Tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện Phú Xuyên: ... Ebook Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện Phú Xuyên
141 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3474 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện Phú Xuyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
trêng ®¹I häc n«ng nghiÖp Hµ NéI
NguyÔn ngäc anh
ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI
NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TẠI MỘT SỐ DỰ ÁN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
luËn v¨n th¹c sÜ N¤NG NGHIÖP
Chuyªn ngµnh :: Qu¶n Lý ®Êt ®ai
M· sè : 60.62.16
Ngêi híng dÉn khoa häc : PGS.ts. nguyÔn v¨n xa
Hµ Néi - 2009
Môc lôc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Ngọc Anh
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình điều tra, nghiên cứu để hoàn thiện luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình, quý báu của các nhà khoa học, của các cơ quan, tổ chức, nhân dân và các địa phương.
Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn trân trọng nhất tới giáo viên hướng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn Văn Xa đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo trong khoa Tài nguyên và Môi trường, Viện sau đại học và nhà trường Đại học Nông Nghiệp – Hà Nội, Tập thể và Lãnh đạo Ban bồi thường GPMB huyện Phú Xuyên, Phòng Tài nguyên – Môi trường, các Ban quản lý dự án, các phòng, ban, cán bộ và nhân dân các xã của huyện Phú Xuyên… đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, những người thân, cán bộ, đồng nghiệp và bạn bè đã tạo điều kiện tốt nhất về mọi mặt cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Phú Xuyên, ngày….tháng….năm 2009
Tác giả luận văn
Nguyễn Ngọc Anh
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục các hình vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Chữ viết tắt
Ý nghĩa
1
TP
Thành phố
2
CP
Chính phủ
3
CN-TTCN
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
4
CNH-HĐH
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
5
QLDA
Quản lý dự án
6
GPMB
Giải phóng mặt bằng
7
HĐND
Hội đồng nhân dân
8
UBND
Ủy ban nhân dân
10
NĐ
Nghị định
11
QĐ-UBND
Quyết định - Ủy ban nhân dân
12
QSDĐ
Quyền sử dụng đất
13
BT, HT&TĐC
Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
14
NN
Nông nghiệp
15
ADB
Ngân hàng châu á
16
XD
Xây dựng
17
HĐ
Hội đồng
DANH MỤC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
4.1 Hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Xuyên năm 2008 30
4.2 Tình hình dân số và lao động của huyện qua một số năm 33
4.3 Danh sách các hộ được tái định cư Dự án xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình 54
4.4 Các hộ thuộc diện ưu tiên chọn thửa, bốc thăm chọn thửa Khu tái định cư cho các hộ dân bị thu hồi đất ở do dự án xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình chiếm dụng 55
4.5 Danh sách, diện tích của các hộ được giao đất tái định cư Dự án xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình 57
4.6 Tổng hợp kết quả thực hiện GPMB dự án Cầu Giẽ - Ninh Bình 59
4.7 Tổng hợp giá bồi thường và giá thực tế về đất ở và đất nông nghiệp từ năm 2006 đến năm 2009 tại các dự án nghiên cứu 63
4.8 So sánh diện tích giao đất tái định cư của các hộ thuộc dự án theo chính sách của tỉnh Hà Tây (cũ) và TP. Hà Nội 65
4.9 Tổng hợp kết quả thực hiện GPMB dự án đường 428A 71
4.10 Tổng hợp kết quả thực hiện GPMB dự án cầu Đồng Quan 82
4.11 Tổng hợp kết quả thực hiện GPMB dự án cụm công nghiệp Đại Xuyên 94
4.12 Tổng hợp giá bồi thường, hỗ trợ về đất nông nghiệp bị thu hồi Dự án xây dựng cụm công nghiệp Đại Xuyên từ năm 2007 đến năm 2009 98
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT
Tên hình
Trang
4.1 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phú Xuyên 35
4.2 Quy trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 42
4.3 Cơ cấu diện tích các loại đất bị thu hồi dự án xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình 47
4.4 Tiến độ bàn giao mặt bằng dự án xây dựng đường Cầu Giẽ - Ninh Bình 56
4.5 Sơ đồ vị trí thửa đất từng hộ tại khu tái định cư Cầu Giẽ - Ninh Bình 58
4.6 Khu tái định cư dự án xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đang được các chủ hộ xây dựng nhà 60
4.7 Khu tái định cư dự án xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đang được các chủ hộ xây dựng nhà. 61
4.8 Cơ cấu diện tích các loại đất bị thu hồi dự án nâng cấp đường tỉnh lộ 428A 66
4.9 Tiến độ bàn giao mặt bằng dự án nâng cấp đường tỉnh lộ 428A 72
4.10 Đường 428A được hoàn thiện. 73
4.11 Đường 428A chưa được hoàn thiện do vướng mặt bằng 73
4.12 Đường 428A chưa được hoàn thiện do vướng mặt bằng 74
4.13 Cơ cấu diện tích các loại đất bị thu hồi dự án xây dựng cầu cống điều tiết Đồng Quan 76
4.14 Tiến độ bàn giao mặt bằng dự án xây dựng cầu cống điều tiết Đồng Quan 83
4.15 Phần chính thân cầu Đồng Quan được hoàn thiện 83
4.16 Đường dẫn phía tây cầu được bàn giao mặt bằng 84
4.17 Đường dẫn phía đông cầu chưa được GPMB 85
4.18 Cơ cấu diện tích các loại đất bị thu hồi dự án xây dựng cụm công nghiệp Đại Xuyên 87
4.19 Cơ cấu diện tích các loại đất bị thu hồi theo đơn vị thôn dự án Xây dựng cụm công nghiệp Đại Xuyên 87
4.20 Mô hình cụm công nghiệp Đại xuyên. 87
4.21 Mặt bằng cụm công nghiệp Đại Xuyên vẫn là ruộng canh tác 95
1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất là sản phẩm của tự nhiên, qua quá trình tác động của con người đất đai là yếu tố tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất nông nghiệp, làm mặt bằng xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, xây dựng các công trình sản xuất kinh doanh, xây dựng đô thị và các khu dân cư... Cùng với sự phát triển của xã hội, đất đai được sử dụng vào nhiều mục đích và nhu cầu sử dụng đất ngày một tăng lên. Việc sử dụng đất có hiệu quả cả về kinh tế – xã hội và tính bền vững môi trường ngày càng có ý nghĩa.
Sử dụng đất đai vào các mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia, lơị ích công cộng để thực hiện mục tiêu phát triển đất nước, đặc biệt là các dự án phát triển đô thị, dự án sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế là một tất yếu khách quan trong quá trình phát triển công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước [5]. Để có mặt bằng xây dựng các dự án, Nhà nước phải thu hồi đất của nhân dân và thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các hộ dân có đất bị thu hồi.
Trong thời gian qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Tuy nhiên đất đai và công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đang là vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp, ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống kinh tế – xã hội. Do đó, thực tế công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư vẫn còn nhiều vướng mắc và tồn tại gây nhiều bức xúc trong nhân dân. Tình trạng tiến độ giải phóng mặt bằng chậm là rất phổ biến làm chậm tiến độ thực hiện dự án.
Tại Nghị định số: 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính Phủ về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Đã quy định cụ thể về các mức bồi thường về đất, tài sản và các chính sách hỗ trợ, tái định cư. Giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các cơ quan chức năng như cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), chức năng của cấp xã trong công tác giải phóng mặt bằng. Cùng đó là trách nhiệm của các cơ quan chức năng co liên quan, nghĩa vụ và quyền lợi của người bị thu hồi đất [14].
Huyện Phú Xuyên thuộc thành phố Hà Nội là một huyện phát triển kinh tế với tỷ trọng nông nghiệp cao, (chiếm tỷ lệ khoảng 40% GDP), kinh tế hộ phụ thuộc phần lớn vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. Trên toàn địa bàn huyện với chưa nhiều dự án được đầu tư, nhưng công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư đang gặp rất nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân và một trong những nguyên nhân chủ yếu nhất đó là đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất chính, làm ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống của nhân dân, đất ở và nhà cửa cũng như vật kiến trúc, hoa màu trên đất là tài sản rất lớn của nông dân nơi đây. Việc bồi thường, hỗ trợ chưa tương xứng với mức độ thiệt hại đã gây ra nhiều bức xúc trong nhân dân, từ đó đã có không ít trường hợp người dân không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ dẫn đến khiếu kiện kéo dài.
Bên cạnh đó thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, ngày 01 tháng 08 năm 2008 tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội, việc không kịp thời áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của thành phố Hà Nội là một khó khăn không nhỏ, làm chậm tiến độ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện.
Xuất phát từ thực tiễn trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“ Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội ”
1.2. Mục đích yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Đánh giá việc thực hiện chính sách, những ưu điểm, thuận lợi cũng như những khó khăn, tồn tại của việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện Phú Xuyên. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị góp phần đẩy nhanh tiến độ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của huyện Phú Xuyên.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cùng các văn bản liên quan được ban hành từ trước tới nay.
- Đề ra các giải pháp và kiến nghị phù hợp với thực tế, đảm bảo tôn trọng và đúng pháp luật hiện hành.
- Các tài liệu, số liệu khảo sát được phải đúng thực tế ở địa phương, phản ánh đúng quy trình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của các dự án đã và đang được thực hiện tại địa bàn huyện Phú Xuyên được phân tích, đánh giá một cách khách quan.
2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về các chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
2.1.1. Tính tất yếu
Tất yếu khách quan của sự tồn tại là phát triển, phát triển nền kinh tế đất nước đóng vai trò hết sức quan trọng. Để thực hiện mục tiêu phát triển đất nước, nền kinh tế của một quốc gia đặc biệt là các dự án phát triển đô thị, dự án sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế cần sử dụng đất đai như một nguồn lực đầu vào tạo mặt bằng sản xuất. Khi đó Nhà nước phải thu hồi đất của nhân dân và thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các hộ bị thu hồi đất.
Từ các văn bản luật như Luật đất đai năm 1988 đến Luật đất đai năm 2003, từ Nghị định số 151–TTg ngày 14/4/1959 của Thủ tướng chính phủ quy định về thể lệ tạm thời trưng dụng ruộng đất, Nghị định số 90 – CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ ban hành quy định về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích Quốc gia, lợi ích cộng đồng đến Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 về Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và các Thông tư hướng dẫn đã xây dựng chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Tuy chưa hẳn đã đáp ứng được việc bồi thường đúng, đủ và công bằng những thiệt hại cho người bị thu hồi đất. Nhưng đã phần nào phản ánh việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là rất cần thiết phải thực hiện, đúng theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.
2.1.2. Chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Bồi thường là việc hoàn trả lại toàn bộ giá trị tài sản bị thiệt hại cho chủ sở hữu phần tài sản đó.
Hỗ trợ là việc hoàn trả lại một phần giá trị tài sản bị thiệt hại cho chủ sở hữu phần tài sản đó.
Bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng có nghĩa là hoàn trả lại toàn bộ và hỗ trợ lại một phần giá trị hoặc công lao động và một số hỗ trợ xã hội khác mà người dân bị thiệt hại do việc thu hồi đất mang lại.
Chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng là một quá trình thực hiện các công việc liên quan đến bồi hoàn giá trị về đất, tài sản trên đất bằng tiền hoặc bằng tài sản tương ứng cùng một số chính sách hỗ trợ xã hội. Tổ chức việc di dời tài sản, hoa màu trên đất được giải phóng mặt bằng. Bàn giao phần diện tích mặt bằng đó cho chủ thể mới để cải tạo, xây dựng công trình mới có giá trị, lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội lớn hơn [26].
2.1.3. Chính sách tái định cư
Theo từ điển Tiếng Việt: Tái nghĩa là “hai lần hoặc lần thứ hai, lại một lần nữa”, như tái bản, tái tạo, tái thiết....Còn định cư là “ở một nơi nhất định để sinh sống, làm ăn...”
Theo Ngân hàng phát triển Châu á (ADB): Tái định cư là xây dựng khu dân cư mới, có đất để sản xuất và đủ cơ sở hạ tầng công cộng tại một địa điểm khác.
- Các hình thức tái định cư gồm:
+ Tái định cư tập trung.
+ Tái định cư tại chỗ.
+ Tái định cư xen ghép (phân tán).
Chính sách tái định cư là chính sách bồi thường thiệt hại cho chủ sử dụng nhà, đất ở là đối tượng chịu trách nhiệm thực hiện quyết định thu hồi đất và phải giải phóng mặt bằng.
+ Tái định cư bằng nhà ở chung cư cao tầng đối với hộ gia đình cá nhân bị thu hồi nhà ở, đất ở mà phải di chuyển chỗ ở tại khu vực đô thị.
+ Tái định cư bằng đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi nhà ở, đất ở mà phải di chuyển chỗ ở tại khu vực nông thôn.
+ Bồi thường, hỗ trợ bằng tiền để hộ giai đình, cá nhân tự lo chỗ ở mới [14];[26].
2.1.4. Mối quan hệ giữa bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Trong công tác giải phóng mặt bằng thì chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đảm bảo việc bồi hoàn đất đai, tài sản trên đất bị thu hồi đúng đối tượng, đúng chính sách và hơn nữa là đảm bảo ổn định đời sống cho người bị thu hồi đất bằng những chính sách phù hợp để tạo hướng phát triển nghề nghiệp ổn đinh.
Chính sách bồi thường, hỗ trợ hầu hết được thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi một phần đất, tài sản trên đất của người dân (phần còn lại vẫn có thể tiếp tục sử dụng), cùng với đó là một số chính sách hỗ trợ khác để đảm bảo lợi ích cho người bị thu hồi đất.
Mặt khác chính sách tái định cư đa phần được thực hiện khi Nhà nước thu hồi toàn bộ phần đất và nhà cửa, tài sản trên đất (hoặc nếu còn lại thì không thể tiếp tục sử dụng được). Cùng với chính sách tái định cư là các chính sách hỗ trợ để phát triển nghề nghiệp, ổn định đời sống cho người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở.
Nói cách khác tái định cư là quá trình bồi thường các thiệt hại về đất và tài sản trên đất, chi phí di chuyển, ổn định và khôi phục đời sống cho người bị thu hồi đất. Ngoài ra tái định cư còn bao gồm hàng loạt các chính sách hỗ trợ cho người bị tác động do việc thực hiện các dự án đầu tư gây ra nhằm khôi phục và cải thiện mức sống.
2.1.5. Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo trình tự sau:
- Xác định và công bố chủ trương thu hồi đất hoặc ra văn bản chấp thuận địa điểm đầu tư.
- Chuẩn bị hồ sơ địa chính cho khu đất bị thu hồi do cơ quan Tài nguyên – Môi trường thực hiện căn cứ vào văn bản công bố hoặc chấp thuận của UBND cấp tỉnh hoặc cấp huyện.
- Lập, thẩm định và xét duyệt phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Cơ quan Tài chính phối hợp với cơ quan Tài nguyên – Môi trường và các cơ quan liên quan tiến hành thẩm định và trình UBND cùng cấp phê duyệt.
- Thông báo việc thu hồi đất do tổ chức được giao làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm thông báo cho người đang sử dụng đất biết lý do thu hồi đất.
- Quyết định thu hồi đất được thực hiện sau 20 ngày ra thông báo lý do thu hồi đất thì cơ quan Tài nguyên – Môi trường có trách nhiệm trình UBND cùng cấp quyết định thu hồi đất.
- Giải quyết khiếu nại quyết định thu hồi đất được thực hiện theo quy định.
- Kê khai, kiểm kê xác định nguồn gốc đất đai.
- Lập, thẩm định và xét duyệt phương án bồi thương, hỗ trợ và tái định cư do Tổ chức được giao làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng (có sự tham gia của Tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất). Sau đó cơ quan Tài chính thẩm định và trình UBND cùng cấp phê duyệt.
- Công khai phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được phê duyệt tại trụ sở UBND xã.
- Thực hiện việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư cùng với bàn giao nhà ở, đất ở, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở cho người được bố trí tái định cư.
- Bàn giao đất bị thu hồi sau thời gian 20 ngày người bị thu hồi đất nhận đủ số tiền bồi thường, hỗ trợ và được bố trí tai định cư.
- Cưỡng chế thu hồi đất nếu người có đất bị thu hồi cố tình không nhận tiền hoặc đã nhận đủ số tiền bồi thường, hỗ trợ nhưng không bàn giao mặt bằng khi đã làm đủ thủ tục hành chính về cưỡng chế [14], [15][20].
2.2. Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại Việt Nam
Ngày nay cùng với sự phát triển của đất nước, rất nhiều dự án đầu tư với nhu cầu sử dụng đất ngày một gia tăng. Trước yêu cầu xây dựng và phát triển trong thời kỳ CNH - HĐH khối lượng các dự án xây dựng các khu đô thị và công nghiệp ngày càng lớn. Đặt ra cho công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư một nhiệm vụ hết sức nặng nề, khó khăn và phức tạp. Cả nước với rất nhiều dự án lớn cùng hàng chục ngàn dự án nhỏ. Đây thực sự là khối lượng công việc không nhỏ phải giải quyết sao cho vừa đảm bảo tiến độ các dự án, các mục tiêu đặt ra và ổn định đời sống nhân dân trong các khu vực phải giải toả, di dời.
Tuy nhiên để thực hiện công tác này không phải là một việc dễ dàng, bởi nhiều dự án, khu vực quy hoạch đã được công bố, đã được triển khai nhưng tiến độ thực hiện rất chậm. Nguyên nhân phần lớn vẫn là lợi ích của người bị thu hồi đất, nhà cửa và tài sản trên đất bị thu hồi, chính sách của Nhà nước được triển khai ở một số địa phương không đáp ứng được sự đòi hỏi, mong chờ của người dân.
2.2.1. Những nội dung cơ bản của chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
a. Từ trước Luật đất đai năm 1993
Nghị định số 151-TTg ngày 14/4/1959 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thể lệ tạm thời trưng dụng ruộng đất, là văn bản pháp quy đầu tiên liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở Việt Nam (Nghị định này được thực hiện đến năm 1980 khi Hiến pháp 1980 ra đời). Theo đó mức bồi thường, hỗ trợ được thực hiện như sau:
- Đất thuộc sở hữu tư nhân hoặc tập thể khi bị trưng dụng thì thuộc sở hữu Nhà nước.
- Việc bồi thường thiệt hại do lấy đất gây nên phải bồi thường hai khoản: bồi thường về đất thì bồi thường từ 01 đến 04 năm sản lượng thường niên của ruộng đất bị trưng thu. Đối với hoa màu thì được bồi thường đúng mức. Đối với nhà cửa, vật kiến trúc và các công trình khác trên đất phục vụ sinh hoạt được giúp đỡ bằng cách xây dựng công trình khác. Đối với mồ mả thì căn cứ vào phong tục, tập quán của từng địa phương mà giúp một số tiền làm phí tổn di chuyển [11].
Tuy nhiên khi Hiến pháp 1980 ra đời đã quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, chính vì vậy việc bồi thường về đất không được thực hiện mà chỉ thực hiện bồi thường, hỗ trợ nhà cửa, vật kiến trúc và những tài sản trên đất hoăc những thiệt hại tài sản do việc thu hồi đất gây nên.
Khi Luật đất đai năm 1988 được ban hành cũng đã quy định về bồi thường nhưng cơ bản vẫn dựa trên những quy định tại Hiến pháp năm 1980 [8].
Năm 1990 tại Quyết định số 186/HĐBT ngày 31/5/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về việc đền bù thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng khi tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp, đất có rừng để sử dụng vào mục đích khác thì phải thực hiện bồi thường thiệt hại về đất cho Nhà nước. Theo đó để tính bồi thường thiệt hại về đất nông nghiệp và đất có rừng là diện tích, chất lượng và vị trí đất. Mỗi hạng đất tại mỗi vị trí đều được quy định giá tối đa, tối thiểu. UBND các tỉnh, thành phố quy định cụ thể mức bồi thường thiệt hại của địa phương mình sát với giá đất thực tế ở địa phương nhưng không thấp hơn hoặc cao hơn khung giá định mức [19].
b. Từ sau Luật đất đai năm 1993 đến ngày 01 tháng 07 năm 2004 (Luật đất đai 2003 có hiệu lực)
Tại Hiến pháp năm 1992:
Điều 23 quy định: “Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hoá. Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường. Thể thức trưng mua, trưng dụng do luật định” [6].
Như vậy Hiến pháp năm 1992 trên cơ sở thay thế hiến pháp năm 1980 đã quy định: đề cao hình thức sở hữu toàn dân đối với nguồn tài nguyên đất theo hướng củng cố quyền hạn của Nhà nước trong việc thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích khác.
- Luật Đất đai 1993 có hiệu lực từ ngày 15/10/1993 và thay thế cho Luật đất đai năm 1988. Điều 12 của luật này quy định: “Nhà nước xác định giá các loại đất để tính ...tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại về đất...”. Điều 27 quy định: “Trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người thu hồi đất được đền bù thiệt hại” [9].
Tiếp sau Luật đất đai năm 1993, Chính phủ ban hành Nghị định số: 90/NĐ-CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ quy định về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và thay thế tất cả các quy định đền bù đất đai, tài sản được ban hành trước đây, đồng thời ban hành Nghị định số 87/NĐ-CP ngày 17/8/1994 quy định khung giá các loại đất làm cơ sở xác định giá đất tính đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất.
Tại Nghị định này đã thể hiện được tính toàn diện trong việc tính đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất. Như đề cập đến tính hợp pháp của đất để tính đền bù thiệt hại cùng với tài sản trên đất. Tại Nghị định này cũng quy định người được Nhà nước giao đất sử dụng vào mục đích nào thì được đền bù bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng hoặc trả bằng tiền với giá trị cùng mục đích sử dụng. Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất mà nguồn tiền từ ngân sách Nhà nước thì không được bồi thường nhưng được cấp lại đất. Đền bù thiệt hại đối với tài sản bằng giá trị hiện có của công trình.
Cũng tại nghị định này đã xác định vai trò cấp xã, phường trong công tác đền bù thiệt hại đối với việc xác định tính hợp pháp của đất, đề cập đến quyền khiếu nại của người bị thu hồi đất khi thấy quyền lợi chưa được thoả đáng [12].
- Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998, (thay thế Nghị định số: 90/NĐ-CP) theo đó quy định rõ phạm vi áp dụng, đối tượng phải bồi thường, đối tượng được bồi thường, phạm vi bồi thường, đặc biệt người có đất bị thu hồi có quyền được lựa chọn một trong ba phương án bồi thường bằng đất, bằng tiền hoặc bằng đất và bằng tiền. Với những nội dung chính như sau:
+ Đối với đất bị thu hồi là do Nhà nước giao sử dụng tạm thời, đất cho thuê, đất đấu thầu, thì người bị thu hồi đất chỉ được bồi thường thiệt hại chi phí đó đầu tư vào đất. Đất công ích của xã, phường được bồi thường thiệt hại về đất bằng tiền cho ngân sách xã, phường và chỉ được bồi thường thiệt hại chi phí đó đầu tư vào đất nếu có.
+ Điều kiện và mức độ bồi thường về tài sản thì đối với tài sản trên đất hợp pháp và có khả năng hợp pháp hoá được bồi thường 100% giá trị tài sản.
+ Đối với đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất làm muối, nuối trồng thuỷ sản thì phương thức và mức bồi thường bằng đất có cùng diện tích và chất lượng, nếu không có đất thì bồi thường bằng tiền;
+ Đất được quy hoạch để xây dựng đô thị nhưng chưa có cơ sở hạ tầng thì không được bồi thường như đất đô thị. Bồi thường bằng đất chỉ được thực hiện khi có dự án tái định cư được phê duyệt.
+ Đối với đất ở nông thôn, người bị thu hồi đất được bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng, mức tối đa được bồi thường bằng đất nơi ở mới không qúa 400m2 hoặc không qúa 800m2 cho những vùng nông thôn có tập quán nhiều thế hệ cùng chung sống trong một hộ hay điều kiện tự nhiên đặc biệt.
+ Về cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo, nếu người bị thu hồi đất thấy quyết định bồi thường không đúng với quy định của pháp luật, thì được quyền khiếu nại và được giải quyết theo quy định của Pháp lệnh khiếu nại và tố cáo. Tuy nhiên, trong khi chờ giải quyết khiếu nại vẫn phải chấp hành di chuyển GPMB và giao đất đúng kế hoạch [13].
Nhìn chung Nghị định này đã đưa các nội dung về công tác tổ chức thực hiện, quy định trách nhiệm của UBND các cấp và Hội đồng bồi thường GPMB cấp huyện trong việc chỉ đạo lập phương án bồi thường, xác định mức bồi thường hoặc trợ cấp cho từng tổ chức hộ gia đình, cá nhân và tổ chức thực hiện bồi thường theo phương án đã được phê duyệt, tạo sự chủ động cho các địa phương trong việc lựa chọn phương án bồi thường phự hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, quỹ đất của địa phương.[13].
- Thông tư số: 145/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định 22/1998/NĐ-CP bao gồm các phương pháp xác định hệ số K, nội dung và chế độ quản lý, phương án bồi thường và một số nội dung khác [22].
c. Từ 2004 đến nay
- Luật Đất đai 2003
Luật đất đai năm 2003 được thông qua ngày 26/11/2003 tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá IX trên cơ sở Nghị quyết về việc tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước của Hội nghị lần thứ 7 Trung ương Đảng khoá IX. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới đó, Luật đất đai năm 2003 đã được ban hành có phạm vi điều chỉnh bao quát với rất nhiều nội dung mới, trong đó tập trung vào các vấn đề trong quản lý sử dụng đất đai như:
+ Hoàn chỉnh chính sách khu vực đất nông nghiệp; quy định chính sách đất đai đối với khu vực công nghiệp; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, đây là căn cứ quan trọng khi thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích khác.
+ Quy định chính sách thu hồi và trưng dụng đất, quy trình thu hồi đất và công tác giải phóng mặt bằng. Cùng đó quy định rõ việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người bị thu hồi đất, những trường hợp không được bồi thường. Bổ sung quy định về thẩm quyền giao đất, cho thuê và cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất với thẩm quyền từng cấp, đề cao vai trò cấp xã, phường, cán bộ địa chính xã phường đảm bảo công tác quản lý và sử dụng đất chặt chẽ, hợp lý và hiệu quả.
+ Đổi mới công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai theo hướng khuyến khích các bên tự hoà giải và nâng cao vai trò hoà giải cấp cơ sở xã, phường.[10].
Sau khi Luật đất đai 2003 được ban hành, để đáp ứng thực tiễn Nhà nước đã ban hành nhiều các văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư cụ thể hoá các điều luật về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, theo đó, chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư được thể chế tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, hiện tại đây là văn bản quy phạm quan trọng để dùng áp dụng cho công tác bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất cho các địa phương áp dụng, với những nội dung chủ yếu sau:
+ Người bị thu hồi đất, bị thiệt hại tài sản gắn liền với đất bị thu hồi, được bồi thường đất, tài sản, được hỗ trợ và bố trí tái định cư theo quy định. Mặt khác Nhà nước khuyến khích người có đất, tài sản tự nguyện hiến, tặng một phần hoặc toàn bộ đất, tài sản cho Nhà nước.
+ Đối với đất được bồi thường bồi thường theo hình thức đất đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi; trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới hoặc bằng nhà, nếu có chênh lệch về giá trị thì phần chênh lệch đó được thực hiện thanh toán bằng tiền, với những điều kiện để được bồi thường về đất.
+ Giá đất để tính bồi thường là giá đất theo mục đích đang sử dụng tại thời điểm có quyết định thu hồi đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố theo quy định của Chính phủ; không bồi thường theo giá đất sẽ được chuyển mục đích sử dụng. Trường hợp bồi thường chậm theo quy định mà nguyên nhân do cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường gây ra hoặc do người bị thu hồi đất gây ra thì hoàn toàn chịu trách nhiệm thực hiện theo giá đất mà giá đất đó bất lợi hơn so với giá đất tại thời điểm thu hồi hoặc giá đất hiện tại.
+ Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà đất đó thuộc đối tượng không được bồi thường thì tùy từng trường hợp cụ thể được bồi thường hoặc hỗ trợ tài sản. Nhà, công trình khác gắn liền với đất được xây dựng sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất công bố mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép xây dựng hoặc trái với mục đích sử dụng đất sau ngày 01/7/2004 thì không được bồi thường. Tài sản gắn liền với đất được tạo lập sau khi có quyết định thu hồi đất được công bố thì không được bồi thường.
+ Đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân, được bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ Xây dựng ban hành.
+ Mức bồi thường đối với cây hàng năm được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch đó. Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại. Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất đó đến thời kỳ thu hoạch thì không phải bồi thường.
+ Quy định về một số mức hỗ trợ như hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm và hỗ trợ khác đó là căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định biện pháp hỗ trợ khác để bảo đảm ổn định đời sống và sản xuất cho người bị thu hồi đất; trường hợp đặc biệt trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
+ Chính sách tái định cư căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập và thực hiện các dự án tái định cư để bảo đảm phục vụ tái định cư cho người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở. Với hình thức bố trí tái định cư như bồi thường bằng nhà ở, bồi thường bằng giao đất ở mới, bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới. Nhà nước ưu tiên tái định cư tại chỗ cho người bị thu hồi đất tại nơi có dự án tái định cư, ưu tiên vị trí thuận lợi cho các hộ sớm thực hiện giải phóng mặt bằng, hộ có vị trí thuận lợi tại nơi ở cũ, hộ gia đình chính sách. Các biện pháp hỗ trợ sản xuất và đời sống tại khu tái định cư do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định các biện pháp và mức hỗ trợ cụ thể để ổn định sản xuất và đời sống tại khu tái định cư căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương. Quy định quyền và nghĩa vụ của người bị thu hồi đất phải d._.i chuyển chỗ ở.
+ Quy định việc giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, theo đó Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp quận, huyện và Tổ chức phát triển quỹ đất. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất có trách nhiệm chi trả trước tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của Nghị định này và được trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp; Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được xác định thành một mục riêng trong tổng vốn đầu tư của dự án.
+ Trường hợp người được giao đất, được thuê đất hoặc tổ chức phát triển qũy đất thoả thuận được với người bị thu hồi đất về mức bồi thường, hỗ trợ theo quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo sự thoả thuận đó; Nhà nước không tổ chức, thực hiện bồi thường, hỗ trợ.
+ Quy định rõ trách nhiệm của các sở, ban ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp trong phối hợp thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo thẩm quyền được giao; ra quyết định cưỡng chế và tổ chức cưỡng chế đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền; phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện việc cưỡng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền [14].
Nghị định 197/2004/NĐ-CP là văn bản quy phạm về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã phần nào đáp ứng được lợi ích của người bị thu hồi đất. Tuy nhiên để giải quyết một số vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cần cụ thể hoá và bổ sung một số điều thuộc Nghị định góp phần hoàn thiện chính sách khi Nhà nước thu hồi đất, đẩy nhanh tiến độ GPMB và ổn định đời sống của người bị thu hồi đất, Bộ tài chính đã ban hành các Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 17/12/2004 [23] và.Thông tư số 69/2006/TT-BTC ngày 02 tháng 8 năm 2006 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 116/2004/TT-BTC[24].
- Chỉ thị số 11/2006/CT-CP ngày 27 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về giải pháp hỗ trợ dạy nghề và việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Theo đó giao cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có định hướng quy hoạch, kế hoạch về chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, chủ động xây dựng kế hoạch hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm từ dự án dạy nghề cho lao động nông thôn và vay vốn giải quyết việc làm cho người lao động ngay trong quá trình xây dựng quy hoạch và kế hoạch thu hồi đất nông nghiệp; hướng dẫn và vận động nhân dân chủ động tham gia học nghề để chuyển nghề và tìm việc làm phù hợp để nhanh chóng ổn định cuộc sống [4].
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. Theo đó quy định một số điều về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư như:
+ Quy định cụ thể đối với một số trường hợp thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ và tái định cư về đất khi Nhà nước thu hồi đất đối với đất đang sử dụng trong từng giai đoạn trước ngày 15/10/1993, từ ngày 15/10/1993 trở về sau và người sử dụng đất được giao không đúng thẩm quyền trước ngày 01/7/2004 là căn cứ pháp lý quan trọng để xác định tính pháp lý cho việc bồi thường hỗ trợ và tái định cư trong công tác GPMB.
+ Quy định trình tự, thủ tục thu hồi đất và thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để các ngành, các cấp thực hiện công tác GPMB đúng quy định, công khai và dân chủ, đáp ứng lợi ích, góp phần ổn định đời sống của người bị thu hồi đất. Quy định quyền lợi, nghĩa vụ của người bị thu hồi đất như quyền được khiếu nại, nghĩa vụ phải chấp hành quyết định thu hồi đất và bàn giao mặt bằng [15].
- Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15 tháng 6 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ [25].
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, theo đó nội dung cơ bản được thể hiện như sau:
+ Quy định về giá đất: sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường trong điều kiện bình thường.
+ Sửa đổi, bổ sung chính sách bồi thường, hỗ trợ đất nông nghiệp (nâng mức hỗ trợ đất nông nghiệp vườn ao, đất nông nghiệp trong đô thị, khu dân cư).
+ Đa dạng các hình thức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm, đồng thời quy định thẩm quyền của UBND cấp tỉnh trong việc quyết định hình thức hỗ trợ (bằng tiền hoặc giao đât, căn hộ).
+ Bổ sung một số chính sách hỗ trợ khác (hỗ trợ tái định cư cho trường hợp các hộ đủ tiêu chuẩn được tái định cư mà tiền bồi thường, hỗ trợ không đủ để mua nhà, đất tái định cư; hỗ trợ kinh phí học nghề cho lao động trong độ tuổi lao động có nhu cầu học nghề khi thu hồi đất nông nghiệp).
+ Toàn bộ tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và chi phí tổ chức thực hiện do người được giao đất, thuê đất ứng trước được khấu trừ vào tiền thuê đất, giao đất; mức tối đa không vượt tiền phải nộp khi được thuê đất, giao đất.
+ Thay đổi toàn bộ trình tự bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo, cưỡng chế thu hồi đất.
+ Thành lập quỹ phát triển đất (trích từ 30% đến 50% nguồn thu hàng năm từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền đấu giá quyền sử dụng đất).
Nhìn chung Nghị định số 69/2009/NĐ-CP đã phần nào đảm bảo hài hoà ba lợi ích: Người bị thu hồi đất được nhà nước quan tâm niều hơn – Nhà đầu tư – Nhà nước [16].
d. Nhận xét và đánh giá
* Nhận xét
Ngay từ thời kỳ mới thành lập, Nhà nước ta đã kịp thời ban hành quy định về trưng dụng ruộng đất, mở đầu cho việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở nước ta. Tiếp sau đó dựa trên Hiến pháp và các văn bản Luật đất đai từ năm 1988 đến 2004, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư và các văn bản hướng dẫn thi hành việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Theo đó tuỳ từng thời kỳ kịp thời điều chỉnh và quy định trình tự, thủ tục thu hồi đất, trình tự, thủ tục về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Quy định tính pháp lý, giá trị của đất đai, tài sản trên đất để từ đó có căn cứ tính bồi thường thiệt hại, cùng đó là quy định các khoản hỗ trợ, giải pháp hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất (tư liệu sản xuất). Quy định quyền lợi, nghĩa vụ của người bị thu hồi đất trong việc bồi thường thiệt hại và khiếu nại khi thấy việc bồi thường, hỗ trợ chưa thoả đáng. Quy định vai trò thẩm quyền của các cơ quan chức năng trong việc được giao nhiệm vụ thực hiện.
* Đánh giá
Các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư qua các thời kỳ thể hiện tính đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta là đảm bảo mọi công dân Việt Nam đều có nhà ở, đất ở. Trong quá trình phát triển các chính sách bồi thường, hỗ trợ do yếu tố khách quan đã chưa thể hiện được tính toàn diện tuy nhiên đã phần nào đáp ứng được quyền lợi cho người bị thu hồi dất.
Ngày nay các công trình đường xá, trụ sở, khu trung tâm, cụm công nghiệp được mở rộng thể hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của chúng ta đang thể hiện một phần tính ưu việt, đảm bảo lợi ích, mong mỏi của người dân cũng như ổn định đời sống nhân dân, tình hình chính trị, thể hiện tính đúng đắn trong công cuộc đổi mới.
Tuy nhiên do thực tế khách quan tốc độ phát triển CNH-HĐH nhanh đòi hỏi chính sách bồi thường, hỗ trợ của chúng ta phải luôn hoàn thiện để đáp ứng với thực tiễn.
2.2.2. Tổng quan công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
2.2.2.1. Thể chế chính sách, chế độ
Trên cơ sở Hiến pháp và các văn bản Luật đất đai cũng như một số điều luật khác, Chính phủ đã ban hành một số Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật và Nghị định như Nghị định số 90/NĐ-CP ngày 17/8/2004; Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998;...Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 17/12/2004.....và Chỉ thị số 11/2006/CT-CP ngày 27 tháng 3 năm 2006....nhằm quy định về trình tự, thủ tục thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư...
2.2.2.2. Tổ chức chỉ đạo thực hiện
Dựa vào quy định chung của Chính phủ và hướng dẫn của các Bộ, ngành các tỉnh, thành phố đã cụ thể hoá bằng cách xây dựng các quy định riêng cụ thể cho địa phương để thực hiện áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đạt kết quả cao nhất và chỉ đạo UBND cấp huyện, quận gắn liền với cấp xã thành lập các cơ quan chuyên môn thực hiện công tác GPMB các dự án trên địa bàn đúng theo trình tự, thủ tục mà Chính phủ ban hành.
2.2.2.3. Kết quả đạt được
Nhà nước ta đã ý thức được rất sớm việc bồi thường thiệt hại cho người bị thu hồi đất, đã có những văn bản quy định, hướng dẫn việc thực hiện từ những thập kỷ 60 của thế kỷ trước. Đến nay tổng kết lại công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cũng đã đạt những hiệu quả nhất định, giải quyết được rất lớn mặt bằng cho công cuộc xây dựng đất nước hiện đại. Đẩy nhanh công cuộc CNH-HĐH, bên cạnh đó vẫn đảm bảo quyền và lợi ích của người bị thu hồi đất, giúp sử dụng tiết kiệm và đúng mục đích quỹ đất hiện có. Đã thể hiện được tính toàn diện của các chính sách bồi thường, hỗ trợ, quy đinh rõ ràng về trình tự thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phù hợp với Hiến pháp và các văn bản luật.
2.2.2.4. Tồn tại, vướng mắc
Bên cạnh những mặt đã đạt được trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là những công trình, các khu công nghiệp, những hạng mục công trình lớn được triển khai xây dựng, đóng góp vào công cuộc cải cách đất nước thì tại nhiều địa phương có nhiều dự án được triển khai không đạt tiến độ với nguyên nhân chủ yếu vướng mắc về GPMB. Có những dự án không thể tiếp tục triển khai công tác GPMB do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Những nguyên nhân vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chủ yếu tập trung vào chế độ, chính sách chưa thực sự thể hiện tính thực tế khách quan, đồng bộ, chưa thể hiện được cả 03 lợi ích: Nhà nước, Chủ đầu tư và người dân. Trong xây dựng chế độ, chính sách tại một số địa phương chưa bám sát với quy định của Chính phủ đã đề ra. Xây dựng giá bồi thường, hỗ trợ chưa sát với giá thị trường, chính sách đào tạo nghề sau khi thu hồi đất của người nông dân chưa thoả đáng không đáp ứng được mong mỏi của người dân. Quy trình thực hiện còn rườm rà cần được rút gọn lại. Tại một số dự án lớn, trọng điểm tình trạng nhân dân bức xúc khiếu kiện kéo dài vẫn thường xuyên xảy ra gây mất ổn định về chính trị, xã hội.
2.2.2.5. Nguyên nhân
Việc xây dựng chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chưa thật đồng bộ, hợp lý và sát với thực tiễn khách quan.
Chính sách quản lý và sử dụng đất đai, kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch và quản lý xây dựng hạ tầng cơ sở còn nhiều bất cập gây mất lòng tin đã ăn sâu vào nhận thức của nhân dân.
Công tác tuyên truyền vận động chưa được triển khai bài bản, sâu rộng. Bên cạnh đó nhận thức về chính sách, pháp luật của người dân còn hạn chế, nhất là chính sách về đất đai, ý thức và tính cộng đồng chưa cao.
Công tác tổ chức thực hiện và chỉ đạo thực hiện chưa thật sát sao, cụ thể trong phân công. Đội ngũ thực hiện công tác bồi thường GPMB với kinh nghiệm thực tiễn còn ít, năng lực chưa tốt để đáp ứng công việc đặt ra.
2.3. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của một số nước, tổ chức quốc tế và kinh nghiệm cho Việt Nam.
2.3.1. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Ngân hàng thế giới (WB)
Hầu hết các dự án được tài trợ bởi vốn vay của ngân hàng Thế giới (WB) đều có chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do các dự án này đưa ra. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của tổ chức này có nhiều khác biệt so với luật, quy định, chính sách của nhà nước Việt Nam nên có những khó khăn nhất định, nhưng bên cạnh cũng có những ảnh hưởng tích cực tới việc hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người bị thu hồi đất của Việt Nam.
Tất cả mọi vấn đề kinh tế, xã hội phát sinh từ việc thu hồi đất gây ra cho người bị thu hồi đất đều được chính sách của WB quan tâm. Trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì vấn đề tái định cư được WB quan tâm nhiều hơn, hỗ trợ những người bị ảnh hưởng trong suốt quá trình tái định cư, từ việc tìm nơi ở mới thích hợp cho một khối lượng lớn chủ sử dụng đất phải di chuyển, tổ chức các khu tái định cư, trợ giúp chi phí vận chuyển, xây dựng nhà ở mới, đào tạo nghề nghiệp, cho vay vốn phát triển sản xuất, cung cấp các dịch vụ..tại khu tái định cư [7].
2.3.2. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định của Ngân hàng phát triển Châu á (ADB)
Khung chính sách của Ngân hàng phát triển thế giới được xây dựng với mục tiêu tránh việc tái định cư bắt buộc bất cứ khi nào có thể được hoặc giảm thiểu tái định cư nếu không thể tránh khỏi di dân; đảm bảo những người phải di chuyển được giúp đỡ để ít nhất họ cũng đạt mức sống sung túc như lẽ họ sẽ có được nếu không có dự án hoặc tốt hơn.
Với các nguyên tắc cơ bản là:
- Cần tránh hoặc giảm thiểu tái định cư bắt buộc và thiệt hại về đất đai, công trình, các tài sản và thu nhập bằng cách khai thác mọi phương án khả thi.
- Tất cả các hộ đều được quyền đền bù theo giá thay thế cho tài sản, thu nhập và các công việc sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng, được khôi phục đủ để cải thiện hay ít nhất cũng hồi phục được mức sống, mức thu nhập và năng lực sản xuất của họ như trước khi có dự án.
- Trong trường hợp di chuyển cả một khu vực dân cư phải cố gắng tối đa để duy trì các thể chế văn hoá và xã hội của những người phải di chuyển và của cộng đồng dân cư nơi chuyển đến.
- Việc chuẩn bị các kế hoạch giải phóng mặt bằng (được coi như một phần trong công tác chuẩn bị tiểu dự án) và thực hiện các kế hoạch này sẽ được tiến hành với sự tham gia và tư vấn của những người bị ảnh hưởng.
- Phải hoàn tất việc chi trả đền bù các loại tài sản bị ảnh hưởng và kết thúc di dân tới nơi ở mới trước khi thi công tuyến tiểu dự án.
- Việc đền bù cho người dân tộc thiểu số, hộ gia đình do phụ nữ làm chủ, gia đình có người tàn tật và các hộ dễ bị ảnh hưởng khác sẽ được thực hiện với sự tôn trọng các giá trị văn hoá cũng như sự bảo vệ các nhu cầu riêng biệt của họ.
Khi triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng ADB quan tâm đến hầu hết các vấn đề liên quan đến chủ hộ như nghề nghiệp, thu nhập hàng tháng, nguồn thu nhập của gia đình, số người trong độ tuổi lao động, có trong diện chính sách hay không và cả trình độ học vấn….cùng tính pháp lý của đất đai, tài sản trên đất.
Về vấn đề tái định cư, mục tiêu chính sách tái định cư của ADB là giảm thiểu tối đa tái định cư và phải bảo đảm cho các hộ bị di chuyển được bồi thường và hỗ trợ sao cho tương lai kinh tế và xã hội của họ được thuận lợi tương tự trong trường hợp không có dự án [7].
2.3.3. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại Trung Quốc
Khác với Hiến pháp và Luật đất đai của Việt Nam, Hiến pháp Trung Quốc quy định hai hình thức sở hữu đất đai: Sở hữu Nhà nước và sở hữu tập thể. Vì vậy nên khi thu hồi đất, kể cả đất nông nghiệp tuỳ từng trường hợp cụ thể, Nhà nước sẽ cấp đất mới cho các chủ sử dụng bị thu hồi đất và bồi thường tài sản, các công trình gắn liền với đất bị thu hồi.
Về trình tự, thủ tục thu hồi đất thì Nhà nước thông báo cho người sử dụng đất biết trước việc họ sẽ bị thu hồi đất trong thời hạn một năm.
Về phương thức bồi thường, người dân có quyền lựa chọn các hình thức bồi thường bằng tiền hoặc bằng nhà tại khu ở mới. Người dân thường lựa chọn bồi thường thiệt hại bằng tiền và tự tìm chỗ ở mới phự hợp với nơi làm việc của mình.
Về giá bồi thường lấy tiêu chuẩn là giá thị trường, mức giá này cũng được Nhà nước quy định cho từng khu vực và chất lượng nhà, đồng thời được điều chỉnh rất linh hoạt cho phù hợp với thực tế, vừa được coi là Nhà nước tác động điều chỉnh tại chính thị trường đó.
Về tái định cư, thực hiện nguyên tắc chỗ ở mới tốt hơn chỗ ở cũ, các khu tái định cư được quy hoạch tổng thể với nhiều hạng mục hạ tầng nhà ở, trường học…, bố trí hệ thống giao thông động và tĩnh. Nhà ở được xây dựng đồng bộ và kịp thời đáp ứng nhu cầu nhiều loại căn hộ với các nhu cầu sử dụng khác nhau. Các chủ sử dụng phải di chuyển đều được chính quyền quan tâm tạo điều kiện về việc làm, đối với các đối tượng chính sách xã hội được Nhà nước có chính sách ưu tiên đặc biệt.
Khi thực hiện việc bồi thường GPMB phải xây dựng các biện pháp xử lý theo phương thức trước tiên là dựa vào trọng tài, sau đó là khiếu tố [7].
2.3.4. Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại Thái Lan
Năm 1987 Thái Lan ban hành Luật về trưng dụng BĐS áp dụng cho việc trưng dụng đất sử dụng vào các mục đich xây dựng tiện ích công cộng, quốc phòng, phát triển nguồn tài nguyên hoặc các lợi ích khác cho đất nước, phat triển đô thị, nông nghiệp, công nghiệp, cải tạo đất đai vào các mục đích công cộng. Theo đó quy định những nguyên tắc về trưng dụng đất, nguyên tắc tính giá trị bồi thường các loại tài sản bị thiệt hại. Để từng ngành căn cứ tự xây dựng các quy định cụ thể và trình tự tiến hành bồi thường, hỗ trợ và tái định cư với việc xác định giá trị bồi thường, hỗ trợ, trình tự thủ tục các bước lập và phê duyệt dự án bồi thường, thành lập các cơ quan, ủy ban tính toán bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, trình tự đàm phán, nhận tiền bồi thường, cùng đó là quyền khiếu nại, quyền khởi kiện đưa ra toà án [7].
2.3.5. Kinh nghiệm cho Việt Nam
Khi có kế hoạch thu hồi đất cần thông báo cho các đối tượng bị thu hồi biết trước trong thời gian sớm hơn để họ có kế hoạch ổn định đời sống về tinh thần cũng như vật chất.
Xây dựng hành lang pháp lý cũng như tuyên truyền vận động và nêu cao tính tiền phong gương mẫu trong việc Nhà nước trưng dụng đất đai, người có quyền sử dụng đất tự nguyện thực hiện việc hiến, tặng cho Nhà nước đất đai để xây dựng các công trình công cộng mang lại lợi ích cộng đồng.
Tất cả mọi vấn đề về kinh tế, xã hội phát sinh từ việc thu hồi đất gây ra đều phải quan tâm. Cần tránh hoặc giảm thiểu việc phải bố trí tái định cư hoặc thiệt hại về đất, công trình bằng cách khai thác mọi phương án khả thi khác.
Cần tập trung nhiều hơn đến vấn đề tái định cư để đảm bảo đời sống người bị thu hồi đất có đời sống tốt hơn trước khi bị thu hồi. Tạo môi trường sản xuất cũng như duy trì, đảm bảo tốt nhất về văn hoá, xã hội và môi trường sống cho người bị thu hồi đất phải di chuyển đến cộng đồng dân cư mới.
Thực hiện bồi thường, hỗ trợ về đất, tài sản tương đương với giá thị trường.
Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý cho công tác quản lý và sử dụng đất đai trên toàn quốc để công tác bồi thường, hỗ trợ được thực hiện nhanh chóng, tránh tình trạng thực thi công tác bồi thường GPMB nhưng chính là thực hiện luôn cả công việc của công tác quản lý đất đai thường xuyên đó là xác định nguồn gốc, tính pháp lý của thửa đất, lập lại ranh giới, xác định lại diện tích, thu thập lại hồ sơ của thửa đất…
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện một số dự án trên địa bàn huyện Phú Xuyên.
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị góp phần đẩy nhanh tiến độ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của huyện Phú Xuyên.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Dự án xây dựng đường Cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình.
- Dự án nâng cấp đường tỉnh lộ 428A.
- Dự án đầu tư xây dựng Cầu cống điều tiết Đồng Quan.
- Dự án xây dựng Cụm công nghiệp Đại Xuyên.
Với tổng diện tích thu hồi là 1.118.298,1 m2 (trong đó: đất ở là 12.661,5 m2; đất nông nghiệp và đất khác là 1.105.636,6 m2) với khoảng 2.282 hộ gia đình bị ảnh hưởng về đất đai, hoa màu và tài sản, vật kiến trúc.
3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng.
- Đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện và đề xuất các giải pháp và kiến nghị góp phần hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của huyện.
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.3.1. Phương pháp khảo sát, điều tra, thu thập số liệu
- Thu thập các tài liệu, số liệu thứ cấp đã có liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong và ngoài nước khi Nhà nước thu hồi đất.
3.2.3.2. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, xử lý tình hình số liệu bằng nhiều phương pháp khác nhau
- Thống kê, tổng hợp, xử lý số liệu bằng phần mềm Excel và so sánh các trường hợp khác nhau trong bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
3.2.3.3. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp những cơ quan, ban ngành, tổ chức và hộ gia đình cá nhân có liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất
- Phỏng vấn trực tiếp đại diện các Ban quản lý dự án, Ban bồi thường GPMB, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Xuyên...
- Lập phiếu điều tra theo mẫu sẵn có và phỏng vấn trực tiếp các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi hoặc bị ảnh hưởng.
3.2.3.4. Phương pháp tham khảo, kế thừa các tài liệu sẵn có
- Tham khảo, kế thừa các tài liệu tại một số cơ quan quản lý Nhà nước của huyện Phú Xuyên, các Ban quản lý dự án…
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Phú Xuyên
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Phú Xuyên là huyện đồng bằng nằm ở phía nam thành phố Hà Nội, trên vĩ tuyến bắc 22o42 và kinh tuyến đông 105o59. Tổng diện tích đất tự nhiên là 171,1046 km2, có độ cao trung bình so với mặt nước biển là 3 m. Tiếp giáp với những địa phương:
- Phía bắc tây bắc giáp huyện Thường Tín.
- Phía nam giáp tỉnh Hà Nam.
- Phía đông giáp tỉnh Hưng Yên với Sông Hồng là ranh giới.
- Phía tây giáp huyện ứng Hoà.
Huyện Phú Xuyên có 2 thị trấn và 26 xã, từ trung tâm huyện đi các xã xa nhất: phía đông là xã Quang Lãng 12 km, phía tây là xã Phú Túc 15 km, phía nam là xã Châu Can, phía bắc là thị trấn Phú Minh 5 km. Huyện cách trung tâm thành phố Hà Nội là 36 km với 02 đường quốc lộ 1A cũ và đường Pháp Vân-Cầu Giẽ chạy qua cùng các tỉnh lộ 428A, 428B, 429 và đường liên xã nối các xã trong huyện và nối với các tỉnh bạn.
* Giao thông
Đường bộ đi qua địa phận huyện Phú Xuyên có quốc lộ 1A chạy qua trung tâm huyện dài 10,78 km, song song với đó là đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ và tuyến đường sắt bắc nam. Ngoài ra còn có các hệ thống đường tỉnh lộ gồm các tuyến Guột – Quang Lãng, Cầu Giẽ – Cống Thần, Tía – Quán Tròn, Đỗ Xá - Cảng Vạn Điểm với tổng chiều dài 22,5 km, cùng với 56,5 km đường liên xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Đường thuỷ nội huyện có hệ thống sông Nhuệ được nối với hệ thống sông Đáy qua cửa Nhật Tựu cùng với sông Hồng tạo lên hệ thống đường thuỷ nội huyện đi các tỉnh phía đông như Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh đảm bảo cho các tàu thuyền có tải trọng lớn đi lại thuận lợi để phát triển kinh tế.
* Khí hậu, thời tiết
+ Khí hậu huyện Phú Xuyên chịu ảnh hưởng của nhiệt đới gió mùa, khí hậu đồng bằng Sông Hồng, chịu ảnh hưởng của gió biển, mùa hè nóng ẩm, mùa đông khô lạnh, nhiệt độ trung bình năm 23,80 C, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.400 mm đến 1.700 mm...[17].
* Tài nguyên đất đai
- Hiện trạng sử dụng đất
Theo thống kê năm 2008 thì diện tích các loại cụ thể như sau:
Tổng diện tích đất tự nhiên: 17110,46 ha trong đó:
+ Diện tích đất nông nghiệp: 10.981,86 ha, chiếm 64,18%.
+ Diện tích nhóm đất phi nông nghiệp: 6.043,69 ha, chiếm 35,32%.
+ Diện tích đất chưa sử dụng: 84,91 ha, chiếm 0,5%.
Phần lớn diện tích đất trong toàn huyện được sử dụng đúng mục đích nên đã mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao, môi trường cơ bản không bị ô nhiễm nhiều. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại như một số xã chưa có nơi tập chung rác thải nên tình trạng vứt rác thải bừa bãi vẫn xảy ra làm cho một số diện tích đất bị ô nhiễm.
Số liệu thống kê năm 2008, huyện Phú Xuyên có tổng diện tích đất tự nhiên là 17110,46 ha, được thể hiện cụ thể cho từng loại đất ở bảng 4.1 [1].
Qua bảng 4.1 cho thấy, Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và cơ quan các cấp, huyện Phú Xuyên đã có sự chuyển biến rõ rệt, đời sống của người dân được cải thiện hơn trước và đang dần đi vào ổn định. Đã dần thực hiện tốt các chính sách về đất đai và đang tăng cường công tác quản lý, giải quyết tranh chấp đất đai, đang đẩy mạnh triển khai công tác quy hoạch sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do đó việc sử dụng các loại đất ngày một hiệu quả.
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Xuyên năm 2008
TT
LOẠI ĐẤT
Mã
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
(1)
(2)
(3)
(4)
(9)
Tổng diện tích tự nhiên
17110.46
100
1
Đất nông nghiệp
NNP
10981.86
64,18
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
SXN
9443.07
55,19
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm
CHN
9329.91
54,53
1.1.1.1
Đất trồng lúa
LUA
8650.52
50,56
1.1.1.2
Đất trồng cây hàng năm khác
HNK
679.39
3,97
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
CLN
113.16
0,66
1.3
Đất nuôi trồng thuỷ sản
NTS
756.16
4,42
14
Đất nông nghiệp khác
NKH
782.63
4,57
2
Đất phi nông nghiệp
PNN
6043.69
35,32
2.1
Đất ở
OTC
1274.94
7,45
2.1.1
Đất ở tại nông thôn
ONT
1197.17
6,99
2.1.2
Đất ở tại đô thị
ODT
77.77
0,45
2.2
Đất chuyên dùng
CDG
3502.63
20,47
2.2.1
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
CTS
70.98
0,41
2.2.2
Đất quốc phòng
CQP
10.89
0,06
2.2.3
Đất an ninh
CAN
1.00
0,006
2.2.4
Đất sản xuất kinh doanh phi nông nhiệp
CSK
381.16
2,23
2.2.5
Đất có mục đích công cộng
CCC
3038.60
17,76
2.3
Đất tôn giáo tín ngưỡng
TTN
69.01
0,40
2.4
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
NTD
158.13
0,92
2.5
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
SMN
968.58
5,66
2.6
Đất phi nông nghiệp khác
PNK
70.40
0,41
3
Đất chưa sử dụng
CSD
84.91
0,50
3.1
Đất bằng chưa sử dụng
BCS
84.91
0,50
+ Về vị trí địa lý huyện Phú Xuyên là cửa ngõ của thành phố Hà Nội, tiếp giáp với hai tỉnh là Hưng Yên và Hà Nam, có rất nhiều lợi thế để giao lưu, phát triển kinh tế, văn hoá. Để xứng đáng là một huyện cửa ngõ Thủ đô và bắt kịp với sự phát triển của Thành phố thì trong những năm tới Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội cần quan tâm và đầu tư hơn nữa.
+ Về xây dựng cơ bản huyện Phú Xuyên đã chú tâm đến các công trình trọng điểm như: trường học (Trung học cơ sở, Tiểu học cơ sở…) trạm y tế, trạm bưu điện… chất lượng các công trình tương đối đảm bảo. Tuy nhiên trong các xã còn thiếu các công trình xây dựng như các khu vui chơi văn hoá cho nhân dân.
+ Về tình hình sản xuất nông nghiệp trong huyện, những năm gần đây đã quan tâm đầu tư nên năng suất các loại cây trồng ngày một tăng. Tuy vậy diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do áp lực phát triển các khu dân cư cũng như xây dựng các công trình cơ bản, do vậy trong giai đoạn quy hoạch cần phải có kế hoạch sử dụng loại đất này.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi việc sử dụng đất của huyện giai đoạn 2008-2015 phải bố trí đất đai một cách hợp lý hơn, đáp ứng nhu cầu đất cho tất cả các ngành, các lĩnh vực và bảo vệ môi trường sinh thái bền vững.
4.1.2. Một số tình hình cơ bản phát triển kinh tế–xã hội huyện Phú Xuyên
4.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế
GDP- nhịp độ tăng trưởng: Toàn huyện năm 2006 đạt 490,77 tỷ đồng, tăng 7,02% so với năm 2004, giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt 296,21 tấn đạt 93,3% so với năm 2004. Tổng sản lượng lương thực đạt 111.977,2 tấn đạt 93,3% so với kế hoạch đề ra.
Kết quả đạt được từ năm 2000 đến năm 2006:
* Tổng giá trị sản xuất năm 2006 ước đạt 1.413,3 tỷ đồng tăng bình quân 12,7% (chỉ tiêu Đại hội 8,1%). Tổng sản phẩm xã hội (GDP) năm 2006 ước đạt 1.700,8 tỷ đồng (hiện hành 1.065,8 tỷ đồng), tăng bình quân 11,8%/năm (chỉ tiêu đề ra 7,6%) [18].
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế: nông nghiệp 40,4% (chỉ tiêu Đại hội 43,02%), CN-TTCN, xây dựng 35,9% (chỉ tiêu 32,85%). Thương mại, dịch vụ 23,7% (chỉ tiêu 24,13%).
Thu nhập bình quân đầu người 5.707.000 đồng, tăng bình quân 12,2% (chỉ tiêu 4 triệu đồng trở lên).
Tổng diện tích gieo trồng năm 2006: 27.888 ha tăng hơn năm 2000 là 3.751 ha, năng suất lúa đạt 12,7 tấn/ha/năm (chỉ tiêu 12 tấn trở lên). Lương thực bình quân đầu người 618 kg/năm. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2006 đạt 501,2 tỷ đồng, tăng bình quân 7,8%, trong đó: trồng trọt đạt 318,7 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 63,6%; tăng 6,5% [18].
* Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
a. Dân số
Dân số trung bình toàn huyện năm 2007 có 189.892 người. Mật độ dân trung bình 1.110 người/km2, trong đó khu vực nông thôn 1.012 người/km2, thị trấn 2.434 người/km2. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên không ngừng giảm do công tác kế hoạch hoá gia đình được toàn dân hưởng ứng: năm 1995 là 1,44% đến năm 2006 giảm xuống còn 1,01%. Tính từ năm 1991 đến nay mỗi năm toàn huyện giảm tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên xuống được 0,1%.
b. Lao động
Nguồn lao động trong huyện dồi dào, có kỹ năng, có văn hoá, nhanh nhậy tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất hàng hoá. Tổng số lao động năm 2007 là 101.214 người. Dân số và cơ cấu lao động giữa các ngành, các khu vực được thể hiện qua bảng 4.2.
- Về chất lượng lao động:
Trình độ tay nghề và kỹ năng trong sản xuất nông nghiệp đã ứng dụng kỹ thuật thâm canh để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tiếp thu nhanh nhậy các tiến bộ khoa học kỹ thuật như giống cây con mới có năng suất, chất lượng, thích ứng với yêu cầu người tiêu dùng, hiệu quả kinh tế trong sản xuất ngày càng tăng.
Bảng 4.2. Tình hình dân số và lao động của huyện qua một số năm
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1. Dân số
Người
187.250
188.424
189.892
Đô thị
Người
14.918
15.105
15.289
Nông thôn
Người
172.332
173.319
174.603
2. Lao động
Lao động
97.050
100.407
101.214
Lao động NN
Lao động
76.020
75.650
75.430
Lao động PNN
Lao động._..
Quyết định số 71/QĐ-UBND ngày 24/01/2005 của UBND tỉnh Hà Tây về việc Quy định giá bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với nhà, vật kiến trúc trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
Quyết định số 1879/2005/QĐ-UBND ngày 09/12/2005 của UBND tỉnh Hà Tây về vệc ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
Quyết định số 755/2006/QĐ-UBND ngày 4/5/2006 của UBND tỉnh Hà Tây về việc quy định giá bồi thường, hỗ trợ GPMB đối với nhà, vật kiến trúc, cây, hoa màu trên đất thuộc địa bàn tỉnh Hà Tây.
Quyết định số 2224/2006/QĐ-UBND ngày 18/12/2006 của UBND tỉnh Hà Tây về việc quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Hà Tây;
Quyết định số 493/2007/QĐ-UBND ngày 22/3/2007 của UBND tỉnh Hà Tây về việc sửa đổi một số điều của Quy định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Tây ban hành kèm theo quyết định số 289/2006/QĐ-UBND ngày 20/02/2006 của UBND tỉnh Hà Tây.
Quyết định số 2404/2007/QĐ-UBND ngày 11/12/2007 của UBND tỉnh Hà Tây về việc ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Hà Tây năm 2007.
Quyết định số 370/2008/QĐ-UBND ngày 22/2/2008 của UBND tỉnh Hà Tây về quy định giá bồi thường, hỗ trợ GPMB đối với nhà, vật kiến trúc, cây, hoa màu trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
* Sau khi tỉnh Hà Tây sáp nhập vào TP. Hà Nội việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giai đoạn II của dự án tại khu đất ở của các hộ bị ảnh hưởng căn cứ vào các văn bản:
Quyết định số: 18/2008/QĐ-UBND ngày 29/9/2008 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành “Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Quyết định số 40/2008/QĐ-UBND ngày 22/10/2008 của UBND TP. Hà Nội về việc ban hành giá xây mới nhà ở, nhà tạm, vật kiến trúc trên địa bàn TP. Hà Nội làm cơ sở xác định giá trị bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP. Hà Nội.
Thông báo số 936/TB-STC-QLCS ngày 02/10/2008 của Sở tài chính về đơn giá làm cơ sở tính bồi thường, hỗ trợ cây trồng, hoa màu, vật nuôi trên đất có mặt nước phục vụ công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn TP. Hà Nội và Thông báo số 14/TB-STC-QLCS ngày 02/1/2009 của Sở tài chính TP. Hà Nội về đơn giá làm cơ sở tính bồi thường, hỗ trợ cây trồng, hoa màu, vật nuôi trên đất có mặt nước phục vụ công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn TP. Hà Nội.
Quyết định số 62/2008/QĐ-UBND ngày 31/12/2008 của UBND TP. Hà Nội về việc ban hành Quy định về giá các loại đất trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2009.
PHỤ LỤC 3
Các văn bản tổ chức và hướng dẫn thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ dự án nâng cấp đường tỉnh lộ 428A.
Ngày 26/3/2002 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 220/QĐ-TTg về việc đầu tư dự án cải tạo nâng cấp đường tỉnh lộ sử dụng bằng vốn vay của Ngân hàng phát triển Châu á (ADB).
Ngày 08/5/2004 Bộ giao thông vận tải ban hành Quyết định số 1346/QĐ-BGTVT về việc đầu tư xây dựng dự án nâng cấp tỉnh lộ 75B đoạn Km 17+00 – Km 26+754 tỉnh Hà Tây – Dự án nâng cấp tỉnh lộ vốn vay Ngân hàng phát triển Châu á (ADB).
Ngày 15/12/2004 Bộ giao thông vận tải ban hành Quyết định số 3875/QĐ-BGTVT về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Tiểu dự án 3 – Dự án nâng cấp tỉnh lộ vốn vay Ngân hàng phát triển Châu á (ADB).
Ngày 10/5/2007 Ban Quản lý dự án 5 ban hành Công văn số 1010/DA1về việc đẩy nhanh tiến độ công tác GPMB – thuộc tiểu dự án 3 – Dự án nâng cấp tỉnh lộ vốn vay Ngân hàng phát triển Châu á (ADB).
Ngày 18/5/2007 UBND tỉnh Hà Tây ban hành Công văn số 1783/UBND-KT về việc chấp thuận việc kiểm đếm, lập hồ sơ bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự án đường tỉnh lộ 428A (75B) Guột – Quang Lãng, huyện Phú Xuyên.
Ngày 30/5/2007 UBND huyện Phú Xuyên ban hành Quyết định số 1393QĐ-UBND về việc thành lập Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng phục vụ dự án nâng cấp tỉnh lộ 428A (75B) vốn vay Ngân hàng phát triển Châu á (ADB) thuộc địa bàn huyện Phú Xuyên.
Ngày 08/6/2007 Ban QLDA giao thông II Hà Tây và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án nâng cấp tỉnh lộ 428A của huyện Phú Xuyên ký kết hợp đồng kinh tế về việc giải phóng mặt bằng dự án nâng cấp tỉnh lộ 75B bằng nguồn vốn vay ADB.
Ngày 01/7/2009 UBND các xã Phúc Tiến, Tri Thuỷ, Quang Lãng ban hành Thông báo về chủ trương đầu tư xây dựng dự án nâng cấp tỉnh lộ 428A (75B) vốn vay Ngân hàng phát triển Châu á (ADB) thuộc địa bàn huyện Phú Xuyên cho các hộ dân dọc tuyến đường 428A dự kiến bị ảnh hưởng biết.
Tháng 7/2007 Hội đồng đền bù GPMB huyện Phú Xuyên chỉ đạo cơ quan chuyên môn tiến hành kiểm đếm đất đai, tài sản, vật kiến trúc trên đất tại thực địa đồng thời Chủ đầu tư là Ban QLDA giao thông II chỉ đạo đơn vị đo đạc thực hiện việc khảo sát và trích đo địa chính toàn bộ khu đất dự án.
Ngày 25/10/2009 Ban QLDA giao thông II – Sở giao thông vận tải Hà Tây có Công văn số 572/CV-QLDA về việc đề nghị triển khai công tác áp giá, lập phựng án và dự toán đền bù – dự án nâng cấp tỉnh lộ 75B – vốn vay ADB. Theo đó Ban QLDA cho biết đang phối hợp với Phòng Tài nguyên – Môi trường để hoàn thiện thủ tục thu hồi đất trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bên cạnh đó đề nghị UBND huyện Phú Xuyên, Hội đồng đền bù GPMB huyện Phú Xuyên chỉ đạo cơ quan chuyên môn tiến hành áp giá, lên phương án trên cơ sở số liệu kiểm đếm thực tế.
Ngày 26/10/2007 UBND tỉnh Hà Tây ban hành Quyết định số 1962/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án tổng thể bồi thường, hỗ trợ GPMB dự án nâng cấp tỉnh lộ 75B, đoạn qua huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây.
Ngày 20/11/2007 UBND tỉnh Hà Tây ban hành Quyết định số 2150/QĐ-UBND về việc thu hồi 38.669,4 m2 đất tại các xã Phúc Tiến, Tri Thuỷ, Quang Lãng, huyện Phú Xuyên; chuyển mục đích sử dụng thành đất giao thông; giao cho Ban quản lý dự án Giao thông II Hà Tây thực hiện dự án nâng cấp tỉnh lộ 75B đoạn Km 17+00 đến Km 26+754.
PHỤ LỤC 4
Những căn cứ để tính bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của
dự án nâng cấp đường tỉnh lộ 428A
Nghị định số 197/2004/QĐ-CP ngày 01/12/2004 của Chính phủ về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Quyết định số 289/2006/QĐ-UBND ngày 20/2/2006 của UBND tỉnh Hà Tây về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
Quyết định số 493/2007/QĐ-UBND ngày 22/3/2007 của UBND tỉnh Hà Tây về việc sửa đổi một số điều của Quy định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Tây ban hành kèm theo quyết định số 289/2006/QĐ-UBND ngày 20/02/2006 của UBND tỉnh Hà Tây.
Quyết định số 2224/2006/QĐ-UBND ngày 18/12/2006 của UBND tỉnh Hà Tây về việc ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Hà Tây năm 2007.
Quyết định số 494/2007/QĐ-UBND ngày 22/5/2007 của UBND tỉnh Hà Tây về quy định giá bồi thường, hỗ trợ GPMB đối với nhà, vật kiến trúc, cây, hoa màu trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
- Đến năm 2008 căn cứ vào:
Quyết định số 2404/2007/QĐ-UBND ngày 11/12/2007 của UBND tỉnh Hà Tây về việc ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Hà Tây năm 2008.
Quyết định số 370/2008/QĐ-UBND ngày 22/2/2008 của UBND tỉnh Hà Tây về quy định giá bồi thường, hỗ trợ GPMB đối với nhà, vật kiến trúc, cây, hoa màu trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
Quyết định số 2150/QĐ-UBND ngày 20/11/2007 của UBND tỉnh Hà Tây về việc thu hồi 38.669,4 m2 đất tại các xã Phúc Tiến, Tri Thuỷ, Quang Lãng, huyện Phú Xuyên; chuyển mục đích sử dụng thành đất giao thông; giao cho Ban quản lý dự án giao thông II Hà Tây thực hiện dự án nâng cấp tỉnh lộ 75B đoạn Km 17+00 đến Km 26+754.
PHỤ LỤC 5
Các văn bản tổ chức và hướng dẫn thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ dự án xây dựng cầu cống điều tiết Đồng Quan.
Ngày 15/11/2003 UBND tỉnh Hà Tây cũ ban hành quyết định số 2407/QĐ-UBND về việc Duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cầu đồng Quan I và Đồng Quan II, đường tỉnh 429 (TL 73 cũ) tỉnh Hà Tây.
Ngày 27/7/2005 Ban QLDA đầu tư XD GTVT, XD dân dụng ban hành Quyết định số 326/QĐ-QLDA về việc duyệt tổng dự toán xây dựng công trình cầu Đồng Quan I và Đồng Quan II, đường tỉnh 429 (TL 73 cũ) huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây.
Ngày 02/12/2005 UBND tỉnh Hà Tây ban hành Quyết định số 1813/QĐ-UBND về việc phê duyệt bổ sung kế hoạch sử dụng đất đai năm 2005 huyện Phú Xuyên để sử dụng vào mục đích xây dựng cầu Đồng Quan I và II.
Ngày 5/1/2006 UBND tỉnh Hà Tây ban hành Quyết định số 19/QĐ-UBND về việc thu hồi 8.818,8 m2 thuộc địa bàn xã Phượng Dực, Hồng Minh huyện Phú Xuyên, giao Ban QLDA đầu tư xây dựng giao thông vận tải, xây dựng dân dụng Hà Tây để xây dựng cầu Đồng Quan I và II tỉnh lộ 429 huyện Phú Xuyên.
Ngày 14/11/2006 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có công văn số 3014/BNN-TL gửi UBND tỉnh Hà Tây về việc xây dựng cầu Đồng Quan trên tỉnh lộ 429, tỉnh Hà Tây. Theo đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng và đề nghị UBND tỉnh Hà Tây phối hợp chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiên cứu phương án đầu tư xây dựng cầu kết hợp với cống, thay thế công trình hiện tại (trên cơ sở việc khảo sát đánh giá hiện trạng cống cũ do trường Đại học Thuỷ lợi tiến hành).
Ngày 24/11/2006 UBND tỉnh Hà Tây có Công văn số 5430/UBND-NN về việc đầu tư xây dựng cầu kết hợp với cống điều tiết Đồng Quan, hệ thống thủy lợi sông Nhuệ, tỉnh Hà Tây.
Ngày 08/01/2007 UBND tỉnh Hà Tây có công văn số 103/UBND-NN gửi Ban QLDA đầu tư xây dựng giao thông vận tải, xây dựng dân dụng về việc đầu tư dự án xây dựng cầu Đồng Quan I và Đồng Quan II trên tỉnh lộ 429, tỉnh Hà Tây. Theo đó UBND tỉnh Hà Tây nêu lý do thay đổi mục tiêu và nhiệm vụ của công trình cầu Đồng Quan, yêu cầu Ban QLDA dừng việc thi công công trình và tiến hành nghiệm thu và thanh quyết toán giá trị khối lượng đã thực hiện.
Ngày 17/1/2007 UBND tỉnh Hà Tây ban hành Quyết định số 138/QĐ-UBND về việc giao nhiệm vụ làm Chủ đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu cống điều tiết Đồng Quan, huyện Phú Xuyên. Theo đó UBND tỉnh Hà Tây giao cho Ban quản lý đầu tư xây dựng nông nghiệp và thuỷ lợi làm Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng cầu cống điều tiết Đồng Quan.
Ngày 21/5/2007 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định số 1409/QĐ-BNN-TL về việc Phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng cầu - cống điều tiết Đồng Quan thuộc hệ thống thuỷ lợi sông Nhuệ.
Ngày 02/7/2007 UBND tỉnh Hà Tây ban hành Công văn số 2444/UBND-KT về việc giao nhiệm vụ GPMB dự án Cầu Cống điều tiết Đồng Quan, huyện Phú Xuyên. Theo đó UBND tỉnh Hà Tây giao nhiệm vụ cho UBND huyện Phú Xuyên tổ chức thực hiện công tác GPMB theo đúng quy định.
Ngày 15/8/2007 UBND huyện Phú Xuyên ban hành Quyết định số 2035/QĐ-UBND về việc thành lập Hội đồng đền bù Giải phóng mặt bằng phục vụ dự án đầu tư xây dựng Cầu – Cống điều tiết Đồng Quan thuộc hệ thống thuỷ lợi sông Nhuệ.
Ngày 19/10/2007 UBND xã Phượng Dực ban hành Thông báo số 18/TB-UBND về việc xây dựng cầu, cống điều tiết Đồng Quan huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây.
Ngày 19/11/2007 UBND tỉnh Hà Tây ban hành Quyết định số 2141/QĐ-UBND về việc thu hồi 8.818,8 m2 đất đã giao cho Ban QLDA đầu tư xây dựng giao thông vận tải, xây dựng dân dụng Hà Tây để xây dựng cầu Đồng Quan I và II tỉnh lộ 429 huyện Phú Xuyên tại Quyết định số 19/QĐ-UBND ngày 05/1/2006; giao Ban quản lý đầu tư xây dựng Nông nghiệp – Thuỷ lợi Hà Tây để xây dựng Cầu cống điều tiết Đồng Quan.
PHỤ LỤC 6
Những căn cứ để tính bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án xây dựng cầu cống điều tiết Đồng Quan
Năn 2006 căn cứ:
Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Quyết định số 71/QĐ-UBND ngày 24/01/2005 của UBND tỉnh Hà Tây về việc Quy định giá bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với nhà, vật kiến trúc trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
Quyết định số 156/2005/QĐ-UBND ngày 22/02/2005 của UBND tỉnh Hà Tây ban hành quy định về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
Quyết định số 289/2006/QĐ-UBND ngày 20/02/2006 của UBND tỉnh Hà Tây về việc ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
Công văn số 609/TĐ- XD-KTXD ngày 7/9/2005 của Sở xây dựng tỉnh Hà Tây về việc quy định về trình tự thẩm định phương án bồi thường giải phóng mặt bằng đối với nhà, vật kiến trúc.
Quyết định số 1879/2005/QĐ-UBND ngày 09/12/2005 của UBND tỉnh Hà Tây về vệc ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
Quyết định số 755/2006/QĐ-UBND ngày 4/5/2006 của UBND tỉnh Hà Tây về việc quy định giá bồi thường, hỗ trợ GPMB đối với nhà, vật kiến trúc, cây, hoa màu trên đất thuộc địa bàn tỉnh Hà Tây.
Năm 2007 và 2008 căn cứ:
Quyết định số 493/2007/QĐ-UBND ngày 22/3/2007 của UBND tỉnh Hà Tây về việc sửa đổi một số điều của Quy định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Tây ban hành kèm theo quyết định số 289/2006/QĐ-UBND ngày 20/02/2006 của UBND tỉnh Hà Tây.
Quyết định số 2404/2007/QĐ-UBND ngày 11/12/2007 của UBND tỉnh Hà Tây về việc ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Hà Tây năm 2007.
Quyết định số 370/2008/QĐ-UBND ngày 22/2/2008 của UBND tỉnh Hà Tây về quy định giá bồi thường, hỗ trợ GPMB đối với nhà, vật kiến trúc, cây, hoa màu trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
Năm 2009 căn cứ:
Quyết định số: 18/2008/QĐ-UBND ngày 29/9/2008 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành “Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Quyết định số 40/2008/QĐ-UBND ngày 22/10/2008 của UBND TP. Hà Nội về việc ban hành giá xây mới nhà ở, nhà tạm, vật kiến trúc trên địa bàn TP. Hà Nội làm cơ sở xác định giá trị bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP. Hà Nội.
Thông báo số 936/TB-STC-QLCS ngày 02/10/2008 của Sở tài chính về đơn giá làm cơ sở tính bồi thường, hỗ trợ cây trồng, hoa màu, vật nuôi trên đất có mặt nước phục vụ công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn TP. Hà Nội và Thông báo số 14/TB-STC-QLCS ngày 02/1/2009 của Sở tài chính TP. Hà Nội về đơn giá làm cơ sở tính bồi thường, hỗ trợ cây trồng, hoa màu, vật nuôi trên đất có mặt nước phục vụ công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn TP. Hà Nội.
Quyết định số 62/2008/QĐ-UBND ngày 31/12/2008 của UBND TP. Hà Nội về việc ban hành Quy định về giá các loại đất trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2009.
PHỤ LỤC 7
Các văn bản tổ chức và hướng dẫn thực hiện công tác bồi thường,
hỗ trợ dự án xây dựng cụm công nghiệp Đại Xuyên.
* Các văn bản và hướng dẫn, tổ chức triển khai cấp tỉnh và huyện.
Căn cứ Tờ trình số 244/TTr-UBND của UBND huyện Phú Xuyên về việc xin chủ trương xây dựng Cụm công nghiệp Đại Xuyên. Ngày 07/6/2007 UBND tỉnh Hà Tây có Công văn số 2089/UBND-CNXD theo đó nêu rõ UBND tỉnh Hà Tây đồng ý về chủ trương việc đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên với quy mô khoảng 75 ha.
Ngày 09/8/2007 Huyện uỷ Phú Xuyên ban hành Quyết định số 252/QĐ-HU về việc thành lập tổ công tác tuyên truyền vận động nhân dân xây dựng, phát triển cụm công nghiệp Đại Xuyên.
Ngày 15/10/2007 UBND tỉnh Hà Tây ban hành Quyết định số 1877/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng Cụm công nghiệp Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây.
Ngày 16/11/2007 UBND tỉnh Hà Tây cấp giấy chứng nhận đầu tư số 03121000156 cho Công ty đầu tư và phát triển N&G được phép đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Đại Xuyên huyện Phú Xuyên.
Ngày 27/11/2007 UBND tỉnh Hà Tây ban hành Quyết định số 2202/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án tổng thể bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây.
Ngày 13/12/2007 UBND tỉnh Hà Tây ban hành quyết định số 2420/QĐ-UBND thu hồi 68,0146 ha đất nông nghiệp và phi nông nghiệp thuộc địa giới hành chính xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên; chuyển mục đích sử dụng thành đất chuyên dùng; giao cho Công ty cổ phần Đầu tư phát triển N&G để bồi thường, hỗ trợ GPMB xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm Công nghiệp Đại Xuyên.
Ngày 13/12/2007 Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ban hành Kế hoạch không số về việc triển khai giải phóng mặt bằng xây dựng cụm công nghiệp Đại Xuyên thuộc địa bàn huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây.
Ngày 18/12/2007 UBND huyện Phú Xuyên ban hành Quyết định số 3957/QĐ-UBND về việc thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phục vụ dự án xây dựng cụm công nghiệp Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên.
Ngày 25/12/2007 UBND huyện Phú Xuyên ban hành Thông báo số 181/TB-UBND về Kế hoạch thu hồi đất để triển khai xây dựng cụm công nghiệp Đại Xuyên đến cán bộ, đảng viên và nhân dân 03 thôn xã Đại Xuyên.
Ngày 26/12/2007 UBND huyện Phú Xuyên ban hành Hướng dẫn số 1124/HD-UBND về việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng cụm công nghiệp.
Ngày 07/01/2008 UBND tỉnh Hà Tây ban hành Quyết định số 31/QĐ-UBND về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây.
Ngày 15/01/2008 UBND tỉnh Hà Tây ban hành Quyết định số 87/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án tổng thể bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án Khu đấu giá quyền sử dụng đất và giao đất dịch vụ Cụm công nghiệp Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây.
Ngày 05/5/2008 Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ban hành Kế hoạch số 433/KH-GPMB về việc triển khai xây dựng cụm công nghiệp Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên.
Ngày 16/5/2008 UBND huyện Phú Xuyên có tờ trình số 487/TTr-UBND về việc xin chủ trương điều chỉnh quy hoạch đất công nghiệp, đất dịch vụ và đấu giá phục vụ dự án cụm công nghiệp Đại xuyên, huyện Phú Xuyên.
Ngày 28/5/2008 UBND tỉnh Hà Tây ban hành Công văn số 2468/UBND-CNXD về việc chấp thuận việc xin điều chỉnh quy hoạch cụm công nghiệp và đất dịch vụ tại cụm công nghiệp Đại Xuyên, huyện Phú xuyên.
Ngày 17/7/2008 UBND tỉnh Hà Tây ban hành Quyết định số 2487/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh cụm công nghiệp Đại Xuyên tỉ lệ 1:2000, xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây.
Ngày 24/7/2008 UBND tỉnh Hà Tây ban hành Quyết định số 2812 thu hồi 680.148,9 m2 đất nông nghiệp và phi nông nghiệp thuộc địa giới hành chính xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên; chuyển mục đích sử dụng thành đất chuyên dùng; giao cho Công ty cổ phần Đầu tư phát triển N&G để bồi thường, hỗ trợ GPMB xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm Công nghiệp Đại Xuyên.
Ngày 16/9/2008 UBND huyện Phú Xuyên ban hành Hướng dẫn số 189/HD-UBND về việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để xây dựng cụm Công nghiệp Đại Xuyên.
Ngày 15/10/2008 Ban bồi thường GPMB huyện Phú Xuyên ban hành Kế hoach số 118/KH- GPMB về việc tiến độ giải phóng mặt bằng triển khai Xây dựng cụm công nghiệp xây dựng cụm Công nghiệp Đại Xuyên.
Ngày 29/10/2008 UBND huyện Phú Xuyên ban hành Quyết định số 1262/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch tiến độ chi tiết giải phóng mặt bằng triển khai xây dựng cụm công nghiệp Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội.
Ngày 30/10/2008 UBND huyện Phú Xuyên ban hành Quyết định số 1270/QĐ-UBND về việc thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phục vụ dự án xây dựng cụm công nghiệp Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội.
Ngày 30/10/2008 UBND huyện Phú Xuyên ban hành Quyết định số 1271/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ công tác phục vụ dự án xây dựng cụm công nghiệp Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội.
Ngày 03/11/2008 UBND huyện Phú Xuyên ban hành Hướng dẫn số 399/HD-UBND về việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các hộ dân bị thu hồi đất để xây dựng cụm công nghiệp Đại Xuyên.
Ngày 17/1/2009 UBND huyện Phú Xuyên ban hành Hướng dẫn số 10/HD-UBND về việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các hộ dân bị thu hồi đất để xây dựng cụm công nghiệp Đại Xuyên.
Ngày 15/4/2009 UBND huyện Phú Xuyên ban hành Công văn số 863/UBND-VP-UBND về giải quyết một số vướng mắc về công tác giải phóng mạt bằng phục vụ dự án xây dựng cụm công nghiệp Đại Xuyên, theo đó UBND huyện thống nhất hướng giải quyết việc giao đất ở cho các hộ bị thu hồi trên 30% tổng diện tích đất canh tác và những hộ có diện tích mức thưởng trên 3.000.000đ, phần vượt lên doanh nghiệp thực hiện hỗ trợ để toàn bộ diện tích của hộ được hưởng 3000 đ/m2.
Ngày 15/4/2009 Công ty cổ phần đầu tư và phát triển N&G có Công văn số 31/N&G-VP về việc cam kết thực hiện công tác GPMB dự án, theo đó để đảm bảo quyền lợi cho người dân bị thu hồi đất Công ty cổ phần đầu tư và phát triển N&G cam kết sẽ thực hiện đúng chính sách bồi thường, hỗ trợ theo quy định. Ngoài ra trong năm 2009 nếu Chính phủ và TP. Hà Nội có điều chỉnh chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cao hơn cho các hộ dân bị thu hồi đất thì Công ty cổ phần đầu tư và phát triển N&G sẽ thực hiện bồi thường bổ sung đúng với quy định mới (kể cả trường hợp các hộ đã nhận đủ tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 18/2008/QĐ-UBND ngày 29/9/2008 của UBND TP. Hà Nội).
* Các văn bản triển khai và hướng dẫn, tổ chức triển khai cấp xã.
Ngày 16/3/2006 UBND xã Đại Xuyên tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt toàn xã triển khai chủ trương xây dựng Cụm công nghiệp.
Ngày 14/7/2006 Ban chấp hành Đảng bộ xã Đại Xuyên họp hội nghị triển khai chủ trương xây dựng Cụm công nghiệp.
Ngày 26/7/2006 Hội đồng nhân dân xã Đại Xuyên họp hội nghị triển khai chủ trương xây dựng Cụm công nghiệp.
Ngày 8/6/2006 Uỷ ban nhân dân xã Đại Xuyên họp hội nghị triển khai chủ trương xây dựng Cụm công nghiệp.
Ngày 06/10/2006 Uỷ ban nhân dân xã Đại Xuyên xây dựng kế hoạch triển khai chủ trương xây dựng Cụm công nghiệp.
Ngày 19/7/2007 Ban thường vụ Đảng uỷ xã Đại Xuyên ban hành Quyết định số 09/QĐ-ĐU về việc thành lập Ban chỉ đạo triển khai xây dựng Cụm công nghiệp Đại Xuyên.
Ngày 01/2/2007, 02/2/2007 và 11/3/2007 thôn Cổ Trai tổ chức hội nghị họp Chi bộ, Quân dân chính và Cụm dân cư triển khai xây dựng Cụm công nghiệp.
Ngày 06/2/2007, 05/3/2007 và 12/3/2007 thôn Kiều Đoài tổ chức họp Chi bộ, Quân dân chính và Cụm dân cư triển khai xây dựng Cụm công nghiệp.
PHỤ LỤC 8
Những căn cứ để tính bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án xây dựng cụm công nghiệp Đại Xuyên.
Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ Quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
* Khi tỉnh Hà Tây chưa sáp nhập vào TP. Hà Nội
Quyết định số 289/2006/QĐ-UBND ngày 20/2/2006 của UBND tỉnh Hà Tây về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
Quyết định số 493/2007/QĐ-UBND ngày 22/3/2007 của UBND tỉnh Hà Tây về việc sửa đổi một số điều của Quy định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Tây ban hành kèm theo quyết định số 289/2006/QĐ-UBND ngày 20/02/2006 của UBND tỉnh Hà Tây.
Quyết định số 2224/2006/QĐ-UBND ngày 18/12/2006 của UBND tỉnh Hà Tây về việc ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Hà Tây năm 2007.
Quyết định số 494/2007/QĐ-UBND ngày 22/5/2007 của UBND tỉnh Hà Tây về quy định giá bồi thường, hỗ trợ GPMB đối với nhà, vật kiến trúc, cây, hoa màu trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
Quyết định số 874/QĐ-UBND ngày 22/5/2006 của UBND tỉnh Hà Tây về việc quy định chi phí cho công tác thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Và căn cứ các văn bản:
Quyết định số 2404/2007/QĐ-UBND ngày 11/12/2007 của UBND tỉnh Hà Tây về việc ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Hà Tây năm 2007.
Quyết định số 370/2008/QĐ-UBND ngày 22/2/2008 của UBND tỉnh Hà Tây về quy định giá bồi thường, hỗ trợ GPMB đối với nhà, vật kiến trúc, cây, hoa màu trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
Quyết định số 1101/2008/QĐ-UBND ngày 02/5/2008 của UBND tỉnh Hà Tây về quy định giá bồi thường, hỗ trợ GPMB đối với nhà, vật kiến trúc trên địa bàn tỉnh Hà Tây.
Quyết định số 2797/QĐ-UBND ngày 24/7/2007 của UBND tỉnh Hà Tây về việc thu hồi 114.371,1 m2 đất thuộc địa giới hành chính xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên; chuyển mục đích sử dụng thành đất phi nông nghiệp; giao UBND huyện Phú Xuyên để thực hiện Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đất dịch vụ, để giao đất cho các hộ gia đình cá nhân bị thu hồi đất, theo quy định tại Nghị định số17/2006/NĐ-CP ngày 27/1/2006 và Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007.
Quyết định số 2811/QĐ-UBND ngày 24/7/2007 của UBND tỉnh Hà Tây về việc thu hồi 31.315,6 m2 đất thuộc địa giới hành chính xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên; giao UBND huyện Phú Xuyên để thực hiện Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đất đấu giá quyền sử dụng đất ở.
Quyết định số 2812/QĐ-UBND ngày 24/7/2007 của UBND tỉnh Hà Tây về việc thu hồi 680.148,9 m2 đất thuộc địa giới hành chính xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên; chuyển mục đích sử dụng thành đất chuyên dùng, giao cho Công ty cổ phần đầu tư và phát triển N&G để thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ GPMB xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Đại Xuyên.
* Sau khi tỉnh Hà Tây sáp nhập với TP. Hà Nội để tính bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án căn cứ vào các văn bản sau:
Quyết định số 18/2008/QĐ-UBND ngày 29/9/2008 của UBND TP. Hà Nội về việc ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn TP. Hà Nội.
Quyết định số 40/2008/QĐ-UBND ngày 22/10/2008 của UBND TP. Hà Nội về việc ban hành giá xây mới nhà ở, nhà tạm, vật kiến trúc trên địa bàn TP. Hà Nội làm cơ sở xác định giá trị bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP. Hà Nội.
Thông báo số 936/TB-STC-QLCS ngày 02/10/2008 của Sở tài chính về đơn giá làm cơ sở tính bồi thường, hỗ trợ cây trồng, hoa màu, vật nuôi trên đất có mặt nước phục vụ công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn TP. Hà Nội và Thông báo số 14/TB-STC-QLCS ngày 02/1/2009 của Sở tài chính TP. Hà Nội về đơn giá làm cơ sở tính bồi thường, hỗ trợ cây trồng, hoa màu, vật nuôi trên đất có mặt nước phục vụ công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn TP. Hà Nội.
Quyết định số 62/2008/QĐ-UBND ngày 31/12/2008 của UBND TP. Hà Nội về việc ban hành Quy định về giá các loại đất trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2009.
phiÕu ®iÒu tra
Tªn dù ¸n:.............................................................................................
Hä tªn chñ hé:.......................................................................................
§Þa chØ: th«n:.........................., x· (thÞ trÊn):.......................................
néi dung ®iÒu tra
I. §èi tîng ®îc båi thêng, hç trî vµ t¸i ®Þnh c (T§C):
- Gia ®×nh «ng (bµ) ®îc xÕp vµo ®èi tîng nµo:
§îc båi thêng: §îc hç trî : §îc T§C:
- Theo «ng (bµ) quy ®Þnh båi thêng, hç trî vµ T§C nh vËy ®· hîp lý cha?
Hîp lý: Cha hîp lý:
II. Møc gi¸ båi thêng, hç trî:
1- §èi víi ®Êt ë:
- Gia ®×nh «ng (bµ) ®îc båi thêng, hç trî víi møc gi¸:.......................®ång/ m2.
- Møc gi¸ thÞ trêng t¹i thêi ®iÓm ®ã lµ :........................®ång/ m2.
- Nh vËy møc gi¸ nµy ®· hîp lý cha?
Hîp lý: Cha hîp lý:
2- §èi víi ®Êt n«ng nghiÖp:
- Gia ®×nh «ng (bµ) ®îc båi thêng, hç trî víi møc gi¸:.......................®ång/ m2.
- Theo «ng (bµ) gi¸ båi thêng, hç trî ®· hîp lý cha?
Hîp lý: Cha hîp lý:
3- §èi víi nhµ ë vµ vËt kiÕn tróc (c«ng tr×nh x©y dùng):
- Nhµ cña «ng (bµ) ®îc xÕp vµo lo¹i nhµ cÊp:
CÊp 1: . CÊp 2: . CÊp 3: . CÊp 4:
+ §îc båi thêng, hç trî víi møc gi¸:...........................®ång/ m2.
- VËt kiÕn tróc (c«ng tr×nh x©y dùng) cña «ng (bµ) lµ:
Nhµ ch¨n nu«i: LÒu l¸n: C«ng tr×nh kh¸c:
+ §îc båi thêng, hç trî víi møc gi¸:..........................®ång/m2.
- Nh vËy so víi gi¸ thÞ trêng th×:
ThÊp h¬n: . T¬ng ®¬ng: . Cao h¬n:
4- §èi víi c©y cèi, hoa mµu:
- Gia ®×nh «ng(bµ) trång c¸c lo¹i:
C©y..........................................................................................................................
Chó ý: §¸nh dÊu “ X ” vµo « trèng khi cã c©u tr¶ lêi thÝch hîp.
Hoa mµu.................................................................................................................
+ Gi¸ båi thêng, hç trî cho c¸c lo¹i c©y lµ:...........................®ång/ c©y.
+ Gi¸ båi thêng, hç trî cho hoa mµu lµ:.................................®ång/ m2.
- Theo «ng (bµ) gi¸ båi thêng, hç trî nh vËy ®· hîp lý cha?
Hîp lý: Cha hîp lý:
III. ChÝnh s¸ch t¸i ®Þnh c:
- §iÒu kiÖn c¬ së h¹ tÇng khu t¸i ®Þnh c cã tèt h¬n khu d©n c cò kh«ng?
Cã: Kh«ng: T¬ng ®¬ng:
- Gi¸ ®Êt t¸i ®Þnh c lµ:...........................®/ m2
- Theo «ng (bµ) gi¸ ®Êt nh vËy ®· hîp lý cha?
Hîp lý: Cha hîp lý:
* Môc ®Ých sö dông tiÒn båi thêng, hç trî:
§Çu t vµo SXKD: Göi tiÕt kiÖm: X©y dùng nhµ cöa:
Mua s¾m ®å dïng: Häc nghÒ:
* Theo «ng (bµ) chÝnh s¸ch båi thêng, hç trî vµ T§C cña dù ¸n ®· phï hîp cha?
Phï hîp: Cha phï hîp:
* Theo «ng (bµ) Héi ®ång båi thêng GPMB huyÖn Phó Xuyªn ®· thùc hiÖn c«ng t¸c nµy cã c«ng b»ng, d©n chñ vµ c«ng khai kh«ng?
Cã: Kh«ng:
* Gia ®×nh «ng (bµ) cã ®¬n th, kiÕn nghÞ g× kh«ng?
Cã: Kh«ng:
* §Ò nghÞ «ng (bµ) cho ý kiÕn, t©m t vµ nguyÖn väng vÒ chÝnh s¸ch båi thêng, hç trî vµ t¸i ®Þnh c GPMB cña dù ¸n:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................., ngµy.......th¸ng.......n¨m 2009
Chñ hé
(ký, ghi râ hä tªn)
..........................................
Chó ý: §¸nh dÊu “ X ” vµo « trèng khi cã c©u tr¶ lêi thÝch hîp.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CHQL09035.doc