Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn huyện Tiên Du - Tỉnh Bắc Ninh

Tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn huyện Tiên Du - Tỉnh Bắc Ninh: ... Ebook Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn huyện Tiên Du - Tỉnh Bắc Ninh

doc115 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 8196 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn huyện Tiên Du - Tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr­êng ®¹i häc N«ng nghiÖp hµ néi ---------------  nguyÔn v¨n hïng ®¸nh gi¸ viÖc thùc hiÖn chÝnh s¸ch båi th­êng thiÖt h¹i khi nhµ n­íc thu håi ®Êt ë mét sè dù ¸n trªn ®Þa bµn huyÖn tiªn du, tØnh b¾c ninh luËn v¨n th¹c sÜ n«ng nghiÖp Chuyªn ngµnh : Qu¶n lý ®Êt ®ai M· sè : 60.62.16 Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: ts. nguyÔn ®×nh bång Hµ néi - 2008 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Văn Hùng LỜI CẢM ƠN Trong quá trình điều tra, nghiên cứu để hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các nhà khoa học, các thầy cô giáo và sự giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo của cơ quan, đồng nghiệp và nhân dân địa phương. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn trân trọng nhất tới giáo viên hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Đình Bồng đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo Khoa Đất và Môi trường - Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội, tập thể phòng Quy hoạch kế hoạch - Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh, phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Tiên Du, Ban quản lý các dự án xây dựng huyện Tiên Du, các phòng, ban, cán bộ và nhân dân các xã của huyện Tiên Du đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, những người thân, cán bộ đồng nghiệp và bạn bè đã tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Nguyễn Văn Hùng DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ Ý NGHĨA STT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 BĐĐC Bản đồ địa chính 2 CNH-HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa 3 CN-TTCN Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 4 CP Chính phủ 5 GCN-QSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 6 GPMB Giải phóng mặt bằng 7 HĐND Hội đồng nhân dân 8 HSĐC Hồ sơ địa chính 9 HTX Hợp tác xã 10 NĐ Nghị định 11 QĐ-UB Quyết định ủy ban 12 QSDĐ Quyền sử dụng đất 13 TĐC Tái định cư 14 UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang Bảng 1 Tốc độ phát triển kinh tế huyện Tiên Du (1995-2000-2006) 41 Bảng 2 Hiện trạng sử dụng đất năm 2007 của huyện Tiên Du 56 Bảng 3 Xác định đối tượng được bồi thường và không được bồi thường 83 Bảng 4 Quan điểm của người có đất bị thu hồi trong việc xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường 84 Bảng 5 Tổng hợp đơn giá bồi thường về đất tại 2 dự án 88 Bảng 6 Tổng hợp đơn giá bồi thường về tài sản tại 2 dự án 92 Bảng 7 Quan điểm của người có đất bị thu hồi trong việc xác định giá bồi thường đất và tài sản trên đất tại 2 dự án 93 Bảng 8 Tổng hợp các khoản hỗ trợ tại 2 dự án nghiên cứu 96 Bảng 9 Quan điểm của người có đất bị thu hồi trong việc thực hiện các chính hỗ trợ 97 MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên thiên nhiên, tài sản quốc gia quý báu, địa bàn để phân bố dân cư, các và các hoạt động kinh tế, xã hội quốc phòng, an ninh; là nguồn nội lực để xây dựng và phát triển bền vững quốc gia. Trong quá trình Đổi mới, đặc biệt những năm gần đây việc xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, khu đô thị mới đã phát triển nhanh, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước với mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước Công nghiệp vào năm 2020. Thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện các công trình quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia công cộng, phát triển kinh tế là một khâu quan trọng, then chốt của quá trình phát triển. Bồi thường giải phóng mặt bằng là điều kiện ban đầu và tiên quyết để triển khai thực hiện các dự án. Có thể nói: “ Giải phóng mặt bằng nhanh là một nửa của dự án”. Bồi thường giải phóng mặt bằng cũng là một vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp tác động tới mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội và cộng đồng dân cư. ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước, của chủ đầu tư, đặc biệt với hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi trên phạm vi cả nước, đến từng địa phương, cơ sở [5]. Bắc Ninh là một tỉnh nằm trong vùng động lực phát triển kinh tế các tỉnh miền Bắc nước ta. Trong ngững năm qua, đặc biệt từ khi tái lập tỉnh (năm 1999) đến nay, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đã phát triển nhanh với sự mở rộng thành phố Bắc Ninh, các thị xã Từ Sơn, các huyện lỵ và khu công nghiệp: Quế Võ, Yên Phong, Tiên Sơn… Tiên Du là một huyện kinh tế trọng điểm của tỉnh Bắc Ninh, cách Thành phố tỉnh lỵ 5 Km về phía nam và cách Hà Nội 25 Km về phía Bắc. Vị trí địa lý trên đã tạo cho Tiên Du những điều kiện lý tưởng để thu hút đầu tư, thực hiện CNH, HĐH địa phương với sự phát triển thị trấn huyện lỵ, khu công nghiệp hiện đại Tiên Sơn, các khu dân cư mới và mạng lưới giao thông liên huyện, liên tỉnh nối với Quốc lộ 1A, 1B. Thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện các công trình quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia công cộng, phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và huyện Tiên Du cũng có ý nghĩa quan trọng và những khó khăn bức xúc chung trong công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng của cả nước. Từ khi có Luật Đất đai 1993 việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất được thực hiện theo các quy định của Chính phủ tại Nghị định 90/CP ngày 17/8/1994, Nghị định số 22/1998/NĐ-CP. Sau khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực, Chính phủ đã ban hành Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Sau hơn ba năm thực hiện Nghị định 197/2004/NĐ-CP, việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất có tiến bộ hơn, đáp ứng được yêu cầu của nhà nước và phù hợp với nguyện vọng của đại đa số nhân dân, khắc phục được nhiều tồn tại, vướng mắc trước đây. Tuy nhiên, việc triển khai cũng còn không ít khó khăn, vướng mắc, có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ chính sách pháp luật liên quan. Vì vậy việc điều tra xã hội học, khảo sát thực tế, phân tích, đánh giá có cơ sở khoa học, trên cơ sở đó đề xuất để sửa đổi bổ sung, hoàn thiện chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi, góp phần thiết lập trật tự, kỷ cương pháp luật, hạn chế tranh chấp, khiếu kiện về đất đai trong việc bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất là cần thiết. Đề tài: “Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh” được thực hiện nhằm góp phần thực hiện mục tiêu trên với những mục đích, yêu cầu cụ thể dưới đây 1.2. Mục đích, yêu cầu 1.2.1. Mục đích - Nghiên cứu cơ sở khoa học, thực tiễn về chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất. - Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh. - Đề xuất các giải pháp góp phần thực hiện tốt chính sách bồi thường Khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh. 1.2.2. Yêu cầu - Nắm vững chính sách, pháp luật đất đai, chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng và các văn bản có liên quan đã được ban hành. - Nguồn số liệu, tài liệu điều tra phản ánh đúng quá trình thực hiện các chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng qua một số dự án đã được thực hiện trên địa bàn nghiên cứu có độ tin cậy và chính xác. Các số liệu điều tra thu thập phải được phân tích, đánh giá một cách khách quan khoa học. - Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ và thực hiện tốt chính sách bồi thường thiệt hại Khi nhà nước thu hồi đất, áp dụng với địa bàn nghiên cứu. 2. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH QUỐC PHÒNG AN NINH, LỢI ÍCH QUỐC GIA CÔNG CỘNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ 2.1. BỒI THƯỜNG 2.1.1. Khái niệm về bồi thường và chính sách bồi thường - Bồi thường thiệt hại có nghĩa là trả lại tương xứng giá trị hoặc công lao cho một chủ thể nào đó bị thiệt hại vì một hành vi của chủ thể khác. - Quyết định thu hồi đất: Là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, cá nhân sử dụng. - Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất: Là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi. - Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất: Là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới. - Giải phóng mặt bằng là quá trình tổ chức thực hiện các công việc liên quan đến di dời nhà cửa, cây cối và các công trình xây dựng trên phần đất nhất định được quy định cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một công trình mới trên đó [29]. - Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng từ khi thành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng cho tới khi bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư [29]. 2.1.2. Đặc điểm của quá trình bồi thường Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng các công trình mang tính đa dạng và phức tạp. a- Tính đa dạng thể hiện: mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau với điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội dân cư khác nhau. Khu vực nội thành, mật độ dân cư cao, ngành nghề đa dạng, giá trị đất và tài sản trên đất lớn; khu vực ven đô, mức độ tập trung dân cư khá cao, ngành nghề dân cư phức tạp, hoạt động sản xuất đa dạng: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, buôn bán nhỏ; khu vực ngoại thành, hoạt động sản xuất chủ yếu của dân cư là sản xuất nông nghiệp. Do đó mỗi khu vực bồi thường GPMB có những đặc trưng riêng và được tiến hành với những giải pháp riêng phù hợp với những đặc điểm riêng của mỗi khu vực và từng dự án cụ thể. b- Tính phức tạp: Đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội đối với mọi người dân. Đối với khu vực nông thôn, dân cư chủ yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà đất đai lại là tư liệu sản xuất quan trọng trong khi trình độ sản xuất của nông dân thấp, khả năng chuyển đổi nghề nghiệp khó khăn do đó tâm lý dân cư vùng này là giữ được đất để sản xuất, thậm chí họ cho thuê đất còn được lợi nhuận cao hơn là sản xuất nhưng họ vẫn không cho thuê. Mặt khác, cây trồng, vật nuôi trên vùng đó cũng đa dạng dẫn đến công tác tuyên truyền, vận động dân cư tham gia di chuyển, định giá bồi thường rất khó khăn và việc hỗ trợ chuyển nghề nghiệp là điều cần thiết để đảm bảo đời sống dân cư sau này. - Đối với đất ở lại càng phức tạp hơn do những nguyên nhân sau: + Đất ở là tài sản có giá trị lớn, gắn bó trực tiếp với đời sống và sinh hoạt của người dân mà tâm lý, tập quán là ngại di chuyển chỗ ở. + Nguồn gốc sử dụng đất khác nhau qua nhiều thời kỳ với chế độ quản lý khác nhau, cơ chế chính sách không đồng bộ dẫn đến tình trạng lấn chiếm đất đai xây nhà trái phép diễn ra thường xuyên. + Thiếu quỹ đất do xây dựng khu tái định cư cũng như chất lượng khu tái định cư thấp chưa đảm bảo được yêu cầu. + Dân cư một số vùng sống chủ yếu bằng nghề buôn bán nhỏ và sống bám vào các trục đường giao thông của khu dân cư làm kế sinh nhai nay chuyển đến ở khu vực mới thì điều kiện kiếm sống bị thay đổi nên họ không muốn di chuyển. Từ các điểm trên cho thấy mỗi dự án khác nhau thì công tác GPMB được thực hiện khác nhau [6]. 2.2. CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI Đối với bất cứ một quốc gia nào trên thế giới, đất đai là nguồn lực quan trọng nhất, cơ bản của mọi hoạt động đời sống kinh tế - xã hội. Khi Nhà nước thu hồi đất phục vụ cho các mục đích của quốc gia đã làm thay đổi toàn bộ đời sống kinh tế của hàng triệu hộ dân và người dân, người bị ảnh hưởng không những không hạn chế về số lượng mà còn có xu hướng ngày càng tăng. Đặc biệt, ở những nước đang phát triển, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp đó là vấn đề sống còn của họ. Dưới đây là một số kinh nghiệm quản lý đất đai của các nước trên thế giới sẽ phần nào giúp ích cho Việt Nam chúng ta, đặc biệt trong chính sách bồi thường GPMB. 2.2.1. Trung Quốc Hiến Pháp Trung quốc quy định có 2 hình thức sở hữu đất đai: Sở hữu Nhà nước và sở hữu tập thể. Vì đất đai thuộc sở hữu Nhà nước nên khi thu hồi đất, kể cả đất nông nghiệp tùy từng trường hợp cụ thể, Nhà nước sẽ cấp đất mới cho các chủ sử dụng bị thu hồi đất và bồi thường cho các công trình gắn liền với đất bị thu hồi. Về phương thức bồi thường, Nhà nước thông báo cho người sử dụng đất biết trước cho việc họ sẽ bị thu hồi đất trong thời hạn một năm. Người dân có quyền lựa chọn các hình thức bồi thường bằng tiền hoặc bằng nhà tại khu ở mới. Tại thủ đô Bắc Kinh và thành phố Thượng Hải, người dân thường lựa chọn bồi thường thiệt hại bằng tiền và tự tìm chỗ ở mới phù hợp với nơi làm việc của mình. Về giá bồi thường, tiêu chuẩn là giá thị trường. Mức giá này cũng được Nhà nước quy định cho từng khu vực và chất lượng nhà, đồng thời được điều chỉnh rất linh hoạt cho phù hợp với thực tế, vừa được coi là Nhà nước tác động điều chỉnh tại chính thị trường đó. Đối với đất nông nghiệp, bồi thường theo tính chất của đất và loại đất (tốt, xấu). Về TĐC, các khu TĐC và các khu nhà ở được xây dựng đồng bộ và kịp thời, thường xuyên đáp ứng nhu cầu nhiều loại căn hộ với các nhu cầu sử dụng khác nhau. Các chủ sử dụng phải di chuyển đều được chính quyền chú ý tạo điều kiện về việc làm, đối với các đối tượng chính sách xã hội được Nhà nước có chính sách riêng. Khi di dời thực hiện nguyên tắc chỗ ở mới tốt hơn chỗ ở cũ. Khu TĐC được quy hoạch tổng thể (nhà ở, trường học, chợ), cân đối được giao thông động và tĩnh. Trong quá trình bồi thường GPMB phải lập các biện pháp xử lý theo phương thức trước tiên là dựa vào trọng tài, sau đó khiếu tố. Tại thành phố Thượng Hải, tiêu chuẩn sắp xếp bồi thường di dời nhà hiện nay được thực hiện theo 3 loại: - Loại 1: Lấy theo giá thị trường của nhà đất đối với nhà bị tháo dời cộng thêm với “Giá tăng thêm nhân với diện tích xây dựng của ngôi nhà bị tháo dỡ”. - Loại 2: Đổi nhà theo tiêu chuẩn giá trị, bố trí nhà lấy theo giá thị trường, giá tương đương với giá nhà bị tháo dỡ, di dời. - Loại 3: Bố trí nhà theo tiêu chuẩn diện tích, đây là tiêu chuẩn chính quyền quận, huyện nơi có nhà di dời lập ra đối với những người có khó khăn về nhà ở. Người bị di dời có thể chọn hình thức bố trí nhà ở cho phù hợp. Dựa vào khu vực bố trí nhà ở để tăng thêm diện tích, dựa theo phân cấp từng vùng trong thành phố. Càng ra ngoại vi hệ số tăng thêm càng cao, mức tăng thêm có thể là 70%, 80% hay 100% [1]. 2.2.2. Thái Lan Hiến pháp Thái Lan năm 1982 quy định việc trưng dụng đất cho các mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng, quốc phòng, phát triển nguồn tài nguyên cho đất nước, phát triển đô thị, cải tạo đất đai và các mục đích công cộng khác phải theo giá thị trường cho những người có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về tất cả các thiệt hại do việc trưng dụng gây ra và quy định việc bồi thường phải khách quan cho người chủ mảnh đất và người có quyền thừa kế tài sản đó. Dựa trên các quy định này, các ngành có quy định chi tiết cho việc thực hiện trưng dụng đất của ngành mình. Năm 1987 Thái Lan ban hành Luật về trưng dụng BĐS áp dụng cho việc trưng dụng đất sử dụng vào các mục đích xây dựng tiện ích công cộng, quốc phòng, phát triển nguồn tài nguyên hoặc các lợi ích khác cho đất nước, phát triển đô thị, nông nghiệp, công nghiệp, cải tạo đất đai vào các mục đích công cộng. Luật quy định những nguyên tắc về trưng dụng đất, nguyên tắc tính giá trị bồi thường các loại tài sản bị thiệt hại. Căn cứ vào đó, từng ngành đưa ra các quy định cụ thể và trình tự tiến hành bồi thường TĐC, nguyên tắc cụ thể xác định giá trị bồi thường, các bước lập và phê duyệt dự án bồi thường, thủ tục thành lập các cơ quan, ủy ban tính toán bồi thường TĐC, trình tự đàm phán, nhận tiền bồi thường, quyền khiếu nại, quyền khởi kiện đưa ra tòa án. Ví dụ: trong ngành điện năng thì cơ quan điện lực Thái Lan là nơi có nhiều dự án bồi thường TĐC lớn nhất nước, họ đã xây dựng chính sách riêng với mục tiêu: “Đảm bảo cho những người bị ảnh hưởng một mức sống tốt hơn” thông qua việc cung cấp cơ sở hạ tầng có chất lượng và đạt mức tối đa nhu cầu, đảm bảo cho những người bị ảnh hưởng có thu nhập cao hơn và được tham gia nhiều hơn vào quá trình phát triển xã hội, vì thực tế đã tỏ ra hiệu quả khi nhu cầu thu hồi đất trong nhiều dự án [28]. 2.2.3. Hàn Quốc Hàn Quốc là một nước nhỏ hẹp với 70% diện tích là đất đồi, núi cho nên đất công cộng được xem là một vấn đề hết sức quan trọng. Do đó để sử dụng đất một cách hiệu quả hơn thì các quy hoạch, và quy chế được coi như một hình thức pháp luật. Luật đất đai của Hàn Quốc được xác lập trên cơ sở Luật quy hoạch đô thị cho từng đô thị và Luật quản lý sử dụng quốc thổ bao gồm tất cả các đô thị, Nhà nước chỉ định năm khu vực sử dụng để cân bằng sự phát triển đồng bộ [8]. Đặc biệt, khái niệm cơ bản của luật quản lý sử dụng quốc thổ công khai rõ ràng về đất đai. Đây có ý nghĩa là tách riêng hai phần quyền sở hữu và quyền sử dụng đất để nhấn mạnh tầm quan trọng của đất công cộng trong xã hội. Chế độ này giúp việc sử dụng đất một cách hữu dụng bằng cách thúc đẩy quyền sử dụng đất nhiều hơn quyền sở hữu đất. Với khái niệm công khai đất đai, hạn chế sở hữu đất, hạn chế sử dụng đất, hạn chế lợi ích phát sinh, hạn chế thanh lý các quy chế công cộng được áp dụng theo luật pháp và cách tính các quy chế như thế này được xem là đặc trưng của luật liên quan đến đất đai của Hàn Quốc. Luật bồi thường GPMB của Hàn Quốc được chia ra thành hai thể chế. Một là “đặc lệ” liên quan đến bồi thường GPMB cho đất công cộng đã đạt được theo thủ tục thương lượng của pháp luật. Hai là luật “sung công đất” theo thủ tục quy định cưỡng chế của công pháp. Để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế thì cần rất nhiều đất công cộng trong một khoảng thời gian ngắn với mục đích cưỡng chế đất cho nên luật “sung công đất” đã được thiết lập trước vào năm 1962. Sau đó theo pháp luật ngoài mục đích thương lượng thu hồi đất công cộng thì còn muốn thống nhất việc này trên phạm vi toàn quốc và đảm bảo quyền tài sản của công nên luật này đã được lập vào năm 1975 và dựa vào hai luật trên Hàn Quốc đã triển khai bồi thường cho đến nay. Tuy nhiên dưới hai thể chế luật và trong quá trình thực hiện luật “đặc lệ” thương lượng không đạt được thỏa thuận thì luật “sung công đất” được thực hiện bằng cách cưỡng chế, nhưng nếu cứ như vậy thì phải lặp đi lặp lại quá trình này và đôi khi trùng lặp cho nên thời gian có thể bị kéo dài hoặc chi phí cho bồi thường sẽ tăng lên. Do đó, cho đến nay đã có nhiều thảo luận thống nhất hai thể chế này thành một. Thực hiện bồi thường theo luật mới của Hàn Quốc thì sẽ thực hiện theo ba giai đoạn: Thứ nhất: Tiền bồi thường đất đai được giám định viên công cộng đánh giá trên tiêu chuẩn giá quy định để thu hồi đất phục vụ cho công trình công cộng. Mỗi năm Hàn Quốc cho thi hành đánh giá đất trên 27 triệu địa điểm trên toàn quốc và chỉ định 470.000 địa điểm làm tiêu chuẩn và thông qua đánh giá của giám định để dựa theo đó hình thành giá quy định cho việc bồi thường. Giá quy định không dựa vào lợi nhuận khai thác do đó có thể đảm bảo sự khách quan trong việc bồi thường. Thứ hai: Pháp luật có quy định không gây thiệt hại nhiều cho người có quyền sở hữu đất trong quá trình thương lượng chấp thuận thu hồi đất. Quy trình chấp thuận theo thứ tự là công nhận mục đích, lập biên bản tài sản và đất đai, thương lượng, chấp nhận thu hồi. Thứ ba: Biện pháp di dời là một đặc điểm quan trọng. Nhà nước hỗ trợ tích cực về mặt chính sách đảm bảo sự sinh hoạt của con người, cung cấp đất đai cho những người bị mất nơi cư trú do thực hiện công trình công cộng cần thiết của Nhà nước. Đây là công việc có hiệu quả lôi cuốn người dân tự nguyện di dời và liên quan rất nhiều tới việc GPMB. Theo luật bồi thường, nếu như tòa nhà nơi dự án sẽ được thực hiện có trên 10 người sở hữu thì phải xây dựng cho các đối tượng này nơi cư trú hoặc hỗ trợ 30% giá trị của tòa nhà đó. Còn nếu như các dự án xây dựng chung cư nhà ở thì cung cấp cho các đối tượng này chung cư hoặc nhà ở thấp hơn giá thành. Đối với các đối tác kinh doanh để kiếm sống nhưng không có pháp nhân, các đối tác kinh doanh nông nghiệp, gia cầm thì có chính sách mang tính chất ân huệ ngoài biện pháp di dời còn ưu tiên cung cấp cho họ các cửa hàng hoặc khu kinh doanh. Luật bồi thường Hàn Quốc được thực hiện theo ba giai đoạn trên đối với đất đai, bất động sản và các quyền kinh doanh nông nghiệp, ngư nghiệp, khoáng sản…để cung cấp tiền bồi thường và chi phí di dời. Chế độ và luật GPMB: theo luật sung công đất đai thì nếu như đã trả hoặc đặt cọc tiền bồi thường xong nhưng không chịu di dời thì được xem như gây hại cho lợi ích công cộng do đó phải thi hành cưỡng chế giải tỏa được thực hiện quyền thi hành theo luật thực hiện thi hành hành chính và quyền thi hành ngày phải theo thủ tục pháp lệnh cảnh cáo theo quy định. Thực chất biện pháp GPMB thường bị người dân hoặc các người ở thuê phản đối và chống trả quyết liệt gây ảnh hưởng xấu đến xã hội cho nên tốt nhất là phải có sự nghiên cứu tìm ra biện pháp cho dân tự nguyện di dời là hay hơn cả [30]. 2.3. CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT Ở VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ 2.3.1. Thời kỳ trước 1987 2.3.1.1. Hiến pháp 1946 Sau cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, lần đầu tiên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành Hiến pháp vào năm 1946. Đến năm 1953, Nhà nước ta thực hiện cuộc cải cách ruộng đất và Luật cải cách ruộng đất được ban hành. Một trong những mục tiêu đầu tiên của cuộc cải cách là: Thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của thực dân Pháp và đế quốc xâm lược ở Việt Nam, xóa bỏ chế độ phong kiến, chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ, thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân [9], [13]. Sau đó, Đảng và Nhà nước ta đã vận động nông dân vào làm ăn tập thể, đồng thời Nhà nước thành lập các nông trường quốc doanh, các trạm trại nông nghiệp - hình thức sở hữu tập thể. 2.3.1.2 Nghị định số 151-TTg Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 151-TTg Ngày 14/4/1959, quy định về thể lệ tạm thời trưng dụng ruộng đất, là văn bản pháp quy đầu tiên liên quan đến việc bồi thường và tái định cư ở Việt Nam, sau đó Ủy ban kế hoạch Nhà nước và Bộ Nội vụ ban hành thông tư liên bộ số 1424/TTg của Chính phủ quy định thể lệ tạm thời về trưng dụng ruộng đất để làm địa điểm xây dựng các công trình kiến thiết cơ bản với nguyên tắc phải đảm bảo kịp thời và diện tích đủ cần thiết cho công trình xây dựng kiến thiết cơ bản, đồng thời chiếu cố đúng mức quyền lợi và đời sống của người có ruộng đất. Đất thuộc sở hữu tư nhân hoặc tập thể khi bị trưng dụng thì thuộc sở hữu của Nhà nước. Về mức bồi thường và cách tính bồi thường theo Nghị định 151/TTg: - Về việc bồi thường thiệt hại do lấy đất gây nên phải bồi thường hai khoản: về đất thì bồi thường từ 1 đến 4 năm sản lượng thường niên của ruộng đất bị trưng thu. - Đối với hoa màu thì được bồi thường đúng mức. - Đối với nhà cửa, vật kiến trúc và các công trình phục vụ sinh hoạt được giúp đỡ xây dựng cái khác. - Ngoài ra, mồ mả thì căn cứ vào tình hình cụ thể về phong tục tập quán của địa phương mà giúp cho họ một số tiền làm phí tổn di chuyển. Có thể nói, những nguyên tắc cơ bản của việc bồi thường thiệt hại trong nghị định này là đúng đắn, đáp ứng nhu cầu trưng dụng đất đai trong những năm 1960. Cách bồi thường như vậy được thực hiện cho đến khi Hiến pháp 1980 ra đời. 2.3.2. Thời kỳ 1987 đến 1993 Hiến pháp 1980 quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, chính vì vậy việc thực hiện bồi thường về đất không được thực hiện mà chỉ thực hiện bồi thường những tài sản có trên đất hoặc những thiệt hại do việc thu hồi đất gây nên [11]. Luật Đất đai năm 1988 ban hành quy định về việc bồi thường cũng cơ bản dựa trên những điều quy định tại Hiến pháp 1980. Ngày 31/5/1990 Hội đồng Bộ trưởng ban hành quyết định số 186/HĐBT về việc đền bù thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng khi bị chuyển mục đích sử dụng vào mục đích khác thì phải bồi thường. Căn cứ để tính bồi thường thiệt hại về đất nông nghiệp và đất có rừng theo quyết định này là diện tích, chất lượng và vị trí đất. Mỗi hạng đất tại mỗi vị trí đều quy định giá tối đa, tối thiểu. UBND các tỉnh, thành phố quy định cụ thể mức bồi thường thiệt hại của địa phương mình sát với giá đất thực tế ở địa phương nhưng không thấp hơn hoặc cao hơn khung giá định mức. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp, đất có rừng để sử dụng vào mục đích khác thì phải bồi thường về đất nông nghiệp, đất có rừng cho Nhà nước. Khoản tiền này được nộp vào ngân sách Nhà nước và sử dụng vào việc khai hoang, phục hóa, trồng rừng, cải tạo đất nông nghiệp, ổn định cuộc sống, định canh, định cư cho vùng bị lấy đất. Tại quyết định này, mức bồi thường còn được phân biệt theo thời hạn sử dụng đất lâu dài hay tạm thời quy định việc miễn giảm tiền bồi thường đối với việc sử dụng đất để xây dựng hệ thống đường giao thông, thủy lợi… 2.3.3. Thời kỳ 1993 đến 2003 2.3.3.1 Hiến pháp 1992 Hiến pháp 1992 (thay thế Hiến pháp 1980) đã quy định: “ Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN”. - Điều 17 quy định: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân”. - Điều 18 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Tổ chức và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, bồi bổ, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm đất, được chuyển quyền sử dụng đất Nhà nước giao theo quy định của pháp luật”. - Điều 23 quy định: “Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hoá. Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường. Thể thức trưng mua, trưng dụng do luật định”. - Điều 58 quy định về quyền sở hữu cá nhân: “Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác; đối với đất được Nhà nước giao sử dụng thì theo quy định tại Điều 17 và điều 18. Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân” [12]. Những quy định trên đã tạo điều kiện củng cố quyền hạn riêng của Nhà nước trong việc thu hồi đất đai cho mục đích an ninh, quốc phòng và các lợi ích quốc gia. 2.3.3.2. Luật Đất đai 1993 Luật Đất đai 1993 có hiệu lực từ ngày 15/10/1993 thay thế cho Luật đất đai 1988. Đây là văn bản pháp luật quan trọng nhất đối với việc thu hồi đất và bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất. Luật đất đai quy định các loại đất sử dụng, các nguyên tắc sử dụng từng loại đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Một thủ tục rất quan trọng và là cơ sở pháp lý cho người sử dụng đất là họ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà. Chính điều này làm căn cứ cho quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất [26]. - Điều 12 Luật đất đai 1993 đã quy định: “Nhà nước xác định giá các loại đất để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền khi giao đất hoặc cho thuê đất. Tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại về đất. Chính phủ quy định khung giá các loại đất đối với từng vùng theo thời gian”. - Điều 27 quy định: “Trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người thu hồi đất được đền bù thiệt hại” [15]. Sau khi Luật đất đai 1993 được ban hành, Nhà nước đã ban hành rất nhiều các văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư và các văn bản pháp quy khác về quản lý đất đai nhằm cụ thể hoá các điều luật để thực hiện các văn bản đó, bao gồm: - Nghị định 90/CP ngày 17/9/1994 quy định cụ thể các chính sách và phân biệt chủ thể sử dụng đất, cơ sở pháp lý để xem xét tính hợp pháp của thửa đất để lập kế hoạch bồi thường GPMB theo quy định khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng và mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Xét về tính chất, nội dung, Nghị định 90/CP đã đáp ứng được một số yêu cầu nhất định, so với các văn bản trước, Nghị định này là văn bản pháp lý mang tính toàn diện cao và cụ thể hoá việc thực hiện chính sách bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, việc bồi thường bằng đất cùng mục đích sử dụng, cùng hạng đất… - Nghị định 87/CP ngày 17/8/1994 ban hành khung giá các loại đất. - Thông tư Liên bộ số 94/TTLB ngày 14/11/1994 của Liên bộ Tài chính - Xây dựng - Tổng cục Địa chính - Ban vật giá Chính phủ hướng dẫn thi hành Nghị định 87/CP. - Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998, thay thế Nghị định 90/CP nói trên và quy định rõ phạm vi áp dụng, đối tượng phải bồi thường, đối tượng được bồi thường, phạm vi bồi thường, đặc biệt người có đất bị thu hồi có quyền được lựa chọn một trong ba phương án bồi thường bằng đất, bằng tiền hoặc bằng đất và bằng tiền. Những nội dung mới đề cập trong NĐ 22/CP: a- Về điều kiện được bồi thường về đất có những quy định cụ thể các đối tượng được bồi thường. Giá đất để tính bồi thường thiệt hại được xác định trên cơ sở giá đất của địa phương ban hành theo quy định của Chính phủ nhân với hệ số K để đảm bảo giá đất tính bồi thường phù hợp với khả năng sinh lợi và giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở địa phương. Đối với đất bị thu hồi là do Nhà nước giao sử dụng tạm thời, đất cho thuê, đất đấu thầu, thì người bị thu hồi đất không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường thiệt hại chi phí đã đầu tư vào đất. Trường hợp đất thu hồi thuộc đất công ích của xã chưa giao cho ai sử dụng, khi giao đất người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất phải bồi thường thiệt hại về đất bằng tiền cho ngân sách xã. Người đang sử dụng đất công ích của xã được UBND xã bồi thường thiệt hại chi phí đã đầu tư vào đất. Diện tích đất ở bồi thường cho mỗi hộ gia đình theo hạn mức do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định, nhưng không vượt quá diện tích của đất bị thu hồi. Trong trường hợp đất ở bị thu hồi lớn hơn diện tích đất ở được bồi thường theo quy định người bị thu hồi đất có thể được bồi thường thêm một phần diện tích đất ở, tuỳ theo quỹ đất của đị._.a phương, phần còn lại được bồi thường bằng tiền. b- Về bồi thường tài sản trên đất hợp pháp và có khả năng hợp pháp hoá được bồi thường 100% giá trị tài sản, tài sản trên đất hợp pháp sẽ được trợ cấp 70% đến 80% mức bồi thường. c- Về mức bồi thường, tài sản được bồi thường theo mức độ thiệt hại thực tế, bằng giá trị hiện có của nhà và công trình, nhưng tổng mức bồi thường tối đa không lớn hơn 100% và tối thiểu không nhỏ hơn 60% giá trị của nhà, công trình phụ độc lập được bồi thường 100% theo bảng giá xây dựng mới. Các Nghị định trước đây hầu như mới chỉ quan tâm đến nội dung bồi thường cho đất bị thu hồi và các tài sản gắn liền với đất bị thu hồi thì Nghị định này đã đưa các nội dung về công tác tổ chức thực hiện, quy định trách nhiệm của UBND cá cấp và Hội đồng bồi thường GPMB cấp huyện trong việc chỉ đạo lập phương án bồi thường, xác định mức bồi thường hoặc trợ cấp cho từng tổ chức hộ gia đình, cá nhân và tổ chức thực hiện bồi thường theo phương án đã được phê duyệt, tạo sự chủ động cho các địa phương trong việc lựa chọn phương án bồi thường phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội quỹ đất của địa phương. Điều 35 quy định: “Tuỳ theo quy mô sử dụng đất và tính chất của mỗi dự án, UBND cấp tỉnh có thể giao trách nhiệm bồi thường cho các doanh nghiệp có chức năng và đủ điều kiện kinh doanh cơ sở hạ tầng”. Điều 39 quy định: “Trường hợp chủ dự án thoả thuận được với người có đất bị thu hồi chấp nhận mức bồi thường thấp hơn quy định của Nghị định này và được UBND cấp tỉnh cho phép thì được bồi thường theo mức đã thoả thuận”. Nội dung mới được quy định là ngoài các đối tượng bị thiệt hại về đất và các tài sản gắn liền với đất, cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp phải di chuyển khi Nhà nước thu hồi đất cũng được công nhận là những người bị ảnh hưởng bởi dự án và được hưởng trợ cấp ngừng việc trong thời gian ngừng sản xuất kinh doanh nhưng không quá một năm. d- Về phương thức và mức bồi thường đối với đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất làm muối, nuôi trồng thuỷ sản bồi thường bằng đất có cùng diện tích và chất lượng, nếu không có đất mới bồi thường bằng tiền; nếu đất được bồi thường có diện tích nhỏ hơn và chất lượng kém hơn đất bị thu hồi, người bị ảnh hưởng được bồi thường bằng tiền phần chênh lệch về diện tích và giá trị đất, nếu đất bồi thường có giá trị cao hơn đất bị thu hồi thì người bị ảnh hưởng không phải nộp tiền phần chênh lệch đó. Đất ở đô thị là đất ở nội thành, nội thị xã, thị trấn dùng để xây nhà ở, các công trình phục vụ nhu cầu ở và khuôn viên nếu có, phù hợp với quy hoạch đã được duyệt. Đất được quy hoạch để xây dựng đô thị nhưng chưa có cơ sở hạ tầng thì không được bồi thường như đất đô thị. Đối với đất ở thuộc đô thị loại I và loại II chủ yếu bồi thường bằng nhà ở hoặc bằng tiền do người bị ảnh hưởng quyết định. Bồi thường bằng đất chỉ được thực hiện khi có dự án TĐC được phê duyệt. Trường hợp người bị ảnh hưởng đồng ý nhận đất ở ngoại thành thì được hưởng có quyền đề nghị lựa chọn một trong ba phương án bồi thường Đối với đất ở nông thôn, người bị thu hồi đất được bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng, mức tối đa được bồi thường bằng đất nơi ở mới không quá 400m2, hoặc không quá 800m2 cho những vùng nông thôn có tập quán nhiều thế hệ cùng chung sống trong một hộ hay điều kiện tự nhiên đặc biệt. đ- Quy trình tiến hành nhận tiền bồi thường: Điều 34 quy định Việc lập Hội đồng bồi thường thiệt hại GPMB có thể tiến hành sau khi có quyết định thu hồi đất hoặc trước khi có quyết định thu hồi đất. Dựa trên cơ sở bản kê khai diện tích, hạng đất, loại đất, số lượng tài sản….Hội đồng bồi thường thiệt hại GPMB kiểm tra, kiểm kê thực tế từ đó xác định thiệt hại về đất và tài sản của các tổ chức, hộ gia đình cá nhân có đất vị thu hồi và tài sản bị phá dỡ, tổng hợp lập án bồi thường trình các ngành các cấp có liên quan. Trường hợp UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định chế độ, mức bồi thường vượt quá quy định thì phần bồi thường vượt mức do ngân sách địa phương có trách nhiệm chi trả. Đối với các dự án khi thực hiện bồi thường thiệt hại GPMB chưa xác định được chủ sử dụng đất thì UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực tiếp tổ chức thực hiện bồi thường và chi trả tiền bồi thường, chi phí bồi thường tính theo quy định tại Nghị định này được phân bổ cho các tổ chức, cá nhân sử dụng đất thuộc phạm vi dự án chịu trách nhiệm hoàn trả và nộp vào ngân sách Nhà nước ngay sau khi có quyết định giao đất hoặc cho thuê đất [26]. e- Về cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo, đối với các dự án khi bồi thường GPMB, nếu người bị thu hồi đất thấy quyết định bồi thường không đúng với quy định của pháp luật, thì được quyền khiếu nại và được giải quyết theo quy định của Pháp lệnh khiếu nại và tố cáo. Tuy nhiên, trong khi chờ giải quyết khiếu nại vẫn phải chấp hành di chuyển GPMB và giao đất đúng kế hoạch. 2.3.3.3. Luật sửa đổi một số điều của Luật Đất đai năm 1998 Luật sửa đổi một số điều của Luật Đất đai năm 1998 được Quốc hội thông qua ngày 02/12/1998. Về cơ bản, Luật Đất đai sửa đổi năm 1998 vẫn dựa trên nền tảng cơ bản của Luật cũ, chỉ một số điều được bổ sung thêm cho phù hợp thực tế. Tháng 10/1999, Cục quản lý Công sản - Bộ Tài chính đã tiến hành dự thảo lần thứ nhất về sửa đổi bổ sung Nghị định 22/1998/NĐ-CP về việc bồi thưòng thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất. Trong đó, một số điều cơ bản đã được đề nghị sửa đổi như xác định mức đất để tính bồi thường, giá bồi thường, lập khu tái định cư, quyền và nghĩa vụ của người bị thu hồi đất phải chuyển đến nơi ở mới, các chính sách hỗ trợ và các điều kiện bắt buộc phải có của khu tái định cư, Hội đồng bồi thường GPMB và thẩm định phương án bồi thường GPMB [3]. - Thông tư 145/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 22/1998/NĐ-CP bao gồm các phương pháp xác định hệ số K, nội dung và chế độ quản lý, phương án bồi thường và một số nội dung khác. - Văn bản số 4448/TC-QLCS ngày 04/9/1999 của Cục quản lý Công sản - Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý một số vướng mắc trong công tác bồi thường GPMB. 2.3.3.4. Luật sửa đổi một số điều của Luật Đất đai năm 2001 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai ngày 29/6/2001 quy định cụ thể hơn về việc bồi thường thiệt hại và giải phóng mặt bằng, cụ thể: a- Trong trường hợp cần thiết, Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của người sử dụng đất vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người bị thu hồi đất được bồi thường hoặc hỗ trợ. Việc bồi thường hoặc hỗ trợ theo quy định của Chính phủ. b- Nhà nước có chính sách để ổn định đời sống cho người có đất bị thu hồi. Trong trường hợp người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở thì được mua nhà ở của Nhà nước hoặc được giao đất có thu tiền sử dụng đất để làm nhà ở. Trong trường hợp phương án bồi thường được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được công bố công khai và có hiệu lực thi hành theo quy định của pháp luật mà người bị thu hồi đất không thực hiện quyết định thu hồi thì cơ quan quyết định thu hồi đất có quyền ra quyết định cưỡng chế. Trong trường hợp Chính phủ ra quyết định thu hồi đất thì UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định cưỡng chế. c-Trong trường hợp cộng đồng dân cư xây dựng công trình phục vụ lợi ích công cộng của cộng đồng theo quy hoạch bằng vốn do nhân dân đóng góp hoặc Nhà nước có hỗ trợ thì việc bồi thường hoặc hỗ trợ cho người có đất được sử dụng để xây dựng công trình do cộng đồng dân cư và người có đất đó thoả thuận [16]. Trong quá trình triển khai Nghị định 22/1998/NĐ-CP, thực tế cho thấy, sau khi Nhà nước thu hồi đất và thực hiện bồi thường GPMB, người bị ảnh hưởng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những người bị thu hồi hết đất sản xuất, phải chuyển sang ngành nghề khác. Với giá trị được bồi thường, người có đất bị thu hồi không có khả năng tạo lập nơi ở mới cũng như không có khả năng đầu tư để chuyển sang ngành nghề khác. Như vậy, dưới tác động của cơ chế thị trường cùng với số lượng dự án gia tăng, công tác bồi thường GPMB khi Nhà nước thu hồi đất ngày càng trở nên khó khăn, phức tạp, thực tiễn đòi hỏi phải có sự thay đổi về mặt chính sách, cơ chế, năng lực thể chế trong công tác này. Đồng thời, Nhà nước cần có chính sách phù hợp về nhà ở, việc làm, lao động …để giải quyết những vấn đề có liên quan đến đời sống, dân sinh, kinh tế cộng đồng và ổn định xã hội. Sau nhiều năm triển khai thực hiện, quá trình của một số tổ chức quốc tế cho các dự án đầu tư phát triển (chủ yếu là các dự án phát triển cơ sở hạ tầng). Nghị định 22/CP đã thể hiện tính bất cập trong việc áp dụng thi hành và có nhiều quy định không phù hợp với chính sách bồi thường và TĐC của các tổ chức đó, phần nào hạn chế hiệu quả đầu tư, tiến độ thực hiện và chính sách bồi thường GPMB khi Nhà nước thu hồi đất. Cần thiết phải có một văn bản pháp luật mới thay thế Nghị định 22/1998/NĐ-CP về chính sách bồi thường GPMB và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất phục vụ cho các nhu cầu sử dụng và lợi ích quốc gia. 2.3.4. Thời kỳ từ 2003 đến nay 2.3.4.1. Luật Đất đai 2003 Trên cơ sở tổng kết 10 năm thi hành Luật Đất đai và xuất phát từ yêu cầu của giai đoạn mới, Hội nghị lần thứ bẩy Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã ra Nghị quyết về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước. Nghị quyết này là định hướng rất quan trọng để Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 4 thông qua Luật Đất đai mới vào ngày 26 tháng 11 năm 2003. Luật Đất đai năm 2003 là luật có phạm vi điều chỉnh bao quát nhất, thể hiện đầy đủ nhất hơi thở của cuộc sống so với các Luật Đất đai đã ban hành trước đó. Luật có rất nhiều nội dung mới, trong đó đáng chú ý tập trung vào các vấn đề đang đặt ra trong quản lý sử dụng đất đai sau: a- Làm rõ nội dung quyền sở hữu toàn dân về đất đai với những quyền định đoạt, quyền được hưởng lợi cụ thể và vai trò của Nhà nước với tư cách là người đại diện chủ sở hữu; b- Hoàn chỉnh chính sách đất đai đối với khu vực nông nghiệp phù hợp với nền kinh tế thị trường và tạo điều kiện đẩy nhanh tiến trình CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn; c- Coi trọng chính sách đất đai đối với khu vực công nghiệp và dịch vụ, tự tạo ra sự chủ động về chuyển đổi cơ cấu sử dụng quỹ đất đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp và dịch vụ trong quá trình CNH-HĐH đất nước; d- Thiết lập sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, xoá bỏ cơ bản sự khác biệt giữa người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài và thu hẹp đáng kể sự phân biệt giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài trong việc tiếp cận đất đai, thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; đ- Xoá bỏ bao cấp về đất đai trên cơ sở coi đất đai là nguồn vốn, nguồn nội lực to lớn của đất nước cần phải được định giá theo đúng quy luật của kinh tế thị trường và phải được đối xử như một loại hàng hoá có tính đặc thù trong quá trình giao dịch bất động sản; e- Khuyến khích phát triển các giao dịch dân sự về quyền sử dụng đất trên cơ sở coi quyền sử dụng đất là tài sản của người sử dụng đất, hạn chế sự can thiệp về hành chính không cần thiết trong thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho các quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; g- Khắc phục cơ bản những bất cập trong chính sách pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế thông qua cơ chế giá đất bồi thường, chính sách tái định cư và hạn chế phạm vi dự án phải thu hồi đất; h- Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai bằng việc phân cấp toàn bộ các quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho chính quyền địa phương; quy định cụ thể thủ tục và trình tự thực hiện các thủ tục hành chính về quản lý và sử dụng đất; i- Đổi mới công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai theo hướng phát huy vai trò của toà án trong giải quyết các tranh chấp dân sự và các khiếu nại hành chính về đất đai; khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm dẫn tới khiếu kiện kéo dài vượt cấp. Hiện nay, có rất nhiều các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp, khu thương mại đang được thực hiện và trong tương lai con số các dự án sẽ tăng lên rất nhanh. Sau khi Luật đất đai 2003 được ban hành, Nhà nước đã ban hành nhiều các văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư cụ thể hoá các điều luật về giá đất, bồi thường, hỗ trợ thu hồi đất, bao gồm: - Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. - Thông tư số 114/2004/TT-BTC ngày 26 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. - Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. - Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. - Thông tư số 116/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. - Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15 tháng 6 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. 2.3.4.2.Những nội dung chủ yếu của NĐ 197/NĐ-CP - Điều kiện được bồi thường về đất đã có những quy định cụ thể các đối tượng được bồi thường. Giá đất để tính bồi thường là giá đất theo mục đích đang sử dụng tại thời điểm có quyết định thu hồi đất do UBND cấp tỉnh công bố theo quy định của Chính phủ; không bồi thường theo giá đất sẽ được chuyển mục đích sử dụng. Điều3. Chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 1. Nhà nước tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải phóng mặt bằng: a) Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất thì bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của Nghị định này được tính vào vốn đầu tư của dự án; b) Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất có trách nhiệm chi trả trước tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của Nghị định này và được trừ số tiền đã trả vào tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất phải nộp. 2. Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được xác định thành một mục riêng trong tổng vốn đầu tư của dự án. Điều 4. Tái định cư Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Nghị định này mà phải di chuyển chỗ ở thì được bố trí tái định cư bằng một trong các hình thức sau: 1. Bồi thường bằng nhà ở. 2. Bồi thường bằng giao đất ở mới. 3. Bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới. Điều 5. Bồi thường, hỗ trợ Bồi thường, hỗ trợ cho người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Nghị định này được quy định như sau: 1. Bồi thường hoặc hỗ trợ toàn bộ diện tích đất Nhà nước thu hồi. 2. Bồi thường hoặc hỗ trợ về tài sản hiện có gắn liền với đất và các chi phí đầu tư vào đất bị Nhà nước thu hồi. 3. Hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ ổn định đời sống, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và hỗ trợ khác cho người bị thu hồi đất. 4. Hỗ trợ để ổn định sản xuất và đời sống tại khu tái định cư. Từ thực tế tình hình quản lý nhà nước và các chính sách đất đai, chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất qua các thời kỳ và hiện tại, chúng tôi nhận thấy rằng việc chỉnh lý, bổ sung chính sách bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là cần thiết nhằm góp phần đẩy nhanh tiến độ GPMB thực hiện CNH-HĐH, ổn định đời sống nhân dân [29]. 2.4. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT Ở VIỆT NAM 2.4.1. Chính sách bồi thường hỗ trợ, tái định cư 2.4.1.1. Thực trạng chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của Luật Đất đai 1993 Luật Đất đai 1993 quy định: “Trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của người sử dụng đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người bị thu hồi đất được đền bù thiệt hại” (Điều 27). Nghị định số 90/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ quy định việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Nghị định này là cơ sở pháp lý quan trọng, là chính sách cơ bản cho việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng trong giai đoạn từ 1994 đến 1998. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện, chính sách bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất quy định tại Nghị định này cũng còn bộc lộ những tồn tại nhất định như: chưa bao quát, điều chỉnh đầy đủ phạm vi thu hồi đất; mức bồi thường thiệt hại về đất đai, tài sản chưa tương xứng với mức thiệt hại thực tế; không có quy định về các biện pháp hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất và xây dựng các khu tái định cư để phục vụ việc di dân giải phóng mặt bằng v.v… Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1998 của Chính phủ thay thế cho Nghị định số 90/CP. Chính sách bồi thường thiệt hại về đất được thể chế tại Nghị định số 22/1998/NĐ-CP đã điều chỉnh đầy đủ, cụ thể, chi tiết về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ về đất, về tài sản.v.v. phù hợp với mức thiệt hại thực tế, giải quyết hài hoà mối quan hệ về lợi ích giữa người bị thu hồi đất với Nhà nước và các bên có liên quan. Với việc ban hành Nghị định số 22/1998/NĐ-CP, Nhà nước đã thực hiện đổi mới một bước chính sách đền bù và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia. Qua hơn 5 năm thực hiện, việc thực hiện chính sách hiện hành đã đạt được những kết quả quan trọng, nhưng cũng còn nhiều hạn chế, tồn tại: Thứ nhất, việc bồi thường đất ở đối với các trường hợp sử dụng đất trước Luật Đất đai năm 1993 còn chưa được quy định cụ thể, nên trong tổ chức thực hiện còn nhiều cách làm khác nhau dẫn đến khiếu kiện. Thứ hai, giá đất tính bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 8 của Nghị định số 22/1998/NĐ-CP là phù hợp với chế độ sở hữu về đất đai và tình hình thực tế ở nước ta. Tuy nhiên, quy định hiện hành còn có hai khía cạnh khó khăn và vướng mắc cho tổ chức thực hiện: một là, việc xác định giá đất phù hợp với khả năng sinh lợi và giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất; hai là, việc xác định hệ số K. Không ít địa phương bồi thường theo giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành như Hà Nội, Đà Nẵng, Lao Cai.v.v; nhiều địa phương khác quy định giá bồi thường đất quá thấp và thường thấp nhiều so với giá đất thực tế hình thành qua chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở địa phương. Với số tiền bồi thường đó, người dân không đủ để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng một mảnh đất tương đương cả về diện tích và giá đất với mảnh đất bị thu hồi; chính vì vậy đã làm ảnh hưởng tới khả năng tạo lập lại tư liệu sản xuất hoặc chỗ ở mới của người bị thu hồi đất; từ đó, dẫn đến tình trạng khiếu kiện, không nhận tiền bồi thường, không di chuyển, làm chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, chậm thực hiện dự án đầu tư v.v. Thứ ba, quy định về điều kiện để được bồi thường hoặc không được bồi thường thiệt hại về đất tuy đã cụ thể, chi tiết và phù hợp với thực trạng quản lý, sử dụng đất đai, song còn chưa rõ ràng và chưa gắn kết với trường hợp không đủ điều kiện được bồi thường thiệt hại dẫn đến cách hiểu, cách làm khác nhau sinh ra khiếu kiện ảnh hưởng đến thời gian thực hiện dự án. Thứ tư, chính sách bồi thường thiệt hại về đất chưa gắn với chính sách thu tiền sử dụng đất, nhất là thu tiền sử dụng đất khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hợp pháp hoá) cho người sử dụng đất ở trước Luật Đất đai năm 1993. Nhiều trường hợp đủ điều kiện được bồi thường thiệt hại về đất, nhưng theo quy định về thu tiền sử dụng đất thì người có đất muốn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải nộp 20% hoặc 40% tiền sử dụng đất. Do đó, khi thực hiện bồi thường mỗi địa phương có cách xử lý khác nhau, gây nhiều tranh cãi. Có địa phương thực hiện đền bù 100% như Đồng Nai..., nhưng có địa phương thực hiện bồi thường bằng 80% hoặc 60% tuỳ theo thời điểm sử dụng đất như quy định của thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng hoặc khấu trừ phần nghĩa vụ tài chính còn thiếu vào tiền bồi thường như thành phố Hồ Chí Minh. Thứ năm, chưa có quy định chi tiết về vấn đề tái định cư như: tiêu chuẩn của khu tái định cư, phân định trách nhiệm của chủ dự án, của chính quyền các cấp trong việc tạo lập và bố trí tái định cư, quyền và nghĩa vụ của người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở, các biện pháp khôi phục đời sống và sản xuất tại các khu tái định cư… Thứ sáu, chưa quy định cụ thể về việc cưỡng chế thi hành quyết định thu hồi đất, quyết định bồi thường đối với các trường hợp cố tình không thực hiện đã dẫn đến một số đối tượng lợi dụng kẽ hở trong chính sách của Nhà nước cố tình chây ỳ không chịu cho Hội đồng bồi thường tiến hành đo đạc, kiểm kê, không chịu nhận tiền bồi thường, không chịu di chuyển, lôi kéo người khác không thực hiện quyết định của Nhà nước, làm cho tình hình vốn đã phức tạp càng trở lên phức tạp hơn. Thứ bảy, các chủ dự án chưa tính đúng, tính đủ chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng vào tổng mức đầu tư của dự án, nên việc bố trí nguồn vốn để chi trả tiền bồi thường cho người bị thu hồi đất không đầy đủ và kịp thời; nhiều dự án thiếu vốn, nên phương án bồi thường đã được phê duyệt nhưng không đảm bảo tiền chi trả bồi thường để giải phóng mặt bằng; có dự án đã giải phóng mặt bằng xong, nhưng không có vốn để thi công để dân tái lấn chiếm dẫn đến kéo dài thời gian bồi thường, giải phóng mặt bằng [4]. 2.4.1.2. Thực trạng chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của Luật Đất đai 2003 Theo quy định của Luật đất đai 2003 và Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ Về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thì chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hiện nay có những điểm đổi mới cơ bản như sau: Nhà nước chỉ thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với những trường hợp thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP. - Giá đất để bồi thường được thực hiện theo các quy định về giá đất mới nên người sử dụng đất sẽ thực hiện bàn giao mặt bằng nhanh hơn, tình trạng khiếu kiện giảm đi. - Trường hợp Nhà nước thu hồi đất, việc tổ chức thực hiện thu hồi đất và bồi thường cho người có đất bị thu hồi theo quy định được giao cho Tổ chức phát triển quỹ đất. Đối với các dự án sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt thì nhà đầu tư được nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân mà không phải thực hiện thủ tục thu hồi đất. 2.4.2. Tình hình thực hiện chính sách bồi thường, GPMB ở một số địa phương 2.4.2.1. Bồi thường, GPMB trên địa bàn thành phố Hà Nội a. Thành tựu Trong những năm qua thành phố đã giải quyết được nhiều dự án phức tạp, tồn đọng kéo dài, như giải toả “xóm liều” Thanh Nhàn, ao Thước Thợ, Nút Voi Phục- Cầu Giấy, Bãi rác Nam Sơn, Sân golf Kim Nỗ… Kết quả của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, GPMB của Thành phố đã góp phần quan trọng tạo môi trường đầu tư hấp dẫn cho Hà Nội. Nhờ đó, Thành phố đã thu hút được luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn đầu tư của các tổ chức phi chính phủ (NGO), với tổng số tiền lên đến hơn 3 tỷ USD. Hằng năm, Thành phố giải quyết việc làm cho khoảng 70.000 lao động. Tính đến ngày 31/03/2008 trên địa bàn Thành phố đang triển khai GPMB 333 dự án (với diện tích thu hồi 1.800 ha; liên quan đến 40.059 hộ dân, phải tái định cư cho 16.428 hộ); Đã hoàn thành bàn giao mặt bằng 24 dự án (trong đó có 15 dự án GPMB xong; 9 dự án hoàn thành GPMB theo phân kỳ tiến độ), với diện tích bàn giao 50ha, chi trả 360 tỷ đồng cho 3.364 hộ dân và bố trí tái định cư cho 451 hộ [2]. b. Tồn tại, khó khăn, vướng mắc Những tồn tại chủ yếu trong công tác GPMB của Thành phố thời gian qua. Đó là tình trạng mất dân chủ, thiếu công khai trong công tác đền bù gây bức xúc với người bị thu hồi đất; nhiều dự án sau khi GPMB lại triển khai đầu tư chậm, để hoang hoá kéo dài, gây lãng phí và bức xúc trong nhân dân; chất lượng nhà tái định cư không đảm bảo cũng gây khó khăn cho công tác GPMB. Thêm vào đó, chính sách đào tạo, chuyển nghề mặc còn thiếu đồng bộ, không đáp ứng được đòi hỏi bức xúc về giải quyết việc làm cho người dân mất đất - mất tư liệu sản xuất… cũng làm ảnh hưởng đến tiến độ GPMB [2]. 2.4.2.2. Bồi thường, GPMB trên địa bàn tỉnh Hà Tây a. Thành công Tính đến tháng 10/2007, 12/14 huyện, thành phố trong tỉnh đã thành lập Ban bồi thường GPMB chuyên trách trực tiếp thực hiện công tác GPMB và tham mưu cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cấp huyện. Quy trình thu hồi đất, chính sách, giá bồi thường, phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB đều được thực hiện công khai, dân chủ để mọi người dân đều biết. Những thắc mắc kiến nghị của nhân dân đều được lãnh đạo tỉnh, huyện, xã tiếp thu, lắng nghe và tổ chức đối thoại trực tiếp. Những khiếu nại, tố cáo về công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB đều được xem xét, giải quyết theo đúng trình tự quy định. Nhờ vậy, từ năm 2005 đến nay, 14 huyện, thành phố trong tỉnh đã thực hiện GPMB thu hồi đất để thực hiện xây dựng các khu, cụm, điểm công nghiệp và các dự án công ích khác với diện tích 25.139.495m2; trong đó đất ở là 293.567m2, đất nông nghiệp của hộ gia đình là 19.109.495m2, đất nông nghiệp do UBND xã quản lý là 3.993.869m2 và 1.742.759m2 thuộc quỹ đất khác. Tổng kinh phí hỗ trợ, bồi thường GPMB được phê duyệt là 2.322.094.101 đồng. Các huyện, thành phố đã thực hiện GPMB được nhiều dự án để bàn giao cho chủ đầu tư là: Thạch Thất (6.906.667m2); Hoài Đức (4.222.495m2); Quốc Oai (3.721.893m2); Phúc Thọ (2.797.969m2); Hà Đông (2.268.670m2). Riêng thành phố Hà Đông, từ đầu năm 2007 đến nay, Ban bồi thường GPMB thành phố đã triển khai GPMB 29 dự án (với tổng diện tích đất thu hồi là 653,1ha của 13.775 hộ), trong đó có 7 dự án của tỉnh, 7 dự án của thành phố và 15 dự án của các nhà đầu tư. Tổng kinh phí bồi thường hỗ trợ của 29 dự án là 1.457,4 tỷ đồng. Tính đến nay, Ban đã kiểm đếm, xây dựng phương án bồi thường và được cấp có thẩm quyền phê duyệt được 998,4 tỷ đồng; đã chi trả được 968,8 tỷ đồng và bàn giao mặt bằng 443,5ha cho 27 chủ dự án, thực hiện di chuyển 3.250 ngôi mộ và 748 tiểu phát sinh 209,6ha còn lại đang được Ban khẩn trương triển khai thực hiện. Nhìn chung công công tác GPMB các dự án đều triển khai nhanh và cơ bản thuận lợi, chỉ còn một số vướng mắc thuộc dự án cụm công nghiệp Yên Nghĩa. Hiện nay, thành phố Hà Đông đang chuẩn bị các bước để tổ chức cưỡng chế trong thời gian tới [7]. b. Khó khăn, vướng mắc và những hạn chế Hiện nay, công tác GPMB các dự án trên địa bàn tỉnh - khâu đặc biệt quan trọng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo quỹ đất để thu hút đầu tư, phát triển các khu đô thị mới, các khu, cụm, điểm công nghiệp ở thành phố cũng như các huyện, thị xã trong tỉnh còn nhiều hạn chế, khó khăn và vướng mắc chủ yếu như: - Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư triển khai thiếu đồng bộ, có sự chênh lệch giữa các địa phương, giữa các thời điểm khiến người dân suy bì, làm chậm tiến độ. - Hồ sơ đất đai chưa đầy đủ, chưa đồng bộ và thiếu chính xác. - Đội ngũ cán bộ làm công tác GPMB còn thiếu cả về số lượng và kinh nghiệm. - Việc phân tích xử lý hồ sơ, phương án bồi thường, hỗ trợ còn có những sai sót, thiếu chính xác nên phải chỉnh sửa, mất thời gian. - Một số dự án khi phê duyệt còn thiếu giải pháp tổng thể. - Chưa quan tâm đến cuộc sống của nhân dân sau khi bị thu hồi đất nên chưa nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân. - Tiến độ đầu tư xây dựng của các doanh nghiệp khi được giao đất còn chậm, một số doanh nghiệp còn bỏ đất hoang gây tâm lý nghi ngờ của nhân dân [7]. 2.5. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT CỦA TỈNH BẮC NINH 2.5.1. Các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách pháp luật bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được các cấp ủy Đảng, chính quyền hết sức quan tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện; UBND tỉnh đã ban hành các văn bản: - Quyết định số 74/1998/QĐ-UB ngày 11/9/1998 quy định tạm thời thực hiện Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất; - Quyết định số 144/QĐ-UB ngày 01/11/2005 quy định cụ thể hóa một số nội dung thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; - Các quyết định: số 84/QĐ-UB ngày 24/3/1997; số 36/1998/QĐ-UB ngày 13/6/1998; số 132/QĐ-CT ngày 25/01/1999; số 107/2001/QĐ-CT ngày 14/02/2001; số 69/2004/QĐ-UB ngày 20/5/2004; số 225/2004/QĐ-UB ngày 28/12/2004; số 226/2004/QĐ-UB ngày 31/12/2004; số 168/2005/QĐ-UB ngày 21/12/2005; số 46/2005/QĐ-UB ngày 12/5/2005; số 123/2006/QĐ-UBND ngày 8/12/2006; số 26/2007/QĐ-UBND ngày 14/5/2007; số 91/2007/QĐ-UBND ngày 18/12/2007; số 07/2008/QĐ-UBND ngày 21/01/2008 quy định khung giá các loại đất, đơn giá bồi thường hoa mầu, vật kiến trúc và hỗ trợ phục vụ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Ngoài ra, để tạo điều kiện cho các hộ tự tạo việc làm mới, tỉnh đã quan tâm quy ._.ã, phường, thị trấn và chỉ được sử dụng để đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng của địa phương. Các khoản hỗ trợ và quan điểm của người có đất bị thu hồi được thể hiện qua bảng 8 và bảng 9. Bảng 8: Tổng hợp các khoản hỗ trợ tại 2 dự án nghiên cứu Số TT Loại hỗ trợ Đơn vị tính Mức hỗ trợ tại các dự án Ghi chú Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu nhà ở dùng để đấu giá quyền sử dụng đất tại xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh Dự án đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông khu du lịch Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (giai đoạn 1) 1 Hỗ trợ ổn định cuộc sống và sản xuất đ/m2 5.300 5.300 2 Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp đ/m2 14.700 14.700 3 Hỗ trợ đất công ích đ/m2 28.700 28.700 Bảng 9: Ý kiến của người có đất bị thu hồi trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ Số TT Các chính sách hỗ trợ Phiếu ĐT phát ra Số phiếu thu về Số hộ đồng ý Số hộ không đồng ý Số Phiếu Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 I Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu nhà ở dùng để đấu giá quyền sử dụng đất tại xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh 1 Hỗ trợ ổn định cuộc sống và sản xuất 725 725 100 725 100 0 0 2 Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp 725 725 100 725 100 0 0 3 Hỗ trợ đất công ích 99 99 100 99 100 0 0 II Dự án đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông khu du lịch Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (giai đoạn 1) 1 Hỗ trợ ổn định cuộc sống và sản xuất 103 103 100 100 97,1 3 2,9 2 Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp 103 103 100 100 97,1 3 2,9 3 Hỗ trợ đất công ích 3 3 100 3 100 0 0 Qua bảng tổng hợp trên ta thấy việc áp dụng các chính sách hỗ trợ tại các dự án thu hồi đất đã được Hội đồng bồi thường, Ban quản lý các dự án xây dựng huyện thực hiện và áp dụng rất đầy đủ và đồng nhất trên các dự án theo đúng theo đúng các chính sách hỗ trợ đã quy định trong Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính Phủ và Quyết định số 144/QĐ-UB ngày 01/11/2005 của UBND tỉnh Bắc Ninh. Do đó việc áp dụng các chính sách hỗ trợ trong phương án bồi thường đã được người dân chấp nhận. Tuy nhiên diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi trên địa bàn hiện nay là rất lớn. Đối với các hộ gia đình có đất nông nghiệp bị thu hồi hiện nay không còn đất nông nghiệp để canh tác, mức hỗ trợ như hiện nay không đủ để đào tạo hoặc chuyển đổi nghề nghiệp cho người nông dân. Cần có biện pháp tạo việc làm mới cho người bị mất hết tư liệu sản xuất chính như hiện nay, đảm bảo cho họ có nguồn thu nhập trước mắt, ổn định cuộc sống. 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận 5.1.1. Tình hình thực hiện Chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn nghiên cứu. Việc thực hiện Chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn nghiên cứu phù hợp với quy định của Nghị định 197/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính Phủ và Quyết định số 144/QĐ-UB ngày 01/11/2005 của UBND tỉnh Bắc Ninh đã góp phần đẩy nhanh tiến độ bàn giao đất để thực hiện các dự án, tiết kiệm được nhiều tiền của, nhân lực, ổn định đời sống xã hội. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn gặp một số tồn tại và vướng mắc, do tình trạng chung công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại các địa phương còn yếu kém, nhiều bất cập dẫn đến việc triển khai công tác bồi thường, xác định đối tượng, xác định các cấp hạng nhà, vật kiến trúc … cũng như việc xác định giá bồi thường, hỗ trợ rất khó khăn, phức tạp. 5.1.2. Đánh giá việc thực hiện Chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh. Qua quá trình phân tích, xử lý số liệu, đánh giá từng nội dung của hai dự án trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh chúng tôi nhận thấy: - Việc thực hiện bồi thường GPMB khi Nhà nước thu hồi đất cơ bản thực hiện theo đúng Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính Phủ và các quy định của UBND tỉnh, các văn bản hướng dẫn thi hành của tỉnh mang tính đồng bộ, có điều chỉnh theo thời điểm. - Việc xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường: Khi tiến hành lập phương án bồi thường của 2 dự án được Hội đồng bồi thường GPMB xem xét kỹ hồ sơ pháp lý, xác định cụ thể theo đúng quy định đã được đề ra. Bên cạnh đó do chưa thực hiện tốt khâu tuyên truyền chính sách pháp luật đất đai, chính sách bồi thường nên gây khó khăn cho việc bồi thường GPMB. - Giá bồi thường về đất: + Đối với đất ở: Nhìn chung giá đất đã tương đối sát với giá thị trường tại thời điểm bồi thường. Mức giá này được sự đồng tình của nhân dân trong địa bàn thu hồi. Tuy nhiên còn một vài hộ dân cho rằng giá bồi thường là thấp. + Đối với đất nông nghiệp: Qua nghiên cứu giá bồi thường còn thấp chưa phù hợp với khả năng sinh lợi và giá chuyển quyền sử dụng đất thực tế. Tuy nhiên đây là mức giá cao nhất mà hội đồng bồi thường GPMB có thể trả cho các hộ dân có đất bị thu hồi. + Đối với đất công ích không được bồi thường mà chỉ được bồi thường những chi phí đã đầu tư vào đất. - Giá nhà cửa, vật kiến trúc và các tài sản khác: Tuy được tính toán một cách khoa học theo đúng các quy định của Nhà nước nhưng do việc ban hành chậm, không thay đổi thường xuyên nên giá bồi thường chưa thực sự sát với giá thực tế tại thời điểm thu hồi đất. - Chính sách hỗ trợ và khôi phục cuộc sống: Một trong những hạn chế quan trọng của chính sách hỗ trợ là việc hỗ trợ ổn định cuộc sống, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp chủ yếu được trả bằng tiền mà chưa thực sự quan tâm tới đời sống của người dân sau khi bị thu hồi đất. Cả hai dự án trên đều chưa có các biện pháp hướng nghiệp cho người dân bị mất đất, chưa thực sự quan tâm khôi phục cuộc sống cho họ nên thu nhập của gia đình có thể bị sa sút trầm trọng, gặp nhiều khó khăn hơn trước. - Việc tổ chức thực hiện: Công tác tổ chức thực hiện đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành. Việc thực hiện phù hợp với Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính Phủ và các quy định của UBND tỉnh. Tuy nhiên do công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại địa phương còn nhiều bất cập dẫn đến việc triển khai thực hiện còn gặp nhiều khó khăn. - Về việc giám sát tổ chức thực hiện công tác bồi thường GPMB: + Việc giám sát tổ chức thực hiện công tác bồi thường, GPMB, TĐC chưa được quy định tại các văn bản chính sách trong khi đó công tác này lại liên quan nhiều đến công tác quản lý đất đai, đầu tư xây dựng là nơi sẽ có nhiều tiêu cực nhất. + Cùng với điều này là việc chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước chưa nghiêm, nhận thức của nhiều cơ quan quản lý Nhà nước và của công dân chưa đầy đủ, chính sách còn nhiều chồng chéo dẫn đến phức tạp, khó khăn trong công tác bồi thường GPMB và tái định cư. 5.2. Đề nghị Trong quá trình thực hiện chính sách bồi thường tuy có những ưu điểm nhưng cũng không tránh khỏi những hạn chế như: Ban hành các văn bản dưới luật còn chậm, giá đất chênh lệch lớn…đặc biệt là công tác tuyên truyền về bồi thường, giải phóng mặt bằng đến người dân còn hạn chế. Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng chúng tôi xin đề nghị: - Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp Luật Đất đai đến các cấp ủy đảng, các cấp chính quyền và toàn thể người dân; - Hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo hướng có lợi cho nguời dân. Trong đó chú trọng công tác hỗ trợ ổn định đời sống, đào tạo nghề và tái định cư; - Đẩy mạnh công tác lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp; đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã. Thực hiện công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt theo quy định của pháp Luật Đất đai để các cấp, các ngành cùng toàn thể người dân thống nhất tổ chức thực hiện, cùng kiểm tra, giám sát thực hiện; - Chú trọng kiện toàn Bộ máy tổ chức làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng; trong đó đặc biệt quan tâm cán bộ tại địa phương thôn, xã; - Kịp thời xử lý dứt điểm các khiếu kiện xung quanh công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp Luật Đất đai. Kiên quyết xử lý những trường hợp cố tình không chấp hành công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Ban Vật giá Chính phủ (2000), Chương trình đào tạo thẩm định giá giai đoạn II giữa Ban Vật giá chính phủ Việt Nam với văn phòng thẩm định giá Ôx-trây-lia từ 16-27/10/2000, Thành phố Hồ Chí Minh - Hà Nội. 2. Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố Hà Nội (2008), Báo cáo kết quả thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng quý I và nhiệm vụ quý II năm 2008. 3. Bộ Tài chính (1998), Thông tư số 145/TT-BTC ngày 4/01/1998, hướng dẫn thi hành nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ. 4. Nguyễn Đình Bồng (2005), Đổi mới hệ thống quản lý đất đai để hình thành và phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam, ĐTCNN 6-2005. 5. Chính sách thu hút đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam (2006), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 6. Phạm Thanh Hải (2004), Đánh giá việc thực hiện chính sách đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện một số dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hải Phòng, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. 7. Nguyễn Thị Phương Hoa (2008), Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đền bù giải phóng mặt bằng khu đô thị mới Văn Phú - thành phố Hà Đông, Đại học Kiến trúc Hà Nội. 8. Hội Khoa học kỹ thuật Xây dựng Việt Nam - Bộ Xây dựng (2002), Kỷ yếu hội thảo đền bù và Giải phóng mặt bằng các dự án xây dựng ở Việt Nam, Hà Nội. 9. Hiến pháp năm (1946). 10. Hiến pháp năm (1959). 11. Hiến pháp năm (1980). 12. Hiến pháp năm (1992). 13. Luật cải cách ruộng đất năm (1953). 14. Luật Đất đai năm (1988), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 15. Luật Đất đai năm (1993), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 16. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm (1998, 2001), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 17. Luật Đất đai năm (2003), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 18. Nghị định số 87/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ, Quy định khung giá các loại đất. 19. Nghị định số 90/CP ngày 17/9/1994 của Chính phủ, Ban hành quy định về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. 20. Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ, Về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. 21. Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ, Về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. 22. Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ, Về bồi thường thiệt hại và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. 23. Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ, Quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. 24. Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ, Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. 25. Những điều cần biết về giá đất, bồi thường, hỗ trợ thu hồi đất (2005), NXB Tư pháp. 26. Nhóm phóng viên Ban đọc (2003), Giải phóng mặt bằng ở Hà Nội chỗ nào cũng nóng, Báo Lao động, số 147/1003, ngày 27/5/2003. 27. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiên Du (2007), Báo cáo tình hình quản lý và sử dụng đất. 28. Tổng cục Địa chính (2001), Chương trình hợp tác Việt Nam - Thụy Điển về đổi mới hệ thống địa chính, tháng 12/2001, Hà Nội. 29. Từ điển Tiếng Việt (1995), NXB Đà Nẵng. 30. Ánh Tuyết (2002), Kinh nghiệm đền bù, giải phóng mặt bằng ở một số nước, Thời báo Tài chính Việt Nam, số 131 (872), ngày 01/11/2002. 31. UBND tỉnh Bắc Ninh (2006), Báo cáo kết quả kiểm tra tình hình sử dụng đất của các quy hoạch và các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 32. UBND huyện Tiên Du (2007), Báo cáo thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Tiên Du đến năm 2010. mÉu phiÕu ®iÒu tra Tªn dù ¸n:..........................................Sè phiÕu...... Hä tªn chñ hé:....................................Tuæi............... §Þa chØ: Th«n, xãm(khèi).........................X·(Ph­êng).............................. Tæng sè nh©n khÈu cña gia ®×nh............................................. néi dung ®iÒu tra I.T×nh h×nh ®êi sèng cña hé tr­íc vµ sau khi bÞ thu håi ®Êt: 1. DiÖn tÝch cña hé gia ®×nh tr­íc vµ sau khi bÞ thu håi ®Êt: STT Lo¹i ®Êt DiÖn tÝch (m2) Thêi h¹n sö dông ®Êt T×nh tr¹ng sö dông ®Êt Tr­íc Sau 1 §Êt n«ng nghiÖp 2 §Êt l©m nghiÖp 3 §Êt mÆt n­íc NTTS 4 §Êt phi n«ng nghiÖp 5 §Êt ë Tæng céng 2. Läai nhµ ë thuéc së h÷u cña gia ®×nh «ng (bµ) ( nhµ cÊp 3, nhµ cÊp 4, nhµ t¹m): 3. Nguån thu nhËp chÝnh trong gia ®×nh tr­íc khi bÞ thu håi ®Êt: STT Nguån thu nhËp Møc ®é quan träng trong gia ®×nh Nguån chÝnh Nguån phô 1 C©y l­¬ng thùc (lóa, khoai, ng«..) 2 C©y hoa mµu (rau, ®Ëu, l¹c..) 3 C©y ¨n qu¶, c©y c«ng nghiÖp.. 4 DÞch vô 5 TiÒn l­¬ng, phô cÊp, trî cÊp 6 Nguån thu nhËp kh¸c NhËn xÐt: .................................................................... II. Trong qu¸ tr×nh thu håi ®Êt: - C¬ quan nµo ra quyÕt ®Þnh, th«ng b¸o viÖc thu håi ®Êt cña hé gia ®×nh «ng (bµ): - Sau khi ®­îc th«ng b¸o gia ®×nh cã ®­îc mêi häp tham gia héi nghÞ vÒ båi th­êng ®Êt ®ai, tµi s¶n cña m×nh kh«ng? - DiÖn tÝch bÞ thu håi vµ gi¸ båi th­êng cô thÓ: STT Lo¹i ®Êt DiÖn tÝch bÞ thu håi (m2) Båi th­êng b»ng tiÒn (1000®) Båi th­êng b»ng T§C (m2) Ghi chó 1 §Êt n«ng nghiÖp 2 §Êt l©m nghiÖp 3 §Êt ë 4 §Êt phi n«ng nghiÖp 5 Tæng Céng - Gi¸ båi th­êng c¸c c«ng tr×nh vµ c©y trång trªn diÖn tÝch ®Êt bÞ thu håi: - Nh÷ng cam kÕt, chÝnh s¸ch hç trî tõ c¬ quan båi th­êng, chÝnh quyÒn ®Þa ph­¬ng vµ doanh nghiÖp (®µo t¹o nghÒ míi, tuyÓn dông lao ®éng, cho vay vèn s¶n xuÊt, cÊp ®Êt t¸i ®Þnh c­..)................................................................ III. §èi t­îng vµ ®iÒu kiÖn ®­îc båi th­êng, hç trî: 1.Trong viÖc xÐt duyÖt ®èi t­îng ®­îc båi th­êng, hç trî, gia ®×nh «ng (bµ) cã gÆp nh÷ng khã kh¨n v­íng m¾c g× kh«ng:......................................... 2.Theo «ng (bµ) quy ®Þnh vÒ viÖc båi th­êng, hç trî ®· hîp lý ch­a: .................................................................... 3. Trong qua tr×nh xÐt duyÖt ®èi t­îng vµ ®iÒu kiÖn ®­îc båi th­êng, hç trî «ng(bµ) cã ®¬n th­ ý kiÕn g× kh«ng:................................................. 4.¤ng(bµ) cã nhËn xÐt g× vÒ viÖc x¸c ®Þnh ®èi t­îng vµ ®iÒu kiÖn ®­îc båi th­êng cña Nhµ n­íc:..................... .......................................... IV. ChÝnh s¸ch hç trî vµ t¸i ®Þnh c­: Gia ®×nh «ng (bµ) cã thuéc ®èi t­îng ­u tiªn kh«ng:........................ 2.Gia ®×nh «ng(bµ) ®­îc hç trî bao nhiªu:.............................. ®/m2 ................................................(®Êt ë, ®Êt n«ng nghiÖp). 3.Møc nh­ thÕ ®· ®¶m b¶o cho gia ®×nh æn ®Þnh ®êi sèng s¶n xuÊt hay ch­a: .................................................................... 4.Theo «ng(bµ) viÖc lËp khu t¸i ®Þnh c­, bè trÝ ®Êt ë vµ cë h¹ tÇng t¸i ®Þnh c­ ®· c«ng b»ng, phï hîp ch­a:...... ................................................. .................................................................... 5.¤ng(bµ) cã ®¬n th­ g× viÖc hç trî vµ lËp khu t¸i ®Þnh c­ kh«ng: 6.¤ng(bµ) cã nhËn xÐt g× vÒ viÖc tÝnh to¸n hç trî vµ t¸i ®Þnh c­ cña Nhµ n­íc: V. T×nh h×nh ®êi sèng cña hé gia ®×nh sau khi bÞ thu håi ®Êt vµ nhËn båi th­êng: 1.KÓ tõ sau khi bÞ thu håi ®Êt vµ nhËn ®­îc tiÒn båi th­êng cho ®Õn nay, cuéc sèng cua gia ®×nh «ng (bµ) diÔn ra nh­ thÕ nµo (®êi sèng, sinh ho¹t,viÖc lµm, thu nhËp, chi tiªu, gi¸o dôc..).......................................................... .................................................................... .................................................................... 2.Gia ®×nh «ng (bµ) ®· nhËn ®­îc tæng sè tiÒn båi th­êng lµ: ........ ®/m2......................(®Êt ë, ®Êt n«ng nghiÖp). 3.Gia ®×nh «ng (bµ) ®· sö dông sè tiÒn båi th­êng ®ã vµo viÖc g×: STT Môc ®Ých sö dông Sè tiÒn (1000®) KÕt qu¶ sö dông tiÒn båi th­êng ®èi víi ®êi sèng sinh ho¹t vµ s¶n xuÊt kinh doanh cña hé 1 X©y dùng míi nhµ cöa 2 Mua s¾m tµi s¶n 3 Cho, biÕu, tÆng 4 Göi tiÕt kiÖm 5 §Çu t­ gi¸o dôc 6 §Çu t­ s¶n suÊt 7 Chi tiªu sinh ho¹t 8 Chi phÝ kh¸c 4. HiÖn nay trong gia ®×nh «ng (bµ) cã lao ®éng nµo ®­îc tuyÓn dông vµo lµm viÖc t¹i doanh nghiÖp ho¹t ®éng t¹i ®Þa ph­¬ng kh«ng? ..................................................................... VI. Tr×nh tù thùc hiÖn vµ tr¸ch nhiÖm cña c¸c cÊp, c¸c ngµnh: 1.Tr×nh tù thùc hiÖn vµ tr¸ch nhiÖm cña Héi ®ång båi th­êng lµm nh­ thÕ ®· phï hîp ch­a:.......................................................... 2.Héi ®ång båi th­êng ®· tu©n thñ theo nguyªn t¾c c«ng b»ng, d©n chñ, c«ng khai ch­a:.................................................................. 3.¤ng(bµ) cã ®¬n th­ g× vÒ tr×nh tù thùc hiÖn vµ tr¸ch nhiÖm cña c¸c cÊp, c¸c ngµnh kh«ng:................................. ................................ VI. ý kiÕn cña gia ®×nh: Tiªn Du, ngµy.....th¸ng....n¨m 2008 Chñ hé ký tªn PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁC HỘ CÓ ĐẤT ĐƯỢC BỒI THƯỜNG XD HTKT KHU NHÀ Ở Xà HOÀN SƠN - TIÊN DU - BẮC NINH Số TT Họ và tên Xứ đồng Trên bản đồ địa chính Trên sổ bộ thuế Diện tích bồi thường (m2) Loại đất Hạng đất Hình thức sử dụng Số thửa Diện tích (m2) Diện tích chiếm dụng (m2) Diện tích còn lại (m2) Diện tích KCT (m2) Số TT Diện tích (m2) 1 Nguyễn Văn Nhâm Mả Tự 330 70,8 70,8 0 0 102 52,6 70,8 2L 1 15 năm 2 Nguyễn Thị Cúc Mả Tự 374 126 126 0 0 113 125 126 2L 1 15 năm 3 Nguyễn Thị Xê Mả Tự 332 228,7 228,7 0 0 172 144 143,3 2L 1 15 năm 4 Nguyễn Văn Nhâm Mả Tự 333 0 0 102 86,4 85,4 2L 1 15 năm 5 Nguyễn Hữu Tuấn Mả Tự 375 134,6 134,6 0 0 127 72 70 2L 1 15 năm 6 Nguyễn Thị Quý Mả Tự 376 0 0 157 67 64,6 2L 1 15 năm 7 Nguyễn Thị Hà Mả Tự 377 73,9 73,9 0 0 46 77 73,9 2L 1 15 năm 8 Nguyễn Đăng Thành Mả Tự 378 49,1 49,1 0 0 126 53 49,1 2L 1 15 năm 9 Nguyễn Hữu Thống Mả Tự 379 138,3 138,3 0 0 145 149 138,3 2L 1 15 năm 10 Nguyễn Thị Thuận Mả Tự 470 76,6 76,6 0 0 42 84 76,6 2L 1 15 năm 11 Nguyễn Đăng Ánh Mả Tự 471 82,3 82,3 0 0 5 84 82,3 2L 1 15 năm 12 Nguyễn Đăng Đại Mả Tự 532 373,9 373,9 0 0 87 180 183,7 2L 1 15 năm 13 Nguyễn Đăng Hài Mả Tự 533 0 0 149 187 190,2 2L 1 15 năm 14 Nguyễn Hữu Tiệp Mả Tự 593 247 247 0 0 48 247 247 2L 1 15 năm 15 Nguyễn Đăng Thắng Mả Tự 594 132 132 0 0 62 132 132 2L 1 15 năm 16 Nguyễn Đăng Lịch Lò Ngói 621 287 287 0 0 205 240 287 2L 1 15 năm 17 Nguyễn Thị Hoà Mả Tự 660 101,3 101,3 0 0 93 101 101,3 2L 2 HN 18 Nguyễn Đăng Sính Mả Tự 661 105,5 105,5 0 0 4 96 105,5 2L 1 15 năm 19 Nguyễn Đăng Hồng Mả Tự 662 85,2 85,2 0 0 15 84 85,2 2L 1 15 năm 20 Nguyễn Hữu Toàn Mả Tự 663 346 346 0 0 111 139 140 2L 1 15 năm 21 Nguyễn Hữu Đạo Mả Tự 664 0 0 31 108 109 2L 1 15 năm 22 Nguyễn Thị Chí Mả Tự 665 0 0 156 96 97 2L 1 15 năm Số TT Họ và tên Xứ đồng Trên bản đồ địa chính Trên sổ bộ thuế Diện tích bồi thường (m2) Loại đất Hạng đất Hình thức sử dụng Số thửa Diện tích (m2) Diện tích chiếm dụng (m2) Diện tích còn lại (m2) Diện tích KCT (m2) Số TT Diện tích (m2) 23 Nguyễn Hữu Chung Lò Ngói 677 238 238 0 0 205 240 238 2L 2 HN 24 Nguyễn Thị Quý Lò Ngói 678 188,5 188,5 0 0 205 180 188,5 2L 2 HN 25 Nguyễn Đăng Thắng Lò Ngói 679 180,7 180,7 0 0 205 180 180,7 2L 2 HN 26 Nguyễn Văn Mậu Lò Ngói 680 364,7 364,7 0 0 205 360 364,7 2L 2 HN 27 Nguyễn Thị Hảo Lò Ngói 681 161,4 161,4 0 0 205 156 161,4 2L 2 HN 28 Nguyễn Thị Huynh Lò Ngói 682 367,7 367,7 0 0 205 360 367,7 2L 2 HN 29 Nguyễn Đăng Sáng Đội Giống 683 480,8 480,8 0 0 67 218,4 218,4 2L 1 15 năm 30 Nguyễn Thị Chiến Lò Ngói 684 0 0 205 262 262 2L 2 HN 31 Nguyễn Đăng Ngọc Mả Tự 728 455,2 455,2 0 0 86 125 125 2L 1 15 năm 32 Nguyễn Thị Mạy Mả Tự 729 0 0 33 72 72 2L 1 15 năm 33 Nguyễn Hữu Cẩm Mả Tự 730 0 0 73 156 156 2L 1 15 năm 34 Nguyễn Thị Năm Mả Tự 731 0 0 80 101 102,2 2L 1 15 năm 35 Nguyễn Tiến Thoả Mả Tự 732 688,1 688,1 0 0 29 124,8 125,8 2L 1 15 năm 36 Nguyễn Đăng Phúc Mả Tự 733 0 0 152 84 85,1 2L 1 15 năm 37 Nguyễn Đăng Liễu Mả Tự 734 0 0 110 72 73 2L 1 15 năm 38 Nguyễn Đăng Hoan Mả Tự 735 0 0 71 96 97 2L 1 15 năm 39 Vũ Văn Đức Mả Tự 736 0 0 27 139,2 140 2L 1 15 năm 40 Nguyễn Đăng Trưng Mả Tự 737 0 0 115 163 167,2 2L 1 15 năm 41 Nguyễn Đăng Nho Đồng 10% 738 1592,6 1592,6 0 0 192 152 152 2L 1 15 năm 42 Nguyễn Đăng Phổ Đồng 10% 739 0 0 107 152 152 2L 1 15 năm 43 Nguyễn Đăng Giảng Đồng 10% 740 0 0 201 60 60 2L 1 15 năm 44 Nguyễn Đắc Tần Đồng 10% 741 0 0 187 120 120 2L 1 15 năm 45 Nguyễn Đăng Duyệt Đồng 10% 742 0 0 69 180 180 2L 1 15 năm THÔN THUẾ Xà Đ.CHÍNH Xà UBND Xà CHI CỤC THUẾ PHÒNG TN&MT HỘI ĐỒNG BTGPMB PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH CÁC HỘ CÓ ĐẤT ĐƯỢC BỒI THƯỜNG XD HỆ THỐNG ĐƯỜNG GT KHU DU LỊCH PHẬT TÍCH (GĐ 1) Số TT Họ và tên Xứ đồng Trên bản đồ địa chính Trên sổ bộ thuế Diện tích bồi thường (m2) Loại đất Hạng đất Hình thức sử dụng Số thửa Diện tích (m2) Diện tích chiếm dụng (m2) Diện tích còn lại (m2) Diện tích KCT (m2) Số TT Diện tích (m2) 1 Đỗ Quang Tuấn Quan Hoả 111 1002,0 55,1 946,9 00 96 144 17 Luc 1 15 năm 2 Nghiêm Xuân Hợp Quan Hoả 110 98 576 13,6 Luc 1 15 năm 3 Đỗ Quang Chỉ Quan Hoả 109 25 168 8 Luc 1 15 năm 4 Nguyễn Thị Thì Quan Hoả 108 140 60 4,6 Luc 1 15 năm 5 Nguyễn Văn Thiệu Quan Hoả 133 96 5,6 Luc 1 15 năm 6 Nguyễn Văn Thiện Quan Hoả 131 96 6,4 Luc 1 15 năm 7 Phan Sĩ Coỏng Quan Hoả 27 540 21,4 Luc 1 15 năm 8 Nghiêm Văn Nam Quan Hoả 158 720 17,6 Luc 1 15 năm 9 Nguyễn Thị Nguyên Quan Hoả 119 47 1152 24,4 Luc 1 15 năm 10 Nguyễn Văn Thiệu Quan Hoả 118 133 576 13,6 Luc 1 15 năm 11 Đỗ Văn Trung Quan Hoả 117 528 17,6 Luc 1 15 năm 12 Đỗ Văn Tấn Quan Hoả 154 119 432 9,68 Luc 1 15 năm 13 Lại Văn Sơn Quan Hoả 153 2 288 7,25 Luc 1 15 năm 14 Lại Văn Hà Quan Hoả 152 5 144 7,25 Luc 1 15 năm 15 Nghiêm Xuân Hợp Quan Hoả 151 98 240 13,25 Luc 1 15 năm 16 Lại Thị Hoa Quan Hoả 150 3 288 7,5 Luc 1 15 năm 17 Trần Thị Bính Quan Hoả 149 43 348 49,25 Luc 1 15 năm 18 Nguyễn Thị Kính Quan Hoả 148 6239,1 181 6058,1 0 32 120 17 Luc 1 15 năm 19 Nguyễn Văn Thông Quan Hoả 147 137 120 9 Luc 1 15 năm 20 Nguyễn Thị Lý Quan Hoả 132 121 360 7,2 Luc 1 15 năm 21 Nguyễn Thị Hà Quan Hoả 131 37 120 7,5 Luc 1 15 năm Số TT Họ và tên Xứ đồng Trên bản đồ địa chính Trên sổ bộ thuế Diện tích bồi thường (m2) Loại đất Hạng đất Hình thức sử dụng Số thửa Diện tích (m2) Diện tích chiếm dụng (m2) Diện tích còn lại (m2) Diện tích KCT (m2) Số TT Diện tích (m2) 22 Nguyễn Văn Hưng Quan Hoả 130 147 480 6,45 Luc 1 15 năm 23 Nguyễn Thị Thức Quan Hoả 129 146 288 4,3 Luc 1 15 năm 24 Đỗ Văn Nhiu Quan Hoả 128 42 108 4,4 Luc 1 15 năm 25 Trần Thị Bính Quan Hoả 127 43 192 9,4 Luc 1 15 năm 26 Lại Thị Hoa Quan Hoả 146 3 108 8,4 Luc 1 15 năm 27 Nguyễn Thị Thanh Quan Hoả 145 139 60 6,2 Luc 1 15 năm 28 Nguyễn Xuân May Quan Hoả 41 408 12 Luc 1 15 năm 29 Nghiêm Xuân Hợp Vườn đồng 162 4037,1 435,5 3601,6 0 97 96 15,4 Luc 1 15 năm 30 Nguyễn Văn Phúc Vườn đồng 161 74 360 31,35 Luc 1 15 năm 31 Nguyễn Thị Yến Vườn đồng 178 118 720 48,07 Luc 1 15 năm 32 Nguyễn Thị Khương Vườn đồng 177 20 468 30,6 Luc 1 15 năm 33 Đỗ Quang Thành Vườn đồng 176 19 240 17,5 Luc 1 15 năm 34 Đỗ Quang Lập Vườn đồng 187 18 240 21,8 Luc 1 15 năm 35 Đỗ Công Đức Vườn đồng 198 67 288 12,48 Luc 1 15 năm 36 Nguyễn Văn Canh Vườn đồng 197 720 78,27 Luc 1 15 năm 37 Đỗ Văn Nhiu Vườn đồng 208 42 56 0,9 Luc 1 15 năm 38 Nguyễn Văn Thư Vườn đồng 206 12 36 9,5 Luc 1 15 năm 39 Trần Thị Chất Vườn đồng 214 85 108 82,8 Luc 1 15 năm 40 Phan Sĩ Coỏng Vườn đồng 27 84 16,22 Luc 1 15 năm 41 Đỗ Quang Chỉ (Chắt) Vườn đồng 25 60 43,18 Luc 1 15 năm 42 Nguyễn Văn Hùng Vườn đồng 142 108 48,73 Luc 1 15 năm 43 Nguyễn Công Ân Lầy Chung 172 607,7 66,4 541,3 5 502 58,8 Luc 1 15 năm 44 Nguyễn Thị Dần Lầy Chung 171 458,2 40,9 417,3 14 430 36,9 Luc 1 15 năm 45 Nguyễn Công Phán Lầy Chung 158 364,7 33,5 331,2 4 325 26,1 Luc 1 15 năm 46 Nguyễn Công Trung Lầy Chung 157 618,3 58,4 559,9 6 534 45,3 Luc 1 15 năm Số TT Họ và tên Xứ đồng Trên bản đồ địa chính Trên sổ bộ thuế Diện tích bồi thường (m2) Loại đất Hạng đất Hình thức sử dụng Số thửa Diện tích (m2) Diện tích chiếm dụng (m2) Diện tích còn lại (m2) Diện tích KCT (m2) Số TT Diện tích (m2) 47 Nguyễn Công Thế Lầy Chung 156 314,4 31,7 282,7 9 273 24,9 Luc 1 15 năm 48 Trần Thị Nhung Lầy Chung 137 487,8 50,0 437,8 20 233 17,4 Luc 1 15 năm 49 Nguyễn Công Luận Lầy Chung 21 240 16,8 Luc 1 15 năm 50 Trần Hữu Nam Lầy Chung 136 166,5 17,1 149,4 10 153 12,6 Luc 1 15 năm 51 Nguyễn Công Phòng Lầy Chung 135 425,6 45,6 380,0 17 389 31,8 Luc 1 15 năm 52 Trần Hữu Chính Lầy Chung 134 474,0 52,8 421,2 24 240 19,8 Luc 1 15 năm 53 Nguyễn Thị Ngọc Lầy Chung 124 563,2 59,4 503,8 11 192 14,1 Luc 1 15 năm 54 Nguyễn Công Mẫn Lầy Chung 19 235 35,1 Luc 1 15 năm 55 Nguyễn Đăng Tuấn Ngõ Gạch 3 3 970,3 143,0 32 84 33,1 Luc 5 15 năm 56 Nguyễn Thị Luyên Ngõ Gạch 2 2 55 86 11 Luc 5 15 năm 57 Nguyễn Thị Tuyết Ngõ Gạch 5 5 125 42 7,9 Luc 5 15 năm 58 Ngô Thị Dung Ngõ Gạch 4 4 90 57 10,5 Luc 5 15 năm 59 Phạm Thị Vết Ngõ Gạch 9 9 62 70 14,1 Luc 5 15 năm 60 Phạm Thị Hà Ngõ Gạch 119 42 8,8 Luc 5 15 năm 61 Đào Thị Thế Ngõ Gạch 10 10 27 42 8,4 Luc 5 15 năm 62 Nguyễn Thị Bốn Ngõ Gạch 8 8 69 42 8,8 Luc 5 15 năm 63 Nguyễn Thị Toan Ngõ Gạch 58 42 17,9 Luc 5 15 năm 64 Nguyễn Thị Chưa Ngõ Gạch 7 7 24 38 15,1 Luc 5 15 năm 65 Nguyễn Thị Quý Ngõ Gạch 11 11 50 56 18,8 Luc 5 15 năm 66 Nguyễn Thị Khuy Ngõ Gạch 13 13 59 98 23,2 Luc 5 15 năm 67 Nguyễn Thị Chiến Ngõ Gạch 14 14 77 57 10,4 Luc 5 15 năm 68 Nguyễn Thị Huê Ngõ Gạch 15 15 18 84 13,3 Luc 5 15 năm 69 Lê Thị Chạch (Cờ) Ngõ Gạch 16 16 21 70 3,6 Luc 5 15 năm 70 Nguyễn Đăng Nghiệp Ngõ Gạch 19 19 716,5 78,9 78,9 BHK HN 22 480,9 59,8 59,8 BHK HN Số TT Họ và tên Xứ đồng Trên bản đồ địa chính Trên sổ bộ thuế Diện tích bồi thường (m2) Loại đất Hạng đất Hình thức sử dụng Số thửa Diện tích (m2) Diện tích chiếm dụng (m2) Diện tích còn lại (m2) Diện tích KCT (m2) Số TT Diện tích (m2) 71 Đào Đức Mỵ Hạ tầng 4 108,8 108,8 0 142 170 170 LUC 1 15 năm 72 Đào Đức Mỵ Hạ tầng 8 60,6 60,6 0 142 LUC 1 15 năm 73 Đặng Văn Hùng Hạ tầng 5 59 23,7 35,3 35,3 26 210 59 LUC 1 15 năm 74 Đào Thị Lụa Hạ tầng 130,9 30,6 100,3 15 132 30,6 LUC 1 15 năm 75 Đào Thị Măng Hạ tầng 7 39,5 24 11 24 24 LUC 1 15 năm Hạ tầng 13 2,5 2,5 15,5 LUC 1 HN 76 Đào Thị Ngọ (Tẫn) Hạ tầng 9 185,9 39,5 146,4 73 182 39,5 LUC 1 15 năm 77 Đào Đức Quân Hạ tầng 12 363 81,3 281,7 115 240 81,3 LUC 1 15 năm 78 Đào Văn Huyên Hạ tầng 14 38,3 15,4 22,9 22,9 38,3 LUC 1 HN Hạ tầng 15 416,6 2 414,6 2 LUC 1 HN Hạ tầng 18 275,9 182,5 93,4 182,5 LUC 1 HN Hạ tầng 20 62,9 5,5 57,4 5,5 LUC 1 HN Hạ tầng 21 33,8 1,6 32,2 1,6 LUC 1 HN 79 Phạm Văn Hiếu Hạ tầng 24 333,2 8,3 324,9 18 295 8,3 LUC 1 15 năm 80 Đỗ Anh Đàn 4 516,1 13,2 502,9 13,2 ONT 81 Đỗ Văn Dự 18 228,3 21,8 206,5 23,7 ONT 82 Nguyễn Phú Tâm 19 288,9 10,4 278,5 8,0 ONT 83 Nguyễn Văn Trám 138 655,5 15,7 639,8 16,3 ONT 84 Nguyễn Trọng Hoan 160 367,6 16,0 351,6 16,0 ONT 85 Đỗ Quang Hưng 252 409,6 27,8 381,8 27,8 ONT 86 Nguyễn Công Tiến 155 727,0 46,6 680,4 20,5 ONT 87 Trần Hồng Thái 166 253,4 15,8 237,6 7,0 ONT 88 Nguyễn Công Ơn 167 259,7 17,5 242,2 7,3 ONT 89 Trần Hữu Thậm 168 376,6 25,4 351,2 10,3 ONT 90 Nguyễn Công Bảo 169 231,6 15,6 216,0 6,2 ONT Số TT Họ và tên Xứ đồng Trên bản đồ địa chính Trên sổ bộ thuế Diện tích bồi thường (m2) Loại đất Hạng đất Hình thức sử dụng Số thửa Diện tích (m2) Diện tích chiếm dụng (m2) Diện tích còn lại (m2) Diện tích KCT (m2) Số TT Diện tích (m2) 91 Nguyễn Thị Khanh 170 270,9 19,3 251,6 7,2 ONT 92 Vương Văn Phê 179 274,8 18,7 256,1 7,2 ONT 93 Nguyễn Công Duân 180 273,3 15,7 257,6 7,2 ONT 94 Nguyễn Thị Thu 181 270,6 11,5 259,1 7,2 ONT 95 Nguyễn Công Lân 189 284,9 10,6 274,3 8,0 ONT 96 Nguyễn Công Thế 190 213,2 13,6 199,6 8,0 ONT 97 Ngô Thị Nhỡ 210 351,5 14,6 336,9 12,4 ONT 98 Đào Văn Bái 2 27,7 23,4 4,3 24,0 ONT 99 Đào Xuân Chuẩn 77 1473,6 210,7 1262,9 210,7 BHK 100 Phạm Văn Hằng 82 775,7 102,4 673,3 102,4 BHK 101 Phạm Văn Hùng 83 738,7 11,3 727,4 11,3 BHK 102 Đào Văn Mừng 88 924,7 53,9 870,8 53,9 BHK THÔN THUẾ Xà Đ.CHÍNH Xà UBND Xà CHI CỤC THUẾ PHÒNG TN&MT HỘI ĐỒNG BTGPMB ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHQL009.doc
Tài liệu liên quan