Mục lục
Lời mở đầu.
Doanh nghiệp nhà nước là tế bào kinh tế của một quốc gia, hoạt động kinh doanh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác trong khuôn khổ quy định của nhà nước thông qua hệ thống pháp luật được quy định. Nhiệm vụ chính của doanh nghiệp là thực hiện có hiệu quả các mục đích kinh tế, xã hội và không ngừng phát triển theo quy luật phát triển kinh tế có định hướng của chế độ chính trị xã hội của nhà nước, trên cơ sở vật chất nguồn vốn của nhà nước.
Dưới thời bao cấp doanh ngh
91 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1287 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đầu tư nâng cao hiệu quả Sản xuất kinh doanh ở Công ty Vật liệu xây dựng & Xuất nhập khẩu Hồng Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệp nhà nước hoạt động theo cơ chế mệnh lệnh sản xuất kinh doanh theo kế hoạch tập trung. Việc sử dụng nguồn vốn và năng lực thiết bị đều được nhà nước bao cấp.
Chuyển sang kinh tế thị trường nhiền thành phần kinh tế phát triển. Sự cạnh tranh gay gắt đã tác động ngược trở lại đối với các doanh nghiệp nhà nước làm không ít doanh nghiệp lúng túng gặp nhiều khó khăn.Sự bao cấp của nhà nước không còn, việc chuyển đổi cơ chế bao cấp sang kinh doanh và tự phát triển cạnh tranh đã làm cho không ít doanh nghiệp nhà nước phải tự nhìn nhận lại mình, lịch sử và thực trạng là những vấn đề bức xúc cần sớm giải quyết đối với các doanh nghiệp nhà nứơc.
Trong quá trình thực tập ở công ty VLXD & XNK Hồng Hà nhận thức được tầm quan trọng của đầu tư trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để nhanh chóng thoát ra được những khó khăn và sớm đi vào ổn định hoà nhập, em đã quyết định chọn đề tài : “Đầu tư nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty VLXD & XNK Hồng Hà” làm luận văn tốt nghiệp.
chương I: Những vấn đề lý luận chung.
I. Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp
1. Khái niệm đầu tư và đầu tư phát triển.
Đầu tư nói chung là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để thu được kết quả đó.Như vậy, mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư là đạt được các kết quả lớn hơn so với những hi sinh về nguồn lực mà người đầu tư phải gánh chịu khi tiến hành đầu tư.
Nguồn lực phải hi sinh là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Kết quả thu được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, các tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc có năng suất trong nền sản xuất xã hội.
Loại đầu tư đem lại các kết quả không chỉ người đầu tư mà cả nền kinh tế xã hội được thụ hưởng không chỉ trực tiếp làm tăng tài sản của người chủ đầu tư mà cả của nền kinh tế chính là đầu tư phát triển. Còn các loại đầu tư chỉ trực tiếp làm tăng tài sản chính của người đầu tư, tác động gián tiếp đến làm tăng tài sản của nền kinh tế thông qua sự đóng góp tài chính, tích luỹ của các hoạt động đầu tư này cho đầu tư phát triển, cung cấp vốn cho hoạt động đầu tư phát triển và thúc đẩy quá trình lưu thông phân phối các sản phẩm do các kết quả của đầu tư phát triển tạo ra, đó là đầu tư tài chính và đầu tư thương mại.
Đầu tư phát triển: Là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ ra để xây dựng, sửa chữa nhà xưởng và các kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt trên nền bệ, cũng như bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với các hoạt động của các hoạt động tài sản này nhằm duy trì năng lực cho nền kinh tế xã hội.
Đầu tư tài chính: là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ ra cho vay hoặc mua các loại chứng chỉ có lãi suất định trước hoặc lãi suất tuỳ thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát hành. Đầu tư tài sản tài chính ( đầu tư tài chính) không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế mà chỉ làm tăng giá trị tài sản tài chính của tổ chức và cá nhân đầu tư. Với sự hoạt động của hình thức đầu tư tài chính, vốn bỏ ra đầu tư được luân chuyển một cách dễ dàng. Do vậy đây là một nguồn cung cấp vốn quan trọng cho đầu tư phát triển.
Đầu tư thương mại: là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ ra để mua hàng hoá và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi do chênh lệch giá khi mua và khi bán. Loại đầu tư này cũng không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, mà nó chỉ làm tăng giá trị tài sản tài chính cho nhà đầu tư trong quá trình mua đi bán lại, chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá giữa người bán và người mua. Tuy nhiên đầu tư thương mại có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông của cải vật chất do đầu tư phát triển tạo ra, từ đó thúc đẩy đầu tư phát triển.
Đầu tư phát triển, đầu tư tài chính và đầu tư thương mại là ba loại đầu tư luôn tồn tại và có quan hệ tương hỗ với nhau. Đầu tư phát triển tạo tiền đề để tăng tích luỹ, phát triển hoạt động đầu tư tài chính và đầu tư thương mại. Ngược lại đầu tư tài chính và đầu tư thương mại lại hỗ trợ và tạo điều kiện để tăng cường đầu tư phát triển.
2. Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp.
Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ đầu tư phát triển chính là quá trình tạo dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật cho sản xuất kinh doanh như xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm và lắp đặt thiết bị máy móc trên nền bệ, tiến hành công tác xây dựng cơ bản và thực hiện các chi phí khác gắn liền với sự hoạt động trong một chu ky của các cơ sở vật chất kỹ thuật vừa tạo ra. Các hoạt động này chính là hoạt động đầu tư đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ đang tồn tại: sau một thời gian hoạt động, các cơ sở vật chất- kỹ thuật của các cơ sở này hao mòn, hư hỏng. Để duy trì được sự hoạt động bình thường cần định kì tiến hành sửa chữa lớn hoặc thay mới các cơ sở vật chất kỹ thuật đã hư hỏng để thích ứng với điều kiện hoạt động mới của sự phát triển khoa học kỹ thuật mới thay thế cho các trang thiết bị cũ đã lỗi thời.
Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp còn cần đến các yếu tố về con người( về lực lượng lao động) như về số lượng và chất lượng lao động sẽ quyết định đến năng suất lao động.
Đầu tư cho phát triển thị trường cũng là hình thức đầu tư quan trọng trong sự nghiệp phát triển của mỗi doanh nghiệp hiện nay như về sản phẩm mới, đầu tư nghiên cứu thị trường, đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm.
3. Nội dung đầu tư trong doanh nghiệp.
3.1. Đầu tư vào tài sản cố định.
Tài sản cố định: Là tư liệu lao động, là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất song không phải các tư liệu lao động đều là TSCĐ.
Thông thường một TSCĐ phải thoả mãn đồng thời ba điều kiện:
+Tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với tư cách là tư liệu lao động.
+ Có thời hạn sử dụng dài thường là từ 1 năm trở lên.
+ Có giá trị lớn đạt đến một mức độ nhất định, tiêu chuẩn này phụ thuộc vào quy định của mỗi quốc gia trong từng thời kì nhất định, ở Việt Nam giá trị TSCĐ > 5 triệu đồng.
Vậy TSCĐ là những tư liệu lao động có gía trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài và tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh TSCĐ bị hao mòn dần và giá trị của nó chuyển từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh và giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hỏng.
TSCĐ trong doanh nghiệp có nhiều loại, có loại có hình thái vật chất cụ thể như nhà cửa, máy móc thiết bị nhưng có loại không có hình thái vật chất cụ thể mà thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư chi trả, mỗi loại đều có yêu cầu quản lý khác nhau, có vai trò khác nhau. Vai trò của TSCĐ và tốc độ tăng TSCĐ trong sự nghiệp phát triển kinh tế quyết định yêu cầu và nhiệm vụ ngày càng cao của công tác quản lý và sử dụng TSCĐ.
Đầu tư xây dựng, mua sắm( đầu tư tăng tài sản cố định) của doanh nghiệp được xem là đầu tư dài hạn và việc đầu tư này có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
Có thể phân biệt nội dung của đầu tư vào TSCĐ theo 2 góc độ.
Đầu tư vào TSCĐ qua mua sắm trực tiếp.
Đó chính là việc doanh nghiệp bỏ vốn mua lại các cơ sở sản xuất đã có sẵn để tiếp tục sử dụng và phát huy hiệu quả của nó. Hình thức này chủ yếu được sử dụng ở các nước phát triển thông qua sáp nhập và thôn tính. Với hình thức này thì doanh nghiệp sẽ chỉ phải bỏ ra một khoản vốn vừa phải( ít hơn so với đầu tư mới) như vậy doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một khoản chi phí và dành nó cho các hoạt động khác.
Đầu tư xây dựng cơ bản.
Đây là việc rất quan trọng hay nói cách khác, để tiến hành được các hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp bắt buộc phải bỏ một lượng vốn để đầu tư xây dựng cơ bản, không chỉ doanh nghiệp mà bất kỳ tổ chức nào muốn tồn tại và hoạt động phải đầu tư xây dựng cơ bản, lượng vốn này chiếm tỷ lệ khá lớn. Để đánh giá hết nội dung của đầu tư xây dựng cơ bản ta xét trên 2 góc độ:
+ Đầu tư xây dựng hệ thống nhà xưởng, công trình.
Đối với một doanh nghiệp mà nói thì đây là yếu tố căn bản ban đầu có thể tiến hành sản xuất kinh doanh .
Trước hết ta xét doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực công nghiệp: Để tiến hành sản xuất ra sản phẩm thì phải có nơi, địa điểm( nhà xưởng) để chứa các dụng cụ hành hoá, máy móc thiết bị, để giao dịch.
Đối với doanh nghiệp xây dựng thì đây vừa là công việc vừa là sản phẩm của họ và họ sẽ chuyển giao bán lại cho người khác…
Vậy tóm lại, đầu tư cho việc xây dựng nhà xưởng, trụ sở, cơ quan…là đầu tư bắt buộc ban đầu, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải bỏ một khoản vốn để tiến hành xây dựng cơ sở vật chất ban đầu. Hơn nữa khi mở rộng sản xuất kinh doanh thì đầu tư thêm vào xây dựng cơ bản là điều hiển nhiên.
+ Đầu tư vào máy móc thiết bị.
Có nhà xưởng rồi, muốn sản xuất ra các sản phẩm phải mua sắm máy móc thiết bị, hay nói một cách khác doanh nghiệp muốn mở rộng thêm sản xuất cũng cần mua thêm máy móc thiết bị, sau một thời gian sử dụng máy móc thiết bị cũ bị hỏng, khấu hao hết, máy móc bị hao mòn hữu hình thì đều phải tiến hành bỏ chi phí để sửa chữa mua sắm mới. Tất cả những nội dung đó đều được hiểu là đầu tư vào máy móc thiết bị. Như vậy ở bất cứ giai đoạn nào doanh nghiệp cũng cần hình thành một khoản quỹ để chi dùng cho việc sửa chữa, mua sắm, thay đổi máy móc thiết bị. Khoản quỹ này có thể là quỹ khấu hao hoặc quỹ dự phòng.
Các doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực khác nhau thì sử dụng các loại máy móc thiết bị khác nhau, nhưng dù hoạt động trên bất kỳ lĩnh vực sản xuất nào thì đầu tư vào máy móc thiết bị là điều kiện cơ bản của sản xuất.
3.2. Đầu tư vào tài sản lưu động.
TSLĐ : Là hình thái hiện vật của những đối tượng lao động chỉ tham gia vào chu kỳ sản xuất, đến chu kỳ sản xuất sau lại phải dùng đối tượng lao động khác. Giá trị của chúng được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị của sản phẩm.
TSLĐ bao gồm:
+ TSLĐ sản xuất: Là những TSLĐ dùng trong quá trình sản xuất như những vật tư dự trữ cho qúa trình sản xuất( nguyên, nhiên vật liệu, công cụ, dụng cụ…) những vật tư đang trong quá trình sản xuất( sản phẩm dở dang, bán thành phẩm…).
+ Tài sản lưu thông: Là những TSLĐ dùng trong quá trình lưu thông như những vật tư dự trữ cho quá trình lưu thông( thành phẩm, hàng gửi bán…), những vật tư đang trong quá trình lưu thông( tiền mặt, tiền gửi ngân hàng…).
+ TSLĐ tài chính: Là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn( trong một năm hay một chu kỳ sản xuất kinh doanh) như: đầu tư ngắn hạn, liên doanh ngắn hạn, đầu tư chứng khoán ngắn hạn.
Trong quá trình sản xuất- kinh doanh, các loại TSLĐ trên luôn vận động, thay thế, chuyển hoá lẫn nhau nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất- kinh doanh được tiến hành liên tục.
3.3 Đầu tư vào nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực được hiểu là nguồn lực con người, là một trong những yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế xã hội. Nguồn nhân lực được hiểu trên hai khía cạnh.
Một là: Nguồn nhân lực là toàn bộ sức lao động và khả năng hoạt động của lực lượng lao động xã hội.
Hai là: Nguồn nhân lực là sức lao động, trình độ, ý thức của từng cá nhân và mối quan hệ qua lại giữa các cá nhân. Mặt thứ hai nói lên chất lượng của nguồn nhân lực và ngày càng được chú trọng quan tâm hơn.
Nguồn nhân lực có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp . Nếu thiếu nguồn nhân lực hoặc nguồn nhân lực không đáp ứng được yêu cầu thì hoạt động của doanh nghiệp sẽ bị ngừng trệ, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển. Nguồn nhân lực đang là vấn đề rất được quan tâm tại các doanh nghiệp .
Trước tiên, đầu tư phát triển nguồn nhân lực là đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: đào tạo nâng cao tay nghề và tinh giảm đội ngũ lao động. Hình thức đào tạo rất phong phú, nhưng chủ yếu là hình thức đào tạo ngắn hạn để kịp thời phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Đồng thời hình thức đào tạo dài hạn( hơn 12 tháng) đang ngày càng tăng, doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực một cách toàn diện.
3.4. Đầu tư phát triển Maketing.
Một công ty sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao mà không thể phân phối hay đưa chúng ra thị trường để bán và thu lợi nhuận thì không thể tồn tại được. Bởi vậy, Maketing(MKT) là một trong những yếu tố quan trọng đối với doanh nghiệp .
MKT có thể định nghĩa là một hệ thống các hình thức kinh doanh để hoạch định, định giá chiêu mại và phân phối hàng hoá hay dịch vụ nhằm thu lợi nhuận từ thị trường, thị trường này bao gồm cả khách hàng công nghiệp, hộ tiêu dùng hiện tại và trong tương lai.
Trong sự nghiệp kinh doanh của mọi doanh nghiệp trên thị trường thì MKT là vấn đề đặc biệt được chú trọng. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam thì nó càng quan trọng hơn, bởi Việt Nam là thành viên của khu vực kinh tế phát triển năng động nhất thế giới( khu vực đông nam á) hơn nữa trong tương lai không xa ASEAN sẽ từng bước tiến tới thành thị trường thống nhất, hàng hóa của các quốc gia trong khối sẽ lưu thông buôn bán trên thị trường Việt Nam.Chính vì thế, việc đẩy nhanh các hoạt động MKT trong giai đoạn hiện nay đang là vấn đề cấp bách đối với các doanh nghiệp Việt Nam, vì hàng hoá của chúng ta sẽ bị cạnh tranh gay gắt ngay trên thị trường nhà, các doanh nghiệp trong nước sẽ không còn được bảo vệ bằng hàng rào thuế quan như trước.
4. Vai trò đầu tư trong doanh nghiệp .
Đầu tư quyết định sự ra đời, tồn tại, mở rộng tăng năng lực sản xuất của doanh nghiệp . Để tạo dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật cho sự ra đời của bất kỳ cơ sở nào đều cần phải xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm lắp đặt máy móc thiết bị trên nền bệ, tiến hành các công tác xây dựng cơ bản và thực hiện các chi phí gắn liền với sự hoạt động trong một chu kỳ của các cơ sở vật chất – kỹ thuật vừa được tạo ra. Các hoạt động này chính là hoạt động đầu tư.
Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ đang tồn tại, sau một thời gian hoạt động, cơ sở vật chất – kỹ thuật của các cơ sở này hao mòn, hư hỏng. Để duy trì được sự hoạt động bình thường cần định kỳ tiến hành sửa chữa lớn hoặc thay thế mới các cơ sở vật chất kỹ thuật đã hư hỏng, hao mòn hoặc đổi mới để thích ứng với điều kiện hoạt động mới của sự phát triển khoa học – kỹ thuật và nhu cầu tiêu dùng của nền sản xuất xã hội, mua sắm các trang thiết bị mới thay thế cho các trang thiết bị cũ đã lỗi thời, cũng có nghĩa là phải đầu tư.
Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp cũng tạo điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm tăng năng lực cạnh tranh và là cơ sở để hạ giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh do đầu tư mang lại là mức độ đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và nâng cao đời sống của người lao động trong các cơ sở sản xuất ,kinh doanh định vị trên cơ sở tất cả nguồn lực mà cơ sở đã sử dụng(đã đầu tư) so với các kỳ khác hoặc so với định mức chung.
Các kết quả do hoạt động đầu tư mang lại cho mỗi cơ sở doanh nghiệp là rất đa dạng và là điều tất yếu của quá trình thực hiên đầu tư .Các kết quả đó có thể là lợi nhuận ,là mức tăng năng suất lao động,là số sản phẩm được bán ra, là sự mở rộng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường sản phẩm của mình nhưng qui tụ lại là lợi nhuận.Muốn vậy ngay từ đầu khi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì doanh nghiệp phải có kế hoạch đầu tư hợp lý và có hiệu quả.
Trong thời kỳ dài thì doanh nghiệp phải có chiến lược đầu tư trong dài hạn và đáp ứng đúng nhu cầu đầu tư của các năm .Viêc xác định đúng nhu cầu đầu tư sẽ tránh đươc tình trạng lãng phí ,đầu tư sai từ đó hiệu quả đầu tư được nâng cao .các nguồn lực bỏ ra sẽ phát huy hết hiệu quả của mình ,hiệu quả của một đơn vị nguồn vốn sẽ tăng cao,giảm được chi phí ở mức thấp nhất, thời gian thu hồi vốn là thấp nhất mà doanh nghiệp có thể thực hiện.
II. Hiệu quả sản xuất kinh doanh .
1. Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của hiệu quả kinh doanh. chính việc khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính chất cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực. Để đạt được mục tiêu kinh doanh, các doanh nghiệp phải chú trọng các điều kiện nội tai, phát huy năng lực, hiệu lực của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí.
Vì vậy, yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là phải đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu, hay là phải đạt kết quả tối đa với chi phí nhất định hoặc ngược lại đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng là chi phí tạo ra nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hôi. Chi phí cơ hội là giá trị của việc lựa chọn tốt nhất đã bị bỏ qua hay là giá trị của sự hi sinh công việc kinh doanh khác để thực hiện hoạt động kinh doanh này. Chi phí cơ hội phải được bổ sung vào chi phí kế toán và phải loại ra khỏi lợi nhuận kế toán để thấy được lợi ích kinh tế thực. Cách tính như vậy sẽ khuyến khích các nhà kinh doanh lựa chọn phương án kinh doanh tốt nhất, các mặt hàng sản xuất có hiệu quả hơn.
2. Vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
Trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp phải luôn gắn mình với thị trường, nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay đặt các doanh nghiệp trong sự cạnh tranh gay gắt lẫn nhau. Do đó để tồn tại được trong cơ chế thị trường cạnh tranh hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải hoạt động một cách có hiệu quả hơn.
Để thấy được vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường trước hết ta phải nghiên cứu cơ chế thị trường và hoạt động của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
Thị trường là nơi diễn ra quá trình trao đổi hàng hoá. Nó tồn tại một cách khách quan không phụ thuộc vào một ý kiến chủ quan nào. Bởi vì thị trường ra đời và phát triển gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hoá.
Ngoài ra thị trường còn có một vai trò quan trọng trong việc điều tiết và lưu thông hàng hoá. Thông qua đó các doanh nghiệp có thể nhận biết được sự phân phối các nguồn lực thông qua hệ thống giá cả trên thị trường. Trên thị trường luôn tồn tại các quy luật vận động của hàng hoá, giá cả, tiền tệ….như các quy luật giá trị, quy luật thặng dư, quy luật giá cả, quy luật cạnh tranh…..các quy luật này tạo thành hệ thống nhất và hệ thống này chính là cơ chế thị trường. Như vậy cơ chế thị trường được hình thành bởi sự tác động tổng hợp trong sản xuất và trong lưu thông hàng hoá trên trị trường.Thông qua các quan hệ mua bán hàng hoá, dịch vụ trên thị trường nó tác động đến việc điều tiết sản xuất, tiêu dùng, đầu tư và từ đó làm thay đổi cơ cấu sản phẩm, cơ cấu ngành. Nói cách khác cơ chế thị trường điều tiết quá trình phân phối lại các nguồn lực trong sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội một cách tối ưu nhất.
Tóm lại, với sự vận động đa dạng, phức tạp của cơ chế thị trường dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của các doanh nghiệp cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Tuy nhiên để tạo ra được sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đòi hỏi các doanh nghiệp phải xác định cho mình một phương thức hoạt động riêng, xây dựng các chiến lược, các phương án kinh doanh một cách phù hợp và có hiệu quả.
Cụ thể là doanh nghiệp phải xác định cho mình một cơ chế hoạt động trên cả hai thị trường đầu vào và đầu ra để tạo được một kết quả cao nhất và kết quả này không ngừng phát triển nâng cao cả về mặt chất và mặt lượng.
Như vậy trong cơ chế thị trường, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh có một vai trò vô cùng quan trọng, nó được thể hiện thông qua:
Thứ nhất: Nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở cơ bản để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Sự tồn tại của doanh nghiệp được xác định bởi sự có mặt của doanh nghiệp trên thị trường, mà hiệu quả kinh doanh lại là nhân tố trực tiếp đảm bảo sự tồn tại này, đồng thời mục tiêu của doanh nghiệp là luôn tồn tại và phát triển một cách vững chắc. Do đó việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu khách quan đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường hiện nay. Do yêu cầu của sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp đòi hỏi nguồn thu nhập của doanh nghiệp phải không ngừng tăng lên. Nhưng trong điều kiện nguồn vốn và các yếu tố kỹ thuật cũng như các yếu tố khác của quá trình sản xuất chỉ thay đổi trong khuôn khổ nhất định thì để tăng lợi nhuận đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh. Như vậy, hiệu qủa kinh doanh là điều kiện hết sức quan trọng trong việcđảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Một cách nhìn khác sự tồn tại của doanh nghiệp được xác định bởi sự tạo ra hàng hoá, của cải vật chất và dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của xã hội đồng thời tạo ra sự tích luỹ cho xã hội. Để thực hiện được như vậy thì mỗi doanh nghiệp đều phải vươn lên để đảm bảo thu nhập đủ bù đắp chi phí bỏ ra và có lãi trong quá trình hoạt động kinh doanh. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu tái sản xuất trong nền kinh tế. Và như vậy chúng ta buộc phải nâng cao hiệu quả kinh doanh một cách liên tục trong mọi khâu của quá trình hoạt động kinh doanh như là một yêu cầu tất yếu. Tuy nhiên, sự tồn tại mới chỉ là yêu cầu mang tính chất giản đơn còn sự phát triển và mở rộng của doanh nghiệp mới là yêu cầu quan trọng. Bởi vì sự tồn tại của doanh nghiệp luôn luôn phải đi kèm với sự phát triển mở rộng của doanh nghiệp, đòi hỏi phải có sự tích luỹ đảm bảo cho quá trình tái sản xuất mở rộng theo đúng quy luật phát triển. Như vậy để phát triển và mở rộng doanh nghiêp, mục tiêu lúc này không còn là đủ bù đắp chi phí bỏ ra để phát triển quá trình tái sản xuất giản đơn mà phải đảm bảo có tích luỹ đáp ứng nhu cầu tái sản xuất mở rộng, phù hợp với quy luật khách quan và một lần nữa nâng cao hiệu quả kinh doanh được nhấn mạnh.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh và tiến bộ trong kinh doanh. Chính việc thúc đẩy sự cạnh tranh yêu cầu các doanh nghiệp phải tự tìm tòi, đầu tư tạo nên sự tiến bộ trong kinh doanh. Chấp nhận cơ chế thị trường là chấp nhận sự cạnh tranh. Trong khi thị trường ngày càng phát triển thì cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn. Sự cạnh tranh lúc này không còn là cạnh tranh về mặt hàng mà cạnh tranh cả về chất lượng, giá cả và các yếu tố khác. Trong khi mục tiêu chung của các doanh nghiệp đều là phát triển thì cạnh tranh là yếu tố làm các doanh nghiệp mạnh lên nhưng ngược lại cũng có thể làm các doanh nghiệp không tồn tại được trên thị trường. Để đạt được mục tiêu là tồn tại và phát triển mở rộng thì các doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh trên thị trường. Do đó doanh nghiệp phải có hàng hoá dịch vụ chất lượng tốt, gía cả hợp lý. Mặt khác, hiệu quả kinh doanh là đồng nghĩa với việc giảm giá thành tăng khối lượng hàng hoá bán, chất lượng không ngừng được cải thiện nâng cao….
Thứ ba, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh chính là nhân tố cơ bản tạo ra sự thắng lợi cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động trên thị trường. Muốn tạo ra sự thắng lợi trong cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Chính sự nâng cao hiệu quả kinh doanh là con đường nâng cao sức cạnh tranh và khả năng tồn tại, phát triển của mỗi doanh nghiệp.
3. Các nhân tố tác động đến việc nâng cao HQ SXKD trong DN
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp là yêu cầu quan trọng và là mục tiêu hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Chính vì vậy nâng cao hiệu quả kinh doanh là việc nâng cao hiệu quả của tất cả các hoạt động trong quá trình kinh doanh. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố ảnh hưởng khác nhau. Để đạt được hiệu quả nâng cao đòi hỏi phải có các quyết định chiến lựơc và quyết sách đúng trong quá trình lựa chọn các cơ hội hấp dẫn cũng như tổ chức, quản lý và điều khiển hoạt động kinh doanh cần phải nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh có thể được chia làm hai nhóm đó là nhóm các nhân tố ảnh hưởng bên ngoài doanh nghiệp ( nhân tố khách quan) và nhóm các nhân tố ảnh hưởng bên trong doanh nghiệp ( nhân tố chủ quan) .
3.1.Nhóm các nhân tố khách quan.
3.1.1 Các nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường kinh doanh.
Các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh là các yếu tố khách quan mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được. Nhân tố môi trường kinh doanh bao gồm nhiều nhân tố như là: đối thủ cạnh tranh, thị trường, cơ cấu ngành,t ập quán dân cư và mức độ thu nhập bình quân dân cư,mối quan hệ và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường,nhân tố thời tiết khí hậu mùa vụ, nhân tố tài nguyên thiên nhiên, yếu tố vị trí địa lý.
3.1.2. Môi trường chính trị- pháp luật:
Các yếu tố thuộc môi trường chính trị-pháp luật chi phối mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự ổn định chính trị được xác định là một trong những tiền đề quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Sự thay đổi của môi trường chính trị có thể ảnh hưởng có lợi cho một nhóm doanh nghiệp này nhưng lại kìm hãm sự phát triển nhóm doanh nghiệp khác hoặc ngược lại. Hệ thống pháp luật hoàn thiện, không thiên vị là một trong những tiền đề ngoài kinh tế của doanh nghiệp. Môi trường này nó tác động trực tiếp đến hiêụ quả kinh doanh cuả doanh nghiệp. Bởi vì môi trường pháp luật ảnh hưởng đến mặt hàng sản xuất, ngành nghề, phương thức kinh doanh… của doanh nghiệp.
3.2. Các nhân tố chủ quan:
Các nhân tố chủ quan trong doanh nghiệp chính là thể hiện tiềm lực của một doanh nghiệp. Cơ hội, chiến lược kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp luôn phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố phản ánh tiềm lực của một doanh nghiệp cụ thể. Tiềm lực của một doanh nghiệp không phải là bất biến có thể phát triển mạnh lên hay yếu đi, có thể thay đổi toàn bộ hay bộ phận. Chính vì vậy trong quá trình kinh doanh các doanh nghiệp luôn phải chú ý tới các nhân tố này nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp hơn nữa.
3.2.1. Nhân tố vốn:
Đây là một nhân tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng (nguồn) vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối, đầu tư có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh.
Yếu tố vốn là yếu tố chủ chốt quyết định đến qui mô của doanh nghiệp và qui mô có cơ hội có thể khai thác. Nó phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp là sự đánh giá về hiệu quả kinh doanh cua doanh nghiệp trong kinh doanh .
3.2.2. Nhân tố con người:
Trong kinh doanh con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo thành công .Chính con người với năng lực thực sự của họ mới lựa chọn đúng được cơ hội và sử dụng các nguồn lực khai thác mà họ đã có và sẽ có : vốn, tài sản, kỹ thuật, công nghệ…một cách có hiệu quả để khai thác .
Nhân tố con người được đặt ở vị trí hàng đầu trên cả vốn và tài sản ,quyết định sức mạnh của một doanh nghiệp, quyết định sự thành công của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.
3.2.3 Nhân tố trình độ kỹ thuật công nghệ.
Trình độ kỹ thuật ,công nghệ tiên tiến cho phép doanh nghiệp chủ động nâng cao chất lượng hàng hoá ,năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm .
Các yếu tố này tác động hầu hết đến các mặt về sản phẩm như : giá cả sản phẩm, sức cạnh tranh của sản phẩm…Nhờ vậy doanh nghiệp có thể tăng khả năng cạnh tranh của mình ,tăng vòng quay của vốn lưu động, tăng lợi nhuận đảm bảo cho quá trình tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp.
Ngược lại với trình độ công nghệ thấp thì không những giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mà còn giảm lợi nhuận,kìm hãm sự phát triển.
Nói tóm lại,nhân tố trình độ kỹ thuật công nghệ cho phép doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng và hạ giá thành sản phẩm nhờ đó mà tăng khả năng cạnh tranh,tăng vòng quay của vốn ,tăng lợi nhuận từ đó tăng hiệu quả kinh doanh.
3.2.4. Nhân tố tổ chức quản lý:
Nhân tố này là sự biểu hiện của trình độ tổ chức sản xuất, nó đảm bảo cho tính tối ưu trong tổ chức dây chuyền sản xuất, cho phép doanh nghiệp khai thác tới mức tối đa các yếu tố công nghệ sản xuất. Ngoài ra nó còn thể hiện sự phù hợp về cơ cấu bộ máy kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể là, nó biểu hiện trình độ phối hợp của các bộ phận trong doanh nghiệp trên cơ sở tương hỗ lẫn nhau dẫn đến việc sử dụng các nguồn lực đầu vào tối ưu nhất.
Nhân tố này cho phép doanh nghiệp sử dụng hợp lý và tiết kiệm các yếu tố vật chất trong quá trình sản xuất kinh doanh ,giúp lãnh đạo doanh nghiệp đề ra những quyết định về chỉ đạo sản xuất kinh doanh chính xác và kịp thời ,tạo ra những động lực to lớn để kích thích sản xuất phát triển ,nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
3.2.5. Nhân tố về vận dụng các đòn bẩy kinh tế:
Nhân tố này cho phép doanh nghiệp khai thác tới mức tối đa tiềm năng về lao động,tạo điều kiện cho mọi người ,mọi khâu và bộ phận phát huy đầy đủ quyền chủ động sáng tạo trong sản xuất và kinh doanh.
III. Hiệu quả đầu tư trong doanh nghiệp.
1. Khái niệm và phân loại hiệu quả của hoạt động đầu tư.
Hiệu quả đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa các kết quả kinh tế – xã hội đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phí phải bỏ ra để có các kết quả đó trong một thời kỳ nhất định.
Để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý và nghiên cứu kinh tế, các nhà kinh tế đã phân loại hiệu quả đầu tư theo các tiêu thức sau đây:
- Theo lĩnh vực hoạt động của xã hội có hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả xã hội, hiệu quả quốc phòng.
- Theo phạm vi tác dụng của hiệu quả, có hiệu quả đầu tư của từng dự án, từng doanh nghiệp, từng ngành, địa phương và toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Theo phạm vi lợi ích có hiệu quả tài chínhvà hiệu quả kinh té xã hội. Hiệu quả tài chính hay được gọi là hiệu quả hạch toán kinh tế là hiệu quả kinh tế được xem xét trong phạm vi một doanh nghiệp. Hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động đầu tư là hiệu quả tổng hợp được xem xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế.
- Theo mức độ phát sinh trực tiếp hay gián tiếp ._.có hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp.
- Theo cách tính toán, có hiệu quả tuyệt đối và tương đối. Hiệu quả tuyệt đối được tính bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí,hiệu quả tương đối được tính bằng tỷ số giữa kết quả và chi phí.
2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư.
2.1. Hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư.
Hiệu quả tài chính ( Etc) của hoạt động đầu tư là mức độ đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và nâng cao đời sống của người lao động trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên cơ sở số vốn đầu tư mà cơ sở đã sử dụng so với các kỳ khác, các cơ sở khác hoặc so với định mức chung. Chúng ta có thể biểu diễn khái niệm này thông qua công thức sau đây:
Etc =
Etc được coi là có hiệu quả khi Etc > Etc0
Etc0 : Chỉ tiêu hiệu quả tài chính định mức, hoặc của các kỳ khác mà cơ sở đã đạt được chọn làm cơ sở so sánh, hoặc của đơn vị khác đã đạt tiêu chuẩn hiệu quả.
Do đó, để phản ánh hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư người ta phải sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu. Mỗi chỉ tiêu phản ánh một khía cạnh của hiệu quả và được sử dụng trong những điều kiện nhất định. Trong đó, chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, tiền có giá trị thay đổi theo thời gian nên khi sử dụng các chỉ tiêu tính bằng tiền, phải bảo đảm tính so sánh về mặt giá trị theo thời gian với việc sử dụng tỉ suất “ r ” được xác định tùy thuộc vào các nguồn vốn huy động.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư như sau:
Đối với dự án đầu tư.
Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án gồm có:
Chỉ tiêu lợi nhuận thuần, thu nhập thuần của dự án.
Đây là các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tuyệt đối của dự án đầu tư. Chỉ tiêu lợi nhuận thuần tính cho từng năm của đời dự án, phản ánh hiệu quả hoạt động trong từng năm của đời dự án. Chỉ tiêu thu nhập thuần phản ánh hiệu quả hoạt động của toàn bộ công cuộc đầu tư ( quy mô lãi của cả đời dự án). Các chỉ tiêu này có thể tính chuyển về mặt bằng thời gian hiện tại hoặc tương lai.
Chỉ tiêu tỉ suất sinh lời của vốn đầu tư (còn gọi là hệ số thu hồi vốn đầu tư)
Chỉ tiêu này phản ánh mức lợi nhuận thu được từng năm trên một đơn vị vốn đầu tư và mức thu nhập thuần tính cho một đơn vị vốn đầu tư
( .)
Trong đó :
Ivo : vốn đầu tư tại thời điểm hiện tại ( Dự án bắt đầu hoạt động).
Wipv : lợi nhuận thuần năm i tính chuyển về thời điểm hiện tại.
NPV: thu nhập thuần tính chuyển về thời điểm hiện tại.
Chỉ tiêu tỉ suất sinh lời vốn tự có (
Chỉ tiêu này phản ánh mức lợi nhuận thuần từng năm tính trên một đơn vị vốn tự có bình quân của năm đó.
Trong đó: : tỉ suất sinh lời vốn tự có năm i.
: vốn tự có bình quân năm i.
Wi: Lợi nhuận thuần năm i.
Nếu tính cho cả đời dự án (npv E) chỉ tiêu này phản ánh mức thu nhập thuần của cả đời dự án tính cho 1 đơn vị vốn tự có bình quân năm của cả đời dự án.
Chỉ tiêu tỉ số lợi ích – chi phí kí hiệu (B/C).
Chỉ tiêu này phản ánh tỉ số giữa lợi ích thu được với chi phí phải bỏ ra, dự án có hiệu quả khi B/C >= 1, dự án không có hiệu quả khi B/C <1.
Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư kí hiệu T.
Chỉ tiêu này cho biết thời gian mà dự án cần hoạt động để thu hồi vốn đầu tư đã bỏ ra từ lợi nhuận và khấu hao thu được hàng năm. Dự án có hiệu quả khi T<=tuổi thọ của dự án hoặc T <= T định mức. Thời gian thu hồi vốn càng ngắn thì hiệu quả của dự án càng cao.
Chỉ tiêu hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR)
Hệ số hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất nếu dùng nó làm tỷ suất chiết khấu để tính chuyển các khoản thu chi của dự án về mặt bằng thời gian hiện tại thì tổng thu cân bằng với tổng chi. Dự án có hiệu quả khi IRR >= r giới hạn. Dự án không có hiệu quả khi IRR < r giới hạn. Tỷ suất giới hạn được xác định căn cứ vào các nguồn vốn huy động của dự án. Chẳng hạn dự án đầu tư vay vốn đầu tư, tỷ suất giới hạn là mức lãi suất vay; nếu sử dụng vốn tự có để đầu tư, tỷ suất giới hạn là mức chi phí cơ hội của vốn; nếu huy động vốn từ nhiều nguồn, tỷ suất giới hạn là mức lãi suất bình quân từ các nguồn huy động….
Chỉ tiêu điểm hoà vốn.
Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ để trang trải các khoản chi phí phải bỏ ra. Điểm hoà vốn được biểu hiện bằng chỉ tiêu hiện vât( sản lượng tại điểm hoà vốn) và chỉ tiêu giá trị ( doanh thu tại điểm hoà vốn). Nếu sản lượng hoặc doanh thu của cả đời dự án lớn hơn sản lượng hoặc doanh thu hoà vốn thì dự án có lãi( có hiệu quả) và ngược lại, nếu nhỏ hơn dự án bị lỗ ( không có hiệu quả). Điểm hoà vốn càng nhỏ càng tốt, mức độ an toàn của dự án càng cao, thời gian thu hồi vốn càng ngắn.
Đối với doanh nghiệp :
Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của đầu tư được tính như sau:
- Tỷ suất sinh lời vốn đầu tư:
Chỉ tiêu này phản ánh:
Mức lợi nhuận thu được từng năm trên 1 đơn vị vốn đầu tư
Mức thu nhập thuần thu được tính cho 1 đơn vị vốn đầu tư.
Ivo: Vốn đầu tư tại thời điểm hiện tại
Wipv: Lợi nhuận thuần năm i tính chuyển về thời điểm hiện tại
: Lợi nhuận thuần bình quân năm của kì nghiên cứu tính theo mặt bằng hiện tại của các dự án hoạt động trong kì.
Hiệu quả tài chính của tài sản cố định, doanh thu, lợi nhuận.
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn đầu tư bỏ ra trong kỳ sẽ có bao nhiêu đồng giá trị tài sản cố định.
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn đầu tư trong kỳ bỏ ra sẽ thu về được bao nhiêu đồng doanh thu tăng thêm. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn đầu tư trong kỳ bỏ ra sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận tăng thêm.
2.2. Hiệu quả sử dụng vốn.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
Số vòng quay của toàn bộ vốn kinh doanh và số ngày của một vòng quay.
+ Số vòng quay của toàn bộ vốn kinh doanh (n).
n =
n : Càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao.
+ Số ngày của một vòng quay (s).
S =
Chỉ tiêu này cho thấy số ngày công cần thiết để doanh nghiệp có thể thu được toàn bộ vốn kinh doanh. S càng nhỏ càng tốt.
- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
+ Doanh lợi vốn lưu động.
DVLĐ =
DVLĐ : Doanh lợi vốn lưu động.
VLD : Vốn lưu động bình quân của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này cho biết với một đồng vốn lưu động doanh nghiệp tạo ra mấy đồng lợi nhuận.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định cho ta biết khả năng khai thác và sử dụng các loại tài sản cố định của doanh nghiệp .
DVCD =
DVCD : Doanh lợi vốn cố định.
TSCĐ : giá trị tài sản cố định bình quân trong kỳ của doanh nghiệp . Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn cố định tạo ra được mấy đồng lợi nhuận. DVCĐ càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản càng có hiệu quả.
2.3. Hiệu quả sử dụng lao động.
Lao động là yếu tố đầu vào cơ bản của sản xuất, hiệu quả sử dụng lao động góp phần nâng cao hiệu quả chung của toàn doanh nghiệp . Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động bao gồm:
+ Sức sinh lời bình quân của lao động.
pbq =
pbq : Lợi nhuận bình quân một lao động.
L : Số lao động bình quân trong kỳ.
+ Năng suất lao động.
W =
W : Năng suất đơn vị lao động.
Q : Sản lượng sản xuất ra.
L : Số lao động bình quân trong kỳ hoặc tổng thời gian lao động.
2. 4. Nhóm các chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế xã hội.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có hoạt động đầu tư phải được xem xét từ hai góc độ, người đầu tư và nền kinh tế.
Trên góc độ người đầu tư là các doanh nghiệp, mục đích cụ thể có nhiều, nhưng quy tụ lại là lợi nhuận. Khả năng sinh lợi của dự án là thước đo chủ yếu quyết định sự chấp nhận một việc làm mạo hiểm của nhà đầu tư. Khả năng sinh lợi càng cao thì càng hấp dẫn các nhà đầu tư.
Tuy nhiên không phải mọi hoạt động đầu tư có khả năng sinh lời đều tạo ra những ảnh hưởng tốt đẹp đối với nền kinh tế và xã hội. Do đó, trên góc độ quản lý vĩ mô phải xem xét mặt kinh tế xã hội của đầu tư, xem xét những lợi ích kinh tế xã hội do thực hiện đầu tư đem lại. Điều này giữ vai trò quyết định để được các cấp có thẩm quyền chấp nhận cho phép đầu tư, các định chế tài chính quốc tế, các cơ quan viện trợ song phương và đa phương tài trợ cho hoạt động đầu tư.
Lợi ích kinh tế xã hội của đầu tư là chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế xã hội thu được so với các đóng góp mà nền kinh tế và xã hội đã phải bỏ ra khi thực hiện đầu tư.
Những lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng của đầu tư đối với việc thực hiện các mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế. Những sự đáp ứng này có thể được xem xét mang tính chất định tính như đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, phục vụ các chủ trương chính sách của Nhà nước, góp phần chống ô nhiễm môi trường…hoặc đo lường bằng các tính toán định lượng như mức tăng thu cho ngân sách, mức gia tăng số người có việc làm, mức tăng thu ngoại tệ.
Chi phí mà xã hội phải gánh chịu khi một công cuộc đầu tư được thực hiện bao gồm toàn bộ các tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất, sức lao động mà xã hội danh cho đầu tư thay vì sử dụng vào các công việc khác trong tương lai không xa.
Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế – xã hội bao gồm các chỉ tiêu sau:
2. 4.1. Tăng thu ngân sách.
Mọi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có nhiệm vụ nộp cho ngân sách nhà nước dưới hình thức là các loại thuế như thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt…Nhà nước sẽ sử dụng những khoản thu này để cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và lĩnh vực phi sản xuất, góp phần phân phối lại thu nhập quốc dân.
2. 4.2. Chỉ tiêu số lao động có việc làm do thực hiện dự án và số lao động có việc làm tính trên một giá trị đơn vị vốn đầu tư.
Số lao động có việc làm.
ở đây bao gồm số lao động có việc làm trực tiếp cho dự án và số lao động có việc làm ở các dự án liên đới ( số lao động có việc làm gián tiếp). Các dự án liên đới là các dự án khác được thực hiện do sự đòi hỏi của dự án đang được xem xét.
Trình tự xác định số lao động( trực tiếp và gián tiếp) có việc làm do thực hiện dự án như sau:
+ Xác định số lao động cần thiết cho dự án đang xem xét tại năm hoạt động bình thường của đời dự án.
+ Xác định số lao động cần thiết cho việc tăng thêm ở các dự án liên đới cả về đầu vào và đầu ra. Đây chính là số lao động có việc làm gián tiếp nhờ thực hiện dự án đang xem xét.
+ Tổng hợp số lao động trực tiếp và gián tiếp có việc làm trên đây chính là tổng lao động có việc làm nhờ thực hiện dự án.
Trong khi tạo việc làm cho một số lao động, thì sự hoạt động của dự án mới cũng có thể làm cho một số lao động của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ khác bị mất việc do các cơ sở này không cạnh tranh nổi với sản phẩm của dự án mới, phải thu hẹp sản xuất. Trong số các lao động làm việc trong dự án, có thể có một số là người nước ngoài. Do đó, số lao động của đất nước có việc làm nhờ thực hiện dự án sẽ chỉ bao gồm số lao động trực tiếp và gián tiếp phục vụ cho dự án, trừ đi số lao động bị mất việc ở các cơ sở có liên quan và số người nước ngoài làm việc cho dự án.
Số lao động có việc làm trên một đơn vị vốn đầu tư.
Để tính chỉ tiêu số lao động có việc làm trên một đơn vị giá trị vốn đầu tư, cũng tương tự như đối với lao động, ta phải tính số vốn đầu tư trực tiếp của dự án đang xem xét và vốn đầu tư của các dự án liên đới( vốn đầu tư đầy đủ). Tiếp đó tính các chỉ tiêu sau đây:
+ Số lao động có việc làm trực tiếp tính trên một đơn vị giá trị vốn đầu tư trực tiếp ( Id ).
Trong đó:
Ld : Số lao động có việc làm trực tiếp của dự án.
Ivd : Số vốn đầu tư trực tiếp của dự án.
+ Toàn bộ số lao động có việc làm tính trên một đơn vị giá trị vốn đầu tư đầy đủ ( IT ).
Trong đó:
LT : toàn bộ số lao động có việc làm trực tiếp và gián tiếp.
IvT : Số vốn đầu tư đầy đủ của dự án đang xem xét và các dự án liên đới.
LT = Ld + Lind
IvT = Ivd + Ivind
Lind : Số lao động có viêc làm gián tiếp.
Ivind : Số vốn đâu tư gián tiếp
Nước ta cũng giống như các nước đang phát triển, hầu hết là các nước nghèo tình trạng kém về kỹ thuật sản xuất và nạn thất nghiệp còn phổ biến. Để tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động và nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo lạc hậu đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự tìm tòi đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
2. 4.3. Nâng cao đời sống người lao động.
Ngoài việc tạo công ăn việc làm cho người lao động đòi hỏi các doanh nghiệp làm ăn phải có hiệu quả để góp phần nâng cao mức sống của người lao động. Xét trên phương diện kinh tế, việc nâng cao mức sống của người dân được thể hiện qua chỉ tiêu như gia tăng thu nhập bình quân trên đầu người, gia tăng đầu tư xã hội, mức tăng trưởng phúc lợi xã hội…..
2. 4.4. Tái phân phối lợi tức xã hội.
Sự phát triển không đồng đều về mặt kinh tế xã hội giữa các vùng, các lãnh thổ trong một nước yêu cầu phải có sự phân phối lợi tức xã hội nhằm giảm sự chênh lệch về mặt kinh tế giữa các vùng.
Theo quan điểm của các nhà kinh tế hiện nay, hiệu quả kinh tế xã hội còn thể hiện qua các chỉ tiêu : Bảo vệ nguồn lợi môi trường, hạn chế gây ô nhiễm môi trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế….
Chương II: Thực trạng đầu tư nâng cao hiệu quả SXKD của công ty
I. Tổng quan về công VLXD & XNK Hồng Hà.
1. Quá trình hình thành phát triển và nhiệm vụ của công ty.
Công ty VLXD & XNK Hồng Hà được thành lập theo quyết định số : 416/TCCQ ngày 8/5/1974 của UBHC Thành Phố Hà Nội và được thành lập theo quyết định số : 36/2000/ QĐ-UB ngày 18/4/2000 của UBND Thành Phố Hà Nội.
Tiền thân là một Công ty cung ứng vật liệu xây dựng Hà Nội.
Với chức năng nhiệm vụ của đơn vị được xác định là:
- Sản xuất kinh doanh VLXD. làm đại lý mua bán , ký gửi vật tư thiết bị xây dựng và trang thiết bị nội ngoại thất.
- Khai thác kinh doanh cát xây dựng và cung ứng dịch vụ vận tải đường bộ, đường thuỷ, dịch vụ bốc xếp.
-Xây dựng các công trình vừa và nhỏ về dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi và công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị. Công trình san lấp mặt bằng.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư máy móc thiết bị chuyên ngành xây dựng.
- Kinh doanh dịch vụ về nhà ở, thể thao, vui chơi giải trí, kho tàng bến bãi.
- Tổ chức điểm thông quan hàng hoá, xuất nhập khẩu các sản phẩm chế biến từ : gỗ, mây, tre, len,sợi,đồ da, may mặc, tóc giả, mi mắt nhân tạo và hàng thủ công mỹ nghệ khác.
- Sản xuất kinh doanh nước giải khát, nước tinh khiết và nước khoáng.
- Kinh doanh vật tư thiết bị chuyên ngành, lâm nghiệp và các mặt hàng điện lạnh, điện tử và tin học.
-Thực hiện dịch vụ đào tạo nghề, sản xuất tóc giả, mi mắt nhân tạo, may.
- Khai thác, chế biến và kinh doanh khoáng sản, hoá chất để làm vật liệu xây dựng và chuyển giao công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng.
- Liên doanh liên kết với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh.
- Tư vấn đầu tư các dự án sản xuất VLXD. Chế tạo và chuyển giao công nghệ các máy móc, thiết bị sản xuất vật liệu xây dựng.
- Tư vấn đầu tư các dự án xây dựng, tư vấn khảo sát thiết kế địa chất và thiết kế công trình xây dựng.
Công ty bao gồm 7 đơn vị xí nghiệp trực thuộc là:
- XN VLXD và vận tải Phúc Xá.
- XNXD công trình.
- XN khai thác bến cảng và dịch vụ Bạch Đằng.
- XN VLXD và dịch vụ kho bãi Phương Liệt.
- XNSX và kinh doanh hàng xuất nhập khẩu.
- XN dệt may và dịch vụ tổng hợp.
- XN XD giao thông thuỷ lợi và sản xuất VLXD.
2. Mô hình tổ chức của công ty và nhiệm vụ cụ thể.
2.1. Mô hình tổ chức của công ty.
Xớ nghiệp VLXD và DV kho bói Phương Liệt
Xớ nghiệp XD cụng trỡnh giao thụng thuỷ lợi và SXVL
Phũng TCHC
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
CTHĐQT KIấM GIÁM ĐỐC CễNG TY.
CÁC PHể GIÁM ĐỐC
Ban quản lý dự ỏn
Xớ nghiệp XD
cụng trỡnh
Xớ nghiệp VLXD và vận tải
Phỳc xỏ
Xớ nghiệp khai thỏc bến cảng và dịch vụ Bạch Đằng.
Xớ nghiệp dệt may xuất khẩu và dịch vụ tổng hợp.
Xớ nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng XNK.
Chi nhỏnh cụng ty tại
Chi nhỏnh cụng ty tại
Chi nhỏnh cụng ty tại
Chi nhỏnh cụng ty tại
Chi nhỏnh cụng ty tại
BAN KIỂM SOÁT
Phũng KTTK-TC
Phũng KHKD
2.2. Nhiệm vụ cụ thể.
Hội đồng quản trị: Thực hiện chức năng quản lý hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của công ty theo nhiệm vụ của Nhà nước giao.
Giám đốc: Giám đốc do thủ trưởng cơ quan quyết định thành lập, công ty bổ nhiệm ,miễn nhiệm ,khen thưởng và kỷ luật theo đề nghị của Hội đồng quản trị. Giám đốc là đại diện pháp nhân của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước người bổ nhiệm mình và trước phát luật về điều hành hoạt động tại công ty. Giám đốc là người điều hành cao nhất tại công ty.
Phòng tổ chức hành chính
- Lập các dự án liên quan đến tổ chức sản xuất kinh doanh, bộ máy quản lý của công ty và các đơn vị thành viên phù hợp với tình hình thực tế.
- Tham mưu cho giám đốc và Đảng uỷ công ty về công tác cán bộ cũng như những giải pháp lớn liên quan tới con người để thực hiện trong phạm vi công ty.
- Xây dựng các quy chế quản lý chung của công ty. Quy chế phân cấp quản lý cho các xí nghiệp thành viên trong công ty và các lĩnh vực cần thiết liên quan tới quản lý và điều hành của công ty.
Phòng kế toán thống kê- tài chính:
- Xây dựng các quy chế hạch toán kế toán thống kê theo quy định của Nhà nước của công ty. Thực hiện hướng dẫn sử dụng các loại chứng từ ghi chép ban đầu của công tác kế toán.
- Tổ chức công tác hạch toán kế toán thống kê tổng hợp, tập trung vào thống nhất từ các xí nghiệp thành viên tới công ty theo chế độ hiện hành.
- Thực hiện công tác quyết toán vốn và quyết toán thuế hàng năm trên tất cả các lĩnh vực, phân tích hoạt động kinh tế định kì. Bảo đảm phân phối và sử dụng các quỹ xí nghiệp đúng đắn, công khai dân chủ, công bằng theo chế độ quy định.
Bảo quản và lưu giữ các chứng từ kinh tế phát sinh về công tác hạch toán thống kê trong toàn công ty.
Phòng kế hoạch kinh doanh:
- Xây dựng và thực hiện mục tiêu phương hướng phát triển dài hạn kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm theo phương hướng phát triển của ngành xây dựng.
- Giúp giám đốc giao chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh dịch vụ hàng năm cho các xí nghiệp trực thuộc công ty.
- Tổ chức tiếp thị các loại sản phẩm của công ty sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm quảng cáo giới thiệu sản phẩm, tham gia hội chợ triển lãm các sản phẩm dịch vụ của công ty.
- Tổ chức quản lý xe, máy móc thiết bị kĩ thuật trong công ty.
Ban quản lý dự án:
- Giúp giám đốc công ty xây dựng và tổ chức triển khai các dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
- Nghiên cứu áp dụng các đề tài tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm vào các dự án đổi mới công nghệ kỹ thuật sản xuất của công ty và các đơn vị.
- Khai thác các nguồn dự án khác để công ty tham gia đấu thầu và triển khai thực hiện các dự án.
Xí nghiệp khai thác bến cảng và dịch vụ vận tải Bạch Đằng.
Đơn vị đóng trên địa bàn 664 Đường Bạch Đằng chức năng nhiệm vụ của đơn vị là:
+ Dịch vụ vận tải đường thuỷ.
+ Dịch vụ kho bãi.
+ Dịch vụ bốc xếp.
+ Đại lý mua bán ký gửi VLXD và thiết bị xây dựng nội ngoại thất.
+ Tổ chức bến giao thông tĩnh.
+ Khai thác kinh doanh điểm thông quan hàng hoá.
Xí nghiệp xây dựng công trình:
- Đơn vị có trụ sở tại 33 Phố Tân ấp quận Ba Đình Hà Nội. Đơn vị có diện tích mặt bằng nhà xưởng, bãi xe bằng 10.000m2.
Xí nghiệp có chức năng nhiệm vụ:
+ Xây dựng các công trình vừa và nhỏ và dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi và các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị. Công trình san lấp mặt bằng.
+ Kinh doanh dịch vụ về nhà ở.
+ Tổ chức bến giao thông tĩnh và dịch vụ về nhà kho.
+ Đại lý mua bán, ký gửi vật liệu xây dựng trang thiết bị nội ngoại thất. Để đảm bảo ổn định và có khả năng đáp ứng việc xây dựng và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Công ty có kế hoạch đầu tư toàn diện về năng lực.
+ Thiết bị thi công, lực lượng cán bộ kỹ thuật, thiết kế chuyên ngành và cán bộ giám sát thi công phải thành thạo và giỏi trong công việc. Đồng thời tăng cường đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, và công tác quản lý tốt nhằm đáp ứng khả năng tham gia đấu thầu và thắng thầu trong xây dựng cơ bản. Đặc biệt chuẩn bị cho công tác đảm đương những công trình lớn và nhà cao tầng.
Xí nghiệp vật liệu xây dựng và dịch vụ kho bãi Phương Liệt.
- Trụ sở xí nghiệp đóng tại 105 đường Trường Chinh xí nghiệp có diện tích mặt bằng nhà xưởng bến bãi rộng 15 000m2.
Nhiệm vụ của xí nghiệp là:
+ Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, sản xuất đá xẻ tấm lớn.
+ Đại lý mua bán ký gửi vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội ngoại thất dịch vụ kho bãi cửa hàng. Sản xuất và gia công cơ khí.
+ Tổ chức dịch vụ thể thao vui chơi giải trí.
Xí nghiệp sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu.
Trụ sở 105 đường Trường Chinh, xí nghiệp có diện tích mặt bằng nhà xưởng 7000m2. Nhiệm vụ của xí nghiệp là:
Sản xuất gia công kinh doanh các mặt hàng xuất nhập khẩu.
Thực hiện nhiệm vụ dịch vụ đào tạo nghề, cung ứng xuất khẩu lao động.
Xí nghiệp xây dựng và vận tải Phúc Xá.
Trụ sở của xí nghiệp đóng tại 33 phố Tân ấp, đơn vị có mặt bằng nhà xưởng 16000m2. Xí nghiệp có nhiệm vụ :
+ Sản xuất vật liệu xây dựng .
+ Sản xuất kinh doanh cát lọc nước, khai thác kinh doanh đá, cát, sỏi xây dựng.
+ Dịch vụ vận tải đường bộ.
+ San lấp mặt bằng công trình hạ tầng kỹ thuật công trình giao thông và mặt bằng hạ tầng xây dựng.
+ Dịch vụ mua bán, ký gửi vật tư thiết bị xây dựng, trang thiết bị nội ngoại thất.
Xí nghiệp may đan xuất khẩu.
Xí nghiệp có trụ sở tại 105 Trường Chinh diện tích mặt bằng nhà xưởng 5200m2 nhiệm vụ xí nghiệp là:
- Sản xuất hàng may mặc.
- Gia công đan dệt len phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.
II. Khái quát chung về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
Nguồn vốn của doanh nghiệp được tiến hành từ nhiều nguồn khác nhau. Trước hết là nguồn vốn của bản thân chủ sở hữu( vốn ngân sách cấp và nguồn vốn bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh, sau đó được hình thành từ các nguồn vay nợ….).
Công ty VLXD& XNK Hồng Hà là một doanh nghiệp nhà nước nên hàng năm cũng được ngân sách cấp vốn dưới dạng cho vay với lãi suất ưu đãi, ngoài ra công ty còn có nguồn vốn tự bổ sung, vốn vay từ các ngân hàng, tổ chức tài chính. Nguồn vốn vay của công ty chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng vốn kinh doanh, điều này có thể thấy qua biểu sau:
Bảng 1 : Cơ cấu vốn của công ty VLXD & XNK Hồng Hà.
Đơn vị tính: Triệu đồng.
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
Tổng doanh thu
41.357
50.338
57.887
Lợi nhuận
5.252
7.039
9.120
Nguồn vốn
1. Vốn chủ sở hữu
15.654
17.424
20.114
- Vốn ngân sách cấp
9228.5
10354,5
11990,3
- Vốn tự bổ sung
6425,5
7069,5
8123,7
2. Vốn vay
7.624
8.388
9.639
Tổng vốn kinh doanh
23.278
25.812
29.753
Tỷ lệ % vốn CSH/vốn KD
67,25
67,50
67,60
Nguồn: Công ty VLXD & XNK Hồng Hà.
Qua biểu trên ta thấy nguồn vốn kinh doanh không ngừng tăng qua các năm. Trong đó nguồn vốn vay chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng vốn kinh doanh là 32,75% vào năm 2002, năm 2003 là 32,50%, năm 2004 là 32,40%. Đặc điểm này có ảnh hưởng đến khả năng đảm bảo tài chính của doanh nghiệp, tỷ trọng này càng cao càng khó khăn cho công ty trong quá trình kinh doanh của mình. Do vốn vay chiếm tỷ lệ khá cao như vậy cho nên chi phí vốn cao, ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
Qua bảng trên cũng nhận thấy tổng vốn kinh doanh của công ty không ngừng tăng qua các năm.Năm 2004 cao nhất, có tổng số vốn là 29.753 triệu đồng, tăng 3941 triệu đồng so với năm 2003. Công ty không ngừng bổ sung nguồn vốn của mình qua nhiều kênh khác nhau: vốn vay ngân hàng, vốn tự bổ sung…Tiến tới công ty còn tiến hành cổ phần hoá toàn bộ doanh nghiệp, đó là một kênh huy động vốn hết sức hữu hiệu để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực hơn nữa và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho mình.
Trong những năm gần đây công ty đã đạt được nhiều thành công đáng khích lệ. Công ty đã không ngừng đổi mới một cách toàn diện cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, cả về số lượng lẫn chất lượng, cả về quy mô tổ chức đến công nghệ khoa học kỹ thuật. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua được thể hiện thông qua biểu dưới đây:
Bảng 2: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2002
2003
2004
So sánh
2003/2002
2004/2003
1. Tổng doanh thu
Triệu đồng
41.357
50.338
57.887
21,72
14,99
2. Tổng chi phí
Triệu đồng
35.145
42.124
45.425
19,86
7,84
3. Doanh thu thuần
Triệu đồng
6.212
8.214
10.462
32,23
27,37
4.Nộp ngân sách
Triệu đồng
960
1.175
1.342
22,39
14,21
5.Lợi nhuận
Triệu đồng
5.252
7039
9.120
34,03
29,59
6.Lao động
Người
584
602
669
3,08
11,13
7. Thu nhập bình quân
Đồng
900.000
1.050.000
1.150.000
16,67
9.52
8.Tỷ suất LN/DT.
%
12,69
13.98
15,75
Nguồn: Công ty VLXD & XNK Hồng Hà.
Mặc dù hoạt động kinh doanh trong điều kiện hết sức khó khăn, eo hẹp về tài chính, thị trường biến động, cạnh tranh gay gắt nhưng công ty đã năng động trong việc thực hiện đường lối, chính sách đúng đắn nên đã đạt được những thành quả nhất định.
Qua biểu trên ta thấy trong 3 năm 2002-2004 công ty đã phấn đấu thực hiện được các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh như sau:
- Về doanh thu: Doanh thu của công ty tăng đáng kể qua các năm. Năm 2003 tăng so với năm 2002 là 21,72%, năm 2004 tăng so với năm 2003 là 14,99%.Những chỉ tiêu trên cho thấy sản phẩm mà công ty sản xuất ra không chỉ tăng về lượng mà còn tăng cả về mức tiêu thụ.
- Về chi phí và lợi nhuận: Trong năm 2003 công ty đã nỗ lực trong việc sản xuất kinh doanh để mức thu lợi nhuận đạt 34,09% . Nhưng trong năm 2004 do ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau làm cho mức lợi nhuận năm 2004 chỉ tăng 29,59%.
- Thu nhập bình quân đầu người lao động trong công ty được cải thiện qua các năm. Năm 2003/2002 tăng 16,67% , năm 2004/2003 tăng 9,52%. Có được kết quả này là do công ty đã không ngừng quan tâm tới lợi ích của cán bộ công nhân viên trong công ty và đã áp dụng đòn bẫy kinh tế khuyến khích người lao động làm việc tích cực hết mình.
- Mặc dù các chỉ tiêu của năm 2004 đều tăng hơn so với năm 2003, nhưng xét về mặt định tính thì ta thấy tốc độ tăng năm 2004 chậm hơn so với năm 2003. Chứng tỏ năm 2004 hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có phần giảm hơn so với năm 2003. Vì vậy công ty cần phải cố gắng nỗ lực hơn nữa để đạt được mức tăng trưởng ổn định qua các năm.
- Hoạt động sản xuất chủ yếu của công ty là kinh doanh dịch vụ, sản xuất, xây lắp công nghiệp. Nên việc nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng sản xuất tăng doanh thu là một nhân tố tích cực để nâng cao hiệu quả kinh doanh giúp cho doanh nghiệp đứng vững và phát triển trên thị trường.
Qua biểu đồ nhận thấy đường doanh thu luôn ở phía trên đường chi phí, điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã chi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh hết sức hợp lý để tăng doanh thu nhằm tăng lợi nhuận cho công ty.
Công ty đang trong giai đoạn hoàn thiện công nghệ, do vậy việc tổ chức sản xuất cần có thời gian và đầu tư thêm máy móc thiết bị. Từ đó việc nâng cao tốc độ sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ hàng đầu của công ty.
III. Tình hình đầu tư nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty VLXD & XNK Hồng Hà trong những năm gần đây.
1. Các dự án đầu tư giai đoạn 2002 – 2004.
Đất nước đang trên đà phát triển, cơ chế thị trường đang từng bước đi đến sự hoàn thiện của nó. Doanh nghiệp muốn đứng vững, tồn tại và phát triển hơn thì doanh nghiệp đó phải năng động, biết khai thác và tìm hiểu nhu cầu thị trường để có kế hoạch, phương án đầu tư đúng hướng, đổi mới công nghệ sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng đúng nhu cầu thị trường ở hiện tại và trong tương lai.Vì thế trong những năm qua công ty đã đầu tư vào một số dự án trọng điểm như sau:
Bảng 3 : Danh mục các dự án và nguồn vốn đầu tư.
Tên dự án
Vốn thực hiện
(tỷ đồng)
Nguồn vốn
Năm 2002:
Đầu tư dây chuyền sản xuất cho XN dệt may
Đầu tư MMTB cho XN VLXD và vận tải
phúc xá
Đầu tư máy xây dựng cho XN XD công trình
Tổng vốn đầu tư
13,547
2,5
7,548
23,595
Vốn tự có
Vốn tự có
Vốn vay NH
Năm 2003:
Đầu tư MMTB cho XN khai thác bến cảng và dịch vụ Bạch Đằng
Đầu tư thành lập XN XD giao thông thuỷ lợi và sản xuất VLXD
Đầu tư dây chuyền SX cho XN SX và KD hàng xuất nhập khẩu
Tổng vốn đầu tư
4,099
6,25
14,254
24,603
Vốn NSNN
Vốn vay NH
Vốn NSNN
Năm 2004:
Đầu tư XD nhà máy SX gạch lát
Granite-Terazzo
Đầu tư thành lập liên doanh chế biến lâm sản với công ty Xai Som Boun của Lào
Đầu tư máy XD cho ĐXNX giao thông thuỷ lợi và SXVL xây dựng.
Đầu tư dây chuyền sản xuất VLXD cho xí nghiệp VLXD và vận tải phúc xá.
Tổng vốn đầu tư
13,16
3,45
9,847
10,25
36,707
Vốn tự có
Vốn tự có
Vốn vay NH
Vốn vay NH
Năm 2002:
+ Đầu tư mới dây chuyền sản xuất đồng bộ cho xí nghiệp may đan xuất khẩu.Công ty đã đầu tư các hệ máy tiên tiến, sản xuất và thêu ren bằng vi tính hiện đại lập trình sẵn theo mẫu mã.
Tổng vốn đầu tư là 13,547 tỷ đồng.
+ Dự án đầu tư mua thêm máy móc thiết bị cho xí nghiệp VLXD và vận tải Phúc Xá. Xí nghiệp này đã rất thành công trong việc sản xuất vật liệu gạch gốm phục cổ và các sản phẩm mới. Nhằm mở rộng sản xuất đưa sản phẩm của xí nghiệp xuất khẩu ra nước ngoài công ty đã đầu tư 2,5 tỷ đồng để mua thêm máy móc thiết bị.
+ Đầu tư mua 3 máy xây dựng phục vụ cho xí nghiệp xây dựng công trình và sản xuất vật liệu xây dựng với tổng vốn đầu tư 7,548 tỷ đồng.
- Năm 2003 :
+ Dự án đầu tư máy móc thiết bị cho xí nghiệp khai thác bến cảng và dịch vụ Bạch Đằng.Công ty đã bỏ vốn đầu tư 4 máy ép thuỷ lực, hệ thống băng tải, cẩu, cần trục….
Tổng vốn đầu tư là 4,099 tỷ đồng.
+ Đầu tư thành lập xí nghiệp xây dựng giao thông thuỷ lợi và sản xuất vật liệu xây dựng.Việc cho ra đời xí nghiệp này đã đáp ứng yêu cầu của công ty trong việc mở rộng hoạt động xây dựng ra nhiều lĩnh vực khác theo yêu cầu của thị trường.
+ Đầu tư 2 dây chuyền sản xuất cho xí nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng xuất nhập khẩu với tổng số vốn đầu tư là 14,254 tỷ đồng.
Tổng vốn đầu tư là 6,25 tỷ đồng.
Năm 2004:
+ Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch lát Granite – Terazzo.Sản phẩm chủ đạo của công ty là các loại vật liệu xây dựng như : gạch gốm cổ, tráng men xẻ và chế tạo đá granite, đã xẻ vôi….Trong những năm qua, do nắm bắt đúng nhu cầu thị trường, đầu ._.iệm. Phòng Marketing có nhiệm vụ thu thập và điều tra các thông tin về thị trường, các đối thủ cạnh tranh…..
1.2. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường.
Sau khi thành lập phòng Marketing, công ty phải xây dựng một hệ thống nghiên cứu thị trường hoàn chỉnh.
- Công ty phải thành lập quỹ cho hoạt động nghiên cứu thị trường đây là công việc đầu tiên rất quan trọng, là nguồn kinh phí cho hoạt động nghiên cứu thị trường.
- Xác định nguồn thông tin mục tiêu xây dựng hệ thống thu thập thông tin đầy đủ về thị trường như các mặt:
+ Môi trường phát luật các nước, chính sách ưu đãi của các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển, các tập quán thông lệ quốc tế, tâm lý và tập quán tiêu dùng ở các quốc gia.
+ Thông tin về các hãng kinh doanh trên thế giới, các mối quan tâm và chiến lược kinh doanh trong những năm tới và các vấn đề khác như tỷ giá hối đoái, hoạt động của các ngân hàng….
+ Có đội ngũ cán bộ giỏi làm công tác nghiên cứu, phân tích thị trường. Qua đó các nhân viên thu thập thông tin, phân tích đánh giá các loại nhu cầu sản phẩm, thị hiếu từng khu vực.
Sau khi nghiên cứu thị trường, phân tích đánh giá nhu cầu sản phẩm trên thị trường. Công ty áp dụng vào sản xuất thử, bán thử trên thị trường kèm theo các giải pháp trợ giúp như khuyến mại, quảng cáo, xúc tiến bán hàng…..Qua đó công ty tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động nghiên cứu thị trường thông qua khả năng thâm nhập đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng của các loại sản phẩm mới hay kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Công tác nghiên cứu thị trường giúp cho công ty xác định được thị trường mục tiêu của mình, tìm kiếm đối tác…dần dần tiến tới thành lập mạng lưới phân phối tiêu thụ sản phẩm trên các thị trường, tự do chủ động kinh doanh. Như vậy sẽ giảm được chi phí bán hàng, giao dịch từ đó tăng lợi nhuận tăng hiệu quả kinh doanh.
Công ty cần phải thoát khỏi tình trạng khách hàng chủ động tìm đến nêu giá nếu công ty chấp nhận thì sẽ ký mua hàng, với hình thức này khách hàng thường ép giá. Công ty nên lập dự toán số đơn hàng mà công ty có quan hệ lâu dài với các công ty và khách hàng vãng lai để chủ động sản xuất. Nếu khắc phục được tình trạng này sẽ giúp công ty ổn định được quá trình sản xuất kinh doanh. Muốn làm được như vậy công ty phải tăng cường thiết kế mẫu mã, đổi mới công nghệ nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm.
Mặc dù hiện nay đã có quan hệ với nhiều người nhưng mối quan hệ này chưa được rộng và chặt chẽ. Tương lai muốn mở rộng thị trường, quan hệ chặt chẽ với các đối tác cần phải thực hiện các biện pháp sau:
+ áp dụng mọi biện pháp giữ vững thị trường và khách hàng quan trọng khách hàng lớn, các đầu mối trung chuyển hàng hoá. Nghiên cứu để hình thành nên cam kết với khách hàng có quan hệ thường xuyên nhằm đảm bảo hai bên phát triển cùng có lợi.
+ Tham gia hội chợ triển lãm chuyên ngành, qua đây tiếp xúc với khách hàng tiềm năng và nhu cầu khách hàng. Đồng thời đây là cơ hội để khách hàng hiểu biết hơn nữa về sản phẩm của công ty, từ đó gợi mở nhu cầu, biến nhu cầu thành sức mua thực tế.
+ Việc giữ vững và mở rộng thị trường gắn liền với việc thường xuyên cải tiến mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng hàng hoá, xây dựng giá cả cạnh tranh và các điều kiện khác theo yêu cầu và tập quán của khách hàng.
+ Hiệu quả của công tác nghiên cứu thị trường phải thể hiện được thông qua các chỉ tiêu phát triển của công ty: Tỷ lệ tăng doanh thu hàng năm phải đạt 30%. Để hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường, công ty phải đưa ra các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá hiệu quả công tác nghiên cứu thị trường như:
- Tốc độ tăng doanh thu là bao nhiêu?
- Tốc độ tăng lợi nhuận là bao nhiêu?
- Tỷ trọng các loại thị trường : thị trường trọng điểm, thị trường bổ sung.
- Tỷ lệ lợi nhuận, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu so với tổng lợi nhuận và doanh thu của công ty?
2. Đầu tư cho máy móc thiết bị.
Là một công ty có nhiều tiềm năng diện tích quỹ đất và nhà xưởng là 80.000m2, công ty rất cần đầu tư chiều sâu về khoa học công nghệ trong nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ thương mại trên các lĩnh vực. Đơn vị cần có những công nghệ tiên tiến trên các lĩnh vực sản xuất VLXD sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu,những định hướng và giải pháp về lĩnh vực khoa học công nghệ là điều kiện để xây dựng công ty phát triển không ngừng vững bước vào giai đoạn mới.
Định hướng cụ thể hoá từng đơn vị, từng địa bàn là giải pháp tốt nhất để đơn vị phát triển.
Công ty tập trung quy hoạch đầu tư chiều sâu cho các đơn vị đó là:
Xí nghiệp khai thác bến cảng và dịch vụ vận tải Bạch Đằng.
Khu vực này là vùng ven Sông Hồng có độ nước sâu, ở đây đã hình thành một hệ thống bốc xếp hàng hoá công suất 500 tấn/ngày. Phía trên bờ có sân bãi rộng diện tích 12.000m2. Việc phát triển dịch vụ vận tải và tổ chức kho thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu và dịch vụ giao thông tĩnh thực sự lý tưởng. Để thực hiện thắng lợi được mục tiêu đề ra công ty cùng đơn vị tập trung:
Liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước đầu tư chế tạo lắp đặt hệ thống dây truyền bốc xếp hàng hoá.
Quy hoạch xây dựng hệ thống kho chứa hàng quy mô trong năm 2005, tạo điều kiện nâng cao năng suất cho các dây truyền bốc xếp hàng hoá và vận tải hàng hoá bằng đường thuỷ. Đồng thời tiếp tục phát triển nhiệm vụ trong địa bàn như : Tổ chức điểm thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu của thành phố tại đây nhằm mở ra cho xí nghiệp một bước ngoặt mới trong sản xuất kinh doanh.
Mặt khác, xí nghiệp tận dụng mặt bằng rộng tổ chức dịch vụ tuyến giao thông chính của thành phố nhằm phát huy và sử dụng quỹ đất có hiệu quả. Và bù đắp được các chi phí trong quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh.
Xí nghiệp xây dựng công trình.
Để đảm bảo ổn định và có khả năng đáp ứng việc xây dựng và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, xí nghiệp từng bước có kế hoạch đầu tư toàn diện về năng lực.
Thiết bị thi công, lực lượng cán bộ kỹ thuật, thiết kế chuyên ngành và cán bộ giám sát thi công phải thành thạo và giỏi trong công việc. Đồng thời tăng cường đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, và công tác quản lý tốt nhằm đáp ứng khả năng tham gia đấu thầu và thắng thầu trong xây dựng cơ bản. Đặc biệt chuẩn bị cho công tác đảm đương những công trình lớn và cao tầng.
Mặt khác xí nghiệp tăng cường ngay việc thành lập các bộ phận có khả năng tham gia thi công các công trình hạ tầng mặt bằng, công trình làm đường giao thông theo phương pháp hiện đại nhằm không ngừng chuyên môn hoá cao trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Với khả năng và tiềm năng của công ty, xí nghiệp cần thực hiện tốt hơn trong việc xây dựng những kết cấu nhà khung thép siêu trường có khẩu độ lớn với thời gian thi công nhanh, giá thành hợp lý cho nhu cầu phát triển của các khách hàng và các ngành trong thời gian tới.
Xí nghiệp vật liệu xây dựng và dịch vụ kho bãi Phương Liệt.
Để đơn vị phát triển sản xuất trong tương lai, việc nâng cao chất lượng sản xuất vật liệu xây dựng sản phẩm đá Granite- Terazzo là mục tiêu cao nhất của đơn vị. Với kinh nghiệm sản xuất đá granite, nay đơn vị sản xuất đá Granite- Terazzo đã thành công. Việc sản xuất cần đầu tư hơn nữa đặc biệt là công nghệ và khả năng tạo hình trong sản xuất là mục tiêu hàng đầu cho sự sản xuất, đặc biệt là giá thành tiêu thụ sản phẩm. Đơn vị cần thực hiện tốt việc chào hàng và giới thiệu sản phẩm để việc sản xuất đem lại hiệu quả. Sản phẩm phải đạt được thương hiệu trên thị trường.
- Phát huy lợi thế bề mặt đường Trường Chinh có mặt tiền dài gần 150m, xí nghiệp cần đầu tư nơi này thanh khu trung tâm thương mại vật liệu xây dựng và các dịch vụ khác. Đáp ứng tốt nhu cầu xây dựng các công trình quy mô lớn hiện đại trong thời gian tới.
- Từng bước xí nghiệp hoàn chỉnh việc chế tạo cơ khí để có khả năng sản xuất và chế tạo lắp đặt những khu nhà khung thép lớn khẩu độ rộng sử dụng ngay nguồn lợi thế công ty AUSTNAM - đơn vị liên doanh ngay trên địa bàn để lắp đặt cho các công trình theo nhu cầu của khách hàng. Đồng thời đơn vị tận dụng kho bãi chứa tổ chức dịch vụ sử dụng tối đa tiềm năng của đơn vị. Đây là mục tiêu công ty cần xác định tiến tới những sản phẩm mũi nhọn của công ty.
Xí nghiệp sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu.
Đơn vị cần đầu tư tốt các hệ thống máy móc thiết bị thông qua liên doanh với nước ngoài tạo ra sản phẩm tốt thực hiện có hiệu quả việc xuất khẩu hàng hoá theo nhiệm vụ của công ty. Mặt khác đơn vị khai thác hết khả năng phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ và làm đại lý uỷ thác hết khả năng phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ và làm đại lý uỷ thác cho việc xuất khẩu hàng hoá. Không ngừng thực hiện xuất khẩu, tăng nguồn ngoại tệ cho công ty và nhà nước.
Muốn đạt được kết quả, xí nghiệp phải có những cán bộ am hiểu sản xuất và xuất khẩu và có các nghệ nhân có tay nghề cao để việc xác lập công tác xuất nhập khẩu đạt chất lượng và hiệu quả tốt.
Xí nghiệp VLXD và vận tải Phúc Xá.
Xí nghiệp cần tập trung đẩy mạnh công nghệ sản xuất vật liệu gạch gốm phục cổ và các sản phẩm mới. Với kinh nghiệm và công nghệ đã được áp dụng sản phẩm đã đạt được giải thưởng huy chương vàng trong các triển lãm hội chợ kinh tế kỹ thuật toàn quốc. Đơn vị cần đầu tư thông qua việc liên doanh với nước ngoài để đưa sản phẩm naỳ vào mục tiêu sản xuất lâu dài và xuất khẩu của đơn vị. Mặt khác năng lực vận tải đặc biệt về năng lực thiết bị máy móc cần mạnh dạn đầu tư hoặc liên doanh để mở rộng khả năng thi công trên các công trình quốc lộ giao thông. Đơn vị cần phát huy tốt năng lực vận tải để vận chuyển các mặt hàng có tính chuyên chở lớn như hoán cải các xe Kamat thành xe chở congtennơ để sử dụng có hiệu quả vận tải.
Đơn vị khai thác triệt để các thiết bị máy móc ( máy sàng cát lọc nước của Phần Lan đã được đầu tư tại cảng Phúc Tân) nhằm thực hiện tốt các sản phẩm chính và phôi sau khi đã hoàn chỉnh sản xuất các sản phẩm để đưa vào sử dụng. Công tác xây dựng công trình ngoài các mục tiêu trên đơn vị cần khẩn trương xây dựng một xưởng sản xuất gạch gốm phục cổ cách Hà Nội từ 20 – 30 km, công suất 10 triệu viên/ năm nhằm tận dụng lực lượng lao động và nguồn nguyên liệu để có điều kiện mở rộng sản xuất lâu dài bền vững trong tương lai: vừa tiêu thụ trong nước vừa thực hiện xuất khẩu. Ngoài ra xí nghiệp cần vươn ra phục vụ các tỉnh bạn trong việc sử dụng cát lọc nước vào các nhà máy nước loại nhỏ của các tỉnh góp phần vào bảo vệ môi trường.
Xí nghiệp may đan xuất khẩu.
Với nhiệm vụ của xí nghiệp, việc nâng cao chât lượng sản phẩm để xuất khẩu có hiệu quả, xí nghiệp cần đầu tư công nghệ cắt may tự động hoá, đồng thời thực hiện tốt việc ký kết hợp đồng xuất khẩu sản phẩm.
Xí nghiệp cần thực hiện tổ chức hợp lý các tổ chức gia công đan len phục vụ cho công tác xuất khẩu chung của công ty. Muốn vậy việc đầu tư công nghệ cần phải có các hệ máy tiên tiến, sản xuất và thêu ren bằng vi tính hiện đại lập trình sẵn theo mẫu mã đã được ký kết. Vì đây là những quy chuẩn tối thiểu cho sản xuất sản phẩm. Với những giải pháp trên mục tiêu là không ngừng phát triển đơn vị trong bối cảnh thế giới đang có những sự phát triển vượt bậc. Vì vậy vai trò của khoa học và công nghệ trong sản xuất kinh doanh của công ty là sự sống còn của đơn vị trong quá trình hoà nhập vào nền kinh tế toàn cầu.
Việc phát triển và nâng cao đầu tư công nghệ trong sản xuất kinh doanh với nhiệm vụ quan trọng là chỗ đứng của sản phẩm trên thị trường nên công ty cần có những biện pháp tích cực trong quảng cáo giới thiệu sản phẩm. Giải pháp tốt các nhiệm vụ Marketing là việc làm tích cực trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Hiện tại thị phần của công ty trên thị trường còn nhỏ bé. Đây là việc đặt ra phải suy nghĩ và sớm tập trung giải quyết các vấn đề liên quan, đồng thời phải có giải pháp tốt về tài chính.
3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định bao gồm vốn cố định, vốn lưu động và vốn chuyên dùng khác. Công ty có nhiệm vụ tổ chức huy động các loại vốn cần thiết cho nhu cầu kinh doanh. Đồng thời tiến hành phân phối, quản lý và sử dụng vốn một cách hợp lý, hiệu quả cao nhất trên cơ sở chấp hành các chế độ chính sách quản lý tài chính của nhà nước. Việc sử dụng vốn có hiệu quả, không ngừng áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một yêu cầu tất yếu nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của công ty.
Một thực tế là công ty hiện nay đang gặp khó khăn về vốn.Vốn góp phần rất quan trọng vào sự thành công hay thất bại và mang lại lợi nhuận cao hay thấp. Trong cơ chế mới rõ ràng là công ty không thể chờ vào Nhà nước.Hiện nay tỷ trọng vốn vay trong tổng số vốn của công ty còn rất cao chiếm 58% điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của công ty vì vậy công ty cần phải tăng nhanh nguồn vốn chủ sở hữu của mình lên.
Do thiếu vốn như vậy, công ty phải huy động vốn từ mọi nguồn có thể được và có biện pháp để sử dụng có hiệu quả. Nguồn vốn mà công ty có thể huy động bằng nguồn vốn vay trả chậm, các tổ chức, đơn vị kinh tế khác và của các cán bộ công nhân viên trong công ty. Một hình thức nữa là công ty đang cổ phần hoá toàn bộ các xí nghiệp của mình để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên trong và ngoài công ty để tạo ra nguồn vốn lớn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và tự chủ hơn trong việc tìm đối tác và thị trường, nguồn nguyên vật liệu để thu lãi cao hơn.
Để sử dụng vốn có hiệu quả, công ty phải giải quyết tốt các công việc như: thu hồi nợ từ các đơn vị khác; giải phóng hàng tồn kho không dự kiến. Chống chiếm dụng vốn từ các đơn vị khác, chú ý đầu tư chiều sâu, đầu tư vào những hoạt động có khả năng đem lại hiệu quả và thu hồi vốn nhanh. Việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động có tác dụng làm giảm nhu cầu về vốn, cho phép làm ra nhiều sản phẩm hơn nữa. Cụ thể:
- Với một số vốn không tăng có thể tăng được doanh số hoạt động từ đó tạo điều kiện tăng lợi nhuận nếu như doanh nghiệp tăng được tốc độ luân chuyển.
Nói tóm lại với điều kiện hiện nay để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn thì công ty cần phải có các biện pháp huy động vốn, tăng nhanh vòng quay của vốn bằng cách giảm các chi phí thu mua, cung cấp nguyên vật liệu kịp thời nhằm giảm thời gian dự trữ nguyên vật liệu kịp thời tiến tới giảm thời gian dự trữ nguyên vật liệu, tránh được tình trạng ứ đọng vốn. Điều độ quá trình sản xuất phù hợp với tốc độ tiêu thụ sản phẩm tránh được tình trạng tồn kho không dự kiến, giảm được hiện tượng ứ đọng vốn. Những điều này công ty có thể thực hiện được trong tầm tay, góp phần quan trọng vào nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.
Ngoài việc sử dụng vốn có hiệu quả, công ty cần phải biết tiết kiệm chi tiêu chống lãng phí trong các chi phí hành chính, tập trung vốn có trọng điểm.
4. Nâng cao hiệu quả công tác sử dụng lao động.
Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển mạnh mẽ, máy móc công nghệ ngày càng hiện đại và năng suất lao động xã hội ngày càng cao đòi hỏi công tác sử dụng lao động ngày càng phải hợp lý cũng như chất lượng lao động ngày càng phải nâng cao. Qua thực tế công tác sử dụng lao động và chất lượng lao động ở công ty cho thấy: trình độ chuyên môn của phần lớn công nhân lao động còn nhiều hạn chế. Vì thế công ty cần thực hiện một số biện pháp để nâng cao hiệu quả cho công tác sử dụng lao động tại công ty, cụ thể:
4.1. Thực hiện đào tạo và tái đào tạo cho người lao động
Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ tay nghề cho người lao động là yêu cầu tất yếu của sự phát triển. Mặt khác, tại công ty hiện nay đang có chương trình mở rộng sản xuất, đang cần điều chỉnh lại cơ cấu lao động và bố trí sắp xếp lại lao động. Cho nên công ty cần thường xuyên tổ chức các đợt đào tạo và tái đào tạo cho đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty.
Để công tác đào tạo có hiệu quả thì công ty cần tiến hành đánh giá phân loại lao động theo trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề, năng lực, sở trường, sức khoẻ và tuổi tác của người lao động trong công ty. Sau đó xem xét những ai cần được đào tạo, nhưng ai không thể đào tạo, tái đào tạo. Trên cơ sở đó công ty tiến hành tổ chức đào tạo bồi dưỡng bằng nhiều phương pháp khác nhau:
Đào tạo tại chỗ: đào tạo kĩ thuật trong phạm vi trách nhiệm và nhiệm vụ của người lao động nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho họ.
Cử người lao động đi dự các lớp huấn luyện hoặc các buổi hội thảo của các công ty, các trường đại học. Việc cử đi học cần tiến hành chặt chẽ, có định hướng rõ ràng, cố gắng kế thừa những kinh nghiệm của người đi trước.
Khuyến khích người lao động sử dụng thời gian rỗi để tự trao đổi kiến thức.
Số lao động không thể đào tạo, tái đào tạo do đã cao tuổi thì có thể tiến hành cho họ được nghỉ hưu theo chế độ hiện hành.
Khi tiến hành đào tạo, tái đào tạo công ty cần luôn bám sát cơ cấu lao động đã xác định và yêu cầu của sản xuất. Có như vậy thì công tác đào tạo mới đảm bảo, chất lượng lao động mới được nâng lên.
4.2 Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng lao động
Tuyển dụng lao động là một yếu tố khách quan với tất cả các doanh nghiệp trong quá trình tồn tại và phát triển. Chỉ có tuyển chọn lao động các doanh nghiệp mới có một đội ngũ lao động có đủ trình độ. Việc đào tạo và tái đào tạo được xem như giải pháp trước mắt nhằm cải thiện năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ công nhân viên. Về lâu dài doanh nghiệp cần tiến hành tuyển dụng lao động mới.
Hiện nay cơ cấu lao động của công ty còn chưa hợp lý, chất lượng chưa cao. Mặt khác, công ty đang có chương trình mở rộng năng lực sản xuất. Do đó, công ty cần nâng cao hơn nữa chất lượng của công tác tuyển dụng lao động. Để làm được điều này công ty cần thực hiện một số yêu cầu sau:
Dựa vào cơ cấu lao động mà công ty đang hướng tới để phân tích đánh giá công việc trước khi tuyển dụng nhân viên mới.
Chỉ tuyển nhữn người có trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề cao, có tinh thần trách nhiệm…phù hợp với yêu cầu và tính chất công việc.
Có như vậy công ty mới có được đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, có khả năng tiếp thu nhanh các kiến thức cũng như khả năng nắm bắt các cơ hội trong kinh doanh.
4.3. Khuyến khích, thúc đẩy người lao động
Để phát huy khả năng của từng người lao động, công ty nên có những biện pháp khuyến khích người lao động như:
- Khen thưởng, biểu dương công khai kết hợp với tiền thưởng đối với những người có thành tích thực sự trước toàn thể cán bộ công nhân viên. Tạo ra dư luận đánh giá cao những cố gắng của người lao động trong sản xuất kinh doanh.
- Luôn tạo cơ hội để người lao động học tập nâng cao trình độ, mở ra con đường thăng tiến cho họ.
- Xây dựng một môi trường làm việc thuận lợi, thoải mái trong sinh hoạt cho người lao động, tránh tình trạng lao động căng thẳng kéo dài, không đủ điều kiện bù đắp cho hao phí sức lao động.
- Tổ chức các buổi tham quan nghỉ mát cho người lao động để tạo cho họ có tinh thần thoải mái, đoàn kết gắn bó với nhau trong công ty.
Sử dụng lao động với cơ cấu hợp lý, thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động, sử dụng lao động hợp lý, tuyển chọn những lao động có khả năng đáp ứng tốt các công việc được giao, thường xuyên khuyến khích người lao động làm việc hăng say sẽ làm cho công ty không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Làm tăng tính hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho công ty phát triển bền vững.
5. Nâng cao chất lượng bộ máy quản lý.
Khi giải thích cho sự thất bại hay suy giảm của doanh nghiệp, người ta thường cho rằng: do môi trường kinh doanh khó khăn, do mức độ cạnh tranh khốc liệt…tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu đặt ra câu hỏi tại sao cũng trong môi trường đó nhiều doanh nghiệp khác trong cùng ngành lại có thể đứng vững. Do đó các nhà nghiên cứu đều thống nhất quan điểm là: sự thất bại của một doanh nghiệp có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là do trình độ tổ chức của bộ máy yếu kém. Điều này rất hợp lý, bởi trong cơ chế thị trường, tổ chức bộ máy quản lý là bộ phận đầu não của doanh nghiệp. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều do tổ chức bộ máy quản lý xây dựng và tổ chức thực hiện. Do đó hiệu quả của nó phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của tổ chức bộ máy doanh nghiệp .
Qua tìm hiểu về tổ chức bộ máy quản lý của công ty VLXD &XNK Hong Ha, ta có thể thấy rằng cơ cấu tổ chức bộ máy là chưa phù hợp, trình độ của các cán bộ quản lý là chưa đồng bộ, một số còn chưa theo kịp trình độ chuyên môn, sự liên kết giữa các phòng ban là chưa chặt chẽ…do đó một trong các giải pháp mà công ty cần thực hiện trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình là tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý. Để làm được việc này công ty cần quan tâm đến một số nội dung sau:
5.1 Nâng cao trình độ năng lực quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ quản lý chuyên môn nghiệp vụ trong công ty
Thực trạng trình độ, kinh nghiệm chỉ đạo sản xuất kinh doanh, năng lực điều hành của đội ngũ cán bộ quản lý trong công ty không đồng đều. Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Nhiệm vụ của cán bộ quản lý là xây dựng công ty thành một thể thống nhất có chất lượng cao, thích nghi với moị biến động của thị trường. Chính vì vậy các cán bộ quản lý phải công tâm, phải tính toán và tổ chức giỏi…đồng thời phải dìu dắt hệ thống tập thể cán bộ, công nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty. Như vậy cán bộ quản lý có vai trò cực kì quan trọng, tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Tại công ty VLXD & XNK Hồng Hà, trình độ năng lực của đa số cán bộ quản lý là cao. Tuy nhiên vẫn còn không ít các cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn thấp gây tác động tiêu cực đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Do đó công ty cần có biện pháp đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ cho các cán bộ quản lý kém năng lực, đồng thời tuyển chọn nhân tài quản lý.
Khi tuyển chọn ,đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ cho các cán bộ quản lý cần chú ý một số nội dung sau:
Cán bộ quản lý phải có khả năng làm giàu cho hệ thống, biết sử dụng tiềm lực vào khâu xung yếu, biết lường trước những nguy cơ có thể xảy ra, có đầu óc tổ chức, biết giao đúng người đúng việc.
Về năng lực chuyên môn: nhạy cảm với cái mới và tư duy hệ thống, có kĩ năng quyết định.
Về đạo đức công tác: công bằng, biết tôn trọng mọi người…
5.2 Tăng cường phối hợp giữa các phòng ban và các bộ phận trong công ty
Các phòng ban , các bộ phận cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Ví dụ:
Phòng kế hoạch phải phối hợp chặt chẽ với phòng cung tiêu để xây dựng và thực hiện công tác đảm bảo nguyên vật liệu.
Phòng marketing thường xuyên cung cấp quy mô thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cho phòng kế hoạch để phòng kế hoạch xây dựng và điều chỉnh cho phù hợp…
6. Nâng cao hiệu quả công tác xây dựng kế hoạch đầu tư.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, mọi doanh nghiệp đều phải thực hiện đầu tư và tái đầu tư nhằm thiết lập và duy trì khả năng sản xuất kinh doanh của mình. Mọi quyết định đầu tư đều có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hiện tại và trong tương lai. Nếu các doanh nghiệp có được các quyết định đầu tư hợp lý sẽ góp phần đảm bảo cho doanh nghiệp ngày càng phát triển vững chắc và hoạt động có hiệu quả hơn.
Thực trạng tại công ty cho thấy cơ cấu vốn của công ty chưa thực sự tối ưu, vốn tồn đọng nhiều, đầu tư mở rộng sản xuất chưa cao…vì vậy, để hình thành được cơ cấu vốn tối ưu, tận dụng được lượng vốn tồn đọng và mở rộng khả năng sản xuất thì công ty cần đầu tư đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ. Nhưng để hoạt động đầu tư có hiệu quả cao thì trước tiên công ty cần xây dựng một kế hoạch đầu tư dài hạn hợp lý. Để xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn công ty cần chú ý tới một số nội dung sau:
6.1 Về công tác tổ chức
Việc xây dựng kế hoạch đầu tư là một trong những nhiệm vụ quan trọng đầu tiên mà các cấp quản lý cấp cao trong công ty phải thực hiện. Nó phải do giám đốc, các phó giám đốc và một số các trưởng phòng tiến hành xây dựng. Giám đôc sẽ là người chỉ đạo, phối hợp trực tiếp việc thực hiện xây dựng kế hoạch đầu tư, các phó giám đốc, các trưởng phòng có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực mà mình phụ trách và thực hiện các nhiệm vụ mà giám đốc giao phó. Sau khi xây dựng xong kế hoạch đầu tư thì công ty giao cho ban dự án đầu tư tổ chức thực hiện theo kế hoạch đề ra dưới sự chỉ đạo của phó giám đốc.
6.2 Các bước tiến hành
Bước 1: Xác định rõ mục tiêu của kế hoạch đầu tư.
Ví dụ : đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Bước 2: Xác định rõ các phương án đầu tư có thể có của công ty.
Ví dụ với dự án đầu tư trên công ty có thể đưa ra các phương án:
+ Phương án 1: Đầu tư mở rộng sản xuất bằng cách mở rộng, thay thế và lắp đặt thêm các máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ mới trên cơ sở dây chuyền công nghệ hiện có.
+ Phương án 2: Đầu tư thay thế toàn bộ máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ nhằm đồng bộ hoá công nghệ sản xuất.
Bước 3: Tiến hành xây dựng các phương án đã xác định.
Chẳng hạn với 2 phương án trên:
Phó giám đốc kỹ thuật, trưởng phòng kỹ thuật tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực máy móc thiết bị và quy trình công nghệ sản xuất, thực hiện các nhiệm vụ sau:
. Xem xét các máy móc thiết bị nào cần sửa chữa, thay thế, những bộ phận nào cần mở rộng, cần mua mới bao nhiêu máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ và tính năng công dụng của nó.
. Xây dựng quy trình công nghệ sau khi đầu tư, trong đó phải mô tả chi tiết tưng bộ phận của nó.
. Xác định tiến độ thực hiện.
. Xác định thời gian sử dụng của quy trình công nghệ đã sản xuất.
. Xác định thời gian sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế sau khi hoàn thành đầu tư.
. Xác định trình độ và số lượng lao động cần thiết.
. Yêu cầu chất lượng nguyen vật liệu….
Bước 4: dựa vào các chỉ tiêu đánh giá dự án đầu tư như : NPV, IRR… để lựa chọn phương án đầu tư tối ưu.
Việc tăng cường công tác xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn là cơ sở cho công ty thực hiện việc huy động và sử dụng vốn theo cơ cấu tối ưu, là cơ sở để công ty thực hiện các hoạt động đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng thêm lợi nhuận, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
7. Tăng cường liên kết kinh tế.
Liên kết kinh tế là hình thức phối hợp hoạt động kinh doanh trong một lĩnh vực nào đó nhằm mục đích khai thác tốt nhất, hiệu quả nhất tiềm năng thế mạnh của mỗi bên tham gia vào mối quan hệ liên kết. Đẩy mạnh công tác nâng cao uy tín của mỗi bên tham gia liên kết trên cơ sở nâng cao chất lượng, sản lượng sản xuất, mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Công ty VLXD & XNK Hồng Hà là công ty sản xuất kinh doanh nhiều lĩnh vực trên thị trường, hiện nay công ty gặp những vấn đề khó khăn về vốn, nguyên vật liệu, thị trường chủ yếu là ở trong nước chưa mở rộng được nhiều ra xuất khẩu. Do vậy, việc tăng cường liên kết sẽ giúp cho công ty khai thác được những thế mạnh , đồng thời khắc phục được những điểm yếu của mình.
Việc tăng cường liên kết kinh tế có thể thực hiện theo hướng sau:
- Thứ nhất, tăng cường liên kết với các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng nguồn nguyên liệu, những doanh nghiệp có tiềm lực về vốn. Việc tăng cường liên kết này một mặt tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước phát triển, mặt khác tạo nguồn nguyên liệu ổn định, bảo đảm về mặt chất lượng cũng như khối lượng một cách lâu dài và có chủ động cho công ty. Công ty cần có mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị sản xuất nguyên vật liệu cung cấp cho công ty. Đây là một yếu tố hết sức quan trọng giúp cho công ty ổn định được nguồn hàng, đảm bảo ổn định sản xuất, giảm những chi phí do nhập khẩu nguyên vật liệu với giá cao, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
- Thứ hai, tăng cường liên kết với nước ngoài đặc biệt là sự mở rộng hợp tác quốc tế. Do đặc điểm của công ty là ít vốn vì thế việc mở các văn phòng đại diện ở nứơc ngoài là rất khó khăn. Do vậy, tăng cường liên kết quốc tế sẽ khắc phục được nhược điểm này. Ngoài ra, việc tăng cường liên kết quốc tế sẽ giúp cho công ty mở rộng hơn nữa mối quan hệ quốc tế của mình, đồng thời khi kinh doanh ở những nước công ty tham gia liên kết thì đỡ được các chi phí thương mại quốc tế; như chi phí mở L/C, chi phí giao dịch, lãi ngân hàng…Do vậy, công ty giảm được tình trạng căng thẳng về tài chính, bớt được những khoản chi phí vốn trong những trường hợp thiếu vốn tạm thời.
Nói tóm lại, tăng cường liên kết kinh tế ở công ty có vai trò lớn trong công tác khắc phục những điểm yếu, đồng thời thực hiện mục tiêu mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên công tác tăng cường liên kết kinh tế cần phải thận trọng trong việc tìm kiếm đối tác để liên kết nhằm hạn chế những thiệt thòi, tổn thất trong quá trình liên kết.
Kết luận
Đề tài “Đầu tư nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty VLXD & XNK Hồng Hà” bao gồm những nội dung: Đánh giá hoạt động của công ty VLXD & XNK Hồng Hà trong quá trình hình thành và phát triển, những thực tế của công ty và các giải pháp nhằm đầu tư nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Công tác đầu tư và phát triển công nghệ của đơn vị được đặt ra là nội dung góp phần phát huy khả năng, tiềm năng sẵn có của đơn vị.
Hiện nay công ty đã đi vào cổ phần hoá, đây là một hướng đi đúng đắn của công ty. Cổ phần hoá đã huy động được một nguồn vốn đáng kể đầu tư vào các lĩnh vực : máy móc thiết bị, nguồn nhân lực, mở rộng thị trường…. Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Doanh thu, mức thu nhập của cán bộ công nhân viên trong công ty không ngừng tăng lên năm 2004 là 1.150.000đ/ người, năm 2005 ước đạt 1.250.000đ/ người, công ty phấn đấu đến năm 2008 thu nhập bình quân đầu người trong công ty là 1.350.000đ.
Trên đây là toàn bộ nghiên cứu của em về đề tài “ Đầu tư nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty VLXD & XNK Hồng Hà” , do kiến thức thực tế có hạn nên trong quá trình nghiên cứu sẽ không tránh khỏi những sai sót. Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cô chú trong công ty và các thầy cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0250.doc