Đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch giai đoạn 2001-2005. Thực trạng và giải pháp

LỜI MỞ ĐẦU Đổi mới thiết bị công nghệ là con đường duy nhất để doanh nghiệp tồn tại và đứng vững trên thị trường. Hơn nữa, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và cách mạng công nghệ đang diễn ra nhanh chóng làm cho vòng đời của công nghệ ngày càng bị thu ngắn lại, đòi hỏi doanh nghiệp phải đổi mới nhanh hơn. Mặt khác muốn thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà nội dung thực chất là quá trình chuyển nền sản xuất xã hội từ trình độ công nghệ thấp lên trình độ công nghệ hiện đại thì đổi

doc86 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1471 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch giai đoạn 2001-2005. Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mới thiết bị công nghệ trong các doanh nghiệp thực sự đã trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và cấp bách nhất. Đó cũng là nhiệm vụ đặt ra đối với Công ty Xi măng Hoàng Thạch. Công ty xi măng Hoàng Thạch với công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại, gần 25 năm xây dựng và trưởng thành là cả một thời gian lao động đầy khó khăn gian khổ của cán bộ, công nhân viên; Công ty Xi măng Hoàng Thạch không ngừng phát triển với những dấu ấn rất đáng tự hào. Có được thành quả như hôm nay là kết quả của hoạt động đầu tư phát triển., nó quyết định sự ra đời và phát triển của doanh nghiệp. Để duy trì được hoạt động sản xuất và kinh doanh bình thường, Công ty thường tiến hành đổi mới các cơ sở vật chất kỹ thuật thích ứng với điều kiện hoạt động mới của sự phát triển khoa học kỹ thuật và nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Do đó đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ tại Công ty đã góp phần không nhỏ để tạo lên những thành tựu to lớn này bởi đầu tư vào trang thiết bị công nghệ đã và đang trở thành con đường tất yếu mà mỗi doanh nghiệp đều phải lựa chọn để tự khẳng định vị thế của mình. Do đó tôi lựa chọn đề tài: “Đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch giai đoạn 2001- 2005. Thực trạng và giải pháp” làm luận văn thực tập của mình. Luận văn này là sự kết hợp giữa lý thuyết trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân và thực tế trong quá trình thực tập tại Công ty. Kết cấu luận văn thực tập ngoài lời mở đầu và kết luận gồm có 2 chương : Chương I: Thực trạng về hoạt động đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch giai đoạn 2001 – 2005. Chương II: Một số giải pháp chủ yếu tăng cường hoạt động đầu tư đối mới thiết bị công nghệ tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch trong thời gian tới. Tuy nhiên, do khả năng và trình độ có hạn nên luận văn của tôi khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi rất mong được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo và các bạn để luận văn hoàn thiện hơn.Tôi vô cùng cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty Xi măng Hoàng Thạch, Trường đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo điều kiện thuận lợi cho phép tôi được thực tập tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch tại thị trấn Minh Tân, Kinh Môn, Hải Dương,giáo viên hướng dẫn Th.s Trần Mai Hương và cán bộ hướng dẫn tại cơ sở thực tập đã giúp tôi hoàn thiện luận văn này./. CHƯƠNG I : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ TẠI CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH GIAI ĐOẠN 2001 - 2005 I. MỘT VÀI NÉT VỀ CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH 1. Giới thiệu chung về Công ty Xi măng Hoàng Thạch: Công ty Xi măng Hoàng Thạch (trước đây là nhà máy Xi măng Hoàng Thạch) được khởi công xây dựng ngày 19 tháng 5 năm 1977, do hãng F.L.Smidth của vương quốc Đan Mạch bao thầu khảo sát, thiết kế và lắp đặt thiết bị, với công suất 1.100.1000 tấn/năm. Nhà máy Xi măng Hoàng Thạch được thành lập theo quyết định số 333- BXD ngày 04 tháng 3 năm 1980 của Bộ Xây dựng. Trụ sở chính của Công ty tại thị trấn Minh Tân, Kinh Môn, Hải Dương. Ngày 16 tháng 01 năm 1984, những bao xi măng đầu tiên mang hình “con sư tử” được xuất xưởng đã kết thúc quá trình xây dựng và chạy thử. Được Chính phủ phê duyệt về việc mở rộng nhà máy, ngày 28 tháng 12 năm 1993, Công ty quyết định khởi công xây dựng dây chuyền 2 và ngày 12 tháng 4 năm 1996 khánh thành dây chuyền II với công suất 1.200.000 tấn/năm. Với công nghệ sản xuất xi măng tiên tiến vào bậc nhất thế giới, cả hai dây chuyền đều được tự động hoá điều khiển ở mức cao, sản xuất theo phương pháp khô, theo một chu trình kín. Sản phẩm xi măng Hoàng Thạch luôn luôn ổn định với chất lượng cao và được khách hàng tín nhiệm. Những bao xi măng mang nhãn hiệu “con sư tử” đã góp phần xây dựng nhiều công trình trọng điểm của Nhà nước như: cầu Thăng Long, Thuỷ điện Hòa Bình, Bảo tàng Hồ Chí Minh…và hàng nghìn công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng khác trên khắp mọi miền đất nước, được người tiêu dùng mến mộ về chất lượng sản phẩm. Từ khi sản xuất đến nay, năm nào Công ty cũng hoàn thành vượt mức kế hoạch, đóng góp cho ngân sách hàng trăm tỷ đồng. Đầu tháng 10 năm 2002, Công ty đã được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng môi trường quốc tế ISO 14001-1996. Thực hiện theo chủ trương của Đảng và Nhà nước về cổ phần hoá doanh nghiệp, căn cứ quyết định số 97/QĐ-BXD ngày 15/01/2004 của Bộ Xây dựng về việc phê duyệt phương án cổ phần hoá Đoàn vận tài thuỷ thuộc Công ty Xi măng Hoàng Thạch, Công ty đã triển khai các bước: xác định tài sản, phát hành bán cổ phiếu…tổ chức đại hội cổ đông. Công ty có vốn điều lệ là 6,5 tỷ đồng, trong đó cổ phần Nhà nước 3,3545 tỷ đồng (51,61%), cổ phần ưu đãi 1,375 tỷ đồng (21,15%), cổ phần công nhân viên 1,7705 tỷ đồng (27,24%). Công ty cổ phần Thương mại Dịch vụ Vận tải Xi măng Hoàng Thạch có tên giao dịch quốc tế là Hoang Thach cement trading and transportation join stock company, tên viết tắt: HTCTT, trụ sở chính : thị trấn Minh Tân, Kinh Môn, Hải Dương và bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2004. Thực hiện Quyết định số 04/1999-QĐ-TTg ngày 08/01/1999 Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 277/XMVNNĐMQLDN ngày 02/3/1999 của Tổng công ty Xi măng Việt Nam về việc cổ phần hoá xưởng May Bao thuộc Công ty Xi măng Hoàng Thạch. Với tổng số vốn điều lệ là 6 tỷ đồng, trong đó cổ phần Nhà nước 1,21 tỷ đồng, cổ phần người lao động (cổ phần ưu đãi) trong doanh nghiệp là 1,6169 tỷ đồng và vốn cổ phần 3,0921 tỷ đồng. Công ty cổ phần bao bì Hoàng Thạch chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 1999, tên giao dịch quốc tế là : Hoang Thach Packing Company; tên viết tắt là BPC, trụ sở chính tại thị trấn Minh Tân, Kinh Môn, Hải Dương. Tháng 4/2003, theo quyết định của Bộ Xây dựng, Công ty tiếp nhận nhà máy vật liệu chịu lửa kiềm tính thuộc Tổng công ty Sành sứ và gốm xây dựng, số lao động 160 người, tài sản cố định nguyên giá 297.639 tỷ đồng, lỗ luỹ kế 107,472 tỷ đồng. Hiện nay, Công ty XMHT đang có nhiều thuận lợi về thiết bị công nghệ hiện đại tiên tiến, năng suất lớn, đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân viên có nhiều kinh nghiệm trong công nghệ sản xuất xi măng. Hơn thế nữa, Công ty có tiềm lực kinh tế mạnh, nguồn nguyên liệu chính phục vụ cho sản xuất xi măng dồi dào, thương hiệu xi măng Hoàng Thạch mang nhãn hiệu “con sư tử” được người tiêu dùng tín nhiệm. Nhiệm vụ trong thời gian trước mắt là duy trì sản xuất liên tục, ổn định và phấn đấu sớm khởi công dây chuyền Hoàng Thạch 3. Hiện nay, Công ty đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi theo quyết định số 91/QĐ-TTg dự án xây dựng dây chuyền Hoàng Thạch 3, công suất 1,2 triệu tấn/năm. Khi hoàn thành cả 3 dây chuyền công suất của Hoàng Thạch là 3,5 triệu tấn xi măng, là nhà máy xi măng có công suất lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên, khi dây chuyền 3 được xây dựng và đi vào sản xuất ra sản phẩm thì áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt, không những đối với các nhà máy xi măng trong nước, của các liên doanh. Hơn nữa, khi nước ta gia nhập WTO thì tính cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn. Để tồn tại và phát triển, Công ty Xi măng Hoàng Thạch cần phải có nhiều biện pháp đồng bộ để giữ vững chất lượng sản phẩm, đảm bảo uy tín của Xi măng Hoàng Thạch trên thị trường, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất cũng như trong quản lý để không ngừng giảm giá thành sản xuất, tăng cường công tác tiếp thị để mở rộng thị trường, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2. Cơ cấu tổ chức của Công ty: Công ty xi măng Hoàng Thạch có đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân viên là 2.632 ngươi, trong đó có số có trình độ kỹ sư đại học 330, trung cấp 132, số còn lại là công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, có kinh nghiệm nhiều năm trong sản xuất xi măng. Trước đây, Công ty xi măng Hoàng Thạch có cơ cấu tổ chức theo mô hình: Kỹ sư trưởng, nhưng từ tháng 9 năm 2002, theo sự chỉ đạo của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam, Công ty xây dựng mô hình tổ chức mới: Mô hình quản lý hỗn hợp: Giám đốc và các phó giám đốc để thay thế mô hình kỹ sư trưởng: chuyển 4 văn phòng ngành thành 3 phòng kỹ thuật là : Phòng kỹ thuật sản xuất, phòng kỹ thuật cơ điện, phòng kỹ thuật mỏ. Đồng thời với việc thực hiện mô hình tổ chức mới, Công ty tiến hành bố trí, sắp xếp, bổ nhiệm và điều động cán bộ: Đồng chí Đào Ngọc Bình Phó Giám Đốc phụ trách sản xuất, đồng chí Nguyễn Văn Hòa Phó Giám Đốc phụ trách kinh doanh, đồng chí Phạm Văn Mậu, Nguyễn Quang Sĩ, Nguyễn Mạnh Cường và Đỗ Văn Hùng được bổ nhiệm Phó Giám Đốc Công ty Sơ đồ tổ chức Công ty Xi măng Hoàng Thạch BIỂU ĐỒ 1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KIÊM TRƯỞNG BAN PHÓ GIÁM ĐỐC KIÊM GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT PHÓ GIÁM ĐỐC CƠ ĐIỆN PHÓ GIÁM ĐỐC KHAI THÁC MỎ PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH Phòng kĩ thuật sản xuất Phòng điều hành trung tâm Xưởng nguyên liệu Xưởng lò nung Xưởng xi măng Xưởng đóng bao Phòng thí nghiệm - KCS Xưởng xây dựng cơ bản Nhà máy VLCL kiềm tính Phòng vật tư P.Kế toán thông kê tài chính Phòng tổ chức lao động Phòng kế hoạch Phòng bảo vệ quân sự Tổ thẩm định Ban QLDA dây chuyền 3 Phòng kỹ thuật cơ điện Xưởng điện-điện tử Xưởng cơ khí Tổng kho Xưởng nước Ban kỹ thuật an toàn Phòng kỹ thuật mỏ Xưởng khai thác Xưởng xe máy Phòng hành chính quản trị Phòng y tế Phòng đời sống Phòng kinh doanh Chi nhánh Quảng Ninh Chi nhánh Bắc Ninh Chi nhánh Hải Dương Chi nhánh TP-Hồ Chí Minh Chi nhánh lạng Sơn Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty được sắp xếp hợp lý, đảm bảo cho hoạt động có hiệu quả cao. Bộ máy quản lý của Công ty là tổng hợp các bộ phận khác nhau có mối liên hệ, quan hệ phụ thuộc và có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định được bố trí theo từng cấp nhằm đảm bảo việc thực hiện chức năng quản lý của Công ty. Đảm bảo quán triệt nghiêm túc một thủ trưởng, chế độ trách nhiệm cá nhân, đồng thời phát huy quyền làm chủ tập thể của người lao động trong Công ty phù hợp với quy mô sản xuất, ứng với các đặc điểm kinh tế của Công ty, bộ máy quản lý vừa đơn giản vừa hiệu quả. Cơ cấu bộ máy được chuyên môn hoá tới từng bộ phận, phòng ban một cách cụ thể. Với cơ cấu như vậy đã tạo thuận lợi cho việc truyền đạt và xử lý thông tin, từ đó giải quyết tốt các vấn đề thuộc môi trường kinh doanh cũng như đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ của Công ty. Công ty thực hiện các chức năng chỉ đạo, quản lý phối hợp chung giữa các phòng ban cũng như các bộ phận khác. Do đó mà hoạt động đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ của Công ty mới đảm bảo hiệu quả. 3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Xi măng Hoàng Thạch 1.1. Chức năng của Công ty: Công ty Xi măng Hoàng Thạch là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty Xi măng Việt Nam có nhiệm vụ tổ chức sản xuất và kinh doanh các chủng loại xi măng, clinker; có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, được mở tài khoản tại Ngân hàng Công Thương, khu vực Nhị Chiểu- Kinh Môn- Hải Dương, được sử dụng con dấu theo mẫu quy định. Tổ chức sản xuất các chủng loại xi măng Poóc-lăng truyền thống: PC30, PC40 và các chủng loại xi măng đặc biệt khác như: xi măng bền sunphát, xi măng dùng cho giếng khoan sâu và trung bình…, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam. Công ty được phép đặt các Chi nhánh đại diện tại các tỉnh: Hải Dương, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Qụảng Ninh và thành phố Hồ Chí Minh. 1.2. Nhiệm vụ của Công ty: Chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý và sử dụng tốt tài sản, vật tư thiết bị; tích cực cải tiến công tác tổ chức quản lý, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện triệt để tiết kiệm, chống các hiện tượng sử dụng lãng phí, tham ô tài sản của Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quản sản xuất kinh doanh. Thực hiện hạch toán kinh tế độc lập và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn, giải quyết hài hoà các lợi ích giữa người lao động với Công ty và Nhà nước. Được tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế, được sử dụng các loại vốn theo chế độ Nhà nước, có trách nhiệm, nghĩa vụ đóng góp đầy đủ các khoản thu cho Ngân sách Nhà nước và các khoản thu khác theo quy định của Pháp luật. Được quyền khen thưởng và kỷ luật đối với những cán bộ, công nhân viên có thành tích, hoặc vi phạm nội quy quy định của Công ty. Với quy mô phát triển ngày càng lớn, nhiệm vụ ngày càng nặng nề, công ty không những chỉ làm nhiệm vụ sản xuất xi măng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mà một trong những nhiệm vụ quan trọng là cùng Tổng công ty Xi măng Việt Nam phải làm tốt công tác bình ổn giá xi măng trên thị trường cả nước. II. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH 1. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2001-2005. Công ty Xi măng Hoàng Thạch có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, thực hiện theo các quy định của Nhà nước cho các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước. Cũng như các doanh nghiệp Nhà nước khác, Công ty luôn coi trọng hiệu quả sản xuất kinh doanh; đó là vấn đề sống còn, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Doanh thu và lợi nhuận là hai chỉ tiêu động lực thúc đẩy doanh nghiệp phát triển và được doanh nghiệp đặc biệt chú trọng trong việc xây dựng chiến lược của đơn vị. Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2001-2005 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Doanh thu Tỷ (đ) 1.376,847 1.731,006 2.095,498 2.289 2.354 Nộp ngân sách Tỷ (đ) 215,914 180,812 152,781 128 135 Lợi nhuận Tỷ (đ) 217,909 229,432 231,394 247,386 275 Tỷ suất lợi nhuận /vốn (%) 19,78 20,08 20,21 21,19 22,16 Thu nhập bình quân đồng/người/tháng Đồng 2.477.102 2.508.659 2.798.929 3.080.000 3.251.000 ( Nguồn: Phòng kế hoạch của Công ty ) Qua bảng số liệu ta thấy: Trong những năm gần đây Công ty có nhiều chuyển biến lớn. Hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty từ năm 2001 đến 2005 đều đạt doanh thu và lợi nhuận cao. Nếu doanh thu của Công ty năm 2001 là 1.377 tỷ đồng thì đến năm 2005 doanh thu là 2.354 tỷ đồng, tăng 977 tỷ đồng hay tăng 70,95%; lợi nhuận của Công ty năm 2001 là 217,909 tỷ đồng thì lợi nhuận của Công ty đến năm 2005 là 275 tỷ đồng, tăng 57,091 tỷ đồng tức tăng 26,2%. Biểu đồ 2: Lợi nhuận của Công ty Xi măng Hoàng Thạch giai đoạn 2001- 2005 Qua biểu đồ trên ta thấy, lợi nhuận của Công ty tăng qua các năm trong giai đoạn 2001-2005. Điều đó thể hiện bước đi đúng đắn trong con đường phát triển của Công ty. Qua 20 năm sản xuất, sản phẩm xi măng của Công ty đã chiếm được uy tín và lòng mến mộ của khách hàng, vị thế của Công ty ngày càng được củng cố và nâng cao trong ngành sản xuất xi măng. Chất lượng sản phẩm Công ty được bảo đảm, coi trọng chữ tín đối với khách hàng. Mặt khác, Công ty hết sức chú ý tới các biện pháp khác nhằm quảng bá thương hiệu xi măng Hoàng Thạch trên thị trường; điều tra nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng, từng bước đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của khách hàng, nên sản phẩm của Công ty làm ra đến đâu đều có thể tiêu thụ hết đến đó. Chi nhánh và tổng đại lý được phân bổ trên một số tỉnh thành trong cả nước đã làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm, đóng góp hết sức quan trọng trong việc duy trì sản xuất luôn diễn ra liên tục, nhẹ nhàng. Sản xuất và kinh doanh phát triển đã tạo điều kiện cho việc nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho cán bộ, công nhân viên. Thu nhập bình quân hàng tháng của công nhân tăng dần từng năm, chứng tỏ Công ty luôn quan tâm nâng cao đời sống của người lao động: Các chế độ khám sức khoẻ định kỳ, khám bệnh nghề, thăm quan du lịch và điều dưỡng được thực hiện đầy đủ. Quy mô của Công ty ngày càng lớn mạnh với số vốn trên 4000 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước mỗi năm trên 200 tỷ đồng . Để đạt những kết quả vừa qua, Công ty đã không ngừng đầu tư máy móc thiết bị công nghệ hiện đại; thực hiện các hợp đồng gia công sản xuất các phụ tùng, thay thế thiết bị trong dây chuyền công nghệ, cung ứng kịp thời đảm bảo chất lượng cho các phòng ban hoạt động ổn định. Với những kết quả và thành tích đã đạt được trong thời gian qua, cán bộ, Đảng viên và công nhân viên Công ty có quyền tự hào về sự trưởng thành và lớn mạnh của Công ty. Vượt qua khó khăn, thử thách, đội ngũ cán bộ công nhân viên Công ty đã đoàn kết, lao động sáng tạo, sản xuất ra nhiều xi măng cho đất nước, góp phần cùng toàn ngành xi măng Việt Nam thực hiện thắng lợi sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Thông qua ma trận SWOT ( Cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu) đánh giá chiến lược SO, ST, WO, WT từ đó giúp Công ty tận dụng được hết sức mạnh của mình và tránh được những rủi ro trước những cơ hội và thách thức của môi trường kinh doanh đầy biến động Bảng 2: Ma trận SWOT đánh giá năng lực hoạt động của Công ty XMHT Môi trường Cơ hội Nguy cơ Công ty XMHT - Vốn đầu tư cho xây dựng lớn - Nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà cửa tăng - Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng - Thị trường thiết bị công nghệ đang phát triển mạnh - Có nhiều đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh - Yêu cầu cao của khách hàng về chủng loại, chất lượng sản phẩm và vận chuyển… - Có nhiều chủng loại thiết bị công nghệ phục vụ ngành sản xuất xi măng. Điểm mạnh - Chất lượng nguồn nhân lực cao - Chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn - Uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong sản xuất - Có trang thiết bị công nghệ hiện đại tiên tiến. - Có khả năng huy động, vay vốn ngân hàng. S/O - Cung cấp vật liệu xây dựng cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng. - Chiếm thị phần lớn cho việc cung cấp vật liệu xây dựng cho các công trình về cơ sở hạ tầng có vốn đầu tư trong nước. - Đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ phù hợp với xu thế thời đại S/T - Đối thủ cạnh tranh và yêu cầu cao của khách hàng. - Nhiều thị trường lớn Công ty vẫn chưa xâm nhập được. - Có thể mua sắm trang thiết bị không phù hợp dẫn đến lãng phí vốn. Điểm yếu - Hệ thống máy móc thiết bị chưa hợp lý - Tiềm lực chưa đủ mạnh - Marketing chưa chuyên nghiệp - Nguồn thông tin về trang thiết bị công nghệ còn thiếu W/O - Phục vụ các công trình xây dựng trong tỉnh là chủ yếu - Đầu tư cải tiến những bộ phận công nghệ chưa phù hợp. W/T - Hoạt động marketing chưa chuyên nghiệp nên khách hàng chưa biết nhiều về Công ty - Sự chậm chạp so với các đối thủ cạnh tranh. Thông qua ma trận SWOT, ta thấy Công ty xi măng Hoàng Thạch có những điểm mạnh sau: Thứ nhất: Nguyên liệu sẵn có, chất lượng tốt. Đây là một lợi thế rất lớn của Công ty do đó Công ty cần có những chính sách khai thác hợp lý, đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho các bộ phận sản xuất tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt. Thứ hai: Kinh nghiệm sản xuất: Hiện nay Công ty đã có trên 20 năm kinh nghiệm sản xuất xi măng, Công ty đã tạo dựng cho mình được nhiều uy tín với khách hàng. Sản phẩm của Công ty được nhiều người tiêu dùng chấp nhận; năm 2003, sản phẩm của Công ty đạt “Qủa cầu vàng” tại hội chợ hàng chất lượng cao “Made in Viet Nam”, Ban tổ chức triển lãm hội chợ ngành xây dựng tặng “Cúp vàng”, được Hội các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam, Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế tặng thưởng “SAO VÀNG ĐẤT VIỆT” cho sản phẩm, thương hiệu tiêu biểu của Việt Nam trong hội nhập quốc tế. Thứ ba: Chất lượng nguồn nhân lực: Bảng 3: Nguồn nhân lực của Công ty hiện nay STT KỸ SƯ , CỬ NHÂN SỐ LƯỢNG (người) 1 Kỹ sư Hoá Silicat 89 2 Kỹ sư điện Tự động hoá và xí nghiệp 127 3 Kỹ sư cơ khí, luyện kim 54 4 Kỹ sư khai thác 14 5 Kỹ sư xây dựng và sử dụng vật liệu xây dựng 19 6 Kỹ sư động lực, ôtô, máy kéo 15 7 Cử nhân kinh tế, tài chính 58 8 Cử nhân luật 11 9 Cử nhân ngoại ngữ 07 10 Một số Đại học và Cao đẳng khác 35 11 Nhà máy VLCLKT (kỹ sư, cử nhân các ngành nghề) 35 ( Nguồn số liệu: Thu thập tại phòng tổ chức lao động Công ty XMHT) Công ty Xi măng Hoàng Thạch hiện nay có đội ngũ công nhân viên có trình độ tay nghề cao. Một số cán bộ công nhân nhờ trình độ và kinh nghiệm sản xuất lâu năm đã có nhiều sáng kiến mới trong sản xuất kinh doanh làm lợi cho Công ty mỗi năm hàng trăm triệu đồng. Thứ tư: Hệ thống máy móc thiết bị, Công ty đã đầu tư một hệ thống thiết bị dây chuyền hiện đại tiên tiến ngay từ đầu so với các Công ty khác. Từ khâu khai thác nguyên liệu đến sản xuất sản phẩm phần lớn đều nhập máy móc thiết bị hiện đại từ nước ngoài. Thứ năm: Khả năng huy động vốn; Công ty đã thiết lập được nhiều mối quan hệ lâu dài về lợi ích kinh tế với các Ngân hàng trong tỉnh do đó Công ty có lợi thế trong việc vay vốn với lãi suất ưu đãi để đảm bảo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhờ khả năng huy động vốn của mình, Công ty có thể thuận lợi hơn trong việc đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ Thứ sáu: Thương hiệu của Công ty: Đây là một điểm mạnh rất lớn mà Công ty cần phải khai thác triệt để. Để tạo ra một thương hiệu nổi tiếng Công ty đã phải cố gắng trong nhiều năm mới có được. Thương hiệu xi măng Hoàng Thạch được mọi người biết đến từ rất lâu, sản phẩm của Công ty luôn gắn liền với mẫu mã đẹp và chất lượng tốt. Đây là một tài sản vô giá của Công ty. Bên cạnh những mặt mạnh đó thì Công ty xi măng Hoàng Thạch cũng gặp phải không ít những khó khăn: Thứ nhất: Thị trường tiêu thụ của Công ty : Một số thị trường tiềm năng Công ty còn hạn chế như: Hải Phòng…đó là những đô thị phát triển nhanh do đó nhu cầu xây dựng là rất lớn. Tuy nhiên ở những thị trường này sản phẩm của Công ty chưa được biết đến nhiều. Thứ hai: Ở những thị trường lớn đã xuất hiện rất nhiều đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh về mọi mặt như: Công ty xi măng Hoàng Mai, Công ty xi măng Chinh Phong Hải Phòng, Công ty xi măng Bỉm Sơn… Thứ ba: Hoạt động Marketing và nghiên cứu thị trường chưa được triển khai mạnh nên không đạt được những kết quả như mong muốn. Thứ tư: Việc thu thập thông tin về thị trường và khách hàng, các đối thủ cạnh tranh còn hạn chế nên số lượng khách hàng biết về Công ty chưa nhiều. Công ty cần phải thiết lập hệ thống kênh thông tin rộng khắp, đặt các văn phòng giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm ở các địa phương. Thứ năm: Sản phẩm của Công ty chưa đáp ứng được nhu cầu của hầu hết người tiêu dùng. 2. Hoạt động đầu tư phát triển của Công ty giai đoạn 2001-2005. Đối với bản thân Công ty thì đầu tư phát triển có vai trò vô cùng quan trọng, nó quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của Công ty. Đầu tư phát triển góp phần duy trì và thay thế mới các cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo cho Công ty hoạt động có hiệu quả. Hiện nay, vốn đầu tư phát triển của Công ty là khá lớn trung bình hàng năm từ 2001 đến 2005 là 560 tỷ đồng bao gồm đầu tư cho phần cứng của thiết bị công nghệ là trang máy móc thiết bị, công cụ, dụng cụ… và phần mềm là nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, thông tin… Vốn đầu tư phát triển của Công ty được hình thành từ nhiều nguồn: Vốn tự có của doanh nghiệp, vốn vay nội tệ và ngoại tệ từ ngân hàng và các hình thức huy động vốn khác quy định theo luật doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là vốn tự có và vốn vay từ ngân hàng. Do là công ty nhà nước nên công ty có ưu thế trong việc vay vốn ngân hàng để hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhu cấu vốn vay của công ty hiện nay là khá lớn để mở rộng sản xuất kinh doanh, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của công ty do phải trả lãi vay ngân hàng. Tuy nhiên do công ty cũng có quan hệ lâu dài với các ngân hàng trong tỉnh nên hoạt động vay vốn của công ty thuận lợi hơn nên vốn của công ty luôn đựơc bảo toàn và đảm bảo cho hoạt động sản xuất luôn phát tr Bảng 4: Vốn đầu tư phát triển của Công ty giai đoạn 2001- 2005 Đơn vị: Triệu đồng. Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Vốn vay 2.677.500 2.594.708 2.435.765 2.227.340 2.022.907 Vốn tự có 1.318.769 1.336.668 1.430.529 1.424.037 1.464.863 Tổng vốn đầu tư 3.996.269 3.931.376 3.866.294 3.651.377 3.487.770 Vốn đầu tư phát triển 1.038.510 1.177.510 1.341.754 1.374.289 1.483.154 Tỷ lệ % Vốn vay Vốn tự có 100% 67% 33% 100% 66% 34% 100% 63% 37% 100% 61% 39% 100% 58% 42% (Nguồn số liệu: Phòng tài vụ Công ty Xi măng Hoàng Thạch) Nguồn vốn đầu tư phát triển của Công ty được sử dụng trong quá trình duy trì tiềm lực hoạt động của Công ty. Nguồn vốn được phân phối cho đầu tư mua sắm trang máy móc thiết bị, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu ứng dụng và các hoạt động đầu tư khác Bảng 5: Nội dung đầu tư phát triển của Công ty giai đoạn 2001-2005 Đơn vị : Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Giai đoạn 2001- 2005 Vốn đấu tư phát triển 1.038.510 1.177.510 1.341.754 1.374.289 1.483.154 1.282.043 1. Đầu tư vào máy móc thiết bị 655.485 784.227 940.424 971.463 1.078.367 885.994 2. Nguồn nhân lực 25.963 32.003 32.580 32.889 34.000 31.487 3. Nghiên cứu ứng dụng 15.577 16.180 16.675 17.045 17.550 16.605 4. Đầu tư khác 341.485 345.100 352.075 352.892 353.237 348.797 ( Nguồn số liệu: Phòng tài vụ- Công ty XMHT) Biểu đồ 3 : Cơ cấu hoạt động đầu tư phát triển của Công ty giai đoạn 2001- 2005 Qua biểu đồ 2 ta có thể thấy rõ được cơ cấu đầu tư phát triển của Công ty trong đó đầu tư cho máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng cao nhất 69,1% trong tổng vốn đầu tư phát triển và đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng chiếm tỷ trọng thấp nhất là 1,3%. Đầu tư vào thiết bị công nghệ của Công ty đã có nhiều chuyển biến. Hiện nay, Công ty đã chú ý đến đầu tư mua sắm thay đổi dây chuyền máy móc thiết bị theo hướng hiện đại. Bằng việc chú trọng ngay từ đầu trong việc đầu tư thiết bị công nghệ hiện đại tiên tiến, Công ty đã có một bước tiến lớn, tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty. Tuy nhiên, đối với mua sắm trang thiết bị công nghệ, Công ty thường gặp phải vấn đề là mua sắm không đồng bộ, còn thiếu thông tin và hiểu biết về công nghệ…từ đó dẫn đến lãng phí vốn. Về nguồn nhân lực của Công ty, qua hơn 20 năm sản xuất xi măng, hiện nay Công ty xi măng Hoàng Thạch có đội ngũ những người làm xi măng đủ điều kiện để tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới về công nghệ sản xuất xi măng. Nhiều năm qua, Công ty luôn coi trọng công tác đào tạo cán bộ quản lý và nâng cao trình độ cho công nhân: gửi đi bồi dưỡng, đào tạo ở trong và ngoài nước; hàng năm đều tổ chức thi giữ tay nghề và nâng bậc thợ cho công nhân, chăm lo đến đời sống của cán bộ công nhân viên cả về mặt thể chất và tinh thần như: thăm khám sức khoẻ, sinh hoạt Đoàn, Đảng, giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao… Mặt khác với tinh thần ham học hỏi, cầu thị, đội ngũ những người làm xi măng đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, đã rút ra những bài học quý giá cho mình, vươn lên làm chủ máy móc thiết bị. Đến nay, Công ty Xi măng Hoàng Thạch đã có tổng số cán bộ công nhân viên: 2.754 người. Trong đó có 464 người có trình độ Cao đẳng và Đại học. Có thể nói, ngay từ khi mới thành lập, Đảng uỷ và Ban lãnh đạo nhà máy rất chú trọng đến công tác đào tạo nâng cao trình độ mọi mặt cho người lao động trong việc tiếp thu khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất xi măng, từng bước vươn lên làm chủ các thiết bị, máy móc tiên tiến hiện đại.Khẳng định sự vững vàng của đội ngũ công nhân của Công ty Xi măng Hoàng Thạch trong thời đại của khoa học - kỹ thuật và công nghệ cao. Công tác đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, uy tín và thương hiệu của Công ty được Công ty hết sức coi trọng. Sản phẩm mang thương hiệu xi măng Hoàng Thạch dù sản xuất ở đâu cũng giữ vững được chất lượng màu sắc. Công ty đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị bằng nhiều hình thức để nhanh chóng mở rộng thị trường, củng cố vị trí ở các địa bàn hiện tại, xây dựng mở rộng thêm các cửa hàng, mạng lưới đại lý Công ty ở những khu vực có khả năng và lợi thế tiêu thụ; phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức và quản lý hệ thống bán lẻ, phục vụ nhân dân để tăng cường lượng xi măng tiêu thụ vừa chống đầu cơ gây bất ổn thị trường. Nhân lực và tổ chức cho thương hiệu chịu trách nhiệm chính về việc tiếp thị của Công ty là phòng tiếp thị. Phần lớn Công ty chi mua dịch vụ bên ngoài, nội dung dịch vụ thuê ngoài chủ yếu là quảng cáo và thủ tục pháp lý. Hoạt động đầu tư phát triển của Công ty trong thời gian qua đã đạt được những kết quả to lớn, đưa Công ty tiến vững chắc hơn cùng với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do đó trong thời gian tiếp theo, Công ty phải luôn coi hoạt động đầu tư phát triển là một vấn đề cần phải quan tâm hàng đầu, mà đặc biệt là đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ. III. HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ TẠI CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH GIAI ĐOẠN 2001-2005 1. Thực trạng về thiết bị công nghệ tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch Công ty xi măng Hoàng Thạch được khởi công và xây dựng ngày 19/5/1977. Ngay từ những ngày đầu lắp đặt thiết bị, dây chuyền sản xuất xi măng đã được lắp đặt các thiết bị hiện đại và phức tạp, quá trình sản xuất được tự động hoá ở mức cao, từ khâu phối liệu, nung luyện Clinker, đến nghiền và đóng bao xi măng đều được thông qua chương trình lập sẵn và điều hành ở trung tâm sử lý vi tính Công ty đã đầu tư vào dây chuyền Hoàng Thạch 1. Đây là một dây chuyền sản xuất xi măng lò quay, phương pháp khô, chu trình kín, có hệ thống trao đổi nhiệt 4 tầng (cyclon) và hệ thống làm nguội kiểu hành tinh gồm 10 lò con, một công nghệ sản xuất tiên tiến . Công suất thiết kế của dây chuyền 1 là 1,1 triệu tấn/năm. Những thiết bị chủ yếu trong dây chuyền sản xuất chính và phụ trợ đều rất hiện đại và đạt trình độ tự động hoá cao. Dây chuyền 1 từ khâu cung cấp nguyên liệu đến nghiền, đóng bao và xuất xi măng được tự động hoàn toàn từ phòng điều khiển trung tâm của nhà máy thông qua hệ thống các máy tính điện tử và thiết bị vi xử lý. Hãng F.L.Smidth (Đan Mạch) với vai trò là người thiết kế và tổng thầu công trình đã chọn mua và đặt hàng chế tạo thiết bị của dây chuyền 1tại nhiều nước theo yêu cầu, với tổng số hơn 14 nghìn tấn thiết bị công nghệ, gồm các nhóm chủ yếu: + Thiết bị cơ khí có kích thước và trọng lượng lớn như: lò nung máy nghiền, máy đập, quạt gió, gầu nâng, được chế tạo tại Nhật Bản. Các bộ phận cơ khí chính xác được chế tạo từ Đan Mạch. + Linh kiện điện tử, thiết bị đo lường, động cơ điện loại nhỏ, nồi hơi, băng tải cao su, lọc bụi điện… được sản xuất tại Đan Mạch. + Các động cơ cao thế có công suất từ 1.200 đến 6.500 KW của hãng AISA Thụy Điển và hãng YASKAWA Nhật Bản. + Thiết bị trạm điện cao thế của hãng CALOR-EMAG, bơm bột liệu._. FULLER và các thiết bị cấp liệu định lượng SHENCK từ Tây Đức. + Máy nén khí loại lớn của ATLAS-COPCO Thụy Điển, loại nhỏ của BEBICON Nhật Bản. + Máy tính điện tử SOLAR của Pháp. + Máy phân tích quang phổ bằng X-Ray của Thuỵ Sĩ. + Khớp nối thủy lực và lọc bụi tay áo Dalamatic của Anh + Thiết bị truyền hình công nghiệp của hãng điện tử Phillips, Hà Lan + Thiết bị khai thác và vận chuyển đá vôi và đá sét được nhập từ các hãng ATLAS - COPCO và KOCKUMS của Thuỵ Điển, KOMATSU và KAWASAKI của Nhật Bản và AKERMAN của Thuỵ Điển… Thiết bị của nước nào do chuyên gia nước đó đến hướng dẫn lắp đặt, hiệu chỉnh và chạy thử. Ngày 28/01/1995 Bộ Xây Dựng có quyết định số 28 BXD/KH-ĐT phê duyệt dây chuyền Hoàng Thạch 2. Dây chuyền Hoàng Thạch 2 là dây chuyền sản xuất xi măng lò quay, công nghệ tiên tiến, có hệ thống tiền nung (canciner), làm nguội kiểu ghi, chất lượng sản phẩm tốt, hệ thống điều khiển hiện đại PJC. Dây chuyền 2 có công suất thiết kế là 1,2 triệu tấn xi măng. Dây chuyền 2 bao gồm các thiết bị chính: Máy nghiền liệu kiểu UMS Máy nghiền xi măng kiểu UMS Máy nghiền than đứng kiểu ATOX-KM27,5 Lò nung Cả hai dây chuyền khi được đầu tư xây dựng đều là những dây chuyền sản xuất xi măng có trình độ công nghệ hiện đại tiên tiến cùng thời điểm, do một hãng nổi tiếng trên thế giới về sản xuất xi măng cung cấp thiết bị và công nghệ, do đó các maý móc thiết bị của Công ty cho đến nay vẫn đạt được trình độ hiện đại, sau hơn 20 năm sản xuất nhiều thiết bị máy móc vẫn đạt và vượt công suất thiết kế. Tính hiện đại ở Công ty Xi măng Hoàng Thạch không phải chỉ là các máy móc thiết bị khổng lồ, hiện đại mà được xem xét ở góc độ đạt trình độ tự động hoá cao về công nghệ sản xuất. Mỗi dây chuyền đều có phòng điều hành trung tâm, điều khiển toàn bộ thiết bị chính trong dây chuyền, với hơn 300 điểm đặt thiết bị đo lường về: nhiệt độ, áp suất, hiệu điện thế, dòng điện… ở các thiết bị chính. Hiện nay, Công ty đã được thủ tướng Chính Phủ phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án dây chuyền Hoàng Thạch III theo quyết định 91/ QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ với công suất 1,2 triệu tấn/năm. Khi dự án hoàn thành thì công suất của Công ty xi măng Hoàng Thạch là 3,5 triệu tấn, là nhà máy xi măng có công suất lớn nhất Việt Nam. Bảng 6: Mối quan hệ giữa các dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng hiện có của Công ty Chỉ tiêu Dây chuyền 1 Dây chuyền 2 Dây chuyền 3 Năm xây dựng 1977 1993 Dự kiến 2006 Tổ chức trợ giúp F.L.Smidth của vương quốc Đan Mạch F.L.Smidth của vương quốc Đan Mạch F.L.Smidth của vương quốc Đan Mạch Công suất 1,1 triệu tấn xi măng/năm 1,2 triệu tấn xi măng/năm 1,2 triệu tấn xi măng/năm Chức năng kỹ thuật Lò quay, phương pháp khô, chu trình kín, có hệ thống trao đổi nhiệt 4 tầng và hệ thống làm nguội kiểu hành tinh gồm 10 lò con, hệ thống điều khiển tự động. Lò quay, công nghệ tiên tiến, có hệ thống tiền nung, làm nguội kiểu ghi, hệ thống điều khiển hiện đại PJC Lò quay, công nghệ tiên tiến, hiện đại Các thiết bị đi kèm lò nung, máy đập đá vôi, máy đập đá sét, máy nghiền liệu, máy nghiền sấy than, máy nghiền xi măng, máy đóng bao Lò nung, máy nghiền liệu, máy nghiền xi măng, máy nghiền than đứng Lò nung, máy nghiền liệu, máy nghiền xi măng, máy nghiền than Nhiên liệu sử dụng Hỗn hợp 85% than cám 3 và 15% dầu MFO 100% than 100% than Trang máy móc thiết bị tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch bao gồm: Máy nghiền : Các máy nghiền nguyên liệu và nghiền xi măng đều làm việc theo chu trình kín, có hệ thống lọc bụi và thiết bị phân ly nên sản phẩm đầu ra luôn đạt độ mịn cao. Máy nghiền nguyên liệu dây chuyền 1 và dây chuyền 2 có công suất thiết kế là 248 tấn/h và 300 tấn/h. Máy nghiền xi măng dây chuyền 1 và dây chuyền 2 có công suất thiết kế là 176 tấn/h và 200 tấn/h. Hệ thống lọc bụi tĩnh điện Hệ thống lọc bụi tĩnh điện cho cả 2 dây chuyền đảm bảo vệ sinh môi trường, lượng bụi sau khi lọc chỉ còn 225 mg/m3 không khí (dây chuyền 1), 100mg/m3 không khí (dây chuyền 2) Máy đóng bao: Công ty có 10 máy đóng bao, mỗi bao có 12 vòi. Công suất mỗi máy là 90 tấn/h, đảm bảo xuất đủ xi măng cho khách hàng thẳng xuống các phương tiện đường thuỷ, đường bộ và đường sắt trong mọi tình huống, mà không cần có kho xi măng bao dự trữ. Lò nung: Dây chuyền Đường kính Chiều dài Công suất Làm lạnh theo kiểu Nhiên liệu dùng 1 5,5m 89m 3.100tấn/ngày Hành tinh 85% than cám, 15% dầu MFO 2 4,15m 71m 3.300 tấn/ngày Ghi Than cám Các thiết bị, máy móc trong dây chuyền sản xuất xi măng hầu hết đều do các nước công nghiệp phát triển sản xuất (các nhà máy cơ khí và điện trong nước chưa sản xuất được). Sau hơn 20 năm sản xuất , một số thiết bị của dây chuyền 1 và 2 đã xuống cấp, lạc hậu về công nghệ. Nhiều thiết bị trong dây chuyền hoạt động liên tục nhưng chưa có thời gian dừng để sửa chữa hoặc tuy có được bổ sung thay thế từng phần, song nhìn chung đã xuống cấp, có những thiết bị đã lạc hậu không còn phụ tùng thay thế. Thiết bị công nghệ dây chuyền I: Dây chuyền I tuy đã đưa vào sản xuất được 20 năm, song trong các năm qua Công ty đã rất quan tâm đến công tác sửa chữa, thay thế các phụ tùng nên hầu hết các thiết bị vẫn duy trì sự làm việc bình thường. Tuy nhiên qua nhiều năm hoạt động, các thiết bị không tránh khỏi tình trạng lão hoá xuống cấp, lò nung clinker có hiện tượng bị vặn méo, hệ thống guốc lò bị mòn, một số thiết bị quan trọng khác như các động cơ lớn, các bánh răng, trục, vòng bi, bạc… có kích thước lớn đã đến thời kỳ giới hạn mỏi, hệ thống thiết bị phụ trợ ngày càng hoạt động kém hiệu quả. Các thiết bị điện và hệ thống đo lường- điều khiển hiện nay vẫn còn nhiều thiết bị đã già hoá xuống cấp vẫn chưa được thay thế hoặc nâng cấp, một số hệ thống tự động điều khiển và đo lường làm việc kém tin cậy gây dừng vặt nhiều. Thiết bị công nghệ dây chuyền II: Dây chuyền II do mới đưa vào sản xuất, đồng thời thiết bị được cải tiến nên nhìn chung phần lớn các thiết bị dây chuyền II vẫn hoạt động ổn định. Tuy nhiên dây chuyền II với kỹ thuật, công nghệ mới nên chưa lường hết được những đột biến. Riêng máy nghiền than của dây chuyền II hoạt động không ổn định do hệ thống bàn nghiền tiếp xúc kém dẫn đến việc va đập mòn hỏng nhanh. Ngoài ra một số thiết bị phụ trợ của dây chuyền II như các thiết bị băng chuyền, gầu nâng, vận tải… hoạt động kém hiệu quả, độ bền của các phụ tùng không cao nên phải dừng sửa chữa thay thế mất nhiều thời gian. Trước thực trạng đó Công ty cần thay thế các thiết bị này bằng các thiết bị khác tiên tiến, hiện đại hơn để duy trì sản xuất liên tục. Để chủ động sản xuất, và sản xuất được liên tục và ổn định, Công ty phải có một lượng dự trữ máy móc, thiết bị cần thiết sẵn sàng thay thế khi có sự cố xảy ra. 2. Thực trạng về hoạt động đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch giai đoạn 2001-2005. Đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ là hoạt động đầu tư phát triển theo chiều sâu; do đó hoạt động này đòi hỏi một quy mô khối lượng vốn lớn. Nội dung của hoạt động đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ bao gồm : Mua mới, cải tạo nâng cấp phát triển thiết bị công nghệ hiện đại, đầu tư phát triển nguồn nhân lực phù hợp với trình độ công nghệ hiện đại, công tác nghiên cứu ứng dụng đều đòi hỏi nguồn vốn có quy mô lớn. Hoạt động đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ có thời gian thực hiện đầu tư dài. Máy móc thiết bị được mua sắm là những tài sản có giá trị rất lớn, những trang thiết bị công nghệ tiên tiến. Mục tiêu của đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ là nhằm tăng năng lực sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá dịch vụ. Đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ nhằm tăng năng suất lao động, cải tiến, thay đổi và phát triển các loại hàng hoá dịch vụ mới có chất lượng cao hơn, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thị trường. Đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ cũng đòi hỏi phải có được kết quả đáp ứng những yêu cầu chủ yếu cả trước mắt cũng như lâu dài: Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực: vốn, lao động, tài nguyên, tạo sự chuyển biến về chất trong quá trình sản xuất kinh doanh, đổi mới thiết bị công nghệ phải gắn liền với chiến lược phát triển của Công ty, của ngành và của đất nước, phải nhằm mục tiêu từng bước bắt kịp trình độ công nghệ so với các nước trong khu vực và thế giới, tiến tới chủ động sáng tạo công nghệ theo mô hình nghiên cứu – triển khai. 2.1. Quy mô và nguồn vốn đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch giai đoạn 2001- 2005. Công ty xi măng Hoàng Thạch ngay từ những ngày đầu lắp đặt thiết bị, dây chuyền sản xuất xi măng đã được lắp đặt các thiết bị hiện đại và phức tạp, quá trình sản xuất được tự động hoá ở mức cao, từ khâu phối liệu, nung luyện Clinker, đến nghiền và đóng bao xi măng đều được thông qua chương trình lập sẵn và điều hành ở trung tâm sử lý vi tính. Số vốn đầu tư ban đầu để xây dựng dây chuyền I là 73.683.000 USD bằng các nguồn vốn : Vốn tự có, vốn vay, viện trợ không hoàn lại, tiền bồi thường chiến tranh… Dây chuyền I do hãng F.L.Smidth (Đan Mạch) thiết kế và cung cấp thiết bị toàn bộ. Công suất thiết kế: 1,1 triệu tấn xi măng/năm gồm 5 xilô chứa, máy đóng bao xi măng, hệ thống băng tải, máng xuất xi măng theo các tuyến: xuất ôtô (25%), xuất đường thuỷ (65%) và xuất đường sắt (10%). Số vốn đầu tư ban đầu để xây dựng dây chuyền II là 1.552.568.328.000 đồng, trong đó thiết bị giá trị 918.150.961 đồng ( tương đương 85.566.600 USD). Nhà máy đã phải huy động tới 15 nguồn vốn khác nhau để đầu tư xây dựng dây chuyền II, đáng chú ý là một số nguồn vốn : Vốn tự có, vốn vay ngoại tệ, vốn vay tín dụng ngân hàng… Công ty dự kiến đầu tư dây chuyền Hoàng Thạch 3 với công suất 1,2 triệu tấn/năm với số vốn đầu tư ban đầu là 1.542 tỷ đồng. Nhưng do giá trị đồng USD bị sụt giá nên số tiền đầu tư cho dây chuyền 3 là 1.942,8 tỷ đồng. Cả hai dây chuyền đã đưa vào sản xuất, song trong các năm qua Công ty đã rất quan tâm đến công tác đổi mới, nâng cấp các thiết bị, phụ tùng nên vẫn duy trì được hoạt động của các trang thiết bị công nghệ. Hiện nay, Công ty đã có các nguồn vốn đế tiến hành hoạt động đổi mới thiết bị công nghệ. Bao gồm: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn tự có từ quỹ phát triển sản xuất, vốn vay từ các ngân hàng… Bảng 7: Quy mô và nguồn vốn đầu tư đổi mới thiết bị tại Công ty giai đoạn 2001- 2005 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Vốn đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ Trong đó: + Vốn vay tín dụng ngân hàng + Vốn tự có của công ty 688.976 461.614 227.362 819.809 532.876 286.933 977.199 586.319 390.880 1.009.551 585.540 424.011 1.117.611 581.156 536.455 (Báo cáo đầu tư tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch 2001-2005) Trong đó, Công ty sử dụng vốn đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ vào đầu tư mua mới máy móc thiết bị, cải tiến máy móc thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu ứng dụng khoa học phục vụ cho hoạt động đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ. Nội dung hoạt động đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ bao gồm: Mua mới máy móc thiết bị: Do tính biến động của khoa học công nghệ cũng như thị trường công nghệ mà nhiều thiết bị công nghệ cần phải nâng cấp sao cho phù hợp với công nghệ thời đại, giúp cho doanh nghiệp đạt hiệu quả trong sản xuất kinh doanh cũng như trong công tác quản trị doanh nghiệp. Cải tiến, nâng cấp trang máy móc thiết bị: Mục đích sửa chữa những máy móc thiết bị hư hỏng sau một thời gian sử dụng mà cần vốn lớn: thay thế phụ tùng, linh kiện, máy móc, dây chuyền trang thiết bị. Đầu tư nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ: Mục đích để đội ngũ công nhân viên nâng cao tay nghề, thích ứng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ và trang máy móc thiết bị hiện đại. Đầu tư nghiên cứu ứng dụng cho hoạt động đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ : Mục đích của hoạt động này là khuyến khích đội ngũ cán bộ công nhân tìm tòi, nâng cao khả năng sáng tạo của mình để phục vụ cho hoạt động đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, đưa ra những sáng kiến hay, thiết thực phục vụ cho hoạt động đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ của doanh nghiệp. Biểu đồ 4: Vốn đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty giai đoạn 2001- 2005 Đơn vị : Triệu đồng Qua biểu đồ 4 ta thấy quy mô vốn đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ của Công ty tăng qua các năm.Mặc dù Công ty vẫn phải vay vốn ngân hàng nhưng luôn có khả năng trả nợ đúng hạn và có xu hướng giảm vay ngân hàng trong những năm tới và nâng cao tỷ trọng vốn tự có trong vốn đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ. Trong hoạt động đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, hoạt động đầu tư cải tiến, nâng cấp trang thiết bị công nghệ là công việc thường xuyên của Công ty. Đó là cải tiến, nâng cấp ở một khâu nào đó trong quy trình công nghệ. Nhìn chung Công ty đã có bước chuyển biến quan trọng về việc lựa chọn hình thức đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ thích hợp với khả năng tài chính, trình độ tiếp thu và sức mua của thị trường. 2.2. Nội dụng của hoạt động đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch từ năm 2001-2005 Công ty Xi măng Hoàng Thạch nhận thấy trình độ kỹ thuật, trang máy móc thiết bị lạc hậu đang là cản trở lớn đối với khả năng cạnh tranh và quá trình hội nhập. Biểu hiện của lạc hậu về trang máy móc thiết bị thể hiện ở đầu ra của sản phẩm so với sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp cạnh tranh trong nước : Giá thành cao, chi phí đầu vào cao, chất lượng sản phẩm thấp, mẫu mã đơn điệu… Với chủ trương đi thẳng vào các máy móc kỹ thuật mới, hiện đại tiên tiến, Công ty đã tiếp thu được những thành tựu cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đổi mới trang máy móc thiết bị, bước đầu đã nâng cao công suất của trang máy móc thiết bị, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, từ đó góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của sản xuất, cạnh tranh và trụ vững được trong cạnh tranh với sản phẩm xi măng trong nước… Bảng 8 : Vốn đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ tại Công ty giai đoạn 2001- 2005 (Đơn vị : Tỷ đ) Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Giai đoạn 2001- 2005 Vốn đấu tư đổi mới TBCN 688.976 819.809 977.199 1.009.551 1.117.611 1.282.043 1. Đầu tư vào MMTB 655.485 784.227 940.424 971.463 1.078.367 885.994 2. Đầu tư vào NNL 19.472 20.802 21.540 22.110 22.724 31.487 3.Đầu tư vào NCƯD 14.019 14.780 15.235 15.978 16.520 16.605 ( Nguồn số liệu: Phòng tài vụ- Công ty XMH Biểu đồ 5 : Cơ cấu vốn đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ tại Công ty giai đoạn 2001- 2005 Trên cơ sở biểu đồ 5, ta thấy Công ty rất chú trọng và ưu tiên vốn cho công tác đầu tư vào máy móc thiết bị, hoạt động này chiếm tỷ trọng vốn rất lớn 95% vốn đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ của công ty. Tuy nhiên, bên cạnh đó công ty cũng quan tâm và phát triển nguồn nhân lực để phục vụ cho hoạt động đầu tư đổi mới thiết bị chiếm 3% và 2% vốn cho đầu tư nghiên cứu ứng dụng. Tuy nhiên, Công ty không chỉ tiến hành đầu tư đổi mới máy móc thiết bị của dây chuyền 1 mà còn đầu tư đổi mới máy móc thiết bị của dây chuyền 2, trên cơ sở đó Công ty sẽ có trang máy móc thiết bị hiện đại và luôn hoạt động ổn định với năng suất cao tạo điều kiện cho công ty có khả năng sản xuất ra sản phẩm đạt chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của khách hàng … Biểu đồ 3: Vốn đầu tư đổi mới máy móc thiết bị trong các dây chuyền 1 và 2 tại Công ty giai đoạn 2001-2005. Từ năm 2001 đến năm 2003 vốn đầu tư cho hoạt động đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ của dây chuyền 1 lớn hơn dây chuyền 2 do dây chuyền 1 được lắp đặt từ năm 1977 và đưa vào sử dụng trước dây chuyền 2 do đó việc đầu tư đổi mới phải tiến hành một cách thường xuyên và có nhiều trang thiết bị công nghệ, phụ tùng trong dây chuyền 1cần đổi mới nhiều hơn. Tuy nhiên từ năm 2004 đến năm 2005, do dây chuyền 2 ngay từ đầu đã được trang bị một cách hiện đại, tiên tiến do đó khi đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ, phụ tùng cần phải sử dụng một nguồn vốn rất lớn nên số tiền đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ cho dây chuyền 2 lớn hơn dây chuyền 1. Bởi phần lớn trang thiết bị, phụ tùng thay thế đều phải nhập khẩu do đó giá trị rất lớn trong khi các cơ sở trong nước chưa đủ khả năng sản xuất ra các phụ tùng đó. Dưới sự chỉ đạo của Ban Giám Đốc, các phòng ban trong Công ty và sự phối hợp chặt chẽ với các đơn vị bạn, công tác đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ tại Công ty được coi là khâu trọng tâm để Công ty thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất kinh doanh. Vì vậy, công tác đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ của Công ty được chỉ đạo thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và chất lượng từng hạng mục. Trong quá trình đổi mới, các hình thức đầu tư mua mới và nâng cấp, cải tiến trang máy móc thiết bị phổ biến của Công ty là : Nhập máy móc thanh toán bằng ngoại tệ là hình thức phổ biến. Cải tiến, nâng cấp thiết bị của Công ty Bảng 9: Vốn đầu tư cho mua mới và cải tiến máy móc thiết bị tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch giai đoạn 2001- 2005 (Đơn vị : Triệu đồng) CHỈ TIÊU Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Giai đoạn 2001- 2005 Đầu tư MMTB 688.976 819.809 977.199 1.009.551 1.117.611 922.629 1. Mua mới MMTB 263.734 277.604 329.025 323.707 323.088 303.432 2. Cải tiến, nâng cấp MMTB 425.242 542.205 648174 685.844 794.523 619.197 (Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện cải tiến trang thiết bị công nghệ từ 2001-2005) Biểu đồ 6 : Cơ cấu vốn đầu tư mua mới và cải tiến máy móc thiết bị tại Công ty giai đoạn 2001- 2005 Trong hoạt động mua mới và cải tiến, nâng cấp máy móc thiết bị từ 2001 đến 2005, Công ty chủ yếu cải tiến, nâng cấp máy móc thiết bị (67%) bởi thiết bị công nghệ cho lĩnh vực sản xuất xi măng là những thiết bị có giá trị rất lớn, mặt khác do thiết bị của công ty là một dây chuyền liên động nên giải pháp tối ưu là cải tiến và nâng cấp những thiết bị nhỏ lẻ trong dây chuyền khi có vấn đề về kỹ thuật hoặc đã quá cũ không đáp ứng yêu cầu về an toàn và năng suất thiết kế… Đối với hoạt động mua mới trang máy móc thiết bị, Công ty được sự uỷ quyền của Chính phủ Việt Nam, Bộ Ngoại thương mà trực tiếp là Technoimport ký hợp đồng với hãng F.L.Smidth (Đan Mạch) về việc F.L.Smidth cung cấp thiết bị của Công ty Xi măng Hoàng Thạch. Trên cơ sở đó Công ty đã tiến hành mua mới thiết bị chiếu sáng bằng đèn Compact, do đó đã tiết kiệm cho nhà máy vài tỷ đồng. Mua mới hệ thống điều khiển của dây chuyền 1 từ hệ thống điều khiển QCX25 nay tự động bằng máy tính; mua mới hệ thống lọc bụi từ hệ thống lọc bụi tay áo nay là hệ thống lọc bụi DILAMATIC; đổi mới hệ thống đếm bao tự động thay cho con người. Trước đây cân đo hàng hoá xuất – nhập khẩu bằng hệ thống đo mướn nước, nay được thay thế bằng hệ thống cân băng điện tử, giảm hao hụt xuống từ 4% đến 5% nay còn 0,8%. Đổi mới hệ thống đếm bao xi măng, nếu trước đây với 4 máng xuất, nhà máy cần 14 người/ngày thì trung bình trong một tháng nhà máy phải điều 420 người tại máng đếm bao xi măng nhưng hiện nay trung bình trong một tháng Công ty chỉ cần 90 người… Bảng 10: Đầu tư mua mới máy móc thiết bị thuộc dây chuyền 1 và dây chuyền 2 tại Công ty giai đoạn 2001- 2005. Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Đầu tư mua mới MMTB 263.734 277.604 329.025 323.707 323.088 1. Mua mới MMTB thuộc dây chuyền 1 131.907 143.701 169.472 186.831 199.681 2. Mua mới MMTB thuộc dây chuyền 2 131.827 133.903 159.553 136.876 123.407 ( Nguồn số liệu: Phòng kế hoạch – Công ty Xi măng Hoàng Thạch) Đối với hoạt động mua mới trang máy móc thiết bị, Công ty luôn dựa trên yêu cầu thực tiễn của việc đổi mới máy móc thiết bị và khả năng huy động vốn của mình. Công ty chủ yếu mua mới trang máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động của các dây chuyền 1 và 2 trong đó mua mới máy móc thiết bị có giá trị dưới 10 tỷ chiếm trên 80% còn lại là các máy móc thiết bị có giá trị trên 10 tỷ đồng trên cơ sở các sáng kiến của cán bộ công nhân viên và trên cơ sở các nghiên cứu ứng dụng. Biểu đồ 7: Đầu tư mua mới, cải tiến máy móc thiết bị thuộc dây chuyền 1 và 2 của Công ty giai đoạn 2001- 2005 Với kinh nghiệm lâu năm, Công ty luôn mua mới và lắp đặt máy móc thiết bị cho từng dây chuyền, có như vậy vừa đảm bảo tiến độ công việc lại vừa đảm bảo cho hoạt động sản xuất, tránh tình trạng dừng hoạt động sản xuất của cả hai dây chuyền. Đối với hoạt động cải tiến, nâng cấp thiết bị của Công ty: Đây là công việc thường xuyên của Công ty Xi măng Hoàng Thạch, cải tiến ở một khâu nào đó trong quy trình công nghệ của dây chuyền 1 và dây chuyền 2. Biểu đồ : Vốn đầu tư cải tiến, nâng cấp máy móc thiết bị tại công ty giai đoạn 2001- 2005 Qua biểu đồ trên ta có thể thấy công tác đầu tư cải tiến, nâng cấp trang thiết bị công nghệ tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch có xu hướng tăng dần qua các năm. Trong quá trình đầu tư cải tiến, nâng cấp, Công ty luôn áp dụng phương thức cải tiến, nâng cấp dứt điểm từng đợt nên vẫn duy trì sản xuất được đều đặn. Mặt khác, Công ty luôn quan tâm và giám sát mọi quy trình của hoạt động cải tiến, nâng cấp trang máy móc thiết bị từ đó đảm bảo an toàn và đúng tiến độ thời gian của mỗi đợt dừng sửa chữa và cải tiến máy móc thiết bị của Công ty. Đối với hoạt động cải tiến nâng cấp trang máy móc thiết bị, Công ty đã phối hợp giữa việc tự thực hiện với việc thuê ngoài để tiến hành như sau: Bảng 11: Đầu tư cải tiến nâng cấp thiết bị công nghệ của các dây chuyền tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch giai đoạn 2001-2005 Đơn vị tính:Triệu đồng GIÁ TRỊ TBCN ĐƯỢCĐẦU TƯ CẢI TIẾN, NÂNG CẤP Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 I/ Thiết bị công nghệ - Tự làm - Thuê ngoài 1. Thiết bị thuộc dây chuyền HT1 - Tự làm - Thuê ngoài 2. Thiết bị thuộc dây chuyền HT2 - Tự làm - Thuê ngoài 3. Thiết bị phục vụ HT1 và HT2 - Tự làm - Thuê ngoài 425.242 107.731 317.511 225.693 98.719 126.974 195.593 67.383 128.210 3.956 1.894 2.062 542.205 210.952 331.253 345.856 142.947 202.909 192.036 68.024 124.012 4.313 0 4.313 648.174 181.716 466.458 352.502 89.146 263.356 295.671 81.631 214.040 685.844 205.256 480.588 313.821 75.421 238.400 333.735 81.806 251.929 38.288 24.162 14.126 794.523 232.073 562.450 291.071 104.967 186.104 361.117 50.834 310.283 203.497 41.574 161.923 (Nguồn: Báo cáo đầu tư TBCN tại Công ty XMHT giai đoạn 2001- 2005) Qua bảng số liệu ta có thể thấy được tình hình đầu tư cải tiến, nâng cấp trang thiết bị công nghệ tại Công ty trong giai đoạn 2001-2005. Trong đó, Công ty luôn chú trọng cải tiến, nâng cấp các thiết bị sản xuất thuộc dây chuyền 1 và dây chuyền 2 ( chiếm gần 99% nội dung cải tiến, nâng cấp thiết bị công nghệ), bên cạnh đó Công ty còn cải tiến thiết bị phục vụ HT1 và HT2. Từ năm 2001 đến năm 2005, Công ty đã quản lý tốt khâu cải tiến, nâng cấp thiết bị từ việc xây dựng kế hoạch đến tổ chức thực hiện đúng quy trình, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật để rút ngắn thời gian, đảm bảo chất lượng và tiết kiệm vật tư trong cải tiến, nâng cấp. Trong quá trình cải tiến, Công ty luôn cố gắng điều hành sao cho cùng một thời điểm chỉ cải tiến, nâng cấp thiết bị của một dây chuyền, dây chuyền còn lại vẫn hoạt động theo kiểu cuốn chiếu từng công đoạn và triệt để cả phần Cơ, Điện, Công nghệ nên vẫn duy trì được thiết bị hoạt động ổn định dài ngày cho năng suất cao. Ngoài việc cải tiến, nâng cấp các thiết bị trong dây chuyền sản xuất chính, Công ty vẫn chú trọng kết hợp cải tiến, nâng cấp đồng thời các thiết bị xe máy và thiết bị vận tài thuỷ, bộ theo đúng kế hoạch của Tổng công ty giao. Biểu đồ 2: Vốn đầu tư cải tiến, nâng cấp thiết bị công nghệ tại Công ty giai đoạn 2001- 2005. Qua biểu đồ 2 ta thấy, Công ty chủ yếu thuê ngoài để tiến hành cải tiến, nâng cấp trang máy móc thiết bị. Đối với các hạng mục tự làm, Công ty đã khảo sát, lên khối lượng, nội dung cải tiến, nâng cấp, vật tư, phụ tùng thay thế và lập dự toán để triển khai thi công. Các hạng mục thuê ngoài thì được khảo sát, lên khối lượng cho từng nội dung công việc, lập dự toán và ký hợp đồng triển khai thi công. Xu hướng của Công ty là trong thời gian tới, sẽ nâng cao tỷ trọng tự làm trong việc cải tiến thiết bị công nghệ để từ đó Công ty có thể chủ động hơn trong việc đầu tư đổi mới trang máy móc thiết bị, đồng thời giám được chi phí của việc thuê ngoài. Điều đó cho thấy Công ty đã thấy được tầm quan trọng của việc đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ. Bởi đầu tư vào thiết bị công nghệ hiện đại không chỉ đồng nghĩa với việc máy móc thiết bị được cải tiến mà còn có nghĩa là có một nguồn nhân lực chất lượng cao, một cơ chế quản lý tốt, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư khác của doanh nghiệp. Trong đó hoạt động đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ trong các dây chuyền đã được Công ty tiến hành rất hiệu quả. Công tác đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ đã được Công ty quán triệt và chỉ đạo thực hiện tốt các mặt sau: Từng đợt dừng thiết bị cải tiến, nâng cấp, Công ty đã có văn bản báo cáo Tổng công ty xin ý kiến chỉ đạo để tiến hành cải tiến đám bảo tiến độ và yêu cầu kỹ thuật. Cải tiến và đổi mới triệt để từng đợt, từng thiết bị đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng và đúng tiến độ đề ra. Vật tư, phụ tùng, trang thiết bị và nhân lực phục vụ cải tiến trang thiết bị công nghệ được lên kế hoạch chi tiết và chuẩn bị đầy đủ, chu đáo để kịp thời phục vụ cải tiến trang thiết bị công nghệ. Phòng kỹ thuật chuẩn bị phương án, các giải pháp kỹ thuật được trình bày dưới hình thức chuyên đề có sự đóng góp của các cán bộ, kỹ sư, công nhân bậc cao để bổ sung, lựa chọn phương án tối ưu trước khi áp dụng vào công tác cải tiến. Các đợt dừng thiết bị để cải tiến và nâng cấp, Công ty đã kết hợp chặt chẽ với Công ty lắp máy và Công ty xây dựng 201 để cải tiến, nâng cấp nên các đợt cải tiến, nâng cấp trên đều đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng và đúng tiến độ theo dự kiến ban đầu. Để đảm bảo hoạt động đầu tư đổi mới thiết bị đạt hiệu quả, Công ty đã có quan hệ tốt với nhiều đơn vị bạn để gia công chế tạo phụ tùng cơ khí chất lượng cao kịp thời phục vụ cải tiến, thay thế. Do đó các trang thiết bị công nghệ được đầu tư cải tiến, nâng cấp, đổi mới trong giai đoạn này (2001- 2005) đều đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và đúng tiến độ theo dự kiến ban đầu, nên đã góp phần đưa thiết bị trở lại hoạt động dài ngày, đạt năng suất, chất lượng cao đảm bảo công suất thiết kế, giá trị thực hiện các hạng mục thiết bị trong dây chuyền công nghệ đạt từ 43% đến trên 100% cá biệt có những hạng mục giá trị nâng cấp đạt cao là do Công ty đã thay thế một số phụ tùng mới có giá trị cao phải nhập khẩu như: Con lăn cho máy nghiền than K2M01, hộp giảm tốc quay cabin cẩu F1X02, bạc đỡ máy nghiền, bộ guốc đỡ bệ II và bệ III lò HT1, động cơ quạt R1P09, băng tải lõi thép cho gầu nâng R2A20… Thay toàn bộ xích gầu nâng U1U05, Z1J01 và trên 30 giả xích W1U05, thay trên 300 tấm lót cho máy nghiền Z1M01 trị giá trên 1,5 tỷ đồng. Thiết bị CT342 và máy nghiền liệu thay động cơ chính và các phụ kiện trị giá trên 10 tỷ đồng. Thiết bị CT462 và máy nghiền than thay bằng bàn nghiền, tấm lót và các phụ kiện trị giá trên 4,5 tỷ đồng. Máy đập thạch cao và thiết bị CT24 thay hộp giảm tốc và các thiết bị của cẩu cảng trị giá trên 4 tỷ đồng. Máy đập đá sét và thiết bị CT13 thay trục búa trị giá trên 0,5 tỷ đồng. Thiết bị CT482 thay toàn bộ xích W2J27, W2K08 trị giá trên 2,2 tỷ đồng. Hệ thống điện động lực, điều khiển, nâng cấp hệ thống điều khiển cho công đoạn P1 và vật tư sửa chữa cho K2T11 có giá trị trên 1,45 tỷ đồng. Hệ thống điều hoà, thông gió thay thế hệ thống máy nén điều hoà trung tâm trị giá 1,7 tỷ đồng. Sửa chữa xe ủi D275A số D3 thay thế động cơ tổng thành giá trị 986.867.940 đồng… Sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại vật tư phụ tùng thay thế, nhân lực phục vụ cải tạo, Công ty đã chủ động tiến hành cải tiến, nâng cấp các thiết bị trong dây chuyền sản xuất theo đúng kế hoạch đề ra đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng và tiến độ. Tuy nhiên để đáp ứng được yêu cầu về sản xuất và về mặt kỹ thuật, Công ty luôn tiến hành đầu tư đổi mới máy móc thiết bị thuộc dây chuyền 1, sau đó vận hành dây chuyền 1 rồi mới đổi mới máy móc thiết bị thuộc dây chuyền 2. Do đó, mặc dù tiến hành mua mới máy móc thiết bị nhưng Công ty vẫn luôn tiến hành hoạt động sản xuất của các dây chuyền 1 và 2 sao cho hạn chế đến mức tối thiểu việc ngừng hoạt động của các dây chuyền sản xuất. Trong đổi mới, Công ty đã kết hợp cải tiến, nâng cấp các thiết bị trong dây chuyền, các thiết bị khai thác mỏ và các thiết bị vận tải đường bộ, đường sông; mặt khác công tác bảo dưỡng thiết bị được tăng cường, các sự cố được xử lý kịp thời, nhanh chóng đưa thiết bị vào hoạt động. Công ty đã thay thế nhiều thiết bị điện, cơ khí thế hệ mới như: Các bộ galê, hộp giảm tốc, động cơ máy nghiền xi măng, máy nghiền nguyên liệu, các rôtô máy đập đá vôi, đá sét… của dây chuyền 1 và 2…góp phần đảm bảo cho cả hai dây chuyền hoạt động liên tục và ổn định. Công ty đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch cải tiến, nâng cấp đồng bộ lò nung số 1: thay toàn bộ guốc bệ 2 và 3, nghiệm thu và đưa mái che lò nung số 1… Nhờ cải tiến, nâng cấp triệt để và đồng bộ nên lò nung số 1 đã hoạt động liên tục 208 ngày, đây là kỷ lục về thời gian chạy lò dài ngày nhất từ trước đến nay. Công ty đã quan tâm hơn đến công tác kiểm tra và có kế hoạch đầu tư đổi mới phòng ngừa sự cố toàn bộ hệ thống vận chuyển băng tải, xích tải, gầu nâng, các bánh răng, các động cơ và cụm thiết bị để thay thế cải tiến, nâng cấp, nên các thiết bị hoạt động liên tục, đạt năng suất cao. 2.3. Hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ tại Công ty giai đoạn 2001-2005. Ngay từ khi thành lập Công ty Xi măng Hoàng Thạch, Công ty đã được đầu tư các trang thiết bị công nghệ hiện đại tiên tiến. Tuy nhiên, khi đó số công nhân Việt Nam có tay nghề cao rất ít, cán bộ quản lý và kỹ thuật vừa thiếu vừa chưa có kinh nghiệm sản xuất xi măng. Đội ngũ cán bộ khung chủ yếu là từ xi măng Hải Phòng, Công ty gang thép Thái Nguyên, Công ty xây dựng Sông Đà chuyển về, tiếp n._.ẫn được thực hiện như hàng năm, nhưng cần có đầu tư hơn nữa về thời gian và chất lượng đào tạo, đặc biệt là cần cải tiến công việc thi cử đảm bảo nhanh, chính xác công minh. Tổ chức các lớp ngoại ngữ và tin học cho cán bộ công nhân viên nếu các đơn vị có nhu cầu. Tăng cường chọn cử cán bộ, kỹ sư, kể cả công nhân kỹ thuật bậc cao đi tham quan học tập tại nước ngoài để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Bảng 16: Các chỉ tiêu chính về công tác đào tạo cán bộ công nhân viên phục vụ cho hoạt động đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ giai đoạn 2006- 2010 STT NỘI DUNG SỐ LƯỢNG 1 Tổ chức nâng bậc cho công nhân 1400 người 2 Đào tạo bổ túc nghề (nghề thứ 2), chuyển nghề 300 người 3 Đào tạo công nhân cho dây chuyền 3 (chuyển nghề cũ và vào nghề mới đối với đối tượng tuyển dụng mới 100 người 4 Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, chuyên môn kỹ thuật 120 người 5 Đào tạo tin học ngoại ngữ 200 lượt người 6 Huấn luyện an toàn lao động cho CBCNV Công ty 15000 lượt người 7 Huấn luyện phòng cháy chữa cháy 600 lượt người 8 Học tập, bồi dưỡng tại nước ngoài 60 lượt người (Nguồn số liệu: Thu thập tại phòng tổ chức lao động Công ty XMHT) Đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu khoa học, công tác sáng kiến và áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Phấn đấu mỗi năm có ít nhất 3 đề tài nghiên cứu khoa học và khoảng 60 sáng kiến, giá trị làm lợi của các sáng kiến khoảng trên 1 tỷ đồng/năm. II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ TẠI CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH TRONG THỜI GIAN TỚI 1. Giải pháp về nguồn vốn cho hoạt động đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ: Hiện nay, phần vốn đầu tư cơ bản giành cho khoa học công nghệ rất hạn chế, kinh phí sự nghiệp giảm dần; trong khi đó đặc thù của thiết bị công nghệ sản xuất xi măng là cần nguồn vốn rất lớn. Do đó để đảm bảo cho hoạt động đầu tư đổi mới trang máy móc thiết bị của Công ty có hiệu quả, Công ty phải có những giải pháp để thu hút vốn phục vụ cho hoạt động đầu tư của Công ty mình. Công ty lựa chọn đối tác để tiến hành liên doanh, bởi vốn đầu tư của các Công ty xuyên quốc gia thường ổn định, dài hạn, công nghệ mới thích ứng hoặc nâng cấp công nghệ hiện có và thay đổi mô hình tiêu dùng. Đôi khi việc xây dựng cơ sở nghiên cứu triển khai tại Công ty có tác dụng khuyến khích Công ty đầu tư đổi mới công nghệ, tiếp cận thị trường mới có tính cạnh tranh, tăng kỹ năng quản lý thông qua đào tạo, có khả năng tiếp cận công nghệ sạch và quản lý môi trường hiện đại. Phải có chính sách huy động vốn từ nhiều nguồn tài trợ . Bởi trong qúa trình đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, Công ty chủ yếu sử dụng vốn từ quỹ đầu tư phát triển do đó khả năng đầu tư đổi mới của Công ty chưa cao. Thực hiện nghiêm chỉnh pháp lệnh thống kê, kế toán tài chính mới, tích cực thu đòi công nợ, thường xuyên chú ý đến việc sử dụng, bảo toàn và quay vòng vốn để phát huy hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất kinh doanh. Giảm tối thiểu tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư do sử dụng nguồn vốn chưa hiệu quả, sự thiếu hiểu biết về thiết bị công nghệ. 2. Giải pháp về thông tin nhằm tăng cường đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ. Có hệ thống thông tin chính xác về thị trường công nghệ trong nước và thế giới sẽ giúp cho quá trình lựa chọn công nghệ tốt hơn, củng cố các quan điểm, phương hướng và giải pháp, chiến lược công nghệ cho Công ty khi có nhu cầu đổi mới thiết bị công nghệ. Do đó Công ty cần phải: Cập nhật thông tin về khoa học công nghệ, trang máy móc thiết bị, nghiên cứu thị trường công nghệ thường xuyên giúp nâng cao hiệu quả trong việc lựa chọn công nghệ. Tiếp tục thực hiện từng bước hiện đại hoá dây chuyền 1 và 2 để duy trì sản xuất được liên tục, ổn định, nhịp nhàng. Thường xuyên tìm hiểu nắm bắt những thông tin trên thị trường về nhu cầu giá cả, và chất lượng của nguồn thiết bị công nghệ. Do hiện nay trên thị trường có rất nhiều nguồn thiết bị công nghệ, nếu không nắm bắt thông tin và tìm hiểu kỹ càng về trang thiết bị công nghệ có thể dẫn đến mua lầm thiết bị công nghệ và gây lãng phí về vốn. Bám sát thông tin, giá cả trên thị trường để chỉ đạo việc mua sắm thiết bị vật tư, phụ tùng với giá cả hợp lý theo đúng quy định của Nhà nước và chỉ đạo của Tổng công ty Xi măng Việt Nam. Trên cơ sở đó, Công ty có thể mở rộng được đối tượng và thị trường mua sắm thiết bị công nghệ của Công ty. Phát huy tính chủ động trong việc tìm kiếm thiết bị công nghệ và trong đàm phán. 3. Giải pháp về thiết bị công nghệ: Để hoàn thiện hơn nữa công tác đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, Công ty Xi măng Hoàng Thạch đã đề ra một số giải pháp : Trước khi tiến hành các thủ tục đầu tư, Công ty phải khảo sát rất kỹ các yếu tố, trong đó xuất xứ của thiết bị phải được xem xét rất cẩn thận sao cho phù hợp với mục tiêu đầu tư, trình độ công nghệ của Công ty, phù hợp với nguồn vốn dự kiến. Xác định rõ và chính xác những thiết bị nào cần và phải đầu tư nhiều thiết bị mới, nhiều dây chuyền hiện đại. Nâng cao thời gian làm việc liên tục và năng suất của các thiết bị chính trong dây chuyền công nghệ nhất là lò nung. Cải tiến, nâng cấp hợp lý, đúng kế hoạch, đúng tiến độ bảo đảm chất lượng trên toàn dây chuyền, chú ý tới biện pháp sửa chữa nhanh sự cố. Xây dựng kế hoạch cải tiến, nâng cấp các thiết bị công nghệ và thực hiện nghiêm túc kế hoạch đó. Đảm bảo an toàn cho người và máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất Động viên các đơn vị khẩn trương khắc phục sự cố, tìm nguyên nhân, xem xét lại và hoàn chỉnh quy trình vận hành các thiết bị trong dây chuyền công nghệ Công tác sửa chữa, bảo dưỡng và chống xuống cấp thiết bị phải được coi trọng; từng bước hoàn chỉnh các quy trình, quy phạm vận hành và sử dụng các máy móc thiết bị; Tăng cường công tác kiểm tra thiết bị máy móc, vệ sinh công nghiệp Tăng cường công tác tự chế tạo thiết bị dựa trên các nguyên lý công nghệ chuyên ngành.Triệt để áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ; chủ động khai thác tối đa các tiềm năng sẵn có, vận dụng các chính sách và đòn bẩy kinh tế một cách có hiệu quả nhất. Tiếp tục đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, thay thế các thiết bị thế hệ mới hiện đại hơn để nâng cao năng suất và ổn định chất lượng sản phẩm. Từng bước cải tiến hiện đại hoá thiết bị dây chuyền 1 cho phù hợp với thiết bị dây chuyền 2 để có thể lắp lẫn phụ tùng thiết bị của 2 dây chuyền và giảm cơ số dự phòng. Thay thế và cải tiến các lọc bụi điện và ổn định môi trường làm việc. Đầu tư cải tạo môi trường cho các thiết bị làm việc trong điều kiện nóng, bụi, ẩm… để nâng cao tuổi thọ và đảm bảo độ chính xác làm việc của các thiết bị, nhất là đối với các thiết bị điện và thiết bị điều khiển. Ngoài dây chuyền mới đồng bộ, Công ty đầu tư trang bị bổ sung cục bộ và nâng cấp, thay mới các máy trong dây chuyền tiên tiến hiện đại. Từng bước thay thế, đổi mới, hiện đại hoá một số máy móc thiết bị của dây chuyền 1; nâng cấp hệ thống điều khiển, tăng độ chính xác của hệ thống điều khiển, máy cắt, đo lường…Nghiệm thu, vận hành dây chuyền 2 bảo đảm an toàn, ổn định và sớm đạt công suất thiết kế. Đầu tư thêm thiết bị vệ sinh xilô, các súng CANON AIR chống tắc, xe hút bột…xây dựng kế hoạch sửa chữa dự phòng thiết bị vận chuyển băng tải, xích tải, gầu nâng, có kế hoạch sửa chữa xen kẽ thay dần các con lăn băng tải. 4. Giải pháp về vật tư, phụ tùng cho hoạt động đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ trong thời gian tới Tăng cường khâu tiếp nhận vật tư, phụ tùng, thiết bị phải đảm bảo đủ cả về số lượng, chất lượng, đúng thời gian. Giao quyền quản lý và trách nhiệm cho các bộ phận bảo quản thiết bị đảm bảo cho công tác đổi mới thiết bị đúng kế hoạch đề ra. Ngoài những đối tượng và thị trường mua sắm vật tư truyền thống, để đảm bảo mua được hàng với chất lượng tốt và giá cả hợp lý, Công ty cần mở rộng thị trường mua phụ tùng thông qua chào giá cạnh tranh và mời thầu rộng rãi để chủ động và giảm giá, tích cực chủ động đặt hàng các loại phụ tùng trong nước sản xuất đạt yêu cầu để thay thế dần các phụ tùng nhập ngoại; đảm bảo đủ các loại để sửa chữa và cải tiến với chất lượng tốt. Đối với công nghệ sản xuất xi măng, chi phí cho việc thay thế phụ tùng thiết bị phục vụ cho sản xuất là rất lớn. Nếu các thiết bị máy móc phải mua của nước ngoài thì một mặt phải mua với giá khá cao; mặt khác không chủ động được trong sản xuất, vì phải mất thời gian trong khâu mua bán, vận chuyển…Do đó tăng cường nội địa hoá máy móc thiết bị là một trong những phương hướng mà Đại hội Đảng bộ Công ty lần thứ VII, năm 2000 đã đề ra. Giá một số phụ tùng thiết bị trong nước sản xuất chỉ bằng khoảng 30% đến 60% giá nhập ngoại, nhưng chất lượng và độ bền cũng thua kém không đáng bao nhiêu. Thực tế trong những năm qua, nhờ khai thác tốt các cơ sở sản xuất, chế tạo cơ khí trong nước, nên Công ty chẳng những duy trì được các máy móc, thiết bị hoạt động ổn định, mà còn là điều kiện để Công ty tăng nhanh lợi nhuận, sớm thu hồi vốn Triệt để áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ; chủ động khai thác tối đa tiềm năng sẵn có, giảm lượng tồn kho vật tư, thiết bị, lập quy trình phần mềm quản lý thiết bị, vật tư, phụ tùng ngành mỏ…Do lượng vật tư, thiết bị tồn kho của Công ty quá lớn. Cần tính toán xác định lượng dự trữ vật tư, thiết bị hợp lý để tránh bị tồn đọng vốn, giảm hao mòn vô hình, mà vẫn đảm bảo yêu cầu sửa chữa, thay thế máy móc thiết bị để hoạt động không bị gián đoạn kéo dài. Có kế hoạch mua sắm và dự trữ đầy đủ các loại vật tư, phụ tùng phục vụ cho sản xuất và đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ. Tiết kiệm vật tư, xây dựng các định mức tiên tiến về tiêu hao vật tư trên đơn vị sản phẩm để nâng cao năng suất, hiệu quả, bảo toàn phát triển và tăng hệ số quay vòng vốn. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất hàng tháng, tiến độ và thời gian cải tiến, nâng cấp thiết bị, Công ty phải đảm bảo đầy đủ nguyên, nhiên vật liệu cho sản xuất, kiểm tra chặt chẽ chất lượng vật tư, phụ tùng nhập về. Chủ động rà soát toàn bộ các phụ tùng tồn kho kể cả cơ, điện, công nghệ và thiết bị mỏ để có kế hoạch đặt hàng phụ tùng hợp lý, kịp thời phục vụ sản xuất. Đặc biệt đối với những vật tư, phụ tùng tồn kho lâu ngày, mất, kém chất lượng, không sử dụng ,phải tổ chức hợp đồng thuê thẩm định chất lượng, thẩm định giá để bán và thu hồi vốn về cho Công ty. Công tác phụ tùng cần phải được quan tâm theo dõi chặt chẽ, rà xét các đơn hàng phụ tùng nhập ngoại để triển khai sớm kịp thời phục vụ sản xuất. Luôn tổ chức rà soát lại toàn bộ hệ thống thiết bị công nghệ, thiết bị cơ, điện để có kế hoạch đặt hàng phụ tùng thay thế hợp lý đáp ứng kịp thời nhu cầu cải tiến nâng cấp. 5. Giải pháp về nguồn nhân lực: Để đầu tư đổi mới trang máy móc thiết bị công nghệ có hiệu quả, Công ty phải có một đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi và giám chịu trách nhiệm. Vì đầu tư đổi mới trang máy móc thiết bị đòi hỏi người cán bộ kỹ thuật, vận hành phải có khả năng tư duy sáng tạo để có thể bắt kịp với trình độ công nghệ tiên tiến hiện đại của thiết bị mới. Do đó lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật là lực lượng lao động nòng cốt quyết định thành công của Công ty. Đánh giá đúng thực trạng để có giải pháp thiết thực nâng cao đội ngũ lao động này là rất cần thiết phục vụ xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực thời gian tới. Song song với việc đầu tư đổi mới công nghệ, trang máy móc thiết bị Công ty cũng đã có những chủ trương, chính sách nâng cao trình độ lành nghề, chuyên môn kỹ thuật cho lực lượng lao động. Về hình thức đào tạo nguồn nhân lực có thể được chia: Đào tạo mới: Được áp dụng đối với những người chưa có nghề Đào tạo lại: Đào tạo cho những người đã có nghề song lý do nào đó nghề của họ không phù hợp nữa. Đào tạo nâng cao trình độ lành nghề: Nhằm bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kinh nghiệm làm việc để người lao động có thể đảm nhận công việc phức tạp hơn. Việc đào tạo và nâng cao trình độ lành nghề cho nguồn nhân lực là sự cần thiết. Kế hoạch đào tạo phải dựa trên dự đoán về phát triển khoa học kỹ thuật, giữa yêu cầu về số lượng, chất lượng công nhân với hình thức đào tạo, giữa thời gian sử dụng và thời gian đào tạo. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang áp dụng hình thức đào tạo. Đào tạo tại nơi làm việc: Là đào tạo trực tiếp, chủ yếu thực hiện ngay trong quá trình sản xuất, do xí nghiệp tổ chức. Các lớp cạnh doanh nghiệp Các trường lớp chính quy Phát huy tính chủ động sáng tạo trong việc đổi mới trang máy móc thiết bị của Công ty. Bổ sung đội ngũ cán bộ chuyên môn hiểu biết về khoa học công nghệ nhằm nâng cao khả năng lựa chọn công nghệ cho công ty. Mặt khác, cán bộ là cái gốc cho mọi công việc, do đó Công ty cần phải quan tâm tạo điều kiện để xây dựng đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất chính trị vững vàng, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Công tác cán bộ ở Công ty Xi măng Hoàng Thạch cần quán triệt và thực hiện đúng quan điểm, đường lối xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng, nhất là cán bộ đã được xác định tại Hội nghị Trung Ương 3 khoá VII. Cần quan tâm và đầu tư đúng mức để không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ công nhân viên, bố trí sắp xếp hợp lý lực lượng lao động, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm giữa các đơn vị trong Công ty và các đơn vị cùng ngành. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hiện có để không ngừng nâng cao trình độ về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ theo các chương trình quy định để cán bộ có đủ trình độ, năng lực hoàn thành nhiệm vụ đáp ứng được yêu cầu. Thực hiện chính sách chiêu hiền đãi sỹ, bổ sung nhân tài cho đội ngũ cán bộ. Tuyển thêm các sinh viên giỏi của các trường đại học mới ra trường, kết hợp với tuyển chọn kỹ sư giỏi đã qua sản xuất, có thể gửi đi đào tạo chuyên ngành về sản xuất xi măng và quản lý ở nước ngoài. Duy trì và kiểm tra chặt chẽ công tác đảm bảo an toàn cho người và máy móc thiết bị. Ban lãnh đạo nhà máy tăng cường rà soát lại toàn bộ lực lượng lao động, tổ chức bố trí , sắp xếp lực lượng lao động, tổ chức bố trí , sắp xếp lực lượng lao động hợp lý trong dây chuyền Kiên quyết đưa ra khỏi dây chuyền chính những công nhân có ý thức kém, trình độ chuyên môn kỹ thuật yếu, điều chuyển sang đơn vị khác. Có chính sách cơ chế rõ ràng công khai tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng trình độ kỹ thuật của đội ngũ lao động. Khuyến khích công nhân học tập dưới nhiều hình thức để không ngừng nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật của đội ngũ lao động. Từng bước có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại với nhiều hình thức để tăng cường bổ sung lao động kỹ thuật có tay nghề phù hợp; tiếp nhận con em cán bộ công nhân viên, đồng thời tuỳ từng điều kiện cụ thể, khi có nhu cầu có thể tổ chức hợp đồng lao động từng công việc hoặc từng thời gian nhất định. Tiếp tục xây dựng và bổ sung những nội quy, quy định, quy trình cụ thể cho tất cả các vị trí làm việc, tổ chức mọi cán bộ công nhân viên học tập kỹ các quy trình liên quan trực tiếp đến công việc hàng ngày của từng người. Giữ ổn định lực lượng cán bộ khoa học, kỹ thuật ở lại xây dựng Nhà máy lâu dài. Phát huy mọi điều kiện thuận lợi, động viên cán bộ, công nhân viên ngày đêm bám sát máy móc thiết bị… 6. Giải pháp về nghiên cứu ứng dụng cho hoạt động đầu tư đổi mới thiết bị Công nghệ tại Công ty trong thời gian tới. Đẩy mạnh phong trào sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư chiều sâu nhằm nâng cao năng suất lao động và cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân; đầu tư nghiên cứu để thời gian phải dừng máy, dừng thiết bị ngắn nhất cho việc đấu nối giữa dây chuyền 1 và dây chuyền 2. Tạo mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan nghiên cứu và triển khai công nghệ để nghiên cứu thích nghi, cải tiến công nghệ cho phù hợp với điều kiện sản xuất nhằm đạt được hiệu quả cao nhất, đặc biệt là sự hợp tác với các cơ quan nghiên cứu khoa học kỹ thuật và các cơ sở sản xuất trong nước. Nghiên cứu thử nghiệm các chủng loại gạch, bê tông mới đưa vào sử dụng nhằm tăng tuổi thọ của lớp lót lò; áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật xử lý và giám sát chặt chẽ khâu vận hành thiết bị; quản lý chặt chẽ khâu bảo dưỡng thiết bị để xử lý kịp thời các sự cố trong dây chuyền sản xuất… đảm bảo thời gian và năng suất chạy lò của cả hai dây chuyền luôn ở mức cao Xây dựng chính sách khen thưởng đối với kết quả nghiên cứu, tạo không khí dân chủ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm Thành lập quỹ nghiên cứu khoa học. Tăng cường đầu tư cho việc tiến hành hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học. Đẩy mạnh phong trào sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đến từng cá nhân, từng đơn vị, tạo điều kiện cho công nhân viên tham gia trực tiếp vào công tác đổi mới trang máy móc thiết bị tại Công ty. Hàng năm tổ chức nhiều chuyên đề khoa học có giá trị mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhằm từng bước tháo gỡ khó khăn cho sản xuất của Công ty. 7. Giải pháp về quản lý nhằm tăng cường đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ. Đề cao vai trò quản lý điều hành, trách nhiệm của cơ quan Giám Đốc và đội ngũ cán bộ quản lý phòng, ban xưởng, nâng cao tính chủ động, thực hiện đúng vai trò, chức năng của các tổ chức đoàn thể trong việc tổ chức các phong trào thi đua phát huy sáng kiến kỹ thuật, an toàn tiết kiệm… Tăng cường công tác quản lý vật tư, nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng. Rà soát lại tất cả các nội quy, quy định, các quy trình vận hành, quy trình an toàn để sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh. Đặc biệt coi trọng công tác an toàn lao động đối với con người và thiết bị, quy định cụ thể trách nhiệm cho từng chức danh, từng vị trí công tác. Tăng cường kiểm tra việc thực hiện tốt các quy định an toàn, tuyệt đối không để xảy ra tai nạn và sự cố thiết bị. Triển khai chương trình quản lý vật tư, phụ tùng theo danh điểm để đảm bảo cho việc quản lý được chính xác, hiệu quả. Áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quản lý: Xây dựng phần mềm quản lý kho và phần mềm kế toán giúp Công ty quản lý và hạch toán đảm bảo khoa học và chính xác hơn. Tăng cường công tác quản lý tài chính, thực hiện tốt việc thu hồi công nợ, tăng hiệu quả sử dụng vốn. Giảm tới mức thấp nhất các chi phí trong quá trình quản lý. Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về quản lý kinh tế, pháp luật, thời sự chính trị cho cán bộ công nhân viên để tăng cường sự hiểu biết về công tác quản lý, chính trị xã hội, pháp luật cho cán bộ công nhân viên Công ty. Tăng cường công tác quản lý, theo dõi bảo dưỡng cải tiến, nâng cấp thiết bị để xử lý nhanh chóng những sự cố về cơ, điện, công nghệ trên dây chuyền sản xuất để đưa thiết bị công nghệ trở lại hoạt động ổn định. 8. Giải pháp về công tác an toàn. Rà soát lại các nội quy, quy định, các quy trình vận hành, quy trình an toàn để sửa đổi bổ sung hoàn chỉnh. Đặc biệt coi trọng công tác an toàn lao động đối với con người, thiết bị. Triển khai ký cam kết trách nhiệm về công tác an toàn lao động ở các đơn vị có liên quan đến lĩnh vực an toàn. Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định an toàn, đảm bảo không để xảy ra mất an toàn do vi phạm quy trình. Quan tâm đào tạo cán bộ công nhân viên về nội quy an toàn, quy trình vận hành, cải tiến, nâng cấp. Tổ chức kiểm tra sát hạch thường xuyên. Chú trọng công tác bảo hộ lao động, công tác vệ sinh môi trường, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Tăng cường công tác nghiệp vụ bảo vệ an toàn Công ty trong mọi tình huống. Thực hiện tốt những quy trình, quy phạm về quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 14001, giữ môi trường khu vực xanh, sạch sẽ. III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ. A- Đối với cơ quan Nhà nước: 1- Khẩn trương phát triển hệ thống các tổ chức về tư vấn, môi giới công nghệ, giúp các Công ty về thông tin, chất lượng và giá cả công nghệ. 2- Gây dựng vai trò của doanh nghiệp trong đổi mới công nghệ. 3- Thành lập các hiệp hội ngành nghề có khả năng bảo vệ bí quyết công nghệ nội bộ và tạo điều kiện chia sẻ bí quyết công nghệ nội bộ; khắc phục tình trạng các doanh nghiệp trong cùng một ngành thường giữ bí mật công nghệ với nhau. 4- Tiếp tục đổi mới chính sách về hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ. 5- Về tỉ lệ khấu hao, nên thay đổi theo hướng trao quyền quyết định cho giám đốc doanh nghiệp: Thời điểm thuận lợi thì khấu hao nhanh, thời điểm khó khăn thì khấu hao chậm. 6- Tăng cường quản lý Nhà nước về công nghệ 7- Phát triển các chương trình liên kết Nhà nước- viện, trường- doanh nghiệp nhằm phục vụ cho hoạt động đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ. 8- Tuyên truyền, khuyến khích hoạt động chuyển giao công nghệ trong nước (chuyển giao giữa tổ chức khoa học công nghệ và doanh nghiệp; chuyển giao giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp). Vì chuyển giao công nghệ trong nước có ưu điểm: khi trục trặc kỹ thuật thì có người của đơn vị chuyển giao đến hướng dẫn, giải quyết ngay; khi thiết bị hỏng thì dễ tìm được phụ tùng thay thế, việc chuyển giao diễn ra nhanh hơn. B- Đối với Tổng Công ty Xi măng Việt Nam: 1- Xét duyệt các thủ tục đối với các dự án đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ một cách nhanh chóng, kịp thời. Vì chậm sau vài năm dẫn đến trượt giá và lại phải làm lại từ đầu. 2- Trong công tác điều động cán bộ chủ chốt phải ưu tiên cho công ty mũi nhọn và tạo sự ổn định công tác cán bộ ít nhất là 5 năm. 3- Xét và tạo điều kiện cho các đơn vị thành viên có khả năng đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ. 4- Sớm đưa ra những chiến lược tổng thể về đổi mới công nghệ làm cơ sở cho việc thiết kế cụ thể chiến lược phát triển công nghệ gắn với chiến lược sản phẩm của Công ty thành viên. 5- Tạo dựng hệ thống dịch vụ hỗ trợ việc chuyển giao, tiếp thu và đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp 6- Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp. KẾT LUẬN Đầu tư đổi mới thiết bị có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Đối với Công ty Xi măng Hoàng Thạch, đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ góp phần duy trì và thay thế mới trang máy móc thiết bị, nâng cao trình độ kỹ thuật chuyên môn cho đội ngũ công nhân viên, tăng năng suất lao động… đảm bảo quá trình hoạt động hiệu quả của bản thân doanh nghiệp. Qua đó ta thấy được vai trò của đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ là rất quan trọng nên việc sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị hiện có cũng như tăng cường đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư phát triển đang trở thành một vấn đề mang tính chất quyết định đối với Công ty nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Qua thời gian học tập tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân và được thực tập tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch, tôi đã nhận thức được tầm quan trọng của đầu tư đối mới thiết bị công nghệ đối với quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp, do đó tôi đã lựa chọn và thực hiện đề tài: “Đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch giai đoạn 2001- 2005. Thực trạng và giải pháp” làm luận văn tốt nghiệp cho mình. Tuy nhiên do thời gian ngắn và trình độ có hạn, chắc chắn chuyên đề của tôi còn nhiều khiếm khuyết, phân tích đưa ra những kết luận chưa thật sâu sắc, sức thuyết phục chưa cao, một số biện pháp còn mang tính định hướng, hoặc giải pháp tình thế, hoặc chưa có tính khả thi cao. Nhưng qua nghiên cứu tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp trong luận văn tốt nghiệp nhằm tăng cường đầu tư đổi mới trang máy móc thiết bị tại Công ty xi măng Hoàng Thạch Tôi rất mong nhận được sử chỉ bảo và giúp đỡ của các thầy cô trong bộ môn Kinh tế Đầu tư, giáo viên hướng dẫn Thạc sĩ Trần Mai Hương và cán bộ hướng dẫn tại Công ty để tôi có thể bổ sung hơn nữa những kiến thức, hiểu biết và hoàn thiện hơn nữa luận văn thực tập của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT GIẢI NGHĨA 1 XMHT Xi măng Hoàng Thạch 2 VLCLKT Vật liệu chịu lửa kiềm tính 3 HT Hoàng Thạch 4 TBCN Thiết bị công nghệ 5 MMTB Máy móc thiết bị 6 CNV Công nhân viên 7 CBCNV Cán bộ công nhân viên 8 HĐQT Hội đồng quản trị 9 TCLĐ Tổ chức lao động 10 ĐTXD Đầu tư xây dựng 11 XMVN Xi măng Việt Nam 12 BXD Bộ xây dựng 13 Th.s Thạc sĩ DANH SÁCH BẢNG BIỂU BẢNG BIỂU TRANG Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2001- 2005 10 Bảng 2: Ma trận SWOT đánh giá năng lực hoạt động của Công ty XMHT 13 Bảng 3: Nguồn nhân lực của Công ty hiện nay 14 Bảng 4: Vốn đầu tư phát triển của Công ty giai đoạn 2001- 2005 17 Bảng 5: Nội dung đầu tư phát triển của Công ty giai đoạn 2001- 2005 17 Bảng 6: Mối quan hệ giữa các dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng hiện có của Công ty 23 Bảng 7: Quy mô và nguồn vốn đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ tại Công ty giai đoạn 2001- 2005 28 Bảng 8: Vốn đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ tại Công ty giai đoạn 2001- 2005 30 Bảng 9: Vốn đầu tư cho mua mới và cải tiến máy móc thiết bị tại Công ty giai đoạn 2001- 2005 32 Bảng 10: Vốn đầu tư cho mua mới máy móc thiết bị thuộc dây chuyền 1 và dây chuyền 2 tại Công ty giai đoạn 2001- 2005 34 Bảng 11: Đầu tư cải tiến, nâng cấp các máy móc thiết bị của các dây chuyền tại Công ty giai đoạn 2001- 2005 Bảng 12: Vốn đầu tư vào nguồn nhân lực phục vụ hoạt động đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ tại Công ty giai đoạn 2001- 2005 Bảng 13: Số lượng công nhân viên được đào tạo tại Công ty giai đoạn 2001- 2005 Bảng 14: Vốn đầu tư nghiên cứu ứng dụng cho hoạt động đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ tại Công ty giai đoạn 2001- 2005 Bảng 15: Công tác nghiên cứu ứng dụng tại Công ty giai đoạn 2001- 2005 Bảng 16: Sản xuất và tiêu thụ xi măng của Công ty giai đoạn 2001- 2005 Bảng 17: Năng suất hoạt động của thiết bị công nghệ lò nung của Công ty giai đoạn 2001- 2005 Bảng 18: Kế hoạch sản xuất của Công ty giai đoạn 2006- 2010 Bảng 19: Các chỉ tiêu chính về công tác đào tạo CBCNV phục vụ cho hoạt động đầu tư đổi mới TBCN tại Công ty giai đoạn 2006- 2010 DANH SÁCH BIỂU ĐỒ BIỂU ĐỒ TRANG Biểu đồ 1: Sơ đồ tổ chức của Công ty Xi măng Hoàng Thạch 7 Biểu đồ 2: Lợi nhuận của Công ty xi măng Hoàng Thạch giai đoạn 2001- 2005 11 Biểu đồ 3: Cơ cấu hoạt động đầu tư phát triển của Công ty giai đoạn 2001- 2005 18 Biểu đồ 4: Vốn đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ tại Công ty giai đoạn 2001- 2005 29 Biểu đồ 5: Cơ cấu vốn đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ tại Công ty giai đoạn 2001- 2005 31 Biểu đồ 6: Cơ cấu vốn đầu tư mua mới và cải tiến MMTB tại Công ty giai đoạn 2001- 2005 32 Biểu đồ 7: Đầu tư mua mới máy móc thiết bị thuộc dây chuyền 1 và dây chuyền 2 của Công ty giai đoạn 2001- 2005 Biểu đồ 8: Vốn đầu tư cải tiến, nâng cấp máy móc thiết bị tại Công ty giai đoạn 2001- 2005 Biểu đồ 9: Vốn đầu tư đổi mới máy móc thiết bị thuộc dây chuyền 1 và dây chuyền 2 của Công ty giai đoạn 2001- 2005 Biểu đồ 10: Đầu tư NNL phục vụ cho hoạt động đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ tại Công ty giai đoạn 2001- 2005 Biểu đồ 11: Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty giai đoạn 2001- 2005 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quyết định số 225/XMVN-HĐQT ngày 13/02/2003 Bộ Xây Dựng, Tổng công ty XMVN 2. Quyết định số 408/XMHT-TCLĐ ngày 26/02/2003 Tổng công ty XMVN, Công ty XMHT. 3. Quy định số 461/XMHT-TCLĐ ngày 04/03/1996 của Bộ Xây Dựng, Tổng công ty XMVN, Công ty XMHT. 4. QĐ 1155/XMHT-TCLĐ ngày 27/05/2005 của Giám Đốc Công ty XMHT 5. Báo cáo hội nghị chuyên đề ĐTXD năm 2003 6. Công ty Xi măng Hoàng THạch 25 năm xây dựng và trưởng thành. 7. Dự thảo báo cáo của Ban chấp hành trình Đại hội đại biểu Đảng bộ Công ty Xi măng Hoàng Thạch lần thứ VIII (Lưu hành nội bộ) tháng 7/2005 8. Báo cáo hội nghị chuyên đề ĐTXD năm 2004 9. Báo cáo Hoàng Thạch 1, 2, 3 năm 2002,2003 10. Báo cáo đánh giá tổng thể đầu tư năm 2005 11. Báo cáo ước thực hiện đầu tư xây dựng 6 tháng đầu năm 2005 Công ty XMHT. 12. Báo cáo tổng kết 5 năm công tác đào tạo (2001-2005) và phương hướng nhiệm vụ năm 2006-2010 13. Báo cáo kết quả thực hiện công tác đầu tư đổi mới trang máy móc thiết bị 2001-2005 14. Tạp chí Hoạt động khoa học 5/2005; 3/2005; 9/2000 15.Giáo trình: Lập dự án đầu tư - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 16. Giáo trình: Kinh tế đầu tư- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 17. Bản kế hoạch 2004- Hoàng Thạch, tháng 2 năm 2004 M ỤC LỤC Lời mở đầu Chương I: Thực trạng về hoạt động đầu tư đổi mới trang máy móc thiết bị tại Công ty XMHT(2001-2005) I. Một vài nét về Công ty XMHT 1. Giới thiệu chung về Công ty XMHT 2. Cơ cấu tổ chức của Công ty 3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty XMHT II. Khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động đầu tư phát triển của Công ty Xi măng Hoàng Thạch 1. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2001- 2005 2. Hoạt động đầu tư phát triển của Công ty giai đoạn 2001- 2005 III. Hoạt động đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch giai đoạn 2001- 2005 1. Thực trạng về trang thiết bị công nghệ tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch. 2. Thực trạng về hoạt động đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ tại Công ty Xi măng Hoàng Thạch giai đoạn 2001- 2005 IV. Đánh giá về hoạt động đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ tại Công ty XMHT giai đoạn 2001- 2005 1. Những thành tựu đạt được. 2. Những hạn chế và nguyên nhân tồn tại của hoạt động đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ tại Công ty xi măng Hoàng Thạch Chương II: Một số giải pháp chủ yếu tăng cường đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ tại Công ty XMHT trong thời gian tới I. Phương hướng tăng cường đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ tại Công ty XMHT trong thời gian tới II. Một số giải pháp chủ yếu tăng cường đầu tư đổi mới trang máy móc thiết bị tại Công ty XMHT trong thời gian tới 1. Giải pháp về nguồn vốn cho hoạt động đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ 2. Giải pháp về thông tin cho hoạt động đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ của Công ty trong thời gian tới 3. Giải pháp về thiết bị công nghệ 4. Giải pháp về vật tư, phụ tùng 5. Giải pháp về nguồn nhân lực 6. Giải pháp về nghiên cứu ứng dụng cho hoạt động đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ của Công ty trong thời gian tới. 7.Giải pháp về công tác quản lý nhằm tăng cường đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ của Công ty trong thời gian tới 8. Giải pháp về công tác an toàn III. Một số kiến nghị A- Đối với cơ quan Nhà nước B- Đối với Tổng công ty Xi măng Việt Nam Kết luận Tài liệu tham khảo Mục lục 1 3 3 3 5 8 9 9 16 19 19 26 42 42 49 55 55 59 59 60 60 62 64 66 67 68 69 69 69 71 72 73 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28433.doc
Tài liệu liên quan