Đánh giá và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

Tài liệu Đánh giá và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh: ... Ebook Đánh giá và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

doc109 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2421 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr­êng ®¹i häc N«ng nghiÖp hµ néi ---------------  trÇn quang phóc ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CÓ HIỆU QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH luËn v¨n th¹c sÜ n«ng nghiÖp Chuyªn ngµnh : Qu¶n lý ®Êt ®ai M· sè : 60.62.16 Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: TS. hoµng tuÊn hiÖp Hµ néi – 2009 LỜI CAM ĐOAN T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, kÕt qu¶ nªu trong luËn v¨n lµ trung thùc vµ ch­a tõng ®­îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c. T«i xin cam ®oan c¸c th«ng tin trÝch dÉn trong luËn v¨n ®Òu ®· ®­îc chØ râ nguån gèc. T¸c gi¶ luËn v¨n TrÇn Quang Phóc LỜI CẢM ƠN §Ó hoµn thµnh luËn v¨n, t«i ®· nhËn ®­îc sù gióp ®ì tËn t×nh, sù ®ãng gãp quý b¸u cña nhiÒu c¸ nh©n vµ tËp thÓ. Tr­íc hÕt, t«i xin tr©n träng c¸m ¬n thÇy gi¸o TS. Hoµng TuÊn HiÖp ®· tËn t×nh h­íng dÉn, chØ b¶o t«i trong suèt thêi gian thùc hiÖn ®Ò tµi. T«i xin tr©n träng c¸m ¬n tËp thÓ c¸c ThÇy, C« gi¸o Khoa Tµi nguyªn vµ M«i tr­êng, ViÖn ®µo t¹o Sau ®¹i häc - Tr­êng §¹i häc N«ng nghiÖp Hµ Néi ®· tËn t×nh gióp ®ì t«i trong qu¸ tr×nh häc tËp, nghiªn cøu vµ hoµn thiÖn luËn v¨n nµy. T«i xin tr©n träng c¸m ¬n tËp thÓ phßng Tµi nguyªn vµ M«i tr­êng huyÖn Gia B×nh - tØnh B¾c Ninh, Uû ban nh©n d©n huyÖn Gia B×nh, phßng Thèng kª, phßng N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n, cÊp uû, chÝnh quyÒn vµ bµ con nh©n d©n c¸c x·, thÞ trÊn trong huyÖn ®· gióp ®ì t«i trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn ®Ò tµi trªn ®Þa bµn. T«i xin c¸m ¬n ®Õn gia ®×nh, ng­êi th©n, c¸c c¸n bé ®ång nghiÖp vµ b¹n bÌ ®· ®éng viªn, gióp ®ì, t¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn ®Ò tµi nµy. Mét lÇn n÷a t«i xin tr©n träng c¸m ¬n ! Hµ Néi, ngµy 24 th¸ng 08 n¨m 2009 T¸c gi¶ luËn v¨n TrÇn Quang Phóc MỤC LỤC STT Nội dung Trang Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục từ viết tắt v Danh mục bảng vi Danh mục hình vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CNXH Chñ nghÜa x· héi CPTG Chi phÝ trung gian FAO (Food and Agriculture Organisation) Tæ chøc N«ng L­¬ng thÕ giíi GTGT Gi¸ trÞ gia t¨ng GTSX Gi¸ trÞ s¶n xuÊt LX Lóa xu©n LM Lóa mïa L§ Lao ®éng LUT (Land Use Type) Lo¹i h×nh sö dông ®Êt C¡QLN C©y ¨n qu¶ l©u n¨m UBND Uû ban nh©n d©n §HNNI §¹i häc N«ng nghiÖp I TL TØnh lé VAC V­ên - Ao - Chuång HTX Hîp t¸c x· §VT §¬n vÞ tÝnh NN & PTNT N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n NTTS Nu«i trång thuû s¶n CSXH ChÝnh s¸ch x· héi GDP Tæng s¶n phÈm quèc néi HQ§V HiÖu qu¶ ®ång vèn B§ BiÕn ®éng SD§ Sö dông ®Êt DT DiÖn tÝch BVTV B¶o vÖ thùc vËt GTNC Gi¸ trÞ ngµy c«ng QL Quèc lé DANH MỤC BẢNG STT Tªn b¶ng Trang 4.1. Phân loại đất chính huyện Gia Bình 39 4.2. Tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2004 - 2008. 47 4.3. Diện tích, sản lượng các cây trồng và vật nuôi chính các năm 2006, 2007, 2008. 49 4.4. Tình hình biến động đất đai giai đoạn 2000 - 2008 55 4.5. Diện tích đất tự nhiên và đất nông nghiệp phân theo tiểu vùng 2008 58 4.6. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tiểu vùng I 62 4.7. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tiểu vùng II 63 4.8. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tiểu vùng III 67 4.9. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất chính tiểu vùng I (xã Đông Cứu) 71 4.10. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất chính tiểu vùng II (xã Xuân Lai) 72 4.11. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất chính tiểu vùng III (xã Thái Bảo) 73 4.12. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất trên toàn huyện 75 4.13. Hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất chính tiểu vùng I 77 4.14. Hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất chính tiểu vùng II 78 4.15. Hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất chính tiểu vùng III 79 4.16. Tình hình sử dụng phân bón cho cây trồng năm 2008 81 4.17. Tình hình sử dụng thuốc BVTV tại Gia Bình năm 2008 83 4.18. Các kiểu SDĐ được đề xuất tại các tiểu vùng của Gia Bình 88 4.19. Đề xuất diện tích các loại hình SDĐ nông nghiệp đến năm 2015 của huyện Gia Bình. 90 DANH MỤC HÌNH STT Tªn hình Trang 4.1. Kết quả tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2004 - 2008 46 4.2. Cơ cấu nông nghiệp năm 2004 48 4.3. Cơ cấu nông nghiệp năm 2008 48 4.4. Biến động tình sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2008. 56 4.5. Cơ cấu các loại đất năm 2008. 57 4.6. LUT chuyên lúa tại xã Lãng Ngâm 61 4.7. LUT cây ăn quả lâu năm tại xã Đông Cứu 61 4.8. LUT chuyên màu tại xã Nhân Thắng 64 4.9. LUT nuôi trồng thuỷ sản tại xã Xuân Lai 64 4.10. LUT chuyên màu tại xã Thái Bảo 66 4.11. LUT chuyên màu tại xã Cao Đức 66 1. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Đất đai có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người và các sinh vật trên trái đất, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội an ninh và quốc phòng. Vì vậy đất đai luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi địa phương. Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội, xã hội loài người muốn tồn tại và phát triển thì không thể thiếu những nhu cầu thiết yếu như: ăn, mặc và những tư liệu sinh hoạt khác, cái đó do nông nghiệp cung cấp. Trước đây khi trình độ sản xuất chưa phát triển thì sản xuất nông nghiệp với những phương thức sản xuất lạc hậu đã là nguồn cung cấp chủ yếu các nhu cầu cuộc sống. Đến nay khi xã hội phát triển, trình độ sản xuất đã phát triển ở mức độ cao, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất nông nghiệp thì sản phẩm nông nghiệp vẫn là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm và các nhu cầu khác của xã hội. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nông nghiệp nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và quan trọng, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Với tốc độ tăng trưởng khá cao, liên tục và khá toàn diện, nông nghiệp nước ta đang chuyển dần từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá, hướng mạnh ra thị trường quốc tế trong xu thế hội nhập. Đặc biệt đã đưa nước ta từ một nước nhập khẩu trở thành một nước xuất khẩu lương thực đứng thứ hai thế giới. Nhiều vùng đã trở thành vùng sản xuất hàng hoá lớn như: lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chè ở trung du miền núi phía Bắc, cà phê ở Tây Nguyên; cao su, tiêu, điều ở Đông Nam Bộ... Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp nước ta vẫn còn nhiều tồn tại như: sản xuất phần lớn còn nhỏ lẻ, lạc hậu, thiếu tập trung, hiệu quả kinh tế còn thấp, chưa đảm bảo được tính bền vững. Đặc biệt trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp phát triển vẫn còn mang tính tự phát, chủ yếu chạy theo số lượng, ít quan tâm đến chất lượng, giá thành sản xuất lại khá cao dẫn tới sức cạnh tranh trên thị trường kém. Mặt khác thu nhập người dân trong các vùng nông thôn vẫn còn thấp, lao động nông thôn dư thừa nhiều, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, thị trường tiêu thụ không ổn định. Đứng trước tình hình đó đòi hỏi phải có định hướng sử dụng đất hợp lý mang tính chiến lược, vì vậy việc sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá là vấn đề cần thiết phải được quan tâm nghiên cứu, làm cơ sở cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất, đặc biệt cần khai thác có hiệu quả và bền vững đất nông nghiệp. Tại văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã đề ra phương hướng phát triển nông nghiệp như sau: "Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng, phải luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng xuất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao.[13]. Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá là một hướng đi đúng đắn trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp hiện nay của nước ta, đồng thời đó cũng là điều kiện để thực hiện tiến trình hội nhập với kinh tế thế giới. Nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, huyện Gia Bình nằm ở phía Đông Nam tỉnh Bắc Ninh cách trung tâm tỉnh khoảng 25 km về phía Tây Bắc và cách thủ đô Hà Nội 35 km về phía Tây Nam, có địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hoà, cùng với nguồn lao động rồi rào và hệ thống giao thông thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế xã hội và tiêu thụ sản phẩm. Nhưng hiện tại mức độ phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của huyện đặc biệt là việc khai thác, sử dụng đất nông nghiệp chưa thực sự có hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, phù hợp với nhu cầu thị trường, với điều kiện sẵn có địa phương, phát triển nông nghiệp phục vụ công nghiệp và đô thị, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, góp phần nâng cao đời sống nhân dân đồng thời giữ vững môi trường sinh thái theo quan điểm phát triển bền vững là yêu cầu bức bách, cần thiết đối với tỉnh Bắc Ninh nói chung và huyện Gia Bình nói riêng. Để góp phần vào mục tiêu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh" 1.2 Mục đích và yêu cầu 1.2.1 Mục đích - Đánh giá được thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện. - Đề xuất sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả từ đó đưa ra các giải pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. 1.2.2 Yêu cầu - Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Các chỉ tiêu phải đảm bảo tính chính xác và hệ thống. - Phản ánh đúng thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, làm cơ sở cho việc đề xuất sử dụng đất trong những năm tiếp theo. - Đề xuất được các giải pháp hợp lý và có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam 2.1.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới Trong sản xuất nông nghiệp thì đất đai là nhân tố vô cùng quan trọng. Trên thế giới, mặc dù sự phát triển sản xuất nông nghiệp của các nước không giống nhau nhưng tầm quan trọng của nó đối với xã hội thì quốc gia nào cũng thừa nhận. Hầu hết các nước đều coi nông nghiệp là cơ sở nền tảng của sự phát triển. Tuy nhiên, khi dân số ngày một tăng nhanh thì nhu cầu lương thực, thực phẩm là một sức ép rất lớn. Trong khi đó đất đai lại có hạn, đặc biệt quỹ đất nông nghiệp lại có xu hướng giảm do chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp. Để đảm bảo an ninh lương thực loài người phải tăng cường các biện pháp khai thác, khai hoang đất đai phục vụ cho mục đích nông nghiệp. Vì vậy đất đai là đối tượng bị khai thác triệt để, trong khi đó các biện pháp bảo vệ và tăng độ phì cho đất không được chú trọng dẫn tới hậu quả môi trường sinh thái bị phá vỡ, hàng loạt diện tích đất bị thoái hóa trên phạm vi toàn thế giới, người ta ước tính có tới 15% tổng diện tích đất trên trái đất bị thoái hoá do những hành động bất cẩn của con người gây ra [33]. Theo P.Buringh, toàn bộ đất nông nghiệp của thế giới chừng khoảng 3,3 tỉ ha (chiếm khoảng 22% tổng diện tích đất liền); Phần diện tích còn lại (khoảng 78%, tương đương 11,7 tỷ ha) không dùng được vào nông nghiệp. Trong tổng số 3,3 tỷ ha đất nông nghiệp, con người hiện đang sử dụng cho trồng trọt khoảng 1,5 tỉ ha (chiếm xấp xỉ 10,8% tổng diện tích đất đai và 46% đất đang có khả năng trồng trọt). Như vậy, còn 54% đất có khả năng trồng trọt chưa được khai thác [43]. Trên thế giới đất đai phân bố ở các châu lục không đều. Châu Á tuy có diện tích đất nông nghiệp khá cao so với các châu lục khác nhưng tỉ lệ diện tích đất nông nghiệp trên diện tích tự nhiên thấp, trong khi là khu vực có tỷ lệ dân số đông trên thế giới. Có các quốc gia dân số đông nhất nhì thế giới như: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia. Ở Châu Á đất đồi núi chiếm 35% tổng diện tích, tiềm năng đất trồng trọt nhờ nước trời là khá lớn khoảng 407 triệu ha, trong đó xấp xỉ 282 triệu ha đang được trồng trọt. Đông Nam Á là một khu vực có dân số khá đông trên thế giới nhưng diện tích canh tác thấp, trong đó chỉ có Thái Lan là diện tích đất canh tác trên đầu người khá nhất và Việt Nam là quốc gia đứng vào hàng thấp nhất trong số các quốc gia ASEAN [20]. 2.1.2 Tình hình nông nghiệp và sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam Việt Nam là nước có diện tích đứng thứ 4 ở vùng Đông Nam Á, nhưng dân số lại đứng ở vị trí thứ 2 nên bình quân diện tích trên đầu người xếp vào hàng thứ 9 trong khu vực. Theo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tæng côc thèng kª, tính đến ngày 01/01/2008 diện tích đất nông nghiệp cả nước là 24.997,2 nghìn ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp có 9.420,3 nghìn ha. Bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp đạt 1.093,90m2/người (chi tiết được trình bày ở phụ lục số 1). Những năm gần đây cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta bước đầu đã gắn phương thức truyền thống với phương thức công nghiệp hoá và đang dần từng bước xóa bỏ tính tự cấp, tự túc, chuyển dần sang sản xuất hàng hoá và phục vụ xuất khẩu Phương hướng chủ yếu phát triển nông nghiệp Việt Nam những năm tới sẽ là: - Tập trung vào sản xuất nông sản hàng hoá theo nhóm ngành hàng, nhóm sản phẩm [15], xuất phát từ cơ sở dự báo cung cầu của thị trường nông sản trong nước, thế giới và dựa trên cơ sở khai thác tốt lợi thế so sánh của các vùng [52]. - Xác định cơ cấu sản phẩm trên cơ sở các tiềm năng tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng, lấy hiệu quả kinh tế tổng hợp làm thước đo để xác định cơ cấu, tỷ lệ sản phẩm hợp lý về các chỉ tiêu, kế hoạch đối với từng nông sản hàng hoá [15]. - Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, tăng tỷ trọng cây công nghiệp, rau quả so với cây lương thực. Giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp xuống dưới 50% [15]. Tăng quỹ đất nông nghiệp bình quân trên một lao động nông nghiệp [52]. Đồng thời đẩy mạnh công nghiệp hoá, phát triển ngành nghề công nghiệp, dịch vụ ngoài nông nghiệp. Mặt khác, cần phải phát triển mạnh các ngành nghề, dịch vụ trong nông nghiệp để giải quyết lao động nông nhàn. Khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng liên tục trong hơn 10 năm qua, từ năm 1997, Việt Nam trở thành nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo. Rau quả, cà phê, cao su, chè, điều, hồ tiêu đều tăng về sản lượng, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu. Về chăn nuôi, trong thời gian trên, các đàn gia súc, sản lượng thịt, trứng, sữa đều tăng. Thuỷ hải sản nuôi trồng, khai thác cũng đều tăng về sản lượng, kim ngạch xuất khẩu nông sản trong 11 năm gần đây bình quân tăng mỗi năm 20% đã đạt và vượt 11 tỷ USD. Bên cạnh những thành tựu đạt được, nông nghiệp Việt Nam cũng tồn tại và phát sinh một số vấn đề: - Quỹ rừng, quỹ đất, quỹ nước, quỹ gien của nông nghiệp Việt Nam đang bị thu hẹp đến giới hạn thấp, ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp. Rừng đang suy giảm nhanh về số lượng và chất lượng. Diện tích rừng chỉ còn chiếm 27,7% diện tích tự nhiên, thấp xa so với độ an toàn của môi trường sinh thái. Đất nông nghiệp và đất canh tác bình quân đầu người ngày càng giảm, do dân số vẫn tiếp tục tăng nhanh, dẫn đến sự thiếu hụt tư liệu cơ bản để phát triển sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất đai bị xói mòn, thoái hóa do việc phá rừng gây ra cũng đang ngày càng tăng lên. - Môi trường sinh thái đang bị ô nhiễm nghiêm trọng ở một số địa phương do chất thải công nghiệp, do sử dụng bừa bãi phân hóa học, hóa chất trừ sâu, diệt cỏ, gây ô nhiễm đất canh tác, nguồn nước mặt, nước ngầm và để dư lượng chất độc hại trong nông sản thực phẩm. - Đói nghèo đang cïng tồn tại ở nhiều vùng miền núi cũng như vùng nông thôn đồng bằng. 2.2 Những vấn đề về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 2.2.1 Khái quát về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 2.2.1.1 Khái quát về hiệu quả Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả. Trước kia nhận thức của con người còn hạn chế, người ta thường quan niệm kết quả và hiệu quả là một. Sau này khi nhận thức con người phát triển cao hơn, người ta thấy rõ sự khác nhau giữa kết quả và hiệu quả. Tuy nhiên cần phải thấy rằng: - Bản chất của hiệu quả là sự thể hiện yêu cầu tiết kiệm thời gian, trình độ sử dụng nguồn lực xã hội. Các Mác cho rằng quy luật tiết kiệm thời gian là quy luật có tầm quan trọng đặc biệt tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất. Mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật đó, nó quyết định động lực phát triển của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện phát triển văn minh xã hội và nâng cao đời sống con người qua mọi thời đại. - Hiệu quả là một phạm trù trọng tâm và rất cơ bản của khoa học kinh tế và quản lý. - Việc xác định hiệu quả là hết sức khó khăn và phức tạp mà nhiều vấn đề lý luận cũng như thực tiễn chưa giải đáp hết được. - Bản chất của hiệu quả xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội là đáp ứng ngày càng cao về đời sống vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. - Việc nâng cao hiệu quả không chỉ là nhiệm vụ của mỗi doanh nghiệp, mỗi người sản xuất mà là của mọi ngành, mọi vùng. Đây là vấn đề mang tính chất toàn cầu, là xu hướng chung của thế giới ngày nay [2]. 2.2.1.2 Khái quát về hiệu quả sử dụng đất Việc sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả thông qua việc bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay của hầu hết các nước trên thế giới [34], nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là sự mong muốn của nông dân, những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp. Căn cứ vào nhu cầu thị trường, thực hiện đa dạng hoá cây trồng vật nuôi trên cơ sở lựa chọn các sản phẩm ưu thế ở từng địa phương, từ đó nghiên cứu áp dụng công nghệ mới nhằm làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Đó là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển nông nghiệp hướng về xuất khẩu có tính ổn định và bền vững. Có thể phân hiệu quả thành 3 loại: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường. *Hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế là hiệu quả do tổ chức và bố trí sản xuất hợp lý để đạt được lợi nhuận cao với chi phí thấp hơn, là tiêu chí được quan tâm hàng đầu, khâu trung tâm để đạt các loại hiệu quả khác. Có khả năng lượng hoá bằng các chỉ tiêu kinh tế, tài chính [18]. Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền sản xuất hàng hoá và với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác. Vì thế hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được 3 vấn đề: - Một là, mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật "tiết kiệm thời gian ". - Hai là hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý thuyết hệ thống. - Ba là, hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích con người. Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xét cả về phần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa 2 đại lượng đo. Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt được một trong yếu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân bổ mới là điều kiện cần, chưa phải là điều kiện đủ để đạt hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế. Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng bản chất của phạm trù kinh tế sử dụng đất là: với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng đầu tư chi phí về vật chất và lao động nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội.[22]. *Hiệu quả xã hội. Hiệu quả xã hội là hiệu quả phản ánh mối quan hệ lợi ích giữa con người với con người, có tác động tới mục tiêu kinh tế. Hiệu quả xã hội khó lượng hoá khi phản ánh, được thể hiện bằng các chỉ tiêu định tính hoặc định lượng như: tạo thêm việc làm, xoá đói, giảm nghèo, bảo đảm an ninh lương thực, tăng thu nhập bình quân đầu người [22]. Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả về mặt xã hội và tổng chi phí bỏ ra [39]. Theo Nguyễn Duy Tính (1995), hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp [40]. *Hiệu quả môi trường. Hiệu quả môi trường là hiệu quả bảo đảm tính bền vững cho môi trường trong sản xuất và xã hội. Là vấn đề được nhân loại quan tâm, được phản ánh bằng các chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật như: cải tạo đất, an ninh môi trường, tỷ lệ che phủ rừng...[18] Hiệu quả môi trường được sản sinh do tác động của hoá học, sinh học, vật lý...,chịu ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố môi trường của các loại vật chất trong môi trường. Hiệu quả môi trường phân theo nguyên nhân gây nên bao gồm: hiệu quả hoá học môi trường, hiệu quả vật lý môi trường và hiệu quả sinh vật môi trường. Hiệu quả sinh vật môi trường là hiệu quả khác nhau của hệ thống sinh thái do sự phát triển biến hoá của các loại yếu tố môi trường dẫn đến. Hiệu quả hoá học môi trường là hiệu quả môi trường do các phản ứng hoá học giữa các vật chất chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường dẫn đến. Hiệu quả vật lý môi trường là hiệu quả môi trường do tác động vật lý dẫn đến [28]. 2.2.2 Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp 2.2.2.1 Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn trong khi đó nhu cầu sử dụng đất ngày càng gia tăng, đặc biệt đất nông nghiệp có xu hướng ngày càng giảm do bị trưng dụng sang các mục đích phi nông nghiệp. Vì vậy, sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội trên cơ sở bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm, bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng, tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp, đảm bảo khả năng phòng hộ môi trường, bảo vệ tính đa dạng sinh học, bảo vệ hệ động thực vật quý hiếm của rừng, phát triển công nghiệp chế biến vừa và nhỏ với thiết bị công nghệ tiên tiến; khai thác tiềm năng lao động, giải quyết công ăn việc làm góp phần xoá đói, giảm nghèo, thu hút nguồn lực đầu tư, nâng cao vai trò và giá trị đóng góp của ngành nông - lâm nghiệp vào phát triển kinh tế quốc dân [1]. Sản xuất nông nghiệp trên cơ sở cân nhắc những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, tận dụng được tối đa lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái và không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường là những nguyên tắc cơ bản và cần thiết để đảm bảo cho khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên đất. Do đó đất nông nghiệp cần được sử dụng theo nguyên tắc "đầy đủ, hợp lý và hiệu quả" - Đầy đủ: Đây là nguyên tắc quan trọng, đảm bảo diện tích đất canh tác luôn đáp ứng được nhu cầu về an toàn lương thực, diện tích đất nông nghiệp đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường sinh thái được bền vững cũng như nhu cầu sinh hoạt của con người. - Hợp lý: Đây là nguyên tắc giúp cho việc khai thác, sử dụng đất đạt hiệu quả cao nhưng vẫn đảm bảo được tính an toàn và hiệu quả. - Hiệu quả: Trong khai thác và quản lý sử dụng đất tính hiệu quả cao nhất cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Mặt khác có những quan điểm đúng đắn theo xu hướng tiến bộ phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, làm cơ sở thực hiện sử dụng đất có hiệu quả kinh tế xã hội cao. 2.2.2.2 Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp Theo chiến lược phát triển nông nghiệp - nông thôn Việt Nam đến năm 2010 [4], quan điểm sử dụng đất nông - lâm nghiệp là: - Tận dụng triệt để các nguồn lực thuận lợi, khai thác lợi thế so sánh về khoa học kỹ thuật, đất đai, lao động để phát triển cây trồng, vật nuôi có tỷ xuất hàng hóa cao, tăng sức cạnh tranh và hướng tới xuất khẩu. - Áp dụng phương thức sản xuất nông lâm kết hợp, lựa chọn các loại hình sử dụng đất thích hợp, đa dạng hoá sản phẩm, chống sói mòn, thâm canh sản xuất bền vững. - Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp trên cơ sở thực hiện đa dạng hoá cây trồng vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với sinh thái và bảo vệ môi trường. - Phát triển nông lâm nghiệp một cách toàn diện và có hệ thống trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển theo chiều sâu, đáp ứng yêu cầu đa dạng hoá của nền kinh tế quốc dân. - Phát triển nông nghiệp toàn diện gắn liền với việc xoá đói giảm nghèo, giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và phát huy nền văn hoá truyền thống của các dân tộc, không ngừng nâng cao vai trò nguồn lực của con người. - Phát triển kinh tế nông nghiệp trên cơ sở áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. - Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của địa phương phải gắn liền với định hướng phát triển kinh tế, xã hội của vùng và cả nước. 2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 2.2.3.1 Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu, thời tiết, địa hình, thổ nhưỡng...) có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp [40], vì các yếu tố của điều kiện tự nhiên là tài nguyên để sinh vật tạo nên sinh khối. Vì vậy, cần đánh giá đúng điều kiện tự nhiên để trên cơ sở đó xác định cây trồng vật nuôi chủ lực phù hợp, định hướng đầu tư thâm canh đúng. Theo Mác, điều kiện tự nhiên là cơ sở hình thành địa tô chênh lệch I. Theo N.Borlang, người được giải Nobel về giải quyết lương thực cho các nước phát triển cho rằng: yếu tố duy nhất quan trọng hạn chế năng suất cây trồng ở tầm cỡ thế giới trong các nước đang phát triển, đặc biệt đối với nông dân thiếu vốn là độ phì đất [23]. 2.2.3.2 Nhóm yếu tố kinh tế, kỹ thuật canh tác Biện pháp kỹ thuật canh tác là các tác động của con người vào đất đai, cây trồng, vật nuôi nhằm tạo nên sự hài hoà giữa các yếu tố của các quá trình sản xuất để hình thành, phân bố và tích luỹ năng suất kinh tế. Đây là những tác động thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về đối tượng sản xuất, về thời tiết, về điều kiện môi trường và thể hiện những dự báo thông minh và sắc sảo [11]. Trên cơ sở nghiên cứu các quy luật tự nhiên của sinh vật để lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn chủng loại và cách sử dụng các đầu vào nhằm đạt được các mục tiêu sử dụng đất đề ra. Theo Frank Ellis và Douglass C.North, ở các nước phát triển, khi có tác động tích cực của kỹ thuật, giống mới, thuỷ lợi, phân bón tới hiệu quả thì cũng đặt ra yêu cầu mới đối với tổ chức sử dụng đất. Có nghĩa là ứng dụng công nghiệp sản xuất tiến bộ là một đảm bảo vật chất cho kinh tế nông nghiệp tăng trưởng nhanh. Cho đến giữa thế kỷ 21, trong nông nghiệp nước ta, quy trình kỹ thuật có thể góp phần đến 30% của năng suất kinh tế [23]. Như vậy, nhóm các biện pháp kỹ thuật đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong quá trình khai thác đất theo chiều sâu và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. 2.2.3.3 Nhóm yếu tố kinh tế tổ chức Nhóm yếu tố này bao gồm: - Công tác quy hoạch và bố trí sản xuất Thực hiện phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa vào điều kiện tự nhiên, dựa trên cơ sở phân tích, dự báo và đánh giá nhu cầu của thị trường, gắn với quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến, kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và các thể chế luật pháp về bảo vệ tài nguyên, môi trường [29]. Đó là cơ sở để phát triển hệ thống cây trồng vật nuôi và khai thác đất một cách đầy đủ, hợp lý, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư thâm canh và tiến hành tập trung hoá, chuyên môn hoá, hiện đại hoá nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. - Hình thức tổ chức sản xuất Các hình thức tổ chức sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp [23]. Vì thế, cần phát huy thế mạnh của các loại hình tổ chức sử dụng đất trong từng cơ sở sản xuất, thực hiện đa dạng hoá các hình thức hợp tác trong nông nghiệp, xác lập một hệ thống tổ chức sản xuất phù hợp và giải quyết tốt mối quan hệ giữa các hình thức đó [27]. 2.2.3.4. Nhóm các yếu tố xã hội. Nhóm yếu tố này bao gồm: - Hệ thống thị trường và sự hình thành thị trường đất nông nghiệp, thị trường nông sản phẩm. Theo Nguyễn Duy Tính (1995) [40], ba yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là: năng suất cây trồng, hệ số quay vòng đất và thị trường cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra - Hệ thống chính sách (đất đai, hỗ trợ, điều chỉnh cơ cấu đầu tư...). - Sự ổn định chính trị - xã hội và các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của Nhà nước. - Những kinh nghiệm, tập quán sản xuất nông nghiệp, trình độ năng lực của các chủ thể kinh doanh, trình độ đầu tư. Theo Douglass C.North, sự thay đổi công nghệ và sự thay đổi hợp lý các thể chế là những yếu tố then chốt cho sự tiến triển của kinh tế - xã hội [39]. 2.2.4. Đặc điểm đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Do dân số tăng nhanh đã thúc đẩy nhu cầu của con người về những sản phẩm lấy từ đất ngày càng tăng, trong khi diện tích có hạn, vì thế nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là rất cần thiết, có thể xem ở các khía cạnh sau: - Quá trình sản xuất trên đất nông nghiệp phải sử dụng nhiều yếu tố đầu vào kinh tế và không kinh tế (ánh sáng, nhiệt độ, không khí...). Vì thế, khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước tiên phải được xác định bằng kết quả thu được trên một đơn vị diện tích cụ thể thường là 1 ha, tính trên 1 đồng chi phí, 1 lao động đầu tư [24]. - Trên đất nông nghiệp có thể bố trí các cây trồng, các hệ thống luân canh, do đó cần phải đánh giá hiệu quả của từng cây trồng, từng hệ thống luân canh trên mỗi vùng đất [7]. - Thâm canh là một biện pháp sử dụng đất nông nghiệp theo chiều sâu, tác động đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước mắt và lâu dài. Vì thế cần phải nghiên cứu hiệu quả của việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, nghiên cứu ảnh hưởng của việc tăng đầu tư thâm canh đến quá trình sử dụng đất [5]. - Phát triển nông nghiệp chỉ có thể thích hợp được khi con người biết cách làm cho môi trường không bị phá huỷ gây tác hại đến đời sống xã hội. Đồng thời cần tạo ra môi trường thiên nhiên và xã hội thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp ở giai đoạn hiện tại và mở ra những điều kiện phát triển trong tương lai. Do đó, khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần quan tâm đến ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp đến môi trường xung quanh. Cụ thể là khả năng thích hợp của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp có phù hợp với đất đai hay không? Việc sử dụng hoá chất có trong nông nghiệp có để lại tồn dư hay không? - Lịch sử nông nghiệp là một quãng đường dài thể hiện sự phát triển mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Hoạt động sản xuất nông nghiệp mang tính xã ._.hội rất sâu sắc. Nói đến nông nghiệp không thể không nói đến nông dân, đến các quan hệ sản xuất trong nông thôn. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần quan tâm đến những tác động của sản xuất nông nghiệp đến các vấn đề xã hội như: giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ dân trí trong nông thôn [11]. 2.2.5. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất Trong sử dụng đất, tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giá hiệu quả là mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí các nguồn tài nguyên, sự ổn định lâu dài của hiệu quả [39]. Do đó, tiêu chuẩn đánh giá việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất nông - lâm nghiệp là mức độ tăng thêm các kết quả sản xuất trong điều kiện nguồn lực hiện có hoặc mức tiết kiệm về chi phí các nguồn lực khi sản xuất ra một khối lượng nông - lâm sản nhất định. Theo quan điểm của Hội đồng nghiên cứu sản xuất của Liên Xô (SOPS) thì chỉ nên có một chỉ tiêu duy nhất, xuất phát từ lý luận giá trị lao động của Các Mác và Ăng Ghen là tăng năng suất lao động hay tiết kiệm chi phí lao động xã hội, có nghĩa là tiết kiệm tài nguyên lao động, chi phí sản xuất. Tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả sử dụng đất là mức đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường [2]. Hiệu quả sử dụng đất có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông - lâm nghiệp, đến môi trường sinh thái, đến môi trường sống của nông dân. Vì vậy, đánh giá hiệu quả sử dụng đất phải theo quan điểm sử dụng đất bền vững hướng vào ba tiêu chuẩn chung là bền vững về mặt kinh tế, xã hội và môi trường (FAO, 1990) [56]. Trên cơ sở đó, tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có thể xem xét trên các mặt sau: - Đối với nông nghiệp, tiêu chuẩn để đánh giá là mức đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội, môi trường do xã hội đặt ra. Cụ thể như tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng chất lượng và tổng sản phẩm hướng tới thoả mãn tốt nhất nhu cầu nông sản cho thị trường trong nước và tăng xuất khẩu, đồng thời đáp ứng yêu cầu bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp bền vững. - Sử dụng đất phải đảm bảo cực tiểu hoá chi phí các yếu tố đầu vào theo nguyên tắc tiết kiệm khi cần sản xuất ra một lượng nông sản nhất định và các yếu tố đầu vào khác. - Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất ngành nông nghiệp, đến hệ thống môi trường sinh thái nông nghiệp, đến những người sống bằng nông nghiệp. Vì vậy, đánh giá hiệu quả sử dụng đất phải tuân theo quan điểm sử dụng đất bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt xã hội, bền vững về mặt môi trường. 2.2.6 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp - Cơ sở để lựa chọn hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp: + Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. + Nhu cầu của địa phương về phát triển hoặc thay đổi loại hình sử dụng đất nông nghiệp. + Các khả năng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và các tiến bộ kỹ thuật mới được đề xuất cho các thay đổi sử dụng đất đó. - Nguyên tắc khi lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp: + Hệ thống chỉ tiêu phải có tính thống nhất, tính toàn diện và tính hệ thống. Các chỉ tiêu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, phải đảm bảo tính so sánh có thang bậc [27]. + Để đánh giá chính xác, toàn diện cần phải xác định các chỉ tiêu chính, các chỉ tiêu cơ bản, biểu hiện mặt cốt yếu của hiệu quả theo quan điểm và tiêu chuẩn đã chọn, các chỉ tiêu bổ sung để hiệu chỉnh chỉ tiêu chính, làm cho nội dung kinh tế biểu hiện đầy đủ hơn, cụ thể hơn. + Hệ thống chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả một cách khách quan, chân thật và đúng đắn nhất theo tiêu chuẩn và quan điểm đã vạch ra ở trên để soi sáng sự lựa chọn các giải pháp tối ưu và phải gắn với cơ chế quản lý kinh tế, phù hợp với đặc điểm và trình độ hiện tại của nền kinh tế [23]. + Các chỉ tiêu phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển nông nghiệp ở nước ta, đồng thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ đối ngoại nhất là những sản phẩm có khả năng xuất khẩu. + Hệ thống chỉ tiêu phải đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn [39] và phải có tác dụng kích thích sản xuất phát triển. Dựa trên cơ sở khoa học nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi lựa chọn các chỉ tiêu sau: - Chỉ tiêu trong tính toán hiệu quả kinh tế. - Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội. - Chỉ tiêu về hiệu quả môi trường. 2.3 Những nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam. 2.3.1 Những nghiên cứu trên thế giới. Việc nghiên cứu về sản xuất nông nghiệp, trong những năm gần đây là vấn đề quan trọng thu hút được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu vào việc nghiên cứu thực trạng từng loại cây trồng trên mỗi loại đất, từ đó đề ra định hướng sử dụng đất theo hướng sản xuất hàng hoá nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Hàng năm viện nghiên cứu nông nghiệp các nước trên thế giới đều nghiên cứu và đưa ra được một số giống cây trồng mới giúp cho việc tạo ra được một số loại hình sử dụng đất mới ngày càng có hiệu quả hơn. Viện lúa quốc tế IRRI đã có nhiều thành tựu về lĩnh vực giống lúa và hệ thống cây trồng trên đất canh tác. Tạp chí :"Farming Japan" của Nhật Bản ra hàng tháng đã giới thiệu nhiều công trình ở các nước trên thế giới về các hình thức sử dụng đất, điển hình là của Nhật. Nhà khoa học Otak Tanakad của Nhật Bản đã nêu những vấn đề cơ bản về sự hình thành của sinh thái đồng ruộng và từ đó cho rằng yếu tố quyết định của hệ thống nông nghiệp là sự thay đổi về kỹ thuật, kinh tế - xã hội. Các nhà khoa học Nhật Bản đã hệ thống tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng đất thông qua hệ thống cây trồng trên đất canh tác là sự phối hợp giữa các cây trồng và gia súc, các phương pháp trồng trọt và chăn nuôi, cường độ lao động, vốn đầu tư, tổ chức sản xuất, sản phẩm làm ra, tính chất hàng hoá của sản phẩm [40]. Một trong những chính sách tập trung vào hỗ trợ phát triển nông nghiệp quan trọng nhất là chính sách đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, ở Mỹ tổng số tiền trợ cấp là 66,2 tỉ USD (chiếm 28,3% trong tổng thu nhập nông nghiệp), Canada tương ứng là 5,7 tỉ USD (chiếm 39,1%), Nhật Bản là 42,3 tỉ USD (chiếm 68,9%), cộng đồng Châu Âu 67,2 tỉ USD (chiếm 40,1%), Áo là 1,6 tỉ USD (chiếm 35,3%) [39]. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các chính sách quản lý sử dụng đất đai ổn định chế độ sở hữu, giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủ động sáng tạo của nông dân trong sản xuất đã thúc đẩy kinh tế xã hội nông thôn toàn diện về mọi mặt nâng cao được hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Giai đoạn từ năm 1984 đến năm 2000 nhằm tập trung thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hoá và sử dụng lượng lao động trong nông thôn, hình thành nhiều hình thức thương nghiệp, cải cách cơ chế hợp tác xã cung tiêu, thực hiện thu mua theo hợp đồng và tự do mua bán trên thị trường [39, 42] Thái Lan luôn coi trọng việc nâng cao chất lượng nông sản hàng hoá. Thái Lan đã chú trọng vào việc tăng giá trị các sản phẩm trong nông nghiệp và làm cho nông nghiệp bền vững, hơn là chú trọng tăng năng suất cây trồng, mở rộng diện tích. Theo hướng này, các nhà khoa học trong nông nghiệp của Thái Lan đóng một vai trò hết sức quan trọng. Một trong các vai trò công nghệ mới là cải tiến giống lúa cổ truyền nhờ công nghệ sinh học và kỹ thuật di truyền; các giống cây trồng khác cũng được cải tiến và trở thành những sản phẩm nổi tiếng trên thị trường quốc tế như: phong lan, bông, đay... Thái Lan đã hợp tác với các nước tiên tiến trên thế giới trong việc áp dụng công nghệ sinh học để cải tiến quy trình sản xuất nhiều loại cây trồng, giảm tối thiểu sử dụng hoá chất. Kết quả này đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp bền vững, tạo ra sản phẩm sạch với chất lượng cao [42]. Các nhà khoa học trên thế giới đều cho rằng: đối với các vùng nhiệt đới có thể thực hiện các công thức luân canh cây trồng hàng năm, có thể chuyển từ chế độ canh tác cũ sang chế độ canh tác mới tiến bộ hơn mang lại hiệu quả cao hơn. Nghiên cứu bố trí luân canh các cây trồng hợp lí hơn bằng cách đưa các giống cây trồng mới vào hệ thống canh tác nhằm tăng sản lượng lương thực, thực phẩm/1 đơn vị diện tích đất canh tác trong một năm. Ở Châu Á có nhiều nước cũng tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác luân phiên cây lúa với cây trồng cạn đã thu được hiệu quả cao. Ngày nay vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng đất, vấn đề về sản xuất nông nghiệp hàng hoá luôn được các quốc gia có nền nông nghiệp mạnh đầu tư phát triển. Chính vì vậy đã thu hút được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu; các nhà khoa học các nước đã rất chú trọng đến việc nghiên cứu các cây con giống mới, nghiên cứu những công nghệ sản xuất và chế biến, nghiên cứu về chính sách, định hướng nhằm phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá có hiệu quả kinh tế cao. 2.3.2 Những nghiên cứu trong nước. 2.3.2.1 Những nghiên cứu ở Việt Nam Trong những năm qua xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trong quá trình sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Những đóng góp đó đã góp phần quan trọng cho phát triển nông nghiệp trong xu hướng hội nhập. Từ những thập kỷ 90 của thế kỷ 20 đã có nhiều nhà khoa học đi sâu vào nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất, về sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Các nghiên cứu như nghiên cứu của Nguyễn Đình Hợi (1993) - Kinh tế tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp [24]; Nguyễn Hải Hữu (2000) - Đào tạo nghề đáp ứng với chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá [26]; Nguyễn Như Hà (2000) - Phân bón cho lúa ngắn ngày trên đất phù sa sông Hồng [17]; Dương Ngọc Thí (1994) - Ứng dụng kỹ thuật tiến bộ thúc đẩy sản xuất nông sản hàng hoá ở hai huyện miền núi Yên Châu và Mai Sơn tỉnh Sơn La [38]; Hoàng Văn Hoa (1995) - Chính sách nông nghiệp ở các nước ASEAN và định hướng tiếp tục hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hoá ở Bắc Bộ [21]; Vũ Thị Ngọc Trân (1997) - phát triển nông hộ sản xuất hàng hoá ở vùng đồng bằng sông Hồng [41]; Lương Xuân Quỳ (1996) - Những biện pháp tổ chức và quản lý để phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hoá và đổi mới kinh tế nông nghiệp nông thôn Bắc Bộ [31]; Đỗ Kim Chung (1999) - Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn ở các vùng kinh tế lãnh thổ Việt Nam [8]; Tô Đức Hạnh, Phạm Văn Linh (2000) - Phát triển kinh tế hàng hoá trong nông thôn các tỉnh vùng núi phía Bắc Việt Nam, thực trạng và giải pháp [19]. Nguyễn Ích Tân (2000) - Nghiên cứu tiềm năng đất đai, nguồn nước và xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác có hiệu quả kinh tế cao một số vùng úng trũng đồng bằng sông Hồng [36]. Cũng trong giai đoạn này, chương trình quy hoạch tổng thể đang được tiến hành nghiên cứu đề xuất dự án phát triển đa dạng hoá nông nghiệp, nội dung quan trọng nhất là phát triển hệ thống cây trồng để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Những công trình nghiên cứu mô phỏng chiến lược phát triển nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng của GS.VS. Đào Thế Tuấn (1992) cũng đề cập việc phát triển hệ thống cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong điều kiện Việt Nam. Hệ thống cây trồng vùng đồng bằng sông Cửu Long do GS.VS. Nguyễn Văn Luật chủ trì cũng đưa ra một kết luận về phân vùng sinh thái và hướng áp dụng những giống cây trồng trên các vùng sinh thái khác nhau nhằm khai thác sử dụng đất mạng lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Trong những năm đầu của thế kỷ 21 với sự phát triển của khoa học và công nghệ, để nền nông nghiệp phát triển đáp ứng được sự phát triển của xã hội thì vấn đề về hiệu quả sử dụng đất và sản xuất nông sản hàng hoá vẫn được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm. Nguyễn Tử Xiêm (2000) [55] - Bàn về tính bền vững trong quản lý sử dụng đất đồi núi và phương thức nông lâm kết hợp trên đất dốc; Ngô Thế Dân (2001) [10] - Một số vấn đề khoa học công nghệ nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; Nguyễn Duy Bột (2001) [6] - Tiêu thụ nông sản - thực trạng và giải pháp; Phan Sĩ Mẫn, Nguyễn Việt Anh (2001) [29] - Những giải pháp cho nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá; Nguyễn Thị Vòng và các cộng sự (2001) [54] - Nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng; Vũ Năng Dũng (2001), quy hoạch nông thôn Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21 [12]. Các nghiên cứu cho thấy phát triển nông nghiệp hàng hoá là hướng đi đúng đắn, phù hợp với yêu cầu trong phát triển nông nghiệp Việt Nam trong thời gian qua và trong thời gian tới. Sản xuất nông nghiệp hàng hoá của Việt Nam đã, đang và sẽ gặp nhiều khó khăn cần phải khắc phục. Các nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn hiện nay đã xuất hiện nhiều mô hình luân canh 3 - 4 vụ trong một năm đạt hiệu quả cao. Đặc biệt ở các vùng ven đô, vùng có điều kiện tưới tiêu chủ động, nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đã được bố trí trong phương thức luân canh như hoa cây cảnh, cây ăn quả, cây thực phẩm cao cấp. 2.3.2.2 Những nghiên cứu ở tỉnh Bắc Ninh và huyện Gia Bình. Bắc Ninh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ [37], là vùng có vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Có hệ thống giao thông, điều kiện sinh thái và kinh tế - xã hội rất thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng theo hướng sản xuất hàng hoá. Năm 2000, Đỗ Nguyên Hải trường ĐHNNI đã nghiên cứu đồ án "Đánh giá đất và hướng sử dụng đất bền vững trong sản xuất nông nghiệp huyện Tiên Sơn tỉnh Bắc Ninh" Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp Trường ĐHNNI - Hà Nội [20]. Năm 2004, Trần Văn Tuý đã nghiên cứu đồ án "Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất nông sản hàng hoá ở tỉnh Bắc Ninh", luận án tiến sĩ nông nghiệp Trường ĐHNNI - Hà Nội [42]. Nghiên cứu đã đánh giá thực trạng tình hình sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất nông nghiệp hàng hoá nói riêng, nghiên cứu cũng đã đưa ra những định hướng, mục tiêu, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm khai thác, sử dụng hợp lý các điều kiện của tỉnh đề đẩy mạnh phát triển nông sản hàng hoá ở tỉnh Bắc Ninh. Hiện nay tỉnh Bắc Ninh cũng đã hình thành một số vùng sản xuất nông sản hàng hoá như: - Vùng sản xuất lúa gạo: Vùng lúa tám xoan ở xã Chi Lăng huyện Quế Võ, Vùng lúa thơm có năng suất cao (giống DT 122) ở xã Phú Hoà và Trung Chính huyện Lương Tài; vùng lúa nếp hoa vàng và giống nếp 9603 tập trung ở các xã Đình Bảng và Tương Giang huyện Từ Sơn, huyện Yên Phong, Tiên Du.... Các vùng lúa hàng hoá này đều cho thu nhập cao hơn từ 1,2-1,4 lần thóc tẻ thường trên cùng một diện tích. - Vùng sản xuất rau và hoa: hiện nay ở một số huyện trong tỉnh đã hình thành một số vùng sản xuất rau tập trung như: rau sạch ở Đại Phúc thành phố Bắc Ninh và xã Phù Chẩn huyện Từ Sơn; rau xuất khẩu ở các xã Trung Nghĩa và Khúc Xuyên Yên Phong, Phật Tích Tiên Du và Khắc Niệm thành phố Bắc Ninh.... Đối với trồng hoa cây cảnh đây là nghề mới phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng hiện toàn tỉnh chưa có những vùng tập trung lớn, hiện tại đã có những vùng nhỏ trồng cây cảnh như ở Đình Bảng huyện Từ Sơn, xã Phú Lâm huyện Tiên Du cho hiệu quả kinh tế cao, thu nhập bình quân từ 500 - 600 triệu đồng/ha/năm. Đối với trồng hoa Bắc Ninh chưa có vùng sản xuất hàng hoá, nhưng các mô hình, các dự án đều có ở hầu hết các huyện đều cho thu nhập từ 150-200 triệu đồng/ha/ năm. - Vùng chăn nuôi lợn có quy mô lớn ở Văn Môn (Yên Phong), Nhân Hoà huyện Quế Võ, Đình Bảng huyện Từ Sơn, Tân Lãng huyện Lương Tài.... Chăn nuôi bò sữa ở xã Cảnh Hưng huyện Tiên Du. - Vùng nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh có các vùng: xã Mão Điền huyện Thuận Thành sản xuất cá giống; các xã Nhân Thắng, Xuân Lai huyện Gia Bình, xã Trung Chính, Phú Hoà huyện Lương Tài, các xã Đức Long và Đào Viên huyện Quế Võ là vùng sản xuất cá thương phẩm. Gia Bình cũng đã bước đầu hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hoá, tuy nhiên quy mô vẫn còn nhỏ lẻ, tự phát, chưa có quy hoạch vùng sản xuất. Tại Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ XX trong (Phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu nhiệm kỳ 2005 - 2010) đã đề ra nhiệm vụ "chuyển mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hoá chất lượng cao phục vụ công nghiệp và đô thị"[25]. Như vậy huyện đã có Chủ chương phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, tuy nhiên các nghiên cứu đánh giá về thực trạng, hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông nghiệp của huyện chưa nhiều, đặc biệt là nghiên cứu về phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hoá. Vì vậy việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng từ đó đề xuất sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả trên địa bàn huyện theo hướng sản xuất hàng hoá trong những năm tới là cần thiết, có ý nghĩa thiết thực trong phát triển kinh tế xã hội của huyện Gia Bình. 2.4 Xu hướng phát triển nông nghiệp. 2.4.1 Trên thế giới Theo Đường Hồng Dật (1994) [11], trên con đường phát triển nông nghiệp, mỗi nước chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khác nhau, nhưng đều phải giải quyết các vấn đề chung sau: - Không ngừng nâng cao năng suất chất lượng nông sản, nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp, nâng cao hiệu quả đầu tư. - Mức độ và phương thức đầu tư vốn, lao động, khoa học vào quá trình phát triển nông nghiệp. Chiều hướng chung là phấn đấu giảm lao động chân tay, đầu tư nhiều lao động trí óc, tăng cường hiệu quả của lao động quản lý và tổ chức. - Phát triển nông nghiệp phải kết hợp với bảo vệ và cải thiện môi trường. Từ những vấn đề trên, mỗi quốc gia có chiến lược phát triển nông nghiệp khác nhau sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của nước mình. Có thể chia thành hai xu hướng: + Nông nghiệp công nghiệp hoá: Hướng này đặt trọng tâm dựa chủ yếu vào các yếu tố vật tư, kỹ thuật, hoá chất và các sản phẩm khác của công nghiệp. Theo hướng này đã có những công trình nghiên cứu “ Mô hình hoá sản xuất”, “ Chương trình hoá năng suất cây trồng”. + Nông nghiệp sinh thái: Hướng này nhấn mạnh các yếu tố sinh học, các yếu tố tự nhiên, làm nổi bật lên đối tượng sản xuất trong nông nghiệp là các loài sinh vật, đồng thời có chú ý hơn đến các quy luật sinh học, quy luật tự nhiên. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp nông nghiệp sinh thái không đảm bảo hiệu quả cao và ổn định. Gần đây, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu nền nông nghiệp bền vững. Đó là một dạng nông nghiệp sinh thái với mục tiêu là sản xuất nông nghiệp đi đôi với giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bền vững, lâu dài. Trong thực tế, nông nghiệp không phát triển theo hẳn một xu hướng nào cả, mà nó phát triển theo những dạng tổng hợp, đan xen các xu hướng lẫn nhau ở nhiều mức độ khác nhau. Cụ thể như: - Ở những năm của thập kỷ 60, các nước đang phát triển ở châu Á, Mỹ La Tinh đã thực hiện 3 cuộc cách mạng: + Cuộc “cách mạng xanh”, thực chất cuộc cách mạng này dựa chủ yếu vào việc áp dụng các giống cây lương thực có năng suất cao (lúa nước, lúa mì, ngô, đậu...), xây dựng hệ thống thuỷ lợi, sử dụng nhiều các loại phân hoá học. Cuộc “cách mạng xanh” đã dựa cả vào một số yếu tố sinh học, một số yếu tố hoá học và cả một số thành tựu của công nghiệp. + Cuộc “cách mạng trắng” được thực hiện dựa vào việc tạo ra các giống gia súc có tiềm năng cho sữa cao, những tiến bộ khoa học đạt được trong việc tăng năng suất và chất lượng các loại thức ăn gia súc, trong các phương thức chăn nuôi mang ít nhiều tổ chức công nghiệp. Song do vì thiếu tính chất toàn diện nên 2 cuộc cách mạng này gặp nhiều trở ngại, đặc biệt là trở ngại trong quan hệ sản xuất và trong hiệu quả kinh tế. + Cuộc “cách mạng nâu” diễn ra trên cơ sở giải quyết mối quan hệ của nông dân với ruộng đất. Trên cơ sở khơi dậy lòng yêu quý của nông dân đối với đất đai, khuyến khích tính cần cù của họ để tăng năng suất và sản lượng trong nông nghiệp. Cả 3 cuộc cách mạng này mới chỉ dừng lại ở việc giải quyết phiến diện, tháo gỡ những khó khăn trước mắt, chứ chưa thể là cơ sở cho một chiến lược phát triển nông nghiệp lâu dài và bền vững. Từ những bài học của lịch sử phát triển nông nghiệp, những thành tựu đạt được của khoa học công nghệ, ở giai đoạn hiện nay muốn đưa nông nghiệp đi lên thì phải xây dựng và thực hiện một nền nông nghiệp trí tuệ. Bởi vì, tính phong phú đa dạng và đầy biến động của nông nghiệp đòi hỏi những hiểu biết và những xử lý đầy trí tuệ và rất biện chứng. Nông nghiệp trí tuệ thể hiện ở việc phát hiện, nắm bắt và vận dụng các quy luật tự nhiên và xã hội biểu hiện trong mọi mặt hoạt động của hệ thống nông nghiệp phong phú, biểu hiện ở việc áp dụng các giải pháp phù hợp. Nông nghiệp trí tuệ là bước phát triển mới ở mức cao, là sự kết hợp ở đỉnh cao của các thành tựu sinh học, kinh tế, công nghiệp, quản lý được vận dụng phù hợp và hợp lý vào điều kiện cụ thể của mỗi nước, mỗi vùng. Đó là nền nông nghiệp phát triển toàn diện và bền vững. 2.4.2 Việt Nam Ngành nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất của Việt Nam, hiện sản xuất ra gần 1/4 GDP của cả nước. Sau 20 năm đổi mới, nông nghiệp đã có những bước phát triển tiến bộ đáng kể. Sản xuất lương thực, đặc biệt là lúa đã cho năng suất cao, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và đưa Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Thâm canh trở thành xu hướng chủ đạo trong nền nông nghiệp với việc áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới về giống, quy trình canh tác và chế biến sản phẩm. Cơ cấu nông nghiệp đã có những chuyển dịch theo hướng đa dạng hoá và định hướng theo thị trường. Trên cơ sở những thành tựu ngành nông nghiệp, dựa trên những dự báo về khoa học kỹ thuật, căn cứ vào điều kiện cụ thể của nước ta, phương hướng chủ yếu phát triển nông nghiệp của Việt Nam trong thời gian tới sẽ là [32]: - Hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách đồng bộ về phát triển nông nghiệp: hệ thống quản lý và bảo vệ tài nguyên đất, tài nguyên nước, các giống cây trồng, vật nuôi, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, các phương pháp canh tác tiên tiến và vấn đề bảo vệ môi trường nông nghiệp. - Tăng cường sự phối hợp công tác giữa các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, môi trường và các cơ quan quản lý khác. Tiếp tục bồi dưỡng cán bộ quản lý ở Trung ương và địa phương nhằm nâng cao năng lực đội ngũ quản lý cho phát triển nông nghiệp bền vững. - Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi ruộng đất ở những vùng ruộng đất manh mún, phân tán, dồn điền đổi thửa để tạo điều kiện thích hợp cho canh tác theo những phương thức lớn, hiện đại. - Xây dựng và thực hiện chương trình nâng cao năng suất đất đai, sử dụng hợp lý nguồn nước ở các địa phương. Áp dụng những hệ thống sản xuất nông - lâm, nông - lâm - ngư nghiệp phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng nhằm sử dụng tổng hợp và có hiệu quả các loại tài nguyên. - Mở rộng sản xuất và thị trường sản phẩm nông nghiệp sạch, chú trọng khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm nhằm tạo cho người tiêu dùng niềm tin về mức độ vệ sinh, an toàn của nông sản, thực phẩm. - Phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm chăn nuôi, thuỷ sản, dầu ăn... để tăng chủng loại, quy mô và hiệu quả sản xuất lương thực, thực phẩm. Hoàn thiện hệ thống bảo quản, chế biến và phân phối lương thực ở mọi cấp. - Củng cố và hoàn thiện hơn nữa hệ thống dịch vụ kỹ thuật hiện có đối với các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, chăn nuôi và thuỷ sản. Thiết lập một hệ thống hướng dẫn sản xuất và tiêu thụ nông sản. - Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển những giống cây trồng và vật nuôi có năng suất, chất lượng và sức chống chịu sâu bệnh cao, không thoái hóa, không làm tổn hại tới đa dạng sinh học. Thành lập các trung tâm sản xuất giống chất lượng cao, nhập khẩu có chọn lọc và thẩm định kỹ những giống cây trồng, vật nuôi của nước ngoài. - Phát triển sản xuất phân bón hữu cơ, phân bón sinh học, phân bón phân giải chậm phục vụ cho việc phát triển nền nông nghiệp sinh thái. - Mở rộng việc áp dụng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, thực hiện phổ cập quy trình phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM). - Bảo tồn nguồn gien giống cây trồng, vật nuôi của địa phương. - Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến để bảo quản, chế biến nông - lâm - thuỷ sản. 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu - Các loại đất nông nghiệp trên địa bàn huyện bao gồm: Đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thuỷ sản. - Các yếu tố tác động đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu Đề tài tiến hành nghiên cứu trên phạm vi toàn huyện Gia Bình, được chia làm 3 tiểu vùng và nghiên cứu sâu ở 3 xã đại diện cho mỗi tiểu vùng: xã Đông Cứu đại diện cho tiểu vùng I, xã Xuân Lai đại diện cho tiểu vùng II; xã Thái Bảo đại diện cho tiểu vùng III. 3.2 Nội dung nghiên cứu 3.2.1 Nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp của huyện - Điều kiện tự nhiên :Vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng, thảm thực vật, khí hậu, thuỷ văn... - Điều kiện kinh tế xã hội: Dân số, lao động, cơ sở hạ tầng và các ngành kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. 3.2.2 Nghiên cứu, đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp Nghiên cứu, đánh giá đặc điểm chính, thực trạng các kiểu sử dụng đất, diện tích và sự phân bố các kiểu sử dụng đất của các tiểu vùng trong huyện 3.2.3 Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp - Đánh giá hiệu quả kinh tế. - Đánh giá hiệu quả xã hội. - Đánh giá hiệu quả về môi trường. 3.2.4 Đề xuất sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả - Các căn cứ xác định hướng sử dụng đất. - Đề xuất sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả từ đó đưa ra một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu - Thu thập các số liệu thứ cấp từ các cơ quan hữu quan như: UBND huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng nông nghiệp và PTNT, Phòng Tài chính, Phòng thống kê, Trạm khuyến nông huyện, UBND các xã, thị trấn. - Thu thập các số liệu sơ cấp bằng phương pháp điều tra nông hộ có sự tham gia của người dân (PRA). Tổng số hộ điều tra là 150 hộ, chia đều tại 3 xã đại diện cho 3 tiểu vùng theo kiểu địa hình tương đối đại diện cho mỗi tiểu vùng, mỗi xã điều tra và phỏng vấn 50 hộ, căn cứ chọn nông hộ điều tra theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn. Nội dung điều tra bao gồm: Điều tra về diện tích, năng suất, sản lượng, chi phí sản xuất, lao động, tỷ lệ hàng hoá các loại cây trồng và vật nuôi.... Phiếu điều tra được trình bày ở phần phụ lục. 3.3.2 Phương pháp nghiên cứu điểm và nội suy Chọn các điểm nghiên cứu có đặc điểm đất đai, địa hình đại diện cho các vùng sinh thái của huyện, trên cơ sở đó đưa ra định hướng sử dụng đất cho toàn huyện. Để sử dụng kết quả điều tra điểm thì các số liệu nghiên cứu, đánh giá hiệu quả phải tiến hành điều tra, thu thập từ thực tế sản xuất, điều tra chọn mẫu từ các hộ nông dân. Chúng tôi đã tiến hành chọn 3 xã làm điểm đại diện cho 3 vùng sinh thái. 3.2.3 Phương pháp điều tra dã ngoại Điều tra, nghiên cứu, khảo sát tại thực địa về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình sử dụng đất nông nghiệp các xã, thị trấn trên địa bàn toàn huyện và để kiểm định tính sát thực của các số liệu thu thập. 3.2.4 Phương pháp chuyên gia Thu thập ý kiến của các chuyên gia, ý kiến của lãnh đạo và cán bộ Phòng nông nghiệp và PTNT, Trạm Khuyến nông và UBND các xã, thị trấn, các nông dân sản xuất giỏi để đề xuất hướng sử dụng đất và đưa ra các giải pháp thực hiện. 3.2.5 Phương pháp thống kê xử lý số liệu Các số liệu thu thập và điều tra được tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu bằng phần mềm Excel. 3.2.6 Phương pháp tính hiệu quả sử dụng đất * Hiệu quả kinh tế. Để tính hiệu quả kinh tế sử dụng đất trên 1ha đất của các loại hình sử dụng đất [LUT], đề tài sử dụng hệ thống các chỉ tiêu: - Giá trị sản xuất (GTSX): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất, dịch vụ được tạo gia trong một thời kì nhất định. - Chi phí trung gian (CPTG): là toàn bộ chi phí vật chất được sử dụng trong quá trình sản xuất. - Giá trị gia tăng hay giá trị tăng thêm (GTGT): là hiệu số giữa GTSX và CPTG, là giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó. GTGT = GTSX - CPTG - Hiệu quả kinh tế tính trên một đồng CPTG, bao gồm: GTSX/CPTG, đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả. Nó chỉ ra hiệu quả sử dụng các chi phí biến đổi và thu dịch vụ. - Hiệu quả kinh tế trên một ngày công lao động (LĐ), quy đổi bao gồm: GTSX/LĐ; GTGT/LĐ; thực chất là đánh giá kết quả lao động cho từng kiểu sử dụng đất và từng loại cây trồng, nhằm so sánh chi phí cơ hội của từng người lao động. Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị tuyệt đối) bằng tiền theo thời gian, giá hiện hành và định tính (giá tương đối) được tính bằng mức độ cao và thấp. Các chỉ tiêu đạt được mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn. * Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội. Đánh giá hiệu quả xã hội là chỉ tiêu khó định lượng, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, do thời gian có hạn chúng tôi chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu sau: - GTSX/LĐ; thu nhập bình quân/ Lao động nông nghiệp. - Thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho người nông dân. - Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân - Mức độ chấp nhận của người dân thể hiện ở mức độ đầu tư, khả năng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của nông hộ theo hướng sản xuất hàng hoá. - Khả năng ổn định thị trường đối với các chủng loại sản phẩm nông nghiệp. - Đáp ứng được mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng. * Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường. Xem xét thực trạng và nguyên nhân gây ra sự suy thoái môi trường nhằm loại trừ các loại hình sử dụng đất có khả năng tác động xấu đến môi trường sinh thái. Các tác động ảnh hưởng tới môi trường cần phân tích tập trung vào một số vấn đề: - Khả năng duy trì và cải thiện độ phì đất: giảm thiểu thoái hoá đất đến mức chấp nhận được. - Nâng cao đa dạng sinh học của hệ sinh thái. - Bảo vệ nguồn nước. - Tăng độ che phủ đất... 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, k._.lượng thân lá hàng năm cung cấp cho đất cũng là rất lớn. Nên khả năng bảo vệ đất tốt hơn nhiều so với các LUT chuyên lúa và lúa - màu. 4.4 Đề xuất sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả. 4.4.1 Các căn cứ để đề xuất hướng sử dụng đất. Để có định hướng sử dụng đất nông nghiệp hợp lý, hiệu quả, có tính khả thi, cần phải dựa trên các căn cứ có tính khoa học hợp lý như: căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện, căn cứ vào các chủ trương, đường lối phát triển kinh tế, phát triển nông nghiệp, nguồn lao động của huyện... Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện đến năm 2015 đã được UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt năm 2005; Căn cứ vào mục tiêu phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân Gia Bình là: chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh thâm canh, phát triển cây vụ đông nhằm đạt kết quả cao nhất trên đơn vị canh tác, gắn sản xuất nông nghiệp với thị trường trong và ngoài tỉnh. Tốc độ tăng bình quân là 5 %/năm, tiếp tục chuyển mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đến năm 2015 hoàn thành việc quy hoạch vùng sản xuất hàng hoá, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới vào nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, vườn hộ và du lịch sinh thái. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện như: Đất đai màu mỡ, tưới tiêu chủ động, nguồn lao động rồi rào có trình độ sản xuất nông nghiệp, nông dân cần cù và nhạy bén với thời cuộc, điều kiện kinh tế của đa số người dân ở mức trung bình trở lên. Đặc biệt có vị trí địa lý và hệ thống giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển, thông thương hàng hoá, đây là căn cứ rất quan trọng để đưa ra định hướng sử dụng đất nông nghiệp đảm bảo nâng cao được hiệu quả sử dụng đất theo hướng sản xuất hàng hoá. Các loại hình sử dụng đất lựa chọn trong định hướng phải đảm bảo các yêu cầu về hiệu quả sử dụng đất, đảm bảo cả 3 mặt (kinh tế, xã hội và môi trường) như: cho hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của thị trường; bảo vệ độ phì nhiêu của đất, ngăn chặn thoái hoá đất và bảo vệ sự ô nhiễm môi trường; thu hút được nhiều lao động, đảm bảo an ninh lương thực, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân. Ngoài ra định hướng cần dựa vào các căn cứ như: Căn cứ vào định hướng phát triển nông nghiệp của toàn tỉnh trong thời gian tới, căn cứ vào những cây trồng, những kiểu sử dụng đất đã được trồng cho hiệu quả của huyện hoặc những vùng có điều kiện tương tự. Qua kết quả điều tra cho thấy đa số nông dân đều nhận biết được cây lúa cho hiệu quả kinh tế không cao, rất nhiều người muốn chuyển đổi sang trồng các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Nhưng chuyển đổi như thế nào, trồng cây gì để thay thế lúa thì đa số người dân vẫn lúng túng. Vì vậy đưa ra định hướng sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất cần dựa trên các căn cứ khoa học đảm bảo hợp lý. 4.4.2 Đề xuất các kiểu sử dụng đất có hiệu quả đến năm 2015 * Nguyên tắc để xác định các kiểu sử dụng đất Ở Việt Nam thì một loại hình sử dụng đất được coi là bền vững khi đáp ứng đủ cả 3 yêu cầu sau: - Bền vững về kinh tế: Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị trường chấp nhận. - Bền vững về môi trường: LUT phải bảo vệ được độ màu mỡ của đất, ngăn chặn thoái hoá đất và bảo vệ môi trường sinh thái đất. - Bền vững về xã hội: Thu hút nhiều lao động, đảm bảo đời sống xã hội phát triển. Với những yêu cầu nêu trên, dựa vào các kiểu SDĐ hiện trạng chúng ta tiến hành xem xét, đánh giá để xác định được kiểu SDĐ nào là bền vững và mức độ bền vững của các kiểu SDĐ đó ở các góc độ kinh tế, xã hội, môi trường để từ đó đưa ra các giải pháp chủ yếu để phát triển hiệu quả các kiểu sử dụng đất đã được đề xuất. * Kết quả lựa chọn Từ những căn cứ trên và thông qua kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các kiểu sử dụng đất, chúng tôi đề xuất các kiểu sử dụng đất có triển vọng ở huyện Gia Bình như sau: Từ các kiểu SDĐ được lựa chọn ở mỗi tiểu vùng có thể đưa ra một số nhận định sau: - Hầu hết các kiểu SDĐ được lựa chọn đều có năng suất cây trồng cao. - Về hiệu quả kinh tế, nhìn chung các kiểu SDĐ trên đều đạt được các chỉ tiêu về tổng GTSX, GTGT, GTNC và HQĐV ở mức cao cho tới rất cao. Ngoại trừ kiểu SDĐ Lúa xuân - Lúa mùa cho các chỉ tiêu kinh tế không cao nhưng đây là cây trồng chiếm diện tích chủ yếu vì nó là cây lương thực số 1, phù hợp với tập quán canh tác truyền thống lâu đời, phù hợp với điều kiện đất đai, địa hình và khí hậu hơn bất cứ loại cây trồng nào khác... Bảng 4.18. Các kiểu SDĐ được đề xuất tại các tiểu vùng của Gia Bình Chân đất Những kiểu SDĐ chọn ở tiểu vùng I Cao, vàn cao 1.Cam, quýt 2.Lạc xuân - Đậu tương hè - Ngô đông 3.Lạc xuân - Đậu tương hè - Cải bắp 4.Chuyên rau các loại 5.LX – LM 6.Bạch đàn 7.Keo Vàn 1.LX - LM - Khoai tây 2.LX - LM - Cải Bắp 3.Chuyên rau các loại Vàn thấp, trũng 1.LX - LM 2.Cá nước ngọt Chân đất Những kiểu SDĐ chọn ở tiểu vùng II Cao, vàn cao 1.Cam, quýt 2.Lạc xuân - Đậu tương hè - Ngô đông 3.Lạc xuân - Đậu tương hè - Cải bắp 4.Chuyên rau các loại 5.Dưa chuột xuân - LM - Rau cải 6.Hành tỏi - Dưa chuột - Khoai tây 7.LX - LM Vàn 1.LX - LM - Khoai tây 2.LX - LM - Hành tỏi 3.LX - LM - Cải Bắp 4.Chuyên rau các loại Vàn thấp, trũng 1.LX - LM 2.Cá nước ngọt Chân đất Những kiểu SDĐ chọn ở tiểu vùng III Cao, vàn cao 1.Cam, quýt 2.Lạc xuân - Đậu tương hè - Cải bắp 3.Chuyên rau các loại 4.Bí xuân - Đậu tương hè - Cà chua đông 5.Bí xuân - Ngô - Rau cải đông 6.Dưa chuột xuân - LM - Rau cải 7.Dưa chuột - Ngô - Cà chua 8.Hành tỏi - Dưa chuột - Khoai tây 9.LX - LM Vàn 1.LX - LM - Xu hào 2.LX - LM - Khoai tây 3.LX - LM - Cải Bắp 4.Chuyên rau các loại 5.Hành tỏi - Ớt - Khoai tây 6.Tỏi đông - Ớt xuân - LM 7.Dâu tằm Vàn thấp, trũng 1.LX - LM 2.Cá nước ngọt - Nhu cầu lao động của hầu hết các LUT được lựa chọn đều cao, một số kiểu SDĐ có nhu cầu lao động ở mức rất cao như chuyên rau. Các kiểu SDĐ này phát triển ở qui mô rộng sẽ thu hút một lực lượng lao động khá lớn trong nông thôn. 4.4.3 Định hướng diện tích các loại hình sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2015. Qua điều tra, nghiên cứu và đánh giá hiệu quả các cây trồng chính, các kiểu sử dụng đất chính chúng tôi đề xuất định hướng sử dụng đất của huyện Gia Bình như sau: - Giảm dần diện tích LUT chuyên lúa, tăng diện tích LUT lúa màu, đặc biệt mở rộng diện tích rau, màu vụ động nhằm nâng cao hệ số sử dụng đất, vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với LUT chuyên lúa. Tuy nhiên ở kiểu sử dụng đất chuyên lúa, cần mở rộng diện tích lúa hàng hoá như: lúa giống, lúa nếp, lúa thơm chất lượng cao. Đối với kiểu sử dụng đất lúa - màu cần chọn những cây rau màu có hiệu quả cao như khoai tây, lạc, rau, dưa, cà chua... - Tăng diện tích nuôi trồng thuỷ sản, đưa các diện tích đất thấp trũng, đặc biệt là các diện tích đất thấp trũng chuyên lúa cho hiệu quả không cao sang nuôi trồng thuỷ sản, hình thành nên các trang trại tổng hợp như: trồng cây cảnh kết hợp với chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản hoặc các trang trại theo mô hình VAC khác. Nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời hình thành các khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, tránh ô nhiễm môi trường. - Tăng diện tích trồng cây ăn quả lâu năm, với đặc điểm là vùng có nhiều diện tích đất cao, vàn cao rất thuận lợi cho phát triển diện tích cây lâu năm đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện tại vùng có diện tích khá lớn có địa hình cao, vàn cao đang trồng lúa hoặc các cây rau màu khác cho hiệu quả không cao, vì vậy nên chuyển sang trồng cây ăn quả để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, phù hợp hơn. Tuy nhiên hiện tại các loại cây ăn quả của vùng vẫn cơ bản là các loại thông thường có hiệu quả kinh tế thấp, khó tiêu thụ trên thị trường, cần đưa các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu thị trường hiện nay. - Tăng diện tích LUT chuyên rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày, bởi kiểu sử dụng đất này qua nghiên cứu, đánh giá cho thấy đem lại hiệu quả kinh tế khá cao, giải quyết được nhiều lao động, giải quyết việc làm, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, kiểu sử dụng đất này lại không cần đòi hỏi quá cao về khoa học kỹ thuật, nông dân đã quen thâm canh từ lâu, thị trường tiêu thụ rễ ràng. Tuy nhiên để sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá nên phát triển theo hướng trồng rau sạch và các loại cây rau màu có giá trị cao. Cụ thể quy mô diện tích các loại hình sử dụng đất được đề xuất đến năm 2015 của huyện Gia Bình được thể hiện ở bảng 4.19. Bảng 4.19. Đề xuất diện tích các loại hình SDĐ nông nghiệp đến năm 2015 của huyện Gia Bình. LUT Diện tích hiện trạng (ha) Diện tích đề xuất (ha) Tăng (+), giảm (-) 1. Chuyên lúa 4.622,15 1.122,15 -3.500 2. Lúa màu 141,36 2.121,36 +1.980 3. Chuyên màu 795,54 1.548,54 +753 4. Cây ăn quả 48,12 373,12 +325 5. NTTS 895,31 1.337,31 +442 6. Cây lâm nghiệp 31,83 42,44 +10,61 Định hướng sử dụng đất nông nghiệp của toàn huyện từ nay đến năm 2015 là giảm diện tích LUT chuyên lúa, tăng diện tích LUT lúa - màu, LUT chuyên màu, LUT cây ăn quả lâu năm và LUT nuôi trồng thuỷ sản. Trong cơ cấu cây trồng cần giảm diện tích các cây trồng cho hiệu quả kinh tế thấp, như lúa, ngô, khoai lang, đay. Tăng diện tích các loại cây trồng cho hiệu quả cao như: cà chua, khoai tây, dưa, lạc, đậu tương, và rau xanh. Tăng diện tích những kiểu sử dụng đất cho hiệu quả cao, phù hợp với tập quán canh tác, sử dụng nhiều lao động, sản phẩm tiêu thụ thuận tiện. Kết quả bảng 4.19 cho thấy đến năm 2015 diện tích LUT chuyên lúa là 1.122,15 ha - giảm 3.500 ha, do chuyển sang các loại hình sử dụng đất nông nghiệp khác. Diện tích LUT lúa màu là 2.121,36 ha - tăng 1.980 ha, LUT chuyên màu là 1.548,54 ha - tăng 753 ha, LUT cây ăn quả lâu năm là 373,12 ha - tăng 325 ha, diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản là 1.337,31 ha - tăng 442 ha so với năm 2008. 4.5 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 4.5.1 Giải pháp về thị trường Xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương cho thấy muốn chuyển đổi cây trồng nhằm phát triển nông nghiệp huyện Gia Bình bền vững, yếu tố quan trọng để những loại hình sử dụng đất có triển vọng được nhân rộng nhanh cả về số lượng và chất lượng đó là giải quyết vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Việc xác định thị trường tiêu thụ là cơ sở quan trọng để bố trí phân vùng và đầu tư theo chiều sâu cho sản xuất và chế biến hàng nông sản. Gia Bình có vị trí địa lý khá thuận lợi, cách thủ đô Hà Nội 35 km, cách thành phố Bắc Ninh 25 km, có đường tỉnh lộ 282 nối liền với QL 5, rất thuận tiện thông thương hàng hoá với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, đây là những thị trường tiêu thụ nông sản rất lớn. Vì vậy để mở rộng và ổn định thị trường tiêu thụ nông sản theo chúng tôi cần phải nâng cấp và xây dựng mới hệ thống chợ như: chợ Nội, chợ Bưởi, chợ Núi... hình thành chợ đầu mối ở thị trấn Gia Bình để từ đó tạo môi trường cho việc trao đổi hàng hoá. Đồng thời tăng cường cung ứng vật tư cho sản xuất nông nghiệp và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân, có chính sách khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp đầu tư, chế biến, tiêu thụ nông sản, đặc biệt là các nông sản như: Rau, hoa quả, cá... để giúp cho nông dân yên tâm đầu tư sản xuất, từ đó những loại hình sử dụng đất có triển vọng sẽ được nhân rộng. 4.5.2 Giải pháp về vốn Vốn là điều kiện rất quan trọng cho quá trình phát triển sản xuất, đặc biệt là sản xuất hàng hoá tập trung đòi hỏi mức đầu tư lớn. Hiện nay tình trạng nông dân trong huyện thiếu vốn sản xuất là khá phổ biến. Vì sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, cây trồng nếu được đầu tư đúng mức và kịp thời thì sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong thời gian gần đây Nhà nước đã có những chính sách tích cực về vốn nhằm phát triển nông nghiệp, các dịch vụ về tài chính cũng đã được đa dạng hoá dần đáp ứng được nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Tuy nhiên hiện tại còn một số vấn đề như: Để phát triển sản xuất nông dân thường cần lượng vốn lớn nhưng vay ngân hàng thường không đáp ứng được nhu cầu này, nhiều hộ nông dân nghèo thiếu vốn, tài sản thế chấp giá trị thấp thì không được vay hoặc được vay lượng vốn không đáng kể. Vì vậy, để giải quyết vấn đề thiếu vốn theo chúng tôi cần thực hiện tốt các vấn đề sau: - Cần có các dự án hỗ trợ phát triển nông nghiệp bằng hình thức cho vay vốn sản xuất với lãi suất ưu đãi. - Đa dạng hoá các hình thức cho vay, huy động vốn nhàn rỗi trong dân và vốn của ngân hàng cấp trên, khuyến khích phát triển các quỹ tín dụng, ưu tiên người vay vốn để sản xuất nông nghiệp hàng hoá với quy mô lớn. - Cải tiến các thủ tục cho vay tới các hộ nông dân, sử dụng nhiều hình thức bảo đảm tiền vay đối với tín dụng dạng nhỏ, mở rộng khả năng cho vay đối với tín dụng không đòi hỏi thế chấp. - Các dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp có thể cung ứng trước cây con giống, vật tư nông nghiệp cho nông dân. - Nhà nước cần có sự hỗ trợ cho việc bao tiêu nông sản, nhất là khi vào vụ thu hoạch nhằm tạo điều kiện cho nông dân hoàn trả vốn vay và tiếp tục đầu tư sản xuất. Ngoài ra cần khuyến khích đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến nông sản, súc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản phẩm. 4.5.3 Giải pháp về thuỷ lợi Trong sản xuất nông nghiệp, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất thì thuỷ lợi là giải pháp hàng đầu. Gia Bình có hệ thống sông ngòi dày đặc, cùng với nguồn nước mặt rồi rào, đất đai tương đối bằng phẳng, chính vì vậy việc tưới tiêu rất thuận lợi, đa số diện tích đất nông ngiệp trên địa bàn huyện đều được tưới tiêu chủ động. Tuy nhiên hệ thống kênh mương tỷ lệ được kiên cố hoá vẫn chiếm tỷ lệ thấp, một số kênh mương, trạm bơm đã xuống cấp. Vì vậy trong thời gian tới cần đẩy nhanh tiến độ kiên cố hoá kênh mương, cần nạo vét, tu sửa các kênh mương, trạm bơm nhằm đảm bảo tốt điều kiện tưới tiêu chủ động, khắc phục tình trạng hạn hán cục bộ ở một số chân ruộng cao vào mùa khô, ngập úng ở các chân ruộng thấp trũng vào mùa mưa. 4.5.4 Giải pháp về nguồn nhân lực Trong sản xuất nông nghiệp hàng hoá đòi hỏi không ngừng nâng cao trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng nông sản hàng hoá. Cần tăng cường đầu tư cho giáo dục đào tạo, không ngừng nâng cao trình độ dân trí, nâng cao trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và sự nhạy bén về thị trường cho nông dân. Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ nông nghiệp cấp xã để thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý, hướng dẫn, điều hành sản xuất Bên cạnh đó cần tăng cường công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, tổ chức các buổi hội thảo, các lớp tập huấn hoặc thăm quan các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá điển hình giúp cán bộ và người dân nâng cao trình độ, mở rộng tầm nhìn sản xuất. 4.5.5 Giải pháp về ruộng đất Hoàn thiện chính sách đất đai, thúc đẩy sự tập trung hoá đất đai để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quy hoạch vùng phát triển nông nghiệp hàng hoá. Hiện nay đất nông nghiệp của huyện giao cho các hộ còn manh mún (bình quân 1 hộ có 6 thửa đất). Đất đai manh mún nên rất khó khăn cho phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hoá tập trung, khó khuyến khích việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hạn chế việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, khó khăn trong việc chỉ đạo sản xuất. Vì vậy cần đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành việc dồn điền đổi thửa tạo điều kiện cho nông dân nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Đồng thời khuyến khích việc nông dân tích tụ ruộng đất để sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn. 4.5.6 Giải pháp về công tác khuyến nông Công tác khuyến nông trong giai đoạn hiện nay có vai trò đặc biệt quan trọng, có thể coi là đầu tầu trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và đưa các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong nông nghiệp. Vì vậy các cán bộ khuyến nông cần có trình độ chuyên môn vừa sâu lại vừa rộng trong lĩnh vực nông nghiệp, am hiểu về sản xuất, nắm bắt được phong tục tập quán canh tác của nhân dân, hoàn thành tốt các nhiệm vụ như: - Luôn tiếp thu, tổ chức việc tuyên truyền, hướng dẫn, giúp đỡ, chuyển giao tới nông dân các thông tin và các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, thông tin giá cả thị trường về nông nghiệp. Giúp nông dân có hướng bố trí sử dụng đất theo hướng hiệu quả nhất. - Mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng về khoa học kỹ thuật và các kiến thức về quản lý kinh tế nông nghiệp bằng nhiều hình thức như: Tập huấn, hội thảo, thăm quan học hỏi kinh nghiệm, giới thiệu các cây con giống mới, giới thiệu các mô hình canh tác và khoa học kỹ thuật mới có hiệu quả cao trong nông nghiệp. - Khuyến khích các hình thức khuyến nông tự nguyện của các tổ chức và cá nhân tự nguyện. - Với lợi thế gần các trung tâm khoa học và công nghệ về nông nghiệp, công tác khuyến nông cần hợp tác, liên kết sâu rộng với các trung tâm đó để đưa công nghệ cao vào nông nghiệp. 4.5.7 Giải pháp phát triển HTX nông nghiệp Hiện nay trên toàn huyện có 74 HTX về dịch vụ nông nghiệp, một số hợp tác xã hoạt động có hiệu quả đem lại lợi ích trực tiếp và thiết thực cho xã viên, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá ở địa phương. Tuy nhiên hiện vẫn còn nhiều HTX đang gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý điều hành, khó khăn về vốn hoạt động hoặc hoạt động không có hiệu quả, một số HTX hoạt động không có lãi, một số HTX hầu như không hoạt động, chính vì vậy cần thực hiện các giải pháp: - Khôi phục và phát triển các loại hình hợp tác xã, đặc biệt là các HTX dịch vụ nông nghiệp. - Cần nhân rộng các HTX dịch vụ nông nghiệp điển hình hoạt động có hiệu quả như các hợp tác xã ở các xã Nhân Thắng và Quỳnh Phú. - Các HTX dịch vụ nông nghiệp ngoài các việc như: cung ứng, vật tư nông nghiệp... cần đẩy mạnh việc liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp, thực hiện tốt việc thu mua bao tiêu sản phẩm cho nông dân. 4.5.8 Xác định đúng cây trồng và xây dựng các kiểu sử dụng đất thích hợp với từng vùng, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững Căn cứ vào chủ chương phát triển nông nghiệp của huyện và trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực trạng tình hình sử dụng đất nông nghiệp, kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất, chúng tôi xác định các kiểu sử dụng đất cho các tiểu vùng sinh thái của huyện. Các kiểu sử dụng đất của các vùng, của toàn huyện trong tương lai được xây dựng dựa trên hiệu quả của các kiểu sử dụng đất tại từng vùng sinh thái, ở các xã đại diện cho các tiểu vùng, dựa trên đặc điểm đất đai của từng vùng, dựa vào tập quán canh tác, dựa vào nhu cầu thị trường hàng hoá nông sản, vào khả năng của người nông dân. Trên cơ sở đó lựa chọn những cây trồng chủ lực cho giá trị hàng hoá và các kiểu sử dụng đất phù hợp, có hiệu quả cao. 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận 1. Huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh là huyện thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, có địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hoà, nguồn lao động rồi rào rất thuận tiện cho phát triển nông nghiệp. Trong những năm gần đây do quá trình công nghiệp hoá khá nhanh nên diện tích đất nông nghiệp giảm sút khá lớn, nhưng đến nay Gia Bình vẫn là huyện thuần nông, GDP ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong các ngành kinh tế của huyện. Sản xuất nông nghiệp của huyện đã phát triển khá nhanh, nông sản hàng hoá ngày càng đa dạng, tuy nhiên vẫn chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp thông thường. 2. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 10779,81 ha, trong đó đất nông nghiệp là 6476,40 ha - chiếm 60,08%, đất phi nông nghiệp là 4123,72 ha - chiếm 38,25%, đất chưa sử dụng là 179,69 ha - chiếm 1,67%. Đất trồng cây hàng năm là 5488,60 ha, đất trồng cây lâu năm là 47,98 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản là 895,31 ha. Hiện trạng toàn huyện có 6 loại hình sử dụng đất với 25 kiểu sử dụng đất. Phân bố ở 3 tiểu vùng khác nhau, tiểu vùng I là có diện tích đất nông nghiệp là 1711,58 ha - chiếm 26,43%, tiểu vùng II là 2503,21 ha - chiếm 38,65%, tiểu vùng III là 2261,61 ha - chiếm 34,92% so với tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện. 3. Giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha đạt 60,18 triệu đồng/ha, giá trị gia tăng đạt 35,1 triệu đồng/1ha, GTNC LĐ đạt 59 nghìn đồng. Trong các LUT được đánh giá hiệu quả kinh tế, thì LUT 3 (chuyên rau màu) có hiệu quả kinh tế cao nhất, với GTSX trung bình đạt 80,23 triệu đồng, GTNC LĐ là 51,30 nghìn đồng; LUT 4 (cây ăn quả) có hiệu quả thấp nhất, GTGT đạt 31,2 triệu đồng, GTNC LĐ là 36,7 nghìn đồng. Trên 3 tiểu vùng thì tiểu vùng I có lợi thế cho phát triển các loại cây trồng như: cây ăn quả lâu năm, cây màu và lúa; tiểu vùng II có lợi thế về nuôi trồng thuỷ sản, các loại cây rau màu và lúa; tiểu vùng III có lợi thế đặc biệt cho các loại cây rau màu và nuôi trồng thuỷ sản. 4. Đề xuất các loại hình sử dụng đất, các kiểu sử dụng đất có hiệu quả trên cả 3 mặt kinh tế, xã hội, môi trường của các tiểu vùng trên toàn huyện đến năm 2015, trên cơ sở xem xét khả năng thích hợp đất đai, phù hợp với nhu cầu thị trường, giảm các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế thấp (lúa, ngô, khoai lang), tăng các loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế kinh tế cao (rau, dưa, hành tỏi...). Các loại hình sử dụng đất được đề xuất đó là LUT chuyên lúa, LUT lúa - màu, LUT chuyên màu, LUT cây ăn quả lâu năm và LUT nuôi trồng thuỷ sản, LUT cây lâm nghiệp với tổng số 20 kiểu SDĐ ở cả 3 tiểu vùng. Để hỗ trợ cho định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá cần tăng cường công tác khuyến nông, hỗ trợ cho vay vốn, tiếp thị mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản hàng hoá. 5.2 Đề nghị - Đối với tỉnh cũng như huyện cần có chính sách tăng cường đầu tư vật chất, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng cho phát triển nông nghiệp hàng hoá. - Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác khuyến nông, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật cao vào sản xuất. - Cần có chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho phát triển nông nghiệp như: miễn giảm các khoản đóng góp cho nông nghiệp, cho vay vốn ưu đãi, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản phẩm. - Cần tăng cường đầu tư xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá đem lại hiệu quả cao. - Đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để bổ sung thêm các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả xã hội và môi trường để hướng tới một nền sản xuất nông nghiệp bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt Phùng Tuấn Anh (2003), Đánh giá hiệu quả sử dụng đất Nông - Lâm sau 5 năm thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Tân Yên - Bắc Giang, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp Trường ĐHNNI - Hà Nội. Vũ Thị Bình (2002), Bài giảng đánh giá hiệu quả sử dụng đất, trường ĐHNNI - Hà Nội. Hà Thị Thanh Bình (2000), Bài giảng hệ thống canh tác nhiệt đới, trường ĐHNNI - Hà Nội. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2000), Chiến lược phát triển nông nghiệp - nông thôn đến năm 2010, Hà Hội. Nguyễn Văn Bộ (2000), Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội Nguyễn Duy Bột (2001), Tiêu thụ nông sản - thực trạng và giải pháp, Tạp chí kinh tế và phát triển, số 1/2001. Chu Văn Cấp (2001), Một vài vấn đề cơ bản trong phát triển nông nghiệp và nông thôn nước ta hiện nay, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, (1), trang 8 - 9. Đỗ Kim Chung (1999), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn ở các vùng kinh tế lãnh thổ Việt Nam, nghiên cứu kinh tế số 253, trang 43. Nguyễn Sinh Cúc (2007), Sản xuất nông nghiệp năm 2006 và những vấn đề đặt ra, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn số 1 trang 4 - 7. Ngô Thế Dân (2001), Một số vấn đề khoa học công nghệ nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn số 1. Đường Hồng Dật và các cộng sự (1994), Lịch sử nông nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội. Vũ Năng Dũng, Quy hoạch nông thôn Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21, Nông dân nông nghiệp nông thôn Việt Nam trang 301 - 302. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn Quốc khoá X, Hà Nội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh (2005), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khoá XII, Bắc Ninh. Nguyễn Điền (2001). Phương hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam trong 10 năm đầu thế kỷ XXI. Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 275, Tr 50-54. Định hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam. Cổng thông tin điện tử Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nguyễn Như Hà (2000), Phân bón cho lúa ngắn ngày trên đất phù sa sông Hồng, Luận án tiến sĩ nông nghiệp trường ĐHNNI - Hà Nội. Quyền Đình Hà (2006), Bài giảng Kinh tế đất, Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội. Tô Đức Hạnh, Phạm Văn Linh (2000), Phát triển kinh tế hàng hoá trong nông thôn các tỉnh vùng núi phía Bắc Việt Nam, thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, trang 139 - 140. Đỗ Nguyên Hải (2000), Đánh giá đất và hướng sử dụng đất bền vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn tỉnh Bắc Ninh, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Trường ĐHNNI - Hà Nội. Hoàng Văn Hoa (1995), Chính sách nông nghiệp ở các nước ASEAN và định hướng tiếp tục hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hoá ở Bắc Bộ, Kỷ yếu khoa học, đề tài KX.03.21A. Hội khoa học đất, Đất Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội - 2000. Lê Hội (1996), Một số phương pháp luận trong việc quản lý và sử dụng đất đai, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, (193), Hà Nội. Nguyễn Đình Hợi (1993), Kinh tế tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp, NXB thống kê, Hà Nội. Huyện uỷ Gia Bình (2005), Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ huyện khoá XIX tại Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX , Gia Bình - Bắc Ninh. Nguyễn Hải Hữu (2000), Đào tạo nghề đáp ứng với chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Hội thảo quốc gia về công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, tháng 1 năm 2000, Bắc Ninh, trang 3. Đặng Hữu (2000), Khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tạp chí cộng sản, (17), trang 32. Đào Đức Mẫn (2004), Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất canh tác theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hoá huyện Gia Lộc - Hải Dương, Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp Trường ĐHNNI - Hà Nội. Phan Sĩ Mẫn (2001), Nguyễn Việt Anh, Những giải pháp cho nền nông nghiệp hàng hoá, Tạp chí tia sáng tháng 3/2001. Phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Thống kê huyện, Số liệu thống kê, kiểm kê, các năm 2007, 2008, 2009. Gia Bình - Bắc Ninh. Lương Xuân Quỳ (1996), Những biện pháp tổ chức và quản lý để phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hoá và đổi mới kinh tế nông nghiệp nông thôn Bắc Bộ, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội. Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (2004), Công báo, Văn phòng Chính phủ. Rosemary Morrow (1994). Hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Đặng Kim Sơn, Trần Công Thắng (2001), Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp một số nước Đông Nam Á, Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 274. Đỗ Thị Tám (2001), Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá huyện Văn Giang - Hưng Yên, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp Trường ĐHNNI - Hà Nội. Nguyễn Ích Tân (2000), Nghiên cứu tiềm năng đất đai, nguồn nước và xây dựng mô hình sản suất nông nghiệp nhằm khai thác có hiệu quả kinh tế một số vùng úng trũng đồng bằng sông Hồng, Luận án tiến sĩ nông nghiệp trường ĐHNNI - Hà Nội. Tạ Đình Thi (2007), Bàn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên quan điểm phát triển kinh tế bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường số 2 trang 49 - 53. Dương Ngọc Thí (1994), Ứng dụng kỹ thuật tiến bộ thúc đẩy sản xuất nông sản hàng hoá ở hai huyện miền núi Yên Châu và Mai Sơn tỉnh Sơn La, Quản lý kinh tế (tháng 9/1994) Vũ Thị Phương Thuỵ (2000), Thực trạng và giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở ngoại thành Hà Nội, Luận án tiến sĩ kinh tế trường ĐHNNI - Hà Nội. Nguyễn Duy Tính (1995), Nghiên cứu hệ thống cây trồng Vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc trung bộ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Vũ Thị Ngọc Trân (1997), Phát triển nông hộ sản xuất hàng hoá ở vùng đồng bằng sông Hồng, Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm (số 05 - trang 218 - 221). Trần Văn Tuý (2004), Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông sản hàng hoá ở tỉnh Bắc Ninh, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Vũ Ngọc Tuyên (1994), Bảo vệ môi trường đất đai, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. UBND tỉnh Bắc Ninh (2005), Dự thảo, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020. Bắc Ninh. UBND tỉnh Bắc Ninh (2004), Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 - 2015, Bắc Ninh. UBND huyện Gia Bình (2005), Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất của huyện đến năm 2010, Gia Bình - Bắc Ninh. UBND huyện Gia Bình (1999), Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của huyện thời kỳ 1999 - 2010, Gia Bình - Bắc Ninh. UBND huyện Gia Bình, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của huyện các năm 2002, 2003, 2004, 2005, 2006,2007,2008 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2009, Gia Bình - Bắc Ninh. UBND các xã, thị trấn, Báo cáo, số liệu các năm 2007, 2008, Gia Bình - Bắc Ninh. UBND, phòng nông nghiệp huyện, Các số liệu, báo cáo, đề án về nông nghiệp, các năm 2007, 2008, Gia Bình - Bắc Ninh. UBND huyện năm (2004), Dự án đầu tư khai thác vùng trũng để phát triển thuỷ sản của huyện, Gia Bình - Bắc Ninh. Hoàng Việt (2001). Một số kiến nghị về định hướng phát triển nông nghiệp nông thôn thập niên đầu thế kỷ XXI. Tạp chí nghiên cứư kinh tế, số 4, Tr 12-13. Nguyễn Quốc Vọng, httt:///Vneconomy.vn. Nguyễn Thị Vòng và các cộng sự (2001), Nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành. Hà Nội. Nguyễn Tử Xiêm (2000), Bàn về tính bền vững trong quản lý sử dụng đất đồi núi và phương thức nông lâm kết hợp trên đất dốc, Tạp chí khoa học đất, số 13 trang 57 NXB NN - Hà nội. Tài liệu tiếng Anh FAO (1990), Land Evaluation and farming syatem analysis for land use panning. Workinh docement. Smith A.J & Julian Dumanski (1993), " FESLM an Internationnal Framework for Evaluating Sustainable Land Management", World soil Report (73), FAO - Rome. pp - 74. W.B (1992), World Develement Report Develement and the Enviroment. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn up.doc
Tài liệu liên quan