Lời nói đầu
Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của mỗi nước. ở Việt Nam nông nghiệp giữ vị trí quan trọng vì nhiều lẽ: 80% dân số sống ở nông thôn, nguồn sống chính dựa vào nông nghiệp ; trong cơ cấu kinh tế quốc dân, GDP do nông nghiệp tạo ra vẫn giữ vị trí hàng đầu; Trên 50% giá trị xuất khẩu là nông sản thuỷ sản. Sự tăng trưởng của nông nghiệp có tác động lớn đến qui mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc dân nói chung....
Song muốn có tăng trư
37 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1586 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đầu tư cho nông nghiệp Việt Nam, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ởng , phải có đầu tư thoả đáng . Nhiều học thuyết hiện đại đã kết luận rằng : đầu tư là chìa khoá trong chiến lược phát triển kinh tế quốc dân noí chung , kinh tế nghành nói riêng của mỗi nước . Một nền kinh tế muốn giữ được giữ được tốc độ tăng trưởng trung bình ổn định thì nhất thiết phải bảo đam tỷ lệ đầu tư trên GDP thoả đáng , ít nhât là 15% . Quan hệ này đối với nông nghiệp vẫn là chuẩn mực. Không có đầu tư thoả đáng thì không có tốc độ tăng trưởng mong muốn , dù có các yếu tố về cơ chế, chính sách thị trường và các yếu tố tinh thần khác . Nông nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây ,dưoi nghị quyết 10 và gần đây là Nghị quyết TƯ lần thứ năm , dưới sự tác động của cơ chế quản lý và chính sách đổi mới của Đảng đã đạt được nhiều thành tựu mới .Tuy nhiên tính ổn định và bền vững của sự phát triển trong thời gian qua vẫn chưa cao; cơ cấu trong nông nghiệp về cây trồng vật nuôi và cơ cấu kinh tế nông thôn vẫn mang nặng tính tự cấp , tự túc,thuần nông, năng suất còn thấp ,vấn đề đầu tư vào nông nghiệp còn chưa mang lại hiệu quả cao. Vì vậy nguy cơ tụt hậu , chậm phát triển của nông nghiệp , nhất là phải đảm bảo một lượng vốn đầu tư lớn và sử dụng có hiệu quả đồng vốn đó để thúc đẩy nông nghiệp phát triển . Đó là đó là những vấn đề bức xúc cả về lí luận và thực tiễn trong tình hình hiện nay .Trên cơ sở đó em mạnh dạn lựa chọn đề tài :
“Đầu tư cho nông nghiệp Việt Nam ,thực trạng và giải pháp”
Đề tài gồm 3 phần chính:
Phần thứ nhất: Một số vấn đề lí luận chung của việc đầu tư vào nông nghiệp
Phần thứ hai: Thực trạng vấn đề đầu tư trong nông nghiệp ở nước ta
Phần thứ ba: Phưong hướng ,chiến lược và giải pháp cho việc đầu tư trong nông nghiệp
PHầN THứ NHấT
MộT Số VấN Đề Lí LUậN CHUNG CủA VIệC
ĐầU TƯ VàO NÔNG NGHIệP
1.Đầu tư
Khái niệm ,đặc điểm và vai trò của đầu tư đối với nền KTQD
1.1.1 Khái niệm
Là sự bỏ vốn ( chi tiêu vốn ) cùng với các nguồn lực khác trong hiện tại để tiến hành một hoạt động nào đó ( tạo ra, khai thác, sử dụng một tài sản ) nhằm thu về các kết quả có lợi trong tương lai
1.1.2 Đặc điểm của đầu tư
- Hoạt động đầu tư thưòng đòi hỏi một số vốn lớn và nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư
- Thời gian để tiến hành một công cuộc đầu tư cho đến khi các thành quả của nó phát huy tác dụng thường đòi hỏi nhiều năm tháng với nhiều biến động xảy ra
- Thời gian cần hoạt động để có thể thu hồi đủ vốn đã bỏ ra đòi hỏi nhiều năm tháng và chịu sự tác động 2 mặt tích cực và tiêu cực của các yếu tố không ổn định về tự nhiên , xã hội , chính trị , kinh tế…
- Các thành quả của đầu tư có giá trị sử dụng lâu dài nhiều năm có khi hàng trăm hàng nghàn năm …
- Các thành quả của hoạt động đầu tư sẽ hoạt động ở ngay nơi mà nó được tạo dựng nên
1.1.3 Vai trò của đầu tư đối với nền kinh tế quốc dân
- Đầu tư tác động đến tổng cầu trong ngắn hạn và tổng cung trong dài hạn
Từ phương trình của tổng cầu ta có:
AD = C + G + I + X – IM
Trong đó:
AD: Tổng cầu
C: Tiêu dùng của hộ gia đình
G: Chi tiêu của chính phủ
I: Đầu tư
X: Xuất khẩu
IM: Nhập khẩu
Như vậy,đầu tư (I) là một bộ phận trong tổng cầu ( AD ), do đó khi đầu tư tăng lên làm cho tổng cầu tăng. Khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào hoạt động thì tổng cung tăng lên. Cụ thể, khi đem vốn đầu tư vào nông nghiệp như xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp- nông thôn, mua sắm máy móc thiết bị ... làm thu nhập của khu vực nông nghiệp- nông thôn tăng lên, dẫn tới tổng cầu tăng. Và khi có hạ tầng cơ sở hiện đại, năng suấtt tăng, lợi nhuận tăng sẽ thúc đẩy tổng cung tăng lên.
- Đầu tư còn tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế
Khi đầu tư vào nông nghiệp tăng sẽ làm cho năng suất chất lượng sản phẩm nông nghiệp tăng, tăng việc làm và thu nhập cho người dân nông thôn...Tuy nhiên nó có thể làm cho giá cả các hàng hoá có liên quan tăng dẫn đến lạm phát, khủng hoảng thừa và thâm hụt ngân sách...
- Đầu tư tác động tới tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế
Theo công thức tính hệ số ICOR thì:
ICOR = Tổng vốn đầu tư / Mức tăng GDP
Suy ra: Mức tăng GDP = Tổng vốn đầu tư / ICOR
Như vậy, với hệ số ICOR nhất định, mức tăng GDP phụ thuộc nhiều vào tổng vốn đầu tư. Tại các nước phát triển, do vốn được sử dụng nhiều để thay thế cho lao động nên hệ số ICOR thường lớn (từ 5-7), còn ở các nước chậm phát triển ICOR thường thấp (từ 2-3) do thiếu vốn, thừa lao động thủ công và công nghệ kém hiện đại.
- Đầu tư tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế
Tập trung đầu tư cho nông nghiệp và phát triển nông thôn có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các vùng, lành thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế chính trị... của những vùng có khả năng phát triển. Đầu tư chuyển dịch cơ cấu ngành nghề theo đúng định hướng công nghiệp hoá hiên đại hoá đất nước
- Đầu tư làm tăng khả năng khoa học công nghệ của đất nước.
Khoa học công nghệ là trung tâm của công nghiệp hoá, là điều kiện tất yếu cho sự phát triển. Khu vực nông nghiệp- nông thôn chỉ có thể cơ giới hoá, tự động hoá để tăng năng lực sản xuất khi được trang bị công cụ máy móc hiên đại; Khi đã áp dụng được những thành quả của khoa học công nghệ. Và điều đó chỉ được thực hiện khi khu vực này được tăng cường một lượng vốn đầu tư đủ lớn và có kế hoạch đầu tư đúng hướng
2. VốN ĐầU TƯ
Khái niệm
Vốn đầu tư là tiền tích luỹ của xã hội , của các cơ sở sản xuất , kinh doanh dịch vụ là tiết kiệm của dân , và vốn huy động từ các nguồn khác được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo tiềm lực mới cho nền sản xuất xã hội
2.2 Một số nét chung về vốn đầu tư trong nông nghiệp
2.2.1 Vốn đầu tư trong nước
Vốn đầu tư trong nước được hình thành từ các nguồn vốn sau đây:
-Vốn tích luỹ từ ngân sách:
Đây là nguồn vốn thuộc sở hữu của nhà nước , do nhà nước huy động và trực tiếp quản lý việc sử dụng .Được hình thành từ các khoản thu thuế , phí và lệ phí , các khoản viện trợ hay các khoản thu khác
-Vốn tích luỹ của các doanh nghiệp :
Nguồn vốn này được hình thành từ nguồn ngân sách được cấp ,vốn khấu hao cơ bản ,vốn tự có , vốn vay , vốn cổ phần , vốn liên doanh và các hình thức huy động vốn khác qui định theo luật doanh nghiệp
-Vốn tiết kiệm của dân cư:
Đây là nguồn vốn hình thành do tiền tiết kiệm của nhân dân , chiếm một bộ phận lớn , với một tỷ lệ ngày càng tăng trong tổng các khoản tiết kiệm của cả nước
2.2.1 Vốn đầu tư nước ngoài
Vốn huy động từ nước ngoài bao gồm vốn đầu tư trực tiếp và vốn đầu tư gián tiếp:
-Vốn đầu tư trực tiếp :
Là vốn của các doanh nghiệp , các cá nhân người nước ngoài đầu tư sang các nước khác và trực tiếp quản lí hoặc tham gia quản lí quá trình sử dụng và thu hồi vốn đã bỏ ra
-Vốn đầu tư gián tiếp:
Là vốn của các chính phủ , các tổ chức quốc tế , các tổ chức phi chính phủ được thực hiện dưới các hình thức viện trợ không hoàn lại ,có hoàn lại , cho vay ưu đãi với thời hạn dài và lãi suất thấp , vốn viện trợ phát triển chính thức của các nước công nghiệp phát triển (ODA)
3. ĐầU TƯ TRONG NôNG NGHIệP
3.1 Đặc điểm của đầu tư trong nông nghiệp nói chung và ở nước ta nói riêng
1. Đầu tư trong nông nghiệp tiến hành trên một địa bàn rộng lớn, phức tạp, bị ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực khá rõ.
Trong nông nghiệp ở đâu có đất đai và lao động thì ở đó có thể tiến hành sản xuất mà địa bàn cuả nông nghiệp rất rộng lớn nên đầu tư trong nông nghiệp cũng tiến hành một cách rộng khắp. Mặt khác, ở mỗi vùng mỗi quốc gia có điều kiền đất đai và thời tiết khác nhau và các hoạt động nông nghiệp cũng không giống nhau nên đầu tư trong nông nghiệp mang tính phức tạp và còn chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên vì các điều kiện này gắn chặt với sản xuất nông nghiệp. Từ đó, cần lựa chọn và bố trí các hình thức đầu tư cũng như quy mô đầu tư phù hợp từng vùng từng khu vực nhằm mang lại hiệu quả cao.
2. Đầu tư trong nông nghiệp chịu ảnh hưởng tính thời vụ cao của nông nghiệp
Tính thời vụ cao là nét đặc thù điển hình của nông nghiệp, mỗi loại cây trồng lại có mùa vụ khác nhau, việc thực hiện kịp thời mùa vụ dẫn đến tình trạng căng thẳng về lao động về công việc, về vật tư, phân bón v.v.. nhưng đến khi thời vụ qua đi thì tạo ra một khoảng thời gian nhàn rỗi. Vì vậy cần tổ chức, bố trí và phân bố đều các hình thức đầu tư để tạo ra việc làm đầu tư bố trí cây trồng hợp lý, dàn đều trong cả thời gian.
3. Đầu tư vào nông nghiệp tiến hành ở xuất phát điểm thấp
Nông nghiệp nước ta với điểm xuất phát còn rất thấp , nên đầu tư cho nông nghiệp cũng phải tiến hành trong điều kiện cơ sở vật chất còn nghèo nàn , kết cấu hạ tầng nông thôn còn yếu kém , lao động thuần nông còn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số lao động xã hội , năng suất lao động và năng suất còn thấp….Nhưng gần đây cùng với sự chuyển đổi cơ chế , nông nghiệp nông thôn nước ta đã có những bước khởi sắc ,tuy vậy vấn đề đầu tư vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn cần giải quyết
3.2 Vai trò của đầu tư trong nông nghiệp:
1.Tác động đến sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân nói chung và kinh tế nông nghiệp – nông thôn nói riêng
Học thuyết kinh tế hiện đại đã nghiên cứu và giải đáp thành công mối tương quan giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Kết luận ruát ra là, một nền kinh tế muốn giữ được tốcđộ tăng trưởng 6DP thoả đáng. Tỷ lệ thoả đáng đó ở các nước phát triển thường là từ 15-25%. Trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn quan hệ này vẫn là chuẩn mực kinh nghiệm các nước và thực tế nước ta trong những năm qua cũng đã chứng minh vai trò then chốt của đầu tư, đầu tư là cửa ải của vấn đề phát triển nông nghiệp. Không có đầu tư thì không có tăng trưởng theo đúng nghĩa.
2.Tác động đền sự chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp
Đầu tư cho nông nghiệp là đều kiện luôn quyết để chuyển dịch cơ cấu ngành này, chính nhờ có đầu tư mà người nông dân có thể tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng đa canh trồng cây và vật nuôi trên cơ sở từng bước chuyên môn hoá. Đầu tư mới có thể huy động các tiềm năng về đất đai, tài nguyên cây, con ... đưa cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp và nông thôn chuyển dịch tới một nền nông nghiệp hàng hoá lớn
3. Tác động mạnh mẽ đến quá trình CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn.
Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá nông nghiệp ở đây được hiểu được là sự nâng đầu tỷ trọng lao động công nghiệp, giảm đầu tư tỷ trọng lao động ngoài trời, lao động thủ công, thơ sơ, mang tính thời vụ trong cơ cấu lao động và giá thành sản phẩm của ngành nông nghiệp. Muốn vậy một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ đến quá trình này chính là đầu tư. Đầu tư trực tiếp và dán tiếp bằng cả hai mặt để tác động với sự phát triển của quá trình CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn tạo ra cơ sở vật chất kĩ thuật cho nông nghiệp và kết cấu hạ tầng nông thôn, tạo tiền đề phát triển mạnh khoa học công nghệ trong nông nghiệp nâng cao hàm lượng chất xám trong sản phẩm từ đó tạo ra sự cạnh tranh. Đó chính là nền tảng cho sự nghiệp CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn hiện nay.
4. KINH nghiệm của các nước về đầu tư cho nông nghiệp và bài học đối với việt nam
4.1 kinh nghiệm của các nước về đầu tư cho nông nghiệp
4.1.1 Vấn đề đầu tư gián tiếp thông qua giá
ở Indonesia ,trước đây hầu như tất cả phân hoá học qua tổ chức độc quyền của nhà nước PURSI .Tổ chức này nhận phân bón từ các nhà máy sản xuất
trong nước cũng như nhập khẩu , sau chuyển về tỉnh và bán cho các nhà buôn
Từ tháng 10-1992 Chính phủ nước này đã quyết định giao việc bán phân bón cho các hợp tác xã và thống nhất với mức giá thấp hơn giá quốc tế (giảm 50%).Đồng thời Cơ quan hậu cần lương thực (BULOG) làm nhiệm vụ ổn định giá cá , bảo vệ lợi ích cho nông dân .BULOG qui định giá trần và giá sàn trên cả nước theo hướng khuyến khích sản xuất lúa gạo ,bảo đảm an toàn lương thực quốc gia Phần lỗ do nhà nước bù , trích từ ngân sách đầu tư cho nông nghiệp
ở Thái lan , chính phủ nước này đã thành lập Uỷ ban về giá gạo và được trợ cấp vốn để thu mua thóc của nông dân cao hơn giá thị trường khoảng 4 USD
Mùa thu hoạch , giá thóc rẻ , ngân hàng cho nông dân vay với lãi suất 3%/năm
và dùng thóc để thế chấp , khi thóc được giá , nông dân bán thóc và hoàn vốn cho ngân hàng .Măc dù thị trường lương thực chủ yếu trong tay tư nhân nhưng chính phủ vẫn can thiệp bằng chính sách trợ giá .Khi giá trên thị trường thấp hơn chi phí sản xuất lúa gạo , chính phủ lập tức trợ giá để thu mua thóc bảo đảm nông dân bù đắp chi phí sản xuất và có lãi nhất định .Ngoài ra Chinh phủ cũng rất quan tâm tới việc bù giá , MDF là cơ quan bình ổn giá phân bón trên thị trường và trợ giá cho nông dân thông qua việc không thu phí vân chuyển ,chi phí bảo quản trong giá bán . Chênh lệch giá do ngân sách nhà nước tài trợ
4.1.2 Vấn đề đầu tư vốn , tạo vốn bằng tín dụng
Trong vấn đề đầu tư vốn , tạo vốn cho sản xuất nông nghiệp . ở Thái Lan
Nhà nước thành lập ngân hàng nông ngiệp và hợp tác xã nông nghiệp và để tạo thêm vốn , Chính phủ có biện pháp để ngân hàng thương tín cho nông dân vay nhiều hơn và với lãi suất hết sức ưu đãi . Ngoài ra còn có chương trình đặc biệt cho vay tín dụng bằng hiện vật , vay vật tư theo giá rẻ , chất lượng tốt, thế chấp bằng thóc , tạo cho nông dân bán thóc với giá cao , thủ tục cho vay đơn giản .Năm 1995 đã cho nông dân vay 1,3 tỉ USD với lãi suất thấp . Còn ở
Indonêsia , Philippin , Bănglađét , Nepal … ngân hàng BRI là cơ quan tín dụng nông nghiệp chủ yếu và các ngân hàng khác đều cho nông dân vay với lãi suất ưu đãi . Không chỉ ưu đãi về lãi suất , các ngân hàng ở các nước này còn mở rộng các hình thức cho nông dân vay vừa thuận tiện vừa linh hoạt, nên
đã thu hút các đối tượng vay vốn như tín dụng đầu tư nhỏ (KIK) , tín dụng vốn luân chuyển nhỏ (KMKP), các hợp tác xã nông thôn v. v…
4.1.3 Vấn đề đầu tư vốn qua chính sách thuế sử dụng đất và thuế doanh thu
Nói chung ,ở các nước đang phát triển nguồn thu ngân sách có sự đóng góp lớn của thuế nông nghiệp . Tuy vậy , những năm gần đây , chính phủ nhiều nước đã thực hiện chính sách giảm hoặc miễn thuế này cho nông dân coi đó như là một khoản đầu tư cho nông nghiệp
Indonesia qui định mỗi năm thu 0,5-1% tính trên sản lượng thu hoạch . Đối với vùng quá xa , đất quá xấu thì không phải nộp thuế
Thái lan trước đây có đánh thuế gạo, sắn , nay tất cả các mặt hàng do nông dân sản xuất ra đều được miễn thuế . Ngay đối với xuất khẩu gạo cũng không phải chịu thuế xuất khẩu nhằm tạo cho gạo của Thaí lan có sức cạnh tranh trên thế giới
ở Trung quốc , trong nhiều năm thuế nông nghiệp được tính bằng 5% sản lượng thu nhập bình quân /năm
4.1.4 Vấn đề đầu tư cho nông nghiệp thông qua chính sách khai hoang và xây dựng các khu kinh tế mới
Khu vực Châu á thái bình dương có trên 30 nước dân số đông , phân bố không đồng đều giữa các vùng trong nước , nên tiềm năng đất đai và tài nguyên bị lãng phí . Vì vậy những năm gần đây Ngân hàng thế giới cùng chính phủ các nước này đã có chương trình đầu tư khai hoang di dân đi các vùng kinh tế mới
hiện nay ở Indonesia mỗi năm có 80000-100000 hộ đến các vùng kinh tế mới chương trình này khá thành công với sự tài trợ của ngân hàng thế giới
Bài học được rút ra cho Việt nam ở đây là Nhà nước nên đầu tư khai thác các vùng đất mới , xây dựng cơ sở hạ tầng , sau đó chuyển giao cho nông dân nghèo từ nơi khác đến lập nghiệp .Chính sách đó vừa tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nông dân nghèo , vừa phân bố lại dân cư và lao động trên các vùng lãnh thổ .Kết quả cuối cùng là sản xuất phát triển , độ đồng đều trong nông thôn cao hơn ,sản phẩm xã hội được tạo ra nhiều hơn .Tuy nhiên đầu tư cho di dân rất tốn kém và nguồn vốn chủ yếu là từ ngân sách nhà nước,dễ bị ảnh hưởng do thiếu vốn
4.1.5 Vấn đề đầu tư nghiên cứu , triển khai tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất
Nghiên cứu và triển khai tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất là một hướng đầu tư có hiệu quả của nhiều nước đối với nông thôn nông nghiệp
Tại Indonesia , năm 1998 có 26000 cán bộ khuyến nông và cứ 817 hộ thì có một cán bộ khuyến nông . Các khoản chi cho công tác khuyến nông chiếm 21% tổng ngân sách chi hằng năm của Bộ nông nghiệp
Còn tại Thai lan , hệ thống này có 11600 người , trong đó ở trung ương có 2070 người , ở tỉnh có 9530 người . Vụ khuyến nông thuộc Bộ nông nghiệp hàng năm sử dụng 1358 triệu Bạt (54 triệu USD) cho công tác khuyến nông . Ngoài công tác khuyến nông , khuyến lâm và khuyến ngư , nhà nước còn đầu tư cho nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ , chuyên gia giỏi cho lĩnh vực nông nghiệp với đủ ngành nghề từ kĩ thuật đến quản lí
4.2 Bài học đối với Việt Nam
Như vậy , đối với Việt nam từ những kinh nghiệm của các nước trong khu vực cùng với những kinh nghiệm đã có trong quá khứ và hiện tại về đầu tư cho nông nghiệp có thể rút ra những bài học sau :
Việc đầu tư gián tiếp thông qua giá mua vật tư và bán nông sản của hộ sản xuất là một phương thức được nhiều nước áp dụng. .Hộ sản xuất nông nghiệp được mua vật tư , xăng dầu phục vụ sản xuất với giá ổn định và thấp , được bán nông sản hàng hoá và sản phẩm nghành nghề dịch vụ ở nông thôn với giá cao và ổn định. Nhà nước dành một phần vốn ngân sách , một phần vốn đi vay cho các đối tượng sản xuất nông nghiệp với mục tiêu hỗ trợ vốn cho hộ sản xuất .Nhà nước bù lỗ phần chênh lệch giữa giá thị trường với giá thu mua hoặc giá bán của nhà nước.
Trong vấn đề đầu tư vốn của nhà nước để phát triển nông thôn và nông nghiệp, lí luận và và kinh nghiệm của các nước đều chỉ ra rằng phải chú ý cả công nghiệp và dịch vụ và cacs hộ nông dân nghèo thiếu vốn ,Nhà nước có thể thực hiện qua chính sách thuế sử dụng đất, thuế doanh thu là một trong những biện pháp để tạo đông lực cho đầu tư , trợ giúp các hộ nông dân nghèo. Nói chung , ở các nước đang phát triển như nước ta thuế nông nghiệp đóng góp nhiều vào ngân sách . Tuy vậy , những năm gần đây chính phủ đã thực hiện chính sách giảm hoặc miễn thuế này cho nông dân coi đó như là một khoẩn đầu tư cho nông nghiệp . Ngoài ra, đối với một nền nông nghiệp còn lạc hậu như ở nước ta thì việc triển khai tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất là một hướng đầu tư có hiệu quả và cần được đẩy mạnh. ảnh hưởng của đầu tư cho tăng trưởng kinh tế trước hết được thể hiện ở đàu tư cho khoa học kĩ thuật. Vì vậy nâng cao tỷ trọng đầu tư cho KH-KT trong tổng số vốn đầu tư cho nông nghiệp là một trong những xu hướng hiện nay
Một trong những bài học quan trọng cho nước ta là vấn đề nhận thức được mối quan hệ phụ thuộc giưã nông nghiệp và công nghiệp , giữa nông thôn và thành thị dể thay đổi chính sách đầu tư cho nông nghiệp, tăng đầu tư cho nông nghiệp cả về số lượng và tỷ trọng, nếu không sẽ dẫn tới việc xem nhẹ đầu tư cho nông nghiệp mà cái giá phải trả là sự tụt hậu về nông nghiệp và nông thôn so với các ngành du lịch, dịch vụ và thành thị. ở trên thế giới nước nào quan tâm tới đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn thoả đáng, có chính sách hỗ trợ nông dân hợp lý, thì tình hình lương thực, thực phẩm ở nước đó ổn định. Sự ổn định về sản xuất nông nghiệp với năng xuất cao, thị trường nông thôn mở rộng sức mua tăng kéo theo sự phát triển nhanh chóng của các ngành khác
PHầN THứ HAI
THựC TRạNG VấN Đề ĐầU TƯ
TRONG NÔNG NGHIệP ở NƯớC TA
1. Thực trạng đầu tư trong nông nghiệp qua các thời kì
1.1 Thời kì trước những năm 90.
1.1.1 Thời kỳ 54 - 65.
Năm 1954 sau khi hoà bình lập lại ở miền Bắc , Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đầu tư cho nông nghiệp nhằm tạo điều đó nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh. Tuy Ngân sách còn nghèo, nhưng nhà nước vẫn yêu tiên dành 87,9triệu đồng để tu bổ hệ thống đê điều và các công trình thuỷ lợi, xây dựng các trạm nghiên cứu giống cây trồng, Ngoài ra chính phủ còn giảm thuế nông nghiệp cho nông dân. thời kỳ 1965 - 1965 kinh tế miền bắc nước ta bước vào kế hoặch 5 năm lần thứ nhất với nhiệm vụ trọng tâm là CNH và HĐH nông nghiệp. Vốn đầu tư cho nông nghệp tăng 4,9 lần, điện phục vụ nông nghiệp tăng 9 lần, máy kéo tăng 11 lần so với thời kỳ 58 - 60. Nhờ vậy hệ thống công trình thuỷ lợi thuỷ nông, cơ giới hoá nông nghiệp, trạm bảo vệ nhân giống thực vật ... tăng nhanh . Sản xuất nông nghiệp nhất là lương thực phát triển ổn định. Nhưng do quá ưu tiên cho công nghiệp nặng nên vốn đầu tư cho nông nghiệp bị cắt xén nhiều, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nông nghiệp không đủ sức đảm bảo yêu cầu thâm canh tăng năng suất làm cho năng suất giảm, chi phí sản xuất tăng lên gây ra hạn chế trong sản xuất nông nghiệp.
1.1.2 Thời kỳ 66 –75.
Đây là thời kỳ kinh tế miền Bắc chuyển sang thời chiến. ở thời kỳ này đầu tư cho nông nghiệp bị giảm sút do phải ưu tiên cho quốc phòng, nhiều cơ sở vật chất kỹ thật phục vụ nông nghiệp bị hư hỏng, xuống cấp đất đai bị bỏ hoá, nên sản xất nông nghiệp bị đình đốn sản lượng lương thực giảm 18 vạn tấn (3,4%) bình quân đầu người chỉ còn 252,8kg nên thiếu lương thực trầm trọng. Nhà nước phải nhập hàng năm trên dưới 1 triệu tấn có khi lên 1,5 triệu tấn.
Biểu 1: Lương thực nhập khẩu (quy gạo) kì 1966 - 1975.
1966
1967
1968
1969
1970
1971
1972
1974
1975
388
853
927
1.136
1.162
1.195
1.288
1.544
1.055
Đơn vị: 1000 tấn
Xét về góc độ vốn đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn miền Bắc thì thời kỳ này là không công cả về mặt chính sách cũng như thực hiện. Sai lầm lớn nhất trong chính sách đầu tư là ưu tiên quá mức cho các công trình của hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, mà không tính đến hiệu quả. Vốn ngân sách vốn tự có, vốn vay ngân hàng đều phục vụ chủ yếu cho mục đích đó nên các công trình thuỷ lợi, điện, nghiên cứu thực nghiệm áp dụng khoa học công nghệ mới không được đầu tư đúng mức.
1.1.3 Thời kỳ 76-89
Nông nghiệp cả nước phát triển theo đường lối thống nhất Nhà nước coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, ưu tiên đầu tư vốn cho khai hoang, thuỷ lợi, cải tạo đất, tập trung làm thuỷ lợi ở đồng bằng Sông Cửu Long, khai hoang ở Tây Nguyên. Nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp chiếm trên 20% tổng số vốn đầu tư cho nền KTQD. Nguồn vốn ngân sách vốn viện trợ, vốn vay, vốn tự có của các nông trường quốc doanh và hợp tác xã đều dành phầm thoả đáng để đầu tư cơ sở vật chất phục vụ nông nghiệp. Song thời kì đó đã dùng vốn quá lớn vào khu vực quốc doanh , hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bậc cao, các công trình thí điểm , cơ giới hoá đồng bộ(Quỳnh Lưu, Nam Ninh) công trình thuỷ lợi kém hiệu quả… dẫn đến sai lầm trong chính sách đầu tư và cùng với những sai lầm khác đã đẩy nền nông nghiệp nước ta vào thời kỳ khủng hoảng. Đáng lưu ý ở thời kỳ này dưới tác động của chính sách khoán 100, nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp được khơi thông ngoài những nguồn trước đây thì có thêm một phần vốn của các hộ nhận khoán đã tạo động lực thôi thúc các hộ đầu tư vốn, kỹ thuật... làm tăng năng suất, phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên vào cuối thời kỳ động lực tinh thần của khoán 100 giảm sút, vốn đầu tư của các hộ cũng giảm theo làm cho sản xuất nông nghiệp phát triển không ổn định
1.2 Thời kỳ từ năm 90 đến nay
1.2.1 Theo cơ cấu nguồn vốn
1. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước
Mặc dù vốn đầu tư ngân sách nhà nước cho nông nghiệp và nông thôn chỉ chiếm hơn 12% vốn đầu tư toàn xã hội cho lĩnh vực này nhưng trong những năm qua, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đã chứng tỏ vai trò quan trọng của mình. Vốn đầu tư của ngân sách nhà nước chủ yếu tập trung vào cho xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế cho nông nghiệp và nông thôn, đây chính là điều kiện quan trọng để phát huy nhữg mặt mạnh của các yếu tố khác nhằm phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Lượng vốn đầu tư cho nông nghiệp trong 6 năm sau Nghị quyết 10 có tăng qua các năm nhung tỷ trọng của nó so với tổng vốn đầu tư là giảm dần.
Biểu 2: Tỷ trọng vốn đầu tư cơ bản của nhà nước và cơ cấu đầu tư
cho nông lâm - thuỷ - sản 1990-1994
1993
1994
+ Vốn XDCB
424
464
- Lâm nghiệp
127
- Nông nghiệp
138
Trong đó vay không lãi
71
161
- Thuỷ sản
40
- Định canh định cư
90
- Dự án nhỏ
24
+ Vốn sự nghiệp chuyển dân kinh tế mới và định canh định cư
87
50
+ Vốn khuyến nông, khuyến lâm, CGCN
26
25
+ Số vỗn đã triển khai thực tế
334
336
Đơn vị: %
Biểu 3 Cơ cấu vốn cho dư án đầu tư 327 (Đơn vị : Tỷ đồng)
1990
1991
1992
1993
1994
Toàn nền kinh tế
100
100
100
100
100
Nông nghiệp
15,0
13,7
13,2
12,7
11
Lâm nghiệp
2,0
1,9
1,0
1,2
2
Thuỷ sản
0,34
1,7
0,6
0,7
0,8
Trong đó tổng số vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước tăng từ 409 tỷ đồng năm 1990 lên 1500 tỷ đồng năm 1994, riêng thuỷ lợi từ 299,8 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng. Đối tượng đầu tư đã chuyển từ nông trường quốc doanh và hợp tác xã nông nghiệp sang chiều sâu, khoa học kỹ thuật được quan tâm hơn nhất là đầu tư cho thuỷ lợi và cải tạo giống cây trồng vật nuôi
Biểu 4: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước cho nông nghiệp 90-94
1990
1991
1992
1993
1994
Tổng số
409,1
615,4
638,8
1207,6
1500
1. Trồng trọt
92
189
128
314
450
Trong đó: - QĐNN
55
145,5
90,5
199
200
- Trạm trại
14
20
2. Chăn nuôi
16,3
20,7
30,1
35,8
50
3. Thuỷ lợi
299,8
405,0
581,6
857,7
1000
Trong đó; Thuỷ nông
673,7
Ngoài vốn ngân sách đầu tư trực tiếp nhà nước còn bổ sung bằng vốn của các chương trình 327 đã góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, khoanh nuôi, bảo vệ rừng, phát triển các vùng kinh tế mới, xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn, làm tăng năng lực mới trong sản xuất nông lâm nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
2. Nguồn vốn đầu tư của dân cư
Ngoài nguồn vốn ngân sách nói trên thì vốn trong dân thuộc mọi thành phần kinh tế là một nguồn vốn rất quan trọng có thể thấy được qua bảng số liệu sau
Biểu 5: Vốn đầu tư ngân sách nhà nước và vốn đầu tư
trong dân năm 1995 (qua thực tế)
Đơn vị tỷ đồng
Vốn từ NS nhà nước
Vốn đầu tư trong dân
So sánh (%)
Tổng số
7566,4
10864,3
143,6
Trong đó:
- Nông, lâm, thuỷ sản
958
1023,5
106,8
- Dịch vụ, thương nghiệp
330
7124,3
2156,9
Nguồn: Niên giám thống kê năm 1995 tr.136,175,176
Từ năm 96 theo điều tra của tổng cục thống kê tiến hành cho thấy ở khu vực nông thôn bình quân 1 hộ, 1 năm đầu tư cho sản xuất từ nguồn vốn tích luỹ trên 500.000 đồng. Hiện nay cả nước có trên 14 triệu hộ nông dân với mức đầu tư như trên sẽ có khoảng 7000 tỷ đồng vốn đầu tư cho nông nghiệp.
Có thể nói, nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn trong những năm đổi mới là vốn trong dân. Các hình thức đầu tư vốn của hộ nông dân và nông nghiệp rất đa dạng với các hình thức như liên doanh, hùn vốn giữa các hộ với nhau trong các tổ hợp tác tự nguyện để đấu thầu đất hoang hóa, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, kinh doanh nghề phụ ở nông thôn . ở vùng đồng bằng sông Hồng phát triển hình thức góp vốn để đấu thầu khai khẩn đất hoang trồng cây công nghiệp hoặc mặt nước, mặt biển, ven sông để nuôi tôm cá (rõ nhất ở vùng Tiền Hải, Thái Thuỵ, Thái Bình, Xuân Thuỷ, Hải Hậu, Nam Hà) ở vùng đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên trong những năm vừa qua, nhiều hộ nông dân góp vốn cùng nhà nước để xây dựng các công trình thuỷ lợi, trạm biến thế, đường giao thông v.v..Trong nguồn vốn của dân cư, có một tỷ lệ nhất định vốn vay ngân hàng nông nghiệp. Ngân hàng nông nghiệp từ năm 91 đến nay đã cho hơn 13 triệu lượt hộ nông dân vay vốn với số vốn hơn 40 nghìn tỷ đồng. Vốn vay ngân hàng chủ yếu để đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, mở rộng ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn. Xu hướng chung trên cả nước là các hộ nông thôn vay vốn để đấu thầu các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, trồng cây công nghiệp chè, cà phê, cao su, phục vụ thâm canh, mở mang ngành nghề dịch vụ. Yêu cầu của người nông dân là rất lớn nhưng khả năng của ngân hàng không thể đáp ứng hết vì vậy tác động của vốn vay đối với nông nghiệp còn hạn chế.
3) Nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp
Trong những năm qua cùng với sự tăng trưởng khá nhanh của nền kinh tế, một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và chế biến nông lâm thuỷ sản cũng đã ổn định được sản xuất kinh doanh, bước đầu làm ăn có hiệu quả và đầu tư thêm sang các lĩnh vực khác cũng tăng nhanh. Tổng nguốn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước trong 2 năm 96 và 97 đạt bình quân trên 3.200 tỷ đồng, trong đó đầu tư cho nông nghiệp mỗi năm khoảng 380 tỷ đồng. Vốn đầu tư từ các doanh nghiệp khác vào nông nghiệp cũng khoảng gần 400 tỷ đồng. Trong 3 năm từ 1998 đến 2000 vốn đầu tư của các doanh nghiệp đạt trên 3000 tỷ đồng. Nguồn vốn của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã và đang góp phần quan trọng thúc đẩy quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung như: lúa gạo ở ĐBSCL, cà phê Tây Nguyên, cao su ở Đông Nam Bộ, mía đường ở Duyên Hải miền Trung, chè ở trung du, miền núi phía Bắc. Phương thức đầu tư chủ yếu là hỗ trợ kỹ thuật giống cây con, ứng trước vốn cho nông dân mua vật tư, phân bón để đảm bảo sản xuất, nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm, xây dựng mô hình tổ chức sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hoá, nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn nhất là vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Trong lĩnh vực phát triển nông thôn các doanh nghiệp cũng đã đầu tư vốn và kĩ thuật hỗ trợ các địa phương xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng nhất là thuỷ lợi, giao thông, đường, điện, trạm xá nước sạch với nhiều mô hình khác nhau. Riêng chương trình điện khí hoá nông thôn, Tổng công ty Điện lực Việt Nam vừa đầu tư kéo lưới điện quốc gia về các vùng nông thôn, đưa tỷ lệ xã có điện từ 60 % năm 1995 đến 70 % năm 1998, vừa hỗ trợ các hộ dùng điện ở nông thôn qua giá bán điện. Những khoản đầu tư này có thể chưa được tính toán đầy đủ nhưng rõ ràng là sự hỗ trợ rất cụ thể và khá lớn của các doanh nghiệp đã làm tăng thêm nguồn vốn đầu tư trong nước cho nông thôn thời kì đổi mới.
4. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài
Đầu tiên phải kể đến là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Do những hạn chế của lĩnh vực nông nghiệp và khu vực nông thôn nên số lượng các dự án và vốn đầu tư vào khu vực này còn ít, chỉ chiếm 10% số dự án với số vốn đầu tư khoảng 6% tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, tương đương 2 tỷ đô la, riêng trong giai đoạn 1987-1994 FDI vào nông nghiệp đạt 784 triệu USD nhưng tỷ lệ vốn thực hiện còn ở mức độ rất thấp 23.5 % do sức hấp dẫn của dự án chưa cao. Tuy nhiên nhờ có chính sách khuyến._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29601.doc