Đầu tư cho nghiên cứu Thị trường tại Công ty TNHH Yamagta

LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay hoạt động nghiên cứu thị trường đã và đang được các công ty chú trọng và phát triển. Xem đó là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển doanh nghiệp. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài thì hoạt động nghiên cứu thị trường được xem là khâu đầu tiên,quyết định cho việc là có nên đầu tư hay không vào một thị trường, nếu đầu tư thì sản phẩm là gì và tiềm năng của thị trường trong tương lai như thế nào... Nhận thấy rõ được tầm quan trọng của hoạt động này, h

doc88 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1546 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đầu tư cho nghiên cứu Thị trường tại Công ty TNHH Yamagta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện nay các công ty đã chú trọng đầu tư cho hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm thu thập đầy đủ các thông tin về thị trường hiện tại từ đó dự báo trước được nhu cầu của thị trường trong tương lai. Xuất phát từ quan điểm đó và trong quá trình thực tập và tìm hiểu tại công ty TNHH Yamagata Việt Nam em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đầu tư cho nghiên cứu thị trường tại công ty TNHH Yamagta” để làm rõ nhận định trên. Đặc biệt, chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của TS. Đinh Đào Ánh Thuỷ, đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Chuyên đề gồm 3 phần - Chương I: Giới thiệu về công ty TNHH Yamagata Việt Nam và hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty trong thời gian qua. - Chương II: Đánh giá những thành tựu và khó khăn gặp phải trong hoạt động NCTT - Chương III: Giải pháp cho đầu tư nghiên cứu thị trường tại công ty. Trong chuyên đề còn gặp phải rất nhiều thiếu sót, rất mong nhận được những đánh giá, nhận xét của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG TẠI CÔNG TY YAMAGATA VIỆT NAM I, Giới thiệu về tập đoàn Yamagata và công ty TNHH Yamagata Việt Nam 1.1 Giới thiệu về tập đoàn Yamagata Tập đoàn Yamagata thành lập vào năm 1906, với lĩnh vực hoạt động và sản xuất kinh doanh chính về in ấn và xuất bản. Đến nay, Tập đoàn đã có tất cả 30 công ty con thành viên trên toàn cầu với những tên tuổi lớn như Yamagata Malaysia, Yamagata Thái Lan, Yamagata Singapore, Yamagata Europe, v.v. Trụ sở chính của tập đoàn đặt tại Yokohama, Nhật Bản. Ban đầu hoạt động của tập đoàn chỉ chuyên về lĩnh vực in ấn và xuất bản. Tuy nhiên, đến nay tập đoàn đã mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trên một loạt các lĩnh vực bao gồm công nghệ in, dịch thuật, xuất bản, đồ hoạ 3D, phát triển nội dung các phần mềm và phát triển các trang Web học trực tuyến. Với lịch sử hơn 100 năm thành lập, trong những năm qua công ty luôn chủ trương từng bước hoàn thiện và phát triển các công nghệ sẵn có. Là một công ty có bề dày kinh nghiệm trong hoạt động in ấn và xuất bản.Bước ngoặt trong quá trình phát triển của công ty là từ năm 1978 công ty sử dụng công nghệ in offset trong hoạt động sản xuất các sản phẩm của mình. Đây là một công nghệ mới được áp dụng có thể in được trên các loại chất liệu giấy mà công nghệ in trước đây không thể thực hiện được. Là một công ty hoạt động xuyên quốc gia, cho đến nay công ty có trên 15 triệu lao động khắp toàn cầu đóng tại 8 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Công ty cung cấp đầy đủ các dịch vụ khép kín của hoạt động in từ các khâu thiết kế, dịch thuật, in ấn và xuất bản. Ngày nay các sản phẩm của tập đoàn được dịch ra hơn 40 thứ ngôn ngữ phổ biến trên thế giới. 1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của tập đoàn Yamagata qua các mốc chủ yếu sau. Năm 1906 Công ty in Yamagata được thành lập bởi ngài Heiji Yamagata Năm 1963 Ông Choukyou giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị của công ty Năm 1978 Hoàn thành quá trình chuyển đổi công nghệ từ in letterpress sang in offset - Hoàn thành quá trình cài đặt thiết bị Letterpress - Giới thiệu hệ thống xếp chữ Irvingcomputerized Năm 1983 Thành lập trung tâm kỹ thuật Yamagata - Củng cố lại hệ thống sản xuất từ các cơ sở dữ liệu để tiến hành hoạt động in. Năm 1984 Thành lập công ty TNHH Yamagata Printing Manufacturing ở Fukushima Năm 1989 Thành lập liên hợp công nghệ in quốc tế. - Thành lập tập đoàn Otec - Thành lập chi nhánh Printelligence ở Singapore đánh dấu bước đầu tiên tiếp cận thị trường Nam Á. Năm 1991 Thành lập công ty TNHH Page Factory - Thành lập Printelligence Malaysia Năm 1995 thành lập Printelligence (Thailand) Co.,Ltd Năm 1996 Choko Yamagata giữ vai trò CEO và Ryuji Yamagata là chủ tịch Năm 1998 Trung tâm công nghệ Yamagata được đổi tên thành Ycomm Co., Ltd - Thành lập Ycomm Châu Âu ( Ở Bỉ) là trung tâm ở thị trường Châu Âu Năm 1999 Thành lập Printelligence ở Trung Quốc - Giành được thị phần lớn nhất tại thị trường Trung Quốc - Thành lập Ycomm Shanghai Co., Ltd - Củng cố và gia tăng thị phần tại thị trường Trung Quốc Năm 2000 Thành lập Yamagata Printing Manufacturing Co., Ltd ở Hagiwara và nhà máy ở quận Gifu bắt đầu hoạt động - Thành lập Printelligence HongKong Co., Ltd Năm 2002 thành lập PF 3D Works MSC Sdn, Bhd, ở Kuala Lumpur, Malaysia. - Thành lập Printelligence Wuxi Co., Ltd( China)Thành lập trụ sở của Page Factory Co., Ltd tại Thượng Hải. Năm 2003 hợp nhất Ycomm Co., Ltd với Page Factory Co., Ltd, Manualinn Co., Ltd và Autech Japan Inc. - Thành lập trụ sở của Ycomm Co., Ltd tại Miyazaki - Thành lập Công ty TNHH thương mại tại Guangzhou - Thành lập Ycomm Shanghai Co., Ltd có trụ sở tại Shaoxing Năm 2004 Thành lập Ycomm( Shanghai) Co., Ltd có trụ sở tại Dalian Năm 2005 Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Yamagata Group. Năm 2005 Hợp nhất các nhóm tên thành YAMAGATA Để phát triển thương hiệu hơn nữa. Năm 2005 Thành lập Yamagata Vietnam Co., Ltd Năm 2006 Hợp nhất Printing Manufacturing Co., Ltd với Yamagata Corporation. Năm 2006 Thành lập Tập đoàn Yamagata có trụ sở tại Hàn Quốc Hiện nay, các thành viên của Yamagata trên khắp toàn cầu bao gồm : 1.YAMAGATA Corporation 2.YAMAGATA INTECH Corporation 3.YAMAGATA AMERICA Inc.. 4.YAMAGATA EUROPE 5.YAMAGATA (Guangzhou) Co., Ltd. 6.YAMAGATA (Hong Kong) Co., Ltd 7.YAMAGATA INTECH (Shanghai) Co., Ltd. 8.YAMAGATA (MALAYSIA) Sdn. Bhd. 9.YAMAGATA (SINGAPORE) Pte. Ltd. 10.YAMAGATA (THAILAND) Co., Ltd. 11.YAMAGATA (VIETNAM) Co., Ltd. 12.YAMAGATA (Wuxi) Co., Ltd. 13.YAMAGATA (Xiamen) Co., Ltd. 1.3. Giới thiệu về công ty TNHH Yamagata Việt Nam 1.3.1. Vài nét lược sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Yamagata Việt Nam Công ty TNHH Yamagata Việt Nam là thành viên thứ 28 của tập đoàn Yamagata Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực in ấn, xuất bản và các dịch vụ hỗ trợ trong lĩnh vực sau in. Trước khi tiếp cận thị trường Việt Nam tập đoàn đã tiếp cận thị trường Đông Nam Á từ trước với 2 chi nhánh tại Malaysia và Thaland. Nhận thấy được những nét tương đồng giữa các thị trường trong khu vực. Đặc biệt, trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam được thế giới đánh giá cao về sự ổn định và tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm thu hút được số lượng các tập đoàn điện tử lớn vào hoạt động tại Việt Nam. Cùng với hoạt động sản xuất sản phẩm đã bắt đầu xuất hiện nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ đi kèm đó là các nhu cầu về các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật cũng như các tài liệu về quảng cáo sản phẩm. Do vậy,Tổng công ty Yamagata đã cử đại diện trong ban giám đốc điều hành sang tìm kiếm và nghiên cứu thị trường Việt Nam. Qúa trình hình thành công ty TNHH Yamagata Việt Nam có thể tóm tắt như sau: Tháng 5,2005 Thành lập văn phòng đại diện của Yamagata Thailan tại Việt Nam với tên gọi là Printelligence Thailand với mục đích chủ yếu là hỗ trợ xuất khẩu các sản phẩm của Yamagata Thailand sang Canon Việt Nam. Tháng 12,2005 Nộp giấy phép xin thành lập Công ty TNHH Yamagata Việt Nam. Tháng 4,2006 sau khi hoàn thành các thủ tục về hồ sơ pháp lý thì công ty Yamagata Việt Nam chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh dưới sự hợp tác với công ty In và văn hoá phẩm, trực thuộc bộ văn hoá và thông tin. Các máy móc thiết bị do các công nhân của công ty trực tiếp vận hành. Tháng 11,2007 Công ty nhập máy in 2 màu cho kế hoạch mở rộng sản xuất. Tháng 1, 2008 Thành lập đội ngũ hỗ trợ dịch thuật và DTP dưới sự cộng tác với công ty TNHH Cielo Việt Nam. Tháng 2,2008 cho nhập máy in 5 màu + phủ vanish,dưới sự hợp tác với công ty TNHH Prelude Việt Nam. Trong quá trình hoạt động của mình từ khi thành lập 4/2006 chỉ có Canon Việt Nam đến nay công ty đã phát triển mạng lưới khách hàng bao gồm: - Canon Việt Nam - Foxconn - Hoa phat ( Funiki Brand Aircon) - Honda Việt Nam - LG Việt Nam - LG Nortel- Việt Nam Korea Exchange - Mitsusutar - Nikko - Takahata Precision Việt Nam - TOA - Viettel - Sam Sung - Sony - Xuất khẩu 1.3.2 Qúa trình đầu tư vào thị trường của tập đoàn Yamagata tại Việt Nam Đến nay, tổng kết lại hoạt động đầu tư của tổng công ty Yamagata vào thị trường Việt Nam đã được tiến hành thông qua 4 giai đoạn: - Giai đoạn I: Giai đoạn đầu tư vào công nghệ sau in Do đặc thù của ngành in là rủi ro cao và chi phi đầu tư ban đầu lớn. Vì vậy, xâm nhập vào thị trường sau in được xem là giải pháp khả thi nhất ,trong quá trình tìm hiểu thị trường mới như thị trường Việt Nam. Mặt khác, đầu tư vào công nghệ sau in cũng đảm bảo được các yêu cầu về vốn cũng như độ rủi ro từ thị trường. Bên cạnh phát triển các hoạt động của sau in, công ty cũng đồng thời tiến hành nghiên cứu vào thị trường in với mục đích phục vụ cho việc xâm nhập vào thị trường sau này. - Giai đoạn II: Giai đoạn đầu tư vào công nghệ in Sau một thời gian hoạt động trong lĩnh vực sau in, qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu thị trường cũng như tiềm năng phát triển của thị trường in Việt Nam tổng công ty quyết định đầu tư vào dây chuyền công nghệ phục vụ cho việc xâm nhập vào thị trường in miền Bắc Việt Nam. Lý do cho sự lựa chọn này xuất phát từ thực tế là các công ty điện tử lớn thường tập trung vào thị trường Miền Bắc. Hơn nữa, theo khảo sát của công ty tại thị trường Miền Nam chỉ có Sony, Samsung là những công ty điện tử lớn có mặt. Tuy nhiên, cả Sony và Samsung cũng chỉ sản xuất các thiết bị điện tử chủ yếu là các màn hình TV Plasma với số lượng ít. Theo tính toán của công ty thì nhu cầu như vậy chưa thể đủ để tiến hành xây dựng nhà máy và chi phí cho vận chuyển sản phẩm từ thị trường Miền Bắc vào cao không thích hợp. Hơn nữa, nhu cầu của khách hàng từ khi đặt hàng tới khi giao hàng ngắn, trung bình khoảng 7 ngày. Với tính toán như vậy thì không đủ thời gian để giao hàng từ thị trường Miền Bắc vào thị trường Miền Nam. Chính vì những lý do như vậy đã dẫn tới tất yếu cho việc chỉ tập trung vào thị trường Miền Bắc của công ty. Tập trung đầu tư vào cả công nghệ in và sau in, từ đây công ty đã có thể đảm nhiệm các khâu của quá trình in theo chu trình khép kín đảm bảo đáp ứng được nhanh chóng và đầy đủ các nhu cầu của khách hàng. - Giai đoạn III: Giai đoạn đầu tư vào dây chuyền hộp Carton Hướng tới việc đa dạng hoá các sản phẩm, sau khi đã có được thị phần cũng như danh tiếng trên thị trường in, Công ty quyết định tổ chức nghiên cứu thị trường và nhận thấy được tiềm năng rất lớn của thị trường hộp Carton để từ đó xây dựng nhà máy hộp Carton dựa trên những tính toán thực tế về nhu cầu của khách hàng trong thời gian hoạt động của công ty và mức độ đáp ứng được nhu cầu thị trường hiện tại và nhu cầu mới phát sinh trong tương lai với công suất xây dựng phù hợp với khả năng hiện tại của nhà máy. - Giai đoạn IV: Giai đoạn thực hiện kế hoạch đầu tư vào nhà máy in thứ 2 tại Việt Nam Kế hoạch xây dựng nhà máy thứ 2 tại Việt Nam dựa trên tình hình thực tế của thị trường và khả năng chiếm lĩnh thị trường mới của công ty. Ban đầu chỉ có khách hàng duy nhất là Canon Việt Nam, sau đó công ty đã phát triển thêm được mạng lưới khách hàng rộng khắp với các nhà sản xuất điện tử hàng đầu có mặt tại thị trường Việt Nam như Canon, LG, Honda, Mitsustar, Nikko, Panasonic. Bên cạnh đó, trong thời điểm này trên thị trường Việt Nam xuất hiện thêm một khách hàng lớn có nhu cầu về sản phẩm sách hướng dẫn sử dụng và vỏ hộp Carton. Đó chính là tập đoàn điện tử Samsung Mobile. Samsung là một tập đoàn lớn với dự tính quy mô đầu tư vào hệ thống dây chuyền sản xuất tại Việt Nam để sản xuất các mặt hàng điện tử với số lượng lớn. Thông qua các bước khi tiến hành tìm hiểu được sản lượng sản xuất của Samsung, căn cứ trên các mục tiêu cũng như công suất sản xuất của nhà máy hiện tại thì không đủ đáp ứng được các nhu cầu của Samsung. Do vậy, bên cạnh việc xúc tiến các hoạt động nhằm tiếp cận khách hàng này, công ty còn tiến hành xây dựng thêm một nhà máy mới nhằm mục tiêu cung cấp cho Samsung với quy mô dự kiến là 250 công nhân và công suất sản xuất tương đương với nhà máy hiện tại. Dự kiến tháng 9 năm 2009 sẽ tiến hành sản xuất thử nghiệm. Doanh thu của công ty trong thời gian qua Doanh thu của công ty đã có sự tăng trưởng vượt bậc trong khoảng thời gian từ 6/2006 tới nay ( Tháng 12/2008) Doanh thu có được nhờ việc công ty đã xây dựng đước mạng lưới khách hàng và xây dựng được thị phần tại Việt Nam Có thể thấy thông qua các báo cáo về doanh thu bán hàng của công ty qua các năm như sau: Đơn vị: USD Năm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 ( Dự kiến) Doanh thu 325,000 1,450,000 1,985,000 2,580,000 Bảng 1. Doanh thu của công ty Yamagata 2006- 2009( Dự kiến) Có thể nhận thấy được mức độ gia tăng về qui mô về doanh thu của công ty qua từng năm. Mức tăng trưởng đạt được là tương đối cao và ổn định, phù hợp với những tính toán mà Tổng công ty đã vạch ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh tại Việt Nam. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Yamagata Việt Nam Xem phụ lục I II - ĐẦU TƯ CHO NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY YAMAGATA Tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường mới là nhiệm vụ cần thiết đối với hầu hết các công ty. Trong đó có công ty TNHH Yamagata Việt Nam. Ngay từ khi có ý định mở văn phòng đại diện tại Việt Nam để hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu sang Canon Việt Nam của Yamagata Thailand ,Tổng công ty Yamagta đã chú trọng tập trung nghiên cứu và mở rộng thị trường mới tại khu vực Đông Nam Á. Đây cũng là một xu hướng tất yếu khi mà các công ty lớn như Canon, Panasonic, Honda liên tục mở các chi nhánh và các nhà máy sản xuất ở khắp nơi trên thế giới đặc biệt là tại khu vực Đông Nam Á nơi được xem là một trong những nơi có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Trong xu thế của dòng đầu tư quốc tế vào Việt Nam trong những năm qua, nhất là việc các tập đoàn điện tử lớn có mặt ngày càng nhiều tại thị trường Việt Nam, cùng với đó là mục tiêu mở rộng thị phần cũng như phân tán rủi ro từ việc chỉ đầu tư vào một thị trường như thị trường Trung Quốc, mà thay vào đó là tập trung mở rộng đầu tư vào các thị trường mới nổi như thị trường Việt Nam… Tổ chức nghiên cứu thị trường Việt Nam cho phép công ty đánh giá được nhu cầu thực tế của thị trường Việt Nam trong hiện tại và nhu cầu cũng như mức độ đáp ứng của các nhà cung cấp hiện nay. Đối với hầu hết các quốc gia khi công ty khi tiến hành xâm nhập thị trường mới công ty đều tiến hành các bước như sau: - Phân tích đánh giá khái quát thị trường tổng thể - Phân đoạn thị trường và xác định thị trường mục tiêu - Xem xét nhu cầu của thị trường hiện tại và mức độ đáp ứng được các nhu cầu này của các nhà cung cấp - Đánh giá tiềm năng của thị trường trong tương lai - Khảo sát mức độ tiếp cận và vấn đề tiếp thị các sản phẩm của công ty tới khách hàng. - Nghiên cứu được khả năng cạnh tranh và khả năng chiếm lĩnh thị trường của dự án Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu thị trường Đến nay có thể chia hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty làm 3 giai đoạn cùng với quá trình đầu tư vào thị trường Việt Nam Giai đoạn I: Nghiên cứu thị trường trong lĩnh vực in ấn Giai đoạn II: Nghiên cứu và phát triển thị trường hộp Carton Giai đoạn III : Nghiên cứu và phát triển thị trường Samsung Mobile Trong từng giai đoạn hoạt động nghiên cứu thị trường đều có đặc điểm vai trò khác nhau. Tuy nhiên, tựu chung lại hoạt động nghiên cứu thị trường xem xét trong tổng thể các hoạt động khác là hoạt động then chốt nhằm xác định được quy mô sản xuất, đề ra mục tiêu và các biện pháp nhằm thực hiện thành công các mục tiêu đó. Để làm rõ được điều này chúng ta cần xem xét vai trò của nghiên cứu thị trường, nguồn vốn và cách phân bổ các cho các nhiệm vụ, đặc điểm và đóng góp của hoạt động nghiên cứu thị trường qua các giai đoạn đầu tư khác nhau của công ty. Giai đoạn I: Đầu tư nghiên cứu thị trường in tại Việt Nam 2.2.1.1 Đầu tư cho nghiên cứu thị trường in trước khi đi vào sản xuất ( Giai đoạn trước 6/2006) Thị trường Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng đối với các nhà đầu tư nước ngoài, tại thị trường Miền Bắc đi đầu mạnh mẽ cho xu hướng này chính là các tập đoàn điện tử lớn như Canon, LG, Panasonic, Deawoo, Brother. Tuy nhiên sự có mặt của tập đoàn Canon tại Việt Nam chính là bước ngoặt để tập đoàn Yamagata chú ý một cách thỏa đáng cho thị trường mới này. Là khách hàng lớn của Yamagata nên sự có mặt của tập đoàn Canon cũng tạo tiền đề cho sự có mặt của Yamagata tại Việt Nam. Khi tiến hành xây dựng nhà máy tại Việt Nam thì nhu cầu của Canon về sách hướng dẫn sử dụng là rất lớn. Mặt khác, đóng vai trò cung cấp chính cho Canon tại thời điểm này là Yamagata Thailand. Nhằm hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu sang Canon Việt Nam công ty Yamagata Thailand đã tiến hành thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam với tên gọi là Printeligent Thailand và là tiền thân của công ty TNHH Yamagata Việt Nam . Trong giai đoạn hoạt động của văn phòng đại diện tạo Việt Nam tổng công ty Yamagata quyết định đầu tư thăm dò thị trường mới. Cũng như hầu hết các quá trình đầu tư vào các quốc gia khác, Tổng công ty cũng cử các đại diện sang Việt Nam để đánh giá một cách tổng thể thị trường, quá trình này được tiến hành trong khoảng thời gian đầu năm 2005, trong khoảng thời gian này hoạt động tổ chức đánh giá thị trường được thực hiện với các nhiệm vụ chủ yếu là đánh giá tổng thể thị trường Việt Nam. Hoạt động đánh giá tổng thể thị trường Việt Nam được tiến hành thông qua việc đánh giá các yếu tố sau: - Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam - Lãi suất - Tỷ lệ lạm phát - Tình hình ngoại thương - Nghiên cứu luật và các chính sách của Việt Nam - Nghiên cứu số lượng các nhà in có mặt trên thị trường Việt Nam Nghiên cứu số lượng nhà in chính là nghiên cứu số lượng các nhà cung cấp đã và đang có mặt trên thị trường Việt Nam và sẽ là đối thủ cạnh tranh trong nghành của công ty. Xem phụ lục II Trong giai đoạn này nguồn vốn cho đầu tư nghiên cứu thị trường được phân bổ cho các nhiệm vụ sau: Đánh giá nhu cầu thực tế của thị trường Đây chính là việc xác định được các nhu cầu thực tế của thị trường nhằm mục đích đánh giá một cách tổng thể thị trường hiện tại và dự báo xu hướng của thị trường trong tương lai. Trong thời điểm nghiên cứu có một số tập đoàn lớn đã đầu tư vào Việt Nam như Canon, Honda,. Và theo tính toán của công ty ngày càng có nhiều nhà đầu tư mới có ý định tiếp cận và xâm nhập vào thị trường Việt Nam nhờ các cơ chế khuyến khích đầu tư cũng như các điều kiện thuận lợi khác trong việc thu hút FDI của chính phủ Việt Nam . Do đó công ty có thể tìm kiếm được số lượng khách hàng lớn có nhu cầu với các sản phẩm của mình. Số lượng các tập đoàn lớn tham đầu tư vào thị trường Việt Nam với quy mô lớn sẽ tạo ra nhu cầu rất lớn. Đây là một cơ hội tốt cho việc tăng trưởng doanh thu và thị phần của chính công ty trong thời gian tới. Đây là nhiệm vụ đầu tiên của công ty khi tiến hành nghiên cứu thị trường. Để có được thông tin chính xác về nhu cầu của thị trường, công ty đã tiến hành lựa chọn phương pháp khảo sát thị trường thực tế bằng việc cử các chuyên gia xâm nhập vào thực tế thị trường in của Việt Nam và đánh giá được tiềm năng của thị trường. Việc tìm hiểu nhu cầu thực tế của thị trường bao gồm việc xác định được các lĩnh vực ngành có nhu cầu về sản phẩm của công ty. Đó chính là các công ty sản xuất các mặt hàng điện tử công nghệ cao đã và đang có mặt trên thị trường. Sau khi xác định được phạm vi các khách hàng tiềm năng công ty sẽ tiến hành xác định được sản lượng thực tế sản xuất của các công ty và tiềm năng sản xuất của các công ty này, bên cạnh đó công ty cũng tìm cách nhận được các thông tin về chi phí mua đối với mặt hàng này. Qua các số liệu này công ty có thể tính toán được giá tố đa mà khách hàng chi trả cho 1 sản phẩm mua như sau: P = Tổng chi phí mua hàng/ Tổng khối lượng hàng sản xuất Việc xác định được những thông tin này ban đầu gặp rất nhiều khó khăn bởi một thực tế là khối lượng sản xuất của các công ty là thông tin mật và không được tiết lộ ra bên ngoài. Và để đạt được các mục tiêu này bên cạnh việc thu thập từ các kênh thông tin sản lượng sản xuất của các khách hàng các năm trước công ty sẽ tiến hành đánh giá được tốc độ tăng trưởng sản xuất trong tương lai từ đó thu được những kết quả cần thiết. Tuy nhiên, để thu được những thông tin chính xác đòi hỏi các nhà nghiên cứu thị trường phải dựa trên những mối quan hệ khác để thu thập thông tin. Những thông tin này sau khi được chia sẻ sẽ được tính công ty tính toán cùng với khả năng sản xuất của công ty để đưa ra các mục tiêu cụ thể cho các kế hoạch kinh doanh của mình. Xác định được mức độ đáp ứng nhu cầu của các nhà cung cấp và tiềm năng của thị trường trong tương lai Song song với việc nghiên cứu xác định nhu cầu của thị trường là việc xác định số lượng các nhà cung cấp, khả năng cung cấp cho thị trường là điều hết sức lưu ý khi tiến hành nghiên cứu thị trường Số lượng các nhà cung cấp phản ánh được mức độ đáp ứng đối với các nhu cầu của thị trường để từ đó công ty có thể tìm ra các khoảng trống thị trường để tiến hành đầu tư và xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Để tiến hành thu thập được những thông tin này bộ phận nghiên cứu thị trường sẽ tiến hành khảo sát số lượng các nhà cung cấp có mặt trên thị trường. Việc khảo sát này được thực hiện thông qua việc khảo sát trên mạng Internet, tuy nhiên khó khăn của công ty là việc xác định được khả năng cung ứng của các nhà cung cấp này đối với thị trường. Để thu được thông tin này công ty có thể xem xét qui trình sản xuất và công suất các máy mà các công ty này sử dụng, từ đó có thể ước lượng được sản lượng tối đa của các công ty khi sản xuất 100% công suất. Trong giai đoạn này đã thu được những kết quả về thị trường Việt Nam như sau: Bảng nghiên cứu thị trường Việt Nam trong giai đoạn này phản ánh nhu cầu toàn bộ thị trường và mục tiêu cụ thể của công ty trong thời gian đầu tiên khi công ty có ý định gia nhập thị trường. Tên khách hàng Dòng sản phẩm Số model Tổng số lượng nhu cầu mua Chi phí mua hàng Mục tiêu thị phần Địa chỉ khách hàng Ariston Electronics water heater 2 10,000 500 25% Bac Ninh-Tien Son Brother Industries (Vietnam) Ltd. Printers 3 20,000 40,000 25% Hai Duong-Phuc Dien Brother Industries (Vietnam) Ltd. Fax Machine 3 20,000 40,000 20% Hai Duong-Phuc Dien Canon Vietnam 1 IJP 11 2,000,000 400,000 14% Hanoi-Than Long Canon Vietnam 1 Scaner 3 800,000 80,000 14% Hanoi-Than Long Canon Vietnam 2 LBP Bac Ninh-Que Vo Canon Vietnam 3 IJP 9 800,000 200,000 14% Bac Ning-Tien Son Canon Vietnam 3 Scaner 3 500,000 50,000 14% Bac Ning-Tien Son Deawoo Vietnam Car 5 2,000 4,000 40% Hanoi-Thanh Tri Ford Vietnam Car 6 6,000 Hai Duong-Phuc Dien Honda Vietnam Motorbike 6 100,000 80,000 35% Vinh Phuc LGEVN Nhu Quynh Aircon 50,000 Hai Phong LGEVN Nhu Quynh Refrigerator 3,000 Hai Phong LGEVN Nhu Quynh Microwave Oven 2,000 Hai Phong LGEVN Nhu Quynh Washing Machine 3,000 Hai Phong LGEVN Nhu Quynh TV 16 32,000 5,000 40% Hung Yen-Nhu Quynh Canon Vietnam 1 DVD Players 20 40,000 6,000 50% Hung Yen-Nhu Quynh Canon Vietnam 2 Printer - Bac Ninh-Que Vo Mitac Precision Technology Digital Cameras 7 15,000 2,250 60% Bac Ninh-Que Vo Mitac Precision Technology DVD Players 5 20,000 3,000 60% Bac Ninh-Que Vo Mitac Precision Technology Mobile Phone Case - Bac Ninh-Que Vo MITSUSTAR VN TV 120,000 18,000 26% Hung Yen-Nhu Quynh MITSUSTAR VN DVD/VCD Players 150,000 22,500 25% Hung Yen-Nhu Quynh MITSUSTAR VN Air Conditioner 5,000 750 25% Hung Yen-Nhu Quynh MITSUSTAR VN Refrigerator 4,000 600 27% Hung Yen-Nhu Quynh MITSUSTAR VN Washing Machine 4,000 600 30% Hung Yen-Nhu Quynh Panasonic Communication VN Telephone 14 30,000 5,000 25% Hanoi-Thang Long Panasonic Communication VN Fax Machine 10 20,000 3,000 30% Hanoi-Thang Long Panasonic Communication VN PBX 10 20,000 3,000 20% Hanoi-Thang Long Panasonic Communication VN LCD Projector 9 10,000 2,000 20% Hanoi-Thang Long Panasonic Communication VN Mobile Phone 11 20,000 3,000 20% Hanoi-Thang Long Panasonic Home Appliance VN Aircon 5 2,000 400 55% Hanoi-Thang Long Panasonic Home Appliance VN Refrigerator 5 4,000 800 45% Hanoi-Thang Long Panasonic Home Appliance VN Washing Machine 2 4,000 800 70% Hanoi-Thang Long Panasonic Home Appliance VN Microwave Oven 5 5,000 1,000 54% Hanoi-Thang Long PENTAX Lens 11 5,000 2,500 30% Hanoi-Sai Dong B PENTAX Digital Cameras Hanoi-Sai Dong B? Toyota Vietnam Car 6 2,500 4,500 30% Vinh Phuc Yamaha Vietnam Motorbike 5 30,000 15,000 50% Soc Son In-Thuong Mai TTXVN After Printing Process 600,000 26,250 30% Hanoi - Ha Dinh Bảng 2. Báo cáo nghiên cứu thị trường năm 2006 của Yamagata Việt Nam Nguồn: Báo cáo nghiên cứu thị trường của Yamagta Việt Nam Dựa vào bảng nghiên cứu thị trường này tổng công ty Yamagata đã tính toán các chỉ tiêu lợi nhuận, khả năng thu hồi vốn và một vài chỉ tiêu khác để ra quyết định làm hồ sơ xin phép thành lập doanh nghiệp.Và tập trung cho nghiên cứu thị trường sau in được công ty lựa chọn đầu tiên khi tiến hành hoạt động đầu tư của mình. Dựa trên bảng nghiên cứu thị trường cùng với đó là việc tính toán chi tiết đối với từng khách hàng và thị phần mục tiêu để từ đó có các kế hoạch kinh doanh phù hợp với một công ty lần đầu tiên tiến hành đầu tư tại thị trường Việt Nam.Khi mới đặt chân vào thị trường mới công ty đưa ra các mục tiêu về thị phần tương đối thấp.Đây là bước đi hợp lý và phù hợp đối với một nhà cung cấp mới. Dự kiến về thị phần trong năm đầu tiên và xác định điểm hòa vốn của công ty sau 3 năm đi vào hoạt động và tới năm thứ 4 thì công ty sẽ sản xuất có lãi thông qua việc tính toán lợi nhuận thu được qua các năm bù đắp đủ được chi phí cho vốn đầu tư ban đầu của công ty đề ra. Việc đầu tư phải được tiến hành một cách hợp lý và có tính toán với mục tiêu tránh được rủi ro khi mà thực tế cho thấy đầu tư vào thị trường trên khía cạnh tài chính thì chấp nhận được nhưng thực tế lại xảy ra những rủi ro không lường được được trong quá trình tính toán. Hơn nữa, nguyên nhân chính cho sự đầu tư này là việc đầu tư cho hoạt động in rất tốn kém. Với một thị trường mới như thị trường Việt Nam thì việc đầu tư ồ ạt là không khả thi. Sau đó, đi sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh công ty tiến hành nhập máy móc thiết bị và tiến hành đầu tư cho công nghệ in. 2.2.1.2 Đánh giá chi phí dành cho nghiên cứu thị trường trong giai đoạn I Trong giai đoạn này chi phí dành cho nghiên cứu thị trường được lấy từ nguồn ngân sách của tổng công ty dành cho hoạt động nghiên cứu thị trường và chi phí này ước đạt khoảng 2% doanh thu của năm đầu tiên đi vào hoạt động sản xuất. Thông qua việc tính toán doanh thu thu được từ việc bán hàng trong năm đầu tiên. Doanh thu cho nghiên cứu thị trường trong giai đoạn này là 12.550USD bao gồm chi phí cho nghiên cứu cung cầu, chi phí cho nhân lực tham gia nghiên cứu thị trường, chi phí khác cho việc tạo các mối quan hệ với khách hàng. Chi phí đó được phân bổ như sau Biểu đồ 1: Tỷ trọng chi phí cho đầu tư nghiên cứu thị trường Chi phí dành cho nghiên cứu thị trường trong giai đoạn này được phân bổ như trên sơ đồ. Việc phân bổ chi phí được đánh giá bằng kết quả và các báo cáo của bộ phận nghiên cứu thị trường về tổng công ty và là căn cứ để Tổng công ty tiến hành rót vốn cho hoạt động này Do chưa thành lập được doanh nghiệp tại Việt Nam nên tổ chức hoạt động nghiên cứu thị trường trong giai đoạn này được thực hiện bởi các chuyên gia đến từ các chi nhánh khác và một số nhân viên của van phòng đại diện tại Việt Nam. Điều này có thể nhận thấy rõ trong việc phân bổ chi phí nghiên cứu cho từng khoản mục chi phí. Trong đó có thể nhận thấy chi phí ban đầu cho nhân lực nghiên cứu thị trường chiếm tỷ lệ cao nhất và đạt 46%, tiếp theo đó là chi phí cho nghiên cứu nhu cầu thực tế của thị trường, sau đó là chi phí cho nghiên cứu khả năng cung ứng cho thị trường và cuối cùng là các chi phí khác. Các chi phí này có các hạn mức khác nhau tùy thuộc vào mức độ khó khăn, phức tạp của từng nhiệm vụ. Qua đó sẽ đánh giá được thực tế để thực hiện đầu tư nghiên cứu thị trường cho các giai đoạn tiếp theo. Đầu tư cho nghiên cứu thị trường trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Đầu tư cho nghiên cứu thị trường trong năm 2006 Trong quá trình đi vào sản xuất kinh doanh, chi phí dành cho hoạt động nghiên cứu thị trường tập trung vào các nhiệm vụ sau: Chi phí cho quảng cáo và Marketing Đây là chi phí cần thiết cho Marketing và quảng cáo sản phẩm khi sản phẩm của công ty chưa có được thương hiệu trên thị trường. Trong khoản mục chi phí này, thì chi phí đầu tư cho quảng cáo, tiếp thị sản phẩm chiếm tỷ trọng cao. Phần còn lại là các chi phí khác như chi phí cho thu thập thông tin khách hàng. Chi phí cho việc thu thập và xử lý các thông tin về cung cầu sản phẩm Đây là chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất, nhiệm vụ của nghiên cứu là tập trung nhân lực cho việc nghiên cứu các chủng loại mặt hàng có nhu cầu cao về sách hướng dẫn, các công ty có thể là khách hàng có nhu cầu trong tương lai, thu thập về số lượng sách cho từng Model và thu thập các chi tiết để tiến hành phân tích ước lượng được giá trị chính xác của 1 bộ sách thông qua tính toán dựa trên các sản phẩm đã có mặt trên thị trường… Chi phí duy trì các mối quan hệ với khách hàng tập trung vào khách hàng này, Khách hàng truyền thống trong giai đoạn đầu chỉ có Canon Việt Nam vì vậy duy trì mối quan hệ đã có được khi chuyển đổi văn phòng diện thành công ty TNHH Yamagata Việt Nam. Duy trì mối quan hệ này đóng góp cho việc duy trì và chiếm lĩnh được thị trường lớn này. Chi phí cho việc mở rộng và tìm kiếm khách hàng mới Đây được xác định là nhiệm vụ sống còn cho hoạt động sản xuất của._. công ty. Hoạt động này có nhiệm vụ là tìm kiếm và mở rộng liên hệ với các khách hàng mới nhằm mục tiêu là mở rộng mạng lưới khách hàng. Chi phí cho nghiên cứu thị trường trong giai đoạn này được phân bổ cho các hoat động nhằm liên lạc và thiết lập các mối quanheej mới với khách hàng. Trong năm 2006, hoạt động đầu tư cho nghiên cứu thị trường trong giai đoạn chiếm khoảng 1,7 % tổng doanh thu 6 tháng năm 2006 tức là đạt khoảng 5500 USD thấp hơn so với giai đoạn trước nhưng đóng góp lớn cho việc kinh doanh của công ty. Chi phí này được phân bổ cho các công việc trên như sau : Các chi phí cho các hoạt động quảng cáo và Marketing sản phẩm, duy trì các mối quan hệ với khách hàng cũ và mở rộng các mối quan hệ mới chiếm tỷ trọng gần tương đương trong tổng chi phí cho nghiên cứu thị trường của công ty xấp xỉ 30%- 34% tổng chi phí. Biểu đồ 2. Tỷ trọng các chi phí cho nghiên cứu thị trường năm 2006 Hoạt động nghiên cứu thị trường trong giai đoạn này được thực hiện bởi các nhân viên phòng bán hàng của công ty. Nhiệm vụ của các nhân viên phòng bán hàng là giải quyết các vấn đề về nghiên cứu thị trường và báo cáo lên ban giám đốc để lên các kế hoạch triển khai đầu tư vào các giai đoạn tiếp theo một cách hợp lý. Đầu tư nghiên cứu thị trường năm 2007 Bước sang năm 2007 dựa trên những kết quả đạt được trong năm 2006 và mục tiêu cụ thể mà tổng công ty đã đề ra. Yamagata Việt Nam đã xây dựng được các chính sách cụ thể và từ đó thực hiện các chính sách này. Tiếp tục chủ trương mở rộng và tìm kiếm thêm khách hàng đồng thời đạt được các mục tiêu về doanh thu và chi phí cho các hoạt động của công ty. Hoạt động nghiên cứu thị trường trong giai đoạn này được chú trọng đầu tư cho các nhiệm vụ sau: Tổ chức nghiên cứu xu hướng thị trường và khả năng đáp ứng của Yamagata với các nhu cầu của thị trường. Thông qua đánh giá thực tế doanh thu của công ty trong năm 2006, và thu thập các ý kiến phản hồi từ phía khách hàng của công ty, từ đó có thể đánh giá và đo lường được mức độ phản ứng của thị trường đối công ty. Duy trì và củng cố thị phần của công ty tại các khách hàng truyền thống. Đặc biệt, là tại Canon Việt Nam. Sự tác động của doanh thu từ Canon là đặc biệt lớn bởi tỷ lệ đóng góp vào tổng doanh thu của công ty. Chi phí để duy trì các mối quan hệ bằng việc thường xuyên tiếp xúc và tạo ra các cơ hội hợp tác mới. Các chi phí khác liên quan… Xây dựng các kế hoạch nghiên cứu và mở rộng mạng lưới khách hàng trên cơ sỏ các mối quan hệ đã xây dựng được từ những năm trước. Đây là một nhiệm vụ đòi hỏi có sự đầu tư lớn về chi phí và thời gian. Các chi phí đầu tư được dành cho hoạt động xúc tiến bán hàng, chi phí liên lạc, xây dựng các mối quan hệ sau này… Đây luôn là nhiệm vụ không thể thiếu và luôn được ưu tiên về vốn dành cho hoạt động đầu tư nghiên cứu thị trường của công ty. Đảm bảo khả năng cạnh tranh thông qua các dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng của công ty. Việc đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp bên cạnh giá sản phẩm, thì yếu tố chất lượng và dcihj vụ sau bán hàng cũng được quan tâm. Chi phí phân bổ cho nghiên cứu thị trường là các chi phí tham dự các hội nghị nhà cung cấp, hỗ trợ các dịch vụ in và sau in cho khách hàng. Đảm bảo khả năng dự báo về sự biến động của thị trường trong và ngoài nước. Đo lường được sự biến động của thị trường thông qua đánh giá sự biến động của thị trường trong quá khứ và dự báo xu hướng của thị trường trong tương lai. Đồng thời đảm bảo được tính toán nhu cầu của công ty để lên các kế hoạch mua bán và nhâoj khẩu nguyên vật liệu… Cơ cấu các chi phí được thể hiện dựa vào đặc điểm trong từng thời đoạn trong hoạt động sản xuất của công ty. Tổng chi phí đầu tư cho nghiên cứu thị trường trong năm 2007 đạt 10.750 USD, chiếm 0,75% tổng doanh thu. So với năm trước tỷ trọng chi phí đầu tư cho nghiên cứu thị trường thấp hơn song giá trị lại cao hơn. Chi phí nghiên cứu thị trường được phân bổ cho các công việc cụ thể như sau: Biểu đồ 3. Tỷ trọng chi phí cho nghiên cứu thị trường năm 2007 Có thể nhận thấy được chi phí cho hoạt động mở rộng mạng lưới khách hàng trong năm 2007 chiếm tỷ trọng 52%. Điều này thể hiện bằng kết quả đạt được là trong năm 2007 mạng lưới khách hàng của công ty được mở rộng hơn và thị phần của công ty tại các khách hàng này cũng cao hơn. Thị phần của công ty so với toàn thị trường trong giai đoạn này tăng lên từ 17% tới 25% thị phần và có chiều hướng tăng ổn định trong thời gian tới. Thực tế cho thấy mặc dù hoạt động đầu tư trong giai đoạn này được thực hiện theo kế hoạch song có thể nhận thấy được khả năng dự báo của bộ phận nghiên cứu thị trường của công ty còn hạn chế trong việc đề ra các mục tiêu và khả năng hoàn thành các mục tiêu trước những biến động của thị trường. Đặc biệt là thị trường nguyên vật liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty. Những biến động về thị trường đầu vào và thị trường đầu ra đã khiến cho công ty không hoàn thành được kế hoạch đã định. Có thể thấy được điều này dựa trên bảng doanh thu trong từng tháng của công ty trong năm 2007. Đồng thời chỉ rõ những nguyên nhân và cách khắc phục trong các kế hoạch tương lai. 2007 Jan-07 Feb-07 Mar-07 Apr-07 May-07 Jun-07 Jul-07 Aug-07 Sep-07 Oct-07 Nov-07 Dec-07 Dự báo doanh số mua hàng 480,000 480,000 480,000 480,000 480,000 480,000 480,000 480,000 480,000 480,000 480,000 480,000 Mục tiêu của YV 80,000 80,000 80,000 120,000 120,000 120,000 120,000 120,000 120,000 120,000 120,000 120,000 Doanh thu thực tế 80,000 80,000 80,000 80,000 94,000 94,000 120,800 120,800 120,800 120,800 120,800 120,800 Thị phần mục tiêu 17% 17% 17% 25% 25% 25% 25% 25% 25% 25% 25% 25% Thị phần thực tế 17% 17% 17% 17% 20% 20% 25% 25% 25% 25% 25% 25% Bảng 3. Kế hoạch và mục tiêu thị phần của Yamagata năm so với tình hình thực tế các tháng năm 2007 Nguồn: Xu hướng bán hàng và các kế hoạch mục tiêu của Yamagata Việt Nam Trong năm 2007, một số tháng doanh thu của công ty không đạt được các mục tiêu đã đề ra trong công ty. Mặt khác, cũng có thể nhận thấy thị phần chủ chốt của công ty đó là công ty Canon Việt Nam thì mục tiêu về thị phần không đạt được. Biểu đồ 3.1. Thị phần thực tế của Yamagata tại Canon Việt Nam Tuy nhiên, trong năm 2007 thị phần mục tiêu của Yamagata đối với Canon đạt 23% song thực tế chỉ đạt 21%. Điều này là do doanh thu dự kiến từ tháng 4 đến tháng 7 công ty không đạt được các mục tiêu đề ra Biểu đồ 3.2. Thị phần của Yamagata tại các khách hàng khác Đối với các khách hàng khác, mục tiêu của công ty là chiếm lĩnh 7% thị phần toàn thị trường. Những kết quả thu được đạt 11% thị phần toàn thị trường. Điều này chính là dấu hiệu cho thấy sự ảnh hưởng rất lớn từ thị phần của Canon đối với công ty. Khi giảm 2% thị phần với Canon và tăng 7% phần của Canon làm cho doanh thu của công ty không như mong đợi. Chính vì thế. Trong chi phí cho việc giữ vững thị phần và tạo mối quan hệ với các khách hàng thì chi phí mà công ty bỏ ra cho việc giữ thị phần tại Canon luôn là một ưu tiên hàng đầu và tỷ trọng lớn so với các khách hàng còn lại. Việc đánh giá được vị thế của các khách hàng sẽ giúp cho công ty có các giải pháp cụ thể và hợp lý để tránh tình trạng không đạt được các kế hoạch về doanh thu và thị phần. Đầu tư cho nghiên cứu thị trường 2008 Bước sang năm 2008, tiếp tục xu hướng phát triển và các thành tựu đã đạt được của công ty trong các năm trước công ty tiến hành đánh giá xu hướng thị trường đồng thời đề ra các mục tiêu cụ thể sau đó. Xu hướng thị trường được thể hiện như sau: Biểu đồ 3.3. Xu hướng bán hàng của công ty năm 2006 và 2007 Nguồn: Xu hướng bán hàng của Yamagata Co., Ltd Xu hướng bán hàng tăng trong những tháng cuối năm và thường đạt điểm ‘ Big point’ trong khoảng tháng 9 tới tháng 11. Đây là đợt cao điểm cho quá trình sản xuất của công ty. Thông qua những nhận xét về xu hướng thị trường như vậy thì công ty đã chủ động tiến hành lập các báo cáo về nghiên cứu thị trường cung cấp cho tổng công ty và trình bày các kế hoạch của mình nhằm mục tiêu vạch ra kế hoạch kinh doanh mới và tính khả thi của các kế hoạch kinh doanh sau này. Đánh giá được xu hướng của thị trường cũng chính là đánh giá lại khả năng đầu tư của công ty. Trên cơ sở đánh giá xu hướng thực tế qua 2 năm triển khai hoạt động công ty đã tiến hành xây dựng lại và hoàn thiện trong năm 2008. Trên cơ sở điều tra làm rõ những nguyên nhân còn tồn tại trong năm 2007, bước sang năm 2008 công ty tiến hành xúc tiến các hoạt động bán hàng chủ yếu là việc đảm bảo hoàn thành mục tiêu thị phần tại Canon và tiếp tục mức tăng trưởng tại các công ty khác. Tên khách hàng Dòng sản phẩm Số lượng Model Số lượng mua hàng tháng Chi phí mua hàng/ Tháng ( USD) Mục tiêu Doanh thu dự kiến 2008 Địa chỉ Canon Vietnam 1 IJP 10 1,100,000 352,000 25% 88,000 Hanoi-Thang Long Canon Vietnam 1 Scaner 3 400,000 96,000 25% 24,000 Hanoi-Thang Long Canon Vietnam 3 IJP 7 400,000 128,000 25% 32,000 Bac Ninh-Tien Son Canon Vietnam 3 Scaner 1 80,000 19,200 25% 4,800 Bac Ninh-Tien Son Canon Vietnam 2 LBP - Bac Ninh-Que Vo Canon Vietnam 21 1,980,000 595,200 148,800 LGEVN Nhu Quynh LCD Tive/ Plasma tivi 40,000 10,800 70% 7,560 Hung Yen-Nhu Quynh LGEVN Nhu Quynh DVD Players 10,000 1,500 70% 1,050 Hung Yen-Nhu Quynh LGEVN Nhu Quynh Monitor 20,000 4,000 70% 2,800 Hung Yen-Nhu Quynh LGEVN Nhu Quynh Microwave Oven 4,000 600 70% 420 Hung Yen-Nhu Quynh LGEVN Nhu Quynh Refrigerator 5,000 750 70% 525 Hung Yen-Nhu Quynh LGEVN Nhu Quynh Airconditioner 3,000 450 70% 315 Hung Yen-Nhu Quynh LG Electronic Vietnam 82,000 18,100 12,670 - Brother Industries (Vietnam) Ltd. Printers 30 50,000 22,500 50% 11,250 Hai Duong-Phuc Dien Brother Industries (Vietnam) Ltd. Fax Machine 25 25,000 11,250 50% 5,625 Hai Duong-Phuc Dien Brother Industries (Vietnam) Ltd. 75,000 33,750 16,875 MITSUSTAR VN TV 3,000 450 70% 315 Hung Yen-Nhu Quynh MITSUSTAR VN DVD/VCD Players 5,000 750 70% 525 Hung Yen-Nhu Quynh MITSUSTAR VN Washing Machine 4,000 600 70% 420 Hung Yen-Nhu Quynh MITSUSTAR VN - 12,000 1,800 1,260 Panasonic Communication VN Telephone 14 30,000 5,000 20% 1,000 Hanoi-Thang Long Panasonic Communication VN Fax Machine 10 20,000 3,000 20% 600 Hanoi-Thang Long Panasonic Communication VN PBX 10 20,000 3,000 20% 600 Hanoi-Thang Long 34 70,000 11,000 2,200 Panasonic Home Appliance VN Aircon 5 2,000 400 50% 200 Hanoi-Thang Long Panasonic Home Appliance VN Refrigerator 5 4,000 800 50% 400 Hanoi-Thang Long Panasonic Home Appliance VN Washing Machine 2 4,000 800 50% 400 Hanoi-Thang Long Panasonic Home Appliance VN Microwave Oven 5 5,000 1,000 50% 500 Hanoi-Thang Long 17 15,000 3,000 1,500 Mitac Precision Technology Digital Cameras - - - Bac Ninh-Que Vo Mitac Precision Technology DVD Players - - - Bac Ninh-Que Vo Mitac Precision Technology Mobile Phone Case - - Bac Ninh-Que Vo Mitac Precision Technology - - - - PENTAX Lens 11 5,000 2,500 30% 750 Hanoi-Sai Dong B PENTAX Digital Cameras - Hanoi-Sai Dong B PENTAX 11 5,000 2,500 750 Toyota Vietnam Car 6 2,500 4,500 30% 1,350 Vinh Phuc Toyota Vietnam 6 2,500 4,500 1,350 Yamaha Vietnam Motorbike 5 30,000 15,000 50% 7,500 Soc Son Yamaha Vietnam 5 30,000 15,000 7,500 Nikko Vietnam Tivi 10,000 800 100% 800 Hung Yen-Pho Nui Nikko Vietnam - 10,000 800 800 Masda Vietnam Car 4,000 2,800 50% 1,400 Hanoi-Thanh Xuan Masda Vietnam 4,000 2,800 1,400 Hoa Phat Refrigerator 2 8,000 800 100% 800 Hung Yen-Pho Nui Hoa Phat Aircon 2 5,000 500 100% 500 Hung Yen-Pho Nui Hoa Phat 4 13,000 1,300 1,300 TOA Vietnam Camera 16 20,000 5,000 50% 2,500 Hanoi - Thang Long TOA Vietnam SATO Vietnam Barcode Printer 4 30,000 1,500 50% 750 Hanoi - Thang Long SATO Vietnam Handllabeller 6 2,000 100 50% 50 Hanoi - Thang Long SATO Vietnam 10 32,000 1,600 800 Deawoo Vietnam Tivi 2 1,000 150 - Hanoi-Thanh Tri Deawoo Vietnam Refrigerator 4 7,000 1,050 50% 525 Hanoi-Thanh Tri Deawoo Vietnam 5 2,000 4,000 - Ford Vietnam Ford Vietnam Car 6 6,000 4,200 - Hai Duong-Phuc Dien Honda Vietnam Honda Vietnam Motorbike 6 100,000 80,000 - Vinh Phuc CMS Vietnam PC 2 4,000 1,000 CMS Vietnam Laptop 3 1,000 250 CMS Vietnam 5 5,000 1,250 - Hai Duong-Phuc Dien Foxconn Laptop Bac Ninh-Que Vo Foxconn Compal Laptop Vinh Phuc Compal Bảng 4. Báo cáo nghiên cứu thị trường 2008 của Yamagata Việt Nam Nguồn: Báo cáo nghiên cứu thị trường của Yamagata Việt Nam Để hoàn thành kế hoạch công ty đã tiến hành xây dựng bảng doanh thu cho từng tháng công ty đồng thời rút kinh nghiệm từ năm 2007 công ty tiến hành cụ thể các phương án doanh cho từng tháng đồng thời các kế hoạch này phải được triển khai một cách đồng bộ và hợp lý. Xây dựng được kế hoạch bán hàng và doanh thu từng tháng của công ty có thể cho phép công ty điều chỉnh và có các biện pháp xúc tiến nâng cao hiệu quả bán hàng hiện tại và giải pháp khắc phục trong tương lai. Việc xây dựng bảng doanh thu của công ty phải tính toán cụ thể cho từng tháng cụ thể. Để đạt được những thành quả trên, trong năm 2008 bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất kinh doanh thì hoạt động đầu tư nghiên cứu thị trường cũng có những thay đổi nhất định. Chi phí cho nghiên cứu thị trường trong giai đoạn này được công ty dự tính là khoảng 1.75% tổng doanh thu của năm 2007 và tổng chi phí dự tính là 25.375USD . Và bên cạnh những nhiệm vụ chính được phân bổ như: Đánh giá thị trường và xu hướng thị trường năm 2008 và chi phí cho quảng cáo và Marketing sản phẩm. Việc đánh giá và phân bổ chi phí cho nghiên cứu thị trường trong năm 2008 được chia làm các khoản mục như: Chi phí cho đánh giá xu hướng thị trường, xu hướng bán hàng.. từ đó thúc đẩy việc bán hàng và Marketing sản phẩm. Đây là những chi phí được sử dụng cho các hoạt động quảng cáo, khuếch trương thương hiệu tại các hội chợ lớn hay hội nghị các nhà cung cấp do các khách hàng lớn như Canon, LG Việt Nam tổ chức hàng năm. Củng cố thị phần và doanh thu tại các khách hàng truyển thống. Đặc biệt là các khách hàng lớn Thành tựu trong năm 2006,2007 là việc công ty đã phát triển được hệ thống khách hàng tương đối lớn, Bên cạnh Canon còn có LG, Panasonic, Brother..Chính việc mở rộng mạng lưới khách hàng như vậy đòi hỏi công ty cần có các chính sách phù hợp cho việc củng cố thị phần của công ty tại các khách hàng. Chi phí đầu tư thực tế không lớn bởi việc tạo lập các mối quan hệ cũng như tạo được danh tiếng của công ty đã góp phần không nhỏ để nâng cao sức cạnh tranh của công ty. Mở rộng mạng lưới khách hàng mới và tăng thị phần tại các khách hàng hiện tại. Cũng là một nhiệm vụ cần thiết để đáp ứng được các mục tiêu về doanh thu và thị phần, nguồn vốn đầu tư phân bổ cho giai đoạn này được sử dụng một phần để nghiên cứu tiếp thị với các khách hàng khác, một phần để đầu tư cơ cấu lại mục tiêu thị phần và xây dựng các phương pháp để chiếm lĩnh thị trường đó. Chi phí chi nghiên cứu nhu cầu thị trường cho sản phẩm mới đó là hộp Carton. Đây là chi phí cho nghiên cứu thị trường sản phẩm mới. Nguồn vốn đầu tư lấy từ nguồn ngân sách bổ sung hàng năm và kết quả thu được là khả quan và là tiền đề cho phát triển sản xuất giai đoạn II. Những chi phí này được công ty tiến hành phân bổ theo tỷ lệ sau đây: Biểu đồ 4. Tỷ trọng các chi phí cho nghiên cứu thị trường năm 2008 Trong việc phân bổ chi phí cho hoạt động đầu tư nghiên cứu thị trường trong năm 2008 thì việc mở rộng mạng lưới khách hàng và tăng thị phần tại các khách hàng mới chiếm tỷ lệ cao nhất. Điều này cho thấy công ty rất coi trọng việc dành và giữ khách hàng. Chi phí cho hoạt động này chiếm 47% tổng chi phí cho các hoạt động khác của công ty. Trong năm 2008 cũng xuất hiện nhu cầu nghiên cứu sản phẩm mới đó chính là nhu cầu nghiên cứu về thị trường hộp Carton, đây là một sản phẩm mới đòi hỏi sự tính toán chính xác của công ty khi nghiên cứu và tiến hành đầu tư cho dây chuyền này. Với mục tiêu trở thành nhà cung cấp hàng đầu về sách hướng dẫn sử dụng tại thị trường Việt Nam công ty đã chủ động tìm kiếm và tạo ra các mối quan hệ với các khách hàng mới, từng bước chiếm lĩnh thị trường trong nước và chính thức trở thành nhà cung cấp độc quyền cho các công ty điện tử lớn tại thị trường Việt Nam như LG VN, Panasonic… 2.3 Giai đoạn II: Nghiên cứu thị trường hộp Carton Tiến hành đầu tư vào lĩnh vực in công ty nhận thấy một nhu cầu thực tế là các công ty như Canon, LG, Panasonic.. khi nhận được các sản phẩm sách thì phải mất them chi phí để vận chuyển số lượng sách này tới nơi khác để đóng gói lại và cho vào hộp Carton. Nhận thấy được nhu cầu thực tế này công ty quyết định tiến hành nghiên cứu thị trường hộp và thu được kết quả như sau. Đơn vị: USD Tên khách hàng Dòng sản phẩm Số model Nhu cầu về số lượng mua hàng tháng Chi phí mua hàng (USD) Địa chỉ Canon Vietnam 1 IJP 8 1,040,000 936,000 Hanoi-Thang Long Canon Vietnam 1 Scaner 2 100,000 75,000 Hanoi-Thang Long Canon Vietnam 3 IJP 4 400,000 128,000 Bac Ninh-Tien Son Canon Vietnam 3 Scaner 1 50,000 12,000 Bac Ninh-Tien Son Canon Vietnam Total 15 1,590,000 1,151,000 LGEVN Nhu Quynh LCD Tive/ Plasma tivi 10 120,000 18,000 Hung Yen-Nhu Quynh LGEVN Nhu Quynh DVD Players 4 32,000 3,840 Hung Yen-Nhu Quynh LGEVN Nhu Quynh Monitor 6 120,000 9,600 Hung Yen-Nhu Quynh LGEVN Nhu Quynh Total 272.000 31,440 0.00 LGEVN Hai Phong Airconditioner 4 12,000 4,560 An Duong - Hai Phong LGEVN Hai Phong Refrigerator 5 10,000 6,900 An Duong - Hai Phong LGEVN Hai Phong Washing machine 3 15,000 5,400 An Duong - Hai Phong LGEVN Hai Phong Vacuum Cleaner/MO 2 2,000 300 An Duong - Hai Phong LGEVN Hai Phong 39.000 17,160 Nikko Vietnam Tivi manual/Warrenty Card - Hung Yen-Pho Nui Nikko Vietnam Total 0.00 0.00 0.00 TOA Vietnam Camera 10 2,000 3,000 Hanoi - Thang Long TOA Vietnam Total 10.00  2000 3000  Deawoo Electoronics Vietnam Tivi 4 20,000 9,000 Hanoi -Thanh Tri Deawoo Electoronics Vietnam Washing MC/Aircon 7 14,000 4,900 Hanoi -Thanh Tri Deawoo Electoronics Vietnam Refrigerator 5 30,000 22,500 Hanoi-Thanh Tri Deawoo Electoronics Vietnam Total 16.00 36,400 VKX Ltd. (LG-Nortel) Phone 10 250,000 42,500 Hanoi - Thanh Tri VKX Ltd. (LG-Nortel) total 10.00 250,000 42,500 Takahata Precision - Normura-Hai Phong Takahata Precision Carton Box 15 150,000 67,500 Normura-Hai Phong Takahata Precision - Normura-Hai Phong Takahata Precision total 15 67,500 Bảng 5. Báo cáo nghiên cứu thị trường hộp Carton 2008 do YV thực hiện Nguồn: Báo cáo nghiên cứu thị trường2008 của YV 2.3.1: Tính toán nhu cầu hộp Carton Trên cơ sở thu thập được những thông tin cơ bản ban đầu như vậy, công ty quyết định tìm hiểu và tính giá đối với sản phẩm hộp Carton. Tổ chức nghiên cứu thị trường của công ty tiến hành nghiên cứu được sản lượng của các công ty ( Như bảng trên). Tổ chức nghiên cứu thực tế trên thị trường cho thấy: Với mỗi một sản phẩm sẽ có một bộ sách hướng dẫn sử dụng và khi đó sẽ cần 1 hộp Carton. Giả sử khi dự tính sản lượng của Canon là 1 triệu máy in một tháng, khi đó sẽ cần 400.000 hộp Carton ( 1 sản phẩm sẽ chứa 1 bộ sách hướng dẫn hoặc nhiều hơn tuỳ loại) Khi đó nếu tiến hành hai công đoạn hoàn toàn khác nhau thì chi phí cho cả 2 lần sẽ gấp đôi. Thông qua tính toán chi phí vận chuyển trung bình là 0,03USD/ sản phẩm. Khi đó nếu giao 1 triệu sản phẩm thì chi phí của nó là 0,03 *1.000.000 = 30.000 USD Chi phí vận chuyển từ Yamagata tới nơi sản xuất hộp Carton là 1.000 USD Chi phí cho hộp Carton là: 400.000* 0,1 =40.000 USD Chi phí cho sách vào hộp là 3.000 USD Như vậy nếu tính chi phí từ nơi giao hộp tới Canon mất thêm 1 lần vận chuyển nữa và giả sử là mất thêm 0,04 USD cho 1 sản phẩm vận chuyển. Như vậy, tổng chi phí khi vận chuyển tới Canon là 0,04*400.000 + 30.000 + 40.000 +3.000 + 1.000 = 90.000 USD Nếu tại Yamagata tiến hành sản xuất hộp Carton thì nếu chi phí vẫn không đổi ta có: Chi phí của 1 triệu sản phẩm là: 30.000 USD Chi phí của hộp Carton là 40.000 USD Chi phí đóng gói: 3000 USD Chi phí vận chuyển từ Yamagata tới Canon là 0,04 * 400.000 = 16.000 USD Vậy tổng chi phí là: 30.000 + 40.000 + 16.000 +3.000 =89.000 Như vậy, riêng với Canon sẽ tiết kiệm 1.000 USD cho mỗi một mà hang. Điều này cũng là một lợi thế của Yamagata trong quá trình với các công ty khác. Nghiên cứu thị trường hộp Carton đối với những khách hàng hiện tại công ty thu được kết quả rất khả quan Dựa trên nhu cầu về số lượng sách hướng dẫn sử dụng mà mỗi mã sản phẩm cần và tiến hành nghiên cứu thực tế trên thị trường rằng với mỗi mã sản phẩm cần bao nhiêu sách và hộp. Từ đó công ty hoàn toàn có thể tính ra quy mô sản xuất và căn cứ trên mục tiêu đề ra công ty sẽ xác định được các mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận sau này. Đáng chú ý trong bảng nghiên cứu thị trường này, bên cạnh việc tạo được mối quan hệ tốt với các khách hàng đặc biệt là các khách hàng lớn nên công ty hoàn toàn có khả năng chiếm lĩnh thị phần hộp. Mặt khác, với việc đầu tư dây chuyền công nghệ này công ty có thể xâm nhập vào các các khách hàng vốn không phải là truyền thống của mình và đây cũng được xem là một cách marketing hiệu quả trong điều kiện mà công ty hoàn toàn có các lợi thế nhất định về công nghệ, khả năng sản xuất và danh tiếng đối với khách hàng. 2.3.2 Tính toán doanh thu và tiềm năng của thị trường mới Nhìn vào bảng nghiên cứu thị trường có thể nhận thấy thị phần của Canon và doanh số bán cho Canon Việt Nam vẫn đạt tỷ lệ cao nhất. Doanh thu từ bán hàng của Canon ước đạt 82% trong tổng doanh thu. Như vậy có thể thấy được nhu cầu và ảnh hưởng doanh thu từ Canon là rất lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Biểu đồ 5. Tỷ trọng doanh thu của Canon so với các khách hàng khách trên thị trường hộp Carton Mục tiêu của công ty là chiếm 40- 50% thị phần về hộp Carton cho toàn bộ nhu cầu của Canon. Đây là một mục tiêu hoàn toàn có thể đạt được trong kế hoạch của công ty, còn đối với các công ty khác công ty đặt mục tiêu trở thành nhà cung cấp độc quyền các sản phẩm cho khách hàng. Với những mục tiêu như vậy có thể thấy được tiềm năng của lĩnh vực này là rất cao. Mặt khác, trong quá trình nghiên cứu và thăm dò thị trường. Tại thời điểm này xuất hiện một nhà đầu tư lớn đến từ Hàn Quốc đó là việc tập đoàn Samsung đang tiến hành xây dựng nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Nắm bắt được nhu cầu này, sau khi tính toán các nhu cầu cụ thể của Samsung công ty Yamagata Việt Nam đã tập trung hoàn thiện các khâu kiểm định kỹ thuật phù hợp để cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường của Samsung và đặt ra các mục tiêu để Samsung trở thành một trong những nhà cung cấp chính cho Samsung. Để có thể tính toán nhu cầu hộp Carton trong năm 2008, bên cạnh phân chia các chi phí cho nghiên cứu thị trường in công ty còn tiến hành nghiên cứu và phát triển thêm thị trường mới. Dựa trên những phân tích ở trên và bảng nghiên cứu thị trường hộp Carton và tính toán các chỉ tiêu tài chính thì dự án hộp Carton là một dự án đầu tư khả thi và hiệu quả. Tuy nhiên, để đạt được những kết quả như trên đòi hỏi phải có được sự đầu tư hợp lý về ngân sách dành cho hoạt động nghiên cứu thị trường. Nguồn ngân sách dành cho hoạt động nghiên cứu thị trường mới được lấy từ nguồn ngân sách dành cho nghiên cứu thị trường và ước đạt 18% chi phí dành cho nghiên cứu thị trường năm 2008 với giá trị là 4500USD. Chi phí dành cho nghiên cứu sản phẩm mới được công ty phân bổ cho các nhiệm vụ sau đây: Nghiên cứu về cung ,cầu sản phẩm mới để tìm ra khoảng trống thị trường thông qua khảo sát chung về thị trường Nghiên cứu về sản lượng của các khách hàng dựa vào khảo sát thực tế để ước lượng được nhu cầu thực tế của khách hàng. Tính toán các chỉ tiêu tài chính và lên các kế hoạch kinh doanh dựa trên các khảo sát thị trường đã được thực hiện Chi phí cho nhân sự tham gia nghiên cứu thị trường mới Cách thức phân bổ tiến hành như sau: Biểu đồ 6. Tỷ trọng chi phí cho nghiên cứu thị trường hộp Carton Chi phí để nghiên cứu và tính toán được sản lượng của khách hàng chiếm tỷ lệ 50% tổng chi phí, chi phí cho nhân sự thự hiện chiếm 30% tổng chi phí. Có thể thấy, mặc dù đã tạo được những mối quan hệ với các khách hàng song việc kiếm tìm thông tin là rất khó khăn và luôn chiếm chi phí lớn nhất trong các hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty. Tuy nhiên, do việc tổ chức nghiên cứu chỉ thực hiện đối với các công ty là khách hàng hiện tại của công ty. Do vậy, nên công ty có thuận lợi là dựa trên những mối quan hệ giữa các bên từ đó thông tin về kê hoạch sản lượng được chia sẻ , từ đó công ty hoàn toàn có thể tính toán và thiết kế được công suất của nhà máy phù hợp. 2.4 Giai đoạn III : Đầu tư nghiên cứu phát triển thị trường Samsung Vào đầu năm 2008, với việc Tập đoàn Samsung Mobile hoàn thiện việc xin giấy phép hoạt động tại thị trường Việt Nam và lên kế hoạch xây dựng nhà máy lắp ráp điện thoại di động lớn nhất ở khu vực Châu Á. Công ty TNHH Yamagata đã lên kế hoạch tiếp cận và nghiên cứu riêng về khách hàng này, khách hàng được đánh giá là tiềm năng và mang lại nguồn doanh thu và lợi nhuận lớn cho Công ty sau này. Mở đầu cho kế hoạch tiếp cận và nghiên cứu về Samsung Mobile là việc Tổng công ty Yamagata quyết định thay đổi cơ cấu nhân sự hiện tại để tạo điều kiện cho việc tiếp cận khách hàng này với việc điều động 2 lãnh đạo cấp cao người Hàn Quốc từ Tổng công ty sang thay thế Giám đốc điều hành và trợ lý Giám đốc điều hành phụ trách về mảng sản xuất tại Việt Nam. So với cơ cấu bộ máy lãnh đạo trong giai đoạn trước, bộ máy của Yamagata Việt Nam hiện nay được tổ chức lại theo xu hướng chú trọng vào phát triển hệ thống các nhân viên người Hàn Quốc với mục tiêu tạo ra các mối quan hệ giữa nhà cung cấp và khách hàng Samsung sau này: Việc thay đổi cơ cấu của tổ chức sau này đã được tổng công ty Yamagata tiến hành nhằm thay đổi bộ mặt của Yamagata hiện nay. Với việc thay thế bộ máy lãnh đạo tập người Hàn Quốc, Yamagata đã có một bộ mặt mới và bắt đầu từng bước cho việc đánh giá và định hướng đầu tư cho riêng khách hàng này về 2 mảng chính là Bộ sách hướng dẫn sử dụng và vỏ hộp carton đựng điện thoại di động dành cho tập đoàn Samsung. Với những mối quan hệ từ Ban lãnh đạo của Yamagata và Tập đoàn Samsung, Yamagata đã bắt đầu thu thập thông tin về khách hàng. Với những chuyến đi thăm và đặt mối quan hệ hợp tác lâu dài, Tập đoàn Samsung đã tin tưởng và hỗ trợ Yamagata tất cả những thông tin cần thiết và lên kế hoạch đánh giá chọn Yamagata là một trong những nhà cung cấp chính để chuẩn bị cho hoạt động sản xuất trong thời gian tới. Những thông tin cơ bản về hoạt động phát triển của Samsung Mobile đã bắt đầu được chia sẻ và nghiên cứu. Theo đó, Tập đoàn Samsung đã lên kế hoạch cụ thể cho việc xây dựng nhà máy và hoạt động sản xuất cụ thể như sau: Giai đoạn xây dựng nhà máy và đào tạo nhân lực: Từ tháng 2 năm 2008 đến tháng 4 năm 2009. Giai đoạn chạy thử dây chuyền sản xuất và lắp ráp: Tháng 4 năm 2009 đến tháng 7 năm 2009 Giai đoạn sản xuất hàng loạt và đi vào sản xuất ổn định: Từ tháng 7 năm 2009 Bên cạnh những thông tin về hoạt động xây dựng nhà máy, một trong những thông tin quan trọng bậc nhất phục vụ cho việc nghiên cứu thị trường của Yamagata đó là những thông tin sơ bộ về sản lượng sản xuất vả các loại model mà Samsung Mobile sẽ đi vào sản xuất lắp ráp sau khi nhà máy xây dựng hoàn thiện. Bảng dự kiến sản lượng sản xuất của Samsung Việt Nam trong giai đoạn này và doanh thu dự kiến từ Samsung trong giai đoạn này của Yamagata như sau: Jan Feb Mar Sản lượng Doanh thu Sản lượng Doanh thu Sản lượng Doanh thu MT MT MT Apr May Jun Sản lượng Doanh thu Sản lượng Doanh thu Sản lượng Doanh thu 90,000 $ 27,558.0 180,000 $ 55,116.0 270,000 $ 82,674.0 Jul Aug Sep Sản lượng Doanh thu Sản lượng Doanh thu Sản lượng Doanh thu 360,000 $ 110,232.0 450,000 $ 137,790.0 540,000 $ 165,348.0 Oct Nov Dec Sản lượng Doanh thu Sản lượng Doanh thu Sản lượng Doanh thu 690,000 $ 211,278.0 810,000 $ 248,022.0 900,000 $ 275,580.0 Bảng 6. Báo cáo nghiên cứu sản lượng sản xuất của Samsung và doanh thu ước tính của Yamagata từ Samsung Mobile Theo báo cáo nghiên cứu về sản lượng sản xuất của Samsung thu được những kết quả như sau: Sau giai đoạn chạy thử, Samsung sẽ bắt đầu sản xuất với sản lượng 500,000 điện thoại cho một tháng. Như vậy tính từ thời điểm bắt đầu sản xuất cho đến hết năm 2009, tổng sản lượng bắt đầu cho năm 2009 là 3 triệu máy điện thoại. Tiếp theo kế hoạch của Samsung Mobile đề ra, năm 2010 tổng sản lượng sản xuất sẽ là 12 triệu máy điện thoại, nghĩa là sản lượng sản xuất cho một tháng tăng lên 1 triệu máy điện thoại cho một tháng. Năm 2011, mục tiêu đặt ra là 2 triệu máy cho một tháng và 3 triệu máy năm 2012 cho một tháng. Bên cạnh những thông tin về sản lượng, Tập đoàn Samsung Mobile còn hỗ trợ cho Yamagata thông tin về nhưng loại Models sẽ được sản xuất ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2162.doc
Tài liệu liên quan