Tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện Thạch Thất - Thành Phố Hà Nội: ... Ebook Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện Thạch Thất - Thành Phố Hà Nội
88 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2437 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện Thạch Thất - Thành Phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
trêng ®¹I häc n«ng nghiÖp Hµ NéI
----------------------------
LÊ VĂN QUYẾT
ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TẠI MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH THẤT THÀNH PHỐ HÀ NỘI
luËn v¨n th¹c sÜ N¤NG NGHIÖP
Chuyªn ngµnh :: Qu¶n Lý ®Êt ®ai
M· sè : 60.62.16
Ngêi híng dÉn khoa häc : PGS.ts. nguyÔn THANH TRµ
Hµ Néi - 2009
Môc lôc
LêI CAM §OAN
T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu cña b¶n th©n. C¸c sè liÖu, kÕt qu¶ nªu trong luËn v¨n lµ trung thùc vµ cha tõng ®îc ai c«ng bè trong bÊt kú luËn v¨n nµo kh¸c.
T«i xin cam ®oan r»ng c¸c th«ng tin trÝch dÉn trong luËn v¨n ®Òu ®îc chØ rõ nguån gèc.
T¸c gi¶ luËn v¨n
Lª V¨n QuyÕt
LêI C¶M ¥N
Trong qu¸ tr×nh ®iÒu tra, nghiªn cøu ®Ó hoµn thµnh luËn v¨n, ngoµi sù nç lùc cña b¶n th©n, t«i ®· ®îc sù híng dÉn nhiÖt t×nh, chu ®¸o cña c¸c nhµ khoa häc, t«i ®· nhËn ®îc sù híng dÉn nhiÖt t×nh, chu ®¸o cña c¬ quan, tæ chøc, nh©n d©n vµ ®Þa ph¬ng.
T«i xin bµy tá sù c¶m ¬n tr©n träng nhÊt tíi gi¸o viªn híng dÉn khoa häc PGS.TS NguyÔn Thanh Trµ ®· tËn t×nh híng dÉn, gióp ®ì t«i trong suèt qu¸ tr×nh hoµn thµnh luËn v¨n.
T«i xin tr©n träng c¶m ¬n sù gãp ý ch©n thµnh cña c¸c thÇy, c« gi¸o trong khoa vµ nhµ trêng, Ban båi thêng GPMB huyÖn Th¹ch ThÊt, Ban QLDA më réng vµ hoµn thiÖn ®êng L¸ng Hoµ L¹c, phßng TN&MT huyÖn, UBND c¸c x· Th¹ch Hoµ, §ång Tróc, H¹ B»ng...®· gióp ®ì nhiÖt t×nh gióp ®ì t«i trong qu¸ tr×nh hoµn thµnh luËn v¨n nµy.
T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n!
T¸c gi¶ luËn v¨n
Lª V¨n QuyÕt
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
STT
Các chữ viết tắt
Ký hiệu
1
Giải phóng mặt bằng
GPMB
2
Tái định cư
TĐC
3
Luật Đất đai
LĐĐ
4
Hiến pháp
HP
5
Uỷ ban nhân dân
UBND
6
Doanh nghiệp
DN
7
Trung ương
TW
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
4.1 Giá trị sản xuất huyện Thạch Thất qua các năm 28
4.2 Các thành phần và cơ cấu kinh tế huyện Thạch Thất qua các năm 29
4.3 Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp (triệu đồng) 30
4.4 Giá trị một số sản phẩm tiểu thủ công nghiệp 30
4.5 Giá trị sản xuất ngành dịch vụ 31
4.6 Dân số huyện Thạch Thất giai đoạn 2001-2007 32
4.7 Cơ cấu lao động phân theo ngành nghề (năm 2005) 33
4.8 Tổng hợp số hộ được bồi thường, hỗ trợ (của 02 dự án) 46
4.9 Tổng hợp số tiền đất được bồi thường, hỗ trợ dự án xây dựng cụm Công nghiệp Bình Phú – Phùng Xá 49
4.10 Tổng hợp số tiền bồi thường hỗ trợ về đất dự án mở rộng & hoàn thiện đường Láng Hoà Lạc (đợt 1) 49
4.11 Tổng hợp số tiền đất dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng Hoà Lạc (đợt 2) 49
4.14 Tổng hợp tiền cây hoa màu (lúa), tài sản của 02 dự án 60
4.15 Tổng hợp các khoản hỗ trợ của 02 dự án 62
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng. Đất đai là tài sản do Nhà nước thống nhất quản lý.
Đất đai là nguồn tài chính tiềm năng, nguồn nhân lực cơ bản để phát triển kinh tế đất nước, nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Đất đai được coi là một loại bất động sản, là một hàng hoá đặc biệt, vì những tính chất của nó như cố định về vị trí, giới hạn về không gian, vô hạn về thời gian sử dụng và trong quá trình sử dụng nếu sử dụng đất đai một cách hợp lý thì giá trị của đất không những mất đi mà còn tăng lên.
Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới, việc bồi thường đất đai, giải phóng mặt bằng (GPMB), tái định cư (TĐC) là hiện tượng mà Nhà nước phải đối mặt như một quy luật tất yếu và phổ biến, không thể tránh khỏi. Đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm, phức tạp tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội.
Trong điều kiện quỹ đất ngày càng hạn hẹp, giá đất ngày càng cao, nhịp độ phát triển ngày càng lớn thì nhu cầu GPMB càng trở nên cấp thiết và trở thành một thách thức lớn đối với sự phát triển kinh tế, chính trị - xã hội trên phạm vi vùng, quốc gia. Vấn đề bồi thường giá đất, GPMB trở thành điều kiện tiên quyết để thực hiện dự án phát triển, nếu không được xử lý tốt thì sẽ trở thành vật cản của sự phát triển kinh tế - xã hội, bởi vậy đòi hỏi phải có sự quan tâm đúng mức và giải quyết triệt để.
Ngày nay đất nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế, công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Chúng ta đã và đang triển khai nhiều dự án đầu tư xây dựng và cải thiện cơ sở hạ tầng, các dự án đều cần quỹ đất. Sự phát triển đô thị, khu dân cư, an ninh quốc phòng, cơ sở sản xuất đều cần có qũy đất. Việc GPMB, thu hồi đất đang diễn ra ở mọi nơi song gặp nhiều khó khăn trong công tác bồi thường, TĐC làm ảnh hưởng đến tiến độ và thời gian thi công công trình, gây nhiều thiệt hại cho Nhà nước. Việc bồi thường, TĐC hiện nay được thực hiện theo các quy định của Chính phủ như: điều 42 Luật Đất đai (LĐĐ) ngày 26/11/2003, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất và Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 197/2004/NĐ-CP.
Vì những lý do nêu trên, để nhìn nhận đầy đủ về công tác bồi thường, GPMB, hỗ trợ, TĐC ở huyện Thạch Thất - thành phố Hà Nội, được sự phân công của khoa Đất và Môi trường, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo - PGS.TS Nguyễn Thanh Trà, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện Thạch Thất - Thành Phố Hà Nội”, nhằm điều tra, tìm hiểu thực trạng và tìm ra nguyên nhân gây cản trở, Đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần đẩy nhanh tiến độ công tác bồi thường, GPMB, đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính của Nhà nước.
1.2 Mục đích, yêu cầu
1.2.1 Mục đích
- Tìm hiểu và đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên tại một số dự án trên địa bàn huyện Thạch Thất - Thành phố Hà Nội.
Rút ra những ưu điểm và vấn đề còn tồn tại trong việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC tại một số dự án trên địa bàn huyện Thạch Thất.
- Đề xuất ý kiến, góp phần hoàn thiện và đẩy mạnh công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất phục vụ cho mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
1.2.2 Yêu cầu
- Hiểu và nắm vững các chính sách bồi thường, GPMB cũng như các văn bản pháp lý có liên quan đến công tác GPMB.
- Các số liệu, tài liệu điều tra phải phản ánh đúng tình hình thực hiện chính sách bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ở một số dự án trên địa bàn huyện Thạch Thất - thành phố Hà Nội.
- Các số liệu phải có độ chính xác và được phân tích, đánh giá một cách khách quan.
II. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Bản chất của công tác bồi thường, GPMB
Theo từ điển tiếng Việt thì: "Bồi thường" hay “ đền bù” có nghĩa là trả lại tương xứng giá trị hoặc công lao cho một chủ thể nào đó bị thiệt hại vì một hành vi của chủ thể khác. “GPMB” có nghĩa là di dời, di dân đi nơi khác để lấy mặt bằng xây dựng công trình [21].
Điều này có nghĩa là:
+ Không phải mọi khoản đều bồi thường bằng tiền
+ Sự mất mát của người bị thu hồi đất không chỉ là về mặt vật chất mà nhiều trường hợp còn mất mát cả về tinh thần nhất là khi phải tái định cư.
+ Về mặt hành chính thì đây là một quá trình không tự nguyện, có tính cưỡng chế và vốn là điều hoà sự "hi sinh" không chỉ là một sự bồi thường ngang giá tuyệt đối.
Việc bồi thường có thể vô hình (xin lỗi) hoặc hữu hình (bồi thường bằng tiền, bằng vật chất khác), có thể do các quy định của pháp luật điều tiết, hoặc do thỏa thuận giữa các chủ thể.
Trên thực tế, ngoài các khoản bồi thường nói trên thì có một hình thức bồi thường khác gọi là việc hỗ trợ.
Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế được quy định tại điều 36 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 và các văn bản hướng dẫn như Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ. Từ đó có thể hiểu bản chất của công tác bồi thường, GPMB trong tình hình hiện nay không đơn thuần là bồi thường về mặt vật chất mà còn phải đảm bảo được lợi ích của người dân phải di chuyển. Đó là họ phải có được chỗ ở ổn định, có điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ, được hỗ trợ ổn định đời sống sản xuất, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp để tạo điều kiện cho người dân sống và ổn định.
2.2 Chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC của các tổ chức tài trợ và một số nước trên thế giới
2.2.1 Chính sách bồi thường, hỗ trợ và GPMB của một số nước trên thế giới
Với những đặc thù về quan hệ đất đai, nhiều nước trên thế giới cố gắng không ngừng trong việc hoàn thiện chính sách pháp luật trong đó có chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, đặc biệt các nỗ lực trong việc khôi phục cuộc sống và khôi phục nguồn thu nhập cho người bị ảnh hưởng. Từ kinh nghiệm lý thuyết và thực tế cho thấy, các yếu tố đảm bảo cho bồi thường, hỗ trợ và TĐC thành công là những chính sách phù hợp của Chính phủ, nguồn tài chính đầu tư, khâu tổ chức của chính quyền địa phương, trình độ nhận thức và hiểu biết pháp luật của người dân, đồng thời phải có sự kiểm soát, giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý Nhà nước. Có thể nói những thành công và thất bại của các nước mà chúng ta có thể rút ra được những bài học quý giá.
1. Trung Quốc
Có thể thấy rằng pháp LĐĐ của Trung Quốc có nhiều nét tương đồng với LĐĐ của Việt Nam. Tuy nhiên nhìn về tổng thể, Trung Quốc là một nước khá thành công trong việc thực hiện công tác bồi thường và TĐC. Nguyên nhân chính của sự thành công đó là do nước này có một hệ thống pháp luật nói chung và pháp LĐĐ nói riêng rất đầy đủ, chi tiết đồng bộ, phù hợp với công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất năng động, khoa học. Cùng với một Nhà nước pháp quyền vững chắc, năng lực thể chế của chính quyền địa phương theo thẩm quyền có hiệu lực cao, người dân có ý thức chấp hành pháp luật nghiêm minh. Bên cạnh đó việc sử dụng đất đai tại Trung Quốc thực sự tiết kiệm, Nhà nước Trung Quốc hoàn toàn cấm việc mua bán chuyển nhượng đất đai. Do vậy thị trường đất đai gần như không tồn tại mà chỉ có thị trường nhà cửa. Trung Quốc xây dựng chính sách và các thủ tục rất chi tiết ràng buộc hoạt động TĐC với nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó mục tiêu của chính sách này là cung cấp cơ hội cho TĐC thông qua cách tiếp cận cơ bản nơi ở ổn định, tạo nguồn lực sản xuất cho người thuộc diện bồi thường và tái định cư. Về phương thức bồi thường, Nhà nước thông báo cho người sử dụng đất biết trước việc họ sẽ bị thu hồi đất trong thời hạn một năm. Người dân có quyền lựa chọn các hình thức bồi thường, bằng tiền hoặc nhà tại khu ở mới. Giá bồi thường theo tiêu chuẩn giá thị trường. Nhưng đồng thời được Nhà nước quy định cho từng khu vực và điều chỉnh rất linh hoạt cho phù hợp với thực tế. Đối với các dự án phải bồi thường GPMB thì kế hoạch TĐC chi tiết được chuẩn bị trước khi thông qua dự án cùng với việc dàn xếp kinh tế, khôi phục cho từng địa phương từng hộ gia đình và từng người bị ảnh hưởng [1].
2. Thái Lan
Pháp LĐĐ Thái Lan cho phép hình thức sở hữu cá nhân với đất đai, vì vậy khi Nhà nước hoặc các tổ chức lấy đất thì đều phải có sự thỏa thuận về sử dụng đất giữa chủ dự án và chủ đang sử dụng khu đất đó (chủ sở hữu) trên cơ sở một hợp đồng.
Năm 1987 Thái Lan ban hành luật về trưng dụng bất động sản áp dụng cho việc trưng dụng đất phục vụ vào các mục đích xây dựng các công trình công cộng, an ninh quốc phòng. Luật BE 2530 quy định những nguyên tắc thu hồi đất, nguyên tắc tính giá trị bồi thường các loại tài sản được bồi thường, trình tự lập dự án, duyệt dự án, lên kế hoạch bồi thường trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Luật còn quy định thủ tục thành lập các cơ quan, uỷ ban tính toán bồi thường TĐC, trình tự đàm phán, nhận tiền bồi thương, trình tự khiếu nại, giải quyết khiếu nại, trình tự đưa ra toà án [2]
Về giá đất làm căn cứ bồi thường thì căn cứ mức giá do một ủy ban của Chính phủ xác định trên cơ sở thực tế giá thị trường chuyển nhượng bất động sản. Qúa trình bồi thường chủ yếu bằng tiền mặt.
Việc chuẩn bị khu TĐC được chính quyền Nhà nước quan tâm đúng mức, luôn đáp ứng đầy đủ các nhu cầu tái định cư, cho nên họ chủ động được công tác này.
Việc tuyên truyền vận động đối với các đối tượng được di dời được thực hiện rất tốt, việc bố trí cán bộ có phẩm chất, năng lực phục vụ công tác bồi thường, GPMB rất được quan tâm, các tổ chức chuyên trách thực hiện công tác này.
Sự thống nhất trong chỉ đạo điều hành giải quyết, sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, phân cấp rõ về trách nhiệm, sự phối hợp cao trong quá trình giải quyết vấn đề, cũng góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác bồi thường, GPMB .
2.2.2 Chính sách bồi thường thiệt hại và TĐC của các tổ chức tài trợ (WB và ADB)
Theo ngân hàng thế giới (WB), ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và các tổ chức phi Chính phủ thì bản chất của việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phục vụ mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng phải đồng thời đảm bảo lợi ích của những người bị ảnh hưởng để họ có một cuộc sống tốt hơn trước về mọi mặt. Trên tinh thần giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác động của việc thu hồi đất có chính sách thỏa đáng, phù hợp đảm bảo cho người bị thu hồi đất không gặp bất lợi hay khó khăn trong cuộc sống. Khắc phục cải thiện chất lượng cuộc sống, nguồn sống đối với người bị ảnh hưởng. Để thực hiện được phương châm đó thì trong công tác bồi thường và TĐC phải nhìn nhận con người là trung tâm chứ không phải chính sách bồi thường vật chất. Từ quan điểm đó chính sách bồi thường công bằng là bồi thường ngang bằng với tình trạng như không có dự án được sử dụng bằng giá thay thế, sao cho đời sống của người bị ảnh hưởng sau khi được bồi thường ít nhất phải đạt được ngang mức cũ của họ như trước khi có dự án. Tuy vậy các chính sách này cũng có những khác biệt so với chính sách của Nhà nước Việt Nam như:
- Khái niệm hợp pháp hay không hợp pháp trong chính sách bồi thường, TĐC là một trong những khác biệt có khả năng gây ra những vấn đề xã hội lớn khi áp dụng chính sách TĐC của ADB. Theo ADB và WB thì thiếu chứng thư hợp pháp về đất sẽ không ảnh hưởng tới bồi thường cho một số nhóm dân bị ảnh hưởng và được mở rộng đối với cả đối tượng không bị thiệt hại về đất và tài sản mà chỉ bị ảnh hưởng tới mặt tinh thần. Ở Việt Nam trước kia chỉ bồi thường cho những người có chứng thư hợp pháp nhưng ở Nghị định 197/2004/NĐ-CP đó mở rộng hơn khái niệm hợp pháp, đồng thời có quy định rõ ràng các trường hợp không được bồi thường về đất nếu xét thấy cần được hỗ trợ thì UBND cấp tỉnh ra quyết định đối với từng trường hợp có thể.
- Theo chính sách của ADB thì việc bồi thường, hỗ trợ và TĐC bao giờ cũng phải hoàn thành xong trước khi tiến hành công trình xây dựng, trong khi ở Việt Nam chưa có quy định rõ ràng về thời hạn này (rất nhiều dự án về giải tỏa mặt bằng và triển khai thi công, chỗ nào GPMB xong thì thi công trước tránh lấn chiếm đất đai), do vậy, nhiều gia đình còn chưa kịp thời sửa chữa, xây dựng lại hoặc xây dựng nhà ở mới ổn định trước khi giải tỏa.
- Quy định của ngân hàng ADB là không những phải thông báo đầy đủ các thông tin về dự án cũng như chính sách bồi thường, tái định cư của dự án cho các hộ dân mà còn tham khảo ý kiến và tìm mọi cách thỏa mãn các yêu cầu chính đáng của họ trong suốt quá trình kế hoạch hóa cũng như thực hiện công tác tái định cư. ở Việt Nam, thực tế cho thấy việc thực hiện đầy đủ nội dung này là rất khó khăn, vì việc thu hồi đất là quyền của Nhà nước, nhưng việc di chuyển theo kế hoạch như thế nào, TĐC ra sao hầu như không trả lời ngay được.
- Theo quy định của Ngân hàng ADB, ngoài giám sát nội bộ, cơ quan thực hiện dự án phải do một tổ chức bên ngoài giám sát độc lập để đảm bảo những thông tin là khách quan. Nhiệm vụ của cơ quan giám sát độc lập phải kiểm tra xem các hoạt động TĐC có được triển khai đúng không? Từ đó có những kiến nghị biện pháp giải quyết, sao cho công tác TĐC đạt được mục tiêu cuối cùng là giải quyết những vướng mắc nảy sinh.
Các chính sách hiện hành tại Việt Nam chưa có quy định về giám sát độc lập về TĐC. Cho nên việc giám sát độc lập công tác TĐC là công tác khá mới mẻ ở Việt Nam và ít cá nhân quen với công việc này.
- Phạm vi ảnh hưởng của dự án phải quan tâm theo ADB là rất rộng còn theo chính sách hiện hành của Việt Nam thì vẫn còn hạn chế [20].
2.3 Chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất ở Việt Nam
2.3.1 Những văn bản pháp quy của nhà nước về đất đai
Sau khi cách mạng tháng 8 thành công, chúng ta tiến hành xoá bỏ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ, thiết lập quyền sở hữu ruộng đất cho nhân dân.
Hiến pháp (HP) năm 1959, Nhà nước thừa nhận tồn tại hình thức sở hữu đất đai ở nước ta gồm có sở hữu Nhà nước, sở hữu tư nhân và sở hữu tập thể. Thời kỳ này quan hệ đất đai trong bồi thường chủ yếu là thỏa thuận, sau đó thống nhất giá trị bồi thường mà không cần cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường hay ban hành giá bồi thường.
Nghị định 151/TTg ngày 15 tháng 04 năm 1959 của Thủ tướng Chính phủ quy định thể lệ tạm thời về trưng dụng ruộng đất, là văn bản pháp quy đầu tiên liên quan đến việc bồi thường và TĐC bắt buộc ở Việt Nam. Nghị định này quy định những nguyên tắc cơ bản trong việc trưng dụng ruộng đất của nhân dân trong việc xây dựng những công trình do Nhà nước quản lý, đó là: "Đảm bảo kịp thời và đủ tiện ích cần thiết cho công trình xây dựng đồng thời chiếu cố đúng mức quyền lợi và đời sống của người có ruộng đất. Những người có ruộng đất được trưng dụng được bồi thường và trong trường hợp cần thiết được giúp giải quyết công ăn việc làm...". Có thể nói, những nguyên tắc cơ bản của việc bồi thường thiệt hại trong Nghị định 151/TTg là rất đúng đắn, đáp ứng nhu cầu trưng dụng đất đai trong những năm 1960. Tuy nhiên, Nghị định chưa quy định cụ thể mức bồi thường thiệt hại mà chỉ quan tâm đến sự thỏa thuận của các bên. Tiếp đó, ngày 06 tháng 07 năm 1959 ban hành Thông tư liên bộ: 1424/TTLB hướng dẫn thi hành Nghị định 151/TTg.
Ngày 11 tháng 01 năm 1970 Thủ tướng Chính phủ ban hành Thông tư: 1792/TTg quy định một số điểm tạm thời về bồi thường nhà cửa, đất đai và cây cối lâu năm, hoa màu cho nhân dân xây dựng vùng kinh tế mới, mở rộng thành phố trên nguyên tắc: "Phải đảm bảo thỏa đáng quyền lợi hợp pháp của Hợp tác xã và của nhân dân". Tuy nhiên, thông tư này mới chỉ dừng lại ở việc quy định bồi thường về tài sản trên đất mà chưa đề cập cụ thể đến chính sách bồi thường về đất.
HP năm 1980 quy định về đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý, ngày 01 tháng 07 năm 1980 Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 201/CP về việc "Không được phát canh, thu tô, cho thuê, cầm cố hoặc bán nhượng đất dưới bất cứ hình thức nào, không được dùng để thu những khoản lợi không do thu nhập mà có, trừ trường hợp do Nhà nước quy định". Quan hệ đất đai thời kỳ đơn thuần chỉ là quan hệ "Giao-thu" giữa Nhà nước và người sử dụng [10].
LĐĐ năm 1988, không nêu cụ thể việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, mà chỉ nêu tại phần nghĩa vụ của người sử dụng đất (Điều 48): " Đền bù thiệt hại cho người sử dụng đất để giao cho mình bồi hoàn thành quả lao động và kết quả đầu tư đó làm tăng giá trị của đất đó theo quy định của pháp luật " [13].
Các văn bản hướng dẫn thi hành LĐĐ năm 1988 không hướng dẫn nội dung về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chỉ tập trung vào việc bồi thường đất nông nghiệp, đất có rừng khi chuyển sang mục đích khác.
Nghị định số 186/HĐBT ngày 31 tháng 05 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng quy định về việc bồi thường đất nông nghiệp, đất có rừng khi chuyển sang mục đích khác. Tại điều 1 của Nghị định này quy định rõ: Mọi tổ chức, cá nhân được giao đất nông nghiệp, đất có rừng để sử dụng vào mục đích khác phải đền bù về đất nông nghiệp, đất có rừng cho Nhà nước. Tiền bồi thường tài sản trên mặt đất và tài sản trong lòng đất cho chủ sử dụng hợp pháp không thuộc các khoản tiền thiệt hại về đất. Khung mức giá bồi thường do UBND tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương (TW) quy định cụ thể mức bồi thường đối với từng quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh sát với giá đất ở địa phương nhưng không được thấp hơn hoặc cao hơn khung định mức bồi thường của Chính phủ.
HP năm 1992 công nhận và bảo vệ quyền sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân và quyền sở hữu cá nhân về tài sản. Điều 17 HP quy định: "Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển thềm lục địa và vùng trời... đều thuộc sở hữu toàn dân". Tại Điều 18, HP quy định về quyền quản lý của Nhà nước đối với đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo việc sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, đồng thời quy định việc giao đất cho các tổ chức, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài và có trách nhiệm, nghĩa vụ của người được Nhà nước cho sử dụng đất (Tổ chức và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, bồi thường khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm đất, được chuyển quyền sử dụng đất do Nhà nước giao theo quy định của pháp luật). Tại Điều 23, HP quy định: "Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hóa, trong trường hợp thật cần thiết vì lý do An ninh - Quốc phòng, lợi ích quốc gia mà Nhà nước trưng mua hay trưng dụng, có bồi thường tài sản của cá nhân hay tổ chức theo thời giá thị trường" [11].
Trên cơ sở HP năm 1992, thừa kế có chọn lọc LĐĐ năm 1988, LĐĐ năm 1993 ra đời với những đổi mới quan trọng, đặc biệt với nội dung thu hồi đất phục vụ cho công cộng và bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. LĐĐ năm 1993 thể chế hóa các quy định của HP năm 1992 về đất đai thông qua việc giao đất, cho thuê đất, chế độ quản lý, sử dụng các loại đất, quản lý việc sử dụng đất đúng hợp lý, xác định thời hạn giao đất, cho thuê đất, thẩm quyền thu hồi và giao, cho thuê đất; hạn mức sử dụng các loại đất và quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân sử dụng đất. Luật quy định rõ hơn về quyền của người được giao đất gồm: quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê, thế chấp. Đồng thời, Chính phủ quy định khung giá đất cho từng loại đất, từng vùng theo thời gian [14].
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của LĐĐ ngày 29 tháng 6 năm 2001 quy định cụ thể hơn về bồi thường, GPMB khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Chính phủ. Nhà nước có chính sách để ổn định đời sống cho người có đất bị thu hồi [16].
LĐĐ 2003 có ý nghĩa quan trọng, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra trong tiến trình phát triển nền kinh tế, ổn định chính trị - xã hội của đất nước, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. LĐĐ 2003 quy định thêm về chế tài áp dụng xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý và sử dụng đất đai, quy định cụ thể nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan Nhà nước trong quản lý đất đai, trình tự, thủ tục thực hiện quyền của người sử dụng đất. Về thu hồi đất, việc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế là một quy định mới của LĐĐ 2003. Bổ sung trường hợp thu hồi đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liền hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án. Quy định thêm về việc thu hồi đất đối với các trường hợp đất bị lấn, chiếm [17].
Về vấn đề bồi thường, tái định cư cho người có đất bị thu hồi được quy định tại điều 42: Người bị thu hồi loại đất nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi.
2.3.2 Một số văn bản về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích Quốc gia, lợi ích công cộng
Nghị định 90/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ quy định cụ thể các chính sách và phân biệt chủ thể sử dụng đất, cơ sở pháp lý để xem xét tính hợp pháp của thửa đất để lập kế hoạch bồi thường, GPMB theo quy định khi Nhà nước thu hồi đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích Quốc gia, lợi ích công cộng.
Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/04/1998 của Chính phủ quy định về việc đền bù khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích Quốc gia, lợi ích công cộng. Bao gồm cả đất sử dụng cho các dự án sản xuất kinh doanh, khu chế xuất, khu du lịch, khu đô thị mới, khu công nghiệp cao su, khu vui chơi giải trí, khu dân cư tập trung và các dự án đầu tư phát triển khác được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và đất sử dụng xây dựng các công trình phục vụ công ích, cộng đồng khác không nhằm mục đích kinh doanh của địa phương, do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW quyết định. Nghị định 22/1998/NĐCP ngày 24/04/1998 quy định chi tiết hơn, hoàn chỉnh hơn, toàn diện hơn, tiến bộ hơn và hợp lý hơn Nghị định 90/CP. Mở rộng phạm vi được bồi thường cho các đối tượng có khả năng hợp pháp hóa quyền sử dụng đất. Giá đất để tính bồi thường được tính trên cơ sở giá đất của địa phương ban hành theo quy định của Chính phủ nhân với hệ số K. Các Nghị định trước đây chủ yếu quan tâm đến việc bồi thường đất bị thu hồi và tài sản trên đất đó thì Nghị định 22/1998/NĐCP ngày 24/04/1998 đó có thêm một số chính sách hỗ trợ cũng như một số điều khoản mới về việc lập khu TĐC cho các hộ phải di chuyển.
Thông tư số 145/1998/TT-BTC ngày 04/11/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 22/1998/NĐCP ngày 24/04/1998 quy định phương pháp hệ số K để định giá đất bồi thường, lập lại phương án đền bù và bổ sung thêm một số nội dung như: Điều kiện đền bù về đất, đền bù về nhà, công trình kiến trúc về nhà cấp 4, đền bù cho người thuê nhà thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, đền bù cho doanh nghiệp (DN), đơn vị hành chính sự nghiệp... Điểm cần lưu ý trong Thông tư này là giao trách nhiệm cho chủ đầu tư là thành viên của Hội đồng GPMB xem xét, thẩm định. Trên cơ sở đó trình UBND tỉnh phê duyệt hoặc Hội đồng thẩm định thỏa thuận để UBND cấp huyện phê duyệt.
Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất. Đây là Nghị định thay thế cho Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/04/1998 của Chính phủ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, khi mà nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích kinh tế, quốc phòng, an ninh, mục đích công cộng ngày càng nhiều. Vì vậy, việc bồi thường cho người bị thu hồi đất, GPMB, hỗ trợ và TĐC phục vụ cho dự án là công việc thường xuyên lâu dài trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay. Nghị định này quy định chi tiết hơn, đầy đủ hơn và toàn diện hơn, tiến bộ hơn và hợp lý hơn Nghị định 22/1998/NĐCP ngày 24/04/1998, phù hợp với những nội dung thay đổi của LĐĐ năm 2003 thể hiện
- Về phạm vi điều chỉnh:
+ Ngoài trường hợp bồi thường, hỗ trợ TĐC khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích lợi ích Quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích kinh tế thì còn nêu thêm trường hợp bồi thường, hỗ trợ và TĐC đối với các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
+ Các trường hợp không thuộc phạm vi áp dụng của Nghị định. Cộng đồng dân cư xây dựng, chỉnh trang các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng bằng nguồn vốn do nhân dân đóng góp hoặc Nhà nước hỗ trợ. Khi Nhà nước thu hồi đất không thuộc phạm vi quy định của Nghị định.
- Về đối tượng áp dụng:
Tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất.
Người bị thu hồi đất bị thiệt hại tài sản gắn liền với đất bị thu hồi. Người có đất, tài sản thuộc phạm vi thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích đó mà tự nguyện biếu, tặng một phần hoặc toàn bộ đất, tài sản cho Nhà nước.
- Về chi trả bồi thường, hỗ trợ, TĐC:
+ Nhà nước tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, TĐC và GPMB quy định cho các trường hợp:
. Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.
. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất.
. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
+ Quy định về chi phí bồi thường, hỗ trợ và TĐC.
- Về bồi thường đất:
+ Về nguyên tắc bồi thường.
. Quy định thêm về trường hợp không đủ điều kiện được bồi thường thì UBND cấp tỉnh xem xét để hỗ trợ.
. Trường hợp người sử dụng đất được bồi thường mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai.
+ Quy định những trường hợp thu hồi đất mà không được bồi thường.
+ Về điều kiện để được bồi thường đất.
. Mở rộng hơn các trường hợp không có chứng thư pháp lý nhưng vẫn được bồi thường.
. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có các công trình là đình đền, chùa, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.
. Tổ chức sử dụng đất trong các trường hợp đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đó không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước. Đất nhận chuyển nhượng của người sử dụng đất hợp pháp mà tiền trả cho việc chuyển nhượng không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước. Đất sử dụng có nguồn gốc hợp pháp từ hộ gia đình, cá nhân.
+ Về giá đất:
. Giá để tính bồi thường là giá đất theo mục đích đang sử dụng tại thời điểm có quyết định thu hồi đất do UBND cấp tỉnh công bố theo quy định của Chính phủ vào ngày 01 tháng 01 hàng năm.
. Quy định thêm về giá đất trong trường hợp thực hiện bồi thường chậm.
. Quy định về chi phí đầu tư vào đất còn lại.
+ Về bồi thường, hỗ trợ đối với đất nông nghiệp.
. Tại điều 10 có quy định về đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư, đất vườn ao liền kề với đất ở trong khu dân cư. Ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp còn được hỗ trợ bằng tiền từ 20%-50% mức bồi thường đất ở liền kề.
. Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại và hỗ trợ đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất do nhận giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản (Không bao gồm đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ) của các nông lâm trường quốc doanh khi Nhà nước thu hồi đất.
+ Điểm cần lưu ý là ở Nghị định này, tại điều 15 quy định bồi thường đất ở đối với những người đang đồng quyền sử dụng đất, tại điều 16 quy định bồi thường đối với đất thuộc hành lang an toàn khi xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn.
- Về bồi thường tài sản:
+ Nguyên tắc bồi thường:
Quy định rõ những trường hợp được bồi thường, hỗ trợ và những trường hợp không được bồi thường.
+ Mức bồi thường:
Tài sản bồi thường theo mức độ thiệt hại thực tế, bằng giá trị hiện có của nhà và công trình. Nhưng tổng mức bồi th._.ường tối đa không hơn 100% giá trị của nhà, công trình xây mới.
+ Tại khoản 2 điều 20 xử lý các trường hợp bồi thường, hỗ trợ cụ thể về nhà, công trình không được cấp giấy phép xây dựng thì tuỳ theo mức độ, tính chất hợp pháp của đất, nhà và công trình được bồi thường và hỗ trợ.
+ Tại điều 21 quy định người đang sử dụng nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước bị phá đi được thuê nhà ở tại nơi TĐC, trường hợp đặc biệt không có nhà TĐC để bố trí thì được hỗ trợ bằng tiền để tự lo chỗ ở mới, mức hỗ trợ bằng 60% giá trị đất và 60 % giá trị nhà đang thuê.
+ Tại điều 26 quy định bồi thường cho người lao động do ngừng việc.
- Về chính sách hỗ trợ:
+ Hỗ trợ di chuyển: Quy định thêm về trường hợp người bị thu hồi đất ở, không còn chỗ ở khác trong thời gian chờ tạo lập chỗ ở mới (Bố trí vào khu TĐC) được bố trí vào nhà ở tạm hoặc hỗ trợ tiền thuê nhà ở.
+ Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất: Quy định thêm trường hợp khi Nhà nước thu hồi đất của tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh mà bị ngừng sản xuất kinh doanh.
+ Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm: Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi thu hồi trên 30% diện tích đất sản xuất nông nghiệp thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người trong độ tuổi lao động, mức hỗ trợ và số lao động do UBND thành phố quy định phù hợp với thực tế ở địa phương.
+ Hỗ trợ khi thu hồi đất công ích của xã, phường, thị trấn.
- Về TĐC.
+ Bố trí TĐC:
. Hộ gia đình bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở được thông báo về dự kiến phương án bố trí TĐC và phương án này được niêm yết công khai thời gian 20 ngày trước khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án.
. Tạo điều kiện cho các hộ vào khu TĐC được xem có thể khu TĐC và thảo luận công khai về dự kiến bố trí nhiều dự án.
+ Nghị định này có thêm những quy định mới về TĐC. Cụ thể: Tại điều 36 quy định các biện pháp hỗ trợ.
+ Tại điều 37 quy định quyền và nghĩa vụ của người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở. Tại điều 38 quy định TĐC đối với dự án đặc biệt mà phải di chuyển cả một cộng đồng dân cư.
- Về tổ chức thực hiện.
+ Giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và TĐC cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và TĐC cấp huyện hoặc giao cho tổ chức phát triển quỹ đất.
+ Nêu trách nhiệm của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và TĐC.
+ Thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và TĐC của dự án.
+ Nêu rõ trách nhiệm của UBND các cấp, của các sở, ban, ngành cấp tỉnh; của tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện bồi thường hỗ trợ và TĐC của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
+ Cưỡng chế thi hành quyết định thu hồi đất, GPMB.
+ Nêu chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và TĐC.
+ Khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
+ Đặc biệt tại điều 42 của Nghị định quy định sự thỏa thuận bồi thường, hỗ trợ giữa người được giao đất, được thuê đất hoặc tổ chức phát triển quỹ đất với người bị thu hồi đất.
Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 197/2004/NĐ-CP. Thông tư này hướng dẫn một số nội dung về bồi thường đất, bồi thường tài sản, các chính sách hỗ trợ, bố trí TĐC, tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất đối với các trường hợp quy định tại Nghị định 197/2004/NĐ-CP.
Cụ thể:
+ Giá đất để tính bồi thường và chi phí đầu tư vào đất còn lại, tại khoản 3, điều 9 Nghị định 197 có nêu về chi phí đầu tư vào đất còn lại thì ở Thông tư này hướng dẫn cách xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại.
+ Bồi thường đối với cả trường hợp khi hành lang bảo vệ an toàn công trình chiếm dụng khoảng không trên 70% diện tích đất sử dụng có nhà ở, công trình của một chủ sử dụng đất thì phần diện tích còn lại cũng được bồi thường theo quy định.
+ Bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi: Cách xác định giá trị hiện có của vườn cây lâu năm để tính bồi thường. Bồi thường đối với cây trồng và lâm sản trồng trên diện tích đất lâm nghiệp mà khi Nhà nước giao là đất trống, đồi núi trọc.
+ Về TĐC: Nêu các biện pháp hỗ trợ sản xuất và đời sống tại khu TĐC.
+ Về tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và TĐC: Nêu trình tự tổ chức thực hiện (Bồi thường). Nêu phương án và chi trả (Bồi thường).
+ Chi phí cho công tác tổ chức thực hiện: Dự toán chi phí, mức chi.
2.4 Thực tiễn bồi thường GPMB ở Việt Nam
2.4.1 Phương án bồi thường
Theo báo cáo xã hội học của Viện nghiên cứu Địa chính năm 2003, trong tổng số 6000 hộ được điều tra thì phương án bồi thường bằng tiền cho đến nay vẫn là phương án được áp dụng phổ biến (92,50%). Vì trên thực tế, quỹ đất phục vụ cho việc bồi thường GPMB và TĐC của mỗi địa phương không giống nhau, quỹ đất công ích còn lại của các địa phương không đáng kể, nên không đáp ứng được yêu cầu bồi thường bằng đất và lập khu TĐC. Mặt khác, số lượng các hộ di chuyển lớn, có những hộ diện tích đất thu hồi lớn nên việc bồi thường diện tích đất có cùng giá trị là rất khó. Hầu hết địa điểm khu TĐC và cơ sở hạ tầng khu TĐC không thỏa mãn yêu cầu của người bị thu hồi đất như cách xa trung tâm, không thể kinh doanh, buôn bán nên rất nhiều trường hợp người bị thu hồi đất lựa chọn phương án bồi thường bằng tiền. Thực tế cho thấy chính sách bồi thường chưa thật công bằng giữa các loại đất với nhau, giữa hộ gia đình với nhau và giữa 2 địa phương liền kề. Trong cùng một khu vực giải toả nhiều nơi có sự phân biệt giữa hai đối tượng sử dụng đất có ngành nghề khác nhau. Mức bồi thường lại quá thấp so với giá chuyển nhượng thực tế tại địa phương, tạo ra sự chênh lệch làm cho người bị thu hồi đất cảm thấy bị thiệt thòi, đòi tăng tiền bồi thường, không bàn giao mặt bằng đúng kế hoạch gây ảnh hưởng đến tiến độ của dự án [20].
2.4.2 Chính sách hỗ trợ
Một số địa phương chưa thực hiện chính sách hỗ trợ tuyển dụng đào tạo việc làm cho các hộ thuộc diện chính sách, mặc dù số hộ được hưởng chính sách rất cao.
Một số dự án có thực hiện chính sách đào tạo việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp song chất lượng đào tạo không đảm bảo trình độ và tay nghề để làm việc ở các nhà máy.
Tình trạng không có việc làm ở khu vực có dự án ngày càng cao, nhất là đối với các dự án chiếm dụng đất nông nghiệp có quy mô lớn. Vì vậy, sự di dân tự do vào các thành phố lớn ngày càng nhiều gây hậu quả lâu dài về mặt xã hội, nên phải có biện pháp giải quyết kịp thời.
2.4.3 Diện tích đất bồi thường, giá đất bồi thường
Cách xác định hạn mức đất ở bồi thường so với quy định còn tuỳ tiện, không thống nhất giữa các địa phương và các dự án với nhau.
Bồi thường đất nông nghiệp theo phân hạng đất đến nay quá lạc hậu, không còn phù hợp, nó không chỉ ảnh hưởng đến việc xác định giá bồi thường mà còn làm thất thu thuế nông nghiệp của Nhà nước.
Do giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý quan trọng trong việc xác định điều kiện được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, nhưng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở các địa phương còn chậm trễ gây không ít khó khăn cho công tác thu hồi, GPMB.
Hiện nay, những quy định về tính hợp pháp của thửa đất đang được điều chỉnh theo xu hướng giảm dần các căn cứ pháp lý. Vì vậy, để GPMB kịp tiến độ, nhiều địa phương đã phải thừa nhận và thỏa thuận bồi thường cho các trường hợp không có đủ căn cứ pháp lý về quyền sử dụng đất.
Công tác định giá đất ở các địa phương hiện nay chủ yếu dựa vào khung giá đất quy định của Chính phủ hàng năm, tuỳ vào giá mỗi loại đất, mỗi khu vực, tuỳ vào điều kiện có thể của mỗi địa phương mà ban hành khung giá đất ở các địa phương không giống nhau. Tuy nhiên, mức giá đều thấp hơn nhiều lần giá thực tế.
2.4.4 Bồi thường về tài sản, cây cối, hoa màu gắn liền với đất bị thu hồi
Trên cơ sở chính sách bồi thường và TĐC của Nhà nước cách xác định phương án bồi thường tài sản gắn liền với đất của các địa phương được người dân đồng tình ủng hộ. Nhiều dự án bồi thường cho một số công trình, cây cối, hoa màu cao hơn giá thị trường.
2.4.5 TĐC và cơ sở hạ tầng khu TĐC
Thực trạng trong những năm qua cho thấy việc xây dựng các khu TĐC của các dự án rất bị động, thiếu đồng bộ nhất là các dự án thuộc nguồn vốn TW, trong đó, tồn tại lớn nhất là cơ sở hạ tầng khu TĐC không được đầu tư theo quy định hoặc đầu tư nửa vời. Các dự án thiếu biện pháp phục hồi thu nhập tại nơi ở mới cho người TĐC. Các công trình khu công nghiệp khu chế xuất phương án bồi thường do các chủ dự án lập, Hội đồng GPMB chỉ tham gia với tư cách tư vấn. Vì vậy trách nhiệm của chính quyền địa phương thường không cao và là nguyên nhân làm giảm hiệu lực pháp luật của các chính sách bồi thường và TĐC, ảnh hưởng đến tiến độ GPMB.
Nguồn đất xây dựng các khu TĐC ở các khu đô thị loại I và loại II rất hiếm, mặc dù có chính sách xây dựng nhà ở ra khu ven đô nhưng chưa được người dân chấp nhận do giá căn hộ quá cao, có sự lệch lớn về chế độ xã hội, những hộ sống bằng nghề buôn bán thì hầu hết không lựa chọn phương án đổi đất lấy đất. Còn ở khu dân cư nông thôn, việc thu hồi đất làm ảnh hưởng đến tập quán sinh hoạt của người dân, giao đất mới với quy mô như diện tích hiện nay không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và nông nghiệp của người dân như: Nhà phải có sân phơi, gần gũi với họ hàng, đi lại thuận tiện...
Vì vậy, cần quy định rõ thêm dự án nào có khu TĐC và quy trình thẩm định kế hoạch TĐC có thể giúp cho người dân bị thu hồi không bị thiệt thòi sau khi giải tỏa.
2.4.6 Trình độ hiểu biết pháp LĐĐ và bồi thường GPMB
Công tác phổ biến pháp LĐĐ và chính sách bồi thường, GPMB và TĐC của Hội đồng bồi thường cho người bị thu hồi đất tại các địa phương tính theo mặt bằng chung là chưa sát thực tế. Phần lớn người dân rất quan tâm đến chính sách bồi thường GPMB nhưng công tác tuyên truyền ở các địa phương còn nhiều hạn chế, ở những vùng có trình độ dân trí cao thì kiến thức hiểu biết pháp luật, việc chấp hành các quy định của luật nghiêm minh và công tác GPMB đạt tiến độ và hiệu quả so với kế hoạch. Trái lại, đối với những vùng nông thôn, miền núi, vùng xa, hải đảo, do không có điều kiện tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật, mặt bằng dân trí thấp dẫn đến việc GPMB gặp khó khăn.
III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất tại hai dự án: Mở rộng và hoàn thiện đường cao tốc Láng Hoà Lạc; xây dựng cụm Công nghiệp Bình Phú - Phùng Xá trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
3.2 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu của đề tài chúng tôi tiến hành nghiên cứu theo các nội dung sau:
- Nghiên cứu chính sách bồi thường thiệt hại của một số nước, một số tổ chức (Ngân hàng thế giới WB, Ngân hàng phát triển Châu Á ADB) trên thế giới.
- Nghiên cứu các văn bản của TW, của UBND tỉnh Hà Tây (cũ), UBND thành phố Hà Nội quy định về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất tại 02 dự án trên địa bàn nghiên cứu. Cụ thể:
+ Đánh giá trình tự, tổ chức thực hiện, trách nhiệm của các cấp, các ngành;
+ Xác định đối tượng đủ điều kiện được bồi thường, không đủ điều kiện được bồi thường;
+ Xem xét việc thực hiện giá đền bù về đất, các tài sản trên đất bao gồm:
. Giá các loại đất
. Giá cây hoa màu trên đất
. Giá vật kiến trúc trên đất
+ Phân tích chính sách hỗ trợ và TĐC bao gồm
. Chính sách ổn định cuộc sống
. Chính sách đào tạo nghề
. Hộ gia đình thuộc diện chính sách
. Hộ gia đình phải di chuyển đến nơi ở mới
+ Đưa ra các giải pháp nhằm thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và TĐC một cách có hiệu quả nhất.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu: thu thập tài liệu, số liệu tại các phòng, ban có liên quan, tại 02 Bản quản lý dự án và tại UBND các xã nơi có đất bị thu hồi; thu thập các văn bản, tài liệu liên quan đến chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC của TW (Chính phủ, các Bộ ngành), thành phố Hà Nội và UBND tỉnh Hà Tây (cũ).
- Phương pháp điều tra: phỏng vấn trực tiếp cán bộ tham gia lập phương án bồi thường hỗ trợ GPMB, cán bộ thực hiện công tác thống kê kiểm đếm nhà cửa, công trình vật kiến trúc và cây hoa màu trên đất bị thu hồi.
- Phương pháp thống kê, tổng hợp, xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học.
- Phân tích, so sánh các số liệu điều tra.
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thạch Thất - thành phố Hà Nội
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Thạch Thất thuộc phía Tây Bắc tỉnh Hà Tây (cũ) nay là Thành phố Hà Nội, là vùng bán sơn địa, có tọa độ địa lý từ: 20058’23” đến 21027’54” Vĩ độ Bắc và 10027’54” và 105038’22” Kinh độ Đông.
Phía Bắc giáp huyện Phúc Thọ.
Phía Đông giáp huyện Phúc Thọ, Quốc Oai.
Phía Nam giáp huyện Quốc Oai, huyện Lương Sơn (Tỉnh Hòa Bình)
Phía Tây giáp huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây.
Diện tích tự nhiên của toàn huyện trước đây là 131,84km2, đơn vị hành chính gồm Thị trấn Liên Quan và 20 xã trong đó có 4 xã nằm ở phía Bắc, 9 xã nằm ở phía Đông, 4 xã nằm ở phía Nam và 3 xã nằm ở phía Tây. Theo quyết định điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội, từ ngày 01/8/2008, có thêm ba xã thuộc huyện Lương Sơn - Hoà Bình được sáp nhập vào huyện Thạch thất là : xã Tiến Xuân, Yên Trung và Yên Bình. Diện tích đất tự nhiên được điều chỉnh từ 131,84 km2 lên thành 202,5km2.
4.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Huyện Thạch Thất có địa hình đa dạng, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Được chia làm 2 loại địa hình là vùng đồi gò, bán sơn địa nằm ở phía Tây và vùng đồng bằng nằm ở phía Đông. Cụ thể như sau :
Vùng đồi gò, bán sơn địa: Nằm ở phía hữu sông Tích và các xã mới sáp nhập nằm phía Tây Nam huyện với diện tích khoảng 142,6km2, chiếm 70,4% diện tích địa hình trong vùng không đồng đều, gồm những đồi núi thấp xẽn kẽ các dộc trũng. Đất đai chủ yếu nằm trên nền đá phong hóa xen lẫn lớp sỏi ong, tầng đất canh tác thấp.
Vùng đồng bằng: Nằm ở phía tả ngạn sông Tích, địa hình tương đối bằng phẳng, địa chất tương đối đồng nhất, chủ yếu nằm trên vùng đất phù sa, riêng sông Tích là nền địa chất phù sa cổ.
4.1.1.3 Khí hậu
Huyện Thạch Thất nằm trong vùng khí hậu đồng bằng Bắc Bộ mang đặc thù của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa Đông lạnh, mùa Hè nóng ẩm mưa nhiều.
Nhiệt độ: nhiệt trung bình trong năm khoảng 23,40C, trong đó cao nhất lên tới trên 37,50C và thấp nhất là 50C.
Số giờ nắng: trong năm trung bình là 1.680 giờ, năm cao nhất là 1.700 giờ, năm thấp nhất 1.460 giờ.
Lượng mưa: bình quân năm là 1.628 mm, cao nhất là 2.163 mm và thấp nhất là 1.519 mm. Lượng mưa phân bố trong năm không đồng đều, mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 85% tổng lượng mưa cả năm, lượng mưa ngày lớn nhất có thể lên tới 336 mm. Mùa khô từ cuối tháng 10 đầu tháng 11 đến tháng 3 năm sau, tháng mưa ít nhất trong năm là tháng 12, tháng 1 và lượng mưa chỉ là 16 – 23 mm.
Lượng bốc hơi: bình quân năm khoảng 860 mm, bằng 57% so với lượng mưa trung bình cả năm.
Độ ẩm: không khí trung bình năm khoảng 83%, giữa các tháng trong năm biến thiên từ 80 - 89 %. Độ ẩm không khí thấp nhất trong năm là tháng 11 và 12 tuy nhiên độ chênh lệch về độ ẩm giữa các tháng không lớn.
Gió: hướng gió thịnh hành về mùa lạnh là gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Còn lại các tháng trong năm chủ yếu là gió Đông Nam. Thỉnh thoảng xuất hiện gió Tây Nam vào các tháng 6, 7.
4.1.1.4 Thuỷ văn
Nước mặt: Nguồn nước mặt chủ yếu trong khu vực được cung cấp bởi sông Tích, kênh dẫn nước Đồng Mô - Ngài Sơn, Phù Sa. Nước mưa được lưu giữ trong các ao hồ, chủ yếu là các hồ thủy lợi vừa và nhỏ.
Nước ngầm: Được chia làm hai khu vực. Vùng gò đồi phía phải sông Tích có mực nước ngầm khá sâu, kết quả khoan thăm dò ở Hòa Lạc thấy nước ngầm ở độ sâu 70 - 80m, lượng nước này không lớn nhưng có chất lượng tốt. Vùng đồng bằng phía trái sông Tích có mực nước ngầm nông và khá dồi dào, hầu hết các giếng khơi sâu trên 8m đều có nước, nhiều giếng có nước ở độ sâu 5m.
4.1.1.5 Tài Nguyên
Huyện Thạch Thất là khu vực khan hiếm tài nguyên thiên nhiên. Các khoáng sản chính chỉ có: sét để sản xuất gạch ngói, đá ong. Sét có nhiều ở Đại Đồng; đất để sản xuất vật liệu xây dựng phân bố ở nhiều nơi những tập trung nhiều ở Cẩm Yên, Đồng Trúc, Đại Đồng ; đất, đá, đá bazan tại các xã Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình. Đá ong phân bố dọc tỉnh lộ 420, chủ yếu tập trung ở xã Bình Yên, Thạch Hoà. Diện tích rừng lớn với 2403,64 ha đất rừng, chiếm 11% tổng diện tích tự nhiên nhưng tính đa dạng sinh học không cao. Phần lớn là rừng trồng tập trung tại các xã mới sáp nhập về Thạch thất (72%) là Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình, một phần là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng thuộc Vườn quốc gia Ba Vì. Tài nguyên nước trước đây dồi dào nhưng những năm gần đây do tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng dẫn đến nguồn nước bị ô nhiễm và suy giảm, đặc biệt là các nguồn nước ngầm có nguy cơ cạn kiệt.
4.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội
4.1.2.1 Những thành tựu kinh tế đạt được
Tăng trưởng kinh tế
Trong giai đoạn 2002-2007, tốc độ tăng trưởng bình quân của huyện đạt 21,89%/năm. Trong đó tổng giá trị sản xuất năm 2007 đạt 1.640.100 triệu đồng. Cụ thể tổng giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất của Huyện trước khi nhập ba xã của Hoà Bình trong một số năm gần đây được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.1 Giá trị sản xuất huyện Thạch Thất qua các năm
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Tăng trưởng (%)
Giá trị sản xuất (triệu đồng)
Tổng giá trị sản xuất
526.058
730.018
923.094
1.162.300
1.386.761
1.640.100
21,89
-Nông, lâm, thuỷ sản
216.631
226.600
238.580
251.800
265.130,5
277.060
5,67
+Nông nghiệp
208.956
219.794
229.980
242.735
256.530,5
268.350
5,74
+Lâm nghiệp
4.115
3.227
4.600
4.650
3.000
2.500
0,09
+Thuỷ sản
3.560
3.579
4.000
4.415
5.600
6.200
9,07
-Công nghiệp, xây dựng
164.065
337.768
489.314
686.000
866.312
1.082.890
43,00
-Thương mại, dịch vụ
145.362
165.650
195.200
224.500
255.318
280.150
12,21
Nguồn: Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội của huyện các năm.
Cơ cấu kinh tế và các thành phần kinh tế
Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của huyện có những bước chuyển biến rõ rệt. Năm 2007, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng đạt 65,6%; ngành nông nghiệp là 16,8% và tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ là 17,6%. Ngành công nghiệp xây dựng có tốc độ tăng trưởng nhanh và ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế xã hội của huyện.
Bảng 4.2 Các thành phần và cơ cấu kinh tế huyện Thạch Thất qua các năm
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng giá trị sản xuất
100,00
100,00
100,00
100,00
100,0
100,0
Nông, lâm, thuỷ sản
41,18
31,04
25,85
21,66
19,1
16,8
Công nghiệp, xây dựng
31,19
46,27
53,01
59,02
62,5
65,6
Thương mại, dịch vụ
27,63
22,69
21,15
19,32
18,4
17,6
Nguồn: Tính toán trên số liệu báo cáo phát triển kinh tế - xã hội của huyện các năm.
4.1.2.2 Thực trạng phát triển các ngành, các lĩnh vực chủ yếu
a/ Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Trong những năm qua, ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của huyện tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và tập trung vào một số ngành chủ yếu như vật liệu xây dựng, lắp ráp xe máy, công nghiệp cơ khí, sản xuất đồ mộc. Năm 2004, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của huyện là 489,314 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành đạt 37,8%, vượt mục tiêu của quy hoạch cũ đề ra, năm 2006 đạt 886,312 tỷ đồng. Trong đó, một số DN đã mạnh dạn đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm nên chất lượng sản phẩm cạnh tranh được với hàng ngoại, tiêu thụ nhanh hơn. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp TW bước đầu đã gắn với công nghiệp địa phương để cùng phát triển.
Bảng 4.3 Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp (triệu đồng)
Chỉ tiêu
2006
2007
Tốc độ tăng trưởng
Tổng giá trị sản xuất
886.312
1.096.776
23,7%
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp huyện quản lý.
751.012
960.400
27,9%
Công nghiệp tỉnh, TW
135.300
136.376
0,8%
Nguồn: Một số chỉ tiêu KTXH năm 2007 và kế hoạch năm 2008 huyện Thạch Thất.
Bên cạnh đó, hiện nay toàn huyện có 9 làng nghề (theo tiêu chí của tỉnh). Các ngành nghề thủ công truyền thống được khôi phục và hình thành nhiều nghề mới. Làng nghề ở Thạch Thất nổi tiếng với hàng mộc ở Chàng Sơn, kim khí ở Phùng Xá, đa ngành nghề ở Hữu Bằng. Sự phân bố ngành nghề ở Thạch Thất mang tính chất tập trung, có thể quy hoạch thành từng vùng riêng. Trong những năm gần đây đã có nhiều ngành nghề mới được mở ra với mẫu mã mới để xuất khẩu.
Bảng 4.4 Giá trị một số sản phẩm tiểu thủ công nghiệp
ĐVT: Triệu đồng
Đơn vị
2006
2007
VLXD
263.100
336.448
Chế biến lâm sản và đồ mộc
181.700
232.500
Sản xuất cơ kim khí
247.500
328.760
Chế biến lương thực
23.800
26290
Dệt may
9843
10520
Sản xuất khác
25069
25882
Tổng
751.012
960.400
Nguồn: Một số chỉ tiêu KT-XH năm 2007 và kế hoạch năm 2008 huyện Thạch Thất
c/ Thương mại - du lịch
Thương mại
Trong những năm gần đây, ngành thương mại và dịch vụ của huyện có những bước chuyển đáng kể, tổng giá trị sản xuất năm 2000 đạt 126192 triệu đồng, năm 2004 đạt 195000 triệu đồng, nhịp tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000-2004 đạt 12.2%, giai đoạn 2006 – 1007 tăng 11,7%.
Bảng 4.5 Giá trị sản xuất ngành dịch vụ
Đơn vị tính: triệu đồng
2000
2001
2002
2003
2004
2006
2007
Thương mại, dịch vụ
84.900
96.244
106.762
123.000
175.900
201.743
229.411
Dịch vụ, phi vật chất
40.892
44.078
38.000
42.000
45.500
52.700
54.862
Du lịch
400
430
600
650
720
875
938
Tổng
126.192
140.752
145.362
165.650
195.200
255.318
280.150
Nguồn: Báo cáo KT-XH huyện các năm-UBND huyện Thạch Thất
DN thương mại ngoài quốc doanh phát triển nhanh, từ năm 2000 đến nay, các DN ngoài quốc doanh phát triển nhanh về số lượng, phạm vi hoạt động đa dạng, giải quyết nhiều việc làm. Đến nay toàn huyện có 2875 DN hộ cá thể hoạt động thương mại với số lao động khoảng trên 6000 người, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy giao lưu hàng hoá.
Các trung tâm cụm dân cư, các thị trấn, thị tứ như Đại Đồng, Hoà Lạc, Hữu Bằng, Hạ Bằng, Bình Phú, Chàng Sơn, Yên Bình phát triển đa dạng hoá các loại hình dịch vụ và hình thành trung tâm buôn bán của địa phương, đóng góp nhiều cho sự phát triển của các xã trong huyện.
Du lịch
So với một số huyện khác lân cận, Thạch Thất có tiềm năng phát triển du lịch song chưa hình thành rõ nét các tour tuyến và điểm du lịch. Hiện chỉ có khu di tích chùa Tây Phương đang thu hút mạnh du khách trong nước. Ngoài ra, các làng nghề truyền thống và đặc biệt là nghệ thuật rối nước đang ẩn chứa tiềm năng lớn để phát triển các loại hình du lịch. Doanh thu từ hoạt động du lịch cũng chưa cao, năm 2004 đạt 720 triệu, nhịp tăng trung bình giai đoạn 2000-2005 khoảng 13,4%/năm; năm 2006 đạt 875 triệu đồng, năm 2007 đạt 938 triệu đồng, tăng 7,2%.
4.1.2.3 Đặc điểm văn hóa xã hội
a/ Dân số
Dân số toàn huyện năm 2005 là 152619 người, hiện nay khoảng 175.516 người với hai dân tộc chính là Kinh và Mường. Dân tộc Mường khoảng gần 14500 người chiếm 5,08% tổng dân số tập trung tại ba xã Yên Bình, Yên Trung và Tiến Xuân. Dân số thành thị là 5491 người. Dân số nông thôn là 170.025 người. Tỷ lệ giữa dân thành thị và nông thôn khá chênh lệch, gấp hơn 30 lần song tỷ lệ nam và nữ lại khá đều, đảm bảo cân bằng giới trong toàn huyện.
Các chỉ tiêu về dân số được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 4.6 Dân số huyện Thạch Thất giai đoạn 2001-2007
Năm
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Dân số trung bình
147.792
147.267
149.614
151.845
152.619
156.871
158.698
Trong đó:
Nam
71.661
71.307
77.979
74.070
74447
76521
77.439
Nữ
76.131
75.960
76.635
77.775
78171
80349
81.259
Nguồn: Cục Thống kê Hà Tây
Trong giai đoạn 5 năm 2000-2004, tốc độ tăng tự nhiên dân số bình quân của huyện là 1.81%/năm. Tốc độ tăng dân số tự nhiên là 1,57%. Giai đoạn 2005- 2006, tỷ suất sinh thô vẫn cao (1,85%), tỷ lệ sinh con thứ ba là 16,5%. Mật độ dân số trung bình xấp xỉ 872,5 người/km2. Tuy nhiên dân số phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng với mật độ 1109 người/km2, các xã vùng bán sơn địa có mật độ dân số thấp khoảng 191 người/km2. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến lượng chất thải phát sinh tại các khu vực, gây ra sự khác biệt khối lượng rác thải sinh hoạt giữa khu vực đồng bằng và khu vực miền núi của Huyện.
b/ Lao động và việc làm
Cơ cấu lao động của huyện Thạch Thất được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.7 Cơ cấu lao động phân theo ngành nghề (năm 2005)
Chỉ tiêu
Số lao động (người)
Tỷ lệ (%)
Tổng số
79.600
100
Nông nghiệp
48.100
60.4
Công nghiệp
23.600
29.6
Dịch vụ
7.900
10
Nguồn: Cục thống kê Hà Tây
Trong cơ cấu lao động của Thạch Thất, lao động trong ngành nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao, chiếm trên 60% tổng số lao động. Đây là vấn đề đặt ra cần giải quyết trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi một phần đất nông nghiệp sang phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ. Lực lượng này cần đào tạo nghề để đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Theo số liệu năm 2005, số lao động có trình độ văn hoá hết THCS là 63.8%, hết PTTH là 22.3%, cao đẳng, đại học là 0.7%, hết tiểu học là 12.7%, lao động được học nghề là 0.5%. Do đó có thể nói, hạn chế của lao động Thạch Thất là thiếu công nhân kỹ thuật lành nghề, chưa qua đào tạo mà chủ yếu làm việc bằng kinh nghiệm, tự học hỏi.
Trong đó, đại bộ phận nhân dân có cuộc sống gắn liền với sản xuất nông nghiệp. Thu nhập từ nông nghiệp chiếm từ 70-80% tổng thu nhập hộ gia đình. Bình quân lương thực qui thóc trong những năm gần đây đều đạt khoảng 350kg/người trở lên. An ninh lương thực hầu như được đảm bảo. Tổng thu nhập bình quân đầu người năm 2000 đạt 1.93 triệu đồng, năm 2004 tăng lên 3.3 triệu đồng. Hiện nay, ba xã thuần nông mới sáp nhập về Hà Nội cũng có mức thu nhập trung bình từ 6 – 7 triệu đồng/năm.
4.1.2.4 Y tế
Thạch Thất coi trọng công tác y tế nhằm chăm lo sức khỏe cộng đồng, phát huy nguồn nhân lực của huyện. Huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân: tiêm chủng mở rộng cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt 100%, tiêm uốn ván cho phụ nữ có thai đạt 98%. Cơ sở vật chất cho tuyến xã được tăng cường nhằm làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và khám chữa bệnh cho nhân dân, làm tốt công tác phòng dịch. Huyện cũng tăng cường công tác kiểm tra hành nghề y dược tư nhân, thực hiện tốt chính sách xã hội.
Đến nay toàn huyện có 1 bênh viện Huyện với 140 giường và 22/23 xã có trạm y tế, và 02 phòng khám bệnh tư nhân. Cán bộ y tế tăng cường về số lượng và chất lượng. 100% trạm y tế có bác sỹ, 117/169 thôn tại huyện Thạch thất cũ có cán bộ y tế thôn. Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, giáo dục và chăm sóc trẻ em ngày càng được quan tâm. Các chỉ tiêu biện pháp thực hiện kế hoạch hóa gia đình đều đạt và vượt kế hoạch. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng hàng năm đều giảm.
4.1.2.5 Giáo dục và đào tạo
Tỷ lệ đến lớp của các cấp học cao (năm 2004, tiểu học đạt 99.8%, THCS đạt 99.4%). Hiện tại nếu không tính các xã mới sáp nhập, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến lớp đạt 100%. Tỷ lệ tốt nghiệp THCS là 99.8%, THPT đạt 99.6%. Số học sinh giỏi cấp tỉnh, số học sinh thi đỗ đại học, cao đẳng ngày càng tăng.
Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên được quan tâm, giáo viên có trình độ trên chuẩn ở ngành Mầm non là 45%, tiểu học là 65.5%, THCS là 62%. Năm 2004, tổng số trường đạt chuẩn quốc gia của huyện là 10 trường.
Huyện đã tập trung vào xây dựng thêm trường học, lớp học, sửa chữa bàn ghế, cung cấp đủ sách giáo khoa và thiết bị trường học cho các năm học. Thời kỳ 2000-2004, huyện đã đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất cho giáo dục. Xây dựng mới 4 trường THCS, 4 trường tiểu học, 1 trường mầm non, 5 nhà trẻ.
Huyện đã được công nhận xóa mù chữ và phổ cập tiểu học, THCS 20/20. Tổng số học sinh phổ thông năm 2000 có 33753 học sinh, năm 2004 là 42214 học sinh. Bên cạnh đó, những năm qua, huyện đã quan tâm đến công tác đào tạo nghề cho thanh niên. Các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề đã được đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, việc đào tạo nghề chưa toàn diện, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho đào tạo nghề còn nghèo nàn, đội ngũ cho giáo viên còn thiếu.
4.1.2.6 Kết cấu cơ sở hạ tầng kỹ thuật
a/ Hệ thống giao thông
Trên địa bàn huyện có 3 quốc lộ lớn chạy qua là: đường cao tốc Láng - Hòa Lạc, quốc lộ 21 và quốc lộ 32. Ngoài ra còn có tỉnh lộ 419, tỉnh lộ 420 và các tuyến đường liên xã, liên thôn. Mạng lưới đường bộ phát triển đồng đều tới các xã, các thôn trong toàn huyện, với tổng chiều dài là 224km, ngoài ra còn có khoảng 900km đường giao thông nội đồng.
- Đường Láng - Hòa Lạc: chạy qua địa phận các xã Hạ Bằng, Đồng Trúc, Thạch Hòa với chiều dài 6 km, mặt đường bê tông nhựa rộng 12m. Hiện đang được mở rộng và nâng cấp thành đường cao tốc với tiết diện cắt ngang 140m, bao gồm cả đường bộ và đường sắt.
- Quốc lộ 32: chạy qua địa phận xã Đại Đồng với chiều dài 2,1 km, mặt đường trải nhựa rộng 7m.
- Quốc lộ 21A: chạy qua địa phận xã Bình Yên và Thạch Hòa với chiều dài 9 km, mặt đường bê tông nhựa rộng 8m.
- Tỉnh lộ 419: chạy qua các xã trong vùng phát triển tiểu thủ công nghiệp của huyện (Phùng Xá, Bình Phú, Thạch Xá, Kim Quan, Phú Kim, thị trấn Liên Quan, Đại Đồng), là tuyến đường nối trung tâm huyện lỵ với đường Láng - Hòa Lạc, có lưu lượng xe qua lại nhiều. Tổng chiều dài 14km, mặt đường rộng 4,5-5,5 m, hiện đang mở rộng, nâng cấp với mặt đường rộng 14m, trải bê tông nhựa.
- Tỉnh lộ 420: chạy qua địa phận xã Bình Yên, Kim Quan, thị trấn Liên Quan với chiều dài 8km, mặt đường trải nhựa rộng 4,5-5,5m.
- Các tuyến đường liên xã do huyện quản lý dài 6,5 km trong đó có một số tuyến chính được trải nhựa bán xâm nhập, mặt đường rộng 3-3,5m
- Đường do xã quản lý gồm đường liên xã, liên thôn, xóm với chiều dài khoảng 120km, hầu hết là đường cấp phối có nền đường từ 3-6m.
Nhìn chung hệ thống đường giao thông với các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ nối liền có nhiều thuận lợi trong lưu thông, phát triển kinh tế. Hiện nay nhiều tuyến đang được nâng cấp, mở rộng sẽ tạo ra nhiều lợi thế để huyện phát triển và giao lưu kinh tế, văn hóa. Tuy nhiên các tuyến đường liên xã, liên thôn còn nhỏ hẹp, vào mùa mưa khó đi lại. Đ._.o trường hợp nhà, công trình xây dựng từ 15/10/1993 đến trước 01/7/2004 mà vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vi phạm hành lang bảo vệ công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, công bố công khai và cắm mốc giới nhưng được UBND cấp xã xác nhận không có văn bản xử lý, ngăn chặn của cấp có thẩm quyền.
c/ Hỗ trợ phá dỡ, di chuyển tài sản đối với trường hợp sử dụng đất sau
Hỗ trợ chi phí phá dỡ bằng 10% giá trị hiện có của tài sản trong các trường hợp sau:
- Nhà, công trình xây dựng trên đất không đủ điều kiện được bồi thường về đất khi xây dựng đã có văn bản ngăn chặn không cho phép xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Tài sản gắn liền với đất được tạo lập sau ngày 10/4/2004 (thời điểm công bố quy hoạch nút giao thông vòng xuyến đường Láng Hoà Lạc về sau) mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Tài sản gắn liền với đất được tạo lập sau ngày 10/4/2004 về sau mà tại thời điểm tạo lập trái với mục đích sử dụng đất được xác định trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt công bố công khai hoặc sau thời điểm có quyết định thu hồi đất;
- Người sử dụng đất cố ý huỷ hoại đất.
- Đất bị lấn chiếm trong các trường hợp sau đây:
+ Đất chưa sử dụng bị lấn chiếm;
+ Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của LĐĐ mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm bị lấn chiếm;
- Đất được nhà nước giao, cho thuê có thời hạn mà không được gia hạn khi hết thời hạn.
- Tài sản được tạo lập trên đất sau khi có quyết định thu hồi.
d/ Bồi thường di chuyển mộ
- Trường hợp Nhà nước có quỹ đất bố trí di chuyển thì chủ hộ được bồi thường chi phí đào, bốc, di chuyển, xây dựng lại và các chi phí hợp lý khác liên quan giao Sở Xây dựng ban hành văn bản hướng dẫn để tổ chức thực hiện .
- Trường hợp Thành phố không có quỹ đất di chuyển hoặc hộ gia đình tự lo đất di chuyển mộ phù hợp với quy hoạch thì ngoài phần di chuyển theo quy định tại, chủ mộ còn được hỗ trợ chi phí về đất đai là 3.000.000 đ/mộ (Ba triệu đồng trên một mộ).
- Trong thời gian thực hiện công tác GPMB mà có người mất tại địa phương nhưng không được an táng vào nghĩa trang theo thông lệ của địa phương do nghĩa trang nằm trong chỉ giới GPMB thì gia đình được hỗ trợ 3.000.000 đ/mộ (Ba triệu đồng trên một mộ).
- Vật kiến trúc nghĩa trang (không thuộc phần mộ).
Căn cứ thực tế, cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng quận, huyện phối hợp với tổ công tác điều tra thực tế , xác định mức bồi thường để Uỷ ban nhân dân huyện Thạch Thất.
Bảng 4.14: Tổng hợp tiền cây hoa màu (lúa), tài sản của 02 dự án
TT
Tên dự án
Tổng tiền cây hoa màu (VNĐ)
Tổng tiền tài sản(VNĐ)
Ghi chú
1
Xây dựng cụm Công nghiệp Bình Phú – Phùng Xá
1.299.296.680
-
2
Mở rộng và hoàn thiện đường Láng - Hoà Lạc (đợt 1)
21.882.528
-
Theo quyết định số 1874 ngày 10/10/07 của UBND tỉnh Hà Tây
3
Mở rộng và hoàn thiện đường Láng – Hoà Lạc (đợt 2)
14.058.630
8.218.345.466
Theo quyết định số 174 ngày 23/01/07 của UBND tỉnh Hà Tây
4
Mở rộng và hoàn thiện đường Láng – Hoà Lạc (đợt 3)
-
477.330.220
Theo quyết định số 2254 ngày 24/7/09 của UBND huyện Thạch Thất
Tổng cộng
1.335.237.838
8.695.675.686
e/ Bồi thường, hỗ trợ đối với cây trồng, vật nuôi
- Sở Tài chính ban hành thông báo mức giá tối đa hàng năm làm cơ sở tính bồi thường, hỗ trợ cho từng nhóm cây trồng, vật nuôi trên đất có mặt nước. Căn cứ thông báo giá của Sở Tài chính và thực tế tại địa phương, Uỷ ban nhân dân huyện Thạch Thất quyết định mức bồi thường, hỗ trợ đối với từng loại cây trồng, vật nuôi nhưng không vượt mức giá tối đa theo Thông báo của Sở Tài chính.
- Đối với cây trồng hoặc vật nuôi có thể di chuyển đến cơ sở mới. Uỷ ban nhân dân huyện Thạch Thất căn cứ thực tế để quyết định mức hỗ trợ thiệt hại và chi phí di chuyển, mức hỗ trợ tối đa không vượt quá 30% mức bồi thường.
4.4.3 Chính sách hỗ trợ
4.4.3.1 Giai đoạn trước (01/8/08) khi Hà Tây sát nhập về Hà Nội
a/ Hỗ trợ di chuyển
- Hộ gia đình khi Nhà Nước thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở trong phạm vi tỉnh Hà Tây, được hỗ trợ 3.000.000 đồng/hộ; di chuyển sang tỉnh khác được hỗ trợ 5.000.000 đồng/hộ; trường hợp phá dỡ toàn bộ công trình và chỉ di chuyển trong khuôn viên đất của hộ gia đình thì được hỗ trợ 2.000.000 đồng/hộ.
- Người bị thu hồi đất ở, không còn chỗ ở khác trong thời gian trờ tạo lập chỗ ở mới (bố trí TĐC), được bố trí vào nhà ở tạm hoặc hỗ trợ tiền thuê nhà ở. Thời gian ở tạm hoặc hỗ trợ tiền thuê nhà cụ thể do Uỷ ban nhân dân huyện Thạch Thất, thị xã quy định phù hợp với đặc điểm của dự án. Mức hỗ trợ tiền thuê nhà là 400.000 đồng/tháng/hộ nếu địa điểm thuê ở các xã, thị trấn.
b/ Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất
- Hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp đươc giao, thì được hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất như sau:
TT
Huyện, thị xã
Đối với hộ không phải di chuyển chỗ ở
Đối với hộ phải di chuyển chỗ ở
1
Đối với các xã đồng bằng
2.000 đ/m2
4.000 đ/m2
2
Đối với các xã trung du
1.200 đ/m2
2.400 đ/m2
3
Đối với các xã miền núi
700 đ/m2
1.400 đ/m2
Các hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi đất nông nghiệp được giao, được hỗ trợ ổn định đời sống theo mức quy định trên nhưng tổng diện tích được tính hỗ trợ cho một hộ của một dự án tối đa không quá 7000 m2/hộ đối với xã Trung du ( một dự án trên cơ sở một quyết định thu hồi đất). Trường hợp đặc biệt do Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
- Khi Nhà nước thu hồi đất của tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh, mà bị ngừng sản xuất kinh doanh, thì được hỗ trợ bằng 30% một năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của 3 năm liền kề trước đó được cơ quan thuế xác nhận.
c/ Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm
Hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi thu hồi diện tích đất sản xuất nông nghiệp được giao thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm như sau:
TT
Huyện, thị xã
Mức hỗ trợ
1
Đối với các xã đồng bằng
15.000 đ/m2
2
Đối với các xã trung du
10.000 đ/m2
3
Đối với các xã miền núi
5.000 đ/m2
Bảng 4.15: Tổng hợp các khoản hỗ trợ của 02 dự án
TT
Tổng tiền các khoản hỗ trợ
(VNĐ)
Dự án xây dựng cụm Công nghiệp Bình Phú – Phùng Xá
Dự án Mở rộng và hoàn thiện đường Láng - Hoà Lạc (đợt 1)
Dự án Mở rộng và hoàn thiện đường Láng – Hoà Lạc (đợt 2)
1
Ổn định đời sống và ổn định sản xuất
1.577.493.300
90.115.896
54.970.560
2
Chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm
7.887.466.500
375.394.000
3
Thưởng tiến độ
1.051.662.200
302.530.800
4
Di chuyển nhanh
133.000.000
5
Di chuyển nhà ở
99.000.000
6
Hỗ trợ tiền thuê nhà
198.000.000
7
Di chuyển hỗ trợ hàng hoá
19.560.000
Tổng cộng
10.516.622.000
90.115.896
1.182.455.360
- Các hộ trực tiếp nông nghiệp khi có đất nông nghiệp được giao bị thu hồi thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm theo mức quy định trên, nhưng tổng diện tích được tính hỗ trợ cho một hộ của một dự án tối đa không quá 7.000 m2/hộ đối với xã Trung Du (một dự án quy định trên cơ sở một quyết định thu hồi đất). Trường hợp đặc bịêt do UBND tỉnh xem xét quyết định.
d/ Hỗ trợ khác
- Trường hợp đất công ích giao cho các hộ sản xuất thì hộ được hỗ trợ chi phí đầu tư vào đất (nếu có) tối đa bằng 10% mức hỗ trợ về đất (không bao gồm hỗ trợ vùng giáp ranh). Phần còn lại nộp vào ngân sách xã, phường, thị trấn.
- Đối với đất ở nếu bàn giao mặt bằng đúng thời gian quy định thì được hỗ trợ 30.000 đồng/m2; đất nông nghiệp nếu bàn giao mặt bằng đúng thời gian quy định thì được hỗ trợ 3.000 đồng/m2, nhưng tổng mức hỗ trợ bàn giao mặt bằng đúng thời gian quy định cho một hộ trong một dự án không quá 3.000.000 đồng/m2.
4.4.3.2 Từ thời điểm sát nhập Hà Tây về Hà Nội (01/8/08) đến nay
a/ Hỗ trợ di chuyển
* Đối với hộ gia đình, cá nhân
- Hỗ trợ di chuyển chỗ ở:
+ Chủ sử dụng nhà ở, đất ở thực tế đang ăn ở tại nơi thu hồi đất, bị thu hồi thuộc tiêu chuẩn được bố trí TĐC thì được hỗ trợ như sau:
+ Di chuyển trong phạm vi thành phố được hỗ trợ 3.000.000 đồng/chủ sử dụng nhà ở, đất ở.
+ Di chuyển chỗ ở về tỉnh, thành phố khác được hỗ trợ 5.000.000 đồng/ chủ sử dụng nhà ở, đất ở.
- Hỗ trợ thuê nhà tạm cư:
+ Chủ sử dụng nhà ở, đất ở bị thu hồi được tiêu chuẩn TĐC nhưng chưa kịp bố trí vào khu TĐC theo quy định hoặc vào quỹ nhà tạm cư trung chuyển của Thành phố, nếu tự nguyện bàn giao mặt bằng đúng tiến độ và tự lo tạm cư được hỗ trợ tiền thuê nhà tạm cư 300.000 đồng/nhân khẩu thực tế ăn ở tại nơi thu hồi đất/tháng hoặc 600.000 đồng/hộ độc thân/tháng nhưng mức hỗ trợ không quá 1.800.000 đồng/hộ gia đình/tháng.
+ Trường hợp bị thu hồi một phần đất ở mà chủ sử dụng nhà ở, đất ở không được tiêu chuẩn TĐC nhưng thực tế bị phá dỡ toàn bộ hoặc một phần nhà ở, nếu bàn giao mặt bằng đúng tiến độ thì cũng được hỗ trợ tiền thuê nhà tạm cư như sau:
Hỗ trợ 6 tháng đối với trường hợp bị phá dỡ toàn bộ nhà ở.
Hỗ trợ 3 tháng đối với trường hợp bị phá dỡ một phần nhà ở.
* Đối với tổ chức bị thu hồi đất phải di chuyển đến cơ sở mới
Ngoài việc bồi thường di chuyển theo quy định, trường hợp phải di chuyển đến cơ sở mới nhưng Thành phố chưa kịp bố trí địa điểm di chuyển thì được hỗ trợ thuê trụ sở, nhà xưởng, nhà làm việc, kho tàng tạm thời trung chuyển. Mức hỗ trợ xác định bằng diện tích thuê (nhưng tối đa không vượt quá diện tích bị thu hồi) nhân đơn giá thuê do Uỷ ban nhân dân Thành phố quy định cho thời gian tính từ khi bàn giao toàn bộ mặt bằng. Khi có thông báo nhận địa điểm mới của Uỷ ban nhân dân Thành phố nhưng thời gian hỗ trợ tối đa không quá 12 tháng.
b/ Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất
- Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi đất nông nghiệp được giao thì được hỗ trợ ổn định đời sống là 35.000 đ/m2.
- Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân đang sản xuất kinh doanh hoặc cho thuê địa điểm để sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh, có thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước bị thu hồi toàn bộ (hoặc một phần) nhà, đất đang sử dụng mà bị ngừng sản xuất kinh doanh thì được hỗ trợ bằng 30% mức thu nhập một năm sau thuế theo mức bình quân của 03 năm liền kề trước đó.Trường hợp thời gian kinh doanh mới được từ 3 năm trở lại thì tính bình quân thực tế theo thời gian thực tế kinh doanh. Thu nhập sau thuế xác định căn cứ vào báo cáo tài chính được cơ quan thuế theo phân cấp quản lý chấp thuận.Trường hợp chưa được cơ quan thuế chấp thuận thì việc xác định thu nhập sau thuế được căn cứ vào thu nhập sau thuế do tổ chức hộ gia đình, cá nhân kê khai tại báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cuối mỗi năm đã gửi cơ quan thuế.
- Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân đang sản xuất kinh doanh hoặc cho thuê địa điểm để sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh, có thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước và có thuê lao động theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng xác định thời hạn từ 1 năm đến 3 năm, có đóng bảo hiểm xã hội mà bị thu hồi toàn bộ (hoặc một phần) nhà, đất đang sử dụng mà bị ngưng sản xuất kinh doanh thì người lao động đang trực tiếp làm việc được hưởng trợ cấp ngừng việc. Mức trợ cấp ngừng việc được tính bằng tiền lương tối thiểu nhân với cấp bậc công việc của ngành nghề tương ứng theo quy định hiện hành của Nhà nước trong thời gian tối đa là 06 tháng).
- Trong các trường hợp đặc bịêt, căn cứ tình hình thực tế Uỷ ban nhân dân Thành phố sẽ xem xét, quy định biện pháp hỗ trợ khác để đảm bảo ổn định sản xuất, đời sống cho người bi thu hồi đất.
c/ Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất
- Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi đất nông nghiệp được giao thì được hỗ trợ bằng tiền để tự chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm là 30.000 đồng/m2.
- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất nông nghiệp được giao (không phải là đất nhận chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế mà chưa được cấp giấy chứng nhận theo quy định của Luật) theo Nghị định số 64/CP của Chính phủ hoặc phương án giao đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật (nơi chưa được giao theo Nghị định số 64/CP của Chính phủ do có quy hoạch đô thị) khi Nhà nước thu hồi trên 30% đất nông nghiệp (không bao gồm đất nông nghiệp, vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở và đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân xen kẽ trong khu dân cư) thì được hỗ trợ 30.000 đồng/m2 và hỗ trợ bằng giao đất ở hoặc được bồi thường bằng tiền, mức giao đất ở đối với xã trung du: 120 m2 .
d/ Hỗ trợ gia đình chính sách, gia đình đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội khi phải di chuyển chỗ ở
Hỗ trợ gia đình chính sách, hộ gia đình đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội của Nhà nước theo xác nhận của Phòng Lao động thương binh và xã hội khi phải di chuyển chỗ ở do bị thu hồi nhà ở, đất ở như sau:
- Người hoạt động cách mạng trước năm 1945, Anh hùng lực lượng vũ trang, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lao động, thân nhân của liệt sỹ đang hưởng tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng và thương binh, bệnh binh bị mất sức lao động từ 81% trở lên được hỗ trợ 7.000.000 đồng/chủ sử dụng nhà, đất;
- Thương binh người được hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh bị mất sức lao động từ 61% đến dưới 81%; được hỗ trợ 6.000.000 đồng/chủ sử dụng nhà, đất; từ 41% đến 61% được hỗ trợ 5.000.000 đồng/chủ sử dụng nhà, đất;
- Gia đình liệt sỹ, người có công giúp đỡ Cách mạng đang hưởng trợ cấp hàng tháng, thương binh người được hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 21% đến dưới 41% được hỗ trợ 4.000.000 đồng/chủ sử dụng nhà, đất; hộ gia đình đang có người được hưởng chế độ trợ cấp khác của Nhà nước: được hỗ trợ 3.000.000 đồng/chủ sử dụng nhà, đất.
- Trường hợp hộ gia đình có nhiều người thuộc diện được hưởng một trong các mức hỗ trợ gia đình chỉ được hỗ trợ một lần theo mức cao nhất.
e/ Thưởng tiến độ bàn giao mặt bằng
* Chủ sử dụng đất nông nghiệp có đủ điều kiện được bồi thường về đất theo quy định, nếu bàn giao mặt bằng đúng tiến độ thì được thưởng 3.000 đồng/m2 đất nhưng tối đa không quá 3.000.000 đồng/chủ sử dụng đất.
* Chủ sử dụng đất ở, nhà ở hoặc đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp.
- Trường hợp bị thu hồi toàn bộ hoặc thu hồi một phần đất nhưng phải phá dỡ toàn bộ nhà ở hoặc toàn bộ nhà xưởng công trình phục vụ sản xuất kinh doanh thì được hưởng như sau:
+ 5.000.000 đồng bàn giao mặt bằng trước quy định 16 ngày trở lên;
+ 4.000.000 đồng bàn giao mặt bằng trước quy định 15 ngày;
+ 3.000.000 đồng bàn giao mặt bằng đúng thời gian quy định.
* Đối với tổ chức kinh tế: Được hưởng 10.000 đồng/m2 đất có xây dựng nhà xưởng bị thu hồi, nhưng tối đa không quá 500.000.000 đồng và tối thiểu là: 5.000.000 đồng/tổ chức bị thu hồi đất bàn giao mặt bằng đúng tiến độ quy định.
4.4.3.3 Đánh giá chung kết quả đạt được và những tồn tại của hai dự án, giải pháp thực hiện
1. Dự án xây dựng cụm Công nghiệp Bình Phú - Phùng Xá
Căn cứ quyết định thu hồi đất của UBND tỉnh Hà Tây (cũ) về việc thu hồi hơn 100 ha đất thuộc địa bàn hai xã Bình Phú – Phùng Xá huyện Thạch Thất, đến nay về cơ bản đã bàn giao toàn bộ diện tích đất thuộc địa bàn xã Phùng Xá (với hơn 36 ha chủ yếu là đất 02lúa), phần diện tích còn lại (là 64 ha thuộc địa bàn xã Bình Phú) đến nay mới chi trả cho 18 hộ dân với số tiền là 1,5 tỷ đồng. Phần còn lại đại đa số hộ chưa nhận tiền với rất nhiều lý do khác nhau:
- Giá cả đền bù thấp, đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu của người nông dân, khi giao đất cho chủ dự án thi công ăn việc làm của đại bộ phận nhân dân sẽ bị ảnh hưởng đây là câu hỏi rất khó giải đáp cho các cấp chính quyền của huyện và chủ đầu tư.
- Trong khi đó việc triển khai việc GPMB phần đất dịch vụ để giao cho các hộ bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp còn rất chậm làm ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng của nhân dân.
- Sau khi dự án hoàn thành và đi vào hoạt động việc xử lý môi trường cho địa phương chưa có phương án cụ thể.
Một số giải pháp cụ thể:
- Việc triển khai dự án GPMB để cấp đất dịch vụ cho các hộ dân phải đi trước một bước đồng thời phải xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại tạo tâm lý thuận lợi cho nhân dân bị mất đất.
- Tuyên truyền vận động, giải thích cho nhân dân hiểu và thấy được lợi ích của dự án đem lại.
2. Dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng Hoà Lạc
Căn cứ các quyết định thu hồi đất của UBND tỉnh Hà Tây (cũ) về việc thu hồi 136,76 ha đất thuộc địa bàn 3 xã: Hạ Bằng, Đồng Trúc, Thạch Hoà huyện Thạch Thất để thực hiện dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng Hoà Lạc, tổng chiều dài tuyến là 6,6 km, trên tuyến có 06 DN
* Đối với diện tích đất của các hộ dân:
+ Năm 2005 Đã bồi thường và bàn giao mặt bằng sạch cho Ban quản lý dự án 50,8ha (Chiều dài tuyến 04km) thuộc địa bàn 02 xã Hạ Bằng, Đồng Trúc toàn bộ diện tích này đang thi công không có gì vướng mắc.
+ Năm 2007 và năm 2008: Diện tích tiếp tục phải GPMB 66,69 ha = 843 lượt hộ dân (chiều dài tuyến 2,6km) thuộc địa bàn xã Thạch Hoà (61,92ha đất của các hộ dân; 4,77ha đất của 06 DN: Hùng Hưng, Lisohaka, HTI&HIT, Minh Nguyệt, Kim Đỉnh, Cây Xăng Đồng Trúc). Số diện tích này đến nay đã kiểm đếm được 39,13 ha. Trong đó:
Đã phê duyệt được 21,86ha = 255 lượt hộ dân chi trả được 17,94ha còn 3,92 ha của 52 hộ dân đã tổ chức chi trả nhiều lần nhưng các hộ không đến nhận tiền đồng thời còn kiến nghị về chính sách bồi thường chưa thoả đáng như: Gía bồi thường về đất, tài sản vật kiến trúc còn thấp và 11 hộ còn tranh chấp về đất.
+ Diện tích đã kiểm đếm chưa trình 17,27 ha = 193 hộ (4,77 ha của DN và 12,5 ha của hộ dân) do sau khi hợp nhất Hà Tây với Hà Nội, UBND thành phố chưa có văn bản chỉ đạo để huyện có căn cứ áp giá bồi thường và chi trả cho các hộ.
- Diện tích tiếp tục phải kiểm đếm 27,56 ha = 395 lượt hộ dân, Ban bồi thường GPMB huyện đang tập trung phối hợp với UBND xã Thạch Hòa và Ban quản lý dự án đẩy nhanh công tác kiểm đếm phấn đấu trong tháng 4/2009 phải bàn giao toàn bộ mặt bằng cho chủ đầu tư nhưng tiến độ triển khai còn rất chậm. Nguyên nhân chủ yếu do:
+ Các hộ dân có tư tưởng chờ đợi để được hưởng bồi thường để được hưởng bồi thường theo chính sách của UBND thành phố Hà Nội.
+ Dự án đường Láng Hòa Lạc phải bố trí TĐC cho khoảng 400 hộ dân nhưng đến nay đã giao được đất TĐC cho khoảng 79 hộ đã nhận tiền bồi thường và đang trình phê duyệt cho 77 lượt hộ đủ điều kiện tiếp theo nên việc thu hồi mặt bằng để dự án thi công gặp nhiều khó khăn.
+ Do tình hình lạm phát giá cả tăng đột biến nhưng chính sách bồi thường chưa điều chỉnh kịp thời.
+ Chưa thực hiện đồng bộ việc bồi thường thu hồi đất với quy hoạch và giao đất dịch vụ cho các hộ theo quy định tại Nghị định 17 và Nghị định 84/NĐ-CP của Chính phủ.
+ Trên tuyến đường Láng – Hòa Lạc địa phận xã Thạch Hòa có rất nhiều hộ dân ở địa phường khác nhận chuyển nhượng đất không qua chính quyền địa phương, không sinh sống ở đó nên việc xác định đối tượng để thực hiện công tác bồi thu hồi đất gặp rất nhiều khó khăn.
+ Khu vực Hòa Lạc (xã Thạch Hòa) là xã mới thành lập, đất đai chủ yếu được các đơn vị quốc phòng bàn giao lại và là vùng kinh tế mới nội địa của tỉnh Hà Tây (cũ) chưa có bản đồ địa chính để phục vụ công tác quản lý đất đai nên khi thực hiện công tác GPMB gặp nhiều khó khăn trong việc phân loại đất và xử lý tranh chấp đất.
+ Đối với số diện tích thu hồi cho dự án nằm ở phía Tây đường 21A có nguồn gốc là đất Nông Trường 1A (cũ) nay là Đại học Quốc gia Hà Nội, số diện tích này Đại học Quốc gia vẫn chưa bàn giao cho địa phương quản lý nên việc xác định đối tượng được bồi thường gặp rất nhiều khó khăn.
* Đối với các DN.
- DN tư nhân Chè Minh Nguyệt đã nhận tiền đền bù nhưng chưa di dời được nhà xưởng vì chưa GPMB xong mặt bằng diện tích DN thuê mới do phần diện tích đó hầu hết là đất ở của các hộ dân nhưng chưa có TĐC cho các hộ.
- Các DN còn lại: Hùng Hưng, Lisohaka, HTI&HIT, Kim Đỉnh, Cây xăng Đồng Trúc đây là DN có khối lượng tài sản lớn như: Nhà xưởng, dây truyền sản xuất, máy móc thiết bị phức tạp hầu hết tài sản đó không có trong đơn giá bồi thường của UBND tỉnh Hà Tây (cũ). Các DN không cung cấp hoặc cung cấp không đủ hồ sơ để làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ. Để giải quyết vấn đề này UBND huyện đã chỉ đạo các DN thuê tư vấn chuyên ngành để xây dựng lại hiện trạng nhà xưởng và lập dự toán giá trị đầu tư xây lắp theo đơn giá hiện hành. Về phía Hội đồng GPMB huyện đã thuê trung tâm tư vấn Bộ Tài chính để tính toán bồi thường cho các DN. Tuy nhiên quá trình thực hiện còn một số vướng mắc chưa được thống nhất giải quyết, cụ thể là:
+ Tài sản nằm ngoài diện tích thu hồi nhưng mức độ ảnh hưởng khác nhau nhưng Nhà nước không có quy định cụ thể về mức hỗ trợ nên tư vấn Bộ Tài chính chưa có căn cứ để tính hỗ trợ.
+ Về máy móc thiết bị tư vấn lập dự toán tháo dỡ, di dời, lắp đặt theo định mức và đơn giá hiện hành trong nước nhưng DN kiến nghị phải tính theo chi phí chuyên gia nước ngoài lắp đặt vì thực tế DN nhập dây truyền nước ngoài nên phải thuê chuyên gia nước ngoài lắp đặt, căn chỉnh.
+ Việc tháo dỡ, di dời lắp đặt máy móc thiết bị, dây truyền sản xuất đến vị trí mới, tư vấn không xác định được số linh kiện hư hỏng phải thay thế. DN kiến nghị bồi thường bằng 20% giá trị máy móc, thiết bị. Các vấn đề trên đến nay chưa được thống nhất để có cơ sở tính toán hỗ trợ.
+ Riêng đối với công ty lắp ráp xe máy Lisohaka và cửa hàng xăng dầu Đồng Trúc chưa được thuê đất nên không có vị trí để di chuyển.
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận
1. Trình tự tiến hành công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất đã được các cấp chính quyền huyện Thạch thất thực hiện tốt về cơ bản phù hợp với quy định của Nghị định 197/2004/NĐ-CP; Nghị định 17/2006/NĐ-CP; Nghị định 84/2007/NĐ-CP.
2. Đối tượng đủ điều kiện và không đủ điều kiện được bồi thường được xác định một cách, tỷ mỷ, chính xác. Tuy nhiên do công tác quản lý đất đai ở địa phương còn nhiều bấp cập, tình trạng buông lỏng quản lý đất đai kéo dài, việc cấp đất trái thẩm quyền, tình trạng mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất phức tạp và diễn ra trong một thời gian dài đã gây không ít khó khăn cho công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC của 02 dự án.
3. Giá bồi thường hỗ trợ đối với từng loại đất về cơ bản là phù hợp với giá thị trường tại thời điểm. Tuy nhiên vẫn có ý kiến cho rằng đất ở khu vực trục đường 21A hình thành trước nhưng lại có giá thấp hơn giá đất ở trên trục đường Láng Hoà Lạc.
4. Giá bồi thường, hỗ trợ về tài sản vật kiến trúc và cây hoa màu trên đất nhìn chung là thoả đáng, phù hợp với giá cả tạo dựng nên tài sản, vườn cây nên được người dân đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên vẫn còn một số loại cây và vật kiến trúc chưa có trong đơn giá do UBND tỉnh Hà Tây (cũ) và UBND thành phố Hà Nội ban hành.
5. Chính sách hỗ trợ đã quan tâm đến những hộ gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng, hộ gia đình có hoản cảnh đặc bịêt khó khăn nhìn chung là thoả đáng. Tuy nhiên mức hỗ trợ di chưyển nhà cửa còn thấp, hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề chưa thoả đáng vẫn còn tình trạng cào bằng gây thiệt thòi cho một số hộ có diện tích đất nông nghiệp (đất lúa) bị thu hồi lớn, nhiều lao động nông nghiệp mất việc làm do bị thu hồi đất.
6. Chính sách TĐC đã giúp người dân có đất bị thu hồi sớm ổn định cuộc sống, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ công tác bồi thường, hỗ trợ của 2 dự án. Tuy nhiên, định mức cấp đất TĐC giữa hai thời điểm còn có sự chênh lệch về diện tích (thời điểm chưa sát nhập Hà Tây là 300 m2/hộ, thời điểm sát nhập Hà Tây về Hà Nội là 180 m2/hộ) không đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất của người dân nên người dân chưa đồng thuận. Việc triển khai cấp đất dịch vụ đối với những hộ mất trên 30% diện tích đất nông nghiệp ở 2 dự án còn chậm đây cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới tâm lý của nhân dân và tiến độ thực hiện của dự án.
5.2 Đề nghị
1. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở địa phương, thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ, chính xác, thường xuyên chỉnh lý biến động để việc xác định đối tượng đủ điều kiện và không đủ điều kiện được bồi thường được chính xác và thuận lợi.
2. UBND thành phố Hà Nội điều chỉnh giá bồi thường thiệt hại về nhà cửa, vật kiến trúc và cây hoa màu khi giá vật liệu xây dựng, giá cả nông sản…thay đổi để phù hợp với giá cả tạo dựng nên tài sản, vật kiến trúc, vườn cây.
3. Chính sách bồi thường, hỗ trợ nên tránh sự khác biệt giữa hai thời điểm (thời điểm Hà Tây và Hà Nội hợp nhất là khác nhau) việc bổ sung chính sách bồi thường là cần thiết, tuy nhiên cần bổ sung kịp thời tránh tác dụng ngược (cùng một dự án một số hộ chấp hành thực hiện giá cả thấp hơn một số hộ chây ỳ).
Việc tính toán các khoản hỗ trợ theo diện tích đất (trước đây tính theo nhân khẩu, hiện nay tính theo diện tích đất nông nghiệp được giao bị thu hồi và chỉ tính cho hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp) là hoàn toàn phù hợp với thực tế và được nhân dân đồng tình chấp nhận.
4. Công tác xây dựng khu TĐC và khu đất dịch vụ để cấp cho nhân dân (có đủ tiêu chuẩn) phải đi trước một bước và diện tích đất TĐC được cấp phải phù hợp với điều kiện nông thôn (như ở xã Thạch Hoà, xã Bình Phú – Phùng Xá, huyện Thạch Thất nơi có đất bị dự án thu hồi) trên cơ sở quỹ đất của địa phương và phù hợp với quy định của LĐĐ.
5. Công tác tuyên truyền vận động quần chúng là một nội dung quan trọng để nhân dân nắm vững được chính sách và chủ trương của Nhà Nước, góp phần đẩy nhanh tiến độ GPMB. Việc tuyên truyền, vận động không chỉ được thực hiện bởi Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và TĐC, của chính quyền mà còn được thực hiện bởi: Mặt trận tổ quốc, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ và các đoàn thể nhân dân. Các nội dung tuyên truyền phải được thống nhất từ trên xuống dưới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ánh Tuyết (2002), kinh nghiệm đền bù GPMB ở mộ số nước, thời báo Tài chính Việt Nam, số 131 (872).
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (1999), Dự thảo Dự án chính sách quốc gia về TĐC, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội.
3. Bộ Tài chính (2004), Thông tư số 116/2004/TT-BTC (07/12/2004), hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi nhà nước thu hồi đất.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Công văn số 3684/BTN&MT-ĐĐ (19/5/2005), về hạn mức công nhận đất ở đối với thửa đất hình thành trước ngày 18/12/1980 không có giấy Tờ.
5. Chính phủ (1998), Nghị định số 22/1998/NĐ-CP (24/04/1998), về việc đền bù khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích Quốc gia, lợi ích cộng đồng.
6. Chính phủ (2004), Nghị định số 197/2004/NĐ-CP (03/12/2004), về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất.
7. Chính phủ (2006), Nghị định số 17/2006/NĐ-CP (27/01/2006), về sủa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 187/2004/NĐ-CP.
8. Chính phủ (2007), Nghị định số 84/2007/NĐ-CP (25/5/2007), quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
9. HP năm 1959.
10. HP năm 1980.
11. HP năm 1992.
12. Hội đồng Bộ trưởng (1990), Nghị định số 186/HĐBT (31/5/1990), về việc đền bù thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng khi chuyển sang mục đích khác.
13. LĐĐ năm 1988.
14. LĐĐ năm 1993.
15. LĐĐ năm 1998.
16. LĐĐ năm 2001.
17. LĐĐ năm 2003.
18. Nguyễn Thanh Trà - Trần Thị Lệ Hà - Trần Trọng Phương (2003), “Đánh giá việc thực hiện chính sách đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất tại dự án nâng cấp Quốc lộ 1A trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội”, Tạp chí địa chính, số 4/2003.
19. Thủ tướng Chính phủ (1959), Nghị định số 151/TTg (15/04/1959), quy định thể lệ tạm thời về trưng dụng ruộng đất.
20. Tổng cục Địa chính - Viện nghiên cứu Địa chính (2003), Điều tra nghiên cứu xã hội học về chính sách đền bù GPMB và TĐC.
21. Từ điển Tiếng Việt.
22. UBND tỉnh Hà Tây (cũ) (2006), Quyết định số 289/2006/QĐ-UBND (20/02/2006), về việc ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
23. UBND tỉnh Hà Tây (cũ) (2007), Quyết định số 193/QĐ-UBND (22/3/2007), về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 289/2006/QĐ-UBND ngày 20/02/2006.
24. UBND tỉnh Hà Tây (cũ) (2007), Quyết định số 494/2007/QĐ-UBND (22/3/2007), về việc ban hành Biểu giá bồi thường, hỗ trợ GPMB đối với nhà, vật kiến trúc, cây hoa màu trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
25. UBND tỉnh Hà Tây (cũ) (2007), Quyết định số 2138/QĐ-UBND ngày (16/11/2007), về việc phê duyệt phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ GPMB Dự án cụm công nghiệp Bình Phú - Phùng Xá tại xã Phùng xá huyện Thạch Thất.
26. UBND tỉnh Hà Tây (cũ) (2007), Quyết định số 2206/QĐ-UBND ngày (27/11/2007), về việc thu hồi 1.039.385,4 m2 đất thuộc địa bàn hai xã Phùng Xá, Bình Phú huyện Thạch Thất giao công ty TNHH Xuất nhập khẩu Văn Minh thực hiện dự án đầu tư cụm công nghiệp Bình Phú - Phùng Xá.
27. UBND tỉnh Hà Tây (cũ) (2007), Quyết định số 2371/QĐ-UBND ngày (07/12/2007), về việc thu hồi 1.367.587 m2 đất tại các xã Hạ Bằng, Đồng Trúc, Thạch Hoà huyện Thạch Thất giao Tổng công ty Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) thực hiện dự án Mở rộng và hoàn thiện đường Láng Hoà Lạc.
28. UBND tỉnh Hà Tây (cũ) (2007), Quyết định số 2404/2007/QĐ-UBND (11/12/2007), về việc ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Hà Tây năm 2008.
29. UBND thành phố Hà Nội (2008), Quyết định số 18/2008/QĐ-UBND (29/9/2008), quy định về việc bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
30. UBND thành phố Hà Nội (2008), Quyết định số 40/2008/QĐ-UBND (22/10/2008), về việc ban hành giá xây dựng mới nhà ở, nhà tạm, vật kiến trúc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
31. UBND thành phố Hà Nội (2008), Quyết định số 62/2008/QĐ-UBND (31/12/2008), về việc ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2009.
32. Sở Tài chính Hà Nội (2008), Thông báo số 936/TB-STC-QLCS (02/10/2008), quy định về việc bồi thường, hỗ trợ cây trồng, hoa màu, vật nuôi trên đất có mặt nước phục vụ công tác GPMB trên địa bàn thành phố Hà Nội; Công văn số 1725/STC-QLCS ngày 18/11/2008 của Sở Tài chính thành phố quy định đơn giá hoa màu, vật nuôi làm cơ sở tính bồi thường, hỗ trợ GPMB thực hiện các dự án trên địa bàn huyện Thạch Thất.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn up.doc