơ Việt năm nhằm kiểm soát chất lượng các cơ sở cán bông hạt không làm ảnh huwongr đến sức cạnh tranh của sản phẩm dệt ở thị trường trong và ngoài nước,bên cạnh đó việc hiện đại hóa thiết bị cán bông để tăng tỷ lệ thu hồi xơ; và nghiên cứu chết biến dầu hạt bông để tăng gái trị thu hồi góp phần giảm giá thành bông xơ.
Thứ hai, Đối với tơ tằm:
Các sản phẩm dệt từ tơ tầm trong nước sản xuất còn ít, chất lượng thấp. Hiện nay, ta mới chỉ khai thác nguồn nghuyên liệu quý này dưới dạng xuất khẩu nguyên liệu là chính nên hiệu quả còn thấp. Trong tương lai, để đạt hiệu quả kinh tế cao, cần có thiết bị và công nghệ chế biến được các sản phẩm có chất lượng cao hơn phục vụ xuất khẩu. Nếu có công nghệ chế biến phế liệu tơ để kéo thành sợi spunsilk. Đây là loại nguyên liệu có giá trị xuất khẩu không thua kém nhiều so với tơ nõn.
Thứ ba, Đối với xơ sợi tổng hợp và các loại hóa chất, thuốc nhuộm:
Sợi hóa học từ ngành hóa dầu là nguyên liệu rất quan trọng của ngành dệt may.. Hiện tại, Việt Nam đã có dầu mỏ và có dự án công trình lọc dầu tại Dung Quất đi vào hoạt động, nên việc sản xuất cá loại xơ, sợi tổng hợp và một số loại hóa chất, thuốc nhuộm chính vào năm 2010 là có nhiều triển vọng giảm được việc phải nhập khẩu gần như hoàn toàn hàng năm khoảng vài chục nghìn tấn với lượng ngoại tệ gần 60 triệu USD. Ngành cần kiến nghị với Chính phủ và phối hợp với các cơ quan nhà nước đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình để tiến tới có thể tự túc được phần nào loại nguyên nhiên liệu quan trọng này trong thơi gian sớm nhất.
Ngoài ra, để chủ động được nguồn nguyên phụ liệu đảm bảo chất lượng , đa dạng và đáp ứng trong thời gian ngắn nhất, cần xây dựng chợ nguyên phụ liệu riêng cho ngành dệt may. Đây sẽ là trung tâm giao dịch với chủng loại mẫu mã đa dạng, giá bán và phương thức thanh toán phong phú,.. để các nhà sản xuất và xuất khẩu có thể chủ động chọn lực, rút ngắn thời gian sản xuất. tăng khả năng cạnh tranh so với hàng hóa của nhiều nước khác, nâng cao lợi nhuận xuất khẩu.
Tóm lại, đầu tư cho sản xuất các loại nguyên, phụ liệu ngay trong nước không chỉ giúp ngành chủ động trong sản xuất làm tăng giá trị gia tăng của sản phẩm mà các sản phẩm dệt may xuất khẩu còn nhận được các ưu đãi về tiêu chuẩn xuất xứ khi xâm nhập vào thị trường quan trọng như EU, Mỹ, Nhật Bản,…Việc hình thành và mở rộng hoạt động sản xuất cũng góp phần trong việc tạo ra công ăn việc làm cho khu vực nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn hiện nay.
Để khuyến khích mạnh mẽ hơn việc các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu trong nước cho sản xuất hàng xuất khẩu thì cần có chính sách ưu đãi, khuyến khích như giảm thuế, thưởng từ quỹ xuất khẩu, đồng thời cũng chủ động giới thiệu với khách hàng nước ngoài về các nguyên phụ liệu có thể sản xuất trong nước để tiến tới xuất khẩu các nguyên phụ liệu trong nước giảm áp lực từ nhập khẩu, kich thích mạnh mẽ ngành sản xuất nguyên phụ liệu trong nước phát triển.
3.3.5.Các biện pháp về thu hút vốn và sử dụng hiệu quả nguồn vốn
Thứ nhất : Biện pháp về thu hút vốn
Cơ sở giải pháp : Một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu để phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm dệt may Việt nam đó là giải pháp huy động vốn ,tạo nguồn tài chính đủ lớn, ổn định vững chắc cho việc thực hiện nó. Vì nếu không có vốn, thì các dự án cũng chỉ dừng ở kế hoạch triển vọng. Do đó tài chinh là mấy chốt quyết định tính khả thi của những kế hoạch đã vạch ra. Từ nay cho đến năm 2015 và những năm tiếp theo, nhu cầu vốn đầu tư cho dệt mat Việt Nam là rất lớn. Nguồn vốn này được huy động từ đâu?
Từ việc nhận thấy rõ tầm quan trọng của nguồn vốn như vậy, ta có thể đề xuất các giải pháp thu hút vốn như sau:
a) Đẩy mạnh huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán
Hiện tại, ngành công nghiệp Dệt-may sau khi được tổ chức lại và hoạt động theo hướng tập đoàn,các doanh nghiệp thuộc Vinatex đã hoàn thành cổ phần hoá, thì có thể phát hành cổ phiếu để huy động vốn qua thị trường chứng khoán Việt Nam, hoặc một số thị trường chứng khoán quốc tế.Và trên thực tế đã có 5 công ty thuộc ngành dệt may đang niệm yếu trên thị trường chứng khoán, trong đó có 3 công ty niêm yết chứng khoán trên Sở GDCK Hồ Chí Minh và 2 công ty đăng ký giao dịch trên TTGDCK Hà Nội.Ngoại trừ CTCP SX_KD XNK Bình Thạnh thì 4 công ty còn lại bao gồm CTCP Dệt may Thành Công;CTCP SX_TM may Sài Gòn, CTCP May Phú Thịnh –Nhà Bè;CTCP Đầu tư và Thương mại TNG đều mới thực hiện niêm yết chứng khoán trong năm 2006 và 2007. Trong năm 2007, các doanh nghiệp đều có mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế ở mức cao so với năm 2006, cụ thể TCM tăng gấp 5 lần, TNG tăng gấp 3 lần. Có thể nhận thấy những tác động tích cực từ việc niêm yết trên thị trường chứng khoán, nhưng số lượng doanh nghiệp niêm yết vẫn còn hạn chế. Trong thời gian tới cần đẩy mạnh hoạt động này nhưng cũng cần lưu ý về thời điểm và đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp để góp phần nâng cao hiệu quả của việc huy động vốn qua kênh này.
b) Tạo điều kiện để thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Đối với nguồn vốn nước ngoài,chúng ta cần có những biện pháp gọi vốn đầu tư thích hợp như chủ động xây dựng danh mục các dự án đầu tư trực tiếp ở các vùng, khu vực trọng điểm để có thể thu hút được được sự quan tâm các dự án đầu tư của các nước, các tổ chức tài chính quốc tế hoặc chủ động tham gia tích cực vào các hoạt động của cộng đồng quốc tế và khu vực, nhằm tăng cường cơ hội thu hút đầu tư. Bên cạnh đó, cần có có các hình thức đặc biệt trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài như việc giảm thuế đất, giảm các phí và lệ phí bất hợp lý tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay từ đó thu hút đầu tư vào các lĩnh vực cần khuyến khích như nhuộm, hoàn tất, sản xuất sợi hóa học,…Việc này cần có sự kết hợp của ngành và chính phủ.
Làm như vậy, một phần ngành sẽ có vốn và có nhà đầu tư phát triển các lĩnh vực trọng điểm nhưng cũng đồng thời buộc các doanh nghiệp dệt may trong nước sẽ phải hoạt động có hiệu quả hơn và điều đó cũng góp phần đẩy nhanh quá trình đa sử hữu trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
c) Đa dạng hóa cơ cấu sở hữu và tạo sự liên kết vốn giữa các thành phần kinh tế.
Có thể thấy rằng hiện nay số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may đã có cả các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia sản xuất kinh doanh song đứng trước sức ép cạnh tranh và sự đào thải trong cơ chế thị trường nhiều cơ sở đã phải thu hẹp sản xuất hoặc giải thể.Nhưng nhìn chung với sự đa dang về hình thức sở hữu đã đáp ứng phần nào nhu cầu phong phú của tầng lớp nhân nhân về nhu cầu sử dụng sản phẩm dệt may.
Ngành Dệt May không thuộc những ngành mà Nhà nước cần độc quyền sản xuất nên việc đa dạng hóa cơ cấu sở hữu đặc biệt là đối với doanh nghiệp nhà nước sẽ giúp giảm gáng nặng cho ngân sách nhà nước.Vì vậy cần tiếp tục đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong ngành dệt may,nhà nước có thể giữ lại một số doanh nghiệp trọng điểm có ưu thế về vốn ,kỹ thuật,công nghệ hoặc doanh nghiệp trước mắt khó hấp dẫn đầu tư của tư nhân và nước ngoài như kéo sợi, nhuộm, hoàn tất. Điều cần chú ý là cần xử lý hài hòa việc phân chia lợi ích giữa Nhà nước với người lao động để gắn được trách nghiệm và quyền lợi của người lao động với doanh nghiệp, vừa tạo tâm lý phấn khởi, làm cho họ tận tâm với doanh nghiệp của mình hơn.
Trong xu thế chung thì cần phát triển hài hòa các doanh nghiệp dệt may theo quy mô vừa và nhỏ với quy mô lớn để tạo tính tương hỗ trong quá trình phát triển, đồng thời đối với các khâu mà khu vực ngoài quốc doanh không đủ khả năng đảm nhiệm thì trước mắt các doanh nghiệp nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo để hiệp tác sản xuất giữa các thành phần kinh tế.Các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ phát triển thành các vệ tinh cho doanh nghiệp lớn là một bước đệm để hình thành các công lớn hay tập đoàn có đủ sức mạnh cạnh tranh trên thị trường và thế giới.
Và thời gian tới nên hạn chế việc hình thành các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực dệt may, tiến hành đa dạng hóa sở hữu từ đầu đối với các công trình mới để tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế cùng tham gia phát triển. Tiếp nữa, trong xu hướng tiếp nhận sự chuyển dịch thiết bị và công nghệ mới từ các nước phát triển hơn so với Việt Nam thì đầu tiên sẽ diễn ra ở các doanh nghiệp có cơ sở hạ tầng tốt, quỹ đất lớn sau đó mới đến các doanh nghiệp khác, do đó để nâng cao hiệu quả của quá trình này thì cần thực tốt quá trình chuyển giao lại từ các doanh nghiệp quốc doanh sang các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác.
Và thời gian qua hình thức như hiệp tác sản xuất hay cho thuê xí nghiệp sản xuất cũng tỏ ra có nhiều hiệu quả tích cực cùng cần xem xét để nhận rộng.
d) Một số biện pháp huy động vốn khác :
Có một hình thức huy động vốn của doanh nghiệp mà trong thời gian qua đã được thực hiện có hiệu quả ở một số doanh nghiêp lớn trong ngành đó là hình thức đầu tư bằng chính nguồn vốn tích lũy của doanh nghiệp được hình thành từ khấu hao, lợi nhuận để lại,và bán các tài sản không còn giá trị sử dụng cũng cần khuyến khích thực hiện.
Biện pháp giảm chi phí trong quá trình sản xuất như chi phí điện, nước.. hay tận dụng các nguồn nguyên liệu dư thừa… từ đó giảm giá thành để có khả năng tăng lợi nhuận rồi quay trở lại tái đầu tư là một cách làm tuy không mới nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện, việc thực hành tiết kiệm trong sản xuất có thể được xem như là giải pháp quan trọng do nó có hiệu ứng dây .Theo phân tích ở trên, các chi phí sản xuất trong ngành dệt may Việt Nam luôn cao hơn so với các nước trong khu vực . Một ví dụ cho nhận định này là trong khi ở cả nước , chi phí điện chỉ chiếm từ 7.5%-8% trong giá thành một mét vải thì ở ta , chỉ tiêu này là 10% . Nhiều doanh nghiệp hằng năm phải trả tới hàng chục tỷ đồng tiền điện , với một xưởng nhuộm có công suất 1,5 triệu tấn vải/năm, cần 1,11 triệu lít dầu FO và khoảng 1 triệu KWh điện. Tổng số tiền tiêu thụ để phục vụ cho quy trình nhuộm, sấy số vải trên khoảng gần 5,3 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng năng lượng chỉ đạt khoảng 74%-78%.
Lập đề án trình Chính phủ để liên kết với các Ngân hàng thương mại lớn, thành lập Tập đoàn Tài chính - Dệt may Việt Nam, để giải quyết nhu cầu vốn cho tương lai phát triển lâu dài của dệt may Việt Nam. Với phương châm đa dạng hoá nguồn vốn và với cơ chế tài chính phù hợp, chắc chắn Ngành dệt may Việt Nam sẽ có đủ vốn để hoàn thành các mục tiêu nêu trên.
Ngoài ra thu hút vốn từ đội ngũ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp để đầu tư cho một hạng mục nào đó trong dây chuyền sản xuất .Hình thức này tỏ ra có hiệu quả và được coi là tiền đề cho việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp sau này . Các biện pháp giám sát chi phí đầu vào để giảm thất thoát do tiêu cực cũng là biện pháp cần làm đối với doanh nghiệp .
Thứ hai: Sử dụng hiệu quả nguồn vốn
Để sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả cần các phương án đầu tư tổng thể , có trọng điểm , tránh dàn trải và đầu tư trùng lặp như đã từng làm ở giai đoạn trước. Muốn vậy , cần phải có một sự phối hợp và liên kết mật thiết , thường xuyên giữa Tập đoàn Dệt May Việt Nam - đại diện cho ngành kinh tế - kĩ thuật với Bộ Công nghiệp và UBND các tỉnh , thành phố trong việc cấp giấy phép đầu tư ( cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nước ). Riêng đối với các công trình có vốn đầu tư từ nguồn vốn nhà nước thì dự án đầu tư cần phải được giảm sát chặt chẽ ngay từ khâu lập dự án và có sự tham giam gia thẩm định của Tập Đoàn Dệt May Việt Nam, kể cả ngoài nguồn vốn nhà nước còn các nguồn vốn khác nhưng cần có quy chế chặt chẽ để tránh tình trạng đầu tư không hiệu quả, không sử dụng hết năng lực gây lãnh phí vốn.
Tiếp nữa là xác định được các sản phẩm mũi nhọn theo từng thời kỳ, để có thể phân bổ vốn phù hợp, đồng thời tiền hành phân loại theo mục đích sử dụng để nâng cao tính hiệu quả sử dụng vốn.
KẾT LUẬN
Cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh có vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi nền kinh tế nói chung và mỗi ngành sản phẩm, mỗi doanh nghiệp nói riêng. Đặc biệt trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay, chúng ta cần nhìn nhận rằng cạnh tranh đóng vai trò tất yếu để thúc đẩy sử phát triển nền kinh tế thế giới .Bởi vậy đối các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thì việc tìm ra chìa khóa để trả lời cho bài toán cạnh tranh là một vấn đề được quan tâm hàng đầu.Hơn thế nữa, việc đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may góp phần khẳng định vị thế Việt Nam với bạn bè thế giới.
Cho đến nay, sức cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam ở các thị trường nội địa và nước ngoài đã đạt được những thành tựu nhất định thể hiện qua sự gia tăng mạnh mẽ của giá trị xuất khẩu cũng như khả năng chiếm lĩnh thị phầnngày cành lớn,…Song cũng không thể phủ nhận rằng vẫn còn tồn tại những mặt yếu kém về khả năng tự túc về nguyên liệu,thiết kế,.. so với các đối thủ khác trên thị trường. Do đó với việc xây dựng một số giải pháp đầu tư nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam từ nhiều mặt trong đề tài, tôi tin tưởng rằng các sản phẩm Việt Nam sẽ có những bước tiến mạnh mẽ trong thời gian tới, có thể cạnh tranh và khẳng định thương hiệu Việt Nam trên thị trường không chỉ trong nước mà còn trên thế giới.
Tài liệu tham khảo
1. PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt, TS. Từ Quang Phương (2007) – Kinh tế đầu tư,Nhà xuất bản Đại học Kinh Tế Quốc Dân
2. Michael E. Potter(1996), “Chiến lược cạnh tranh”,Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà nội.
3. Bộ Thương mại, Niên giám Thương mại Việt Nam 2007, NXB Thống kê, 2007.
4. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia- CIEM&UNDP .Nhà xuất bản giao thông vận tải năm 2003.
5. Báo cáo tài chính tổng hợp giai đoạn 2005-2008 của Công ty cổ phần May 10
6. Xuất khẩu hàng dệt may sẽ phải cạnh tranh quyết liệt-Thuỳ Dương.T/C Công Nghiệp &Thương Mại Việt Nam.
7. Nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng may mặc xuất khẩu khi WTO xoá bỏ hạn ngạch dệt may vào năm 2005-TS.Doãn Kế Bôn.T/C Nghiên Cứu và Trao Đổi Số 8/2006
8. Thử tìm hiểu khả năng cạnh tranh của ngành Công Nghiệp Dệt- May Việt Nam-Dương Đình Giám.T/C Nghiên Cứu – Trao Đổi Số 4/2007.
9. Thái Quang, Kim ngạch dệt may Việt Nam bứt phá 2007, Tạp chí con số và sự kiện, số 12.2007
10. Trang thông tin của Vinatex
11. Trang thông tin của May 10
12. Michael E. Porter, The Competitive Advantage of Nations , (1990).
12. Lee Kuan Yew-school of pulic policy _”Competitiveness, Clusters and Institution for Collaboration”- 20/08/2008
13. Vietnamese textile industry after joining the WTO, General Statistic Office, Ministry of Planning and Investment.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21632.doc