LờI Mở ĐầU
Trong bối cảnh nền kinh tế mở, quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng nên không thể có một quốc gia nào phát triển một cách đơn độc, khép kín mà đòi hỏi phải mở rộng mối quan hệ kinh tế với nước ngoài. Trên cơ sở đó việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ, lao động giữa các nước với nhau diễn ra là một tất yếu khách quan. Với tư cách là chiếc cầu nối về kinh tế giữa các nước, ngoại hối ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình trao đổi quốc tế giữa các qúc gia do đó Nhà nước
22 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1524 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Đánh giá về hoạt động quản lý ngoại hối của Ngân hàng nhà nước Việt Nam thời gian qua & những kiến nghị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cần phải có biện pháp nhằm quản lý một cách hợp lý.
Chính sách quản lý ngoại hối thuộc hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước nhằm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với ngoại tệ, lưu thông, sử dụng….trên quốc gia mình cũng như trong quan hệ kinh tế đối ngoại theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước.Nhà nước phải tính toán sao cho một lượng ngoại tệ luôn luôn dư ra nhằm đáp ứng nhu cầu nhập khẩu, phục vụ phát triển kinh tế và đời sống trong nước, mở rộng đầu tư, hợp tác kinh tế với nước ngoài phục vụ mục têu chính sách kinh tế mở. Ngoài ra, Nhà nước có thể chủ động sử dụng ngoại hối như là một công cụ đắc lực để có thể can thiệp, điều tiết thị tiền tệ nhằm duy trì sự ổn định tỷ giá hối đoái của đồng bản tệ cũng như tài trợ trực tiếp cho sự mất cân bằng cán cân thanh toán quốc gia.
Với tư cách là cơ quan duy nhất được phép phát hành tiền, xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ, lập và theo dõi cán cân thanh toán quốc tế, Ngân hàng trung ương ( NHTƯ) đã được giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước và kiểm soát ngoại hối trên thị trường là phù hợp. Quản lý ngoại hối Nhà nước là việc Nhà nước áp dụng các chính sách, biện pháp tác động vào các quá trình nhập, xuất ngoại hối và việc sử dụng ngoại tệ theo những mục tiêu nhất định.
Với mong muốn được tìm hiểu thêm về ngoại hối và quá trình quản lý ngoại hối của nước ta trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới trong những năm gần đây nên em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Đánh giá về hoạt động quản lý ngoại hối của NHNN Việt nam thời gian qua và những kiến nghị ”.
Với vốn kiến thức còn ít ỏi nên trong quá trình trình bày không tránh khỏi những sai sót vì thế em rất mong nhận được sự cảm thông và những ý kiến của thầy cô để giúp cho những hiểu biết của em ngày càng sâu sắc.
Em xin trân thành cảm ơn!
I. Một số VấN Đề CƠ BảN Về NHIệM Vụ QUảN Lý NGOạI HốI CủA NHNN.
1. Muc đích quản lý ngoại hối của NHNN
1.1. Khái niệm về quản lý ngoại hối.
Ngày nay, nền kinh tế thế giới càng mở rộng bao nhiêu, phạm vi thanh toán hàng hoá dịch vụ giữa các quốc gia cũng ngày càng lan rộng. Phương tiện thanh toán quốc tế thông thường là ngoại tệ ( do hai bên mua bán tự thoả thuận, không nhất thiết chỉ là ngoại tệ mạnh ), vàng tiêu chuẩn. Mỗi nước đều có đồng tiền riêng của mình trong lưu thông và chúng được gọi chung là ngoại hối. Vởy ngoại hối là gì?
Theo khái niệm chung: Ngoại hối là tiền nước ngoài, vàng tiêu chuẩn quốc tế, các giấy tờ có giá và các công cụ thanh toán bằng tiền nước ngoài.
Ngoại hối trong đó đặc biệt là ngoại tệ có vai trò quan trọng, nó là phương tiện dự trữ, của cải, phương tiện để mua, phương tiện thanh toán và hạch toán quốc tế, được các nước chấp nhận là đồng tiền quốc tế, ví dụ: USD, Bảng Anh, Frăng Pháp….
Ngoại tệ được chia làm hai phần: Ngoại tệ chuyển khoản (NTCK) và ngoại tệ tiền mặt (NTTM).
NTCK được hình thành trong quan hệ thương mại, dịch vụ xuất nhập khẩu, vay trả vốn, lãi nước ngoài, viện trợ và chuyển khoản một chiều. Nói cách khác, NTCK hình thành trong mậu dịch và phi mậu dịch quốc tế, được thể hiện trong bảng cân đối thanh toán quốc tế. NTTM được hình thành khi trong nước có người xuất nhập cảnh hợp pháp. Người xuất nhập cảnh hợp pháp được mua NTTM theo quy định của NHNN. So với NTCK, NTTM luôn luôn rẻ hơn do NTCK làm chức năng thanh toán quốc tế. Như vậy, ngoại hối đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và đối với bất kỳ một quốc gia nào cũng có những chiến lược riêng trong việc quản lý ngoại hối.
1.2. Mục đích quản lý ngoại hối của NHNN
Mỗi nước có một cơ quan chính phủ có thể can thiệp vào các thị trưòng hối đoái với nhiều biện phaps khác nhau song đều có chung các mục đích sau:
a. Điều hành tỷ giá thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
Có lẽ không cần thiết phải chứng minh rằng việc thực hiện chế độ tỷ giá nào cũng sẽ không làm mất đi sự can thiệp của chính phủ trên thị trường hối đoái. Phần lớn các chính sách của Chính phủ đều tác động tới tỷ giá hối đoái, và ít khi Chính phủ thực hiện các chính sách mà lại không xem xét tới những biến động của chúng đối với tỷ giá hối đoái (TGHĐ). Các Chính phủ có thể nỗ lực tác động đến tỷ giá nhằm gây ảnh hưởng đến các đIều kiện kinh tế hoặc có thể can thiệp vào thị trường hối đoi để tránh đồng tiền nước họ không đi quá xa theo một hưoứng nào đó. NHTƯ là người đại diện duy nhất của Chính phủ được phép quản lý các tỷ giá nhằm các mục đích sau:
+ Làm dịu bớt các biến động tỷ giá theo cách nhìn có lợi của NHTƯ.
Nếu có sự lo ngại nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng của các biến động đột ngột trong giá trị đồng nội tệ, NHTƯ có thể cố gắng làm dịu bớt các biến động tiền tệ qua thời gian, đIều đó có thể giúp các chu kỳ kinh doanh ít thay đổi, có thể làm giảm bớt sự lo lắng trong các thị trường tài chính và trong hoạt động đầu cơ, từ đó ngăn chặn giá trị của một đồng tiền rơi tự do. trường. NHTƯ sẽ đưa ra một mức tỷ giá nhất định nhằm đảm bảo đồng
+ Thiết lập các biên độ TGHĐ nhằm điều chỉnh hướng biến động của thị nội tệ không tụt dưới mức hay tăng trên mức chuẩn nào đó. Vì một đồng nội tệ yếu có thể làm giảm xuống mức thất nghiệp,có thể kích thích nền kinh tế nước nhà, nhưng lại đảy tỷ lệ lạm phát cao hơn. Đồng nội tệ yếu có thể kích thích nhu cầu của nước ngoài đối với nước mình,đưa đến việc tăng xuất khẩu và tăng số lượng việc làm của đất nước , đồng thời có thể làm giảm nhập khẩu của nước mình. Trong khi đồng nội tệ yếu có thể làm giảm mức thất nghiệp trong nước , nó có thể đưa đến lạm phát cao hơn do việc giảm giá đồng nôị tệ làm cho hàng hoa từ các nước nhập khẩu vào với giá cao, vì vậy các doanh nghiệp trong nước có thể tăng giá hàng hoá của mình mà không sợ các nhà sản xuất cạnh tranh. Ngược lại một đồng nội tệ mạnh có thể làm giảm phát nhưng lại tạo thất nghiệp cao hơn , vì đồng nội tệ mạnh có thể khuyến khích người tiêu dùng và các doanh nghiệp của nước đó mua hàng hoá từ nước khác do giá cả hàng hoá ngoại quốc hấp dẫn hơn . Trường hợp này đã làm tăng sức cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài và buộc nhà sản xuất sa thải công nhân vì sản xuất giảm sút , người tiêu dùng ưa hàng hoá nước ngoài vì giá rẻ hơn . Đồng nội tệ mạnh tạo áp lực giảm lạm phát do giá nguyên vật liệu nhập khẩu giảm , các doanh nghiệp trong nước phải hạ giá bán sản phẩm va thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, điều này lại tạo áp lực tăng giá đồng nội tệ .
Đối với nước ta , thời gian gần đây hoạt động xuất nhập khẩu được Chính phủ đặc biệt quan tâm và có nhiều biện pháp hỗ trợ song xuất khẩu vẫn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các mặt hàng nông – lâm sản như gạo, cà phê, đIều … Nhiều nhà kinh tế đã cho rằng chỉ có phá giá đồng nội tệ thì mới tháo gỡ được khó khăn trong lĩnh vực xuất khẩu của ta hiện nay. Thực tế cho thấy tỉ giá hối đoáicủa ta hiện nay là chưa hợp lý ( VNĐ/USD = 15.400 ), đồng tiền Việt nam được định giá quá cao so với thực tế đIều đó đã tác động không tốt đến hoạt động xuất khẩu, do vậy cần có chính sách điều chỉnh tỷ giá cho phù hợp với giá trị thị trường để khuyến khích hoat động xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu tràn lan, kích thích sản xuất phất triển theo hướng sản xuất hàng xuất khẩu.
Nhìn chung trong những trường hợp cần thiết, NHTƯ luôn luôn thực hiện các biện pháp nhằm thúc đẩy tập trung các nguồn ngoại hối vào tay mình để thông qua đó Nhà nước sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả cho các nhu cầu phát triển kinh tế và hoạt động đối ngoại.
+ ứng phó với các xáo trộn tạm thời.
Trong một số trường hợp NHTƯ có thể can thiệp để cô lập giá trị của một đồng tiền khỏi một xáo trộn tạm thời trong một số lĩnh vực như : thị trường chứng khoán, thị trường ngoại hối…
b. Bảo tồn quỹ dự trữ ngoại hối nhà nước
Một trong những điều kiện không thể thiếu trong việc xây dựng khả năng chuyển đổi cho đồng bản tệ là nguồn dự trữ ngoaị hối cuả quốc gia phải dồi dào. Nguồn ngoại tệ phải sẵn sàng thoả mãn các nhu cầu ngoại tệ hợp lý sẽ củng cố lòng tin của dân chúng vào bản tệ, là tác nhân quan trọng thúc đẩy tiến độ tự do hoá chuyển đổi tiền tệ.
Tại mục 2, đIều 3, chương I về quy chế tổ chức thực hiện nhiệm vụ về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước quy đinh: Quỹ dự trữ ngoại hối được sử dụng để đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế, điều hoà nguồn ngoại hối với quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng khi cần thiết, thực hiện các nghiệp vụ đầu tư, tạm ứng cho ngân sách Nhà nước để đáp ứng các nhu cầu ngoại hối đột xuất cấp bách của Nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Về nguồn gốc sâu xa, dự trữ ngoại hối có được là do có thặng dư cán cân thương mại quốc tế, trong đó xuất khẩu cao hơn nhập khẩu và các luồng tư bản đổ vào cộng với các khoản thu từ xuất khẩu dịch vụ – hàng hoá tại chỗ, thu từ nguồn đầu tư trực tiếp v.v… Chỉ một số trường hợp là từ khoản vay nước ngoài để hỗ trợ cán cân thanh toán quốc tế. Như vậy, suy cho cùng thì quỹ dự trữ ngoại hối là kết quả, là biểu hiện sức mạnh của tiềm lực kinh tế quốc gia. Nó quan hệ trực tiếp đến thực trạng cán cân thanh toán quốc tế:
Cán cân thiếu hụt thì dự trữ giảm, cán cân bội chi thì dự trữ tăng. Trong phạm vi chính sách tiền tệ cho phép, dự trữ ngoại hối được bổ sung thêm từ một phần lượng tiền cung ứng hàng năm để mua ngoại tệ. NHTƯ có thể vay từ các ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính quốc tế cũng là một nguồn để bổ sung dự trữ ngoại hối nhằm hỗ trợ cán cân thanh toán quốc tế, ổn định sức mua đối nội, đối ngoại. Dự trữ ngoại hối giữ vai trò ngăn ngừa những biến động ngắn hạn quá lớn về tỷ giá do hậu quả của một số nhân tố biến động trong nguồn thu xuất khẩu, thanh toán nhập khẩu cũng như chu chuyển quá lớn luồng vốn quốc tế đối với một quốc gia. NHTƯ thực hiện việc quản lý ngoại hối với các nội dung: điều hành, mua, bán, giao dịch và can thiệp thị trường, mua, bán trong nước theo các nguyên tắc: an toàn, tạo vốn khả dụng và tăng thu nhập. Theo ý kiến của các chuyên gia thuộc tổng cục đầu tư phát triển – Bộ tài chính Việt Nam, thì dự trữ ngoại hối của Việt Nam là mỏng. Năm 1995: 1.367 triệu USD, năm 1996: 1.789 triệu USD, năm 1997: 2.260 triệu USD. Tuy nhiên trong hai năm qua tổng dự trữ ngoại hối quốc gia tăng nhanh, quỹ dự trữ ngoại hối năm 2001 là 3.601 triệu USD, tăng 18,84% so với năm 2000. Đây là chính sách nới lỏng tiền tệ một cách thận trọng của ngân hàng nhà nước ta. Nhin chung NHTƯ không chỉ cần xây dựng mức dự trữ ngoại hối nhà nước dự kiến hàng năm mà còn phải đảm bảo bảo tồn, quản lý và sử dụng một cách hợp lý để đầu tư cho phát triển kinh tế, đảm bảo an toàn không bị ảnh hưởng rủi ro về tỷ giá ngoại tệ trên thị trường quốc tế. Vì thế NHTƯ cần phải lựa chọn các đồng tiền thích hợp để mua bán,chuyển đổi để tăng, chống thất thoát, sói mòn quỹ dự trữ ngoại hối Nhà nước, bảo vệ độc lập chủ quyền tiền tệ.
c. Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thanh toán quốc tế thể hiện thu chi quốc tế của một nước đối với nước ngoài. Cán cân thanh toán quốc tế phản ánh đầy đủ những xu hướng cung cầu vê ngoại tệ trong các dao dich quốc tế nên nó tác động lớn đến tỷ giá hối đoái của đồng tiền. Trạng thái của cán cân thanh toán cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc quản lý ngoại hối của NHTƯ. Khi cán cân thanh toán cân bằng, cung cầu về ngoại tệ cũng sẽ ở trạng thái cân bằng. Một nước có sự ổn định về chính sách tiền tệ sẽ có ít nhu cầu dự trữ ngoại hối để can thiệp. Khi cán cân thanh toán thặng dư, nghĩa là có sự dư cầu về bản tệ. Đồng bản tệ sẽ chịu sức ép tâng giá trị, trừ khi NHTƯ sẵn sàng cung cấp nội tệ cho thị trường để đổi lấy ngoại tệ dự trữ ngoại hối vì thế tăng lên. Ngược lại chính sách tiền tệ thâm hụt sẽ làm xuất hiện dư cầu về ngoại tệ , đồng bản tệ chịu sức ép giảm giá trừ khi NHTƯ sẵn sàng bán ngoại tệ để thu lại nội tệ, dự trữ ngoại hối sẽ giảm đi trong quá trình này. Như vậy, trong cả hai trường hợp , nếu không có sự can thiệp của NHTƯ,tỉ tăng hoặc giảm theo cung cầu ngoại hối trên thị trường. Tuy nhiên ở nhiều nước, NHTƯ đóng vai trò điều tiết tỉ giá để thực hiện mục tiêu của chính sách kinh tế. Nếu NHTƯ muốn xác lập một tỉ giá ổn định nghĩa là giữ cho tỉ giá không tăng, không giảm thì NHTƯ hoặc là mua vào một số ngoại tệ chuyển từ nước ngoài vào trong nước làm cho quỹ dự trữ ngoại hối tăng sẽ tương ứng hoặc NHTƯ sẽ bán ngoại tệ ra để đáp ứng nhu cầu của thị trường khi có luồng ngoại tệ chảy ra nước ngoài, quĩ dự trữ ngoại hối giảm xuống tương ứng.
II. Cơ chế quản lý ngoại hối
1. Cơ chế tự do ngoại hối
Cơ chế tự do ngoại hối nghĩa là ngoại hối được tự do lưu thông trên thị trường, cân bằng ngoại hối do thị trường quyết định mà không có sự can thiệp của nhà nước do vậy tỉ giá, giá cả ngoại hối sẽ phù hợp với sức mua của đồng tiền trên thị trường.
Vào năm 1973 đến năm 1980, tỉ giá được thả nổi hoàn toàn va được hầu hết các nước áp dụng, nó được hình thành theo quan hệ cung cầu trên thị trường mà không chịu bất cứ một sự can thiệp nào của Chính phủ. Trong giai đoạn này các tỉ giá thả nổi dường như hoạt động trôi chảy, cán cân thanh toán quốc tế dao động trở lại cân bằng một cách tự nhiên theo quan hệ cung cầu. Phải thừa nhận rằng sự thả nổi tỉ giá đã tạo cho các NHTƯ khả năng kiểm soát các mức cung tiền của họ và lựa chọn tỉ lệ lạm phát mà mình mong muốn. Tuy nhiên trên thực tế tỷ giá thả nổi không có khả năng cách ly hoàn toàn các nước khỏi những cú sốc do chính sách của nước ngoài dội vào và đồng tiền các nước dường như biến động thất thường theo sự lên xuống của đồng tiền trụ cột USD. Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi bị hoài nghi. NHTƯ các nước không thể thờ ơ trước giá trị đồng tiền của nước mình trên thị trường ngoại hối và họ đã liên tiếp can thiệp vào thị trường ngoại hối để thay đổi gía trị đồng tiền của mình.
1.1.Cơ chế quản lý.
Hiện nay hầu hết các nước đều áp dụng cơ chế có sự quản lý của Nhà nước song tuỳ từng nước có mức độ quản lý và can thiệp khác nhau.
1.2. Cơ chế Nhà nước thực hiện quản lý hoàn toàn.
Trong giai đoạn 1995 đến 1998, mặc dù nhiều nước trên thế giới đang áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi và thả nổi có quản lý nhưng các nước trong hệ thống XHCN, với cơ chế kế hoặch hoá tập trung, Nhà nước luôn can thiệp mạnh vào mọi mặt của hoạt động kinh tế, thì quả thực cơ chế hối đoái thả nổi không thể tồn tại và phát huy tác dụng, thay vào đó là cơ chế tỷ giá cố định. Việt nam cũng không nằm ngoài khuôn khổ ấy. Tỷ giá chính thức của Việt nam được công bốvào ngày 25 tháng 11 năm 1995, là tỷ giá giữa đồng Việt nam và nhân dân tệ Trung quốc: 1VNĐ =1470 nhân dân tệ. Bên cạnh các tỷ giá chính thức( tỷ giá mậu dịch), Nhà nước còn đưa ra hai loại tỷ giá khác là: tỷ giá phi mậu dịch và tỷ giá kết toán nội bộ. Như vậy chế độ tỷ giá của Việt nam lúc này là chế độ đa tỷ giá. Hệ thống tỷ giá đã gây không ít khó khăncho việc quản lý đIều hành của Nhà nước trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, kinh tế đối ngoại, đồng thời để lại hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế. Chính vì vậy, nhu cầu đổi mới cơ chế tỷ giá nói riêng và đổi mới lĩnh vực tài chính tiền tệ nói chungtở thành vấn đề cấp bách.
1.4. Cơ chế quản lý có điều tiết.
Để khắc phục sai lầm của các cơ chế tỉ giá không phù hợp vơi điều kiện nền kinh tế thị trường, chế độ tỉ giá có sự điều tiết của Nhà nước ra đời- được hình thành theo quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường nhưng có sự can thiệp và điều tiết của NHTƯ. Loại hình tỷ giá này hiện nay đang được áp dụng hầu hết ở các nước, tuy nhiên mức độ đIều tiết của mỗi nước không hoàn toàn giống nhau.
Đối với Việt nam sau Đại hội Đảng toàn quốc lần VI bắt đầu đổi mới nền kinh tế, từng bước xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung chuyển dần sang cơ chế thi trường có sự quản lý của Nhà nước. Đây là thời kỳ có sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư tưởng quản lý và đIều hành kinh tế của đất nươcs,nhất là trong lĩnh vực tài chính tiền tệ. Tỷ giá hối đoái, khâu đột phá có vai trò cực kỳ quan trọng đối với quá trình cải cách được đảm bảo quan tâm. Tháng 3 năm 1989 Nhà nước chính thức công bố bỏ kết toán nội bộ, xoá bỏ mọi chế độ trợ giá cho các hoạt động ngoại thương. Tỷ giá chính thức được NHNN công bố căn cứ vào chỉ số lạm phát, lãi suất, cơ chế thanh toán, và tham khảo diễn biến tỷ giá trên thị trường tự do và giá vàng trên thị trường quốc tế và trong nước. Trên cơ sở tỷ giá này, các NHTM xây dựng một tỷ giá riêng cho mình trong giao dịch hàng ngày với biên độ dao động cho phép. Nhìn chung những giải pháp trên đã góp phần cải tạo phần nào tình hình trên thị trường ngoại hối, xoá bỏ tình trạng bất hợp lý trong mua bán, thanh toán, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
III. nội dung hoạt động ngoại hối của nhtw
1. Hoạt động mua bán ngoại hối.
Tại mục 1, đIều 13, chương IV về quản lý quỹ bình ổn giá vàng ghi rõ: NHNN thực hiện can thiệp thị trường ngoại hối trong nước thông qua các ngiệp vụ:
Mua ngoại hối bằng đồng Việt nam.
Bán ngoại hối thu đồng Việt nam.
Như vậy, một trong những hoạt động chính của NHNN là mua bán ngoại hối trên thị trường trong nước và quốc tế.
NHTƯ tham gia vào hoạt động mua bán ngoại hối với tư cách là người can thiệp, giám sát, điều tiết nhưng đồng thời cũng là người mua bán cuối cùng. Nội dung của phương án can thiệp mua bán ngoịa hối bao gồm: thời điểm can thiệp, loại ngoại tệ can thiệp, tỷ giá hoặc giá vàng can thiệp, số lượng ngoại tệ hoặc vàng can thiệp, hình thức can thiệp ( spot, swap, forward và các hình thức giao dịch ngoại hối khác ) và đối tác thực hiện can thiệp. Thông qua việc mua bán ngoại tệ, NHTƯ thực hiện giám sát và đIều tiết thị trường theo mục tiêu của chính sách tiền tệ, đồng thời theo dõi diễn biến tỷ giá đồng bản tệ để chủ động quyết định hoặc phối hợp với NHTƯ các nước khác củng cố sức mua đồng tiền này hay đồng tiền khác để đảm bảo trật tự trong quan hệ quốc tế có lợi cho mình.
1.1.Mua bán trên thị trường trong nước
NHTƯ là người mua bán cuối cùng trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng , tác động trực tiếp đến cung cầu ngoại tệ của các NHTM. Một đặc đIểm nổi bật của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là sự mất cân đối trong giao dịch. Tuỳ theo từng giai đoạn của nền kinh tế, lúc thừa ngoại tệ mọi NHTM đều đặt lệnh bán (1994 –1995), lúc căng ngoại tệ mọi NHTM đều đặt lệnh mua (1997 – 1998). Lẽ ra để cân đối ngoại tệ trên thị trường, NHNN phải can thiệp thông qua hoạt động mua bán ngoại tệ, nhưng đIều này không được thực hiện như mong đợi. Khi cầu ngoại tệ hợp lý không được thoả mãn, niềm tin của các thành viên vào thị trường giảm dần, các NHTM trực tiếp kinh doanh tiền tệ với nhau không thông qua thị trường. Điều này không chỉ làm giảm tồn quỹ ngoại hối mà còn làm giảm vai tro điều tiết của NHTƯ. Vì vậy để thực hiện tốt chức năng điều tiết thị trường, NHTƯ sẵn sàng thoả mãn các nhu cầu ngoại tệ hợp lý trên thị trường nội tệ liên ngân hàng. Đây là thị trường chỉ có các NHTM, các chi nhánh lớn hoạt động ỏ các thành phố trung tâm được giao dịch. NHTƯ chỉ tiến hành mua bán với các NHTM tại hội sở trung ương của các NHTM mà không mua bán với các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu. Kể từ khi thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động đến nay, NHNN đã thực hiện mua vào được khoảng 817 triệu USD (bán ra 5 triệu USD) để lấy nguồn dự trữ.
1.2. Mua bán trên thị trường quốc tế
Với nhiệm vụ quản lý dự trữ ngoại hối, NHTƯ thực hiện mua bán trên thị trường quốc tế nhằm bảo tồn và phát triển quỹ dự trữ ngoại hối. Với nguyên tắc an toàn, tạo vốn khả dụng và tạo thu nhập, NHTƯ cần lựa chọn kỹ xem nên chọn đồng tiền nào để đưa vào quỹ dự trữ ngoại hối, đồng thời gửi ngoại tệ vào các ngân hàng khác nhau nhằm phân tán rủi ro và hưởng lãi suất.
Để đạt được mục tiêu trên, NHTƯ cần thiết lập mối quan hệ đại lý rộng rãi, nhất là với các NHTƯ và cơ quan quản lý tiền tệ của những nước mà họ đầu tư dự trữ ngoại hối của mình, đồng thời qua đó để tránh được các tình trạng xáo trộn của các thị trường nước ngoài. Việc mua bán ngoại hối của NHTƯ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lượng tiền trung ương (MB) từ đó đIều chỉnh được tỷ giá như mong muốn, giúp cho việc quản lý các NHTM dễ dàng hơn.
2. Hoạt động quản lý ngoại hối của NHTƯ.
Ngoài việc can thiệp bằng cách mua bán ngoại tệ trên thị trường,NHTƯ còn thực hiện các hoạt động về ngoại hối như:
- Điều hành thị trường ngoại hối thị trường ngoại tệ liên ngân hàng bằng các quy chế hoạt động, quy định giới hạn tỷ giá mua bán ngoại tệ trên thị trường v.v
Tham gia xây dựng các dự án pháp luật, và ban hành văn bản hướng dẫn luật vê quản lý ngoại hối. Khi Chính phủ ban hành quy chế về quản lý ngoại hối, NHTƯ được giao nhiệm vụ ban hành các thông tư hướng dẫn cụ thể để phục vụ cho việc quản lý của mình được thông nhất.
- Cấp giấy phép và thu hồi giấy phép hoạt động ngoại hối. Dụa vào luật pháp và điều kiện cụ thể trong từng thời gian, NHTƯ đưa ra các quy định cần thiết để cấp giấy phép cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân có hoạt động ngoại hối.
- Kiểm tra, giám sát việc xuất nhập khẩu ngoại hối, kiểm soát các hoạt động ngoại hối của các tổ chức tín dụng.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác về quản lý ngoại hối.
- Biên lập cán cân thanh toán.
IV. Thực trạng quản lý và hoạt động ngoại hối của NHNN Việt Nam hiên nay.
1. Hệ thống văn bản chính sách.
Năm 2003 có thể được coi là năm “bản lề” của kế hoạch phát triển kinh tê - xã hội năm năm 2001 – 2005, đây cũng là năm có nhiều biến động về kinh tế chính trị ở cả trong nước và quốc tế, đã làm ảnh hưởng lớn đến sự ổn định của thị trường tài chinh quốc tế và đặt ra nhiều thử thách mới trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trong lộ trinh hội nhập kinh tế quốc tế, công tác quản lý ngoại hối được đánh giá là lĩnh vực nhạy cảm và có nhiều biến động. Trong lĩnh vực này thu hút không chỉ các tổ chức kinh tế trong nước mà còn là sự quan tâm của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các Chính phủ nước ngoài có quan hệ kinh tế với Việt Nam. Do đó sự ổn định của thị trường ngoại hối sẽ quyết định đến vay nợ nước ngoài, đầu tư trực tiếp ( FDI ), đầu tư gián tiếp ( FPI ) của nước ngoài; kiều hối, chuyển ngoại tệ của cá nhân ra nước ngoài…
Việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN đã được Đảng xác định trong giai đoạn hiện nay là thiết lập đồng bộ hệ thống các thị trường, giảm sự can thiệp bằng các công cụ hành chính của Nhà nước, tự do kinh doanh theo pháp luật. Luật NHNN Việt Nam ban hành tháng 12/1997, đIều 37 quy định: Nhiệm vụ và quyền hạn của NHNN Việt Nam về quản lý ngoại hối: Xây dựng các dự án pháp luật, pháp lệnh và các dự án khác về quản lý ngoại hối; ban hành các văn bản pháp luật về quản lý ngoại hối theo thẩm quyền.
Thông thường các quy chế về quản lý ngoại hối thường bao gồm các nội dung cơ bản như sau:
+ Những quy định chung gồm:
- Đối tượng và phạm vi quản lý, tổ chức cá nhân có hoạt động ngoại hôi.
- quan quản lý: Chính phủ giao cho ai? (thông thường là các NHTƯ hoặc thành lập một cơ quan riêng để giao nhiệm vụ.
- Quy định về nội dung quản lý ngoại hối, nguời cư trú, người không cư trú, các hoạt động ngoại hối.
+ Quy định về: Mở tài khoản, sử dụng ngoại tệ của nguời cư trú và người không cư trú.
+ Quy định về các giao dịch vãng lai, các giao dịch vốn.
+ Các điều khoản khác v.v…
Tất cả các quy định trên đặt ra nhằm đảm bảo hoạt động ngoại hối được thực hiện tốt.
Từ năm 1999 đến nay, hầu hết các chính sách về quản lý ngoại hối đã được đổi mới với 5 nghị định của Chính phủ, nhiều quyết định của Thủ tướng Chính phủ và văn bản hướng dẫn của NHNN. Sự thay đổi này đã bước đầu phù hợp với yêu cầu khách quan của quá trình cải cách theo chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và được dư luận đánh giá cao. Hiện nay Chímh phủ đã đưa ra một số văn bản đIều chỉnh lĩnh vực quản lý ngoại hối rất cơ bản như: Nghị định số 63/1998/NĐ- CP ngày 17/8/1998; quyết định số 173/1998/ QĐ-TTg ngày 12/9/1998. Nhìn chung nội dung hai văn bản này đều thể hiện một cách nhìn thông thoáng hơn. Giai đoạn từ cuối 1998 trở về trước, trước khi luật NHNN Việt nam và luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành( ngày 1/10/1998), Chính phủ, NHNN quy định trạng thái ngoại hối đối với các NHTM, quy định giới hạn tối đa số dư tiền gửi ngoại tệ của doanh nghiệp trên tài khoản tiền gửi của ngân hàng, quy định mức cá nhân được phép mang ngoại tệ qua cửa khẩu khi xuất nhập cảnh từ dưới 1000 USD, sau đó được điều chỉnh lên 3000 USD, rồi 5000 USD và 7000 USD không phải khai báo…Từ đầu 1999 các quy định mới đã được thực hiện. Các doanh nghiệp phải thực hiện kết hối, thay vì chỉ được để số dư tối thiểu tỷ giá ngoại tệ trên tài khoản đó là phải bán ngay cho ngân hàng số ngoại tệ có được trong một khoảng thời gian xác định. Tỷ lệ kết hối lúc đàu quy định là 100%, sau đó giảm xuống còn 80% rồi xuống còn 50%( theo quyết định 180/ 1999/QĐ-TTg), rồi xuống 40%( theo quyệt định 61/2001/ QĐ-TTg) và hiện ở mức 30%( theo quyết định 61/2002/QĐ-TTg). Để thực hiệnvới thực tiễn các quy định khác về quản lý ngân hàng như: cấp giấy phép mang ngoại tệ ra nước ngoài, quản lý bàn đại lý thu đổi ngoại tệ, việc bán hàng và dịch vụ trong nước thu bằng ngoại tệ, doanh nghiệp mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài…cũng đước chỉnh sửa, bổ sung cho rõ ràng, phù hợp hơn, thông thoáng hay chặt chẽ hơn. Từ đầu năm 1999, NHNN đã chính thức bỏ cơ chế điều hành tỷ giá theo kiểu bao cấp giông như trước đây, tức là chỉ công bố tỷ giá giao dịch bình quân hàng ngày trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thay vì công bố tỷ giá chính thức như trước các NHTM chủ động quy định tỷ giá theo biên độ quy định trên cơ sở tỷ giá do NHNN công bố.
Nhìn chung, cho đến thời gian hiện nay, luật về việc quản lý ngân hàng đã được chỉnh sửa bổ sung cho phù hợp với sự tiến bộ và phát triển của nền kinh tế tuy nhiên vẫn còn nhiều các tồn đọng ví dụ như việc găm giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp, rồi việc chuyển ngoại tệ từ nước ngoài vào trong nước vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước.
2. Về tỷ giá:
Một trong những thành công quan trọng trong thực thi chính sách tiền tệ và thực hiện chức năng của NHNN trong năm qua là đổi mới công tác quản lý ngoại hối và ổn định thị trường ngoại tê. Kết quả công bố mới nhất của IFC – Công ty tài chính quốc tế thuộc WB, phát ra ngày 8 tháng 12 năm 2002 về môi trường kinh doanh ở Việt Nam cũng đánh giá hai trong những thành công của Việt Nam là kiểm soát lạm phát và quản lý tỷ giá.
Trái với sự biến động mạnh trên thị trường tiền tệ quốc tế, đặc biệt là sự xuống giá nghiêm trọng của đồng USD, thị trường ngoại tệ ở Việt Nam trong thời gian vừa qua tương đối ổn định, tỷ giá VNĐ so với USD chỉ khoảng 1,26%, đây là mức tăng tương đối thấp so với cùng kỳ năm ngoái. Trên thị trường ngoại hối thế giới, trong năm 2001 và ba tháng đầu năm 2003, đồng USD đã mất giá mạnh so với các đồng tiền chủ chốt khác, đặc biệt so với đông Euro. Sau ba tháng đầu năm 2001 tăng giá mạnh, bắt đầu từ 4/2002 đồng USD liên tục chịu sức ép giảm giá trên thị trường ngoại hối (mất giá tới 10.83% so với đồng Euro, 9,28% so với Yên Nhật, 8,38% so với đồng Bảng Anh). Nguyên nhân là do niềm tin vào nền kinh tế của các nước đối với Mỹ đang ngày một giảm xuống, người ta nghi ngờ về tốc độ phục hồi của nền kinh tế Mỹ. Đặc biệt trong các vụ xì căng đan tài chính của các tập đoàn kinh tế lớn như Worldcom và XEROX, tình hình bạo lực leo thang chưa có dấu hiệu chấm dứt tại Trung Đông và thái độ thiên vị của Mỹ đối với Isarel cũng là yếu tố khiến sự tin tưởng của các nhà đầu tư vào kinh tế Mỹ suy giảm. Gần đây nhất là việc Mỹ tập trung cao độ tiềm lực kinh tế cho khả năng quân sự nhằm xâm lược Irăc đã khiến ngân sách nhà nước Mỹ thâm hụt nặng nề, buộc Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) liên tục phải cắt giảm lãi suất (6/11/2002 từ 1.75% xuống còn 1,25%/năm) nhằm đưa nền kinh tế ra khỏi tình trạng suy yếu. Việc “xuống giá” của USD được xét trên ba khía cạnh: lãi suất thấp, chỉ bằng 1/4 lãi suất tiền gửi VNĐ cùng kỳ hạn, tốc độ tăng giá thấp nhất trong nhiều năm qua; và tăng thấp hơn giá vàng, thấp hơn chỉ số giá tín dụng. Trong hai tháng cuối năm 2002 nếu lãi suất tiền gửi VNĐ kỳ hạn trên một năm tới 8.64%/năm, thì lãi suất tiền gửi USD chỉ còn 2,0%/năm; cao hơn lãi suất của FED,LIBOR và SIBOR, do các NHTM đang mở rộng và cho vay USD các dự án lớn trong nước với lãI suất thấp, không phảI gửi ra nước ngoài.
Trong 5 năm qua, kể từ năm 1997- 2001 tiền gửi VNĐ/ USD liên tục tăng cao hơn tốc độ tăng của chỉ số giá chung và tăng cao hơn giá vàng, thì năm 2002 lại tăng thấp hơn. Cụ thể:
Năm
Chỉ số giá chung
Giá vàng
Giá USD
1997
3,6%
-6,6%
14,2%
1998
9,2%
9,7%
9,6%
1999
0,1%
-0,2%
1,1%
2000
-0,6%
-1,7%
3,4%
2001
0,8%
5%
2,8%
2002
4,0%
2,0%
2,1%
Tỷ giá năm nay tăng thấp nằm ngoài dự đoán của nhiều người bởi từ đầu năm 2003 mức dự đoán năm nay tỷ giá tăng thấp nhất cũng bằng năm 20002, tức tăng khoảng 4% lên trên 15.550 VNĐ/USD,cho đến thời gian hiên nay (4/2003) tỷ giá VNĐ/USD chỉ xoay quanh 15.000- 15.400. Nguyên nhân khách quan là do nguồn ngoại tệ tiền mặt chuyển vào Việt nam tăng cao. Với trên 2,5 triệu Việt kiều, 310.000 người Việt nam đI xuất khẩu lao động chuyển về nưởc trong cả năm ước tính dạt 2,2 tỷ USD. Gần 2,6 triệu khách quốc tế đến Việt nam trong 2002 chi tiêu tại nước ta một khoản ngoại tệ rất lớn. Do đó, mặc dù năm nay nhập siêu lớn (2,53 tỷ USD) nhưng do nguồn ngoại tệ tiền mặt tăng cao cộng với những diễn biến trái chiều về lãi suất lạm hạn chế tình trạng đầu cơ ngoại tệ. Về chủ quan, NHNN tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công cụ diều hành tỷ giá và quản lý ngoại hối do đó tỷ giá trong cả năm 2002 chỉ tăng khoảng 2,0% tốc độ tăng giá chung và thấp nhất trong nhiều năm qua. Trong thời gian qua, BHNN tiếp tục điều hành tỷ giá theo hướng hình thành mức tỷ giá phản ánh thực hơn cung cầu ngoại tệ trên thị trường, khuyến khích xuất khẩu để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, theo dõi sát diễn biến tỷ giá hàng ngày để có biện pháp can thiệp kịp thời, giữ cho tỷ giá vận động theo tín hiệu thị trường nằm trong tầm kiểm soát của NHNN.
3. Về lãi suất.
Như chúng ta đã biết, lãi suất ngoại tệ ở nước ta đã được tự do hoá từ tháng 6/2001, nên mọi diễn biến về lãi suất trên thị trường tiền tệ quốc tế đều có tác động trực tiếp đến thị trường ngoại hối ở nước ta. Hơn nữa cung ngoại tệ của các tổ chức tín dụng ở nước ta luôn lớn hơn cầu, vốn huy động USD được nhiều nhưng cho vay bằng USD ở mức thấp, thừa phải đem gửi ở nước ngoài, đầu tư trên thị trường thế giới, hưởng lãi suất từ thị trường này. Song thời gian gần đây, nhu cầu vay ngoại tệ của các doanh ng._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0660.doc