Đào tạo nâng cao năng lực của cán bộ quản lý hợp tác xã trong quá trình xây dựng và phát triển HTX ở tỉnh Hà Tây hiện nay

LỜI MỞ ĐẦU Hợp tác xã (HTX) là một trong các hình thức tổ chức kinh tế ra đời và phát triển mang tính tất yếu khách quan của quá trình phát triển lực lượng sản xuất xã hội. Tại nhiều nước, phong trào HTX phát triển rất mạnh, có những đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế đất nước và góp phần đắc lực vào việc tạo ra sự ổn định, công bằng xã hội. Kể từ khi có Luật Hợp tác xã mới ra đời, kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX kiểu mới phát triển dưới nhiều hình thức, trình độ khác nhau trong các

doc58 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1557 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Đào tạo nâng cao năng lực của cán bộ quản lý hợp tác xã trong quá trình xây dựng và phát triển HTX ở tỉnh Hà Tây hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngành lĩnh vực, nhất là trong nông nghiệp, nông thôn, đã đáp ứng một phần nhu cầu của những người lao động, hộ sản xuất kinh doanh, góp phần quan trọng vào phát triển đất nước. Đối với nước ta, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, để thúc đẩy sự phát triển, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn thì đòi hỏi phải phát triển kinh tế hợp tác với nhiều hình thức đa dạng trong đó HTX là nòng cốt. Tuy nhiên, hoạt động của Hợp tác xã nông nghiệp vẫn chưa đạt yêu cầu, các khâu dịch vụ trong nông nghiệp chậm đổi mới nên hiệu quả thấp. Kinh tế HTX đặc biệt là HTX trong nông nghiệp còn nhiều mặt yếu kém, năng lực nội tại hạn chế, số HTX làm ăn có hiệu quả còn ít, lợi ích đem lại cho các thành viên không nhiều. Hiện nay nguồn nhân lực với tư cách là bộ phận quan trọng bậc nhất của lực lượng sản xuất xã hội, có vai trò quan trọng quyết định đối với mọi quá trình phát triển kinh tế xã hội của mọi quốc gia. Đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực được ưu tiên, coi đó là đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao nhất so với các loại đầu tư khác. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay nước ta đang phát triển chuyển dần sang nền kinh tế tri thức, các nguồn lực như tri thức và thông tin trở thành yếu tố quyết định đối với khả năng cạnh tranh, phát triển và sức mạnh của quốc gia nói chung, của nền nông nghiệp nói riêng. Cũng chịu ảnh hưởng của xu hướng đó, hợp tác xã nông nghiệp cũng đang dần nâng cao về trình độ cho các cán bộ quản lý, các thành viên trong hợp tác xã thông qua các chương trình đào tạo, tập huấn, hướng dẫn trực tiếp thông qua các mô hình điển hình làm việc có hiệu quả để người dân có thể học hỏi và rút ra kinh nghiệm. Tuy nhiên hiện nay ở Hà Tây, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ, cũng như trình độ kỹ thuật, tay nghề của người lao động còn rất thấp. Đặc biệt trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lý hợp tác xã- là lực lượng đầu tàu, có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của hợp tác xã cũng còn thấp, hầu hết là chưa qua đào tạo. Điều này gây khó khăn cho việc phát triển HTX nói chung, và phát triển sản xuất, ổn định đời sống của hộ nông dân nói riêng. Vì vậy vấn đề quan trọng hàng đầu để xây dựng, phát triển HTX là phải nâng cao năng lực cán bộ quản lý, điều hành HTX. Muốn vậy ngoài việc tuyển chọn đội ngũ cán bộ mới, trẻ có kiên thức thì phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại các cán bộ quản lý nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu đặt ra. Nhận thức được thực trạng và tầm quan trọng của cán bộ quản lý HTX, em đã chọn đề tài: “ Đào tạo nâng cao năng lực của cán bộ quản lý HTX trong quá trình xây dựng và phát triển HTX ở tỉnh Hà Tây hiên nay” Tuy nhiên do trình độ nghiên cứu và lý luận còn hạn chế nên đề tài còn nhiều thiếu xót, em mong có sự đóng góp ý kiến của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP TÁC XÃ VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ HỢP TÁC XÃ 1.1. Cơ sở lý luận về hợp tác xã và hợp tác xã nông nghiệp 1.1.1. Hợp tác xã 1.1.1.1. Khái niệm hợp tác xã HTX là một hình thức tổ chức cụ thể của kinh tế hợp tác phát triển ở trình độ cao hơn các hình thức kinh tế hợp tác giản đơn, là tổ chức kinh tế của những hộ nông dân cá nhân, pháp nhân có cùng nhu cầu và nguyện vọng tự nguyện liên kết lại để phối hợp giúp đỡ nhau phát triển kinh tế hoặc đáp ứng tốt hơn nhu cầu về đời sống của mỗi thành viên, tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc luật pháp quy định, có tư cách pháp nhân. HTX có ở hầu hết các nước trên thế giới và đã có lịch sử hình thành và phát triển hơn 100 năm. Trong Luật hợp tác xã của nhiều nước cũng như một số tổ chức quốc tế đều có các định nghĩa về hợp tác xã:  Theo Liên minh Hợp tác xã quốc tế (ICA) thì Hợp tác xã là một tổ chức tự trị của những người tự nguyện liên hiệp lại để đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung của họ về kinh tế, xã hội và văn hoá thông qua một xí nghiệp cùng sở hữu và quản lý dân chủ. Năm 1995, định nghĩa này đã được bổ sung và hoàn thiện: “Hợp tác xã dựa trên ý nghĩa tự cứu giúp mình, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng, công bằng và đoàn kết. Theo truyền thống của những người sáng lập ra hợp tác xã, các xã viên hợp tác xã tin tưởng vào ý nghĩa đạo đức về tính trung thực, cở mở, trách nhiệm xã hội và quan tâm chăm sóc người khác”. Theo Điều 1 của Luật Hợp tác xã Việt Nam (tháng 11/2003) : “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước…”. 1.1.1.2. Đặc điểm HTX kiểu mới ở Việt Nam Về nguyên tắc tổ chức HTX khi xây dựng HTX kiểu mới phải đảm bảo 5 nguyên tắc cơ bản : quyền tự nguyên gia nhập và ra khỏi HTX theo điều lệ HTX, quản lý dân chủ và bình đẳng, mỗi xã viên đều có quyền ngang nhau trong biểu quyết, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi, chia lãi bảo đảm kết hợp lợi ích của xã viên và sự phát triển của HTX Quan hệ sở hữu và phân phối trong HTX: Khi gia nhập HTX mỗi xã viên bắt buộc phải góp vốn theo quy định của điều lệ. Phần vốn góp của xã viên thuộc quyền sở hữu của từng thành viên, các nguồn khác thuộc sở hữu chung của HTX. Sau khi làm xong nghĩa vụ nộp thuế, lãi của Hợp tác xã được phân phối như sau: thanh toán các khoản bù lỗ; trích lập các quỹ của Hợp tác xã; chia lãi theo vốn góp và công sức đóng góp của xã viên có tính đến mức sử dụng dịch vụ của Hợp tác xã. Xã viên HTX và quan hệ giữa xã viên với HTX: Xã viên có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình, mỗi xã viên có thể đồng thời là thành viên của nhiều Hợp tác xã, không phân biệt ngành nghề, địa giới, hành chính. Mỗi xã viên đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. HTX tôn trọng quyền độc lập tự chủ kinh tế của xã viên. S? hỡnh thành và phỏt tri?n HTX nụng nghi?p khụng phỏ v? tớnh độc lập tự chủ của kinh tế hộ, trang trại gia đình. Nó có tác đụng tạo điều kiện phát triển tăng thu nhập cho kinh tế của các hộ xã viên. Trên cơ sở đó mà thúc đẩy sự phát triển của kinh tế HTX. Điều kiện thành lập và giải thể HTX: thành lập HTX cần phải có điều lệ, phương án sản xuất kinh doanh cụ thể có tính khả thi, được đại hội xã viên thông qua và cơ quan có trách nhiệm phê duyệt. Trong trường hợp giải thể theo nghị quyết của đại hội xã viên, hoặc bị buộc phải giải thể theo quyết định của pháp luật, HTX phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với cơ quan có thẩm quyền. Đại hội xã viên hoặc đại hội đại biểu xã viên có thẩm quyền quyết định cao nhất đối với mọi hoạt động của HTX. 1.1.1.3.Các hình thức của HTXNN hiện nay trên cả nước. Các HTX trong nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam hiện nay có 3 hình thức chủ yếu: * Một là: HTXNN là dịch vụ, về hình thức, đây là tổ chức kinh tế trong nông nghiệp tách ra làm chức năng dịch vụ cho nông nghiệp, nó bao gồm: - Dịch vụ các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp (các HTX cung ứng dịch vụ vật tư, giống ) - Dịch vụ các khâu cho sản xuất nông nghiệp ( HTX làm đất, tưới nước, bảo vệ thực vật…) - Dịch vụ quá trình tiếp theo của quá trình sản xuất nông nghiệp ( HTX chế biến, tiêu thụ sản phẩm…) Về thực chất: Các HTX trên được tổ chức với mục đích phục vụ cho khâu sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân là chủ yếu. Vì vậy, sự ra đời của các HTXNN làm dịch vụ hoàn toàn xuất phát từ yêu cầu khách quan của sản xuất nông nghiệp, trong đó đặc điểm sản xuất của ngành, trình độ sản xuất của các hộ nông dân chi phối một cách trực tiếp nhất. Các HTX dịch vụ chuyên khâu: là HTX chỉ thực hiện 1 chức năng dịch vụ 1 khâu cho sản xuất nông nghiệp như HTX dịch vụ thuỷ nông, HTX dịch vụ điện nông thôn. HTX cung ứng vật tư… HTX dịch vụ tổng hợp là các HTX thực hiện các chức năng dịch vụ nhiều khâu cho sản xuất nông nghiệp, đôi khi cho cả đời sống * Hai là HTX sản xuất kết hợp với dịch vụ: Các HTX loại này thường gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ, trong đó trực tiếp sản xuất là hộ nông dân, HTX hợp đồng bao tiêu chế biến và tiêu thụ sản phẩm, nông dân tham gia vào HTX như những thành viên chính thức. Như các HTX sản xuất rau, sản xuất sữa. * Ba là HTX sản xuất nông nghiệp: HTXNN loại này giống như các Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp ở nước ta trước khi đổi mới. Nhưng mục đích nhằm tạo ra quy mô sản xuất thích hợp chống lại chèn ép của tư tưởng, tạo những ưu thế mới ở những ngành khó tách riêng, khai thác những ưu đãi của Chính phủ đối với các doanh nghiệp lớn, khai thác những nguồn lực cần đầu tư lớn… .1.2. Hợp tác xã nông nghiệp 1.1.2.1. Khái niệm Hợp tác xã nông nghiệp Từ khái niệm HTX thì ta có thể hiểu: HTX nông nghiệp trước hết là một tổ chức của kinh tế hợp tác của những người sản xuất nông nghiệp. Được thành lập trên nguyên tăc tự nguyện, dân chủ nhằm đáp ứng những yêu cầu về dịch vụ đa dạng trong sản xuất nông – lâm – ngư và đời sống của chính các xã viên tham gia HTX. HTX nông nghiệp có thể là các tổ chức kinh tế hợp tác của nông dân, ít nhất trên 3 lĩnh vực: thứ nhất đó là lĩnh vực cung ứng các yếu tố đầu vào của sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu… hợp tác trong khâu làm đất, thuỷ lợi, thứ hai trong lĩnh vực giải quyết đầu ra của sản xuất nông nghiệp bao gồm hoạt động thu mua chế biến đóng gói và tiêu thụ nông sản ở thị trường trong và ngoài nước, thứ ba trong lĩnh vực trực tiếp tổ chức sản xuất tập trung trong trồng trọt, chăn nuôi, kể cả nuôi thuỷ sản. 1.1.2.2. Đặc trưng của HTXNN Một là: Hợp tác xã nông nghiệp là tổ chức liên kết kinh tế tự nguyện của những hộ nông dân, nông trại có chung những yêu cầu về dịch vụ sản xuất cho sản xuất kinh doanh và đời sống của mình mà bản thân từng hộ không làm được hoặc làm nhưng kém hiệu quả. Các xã viên đều có thể viết đơn tự nguyện gia nhập và khi không có nhu cầu gia nhập HTXNN có thể viết đơn ra khỏi HTXNN. Hai là: cơ sở thành lập của HTX là dựa vào việc cùng góp vốn của các thành viên và quyền chủ hoàn toàn bình đẳng giữa các xã viên theo nguyên tắc mỗi xã viên một phiếu biểu quyết không phân biệt lượng vốn góp ít hay nhiều. Các xã viên đều bình đẳng trong việc tham gia quản lý, kiểm tra giám sát. Ba là: mục đích kinh doanh của Hợp tác xã là nhằm trước hết dịch vụ cho xã viên, đáp ứng đủ và kịp thời số lượng, chất lượng của dịch vụ, đồng thời cũng phải tuân theo nguyên tắc bảo toàn và tái sản xuất mở rộng vốn bằng cách thực hiện mức giá và lãi suất nội bộ thấp hơn giá thị trường. Bốn là: Hợp tác xã thành lập và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi. Năm là: Hợp tác xã là một tổ chức liên kết kinh tế chỉ liên kết những xã viên thực sự có nhu cầu, có mong muốn không lệ thuộc vào nơi ở và cũng chỉ liên kết ở những dịch vụ cần thiết và đủ khả năng quản lý kinh doanh. Như vậy trong mỗi thôn, mỗi xã có thể cùng tồn tại nhiều loại hình Hợp tác xã có nội dung kinh doanh khác nhau, có số lượng xã viên không như nhau, trong đó một số nông hộ, trang trại đồng thời là xã viên của một số Hợp tác xã. Sáu là: nông hộ trang trại xã viên vừa là đơn vị kinh tế tự chủ trong Hợp tác xã, vừa là đơn vị kinh tế cơ sở hoạt động kinh doanh và hạch toán độc lập. Do vậy, quan hệ giữa Hợp tác xã và xã viên là quan hệ liên kết, giúp đỡ nội bộ vừa là quan hệ qiưa hai đơn vị kinh doanh có tư cách pháp nhân độc lập. Cơ chế liên kế của Hợp tác xã cần phản ánh được mối quan hệ phức tạp đó. Bảy là: từ những đặc trưng trên có thể rút ra đặc trưng bản chất của Hợp tác xã là: Hợp tác xã là tổ chức kinh tế liên kết cơ sở của các nông hộ và nông trại, mang tính chất vưa tương trợ giúp đỡ, vừa kinh doanh 1.1.2.3. Vai trò của Hợp tác xã nông nghiệp trong hệ thống kinh tế nông nghiệp ở Việt nam * Hợp tác xã nông nghiệp góp phần quan trọng xây dựng nông thôn, xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho nông dân, giúp nông dân làm giàu. Hợp tác xã nông nghiệp là hình thức kinh tế tập thể của nông dân, vì vậy hoạt động của HTXNN có tác động lớn, tích cực đến hoạt động sản xuất của hộ nông dân. Mô hình HTX cũ đã kìm hãm kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Việc giải phóng tình trạng đó bắt đầu từ Chỉ thị 100 (năm 1981) và Nghị quyết 10 (năm 1988) soi sáng, đưa nông dân trở thành người chủ mới thực sự. Các HTX nông nghiệp đã có sự chuyển đổi vai trò, chức năng của mình, hoạt động chủ yếu là phục vụ kinh tế hộ thành viên. Nhờ có hoạt động của HTX nông nghiệp, các yếu tố đầu vào và các khâu dịch vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp được cung cấp kịp thời, đầy đủ và đảm bảo chất lượng, các khâu sản xuất tiếp theo được đảm bảo làm cho hiệu quả sản xuất của nông hộ, nông trại được nâng lên. Hoạt động dịch vụ của HTX cho xã viên chủ yếu nhằm mục đích tương trợ để xã viên tìm kiếm các dịch vụ một cách dễ dàng hơn, thuận lợi hơn và đỡ tốn kém hơn so với việc từng hộ xã viên phải tự lo liệu các dịch vụ đó. Mặc dù mục tiêu là tương trợ nhưng HTX nhờ các hoạt động chung mà tiết kiệm được chi phí dịch vụ cho các hộ xã viên và vì vậy gián tiếp làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, tức là làm tăng thu nhập cho các hộ thành viên. Thông qua hoạt động dịch vụ vai trò điều tiết sản xuất của HTXNN được thực hiện, sản xuất của hộ nông dân được thực hiện theo hướng tập trung, tạo điều kiện hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên môn hoá. Ví dụ như dịch vụ làm đất, tưới nước, bảo vệ thực vật… đòi hỏi sản xuất của hộ nông dân phải thực hiện thống nhất trên từng cánh đồng về chủng loại giống, về thời vụ gieo trồng và chăm sóc. Nừu hộ nông dân không thực hiện thống nhất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các công việc sản xuất và đến kết quả sản xuất cuối cùng của họ. Hợp tác xã nông nghiệp là hình thức tổ chức quan trọng để người lao động, hộ xã viên tiếp nhận sự hỗ trợ của Nhà nước, liên kết với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Qua đó, HTX có khả năng hỗ trợ nông dân thực hiện quy hoạch và kế hoạch chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung quy mô ngày càng lớn, giá trị thu nhập cao, phù hợp và đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước đòi hỏi; liên kết với các thành phần kinh tế để mở rộng dịch vụ đầu vào, đầu ra, ứng dụng công nghệ sinh học và các tiến bộ kỹ thuật mới, đa dạng sản phẩm hàng hoá, thúc đẩy phân công lại lao động tại chỗ, góp phần ngày càng lớn cải thiện và nâng cao mức sống của người dân ở nông thôn. HTX là nơi tiếp nhận những sự trợ giúp của Nhà nước tới hộ nông dân, vì vậy hoạt động của HTXNN có vai trò cầu nối giữa Nhà nước với hộ nông dân một cách hiệu quả. HTXNN ở những vùng chuyên môn hoá còn là hình thức thể hiện mối liên minh công nông, đặc biệt sự gắn kết giữa khâu sản xuất nguyên liệu về chế biến nông sản. Như các HTXNN ở vùng trồng mía Lam Sơn Thánh Hoá có vai trò quan trọng gắn kết giữa hộ nông dân với các nhà máy đường, thể hiện sự giúp đỡ của công nghiệp với nông nghiệp. * Hợp tác xã nông nghiệp góp phần giúp nông dân giải quyết các vấn đề xã hội, kinh tế thị trường. Trong cơ chế thị trường, từng hộ nông dân không đủ khả năng để tham gia cạnh tranh. Khi đó, HTX đóng vai trò quan trọng giúp các hộ nông dân sản xuất kinh doanh với các dịch vụ giá rẻ hơn, chất lượng phù hợp với nhu cầu của họ và sản phẩm làm ra được tiêu thụ kịp thời, ổn định, hạn chế được sự cạnh tranh, chèn ép trong các quan hệ trao đổi trên thương trường. Hợp tác xã nông nghiệp còn có vai trò gìn giữ và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc như tinh thần tương thân, tương trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống, chăm lo đời sống của các hộ thành viên và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội ở địa phương, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người dân nông thôn. Hiện nước ta có khoảng 55 – 56 triệu người sống ở nông thôn, việc xây dựng và phát triển HTX sẽ góp phần ổn định chính trị, xã hội. Như vậy, có thể nói HTX nông nghiệp ở nước ta có vị trí và vai trò rất quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Phát triển kinh tế hợp tác, mà nòng cốt là HTX trong nông nghiệp, nông thôn là đòi hỏi của quá trình CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó kinh tế tập thể cùng với kinh tế nhà nước ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân như Đại hội IX của Đảng đã xác định. 1.1.2. Cơ sở lý luận về cán bộ quản lý HTX tỉnh Hà Tây 1.1.2.1 Khái niệm cán bộ quản lý Cán bộ quản lý, điều hành HTX nông nghiệp là những người làm việc trong HTX và được HTX trả lương hoặc phụ cấp lương hàng tháng 1.1.2.2 Đặc trưng của cán bộ HTX _ Được bố trí làm việc thường xuyên trong các phòng ban, tổ chức thuộc HTX ( được trả lương hoặc trợ cấp hàng tháng về lương) _ Được tuyển dụng, bổ nhiệm theo ngành bậc _ Được hưởng lương ( hoặc trợ cấp về lương) từ ngân sách nhà nước 1.1.2.3. Vai trò của cán bộ quản lý HTX trong việc điều hành, phát triển HTX Cán bộ quản lý, điều hành có vai trò quan trọng và liên quan trức tiếp tới sự nghiệp phát triển Hợp tác xã. Trong quá trình phát triển của các tỉnh các địa phương nói chung, của HTX nói riêng, cán bộ quản lý kinh tế đã trở thành những lực lượng quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của một hệ thống quản lý, hiệu quả của các hoạt động kinh tế xã hội. Vì vậy việc nâng cao năng lực cán bộ quản lý, điều hành HTX nông nghiệp là quan trọng và cấp thiết Trong HTX cán bộ quản lý có vai trò: - Cán bộ quản lý trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng mục tiêu, phương hướng, giải pháp xây dựng và phát triển HTX - Cán bộ quản lý là những người có khả năng đưa ra phương án tối ưu nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của HTX. Bởi cán bộ là những người có kiên thức, có kinh nghiêm để có thể lựa chọn những phương án tốt nhất. - Cán bộ quản lý là người đại diện cho HTX, là người hướng dẫn thực thi các chính sách của Nhà nước về HTX, giúp người dân hiểu biết, nhận thức được các chủ trương của đường lối chính sách, các Luật ( Luật HTX ), là cầu nối giữa Nhà nước với người dân. - Cán bộ quản lý là một trong những nhân tố đảm bảo sự thành công của quá trình xây dựng, phát triển HTX. Ngày nay, lao động quản lý ngày càng có xu hướng nâng cao và trở thành một bộ phận quan trọng trong cơ cấu lao động xã hội. Do đó, đòi hỏi chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý ngày càng cao, càng chuyên sâu. Hiện nay vai trò cán bộ quản lý ngày càng tăng do sản xuất ngày càng phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, bên cạnh đó lại có sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường, điều đó làm tăng số lượng các phương án và quyết định lựa chọn phương án tối ưu trở nên phức tạp hơn. Tác động của các quyết định quản lý đối với hợp tác xã vừa sâu sắc, vừa có hiệu quản lớn hoặc để lại hậu quả nghiêm trọng, đòi hỏi trách nhiệm cao của mỗi cán bộ quản lý cả về số lượng và cả về chất lượng lẫn tính khoa học của các quyết định quản lý. Như vậy cán bộ chủ chốt là khâu quan trọng nhất trong quản lý nông thôn, là động lực đáng kể để thúc đẩy kinh tế – xã hội nói chung và hợp tác xã nông nghiệp nói riêng phát triển. Tỉnh Hà Tây có lực lượng lao động đông, đặc biệt là nguồn lao động nông thôn nhưng hiện nay tỉnh lại thiếu một đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm quản lý và xây dựng hợp tác xã nông nghiệp phát triển nên còn nhiều khó khăn trong việc phát triển HTX Có 2 mô hình quản lý HTX: _Quản lý riêng, điều hành riêng _Vừa quản lý, vừa điều hành Trong đó mô hình thứ hai được áp dụng phổ biến ở miền Bắc Mô hình hợp tác xã Chủ nhiệm HTX Trưởng ban kiểm soát Các kiểm soát viên Các bộ phận giúp việc Phó chủ nhiệm Bộ phận kế hoạch Cán bộ chuyên môn khác Bộ phận tài vụ, thủ quỹ CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ HTX NÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ TÂY VỀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ HTX TẠI TỈNH HÀ TÂY 2.1. Thực trạng HTXNN tỉnh Hà Tây từ năm 2003 đến năm 2006 2.1.1. Chuyển đổi và thành lập mới HTXNN Theo báo cáo của Huyên, Thị xã, Sở Nông Nghiệp & PTNT tổng hợp 3 năm thực hiện Luật HTX nông nghiệp mới năm 2003 thì tính đến cuối năm 2006 toàn tỉnh có 540 HTX bao gồm: - Có 533 HTX nông nghiệp, trong đó chuyển đổi từ HTX cũ là 532 HTX thành HTX mới, 01 HTX chưa chuyển đổi. - HTX chăn nuôi có 06 HTX, trong đó có 2 HTX mới thành lập năm 2006 ở HTX Chăn nuôi Hoà Mỹ huyện ứng Hoà và HTX Chăn nuôi Cổ Đông thị xã Sơn Tây. - HTX Thuỷ sản có 1 HTX ( Đồng Tháp - Đan Phượng ) đã chuyển đổi Các HTX nông nghiệp chuyển đổi đã thu hút 99% số xã viên vào HTX, bước đầu làm rõ xã viên, rõ nhiệm vụ của HTX, của tổ dịch vụ, của hộ xã viên, rõ vốn quỹ công nợ, xác lập quan hệ kinh tế mới giữa HTX và xã viên, phát huy tính chủ động của HTX, của hộ xã viên, tạo điều kiện cho kinh tế HTX và kinh tế hộ cùng phát triển. 2.1.2. Xã viên HTX, Bộ máy quản lý HTX và thù lao cán bộ Tổng số xã viên HTX hiện nay là 793.147 xã viên, trong đó xã viên đại diện hộ gia đình là: 174.111, xã viên là cá nhân người lao động là: 519.035, xã viên là pháp nhân: 01. Bình quân mỗi một HTX có 1.488 xã viên. Xã viên HTX chủ yếu là của HTX cũ chuyển sang chiếm 99%, dưới hình thức đăng ký lại. Một số huyện chủ yếu đăng ký xã viên theo hộ gia đình là: Ba Vì, Hoài Đức, Thường Tín, Đan Phượng, các huyện còn lại phần nhiều đăng ký từng cá nhân. Trong 793.147 xã viên thì tổng số cán bộ HTX là 6.606 người chiếm 0,83% số xã viên: Bảng 1:Tình hình quản lý HTXNN Hà Tây Chỉ tiêu Đơn vị tính 2003 2006 Số lượng (%) Số lượng (%) Tổng số HTXNN HTX 520 100 540 100 Số HTX đăng ký kinh doanh HTX 487 93,6 529 98,5 Số HTX đã đổi mới HTX 397 76,3 532 99,8 Họat động của HTX HTX Số HTX điều hành sản xuất HTX 513 98,6 506 95 Trong đó số HTX điều hành tốt HTX 291 55,9 267 50 Số HTX tổ chức tốt chuyển dịch cơ cấu HTX 229 44 297 55 Số HTX làm công tác khuyến nông HTX 481 92,5 506 94,9 + trong đó số HTX làm KN tốt HTX 269 51,7 380,2 70,4 + số mô hình KN xây dựng được HTX 251 48,2 240 60 Số HTX có dịch vụ nước HTX 512 98,4 540 100 + trong đó làm tốt HTX 415 85,6 486 90 Số HTX có dịch vụ BVSX HTX 484 93 512,4 94,9 + trong đó làm tốt HTX 363 69,8 Số HTX có dịch vụ BTTV HTX 455 87,5 442 83 +Số HTX dịch vụ BVTV toàn diện HTX 101 19,4 135 25 +Số HTX dịch vụ BVTV một phần HTX 354 68,1 307 58 + Số HTX có dịch vụ giống HTX 490 94,2 366 68,7 + trong đó HTX tổ chức hệ thống giống ND HTX 436 83,8 Số HTX dịch vụ làm đất HTX 187 35,9 152 28,6 Số HTX dịch vụ điện HTX 322 61,9 445 83,4 + trong đó HTX có giá điện <= 700đ/Kw HTX 223 69,2 Số HTX có dịch vụ vật tư nông nghiệp HTX 144 27,7 216 40 Số HTX có dịch vụ bảo quản nông sản HTX 2 0,38 10 18,5 Số HTX có dịch vụ tiêu thụ SP cho hộ xã viên HTX 24 4,6 8 1,5 Tổng hơp dịch vụ HTX nông nghiệp HTX Số HTX làm từ 6 dịch vụ trở lên HTX 140 26,9 211 39,5 Số HTX làm 4, 5 dịch vụ HTX 315 60,5 239 44,8 Số HTX làm 2, 3 dịch vụ HTX 45 8,6 84,8 15,7 Số HTX làm 1 dịch vụ HTX 20 4 0 0 Cán bộ HTXNN Tổng số cán bộ Ban quản trị Người 1248 100 1196 100 Trình độ chuyên môn Người + trình độ đại học, cao đẳng Người 230 18,4 146 12,2 + trình độ trung cấp Người 190 15,2 241 20,1 + trình độ sơ cấp và chưa đào tạo Người 670 66,4 809 67,7 + Đã được bồi dưỡng ngắn hạn Người 200 16,7 - tổng số cán bộ Ban kiểm soát HTX Người 777 804 Trình độ CM - Ban kiểm soát Người + Trình độ đại học, cao đẳng Người 57 7,3 36 4,5 + trình độ trung cấp Người 141 18,1 84 10,4 + trình độ sơ cấp và chưa đào tạo Người 645 74,6 684 85,1 + Đã được bồi dưỡng ngắn hạn Người 425 56,3 - tổng số cán bộ kế toán HTX Người 761 100 899 100 Trình độ CM kế toán HTX Người + Trình độ đại học, cao đẳng Người 18 2,36 69 7,7 + trình độ trung học QLKC Người 314 41,3 350 38,9 + trình độ sơ cấp QLTC,chưa đào tạo Người 428 56,3 480 53,4 + Đã được bồi dưỡng ngắn hạn Người 506 56,3 - tổng số CNV khác làm công tác QLHTX Người 1152 986 - số cán bộ HTX thay đổi Người 168 32,3 108-162 20-30 Số HTX đại hội thường kỳ HTX 388 90,3 271 50,8 Số HTX đại hội nhiệm ký HTX 421 80,1 132 24,8 + trong đó : đại hội từ 1/1 tới 31/3 HTX 67 320 60 Số HTX có gửi báo cáo tài chính về phòng NN&PTNT HTX 323 76,7 461 85,3 Phân loại HTX HTX HTX loại giỏi, khá HTX 284 46,1 256 48,2 HTX loại trung bình HTX 182 35 221 41,6 HTX loại yếu kém HTX 60 19,1 44 8,3 Số cán bộ HTX nông nghiệp hàng năm thay đổi do nghỉ, do chuyển công tác từ 20 – 30% Lương của cán bộ HTX: Chủ nhiệm HTX bình quân: 250.000đồng/tháng, cao nhất 1 triệu đồng/tháng ( HTXNN Dương Liệu huyện Hoài Đức). Số HTX có lương chủ nhiệm > 500.000đồng/tháng chiếm 10%, còn lại phần lớn từ 200.000 – 300.000 đồng/tháng, lương các chức danh khác hưởng theo lương Chủ nhiệm từ 30 đến 90%. Chế độ bảo hiểm xã hội cho cán bộ HTX: Toàn tỉnh hiện có 92 HTX nông nghiệp đóng bảo hiểm xã hội cho 511 cán bộ. Một số huyện, thị xã chưa có HTXNN tham gia BHXH là Hà Đông, Sơn Tây, Phú Xuyên, Quốc Oai. Lương cán bộ thấp, công viêc vất vả hơn với cán bộ UBND xã và cán bộ đoàn thể xã, lại không có chế độ bảo hiểm( bao gồm cả BHXH và BHYT) nên phần nhiều cán bộ không muốn làm cho HTX,hoặc làm nhưng không an tâm công tác, không hết lòng phục vụ HTX nên khi có điều kiện đều tìm cách chuyển sang làm công tác đoàn thể, công tác UBND xã và công tác khác. Năm 2004, qua bầu cử HĐND và UBND, số cán bộ HTX chuyển sang công tác Đảng và UBND xã chiếm 23% cán bộ chủ chốt HTX. 2.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn quỹ ở HTX - Sử dụng đất đai ở HTX: Thực hiện Nghị định 64/CP của Chính phủ, đất đai cơ bản đã giao cho hộ nông dân sử dụng ổn định lâu dài. HTX chủ yếu quản lý đất làm trụ sở, đất của hệ thống công trình thuỷ lợi... Đến 6 tháng đầu năm 2006 số HTX có trụ sở là 372 HTX = 70%. Kế hoạch giai đoạn 2006 – 2010 có 481 HTX có đất làm trụ sở. Hiện có 40 HTX chủ yếu quy mô thôn, chưa có đất làm trụ sở mà làm trụ sở ở đình làng, nhà văn hoá, hoặc một gian nhà của UBND xã. Các HTX tập trung giúp hộ xã viên dồn điền đổi thửa, quy hoạch lại đồng ruộng, giảm số thửa của các hộ 50 – 60% số thửa, tạo điều kiện cho hộ xã viên thâm canh, sản xuất hàng hoá. Các huyện thực hiện tốt việc dồn điền đổi thửa là ứng Hoà, Phú Xuyên, một số HTX của Mỹ Đức, Chương Mỹ… - Tài sản cố định: Nhìn chung các năm qua nhờ nguồn vốn, hỗ trợ của Nhà nước, đóng góp của xã viên, tích luỹ của HTX, vay…cơ sở vật chất kỹ thuật ở HTX đã được tăng cường một bước. Tài sản cố định bình quân: 790 triệu đồng/1 HTX, tăng 230 triệu đồng so với năm 2001. Các HTX đã xây dựng trên 500Km kênh mương bê tông, nhiều trạm biến áp, nhiều nơi làm đường làng, ngõ xóm bê tông… - Vốn quỹ khác: Vốn lưu động để hoạt động chiếm tỷ lệ thấp từ 20 – 30 % vốn quỹ, lại chủ yếu nợ đọng sản phẩm, nên vốn thực tế hoạt động còn ít, một số HTX không có vốn để hoạt động. +Vốn góp xã viên bình quân 01 HTX = 353 triệu đồng + Nợ phải thu bình quân của 01 HTX = 249 triệu đồng/HTX, trong đó nợ khó đòi 51.750 triệu đồng, bình quân 97,4 triệu đồng/HTX. + Nợ phải trả: Tổng số 93.121 triệu đồng, bình quân 175,3 triệu đồng/ HTX. Vốn góp xã viên do cách làm khi chuyển đổi nên nhiều HTX lấy tài sản, công nợ của HTX bình quân cho xã viên, coi là vốn góp, xã viên không góp vốn mới. Vì vậy hiện nay nhiều HTX vốn quỹ chỉ có tài sản cố định không có vốn lưu động. Tình hình vốn quỹ xã viên nợ HTX, HTX nợ Doanh nghiệp dẫn tới tài chính HTX không lành mạnh, HTX không vay được ngân hàng, các doanh nghiệp không dám liên kết, liên doanh với HTX. 2.1.4. Nội dung hoạt động của HTXNN Mục tiêu hoạt động chung của HTX nông nghiệp: Khác với các loại hình kinh tế khác, HTXNN ra đời và phát triển trước hết là vì sự phát triển kinh tế hộ, HTX hoạt động ở lĩnh vực mà từng hộ xã viên không làm đựơc hoặc làm không có hiệu quả, cần có sức mạnh của tập thể để tạo điều kiện thuận lợi cho hộ xã viên sản xuấ có hiệu quả. Ngoài ra HTXNN cũng vươn lên kinh doanh ở các lĩnh vực, các ngành có điều kiện để tăng thu nhập và lợi nhuận cho HTX, tận dụng phát huy được các thế mạnh của địa phương. Để phục vụ mục tiêu trên, cần thực hiện một số nội dung sau: _ Hướng dẫn và điều hành sản xuất như: Sau chuyển đổi HTXNN, các HTX cơ bản vẫn điều hành, hướng dẫn sản xuất hộ xã viên như: hướng dẫn cơ cấu cây trồng, cơ cấu giống, thời vụ, tổ chức các dịch vụ, đông đốc sản xuất vụ đông, chống úng, chống hạn, chống rét cho mạ…tạo điều kiện thuận lợi cho hộ xã viên sản xuất.Số HTX có điều hành sản xuất chiếm 95%, số làm tốt chiếm 50% tổng số HTX. Chính nhờ vai trò điều hành hướng dẫn sản xuất của HTX mà sản xuất nông nghiệp của Hà Tây các năm qua luông phát triển và ổn định, năm 2004 nhiều tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ mất mùa nhưng nông nghiệp Hà Tây vẫn được mùa. _ Tổ chức các dịch vụ nông nghiệp phục vụ kinh tế hộ. ( số liệu năm 2006 ): HTX làm dịch vụ thuỷ nông và bảo vệ sản xuất có 94,9%. HTX làm dịch vụ bảo vệ thực vật: 83% HTX làm dịch vụ điện năng: 83,4% HTX làm dịch vụ khuyến nông: 70,4% HTX làm dịch vụ cung cấp giống: 68,7% HTX làm dịch vụ làm đất: 28,6% HTX làm dịch vụ tín dụng nội bộ: 1,69% HTX làm dịch vụ tiêu thụ chế biến nông sản: 1,5%. Số HTX làm trên 6 dịch vụ chiếm 39,5%, từ 4 đến 5 dịch vụ chiếm 44,8%, còn lại làm 2 đến 3 dịch vụ. Doanh thu bình quân 1 HTX năm 2001 là 353 triệu đồng, năm 2004 là 568 triệu đồng và năm 2005 là 599,92 triệu đồng, trong tỉnh là 318,6 tỷ đồng. Số HTX lãi chiếm 85,5% (tăng 19,3% so với năm 2004 và 25,3 so với năm 2001), lãi bình quân của 1 HTX là 47,6 triệu đồng. Số HTX lỗ chiếm 5,5% (giảm 1,6% so với 2004. và 9,5% so với 2001). Tuy nhiên số lãi của các HTXNN rất thấp chỉ từ 25 –30 triệu đồng / HTX, ngoài ra tuy hạch toán về sổ sách thì có lãi nhưng do xã viên nợ đọng sản phẩm nên nhiều HTX không thu được lãi thậm chí còn âm cả vào vốn. Nên việc mở rộng dịch vụ, mở mang ngành nghề vươn ra kinh doanh bên ngoài nhiều HTX chưa làm được nên doanh thu thấp, lương cán bộ thấp, liên doanh liên kết rất hạn chế. Bảng 2: Doanh thu chi phí của 331 HTX tỉnh Hà Tây năm 2006 Các loại dịch vụ Thu Chi Lãi, lỗ Dịch vụ Tưới tiêu nước 53.503.590 48.234.386 5.269.204 Dịch vụ điện 66.662.552 62.975.525 3.687.027 Dịch vụ vật tư 9.292.183 8.333.483 958.700 Dịch vụ quản lý HTX 2.031.511 2.037.665 -6.154 Dịch vụ làm đất 7.502.149 6.353.900._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32083.doc
Tài liệu liên quan