Đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh ngành Da - Giày Việt Nam

Mục lục Lời nói đầu Cạnh tranh xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nền kinh tế thị trường và nó như là một tất yếu không thể xóa bỏ. Cạnh tranh là điều kiện thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển. Kể từ sau chủ trương chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã thực sự là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Xây dựng nền kinh tế thị trường có nghĩa là phải chấp nhận cạnh tranh, chấp nhận sự bung ra hàng loạt các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần k

doc40 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1775 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh ngành Da - Giày Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh tế. Hơn nữa, Việt nam đã trở thành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế: ASEAN, APEC, WTO, đến 2006 sẽ gia nhập AFTA. Thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan theo hiệp định CEPT, Việt nam đã thực hiện cắt giảm thuế cho 4230 nhóm mặt hàng. Trong khi xu thế này đã trở thành tất yếu, một thực tế đặt ra là các doanh nghiệp Việt nam nói chung và Tổng Công ty Da-Giày Việt nam nói riêng phải chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc hội nhập và như vậy cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường sẽ ngày càng diễn ra gay gắt. Hệ thống XHCN ở Liên xô và Đông Âu tan rã đã tác động sâu sắc đến ngành Da-Giày non trẻ và mới phát triển ở Việt nam. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất giày da đều lâm vào tình trạng khó khăn do thiếu đơn đặt hàng. Song để phục hồi năng lực sản xuất, ngành Da-Giày Việt nam đã chuyển sang thời kỳ phát triển mới: đổi mới công nghệ, hòa nhập với xu thế mở cửa nền kinh tế, và đây chính là thời điểm đánh dấu bước ngoặt đáng ghi nhớ cho những tín hiệu khởi sắc của ngành Da-Giày Việt nam. Tuy nhiên, để tồn tại, đứng vững và khẳng định được vai trò của mình trong tiến trình phát triển đất nước, ngành Da-Giày Việt nam phải tìm giải pháp tốt nhất để tăng cường khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế. Vấn đề đặt ra là làm gì và làm thế nào để phát huy được lợi thế cạnh tranh của ngành. Tận dụng có hiệu quả các nguồn lực và cơ hội có được. Xuất phát từ thực tiễn trên, với sự động viên, hướng dẫn của cô Nguyễn Bạch Nguyệt, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “ Đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh ngành Da-Giày Việt nam”. Đề tài gồm 3 phần: Phần 1: Những lý luận chung về đầu tư phát triển và đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh. Phần II: Thực trạng về khả năng cạnh tranh và tình hình thực hiện đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh ngành Da-Giày Việt nam. Phần III: Định hướng phát triển và một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh ngành Da-Giày . Phần I Những lý luận chung về đầu tư phát triển và đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh - vấn đề tất yếu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường và tiến trình hội nhập I/ Đầu tư phát triển 1/ Khái niệm: Đầu tư có thể hiểu: “ Là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành một số hoạt động và thu về những kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra”. Nguồn lực ở đây có thể là: tiền, sức lao động, tài nguyên thiên nhiên,... Đầu tư gồm: Đầu tư tài chính (ĐTTC) Đầu tư thương mại (ĐTTM) Đầu tư phát triển (ĐTPT) Trong đó, ĐTTC và ĐTTM không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế mà chỉ có ĐTPT mới tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế. Do đó, ta có thể đưa ra định nghĩa về ĐTPT như sau: ĐTPT là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, lao động và trí tuệ để xây dựng sửa chữa nhà cửa, cấu trúc hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, máy móc, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực thực hiện chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội, tạo việc làm và nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội”. ĐTPT tập trung chủ yếu vào một số nội dung sau: Đầu tư vào máy móc thiết bị (công nghệ) Đầu tư vào nguyên vật liệu Đầu tư vào giáo dục đào tạo nguồn nhân lực Đầu tư vào tài sản vô hình.... 2/ Vai trò của ĐTPT 2.1 Đầu tư vừa tác động đến tổng cung vừa tác động đến tỏng cầu Về tổng cung khi thành quả của ĐTPT phát huy tác dụng các năng lực mới đi vào hoạt động thì tổng cung trong dài hạn sẽ tăng lên Về tổng cầu, đầu tư là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của nền kinh tế và nó sẽ tác động đến tổng cầu trong ngắn hạn. Sự tác động đồng thời của ĐTPT đến tổng cung và tổng cầu dù tăng hay giảm cũng là yếu tố vừa duy trì vừa phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế. 2.2 Đầu tư tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế Các chuyên gia kinh tế cho rằng, muốn giữ tốc độ tăng trưởng trung bình thì tỷ lệ đầu tư hàng năm phải đạt từ 15-28% so với GDP tùy thuộc vào điều kiện cũng như hệ số ICOR của mỗi quốc gia. Các nước phát triển hệ số ICOR thường lớn, từ 5-7 do thừa vốn, thiếu lao động và sử dụng công nghệ hiện đại, còn ở các nước đang phát triển hệ số ICOR thấp do thiếu vốn, thừa lao động và công nghệ lạc hậu. 2.3 Đầu tư tác động đến sự chuyển dịch kinh tế Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy con đường tất yếu để có thể tăng trưởng với tốc độ như mong muốn là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển nhanh ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Còn ngành nông nghiẹp do hạn chế về đất đai và chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố thiên tai, khả năng sinh học...nên để đạt tốc độ tăng trưởng 5-6% là rất khó. Vậy để đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh thì phải tăng cường đầu tư do đó sẽ dẫn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các quốc gia. Về cơ cấu ngành và lãnh thổ, đầu tư có tác động giải quyết tình trạng mất cân đối về phát triển giữa các ngành, các vùng và lãnh thổ. Phát huy lợi thế so sánh giữa các ngành ,vùng, lãnh thổ là điều kiện tiên quyết của tốc độ phát triển kinh tế. 2.4 Đầu tư tăng khả năng khoa học công nghệ của đất nước Để thực hiện quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa thì công nghệ là nhân tố giữ vai trò quan trọng. Đầu tư vào công nghệ – khoa học giúp tăng năng lực sản xuất, tăng khả năng quản lý,... Có hai con đường cơ bản để có công nghệ hiện đại là tự nghiên cứu phát minh hoặc chuyển giao công nghệ từ phía nước ngoài. Dù là con đường nào, cũng đòi hỏi phải có vốn đầu tư khá lớn. Do đó đầu tư là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng khoa học - công nghệ của mỗi quốc gia. 3/ Nguồn vốn cho ĐTPT Vốn là nguồn lực không thể thiếu đối với bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như bất kỳ một công cuộc đầu tư nào. Tuy nhiên, để huy động vốn cho ĐTPT, ta cần xem xét các nguồn sau: 3.1 Nguồn vốn trong nước 3.1.1 Nguồn vốn nhà nước Đây là nguồn vốn quan trọng có tác dụng làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhà nước sử dụng nguồn vốn này để đầu tư vào ngành, lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế. Hơn nữa, đây là nguồn vốn mà nhà nước trực tiếp điều hành theo kế hoạch để thực hiện các mục tiêu đề ra. Do sản phẩm của ngành Da-Giày là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta; hiện tại kim ngạch xuất khẩu của ngành này đứng vị trí thứ ba sau dầu khí và dệt may. Cho nên các doanh nghiệp Da-Giày Việt nam cũng là các đơn vị thuộc diện được ưu tiên cấp vốn ngân sách nhà nước. Vốn ngân sách nhà nước: là nguồn vốn được hình thành từ các khoản thu thuế, phí, lệ phí, và các khoản viện trợ hay các khoản thu khác. Trong năm 2000, vốn ngân sách nhà nước tăng 14,2% so với năm 1999 và chiếm 23,8% tổng vốn đầu tư xã hội Vốn tín dụng: là khoản vốn mà nhà nước vay từ dân dưới dạng trái phiếu, công trái, từ các tổ chức quốc tế, quốc gia khác. Vốn tự có của doanh nghiệp: là nguồn vốn được hình thành từ nguồn ngân sách cấp các khoản trích từ nguồn vốn khấu hao để lại, nguồn lợi nhuận sau thuế,... 3.1.2 Nguồn vốn đầu tư ngoài quốc doanh Nguồn vốn này có tốc độ phát triển cao, bao gồm: Nguồn vốn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Hồ gia đình Vốn đầu tư của dân. Nguồn vốn ngoài quốc doanh được hình thành từ nguồn vốn tự có, phần lợi nhuận tích lũy và một phần vốn vay. Nguồn vốn này được sử dụng linh hoạt, mang lại hiệu quả cao không chỉ đối với lĩnh vực nhà nước đầu tư mà cả những lĩnh vực nhà nước không thể đầu tư do sự hạn chế của nguồn ngân sách. 3.1.3 Vốn vay Đây là nguồn vốn chiếm phần lớn trong tổng số vốn của doanh nghiệp. Ngoài nguồn vốn do ngân sách cấp, vốn đầu tư của các tổ chức trong ngoài nước, vốn tự có của các doanh nghiệp, để có thể đạt được mục tiêu đề ra, các doanh nghiệp phải vay vốn từ các tổ chức khác: ngân hàng, tổ chức tín dụng,... 3.2 Nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài Đây là nguồn vốn nước ngoài chủ yếu cho ĐTPT. Việc đầu tư trực tiếp của nước ngoài làm tăng thêm nguồn lực cho sự phát triển của đất nước, không chỉ thể hiện qua vốn mà còn thông qua trình độ công nghệ, khoa học, kỹ thuật, tổ chức quản lý. Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài gồm: Hợp đồng hợp tác kinh doanh Hợp đồng liên doanh 100% Vốn nước ngoài BOT, BTO, BT. 3.3 Mối quan hệ giữa các nguồn vốn trong và ngoài nước Giữa hai loại nguồn vốn này có mối quan hệ qua lại trực tiếp ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển kinh tế. Cả hai đầu đòn góp vào GDP thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp hoặc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Đối với một số nước đang phát triển như Việt nam thì nguồn vốn nước ngoài là một ‘cái huých’ quan trọng góp phần giúp Việt nam ra khỏi vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói. Tuy nhiên, nguồn vốn trong nước mới là nguồn lực quan trọng và quyết định, chắc chắn cho quá trình tăng trưởng và phát triển lâu dài. Nguồn vốn trong nước cũng là cơ sở hạ tầng quan trọng để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nước ngoài. Nguồn để trả nợ vay ODA chủ yếu cũng dựa vào nguồn vốn trọng nước. Tuy nhiên, mối quan hệ này thay đổi tùy theo từng thời kỳ phát triển không thể quá coi trọng nguồn này hay nguồn khác bởi sự nhìn nhận sai lầm về vai trò của các nguồn vốn sẽ dẫn đến hậu quả không lương trước được. Mối quan hệ giữa các nguồn vốn có 3 mức độ như sau: 3.3.1 Vốn trong nước lớn hơn vốn nước ngoài: Để đạt được mối quan hệ này thì phải có: Tỷ lệ tích lũy tăng nhanh hơn tỷ lệ tiêu dùng Tỷ lệ tiết kiệm tăng nhanh hơn tỷ lệ đầu tư Tỷ lệ đầu tư tăng không quá nhanh so với tỷ lệ tích lũy Đó cũng chính là mối quan hệ lý tưởng mà chúng ta mong muốn đạt tới. Tuy nhiên, nó sẽ đem đến cho nền kinh tế sự tăng trưởng cao nhưng chất lượng tăng trưởng thấp. Bởi vậy tương quan này chỉ nên là xu hướng, là căn cứ để xác lập tỷ lệ giữa vốn trong nước và vốn nước ngoài một cách hợp lý. 3.3.2 Vốn trong nước nhỏ hơn vốn nước ngoài Nếu tình trạng này kéo dài, thì rất nguy hiểm cho sự phát triển của đất nước vì sự lệ thuộc quá nhiều vào vốn nước ngoài, dẫn tới không thể kiểm soát được nền kinh tế. Các cuộc khủng hoảng kinh tế trong thập kỷ 90 ở một số nước Châu Mỹ La tin và Châu á là minh chứng và lịch sử cũng đã chỉ ra rằng chưa có một mô hình kinh tế nào thành công hoàn toàn nhờ chủ yếu vào nguồn vốn nước ngoài. Mặt khác, còn có thể diễn ra tình trạng nhập siêu quá mức làm cho chi phí huy động vốn nước ngoài rẻ so với trong nước dẫn đến không khuyến khích đầu tư phát triển do tích lũy thấp. Đồng thời khuyến khích tiêu dùng khuyến khích tiêu dùng, biến đất nước thành nơi tiêu thụ hàng ế, công nghệ lạc hậu. 3.3.3 Vốn trong nước bằng vốn nước ngoài Mối quan hệ này thường không bền vững mặc dù nhiều quốc gia mong muốn duy trì. Tuy nhiên, rất khó và đem lại sự tăng trưởng giả tạo. Một đất nước tiếp nhận đầu tư muốn có vốn trong nước bằng vốn nước ngoài thì tìm cách tăng vốn bằng cách nâng giá trị của đất đai hoặc sử dụng những chính sách bất hợp lý đối với nhà đầu tư nước ngoài. Kết quả là sẽ giảm sức thu hút nguồn vốn nước ngoài. Mối tương quan này có thể gây ra những biến động bất thường hoặc lãng phí nguồn lực dẫn đến kìm hãm tăng trưởng và phát triển kinh tế. II/ Cạnh tranh và phân loại cạnh tranh 1/ Cạnh tranh Theo Mark: “ Cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật điều kiện thuận lợi trong sản xuất để thu được lợi nhuận siêu ngạch” Cạnh tranh là qui luật khách quan của nền sản xuất hàng hóa và là một yếu tố quan trọng trong cơ chế thị trường. Sản xuất hàng hóa càng phát triển, hàng hóa bán ra càng nhiều, số lượng người cung ứng càng đông thì cạnh tranh càng gay gắt. Kết quả trong cạnh tranh sẽ có một số doanh nghiệp bị thua lỗ và bị gạt ra khỏi thị trường, trong khi đó có những doanh nghiệp sẽ tồn tại và phát triển hơn. Và đó chính là qui luật của cạnh tranh. Doanh nghiệp nào mà tận dụng được lợi thế của cạnh tranh thì doanh nghiệp đó sẽ thắng lợi. Cũng chính nhờ sự cạnh tranh không ngừng mà nền kinh tế thị trường vận động theo hướng ngày càng nâng cao năng suất lao động xã hội. Cạnh tranh là yếu tố đảm bảo cho sự thành công của mỗi quốc gia trên con đường phát triển. 2/ Các loại cạnh tranh Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường, người ta chia cạnh tranh làm 3 loại: Cạnh tranh giữa người bán và người mua: là cuộc cạnh tranh diễn ra teo qui luật mua rẻ bán đắt Cạnh tranh giữa người mua với nhau: là cạnh tranh theo qui luật cung cầu. Khi cung nhỏ hơn cầu thì cạnh tranh giữa người mua trở nên quyết liệt, giá cả hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng lên. Cạnh tranh giữa người bán với nhau; là cuộc cạnh tranh gay go và quyết liệt hất. Đây là cuộc cạnh tranh quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Để có thể đứng vững và phát triển các doanh nghiệp phải phát huy mọi lợi thế cạnh tranh, tăng cường khả năng cạnh tranh trong nội bộ ngành và trong khu vực. Căn cứ vào mức độ cạnh tranh trên thị trường người ta chia cạnh tranh 3 loại: Cạnh tranh hoàn hảo: là hình thức cạnh tranh trên thị trường có nhiều người bán với ưu thế như nhau. Các sản phẩm bán ra được xem như động nhất. Các doanh nghiệp tham gia trên thị trường này chủ yếu tìm biện pháp cắt giảm chi phí vào sản xuất mà tại đó chi phí cận biên bằng doanh thu cận biên. Cạnh tranh không hoàn hảo: là cạnh tranh trên thị trường mà phần lớn các sản phẩm là không đồng nhất với nhau. Người bán có thể ấn định giá linh hoạt theo khu vực bán sản phẩm, tùy theo khách hàng cụ thể và mức lợi nhuận mong muốn. Cạnh tranh độc quyền: là cạnh tranh trên thị trường mà ở đó có một số người bán một số sản phẩm thuần nhất. 3/ Vai trò của cạnh tranh 3.1 Đối với các doanh nghiệp Cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và có tác động đến uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. 3.2 Đối với người tiêu dùng Cạnh tranh giúp họ thỏa mãn nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ, chất lượng sản phẩm ngày càng cao cùng với mức giá cả ngày càng phù hợp 3.3 Đối với nền kinh tế quốc dân Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự phát triển bình đẳng của mọi thành phần kinh tế, tạo điều kiện để phát huy lực lượng sản xuất, nâng cao tiến bộ khoa học kỹ thuật, hiện đại hóa nền sản xuất xã hội. Đó cũng là điều kiện xóa bỏ độc quyền bất hợp lý, xóa bỏ bất bình đẳng trong kinh doanh, phát huy tính năng động, sáng tạo trong các doanh nghiệp gợi mở nhu cầu thông qua việc tạo ra sản phẩm mới nâng cao chất lượng đời sống xã hội, phát huy nền văn minh nhân loại. 4/ Các công cụ cạnh tranh chủ yếu của các doanh nghiệp 4.1 Giá cả sản phẩm Giá cả được sử dụng làm côngcụ cạnh tranh thông qua chính sách giá bán mà doanh nghiệp áp dụng đối với thị trường, có sự kết hợp với một số điều kiện khác. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả mà doanh nghiệp có thể kiểm soát là : chi phí sản xuất sản phẩm, chi phí bán hàng và chi phí lưu thông. 4.2 Chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm được hình thành từ khâu thiết kế sản phẩm cho đến khâu hoàn thành sản xuất sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm. Có nhiều yếu tố tác động đến chất lượng sản phẩm như: thiết kế sản phẩm, chất lượng nguyên vật liệu, chất lượng hoạt động của máy móc thiết bị, tình trạng ổn định của công nghệ chế tạo và đặc biệt là chất lượng lao động. Các doanh nghiệp muốn cạnh tranh được cần phải tuân thủ theo nguyên tắc: chất lượng sản phẩm tuyệt đối với độ tin cậy cao khi sử dụng và lòng trung thực trong quan hệ mua bán. Các doanh nghiệp phải luôn coi đó là chiến lược cạnh tranh trên thị trường. 4.3 Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm Đây là tập hợp các kênh đưa sản phẩm của doanh nghiệp từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ sản phẩm. Tùy theo đặc điểm của doanh nghiệp, đặc điểm của từng loại hàng hóa, thị trường tiêu thụ, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của từng nhóm dân cư, từng vùng lãnh thổ,.. mà các doanh nghiệp áp dụng một số loại kênh hoặc kết hợp các kênh với nhau thành kênh hỗn hợp để phát huy tối đa vai trò của các kênh tiêu thụ, sử dụng chúng như một công cụ cạnh tranh để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ hàng hóa. 4.4 Hoạt động giao tiếp khuyếch trương: Hoạt động này bao gồm: Chào hàng, quảng cáo, chiêu hàng và một số hình thức khác. 4.5 Uy tín của doanh nghiệp Đây là yếu tố hết sức quan trọng trong quá trình cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Khi sản phẩm của doanh nghiệp chiếm được uy tín đối với khách hàng, điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp tiêu thụ được nhiều sản phẩm, từ đó doanh nghiệp sẽ tiến hành mở rộng qui mô sản xuất , mở rộng,.. Và như vậy mục tiêu của doanh nghiệp được thực hiện và đạt kết quả tốt. III/ Vai trò ngành Da-Giày đối với sự phát triển của đất nước Với sự phát triển của cơ chế thị trường, chính sách mở cửa của nhà nước , trong những năm gần đây ngành Da-Giày Việt nam đã trở thành ngành có sức phát triển mạnh, kim ngạch xuất khẩu lớn đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế chung của đất nước. Cùng với sự phát triển mạnh của ngành Da-Giày thì một số mặt hàng chủ lực của Việt nam cũng đóng góp đáng kể vào tốc độ phát triển chung của đất nước. Dưới đây là một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt nam giai đoạn 1995 và ước tính đến 2000 Biểu 1 1995 1996 1997 1998 1999 Ước 2000 Than 1,6 1,6 1,3 0,1 0,8 06 Dầu thô 18.9 18.5 16.0 13.3 17.5 24.2 Cao su 2.9 2.0 2.2 0.1 1.2 1.1 Gạo 10.0 11.8 9.8 10.8 8.9 5.0 Hạt điều 1.8 1.3 1.4 1.2 0.8 0.9 Cà phê 10.9 4.6 5.7 6.3 5.1 3.6 Thủy sản 11.4 9.0 8.6 9.1 8.4 10.1 Dệt may 15.6 15.9 14.7 16.4 14.5 13.0 Giày dép 5.4 7.3 10.5 11.0 12.2 10.0 Nguồn: Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế T.W, Báo cáo kinh tế Việt nam 2000 Theo số liệu báo cáo trên ta thấy giá trị xuất khẩu giày dép tăng dần qua các năm. Theo báo cáo của công ty Da-Giày Hà nội, năm 2000 tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt 1.468 triệu USD, đứng thứ ba sau Dầu-khí và Dệt may (bằng khoảng hơn 10% kim ngạch xuất khẩu toàn quốc). Giải quyết công ăn việc làm cho khoảng trên 350.000 lao động và tốc độ phát triển bình quân của ngành là 30%/năm. Về đóng góp cho ngân sách nhà nước thì theo đánh giá tổng kết năm 1998: Tổng doanh thu đạt hơn 1.128 tỷ đồng (bằng 102,5% kế hoạch 1998) Giá trị xuất khẩu toàn công ty 188 triệu USD đạt 97,1% kế hoạch 1998. Tổng công ty nộp ngân sách vượt mức kế hoạch 5%, đạt 12,3 tỷ đồng. Như vậy, với khả năng phát triển của mình ngành Da-Giày đã khẳng định vai trò của mình đối với sự phát triển của đất nước. Hy vọng rằng trong những năm tiếp theo ngành Da-Giày vẫn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế và ngày càng phát triển tốt hơn trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới. Phần II Thực trạng đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành Da-Giày Việt nam I/ Khái quát tình hình phát triển ngành Da-Giày; sự cần thiết nâng cao khả năng cạnh tranh 1/ Tình hình phát triển ngành Da-Giày Việt nam Ngành công nghiệp Da-Giày Việt nam có vị trí quan trọng đối với nền kinh tế, đối với quá trình Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước. Công nghiệp Da-Giày là ngành sản xuất gắn liền với nhu cầu may mặc và thời trang, là ngành thu hút nhiều lao động, cung cấp nhiều sản phẩm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đây là ngành có khả năng khai thác nguồn nguyên liệu trong nước, có lợi thế về tiềm năng xuất khẩu lớn. Những năm đầu khi mới thành lập, tuy đã sớm trở thành ngành kinh tế độc lập, song cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu. Hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành chủ yếu là thực hiện các hợp đồng hợp tác gia công mũ giày cho Liên xô và các nước XHCN Đông Âu. Sản phẩm làm ra với mẫu mã đơn giản, chất lượng không cao. Kim ngạch xuất khẩu năm 1987 đạt 33,27 triệu rúp/USD, đến năm 1990 đạt 125 triệu rúp/USD. Toàn ngành có hơn 50 đơn vị gia công sản xuất da giày được hình thành trên toàn quốc. Khi Liên xô và các nước đông Âu tan rã đã tác động mạnh mẽ đến ngành Da-Giày non trẻ và mới khởi sắc ở Việt nam. Nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa hoặc giải thể, 2/3 trong số 25.000 lao động không có việc làm. Kim ngạch xuất khẩu đang ở mức 125 triệu rúp/USD vào năm 1990 đã tụt xuống còn 31 triệu rúp/USD năm 1991 và 48 triệu rúp/USD vào năm 1992 (chủ yếu là giao nộp nốt số hàng tồn đọng từ năm 1990) Cùng với sự phát triển của cơ chế thị trường, chính sách mở cửa của Nhà nước những năm qua, trong nền kinh tế nói chung và trong ngành Da-Giày nói riêng đang có nhiều nỗ lực thực hiện những mục tiêu đề ra. Năm năm trở lại đây, ngành công nghiệp Da-Giày nước ta đã có sự phát triển vượt bậc về số lượng, chất lượng và chủng loại. Tính đến năm 1998, ngành Da-Giày Việt nam đã có 196 doanh nghiệp, trong đó: Doanh nghiệp nhà nước 109 đơn vị Doanh nghiệp tập thể và tư nhân 34 đơn vị Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 39 đơn vị Doanh nghiệp liên doanh 14 đơn vị Hiện nay xu hướng ngày càng mở rộng và khuyến khích vốn đầu tư từ nước ngoài, chủ yếu là doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Nếu thời kỳ 1990-1992 chỉ có 4 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động trong ngành Da-Giày thì đến 1998 con số này đã là 39 doanh nghiệp (tăng 9,75 lần), với tổng vốn đầu tư thực hiện hơn 124 triệu USD. Năng lực sản xuất của ngành Da-Giày Việt nam theo các loại hình doanh nghiệp ngày một thay đổi. Năng lực sản xuất ngày một thay đổi theo hướng các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sẽ chiếm ưu thế hơn. Bảng 2: Năng lực sản xuất tính theo nguồn vốn đầu tư thực hiện Chủng loại sản phẩm Tổng số (x 1000) Dạng doanh nghiệp Quốc doanh Ngoài quốc doanh Có vốn đầu tư nước ngoài Giày dép các loại (đôi) 301.110 125.650 70.550 140910 Túi cặp các loại 26.570 9.000 2.770 14.800 Da thuộc các loại (sqf) 17.000 8.500 7.500 1.000 Năm 1997, năng lực sản xuất của các thành phần kinh tế tham gia sản xuất và xuất khẩu phân bố như sau: Doanh nghiệp quốc doanh T.Ư. Chiếm 25% về số lượng sản phẩm và 18% kim ngạch xuất khẩu Doanh nghiệp quốc doanh địa phương chiếm 19,5% về số lượng và 14,5% kim ngạch xuất khẩu. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDT) là 37,5% về số lượng và 52,8% về kim ngạch xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu giày dép của toàn ngành là một trong những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Bảng 3: Giá trị tổng kim ngạch xuất khẩu (đơn vị triệu USD) Năm Giá trị xuất khẩu Tốc độ phát triển liên hoàn % 1997 965,5 5,9 1998 1.031,8 6,9 1999 1.391,6 34,87 2000 1.402 0,75 Theo số liệu phân tích trên ta thấy tốc độ phát triển về giá trị xuất khẩu năm 2000 so với năm 1999 có sự chênh lệch khá lớn từ 34,87% xuống mức chỉ đạt 0,75% mặc dù kim ngạch xuất khẩu có tăng. Theo báo cáo của Tổng công ty Da-Giày Việt nam, 6 tháng đầu năm 2001 giá trị xuất khẩu đạt 56 triệu USD. Nguyên nhân của sự giảm sút đó là: Nhu cầu tiêu dùng giày dép trên thị trường thế giới giảm Sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt trên thị trường Da-Giày thế giới (đặc biệt là Trung quốc) Sự biến động, dịch chuyển đơn hàng, dịch chuyển lao động có tay nghề cao ra ngoài làm việc đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm, tiến độ giao hàng cũng như sự thiếu hụt đơn hàng của một số doanh nghiệp. Tuy giá trị xuất khẩu có giảm, song ngành Da-Giày Việt nam vẫn không ngừng thay đổi mẫu mã sản phẩm, chất lượng sản phẩm ngày càng tăng và chiếm được uy tín từ khách hàng trong nước cũng như nước ngoài. Trong năm 1999, thị trường xuất khẩu chủ yếu của ngành là EU đạt 932,4 triệu USD, chiếm 6,7%. Trong đó Anh 14%, Đức 13,8%, Bỉ 10,5%, Pháp 9,5%, Hà lan 9% Ngoài ra còn có Hoa kỳ, Hàn quốc, và Đài loan. Hy vọng trong những năm tới tỷ lệ này sẽ còn cao hơn, ngành Da-Giày Việt nam sẽ mở rộng thị trường hơn nữa ra các nước khác, chiếm lĩnh thị trường thế giới và tạo được uy tín lớn đối với khách hàng. Về cơ cấu sản phẩm, các loại giày thể thao, giày nữ, và giày vải đang là những mặt hàng chủ lực của ngành Da-Giày Việt nam. Trong năm 1999: Giày thể thao đạt sản lượng 102,734 triệu đôi, trị giá 879,966 triệu USD, chiếm 66% tổng kim ngạch xuất khẩu Giày nữ đạt 39,201 triệu đôi, trị giá 182,099 triệu USD chiếm 14% tổng kim ngạch xuất khẩu Giày vải đạt 33,095 triệu đôi, với trị giá 133,361 triệu USD chiếm 10% tổng kim ngạch xuất khẩu Các loại giày dép khác đạt 46,171 triệu đôi, trị giá 138,58 triệu USD, chiếm 10% tổng kim ngạch xuất khẩu. Biểu đồ phân bố tỷ trọng xuất khẩu như hình dưới đây. Thực tế cho thấy, các chủng loại giày hiện nay đã được nâng cao chất lượng và mẫu mã nhưng vẫn phải đương đầu với sức ép cạnh tranh của các nước trong khu vực. Hơn nữa , ngành càn đang tồn tại những khó khăn lớn: Giày thể thao ở một số doanh nghiệp không thực hiện hết đơn hàng. Đồng thời do khó khăn về tài chính một số đối tác của doanh nghiệp đồng ý chuyển sang phương thức gia công Ngành Da-Giày vẫn gặp khoa khăn trong khâu mua nguyên liệu, chất lượng nguyên liệu không đảm bảo Công nghiệp Da-Giày tuy có tiềm năng phát triển, có lợi thế trong xuất khẩu, song ngành vẫn còn nhỏ bé so với các nước trong khu vực và thế giới. Tuy đã đạt mức trưởng cao trong xuất khẩu nhưng sản lượng hàng xuất khẩu chỉ đạt một tỉ lệ không đáng kể so với các nước trong khu vực (3). Trình độ công nghệ và trang thiết bị tuy đã đổi mới đáng kể song chỉ đạt mức trung bình trong khu vực . Loại thiết bị cũ thế hệ thứ hai, thứ 3 còn đang được sử dụng phổ biến. Mặt khác, do thiếu vốn nên các doanh nghiệp phần lớn chỉ gia công sản phẩm cho nước ngoài . Trình độ nghiên cứu công nghệ mới, thiết kế mẫu thời trang và đào tạo chuyên ngành còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và khả năng cạnh tranh . Việc nghiên cứu chưa thực sự trở thành trung tâm chất xám. Nguyên vật liệu trong đó có thuộc da và các thiết bị chưa được quan tâm đầu tư . Hầu hết các doanh nghiệp phụ thuộc vào đối tác nước ngoài và phải nhập nguyên liệu, do đó mức độ chủ động và hiệu quả sản xuất không cao. Đầu tư còn manh mún tản mạn nhất là các doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp cạnh tranh lẫn nhau về giá gia công, làm hạn chế lợi ích của phía Việt nam. Tình trạng đánh thuế trùng, hoàn thuế chậm còn phổ biến, hàng nhập lậu tràn lan, làm cho các doanh nghiệp khó cạnh tranh về giá bán trên thị trường nội địa. Cơ chế chính sách về tại chính còn nhiều điểm cứng nhắc, chưa phù hợp với cơ chế thị trường, chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp quốc doanh. Đặc biệt đối với lĩnh vực hết sức khó khăn trong phát triển như thuộc da cần có sự quan tâm đúng mức từ phía nhà nước để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực sự tin tưởng , yên tâm phát triển sản xuất. 2/ Sự cần thiết nâng cao khả năng cạnh tranh ngành Da-Giày Việt nam Ngành công nghiệp Da-Giày của nhiều nước, nhất là các nước đang phát triển nói chung và Việt nam nói riêng, có vị trí quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế, góp phần tạo thêm việc làm , tăng nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia thông qua xuất khẩu. Công nghiệp Da-Giày Việt nam là ngành công nghiệp nhẹ tuy đã tồn tại và phát triển khá lâu, hoạt động sản xuất và xuất khẩu giày dép đã đem lại nhiều kết quả tốt, hiện tại ngành đang ở vị trí thứ ba sau dầu khí và dệt may về kim ngạch xuất khẩu.Song ngành còn gặp nhiều khó khăn về tài chính, về cung ứng vật tư, nguyên liệu, về sáng tác và phát triển mẫu mã, về công nghệ và kỹ thuật, về quản lý . Đứng trước thực trạng trên thì việc tăng cường khả năng cạnh tranh của toàn ngành là tất yếu khách quan. Hơn nữa, mọi doanh nghiệp tham gia sản xuất đều theo đuổi mục tiêu của mình, mục tiêu chủ yếu và xuyên suốt quá trình hoạt động kinh doanh đó là lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi các doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp Da-Giày nói riêng cần tăng cường khả năng cạnh tranh. Thực chất của tăng khả năng cạnh tranh là tạo ra ưu thế về mọi mặt như: giá cả, giá trị sử dụng, chất lượng, chủng loại và mẫu mã sản phẩm... và khi sản phẩm được tung ra thị trường thì sẽ thu hút được sự chú ý của mọi người. Như vậy, mục tiêu của doanh nghiệp đã đạt được , nhất định sẽ đem lại kết quả tốt. 3/ Thực tế ở một số công ty Da-Giày Việt nam 3.1 Công ty cổ phần Giày Hiệp An Từ năm 1993 trở về trước, nhà máy Giày Hiệp an sản xuất chủ yếu là gia công cho nước ngoài các sản phẩm như giày, dép đi trong nhà, túi xách, cặp, va li,...Do kết quả sản xuất kinh doanh không cao, đứng trước thực trạng trên, nhà máy Giày Hiệp An đã có kế hoạch chuyển đổi hình thức hoạt động. Đến tháng 10 năm 1994, nhà máy Giày Hiệp An được chuyển thành Công ty cổ phần Giày Hiệp An với vốn điều lệ là 4,79 tỷ đồng Việt nam. Trong đó: Cổ phần củ nhà nước chiếm 36% Cổ phần bán cho cán bộ công nhân viên trong công ty 34% Cổ phần bán ra ngoài 30% Tình hình sản xuất của công ty được minh họa trong bảng sau: Bảng 4: Tình hình sản xuất của công ty Giàu Hiệp An Các chỉ tiêu Trước CPH 1995 1996 1997 1998 1999 Ước 2000 Doanh thu (tr. DVN) 3480 6330 5330 7570 14574 30862 Lợi nhuận (tr. DVN) 18 370 443 719 1165 2120 2300 Lợi nhuận/Vốn (%) 0,24 5,02 6 9,75 15,8 30,08 34 Lao động (người) 400 420 430 380 390 420 500 Thu nhập bình quân (103 DVN) 438 517 616 630 665 734 850 Nộp ngân sách ((tr. DVN) 14,5 136 80 130 387 1550 2000 Chia cổ tức (%) 5 5 8 10 15 18 Nguồn: Công ty Hiệp An ngày 14/12/2000 Vậy sau hơn 5 năm Công ty cổ phần hóa, kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Hiệp An đã có nhiều chuyển biến đáng kể: Doanh thu qua các năm đều tăng, từ 6,3 tỷ năm 1995 lên 30,8 tỷ năm 1999 (riêng năm 1996 có giảm do ảnh hưởng của tình hình khủng hoảng tài chính tại Châu á làm cho Công ty không ký được hợp đồng) Lợi nhuận tăng nhanh từ 18 triệu đồng/năm trước khi cổ phần hóa, lên 2320 tr.DVN năm 1999 và dự kiến 2300 tr.DVN vào năm 2000. Nhờ có lợi nhuận tăng nhanh kéo theo tỷ suất lợi nhuận trên vốn tăng từ 0,24% trước cổ phần hóa lên 30,08% năm 1999. Số lượng lao động trước cổ phần hóa và hiện nay nhìn chung là ổn định Lợi ích của người lao động được tính từ thu nhập hàng tháng tăng khá, từ 438000 đồng/tháng lên 850000 đồng /tháng Cổ tức hàng năm có tăng song mức tăng còn khiêm tốn từ 5% năm 1995 lên 15% năm 1999. Từ các kết quả phân tích trên cho ta thấy hướng di mới của Công ty Giày Hiệp An là hết sức đúng đắn. Công ty đã mạnh dạn chuyển đổi phương thức hoạt động từ 100% gia công cho nước ngoài sang phương thức mua bán trực tiếp, tập trung vào sản xuất các sản phẩm chủ yếu là giày dép đi trong nhà xuất khẩu 100% cho các nước Châu Âu và Châu á. Nhờ vậy c._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29602.doc
Tài liệu liên quan